Kinh tế Hoa Kỳ sau bầu cử

Kinh tế Hoa Kỳ sau bầu cử

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2016-11-09
Màn hình hiển thị kết quả bầu cử Mỹ, ảnh minh họa chụp tại Hy Lạp hôm 9/11/2016.

Màn hình hiển thị kết quả bầu cử Mỹ, ảnh minh họa chụp tại Hy Lạp hôm 9/11/2016.

AFP

Hôm Thứ Ba, hơn 130 triệu người Mỹ đã đi bầu trong một cuộc tổng tuyển cử sóng gió nhất của lịch sử cận đại. Cuộc tranh cử Hoa Kỳ khiến toàn thế giới quan tâm theo dõi vì siêu cường này vẫn có ảnh hưởng toàn cầu và lý tưởng dân chủ có giá trị phổ biến. Nhưng, sau cuộc bầu cử, đâu là những bài toán kinh tế của nước Mỹ?

Cần chuẩn bị cho năm mười năm tới

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm Thứ Ba mùng tám, cử tri Hoa Kỳ có tổng tuyển cử để bầu ra những người sẽ lãnh đạo nước Mỹ, gồm có Tổng thống, Phó Tổng thống, toàn thể 435 Dân biểu Hạ viện, 34 trong số 100 Nghị sĩ Thượng viện cùng 12 Thống đốc Tiểu bang và nhiều chức vụ dân cử khác tại các địa phương. Cuộc tranh cử Tổng thống năm nay cuốn hút sự chú ý của dư luận khắp nơi vì không khí rất lạ kỳ, thậm chí kỳ cục, với ngôn từ có vẻ nhuốm mùi mị dân. Nhưng việc bầu cử không chỉ có hai người đứng đầu Hành pháp Liên bang mà còn có nhiều đại biểu khác và Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích cho là sau cả năm tranh cử, cấp lãnh đạo mới của nước Mỹ sẽ phải giải quyết những bài toán kinh tế nào?

Trong cuộc tranh cử, ít ai nói tới những yêu cầu của năm mười năm tới, nhưng nếu không có kế hoạch giải quyết ngay từ bây giờ thì nước Mỹ cũng có thể đi vào chu kỳ suy thoái đã thấy tại Nhật Bản.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, tôi xin nêu vài nhận xét về phong thái tranh cử khá đặc biệt của Hoa Kỳ để người ta khỏi hiểu lầm về nền dân chủ Mỹ.

Ngay thời lập quốc hơn 200 năm trước, tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ đã có nét sỗ sàng tới mức thô tục giữa ban vận động của các ứng cử viên, là điều ít thấy ở nhiều nước dân chủ khác. Nhưng chẳng vì vậy mà họ lại coi nhau là kẻ thù phải tiêu diệt và sau bầu cử thì họ vẫn nói đến việc dung hòa quan điểm và hợp tác chứ không bỏ tù hay thủ tiêu đối lập. Thứ hai, trong nền dân chủ Mỹ, ai cũng có quyền nêu ra loại đòi hỏi ưu tiên mà người khác có khi gọi là phụ thuộc hay chẳng đáng kể. Cái quyền công khai xác định tầm quan trọng ưu tiên  đó, như nên bảo vệ kỷ cương xã hội hay phải bảo vệ quyền tự do văn hóa, cũng phản ảnh tinh thần dân chủ mà xứ khác lại cho là thái quá. Thứ ba, nhiều khi việc tranh cử tại Mỹ có nhuốm mùi mị dân, nói cho lịch sự là “đại chúng”, lần này cũng vậy. Tuy nhiên, ta nên thấy rằng đấy là trào lưu đang phổ biến tại các xứ Âu-Mỹ khi quần chúng thất vọng với giải pháp cổ điển của các chính đảng truyền thống nên ưa thích loại chương trình táo bạo mà người khác cho là mị dân. Then chốt nhất, nhiều chế độ độc tài như phát xít hay cộng sản đã xuất phát từ phong trào mị dân, tại Hoa Kỳ thì điều ấy rất khó xảy ra chính là vì dân chúng có quyền chọn ưu tiên khác và các lãnh tụ mị dân sẽ sớm trôi vào lãng quên. Bây giờ thì ta có thể trở lại trọng tâm của đề tài.

