NGÀY MAI NƯỚC MỸ ĐI BẦU

NGÀY MAI NƯỚC MỸ ĐI BẦU

FB Mạnh Kim

7-11-2016

Không có cảnh đường phố treo đầy cờ Mỹ với giăng mắc chi chít băng rôn kiểu như “Đi bầu là nghĩa vụ của mọi người dân”, người Mỹ, nhìn bề ngoài, dường như không quan tâm cuộc bầu cử quan trọng theo cách mà truyền thông Mỹ tường thuật hàng ngày. Trong các thành phố mà tôi đã đi qua từ Bắc xuống Nam bang California (San Jose, Fresno, Bakersfield, Los Angeles, Orange County…) hoặc thậm chí New York City, chẳng nơi nào có “không khí náo nhiệt ngày hội đi bầu”, nếu không kể những panô ứng cử viên cấp địa phương dựng trơ trọi vài góc đường.

Tóm lại là không có “Nhiệt liệt chào mừng ngày bầu cử các cấp” hoặc “Sáng suốt lựa chọn…”. Trong thực tế, người Mỹ không thờ ơ với cuộc bầu cử. “Quyền làm chủ” được họ hiểu rõ mà không cần được nhắc. “Quyền làm chủ” bao gồm cả việc thích đi bầu hay không mà chính quyền không thể ép buộc.

Dù “không khí bầu cử” không ồn ào (như một hình thức tuyên truyền mị dân) nhưng người Mỹ vẫn quan tâm đến cuộc bầu cử. Cần nhấn mạnh, vào ngày 8-11, không chỉ có một cuộc bầu cử tổng thống. Chỉ riêng một phần phía Nam Orange County, có hơn 10 lá phiếu được bầu vào ngày mai: phiếu bầu dân biểu địa hạt 45th; phiếu bầu thượng nghị sĩ cấp tiểu bang địa hạt 37th; phiếu bầu hội đồng tiểu bang địa hạt 68th; phiếu bầu hội đồng thành phố Lake Forest…

Tổng cộng, cuộc bầu cử 2016 là tiến trình chọn ứng cử viên cho tất cả 435 ghế Hạ viện; 34/100 ghế Thượng viện; 12 ghế thống đốc và nhiều ghế chính quyền địa phương, chẳng hạn ghế thành viên hội đồng thành phố Lake Forest, đang được tranh cử bởi một trong những ứng cử viên, cô Leah Basile, một phụ nữ xinh đẹp 42 tuổi có hai con, sống đối diện căn nhà nơi tôi đang ở.

Tất nhiên cuộc tranh cử tổng thống vẫn được chú ý nhiều nhất. Cho đến thời điểm này, Hillary Clinton vẫn nhỉnh hơn Donald Trump ở tất cả các cuộc thăm dò, trong khi nước Mỹ vẫn tiếp tục mâu thuẫn và chia cắt quanh việc ủng hộ Trump hay Hillary. Vấn đề Trump thậm chí trở thành chủ đề nhạy cảm đến mức nhiều người Mỹ bắt đầu thấy ngại bàn đến.

Vài trong số những người này nói với tôi rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho ai; vài người khác nói rằng họ không thích Hillary nhưng sẽ bỏ phiếu cho bà vì đơn giản họ “thấy kinh tởm Trump”. Với Leah Basile, người đang tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập, khi được tôi hỏi sẽ bỏ phiếu cho ai, Leah trả lời rằng cô không muốn “tiết lộ”. Leah nói thêm cô không muốn bị “unfriend” khỏi danh sách bạn bè Facebook chỉ bởi thể hiện công khai quan điểm!

Vài người khác thì không ngần ngại bày tỏ. Khi được hỏi liệu có phải Trump là “khối ung thư của chính trị Mỹ hay không”, đạo diễn phim tài liệu lừng danh Ken Burns trả lời ngay: “Không thể chính xác hơn!”. Và trả lời tôi về việc Trump có thật sự “chống Cộng” hay không, giáo sư Lê Xuân Khoa nói rằng chỉ những người ấu trĩ về chính trị Mỹ mới tin như vậy.

Dù không cờ xí và băngrôn ồn ào, sự kiện ngày mai vẫn là sự kiện quan trọng, không chỉ với nước Mỹ. Vấn đề bây giờ không phải là câu hỏi Trump thắng hay không mà là nước Mỹ học được những gì từ cái gọi là “hiện tượng Trump”, bất luận là Trump thua hay thắng.

Bế tắc và lối thoát

Bế tắc và lối thoát

Kính Hòa, phóng viên RFA

 RFA

Hội nghị trung ương lần thứ tư, khóa 12 của đảng cộng sản Việt Nam hôm 5/11/2016 tại Hà Nội.

Hội nghị trung ương lần thứ tư, khóa 12 của đảng cộng sản Việt Nam hôm 5/11/2016 tại Hà Nội.

Courtesy chinhphu.vn

Bế tắc và lối thoát

03:16/09:55

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh 

Cuộc chiến chống tham nhũng bất khả thi

Nghị quyết của hội nghị trung ương lần thứ tư, khóa 12 của đảng cộng sản Việt Nam tập trung vào lời kêu gọi chống tham nhũng và xây dựng đảng.

Nhiều blogger hoài nghi về chuyện chống tham nhũng của đảng cộng sản từ bấy lâu nay. Ông Nguyễn Phú Trọng lại như châm dầu vào ngọn lửa hoài nghi vẫn âm ỉ này khi ông lại nói rằng chống tham nhũng của đảng chính là chống lại đảng. Nguyên văn lời ông là ta lại đánh ta.

Blogger Siêu Hình trình bày trên trang Dân Luận lý do tại sao đảng cộng sản Việt Nam không thể chống tham nhũng được:

Từ sự tuyển chọn, kết nạp cho đến giám sát thẩm tra đều một tay các ban bệ cơ quan của Đảng Cộng sản thực hiện, sự thống nhất quyền lực không chấp nhận phân quyền đã làm cho cả hệ thống chính trị phải ôm đồm hết tất cả công việc.Chính vì không có sự phân quyền, giám sát đối trọng lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực và các ban bệ cơ quan mà còn tập trung tất cả vào tay một Đảng nên sự giám sát này mang tính thi hành mệnh lệnh tuyệt đối từ cấp trên mà cấp trên này dù gì đi nữa cũng là chịu sự chỉ huy và chịu trách nhiệm đối với Đảng, mà đặc thù trong các quốc gia Cộng sản thì đã từng có quá khứ chuyên chính tuyệt đối mà ở đó mệnh lệnh chính trị từ Đảng có thể chi phối bất cứ công việc gì.

Cũng trên trang Dân Luận, tác giả Lã Yên phân tích thêm sự lạm quyền trong hệ thống cai trị độc đảng tại Việt Nam hiện nay:

Quyền hạn nhiều, trình độ có thấp lại không được giám sát, dễ sinh ra thói tự tung tự tác. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc lạm quyền ngày càng tăng. Do không hiểu luật hoặc hiểu không rõ nên họ lạm dụng quyền lực một cách hiển nhiên, tự cho mình cái quyền xâm hại nhân phẩm, tính mạng người khác mà không mảy may suy nghĩ.

Quyền hạn nhiều, trình độ có thấp lại không được giám sát, dễ sinh ra thói tự tung tự tác. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc lạm quyền ngày càng tăng.
– Lã Yên

 Một blogger người Mỹ viết tiếng Việt là giáo sư Jonathan London viết rằng ông hoài nghi khả năng chống tham nhũng của Việt Nam nếu vẫn không có cải cách gì ở phương cách của tầng lớp lãnh đạo vẫn thực hiện từ trước đến nay trong việc quản trị đất nước:

Xin lỗi nếu tôi còn hơi hoài nghi về khả năng rằng ‘bệnh tham nhũng’ có thể được đề cập một cách hữu hiệu chỉ hoặc chủ yếu bằng việc điều chỉnh, tự phê bình  như bao nhiêu thập kỳ trước. Có vẻ phải có một cơ chế để giám sát quyền lực công khai hơn. Có vẻ phải có một nền báo chí độc lập và chuyên nghiệp hơn.

Lời đề nghị của vị giáo sư Mỹ chỉ được viết ra vài ngày trước khi tổ chức Phóng viên không biên giới xếp người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng vào một danh sách 35 người là kẻ thù của tự do báo chí.

Trong khi đó thủ đô Hà Nội lại tổ chức một cuộc họp mặt lần thứ 18 của các đảng cộng sản trên toàn thế giới. Giáo sư Nguyễn Đình Cống bình luận về sự kiện này một cách trào phúng:

Nguyên Tổng bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh (phải) ngồi trên một chiếc ghế chạm trổ đầu rồng màu vàng tại nhà riêng khi đã về hưu. Ảnh minh họa chụp trước đây. File photo

Có một việc rất nên làm mà không biết Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Ban đối ngoại Trung Ương có nghĩ ra không. Đó là mời các đại biểu đi thăm dinh thự của một số quan chức của Đảng, đã về hưu hoặc đang tại chức. Sau khi thấy được những dinh thự xa hoa, lộng lẫy của các vua chúa Cộng Sản, thấy được ngai vàng ở nhà ông này, tượng vàng ở nhà ông kia v. v… thì sự cảm phục, kính trọng Đảng Cộng Sản Việt Nam được nâng lên tầm cao, có thể tinh thần và quyết tâm làm cách mạng vô sản của các đại biểu sẽ được nâng lên trong chốc lát.

