Nếu Nga chiến thắng ở Ukraine, Quốc gia nào lo ngại sẽ là mục tiêu tiếp theo của Nga sau Ukraine?

Lmdc Viet Nam *** Nếu Nga chiến thắng ở Ukraine, Quốc gia nào lo ngại sẽ là mục tiêu tiếp theo của Nga sau Ukraine?

– Estonia, Latvia, Lithuania là các quốc gia vùng Baltic nằm ở đông bắc Châu Âu. Gruzia (Georgia), quốc gia nhỏ bé chỉ hơn 3,7 triệu dân ở vùng Caucas.

Tổng dân số 3 nước Estonia, Latvia, Lithuania hiện chỉ khoảng hơn 6 triệu người. Estonia, Latvia có đường biên giới với Nga. Estonia, Latvia, Lithuania bị Liên Xô xâm chiếm vào tháng 6/1940 và sau khi Thế chiến lần hai kết thúc vào năm 1945 thì 3 quốc gia này thuộc Liên Xô cho đến khi liên bang này sụp đổ vào năm 1991.

Gruzia (Georgia) nằm ngay cửa ngõ giao thương quan trọng nơi lục địa Á – Âu gặp nhau. Gruzia có xung đột với Nga từ ngày 1 đến 12/8/2008 tại vùng nam Ossetia. Kết quả sau cuộc chiến, Nga đã chiếm được 2 vùng của Gruzia gồm Abkhazia và Tskhinvali và vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại đây cho đến nay. Hai vùng này chiếm khoảng 20% lãnh thổ của Gruzia.

Hiện chỉ có Estonia, Latvia, Lithuania là thành viên EU và Nato. Gruzia chưa là thành viên của cả EU và Nato. Gruzia cho đến nay là một đối tác quan trọng và đáng tin cậy của Nato.

Gruzia đã công bố nguyện vọng muốn gia nhập Nato từ năm 2008 với cuộc trưng cầu ý dân. Tại Hội nghị thượng đỉnh Nato tại Bucharest (Romania) năm 2008 thì Gruzia đã được hứa về một ghế trong Nato thế nhưng sau 14 năm thì điều này vẫn chưa xảy ra.

Chỉ 1 tuần trước khi Nga xâm lược Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Gruzia đã khẳng định Nato là cách duy nhất để giúp quốc gia này giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ.

Trong những năm gần đây, Estonia, Latvia, Lithuania và Gruzia đã nhiều lần cảnh báo Putin luôn có tham vọng đưa vào những nước này vào tầm ảnh hưởng. Cụ thể các nước Baltic này cho rằng Nato phải đưa thêm quân và gửi thêm máy bay chiến đấu vào khu vực

Phải biết rằng Nga hiện có thành phố Kaliningrad, nằm ở vùng Baltic, là điểm nóng chiến lược ngay trong lòng Nato.

Kẹp giữa Lithuania và Ba Lan, Kaliningrad là căn cứ của Hạm đội Baltic của Nga, lực lượng hải quân gồm khoảng 80 tàu mặt nước và tàu ngầm, cùng máy bay ném bom và bộ binh.

Kaliningrad là một trong những cảng chính dẫn ra biển Baltic và có một kho vũ khí hạt nhân luôn được Nga nâng cấp trong thời gian gần đây.

Theo Federation of American Scientists (Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ) thì Nga hiện có kho vũ khí hạt nhân gồm khoảng 6.000 đầu đạn.

TL – BBC

Afghanistan: Cứu hộ khó khăn sau trận động đất chết người nghiêm trọng nhất 2 thập niên (BBC)

Afghanistan: Cứu hộ khó khăn sau trận động đất chết người nghiêm trọng nhất 2 thập niên

  • Matthew Davis & Malu Cursino
  • BBC News

 Các quan chức Taliban báo cáo rằng có trên 1.000 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương do trận động đất

Mưa lớn, nguồn lực thiếu thốn và địa hình hiểm trở đang khiến lực lượng cứu hộ gặp nhiều khó khăn ở miền đông nam Afghanistan, nơi tin tức nói trận động đất mạnh mới đây đã giết chết hơn 1.000 người.

Hiện chưa xác định được có bao nhiêu người bị chôn vùi trong những ngôi nhà đổ nát thường được xây bằng bùn, sau trận động đất mạnh 6,1 độ Richter xảy ra hôm trước.

Ngay từ trước khi xảy ra thảm họa, hệ thống y tế của Afghanistan đã trong tình trạng gần như sụp đổ.

Chính quyền Taliban đã kêu gọi quốc tế viện trợ nhiều hơn. Mạng lưới thông tin liên lạc cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

“Chúng tôi không thể tiếp cận khu vực – mạng lưới quá yếu”, một phát ngôn viên Taliban được Reuters dẫn lời nói.

Liên Hiệp Quốc nằm trong số những tổ chức đang vội vã cung cấp nơi ở khẩn cấp và viện trợ lương thực cho các khu vực hẻo lánh ở tỉnh Paktika, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Những người sống sót và lực lượng cứu hộ đã kể cho BBC về những ngôi làng bị phá hủy hoàn toàn gần tâm chấn của trận động đất, về những con đường và những trạm phát sóng điện thoại di động bị hủy hoại, và về nỗi sợ hãi của họ rằng số người chết sẽ còn tăng thêm. Cho đến nay, có khoảng 1.500 người bị thương, các quan chức cho biết.

Việc xảy ra trận động đất gây chết người nghiêm trọng nhất tại nước này kể từ hai thập kỷ qua đang là thách thức to lớn đối với Taliban, phong trào Hồi giáo vốn đã giành lại được quyền lực tại Afghanistan vào năm ngoái sau khi chính phủ được phương Tây hậu thuẫn sụp đổ.

Trận động đất xảy ra vào sáng sớm hôm thứ Tư, cách thành phố Khost khoảng 44 km (27 dặm); người ta có thể cảm nhận được chấn động ở những nơi xa như Pakistan và Ấn Độ.

Afghanistan đang trong cuộc khủng hoảng nhân đạo và kinh tế, và Abdul Qahar Balkhi, một quan chức cấp cao của Taliban, cho biết chính phủ “không thể hỗ trợ người dân về mặt tài chính ở mức độ cần thiết”.

Người đứng đầu LHQ, António Guterres cho biết cơ quan này đã “huy động toàn lực” để đối phó với thảm họa. Các nhóm nhân viên y tế, vật tư y tế, thực phẩm và lều trại tạm để dựng nơi trú ẩn khẩn cấp đang trên đường tới khu vực bị động đất, các quan chức Liên Hiệp Quốc cho biết.

Tuy nhiên, Mohammad Amin Huzaifa, người phụ trách vấn đề thông tin của tỉnh Paktika, nói với AFP rằng lực lượng cứu hộ đang “rất khó” tiếp cận tới các khu vực “bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vì mưa lớn đêm qua”.

Người dân tại thành phố Sharan, thủ phủ tỉnh Paktika, xếp hàng hiến máu cứu các nạn nhân trận động đất đang được điều trị trong bệnh viện

Hầu hết thương vong cho đến nay là ở các huyện Gayan và Barmal của tỉnh Paktika. Tin cho hay toàn bộ một ngôi làng ở Gayan đã bị phá hủy.

“Có tiếng ầm ầm và giường của tôi bắt đầu rung lắc,” Shabir, một người sống sót nói với BBC.

“Trần nhà rơi xuống. Tôi bị mắc kẹt, nhưng tôi có thể nhìn thấy bầu trời. Tôi bị trật khớp vai, bị đau ở đầu nhưng tôi đã thoát ra ngoài. Tôi tin chắc là bảy hoặc chín người trong gia đình tôi, những người ở cùng phòng với tôi, đã chết. “

Một bác sĩ ở Paktika cho biết trong số các nạn nhân có cả các nhân viên y tế.

“Chúng tôi không có đủ người và phương tiện trước trận động đất, và bây giờ trận động đất đã hủy hoại nốt những gì ít ỏi mà chúng tôi có,” bác sĩ cho biết. “Tôi không biết có bao nhiêu đồng nghiệp của chúng tôi vẫn còn sống.”

Một phóng viên địa phương trong khu vực nói với BBC rằng việc liên lạc sau trận động đất gặp nhiều khó khăn do các tháp phát sóng điện thoại di động bị hư hại, và số người chết có thể còn tăng thêm nữa.

“Nhiều người không biết thân nhân mình ra sao, vì điện thoại di động của họ không hoạt động,” ông nói. “Anh trai tôi và gia đình anh ấy đã chết, tôi chỉ biết được sau đó nhiều giờ. Nhiều ngôi làng đã bị phá hủy.”

Afghanistan rất dễ xảy ra động đất do nằm trong khu vực hoạt động kiến ​​tạo, phía trên qua một số đường đứt gãy bao gồm đứt gãy Chaman, đứt gãy Hari Rud, đứt gãy Central Badakhshan và đứt gãy Darvaz.

Trong một thập kỷ qua, hơn 7.000 người đã thiệt mạng trong các trận động đất ở nước này, Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo của LHQ nói. Trung bình mỗi năm có khoảng 560 người chết vì động đất.

Gần đây nhất, các trận động đất liên tiếp xảy ra ở miền tây nước này vào tháng Giêng, giết chết hơn 20 người và phá hủy hàng trăm ngôi nhà.

Ngay cả trước khi Taliban tiếp quản, các dịch vụ khẩn cấp của Afghanistan đã căng quá sức để đối phó với thiên tai – và không có bao nhiêu máy bay, trực thăng sẵn sàng cho lực lượng cứu hộ.

Đất nước này cũng đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp y tế trầm trọng, và tỷ lệ suy dinh dưỡng đang tăng lên.

Theo LHQ, 93% các hộ gia đình ở Afghanistan lâm vào cảnh không đảm bảo an ninh lương thực. Lucien Christen từ Hội Chữ Thập Đỏ nói rằng “tình hình kinh tế tồi tệ” của Afghanistan khiến cho “họ [các gia đình Afghanistan] không thể có thức ăn khi tới bữa”.

Nước cộng sản Lào khủng hoảng, báo chí Việt tránh đưa tin

Đài Á Châu Tự Do 

Trao đổi với Đài Á châu Tự do, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cho biết có hai lý do để phía Việt Nam tránh đưa tin về tình trạng ở quốc gia láng giềng.

Lý do thứ nhất mà vị giáo sư người Úc đưa ra đó là vì chính quyền Việt Nam không muốn tạo điều kiện cho một cuộc thảo luận về nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ở Lào, vì như vậy sẽ khó tránh khỏi việc quy trách nhiệm cho Nga:

“Họ không muốn cuộc chiến ở Ukraine được nhắc đến. Nếu cho phép báo chí mổ xẻ vấn đề ở Lào thì đương nhiên câu hỏi được đề cập sẽ là tại sao tự dưng Lào lại gặp vấn đề? Tại sao nó lại xảy ra lúc này?

Lào là một ví dụ điển hình của tình trạng các nước kém phát triển trên toàn thế giới bị tác động nặng nề qua nhiều hình thức khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp, bởi sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có nhiên liệu và thực phẩm.

Rõ ràng là phải có một động cơ đằng sau việc ngăn chặn các cuộc thảo luận về nguyên do của cuộc khủng hoảng tại Lào, bởi vì Nga là nước mà Việt Nam không muốn chọc giận lúc này.”

#RFAVietnamese #tudobaochi

https://www.rfa.org/…/vn-state-medias-avoid-reporting…

RFA.ORG

Nước cộng sản Lào khủng hoảng, báo chí Việt tránh đưa tin

Dù báo chí khu vực và quốc tế đã theo dõi và đưa tin về những gì đang diễn ra ở Lào hàng tháng qua, tuy nhiên đến bây giờ, các tờ báo lớn ở Việt Nam vẫn im bặt về tình hình ở quốc gia vốn được gọi là anh em, đồng chí. 

Singapore: Hứng từng giọt nước mưa để sinh tồn

Singapore: Hứng từng giọt nước mưa để sinh tồn

Để sống còn, Singapore cùng lúc giải quyết vấn đề thiếu lẫn thừa nước.

  31/05/2022

Luật Khoa

By  Y CHAN

Ảnh nền: Trường mẫu giáo Skool4Kidz tại Singapore với mái nhà phủ xanh. Bìa sách: Centre for Liveable Cities.

Xây dựng đô thị thời hiện đại, trong bối cảnh dân số không ngừng gia tăng, là thách thức đối với mọi quốc gia.

Bên cạnh các vấn đề về an ninh, lương thực, phát triển kinh tế, việc ứng phó với các điều kiện thời tiết khác nhau luôn là bài toán nan giải, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt.

Singapore, một quốc gia có diện tích bằng với một thành phố, đến nay được nhiều nước xem là một hình mẫu đáng học hỏi trong việc quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.

Có nhiều điểm tương đồng với các thành phố lớn của Việt Nam, câu chuyện của Singapore là một bài học cần tham khảo nghiêm túc.

Các nghiên cứu trong chuỗi “Urban System Studies” cung cấp nguồn tư liệu quý giá trong việc xây dựng phát triển đô thị. [1] Đây là sản phẩm của CLC (Centre for Liveable Cities – Trung tâm Đô thị Đáng sống), một tổ chức được Bộ Phát triển Quốc gia Singapore và Bộ Tài nguyên và Bền vững nước này thành lập.

Trong đó, nghiên cứu “Water: From Scarce Resource to National Asset” là một câu chuyện sinh động về nỗ lực quản lý nguồn nước. [2]

Một lịch sử vừa thừa vừa thiếu nước

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có lượng mưa trung bình hàng năm lên tới hơn 2.300 mm (nhiều hơn 30% so với Hà Nội), Singapore từ lâu phải đối phó với vấn đề ngập lụt mỗi khi mưa xuống.

