AI CHO NGƯỜI DÂN LƯƠNG THIỆN

Hằng Lê added 2 new photos.
AI CHO NGƯỜI DÂN LƯƠNG THIỆN

Đây là người đàn ông đã bắn đạn hoa cải vào đoàn cưỡng chế của công ty Long Sơn ở Đăk Nông khiến 3 người chết và 16 người khác bị thương. Sau vài hôm trốn trong rừng, ông đã biết nhờ luật sư và cả nhà báo để dẫn ra đầu thú mà không phải bởi một lực lượng đại diện nào khác.

Điều đáng nói ở đây, trong bài báo trên báo Danviet đã nêu rõ, tình trạng hàng trăm hộ dân ở đây đã bị chèn ép, cướp phá và có người bị chém đến cảnh phải sống thực vật. Và có một cô giáo đã nói, khi rất đông dân làng đang thương xót để tiễn người đàn ông này đi, rằng, anh ấy đã hành động thay và vì hàng trăm người dân ở đây trong suốt nhiều năm qua.

Lý do gì mà doanh nghiệp lại có thể thực hiện việc cưỡng chế? Lý do gì mà các doanh nghiệp kiểu này lại có thể hoành hành và chèn ép, đánh đập người dân đến mức kinh hoàng như thế mà không bị xử lý?

Chắc hẳn, chúng phải được bảo kê và bao che bởi những tên có quyền chức và tham lam, nếu không thì điều gì mà có thể khiến những doanh nghiệp lộng hành, cướp đất, phá hoại cuộc sống và cả tấn công những người dân ở đây liều lĩnh đến nhường ấy?

Tình trạng thu hồi đất, về thực chất chính là hành vi cưỡng bức một quyền dân sự đối với tài sản của một người thông qua một mệnh lệnh áp đặt hành chính. Và hiện tượng thu hồi đất rẻ mạt thông qua những dự án đầu tư, dù với bất kỳ danh nghĩa nào, cũng đều dễ dẫn đến những bất công trong chính sách bồi thường vì không thông qua thoả thuận giữa bên có tài sản với bên có nhu cầu, mà lại thông qua bên thứ ba có quyền lực để áp đặt lên nhằm tước bỏ tài sản của công dân thông qua thủ tục “thu hồi”.

Những người dân rất hiền lành và chân chất, không tự nhiên cầm súng để bắn ai nếu không cầm cuốc, xẻng lên nương, rẫy làm vườn tược, trang trại. Nhưng chỉ khi đã thực sự bị dồn đến đường cùng, không những thế, cả những tiếng kêu cứu đã bị bỏ mặc nhiều năm trong vô vọng trước sự nguy hiểm của những kẻ cướp đất, họ mới phải ra tay, để bảo vệ phương tiện sống cuối cùng mà cứu gia đình của mình trong sự không được lựa chọn.

Những tiếng súng vang lên trên rẫy mấy ngày qua, chắc chắn là tiếng súng trái ngược với những đường đạn lạnh lùng trên Yên Bái của những ngăn tủ chứa hàng trăm tỷ đồng được bung ra sau khi vài mạng quan chức gục xuống.

Một bên là để bảo vệ tài sản, tính mạng bị xâm hại bất hợp pháp một cách công nhiên và vô pháp, một bên là những lợi ích trong phòng kín không thể hoà giải bằng những thoả thuận ngầm.

Tiếng súng ở Hải Phòng đã từng vang lên, ở Hưng Yên thì bằng những mạng người lặng lẽ, ở Dương Nội cũng đầy những tiếng kêu oán than, ở Thái Bình đã từng bật lên sự tàn khốc.

Kẻ cướp, rồi cũng chết vì lòng tham không được chia đều, kẻ lương thiện, cũng khó tránh khỏi tù tội và rơi vào cảnh tan nát, khốn cùng.

Tôi đành phải lấy câu hỏi của cụ Nam Cao đã đặt vào miệng Chí Phèo, để ném tung nó vào giữa cái lòng xã hội chó chết này mà gần như tất thảy mọi người đang cố gắng lặng im để tìm lấy sự bình an né tránh nào đó: ai, cho tao lương thiện bây giờ?

(Luan Le)

Hằng Lê's photo.
Hằng Lê's photo.

Chống tham nhũng: Đánh chuột đã ra khỏi bình

Chống tham nhũng: Đánh chuột đã ra khỏi bình

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-10-28

Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.

Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.

Courtesy photo

Chống tham nhũng: Đánh chuột đã ra khỏi bình

03:34/10:55

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Báo chí do Nhà nước quản lý đang thực hiện điều gọi là “dội bom tấn” lên cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, để vận động truy tố hình sự nhân vật đã về hưu này. Ông cựu Bộ trưởng bị cáo buộc thực hiện các phi vụ mua bán chức quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Thế nhưng toàn cảnh bức tranh chống tham nhũng ở Việt Nam lại cho thấy tình hình không kết quả, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng hơn và đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Đảng đứng trên pháp luật

Ngày 27/10/2016 tại Hà Nội, Ông Trương Hòa Bình Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực nhìn nhận là, vấn đề chống tham nhũng trong những năm qua hoàn toàn chưa thể đạt mục tiêu ngăn chặn, từng  bước đẩy lùi tham nhũng lãng phí. Tình trạng tham nhũng và lãng phí hiện nay đang đe dọa đến sự phát triển của đất nước, sự tồn vong của chế độ.

Khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết.
-Nguyễn Trung Dân

 Theo báo điện tử Chính phủ và VietnamNet, lên tiếng tại một Hội nghị chuyên đề tổng kết 10 năm chống tham nhũng, ông Trương Hòa Bình cho rằng, cần xác định tiêu chí công khai, minh bạch phải là giải pháp đột phá cho phòng chống tham nhũng, đồng thời cần có cơ chế giám sát quyền lực nằm trong điều gọi là “giỏ” pháp luật.

Điều gì khiến Đảng và Nhà nước Việt Nam gần như bất lực trong cuộc chiến chống tham nhũng. Phải chăng vì tham nhũng dầy đặc từ trên xuống dưới khiến “đánh chuột sợ vỡ bình”, một phát biểu thời thượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trả lời chúng tôi vào tối 27/10/2016, ông Nguyễn Trung Dân cựu Phó Tổng Biên Tập phụ trách Báo Du lịch, người bị cách chức vào năm 2009 vì đăng một bài viết khích lệ tinh thần yêu nước trước họa bá quyền Trung Quốc, từ Saigon nhận định:

“Bao giờ mà pháp luật không được thượng tôn, luật pháp làm ra không bình đẳng vẫn có sự phân biệt giữa người này người khác, phân biệt nhân thân giữa người này người kia… tóm lại một câu, khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết.”