Hình ảnh mà giáo sư Cống đề cập về tài sản của các vị quan chức của đảng ngày càng được lưu truyền rộng rãi trên không gian mạng, trong đó tấm hình phòng tiếp khách sơn son thếp vàng của cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh vẫn được xem như là hình ảnh tiêu biểu cho sự giàu sang của các qaun chức cộng sản Việt Nam.

Giáo sư Cống vốn là một đảng viên cộng sản, và đã tuyên bố từ bỏ đảng. Ông cũng là người viết rất nhiều bài trên các trang blog, và mạng xã hội, yêu cầu chấm dứt việc xem chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa độc tôn ở Việt Nam.

Dân trí và trách nhiệm của những người còn lại ngoài đảng

Một lý do thường được những người bảo vệ chế độ cai trị độc đảng đưa ra để duy trì chế độ ấy là cho rằng trình độ dân trí Việt Nam thấp, nếu mở rộng dân chủ, cạnh tranh đa đảng phải sẽ dẫn đến loạn lạc.

Luật sư Lê Luân đặt câu hỏi rằng ai là nguyên nhân cho cái gọi là dân trí thấp đó:

Ngược lại với họ, tôi chỉ cần đặt câu hỏi, dễ dàng nhận ra người ta đang nguỵ biện mà không biết, hoặc là để né tránh thực tế gốc rễ của nó.

Câu hỏi: Ai khiến cho dân trí thấp?

Giáo dục, do ai đặt ra và kiểm soát? Do ai định hướng và đào tạo? Do ai có quyền dạy, dạy gì và bác bỏ điều gì, nếu muốn?

Đó chính là chính quyền, nhà nước đang trị vì quốc gia ấy.

Nhưng ngoài trách nhiệm của chính quyền và nhà nước đang cai trị, nhà báo Trương Duy Nhất cho rằng còn có trách nhiệm từ sự cam chịu của dân chúng nữa. Trong bài viết về những cơn lũ đến hẹn lại lên tại miền Trung, ông đặt câu hỏi tại sao cả nhà nước và dân chúng cứ đặt ra những vấn đề lớn lao, còn chuyện giải quyết cụ thể nạn lũ lụt hàng năm lại chưa bao giờ được nói đến:

Tại sao không ai nghĩ tới điều này? Tại sao bao chục năm rồi, vẫn là những mái lá nhà tranh, những thôn làng ọp ẹp chỉ một cơn lũ thôi đã cuốn sạch sành sanh? Bao nhiêu nhiệm kỳ, bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu những chương trình mục tiêu mới cũ- cũ mới về nông thôn, những chương trình mục tiêu thiên niên kỷ gì đấy nữa… Những “đoàn tàu” mục tiêu với định hướng phát triển, phát triển định hướng gì đấy vẫn hùng hục lao về một nơi nào đó, rất xa xôi. Còn những vùng quê ấy, vẫn như bị bỏ rơi lại phía sau. Tài sản của nhiều hộ dân, hàng triệu triệu những hộ dân vùng lũ, vẫn không gì hơn ngoài mấy con bò. Một thùng mì tôm, mấy ổ bánh mỳ, với nhiều gia đình vẫn là nỗi khát khao.

Sống trong lũ, chết chìm trong lũ.

Chính phủ cam chịu. Dân tình cam chịu. Một dân tộc cam chịu. Loay hoay, xà quần trong lũ không ra lối thoát. Mặc cho lũ, kệ cho lũ. Cứ lũ xong – mì tôm cứu trợ. Lũ về – cứu trợ mì tôm. Không phải lũ chồng lên lũ, mà lũ chồng lên hết thế hệ này đến thế hệ khác.

Riết rồi quen. Quen đến mất quên cả khái niệm phản kháng, như một lẽ tự nhiên. Quen đến kiếp đời không nhận ra cái vận số cả dân tộc còn đang ngụp lặn chìm vùi trong một cơn lũ khác, đại lũ – Cơn lũ tư tưởng đục đắm tanh hôi, mà cứ tưởng “vĩ đại quang vinh”. Cơn lũ mà thế gian đều đã biết đạp qua, bỏ lại mình ta. Khi chới với nhận ra thì thiên hạ đã bơi xa, quá xa rồi.

Chúng ta chỉ trích đảng cộng sản Việt Nam yếu kém, không có khả năng cải cách, không có khả năng thay đổi. Nhưng hãy nhìn vào chính chúng ta để nói xem bản thân chúng ta có khả năng thay đổi hay không.
– Nguyễn Thị Từ Huy

 Khi chới với nhận ra thì thiên hạ đã đi xa quá rồi, câu cảm thán của nhà báo Trương Duy Nhất nhắc đến bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh trước đó chưa lâu khi ông bình luận về giải Nobel văn chương năm nay được trao cho một nhạc sĩ hát rong Bob Dylan. Ông viết rằng thế giới đang vươn xa, tìm tòi những điều hay, trong khi Việt Nam vẫn loay hoay với những trận lụt ở thôn làng mà không có cách nào giải quyết được.

Luật sư Lê Luân cho rằng trách nhiệm của giới trí thức Việt Nam cũng rất nặng nề trong tình trạng tụt hậu của Việt Nam, trong tình trạng được cho là dân trí thấp của người Việt Nam:

Mà đến nay, ngay cả trí thức, nếu chính họ nói rằng dân trí thấp để đổ lỗi cho hiện trạng xã hội, thì bản thân họ là kẻ phải chịu trách nhiệm đầu tiên về hậu quả đó, bởi trách nhiệm của người trí thức là khai sáng, là đem đến cho người dân những giá trị nhận thức đúng và khai phóng họ khỏi những thứ hủ lậu, tụt hậu và xấu xa, dù họ trong chính quyền hay ở ngoài thực thể đó, thì việc để cho dân trí thấp thì họ không thể đứng ngoài công cuộc “dân ngu” đó được. Họ là thành phần phải cúi đầu đầu tiên mà nhìn lại và nhận lấy trách nhiệm đó về mình, vì rằng họ đã không thể đóng góp hay làm gì cho nhận thức của người khác, của xã hội, mà sau nửa thế kỷ họ vẫn vô tư đổ lỗi cho người khác về tình trạng dân trí thấp.

Trên bình diện cao hơn, blogger Nguyễn Thị Từ Huy tự hỏi chính mình và các tổ chức được gọi là bất đồng chính kiến với những người cộng sản hiện nay:

Chúng ta chỉ trích đảng cộng sản Việt Nam yếu kém, không có khả năng cải cách, không có khả năng thay đổi. Nhưng hãy nhìn vào chính chúng ta để nói xem bản thân chúng ta có khả năng thay đổi hay không, bản thân các tổ chức đang tồn tại có khả năng cải cách hay không, và chúng ta có khả năng hình thành các tổ chức mới hay không…

Nhạc sĩ Tuấn Khanh trong bày viết về quan hệ Việt Nam Trung quốc, có viết rằng tình cảnh của người Việt Nam đang thua thiệt người Trung quốc về nhiều mặt, đứng trước nguy cơ bị họ thống trị. Ông so sánh tình cảnh đó như đang ở trong một nồi nước sôi sùng sục, nhưng ông thì ông đã leo ra khỏi nó về mặt tâm thức, như nhiều người Việt Nam khác, và đó, theo ông là một niềm tin ở tương lai của dân tộc này:

Và tôi nhận thấy mình có một niềm tin mới, rằng sẽ không có một sự “trở về” hay “đi tới” nào cả. Dân tộc này, đất nước này không thể đi vào khốn khó, nếu người người cùng nuôi hy vọng và nhìn bằng sự thật về đất nước mình, dân tộc mình, và cùng nhau leo ra khỏi nắp nồi đóng kín đó, trước khi quá muộn.

Một luật sư người Việt sống ở Hà nội là ông Hirota Fushihara viết bằng tiếng Việt một cách dí dỏm rằng nếu cách đây mấy mươi năm ông thường xuyên bị theo dõi khi sống ở Hà nội vì đảng sợ diễn biến hòa bình, thì bây giờ ông không còn bị theo dõi nữa, mà lại học được một từ mới là tự diễn biến. Đối với ông, học được từ mới đó là đón chờ một thời đại mới.

Bao nhiêu dân Mỹ đi bỏ phiếu?

Bao nhiêu dân Mỹ đi bỏ phiếu?

Nguoi-viet.com

Người Việt

Hà Tường Cát/Người Việt

HOA KỲ – Câu trả lời là: Không nhiều. Theo nghiên cứu của PewResearch Center thì tỉ lệ đi bầu ở Mỹ đứng hàng thứ 31 trong số 35 nước thuộc OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) – Tổ chức Hợp Tác Kinh Tế và Phát Triển, với thành viên hầu hết là những nước dân chủ có trình độ phát triển cao nhất thế giới.

Trên bình diện khoa học chính trị, so sánh này có những phức tạp căn cứ trên những yếu tố khác nhau trong quy định về cử tri và cách tính toán. Bình thường đây là tỉ lệ đầu phiếu trong số cử tri hợp lệ được quyền bầu cử, nghĩa là công dân trên 18 tuổi không bị cấm cản vì các giới hạn pháp lý gì khác.