Trong các thập niên từ 1950 đến 1980, nhiều trận lụt lớn được ghi nhận.

Một trong những trận lụt nghiêm trọng nhất xảy ra không lâu sau khi nước này độc lập, tách khỏi Liên bang Malaysia. Mưa lớn vào cuối năm 1969 khiến 29 khu vực bị ngập, nhiều nơi chìm sâu hai mét dưới nước.

Singapore chìm trong biển nước suốt hai ngày sau cơn mưa lớn vào tháng 12/1978. Nguồn: Nghiên cứu “Urban System Studies – Water: From Scarce Resource to National Asset”. 

Tuy nhiên, quá nhiều nước không phải là nỗi lo hàng đầu của người dân và chính phủ Singapore. Thiếu nước mới là thứ đe dọa sự sống còn của đảo quốc này.

Phần lớn nguồn nước sinh hoạt của Singapore được mua từ bang Johor thuộc Malaysia, thông qua hai thỏa thuận cung cấp nước có hiệu lực lần lượt đến năm 2011 và 2061. Nhưng ngay sau khi tách khỏi Liên bang Malaysia trong một cuộc chia tay không mấy êm thắm, Singapore đã nhận được nhiều tín hiệu đe dọa về việc Malaysia sẵn sàng cắt đứt nguồn cung cấp nước bất cứ lúc nào.

Đó là lý do ngay sau khi độc lập, Lý Quang Diệu, Thủ tướng khi đó của Singapore, đã ra yêu cầu với người đứng đầu PUB (Public Utilities Board – Cục Tiện ích Công cộng), cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nguồn nước, là phải tìm cách để Singapore hứng lấy từng giọt nước mưa để có thể tự chủ về nguồn nước.

Vào thời điểm đó, hầu hết nước mưa rơi xuống Singapore hoặc là chảy ra biển, hoặc là hòa vào nước sông dơ bẩn, bị ô nhiễm không thể sử dụng.

Xây dựng hệ thống nước tuần hoàn khép kín

Để giải quyết vấn đề sống còn về nguồn nước, chính phủ Singapore đã đưa ra chiến lược “Four National Taps” (Bốn vòi nước quốc gia). Ngoài “vòi nước” truyền thống là nguồn nhập khẩu từ Malaysia, nước này quyết tâm tự chủ bằng nguồn nước sông ngòi và hồ dự trữ, nước sinh hoạt tái chế và nước biển được khử mặn.

Ba “vòi nước” nội địa này được quy hoạch thành một vòng lặp khép kín.

Vòng lặp tận dụng nguồn nước của Singapore. Nguồn: Nghiên cứu “Urban System Studies – Water: From Scarce Resource to National Asset”.

Trong đó, nổi bật là việc tận dụng nguồn nước mưa để đưa vào các hồ dự trữ.

Hàng loạt các hồ dự trữ lớn được xây dựng. Các dòng sông ô nhiễm được cải tạo. Hệ thống thoát nước được mở rộng.

Đến nay, Singapore có 17 hồ dự trữ (reservoirs), với phạm vi hứng nước (catchment areas) bao phủ đến hai phần ba diện tích lãnh thổ.

Mục tiêu của nước này là phải cải thiện hệ thống tích nước, sao cho đến năm 2060, 90% diện tích Singapore có thể bắt được nước mưa để đưa về hệ thống hồ dự trữ.

Các biện pháp này, với mục tiêu chính là đảm bảo nguồn cung cấp nước sinh hoạt, cùng lúc giải quyết đáng kể vấn đề ngập lụt của Singapore.

Vào thập niên 1970, các khu vực có nguy cơ ngập lụt (flood-prone area) cộng lại chiếm diện tích 3.200 hecta. Đến năm 2019, con số này chỉ còn 29 hecta.

Bản đồ các hồ dự trữ nước và phạm vi hứng nước tại Singapore. Nguồn: Nghiên cứu “Urban System Studies – Water: From Scarce Resource to National Asset”.

Tuy nhiên, nguy cơ và tình trạng ngập lụt vẫn luôn xuất hiện, đặc biệt trong bối cảnh thời tiết ngày càng diễn biến cực đoan.

Quỹ đất hạn chế và phải chia sẻ với nhu cầu nhà ở cũng như phát triển kinh tế khiến Singapore khó có thể xây mới hay mở rộng các hồ trữ nước.

Cơ quan quản lý nguồn nước PUB những năm gần đây đã đưa ra cách tiếp cận mới theo ba hướng: “Source-Pathway-Receptor” (Nguồn-Dẫn-Tiếp nhận).

Mục tiêu là làm sao để trong những trận mưa lớn, tốc độ nước đổ xuống các hệ thống sông ngòi và hồ dự trữ sẽ chậm lại.

Một trong những biện pháp đưa ra là tăng khả năng giữ nước của các tòa nhà – các “nguồn”.

Kể từ năm 2014, PUB đã ra yêu cầu buộc các nhà phát triển xây dựng cho các công trình từ 0,2 hecta trở lên phải thực hiện các giải pháp giữ nước như lắp bể chứa, xây hồ trữ, phủ xanh mái nhà và thiết kế sân vườn trữ nước mưa.

Minh họa mô hình “Source-Pathway-Receptor” của Singapore nhằm đối phó với mưa lớn. Nguồn: Nghiên cứu “Urban System Studies – Water: From Scarce Resource to National Asset”.

Tầm nhìn, năng lực và ý chí

Singapore vẫn chưa tự chủ được 100% nguồn nước sinh hoạt và tình trạng ngập lụt vẫn xuất hiện ở một số nơi trong những trận mưa lớn.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận nước này là một điển hình đáng học hỏi trong việc quản lý nguồn nước.

Cách thức họ quy hoạch và phát triển đô thị, tận dụng triệt để từng giọt nước mưa, vừa đảm bảo nguồn sống vừa giải quyết vấn đề ngập lụt, biến nơi đây thành một trong những hình mẫu đô thị hiện đại bậc nhất thế giới. Đó là chưa kể đến việc Singapore là một trong những nơi hiếm hoi xây dựng thành công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, với sản phẩm đầu ra chất lượng đến mức có thể dùng uống trực tiếp.

Thành quả này khó có thể đạt được nếu thiếu tầm nhìn chiến lược của những người đứng đầu chính phủ.

Ngay từ những ngày đầu độc lập, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã tuyên bố: “Mọi chính sách khác đều phải quỳ xuống nhường chỗ cho việc giải quyết vấn đề sống còn – nguồn nước”.

Tầm nhìn đó được cụ thể hóa qua việc có một cơ quan quyền lực chuyên trách xử lý mọi vấn đề về nước của quốc gia (PUB) và một triết lý về nước có một không hai (tạo một vòng lặp tuần hoàn khép kín).

Vị thế đặc biệt của Singapore từ những ngày đầu lập quốc – rủi ro bị cắt đứt nguồn nước – là một yếu tố thúc đẩy tầm nhìn và sự phát triển như ngày nay của họ.

Nhưng chúng ta không cần và không nên chờ tới khi mình ở trong vị thế ngặt nghèo đó mới biết áp dụng những bài học quý của người khác.

Nga xâm lược Ukraina để làm gì?

Nga xâm lược Ukraina để làm gì?

Phan Châu Thành

9-6-2022

Sau hơn 100 ngày chiến sự ở Ukraina, các sự thật sờ sờ ra đó mà nhiều người vẫn còn tin vào tuyên truyền Nga thì mình ngạc nhiên luôn:

1. Nga đánh Ukraina vì “lo sợ quốc gia này ra nhập NATO, uy hiếp an ninh Nga”: TẦM BẬY. Nga có tên lửa hạt nhân, không một quốc gia nào, kể cả Mỹ, NATO, dám tấn công lãnh thổ Nga cả. Bởi chiến tranh hạt nhân sẽ dẫn tới kết thúc của xã hội loài người.

2. Nga đánh Ukraina để “bảo vệ và giải phóng Ukraina ra khỏi chủ nghĩa phát-xít mới”: TẦM BẬY. Những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraina có được sự ủng hộ của không quá 2% dân số Ukraina, tỷ lệ này ở Nga còn cao hơn nhiều. Hơn nữa, tổng thống Ukraina là người Do Thái, Israel lại còn ủng hộ Ukraina trong cuộc chiến chống xâm lược này, không lẽ dân Do Thái lại đi theo phát xít?

Vậy Nga xâm lược Ukraina để làm gì?

1. Thứ nhất: CƯỚP ĐẤT!

Sau vụ cướp Crimea năm 2014 quá dễ dàng, Ukraina, phương Tây phản ứng yếu ớt, Putin nghĩ là lần này cũng sẽ ngon ăn, nên định cướp luôn cả Ukraina. Ngay cả hiện tại, dù chưa chiếm được, Nga cũng đã thể hiện điều đó rõ ràng: lập chính quyền thân Nga không qua bầu cử, dùng cờ, hộ chiếu, tiền của Nga, “trưng cầu dân ý để xin được sát nhập vào Liên bang Nga”. Đó không phải là cướp đất thì là gì?

2. Thứ hai: CƯỚP TÀI NGUYÊN!

Nga đang ùn ùn chở lúa mạch hay sắt thép ăn cướp được về Nga, cái đó diễn ra công khai trước mắt toàn thế giới, thậm chí “di tản” hơn 500.000 người Ukraina về Nga. Ngang nhiên dùng sức mạnh lấy tài sản của người khác mang về nhà mình dùng không được sự đồng ý của họ, thì gọi là gì?

3. Thứ ba: ĐE DỌA CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG!

(Nhất là các nước thuộc Liên Xô cũ) hãy nhìn xem nước nào thuộc Liên Xô cũ cũng có “vùng ly khai” do Nga hậu thuẫn.

4. Thứ tư: Putin định là TÁI LẬP lại Liên bang, kiểu như Liên bang Xô viết cũ, để ông ta làm chủ, rồi ghi vào lịch sử Nga như một “người chinh phục”, nhưng kết quả sẽ là một kẻ tội phạm chiến tranh, bị cả thế giới văn minh khinh bỉ.

Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng, XÃ HỘI CON NGƯỜI LUÔN LUÔN PHÁT TRIỂN, sau 20-30 năm, thế giới đã hoàn toàn khác, đừng nói gì tới 50-100 năm trước. Nhận thức con người của thế kỷ 21 đã khác thế kỷ 20, bây giờ là kỷ nguyên của NHẬN THỨC, của NGƯỜI VỚI NGƯỜI, do đó các phong trào về môi trường, bình đẳng giới, bảo vệ động vật mới phát triển rầm rộ, thế nên, nếu muốn hòa mình vào thế giới văn minh thì phải hiểu và học những giá trị đó.

Không ai bắt chúng ta phải theo trào lưu nhận thức đó cả, nhưng nếu không theo, chúng ta sẽ tự cô lập, và đừng kêu ca tại sao thế giới sẽ nhìn chúng ta như “bọn mọi” hay “tại sao xã hội chúng ta đang sống tồi tệ đến như vậy” rồi lại muốn “cho con sang Anh, sang Mỹ”?

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã thôi mà, muốn làm bạn với người văn minh thì phải suy nghĩ, hành xử, sống như một người văn minh, còn nếu vẫn kiểu “ỷ mạnh bắt nạt yếu, côn đồ, khôn vặt…” thì cũng lại tự tìm tới nhau mà chung sống, chứ sao bây giờ? Làm bạn với Nga, với Trung Quốc, với Bắc Hàn thôi, chứ với ai?

Kỷ nguyên của thế kỷ 21 là kỷ nguyên của sự tử tế, không ai bắt chúng ta phải tử tế cả, thế giới cũng chẳng ép buộc, kêu gọi càng không, nhưng chúng ta phải tự nhận thức, tự thuyết phục, để mà hiểu phải sống như thế nào, thì sẽ nhận được tương lai như thế.

Đơn giản vậy.

Đức vừa bắt giam một nghi can người Việt trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Đức vừa bắt giam một nghi can người Việt trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

3-6-2022

Trịnh Xuân Thanh (trái) và Trung tướng Đường Minh Hưng. Ảnh trên mạng

Nghi can Lê Tú Anh được cho là người lái chiếc xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Gần 5 năm sau khi gây án, Lê Tú Anh, người hiện đã bị bắt, có lẽ cảm thấy tình hình đã an toàn nên anh ta tự ý quay trở lại Praha, nơi sinh sống trước khi gây án.

Gần 5 năm sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một nghi can thứ hai đã bị bắt giữ với cáo buộc hoạt động gián điệp, cũng như hỗ trợ và tiếp tay cho vụ bắt cóc.

Lê Tú Anh là công dân Việt Nam, đã bị bắt ở thủ đô Praha của Cộng hòa Séc ngày 15-4-2022 theo lệnh truy nã châu Âu ra ngày 11-6-2019 cũng như lệnh truy nã của Cộng hòa Liên bang Đức ra ngày 2-11-2017, hiện đã bị dẫn độ sang Đức hôm 1-6-2022.

Lê Tú Anh bị cáo buộc tội hoạt động gián điệp, theo dõi và được sử dụng làm tài xế cho các hoạt động bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Đây là các hoạt động ở cấp thấp trong hệ thống mật vụ Việt Nam.

Sau 11 tháng đến Đức xin tỵ nạn, Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin ngày 23-7-2017 cùng với người tình Đỗ Thị Minh Phương đến từ Việt Nam.

Việc tổ chức vụ bắt cóc được cho là nằm trong tay của Phó Cục trưởng Cục Tình báo Việt Nam Đường Minh Hưng, là người từ Việt Nam đến Berlin vào thời điểm đó. Cánh tay phải của Đường Minh Hưng là các sĩ quan tình báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức.

