Biết bị ung thư, cụ bà 90 tuổi du lịch đây đó, thay vì chữa trị

Biết bị ung thư, cụ bà 90 tuổi du lịch đây đó, thay vì chữa trị
Nguoi-viet.com

LANSING, Michigan (NV)Cụ bà Norma, 90 tuổi, sau khi được bác sĩ cho biết bị ung thư, thay vì chữa trị, cụ đi viếng những nơi cụ chưa từng đến trong đời, như Grand Canyon, Mount Rushmore và nhiều nơi khác nữa.

 Cụ Norma và ông Tim, con trai cụ, đi khinh khí cầu trong chuyến du hành khắp nước Mỹ. (Hình: Facebook/Driving Miss Norma)

Theo USA Today, cụ còn làm những điều mà cụ chưa hề làm trước đây như đi làm móng tay móng chân, đi khinh khí cầu.

Hai ngày sau khi chồng cụ, người từng chung sống với cụ suốt 67 năm, qua đời, cụ đến phòng mạch bác sĩ để được chẩn bệnh cho mình.

Tại đây cụ được biết mình bị ung thư tử cung và cụ được khuyên nên chọn hoặc giải phẫu hay hóa trị và xạ trị.

Bấy giờ cụ nhìn bác sĩ và nói: “Tôi 90 rồi, tôi sẽ đi chơi cho thỏa rồi chết cũng được.”

Và cụ bắt đầu đi du lịch đó đây.

Ông Tim, con trai cụ, và bà Ramie, con dâu, cả hai đều đã về hưu, đang cùng đi chơi với cụ khắp nước Mỹ bằng xe RV, loại xe có trang bị mọi tiện nghi như nhà ở.

Thế là cụ Norma quyết định gia nhập cùng với họ.

Họ rời Michigan hồi Tháng Tám, 2015, và từ đó đã viếng thăm hơn 20 thành phố, ghé qua những địa điểm du lịch có tiếng như Old Faithful ở Công Viên Quốc Gia Yellowstone, đi dạo trên phố Bourbon Street ở New Orleans, và xem bắn pháo hoa tại Epcot Center ở Orlando, Florida.

Đồng thời họ cũng tham gia cuộc diễn hành St Patrick’s Day ở Hilton Head, South Carolina, đi lượm vỏ sò ở St Augustine, Florida, và viếng tượng người khổng lồ Jolly Green Giant ở Minnesota.

Gia đình cụ Norma mở trang Facebook để tường trình cuộc phiêu lưu của cụ với tên “Driving Miss Norma,” nếu theo dõi, may ra quí vị sẽ gặp cụ đến viếng thành phố của quí vị vào một ngày nào đó. (TP)

Chương trình ObamaCare lại gặp rắc rối

 Chương trình ObamaCare lại gặp rắc rối

Bảo hiểm y tế ObamaCare lại bị đưa về cho Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (TCPV) phán quyết, lần này là do phía các nữ tu Công giáo kiện tụng một điều khoản ngừa thai đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của họ.

NHA TRANG

Photo Courtesy: Fox

Cali Today News – Dòng Tu Little Sisters of the Poors (LSP), vốn chuyên chăm sóc cho người cao niên một cách vô vị lợi, sẽ mang vụ kiện ObamaCare của họ ra trước TCPV vào thứ tư 23/3

Đây cũng sẽ là quyết định to lớn thứ 4 có liên quan đến ObamaCare mà TCPV có trách nhiệm phải giải quyết trong mùa bầu cử 2016.

TCPV với 8 thẩm phán tại vị sẽ phải xem xét liệu dòng tu nhỏ như LSP có được Tu Chánh Án Số Một bảo vệ hay không, cũng giống như các công ty bình thường khác.

Thường thì Nhà Thờ và các tổ chức tôn giáo khác được miễn trừ từ một điều khoản của luật Obamacare là họ phải có bảo hiểm y tế về ngừa thai cho nhân viên của họ.

Nhưng các dòng tu như LSP, tuy cũng được miễn trừ như thế, song lại phải ký một bản chứng nhận cho phép một cơ quan thứ ba nhận trả tiền BHYT ngừa thai cho nhân viên.

Các dòng tu nhỏ như LSP cho là ‘ký nhận cho phép như thế thì chẳng khác nào mặc nhiên chấp thuận BHYT ngừa thai, như thế là đi ngược lại với niềm tin tôn giáo của họ’, mà không ký thì sẽ bị phạt tiền.

Trường Giang (Fox News)

Hai người khách trọ

Hai người khách trọ

Hai ông bà Peter and Joan Petrasek , sống ở Seatle , Hoa Kỳ đã qua đời , để lại di chúc nhờ luật sư chuyển toàn bộ gia tài của mình là $847,215.57 cho chính phủ Hoa Kỳ . Hai ông bà không có con cháu , và thân nhân gần cũng không có ai vì họ là những người Do Thái bị Đức Quốc Xã giết hại . Hầu hết thân nhân của họ đã chết trong các trại tập trung của Hitler từ mấy chục năm trước

Hai ông bà không để lại gia tài cho các hội từ thiện mà để lại cho chính phủ Hoa Kỳ , vì theo di chúc , họ muốn cám ơn chính phủ Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay đón họ và giúp đỡ họ có cuộc sống mới từ trại tập trung kinh hoàng của Đức Quốc Xã .

Ông Peter Petrasek sanh năm 1920 tại nước cộng hòa Czech . Khi quân đội Đức xâm lược nước này thì ông mới 12 tuổi . Chị của ông chết vì trúng đạn pháo kích , cha của ông bị bắt vào trại tập trung và bị giết tại đây , mẹ của ông thì bị lưu lạc mất tích . Ông còn sống sót là nhờ có sức khỏe và thể hình tốt , nên được chọn chuyển vào trại Thiếu nhi để phục vụ cho quân đội Đức .

Khi quân đội Mỹ của phe Đồng Minh giải phóng khu trai tập trung đó , ông được nhận vào quy chế tỵ nạn của Mỹ và được đưa sang Mỹ , được 1 gia đình người Mỹ nhận nuôi . Ông không trở về quê hương vì sau khi Phát xít Đức thua cuộc thì đất nước của ông lại bị Liên Xô chiếm đóng và trở thành nước Czech cộng sản .

Bà Joan , vợ ông , cũng là người Do Thái , đến từ Ái Nhĩ Lan . Hai người gặp nhau và làm đám cưới ở Canada , sau đó bà theo ông về Mỹ và sống ở Seatle cho đến ngày mất . Ông Peter làm thợ cơ khí cho hãng Bethlehem Steel suốt mấy chục năm và bà Joan làm nghề thợ may .

Khi bà Joan bị ung thư năm 1998 , biết không qua khỏi , 2 vợ chồng bàn đến việc để lại gia tài cho ai . Hai ông bà đã đồng ý và viết di chúc giống hệt nhau , trong đó nói họ rất cám ơn nước Mỹ đã cho họ cơ hội sống 1 cuộc sống bình an và tự do , 1 cuộc sống không chiến tranh , không lo nghĩ và được đối xử bình đẳng và tôn trọng như mọi người Mỹ khác , là những điều mà họ biết họ không có được nếu sống trong 1 quốc gia độc tài như Phát xít hay Cộng sản , và họ muốn biểu lộ lòng biết ơn đó bằng cách để lại toàn bộ gia tài chắt chiu cả đời cho chính phủ Mỹ .

Sau khi ông Peter mất , đại diện của Nhà Trắng đã được mời đến văn phòng luật sư của hai ông bà để nhận tấm ngân phiếu , và đã chuyển nó vào ngân khố quốc gia của nước Mỹ .

Du khách Úc nhiễm Zika sau khi trở về từ Việt Nam

  Du khách Úc nhiễm Zika sau khi trở về từ Việt Nam

Virus Zika do muỗi vằn Aedes aegypti lan truyền.

Virus Zika do muỗi vằn Aedes aegypti lan truyền.

23.03.2016

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thông báo cho Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) tại Việt Nam biết trường hợp một du khách Australia đã phát hiện nhiễm virus Zika sau khi rời khỏi Việt Nam.

PGS. TS. Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế – cho báo giới biết hôm 23/3 du khách Australia đã có các biểu hiện nhiễm virus Zika như sốt, phát ban, đau đầu, đau cơ, viêm kết mạc, buồn nôn vào ngày 8/3, sau khi từ Việt Nam về Úc ngày 6/3.

Trong thời gian lưu trú tại Việt Nam, du khách Úc đã đi tham quan nhiều nơi, từ TP.HCM đến Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận.

