Tình yêu hồi sinh cô gái trẻ Afghanistan Aesha

Tình yêu hi sinh cô gái tr Afghanistan Aesha

Sau hơn 2 năm kể từ ngày thảm kịch kinh hoàng bị chồng cắt tai, xẻo mũi được phát hiện, cô gái Afghanistan Aesha đã hồi sinh trong tình yêu thương chan chứa của cha mẹ nuôi.

Mái ấm gia đình đã giúp cô có thể dũng cảm soi khuôn mặt mình vào gương, đối diện với một phần ký ức đau buồn mà cô từng muốn vùi sâu, chôn chặt. Nếu không có gì thay đổi, vào mùa hè năm tới, Aesha sẽ có một khuôn mặt mới như chưa hề có tai họa xảy ra sau hàng loạt các cuộc phẫu thuật.

Câu chuyện của Aesha lần đầu tiên được biết đến khi hình ảnh đau lòng về khuôn mặt cô xuất hiện ở trang bìa tạp chí Time của Mỹ năm 2010. Kể từ đó, số phận và một phần đời đau khổ của Aesha luôn được cả thế giới chú ý.

Aesha và người cha nuôi Mati sau 3 cuộc phẫu thuật

Nỗi đau tột cùng của cô gái trẻ

Năm 12 tuổi, cha Aesha hứa gả cô cho một tay súng Taliban đã có tuổi ở tỉnh Oruzgan. Đám cưới diễn ra trong nước mắt của những người phụ nữ trong gia đình. Tuy nhiên, sau đám cưới, Aesha vẫn được sống chung cùng cha mẹ. Hai năm sau đó, vào cái ngày Aesha tròn 14 tuổi, người đàn ông Taliban già khụ đó đã đến đón cô bé về nhà để làm vợ.

Gia đình nhà chồng Aesha có tới 11 người anh em. Khi người chồng đi chiến đấu ở Pakistan, Aesha nghiễm nhiên thuộc về quyền sở hữu của cha chồng và 10 người còn lại trong gia đình. Tất cả các thành viên trong nhà chồng Aesha đều là lính Taliban tại tỉnh Uruzgan. Hằng ngày, họ thay nhau lạm dụng và bóc lột sức lao động của cô bé.

Cô gái Afghanistan tự tin và hạnh phúc trong cuộc sống mới

Bị hành hạ triền miên, Aesha nghĩ cách để thoát khỏi gia đình Taliban tàn ác đó. Một hôm, khi gia đình chồng không để ý, cô đã lẻn trốn một mình. Trong thời gian bỏ trốn, Aesha bị cảnh sát Taliban bắt giữ và bị phạt 5 tháng tù giam. Sau đó, Aesha được trả lại cho gia đình nhà chồng. Chồng Aesha trở về biết chuyện đã tố cáo với chính
quyền Taliban rằng hành động bỏ nhà của cô đã bôi nhọ danh dự dòng tộc. Được sự
đồng ý của Taliban, Aesha sẽ phải chịu những hình phạt nặng nhất theo ý của nhà
chồng.

Đó là một buổi chiều, khi Aesha 18 tuổi, cô bị gia đình nhà chồng đưa lên trên một đỉnh núi. Tại đây, chồng cô cùng với những người anh em của anh ta đã khống chế và cắt mũi, cắt tai Aesha. Sau khi thực hiện hành vi thú tính, phần mũi và tai của Aisha được hắn cầm ném xuống vực. Khi tỉnh dậy bên vũng máu với vết thương đau đớn đến tột cùng, Aesha đã cố gắng lê lết về đến nhà ông ngoại. Cha đẻ của Aesha đã đến và
đưa con gái tới một trung tâm y tế của Mỹ, nơi Aesha được chăm sóc suốt 10
tuần. Các bác sĩ tại đây đã chuyển cô tới một trung tâm bí mật ở Kabul và đưa
tới Mỹ hồi tháng 8/2010.

Tình thương yêu giúp hồi sinh

Những ngày mới đến Mỹ, Aesha luôn sống trong sự hoảng loạn tâm lý bởi những cơn ác mộng cứ hành hạ cô triền miên. Nỗi ám ảnh về ngày kinh hoàng trên ngọn núi đôi lúc dội về khiến Aesha như điên dại. Cô từ chối bất cứ sự giúp đỡ y tế nào, thậm chí có những cơn thịnh nộ, kèm theo hành động bạo lực chống trả lại. Đó là một cú sốc tâm lý kinh khủng đối với một cô gái vừa bước qua tuổi trăng tròn. Hiểu được điều này,
các bác sĩ đã tạm dừng quá trình tái tạo mũi để làm biện pháp tâm lý cho Aesha.
Sau khi được trấn an tinh thần, Aesha hứa thay đổi và cho biết, cô rất cần có
người thân và một mái ấm thực sự.

Aesha xuất hiện lần đầu trên tạp chí Time

Và thật kỳ diệu, một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Afghanistan đã dang tay chào đón Aesha. Đó là vào trước lễ Tạ ơn năm 2011, ông bà Mati Arsala đã đến làm thủ tục để nhận Aesha làm con nuôi và đón cô gái về nhà sống cùng ở California. Trong vòng tay yêu thương của cha mẹ nuôi, Aesha như lấy lại được sự cân bằng trong cuộc sống.

Cô chia sẻ: “Giờ đây tôi đã hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và biết sống như thế nào”. Hiếm có bố mẹ nuôi nào thương con như ông bà Mati. Ông Mati mất ăn mất ngủ vì lo lắng cho cô gái. Ông chăm sóc cô tận tình như đứa con rứt ruột sinh thành. Ông đã phải rút rất nhiều trong phần tiền dành về hưu của mình để trang trải cho những chi phí phát sinh từ việc chữa trị của Aesha.

Aesha không còn gặp những cơn ác mộng nữa. Cô nhận ra có nhiều phụ nữ trên thế giới cũng phải trải qua nỗi khổ giống như cô, vì vậy cô không lẻ loi, đặc biệt là bên cạnh cô còn có rất nhiều người tốt bụng, có cha mẹ nuôi và những nhà hảo tâm luôn lo lắng cho các đợt điều trị của cô. Ông Mati đã chuyển cả gia đình từ California lên
New York để tiện cho việc phẫu thuật của Aesha. Trải qua suốt 6 tháng với các
cuộc phẫu thuật chỉnh hình, trên trán của Aesha đã nổi lên một cục u thâm sì,
còn phần mũi cũng mọc lên một chút ụ thịt nhỏ. Sau lễ Giáng sinh năm nay, Aesha
sẽ bước vào lần phẫu thuật thứ tư dự kiến kéo dài 8 giờ để tái tạo, cấy ghép
nhiều tầng da thịt.

Các bác sĩ đã đặt một vỏ silicon dưới da trán của Aesha và từ từ bơm chất lỏng vào trong đó để mở rộng phần da. Sau đó, họ sẽ sử dụng phần da trán này để đắp vào chiếc mũi mới. Các bác sĩ cũng phải lấy mô từ cánh tay Aesha, cấy nó lên mặt cô để tạo thành lớp bên trong và phần dưới của mũi. Bước kế tiếp là lấy sụn từ xương sườn nằm bên dưới ngực của cô để dựng khung mũi. Sau cùng là phần da từ trán sẽ được đắp phủ lên tạo thành chiếc mũi hoàn thiện. Nếu phẫu thuật lần này thành công,
Aesha đã đi được một nửa đoạn đường tìm lại nhan sắc. Và nếu may mắn, cô gái sẽ
có một chiếc mũi hoàn chỉnh vào mùa hè năm tới.

Aesha cho biết, ký ức kinh hoàng là một phần trong con người cô, thuộc về cuộc đời cô. “Nó mãi mãi trong tâm trí tôi, nhưng tôi phải sống và phải yêu” – cô gái Afghanistan không nhớ nổi mình 21 hay 22 tuổi, mạnh mẽ nói về tương lai như vậy.

nguồn: Anh Nguyễn Đình Hữu gởi

Pháp : phong trào chống luật hôn nhân đồng giới tính xuống đường

Pháp : phong trào chống luật hôn nhân đồng giới tính xuống đường

Từ vùng Var-miền Nam- kéo lên Paris phản đối dự luật cho phép hôn nhân đồng giới tính. Ảnh ngày 13/01/2013.

Từ vùng Var-miền Nam- kéo lên Paris phản đối dự luật cho phép hôn nhân đồng giới tính. Ảnh ngày 13/01/2013.

Reuters

Tú Anh

nguồn:RFI

Hàng trăm ngàn người Pháp chống « hôn nhân đồng giới tính » đã xuống đường tại Paris vào trưa ngày hôm nay 13/01/2013. Được hậu thuẫn của Giáo hội Công giáo và cánh hữu đối lập, đoàn biểu tình từ ba hướng kéo về trung tâm thủ đô để gây sức ép với chính phủ Pháp trước ngày quốc hội thảo luận dự thảo luật cho phép người đồng tính kết hôn chính thức và nhận con nuôi.

Dự luật hôn nhân đồng tính là một trong những lời hứa của ứng cử viên François Hollande sẽ được quốc hội đem ra thảo luận vào ngày 29/01/2013. Trong Liên Hiệp Châu Âu, hôn nhân đồng tính đã được luật pháp bảo đảm tại nhiều nước thành viên như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan…

Giáo hội Công giáo Pháp và một phần cánh hữu đối lập hy vọng sẽ huy động ít nhất 800 ngàn người để gây sức ép. Nhiều vị giám mục Công giáo và lãnh đạo Hồi giáo cũng tham gia biểu tình.

Cảnh sát Pháp dự đoán số người tham gia sẽ không hơn 300.000.

Theo một kết quả thăm dò ý kiến , 56% người Pháp đồng ý với dự luật hôn nhân đồng tính nhưng chỉ có 50% ủng hộ việc cho phép các cặp đồng tính nhận con nuôi.

Người Tây Tạng tự thiêu đầu tiên của năm 2013 để phản đối Trung Quốc

Người Tây Tạng tự thiêu đầu tiên của năm 2013 để phản đối Trung Quốc

Người Tây Tạng tự thiêu (ảnh tư liệu)

12.01.2013

nguồn: VOA

Một người đàn ông Tây Tạng đã thiệt  mạng sau khi tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc tại những khu vực của người sắc tộc Tây Tạng.

Người đàn ông — tên Tsebey, trong độ tuổi 20, đã thiệt mạng tại địa điểm phản
kháng trong vùng Tang Sở ở mạn đông Tây Tạng.

Các nhà hoạt động Tây Tạng nói rằng đây là vụ tự thiêu đầu tiên trong năm 2013.

Từ năm 2009 tới nay, hơn 90 người Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối sự chiếm
đóng của Trung Quốc.

Sự gia tăng gần đây của những vụ tự thiêu xảy ra trùng với nhiều cuộc biểu tình
chống Trung Quốc, bất chấp sự hiện diện đông đảo của các lực lượng an ninh
Trung Quốc.

Bắc Kinh tố cáo lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt
Ma, khích động những vụ tự thiêu để thúc đẩy phong trào đòi độc lập cho Tây
Tạng. Vị tu sĩ đoạt giải Nobel Hòa bình này phủ nhận tố cáo vừa kể.

 

Liên Hiệp Quốc quan ngại về việc kết án tù 14 nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam

Liên Hiệp Quốc quan ngại về việc kết án tù 14 nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam

Logo Phủ Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Logo Phủ Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Thanh Phương
nguồn: RFI

Hôm qua, 11/01/2013, phát ngôn viên Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc OHCHR đã bày tỏ mối quan ngại về việc tòa án Việt Nam buộc tội và kết án tù 14 nhà hoạtđộng Công giáo và Tin Lành trong phiên xử sơ thẩm ngày 08 và 09/01 vừa qua ở thành phố Vinh.