Lê Tú Anh sinh sống ở Cộng hòa Séc và bị lệnh bắt giam từ đầu tháng 11 năm 2017, nhưng đã kịp trốn về Việt Nam giống như Đào Quốc Oai. Khi đó, đồng bọn của Anh là Nguyễn Hải Long ở lại, nên đã bị bắt và bị Tòa Thượng thẩm Berlin kết án 3 năm 10 tháng tù hồi năm 2018.

Gần 5 năm sau khi gây án, có lẽ Lê Tú Anh cảm thấy tình hình đã an toàn nên anh ta quay trở lại Praha, nơi sinh sống trước khi gây án và đã bị bắt.

Lê Tú Anh là nghi can lái chiếc xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Ngày 18-7-2017 Nguyễn Hải Long thuê chiếc xe BMW X5 ở Thủ đô Praha của Cộng hòa Séc rồi giao xe này cho Lê Tú Anh lái sang Berlin cùng với Đào Quốc Oai (cũng là người sinh sống ở Cộng hòa Séc). Sau khi đến Berlin, cả hai đã chạy đến khách sạn “Berlin Berlin” để gặp Trung tướng Đường Minh Hưng và hai trợ lý của ông đang ở khách sạn này từ ngày 16-7-2017.

Chiếc xe BMW X5 do Lê Tú Anh lái theo dõi cặp tình nhân Trịnh Xuân Thanh và Đỗ Thị Minh Phương ở Berlin

Khách sạn “Berlin, Berlin“ thuận lợi cho việc giám sát theo dõi vì nằm rất gần khách sạn Sheraton, nơi Đỗ Thị Minh Phương và Trịnh Xuân Thanh hẹn hò gặp nhau từ ngày 19-7-2017.

Ngày 19-7-2017, Lê Tú Anh lái xe BMW X5 chở Trung tướng Đường Minh Hưng và những người kể trên đến sân bay Tegel của Berlin để chờ máy bay của Đỗ Thị Minh Phương đáp. Sau khi nhìn thấy Phương rời phi trường và dùng Taxi đi về khách sạn Sheraton, thì Lê Tú Anh lái xe BMW X5 bám sát phía sau. Nhóm bắt cóc đã theo dõi cặp tình nhân Trịnh Xuân Thanh – Đỗ Thị Minh Phương trong mọi chuyển động của hai người này suốt ngày đêm.

Ngày 20-7-2017 Nguyễn Hải Long thuê chiếc xe thứ hai hiệu Volkswagen Multivan T5 và lái sang Berlin. Sau khi đến Berlin, Nguyễn Hải Long đi đến khách sạn “Berlin Berlin” và đã có cuộc gặp ngắn giữa Nguyễn Hải Long, Trung tướng Đường Minh Hưng, Lê Tú Anh và Đào Quốc Oai.

Ngày 21-7-2017, Nguyễn Đức Thoa, Đại tá tình báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã đến khách sạn Syller Hof để hỏi đặt 2 phòng. Sau khi đặt phòng, tướng Đường Minh Hưng dọn vào khách sạn này và chỉ thị cho Nguyễn Hải Long và Đào Quốc Oai lái chiếc xe BMW X5 trở lại Praha và ngày hôm sau Long mang xe này trả lại chỗ thuê xe.

Ngày 23-7-2017 Tướng Đường Minh Hưng rời khách sạn Syller Hof từ sáng sớm. Cuộc bắt cóc diễn ra vào lúc 10 giờ 47 phút, khi cặp tình nhân đang đi dạo trong công viên Tiergarten giữa trung tâm Berlin. Nhóm bắt cóc đã dùng bạo lực bắt giữ, khiêng Trịnh Xuân Thanh và Đỗ Thị Minh Phương vào trong xe Volkswagen Multivan T5 rồi chạy vào trong Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin. Nghi can Lê Tú Anh được cho là người lái chiếc Volkswagen này mang bản số xe của CH Séc.

Chiếc xe Volkswagen Multivan T5 bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, được cho là do nghi can Lê Tú Anh lái.

Theo bộ luật hình sự Đức StGB, với tội trạng hoạt động gián điệp và tiếp tay cưỡng đoạt tự do, nghi can Lê Tú Anh có thể bị kết án lên đến mức 10 năm tù.

Tham khảo:

https://www.presseportal.de/blaulicht/pm/14981/5238335

https://taz.de/Verschleppung-von-Trinh-Xuan-Thanh/!5858850/

https://www.spiegel.de/politik/deutschland/entfuehrungsfall-in-berlin-vietnamese-nach-deutschland-ausgeliefert-a-f0e6ebf4-dc65-4694-9693-7f9b0124d366

Ivan Bạo chúa và Stalin: Putin tuyên truyền khủng bố nhà nước như một truyền thống quốc gia

Ivan Bạo chúa và Stalin: Putin tuyên truyền khủng bố nhà nước như một truyền thống quốc gia

Hubertus Volmer trò chuyện với Dina Khapaeva

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

29-5-2022

Matryoshkas (búp bê lồng nhau) với hình ảnh Stalin và Putin trong một cửa hàng ở St.Petersburg. Nguồn: AP

Nhà khoa học văn hóa Nga, Dina Khapaeva cho biết: “Niềm đam mê về phương Tây là cốt lõi của bản sắc Nga. Điều này không có nghĩa tích cực: “Nếu không có sự khước từ phương Tây, bản sắc Nga không tồn tại”.

Khapaeva nói đến chính trị tưởng nhớ của Putin, có mục đích “khôi phục đế chế, quân sự hóa dư luận và tuyên truyền khủng bố nhà nước như một truyền thống quốc gia lớn”. Bà nói: “Bởi vì Putin và lũ bạn của ông ta không có dự án nào cho tương lai, họ chỉ có thể nhìn lại lịch sử và bắt chước quá khứ”.

***

Nhà khoa học văn hóa đề cập đến một cuốn tiểu thuyết của Nga xuất bản năm 2006 phù hợp “hoàn toàn với chính trị tưởng nhớ của Putin”. Lấy bối cảnh tương lai, cuốn sách mô tả cách Nga khuất phục châu Âu. Trong đó, việc xây dựng đế chế Nga bắt đầu bằng cuộc chiến chống lại Ukraine.

Trong cuốn tiểu thuyết này, nước Nga bị cai trị và khủng bố bởi một lực lượng quân cảnh. Theo quan điểm của Khapaeva, nước Nga ngày nay đang trên đường đi đến một hệ thống như vậy: “Những gì chúng ta đang thấy ngày nay là nhu cầu về  khủng bố nhà nước”, bà nói trong một cuộc phỏng vấn với ntv.de. “Thật không may, một bộ phận đáng kể dân chúng tin rằng khủng bố nhà nước, khi nó xảy ra, là vì lợi ích của nước Nga”.

Dina Khapaeva là giáo sư tại Trường Ngôn ngữ Hiện đại, thuộc Học viện Công nghệ Georgia (Mỹ). Bà vừa hoàn thành một cuốn sách đề cập đến chính trị tưởng nhớ tân trung cổ của Putin và quá trình tái Stalin hóa (Nguồn riêng của NTV)

Ntv.de: Vài năm trước, bà đã viết trong một cuốn sách về “Lịch sử các quốc gia” rằng cốt lõi của lịch sử Nga là “sự mê hoặc thường xuyên đối với phương Tây, cùng với sự thôi thúc vượt qua nó để tránh ảnh hưởng của nó”. Nghe giống như một mối quan hệ yêu-ghét.

Dina Khapaeva: Ý tưởng của phương Tây là trọng tâm của bản sắc Nga. Nếu không có sự khước từ phương Tây, bản sắc Nga không tồn tại. Điều này làm cho họ rất khác biệt so với các nền văn hóa châu Âu khác. Sự say mê về phương Tây là cốt lõi của bản sắc Nga. Đó không chỉ là một mối quan hệ yêu – ghét: Nga không thể tưởng tượng ra được mình nếu không so sánh mình với phương Tây và không từ chối phương Tây. Đó là một nền văn hóa rất đặc biệt về mặt đó.

Ntv.de: Làm thế nào để Nga và phương Tây có thể có một mối quan hệ hòa bình bình đẳng?

Sau cuộc chiến ở Ukraine, tôi không nghĩ điều này có thể xảy ra. Theo tôi, cuộc chiến này là kết quả của một chính sách tưởng nhớ mà Putin đã theo đuổi rất nhất quán trong ít nhất hai mươi năm. Chiến tranh cũng là kết quả của việc không sẵn sàng chịu trách nhiệm về những tội ác của chủ nghĩa Stalin. Rất có thể Nga sẽ bị đánh bại về mặt quân sự trong cuộc chiến này. Nếu sau đó nó không còn tồn tại như một quốc gia, nó có thể giúp xóa bỏ tham vọng đế quốc của mình.

Ntv.de: Nga nên chấm dứt là một quốc gia?

Tôi nghĩ rằng rất có thể vì cuộc chiến này mà Liên bang Nga sẽ ngừng tồn tại và tách ra thành một số quốc gia độc lập. Ở Liên bang Nga có nhiều đơn vị quốc gia có thể trở thành quốc gia độc lập.

Ntv.de: Nhưng ý bà không phải là phương Tây nên tấn công và giải thể Nga?

Tất nhiên là không rồi. Tôi hy vọng rằng chế độ này sẽ sụp đổ sau thất bại ở Ukraine. Tôi cũng hy vọng rằng phương Tây sẽ hỗ trợ quân sự kiên quyết hơn cho Ukraine. Sau chiến tranh, phương Tây sẽ không bị lừa một lần nữa bởi luận điệu của Điện Kremlin rằng Nga cần “công nhận”, “bị xúc phạm” và phải “vương dậy”. Vào năm 2007, khi tôi và gia đình vẫn còn sống ở Nga, người bạn thân yêu của chúng tôi, Hans Ulrich Gumbrecht đã đến thăm chúng tôi …

… trí thức người Mỹ gốc Đức và giảng viên đại học.

Ông ấy đến thăm chúng tôi ở St. Petersburg. Chúng tôi rất quan tâm đến hướng đi của đất nước và ông ấy nói với chúng tôi rằng tạp chí Time vừa đặt tên cho Putin là “Người đàn ông của năm”. Việc đề cử Putin là “Người đàn ông của năm” là hoàn toàn không phù hợp: các cuộc tấn công của chế độ nhằm vào các tổ chức nhân quyền và tự do dân chủ đang diễn ra rầm rộ. Bây giờ khi tôi đọc được rằng các chính trị gia phương Tây đang hành hương đến Moscow để gặp Putin, hoặc rằng Macron dành hàng giờ để nói chuyện với Putin, tôi thấy điều đó thật đáng xấu hổ. Khi các chính trị gia phương Tây giao tiếp với tội phạm chiến tranh này trên cơ sở bình đẳng, họ phá hoại nền dân chủ ở chính quốc gia của họ. Một nhà nước mafia nên được đối đãi như những kẻ lừa đảo mafia.

Ntv.de: Vào ngày 9 tháng 5, trong bài phát biểu tại Moscow, Putin nói rằng Nga là “một quốc gia có tính cách khác biệt”. “Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ tình yêu đối với quê hương, niềm tin vào các giá trị truyền thống, phong tục của tổ tiên của chúng tôi và tôn trọng tất cả các dân tộc và các nền văn hóa”. Ông ta muốn nói gì qua điều đó?

Câu trả lời cho câu hỏi này có hai khía cạnh. Đầu tiên, tôi không nghĩ rằng quá trình suy nghĩ của Putin đủ phức tạp để chúng ta phải bận tâm phân tích nó. Tôi nghĩ những gì ông ấy nói chủ yếu là những gì mà đội ngũ nghiên cứu chính sách KGB của ông ấy sản xuất ra. Người ta không được quên: Putin không phải là Napoléon hay Alexander Đại đế. Đây chỉ là một kẻ lừa đảo của KGB, một cách tình cờ hay may mắn, đã vươn lên đứng đầu quốc gia rộng lớn này. Tôi không phủ nhận khả năng nắm và giữ quyền lực của ông ấy, nhưng chúng ta không nên cho rằng ông ấy có những ý tưởng phức tạp. Khi ông ta và băng đảng của mình lên nắm quyền, họ không quan tâm đến hệ tư tưởng. Họ muốn cướp của đất nước.

Tới một thời điểm nào đó, họ tin rằng Nhà thờ Chính thống sẽ cung cấp cho họ một loại tính hợp pháp, nhưng Nhà thờ đã không thể làm như vậy. Vì vậy, phe cực hữu của Nga bắt đầu cung cấp cho Putin và những kẻ lừa đảo khác những ý tưởng đơn giản nhất về nước Nga và lịch sử Nga. Và bởi vì Putin và bạn bè ông ta không có dự án nào cho tương lai, họ chỉ có thể nhìn lại quá khứ và mô phỏng quá khứ: hãy làm giống như tổ tiên của chúng ta, hãy gắn bó với những giá trị bảo thủ! Các sự kiện lịch sử yêu thích của họ bao gồm chủ nghĩa Stalin và Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như thời Trung cổ của Nga, đặc biệt là thời kỳ của Ivan IV “Bạo chúa”, 1565-1572. Đây là hai thời kỳ khủng bố nhà nước ở Nga. Theo phe cực hữu ở Nga, những thời điểm này được coi là nền tảng cho việc xây dựng đế chế Nga. Sự tôn vinh hai trường hợp trị vì khủng bố này được phản ánh rất rõ ràng trong cái mà tôi gọi là nền chính trị tưởng nhớ thời tân trung cổ và nền chính trị của thời kỳ tái Stalin hóa mà Putin đã theo đuổi trong hai mươi năm qua.

