Người Lớn Tuổi Có Nên Về Nước (VN) Sống ?

Người Lớn Tuổi Có Nên Về Nước (VN) Sống ?

Thanh Thuong Hoang
Có nhiều độc giả ở vào lứa tuổi trên dưới 70 gửi thư cho tôi hỏi là có nên về Việt Nam sống nốt những ngày còn lại trên cõi thế này không? Vì dù sao quê hương vẫn là nơi ta sinh ra tại đó. Biết bao kỷ niệm thân thương, yêu dấu dù đi khắp bốn phương trời hằng mấy chục năm vẫn không thể nào quên. Nhất là khi tuổi đời chân đã vấp hoàng hôn, thân thể hao mòn không còn đủ “nội lực” để đi tiếp, để thực hiện những giấc mộng vàng nơi xứ người. Xét về mặt tình cảm của con người thì quả đúng như vậy.

Tôi còn nhớ một bài trong sách giáo khoa học lúc còn nhỏ: không có nơi đâu đẹp bằng quê hương ta. Hơn nữa có một điều mà những người lớn tuổi sống lâu năm trên đất Mỹ (và cả các nước Anh, Pháp, Úc, Canada vv…) đều phải nhìn nhận là chúng ta đã và đang sống những ngày tháng buồn bã cô đơn. Chúng ta không biết làm gì để “tiêu” hết thì giờ của một ngày, trong khi đó thời gian lại qua mau, quá mau. Có người lấy sách báo, phim bộ làm thú tiêu sầu giết thì giờ. Có người vui chơi với con cháu sau giờ chúng đi học về – dù giờ giấc ngắn ngủi – vì chúng còn phải lo bài vở. Có người đi các sòng bạc để “đốt” vài khoản “tiền lẻ”.
Có người ra chỗ công cộng quây lại với nhau chơi cờ tướng hoặc bàn bạc chuyện chính trị chính em, nhận xét phê phán thế sự thăng trầm, rồi kiếm vài tờ báo bỏ túi để tối về nhà “nghiền”. Nói chung mọi người vẫn không tránh khỏi cái cảnh ngày tháng buồn tênh đang vây bủa quanh đời sống của mình. Và nhiều cuộc tranh luận (trong gia đình, chỗ bạn bè và cả nơi công cộng) đã diễn ra quanh đề tài: người lớn tuổi có nên về nước (VN) sống không? Theo tôi, người lớn tuổi không nên về nước (VN) sống bởi những lý do sau đây.

Thứ nhất:
Có lẽ đây là nỗi buồn nhất (và cũng là sự khó chịu nhất?) của người “xin nhận lại nơi này làm quê hương” về cuối đời: mọi sinh hoạt từ suy nghĩ tới hành động, dù lớn hay nhỏ, đều có sự khác biệt như không có cùng một nền văn hóa, một nền giáo dục giữa người trong và ngoài nước! Người trở về có cảm tưởng mình là người khách lạ trên quê hương mình. Mọi người xung quanh, ngay cả bà con thân thuộc, đều nhìn mình như một con người khác: một Việt kiều chứ không phải một người Việt Nam cùng máu đỏ da vàng, tiên tổ. Y hệt như cái thủa 30 tháng Tư năm nào với tấn trò kỳ thị: “Bắc kỳ mới, Bắc kỳ cũ”, “phe ta phe nó”… Ngay cả ngôn từ thường dùng hàng ngày cũng vậy. Cùng câu cùng chữ đó mà “hai bên” đều hiểu nghĩa khác hẳn. Ngoài ra còn có quá nhiều chữ mới được “sáng tạo” mà người ở xa về không tài nào hiểu nổi, nghe nói mà cứ ngẩn tò te. Riêng về phương diện nói tục chửi thề thì phải nhìn nhận là đồng bào ta tiến bộ vượt bực!

Thứ hai:
Vấn đề ô nhiễm môi sinh. Có thể nói ở các thành phố lớn như Hà Nội, Saigon người và xe cộ lúc nào cũng kẹt cứng mặt đường. Tiếng động cơ của đủ loại xe lớn nhỏ suốt ngày đêm ồn ào gầm rú đinh tai nhức óc. Các chất khói từ động cơ nhả ra mù mịt cả đường phố cộng với bụi bặm làm cho không khí vốn không tốt càng thêm vẩn đục ô nhiễm. Những bệnh về đường hô hấp phát sinh từ đây. Đó là chưa kể đường xá vô cùng tệ hại vừa sửa xong đã hư. (Vì không mau chóng hư để có cớ sửa lại thì làm sao có thể chấm mút kiếm chác!). Ổ gà, sống trâu đầy rẫy mặt đường tạo ra biết bao tai nạn thảm khốc. Theo thống kê của nhà nước mỗi năm tai nạn giao thông giết chết cả ngàn người! Bạn đã sống ở Mỹ quen với môi trường vệ sinh sạch sẽ, không khí trong lành, đường xá thênh thang phẳng lỳ, không một chút bụi bay, không một cộng rác dưới bánh xe lăn thì làm sao bạn có thể “hội nhập”với cảnh cũ người xưa?

Thứ ba:

Có lẽ do nước đổi chủ nên khí hậu cũng đổi theo chăng? So với mấy chục năm trước thì khí hậu Việt Nam (nhất là ở miền Nam) hiện nay thay đổi rất nhiều. Theo những người về thăm quê cũ cho biết khí hậu rất khắc nghiệt: nóng nực và ẩm ướt như chưa từng có, khiến con người cứ rã rời, bứt rứt, nhức nhối. Còn ở miền Bắc thì cái lạnh và buốt giá mỗi năm một tăng dữ dội, đến nỗi mạnh như trâu bò cũng phải lăn đùng ra chết. “Bên này” cái lạnh cũng chẳng thua kém gì “bên đó” nhưng chúng ta có thừa áo ấm chăn dầy và nhất là nhà nào cũng có máy “hít”. Còn bên đó điện còn chưa có đủ để thắp sáng trong nhà lấy đâu ra để chạy máy “hít”! Cái sự nóng lạnh bất thường và quá độ này dễ đưa những người lớn tuổi (kém sức chịu đựng) mau về bên kia thế giới lắm.

Thứ tư:

Thức ăn đồ uống phải nói là rất kém vệ sinh nếu không muốn nói là mất vệ sinh và độc hại. Chúng ta từng nhiều lần thấy báo chí trong nước loan tin (chứ không phải báo chí ngoài này bịa đặt) về thức ăn nấu nướng không hợp vệ sinh, dùng cả rau củ thịt cá hư thối. Lấy một vài điển hình. Bánh phở, món ăn thường xuyên hàng ngày của mọi người, thì cho chất “phoọc môn” dùng ướp xác người vào để bánh được dai và lâu hư. Còn rượu đế – thứ rượu người Việt Nam quen dùng từ bao đời nay – pha thuốc giết rầy vào để cho rượu trong và tăng độ nồng! Về nước uống và nước nấu ăn thì dầy đặc vi khuẩn độc hại và đục ngầu chứa đầy chất han rỉ của ống dẫn nước đã quá cũ kỹ. Rau quả thì chứa toàn độc chất. Đa số Việt kiều về nước chơi mắc chứng đau bụng tiêu chẩy vì ăn uống những thứ mất vệ sinh và độc hại này! Lại thêm những nạn “dịch” thường xuyên xẩy ra. Nào dịch gà vịt, nào dịch heo tai xanh, nào dịch thổ tả, kiết lỵ…toàn thứ giết người không gươm!

Thứ năm:
Bước ra khỏi nhà là thấy thần chết bay lởn vởn trên đầu. Đường xá đã nhỏ hẹp hư hỏng tồi tệ, lại thêm xe cộ lớn nhỏ dầy đặc chạy phóng ẩu tả bạt mạng mất trật tự nên thường xuyên gây ra tai nạn chết người bỏ chạy. Đó là chưa kể tới những cuộc đua xe (của các con ông cháu cha) nổi hứng bất thần, lần nào cũng làm cho dăm bẩy mạng người đi đường
chết oan. Ngoài ra với những người đi xe hơi thuộc loại đắt tiền cũng luôn là nạn nhân ngoài đường phố. Có một bọn bất lương chuyên giở trò rạch mặt ăn vạ như kiểu anh chàng Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Họ tìm cách lao xe (xe đạp hay gắn máy) của mình và cả người nữa vào đầu hoặc hông xe hơi rồi nằm lăn ra đường la lối kêu gào hoặc vờ vịt bất tỉnh nhân sự. Thế là muốn cho êm chuyện, chủ xe phải dúi vào tay “nạn nhân” một khoản tiền. Rồi còn cái “quốc nạn công an đường phố”, bất cứ thuộc thành phần giai cấp nào (trừ dân cuốc bộ trên lề đường và các quan to) mọi người đều phải nộp tiền mãi lộ, khi tiếng còi của “anh đồng chí công an” ré lên, bất cần phải trái. Không dúi tiền là xe và người được “cầm chân” tại chỗ vài giờ rồi sau đó chuyển về “bót” giam giữ chơi ít ngày cho tới khi đóng đủ tiền nộp phạt!

Thứ sáu:
Dù trải qua mấy chục năm rồi mà cái cảm giác bất an sợ sệt vẫn cứ ám ảnh tâm trí người Việt về nước thăm bà con. Bất cứ lúc nào công an cũng có thể tóm cổ mình vào nhà tù vu cho đủ thứ tội. Như mới đây một Việt kiều về nước ăn tết bị công an phi cảng Saigon “phát giác” có vũ khí dấu trong va ly quần áo. Không biết cơ quan an ninh phi trường của Mỹ qua mấy cổng kiểm tra gắt gao với những máy móc tối tân, có thể coi như nhất thế giới, lại không phát giác được, phải đợi tới công an cộng sản? Hay “bọn đế quốc Mỹ” đồng lõa âm mưu tạo loạn? Hay loại vũ khí này thuộc loại biết tàng hình? Rồi còn cái nạn các đồng chí thuộc đủ loại cơ quan đoàn thể tới nhà vòi vĩnh tiền bạc với cớ ủng hộ, gây quỹ vv… Như vậy dù muốn dù không chúng ta luôn luôn bị đe dọa và quấy rầy. An ninh không bảo đảm chút nào. Còn tự do thì tất nhiên vắng bóng, từ năm 1975 tới giờ vẫn không thay đổi, nói gì tới cởi mở tiến bộ như bọn “ăn cơm tự do tuyên truyền cho cộng sản” thường vẫn la lối! Cứ thử đụng vào một sợi lông chân của đảng thôi là biết tay nhau liền! Chỉ có ăn chơi trụy lạc là tự do thả dàn, chẳng những nhà nước không cấm đoán mà còn chiêu dụ thanh niên nam nữ đi vào con đường này!

