Giá Điện, Giá Y Tế Sắp Tăng, Rau Đã Tăng Giá Gấp 2; Trứng Tăng Giá Vì Tư Bản Xử Ep, Tiểu Thương Bi Đát Vì Giá Thuê Kiốt Tăng

Giá Điện, Giá Y Tế Sắp Tăng, Rau Đã Tăng Giá Gấp 2; Trứng Tăng Giá Vì Tư Bản Xử Ep, Tiểu Thương Bi Đát Vì Giá Thuê Kiốt Tăng

(05/03/2013)

nguồn: vietbao.com

HANOI/SAIGON (VB) — Tình hình tăng giá đang gây kinh hoàng cho dân cả nước.

Trong khi thông tấn VnMedia cho biết giá điện có thể sẽ tăng vọt vì bị giá than đẩy lên, thông tấn Chính Phủ nói rằng sẽ cho tăng dịch vụ y tế tại Hà Nội và TP SG vào quí 3/2013.

Mặt khác, VEF cho biết giá rau đã tăng vọt sau đợt nghỉ lễ và không chịu xuống. Và giá trứng tăng giá được báo Dân Việt  nói rằng vì bị dàn dựng bởi tư bản quốc tế nắm tới 90% ngành nuôi gà đẻ trứng.

Bản tin VnMedia nêu nghi vấn “Sắp tới, giá điện có thể sẽ tăng?” hôm Thứ Năm.

Bản tin nói, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam vừa thông báo, giá bán than cho điện đã chính thức được phép tăng từ 20/4. Điều này đang khiến nhiều người tỏ ra lo ngại rằng giá điện có thể bị tác động và điều chỉnh trong thời gian tới.

Phát biểu tại họp báo về tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam trong quý I và 4 tháng đầu năm 2013 vừa được diễn ra, lãnh đạo Tập đoàn này cho biết, kể từ 20/4 giá than bán cho điện đã được điều chỉnh tăng giá.

VnMedia ghi nhận, rằng mặc dù không nêu ra mức tăng cụ thể đối với các loại than này, song lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam cũng cho biết, sau khi điều chỉnh, hiện giá than bán cho điện đã bằng với giá thành sản xuất than của năm 2011, tuy nhiên, mức giá mới này lại mới chỉ bằng 85%-87% giá thành sản xuất than của năm 2013 tùy chủng loại.

Trong khi đó, thuỷ điện lại trở ngại.

Bản tin ghi  rằng, theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam, trong suốt 3 tháng vừa qua các khu vực miền Trung, Tây Nguyên đang phải đối mặt với tình trạng khô hạn nghiêm trọng, lưu lượng nước về tại hầu hết các hồ thủy điện trong khu vực rất thấp. Điển hình như: Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Trị An…

Bản tin Chinhphu.vn ghi lời ông Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế, ông Nguyễn Nam Liên cho biết, dự kiến, Hà Nội sẽ thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế vào quí III/2013, TP Sài Gòn dự kiến vào quý IV/2013.

Bản tin nói:

“Theo lãnh đạo Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế, từ tháng 6/2012 đến nay, đã có 61/63 tỉnh, thành phố thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế ở mức 60-80% mức tối đa, chỉ có một số bệnh viện đặc biệt tuyến cuối, chữa trị người bệnh nặng, hiểm nghèo, triển khai các kỹ thuật cao, chi phí lớn thì giá ở mức trên dưới 90% giá tối đa.”

Trong khi đó, thông tấn VEF cho biết giá rau đã tăng đột biến sau nghỉ lễ.

Bản tin ghi nhận, khi khảo sát tại các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội vào sớm 5/2, ngay sau đợt nghỉ lễ dài 5 ngày, giá các loại rau củ quả tăng mạnh. Giá nhiều loại rau tăng gấp đôi so với thời điểm mấy ngày nghỉ lễ.

Báo Dân Việt lại ghi nhận rằng, theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam: Có tới 90% đàn gà giống đang do các công ty nước ngoài cung cấp. Việc nắm thị phần khống chế của các doanh nghiệp này khiến nông dân lo ngại việc cung cấp hạn chế, thiếu nguồn gà đẻ để từ đó tăng giá bán trứng…

Không chỉ nhu yếu phẩm, nhiều giới tiểu thương cũng thê thảm vì giá thuê kiôt lại tăng, như ở Hà Nội.

Bản tin báo Tuổi Trẻ nói, vào ngày 2-5, hàng trăm tiểu thương tập trung tại trụ sở của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị (HUDS) tại khu đô thị Linh Đàm (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) – đơn vị phụ trách trực tiếp cho thuê kiôt thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) – để phản đối doanh nghiệp này tăng giá cho thuê kiôt.

Cũng cần nhắc rằng, sữa đã đồng loạt tăng giá 10% từ tháng 3…

Cuối cùng, chỉ dân nghèo là thê thảm

Giới phóng viên Việt Nam phản ứng đề xuất sửa Luật báo chí của Bộ Công an

Giới phóng viên Việt Nam phản ứng đề xuất sửa Luật báo chí của Bộ Công an

Việt Nam có hơn 700 đầu báo nhưng dưới sự chỉ đạo của một "ông biên tập".

Việt Nam có hơn 700 đầu báo nhưng dưới sự chỉ đạo của một “ông biên tập”.

Thanh Phương

RFI

Theo báo chí trong nước hôm qua, 03/05/2013, Bộ Công an Việt Nam vừa cho biết sẽ đề xuất việc sửa đổi Điều 7 Luật báo chí, theo hướng yêu cầu báo chí phải cung cấp nguồn tin cho thủ trưởng các cơ quan điều tra. Đề xuất này đã gây xôn xao làng báo chí Việt Nam, vốn đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra các vụ tham nhũng.

Điều 7 của Luật báo chí hiện hành quy định rằng báo chí chỉ tiết lộ tên người cung cấp thông tin « khi có yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng ». Nay Bộ Công an đề nghị bổ sung vào Điều 7 là báo chí cũng phải cung cấp nguồn thông tin cho « thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp ».

Trả lời phỏng vấn hôm qua về đề xuất nói trên của Bộ Công an, nhà báo Mai Phan Lợi, phó tổng thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, cho rằng nếu Điều 7 Luật báo chí được sửa đổi như thế thì sẽ có thêm hàng ngàn người được cấp thẩm quyền truy nguồn tin của báo chí và nó sẽ thành « một sự kiện chấn động với các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực xác minh đơn thư, điều tra theo yêu cầu bạn đọc. » Nhà báo Mai Phan Lợi nhắc lại đã có nhiều trường hợp người tố cáo bị trả thù và quy định hiện nay cho báo chí giấu nguồn tin chính là nhằm bảo vệ những người cung cấp thông tin.

Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Dũng Nhân, phó chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng đề xuất cơ quan báo chí phải cung cấp nguồn tin cho cơ quan điều tra là « hoàn toàn không nên ». Theo ông Nhân, nếu luật quy định như vậy thì chẳng còn ai dám cung cấp tin cho báo chí nữa.

Một blogger ở Việt Nam, nguyên là một phóng viên, cho biết là thật ra cho tới nay, dù luật không quy định, nhưng công an Việt Nam đã vẫn thường xuyên yêu cầu nhà báo phải cung cấp nguồn thông tin. Nếu Điều 7 Luật báo chí được sửa đổi theo đề xuất của Bộ Công an, việc điều tra và viết bài về tham nhũng sẽ lại càng khó khăn hơn.

Bông hoa lạ trên đống gạch vụn


Lm Piô Ngô Phúc Hậu
5/3/2013
Mình ngồi tâm sự với cha Phaolô Nguyễn Quốc Anh, giám đốc Caritas giáo phận Hưng Hóa. Tách nước trà của ông Quốc Anh thì đặc quánh và đắng nghét. Mình chỉ dám nhấm nháp từng giọt, từng giọt. Chuyện ông kể thì cay sè, nhưng mình lại say mê nghe và ghi nhớ từng lời, từng lời.

I. Chuyện về một đống gạch vụn ngổn ngang.

Cha xứ Cốc Lếu dẫn phái đoàn Caritas Hưng Hóa đi thăm một gia đình dân tộc Hán ở Xóm Mới, xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh lào Cai, ngay sau cơn mưa đá dữ dội xảy ra đêm ngày 26/3/2013. Con đường dài trên 30 cây số: đường tráng nhựa, nhưng nhỏ hẹp và ngoằn ngoèo như con rắn bò. Bò mãi mới tới một căn nhà tuềnh toàng: nồi niêu xoong chảo lăn lóc; áo quần vắt vẻo trên dây tùm lum. Căn nhà tuềnh toàng ấy lại là một nhà kho chất chứa biết bao nỗi khổ của loài người.

Thống khổ một: Ông Lồ Khái Phủ, 91 tuổi, góa vợ – ông ngồi gật gù, không muốn nói chuyện. Ông tủi thân nhớ lại quá khứ nghèo nàn. Ông tức tưởi nhìn một bầy con sống vật vờ: đứa thì mắc bệnh tâm thần; đứa thì câm; đứa thì điếc; đứa vừa câm vừa cụt chân. Chẳng bữa cơm nào đủ no. Chẳng có bộ quần áo nào lành. Ông vừa muốn chết để khỏi thấy kiếp sống đọa đày, vừa muốn sống đến trăm tuổi để thấy mình còn có cái gì đó hơn người ta. Sống cũng khổ. Chết cũng khổ. Cái khổ nào cũng to như núi. Cái khổ nào cũng mênh mông như biển cả…

Thống khổ hai: Đứa con trai đầu lòng của ông là Lồ Sẻo Xì năm nay đã được 57 tuổi, nhưng vẫn sống như đứa trẻ thơ chưa có tuổi nào. Đầu thì hói, trán thì cao, cứ tưởng là triết gia, nhưng chỉ là cái sọ rỗng tuếch, ngờ nghệch. Cặp mắt thì lờ đờ, chỉ biết nhìn xuống, chẳng dám nhìn lên. Râu và ria mọc vô trật tự y như một nghệ sĩ lãng mạn, nhưng dường như nghệ sĩ ấy chưa có linh hồn. Chân tay oặt oẹo chưa bao giờ biết đứng thẳng là gì. Chỉ biết ăn bám, chỉ biết sống nhờ, nhưng lại ngơ ngơ chẳng biết ai cho mình ăn…

Thống khổ thứ ba: Đứa con thứ hai là Lồ Thị Mửng, năm nay đã 50 tuổi, vừa câm, vừa xấu gái. Đã không biết nói, lại còn hơi ngơ ngơ. Có lúc cười thật đẹp, mà có lúc lại cười vô duyên. Và …dường như không biết làm đẹp là gì. Bởi thế chẳng có người đàn ông nào chiếu cố. Đành một mình vui buồn với cái cuốc, cái liềm trên mảnh vườn nhỏ như cái bàn tay ếch…

Thống khổ bốn: Đứa con thứ ba là Lồ Thị Pà, năm nay đã 46 tuổi, nhưng vẫn sống độc thân, không chồng, không con. Cái mặt nhìn nghiêng thì dường như có duyên. Nhưng khổ một nỗi là vừa câm, lại vừa cụt một chân. Trí khôn thì tỉnh táo, hơn hẳn ông anh và bà chị, nhưng khôn hơn mà chẳng sướng hơn, vì khôn là chỉ để thấy mình cụt và câm. Lao động thì chẳng bằng bà chị, mà ăn thì chẳng thua ai. Mặc cảm đầy mình!

Thống khổ năm: Đứa con thứ tư là Lồ Thị Sửu, năm nay cũng 46 tuổi như bà chị. Không câm, không cụt như bà chị, nhưng lại điếc, điếc trăm phần trăm. Bà là người con gái may mắn nhất của cụ Lồ Khái Phủ, vì bà có chồng và có con. Chồng thì khỏe mạnh và cần cù để gánh vác hết một tập thể tật nguyền. Nhưng dường như quá nặng, khiến vai ông phải oằn xuống và cặp mắt của ông cũng chẳng dám ngước lên để nhìn đời…

Thống khổ sáu: Đứa con út của cụ Phủ là anh Lồ Dung Túng, đứa con may mắn nhất vì không tật nguyền và có vợ có con như ai. Nhưng vẫn như trốn tránh gia đình, vì quá nghèo không đủ sức để chia cơm xẻ áo…Đành chịu mang tiếng là thiếu tình ruột thịt.

II. Chuyện kể về một bông hoa trên đống gạch vụn.

Sau khi ủ rũ kể chuyện về một gia đình chồng chất nỗi thống khổ, linh mục Q. Anh lại cười toe toét kể về hai đưa con gái của bà điếc Lồ Thị Sửu, đó là hai em: Lồ Mai Duyên và Lồ Thị Múi. Em Duyên học lớp 8, em Múi học lớp 6 – cả hai em đều là học sinh giỏi và ngoan. Giỏi – ngoan – nghèo là đối tượng số một của Caritas Hưng Hóa. Vì thế khi nói về em Duyên, linh mục Q. Anh dang tay, hứng khí kể: “ Khi phái đoàn đến thăm, một mình em Múi kể chuyện về gia đình như một MC – Em đi tới đi lui, đi ra đi vào, vừa rót nước mời khách, vừa niềm nở giới thiệu từ ông ngoại, đến ông bác, ông chú, và các dì. Em mô tả rành mạch tật nguyền và khả năng lao động của từng phần tử trong gia đình…Em kể chuyện học hành của bản thân em và của bé Múi. Em là ngôi sao sáng rực giữa một đêm tối mịt mù. Em là bông hoa lạ mọc lên từ đóng gạch vụn ngổn ngang”.

Chuyện kể chưa xong, thì có tiếng nhạc trổi lên từ trong túi quần của linh mục Q. Anh báo hiệu có người muốn nói chuyện. Mình tủm tỉm cười và dí dỏm hỏi:

– Ai dám chui vào đấy mà nói chuyện vậy?
– Có tin buồn từ cha Thành, Lào Cai: Ngoài việc mưa đá xảy ra đêm 26/03/2013 đã giập tanh bành căn nhà của cụ Lồ Khải Phủ, thì nay lại thêm một tin buồn là cụ Phủ vừa qua đời. Thế là một thống khổ đè lên một thống khổ!
– Caritas tính sao đây?
– Thì phải cấp tốc lo cho gia đình ông ấy một mái ấm tàm tạm đã…

Mình giã từ linh mục Q. Anh, về phòng riêng, ngồi ngẫm nghĩ một mình. Nỗi đau của hôm nay thì ngổn ngang như thế. Nỗi đau của hôm nay còn kéo dài cho tới khi nào? Và…Còn tương lai thì dài vô tận. Mình chạnh nghĩ đến em Duyên và em Múi: hai người thoát nạn lạ lùng của một tai nạn khủng khiếp; hai bông hoa bỗng dưng lại mọc lên từ đống đổ nát ngổn ngang. Đẹp quá! Quý quá! Nhưng làm thế nào để hai bông hoa ấy mãi mãi tỏa hương, mãi mãi khoe sắc?…

RSF: Việt Nam vẫn trong nhóm 10 nước tồi tệ nhất về tự do báo chí

RSF: Việt Nam vẫn trong nhóm 10 nước tồi tệ nhất về tự do báo chí

Bản đồ thế giới về quyền tự do báo chí 2013 (trắng: tốt nhất; đen: tồi tệ nhất)

Bản đồ thế giới về quyền tự do báo chí 2013 (trắng: tốt nhất; đen: tồi tệ nhất)

RSF

Đức Tâm

nguồn: RFI

Hôm nay, 03/05/2013, nhân ngày Tự do báo chí thế giới, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), có trụ sở tại Pháp, cho công bố bản xếp hạng 2013 về tự do báo chí trên thế giới. Cũng như năm trước, thứ hạng của Việt Nam không thay đổi, đứng thứ 172 trong tổng số 179 quốc gia được xem xét, tức là vẫn nằm trong nhóm 10 nước cuối bảng, bóp nghẹt quyền tự do báo chí. Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vẫn nằm trong danh sách 39 sát thủ của quyền tự do báo chí.

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới tỏ thái độ thất vọng : Sau làn sóng « Mùa Xuân Ả Rập » và phong trào phản kháng trong năm 2011, vấn đề tự do báo chí trên thế giới dường như quay trở lại tình hình như trước.

Đối với nhiều quốc gia, thứ hạng về quyền tự do báo chí không liên quan đến những biến động chính trị. Do vậy, bảng xếp hạng năm nay giúp đánh giá tốt hơn về thái độ và ý đồ của các chế độ đối với quyền tự do báo chí trong trung hạn và dài hạn.

Dẫn đầu bảng là ba nước Bắc Âu, Phần Lan, Hà Lan và Na Uy. Ba nước cuối bảng là Turkménistan, Bắc Triều Tiên và Eritrea.

Trong năm 2013, xếp hạng của Việt Nam trong lĩnh vực quyền tự do báo chí, không thay đổi so với năm 2011-2012, đứng thứ 172 trong tổng số 179 quốc gia. Theo Phóng Viên Không Biên Giới, Việt Nam là nhà tù khổng lồ thứ hai trên thế giới đối với các công dân mạng. So với năm 2010, Việt Nam đã bị mất 6 hạng và vẫn nằm trong nhóm 10 nước tồi tệ nhất về quyền tự do báo chí.

