Blogger Tạ Phong Tần được vinh danh là 1 trong 10 Phụ nữ Can Đảm của Thế Giới

Blogger Tạ Phong Tần được vinh danh là 1 trong 10 Phụ nữ Can Đảm của Thế Giới

nguồn: VOA

Blogger Tạ Phong Tần, cựu đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam

Blogger Tạ Phong Tần, cựu đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam

06.03.2013

​​Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo trong ngày Quốc Tế Phụ Nữ thứ Sáu sắp tới, Bộ Ngoại giao sẽ vinh danh 10 phụ nữ có những thành tích ngoại hạng xứng đáng được trao Giải Phụ Nữ Can Đảm của Thế Giới.

Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ghi ngày 4 tháng Ba, loan báo Ngoại trưởng Kerry và Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ Michelle Obama sẽ chính thức trao giải cho 10 phụ nữ đặc biệt này, tại một buổi lễ được cử hành vào lúc 3 giờ chiều tại Hội trường Dean Acheson của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở thủ đô Washington.
​​
Trong danh sách những người được giải thưởng có Blogger Tạ Phong Tần, hiện đang thọ án tù 10 năm tại Việt Nam, nên sẽ đuợc trao giải khiếm diện.

Bà Tạ Phong Tần có trang blog mang tên “Công lý và Sự Thật”, với hàng trăm bài viết phản ánh những bất công xã hội, các vụ tịch thu đất đai, và tệ nạn tham nhũng trong các cơ quan chính quyền Việt Nam.

Giải Phụ Nữ Can Trường Thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là một giải thường niên để vinh danh các phụ nữ trên khắp thế giới đã chứng tỏ lòng can đảm ngoại hạng cũng như khả năng lãnh đạo trong việc cổ vũ cho các quyền phụ nữ và trao quyền cho nữ giới, bất chấp những gian nguy cho cá nhân mình.

Từ khi giải này được thiết lập năm 2007, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã vinh danh tất cả 67 phụ nữ đến từ 45 quốc gia.

Nguồn: Office of the Spokesperson, State Dept.

50% trẻ em Việt Nam thiếu vitamins

50% trẻ em Việt Nam thiếu vitamins

RFA 03.03.2013

052_01417492-305.jpg

Học sinh trên đường đi học về, ảnh chụp 17/12/2011

AFP photo

Kết quả cuộc khảo sát về tình trạng dinh dưỡng ở khu vực Đông Nam Á cho thấy hơn 50% trẻ em Việt Nam thiếu hụt vitamin A, B1,C, D, và chất sắt trong những bữa ăn hàng ngày.

Phúc trình phổ biến ngày hôm qua nói rằng tỷ lệ này cao hơn 3 nước khác trong vùng là Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Thạc Sĩ Lê Nguyễn Bảo Khanh của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia và cũng là người điều phối cuộc nghiên cứu nói rằng kết quả cho thấy bữa ăn ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển rất nhanh của trẻ em.

Theo VnExpress, một trong những sự kiện đáng quan tâm là tỷ lệ trẻ sinh sống ở thành thị thiếu vitamin D lại cao hơn tỷ lệ trẻ em đang sinh sống ở thôn quê, gây ảnh hưởng đến phát triển tầm vóc của các em cũng như gây nên chứng còi xương.

 

CÁC GIÁM MỤC CÔNG GIÁO VIỆT NAM NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 (SỬA ĐỔI NĂM 2013)

CÁC GIÁM MỤC CÔNG GIÁO VIỆT NAM

NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý

DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 (SỬA ĐỔI NĂM 2013)

nguồn:HoidongGiamMucVietNam

Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã công bố bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2.1.2013 đến ngày 31.3.2013. Chúng tôi tán thành việc làm này, vì Hiến pháp của một quốc gia trước hết và trên hết phải là của chính người dân, do ý thức trách nhiệm của người dân và để phục vụ mọi người dân, không loại trừ ai. Ý thức trách nhiệm công dân, nhân danh Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ban Thường vụ kính gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nhân dân cả nước một số nhận định và góp ý.

I. Quyền con người

Bản Dự thảo đã dành cả chương II (điều 15-52) để nói về quyền con người. Quyền con người đã được chính thức nhìn nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (10.12.1948), và Việt Nam cũng đã ký kết. Bản Dự thảo đã liệt kê khá đầy đủ những quyền căn bản của con người. Vấn đề là làm thế nào để những quyền ấy được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo pháp luật trong thực tế?

Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá con người, do đó là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. Phổ quát vì tất cả mọi người, thuộc mọi thời và mọi nơi, đều được hưởng những quyền đó. Bất khả xâm phạm vì xâm phạm là tước đoạt phẩm giá làm người. Bất khả nhượng vì không ai được phép tước đoạt những quyền đó của người khác.

Quyền bính chính trị được nhân dân trao cho nhà cầm quyền là để tạo điều kiện pháp lý và môi trường thuận lợi cho việc thực thi quyền con người, chứ không phải để ban phát cách tùy tiện. Do đó, để quyền con người thật sự được “Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật” (điều 15), chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ một số điều.

Dự thảo khẳng định quyền tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật (điều 43), quyền tự do tín nguỡng, tôn giáo (điều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu, Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” (điều 4). Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tư do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho nhân dân tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khã nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.

Trong thực tế, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Ðây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật. Nếu cần một nền tảng, chúng tôi thiết nghĩ đó phải là truyền thống văn  hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, chứ không phải một hệ ý thức nào khác. Truyền thống văn hóa ấy đã được hình thành trãi qua nhiều thế kỷ, giúp dân tộc Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước, kiến tạo lối sống đầy tính nhân văn. Nền văn hóa đó chính là nền tảng cho đời sống xã hội của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng mới có thể và cần được đón nhận để bổ túc cho phong phú, nhưng không thể thay thế. Có như vậy mới mong giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc giữa những thay đổi mau chóng của thời đại toàn cầu hóa ngày nay.

Do đó, chúng tôi đề nghị:

l. Hiến pháp cần xác định rõ: mọi người đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền. Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá làm người, và vì thế, là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng.

2 . Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam.

3 . Nêu rõ nội dung quyền được sống (đối chiếu với điều 21 Dự thảo): mọi người đều có quyền sống. Không ai được phép tước đoạt sự sống của người khác, từ khi thành thai đến khi chết. Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ sự sống con người. Mọi người đều có quyền bảo vệ sự sống của mình, miễn là không làm tổn hại đến sự sống của người khác.

4 . Nêu rõ quyền tự do ngôn luận (đối chiếu điều 26 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình.

5 . Nêu rõ quyền tự do tôn giáo (đối chiếu điều 25 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền này bao hàm việc tự do theo hay không theo một tôn giáo  nào, tự do thực hành các nghi lễ tôn giáo, cá nhân hoặc tập thể. Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam. Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập… Các tổ chức tôn giáo có quyền tự do hoạt động xã hội cộng đồng như giáo dục, y tế…

H. Quyền làm chủ của nhân dân

Quyền bính chính trị cần thiết để điều hành xã hội, nhưng chủ thể của quyền bính chính trị phải là chính nhân dân xét như một toàn thể trong đất nước. Nhân dân trao việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà họ bầu làm đại diện cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị hoặc không thuộc đảng phái nào. Chỉ khi đó mới có Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” (Lời nói đầu). Vì thế việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Ðồng thời việc bỏ phiếu công khai, khách quan và công bằng, là đòi hỏi cần thiết để người dân có được những đại diện mà họ tín nhiệm. Chính nhân dân có quyền đánh giá năng lực của những đại diện họ đã bầu, và khi cần, họ có quyền thay thế những đại diện đó.

Do đó, chúng tôi đề nghị:

l . Hiến pháp cần phải làm nổi bật quyền làm chủ của nhân dân, không chỉ bằng một mệnh đề lý thuyết nhưng cần được thể hiện trong những điều khoản cụ thể của Hiến pháp, và có thể thi hành trong thực tế. Bản Dự thảo khẳng định: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Ðiều 2). Nhưng trong thực tế, công nhân, nông dân và trí thức là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Thực tế đó cho thấy khẳng định về quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết.

2. Ðể tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phải chính trị nào (X. điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu chọn. Những cá nhân được bầu phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc họ làm, chứ không thể là một tập thể mơ hồ rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả.

3. Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân. Ðiều này đã gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng. Vì thế, Hiến pháp mới cần công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới.

4. Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo…

III. Thi hành quyền bính chính trị

Quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ðể những quyền bính này được thi hành cách đúng đắn và hiệu quả, cần có sự độc lập chính đáng của mổi bên và vì công ích của toàn xã hội. Trong thực tế của Việt Nam nhiều năm qua, đã không có được sự độc lập này, dẫn đến tình trạng lạm quyền và lộng quyền, gây ra nhiều bất công, suy thoái về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, đạo đức. Cuối cùng, người dân nghèo phải gánh chịu mọi hậu quả và Việt Nam, cho đến nay vẫn bị xem là một nước kém phát triển.

Nguyên nhân sâu xa là không có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền. Điều này thể hiện ngay trong nội dung của Hiến pháp 1992, và Dự thảo vẫn tiếp tục đường lối như thế.

Một đàng, điều 74 khẳng định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”; đàng khác, điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy, ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức?

Bản Dự thảo cũng dành nhiều chương dài để nói về Quốc Hội (điều 74-90), về Chủ tịch nước (điều 91-98), về Chính phủ và Thủ tướng (điều 99-106). Không có chương nào và điều nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền. Ðang khi đó, thực tế là Tổng bí thư nắm quyền hành cao nhất vì cũng theo Dự thảo, đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4)! Như thế phải chăng đảng ở trên luật pháp và ngoài luật pháp, chứ không lệ thuộc luật pháp? Nếu đảng cầm quyền đã lãnh đạo cả Nhà nước và xã hội, thì còn cần gì Quốc hội, cần gì đến Tòa án!

Những phân tích trên cho thấy sự mâu thuẫn và tính bất hợp lý ngay trong nội dung Hiến pháp. Sự bất hợp lý này dẫn đến tình trạng bất hợp lý trong thực tế cuộc sống, là nguồn gốc của những bất công, dẫn đến bất ổn xã hội, kìm hãm sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước.

Do đó, chúng tôi đề nghị:

l . Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phải chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào.

2 . Xác định tính độc lập của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cung cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền này cách độc lập và hiệu quả.

3. Luật hóa sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thi hành pháp luật bằng những quy định cụ thể.

Kết luận

Những nhận định và góp ý của chúng tôi chỉ nhằm mục đích góp phần xây dựng Hiến pháp cho hợp lý và hợp lòng dân. Chúng tôi ước mong mọi người dân Việt Nam tích cực góp phần vào việc điều chỉnh Hiến pháp, phục vụ sự phát triển toàn diện và bền vững của dân tộc Việt Nam.

 

Tòa Tổng Giám mục Hà Nội ngày 01 năm 03 năm 2013

 

TM. Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam

 

Tổng thư ký                                 Chủ tịch

 

(đã ký)                                         (đã ký)

Cosma Hoàng Văn Ðạt                    Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

Giám mục Bắc Ninh                       Tổng Giám mục Hà Nội

(Nguồn: WHĐ)

ĐẦU NĂM MỪNG TUỔI… “NHÓM TOBIA”

ĐẦU NĂM MỪNG TUỔI… “NHÓM TOBIA”

Tác giả: Lm. Lê Quang Uy, DCCT

nguồn:conggiaovitenam.net

Có lẽ công việc BVSS trước hết mọi mặt chính là đi nhặt xác thai nhi đem về lo tẩm liệm, chôn cất hoặc hỏa táng. Và nếu chọn mốc khởi sự là năm 1992, thì anh Tống Phước Hiếu cùng với người thân trong gia đình và các bạn sinh viên Huế sẽ được công nhận là thành viên “Nhóm Tobia” đầu tiên, đã tận tụy ân cần từng ngày vun đắp những nấm mộ thai nhi trên các quả đồi bỏ hoang của Giáo Xứ Ngọc Hồ, cố đô Huế. Từ đó đến nay đã 21 năm, 3 quả đồi trắng xóa những cây thập giá, có lẽ phải đến hàng mấy vạn anh hài.

Chúng tôi đóng ngoặc kép tên gọi “Nhóm Tobia” là vì không có hẳn một Nhóm nào mang tên Tobia, nhưng cứ hễ ở đâu khởi sự có chương trình BVSS, thì người ta có thể làm ngay khâu lo “hậu sự”, và như thế họ trở thành các hậu duệ của Thánh Tobia trong Cựu Ước.

Ngày xưa còn bé, trước 75, cuối tuần tôi thường được bố giao việc đi bộ từ Nhà Thờ Phanxicô Đakao ra Nhà Thờ Tân Định để nhận báo đem về phát cho từng nhà bổn đạo, khi băng ngang đường Hai Bà Trưng, nhìn sang phía bên phải thấy Trại Hòm Tobia, tôi cứ sờ sợ, ghê ghê thế nào ấy. Của đáng tội, những gì có hơi hướm sự chết, ai mà không hãi !?! Vậy mà không ngờ hơn bốn mươi năm sau, bản thân mình cũng liên quan đến “Nhóm Tobia”.

