Lần đầu tại Việt Nam: Hai bé sinh đôi có 2 bố khác nhau

Lần đầu tại Việt Nam: Hai bé sinh đôi có 2 bố khác nhau

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) Giám đốc Trung Tâm Kỹ Thuật và Phân Tích Gen ở Hà Nội, ông Lê Ðình Lương, xác nhận rằng hai trẻ sinh đôi vừa được nghiên cứu là từ hai ông bố khác nhau.

Hai em nhỏ này được gia đình đưa đến trung tâm và thử nghiệm DNA cho biết kết quả như vậy. Theo lời ông Lương, không có sự lầm lẫn của bệnh viện khi giao hai đứa bé sơ sinh, thử nghiệm xác định là chúng có cùng mẹ nhưng khác cha.


Các em nhỏ mới sinh và mẹ tại một bệnh viện phụ sản ở Hà Nội. (Hình minh họa: Getty Images)

Ông từ chối không cho biết thêm chi tiết gì hơn vì tôn trọng thỏa thuận với gia đình về việc bảo vệ tính cách riêng tư.

Tuy nhiên Thông Tấn Xã Việt Nam tiết lộ gia đình này ở tỉnh Hòa Bình và hai đứa trẻ hiện được 2 tuổi. Ðiều khiến gia đình chúng ngạc nhiên là hai đứa bé sinh đôi nhưng hoàn toàn khác hẳn nhau, không có nét gì giống nhau như thông thường. Một đứa mập và tóc quăn, đứa kia gầy và tóc thẳng.

Ðây không phải là trường hợp đầu tiên được biết trên thế giới. Năm ngoái tại New Jersey đã có một vụ rắc rối như vậy được đưa ra tòa án để giải quyết vấn đề trách nhiệm cấp dưỡng. Thẩm Phán Sohai Mohammed phán quyết rằng đương sự được biết với tên là “A.S.” không phải chi tiền cấp dưỡng cho cả hai đưa bé, chỉ trả $28 một tuần về phần đứa bé qua thử nghiệm DNA được xác định là con của đương sự.

Nghiên cứu của Bác Sĩ Karl-Hanz Wurzinger, chuyên gia DNA, ước lượng rằng trong 13,000 trường hợp sinh đôi có 1 là do từ hai người cha. Tuy nhiên hầu hết những trường hợp như vậy không được biết hoặc không được công bố, và vụ việc New Jersey năm ngoái là trường hợp thứ ba được biết trên thế giới.

Một nghiên cứu khác nói rằng trong 400 cặp trẻ song sinh có thể một cặp có hai người cha khác nhau. Nguyên nhân đơn giản là hai trứng của người mẹ đã thụ tinh từ hai người đàn ông. Nhiều động vật, chẳng hạn như chó có thể rụng nhiều trứng nhưng với con người, thường chỉ có một trứng mạnh khỏe mỗi chu kỳ rụng trứng. Nếu có hai trứng mạnh và cùng thụ tinh cùng một lúc thì đưa đến sinh đôi như bình thường. Nhưng trứng rụng có thời gian sống tới 5 ngày, và do đó hiếm thấy hơn nhiều, là mỗi trứng có đủ thời gian để chờ đợi chấp thuận một người cha khác. (HC)

Hai mẹ con bị chém dã man tại nhà riêng

Hai mẹ con bị chém dã man tại nhà riêng
Nguoi-viet.com

BÀ RỊA-VŨNG TÀU (NV)Ðang ở nhà hát karaoke, bà mẹ trẻ và đứa con 3 tuổi bị một ông lạ mặt xông vào đâm chém tới tấp rồi bỏ trốn, khiến cả hai phải vào bệnh viện cấp cứu.


Chị Ðậm đang được cấp cứu tại bệnh viện Bà Rịa. (Hình: Thanh Niên)

Theo báo Thanh Niên, ngày 7 tháng 3, 2016, công an thành phố Vũng Tàu đang điều tra truy bắt hung thủ vụ hai mẹ con chị Bùi Thị Ðậm (28 tuổi) và con gái Nguyễn Thị Phương Trang (3 tuổi) bị chém dã man tại nhà riêng.

Hiện chị Ðậm vẫn đang bị hôn mê, đang được các bác sĩ bệnh viện Bà Rịa phẫu thuật cấp cứu với 4 nhát chém ở lưng, hai tay đứt gân, và nhiều vết chém trên đầu. Trong khi đó, cháu Trang cũng bị nhiều vết chém nghiêm trọng, đang được các bác sĩ bệnh viện Lê Lợi, thành phố Vũng Tàu phẫu thuật cấp cứu.

Ông Lê Ðình Chiến (34 tuổi), một người ở gần nhà nạn nhân 4 kể lại, khoảng 17 giờ 10 ngày 7 tháng 3, khi ông đi làm về thì thấy một người đàn ông chạy xung quanh nhà chị Ðậm.

“Người này hốt hoảng nói với tôi là trong nhà có người bị chém, gọi ngay công an. Tôi gọi cho công an xong thì gọi ngay một chiếc taxi. Khi xe chưa tới thì ông này chạy vào nhà bế cháu bé mình bê bết máu lên xe máy cho một người khác chở đi bệnh viện cấp cứu,” ông Chiến kể.

Tiếp đó, ông Chiến cùng hàng xóm vào nhà thì thấy chị Ðậm nằm bất động dưới nền nhà. “Tôi thấy máu rất nhiều. Chị Ðậm mình đầy máu nên cùng mọi người đưa lên taxi chở đi bệnh viện Bà Rịa cấp cứu,” anh Chiến nói tiếp.

Tin cho biết, nhiều nhân chứng kể, trước khi hai mẹ con nạn nhân bị thương, họ đang hát karaoke trong nhà. Một lúc sau mọi người nghe tiếng hét cứ tưởng hai vợ chồng chị Ðậm cãi nhau nên không ai chạy qua. Một lúc sau, khi chồng chị Ðậm về nhà thì phát hiện sự việc như trên. (Tr.N)

“Đội quân hacker” của Việt Nam chỉa mũi nhọn sang Mỹ và Pháp

Đôi lời: Đúng ngày này, ba năm trước, ngày 8-3-2013, “một đội quân hacker bí mật, ủng hộ chính phủ”, đã tấn công vào máy tính của tôi (Ngọc Thu), trước khi hack vào trang Ba Sàm và chiếm quyền kiểm soát trang này trong một thời gian. Sau khi tấn công vào máy tính của tôi, chúng đã lấy cắp một số thông tin, hình ảnh, rồi giả danh tôi viết một bài “tự thú”, trong đó chúng trộn những thông tin, hình ảnh thật với những thông tin, hình ảnh giả, nhằm đánh lừa các độc giả.

Kỷ niệm 3 năm, ngày tin tặc “chúc mừng” tôi nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, xin được giới thiệu lại bài viết của phóng viên AP, Chris Brummitt, nói về cuộc tấn công này. Sau khi bị tấn công, tôi đã chuyển tất cả những chứng cứ mà hacker để lại trong máy tính của tôi, cho ông Morgan Marquis-Boire, là nhà nghiên cứu của Đại học Toronto, từng là nhà nghiên cứu tin tặc của Google. Ông Morgan là người đã trực tiếp điều tra vụ tấn công này.

Nhân dịp này, cũng xin được cám ơn một vị ân nhân ẩn danh, đã giúp tôi lấy lại trang Ba Sàm. Hai lần trang Ba Sàm bị tấn công và chiếm quyền kiểm soát trước đây, tôi không gặp trở ngại khi lấy lại, nhưng lần tấn công này, do tin tặc đã chiếm quyền kiểm soát tất cả các hộp thư của tôi, nên tôi không thể liên lạc với WordPress lấy lại. Vị ân nhân này đã liên lạc với Matt Mullenweg, là người sáng lập trang mạng xã hội WordPress, giúp tôi lấy lại trang Ba Sàm, gỡ bỏ bài viết giả danh của tin tặc.

8-3-2016

___

“Đội quân hacker” của Việt Nam chỉa mũi nhọn sang Mỹ và Pháp

Tác giả: Chris Brummitt/AP

Dịch giả: Lê Anh Hùng

20-01-2014

Trong bức ảnh ngày 14.5.2013 này, ba cô gái Việt Nam sử dụng laptop và điện thoại thông minh để lên mạng tại một quán cà phê ở Hà Nội. Các nhà hoạt động dân chủ và blogger Việt Nam đang chiến đấu chống lại một chiến dịch ngăn chặn, hack và do thám mà một đội quân bí mật ủng hộ chính phủ tiến hành trên mạng. Mặc dù họ không thể chứng minh được điều đó, song các nhà hoạt động và chuyên gia phân tích rất nghi ngờ sự dính líu của chính phủ Việt Nam trong chiến dịch, vốn đang kìm hãm phong trào dân chủ ở đất nước này. Ảnh: (AP Photo/Na Son Nguyen, File)

HÀ NỘI, Việt Nam (AP) – Một hôm, khi đang làm việc với blog của mình ở California, nhà hoạt động dân chủ Ngọc Thu bỗng cảm thấy có điều gì đó không ổn. Gõ bàn phím thì phải sau một lúc máy tính mới tiếp nhận. Lệnh cắt-dán thì không thực hiện được. Cô có “cảm giác như có ai đó” bên trong máy tính của mình. Trực giác của cô hoá ra là đúng.

Vài hôm sau, một số email và ảnh cá nhân của cô bị đăng trên chính blog đó, cùng với những thông điệp bôi nhọ. Cô không thể xoá chúng; cô bị chặn khỏi blog của mình một số ngày trong khi những kẻ tấn công tiếp tục đăng lên những thông tin chi tiết về đời tư.

“Họ khiến tôi và gia đình tôi bị tổn thương. Họ hạ nhục chúng tôi, để chúng tôi không làm việc với blog nữa”, cô Ngọc Thu – một công dân Mỹ – chia sẻ. Cô đã trở lại với việc đăng tải blog, nhưng giờ thì chính quyền Việt Nam lại chặn blog của cô.

Các nhà hoạt động và chuyên gia phân tích rất nghi vai trò của nhà cầm quyền Việt Nam trong vụ tấn công đó, cũng như hàng loạt vụ tấn công tương tự.

Theo họ, một đội quân hacker bí mật ủng hộ chính phủ đang chặn, hack và do thám các nhà hoạt động người Việt Nam trên khắp thế giới hòng cản trở phong trào dân chủ ở đất nước này.

Các chuyên gia IT đã điều tra vụ cô Ngọc Thu bị tấn công vào năm ngoái; họ cho biết, bọn hacker đã bí mật kiểm soát hệ thống của cô sau khi cô bấm vào một link chứa mã độc mà ai đó gửi cho cô qua email. Bằng cách cài đặt phần mềm theo dõi thao tác bàn phím, các hacker đã nắm được password và xâm nhập vào các tài khoản cá nhân của cô.

Cuộc điều tra tiếp theo còn phát hiện ra rằng một bản nâng cấp của phần mềm chứa mã độc kia, do chính nhóm đó gửi, đã được phát tán qua email tới ít nhất là 3 người khác: một phóng viên AP ở Hà Nội; một giáo sư toán học và là nhà hoạt động dân chủ người Việt ở Pháp; và một thành viên người Mỹ của tổ chức bảo vệ nhân quyền trên mạng Electronic Frontier Foundation (EFF) hiện đang sống ở Mỹ. Tuy nhiên, không một ai trong ba người này bấm vào cái link đó cả.

Đây dường như là vụ việc đầu tiên được ghi lại bằng chứng về hiện tượng những người ngoài quốc tịch Việt Nam bị tấn công bởi một nhóm hacker ủng hộ chính phủ, vốn đã thực hiện nhiều vụ tấn công nằm ngoài biên giới Việt Nam. Hoạt động của nhóm này dường như đã vi phạm pháp luật, ít nhất là ở Mỹ.

“Các bạn thấy là người ta đang tiến hành các chiến dịch nhằm vào những tiếng nói bất đồng chính kiến người Việt Nam ở những khu vực cách biệt về địa lý. Giờ thì chúng ta đã nhận ra một sự leo thang nhằm vào những người đưa tin về những tiếng nói như vậy.” Đó là nhận định của Morgan Marquis-Boire, nhà nghiên cứu của Đại học Toronto và là nhà hoạt động bảo vệ quyền riêng tư trên mạng, người đã phân tích mã độc và công bố phát hiện của mình với EFF. “Đây không thể là việc làm của một cá nhân cơ hội chủ nghĩa.”

Những nghi vấn về sự dính líu của nhà nước một phần là dựa trên thực tế theo đó những kẻ tấn công đã bỏ hàng chục ngàn dollar để thuê máy chủ ở nhiều nơi trên thế giới rồi từ đó phát động các vụ tấn công, thường là thay đổi chúng sau vài ngày. Theo Diêu Hoàng (một kỹ sư máy tính ở Australia, người vẫn đang cùng với một số nhà hoạt động khác giúp bảo vệ các nhà hoạt động Việt Nam trên mạng) thì điều này là vì những kẻ tấn công hiểu rằng các nhà hoạt động sẽ yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ gỡ bỏ các vụ tấn công kia.

Những nỗ lực theo dõi và sách nhiễu người bất đồng chính kiến trên mạng là sự phản chiếu nỗ lực của chính quyền hòng trấn áp họ ngoài đời thực, nơi các nhà hoạt động vẫn phản ảnh về tình trạng các nhân viên nhà nước thường xuyên sách nhiễu họ, thậm chí đôi khi còn dùng cả bạo lực. Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, năm 2013 nhà nước Việt Nam đã kết án ít nhất 63 blogger và các nhà hoạt động dân chủ ôn hoà khác về các tội hình sự.

Việt Nam không phải là trường hợp cá biệt khi tìm cách do thám hoạt động thông tin liên lạc điện tử, như những tiết lộ gần đây về hoạt động của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) ở Mỹ đã cho người ta thấy. Tuy nhiên, hoạt động của Việt Nam lại gây ra quan ngại đặc biệt bởi bức tranh toàn cảnh về nhân quyền của họ.

Khi được đề nghị bình luận về những nghi vấn liên quan đến sự dính líu của nhà nước trong hoạt động giám sát có chủ đích, cũng như vụ tấn công nhằm vào phóng viên AP, chính phủ Việt Nam đã đưa ra tuyên bố ngắn gọn sau: “Việt Nam chia sẻ mối quan tâm của các quốc gia khác trong việc đảm bảo an ninh cho mạng Internet và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia khác trong hoạt động đấu tranh chống tội phạm công nghệ cao nói chung và tội phạm Internet nói riêng.”

Việc trấn áp bất đồng chính kiến trên mạng tại Việt Nam trở nên khó khăn hơn vì mức độ sử dụng Internet ở đây đang tăng mạnh. Gần 40% trong tổng dân số 90 triệu người của Việt Nam có cơ hội tiếp cận Internet, và vì Việt Nam không hiệu quả như Trung Quốc trong việc hạn chế cơ hội tiếp cận đó, nên nhiều người vẫn xem được những tin tức không bị kiểm duyệt. Những người bất đồng chính kiến có thể liên kết với nhau và công khai hoá hoạt động của mình – cũng như hoạt động trấn áp của nhà nước – khá dễ dàng.

Các chuyên gia nghiên cứu về an ninh mạng đã phát hiện ra những chỉ dấu về việc Hà Nội có thể đang xứng phó với mối thách thức này như thế nào.

Năm 2010, Google và McAfee xác nhận rằng phần mềm mã độc đã được sử dụng để do thám hàng chục nghìn người Việt Nam đang sử dụng Internet. McAfee nói những kẻ tấn công “khả dĩ có một mức độ trung thành nào đó” với chính phủ Việt Nam. Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu do Marquis-Boire (người cũng là kỹ sư an ninh mạng của Google) dẫn đầu đã tiết lộ bằng chứng cho thấy một phần mềm do thám mang tên FinFisher đang được sử dụng để theo dõi thông tin liên lạc qua thiết bị di động của các nhà hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam, thông qua các cơ quan truyền thông nhà nước, thừa nhận là đã chặn hàng ngàn “trang mạng và blog xấu, độc hại”, và các trang mạng của họ cũng bị tấn công, mà người ta cho là từ những người đồng cảm với giới bất đồng chính kiến. Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, phát biểu hồi năm ngoái rằng cơ quan này đã sử dụng tới 900 người để chống lại sự chỉ trích trên mạng.

Vụ tấn công nhằm vào blog của cô Ngọc Thu cho thấy biện pháp hack và chặn các trang mạng có thể trở thành “song kiếm hợp bích” hữu hiệu như thế nào để chặn đứng sự chỉ trích.

Blog mang tên “Ba Sàm” nói trên là một trong những xuất bản phẩm bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất. Nó chuyển tải những tin tức, quan điểm, video và hình ảnh liên quan đến Việt Nam mà truyền thông nhà nước không bao giờ đụng tới. Sau khi blog bị hack, cô Ngọc Thu phải mất một tuần mới giành lại được quyền kiểm soát, chuyển nó sang địa chỉ mới và đưa lên mạng trở lại.

Vài tuần sau, nhà chức trách Việt Nam bắt đầu ngăn chặn người sử dụng mạng trong nước truy cập vào Ba Sàm. Giờ đây, để xem blog này, người Việt Nam ở trong nước phải sử dụng một máy chủ proxy (proxy server), một kỹ thuật tương đối phổ biến để tránh kiểm duyệt nhưng đòi hỏi hỏi người sử dụng phải nắm được một vài bí quyết. Điều này cũng có nghĩa là lượng người xem blog ít đi.