Cũng vào dịp này, Phóng Viên Không Biên Giới cập nhật danh sách các những chính trị gia, tổ chức là kẻ thù – tạm gọi là sát thủ – của quyền tự do báo chí. Trong số 39 nhân vật hoặc tổ chức, có 5 sát thủ mới, như tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam có mặt trong danh sách các sát thủ của quyền tự do báo chí. Phóng Viên Không Biên Giới đã trích dẫn những phát biển của ông Trọng, để chứng minh. Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng « báo chí không có vai trò tuyên truyền chống Nhà nước. Các nhà báo chỉ đưa các thông tin có thể chấp nhận được và không nên có những bình luận ủng hộ đa đảng… ». Vẫn theo tổ chức này, ông Trọng còn có những phát biểu liên quan đến việc bỏ tù các blogger và các nhà ly khai sử dụng internet.

Điều đáng chú ý là năm nay, Phóng Viên Không Biên Giới đã không còn xếp tổng thống Miến Điện Thein Sein trong danh sách các sát thủ của quyền tự do báo chí.

Nick Vujicic, người không tay chân sẽ đến Việt Nam từ ngày 22.05 đến 26.05

Nick Vujicic, người không tay chân sẽ đến Việt Nam từ ngày 22.05 đến 26.05

Đăng bởi lúc 12:41 Sáng 2/05/13

VRNs (02.05.2013) – Sài Gòn – Nick Vujicic sẽ đến Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 26/5 và tham gia các buổi nói chuyện tại Hà Nội cũng như Sài Gòn. Theo lịch trình, Nick Vujicic sẽ gặp gỡ từng nhóm thính giả bao gồm các doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp, sinh viên, giới trẻ, trẻ em đặc biệt khó khăn, và cộng đồng người khuyết tật.

Một số sự kiện trên sẽ được tường thuật trực tiếp trên sóng truyền hình VTV1 và VTV6. Ngoài ra ban tổ chức dự kiến sẽ dành tặng 10.000 vé (5.000 vé tại Hà Nội và 5.000 vé tại Sài Gòn) dành cho những ai quan tâm thông qua một cuộc thi nhỏ. Độc giả có thể truy cập website www.nickdenvietnam.com để thực hiện bài kiểm tra online để nhận vé tham dự chương trình. Cuộc thi bắt đầu từ ngày 25/4 và kết thúc ngày 15/5.

Vé tặng chỉ dành cho hai chương trình diễn ra ở Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội (từ 18h30 đến 21h30 ngày 23/5 – Giao lưu với sinh viên, thanh niên, giới trẻ) và Sân vận động Thống nhất, Sài Gòn (từ 18h00 đến 21h00 ngày 25/5 – Giao lưu với Cộng đồng Sinh viên, học sinh đến từ các trường trên địa bàn Sài Gòn). Sau cùng, độc giả sau khi tham dự cuộc thi mà vẫn chưa có cơ hội nhận được vé, có thể gửi email yêu cầu đến thamgia@songkhonggioihan.com để được cứu xét.

Nick Vujicic sinh ngày 4 tháng 12 năm 1982 tại Australia. Anh được coi như một nhà truyền giáo và một diễn giả truyền cảm hứng (Wikipedia). Nick bị hội chứng tetra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn hiếm gặp, khiến khi sinh ra anh không có tay lẫn chân. Khi còn nhỏ, Nick đã phải đấu tranh cả về tinh thần, tình cảm cũng như thể xác. Nick chia sẻ “Tôi biết ơn vì đã được sinh ra cách đây 30 năm mà không có tay lẫn chân. Tôi sẽ không giả vờ nói rằng cuộc sống của tôi là dễ dàng, nhưng thông qua tình yêu của cha mẹ, những người thân yêu, và niềm tin vào Thiên Chúa, tôi đã có thể vượt qua được nghịch cảnh và cuộc sống của tôi giờ đây tràn ngập niềm vui và những mục tiêu. Hiện nay, tôi sống với vợ tại California [Hoa Kỳ], và cả hai chúng tôi đều thích thú khi nhìn thấy cuộc sống của nhiều người đã thay đổi hoặc được đụng chạm cách nào đó. Tôi hy vọng rằng cuộc sống của bạn sẽ được tác động bởi câu chuyện của tôi”.

Nick Vujicic đã có hơn 2000 ngàn buổi nói chuyện tại 44 quốc gia với hi vọng truyền đi thông điệp của niềm tin và hy vọng. Độc giả Việt Nam biết đến Nick thông qua hai cuốn sách với nhan đề “Cuộc sống không giới hạn” và “Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng” do công ty First News – Trí Việt xuất bản. Sách do dịch giả Nguyễn Bích Lan, cũng là một tấm gương vươn lên từ căn bệnh loạn dưỡng cơ biên dịch.

Được biết, trong quá trình thương lượng để sắp xếp cho người không chân tay này đến Việt Nam, nhà cầm quyền lưu ý Ban tổ chức phải bảo đảm Nick Vujicic không truyền giáo. Tuy nhiên, Nick Vujicic trả lời rằng, “tôi sẽ cố gắng, nhung nếu có ai trong cửa tọa hỏi tôi về kinh nghiệm được Chúa cứu thì tôi không thể làm ngơ hay nói dối được”.

Pv.VRNs Tổng hợp

Nick bồng con của mình

Lịch trình của Nick Vujicic những ngày ở Việt Nam

Tại Sài Gòn

– Ngày 22/5: 19h30 – 22h: Giao lưu với Cộng đồng và người khuyết tật tại Trung tâm hội nghị White Palace. (Truyền hình trực tiếp trên VTV1 và VTV6)

– Ngày 23/5: 7h30 – 12h: Giao lưu với doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp tại Trung tâm hội nghị White Palace.

– Ngày 25/5: 10h – 12h: Giao lưu với trẻ em đặc biệt khó khăn và cộng đồng người khuyết tật tại Nhà thi đấu Quân khu 7. (Truyền hình trực tiếp trên VTV1 và VTV6)

– Ngày 25/5: 18h – 21h: Giao lưu với sinh viên, thanh niên, giới trẻ tại Sân vận động Thống Nhất.

Tại Hà Nội

– Ngày 23/5: 18h30 – 21h30: Giao lưu với sinh viên, thanh niên, giới trẻ tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. (Truyền hình trực tiếp trên VTV6)

– Ngày 24/5: 7h30 – 12h: Giao lưu với doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình.

– Ngày 24/5: 13h – 16h30: Giao lưu với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn và cộng đồng người khuyết tật tại Cung thể thao Quần Ngựa.

Ði Tìm Con Cháu Thuyền Nhân 849 Năm Trước : Nguyên Tổ Hai Dòng Họ Lý Tại Ðại Hàn

Ði Tìm Con Cháu Thuyền Nhân 849 Năm Trước : Nguyên Tổ Hai Dòng Họ Lý Tại Ðại Hàn

Yên Tử Cư Sĩ Trần Ðại Sĩ

Tác giả chân thành cảm tạ Tiến-sĩ Thái Văn Kiểm, hội viên Hàn-lâm viện Pháp-quốc hải ngoại, đã giúp đỡ rất nhiều khi viết bài này.

Ngày 17 tháng 9 năm 1957, Tổng-thống Ngô-đình Diệm công du Ðại-hàn (1). Năm sau, ngày 6 tháng 11 năm 1958, Tổng thống Ðại-hàn dân quốc là Lý Thừa Vãn, viếng thăm Việt-Nam. Trong dịp này ông đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt. Báo hồi ấy có tường thuật sơ sài. Còn chính quyền thì gần như không để ý đến chi tiết lịch sử này.

Bấy giờ, đệ nhất Cộng-hòa thành lập chưa quá hai năm, mới chỉ có viện Khảo-cổ, không có cơ quan nghiên cứu lịch sử. Cho nên không ai nghĩ đến việc sang Ðại-hàn tìm hiểu xem họ Lý từ Việt Nam, đã di sang đây từ bao giờ? Ai là nguyên tổ của họ?

Thời gian này tôi mới 19 tuổi, vừa bước chân vào đại học. Nhưng nhờ thấm nhuần Nho-giáo, nên đã chững chạc lắm rồi. Tôi viết thư cho sứ quán Ðại-hàn tại Việt-Nam để hỏi về chi tiết này. Dĩ nhiên tôi viết bằng chữ Nho. Hơn tháng sau tôi được thư trả lời của tộc Lý tại Nam-hàn. Trong thư, họ cho tôi biết rằng:

“Tổng-thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của Kiến-bình vương Lý Long Tường. Kiến Bình vương là con thứ 6 của vua Lý Anh-tông. Người cùng tông tộc sang Cao-ly vào đầu thế kỷ thứ 13 vì quốc nạn”.

Ánh sáng đã mở ra trước mắt tôi. Nhưng tôi tra trong Ðại-Việt sử ký toàn thư (ÐVSKTT), trong Việt-sử lược (VSL), trong Khâm-định Việt-sử thông giám cương mục (KÐVSTGCM), không bộ nào nói đến Kiến Bình vương Lý Long Tường cả.

Tò mò chưa được thỏa mãn, nhưng tôi đành bỏ qua, vì bấy giờ tôi phải dồn hết tâm tư vào việc học. Năm 1959, trong khi lục lọi tại thư viện Paris, vô tình tôi đọc được Tập-san sử địa của Nhật-bản, số 2 năm 1941, trong đó nói vắn tắt rằng:

“Năm Bính Tuất, 1226, bấy giờ là niên hiệu Kiến-trung thứ nhì đời vua Thái-tôn nhà Trần. Biết mình là con thứ sáu vua Lý Anh-tông, lại đang giữ chức đô đốc, tư lệnh hải quân, trước sau gì cũng bị Trần Thủ Ðộ hãm hại, nên ông đã đem tướng sĩ dưới quyền, tông tộc, cùng hạm đội ra đi, sau đó trôi dạt vào Cao-ly”.

Tôi tự hẹn, sau này có tiền sẽ sang Ðại-hàn tìm hiểu chi tiết này.

Thế nhưng, sau khi ra trường, 1964, tuy đã có chỗ đứng vững chắc về phương diện tài chánh. Ngặt vì nghề sinh nhai lối dọc đường ngang, tôi vẫn không thực hiện được cái ước vọng sang Hàn quốc, tìm hiểu về nguồn gốc họ Lý tại đây.

Mãi tới năm 1980, tháng 8, tôi đi trong phái đoàn Pháp, sang dự đại hội y khoa tại Hàng-châu Trung-quốc. Ở đại hội, tôi được tiếp xúc với phái đoàn Bắc-cao. Phái đoàn này cóù bác sĩ Lý Chiếu Minh ở Hùng-xuyên (Hunchon) và bác sĩ Lý Diệp Oanh ở Thuận-xuyên (Sunchon). Bấy giờ tôi đã 41 tuổi, còn Diệp Oanh mới 30 tuổi. Tuy là bác sĩ, thế nhưng cô tươi như hoa lan, phơi phới như hoa thủy tiên ban mai. Thấy mỗi bữa ăn cô lẩm nhẩm đọc kinh mà không làm dấu thánh giá, tôi cho là cô đọc kinh Phật. Tôi cũng đọc kinh Bát-nhã bằng tiếng Việt. Cô hỏi tôi:

– Ủa! Anh đọc kinh cảm ơn Tổng-thống Valéry Giscard đấy à?

– Không! Tôi đọc kinh Phật. Thế cô đọc kinh gì vậy?

– Phật đâu có cho anh cơm ăn, áo mặc ?

– Vậy cô đọc kinh gì ?

– Tôi đọc kinh cảm ơn cha già Kim Nhật-Thành đã cho chúng tôi đươc tự do, có cơm ăn, áo mặc! (2)

Nghe cô nói, tôi rùng mình. Song thấy cô xinh đẹp, tôi đùa:

“Ở nước tôi, vào thế kỷ thứ 12, dưới triều vua Lý Anh-tông, tổ tiên tôi là Trần Thủ Huy được gả công chúa Ðoan Nghi…”.

Diệp Oanh cắt lời:

“Sang đầu thế kỷ thứ 13, cũng tổ tiên anh là Trần Liễu được gả công chúa Thuận Thiên, Trần Cảnh được vua Chiêu Hoàng tuyển làm chồng. Rồi tổ tiên anh xua đuổi, nên tổ tiên tôi thành thuyền nhân, ngày nay Hàn quốc mới có họ Lý”.

À! Vạn lý tha hương ngộ tri kỷ đây. Biết rất rõ Diệp Oanh là con cháu của Kiến Bình vương Lý Long Tường, tôi đùa thêm:

“Biết đâu cô không là công chúa Ðoan Nghi, tôi không là Trần Thủ Huy tái đầu thai? Có lẽ chúng mình nên đi tiếp con đường tổ tiên mình đã đi”.

Diệp Oanh vã tôi một cái vào má trái, tỏ cử chỉ thân thiện. Song chúng tôi bắt con tim ngừng phiêu lưu ở đây, vì bấy giờ bà vợ tôi còn sống, còn quá trẻ; vợ chồng lại rất tương đắc ngoài đời, nồng thắm trong phòng the.

Thế rồi chúng tôi nhận họ. Suốt đại hội, tôi với Chiếu Minh, Diệp Oanh gần nhau như bóng với hình. Tôi kể cho hai người nghe về những trang sử rực hào quang dưới thời Lý, nhất là huyền sử về Linh Nhân hoàng thái hậu (Ỷ Lan). Sau đại hội, Chiếu Minh, Diệp Oanh rủ tôi du lịch Bắc-cao. Bấy giờ là thịnh thời của chủ tịch Kim Nhật Thành, Bắc-cao khép kín cánh cửa với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên nhờ mang thông hành Pháp, nên tòa đại sứ Bắc-cao ở Bắc-kinh cho tôi cái chiếu khán được du lịch nghiên cứu về nhân sâm trong 8 ngày.

Tới Bắc-cao, ông đại sứ Pháp tưởng tôi đi nghiên cứu nhân sâm thực. Ông lệnh cho văn phòng tùy viên văn hóa giúp đỡ tôi. Tôi không muốn nói dối ông đại sứ. Tôi thú thật là đi tìm một số tài liệu lịch sử. Dù biết tôi mượn danh đi nghiên cứu y khoa, cơ quan trao đổi y học dư thừa tài chánh đài thọ tất cả phí tổn cho tôi. Thế nhưng sứ quán Pháp vẫn giúp đỡ tôi tận tình. Nào cung cấp xe, cung cấp tài xế, gửi thư giới thiệu.v.v. Kể ra làm công việc nghiên cứu của Pháp cũng sướng thực. Xin vạn vạn lần cảm ơn tinh thần yêu văn hóa của nước Pháp.

Tại Hùng-xuyên, cũng như Thuận-xuyên, các chi họ Lý tiếp đón tôi rất niềm nở. Buồn là các cuộc đàm thoại bị giới hạn khá nhiều, tôi phải dùng tiếng Quan-thoại nói với Chiếu Minh và Diệp Oanh. Hai vị này dịch sang tiếng Ðại-hàn. Các chi họ Lý xin phép chính quyền, rồi tổ chức những buổi hội, để nghe tôi nói chuyện về thời đại Tiêu-sơn. Khi nghe kể đến đoạn công chúa Bảo Hòa tu tiên, cho đến tuổi 90 vẫn trẻ như hồi 17 tuổi, cử toạ suýt xoa sung sướng. Lại khi nghe tôi thuật giai thoại vua Lý Thánh-tông, đang đêm trốn khỏi hoàng cung, gặp cô thôn nữ Yến Loan, rồi sau đưa về cung phong làm Ỷ Lan phu nhân; cử tọa vỗ tay hết tràng này đến tràng khác. Khi nghe tôi kể đến các công chúa Bình Dương, Kim Thành, Trường Ninh trấn ngự biên cương khiến các quan Tống ở Nam-biên nghe đến tên đều kinh hồn vỡ mật. Các cô ngửa mặt lên nhìn trần nhà cười đầy vẻ hãnh diện. Lúc mà tôi thuật đến đoạn Quách Quỳ, Triệu Tiết đem đại quân phá vỡ phòng tuyến Như-nguyệt, tiến đến rừng tre, cách Thăng-long có 25 cây số… Trong phòng có đến hơn 700 người, mà không một tiếng động. Rồi tôi kể tiếp: Công chúa Thiên Ninh đánh bật quân Tống trở về Như-nguyệt, thì phòng hội hoan hô đến muốn rung động thành phố. Tôi thuật tiếp đến đoạn công chúa tuẫn quốc, thì cả phòng hội đều khóc nức nở. Những người khóc nhiều nhất lại là những thiếu niên.

Hầu hết những chi họ Lý đều đem gia phả ra hỏi tôi những chi tiết mà họ không hiểu. Tất cả gia phả đều viết bằng chữ Nho. Như gia phả của chi Thuận-xuyên, có đôi câu đối:

Thập-bát anh hùng giai Phù-đổng,

Tam thiên nữ kiệt tỷ Mê-linh.

(Mười tám anh hùng đều như Phù-đổng thiên vương. Ba nghìn nữ kiệt đều có thể sánh với Trưng-vương).

Tôi phải moi trí nhớ, để đọc cho họ chép lại tiểu sử 18 danh tướng vào thời vua Lý Nhân-tông, kháng Tống tuẫn quốc. Tôi lại phải thuật cho họ nghe về công chúa Thiên Ninh (Bà chúa kho) có 3 nghìn nữ binh. Khi Quách Quỳ, Triệu Tiết mang quân sang Ðại-Việt, phá vỡ phòng tuyến Như-nguyệt tiến về Thăng-long. Quân Tống nhập vào phòng đai phòng thủ chỉ cách Thăng-long có 25 cây số, bị công chúa đánh bật trở về Bắc sông Như-nguyệt. Sau đó công chúa cùng 3 nghìn nữ kiệt đều tuẫn quốc.

