Pháp : Macron ủng hộ châu Âu, Le Pen muốn liên minh với Nga « sau chiến tranh »

RFI Tiếng Việt 

Quan điểm đối ngoại của hai ứng cử viên tổng thống Pháp hoàn toàn đối nghịch nhau. Nếu tổng thống mãn nhiệm Emmanuel Macron chủ trương tiếp tục củng cố châu Âu và gia tăng ảnh hưởng Pháp tại các định chế quốc tế, bà Marine Le Pen lại có xu hướng cô lập. Hôm qua 13/04/2022 ứng viên cực hữu khẳng định muốn liên minh với Nga một khi chiến tranh Ukraina kết thúc, và Pháp ra khỏi bộ máy điều hành NATO.

Pháp : Macron ủng hộ châu Âu, Le Pen muốn liên minh với Nga « sau chiến tranh »

RFI.FR | BY RFI TIẾNG VIỆT

Pháp : Macron ủng hộ châu Âu, Le Pen muốn liên minh với Nga « sau chiến tranh »

Quan điểm đối ngoại của hai ứng cử viên tổng thống Pháp hoàn toàn đối nghịch nhau. Nếu tổng thống mãn nhiệm Emmanuel Macron chủ trương tiếp tục củng cố châu Âu và gia tăng ảnh hưởng Pháp tại các định…

‘Đồ tể Syria’ được Putin phong làm tư lệnh chiến trường Ukraine

‘Đồ tể Syria’ được Putin phong làm tư lệnh chiến trường Ukraine

April 11, 2022

Mai Phi Long/Người Việt (tổng hợp)

MOSCOW, Nga (NV) – Việc Tướng Alexander Dvornikov được Tổng Thống Vladimir Putin phong làm tư lệnh chiến trường tại Ukraine, báo hiệu Nga sẽ không chùn tay, sẵn sàng leo thang các hành động tàn khốc trong cuộc chiến để đạt mục tiêu mong muốn.

Tân tư lệnh chiến trường Ukraine là ai?

Tướng Aleksandr Dvornikov, 60 tuổi, được mô tả là một vị tướng “trường phái cũ,” một “người theo chủ nghĩa dân tộc kiên định,” được đào tạo theo các học thuyết quân sự Xô Viết xem việc tiêu diệt các mục tiêu dân sự như một phương tiện để đạt được lợi thế chiến trường.

Tướng Alexander Dvornikov. (Hình: Bộ Quốc Phòng Nga)

Được đào tạo thành một sĩ quan quân đội chuyên nghiệp, ông Dvornikov thăng tiến đều đặn trong các cấp bậc kể từ khi bắt đầu là chỉ huy trung đội vào năm 1982. Sang thập niên 1990, ông tham dự cuộc chiến lần thứ nhì ở Chechnya và đảm nhiệm một số vị trí cao cấp trước khi được giao phó vai trò tư lệnh chiến trường Syria vào năm 2015, theo nhật báo The Straits Times. 

Kể từ 2016, Tướng Dvornikov được giao trách nhiệm tư lệnh quân khu phía Nam, bao gồm bán đảo Crimea, vốn bị Nga thôn tính năm 2014.

“Đồ tể Syria”

Tháng Chín, 2015, Tổng Thống Putin khẩn cấp phong ông Dvornikov làm tư lệnh quân đội Nga tại Syira nhằm bảo vệ chế độ của Tổng Thống Bashar al-Assad, vào thời điểm mà Iran và Nga tin rằng chế độ của nhà độc tài đang trên bờ vực rơi vào tay phe đối lập.

Sẵn sàng tấn công mục tiêu dân sự, bẻ gãy ý chí chiến đấu của đối phương bằng cách tàn sát thường dân, đúng theo binh pháp Sô Viết, là chiến tích của Tướng Dvornikov, trên các mặt trận Chechnya và Syria, khiến ông này được đặt cho hỗn danh “đồ tể Syria,” theo ghi nhận của Đô Đốc James Stavridis, đã về hưu, nói trên chương trình “NBC Nightly News.”

Dưới sự chỉ huy của Tướng Dvornikov, quân Nga tiến hành các cuộc bắn phá bừa bãi và rộng rãi vào các mục tiêu dân sự, như khu dân cư và bệnh viện tại miền Bắc Syria, song song với lực lượng của ông Assad, đem lợi thế chiến tranh cho nhà lãnh đạo Syria.

Hai người đàn ông Syria than khóc khi thân nhân bị giết sau trận oanh tạc của không quân Nga tại vùng ngoại ô thành phố Aleppo hồi Tháng Giêng, 2020. (Hình: Aaref Watad/AFP via Getty Images)

Cuộc chiến tại Syria, bắt đầu từ 2011, được dự đoán làm thiệt mạng từ 300,000 đến 600,000 người.

Theo tổ chức Airwars, có trụ sở tại London, vốn theo dõi các trận ném bom diễn ra tại Syria, Iraq và Lybia, cho biết, các vụ oanh tạc của không quân Nga từ Tháng Chín, 2015, đến Tháng Ba, 2022, giết chết khoảng 25,000 thường dân Syria.

Với thành tích tàn sát dân chúng đạt mục tiêu bảo vệ chế độ độc tài al-Assad tại Syria, Tướng Dvornikov được vinh danh là “anh hùng Liên Bang Nga” vào năm 2016.

Vì sao Putin cần Dvornikov?

Theo phân tích từ Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh (ISW), việc ông Putin bổ nhiệm tướng tư lệnh mới cho chiến trường Ukraine dường như để khắc phục vấn đề thiếu sự phối hợp các binh chủng một cách tồi tệ trong đoàn quân xâm lăng Nga, đưa đến hậu quả điển hình là sự thất bại trong việc tấn công “đánh nhanh, thắng nhanh” thủ đô Kiev.

Điện Kremlin mong muốn Tướng Dvornikov đạt được một số chiến tích vào ngày 9 Tháng Năm, ngày kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc Xã trong Thế Chiến 2.

Buổi lễ này được gọi là Ngày Chiến Thắng, một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Nga.

Quân đội Mỹ án ngữ xe thiết giáp Nga trên đường vào một ngôi làng tại tỉnh Hasakah, vùng Đông Bắc Syria, hồi Tháng Năm, 2020. (Hình: Delil Souleiman/AFP via Getty Images)

Như lệ thường, buổi lễ này sẽ có một cuộc diễn hành quân sự và Tổng Thống Putin sẽ duyệt binh tại Quảng Trường Đỏ, bên cạnh Điện Kremlin, và có bài phát biểu về chiến thắng của nước Nga.

Với tầm quan trọng của sự kiện này, các dự đoán tin rằng nhà lãnh đạo Nga sẽ đưa ra những điểm tương đồng giữa chiến thắng của Liên Xô để lồng vào lý do gây chiến chống “phát xít” Ukraine mà bộ máy tuyên truyền của chính phủ Putin ra sức đánh lạc hướng dư luận.

Giới chức phương Tây, trong đó có ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng Thống Joe Biden, bày tỏ sự lo ngại trên đài CNN rằng Tướng Dvornikov sẽ mở các cuộc tấn công không phân biệt mục tiêu, bao gồm cả thường dân tại Ukraine, để đạt được chiến thắng cho Nga, giống như ông này từng làm ở Syria.

Liệu Dvornikov có thêm hỗn danh “đồ tể Ukraine”

Nhiều hành động quân sự bị quốc tế cấm nhưng Nga đang tiến hành ở Ukraine như sử dụng bom chùm, bắn phá liên tục vào các khu vực dân sự như các bệnh viện, ga xe lửa, và chiến thuật pháo kích vào một khu vực dân cư, rồi sau đó ngưng lại, chờ đợi thường dân túa ra khi các toán cứu cấp đến thì quay lại tấn công, đây cũng là một phần trong “vở kịch” của Moscow “đạo diễn” ở Syria.

Mức độ mà Tướng Dvornikov tham gia chỉ đạo chiến thuật như thế vẫn chưa được xác định chính xác. 

Tuy nhiên, trước đó, ông tướng Nga này cũng từng làm việc chặt chẽ với “Tập Đoàn Wagner,” mà tình báo phương Tây gọi là đạo quân đánh thuê bí mật của ông Putin, có quân số lên tới 5,000 người, đã hoạt động ở Syria từ năm 2015, và những quốc gia Châu Phi. 

Xác xe tăng Nga bị tiêu diệt tại ngoại ô thủ đô Kiev, biểu hiện Putin thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh.” (Hình: Sergei Supinsky/AFP via Getty Images)

Trả lời nhật báo The Washington Post, ông Fadel Abdul Ghany, giám đốc điều hành của Mạng Lưới Nhân Quyền Syria, có trụ sở tại Qatar, cho biết Tướng Dvornikov trong vai trò tư lệnh chiến trường có thể chỉ huy phối hợp giữa các cuộc không kích của Nga với lực lượng Wagner trên mặt đất tại chiến trường Syria.

Mới đây, tình báo Đức bắt được tín hiệu nhóm này đang hoạt động ở Ukraine và tố cáo lực lượng Wagner có liên quan đến thảm sát ở Bucha. 

Liệu tư lệnh chiến trường Dvornikov có tiếp tục phối hợp Hải-Lục-Không quân hỗ trợ cho đội quân đánh thuê Wagner tàn sát người dân Ukraine cho ông thêm tước hiệu “đồ tể Ukraine” hay không?

Nhớ lại chuyện quân Nga oanh tạc tàn sát thường dân để tái chiếm thành phố Palmyra, Syria, Giáo Sư Mark Geleotti, chuyên gia nghiên cứu về quân đội Nga đại học University College London, trả lời nhật báo The Washington Post: “Tướng Dvornikov là mẫu người tin vào chuyện phải ‘hoàn thành nhiệm vụ’ dù phải thực hiện bất kỳ biện pháp nặng tay nào. Ông ta sẵn sàng thi hành.” [kn]

Người mẹ Ukraine: tôi thấy con mình bị giết, rồi tôi bị giam dưới hầm (BBC)

Người mẹ Ukraine: tôi thấy con mình bị giết, rồi tôi bị giam dưới hầm

9 tháng 4 2022

Viktoria nói chị cố chịu đựng bi kịch bằng cách tập trung sức lực để cứu cô con gái còn lại

Victoria Kovalenko nhớ khoảnh khắc này rất rõ.

“Có pháo nổ, hay cái gì đó nổ. Nó làm tôi ù hết tai. Cửa kính sau xe vỡ vụn. Chồng tôi hét, ‘Ra khỏi xe ngay.'”

Nỗi kinh hoàng ngày hôm đó vượt ngoài sức tưởng tượng.

Lời kể sau đây có chi tiết có thể làm bạn đau lòng.