Nhân vật xếp thứ 15/19 về vai vế trong Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình được VGP News và VietnamNet cùng nhiều báo khác dẫn lời nói rằng, trong 10 năm qua, trên toàn quốc có 918 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý vì thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; hơn 300.000 lượt cán bộ công chức bị chuyển đổi vị trí công tác. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình còn đề cao điều gọi là tới 99,5% viên chức, công chức cán bộ đã kê khai tài sản và thu nhập hằng năm.

Những con số mà Phó Thủ tướng Trương Hoa Bình liệt kê trở nên một loại hỏa mù thông tin vì ngay trong bài phát biểu, ông lại tái xác định là tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, tham nhũng có tính “lợi ích nhóm” đã xuất hiện trong một số lĩnh vực. Một số vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước và xã hội.

Thể chế tạo tham nhũng

ongtruonghoabinh-400.jpg

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình. Courtesy NLD.

Trong bài phát biểu được Báo điện tử Chính phủ Việt Nam trích đăng,  Phó Thủ tướng Trương Hoa Bình nhấn mạnh rằng, tham nhũng vẫn đang là lực cản sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, vẫn là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Nhận định về phát biểu của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, ông Nguyễn Đăng Quang một cựu đại tá ngành Công an hiện nghỉ hưu ở Hà Nội cho biết ý kiến:

“25 năm đã qua 5 kỳ Đại hội Đảng, mỗi một kỳ Đại hội Đảng thì tình trạng tham nhũng càng nặng nề hơn, mức độ càng nghiêm trọng hơn và đối tượng phạm tội càng cao cấp hơn. Cho nên có thể nói là càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển. Theo tôi cơ chế này ở Việt Nam đẻ ra tệ nạn tham nhũng và bọn tham nhũng lại ra sức bảo vệ cơ chế này. Do vậy nếu giao phó cho Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển.”

Hội nghị chuẩn bị đề án tổng kết 10 năm chống tham nhũng theo Nghị quyết Đảng diễn ra ngày 27/10/2016 ở Hà Nội, trong bối cảnh báo chí nhà nước mở tổng chiến dịch, đòi truy tố cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.

Nhân vật này về hưu sau Đại hội Đảng XII và mới bị Ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo về mặt Đảng. Lý do vì trong hai nhiệm kỳ Bộ trưởng thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Vũ Huy Hoàng đã thực hiện một số vụ bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ mờ ám gây hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt trong vụ ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, người đã bỏ trốn qua Âu châu và bị truy nã quốc tế. Ông này bị cáo buộc chịu trách nhiệm cao nhất làm thất thoát 3.300 tỷ, trong thời gian làm Chủ tịch Tổng Công ty xây lắp dầu khí PVC.

Nếu như cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sau kỷ luật Đảng sẽ bị truy tố,  thì có lẽ ông là nhân vật cao cấp nhất bị truy tố hình sự, dù đã là cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bộ trưởng. Câu chuyện này làm nhiều người nhớ lại vụ tài sản bất minh của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh Tra Chính phủ, ông này bị bêu xấu nhưng không bị truy tố.

Sợ uy con hổ già

Trong 10 năm qua, các vụ án chống tham nhũng liên quan tới Đảng viên, cán bộ cao cấp đang tại chức là rất hiếm. Ông Nguyễn Trung Dân cựu Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Du Lịch nhận định:

Ông Tổng Bí thư nói rồi, đánh con chuột ở trong bình sợ nó vỡ bình thì sao… cho nên con chuột nó phải ra khỏi bình thì ông ấy mới đánh thôi…
-Nguyễn Trung Dân

 “Ông Tổng Bí thư nói rồi, đánh con chuột ở trong bình sợ nó vỡ bình thì sao… cho nên con chuột nó phải ra khỏi bình thì ông ấy mới đánh thôi…con chuột đó dù là ông Bộ trưởng hay Thủ tướng thì phải ra khỏi bình thì ông ấy đánh…còn trong bình thì ông ấy phải bảo vệ thôi…Thực chất là không thể đánh vì bởi vì có những luật riêng, ông Minh Phó Giám đốc Công an TP.HCM nói có luật riêng đảng viên không được đưa ra xử…Thành ra chỉ khi nào ông Tổng Bí thư bật đèn xanh thì mới đánh, mấy ông không bật đèn xanh thì thôi…”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mô tả là người giơ cao ngọn cờ chống tham nhũng làm trong sạch Đảng, để tìm kiếm hậu thuẫn của lớp đảng viên trung kiên. Giới quan sát cho rằng, hoặc là ông Trọng chưa tập trung quyền lực đủ mạnh, hoặc là tham nhũng, lợi ích nhóm đã trở thành căn bệnh trầm kha bắt rễ trong hệ thống chính trị, cho nên ông Tổng Bí thư hành xử rất thận trọng và vì thế quá chậm chạp trong vấn đề làm trong sạch Đảng.

Điển hình là để “đả” một con hổ già nanh vuốt đã cùn như cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, mà đường đường một ông Tổng Bí thư phải mấy lần trực tiếp ra lệnh đánh một anh Phó Chủ tịch tỉnh là Trịnh Xuân Thanh. Ông Tổng Bí thư được cho là đã huy động toàn bộ công cụ truyền thông Nhà nước để moi móc việc ông Phó Chủ tịch Hậu Giang đi xe tư tiền tỷ gắn biển số công. Rồi từ đó mới có cớ điều tra làm rõ các vấn đề chạy quyền, chạy chức và vấn đề cựu Bộ trưởng Công thương nhắm mắt làm ngơ sai phạm lớn của ông Trịnh Xuân Thanh ở Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí.

Trong dịp trả lời chúng tôi, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon cho rằng, Tổng Bí thư phải có hành động thực sự quyết liệt để chống tham nhũng tới nơi tới chốn, chứ không phải chỉ làm một vài vụ để tuyên truyền. Ông nói:

“Đòi hỏi của xã hội, của nhân dân kể cả trong nội bộ Đảng cũng mong muốn là những vụ án gần đây cần phải làm tới nơi tới chốn. Như vụ AGV Mobiphone, vụ Núi Pháo, vụ Formosa rồi vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Vinaconex …Nếu không làm tới nơi tới chốn thì có lẽ uy tín của Đảng sẽ thiệt hại vô cùng lớn…”

Ngày 17/10/2016 khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hà Nội, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo Dân Trí online dẫn lời nói rằng, cần thiết cơ chế kiểm soát quyền lực và về điều gọi là “ Phải nhốt quyền lực vào lồng cơ chế lập pháp”.