Hầu hết các chi, khi nghe tôi nói rằng: Triều Trần kế tục triều Lý. Nhưng các vua triều Trần đều dành ra một số ruộng đất lớn, cho tá điền cầy cấy, thu tô để làm phương tiện hương khói, thờ cúng, tu bổ lăng tẩm 9 đời vua triều Lý… đều hài lòng. Các triều đại kế tiếp như Lê, Nguyễn vẫn giữ nguyên truyền thống này. Mãi đến năm 1956, trong cuộc cải cách ruộng đất, những ruộng đất này mới bị tịch thu. Tuy nhiên đây là những di tích lịch sử, nên kể từ năm 1962, bộ Văn-hóa miền Bắc Việt-Nam đã ban nghị định công nhận là di tích văn hóa, lịch sử, và bảo quản rất kỹ.

Bác-sĩ Diệp Oanh dẫn tôi thăm những vùng đất linh của giòng họ Lý. Giòng họ Lý vẫn giữ gìn được những di tích của tổ tiên. Nào cửa biển Phú-lương giang nơi hạm đội của Kiến-bình vương cập bến Cao-ly, nào Ung-tân, nơi đầu tiên họ Lý làm nhà ở, nào ngọn đồi Julhang thuộc xã Ðỗ-môn (Tô-mơ-ki) nơi có lăng của Kiến Bình vương Lý Long Tường. Tôi cũng được lên Quảng-đại sơn thăm Vọng-quốc đài, là nơi vương lên nhìn về quê hương.

Sau đó, năm 1983, tôi lên đường đi Nam-hàn để tìm hiểu thêm về giòng họ Lý. Tiếc rằng khi Lý Long Tường tới Hàn-quốc táp vào miền Bắc, vì vậy dường như tại Nam-hàn không có một chút di tích nào của ông. Giòng họ Lý sống tại Nam-hàn rất ít, tổng số chưa quá nghìn người. Họ cũng giống như người Bắc hồi 1954 di cư vào Nam, mang theo rất ít di vật, gia phả về tổ tiên mình. Không nhà nào mang được gia phả cổ. Gia phả mà họ cho tôi xem, hầu hết là mới chép gần đây. Nội dung lại quá nhiều sai lạc. Như chép về việc ra đi của Kiến Bình vương, gia phả nói rằng họ Lý bị Trần Thủ Ðộ cướp ngôi, Lý Long Tường cầm quân chống lại, bị thua. Về Lý Chiêu Hoàng, họ chép là hoàng hậu của vua Lý Huệ-tông! (3)

Họ Lý, hậu duệ Kiến Hải vương, hay họ Lý Tinh-thiện

Thế nhưng, tại Nam-hàn tôi gặp ông Lý Gia Trung. Ông cho biết, tổ tiên ông là người Việt, nhưng không thuộc giòng dõi Kiến Bình vương. Tổ tiên ông là Kiến Hải vương Lý Dương Côn, đã đến Cao-ly hồi đầu thế kỷ thứ mười một.

Quý độc giả có biết tâm trạng tôi bấy giờ ra sao không ? Kinh ngạc, bàng hoàng, đờ đẫn cả người ra. Vì trong khi nghiên cứu về triều Lý, tôi biết một huyền sử vắn tắt như sau :

“Vua Lý Nhân-tông không có hoàng nam, người nhận con của các thân vương trong hoàng tộc làm con nuôi. Năm Ðinh Dậu (1117) nhận con của hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng làm con nuôi. Sau truyền ngôi cho con của Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán, tức vua Lý Thần-tông. Khi Lý Thần-tông băng, Thái-tử Thiên-tộ còn bế ngửa, triều thần muốn tôn con của Thành Quảng hầu là Lý Dương Côn lên nối ngôi. Cuộc tranh quyền trong giòng họ Lý diễn ra, sau vợ của vua Lý Thần-tông nhờ có tình nhân là Ðỗ Anh Vũ giúp đỡ, mà loại hết các địch thủ. Năm Canh Ngọ (1150) nhân vụ chính biến, Cảm Thánh thái hậu mưu với tình nhân Ðỗ Anh Vũ giết hết tông tộc của các hầu Thành Khánh, Thành Chiêu, Thành Hưng. Bấy giờ con Thành Quảng hầu là Kiến Hải vương Lý Dương Côn đang là đô đốc Thủy-quân, bèn đem gia thuộc xuống chiến thuyền lưu vong. Song không biết đi đâu (1150)”.

Bây giờ, sau 831 năm, tôi gặp lại hậu duệ của Kiến Hải vương. Tâm tư rúng động ! Hỡi ơi ! Tại Hàn-quốc có tới hai giòng họ Lý, gốc là thuyền nhân Ðại-Việt. Tôi ghi chú tất cả những gì mà giòng họ Lý của Kiến Hải vương cung cấp để khi viết về thời đại Tiêu-sơn còn có thêm tài liệu.

Cuối năm 1996, một nhà nghiên cứu tộc phả nổi tiếng của Nam-hàn là giáo sư Phiến Hoằng Cơ (Pyon Hong Ke) công bố kết quả cuộc nghiên cứu của ông rằng ông đã phát hiện một giòng họ Lý thứ nhì, tại Ðại-hàn, được gọi là Lý Tinh-thiện. Giòng họ này, chính là giòng họ Lý, con cháu Kiến Hải vương mà tôi đã có cơ duyên gặp hậu duệ là ông Lý Gia Trung.

Giáo sư Phiến Hoằng Cơ cho biết, căn cứ vào gia phả của giòng họ này mang tên Tinh-thiện Lý thị tộc phả, được lưu trữ tại thư viện Quốc-gia Hán-thành, thì ông tổ của giòng họ Lý Tinh-thiện là Lý Dương Côn (Lee Yang Kon) tới Ðại-hàn vào đầu thế kỷ thứ 12:

“Lý Dương Côn hiệu là Nguyên Minh, hoàng tử thứ ba con vua Càn Ðức, được Tống triều phong tước Nam-bình vương”.

Tra trong sử Việt, thì vua Càn Ðức chính là tên của vua Lý Nhân-tông. Vua Lý Nhân-tông là con của vua Lý Thánh-tông với Ỷ-Lan phu nhân, sau được tôn là Linh-Nhân hoàng thái hậu. Người chỉ đạo cuộc đánh Tống, kháng Tống lừng danh lịch sự Việt-Nam. Theo ÐVSKTT, Lý kỷ, Nhân-tông kỷ thì: “Niên hiệu Hội-tường Ðại-khánh thứ 8 (DL.1117, Ðinh Dậu)…

…Tìm con trai trong tôn thất để nuôi trong cung. Xuống chiếu rằng: “Trẫm cai trị muôn dân mà lâu không có hoàng nam, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Nên trẫm nuôi con của các hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng, chọn người giỏi lập làm thái tử. Bấy giờ con Sùng Hiền hầu là Dương Hoán, lanh lợi, vua rất yêu, bèn lập làm Thái-tử”.

Vậy thì Lý Dương Côn là con nuôi của vua Lý Nhân-tông, chứ không phải con đẻ. Con nuôi thứ ba, thì là con của Thành Quảng hầu tên Lý Dương Côn, tước phong Kiến Hải vương.

Giáo-sư Phiến Hoằng Cơ dựa theo Tinh-thiện Lý thị tộc phả và bộ Cao-ly sử, ông công bố: Hậu đuệ đời thứ sáu của Lý Dương Côn là Lý Nghĩa Mẫn (Lee Unimin) trở thành nhân vật kiệt hiệt trong lịch sử. Bấy giờ Cao-ly đang ở dưới triều đại vua Nghị-tông (Ui-jiong 1146-1170). Nhà vua rất sủng ái Lý Nghĩa Mẫn, phong cho chức Biệt-trưởng. Nước Cao-ly trong thời gian này, phải chống trả với cuộc xâm lăng của Khiết-đan tức Ðại-liêu, nên các võ tướng nắm hầu hết quyền hành. Năm 1170 tướng Trịnh Trọng Phu (Jeong Jung-bu) chưởng môn một võ phái, đảo chính vua Nghị-tông lập vua Minh-tông (Mycong 1170-1179). Trọng Phu bị các võ phái, võ tướng nổi lên chống đối. Lý Nghĩa Mẫn là người phụ tá đắc lực cho Trịnh Trọng Phu, đem quân dẹp các cuộc nổi dậy. Ông được thăng chức Trung-lang tướng, Tướng-quân, Ðại-tướng quân (1173), Thượng-tướng quân (1174), cuối cùng là Tây Bắc bộ binh mã sứ (1178). Năm 1179, một võ quan khác là Khánh Ðại Thăng (Kyung Dae-Seung) làm cuộc chính biến, giết chết Trịnh Trọng Phu, lên nắm quyền. Bấy giờ Lý Nghĩa Mẫn giữ chức Hình-bộ thượng thư (1181). Vì ông thuộc phe Trịnh Trọng Phu, nên bị nghi ngờ, chèn ép. Ông cáo quan về hưu.

Sau khi Khánh Ðại Thăng chết, vua Minh-tông mời Lý Nghĩa Mẫn vào bệ kiến, được trao chức Tư-không, Tả-bộc xạ, Ðồng-trung thư môn hạ bình chương sự tức Tể-tướng trong 14 năm (1183-1196). Năm 1196, một phe võ tướng do Thôi Chung Hiếu (Cho Chung Heon) cầm đầu làm cuộc đảo chính, giết Lý Nghĩa Mẫn. Ba con ông là Lý Chính Thuần, Lý Chí Vinh, Lý Chí Quang đều là tướng cầm quân, cũng bị giết chết. Quân phiến loạn chỉ tha cho người con gái ông là Lý Hiền Bật. Giòng họ Lý Tinh-thiện tưởng đâu tuyệt tự. Nhưng may mắn thay, giòng họ này còn kế tục là nhờ người anh Lý Nghĩa Mẫn và các con không bị hại.

Phối hợp chính sử với gia phả, giáo sư Phiến Hoằng Cơ kết luận rằng: Giòng họ Lý tại Tinh-thiện thuộc đạo Giang-nguyên, phía Ðông Nam Ðại-hàn ngày nay là con của hoàng tử Lý Dương Côn thuộc triều Lý, Việt-Nam (1010-1225). Lý Dương Côn bỏ quê hương ra đi vì sự đe dọa của nước Kim đối với Tống, năm 1115. Tới năm 1127 thì Bắc Tống bị diệt.

Qua cuộc nghiên cứu của Phiến Hoằng Cơ, tôi thấy có đôi chút nghi vấn:

Một là, vua Lý Nhân-tông nhận con nuôi năm 1117. Vua Thần-tông sinh năm 1116, vậy thì Lý Dương Côn chỉ có thể sinh năm 1116 hay 1117 mà thôi. Năm Lý Dương Côn rời Ðại-Việt ra đi là năm 1150. Bấy giờ ông mới 32-33 tuổi. Thế nhưng gia phả Lý Tinh-thiện nói rằng năm 1170 Lý Nghĩa Mẫn, hậu duệ đời thứ sáu của Lý Dương Côn, được vua Nghị-tông phong cho chức Biệt-trưởng. Ðây là điều vô lý. Bởi năm đó chính Lý Dương Côn có còn tại thế thì ông mới có 54 tuổi, làm sao ông đã có cháu 6 đời? Tôi thì tôi cho rằng Lý Nghĩa Mẫn là con Lý Dương Côn. Còn hậu duệ đời thứ sáu là kể từ vua Lý Thái-tổ:

1. Lý Thái-tổ.

2. Lý Thái-tông.

3. Lý Thánh-tông.

4. Lý Nhân-tông.

5. Kiến Hải vương Lý Dương Côn.

6. Lý Nghĩa Mẫn.

Hai là, trong gia phả Lý Tinh-thiện nói rằng, Lý Dương Côn rời quê hương ra đi vì quốc nạn. Giáo-sư Phiến Hoằng Cơ cho rằng vì sự đe dọa của Kim. Có lẽ khi giải đoán việc ra đi của Lý Dương Côn, ông đã bị ảnh hưởng bởi sử Cao-ly. Vì hồi ấy, nước Kim đang từ một bộ lạc Nữ-chân, nổi lên diệt nước Liêu, rồi đem quân đánh Tống. Sau đó, họ bắt vua Tống mang về Bắc. Nhưng con cháu nhà Tống lại tái lập triều Nam-Tống. Khoảng cách Kim với Ðại-Việt còn một nước Tống quá rộng, quá xa. Dù Kim hùng mạnh cũng không ảnh hưởng gì tơí Ðại-Việt khiến Lý Dương Côn phải bỏ nước trốn đi. Nhất là giai đoạn 1161 đến 1174, bấy giờ binh lực Ðại-Việt đang mạnh, muốn hướng lên Bắc tái chiếm lại Quảng Ðông, Quảng Tây! (xin đọc Anh-hùng Ðông-A dựng cờ Bình-Mông hồi 4 và hồi 16-17-18).

Lần lại trang sử Ðại-Việt thời đó: Vua Thần-tông được vua Nhân-tông đem vào cung nuôi cùng 4 người anh em họ. Nhưng ngài được lập làm Thái-tử, rồi lên ngôi vua. Theo Hội-điển sự lệ triều Lý thì những chức như: Thái-úy, Tổng-lĩnh Thiên-tử binh, Ðại Ðô-đốc Thủy quân, luôn trao cho các hoàng đệ. Vì vậy trong 5 con nuôi của vua Lý Nhân-tông, thì Thái-tử Dương Hoán đươc truyền ngôi, còn 4 con nuôi khác, là con của các hầu Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng ắt được phong vào các chức trên. Con của Thành Quảng hầu là Lý Dương Côn được phong tước Kiến Hải vương, lĩnh chức Ðại Ðô-đốc Thủy-quân. Khi vua Thần-tông băng (1138), Thái-tử Thiên-tộ mới có 2 tuổi, triều thần muốn tôn hoàng đệ Lý Dương Côn lên ngôi vua, vì ông là người thông minh, tài trí, đang là Ðại Ðô-đốc, ở tuổi 22. Nhưng rồi mẹ của Thái-tử Thiên-tộ là Cảm Thánh hoàng hậu đã dùng vàng bạc đút lót cho các quan, bà lại được tình nhân Ðỗ Anh Vũ là em của Chiêu Hiếu thái hậu, (mẹ vua Thần-tông) hết sức ủng hộ. Thiên-tộ lên ngôi vua, sau là vua Anh-tông.

Dĩ nhiên vua Anh-tông lên ngôi, khi còn bế ngửa, thì mẹ là Cảm Thánh thái hậu thính chính, nói khác đi là làm vua. Bà phải diệt hết những mầm mống có thể nguy hiểm cho con bà. Bà cùng Ðỗ Anh Vũ vu cáo, giết hết các em nuôi của vua Thần-tông là con của các hầu em vua Nhân-tông. Toàn gia các hầu, từ thê thiếp, con, cháu, thân binh, nô bộc đều bị giết sạch. Riêng Lý Dương Côn đóng quân ở Ðồn-sơn, được mật báo. Ông đem hết gia thuộc, xuống chiến thuyền, bỏ quê hương ra đi, rồi táp vào Cao-ly.

Dù Lý Nghĩa Mẫn là cháu 6 đời của Kiến Hải vương Lý Dương Côn hay là cháu 6 đời vua Lý Thái-tổ, thì ta vẫn kết luận rằng : Năm 1150, Kiến Hải vương Lý Dương Côn, lĩnh chức Ðại Ðô-đốc đã cùng tông tộc dùng thuyền tỵ nạn tại Cao-ly. Ðời sau có nhân vật kiệt hiệt là Lý Nghĩa Mẫn, đóng một vai trò trọng yếu trong lịch sử Cao-ly. Giòng họ Lý này, nay vẫn còn truyền tử lưu tôn tại Ðại-hàn.

Giòng thứ nhì, hậu duệ của Kiến-bình vương Lý Long Tường, còn gọi là Lý Hoa-sơn

Giòng họ Lý thứ nhì tới Ðại-hàn sau giòng họ Lý Tinh-thiện 76 năm, là hậu duệ của Kiến Bình vương Lý Long Tường, con thứ 7 của vua Lý Anh-tông. Mà tôi đã trình bầy ở trên.

Theo Trần-tộc vạn thế ngọc phả, của chi bốn, thuộc giòng dõi Chiêu-quốc vương Trần Ích Tắc, để tại nhà từ ở thị xã Lãnh-thủy, huyện Chiêu-dương, tỉnh Hồ Nam, Trung-quốc ; phần chép về Ninh-tổ hoàng đế Trần Lý. Có đoạn nói về các con vua Lý Anh-tông, nguyên văn như sau :

Vua có bẩy hoàng tử.

Hoàng trưởng tử Long Xưởng do Chiêu Linh hoàng hậu sinh vào niên hiệu Ðại Ðịnh thứ 12 (DL.1151, Tân-Mùi). Ðược phong tước Hiển Trung vương, lập làm Thái-tử. Niên hiệu Thiên-cảm Chí-bảo nguyên nhiên (DL.1174, Giáp-Ngọ) bị giáng xuống làm con út, tước Bảo Quốc vương. Niên hiệu Trinh Phù thứ sáu (DL.1181, Tân-Sửu) làm phản, bị hạ ngục, rồi bị Ðỗ An Di giết cả nhà, thọ 31 tuổi. Hoàng-tử thứ nhì Long Minh do Thần-phi Bùi Chiêu Dương sinh vào niên hiệu Ðại Ðịnh thứ 11 (DL. 1152, Nhâm-Thân). Tước phong Kiểm-hiệu Thái-sư, Thượng-trụ quốc, Khai-phủ nghị đồng tam tư, Trung-vũ quân tiết độ sứ, lĩnh đại đô-đốc, Kiến Ninh vương. Bị giết niên hiệu Thiên-cảm Chí-bảo thứ nhì (DL.1175.). Thọ 24 tuổi.