Trong phiên xử đó, 14 người nói trên bị khép vào tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân », chiếu theo điều 79 Bộ Luật Hình sự, do họ bị cáo buộc là đảng viên đảng Việt Tân, mà chính phủ Việt Nam xem là một tổ chức khủng bố. Ba người lãnh án nặng nhất là Lê Văn Sơn, tức Paulus Lê Sơn, Hồ Đức Hòa và Đặng Xuân Diệu, mỗi người bị tuyên án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế. Những người còn lại lãnh án từ 3 đến 8 năm tù giam và từ 2 đến 4 năm quản chế. Chỉ có một người được hưởng án treo.

Trong cuộc họp báo hôm qua tại Genève, phát ngôn viên OHCHR, ông Rupert
Colville ghi nhận rằng : « Mặc dù Việt Tân là một tổ chức đấu tranh ôn hòa
cho cải tổ dân chủ, chính phủ Việt Nam lại xem đây là một ”tổ chức phản
động”. Trong số những người bị buộc tội, không một ai đã tham gia vào những hành vi bạo lực
».

Phát ngôn viên OHCHR cũng bày tỏ quan ngại về việc các bản án đã được tuyên chỉ sau hai ngày xét xử. Theo lời ông Rupert Colville, vụ xử này, cũng như vụ bắt giam luật sư hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân cuối tháng 12 vừa qua, phản ánh xu hướng gia tăng hạn chế quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, đặc biệt là đối với những người chỉ trích chính phủ. Phát ngôn viên Phủ Cao ủy Nhân quyền LHQ kêu gọi chính quyền Hà Nội xem xét lại việc sử dụng Luật Hình sự để cầm tù những người chỉ trích các chính sách của chính phủ, cũng như xem xét lại toàn bộ những vụ vi phạm quyền tự do ngôn luận và lập hội ở Việt Nam.

Việc kết án tù nặng nề 14 nhà hoạt động Công giáo và Tin Lành đã bị các tổ chức nhân quyền quốc tế và một số nước phương Tây chỉ trích kịch liệt.

Trong thông cáo đưa ra ngày hôm qua, tổ chức Phóng viên không biên giới tuyên bố có thể chứng minh rằng blogger Paulus Lê Sơn, một trong ba người bị kết án nặng nhất, không hề tham gia một hoạt động nào của Việt Tân, khi ở Bangkok trong thời gian từ 25 đến 30/11/2011, đơn giản chỉ là vì lúc đó Lê Sơn dự một khóa huấn luyện do Phóng viên không biên giới tổ chức cho các blogger Đông Nam Á. Đối với Phóng viên không biên giới, rõ ràng là chính quyền Việt Nam đã sử dụng những « chứng cớ ngụy tạo » để kết án những blogger chỉ trích họ. Tổ chức này cực lực phản đối việc kết án Paulus Lê Sơn và bảy blogger khác, đồng thời yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho họ.

Tiếp theo Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, Bộ Ngoại giao Pháp hôm qua cũng vừa ra tuyên bố « lên án » việc chính quyền Việt Nam kết án tù nặng nề 14 nhà hoạt động Công giáo và Tin Lành. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Pháp Philippe Lalliot nhắc lại rằng : « Chính quyền Việt Nam đã có những quyết định tương tự trong những tháng gần đây ». Đối với ông Lalliot, những quyết định như vậy « vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội ». Phát ngôn viên
bộ Ngoại giao Pháp nhấn mạnh rằng các quyền tự do này được bảo đảm bởi Công ước
Quốc tế về các quyền Chính trị và Dân sự, mà Việt Nam tham gia.

Giáo hội Campuchia và Năm Đức Tin

Giáo hội Campuchia và Năm Đức Tin

Huy Hoàng

 

Đức giám mục Olivier Schmitthaeusler

WHĐ (5.1.2013) – Tại Campuchia, người Công giáo chỉ chiếm 1% dân số trong một đất nước có đến 96% người Phật giáo. Nhưng Giáo hội địa phương thật nhỏ bé này cũng mong muốn cử hành Năm Đức Tin.

Một hội nghị về Vatican II và về Giáo hội sẽ được tổ chức tại Phnom Penh từ ngày 5 đến 7 tháng 1-2013 với hơn 400 tham dự viên. Hội nghị sẽ giới thiệu bản dịch các văn kiện Công đồng và Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo bằng tiếng Khmer. 500 bản sẽ được phát hành. Một sứ điệp video của Đức Thánh Cha sẽ được gửi đến Hội nghị vào ngày thứ Hai.

Mục đích của Hội nghị là học hỏi các văn kiện Công đồng để đón nhận nguồn năng lượng mới hầu tái thiết Giáo hội tại Campuchia. Hội nghị diễn ra tại mảnh đất mới được giáo phận Tông Tòa mua lại. Chính nơi đây sẽ xây dựng ngôi Nhà thờ chính tòa mới. Nhà thờ cũ đã bị Khmer Đỏ phá hủy vào năm 1975 dưới thời Pol Pot. Cả những cơ sở của nhà thờ cũng bị tháo dỡ và thay vào đó là một trung tâm thông tin. Mọi thứ đều bị phá huỷ: các tôn giáo, và cả văn hóa

Hội nghị được tổ chức theo ý định của vị Đại diện Tông Tòa của Phnom Penh, Đức giám mục Olivier Schmitthaeusler, một trong các giám mục trẻ nhất thế giới và đã tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới vừa qua về việc Tân Phúc âm hóa ở Roma. Mục tiêu của Hội nghị là giúp đào tạo các Kitô hữu Campuchia trở thành các nhà lãnh đạo Giáo hội của họ. Đến truyền giáo ở Campuchia từ mười lăm năm qua, Đức giám mục Schmitthaeusler đã khởi đi từ con số không.

Trong bốn năm dưới chế độ Pol Pot, từ 1975 đến 1979, Giáo hội Campuchia đã bị bách hại và tiêu diệt, tài sản bị phá hủy, nhiều linh mục và tu sĩ bị giết. Các nhà truyền giáo đầu tiên trở lại Campuchia vào năm 1989. Đức giám mục Schmitthauesler đã thành lập một trường giáo dục đức tin. Theo Đức cha, những thay đổi ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội và văn hóa đòi hỏi Giáo hội Campuchia phải tự vấn về cách thức loan báo Tin Mừng.

(Vatican Radio, 4-1-2013)

(Nguồn: WHĐ)

Maria Thanh Mai gởi

Giới trí thức Trung Quốc kêu gọi cải tổ chính trị để tránh cách mạng bạo động

Giới trí thức Trung Quốc kêu gọi cải tổ chính trị để tránh cách mạng bạo động

Người dân địa phương biểu tình chống dự án xây dựng một tuyến đường cao tốc mới nối Bắc Kinh đến Thẩm Dương, ngày 09/12/2012.

Người dân địa phương biểu tình chống dự án xây dựng một tuyến đường cao tốc mới nối Bắc Kinh đến Thẩm Dương, ngày 09/12/2012.

REUTERS/Petar Kujundzic

Đức Tâm

nguồn: RFI

Một nhóm học giả có tên tuổi tại Trung Quốc đã gửi thư ngỏ cảnh báo ban lãnh đạo đảng Cộng sản về nguy cơ đất nước rơi vào một cuộc « cách mạng bạo động », nếu chính phủ không đáp ứng những đòi hỏi của người dân và không cho phép tiến hành các cải cách chính trị vốn đã bị trì hoãn từ lâu.

Theo Reuters, 73 học giả, viện sĩ hàn lâm, giáo sư tại các trường đại học có danh tiếng, luật gia, trong số này có những người đã nghỉ hưu, nhấn mạnh rằng cải cách chính trị đã không theo kịp cải cách kinh tế.

Bức thư viết: « Nếu các cải cách mà xã hội Trung Quốc đang rất cần … tiếp tục ngưng trệ không có tiến bộ, nạn tham nhũng chính thức và sự bất bình sẽ ngày càng lớn … thì một lần nữa, Trung Quốc lại bỏ lỡ cơ hội để cải tổ một cách hòa bình và sẽ rơi vào tình trạng xáo trộn, hỗn loạn của một cuộc cách mạng bạo động ».

Bức thư ngỏ được lưu hành trên internet từ đầu tháng 12, tuy nhiên, những bài viết trên báo chí Trung Quốc nhắc đến bức thư này đã bị rút xuống.

Theo những người ký tên vào bức thư, chính phủ dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1949, cần phải khuyến khích dân chủ và sự độc lập của hệ thống tư pháp, đẩy mạnh cải cách thị trường.

Ông Hạ Vệ Phương (He Weifang), giáo sư luật pháp ở Đại học Bắc Kinh, một trong những người ký tên vào bức thư, cho rằng các đề nghị trong bức thư là có chừng mực, nhưng đã đến lúc cần phải thực hiện, vào lúc ông Hồ Cẩm Đào chuẩn bị chuyển giao chức Chủ tịch nước cho ông Tập Cận Bình, người vừa được chỉ định làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 hồi tháng 11 vừa qua. Theo vị giáo sư này, Trung Quốc đang ở thời điểm thay đổi ban lãnh đạo. Người dân hy vọng tiếp tục có những bước tiến nếu tiến hành cải cách hệ thống chính trị.

Trong số những người ký tên vào thư ngỏ có ông Trương Tư Chi (Zhang Sizhi), nguyên là luật sư của Giang Thanh, vợ Mao Trạch Đông, người cầm đầu « Tứ nhân bang », lãnh đạo cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc (1966-1976) gây ra một thời kỳ hỗn loạn khủng khiếp tại Trung Quốc.

Vào giữa tháng 12, khoảng 65 học giả, luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền cũng đã ký tên vào một thư ngỏ kêu gọi các lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc khai báo tài sản của họ và coi đây là biện pháp cơ bản để chấm dứt nạn tham nhũng.

Sau đại hội Đảng 18, các nhà phân tích tìm kiếm xem có những tín hiệu nào cho thấy là ban lãnh đạo mới có ý định cải cách chính trị hay không, như nới lỏng hơn quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin trên internet, thử nghiệm mô hình dân chủ hoặc trả tự do các tù chính trị. Thế nhưng, Bắc Kinh vẫn không chấp nhận bất kỳ sự đối lập nào với vai trò của đảng Cộng sản, đặt ổn định, tức bảo đảm quyền lãnh đạo của Đảng, lên trên hết. Không hề có tín hiệu khả quan nào theo hướng thông thoáng hơn về chính
trị, cho dù tân Tổng bí thư Tập Cận Bình cố gắng tạo dựng cho mình hình ảnh một
nhà lãnh đạo mềm dẻo, cởi mở hơn so với người tiền nhiệm.

Trong bối cảnh đó, các học giả ký tên kêu gọi cải cách chính trị cảnh báo ban lãnh đạo mới ở Bắc Kinh rằng dân chủ, Nhà nước pháp quyền và sự tôn trọng nhân quyền là một xu thế của thế giới không gì ngăn cản nổi. Bức thư viết: « Lịch sử 100 năm đẫm máu và bạo lực của Trung Quốc – đặc biệt là bài học đau đớn và bi kịch của cuộc Cách mạng Văn hóa trong một thập niên, cho thấy là một lần nữa chúng ta đang đi ngược trào lưu dân chủ, nhân quyền, chính phủ quản lý theo Hiến pháp và pháp luật, người dân sẽ phải hứng chịu thảm họa và không thể có ổn định chính trị và xã hội ».