Cô Ngọc Thu nói số lượt truy cập (page-view) suy giảm đáng kể, và cô buộc phải đóng phần bình luận vốn rất được ưa chuộng của mình bởi một chiến dịch lạm dụng và spamming (tin rác) có tổ chức nhằm vào phần đó.

“Quá nhiều rắc rối đến từ phần bình luận này”, cô nói. “Họ gửi cho tôi những thông điệp đe doạ, nói rằng ‘Tao sẽ đến thăm mày ở California.’”

Hack một trang mạng rồi sau đó chặn nó lại là một thủ thuật quen thuộc, Diêu Hoàng nói.

“Việc thay đổi giao diện và bôi nhọ do một lực lượng giấu mặt thực hiện phi chính thức”, anh nói. “Còn thế lực chính thức thì tiến hành chặn.”

Hầu như tất cả các phần mềm chống virus thương mại không phát hiện nổi thứ mã độc mà cô Ngọc Thu và những người khác nhận được. Các email kèm theo link chứa mã độc mà người ta gửi tới phóng viên AP thể hiện một ý đồ và mức độ chủ đích nào đó: một email tự nhận là từ Human Rights Watch, email còn lại là từ Oxfam. Hai email này được gửi vào tháng 11 và tháng 12 năm ngoái.

Chứng minh sự dính líu của nhà nước Việt Nam trong các vụ tấn công là một việc khó.
“Thông thường, việc chỉ ra chủ thể đứng sau là chuyện không hề dễ dàng. Điều này còn khó hơn nhiều so với việc mổ xẻ mã độc”, Eva Galperin – nhà hoạt động của EFF nhận được link chứa mã độc – nhận xét. “Tôi nghĩ nghi vấn là có cơ sở; tuy nhiên, tôi không nói được là tôi biết chính phủ Việt Nam đứng đằng sau chuyện này.”

Trong khi một số nhóm hoạt động ở hải ngoại tổ chức các khoá đào tạo về an ninh mạng cho các thành viên của mình thì giới hacker dường như sẽ giành chiến thắng, Diêu Hoàng nói.

“Xét về thời gian và nỗ lực, lực lượng và tiền bạc, chúng tôi không thể sánh với họ. Chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ kiệt sức. Họ kìm hãm dân chúng, khiến người ta chán nản, khiến người ta sợ hãi. Họ sẽ khiến cho ngày càng ít người thể hiện chính kiến của mình.”

Nguồn: Lê Anh Hùng

Đoàn Hòa bình Mỹ đã bước vào tuổi 50 (The US Peace Corpsat its 50 th)

Đoàn Hòa bình Mỹ đã bước vào tuổi 50 (The US Peace Corpsat its 50 th)

Anniversary 1961 – 2011)

 Bài viết của Đoàn Thanh Liêm

Được thiết lập vào năm 1961, ngay trong những ngày đầu của

nhiệm kỳ Tổng thống John F Kennedy, đến năm 2011 này Đòan

Hòa bình đang hân hoan tổ chức kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50,

thông qua rất nhiều chương trình sinh họat trong các lãnh vực

chính trị, xã hội và văn hóa nghệ thuật. Tính ra, trong vòng 50 năm

qua, đã có tổng cộng trên 200,000 thanh niên sinh viên Mỹ tự

nguyện tham gia phục vụ trong khuôn khổ họat động của Đòan

Hòa bình tại 139 quốc gia trên khắp thế giới.

Qua nửa thế kỷ với biết bao đổi thay, mà Peace Corps vẫn trung

thành với ý hướng căn bản đã được xác định ngay từ thuở ban đầu,

đó là góp phần xây dựng hòa bình và tình thân hữu trên thế giới,

thông qua 3 mục tiêu đơn giản, mà cũng thật lớn lao như sau:

1/ Giúp nhân dân các quốc gia liên hệ trong việc đào tạo chuyên

môn;

2/ Giúp nhân dân các nước hiểu rõ hơn về dân tộc Mỹ; và

3/ Giúp người dân Mỹ hiểu biết rõ hơn về các dân tộc khác.

Năm 2011, Peace Corps cũng đặc biệt tưởng nhớ đến công lao vĩ

đại của vị Giám đốc tiên khởi của mình, đó là Luật sư Sargent

Shriver, người em rể của Tổng thống Kennedy và là thân phụ của

Maria Shriver cựu Đệ nhất Phu nhân của California. Ông vừa qua

đời vào tháng Giêng 2011 ở tuổi thọ 95.

Nhằm cung ứng đến quý bạn đọc những chi tiết đáng ghi nhớ của

Peace Corps, người viết đã tham khảo nhiều thông tin trên Internet

và đặc biệt là tìm đọc trong cuốn sách mới nhất do nhà xuất bản

Beacon Press phát hành vào đầu năm 2011 của tác giả Stanley

Meisler, dưới nhan đề

When The World Calls – The Inside Story of The Peace Corps

And Its First Fifty Years. (Khi Thế giới Kêu gọi – Câu chuyện

bên trong của Đòan Hòa bình và Năm mươi Năm Đầu tiên của

Đoàn). Cuốn sách dài 272 trang, bìa cứng.

I – Sự nô nức hăng say phấn khởi của thanh niên Mỹ.

Thanh niên Mỹ đã thật sự sôi nổi nô nức trước lời kêu gọi hùng

hồn của Tổng thống Kennedy trong bài diễn văn nhậm chức vào

tháng Giêng năm 1961, lời kêu gọi bất hủ đó như sau : “Các bạn

đừng hỏi quốc gia có thể làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn có thể

làm gì cho quốc gia của bạn” (Ask not what your country can do

for you, ask what you can do for your country). Và họ đã đua nhau

tự nguyện gia nhập Đoàn Hòa bình để đi đến phục vụ tại các quốc

gia xa lạ ở Phi châu, Á châu,châu Mỹ Latinh… Họ phải học nói

được ngôn ngữ của nước sở tại và nhất là phải sống trong những

điều kiện cực kỳ thiếu thốn khắc nghiệt của người dân địa phương.

Nhưng với tính tình hồn nhiên cởi mở của tuổi trẻ, với tấm lòng

hăng say nhiệt thành theo đuổi lý tưởng phục vụ nhân quần xã hội,

phần đông những thanh niên Mỹ này đã lần hồi vượt qua được mọi

thử thách, và tạo được sự thông cảm quý mến của các dân tộc nơi

họ sinh sống qua sự tự nhiên chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân

cũng như kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Khởi đầu với con số 3,000 đòan viên, Peace Corps từ năm 1964 trở

đi mỗi năm đã có đến trên 10,000 thiện nguyện viên, và con số

mấy năm gần đây từ 2003 đến 2009 trung bình ở vào khỏang gần

8,000 đòan viên.

II – Một số trường hợp điển hình ngộ nghĩnh tại miền đất xa xôi.

1/ Ông “Tổng thống Peace Corps”. Năm 1964, cô Nancy Deeds

được một gia đình người xứ Peru, Nam Mỹ cho ở chung trong nhà

tại làng đánh cá Chimbote phía bờ biển Thái bình dương. Cậu bé

Alejandro Toledo con trai chủ nhà có dịp học thêm tiếng Anh bằng

cách dậy tiếng Tây ban nha cho Nancy. Ít năm sau, cậu được qua

Mỹ học và được Nancy giúp đỡ hướng dẫn lúc học ở San

Francisco. Và với sự cố gắng phi thường cậu đã thành công với

bằng cao học và tiến sĩ về môn kinh tế học. Toledo đã lần lượt làm

việc cho Liên hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới, Đại học Harvard,

Đại học Waseda ở Nhật và làm cố vấn kinh tế cho chính phủ nước

Peru… Vào năm 2000, ông còn được bầu vào chức vụ Tổng thống

của nước Peru nữa. Trong dịp gặp gỡ với giới lãnh đạo Peace

Corps tại Washington, Tổng thống Toledo đã xác nhận: “Một mảng

lớn con đường tôi trải qua – từ việc học tập và đi ra khỏi cái làng

tồi tàn Chimbote – thì Peace Corps đều có liên hệ với những

chuyện đó… Quý vị đều có trách nhiệm cho cái ông Tổng thống

này!”

2/ Những y tá người Mỹ của Peace Corps tại Afghanistan đã hết

sức tận tâm săn sóc bênh nhân địa phương, đến nỗi đã tạo được sự

chuyển biến rõ rệt trong lề lối phục vụ của các y tá bản xứ, vốn

xưa nay ít bị xúc động trước nỗi đau đớn bất hạnh quá dồn dập

trong đời sống thường ngày của đồng bào mình.

Alice O’Grady là một trong nhóm Peace Corps đầu tiên đến dậy

học ở xứ Ghana Phi châu từ năm 1961. Năm 1968 cô trở lại dậy

môn khoa học tại đây trong 4 năm. Năm 2008 Alice trở lại thăm

Ghana, thì được các học viên cũ – nay đã là những bác sĩ, kỹ sư rất

thành đạt – họ góp tiền lập một quỹ học bổng lấy tên cô giáo

“Alice O’Grady” để giúp cho thế hệ đàn em có cơ hội học tập tốt

hơn, và họ còn gửi vé may bay mời cô qua tham dự lễ trao học

bổng cho sinh viên đầu tiên được trúng giải. Trong buổi lễ trao học

bổng này, các cựu học viên đã hết lòng ca tụng “sự tận tâm, kỷ luật

và hăng say của cô giáo O’Grady là người đã nhóm lên ngọn lửa

say mê kiến thức khoa học cho lớp môn sinh của cô trên 40 năm

trước…”

3/ Niên lịch của Nhóm Cựu Thiện Nguyện Viên Peace Corps ở

Madison, Wisconsin.

Sau khi hết thời hạn phục vụ ở ngọai quốc, các thiện nguyện viên

trở về Mỹ thường tụ họp lại với nhau thành từng Nhóm Ái hữu, để

ôn lại những kỷ niệm và còn tìm cách phát triển và củng cố những

mối liên hệ thân thiết với các bạn từ những khu vực mà họ làm

việc, thông qua vô số những dự án nho nhỏ về giáo dục, về cải tiến

dân sinh tại các địa phương. Các nhóm Ái hữu này gia nhập tổ

chức National Peace Corps Association mà hiện nay có đến khoảng

30,000 thành viên (Hiệp hội quốc gia Peace Corps).

Riêng Nhóm Cựu Thiện nguyện viên ở thành phố Wisconsin lại có

một sáng kiến độc đáo là kêu gọi các bạn trên tòan quốc gửi hình

ảnh sinh họat tại các quốc gia để nhóm thực hiện cuốn lịch mỗi

năm và đem bán để gây quỹ giúp một số công trình tại các địa

phương. Trong loại niên lịch này, có nhiều chi tiết đáng chú ý, điển

hình như January 6 là Maroon Day ở Jamaica, April 27 là Lễ Độc

lập xứ Togo, July 13 là Jagannah Festival ở Ấn độ, và November 9

là Sinh nhật của Sargent Shriver. Kể từ năm 1988 đến nay, số thu

nhập từ việc bán các niên lịch này đã lên tới tổng cộng gần 1 triệu

US dollar. Và trong năm 2008, số tiền thu nhập được sử dụng để

mua máy quay roneo cho trường Tubman ở Liberia, xây dựng 15

nhà vệ sinh tại Cộng hòa Dominica, giúp đào tạo nữ hộ sinh tại

Moroco, bảo trợ câu lạc bộ chơi cờ ở Bolivia và yểm trợ một phần

cho 65 dự án nhỏ ở các nơi khác.

III – Peace Corps giữa thời kỳ chiến tranh lạnh.

Trong các thập niên 1960, 70 và 80, giữa thời kỳ chiến tranh lạnh

đoàn viên Peace Corps ở nhiều nước thường gặp khó khăn do sự

tuyên truyền chống Mỹ của phe cộng sản. Cụ thể như vào năm

1961, chuyện tấm bưu thiếp của cô Margery Michelmore gốc từ

Boston gửi cho người bạn trai, trong đó cô mô tả về chuyện người

dân Ghana nấu ăn ngòai phố, buôn bán ngòai đường và cả đi vệ

sinh ở ngòai đường nữa. Tấm postcard này không hiểu làm sao lại

rơi vào tay người khác ở Ghana và liền bị sao chụp thành nhiều

bản để tung ra cho giới sinh viên học sinh ở thủ đô Accra. Từ đó

mà đã gây ra cả một chiến dịch rất mãnh liệt tố cáo “đế quốc Mỹ”

với lời hô hào vang dội khắp nơi “Yankees, go home” ( người Mỹ,

hãy cút về nước).

Tuổi trẻ vốn ngây thơ, hồn nhiên, nên các đoàn viên Peace Corps

tuy tự nguyện đi phục vụ tại nước ngoài, nhưng vẫn giữ tinh thần

độc lập, không muốn để cho mình trở thành “công cụ của chính

sách ngọai giao của chính quyền Mỹ”. Vì thế mà có sự đối kháng

căng thẳng trong mối liên hệ giữa Peace Corps và giới lãnh đạo

chính phủ Mỹ ở Tòa Bạch ốc. Điển hình như mấy trường hợp sau

đây:

1/ Phản đối việc quân đội Mỹ xâm chiếm Cộng hòa Dominica.

Năm 1965, nhân cuộc nội chiến tại địa phương, chính quyền

Johnson đã phái quân đội đổ bộ lên đảo quốc Dominica. Một số

đoàn viên Peace Corps đã không chịu di tản theo lệnh của tòa Đại

sứ, ở lại chăm sóc các nạn nhân tại thành phố thủ đô Santo

Domingo, và họ còn tỏ ra có thiện cảm với “phe nổi dậy” mà bị

chính quyền Mỹ đang tìm cách dẹp bỏ. Thái độ ngoan cường bất

tuân mệnh lệnh của các đoàn viên này đã làm Tổng thống Johnson

hết sức giận dữ và rút cuộc đã bắt đầu tìm cách thay thế cả vị Giám

đốc đày uy tín Sargent Shriver nữa. Sự kiện này chứng tỏ Peace

Corps tuy do chính phủ Mỹ lập ra và tài trợ, nhưng tổ chức này vẫn

giữ được vị thế độc lập riêng biệt của mình, chứ không chịu răm

rắp đứng trong khuôn khổ chật hẹp của nền ngọai giao Mỹ. Đây rõ

rệt là một đơn vị thuộc khu vực xã hội Dân sự, chứ không phải là

một cơ sở thuộc chính quyền Nhà nước.

2/ Peace Corps cũng không chịu qua Việt Nam và Lào

Đầu năm 1966, Tổng thống Johnson yêu cầu giới lãnh đạo Peace

Corps phải nghiên cứu việc đưa các đoàn viên sang công tác ở Lào

và Việt Nam. Nhưng sau chuyến đi khảo sát tình hình tại chỗ của

hai nhân viên đặc trách về khu vực Viễn Đông, Peace Corps đã

quyết định không tiến hành chương trình hoạt động tại hai quốc gia

này, bất kể chỉ thị của vị Tổng thống đầy quyền uy lúc đó. Cũng có

thể là vì hồi đó tại Việt nam đã có Đòan Thanh niên Chí nguyện

Quốc tế (IVS = International Voluntary Service) đã từ Mỹ đến họat

động sẵn từ năm 1957 rồi, nên Peace Corps xét thấy nên dành ưu

tiên cho những quốc gia khác chăng.

Đàng khác, nhiều đoàn viên Peace Corps lại còn tham gia tích cực

vào phong trào chống đối cuộc chiến tranh Việt Nam mỗi ngày một

sôi nổi lan rộng khắp nước Mỹ hồi cuối thập niên 1960 nữa. Và vì

sự chống đối này, mà Tổng thống Nixon rất giận dữ đến nỗi muốn

tìm cách dẹp bỏ cả Peace Corps đi. Nhưng vì sau năm 1972, ông

bị rắc rối nặng nề với chuyện Watergate, nên đã không thể làm gì

với ý muốn dẹp bỏ tổ chức này được nữa.

Tại nhiều quốc gia khác ở Phi châu, cũng như ở châu Mỹ Latinh,

các đoàn viên Peace Corps cũng gặp phải những khó khăn tương tự

phát xuất từ thái độ bài Mỹ và nhất là do ảnh hưởng của những

lãnh tụ marxist quá khích như Fidel Castro, Ché Guevara… Nhưng

kể từ khi cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt và sau khi Liên Xô giải

thể vào đầu thập niên 1990, Peace Corps đã có thể họat động tương

đối êm thắm thoải mái hơn lúc ban đầu vào thập niên 1960 – 70 rất

nhiều.

Ngân sách của Peace Corps vào năm 2010 vừa được Quốc hội Mỹ

thông qua đã lên tới 400 triệu dollar, nhiều hơn con số 373 triệu mà

Tổng thống Obama đề nghị với Quốc hội. Sự kiện này chứng tỏ

Peace Corps vẫn còn giữ được tín nhiệm lớn lao trong công luận

của nước Mỹ ngày nay vậy.

IV – Nhận định tổng quát về Peace Corps trong nửa thế kỷ qua.

Peace Corps được đánh giá là một thành tựu lâu bền đáng kể nhất

của chính phủ do Tổng thống Kennedy lãnh đạo. Chương trình này

được đa số người dân Mỹ ủng hộ tán thành và đã liên tục phát triển

và hoàn thiện cho đến ngày nay qua thế kỷ XXI.