Nguyên Lam: Thưa vâng, trọng tâm của đề tài là những bài toán kinh tế đang chờ đợi giới lãnh đạo mới. Thưa ông, cụ thể thì đâu là những ưu tiên mà họ cần giải quyết?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người ta có nhiều cách xác định ưu tiên, bản thân tôi thì thấy ra ba loại vấn đề lớn mà Tổng thống thứ 45 và Quốc hội Khóa 115 sẽ tuyên thệ nhậm chức vào đầu năm tới phải sớm cùng giải quyết. Dư luận quá chú ý đến cuộc bầu cử Tổng thống chứ việc bầu ra Quốc hội mới cũng rất quan trọng để góp phần giải quyết ba bài toán này trong mấy năm tới. Thứ nhất là sự chuyển dịch dân số gây ra nạn lão hóa, với tỷ lệ người già cao hơn nên đòi hỏi nhiều dịch vụ hơn xưa. Thứ hai là hồ sơ di dân. Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ nhất các nước hậu công nghiệp là nhờ di dân, mà cũng vì vậy nên gặp nhiều bài toán kinh tế xã hội phải giải quyết. Thứ ba, và gần như là hậu quả của hai vấn đề trên, chính là nạn thiếu hụt công quỹ và phải vay mượn. Ba loại thách đố ấy sẽ đòi hỏi sự tỉnh táo để giải quyết, chứ không dễ hứa hẹn như khi đi tranh cử.

000_HX1WE.jpg
Tổng thống đắc cử Donald Trump ăn mừng chiến thắng rạng sáng ngày 9/11/2016 tại New York. AFP

Nguyên Lam: Chúng ta nghe nói đến nạn lão hóa dân số tại Nhật Bản, Âu Châu và thậm chí Trung Quốc, thưa ông, Hoa Kỳ cũng gặp hiện tượng đó hay sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Mọi quốc gia đã phát triển đều tiến tới tình trạng đó khi người ta lập gia đình trễ hơn và có ít con hơn, vài chục năm sau thì lực lượng lao động vì thu hẹp trong khi giới cao niên lại đông hơn và sống thọ hơn nên tự nhiên trở thành loại trung tâm phí tổn mà lớp người trẻ đang ở vào tuổi lao động phải chu cấp qua ngả này hay ngả khác. Cụ thể thì tại Hoa Kỳ, thành phần cao niên trên 65 tuổi đã càng ngày càng đông, từ 12,5% dân số vào năm 1990 thì sẽ chiếm 16% trong vài năm nữa, để tới năm 2030 sẽ là 20% dân số. Khối dân này đòi hỏi nhiều khoản chi của ngân sách liên bang nên có thể giới hạn các ưu tiên kia. Người ta thấy rằng đà tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ có giảm sút một phần cũng vì hiện tượng dân số đó, khi thế hệ sinh đẻ vào thời Hậu chiến, từ 1946 tới 1964 sẽ dần dần về hưu mà vẫn cần các dịch vụ xã hội hay y tế cho tuổi già. Trong cuộc tranh cử, ít ai nói tới những yêu cầu của năm mười năm tới, nhưng nếu không có kế hoạch giải quyết ngay từ bây giờ thì nước Mỹ cũng có thể đi vào chu kỳ suy thoái đã thấy tại Nhật Bản.

Phúc lợi sẽ ít hơn và đóng thuế sẽ nhiều hơn?

Nguyên Lam: Ông vừa nói Hoa Kỳ có dân số trẻ nhất trong các nước hậu công nghiệp chính là nhờ tiếp nhận di dân. Bây giờ, thưa ông vì sao di dân lại là loại vấn đề ưu tiên của Mỹ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quả thật là khi tiếp nhận di dân, đa số từ các nước nghèo hơn với tỷ lệ sinh sản cao hơn người bản địa, thì Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn và vài chục năm nữa lại còn trẻ hơn dân số Trung Quốc nên sẽ có năng suất còn cao hơn. Tuy nhiên, việc hấp thụ di dân đòi hỏi thời gian và tốn kém, nếu không khéo giải quyết thì dễ gây mâu thuẫn chính trị giữa di dân và người bản địa như chúng ta đã thấy trong cuộc tranh cử năm nay.