Kỳ tổng tuyển cử năm 2012 có 129.1 triệu cử tri đi bầu, 53.6% của 241 triệu cử tri hợp lệ trong dân số 314 triệu. Dân số Mỹ năm 2016 ước lượng khoảng 324 triệu.

Nên biết rằng các chế độ độc tài và những quốc gia chậm tiến thường phóng đại tỉ lệ cử tri đi bầu lên tới gần 100% hoàn toàn vô căn cứ.

Tỉ lệ bầu cử cao nhất trong 35 nước OECD là Bỉ 87.2%, Thổ Nhĩ Kỳ 84.3%, Thụy Điển 82.6% và thấp nhất là Thụy Sĩ dưới 40%.

Bỉ và Thụy Sĩ ở trong số 6 nước OECD (và 25 nước trên thế giới) có luật cưỡng bách đi bầu, Mặc dầu luật này không được thực thi chặt chẽ lắm nhưng có tác động quan trọng đến tỉ lệ cử tri đi bầu.

Chile, một nước OECD, bỏ luật cưỡng bách bầu cử từ năm 2012, áp dụng quy định tự nguyện bầu cử. Đến kỳ bầu cử tổng thống sau đó chỉ có 42% cử tri ghi danh so với 87% năm 2010, nhưng tỉ lệ đi bầu lên tới 67%.

Tình trạng Chile đưa đến một vấn đề phức tạp khác: Sự phân biệt cử tri hợp lệ với cử tri có ghi danh bầu cử khi đo lường mức độ đi bầu. Nhiều nước, như Thụy Điển và Đức, coi cử tri có quyền bầu cử là tự động được phép đi bầu.

Tại Mỹ, trên nguyên tắc việc ghi danh bầu cử là trách nhiệm của từng cá nhân và nếu chưa từng khi nào ghi danh ở những kỳ bầu cử trước thì không có tên trong danh sách được đi bầu (sau này một số tiểu bang dành dễ dàng cho cử tri chưa ghi danh bằng những quy định khác nhau và chính thể lệ này gây nên tranh cãi).

Theo Văn phòng Kiểm tra Dân số Mỹ (US Census Bureau), năm 2012 chỉ có 65% người đủ tuổi (và 71% công dân đủ tuổi) xin ghi danh bầu cử, so với 91% ở Canada, 96% ở Thụy Điển và 99% ở Nhật.

Do đó nếu tính toán căn cứ trên tiêu chuẩn cử tri có quyền bầu cử thì tỉ lệ cử tri đi bầu ở Mỹ thấp hơn nhiều quốc gia khác, đúng hàng thứ 31 trong 35 nước như đã nói rên. Còn nếu căn cứ trên số cử tri ghi danh thì tỉ lệ khá hơn, lên tới hạng 7 trong OECD, năm 2012 có 84.3% ghi danh đi bầu.

Vậy ngày 8 tháng 11 năm 2016 sắp tới, tỉ lệ đi bầu sẽ như thế nào? Khó dự đoán chính xác vì có những tác động trái ngược. Một mặt nhiều người mất tin tưởng vào tình hình chính trị Mỹ, chán nản với cuộc tranh cử thiếu văn minh, quá tiêu cực và cả hai ứng cử viên đều không được lòng dân chúng, do đó có thể nhiều cử tri sẽ không đi bầu. Nhưng mặt khác, sự đối đầu gay go giữa hai đối thủ Donald Trump và Hillary Clinton lại có thể là yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy những cử tri tuyệt đối ủng hộ gà của mình phải đi bầu. Lập luận về cuộc bầu cử năm nay tất nhiên có cái đúng nhưng cũng có nhiều điều sai do ảnh hưởng của tuyên truyền xuyên tạc và cường điệu từ hai phe bênh chống.

Tất nhiên phải nhìn nhận là ít khi có một ứng cử viên nổi bật gây được hứng khởi và niềm hy vọng cho cử tri như trường hợp Barack Obama. Bầu cử 2016 không thể có hào hứng bằng bầu cử 2008, và có lẽ tỉ lệ đi bầu sẽ không lên tới 57% như năm ấy. Nhưng có thể tin rằng sẽ không quá thấp và cuộc bầu cử không diễn ra tẻ nhạt theo một cách phán đoán bi quan.

Tỉ lệ cử tri đi bầu tại Mỹ ở gần như ở mức cố định, biến đổi không quá 9% giữa các kỳ bầu cử từ 1980 đến nay. Tỉ lệ đó là 53% năm 1982 khi Ronald Reagan thắng cử. 51% năm 1996 và 49% khi Bill Clinton thắng cử và tái đắc cử, 51% năm 2000 khi George W. Bush thắng Al Gore tuy thua phiếu phổ thông cử tri toàn quốc.

Vận động cử tri đi bầu đông để đem thắng lợi cho ứng cử viên của đảng mình là mục tiêu chính của hai ban tranh cử Dân Chủ – Cộng Hòa trong mấy ngày cuối cùng trước bầu cử. (HC)

. BÀN VỀ MỘT SỐ THẤT BẠI VỀ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

. BÀN VỀ MỘT SỐ THẤT BẠI VỀ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

Nguyễn Đình Cống

5-11-2016

Đối ngoại và đối nội không phải chỉ là hoạt động của Quốc gia mà là của mọi tổ chức, mọi gia đình, mọi con người. Có 2 loại người với xu hướng khác nhau, hướng nội và hướng ngoại. Thông thường người hướng nội quan tâm nhiều đến đối nội, người hướng ngoại thích thú với đối ngoại hơn. Nhưng hướng về một phía nhiều quá sẽ thành cực đoan, không tốt. Vấn đề là giữ được quan hệ, giữ được cân bằng giữa hai lĩnh vực này.

Ngẫm nghĩ cho kỹ thấy rằng đối nội là gốc gác, cách gì cũng phải có. Vì vậy đối ngoại phải xuất phát từ đối nội và phục vụ cho đối nội. Trong hai việc, nếu bắt buộc phải ưu tiên cho một việc thì người khôn ngoan sẽ chọn đối nội, phải làm tốt đối nội mới có cơ sở vững chắc để đối ngoại. Ngược lại những người mắc “bệnh sĩ” sẽ chọn đối ngoại. Họ quá xem trọng hình thức và lời khen chê của mọi người, cố làm ra vẻ ta đây sang trọng, giỏi giang. Ca dao VN có bài nhận xét về loại người này: “Ra đường võng giá nghênh ngang/ Về nhà hỏi vợ cám rang đâu mày…”.

Bệnh sĩ của một con người đã tai hại, bệnh sĩ của một dân tộc, một đất nước càng tệ hại hơn. Nhưng nói bệnh sĩ của dân tộc có lẽ không đúng mà là của những người lãnh đạo, quản lý rồi lây lan ra trong xã hội. Khi đối nội chưa được tốt mà muốn khuếch trương đối ngoại để được nhiều tiếng khen thì buộc lòng phải tìm cách che giấu những thói hư tật xấu, che giấu những tệ nạn gặp phải. Như thế là phạm vào tội dối trá.

Các nước đều rất quan tâm đến ngoại giao. Tuy vậy cũng có một số nước ít quan tâm, họ chú trọng nhiều hơn đến đối nội. Bhutan là một trong những nước như vậy. Ở đó nhân dân được hưởng nền tự do, hạnh phúc vào loại bậc nhất của Châu Á và Thế giới, nhưng trong nhiều năm trước đây (và ngay cả bây giờ) Bhutan có rất ít quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt không quan hệ với Trung Quốc, mặc dầu 2 nước có biên giới chung khá dài.

Trong hơn 70 năm qua, đối ngoại của Chính phủ Việt Nam có nhiều thành tích tốt đẹp và cũng phạm phải nhiều sai lầm, thất bại. Thành tích đã được nói và viết nhiều, tôi không phủ nhận, chỉ xin không viết lại. Vì là ý kiến phản biện nên chỉ viết về một số việc được cho là thất bại hoặc sai lầm. Không biết trong các tài liệu mật Chính phủ có tổng kết về chúng hay không, còn công khai không thấy nói đến, hoặc chỉ nói chung chung. Tôi chỉ muốn kể ra và phân tích một vài điều để ai cần thì rút ra bài học và kinh nghiệm.Tôi không làm trong ngành ngoại giao, những điều tôi kể ra chỉ được thu thập từ thông tin đại chúng.

Thất bại buổi đầu. Trong thời gian dài trên 5 năm, sau 1945, không có nước nào hưởng ứng lời kêu gọi trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”. Tiếp theo là sự im lặng của Tổng thống Mỹ khi nhận những bức thư cầu xin, mặc dầu Chủ tịch Hồ đã tìm mọi cách ca ngợi Mỹ, trông chờ vào Mỹ. Tại sao vậy ?. Chính nghĩa, thiện chí, thông minh của chúng ta để ở đâu mà bên ngoài nhìn vào người ta không thấy, không công nhận. Phải chăng là tại sự chống phá của các thế lực thù địch và phản động. Tôi nghĩ rằng sự chống phá cũng có nhưng cơ bản nhất là tại Đảng Cộng sản phạm sai lầm trong việc tuyên bố tự giải tán rồi rút vào hoạt động bí mật. Đó là một mưu đồ lừa dối thiên hạ. Đó là sản phẩm của những đầu óc kém trí tuệ, chỉ quen dùng mưu mẹo trong những việc như đánh du kích và cướp của, cướp quyền. Người ta thừa biết anh dối trá, lừa gạt thì làm sao người ta công nhận anh được, làm sao người ta giúp anh được.