Hoàng-tử thứ ba Long Ðức, cũng do Bùi Thần-phi sinh niên hiệu Ðại Ðịnh thứ 12 (DL.1153, Quý-Dậu) ra. Chức tước phong như sau : Dao-thụ Thái-bảo, Khu-mật viện sứ, Thượng-thư tả bộc xạ, Phụ-quốc thượng tướng quân, Long-thành tiết độ sứ, Kiến An vương. Bị giết niên hiệu Thiên-cảm Chí-bảo thứ nhì (1175), thọ 23 tuổi.

Hoàng-tử thứ tư Long Hòa do Quý-phi Hoàng Ngân Hoa sinh niên hiệu Ðại Ðịnh thứ 11 (DL.1152, Nhâm-Thân). Chức tước phong như sau : Ðặc tiến Thiếu-sư, Khu-mật viện sứ, Thượng-thư tả thừa, Trấn Nam tiết độ sứ, Thượng-thư lệnh, Tả kim ngô thượng tướng, Tổng-lĩnh Thiên-tử binh, Kiến Tĩnh vương. Bị giết niên hiệu Thiên-cảm Chí-bảo thứ nhì (1175) thọ 24 tuổi.

Hoàng-tử thứ năm Long Ích, do Ðức-phi Ðỗ Kim Hằng sinh niên hiệu Chính-long Bảo-ứng thứ 5 (DL.1167, Ðinh-Hợi). Chức tước phong như sau : Dao-thụ Thái-phó, trấn Nam tiết độ sứ, Thượng-thư tả thừa, Kiến Khang vương. Hoăng niên hiệu Kiến-gia thứ 2 (DL.1212 Nhâm-Thân), thọ 46 tuổi.

Hoàng-tử thứ sáu Long Trát, do Thục-phi Ðỗ Thụy Châu sinh niên hiệu Chính-long Bảo-ứng thứ 11 (DL.1172, Nhâm-Thìn), tháng 5, ngày 25, niên hiệu Thiên-cảm Chí-bảo nguyên niên được lập làm Thái-tử. Năm thứ nhì được truyền ngôi. Băng niên hiệu Trị-bình Long-ứng thứ 6 (DL.1210, Canh-Ngọ), ngày 28 tháng 10, thọ 38 tuổi.

Hoàng-tử thứ bảy Long Tường do Hiền-phi Lê Mỹ Nga, sinh vào niên hiệu Chính-long Bảo-ứng thứ 12 (DL.1174, Giáp-Ngọ). Ðức Thái-tông nhà ta (tức Trần Cảnh) phong chức tước phong như sau : Thái-sư Thương-trụ quốc, Khai-phủ nghị đồng tam tư, Thượng-thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc, tước Kiến Bình vương. Niên hiệu Kiến-trung thứ nhì đời đức Thái-tông nhà ta (tức Trần Cảnh), tháng tám, ngày rằm, vương cùng gia thuộc hơn 6 ngàn người bôn xuất.

So sánh giữa Tộc phả Hoa-sơn và Trần tộc vạn thế ngọc phả, có một chi tiết khác nhau. Tộc phả Kiến Bình thì chép Kiến Bình vương là con thứ sáu vua Anh-tông. Trong khi Trần tộc vạn thế ngọc phả lại chép vương là con thứ bẩy. Vì sao ? Phả Trần tộc chép theo huyết tộc, ai sinh trước là anh, ai sinh sau là em. Vì vậy Kiến Bình vương là con thứ 7. Phả Kiến Bình thì chép thứ tự theo chỉ dụ của vua Lý Anh tông, Long Xưởng bị giang xuống làm con út, thì Long Tường trở thành con thứ sáu.

Hồi đó Lý Long Tường dẫn tông tộc rời Ðại-Việt ra đi. Trần triều không biết đi đâu. Nay chúng ta mới được biết vương với hạm đội bị bão phải ẩn ở Ðài-loan. Nghỉ ít lâu, hạm đội của vương lại tiếp tục lên đường rồi dạt vào Cao-ly. Duy một người con của vương tên Lý Long Hiền cùng gia thuộc hơn hai trăm người ở lại Ðài-loan. Vương là khai tổ của giòng họ Lý tại Ðại-hàn, thế tử Long Hiền là khai tổ của giòng họ Lý tại Ðài-loan hiện nay ? Sự kiện này tôi sẽ tìm hiểu sau.

Tôi đã bỏ công sang Bắc cũng như Nam-hàn, tìm các chi, hậu duệ của Kiến Bình vương Lý Long Tường, khảo gia phả của họ. Phần chi tiết tuy có sự khác biệt, nhưng đại lược vẫn giống nhau. Tổng-thống Lý Thừa Vãn của Ðại-hàn là hậu duệ đời thứ 25 của Kiến Bình vương Long Tường. Còn tổng thống Lý Ðăng Huy của Ðài-loan có phải là hậu duệ của thế tử Lý Long Hiền hay không, thì tôi không dám quyết, bởi Lý là giòng họ chiếm đa số ở Trung-quốc.

Cả ba bộ sử ÐVSKTT, VSL, KÐVSTGCM cùng chép rất mơ hồ về việc vua Anh-tông phế Long Xưởng lập Long Trát. Nhà vua có tới bẩy hoàng tử. Nếu sự thực Long Xưởng phạm tội, phế xuống, sao không lập các con đã trưởng thành, tài trí xuất chúng, đang cầm đại quyền như Kiến Ninh, Kiến An, Kiến Tĩnh vương? Hoặc cùng quá, thì lập Kiến Khang vương Long Ích, năm ấy đã chín tuổi? Mà phải lập Long Trát mới có 26 tháng làm Thái-tử, rồi phải cử Tô Hiến Thành làm phụ chính? Cái khúc mắc này tôi đã giải thích rất chi tiết, rất rõ ở hồi 21-23 bộ Anh-hùng Ðông-a dựng cờ bình Mông. Trong bài ngắn này không thể giải thích hết.

Dưới đây là phần tôi thuật theo Tộc-phả Lý Hoa-sơn:

Niên hiệu Kiến-trung thứ nhì đời vua Thái-tông nhà Trần (DL.1226, Bính Tuất), lo sợ bị Thái-sư Trần Thủ Ðộ hãm hại, vì vị thế trọng yếu của mình:

– Là con vua Anh-tông, em vua Cao-tông, chú vua Huệ-tông.

– Thân vương duy nhất nắm quyền hành.

– Chức tước cực phẩm Thái-sư Thương-trụ quốc, Khai-phủ nghị đồng tam tư, Thượng-thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc.

Vương âm thầm cùng Bình Hải công Lý Quang Bật từ căn cứ Ðồn-sơn về Kinh Bắc, lạy ở lăng miếu Ðình-bảng. Lại đến Thái-miếu mang bài vị, các tế khí ra trấn Ðồn-sơn, rồi đem hết tông tộc hơn 6 nghìn người, xuống hạm đội ra đi.

Việc Kiến Bình vương ra đi, có lẽ bắt nguồn từ việc ra đi của Kiến Hải vương trước kia chăng? Sau hơn tháng lênh đênh trên biển, thì gặp bão. Hạm đội phải ngừng lại một đảo (Ðài-loan?) rồi tiếp tục lên đường. Một trong các con của vương là Thế-tử Lý Ðăng Hiền cùng vợ con ở lại đảo. Hạm đội lênh đênh trên biển một thời gian, thì táp vào cửa Phú-lương giang, quận Khang-linh (Ong Jin-Gun) tỉnh Hoàng-hải (Hwang-hac) thuộc Bắc Cao-ly. Nơi hạm đội táp vào, dân chúng gọi là Nak-nac-wac có nghĩa là Bến của khách phương xa có đồ thờ cúng.

Kỳ diệu thay, đêm hôm trước, vua Cao-tông (Kojong) mơ thấy một con chim cực lớn bay từ phương Nam lại đậu ở bờ Tây-hải. Tỉnh lại, vua sai người tới đó tìm kiếm, thì gặp hạm đội của Kiến-bình vương. Kiến-bình vương được bệ kiến. Vương dùng bút đàm với vua Cao-tông và các đại thần Cao-ly. Triều đình Cao-tông đối xử với vương rất tốt, chu cấp lương thực. Cho làm nhà ở Ung-tân phủ Nam-trấn sơn (Chin-sang).

Lý Long Tường cùng tướng sĩ, gia thuộc bắt đầu cuộc sống mới. Trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi làm kế sinh nhai. Ông mở trường dạy học: Thi phú, lễ nhạc, tế tự, binh pháp, võ thuật. Ông soạn sách Học vấn giảng hậu. Vì học trò đông, ông cho xây Ðộc-thư đường, Giảng võ đường. Ðệ tử của ông lúc nào cũng trên nghìn người.

Tháng 7 năm Quý-sửu (1253) đời vua Cao-tông thứ 40, quân Mông-cổ xâm lăng Cao-ly, vượt Hỗn-đồng giang, chiếm Tây-hải, phá An-giang Tây-thành. Về mặt thủy, Mông-cổ chiếm các đảo Ðại-thanh, Tiểu-thanh, Sáng-lân, rồi tiến chiếm Tây-đô (Giang-hoa). Thủ-đô Cao-ly bị đe dọa. Các tướng sĩ hầu hết bị tử trận.

Thấy tình hình Cao-ly nguy ngập, Kiến Bình vương đến gặp Thái-úy (tướng tổng chỉ huy quân đội) là Vi Hiển Khoan, cố vấn cho ông về binh pháp Ðại-Việt. Ðích thân vương cỡi bạch mã chỉ huy cuộc giữ thành: Ðắp thành cao lên, đào hào đặt chông quanh thành. Trong thành đào giếng để có nước uống, tích trữ lương thảo. Ông đem tất cả binh pháp Ðại-Việt trong những lần đánh Tống, bình Chiêm ra giúp Cao-ly.

Ðánh nhau suốt 5 tháng, quân Nguyên bị tuyệt lương thảo, bị chặn đường rút lui, xin hàng (6). Tết năm ấy, toàn Cao-ly mừng chiến thắng. Triều đình khen ngợi Lý Long Tường, lấy tên ngọn núi ở quê hương ông là Hoa-sơn; phong cho ông làm Hoa-sơn tướng quân. Cho đổi tên ngọn núi nơi ông cư ngụ là Hoa-sơn. (4). Nhà vua sai dựng bia ghi công ông trên núi Hoa-sơn, đích thân vua viết ba chữ Thụ hàng môn (Cửa tiếp thụ giặc đầu hàng). Cho đến nay, sau 746 năm, trải biết bao nhiêu mưa nắng, thăng trầm; tấm bia ấy vẫn trơ gan cùng cùng tuế nguyệt, nhắc nhở du khách nhớ huân công của một Việt-kiều trên Hàn-quốc.

Trong dịp thăm Hoa-sơn năm 1981, tôi xin người đại diện tộc Lý cho phép được mượn thợ khắc vào một phiến đá bài thơ cổ phong, đặt cạnh tấm bia trên, gọi là chút lòng của người sau, tế người trước:

Phúc tại Tiêu-sơn lĩnh,

Thất đại bôn Bắc Cao,

Bình Mông danh vạn đại,

Tử tôn giai phong hầu.

Học phong nhân bất cập.

Vọng quốc hồn phiêu phiêu,

Kim tải quá bát bách,

Hà thời quy cố hương?

(Ngài là người họ Lý, được hưởng phúc tại ngọn núi Tiêu-sơn. Kể từ vua Lý Thái-tổ tới ngài là đời thứ bẩy, phải bôn tẩu đến xứ Bắc Cao-ly. Nhờ chiến công đánh Mông-cổ, mà con cháu ngài đều được phong hầu. Ngoài ra, ngài là người đem học phong tới Cao-ly, công đức ấy không ai sánh kịp. Thế nhưng trải trên 8 trăm năm, hồn ngài lúc nào cũng phiêu phưởng, không biết bao giờ được về cố hương ?).

Ngày nay trên ngọn đồi Julbang thuộc xã Ðỗ-môn (Tô-mơ-ki) cách núi Hoa-sơn 10 cây số về phía Tây còn lăng mộ ngài và con, cháu cho đến ba đời. Trên Quảng-đại sơn có Vọng-quốc đàn, nơi cuối đời ngài thường lên đó, ngày ngày nhìn về phương Nam, ôm mặt khóc, tưởng nhớ cố quốc. Mỏm đá mà ngài đặt chân đầu tiên lên bờ biển Cao-ly, được gọi là Việt-thanh nham, tức đá xanh in vết tên Việt. Trên Hoa-sơn còn rất nhiều di tích kỷ niệm huân nghiệp của vương. Khi đến Hoa-sơn hành hương, thay vì chào nhau, du khách được hướng dẫn viên du lịch dạy cho nói câu: Hữu khách, Hữu khách, kỵ bạch mã. Nghĩa là Có người khách cỡi ngựa trắng, tức Lý Long Tường.

Cho đến nay, giòng họ Lý Hoa-sơn truyền trải 28 đời. Tại Nam-hàn chỉ có khoảng hơn 200 hộ, với trên dưới 600 người. Tại Bắc-hàn thì đông lắm, không thống kê được. Lý tộc tại Nam-hàn, hầu hết họ là những gia đình có địa vị trọng yếu về giáo dục, kinh tế, kỹ nghệ. Kỳ ứng cử vừa qua, một ứng viên Tổng thống họ Lý suýt trúng cử.

Theo tấm bia trên mang tên Thụ-hàng môn bi ký, thì Kiến Bình vương Long Tường có nhiều con trai, tất cả đều hiển đạt. Không thấy nói tơí Lý Long Hiền, cùng tông tộc hơn 200 người ở lại Ðài-loan. Lý Cán Ðại lĩnh Ðề-học nghệ văn quán, Kim-tử quang lộc đại phu. Lý Huyền Lương, Tham-nghị lễ tào, Chính-nghị đại phu. Lý Long Tiền Giám- tu quốc sử.

Ngày nay, tại Bắc-hàn, cứ đến dịp tết Nguyên-đán, hậu duệ của Kiến Bình vương Lý Long Tường khắp lãnh thổ Ðại-hàn đều kéo về Hoa-sơn để dự lễ tế tổ. Khởi đầu của cuộc tế, đánh chín tiếng trống, gọi là Tâm-thanh để mọi người cùng tưởng nhớ cố quốc. Theo gia phả của chi Thuận-xuyên, sở dĩ đánh chín tiếng, vì muốn ghi lại triều Lý trải 9 đời vua, kể cả Lý Chiêu-hoàng. (4)

Năm 1995, con cháu của Kiến Bình vương Lý Long Tường, quy tụ hơn trăm người trở về Ðình-bảng, huyện Tiên-sơn, tỉnh Bắc-ninh dự lễ hội làng vào ngày rằm tháng ba Âm-lịch. Tại thiên chi linh, hẳn 9 đời vua triều Tiêu-sơn, cũng như Kiến Bình vương Lý Long Tường đã thỏa nguyện: Những đứa cháu lưu lạc, nay trở về chầu tổ.

Lời quê gửi tới người Việt hải ngoại

Hiện nay gần ba triệu người Việt lưu lạc khắp mọi góc biển, mọi chân trời. Có nơi sống tập trung như Hoa-kỳ, Thái-lan, Cao-miên, Ai-lao, Canada, Úc, Pháp, Nga-sô. Có nơi sống rải rác cô độc như Do-thái, Irak, Gabon… Nhìn vào tấm gương của hai giòng họ Lý tại Ðại-hàn. Dù con cháu quý vị không còn nói được tiếng Việt. Dù con cháu quý vị đã kết hôn với người địa phương. Nhưng quý vị phải luôn nhắc nhở cho chúng biết rằng: Chúng là người Việt, lấy chủ đạo là con Rồng cháu Tiên. Xin qúy vị khẩn chép lại:

1. Nguồn gốc giòng họ mình từ làng nào, xã nào, tỉnh nào. Hoặc liên lạc với họ hàng trong nước để xin bản sao gia phả.

2. Tiểu sử những tiền nhân. Nếu không nhớ được hành trạng của các tổ xa đời, thì ít ra cũng chép được từ đời ông, đời cha.

3. Rời Việt-Nam ra đi vì lý do gì? Bắt đầu đến đâu? Lập nghiệp ra sao?

4. Mỗi năm vào dịp tết, quý vị sai đọc cho tất cả con cháu đều nghe.

5. Hằng năm, nếu có thể, khuyên con cháu, nên trở về quê hương, viếng thăm đất tổ, thăm mồ mả tiền nhân. Khi về già, các vị sai chép ra thành nhiều bản, cho mỗi con một bản.

Vài lời thô thiển. Biết rằng các vị cho là thường. Thưa quý vị, bây giờ là thường, nhưng sau đây trăm năm, nghìn năm, sự ghi chép của quý vị sẽ trở thành quý báu vô cùng. Mong lắm thay! Cầu xin như vậy đấy.

Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ

—————————————-

* Tôi tra trong địa lý thời Lý, trên lãnh thổ Ðại Việt không có ngọn núi nào tên Hoa-sơn cả. Có lẽ là núi Tiêu-sơn, nơi phát tích ra triều Lý chăng ?