Thứ bẩy:

Những người lớn tuổi thường mắc nhiều chứng bệnh. Nào cao máu, cao mỡ, đau tim, đau dạ dầy, đau nhức gân cốt… Ở Mỹ đa số đều được hưởng chế độ khám chữa bệnh thuốc men miễn phí. Nay về nước sống thì lấy đâu ra tiền chi phí chữa trị những bệnh này? Đó là chưa kể tới nền y tế của Mỹ “hiện đại” gấp nhiều lần nền y tế Việt Nam và nhất là các thầy thuốc Mỹ có lương tâm nghề nhiệp hơn thầy thuốc ở Việt Nam. Không có cái trò không tiền miễn chữa bệnh!

Thứ tám:

Những người thuộc lớp tuổi trên dưới 70, đa số là dân HO, hầu như tất cả đều hưởng tiền trợ cấp của chính phủ Mỹ. Nay về Việt Nam chỉ quá một tháng thôi là bị cúp trợ cấp liền. Vậy lấy đâu ra tiền sinh sống để an hưởng tuổi già nơi quê hương? Trông cậy vào con cháu ư? Nếu có con cháu giầu có thì chúng cũng chỉ chi cho một thời gian mà thôi.(Tục ngữ ta có câu: cha mẹ nuôi con như trời như biển, con nuôi cha mẹ con tính từng ngày). Có một sự thật đau lòng phải kể ra đây là lớp người mới thuộc những thế hệ sau trong nước, phất lên bạc muôn tiền tỷ nhờ mánh mung phe phẩy, tuy giầu tiền nhưng lại rất nghèo tình nghĩa! (Xã hội đã “hun đúc” họ trở thành như vậy). Sau một thời gian đầu có vẻ vui vẻ, họ sẽ coi chúng ta như những của nợ báo đời! Còn những người chẳng may có con cháu nghèo khó xin miễn bàn. Chúng chẳng nuôi nổi chúng và vợ con chúng thì còn lo được cho ai! Việt kiều mà không tiền bạc lại sống bám vào kẻ khác sẽ trở thành phó thường dân ngay lập tức và sẽ vĩnh viễn “bái bai” trò nay đón mai đưa như trước đây khi trong túi còn sột soạt rủng rỉnh đồng đô la xanh thắm!

Viết tới đây tôi nghĩ cũng đã tàm tạm đủ, chứ kể ra hết những điều tai nghe mắt thấy thì có lẽ phải viết hàng trăm trang giấy. Vậy thì để kết luận, theo tôi, nếu chúng ta nhớ quê hương đất nước, họ hàng thân thuộc bạn bè quý mến thì chỉ nên về thăm một thời gian mà thôi, không nên ở lại lâu dài. Chẳng những không được gì mà còn mất tất cả từ tình cảm tới vật chất và có thể còn… chết sớm nữa! Quê hương, nơi chôn nhau cắt rún, đã là người ai chẳng yêu thương nhung nhớ! Nếu quê hương là chùm nho ngọt, là cỏ cây hoa lá mượt mà xanh tươi thơm ngát, là bầu trời tự do lồng lộng gió mát trăng trong và ánh dương rực rỡ thì chúng ta nên về sống để làm tươi thắm thêm những ngày tháng còn lại trên cõi đời này. Nhưng quê hương bây giờ chỉ là chùm khế chua và chát thì tội gì chúng ta dấn thân vào cho tủi, cho khổ, cho đau, cho nhục cái tấm thân già gần đất xa trời!

Thanh Thuong Hoang

Kéo dài thời hạn tố tụng để mặc cả

 Kéo dài thời hạn tố tụng để mặc cả

Người Buôn Gió

28-6-2016

Vào tháng 10 năm 2015, ông Trần Anh Kim, cựu sĩ quan quân đội Việt Nam bị bắt giữ tại nhà riêng. Ông Kim bị gán tội vào điều 79 đó là hoạt động lật đổ chính quyền Việt Nam. Ông là người trước đó đã phải chịu mức án 5 năm tù về tội danh này.

Hai tháng sau, vào ngày 16 tháng 12 tại nhà riêng ở Hà Nội, luật sư Nguyễn Văn Đài bị an ninh Việt Nam bắt và khép vào điều luật 88 tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam. Luật sư Đài trước đây cũng từng bị nhà nước Việt Nam cộng sản bắt bỏ tù với tội danh này.

Tiếp đó vào tháng 6 năm 2016 an ninh Việt Nam bắt bà Cấn Thị Thêu tại nhà riêng, với một tội danh mà bà đã từng bị cộng sản VN tống vào tù trước đó là điều 245 tội gây rối trật tự công cộng.

Cả ba vụ bắt bớ này đều có những đặc điểm giống nhau như

– Thứ nhất cả ba người đều đã từng bị bắt trước và kết án tù trước đó.

– Thứ hai cả ba đều cùng tội danh trước đó đã bị kết án

– Thứ ba, tất cả đều bị bắt ở nhà riêng.

Thông thường những người đã từng bị tù rất ít khi bị bắt lại với tội danh trước đó. Nhưng cả ba người này đều bị bắt với tội danh mà họ đã từng bị kết án. Qua đó cũng thấy việc bắt giữ ba người này của chế độ Việt Nam có nhiều vấn đề. Việc bắt giữ tại gia chứng tỏ âm mưu bắt giữ là có tính toán từ trước của cơ quan an ninh, nó không giống như vụ bắt giữ vì vụ việc nào đó vừa xảy ra hoặc bắt tại tại hiện trường.

Nếu như bắt tại hiện trường, như cách thông thường nói là bắt quả tang, bắt nóng thì cách bắt giữ ba người trên gọi là bắt nguội. Bắt nguội nằm trong một chủ ý sẵn có là đưa người bị bắt vào danh sách bắt và đến thời điểm cần phục vụ mưu đồ nào đó thì mới bắt. Còn khi chưa cần vẫn để đó.

Với kiểu bắt nguội ba người trên, sẽ khiến những người đấu tranh khác phải lo sợ, vì họ không biết mình sẽ bị bắt bao giờ, vì tội gì. Nhưng đấy chỉ là công dụng phụ của việc bắt giữ ba người này. Bởi hầu hết những người đấu tranh bây giờ không còn e sợ đến chuyện bị bắt tù.

Mục đích việc bắt giữ ba người này của an ninh Việt Nam là việc bắt để có cái đàm phán với phương Tây về nhân quyền, nhân đó đòi hỏi những yêu sách về viện trợ kinh tế, cho vay. Trong lúc

Bắt nguội còn là cơ hội để các tướng lĩnh an ninh cần có thành tích để chứng tỏ sự hữu ích của mình . Trước tiên các tướng lĩnh an ninh cho dư luận viên thổi phồng về mức độ nguy hiểm của các lực lượng đối kháng là mối đe doạ của chế độ, sau đó tiến hành bắt vài người. Tiếp đó đưa những báo cáo xuyên tạc và thổi phồng về những người này để chứng tỏ mình với những đồng chí trong Đảng.

Nhưng đánh giá chung thì việc bắt ba người trên nằm trong ý đồ chính trị thời điểm nhiều hơn. Đây là thời điểm mà vị thế Việt Nam xuống rất xấu, các chiêu bài mà Việt Nam dưa ra để quốc tế chú ý đến mình đều không đạt được kết quả. Không chứng minh được những tiến bộ để thế giới hy vọng và giúp đỡ. Chế độ Việt Nam quay sang lối mòn thủ đoạn đầy tiêu cực đã làm bao nhiêu năm qua, là tiếp tục bắt người đấu tranh nhân quyền, cho quốc tế phải quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam và qua đó Việt Nam có những đòi hỏi xin xỏ về kinh tế. Tuy nhiên quốc tế đã quá nhàm chán với trò bất nhân này của chế độ cộng sản, họ có lên tiếng đòi tha những người bị bắt, nhưng không nhún mình nhường nhịn yêu sách của cộng sản Việt Nam ở việc bắt người như trước kia . Quốc tế đã nhận ra một điều rằng với những kẻ táng tận lương tâm như chế độ Việt Nam, thì việc sốt sắng can thiệp và thoả hiệp yêu sách với chế độ CSVN sẽ không làm chế độ này thức tỉnh nhân bản hơn. Trái lại, càng khiến CSVN càng nghĩ rằng việc bắt giữ người là món hời dễ khai thác và cứ thế tiếp tục.

Cộng sản VN bắt người như những kẻ bắt cóc tống tiền, không thấy người đến xin chuộc dù đánh tiếng các kiểu. Bởi thế chúng giam giữ những người trên như kiểu giam con tin và không hề đưa ra xét xử hoặc có tiến triển gì theo trình tự tố tụng. Đến nay thì Trần Anh Kim, Nguyễn Văn Đài vẫn bị giam giữ trong cái gọi là thời hạn điều tra bất tận, như trước đây nhà báo Nguyễn Hữu Vinh tức Ba Sàm từng bị cảnh tương tự.

Ở vụ án trước luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vào tháng 2 năm 2007, đến tháng 5 năm 2007 đã có phiên xử toà xử anh cùng với Lê Thị Công Nhân. Tính từ thời điểm bị bắt đến khi xử có 2 tháng. Còn ông Trần Anh Kim ở vụ bắt giữ trước vào tháng 7 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009 bị đưa ra toà xét xử, tính từ khi bắt giữ đến khi xử là 5 tháng. Tại lần bắt này tính đến nay, luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị giam giữ hơn 6 tháng mà không hề có kết luận điều tra, ông Trần Anh Kim đã 8 tháng cũng không có kết luận điều tra, tuy cả hai đều bị cáo buộc tội danh mà họ đã từng bị cáo buộc trước đó.