Hiệp ước với Pháp. Sai lầm tiếp theo là không tạm nhường Nam Bộ cho Pháp vào năm 1946.Việc này được cho là ý chí kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, được nhiều người ca ngợi. Theo Hiệp ước Nhà Nguyễn ký với Pháp thì Nam kỳ là nhượng địa chứ không phải thuộc địa hoặc bảo hộ. Tháng 7/ 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim thu hồi, tháng 9/ 1945 Pháp đòi lại, ta không chịu trả mới xẩy ra Nam bộ kháng chiến. Nếu khôn ngoan ra, tạm nhường vài năm rồi cũng sẽ thu hồi được. Vụ cố giữ cho được đất Nam kỳ là thuộc loại “Tham bát bỏ mâm “vì phải kháng chiến 9 năm và mất 20 năm chia cắt với không biết bao nhiêu xương máu và thù hận để thống nhất. Cuối cùng thống nhất được lãnh thổ trong sự chia rẽ dân tộc, cái giá phải trả quá đắt.

Hiệp định Genève. Hiệp định chia cắt đất nước ở vĩ tuyến 17. Nghe kể rằng Phạm Văn Đồng phải lau nước mắt khi ký. Chúng ta tính rằng nếu phải tạm thời chia cắt thì ranh giới ở vĩ tuyến 14. Nếu đấu tranh quá căng mà phải lùi thì cũng không thể đến vĩ tuyến 16. Nhưng rồi bị sức ép của Chu Ân Lai mà Phạm Văn Đồng ngậm đắng nuốt cay chấp nhận vĩ tuyến 17. Đây là do kết hợp giữa 2 yếu tố: sự đểu cáng của Chu và sự hèn yếu của Phạm. Nếu so với những sứ thần của VN trong lịch sử như Giang Văn Minh, Mạc Đĩnh Chi, Đỗ Khắc Chung, Lê Quý Đôn, Phùng Khắc Khoan… thì Phạm Văn Đồng kém xa. Ông Đồng kém vì thiếu dũng khí trước Chu Ân Lai và Môlôtôp, và cũng tại vì Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản VN mắc nợ người ta quá nhiều, chịu lệ thuộc quá nhiều. Phải làm theo lệnh nước ngoài thì có khác gì chính phủ bù nhìn.

Đuổi đại sứ Mỹ. Sai lầm ngoại giao một cách ngờ nghệch mà tưởng là anh dũng và thông minh là việc đuổi đại sứ Mỹ ở Sài gòn ngày 30/4/1975 bỏ chạy bằng máy bay trực thăng. Khi quân giải phóng tiến vào Sài gòn ngày 30 tháng 4, Đại sứ Bân cơ cho nhân viên ra đi trước, còn mình ở lại đến phút cuối cùng. Ông ta chờ một lời mời ở lại. Lời mời đó đã không có để rồi VN phải mất 20 năm, chịu không biết bao nhiêu sự cấm vận, cực khổ mới nối lại được. Đó là sai lầm của những người thừa kiêu ngạo mà thiếu trí tuệ.

Hội nghị Thành Đô. Sai lầm nguy hiểm là Hội nghị Thành Đô 1990. Ba nhân vật chủ chốt hồi đó là Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười thay mặt Đảng Cộng sản và Nhà nước VN đã cúi đầu nhận thần phục Trung cộng. Theo Nguyễn Cơ Thạch (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hồi đó) thì với hội nghị này VN sắp bước vào thời kỳ Bắc thuộc mới đầy nguy hiểm. Đó là hành động ngoại giao đầu hàng.

Thuật đu dây. Hiện nay nhiều người cho rằng VN đang thực hiện thuật đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc. Người này cho là đúng, là hay, ngươì khác lại phê là sai, là dở. Xem qua lịch sử vài ngàn năm của các nước thấy rằng, đã có những nước giữ được ổn định và phát triển nhờ thuật này, nhưng cũng nhiều nước vì đu dây mà lâm vào cảnh lên bờ xuống ruộng, đẩy nhân dân vào cảnh lầm than. Nước Trịnh thời Xuân Thu (Đông Chu Liệt Quốc) là một thí dụ. Để sử dụng có hiệu quả thuật đu dây cần phải có một số điều kiện. Thế mà theo tôi VN đang thiếu các điều kiện đó.

Tạm kể một vài sai lầm và thất bại điển hình, còn có thể kể ra nhiều nữa, nhưng tạm dừng để bàn thêm chuyện khác.

Điều quan trọng trong ngoại giao (cũng như trong các quan hệ khác) là phải biết mình, biết người, phải tôn trọng phương châm đối ngoại trên cơ sở của đối nội và phục vụ cho đối nội, đối với các nước bạn bè phải trung thực, chân thành, hạn chế đến xóa bỏ bệnh sĩ.

Về biết mình. Trong nhiều năm chúng ta tự đánh giá quá cao, như là lãnh đạo vô cùng sáng suốt, nhân dân vô cùng anh hùng, rồi tự huyễn hoặc, tự vẽ phấn tô son. Biết đâu rằng thực chất trong nhiều năm, VN chỉ là anh lính xung kích của phong trào cộng sản, mà cụ thể là nằm dưới sự điều khiển của Trung Quốc.

Tự hào là một nước nhỏ mà đánh thắng 2 đế quốc lớn. Thực ra có phải như thế đâu. Trong chiến tranh ta chỉ là anh lính xung kích, đánh Mỹ thay cho Liên Xô và Trung Quốc. Ta bắn rơi được vài ngàn máy bay Mỹ, giết được vài vạn lính Mỹ thì ngược lại Mỹ cũng gây ra cho ta những thiệt hại nặng nề hơn về của và người. Ta nói Mỹ vào xâm lược VN, ta đã đánh thắng và đuổi đi. Mỹ nói họ vào để ngăn chặn tên lính xung kích của cộng sản Trung Quốc lan xuống vùng Đông Nam Á. Nhận thấy rằng bằng một vài cách khác ngăn chặn được rồi, đạt mục đích rồi thì họ rút ra, họ không có mục đích xâm lược, họ muốn vào thì vào, muốn ra thì ra. Trong khi ta đem lực lượng không những của toàn quốc mà còn có một phần của Trung Quốc và Liên Xô để đánh nhau với một đội quân vài vạn người, chỉ gồm một phần nhỏ của quân đội Mỹ mà cho rằng đánh thắng đế quốc Mỹ thì quả thật đã huyênh hoang một tấc đến trời.

Cho rằng đã đánh thắng được Pháp và Mỹ thì rồi việc gì ta cũng làm được là một lập luận vô cùng sai trái, thế mà người ta cứ tuyên truyền mãi. Đến thời kỳ xây dựng trong hòa bình mới lộ rõ mọi sự yếu kém và sai lầm. Nhưng đã lỡ mồm khoác lác về tài năng, về sáng suốt. Đâm lao phải theo lao, phải tiếp tục tuyên truyền ta khôn, ta giỏi.

Về biết người. Trong chiến tranh với Mỹ nhân dân thế giới thương hại nhân dân VN, ủng hộ, cứu trợ cho nhân dân chứ họ chẳng yêu quý gì thể chế cộng sản mà nhà nước theo đuổi. Và họ thương hại chứ không nể trọng. Nếu có cảm phục thì chỉ cảm phục trong thời gian ngắn về đức tính chịu hy sinh gian khổ trong chiến tranh, còn trong việc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền thì họ coi thường, coi khinh. Với nạn thuyền nhân thì họ càng kinh ngạc và phẫn nộ. Ngày nay một số không ít người Việt ra nước ngoài bị nhiều người sở tại cảnh giác, xem là bọn ăn cắp và gây rối.

Với các quốc gia, chúng ta có quan hệ ngoại giao với rất nhiều nước, ký nhiều hiệp định hợp tác toàn diện và chiến lược, nhận được một số viện trợ ODA, nhưng thử hỏi có nước nào thân thiết với ta như kiểu quan hệ giữa Mỹ với Nhật hoặc với Nam Hàn. Mang tiếng có nhiều bạn nhưng khi mà bị mắc kẹt vào ý thức hệ cộng sản thì không thể nào có bạn thân thiết trong những nước theo chế độ dân chủ. Họ đi lại, quan hệ với ta chỉ là theo hình thức ngoại giao.

Quan trọng là ta đã biết Mỹ và Trung Quốc đến đâu. Với Mỹ, từ trước 1945 Hồ Chí Minh rất muốn thân thiện. Vì kiên trì cộng sản và dối trá mà không nhận được giúp đỡ, chúng ta bị Mao Trạch Đông lừa gạt mà nhận định sai về họ, xem là kẻ thù không đội trời chung. Bây giờ tuy đã có thay đổi nhiều nhưng vẫn chưa đạt được như mong muốn. Với Trung Quốc, quan hệ trong lịch sử là khá phức tạp giữa phụ thuộc, bạn, thù. Ngày nay đa số nhân dân xem Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp với tham vọng bá quyền, muốn thôn tính Việt Nam; nhưng lãnh đạo nhà nước lại chịu khuất phục, chịu lệ thuộc và đàn áp những người dân chống Trung Quốc. Đây là một mâu thuẫn quá nặng nề, làm hủy hoại sự thống nhất ý chí dân tộc.