1/ Giới truyền thông báo chí Mỹ vốn chuyên môn xét nét moi móc

những sai sót của chính quyền và không ngớt chỉ trích các nhân vật

trong giới lãnh đạo xã hội được coi như là những khuôn mặt của

công chúng (public figures). Nhưng nói chung, họ lại có thiện cảm

với việc làm của những thiện nguyện viên trẻ tuổi của Peace Corps

trên khắp thế giới, và họ đã mô tả khá chi tiết về các thành tựu và

ảnh hưởng của Peace Corps tại các quốc gia nơi Peace Corps có

chương trình hoạt động.

2/ Và giới báo chí tại các quốc gia địa phương nói chung cũng đều

đánh giá cao họat động của Peace Corps và đặc biệt là tác phong

cởi mở hòa nhã và hăng say phục vụ của các thiện nguyện viên.

Sự phản ánh dư luận báo chí ở Mỹ cũng như trên thế giới như thế

rõ ràng đã chứng minh được rằng Peace Corps đã đạt được mục

tiêu chính yếu của mình đã đề ra lúc khởi đầu, đó là : “Giúp cho

các dân tộc trên thế giới hiểu rõ hơn về người Mỹ”.

Tại quê quán và các đại học xuất phát của các thiện nguyện viên,

Peace Corps cũng đều nhận được sự yểm trợ và cảm tình rất bền

vững và các báo chí truyền thông địa phương cũng liên tục theo

dõi mọi công việc của thiện nguyện viên vốn là cư dân hay đồng

song với họ. Đó là một sự gắn bó liên kết chặt chẽ trong các cộng

đồng địa phương, nơi bản quán hay nơi trường học thân thương

yêu quý năm xưa (alma mater) của các thiện nguyện viên. Và như

vậy là Peace Corps đã “Giúp người dân Mỹ hiểu biết hơn về thế

giới” như là một mục tiêu đã được đưa ra lúc ban đầu.

3/ Con số đồ sộ của trên 200,000 Cựu Thiện nguyện viên đã là một

lực lượng tinh thần vĩ đại góp phần thật đáng kể trong việc làm

thay đổi nếp suy nghĩ và tình cảm của dân tộc Mỹ trước một thế

giới bao la rộng lớn với tất cả sự phong phú về văn hóa, lịch sử

phong tục, ngôn ngữ và với một tiềm năng vô biên của các quốc

gia đang vươn lên trên trường quốc tế ngày nay ở thế kỷ XXI.

Nhân tiện cũng xin ghi ra một số nhân vật nổi bật xuất thân từ

hàng ngũ của các Thiện nguyện viên Peace Corps. Về mặt chính

trị, thì có 2 Thương nghị sĩ Liên bang, đó là Paul Tsongas của

Massachusetts (công tác ở Ethiopia), và Chris Dodd của

Connecticut ( công tác ở Cộng Hòa Dominica). Rồi đến rất nhiều

Dân biểu Liên bang, điển hình như: Mike Honda của California (El

Salvador), Thomas Petri của Wisconsin (Somalia), Tony Hall của

Ohio (Thailand), Mike Ward của Kentucky (Gambia), James Walsh

của New York (Nepal)… Các Thống đốc Jim Doyle của Wisconsin

(Tunisia), Bob Taft của Ohio (Tanzania). Cũng như các Thị trưởng

của Pittsburgh, San Angelo, Texas và Urbana, Illinois. Hai chục vị

Đại sứ xuất thân từ Peace Corps, điển hình như Christopher Hill

(Cameroon) là thương thuyết viên chính về năng lượng hạt nhân

với Bắc Triều Tiên, và Robert Gelbard là Đại sứ tại Bolivia từ

1988 đến 1991 rồi làm Phụ tá Bộ trưởng Ngọai giao từ năm 2009;

ông này hồi thập niên 1980 đã từng phục vụ trong đoàn Peace

Corps ở Bolivia.

Về số nhà văn, nhà báo xuất thân từ Peace Corps, thì cũng có rất

nhiều, mà điển hình nhất là: Paul Theroux (Malawi), Peggy

Anderson (Togo), Peter Hessler (China), Chris Matthews của

MSNBC (Swaziland), Karen De Witt của ABC News (Ethiopia),

Al Kamen của Washington Post (Dominican Republic)…

Riêng trong số người Mỹ gốc Việt thì phải kể đến tên tuổi của anh

Bùi Văn Phú hiện dậy học và viết báo tại Bắc California. Sau khi

tốt nghiệp Đại học Berkeley vào đầu thập niên 1980, anh Phú đã

gia nhập Peace Corps và được cử đi dậy môn vật lý tại Togo Phi

châu là cựu thuộc địa của Pháp, nên anh Phú lại được dịp học thêm

tiếng Pháp để làm việc tại đây từ năm 1983 đến 85. Sau này cũng

còn nhiều sinh viên gốc Việt Nam cũng gia nhập Peace Corps như

anh Phú nữa. Người viết sẽ tìm hiểu chi tiết thêm về các Thiện

nguyện viên gốc Việt và sẽ trình bày trong một dịp khác vậy.

California, tháng Tám 2011

 Đoàn Thanh Liêm

Hình: Anh Bùi Văn Phú những ngày làm tình nguyện viên của

Peace Corps ở Togo, Phi châu

Ủy Hội Venice vừa tròn 20 tuổi .

Ủy Hội Venice vừa tròn 20 tuổi .

(The Venice Commission 1990 – 2010)

Đòan Thanh Liêm

Vào ngày 10 tháng Năm 1990, sau khi bức tường Berlin xụp đổ, thì 18

quốc gia thuộc Hội Đồng Âu châu (Council of Europe) đã quyết định

thành lập một cơ cấu chuyên môn mệnh danh là “ Ủy Hội Âu châu Xây

dựng Dân chủ thông qua Luật pháp” (The European Commission for

Democracy through law). Ủy hội này thường cũng được gọi là Ủy hội

Venice, vì lý do thường hội họp tại thành phố Venice của nước Italia.

Mục đích ban đầu của Ủy hội là nhằm giúp đỡ các quốc gia vừa thóat

khỏi các chế độ độc tài tòan trị xây dựng được những bản Hiến pháp và

các đạo luật căn bản khác sao cho thích hợp với các tiêu chuẩn của Hội

đồng Âu châu : đó là Dân chủ, Nhân quyền và Nền Pháp trị (the rule of

law). Đây là một cơ quan tư vấn về các vấn đề liên hệ đến Luật Hiến

pháp, mà thành phần gồm các chuyên gia được bổ nhiệm trên cơ sở kinh

nghiệm của họ trong các định chế dân chủ, hay sự đóng góp của họ vào

trong lãnh vực tăng cường luật pháp và khoa học chính trị.

Hầu hết các quốc gia “ cựu cộng sản” mới gia nhập vào Hội đồng Âu

châu trong thập niên 1990, thì đều được Ủy hội giúp đỡ trong việc sọan

thảo Hiến pháp của mỗi nước và chuẩn bị để được chấp thuận gia nhập

vào làm một thành viên của Hội đồng.

Ngòai những bản văn Hiến pháp ra, Ủy hội Venice cũng quan tâm đến

những khía cạnh khác của quá trình dân chủ hóa, cụ thể như việc cải tổ

ngành lập pháp, cải tổ tư pháp, việc thiết lập tòa án hiến pháp cùng lề lối

điều hành, chế độ liên bang và khu vực địa phương, và cả việc chuẩn bị

pháp chế mới về bàu cử, và những luật lệ nhằm bảo vệ các sắc dân thiểu

số. Ủy hội cũng tập chú vào việc tìm kiếm những phương cách pháp lý

nhằm giải quyết những tranh chấp về chính trị có nguồn gốc từ sự mâu

thuẫn chủng tộc.

Ủy hội cũng thường thực hiện những cuộc nghiên cứu đối chiếu về

những vấn đề pháp lý hiện hành, và tổ chức các “ seminars UniDem”

(Universities for Democracy) và các khóa huấn luyện riêng về những đề

tài có tính cách quan trọng đối với các nước tham dự viên.

Từ ngày thành lập, Ủy hội đã được khắp quốc tế thừa nhân như là trung

tâm quy chiếu (reference) cho các tiêu chuẩn cao về dân chủ ở Âu châu.

Ủy hội đã đóng góp hàng mấy trăm những ý kiến và phát triển hàng mấy

chục những nghiên cứu, bô luật và bản hướng dẫn về vô số đề tài của

luật Hiến pháp. Với sự gia nhập của Mexico và Tunisia vào năm 2010

mới đây, thì Ủy hội hiện có 57 quốc gia là thành viên thực thụ, kể cả số

quốc gia thành viên không nằm trong Âu châu; với khả năng phục vụ về

chuyên môn cho 1300 triệu người dân. Từ năm 2002, Tòa Án Âu châu

về Nhân quyền (European Court of Human Rights –ECtHR) thường xin

Ủy hội cho ý kiến về pháp lý, và đã thỉnh ý Ủy hội trong hơn 45 vụ án.

Ủy hội cũng còn đóng vai trò nòng cốt trong việc thiết lập Hội nghị

Quốc tế về Công lý Hiến định (the World Conference on Constitutional

Justice) nhằm khai mở hệ thống án lệ tòan cầu về Nhân quyền, và tính

cách độc lập của ngành tư pháp trên khắp thế giới.

Năm 2004, Ủy hội đã cho xuất bản một bộ sách gồm 2 cuốn dày tới

2,000 trang với đày đủ tòan văn các bản Hiến pháp của 46 quốc gia

thuộc Âu châu. Bộ sách có nhan đề chính là :“ Constitutions of Europe”

với phụ đề là “ Texts collected by the Council of Europe Venice

Commission”. Đây là bộ sách đày đủ nhất về hiến pháp của các nước Âu

châu, mà được cập nhật hóa cho đến năm 2002, đặc biệt là của các quốc

gia cựu cộng sản, kể cả Cộng hòa Liên bang Nga hiện nay vào đầu thế

kỷ XXI.

Nhân tiện cũng xin lưu ý về sự khác biệt giữa tổ chức Hội đồng Âu châu

( Council of Europe CE) hiện có 47 quốc gia hội viên, thì khác với tổ

chức Liên Hiệp Âu châu (European Union EU) mà hiện mới có 27 quốc

gia thành viên.

Nhằm đánh dấu 20 năm ngày thành lập, Ủy hội Venice đã quyết định sẽ

tổ chức một buổi lễ Kỷ niệm thật long trọng vào ngày 5 tháng Sáu 2010

săp tới tại thành phố Venice, với sự tham dự của các nhà Lãnh đạo Quốc

gia và nhiều nhân vật cao cấp khác. Khi được giới truyền thông báo chí

phỏng vấn vừa đây, Vị Chủ tịch của Ủy hội là Gianni Buquichio đã phát

biểu trong một tinh thần phấn khởi lạc quan, đại khái như sau : “ Mối

thử thách đối với chúng ta ngày nay, đó chính là phải củng cố cho vững

chắc được cái nền tảng của tương lai dân chủ tại Âu châu và còn đi xa

hơn nữa, bằng cách bắt rễ thật chặt xã hội chúng ta vào với những giá trị

của di sản hiến định truyền thống của Âu châu, mà chúng ta sẽ tiếp tục

củng cố và phát triển hơn mãi.”

Trải qua mấy thế kỷ chiến tranh đẫm máu và tranh chấp căng thẳng liên

tục tại khắp các vùng đất thuộc Âu châu, cũng như phải gánh chịu hai

nền độc tài khắc nghiệt, tàn bạo của Đức quốc xã và của cộng sản mới

đây trong thế kỷ XX, lúc này Âu châu mới bắt đầu có cơ duyên phục hồi

lại được nền Dân chủ Đa nguyên, Tinh thần Tôn trọng Nhân quyền và

các Tự do nền tảng, cũng như nền Pháp trị.

Và trong 20 năm qua, với sự ra đời của Ủy hội Venice, cũng như nhiều

định chế văn hóa xã hội cũng như chính trị khác nữa, thì người Âu châu

cũng như người ở những châu lục khác trên thế giới đã bắt đầu thấy

được một niềm hy vọng tràn đày lạc quan về một thế giới trật tự hơn, an

hòa hơn và nhân ái hơn nữa vậy./

Washington DC, Mùa Xuân Canh Dần 2010

 Đòan Thanh Liêm

Hòn ngọc Viễn Đông ‘mất duyên’

Hòn ngọc Viễn Đông ‘mất duyên’

Sài Gòn từng được mệnh danh là ‘Hòn ngọc Viễn Đông'.

Sài Gòn từng được mệnh danh là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’.

Trà Mi-VOA

06.03.2016

Sài Gòn, nơi từng được mệnh danh là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’, đang ngày càng kém duyên và biến thành một đô thị xô bồ, ô nhiễm. Những ngợi khen về con người Sài Gòn chân tình, hào sảng đang dần mất dạng để nhường chỗ cho một xã hội bon chen, trộm cướp hoành hành.

Vì đâu nên nỗi? Làm cách nào lấy lại được những tiếng thơm đã mất và khôi phục lại vẻ đẹp vốn có của thành phố năng động này?

Đó là chủ đề của Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, với 3 khách mời là những cư dân trẻ của Sài thành: Phạm Văn Lộc, Nguyễn Trần Hoàng, và Hoàng Kim Sơn. Mời các bạn cùng gặp gỡ.

Trà Mi: Các bạn thấy hình ảnh Sài Gòn ngày nay khác xưa thế nào?

Phạm Văn Lộc: Sài Gòn bây giờ đã thay đổi rất nhiều, một thành phố khói bụi ô nhiễm, và đã mất đi nét văn minh của Sài Gòn xưa từ cách ứng xử của từng người. Ra đường chỉ cần một va quẹt nhỏ là người ta ứng xử với nhau thiếu văn hóa.

Trà Mi: So sánh Sài Gòn xưa và nay, Lộc nghĩ ngay tới những hình ảnh chưa đẹp. Còn Sơn, cảm nhận của bạn về Sài Gòn thế nào?

Hoàng Kim Sơn: Xưa dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Sài Gòn giữ được những nét cổ, đẹp theo văn hóa, quy hoạch của người Pháp. Nay, sau một thời quản lý của nhà nước này, có vẻ như hơi chệch choạt về quy hoạch đô thị cũng như về đạo đức con người. Dân ở đây giờ chủ yếu là dân nhập cư, chứ người gốc Sài Gòn rất ít. Do mặt bằng chung của xã hội và giáo dục đạo đức, không riêng ở Sài Gòn mà trên cả nước, đạo đức con người đã đi xuống, an sinh giáo dục cũng kém.  Nói chung do quản lý thôi.’

“ Sài Gòn bây giờ đã thay đổi rất nhiều, một thành phố khói bụi ô nhiễm, và đã mất đi nét văn minh của Sài Gòn xưa từ cách ứng xử của từng người. Ra đường chỉ cần một va quẹt nhỏ là người ta ứng xử với nhau thiếu văn hóa.

Phạm Văn Lộc, cư dân Sài Gòn, nói.”

Trà Mi: Nói tới Sài Gòn, người ta nghĩ ngay tới các tòa cao ốc, khu mua sắm, dinh thự nguy nga tráng lệ, hay những hàng quán sang trọng. Những hình ảnh đó không là niềm hãnh diện của Sài Gòn hay sao?

Hoàng Kim Sơn: Sài Gòn lâu nay vẫn là nơi giàu nhất Việt Nam mà.

Phạm Văn Lộc: Bây giờ rất xô bồ, không có nét gì để hãnh diện hết.

Trà Mi: Đất chật người đông, khó tránh được sự xô bồ hay ô nhiễm. Các bạn có thông cảm điều đó không?

Phạm Văn Lộc: Người lãnh đạo phải sáng suốt thì thành phố mới sạch, đẹp, văn minh. Đó chính là điều gây trăn trở. Sau năm 1975, nền giáo dục của mình xuống cấp. Những thế hệ sau bị nhồi sọ. Những sự dối trá từ miền Bắc đem vào. Tất cả ảnh hưởng đến thế hệ trẻ rất nhiều, chủ yếu từ nền giáo dục.

Hoàng Kim Sơn: Môi trường xã hội ảnh hưởng con người. Đạo đức con người là do môi trường xã hội. Khi cuộc sống quan trọng đồng tiền trên hết, người ta không còn quan tâm đến đạo đức và tự trọng nữa. Người ta làm mọi giá để kiếm được tiền dù làm chuyện xấu.

Trà Mi: Nếu cuộc do sống kim tiền khiến con người thay đổi thì xung quanh cũng có nhiều nơi phát triển hơn mình, họ chạy theo đồng tiền còn vội vã hơn nhưng vẫn giữ được nét văn minh-lịch sử, chẳng hạn như Thái Lan hay Singapore?

Hoàng Kim Sơn: Bần nông không được học lại lên làm cán bộ. Cho nên, chiếm vị trí trong xã hội không phải là người giỏi nhất mà là những kẻ giang hồ nhất. Họ làm điều xấu để họ vươn lên. Từ cái gốc đã xấu rồi thì cái ngọn đâu có đẹp nữa?

“ Môi trường xã hội ảnh hưởng con người. Đạo đức con người là do môi trường xã hội. Khi cuộc sống quan trọng đồng tiền trên hết, người ta không còn quan tâm đến đạo đức và tự trọng nữa. Người ta làm mọi giá để kiếm được tiền dù làm chuyện xấu.

Hoàng Kim Sơn”

Trà Mi: Có khách quan không khi đổ lỗi ở những người có vị trí, có trách nhiệm? Hay cũng có một phần nào đó do ý thức của từng cá nhân trong xã hội này?