Ntv.de: Putin cũng cho biết, Nga sẽ hỗ trợ đặc biệt cho con em của các binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương ở Ukraine. “Cái chết của mỗi quân nhân và sĩ quan của chúng ta là một nỗi đau cho tất cả chúng ta và là một mất mát không thể thay thế đối với gia đình và bạn bè của họ”. Về khả năng thuyế t phục, điều đó không khác gì cách các chính trị gia Mỹ nói về những người lính đã ngã xuống, phải không?

Khi Putin nói về “sự tôn trọng đối với tất cả các dân tộc và nền văn hóa”, ông ấy sử dụng ngôn ngữ phương Tây. Đây là tầng cấp thứ hai cần được xem xét để hiểu những phát biểu của Putin: Công chúng và các chính trị gia phương Tây nghe ông ta nói và nghĩ rằng ông ta có vẻ giống họ. Nhưng họ không nên nghe lời ông ta mà hãy nhìn vào hành động của ông ta: Cuộc chiến khủng khiếp ở Ukraine đã diễn ra hơn ba tháng nay – ông có thiệt nghĩ như vậy khi nói “tôn trọng tất cả mọi người”? Dân thường Ukraine bị khủng bố, các thành phố bị tàn phá, quân đội Nga sử dụng nhà hỏa táng di động cho chính binh lính của mình. Thi thể của binh sĩ Nga bị bỏ lại. Những người đàn ông trẻ tuổi, lớn hơn một đứa con trai một chút, được đưa vào một cuộc chiến vô nghĩa, đôi khi không có thẻ xác nhận. Khi họ chết, họ thậm chí không thể được xác định, vì vậy mẹ của họ sẽ không bao giờ biết số phận của họ. Đó là mức độ giễu cợt mà tôi không thể tưởng tượng có được ở các chính trị gia Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, nhiều binh sĩ chết ở Ukraine còn quá trẻ để có con. Vì vậy, không có gì to tát khi Putin nói rằng ông sẽ hỗ trợ các con của họ.

Điều này làm tôi nghĩ tới những tuyên bố thông thường của Putin về sự độc đáo của nước Nga. Đối với tôi, điều đó giống như sự khởi đầu của chủ nghĩa phát xít ở Đức và Ý. Ý tưởng rằng Nga khác biệt, rằng nó là duy nhất: Điều này rất quan trọng đối với Putin và các hệ tư tưởng của ông, nó giúp họ loại bỏ Nga khỏi các chuẩn mực quốc tế và tuyên bố rằng Nga có phiên bản dân chủ của riêng mình và phương Tây không thể phán xét nếu nhân quyền hay tự do dân chủ bị vi phạm ở Nga. Điện Kremlin tuyên bố có quyền làm theo ý mình vì Nga là một nơi độc nhất.

Ntv.de: Gần đây, bà đã viết một bài báo trên tạp chí “The Atlantic“, trong đó bà đã cho là một cuốn tiểu thuyết không tưởng từ năm 2006 là một hình mẫu cho chính sách đối ngoại của chủ nghĩa đế quốc Putin: “Đế chế thứ ba” của Mikhail Yuriev. Trong cuốn tiểu thuyết này, một nhà cai trị người Nga tên là “Vladimir II”. lập nền tảng cho một đế chế bao gồm cả châu Âu. Sự mở rộng này bắt đầu với một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Có bằng chứng nào cho thấy Putin biết cuốn sách này không?

Năm 2014, nhật báo Vedomosti của Nga gọi cuốn tiểu thuyết này là “cuốn sách yêu thích của Điện Kremlin” và viết rằng có tin đồn rằng nhiều thành viên trong chính quyền tổng thống, bao gồm cả Putin, đã đọc cuốn sách.

Ntv.de: Mikhail Yuriev là ai vậy?

Yuriev là một trong những nhà tư tưởng của phe cực hữu Nga, người đã cung cấp Putin với những tư tưởng tân phát xít của họ. Trước khi qua đời vào năm 2019, Yuryev thuộc về cái được gọi là – trong ngoặc kép – “giới tinh hoa chính trị”. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã cố gắng gây ảnh hưởng đến Putin. Năm 2004, ông xuất bản một tập sách nhỏ có tựa đề “Pháo đài nước Nga. Một khái niệm cho Tổng thống” – một năm sau khi nhà tài phiệt Mikhail Khodorkovsky bị bắt và bỏ tù vì tội trốn thuế và biển thủ. Khodorkovsky đã tìm cách ủng hộ phe đối lập với Putin, và việc ông bị bắt giam là một phần trong quá trình chuẩn bị cho việc Putin tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Đây là lúc nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc Nga, bao gồm cả Yuryev, bắt đầu đưa ra các khái niệm tư tưởng của họ cho Putin.

“Đế chế thứ 3” phát hành 2006. (Ảnh bìa)

Yuryev là một trong những tác giả ẩn danh của bộ sách “Dự án nước Nga”, bộ sách cổ vũ tư tưởng của phong trào tân Âu-Á. Cùng một hệ tư tưởng chứa đựng trong cuốn sách Đế chế thứ ba của ông: Nga nên trở lại thời Trung cổ, Nga nên là một xã hội phụ hệ do một sa hoàng thần thánh lãnh đạo, Nga nên chinh phục phần còn lại của thế giới, phương Tây là kẻ thù không đội trời chung của Nga và phải bị phá hủy. “Dự án nước Nga” đã được gửi đến tất cả các cơ quan cao cấp trong chính phủ Nga vào năm 2005. Vài năm sau, nó được xuất bản thành sách bởi một trong những nhà xuất bản lớn nhất của Nga.

Ntv.de: Nghe có vẻ có ảnh hưởng khá lớn

Để cho bạn biết Yuriev thuộc nhóm quyền lực bên trong như thế nào, vào năm 1996, ông trở thành Phó Chủ tịch Duma. Cùng năm, Putin bắt đầu sự nghiệp của mình ở Moscow, trong chính phủ Yeltsin. Yuryev từng là thành viên ban điều hành của Đảng Á-Âu do “Rasputin của Putin” Alexander Dugin, một trùm phát xít khét tiếng, thành lập. Ông đã làm ăn với những người thân tín nhất của Putin: cùng với Alexander Voloshin, thành viên chính phủ của Putin từ năm 1999 đến 2003, và Roman Abramovich, một trong những nhà tài phiệt của Putin, Yuriev là nhà đầu tư vào công ty Ethane Company của Mỹ. Người bạn thân và cũng là người bảo trợ của Yuriev, Mikhail Leontyev, một nhà tuyên truyền khét tiếng có chương trình trò chuyện Odnako phát sóng vào khung giờ vàng trên Channel One, đã được CEO Igor Sechin của Rosneft bổ nhiệm làm phó chủ tịch công ty. Sechin thân thiết với Putin từ những ngày còn ở St. Petersburg và có lẽ là một trong những người có ảnh hưởng nhất xung quanh ông.

Ntv.de: Bìa cuốn sách của Yuryev cho thấy một thế giới được chia thành năm nước. Sự phân chia thế giới này có phải là kết cục của cuốn tiểu thuyết?

Cuốn tiểu thuyết bắt đầu với việc Nga chinh phục thế giới và khuất phục châu Mỹ và châu Âu. Nhưng đó không phải là chủ đề chính của cuốn sách. Hai phần ba quyển sách nói về trật tự xã hội mới ở Nga. Nó mô tả sự cai trị của oprichniks, một lực lượng quân cảnh do Ivan Bạo chúa thành lập vào thế kỷ 16. Cuốn sách tuyên truyền một chương trình xã hội tân trung cổ: Nga là một đế chế thần quyền và một xã hội giai cấp, trong đó mọi người sống theo tầng lớp xã hội kế thừa của họ. Các oprichniks cai trị đất nước với khủng bố trắng trợn, mà Juriev mô tả chi tiết đẫm máu. Họ có tất cả quyền lực chính trị. Hai giai cấp khác – các giáo sĩ chính thống và giai cấp thứ ba, bao gồm phần còn lại của dân chúng – không có bất kỳ quyền chính trị nào.

Ntv.tv: “Đế chế thứ ba” có phải là một phần chính trị tưởng nhớ mà bà đã đề cập đến không?

Cuốn sách hoàn toàn phù hợp với chính sách tưởng nhớ của Putin, việc Điện Kremlin chỉnh sửa ký ức lịch sử của người Nga, đã được thực hiện trong hơn hai mươi năm qua. Toàn bộ ý nghĩa  chính trị tưởng nhớ của Putin là làm cho người Nga tin rằng nước Nga thời trung cổ là một xã hội tuyệt vời, một sự thay thế tuyệt vời cho nền dân chủ, tốt hơn nhiều so với nền dân chủ. Mục tiêu của chính trị tưởng nhớ này là khôi phục đế chế, quân sự hóa dư luận xã hội và tuyên truyền khủng bố nhà nước như một truyền thống quốc gia vĩ đại.

Ntv.tv: Stalin có vai trò gì đối với hệ tư tưởng này và đối với công chúng Nga?

Có hai xu hướng quan trọng trong chính sách tưởng nhớ của Nga bổ sung cho nhau. Một là sự trở lại thời Trung cổ, được hỗ trợ bởi các bộ phim, phim truyền hình và các tượng đài. Xu hướng thứ hai là tái Stalin hóa: cam kết cởi mở với chủ nghĩa Stalin, đặc biệt là chủ nghĩa quân phiệt. Việc quân sự hóa công chúng thông qua việc sùng bái chiến thắng trong Thế chiến thứ hai là một khía cạnh quan trọng của quá trình tái Stalin hóa. Theo thông tin chính thức của Điện Kremlin, sự khủng bố của chủ nghĩa Stalin đã làm cho nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn và giúp đạt được một đế chế Liên Xô của Nga. Vì vậy, khủng bố là tốt.

Ntv.tv: Người Nga trung bình không biết rằng Stalin phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng triệu người sao?

Có chứ. Có nhiều cuộc thăm dò dư luận – bao gồm cả cuộc thăm dò ý kiến ​​mà tôi đã thực hiện với Nikolay Koposov – cho thấy rằng người Nga được thông báo đầy đủ về mức độ của cuộc đàn áp.

Ntv.tv: Và họ vẫn thích ông ấy? Tưởng điều đó đóng một vai trò quan trọng.

Người ta có thể mong đợi điều đó, nhưng nó không xảy ra. Xã hội này chưa bao giờ bận tâm đến những câu hỏi về trách nhiệm lịch sử. Những gì chúng ta đang chứng kiến ​​ngày nay là nhu cầu khủng bố nhà nước, được xây dựng từ thời hậu Xô Viết thông qua chính trị tưởng nhớ. Thật không may, một bộ phận đáng kể dân chúng tin rằng khủng bố nhà nước, khi nó xảy ra, là vì lợi ích của nước Nga.

Ntv.tv: Có hai cách để dịch tiêu đề cuốn sách của Yuryev sang tiếng Đức, “The Third Imperium” hoặc “The Third Reich”. Đó có phải là một bản dịch bất công cho cuốn sách?

Ồ không, đó là một bản dịch tuyệt vời. “Đế chế thứ ba” gợi lên một ý nghĩa lịch sử rất phù hợp, đặc biệt là vì Yuriev – giống như nhiều nhà tư tưởng cực hữu khác của Nga – công khai nói rằng Đức Quốc xã đưa ra những mô hình tuyệt vời cho chính trị Nga. Càng nực cười hơn khi Putin và bộ máy tuyên truyền của ông ta gọi người Ukraine là “Quốc xã” – một dân tộc đã chọn dân chủ thay vì chủ nghĩa toàn trị của Putin.

Ntv.tv: Đó không phải là một kết luận đặc biệt đáng khích lệ cho cuộc phỏng vấn này.

Thời đại chúng ta đang sống và cuộc chiến ở Ukraine không đáng khích lệ. Thật không may, cho dù bạn có ở cách nước Nga bao xa, cho dù bạn có viết bao nhiêu bài chống lại chủ nghĩa Putin, thì khi bạn sinh ra trong nền văn hóa này như tôi, đều có ý thức trách nhiệm khủng khiếp này về cuộc chiến ở Ukraine, về tội ác của chủ nghĩa Putin, mà chúng tôi không thể ngăn cản được.

PHÓNG SỰ UKRAINE

Oanh Vy Lý

PHÓNG SỰ UKRAINE

Tóm tắt: Ở Kharkiv, Vladimir Putin đã “giải phóng” hàng nghìn người khỏi mạng sống và ngôi nhà của họ

Tay Yulia Rebenko đầy máu; và không giống như Lady Macbeth, cô ấy không bị ảo giác. Tốc độ suy nghĩ nhanh nhẹn đã cứu cô sinh viên tâm lý năm nhất này khỏi cái chết: cô chạy từ bếp vào phòng tắm ngay khi nghe thấy những tiếng động lớn đầu tiên.

Vào thời điểm vụ pháo kích tiến đến căn hộ của cô trên phố Shakespeare vào chiều ngày 26 tháng 5, xuyên qua những cây lạc và rơi xuống bên ngoài cửa sổ nhà cô, thì Rebenko vẫn còn cách vụ nổ hai bức tường. Cô vẫn còn sống với những vết cắt nhỏ. Ít nhất chín người khác đã bị đưa vào nhà xác.