Về đối nội. Quan trọng và cơ bản nhất của đối nội là giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân, nó gồm cả 2 mặt: hợp tác và đấu tranh xử lý mâu thuẫn. Về vấn đề này ở Việt nam có nhiều quan điểm khác lạ với rất nhiều nước dân chủ. Với một hệ thống 3 tầng (đảng, chính quyền, mặt trận) chồng chéo, dẫm đạp lên nhau, sự quản lý nhà nước của VN thuộc loại tồi tệ, kém hiệu quả, lãng phí vào loại bậc nhất thế giới. Chính quyền tồn tại nhờ vào 2 thế lực chính, công an và tuyên truyền, nhưng lại bất lực trước nhiều tai họa của xã hội, của môi trường. Mấu chốt nhất là lãnh đạo vẫn kiên trì con đường Mác Lê XHCN, họ cho rằng đó là nguyện vọng của toàn dân, trong lúc dân chẳng được hỏi ý kiến.

Phân tích qua như vậy để thấy đối ngoại của VN không hoàn toàn tuân theo nguyên tắc xuất phát từ đối nội và quay về phục vụ cho đối nội.

Về bệnh sĩ. Đây là loại bệnh không gây chết người, lại làm cho người ta sung sướng, tự hào trong chốc lát, nhưng mang lại tai họa trong bản chất và lâu dài. Có lẽ người Việt mắc bệnh sĩ thuộc hạng nặng nhất thế giới. Bệnh này có nguồn gốc từ trong những yếu kém của nền văn hóa dân tộc, gặp được môi trường thuận lới là đường lối tuyên truyền của cộng sản mà nó phát triển nhanh chóng, rộng khắp.

Trong nước bệnh sĩ biến tướng ra bệnh thành tích dỏm, là việc chạy khen thưởng, huân chương, danh hiệu anh hùng, danh hiệu gia đình và đơn vị văn hóa, nông thôn mới, bằng cấp dỏm các loại v.v…

Ra nước ngoài, hễ thế giới có cuộc thi gì thì Việt Nam cố chọn vài người, tập trung huấn luyện, bồi dưỡng thật lực, không kể tốn kém, đi thi mà kiếm lấy huân chương, để khoe khoang là chủ yếu, chẳng cần đại diện cho một cơ sở nào, còn tình trạng lạc hậu của các nghành nghề thì mặc kệ trời đất. Thì đấy, năng suất lao động thuộc loại thấp nhất mà thợ đi thi tay nghề đạt huy chương vàng, giỏi nhất khu vực; giáo dục xuống cấp trầm trọng mà học sinh thi thế giới môn nào cũng được vài huy chương vàng bạc.

Hễ thế giới có Công ước gì mới thì VN là một trong những nước ký đầu tiên. Ký xong, tuyên truyền xong rồi để đó, không cần thực hiện. Có được các di sản vật thể và đặc biệt là phi vật thể nào thì cố mà chạy để UNESCO công nhận. Một số điệu hò, điệu hát thi nhau chạy, theo kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy”. Cái điệu hát A ở vùng kia được rồi thì điệu hò B của vùng ta tốn bao nhiêu cũng cố mà chạy cho được chứ. Phải chi tiêu khá tốn kém để chạy được rồi, tổ chức ăn mừng rồi, xong thì để đó, chẳng dùng làm gì, chẳng mấy ai nhớ tới, chỉ là để thỏa bệnh sĩ trong thời gian ngắn.

Ở Liên hiệp quốc, có cơ quan gì thì ta cố chạy, cố vận động các nước ủng hộ để vào cho được. Vào được Hội đồng nhân quyền trong khi nhân quyền trong nước bị nhiều nơi lên án. Vào được Hội đồng bảo an trong lúc đất đai và biển đảo mất dần vào tay bọn bành trướng Trung cộng. Vào được Ủy ban luật pháp trong khi những bản án oan sai và bị tẩy chay ngày càng nhiều. Như vậy phải chăng vào các co quan của Liên hiệp quốc là chỉ để thỏa mãn bệnh sĩ.

Rồi rất nhiều đoàn cấp cao tấp nập đi lại thăm nhau. Trong việc thăm này cái lợi cho những người tham gia, sự tốn kém của công quỹ là rõ ràng, còn Quốc gia, nhân dân được gì không, hiệu quả như thế nào thì chưa thấy ai khảo sát và tổng kết.

Vài lời chốt lại. Cứ nghe báo cáo và tuyên truyền một chiều thì mọi người tưởng nhầm là thành tích và tài năng đối ngoại của chúng ta trong hơn 70 năm qua thuộc loại nhất nhì thế giới và rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc. Viết ra vài điều phản biện, lật lại để xem mặt trái của tấm huân chương, may ra có thể cung cấp được vài thông tin và ý kiến cho những người tử tế, còn có lương tri để tránh bớt nhầm lẫn, chỉ biết nghe tuyên truyền một chiều.

Hầu hết khiếu nại tố cáo liên quan đến tranh chấp đất đai

Hầu hết khiếu nại tố cáo liên quan đến tranh chấp đất đai

RFA

Hiện trường một vụ cưỡng chế đất.

Hiện trường một vụ cưỡng chế đất.

File photo

Phần lớn đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân là liên quan đến thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư. Theo báo cáo tổng kết 4 năm thi hành Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tại hội nghị tổng kết 4 năm thi hành Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo tố chức hôm 4 tháng 11, chính quyền TP.HCM cho biết: “Trong thời gian qua, hầu hết đơn thư khiếu nại, tố cáo ở thành phố chủ yếu liên quan đến quy hoạch, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện các dự án. Ngoài ra cũng có nhiều phản ứng của người dân về việc bao che, vòi vĩnh, nhũng nhiễu của các cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.”

Báo Pháp Luật trích dẫn bản báo cáo tổng kết cho thấy, sau bốn năm thực hiện Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo, UBND thành phố đã nhận được hơn 20.000 đơn khiếu nại, gần 4.000 đơn tố cáo.

Phát biểu tại buổi khai mạc hội nghị, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, ông Huỳnh Cách Mạng nhìn nhận rằng mặc dù đã có sự nỗ lực của các cấp nhưng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một số quận-huyện còn hạn chế, việc áp dụng pháp luật khi giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đúng và đầy đủ.

Ông Phó chủ tịch thành phố yêu cầu lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương phải chủ động kiểm tra, tăng cường công tác tiếp công dân, hạn chế tối đa tình trạng đơn giải quyết tồn đọng, khiếu nại kéo dài, và khiếu nại vượt cấp

Bệnh nấm gây chết người lần đầu xuất hiện ở Mỹ

Bệnh nấm gây chết người lần đầu xuất hiện ở Mỹ

Nguoi-viet.com

Các giới chức y tế Hoa Kỳ đang rất lo ngại về loại dịch bệnh mới này. (Hình minh họa: Getty Images)

WASHINGTON (NV) – Một loại bệnh nấm hiếm thấy và rất nguy hiểm đã lần đầu tiên thấy xuất hiện ở Mỹ, theo một bản báo cáo do Cơ Quan Phòng Chống Dịch Bệnh Mỹ (CDC) vừa đưa ra.

Bản tin của đài ABC News nói rằng có ít nhất 13 ca bệnh nhiễm trùng men nấm, gọi là Canida auris (C.auris) đã được báo cáo ở Mỹ. Bảy ca đầu tiên của bệnh này được xem xét trong cuộc điều tra của CDC, đăng tải trong tạp chí hàng tuần của cơ quan này, có tên Morbidity and Mortality Weekly Report.

Nhiễm trùng men nấm C.auris nguy hiểm vì thường có khả năng chống lại các loại thuốc dùng đối phó với loại nhiễm trùng nấm và cũng khó để nhận ra, theo CDC.

Bệnh này lần đầu tiên thấy xuất hiện ở Nhật trên thân một bệnh nhân vào năm 2009. Kể từ đó đến nay, có thêm một số quốc gia thấy xuất hiện bệnh này, gồm cả Colombia, Ấn Độ, Nam Hàn và Anh.

Bác Sĩ William Schaffner, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở đại học Vanderbilt University, nói rằng các trường hợp nhiễm trước đây ở các quốc gia khác đang làm giới chức y tế ở Mỹ lo ngại.

“Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề này,” theo ông Schaffner. “Bệnh nấm này có khả năng chống lại tất cả các thuốc chống nấm mà chúng tôi đang dùng, và bệnh này cũng thường nhắm vào vào những bệnh nhân mà cơ thể đã suy yếu do các bệnh khác, gây ra mức tử vong cao. Bệnh lây lan giữa các bệnh nhân trong bệnh viện và gây ra các ổ bệnh tại những nơi này.”

Bảy trường hợp báo cáo bệnh đầu tiên xảy ra từ Tháng Năm, 2013 tới Tháng Tám, 2016 ở Illinois, Maryland, New Jersey và New York. Chỉ duy nhất có một trong bảy trường hợp này được nhận ra ngay từ đầu. (V.Giang)

Vài lời cuối với LHQ trước lúc mãn nhiệm tổng thống của ông Obama:

Vài lời cuối với LHQ trước lúc mãn nhiệm tổng thống của ông Obama:

Gia đình của tôi được tạo dựng từ da thịt, huyết thống, truyền thống, văn hoá và đức tin từ rất nhiều nơi trên thế giới. Nó cũng giống như việc nước Mỹ được xây dựng từ mọi sắc dân trên quả đất này. Suốt cuộc đời của tôi, ở đất nước này, và với tư cách Tổng thống, tôi học được rằng đâu cần phải định danh cái tôi của chúng ta bằng cách đè nén những người xung quanh, mà chúng ta có thể định danh nó bằng việc nâng đỡ đồng loại. Cái tôi của chúng ta không cần phải được định danh bằng việc chống lại người khác, mà có thể chỉ bằng niềm tin vào tự do, vào bình đẳng, vào công lý, vào công bằng.