Phát biểu đáng chú ý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có khả năng hiện thực hay không. Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang từ Hà Nội nhận định:

“Tôi cho rằng tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ có tác dụng làm khích lệ tinh thần một số đảng viên. Nó không có giá trị thực tiễn, bởi vì ở Việt Nam giữa bộ khung quyền lực với những qui định của pháp luật và việc thực thi nó là có sự khác nhau rất xa.”

Sự độc tài, thối nát, thoái hóa, thực hiện kinh tế Xã hội Chủ nghĩa thất bại, đã khiến các đảng Cộng sản từng cai trị hàng chục thập niên ở Đông Âu bị xóa sổ. Rồi chính cái nôi khai sinh ra chế độ Xã hội Chủ nghĩa là Liên Xô cũng đã bị tan rã vào năm 1991. Đảng Cộng sản Việt Nam tất nhiên ý thức điều này rất rõ.

Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhà lý luận chủ nghĩa Mác Lê sẽ có được sức mạnh thần kỳ nào, để sống mái với các nhóm quyền lực và lợi ích đang xâu xé nền kinh tế Việt Nam. Hay là ông sẽ phải dựa vào uy lực của nhóm lợi ích mạnh nhất, hầu có thể thực hiện kế hoạch đả hổ diệt ruồi.

Tại sao tù nhân trốn trại cai nghiện ở Việt Nam?

Tại sao tù nhân trốn trại cai nghiện ở Việt Nam?

Tư liệu- Một người nghiện heroin làm việc tại 1 trung tâm cai nghiện bên ngoài Hà Nội.

Tư liệu- Một người nghiện heroin làm việc tại 1 trung tâm cai nghiện bên ngoài Hà Nội.

Vụ 600 tù nhân trốn trại cai nghiện tập thể gần đây ở Việt Nam là vụ “vượt ngục” tập thể thứ 4 ở Việt Nam trong vòng 2 năm qua. Nguyên nhân được truyền thông trong nước đưa tin là do các trại cai nghiện bị quá tải.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Nhân quyền Quốc tế (HRW) có trụ sở ở New York, các trung tâm này không có các phương pháp cải tạo hợp lý cho những người nghiện bị giam giữ.

Trong vụ trốn trại tập thể mới nhất diễn ra hôm 23/10, 600 học viên cai nghiện đã chạy khỏi Trung tâm Cai nghiện Đồng Nai. Nhà chức trách bắt lại được 300 người và cảnh sát vẫn tiếp tục truy tìm số còn lại. Gần 1.500 người cũng đã trốn trại tập thể trong 3 lần trước đó ở Hải Phòng và Bà Rịa Vũng Tàu.

Mặc dù truyền thông trong nước đưa tin trung tâm Cai Nghiện Đồng Nai bị quá tải vì phải chứa gấp đôi số lượng người cho phép, nhưng báo cáo của HRW nhận định điều kiện trong các trại cải tạo ở miền Nam không phù hợp với mục đích cải tạo. Theo ghi nhận của tổ chức này từ lời kể của các phạm nhân đã từng qua trại cải tạo, họ phải ở trong trại ít nhất 5 năm và bị đánh đập hoặc biệt giam nếu không tuân lệnh. Không ai trong số họ nói họ đã qua một cuộc điều trị mang tính khoa học và y học để bỏ thói nghiện thuốc.

Ông Richard Pearshouse, nhà nghiên cứu cao cấp của HRW nói trên trang web của HRW rằng những người nghiện bị giam trong trại phải làm việc 8 tiếng 1 ngày trong suốt 5 năm, công việc chủ yếu là bóc vỏ hạt điều. Họ nói với HRW rằng nếu họ không bóc đủ 5kg hạt điều 1 ngày thì sẽ bị đánh đập. HRW cho rằng ép buộc lao động không phải là phương pháp điều trị cai nghiện.

VOA Tiếng Việt đã không thể liên lạc được với ông Pearshouse để tìm hiểu thêm về cuộc nghiên cứu này.

Liên Hiệp Quốc năm 2012 đã kêu gọi Việt Nam và các quốc gia khác đóng cửa các trại cai nghiện và cho người nghiện sự tiếp cận tự nguyện các chương trình điều trị tại địa phương. Nhưng các trung tâm cai nghiện ở Việt Nam vẫn tiếp tục giam giữ người nghiện và cải tạo họ bằng lao động.

Theo báo cáo của chương trình HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc, ước tính có khoảng 450.000 người bị giam giữ tại các trại cải tạo ở các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Theo báo cáo này, hơn 20.000 người, bao gồm cả trẻ em, đang bị cải tạo trong các trại ở Việt Nam.

Liên Hiệp Quốc nói phải chấm dứt việc giam giữ và trừng trị người nghiện, viện cớ “cai nghiện”. Liên Hiệp Quốc nói hình thức cai nghiện đó vi phạm luật nhân đạo và quyền của những người bị nghiện.

Nhạc sĩ Trúc Hồ chia tay Trung Tâm Asia

Nhạc sĩ Trúc Hồ chia tay Trung Tâm Asia

Nhạc sĩ Trúc Hồ. (Hình: Trúc Hồ Facebook)

GARDEN GROVE, California (NV) – Nhạc sĩ Trúc Hồ vừa cho biết chính thức chia tay Trung Tâm Asia hôm Thứ Năm, 27 Tháng Mười.

Nhạc sĩ Trúc Hồ hiện là tổng giám đốc đài truyền hình SBTN và là giám đốc nghệ thuật của Trung Tâm Asia trong hai thập niên.

Qua một lá thư gởi đến giới truyền thông, nhạc sĩ Trúc Hồ cho biết: “Sau hơn 20 năm cộng tác với Trung Tâm Băng Nhạc Asia, Trúc Hồ xin thông báo quyết định ngưng hợp tác với trung tâm này, để có thời gian tập trung vào việc bảo tồn và phát triển đài truyền hình SBTN.”

Ông cho biết thêm, ASIA 78 với chủ đề “Tình Yêu và Thân Phận” là chương trình nghệ thuật cuối cùng ông thực hiện cùng với Trung Tâm Asia.

“Trong hơn 20 năm qua, Asia như là một đại gia đình đối với Trúc Hồ cũng như nhiều anh chị em nghệ sĩ. Rời đại gia đình Asia là một quyết định khó khăn, nhưng Trúc Hồ sẽ tiếp tục dành tâm sức và thời gian cho đại gia đình SBTN,” ông viết tiếp.