Dina Kirsanova, nhân viên bán hàng tại một quầy bán sữa gần ga tàu điện ngầm 23 tháng 8, mục tiêu chính của các cuộc không kích, đã nhìn thấy ít nhất 15 tên lửa trên bầu trời. Cô nói, các lực lượng phòng không đã chặn được hầu hết chúng, ngăn chặn thiệt hại lớn hơn về nhân mạng: “Nó còn hơn cả tàn nhẫn. Không có vị trí quân sự nào ở đây. Chỉ là những con người giản dị, cố gắng tồn tại ”.

Các cuộc tấn công mới đây vào Kharkiv diễn ra như một phần của giai đoạn thứ hai của cuộc chiến. Sau khi rút lui khỏi thủ đô Kyiv và một số thành phố ở phía bắc khác trong tháng 4, Nga tập trung lại các đơn vị quân đã bị thương vong nặng nề và tập trung nỗ lực vào phía đông.

Cuộc giao tranh bùng phát dữ dội nhất đang diễn ra ở tỉnh Luhansk, một phần của khu vực Donbas, nơi Nga đang hy vọng giành quyền kiểm soát Severodonetsk và Lysychansk, những thị trấn cuối cùng có quy mô hợp lý mà Nga vẫn chưa chiếm được ở vùng này và bao vây quân Ukraina.

Nhưng Nga dường như cũng đang bị đẩy lùi xa hơn về phía bắc. Trong một chuyến công du hiếm hoi bên ngoài Kyiv, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đến thăm Kharkiv và quân đội trong khu vực vào ngày 29 tháng 5.

Do đó, thành phố thứ hai của Ukraina, một thành phố đáng tự hào, gan dạ, dành cho tầng lớp lao động, phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn nhất. Bởi vì thành phố này chỉ cách Nga 40 km, ít người nghĩ rằng Kharkiv có thể đứng vững trước một cuộc xâm lược.

Trong trường hợp này, xe thiết giáp của Nga đã tiến đến ranh giới thành phố rộng lớn này chỉ trong vòng ba ngày đầu tiên của cuộc chiến. Nhưng sự kết hợp giữa tinh thần chống cự kiên cường và sự miễn cưỡng của Moscow trong việc sử dụng đủ số quân cần thiết để bao vây thành phố này đã khiến Kharkiv bằng cách nào đó vẫn sống sót. Vào giữa tháng 5, Ukraina phản công và chiếm lại một số ngôi làng ở phía bắc và đông bắc Kharkiv.

Nhiều người bắt đầu hy vọng cuộc sống bình thường có thể xảy ra; một số thậm chí đã bắt đầu quay trở về nhà. Thực tế tỏ ra là tệ hơn họ tưởng tượng. Các khu vực phía bắc của thành phố vẫn nằm trong tầm bắn của pháo binh tầm xa của Nga, và cuộc tấn công trên phố Shakespeare đã chứng minh điều đó. Quân Nga cũng đang đào hào, củng cố vị trí của họ và sẽ khiến việc đẩy lùi họ trở lại rất khó khăn.

Thống đốc Oleh Synyehubov cho biết cuộc chiến giành Kharkiv có vẻ như sẽ không kết thúc sớm. “Chúng tôi hiểu rằng chiến tranh không phải là câu chuyện diễn ra trong một tháng và chúng tôi sẽ cần phải sống trong thực tế mới này.” Cuộc sống riêng của thống đốc đã bị hủy bỏ; Synyehubov đã không có văn phòng kể từ khi một tên lửa hành trình của Nga bắn trúng trụ sở của ông vào tháng Ba. Ông gặp phóng viên để trả lời phỏng vấn tại một địa chỉ bí mật, chỉ được liên lạc vào phút cuối.

Synyehubov nói rằng chỉ hơn một nửa trong số 1,5 triệu người của Kharkiv đã rời đi. Tất cả những người ở lại đều dễ bị tổn thương do máy bay phản lực, tên lửa và pháo binh của Nga; họ nên ở nhà trừ khi họ có nhu cầu khẩn cấp phải ra đường. Một số người dường như đang chú ý đến lời khuyên này.

Nhưng những người khác cố chấp phớt lờ nó. The Ditch, một quán bar cocktail cách phố Shakespeare 2km, tiếp tục lên kế hoạch mở cửa trở lại sau ba tháng bất chấp các cuộc tấn công tên lửa mới. Daria Taran, người phục vụ và đồng sở hữu quán này cho biết: “Pháo kích không còn khiến chúng tôi khó chịu nữa. Chúng tôi biết một tên lửa có thể có tên của chúng tôi trên đó. Nhưng đó là số phận.”

Tại khu chợ Barabashova khổng lồ của thành phố, từng là trái tim của thương mại tại Kharkiv, nhưng giờ hầu như chỉ còn là đống đổ nát cháy xém, một vài chủ cửa hàng đã dám mở cửa trở lại. Iryna Petrovna đã bắt đầu bán lại bình chứa và chảo kim loại. Nhưng hàng trong kho của cô là hàng Trung Quốc và với việc các cảng của Ukraina đang bị Nga phong tỏa, cô biết mình khó có thể mua được hàng mới. “Chúng tôi rất sợ hãi, nhưng chúng tôi có thể làm gì khác? Chúng tôi cần phải làm việc”.

Ở cửa hàng bên cạnh, Sergei Ivanov đang tìm kiếm trong một mớ đồ sứ vỡ và mảnh đạn với hy vọng tìm được thứ gì đó để bán. Anh kể là mình đã mua hai container đĩa sứ trị giá cao từ Pháp để bán trong Ngày Phụ nữ 8 tháng 3. “Đó là những đồ xa xỉ. Hãng Luminarc.” Không rõ hai nhà kinh doanh trên có thể tìm thấy khách hàng ở đâu. Những người bán hàng khác ở chợ đang thu dọn đống đổ nát.

Timur, một người đàn ông với đôi mắt xanh thẳm và hơi thở nồng nặc mùi rượu, dẫn chúng tôi đến đống tên lửa Grad của Nga mà anh lấy được từ cuộc tấn công cuối cùng vào ngày 17/5. Người thợ xây cũ này cho biết anh ta được trả 500 hryvnia (17 đô la) một ngày cho việc này. Anh nói, tiền đó không đủ cho việc nuôi hai đứa con, nhưng hiện tại không có nhiều việc ở Kharkiv.

Chợ Barabashova nằm ở một đầu của quận Saltivka rộng lớn — một khu rừng các nhà lắp ghép chắc chắn do Liên Xô xây dựng. Do chúng ở vị trí phía bắc thành phố nên các tòa nhà này đã hứng chịu phần lớn pháo kích của Nga.

Nó từng được gọi là quận Matxcơva, nhưng giống như nhiều tên khác theo chủ đề Nga, đã được đổi tên vào tháng Năm. Ở những khu vực an toàn hơn của thành phố, mọi người đang quay trở lại, nhưng chỉ về rồi lại ra đi.

Cư dân đang quay trở lại để lấy đi bất cứ tài sản nào họ có thể lấy đi trước khi nó trở thành khan hiếm: tranh, ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa không khí, phụ kiện nhà vệ sinh. Alla Yaroslavtseva, 57 tuổi, đi ra từ đống đổ nát cháy đen của nhà số 80 phố Natalii Uzvii, nơi bị bắn thủng một phần giữa, cầm trong tay một số ảnh và đồ kỷ niệm.

Yaroslavtseva không nghĩ rằng bà sẽ trở lại đây lần nữa. Bà nói rằng bà đã làm việc cả đời mình để mua đứt căn hộ của mình với hy vọng có thể để lại nó cho các con. “Bây giờ tôi phải bắt đầu lại vì Thế giới Nga chết tiệt đã quyết định đến và giải phóng tôi. Giải phóng khỏi cái gì chứ? Giải phóng tôi khỏi căn hộ của tôi sao?”

Sự tức giận của bà Yaroslavtseva là minh chứng cho sự thay đổi ở một thành phố mà nhiều người Ukraina cho rằng có thiện cảm với nước Nga. Hàng loạt người ở đây đang chuyển từ nói tiếng Nga sang nói tiếng Ukraina, mặc dù rõ ràng điều đó không đến một cách tự nhiên. Bohdan, một tài xế đến từ Saltivka, cho biết: “Tôi muốn con trai mình kinh tởm khi nghe thấy tiếng Nga, nhưng điều này rõ ràng là không thực tế.

Đối với Serhiy Zhadan, một tác giả và nhà thơ nổi tiếng ở đây, người vẫn ở lại mặc dù có khả năng là mục tiêu của các đội tấn công của Nga, các giả định luôn là sai. Bản sắc khu vực mạnh mẽ và sở thích ngôn ngữ có ý nghĩa hơn nhiều so với các bộ phận của họ, ông nói. “Người Nga cũng nghĩ rằng họ sẽ được người dân tặng hoa, và họ cũng không hiểu chúng tôi.” Ông nói rằng khi thành phố Kharkiv nhìn về tương lai của nó, cảm giác đoàn kết trong một bi kịch chung đã mang lại một chút hy vọng. Nhưng với việc pháo kích và chết chóc vẫn là hiện thực trong tương lai gần, người dân địa phương sẽ cần một tư duy “kiểu Israel” để tồn tại.

“Nước Nga sẽ không tự biến mất. Chúng tôi phải làm quen với việc sống chung với một gã hàng xóm điên rồ”.

FB CÙ TUẤN

– dịch từ The Economist.

Giám đốc CIA William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới

Giám đốc CIA William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới

Edward Luce, “What the CIA thinks: William Burns on the new world disorder,” Financial Times, 13/05/2022.

Biên dịch:Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm mươi năm sau ‘cuộc đảo chính’ Chiến tranh Lạnh của Nixon, người Mỹ đang đối mặt với một trật tự toàn cầu mới.

Chúng ta không thường xuyên được gặp những người có số tuổi đạt đến ba chữ số. Henry Kissinger, người sẽ bước sang tuổi 99 vào tháng này, hiện đã già hơn bất kỳ chính khách nào còn sống trên thế giới. Tại Lễ hội FTWeekend ở Washington vào thứ Bảy tuần trước, chiến lược gia Chiến tranh Lạnh đã nhận xét rằng nhân loại “hiện đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới.” Xét đến việc ông đã sống được 40% lịch sử nền cộng hòa Mỹ, Kissinger có quyền đưa ra nhận định đó – bất kể người ta nghĩ thế nào về hồ sơ đầy tranh cãi của ông.

Thế nhưng William Burns, 66 tuổi, Giám đốc CIA, mới là người mang đến tin tức chính của lễ hội. Burns nói rằng Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc, “đang lo lắng trước những tổn hại về danh tiếng có thể xảy đến với Trung Quốc khi họ ủng hộ sự tàn bạo trong hành động xâm lược của Nga đối với người Ukraine”.

Tuy nhiên, bất chấp việc Vladimir Putin đe dọa dùng đến vũ khí hạt nhân, Burns nói rằng Mỹ vẫn tiếp tục coi Trung Quốc, chứ không phải Nga, là đối thủ chính của mình. “[Putin] thể hiện theo một cách rất đáng lo ngại rằng các cường quốc đang suy yếu có thể làm loạn, chí ít cũng bằng với các cường quốc đang trỗi dậy,” ông nói. Nhưng Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn.

Một trong những lợi ích của lịch sử là nó cho phép bạn hình dung ngày hôm nay dưới một góc nhìn khác. Như câu nói của người Liên Xô: “Tương lai là tất định. Quá khứ mới là vô định.” Tuy nhiên, hiện tại của ngày hôm nay là điều mà người ta có thể định hình.

50 năm trước, Kissinger và Tổng thống của ông, Richard Nixon, đã thay đổi cục diện Chiến tranh Lạnh bằng cách mở cửa với Trung Quốc của Mao Trạch Đông. Bằng cách gia tăng sự chia rẽ giữa quốc gia cộng sản lớn nhất thế giới và quốc gia cộng sản hùng mạnh nhất thế giới, chuyến thăm Trung Quốc của Nixon được cho là nước đi hay nhất của Mỹ trên bàn cờ Chiến tranh Lạnh. Đã từng có thời người Mỹ và người Trung Quốc cùng nhau vui vẻ nâng ly, sau khi Nixon và Mao ký Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 – vốn đã được Kissinger bí mật lên kế hoạch bằng chuyến đi ẩn danh tới Bắc Kinh, qua ngả Pakistan. Nhưng ngày kỷ niệm 50 năm của sự kiện này đã trôi qua trong im lặng hồi tháng 2 năm nay. Nhà Trắng của Joe Biden đã phớt lờ đề nghị tổ chức lễ kỷ niệm chung của Trung Quốc.

Lịch sử giờ đã quay ngoắt 180 độ. Năm 1972, Nixon dễ dàng gạt bỏ những lời chỉ trích từ cánh hữu khi thực hiện một thỏa thuận với Mao ngay giữa bối cảnh Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc. Bộ máy chính sách đối ngoại của Mỹ, theo bản năng, đã tận dụng được bước đi này, khiến Liên Xô bị cô lập và suy yếu hơn. Vô đạo đức nhưng hiệu quả. Tất nhiên, ví dụ tương tự thường được nhắc đến là liên minh Mỹ-Anh với Liên Xô của Stalin nhằm đánh bại chủ nghĩa Quốc xã.