Có điều, ngày xưa Trại Hòm Tobia có câu slogan lừng danh “Sống một cái nhà, thác một cái hòm”, các thai nhi của chúng tôi bây giờ làm gì mà dám mơ có được hẳn một cái hòm ?!? Khi được các cộng tác viên “Nhóm Tobia” kín đáo mang ra khỏi bệnh viện hoặc phòng khám có dịch vụ phá thai, các bé nằm chung với nhau trong những túi nylon màu đen lõng bõng nước, từ đó đem về các Nhà Dòng hay Nhà Xứ, có khi là về một ngôi Chùa nữa.

Đến khi đem chôn thì các bé được đặt chung trong một cái bát hương, hay hũ sành, trám ximăng lại rồi táng vào hầm mộ, hoặc đào sâu xuống đất, nơi sẽ xây lên một nấm mộ bé xíu, quét vôi trắng, hoặc ốp đá đen, thường là mộ chung của 20 đến 30 em bé. Ở DCCT và một vài nơi khác giữa lòng các thành phố lớn, khi chọn giải pháp là thiêu, tro cốt các bé như nắm bột màu ngà ngà trắng, được gói lại, hàn kín trong những bao nylon trong, đặt gọn giữa lòng một viên gạch kích thước 15x15x25cm, mỗi viên gạch như thế là khoảng 100 cháu. Ở Sàigòn trước đây mỗi ngày chỉ 1 viên, bây giờ có khi phải là 2, 3 viên. Cứ thế, sau 10 năm, riêng Nhà Dòng chúng tôi đã nhặt về tính ra đã hơn 35 vạn cháu bé, vượt qua số lượng thai nhi được chôn cất sau hơn 20 năm ở Huế !

Để có được những Nghĩa Trang như thế, các Linh Mục nam nữ Tu Sĩ chúng tôi làm sao cho xuể từ A đến Z ? Rõ ràng phải có rất đông anh chị em Giáo Dân cộng tác gắn bó tin cậy suốt nhiều năm mà chúng tôi xin được gọi chung là “Nhóm Tobia”.

Trước hết phải kể đến các y bác sĩ, điều dưỡng, y công còn có lương tâm, tại các nơi có phá thai, họ dứt khoát không nhúng tay phạm tội ác phá thai nhưng cũng không đành lòng làm ngơ để xác các bé bị đem đi như rác thải y tế hoặc tệ hơn, bỏ tọt vào nhà cầu, giật nước ùm một cái là xong như người ta vẫn thản nhiên làm.

Tiếp theo, chỉ tính riêng với DCCT, là một đội ngũ khoảng 40 anh chị em, do tính cách công việc quá nhạy cảm, họ gần như hoạt động đơn lẻ độc lập, không quen không biết nhau, nhiều lắm là đi chung 2 người với nhau hoặc chia nhau luân phiên hai tư sáu – ba năm bảy. Họ hoàn toàn tự nguyện, lắm khi chúng tôi hỏi thăm, họ cũng khéo léo từ chối không cho biết tên, biết địa chỉ và nghề nghiệp. Có lẽ họ vừa muốn khiêm tốn âm thầm làm việc, lại vừa muốn tránh mọi sự dòm ngó đồn thổi. Suốt buổi sáng cho đến tối khuya, dù mưa gió, áp thấp nhiệt đới, rớt bão tràn về thành phố, bất cứ lúc nào có em bé bị giết, họ lại có mặt để nhận xác và đem về nơi Góc Thương Xót, cuối hành lang dãy Nhà Hiệp Nhất ở DCCT chúng tôi. Họ hiểu, chỉ một sơ sảy trễ hẹn hay bỏ phiên, các em bé có thể bị vứt đi không thương tiếc, làm mồi cho chuột, chó, mèo, ruồi nhặng…

Kế đó, vào lúc 21g30 hằng đêm, khi cái vại lớn ở chỗ chúng tôi đã đầy ngập những túi nylon đen, ít gì cũng cả trăm xác, mà lắm hôm gặp đợt cao điểm phá thai, tổng cộng phải đến 10Kg xác em bé, đến phiên các bạn Nhóm Fiat ( gần đây có thêm Nhóm Amen là c1svien gốc Tân Hà, Bảo Lộc ), từng hai bạn trẻ làm thành một ca, gói ghém kỹ lưỡng tất cả trong 2, 3 lớp bao nylon to và dầy, túm lại, buộc chặt, thắp một nén nhang, đứng im cầu nguyện trong mấy phút trước tượng Đức Mẹ và ảnh Lòng Chúa Thương Xót, rồi rời Góc Thương Xót mang tất cả đi một đoạn đường khoảng 10 cây số đến một ngôi Nhà Nguyện nhỏ bé xa xôi ở ngoại thành.

Cuối cùng, tại điểm lo hậu sự, một thầy trợ sĩ DCCT sẽ cùng các bạn trẻ trong “Nhóm Tobia” riêng của thầy, đón lấy, đưa các bé ra khỏi các túi nylon, trộn với vôi bột, lại cầu nguyện, rồi bắt đầu đặt vào lò thiêu bằng gaz thật an toàn, gọn nhẹ, không gây ô nhiễm. Mấy tiếng đồng hồ sau, nhiệt độ giảm dần, tro cốt các cháu từ nay sẽ yên nghỉ trong từng viên gạch lớn ghi rõ trên nắp bên ngoài: RIP ( Requiescat in Pacem ) xây thành 3 bức tường lớn hình chữ U của Nghĩa Trang Anh Hài.

Như vậy đó, với 4 khâu lần lượt nối tiếp nhau của “Nhóm Tobia”, những linh hồn bé bỏng bị con người từ khước được về bên Chúa, còn thân xác tý hon thì được chăm sóc chu đáo. Công việc lầm lũi âm thầm, không lương bổng, không bồi dưỡng nhưng lại đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm rất cao, giàu tình thương và lòng trung tín, không được để thất hẹn, cho dẫu phải phóng xe gắn máy đêm hôm về tận Bình Dương, Biên Hòa, Tây Ninh, Mỹ Tho rồi trở lại Sàigòn…

Hôm 28 Tết vừa qua, lúc 8g30 sáng, một cú phone bất ngờ từ Hóc Môn, cách Nhà Dòng chúng tôi khoảng 12 cây số: “Cha ơi, đến 10g30, cha gửi một bạn về nhận một thai nhi nhé, mẹ bé bây giờ đang nằm chờ trong phòng chuẩn bị rồi…” Các bạn gốc Sàigòn thì đang còn phải đi làm những ngày cuối năm, các bạn khác trong “Nhóm Tobia” thì đã về quê ăn Tết, tôi đang lo có khi chính mình phải lên đường, thì một bạn trẻ đang ngồi cộng sổ sách Quỹ Người Nghèo nghe tin đã nhận lời ngay: “Bố để con đi cho… Nhưng… khu vực ấy con không rành đường…” Cuối cùng bạn trẻ ấy cũng đã lên đường và mang về một bào thai đã 4 tháng tuổi còn ấm nóng đúng giữa trưa.

Tôi gọi phone hỏi cộng tác viên các nơi: “Tết nhất có phá thai không nhỉ ?” Họ trả lời: “Có chứ cha, cứ trả tiền cao là người ta làm tất ! Cha chuẩn bị tinh thần nhé…” Vâng, chúng tôi đã luôn chuẩn bị tinh thần, nhưng vẫn có một nỗi xót xa, buồn đến rũ người…

Còn nhớ, trước khi có các bạn Fiat tình nguyện, suốt trong 6, 7 năm liền, khâu thu gom xác thai nhi đưa đi thiêu này do gia đình bác MH. đảm nhận. Vợ chồng, các con trai con gái chia phiên nhau trong tuần, đến cả cô con dâu trong những ngày đang mang thai sắp sinh cũng luôn sẵn sàng. Vậy mà có lần cô con gái Út đang cặm cụi chở xe Honda một bọc to xác các thai nhi, dọc đường gặp một ông thầy tu trẻ, ông cười cợt mỉa mai: “Sao em ngu thế ? Người ta ăn ốc, em lại phải đi đổ vỏ à ?”

Vâng, tại sao lại có những con người, hầu hết là các bạn trẻ, lại tình nguyện làm cái chuyện ngược đời và có vẻ tào lao vớ vẩn như thế ? Nhiều Linh Mục cũng thường chất vấn chúng tôi theo cái kiểu châm biếm giễu cợt: “Sao các ông không chịu lo ngăn ngừa ngay từ cái gốc, mà cứ toàn lo giải quyết chuyện cái ngọn như thế, chẳng ra đâu vào đâu, vô ích !” Chúng tôi bực bội lắm nhưng rồi cũng đành nhịn, có cãi, có phân bua cũng bằng thừa, người ta không hề chú ý xem chương trình BVSS còn nhiều mặt hoạt động khác chứ đâu chỉ có khâu hậu sự chôn cất ! Những dư luận như thế thường chỉ có vậy, rồi thôi, chẳng thấy ai cùng lên tiếng, chẳng thấy ai bắt tay vào việc để cùng chúng tôi lo cái gốc rễ của vấn nạn nạo phá thai…

Ngẫm nghĩ thấy cái thân phận làm Tobia là như thế…

Đọc lại chuyện ông Tôbia trong Cựu Ước thì thấy được an ủi khích lệ rất nhiều. Cha con Tôbít – Tôbia quả thật là người hiền lành dễ thương chứ không đành hanh bần tiện, giàu lòng nhân ái chứ không vô cảm, luôn sẵn sàng giúp người nghèo đói khốn quẫn. Lại thấy xác những người bị vua giết hại quăng ra ngoài thành, không nỡ để cho thú dữ xé thịt, cha con ông lại đi đào huyệt chôn cất đàng hoàng tử tế. Vua biết được thì tức giận cho lùng bắt trị tội, ông Tôbit đã phải bỏ trốn biệt tích, gia sản bị sung công tất cả, trừ bà vợ là Anna và con trai là Tôbia.

Rồi mãi đến khi vua ấy bị giết chết, vua khác lên ngôi, ông Tôbít mới được tha về, vậy mà hai cha con vẫn cứ liều mình đi chôn cất những xác chết oan khiên đầu đường xó chợ. Láng giềng chế nhạo và mắng rằng: “Hắn vẫn còn chưa sợ ! Người ta truy nã để giết hắn về tội ấy và hắn đã phải trốn đi, thế mà hắn lại vẫn cứ đi chôn cất người chết !” ( Tb 2, 7 ).

Sau này, khi Tôbia cưới được vợ phương xa là Sara và mang thuốc quý trở về chữa bệnh mù cho cha, thiên thần Raphaen mới bảo với cha con Tôbia: “Chính tôi đã tiến dâng những lời cầu nguyện lên trước nhan vinh hiển của Đức Chúa, để xin Chúa nhớ đến hai người; tôi cũng làm như vậy khi ông chôn cất người chết. Và khi ông không ngại trỗi dậy, bỏ dỡ bữa ăn để đi chôn cất người chết, bấy giờ tôi được sai đến bên ông để thử thách ông và chữa lành cho ông…” ( Tb 12, 12 ).

Cựu Ước ghi lại câu chuyện thật có hậu. Trải qua bao thăng trầm, vui buồn, hạnh phúc và khốn khổ, ông Tôbít sống thọ đến 112 tuổi trong bình an. Còn Tôbia còn thọ hơn cha, đến 117 tuổi mới ra đi trong hạnh phúc. Có cái gì đó là lẽ nhân – quả trong cuộc đời cha con ông Tôbia hay đó là phần gia nghiệp Thiên Chúa ban tặng cho những ai sống công chính và có tấm lòng xót thương người ?

Trước mắt, chúng tôi viết bài này không nhắm đến chuyện phô trương, kể lể công khó thay cho các anh chị em “Nhóm Tobia” gần xa khắp nơi trên quê Việt, nhưng thật sự chỉ muốn “mừng tuổi” họ đúng vào ngày đầu năm mới.

Vâng, hôm nay họ đang cặm cụi đi “đổ vỏ” trong khi người đời tiếp tục ngang nhiên “ăn ốc”, họ vẫn nhẫn nại chôn cất các thai nhi đáng thương hằng ngày. Trong thinh lặng âm thầm của Sự Chết vẫn có vạn điều lên tiếng nói cho Sự Sống, cho Lương Tri, “Nhóm Tôbia” vẫn đang ở đầu sóng ngọn gió của phong trào BVSS. Họ vẫn đang chỉ ra cho mọi người thấy một đất nước ngỡ là đã hòa bình nhưng hằng năm vẫn có đến 3 triệu em bé phải chết, một quê hương có quá nhiều nghĩa địa và những rừng cây thập giá…

Mừng tuổi “Nhóm Tôbia” thế nào đây ? Chúng tôi tin, chẳng phải đợi đến cuối đời, ngay từ bây giờ anh chị em cũng đã được hưởng ân phúc trong Bình An thật sự của Thiên Chúa không thua gì cha con ông Tôbia ngày xưa…

“Phúc thay ai biết xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” ( Mt 5, 7 ).