Và việc tôi nâng niu những nguyên tắc phổ quát này không làm suy yếu lòng tự tôn của tôi, hay tình yêu của tôi với nước Mỹ – trái lại, nó làm cho những điều đó mạnh mẽ thêm. Niềm tin của tôi rằng những lý tưởng đó tồn tại khắp mọi nơi không làm suy yếu cam kết của tôi là phải giúp đỡ những người có chủng tộc giống tôi, hoặc đức tin giống tôi, hoặc tôn thờ lá cờ của tôi. Trái lại, đức tin vào những nguyên tắc này còn ép buộc tôi phải mở rộng giới hạn của đạo đức bản thân và giúp tôi nhận ra rằng để có thể phục vụ đồng bào tôi tốt hơn, để có thể chăm sóc cho con gái tôi, thì tôi phải đảm bảo rằng hành động của mình cũng phải là tốt nhất cho mọi người, cho mọi đứa trẻ, cho cả con cháu của các bạn.

“Today, a nation ringed by walls would only imprison itself.”
TIME.COM

ỦY BAN ĐIỀU TRA BẮT NGƯỜI TÙY TIỆN LIÊN HIỆP QUỐC RA PHÁN QUYẾT VỀ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM NGUYỄN ĐẶNG MINH MẪN

Image may contain: 1 person , outdoor and nature
Ngoc Duc Nguyen with Loi Minh and Son Van.

ỦY BAN ĐIỀU TRA BẮT NGƯỜI TÙY TIỆN LIÊN HIỆP QUỐC RA PHÁN QUYẾT VỀ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM NGUYỄN ĐẶNG MINH MẪN

Ngày 3 tháng 11/2016, Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) đã công bố 21 phán quyết liên quan đến 58 người bị giam giữ tùy tiện ở 17 nước. Việt Nam có 1 phán quyết duy nhất liên quan đến tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn.

Phán quyết 40/2016 của ủy ban UNWGAD đã được thông qua từ ngày 26/8/2016, nhưng cho đến hôm qua mới được chính thức công bố.

Trong một tài liệu dài 11 trang, ủy ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã ghi lại quá trình hoạt động của Minh Mẫn, từ lúc theo gia đình đi vượt biên tỵ nạn tại Thái Lan, nhưng sau đó bị cưỡng bức hồi hương, đến những tấm ảnh « HS.TS.VN » để biểu lộ lòng yêu nước,…

Trong suốt quá trình hoạt động này, Ủy Ban UNWGAD chỉ nhận thấy ở Nguyễn Đặng Minh Mẫn sự bức xúc của một người Việt Nam trước hiện tình đất nước và thực thi quyền tự do tư tưởng của mình. Những việc làm của cô không thể bị quy chụp vào tội « âm mưu lật đổ chế độ » và bị kết án nặng nề như vậy.

Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc cũng nhận xét là các phiên tòa xét xử Minh Mẫn hoàn toàn thiếu vô tư, không công bằng và không độc lập.

Do đó, ủy ban này đã lên án chính quyền Việt Nam và yêu cầu phải trả tự do cho Nguyễn Đặng Minh Mẫn.

Toàn văn phán quyết của UNWGAD : http://www.ohchr.org/…/Deten…/Opinions/Session76/40-2016.pd

Mỹ cảnh giác nguy cơ tấn công khủng bố Ngày Bầu cử

Mỹ cảnh giác nguy cơ tấn công khủng bố Ngày Bầu cử

05.11.2016

Mạng lưới al Qaeda vẫn dai dẳng hoạt động hơn 15 năm nay sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ.

Mạng lưới al Qaeda vẫn dai dẳng hoạt động hơn 15 năm nay sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ.

Các giới chức liên bang Mỹ cảnh báo nhà chức trách thành phố New York, bang Texas, và bang Virginia về các mối đe dọa tấn công của nhóm chủ chiến al Qaeda xung quanh Ngày bầu cử, khiến lực lượng hành pháp cảnh giác cao độ trước sự kiện ngày 8/11 tới đây.

Một nguồn tin từ chính phủ tại Washington cho Reuters biết một số cơ quan liên bang đã gửi thông báo lưu ý tới các giới chức địa phương và giới chức tiểu bang, đồng thời cho biết rằng mối đe dọa hiện nay ở mức tương đối thấp.

Sở Cảnh sát thành phố New York và giới hữu trách New York, New Jersey đang đề cao cảnh giác và tiếp tục các cuộc tuần tra cao độ.

Dù sự chú ý của Mỹ đang dồn vào các cuộc tấn công lấy cảm hứng từ Nhà nước Hồi giáo, nhưng mạng lưới al Qaeda vẫn dai dẳng hoạt động hơn 15 năm nay sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ.

Thống đốc của bang Texas và bang Virgina cho hay đang theo dõi sát tình hình.

Nhà chức trách đang đánh giá xem thật sự có âm mưu tấn công quanh Ngày bầu cử hay không và liệu ba nơi được nêu tên có thật sự là mục tiêu hay chỉ là chiêu đánh lạc hướng.

FBI chưa xác nhận thông tin hay bình luận gì về các chi tiết này. Giới chức của Bộ An ninh Nội địa cũng chưa phản hồi yêu cầu bình luận.

Đài CBS News là kênh đầu tiên loan tin về đe dọa tấn công quanh Ngày bầu cử. Nguồn tin này nói rằng có thể xảy ra vào thứ hai, một ngày trước Ngày bầu cử.

Trong khi giới hữu trách tiểu bang và liên bang đang tăng cường an ninh mạng trước những mối đe dọa tin tặc phá hoại hệ thống bầu cử, những ban ngành khác đang thực hiện thêm các bước đề phòng xảy ra tình trạng bạo động hoặc bất ổn dân sự.

Phú Yên: Xả lũ lớn nhất trong vòng 7 năm qua, nhiều nhà lút nóc

Phú Yên: Xả lũ lớn nhất trong vòng 7 năm qua, nhiều nhà lút nóc

phu-yen

Nhà cửa lút nóc ở thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân, Phú Yên).

Tối 3.11, hàng loạt tuyến đường như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) ngập ngụa nước lũ.    Các thủy điện trên Sông Ba đồng loạt xả lũ vào ngày 3.11, thủy điện Sông Ba Hạ (tỉnh Phú Yên) xả với lưu lượng 10.000 m3/s (lớn nhất trong vòng 7 năm qua tại tỉnh).

Thiên tai hay nhân hoạ

Thiên tai hay nhân hoạ

khat-vong-bay-len

Trần Nhật Phong (Danlambao) – Chọn lựa cơ chế nào là do chính các bạn quyết định, không ai quyết định cuộc đời của bạn và con cháu của các bạn cả, trừ phi các bạn “hèn”, “buông xuôi”, “mặc cho số phận”, để những kẻ khác thao túng cuộc sống của các bạn và chính con cháu của các bạn, muốn con cháu các bạn có đời sống như chúng tôi và con cháu chúng tôi, các bạn phải tự mình tranh đấu, hy vọng các bạn đã nhìn ra sự bất công các bạn đang chịu đựng, và được che đậy bằng cái gọi là “thành quả rực rỡ của cách mạng”, để các bạn hiểu rõ, mảnh đất các bạn đang sinh sống, những con người đang sống trên mảnh đất đó, đang bị sự khinh bỉ, dè bỉu của cả cộng đồng quốc tế, chứ không phải như chiếc bánh vẽ mà các bạn tưởng là “mảnh đất đáng sống” đâu.
*

Nhiều bạn trẻ lại inbox cho tôi, so sánh những thiên tai ở Hoa Kỳ với Việt Nam, cho rằng thiên tai thì không nơi nào tránh khỏi, và sự tàn phá của thiên tai ở Mỹ có khác gì ở Việt Nam đâu, sao cứ dùng chuyện này đề đả kích nhà nước?

Đúng chứ! Đã gọi là thiên tai thì làm sao tránh khỏi, nước Mỹ mà tôi đang sinh sống, ở California luôn phải đối diện với tiềm năng động đất, phải chịu đựng hạn hán trong nhiều năm dọc các bờ biển miền đông Hoa Kỳ, năm nào cũng phải đương đầu với các trận bão từ Đại Tây Dương, các tiểu bang trong lòng nước Mỹ như Kansas, Kentucky, có năm nào mà không bị tàn phá bởi những cơn lốc xoáy, các tiểu bang miền nam như Louisiana, Mississippi có năm nào mà không lụt lội.

Chính phủ của chúng tôi ứng phó như thế nào với những thiên tai nói trên? Họ đã làm rất nhiều việc để ứng phó, và tiền chính là từ nguồn thuế của chúng tôi đóng hàng năm, hàng tháng, chính phủ chúng tôi không sử dụng tiền của dân chúng để xây tượng đài vô tội vạ, không sử dụng tiền thuế của chúng tôi để trả lương cho những nhân viên vô tích sự, không sử dụng tiền thuế của chúng tôi để… đi chữa bệnh ở nước ngoài.