Chiều 23/3, Bộ Y tế Việt Nam đã nâng mức cảnh báo dịch do virus Zika tại Việt Nam sau trường hợp nhiễm bệnh của du khách trên.

Theo thông báo của WHO, hiện trên thế giới đã có 59 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lưu hành của virus Zika, trong đó có nhiều nước nằm trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia…

Zika là loại virus nghi gây ra chứng bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Hiện vẫn chưa có vaccine phòng ngừa loại bệnh này.

Theo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Infonet.

LẠC VÀO CHỐN BỒNG LAI TIÊN CẢNH


Sự đa dạng sắc màu của thiên nhiên không chỉ tạo ra vẻ trẻ trung tươi mát của màu lục, vẻ hiền hòa thanh bình của màu xanh hay vẻ rực rỡ nồng nàn của màu đỏ. Sắc tím đậm chất thơ cũng khắc họa lên những bức tranh thiên nhiên đẹp như trên thiên đường hay trong truyện cổ tích.


alt
Một màu tím ngát trải dài ở một khu vườn Nhật Bản, khung cảnh đẹp như trên thiên đường


alt
Cực quang tím hồng – một trong những hiện tượng thiên nhiên đẹp nhất trên thế giới
 

alt
 
 
Một khoảnh khắc hoàng hôn rực trong sắc tím

alt

 
Một con đường đan kết bằng hoa tím, nơi tổ chức đám cưới lý tưởng cho những cặp tình nhân

alt
Cánh đồng hoa tím trải dài đến tận chân trời
 
alt
Sắc tím hồng nhạt của hoa sakura luôn được xem là nét đẹp tình tứ nhất vào mùa xuân

 

alt
 
Với sắc tím hồng đậm, sakura vẫn khiến khung cảnh thơ mộng và diễm lệ như thế này

alt
Một góc yên bình và vẫn đầy chất thơ

alt
Chiếc cầu Moss Bridges tại Ireland khi trải lên tấm thảm tím hồng đẹp như chốn bồng lai

alt
Một thác nước trong hang động ở Chattanooga, Tennessee

alt
Thử tưởng tượng một ngày bạn được chèo thuyền thăm đảo Skye ở Scotland, bạn sẽ choáng ngợp trong sắc tím hùng vĩ này
 
alt
Một góc nên thơ khác ở xứ sở Phù Tang

alt
Con đường trải hoa tím hồng đi vào xứ sở thần tiên

alt
Màu tím hoa Fuji ở Nhật Bản đẹp đến mức làm xao lòng du khách
 

alt
Màu tím nhẹ phủ lên trên ngôi nhà và chiếc cầu tạo ra một khung cảnh chỉ có trong cổ tich

 

GS Nguyễn Ngọc Bích và sự dấn thân suốt cuộc đời

GS Nguyễn Ngọc Bích và sự dấn thân suốt cuộc đời

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-03-19

25658277466_c9236bf881-622.jpg

GS Nguyễn Ngọc Bích (1937-2016)

Courtesy photo

Your browser does not support the audio element.

Nói tới người hoạt động văn hóa ở hải ngoại không thể không nhắc tới ông, một trí thức đúng nghĩa, một bầu nhiệt huyết vì văn học, con người Việt Nam không hề chảy chậm lại trong cơ thể ông bất cứ phút giây nào và vượt lên trên tất cả, sự dấn thân suốt cuộc đời vì hai chữ tự do cho Việt Nam đã làm tên tuổi ông nằm sâu trong lòng những người từng gặp và biết ông, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.

Một trí thức đáng kính

Sống và làm việc ở những vị trí quan trọng của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 và sau này khi định cư tại Hoa Kỳ, GS Nguyễn Ngọc Bích là một trí thức đáng kính trọng bởi những việc làm cụ thể trước cộng đồng. Được đào tạo từ những đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ từ thập niên 50 như Princeton trong ngành chính trị học cho tới văn học cổ điển Nhật Bản tại Columbia University, cũng như tham dự những khóa học khác nhau tại Vienna, Munich, hay Madrid, Tokyo… Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích có kiến thức ngôn ngữ, chính trị và văn hóa học nhiều nước đủ để giảng dạy tại các đại học lớn của Mỹ sau này như George Mason, Trinity College và Georgetown University.

Là một học giả chuyên ngành ngôn ngữ, ông có những đóng góp đồ sộ cho kho tàng văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Những tác phẩm của ông dịch ra từ các tác giả cổ điển như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương cho tới các tác giả hiện đại như Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương, Trần Cao Lĩnh cùng hàng chục tác giả Việt Nam khác để giới thiệu với thế giới đang nằm trong các thư viện lớn của quốc hội Mỹ và nhiều đại học nổi tiếng.

Đối với cá nhân tôi thì Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là người tượng trưng cho tấm lòng tử tế, dấn thân trên rất nhiều lĩnh vực và mục tiêu chính của ông là góp phần làm tốt đẹp cho con người và đất nước Việt Nam.
-Nhà báo Đinh Quang Anh Thái

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích được Tổng thống George W.H Bush (cha) bổ nhiệm chức Giám đốc song ngữ của Bộ Giáo dục Liên bang từ năm 1991 cho tới năm 1993, là Giám đốc đầu tiên của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự do từ năm 1997 cho tới khi về hưu năm 2003. Chủ tịch “Nghị Hội Toàn Quốc Của Người Việt tại Hoa Kỳ” cho tới ngày ông mất.

Nhà báo Đinh Quang Anh Thái có cơ hội biết nhiều tới ông từ khi còn là sinh viên trong nước cho tới khi về làm việc cho đài Phát thanh RFA khi GS Bích làm giám đốc Ban Việt Ngữ. Cho biết cảm nhận của anh về GS Bích như sau:

“Đối với cá nhân tôi thì Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là người tượng trưng cho tấm lòng tử tế, dấn thân trên rất nhiều lĩnh vực và mục tiêu chính của ông là góp phần làm tốt đẹp cho con người và đất nước Việt Nam. Điển hình là lúc ông học bên Mỹ thời thập niên 50 trước khi về Sài Gòn làm việc thì ông là người đã cùng với sinh viên khác lên tiếng bênh vực chính nghĩa tự do của quân dân miền Nam trong việc bảo vệ vùng đất miền Nam. Đối đầu với đám biểu tình do hiểu sai lạc tin tức nên chống cuộc chiến tranh Việt Nam.

Khi ông về Sài gòn năm 1970-1971 thì ông đóng một vai trò quan trọng trong chính quyền là Cục trưởng Cục thông tin quốc ngoại. Đối với sinh viên thì ông là Tổng thư ký Viện Đại học Cửu Long. Ông gần gũi với sinh viên và ngoài tư cách như một vị thầy, một người anh lớn ông lúc nào cũng gắn bó với tất cả mọi sinh hoạt của sinh viên hồi đó, từ cứu trợ nạn nhân chiến tranh cho tới các buổi hát cộng đồng hay các sinh hoạt văn hóa của sinh viên Sài Gòn.

gs-nguyen-ngoc-bich-622.jpg

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Giám Đốc đầu tiên của Ban Việt ngữ RFA, ảnh chụp năm 2015.

Ông trước sáng tác nhiều, dịch thuật cũng nhiều và góp rất nhiều công lao giới thiệu văn hóa Việt Nam cho thế giới. Cho tới năm 1975 biến cố 30 tháng 4 xảy ra và ông sang Mỹ giữ vai trò trong nhiều tổ chức khác nhau không ngoài mục tiêu đấu tranh cho một đất nước Việt Nam tự do dân chủ. Lịch sử hoạt động của GS Nguyễn Ngọc Bích thì chắc chúng ta không kể xiết được nhưng có thể tóm lại về phương diện văn hóa thì ông là nhà văn hóa đã đóng góp rất nhiều trong việc giới thiệu nền văn hóa Đông phương nói chung và văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Đối với người Việt Nam ngoài nước thì ông là một người đấu tranh cho tự do dân chủ và là người xây dựng cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ vững mạnh và tốt đẹp hơn.

Trong vai trò là người Giám đốc ban Việt Ngữ của Đài Á châu Tự do thì ông là người sáng lập đầu tiên của Ban Việt ngữ và đã dẫn dắt ban Việt ngữ trong nhiều năm trời. Khi ông về hưu chỉ ngồi nhà viết sách cho tới cuối đời của ông thì như chúng ta đều biết GS Nguyễn Ngọc Bích đã mất trên đường đi dự Hội nghị Biển Đông tại Manila và ông đột tử trên máy bay. Đó là bằng chứng cho thấy rằng ông đã sống cho tới lúc chết đã không bỏ sót phút giây nào trong cuộc đời mình cho những mục tiêu cao đẹp mà ông đề ra và đeo đuổi.

Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ

Trên chuyến bay từ Istanbul đến Philippines vào tối ngày 2 tháng 3 năm 2016 để tham dự Hội nghị Biển Đông Việt-Phi lần thứ II ông đã từ trần đột ngột do nhồi máu cơ tim bên người vợ theo ông suốt cả cuộc đời là TS Đào Thị Hợi. Cuộc đời ông chưa bao giờ ngưng nghỉ cho riêng mình, nói với chúng tôi, nhà văn Trương Anh Thụy, người hơn nửa thế kỷ cộng tác với ông trong lĩnh vực viết lách và cùng với Giáo sư Bích khởi xướng Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ kể lại:

“Tôi lập ra nhà xuất bản gọi là Tủ sách Cành Nam hay gọi tắt là Cành Nam, anh Bích cứ thấy sách vở ở đâu là nhào tới thôi! Anh ấy nghĩ là nếu chỉ in sách của gia đình thì nó hạn hẹp quá, tại sao mình không làm hẳn một Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa kỳ chung nhau lại để xuất bản cả sách của những người khác? Căn bản những người khác là ai? Họ là những văn nghệ sĩ lúc đó rất hiếm người có phương tiện in ấn và đặc biệt là không biết phát hành ở đâu trong khi tác phẩm của họ rất có giá trị, rất có ích cho văn hóa hay ngay cả cho chính trị nữa. Chúng tôi đặt ra như một thứ slogan là yểm trợ các văn nghệ sĩ để mà họ có một chút phương tiện thời giờ để tiếp tục viết lách.

Anh Bích là người đa dạng, anh ấy nhiều tài lắm thành ra anh ấy làm rất nhiều việc. Nhưng trước khi nói gì thì tôi phải thưa một điều là tôi với anh Bích cũng có những lần tâm sự thì tôi luôn luôn nói với anh Bích rằng anh giỏi quá về văn học sao anh không chuyên về văn học mà lại đi sâu vào lĩnh vực chính trị để nó chia trí và cũng đâm ra chia thời giờ công sức. Dĩ nhiên là làm việc này thì phải bớt việc kia.

Anh ấy nghĩ là nếu chỉ in sách của gia đình thì nó hạn hẹp quá, tại sao mình không làm hẳn một Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa kỳ chung nhau lại để xuất bản cả sách của những người khác?
-Nhà văn Trương Anh Thụy

Thế nhưng anh ấy nói rằng chẳng may đất nước mình nó ở trong tình trạng rất nhiểu nhương và có rất nhiều nỗi đời đau khổ quá. Nếu cứ ngồi làm chuyện văn hóa không thôi thì chả hóa ra mình vô tình với nước non lắm sao? Thành ra chuyện chính trị mà ảnh dính vào là một chuyện rất bất đắc dĩ nhưng chẳng may nó lại rất nổi bật cũng chỉ vì hoàn cảnh đất nước mà thôi.”

Điều mà nhà văn Trương Anh Thụy nhận xét không có gì lạ. Hầu như ai gặp ông cũng nhìn thấy tấm lòng tin tưởng thiết tha vào một ngày mai tươi sáng cho đất nước. Ông không hề mỏi mệt bay từ nước này sang nước khác để vận động, huấn luyện cho những người trẻ có lòng với đất nước. Ông tham gia hàng trăm buổi hội thảo ở nước ngoài nhiều đến nỗi Hà Nội phải vận động nhiều nước cấm ông nhập cảnh vì lo sợ. Điển hình là vào ngày 21 tháng giêng năm 2014 Malaysia đã không cho ông nhập cảnh để làm việc với nhóm Lao Động Việt. Cùng ngày hôm ấy ông chia sẻ với chúng tôi:

“Khi vào phi trường Kuala Lumpur mấy người khác không bị gì cả nhưng tới phiên tôi thì tự nhiên nó chặn và nói rằng chúng tôi có lệnh không cho ông vào Mã Lai. Tôi hỏi lại sao lại có chuyện như vậy thì họ bảo tôi cũng không có câu trả lời cho ông chỉ vì trên headquarter nói với chúng tôi là không cho ông vào thế thôi, mặc dù ông có giấy tờ đàng hoàng.

Tôi bảo ông có thể giải thích vì sao hay không thì họ nói tôi chỉ có thể nói với ông như thế này: có phải lần trước ông vào Mã Lai vào năm 2009 phải không? Tôi nói là đúng như vậy. Họ lại nói sau khi ông vào Mã Lai lần đó thì giữa năm 2010 chúng tôi có lệnh không cho ông vào.”

Với người trẻ, GS Nguyễn Ngọc Bích không quên đưa tay ra làm một nhịp cầu cho họ trên mảnh đất tri thức mà ông đã trải qua. Nguyễn Phương Uyên, một người tranh đấu trẻ từ Việt Nam may mắn được ông dìu dắt kể lại:

“GS Nguyễn Ngọc Bích là một người đã theo tôi từ những chặng đường đầu tiên khi bước vào xây dựng phong trào dân chủ. Bác luôn luôn rất giàu nhiệt huyết và năng lượng trong việc giúp đỡ tôi ngay cả khi bác bệnh thì bác vẫn cố gắng trả lời những câu hỏi, những thắc mắc của tôi trước khi bác đi khám bệnh, bác bị bệnh tiểu đường và tim mạch cũng lo cho các câu hỏi của tôi trước.

Bác như là người cha đẻ của phong trào Bước chân Lạc hồng. Những bước đầu mình ấp ủ như thế nào, xây dựng một diễn đàn cho giới trẻ, mở rộng cho giới trẻ tham gia thì mình nói với bác cách thức ngay cả việc sinh hoạt trong nhánh, trong group ra sao đều chia sẻ với bác ngay cả in ấn và phát hành.”

Bất cứ gặp ông lần đầu hay thường xuyên người ta đều có ấn tượng về khuôn mặt hiền lành, dễ mến kỳ lạ. Nụ cười không bao giờ tắt trên môi ông như nói với mọi người rằng cuộc đời có gì mà phải buồn rầu áo não, ngay cả lúc bi thương nhất vẫn còn tia hy vọng cuối con đường kia mà!

Nhà văn Uyên Thao một bạn đời lâu năm của ông nhận xét:

“Nhận xét anh Bích trong vòng anh em thì có lẽ nhận xét của anh Nguyễn Ngọc Linh, là bào huynh của anh Bích, thì có vẻ chính xác nhất với cái nhìn của tôi. Anh Linh nhìn bọn tôi nhiều khi anh ấy nói thằng tuột. Anh ấy nói tôi với ông anh của Bích là hai anh dở người không làm được cái quái gì hết. Riêng Bích thì cái gì cũng lao vô cuối cùng do vậy chẳng có việc gì làm cho nó ra hồn, đấy là cái nhận xét của anh Linh. Tôi thì tôi nhìn thấy cái nhận xét đó của anh Linh thì thấy hình dung của Bích nó có vẻ phù hợp với cái câu tôi nghe từ bao lâu rồi. Là con người vừa là cái hạt cát lại vừa là viên ngọc.

Nó phải biết rằng nó là cái hạt cát để đừng tranh chấp, đừng mưu cầu cái gì và nó cũng phải hiểu nó là viên ngọc để lúc nào cũng giữ gìn cái chất ngọc đối với tất cả tha nhân. Tôi nghĩ nhận xét của anh Linh có vẻ chê mấy thằng em nhưng mà Bích đã thể hiện được cái câu đó. Hầu như y chẳng nghĩ cái gì mưu cầu cho bản thân của mình mà cứ làm theo tinh thần vị tha theo cái hướng mà nhìn thấy người chết đuối thì lập tức nhảy xuống dưới sông trong khi không biết mình có biết bơi hay không. Đấy là cái nhìn của tôi về Bích.”

GS Nguyễn Ngọc Bích chắc không còn cười tươi được nữa dưới ba tấc đất nhưng gia đình, bạn bè, người thân, học trò của ông đều tin rằng ông đã làm tròn trọng trách của một nhà văn hóa, một trí thức trải qua bao biến động vẫn giữ được cái tâm trong sáng và khí tiết của kẻ sĩ Việt Nam.

Báo Hoa ngữ ở Los Angeles trả $7.8 triệu dàn xếp vụ kiện tập thể

Báo Hoa ngữ ở Los Angeles trả $7.8 triệu dàn xếp vụ kiện tập thể
Nguoi-viet.com

LOS ANGELES, California (AP) Tờ báo Hoa Ngữ Chinese Daily News (CDN) sẽ trả số tiền $7.8 triệu để dàn xếp vụ kiện kéo dài đã một thập niên nay về tố giác cho rằng họ không trả tiền lương làm việc thêm giờ của hơn 200 nhân viên, theo một thông cáo đưa ra hôm Thứ Sáu.