Đầu tháng 12, một cơ quan trực thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho công bố một bản nghiên cứu, báo động về hố ngăn cách giàu nghèo trong xã hội, mầm mống của sự bất bình và bạo động. Theo đó, tại Trung Quốc, hệ số GINI, thước đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của cải trong xã hội, đã tăng từ 0,421 trong năm 2000 lên 0,61 trong năm 2010.

Hệ số GINI dao động từ 0 – hoàn toàn bình đẳng – đến 1, bất bình đẳng tuyệt đối về giàu nghèo. Theo giới chuyên gia, hệ số GINI 0,6 trong một xã hội không dân chủ, toàn trị, báo hiệu nguy cơ rất cao về bất ổn xã hội.

Hàng chục ngàn dân Hồng Kông xuống đường đòi dân chủ

Hàng chục ngàn dân Hồng Kông xuống đường đòi dân chủ

 
Biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông, ngày 01/01/2013

Biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông, ngày 01/01/2013

REUTERS

Tú Anh

nguồn: RFI

Hôm nay, ngay ngày đầu năm dương lịch 2013, khoảng 50 000 người dân Hồng Kông biểu tình đòi lãnh đạo Hành pháp Lương Chấn Anh từ chức và yêu cầu cải thiện dân chủ 15 năm sau ngày Anh Quốc trao trả về Hoa lục.

Theo AFP, hàng chục ngàn dân Hồng Kông, 50.000 theo ban tổ chức, đã xuống đường vào ngày đầu năm 01/01/2013 lên án lãnh đạo Hồng Kông Lương Chấn Anh « thi hành chánh sách » của Bắc Kinh . Một sinh viên tên Billy Li cho biết « cần phải tiếp tục bày tỏ quan ngại, mặc dù ai cũng thấy tình hình mỗi ngày mỗi nghiêm trọng hơn ». Đoàn biểu tình mang tranh vẽ ông Lương Chấn Anh dưới dạng hồ ly và ác quỷ. Họ hô khẩu hiệu « Hãy trả tức khắc cho nhân dân quyền phổ thông đầu phiếu ».

Ông Lương Chấn Anh được đa số « đại cử tri » trong một Ủy ban 1200 người mà đa số thân Bắc Kinh bầu lên vào tháng ba năm 2012 vào chức lãnh đạo Hành pháp. Đa số người dân Hồng Kông xem cuộc « bầu cử » này thể hiện bàn tay can thiệp của Bắc Kinh vào nội bộ Hồng Kông.

Tuy Hồng Kông tiếp tục duy trì quyền tự do ngôn luận, điều mà người dân Trung Hoa tại Hoa lục không có, nhưng trên thực tế, chính quyền Trung Quốc kiểm soát sinh hoạt chính trị Hồng Kông khiến cho dân bản địa nhiều lần phản kháng qua nhiều hình thức từ biểu tình đến tuyệt thực.

Trong cuộc biểu tình hôm nay, một phát ngôn viên của phong trào phản kháng thuộc Mặt Trận Nhân Quyền Công Dân tuyên bố là họ muốn thúc đẩy ông Lương Chấn Anh từ chức để nhanh chóng được bầu cử tự do.

Bắc Kinh cam kết sẽ cho phép bầu lãnh đạo Hành pháp trực tiếp và tự do vào năm 2017 và bầu cơ quan Lập pháp năm 2020 nhưng nhiều nhà dân chủ Hồng Kông nghi ngờ Trung Quốc nuốt lời hứa như đã từng vi phạm cam kết trong quá khứ.

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 46

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Nhân Ngày Hòa Bình
Thế Giới lần thứ 46

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI

NGÀY 01 THÁNG GIÊNG NĂM 2013

“PHÚC CHO AI KIẾN TẠO HOÀ BÌNH”

1. Năm mới luôn mang lại cho chúng ta niềm hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn. Trong ánh sáng này, tôi nguyện xin Thiên Chúa, là Cha của nhân loại, ban cho tất cả chúng ta sự hoà thuận và bình an để những khao khát của chúng ta về một đời sống hạnh phúc và thịnh vượng có thể được thành tựu.

Năm mươi năm sau ngày khai mạc Công Đồng Vaticano II vốn là sự kiện giúp chúng ta đào sâu sứ mạng của Giáo hội trong thế giới, chúng ta phấn khởi nhận ra rằng những Kitô hữu, như là Dân Thiên Chúa trong việc bước theo Người và sống giữa lòng thế giới, chúng ta dấn thân vào lịch sử để chia sẻ vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng [1], khi chúng ta công bố ơn cứu rỗi của Đức Kitô và thăng tiến hoà bình cho nhân loại.

Thực tế, thời đại của chúng ta được đánh dấu bởi sự toàn cầu hoá với những khía cạnh tích cực và tiêu cực của nó, cũng như sự tiếp nối của những xung đột bạo lực và những đe doạ của chiến tranh, đòi hỏi một sự dấn thân mới mẻ và mang tính hợp tác trong việc theo đuổi ích chung cũng như sự phát triển của mọi người, và sự phát triển toàn
diện của con người.

Thật đáng báo động khi chứng kiến sự lan tràn của những căng thẳng và xung đột gây ra bởi sự phát triển của sự bất bình đẳng giữa giàu và nghèo, sự lan tràn của não trạng cá nhân và ích kỷ vốn tìm thấy sự biểu hiện của nó trong chủ nghĩa tư bản tài
chính thiếu sự kiểm soát. Bên cạnh những hình thức đa dạng của chủ nghĩa khủng
bố và tội ác quốc tế, hoà bình cũng bị đe doạ bởi trào lưu chính thống và chủ
nghĩa cuồng tín, bóp méo bản chất tôn giáo đích thực, vốn mời gọi cổ võ tình
liên đới và sự hoà giải giữa mọi người.

Thời nào cũng vậy, những nỗ lực khác nhau trong việc kiến tạo hoà bình nhan nhãn trong thế giới  chúng ta chứng minh rằng ơn gọi căn bản của con người là hoà bình. Nơi mỗingười, khao khát hoà bình là một khao khát căn bản, trong một cách thức nào đó, hoà hợp với nỗi khao khát về một đời sống hạnh phúc và thịnh vượng tròn đầy.
Nói cách khác, nỗi khát khao hoà bình liên quan đến một nguyên lý luân lý nền
tảng, nghĩa là liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi nơi sự phát triển của cộng
đồng và xã hội, vốn cũng là một thành phần trong kế hoạch của Thiên Chúa dành
cho con người. Con người được sáng tạo cho sự hoà bình vốn là một qùa tặng của
Chúa.

Tất cả những thao thức trên thúc đẩy tôi chọn chủ đề cho Thông Điệp năm nay từ những lời của Đức Giêsu: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9).

Mối phúc Tin Mừng

2. Các mối phúc mà Chúa Giêsu công bố là những lời hứa. Trong truyền thống Thánh Kinh, mối phúc là một thể loại văn chương liên quan đến những tin tốt lành, một “Tin Mừng”, là chóp đỉnh của một lời hứa. Do đó, các mối phúc không chỉ là những khích lệ về mặt luân lý, cổ võ người ta tuân giữ để thấy trước, thường là trong đời sống mai sau, những phần thưởng hay những vị thế hạnh phúc trong tương lai. Đúng hơn, phúc lành mà các mối phúc nói đến hệ tại ở việc viên mãn của một lời hứa dành cho tất cả những ai để cho mình được hướng dẫn bởi những đòi hỏi của chân lý, công bình và bác ái. Trong con mắt của thế gian, những người tin tưởng vào Thiên Chúa như thế
thường bị xem là kẻ khờ khạo và xa rời thực tế. Tuy nhiên, Chúa Giêsu nói cho
họ rằng, không chỉ ở đời sau nhưng ngay tại đời này, họ sẽ khám phá ra mình là
con cái của Thiên Chúa, và rằng Thiên Chúa đã, đang và sẽ mãi ở bên cạnh họ. Họ
hiểu rằng mình không lẻ loi, bởi vì Thiên Chúa là đồng minh với những con người
dấn thân cho chân lý, công bình và bác ái. Chúa Giêsu, mạc khải Tình yêu của
Chúa Cha, không do dự trao ban chính mình như một sự tự hiến. Mỗi khi chúng ta
đón nhận Chúa Giêsu, Đấng là Thiên Chúa và là con người, chúng ta kinh nghiệm
được niềm vui về một quà tặng lớn lao: sự sẻ chia chính sự sống của Thiên Chúa,
đời sống ân sủng và là lời hứa về sự hiện hữu hạnh phúc tròn đầy. Cụ thể, Đức
Kitô ban cho chúng ta bình an đích thực phát sinh từ một cuộc gặp gỡ đầy tin
tưởng giữa con người với Thiên Chúa.

Mối phúc của Chúa Giêsu nói cho chúng ta biết hoà bình là một món quà của Đấng Mesia nhưng đồng thời cũng là hoa trái phát sinh từ những nỗ lực của con người. Thực vậy, hoà bình giả thiết về sự mở ra của con người đối với siêu việt. Nó là hoa trái của một món quà hỗ tương, của một sự phong phú mang tính hai mặt. Nhờ vào quà tặng này, một quà tặng có nguồn cội nơi Thiên Chúa, chúng ta có thể sống với và sống
cho người khác. Nền đạo đức của hoà bình là đạo đức của tình liên đới và chia
sẻ. Điều tuyệt đối cần thiết là những nền văn hoá của chúng ta trong thời đại
ngày nay cần vượt qua những hình thức nhân loại học và đạo đức dựa trên những
giả định vốn chỉ mang tính chủ quan và thực dụng, nơi đó mối tương quan đồng
tồn tại được gợi hứng bởi các tiểu chuẩn về quyền lực và ích lợi, phương tiện
trở thành cùng đích chứ không phải ngược lại, văn hóa và giáo dục chỉ đơn thuần
tập trung vào thiết bị, kỹ thuật và hiệu quả.

Điều kiện cần thiết để có hoà bình là sự xoá bỏ chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối và của một giả định về nền luân lý hoàn toàn tự trị vốn không thừa nhận luật luân lý tự nhiên, được Thiên Chúa ghi khắc trong lương tâm của mỗi người nam và người nữ. Hoà bình cần được xây dựng trên sự đồng hiện diện của những thuật ngữ lý trí cũng
như luận lý, được đặt nền tảng trên những tiêu chuẩn vốn không phải do con
người tạo nên, nhưng đúng hơn là do Thiên Chúa. Thánh Vịnh 29 nói rằng: Xin Đức
Chúa ban uy lực cho dân Người, Yavê chúc lành cho dân Người bình an” (câu 11).

Hoà bình: Quà tặng của Thiên Chúa và hoa trái của nỗ lực con người

3. Hoà bình liên quan đến con người xét như toàn thể và nó đòi hỏi sự dấn thân trọn vẹn. Hoà bình với Thiên Chúa là một đời sống được sống theo ý muốn của Ngài. Hoà bình cũng là một sự bình an nội tâm nơi chính mình và hoà bình ngoại tại với tha nhân và với các tạo vật. Trên hết, như chân Phước Gioan 23 đã viết trong thông điệp Hòa Bình Trên Thế Giới (Pacem in Terris), mà chúng ta sẽ kỷ niệm 50 vào những tháng tới, hòa bình đòi hỏi xây dựng trên một sự đồng tồn tại được đặt nền tảng trên chân lý, tự do, bác ái và công bình [2]. Sự khước từ điều làm nên bản chất đích thực của con người trong những chiều kích thiết yếu nhất, trong khả năng nội
tại để biết chân lý và sự thiện, và một cách tối hậu, là khả năng nhận biết
chính Thiên Chúa, sẽ gây nguy hại cho việc kiến tạo hoà bình. Không có chân lý
về con người vốn được Đấng Tạo Hoá ghi dấu trong trái tim con người, tự do và
bác ái trở nên giả tạo, và công bình đánh mất đi nền tảng tồn tại của chính
mình.