Chín ngày kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, giao tranh vẫn ác liệt. Viktoria và chồng chị, anh Petro, cuối cùng quyết định rời Chernihiv, thành phố phía bắc. Họ muốn giữ an toàn cho các con. Veronika, 12 tuổi là con gái riêng của Vicktoria với chồng cũ. Con gái chung của họ, Varvara, mới một tuổi.

Họ mang theo những gì cần thiết, và lái xe khỏi nhà. Khi họ rời ngoại ô thành phố và hướng về phía nam gần làng Yahidne, có những đống đá chắn đường. Petro tạt xe vào lề đường, ra khỏi xe và bắt đầu chuyển đá sang một bên.

Chỉ sau chốc lát, xe của họ bị bắn.

Ukraine: Sống chung với xác chết – nỗi kinh hoàng gần Chernihiv

Vụ Nga giết dân thường ở Bucha có phải là tội ác diệt chủng?

NGUỒN HÌNH ẢNH,KOVALENKO FAMILY

Cô bé 12 tuổi Veronika bị giết khi bé đang cố chạy thoát

“Con gái lớn của tôi, Veronika, bắt đầu khóc, vì đầu tôi bị một mảnh kính vỡ bắn vào làm chảy máu,” chị Viktoria kể. Vừa nói chị vừa chỉ vào một vết thương trên gò má, một vết sẹo nhỏ còn tấy đỏ.

“Veronika bắt đầu kêu la, tay nó run lên, nên tôi cố gắng bảo cháu bình tĩnh. Nó ra khỏi xe và tôi đi theo. Khi tôi ra khỏi xe, tôi thấy cháu ngã xuống. Khi tôi nhìn thì đầu cháu đã bay mất.”

Xe của họ bị pháo Nga bắn và bốc cháy.

“Tôi cố giữ bình tĩnh. Tôi bế con gái nhỏ và tôi cần phải đưa nó đến nơi an toàn.”

Chị không nhìn thấy Petro nữa, nhưng sự im lặng của anh cho Viktoria biết rằng chồng chị cũng đã chết.

Chị chạy khỏi chiếc xe đang bốc cháy. 24 giờ tiếp theo chị phải cố gắng sống sót.

Viktoria và con gái bé Varvara trú ẩn trong một chiếc xe đỗ bên đường, nhưng đạn pháo lại tiếp tục rơi. Chị chạy vào một tòa nhà nhỏ rõ ràng đã được binh lính sử dụng. Trốn ở đó, chị tắt điện thoại để dành pin, chị không biết làm sao để giữ an toàn cho mình và con gái.

Ngày hôm sau, hai mẹ con chị được quân Nga tìm thấy khi họ đi tuần tra. Họ được đưa đến một trường học ở Yahidne và giam dưới hầm.

Hai mẹ con chị phải sống dưới hầm trong 24 ngày tiếp theo, trong tình trạng khổ sở. Viktoria chứng kiến có người chết xung quanh chị, và không được chăm sóc y tế khi họ cần. BBC đã tới căn hầm đó, và nói chuyện với những người khác cũng bị giam ở đó. Những người bị giam cho biết thi thể người chết không được đưa ra ngoài và nằm đó nhiều giờ, thậm chí có khi vài ngày.

NGUỒN HÌNH ẢNH,KOVALENKO FAMILY

Petro, người đã chết tại chỗ xe của họ bị bắn, và Viktoria

Có khoảng 40 người trong căn hầm chật hẹp, Viktoria kể, và không có chỗ để cử động hay đi lại. Không có ánh sáng trời, nên họ phải dùng nến và bật lửa. Căn phòng bụi bặm và nóng bức, và mọi người thấy rất khó thở. Hầu hết thời gian, mọi người không được ra ngoài thậm chí để đi vệ sinh. Họ phải dùng xô.

“Việc thiếu cử động khiến mọi người phát ốm, họ ngồi trên ghế, ngủ trên ghế. Chúng tôi thấy mạch của họ nổi lên, họ bắt đầu chảy máu,” Viktoria nhớ lại.

Viktoria phải chịu nỗi đau tinh thần khi vừa mất chồng và con gái lớn trong lúc chị sống trong tình trạng cùng cực như vậy.

Chị nói với tôi chị cố giữ bình tĩnh và quyết tâm nhất có thể, tập trung toàn bộ sức lực vào việc cứu sống con gái còn lại.

Rồi chị yêu cầu lính Nga mang thi thể của Petro và Veronika tới ngôi trường chị bị giam, để chị chôn cất họ.

Chị nhờ chồng cũ, cha của Veronika, tới tìm xác xe hơi bị cháy và chụp ảnh người đã mất. Họ gần như không còn hình người.

Ukraine: ‘Cháu thấy lính Nga bắn chết cha cháu ở Bucha’

NGUỒN HÌNH ẢNH,KOVALENKO FAMILY

Xe của họ cháy trụi, chỉ vài vật dụng cá nhân còn sót lại

Gần như chẳng còn gì từ chiếc xe bị cháy: chỉ còn chút quần áo của Veronika bị nhiều vết đạn xuyên thủng và đầy bụi than; một cái vòng tay với hạt hình trái tim; hai biển xe cháy thành màu bạc vì sức nóng của ngọn lửa.

Viktoria nhớ lại ngày thi thể chồng con tới nơi.

“Đó là ngày 12/3. Họ gọi tôi và nói, ‘Đi nào, và chị sẽ thấy họ nằm ở đâu.’ Họ được chôn trong rừng, trong hai huyệt cạnh nhau, một huyệt lớn hơn, một huyệt nhỏ hơn. Và hai cây thập tự đánh dấu.”

“Chúng tôi bắt đầu lấy đất phủ lên mộ, nhưng đạn pháo lại bắt đầu bắn, nên chúng tôi phải chạy đi trước khi kịp chôn xong. Rất đáng sợ.”

Tôi hỏi Viktoria chị muốn nói gì với những người đã gây ra đau thương này cho gia đình chị.

“Nếu tôi được giao trách nhiệm bắn Putin, tôi sẽ bắn,” chị trả lời. “Tay tôi sẽ không run.”

NGUỒN HÌNH ẢNH,KOVALENKO FAMILY

Petro và Veronika được chôn trong rừng, mộ của họ có cây thánh giá đánh dấu

Trước khi gặp tôi một ngày, chị có buổi đầu tiên với bác sỹ tâm lý. “Khi tôi ở bên mọi người, khi tôi làm việc gì đó và giao tiếp, tôi quên chuyện gì đã xảy ra. Nhưng khi tôi một mình, tôi chìm trong đau đớn.”

Khi chị kể những lời này, nước mắt chị trào ra.

Chị cho tôi xem một chiếc dây đeo chìa khóa – một con bò nhỏ với trái tim trên ngực. Đó là món quà từ Veronika.

Gắn trên dây đeo chìa khóa là một chiếc nhẫn nhỏ có khắc chữ.

“Đó là từ nhà thờ, cháu cũng mang về cho tôi. Nó là một chiếc bùa, tôi cảm thấy nó đã cứu sống tôi. Nó nằm trong túi áo tôi. Lúc nào cháu cũng ở đó để giữ cho tôi an toàn.”

Lính Nga bỏ thây chiến trường: Những thi thể “vô thừa nhận”

Van Pham

CÁC CHẾ ĐỘ CS ĐỀU GIỐNG NHAU: – DỐI TRÁ, LỪA BỊP Y CHANG CÁC SỐ PHẬN “SINH BẮC, TỬ NAM” VÔ THỪA NHẬN CỦA VC.

BEWARE: – SENSITIVE PHOTOS OF UKRAINE & RUSSIA WAR

***

Lính Nga bỏ thây chiến trường: Những thi thể “vô thừa nhận”

Hơn 7.000 thi thể binh sĩ Nga vô thừa nhận đang ở trong các nhà xác của Ukraine, Kyiv tuyên bố và cuối cùng Điện Kremlin thừa nhận họ đã phải hứng chịu ‘tổn thất đáng kể về quân số’.

– Ukraine cho biết 19.000 người Nga đã thiệt mạng và 7.000 thi thể đang ở trong nhà xác

– Họ đã cố gắng trả lại 3.000 xác chết cho Nga nhưng Điện Kremlin từ chối.

– Dmitry Peskov thừa nhận Nga đã phải hứng chịu một ‘thảm kịch lớn’ trong cuộc xâm lược

***

Sau 43 ngày (một tháng rưỡi) đâm đầu vào cuộc chiến nướng quân vô nghĩa, quân Nga chết như ngả rạ. Những thi thể nám đen co quắp đã cho thấy thất bại thảm hại về mặt quân sự của Nga. Việc “đếm xác” của quân Nga tăng từng giờ. NATO cho biết, từ 7,000 đến 15,000 binh sĩ Nga đã bỏ mạng ngoài chiến địa. Và theo Ukraine thì số lính Nga bị giết lên đến khoảng 18,600.

Nếu con số trên là chính xác thì đây là tổn thất ê chề nhất lịch sử quân đội Nga kể từ sau Thế chiến thứ hai – so với 14,453 người thiệt mạng trong cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan và 11,000 người trong hai cuộc chiến Chechnya. Vấn đề còn ở chỗ nhiều thân nhân binh sĩ Nga đã không có cơ hội để nhận được xác con em họ. Năm 2015, Putin đã ký sắc lệnh rằng tất cả các trường hợp tử vong trong quân đội phải được xem là bí mật quốc gia…

Khi cuộc chiến vừa bắt đầu, quân đội Nga hứa “Chúng tôi không bỏ lại đồng đội”. Tuy nhiên, hàng ngàn thi thể đồng đội đã nằm đâu đó phơi thây trên đất Ukraine mà chẳng biết bao giờ có thể “trở về nhà”. Phóng sự Washington Post (ngày 8-4-2022) thuật: Ở Irpin, ngoại ô Kyiv, hai xác lính Nga nằm trên góc phố, được che bằng một tấm kim loại, chân thò ra ngoài. Người thứ ba nằm cách đó vài bước, gần một xe nhà binh cháy đen. Xa hơn chút là xác người thứ tư, chết vì mìn. Tại Moshchun, một ngôi làng ở Tây Bắc Kyiv, một xác lính Nga co quắp trong căn bếp tối mù mù, nằm trên chiếc ghế dài với vết thương toang hoác ở háng; cùng với 10 thi thể khác rải rác…

Một số thi thể đã được đưa về Nga trong khi còn rất nhiều xác lính Nga có thể không bao giờ trở về với người thân. Nga cho biết số quân nhân chính thức thiệt mạng trong chiến dịch Ukraine chỉ là 1,351; tuy nhiên, truyền hình nhà nước chưa bao giờ đề cập đến những con số cụ thể. Ngay từ những ngày đầu cuộc chiến, hàng chục lính Nga xuất thân từ thị trấn Aleysk thuộc vùng Altai đã bỏ thây ở Ukraine.