Nguyên Lam: Thưa ông, chúng ta nên nhìn như thế nào thì có thể hiểu ra bài toán kinh tế, xã hội và chính trị của vấn đề di dân vì đấy đã là một đề tài tranh luận khá gay gắt tại Hoa Kỳ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là giữa khối dân bản địa và thành phần di dân cần có một tỷ lệ tương xứng để di dân học hỏi và chấp nhận các giá trị văn hóa tinh thần đã làm nên bản sắc quốc gia. Với lãnh thổ rộng lớn và đất đai phì nhiêu, Hoa Kỳ thừa sức có dân số cao gấp ba, nhưng đấy là về dài. Trong trung hạn thì vẫn cần thời gian hội nhập lớp người mới định cư. Tính đến vài năm trước thì thành phần sinh đẻ ngoài nước Mỹ, là di dân, lên tới 42 triệu, là 13% dân số toàn quốc, tỷ lệ cao nhất từ trăm năm nay nên khó nói là người Mỹ kỳ thị di dân.

Vấn đề là trong số này cỡ 11 triệu là nhập cư bất hợp pháp nên khó xử trí theo cả hai mặt tình lý. Sau khi định cư thì di dân và con cái phải học ngôn ngữ và tập quán Mỹ và được giáo dục đào tạo để làm nên sự giàu mạnh cho Hoa Kỳ và trong giai đoạn ấy thế hệ nào cũng có những va chạm để thích ứng. Nếu nhận vào quá đông và quá nhiều người thiếu tay nghề thì giai đoạn thích ứng sẽ kéo dài, tốn kém và mâu thuẫn giữa lớp người trước và người sau thường xảy ra. Nhiều xứ khác đặt nặng tiêu chuẩn tay nghề hay kiến năng của di dân, Hoa Kỳ lại có từ tâm thiện ý và thiên về tiêu chuẩn đoàn tụ gia đình nên càng dễ gặp loại mâu thuẫn đó. Chưa nói tới mối nguy khủng bố, nhiều nước Âu Châu cũng gặp bài toán này và vì lẽ đó khủng hoảng đã xảy ra trong nội bộ Liên hiệp Âu châu.

Nguyên Lam: Thưa ông, nếu vậy thì hiện tượng lão hóa dân số và bài toán di dân lại kết tụ vào nhau và ảnh hưởng đến tương lai của nước Mỹ. Trong khi đó, phải chăng là các ứng cử viên cứ tranh luận về quá khứ mà chưa nói rõ là họ sẽ làm gì cho tương lai?

Kết luận ở đây là sau khi tranh cử với đầy hứa hẹn, thực tế kinh tế sẽ bắt Hành pháp và Lập pháp hợp tác với nhau để nói thật rằng nhiều người sẽ phải hy sinh, được phúc lợi ít hơn và đóng thuế nhiều hơn.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong mọi cuộc tranh cử thì mục đích yêu cầu chỉ là thắng cử, mọi kế hoạch hành động như thuế khóa, anh sinh, trợ cấp hay an ninh quốc phòng, v.v… đều chỉ là phác họa mà thôi. Sau khi đắc cử thì người ta mới thấy ra nhiều vấn đề thật và sẽ phải cùng hợp tác để giải quyết. Nếu không, họ sẽ thất cử vào kỳ tới!