Hoàng Kim Sơn: Đúng, mỗi người là một yếu tố trong xã hội. Bản thân mỗi người phải tự ‘vươn ra’, chứ cứ kiếm sống và an phận đến chết thì cuộc đời họ chỉ giống một con ốc trong một chuỗi ốc thôi, không được gì cả. Phải có ý chí ‘vươn ra ngoài’, vượt ra khỏi nhà tù nhỏ của cộng sản để đầu óc sáng sủa hơn, để biết cách sống và đóng góp cho xã hội, chứ không phải chỉ biết tích góp cho bản thân mà thôi.

Phạm Văn Lộc: Mình sống trong một xã hội không được tự do. Có rất nhiều nhân tài nhưng họ không được trọng dụng thì đất nước cũng khó phát triển. Sinh viên đại học bây giờ hai, ba bằng đại học vẫn không xin được việc làm vì không có thân thế. Con cháu của cán bộ thì được đưa vào. Nhân tài thì bị mai một. Đó là điều người trẻ trăn trở.

Trà Mi: Các bạn mong muốn những thay đổi như thế nào từ giới hữu trách?

Phạm Văn Lộc: Sống giữa chế độ độc đảng này, khó lắm, không thể nào nói được. Dân cất tiếng, họ vùi dập liền. Khi nào đất nước thật sự có tự do-dân chủ thì người trẻ mới phát huy được năng lực của mình.

Trà Mi: Ngoài những kỳ vọng ở giới hữu trách, trách nhiệm của người trẻ ra sao để thúc đẩy mọi việc khá hơn?

Nguyễn Trần Hoàng: Mỗi người trong xã hội đều phải có trách nhiệm. Từng người sống tốt thì xã hội tự nhiên sẽ tốt hơn. Đừng lường gạt, đừng hơn thua, đừng làm gì sai trái mà hãy sống một cách chân chính.

“ Ước muốn Sài Gòn ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn phải từ con người thay đổi. Khi con người thay đổi, sống chân thật, tâm thiện, đối xử tốt với người khác thì xã hội mới đẹp hơn.

Nguyễn Trần Hoàng”

Phạm Văn Lộc: Mình mơ ước trước tiên thay đổi được nền giáo dục từ gốc thì mình mới tạo nên được những nét đẹp bên ngoài. Nếu vẫn theo nền giáo dục xã hội chủ nghĩa thì các thế hệ tiếp nối sẽ khó giữ được nét đẹp trong con người để từ đó có thể xây dựng được một thành phố tốt đẹp hơn. Ra nước ngoài thấy nhiều nơi họ treo bảng đề phòng người Việt trộm cắp, mình thấy xấu hổ cho một nền giáo dục dối trá.

Nguyễn Trần Hoàng: Ước muốn Sài Gòn ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn phải từ con người thay đổi. Khi con người thay đổi, sống chân thật, tâm thiện, đối xử tốt với người khác thì xã hội mới đẹp hơn.

Hoàng Kim Sơn: Với Việt Nam, không đơn giản chỉ thay đổi giáo dục là được, mà phải thay đổi từ hệ thống nhà nước, từ luật lệ. Giống như Tổng thống Obama nói, muốn thấy sự thay đổi, bản thân mỗi người hãy tự thay đổi. Chỉ cần 30% dân Việt Nam thay đổi thì sẽ thấy được sự ‘cách mạng’ , không cần phải gì đâu.

Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã đóng góp trong chương trình Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay.

7 gương mặt Việt rạng danh

7 gương mặt Việt rạng danh

 trên top 30 Under 30 Châu Á của Forbes

26 Tháng Hai, 2016
Danh sách 7 người Việt lọt vào “Top 30 gương mặt nổi bật nhất Châu Á” của Forbes trong nhiều lĩnh vực như truyền thông, thương mại, điện tử, chăm sóc sức khỏe và khoa học.

  1. Đinh Nhật Nam, Urban StationĐinh Nhật Nam, 26 tuổi, là người sáng lập nên chuỗi cửa hàng cafe Urban Station. Hiện chuỗi cửa hàng mở rộng hệ thống lên con số 38 cửa hàng trên cả nước.

    30under30(1)
    Forbes cho biết, cùng với nhóm các nhà đầu tư mới, Nam đang chuẩn bị ra mắt chuỗi cửa hàng cafe mới tại Trung Quốc, nơi có mức tiêu thụ cà phê đang gia tăng và dự định nhập một số thương hiệu đồ uống cao cấp từ Singapore về Việt Nam.
    Anh được Forbes vinh danh trong danh sách 30 Under 30 trong lĩnh vực nghệ thuật.

  2. Trần Đức Việt – JVevermind

Trần Đức Việt, 24 tuổi, chính là vlogger mang tên JVevermind trên YouTube. JVevermind bắt đầu đăng tải video tự đạo diễn và sản xuất lên YouTube từ năm 2011.
30under30(2)

Anh cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận giải ​

Golden Play Button Award của YouTube khi đạt hơn 1 triệu người ghi danh theo dõi.

Trần Đức Việt được vinh danh trong danh sách 30 Under 30 trong lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị, truyền thông.

  1. Hà Lâm, Triip.me

Hà Lâm (Lâm Thị Thúy Hà), 29 tuổi, là người đồng sáng lập dự án khởi nghiệp du lịch Triip.me cùng chồng mình. Hai vợ chồng từng bán nhà để lấy vốn hỗ trợ cho dự án này.

30under30(3)

Mới đây, dự án được rót 500.000 USD từ quỹ đầu tư Singapore Gobi Partners. Nữ doanh nhân này được vinh danh trong danh sách 30 Under 30 trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử.

4. Lê Hoàng Uyên Vy, VinEcom

Lê Hoàng Uyên Vy, 28 tuổi, hiện là phó giám đốc điều hành của VinEcom, công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.

30under30(4)

Tốt nghiệp Đại học Georgetown trong ngành tài chính, Vy từng thành lập trang web thời trang Chon.vn vào năm 2009 cũng như Aiya, một chuỗi nhà hàng phục vụ đồ ăn đường phố của Việt Nam trong nhà.

Vy lọt vào danh sách 30 Under 30 trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử.

5. Lương Duy Hoài, Giao Hàng Nhanh

Một người Việt khác cũng lọt vào danh sách 30 Under 30 trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử là Lương Duy Hoài.

30under30(5)

Năm nay 27 tuổi, Hoài tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ thông tin, là người sáng lập và CEO của Giao Hàng Nhanh với hơn 1.000 nhân viên. Anh đang làm việc với 5 đối tác để cung cấp dịch vụ vận chuyển.

Giao Hàng Nhanh làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến nhỏ để hỗ trợ vận chuyển, trong đó bao gồm 30 trang thương mại điện tử và hàng trăm doanh nghiệp nhỏ khác. Tính đến cuối năm 2014, công ty đã vận chuyển được khoảng 10.000 đơn hàng mỗi ngày,

  1. Lê Hùng Việt Bảo

Lê Hùng Việt Bảo, 29 tuổi, hiện là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Chicago về chuyên ngành số học, một trong những lĩnh vực lâu đời nhất của toán học. Trước đó, anh tốt nghiệp tiến sĩ toán học, Đại học Harvard sau khi lấy bằng đại học tại Cambridge.

30under30(6)

Bảo gọi mối quan hệ của các con số là “một sự phức tạp đáng ngạc nhiên nhưng chưa đẹp đẽ”. Anh tin rằng lĩnh vực của anh sẽ có nhiều hữu ích trong việc phát triển công nghệ bảo mật. Bảo lọt vào danh sách 30 Under 30 trong lĩnh vực y tế và khoa học.

  1. Tạ Minh Tuấn, Help International

Tạ Minh Tuấn, 27 tuổi là người sáng lập Help International. Lấy động lực khi cha anh mắc bệnh ung thư, Tuấn đã thành lập nên Help International để hỗ trợ giới thiệu bác sĩ tư nhân cho bệnh nhân tại Việt Nam.

30under30(7)
Hiện tổ chức của anh giúp đỡ cho hơn 10.000 gia đình. Anh đồng thời cũng là chủ tịch của Junior Chamber International, một tổ chức phi lợi nhuận dành cho người từ 18 đến 40 tuổi.

Tuấn lọt vào danh sách 30 Under 30 trong lĩnh vực y tế và khoa học.

Anh chị Thụ & Mai gởi

Lương và cuộc sống của công nhân

Lương và cuộc sống của công nhân

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2016-03-06

Các công nhân nữ trong một xưởng may.

AFP PHOTO

Your browser does not support the audio element.

Việt Nam được coi là một nước đang phát triển, với một lực lượng lao động trẻ, dồi dào và có nhiều tiềm năng, tuy nhiên lương của công nhân Việt Nam đang ở mức thấp và cuộc sống của công nhân gặp nhiều khó khăn.

Thu nhập của công nhân

Theo nghị định 122/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2015 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2016 quy định mức lương tính theo vùng, với mức lương tối thiểu, cụ thể: Đối với vùng 1 mức lương là 3.500.000đ/tháng, vùng 2 mức lương 3.100.000đ/tháng, vùng 3 – 2.700.000đ/tháng, vùng 4 – 2.400.000đ/tháng. Đây là mức lương tối thiểu mà khi doanh nghiệp phải thỏa thuận để trả cho các công nhân không bao gồm các khoản trợ cấp cũng như phụ cấp thêm hay là thời gian làm thêm giờ của công nhân.

So với các nước cùng khu vực thì mức lương tối thiểu của công nhân Việt Nam là thấp nhất.

Đó là quy định của chính phủ với mức lương tối thiểu cho công nhân, tuy nhiên thực tế thì không như vậy, có nhiều doanh nghiệp không trả lương cho công nhân theo quy định đó, có công ty lại bớt chỗ này để bù vào chỗ kia.

Một ngày em có thể làm được 15, 16 tiếng, có khi em làm thêm, phụ thêm để đủ ăn mà thôi.
– anh Trần Văn Điển

Anh Trần Văn Điển một công nhân làm ở công ty sản xuất giấy An Hòa, tỉnh Tuyên Quang cho biết, lương cơ bản của anh là 2.500.000đ/tháng, cộng tất cả các khoản trợ cấp và phụ cấp thì anh được 3.700.00đ/tháng, ngoài ra anh không được hỗ trợ nào thêm, dù làm việc trong môi trường rất ô nhiễm về chất hóa học.

Nhưng theo nghị định của chính phủ về việc tính lương theo vùng thì 1 tháng anh phải được 3.100.000đ/tháng không bao gồm các khoản phụ cấp và trợ cấp.

Anh Điển tiếp lời:

Lương làm của em là 2.500.000 ngàn đồng, cộng thêm các vào là 3.700.000, không có hỗ trợ gì nữa, tiền lương 3.700.000 là quá ít so với mặt bằng chung ở các tỉnh thành.

Chị Nguyễn Thị Yến, một công nhân quê ở Nghệ An làm tại khu công nghiệp Nam Cấm ở Nghệ An cũng cho biết.

“Lương cơ bản của em là 2.850.000, nếu tăng ca đều đều 1 tháng 48h thì 1 tháng được khoảng 4.500.000.”

Trong khi những tỉnh thành khác thì lương cơ bản khá thấp thì các khu công nghiệp trên địa bàn Tp Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… cao hơn nhiều.

Chị Huệ làm trong công ty Sprinta ở Bình Dương cho biết:

“Lương cơ bản được 4.100.000, kể cả làm thêm giờ 1 tháng em được 6.000.000.”

Làm thêm giờ

Làm việc trong công ty sản xuất giấy An Hòa, anh Điển cho biết đây là công ty sản xuất theo dây chuyền nên không có tăng ca, thêm giờ, nên 1 tháng tất cả các công nhân chỉ nhận được 3.700.000đ, nhưng theo anh với mức tiền này công nhân họ chỉ đủ sống qua ngày, nhất là đối với những người không phải dân bản xứ phải đến thuê ở trọ, chứ chưa tính đến việc ốm đau hay là trợ giúp thêm cho gia đình. Còn anh Điển là dân bản xứ mọi sinh hoạt cùng với gia đình, ngoài ra mỗi khi làm ở công ty về anh còn kiếm việc để làm thêm nên thu nhập có khả hơn.

000_Hkg4153197.jpg

Một lao động Việt Nam của nhà máy phát điện tuabin đứng kế các thành phần tuabin gió bên trong một dây chuyền lắp ráp tại thành phố ven biển phía Bắc của Hải Phòng.

Anh Điển tiếp lời:

“Một ngày em có thể làm được 15, 16 tiếng, có khi em làm thêm, phụ thêm để đủ ăn mà thôi. Chứ còn như những người nào mà đến đây ở trọ mà để làm ăn thì với mức lương 3.700.000 thì chỉ gọi là ăn cho qua ngày thôi vì nó quá thấp. Còn chưa nói đến chuyện ốm đau hay là bệnh tật, hay là gia đình còn có ai ốm đau nữa thì chắc là không đủ sinh sống.”

Trong khi anh Điển ngoài thời gian làm việc ở công ty thì anh phải tìm thêm cho mình một công việc khác để tăng thu nhập cho cho mình thì phần lớn các công nhân làm việc trong các khu công nghiệp thì họ phải làm tăng ca để có thêm thu nhập cho cuộc sống, vì theo nhiều công nhân cho biết, lương cơ bản của họ thì chỉ để giúp họ chi trả cho cuộc sống trong tháng đó, nếu tháng đó không có ốm đau, không có đám cưới… thì như thể họ mới đủ. Còn tiền làm tăng ca thì đó mới là tiền để họ trợ giúp cho gia đình, vì khi ra đi làm thì gánh nặng gia đình, nuôi các em ăn học… đè nặng trên vai họ.

Theo quy định của công ty thì lương cơ bản của công nhân là một ngày làm việc 8 tiếng, nhưng vì gánh nặng gia đình nên nhiều công nhân làm việc mỗi ngày 10 tiếng, 12 tiếng, có những công nhân thậm chí làm đến 14 tiếng, 16 tiếng 1 ngày.

Chị Huệ làm công nhân ở công ty Sprinta (Bình Dương) cho biết, mỗi ngày chị phải làm tăng ca đến 14 tiếng, như vậy mỗi tháng chị mới đủ dư 2.000.000 để phụ giúp cho gia đình, đó là đối với những người tiết kiệm.

“Trước thì có 9 – 10 tiếng, nhưng giờ chỉ có 8 tiếng thôi, tùy theo từng người, nhưng mỗi tháng em có dư 2.000.000.”

Có nhiều công ty ngoài các khoản trợ cấp và phụ cấp, họ còn hỗ trợ cho các công nhân thêm nhiều khoản khác nữa như hỗ trợ thêm tiền xăng xe cho các công nhân người địa phương mà không thể ở trọ, hỗ trợ tiền sinh đẻ cho các công nhân nữ…

Chị Yến ở Nghệ An chia sẻ:

“Xăng xe khu vực là 400.000, tăng ca 1 tiếng được 15.000, phụ nữ sinh vẫn có bảo hiểm, nhưng khi sinh sau đi làm 6 tháng họ mới nhận được bảo hiểm.”

Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2016, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 15.605 lao động, chưa kể đến số lao động đi làm ở các nước mà không qua dịch vụ.

Việt Nam được là một nước có nguồn lao động trẻ, theo một báo cáo mỗi năm có khoảng 1,1 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động, tuy nhiên vì ở trong nước không tìm được việc làm cũng như tiền lương ít ỏi nên nhiều công nhân Việt Nam phải tìm cách đi xuất khẩu lao động. Trong thời gian gần đây thị trường mà nhiều lao động Việt Nam tìm tới là Lào, Camphuchia và đặc biệt là Thái Lan.

Một người Việt cao niên đã “SÁNG MẮT” viết về VN hiện tại.

Ai muốn về VN để hưởng tuổi già xin mời suy nghĩ

Một người Việt cao niên đã “SÁNG MẮT” viết về VN hiện tại.

  1. Tài chánh
    2. Tình nghĩa đồng bào
    3. Anh em, bà con, Con cháu
    4. Thời tiết
    5. Thức ăn
    6. Y tế
    7. An ninh
    8. Môi trường
    9. Luật pháp
    10. Chính trị

Cách đây 12 năm, lúc tôi được 49 tuổi, đã xa đất nước VN được 24 năm, khi nghe tin chính phủ Cộng sản đổi mới chính sách, quên hết hận thù, gọi Việt kiều ngoại là khúc ruột ngàn dặm, bỏ qua quá khứ, hướng về tương lai, đoàn kết một nhà (!)…Lúc đó tôi cũng như rất nhiều người Việt tha hương so sánh một vài điều về tài chánh, về vật giá, về tình ruột thịt, bà con giữa xứ Mỹ và xứ mình, nên cũng rất là “hồ hỡi”…nhưng quên đi mất nhiều chi tiết quan trọng mà mình ở đất Mỹ không thấy được những cái sự việc khác rất thực tế đang xảy ra ở VN. Sau 2 lần về thăm lại VN năm 2000 và năm 2007 cùng với nhiều tin tức về vô số vấn đề …nhưng chỉ ghi nhận trung thực trong 10 vấn đề nêu trên thì thấy phần lớn là xấu, nhất là vấn đề y tế, an ninh, luật pháp, nên: Tôi đã bỏ hẳn ý định về VN để nghỉ hưu.