* Chín đời vua triều Lý là :

1. Thái-tổ Lý Công Uẩn.

2. Thái-tông Lý Ðức Chính.

3. Thánh-tông Lý Nhật Tông

4. Nhân-tông Lý Càn Ðức.

5. Thần-tông Lý Dương Hoán .

6. Anh-tông Lý Thiên Tộ.

7. Cao-tông Lý Long Trát.

8. Huệ-tông Lý Long Sảm.

9. Chiêu-hoàng Lý Phật Kim

* Có một sự trùng hợp. Năm năm sau, tháng 1-1258, Thái-sư Mông-cổ là Ngột-lương Hợp-thai (Uriyang- qadai) đem quân đánh Ðại Việt, cũng bị tuyệt đường lương, rồi bỏ chạy. Xin đọc Anh-hùng Ðông-a dựng cờ bình Mông hồi 50.

Chị Helen Huong Nguyen gởi

Nạn Nhân Cuối Cùng Về Nhà: Cuộc Giải Cứu Hoàn Tất 15/15

Nạn Nhân Cuối Cùng Về Nhà: Cuộc Giải Cứu Hoàn Tất 15/15

(04/20/2013)

Tác giả : Mạch Sống

nguồn:  vietbao.com

Chiều hôm 19.4.2013, nạn nhân cuối cùng trong số 15 cô gái Việt bị lừa bán vào ổ mãi dâm ở Nga đã về đến phi trường Tân Sơn Nhứt.

Cô Trang Thị Diệu, 25 tuổi, đã gọi điện về báo cho gia đình ở Kiên Giang. Vì đã chiều tối, sáng mai Cô mới lấy xe đò về nhà.

“Chúng tôi đã gọi điện thoại chia mừng với gia đình”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA, nói. “Họ rất nôn nóng khi thấy các cô gái khác đã lần lượt được giải thoát và hồi hương trong khi con gái vẫn còn kẹt ở Nga.”

Sự chậm trễ này là do bọn buôn người đã tịch thu và đánh mất sổ thông hành của Cô Diệu. Cách đây 2 tuần gia đình đã gởi một sổ thông hành thay thế sang Nga.

Tại buổi điều trần trước Quốc Hội ngày hôm trước, 18 tháng 4, Ts. Thắng đã nhắc lại hồ sơ 15 nạn nhân trong đường dây buôn người của Bà chủ nhà chứa Nguyễn Thuý An. Phần lớn các vị dân biểu dự buổi điều trần đều đã biết đến hồ sơ này qua lời điều trần đầy cảm động của Cô Danh Hui, chị ruột của một trong số 15 nạn nhân, tuần trước đó.

“Chúng tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều đồng hương ở hải ngoại đã quan tâm theo dõi và yểm trợ trong suốt một tháng rưỡi qua,” Ts. Thắng chia sẻ.

Ông đặc biệt cảm ơn giới truyền thông Việt ngữ và quốc tế đã nhập cuộc trong vụ giải cứu này: “Các bản tin trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, trang blog… đã giúp bảo vệ an toàn tính mạng cho các nạn nhân trong thời gian họ đang chờ để được giải thoát.”

Theo các nạn nhân đã hồi hương cho biết, Bà An đã ngưng đánh đập và tra tấn họ sau khi vụ việc được đưa ra công luận quốc tế.

Ts Thắng cho biết Ông cũng đã gửi lời cảm ơn các vị dân biểu đã lên tiếng can thiệp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chính quyền Liên Bang Nga và chính quyền Việt Nam.

“Hôm qua khi ở Quốc Hội tôi đã gặp riêng một số vị dân biểu để cảm ơn họ”, Ts Thắng nói.

Ts. Thắng nhắc đến vị nhân viên Toà Đại Sứ Hoa Kỳ đặc trách theo dõi nạn buôn người ở Nga, đã rất tích cực trong việc chuyển thông tin từ Liên Minh CAMSA đến cảnh sát liên bang Nga.

“Sau cùng, chúng tôi cảm ơn các thân nhân ở Hoa Kỳ và Canada của một số nạn nhân đã cùng chúng tôi lên tiếng với báo chí và các giới chức dân cử trong cuộc giải cứu cam go và kéo dài này”, Ts Thắng nói.

Ngay khi được tin bốn nạn nhân trốn thoát đã bị bọn buôn người bắt lại làm con tin, Liên Minh CAMSA đề ra kế hoạch giải cứu gồm 3 mũi: vận dụng truyền thông để bảo vệ an toàn cho các nạn nhân còn đang bị giam giữ, vận động áp lực của chính phủ Hoa Kỳ để tách lìa sự bao che của một số giới chức Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga cho ổ buôn người, và cung cấp thông tin cho cảnh sát liên bang Nga để truy bắt các thủ phạm.

“Đây là cuộc giải cứu nạn nhân buôn người rất hãn hữu vì tính công khai của nó”, Ts. Thắng nhận xét. “Giới truyền thông không chỉ đưa tin mà đã góp phần đắc lực cho cuộc giải cứu từng nạn nhân một.”

Không những vậy, từng giai đoạn giải cứu đã được tường trình tại các buổi điều trần công khai ở Quốc Hội và được đưa vào hồ sơ Quốc Hội.

Trên 60 hồ sơ giải cứu do Liên Minh CAMSA thực hiện trong 4 năm qua đều diễn ra trong âm thầm.

Theo kế hoạch từ đầu của Liên Minh CAMSA, cuộc giải cứu cho 15 cô gái từ ổ mãi dâm của Bà An dự trù sẽ hoàn tất nội trong tháng 4.

Ts. Thắng thừa nhận rằng kế hoạch này khá phức tạp và gay go vì kẻ buôn người rất lộng hành do có sự che chở của nhiều giới chức của Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga.

“Chúng tôi tri ân rất nhiều người đã tiếp tay để cuộc giải cứu được hoàn tất đúng theo dự kiến”, Ông nói.

Ts. Thắng cho biết là sau buổi điều trần ngày hôm trước, Ông đã bàn với Dân Biểu Christopher Smith, vị chủ toạ buổi điều trần, bước kế tiếp: đôn đốc chính quyền Nga bắt và truy tố Bà An cùng với toàn bộ đường dây buôn người của bà ta.

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia liên hệ.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA

Bài liên quan:

Quốc Hội Hoa Kỳ Tổ Chức Điều Trần Về Nhân Quyền Ở Việt Nam:

Phát biểu của cô Danh Hui
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2643

Việt Nam Phải Thuộc Hạng 3 Về Buôn Người, DB Chris Smith
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2654

Nạn Buôn Người: Đề Phòng Để Không Thành Nạn Nhân
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2650

Nghị viện châu Âu ra nghị quyết khẩn về nhân quyền tại Việt Nam

Nghị viện châu Âu ra nghị quyết khẩn về nhân quyền tại Việt Nam

Nghị viện châu Âu tại Straspourg.

Nghị viện châu Âu tại Straspourg.

REUTERS/Jean-Marc Loos

Anh Vũ

RFI

Theo trang thông tin của nghị viên châu Âu www.europarl.europa.eu, hôm qua 18/4/2013, tại Strasbourg, các nghị sĩ của Liên hiệp châu Âu đã nhất trí hoàn toàn về nghị quyết khẩn cấp kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các nhà báo, blogger và các nhà ly khai bị cầm tù vì bất đồng chính kiến với chính quyền. Đồng thời nghị quyết kêu gọi Việt Nam tôn trọng các cam kết quốc tế, đặc biệt trên lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do tôn giáo.

Bản nghị quyết được thông qua khẩn cấp nói trên đã được sự ủng hộ của đa số các đảng phái chính trị tại nghị viện. Nghị quyết của Nghị viện châu Âu bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước các bản án nặng nề của chính quyền đối với các nhà báo và blogger Việt Nam, kêu gọi chính quyền Hà Nội sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều luật bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí. Văn kiện thông qua gấp này cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt các vụ cưỡng chế đất đai và sách nhiễu các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam.

Hôm 27/6/2012, Liên hiệp châu Âu và Việt Nam đã ký Thỏa thuận đối tác và hợp tác, trong đó bao gồm điều khoản cam kết về nhân quyền. Điều này có nghĩa là các bên ký thỏa thuận có thể « thảo luận » về những vấn đề nội bộ của nhau, nếu như một bên vi phạm các nguyên tắc căn bản về nhân quyền và dân chủ. Các nghị sĩ châu Âu đã đề nghị Liên hiệp phải nhất trí và sử dụng các cơ chế quy định trong thỏa thuận trên để bảo vệ đúng đắn nhân quyền và quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Theo giới quan sát tại châu Âu, nghị quyết vừa được thông qua tại Strasbourg là một thông điệp mạnh mẽ đối với chính quyền Hà Nội và sẽ có ảnh hưởng đến cuộc đàm phán sắp tới về tự do mậu dịch giữa Liên hiệp châu Âu và Hà Nội. Văn kiện này cũng sẽ được tại Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Genève lưu tâm.

Việt Nam đang có tham vọng trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc vào năm 2014. Lập trường của các nghị sĩ châu Âu về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam sẽ có một trọng lượng đáng kể trong các cuộc vận động quốc tế của Hà Nội.

Từ năm 2009, Việt Nam đã có cam kết với Hội đồng nhân quyền về việc cải thiện các quyền tự do báo chí nhưng từ đó đến nay các cam kết đó không hề được tôn trọng. Theo báo cáo của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, cũng như theo nhà báo của quốc tế, thì từ một năm trở lại đây, chiến dịch trấn áp các tiếng nói đối lập có chiều hướng gia tăng. Hàng chục nhà động tôn giáo, blogger, nhà báo bất đồng chính kiến đã bị kết án bằng những bản án tù nặng nề.

Nguy cơ nô dịch văn hóa từ Trung Quốc

Nguy cơ nô dịch văn hóa từ Trung Quốc

Trái cây bày bán ở Việt Nam có dán cờ Trung Quốc (DR)

Trái cây bày bán ở Việt Nam có dán cờ Trung Quốc (DR)

Thụy My

Trong thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các hiện tượng từ sách cho trẻ em có in cờ và nhiều hình ảnh của Trung Quốc, cho đến vụ một siêu thị liên tục dán cờ Trung Quốc lên trái cây bày bán. Dư luận trong nước rất bất bình và nhiều người đã đặt câu hỏi, liệu đây là những trùng hợp tình cờ, hay là có một bàn tay nào đó ở phía sau.

Trao đổi với RFI Việt ngữ, ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bày tỏ sự quan ngại về nguy cơ nô dịch văn hóa Trung Quốc.

Ông Nguyễn Văn Mỹ – TP Hồ Chí Minh

13/04/2013
by Thụy My

Nghe (09:56)

RFI : Xin chào ông Nguyễn Văn Mỹ. Thưa ông, vừa qua liên tiếp có những vụ sách dành cho trẻ em Việt Nam lại in cờ Trung Quốc, hàng bán trong siêu thị dán cờ Trung Quốc, ông nghĩ thế nào về hiện tượng này ?

Ông Nguyễn Văn Mỹ : Dư luận trong nước hết sức bức xúc và bất bình trước những hiện tượng đặt ra rất nhiều vấn đề mà người dân có thể suy diễn. Liên tiếp những cuốn sách của nhiều nhà xuất bản bị phát hiện – còn những cuốn chưa bị phát hiện thì mình chưa biết được, bởi vì tôi thấy cứ vài ngày lại có thêm những thông tin mới – lãnh vực đó lâu nay chúng ta chưa quan tâm. Ở đây vai trò quản lý nhà nước cực kỳ kém, chủ yếu là nhờ người dân và báo chí phát hiện.

Việc cờ Trung Quốc xuất hiện trên sách, từ sách tham khảo, sách tập đọc và gần đây gần như là sách giáo khoa – sách đọc tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục, lại quên Hoàng Sa, Trường Sa. Hàng loạt sai sót liên tiếp diễn ra, người dân có thể đặt câu hỏi, đây không phải là ngẫu nhiên. Bởi vì thứ nhất là nếu nhầm lẫn thì tại sao lại không nhầm lẫn với nước khác trên thế giới ? Liên Hiệp Quốc có 193 nước, tại sao mình cứ toàn nhầm lẫn với Trung Quốc không là sao ?

Cái bất bình, thậm chí là phẫn nộ thứ hai, là sự giải thích vòng vo, loanh quanh, đổ lỗi, không nhận trách nhiệm của những người có trách nhiệm. Ví dụ như là sách Phát triển trí thông minh cho trẻ của Nhà xuất bản Dân Trí, đây là sách tham khảo. Hoặc là sách Bé làm quen với chữ cái của Nhà xuất bản Sư Phạm, ở mục đánh vần chữ C và cổng trường em, thì đều có cờ Trung Quốc. Người ta giải thích rằng cái này là vì mua bản quyền của Trung Quốc. Dư luận người ta đặt vấn đề là chả lẽ một cuốn sách tham khảo cho trẻ con chưa vô lớp 1 mà 10.000 giáo sư tiến sĩ Việt Nam không viết được, lại phải mua hàng Trung Quốc, mà hàng này là « hàng dạt ». Giáo dục Trung Quốc chưa bao giờ được xem là nền giáo dục tiên tiến cả.

Sách tham khảo đơn giản như vậy mà lại không thể biên soạn được, phải nhập. Và cách giải thích hết sức vô trách nhiệm của những người lãnh đạo, ví dụ như bà Bùi Thị Hương, giám đốc Nhà xuất bản Dân Trí cho rằng sách này mua bản quyền của nước ngoài, theo chương trình Trung Quốc nên sách vẽ trường Trung Quốc thì phải để cờ Trung Quốc. Nhưng khi báo chí chất vấn, như vậy tại sao giới thiệu đây là sách biên soạn theo chương trình của Bộ Giáo dục Đào tạo, thì bà Hương im lặng không trả lời. Bà ấy còn biện minh rằng việc treo cờ Trung Quốc chẳng có gì quan trọng, bình thường thôi, nếu thay cờ Việt Nam là vi phạm hợp đồng.

Tôi cho rằng thái độ như vậy là hết sức thiếu trách nhiệm. Nếu còn những con người, còn kiểu suy nghĩ của những người lãnh đạo như bà Hương, thì những chuyện như cờ Trung Quốc còn xuất hiện dài dài. Cái nữa là trách nhiệm giải quyết của những người cấp trên bà Hương. Họ cũng trả lời rất là loanh quanh. Thậm chí sách in sai thì Phó giáo sư tiến sĩ Đinh Ngọc Bảo cho rằng sách lỗi là chuyện bình thường, và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm cho phép 100 trang thì được sai dưới 5 lỗi.

Có cái nước nào mà cho phép như vậy không ? Có nhà xuất bản nào mà kỳ quái như vậy không ? Đã xuất bản, mà lại sư phạm thì không được phép lỗi. Lỗi là chuyện bất khả kháng thôi. Ông Bảo, Tổng biên tập Nhà xuất bản Sư Phạm còn phân trần rằng cô Thu Hà là giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm viết sách, cô chỉ viết phần nội dung thôi còn minh họa thì nhờ bạn lấy từ trên mạng. Lòi ra một cái việc bậy bạ nữa, tức là nội dung thì viết tào lao, minh họa thì ăn cắp hình từ trên mạng. Viết sách sư phạm mà như đi mua rau ! Nhờ cái chuyện lộn xộn đó mình mới biết được cái quy trình làm sách của Nhà xuất bản Sư Phạm và của ngành giáo dục hiện nay quá sức là tệ hại.

Ngoài ra gần đây lại có thêm một số cuốn sách khác, đặc biệt là sách của Nhà xuất bản Mỹ Thuật về Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ, và Mười phút cho bé trước khi đi ngủ, lại có cờ Trung Quốc tiếp. Và cách đây mấy bữa, có sách dạy Tiếng Hoa cho thiếu nhi (Việt Nam), không chỉ có cờ Trung Quốc mà còn có thủ đô Bắc Kinh và đường lưỡi bò 9 đoạn bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn Biển Đông, cùng toàn bộ thông tin về Trung Quốc.

Còn sách của Nhà xuất bản Giáo Dục, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 thì gần như không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Ngô Trần Ái là giám đốc nhà xuất bản thanh minh là bản đồ quá nhỏ nên không thể hiện, hơn nữa đây là sách học tiếng Việt chứ không phải là sách Địa lý. Chả lẽ là sách Địa lý mới chính xác, còn các sách học khác thì cứ thoải mái, tha hồ ?

RFI : Theo ông thì liệu đây có phải là một sự tình cờ hay không ?

Tôi cho rằng có thể những người làm sách, từ biên tập cho tới tổng biên tập họ ấu trĩ, họ đơn giản, nhưng mà dứt khoát người Trung Quốc thì họ không có đơn giản đâu. Người Trung Quốc có ý đồ rất rõ, họ tính toán cả một kế hoạch chi li, dài hơi và từng bước đi cụ thể. Không chỉ xâm lược về hàng hóa, mà họ sẽ xâm lược về văn hóa. Tại vì văn hóa mới là gốc, còn hàng hóa có thể tẩy chay được, và từ những việc rất nhỏ.

Dư luận có quyền đặt vấn đề, tại sao những người mang trách nhiệm đầy mình, cũng toàn là giáo sư tiến sĩ, học hàm học vị như thế, lại trả lời hết sức là vô trách nhiệm, lại để những chuyện hết sức tế nhị len vào trong giáo dục. Đặc biệt là người ta rất quan tâm tới giáo dục cho trẻ con, bởi vì trẻ con như tờ giấy trắng, mình viết chữ gì lên là nó in chữ đó.