Sự khác biệt về diễn tiến tố tụng bị kéo dài ở lần này so với lần trước, đã khẳng định mục đích bắt giam những người trên của chế độ cộng sản Việt Nam là muốn có thời gian để cò kè, mặc cả với quốc tế. Nếu không chúng đã mang họ ra xử nhanh chóng như trước kia chúng đang được quốc tế sẵn lòng cho vay tiền.

Minh chứng thêm là việc kéo dài quá hạn thời gian xét xử phúc thẩm đối với anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Điều 242 của luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định việc kháng cáo trong trường hợp Nguyễn Hữu Vinh là 90 ngày, trước đó 15 ngày phải có thông báo cho luật sư, viện kiểm sát và bị cáo. Nhưng đơn kháng cáo của Nguyễn Hữu Vinh toà án đã nhận vào ngày 7 tháng 4 năm 2016, đến hôm nay là ngày 27 tháng 6, tức đã 80 ngày toà án nhận được đơn kháng cáo. Nhưng vẫn chưa có thông báo xử phúc thẩm. Trong khi lẽ ra từ 5 ngày trước theo luật định toà án đã phải có thông báo lịch xét xử phúc thẩm.

Việc kéo dài thời gian tố tụng và xâm phạm thời hạn tố tụng cũng là một chiêu trò để gây chú ý dư luận quốc tế của chế độ CSVN. Hòng trông mong kiếm chác được gì qua sự quan tâm của quốc tế. Nhưng càng làm vậy càng khiến dư luận quốc tế thấy rõ bộ mặt xảo trá và gian hiểm của chế độ CSVN. Cách thu hút quan tâm kiểu như thế này đã lỗi thời, nó vẫn được sử dụng chẳng qua vì phù hợp với bản chất độc ác của chế độ. Nếu là một chế độ có chút tự trọng, cộng sản Việt Nam nên chọn cách thả những người này vô điều kiện. Cách đó chắc chắn sẽ gây chấn động sự quan tâm thế giới theo cách tích cực, khiến dư luận và chính phủ các nước quan tâm và hy vọng sự đổi mới của chế độ Việt Nam nhiều hơn. Còn cứ tiếp tục trò bỉ ổi như vây, cộng sản Việt Nam chỉ như con thú đôc ác đang dẫy dụa trong thời khắc cuối cùng của cuộc đời.

Ở một khía cạnh khác nhìn về những người bị bắt trên , họ đều đã từng bị tù đày vì tội danh như thế trước đó. Điều ấy khiến những người dân càng cảm phục vì sự dấn thân của họ, những người đã chiến đấu không khoan nhượng, không sờn lòng để theo đuổi lý tưởng của mình. Nhà tù và gông cùm lao lý, luật pháp bẻ cong…không làm cho họ chùn bước. Họ xác định được chân lý, được con đường đúng đắn mà dân tộc này cần phải theo đuổi và khẳng định, bất chấp hạnh phúc cá nhân mình, bất kể những tai hoạ do việc mình làm. Cũng như nhà khoa học đứng trước giàn thiêu vẫn khẳng định định lý ” trái đất quay ”. Những người bị cộng sản Việt Nam cầm tù hôm nay đã nêu trên cũng hiên ngang đón nhận hình phạt của chế độ cộng sản Việt Nam này , để khẳng định chân lý cộng sản Việt Nam không bao giờ đem lại điều tử tế cho dân tộc Việt Nam.

Họ là những người bất khuất, kiên cường. Chúng ta hãy luôn nhớ đến họ.

“Tung hỏa mù” trước khi tuyên bố nguyên nhân cá chết?

“Tung hỏa mù” trước khi tuyên bố nguyên nhân cá chết?

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2016-06-29

RFA

bo-cong-an-622.jpg

Bộ Công an họp sơ kết 6 tháng đầu năm tại Hà Nội hôm 27/06/2016.

Courtesy mps.gov.vn

03:48/07:23

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh 

Cơ quan chức năng Việt Nam cho biết vào chiều ngày 30 tháng 6 sẽ công bố nguyên nhân cá chết hằng loạt tại 4 tỉnh miền trung khởi đi từ Hà Tĩnh hồi đầu tháng tư vừa qua.

Hai ngày trước khi công bố Bộ Công an họp sơ kết 6 tháng đầu năm và báo Hà Tĩnh đăng bài nhắc đến ‘thế lực thù địch’ lợi dụng thảm họa môi trường cá chết để phá hoại.

Nhận định của những người quan tâm về điều đó ra sao?

‘Thế lực thù địch’

Truyền thông trong nước loan tin tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Bộ Công an diễn ra sáng 28 tháng 6 ở thành phố Hồ Chí Minh, ông bộ trưởng Tô Lâm cho biết một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là ‘tiếp tục ngăn chặn hoạt động kích động biểu tình’.

Mạng báo Thanh Niên dẫn lời ông thượng tướng Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An rằng trong thời gian 6 tháng qua ‘các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng các sự kiện chính trị, vấn đề an ninh, trật tự, môi trường gia tăng các hoạt động chống phá quyết liệt hơn…’

Sau những cuộc biểu tình về môi trường của dân chúng, ngành công an đã không thể có chứng minh nào về việc có lực lượng thù địch tham gia: tỷ lệ của lực lượng thù địch tham gia là bao nhiêu và những bằng chứng xác đáng về lực lượng thù địch- là ai, ở đâu.
-Phạm Chí Dũng

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng có ý kiến về nhận định đó của người đứng đầu ngành công an Việt Nam:

“Tôi cho rằng đánh giá của ông bộ trưởng Bộ Công an là hết sức bất công đối với lòng người, đối với những cuộc biểu tình về vụ cá chết ở Formosa. Vì theo đánh giá 6 tháng đầu năm của ông bộ trưởng Bộ Công an chỉ chuyên chú vào các ‘lực lượng thù địch’ mà ông không hề nêu lên thực trạng là những cuộc biểu tình của người dân chứ không phải cúa các ‘lực lượng thù địch’ đã bị công an tại một số tỉnh, thành đàn áp thô bạo, rất dã mạn. Đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 8 tháng 5 năm 2016: bắt bớ, đánh đập, câu lưu hàng vài trăm người một cách thô bạo.

Đó là một thực tế mà các tổ chức nhân quyền quốc tế, các chính phủ quốc tế đã lên án chính phủ Việt Nam, lên án ngành công an Việt Nam về chuyện đó. Đó là đánh giá bất công của ông bộ trưởng Bộ Công an; đã không nêu ra vấn đề đó!

Thứ hai nữa sau những cuộc biểu tình về môi trường của dân chúng, ngành công an đã không thể có chứng minh nào về việc có lực lượng thù địch tham gia: tỷ lệ của lực lượng thù địch tham gia là bao nhiêu và những bằng chứng xác đáng về lực lượng thù địch- là ai, ở đâu; mà chỉ nêu chung chung là ‘lực lượng thù địch’.

Nếu mà như vậy thì đánh đồng với một khối quần chúng nhân dân khổng lồ bức xúc về hằng loạt vấn đề, về cá chết, về đời sống ngư dân miền Trung nheo nhóc; mà chính phủ chưa hề chưa hề và chậm trễ trong việc công bố nguyên nhân cá chết. Và về những việc liên quan đến quốc gia, rồi liên quan đến Trung Quốc…”

Ý thức người dân

000_A469B-622.jpg

Một bạn trẻ Hà Nội biểu tình kêu gọi bảo vệ môi trường biển ngày 01 tháng 5 năm 2016.

Mạng báo Hà Tĩnh vào ngày 28 tháng 6 có bài của tác giả Văn Lý tựa đề ‘Hãy tỉnh táo trước âm mưu lợi dụng cá chết để phá hoại!’. Trong bài tác giả viết ‘…rồi đây nếu nguyên nhân gây nhiễm độc biển được xác định; trong trường hợp này người dân phải hết sức tỉnh tảo, sáng suốt sát cánh cũng các cơ quan chức năng; các cấp chính quyền để cùng nhau xử lý. Tất cả những hành động quá khích, ‘vơ đũa cả nắm’, đổ lỗi, trút giận lên đầu hằng vạn lao động trong và ngoài nước có mặt trong khu vực gây nhiễm độc, hay vào những cỗ máy, những công trình hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho dân tộc…, là hành vi vi phạm pháp luật, tiếp tay cho các thế lực thù địch, đi ngược lại lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và lợi ích của nhân dân.”

Một người dân sống tại khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh lâu nay phải thất nghiệp không thể đi biển kiếm sống, hiện đang trông chờ chính phủ công bố nguyên nhân vùng biển quê anh bị nhiễm độc khiến cá chết, dân không dám ăn, không dám tắm biển. Còn ai đi biển xa về thì hải sản bán giá chỉ còn 1 phần 5 trước đây, rồi nơi thu mua mang cá đó đi tiêu thụ ở đâu không biết. Anh này nói rõ:

“Không có sự gì kích động, phá hoại cả! Đó là phía Nhà nước, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh lo sợ, nói lên vậy thôi. Chứ ở vùng này chưa có gì cả! Không ai có thể kích động được mình cả. Chỉ có mình đứng lên nói lên tiếng nói của mình chứ không ai xúi giục cả!”

Chị Thu Nguyệt, một người tham gia biểu tình đòi hỏi minh bạch về nguyên nhân cá chết tại khu vực 4 tỉnh bắc Trung bộ phản bác lại ý kiến nói những người đi biểu tình như bản thân chị là do ‘thế lực thù địch xúi giục’:

“Điều đó họ nói hoàn toàn sai sự thật. Trong những cuộc biểu tình tôi tham gia; nếu nói biểu tình vì Hoàng Sa, Trường Sa bị cho là ‘chính trị’ thì tôi không nói. Còn đây là biểu tình vì môi trường. Trong những cuộc biểu tình về môi trường mà hô Hoàng Sa, Trường Sa thì tôi ngăn họ lại; chúng tôi chỉ hô hào cần minh bạch, ‘cá cần nước sạch’.

Chính tôi là người đi biểu tình thường xuyên nên những điều họ nói hoàn toàn sai sự thật!”