Để trở nên người kiến tạo hoà bình đích thực, chúng ta cần phải luôn nhớ về chiều kích siêu việt của mình và phải đi vào một cuộc đối thoại liên lỉ với Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, ngang qua đó chúng ta sẽ khám phá ra ơn cứu chuộc mà Người Con Duy Nhất của Ngài đã mang đến cho chúng ta. Nhờ đó, con người có thể vượt qua được những bóng mờ của sự tiến bộ và sự khước từ hoà bình vốn là tội lỗi trong tất
cả hình thức của nó: ích kỷ, bạo lực, kiêu căng, khao khát quyền lực và thống
trị, thiếu lòng khoan dung, ghen ghét và các cơ cấu bất công.

Thành tựu hòa bình phụ thuộc trước hết vào việc chúng ta nhận ra, nơi Thiên Chúa chúng ta là một gia đình nhân loại. Như Hòa Bình Trên Thế Giới (Pacem in Terris) dạy rằng, gia đình này được cấu trúc bởi các mối tương quan liên vị và các thể chế
vốn được hỗ trợ và được làm sống động bởi cộng đồng “chúng ta”, đòi hỏi một
trật tự luân lý nội tại cũng như ngoại tại, mà trong đó, hợp với chân lý và
công bình, các quyền hỗ tương và các nghĩa vụ tương ứng được chân nhận. Hòa
bình là một trật tự được sống động và hòa hợp bởi đức ái, trong đó chúng ta sẽ
cảm thấy nhu cầu của tha nhân cũng là của chính mình; chúng ta chia sẻ thiện
ích với tha nhân và lao tác cho thế giới cho một sự hiệp thông lớn hơn về những
giá trị tinh thần. Hòa bình là một giá trị đạt được trong tự do, nghĩa là trong
một cách thế phù hợp với phẩm giá của con người, với bản chất của mình như là
những hữu thể có lý trí, con người chịu trách nhiệm cho hành động của mình.[3]

Hòa bình không phải là một giấc mơ hay một điều gì đó không tưởng, nhưng là một điều khả thi. Chúng ta cần nhìn sâu xa hơn, vượt qua những vẻ bề ngoài và các hiện tượng bên ngoài, chúng ta sẽ nhận ra một thực tại tích cực tồn tại trong trái tim con người, vì mỗi người nam và nữ đã được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa và được mời gọi để lớn lên và góp phần vào việc xây dựng một thế giới mới. Chính Thiên
Chúa, ngang qua mầu nhiệm nhập thể của Người Con và công trình cứu chuộc của
Người, đã đi vào lịch sử và đã mang đến một cuộc tạo dựng và một giao ước mới,
giao ước giữa Thiên Chúa và con người (xem Gr 31,31-34), và ngài cũng ban cho
chúng ta một “trái tim mới” và một “thần khí mới” (xem Gr 36,26).

Vì lý do này, Giáo Hội nhận ra một nhu cầu cấp thiết trong việc tái công bố về Chúa Giêsu, là yếu tố đầu tiên và nền tảng của sự phát triển hội nhất nơi con người và cũng là của sự hòa bình. Chúa Giêsu là hòa bình đích thực, là công bình và sự hòa giải của
chúng ta  (x. Ep 2,14; 2Cr 5,18). Người kiến tạo hòa bình, theo mối phúc của Đức
Kitô, là người tìm kiếm thiện ích cho người khác, thiện ích trọn vẹn nơi linh
hồn và trong thân xác, hôm nay cũng như mai sau.

Từ lời dạy này, người ta có thể suy ra rằng, mỗi người và mỗi công đoàn, cho dù thuộc về tôn giáo, nền giáo dục và văn hóa nào đi nữa, tất cả đều được mời gọi để lao tác cho hòa bình. Hòa bình là một sự thành tựu những thiện ích nơi một xã hội trong mọi mức độ khác nhau, ở mức độ cơ sở, trung cấp, quốc gia, quốc tế và toàn cầu. Rõ
ràng, vì lý do này con đường để đạt đến thiện ích chung cũng chính là con đường
phải đi trong việc theo đuổi hòa bình.

Người kiến tạo hòa bình là người yêu mến, bảo vệ và thăng tiến sự sống trong sự toàn vẹn của nó

4. Con đường đạt đến thiện ích chung và hòa bình trên hết cần phải tôn trọng phẩm giá con người trong mọi chiều kích, bắt đầu từ khi thụ thai, thông qua sự phát triển cho đến cái chết tự nhiên của nó. Người kiến tạo hòa bình đích thực phải là người yêu mến, bảo vệ và thăng tiến sự sống con người trong sự toàn vẹn của nó, cá nhân, cộng đoàn và siêu việt. Sự sống trong ý nghĩa trọn vẹn nhất chính là đỉnh cao của hòa bình. Bất cứ ai yêu mến hòa bình thì không thể xem nhẹ những tấn công và tội ác chống lại sự sống.

Những ai không tôn trọng sự sống con người, và hệ quả là, trong số những điều khác, cổ võ việc tự do phá thai, những người này không nhận ra rằng, khi làm như vậy, họ đang theo đuổi một thứ hòa bình giả tạo. Sự chối bỏ trách nhiệm, hạ thấp phẩm giá con người, và thậm chí giết chết những trẻ em vô tội và không có khả năng tự vệ, sẽ
không bao giờ có thể đem lại hạnh phúc và bình an. Thực vậy, làm sao một người
có thể tuyên bố mình đang kiến tạo hòa bình, mang lại sự phát triển toàn diện
cho con người hay bảo vệ môi trường trong khi không bảo vệ những con người yếu
thế nhất, những con người chưa cất tiếng khóc chào đời. Mọi xúc phạm chống lại
sự sống, đặc biệt trong giai đoạn đầu của nó, sẽ gây ra những thiệt hại không
thể sửa chữa được cho sự phát triển, hòa bình và môi trường. Người ta không chỉ
khôn khéo đưa vào luật những quyền và những thứ tự do giả tạo mà, dựa trên nền
tảng của quan điểm giản lược và tương đối về con người, họ còn khéo léo sử dụng
những diễn tả mập mờ nhắm đến việc thăng tiến quyền ủng hộ việc phá thai và
chết êm dịu. Những mánh khóe đó đang đe dọa quyền cơ bản của sự sống.

Cũng cần phải nhìn nhận và thăng tiến cơ cấu tự nhiên của gia đình, là sự kết hợp của một người nam và một người nữ, chống lại những toan tính đồng hóa về mặt pháp lý cơ cấu tự nhiên này với những hình thức hoàn toàn khác biệt; những nỗ lực đồng hóa như thế thực sự làm thương tổn và góp phần làm xáo trộn nền tảng của hôn nhân, che
khuất bản chất đặc biệt và làm lu mờ vai trò của nó trong đời sống xã hội.

Những nguyên lý này  vốn không phải là những chân lý đức tin, và nó cũng không đơn thuần là kết quả của quyền về tự do tôn giáo. Chúng được ghi khắc trong bản chất con người, có thể tiếp cận bởi lý trí và chung cho tất cả mọi người. Do đó, những nỗ lực của Giáo hội để thăng tiến chúng không mang đặc nét của niềm tin, nhưng muốn ngỏ
lời với tất cả mọi người, không kể nguồn gốc tôn giáo của họ. Những nỗ lực như
thế càng cần thiết hơn khi những nguyên lý này bị khước từ hay hiểu lầm, vì
điều này tạo nên một sự xúc phạm chống lại chân lý về con người, và gây nên một
thiệt hại nghiêm trọng cho công lý và hòa bình.

Một phương thế quan trọng khác để kiến tạo hòa bình là các hệ thống pháp luật và việc thực thi công lý nhìn nhận quyền được sử dụng nguyên tắc phản kháng lương tâm trước những luật lệ và biện pháp của chính quyền chống lại phẩm giá con người như phá thai và làm cho chết êm dịu. Cũng liên quan đến hòa bình thế giới, một trong những quyền nền tảng của con người là quyền của cá nhân và cộng đoàn đối với tự do
tôn giáo. Vào thời điểm này của lịch sử, điều có tầm quan trọng khẩn thiết là
phải thăng tiến quyền này, không chỉ từ khía cạnh tiêu cực, nghĩa là tự do khỏi – ví dụ, khỏi những ràng buộc và những giới hạn liên quan đến việc chọn lựa tôn giáo – nhưng còn ở khía cạnh tích cực, trong những diễn tả khác nhau của nó, nghĩa là tự do để, ví dụ, tự do để làm chứng và loan báo, thực hiện những hoạt động giáo dục và từ thiện, hiện hữu và hành động như một tổ chức xã hội hợp với những nguyên lý học thuyết và mục đích của nó. Đáng buồn thay, tình trạng áp bức tôn giáo vẫn gia tăng kể cả ở những nước có truyền thông Kitô giáo lâu đời, đặc biệt liên quan đến Kitô giáo và những người mang những dấu hiệu nói lên căn tính tôn giáo của mình.

Những người kiến tạo hòa bình cũng cần nhớ rằng, trong sự phát triển của quan điểm công chúng, những ý thức hệ về tự do cực đoan và chế độ kỹ trị đang cố gắng thuyết phục người ta rằng sự phát triển kinh tế nên được theo đuổi kể cả khi nó phương hại đến trách nhiệm xã hội của một quốc gia và những mạng lưới liên đới của xã hội dân sự, cũng như các quyền và nghĩa vụ mang tính xã hội. Nên nhớ rằng, các quyền và
nghĩa vụ này vốn là nền tảng để hiện thực hóa những quyền và nghĩa vụ khác,
khởi đi từ những quyền dân sự và chính trị.

Một trong những quyền và nhiệm vụ cơ bản nhất đang bị đe dọa trong thế giới ngày nay là quyền làm việc. Lý do là vì sự thừa nhận quyền lợi về tình trạng pháp lý của công nhân đang không ngừng bị xem nhẹ. Vì sự phát triển kinh tế được xem là một yếu tố phụ thuộc hoàn toàn và chính yếu vào những thị trường tự do. Trong khi đó, lực lượng lao động bị coi là một biến số phụ thuộc vào cơ chế kinh tế và tài chính.
Liên quan đến điều này, tôi xác nhận rằng phẩm giá con người và các yếu tố kinh
tế, chính trị và xã hội, đòi hỏi chúng ta tiếp tục “ưu tiên mục tiêu tạo ra việc làm ổn định cho mọi người” [4]. Để thực hiện được mục tiêu đầy tham vọng này, điều kiện tiên quyết là phải đổi mới cái nhìn về lao động, dựa trên những nguyên tắc đạo đức và những giá trị tinh thần vốn xem khái niệm lao động là một thiện ích cơ bản đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Điều này đòi phải nghiên cứu và thực hiện những chính sách can đảm và mới mẻ để mọi người có công ăn việc làm.

Xây dựng thiện ích hòa bình ngang qua một mô hình mới về phát triển và kinh tế

5. Ngày nay, ở nhiều nơi người ta thấy cần một mô hình phát triển mới, cũng như một cách thế tiếp cận mới đối với lĩnh vực kinh tế. Sự phát triển bền vững và hội nhất trong tình liên đới và thiện ích chung đòi hỏi một bậc thang đúng đắn về giá trị và thiện ích, một cấu trúc nhìn nhận Thiên Chúa như là điểm tham chiếu tối hậu của mình. Việc sẵn có các phương tiện và chọn lựa cho dẫu là một điều tốt nhưng chưa đủ. Sự đa dạng các thiện ích cổ võ sự phát triển cũng như sự sẵn sàng của những chọn lựa khác nhau phải được sử dụng nhắm đến việc đảm bảo cho một đời sống tốt, một cách hành xử đúng đắn vốn ý thức về vị trí ưu việt của giá trị thiêng liêng và lời mời gọi lao
tác cho thiện ích chung. Nếu không chúng sẽ đánh mất đi ý nghĩa đích thực của
mình, và cuối cùng là trở nên những thứ ngẫu tượng mới.