Ông viết thêm: “Xin chân thành cám ơn Trung Tâm Asia, đặc biệt là chị Thy Vân, tổng giám đốc trung tâm, cùng tất cả các anh chị em ca nhạc sĩ, đã cùng đi với Trúc Hồ một đoạn đường dài trong việc giữ gìn và phát triển âm nhạc Việt Nam.”

“Xin chúc chị Thy Vân sớm hồi phục sức khỏe để tiếp tục dẫn dắt Trung Tâm ASIA trong tương lai,” ông kết luận. (Ð.D.)

Báo Tầm nhìn bị đình bản ‘vì tin tức nước mắm’?

Báo Tầm nhìn bị đình bản ‘vì tin tức nước mắm’?

  • BBC      
  • Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn cũng là Phó trưởng ban Tuyên giáo
  • Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn cũng là Phó trưởng ban Tuyên giáo

Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Việt Nam quyết định đình bản tạm thời báo điện tử Tầm nhìn vì ‘vi phạm mặc dù đã được nhắc nhở’.

Bản tin đăng trên trang web của bộ này mô tả quyết định đình bản tạm thời trong thời gian ba tháng có hiệu lực kể từ ngày 27/10/2017.

“Theo quyết định này, Bộ trưởng Bộ TT&TT quyết định đình bản tạm thời Báo điện tử Tầm nhìn trong thời gian 03 tháng vì Báo đã vi phạm quy định trong giấy phép hoạt động báo chí điện tử; không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, mặc dù đã đuợc cơ quan quản lý nhà nước về báo chí nhắc nhở, yêu cầu khắc phục nhưng Báo tiếp tục vi phạm,” bản tin viết.

Trong khi đó báo VietnamNet trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông mô tả báo Tầm nhìn “đang bị xem xét xử lý do sai phạm trong thông tin về nước mắm thời gian gần đây”.

Báo điện tử Tầm nhìn thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam và hiện đăng tên Phó Tổng biên tập phụ trách báo này là ông Huỳnh Văn Nam.

VietnamNet nói báo Tầm nhìn đang bị xem xét xử lý do sai phạm trong thông tin về nước mắm thời gian gần đây.

VietnamNet nói báo Tầm nhìn đang bị xem xét xử lý do sai phạm trong thông tin về nước mắm thời gian gần đây.

Cho tới 10 giờ tối ngày 27/10 giờ Việt Nam vẫn có thể truy cập được báo này.

Một số báo tại Việt Nam gần đây đã phải gỡ bài với nội dung nước mắm chứa asen vượt ngưỡng.

Hôm 21/10, báo Tuổi Trẻ tường thuật Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn gọi vụ thông tin “nước mắm chứa asen vượt ngưỡng” là “sự cố truyền thông” và “không bình thường”.

“Ai cũng biết thạch tín là một chất cực độc, thường được sử dụng làm thuốc diệt chuột, nên sự sợ hãi, hoang mang đối với nước mắm bao trùm lên người tiêu dùng. Nếu không xóa tan nỗi sợ hãi này thì ngành sản xuất nước mắm truyền thống đứng trước nguy cơ bị phá sản hàng loạt”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn được báo này dẫn lời.

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng (Vinastas) hôm 22/10 gỡ bản công bố ‘nước mắm chứa asen vượt ngưỡng’ gây tranh cãi khỏi website của họ và từ chối trả lời BBC.

Bốn hôm trước, ngày 18/10, trang web của Vinastas viết: “Chỉ có 25 trong tổng số 150 mẫu nước mắm được lấy thử nghiệm (tương ứng 16,67%) đạt theo TCVN 5107:2003, 104 (69%) mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu về asen (thạch tín) – một loại á kim cực độc.”

Truyền thông Việt Nam đưa tin hôm 22/10 là hạn chót để Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế có kết quả thanh tra chất lượng nước mắm báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. BBC chưa tiếp cận được tài liệu này.

Vào đầu tháng 10, Báo điện tử Năng lượng mới (PetroTimes) bị đình bản ba tháng vì ‘để xảy ra những sai phạm’ và Tổng Biên tập bị cách chức và thu thẻ nhà báo.

THƯ NGỎ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN, MẸ BLOGGER NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

THƯ NGỎ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN, MẸ BLOGGER NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

FB Phạm Thanh Nghiên

27-10-2016

Mẹ và hai con cô Quỳnh. (Hình: Internet)

Tôi tên là Nguyễn Thị Tuyết Lan, là mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Mẹ Nấm.

Ngày 10.10.2016, con tôi đã bị công an tỉnh Khánh Hoà bắt giam và bị buộc tội “Tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 của Bộ luật hình sự. Hiện con tôi đang bị giam ở Trại giam Công an tỉnh Khánh Hoà.

Sau khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, gia đình chúng tôi đã nhận được sự chia sẻ, đồng cảm, quan tâm của nhiều anh em, bạn bè trong nước cũng như quốc tế. Một số các cơ quan quốc tế về nhân quyền, truyền thông cũng lên tiếng về vụ việc của con tôi. Với cương vị là một người mẹ có con bị bắt bỏ tù chỉ vì chống lại bất công, tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ môi trường, tôi thực sự cần thêm rất nhiều sự hỗ trợ của quý vị cùng lên tiếng đòi tự do và công lý cho Quỳnh.

Thưa quý vị!

Ngày 17/10, tôi có lên trụ sở cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Khánh Hòa để hỏi thăm về tình trạng con gái tôi, đồng thời gửi đơn đề nghị cho con tôi được gặp luật sư. Sau đó tôi có tiếp tục gửi hồ sơ yêu cầu sự có mặt của luật sư trong quá trình công an tỉnh Khánh Hòa lấy cung con tôi. Tuy nhiên công an Khánh Hòa đã trả lời miệng rằng con tôi không được gặp luật sư vì họ “chưa hoàn tất hồ sơ” (?).

Ngày 25 tháng 10, cơ quan an ninh điều tra tỉnh Khánh Hòa đã có giấy mời tôi đến làm việc. Vì quá lo lắng cho sức khoẻ của con gái và hy vọng sẽ được biết thông tin về Quỳnh nên tôi đã đến đúng giờ theo như thông báo trong giấy mời.

Cũng xin nhắc lại là trước khi bị giải đi, con tôi đã dặn tôi phải mời luật sư cho cháu. Quỳnh cũng nói rằng sẽ nhịn ăn đến khi nào được gặp luật sư để được bảo vệ pháp lý. Nhưng thật đau lòng khi công an đã hoàn toàn không cho tôi biết tin tức gì về con tôi. Họ cũng chỉ thông báo bằng miệng rằng con tôi “không được quyền gặp luật sư”. Tôi đã vô cùng thất vọng và càng thêm lo lắng cho sức khoẻ của con tôi. Hôm nay đã bước sang ngày thứ .17 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt và tôi hoàn toàn không được biết tình trạng của con gái mình ra sao. Quyền được có luật sư là một trong những nhân quyền căn bản và con tôi không thể bị xem là một trường hợp ngoại lệ.