Tại California, do đường nứt San Andre kéo dài từ khu sa mạc miền nam California đến tận San Francisco, chúng tôi luôn trong tình trạng xảy ra động đất bất cứ giờ phút nào, mà hàng năm vẫn có những trận động đất nhỏ diễn ra.

Để giảm thiểu về thiệt hại nhân mạng, chính phủ tiểu bang chúng tôi qui định, cất nhà không quá 3 tầng, muốn xây một cao ốc nhiều tầng, bản vẽ phải phù hợp các qui định trong đó bao gồm nền móng có thể chống nổi mức tương đối của động đất, các chất liệu xây dựng phải đúng qui định của chính phủ, để giảm bớt các tiềm năng nguy hiểm cho mạng sống con người, như sườn nhà bằng gỗ, vách nhà thông thường là tường bằng bột ép (dry wall). Còn nếu là các tòa nhà thương mại (commercial building), thì đòi hỏi các sườn nhà phải bằng thép (Stainless steel).

Mỗi dự án xây dựng, đều được chuyên viên của chính phủ đến kiểm tra, ví dụ xây nền móng, phải đúng qui định độ sâu bao nhiêu, dùng xi măng và cốt sắt như thế nào, đường ống thoát nước dơ và đường ống dẫn nước sạch ra sao? Hệ thống điện và Gas phải dùng nguyên liệu gì cho an toàn, đặc biệt là hệ thống gas, đòi hỏi mức an toàn cao một khi có động đất, nếu không đúng thì chuyên viên bắt buộc không ký giấy, và nếu họ không ký thì những bước xây dựng kế tiếp phải ngưng trệ.

Còn ở những tiểu bang nằm giữa Hoa Kỳ đối diện với những cơn lốc xoáy hàng năm, đa số nhà đều phải có hầm (basement), giúp cho người dân tránh những trận lốc xoáy mãnh liệt, có thể cuốn phăng đi những ngôi nhà.

Các tiểu bang miền nam thì nhà luôn có cột theo kiểu nhà sàn, và được xây cao hơn bình thường để giảm bớt những thiệt hại về lũ lụt, trong khi các tiểu bang bờ biển miền đông, chính phủ luôn dự trữ các bao cát, ván gỗ, cung cấp cho người dân mỗi khi sắp sửa có những trận bão đánh vào từ Đại Tây Dương.

Đó là những luật lệ qui định của chính phủ, nhằm giúp người dân giảm thiểu các thiệt hại nhân mạng, bên cạnh đó chính phủ còn khuyến khích người dân mua bảo hiểm cho các tài sản như nhà, đất đai, để khi có thiên tai, người dân được các hãng bảo hiểm bồi thường và họ có tài chánh để sửa sang lại.

Bên cạnh việc ứng phó với những thiên tai, chính phủ luôn có những luật lệ cứng rắn để đối phó với nhân họa. Đặc biệt là đối với môi trường sống của dân chúng Hoa kỳ luôn được chính phủ ưu tiên hàng đầu.

Các đạo luật gắt gao về ô nhiễm luôn được công chúng Hoa kỳ bỏ phiếu thông qua, nhằm tạo ra môi trường sạch sẽ hơn. Hàng trăm triệu chiếc xe phải tuân thủ luật kiểm soát khí thải của chính phủ (Smog check), các công ty công nghiệp nặng, phải tuân thủ những qui định nghiêm ngặt về xử lý những chất thải công nghiệp, muốn phát triển hay mở một công ty có tiềm năng gây nguy hại môi trường, những nhà đầu tư buộc phải chứng minh làm sao xử lý những chất thải công nghiệp, và cách xử lý có thuyết phục hay không? Nhiều khu vực các chính quyền địa phương phải mở ra nhũng cuộc họp khoáng đại, và tổ chức cho người dân bỏ phiếu là chấp thuận hay không? Đôi khi chính quyền địa phương chấp thuận, nhưng lại bị chính quyền tiểu bang hay liên bang phản đối thì dự án cũng không thực hiện được.

Bên cạnh những qui định nghiêm ngặt về môi trường, chính phủ luôn khuyến khích người dân trồng cây xanh nơi họ cư ngụ, đa phần các thành phố trên toàn quốc, đều qui định tối thiểu phải có 12% cây xanh trên tổng diện tích của một khu đất. Nhiều thành phố, nhất là những thành phố gần sa mạc, có cả chương trình tài trợ cho dân chúng trong kế hoạch trồng cây xanh, vừa có nguồn thu cho dân chúng về trồng trọt nông nghiệp, vừa tạo cho môi trường được tươi sạch cho tương lai.

Các dự án xây dựng thêm đường phố cũng vậy, những công ty trúng thầu đều phải chứng minh khả năng hoàn tất dự án của họ. Nơi tôi ở, vài năm trước đây, chính quyền quận có dự án mở rộng các xa lộ (freeway) để đáp ứng với nhu cầu ngày càng đông đúc cư dân, gây ra nạn kẹt xe. Họ buộc công ty trùng thầu dự án phải bảo đảm tiến độ xây dựng đúng thời hạn, và nếu bị trễ thì công ty này bị phạt lên đến một triệu Mỹ kim cho một ngày bị trễ hạn, và cứ thế nhân lên. Nhờ qui định nghiêm ngặt đó, mà những công ty trúng thầu không bao giờ dám trễ nải các dự án, khiến cho cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng, đó là chưa kể họ phải chứng minh nhiều thứ khác như nguồn tài chánh của dự án từ đâu trước khi được quận chi trả, các nguyên liệu được sử dụng trong dự án là gì, bảo đảm được bao nhiêu năm, nguồn gốc của nguyên liệu từ đâu v.v…

Bạn muốn xây dựng một khu đất trong thành phố thành một khu thương mại, ngoại trừ những qui định về an toàn như phòng chống động đất, phòng chống thiên tai, bạn còn phải trình lên bản vẽ sơ đồ, bạn xây càng lớn, càng nhiều thì qui định đòi hỏi cũng càng tăng theo, ví dụ bãi đậu xe đòi hỏi tối thiểu đậu được bao nhiêu chiếc, theo kích thước mà bạn muốn xây, 10 căn thì bao nhiêu chiếc xe có thể đậu, 20 căn thì bao nhiêu chiếc xe, không phải bạn muốn xây bao nhiêu là xây.

Để bảo đảm an toàn cho đời sống và môi trường của người dân, những cơ quan kiểm soát của chính phủ đều thuê mướn những chuyên gia làm việc, muốn trở thành chuyên gia của chính phủ, các bạn phải trải qua những cuộc phỏng vấn hay thi rất nghiêm ngặt, ngoại trừ những cuộc phỏng vấn hay thực hành để chứng minh khả năng, khi được nhận bạn sẽ có thời hạn 3 tháng để minh khả năng trước khi được nhận chính thức, trong thời gian 3 tháng đó bạn không chỉ chứng minh khả năng làm việc, mà còn thái độ làm việc hay cách ứng xử. Nhiều thành phố hay quận hạt, còn đòi kiểm tra hồ sơ cá nhân của bạn xem bạn có bị kỷ lục xấu hay không, nợ nần của bạn như thế nào, có ảnh hưởng đến công việc làm của bạn hay không, nhằm ngăn chặn những tiêu cực tham nhũng có thể xảy ra.

Mỗi khi thành phố hay quận hạt có việc làm mở ra (open job), thì có đến hàng ngàn lá đơn xin việc, bạn sẽ vượt qua tất cả những người khác để vào vị trí số 1 mới được thuê mướn, không có tình trạng “thẻ đảng” được ưu tiên nhé.

Vài năm trước đây, ở thành phố Garden Grove, ông thị trưởng có tên là Bruce Broad Water, dùng uy thế cá nhân của ông để can thiệp cho con trai ông được làm lính cứu hỏa, vì anh này đã không vượt được cuộc thi khảo hạch của sở cứu hỏa, kết quả không những anh chàng này không được nhận, mà ngay cả ông Broad Water cũng mất luôn chức thị trưởng thành phố về tay cho Bảo Nguyễn một ứng cử viên gốc Việt. Cho thấy trong xã hội minh bạch, việc bổ nhiệm hay thuê mướn nhân viên làm việc cho chính phủ, đều phải trải qua những cuộc khảo hạch gắt gao, không phải có “thẻ đảng” chống lưng là “đúng qui trình”.

Chính vì những minh bạch rõ ràng từ luật lệ, qui định mà nơi chúng tôi đang sinh sống, người dân an tâm và đặt niềm tin vào chính phủ, vì những luật lệ, qui định do chính người dân chúng tôi bỏ phiếu, và chúng tôi chịu trách nhiệm với những gì chúng tôi quyết định, không ai có thể áp đặt luật lệ cho chúng tôi. Do đó chúng tôi giảm được rất nhiều những thiệt hại từ “nhân họa”, và luôn đứng vững vàng trước các “thiên tai”.