Xu thế tất yếu

Không có sự gì kích động, phá hoại cả! Đó là phía Nhà nước, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh lo sợ, nói lên vậy thôi. Chứ ở vùng này chưa có gì cả! Không ai có thể kích động được mình cả. Chỉ có mình đứng lên nói lên tiếng nói của mình chứ không ai xúi giục cả!
-Người dân Hà Tĩnh

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đưa ra nhận định nếu nguyên nhân cá chết mà chính phủ đưa ra bị cho là không trung thực, không xác đáng, thì sẽ có phản kháng. Ông nhận định:

“Nói chung ngành công an rất sợ biểu tình. Vậy bây giờ họ phải làm sao? Họ phải thành thật thôi. Sợ thì muôn đời, và sợ không giải quyết được gì cả. Vì có một qui luật ‘họ càng đàn áp, thì đấu tranh càng mạnh’. Tất cả đấu tranh sinh ra từ áp bức. Đấu tranh đến một lúc nào đó để giải quyết áp bức, giải quyết bất công.”

Chị Thu Nguyệt khẳng định lực lượng công an, an ninh sẽ tiếp tục đàn áp những người dân xuống đường bày tỏ quan điểm của họ trước những vấn đề xã hội, nhất là tình trạng môi sinh tồi tệ; tuy nhiên chị cho biết vẫn phải lên tiếng:

“Cho dù họ ngăn cấm hay ngăn cản việc đòi hỏi quyền của mình bảo vệ môi trường cho người dân Việt Nam (dù họ ngăn cản thế nào đi nữa), tôi nói thẳng là sẵn sàng hy sinh để đi ra ngoài sát cánh cùng với anh em đứng lên bảo vệ môi trường của đất nước Việt Nam cho trong sạch. Còn việc họ đàn áp chúng tôi (điều đó đương nhiên có rồi); nhưng chúng tôi sẽ cố gắng làm để họ thấy rằng họ đang làm sai.

Tôi biết điều 43, Hiến Pháp 2013 của Việt Nam (qui định) là người dân có quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường nên tôi cứ dựa theo đó để làm. Tôi nói với họ nếu có bắt tôi, đưa tôi vào tù đi chăng nữa, tôi vẫn làm đúng luật của Nhà nước Việt Nam đưa ra, chứ tôi không làm sai. Họ làm sai thì phải chịu trách nhiệm.

Tôi biết làm việc này sẽ không thắng lại họ đâu; nhưng phải làm để lớp trẻ thấy rằng những gì luật pháp đưa ra đều sai hoàn toàn. Mình quyết chiến cho dân tộc Việt Nam chứ không phải cho bản thân mình nữa. Nếu mình không đứng lên được thì người dân Việt Nam sẽ chết dần, chết mòn trong sự ô nhiễm này.”

Theo nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng thì chính quyền Hà Nội đang bối rối vì có ra luật biểu tình hay không thì tình trạng ức chế sẽ khiến dân chúng ‘bùng nổ’ phản kháng.

Đánh bom ở Thổ Nhĩ Kỳ, 36 người chết, 147 người bị thương

Đánh bom ở Thổ Nhĩ Kỳ, 36 người chết, 147 người bị thương
Nguoi-viet.com
ISTANBUL, Thổ Nhĩ Kỳ (NV) – Hai vụ nổ bom do hai người gây ra tại phi trường Ataturk ở Istanbul hôm Thứ Ba, sau khi bị cảnh sát bắn, làm thiệt mạng it nhất 36 người và làm bị thương 147 người, đài WGNTV trích dẫn lời của Bộ Trưởng Tư Pháp Bekir Bozdag cho biết.

ISTANBUL-AIRPORT
 Lối vào phi trường Ataturk ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi xảy ra vụ tấn công. (Hình: AP/DHA)

Hãng thông tấn chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trích lời phát biểu của ông Bozdag, cho hay: “Theo thông tin tôi nhận được, một tên khủng bố xã súng AK-47 tại lối vào một trạm hàng không ở phi trường trước khi nổ bom tự sát. Chúng ta có khoảng 36 người tử đạo và chừng 147 người bị thương.”

Trong khi đó, một giới chức cho biết, nhiều kẻ tấn công cho nổ bom tại lối vào một trạm hàng không trước khi tiến qua trạm kiểm soát an ninh.

Tấn công chết người ở sân bay Istanbul (BBC)

Dân Biên Hòa ‘thức trắng đêm’ mỗi khi mưa lớn

Dân Biên Hòa ‘thức trắng đêm’ mỗi khi mưa lớn
Nguoi-viet.com

ÐỒNG NAI (NV) – Nhiều gia đình ở thành phố Biên Hòa phản ảnh với chính quyền là phải thức trắng cả đêm để canh chừng đồ đạc, quét dọn rác nước mỗi khi mưa lớn. Tin Người Lao Ðộng.

Trong cuộc đối thoại giữa người dân với ông Nguyễn Phú Cường, bí thư Tỉnh Ủy Ðồng Nai, sáng 28 tháng 6 tại hội trường Thành Ủy Biên Hòa để “tìm giải pháp chống ngập,” phúc trình của ủy ban thành phố Biên Hòa cho biết, hiện tại thành phố này có 28 điểm ngập nặng.

NGAP LUT BIEN HOA
Sau mỗi trận mưa gần đây, đường Biên Hòa đều biến thành sông. (Hình: Người Lao Ðộng)

Các điểm ngập nằm ở các khu vực phường Long Bình Tân; phường Quyết Thắng; phường An Bình; khu vực cầu Săn Máu, cầu Xóm Mai, phường Tân Phong; đường Nguyễn Ái Quốc; ngã tư Lạc Cường; ngã năm Biên Hùng và các điểm ở vùng ven xã Phước Tân.

Tại buổi đối thoại kéo dài hết buổi sáng cùng ngày, nhiều người dân đã bày tỏ sự tức giận khi tình hình ngập càng lúc càng nặng hơn và tần suất lớn hơn sau mỗi mùa mưa.

Ông Vũ Ðức Hạnh, ngụ phường Trảng Dài, nói nhà ông hiện nâng nền cao hơn mặt đường 0.5 mét nhưng mỗi khi trời mưa nước lênh láng ngoài đường vẫn ngập vượt quá nền nhà. “Hễ mưa là nước từ ngoài đường giống như sông, khi xe chạy qua là sóng ào vào nhà làm hư hại hàng hóa, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống nhà tôi.”

Còn ông Lê Văn Mừng, ngụ xã Hóa An cho hay, đã mấy năm qua hơn 100 gia đình gần nhà ông nằm trong điểm đen ngập lụt. Mỗi khi mưa về, có nhà phải thức trắng cả đêm để chống ngập, canh chừng đồ đạc và cũng để bảo đảm an toàn tính mạng.

Bà Nguyễn Thị Thắm, ở phường Long Bình than: “Có lúc tôi muốn bán nhà đi nơi khác vì ngập triền miên nhưng sợ không ai mua!”

Nhiều người dân tại phường Bửu Long kể, chỉ cần trời mưa từ 10-15 phút, các tuyến đường, khu dân cư đã ngập sâu 0.7-0.8 mét.”Nước ngập đến bụng, đe dọa tính mạng nhiều người, nhất là các em học sinh khi đi qua các điểm ngập sâu hoặc những vùng nước xoáy, chảy xiết. Thực tế đã xảy ra những cái chết thương tâm, nạn nhân bị chết do sa vào các vùng nước ngập, xoáy, trong các mùa mưa trước,” ông Ngô Bá Ân, người dân địa phương lo lắng.

Trong khi đó, ông Phạm Quang Vinh, hiệu trưởng trường cấp 3 Nguyễn Hữu Cảnh, ở phường Long Bình Tân, cho biết, trường nằm trong điểm đen ngập úng, hơn 1,100 học sinh liên tục phải làm vệ sinh dọn dẹp trường lớp do nước tràn vào. (Tr.N)

Cái đồ Trâu Ngựa

Cái đồ Trâu Ngựa

A protester chants while standing in front a Bolivarian National Police line during pro-opposition demonstrations in Caracas, Venezuela, on Tuesday, June 7, 2016. A rally demanding the recall referendum of President Nicolas Maduro turned violent on Tuesday, as protesters clashed with Venezuelan police. Photographer: Carlos Becerra/Bloomberg via Getty Images

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao)Thời đại này không còn chỗ cho đám đầu Trâu mặt Ngựa (ngu xuẩn, ác độc, tham lam, bất nhân và bất nghĩa) nắm quyền. Nay mai là ngày tàn của CNXH ở Venezuela. Ngày mốt sẽ đến lượt VN thôi!

Hóa ra trên đời này không chỉ có Việt Nam, Cu Ba, Bắc Triều tiên mà còn có thêm một dân tộc khác cũng ngu là Venezuela.Một độc giả Dân Luận

Tương tự như vô số những người đàn ông (không ra gì) khác, tôi cũng hay chửi thề, rượu chè và cờ bạc. Tựa như đường vào tình yêu, đường vào trường đua (và đường vào bầu cua) có trăm lần thua có một lần huề!

Tôi thua đều đều, tất nhiên, kể cả những lần tin tưởng một trăm phần trăm là mình sẽ thắng. Mới đây chớ đâu, trong trận banh giữa Venezuela và Argentina, có cha liều lĩnh chấp trước hai trái. Thấy ăn là cái chắc nên tôi bắt liền.

Kết quả, nói chính xác hơn là hậu quả: Argentina thắng với tỉ số 4/1. Đ… mẹ, tôi thua đậm, và thua đau mà không hiểu vì răng? Đội Venezuela chơi đâu có dở, cớ sao tôi bị một cú nặng nề như Trời giáng (nguyên cả tháng lương hưu) vậy cà?

Coi đi coi lại trận bóng đôi lần, tôi mới tìm ra được nguyên nhân. Té ra không phải vì đấu pháp, hay đội hình gì cả mà chỉ vì cái tâm lý bất an của những cầu thủ thuộc bên thua cuộc thôi. Họ ra sân với nét mặt âu lo, và muộn phiền, thấy rõ.

Cuộc tranh tài diễn ra tại tại vận động trường Foxborough, Massachusetts, vào hôm 18 tháng 6 năm 2016. Trước đó ba hôm, tờ Guardian đã buồn bã đi tin: “Thành phố Venezuelan thiết quân luật sau nạn trộm cướp tập thể”. Venezuelan city under effective curfew after mass looting.”