Tòa soạn nhật báo Chinese Daily News ở Los Angeles. (Hình: Google Map)

Ðơn kiện có từ năm 2004 này nói rằng tờ báo Hoa ngữ có số phát hành cao nhất nước Mỹ này buộc các ký giả, nhân viên thương mại, sản xuất và ngay cả tài xế xe giao hàng phải làm việc nhiều giờ, sáu ngày một tuần mà không trả tiền làm việc thêm giờ, không cho giờ ăn hay giờ nghỉ. Ðơn kiện cũng cho hay tòa báo không trả tiền nghỉ phép của nhân viên.

Tờ China Daily News có số phát hành vào khoảng 120,000 và đặt trụ sở ở Monterey Park, một khu ngoại ô của Los Angeles, nơi có đông đảo người gốc Á Châu sinh sống, đặc biệt là người gốc Ðài Loan vốn kéo đến nơi này trong thập niên 1980.

Tờ báo cũng là một trong mấy tờ nhật báo và tuần báo phục vụ cộng đồng Á Châu khắp vùng San Gabriel Valley, gồm cả cư dân từ Trung Quốc, Ðài Loan và Việt Nam.

Ðơn kiện tập thể này được sự theo dõi chăm chú của người Hoa sống ở trong và ngoài nước Mỹ.

Ðơn kiện này lên tới Tối Cao Pháp Viện, vốn gửi trả lại cho tòa kháng án năm 2011.

Cả hai bên đạt được thỏa thuận dàn xếp hồi năm ngoái. Tuy nhiên, thỏa thuận này chỉ mới được một thẩm phán chấp thuận hồi tháng qua và còn chờ thẩm phán này quyết định việc chia tiền cho những người đi kiện.

Số tiền $7.8 triệu này gồm cả tiền lời và tiền phạt việc vi phạm luật lao động.

Các chi phiếu trả tiền sẽ được gửi ra tuần tới, theo Luật Sư Randay Renick, đại diện người đi kiện.

Các nhân viên của tờ báo sẽ nhận từ $10,000 đến $100,000 tùy theo việc làm, thời gian làm việc và tổng số thời gian làm việc thêm giờ, theo ông Renick. Ông cũng cho hay số tiền được trả trung bình là $19,000.

Tòa báo không nhận là đã làm điều gì sai trái trong vụ này. Tờ CDN do công ty United Daily News Group of Taiwan làm chủ, vốn cũng ấn hành hơn một chục tờ báo khắp thế giới. (V.Giang)

 

Mẹ Teresa được Vatican phong thánh ngày 4 Tháng Chín

Mẹ Teresa được Vatican phong thánh ngày 4 Tháng Chín
Nguoi-viet.com

VATICAN CITY, Vatican (NV)Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Ba thông báo Mẹ Teresa sẽ được phong thánh, và lễ chính thức được chọn vào ngày 4 Tháng Chín tới, theo tin của AFP.

 Mẹ Teresa làm việc bên cạnh những người cùi hủi ở Calcuta vào năm 1971. (Hình: Getty Images/Michael Brennan)

Quyết định đưa ra 19 năm sau khi Mẹ qua đời.

Mẹ Teresa từng dâng hiến trọn cuộc đời sống bên cạnh người nghèo khó ở Kolkata, Ấn Độ.

Người nữ tu rất được nhiều tín đồ Công Giáo kính trọng, ra đời ở Albania năm 1910 và qua đời vào năm 1997 ở tuổi 87.

Mẹ Teresa được giải Nobel Hòa Bình vào năm 1979 do công lao đóng góp cho người nghèo.

Nhưng Mẹ còn là nhân vật với nhiều chỉ trích do sự chống lại quyết liệt phương pháp ngừa thai và phá thai, trái ngược với quyền lợi của các cộng đồng mà Mẹ phục vụ.

Bước đầu tiên trong tiến trình phong thánh xảy ra vào năm 2003 khi Mẹ được Đức Giáo Hoàng John Paul II phong chân phước, sau khi được công nhận từng chữa lành cho một phụ nữ bộ tộc Bengal bị đau nặng hồi năm 1998.

Năm ngoái Mẹ Teressa được các chuyên gia Vatican xác nhận vào năm 2008, đã từng làm hồi phục một người đàn ông Brazil bị chứng có nhiều bướu trên não.

Như vậy hội đủ tiêu chuẩn của Giáo Hội Vatican, đòi hỏi phải có hai phép lạ được chứng thực, để được phong thánh.

Chưa có văn kiện chính thức là buổi lễ phong thánh cho Mẹ Teresa sẽ được tổ chức tại đâu nhưng người ta tin rằng Rome sẽ là nơi được chọn.

Ngoài ra một buổi lễ tạ ơn cũng được tổ chức sau đó tại một thành phố ở Ấn Độ, nơi thi hài Mẹ được chôn cất. (TP)

Bệnh viện lớn nhất tỉnh Bến Tre chia nhau từng lít nước ngọt

Bệnh viện lớn nhất tỉnh Bến Tre chia nhau từng lít nước ngọt
Nguoi-viet.com

BẾN TRE (NV) Ngày 14 tháng 3, bệnh viện Nguyễn Ðình Chiểu, thành phố Bến Tre, cho biết, bệnh viện vừa có kế hoạch chia từng lít nước vì thiếu nước ngọt trầm trọng.

Theo ông Lê Thanh Nguyễn, trưởng phòng Hành Chính Quản Trị bệnh viện, nước sinh hoạt bị nhiễm mặn gây ảnh hưởng cho quá trình điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, vận hành các máy xét nghiệm, nước và thực phẩm cho người bệnh và gây rỉ sét các dụng cụ y tế của các khoa trong bệnh viện.


Mỗi ngày, công ty cấp nước Bến Tre chở cho bệnh viện Nguyễn Ðình Chiểu 10 mét khối nước ngọt. (Hình: Tuổi Trẻ)

Do nguồn nước máy bị nhiễm mặn 3g/lít, không thể sử dụng nên mỗi ngày bệnh viện Nguyễn Ðình Chiểu được công ty cấp nước chở tới khoảng 10 mét khối nước mỗi ngày. Số nước này chỉ đủ để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của bệnh viện và được chia ra từng lít cho các phòng, khoa.

Trong đó, khoa nội A – thận nhân tạo được cấp nhiều nhất với 10,000 lít nước/ngày, các khoa còn lại như ngoại tổng quát, ung bướu, ngoại thần kinh, chấn thương chỉnh hình và tim mạch chỉ được cấp 30 lít/ngày/khoa.

Nói với phóng viên Tuổi Trẻ, cùng ngày, ông Cao Văn Trọng, chủ tịch tỉnh Bến Tre cho biết, hiện chỉ còn vài nơi ở phía Bắc chưa ảnh hưởng, còn lại 162/164 xã, phường, thị trấn của tỉnh đều bị nước mặn “bủa vây” với độ mặn 1-3g/lít.

Tại các huyện ven biển Bình Ðại, Ba Tri, Thạnh Phú,… nước ngọt đang cực kỳ khan hiếm. Với nước ít nhiễm mặn người dân phải mua 100,000 đồng/khối. (Tr.N)

Nỗi khó xử của Giáo sư Lý Chánh Trung

Nỗi khó xử của Giáo sư Lý Chánh Trung

 Đòan Thanh Liêm

 Cũng như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung là giáo sư dậy môn Triết học

tại các Đại học ở miền Nam Việt nam trước năm 1975. Vì cả hai người đều

có tên là Trung, nên để phân biệt thì bà con thường gọi là Trung Lý, Trung

Nguyễn. Trung Lý thì viết ít, nhưng các bài nhận định thời sự đày tràn nhiệt

huyết của ông được nhiều giới trẻ hồi đó rất hâm mộ. Còn Trung Nguyễn thì

lại là một nhà biên khảo nổi tiếng với nhiều tác phẩm được phổ biến khá

rộng rãi trước 1975. Cả hai ông đều xuất thân từ trường đại học Louvain nổi

tiếng ở nước Belgique hồi đầu thập niên 1950. Nói chung, thì cả hai ông

giáo sư này là những trí thức có đầu óc cởi mở tiến bộ, chịu ảnh hưởng của

“phe tả, không cộng sản” ở Âu châu sau thế chiến, và không có mấy thiện

cảm với chính sách của người Mỹ ở Việt nam. Cả hai ông còn là thành viên

họat động của Phong trào Trí thức Công giáo Pax Romana, thời Đệ nhất

Cộng hòa, cùng với các Bác sĩ Nguyễn Văn Ái, Nguyễn Văn Thơ, Luật sư

Nguyễn Văn Huyền, các Giáo sư Phạm Thị Tự, Phó Bá Long, Trần Long,

các chuyên gia kinh tế Lâm Võ Hòang, Anh Tôn Trang, kỹ sư Võ Long Triều

v.v…

Lại nữa, có hai Dân biểu trẻ tuổi, năng động, người miền Nam với lập

trường đối lập với phe đa số thân chánh quyền của Tổng thống Nguyễn Văn

Thiệu mà hay được báo chí nhắc đến, thì cũng có tên là Chung, đó là Lý

Quý Chung và Nguyễn Hữu Chung. Đọc lên, thì tên Chung nghe cũng tương

tự như tên Trung, nên nhiều người khó phân biệt được. Cả hai ông Chung

này cũng vừa qua đời cách nay mấy năm rồi : Nguyễn Hữu Chung thì mất ở

Canada, còn Lý Quý Chung thì mất ở Saigon.