Lm. QUANG UY, DCCT,

Mùng Một Tết, Chúa Nhật 10.2.2013 (Ephata 548)

Đám cưới xúc động của chàng trai tật nguyền và cô dâu xinh đẹp

Đám cưới xúc động của chàng trai tật nguyền và cô dâu xinh đẹp

nguồn: yahoo.tintuc

Trưa 17/2, vùng quê miền biển Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã diễn ra một đám cưới như cổ tích. Chú rể là một chàng trai tật nguyền 37 tuổi, cao 68cm, nặng 12kg; cô dâu vừa tròn đôi mươi, xinh xắn, dễ thương.

Chú rể trong đám cưới như cổ tích ấy là anh Đặng Hoàng Giáo – SN 1976, cao 68cm, cân nặng 12kg, đôi chân teo tóp, bại liệt vì nhiễm chất độc da cam – trú tại xóm Giang Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh); cô dâu là chị Mai Thị Hiệp, SN 1991, một cô gái xinh xắn, dễ thương đến từ xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

Nhiễm chất độc chết người, sống được đã là một điều may mắn đối với người đàn ông tật nguyền Đặng Hoàng Giáo. Thế nên cái tin anh có người yêu, tổ chức đám cưới đầu xuân với một cô dâu xinh xắn khiến làng trên xóm dưới bàn tán xôn xao suốt nhiều tháng qua. Nhiều người háo hức chờ đợi ngày vui của người đàn ông bất hạnh ấy, để được tận mắt chứng kiến cô gái dũng cảm “liều” xây dựng lứa đôi với người chồng tật nguyền ấy.

Hàng trăm người dân, phần lớn trong số đó là bạn trẻ đứng chật kín đường chào đón cô dâu, chú rể trong đám cưới đặt biệt

11h trưa, khi đoàn xe đưa chú rể và cô dâu từ huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An về đến con đường đất chạy dọc bờ biển Thạch Kim, hàng trăm người đứng chật lối đi vỡ òa trong niềm xúc động khi chứng kiến một tình yêu đẹp và đáng khâm phục. Cô dâu xinh xắn, rạng ngời, khuôn mặt luôn nở nụ cười tươi nhẹ nhàng bế chú rể lên chiếc xe lăn đã được kết hoa tân hôn rồi nhẹ bước đẩy xe lăn cho chú rể vượt qua con đường đông kín người dân đến chúc phúc.

Những ai chứng kiến đám cưới cổ tích này đều không cầm được nước mắt, mừng cho chàng trai thiệt thòi lấy được vợ hiền, cảm phục cô gái trẻ mà dũng cảm với tình yêu của mình.

Chú rể cô dâu bước vào hôn trường, nơi có hàng trăm người đã đợi sẵn

Ngay tại buổi hôn lễ, đôi trẻ chia sẻ về cuộc tình nhiều sóng gió của mình. Anh Hoàng Giáo cho biết, cuộc tình của họ bắt đầu từ cuộc điện thoại nhầm của cô dâu khi ấy đang phụ giúp việc nhà cho một người quen ở Hà Nội vào số máy của anh. Sau cuộc điện thoại đó, đôi bên chuyện trò qua lại và chỉ vài tuần sau đó, anh Giáo đã xin phép mẹ già đón xe ra Hà Nội gặp Hiệp. Lần gặp gỡ đầu tiên, Hiệp có chút bỡ ngỡ, bần thần, nhưng cô đã không cưỡng lại tình cảm sâu sắc của mình với chàng trai tật nguyền ấy. 8 tháng sau đó, họ tổ chức đám cưới dẫu biết cuộc sống phía trước sẽ có muôn vàn khó khăn.

… nâng ly mừng hạnh phúc trong ngày cưới

Có lẽ đây là đám cưới duy nhất ở Hà Tĩnh từ trước tới nay được nhiều “người dưng” tới chúc phúc và chia sẻ hạnh phúc như vậy.

(Theo Dân trí)

Starbucks khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam

Starbucks khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam

Cửa hàng Starbucks đầu tiên ở Việt Nam (Ảnh: Lan Vy)
06.02.2013
Công ty cà phê Starbucks nổi tiếng của Mỹ đã mở một cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam, một thách thức đối với công ty tại quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới trong năm 2012, một đất nước đã có nhiều thương hiệu cà phê, nhưng cũng có nhiều khách tiêu thụ thức loại nước uống này.
Hàng trăm người hôm 1/2 đã xếp hàng trước cửa hàng Starbucks đầu tiên ở thành
phố HCM để chờ đến lượt thưởng thức thương hiệu cà phê nổi tiếng của Mỹ.
Một khách hàng trẻ của Starbucks tại Sài Gòn, chị Lan Vy, cho biết:
“Rất là đông vì ai cũng háo hức được vô uống. Phải xếp hàng từ ngoài vào
trong để được tới cầm cái ly Starbucks. Rất là hay khi được uống Starbucks tại
Việt Nam.”
Chị Vy nói dù phải xếp hàng rất lâu để mua được một ly cà phê Starbucks nhưng
cũng đáng công vì hương vị thơm ngon của sản phẩm, cung cách phục vụ ân cần và
tác phong kinh doanh chuyên nghiệp của nhãn hiệu này:
“Có người bảo không biết có đáng đến nỗi trưa nắng mà phải xếp hàng để uống
cà phê Starbucks hay không. Nhưng mình thấy OK vì được uống món mình thích mà
phải xếp hàng thì cũng OK thôi, đâu có gì. Người Việt Nam hầu như uống cà phê
dạng phin đậm đặc. Cho nên, những người không hợp với cà phê đậm đặc như Vy sẽ
thích uống loại pha chế như của Starbucks. Ở Việt Nam, những quán cà phê sân
vườn một ly cà phê đã hơn 2 đô la rồi. Một ly Starbucks hiện giờ có giá từ
75.000 đến 100.000, tức từ 3,5 đến 5 đôla. Nhiều người nói rằng không phù hợp
với túi tiền của người dân Việt Nam. Nhưng mà đâu phải ngày nào mình cũng uống
cà phê 2, 3 lần. Mình sẽ giới thiệu với bạn bè mình thứ nhất về cung cách phục
vụ, thứ hai về nước uống của Starbucks. Những cái gì mới và ngon thì ai cũng
muốn thử cả.”
Starbucks cho biết công ty sẽ “duy trì truyền thống đặc biệt và khẩu vị uống cà
phê của người Việt Nam.”
Trong vòng mấy năm qua, Starbucks cố gắng mở rộng thị trường ở Trung Quốc và
các nước châu Á Thái Bình Dương.
Công ty có kế hoạch mở gần 4.000 cửa hàng cà phê trước cuối năm  2013.

HỌ ĐÃ SỐNG NHƯ THẾ

HỌ ĐÃ SỐNG NHƯ THẾ

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.
nguon:Conggiaovietnam.net

Sau nhiều năm vì hoàn cảnh, hôm nay tôi được diễm phúc trở lại vùng đất Tây Nguyên – vùng đất tập trung khá nhiều anh em đang dõi bước cha anh phục vụ công cuộc truyền giáo cho anh chị em dân tộc thiểu số.

Đến Gia Lai, màn đêm buông xuống, hình ảnh thành phố thân thương ngày nào đang hiện dần trước mắt. Thay đổi khá nhiều bởi lẽ cuộc sống ngày càng đổi thay. Người anh tôi thăm viếng không ở gần thành phố cho lắm, chạy từ thành phố vào non đủ 50 cây số. Sau hơn một giờ, xe đưa hai anh em tôi vào đến buôn làng nơi anh đang phục vụ. Cảnh cũng quen quen nhưng phần nào đã đổi bởi lẽ sau nhiều năm người anh tiền nhiệm đã gầy dựng từ con số không trên mảnh đất thân thương làng Khop này. Khá mệt, tôi chìm vào giấc ngủ đêm với khí trời se lạnh.

Tờ mờ sáng, tiếng các em dân tộc được
người anh cưu mang ríu rít với nhau cạnh bên chiếc nhà sàn cổ nhất. Cổ nhất
không phải là xa xưa lắm nhưng cổ ở đây chính vì đây là căn nhà sàn đầu tiên mà
người khởi xướng gầy dựng ở nơi đây. Sau khi hoàn thành việc khởi xướng, người
anh này rời bỏ nơi đây để phục vụ một nơi khác cũng trên mảnh đất Tây Nguyên. Giờ
đây anh lại bỏ nơi xưa đi xa hơn nữa để giúp làm trung tâm hành hương Đức Mẹ
tận Kontum.

Khởi đầu ngày mới là vài gói mì tôm.
Hỏi cô bé Boai là người phục vụ mới biết đây là món chính của cha con người dân
tộc ở cái nhà thờ làng Khop này. Cha chưa nuôi đủ bản thân mình lại cưu mang
thêm gần chục đứa nhỏ nên chuyện mì gói muôn năm cũng chẳng có gì là lạ. Những
gói mì tuy đạm bạc nhưng đã bắn bó tình nghĩa cha con nơi vùng đất giáp ranh
biên giới nghèo này.



Mì gói xong, tôi cùng anh và bà con dân
tộc cùng nhau lên chiếc xe có một không hai của vùng này, không dám quá lời, nó
cũng là chiếc xe có một không hai của nước Việt. Nó đặc biệt bởi lẽ đây là
chiếc xe 25 chỗ ngồi hiệu Asia được mua lại từ nguồn hàng phế liệu, nhờ người
giáo dân người Kinh tốt bụng ở Thị Trấn Đức Cơ chỉnh sửa để chở các em học sinh
đi học. Hay nhất là trên xe không còn hàng ghế nguyên thủy mà thay vào đó là
một chồng ghế nhựa cho tiện dụng. Chiếc xe vẫn vui vẻ đưa học sinh đi học mỗi
ngày hôm nay được tận dụng đi đám tang trong làng xa. Cầm lái chiếc xe cổ này
vẫn là người anh linh mục có lòng yêu thương dân tộc khá đặc biệt.

Phải dừng lại một tí để nói về chiếc xe
đặc biệt này. Nó chỉ “được phép” chạy vòng vòng ở trong cái huyện Đức
Cơ chứ đừng hòng béng mảng ra khỏi Thị. Chỉ “được phép” ở Đức Cơ bởi
lẽ nó không còn hạn kiểm định nữa và cũng chẳng còn cơ may đi kiểm định. Nhìn
chiếc xe chỉ còn cái xác bên ngoài chứ bên trong không còn là chiếc xe nữa.
Nghèo nên phải tận dụng những gì người ta phế thải để phục vụ những người
nghèo. Cha anh kể lại rằng có hôm anh bận việc, nhờ người dân tộc lái, công an
gọi lại nhắc nhở và hôm sau anh lái. Anh chủ động dừng lại gặp công an và công
an vui vẻ cho xe chạy cùng lời an ủi “phục vụ cộng đồng tốt lắm!”.

Qua chặng đường dài bụi bay mù mịt
chúng tôi đến với đám tang người dân tộc mới qua đời.

Cụ ông Giuse qua đời ở cái tuổi 87.

Mọi sự để chuẩn bị cho Thánh Lễ
đã sẵn sàng.

Đây là lần đầu tiên tôi được tham dự
nghi thức nhập quan cũng như Thánh Lễ an táng cho người dân tộc Jrai.

Hết chuyện lạ này sang chuyện lạ khác bởi nét văn hóa của người Jrai. Trong những chuyện lạ đó, nét văn hóa hay nói đúng hơn nền văn minh tình thương của người Jrai được thể hiện nhiều hơn cả. Mỗi người cầm theo phần của mình đi dự đám tang. Họ cùng chia sẻ của ăn, thức uống với nhau trong những ngày tang lễ. Nghèo nhưng họ yêu thương nhau quá !

Lễ xong, rời đám tang, chúng tôi lại cùng nhau lên xe chia sẻ chút quà tết cho làng sâu bên trong hơn nữa.

Lúc này, chúng tôi được ngồi trên chiếc xe cũng có một không hai của vùng này. Xe này nguyên thủy của Tòa Giám Mục Kontum. Cũng qua nhiều đời chủ nay nó không còn được sử dụng bởi ai cũng chê nó cũ kỹ. Thấy vậy, người anh thân thương thuê xe khác kéo xe này về và lại nhờ người giáo dân kia sửa lại để chở đồ cho người dân tộc ở trong vùng sâu. Sau khi thay cái máy khác, chiếc xe này đã trở thành “hàng chính chủ” của người anh linh mục phục vụ tại làng Khop này.

Đi vào tận trong sâu để gặp gỡ trực
tiếp những người có thân phận kém may mắn.