Sau khi tin về chiến dịch quân sự đến tai thân nhân họ, báo chí địa phương chỉ viết ngắn gọn nhưng đầy đe dọa: “Các thành viên gia đình quân nhân thân mến! Trân trọng đề nghị quý vị không tụ tập và dứt khoát không nghe những thông tin có tính chất kích động”. Một thông báo tương tự trên trang ký ức dành cho Chelyabinsk – một thành phố khác cũng có nhiều binh sĩ Nga thiệt mạng, với cảnh báo về “tin giả’, “được tạo ra với mục đích khơi dậy bạo loạn”. Mọi người tuyệt đối không được chia sẻ tin tức về cái chết, rằng bọn “Quốc xã từ Ukraine” đang moi móc “thu thập thông tin về binh sĩ của chúng ta để tạo ra tin giả”.

Vadim Kolodiy, một xạ thủ 19 tuổi thuộc Tiểu đoàn Trinh sát 136 có trụ sở tại Naro-Fominsk, ngoại ô Moscow, đã chết thảm trong xe bọc thép. “Tôi muốn phát điên. Vadim không kịp phóng ra ngoài. Nó bị thiêu cháy trong xe” – bà Tatyana, mẹ của Vadim Kolodiy, viết trên mạng xã hội. Vài tuần sau khi cái chết của Kolodiy được thông báo, phòng thí nghiệm ở Rostov phân tích một số thi thể nhưng DNA không khớp với Vadim. Vợ góa của Nikita Deryabin, Anya Deryabina, vừa chôn chồng vào tháng trước. Theo lời cô vợ, Deryabin, 25 tuổi, ở Chelyabinsk, rất yêu gia đình với ba con nhỏ. Deryabin được đưa đi “tập trận” và bị giết ngày 8 Tháng Ba… “Mọi người đang nói về việc người thân của mình được đưa đến Ukraine. Về điều gì? Để làm gì?” – Olga Filippova viết trên mạng ngày 11 Tháng Ba khi nhắc đến cái chết đứa con trai.

Theo Oleksiy Arestovych, Cố vấn của chính quyền Tổng thống Ukraine, Ukraine hiện chứa khoảng 7,000 thi thể Nga vô thừa nhận trong các nhà xác và kho lạnh. Oleksiy Arestovych cho biết con số 18,600 lính Nga thiệt mạng mà chính phủ Ukraine đưa ra là dựa vào những báo cáo chiến trường và cả những điện đàm của quân Nga mà Ukraine nghe được. Ukraine đã tìm cách liên lạc với Nga để trả thi thể 3,000 lính Nga vào ngày thứ ba của cuộc chiến nhưng quân Nga không nhận, nói rằng con số trên không đúng. Bộ Nội vụ Ukraine sau đó thiết lập một trang web và kênh Telegram để người Nga có thể tìm kiếm ảnh của người chết và tù binh; hoặc điền vào biểu mẫu trực tuyến nhằm có thể truy tìm thông tin thân nhân.

Yevheni Velichko, Thị trưởng 32 tuổi của Voznesensk, một thị trấn miền Nam Ukraine, đã yêu cầu người dân gom xác chết lính Nga “để chúng tôi có thể gửi trả về cho mẹ và vợ họ”. Tại làng Bashtanka gần đó, Thị trưởng Oleksandr Beregovyi cho biết thi thể lính Nga được chôn trong các ngôi mộ tập thể sau khi giấy tờ quân nhân của họ được giữ lại…

Một số thân nhân có binh sĩ tử trận tỏ ra phẫn nộ nhưng một số khác – bị nhồi sọ bởi tuyên truyền – đã giận dữ… đổ thừa Mỹ. “Nếu bọn Mỹ không cung cấp vũ khí cho đám Quốc xã Ukraine thì không có cái chết các chàng trai trẻ của chúng ta” – phát biểu của Aleksandr Chernykh, người có đứa con 22 tuổi bỏ mạng ở chiến trường Ukraine. “Theo ý tôi là cứ đập bom hạt nhân xuống đầu bọn Mỹ, thế là xong, để chúng không nhúng mũi vào chuyện nước khác… Tôi biết tinh thần Nga và tôi cũng biết rằng lính Nga chẳng bao giờ bắn vào dân thường. Chỉ có bọn Quốc xã mới làm điều đó” – đương sự (sống ở thành phố Krasnoyarsk, Siberia) nói (dẫn lại từ New York Times ngày 8-4-2022). Tuy nhiên, cũng theo New York Times, nhiều người Nga bắt đầu hoảng sợ. Mikhail Benyash, một luật sư ở thành phố Krasnodar, cho biết ông đã nhận được hơn 100 yêu cầu từ các quân nhân Nga và lính vệ binh quốc gia, hỏi về vấn đề pháp lý nếu họ từ chối chiến đấu.

– Thi thể một lính Nga; tại Dmytriivka, Ukraine, ngày 4 Tháng Tư 2022 (ảnh: Anastasia Vlasova/Getty Images)

https://www.dailymail.co.uk/…/More-7-000-unclaimed…

https://www.washingtonpost.com/…/russia-war-dead…/

Đối đầu với các vật phẩm được tìm thấy trên người lính Nga làm nổi bật cáo buộc tội ác chiến tranh

Van Pham

Đối đầu với các vật phẩm được tìm thấy trên người lính Nga làm nổi bật cáo buộc tội ác chiến tranh

Carly Bass

Một hình ảnh đối đầu được chia sẻ trên Twitter hôm thứ Ba đã nêu bật những cáo buộc chống lại quân đội Nga, những người đang bị cáo buộc ăn cắp, cướp tài sản của dân thường Ukraine.

Hình ảnh được một nhà báo từ Tạp chí Quốc phòng Anh chia sẻ cho thấy một số điện thoại, đồng hồ và hộ chiếu cũng như tiền mặt, đồ trang sức và các vật dụng có giá trị khác, với tuyên bố tất cả đều được tìm thấy trên người một trung úy Nga bị bắt, mặc dù điều này không thể xác minh.

Một số người dùng Twitter đã chỉ ra số ít phụ kiện tóc trong bức ảnh, cho thấy chúng rất có thể thuộc về “những cô bé”.

Những người khác chỉ trích hành động được gọi là “cướp bóc” của binh sĩ Nga, cấu thành tội ác chiến tranh và bị luật pháp quốc tế nghiêm cấm

“Cướp bóc là một tội ác chiến tranh, phải không? Không nói gì về những gì có thể đã xảy ra với những chủ sở hữu hợp pháp,” một người đã tweet.

“Cách nghĩ của người Nga: đó không phải là tội ác chiến tranh nếu không gây ra hậu quả gì”, một người nào đó trả lời.

Tuyên bố quân đội Nga đang ‘đột kích các ngôi nhà’

Bức ảnh nổi lên trực tuyến trong bối cảnh một số báo cáo cho thấy bằng chứng về hành vi cướp bóc của binh sĩ Nga, trong đó có một bài đăng trên Facebook của Bộ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Bảy.

Những tuyên bố như vậy cáo buộc quân đội Nga đang rút lui đang đánh phá các ngôi nhà bán đồ điện tử, đồ trang sức, ô tô, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em và các mặt hàng có giá trị khác, đồng thời cố gắng bán chúng qua biên giới ở Belarus.

Bài đăng trên Facebook của Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố, “quân đội Nga đã mở một khu chợ buôn bán chiến lợi phẩm” nhằm bán “mọi thứ mà người Nga có được bằng cách cướp bóc và cướp bóc dân thường ở Ukraine.”

Người ta nói rằng một thị trường tiêu thụ những món đồ bị đánh cắp đã mọc lên ở thị trấn Naroulia của Belarus.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết một “đoàn xe tải với nhiều tài sản khác nhau – hàng công nghiệp và đồ gia dụng” hiện đang trên đường từ thành phố Buryn của Ukraine tới biên giới Nga.

Trong khi đó, tại thành phố Mozir của Belarus, quân đội Nga đang “dỡ các gói hàng với những thứ thu được do cướp bóc” từ các phương tiện quân sự của Nga, Bộ cho biết.

Một bức ảnh chụp chiếc xe cháy rụi, được cho là xe tải quân sự của Nga nằm bất động trên con đường ở Bucha, ngoại ô phía bắc Kyiv, cũng đang được đăng tải trên Twitter. Nó cho thấy những gì nhiều người cho là tàn tích của ba chiếc máy giặt.

– Quân đội Nga đang bị giới chức Ukraine cáo buộc cướp bóc, được coi là tội ác chiến tranh. Nguồn: Twitter / OSINTtechnical

– Một bức ảnh cho thấy một chiếc xe tải bị cháy của Nga được cho là cho thấy những chiếc máy giặt bị đánh cắp mà họ đang cố gắng bỏ trốn. Nguồn: Twitter / Defense of Ukraine

https://au.yahoo.com/…/russian-soldier-war-crime…

Việt Nam “tự bắn vào chân mình” với lá phiếu chống tại Liên Hiệp Quốc

Việt Nam “tự bắn vào chân mình” với lá phiếu chống tại Liên Hiệp Quốc

2022.04.08

 Reuters/RFA edited

Chuyên gia cho rằng với lá phiếu chống lại nghị quyết trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã tự bắn vào chân mình.

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 7 tháng 4 thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền đối với Nga, nhằm phản ứng lại các báo cáo gần đây về việc lính Nga thực hiện các cuộc thảm sát dân thường ở Ukraine.  

Điều đáng chú ý là Việt Nam cùng với Trung Quốc, Bắc Hàn… nằm trong số 24 nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết này, dù trước đó quốc gia Cộng Sản đã hai lần bỏ phiếu trắng nhằm thể hiện sự trung lập trong vấn đề Nga-Ukraine. 

Theo chuyên gia thì với lá phiếu này, Việt Nam đã tự làm khó mình trong việc kêu gọi sự ủng hộ từ các nước Phương Tây, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang tranh cử để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.  

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, giáo sư Carlyle Thayer từ trường đại học New South Wales, nước Úc, cho biết quan điểm của ông về sự kiện này: 

“Tôi có thể nói rằng Việt Nam đã tự bắn vào chân mình. Việt Nam vẫn luôn tự hào với vị thế của mình trên trường quốc tế, vì là một nhân tố quan trọng, nhưng nay bất cứ quốc gia nào phản đối hành vi của Nga thì cũng sẽ không ủng hộ Việt Nam. 

Việt Nam đã từng rất thành công trong việc được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an hai lần, và được khối các nước châu Á đồng thuận ủng hộ, nhưng bây giờ thì e rằng sự thuận lợi đó sẽ không còn nữa. 