Lý Chánh Trung, ngòai việc đi dậy học lại còn làm việc lâu năm tại Bộ Quốc

gia Giáo dục với các chức vụ Công cán Ủy viên, Giám đốc Nha Trung học

và làm cả Đổng Lý Văn Phòng tại bộ này. Vào thời Đệ nhị Cộng hòa, ông

còn hay viết bài cho các nhật báo, tạp chí có khuynh hướng đối lập với

chánh quyền Nguyễn Văn Thiệu. Là người xuất thân từ miền Trà Vinh –

Vĩnh Bình, ông Trung Lý sát cánh gần gũi với “ Nhóm Liên Trường” của

các nhà họat động chính trị xã hội của miền Nam trước năm 1975. Và một

bộ phận không nhỏ của Nhóm Liên Trường này đã vận động cho “giải pháp

Dương Văn Minh” để thay thế cho chánh quyền Nguyễn Văn Thiệu.

Sau năm 1975, thì Lý Chánh Trung được cử làm Phó chủ tịch Hội Trí thức

Yêu nước và đặc biệt được sắp xếp ra tranh cử chức vụ Đại biểu Quốc hộ

tại một đơn vị bàu cử ở Saigon. Ông còn điều hành một văn phòng thường

trực của Đòan Đại biểu Quốc hội , tọa lạc tại đường Thống Nhất, nơi căn

nhà của vị mục sư phụ trách Nhà Thờ Tin Lành của những người nói tiếng

Pháp (Eglise Réformée de Langue Francaise). Vào hồi đầu thập niên 1980,

ông sát cạnh với cánh miền Nam để đòi hỏi cho có chánh sách phù hợp hơn

với người dân Nam bộ, mà sau này nổi bật nhất là “Nhóm Câu lạc bộ Kháng

chiến” do các đảng viên kỳ cựu như Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng… lãnh đạo.

Và trong những năm tháng cộng tác với chánh quyền cộng sản sau năm

1975, ông Lý Chánh Trung đã gặp phải nhiều điều phiền phức khó xử, mà

điển hình là một số sự việc được mô tả như sau đây.

 

1/ “Triết học Mác Lênin là môn chẳng ai muốn học, mà cũng chẳng ai muốn

dậy”.

Vào năm 1988, báo Tuổi Trẻ có đăng một bài báo gây chấn động dư luận ở

miền Nam, đó là bài viết của Giáo sư Lý Chánh Trung có nội dung đại khái

như trên. Ông viết đại ý như sau : Là một nhà giáo dậy môn triết học đã lâu,

ông thấy hiện nay cái môn Triết học Mác Lênin đang được giảng dậy ở các

trường Trung cũng như Đại học ở Việt nam thì là điều áp đặt miễn cưỡng,

học trò chẳng ai muốn học, mà thầy giáo cũng chẳng ai thực sự còn muốn

dậy nữa. Lời phát biểu này quả là một trái bom nổ, phủ nhận hòan tòan cái

lối giáo dục “giáo điều, nhồi sọ “ cứng nhắc của người cộng sản.

Một ông cụ ngòai tuổi 70 mà đã rất phấn khởi khi được đọc bài báo này. Cụ

đã trao cho tôi một số tiền nhỏ và nhờ tôi gửi đến vị giáo sư tác giả bài báo.

Cụ nói với tôi : “Tôi chưa bao giờ quen biết với giáo sư Trung, nên phải cậy

nhờ đến ông vốn là chỗ thân quen lâu ngày với giáo sư, để trao đến tay tác

giả món quà nhỏ này, vốn chỉ là tượng trưng cho sự quý mến và khâm phục

của một ông già đã vào tuổi thất thập đối với vị giáo sư đã có sự can đảm nói

lên tiếng nói lương tâm như vậy…” Và tôi đã làm theo lời của vị bô lão này,

để trao tận tay cho giáo sư Trung nơi văn phòng của ông tại đường Thống

Nhất như đã ghi ở trên.

Nghe tôi trình bày, anh Trung đâm nghi ngờ và nói : “Món tiền này là của

chính anh có ý muốn tặng riêng cho tôi. Chứ làm gì mà lại có một ông cụ già

lạ hoắc nào rút bóp đem tặng tiền bạc cho tôi?” Tôi phải trả lời : “Anh

Trung, chúng ta quen biết nhau từ mấy chục năm rồi, việc gì mà tôi phải bày

ra cái trò này đối với một người bạn thân thiết của mình, để làm gì cơ chứ?

Anh không nên đa nghi như Tào Tháo ấy. Ông cụ là người đáng kính, là

người đồng hương đáng bậc vị anh cả của tôi. Cụ tuy chưa bao giờ gặp gỡ

anh, nhưng qua bài báo này, cụ cảm phục và muốn bày tỏ tấm lòng quý mến

đối với anh vậy thôi. Đó là tiêu biểu cho số quần chúng nhân dân tại thành

phố Saigon này, tôi nghĩ anh là một người Đại biểu Quốc hội, anh phải nhận

ra và trân quý đến cái tình cảm chân thật, sâu sắc như thế này chứ?…”Và rút

cục, anh Trung đã hoan hỉ tiếp nhận món quà và nhờ tôi gứi lời cảm ơn vị ân

nhân.

Ông cụ nay đã quy tiên từ lâu, nên bây giờ tôi có thể nêu danh tánh của

cụ.Đó là cụ Đinh Văn Năm, nguyên trước năm 1954 cụ đã giữ chức vụ Phó

Tỉnh trưởng Tỉnh Bùi chu, mà người dân địa phương đều biết đến và mến

chuộng đức độ và sự tận tâm phục vụ của cụ cả trong việc đời, lẫn việc đạo.

 

2/ “ May mà bây giờ có sự Đổi mới rồi, nếu không thì mình đã bị mất cái

đầu đi rồi”.

Vào đầu năm 1989, có tin đồn là ông Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có rày

rà, ám chỉ giáo sư Lý Chánh Trung sao đó, ông nói đại ý như : “Có một số

người trước đây là đồng minh với chúng ta trong cuộc chiến đấu chống đế

quốc, thực dân. Nhưng bây giờ họ lại có lập trường khác, làm cản trở sự

nghiệp xây dựng đất nước của ta v.v…” Nghe vậy, tôi có đến gặp anh Trung

và nói ngay : “Tôi nghe thiên hạ đồn rằng bây giờ ông bạn giáo sư đang bị

“rét”, vì bị Tổng bí thư ” xát xà bông” làm sao đó. Sự thực ra sao vậy?” Anh

Trung liền trả lời : “Quả là bây giờ có sự Đổi mới rồi, chứ nếu không, thì

mình bị “ lấy mất cái đầu đi rồi” đấy! Nói xong anh bèn rút từ ngăn kéo ra

bức thư viết tay của ông Nguyễn Van Linh gửi cho anh và trao cho tôi. Bì

thư cũng như giấy viết đều là của một khách sạn ở Ấn Độ, nơi mà Tổng bí

thư mới đi thăm vào năm 1988. Bì thư cũng như lá thư đều được viết bằng

tay, nắn nót cẩn thận, có đề “ Xin gửi Anh Lý Chánh Trung (Nhờ các Anh

Thành Ủy chuyển giao). Nội dung bức thư hòan tòan có tính cách trấn an,

xoa dịu do ông Nguyễn Văn Linh gửi riêng đến với Lý Chánh Trung. Anh

Trung giải thích : “Đây là thư hồi âm của ông Linh gửi cho mình, vì trước đó

mình đã gửi thư cho ông ấy, nêu thắc mắc về sự ám chỉ trong bài nói chuyện

với cán bộ đảng viên, mà có liên hệ đến mình. Sự việc như vậy, kể như đã

tạm yên, thiết nghĩ chẳng cần phải bận tâm thắc mắc gì thêm nữa…”

 

3/ “Các anh định bắt tôi ư?”