Chủ tịch Mao Trạch Đông và Tổng thống Mỹ Richard Nixon tại Trung Quốc vào năm 1972 ©Everett/Shutterstock

Tổng thống Nga Vladimir Putin chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Điện Kremlin vào năm 2019 ©Tân Hoa Xã/Eyevine

Ngược lại, Washington ngày nay gần như nhất trí về một chính sách đối ngoại xem Trung Quốc và Nga là anh em sinh đôi, dù bây giờ Nga đã trở thành ‘cậu em’ yếu hơn. Tổng thống Biden xem chính trường toàn cầu là cuộc cạnh tranh giữa chuyên chế và dân chủ. Kissinger rõ ràng không đồng ý, dù ông luôn cẩn thận không bao giờ lên tiếng công khai về những vấn đề quan trọng. Vị chính trị gia đáng kính không chỉ trả lời bằng loại ngôn từ bí ẩn kiểu Yoda, mà tư thế khom lưng của ông cũng gợi nhớ về nhà hiền triết trong Chiến tranh giữa các vì sao. Sự khác biệt trong ý thức hệ không nên là vấn đề chính của cuộc đối đầu, ông nói, “trừ khi chúng ta sẵn sàng biến việc thay đổi chế độ trở thành mục tiêu chính trong chính sách của chúng ta.”

Vậy còn CIA nghĩ gì? Câu hỏi này thường có liên quan vì Burns – nhà ngoại giao chuyên nghiệp đầu tiên trở thành người đứng đầu cơ quan tình báo chính của Mỹ trong 80 năm tổ chức này tồn tại – luôn được đánh giá cao không kém bất kỳ ai trong chính quyền Mỹ. Một trong những người hâm mộ ông lâu dài nhất chính là Biden. Tuy nhiên, Burns đã được nhất trí bổ nhiệm bởi một Thượng viện Mỹ phân cực, một điều hiếm hoi tựa như việc nhìn thấy vật thể bay không xác định ở Washington ngày nay. Một số nhà ngoại giao nước ngoài gọi ông là “Ngoại trưởng thứ hai.”

Tháng 11 năm ngoái, khi lực lượng Nga tập trung đông đảo ở biên giới Ukraine, Biden đã cử Burns đến nói chuyện với Putin ở Moscow. Đây lại là một lần đầu tiên khác. Những người đứng đầu cơ quan tình báo thường không được tuyển dụng để gặp gỡ những người đứng đầu các quốc gia có vũ khí hạt nhân. Dù đúng là Putin từng đứng đầu FSB, trước đây được gọi là KGB, nhưng hai người không phải đồng cấp.

Tuy nhiên, Burns là một Giám đốc tình báo khác thường. Trải qua nhiều năm ở D.C., tôi chưa hề bắt gặp một nhân vật của công chúng nào mà không ai có thể nói xấu. Lần gần nhất tôi gặp ông là tại buổi ra mắt bộ phim James Bond cuối cùng của Daniel Craig, do Đại sứ quán Anh tổ chức vào tháng 10 – một bộ phim tưởng như còn kéo dài hơn cả Chiến tranh Lạnh, với những cuộc đối thoại chắc chắn tệ hơn nhiều. Burns đã vui vẻ tạo dáng chụp một bức ảnh iPhone bên cạnh một khung hình của Bond sắp hết thời.

Vladimir Putin ngồi vào bàn đàm phán bên cạnh Ngoại trưởng Sergei Lavrov, và đối diện với William Burns (lúc đó là Đại sứ Mỹ tại Moscow) vào tháng 03/2008 ©Pool /AFP/Getty Images

Tập Cận Bình (lúc đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc) được Burns (lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ) chào đón tới Washington vào tháng 02/2012 ©Tân Hoa Xã/Eyevine

Việc lắng nghe Giám đốc CIA bình luận theo thời gian thực về một cuộc chiến gần như là chiến tranh ủy nhiệm giữa hai cường quốc vũ trang hạt nhân lớn là một trải nghiệm siêu thực (Nga có số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược nhiều như Mỹ; riêng về khoản này, Trung Quốc đứng thứ ba, với khoảng cách rất xa). Là một cựu Đại sứ Mỹ nói tiếng Nga tại Moscow, Burns hiểu Putin rất rõ. “Tôi đã đối phó và theo dõi Tổng thống Putin trong nhiều năm, và điều tôi thấy, đặc biệt là trong thập niên vừa qua, là ông ấy giống như một mồi lửa của buồn phiền, tham vọng, và bất an – tất cả được cuộn tròn lại cùng nhau,” Burns nói. “Mức độ chấp nhận rủi ro của ông ấy đã tăng lên trong những năm qua, khi quyền lực của ông ngày càng mạnh hơn, và vòng tròn cố vấn của ông ngày càng thu hẹp lại.”

Một phần vì Mỹ tích cực sử dụng “tình báo phủ đầu” – giải mật có chọn lọc các kế hoạch quân sự của Putin – nên Nga đã buộc phải bắt đầu lại từ đầu. Đối với Ukraine, và những người ủng hộ NATO của họ, triển vọng quân sự hiện tại đang lạc quan hơn bất cứ thời điểm nào kể từ khi cuộc xâm lược nổ ra ngày 24/02. Cuộc tấn công chớp nhoáng nhắm vào Kyiv của Putin đã bị hủy bỏ trong tháng 4, sau khi vấp phải sự kháng cự quyết liệt của người Ukraine, và còn vì lý do thương vong nặng nề. Các vấn đề về tiếp tế và tinh thần đã tạo ra vụ tắc đường dài nhất trên thế giới – đoàn xe tăng và xe bọc thép dài 65 km của Nga cuối cùng đã buộc phải lùi lại.

Nguyên nhân khiến Putin bị sỉ nhục đến từ việc Ukraine có nguồn thông tin tình báo phương Tây về các kế hoạch chiến đấu của Nga rất tốt. Theo Burns, thông tin tình báo phủ đầu cũng cướp đi những luận điệu mà Putin dùng cho cuộc xâm lược. “Tôi nghĩ rằng rất hữu ích khi tước khỏi tay Putin điều mà sau nhiều năm quan sát tôi biết rằng ông ấy đã thành thạo, đó là tạo ra những câu chuyện giả dối để mở đường cho những chiến dịch treo cờ giả (false-flag operations)” ông nói.

***

Hôm thứ Hai, Putin đã phủ nhận lo ngại về một cuộc tấn công mới và về việc mở rộng chiến tranh trong lúc ông phát biểu với dáng vẻ gần như cam chịu tại Quảng trường Đỏ. Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 09/05 hàng năm, ngày kỷ niệm vai trò của người Nga trong việc đánh bại Đức Quốc xã trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, được coi là thời điểm để Putin tiết lộ thêm điều mà Kissinger gọi là quan điểm “gần như thần bí” của Tổng thống Nga về lịch sử. Về cơ bản, Putin đã viết lại quá khứ để phục vụ cho câu chuyện của ông về “phi phát xít hóa” Ukraine, cũng như liên kết NATO với thế giới quan bị cho là phát xít của Kyiv. Những sửa đổi của Putin đã tách Mỹ và Anh khỏi chiến thắng trước chủ nghĩa Quốc xã năm 1945. Chúng cũng ngó lơ Hiệp ước Bất tương xâm Xô-Đức năm 1939, trong đó hai chế độ đã đồng ý phân chia Ba Lan và các khu vực khác ở Đông Âu. Liên Xô thực ra đã chiếm Ukraine từ 20 năm trước.

Burns phát biểu hai ngày trước cuộc duyệt binh ở Moscow. Nhưng ông tin chắc rằng cuối cùng Putin sẽ quay trở lại tấn công. Ông nói, cuộc chiến có lẽ đang bước vào giai đoạn tiêu hao, trong đó Nga sẽ tìm cách củng cố và mở rộng vùng đất họ chiếm được ở phía đông, trước khi tập hợp lại để thực hiện một cuộc tấn công khác vào Kyiv. “Tôi nghĩ rằng ngay bây giờ, ông ấy bị thuyết phục rằng nếu quyết tâm, ông vẫn có thể đạt được tiến bộ,” Burns nói.

Binh lính Nga trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 09/05 ở Moscow trong tuần này ©Zuma Press/Eyevine

Cho đến nay, thành tích của tình báo Mỹ vẫn rất tốt. Ngoại trừ khả năng quân sự kém cỏi của Nga, điều khiến mọi người phải ngạc nhiên, chính quyền Biden đã đoán đúng gần như mọi động thái của Putin trước khi ông ta thực hiện chúng. Tuy nhiên, xác định lằn ranh đỏ cuối cùng của Putin có lẽ lại là câu chuyện của phỏng đoán. Có vẻ như ngay cả Putin, người chưa cho thấy ông đã nâng cấp chất lượng tình báo của chính mình – vốn còn tệ hơn cả tình báo Ukraine – cũng không biết đâu là lằn ranh đỏ của mình.

Điều này đặt ra một câu hỏi lớn hơn, về việc liệu Biden có đang đẩy sự can dự của Mỹ đi quá xa hay không. Khi chiến tranh nổ ra, Tổng thống đã rất nỗ lực để hạ thấp vai trò của Mỹ trong việc cung cấp vũ khí và dữ liệu cho Ukraine. Lính Nga càng bộc lộ nhiều điểm yếu quân sự, và nhiều hành vi tàn ác càng bị vạch trần, thì Biden càng trở nên táo bạo. Vào tháng 4, ông đã gọi Putin là tội phạm chiến tranh. Ông cũng mô tả cuộc chiến của Nga với Ukraine là “tội ác diệt chủng.” Tuần trước, các quan chức giấu tên tiết lộ với New York Times rằng tình báo Mỹ đã xác định được danh tính 12 tướng Nga đã thiệt mạng trong chiến tranh. Một nguồn tin khác của Washington Post nói rằng cơ quan tình báo Mỹ đã hỗ trợ điều phối để giúp đánh chìm Moskva, soái hạm của Nga trên Biển Đen, một trong những đòn tấn công hải quân tàn khốc nhất trong nhiều thập niên.

Biden đã khó chịu khi chứng kiến loạt thông tin rò rỉ, vốn không được giải mật hay được ủy quyền. Nhưng thật khó để không có ấn tượng rằng giọng điệu của Washington đã chuyển từ thận trọng sang khoe khoang. Burns chắc chắn không mong muốn điều này. “Thật là vô trách nhiệm,” ông nói. “Việc mọi người nói quá nhiều, cho dù là tiết lộ tin mật ở nơi riêng tư, hay thảo luận công khai về các vấn đề tình báo, đều rất nguy hiểm.”

Binh sĩ Ukraine mang cờ Mỹ ở Kyiv, ngày 07/03 © Polaris / eyevine

Điều này trở nên đặc biệt đúng khi đối thủ, vốn sở hữu vũ khí hạt nhân, đưa ra thật nhiều gợi ý về chuyện leo thang, vốn là điều mà Putin và các quan chức của ông đang làm. Dù Burns nói rằng tình báo Mỹ chưa phát hiện ra những dấu hiệu cụ thể cho thấy Putin đang triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhưng tình hình có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Luận điệu tận thế của Moscow hiện trái ngược hẳn với phần lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh – chí ít là kể từ Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 – khi cả Washington và Moscow đều nói về vũ khí hạt nhân bằng thứ ngôn ngữ mơ hồ.

Burns nói, “Tôi nghĩ điều cực kỳ quan trọng mà cả người Nga và người Mỹ cần nhớ là, ngày nay, chúng ta vẫn là siêu cường hạt nhân duy nhất trên thế giới. Chúng ta cùng nhau kiểm soát 90% vũ khí hạt nhân trên thế giới, và ngay cả trong giai đoạn tồi tệ nhất của Chiến tranh Lạnh, các nhà lãnh đạo của Nga và Mỹ đều thể hiện nhận thức rằng chúng ta có những khả năng đặc biệt nhưng cũng có những trách nhiệm đặc biệt.”

***

Vậy tiếp theo là gì? Mục tiêu chính thức của Mỹ là muốn Nga bị đánh bại ở Ukraine. Còn mục tiêu không chính thức, mà Biden cũng chẳng buồn ngụy trang, là buộc Putin phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh của ông ta. Nói cách khác, Mỹ không muốn gì hơn là một sự thay đổi chế độ. Điều này cũng hoàn toàn đúng với Trung Quốc. Như Burns đã chia sẻ trong phỏng vấn với Financial Times, “Không một phút nào tôi không nghĩ rằng cuộc chiến Ukraine đã làm xói mòn quyết tâm giành quyền kiểm soát Đài Loan của Tập trong thời gian qua,” Trung Quốc của Tập Cận Bình vẫn là “thách thức địa chính trị lớn nhất mà chúng tôi phải đối mặt lâu dài với tư cách là một quốc gia.”

Giữa bối cảnh chiến tranh Ukraine, Biden dự kiến sẽ tới thăm Hàn Quốc và Nhật Bản vào tuần tới – chuyến đi nước ngoài đầu tiên của Tổng thống kể từ khi ông đến Warsaw vào tháng 4. Tuần này, ông sẽ tiếp các nhà lãnh đạo của ASEAN, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, tại Washington. Mục tiêu của Mỹ là cô lập Trung Quốc và sau đó thực hiện một số hình thức để “phân tách” kinh tế, dù vẫn còn thiếu nhiều chi tiết rõ ràng về cách thức triển khai trong thực tế.

Ngày nay, tinh thần chống Trung Quốc ở Washington cũng lên cao như xu hướng phân chia lưỡng đảng. Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa gọi Trung Quốc là “đế chế ma quỷ mới.” Tháng trước, một nghị sĩ Đảng Cộng hòa đề xuất một dự luật mới, gọi là luật AXIS – Đánh giá sự Can thiệp và Lật đổ của Tập (Assessing Xi’s Interference and Subversion) – trong đó yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ báo cáo về mức độ hỗ trợ của Trung Quốc đối với Nga trong cuộc chiến. Tất nhiên, tên của dự luật là sự gợi nhớ đến liên minh phát xít giữa Đức, Ý, và Nhật trong Thế chiến II.