Cho nên là cái nguy hiểm chúng ta chưa lường hết được, và thật ra theo ý kiến riêng của cá nhân tôi thì có khi cũng cần một cuộc hội thảo để mổ xẻ, tìm cho ra biện pháp mà sửa sai. Chứ nếu chúng ta cứ chấp nhận cái này thì chỉ là dung dưỡng cái xấu, bao che cho cái sai, dẫn đến hậu quả khôn lường là từ việc lệ thuộc về văn hóa thì chúng ta sẽ lệ thuộc về nhiều thứ khác.

Dư luận xã hội và người dân có quyền đặt nghi vấn, đằng sau những sai sót này là gì ? Giống như tại sao hầu hết những công trình xây dựng, đấu thầu hiện nay trong rất nhiều lãnh vực, người Trung Quốc đều giành được. Phải chăng là vì Trung Quốc bán giá rẻ hơn, và họ lót tay rất lớn, cho nên họ mua chuộc được cán bộ của mình ? Một, hai việc thì còn nói là sơ suất, nhưng mà nó liên tiếp xảy ra cả một hệ thống như thế, nếu không có những biện pháp quyết liệt và xử lý nghiêm minh, thì tôi nghĩ rằng cái xấu sẽ lan tràn như là sinh sản vô tính, và nó cực kỳ nguy hiểm.

Hàng loạt chuyện, kể cả việc trước đó VTV1 đưa hình cờ Trung Quốc có thêm một ngôi sao – nhầm lẫn đó ít nhất cần một lời xin lỗi, thì VTV1 chỉ gỡ cái cờ đó xuống và không thèm nói năng gì. Hoặc là chuyện dán cờ Trung Quốc ở trong siêu thị, tôi nghĩ rằng dư luận có quyền đặt câu hỏi là những sự nhầm lẫn vô tình này đều được chuẩn bị trước bởi một thế lực ngấm ngầm không biết ở đâu. Còn sự cố treo backdrop có tượng Phật ở Tứ Xuyên – Đại Phật Lạc Sơn – đi hội chợ mà không quảng cáo cho mình, lại quảng cáo cho nước khác là sao ? Mà thiếu gì nước, lại quảng cáo cho nước Trung Quốc ?

Tôi rất bức xúc và cho rằng những người chịu trách nhiệm, họ có vấn đề về cả khả năng và phẩm chất. Sai sót về giao thông có thể gây ra tai nạn, bị thương nhưng mà có thể lành. Còn văn hóa mà sai sót thì không chỉ ảnh hưởng tới một người, mà cả một đất nước sẽ bị ảnh hưởng. Cả một nền văn hóa sẽ bị tổn thương, và cái đó rất khó chữa trị, nó còn nguy hiểm hơn cả ung thư.

RFI : Ông có nói đến một cuốn sách dạy tiếng Hoa cho thiếu nhi nhưng lại có đường lưỡi bò, và Hoàng Sa Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Cuốn sách này đã được xử lý như thế nào ?

Cuốn sách đó là sách Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi – thiếu nhi đây là thiếu nhi Việt Nam gốc Hoa, như vậy thì tổ quốc của họ là Việt Nam mặc dù gốc của họ từ Trung Quốc. Đặc biệt nguy hiểm là trong cuốn sách đó có đường lưỡi bò 9 đoạn bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và phần lớn Biển Đông. Sách của công ty cổ phần văn hóa Nhân Văn, Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh tái bản.

Sách này in từ năm 2008 nhưng mà không ai biết cả, tới lúc cả thế giới người ta lên án đường lưỡi bò, báo chí đăng lên, phụ huynh đọc mới té ngửa ra, mà trả lời thì loanh quanh lít quít. Tôi nghĩ rằng trách nhiệm trước hết thuộc về những người quản lý. Nếu họ có một chút lòng tự trọng thì nên từ chức.

Tôi cũng không hiểu được tại sao chúng ta xử lý rất là đơn giản, không thể hiểu được : thu hồi sách rồi sửa lại. Những cuốn sách này chỉ có tịch thu, xử lý biên tập, xử lý nhà xuất bản một cách đích đáng thì may ra mới răn đe, may ra mới chặn đứng được cái xấu lâu nay đang núp bóng dưới nhiều hình thức văn hóa để xâm lấn Việt Nam, để làm hại cả một thế hệ trẻ như vậy. Những chuyện tày trời như thế mà chưa thấy một đơn vị nào chịu trách nhiệm, chưa thấy một cán bộ nào bị liên đới kỷ luật về chuyện này.

RFI : Tình trạng hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam mà hầu hết là hàng giả, hàng kém chất lượng thì nhiều người cũng nhìn thấy rồi. Nhưng những nguy cơ khác như sách học, sách tham khảo, phim ảnh, sách dịch Trung Quốc rất nhiều mà không chọn lọc…thì liệu dần dần sẽ có tình trạng nô dịch văn hóa không ?

Cái nguy cơ đó là có thật, và nó đã biểu hiện ở một số phát ngôn của các nhà quản lý rồi. Thí dụ những nhà quản lý có trách nhiệm, có bằng cấp đàng hoàng mà cho rằng chuyện đó là bình thường, chẳng có gì quan trọng cả, trong khi dư luận người ta cho rằng sự việc đối với trẻ con là sự việc lớn, chuyện tày đình. Thì ít nhất là từ vô thức những người này đã tiêm nhiễm nô dịch văn hóa của nước ngoài, mà trước hết là của người Trung Quốc.

Từ chuyện nho nhỏ như lá cờ, bức tranh hay cái bản đồ, không khéo rồi mấy chục năm nữa trên đất nước Việt Nam sẽ toàn « người lạ ». Tức là xác Việt Nam nhưng mà hồn Trung Quốc, bởi vì xem phim Tàu, đọc sách Tàu, xài hàng Tàu.

Cho nên nguy cơ nô dịch về văn hóa là có thật, và nó đã diễn ra từ lâu rồi. Bây giờ từng bước nó đang bộc lộ với nhiều góc độ khác nhau. Ban đầu là lá cờ thôi, rồi từ từ lá cờ nhỏ bên trong cuốn sách nó sẽ ra ngoài bìa, lấn ra ngoài cuộc sống…

Cái nguy hiểm là ở chỗ, nếu đây là sự xâm lược về quân sự, thì chúng ta sẽ đáp trả ngay, phản ứng ngay. Nhưng sự xâm lược về văn hóa dưới nhiều hình thức tinh vi, bằng nhiều biện pháp tổng hợp như vậy, thì rất là khó chống đỡ. Thậm chí người bị xâm lược không biết là mình đang bị nô dịch, thì cực kỳ nguy hiểm !

RFI : Xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Tấm lòng vàng của Bác sĩ Mỹ và những trái tim chai đá của Bs VN

Tấm lòng vàng của Bác sĩ Mỹ và những trái tim chai đá của Bs VN

BsMcKay

Bác sĩ McKay McKinnon và vợ chụp ở SG (tuoitrenews.vn)

Ba tuần trước vào một buổi tối tình cờ bật TV đài TLC, The Learning Center, tôi xem một phim tài liệu tựa đề: “The man with the 200-lb tumor- Người đàn ông có cái bướu nặng 90 kí-lô“.  Người có cái bướu khổng lồ này là một anh Việt Nam tên là Nguyễn Duy Hải ở thành phố Đà Lạt, 32 tuổi. Lúc mới sinh ra anh ta bình thường nhưng khi lên bốn tuổi chân phải của anh to lớn khác thường so với chân trái.

Năm 1997, anh Hải đi nhà thương và nghe theo lời bác sĩ, cắt chân phải để ngăn chận sự bành trướng. Thế nhưng sau khi cắt, một cục u tiếp tục nẩy nở từ vết cắt, dần dần to lớn thành một cục bướu nặng 90 kí-lô. Vì nó quá to lớn, nặng gấp hai lần trọng lượng thân thể, anh Hải nằm trên giường trong suốt thời gian sáu năm. Qua một sự tình cờ, thân nhân của anh Hải ở Florida biết được một bà Mỹ tên Amanda Schumacher làm việc thiện nguyện. Bà này liên lạc với Bác Sĩ McKay McKinnon.

Người đàn ông có cái bướu nặng 90 kí-lô

Bác sĩ McKay McKinnon ở Chicago, Hoa Kỳ, chuyên về phẫu thuật, nổi tiếng về giải phẫu cắt bỏ bướu khổng lồ của bệnh nhân khắp thế giới. Sau khi xem video của anh Hải qua iPad và bỏ thì giờ chẩn bệnh, bác sĩ  McKinnon đồng ý tình nguyện thì giờ của mình bay sang SàiGòn vào ngày 16 tháng 11 -2012 giải phẫu miễn phí cắt bỏ cái bướu cho anh Hải.

Xe cứu thương trước đó vài ngày đã chở anh Hải từ Đà Lạt vào SàiGòn đến Bệnh Viện Ung Bướu TP HCM để sẵn sàng cuộc giải phẫu.

Khi nhập viện, anh Hải than khó thở, bác sĩ Việt ở Bệnh Viện Ung Bướu cho Bác Sĩ McKinnon biết nguyên do là anh Hải bị nước vào phổi (pleural effusion), và lo ngại cho anh Hải nếu bị mổ.  Bác Sĩ McKinnon nói việc ấy không có gì quan trọng, bảo nhân viên nhà thương chích rút nước ra. Bác sĩ McKinnon nghĩ rằng có lẽ anh Hải đã nằm trong suốt thời gian tám tiếng vận chuyển từ Đà-Lạt, rồi vào nhà thương cũng nằm nên nước vào phổi. Ông bảo nhân viên cho anh ta ngồi dậy thay vì nằm để tránh tình trạng nước lại vào phổi. Sau khi rút nước, anh Hải thở lại dễ dàng.

Ở bên Mỹ một khi bác sĩ quyết định giải phẫu thì bệnh nhân đến nhà thương, có sẵn một đội y tá hay bác sĩ giúp bác sĩ trong khi giải phẫu (nếu trường hợp hiểm nghèo, phức tạp như trường hợp này). Bảo hiểm y tế của bệnh nhân sẽ trả tiền bác sĩ lẫn chi phí tiền nhà thương, Giám Đốc nhà thương hoàn toàn không liên hệ gì đến trường hợp mổ. Nhưng ở Việt Nam, dù rằng hội đoàn của bà Amanda Schumacher sẽ trả tiền nhà thương, Bác sĩ McKinnon phải bỏ thì giờ giải thích cho nhà thương lý do tại sao họ nên cho giải phẫu vì cần giấy phép chấp thuận của Bệnh Viện Ung Bướu. Những người ở ngoại quốc như chúng ta xem video phim tài liệu này sẽ thấy một chuyện không thể nào tin được: tuy rằng không một ai ở Bệnh Viện Ung Bướu TP HCM giỏi hơn, và  có kinh nghiệm cắt bỏ ung bứu như bác sĩ McKinnon, ông ta phải giải thích cho khoảng chừng 30, 40 bác sĩ (và y tá?) của nhà thương để mong cho họ chấp thuận cho phép. Sau đó, ông ta về khách sạn đợi ba ngày để  Bệnh Viện Ung Bướu quyết định!

Khi trở lại Bệnh Viện Ung Bướu TP HCM vào ngày thứ ba, người bác sĩ (?) Việt Nam có quyền quyết định mà bác sĩ McKinnon gặp lại là một người lạ, không có mặt trong nhóm bác sĩ & y tá mà ông trình bày ba ngày trước. Ông bác sĩ này  viện lý do nước vào phổi (pleural effusion), bệnh nhân yếu sức, từ chối không cho giải phẫu, và cám ơn bác sĩ McKinnon đã bỏ thì giờ đến Việt Nam. Bác sĩ McKinnon trả lời rằng nêu ra “nước vào phổi” để từ chối không cho mổ chỉ là lợi dụng một lý do vô cớ. Việc quan trọng không phải là ông ta tình nguyện bỏ thì giờ đến Việt Nam nhưng việc quan trọng là ông ta phải cay đắng nhìn nhận là ông ta đã thất bại trong việc thuyết phục những người cùng nghề nghiệp với ông (ở Việt Nam) là cuộc giải phẫu sẽ thành công. Ông ta còn phải nói với bệnh nhân vì không được phép giải phẫu, anh Hải sẽ không có một cơ hội cứu sống nào khác, chắc chắn sẽ chết trong vòng một năm (tim không đủ sức nuôi cục bướu khổng lồ như vậy), tuy rằng chính anh Hải mong muốn cho ông ta cắt cái bướu của mình, mặc dù anh biết cơ hội chết trên bàn mổ có thể là 100%.

Bác sĩ McKinnon sau đó đến Bệnh Viện Ung Bướu để báo tin buồn cho bệnh nhân là nhà thương không đồng ý cho ông ta giải phẫu. Anh Hải biết là cơ hội cứu mạng sống anh ta từ Bác sĩ McKinnon bây giờ như sao chổi sẽ biến mất tuyệt dạng, nói cảm ơn: “Em rất cảm ơn tấm lòng của bác sĩ đã đến với em. Em sẽ nhớ mãi kỷ niệm em đã được gặp bác. Em cầu mong ở một đất nước xa xôi nào đó có một bệnh nhân giống em mà thể trạng của họ khỏe mạnh hơn em và chính tay của bác sĩ cầm con dao phẫu thuật giải thoát cho họ khỏi được cuộc sống chập chờn. Phần duyên số của em thì em chấp nhận như vậy, và em mong rằng một lúc nào đó khi bác sĩ hồi tưởng về Việt Nam, bác sĩ sẽ nhớ một bệnh nhân như em. Riêng em, em sẽ nhớ mãi được gặp bác sĩ. Thank you”.

* Với câu trả lời: “Anh là một gương sáng cho chúng tôi nêu theo. Tôi không biết nói gì hơn là xin lỗi”, bác sĩ McKinnon rời Việt Nam trở lại Chicago với sứ mạng cắt bướu cho bệnh nhân bất thành.

Câu chuyện tưởng đến đây là hết nhưng hai tháng sau, sau khi liên lạc với nhiều người, bà Amanda Schumacher đã  thuyết phục được bác sĩ Jean-Marcel Guillon, Giám Đốc Bệnh viện Pháp Việt (FV Hospital) TP HCM giúp Hải được giải phẫu.

Bệnh viện Pháp Việt (FV Hospital) TP HCM (nguồn: http://iims-asean-vietnam.blogspot.com/2012_11_01_archive.html)

Bệnh viện FV Hospital đài thọ một phần chi phí nhà thương, trả tiền máy bay và khách sạn, mời bác sĩ McKinnon trở lại SàiGòn làm phẫu thuật cho Hải với một đội bác sĩ y tá do Bệnh viện Pháp Việt cung ứng trong việc hỗ trợ giải phẫu.

Ngày Thứ Năm 5 Tháng Giêng, 2012, sau gần 13 tiếng giải phẫu, bác sĩ McKinnon đã thành công cắt đứt cục bướu khỏi người anh Hải.

Hải sau khi giải phẫu

* Khi còn ở Chicago, bác sĩ McKinnon đã đồng ý giải phẫu miễn phí thêm cho hai bệnh nhân Việt Nam khác bệnh tình trầm trọng như anh Hải nên sau khi nghỉ phục sức ngày Thứ Sáu, ngày Thứ Bẩy hôm sau ông đến Bệnh Viện Chợ

Rẫy cắt những cái bướu trên mặt của cô Kiều Thị Mỹ Dung,

Cô Mỹ Dung trước khi giải phẫu (nguồn: vnexpress)

Cô Mỹ Dung sau khi giải phẫu (nguồn: vietnamnet)

và Chủ Nhật, cắt một số bướu của cô Thạch Thị Sa Ly.