Tháng Tư năm 1990, tôi bị công an bắt và đưa vào trại tạm giam trong khu

Tổng Nha Cảnh sát cũ. Đó là trong vụ càn quét bắt giữ các cán bộ đảng viên

nòng cốt như Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Đỗ Trung Hiếu …, và bắt quản chế

linh mục Chân Tín, giáo sư Nguyễn Ngọc Lan… Trong suốt 3 tháng điều

tra, người phụ trách thẩm vấn tôi là Đại tá Quang Minh (tên thật là Ngô Văn

Dần). Có lần ông Quang Minh cho tôi biết là ông có đến tận nhà các anh Lý

Chánh Trung, Ngô Công Đức để cật vấn họ về họat động liên quan đến âm

mưu đòi “đa nguyên, đa đảng” sao đó. Ông kể lại : Ông Lý Chánh Trung có

ý thách thức tôi với câu hỏi rằng “Các anh định bắt tôi ư?” Tôi phải trả lời

rằng :”Nếu cần phải làm điều đó, thì chúng tôi vẫn có thể “rút lại cái quyền

bất khả xâm phạm của người đại biểu Quốc hội như anh đang nắm giữ hiện

nay được lắm chứ”. Ông Quang Minh mô tả là cuộc trao đổi giữa hai người

lúc đầu khá căng thẳng, gay gắt; nhưng về sau thì cũng ổn thỏa êm diụ thôi.

Chỉ có Ngô Công Đức, thì ông ta nói hơi sỗ sàng, đại khái ông Đức nói :

“Tôi có 2 điều không ưa : đó là tôi không ưa thích mấy người công an, và tôi

cũng không ưa thích người Bắc kỳ”. Tôi phải giải thích với ông Đức là “Phải

tốn biết bao xương máu, bây giờ nước nhà mới thống nhất. Thái độ kỳ thị

Nam/Bắc của ông như vậy là đi ngược lại với chiều hướng đòan kết, thống

nhất của tòan thể dân tộc chúng ta…”

 

4/ “Anh Trung Lý bây giờ bị lẫn mất rồi”

Đó là lời mô tả của anh chị Phó Bá Long nói với tôi vào giữa năm 2008, lúc

tôi đến thăm và ở lại nhà anh chị tại Virginia. Anh Long kể lại là vào năm

2007, anh chị có về Việt nam thăm lại bà con, bạn hữu. Và anh có đến thăm

gia đình Lý Chánh Trung vẫn ở căn nhà cũ tại khu Làng Đại học Thủ Đức

gần với xa lộ Biên hòa. Ban bè lâu ngày mới gặp nhau, nên có dịp tâm sự

nhiều. Thế mà anh Trung đã quên lãng rất nhiều, đến nỗi đi ra khỏi nhà

không xa bao nhiêu, mà anh cũng quên luôn lối trở về nhà nữa. Năm nay anh

Trung mới chỉ cỡ 83-84 tuổi thôi à!

Mấy tháng trước đây, thì Lý Tiến Dũng lại bị mất chức Tổng biên tập báo

Đại Đòan Kết của Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Dũng

chính là con trai trưởng của Lý Chánh Trung. Cháu đã đi bộ đội tham gia

chiến đấu ở Cambodia trên 20 năm trước và sau này gia nhập ngành báo chí

của chánh quyền cộng sản. Nhưng có lẽ cũng vì tiếp nối cái tinh thần khí

phách của cha mình, mà Dũng đã có đường lối thông thóang không phù hợp

với chánh sách “xiết chặt tự do ngôn luận của đảng cộng sản”, cho nên mới

bị lọai bỏ khỏi chức vụ như vậy chăng?

Như vây là về cuối đời, lúc đã về nghỉ hưu rồi, ông bạn giáo sư của chúng

tôi vẫn còn gặp điều khó xử nữa, xuyên qua cái vụ việc bị cất chức của con

trai Lý Tiến Dũng này vậy.

Và để tóm tắt lại, xuyên qua trường hợp của giáo sư Lý Chánh Trung như

đã trình bày sơ lược trong bài này, chúng ta có thể ghi nhận rằng : Con

đường hợp tác với người cộng sản ở Việt nam quả thật vẫn đày dãy chông

gai, trắc trở và bạc bẽo lắm vậy đó !

California, Tháng Chín 2009

Đòan Thanh Liêm

Mạn đàm về Đại học Việt Nam

Mạn đàm về Đại học Việt Nam

    Đoàn Thanh Liêm & Phạm Xuân Yêm

Bài này viết ra như một tiếp nối so với những gì mà GS Hoàng Tụy đã từ lâu nhận xét, đặc biệt câu sau đây trích trong Kỷ Yếu Sĩ phu Thời nay [1]: Thật ra, giáo dục và khoa học của ta không chỉ tụt hậu mà đi lạc ra ngoài con đường chung của thế giới, hết sức ‘không giống ai’ và đó là nguồn gốc của mọi vấp váp, khó khăn khi hội nhập nếu không kịp chấn chỉnh.”

1- Triết học không phải là một giáo điều

Đại cương, sinh viên ngành triết học được hướng dẫn về phương pháp suy luận và cách thức đặt vấn đề nhằm tìm hiểu sự thật trong cuộc sống nội tâm, cũng như khám phá ra những quy luật vận hành của xã hội, của vũ trụ nhân sinh. Triết học cũng trình bày cho sinh viên hiểu biết được lịch sử phát triển về tư duy và nhận thức của con người, nhờ vào những tìm kiếm nhẫn nại không ngừng của các triết gia tại Đông cũng như Tây phương, liên tục từ biết bao năm trường. Nói chung, môn triết học cung cấp cho chúng ta một chân trời luôn mãi mở rộng, một viễn tượng toàn cầu, một tầm nhìn thật là bao quát và thông thoáng. Đó là kim chỉ nam, tấm bản đồ giúp cho con người hướng thượng để đi tới mãi trong cuộc hành trình lâu dài của mỗi cá nhân, cũng như của toàn thể cộng đồng nhân lọai, mà không sợ bị lạc lối trong cái mê hồn trận của cuộc sống mỗi ngày một thêm phức tạp xáo động trong xã hội ngày nay.

Cũng như môn khoa học tự nhiên, triết học là cả một kho tàng kiến thức vô cùng phong phú và quý báu mà nhân lọai đã tích lũy được, trải qua bao nhiêu thế hệ tìm kiếm, phân tích và đãi lọc thành những sản phẩm tinh hoa của trí tuệ con người, không phân biệt sắc tộc, màu da hay khuynh hướng chính trị, học thuật và tôn giáo nào. Và như vậy, việc giảng dậy môn triết học không bao giờ chỉ tập trung, đóng khung chật hẹp vào một triết thuyết độc tôn duy nhất nào, mà trái lại cần phải giới thiệu cho các sinh viên tìm hiểu được nhiều trường phái triết học, các lý thuyết cổ xưa cũng như hiện đại của các nhà tư tưởng kiệt xuất của nhân lọai từ Đông sang Tây, Bắc xuống Nam.

Xin trích dẫn mấy dòng ngắn ngọn sau đây về sự tương đồng cũng như khác biệt giữa khoa học và triết học [2]:

Triết học nghiêm túc giống khoa học đích thực ở hai điểm:

1- đều dựa vào một số nguyên lý. Những nguyên lý này, ta chỉ có thể tán thành hay không, không chứng minh tuyệt đối, vĩnh viễn được. Do đó phát triển khoa học hay triết học đều đòi hỏi ý thức tự do và sáng tạo.

2- trên cơ sở đó, đòi hỏi một kiểu suy luận khắt khe, chặt chẽ, nhất quán xuyên qua những bộ ngôn từ tương xứng. Thiếu ngôn ngữ khoa học, không thể tiếp thu và phát triển tư duy khoa học. Thiếu ngôn ngữ triết học “cho ra hồn”, không thể tiếp thu và phát triển tư duy triết.

Triết học và khoa học khác nhau ở hai điểm :

1 – Giá trị của lý thuyết khoa học được xác định bằng thử nghiệm : ứng dụng nó thì hành động đạt được kết quả đã dự đoán. Lý thuyết khoa học đúng hay sai là phải do thực nghiệm kiểm chứng được hay không.