Tình thương người nghèo và đặc biệt
người dân tộc thiểu số đã làm cho cái đói, cái mệt đi vào quên lãng. Ở cái vùng
đất nghèo này thì chẳng có thời gian và cũng chẳng có không gian. Không biết có
quá lời không khi các làng dân tộc nghèo ở rải rác khắp nơi trong một diện tích
rộng và nếu tính thời gian thì không thể nào phục vụ cho những người nghèo ở
đây được.

Chiều về, dẫu mệt nhưng nhớ đến những
người nghèo ở trong các làng để rồi cái mệt chạy đi đâu mất.

Cơm nước đạm bạc xong, nghỉ ngơi một
chút thì bà con lại quy tụ với nhau trong ngôi nguyện đường thật khiêm tốn.
Ngôi nguyện được ngày được người anh tiên khởi đến đây thiết kế để phục vụ cho
người dân tộc J’rai ở đây khá phù hợp với cái vẻ đơn sơ và mộc mạc.

Tiếng kinh râm rang được cất lên thật nhịp nhàng.

19 g 20 phút, Thánh Lễ được cử hành.
Tham dự Thánh Lễ ở cái làng Khop này làm cho tôi liên tưởng rằng mình đang ở
đâu đó ở nước ngoài bởi lẽ tiếng J’rai làm sao tôi hiểu được. Cùng hiệp nguyện
với cộng đoàn phụng vụ trong lời kinh tiếng hát. Hiểu chút chút với phần nghi
thức sám hối, đặc biệt là “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi
đàng” bằng tiếng J’rai.

Lễ xong cộng đoàn ra về.

Chúng tôi được một đêm yên hàn sau một ngày mệt nhọc.

Tờ mờ sáng hôm sau, tiếng trống báo hiệu một ngày mới bắt đầu.

Thánh Lễ tạ ơn và cầu bình an cho ngày mới được cử hành trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Điều khá ngạc nhiên ở đây là Thánh Lễ tối qua cũng như sáng nay được khá nhiều người tham dự. Cũng là điều đáng mừng cho ngôi nhà nguyện khiêm tốn ở đây chứ không thì buồn lắm vì lẽ nhà nguyện sẵn có mà lại chẳng có ai. Ngôi nhà nguyện ở đây phù hợp với cái làng nghèo này. Nhiều nơi buồn lắm bởi lẽ nhà nguyện hay nhà thờ thì cao chót vót và thật hoành tráng nhưng số người dự lễ thật thưa thớt. Vẫn là điều nghịch lý bấy lâu nay cho những công trình xây dựng để đời ngay tại nhưng nơi mà bà con giáo dân còn phải chạy ăn từng bữa hay là bữa đói bữa no.

Lễ xong, cộng đoàn các sơ và các em được cha cưu mang cùng cha ở lại đọc kinh Phụng Vụ. Giữa cái vùng đất nghèo này vang lên lời kinh của Hội Thánh thật dễ thương.

Kinh xong, một ngày mới lại bắt đầu với những công việc không tên.

Được biết một cha kia ngày xưa đã từng
đến phục vụ ở vùng nghèo này khi còn làm thầy nay trở lại chia sẻ chút quà cho
bà con ở làng xa. Chiếc xe mới ngày hôm qua chở tôi đi vào làng nay lại nằm một
chỗ. Chẳng lạ gì vì nó là đồ phế thải mang về chạy tạm. Tội nghiệp cho người
thợ giáo dân thương mến cha đặc trách vào tận bên trong làng để sửa mang về.
Mãi đến chiều tối chiếc xe mới chịu nổ máy để đưa các em dân tộc tháp tùng về
lại nhà thờ.

Lấm lem bụi cộng với dầu nhớt làm cho hình ảnh nắng sương của các em làm cho các em thêm phần bụi bặm hơn. Tranh thủ rửa tay và vào dùng bữa bởi lẽ cả ngày chẳng có gì trong bụng với chiếc xe nằm đường.

Cha đặc trách lại phải ngược xuôi với
những công việc của ngày cuối năm. Chốc chốc lại chạy ra công trường để xem
nhân công đang làm bờ rào cho khuôn viên nhà thờ. Cũng chẳng nghĩ đến chuyện
rào chắn nhưng kẻ trộm đã không khước từ ngay cả nơi nhà Chúa nên Cha bấm bụng
làm cho xong chuyện. Ngại lắm mới có cái chuyện làm hàng rào hàng cửa chứ chẳng
ai nghĩ đến chuyện rào chắn nơi cái vùng đất nghèo này. Nhưng có lẽ đến lúc
cũng phải làm để chặn ngăn những kẻ không còn chút lương tri là vào tận nhà xứ
để rinh đồ.

Chiều tối, sau khi ăn vội chút cơm
chiều, cha anh lại đưa tôi ra ngoài phố để chuẩn bị cho cuộc trở về Sài Thành
trong những ngày giáp Tết.

Lại tạm xa cái làng Khop thân thương để trở về với những công việc thường nhật.

Ngồi trên xe trên hành trình về lại nhưng hình ảnh của những người dân tộc nghèo và hình ảnh của người anh linh mục đang phục vụ nơi đây vẫn còn trong tâm thức.

Họ nghèo, anh đến với họ và anh sống nghèo, sống lam lũ với họ trong ơn gọi tận hiến của Hội Dòng. Anh tôi đã đến đây và sống nghèo cùng họ.

Thật lòng ngưỡng mộ anh cũng như biết bao nhiêu cha anh khác đang âm thầm phục vụ cho người nghèo ở cái vùng hẻo lánh như vùng hẻo lánh nơi đây.

Vẫn còn bạt ngàn cho cánh đồng truyền giáo và vẫn cần những người thợ gặt tận tâm tận tình với những con người nhỏ bé ở nơi đây.

Giữa một thế giới văn minh, giữa một đất nước chuyển mình nhưng lại vẫn còn những người nghèo ở cái mảnh đất ven biên giới này. Họ nghèo cả tinh thần lẫn vật chất. Bao nhiêu năm nay họ vẫn chìm trong cảnh thiếu trước hụt sau, bữa đói bữa no.

Biết đâu được đây là bước dò đường cho cuộc đời tận hiến còn lại.

Có chăng cả cuộc đời còn lại sẽ được ở nơi những con người nghèo này.

Mệt nhoài cho thân xác bởi lẽ phải lo toan đủ thứ đủ điều nhưng đêm về ngon giấc không còn phải nghĩ suy.

Có thể Chúa lại rẽ hướng cho tôi đến với những con người nghèo nơi đây chẳng nên.

Tất cả là hồng ân ! Tất là là Thánh ý của Chúa trong cuộc đời.

Tạ ơn Chúa với biết bao nhiêu ơn lành Chúa đã tuôn đổ trên tôi trong suốt cả cuộc đời và gần nhất là trong năm cũ gần qua. Những ngày ngắn ngủi trên mảnh đất này đã để lại những hình ảnh của những người nghèo, của người anh linh mục đang dấn thân nơi đây.

Vẫn mong đâu đó có những tấm lòng sẻ chia phần nào đó về tinh thần và vật chất cho những người nghèo ở nơi đây.

Những ngày giáp Tết Quý Tỵ

Anmai, CSsR

Lê Công Định: sự trở về mang hy vọng

Lê Công Định: sự trở về mang hy vọng

thứ năm, 7 tháng 2, 2013

nguồn: BBC

LS Lê Công Định tại tòa

Việc Luật sư Lê Công Định được trả tự do trước thời hạn hơn 1 năm đã được hoan nghênh trong nhiều giới.

Ông Định ra tù sáng thứ Tư 6/2 và hiện còn phải chịu 3 năm quản chế tại địa phương.

Phản ứng trước sự kiện này, ông Lê Thăng Long, người cùng bị xét xử một đợt với ông Lê Công Định nhưng vì án nhẹ hơn nên được trả tự do năm ngoái, nói với BBC:
“Tôi thực sự rất vui mừng trước sự trở về của anh Định”.

“Tôi cho đây là tín hiệu rất tích cực trong quá trình đổi mới về chính trị của Việt Nam, nó cho thấy các tác động của cả từ bên trong lẫn bên ngoài, cũng như
của những thay đổi trong môi trường chính trị toàn cầu và chính ngay
trong nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Ông Lê Thăng Long cũng cảnh báo LS Định rằng “cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp tục, con đường phía trước chắc chắn còn nhiều khó khăn và rủi ro rất lớn”.

Tuy nhiên, theo ông, sự đóng góp của ông Lê Công Định, người mà ông nhận xét là “rất trăn trở về bản Hiến pháp Việt Nam” ngay trong quá trình thu thập ý kiến
đóng góp về sửa đổi Hiến pháp 92 là một điều tích cực.

“Tôi hy vọng và tin tưởng rằng đây là cơ hội cho anh Định đóng góp một cách công khai và hợp pháp cho đất nước.”

Người còn ở trong tù

Trong khi đó, ông Trần Văn Huỳnh, cha của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, người cũng bị xét xử cùng đợt với các ông Định và Long những lãnh án tù nặng nhất 16 năm, nói: “Nghe tin mừng của Lê Công Định, tôi nghĩ ngay đến con
tôi”.

“Tôi hy vọng các tổ chức quốc tế và dư luận trong nước tiếp tục ủng hộ, vận động để các tù nhân lương tâm như con trai tôi sớm được trả tự do vì họ không làm gì
có tội.”

Trong phiên xử ngày 20/1/2010,  bốn người là các ông Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Trần Huỳnh Duy Thức đã nhận án tù nhiều năm vì tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Ông Lê Công Định, theo cáo trạng, còn là đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam vốn không được phép hoạt động.

Đảng này, ngay sau khi ông ra tù, đã ra thông cáo cho hay LS Lê Công Định là Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam từ ngày 1/6/2009.

“Việc trả tự do cho hai ông Lê Công Định và Nguyễn Quốc Quân khiến người ta nghĩ rằng Việt Nam đang mong muốn điều gì đó từ phía Mỹ.”

GS Carl Thayer

“Đảng Dân chủ Việt Nam yêu cầu nhà nước Việt Nam tiếp tục trả tự do cho các đảng viên và cộng sự của Đảng Dân chủ còn đang bị giam cầm trái phép. Trả tự do cho các tù nhân chính trị chính là hành động thiết thực để thể hiện tinh thần thật tâm hòa hợp toàn dân tộc, tôn trọng sự thật và công lý, quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền.”

Thông cáo cũng viết rằng “đối thoại trên tinh thần xây dựng là cách tốt nhất nên có nhằm thay đổi tích cực hình ảnh của Việt Nam, hướng đến lợi ích chung của quốc gia và dân tộc”.

Phản ứng quốc tế

Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên lên tiếng về sự kiện LS Lê Công Định được trả tự do.

Phát ngôn viên cho Đại sứ quán Mỹ, Christopher Hodges, được hãng thông tấn AP dẫn lời nói: “Chúng tôi hoan nghênh quyết định của chính quyền Việt Nam trả tự do nhân đạo cho LS Lê Công Định”.

“Nhân quyền, kể cả việc kêu gọi thả tất cả các tù chính trị, tiếp tục là một phần quan trọng trong quan hệ song phương của chúng tôi với Việt Nam.”

Tuần trước, Việt Nam cũng đã thả ông Nguyễn Quốc Quân, đảng viên Việt Tân, người bị bắt từ tháng Tư năm ngoái.

Luật sư Lê Công Định ra tù

Luật sư Lê Công Định ra tù

thứ tư, 6 tháng 2, 2013

nguồn: BBC

Phiên tòa 20/1/2010 (ông Lê Công Định ở góc dưới bên phải)

Phiên tòa 20/1/2010 đã thu hút sự chú của dư luận trong nước và quốc tế

Một trong những nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng ở VN, Luật sư Lê Công Định, vừa được ra tù trước thời hạn.

Thân nhân của LS Định, bà Đặng Ngọc Ánh, xác nhận với BBC ông đã về nhà lúc 10:00 sáng thứ Tư 6/12 trong tình trạng “sức khỏe tốt nhưng hơi gầy”.

Ngay trưa cùng ngày, ông Định đã phải tới chính quyền địa phương để trình diện.

Ông Lê Công Định, sinh 1968, bị bắt ngày 13/6/2009 để điều tra vi phạm Điều 88 Bộ Luật hình sự, Tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN.

Cùng đợt với ông có ba người khác, là các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long.

Tội danh của các ông sau bị chuyển sang thành Hoạt động lật đổ, theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự, là tội nặng hơn.

Ngày 20/01/2010, Tòa sơ thẩm TP Hồ Chí Minh đã tuyên án từ 5 năm tới 16 năm tù giam, thêm từ 3 tới 5 năm quản chế tại gia cho các bị cáo trên, trong đó ông Lê Công Định lãnh án 5 năm tù, cộng thêm 3 năm quản chế tại gia.

Tòa phúc thẩm sau đó đã y án trên.

Như vậy, ông đã được ra tù sớm trước hạn hơn một năm.

Phiên xử gây chú ý

Vụ bắt và xét xử Lê Công Định đã thu hút sự chú ý đặc biệt của quốc tế vì ông Định có tiếng trong giới luật sư và đã từng đại diện lợi ích cho Việt Nam trong nhiều vụ kiện có yếu tố nước ngoài.