Bác sĩ McKinnon và cô Sa-Ly trước khi giải phẫu

Cô Sa-Ly trước, và sau khi giải phẫu (nguồn: vnexpress)

~~~~

– Xem xong phim tài liệu này, nếu tôi là bác sĩ McKinnon, sau khi nghe những người không giỏi bằng mình, không có kiến thức giải phẫu như mình, không có kinh nghiệm phẫu thuật như mình kết luận họ giỏi hơn mình, ngăn cấm sự giải phẫu cho bệnh nhân mà tôi đã tình nguyện bỏ mấy ngày giải phẫu miễn phí, khi tôi trở về Mỹ, tôi sẽ không bao giờ quay trở lại một lần nữa. * Thế mà chỉ hai tháng sau, sau khi bệnh viện Pháp Việt mời ông ta trở lại giải phẫu ở nhà thương của họ, ông ta nhận lời, và không những chỉ giải phẫu cho một người, mà cho đến ba người trong ba ngày khác nhau, tất cả hoàn toàn miễn phí!

 

* Bệnh Viện Ung Thư TP HCM từ chối không giải phẫu cho một công dân của chính nước Việt Nam của mình, nhưng một công dân của “đế quốc Mỹ Ngụy” và một nhà thương của “thực dân Pháp”, hai từ ngữ xấu xa mà đọc báo chí hay xem Internet lúc nào cũng thấy Việt Nam hiện thời còn dùng để chỉ Hoa Kỳ và Pháp, đã không quản ngại tiền bạc và công sức để cứu giúp một công dân của nước Việt Nam.

Ấy là chưa nói đến hai đồng minh vĩ đại của Việt Nam, Trung Quốc và Nga-Sô, chẳng nghe nói năng gì về giúp đỡ bệnh nhân Nguyễn Duy Hải.

* Tôi thật là may mắn được sống ở đất nước Hoa Kỳ, một quốc gia không bao giờ dùng lời đay nghiến với một nước thù nghịch, một quốc gia nơi có những người đầy lòng hảo tâm với tôn chỉ giúp đỡ  nhân loại mà  không cần biết người đó đang sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Nguyễn Tài Ngọc

March 2013

http://www.saigonocean.com

Thomas D. Tran

nguồn:từ Trần Tân gởi

Chiến tranh và góa phụ

Chiến tranh và góa phụ

Phong Thu, thông tín viên RFA
2013-04-16

000_APP2000040598400-305.jpg

Hai phụ nữ Việt Nam tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa hôm 29/4/1975

AFP photo

Nghe bài này

Tải xuống – download

Chiến tranh Việt Nam đã lại để lại hàng triệu goá phụ, và những đứa con côi cút bị mất cha, lìa mẹ. Có người tiếp tục bước thêm bước nữa để tìm hạnh phúc mới, nhưng nhiều người đã ôm con, thờ chồng, sống cuộc đời phòng không, chiếc bóng từ khi tóc hãy còn xanh.

Họ là những cánh hoa thời loạn ly bị cuốn đi trong cơn giông bão của chiến tranh. Những tấm gương trung kiên, hy sinh thầm lặng mà không hề nhận được huy chương, không một bó hoa và tên của họ cũng không bao giờ được khắc trên bia đá để nhiều người tưởng nhớ.

Những nỗi buồn câm lặng

Trong chương trình hôm nay, nhân kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi xin gởi đến quý thính giả hình ảnh của những goá phụ đáng kính mà chiếc bóng cô đơn của họ đã ẩn sâu sau những bức tường của những căn nhà hiu quạnh với những nỗi buồn câm lặng, chịu đựng một cách can trường.

Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt cách đây 38 năm, nhà cửa đã mọc lên thay cho những hố bom. Những cánh đồng hoang lúa đã trổ bông. Cây đã nở hoa. Rừng xanh bao lần thay lá. Nhưng vết thương lòng của nhiều thế hệ vẫn còn rỉ máu. Lòng người vẫn chia cắt, ý thức hệ vẫn còn là một hố sâu ngăn cách chưa thể hàn gắn. Người dân trong nước vẫn chưa có cuộc sống bình yên, chưa tìm được tự do, hạnh phúc thật sự.

Đã có rất nhiều tài liệu, sách vở viết về “Cuộc chiến Việt Nam”.Tất cả đều cho rằng đây là cuộc chiến tranh khốc liệt, đẫm máu và đầy nước mắt. Nhưng con số thương vong chính xác vẫn chưa thống kê một cách đầy đủ. Theo Tổ chức Vietnam Agent Orange Relief & Resposibility Campain có trụ sở tại New York cung cấp thì có khoảng 4 triệu người Việt Nam của hai bên đã thiệt mạng, bị thương, hoặc mất tích trong giai đoạn 1965-1975. Riêng quân đội Hoa Kỳ đã có 58,151 người hy sinh trên chiến trường miền Nam Việt Nam. (*)

Chỉ riêng tại Miền Nam đã có 800.000 trẻ em mồ côi. Hàng triệu goá phụ và ít nhất 10 triệu người trở thành vô gia cư (**).

Những câu chuyện về cuộc đời của những goá phụ là những nỗi thống khổ và sự mất mát của họ đã vượt qua không gian và thời gian. Làm thế nào họ thích ứng sau đó và bây giờ? Làm thế nào họ được an ủi, hỗ trợ, hoặc những gì họ đã cố gắng tìm kiếm để tạo dựng lại cuộc sống, tìm cho mình và các con một tương lai hạnh phúc mới. Tất cả điều đó đã được khám phá trong những câu chuyện bi thảm dần dần được hé mở. Những bi kịch, đổ vỡ trong trái tim và cuộc đời họ rất thầm lặng như một mạch nước ngầm thấm sâu trong lòng đất.

Sau năm 1975, cộng sản đã đưa hơn 1 triệu dân quân cán chính VNCH đi học tập cải tạo. Có người đã được trở về sum họp gia đình. Nhưng có 165.000 người đã chết trong nhà tù cộng sản. (***) Miền Nam lại có thêm những goá phụ với cõi lòng tan nát. Tôi được tiếp xúc với bà Trần Thanh Minh, người goá phụ có chồng là Giảng Viên Tâm Lý Chiến tại trường Võ Bị Đà Lạt, bị cộng sản bắt giam và ông đã chết trong tù. Bà một mình phải nuôi bốn đứa con nhỏ, cháu lớn nhất mới vừa 6 tuổi và cháu nhỏ nhất mới vài tháng tuổi. Bà đã kể lại hoàn cảnh của mẹ con bà sau cái chết của chồng:

“Thế là xong, là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó, tôi sống cũng như chết rồi….”
– Bà Trần Thanh Minh

Ông xã tôi ra đi lúc đó tôi mới có 35 tuổi. Nhưng mà sau 20 năm ở lại với bao nhiêu những đau khổ, vật lộn với miếng ăn. Tôi đã đi bán bánh tôm, bánh cuốn ở Hồ Con Rùa. Tôi đã đi chạy thuốc tây. Tôi đã bán quà cho học trò ở trong những căng-tin trong trường. Có thể nói rằng ai sai cái gì làm cái đó. Mình làm hết cái khả năng của mình cũng không đủ nuôi con. Cho nên cái mong ước lúc bấy giờ, tôi chỉ cầu xin làm sao cho các con tôi đủ ăn, sống một cuộc đời không phải đói rét.”

Trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù” bà đã viết “Thế là xong, là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó, tôi sống cũng như chết rồi….” Bà đã kể thảm cảnh chết đói của chồng khi đi học tập cải tạo tại Miền Bắc với tâm trạng bồi hồi và xúc động:

Cô Phong Thu biết tù cải tạo không tức là họ đưa đi vào rừng vào núi để làm một cái nhà tù lớn để ở trong đó lao động cuốc đất, trồng cây. Nhưng mà hơn một năm trời không có tin tức gì hết. Sau đó là nhà nước cho đi thăm nuôi. Nhưng tôi không được may mắn hơn mọi người. Khi ở trong Nam là còn được đi thăm. Nhưng khi họ chuyển nhà tôi đi ra Bắc. Tôi ra tới chỗ mới biết chồng tôi đã chết ở Vinh, Nghệ Tĩnh. Theo lời các anh kể lại là lúc bấy giờ không có ăn phải ăn lá cây chín ngày, không thuốc men là phải chết thôi. Tôi nghĩ là không thể nào quên được hết cái cảm giác trước khi tôi gục xuống thì tôi thấy như là có vật gì nó đập vào tôi, tối đen và có ánh sáng li ti phát ra. Tôi ngất đi.”

Khi tôi hỏi bà suy nghĩ gì về cuộc chiến đã qua và bà có ý kiến gì với chính sách cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội. Bà chỉ buồn bã nói:

Chuyện đã qua thì tôi không có chính trị cho nên tôi cũng chẳng có ý kiến gì nhưng tôi không đồng ý với những chính sách mới là tại sao cứ phải làm khổ nhau? Tại sao không dùng những chất xám, những bộ óc siêu việt để mà xây dựng lại đàng này lại đem người ta vào rừng sâu, nước độc rồi để cho người ta đói khát chết dần, chết mòn. Rồi để cho vợ con người ta khổ sở đi kinh tế mới. Không có một gia đình nào tôi thấy trọn vẹn hết. Người ta cố đi tìm tự do. Tại sao người ta phải đi tìm? Vì người ta khổ quá. Người ta không có ăn. Sống không được nói. Lúc nào cũng bị kiềm kẹp, lúc nào cũng lo sợ. Thành ra chính tôi đã dẫn những đứa con tôi đi vượt biên.

Bà đã đưa các con đi vượt biên 20 lần nhưng không thoát và phải đi tù nhiều lần. Trong nhà tù đói khát và hết sức khủng khiếp mà cho đến nay đã mấy chục năm bà vẫn không bao giờ quên.

Vết thương lòng còn mãi

plphoto1-200.jpg

Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả cuốn Grief Denied – A Vietnam Widow’s Story. Photo courtesy of griefdenied.com

Ngay cả trong lòng xã hội Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 40 năm nhưng nỗi ám ảnh vẫn chưa thực sự kết thúc.

Tôi có dịp trao đổi với Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả quyển sách nổi tiếng “Nỗi Buồn bị Từ Chối- Câu chuyện về người goá phụ trong chiến tranh Việt Nam.” Grief Denied – A Vietnam Widow’s Story). Bà đã kể cho tôi nghe câu chuyện cảm động về cuộc đời bà:

Chồng tôi tên là Sgt. Howard E. Querry chết trong cuộc tấn công Mini- Tết vào ngày 10 tháng 5 năm 1968. Đó là tuần lễ mà nhiều người lính Mỹ tử trận nhiều nhất trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Lúc đó, tôi mới 22 tuổi, đang mang thai đứa con đầu lòng được 7 tháng. Đơn vị anh đến gõ cửa và báo cho tôi biết chồng tôi đã hy sinh tại một thành phố gần Sài Gòn. Thi hài anh được đưa trở lại Hoa Kỳ hai tuần sau đó. Họ không cho tôi được mở nắp quan tài để nhìn anh một lần sau cùng. Thật khó khăn biết bao khi tôi chôn cất anh mà không được nhìn thấy thi thể của anh. Chúng tôi đã làm lễ chôn cất anh tại nhà thờ mà cách đây một năm chúng tôi đã làm lễ cưới tại đây. Chúng tôi cưới nhau vào tháng 9 năm 1967, anh hy sinh vào tháng 5 năm 1968, con gái tôi được sinh ra vào tháng 7 năm 1968.”

Trẻ trung, thông minh, xinh đẹp và có một địa vị xã hội cao, nhưng bà Pauline đã không tái giá. Bà sống một mình nuôi con với sự an ủi, trợ giúp của cha mẹ và gia đình. Trái tim bà không còn rung động lần thứ hai vì cảm xúc yêu thương đã chết từ khi chiếc quan tài của người chồng thân yêu chôn sâu trong lòng đất. Bà đã bị bịnh trầm cảm nhiều năm bởi nỗi buồn của bà không được lộ ra ngoài, không có ai chia sẻ. Bà nói:

Tôi chưa bao giờ lập gia đình lần thứ hai. Trái tim tôi đã tan vỡ và không bao giờ còn chữa lành được vết thương kể từ khi anh qua đời và lúc đó tôi còn quá trẻ. Tình yêu đó vẫn chưa tan trong tim tôi. Tôi cũng có quen một vài người đàn ông sau này nhưng chưa ai làm cho tôi rung động và dẫn đến quyết định kết hôn và chung sống với họ. Không bao giờ tôi tìm được người đàn ông nào tuyệt vời như chồng tôi. Và anh cũng yêu tôi biết bao. Tôi sống chung với một vài người bạn gái nhưng chưa bao giờ chung sống với bất cứ người đàn ông nào.”

Sau đó, bà đã viết sách để bày tỏ nỗi lòng của mình. Đó là giải pháp để bà tự chữa lành vết thương, giải thoát cho bà ra khỏi sự im lặng, nỗi buồn dai dẳng và bà đã nhiều lần có ý định tự sát. Bà tâm sự:

Tôi đã bỏ ra 10 năm để viết quyển sách (Grief Denied-A Vietnam Widow’s Story – Nỗi Buồn Bị Từ Chối – Câu chuyện của một goá phụ trong cuộc chiến tranh Việt Nam”).Tôi bắt đầu viết khi tôi rơi vào trạng thái đau khổ, buồn chán và muốn tự sát. Tôi không thể tự kết liễu đời mình vì tôi còn nghĩ đến con gái của tôi. Quyển sách của tôi đang bán tại website: http://www.griefdenied.com. Nó cũng bán trên Amazon.com.

Nội dung quyển sách nói về chuyện tại sao tôi im lặng, chịu đựng suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, và tôi muốn nói cho mọi người hiểu những đau khổ của những người phụ nữ có chồng là một người lính Mỹ đã tử trận. Tôi cũng muốn nói cho mọi người biết làm thế nào để tự chữa lành vết thương trong trái tim mình. Phần sau cùng của quyển sách là niềm vui của tôi khi Alexis Monhoff, đứa cháu trai đầu tiên của tôi ra đời.”

“Tôi chưa bao giờ lập gia đình lần thứ hai. Trái tim tôi đã tan vỡ và không bao giờ còn chữa lành được vết thương kể từ khi anh qua đời và lúc đó tôi còn quá trẻ. Tình yêu đó vẫn chưa tan trong tim tôi. ”
– Giáo Sư Pauline Laurent

Còn nỗi lòng của bà Trần Thanh Minh thì sao? Bà đang mơ ước những gì vào cuối cuộc đời sau biết bao bể dâu, cay đắng? Bà đã viết rằng “Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ” (Trích trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù của bà Trần Thanh Minh). Bà tâm sự:

Những người Mỹ nhân đạo đã đưa mẹ con tôi qua đây theo diện HO. Gia đình có người chết trong trại cải tạo thì họ cho tôi đi. Mẹ con chúng tôi qua đây được mười mấy năm. Cuộc sống rất là ổn định. Các cháu học hành thành tài, có gia đình hạnh phúc. Lúc này, tôi chẳng còn mơ ước gì hơn là mình sẵn sàng ra đi. Cũng hy vọng là ra đi để được đoàn tụ với người chồng mà tôi chỉ được chung sống có năm năm. Đó là nguyện ước cuối cùng của tôi. Tại vì sống ở trên đời này, mình không tìm thêm được một nửa người của mình nữa thành ra mình hy vọng nếu có thế giới bên kia thì mình sẽ được gặp lại phải không cô Phong Thu.

Tôi cũng hỏi bà Pauline về niềm hy vọng cho những goá phụ Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt nam, bà Pauline không nói gì về thù hận. Bằng một tấm lòng đầy vị tha và đầy tình người. Bà nói:

“Tôi rất đau buồn cho người Mỹ cũng như người Việt Nam về những gì đã diễn ra. Bởi vì người Mỹ không có ai nói về cuộc chiến tranh Việt Nam cho nên vết thương lòng không thể hàn gắn lại được. Hãy tiếp tục tự chữa lành những vết thương lòng và hãy tha thứ, quên đi những bi kịch đau buồn của cuộc chiến tranh đó. Vì nó đã gây ra đau thương cho rất nhiều người, cả người Mỹ và người Việt Nam.”
Người chết là hết. Họ trở về với cát bụi. Nhưng người còn sống luôn khắc khoải, sống trong nỗi tuyệt vọng, nhung nhớ và đón nhận mọi giông bão của cuộc đời.

Xin dành một vòng hoa đẹp nhất, trang trọng nhất để vinh danh những người mẹ, những người vợ đã hy sinh thầm lặng một đời để thờ chồng và nuôi các con khôn lớn. Tình yêu của họ là một viên ngọc quý báu để người đời suy gẫm và biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có trong tay./.

Tài liệu tham khảo:

(*) http://www.VN-AgentOrange.orginfo@vn-agentorange.org

.(**) http://25thaviation.org/facts/id795.htm.

(***) http://www.historylearningsite.co.uk/vietnam_boat_people.htm

Những tài liệu liên quan:

Chiến tranh Việt Nam, © 1996 bởi Paul Shannon. Với một số cập nhật. Tháng 4 năm 2000.
Ngô Vĩnh Long, trong “Triển vọng Việt Nam,” Bách khoa toàn thư của chiến tranh Việt Nam, ed. Stanley Kutler (New York: Scribner, 1996)
Vietnam Agent Orange Relief& Responsibility Campaign • P.O. Box 303 Prince Station, New York, NY 10009 )

Chuyện hai bác nông dân đổi vợ

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn, ngày 13.04.2013

Chuyện hai bác nông dân đổi vợ