Còn xứ sở mà các bạn đang sinh sống, luật lệ thì lỏng lẻo, lương chính phủ thì không đủ sống, con cái quan chức thì nhờ quan hệ leo lên ghế lãnh đạo ban ngành nhưng lại không có khả năng làm việc, các vị trí lãnh đạo ban ngành thì phải có “thẻ đảng”, dù bạn có tài năng cỡ nào, có bản lãnh cỡ nào cũng chỉ đứng khoanh tay chờ “lệnh”, các bạn không có cơ hội tạo ra sự thay đổi bởi vì “cơ chế nó như vậy”.

Chúng tôi cũng giống như các bạn, hàng ngày vẫn phải đương đầu với các tiềm năng nguy hiểm về thiên tai, nhân họa, nhưng chúng tôi có một chính phủ chịu trách nhiệm với công chúng, có những lãnh đạo sẵn sàng chịu trách nhiệm khi ban ngành của họ xảy ra vấn đề, người đứng đầu luôn tỏ thái độ chịu trách nhiệm bằng việc từ chức, sẵn sàng bị truy tố ra tòa và nhận án tù về sự sơ xuất của bản thân hay các nhân viên dưới quyền làm việc.

Còn xứ sở của các bạn đang sinh sống, kẻ gây ra thảm họa môi trường thì được bảo vệ đến tận răng, ống nước sông Đà bị bễ hàng chục lần thì được miễn truy tố vì “nhân thân tốt”, xã lũ khiến cho mất mạng người thì “khiển trách, kỷ luật nội bộ”, ban ngành có vấn đề thì… lỗi của “thằng tiền nhiệm” mắc mớ chi tôi.

Ở xứ sở pháp trị của chúng tôi, thì trước luật pháp ai cũng như ai, bất kể tổng thống hay kẻ ăn mày đều như nhau, cũng phải cất tiếng thưa “Your Honor! Thưa quan tòa!” Còn ở xứ sở của các bạn, pháp luật chỉ áp dụng với dân đen thôi, còn kẻ có “thẻ đảng”, có “nhân thân tốt”, có “công với cách mạng” thì pháp trị chả là cái gì cả, những kẻ đó được những “nghị định”, “thông tư” của “đảng” “bảo kê” rồi, đó chính là sự khác biệt giữa cuộc sống của chúng tôi và các bạn, và đương nhiên con cháu chúng tôi ra đời trong môi trường sạch sẽ hơn, sinh hoạt trong xã hội lành mạnh hơn, biết chịu trách nhiệm cho cuộc sống và xã hội nhiều hơn so với con cháu của các bạn, vì họ trưởng thành trong chế độ “đảng trị” chứ không phải là pháp trị.

So sánh là khập khễnh, câu nói này chỉ đúng một nữa thôi, phải so sánh để hiểu rõ chế độ nào thích hợp với bản thân và gia đình các bạn, chứ không phải so sánh để nói tôi hơn bạn hay bạn hơn tôi, mà phải so sánh để tự hỏi lại bản thân tại sao xứ sở của người ta có một chế độ, một cơ chế tốt, tại sao con em ở xứ sở của người ta chưa ra trường đã có các công ty gọi mời làm việc, còn xứ sở của các bạn, con em ra đường thì “bề hội đồng”, lên Facebook thì văng tục chửi bới, tốt nghiệp xong phải dấu bằng đại học để làm cu li, tại sao con em của kẻ có “thẻ đảng” thì tung tăng du học ở Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp, Thụy Sĩ, còn con em của các bạn thì “xuất khẩu lao động” làm Osin, làm cu li cho những quốc gia như Nga Sô, Ukraine, Trung Quốc, Cộng hòa Czech.

Chọn lựa cơ chế nào là do chính các bạn quyết định, không ai quyết định cuộc đời của bạn và con cháu của các bạn cả, trừ phi các bạn “hèn”, “buông xuôi”, “mặc cho số phận”, để những kẻ khác thao túng cuộc sống của các bạn và chính con cháu của các bạn, muốn con cháu các bạn có đời sống như chúng tôi và con cháu chúng tôi, các bạn phải tự mình tranh đấu, hy vọng các bạn đã nhìn ra sự bất công các bạn đang chịu đựng, và được che đậy bằng cái gọi là “thành quả rực rỡ của cách mạng”, để các bạn hiểu rõ, mảnh đất các bạn đang sinh sống, những con người đang sống trên mảnh đất đó, đang bị sự khinh bỉ, dè bỉu của cả cộng đồng quốc tế, chứ không phải như chiếc bánh vẽ mà các bạn tưởng là “mảnh đất đáng sống” đâu.

5/11/2016

Trần Nhật Phong

danlambaovn.blogspot.com

Phong trào ‘Việt Nam nói là làm’: dân mạng đang ‘like’ điều gì?

Phong trào ‘Việt Nam nói là làm’: dân mạng đang ‘like’ điều gì?

BBC

Ben Ngô

BBC Tiếng Việt

5-11-2016

Nhiều bạn trẻ đang đưa ra những thách thức 'nói là làm' nếu nhận được lượt like khủng như mong muốn. Ảnh: Getty Images.

Những lượt ‘like’ trên mạng xã hội cho thấy giới trẻ Việt Nam đang quan tâm, ủng hộ điều gì và nếu xem số lượng like là thước đo thì liệu chúng ta có nên quan ngại?

Hiện đang có trào lưu “Việt Nam nói là làm” gây ra những vụ cười ra nước mắt.

Gần đây nhất, một thanh niên 21 tuổi, sống tại TP. Hồ Chí Minh, sở hữu trang cá nhân có gần nửa triệu người theo dõi, đăng tuyên bố sẽ nhảy từ tầng bốn tòa nhà Bitexco nếu có một triệu người bấm ‘like’. Vài hôm sau, có ba triệu người xem video và có hơn 300 ngàn lượt ‘like’. Người này, hồi tháng Chín cũng đã “đốt người” và nhảy cầu để thực hiện lời hứa khi bức ảnh của mình nhận được 40.000 lượt ‘like’.

Tháng Mười, truyền thông Việt Nam tường thuật vụ một bé gái 13 tuổi ở tỉnh Khánh Hòa đổ xăng đốt trường sau khi “đủ ngàn like” trên Facebook.

Cô bé, người phải nhập viện vì bỏng nặng, sau đó nói với báo Thanh Niên rằng khi đăng lên Facebook nội dung ‘đủ 1.000 like sẽ đốt trường’ chỉ là đùa vui. Đến khi đạt số ‘like’, cô bé rất sợ hãi và bỏ trốn, “nhưng người ta mua xăng, ép bé đốt trường nếu không sẽ bị đánh”.

Trả lời BBC từ Hà Nội, Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, nhà hoạt động xã hội và là tác giả chính luận, nói: “Có thể những bạn trẻ muốn thực hiện những vụ “Nói là làm” trên mạng xã hội là nhằm để gây chú ý và nhận được sự tán thưởng từ đám đông.”

“Những bạn trẻ này không có lỗi và hành vi này có thể được lý giải là do họ không được phát triển tâm lý lành mạnh, cũng như thiếu một nền tảng nhân văn nên có khao khát làm những điều nổi loạn, táo bạo.”

“Tôi dự đoán sẽ còn có thêm những vụ tương tự trong thời gian tới một khi những người trẻ không nhận được sự quan tâm thích hợp từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.”

‘An toàn’

Cũng có ý kiến cho rằng dường như cư dân mạng, phần lớn trong số đó là những người trẻ tuổi, chỉ thích nhấn ‘like’ cho những chủ đề ‘vô thưởng vô phạt’ hơn là những vấn đề mang tính chính sự như biểu tình đòi đóng cửa Formosa hay tính minh bạch của hoạt động cứu trợ lũ lụt miền Trung, hoặc quan chức tham nhũng…

Có thể là vì ‘like’ những điều không-liên-quan-đến-chính-trị thì an toàn cho bản thân họ và không có nguy cơ gặp rầy rà với chính quyền.

Thực tế, các post của giới nhà báo, nhà hoạt động ở Việt Nam bình luận về những vấn đề thời sự, chính trị nếu có được cỡ vài ngàn lượt ‘like’ thì xem như đã “được dân chúng quan tâm kinh khủng”.

Trong một diễn biến khác, một loạt website, trang thông tin điện tử tại Việt Nam vừa bị cơ quan chức năng phạt hàng chục triệu đồng mỗi trường hợp vì để lọt những comment ‘không thích hợp’ hoặc ‘đi ngược đường lối chủ trương của Đảng’ trên trang của họ.

Bắt ‘bác sĩ Hồ Hải’ để dập tắt tiếng nói phản biện?

Nhiều báo tại Việt Nam hiện cũng đã khóa comment trên fanpage và chỉ cho phép người đọc nhấn ‘like’ chứ không được có ý kiến gì.

Có thể bằng cách này, chính quyền muốn kiểm soát suy nghĩ của cộng đồng mạng và đưa thông tin “đi đúng hướng” mà họ muốn.

Trong hàng ngàn lượt comment bên dưới post tuyên bố sẽ nhảy từ tầng bốn tòa nhà Bitexco của facebooker nêu trên , có một bình luận: “Tao like cho mày chết!”. Còn trong đoạn video đốt trường thì các bạn trẻ đi kèm luôn giục “đốt đi, đốt đi…”.

Phải chăng các luợt “like’, bình luận, cổ vũ ấy cho thấy sự vô cảm và thiếu nhân tính trong xã hội đã không còn giới hạn? Và nếu đã không còn giới hạn thì chúng ta sẽ mong chờ điều gì ở thế hệ trẻ hiện nay?