Con gái tôi, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ không có tội nếu đựơc sống ở một quốc gia tự do. Chỉ vì lên tiếng cho quyền làm người, bảo vệ môi trường trong sạch và giúp đỡ những người cô thế đang bị bỏ tù oan trái mà họ đã bắt nhốt con tôi, để lại hai đứa con thơ bốn tuổi và mười tuổi đang nhớ thương mẹ. Từ ngày công an ập vào nhà bắt Quỳnh, cả gia đình tôi luôn sống trong sợ hãi. Mẹ tôi, tức là bà ngoại của Quỳnh năm nay ngoài 90 tuổi, luôn giật mình hoảng hốt mỗi khi nghe tiếng động ngoài cổng. Nấm, con gái của Quỳnh trở nên ít nói, cháu thường nhốt mình trong phòng mỗi khi đi học về. Còn đứa con trai út của Quỳnh năm nay mới bốn tuổi, cháu liên tục khóc đòi mẹ và hỏi tôi những câu hỏi như dao cứa vào lòng. Tôi không biết con gái tôi sẽ phải ở tù trong bao lâu, sức khỏe của con tôi sẽ ra sao sau khi ra tù. Nhưng nạn nhân của cuộc bắt bớ này không chỉ có con gái tôi, mà hậu quả của nó vô cùng nặng nề đã đè nặng lên hai đứa trẻ. Bản thân tôi và mẹ tôi (bà ngoại của Quỳnh) cũng luôn sống trong sự lo lắng, sợ hãi. Cuộc sống của chúng tôi thật sự khó khăn và bị đe dọa khi thiếu vắng Quỳnh.

Thưa quý vị, tôi viết thư này để kêu gọi quý vị hãy quan tâm đến tình trạng bị bắt giam của con gái tôi, Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Hãy lên tiếng cùng bà cháu tôi đòi công lý cho Mẹ Nấm.

Con tôi cần luật sư!

Cháu tôi cần có mẹ!

Cho dù nếu Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không được trả tự do, nhưng sự góp sức, lên tiếng, đồng hành và ủng hộ của quý vị đối với chúng tôi là vô cùng quý giá. Điều đó sẽ giúp sức cho Quỳnh, cho bà cháu tôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách lớn lao này.

Cuối cùng, xin quý vị nhận từ tôi tấm lòng biết ơn chân thành. Tôi không biết nói gì hơn là gửi tới quý vị lời chúc sức khỏe, bình an.

Nha Trang ngày 27-10-2016

Nguyễn Thị Tuyết Lan.

Tranh chấp đất đai dẫn đến chết người

Tranh chấp đất đai dẫn đến chết người

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-10-26
Hiện trường vụ nổ súng

Hiện trường vụ nổ súng

Courtesy of vietnamnet

Ba người chết và hơn chục người bị thương trong vụ nổ súng hôm chủ nhật 23 tháng 10 tại  xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nông,  là người của công ty Long Sơn tức phía được Ủy ban Nhân dân tỉnh Dak Nông cho thuê đất cũng như cho phép san ủi đất lâm nghiệp của dân để kinh doanh.

Người dân bị san lấp đất dùng súng hoa cải để chống trả lại biện pháp của công ty Long Sơn. Trả lời về việc cưỡng chế đất ngày 23 tháng 10 trên địa bàn tỉnh, ông Lê Diễn, nguyên chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Dak Nông, nay là bí thư tỉnh ủy Dak Nông, cho biết:

Vụ đó có xảy ra, được báo chí trên mạng đăng đầy rồi. Cô cần thì cứ tham khảo trong đó chứ tôi không thể trả lời điện thoại được, cũng không biết cô là ai.

Cô coi trên mạng người ta đăng, tức là nhà nước nói trên báo chí và đài hết rồi chứ sao lại không nói, báo chí đăng rất nhiều rồi.

Ông Lê Văn Quang, nguyên phó chủ tịch Dak Nông, nói rằng ông không biết gì về  chuyện đất lâm nghiệp của dân bị ủy ban nhân dân Dak Nông ra lịnh thu hồi và giao qua cho công ty Long Sơn:

Cái đó tôi không trả lời được vì tôi không nắm rõ, không thuộc lãnh vực mà tôi phụ trách. Ông Lê Diễn trước làm chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân sau làm bí thư tỉnh ủy đấy,

Vụ xả súng hôm Chúa Nhật 23 và được báo chí trong nước đăng tải  với tin đã có một người tên Thắng bị tạm giữ để điều tra. Ông Thắng là người đang canh tác một diện tích 5 sào nằm trong khu vực đất mà công ty trách nhiệm hữu hạn Long Sơn bắt đầu tiến hành việc san bằng:

Già Vưng, một cư dân Dak Nông, xác nhận đã có xô xát đánh nhau giữa dân với những người làm việc trong công ty Long Sơn:

Biết, người ta cưỡng chế đất, ủi đất rồi đánh lộn, chết 3 người đúng rồi, súng tự chế. Đất đó là đất của người ta, 10 năm, 20 chục năm là cưỡng chế hết, dân không chịu rồi chống lại đó. Giờ không biết sao rồi chứ mà còn lùm xùm.

Mâu thuẫn tranh chấp đất đai đến nỗi có 3 người bị bắn chết làm người ta liên tưởng đến vụ Tiên Lãng, Hải Phòng hồi năm 2012 mà dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý. Năm 2012,  ông Đoàn  Văn Vươn và người em Đoàn Văn Quí, vì chống lệnh cưỡng chế khu đất đầm họ bỏ công xây dựng để nuôi tôm, đã dùng súng hoa cải bắn vào những người đến thu hồi đất và dỡ bỏ nhà của họ.

Vì hành động chống đối bằng súng hoa cải mà anh em ông Đoàn Văn Vươn bị bắt giữ và bị kêu án 5 năm tù giam tội chống người thi hành công vụ. Vụ án, được dư  luận biết tới dưới tên “ phát súng hoa cải”  ở Tiên Lãng,  cũng khiến một số viên chức địa phương bị kiểm điểm hoặc mất chức. Sau 3 năm rưỡi ngồi tù, anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn được trả tự do sớm nhân dịp quốc khánh.