Qua ngày hôm sau, cũng The Guardian (lại) ái ngại cho hay tiếp: We are like a bomb: food riots show Venezuela crisis has gone beyond politics.” 

Đội tuyển của quốc gia Venezuela còn lòng dạ nào mà thi tài khi biết rằng đất nước đang ở trong tình trạng như một quả bom… sắp nổ. Họ thua là phải. Tui… cũng vậy luôn!

ANH CUA CBC

Ảnh: CBC

Cùng lúc, trên trang trang Fee Foundation for Economic Education, tác giả Jeffrey Tucker đưa ra nhận xét:

“Chỉ cần đi theo con đường của Venezuela. Tấn công vào quyền sở hữu và thương mại, cướp bóc những người giàu có, bãi bỏ hệ thống giá cả, bắt tù những người bất đồng chính kiến, nghiền nát phe đối lập, phá hủy hệ thống tự do tự nhiên, tức là hệ thống đã nuôi sống thế giới này. Đấy là chủ nghĩa xã hội.” (How To Create Starvation in 2016. Bản dịch của Phạm Nguyên Trường “Làm sao tạo ra được nạn đói vào năm 2016”).

Ô thì ra Venezuela cũng theo C.N.X.H. (y) như nước ta vậy.Thảo nào mà Wikipedia tiếng Việt (giọng Hà Nội) dành cho “đất nước anh em” những lời lẽ vô cùng tốt đẹp:

“Venezuela là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Mỹ Latinh. Đa phần dân cư Venezuela tập trung sinh sống tại những thành phố lớn phía bắc. Caracas là thủ đô và đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Venezuela. Ngày nay, đất nước Venezuela nổi tiếng khắp thế giới với thiên nhiên tươi đẹp, nguồn dầu mỏ dồi dào và những nữ hoàng sắc đẹp đoạt nhiều giải cao tại những kỳ thi quốc tế.”

Trang Bảo Tàng Phụ Nữ Việt Nam còn có nhiều lời tình nghĩa (thắm thiết) hơn nữa:

– Trong thời kỳ đất nước ta còn chìm trong khói lửa chiến tranh, phong trào đoàn kết và ủng hộ Việt Nam diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới và đặc biệt là trên đất nước Venezuela (Nam Mỹ) xinh đẹp. Tiêu biểu cho tình đoàn kết ấy là sự kiện du kích quân Venezuela đã bắt sống trung tá tình báo Mỹ Michael Xmolen năm 1964 để đòi Mỹ – Ngụy đánh đổi và thả Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi của Việt Nam. Từ những năm 1989, hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và lần lượt mở các đại sứ quán ở tại Việt Nam (2005) và Venezuela (2006).

“Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la là hai nước anh em, tuy xa cách về địa lý nhưng gần gũi về tấm lòng. Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989 và đã nhanh chóng phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt việc duy trì thường xuyên các cuộc thăm viếng và tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao hai nước đã cho phép đạt được nhiều hiệp định và thỏa thuận hợp tác song phương quan trọng. Nhiều dự án hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang được triển khai tích cực và hiệu quả, góp phần bổ trợ nhau trên con đường phát triển của mình.”

Tuy nói vậy (“bổ trợ nhau trên con đường phát triển”) chớ không phải vậy đâu. Giữa lúc ở Venezuela “người dân phải bới rác tìm đồ ăn” thì không thấy Việt Nam, và những nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, “bổ trợ” cái con tự do gì ráo. Làm bộ bầy tỏ chút tình cảm quan ngại cũng không luôn.

VENEZUELA

 

 

 

 

 

 

 

 

“Chủ nghĩa xã hội Venezuela”: người dân phải bới rác tìm đồ ăn. Ảnh & chú thích: phamnguyentruong

Sợ mình sơ sót, và cũng ngại sự xuyên tạc (của những thế lực phản động nước ngoài) nên tôi tìm vào trang mạng của Đại Sứ Quán Việt Nam Tại Venezuela để xem thêm tin tức. Tiếc thay, tôi không tìm được gì khác ngoài “Lời chào của Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la,” với những lời lẽ vô cùng hoa mỹ như sau:

Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la là hai nước anh em, tuy xa cách về địa lý nhưng gần gũi về tấm lòng. Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989 và đã nhanh chóng phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt việc duy trì thường xuyên các cuộc thăm viếng và tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao hai nước đã cho phép đạt được nhiều hiệp định và thoả thuận hợp tác song phương quan trọng. Nhiều dự án hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang được triển khai tích cực và hiệu quả, góp phần bổ trợ nhau trên con đường phát triển của mình. 

Trên tinh thần đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la luôn là địa chỉ tin cậy và cầu nối quan trọng giúp nhân dân hai nước ngày càng hiểu biết nhau hơn về đất nước và con người, góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước và hai dân tộc chúng ta… 

ĐẠI SỨ   NGÔ TIẾN DŨNG

Tuy ông Dũng khẳng định “Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la luôn là địa chỉ tin cậy và cầu nối quan trọng giúp nhân dân hai nước” nhưng khi vào phần tin Về Vê-nê-xu-ê-la của trang vietnamembassy-venezuela chỉ thấy vỏn vẹn có bốn chữ, cùng một cái chấm than thôi: Không có tin nào!

Sao mà làm biếng dữ vậy, cha nội? “Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội”; vậy mà Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la hiện nay “không có tin nào” trong khi nước bạn sắp bùng nổ đến nơi (“ready to explode”) theo như cách dùng chữ của BBC!

Sự kiện này khiến tôi nhớ đến bảng xếp hạng, về chỉ số tử tế (GCI) hồi năm 2014.

BLOGER N ANH TUAN

Blogger Nguyễn Văn Tuấn đã có nhận khá thú vị xét rằng:

“Bảng xếp hạng gọi là ‘Good Country Index’ (GCI) cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót! Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước ‘đầu trâu mặt ngựa’ như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen!” 

Trong đám “đầu trâu mặt ngựa” này (ngó bộ) tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn còn bỏ sót hơi nhiều, trong đó có Venezuela – hạng thứ 117/125. Thiệt là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

Thời đại này không còn chỗ cho đám đầu Trâu mặt Ngựa (ngu xuẩn, ác độc, tham lam, bất nhân và bất nghĩa) nắm quyền. Nay mai là ngày tàn của CNXH ở Venezuela. Ngày mốt sẽ đến lượt VN thôi!

29.6.2016

Tưởng Năng Tiến

Kịch bản giả định về tương lai Việt Nam

Kịch bản giả định về tương lai Việt Nam

VietTuSaiGon

RFA

Hiện tại, khói lửa chiến tranh Việt – Trung có vẻ như đang bén. Nhưng, cũng có khả năng sẽ không có cuộc chiến tranh nào giữa Việt Nam và Trung Quốc và nếu có súng nổ chăng nữa thì đó cũng là những phát súng thí tốt để hợp thức hóa những thứ đã ký kết trong hội nghị Thành Đô giữa đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và đảng Cộng sản Trung Quốc. Đến đây, có hai tình huống: Giả sử có chiến tranh Việt – Trung xảy ra thì như thế nào? Nếu có những phát súng hợp thức hóa diễn ra thì ra sao?

Nếu có chiến tranh Việt – Trung xảy ra, thì chắc chắn khả năng mất thêm đất liền và mất toàn bộ biển đảo trên biển Đông là có thật. Bởi khác với cuộc chiến năm 1979 một trời một vực. Nếu như năm 1979, quân đội CSVN bị bất ngờ bởi các cuộc tiến công vào chiến trường Đông Bắc và Tây Bắc. Nhưng sự bất ngờ đó chỉ diễn ra trong chớp nhoáng thì phía quân đội CSVN đã kịp đưa quân tăng cường từ các đơn vị đồng bằng để ứng cứu. Và lò lửa chiến tranh chỉ cháy duy nhất ở chiến trường biên giới phía Bắc.

Ngược lại, nếu có chiến tranh trong đất liền hiện tại thì mọi chuyện hoàn toàn khác, phía Trung Quốc đã có sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng từ trên rừng cho đến đồng bằng và biển đảo. Những khu tự trị của Trung Quốc nằm rải rác khắp ba miền đất nước sẽ là những vệ tinh cần thiết để vừa nắm bắt thông tin, điều phối tấn công và điều hợp quân lương, quân cụ cũng như quân nhu… Đó là chưa nói đến lực lượng tại chỗ của người Trung Quốc quá đông, họ là những công nhân trá hình, những người lao động trá hình và thậm chí những kĩ sư trá hình…

Đổi lại, sức mạnh quân đội CSVN có thể rất mạnh về kĩ năng, hình thức tổ chức nhưng ngược lại rất yếu về mặt tư tưởng. Nếu như những năm trước 1990, quân đội CSVN vẫn giữ được sức mạnh tư tưởng, mỗi người lính trong quân đội có thể tận hiến sinh mệnh, sức mạnh cũng như ý chí của họ để chiến đấu vì lý tưởng bảo vệ đất nước… Thì hiện nay, trong một thế giới phẵng, người lính không còn bị mù mờ thông tin và họ dễ dàng đối chiếu những thông tin với thực tại đời sống nhà binh, có nhắm mắt họ cũng thấy các cấp chỉ huy của họ là những quan tham, những kẻ ăn trên ngồi trốc bằng mồ hôi của đám lính bên dưới.

Lý tưởng hoàn toàn mất đi, tư tưởng cũng không có bởi người lính thừa biết mình đang chiến đấu cho chế độ, bảo vệ đảng Cộng sản chứ không phải bảo vệ quốc gia, dân tộc. Ngay cả Chủ tịch quân ủy trung ương, người nắm vị trí tối cao trong quân đội chính là Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng cũng là kẻ có quá nhiều hành vi mập mờ trong vấn đề đối ngoại với kẻ xâm lăng Trung Quốc, thậm chí thỏa hiệp ra mặt… Nếu có kỉ luật quân đội thì tất cả những thứ tưởng như là kỷ luật ấy trong lúc chiến đấu chỉ dừng ở mức họ sợ thứ kỷ luật thép và sợ con mắt soi mói của những chính trị viên. Nhưng đây lại là vấn đề đe dọa nghiêm trọng đến sức mạnh quân đội. Có thể biến thành con dao hai lưỡi khi có biến cố chiến tranh.