Đến ngày hôm nay, tôi vẫn còn biết có người bạn cùng khóa 23 ở bên Mỹ nhưng đang có vợ ở VN , một người bạn ở Texas cũng dự tính về VN để dưỡng gìà, một bạn Việt kiều rất già có vợ trẻ, cứ sáu tháng ở VN, vài tuần về Mỹ… Một số Việt kiều dự tính về VN để sống luôn …Số còn lại mấy chục năm trước họ nhớ VN tha thiết, nhớ quay quắt, nói có về VN sống thì ”ăn đất, ăn cát cũng chịu”… sau đó họ về xây vài ba căn nhà ở VN. Bây giờ đa số họ không còn có cái tình cảm “nóng sốt” như những ngày xưa, bắt đầu âm thầm bán dần tài sản nhà cửa ở VN và chỉ về VN thăm viếng mà thôi, và quyết định sẽ chết ở Mỹ…

Tôi nêu lên dưới đây là những câu chuyện rất thật mà tôi đã theo dõi trên 20 năm và phỏng vấn họ nhiều giai đoạn, từ lúc họ nhỏ những giọt nước mắt nhớ về quê hương, lúc họ gởi tiền về VN xây nhà, cho đến lúc họ gặp tôi chấp tay xá xá lia lịa vì sợ, rất sợ cái gọi là đất nước Việt Nam của Cộng sản. Như chị Gẫm nói với tôi rằng “ Chú Nam đừng phổ biến những tin nầy sợ người ta hiểu lầm cho rằng anh chị là người vong bản quên đi đất nước quê hương của mình mà lại còn nói cái xấu nữa”. Những người bạn Việt kiều của tôi đang ở VN hay dự tính về VN tôi sẽ lần lượt phỏng vấn họ, hy vọng họ cho tôi biết những sự thật bây giờ và tương lai, bởi vì họ quan niệm “người ta sống được thì mình sống được, đừng có hù nhé, về VN thì sống mấy đời cũng không hết tiền, vật giá thì quá rẻ, bên Mỹ nầy cực quá, mình về VN có nhà lớn hơn, có kẻ hầu người hạ, có tình bà con đậm đà thắm thiết, vui gấp ngàn lần ở Mỹ, mình đừng làm chính trị chống chế độ thì đâu có ai khó dễ gì được …”
Tôi không dám nói nhiều vì cũng ngại các người bạn nầy sẽ ghét mình, thành thử cứ để thời gian và thực tế sẽ phơi bày trắng đen, biết đâu họ lại sống được như những người khác, làm bạn với Công an hiền lành, thương dân…vì thế tôi cố gắng thật khách quan khi viết bài nầy, nhưng có thể còn rất nhiều thiếu sót, nếu vô tình đụng chạm thì xin người đọc miển thứ cho và chỉ giáo thêm trong tinh thần xây dựng.

Sau đây là chi tiết 10 điều căn bản :

  1. Tài chánh: Không có gì khó khăn khi so sánh lợi tức ở Mỹ hay ở ngoại quốc đối với lợi tức đầu người ở VN. Về VN sống thì có người giúp việc, có người nấu ăn, tiền hưu bổng xài cả đời không hết ….Trước năm 2010 có thể nói rằng vật giá ở VN còn rẻ so với ngoại quốc, nhưng bây giờ thì..! Anh Thu ở xóm tôi mới về VN, trở qua Mỹ đầu tháng 4/2011 nói rằng vật giá ở VN bây giờ rất cao, thí dụ: một tô mì vit tiềm trong một tiệm ăn trung bình giá khoảng 75.000 VN, tức khoảng 3 đô la rưởi…ăn một tô phở ở một tiệm tương đối sạch sẽ không có người ăn xin đứng chờ với hai bàn tay cùi hay ghẻ lỡ thì cũng xấp xỉ 4, 5 đô.!! Con re hon bên Pha’p tô mi vit tiêm hon 10 euros, tô hu tiê’u re nhu’t 7 euros) vê VN an qua’ re.
  2. Tình người: Nếu Việt kiều về thăm viếng một thời gian ngắn thì thấy ai ai cũng đối xử với mình trong tình cảm đậm đà thân thiện hết. Người VN mình tình cảm đậm đà nhưng không dễ gì bị “người dưng nước lã” gạt, nhưng đau nhất trên đời là bị thân nhân bà con ruột thịt của mình gạt ngon ơ đau đớn lắm! Cô Nữ, Chị Hà người Tuy Hòa, về VN xây nhà, lựa mấy đứa cháu ngoan hiền đứng tên. Một thời gian sau chúng nó đem cầm sổ ĐỎ phải bỏ tiền ra chuộc tức muốn ói máu…Vợ chồng ông Điều, dân Quảng Bình di cư, bị cô em vợ sang đoạt hết mấy căn nhà ở VN tức muốn đứng tim …Dì dượng bên bà xã của tôi ở San Diego, về VN cưới thằng chồng VN cho con gái bên Mỹ, sang đây cao thủ đánh cắp hơn USD 60.000, ông bà tức quá, bây giờ chỉ cầu xin Chúa và đức Mẹ mà thôi.

Ngày 18-4-2011, trên Việt báo online tình mẹ con bà cháu ruột thịt tiêu tan chỉ vì tranh dành mảnh đất ở Thủ Thiêm …Cũng trên tờ Vietbao online, mục blog chuyện thật “Bà già ngu” bỏ tiền xây nhà ở VN, không ngờ mấy đứa em đem bán sạch, ở Mỹ một ổ bánh mì mà không có tiền mua, đấm ngực kêu trời …Còn nhiều lắm chỉ toàn là những trường hợp bị những người ruột thịt của mình gạt gẩm mà thôi ….ai cũng nói “Không biết mấy người bất lương đó ra sao, chứ anh hay chị hay cháu, hay (…) của tôi không như tụi đó đâu, gia đình tôi gia giáo, lễ nghĩa không lẽ họ dứt tình ruột thịt hay sao ….. Xin thưa rằng những người bị gạt là những người trong đầu đã có sạn, những con cáo già, không dễ có người xa lạ nào gạt được họ đâu, nhưng mọi người nên nhớ là sau vài chục năm xa cách Cộng Sản đã biến cải người dân, những người ruột thịt của mình thành những tay cao thủ “những quái chiêu lường gạt”!! Việt kiều bây giờ đối với khúc ruột ngàn dậm là những con cừu non mà thôi.

  1. Con cháu: Người già ở ngoại quốc thì nhớ VN, còn về VN thì lại nhớ con cháu ở ngoại quốc. Anh Tư, chị Gẫm mê xóm Bóng, Nha Trang, 12 năm về trước nhất định về già sẽ về VN để sống, có nghèo cũng chịu. Bây giờ có 3 đứa cháu ngoại, 4 đứa cháu nội, tất cả đều ở Mỹ,…thương quá xá, xa một ngày cũng nhớ, thành ra cũng là một lý do bỏ luôn cái vụ việc về VN để ở …
    Tôi có quen với một người bạn trẻ trên dưới 50 tuổi dự trù tương lai sẽ về VN về vùng quê để dưỡng già. ”Người ta sống được thì mình sống được …” nhưng người bạn đó chưa nghĩ tới đứa con trai một của mình ở bên Mỹ mà vợ chồng cưng nhất trên đời, nếu họ có vài đứa cháu nội không biết họ có dứt khoát bỏ con cháu bên Mỹ nầy mà về VN ở luôn hay không, chưa kể còn nhiều vấn đề khác nữa như vấn đề sức khỏe, an ninh …
  2. Thời tiết : Quá nóng ở VN so với nơi cư ngụ của mình ở Mỹ. Bà mẹ của người bạn trong sở , tuổi gần 80, mấy năm về trước lúc nào cũng đòi về VN để sống. Mùa Đông năm 2010 bà về thăm VN để sửa sọan về ở luôn, tôi gặp bà trở về Mỹ…Bà bảo tôi rằng sẽ chết ở bên Mỹ, không về VN nữa…Hỏi mãi bà chỉ hé ra một chi tiết nhỏ thôi: “trời quá nóng, chịu không nổi…”.
  3. Thức ăn: Đồ ăn có thể ngon miệng hơn, rẽ tiền hơn …Gần đây tin tức hàng ngày thực phẩm ở VN đầy ngập những chất độc trong thức ăn khỏi cần thí dụ…
  4. Y tế: Ở VN tiền thuốc thang bệnh viện quá rẽ so với nước Mỹ nhưng kỹ thuật, vệ sinh thì quá tồi tệ…(trừ việc đi trồng răng. Trồng răng bên VN rất rẽ…khoảng USD 100/cái so với Mỹ khoảng USD 1.000/cái). Nhưng anh Tư, chị Gẫm về VN bị bệnh, trong lúc chờ mổ ở Nha Trang thấy ông bác sĩ còn bận đồ ngủ pyjama, mổ bệnh nhân dao kéo mổ xẻ máu me đầy chậu, ruồi nhặng bu đầy, dùng nước lạnh trong vòi rửa xong mổ tiếp cho bệnh nhân thứ hai !…
    Tôi về VN lần đầu, chỉ có 3 tuần thôi mà bị hai thứ bệnh : tiêu chảy vì ăn cây kem và ho vì ngủ dưới bốn cây quạt trần …Khi bị bệnh thì việc đầu tiên là tôi muốn bay trở về Mỹ lập tức vi thuốc ở VN không trị nổi. Rất nhiều người già về VN chơi bị bệnh, con cháu gởi phi cơ cho họ trở về Mỹ liền ngay, như những người còn trẻ cũng đổi vé phi cơ trở về Mỹ khi biết bệnh của mình hơi bị nặng …
  5. An ninh: Quá tệ, cướp giật ở thành thị, trộm cướp ở thôn quê. Cô em vợ vượt biên lúc 14 tuổi, sang Pháp lập gia đình, về VN thăm lúc 34 tuổi cứ tưởng xả hội VN giống bên Pháp, bị cướp giựt xách tay ngay chợ Bến Thành, mất hết giấy tờ làm việc với Công An sợ quá bây giờ không dám về VN …Cũng anh Tư, chị Gẫm mê xóm Bóng, Nha Trang, về xây nhà ở Thành, lúc về thăm VN bị trộm, bị cướp vài lần, nhà cửa giao cho đứa em xây bất hợp pháp, bây giờ cho không chánh quyền để đở tốn tiền thuê nhân công phá bỏ….
  6. Môi trường Từ không khí, nước sông, nước hồ ô nhiểm đầy bệnh truyền nhiểm như hepatitis, bệnh lao, bệnh lãi …Nếu sống ở ngoại quốc với những điều kiện vệ sinh khi đã quen thì về VN mà tính ở luôn thì thì cũng phải là một người không bao giờ sợ bệnh, không sợ dơ và thật sự thương xứ VN lắm đó …
  7. Luật pháp: Luật rừng, hối lộ là qua được hết, làm ăn lớn mà chi không đủ thì cũng có ngày bỏ của chạy lấy người …Công an là vua, bỏ tù bất cứ ai chống chế độ một cách hợp pháp, ai ai cũng biết chẳng cần thí dụ …
  8. Chính trị: Quá tệ đảng CS tàn ác độc tôn, bỏ tù thủ tiêu những người yêu đất nước, thương dân tộc, nói ra sự thật, kể cả những đãng viên lâu đời …Dân chúng sợ sệt, không có dân chủ , nếu sống quen ở nước tự do thì không biết có chịu nổi cảnh sống nầy hay không… Chắc ai cũng biết, không cần thí dụ …

Để kết luận, tôi mượn lời của ông Khánh Hưng: “Ở trên trái đất nầy, không hề có thiên đàng. Điều mà anh và tôi tìm kiếm không phải là một xã hội hoàn hảo, mà là một xã hội ít có sự bất công hơn, ít có sự lừa dối hơn, và ít có cái xấu hơn. Trong ý nghĩa nầy, thì nước Mỹ là một mô hình tốt hơn vạn lần so với cái xã hội Việt Nam Cộng Sản, nơi mà sự ác, sự bất công, và sự lừa dối đang thống trị xã hội…”
Nói như nhà thơ Trần trung Đạo:

” Việt nam nay để thương, để nhớ, chớ không phải để ở.. ”

Xét cho cùng cũng chẳng có gì để mà “phải thuơng phải nhớ” cả ! Sống với CS : Đồng tiền đã làm thay đổi hết tình nghĩa con người ! Cảnh vật thì đã chết dần theo thời gian ! VN chỉ còn là dĩ vãng !

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích qua đời do nhồi máu cơ tim

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích qua đời do nhồi máu cơ tim

Nguoi-viet.com


WESTMINSTER (NV) –
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cựu giám đốc Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua đời do nhồi máu cơ tim ngay trên chuyến bay từ thủ đô Washington DC đi Manila, Philippines tối 2 Tháng Ba, 2016.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh, bào huynh của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cho báo Người Việt biết tin này.

 
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. (Hình: Triết Trần/Người Việt)  

Giáo sư Linh nói với Người Việt rằng, hiền thê của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là Tiến sĩ Đào Thị Hợi dùng điện thoại trên máy bay gọi về báo tin buồn vào lúc 9 giờ tối 2 Tháng Ba (giờ miền đông Hoa Kỳ). Bà cho biết, Giáo sư Bích vào phòng vệ sinh trên máy bay, khi về lại chỗ ngồi thì lên cơn mệt và mất ngay tại ghế ngồi.

Luật sư Trịnh Hội, Giám đốc Tổ chức VOICE trụ sở tại Manila cũng đã biết tin này, đồng thời có mặt tại phi trường Manila để đón thi hài Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.

Ông Nguyễn Ngọc Linh từ Hoa Kỳ cũng đã nói chuyện cùng luật sư Trịnh Hội tại Manila; luật sư Hội cho biết cơ quan hữu trách của Manila đã thực hiện giải phẫu tử thi, đã cấp giấy chứng tử, và hiện gia đình đang liên lạc với tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Manila để hoàn tất thủ tục mang thi hài Giáo Sư Bích về lại Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Ngọc Linh nói thủ tục, nếu nhanh, là từ 3 đến 5 ngày; chậm cũng đến 10 ngày. Một khi hoàn tất mọi thủ tục, luật sư Trịnh Hội sẽ tháp tùng bà Đào Thị Hợi để đưa thi hài giáo sư Bích về lại Hoa Kỳ.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích sinh 1937 tại Hà Nội. Lúc còn nhỏ, ông học  tiểu học ở Vĩnh Yên, sau đó vào trung học ở Chasseloup Laubat, Saigon.

Theo lời Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh, Giáo sư Bích du học Hoa Kỳ năm 1954 theo chương trình học-bổng Fulbright, học Đại học Princeton và và tốt nghiệp ngành Chính trị học năm 1958. Sau đó, ông tiếp tục theo học môn Á Đông học, Văn học cổ điển Nhật tại Columbia University, New York và có thời gian sang Nhật bằng học bổng President’s Fellowship để thu thập tài liệu cho luận án cao học. Ngoài ra, ông theo đuổi  một số khóa học ngắn ở Đại học Vienna và Munich (tiếng Đức), Madrid (tiếng Y-pha-nho), USDA Graduate School (tiếng Trung và tiếng Nga).

Sau nhiều năm sống, học và làm việc ở ngoại quốc, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích về nước năm 1972, cùng với hiền thê là Tiến sĩ Đào Thị Hợi thành lập Viện Đại Học Cửu Long ở Sài Gòn, đồng thời giữ chức Cục trưởng Cục Thông Tin Quốc Ngoại của Bộ dân Vận Chiêu Hồi do ông Hoàng Đức Nhã làm Tổng trưởng. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cũng là Tổng Giám Đốc sau cùng của Việt Tấn Xã.

Khi cộng sản chiếm miền Nam Tháng Tư năm 1975, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích rời quê nhà sang Hoa Kỳ sống tại Virginia cho tới khi ông vĩnh viễn ra đi.

Trong suốt thời gian hơn 40 năm qua, ông kiên trì đóng góp trong nhiều lãnh vực văn hóa, giáo dục, đấu tranh của người Việt Quốc Gia hải ngoại.

Thời Tổng thống George W.H Bush lãnh đạo Tòa Bạch Ốc, Giáo sư Bích được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Song Ngữ của Bộ Giáo Dục Liên Bang. Ông cũng từng là giám đốc của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) từ ngày đài phát thanh chương trình đầu tiên về Việt Nam vào tháng hai năm 1997. Kể từ ngày về hưu rời khỏi RFA, ông vẫn giữ chức Chủ tịch ‘Nghị Hội Toàn Quốc Của Người Việt tại Hoa Kỳ’ và tiếp tục các trước tác văn học, dịch thuật.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích từ trần, để lại một di sản đồ sộ những đóng góp của ông trong rất nhiều lãnh vực. Và ông cũng để lại tình cảm yêu mến trong lòng nhiều người Việt trong và ngoài nước.

Nói về sự ra đi đột ngột của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Nhà văn nữ Trương Anh Thụy, người cùng với Giáo sư Bích khởi xướng Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ và đã phát hành rất nhiều tác phẩm văn học, nghiên cứu trong hơn 20 năm qua, lặng đi, đứt quãng: “Sửng sốt! Đau buồn! Cùng học với Bích thời thập niên 50 bên Mỹ và làm việc chung với nhau không biết bao nhiêu công tác, không ngờ ông lại mất đột ngột không một lời giã biệt.”