Một bị cáo khác, ông Lê Thăng Long, đã ra tù tháng 6/2012, sớm trước thời hạn 6 tháng.

 

LS Lê Công Định là người được dư luận quốc tế biết tới nhiều

Hai ông Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung hiện vẫn đang thực hiện án 16 năm và 7 năm tù.

Sau khi phiên sơ thẩm ngày 20/1/2010 kết thúc, giới ngoại giao phương Tây đã lập tức lên tiếng bày tỏ quan ngại.

Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM lúc đó, ông Kenneth Fairfax, tuyên bố Mỹ “quan ngại sâu sắc” về các vụ bắt giữ và kết tội những người chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.

Hoa Kỳ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà hoạt động ngay lập tức và vô điều kiện.

Trong phiên xử, ông Lê Công Định và ba vị còn lại bị buộc tội đã cấu kết với “các thế lực phản động” trong và ngoài nước nhằm lật đổ chế độ.

Những người này cũng bị buộc tội liên quan tới Đảng Dân chủ Việt Nam, vốn không được phép hoạt động trong nước.

Ông Lê Công Định còn bị cáo buộc đã tham gia khóa huấn luyện lật đổ bất bạo động do tổ chức Việt Tân, mà Việt Nam liệt vào danh sách khủng bố, tổ chức.

Nhận tội

Luật sư Định, người bị thẩm vấn đầu tiên trong phiên sơ thẩm, đã tường trình trước tòa về phương hướng của Đảng Dân chủ Việt Nam mà ông là thành viên. Ông nói đảng này kêu gọi đa nguyên và muốn thay đổi chế độ chính trị trong nước.

”Trong quá trình học tập ở nước ngoài, tôi đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng phương Tây về dân chủ, tự do và nhân quyền.”

“Trong quá trình học tập ở nước ngoài, tôi đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng phương Tây về dân chủ, tự do và nhân quyền.”

LS Lê Công Định tại phiên sơ thẩm 20/1/2010

Ông Định nói: “Tôi nhận là đã vi phạm Điều 79 (Bộ Luật Hình sự)”.

Trước đó, ngày 18/6/2009, tức chưa đầy một tuần sau khi bắt ông Lê Công Định, công an Việt Nam tổ chức họp báo công bố việc ông Định “thừa nhận hành vi phạm tội”.

Tại cuộc họp báo, báo chí trong nước đã được cung cấp hình ảnh các trang viết tay được cho là của ông Định tự khai báo, cùng một số đoạn băng hình quay cảnh ông Định đọc nội dung bản tường trình “nhận tội”.

Nhiều người ủng hộ phong trào dân chủ đã bày tỏ thất vọng trước các hình ảnh này.

Ông Lê Công Định đã hành nghề lâu năm tại TP HCM. Trước kia, với tư cách luật sư của công ty YKVN, ông đã cùng đối tác là hãng luật White & Case của Mỹ bảo vệ phía Việt Nam trong vụ kiện cá basa tại Hoa Kỳ.

Sau đó, ông tham gia bào chữa cho nhiều vụ việc bị cho là ‘nhạy cảm’, như bào chữa cho các luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân và cho blogger Điếu Cày.

Ông Định cũng từng là Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM nhưng sau bị xóa tên khỏi luật sư đoàn.

Luật sư Định cũng được biết tới như một cây bút viết các bài bình luận thời sự, nhiều bài đã đăng trên BBCVietnamese.com.

Tốt nghiệp Đại học Luật năm 1989, ông Định lấy bằng thạc sỹ luật tại Đại học Tulane University, Hoa Kỳ hồi 2000. Trước đó, ông có một thời gian tu nghiệp tại Pháp.

Năm 2004, LS Lê Công Định cưới Nguyễn Thị Ngọc Khánh, Hoa hậu Việt Nam 1998.

 

Trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp

Trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp

thứ ba, 5 tháng 2, 2013

nguồn: BBC

Ông Nguyễn Đình Lộc và Chu Hảo tại cuộc gặp

Bản Kiến nghị đã được trao cho đại diện Quốc hội

Một nhóm nhân sỹ trí thức vừa  trao Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 cho Quốc hội, trong đó có đề xuất bỏ Điều 4 về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Những người này cũng chủ xướng  một dự thảo Hiến pháp mới, trong đó thiết lập mô hình nhà nước cộng hòa với người đứng đầu là Tổng thống.

Nhóm nhân sỹ gồm 15 vị đã tới  Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp tại Văn phòng Quốc hội, Hà Nội, để trao kiến nghị vào sáng thứ Hai 4/2.

Trưởng đoàn là ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên bộ trưởng Tư pháp, đồng thời là thành viên Ban soạn thảo Hiến pháp Việt Nam 1992.

Bản Kiến nghị, nay đã có hàng  nghìn chữ ký, đã được trao cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong không khí được ông Lộc mô tả là ‘khá dân chủ’.

Quốc hội Việt Nam đang tiếp  nhận ý kiến đóng góp của người dân về bản Hiến pháp sửa đổi từ nay tới hết tháng Ba.

Trong cuộc trao đổi kéo dài nửa  tiếng đồng hồ với đại diện của Quốc hội, các vị nhân sỹ trí thức đã nêu quan điểm rằng tiến trình đóng góp sửa đổi Hiến pháp phải
là quá trình dân chủ, với sự tham gia của mọi tầng lớp người dân.

Mô hình dân chủ

Họ cũng đề xuất kéo dài quá trình đóng góp ý kiến tới hết năm.

Ông Nguyễn Đình Lộc, người từng  làm Trưởng ban Biên tập Hiến pháp 1992, thừa nhận Hiến pháp 92 dựa trên mẫu hình Liên Xô, với nhiều phạm trù “nay không còn phù hợp”.

Tuy nhiên ông cũng cho rằng muốn  áp dụng Hiến pháp 1946, mà nhiều người cho rằng phù hợp với Việt Nam hơn cả, cũng cần phải cân nhắc “vì hoàn cảnh đã khác
rồi”.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

“Nay tình hình đã khác,  quan hệ quốc tế cũng đã thay đổi. Bản thân ông Hồ Chí Minh, khi sửa đổi Hiến pháp năm 1959 cũng thừa nhận Hiến pháp 46 đã hoàn thành
nhiệm vụ lịch sử và không còn phù hợp nữa.”

Kiến nghị do các vị nhân sỹ  trí thức khởi xướng gồm 7 điểm chính, trong đó nhấn mạnh tới việc bỏ Điều 4 Hiến pháp, vốn đề cao một chiều vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.

Họ cho rằng người dân phải được bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ để lựa chọn lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

“Một chính đảng thực sự có  chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy.”

Bản kiến nghị viết rõ: “Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh
hiện nay của đất nước”.

Chỉ có tiếp thu ý kiến trên,  theo những người viết kiến nghị, Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể “lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh
đạo chính trị được xã hội chấp nhận”.

Thay đổi từng bước

Tiếp theo kiến nghị đầu tiên này, là sáu kiến nghị khác về quyền con người; sở hữu đất đai; tổ chức Nhà nước; lực lượng vũ trang; trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp và
thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.

Cũng theo cựu bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc, những người làm kiến nghị chủ xướng xã hội theo mô hình cộng hòa, với người đứng đầu nhà nước là Tổng thống.

Tuy nhiên, ông Lộc thừa nhận tiến trình sửa đổi Hiến pháp mới đang đi những bước đầu tiên.

“Cái mới không phải ai cũng tiếp nhận một cách dễ dàng được, phải biết chờ đợi.”

“Sửa đổi đến đâu cũng phải chờ đợi mới biết, vì có người cần, nhưng cũng có người thấy rằng chưa cần lắm.”

Một bác sĩ Phật giáo trở thành Linh mục suốt đời phục vụ bệnh nhân phong

Một bác sĩ Phật giáo trở thành Linh mục suốt đời phục vụ bệnh nhân phong

Đỗ Tân Hưng

1/25/2013

nguồn:Vietcatholic.net

Linh mục Augustinô Nguyễn Viết Chung nguyên là một bác sĩ Phật giáo, chuyên môn về Da Liễu. Khi lên 18 tuổi, nhân đọc một bài báo nói về cái chết của Ðức
Cha Jean Cassaigne tại trại phong Di-Linh, cậu Chung cảm thấy cuộc sống đó quá
tốt đẹp và vô tình Ðức Cha Jean Cassaigne đã trở thành thần tượng của cậu. Khi
nhắc lại đoạn đời đó, cha Chung cho biết là ngài được rao giảng Tin Mừng bằng
đời sống, chứ không phải bằng lời nói. Từ đó cậu Chung có ý nguyện học làm bác
sĩ để phục vụ bệnh nhân phong như Ðức Cha Jean Cassaigne.

Khi bắt đầu học năm thứ nhất y khoa, nhân dịp tham dự Thánh lễ khai khóa của
linh mục giáo sư bác sĩ Lischenberg, cậu Chung nhận thấy con người khoa học
uyên bác của giáo sư Lischenberg đã biến thành một linh mục khả kính, trang
nghiêm siêu thoát, chìm đắm trong cõi phúc lạc thần thiêng. Ơn gọi làm linh mục
của cha Chung đã chớm nở từ đó.

Khi bác sĩ Chung phục vụ tại trại phong Bến Sắn, Dì Hai Loan thuộc Tu Hội Nữ Tử
Bác Ái là Phó Giám Ðốc. Dì là người đã phục vụ ở đây gần 17 năm, bất ngờ ngã
bệnh ung thư và mất đi sau mấy tháng. Khi Dì hấp hối, bác sĩ Chung đang sửa
soạn để đi với bác sĩ Quang, bác sĩ Bích Vân lên trại phong Di-Linh khám mắt
cho bệnh nhân. Vì xe chưa tới, bác sĩ Chung tiếc nuối những giây phút cuối cùng
còn lại với Dì Hai Loan nên đã trở lại giường bệnh của Dì. Lúc đó Dì Hai Loan
mở mắt ra, nhìn bác sĩ và đôi môi mấp máy như muốn nói điều gì. Dì Mười hiểu
được, liền nói: “Chung, Dì Hai Loan nói, tại sao chưa đi?”

Khi kể lại kỷ niệm nầy cho tôi, cha Chung đã dùng những ngón tay phải chỉ vào
cánh tay trái và cho biết lúc đó cha cảm thấy bị rởn da gà lên. Sau đó, bác sĩ
Chung về dự tang lễ của Dì Hai Loan và đã quyết định theo đạo. Một năm sau nữa
bác sĩ đã vào tu ở Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn và đã nhận lãnh Thánh chức
linh mục hơn một năm nay.

Ba vị đã tác động mạnh mẽ trên Ơn Gọi của cha Chung là giám mục Jean Cassaigne,
linh mục Lischenberg và Dì Hai Loan. Cả ba cùng có một mẫu số chung – như lời
cha Chung – đó là họ đã rao giảng Tin Mừng cho cha bằng cuộc sống chứ không
phải bằng lời nói!

Nguyện ước của cha Chung là được phục vụ bệnh nhân phong và bịnh nhân Aids rồi
cuối cùng ngã bệnh giữa những bệnh nhân mà cha yêu thương phục vụ, đúng như lời
Chúa Kitô đã phán dạy: “Không có Tình Yêu nào cao trọng cho bằng hy sinh mạng
sống mình vì kẻ mình yêu!”

NHỮNG TRỞ NGẠI VỀ PHÍA GIA ÐÌNH

Ðáp câu hỏi của tôi là trên con đường theo Chúa, có những trở ngại lớn lao nào
về phía gia đình không? Cha cho biết gia đình của cha là một gia đình nghèo.
Ðời sống gia đình thường xảy ra cảnh “cơm không lành, canh không ngọt”. Ðiều đó
đã ảnh hưởng cha từ thuở thiếu thời nên cha đã có ý định đi tu vì nhận thấy đời
sống gia đình không mang lại hạnh phúc.

Khi làm bác sĩ, trong hai năm đầu cha đã hành nghề để có thể trả nợ cho gia
đình. Trong những năm kế tiếp, cha đã giúp đỡ những người em ăn học và hiện có
một em trai là bác sĩ chuyên môn về phổi. Người em nầy đã thay thế cha phụng
dưỡng hai cụ thân sinh.

Khi còn là tu sĩ, chưa được thụ phong linh mục, một ngày kia được tin cụ thân
sinh bệnh, cha đi xe đạp về thăm. Vừa vào nhà, cụ thân sinh liền quở trách cha
là một người “không biết nhục”. Theo lời cụ, các bạn bè của cha đều đi xe hơi,
xây nhà lầu hai ba tầng cho bố mẹ ở. Còn cha, cha lại đạp chiếc xe đạp cọc cạch
về thăm nhà!

Trước đây khi cha ngõ ý với cụ bà là muốn đi tu thì cụ bà rất vui, vì tưởng cha
tu theo Phật giáo. Nhưng khi biết cha sẽ tu theo Công giáo thì cụ bà giữ im
lặng.