Khi đó, giới lãnh đạo mới thấy là mọi chương trình đều lệ thuộc vào một điều kiện là kinh tế phải tăng trưởng để quốc gia có phương tiện giải quyết. Nhưng làm sao tăng trưởng và phát triển khi Hoa Kỳ đang mắc nợ quá nhiều? Sản lượng kinh tế của nước Mỹ hiện ở mức 18 ngàn tỷ đô la một năm mà gánh nợ thì lên tới gần 20 ngàn tỷ, chưa kể khoảng ba ngàn tỷ của chính quyền tiểu bang hay các địa phương. Chương trình của chúng ta nhiều lần nói tới núi nợ quá lớn và sẽ sụp đổ của Trung Quốc mà không thể quên gánh nợ của nước Mỹ đã lên tới khoảng 125% của Tổng sản lượng chứ không ít. Đấy không là chuyện nợ nần trong nội tình Hoa Kỳ mà là nợ các thế hệ về sau, thí dụ như về qũy An sinh Xã hội do lớp trẻ đóng góp để trả cho người già yếu. Chưa nói đến việc thanh toán các khoản nợ đang tích lũy thì hàng năm ngân sách quốc gia Hoa Kỳ vẫn phải trả tiền lời, ít ra là 250 tỷ trong năm nay và thật ra còn nhiều hơn vậy, lên tới 400 tỷ nếu kể thêm nhiều khối nợ ngoại ngạch. Với đà này thì chưa đầy chục năm nữa, khoản tiền lời đó có thể lên tới 800 tỷ đô la một năm.

Trong khi ấy, vì kinh tế tăng trưởng chậm, thu hoạch về thuế khóa sút giảm so với yêu cầu công chi và hiện có khoảng 43 triệu người thuộc diện nghèo khốn, 56 triệu người ghi danh trong quỹ Bảo trợ Y tế Medicare, gần 43 triệu cần phiếu trợ cấp thực phẩm, v.v… Đấy là các bài toán đang chờ đợi thành phần vừa mới đắc cử. Khi tranh cử thì ai cũng có thể hứa hẹn sẽ tăng trợ cấp hay không giảm phúc lợi, nhưng thực tế của kế toán quốc gia, cụ thể là nạn bội chi ngân sách đã lên tới hơn ngàn tỷ lại không cho áp dụng chính sách hào phóng đó. Nếu cứ tiếp tục thì mỗi năm số công trái, là nợ nần của công quyền, sẽ thêm hai ngàn tỷ.

Nguyên Lam: Thưa ông, nếu tính nhẩm thì ngoài khoản nợ hiện nay là hơn 20 ngàn tỷ, cộng thêm tiền lời và số bội chi cỡ hai ngàn tỷ một năm, v.v… như ông vừa trình bày, trong vòng năm năm nữa thôi, số công trái của nước Mỹ có thể lên tới 30 ngàn tỷ đô la. Chưa nói đến vốn chứ khoản tiền lời hàng năm ngân sách quốc gia cần thanh toán có thể lên tới mức nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Với đà hứa hẹn tăng chi trong cuộc tranh cử vừa qua thì kinh tế Mỹ có thể bị lạm phát và lãi suất tăng nên tiền lời cũng tăng và có thể ngốn hết từ 15 đến 16% số thu ngân sách chứ không ít. Tình trạng đó không thể kéo dài nên sớm muộn gì giới lãnh đạo cũng phải giải quyết. Khi ấy, họ rơi vào vòng luẩn quẩn: in tiền ra trả nợ thì gây lạm phát, nếu tăng thuế thì kinh tế bị suy trầm, thất nghiệp tăng và nguồn thu thuế khóa giảm nên càng mắc nợ. Hiện nay, các mục chi nặng nhất của ngân sách liên bang Hoa Kỳ là tiền lời, quốc phòng và dịch vụ y tế xã hội, đấy là chưa kể tới quỹ An sinh Xã hội phải thanh toán cho người về hưu ngày càng đông sau một đời lao động. Vì hai yêu cầu về quốc phòng và tiền lời đi vay đều khó giảm nên các khoản chi xã hội sẽ bị ảnh hưởng, tức là bị cắt. Kết luận ở đây là sau khi tranh cử với đầy hứa hẹn, thực tế kinh tế sẽ bắt Hành pháp và Lập pháp hợp tác với nhau để nói thật rằng nhiều người sẽ phải hy sinh, được phúc lợi ít hơn và đóng thuế nhiều hơn. Giải pháp duy nhất khả thể là tìm đà tăng trưởng cao hơn cho nền kinh tế. Lúc đó, nhiều người có thể tự hỏi là vì sao lại ra tranh cử Tổng thống để ôm lấy bài toán khó khăn này!