Và nếu Việt Nam tiếp tục có những lá phiếu như lần này thì họ sẽ mất thêm sự ủng hộ, bởi vì Hoa Kỳ và toàn bộ thế giới Phương Tây chắc chắn sẽ không hài lòng, và họ sẽ ủng hộ nước khác thay vì Việt Nam, hay nói cách khác, tại sao họ phải ủng hộ Việt Nam khi Việt Nam về phe Nga.”

Theo vị giáo sư này thì đáng nhẽ ra Việt Nam nên tiếp tục bỏ phiếu trắng, nhưng ông cũng cho rằng có thể lá phiếu chống lần này nhằm thể hiện nguyên tắc của Việt Nam trong việc ủng hộ các nỗ lực đối thoại, thay vì cô lập. 

Ngoài ra thì có lẽ chính quyền Việt Nam cũng sợ tạo ra tiền lệ và chính mình sẽ rơi vào hoàn cảnh của Nga sau này. 

Trước cuộc bỏ phiếu cho nghị quyết loại Nga, nước này đã cảnh báo những nước bỏ phiếu thuận và bỏ phiếu trắng sẽ bị coi là một “cử chỉ không thân thiện” và gây ra hậu quả cho quan hệ song phương.

Hệ luỵ của lá phiếu chống lần này vượt ra khỏi khuôn khổ của việc chạy đua vào Hội đồng Nhân quyền, theo vị giáo sư người Úc:

“Tôi cho rằng trong hoàn cảnh này thì không lãnh đạo cấp cao nào của Việt Nam có thể thực hiện một chuyến đi đến Châu Âu, dù là vì vấn đề thương mại hay gì đi nữa, bởi vì chuyện này sẽ được lôi ra, nếu không bởi một thành viên của nghị viện Châu Âu thì cũng bởi một nước nào đó. Với hành động lần này Việt Nam đã khiến mình bị sơ hở rất nghiêm trọng.”

Đường lối đối ngọai của Việt Nam trước giờ được cho là duy trì mối quan hệ chiến lược với tất cả các nước lớn, để tạo ra một môi trường đa cực, nhằm tránh bị ảnh hưởng quá nhiều bởi một bên nào. 

Nhưng giáo sư Carlyle Thayer cho rằng môi trường quốc tế hiện nay đang khiến Việt Nam không thể tiếp tục đường lối ngoại giao đu dây nữa, vì sự chia rẽ giữa các nước lớn đang ngày càng trở nên sâu sắc. 

Và ông cũng cho rằng Việt Nam không nên trông chờ gì vào nước Nga, bởi nước này giờ đây giống như chất độc phóng xạ – thứ không nên dính vào. 

“Quan điểm của tôi là trong những năm sắp tới thì nước Nga sẽ không bao giờ có thể đóng vai trò gì đáng kể đối với Việt Nam. 

Ngày nào mà Putin còn nắm quyền thì Nga sẽ còn suy yếu về mặt kinh tế và bị cô lập. 

Nước này giờ đây giống như như chất độc phóng xạ, nếu ta chạm vào thì sẽ bị bệnh. Và đây sẽ là vấn đề rất lớn vì Việt Nam với Nga có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.”

Tuy bỏ phiếu chống cho nghị quyết được Mỹ đề cử, nhưng trước đó ông Đặng Hoàng Giang – Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc lên án về các báo cáo cho rằng, đã có thảm sát thường dân tại Ukraine, và yêu cầu cần có cuộc điều tra minh bạch với sự tham gia của các bên liên quan.

httpv://www.youtube.com/watch?v=9Ar0w8gnC9Y

Việt Nam phản đối giết hại dân thường ở Ukraine, kêu gọi điều tra minh bạch 

TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ UKRAINA NGÀY THƯ 39

Oanh Vy Lý

TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ UKRAINA NGÀY THƯ 39

(Địa ngục trần gian ở Bucha)

Trước khi bắt đầu, mình xin phép cảnh báo là những hình ảnh trong các link hôm nay rất khủng khiếp, những bạn nào ấn vào xem, thì hãy hiểu là không dành cho những người yếu thần kinh.

Nhưng mình mong mọi người đọc, và chia sẻ rộng rãi nhất có thể. Ít nhất đó là điều chúng ta có thể làm trong lúc này là nói lên sự thật về tội ác chiến tranh quân xâm lược khốn nạn Nga đã gây ra giữa thời đại văn minh này.

Sau khi quân Nga rút khỏi Bucha, thành phố nhỏ ở ngoại ô Kyiv, các phóng viên độc lập tiến vào cùng quân tiếp quản thì phát hiện hàng chục xác chết nằm rải rác khắp nơi và 1 hố chôn người tập thể đã lộ ra, với khoảng 300 xác chết, những xác người bị trói quặt tay về phía sau và tất cả đều là dân thường. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã xác nhận thông tin này.

Trong số những người bị giết hại dã man có cả gia đình ông thị trưởng thành phố Motyzhyn, Olha Sukhenko, đã bị quân Nga bắt cóc ngày 23-03-2022. Xác của ông bị vứt xuống cống, vợ và con trai bị chôn trong mộ tập thể.

Ở trong 1 tầng hầm, các phóng viên tìm thấy 18 tử thi bị chết do tra tấn, trong đó có cả trẻ con 14-16 tuổi, 1 số người bị cắt tai, nhổ răng… Thậm chí cả chó mèo cũng không thoát được cảnh tra tấn man rợ.

Ở Irpin, quân Nga sau khi bắn chết những người phụ nữ và các bé gái, đã dùng xe tăng cán nát xác họ, man rợ hơn chúng còn cài mìn vào các xác chết nhằm giết luôn những ai muốn di chuyển xác người.

Không thể tưởng tượng nổi, ở thế kỷ 21 này, giữa châu Âu, 1 đội quân lúc nào cũng tuyên truyền là “giải phóng Ukraina ra khỏi chế độ phát xít” lại có thể thực thi những tội ác chiến tranh khủng khiếp như vậy, không khác gì những tội ác mà giặc Trung Cộng đã gây ra với dân thường người Việt trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, 43 năm về trước.

Từ sau thế chiến thứ 2 tới giờ, châu Âu chưa bao giờ chứng kiến lại những tội ác chiến tranh kinh khủng như vậy. Ủy ban Châu Âu đã họp gấp và ông Charles Michel, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu thông báo: “EU quyết định sẽ ủng hộ việc tổ chức các cuộc điều tra độc lập, làm rõ đến cùng các tội ác chiến tranh do quân đội Nga gây ra với dân thường ở Bucha, Irpin, đồng thời sẽ tăng cấm vận và tiếp tục hỗ trợ Ukraina trong cuộc chiến này. Slava Ukraina.”.

Trong khi đó, quân Nga tiếp tục tháo chạy khỏi Kyiv về biên giới Belarus, vứt bỏ lại sau lưng sự tan hoang và đổ nát. Quân Nga cướp đi mọi thứ từ nhà dân, kể cả máy giặt.

Tuy phía Ukraina đã làm chủ được tất cả các làng mạc xung quanh Kharkiv, quân Nga vẫn đang tập trung ở phía bên kia biên giới và chiến sự có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Hình ảnh của tình nguyện viên Oleksiy Semikov chở thực phẩm nhân đạo, không may đã bị lính Nga bắt, giam giữ 3 ngày. Trước khi rút lui, chúng đã “giải trí” với anh.

Người dân Ukraina đang tìm mọi cách tiêu diệt quân xâm lược, bằng bất kỳ phương pháp nào có thể, kể cả việc đầu độc bọn chúng bằng thực phẩm tẩm thuốc độc. Tuy thành phố đã bị quân Nga chiếm, chiến sự vẫn đang diễn ra ở ngoại ô thành phố. Trực thăng Mi-8 và SU-30 (hoặc SU-35) của Nga tiếp tục bị bắn hạ.

Một nhà làm phim tài liệu người Litva, ông Mantas Kvedaracius, đã bị lính Nga giết ở Mariupol. Bất chấp nguy hiểm tới tính mạng, vẫn còn những nhà báo nước ngoài bám trụ ở đó, để cho thế giới biết chuyện gì đang xảy ra bên trong vùng chiến sự.

Một điều kỳ lạ là quân Nga vẫn chưa thể chiếm được thành phố, dù đã vây hãm gần 40 ngày. Chiến sự vẫn tiếp diễn, quân Nga bao gồm cả hải quân, lính Czeczenia, các lực lượng ly khai Donbas, Lugahsk, thậm chí lính đánh thuê Syria cũng đổ về đây, chống lại 1 nhúm lính Ukraina tử thủ mà vẫn chưa thể “giải quyết” được họ. Dù không có tiếp tế, không có giải vây, thương binh không được chữa trị, nhưng sĩ khí quân Ukraine vẫn dâng cao và quyết không đầu hàng.

Lính Czeczenia quay cảnh họ phát hàng “nhân đạo” cho người dân ở Mariupol, nhưng nhanh chóng bị phát hiện đó là những hàng sản xuất tại Ukraina, bị cướp đi từ những đoàn viện trợ nhân đạo hoặc từ các của hàng quanh vùng.

Hình ảnh chiến trường cho thấy xe chở trẻ con cũng bị quân Nga bắn cho tan nát, trong khi đó, chính quyền Putin ra sức tuyên truyền, tung tin giả, phóng sự ngụy tạo với những nhân chứng bị ép buộc, cho rằng: “Quân Nga sang đây để giải phóng người Mariupol khỏi đám phát xít Ukraina”.

Khoảng 40.000 người dân Mariupol đã bị chở sang biên giới Nga, họ ở đâu, số phận, điều kiện sống thế nào, vẫn chưa ai được biết, ngoài những bộ phim tuyên truyền mà Nga dựng ra.

Không phải lính Czeczenia nào cũng chiến đấu cho Nga. 1 tiểu đội nhỏ lính Czeczenia chiến đấu cho Ukraina đã xuất hiện, cùng chiến lợi phẩm là 1 chiếc xe chỉ huy R149MA1 của Nga.

Trong khi đó, hôm nay, tại Berlin, một nhóm người Nga tổ chức biểu tình ủng hộ chiến tranh xâm lược của Putin. Nước Đức bỗng giật mình nhận ra rằng, hơn 2,5 triệu người gốc Nga đang ở Đức, và sẽ là một vấn đề không nhỏ, khi một bộ phận trong họ vẫn hoàn toàn không thay đổi suy nghĩ gì.