Chuyện về những nghị định, quyết định ở VN không giống ai đã công bố hay còn là dự thảo đang gây nhiều tranh cãi dẫn đến bất bình của người dân còn khá nhiều. Nào là làm lại Chứng minh nhân dân 12 số, chuyện ông Ngân hàng nhà nước “ngồi nhầm chỗ” nhảy ra làm “ông buôn bán vàng chuyên nghiệp”, đề nghị cho bắn người chống cán bộ thi hành công vụ và những quy định lẩm cẩm khác như bàn tay sáu ngón không được lái xe, việc Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng mang 11 sổ đỏ của Vườn đi thế chấp hoặc cầm cố…

Nhưng bàn mãi về những chuyện đó khiến quý bạn đọc đau đầu, nên kỳ này xin bàn đến một chuyện vui buồn lẫn lộn trong lãnh vực tình cảm, thứ chuyện muôn đời nói hoài không bao giờ hết. VN mới có Dự thảo Nghị định xử phạt những người ngoại tình và quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị phạt tiền từ 50 đến 75 triệu đồng. Kỳ sau xin bàn với bạn về lợi hai của cái Nghị định đó.

Nhân bàn về chuyện này, kỳ này xin mời bạn đọc thưởng thức một chuyện tưởng như không bao giờ có thật ở VN. Tôi cứ băn khoăn mãi, không biết chuyện này có làm cho đời sống nông thôn VN vốn hiền hòa chất phác bị “nhiễm độc” vì những thứ văn hóa đồi trụy từ ngày “mở cửa” không? Bạn cứ đọc đi rồi cười cũng được, khóc cũng được.

Chuyện không thể tin, vẫn có thật

Thưa bạn, chuyện này khi nghe một anh bạn nói lại, tôi cũng không tin. Buổi sáng ngày 9-4 vừa qua, ngồi ở cà phê sân vườn dưới Phú Nhuận, một anh bạn trẻ là phóng viên một tờ báo, phây phây hỏi tôi:

Bác có biết tin mấy ông nông dân thứ thiệt nhà ta “chịu chơi” hơn bọn trẻ chưa? Họ dám đổi vợ cho nhau đấy.

Tôi không tin nên chỉ lắc đầu cười dài:

– Cậu chơi trò cá tháng tư với tớ đấy hả?

Anh ta bèn lên giọng đứng đắn nói đó là chuyện hoàn toàn có thật, có tên tuổi đàng hoàng, có cả viên chức chính quyền địa phương làm chứng. Chuyện xảy ra từ lâu nhưng đến nay mới được “khui” ra. Anh kể lại sơ lược câu chuyên ly kỳ này. Anh ta cũng lấy tin trong một tờ báo khác nhưng không nhớ là báo nào. Sau khi về nhà, anh PV “meo” cho tôi luôn tin đó. Tôi đọc và tìm hiểu thêm. xin tóm lược dưới đây::

Thật ra chuyện đổi vợ đã từng xảy ra ở một vài nơi trên thế giới. Năm 1960, tại Anh, kể từ khi thuốc tránh thai được phát minh, phong trào buông thả tình dục trong giới trẻ bùng phát mạnh. Các nhà sử học gọi giai đoạn này là “Cuộc cách mạng tình dục ở châu Âu”. Hình thức sinh hoạt câu lạc bộ phi công của Mỹ lan sang Anh gặp môi trường “cách mạng tình dục” đã biến nhanh thành phong trào swing. Hội viên hội swing gọi là swinger. Được một thời gian, phong trào swing dần thoái hóa vì sự kỳ thị của xã hội. Một số tín đồ swing vẫn ngấm ngầm hoạt động trong vòng bí mật để tránh ánh mắt dè bỉu, khinh khi của người đời. Giống như các loại hình thức giải trí khác, swing cũng len lỏi vào xã hội Việt một cách ngấm ngầm ở vài nơi.

Một chòi lá trong khu du lịch ở Tây Ninh là nơi gặp nhau của nhóm swing

Cụ thể như ở TP Sài Gòn, mới năm 2012, một cái hội cũng được gọi là Swing ở khu Bàu Cát – TP Sài Gòn. Có nhiều cặp mang vợ đến đổi cho nhau, có khi lên đến 8 cặp, thay đổi bất cứ khi nào cho có “người mới”. Nhưng đó là dân thành phố, gồm mấy anh chị hầu hết là vợ hờ, chồng tạm, thích tập tành làm “dân văn minh quốc tế”. Ấy thế mà cũng có luật lệ đàng hoàng. Phải có giấy “đăng ký kết hôn” và giấy xét nghiệm máu mới được cho vào hội để tránh bị AIDS.

Vợ người này ngồi trong tay người khác

Nhưng thật ra những giấy tờ đó đều là giả, chỉ cần bỏ ra hai trăm ngàn là có ngay giấy khống chỉ, có mộc đỏ đàng hoàng, chỉ việc điền tên vào là xong ngay. Ở VN cái gì cũng làm giả được hết từ bằng tiến sĩ đến cái giấy chứng nhận vớ vẩn nào bạn cần. Một chị chơi lâu năm chán chường rồi tiết lộ: “chị và ông chồng kỹ sư của chị chẳng phải vợ chồng gì cả. Chỉ là rổ rá cáp lại. Chị và lão kỹ sư cũng không phải cử nhân, trí thức. Anh ta chạy xe ôm, còn chị bán hột vịt lộn vỉa hè tại một khu công nghiệp ở Bình Dương!”

Một swinger vừa từ phòng ngủ ra

Nay cái hội “Swing văn minh ngã tư quốc tế” đó có lẽ đã tan rã từ lâu không nghe nhắc tới nữa.

Hai bác nông dân chân đất đổi vợ cho nhau

Còn đây là chuyện khác hẳn. Chuyện của hai cặp vợ chồng “quê một cục, trăm phần trăm”. Có lẽ cả hai cặp chưa từng lên internet bao giờ và hồi đó ở tỉnh cũng chưa có internet, các bác này cũng chẳng đọc báo chí lam nham để biết đến những hoạt động tình ái ba lăng nhăng của thiên hạ. Tất cả “kịch bản” này được chính các vị nông dân chân đất này trong một lúc cao hứng đã “sáng tạo” ra.

Chuyện xảy ra tại xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Hai cặp vợ chồng ấy một thời đã từng là bốn người bạn thân thiết. Thế rồi, chỉ sau chuyện trên bàn rượu, họ đã quyết định chẳng thể ai ngờ tới: tráo đổi vợ chồng cho nhau!

Theo một số người dân ở xã Sơn Phú thì sự việc “đổi vợ đổi chồng” diễn ra đã khá lâu nhưng một trong số những nhân vật chính hiện vẫn sống tại địa phương và được một giới chức tại xã này xác nhận. Ông Nguyễn Như Tùng, nguyên xóm trưởng thôn Công Đẳng, xã Sơn Phú – người đã biết rõ nhất vì đã từng phải đứng ra giải quyết chuyện trần gian có một không hai này. Ông kể rành rọt:

“Đó là sự việc khiến tôi phải nhớ mãi trong thời gian làm trưởng xóm ở ngôi làng này. Nó bắt đầu xảy ra từ năm 1995 nhưng giờ đến xã này, hỏi bà Trinh, hiện còn ở trong xã, một mình nuôi đàn con ai mà chả biết việc đổi chồng năm xưa của bà”.

Từ vợ bạn thành vợ mình, vợ anh thành vợ tôi

Ông Nguyễn Đình Tình (SN 1959) và bà Nguyễn Thị Trinh (SN 1966) là vợ chồng cùng trú tại xã Sơn Phú. Đến khi xảy ra sự việc (vào năm 1995), ông bà đã có với nhau bốn đứa con, đứa lớn 11 tuổi và đứa nhỏ nhất mới 5 tuổi. Tại ngôi làng nhỏ bé này, vợ chồng ông Tình chơi rất thân với gia đình ông Nguyễn Hồng Gia (SN 1962) và bà Nguyễn Thị Lắm (SN 1960). Nếu như vợ chồng ông bà Tình-Trinh có bốn đứa con ngoan ngoãn, thì vợ chồng ông bà Gia-Lắm cũng đã có với nhau hai cô con gái nết na, xinh đẹp.

Vì là hàng xóm thân tình, “tối lửa tắt đèn” có nhau, nên hai cặp vợ chồng này như người một nhà. Hễ gia đình nào gặp chuyện khó khăn thì gia đình kia không ngần ngại đến giúp đỡ. Họ thân thiết đến mức từng bát cơm, con cá, bó rau cũng sẻ nửa, san đôi. Không những thế, do cùng hùn hạp vốn làm ăn chung, họ càng trở nên thân thiết hơn. Cứ mỗi dịp đi làm chung về, hai cặp vợ chồng thường tụ tập ở nhà của ai đó để nghỉ ngơi, ăn uống. Gia đình này thậm chí có thể ăn ở cùng gia đình kia cả tháng trời mà ai cũng cảm thấy vui vẻ.

Nhưng chính trong cái không khí đầm ấm bề ngoài ấy, người ta chẳng thể ngờ “cơn sóng ngầm” đã âm ỉ bộc phát từ lâu, khi bà Trinh và ông bạn láng giềng Gia đã nảy sinh tình cảm “khác thường” trên quan hệ hàng xóm, bạn bè. Tuy vậy ông bà này đã khéo giữ nên chỉ hai người biết với nhau.

Chồng gật, vợ cũng gật theo mới là chuyện lạ

Có lẽ đây là một trong những lý do chính dẫn đến “bi hài kịch” không ai ngờ tới. Buổi chiều cuối năm 1995, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bốn người bạn đã làm một bữa tiệc, vừa để nghỉ ngơi, vừa để vun đắp tình cảm của hai gia đình. Khi rượu đã ngà ngà, hai gã đàn ông bỗng dưng nghĩ ra trò quái đản. Khi ông Tình đề nghị: “Mi đổi gái (vợ – PV) cho tao, tao sẽ đổi gái cho mi”. Không hiểu sao ông Gia cũng gật đầu đồng ý.

Và điều đáng nói hơn là khi nghe hai ông chồng bày tỏ ý tưởng điên rồ đó, không hiểu vì lẽ gì lại được cả hai người đàn bà quê mùa kia chấp thuận.

Thế là ngay trong đêm đó, hai cặp vợ chồng từng là bạn nối khố của nhau quyết định thực hiện chuyện tráo đổi vợ chồng một cách điên rồ. Rồi chẳng hiểu vì uống phải bùa mê thuốc lú hay vì “cái lạ bằng tạ cái quen” mà những ngày sau, cả bốn con người đó vẫn tiếp tục trò chơi ký quái này.

Đổi luôn cho tiện việc… đốt nhà

Nhưng được một thời gian, rồi cũng có người tỉnh trí nhận biết mình đang chơi trò chơi nguy hiểm, trái luân thường đạo lý. Đầu tiên, bà Lắm vợ ông Nguyễn Hồng Gia, nhất quyết không chịu ăn ở nhà ông Tình, bạn của chồng nữa mà đòi về nhà mình. Tiếp theo, ông Tình cũng tỉnh ngộ, sang nhà ông bạn để đòi vợ là bà Trinh về. Tuy nhiên, vì đã có tình cảm với nhau từ trước nên ông Gia và bà Trinh… không đồng ý và muốn đổi vợ đổi chồng luôn… cho đỡ lôi thôi và đã “quen hơi bén tiếng, hòa hợp” rồi nên cứ để thế cho yên.

Đòi vợ không được, ông Tình nổi cơn điên, châm lửa đốt nhà của ông bạn “vàng” đã cuỗm mất vợ mình, không chịu trả. Rất may, dân làng phát hiện kịp thời nên ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt. Tuy nhiên, “đám cháy đổi tình” của hai cặp vợ chồng này thì không thể dập được nữa. Hai bên nhất định không bên nào chịu nhượng bộ bên nào. Vợ mình vẫn cứ ở nhà bạn.

Hai gia đình cùng tan nát

Sau hành động ngang nhiên đốt nhà của người khác, ông Nguyễn Đình Tình bị bắt và bị xử án tù gần một năm. Ngày mãn hạn tù về nhà, ông Tình đành cắn răng chấp nhận sự thật vợ mình đã thuộc về kẻ khác. Ông Gia và bà Trinh vẫn tiếp tục sống với nhau.

Còn về phần chị Lắm vợ ông Gia, khi thấy chồng đưa người phụ nữ khác về nhà ở, phần vì quá đau lòng, phần vì không chịu nổi miệng lưỡi đàm tiếu của người đời, đã nuốt nước mắt ôm hai con gái vào miền Nam sinh sống. Từ đó đến nay, những người dân ở đây cũng không biết ba mẹ con trôi dạt đến phương nào, bây giờ ra sao. Còn đối với ông Tình, sau khi mãn hạn tù một thời gian, được người quen mai mối đã đi bước nữa. Ông Tình và người vợ mới có thêm một cậu con trai hiện đang học lớp 10. Còn ông Gia và bà Trinh sau khi về ở với nhau đã có thêm ba người con nữa.

Gần hai mươi năm đã trôi qua, nhưng câu chuyện “tráo đổi vợ chồng” đầy oan nghiệt ấy vẫn chưa thể quên trong ký ức những người dân xã Sơn Phú.

Hậu quả vô cùng bi thảm

Hành động “đổi chồng, đổi vợ” khiến con trẻ phải gánh kết cục quá oan nghiệt chẳng ai ngờ tới.

Ông Tình và bà Trinh có hai cô con gái tên là N và L. Sau khi mẹ chúng sang ở với ông hàng xóm, bố thì bị đi tù về đói rách, hai đứa quá buồn rầu nên rơi vào cuộc sống đầy oán hận và buồn tủi. Đến trường thì bị bạn bè trêu trọc, về nhà lại bị người ta xét nét, chúng càng tỏ ra bất mãn với cuộc sống. Ví quá xấu hổ nên học đến lớp 9, N đã bỏ học, bỏ nhà đi “bụi đời”, sau đó lôi kéo em gái mình cùng đi theo.

Sau một thời gian bỏ nhà, sống buông thả vất vưởng ở Sài Gòn, hai em đã bị dính căn bệnh thế kỷ AIDS. Năm 2003, dù vào Sài Gòn sau chị gái, nhưng L. lại nhiễm bệnh và mất trước chị gái khi đang ở tuổi 17 trăng tròn, phải chôn thân nơi đất khách quê người. Không lâu sau khi em gái mất, N. cũng trở về quê rồi nhắm mắt xuôi tay trong lặng lẽ cũng vì căn bệnh thế kỷ này!

Những nhân vật chính hiện nay ra sao?

Còn đối với những nhân vật chính trong câu chuyện này cũng có cuộc sống không như mong đợi. Ông Tình chung sống với vợ ông Gia được 6 năm thì mất. Ông ra đi để lại vợ con thơ dại và bố mẹ già yếu. Còn bà Trinh, qua hai đời chồng đã sinh được 7 đứa con (nhưng nuôi 5 đứa) nên cuộc sống không thể khá giả lên được, hiện bà đang ở xóm cũ.

Ông Hồ Văn Đông xác nhận câu chuyện với PV

Còn ông Gia, sau khi quyết chí sống với vợ của bạn sau màn “tráo đổi vợ chồng” vô tiền khoáng hậu chỉ được một thời gian cũng không may gặp tai nạn qua đời, để lại cho bà Trinh 5 đứa con nheo nhóc. Chính vì vậy, những người dân nơi đây cho biết, gia đình của cả hai người phụ nữ này hiện được liệt vào danh sách gia đình nghèo của xã Sơn Phú. Ông trưởng xóm Hồ Văn Đông cho biết:

Bà Nguyễn Thị Trinh

“Chúng tôi đều biết rất rõ và chán ghét vì câu chuyện năm xưa liên quan đến bà Trinh. Nhưng giờ chứng kiến cuộc sống mẹ con bà ấy quá khó khăn, nhiều người cũng chạnh lòng. Với cương vị là trưởng xóm, tôi cũng chỉ biết an ủi, thăm hỏi tặng quà mỗi khi có dịp thôi”.

Hai cặp vợ chồng đã li dị rồi mới tái hôn

Kể về câu chuyện hy hữu có một không hai này, ông Nguyễn Anh Huân, viên chức tư pháp – hộ tịch xã Sơn Phú cho biết: “Thực tế về mặt pháp luật, hai cặp vợ chồng đã được tòa án giải quyết cho ly hôn và sau đó tái hôn nên không có gì sai. Tuy nhiên, trong thời gian trước đó thì đúng là có chuyện “đổi vợ” nên mới nảy sinh mâu thuẫn. Sau khi sự việc đó diễn ra thì hai cặp vợ chồng đó mới chính thức ra tòa ly dị”.

Như thế là nếu cái nghị định “ngoại tình” kia được áp dụng, hai cặp đổi vợ này có sống lại cũng không thể bị phạt.

Đây là chuyện từ cổ chí kim tôi mới nghe một lần. Chẳng biết hai bác nông dân có bị tiêm nhiễm ảnh hưởng “thác loạn” của xã hội thời đó không. Nếu sống ở thành phố, bây giờ học theo lối sống của các “showbiz” và những cô cậu chỉ thích xài sang, ăn trắng mặc trơn không muốn làm việc, không biết hai bác nông dân này sẽ còn thác loạn tới đâu nữa? Tôi nghĩ ở miền quê nghèo mà “chơi tới bến” như thế cũng là cùng cực của sư suy thoái đạo đức rồi, không thể hơn được nữa. Nếu chúng ta tin vào thuyết nhân quả, “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” thì đây là một minh chứng rõ ràng nhất. Mong rằng xã hội VN không còn những bi kịch như thế này nữa.

Một lời “nhắc” chân thành các đấng mày râu

Xin nhắc các vị độc giả, căn bệnh thế kỷ ở VN bây giờ nhiều như ruồi, không ai có thể kiểm kê hết được và nhìn bề ngoài cũng không thể nào đoán biết được. Có người còn nói rằng càng là “hàng nhà quê” hoặc hàng được gọi là “rau sạch” càng dễ “chết”. Càng tóc xanh môi đỏ, chân dài… càng nhiều nguy cơ tiềm ẩn sau những bộ “vó” choáng lộn. May mắn lắm mới gặp được “hàng thật”. Còn phần nhiều những cô gái trẻ đóng vai sinh viên, nghệ sĩ đều chỉ là để lừa khách bởi lẽ cái mác “sinh viên” “nghệ sĩ” khiến nhiều đàn ông mê đắm, như thể họ là dân chơi “có đẳng cấp” quen toàn “hàng sạch”.

Hoặc có ông khoe lấy toàn vợ còn trinh, không còn “din” ông không lấy. Nhưng ông quên khuấy đi một điều là ở VN bây giờ, vá cái “din” dễ dàng như đi… siêu thị.

Bạn không tin ư? Mời bạn vào net xem trang thông tin của Bệnh Viện Chuyên Khoa Giải Phẩu Thẩm Mỹ Sài Gòn (97B Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, TP Sài Gòn, Việt Nam). BV này cho biết hàng ngày không có biết bao nhiêu cô gái đến hỏi vá màng trinh qua điện thoại, qua email… tại Bệnh viện thẩm mỹ Sài Gòn. BV này còn có thể “sửa chữa” nhiều thứ “nhạy cảm” nữa, tôi không tiện kể ở đây. Đây cũng là cái điểm tựa vững chắc để các cô gái VN cứ “văng mạng” rồi tính sau, xã hội đã loạn càng loạn!

Tôi chỉ muốn lưu ý để các bạn không bị “quả lừa” to tướng khi phải về VN vì một lý do nào đó thôi.

Văn Quang

Anh Nguyễn v Thập gởi