2 -Giá trị của triết thuyết được xác định qua nghiệm sinh của con người ở đời. Có thể bỏ mạng mà vẫn đáng sống.

Cả hai đều cần thiết để làm người. Nếu chua thêm được tí ti văn nghệ trong cuộc sống thực thì tuyệt.

Vậy mà từ lâu rồi, theo Trần Đức Thảo : “ở Việt nam không có triết học, mà chỉ có chính trị”, nền giáo dục Việt Nam lại đặt nội dung giáo dục ý thức hệ Marx-Lenin làm trọng tâm. Trẻ vào mẫu giáo đã nghe những bài hát chính trị. Người soạn sách giáo khoa nhiều khi cũng cố lồng chính trị vào, coi đó là một thành tích [3]. Việc giảng dậy môn triết học Marx Lenin tại các trường ở Việt nam từ mấy chục năm nay là một hạn chế khiên cưỡng, sinh viên phải học tập duy nhất có một học thuyết mà không được tiếp cận trên cùng một bình diện cả một vườn hoa tư tưởng muôn màu muôn sắc của nhân lọai. Rõ ràng là triết học do Karl Marx khởi xướng từ trên 150 năm nay và sau đó bổ xung bởi Lenin đã và tiếp tục là một đóng góp đáng kể cho nhân lọai, tuy nhiên nó không phải là một đường lối tư tưởng duy nhất, tuyệt đối và vĩnh viễn. Như vậy, thì lại càng không thể đem học thuyết này mà áp đặt trên quần chúng học sinh, sinh viên, buộc thế hệ thanh niên phải chấp nhận nó như một giáo điều chính thức của quốc gia. Sự áp đặt như vậy nào có khác chi việc thiết lập một thứ quốc giáo độc quyền, độc tôn trên toàn thể dân tộc?

Qua sự trình bày trên, thiết nghĩ ta cần phải dứt khoát thay đổi lề lối và nội dung của việc giảng dậy môn triết học hiện nay. Cụ thể trong thời buổi hội nhập này là nên áp dụng các phương thức phổ quát trên thế giới, đó là hướng dẫn cho sinh viên nâng cao tầm nhận thức và trình độ hiểu biết rộng rãi, thấu đáo hơn mãi về lịch trình tiến triển của tư duy loài người từ xưa đến nay, thông qua những tìm kiếm vô cùng phong phú và kiên trì của biết bao lớp nhà tư tưởng ưu tú vĩ đại của nhân lọai. Chứ không phải chỉ đóng khung hạn hẹp trong bất kỳ một học thuyết duy nhất nào. Khác nào xưa kia thời quân chủ phong kiến hàng ngàn năm bên Đông Á, học thuyết cửa Khổng sân Trình đã thống trị tư duy thần dân. Cũng như Cơ đốc giáo với giả thuyết điạ tâm sai lầm bên Âu châu đã đưa Giordano Bruno lên dàn hỏa thiêu (1600) và Galileo Galilei (1633) phải quỳ gối tự chối bỏ tác phẩm nền tảng của Khoa học hiện đại như Vật lý, Cơ học, Thiên văn. Điển hình gần đây hơn là thời Stalin đã dùng quyền lực chính trị để áp đặt lý thuyết về di truyền của Lysenko, gây tai hại trầm trọng cho nền khoa học của Liên Xô vào giữa thế kỷ XX vậy. Cũng vậy giáo điều quốc xã thời phát xít Đức đã đẩy lùi nền khoa học Âu châu trong bao năm.

Chúng ta hãy lắng nghe ý kiến sau đây [4]:

Tôi đề nghị chúng ta vẫn giữ học thuyết Marx – Lenin, nhưng chúng ta không chỉ biết và vận dụng duy nhất học thuyết Marx-Lenin, mà cần phải biết và vận dụng những học thuyết tinh hoa của nhân loại như chúng ta bắt đầu làm từ khi đổi mới. Từ đó Đảng ta mới phát huy được dân chủ, tự do trong Đảng, trong nhà nước và trong xã hội ta. Vì chỉ có dân chủ tự do mới có thể có điều kiện thật sự cho sự phát triển vững mạnh, mới có sức mạnh vô địch để vượt qua mọi khó khăn thử thách, bảo vệ được thành quả của Cách mạng và không ngừng đưa Cách mạng Việt Nam tiến lên phía trước cùng với bạn bè năm châu bốn biển ”.

Các nước tư bản họ cũng làm như vậy. Họ vẫn nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học. “ Giữ học thuyết Marx – Lenin ” không phải để tôn sùng và mù quáng vâng theo mà có chăng chỉ để gạn đục khơi trong, để ôn cũ biết mới .

Điểm son của triết lý giáo dục tiến bộ trên thế giới là sự bao dung, tôn trọng và bàn cãi tự do những tư tưởng, văn hóa, chính kiến, tín ngưỡng khác nhau, chúng bổ túc cho nhau. Tư duy độc lập, phê phán, phản biện, tự vấn không ngừng là những yếu tố quyết định của một nền giáo dục tiến bộ và phổ quát. Không thể áp đặt một hệ tư tưởng bất luận nào đó – cho dù ưu việt đến mấy trong một thời – lên sự nghiệp giáo dục đào tạo con người. Nó chỉ kìm hãm tư duy sáng tạo. Triết lý giáo dục công lập ở Pháp dựa trên hai nền tảng : nhà trường thế tục và cộng hòa. Nhà nước tôn trọng và trung lập đối với mọi tín ngưỡng, chính kiến, tư tưởng, nhân sinh quan, triết học. Nhà trường là nơi hòa trộn mọi thành phần, không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, giai cấp xã hội của học sinh.

2- Nhân sự giảng dạy và nghiên cứu

Đại học, nơi tụ hội những tinh hoa của xã hội, mặc nhiên có vai trò làm gương mẫu cho mọi sinh hoạt. Nó phải là một môi trường lành mạnh, đạo đức để phục hồi và củng cố niềm tin của tuổi trẻ. Sự nghiệp của đại học là khai sáng tư duy, là đào tạo chất lượng cao về tri thức tổng quan và chuyên ngành. Những tiêu cực như giả dối, nạn dỏm trong nhân sự phải tuyệt đối vắng mặt, thày ra thày, trò ra trò. Đó là điều kiện tiên quyết của nền giáo dục nói chung mà đại học đi tiên phong. Người sinh viên phải được hưởng quyền nổi loạn trong học thuật. Họ có quyền tụ tập để tranh luận học thuật dưới mọi hình thức và về bất cứ chủ đề nào [5].

Đội ngũ nhân sự giảng dạy đại học cần phải có trình độ tiến sĩ theo tiêu chuẩn quốc tế, số lượng tiến sĩ đủ tiêu chuẩn này hiện nay quá nhỏ so với số sinh viên, hiện tượng thạc sĩ dạy cử nhân cần phải giảm đi đến mực tối thiểu. Chuyển giao tri thức chuyên môn cho sinh viên chỉ là một trong hai nhiệm vụ chính của giảng viên đại học, điều quan trọng không kém là nghiên cứu khoa học theo tiêu chuẩn quốc tế để cập nhật thường xuyên tri thức chuyên môn, đào sâu tăng trưởng kiến thức và tìm tòi sáng tạo. Tiến sĩ chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để thành giảng viên đại học, chức vụ này đòi hỏi một thời gian ‘sau tiến sĩ ‘(postdoc) khá gian nan để đạt tới sự độc lập chín chắn trong quá trình giảng dạy và khám phá, mở rộng trao đổi với các môi trường khác nhau để sàng lọc, đua tranh lành mạnh nhưng gay gắt. Tiêu chuẩn quốc tế được hiểu theo nghĩa sau đây:

(a) công trình khảo cứu khoa học đăng trên các tạp chí đẳng cấp quốc tế (hầu hết bằng tiếng Anh mà ISI thu thập). Trong hàng chục ngàn tạp chí của ISI, có nhiều cái cũng chỉ vừa phải về chất lượng, vậy có lẽ nên linh động hơn, đừng thái quá về vai trò quyết định của ISI. Trong mỗi ngành chuyên môn, ai cũng rõ cấp bậc nọ kia (xếp loại theo impact factor cao là một thí dụ) của các tạp chí để tự mình chọn mặt gửi vàng đến các tạp chí với hệ thống bình duyệt và phản biện nghiêm túc. Mỗi ngành nghề chuyên hẹp chỉ có chừng vài chục tạp chí đủ chất lượng cao mà ta cần tập trung vào đó.  (b) số lần trích dẫn (hay/và H index) các công trình khoa học bởi đồng nghiệp khắp thế giới, (c) sách giáo trình cao học phát hành bởi các nhà xuất bản uy tín (d) báo cáo trong hội nghị quốc tế và sự giao lưu thường xuyên với các cơ quan giảng dạy-nghiên cứu trên thế giới, (e) sự nghiệp đào tạo các nghiên cứu sinh và tiến sĩ, (f) đối với các ngành khoa học ứng dụng, văn bằng sáng chế và cộng tác với các công ty kỹ nghệ mang lợi nhuận cho cơ quan.