Bên cạnh đó, hình ảnh cũng như cung cách của các tướng lĩnh quân đội CSVN phải nói là quá tệ, họ chưa thể hiện được dũng khí của nhà binh, thậm chí với dáng dấp nục nịch, nói năng thiếu oai phong và chỉ riêng việc mang tấm thân để chạy không thôi cũng là một vấn đề quan ngại, thành tích tham nhũng thì ông nào cũng cao ngất, chẳng có ông nào là sạch sẽ, thanh liêm… Vấn đề sức mạnh quân đội CSVN là một vấn đề nan giải trong lúc này! Chính vì vậy, khả năng thỏa hiệp và chấp nhận trở thành một tỉnh lị của Trung Quốc thông qua vài phát súng, vài cuộc chiến giả tạo để hợp thức hóa hội nghị Thành Đô là rất cao. Đó là không muốn nói đến một chuyện khác, người lính CSVN đã bị tẩy não và nhồi sọ ngay từ đầu về tinh thần đặt Trung Quốc làm trung tâm và khiếp nhược chiến tranh.

Một câu hỏi nữa, nếu như Việt Nam thành một tỉnh lị của Trung Quốc thì việc gì sẽ xảy ra? Có hai việc rất căn bản phải xảy ra, đó là người dân Việt Nam sẽ dần bị Hán hóa theo con đường phổ hệ. Mọi ngõ ngách từ thành phố đến thôn làng, bản buôn của Việt Nam sẽ đầy rẫy người Trung Quốc và họ sẽ nhanh chóng cấy giống Trung Hoa trên khắp đất Việt. Những tộc họ miền xuôi và tộc người miền núi sẽ nhanh chóng đổi màu.

Nhưng trước đó, sẽ có một cuộc thanh trừng chính trị, vì đây là thông lệ của Trung Quốc. Chiêu bài chống tham nhũng sẽ được mang ra áp dụng trên đất Việt Nam. Tất cả những tài sản của giới chóp bu CSVN sẽ được nhắm đến và trung ương Cộng sản Trung Quốc sẽ đứng ra phân xử, sẽ cho bắt dần bắt mòn hết mọi tay tướng tá, quan lại thái thú Cộng sản Việt Nam vì tội tham nhũng và sau đó sẽ cho thay thế những người “thanh liêm hơn, có đầu óc lãnh đạo và vì dân hơn”. Đương nhiên, những kẻ lên nắm quyền thay thế phải là người Trung Quốc.

Chiêu bài này đã có sẵn trong lịch sử bành trướng Trung Quốc cả ngàn năm nay, có tên hẳn hoi, đó là “cưu trư đắc thục”, nghĩa nôm na là nuôi heo lấy thịt. Nghĩa là trước khi xâm lăng, việc đầu tiên mà chính quyền đại Hán làm là đầu tư và nuôi một bầy heo ở nước sắp bị xâm lăng. Bầy heo này chính là những tên bán nước. Chúng sẽ được tuyển làm gián điệp, đầu tư từ tài chính cho đến đường hướng để lên nắm chức quyền, leo lên vị trí cao nhất. Để khi chính bọn này nắm vận mệnh đất nước thì tự trao cho đại Hán. Và khi mọi việc đã thành tựu, việc đầu tiên cần làm chính là thịt những con heo đại Hán đã nuôi bấy lâu nay. Thường những lần thịt như vậy đều nhân danh công lý và lẽ phải!

Trong tình trạng Việt Nam. Nếu có chiến tranh Việt – Trung thực sự thì chính những con heo Tàu nuôi mấy chục năm nay sẽ là gánh nặng cho quốc gia, dân tộc. Và đáng sợ nhất là chiến tranh trên biển, với kỹ thuật, khí tài cũng như yếu tố tư tưởng con người đang có thì chắc chắn quân đội CSVN không bao giờ là đối thủ của quân đội CSTQ. Và trên bộ, Việt Nam cũng khó mà giữ chân quân Trung Quốc khi mọi ngõ ngách của Việt Nam đã có nội ứng Trung Cộng.

Khả năng lớn nhất có thể diễn ra là một cuộc chiến hợp thức hóa hội nghị Thành Đô. Và tiếp theo đó sẽ là hành động của người Trung Quốc, logic của nó sẽ là tiêu diệt hệ thống thái thú Việt Nam bằng con đường chống tham nhũng (làm thịt những con heo đã nuôi). Tiếp theo là xây dựng đội ngũ quan lại Trung Hoa trên đất Việt, đồng hóa dân Việt. Kịch bản này có khả năng mạnh nhất, bởi chưa bao giờ số lượng thái thú Tàu cài cắm trong bộ máy cầm quyền Việt Nam nhiều như hiện tại, nó có mặt từ trung ương đến địa phương, từ giới thương nhân đến người nông dân, từ trí thức đến kẻ không có hiểu biết, từ việc lớn cho đến việc nhỏ đều đậm chất thái thú phản động.

Và chỉ có một cửa sinh duy nhất cho Việt Nam hiện tại. Đó là năng lượng phản tỉnh tổng lực Việt Nam. Nghĩa là khi nhân dân tỉnh thức kịp thời, đứng dậy, giới quan lại gồm cả những thái thú tỉnh thức kịp thời, để tránh bị giết thịt sau này, góp công, góp tài sản đã tham nhũng vào công quỹ quốc gia để đối phó với chiến tranh. Một khi giới quan lại Cộng sản Việt Nam có được động thái này, sức mạnh toàn dân sẽ như vũ bão, và lúc đó, các nước tiến bộ sẽ có hành động kịp thời để giúp đở cho Việt Nam bởi họ có lý do chính đáng để giúp đỡ, để xem Việt Nam là đồng minh của họ.

Coi dân như không, xem môi trường như rác

 Coi dân như không, xem môi trường như rác
Nguoi-viet.com
HÀ NỘI (NV) – Bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam vừa giao cho Tổng Cục Môi Trường tổ chức thanh tra các tác động đến môi trường của dự án xây dựng nhà máy giấy Lee & Man.

Ðây là một dự án đầu tư của tập đoàn Lee & Man Paper ở Hồng Kông, trị giá khoảng 628 triệu Mỹ kim, đã được chính quyền tỉnh Hậu Giang cấp giấp phép sử dụng khoảng 82 hecta đất tại cụm công nghiệp Nam sông Hậu, tọa lại tại xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Theo giấy phép đầu tư, tập đoàn Lee & Man Paper đã xây dựng hai xưởng, một sản xuất bột giấy tẩy trắng, công suất khoảng 330,000 tấn/năm và một sản xuất giấy cứng để làm bao bì cao cấp, công suất khoảng 420,000 tấn/năm.


Một trong những họng cống của nhà máy giấy Lee & Man. Nước thải sẽ được xả thẳng vào sông Hậu. (Hình: Tuổi Trẻ)

Lý do dẫn tới quyết định thanh tra các tác động đến môi trường của nhà máy giấy Lee & Man là vì tuần trước, Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Cảng Thủy Sản Việt Nam (VASEP) gửi một văn bản cho thủ tướng Việt Nam và Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn, đề nghị xem lại dự án này. VASEP nhấn mạnh, nếu nhà máy giấy Lee & Man xả nước thải ra sông Hậu, con sông sẽ bị ô nhiễm trầm trọng, nguồn lợi thủy sản (tôm, cá) bị tận diệt và ảnh hưởng đến cả sản lượng của vựa lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.

Ðây có lẽ là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam tỏ ra chú ý tới một đề nghị xét lại dự án đầu tư vì dự án đó có thể gây nguy hại cho môi trường, chứ không vứt vào sọt rác như trước…

Ông Dương Văn Ni, một chuyên gia môi trường, làm việc tại Ðại Học Cần Thơ, kể với báo giới rằng, năm 2006, ông từng được mời phản biện ý tưởng xây dựng nhà máy giấy Lee & Man. Vào thời điểm đó, ông Ni đã khẳng định rằng trên thế giới, chẳng có ai xây dựng nhà máy giấy ở một nơi như đồng bằng sông Cửu Long bởi điều đó sẽ hủy diệt môi sinh, môi trường. Sản xuất giấy cũng như sản xuất hóa chất, thép,… luôn thải ra một lượng nước lớn chứa nhiều chất cực độc.

Do rất khó kiểm soát chất lượng nước thải cũng như loại bỏ hoàn toàn những rủi ro trong quá trình xử lý nước thải, ô nhiễm có thể trở thành thảm họa không chỉ với sông Hậu mà còn lan vào hệ thống kênh rạch nối với các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, hủy diệt toàn bộ khu vực Tây Nam sông Hậu.

Cũng theo lời ông Ni, sau khi cảnh báo như thế, ông không được mời góp ý nữa. Ý tưởng xây dựng nhà máy giấy Lee & Man cạnh bờ sông Hậu, đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang được chấp thuận. Dự án đầu tư được phê duyệt, Giấy phép đầu tư được cấp cách nay khoảng tám năm. Lẽ ra nhà máy giấy Lee & Man đã hoạt động vào cuối năm 2008 nhưng vì nhiều lý do, tháng tới, nhà máy này mới hoàn tất.

Theo qui định của luật pháp Việt Nam, các dự án đầu tư phải tổ chức khảo sát và có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ông Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên gia về sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, kể với báo giới, Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng nhà máy giấy Lee & Man chỉ lấy ý kiến của 20 người dân về tác động của dự án đối với đất, nhà và hoa màu.

Do không thông báo những nguy cơ có thể tác động đến nguồn nước, nguồn lợi thủy sản, không khí,… 20 người dân được hỏi ý kiến đều đồng ý kèm yêu cầu phải bồi thường thỏa đáng. Báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng đã được gửi cho… chính quyền và Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc xã Phú Hữu A để… tham khảo. Nhân danh cộng đồng, hai tổ chức này hoan hỉ đồng ý.

Vì vào thời điểm vừa kể (2008), nhà máy giấy Lee & Man chưa hoạt động nên tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông đã đưa các viên chức Việt Nam từ huyện đến trung ương đi “tham quan” các nhà máy của tập đoàn này tại Thâm Quyến và Quảng Châu, Trung Quốc. Ông Võ Văn Thắng, phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, lúc đó là phó chủ tịch huyện Châu Thành – một trong những viên chức được tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông mời đi “tham quan,” tiết lộ với báo giới: Mẫu nước làm cơ sở cho việc thẩm định và phê duyệt của hàng loạt cơ quan hữu trách tại Việt Nam đối với dự án đầu tư nhà máy giấy Lee & Man hồi 2008 được lấy ở… Quảng Châu!