Một bạn học khác của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích thời du học Mỹ là ông Nguyễn Thái Sơn nói: “Buồn đau quá các bạn ơi! Bích hiền và thủy chung với tất cả mọi người. Tấm lòng như thế mà sao lại đột tử! Buồn quá các bạn ơi.” (Đ.Q.A.T)

 
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. (Hình: Youtube VanHoaNBLV1)

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích

Sự nghiệp

Dịch-thuật: A Thousand Years of Vietnamese Poetry (Một nghìn năm thi ca VN, Alfred A. Knopf, 1975), War & Exile: A Vietnamese Anthology (chủ biên, Chiến tranh và Lưu đày: Tuyển tập văn thơ VN hiện đại, Trung tâm Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ, 1989, để đi dự Đại hội Văn-bút Thế-giới ở Montreal, Canada, tháng 9-1989), Trường Ca Lời Mẹ Ru / A Mother’s Lullaby của Trương Anh Thụy (dịch sang tiếng Anh, Cành Nam, 1989), Hoa Địa Ngục / Flowers of Hell và Hạt Máu Thơ / Blood Seeds Become Poetry (dịch thơ Nguyễn Chí Thiện, Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 1996), From Enemy to Friend (dịch “Mây Mù Thế Kỷ” của Bùi Tín, Naval Institute Press, Annapolis, MD, 2004), Cung Oán Ngâm Khúc / Complaints of an Odalisque (dịch và giới-thiệu thơ Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều, East Coast Vietnamese Publishers Consortium, 2006), Hỏa Lò / Hanoi Hilton Stories (dịch với người khác 3/7 truyện của Nguyễn Chí Thiện, Yale Southeast Asian Studies, 2007), Zenith (dịch chung với Hòa và Stephen B. Young “Đỉnh Cao Chói Lọi” của Dương Thu Hương, Viking, 2012).

Biên khảo

North Vietnam: Backtracking on Socialism (Vietnam Council on Foreign Relations, Saigon, 1971), giới-thiệu về thơ VN trong Nguyễn Đình Hòa, chủ-biên, Some Aspects of Vietnamese Culture (Southern Illinois University, Carbondale, IL, 1972), An Annotated Atlas of the Republic of Vietnam (Embassy of Vietnam, Washington DC, 1973), Hồ Xuân Hương: Tác-phẩm (Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 2000), Omar Khayyam – Rubaiyat: Thơ và Đời (dịch và giới-thiệu thơ Ba-tư, Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 2002), Tet, the Vietnamese New Year (East Coast Vietnamese Publishers Consortium, 2004), Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn (1 trong 7 soạn-giả, Viện Việt Học, 2009), Lưu Hương Ký (thơ chữ Nôm và chữ Hán của Hồ Xuân Hương, Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 2011).

Mỹ thuật – Âm nhạc

Vietnamese Architecture (dịch từ tiếng Pháp của Nguyễn Năng Đắc và Nguyễn Quang Nhạc, Embassy of Vietnam, Washington DC, 1970), 15 Ca-khúc mừng Giáng Sinh (National Center for Vietnamese Resettlement, 1975), Ngục Ca / Prison Songs (thơ Nguyễn Chí Thiện do Phạm Duy phổ nhạc, NNB làm lời tiếng Anh hát được, VICANA, 1982), dịch một số bài trong Trần Cao Lĩnh, Vietnam, My Country Forever (nhiếp ảnh nghệ-thuật, Aide à l’Enfance du Viet Nam, Paris, 1984), tác-giả hai bài về huyền-thoại VN và thơ VN trong Vietnam: Essays on History, Culture and Society (New York: The Asia Society, 1985), dịch danh-mục hội-họa VN trong An Ocean Apart: Contemporary Vietnamese Art from the United States and Vietnam (“Nghìn Trùng Xa Cách,” Washington, DC: Smithsonian Institution Traveling Exhibit Service, 1995), dịch các tiểu-luận về mỹ-thuật trong Thái Tuấn: Selected Paintings and Essays (Garden Grove, CA: VAALA, 1996).

Góp mục từ điển

“Southeast Asian Literature,” trong Funk and Wagnalls New International Yearbook 1965, “Southeast Asia,” trong The Oxford Companion to Women’s Writings in the United States, “Nguyen Chi Thien” trong Mark Wilhardt, Who’s Who in Twentieth-century World Poetry (Routledge, London, 2002).

Góp mặt trong các tuyển tập

Dịch thơ VN trong Dorothy B. Shimers (chủ-biên, Voices of Modern Asia, New York: New American Library, 1973), có gần 40 bài thơ Việt trong Katharine Washburn và John S. Major, World Poetry, An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time (Thơ Thế-giới, một tuyển-tập từ thượng-cổ đến ngày nay, New York: Norton, 1998), và có thơ VN dịch trong khoảng 40 sách giáo-khoa Mỹ.

LUẬN CỨ BÀO CHỮA VỀ VẤN ĐỀ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT

LUẬN CỨ BÀO CHỮA VỀ VẤN ĐỀ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT
(Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Mai Trung Tuấn, phiên tòa phúc thẩm)

Luật sư Trần Hồng Phong

Kính gửi: HĐXX PHÚC THẨM – TAND TỈNH LONG AN

Nguyen Mai Trung Tuan

 

 

 

 

 

Hình Nguyễn Mai Trung Tuấn (vị thành niên) đang tươi cười

Phần 1: Ý kiến chung về vụ án và việc giám định thương tật nạn nhân:
– Đây là vụ án đặc biệt, bị cáo là người chưa thành niên (15 tuổi), được dư luận xã hội quan tâm, đòi hỏi xét xử khách quan, đúng pháp luật. Uy tín của nền tư pháp nước nhà nói chung.
– Do có nhiều luật sư, tôi chỉ trình bày về vấn đề giám định tỷ lệ thương tật của nạn nhân Nguyễn Văn Thủy. Trong vụ án này, tỷ lệ thương tật bao nhiêu % có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến việc xác định NMTT có phạm tội hay không? Nếu dưới 31% thì Tuấn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo k3 điều 104 BLHS về tội cố ý gây thương tích.
– Đề nghị quan điểm bào chữa của tôi cần được VKS tranh luận đầy đủ, thẳng thắn, toàn diện để làm sáng tỏ vấn đề. Bảo đảm việc đánh giá chứng cứ, gồm kết luận giám định thực sự khách quan, đúng pháp luật. Biên bản phiên tòa cần ghi nhận đầy đủ ý kiến của luật sư. Chúng tôi sẽ thực hiện quyền được xem và ký vào biên bản phiên tòa.
– Về việc 2 tài liệu rất quan trọng liên quan trực tiếp đến việc giám định là Giấy chứng nhận thương tích số 07 ngày 24/4/2015 của TTYT Thạnh Hóa và Giấy chứng nhận thương tích số 564 ngày 15/5/2015 (tỷ lệ tổn thương diện tích 10%) của BV Chợ Rẫy bị rút khỏi hồ sơ vụ án là vi phạm tố tụng nghiêm trọng, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án. Đề nghị VKS và HĐXX có ý kiến và hướng giải quyết (ls đã có đơn kiến nghị nhiều lần).
– Qua tự thân vận động, hiện tôi có trong tay 2 tài liệu này (bản photo) – được trích từ hồ sơ vụ án chống người thi hành công vụ của cha mẹ Tuấn – ông bà Nguyễn Trung Can. Chúng tôi sử dụng ở đây như là tài liệu tham khảo, bổ sung, mới.
– Việc HĐXX không triệu tập và không có mặt giám định viên tham dự phiên tòa phúc thẩm (và cả sơ thẩm trước đây) là thiếu sót không thể chấp nhận được. Vì có rất nhiều vấn đề chưa rõ ràng, mâu thuẫn, thậm chí trái pháp luật thể hiện trong bản Kết luận giám định số 95 ngày 2/6/2015 – không ai khác có thể giải thích thay.
– Không chỉ vậy, về nguyên tắc và bảo đảm khách quan, còn cần phải triệu tập cả bác sỹ điều trị tại TTYT Thạnh Hóa (Bs Phùng Thanh Anh Kiệt) – người đã mô tả và chẩn đoán vết thương nạn nhân Thủy trong Giấy chứng nhận thương tích số 07 ngày 24-4-2015.
– Về Đơn kiến nghị giám định lại do các luật sư gửi cho Tòa, theo thông tin trong Quyết định số 01/QĐ-TA ngày 28-1-2016 của Chánh án TAND tỉnh Long An trả lời đơn của luật sư Nguyễn Văn Miếng về việc không chấp nhận đề nghị thay đổi thẩm phán Lê Quang Hùng, có đề cập đến việc luật sư bào chữa đã có đơn kiến nghị giám định lại. Và TAND tỉnh Long An đã có công văn số 52/2015/CV.TA ngày 31/12/2015 gửi Trung tâm pháp y Sở Y tế Long An đề nghị giải thích và khẳng định giá trị pháp lý Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 95/TgT.15-PY ngày 2/6/2015 của Trung tâm pháp y đối với người bị hại Nguyễn Văn Thủy. Sau đó ngày 11/1/2016, Trung tâm pháp y Sở y tế Long An đã có công văn số 05/TTPY-GĐTH phúc đáp. Tuy nhiên sau ngày 5-1-2016 các luật sư mới gửi Đơn kiến nghị, trong khi đó TAND tỉnh Long An từ ngày 31/12/2015, tức là trước đó 1 tuần. Như vậy, Đơn kiến nghị giám định lại của các luật sư thực chất chưa được xem xét, giải quyết.
– Tuy nhiên, chúng tôi sẽ sử dụng các thông tin trong công văn trả lời của Trung tâm pháp y Long An ngày 11/1/2016 và trình bày trong phần tranh luận của mình. Nhằm chỉ ra giải thích của Trung tâm là mâu thuẫn, quá trình giám định và kết luận tỷ lệ thương tật là sai quy định, trái pháp luật. Nếu không khắc phục (giám định lại) sẽ làm oan đối với bị cáo NMTT.
– Dù chúng tôi đã đề nghị hoãn phiên tòa trong phần thủ tục, nhưng Tòa vẫn quyết định xét xử, nên với trách nhiệm của mình, tôi vẫn trình bày quan điểm trong bối cảnh không thể xét hỏi và làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến giám định – do vắng mặt giám định viên.
– Về vấn đề giám định thương tật, đề nghị HĐXX lưu ý có 2 văn bản pháp luật liên quan – cũng đã được Trung tâm pháp y Sở Y tế Long An xác nhận trong công văn 05 ngày 11/1/2016 gửi Tòa. Đó là:
1. Thông tư 20/2014 Bộ Y tế ban hành ngày 12-6-2014 – quy định về tỳ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y – chương 10: Tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng. Có hiệu lực từ 15/8/2014. Nội dung cơ bản về phương pháp đánh giá và kết luận tỷ lệ thương tật hoàn toàn giống với Thông tư 28/2013 BYT.
2. Thông tư 47/2013 Bộ Y tế – ban hành ngày 31/12/2013 – về quy trình giám định pháp y và mẫu bản Kết luận giám định pháp y. Có hiệu lực từ ngày 15/4/2014.
(Chúng tôi sẵn sàng cung cấp để Tòa đối chiếu, kiểm tra).
– Ngoài ra, việc xác định diện tích tổn thương là bao nhiêu % diện tích cơ thể chỉ có thể được xác định một cách chính xác khi chúng ta biết diện tích bề mặt da của cơ thể một con người trung bình là bao nhiêu m2? Chứ không phải và không thể cơ quan giám định nói 6% thì có nghĩa là đúng 6%. Qua nghiên cứu và tham khảo, được biết diện tích bề mặt da của nam giới người Việt Nam trung bình khoảng 1,9m2. Tức 1.900cm2.
– Trong khi Khoa bỏng BV Chợ Rẫy – cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu cả nước, xác định diện tích tổn thương của nạn nhận là 10%, thì trong công văn trả lời và bản Kết luận giám định pháp y của Trung tâm pháp y Long An vừa không rõ ràng, sai quy định, nhưng thể hiện khoảng gần 14%, trong khi TTYT Thạnh Hóa lại “chẩn đoán” đến 35% mà không nói rõ là cái chi – cho thấy việc giám định có vấn đề nghiêm trọng.
– Để có căn cứ đánh giá, xác định giá trị chứng cứ của các tài liệu có trong hồ sơ và kết luận tại bản án sơ thẩm – đề nghị nạn nhân Nguyễn Văn Thủy cho HĐXX và các luật sư xem xét các vết sẹo trên cơ thể – xem có phù hợp và đúng với mô tả trong Bản kết luận giám định pháp y và 2 Giấy chứng nhận thương tích không?

Phần 2: Nội dung bào chữa
Gồm 2 nội dung chính:
I. Việc tòa sơ thẩm rút 2 “giấy chứng nhận thương tích” và Hồ sơ bệnh án ra khỏi Hồ sơ vụ án là sai sót không thể khắc phục tại phiên tòa phúc thẩm và có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án.
II. Bản “Kết luận giám định pháp y về thương tích” số 95/ThT.15-PY của Trung tâm pháp y Sở Y tế tỉnh Long An có nhiều vấn đề bất thường:
1. Nhiều nội dung không rõ ràng, mâu thuẫn và sai quy định pháp luật.
2. Có sai sót về hình thức và thủ tục – quy trình giám định.
3. Việc kết luận bị hại có tỷ lệ thương tật 35% là quá cao, không có căn cứ, mâu thuẫn với tài liệu nghiên cứu là 2 Giấy chứng nhận thương tích. Đặc biệt là không đúng với quy định của pháp luật về tỷ lệ thương tật theo Thông tư 20/2014/TT-BYT.
4. Có nhiều câu hỏi/vấn đề chưa rõ cần phải được giám định viên giải thích, trả lời.
Kết luận giám định pháp y số 95 không đáng tin cậy, không có giá trị chứng cứ.