Ðó là ít nhiều hành trang thông thường của nhân viên giảng dạy-nghiên cứu của một đại học chuẩn mực quốc tế mà nền đại học cần đạt tới. Qua các tiêu chí  (a) – (f), ta thấy rõ sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và giảng dạy, sự thăng chức thăng ngạch trong mỗi hàm nên tùy thuộc chủ yếu vào các công trình nghiên cứu khoa học. Cũng như ở nhiều nước phát triển cao, tổng số giờ giảng dạy trong một năm của giáo sư đại học ở Pháp chỉ có khoảng 130 giờ để thấy rõ tầm quan trọng mà họ phải bỏ hết thời gian còn lại làm nghiên cứu. Vì thế họ mang tên gọi là nhân viên giảng dạy-nghiên cứu (enseignant-chercheur).

Chương trình dài hạn đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế (bằng cách tuyển chọn sinh viên tài năng gửi đi soạn cao học, tiến sĩ và hậu tiến sĩ ở các nước khoa học tiền tiến) một đội ngũ mới giảng viên đại học để tiếp nối dần thế hệ trước, phải là ưu tiên hàng đầu của nền đại học. Đội ngũ nhân viên giảng dạy cần được coi là trọng tâm của mọi sinh hoạt trong đại học, ban quản lý chỉ có nhiệm vụ duy nhất là hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi sao cho được tối ưu hai sự nghiệp chính của giảng viên là chuyển giao tri thức và nghiên cứu khám phá. Ngoài ra vai trò quan trọng của hai môn Lịch sử Đảng và Triết học Mác- Lê khoảng 15% trong học trình của các ngành khoa học tự nhiên là điều hoàn toàn khác lạ với tiêu chuẩn quốc tế. Nên coi môn trước nằm trong kiến thức chung của triết học nhân loại và môn sau trong lịch sử  thăng trầm quốc gia. Trong hồ sơ các sinh viên trong nước sang ghi tên du học về ngành khoa học tự nhiên, hai môn kể trên có hệ số tính điểm khá cao chẳng thua các hệ số về toán, lý, hoá, sinh, ngoại ngữ. Ở các nước phát triển, không đâu có hai môn bắt buộc này trong học trình của các ngành khoa học tự nhiên. Nhiều bạn bè trên thế giới đã mất công sức giải bầy với đồng nghiệp và bộ máy hành chính của đại học mình khi họ xét hồ sơ tuyển chọn sinh viên Việt Nam sang du học. Ðể so sánh công bằng với sinh viên các nước khác trong việc tuyển chọn vào đại học, hai môn ‘không khoa học tự nhiên’ này bị loại bỏ tự động, làm lãng phí thời gian tiền của.

Rồi chuyện học hàm học vị nhiêu khê của hệ thống giáo dục hiện nay; nhiều người có học vấn thật bị đứng vào chỗ văn hoá giả tạo, và ngược lại. Chức giáo sư, phó giáo sư đại học cần phải hiểu theo những tiêu chuẩn phổ quát quốc tế, đó chỉ là chức vụ để giảng dạy-nghiên cứu với trách nhiệm cụ thể trong các đại học, chứ không phải là phẩm hàm quí tộc hình thức để quản lý hay hoạt động ngoài môi trường đại học. Nguyên tắc để xác nhận hai khả năng giảng dạy-nghiên cứu nói trên cần giản dị, minh bạch, không gây khó khăn bởi những thủ tục hành chính xa lạ với chất lượng nghiêm túc.

Ngoài vấn đề đội ngũ giảng dạy ra, quy chế tự chủ và tự do trong môi trường học thuật, chính sách đãi ngộ và đồng lương tương xứng, hướng nghiên cứu và phương pháp đào tạo, mở rộng cộng tác (theo hợp đồng dài ngắn hạn) với các cơ quan và chuyên gia nước ngoài là những điều vô cùng quan trọng cần thực hiện để đảm bảo cho sự thành công của đại học chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Sự liên kết mật thiết giữa Đại học và viện Khoa Học & Công Nghệ (VAST) nên phát huy tận lực, cơ chế hành chính của hai cơ quan cần điều hòa ra sao để hai bên cùng có lợi trong sự nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Đó là điều mà các nước khoa học tiền tiến đã từ lâu thực hiện.

Tăng cường và xây dựng nhanh chóng cơ sở vật chất, phòng làm việc thường trực của nhân viên giảng dạy-nghiên cứu, thư viện phong phú với sách giáo trình và tạp chí khoa học quốc tế, máy tính và truy cập internet, cư xá cho sinh viên thuê giá rẻ, học bổng trợ cấp sinh viên chăm chỉ tài năng mà gia cảnh thiếu thốn.

Với hàng ngàn vạn tuổi trẻ trong và ngoài nước đang thành công tốt đẹp trong nhiều lãnh vực trên trường quốc tế, chúng ta tin tưởng rằng khi có môi trường thuận lợi, con người Việt còn có thể vươn cao hơn nữa. Thí dụ tượng trưng, trong các cựu sinh viên sang du học ở Pháp khoảng hơn mươi năm nay gần đây, một số đã trở thành giảng sư các Đại học hay nghiên cứu viên của Trung tâm Quốc gia Khảo cứu Khoa học (CNRS). Ðó là tiềm năng chất xám quý báu của dân tộc ta, chất xám ấy lại mang thêm một đặc điểm nữa mà hiếm các quốc gia khác có được, đó là sự phong phú đa dạng của các thành phần đến từ nhiều chân trời văn hóa khác nhau nhưng bổ túc cho nhau, từ Ðông qua Tây Âu, từ Bắc đến Nam Mỹ, Đông Bắc đến Tây Nam Á, Úc, được thử thách chọn lọc theo tiêu chuẩn quốc tế. Lại thêm biết bao tài năng, đặc biệt với thế hệ thứ hai, nằm trong cộng đồng ba triệu người Việt ở nước ngoài sinh hoạt trên khắp năm châu.

Thực ra vấn đề xuất cảng rồi sớm muộn trở thành giao lưu chất xám đã xảy ra từ lâu rồi ở các nước lân cận Việt Nam. Do lòng gắn bó với cội nguồn, môi trường hoạt động thoải mái thoáng đãng và chính sách đãi ngộ thích ứng ở các nước đó, phần đông các nhân tài đã trở về cố hương đóng góp cho sự phát triển kỳ diệu của nước họ, trong đó các đại học và viện công nghệ mang tầm quốc tế giữ vai trò không nhỏ.

Người viết tâm tình với lòng thành là nền đại học Việt Nam không thể không đạt tới chuẩn quốc tế, vấn đề chỉ là thời gian khoảng mươi năm. Nó đến sớm hay muộn là ở trong tay chúng ta từ chính quyền đến người dân hữu trách, và lời chúc đầu năm là chúng ta sẽ thành công nhanh hơn và trội hơn ước tính.

Tham khảo

[1] Kỷ Yếu Sĩ phu Thời nay, nxb Tri Thức (2008) Hà Nội, trang 161

[2] Phan Huy Đường, Tạp chí Tia Sáng (2010),

http://amvc.free.fr/PHD/LangThangChuNghia/TrietHoc-KhoaHoc.htm

[3 ] Trong cuốn giáo trình “Nhiệt động lực học và Vật lý thống kê, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (1996), ngay ở trang 11, tác giả, một nhà vật lý, viết: Như Lenin đã chỉ rõ “ Khái niệm nhân quả của con người …”, điều chẳng liên đới chút nào đến toàn bộ nội dung cuốn sách.

[4] Nguyễn Văn An, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên trưởng Ban Tổ chức TƯ Đảng, nguyên Chủ tịch Quốc hội qua những trả lời phỏng vấn “ Tuần Việt Nam ” ngày 12 tháng 12 năm 2010.

[5] Phạm Anh Tuấn, hội thảo “Sự xuống cấp văn hóa và đạo đức trong xã hội ngày nay” do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức ngày 27.11.2010 tại Hà Nội.

http://boxitvn.wordpress.com/2010/11/30/khi-tm-h%E1%BB%93n-con-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8B-t%C6%B0%E1%BB%9Bc-do%E1%BA%A1t/