Dường như thảm họa cá chết trắng đoạn bờ biển dài 250 cây số chạy dọc bốn tỉnh phía Bắc miền Trung hồi đầu tháng 4 – thảm họa mà đa số dân chúng Việt Nam tin là hậu quả từ hoạt động thử nghiệm của nhà máy thép do tập đoàn Formosa của Ðài Loan, xây dựng tại khu công nghiệp Vũng Áng – mới là yếu tố chính đẩy chính quyền Việt Nam tới chỗ phải thay đổi cách hành xử.

Theo dự kiến, cuộc thanh tra dự án xây dựng nhà máy giấy Lee & Man sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 với sự tham gia của các cơ quan hữu trách ở Hậu Giang như: Sở Tài Nguyên-Môi Trường, Cảnh Sát Môi Trường,…

Dẫu còn phải chờ kết luận cuối cùng nhưng ít nhất những dữ kiện liên quan đến dự án xây dựng nhà máy giấy Lee & Man cũng cho thấy, giống như chính quyền Việt Nam và chính quyền các địa phương khác, chính quyền tỉnh Hậu Giang chỉ quan tâm đến một chuyện: Thu hút đầu tư ngoại quốc để có thành tích tăng trưởng còn tác động của dự án đầu tư đến môi trường ra sao, dân sẽ sống thế nào là chuyện họ không bận tâm.

Bối cảnh như hiện nay khiến chính quyền Việt Nam không thể thản nhiên hy sinh môi trường để lấy thành tích như trước nhưng làm ngược lại thì rõ ràng là không dễ dàng. Tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông chẳng thiếu loại giấy tờ nào và theo dự kiến, nhà máy giấy Lee & Man ở cụm công nghiệp Nam sông Hậu sẽ hoạt động vào tháng tới. Ngăn cản có thể bị kiện và bị buộc phải bồi thường! Chính quyền tiếp tục gật hay lắc thì đối tượng lãnh đủ cũng chỉ là dân. (G.Ð)

 

Cuộc sống của thương binh miền Bắc Việt Nam

 Cuộc sống của thương binh miền Bắc Việt Nam

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2016-06-28

000_Hkg8756006.jpg

Cựu bác sĩ Mỹ Sam Axelrad (phải) trao xương cánh tay được bảo tồn của cựu chiến binh Nguyễn Quang Hùng (trái), tại nhà ông Hùng tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai vào ngày 01 tháng 7 năm 2013.

 AFP photo

00:00/00:00

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, những người lính miền Bắc Việt Nam tưởng rằng sẽ được nghỉ ngơi, nhưng phải đợi đến hội nghị Thành Đô 1990, cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung mới chấm dứt hoàn toàn. Lúc này những người lính miền Bắc mới được buông súng và không còn phải xông pha trên các chiến trường ác liệt.

Cuộc sống hiện nay

Sau khi chiến tranh chấm dứt, người lính miền Bắc trở về với mái ấm gia đình, trong đó có rất nhiều người lính đã trở thành thương binh, vì đã bỏ lại một phần cơ thể trên các chiến trường. Khác với những thương phế binh Việt Nam Cộng hòa, các thương binh miền Bắc nhận nhiều sự hỗ trợ từ phía chính quyền.

Tùy thuộc vào mức độ thương tật mà các thương binh được xếp hạng thương binh để nhận sự hỗ trợ theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thương binh vẫn gặp khó khăn khi trở về quê hương sinh sống.

Ông Trần Thiên Phụng, một thương binh quê ở Quảng Trị – người tham gia trận chiến Gạc Ma năm 1988, sau đó bị quân đội Trung Quốc bắt giam làm tù binh cho biết, cuộc sống hiện nay của ông còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Các khoản phụ cấp của chính quyền bao gồm phụ cấp thương tật, phụ cấp tù đày, tổng số khoảng 1 triệu 600 ngàn đồng, khó có thể chu cấp được cuộc sống hàng ngày của gia đình. Ông cho biết:

Chúng tôi đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nhưng lại không được chính quyền địa phương cấp ruộng. Đó là điều hết sức vô lý, phi lý và bất công của chế độ cộng sản.
– Ông Trần Duy Thọ 

“Tiền tù đày thì tôi mới được nhận mấy tháng nay thôi, còn phía đơn vị, chính quyền địa phương vẫn giúp đỡ tôi, vào những ngày như thương binh 27/7 hàng năm, thì họ chỉ bỏ phong bì được vài trăm thôi, rồi ngày tết cũng có vậy thôi. Số tiền tù đày mỗi tháng được 750 ngàn đồng, tổng số tiền được hỗ trợ là 1 triệu 6 ngàn đồng.”

Từ Hà Tĩnh, ông Lê Hữu Thảo, một thương binh đã từng tham dự trận Gạc Ma 1988 cho biết về cuộc sống hiện nay của những đồng đội của mình:

“Chỉ có một số ít gia đình có cuộc sống đầy đủ, còn hầu hết cuộc sống của anh em tôi hiện nay hết sức khó khăn. Về sức khỏe thì có rất nhiều người bị bệnh tật, có một số đã chết, người còn sống thì một số mắc bệnh hiểm nghèo và số còn lại thì sức khỏe cũng đã yếu. Gia đình các liệt sĩ thì bố mẹ cũng đã rất già yếu, rất là thương.”

Ông Trần Duy Thọ, một thương binh thời chống Mỹ cho biết, bây giờ cuộc sống của gia đình ông rất khó khăn, các chi phí sinh hoạt như tiền điện, tiền nước cũng là một gánh nặng đối với ông khi trên người mang thương tật tới 83% và phải ngồi xe lăn. Theo ông, một số anh em thương binh ở địa phương đã đến Ủy ban huyện Nghĩa Hưng để đòi ruộng đất, thì đã được cấp ngay, còn những người thương tật nặng như ông không thể đi đòi được, thì không được cấp ruộng, riêng vợ con của ông thì được cấp mỗi người 626 m².

Trong một tâm trạng bức xúc, ông Trần Duy Thọ bày tỏ:

“Chúng tôi đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nhưng lại không được chính quyền địa phương cấp ruộng. Đó là điều hết sức vô lý, phi lý và bất công của chế độ cộng sản. Tôi lên án chúng nó, tất cả mọi người đều có ruộng, riêng thương binh hạng 1 chúng tôi không có. Nó bảo rằng chúng tôi ăn lương rồi thì không được chia ruộng.”

Còn nhiều bất cập

Chúng tôi liên lạc với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình để tìm hiểu về chính sách và việc thực hiện chính sách đối với các thương binh hiện nay, một cán bộ yêu cầu dấu tên cho biết, muốn nâng các khoản hỗ trợ là một việc khó, để đảm bảo được mức sống của tất cả các thương binh trên cả nước thì ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng vào lúc này được. Bà cho biết:

“Vướng mắc là trong quá trình áp dụng thực hiện văn bản của nhà nước có những cái khập khiễng, không đồng bộ. Từ văn bản để áp dụng thực tế vào địa phương bị vướng mắc. Muốn nâng phụ cấp lên là điều rất khó, cái này phụ thuộc vào ngân sách chung của cả nước. Hiện tại có rất nhiều đối tượng chưa thể mở rộng được, bởi vì xét về mặt tổng thể thì ngân sách không đủ để đảm bảo.”

Nhận xét về chính sách đãi ngộ của chính quyền đối với những thương binh hiện nay, ông Trần Duy Thọ thấy rằng, về mặt văn bản, chính sách nhà nước cơ bản là đầy đủ, nhưng nó chỉ tốt ở trên văn bản, chứ trên thực tế thì không phải như thế. Ông tiếp lời:

Họ nói thì hay lắm, tốt lắm, đẹp lắm, thế giới ai cũng phải khâm phục những lời nói của chính quyền cộng sản. Nhưng để trả lời bằng thực tế…thì hoàn toàn khác.
– Ông Trần Duy Thọ

“Họ nói thì hay lắm, tốt lắm, đẹp lắm, thế giới ai cũng phải khâm phục những lời nói của chính quyền cộng sản. Nhưng để trả lời bằng thực tế thì mọi chế độ, chính sách ưu tiên, ưu đãi cho con em thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công thì hoàn toàn khác. Tôi rất buồn cái chỗ đó.

Cho nên tôi rất tâm đắc câu nói của ông Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu: Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy xem những gì cộng sản làm.”

Nói về việc đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân và cho các thương binh cùng hoàn cảnh, ông Thọ cho biết, thời còn chiến tranh thì anh em chúng tôi còn được coi trọng, nhưng đến thời bình thì điều đó không còn. Ông Trần Duy Thọ nói thêm:

“Đấu tranh mãi cũng mệt mỏi, anh em cũng chán trường. Tuổi cao sức yếu rồi, tôi sinh năm 1949 đó anh, thương binh chống Mỹ năm nay thấp nhất cũng 60 tuổi rồi.”

Hầu hết các thương binh miền Bắc mà chúng tôi có cơ hội tiếp xúc đều thấy rằng, đa số các thương binh hiện nay đều nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền nhưng không đủ sống, trên thực tế còn có rất nhiều thương binh luôn gặp nhiều khó khăn. Tất cả đều nói với chúng tôi rằng, những người lính luôn luôn mang theo mình niềm tự hào vì từng một thời cầm súng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, dù phải hy sinh một phần máu thịt của bản thân mình vì lý tưởng thì họ luôn luôn sẵn sàng.

 

 

Bắc Kinh đang lún dần

Bắc Kinh đang lún dần

Các nhà khoa học mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đang chìm dần.

Quận Chaoyang tại Bắc Kinh được cho là điểm yếu nhất trước mối đe dọa từ sụt lún do khai thác nước ngầm. Ảnh: EPA

Việc khai thác bừa bãi nguồn nước ngầm đã khiến địa chất của thành phố thủ đô Trung Quốc bị tổn thương nghiêm trọng.