Sự khốn nạn của nền giáo dục không có nhân tính, tôn thờ “lý lẽ của sức mạnh, của vũ khí, của cơ bắp, sự tà ác”, cùng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, độc tôn tư tưởng, “đại đế quốc”… suốt một thời gian dài đã để lại dấu ấn của nó rất rõ nét, ở khắp nơi, ngoài đời, trong chiến tranh, cũng như trên cõi mạng này, khi con người không biết sống với nhau như người với người, mà lại như một lũ thú, độc ác, man rợ tới tận cùng.

Hãy nhìn để chúng ta cùng suy nghĩ, mà hiểu tại sao con người nên phải tử tế với nhau. Nếu không được, thì cũng biết rằng “quyền được sống là quyền tối thượng của mỗi con người”. Trước khi quá muộn.

Giờ thì tất cả chúng ta chắc đã hiểu: tại sao Hong Kong không muốn về Trung Quốc, Ukraina, Georgia… sống chết gì cũng không muốn ra nhập Liên bang Nga. Đơn giản, họ không muốn quay ngược nền văn minh về lại thời nô lệ.

Cá nhân mình cũng e rằng, sắp tới, làn sóng tẩy chay nước Nga sẽ tăng lên rất mạnh, nước Nga, dân tộc Nga sẽ bị ghẻ lạnh thêm nhiều năm nữa, bất kể cuộc chiến này kết thúc thế nào, bởi thế kỷ 21 rất khó có thể chấp nhận những tội ác mà lính Nga đã gây ra, tàn bạo như thời Trung Cổ vậy. Và họ cũng sẽ nhớ tới những người Nga đã cổ súy cho việc đó.

Putin đang rất sai lầm, khi nghĩ rằng sức mạnh và sự tàn bạo có thể khuất phục được người Ukraina. Giờ thì họ càng liều chết để chiến đấu, thậm chí tới hơi thở cuối cùng, vì thực tế, nếu đầu hàng thì cũng sẽ chết thôi, mà chết trong đau đớn và tủi nhục.

Viva Ukraina.

Fb PHAN CHAU THANH

 Chuyển Lửa Yêu Thương – Nguyễn Thị Thêm

 Chuyển Lửa Yêu Thương – Nguyễn Thị Thêm

by TNT 

Kể từ khi Nga tấn công Ukraine cả thế giới như nghẹt thở. Tôi cũng ăn ngủ không yên vì hàng ngày TV đều có tin về cuộc chiến này. Đành rằng Ukraine chẳng dính dáng gì với mình, nhưng mình là con người đang sống chung, hít chung không khí toàn cầu thì cuộc chiến tranh xâm lược này không thể không biết, không nghe, không thấy, không theo dõi. Tôi rất ghét chiến tranh, luôn cầu nguyện thế giới hòa bình, cuộc sống dân chúng an lành, mọi người no cơm ấm áo.

Khi Nga rầm rộ kéo từng đoàn xe tăng, quân đội như vũ bão tiến về biên giới Ukraine nói là đi tập trận thì Mỹ đã đoán được thế cờ. Bởi vì với một con người đầy tham vọng như Putin chiếm đóng Ukraine là dễ dàng, ông ta ước đoán chỉ 48 tiếng là nắm gọn trong tay. Thế nhưng đến hôm nay đã hơn ba tuần lễ Ukraine vẫn kháng cự một cách kiên cường.

Nga với Ukraine như tay với chân, anh em một thời khắng khít trong khối liên bang Xô Viết (Tôi lại nhớ đến người bạn khổng lồ anh Trung Cộng đang ở sát vách nhà ta) Ôi!những anh em hàng xóm “Môi hở răng lạnh” vì miếng thịt nướng thơm ngon, tham ăn cắn môi chảy máu. Nga và Tàu hai gã khổng lồ tham tàn và ác độc sẽ không từ nan bất cứ mưu mô tàn bạo nào để bành trướng biên giới, bành trướng thế lực làm chủ thế giới.

Nhìn trên TV cảnh chết chóc, đạn bom tàn phá, người dân hoảng hốt trốn chạy tôi nghĩ đến VN mình khi quân Bắc Việt tràn vào miền Nam và VNCH đã bị xóa sổ. Trận chiến đó có bàn tay của Tàu Cộng và Liên Xô tiếp tế vũ khí, đạn dược để miền Bắc tấn công miền Nam VN bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản. Đã 47 năm trôi qua, cứ nhớ những ngày đó tôi vẫn còn bị ám ảnh. Hình ảnh những người dân Ukraine chạy tị nạn, những thây người chết, những cuộc chia ly sao mà đáng sợ, tang thương và bi phẩn quá. Nước nhỏ bao giờ cũng bị áp bức dù là thời đại toàn cầu như hiện nay.

Nước Nga đã tấn công Ukraine bằng tất cả khí giới tối tân nhất với lực lượng quân đội hùng hậu chưa từng có. Tổng thống Nga

Vladimir Vladimirovich Putin đã tàn bạo hủy hoại một đất nước tươi đẹp và tự do như Ukraine để thỏa mãn mộng bá quyền.

Cuộc chiến tôi không dám lạm bàn. Tình hình chiến sự đã được TV, Youtube và vô số các trang mạng xã hội bình luận, đưa tin. Biết bao cây bút tài giỏi và đầy kinh nghiệm luận bàn sôi nổi. Tất cả những gì xảy ra trên thế giới hiện nay đều bị mờ nhạt vì tất cả đều hướng về cuộc chiến tại Ukraine với tất cả thương xót lẫn kính trọng tinh thần chiến đấu kiên cường của người dân nơi này. Từng mũi tấn công tàn khốc của Nga như mũi dao chí mạng đâm vào sự bình yên của con người, hủy hoại niềm tin vào công lý và hòa bình thế giới.

May mắn đất nước Ukraine đã có một vị Tổng Thống anh hùng. Ông ta đã từ chối lời mời di tản của Tổng Thống Biden. Ông quyết ở lại để chiến đấu cho đất nước, đúng với câu” Thành mất chết theo thành ” Trong cuộc xâm lược tàn bạo của Nga, TT Zelensky đã cho thấy trái tim yêu nước và tài lãnh đạo tài tình của vị Tổng Thống được dân tín nhiệm bầu lên. Ông biết lợi dụng thông tin và mạng lưới xã hội để liên kết những người biết yêu hòa bình lại với nhau. Ông đã đánh trúng tim đen những quốc gia đang bị Putin đàn áp trong kế hoạch lâu dài phục hồi lại đại Đế Chế Liên Bang Xô Viết để họ ra tay giúp đỡ.

Tổng thống Zelensky là một nghệ sĩ, người diễn viên hài phải hết sức thông minh, biết bắt kịp những rung động tâm lý khán giả. Biết làm cho những người đang đau khổ phải bật cười, những người khinh mạn phải suy nghĩ. Điều mà người nghệ sĩ hài chân chính mong ước là đem triết lý hài nói lên cái thật, cái mâu thuẫn bất công của xã hội để sửa đổi, để làm cho hoàn thiện hơn.

Người dân Ukraine bầu cho ông vì tin tưởng ông sẽ xây dựng , biến đổi một đất nước Ukraine trở nên tốt đẹp. Ông đã làm được và dẫn dắt người dân thấy rõ cuộc sống tự do tốt như thế nào so với chế độ Cộng Sản. Do đó không phải người dân Ukraine bị ông lôi vào cuộc chiến mà vì họ quá sợ những ngày tháng kìm kẹp của chế độ CS dưới thời liên bang Xô Viết. Họ đoàn kết quyết tâm liều chết đứng sau lưng ông để bảo vệ đất nước cũng là bảo vệ lý tưởng tự do của bản thân và gia đình của họ.

TT Zelensky đã có những bài phát biểu đánh thức trái tim yêu nước của người dân Ukraine. Đánh thức lòng nhân đạo bảo vệ hòa bình và quyền bảo vệ lãnh thổ của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ông cầu cứu một cách khôn khéo, bắt họ chấp nhận rằng Putin đang xâm lăng một nước có chủ quyền Thế giới phải giúp đỡ nhân dân Ukraine chống lại để bảo vệ chân lý và luật quốc tế.

Tổng thống Zelensky đã làm được một điều kỳ diệu là chuyền lửa yêu thương, đem tinh thần tôn trọng tự do nhân quyền trên thế giới. Kéo các nước Châu Âu lại gần nhau để đồng lòng hỗ trợ đất nước Ukraine. Kéo lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ đồng nhất một quan điểm là phải giúp Ukraine dưới bàn tay khát máu của Putin. Bài phát biểu mới đây của TT Zelensky trước Quốc Hội Hoa Kỳ quá xuất sắc khiến thế giới khâm phục. Người dân Ukraine nức lòng sẵn sàng hy sinh để bảo vệ lãnh thổ.

Đây là câu nói của TT Zelensky mà tôi tâm đắt nhất:

“TÔI MONG CÁC BẠN KHÔNG TREO ẢNH TÔI TRONG PHÒNG LÀM VIỆC. BỞI TỔNG THỐNG KHÔNG PHẢI LÀ THẦN TƯỢNG CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ THÁNH NHÂN. HÃY TREO ẢNH CON CÁC BẠN VÀO CHỖ ĐÓ. TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH VIỆC GÌ HÃY NHÌN VÀO MẮT CHÚNG.”

Câu nói của một vị lãnh tụ anh minh, của một người cha nghĩ đến thế hệ tiếp nối. Hãy làm tất cả những gì mình có thể để làm gương sáng cho con cái, đem lại hạnh phúc và tự do cho chúng. T

Chiến đấu chống lại sự xâm lăng của Nga là xây dựng bảo toàn tương lai cho chính con cái mình. Đừng để con cái phải sống cuộc đời tăm tối, áp bức, đàn áp trong chế độ độc tài CS mà Putin muốn khôi phục.

Dưới con mắt Putin, Tổng thống Zelensky chỉ là một thằng hề không biết gì về chính trị và chắc chắn sẽ không thể nào chống lại. Nhưng sự đánh giá sai lầm này đã đẩy Nga bước vào cuộc chiến không có lối ra. Biến hắn thành một con người khát máu và hành xử vô nhân đạo nhất. Bởi vì để thành công, tuần vừa qua Nga đã cho máy bay thả bom thẳng xuống một bệnh viện nhi đồng và một nhà bảo sanh. Bao nhiêu cơ sở vật chất của Ukraine bị hủy hoại, thành phố tang hoang, người dân vô tội chết thảm, đàn bà trẻ con phơi xác.

Cả thế giới hiện nay đều chống cuộc chiến này, kể cả dân chúng nước Nga. Nhưng dưới sự cai trị độc tài của chế độ tham tàn Putin mọi tin tức đều do chính quyền kiểm duyệt. Những ai có những tư tưởng khác để lên tiếng kêu gọi hòa bình đều bị bắt và mức án có thể lên đến 15 năm tù. Hiện nay đã có tới 13.000 người Nga chống chiến tranh đã bị bắt và chờ truy tố.

Cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn và mọi người không ai đoán được sẽ kết thúc như thế nào. Nga đang bị áp lực của toàn thể các nước trên thế giới về chính trị, kinh tế và cả vũ khí đối đầu. Nước Ukraine có chính nghĩa nên các nước mở vòng tay đón người tị nạn chiến tranh chạy đến nước họ. Người dân các nước cũng chung tay giúp đỡ người già, đàn bà và trẻ em đến tị nạn. Những món quà, những chiếc xe trẻ em để ở các trạm tiếp cư đã nói lên tình người không giới hạn màu da hay chủng tộc.

Putin: một cựu KGB gian hùng và độc ác, hắn bây giờ như con thú dữ đã bị dồn tới đường cùng. Hắn sẽ không từ nan bất cứ hành động dã man nào để lấy lại uy tín. Hắn hăm dọa sẽ dùng võ khí nguyên tử để đối đầu với thế giới. Một con người đã hành động như một tên ác quỷ, chỉ vì tham vọng mà giết người không gớm tay. Tôi đã thấy ở đâu đó một tấm hình chụp lại chiếc xe để thiêu hủy xác chết do Nga đem theo khi xâm lăng Ukraine. Người lính Nga bị điều đi mà không biết mình sẽ làm gì, đánh ai, chỉ biết tuân theo mệnh lệnh. Khi tử trận sẽ bị tiêu hủy xác trong chiếc xe này. Sinh Russia tử Ukraine , chết tức tưởi, không một nấm mồ, không một người thương tiếc. Nếu đây là sự thật thì quả là quá bất nhân và tàn ác.

Cho nên trong cuộc chiến không cân sức này, những người lính Nga đa phần không hoàn toàn muốn đánh. Đó là một trong những lý do cho đến hôm nay mặc dù lực lượng và vũ khí tối tân Nga chưa làm chủ được tình hình. Lực lượng suy giảm vì chết trận, Nga tuyên bố sẽ tung vào chiến trường 16.000 quân đánh thuê Á Rập từ Trung Đông.

Được sự tiếp tế từ thế giới Ukraine đã cầm chân được sự tấn công của Nga và theo lời kêu gọi của TT Zelensky đã có hơn 66.000 người Ukraine và các quân nhân nước ngoài tình nguyện về Ukraine tham chiến. Dân Ukraine trong các vùng bị Nga chiếm đóng đã ào ạt xuống đường biểu tình chống sự xâm lược của Nga. Mặc dù Ukraine không nằm trong sự bảo vệ của NATO nhưng họ có chính nghĩa và có tinh thần đoàn kết bảo vệ đất nước nên được cả thế giới quyết tâm giúp đỡ.

Mới đây cựu thống đốc California Arnold Schwarzenegger đã làm một video gửi đến người dân và binh sĩ Nga kêu gọi họ hãy làm cuộc cách mạng chống lại cuộc chiến này. Video rất cảm động và có ý nghĩa.

Cuộc xâm lăng của Nga trên đất nước Ukraine đã làm cả thế giới hoảng loạn và ảnh hưởng kinh tế khá lớn. Không chỉ nước Nga bị sự trừng phạt từ các Quốc Gia mà tôi đếm được 92 công ty đã tuyên bố rút khỏi nước Nga làm người dân Nga bị cô lập trong cộng đồng thế giới. Riêng các nước không tham chiến cũng đang ở đầu sóng ngọn gió vì ảnh hưởng to lớn của Nga trong trận chiến xăng dầu và khí đốt. Đồng tiền rúp hạ giá, cổ phiếu Nga đóng băng mà cổ phiếu tại Mỹ và thế giới cũng bị ảnh hưởng sụt giảm đáng ngại

Ảnh hưởng toàn cầu là vậy, nhưng đau lòng là những nước Cộng Sản làm ngơ không thấy sự xâm lược của Nga là sai với chủ quyền Ukraine. Trong đó có Tàu Cộng và Việt Nam.

Dạo trên Youtube, những kênh truyền hình VN vẫn đưa tin bênh vực Nga, loan tin thất bại luôn nghiêng về Ukraine và đánh giá thấp sự giúp đỡ của cộng đồng thế giới.

Lý do cũng dễ hiểu là vì những người đang nắm vận mệnh đất nước VN là người của khối Cộng Sản và được học tập huấn luyện từ Nga. Đối với họ Nga vẫn luôn là một đất nước anh hùng có vô vàn chiến công lừng lẫy. Lenin đối với họ vẫn được kính trọng và tôn thờ. Mặc dù tượng Lenin bị người dân Nga đập phá (Nhất là những người dân Ukraine họ đã đập đầu và phá hủy tượng Lenin trong niềm vui chiến thắng vì đã thoát khỏi ách ngục tù Cộng Sản). Nhà lãnh đạo VN đã nhắm mắt làm ngơ trước cuộc chiến Ukraine do Nga chủ động . Nếu trận chiến này suôn sẻ như ý của Putin thì sau đó sẽ là Tàu cộng xâm lăng xóa sổ Đài Loan và VN sẽ là kế tiếp. Nga Tàu đã bắt tay để làm chủ thế giới nhưng cục xương gà Ukraine khó gặm nên cả hai đang chưa biết phải xoay sở ra sao.

Tôi mù tịt về chính trị, tôi ghét chiến tranh và tôi dị ứng với khí giới giết người. Nhưng một quốc gia yếu về quân sự và chính trị mà địa thế chiến lược sẽ bị cường quốc xâu xé làm bàn đạp. VN là một thí dụ điển hình. Bờ biển VN là tài sản quý giá mà Tàu Cộng thèm thuồng để làm chủ biển đông. Nếu ta không sáng suốt nhìn ra và đoàn kết dân tộc thì VN cũng sẽ như Ukraine bị nuốt sống dễ dàng.

Nhìn người lại nghĩ đến ta

Việt Nam một giải sơn hà gấm nhung.

Mộng bá quyền lớn khôn cùng

Hãy mau cảnh tỉnh để chung một lòng

Ukraine máu đổ thành sông

Xương hòa theo tuyết thỏa lòng Putin

Mộng bá vương đã thành hình

Pháo, tăng, rốc két hãi kinh giết người.

Dừng tay tàn bạo đi thôi

Rồi thì xương trắng một đời ra ma

Giết người người sẽ giết ta

Luật trời khó thoát đó là luật chung.

Nguyện cầu cho đất nước Ukraine vượt qua trận chiến này.

Nguyện cầu chiến tranh chấm dứt, dịch bệnh tiêu trừ, người người an lạc.

Nguyễn Thị Thêm

Vì sao Nga xâm lược Ukraine và Putin muốn gì?

Chụp lại video, Hình ảnh quay bằng drone cho thấy mức độ tàn phá ở các thành phố Ukraine từ khi cuộc chiến bắt đầu

Khi Vladimir Putin phá tan hòa bình ở châu Âu bằng việc đánh vào một quốc gia dân chủ 44 triệu dân, cái cớ của ông là nước Ukraine hiện đại, nghiêng về phương Tây là một đe dọa thường xuyên và Nga không thể thấy “an toàn, phát triển và tồn tại” được.

Nhưng sau năm tuần bắn phá, hàng ngàn người thiệt mạng, nhiều thành phố bị phá hủy và hơn 10 ngàn người mất nhà cửa trong cũng như ngoài Ukraine, những câu hỏi lớn vẫn được đặt ra: mục tiêu của Putin là gì và liệu có lối thoát nào?

Mục tiêu của Putin là gì?

Mục tiêu ban đầu của vị tổng thống Nga là chiếm Ukraine và lật đổ chính quyền, chấm dứt vĩnh viễn mong muốn gia nhập liên minh quân sự phương Tây NATO. Nhưng cuộc xâm lược của Nga đã bị sa lầy và Putin dường như đã thu bớt tham vọng của mình.

Khi mở chiến dịch xâm lược hôm 24/2, ông nói với người dân Nga rằng mục tiêu của ông là “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine”, để bảo vệ người dân Ukraine, những người đã phải chịu đựng cái mà ông gọi là tám năm đàn áp và diệt chủng của chính phủ Ukraine.

“Kế hoạch của chúng ta không phải là chiếm lãnh thổ Ukraine. Chúng ta không định áp đặt điều gì lên bất kỳ ai bằng vũ lực,” ông khẳng định.

Ông ta còn nói đây không phải là một cuộc chiến hay cuộc xâm lược, mà chỉ là một “chiến dịch quân sự đặc biệt”, cụm từ mà truyền thông Nga do nhà nước kiểm soát buộc phải dùng.

Cáo buộc về phát xít và diệt chủng ở Ukraine là hoàn toàn không có cơ sở, nhưng điều rõ ràng là Nga thấy thời điểm này là cốt yếu. “Tương lai của Nga và vị trí của Nga trên thế giới đang bị đe dọa,” giám đốc tình báo Nga Sergei Naryshkin nói.

Quân đội Nga có mục tiêu tràn vào thủ đô Kyiv, xâm lược Ukraine từ Belarus ở phía Bắc, cũng như từ phía Nam và Đông.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói về việc giải phóng Ukraine khỏi áp bức, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được bầu lên theo quá trình dân chủ thì nói “kẻ thù đã xác định tôi là mục tiêu số một; gia đình tôi là mục tiêu số hai”.

Nhưng sự chống trả quyết liệt của Ukraine đã gây ra thiệt hại nặng nề, và ở một số vùng, thậm chí đẩy lùi quân Nga.

Chụp lại hình ảnh,Bản đồ cho thấy bước tiến của quân Nga và các khu vực quân Ukraine phản công

Putin đã thay đổi mục tiêu?

Nga dường như đã hạ thấp tham vọng của họ, tuyên bố rằng Nga “nói chung đã hoàn thành” mục tiêu của giai đoạn một – làm giảm đáng kể khả năng chiến đấu của Ukraine.

Phía Nga tuyên bố tại các vòng đàm phán hòa bình rằng họ sẽ “giảm đáng kể” hoạt động quân sự quanh thủ đô Kyiv và quanh thành phố Chernihiv ở phía Bắc.

Điều này vẫn chưa được xác nhận và Tổng thống Ukraine Zelensky nói Ukraine chỉ tin vào những kết quả cụ thể, chứ không tin được lời nói.

Chiến tranh vẫn tiếp diễn, nhất là ở phía Đông và phía Nam, nơi quân Nga cố gắng tạo một hành lang đất liền dọc bờ biển phía Nam nối tới biên giới Nga.

Sau một tháng xâm lược, Nga tuyên bố mục tiêu chính của họ là “giải phóng Donbas” – nói chung gồm 2 vùng Luhansk và Donetsk ở Đông Ukraine.