  1. Việc hai (2) “Giấy chứng nhận thương tích” và Hồ sơ bệnh án của nạn nhân Nguyễn Văn Thủy bị rút khỏi hồ sơ vụ án là có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án, không thể khắc phục tại phiên tòa phúc thẩm này:
    Trong “QĐ trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật” số 92 ngày 19-5-2015 của CQCSĐT công an huyện Thạnh Hóa, thể hiện có kèm theo 2 bộ tài liệu liên quan và rất quan trọng là:
    – Giấy chứng nhận thương tích số 07/CN ngày 24-4-2015 và Hồ sơ bệnh án của Trung tâm Y tế huyện Thạnh Hóa.
    – Giấy chứng nhận thương tích số 564/YC-BVCR ngày 15-5-2015 và Hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
    Tại bản “Kết luận giám định pháp y về thương tích” số 95/ThT.15-PY của Trung tâm Pháp Y Sở Y tế Long An ngày 2-6-2015, tại mục II (Nghiên cứu hồ sơ tài liệu) cũng ghi rõ gồm:
    – Giấy chứng nhận thương tích số 07/CN ngày 24-4-2015 và Hồ sơ bệnh án của Trung tâm Y tế huyện Thạnh Hóa.
    – Giấy chứng nhận thương tích số 564/YC-BVCR ngày 15-5-2015 và Hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). (Ghi chú: trong đó có 3 tài liệu quan trọng là: Giấy chứng nhận thương tích, Giấy ra viện, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đều ghi rõ là “phỏng hóa chất diện tích 10%”)
    Như vậy, các tài liệu nêu trên là có thật, và RẤT QUAN TRỌNG, vì do bác sỹ của cơ quan có chuyên môn và thẩm quyền lập, dùng để nghiên cứu, tham khảo khi tiến hành giám định và căn cứ vào đây để đưa ra kết luận về tỷ lệ thương tật.
    2 Giấy chứng nhận thương tích và Hồ sơ bệnh án nêu trên cũng chính là một phần mang tính bắt buộc – thuộc phần “hồ sơ giám định” quy định tại mục II Hồ sơ giám định – quy trình “giám định thương tích vềt thương phần mềm” nêu tại Thông tư 47/2013/TT-BYT mà chính Trung tâm pháp y Long An đã thừa nhận. Trong đó, tại mục IV nêu rõ “Từ chối giám định” khi “không đầy đủ hồ sơ, hồ sơ không mang tính pháp lý”.
    Trong đó, Giấy CNTT của BV Chợ Rẫy là đáng tin cậy – vì đây là trung tâm khám chữa bệnh hàng đầu cả nước, tài liệu chứng nhận do bác sỹ chuyên khoa Bỏng thực hiện.
    Thế nhưng, trong bản thống kê “Tài liệu có trong hồ sơ” do cán bộ thống kê Lê Vũ Khúc lập, thấy rằng hồ sơ vụ án có 252 tờ, nhưng KHÔNG CÓ CÁC TÀI LIỆU CHỨNG NHẬN THƯƠNG TÍCH VÀ HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA NẠN NHÂN NGUYỄN VĂN THỦY.
    Việc trong hồ sơ vụ án không có các tài liệu quan trọng nêu trên là rất bất thường và thậm chí là sự vi phạm pháp luật tố tụng hình sự nghiêm trọng, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án, sai lệch kết quả giám định.
    Từ đó, luật sư cũng không có cơ hội nghiên cứu tài liệu chuyên môn này. Và một câu hỏi không thể không đặt ra và giải quyết là: ai đã cố tình rút những tài liệu này khỏi hồ sơ vụ án và nhằm mục đích gì?
    Về mặt tố tụng, dẫn đến hậu quả là:
    – Trong hồ sơ vụ án không thể hiện 2 tài liệu này. Tức là không có chứng cứ để xác định việc giám định của Trung tâm pháp y Long An là đúng pháp luật.
    – Không thể không làm rõ vì sao cùng một bệnh nhân, mà BV điều trị chuyên khoa đầu tiên là BV Chợ Rẫy xác định tổn thương chỉ khoảng 10% diện tích cơ thể, mà sau đó TT pháp y lại đưa ra tỷ lệ cao hơn bất thường.
    – Không có cơ sở để HĐXX ghi nhận và đánh giá việc giám định và kết quả giám định một cách ĐÚNG PHÁP LUẬT.
    Do vậy, cần phải khắc phục bằng cách bổ sung và hợp pháp hóa 2 tài liệu quan trọng này vào hồ sơ vụ án – điều tra lại.
    Việc này không thể khắc phục tại phiên tòa phúc thẩm này. Vì nếu bây giờ bổ sung vào, tức là đã thừa nhận việc xét xử sơ thẩm đã không xem xét đến 2 chứng cứ quan trọng đó. Trong khi đây không phải là chứng cứ mới (phát hiện).
    Đủ căn cứ để HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm, để điều tra bổ sung và xét xử lại từ đầu.
    Tuy nhiên, trong phần trình bày sau đây, chúng tôi vẫn sử dụng thông tin từ 2 Giấy chứng nhận thương tích nêu trên và 2 tài liệu của BV Chợ Rẫy (Giấy ra viện và Giấy CN nghỉ việc hưởng BHXH) – nhằm mục đích chứng minh bản “Kết luận giám định pháp y về thương tích” số 95/ThT.15-PY là có vấn đề, không đáng tin cậy. Khhông thể xem là “chứng cứ” kết tội được.
    Đề nghị VKS phải tranh luận với chúng tôi về vấn đề này.
  2. Bản “Kết luận giám định pháp y về thương tích” số 95/ThT.15-PY có nhiều vấn đề:
    1. Nhiều nội dung không rõ ràng, mâu thuẫn và sai quy định:
    Khi tiến hành giám định pháp y, bắt buộc phải tuân thủ quy định tại Thông tư 47/2013/TT-BYT. Cụ thể:
    1.1. Không rõ ràng, vô lý:
    – Khám thương tích, khám chuyên khoa: ghi kích thước vết sẹo, nếu ghi %, thì phải xác định rõ % gì: tỷ lệ tổn thương hay diện tích tổn thương cơ thể?
    > Việc ghi % như trong Kết luận giám định 95 là sai và đã dẫn đến không thể hiểu ý nghĩa của % này là gì.
    > Nay lần đầu trong công văn 05/… ngày 11/1/2016, Trung tâm pháp y Sở y tế Long An mới giải thích rằng trên người bị hại Nguyễn Văn Thủy qua giám định có 4 nhóm sẹo vềt thương như sau:
    1. Nhóm sẹo cánh tay (P) và (T) diện tích 06% cơ thể, kèm theo giới hạn cử động gấp khuỷu tay (P) có tỷ lệ tổn thương cơ thể 18%.
    2. Nhóm sẹo vùng ngực, lưng, bụng diện tích 07% cơ thể và 15 sẹo nhỏ dài khoảng 1-2cm, có tỷ lệ tổn thương cơ thể 15%.
    3. Nhóm sẹo vùng mặt má cổ (P), sẹo ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có tỷ lệ tổn thương cơ thể 06%.
    4. Sẹo mu bàn chân (T) có sẹo dài khoảng 1cm, có tỷ lệ tổn thương cơ thể 1%.
    Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể theo phương pháp cộng lùi của Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế:
    T=T1 + T2 + T3 + T4 = 18% + 12,3% + 4,18% + 0,65% = 35,13%. Làm tròn: 35%
    Qua thông tin trên, dù phần nào rõ hơn, nhưng đồng thời lại là bằng chứng mới, thể hiện có nhiều sai sót, chưa rõ trong Bản kết luận giám định. Cụ thể :
    – Nhóm sẹo vùng mặt má cổ (P), sẹo ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có tỷ lệ tổn thương cơ thể 06%.
    > Diện tích bao nhiêu ? Đây là điều bắt buộc phải ghi nhận để từ đó mới có thể đưa ra tỷ lệ tổn thương. Không có diện tích, thì căn cứ vào đâu để kết luận là tỷ lệ tổn thương 6% ?
    – Sẹo mu bàn chân (T) có sẹo dài khoảng 1cm, có tỷ lệ tổn thương cơ thể 1%.
    > Tương tự : diện tích bao nhiêu ? Đây là điều bắt buộc phải ghi nhận để từ đó đưa ra tỷ lệ tổn thương. Không có diện tích, thì căn cứ vào đâu để kết luận là tỷ lệ tổn thương 1% ? Hơn nữa trong khi tại Bảng tỷ lệ – Thông tư 20/2014 hướng dẫn rất rõ là « sẹo bỏng không ảnh hưởng đến điều tiết, cứ 5% diện tích cơ thể thì có tỷ lệ thương tật 3% ».
    > Với vết sẹo khoảng 1cm2, tức là chỉ khoảng 0,05% diện tích cơ thể, rất nhỏ, thì làm sao có thể kết luận là tỷ lệ thương tật 1% ?

1.2. Mâu thuẫn:
(Cập nhật thông tin tại Quyết định 01/ ngày 28/1/2016 của TAND tỉnh Long An về việc không chấp nhận yêu cầu của ls Nguyễn Văn Miếng)
* Tại gạch 2 và gạch 4 mục 4 Khám chuyên khoa, ghi “sẹo vùng cánh tay diện tích 6%” và “sẹo vùng lưng 7%” – nay theo văn bản trả lời ngày 11/1/2016 của TT pháp y đã xác định là % diện tích toàn bộ cơ thể. Trước đây không nói rõ – là sai quy định. Và tòa sơ thẩm đã xử trên cái sai này.
> Tuy nhiên, qua đây cho thấy chỉ 2 mục này diện tích vết sẹo đã là 13% diện tích cơ thể. Trong khi theo Giấy chứng nhận thương tích của BV Chợ Rẫy, tổng diện tích chỉ 10%. Chỉ riêng điều này đã là mâu thuẫn không thể chấp nhận được. Vì sẽ dẫn đến kết luận về tỷ lệ % thương tật chênh lệch nhiều % – ảnh hưởng đến việc bị cáo có phạm tội hay không.
* Tại phần III giám định, mục 3 thương tích, gạch 8 ghi “mặt trong cổ chân trái sẹo vệt thương kích thước 0,5cm x 0,7cm, lành”. Nhưng tại mục 4 khám chuyên khoa và phần IV kết luận lại ghi: “mu bàn chân trái có 1 sẹo dài 1cm x 1cm, lồi nhẹ” là mâu thuẫn với nhau về diện tích và vị trí. Trong đó phẩn kết luận lại tăng nặng, là bất lợi cho bị cáo.

1.3. Sai thủ tục:
– Theo quy định tại Thông tư 47/2013/TT-BYT – phần “Quy trình giám định thương tích vết thương phần mềm” – thì khi giám định bắt buộc phải:
– “Chụp ảnh và làm bản ảnh”.
– “Chụp ảnh các vết sẹo, sự co rút, biến dạng”.
Thế nhưng, trong hồ sơ vụ án không có bản ảnh – có thể hiểu là các giám định viên đã cố tình vi phạm quy trình, quy định.
Trong khi trong phần giải thích ghi Kết luận giám định pháp y hướng dẫn rất rõ như sau: “ hình ảnh, dấu vết liên quan, trong quá trình giám định nếu in trực tiếp vào bản giám định pháp y thì không phải đóng dấu giáp lai, nếu dán ảnh rời thì phải đóng dấu giáp lai. Ở những tổn thương có điều kiện đặt thước đo thì phải có thước tỷ lệ đi kèm khi chụp ảnh”.
> Việc không lập bản ảnh không những là sai quy định, sai luật. Mà còn trực tiếp làm bất lợi cho bị cáo Tuấn. Việc này có chấp nhận được không?
Đề nghị VKS tranh luận làm rõ vấn đề này.

1.4. Áp dụng tỷ lệ tổn thương sai quy định:
Đặc biệt,
– Kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể đã cho thấy Hội đồng giám định đã ÁP DỤNG KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH TẠI BẢN TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ HIỆN HÀNH – là một vấn đề mang tính nguyên tắc, bắt buộc và có ý nghĩa quyết định trong việc xác định tỷ lệ tổn thương/thương tật.
Chúng tôi xin trình bày ở phần sau.

  1. Bản kết luận giám định pháp y số 95 của TT pháp y Sở Y tế Long An sai sót về hình thức, thủ tục và là tài liệu photo – không có giá trị chứng cứ
    2.1. Các giám định viên không ký tên đầy đủ:
    – Hình thức và thủ tục Bản kết luận giám định pháp y phải tuân thủ quy định tại Thông tư 47/2013/TT-BYT – như chính Trung tâm pháp y Long An đã xác nhận trong công văn 05/… ngày 11/1/2016. Cụ thể: Tất cả các giám định viên phải ký và ghi rõ họ tên.
    – Tại Điều 73 BLTTHS về “Kết luận giám định: quy định rõ như sau: “Nếu việc giám định do một nhóm người giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đều ký vào bản kết luận chung”.
    Nhưng trong bản Kết luận giám định 95 chỉ có 1 trong 2 giám định viên ký tên. Cụ thể: chỉ có giám định viên Đoàn Thị Cao Nguyên ký. Trong khi giám định viên Phan Hồng Trường không ký. Nhưng lại thể hiện ông Phan Hồng Trường lại ký vào phần “Thủ trưởng tổ chức giám định pháp y”.
    Điều này thể hiện:
    i) Việc giám định viên Phan Hồng Trường không ký tên với tư cách là giám định viên sai quy định, thiếu sót không thể khắc phục.
    ii) Giả sử ông Phan Hồng Trường là người ký thay giám đốc Trung tâm giám định là theo ủy quyền của thủ trưởng tổ chức – thì cũng phải có bằng chứng thể hiện việc này. Bao gồm việc ông có được phân công là “giám định viên” hay không?
    Mặt khác, nếu ông Phan Hồng Trường là giám định viên – như thể hiện trong Bản kết luận giám định, thì không thể lại ký ở phần Thủ trưởng tổ chức giám định. Vì sẽ thiếu khách quan, vừa đá bóng vừa thổi còi.
    Đề nghị KSV tranh luận về vấn đề này.

2.2. Không thể sử dụng tài liệu photo làm chứng cứ kết tội:
Pháp luật quy định đối với tài liệu đọc – bắt buộc phải là BẢN CHÍNH thì mới có giá trị chứng cứ.
Theo biểu “Thống kê tài liệu có trong hồ sơ vụ án” thì Bản Kết luận giám định được đánh bút lục 61-65, không thể hiện là bản photocopy hay bản chính. Nhưng trên thực tế – khi các luật sư nghiên cứu – thì là bản photo.
Và như vậy là KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ CHỨNG CỨ – theo quy định tại Điều 73 BLTTHS và Điều Điều 83 BLTTDS về “xác định chứng cứ”: “Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận”.
Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền không về việc xác nhận tài liệu gốc không phải và không thể là CQĐT công an Thạnh Hóa (vì thiếu khách quan). Hơn nữa tài liệu này đóng dấu “Mật” là có hàm ý gì? Gây khó khăn, hạn chế quyền bào chữa công khai của luật sư.

  1. Việc kết luận bị hại có tỷ lệ thương tật mức 35% là quá cao và không phù hợp với quy định của pháp luật – tại Thông tư 20/2014/TT-BYT của Bộ Y tế:
    Việc đưa ra đánh giá, kết luận về tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích (tỷ lệ thương tật) bắt buộc phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, căn cứ vào các văn bản pháp luật chuyên ngành. Ở đây là 2 thông tư đã nêu trên và chính Trung tâm pháp ý cũng đã xác nhận việc này.
    Thế nhưng, thật nghiêm trọng khi thấy rằng việc kết luận tỷ lệ thương tật của nạn nhân Nguyễn Văn Thủy ở mức 35% là:
    – Hoàn toàn không phù hợp với các mô tả và diện tích các vết thương, vết sẹo – nêu trong chính Bản kết luận giám định pháp y số 95.
    – Hoàn toàn không phù hợp với diện tích tổn thương phỏng hóa chất ghi nhận và mô tả trong Giấy chứng nhận thương tích số 564 ngày 15/5/2015 của BV Chợ Rẫy.
    – Có sự phù hợp một cách khó hiểu – nhưng SAI – so với số liệu ghi trong Giấy chứng nhận thương tích số 07 ngày 24/4/2015 của TTYT Thạnh Hóa.
    Theo đó, những nội dung và tỷ lệ % ghi trên giấy này như sau: “bỏng độ 2-3, # 35%”. “Vùng mặt cổ 2%, vùng cánh tay 9%, vùng lưng 18%, vùng 2 chi dưới 6%”. Nếu cộng lại thì bằng đúng 35%. Nhưng các tỷ lệ này được ghi rõ là “chẩn đoán” – lại do Trung tâm Y tế cấp huyện thực hiện, hoàn toàn không có chức năng kết luận tỷ lệ thương tật.
    Thậm chí cứ giả sử con số 35% do TTYT đưa ra đúng là tỷ lệ thương tật, thì tổng diện tích vết thương, vết sẹo phải chiếm tới khoảng 60% diện tích cơ thể. Điều này là hoàn toàn mâu thuẫn với Chứng nhận thương tật của BV Chợ Rẫy chỉ là 10% diện tích cơ thể.
    > Hay nói khác đi: CÁC SỐ LIỆU VỀ TỶ LỆ % DIỆN TÍCH VỀ THƯƠNG GIỮA 3 TÀI LIỆU TRÊN HOÀN TOÀN MÂU THUẪN NHAU VÀ KHÁC BIỆT RẤT LỚN
    Đặc biệt, tỷ lệ thương tật 35% HOÀN TOÀN KHÔNG PHÙ HỢP với “bản tỷ lệ tổn thương cơ thể hiện hành” – quy định tại Thông tư 20/2014 Bộ Y tế – mà bắt buộc cơ quan giám định phải tuân thủ.
    Cụ thể:
    Tại bản “Kết luận giám định pháp y về thương tích” số 95/ThT.15-PY, tại phần kết luận giám định đã mô tả dấu hiệu tổn thương chính qua giám định như sau:
    1. “Vùng mặt, má, cổ phải sẹo 8cmx2cm;
    2. Sẹo vùng cánh tay, cẳng tay phải đau rát, giới hạn cử động gấp khủy phải;
    3. Ngực phải có 15 sẹo dài khoảng từ 1cm đến 2cm, sẹo lồi, không rát;
    4. Sẹo lưng khoảng 7%, bong tróc da, sẹo lồi, không rát;
    5. Mu bàn chân trái có 1 sẹo dài 1cm, 1cm, lồi nhẹ”.
    Để từ đó kết luận tỷ lệ thương tật là 35%. Có những mâu thuẫn và vi phạm như sau:
    – Trong 5 mục trên, có 1 mục ghi 7% (sẹo lưng) và sẹo tay phải – dựa theo con số ở phần trên là 6%. Tổng cộng 13%. (không có vùng “mặt, cổ”.)
    – 3 khu vực vết thương còn lại – chúng tôi tính ra có diện tích là 0,0047m2. Tương đương chưa tới 1% diện tích bề mặt da cơ thể. (có vùng “mặt, cổ”).
    > Như vậy, tổng cộng diện tích sẹo, vết thương tối đa khoảng 14% diện tích cơ thể. Và cứ giả sử rằng đây là con số chính xác (dù thực chất có nhiều vô lý, mâu thuẩn – như phân tích ở trên).
    Thì theo: Thông tư 20/2014 – Chương 10 – tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng:
    – Điểm 1.1: “sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng không ảnh hưởng đến điều tiết: cứ mỗi 5% diện tích cơ thể thì tỷ lệ tương tật là 3%”.
    > Như vậy, với diện tích sẹo khoảng 13% – thì tỷ lệ thương tật chỉ KHOẢNG 8%.
    Hay nói khác đi, chỉ khi diện tích sẹo chiếm khoảng 60% diện tích cơ thể – thì tỷ lệ thương tật mới là 35% – như kết luận của TT pháp y Long An.
    – Điểm 1.2: “sẹo vùng mặt, cổ từ 1% đến 3% diện tích cơ thể thì tỷ lệ tương tật là từ 11% đến 15%”.
    > Qua mô tả tại Bản kết luận giám định, thì diện tích vết sẹo vùng mặt, cổ của nạn nhận chưa tới 1%. Thì tỷ lệ thương tật TỐI ĐA CHƯA TỚI 10%. (TT pháp y kết luận 6% – và chúng tôi đồng ý).
    Thì tổng cộng cả 2 nhóm trên, tỷ lệ thương tật – theo công thức cộng lùi (4,18%) – là khoảng 12,1%.
    Lưu ý:
    Ngoài ra, tại Thông tư 20/2014 còn quy định “nếu diện tích sẹo chiếm từ 20% diện tích cơ thể trở lên, ảnh hưởng đến điều tiết thì được cộng 10% (cộng lùi”). Đây là vấn đề chuyên môn, chuyên sâu và có dấu hiệu thể hiện qua thương tật của nạn nhân – nên chúng tôi không muốn có ý kiến chủ quan.
    Tuy nhiên, giả sử rằng thậm chí nạn nhân bị sẹo tới diện tích 20% như quy định này, thì dù có cộng thêm 10% nữa – theo kiểu không cộng lùi – thì tối đa cũng chỉ tới 18%. (8% + 10%).
    Trong khi đó, rõ ràng diện tích vết sẹo, vềt thương theo BV Chợ Rẫy là 10% và theo chính TT pháp y Long An thì khoảng 14%.
    Như vậy, chúng tôi có cơ sở chắc chẳn để khẳng định rằng:
    Kết luận tỷ lệ thương tật ở mức 35% là QUÁ CAO, và KHÔNG PHÙ HỢP với quy định của pháp luật.
  2. Những vấn đề/câu hỏi đặt ra và phải được giám định viên giải thích, làm rõ:
    Qua những điều trình bày trên, chúng tôi cho rằng có quá nhiều mâu thuẫn trong bản Kết luận giám định của Trung tâm giám định pháp y Sở Y tế Long An. Những thắc mắc tối thiểu đặt ra là:
    1. Vì sao mức 35% không phù hợp với quy định của pháp luật? Cụ thể tại: Thông tư 20/2014? (Chỉ khoảng 18% so với 35% – chênh lệch quá lớn).
    2. Vì sao Hội đồng giám định khi tiến hành giám định không lập bản ảnh và ký tên đầy đủ – theo quy định tại Thông tư 47/2013?
    3. Vì sao diện tích các vết thương ghi nhận trên bản Kết luận giám định có sự mâu thuẫn, và chênh lệch lớn với Chứng nhận thương tích của BV Chợ Rẫy? Trong khi đây là tài liệu nghiên cứu bắt buộc?
    4. Vì sao có sự mô tả mâu thuẫn về diện tích và vị trí vết sẹo ở chân trái?
    5. Vì sao nhóm sẹo vùng cổ, mặt và nhóm sẹo ở cánh tay – không đo diện tích – mà lại đưa ra được tỷ lệ tổn thương – là dựa trên căn cứ và quy định nào?