Qua các hình ảnh vệ tinh, giới khoa học đưa ra kết luận rằng hàng năm Bắc Kinh (đặc biệt là những quận trung tâm) đã lún sâu thêm 11 cm.

Điều này dẫn đến mối đe dọa tiềm tàng với hệ thống đường sá, gây nguy hiểm cho 20 triệu người dân Bắc Kinh.

Bắc Kinh và vùng lân cận có hàng chục nghìn giếng nước đang bị tận dụng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp 

Kết quả của công trình nghiên cứu do các chuyên gia Trung Quốc và nước ngoài thực hiện đã được đăng trên tạp chí Remote Sensing.

Chính quyền Bắc Kinh đang đầu tư 66 tỉ USD để mở hệ thống kênh đào nhằm đưa 44,8 tỉ mét khối nước đến thủ đô.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng còn khá sớm để khẳng định rằng kênh đào đắt đỏ này có thể hãm phanh được tình trạng lún sâu của Bắc Kinh hay không.

Nhiều thành phố trên thế giới cũng đang phải đối mặt với tình trạng tương tự như Bắc Kinh.

Thủ đô Mexico City đang lún 28 cm/năm. Jakarta cũng đang lún với tốc độ tương tự. Bangkok lún sâu 12 cm mỗi năm.

Hà Linh (Theo Guardia)

Tranh cãi gia đình, bà mẹ Mỹ bắn chết hai con gái

Tranh cãi gia đình, bà mẹ Mỹ bắn chết hai con gái

Tin Tức TTX 26/06/2016

Một bi kịch liên quan tới súng mới đây lại gây rúng động tại Mỹ khi một bà mẹ ra tay nổ súng bắn chết hai con gái sau tranh cãi trong nội bộ gia đình.

GIA DINH 1

 

 

 

 

 

 

 

Lực lượng chức năng tại hiện trường vụ thảm sát.

Vụ việc xảy ra vào 5 giờ tối ngày 24/6 (giờ địa phương) tại một ngôi nhà ở ven khu ngoại ô Fulshear, thành phố Katy, bang Texas.

Cảnh sát trưởng Hạt Fort Bend cho biết lực lượng chức năng đang điều tra về động cơ đằng sau vụ thảm sát gia đình trên tuy nhiên dường như thảm họa ập đến khi tranh cãi giữa các thành viên đã đi đến đỉnh điểm.

Truyền thông địa phương đưa tin các nạn nhân được xác định là Taylor Sheats (22 tuổi) và Madison Sheats (17 tuổi) trong khi hung thủ là người mẹ Christy Sheats (42 tuổi).

Madison đã tử vong ngay tại hiện trường còn Taylor được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch nhưng sau đó cũng không qua khỏi.

Các điều tra viên cho biết người chồng Jason Sheats cũng ở nhà vào thời điểm xảy ra vụ việc và đã chạy đến hàng xóm đề cầu xin sự giúp đỡ. Hiện ông Jason không bị thương nhưng đang gặp phải chấn động tâm lý.

HAI NAN NHAN

 

 

 

 

 

 

Hai nạn nhân Taylor Sheats (phải) và Madison Sheats.

BA ME V A CON

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bà mẹ Christy Sheats (phải) và con gái Madison Sheats.

Các nhân chứng cho biết họ đã thấy Jason, Taylor và Madison cùng chạy ra khỏi nhà. Hai cô con gái đều đã bị thương, Taylor gục ngay trên đường trong khi Christy tay vẫn lăm lăm cầm súng. Viên cảnh sát đến hiện trường vụ việc sớm nhất đã yêu cầu Christy hạ vũ khí tuy nhiên bà này đã phản kháng khiến cảnh sát buộc phải nổ súng. Christy sau đó đã tử vong.

Katy là thành phố với 14.000 cư dân, cách Houston 48 km về phía Tây. Hàng xóm của gia đình Sheats đã vô cùng hốt hoảng về vụ việc. Một người hàng xóm cho biết bà mẹ Christy là người phụ nữ tốt.

Trong khi đó, Austin Enke, cậu bé hàng xóm từng là bạn học của một trong hai cô con gái kể lại rằng chưa bao giờ thấy gia đình này có điều bất thường.

Theo tài khoản Facebook cá nhân, Christy là người được sở hữu súng và bà ủng hộ tu chính án thứ hai bảo vệ quyền mang vũ khí của người dân và lực lượng an ninh Mỹ.

Hà Linh

(Theo DM, ABC News, NBC News)

Việt Nam chi $400 triệu mỗi năm để ‘tự đầu độc’

Việt Nam chi $400 triệu mỗi năm để ‘tự đầu độc’
Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) – Ba năm vừa qua, mỗi năm Việt Nam chi khoảng $400 triệu để nhập nguyên liệu và thuốc “bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc. Số lượng thuốc “bảo vệ thực vật” nhập cảng đã tăng mười lần.

Phun thuốc “bảo vệ thực vật” nay là chuyện đương nhiên ở Việt Nam. (Hình: Đất Việt)

Thuốc “bảo vệ thực vật” là cách Việt Nam gọi các loại thuốc diệt trừ sâu bọ, côn trùng có hại cho cây cối. Tất cả những loại thuốc này đều là thuốc độc đối với con người và môi trường.

Trong một cuộc trao đổi với tờ Người Lao Động, ông Nguyễn Thơ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Bảo vệ thực vật Việt Nam, khẳng định, con số 100 tấn nguyên liệu, hóa chất để chế tạo thuốc “bảo vệ thực vật” mà Việt Nam nhập cảng hàng năm từ Trung Quốc chỉ là “phần nổi của tảng băng.” Trong thực tế, lượng nguyên liệu, hóa chất và thuốc “bảo vệ thực vật” đưa từ Trung Quốc vào Việt Nam qua con đường “cửu vạn” (lén lút chuyển vận qua biên giới) lớn hơn gấp nhiều lần.

Vài năm gần đây, các chuyên gia nông nghiệp, môi trường, y tế liên tục cảnh báo về tác hại của việc cho nhập cảng tràn lan nguyên liệu, hóa chất để chế tạo các loại thuốc “bảo vệ thực vật” cũng như thuốc “bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc song những cảnh báo đó giống như các tiếng kêu trong hoang mạc.

Cho dù các quốc gia Châu Âu đã lắc đầu với các loại thuốc “bảo vệ thực vật” từ lâu, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á giới hạn hoạt chất trong thuốc “bảo vệ thực vật” ở phạm vi từ 400 đến 600 loại thì tại Việt Nam, con số hoạt chất được phép sử dụng lên tới… 1,700 loại. Sự dễ dãi này khiến thuốc “bảo vệ thực vật” tại Việt Nam “cực kỳ hiệu quả” vì chúng… cực độc!

Việc cho phép nhập cảng tràn lan, hỗ trợ sản xuất – kinh doanh thuốc “bảo vệ thực vật” tại Việt Nam đã khiến nông dân Việt Nam xem việc mua – sử dụng thuốc “bảo vệ thực vật” là chuyện đương nhiên để bảo vệ mùa màng. Rất ít người nghĩ tới việc sử dụng thuốc “bảo vệ thực vật” sẽ dẫn tới tình trạng đất, nước và nông sản nhiễm độc, môi trường ô nhiễm, sức khỏe của mình và nhiều thế hệ bị hủy hoại.

Trong vài năm gần đây, các chuyên gia nông nghiệp, môi trường, y tế liên tục cảnh báo về tác hại của việc cho nhập cảng tràn lan nguyên liệu, hóa chất để chế tạo các loại thuốc “bảo vệ thực vật,” dũng như thuốc “bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc, nhưng những cảnh báo đó giống như các tiếng kêu trong hoang mạc.

Các chuyên gia của Việt Nam và quốc tế từng thực hiện một số cuộc khảo sát và kết luận, tại Việt Nam có tới 80% thuốc “bảo vệ thực vật” được dùng không đúng cách, không cần thiết. Mỗi năm, có từ 150 đến 200 tấn thuốc “bảo vệ thực vật” dư thừa thẩm thấu vào đất, vào nguồn nước nhưng từ viên chức tới nông dân chẳng có mấy người bận tâm.

Ông Trần Tuấn, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu-Đào Tạo Phát Triển Cộng Đồng vừa than với tờ Đất Việt rằng, “tam nông” ở Việt Nam hiện nay không phải là “nông nghiệp – nông thôn – nông dân” mà là “dân nghiện – đất nghiện – nước thoái hóa.” Ông Tuấn nhấn mạnh, nông dân Việt đã đánh mất sự tự chủ trong nghề nông, tự nguyện để bị sai khiến, bị bóc lột bởi ngành công nghiệp hóa chất của Trung Quốc. Họ không còn “xem trời, xem đất, xem mây” để đưa ra các quyết định liên quan tới canh tác mà trở thành phụ thuộc, để thiên hạ “bảo gì thì làm thế,” “cho gì thì dùng thế.” Nông dân trở thành “nghiện” vì bơ vơ giữa rừng thông tin bất định!

Theo ông Tuấn, chẳng riêng dân “nghiện” mà đất cũng “nghiện.” Đất không còn sự sống phong phú. Sau những nhát cuốc chẳng còn thấy giun! Khả năng sinh sôi, tái tạo tự nhiên cho đời sống giảm dần, đất đã chai và để có cây, có hoa, có trái thì phải có phân bón công nghiệp, thuốc “bảo vệ thực vật.” Đất đã mất đi khả năng thiên phú là bà đỡ cho cỏ cây, hoa lá, côn trùng,… chung sống.

“Dân nghiện” rồi “đất nghiện” nên thu hoạch được bao nhiêu thì nông dân lại bỏ ra bấy nhiêu mua sắm phân bón công nghiệp, thuốc “bảo vệ thực vật,” bởi ngưng bón, ngừng phun thì sẽ chẳng còn gì.

Ông Tuấn nhắc thêm là “nước đang thoái hóa.” Cá, tôm, cua, ốc, ếch… từng như giản đơn và đương nhiên đã mất dần.

Tuy ông Tuấn bảo rằng, xây dựng nông thôn mới là phải chấm dứt tình trạng lệ thuộc của ngành nông nghiệp, của nông thôn, nông dân vào ngành công nghiệp hóa chất của ngoại quốc và điều này đường như hữu lý nhưng ai sẽ làm? (G.Đ)