Trả lời đài Á Châu  Tự Do liên quan đến vụ xả súng ngày 23 ở Dak Nông, ông Đoàn Văn Vươn nói:

Súng hoa cải là loại súng ca líp 12, loại súng thể thao dùng để bắn thú, bắn chim. Súng hoa cải nếu người ta lắp loại đạn 8 ly hoặc  8 ly rưỡi mà ở tầm gần thì có thể gây chết người.

Tôi cũng rơi vào tình cảnh như vậy, thế nhưng chuyên môn của tôi, là một công binh trong quân đội, tôi hiểu cái mức nguy hiểm của nó và kiểm soát được, không để gây chết người mà chỉ bị thương trong giới hạn.

Suy từ sự việc của gia đình nàh tôi thì sự việc ở Dak Nông chắc chắn là có vấn đề.Nó đã đẩy con người ta, vì cuộc sống gắn liền với tài sản, với đất mà bị mất hết thì đó là phản ứng tiêu cực mà tôi chắc người ta cũng không mong muốn. Khi mà bức xúc đẩy lên đỉnh điểm thì nó dẫn đến cực đoan, chính người hành động không mong muốn nhưng rất tiếc là họ không kiểm soát được mức giới hạn và dẫn đến chết người. Việc xảy ra ở Dak Nông tới mức chết 3 người là một điều rất đáng tiếc.

Sau vụ 3 bảo vệ của công ty trách nhiệm hữu hạn Long Sơn không may bị bắn chết, chưa kể hơn chục người khác bị thương phải nhập viện, đích thân thứ trưởng Bộ Công An là thượng tướng Phạm Dũng, trực tiếp chỉ đạo tiến trình điều tra.

Theo chỉ thị từ ông Phạm Dũng, tất cả những người  âm mưu sử dụng sống hoa cải để bắn chết người của  công ty Long Sơn phải bị bắt và bị xử phạt.

Nguồn tin từ trong nước chúng tôi  nhận được là vụ việc Dak Nông vẫn chưa ngã ngũ tính đến lúc này.

Cuộc biểu tình lớn vừa nổ ra ngày 26/10 tại thủ đô Caracas

BBC Vietnamese
Cuộc biểu tình lớn vừa nổ ra ngày 26/10 tại thủ đô Caracas của Venezuela và một số thành phố khác. Phe đối lập kêu gọi người dân tham gia biểu tình trên toàn quốc để gây áp lực lên nhà cầm quyền. Chính phủ Nicolas Maduro bị cho là nguyên nhân gây nên tình trạng kinh tế yếu kém và bế tắc chính trị hiện giờ. Ông Maduro lên lãnh đạo đất nước từ năm 2013 sau khi người tiền nhiệm của ông, Hugo Chavez, qua đời vì bệnh ung thư. Giá dầu thô, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Venezuela, sụt giảm đã ảnh hưởng vô cùng tồi tệ đến nền kinh tế trong nước. Những người phản đối ông Maduro cũng đòi thêm quyền dân chủ và lên án chính phủ cánh tả mà họ gọi là độc tài.

Có bốn loại rường cột của một quốc gia…

From:   Quế Tâm shared Khanh Nguyen‘s post.
Image may contain: text and one or more people
Khanh Nguyen

Có bốn loại rường cột của một quốc gia mà nếu dính phải:

1. Nhà báo: nói láo hoặc bị điều khiển (bởi quyền lực và lợi ích);
2. Luật sư: chạy án hoặc đứng ngoài lề tố tụng (không còn công lý và lẽ phải);
3. Nhà giáo: thành tích và áp đặt (mất tự do và sự khai sáng);
4. Bác sỹ: phong bì và vô trách nhiệm (dễ dẫn đến giết người);
Thì chắc chắn đất nước đó đang ở thời kỳ tồi tệ và tăm tối nhất.

Và cả bốn cái thứ đó đều đáng để được nguyền rủa và khinh rẻ.

Tất nhiên, nguồn cơn của tất thảy những điều ấy, chắc chắn, phía sau là một chính phủ hết sức tồi (vô dụng, vô pháp) và bất minh.

Ls Lê Luân
Khanh Lam Nguyen

73 nghị sĩ Quốc hội 14 nước kêu gọi thả LS. Nguyễn Văn Đài

 73 nghị sĩ Quốc hội 14 nước kêu gọi thả LS. Nguyễn Văn Đài

VOA

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vào ngày 16/12/2015 với tội danh 'tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam', theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. (Ảnh tư liệu)

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vào ngày 16/12/2015 với tội danh ‘tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam’, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. (Ảnh tư liệu)

73 nghị sĩ Quốc hội từ 14 quốc gia vừa gửi một lá thư ngỏ cho Thủ tướng Việt Nam yêu cầu trả tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự của ông, bà Lê Thu Hà.

Trong lá thư đề ngày 24/10, các nghị sĩ Quốc hội của các nước nói họ “quan ngại về tình cảnh hiện nay và sức khỏe của các công dân Việt Nam Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà”.

Lá thư của các nghị sĩ nhắc lại trường hợp LS. Nguyễn Văn Đài bị bắt vào ngày 16/12/2015 với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam”, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Thư nói “Vào thời điểm bị bắt, ông Đài đang chuẩn bị có cuộc họp với các thành viên trong đoàn đại biểu của Liên hiệp châu Âu đang ở Hà Nội cho cuộc thảo luận nhân quyền hằng năm với Việt Nam”.

“Trong cùng ngày, bà Lê Thu Hà, trợ lý của ông Đài, cũng đã bị bắt tại văn phòng của ông ở Hà Nội. Nếu bị kết án, ông Đài và bà Hà có thể phải đối mặt với mức án lên đến 20 năm tù giam”, thư nêu lên quan ngại.

Ngoài việc kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà, các nghị sĩ quốc hội cũng đề nghị Việt Nam phải bảo đảm rằng điều kiện ở nơi giam giữ hai nhà hoạt động này phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm cho họ tiếp cận được những trợ giúp pháp lý cần thiết, và tôn trọng các quyền cơ bản của họ trong nhà tù, bao gồm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Đứng tên trong thư ngỏ là nghị sĩ từ Đức Marie-Luise Dott và đồng ký tên bởi hơn 70 nghị sĩ từ Mỹ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Campuchia, Chad, Indonesia, Lithuania, Nepal, Zimbabwe, cũng như đại diện của nhiều tổ chức phi chính phủ khác.

Theo aseanmp.org, vietnamhumanrightsdefenders.net

Khởi kiện Formosa: Cuộc chiến pháp lý chưa kết thúc

Khởi kiện Formosa: Cuộc chiến pháp lý chưa kết thúc

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-10-26
Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016.

Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016.