Hơn một phần ba khu vực này đã do các lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn chiếm trong cuộc chiến bắt đầu từ năm 2014.

Chụp lại hình ảnh,Bản đồ vùng Donbas

2px presentational grey line

Trước khi cuộc xâm lược bắt đầu, điều rõ ràng là Tổng thống Putin muốn chiếm tất cả Đông Ukraine. Ông đã công nhận cả vùng này là thuộc về hai tiểu nhà nước do Nga giật dây. Người đứng đầu tiểu nhà nước Luhansk đề xuất tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga, tương tự như cuộc trưng cầu được tổ chức lặng lẽ ở Crimea hồi 2014.

Ngoài mục tiêu quân sự, yêu sách lớn hơn của Tổng thống Putin là có được sự đảm bảo về trung lập trong tương lai của Ukraine.

Phía Ukraine đã đồng ý điều đó với điều kiện có đảm bảo về an ninh từ các nước đồng minh như một phần của thỏa thuận hòa bình rộng hơn được đưa ra trong vòng đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Vì sao Putin muốn một nước Ukraine trung lập?

Putin coi việc Liên Xô sụp đổ là “sự tan rã của nước Nga lịch sử.” Ông tuyên bố người Nga và người Ukraine là một và phủ nhận lịch sử lâu dài của Ukraine.

Chính việc ông gây áp lực lên cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, người nghiêng về phía Nga, không ký một hiệp ước với Liên minh Châu Âu hồi 2013 đã dẫn đến các cuộc biểu tình và cuối cùng làm ông Yanukovych phải ra đi hồi tháng 2/2014.

Sau đó Nga đã chiếm vùng Crimea ở phía Nam Ukraine và châm ngòi cho phong trào ly khai nổi dậy ở phía Đông và một cuộc chiến khiến 14.000 người thiệt mạng.

Khi Putin chuẩn bị xâm lược Nga vào tháng Hai, ông xé tan thỏa thuận hòa bình Minsk 2015 và cáo buộc NATO đã đe dọa “tương lai của chúng ta như một dân tộc”. Ông tuyên bố mà không có cơ cở nào rằng các nước NATO muốn mang chiến tranh tới Crimea.

Một nước Ukraine trung lập là thế nào?

Trước khi Ukraine đưa ra kế hoạch hòa bình, Nga nói họ sẽ cân nhắc một nước Ukraine “trung lập, phi quân sự” với quân đội và hải quân riêng, tương tự như các nước Áo và Thụy Điển, cả hai đều là thành viên EU. Áo là nước trung lập trong khi Thụy Điển là nước không liên kết.

Tổng thống Zelensky đã tuyên bố rằng người Ukraine hiểu rằng họ sẽ không được vào NATO: “Đó là sự thực và điều đó cần được công nhận.”

 

EPA/Ukraine presidency

Security guarantees and neutrality, the non-nuclear status of our state – we are ready to go for it… If I remember correctly, this is why [Russia] started the war

Volodymyr Zelensky
President of Ukraine

1px transparent line

Nga không coi các đề nghị hòa bình của Ukraine là hứa hẹn hay đột phá, nên cuộc chiến vẫn tiếp diễn.

Nhưng đây là những gì Kyiv đề xuất:

•Ukraine sẽ trở thành một quốc gia “không theo khối nào (hay không liên kết) và phi hạt nhân”, và không có căn cứ quân sự hay quân đội nước ngoài trên lãnh thổ

•Các đảm bảo nghiêm ngặt và mang tính pháp lý sẽ yêu cầu các quốc gia như Anh, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Canada, Ý, Ba Lan và Israel bảo vệ nước Ukraine trung lập trong trường hợp nước này bị tấn công

•Trong vòng ba ngày Ukraine bị tấn công, các quốc gia bảo lãnh sẽ phải bàn bạc và tham gia bảo vệ Ukraine

•Ukraine sẽ được phép gia nhập Liên minh Châu Âu

•Ukraine sẽ không tham gia các liên minh quân sự – chính trị và bất kỳ cuộc tập trận quốc tế nào sẽ phải được sự đồng ý của các quốc gia bảo lãnh.

Đơn xin gia nhập NATO (và EU) của Ukraine được ghi trong hiến pháp 2019 của nước này, nên bất kỳ thay đổi nào sẽ cần có một cuộc trưng cầu dân ý sau đó vài tháng.

Còn Crimea và vùng Đông Ukraine thì sao?

Cho tới giờ, Nga không ấn tượng với đề xuất của Ukraine về số phận tương lai của Crimea, mà Nga xâm chiếm hồi 2014. Điện Kremlin nói Crimea giờ đây là lãnh thổ của Nga và hiến pháp Nga cấm việc bàn thảo địa vị của Crimea với bất kỳ bên nào khác.

Theo đề nghị hòa bình của Urkraine, tất cả quân Nga sẽ rời lãnh thổ Ukraine và tương lai của các khu vực phía Đông do quân ly khai chiếm giữ sẽ được đàm phán giữa hai tổng thống như một phần của cuộc gặp thượng đỉnh đình chiến.

Tuy nhiên, Tổng thống Putin sẽ không từ bỏ bất kỳ vùng lãnh thổ nào Nga chiếm được trong chiến tranh, nhất là khi mục tiêu ông tuyên bố là “giải phóng” miền Đông Ukraine. Trong khi đó, Kyiv sẽ không bao giờ đồng ý khoan nhượng toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Ukraine chưa bao giờ coi trọng yêu cầu phi quân sự hóa của Nga, và việc Moscow khăng khăng phải “phi Phát xít hóa” chỉ là tuyên truyền của Nga. Theo lời của ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba: “Thật là điên rồ, đôi khi họ thậm chí còn không giải thích được họ muốn nói đến điều gì.”

Vấn đề của Putin với NATO là gì?

Với nhà lãnh đạo Nga, liên minh quân sự có 30 thành viên của phương Tây chỉ có một mục đích – chia rẽ xã hội Nga và cuối cùng là hủy hoại nó.

Trước khi cuộc chiến bắt đầu, ông yêu cầu NATO quay lại thời 1997 và đảo ngược việc mở rộng sang phía Đông, rút quân và bỏ các căn cứ quân sự từ các nước thành viên gia nhập liên minh này từ năm 1997 và không triển khai “vũ khí tấn công gần biên giới với Nga”.

Điều đó có nghĩa là Trung Âu, Đông Âu và các nước vùng Baltic.

Chụp lại hình ảnh, Bản đồ cho thấy sự mở rộng của NATO kể từ 1997

2px presentational grey line

Trong con mắt của ông Putin, phương Tây đã hứa từ những năm 1990 rằng NATO sẽ “không mở rộng một tí nào về phía Đông”, nhưng vẫn làm như vậy.

Tuy nhiên, đó là việc trước khi Liên Xô sụp đổ, và lời hứa “không mở rộng về phía Đông” được đưa ra cho Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev chỉ nói đến Đông Đức trong bối cảnh một nước Đức thống nhất. Chính ông Gorbachev sau đó đã nói rằng “chủ đề NATO mở rộng chưa bao giờ được bàn tới” vào lúc đó.

Putin có tham vọng xa hơn Ukraine không?

Nếu có, thì những thất bại quân sự của ông ở Ukraine có lẽ đã làm giảm những tham vọng rộng hơn của Putin ngoài Ukraine.

Sau nhiều giờ nói chuyện với vị lãnh đạo chuyên quyền Nga, Thủ tướng Đức Olaf Scholz kết luận:

“Putin muốn xây dựng một đế chế Nga…Ông ta muốn định hình lại một cách cơ bản hiện trạng của châu Âu theo tầm nhìn của ông ta. Và ông ta không ngần ngại gì về việc sử dụng quân đội để đạt mục đích này.”

Bà Tatiana Stanovaya của hãng phân tích RPolitik và trung tâm Carnegie Moscow Center lo ngại về sự đối đầu Chiến tranh lạnh xoáy ốc: “Tôi có một cảm giác chắc chắn rằng chúng ta phải chuẩn bị nhận một tối hậu thư mà Nga đưa cho phương Tây, một tối hậu thư quân sự hóa hơn và hiếu chiến hơn chúng ta có thể tưởng tượng.”

Sau khi chứng kiến việc ông Putin sẵn sàng san phẳng các thành phố châu Âu để đạt được mục tiêu, các lãnh đạo phương Tây không còn ảo tưởng gì nữa. Tổng thống Joe Biden đã gọi Putin là một tội phạm chiến tranh và lãnh đạo Đức và Pháp coi cuộc chiến này là một bước ngoặt trong lịch sử châu Âu.

Trước cuộc chiến, Nga yêu cầu tất cả vũ khí hạt nhân Mỹ bị cấm sử dụng bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã gợi ý bắt đầu đàm phán về hạn chế sử dụng tên lửa tầm ngắn và tầm trung, cũng như một hiệp ước mới về tên lửa xuyên lục địa, nhưng ít có khả năng chuyện này sẽ xảy ra lúc này.

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,Trước khi chiến tranh nổ ra, Tổng thống Volodymyr Zelensky thường xuyên đi thăm các chiến trường ở Đông Ukraine

Video cho thấy lính Nga chửi thề vì cuộc xâm lăng Ukraine

Video cho thấy lính Nga chửi thề vì cuộc xâm lăng Ukraine

March 30, 2022

KIEV, Ukraine (NV) – Video lan truyền trên mạng xã hội dường như cho thấy lính Nga chửi thề vì được trang bị thiếu thốn và bị Moscow ra lệnh tiến vào một vùng ở Ukraine mà không có kế hoạch rõ ràng, theo Newsweek hôm Thứ Ba, 29 Tháng Ba.

Trong đoạn video dài 1 phút 40 giây, toán lính này kể về việc họ nhận lệnh tiến vào vùng Sumy, Đông Bắc Ukraine.

Hình chụp hôm Thứ Ba, 29 Tháng Ba, cho thấy xe tăng Nga bị hư hại ở thành phố Trostianets, Đông Bắc Ukraine. (Hình minh họa: Fadel Senna/AFP via Getty Images)

Vài người trong số họ ngắt lời lẫn nhau trong đoạn video đầy tiếng chửi thề. Họ nhắc đến đơn vị số 1 và số 2 Tiểu Đoàn 4, Sư Đoàn 119.

Một người cho hay họ là “công nhân bình thường.” Một người khác nói “chúng tôi là trẻ em” và “họ bốc chúng tôi lúc 18 tuổi.”

Mỗi người tỏ ra tức giận, lo sợ và hoang mang chuyện gì sẽ xảy ra cho họ, khi họ kể lại việc đồng đội tử trận hoặc bị bắt làm tù binh.