Mọi người chụp ảnh bài phát biểu của Henry Kissinger được chiếu trên TV tại Thượng Hải nhân kỷ niệm 50 năm Thông cáo chung Thượng Hải ©CNS/AFP/Getty Images

Trường phái chính sách đối ngoại “hiện thực”, mà Kissinger đại diện, đã gây được ấn tượng mạnh trong thời gian gần đây, và điều đó là xứng đáng. Ý tưởng rằng Nga nên có khu vực ảnh hưởng của riêng mình, bao gồm Ukraine, và việc phản đối sự mở rộng của NATO, có vẻ như là những luận điệu trơ trẽn nếu xét mong muốn chiếm đất rõ ràng của người Nga. Không chỉ là vô đạo đức, mà đó còn là hành động tự hại mình. Nếu Putin thắng ở Ukraine, toàn bộ châu Âu sẽ rơi vào bất ổn. Nhưng mọi thứ có thể sẽ khác, một khi Nga buộc phải thừa nhận thất bại quân sự của mình, vốn có vẻ là điều cuối cùng sẽ diễn ra. Tại thời điểm đó, Mỹ sẽ rơi vào một tình huống chưa từng có, khi phải đối đầu với hai cường quốc quân sự toàn cầu trong một liên minh mang tính tình thế nhằm chống lại Mỹ.

Cuộc xâm lược của Putin đã tạo ra hai phản ứng khác biệt trên khắp thế giới. Phương Tây hiếm khi nào đoàn kết hơn lúc này. Đức đã phá bỏ lập trường tồn tại hàng thập niên của mình – xoa dịu Nga thông qua thương mại và đầu tư. Thay vì nói về việc “Phần Lan hóa” Ukraine, đảm bảo tính trung lập của nước này, giờ đây có vẻ như Phần Lan sẽ tham gia NATO. Thụy Điển cũng đang cân nhắc sẽ làm như vậy.

Vladimir Putin với các nhà lãnh đạo đồng cấp tham gia hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Brasília vào tháng 11/2019. Từ trái qua: Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa của,

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ©Kyodo News/Getty Images

Tuy nhiên, ngoài phương Tây, thế giới đã phản ứng khác. Các nước lẽ ra thuộc phe dân chủ theo ranh giới phân chia toàn cầu của Biden, chẳng hạn như Ấn Độ và Mexico, đã bỏ phiếu trắng trong các cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc nhằm lên án hành vi xâm lược của Putin. Nhìn chung, những nước bỏ phiếu trắng hoặc phiếu chống để ủng hộ Nga đại diện cho hơn một nửa dân số thế giới. Nếu sau cùng chính quyền Biden buộc các nước thứ ba phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh phân tách kinh tế và công nghệ, thì không rõ phần lớn sẽ đi theo con đường nào. Ví dụ, các nước ASEAN có trao đổi thương mại với Trung Quốc gần gấp đôi so với Mỹ. Họ không muốn bị buộc phải lựa chọn. Nhưng nếu họ buộc phải chọn, thì câu trả lời có thể không phải là Washington.

Theo cách nói của Robert Kagan, Mỹ là một “quốc gia nguy hiểm” – đó là một cách nói khác rằng Mỹ đã sẵn sàng sử dụng vũ lực để xuất khẩu lý tưởng của mình. Tuy nhiên, lịch sử cho chúng ta biết rằng, Mỹ hoạt động hiệu quả nhất khi thực dụng, chẳng hạn như trong Chiến tranh Lạnh và Thế chiến II. Câu hỏi quan trọng thời hậu chiến đối với Mỹ sẽ là liệu họ có tìm cách thúc đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, hay sẽ tìm kiếm những cách thức ngoại giao sáng tạo để phá lỏng sự liên kết này.

Với cả hai cách tiếp cận, rủi ro đều rất lớn. Kissinger nói, “Hiện chúng ta đang phải đối mặt với những công nghệ mà sự trao đổi nhanh chóng… có thể tạo ra mức độ thảm họa thậm chí không thể tưởng tượng được.” Thế giới đang chứng kiến việc lịch sử của Nga có thể khó lường đến mức nào. Nhưng việc Putin lạm dụng quá khứ có thể trở nên không là gì so với sự bất định đang bao trùm tương lai của tất cả mọi người.

E.L.

Edward Luce là biên tập viên về Mỹ của Financial Times

Nguồn:Nghiencuuquocte.org

Cảnh quay kinh dị cho thấy Nga sử dụng ‘bom mưa nhiệt rắn’ có thể đốt người đến trơ xương ở Ukraine

Cảnh quay kinh dị cho thấy Nga sử dụng ‘bom mưa nhiệt rắn’ có thể đốt người đến trơ xương ở Ukraine

29/05/2022

Vũ Quang / Thời báo.de Tổng hợp

Đoạn clip kinh dị cho thấy một cơn mưa nhiệt hạch

Đoạn phim kinh dị được cho là cho thấy Nga đang sử dụng những quả bom nhiệt rắn làm tan chảy xác thịt có thể đốt từ da thịt đến tận xương.

Đoạn video kinh hoàng xuất hiện cho thấy bầu trời đêm bừng sáng bởi một cơn mưa lạnh giá của nhiệt điện lấp lánh, đang cháy, một hỗn hợp hóa học giết người.

Thermite được cho là đã được phóng bởi các bệ phóng Grad của Nga bằng cách sử dụng tên lửa cháy 9M22S.

Đoạn clip, được chia sẻ bởi nhiều nhà báo có uy tín ở Ukraine, dường như được quay bởi một người lính trong đơn vị Vệ binh Quốc gia ở Donbas.

Nhà báo Euan MacDonald đã chia sẻ đoạn phim và nói trong chú thích: “Quân đội Ukraine đang phải đối mặt với một số loại vũ khí dã man, man rợ nhất từng được tạo ra.”

Không có lý do gì để không nhanh chóng cung cấp vũ khí cho họ để chống trả.”

Một nhà báo khác là Illia Ponomarenko đã viết trên Twitter: “Bom, đạn Thermite được Nga sử dụng.”

Thermite, một hỗn hợp bột kim loại và oxit kim loại được sử dụng để chế tạo bom cháy.

Nó cháy ở nhiệt độ hơn 2.400C – quá nóng nó có thể cháy xuyên qua thép và bê tông.

Và nếu nó tiếp xúc với thịt người, nó có thể đốt cháy thịt và chỉ còn trơ xương.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trước đó đã cảnh báo loại vũ khí chết người này có thể gây ra những vết bỏng cực kỳ đau đớn trên da người và có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp.

Việc sử dụng bom rất nguy hiểm vì phạm vi hoạt động rộng của chúng đồng nghĩa với việc không thể chứa chúng trên chiến trường – và tác động của nó có thể ảnh hưởng đến dân thường.

Các loại vũ khí sát thủ trước đây đã được quân Đồng minh và Đức sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, kể cả trong vụ đánh bom Dresden vào tháng 2 năm 1945.

Những quả bom nổ mạnh và các thiết bị gây cháy đã được thả xuống thành phố khiến khoảng 25.000 người thiệt mạng.

Ngày nay, việc sử dụng thermite làm vũ khí gây cháy được coi là một tội ác chiến tranh.

Việc sử dụng nó đã bị cấm theo nghị định thư thứ ba của Công ước Liên hợp quốc về vũ khí thông thường năm 1980 tại Geneva.

Trước đó, Nga đã bị cáo buộc sử dụng bom phốt pho trong nỗ lực chiếm giữ nhà máy thép Mariupol Azovstal vào đầu tháng này.

Cảnh quay ấn tượng cho thấy một tên lửa của Nga phát nổ giữa không trung phía trên nhà máy với chất nổ rực lửa thả xuống.

Các quan chức Ukraine tuyên bố đoạn clip cho thấy lực lượng Nga thả bom cháy và phốt pho 9M22S xuống các xưởng luyện thép.

Nga cũng bị cáo buộc sử dụng vũ khí giết người sau khi xuất hiện cảnh quay được cho là cho thấy chất phốt pho trắng bốc cháy dữ dội trên mặt đất ở thành phố Kramatorsk, miền Đông nước này.

Phốt pho trắng gây thương tích và tử vong bằng cách đốt sâu vào mô, hít phải khói và ăn vào.

V.Q.

Nguồn: thoibao.de

Không sợ đối thủ giỏi, chỉ sợ đồng đội ngu!

Không sợ đối thủ giỏi, chỉ sợ đồng đội ngu!

Bởi  AdminTD

Đỗ Ngà

25-5-2022

Cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ tham chiến nhưng có Hàn Quốc, New Zealand, Úc cùng tham chiến với quân Mỹ. Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất 1991, cùng tham chiến với Mỹ có 5 quốc gia khác và sự hậu thuẫn của LHQ. Chiến tranh vùng vịnh lần thứ hai 2003, phía Hoa Kỳ kéo thêm 3 nước tham gia gồm Anh, Úc, Ba Lan. Chiến tranh Afghanistan năm 2001, Mỹ cũng lôi kéo Anh tham gia.

Để ủng hộ Ucraina chống Nga, Mỹ có NATO đồng hành về mặt quân sự, có EU đồng hành về mặt kinh tế. Như vậy, sức mạnh của Mỹ không chỉ nằm ở chỗ vị trí số một thế giới về quân sự lẫn kinh tế, mà sức mạnh mềm của Mỹ còn đáng sợ hơn. Muốn chống ai, Mỹ hô một tiếng là có hàng loạt cường quốc đồng hành. Đấy là điều mà Nga và Tàu không thể có.

Putin tưởng mình mạnh, hắn “bợp tai” Ucraina thì lập tức nước Nga bị đánh hội đồng. Nga cô đơn dù kế bên có anh bạn Tàu. Bạn của Putin là thế, loại bạn “mạnh ai nấy lo”. Cuộc chiến ở Ucraina, ngoài Tàu thì Putin cũng được sự ủng hộ của Belarus. Tuy nhiên, quốc gia này chỉ ủng hộ miệng, không hề có hành động nào cả.

Như vậy rõ ràng, bạn của Putin là loại bạn “mạnh ai nấy lo” chứ không phải là như những người bạn “không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng cùng năm” của Mỹ. Việt Nam đang “làm bạn với tất cả” cũng theo dạng “mạnh ai nấy lo” như thế mà thôi. Bọn độc tài thì luôn ích kỷ, đó là bản chất rồi.

Nước Tàu tuy giàu, có bạn nhưng thực chất nó rất cô đơn. Rất cô đơn trong cuộc đối đầu với Mỹ. Cho dù Tập mang tiền đi rải khắp thế giới để mua chuộc, nhưng bạn bè của nó cũng chỉ là loại “mạnh ai nấy lo”, không có chuyện sẽ có một quốc gia nào đó hỗ trợ quân sự hoặc kinh tế cho Tàu nếu nước Tàu bị trừng phạt. Việc Mỹ huy động sức mạnh mềm, dạy cho Putin một bài học cũng là cách gián tiếp răn đe Tàu Cộng.

Hiện nay Mỹ đang làm chủ 4 group, trong đó có 3 group quân sự, và 2 group kinh tế. Những group này được Tàu xem là những nhóm kìm hãm đà lớn mạnh của họ, mà quả thật, ý đồ của Mỹ là vậy. Ba tổ chức quân sự là: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO; Bộ Tứ Kim Cương (QUAD); Hiệp Ước An Ninh Anh – Úc – Mỹ (AUKUS). Hai tổ chức kinh tế là: Nhóm 7 nước Công nghiệp Phát triển (G7); và Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF). IPEP là sáng kiến thay cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đây.

Hãy xem kỹ, Ucraina bất chấp nguy hiểm muốn vào NATO, Thụy Điển và Phần Lan cảm thấy bất an nên tìm đến NATO để được che chở. Vậy câu hỏi đặt ra là, NATO có sức hút mạnh là vì đâu? Vì “hạt nhân” trong tổ chức NATO là Mỹ. TPP thời Obama có sức hút rất mạnh, hàng loạt các quốc gia xếp hàng xin gia nhập. Tuy nhiên, sau khi Donald Trump rút khỏi TPP thì tổ chức hợp tác kinh tế này chỉ còn là “cái xác không hồn”. Giờ Mỹ cho lập IPEP thì các quốc gia khác đang bị hút mạnh vào, Trung Cộng tỏ ra lo lắng. Mỹ có sức hút mạnh trong mọi tổ chức, từ quân sự đến kinh tế.

Nước Nga sẽ thất bại toàn diện. Bức tranh ấy đã rõ. Thất bại quân sự, kinh tế sụp đổ, vai trò quốc tế bị hạn chế, Nga thành quốc gia bị cô lập về mọi mặt. Trong cuộc đua đường trường về khía cạnh kinh tế và quân sự, xem như nước Nga bị Mỹ cột chặt cổ vào gốc cây không cho tiến được nữa. Tập Cận Bình hãy quan sát mà tự liệu bản thân.

Nhóm cường quốc độc tài chỉ vỏn vẹn có 2 nước là Nga và Tàu thua rất xa nhóm cường quốc dân chủ. Tuy ít, nhưng Mỹ và Phương Tây luôn coi họ là “đối thủ đáng gờm” không dám khinh thường. Nguyên nhân là Mỹ và Phương Tây không biết “con bài tẩy” của họ là gì, họ nghĩ con bài tẩy trong tay Nga – Tàu là con át nên ngại động chạm.

Putin quả là gã “hữu dũng vô mưu”, vì hiếu thắng, ông ta đã dại dột lật con bài tẩy lên để dọa Ucraina. Và cuối cùng, cả thế giới ngã ngửa, thì ra đó chỉ là con 3 Bích. Nga là cường quốc quân sự thứ nhì thế giới mà chả có gì thì kẻ đứng thứ ba như anh Tàu khó tránh khỏi coi thường. Như vậy, Putin đã giúp Biden khinh thường Tập ra mặt. Không sợ kẻ thù mạnh, chỉ ngại đồng đội ngu. Quả thật, Tập đã có một gã đồng đội ngu.