Citizen photo

Một công văn hoả tốc được Uỷ ban nhân dân thị xã Kỳ Anh gửi đến Linh mục Đặng Hữu Nam vào ngày 22 tháng 10, sau khi Linh mục Đặng Hữu Nam hướng dẫn các ngư dân và giáo dân huyện Quỳnh Lưu đệ đơn khiếu nại lên toà án Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nội dung cho biết thời hạn nhận được khiếu nại về việc trả đơn đã hết nên sẽ không nhận hồ sơ khiếu kiện của những đương sự đó. Công văn này có mang tính pháp lý hay không?

Công văn trái pháp luật

Luật sư Hà Huy Sơn, từ Hà Nội trả lời chúng tôi về tính pháp lý của công văn mà linh mục Đặng Hữu Nam nhận được và ông khẳng định đây là công văn trái pháp luật.

“Đây là những công văn trái pháp luật, không đúng thẩm quyền, vì việc giải quyết hay trả lại đơn hay thời hạn khởi kiện, khiếu nại liên quan đến tố tụng dân sự thì thuộc thẩm quyền của toà án chứ không thuộc thẩm quyền của uỷ ban. Cho nên mọi hành vi ngăn chặn quyền khiếu nại, khởi kiện của người dân đều là vi hiến, là vi phạm hiến pháp, hay nói cách khác đây là những hành vi trái pháp luật.

Đây là những công văn trái pháp luật, không đúng thẩm quyền, vì việc giải quyết hay trả lại đơn hay thời hạn khởi kiện, khiếu nại liên quan đến tố tụng dân sự thì thuộc thẩm quyền của toà án chứ không thuộc thẩm quyền của uỷ ban.
-LS Hà Huy Sơn

Nếu những hành vi này gây ra thiệt hại cho người dân hoặc người khởi kiện thì họ hoàn toàn có quyền khởi kiện cơ quan hành chính hoặc cán bộ công chức nào ra văn bản đó.”

Linh mục Đặng Hữu Nam, người hướng dẫn các ngư dân và giáo dân huyện Quỳnh Lưu đệ đơn khiếu nại lên toà án Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết ông hoàn toàn không đồng ý với nội dung lẫn tính pháp lý của công văn hoả tốc được ký bởi đến Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã Kỳ Anh, ông Phan Duy Vĩnh.

Một trong những lý do đó được ông nêu ra là công văn thông báo hết thời hiệu của khiếu nại thì phải đến từ toà án và thẩm phán chứ không phải được viết và gửi đến từ chủ tịch và phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh.

Theo ông, điều này đã một lần nữa chứng minh sự “nhập nhằng giữa hệ thống tư pháp và hành pháp của Việt Nam.”

“Điều thứ nhất tôi không đồng ý đó là: Đây là chiêu bài của nhà cầm quyền cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ Formosa và quay lưng lại với người dân. Thậm chí họ đã ngồi xổm trên pháp luật mà chính họ đã viết ra.

Điều thứ 2 tôi không thể chấp nhận được là công văn hoả tốc này gửi cho tôi từ Uỷ ban nhân dân thị xã Kỳ Anh, người ký là ký thay Chủ tịch và phó chủ tịch là ông Phan Duy Vĩnh.”

Trả đơn sai trình tự luật định

Sáng ngày 8 tháng 10, 506 đơn khởi kiện của người dân huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An bị trả lại với lý do là “không hợp lệ” và Chánh án Toà án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh là ông Nguyễn Văn Thắng cho biết lúc đó việc trả lại đơn là đúng với qui trình pháp luật.

AAA.jpg
Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam cùng 600 ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã đến tòa án thị xã Kỳ Anh gửi đơn kiện vào ngày 26 và ngày 27 tháng 09 năm 2016. Hình: facebook

Tuy nhiên, theo linh mục Đặng Hữu Nam thì 506 bộ đơn khởi kiện đã bị trả lại không đúng với trình tự tố tụng.

“Điều thứ 3 tôi không thể chấp nhận được là chuyện chúng tôi đã đệ đơn thì việc trả đơn của ông Trần Thanh Hương, thẩm phán toà Kỳ Anh đã viện dẫn sai pháp luật Việt Nam cũng như sai về trình tự tố cáo và khởi kiện của luật tố tụng dân sự.”

Không đồng tình với quyết định trả đơn của Toà án Kỳ Anh, vào ngày 18 tháng 10, Linh mục Đặng Hữu Nam đã hướng dẫn các ngư dân và giáo dân huyện Quỳnh Lưu đệ đơn khiếu nại lên toà án Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Những diễn tiến sau đó được truyền thông mạng nói đến rất nhiều, đó là đoàn khởi kiện do Linh mục Đặng Hữu Nam hướng dẫn bị ngăn chặn và cô lập. Cho đến 11 giờ trưa cùng ngày, đoàn xe của Linh mục Nam bị chận lại không cho vào địa phận của tỉnh Hà Tĩnh.

“Trong ngày 18 chúng tôi đi đệ đơn đó, nhà cầm quyền tìm mọi cách để đánh phá chúng tôi thậm chí chơi những trò vô cùng tệ hại bẩn thỉu, đó là chạy theo đàon xe chúng tôi, rải đinh xuống đường để các xe chúng tôi các vào đinh, thủng lốp, hư xe không đi được.”

Tiếp tục khiếu nại

Qua những sự việc trên, có thể thấy rằng Linh mục Đặng Hữu Nam và phái đoàn khởi kiện khiếu nại có lý do để trình bày về thời gian hết hạn khiếu kiện đề cập đến trong công văn hoả tốc do Uỷ ban nhân dân đưa ra.

Chúng tôi đang hoàn tất thủ tục để trả lời công văn hoả tốc, nêu lên lý do đây là việc bất khả kháng trong việc pháp luật bảo vệ chúng tôi. Việc khiếu nại của chúng tôi là quyền lợi của chúng tôi.
-LM Đặng Hữu Nam

“Chúng tôi đang hoàn tất thủ tục để trả lời công văn hoả tốc, nêu lên lý do đây là việc bất khả kháng trong việc pháp luật bảo vệ chúng tôi. Việc khiếu nại của chúng tôi là quyền lợi của chúng tôi. Việc khiếu kiện của chúng tôi là quyền của chúng tôi. Chính pháp luật đã minh định như vậy. chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam hãy tôn trọng pháp luật mà họ đã từng rêu rao rằng nhà nước này là nhà nước pháp quyền. Chúng tôi cũng chỉ 1 điều duy nhất và căn bản nhất của người dân sống trong 1 đất nước xin được hưởng quyền tối thiểu nhất của 1 con người là 1 nhà nước pháp quyền thật sự.”

Tuy nhiên, luật sư Hà Huy Sơn cho biết thủ tục tố tụng là quan hệ giữa người khiếu kiện và toà án. Chính vì vậy, theo ông không cần thiết phải xem xét thời hạn đó.

“Không cần phải tranh luận về thời hạn này vì thời hạn này chỉ có thề do toà án đưa ra, ở đây là Toà án Kỳ Anh. Nếu không đúng thì người dân có quyền khiếu nại. Bao giờ có quyết định cuối cùng hoặc có bản án có hiệu lực pháp luật thì lúc ấy pháp luật mới được thực thi. Còn đây không phải là câu chuyện, công việc của uỷ ban. Uỷ ban đã xâm phạm vài quyền khiếu nại và khiếu kiện của người dân.”

Linh mục Đặng Hữu Nam có nói thêm rằng nếu xét theo pháp luật của Việt Nam hiện hành thì người dân cũng được phép sử dụng những điều luật khác để kéo thêm thời hiệu khiếu nại.

“Có thể chúng tôi sẽ khiếu nại nhưng chúng tôi cũng có thể không cần những khiếu nại đó, mà chúng tôi sẽ đưa những đơn mới đi. Và chắc chắn chúng tôi còn nhiều phương án để sử dụng trong cuộc chiến pháp lý này.”

Sau những sự việc trên, cuộc chiến pháp lý, theo cách gọi của Linh mục Đặng Hữu Nam đã nhận được sự đồng thuận mạnh mẽ từ các tổ chức xã hội dân sự và chính trị. Điều này được thể hiện trong một lá thư hiệp thông với các Linh mục, Giáo dân và Ngư dân đấu tranh vì môi trường được ký bởi các tổ chức xã hội dân sự độc lập vào ngày 26 tháng 10, 2016.

Việt Nam thú nhận tham nhũng nghiêm trọng nhưng vẫn không làm gì

 Việt Nam thú nhận tham nhũng nghiêm trọng nhưng vẫn không làm gì

Nguoi-viet.com

Biệt thự của ông Hồ Quốc Việt, giám đốc công an tỉnh Bến Tre, với ba mặt tiền. Những bài viết và hình ảnh như thế này trên tờ Người Cao Tuổi khiến tổng biên tập bị cách chức và khởi tố. (Hình: Người Cao Tuổi)

HÀ NỘI (NV) – Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam vừa cho rằng, báo cáo chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam năm nay “thẳng thắn” hơn. Tuy nhiên cả hai bên đều không đề ra giải pháp nào.

Sau khi nghe đại diện chính phủ Việt Nam trình bày báo cáo chống tham nhũng 2016, Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam hoan hỉ nhận định rằng, đây là lần đầu tiên, chính phủ Việt Nam “nhìn nhận thẳng thắn là một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, trong đó có cả một số cán bộ cao cấp thiếu tu dưỡng, không hoàn thành trách nhiệm, bổn phận, phạm tội tham nhũng.”

Việc thú nhận “tình hình tham nhũng vẫn phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với mức độ phổ biến, tính chất rất nghiêm trọng,” được Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam cho rằng, “phù hợp với thực trạng, phản ánh của dân chúng, doanh nghiệp và xếp hạng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế.”

Trong báo cáo chống tham nhũng năm ngoái, chính phủ Việt Nam chỉ thừa nhận “tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp” chứ không nhìn nhận là “nghiêm trọng.”

Những năm trước, các báo cáo chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam thường xuyên bị Quốc Hội Việt Nam nhận định là vì “nể nang, ngại va chạm” nên “chung chung,” báo cáo nào cũng chỉ đề cập có “một số người đứng đầu” hay “một số cơ quan, đơn vị” hoặc “một số bộ phận” ở “một số nơi” tham nhũng. Nhiều đại biểu Quốc Hội nhận định, các báo cáo chống tham nhũng được soạn kiểu đó là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của bộ máy công quyền trì trệ, khiến tham nhũng trở thành trầm trọng hơn.

Năm nay, cho dù báo cáo chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam được khen là “thẳng thắn” hơn song hiệu quả chống tham nhũng trên thực tế thì vẫn chẳng đến đâu. So với năm ngoái, số vụ tham nhũng và cá nhân bị khởi tố giảm 25%. Số vụ tham nhũng bị truy tố giảm 18%. Số vụ xử sơ thẩm giảm 34%. Tổng số tài sản bị tham nhũng đã thu hồi lại qua xét xử chỉ có 92 tỉ. Còn thu hồi qua thi hành án chỉ được 45 tỉ.

Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam nhận định, trong ba năm gần đây, số vụ tham nhũng được phát giác, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đang… giảm dần. Những vụ tham nhũng đã được phát giác và xử lý chủ yếu là các vụ tham nhũng nhỏ ở cấp xã và một số vụ được xem như án điểm vì có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Việc phát giác-xử lý tham nhũng từ cấp huyện trở lên rất ít.

Ủy ban này cho rằng, trong báo cáo chống tham nhũng, dù chính phủ Việt Nam xác nhận chống tham nhũng còn nhiều hạn chế nhưng lại không chỉ rõ nguyên nhân.

Một điểm đáng lưu ý khác là từ lâu, nhiều đại biểu Quốc Hội Việt Nam đã yêu cầu phân định rõ ràng trách nhiệm tập thể với trách nhiệm của từng cá nhân có thẩm quyền quyết định nhằm tránh tình trạng khi xảy ra sai phạm, các cá nhân có trách nhiệm lấy tập thể làm nơi lẩn tránh. Tuy nhiên Báo cáo chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam lần này vẫn không đề ra được giải pháp để tăng khả năng truy cứu trách nhiệm cá nhân.

Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam lập lại một lần nữa về việc phải có biện pháp kiểm soát quyền lực của những cá nhân có chức vụ. Xác định rõ giới hạn về quyền hạn của các cơ quan trong hệ thống công quyền để chống lạm quyền nhằm trục lợi.

Việc tuyển dụng-lựa chọn-bổ nhiệm viên chức cũng được cho là còn nhiều vấn đề đáng bàn vì thiếu các tiêu chí rõ ràng, hợp lý. Những qui định hiện hành kiểu “biên chế suốt đời,” “đã vào thì không ra,” “chỉ lên chứ không xuống” đã tạo thành sức ì rất lớn. Không thể truy cứu trách nhiệm của những cá nhân làm việc vô trách nhiệm, thiếu hiệu quả.

Giống như những năm trước, Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam tiếp tục “đề nghị” chính phủ Việt Nam xác định các giải pháp để chống tham nhũng hữu hiệu! (G.Ð)