Nguyên Lam: Trong khi đó, dân chúng theo dõi việc giải quyết bài toán đó để quyết định về lá phiếu của họ trong cuộc bầu cử tới! Nguyên Lam và Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ ông về bài phỏng vấn này.

Crux cả quyết ông Donald Trump thắng được là nhờ lá phiếu của Kitô hữu Mỹ

Crux cả quyết ông Donald Trump thắng được là nhờ lá phiếu của Kitô hữu Mỹ

Đặng Tự Do

11/9/2016

Hầu hết các cuộc thăm dò trong năm 2016, trong từng thời kỳ, đã sai. Và các cuộc thăm dò dự đoán rằng Hillary Clinton sẽ ẵm trọn số phiếu người Công Giáo chỉ là một giấc mơ viễn vong hơn là thực tại. Thực tế là dù bị vây đánh hội đồng bởi hầu hết các phương tiện truyền thông tại Mỹ, ông Donald Trump đã chiến thắng oanh liệt.

Trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử, chỉ có các cuộc thăm dò do IBD-TIPP tiến hành luôn luôn chỉ ra rằng Trump sẽ chiếm được ưu thế trong số những cử tri người Công Giáo, như tờ Crux ghi nhận tuần trước. Hầu như tất cả những người khác đều cho rằng Clinton sẽ chiến thắng một cách áp đảo.

Cả hai ứng cử viên đều có những vấn đề. Nhưng vụ tai tiếng email của bà Clinton làm tê liệt chiến dịch tranh cử của bà ta trong nhiều tháng, và sau đó một lần nữa vào cuối tháng Mười, với cuộc điều tra của FBI, không nghi ngờ gì đã đóng góp đáng kể vào chiến thắng của Trump. Các lo lắng về một nền kinh tế trì trệ, xung khắc chủng tộc, sự gia tăng chi phí và các vấn đề với Obamacare hiển nhiên cũng góp phần trong sự thất bại của bà Hilary Clinton.

Nhưng vượt khỏi tầm nhìn của hầu hết các báo cáo trên các phương tiện truyền thông, mối quan tâm tôn giáo cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến thắng của Trump. Cho dù cử tri tôn giáo thực sự ủng hộ Trump hay đơn giản là chỉ muốn ngăn chặn Clinton, chiến thắng của Trump là một thông điệp chính trị rõ ràng cho thấy người ta không thể xem thường những người có đức tin.

Cuộc chiến giằng dai trong nhiều năm qua giữa Obama và các cơ sở tôn giáo, các giám mục Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác qua các chính sách như bắt buộc các cơ sở tôn giáo mua bảo hiểm tránh thai, trong đó bao gồm cả các phương pháp triệt sản và phá thai, tiên báo một cách tiêu biểu cho thái độ thù địch của bà Clinton với các khía cạnh đức tin của người Công Giáo và Tin Lành.

Những chính sách công cộng của bà Clinton được nêu tỏ tường trong chiến dịch tranh cử cũng tỏ ra mâu thuẫn gay gắt với giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề như phá thai, án tử hình và hôn nhân.

Tai hại nhất là vụ rò rỉ các emails từ giám đốc chiến dịch tranh cử của bà Clinton là John Podesta, trong đó cho thấy những âm mưu thâm độc trong việc hình thành ra ít là hai tổ chức Công Giáo trá hình (Catholic United và Catholics in Alliance for the Common Good) nhằm tạo ra các mầm mống nổi loạn trong lòng Giáo Hội Công Giáo.

Trước vụ rò rỉ các emails này, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của tổng giáo phận Louisville, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ra một tuyên bố phản đối. Nhưng người ta ghi nhận một sự phản ứng còn dữ dội hơn trong lá thư của các mục sư người Mỹ gốc Phi gởi cho Hilary có tựa đề “Một Thư ngỏ đến Hillary Clinton Về Tự Do Tôn Giáo cho người Mỹ da đen” vào tháng 10 vừa qua. Các mục sư này bày tỏ lo ngại rằng Hilary dám giở những thủ đoạn như thế với Giáo Hội Công Giáo thì liệu bà ta có tha cho Tin Lành không?