Để có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài kinh tế và tài chính hiện nay – vốn đưa đến sự bất bình đẳng ngày càng lớn hơn – chúng ta cần những con người, nhóm người và các thể chế thăng tiến sự sống, cổ võ cho sự sáng tạo của con người. Họ có thể rút ra từ
chính cuộc  khủng hoảng này một cơ hội nhận định và tìm kiếm một mô hình kinh tế
mới. Mô hình kinh tế thịnh hành trong những thập niên gần đây thường tìm kiếm
lợi nhuận và tiêu thụ tối đa, dựa trên nền tảng của não trạng cá nhân và ích
kỷ, nhắm đến việc đánh giá con người chỉ dựa trên khả năng của họ trong việc
đáp ứng những đòi hỏi của cạnh tranh. Nhưng xét trên một quan điểm khác, sự
thành công đích thực và lâu dài chỉ đạt được ngang qua món quà là chính chúng
ta. Vì bên cạnh khả năng tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, sự phát triển kinh tế
nhân bản đích thực và “sống động” còn đòi hỏi nguyên tắc nhưng không và lô-gích
của quà tặng hiểu như cách biểu lộ tình huynh đệ [5]. Cụ thể, trong lĩnh vực kinh tế, người kiến tạo hòa bình là người thiết lập nên mối dây công bình và tương trợ lẫn nhau nơi các công ty, công nhân, khách hàng và người tiêu thụ. Họ dấn thân vào hoạt động kinh tế vì thiện ích chung. Họ kinh nghiệm sự dấn thân này như là một điều gì
đó vượt lên trên lợi ích cá nhân mình, vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và
tương lai. Thực thế, họ làm việc không chỉ cho bản thân, nhưng còn để đảm bảo
cho người khác có tương lai và một công việc xứng đáng.

Trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là các quốc gia cần đưa ra các chính sách phát triển nông nghiệp và công nghiệp quan tâm đến sự thăng tiến xã hội và phát triển của các quốc gia lập hiến cũng như dân chủ. Việc tạo ra các cấu trúc đạo đức cho thị trường tiền tệ, tài chính và thương mại cũng là một yếu tố nền tảng và không thể bỏ qua;
những hệ thống này cần được ổn định, phối hợp và kiểm soát tốt hơn để tránh
phương hại đến những người nghèo.

Người kiến tạo hòa bình cũng cần phải tập trung vào cuộc khủng hoảng lương thực, vốn còn nghiêm  trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính. Vấn đề an toàn lương thực luôn là vấn đề trọng yếu của các chính sách quốc tế, như một hệ luận của các cuộc khủng hoảng, vấn đề gia tăng đột biến trong giá cả của các lương thực thiết yếu, những hành vi thiếu trách nhiệm của một vài tổ chức kinh tế, và về phần mình, các chính
phủ và các tổ chức cộng đồng quốc tế thiếu sự kiểm soát cần thiết. Để đối diện
với cuộc khủng hoảng này, những người kiến tạo hòa bình được mời gọi làm việc
với nhau trong tinh thần liên đới, từ mức độ địa phương tới cộng đồng quốc tế,
với mục đích là giúp người nông dân, đặc đặc biệt cho những nông dân nhỏ bé,
thực hiện các công việc của mình trong một cách thức cao quý và bền vững xét từ
quan điểm kinh tế, môi trường và xã hội.

Giáo dục một nền văn hóa hòa bình: vai trò của gia đình và các thể chế

6. Tôi mạnh mẽ xác nhận rằng những người kiến tạo hòa bình được mời gọi để nuôi dưỡng một lòng khao khát dành cho thiện ích chung của gia đình và công bình xã hội đồng thời dấn thân một cách hiệu quả vào lãnh vực giáo dục xã hội.

Không nên phớt lờ hay đánh giá thấp vai trò tiên quyết của gia đình, vốn là tế bào nền tảng của xã hội xét từ quan điểm nhân khẩu học, đạo đức, kinh tế, giáo dục và văn hóa. Ơn gọi tự nhiên của gia đình là thăng tiến đời sống: Gia đình đồng hành với mỗi cá nhân cho đến khi họ trưởng thành và khuyến khích một sự phát triển hỗ tương và
phong phú ngang qua sự chăm sóc và sẻ chia. Cụ thể, gia đình Kitô giáo phục vụ
như là một vườn ươm cho sự trưởng thành của cá nhân theo tiêu chuẩn tình yêu
Thiên Chúa. Gia đình là một trong những chủ thể xã hội không thể thay thế được
trong việc đạt được một nền văn hóa hòa bình. Quyền của các bậc cha mẹ và vai
trò chính yếu của họ trong giáo dục con em mình trong lĩnh vực luân lý và tôn
giáo phải được bảo vệ. Chính trong gia đình mà những con người kiến tạo hòa
bình tương lai, những người thăng tiến nền văn hóa tình yêu và sự sống, được
sinh ra và được dưỡng dục. [6]

Các cộng đoàn tôn giáo cũng dấn thân trong một cách thế đặc biệt trong nhiệm vụ giáo dục hòa bình. Giáo hội tin rằng mình đang chia sẻ trách nhiệm lớn lao này ngang qua sứ mạng Tân Phúc Âm Hóa vốn đặt trọng tâm vào trong việc hoán cải để đến với chân lý và tình yêu của Đức Kitô và, kết quả là sẽ dẫn đến một cuộc tái sinh về luân lý và thiêng liêng nơi các cá nhân và cộng đoàn xã hội. Việc gặp gỡ Đức Kitô khuôn
đúc nên những con người kiến tạo hòa bình, những con người biết dấn thân cho
cộng đồng và vượt qua mọi bất công.

Các thể chế văn hóa, trường học và các trường đại học có một sứ mạng đặc biệt về giáo dục hòa bình. Họ được mời gọi để đưa ra những đóng góp quý giá không chỉ ngang qua việc huấn luyện các thế hệ lãnh đạo tương lai, nhưng còn đổi mới các thể chế công cộng, ở cấp độ quốc gia cũng như quốc tế. Họ có thể góp phần vào những phản tỉnh mang tính khoa học vốn sẽ là nền tảng cho các hoạt động kinh tế và tài chính dựa
trên một nền tảng nhân học và đạo đức vững chắc. Thế giới hôm nay, đặc biệt là
thế giới chính trị, cần được hỗ trợ bởi một lối tư duy mới và một sự tổng hợp
văn hóa mới để có thể vượt qua những phương pháp tiếp cận thuần kỹ thuật và hòa
hợp những khuynh hướng chính trị khác nhau với quan điểm về thiện ích chung.
Thiện ích chung, được xem như là một toàn thể những mối tương quan liên vị tích
cực và có tính cơ cấu trong việc phục vụ cho sự phát triển hội nhất của các cá
nhân và nhóm, chính là nền tảng của một nền giáo dục hòa bình đích thực.

Một khoa sư phạm cho những người kiến tạo hòa bình

7. Cuối cùng, chúng ta thấy cần phải đề nghị và thăng tiến một khoa sư phạm về hòa bình. Điều này đòi hỏi một đời sống nội tâm phong phú, những quan điểm luân lý rõ ràng và giá trị, cùng với những thái độ và lối sống thích hợp. Những hoạt động kiến tạo hòa bình thường kéo theo những thành tựu về thiện ích chung; những hoạt động này tạo ra những lợi ích cho hòa bình và dưỡng nuôi nó. Những suy nghĩ, lời nói và cử chỉ hòa bình thường tạo ra một tâm thức và một nền văn hóa hòa bình cùng với một bầu khí tôn  trọng, yêu thương và thân ái. Vì vậy, cần dạy người ta biết yêu thương nhau, nuôi dưỡng hòa bình và sống cách nhân từ chứ không chỉ bao dung. Một sự khích lệ căn bản đối với thái độ sống này là “nói không với hận thù, nhận ra những
bất công và chấp nhận những lời xin lỗi cho dù không tìm kiếm nó, và cuối cùng
là biết thứ tha” [7]. Trong cách thức này, những lỗi lầm và những thù hận có thể được nhận ra trong chân lý, để cùng nhau đi đến sự hòa giải. Điều này cũng đòi hỏi phải không ngừng lớn lên trong khoa sư phạm tha thứ. Thực vậy, sự dữ chỉ có thể vượt qua nhờ sự thiện, và công bình chỉ có thể tìm thấy ngang qua việc bắt chước Thiên Chúa là Cha yêu thương tất cả con cái mình (xem Mt 5, 21-48). Đây chắc chắn là một tiến trình lâu dài, vì nó giả thiết một sự tiến triển thiêng liêng, một nền giáo dục về những giá trị cao quý và một cái nhìn mới về lịch sử nhân loại. Cũng cần biết từ bỏ thứ bình an giả tạo mà những ngẫu tượng thế gian hứa ban, cùng với những nguy hiểm luôn đi kèm với nó. Thứ bình an giả tạo này chỉ làm lu mờ lương tâm và đưa người ta đến một
lối sống ích kỷ và dửng dưng. Trái lại, khoa sư phạm về hòa bình ám chỉ đến
hoạt động, tình yêu thương, sự liên đới, lòng can đảm và sự kiên định.

Chính Chúa Giêsu là hiện thân cho tất cả thái độ sống này trong đời sống của Ngài, thậm chí Ngài đã tự hiến mình, đến nỗi từ bỏ chính mạng sống mình (xem Mt 13,39; Lc 17,33; Ga 12,25). Ngài đã hứa với các môn đệ rằng sớm muộn gì họ cũng khám phá ra những điều tuyệt diệu mà tôi đã nói ở trên, nghĩa là Thiên Chúa ở trong thế giới và
Thiên Chúa của Chúa Giêsu là Đấng luôn hiện diện với con người. Ở đây, tôi muốn
nhắc lại lời cầu nguyện, lời nguyện xin Thiên Chúa biến chúng ta thành những
khí cụ bình an của Ngài, để chúng ta có thể mang tình yêu đến nơi hận thù, đem
tình thương đến với người đau khổ, chân lý đức tin vào chốn lỗi lầm. Về phần
mình, chúng ta hãy cùng chân phước Gioan 23 cầu xin Thiên Chúa soi sáng cho các
vị lãnh đạo, để ngoài việc quan tâm đến lợi ích vật chất của dân tộc mình, họ
còn biết đảm bảo cho người dân món quà quý giá là sự bình an, phá vỡ những bức
tường chia cắt, đẩy mạnh mối dây yêu thương lẫn nhau, lớn lên trong sự hiểu
biết và sẵn sàng thứ tha cho kẻ làm hại mình. Nhờ đó, ngang qua sức mạnh và
thần hứng của Thiên Chúa, mọi người dân trên trái đất sẽ kinh nghiệm được tình
huynh đệ, và sự hòa bình mà họ hằng mong mỏi, sẽ nở hoa và cư ngụ giữa
họ. [8]

Với lời nguyện này, tôi muốn bày tỏ niềm hy vọng của mình rằng tất cả mọi người sẽ trở thành người kiến tạo hòa bình đích thực, nhờ đó thành đô của nhân loại sẽ lớn lên trong sự hòa hợp huynh đệ, trong thịnh vượng và hòa bình.

Từ Vatican 8 tháng 12 năm 2012

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

——————————————————————————————–

[1] Xem, Công Đồng Vaticano II, Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium Et Spes, số 1.