Vladimir Putin và Tập Cận Bình. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Mỹ tuy là cường quốc số 1 thế giới nhưng các đời tổng thống trước chưa ai dám công khai bảo vệ Đài Loan như ông Biden. Không phải vì ông Biden cứng rắn hơn hẳn các tổng thống khác mà là ông đọc được bài tẩy của Nga – Tàu nhờ cái dại của Putin mà thôi. Thái độ của Biden chính là sự sỉ nhục trắng trợn đến lòng kiêu hãnh của Bắc Kinh bấy lâu nay.

Việc Bắc Kinh đáp trả lại lời nói của ông Biden là điều bắt buộc. Danh dự quốc gia bị “ông già gân” coi thường như thế mà không lên tiếng thì còn nỗi nhục nào bằng? Lỡ ra oai lâu nay thì giờ cũng gáy thật to để đỡ quê độ.

Có một điều rất buồn cười là phía Trung Quốc lại lấy 1,4 tỷ dân ra dọa Mỹ. Ai cũng biết nước Tàu chỉ có 2,4 triệu người biết cầm súng và kho vũ khí thì chủ yếu là đồ dỏm như hàng Nga. Nước Mỹ cũng có đến 1,4 triệu người biết cầm súng chứ không phải ít, kèm theo đó là kho vũ khí thông minh tối tân bậc nhất. Đem 1,4 tỷ dân Tàu ra dọa Biden thì có ích gì? Nó chỉ thể hiện sự bế tắc của Bắc Kinh trước những hành động của Biden mà thôi.

Nói suông thì bị khinh, để vớt vát chút danh dự, Tập cũng réo Putin cho máy bay giương oai trên vùng Biển Nhật Bản ngày 24/5. Nga đã dốc hết tiềm lực quốc phòng đổ xuống Ucraina còn không làm cho Mỹ có chút lo ngại, thì mấy chiếc máy bay tuần tra mà đe dọa được Mỹ và các đồng minh được sao? Tàu – Nga đang làm trò mèo!

Có thể nói, qua chiến tranh Ucraina, Putin đã giúp Biden có cái đánh giá chuẩn xác về đối thủ để ra đối sách. Trên bàn cờ quốc tế, đã là người chơi cờ thì phải trí tuệ chứ đừng u mê. Putin, gã võ biền không xứng là người chơi trên bàn cờ thế giới.

Dân Nga đã để một gã võ biền nắm quyền thì đất nước phải trả giá, trả giá không những trước mắt mà cả các thế hệ mai sau. Để đối thủ đọc vị bản thân thì còn dọa nạt được ai nữa? Để Mỹ đọc được, Tàu muốn trỗi dậy cũng khó.

Bao giờ Chiến tranh Ukraine chấm dứt?

Ngô Nhân Dụng

Ukraine với Nga cũng giống như Việt Nam đối với Trung Quốc. Trong thế kỷ đầu tiên sau khi người Việt tuyên bố độc lập (Ngô Quyền, 939), quân Trung Quốc cũng tính chiếm lại thuộc địa cũ nhiều lần.

Theo lời Tướng Kyrylo Budanov, chỉ huy trưởng Tình báo Quân đội Ukraine nói với nhật báo The Wall Street Journal thì cuộc chiến sẽ chỉ chấm dứt khi nào Ukraine tái lập lại biên thùy năm 1991, là năm Ukraine tuyên bố độc lập khi Liên Xô tan rã. Muốn vậy, quân Ukraine phải chiếm lại hết các vùng đất đã bị Nga cướp từ năm 2014, gồm bán đảo Crimea và hai “nước Cộng Hòa Nhân Dân” ly khai trong vùng Donbas ông Vladimir Putin đã công nhận.

Tướng Budanov hy vọng Ukraine được viện trợ thêm các hệ thống Himars có thể bắn nhiều hỏa tiễn đủ loại, cùng với trọng pháo tầm xa và máy bay chiến đấu, để đấu với quân Nga. Điều này không chắc chắn. Vì Mỹ và các nước NATO không muốn quân Ukraine dùng các vũ khí mới này đánh thẳng vào nước Nga; là cách duy nhất nếu muốn đạt được mục tiêu của ông Budanov. Hiện quân Nga đã thất bại phải rút lui, ngưng bao vây thành phố Kharkiv, rút quân về vùng Donbas. Theo ước tính của NATO, đến cuối tháng Ba, Nga đã mất 40,000 lính, bị thương, tử trận hoặc bị bắt. Nhưng ông Budanov biết Nga vẫn còn 93 tiểu đoàn chiến đấu, với khoảng 141,500 quân. Cuộc chiến có thể kéo dài cho đến khi ông Putin bị lật đổ.

Tướng Kyrylo Budanov, 36 tuổi là một trong những người quyết định chiến lược chống Nga của chính phủ Zelensky. Cơ quan tình báo GUR không những thâu lượm tin tức mà còn chỉ huy những toán biệt kích. Các điệp viên gài trong nước Nga theo dõi các hành động của ông Putin và giới lãnh đạo Nga. “Chúng tôi biết hết các kế hoạch của họ,” ông nói, “Putin đang lâm vào ngõ bí. Ông ta không thể thắng mà cũng không thể ngưng chiến.”

Sau khi thất bại không chiếm được thủ đô Kyiv và thành phố lớn thứ nhì Kharkiv, quân Nga tập trung vào việc bảo vệ các vùng đã chiếm được ở phía Đông và Nam Ukraine; chiếm thành phố Mariupol sau gần ba tháng vây hãm, nối liền được hai tỉnh ly khai với Crimea. Bộ trưởng quốc phòng Ukraine, ông Oleksii Reznikov nói với các đồng sự Âu châu rằng chiến cuộc đang bước vào giai đoạn cầm cự. Nga đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài, củng cố các địa điểm họ đã chiếm gần đây như vùng Kherson và Zaporizhya.

Trong mặt trận cầm cự bây giờ, trọng pháo đóng vai trò quan trọng, thay cho chiến xa. Quân đội Ukraine đã bắt đầu sử dụng các đại pháo 155 ly do Mỹ viện trợ. Quân Nga cố gắng vây hãm các lực lượng Ukraine đang chiến đấu trong vùng Donbas nhưng có vẻ không thành công. Thành tích đáng kể nhất của quân đội Nga là vẫn chưa phải rút về nước. Nhưng họ còn đứng vững được bao lâu là điều không biết chắn.

Tình báo các nước Tây phương thấy dấu hiệu nhiều lính Nga đã từ chối chiến đấu, theo Eliot Cohen, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington. Nhiều binh sĩ đi trốn, hoặc tự ý rút lui khi đụng trận. Tình báo quân sự Mỹ thấy Nga không thể phối hợp các chiến binh mới được đưa từ miền Đông hoặc từ Chechnya qua Ukraine. Cuộc chiến sẽ đi đến tình trạng bất phân thắng bại “nếu quân Nga cố thủ và thêm quân tiếp viện bù vào số tổn thất đáng kể.” Nhưng quân đội Ukraine tận dụng khả năng di động và ưu thế chiến thuật, họ chủ động chọn khi nào thì tấn công địa điểm nào.

“Chiến tranh nhiều khi là một cuộc chạy đua coi bên nào kiệt sức trước. Mặc dù cả hai bên đều khốn khổ nhưng bên nào đứng vững được lâu thì sẽ thắng; như năm 1918” khi Đại chiến Thứ nhất kết thúc.”

Michael Clarke, cựu giám đốc Royal United Services Institute, ở London thấy quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ ($40 tỷ đô la) chứng tỏ Mỹ sẽ giúp Ukraine đến cùng. Quân Ukraine trong vùng Donbas có thể chịu đựng được các cuộc tấn công của quân Nga, và sẽ phản công với các vũ khí mạnh hơn. Quân Nga có thể cầm cự nếu được tăng viện từ 150 ngàn đến 180 ngàn người. Số quân này cần được huấn luyện, đến cuối năm mới có thể ra mặt trận. Cohen nhận xét: “Trên căn bản, ông Vladimir Putin đã thất bại.”

Ông Putin có thể dùng vũ khí nguyên tử chiến thuật và vũ khí hóa học để thay đổi cuộc cờ hay không? Eliot Cohen nghĩ rằng nếu nhận được lệnh đó các tướng lãnh Nga sẽ cố tình trì hoãn. Muốn điều động vũ khí nguyên tử của Nga, cần ít nhất năm người đồng ý; chỉ một người cũng có thể ngăn cản.

Nhưng dùng vũ khí nguyên tử chiến thuật rất khó vì quân Ukraine không tập trung đông đảo trên một trận địa nào; trong khi các vũ khí hóa học và nguyên tử sẽ làm cho quân đội cả hai bên bị hại. Rất khó điều khiển vũ khí hóa học để tránh không giết quân mình.

Nếu ông Putin dùng bom đạn nguyên tử và hóa học, Mỹ và NATO sẽ không trả đũa với các thứ tương tự. Nhưng họ sẽ tiếp viện Ukraine với các vũ khí mạnh hơn, cấm vận kinh tế nặng nề hơn. Họ sẽ dùng biện pháp “cấm máy bay” (no-fly zone), đưa phi cơ chiến đấu ngăn chặn không quân Nga. Hạm đội Nga ở Hắc Hải có thể bị tấn công. Đó là điều họ sẽ không ngần ngại sử dụng nếu ông Putin bước qua lằn ranh cấm.

Cứ như thế, cuộc chiến Ukraine sẽ giằng co, kéo dài, không bên nào có thể toàn thắng, trong một, hai năm tới.

Nhưng chính phủ Ukraine có theo đuổi cuộc chiến cho đến khi chiếm lại được toàn thể vùng Donbas và Crimea, như Tướng Kyrylo Budanov chủ trương hay không?

Tổng thống Volodomyr Zelensky có thể chấp nhận một thắng lợi tối thiểu, là thu hồi lại những phần lãnh thổ do Kyiv kiểm soát trước ngày 24 tháng Hai, ngày Putin tiến quân.

Các tướng lãnh như ông Budanov có thể phản đối. Họ sẽ phải đối diện với thực tế, là một cuộc hành quân tấn công sẽ khó khăn gấp bội so với công cuộc phòng thủ mà quân Ukraine đã thắng lợi. Trong những vùng ở Donbas và Crimea, quân Nga đã củng cố vị trí từ khi chiếm đóng năm 2014, việc tái chiếm sẽ khó khăn. Hơn nữa, các nước Âu châu có thể muốn giữ thể diện cho ông Putin, không muốn khuyến khích ông Zelensky đánh tới cùng. Họ mong chấm dứt chiến tranh, còn người Ukraine mới muốn chiến thắng!

Người ta có thể chờ ông Putin sẽ bị lật đổ, như có nhiều dấu hiệu bất mãn trong nội bộ. Tuần này, Mikhail Khodaryonok, một đại tá hồi hưu, đã lên đài truyền hình “Kênh Số Một” thú nhận rằng cuộc “hành quân đặc biệt” ở Ukraine càng ngày càng tệ hơn” trong khi các nước Tây phương gia tăng tiếp viện cho Kyiv. “Điều quan trọng nhất đối với chúng ta,” Khodaryonok nói, “là cố thủ trên mặt quân sự cũng như chính trị. Nếu thất bại, lịch sử sẽ phê phán nặng nề, và chúng ta không thể biết chuyện gì sẽ xảy ra!”

Cũng trên “Kênh Số 1,” Igor Markov, một đại biểu quốc hội Ukraine theo Nga cũng thú nhận quân Nga có thể sẽ thất trận. “Chúng ta đang tranh đấu cho chính mạng sống của mình, và chỉ có một lựa chọn: Phải chiến thắng!” Markov lại nói tiếp, “Như tình hình hiện nay thì, tôi không biết làm thế nào để đạt mục đích đó.”

Số phận ông ông Vladimir Putin để cho dân Nga lo. Còn ông Volodomyr Zelensky, ông có thể học óc kiên nhẫn của người Việt Nam.

Ukraine với Nga cũng giống như Việt Nam đối với Trung Quốc. Trong thế kỷ đầu tiên sau khi người Việt tuyên bố độc lập (Ngô Quyền, 939), quân Trung Quốc cũng tính chiếm lại thuộc địa cũ nhiều lần. Năm 1076, quân nhà Tống tấn công, bị Lý Thường Kiệt chặn lại. Vua nhà Tống phải rút quân về sau khi thiệt hại quá nửa (phần lớn vì bệnh) nhưng vẫn chiếm đóng châu Quảng Nguyên (các vùng Cao Bằng, Lạng Sơn), đổi tên thành Thuận Châu. Không khác gì quân Nga đang chiếm Crimea và một phần vùng Donbas bây giờ, cũng đổi thành hai nước mới. Hai nước thương thượng, trao đổi tù binh, tặng quà qua lại, mãi đến năm 1084 nhà Tống mới trả lại châu Quảng Nguyên cho nước Đại Việt, sau chuyến đi ngoại giao của Trạng Nguyên Lê Văn Thịnh, Binh bộ Thị Lang (tương đương với chức thứ trưởng bộ quốc phòng).

Chắc ông Volodomyr Zelensky sẽ không phải chờ lâu đến 8 năm mới lấy lại được vùng Donbas. Thế giới bây giờ thay đổi nhanh lắm!

VOATIENGVIET.COM

Bao giờ Chiến tranh Ukraine chấm dứt?

Ukraine với Nga cũng giống như Việt Nam đối với Trung Quốc