Một khi những vấn đề nêu trên không/chưa được giám định viện giải thích, trả lời làm rõ – và cũng KHÔNG AI CÓ THỂ VÀ CÓ QUYỀN TRẢ LỜI, GIẢI THÍCH THAY – thì việc Tòa sơ thẩm căn cứ vào để kết án là không thể chấp nhận được. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự.
Đề nghị VKS tranh luận làm rõ tất cả các vấn đề trên.

Kính thưa HĐXX,
Qua những nội dung trình bày trên, chúng tôi cho rằng Bản kết luận giám định pháp y mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã sử dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự và kết án đối với Nguyễn Mai Trung Tuấn là tài liệu không đáng tin cậy, không có giá trị chứng cứ.
Xét về mặt tố tụng, đây là “trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ” – theo quy định tại điều 159 BLTTHS.
Việc cần phải trưng cầu giám định lại tỷ lệ thương tật đối với nạn nhân là điều cần thiết và không thể bỏ qua. Để bảo đảm việc xét xử được khách quan, đúng pháp luật, tránh gây oan, sai.
Rất nhiều sai sót và vi phạm – không thể khắc phục trong giai đoạn phúc thẩm.

Căn cứ quy định tại:
– Điều 158 BLTTHS, về việc luật sư bào chữa có quyền yêu cầu giám định lại.
– Điều 159 BLTTHS về việc giám định lại – “trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ”.
– Điều 248 BLTTHS về “Bản án phúc thẩm và thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm”.
Với trách nhiệm và quyền hạn là luật sư bào chữa cho bị cáo, tôi đề nghị HĐXX:
– Hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án để điều tra và xét xử lại. Cụ thể: trưng cầu giám định lại tại Tổ chức giám định pháp y cấp cao hơn và có uy tín hơn. Như: Trung tâm giám định hình sự Bộ Công An – về tỷ lệ thương tật đối với nạn nhân.
– Về biện pháp ngăn chặn: cho bị cáo Tuấn được tại ngoại vì việc tạm giam là hoàn toàn không cần thiết, thiếu nhân đạo. Đặc biệt khi có dấu hiệu kết án oan.
– Tôi có niềm tin chắc chắn rằng: Nếu yêu cầu giám định lại được tôn trọng và giải quyết theo đúng quy định tại BLTTHS – Nguyễn Mai Trung Tuấn vô tội.
– Tôi cũng đề nghị HĐXX cho các luật sư thực hiện quyền xem và ký vào Biên bản phiên tòa phúc thẩm này.
Kính mong được xem xét và chấp thuận.
Luật sư

nguồn: https://www.facebook.com/PH%E1%BB%A4C-V%E1%BB%A4-C%C3%94NG-L%C3%9D-449052351965796/?pnref=story

Công Chúa Giữa Rừng Lào

Công Chúa Giữa Rừng Lào

S.T.T.D  Tưởng Năng Tiến

RFA

Lào, dường như, là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có nhật báo tiếng Hoa.

Patrick Boehler – New York Times

Cùng lúc với thời gian đồng tiền Đông Dương còn lưu hành ở Việt/ Miên/ Lào, chuyện (vui) sau đây cũng được lưu truyền quanh bàn nhậu:

Có một kỹ sư nông nghiệp của nước Pháp kết bạn với một ông nông dân Lào. Ông này hỏi ông kia:

  • Vậy chớ với ba mẫu đất này thì mỗi năm sản xuất được bao nhiêu tấn lúa?
  • Ba.
  • Sao ít xịt vậy, cha nội? Để tui bầy cho, canh tác theo đúng kỹ thuật thì hàng năm sẽ thu hoạch được chín tấn là giá chót.

Vài ba năm sau, họ lại có dịp hàn huyên:

  • Chớ năm rồi, thu được mấy tấn?
  • Ba.
  • Trời, bộ không làm theo phương pháp tui chỉ sao?
  • Làm đúng y chang vậy chớ nhưng bây giờ tui chỉ còn cầy cấy có một mẫu thôi.
  • Sao vậy ?
  • Ba tấn đủ sống rồi. Làm chi cho nhiều. Mệt.

    Người Lào, rõ ràng, không tha thiết gì lắm với chuyện làm ăn. Họ cũng chả bận tâm gì mấy tới việc dành dụm, hay tích lũy.
  • Những khẩu hiệu quen thuộc (“Một Người Làm Việc Bằng Hai/Làm Ngày Không Đủ Tranh Thủ Làm Đêm Làm Thêm Giờ Nghỉ”) ở nước CHXCNVN – chắc chắn – không cách chi lọt được vào tai của dân xứ Lào. Hổng tin, thử ghé qua thủ đô Vạn Tượng coi chơi (vài bữa, hay vài tuần) cho biết.

    Ở đây, du khách có thể thưởng thức hương vị thức ăn của rất nhiều chủng tộc (Hương Việt Vietnamese Food, Parisien Cafe, Kiku Japanese Restaurant, Korean BBQ, Indian Buffet, Ban Mai Restaurant, Antica Spaghetteria Italiana, Salana International Cuisines, Best Thai Restaurant, Quán Ăn Sài Gòn, Scandinavian Bakery) duy chỉ có nhà hàng của dân bản xứ là tìm hoài không thấy!                                                                  

    Ảnh chụp năm 2015

    Dân số ở thủ đô Vientiane ước chừng non triệu. Gần mười phần trăm là Việt Nam, nếu tính luôn số sinh trưởng tại Lào – thường được gọi là người Việt cũ. Tuy thế, trên bất cứ con đường lớn/nhỏ nào ở Viêng cũng đều có những bảng hiệu (chỉ) ghi bằng Việt ngữ:

    Phở Bò Tái Chín, Cơm Rang Mì Xào Gia Truyền Nam Định, Quán Cơm Chị Gái, Cơm Tấm Bún Bò, Sài Gòn Bê Thui, Cháo Gà Đà Nẵng, Beauty Salon Khải Băng, Kim Dung Coffee, Sửa Chữa Xe Máy, Nhuộm Tóc Làm Móng Gội Đầu, Quán Thịt Dê, Bánh Mì Đặc Biệt, Hớt Tóc Nam Nữ … Đó là chưa kể hàng trăm xe kem, xe trái cây, xe xôi chè, xe nước giải khát … (cũng) của người Việt len lỏi khắp nơi.                                                                                        

    Ảnh chụp năm 2015

    Thiên hạ chăm chỉ làm ăn, và tận tình khai thác xứ sở của mình ra sao – dường như – cũng không phải là nỗi bận tâm của người Lào. Khoáng sản, lâm sản, đồn điền cà phê, cao xu … họ cũng đều vui vẻ nhường hết cho bá tánh mặc tình thao túng.

    Dân của đất nước Triệu Voi hoàn toàn hờ hững trong việc mưu sinh, và rất trầm tĩnh khi lưu hành trên đường phố. Tôi thề có trời là không hề thấy một anh cảnh sát, và cũng không hề nghe một tiếng kèn xe nào ráo, trong suốt hai tuần lễ ở Viêng Chăn. Một khuôn mặt giận dữ, hay một nét mặt nhăn nhó/cau có cũng không luôn.

    Trên những con đường ở ven đô – đôi lúc – tôi còn bắt gặp những người lái xe bình thản ngồi chờ vài con bò, đủng đỉnh qua đường, với ánh mắt cùng thái độ an nhiên của một triết nhân!

    Ảnh chụp năm 2015

    Cũng dọc theo những nẻo đường quê, loa phường được giăng đều đặn theo cột điện. Ngủ lại đây vài đêm, có sáng tôi nằm lắng nghe tiếng loa và vô cùng ngạc nhiên vì cái âm điệu khoan thai hiền hoà của những xướng ngôn viên. Hỏi ra mới biết hệ thống phát thanh này chỉ dùng để cho những nhà sư đọc kinh hay giảng kinh Phật vào những ngày rằm (và cũng là ngày nghỉ việc) thôi.

    Người Lào, kể cả đám cán bộ tuyên huấn Lào Cộng chắc vẫn còn giữ được phần nào bản tính chất phác nên không thể nói dối (xoen xoét) suốt ngày – như Việt Cộng. Thảo nào mà nhạc sĩ Tô Hải đã không tiếc lời khen: “Nước Lào rồi đây sẽ vượt VN về nhiều mặt… mà cái mình thấy họ vượt hơn hẳn là: Không muốn bẻ quẹo sự thật!”

    Cập rập, lật đật, hối hả, vội vã, hấp tấp, khẩn trương … là những hạn từ (dám) không có trong tự điển tiếng Lào. Nhiều người cứ ngỡ Chủ Nghĩa Marxism Leninism Bách Chiến Bách Thắng Vô Địch Muôn Năm đã trói chân được dân Lào; ai dè nó lại nằm (dài) giữa thủ đô Vạn Tượng – nơi mà phần lớn những lá cờ búa liềm của Đảng Cộng Sản Lào đều treo ủ rũ, và đều đã bạc hết mầu.                                                                                          

    Ảnh chụp năm 2015

    Chú dân phòng, ông công an khu vực, bà tổ trưởng dân phố, và những cuốn sổ hộ khẩu cũng không có mặt ở Viêng Chăn. Bởi thế, những người Việt tôi  gặp ở nơi đây đều không ngớt ca tụng phần đất này (“sống thoải mái hơn ở bên mình nhiều lắm”) dù phần lớn họ đều là những di dân không hợp pháp.

    Vientiane an bình thiệt. Thành phố này không có ăn xin,  không có trộm cắp, không có những căn nhà kín kẽ rào sắt (hoặc dầy đặc kẽm gai bao quanh khung cửa) như ở Phnom Penh. Cũng không dầy đặc xe cộ, cùng những toà nhà cao tầng như thủ đô Bangkok.

    Ký giả Ngọc Hoà ví von rằng : “ … xứ sở Triệu Voi tựa như cô công chúa ngủ quên trong rừng vừa được đánh thức!” Tôi (trộm) nghĩ thêm rằng nàng hiện đang rất bối rối vì chợt mở mắt ra đã thấy có quá nhiều chàng trai đang xun xoe bên cạnh.

    Kẻ có ưu thế đến trước, chắc chắn, là cái anh người Pháp. Ở Thủ Đô Vạn Tượng vẫn còn thấy nhan nhản những bảng hiệu “Adam Tailleur,” “Boulangerie à Vientiane,” và luôn cả “Lycée Vientiane” nữa.

    Những cơ quan cấp bộ vẫn giữ nguyên tên của thời thuộc địa: MINISTÈRE DE L’ENERGIE ET DES MINES, MINISTÈRE DE LA JUSTICE, MINISTÈRE DE LA SANTÉ … Riêng bộ Thông Tin, Văn Hoá & Du Lịch (lại) tỉnh queo “chơi” một hàng chữ tiếng Anh: MINISTRY OF  INFORMATION, CULTURE & TOURIST!                                       

    Ảnh chụp tháng năm 2015

    Ảnh hưởng của cả Pháp lẫn Anh – tuy thế – không rõ nét, cũng không sinh động, và quyến rũ bằng những chiếc xe xinh sắn với đủ loại sắc màu (Kia Soul, Hyundai Elanta, Toyota Camry, Honda Civic…) đang chạy quanh trên khắp mọi nẻo đường của Xứ Sở Triệu Voi. Hai chàng trai Nam Hàn và Nhật Bản, rõ ràng, đã để lại ấn tượng khó quên trong trái tim của cô công chúa vừa thức giấc.

    Ảnh: NgyThanh


    Ảnh chụp năm 2015

    Ai cũng biết là rất nhiều tỷ Mỹ Kim, cùng hàng trăm ngàn người Trung Hoa đã “đổ” vào Lào trong hai thập niên qua. Tuy thế,  theo phóng viên thường trú của New York Times (tại Hồng Kông) Patrick Boehler: “ Lào, dường như, là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có nhật báo tiếng Hoa.” (Laos, it seems, is the only Southeast Asian nation without a Chinese language daily newspaper.)

    Vẫn ví von mà nói thì nàng công chúa Lào, xem ra, chả mặn mà gì với cái gã Tầu già nua, thô lỗ và có quá nhiều tai tiếng (về tính đểu cán) này. Năm 2010, Viện Khổng Tử đầu tiên được thiết lập tại Trường Đại Học Quốc Gia Lào. Qua năm sau, tại đây lại khai giảng thêm lớp học tiếng Tầu – giảng dậy vào cuối tuần – do những giáo viên Trung Hoa phụ trách. Ban giảng huấn phát biểu:

    “Chúng tôi  hy vọng rằng họ có thể dùng cơ may này để mang tiếng Hoa vào chương trình trung học ở Viêng Chăn, và càng ngày sẽ càng có thêm học sinh cấp trung học hiểu được ngôn ngữ và văn hoá Trung Hoa.” (We hope that they can make use of this good chance to bring Chinese into the middle school in Vientiane, and more and more middle school students can understand Chinese language and Chinese cultures.)

    Niềm hy vọng này, ngó bộ, có hơi phi phỏng. Ngoài cái Viện Không Tử, và ngôi nhà vô cùng khiêm tốn dùng làm văn phòng của Hội Ái Hữu Người Hoa ở Vạn Tượng ra, tôi không thấy dấu vết “văn hoá” gì rõ nét của Trung Hoa ở đây cả. Bước ra khỏi khu phố này thì tiệm ăn Tầu cũng biến mất luôn. Thảo nào mà Patrick Boehler còn gọi khu phố Tầu ở thủ đô của Lào là một nơi trì trệ hay tù đọng (a stagnating Chinatown).

    Ảnh: patrickboehler

    Soft Power của Trung Cộng, nếu có, e cũng chả tác dụng chi nhiều ở xứ Lào. Khổng Tử (xem chừng) không đứng được giữa núi rừng thiên nhiên nơi mà phép tắc và lễ giáo hoàn toàn không cần thiết, nhất là cái thứ lễ giáo và đạo đức (chuyên nói một đằng làm một nẻo) của … nền Văn Hoá Búa Liềm.

    Cái “tạng” của người Lào, rõ ràng, không hợp với loại công việc luôn nhễ nhại mồ hôi, cắm cúi suốt ngày vào chảo lửa, nấu nướng, bưng bê, và rửa chén cho thiên hạ. Họ ưa rảnh rỗi và chỉ thích những sinh hoạt tâm linh, chiêm bái, lễ lạc thôi.

    Nét nổi bật của Vientiane là những ngôi chùa u mặc và thần bí. Phải nhìn thấy thái độ hết sức nghiêm trang và thành khẩn của người Lào, khi cúng dường thực phẩm cho những vị sư đi khất thực, tôi mới “ngộ” ra tại sao chủ trương vô thần của người cộng sản không thể “trụ” được ở xứ sở của họ.


    Ảnh: NgyThanh

    Đã thế, hôm 31 tháng 1 vừa qua, nhà báo Lê Phan lại vừa ái ngại cho hay:

    “… Đảng Cộng Sản Lào đã có một quyết định làm Bắc Kinh choáng váng khi họ lật đổ toàn bộ hàng lãnh tụ thân Bắc Kinh và đưa một nhân vật vốn lâu nay bị gạt sang một bên chờ về hưu lên cầm quyền.”

    Năm 2012, ngoại tưởng Hillary Rodham Clinton đã thực hiện một cuộc thăm viếng lịch sử ở Lào. Theo AP, năm nay (năm 2016) Obama sẽ là vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến Lào trong chuyến công du Đông Nam Á.

    Lại thêm một chàng trai nữa đến từ Châu Mỹ. Công chúa Lào, hẳn nhiên, có thêm đối tượng để mà lựa chọn.

    Tôi không rành về bói toán và chính trị nên không thể đoán trước được hậu vận của nàng công chúa (vừa thức giấc) giữa rừng này. Chỉ cầu mong cô sẽ luôn luôn được an bình và gặp nhiều may mắn. Sự an bình và may mắn của đất nước Triệu Voi, chắc chắn, có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của hàng trăm ngàn đồng hương của tôi đang đang tha phương cầu thực nơi đây.