[2] Xem Thông điệp Hòa Bình Trên Thế Giới (Pacem in Terris), 11 tháng
4 năm 1963: AAS 55(1963), 265-266.

[3] Xem, Ibid.: AAS 55 (1963), 266.

[4] Biển Đức XVI, Thông Điệp Đức Ái Trong Chân Lý (29 – 06 -2009), 32: AAS 101 (2009), 666-667.

[5] Xem ibid, 34 và 36: AAS 101 (2009), 668-670 và 671-672.

[6] Đức Gioan Phaolo II, Sứ Điệp Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới Năm 1994 (3 tháng 12 năm 1993) AAS 86 (1994), 156-162.

[7] Đức Thánh Cha Biển Đức, Bài Nói trong cuộc gặp với các thành viên chính phủ
Lenbanon (15 tháng 9 năm 2012) báo Quan Sát Viên Roma (16-9-2012), trang 7.

[8] Xem Thông điệp Hòa Bình Trên Thế Giới (Pacem in Terris), 11 tháng
4 năm 1963: AAS 55(1963), 304.

Maria Thanh Mai gởi

Người chuyển
dịch:

Minh
Triệu, S.J.

Nguồn:  RV

Tình hình tại Syria hiện nay giống như cách đây hơn 4.000 năm

Tình hình tại Syria hiện nay giống như cách đây hơn 4.000 năm

Tình trạng Syria hiện nay giống tình trạng hơn bốn thiên niên kỉ trước.
26.12.2012
nguồn: VOA
Hạn hán, thành thị suy tàn, và chính phủ sụp đổ chấm dứt vai trò kinh tế trung tâm của Syria trong Vùng Trung Đông 4.200 năm trước.
Cuộc khảo cứu của trường đại học Sheffield ở Anh nêu lên những điểm tương đồng
quan trọng giữa một Syria bị chiến tranh tàn phá hiện nay với vụ đảo lộn thời
đế quốc Mesopotamia được biết tới với tên Akkadia vào thời kỳ đồ đồng.
Ellery Frahm, thuộc khoa khảo cổ của trường này tìm thấy những liên hệ bằng
cách nghiên cứu vấn đề thương mại tại Osidia trong trung tâm thương mại đô thị
của Urkesh, nơi bây giờ là miền đông bắc Syria.
Kính núi lửa được dùng để chế tạo dụng cụ sắc như dao cạo lấy từ sáu núi lửa
khác nhau trước khi xảy ra vụ sụp đổ của đế quốc Akkadia trải dài tới nước Iraq
hiện tại.
Khi tuyến đường thương mại và các chính phủ trong vùng sụp đổ trong thời kỳ mà
một số sử gia nói là giai đoạn gia tăng chế độ quân phiệt và bạo động, thành
phố này chỉ có thể mua osidian từ hai nguồn cung cấp kế cận, cho thấy ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng đối với sự lưu thông của người và hàng hóa.
Thêm nữa, ông Frahm nói canh nông vào thời đó cũng như bây giờ chủ yếu dựa vào
nước mưa thay vì thủy lợi,và các vụ mùa ở Akkadia không thể đáp ứng trước tình
trạng gia tăng dân số trong vùng.
Ông nói thêm với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay gây ra thêm nhiều khô
hạn, và với dân số đông hơn bao giờ hết, nông nghiệp hiện đại của Syria cũng không
thể bền vững được.
Ông Frahm khẳng định rằng công việc của ông không thể rọi ánh sáng vào tình
hình bạo động hiện nay ở Syria, thay vào đó nó đem lại một phương cách để hiểu
về những gì trước mắt, bằng cách tìm hiểu phương cách mà các bậc tiền bối phản
ứng trước các cuộc khủng hoảng của chính họ và của nước ngoài.

Những bóng hồng làm nguyên thủ quốc gia

Những bóng hồng làm nguyên thủ quốc gia

Giới lãnh đạo nữ trên thế giới vừa bổ sung thêm một nhân vật, nữ Tổng thống Hàn Quốc, Park Geun-hye.

Bà Park Geun-hye trở thành tân Tổng thống Hàn Quốc hôm qua. Bà là con của cựu Tổng thống Park Chung-hee. Ở tuổi 61, bà Park chưa chồng và không có con. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc giữ cương vị này.
Yingluck Shinawatra sinh ngày 21/6/1967. Bà trở thành thủ tướng thứ 28 của Thái Lan từ hồi tháng 8/2011. Bà Yingluck là nữ Thủ tướng Thái Lan đầu tiên trong lịch sử quốc gia này và là thủ tướng trẻ tuổi nhất Thái Lan trong vòng 60 năm qua.
Cristina Fernández de Kirchner sinh ngày 19/2/1953. Bà là đương kim tổng thống thứ 55 của Argentina và là góa phụ của người tiền nhiệm Néstor Kirchner. Bà Cristina là nữ tổng thống đầu tiên của Argentina được bầu và là bóng hồng thứ 2 giữ cương vị này trong lịch sử. Trước đó, bà Isabel Martínez de Perón đã là tổng thống của Argentina từ năm 1974 đến 1976.
Helle Thorning-Schmidt năm nay 57 tuổi. Bà trở thành Thủ tướng Đan Mạch từ ngày 3/10/2011 và cũng là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đảm nhiệm cương vị này.
Bà đầm thép Angela Merkel là nữ thủ tướng đầu tiên của Đức. Bà năm nay 59 tuổi. Bà Markel đảm nhiệm chức vụ đứng đầu nước Đức từ năm 2005.
Dilma Vana Rousseff sinh năm 1947, là đương kim tổng thống thứ 36 của Brazil. Bà cũng người phụ nữ đầu tiên ở quốc gia Mỹ La tinh này trở thành người đứng đầu đất nước.
Julia Eileen Gillard sinh năm 1961, hiện là thủ tướng thứ 27 của Australia. Bà đảm nhiệm công việc này từ tháng 6/2010 và cũng là bóng hồng đầu tiên trong lịch sử quốc gia này làm thủ tướng.
Ellen Johnson Sirleaf năm nay 64 tuổi, là tổng thống thứ 24 của Liberia. Trước đó, bà đã là bộ trưởng Tài chính từ năm 1979 đến năm 1980 dưới thời của Tổng thống William Tolbert. Cho đến nay, bà đã là tổng thống của Liberia được 7 năm. Bà là phụ nữ châu Phi đầu tiên trở thành người đứng đầu nhà nước.
Sheikh Hasina sinh năm 1947, là Thủ tướng Bangladesh từ năm 2009. Trước đó, bà cũng có một giai đoạn làm thủ tướng nước này từ 1996 đến 2001. Bà Sheikh cũng chính là con gái đầu lòng của Tổng thống Bangladesh đầu tiên,
Sheikh Mujibur Rahman.
Laura Chinchilla Miranda năm nay 54 tuổi và là tổng thống nữ đầu tiên của Costa Rica trong lịch sử nước này. Bà là phụ nữ thứ 6 trong lịch sử châu Mỹ La tinh giữ cương vị tổng thống và tổng thống nữ đầu tiên của Costa Rica từ tháng 5/2010.
Jóhanna Sigurðardóttir sinh năm 1942, là thủ tướng của Iceland. Bà cũng là nữ thủ tướng đầu tiên của quốc gia này đồng thời là nhà lãnh đạo Chính phủ đầu tiên công khai đồng tính.
Kamla Persad-Bissessar sinh năm 1952, là nữ thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa Trinidad và Tobago. Bà nhậm chức tháng 5/2010.
Dalia Grybauskaitė là tổng thống của Lithuania, bà nhậm chức tháng 7/2009. Bà Dalia là người phụ nữ đầu tiên ở đất nước này giữ cương vị đứng đầu nhà nước.

 

Một thời để Người Kitô hữu nhập thế

Một thời để Người Kitô hữu nhập thế

Bài của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI
Đan Quang Tâm dịch
Giáng sinh là một thời gian vui vẻ hân hoan và một dịp để suy tư sâu sắc, Đức
giáo hoàng Bênêđictô XVI nói
“Của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” là câu trả lời của
Đức Giêsu khi được hỏi về việc đóng thuế. Dĩ nhiên, những kẻ hỏi Người đang gài
bẫy Người. Họ muốn buộc Người phải đứng về phía nào trong cuộc tranh luận chính
trị nảy lửa về việc cai trị của Rôma tại đất nước Israel. Cái bẫy nằm ở chỗ
này: Nếu Đức Giêsu quả thực là Đấng Mêsia được mong đợi từ lâu, thì Người chắc
chắn sẽ chống lại những kẻ thống trị Rôma. Cho nên câu hỏi đã được suy tính
nhằm làm cho Đức Giêsu phải lộ diện như một mối đe dọa đối với chế độ hoặc như
một kẻ lừa đảo.
Câu trả lời của Đức Giêsu khéo léo chuyển cuộc tranh luận lên một bình diện cao
hơn, nhẹ nhàng khuyến cáo đừng có chính trị hóa tôn giáo lẫn thần thánh hóa quyền lực nhất thời, để mà mê mải tìm kiếm của cải.
Những kẻ đang nghe Người nói cần được nhắc nhở rằng Đấng Mêsia không phải là Xêda, và Xêda không phải là Thiên Chúa. Vương quốc mà Đức Giêsu đã đến để thiết lập thuộc về một lĩnh vực hoàn toàn cao hơn. Như Người đã bảo Phongxiô Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này”.
Những câu truyện Giáng sinh trong Tân ước nhằm chuyển tải một sứ điệp tương tự.
Đức Giêsu sinh vào thời có chiếu chỉ “kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ”
của Xêda Augúttô, vị hoàng đế nổi tiếng với việc mang Pax Romana (nền hòa bình
của đế quốc Rôma – người dịch) đến các vùng đất dưới quyền thống trị Rôma. Thế
nhưng, hài nhi này, được sinh ra ở một góc hẻo lánh và xa xôi của đế quốc, sẽ
cống hiến cho thế giới một nền hòa bình lớn lao hơn nhiều, có phạm vi thực sự
mang tính hoàn vũ và vượt trên mọi giới hạn về không gian và thời gian.
Đức Giêsu được trình bày với chúng ta như người thừa kế của Vua Đavít, thế
nhưng sự giải thoát mà Người mang lại cho dân Người lại không phải về việc đánh
đuổi quân thù; sự giải thoát của Người là về việc chiến thắng vĩnh viễn tội lỗi
và sự chết.
Việc Đức Kiô giáng sinh thách thức ta đánh giá lại các ưu tiên của ta, các giá trị của ta, chính cách sống của ta. Hiển nhiên Giáng sinh là một khoảng thời gian để ta vui vẻ hân hoan, nhưng đó cũng là một dịp để ta suy tư sâu sắc, thậm chí để ta vấn tâm xét mình. Vào cuối một năm rất khó khăn về kinh tế đối với nhiều người, ta có thể học được gì từ cảnh khiêm hạ, nghèo khó, đơn sơ của hang Bêlem?
Giáng sinh có thể là thời gian để ta học đọc Tin Mừng, học biết Đức Giêsu không
những chỉ là hài nhi nơi máng cỏ, mà còn là  hài nhi trong đó ta nhận ra Thiên Chúa đã làm người. Chính nơi Tin Mừng các Kitô hữu tìm thấy nguồn linh hứng cho cuộc sống hàng ngày của mình và tham gia các việc trần thế – cho dù tại Quốc hội hay thị trường chứng khoán. Người Kitô hữu không được xuất thế xa lánh thế gian; họ cần nhập thế. Thế nhưng việc họ tham gia chính trị và kinh tế cần phải vượt lên trên mọi hình thái ý thức hệ.
Người Kitô hữu đấu tranh chống nghèo đói, xuất phát từ sự nhìn nhận phẩm giá
tối cao của mỗi con người, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và được dành
ban cho sự sống đời đời. Họ cộng tác nhằm chia sẻ công bằng hơn các tài nguyên
của trái đất, xuất phát từ niềm tin rằng – với tư cách người quản lý các tạo thành của Thiên Chúa – chúng ta có nhiệm vụ chăm sóc những người yếu nhất và dễ bị thương tổn nhất. Các Kitô hữu chống lại sự tham lam và bóc lột, xuất phát từ niềm xác tín rằng sống quảng đại và yêu thương vô vị kỷ, như Đức Giêsu Thành Nazareth đã dạy và đã sống, là con đường dẫn đến sự sống viên mãn. Niềm tin vào vận mệnh siêu việt của mỗi người khiến cho công tác cổ vũ hòa bình và công lý cho mọi người trở nên khẩn cấp.
Vì các mục tiêu này được biết bao người chia sẻ, nên việc hợp tác sinh hoa kết
quả giữa các Kitô hữu và những người khác là điều có thể thực hiện được. Thế
nhưng người Kitô hữu chỉ trả lại cho Xêda những gì thuộc về Xêda, chứ không
phải những gì thuộc về Thiên Chúa. Trong lịch sử, đôi khi người Kitô hữu không
thể tuân thủ những đòi hỏi của Xêda. Từ thói tôn thờ hoàng đế thời cổ đại Rôma
đến những chế độ toàn trị trong thế kỷ qua, các Xêda đã cố chiếm đoạt vị trí
của Thiên Chúa.
Khi người Kitô hữu từ chối cúi mình trước các thần ngụy tạo được đề xuất thời nay, thì điều đó không xuất phát từ một thế giới quan cũ mèm. Sở dĩ như vậy là vì họ hoàn toàn tự do thoát khỏi những kiềm tỏa của ý thức hệ, và được linh hứng bởi tầm nhìn về vận mệnh con người, cao quý đến nỗi họ không thể nào thỏa hiệp với bất kỳ điều gì đe dọa tầm nhìn đó.
Tại Ý, người ta dựng nhiều cảnh hang Bêlem nổi bật trước hậu cảnh các phế tích
dinh thự Rôma thời cổ đại. Điều này cho thấy sự ra đời của hài nhi Giêsu đã
đánh dấu sự kết thúc trật tự cũ, thế giới ngoại giáo, trong đó các yêu cầu của
Xêda hầu như không thể tranh cãi được. Bây giờ đã có một vì vua mới, vị vua này không cậy vào sức mạnh của vũ khí, nhưng dựa vào sức mạnh của tình yêu.
Người mang hy vọng đến cho tất cả những ai, cũng giống như Người, đang sống bên
lề xã hội. Người mang hy vọng đến cho tất cả những người dễ bị thương tổn trước
các biến động kinh tế của một thế giới bấp bênh. Từ máng cỏ, Đức Kitô kêu gọi chúng ta hãy sống như những công dân của nước trời do Người lập, một vương quốc mà tất cả các người thiện chí đều có thể góp phần xây dựng tại đây, trên trái đất.
Tác giả là Giám mục Rôma và tác giả “Đức Jesus Thành Nazareth:  Các Trình
Thuật Thời Thơ Ấu”
Đan Quang Tâm dịch