Những lo ngại này của những cử tri có niềm tin tôn giáo cũng được khoét sâu hơn vì lời bình luận của bà Clinton năm ngoái cho rằng “quan điểm tôn giáo” về các vấn đề như phá thai phải thay đổi.

Trong thực tế, quan điểm cấp tiến về nạo phá thai của bà Clinton không chỉ mâu thuẫn với người Mỹ có đạo nhưng với ít nhất là 8 phần 10 tổng thể người Mỹ, là những người ủng hộ việc hạn chế phá thai sau gần một thập kỷ thăm dò của cơ quan Marist thuộc phong trào Knights of Columbus.

Tương tự như vậy, hai phần ba người Mỹ, đặc biệt là những người có tín ngưỡng, tỏ ra không chia sẻ nỗi thái độ hỗ trợ của bà Clinton cho việc bãi bỏ Tu chính án Hyde.

Kết quả bầu cử này không nghi ngờ gì phản ánh cảm giác lo lắng về kinh tế, và những lo ngại càng ngày càng lớn dần về tư cách của bà Clinton theo sau các vụ rò rỉ emails bởi Wikileaks, FBI và Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, sự thù địch của bà Clinton với niềm tin tôn giáo, và những gì nhiều người Mỹ thấy như thái độ càng ngày càng cực đoan của bà ta về các vấn đề như phá thai với viễn ảnh là bổ nhiệm các chánh án Tối Cao Pháp Viện cực đoan, là những yếu tố đã góp phần vào việc dành chiến thắng của ông Trump.

Phe Cộng hòa giữ quyền kiểm soát Quốc hội

Phe Cộng hòa giữ quyền kiểm soát Quốc hội

 VOA

Bà Hillary Clinton.

Bà Hillary Clinton.

Một vài tuần trước, khi bà Hillary Clinton còn đạt tỉ lệ ủng hộ cao trong cuộc đua tổng thống, phe Dân chủ đã tin rằng họ sẽ giành được quyền kiểm soát Thượng viện. Thậm chí có vẻ như có một cơ hội mong manh là họ có thể giành chiến thắng cả ở Hạ viện.

Nhưng khi có kết quả bầu cử vào cuối ngày thứ Ba và sáng sớm thứ Tư, mọi việc trở nên rõ ràng rằng bà Clinton không những sắp sửa thua một cách bất ngờ mà phe Cộng hòa sẽ vẫn nắm thế đa số ở cả hai viện của Quốc hội.

Trong cuộc bầu cử hôm thứ Ba, các ứng cử viên tranh 34 trong số 100 ghế tại Thượng viện và tất cả 435 ghế tại Hạ viện. Với hai cuộc đua vẫn còn chưa ngã ngũ, phe Cộng hòa sẽ kiểm soát 51 ghế ở Thượng viện và phe Dân chủ nắm giữ 47 ghế.

Thế đa số của phe Cộng hòa có thể lên tới 53 ghế vào thời điểm Quốc hội mới nghị họp vào tháng 1.

Thế đa số của phe Cộng hòa tại Hạ viện có thể sẽ suy giảm chút ít, nhưng ít hơn so với dự đoán của những cuộc thăm dò ý kiến.

Giành được thế đa số mang lại những lợi thế đáng kể, bởi vì đảng nắm quyền kiểm soát sẽ cử người làm chủ tịch những ủy ban, ấn định nghị trình lập pháp và tiến hành các cuộc điều tra.

Sự kiểm soát chặt chẽ của phe Cộng hòa đối với lưỡng viện Quốc hội dẫn tới bế tắc về nhiều vấn đề khi họ chống đối những chính sách của Tổng thống Barack Obama

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Thượng viện mới năm 2017 có thể là cứu xét ứng viên để trám vào một ghế trống của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Tổng thống Obama đã đề cử ông Merrick Garland thay thế Chánh án Antonin Scalia, người qua đời vào tháng 2. Tuy nhiên phe Cộng hòa đã từ chối mở những phiên điều trần hoặc biểu quyết về đề cử này, nói rằng vì ông Obama còn ít hơn một năm tại nhiệm nên tổng thống kế tiếp mới là người nên chọn người thay thế ông Scalia.