Sau khi được thụ phong linh mục vài ba hôm, cha về thăm gia đình. Mới bước vào
nhà, cụ bà cất tiếng nói: “Mẹ có điều nầy muốn nói với con.” Cha vội kéo ghế
mời cụ bà ngồi rồi nói: “Thưa Mẹ, xin Mẹ cứ nói, con xin nghe.” Bấy giờ cụ bà
đáp: “Mẹ muốn nói với con điều nầy là đạo Mẹ, Mẹ giữ, đạo con, con giữ.” Cha
liền thưa: “Xin Mẹ cứ giữ đạo của Mẹ. Con không bao giờ dám có ý nghĩ là sẽ
khuyên bảo Mẹ theo đạo của con.”

NHỮNG THỬ THÁCH TRÊN HÀNH TRÌNH TU TRÌ

Ðáp câu hỏi của tôi là trong thời gian đi tu cũng như làm linh mục, có lúc nào
cha cảm thấy những thử thách quá lớn và nảy sinh ý định muốn bỏ cuộc? Cha đăm
chiêu nhìn tôi một phút rồi chậm rãi trả lời: “Thật ra ở giai đoạn nào trong
đời sống tu trì cũng đều có những cám dỗ riêng: từ nhà tập đến khấn tạm rồi
khấn trọn đời và làm linh mục. Nhưng nếu tu sĩ biết tuân giữ ba lời khấn là
vâng lời, khiết tịnh và khó nghèo, đọc kinh Nhật Tụng, suy gẫm Phúc Âm thì sẽ
vượt qua những cơn cám dỗ.”

Cha Chung còn chia sẻ với tôi đôi điều có tính cách riêng tư nhưng có phần nào
ray rứt tâm can. Trong giờ phút cảm động đó, tôi đã đưa tâm hồn lên với Chúa,
cầu nguyện cho cha Chung và cho tất cả các linh mục cũng như nam nữ tu sĩ, đã
trải qua những giây phút cô đơn trong cuộc đời tu trì, bằng lời kinh “Phút Cô
Ðơn”, của Ludovic Giraud, (sách LKÐNTNK, trang 49-50):

“Lạy Chúa,

Con dâng lên Chúa những giờ phút cô đơn

Ðôi lần đến với con trong cuộc đời.

Con dâng lên Chúa

Lúc con phải làm việc một mình:

Trong sự tẻ nhạt của bổn phận nặng nề

Mà không có lấy một sự khích lệ đỡ nâng

Trong cộng đoàn.

Con dâng lên Chúa

Những lúc cô đơn,

Mò mẫm đi tìm trong hoài nghi,

Khi không còn biết con đường

Mình đang theo đuổi sẽ dẫn đến đâu

Và trên đó bóng đêm bao trùm.

Con dâng lên Chúa

Những giờ phút con phải

Ðau khổ âm thầm một mình,

Dù đang ở giữa những kẻ mà con phải

Bày tỏ Chúa cho họ và bị vô ơn hất hủi,

Do thờ ơ và thiếu cảm thông.

Con dâng lên Chúa

Những giây phút con phải yêu một mình

Giây phút thật nặng nề

Khi trái tim con khắc khoải,

Ði tìm sự tương giao

Mà không gặp thấy trong lòng người khác.

Và trong lòng những người con ưa thích

Tìm thấy một sự no thỏa mà không nếm cảm được.

Con dâng lên Chúa

Những giờ phút con phải đau khổ một mình,

Những giây phút Giếtsêmani của bản thân con.

Và chính trong những lúc ấy,

Lạy Chúa, con ước ao được nên giống Chúa.

Cũng như Chúa,

Con ước muốn và cầu xin

Cho chén khổ nầy ra khỏi con,

Nhưng xin Chúa cho con sức mạnh

Ðể chế ngự mình

Mà vâng theo Thánh ý Cha,

Ðấng Chúa yêu ngàn đời,

Cả khi Ngài chấp nhận thấy con đau khổ.

Lạy Chúa,

Xin đừng theo ý con

Nhưng cho ý Cha được thể hiện Amen.”

I. THÁP TÙNG CHA CHUNG: TRUNG TÂM MAI-HÒA

Cao điểm của những ngày về thăm Việt-Nam là việc tôi tháp tùng linh mục
Augustinô Nguyễn Viết Chung đi thăm viếng Trung Tâm Mai-Hòa. Cha Chung hiện là một trong ba bác sĩ phục vụ tại Trung Tâm đó do các Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn
đảm trách. Mỗi thứ hai hằng tuần, cha Chung đều lên Mai-Hòa suốt ngày để dâng
Thánh Lễ và khám bệnh. Hai bác sĩ thiện nguyện khác sẽ khám bịnh cho bịnh nhân
vào ngày thứ tư và thứ bảy.

Hôm đó tôi rời Saigon đi xe honda “ôm” với cha Chung lúc 7 giờ 30 sáng để trực
chỉ Củ Chi, với đoạn đường dài trên 45 cây số. Lần đầu tiên tôi đi honda với
nón an toàn nặng trĩu trên đầu. Khi honda vừa chạy độ 5 phút, trời mưa lâm râm,
cha Chung đưa tôi mặc bộ quần áo mưa, trông chẳng khác nào hai phi hành gia bất
đắc dĩ. Nhưng xe chạy được mười lăm phút, trời tạnh mưa. Một ít lâu sau trời
bắt đầu nắng, nhưng cha Chung không hề dừng lại để cởi áo mưa. Sau khi rời
đường quốc lộ, xe còn chạy trên mười cây số nữa mới tới Trung Tâm Mai Hòa.

Hôm đó tôi mặc áo dài tay, quần tây dài, mang giày, để tỏ lòng kính trọng của
tôi đối với những chi thể đau khổ của Ðức Kitô. Thường ngày tôi chỉ mặc áo cụt
tay, quần đùi, đi dép để ứng phó với cái nóng bức của trời Saigon.

SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM MAI-HÒA

Ðây là Trung Tâm săn sóc bệnh nhân Aids ở giai đoạn cuối, không nơi nương tựa.
Ðây là một cơ sở Công giáo đầu tiên được chính thức thành lập để chăm sóc bịnh
nhân Aids tại Việt-Nam. Trung Tâm không nhận bệnh nhân đến trực tiếp mà chỉ
nhận bệnh nhân chuyển đến từ khoa nhiễm E thuộc Trung Tâm Bệnh Nhiệt Ðới, Trung Tâm Lao Phạm Ngọc Thạch và bệnh viện miễn phí An-Bình. Hiện Trung Tâm Mai-Hòa do nữ tu Nguyễn Kim Thoa (Dì Tuệ Linh) đảm trách.

Ðịa chỉ của Trung Tâm Mai-Hòa:

Ấp Lô 6, Xã An Nhơn Tây, Huyện Củ Chi, TPHCM.

Ðiện thoại: (848) 8 926 135

Ðịa chỉ email: aidsmaihoa@yahoo.com.vn

NHỮNG EM BÉ MỒ CÔI MẮC BỆNH AIDS

Khi tới nơi, cha Chung và tôi cởi nón an toàn và bộ quần áo mưa ra. Mồ hôi tôi
ướt đẫm như tắm. Nghe tiếng xe honda của cha Chung, mấy em bé năm sáu tuổi chạy
ra mừng rỡ la lớn: “Cha ơi! Cha!” chẳng khác nào cảnh tượng mẹ đi chợ về. Ban
đầu tôi cứ tưởng đó là những em còn khỏe mạnh mà cha mẹ đã qua đời vì bệnh liệt
kháng, không được ai chăm nuôi. Sau đó cha Chung cho biết tất cả các em đều mắc
bệnh, và mồ côi cha mẹ, ngoại trừ một em bé gái 4 tuổi còn mẹ.

Cách đây mấy tháng, mẹ của em nầy đã mang em lại để trước cổng chùa, với một
miếng giấy ghi mấy chữ vắn tắt: “xin nhà chùa nuôi giúp”. Ngoài ra mẹ em có cho
biết tên em và em được bốn tuổi. Vị sư trụ trì đã mang em vào chùa nuôi. Sau đó
em bị Viêm Phổi, đi khám nghiệm mới biết em nhiễm HIV, đã trở thành bịnh Aids.
Nhìn thân thể ốm yếu và nét mặt kém vui của em, tôi đoán biết em đang bị cơn
bẹạnh hoành hành và đang trên đà tiến tới giai đoạn hiểm nguy.

Cảm tưởng đầu tiên của tôi là Trung Tâm Mai-Hòa ngày nay đã được nhiều ân nhân
giúp đỡ, nhất là một số tòa đại sứ ngoại quốc nên nhà cửa khang trang hơn, chứ
không còn gây ấn tượng rùng rợn như khi xem cuốn video một năm trước đây.

THAM DỰ THÁNH LỄ VỚI NƯỚC MẮT CHAN HÒA

Ðây là Thánh lễ cảm động nhất mà tôi đã tham dự từ trước tới nay. Thánh Lễ được
cử hành đơn giản trong một căn nhà thủy tạ hình bát giác, bên dưới là một giòng
nước đục ngầu ứ đọng, không buồn chảy, chẳng khác gì giòng đời với chuỗi ngày
dài lê thê của những bệnh nhân ở đây.

Nghe những tiếng thưa đáp của các bệnh nhân trong Thánh lễ nhất là của các em
bé tôi không thể cầm được nước mắt. Suốt buổi lễ, nước mắt tôi chan hòa, khi
thấy các em vẫn hồn nhiên đọc kinh, hát xướng như thường, không chút ý thức về
số phận đen tối đang đè nặng trên các em. Những lưỡi hái của tử thần đang treo
lủng lẳng trên đầu các em và sẵn sàng rơi xuống để gặt hái các em trong một
ngày rất gần đây mà các em không chút hay biết.

Tôi nhớ lại sau đó, cha Chung đã vào thăm các em trong căn nhà dành riêng cho
các em. Các em đã xúm lại ôm chân cha, níu kéo cha và quyến luyến không muốn
rời khỏi cha. Có em đã được cha ẳm lên, vuốt ve một cách trìu mến. Tôi cũng nhớ
lại lúc xế trưa, các em đã vui đùa cười giỡn trong sân với chị nữ tu phụ trách.
Khi thấy các em vui đùa, tâm trạng của tôi lúc bấy giờ cũng giống như cha Ðông
trước kia: thấy các em cười nhưng tôi lại khóc.

MỘT BỮA ĂN ÐẠM BẠC

Hôm tôi lên Trung Tâm Mai-Hòa, tôi gặp bốn dì Nữ Tử Bác Ái phục vụ những bệnh
nhân liệt kháng ở giai đoạn chót. Dì Tuệ Linh là giám đốc, một Dì trước đây đã
phục vụ ở trại phong Di-Linh hơn hai mươi lăm năm, hiện làm y tá, một Dì săn
sóc các em bé và một Dì nấu ăn.

Hôm đó tôi thấy thức ăn gồm rau muống luộc, canh khổ qua nhồi thịt và đồ tráng
miệng là một miếng dưa hấu đỏ. Thức ăn nầy được dùng chung cho các nữ tu và
bệnh nhân. Các bệnh nhân chia làm ba nhóm ăn cơm chung với nhau, đó là nhóm các
trẻ em, những người bị lao phổi và những người nhiễm các bịnh khác.

Sau khi chia sẻ với tôi nhiều điều, cha Chung đã dẫn tôi sang phòng ăn Trung
Tâm và dùng bữa ăn trưa. Tôi khâm phục tài nấu nướng của chị nữ tu phụ trách
nhà bếp. Những món ăn rất ngon và đậm đà, hợp khẩu vị. Khi ăn trưa xong, đã hơn
hai giờ rưỡi chiều và cha Chung đã mất buổi nghỉ trưa.

Sau mấy tiếng đồng hồ được cha Chung chia sẻ tâm tình, tôi cầu xin Chúa cho tôi
được học hỏi đôi điều qua gương sống chứng nhân của cha, của các linh mục và
nam nữ tu sĩ khác, bằng bài thơ “Xin Cho Con Sức Mạnh” của R. Tagore do Ðỗ
Khánh Hoan dịch (Sách LKÐNTNK, trang 39):

“Lạy Thiên Chúa,

Ðây lời con cầu nguyện:

Xin tận diệt, tận diệt trong tim con

Mọi biển lận tầm thường.

Xin cho con sức mạnh thản nhiên

Ðể gánh chịu mọi buồn vui.

Xin cho con sức mạnh hiên ngang

Ðể đem tình yêu gánh vác việc đời.

Xin cho con sức mạnh ngoan cường

Ðể chẳng bao giờ khinh rẻ người nghèo khó,

Hay cúi đầu khuất phục

Trước ngạo mạn, quyền uy.

Xin cho con sức mạnh dẻo dai

Ðể nâng tâm hồn vươn lên

Khỏi ti tiện hằng ngày.

Và cho con sức mạnh tràn trề

Ðể dâng mình theo ý Ngài luôn.”