TRUNG THÀNH VÀ CHÂN THẬT

TRUNG THÀNH VÀ CHÂN THẬT

Tác giả: Sr. Minh Nguyệt

nguồn:thanhlinh.net

… Cách đây vài năm, vào dịp Lễ Giáng Sinh, tờ ”Ecco tua Madre – Đây là Mẹ con” đăng chứng từ của anh Jean – cựu tù nhân – về một vị Linh Mục anh dũng người Hoa. Vị Linh Mục là đan sĩ cao niên dòng Xitô. Anh Jean là tín hữu Công Giáo người Pháp. Xin giới thiệu trọn chứng từ.

Nơi trại tù lao động cải tạo Trung Cộng ở phía nam Bắc Kinh, vào cuối năm 1961,
tôi nhìn thấy vị Linh Mục lần chót. Từ đó đến nay bao năm trôi qua, nhưng cứ
mỗi độ Giáng Sinh về, khuôn mặt gầy guộc của vị Linh Mục lão thành người Hoa
lại hiện lên rõ nét trong ký ức tôi. Đó là một khuôn mặt nhăn nheo với đôi mắt
tinh anh không dễ bị chế ngự. Tôi có cảm tưởng như lại trông thấy vị Linh Mục
đứng đó, trong cơn gió lạnh, tay cầm bánh và rượu giơ lên đọc Lời Truyền Phép,
với ý thức rõ ràng mình sẽ gặp hiểm nguy nếu bất chợt bị khám phá điều đang
làm.

Tôi biết Cha Xuân – tạm gọi tên vị Linh Mục người Hoa – vào đầu năm xa xôi ấy,
khi một toán tù nhân đông đảo được chuyển đến trại chúng tôi dưới sự canh chừng
khe khắt của ông cai tù tên Giang. Tôi được chỉ định làm trưởng nhóm tù nhân
gồm 18 người. Chúng tôi có nhiệm vụ rửa chuồng heo, khuân vác các bao phân bón
và chôn cất người chết. Cha Xuân ngủ trên chiếc chiếu nằm bên cạnh tôi.

Ngay từ ngày có mặt giữa chúng tôi, Cha Xuân trở thành đối tượng khiến mọi
người phải lo âu. Cha mang dáng dấp của một cụ già thật yếu ớt, vậy thì làm sao
có thể chu toàn các công tác lao động vô cùng nặng nhọc? Hơn thế nữa – và đây
mới là mối bận tâm lớn lao nhất của chúng tôi – Cha là một đan sĩ Xitô và vì
thế, Cha luôn luôn nói với chúng tôi về THIÊN CHÚA. Cha nhắc chúng tôi nhớ rằng
THIÊN CHÚA sẽ luôn luôn trợ giúp chúng tôi nếu chúng tôi không đánh mất Đức Tin
nơi Ngài.

Mà thật sự thì chúng tôi bỏ mất Đức Tin từ lâu lắm rồi! Chính những người cộng
sản vô thần đã nghĩ đến điều này và đã lo liệu cho chúng tôi. Đối với người
cộng sản thì tôn giáo là thuốc phiện mê dân, là mê tín dị đoan và nó đã hoàn
toàn bị tước bỏ khỏi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc rồi! Nếu có ai còn ngoan cố tin
vào sự hiện hữu của một quyền lực cao hơn quyền lực của ông chủ tịch
Mao-Trạch-Đông, thì người ấy sẽ bị nghiêm khắc trừng phạt, bị kết án tử! Nói
tóm lại, các Kitô hữu bị bách hại cũng chỉ vì cái tội dám công khai thờ lạy
THIÊN CHÚA của đế quốc thực dân!

Cha Xuân – là người hơn ai hết – phải biết rõ hiểm nguy đó, vì Cha bị kết án 20
năm tù cải tạo lao động chỉ vì cái tội duy nhất là làm Linh Mục!

Vậy mà Cha không sợ hãi gì hết. Cha cứ tiếp tục cầu nguyện và sống đạo, dũng
mạnh y như Kitô Giáo của Cha. Tất cả tù nhân chúng tôi biết thế, nên để Cha yên
và dĩ nhiên là tìm cách xa lánh Cha. Chúng tôi đã có quá nhiều nguy hiểm rồi,
không cần gánh thêm cái hiểm nguy đến từ tôn giáo của Cha Xuân! Nhưng Cha Xuân
không mảy may khiếp sợ. Tôi không biết làm thế nào mà Cha Xuân khám phá ra tôi
là tín hữu Công Giáo duy nhất trong nhóm tù nhân, ngoài Cha ra.

Một ngày trong lúc nghỉ xả hơi, Cha Xuân tiến lại gần tôi và nói:

– Con vẫn luôn là tín hữu Công Giáo tốt phải không? Nhất là con vẫn giữ đạo
trong lòng phải không?

Tôi mệt mỏi cau có trả lời:

– Tôi là tù nhân, ông lão ơi! Hãy để tôi yên thân!

Cha Xuân có vẻ như không nghe lời tôi nói nên vẫn tiếp tục:

– Chúng ta có thể cầu nguyện chung, Jean à! Rồi Cha cũng có thể nghe con
xưng tội nữa!

Tôi tỏ ra sừng sộ – vì sợ mấy tù nhân chung quanh có thể nghe lời ông cụ già
điên khùng này – nên tôi nói:

– Nếu ông muốn tự đưa đầu cho người ta chém thì đó là chuyện của ông. Còn tôi,
tôi muốn cứu lấy mạng sống tôi. Ông có hiểu không?

Nhưng lời nói vô lễ của tôi vẫn không làm Cha Xuân phật ý. Cha dịu dàng tiếp
tục:

– Không sao hết con à, Cha hiểu! Cha chỉ muốn con nhớ rằng Cha là bạn của con.

Rồi Cha Xuân lãng ra xa để lấy cái bao phân bón mang đi. Đôi môi Cha mấp máy
đọc lời Kinh Mân Côi.

Mặc dầu thân xác gầy gò ốm yếu, nhưng người ta không thể hiểu được làm sao mà
Cha Xuân lại có thể gánh hai bao phân – mỗi bao nặng 35 ký – và bước đi trên
đường đất gồ ghề. Người Cha như gập làm đôi dưới sức nặng quá lớn. Chưa hết.
Chẳng những Cha thi hành công tác dành cho Cha mà còn làm thêm công tác của
những người ốm yếu hơn Cha! Thật là chuyện không thể tưởng tượng được! Có lần
một người trong chúng tôi đặt câu hỏi:

– Ai biết điều gì ban sức mạnh cho cụ già vẫn tiếp tục tiến bước không?

Một người nhanh nhẹn trả lời:

– Chính THIÊN CHÚA! Khi ông cai tù không canh gác thì THIÊN CHÚA ngự xuống
và vác cái bao phân bón cho cụ già!

Câu giải thích khiến mọi người cất tiếng cười vang. Chúng tôi có rất ít dịp để
cười! Chúng tôi lao động từ sáng sớm tới chiều tối mà phần ăn thì thật ít ỏi.
Tối đến thì ngủ trong cái chòi giam đầy dẫy ruồi muỗi kêu vo ve. Mỗi ngày đều
phải chôn cất người chết. Chúng tôi phải mang xác chết leo lên đồi để chôn ở
nghĩa trang.

Mùa hè năm ấy tôi nghĩ là đã đến lượt tôi sẽ được chôn cất nơi nghĩa trang. Tôi
bị suy nhược vì lao động quá mức và vì thiếu dinh dưỡng. Tôi bị ngất xỉu nhiều
lần nên được mang lên bệnh xá. Trong mấy ngày liền tôi mê man bất tỉnh.

Rồi một đêm, khi tỉnh lại, tôi thấy Cha Xuân đang ngồi cạnh tôi và quạt gió mát
lên mặt tôi. Cha lén lút đút vào miệng tôi cháo nóng được nấu bằng gạo và rau.
Sau mỗi muỗng cháo, tôi cảm thấy như sức lực dần dần hồi phục trong tôi. Rồi
Cha Xuân thì thầm vào tai tôi:

– Họ có thể hành hạ và giết chết thân xác chúng ta, con à. Nhưng họ không
thể nào chạm đến linh hồn chúng ta. Chính chúng ta có nhiệm vụ gìn giữ linh hồn
chúng ta. Hơn thế nữa, còn có Đức Mẹ MARIA trợ giúp chúng ta.