Florida: Phụ nữ gốc Việt đầu tiên thắng chức Dân Biểu Liên Bang Mỹ

Florida: Phụ nữ gốc Việt đầu tiên thắng chức Dân Biểu Liên Bang Mỹ

Nguoi-viet.com

Bà Stephanie Murphy vừa đắc cử chức dân biểu liên bang. (Hình: stephaniemurphyforcongress.com)

WINTER PARK, Florida (NV) – Bà Stephanie Murphy, một phụ nữ gốc Việt, vừa thắng chức dân biểu liên bang Hoa Kỳ, Ðịa Hạt 7, tại Florida, theo nhật báo The New York Times, mặc dù đây chưa phải là kết quả chính thức, vì còn phải chờ cơ quan bầu cử thông báo.

Bà được Tổng Thống Barrack Obama chính thức ủng hộ tranh cử dân biểu Hạ Viện Mỹ trong cuộc bầu cử vào Thứ Ba, 8 Tháng Mười Một.

Theo NYT, bà Murphy được 180,372 phiếu (51.5%) trong khi đối thủ của bà, Dân Biểu John Mica được 169,947 phiếu (48.5%), trong tổng số 350,319 phiếu.

Như vậy, bà Murphy sẽ là phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ.

Trong lần trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt trước ngày bầu cử, bà Stephanie Murphy cho hay: “Tôi tranh cử lần này vì tôi thấy chung quanh mình có quá nhiều điều cần phải thay đổi. Tôi tin rằng giấc mơ Hoa Kỳ vẫn còn đó, nhưng ngày càng vượt xa tầm tay chúng ta. Làm việc cần cù không còn đủ và Washington không giúp đỡ chúng ta nữa – thực sự, họ làm tình hình tệ hơn nữa. Nếu muốn thay đổi Washington, chúng ta phải thay đổi những người chúng ta gởi lên Wasington.”

Bà cho biết tên Việt Nam của bà là Ðặng Thị Ngọc Dung, cùng gia đình vượt biên năm 1979 khi mới được 6 tháng tuổi.

Bà Stephanie hoàn tất đại học “bằng học bổng, sự chăm chỉ và lòng quyết tâm.”

Bà cũng là một trong những người được mời đọc diễn văn tại Ðại Hội Toàn Quốc Ðảng Dân Chủ tại Philadelphia, Pennsylvania, hồi Tháng Bảy.

Bà Stephanie Murphy, 38 tuổi, thuộc đảng Dân Chủ, được giới truyền thông mô tả là một “đối thủ đáng gờm” cho ông John Mica, 73 tuổi, dân biểu liên bang thuộc đảng Cộng Hòa, đang tại chức.

Báo Orlando Sentinel viết về cuộc tranh cử này như sau: “Chưa bao giờ Dân Biểu Mica gặp một đối thủ như bà Stephanie Murphy, vì bà là một khuôn mặt mới với một câu chuyện đời lý thú.”

Tạp chí Politico viết rằng đây là cuộc tranh cử giữa kinh nghiệm và sự đổi mới và vị trí của ông Mica đang bị bà Stephanie đe dọa.

Sau hơn 20 năm, ông John Mica phải đương đầu với một cuộc tái tranh cử gay go nhất.

Sau biến cố 911, bà làm việc cho Bộ Quốc Phòng trong vai trò chuyên viên an ninh đặc biệt trong suốt bốn năm. Trong cương vị ấy, bà nhận thấy rằng khi an ninh quốc gia bị ảnh hưởng, quan niệm chính trị và phe phái không quan trọng bằng kết quả hữu hiệu.

Bà chia sẻ với nhật báo Người Việt: “Ðiều đầu tiên tôi sẽ làm ngay sau khi đắc cử là cải thiện kinh tế cho Ðịa Hạt 7 của tôi, tạo thêm công ăn việc làm cho cử tri. Dĩ nhiên tôi có nhiều dự định khác sẽ thực hiện sau khi thành dân biểu liên bang, nhưng đây là những điều tôi phải làm trước tiên.”