“Chúng ta đang làm gì ở đây?” một người nói, “Bộ Quốc Phòng Nga chẳng biết gì về chúng ta hay chúng ta đang làm gì ở đây.”

Một người khác cho hay Nga “đang gửi cho chúng tôi súng trường để đấu lại Grad [hệ thống phóng hỏa tiễn hàng loạt], đạn pháo. Chúng tôi kêu gọi các bạn lan truyền tin này.”

Ban đầu, đoạn video này được đăng lên Donbass Case, kênh Telegram có khoảng 29,000 người theo dõi.

Mặc dù chưa được kiểm chứng độc lập, đoạn video được chia sẻ ồ ạt trên Twitter và một số công ty truyền thông đang đưa tin cuộc chiến Ukraine. Tính đến sáng Thứ Ba, hơn 1.1 triệu người xem đoạn video này.

Đoạn video xuất hiện giữa lúc tin tức tiếp tục cho hay lính Nga ở Ukraine đang xuống tinh thần. Bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết có nhiều đơn vị quân đội Nga buông súng hoàn toàn.

Video trên mạng xã hội mấy ngày qua còn cho thấy lính Nga dường như bỏ lại rất nhiều xe quân sự.

Về số lính Nga tử trận, mỗi bên tuyên bố mỗi con số khác nhau. Trong khi Nga xác nhận khoảng vài ngàn lính thiệt mạng, Ukraine nói có đến 16,000. (Th.Long)

Tạp chí tiêu điểm – Chiến tranh Ukraina : Với Trung Quốc, « sự bất ổn là kẻ thù số 1 » (RFI)

RFI Tiếng Việt 

Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 04/02/2022. via REUTERS – SPUTNIK

Nga và Trung Quốc những năm gần đây không ngừng thể hiện sự gần gũi. Dựa trên nền tảng trước đây có cùng hê tư tưởng cộng sản, cả hai nước phô bày một liên minh chống mặt trận phương Tây và tìm cách thiết lập một mô hình mới thống trị thế giới. Do vậy, theo nhiều chuyên gia tại Pháp, bất luận cuộc chiến ở Ukraina có tiến triển ra sao, Trung Quốc cũng sẽ không giữ khoảng cách với Nga. Hai nước hợp nhất trong cuộc chiến vì một thế giới hậu phương Tây.

Hai nhà độc tài, hai cách nhìn, một kẻ thù chung

Sự gần gũi đó dường như ngày càng khắng khít kể từ khi Tập Cận Bình và Vladimir Putin lên nắm quyền lãnh đạo đất nước. Người thứ nhất đưa ra những phát biểu chính trị của mình xung quanh những hứa hẹn một tương lai xán lạn và kinh tế giầu sang. Người thứ hai, thì ngược lại, luôn ám ảnh với việc phải tìm lại ánh hào quang thuở xưa. Tầm nhìn đi lên thành cường quốc tuy khác nhau, nhưng đôi bên cùng nhắm đến một kẻ thù chung duy nhất : Hoa Kỳ và rộng hơn nữa là phương Tây.

Nhưng mối quan hệ Nga – Trung không phải lúc nào cũng êm thắm. Những tranh cãi gay gắt về hệ tư tưởng trong suốt những năm 1950 dẫn đến hệ quả là một sự đoạn tuyệt bang giao giữa hai đại cường cộng sản trong những năm 1960 và đỉnh điểm căng thẳng là những vụ va chạm vũ trang nghiêm trọng năm 1969 dọc theo con sông ranh giới Oussouri giữa Nga và Trung Quốc. Sự kiện đã dẫn đến một sự xích lại gần ngoạn mục giữa Washington và Bắc Kinh trong những năm sau đó.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhà Trung Quốc học, Jean-Pierre Cabestan, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia, với nhật báo Pháp Le Monde (28/03/2022), cuộc trấn áp đẫm máu Thiên An Môn năm 1989 là một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Nga – Trung. « Đấy là một thời điểm quyết định cho mối quan hệ giữa Matxcơva và Bắc Kinh. Sau một gian đoạn chờ thời do việc Liên Xô bị tan rã, điều nghịch lý là chính phủ Trung Quốc lại tìm thấy trong chế độ dân chủ mới non trẻ của Nga thời đó, một đối tác cốt yếu cho cuộc chiến của mình chống thế thống trị về tư tưởng và chiến lược của phương Tây, đặc biệt là thế đơn cực của Mỹ. »

Việc ông Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc còn đẩy nhanh mối quan hệ Nga – Trung đi xa thêm một bước. Năm 2013, một tuần sau khi nhậm chức, Tập Cận Bình đã bay đến Nga. Trước Viện Quan Hệ Quốc Tế ở Matxcơva, lãnh đạo Trung Quốc nói đến « định mệnh chung » và tuyên bố : « Quan hệ Nga – Trung là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới. Chúng là hình mẫu cho những mối quan hệ tốt đẹp nhất có thể tồn tại được giữa hai cường quốc ». (Le Monde, ngày 27-28/03/2022)

Cũng theo chuyên gia Cabestan, xu hướng ngày càng trở nên chuyên chế của chế độ Putin, sự xuống cấp quan hệ Nga – phương Tây và gia tăng căng thẳng Mỹ – Trung giải thích phần lớn cho điều mà ông gọi là « sự thông đồng Nga – Trung trên trường quốc tế đến mức vụ sáp nhập bán đảo Crimée bởi người có quyền lực nhất ở điện Kremlin năm 2014 đã được chấp nhận bằng một thái độ trung lập khoan dung của chính phủ ông Tập Cận Bình ».

Chiến tranh Ukraina thử thách tình bằng hữu Nga – Trung

Kể từ đó Nga và Trung Quốc thắt chặt quan hệ trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, quốc phòng, khoa học thậm chí cả trong truyền thông. Theo Le Monde (28/03/2022), người ta sẽ chẳng có gì phải ngạc nhiên nếu một cư dân mạng gõ « Ukraina » trên công cụ tìm kiếm Weibo của Trung Quốc, chỉ thấy một bài xuất hiện là của trang mạng Sputnik.

Nhìn từ góc độ lịch sử này, đối với nhiều chuyên gia, việc Trung Quốc trong tuyên bố chung ngày 04/02 với Nga, tỏ rõ lập trường chống việc mở rộng NATO, đánh dấu kết quả của một chiến lược do ông Tập Cận Bình khởi xướng, nhằm làm sống lại « tình đồng chí » giữa hai nước « anh em » cộng sản. Alice Ekman, nhà nghiên cứu về châu Á, Viện Nghiên cứu An ninh của Liên Hiệp Châu Âu, lý giải như sau :

« Trước hết ở đây có một sự đồng nhất ở cấp độ tuyên truyền, nhưng điều đó chưa đủ, bởi vì còn có một sự nhất quán về quan điểm, thậm chí là cả hệ tư tưởng một cách sâu sắc. Cả hai nước cùng chia sẻ mối oán hờn nhắm vào NATO và Mỹ. Bắc Kinh cho rằng Mỹ và NATO phải là những bên chịu trách nhiệm đầu tiên cho cuộc chiến ở Ukraina. Do vậy, chính họ phải là bên đưa ra các nhượng bộ để làm dịu tình hình. Ngày nay, người ta thấy rõ có nhiều sự đồng nhất giữa Bắc Kinh với Matxcơva hơn là giữa Bắc Kinh và Washington. » (France Culture ngày 26/03/2022)

Chỉ có điều, việc Nga kéo quân xâm lăng Ukraina, dường như đang đặt « tình bạn không gì lay chuyển được » giữa hai nước trước một thử thách lớn. Bắc Kinh trước thế lưỡng nan giữa một bên là lòng trung thành với hiệp ước Nga – Trung và bên kia là những mục tiêu kinh tế bị đe dọa vì liên đới đến Nga, đang hứng chịu những đòn trừng phạt chưa từng có từ phương Tây.

Đọc toàn bài tại đây :

https://www.rfi.fr/…/20220331-chien-tranh-ukraina-trung…   

Tạp chí tiêu điểm - Chiến tranh Ukraina : Với Trung Quốc, « sự bất ổn là kẻ thù số 1 »

RFI.FR | BY RFI TIẾNG VIỆT

Tạp chí tiêu điểm – Chiến tranh Ukraina : Với Trung Quốc, « sự bất ổn là kẻ thù số 1 »

Nga và Trung Quốc những năm gần đây không ngừng thể hiện sự gần gũi. Dựa trên nền tảng trước đây có cùng hê tư tưởng cộng sản, cả hai nước phô bày một liên minh chống mặt trận phương Tây và tìm cách…

Đại biện Lâm thời Ukraine bày tỏ sự xúc động trước những ủng hộ của người Việt Nam

Đài Á Châu Tự Do 

“Kể từ ngày 24 tháng 2, ngày nào chúng tôi cũng nhận được rất nhiều sự cảm thông và ủng hộ đến từ người dân Việt Nam.

Mọi người viết lời nhắn, mang hoa tới toà đại sứ, quyên góp tiền bạc để giúp bảo vệ mạng sống của những người dân Ukraine phải rời bỏ nhà vì bom đạn của Nga. Chúng tôi cũng đã tổ chức hội chợ từ thiện tại toà đại sứ hồi đầu tháng ba, để quyên tiền nhằm giải quyết các nhu cầu nhân đạo tại Ukraine, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức thêm các sự kiện như vậy và tôi biết rằng người Việt Nam sẽ hưởng ứng.

Ngoài ra thì cũng đã có hai buổi lễ cầu nguyện vào các ngày chủ nhật tại nhà thờ Cửa Bắc và nhà thờ Thái Hà, với sự tham gia của hàng ngàn giáo dân ở Hà Nội, để cùng cầu nguyện cho những người dân vô tội ở Ukraine. Số tiền người dân quyên góp ở hai sự kiện từ thiện cộng với số tiền quyên góp tại các buổi lễ cầu nguyện đã lên đến con số 2,5 tỉ đồng, số tiền này sẽ được chi cho các nỗ lực nhân đạo tại Ukraine.

Một điều vô cùng quan trọng khác đó là có rất nhiều người có ảnh hưởng về mặt truyền thông đã giúp Ukraine chống lại các nỗ lực tuyên truyền của Nga tại VIệt Nam. Trong đó có việc tố cáo những thông tin giả mạo, và giải thích nguyên nhân cũng như hậu quả của cuộc chiến thảm khốc mà phía Nga gây ra.”

Đại biện Lâm thời Ukraine bày tỏ sự xúc động trước những ủng hộ của người Việt Nam

RFA.ORG

Đại biện Lâm thời Ukraine bày tỏ sự xúc động trước những ủng hộ của người Việt Nam

Đài Á châu Tự do có cuộc phỏng vấn với bà Nataliya Zhynkina, Đại biện Lâm thời của Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam