Thêm một nút thắt vào cổ Ðinh La Thăng

Thêm một nút thắt vào cổ Ðinh La Thăng

Nguoi-viet.com

Ðinh La Thăng khi thôi chức chủ tịch PVN sang làm bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải. (Hình: Getty Images)

Tư Ngộ/Người Việt

SÀI GÒN (NV) – Ông Ðinh La Thăng, ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN, bí thư Thành Ủy Sài Gòn, lại bị thêm một nút thắt vào cổ qua bài viết của nhà báo Osin Huy Ðức vừa đăng trên trang Facebook cá nhân hôm 17 tháng 10, mang tựa đề “Những ‘Vinashin’ của Ðinh La Thăng.”

*Vô tiền khoáng hậu

Ðây là bài viết thứ 3 liên tiếp, sau hai bài “Thanh hay Thăng” và “Tảng Băng Nổi” được nhà báo Huy Ðức đưa lên facebook trong hai ngày 26 và 27 tháng 9. Cả ba bài viết tập trung vào các thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng trong thời kỳ ông Ðinh La Thăng làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN, từ 2006-2011) đã thu hút hàng chục ngàn người “like” và lan truyền nhanh chưa từng thấy.

Sự kiện này được coi là “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử chính trị tại Việt Nam từ khi đảng Cộng Sản cầm quyền. Khi mà một ủy viên Bộ Chính Trị đầy quyền uy bị một nhà báo “đánh trực diện” và phanh phui các biểu hiện tham nhũng hoặc bảo kê cho tham nhũng, trong 3 bài báo liên tiếp trong vòng 20 ngày mà ông Ðinh La Thăng, cũng như nội bộ đảng Cộng Sản, chưa có phản ứng nào đáp trả hay thanh minh.

Trở lại bài viết “Những ‘Vinashin’ của Ðinh La Thăng,” Huy Ðức liệt kê ra một số dự án kinh doanh của PVN dưới thời ông Ðinh La Thăng làm chủ tịch mà Huy Ðức ví như những dự án ma bùn của tổng công ty Vinashin đã làm thiệt hại cho nhà nước hàng tỉ đô la.

Những dự án mà Huy Ðức liệt kê ra với những con số và chi tiết rất cẩn trọng và tỉ mỉ không biết từ ai cung cấp, người ta thấy, nếu đúng như thế, là những dự án kinh doanh chỉ nhờ tài phù phép, ngược với quy định của luật pháp. Tất cả đều dẫn tới thất bại, đổ vỡ mà trăm nghìn tỉ đồng “bị ném qua cửa sổ.”

Ðiều kỳ lạ nhất là thủ phạm chính thì ngày một leo cao hơn trong hệ thống quyền lực đảng và nhà nước. Có lẽ nhờ vậy mà an toàn nhất chăng?

Theo Huy Ðức dẫn chứng, Ðinh La Thăng khi về cầm đầu PVN, ông nâng cấp công ty Tài Chánh Dầu Khí (công ty con của PVN) thành Tổng Công Ty Tài Chánh Cổ Phần Dầu Khí (PVFC) trong kế hoạch biến PVN thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành.

Ông Thăng đã đẻ ra các công ty con, công ty cháu bằng chính tiền của mẹ, của con rồi lại lấy “cháu mua mẹ” để làm đẹp sổ sách.

Huy Ðức kể: “Theo phương án mà Hội Ðồng Quản Trị Tổng Công Ty Dầu Khí lúc đó (do Ðinh La Thăng làm chủ tịch) phê chuẩn, công ty con PVFC đã dùng 500 tỷ ‘đẻ’ ra công ty cháu PVFC Invest và rót 671 tỷ khác để PVFC Invest mua cổ phần công ty mẹ với giá đạt ‘mục tiêu chính trị’ (70,000 đồng/cổ phiếu).”

“Theo luật, PVFC chỉ được góp tối đa vào PVFC invest 11%. Nghị quyết của PVN phê duyệt cho PVFC góp 11% (55 tỷ đồng), đồng thời phê duyệt thêm cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) góp 38% (190 tỷ đồng). Trên thực tế, PVFC dùng tiền nhà nước góp tới 295 tỷ đồng [Ngoài 55 tỷ đồng đứng tên trực tiếp, PVFC còn dùng 240 tỷ góp dưới dạng cho cá nhân (CBCNV) ‘ủy thác đầu tư trả chậm mua cổ phần PVFC Invest’ – Bản chất là cho cá nhân vay trá hình không có tài sản bảo đảm].”

“Sau đó, bằng hàng loạt ‘hợp đồng ủy thác đầu tư’, PVFC chuyển xuống cho PVFC Invest 671 tỷ, bao gồm các khoản: Chuyển trực tiếp 200 tỷ cho PVFC Invest; Chuyển thông qua công ty con khác, PVFC Land, 400 tỷ; Chuyển thông qua công ty PV Inconess (PVFC là cổ đông lớn 30%) 71 tỷ.”

“Vì PVFC Invest cũng không thể dùng hết số tiền 671 tỷ này để mua cổ phần nên phải chuyển 510 tỷ cho CBCNV ‘vay’ dưới dạng nhận ủy thác đầu tư để mua cổ phần với tỷ lệ 50-50 (CBCNV bỏ ra 50%, công ty cho ‘vay’ 50%). Bằng cách này, PVFC Invest đã ‘thắng’ 20 triệu cổ phần với giá 71,000 đồng trong đó có 14 triệu cổ phần do ‘CBCNV mua’ (sau cổ phần hóa, PVFC là một tổng công ty có vốn điều lệ 5000 tỷ, Tập Ðoàn PVN nắm 78%; như trên đã nói, 22% còn lại cũng chủ yếu được mua bằng tiền nhà nước).”

Trong một “phi vụ” khác về đầu tư du lịch ở Quảng Ngãi, Ðinh La Thăng giao cho PVFC lập ra công ty Mỹ Khê Việt Nam có vốn điều lệ trên giấy là 400 tỷ.

Theo Huy Ðức, “Cũng như PVFC Invest, Mỹ Khê Việt Nam đã sai luật ngay từ khi ra đời vì có tới 99.98% vốn ở Mỹ Khê VN được góp từ PVFC trong khi mức cho phép không quá 11% (thực góp 210.1 tỷ trong đó, PVFC góp 210 tỷ, hai cổ đông khác góp 100 triệu).”

“Mỹ Khê Việt Nam sau đó còn được PVFC biến thành một công ty đầu tư bất động sản trái phép với hai dự án: ‘Ðầu tư’ 192.5 tỷ vào dự án 99C Phổ Quang (Sài Gòn); ‘Ðầu tư’ 360 tỷ vào dự án 168 Nguyễn Ðình Chiểu (Sài Gòn). Với ba ‘dự án’ này, Mỹ Khê VN đã ‘nướng’ của PVFC 762.6 tỷ.”

Theo Huy Ðức, “Gần 10 năm trôi qua, phần vốn 210 tỷ đồng đã hết, Biển Mỹ Khê vẫn chỉ có… cát; khoản chi đáng kể nhất của công ty này là để phá 10 hecta rừng dương dọc bãi biển. Mỹ Khê còn: Ðưa ngay 192.5 tỷ cho công ty tư nhân Lạc Hồng trong khi 99C Phổ Quang đang là đất của Satraco và Lạc Hồng chưa hề có ‘mảnh giấy lộn’ nào chứng minh công ty này là chủ đầu tư hay đồng sở hữu; Ðưa ngay 360 tỷ cho công ty cổ phần Phúc Thịnh chỉ để nắm được một bản photo giấy tờ đất 168 Nguyễn Ðình Chiểu trong khi Phúc Thịnh chưa phải là chủ sở hữu và không được cấp phép đầu tư.”

Một công ty con khác có tên là PVN Assets có trị giá tài sản được ghi là 707 tỷ đồng nhưng PVFC đã bán 23 triệu cổ phiếu của mình trong VN Assets cho một công ty tư nhân, ATC (Công ty cổ phần dầu khí An Thịnh), với giá chỉ 1 đồng/cổ phiếu (hợp đồng 16/2003/PVFC-ATC) trong khi giá vốn là 10.000 đồng/cổ phiếu (thất thoát khoảng 230 tỷ đồng).

Vẫn theo Huy Ðức, PVFC rót vốn cho ATC 120 tỉ để xây nhà máy sản xuất xơ sợi Hưng Yên trong đó 40 tỉ làm vốn lưu động. Thay vì nhập thiết bị của Ðức thì “ATC đã dùng số tiền đó để nhập một dây chuyền ‘nghĩa địa’ về. Nhà máy hoạt động được một năm rưỡi thì đóng cửa. Thay vì tìm cách thu hồi nợ, PVFC đã âm mưu ‘chuyển đổi’ 40 tỷ vay làm vốn lưu động này thành vốn góp (do không thực hiện được nên đã phải trích lập 100% dự phòng). Tháng 6 năm 2009 nhà máy ngưng hoạt động. Tháng 7 năm 2011, PVFC kêu bán thanh lý. Mãi tới tháng 2 năm 2012 mới bán được với giá… 3.9 tỷ.”

“Trong số 240 tỷ ‘ủy thác đầu tư’ dưới hình thức góp vốn lập nên PVFC Invest qua cán bộ công nhân viên (CBCNV) mà Ngân Hàng Nhà Nước cho là ‘cố ý làm trái’ (công văn 9788-2009), tới nay chỉ mới thu hồi được 10 tỷ (gây hậu quả nghiêm trọng, thất thoát 230 tỷ). Trong số 510 tỷ ‘ủy thác’ dưới dạng đưa tiền cho CBCNV mua cổ phần tới nay vẫn chưa thu hồi được 419 tỷ gốc, 86 tỷ tiền lãi.”

Một dự án đầy sai trái khác của PVN dưới thời Ðinh La Thăng là dự án mua sân vận động Chi Lăng ở Ðà Nẵng và có liên quan đến Hà Văn Thắm (chủ tịch ngân hàng Ocean Bank) và Phạm Công Danh (chủ tịch ngân hàng Xây Dựng).

Theo Huy Ðức kể, “Ngày 1 tháng 12, 2010, để mua sân vận động Chi Lăng Ðà Nẵng với giá 1,393 tỷ, Phạm Công Danh lập 10 công ty (con của tập đoàn Thiên Thanh) để đứng tên 10 sổ đỏ [có tổng diện tích 55,061m2, giá 25.3 triệu/m2). Ngay sau khi Ðà Nẵng giao sổ đỏ, 28 tháng 1, 2011, Danh đem cắm cả 10 vào OceanBank để vay 1,254 tỷ đồng.”

“Hơn một tháng sau đó, 4 tháng 3, 2011, đất sân Chi Lăng được PVFC – nơi mà PVN của Ðinh La Thăng nắm 78% cổ phần – định giá lên hơn gấp đôi: 57 triệu/m2; sau khi ‘tham chiếu các kết quả tư vấn khác’, PVFC đưa giá xuống một chút, 54.9 triệu/m2, và quyết định mua gần phân nửa sân Chi Lăng từ tay Danh với giá 1,510 tỷ (27,000m2, thuộc 5 sổ đỏ).”

“Hơn 1,306 tỷ được PVFC chuyển thẳng cho OceanBank, thanh toán cả gốc lẫn lãi cho Phạm Công Danh; 20 tỷ được chuyển vào tài khoản của tập đoàn Thiên Thanh; 183 tỷ chuyển trực tiếp vào tài khoản cá nhân của Danh. Như vậy, với thương vụ mua bán sân vận động Chi Lăng, chỉ trong một tháng, Danh lấy lại được vốn, cầm về 5 sổ đỏ ‘sạch’ (28,000m2) và vẫn còn dư 203 tỷ.”

Theo Huy Ðức, chưa thấy cơ quan điều tra nhắc đến thương vụ này, ít nhất là khoản “trốn thuế” không dưới 160 tỷ. Không chỉ là vấn đề lời lãi, cơ quan điều tra cũng cần làm rõ bản chất của nó và đường đi lắt léo của các dòng tiền [tháng 5-2011, PVFC lại bán 27,000m2 đất này cho Seabank AMC (công ty mua bán nợ của Seabank) với giá không lời, không lỗ].

Khoản tiền 1,510 tỷ mà PVFC trả cho thương vụ nửa sân Chi Lăng đã giúp Phạm Công Danh có “lực” để mua TrustBank từ tay Hà Văn Thắm, có vai trò như bàn tay của một bà đỡ giúp Danh “đẻ ra” ngân hàng Xây Dựng.

“Nếu Ðinh La Thăng không quyết định góp 800 tỷ đồng (20% vốn) và ‘lái’ phần lớn dòng tiền của PVN chảy qua Ocean Bank thì ngân hàng này đã khó mà tồn tại [Từ thời Thăng làm chủ tịch Tập Ðoàn Dầu Khí gần như tất cả các công ty thành viên của PVN đều phải mở tài khoản tại Ocean Bank; tổng cộng PVN đã đem hơn 50 nghìn tỷ đồng gửi Thắm].”

Huy Ðức viết, “Khi Thắm ‘chìm’ theo Ðại Dương – OceanBank bị mua với giá 0 đồng – PVN không chỉ mất 800 tỷ VND góp vốn (theo quyết định của Ðinh La Thăng) mà còn kẹt ‘dưới đáy’ Ðại Dương hơn 10 nghìn tỷ (bao gồm cả 70 triệu USD của Vietsopetro).”

Tưởng cũng nên nhắc lại hai bài viết “Thanh hay Thăng” và “Tảng Băng Nổi” được đưa lên facebook trong hai ngày 26 và 27 tháng 9, Huy Ðức dẫn một số tài liệu để viết về những trò kinh doanh ma mãnh trái luật dẫn đến thất thoát hàng ngàn tỉ đồng tại Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC, công ty con của PVN), kết luận rằng kẻ chịu trách nhiệm chính là Ðinh La Thăng, sếp ngồi trên Trịnh Xuân Thanh và Vũ Ðức Thuận. Trịnh Xuân Thanh hiện đã trốn ra nước ngoài, Vũ Ðức Thuận và 3 đàn em khác mới bị bắt giam

* Siết dần dây thòng lọng

Từ khi có mạng xã hội, đặc biệt là facebook, cư dân mạng chắc hẳn chưa quên rất nhiều blogger hay facebooker bị “xử lý,” thậm chí vào tù, chỉ ít lâu sau khi bài của họ xuất hiện trên mạng xã hội vì bị cáo buộc tiết lộ thông tin cấm kỵ, hay chỉ trích các lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam.

Có thể kể ra các trường hợp như nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên bị mất việc sau khi chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng; blogger “Cô Gái Ðồ Long” bị bắt vào tù về thông tin gia đình tướng công an Nguyễn Khánh Toàn; hai cán bộ bị phạt 5 triệu đồng vì chê “cái mặt kênh kiệu” của chủ tịch tỉnh An Giang, cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh bị ép gỡ bài thơ “Ðất nước mình lạ quá phải không anh?”; và gần đây nhất là ông Giang Kiên Huy, chủ trang “I love Danang” bị phạt hơn 8 triệu đồng vì “xúc phạm lãnh đạo Ðà Nẵng”…

Ðó là chưa nói tới hàng loạt các nhà báo, nhà hoạt động, blogger, facebooker có chủ trương đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền trên mạng xã hội bị bắt giam, khởi tố, bỏ tù, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” mà blooger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là trường hợp mới nhất.

Trong trường hợp 3 bài viết của nhà báo Huy Ðức “đánh trực diện” vào Ðinh La Thăng, dư luận đặt câu hỏi rằng, phải chăng có một thế lực rất mạnh “chống lưng” cho Huy Ðức, và thế lực ấy đang siết dần sợi dây thòng lọng vào cổ Đinh La Thăng, tạo dư luận để có thể dẫn đến việc điều tra, khởi tố một ủy viên Bộ Chính Trị vì tham nhũng – nếu thế, thì sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử Đảng CSVN.

Bởi người ta thấy đã nhiều lần nghe những lời cả quyết từ các lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN là chống tham nhũng “không có vùng cấm.” Nhưng để coi, cái chế độ xưa nay vốn quen thói nói một đàng làm một nẻo, có dám hành tội một ủy viên chính trị, một kẻ ngồi ở tầng cao nhất của đảng ra trị tội?

Cũng trong ngày Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016, Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri quận Ba Ðình, thành phố Hà Nội là, “đánh tham nhũng là ta đánh vào ta.” Vậy nếu đánh Ðinh La Thăng là “đánh vào ta” rồi còn gì!

Thêm một lần nữa giải thích Quy trình Thuỷ điện xả lũ giết người!

Thêm một lần nữa giải thích Quy trình Thuỷ điện xả lũ giết người!

FB Nguyễn Tấn Thành

16-10-2016

h1Đây là việc mà tôi nhiều lần giải thích mấy năm qua, nhưng thấy chưa đủ nên giờ giải thích tiếp.

Bạn hãy nhìn vào cái hình thấy một cái đập cao bằng núi đó, nó sẽ ngăn nước thành cái hồ vĩ đại trên núi. Từ đây nước sẽ được cho chảy xuống quay máy phát điện bán lấy tiền.

Khi mưa lũ xuống:

1- Nếu hồ ít nước nó giữ lại một ít, cho xuống một ít, không chỉ làm lũ nhỏ xuống mà còn chậm hơn để Dân có thời gian phòng bị.

2- Nếu hồ chứa nước nhiều, phải nhanh chóng xã ra kẻo nước dâng qua đập làm vỡ đập. Đây là quy trình, để đảm bảo không vở đập. Nhưng lúc này nước xả ra lớn hơn cả lũ nên lũ lớn xuống dân, nước dâng nhanh, dân không phòng bị chết và mất tài sản.

Ở trường hợp 1 thì hồ này trở thành hồ điều tiết lũ, giúp dân. Nhưng giử nước ít là phải xả trước mà rồi lũ không về thì không có nước chạy máy phát điện kiếm tiền, chúng không làm

Ở trường hợp 2 thì hồ này trở thành trái bom nước như bài báo nói. Nó tan sát Dân, phá hoại tài sản đúng theo quy trình, chúng hay làm !
____

Giờ các bạn xem lại clip này để thấy Thuỷ điện đó xả lũ tới 1800m3/giây và xả liên tục trong 4h có phải là giết Dân không !

Câu hỏi chúng ta đặt ra là tại sao chúng không xả trước, xả ngắt khoảng, như thế để Dân khỏi chết ?

Câu hỏi này sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời khi xả thế, Dân chết nó có bị ai trừng trị vì nó đúng quy trình đâu !!!

Chỉ khi nào Dân lên tiếng, chúng bị trừng trị thì chúng sẽ không canh trời lũ xả ồ ạt như thế nữa.

Còn đảng Cộng sản lãnh đạo ở đâu ư, quên chúng đi, chúng ngậm tiền của các thuỷ điện này nên bán đứng tính mạng Dân với quy trình khốn nạn đó rồi!

Clip xả lũ ngày qua ở đây, các bạn coi để hiểu thêm: CLIP ‘Bom nước’ thủy điện xả lũ nhấn chìm nhà dân (VNN).

Đức Cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo Phận Vinh thân hành đi đến với bà con vùng lũ lụt miền Trung.

Quế Tâm and 3 others shared Sơn Văn Lê‘s post.
Sơn Văn Lê's photo.
Sơn Văn Lê's photo.
Sơn Văn Lê added 2 new photos — with Trịnh Bá Phương and 5 others.

12 hrs ·

Đức Cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo Phận Vinh thân hành đi đến với bà con vùng lũ lụt miền Trung.

Một hình ảnh nói lên tất cả tấm lòng của người mục tử nhân lành vì đoàn chiên và tha nhân trong những cảnh đau khổ và khốn cùng nhất.

Chúng tôi nhớ đến Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt lội nước bì bõm đứt cả dép để đến với tất cả mọi người trong đợt ngập lụt kinh hoàng năm 2008 tại Hà Nội.

Tại sao cộng sản lại sợ hãi và luôn đánh phá những Con Người như vậy? Vì họ có trái tim và tình yêu đối với tất cả mọi người.

Năm nay đúng là năm “tuổi” của đảng csvn.

From:  Hằng Lê

Năm nay đúng là năm “tuổi” của đảng csvn.

ODA cho VN trong năm 2016 không những toàn là hứa suông mà còn bị cắt. Chưa thấy có gì khả quan thì 4 tỉnh miền trung biển độc, cá chết. Loay hoay chưa biết dối thế nào cho tiện thì dồn dập chuyện đồng bằng sông Cửu Long nhiễm mặn và sau đó thì cá tôm, lúa gạo của VN bị ùn ùn trả lại.

Hết lũ này đến bão kia. Lại thêm bọn sâu bọ tha hồ xây đập để làm giàu, tha hồ hùa theo ông trởi để tạo nhân tai. Trong khi đó thì đám sâu dân mọt nướccứ như câm, như điếc, như mù.

Nếu hết Sarika đến Haima dồn dập bão lụt, môi trường hư hoại, dân tình oán thán, đất nước tiêu điều mà thiên hạ vẫn cúi đầu ngậm chịu thì coi như qua đến 2017, VN tiêu. Khỏi cần phải đợi đến 2020 mới biến thành quận Giao Chỉ.

(Hoang Ngoc Dieu)

HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CÔNG LỲ kiện FORMOSA – 18.10.2016

From : Suong Quynh shared Lm Le Ngoc Thanh‘s post.
NGUYỆN XIN ƠN CHÚA HÃY BAN BÌNH AN CHO LM ANTON ĐẶNG HỮU NAM VÀ BÀ CON PHÚ YÊN, QUỲNH LƯU ĐI ĐÒI CÔNG LÝ.
Lm Le Ngoc Thanh's photo.
Lm Le Ngoc Thanh's photo.
Lm Le Ngoc Thanh's photo.
Lm Le Ngoc Thanh added 3 new photos.Follow

1 hr ·

HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CÔNG LÝ kiện FORMOSA – 18.10.2016

Nguyên xin Thiên Chúa ban bình an cho cha Antôn Đặng Hữu Nam và anh chị em Lương Giáo vùng Phú Yên, Quỳnh Lưu chuẩn bị lên đường vào Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn khiếu nại trả hồ sơ kiện, và tiếp tụcnộp đơn kiện mới.

Chúng ta thấy rất nhiều xe taxi đã tập trung trong khuôn viên nhà thờ. Lý do của sự việc này là do công an từ cấp xã đến bộ đã đến “rờ gáy” và đe dọa các nhà xe đã nhận lời chở khách đi kiện. Do vậy chi phí tiền xe của lần này sẽ rất lớn. Mong quý anh chị em quan tâm.

Chúng tôi nghĩ, nếu công an, ngày hôm nay, tiếp tục gây cản trở cho Hành trình tìm công lý, kiện Formosa hôm nay bằng cách cấm các xe taxi đưa khách đi, thì cha Antôn Đặng Hữu Nam và con dân vùng Phú Yên sẽ đi bộ 200km đến Kỳ Anh. Lúc đó sẽ có mộtHành Trình Muối mới phiên bản Việt Nam.

Xin được kể tóm tắt lại Hành Trình Muối:

Cả thế giới đã dõi theo bước chân của Mahatma Gandhi trong cuộc đi bộ 240 dặm lấy muối về cho Ấn Độ. Hình ảnh con người gày gò nhỏ bé dẫn đầu hàng triệu người đã trở thành biểu tượng cho tinh thần chống lại đế quốc Anh thời kỳ “mặt trời không bao giờ tắt”.

Cuộc diễn hành đi lấy muối – Salt Satyagrah – là cuộc hành trình kéo dài 240 dặm từ Ashram Ahmedabad đến bờ biển Danhi thuộc vùng biển Ảrập. Cuộc diễu hành kéo dài 23 ngày bắt đầu từ ngày 12.03.1930. Gandhi dẫn đầu đoàn diễu hành gồm 79 người đàn ông tin tưởng vào công lý. Qua mỗi ngôi làng, Gandhi dừng lại diễn thuyết, ngày càng nhiều người dân tham ra vào cuộc diễu hành muối.

Ngày 05.04.1930, Gandhi và đoàn diễu hành đã đông tới hàng triệu người đã đến được bờ biển. Ông cúi xuống nhặt lên một nắm muối, phá bỏ sự độc quyền muối của thực dân Anh. Cho tới thời điểm đó, theo luật của chính quyền thực dân, việc mua bán, sản xuất muối là bất hợp pháp, người Ấn Độ buộc phải dùng muối nhập khẩu từ nước ngoài và đóng thuế trong khi bản thân Ấn Độ có khả năng tự cung cấp muối cho toàn bộ người dân Ấn.

Cuộc “đi ra biển” khiến Gandhi và 2.500 người dân khác bị tống vào tù nhưng bù lại, người dân Ấn Độ nhận ra rằng, họ có thể tự sản xuất muối cho mình, không phải phụ thuộc vào chính quyền thực dân và đóng một khoản thuế vô lý (nguồn: tư liệu Internet).

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Các Bạn

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Các Bạn

2016-10-17

Blogger Mẹ Nấm bị bắt

Hai ngày sau tin cô bị bắt được đưa lên một tờ báo lớn nhất nước Mỹ, xướng danh cô là blogger hàng đầu Việt Nam.  Các cơ quan ngoại giao phương Tây cũng ra thông báo về vụ bắt bớ nhà hoạt động xã hội này.

Nhưng nhiều nhất là những lời mà bạn bè, thân cũng như sơ viết về Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Một người bạn vong niên của Như Quỳnh là nhà văn Trần Trung Đạo Từ Boston nhớ lại những ngày đầu tiên Như Quỳnh bắt đầu dấn thân vào hoạt động xã hội và trả lời truyền thông phương Tây:

“Trong buổi phỏng vấn của CNN, Như Quỳnh thừa nhận với phái viên Andrew Stevens em rất sợ. Sợ khủng bố, sợ đe dọa, sợ theo dõi, sợ hành hung, sợ đánh đập, sợ tù đày và sợ bị giết chết.
Những nỗi sợ đó ám ảnh ngày đêm ngay cả những người dân vô tội đừng nói chi là người lúc nào cũng bị rình rập, đe dọa như Như Quỳnh.”

Huỳnh Anh Tú, một cựu tù chính trị nhớ lại ngày đầu tiên gặp Như Quỳnh:

“Thời gian mới ra tù, tôi chỉ biết cái tên Mẹ Nấm qua lời kể của nhiều người. Dĩ nhiên lời khen – chê không thể tránh khỏi
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một phụ nữ có cá tính mạnh mẽ, bộc trực và sống tình nghĩa. Quỳnh cũng là một con người rất sòng phẳng. Sòng phẳng trong đấu tranh, sòng phẳng trong các sự giao tiếp và giữa đời thường.

Quỳnh phải chịu rất nhiều áp lực trong cuộc sống, từ việc sinh nhai đến công việc hàng ngày nhưng Quỳnh chưa bao giờ nghĩ đến chuyện thoái lui”.

Một người bạn khác của Như Quỳnh là blogger Kinh Thư viết đôi điều về Mẹ Nấm, và phỏng đoán của ông về thái độ của nhà cầm quyền trong vụ bắt bớ mới nhất này:

“Đôi điều về mẹ Nấm.
Quỳnh tính thẳng thắn, trong tranh luận chính kiến rõ ràng dứt khoát nên có thể làm mất lòng không ít người.Tham gia vào nhiều vấn đề xã hội, năng động. Thích phản biện và hay xen vào giúp đở các nạn nhân bị oan khuất.
Thành người có tiếng tăm, nên từ lâu là cái gai trong mắt của chính quyền. Sớm hay muộn họ cũng sẽ quy tội chống phá cách mạng mà bỏ tù.
Chính quyền Hà Nội cũng như bao lần sẽ phớt lờ những “quan ngại” của giới ngoại giao phương Tây, của LHQ. Nói như ai đó nói: Đồng chí Tàu mà quan ngại thì may ra.Với họ, áp lực cụ thể còn chưa nhằm gì, hà huống chỉ quan ngại bằng lời. Trong suy nghĩ của họ, phương Tây luôn là kẻ thù địch và lúc nào cũng thủ thế đề phòng nên khó mà hy vọng mẹ Nấm được thả ra từ những quan ngại bằng lời đó.”

Chống bạo lực và đấu tranh vì môi sinh

Và bạn bè hỏi nhau lý do vì sao Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt? Và những lý do được nhà cầm quyền đưa ra có thỏa đáng hay không. Một người bạn thân của Như Quỳnh là cô Trịnh Kim Tiến viết trên Facebook:

“Tất cả những hoạt động dân sinh của Quỳnh đều khiến Quỳnh có thể bị chính quyền này áp đặt án tội. Tôi mong mọi người đừng hỏi tôi thêm câu nào về việc tự nhiên Quỳnh bị bắt.
Trong một xã hội mà luật lệ đặt ra chà đạp lên Hiến pháp thì bất cứ người dân nào cũng có thể là tội nhân.Nhất là trong giai đoạn sự bức xúc của người dân đang lên cao vì môi trường bị tàn phá, thì những người đấu tranh bền bỉ vì môi trường biển như Quỳnh sẽ là mục tiêu bắt bớ đầu tiên của chính quyền.”

Trong các thông cáo chính thức của nhà cầm quyền, người ta đọc thấy hai nhóm tài liệu chính được cơ quan an ninh đưa ra để khởi tố Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước. Điều 88 của bộ luật hình sự.

Nhóm thứ nhất là tập ghi chép những trường hợp công an lạm dụng quyền lực đánh chết dân.

Nhóm thứ hai là những khẩu hiệu đòi truy tố công ty Đài Loan Formosa kẻ đã gây ra thảm họa môi trường ở Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Người ta nói rằng tập ghi chép những trường hợp chết oan vì tay công an, sẽ gây hiểu sai bản chất tốt đẹp của lực lượng công an.

Luật sư Lê Công Định bình luận rằng ông không thể hiểu nổi một cách lý luận như thế có thể được đưa ra làm lý lẽ cho tội trạng chống phá nhà nước.

Nhà báo Huy Đức cũng cho rằng: “Tôi không thấy hành vì nào của mẹ Nấm mà báo chí Nhà nước công bố là “có dấu hiệu của tội phạm”, đừng nói tới chuyện “gây nguy hiểm cho xã hội”. Vụ bắt giữ Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – cho thấy, không ai sống ở Việt Nam có thể tuyên bố cứ sống và làm theo pháp luật là an toàn”.

Cùng ý nghĩ với Huy Đức, Blogger Ngô Thanh Tú viết rằng:

“Trong cái xã hội này, tất cả chúng ta sẽ bị xộ khám bất cứ lúc nào. Nó tùy thuộc vào sự vui buồn hay cần lên chức của cán bộ an ninh. Từ tử hình vì tội giúp đỡ lãnh tụ Cộng sản, cho đến việc cho độc giả comment.
Mỗi chúng ta là những người tù dự khuyết, vậy nên hãy chuẩn bị hành trang cho mình.”

Một người bạn thân của Như Quỳnh kể lại rằng cô đã biết trước rằng mình sẽ bị bắt.

Cơ quan an ninh không nói rõ tại sao những khẩu hiểu chống Formosa, đấu tranh cho môi trường lại là những chứng cớ để buộc tội Như Quỳnh theo điều 88.

Blogger Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động dân sinh như blogger Mẹ Nấm đặt ra những câu hỏi và tự trả lời:

“Vậy là, thay vì tìm cách khôi phục sinh kế cho người dân và khắc phục hậu quả môi trường của thảm hoạ Formosa, chính quyền lại, một mặt tung quân trấn áp biểu tình tại miền Trung, mặt khác bắt bớ nhà hoạt động là ngòi nổ ở những địa phương khác.
Tất cả những động thái này không nằm ngoài mục đích gieo rắc nỗi sợ hãi cho bất kỳ ai có ý định phản kháng, ngay cả khi sự phản kháng đó là nhằm bảo vệ không gian sinh tồn cho nhiều thế hệ người Việt.Nhưng chắc chắn chính quyền sẽ thất bại.
Hãy hỏi những ngư dân miền Trung xem họ có sợ không?
– Không. Mất biển, bỏ ghe rồi thì còn gì mà sợ nữa. Tương lai chỉ mở ra khi cánh cửa Formosa đóng lại, nên cứ phải tiếp tục đấu tranh cho đến khi nào chúng rút khỏi Việt Nam mới thôi.Hãy hỏi những người hoạt động khác xem họ có sợ mà rút khỏi con đường họ đã chọn không?

– Không. Bắt một người có thêm cả trăm người mới tham gia, cả ngàn người cảm tình viên với các hoạt động đòi quyền làm người. Bắt bớ cả vài chục năm rồi có dập tắt được ao ước của con người ta muốn sống với đúng phẩm giá của mình đâu.

Và cuối cùng, hãy nhìn thẳng vào mắt chị Nấm và hỏi xem chị ấy có sợ không?
– Dĩ nhiên là không.”

Còn những câu hỏi của Phan Quang là dành cho nhà cầm quyền:

“Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người đã phụng sự đúng trách nhiệm công dân. Chính quyền lẽ nào không muốn thế?

Tôi càng không hiểu Quỳnh chống lại chủ trương đường lối gì của Đảng và Nhà nước? Câu khẩu hiệu “Cá cần nước sạch, Nước cần minh bạch” mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sử dụng, người dân sử dụng trong các cuộc biểu tình gần đây lẽ nào lại trái chủ trương đường lối của Đảng, của nhà nước?
Lẽ nào, tôi chỉ dám nói lẽ nào Đảng không cần biển sạch và đảng và Nhà nước đang bất minh điều gì đó? Và khi đòi hỏi điều đương nhiên như vậy là chống phá chủ trương?

Nếu thế tôi ước tính có hàng triệu con người muốn nói, muốn sự công bình, minh bạch đang là những tù nhân dự khuyết. Đất nước này thật ghê rợn lắm thay!”

Nỗi sợ…

Blogger Viết Từ Sài Gòn cho rằng những vụ bắt bớ người bất đồng chính kiến trong tuần lễ vừa qua thể hiện sự sợ hãi và cuồng loạn của giới cầm quyền, một sự sợ hãi vượt sức chịu đựng của hệ thống.

Cánh Cò thì viết rằng đối với chế độ thì sự chống đối với bất cứ hình thức nào cũng là một mối lo cho sự cai trị, và vì thế các điều luật 258, 88, 79 lúc nào cũng được xóc đi xóc lại như một canh bạc của những con bạc khát nước và hết vốn.

Blogger Nguyễn Tường Thụy lại viết một cách trào lộng rằng cứ lâu lâu nhà cầm quyền lại phải bắt bớ một ai đó:

“Hình như nhà cầm quyền chợt nhớ ra, đã lâu họ không bắt blogger nào kể từ đợt bắt 3 cây bút: Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Đình Ngọc và Hồng Lê Thọ vào cuối năm 2014.
Giới blogger là giới nhạy bén với thời cuộc và “lắm chuyện”, đóng góp khá tích cực vào danh sách tù nhân lương tâm đang kéo dài. Ngoài 3 vị vừa nêu, có thể kể ra đây: Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Vi Đức Hồi, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, Trần Khải Thanh Thủy…
Và hôm nay, trong trí nhớ của nhà cầm quyền họ nghĩ đến Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger cứng cỏi, chính kiến rõ ràng và không bao giờ nao núng.”

Hy vọng

Sau khi Như Quỳnh bị bắt, nhà báo Đoan Trang trả lời truyền thông Mỹ rằng nhà cầm quyền bắt Quỳnh để trấn áp những cây bút chống đối trẻ tuổi, nhưng Đoan Trang bảo rằng biện pháp đó sẽ thất bại và nhiều blogger trẻ tuổi khác sẽ tiếp nối theo Như Quỳnh.

Sự lạc quan đó của Đoan Trang cũng được cô viết trên Facebook:

“Vào những lúc như thế này (thêm một nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền bị chính quyền công an trị bắt), ta thường thấy có nhiều ý kiến trên mạng và ngoài đời than rằng “những người đấu tranh quá cô đơn”, “tất cả phong trào dân chủ chỉ là một thiểu số”, “đa số vẫn quá sợ hãi hoặc vô cảm”, v.v.
Mình hiểu phần nào tâm lý đó, nhưng cá nhân mình chẳng bao giờ buồn vì thực trạng đó. Bởi vì mình tin chắc rằng, mọi thay đổi lớn trong xã hội đều bắt đầu từ một thiểu số, và luôn là như vậy.
Những người có ý thức về dân chủ, nhân quyền, nhà nước pháp quyền…, quan tâm đến cộng đồng và sẵn sàng đấu tranh để thay đổi xã hội theo hướng tốt đẹp hơn, mà chiếm đa số thì Việt Nam dân chủ từ lâu rồi, còn cần gì tới một thiểu số các nhà hoạt động
.
Cũng với niềm hy vọng đó, blogger Kinh Thư tán thán trong đoạn viết của ông về Mẹ Nấm rằng Biết làm gì hơn! chuyện đấu tranh cho một nền dân chủ ở VN ắt phải trả giá như thế, không còn cách nào khác.”

Sài Gòn lại ngập nặng vì mưa và triều cường

Sài Gòn lại ngập nặng vì mưa và triều cường

Nguoi-viet.com

Người đi đường vật vã giữa biển nước ngập tại đầu cầu Rạch Chiếc, Quận Thủ Đức, Sài Gòn, hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Mười. (Hình: Tuổi Trẻ)

SÀI GÒN – “Đến hẹn lại lên,” dân ở Sài Gòn lại bì bõm trong biển nước hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Mười, mà tin tức nói do mưa kéo dài phối hợp với triều cường.

Trong khi đó, theo tin của nhiều tờ báo trong nước, người dân hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh đang khốn đốn với trận mưa lũ lịch sử kéo dài hợp cùng với thủy điện xả lũ làm cả trăm căn nhà ngập sâu trong nước, hiện đã có 24 người vừa chết vừa mất tích tại khu vực hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, còn sự thiệt hại vật chất vô cùng lớn lao sẽ dẫn đến đói khổ không ít.

Tại Sài Gòn, theo tin tờ Tuổi Trẻ, cơn mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường làm hàng loạt con đường trong thành phố chìm sâu trong biển nước.

Theo nguồn tin này, “Đến khoảng 5 giờ 30 chiều cùng ngày người dân vẫn vất vả dầm mưa lội ngập trên các tuyến đường như quốc lộ 13, Hiệp Bình, Kha Vạn Cân (Quận Thủ Đức), Nguyễn Xí, Nguyễn Hữu Cảnh, Ung Văn Khiêm, Xô Viết Nghệ Tĩnh (Quận Bình Thạnh)…

Theo ghi nhận, tại đường Nguyễn Xí, nước ngập từ 0.3 đến 0.5m khiến một số xe cộ chết máy. Trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, xe cộ ùn ứ kéo dài.”

Đồng thời, “Các tuyến đường cũng bị ngập nặng là D1, Huỳnh Tấn Phát (Quận 7), Lương Định Của và Trần Não (Quận 2)… Tại khu vực Thanh Đa (Quận Bình Thạnh), nước tràn vào nhà dân, các phương tiện chết máy, nhiều người dân té ngã tại những đoạn nước sâu.”

Đặc biệt, theo báo Tuổi Trẻ, “tại xa lộ Hà Nội đoạn chân cầu Rạch Chiếc nước ngập lút nửa xe. Hàng trăm người nối nhau kéo dài vì xe chết máy, mỗi lần có xe lớn qua sóng nước dạt qua hai bên cuồn cuộn khiến nhiều phương tiện bị hất ngã xuống nước. Các cống thoát tại khu vực này bị quá tải trào ngược ùng ục bung nắp cống. Hàng trăm xe bị chết máy phải dắt lên cầu đợi sửa khiến giao thông ùn tắc kéo dài hàng trăm mét từ trạm thu phí xa lộ Hà Nội đến chân cầu Rạch Chiếc.”

Tờ Tuổi Trẻ cho biết: “Mưa trùng thời điểm đỉnh triều cường đạt 1.62m trên sông Sài Gòn nên gây ngập 14 điểm, trong đó có Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai (Quận 9); xa lộ Hà Nội, Quốc Hương (Quận 2); Hồ Văn Tư, Dương Văn Cam, Đặng Thị Rành (Quận Thủ Đức); Ung Văn Khiêm, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Xí, Bình Qưới (Quận Bình Thạnh); Huỳnh Tấn Phát, Lê Văn Lương (Quận 7)…”

Nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn đã tiêu hàng chục ngàn tỷ đồng chống ngập lụt nhưng ngập lụt vẫn mỗi ngày một tệ hại hơn. (TN)

25 người chết, 4 người mất tích vì lũ lụt ở miền Trung

25 người chết, 4 người mất tích vì lũ lụt ở miền Trung

RFA
2016-10-17

Mưa lũ gây lụt ở miền Trung

Mưa lũ gây lụt ở miền Trung

 RFA

Mưa lũ ở miền Trung Việt Nam làm thiệt mạng ít nhất 25 người, 18 người bị thương, 4 người mất tích. Mưa lũ mạnh và nhanh cùng với thủy điện đồng thời xã lũ đã tàn phá hoặc gây hư hại nặng cho 240.000 ngôi nhà, cùng tài sản của người dân.

Trong khi lũ chưa rút hết thì Việt Nam lại phải chuẩn bị đối phó với trận siêu bão đang tới gần.

Các tỉnh miền Trung chịu thảm họa mưa lũ gồm Quảng Bình, Nghê An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Hình ảnh lũ lụt nước cao tới mái nhà và người dân chèo xuồng trên đường phố được phổ biến rộng rãi trên truyền thông nhà nước. Chính quyền kêu gọi người dân cả nước góp phần cứu trợ nạn nhân thiên tai.

Quảng Bình là tỉnh chịu nhiều thiệt hại nhất, Hãng tin Pháp AFP dẫn lời ông Nguyễn Khắc Vinh, bản tin không bỏ dấu, một người dân ở Kiến Giang huyện Lệ Thủy kể lại là nước dâng rất nhanh, cuốn trôi tất cả lúa gạo, gà vịt và mọi vật dụng của gia đình ông. Theo lời ông Vinh nhà ông  bị ngập hoàn toàn toàn và hiện nay không có nước để uống hoặc nấu ăn.

Báo chí do nhà nước quản lý đưa tin chính phủ đang điều tra thực hư việc Thủy điện Hố Hô ở tỉnh Hà Tĩnh xã lũ mà không báo trước cho các huyện xã ở hạ du, góp phần gây thiệt hại nhà cửa tài sản mùa màng của người dân.

Trong khi đó bão số 7 tức Sakira với tốc độ gió tối đa 150km/giờ được dự báo sẽ tiến vào khu vực cách bờ biển Quảng Ninh – Nam Định khoảng 100km về phía Đông Nam trong vòng chưa đầy 2 ngày nữa, tức ngày 19/10.  Vào ngày mai 18/10  khu vực bắc Biển Đông kể cả quần đảo Hoàng Sa biển động dữ dội gió giật cấp 16 -17.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngoài trận bão số 7 Sakira đang tiến dần về phía bờ biển Bắc Bộ, thì sáng nay một trận bão khác mang tên Hải Mã đã hình thành ngoài khơi bờ biển Philippines. Dự báo cuồng phong Hải Mã sẽ tiến vào Biển Đông vào. ngày 20/10 sắp tới.

Người cộng sản và tín ngưỡng

Người cộng sản và tín ngưỡng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-10-13

Những người tham dự lễ hội cướp phết cúng tiền tại đình làng Hiền Quang, tỉnh Phú Thọ, vào ngày 20 tháng 2 năm 2016.

Những người tham dự lễ hội cướp phết cúng tiền tại đình làng Hiền Quang, tỉnh Phú Thọ, vào ngày 20 tháng 2 năm 2016.

 AFP photo

07:02/12:01

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Báo chí trong nước đang chú ý tới một nhân vật cao cấp trong chính phủ là ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Y tế sau khi một video clip cho thấy ông này tham gia một buổi hầu đồng tại Hà Nội nhưng sau đó được ông đính chính không phải hầu đồng mà là lễ tạ, là lễ trả ơn thần thánh sau khi đã được thăng quan tiến chức.

Mê tín dị đoan

Hầu đồng và những thể loại khác mang dáng vẻ mê tín dị đoan đang hoành hành trong nhiều cơ sở tôn giáo Việt Nam, Mặc Lâm có cuộc trao đổi với nhà báo Ngô Nhật Đăng xoay chung quanh đề tài “Người cộng sản và tín ngưỡng” để tìm hiểu thêm về hiện tượng quay về với tôn giáo của họ. Trước tiên nhà báo Ngô Nhật Đăng cho biết về hầu đồng:

Theo sự hiểu biết của tôi thì hầu đồng bắt nguồn từ đạo thờ “Mẫu” của dân mình. Từ thời xa xưa ngoài chuyện hầu đồng nó có một tác dụng là nhắc lại những người có công với đất nước. Trong những giá hầu đồng có nói đến ông Hoàng Bảy ông Hoàng Mười. Một số giá khác là các cô cũng là những người có công với đất nước cũng giúp dân chống ngoại xâm. Có một điều mà rất ít người biết tức là khởi thủy của hầu đồng ông bà ta dùng hầu đồng để chữa bệnh tức là chữa những người bệnh điên, tâm thần.

Bây giờ có hiện tượng là theo hầu đồng. Người dân Hà Nội đều biết rằng các quan chức lớn, nhất là trong ngành công an thì theo hầu đồng đông lắm.
– Ngô Nhật Đăng

 Hầu đồng sau thời gian 1954 thì Hà Nội hầu như bị cấm tuyệt đối, mọi điều liên quan đến hầu dồng đều bị xếp vào mê tín dị đoan và gần như tuyệt chủng ở miền Bắc.

Hầu đồng nó cũng mới chỉ xuất hiện trở lại vào năm 1980 khi nước ta bắt đầu mở cửa rồi cũng có những số nơi phục hồi lại nhưng phục hồi một cách quá đáng. Có hiện tượng người ta thấy là các cán bộ nhà nước, quan chức cao cấp đều tham gia vào trong chuyện này và biến tướng rất nhiều. Trong khi hầu đồng họ tiêu tiền một cách khủng khiếp.

Tiền lễ người nghèo lắm cũng vài chục triệu còn quan chức thì vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng và người ta thấy nó bị biến tướng trong các buổi hầu đồng. Người ta tin tưởng rằng qua thánh thần sự ban phát lộc của thánh mà mình xin. Xin thăng quan tiến chức, giàu có cần xin các thánh thì sẽ được ban chỉ cần thành tâm và lễ vật phải càng hậu hỉ.

Tôi cũng có thời gian nghiên cứu những người hầu đồng có tên tuổi ở Hà Nội thí dụ như Quách Trang Thịnh ở khu Hắc Quảng ông ta nổi tiếng và giàu khủng khiếp nên tất cả chùa chiền nổi tiếng ở Hà Nội như Chùa Hương cũng như các chùa khác trong những lần cầu thì đóng góp tiền thì bao giờ cũng có tên của ông Thịnh đứng đầu tiến đó người ta gọi là con nhang đệ tử đóng góp. Hiện tượng này không có gì lạ người dân người ta còn biết đầu năm thì Nam Định Phủ Dầy nó là nơi xuất phát nghề xem bói và hầu đồng. Dịp sau tết có những vị quan chức rất lớn xuống đó và người ta có thể hầu đồng hai ba ngày ở đó nói chung dân chúng họ cũng biết.

Mặc Lâm: Hình ảnh của ông Phạm Văn Tác khi cúng tạ cho ta thấy điều gì khi tham dự vào một hoạt động mê tín mà một cán bộ cao cấp tới chức Vụ trưởng của nhà nước trực tiếp tham gia?

Ngô Nhật Đăng: Vừa qua người ta ngạc nhiên chuyện ông Tác, Vụ trưởng Vụ Y tế đi hầu đồng tôi có xem cái clip đó thì thấy rằng ông ta nói không phải hầu đồng là đúng mà đó là một nghi lễ “lễ tạ” có thể là trước đó con nhang đệ tử đã xin một điều gì đó và được thánh ứng thánh ban cho nên làm lễ tạ.

Nhìn dưới con mắt của mọt người bình thường thì ta thấy con người sống cần phải có niềm tin, thí dụ như người đảng viên cộng sản trước họ tin vào lý tưởng cộng sản, làm cho cuộc sống tươi đẹp giải phóng đất nước và những điều đó bây giờ người ta biết là chuyện nói dối rồi nên xảy ra hiện tượng mà người ta gọi là “khủng hoảng niềm tin”.

Khi người ta không còn tin vào lý tưởng nào đó thì tìm đến niềm tin tôn giáo chẳng hạn. Trong đó có những tôn giáo chân chính và cả những cái ta có thể gọi là biến tướng, biến thái hay tà đạo. Bây giờ có hiện tượng là theo hầu đồng. Người dân Hà Nội đều biết rằng các quan chức lớn, nhất là trong ngành công an thì theo hầu đồng đông lắm.

Khi cán bộ đi chùa

Một cửa hàng bán vàng mã ở Hà Nội chụp ngày 16/8/2016. AFP photoMột cửa hàng bán vàng mã ở Hà Nội chụp ngày 16/8/2016. AFP photo

Mặc Lâm: Trên cái nhìn xã hội, chính trị hay tín ngưỡng anh giải thích thế nào về nạn công an chạy theo hầu đồng như tại Hà Nội mà anh vừa nói?

Ngô Nhật Đăng: Như tôi nói ban đầu những người nào còn chút lương tâm hoặc là họ đã trót tin vào điều gì đó chẳng hạn nhưng khi thấy niềm tin đó không thật, không đúng như họ suy nghĩ thì họ bị rơi vào khủng hoảng niềm tin do đó họ đi tìm cái gì đấy mà đặt niềm tin vào đấy. Tôi rất ngạc nhiên khi phần lớn sĩ quan công an nhất là phái nữ thì rất ham mê hầu đồng. Có lẽ trong chốn quan trường phải luôn cạnh tranh khốc liệt nên họ phải mượn cả thần thánh để lo cho mình mà hại người khác, hoặc họ coi đó là niềm an ủi hay một lý do nào đó. Tôi nghĩ vấn đề này chắc cũng cần phải nghiên cứu thêm nữa.

Mặc Lâm: Trong xã hội ngày nay người dân thấy xuất hiện rất nhiều chùa mới mà hầu hết trong số đó không còn dáng vẻ kiến trúc của những ngôi chùa Việt Nam nữa mà hoàn toàn theo cung cách của Đài Loan, hay Trung Quốc rất rõ, chẳng hạn như chùa Bái Đính ở miền Bắc. Xin anh cho biết phải chăng cái gu thẩm mỹ của Phật tử thay đổi hay còn gì phía sau đó?

Ngô Nhật Đăng: Vâng cũng phải nói một chút về lịch sử xa xưa như nước ta vào thời nhà Lý thì đạo Phật rất phát triển gần như quốc đạo và đạo Phật thời ấy còn rất thuần khiết. Có hiện tượng các chùa chiền thời Lý được xây dựng rất hoành tráng có cái Tứ đại An Nam của thời nhà lý xây bây giờ còn sót lại tháp chuông chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh.

Nó cũng xảy ra hiện tượng khi mà nhà nước tốn kém tiền bạc xây dựng những công trình đó không khoan sức dân thì cũng báo hiệu cho chế độ suy tàn. Tới thời nhà Trần thì chúng ta thấy các chùa chiền tại miền Bắc rất nhỏ và hợp với các khung cảnh chung quanh. Ta cũng thấy vua Trần Nhân Tông từng đi tu cũng là người sáng lập ra phái thiền Nam tông của Việt Nam.

Sau năm 54 gần như là những chùa chiền như thế gần như bị phá hỏng mà thay vào đó là những ngôi chùa to lớn ví dụ như anh vừa nhắc đến đó là chùa Bái Đính. Trong dân gian có tin đồn cái chùa đó là do tiền xây riêng cho mười mấy vị trong Bộ chính trị và các kiến trúc cũng như tượng trong chùa hoàn toàn theo văn hóa Trung Hoa. Làm người dân bình thường tất nhiên ai cũng phải đặt câu hỏi đau xót cho truyền thống dân tộc của chúng ta mặc dù là gần gũi với văn hóa Trung Quốc nhưng không hề phụ thuộc một cách quá đáng như bây giờ.

Có lẽ trong chốn quan trường phải luôn cạnh tranh khốc liệt nên họ phải mượn cả thần thánh để lo cho mình mà hại người khác, hoặc họ coi đó là niềm an ủi hay một lý do nào đó.
– Ngô Nhật Đăng

 Người dân cũng đặt câu hỏi phải chăng họ theo âm mưu của Bắc triều đồng hóa người Việt chúng ta với Trung Quốc? Vấn đề này không còn là bình thường nữa rồi mà rất nguy hiểm vì đặt đất nước trước hiểm họa xâm lăng về mặt văn hóa. Chúng ta cũng biết người Trung Quốc rất giỏi trong cái gọi là quyền lực mềm với các Viện Khổng Tử đặt khắp nơi còn Việt Nam thì với những ngôi chùa kiến trúc cũng như việc thờ cúng mê tín hoàn toàn theo người Trung Hoa.

Mặc Lâm: Như chúng ta đã biết tín ngưỡng không bao giờ được người cộng sản chấp nhận nhưng trong những năm gần đây từ ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rồi bây giờ là Nguyễn Xuân Phúc đều vào chùa khi có dịp . . .phải chăng Đảng Cộng sản Việt Nam đã thay đổi lý tưởng mà sống theo tâm linh?

Ngô Nhật Đăng: Vâng theo cá nhân tôi nghĩ nếu chúng ta nhìn vào tổ chức Đảng Cộng sản thì chúng ta thấy trên cùng là một vị giáo chủ không ai có thể động chạm đến uy tín như một vị thần thánh thí dụ nước ta là ông Hồ Chí Minh chẳng hạn, giống như một ông thánh một giáo chủ đứng bên trên. Họ có các cơ sở lý luận về chủ nghĩa, các tài liệu rồi Ban tuyên huấn, rồi những điều mà các đảng viên phải tụng niệm hàng ngày như một thứ kinh nhật tụng. Cái mô hình đó nó giống như của một tôn giáo có thể gọi đó là thứ tôn giáo nhập thế mà biến thái.

Khi họ đã có tư duy như một tôn giáo và bây giờ tôn giáo đấy có vẻ không còn tác dụng nữa thì theo tôi nghĩ có lẽ họ phải đi tìm một niềm tin nào đó. Các tín ngưỡng của những người lãnh đạo mà người ta nhầm tưởng là đạo Phật thật ra không phải mà theo tôi nó không phải đạo Phật đành rồi nhưng nó không phải là đạo Lão không phải đạo Giáo mà nó là thứ pha trộn gì đó mà có lẽ chúng ta phải cất công tìm hiểu mới có thể cắt nghĩa được điều này.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn nhà báo Ngô Nhật Đăng.

Người dân miền Trung còn gì?

Suong Quynh and Thanh Tran shared Bạch Hoàn‘s post.
Image may contain: sky, house, outdoor and nature
Bạch Hoàn

 Người dân miền Trung còn gì?
  • Quảng Bình. 71.000 ngôi nhà bị ngập.

    Hà Tĩnh. 24.158 ngôi nhà bị ngập.

    Những tấm hình người dân đứng trên nóc nhà, bơi trong dòng nước lũ đục ngàu, tôi thấy có người vẫn cười. Có phải vì đã quá quen? Có phải vì bất lực trước thiên nhiên, trước con người mà cười trừ? Hay đó là những nụ cười trong cay đắng?

    Tôi chưa tìm thấy thông tin nhà máy thuỷ điện Hố Hô đóng góp vào ngân sách mỗi năm bao nhiêu tiền. Nhưng tôi biết, một túi nước 38 triệu khối treo lơ lửng ở độ cao 72m là mối đe doạ khủng khiếp với người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình mỗi mùa mưa đến. Năm 2010, thuỷ điện Hố Hô đã khiến 20.000 hộ dân Hà Tĩnh phải sơ tán khẩn cấp. Nay, họ lại xả lũ khiến hơn 24.000 hộ dân rơi vào cảnh ngập lụt.

    Formosa đã cướp mất sinh kế trên biển của người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người dân xứ ấy bây giờ sống bám vào ruộng vườn, trâu bò, heo gà… Nhưng, hồ Bộc Nguyên xả lũ với lưu lượng đến 200 m3/giây, hồ thượng Sông Trí xả lưu lượng 100m3/giây, nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng 500-1.800m3/giây. Những bám víu cuối cùng của người dân đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ.

    Ở Hà Tĩnh, 99.000 con gia cầm, 2.000 con trâu, bò, heo bị chết và cuốn trôi… Ở Quảng Bình, mưa lũ làm 43.000 con gia cầm bị chết và cuốn trôi, 270ha diện tích nuôi trồng thủy sản chuẩn bị thu hoạch bị lũ cuốn, hàng chục tàu thuyền bị chìm, lật úp và trôi ra biển…

    Những người dân miền Trung bây giờ còn lại thứ gì? Còn lại mạng sống ư? Còn sống là còn hi vọng ư? Ở Thôn 6, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, có một người đàn ông tên Trần Văn Trung. Anh Trung sinh năm 1985, hơn tôi một tuổi. Lũ bất ngờ ập về, anh giúp hàng xóm di dời tài sản và bị sẩy chân ngã xuống dòng lũ dữ. Bây giờ thì thi thể anh đã được tìm thấy. Anh Trung mất rồi.

    Có 20 người đã chết và mất tích vì mưa lũ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình.

    Đập thuỷ điện đã xả lũ từ đêm qua khiến người dân không kịp trở tay. Nhưng, đến tận 3 giờ chiều nay, Bộ Công thương mới có công điện, trong đó chỉ đạo các chủ hồ đập thuỷ điện phải vận hành đúng quy trình được phê duyệt và thường xuyên thông báo cho các địa phương vùng hạ du.

    Cũng phải thôi. Trâu bò heo gà là của dân. Nhưng thuỷ điện lại là của họ.

Việt Nam ăn thịt chó đứng thứ nhì thế giớ

 Việt Nam ăn thịt chó đứng thứ nhì thế giới

Nguoi-viet.com

Mỗi ngày ở Việt Nam có cả ngàn con chó bị đánh cắp hoặc bán giết để ăn thịt. (Hình: VietNamNet)

HÀ NỘI (NV) – Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam giết chó để bán ăn thịt khoảng 5 triệu con, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc với khoảng 20 triệu con, phần lớn là vật nuôi bị bắt trộm từ Lào, Cambodia…

Sau Trung Quốc và Việt Nam, Nam Hàn xếp thứ 3 với khoảng 2-3 triệu con mỗi năm. Số liệu này vừa được Liên Minh Bảo Vệ Chó Châu Á (ACPA) công bố.

Tin báo điện tử VietNamNet, ngày 14 Tháng Mười, cho hay số liệu này cũng chưa được xem là hoàn toàn chính xác bởi vì buôn bán thịt chó là hoạt động phi pháp ở Philippines, Đài Loan, Thái Lan và Hong Kong, hoặc hợp pháp nhưng phần lớn không được kiểm soát ở Trung Quốc, Việt Nam và Nam Hàn.

Theo ACPA, thịt chó phổ biến rộng rãi nhất ở Châu Á và “ngành sản xuất thịt chó” được phát triển từ đây bằng mô hình kinh doanh hộ gia đình, biến công nghệ giết mổ thành nền công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la. Chính quá trình thương mại hóa này đã dấy lên nhiều lo ngại về vấn đề phúc lợi động vật và sức khỏe con người.

Thực tế, đã có rất nhiều cuộc điều tra ở khắp Châu Á đã ghi nhận “sự tàn nhẫn trong tất cả các giai đoạn của hoạt động bán thịt chó, thu mua, vận chuyển và giết mổ.” Bởi nhiều người tin là thịt chó sẽ ngon hơn khi con vật bị kích động mạnh, vì vậy chó lấy thịt thường bị ngược đãi và giết hại theo cách dã man nhất để khiến hương vị thịt trở nên ngon lành hơn.

ACPA cho rằng, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam thường biện hộ rằng, thịt chó là “nền văn hóa” hoặc “truyền thống,” nhưng xét về khía cạnh nhân đạo và phúc lợi, thịt chó vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, quan ngại.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã cảnh báo rằng, ăn thịt chó và cách vận chuyển chó lấy thịt sẽ tăng nguy cơ bùng phát dịch tả và bệnh dại cho người dân cũng như khách du lịch. (Tr.N)

Xót xa cảnh dân dỡ mái ngói chui lên nóc nhà chạy lũ

Xót xa cảnh  dân dỡ mái ngói chui lên nóc nhà chạy lũ

Áp thấp nhiệt đới dội thẳng vào miền Trung gây mưa lũ nhấn chìm làng mạc, trường học, “xé tan” đường sá… Hình ảnh nước lũ ngập tận nóc nhà tại Quảng Bình, lũ quét san phẳng cả cánh đồng hoa màu ở Hà Tĩnh… khiến cả nước xót xa.

lu-ha-tinh

Dân dỡ ngói chui lên nóc nhà thoát lũ.