II. TRUNG TÂM THIÊN PHƯỚC:

CƠ SỞ NUÔI DƯỠNG TRẺ EM KHUYẾT TẬT

Sau đó cha Chung dẫn tôi sang Cơ Sở Nuôi Trẻ Khuyết Tật Thiên Phước ở bên cạnh.
Cơ Sở nầy do một cộng đoàn nữ tu khác đảm trách.

Trong khi cha Chung lên lầu dâng Thánh lễ cho các nữ tu, tôi ngồi ở dưới lầu,
nơi có vài chục em dưới năm tuổi, nằm, ngồi hay bò hoặc đong đưa trong các
chiếc ghế xích đu. Có em bò lại gần tôi, lấy tay sờ vào chân tôi, rồi nhoẻn
miệng cười. Trông các em thật dễ thương và tội nghiệp. Khi nhìn các em, lòng
tôi se thắt!

Qua việc thăm viếng hai cơ sở nầy ố Trung Tâm Mai-Hòa và Trung Tâm Thiên Phước
ố tôi cầu xin Chúa cho tôi được mở mắt ra để thấy Chúa trong mọi cảnh huống của
cuộc đời:

“Lạy Chúa Giêsu,

Xin cho con thấy Chúa thật lớn lao,

Ðể đối với con, mọi sự khác trở thành bé nhỏ.

Xin cho con thấy Chúa thật bao la,

Ðể cả mặt đất cũng chưa vừa cho con sống.

Xin cho con thấy Chúa thật thẳm sâu,

Ðể con đón nhận nỗi khổ đau sâu thẳm nhất.

Lạy Chúa Giêsu,

Xin làm cho con thật mạnh mẽ,

Ðể không nỗi thất vọng nào

Còn chạm được tới con.

Xin làm cho con thật đầy ắp,

Ðể ngay cả một ước muốn nhỏ,

Cũng không còn có chỗ trong con.

Xin làm cho con thật lặng lẽ,

Ðể con chỉ còn loan báo Chúa mà thôi

Xin Chúa ngự trong con thật sống động,

Ðể không phải là con,

Mà chính Ngài đang sống.

(“Xin Cho Con Thấy” trích từ Rabbouni đăng trong sách LKÐNTNK trang 93)

NHỮNG NẮM TRO TÀN

Sau đó cha Chung và tôi trở lại Trung Tâm Mai Hòa. Trong một giờ đồng hồ, cha
Chung hoàn tất những hồ sơ bệnh lý, còn tôi đi dạo quanh vườn. Những bông hoa
cỏ dại mọc đó đây ở Trung Tâm Mai-Hòa gợi lên cho tôi sự hoang dại của kiếp
sống, cũng như số kiếp của những bệnh nhân ở đó.

“Lời Kinh Của Người Ðau Khổ” (Paradoxes Of Prayers) trong sách LKÐNTNK (trang
70-71) đã gói ghém trọn vẹn tâm tình của tôi trong giờ phút suy tư đó:

“Lạy Chúa,

Con cầu xin ơn mạnh mẽ

Ðể thành đạt trong cuộc đời,

Chúa lại làm cho con ra yếu ớt

Ðể biết vâng lời khiêm hạ.

Con cầu xin có sức khỏe

Ðể mong thực hiện những công trình lớn lao,

Chúa lại cho con chịu tàn tật

Ðể chỉ làm những việc nhỏ tốt lành.

Con cầu xin được giàu sang

Ðể sống sung sướng thoải mái,

Chúa lại cho con nghèo nàn

Ðể học biết thế nào là khôn ngoan.

Con cầu xin được có uy quyền

Ðể mọi người phải kính nể ca ngợi,

Chúa lại cho con sự thấp hèn

Ðể con biết con cần Chúa.

Con xin gì cũng chẳng được theo ý muốn.

Nhưng những điều con đáng phải mơ ước,

Mà con không hề biết thốt lên lời cầu xin,

Thì Chúa lại đã ban cho con

Thật dư đầy từ lâu.

Lạy Chúa,

Hóa ra, con lại là người hơn hết trên đời nầy,

Bởi con đã nhận được ơn Chúa vô vàn”

Trong lúc chờ đợi cha Chung, tôi ngồi đắm mình trong suy tư như thế trên một
ghế đá được một ngôi chùa trao tặng, trong cả chục chiếc ghế như thế được nhiều
ân nhân khác trao tặng Trung Tâm.

Sau khi hoàn tất hồ sơ bệnh lý, cha Chung dẫn tôi đi thăm nhà quàng của Trung
Tâm, mà phía ngoài một bức tường được dựng lên, có ngăn nhiều ô nhỏ để giữ tro
tàn những bệnh nhân đã vĩnh viễn ra đi, nhưng không có thân nhân thừa nhận.
Những tro tàn đó được chứa đựng trong những cái quách nhỏ với một tấm hình gắn
lên bên ngoài.

Trong số gần trăm cái quách đó, tôi để ý đến mấy em rất trẻ, khoảng đôi mươi,
trai cũng như gái, mới từ giã cuộc đời gần đây thôi. Trông hình các em rất
xinh! Lòng tôi quặng đau. Nếu không vì tai họa của Aids thì đời các em đẹp biết
bao!

Trong khi tôi đang miên man nghĩ ngợi, bỗng nhìn xuống đám cỏ xanh trên mặt
đất, phô bày đó đây mấy bông “hoa mười giờ”. Câu hát kết thúc bài ca Hoa Mười
Giờ “đời con gái chỉ đẹp lúc ban đầu!” khiến tâm hồn tôi càng thêm não nuột tê
tái. “Lúc ban đầu” của các em quá vắn vỏi và đầy đau thương! Ðúng là “Nửa chừng
xuân thoắt gãy cành thiên hương.” (Ðoạn Trường Tân Thanh).

Cha Chung chỉ vào hình một cô gái khoảng ba mươi tuổi. Cha cho biết là chị được
chồng chuộc ra khỏi một động mãi dâm ở Kampuchia. Nhưng về sau chị bị Aids và
đồng thời cũng phát hiện ra ông chồng bị lây luôn. Những thảm cảnh như thế nầy
không bút mực nào có thể diễn tả được.

TRÊN ÐƯỜNG VỀ

Trong khi cha Chung và tôi sửa soạn ra về thì một em bệnh nặng đang hấp hối. Ba
của em và bà nội vào thăm viếng em lần cuối. Lâu lâu vì không thể chịu đựng
được cảnh đau lòng nầy, người cha ra ngoài, đứng nhìn trời mây mà ứa nước mắt.

Lúc đó cha Chung đi ngang qua và buột miệng nói với tôi là trong tình huống
nầy, cha cũng không thể làm gì hơn được. Câu nói của cha Chung cho tôi thấy sự
bất lực của con người khi phải đối diện với tử thần. Xét về một phương diện nào
đó, cái chết trong trường hợp nầy là con đường giải thoát duy nhất cho những người
chẳng may mắc phải tai họa nầy.

Sau khi chạy honda ra khỏi Củ Chi để vào xa lộ trở về Saigon, cha Chung quay
lại hỏi tôi có buồn ngủ không. Thật tình tôi không buồn ngủ mà chỉ lo cho cha
Chung đã mất giấc nghỉ ban trưa và bây giờ phải cố thức tỉnh để lái honda trên
45 cây số nữa.

LỜI NGUYỆN CỦA CHỊ VÉRONIQUE

Lúc bấy giờ nền trời âm u, mây đen vần vũ, nhưng may mắn là không đổ mưa. Nhìn
những đám ruộng “nửa vàng nửa xanh” hai bên vệ đường, tôi liên tưởng đến cảnh
chết chóc đang xảy ra tại Trung Tâm Mai-Hòa. Chỉ trong tuần lễ trước đây, hung
thần Aids đã cướp đi bảy sinh mạng và trong tuần nầy cũng phải một hai mạng
người nữa.

Khi tâm tư tôi bị dằn vặt về những ưu tư liên quan đến những cái chết quá đau
thương cũng như đoạn chót cuộc đời đầy đau khổ của những bệnh nhân ở Trung Tâm
Mai Hòa, tôi bỗng đưa tâm hồn lên để quyện lòng mình với chị Véronique qua “LỜI
NGUYỆN” của chị được ghi lại trên tạp chí Prier, xuất bản năm 1979 (sách
LKÐNTNK, trang 13-16):

Chị Véronique là một người Pháp, tính đến năm 1979, được 58 tuổi, với 55 năm bị
mắc bệnh phong Hansen, 20 năm bị mù lòa, nhưng chị vẫn làm việc trong một xí
nghiệp sản xuất đồ dùng của người bệnh Hansen tại nước Cameroun, châu Phi.

“Lạy Chúa,

Chúa đã đến và đã xin con tất cả,

Và con, con cũng đã hiến dâng cho Chúa tất cả.

Xưa kia, con ưa thích đọc sách,

Và Chúa đã muốn mượn đôi mắt của con.

Ngày trước, con thích chạy nhảy trong những khu rừng thưa,

Và Chúa đã mượn đôi chân của con.

Mỗi độ xuân về,

Con tung tăng hái lượm những cánh hoa tuơi,

Và Chúa lại xin con đôi tay.

Bởi con là một phụ nữ,

Con ưa nhìn suối tóc óng ả của con,

Thế mà giờ đây,

Ðầu con hầu như chẳng còn sợi tóc nào,

Cũng chẳng còn đâu,

Những ngón tay hồng xinh xắn nữa,

Chỉ còn lại một vài que củi khô queo nham nhúa.

Chúa ơi, Chúa hãy nhìn xem:

Cái thân thể diễm kiều của con đã bị hủy hoại đến độ nào.

Thế nhưng, con không hề muốn nổi loạn,

Con lại muốn dâng lên Chúa lời tạ ơn.

Vâng, lạy Chúa,

Muôn đời con sẽ xin thưa hai chữ tạ ơn,

Bởi vì, nếu đêm nay,

Chúa truyền cho con phải ra đi vĩnh biệt cõi thế,

Con cũng sẽ chẳng tiếc hận gì.

Ðời con đã được quá ư đầy tràn diệu kỳ tột độ:

Ðó là con đã được sống

Ðắm mình trong Tình Yêu,

Ðã được Chúa lấp đầy

Chan chứa bằng Tình Yêu,

Vượt quá cả những gì tim con hằng mong ước.

Ôi lạy Chúa là Cha của con.

Cha đã đối xử quá tốt với bé gái Véronique của Cha.

Và chiều nay, ôi Tình Yêu của con,

Con xin dâng lời nguyện thiết tha,

Cho tất cả mọi người phong cùi trên mặt đất,

Xin Cha thương một cách đặc biệt,

Cả đến những người bị bệnh “cùi tâm hồn”

Ðang đè bẹp hủy hoại,

Con yêu thương đặc biệt những con người bất hạnh ấy.

Và chiều nay, trong âm thầm,

Con xin tận hiến đời con cho họ,

Bởi vì họ cũng là những người anh chị em con.

Ôi lạy Cha, Tình yêu của con,

Con xin dâng Cha

Căn bệnh phong cùi thân xác của con,

Ðể cho những người thân yêu kia

Ðừng bao giờ biết đến nữa,

Cái đắng cay, cái lạnh lẽo kinh hồn

Của căn bệnh “cùi tâm hồn”.

Con là bé gái thân thương của Cha,

Cha ơi, hãy nắm lấy bàn tay

Ðã tàn phế của con để dẫn con đi,

Như người mẹ hiền

Dắt tay đứa con gái cưng của mình.

Cha hãy ôm con vào lòng,

Như người cha ấp ủ đứa con cưng

Trong vòng tay của mình.

Cha hãy nhận chìm con sâu xuống tận đáy trái tim Cha,

Cho con được ở đấy

Cùng với mọi người thân yêu của con,

Bây giờ và cho đến mãi muôn đời Amen

GHI CHÚ: Những tên sách viết tắt:

– LKÐNTNK: “Lời Kinh Ðẹp Nhất Thiên Niên Kỷ”

– TTTVLÐT: “Tiếng Thì Thầm Và Lời Ðáp Trả” của Eileen, Nguyễn Thị Chung dịch.

25 Mùa Xuân… sống đời tận hiến với người bệnh phong

 
 
25 Mùa Xuân… sống đời tận hiến với người bệnh phong

Triều Dương
 
1/25/2013
 
Nguồn: Vietcatholic.net
 
Bỏ sau lưng cái tấp nập của Hà  Nội, tôi về thăm Bệnh viện Phong và Da liễu Bắc Ninh hay người ta vẫn quen  gọi là trại phong Quả Cảm vào một buổi chiều đông khi những cơn gió lạnh từ  phía Bắc vẫn dồn dập kéo nhau bay về. Không mặc chiếc áo của nữ tu mà thay vào  đó là chiếc áo blouse, cô Nguyễn Thị Xuân tiếp chúng tôi trong căn phòng  khách rộng chừng mười hai mét vuông bằng những câu chuyện nghe như truyện cổ  tích.