Sau đó Cha Xuân còn đến thăm tôi ba lần nữa và mỗi lần đều mang theo cháo nóng.
Chỉ vào tháng 9 khi đủ sức trở lại lao động với nhóm tù nhân, tôi mới biết Cha
Xuân đã thành công trong việc cổ động các tù nhân khác tìm kiếm rau cỏ ăn được
trong các giờ nghỉ, còn chính Cha thì lén lút lấy trộm mỗi khi một ít gạo, rồi
để dành cho đến lúc đủ số lượng nhỏ thì bắt nồi lên nấu cháo. Tôi cảm động cám
ơn Cha Xuân và hổ thẹn vì đã cư xử bất nhã bất kính đối với vị Linh Mục lão
thành.

Một ngày, Cha Xuân kể cho tôi nghe câu chuyện Cha bị bắt giam.

Vào năm 1947, mấy người cộng sản hùng hổ tiến vào chiếm quyền cai trị nơi thành
phố quê sinh của Cha. Cha vắng mặt ở Đan Viện Xitô, và lúc trở về thì thấy các
anh em đan sĩ đã bị giết chết, còn đan viện thì bị đập phá tan tành. Các người
lính cộng sản sát máu trông thấy Cha liền bắt Cha tống giam. Sau khi bị tra
khảo trong vòng 2 năm trời, Cha bị kết án 20 năm tù ”cải tạo bằng lao động”.
Nghe xong tôi nhẹ nhàng nhận xét:

– Thôi thì ít ra là Cha vẫn còn sống!

Cha nhìn thẳng mặt tôi và nói:

– Cha còn sống bởi vì Chúa muốn thế. Cha tin rằng Chúa muốn trao cho Cha một
sứ vụ. Nếu không phải như thế thì Cha ao ước được thông phần số phận của các
đan sĩ anh em của Cha hơn!

Tháng 11 cùng năm ấy – 1961 – ông cai tù Giang chỉ định tôi làm trưởng nhóm tù
nhân có nhiệm vụ chuẩn bị cánh đồng lúa ở trại 23. Một thời ngắn sau đó ông gọi
tôi đến và nói rằng có người báo cáo cho ông biết là Cha Xuân cầu nguyện lén
lút vào ban đêm. Rồi ông hét lớn:

– Có đúng vậy không?

Tôi mỉm cười nói vớt vát:

– Không phải vậy đâu, đó chỉ là chuyện một ông già lao lực suốt ngày nên đêm
đến thì mệt mỏi và nói ú ớ trong giấc ngủ thôi!

Ông Giang nhìn chằm chặp mặt tôi dò xét hồi lâu rồi nói với giọng hăm dọa:

– Nếu ngày nào tôi biết được là ông ấy đọc kinh thì tôi sẽ nghiêm khắc trừng
phạt cả nhóm và đặc biệt là hai người. Phải nói cho ông ta biết như thế.

Vừa về đến chòi giam tôi tìm gặp ngay Cha Xuân và nói:

– Xin Cha ý tứ. Con có thể bị biệt giam vài tháng. Nhưng Cha thì .. mạng sống
lâm nguy.

Cha Xuân bình thản nhìn tôi và nói:

– Mạng sống của Cha quan trọng đến thế sao?

Rõ thật khổ, không có cách gì làm cho cụ già này lý luận bình thường được!

Tháng 12 đến. Trời lạnh cắt da và gió buốc thổi từ đông bắc đến. Một ngày gần
cuối tháng 12, Cha Xuân tìm đến gặp tôi nơi bờ ruộng và hỏi xem Cha có thể nghỉ
ngơi vài phút không. Tôi nói:

– Còn chút nữa thì đến giờ nghỉ. Cha không đợi được sao?

Cha đáp:

– Không, bởi vì sau đó thì tới giờ lính canh đến.

Có lẽ Cha muốn nói thêm điều gì đó nhưng không biết nói sao nên Cha hỏi tôi:

– Con có biết hôm nay ngày gì không?

Tôi khó chịu trả lời:

– Thứ hai 25 tháng 12!

Nói xong tôi bỗng im lặng vì trong tích-tắc tôi hiểu rằng, không phải chỉ là Lễ
Giáng
Sinh mà là cụ già muốn cầu nguyện! Tôi nói gần như khẩn khoản:

– Cha biết rõ đây là hiểm nguy mà!

Cha Xuân bình tĩnh nói:

– Nhưng Cha phải cầu nguyện. Rồi Cha cũng muốn con cầu nguyện với Cha nữa,
bởi vì chỉ với riêng hai chúng ta thì ngày này mới có một ý nghĩa gì đó. Đức
Chúa GIÊSU đã sinh ra từ Đức Trinh Nữ MARIA!

Tôi nhìn quanh quất. Không thấy lính canh, còn tù nhân gần nhất thì đang đứng ở
giữa đường từ trại đến. Tôi nói:

– Cha xuống cái hố khô nước đi. Con chỉ cho Cha 15 phút thôi. Không hơn đâu
nhé!

Cha hỏi:

– Con không xuống sao?

Tôi đáp:

– Con đứng ở đây!

Thật là những giây phút kinh hoàng tiếp theo đó. Cứ mỗi lần nghe tiếng gió rít,
tôi có cảm tưởng như nghe tiếng hét của lính canh. Thế rồi, không hiểu một cái
gì đó giúp tôi thắng vượt nỗi sợ hãi và đẩy nhanh tôi xuống cái hố. Và điều tôi
trông thấy như muốn đè bẹp tôi.

Lần đầu tiên từ bốn năm qua – tôi quên bẵng ông cai tù Giang và trại tù – để
chỉ còn nhớ thế nào là điều thật ý nghĩa khi tin tưởng vào một cái gì đó cao cả
hơn là cuộc sống bình thường.

Dưới cái hố khô nước, Cha Xuân đang cử hành Thánh Lễ. Thánh Đường là mảnh đất
hoang nằm ở miền Bắc Trung Quốc. Bàn Thờ là cụm đất cứng lạnh. Áo Lễ là chiếc
áo tù nhân. Chén Lễ là cái tách bể. Rượu Lễ được vắt từ mấy trái nho được cẩn
thận cất giữ. Bánh Lễ là một miếng bánh khô. Không có nến cháy nhưng thay vào
đó là cành củi cháy. Ca Đoàn là tiếng gió rít liên tục như làm thành bản Thánh
Thi. Hình như ngọn lửa nhỏ mang lời cầu nguyện của vị Linh Mục lão thành anh
dũng bay đến tận Trời Cao và ngọn gió mang đi phân phối đến tận bốn gốc bể chân
trời.

Trong phút chốc tôi bỗng cảm thấy niềm ao ước sâu xa được san sẻ Đức Tin của
Cha Xuân. Tôi nghĩ rằng không nơi nào trên thế giới, kể cả trong những thánh
đường đồ sộ nguy nga nhất của Kitô Giáo, không ai có thể cử hành – vào đúng
ngày Lễ Giáng Sinh – một Thánh Lễ ý nghĩa như thế.

Một cách vô thức không ngờ, tôi bỗng cất cao lời thánh thiêng:

– Et cum spiritu tuo – Và ở cùng Cha!

Không hề lộ vẻ ngạc nhiên Cha Xuân đọc tiếp như khích lệ tôi:

– Ite Missa est – Lễ đã xong!

Miệng tôi phát ra lời kinh tưởng chừng như quên bẵng từ rất lâu:

– Deo gratias – Tạ ơn Chúa!

Thánh Lễ đã kết thúc.

Cha Xuân nói với tôi:

– Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta và hiểu rằng chúng ta không thiếu sự tôn
kính. Đây chỉ là cách thức thích hợp nhất cho hoàn cảnh của chúng ta!

Tôi thấy cổ họng nghẹn cứng. Nỗi sợ hãi lớn lao nhất của Cha Xuân không phải là
sợ bị bắn chết mà là sợ xúc phạm đến THIÊN CHÚA! Sau cùng, điều

mà vị Linh Mục lão thành cố gắng làm cho tôi hiểu suốt trong thời gian này
chính là:

– Sự sống còn – như bất cứ loài động vật nào – tạo nên từ sự khéo-léo ma-lanh
và làm cho khiếp đảm, thì không thể đủ cho con người. Con người cần phải có cái
gì khác bên trên chính con người để có thể sống còn, như một giấc mơ, một niềm
tin chẳng hạn.

Tôi nói với Cha Xuân:

– Con tin là Chúa sẽ hiểu và sẽ tha thứ cho chúng ta.

Cha Xuân đáp:

– Cám ơn con, Jean à! Xin THIÊN CHÚA bảo vệ con. Xin Đức Mẹ MARIA chúc lành cho
con.

Và lần đầu tiên kể từ bốn năm qua, tôi tin rằng lời Cha Xuân nói đã ứng nghiệm.
Vừa lúc đó thì tôi trông thấy ông cai tù tên Giang đang đạp xe về hướng cái hố
khô nước. Trong chớp nhoáng tôi đủ giờ để nhảy xuống hố và làm bộ giơ tay trên
ngọn lửa như tìm cách sưởi ấm, trước khi ông ta kịp nhìn xuống hố nghi ngờ dò
xét. Ông ta hạch hỏi:

– Mấy người làm gì dưới hố?

Tôi trả lời đánh trống lãng kèm theo nụ cười ngây thơ:

– Cụ già muốn làm chút lửa để sưởi ấm.

Ông Giang hét lớn:

– Công việc chỉ được ngừng khi đến giờ nghỉ, chứ không phải trước giờ nghỉ! Hãy
trở lại với công việc đang làm!

Vài ngày sau biến cố trên đây diễn ra cuộc thay đổi và di chuyển tù nhân.

Cha Xuân không còn ở chung đội tù với tôi nữa. Và từ đó trở đi tôi không còn
trông thấy Cha Xuân nữa. Nhưng cái ngày đáng ghi nhớ ấy vẫn ghi khắc trong ký
ức tôi suốt trong thời gian kinh hoàng còn lại của cuộc sống lao động tù đày.
Nó nằm sâu nơi một góc nhỏ an toàn kín ẩn trong trái tim tôi mà không một ai có
thể lọt vào, kể cả ông cai tù Giang và các tên lính canh. Thật an toàn và không
sợ hãi.

Có lẽ hôm nay khi tôi viết những hàng này thì Cha Xuân vẫn còn sống. Hay có lẽ
Cha đã trở thành người thiên cổ. Nhưng cho dầu những người cộng sản Trung Hoa
đã giết chết Cha, thì họ cũng chỉ có thể giết chết thân xác Cha mà thôi, còn
hồn thiêng bất tử của Cha, họ vẫn không thể nào chạm tới.

… ”Bấy giờ tôi thấy Trời rộng mở: kìa một con ngựa trắng, và người cỡi
ngựa mang tên là ”Trung Thành và Chân Thật”, Người theo công lý mà xét xử và giao chiến. Mắt Người như ngọn lửa hồng, đầu Người đội nhiều vương miện, Người mang một danh hiệu viết trên mình, mà ngoài Người ra chẳng ai biết được. Người khoác một áo choàng đẫm máu, và danh hiệu của Người là: ”Lời của THIÊN CHÚA”. Các đạo quân thiên quốc đi theo Người, họ cỡi ngựa trắng, mặc áo vải gai mịn trắng tinh. Từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén để chém muôn nước.
Chính Người sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt chúng. Người đạp trong bồn đạp nho chứa thứ rượu là cơn lôi đình thịnh nộ của THIÊN CHÚA Toàn Năng. Người mang một danh hiệu viết trên áo choàng và trên vế: ”VUA các vua, CHÚA các chúa”

(Sách Khải Huyền 19,11-16)
.

(”PRO DEO ET FRATRIBUS – Famiglia di Maria”, Veniva nel mondo La Luce Vera,
Novembre/Dicembre 2009, Publicazione mensile, Anno 20, N 144-145, trang 8-13)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Nguồn:vietvatican.ne