Xem hình ảnh

1. Nữ tu đến từ “hành tinh lạ”

Nằm cách trung tâm thành phố Bắc Ninh chừng 5km, Bệnh viện Phong và Da liễu  Bắc Ninh có diện tích khoảng 2ha tọa lạc trên mấy ngọn đồi thuộc xã Hòa Long  (Yên Phong, Bắc Ninh). Có cảm giác không gian ở đây như đặc sánh lại khi bước  chân vào khu nhà an dưỡng của các bệnh nhân. Vẻ u tịch càng tăng lên, vài dãy  nhà cấp bốn nằm lọt thỏm giữa những bóng cây xanh lá dù đang độ giữa đông .  Ngôi nhà thờ đổ nát trên đỉnh đồi giống như số phận của những bệnh nhân phong  nơi đây với chứng tích đau thương nhưng niềm tin vẫn luôn rực sáng.

Trại phong Quả Cảm (sau này được đổi tên thành Bệnh viện Phong và Da liễu Bắc  Ninh) được một linh mục ở tòa giám mục Bắc Ninh thành lập năm 1913, nhưng từ  năm 1954 đến nay nhà nước đã trưng thu và quản lý. Hiện nay, trại phong Quả  Cảm có hơn 100 thành viên, đa số họ là bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn  mang di chứng bệnh phong và con em của các bệnh nhân. Qua mấy chục năm trời  tồn tại, nơi đây là mái nhà chung cho những số phận không lành lặn.

Những người dân trong ngôi làng lạ này cho biết, kể từ năm 1954 khi nhà nước
quản lý thì gần như không có người lui đến đây thăm nom những người bệnh
ngoại trừ một vài y tá được cử đến. Trong thời gian chiến tranh, những người
có số phận không may ở nơi đây rơi vào cảnh cô độc. Cái bệnh cái tật không
đau đớn, không sợ hãi bằng nỗi cô độc. Họ như bị cách ly khỏi thế giới bên
ngoài, tự lao động để nuôi sống bản thân và chiến đấu với bệnh tật. Trại
phong Quả Cảm trở thành một nơi “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Dường như cả thế giới đã quên lãng những số phận bất hạnh đang âm thầm chịu đựng cả nỗi  đau thể xác và tinh thần.

Thế nhưng niềm vui đã trở lại khi năm 1988, tòa giám mục Bắc Ninh đã gửi cô
Nguyễn Thị Xuân một nữ tu thuộc tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất đến sống và phục vụ  các bệnh nhân. Ông Tâm – trưởng trại phong bồi hồi kể lại: “ngày đầu khi sơ  Xuân đến đây, mọi người trong này ngạc nhiên lắm, cứ tưởng cô là người đến từ  “hành tinh lạ” nào đó. Mấy chục năm không có ai quan tâm nay tự nhiên lại có  người bình thường đến ở cùng, sống ùng, ăn cùng, làm cùng ai mà không bất  ngờ, không vui sao được.

Kể từ đó đến nay thấm thoát đã hơn 20 năm trôi qua, mái tóc xanh ngày nào của  cô Xuân mà có người vẫn gọi là sơ Xuân đã điểm bạc. Nhưng với tình yêu
thương, bác ái, người nữ tu đến từ “hành tinh lạ” vẫn đang miệt mài, nỗ lực
để giúp cho những con người không được lành lặn về thể xác được lành lặn về
tinh thần.

2. Nữ tu khoác áo blouse

Sinh năm 1957 trong một gia đình Công giáo đạo đức thuộc giáo xứ Xuân Hòa ( xã Đại Xuân, huyện Quế Võ – Bắc Ninh) Nguyễn Thị Xuân đã thừa hướng một tài  sản Đức tin quý giá và tình yêu thương con người. Là chị cả của một gia đình  có 5 chị em, cha mẹ lại mất sớm nên Xuân phải nghỉ học đi làm chắt chiu từng  đồng để nuôi dạy các em. Ban ngày đi làm đồng cho hợp tác, tối về Xuân lại  tất bật ngồi đan lát kiếm thêm thu nhập.

Khi đương thời thiếu nữ có bao người theo đuổi nhưng Xuân không lấy chồng mà  quyết tâm theo con đường tận hiến. Đây là một bước ngoặt cực kỳ quan trọng và  chứa đầy mạo hiểm của cô Xuân bởi sự quản lý gắt gao về tôn giáo nên những ngày đó muốn đi tu cũng không phải là dễ. Trước những khó khăn thời cuộc, Đức  cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tùng đã thành lập Tu Hội Hiệp Nhất Bắc Ninh  trong âm thầm nhằm quy tụ những chị em muốn sống tận hiến ngay giữa đời  thường. Xuân đã tìm hiểu và xin ra nhập vào Tu Hội đồng thời vào làm cô nuôi  dạy trẻ của một trường mầm non trong xã với tinh thần “làm tông đồ ở ngay  giữa đời”.

Trong thời gian này, cô Xuân đọc được một cuốn sách viết về một linh mục người  Pháp đã tự nguyện lên Di Linh (Lâm Đồng) chăm sóc những người dân tộc bị bệnh phong. Gấp cuốn sách lại, ở Xuân lại mở ra bao nhiêu suy tư trăn trở: “Cha ấy là người nước ngoài mà còn có tấm lòng với người Việt, còn mình
đã làm được gì cho những người có chung dòng máu chưa?”.

Năm 1987, sau khi đi thăm người bệnh tại Trại phong Di Linh, Lâm Đồng, tận
mắt chứng kiến cuộc sống của những người bị căn bệnh quái ác hành hạ khổ sở, tàn phế, đến mức nhiều người thân trong gia đình còn phải lánh xa. Ấy vậy mà  có nhiều chị nhà tu tự nguyện đến đây chăm sóc cho họ còn hơn cả người thân  trong gia đình khiến cô Xuân không khỏi xúc động.

Trở về nhà mang theo bao nỗi băn khoăn, cô Xuân đã nhiều lần đắn đo suy nghĩ. Năm 1988, cô tự nguyện xin Bề trên đến phục vụ trong trại phong. Ban đầu khi vừa nghe đề nghị của cô, Bề trên phải hỏi đi hỏi lại một cách chắc chắn. Rời xa công việc nuôi dậy trẻ, cô Xuân đến với trại phong. Những ngày đầu đến đây cô không khỏi ngỡ ngàng trước cuộc sống của những mảnh đời kém may mắn. Vượt qua những mặc cảm, cô Xuân đã sống cùng, ăn cùng và làm cùng họ. Cô chia sẻ những đắng cay ngọt bùi, những vui buồn trong cuộc sống với mọi người trong cả làng phong nhất là những người có chung đức tin với cô.

Cô Xuân xúc động kể lại: “Những ngày đầu đến đây khó khăn lắm, có nhiều người coi mình như người từ hành tinh lạ lạc đến. Dần dần họ cũng quen với sự có mặt của mình, và tất cả đã hòa nhập thành một gia đình. Cũng chẳng biết tự
khi nào mình đã coi đây là ngôi nhà thứ hai.”

Ở trại phong này vừa phải chăm sóc cho những số phận không may vừa phải giữ trọn vẹn đời sống tu trì quả là việc không dễ, nhưng đối với cô Xuân chăm sóc những người trong ngôi làng đặc biệt này cũng chính là động lực giúp cô sống trọn đời tận hiến. Ở đây người ta ít khi thấy cô Xuân mặc áo của một nữ tu. Có lẽ, chỉ khi nào đi cầu nguyện, cô Xuân mới mặc nó. Điều đó không phải do cô đã quên mình là một nữ tu mà chính chiếc áo nữ tu đã hóa thân vào chiếc áo blue mà cô vẫn đang mặc thường ngày.

2. Nữ tu trở thành “kỹ sư” sản xuất tay chân giả

…Một năm sau ngày tự nguyện đến đây, cô Xuân được gửi đi học tại Trại phong Quy Hòa (Quy Nhơn, Bình Định). Khi trở lại Bắc Ninh, công việc chủ yếu của cô là cấp phát thuốc cho các bệnh nhân. Nhận thấy đây là một công việc tốt nhưng chưa trực tiếp giúp đỡ được nhiều cho các bệnh nhân nên cô Xuân đã xin được trở lại vị trí hộ lý trước đây.

Lúc ấy, chuyện đi lại, sinh hoạt bình thường đối với bệnh nhân phong trở
thành một ước mơ xa xỉ. Con vi khuẩn Hansen tàn ác ăn mòn từ ngón tay, ngón chân cho đến bàn tay, bàn chân, ăn sang cả khủy tay, cẳng chân… Khổ nhất là những người bị vi khuẩn ăn đến đầu gối. Có người bị vi khuẩn ăn mất một chân, có người mất cả hai.

Không chịu khuất phục số phận, “cái khó ắt ló cái khôn” những bệnh nhân cụt
chân mày mò và nghĩ ra cách gò miếng tôn thành hình trụ, rồi độn lớp giẻ lên
trên, lắp vào chân để di chuyển. Tuy có nhúc nhắc đi lại được, song người
bệnh đau đớn vô cùng, chỗ tiếp xúc giữa chân với ống tôn sắc nhọn cứ loét
dần, máu rỉ ra thấm đầy vào rẻ.

Chứng kiến trực tiếp nỗi đau của bệnh nhân phong, cô Xuân không cầm nổi nước mắt. Dù gắn bó với bệnh nhân chưa lâu, song cô Xuân đã coi họ như những người thân trong gia đình mình. Họ đau cô cũng đau chẳng kém. Đêm đêm không ngủ được cô lại ngồi cầu nguyện xin Chúa soi sáng giúp cô có thể làm được việc gì đó để giảm bớt nỗi đau cho họ. Qua sự giới thiệu của bề trên về một trại phong trong Nam, người ta có thể tự sản xuất được dụng cụ sinh hoạt cho người bệnh rất tốt. Thế là năm 1992, cô Xuân lẽo đẽo một thân, một mình lên đường đi học nghề làm tay chân giả cho bệnh nhân phong.

Học hành xong xuôi, cô Xuân lại cơm đùm cơm nắm trở ra Bắc. Một nhà xưởng nho nhỏ được mở ngay trong Trại phong để cô Xuân hiện thực hóa mong ước của mình. Cô bảo, để uốn được một thanh nhôm vừa với chân người bệnh thì phải dồn tất cả tâm huyết vào đó, coi làm cho người cũng như làm cho mình. Lúc đầu, cô cũng phải nếm trải nhiều thất bại. Chân giả làm xong tới lúc thử thì không vừa chân người bệnh. Vậy là bao công sức lại đổ xuống sông, xuống biển; không nản chí cô Xuân tiếp tục mày mò suy ngẫm, cải tiến cách làm. Quả thực, thành công không bao giờ từ chỗi những người nhiệt tâm, tận lực.

Bao năm trôi qua, cô Xuân đã miệt mài làm việc không kể ngày đêm, mưa nắng vì lòng mến Chúa yêu người. Cô chia sẻ: “bất cứ khi nào ý tưởng vụt lóe lên trong đầu, thì tôi phải chạy lên xưởng thực hành ngay, không thì sợ lúc sau
quên mất”. Chính đời sống tận hiến phục vụ của cô Xuân giữa trại phong
Quả Cảm đã thành một nhân chứng Đức tin sống động cho Tin mừng Phục Sinh và có nhiều người đã xin theo Chúa.

Thời gian thấm thoát hơn 20 năm đã trôi qua, cô Xuân đã nỗ lực làm việc không phải vì những đồng lương nhỏ bé mà vì tình yêu vĩ đại dành cho những số phận không may mắn. Bởi thế mà giờ dù đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng nữ tu Nguyễn Thị Xuân vẫn tình nguyện ở lại phục vụ bệnh nhân phong và tiếp tục đảm nhận công việc sản xuất tay giả, chân giả, các dụng cụ sinh hoạt… cho hơn 100 bệnh nhân phong ở đây. Các bệnh nhân đã dành tặng cho cô danh hiệu “người có bàn tay vàng”

Cũng qua tay “bà mối” Xuân nhiều gia đình đã hình thành và tràn ngập hạnh
phúc tại nơi từng được mệnh danh là “miền đất chết” này. Dẫu còn
gặp vô vàn khó khăn, sóng gió, song Quả Cảm đang trở thành một đại gia đình
đầm ấm. Đó cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc của nữ tu kiêm “kỹ sư”
Nguyễn Thị Xuân.

Con đường tận hiến của cô Xuân thật đáng khâm phục. Cô vẫn làm việc âm thầm lặng lẽ với niềm tin yêu mãnh liệt. Chính sự hy sinh miệt mài ấy đã trở nên Men, nên Muối cho đời và bừng sáng niềm hy vọng nơi những người có số phận không lành lặn. Như cái tên của mình, người nữ tu ấy đã đem đến Quả Cảm 25 mùa Xuân ấm nồng với những chồi non xanh ngát để băng qua những mùa đông lạnh lẽo tưởng như có lúc ngủ vùi trong quên lãng.

Bắc Ninh, ngày 12 tháng 01 năm 2013