Hiện nay, bà làm việc tại công ty Sungate Capital, một công ty chuyên về đầu tư, giữ vai trò điều hành và có trách nhiệm hướng dẫn đầu tư và thực hiện những sáng kiến chủ động có liên quan đến chính phủ.

Bà cũng là giáo sư kinh doanh tại đại học Rollins College, Winter Park, Florida.

Hiện thời, bà sống tại Winter Park cùng chồng và hai con, Liêm và Maya. (Ð.D.)

Bầu cử Mỹ 2016: 5 lý do Donald Trump thắng cử

Bầu cử Mỹ 2016: 5 lý do Donald Trump thắng cử

Donald Trump đã lật ngược tất cả các dự đoán ngay từ đầu chiến dịch tranh cử cách đây hơn một năm.

Trump thắng cử Reuters

Rất ít người ngờ được ông Trump sẽ đứng ra tranh cử, ông đã tranh cử. Họ nghĩ ông không thể giành thêm điểm trong các cuộc thăm dò ý kiến, ông đã giành được thêm điểm. Họ nói ông không thắng được các cuộc bầu cử thứ cấp, ông đã thắng. Họ nói ông không thể được bầu làm ứng viên của đảng Cộng hòa, ông đã được bầu.

Cuối cùng, họ nói ông không có cách nào để cạnh tranh, chứ đừng nói là chiến thắng cuộc tổng tuyển cử này.

Và giờ đây ông đã là tổng thống đắc cử Trump.

Dưới đây là 5 lý do khiến ông làm được điều nhiều người không ngờ được và không thể hiểu được.

Làn sóng da trắng ủng hộ Trump

Làn sóng ủng hộ TrumpGetty Images
Làn sóng ủng hộ Trump

Từng thành trì được đánh đổ. Từng bang một, Trump đã giành được chiến thắng ở Ohio, Florida và North Carolina.

Điều đó làm bà Clinton bị quây trong “bức tường xanh” và bức tường này cuối cùng cũng bị đổ.

Nơi bám trụ cuối cùng của đảng Dân chủ dựa vào sức mạnh của Clinton ở các bang Tây bắc nước Mỹ. Đây là các bang đã hàng thế kỷ nay vốn bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, một phần dựa vào sự ủng hộ của các cử tri da đen và giai cấp lao động da trắng.

Những người thuộc giai cấp lao động da trắng, nhất là những người không có bằng đại học, cả phụ nữ và đàn ông, đã đồng loạt bỏ rơi đảng Dân chủ. Những cử tri vùng nông thôn đi bỏ phiếu rất đông. Và những người Mỹ cảm thấy họ bị chính phủ bỏ rơi và bị tụt hậu so với giới tinh hoa ở các vùng bờ biển cũng đã lên tiếng.

Dù đảng Dân chủ giữ được những bang như Virginia và Colorado, Wisconsin đã đổ – và theo đó là hy vọng làm tổng thống của bà Clinton.

Sau cùng, bà Clinton đã thắng vòng bầu cử phổ thông nhờ có sự ủng hộ mạnh mẽ ở các bang như California và New York, và đã thua ở mức sát nút hơn dự đoán ở các bang đỏ vốn ủng hộ đảng Cộng hòa như Utah.

Làn sóng Trump đã tràn vào tất cả các bang nó cần tới. Và tràn mạnh.

Một Donald không hạ được

Một Donald không hạ đượcght Getty Images
 Một Donald không hạ được

Ông Trump đã bôi nhọ cựu chiến binh có nhiều thành tích John McCain.

Ông đã gây chiến với hãng tin Fox News và biên tập viên được yêu mến, Megyn Kelly.

Ông đã gây tranh cãi mạnh khi ông được phỏng vấn về lần ông đã chế nhạo một cựu hoa hậu gốc Latin khi cô tăng cân.

Ông đã đưa ra lời xin lỗi nửa vời khi đoạn băng video quay ông khoác lác về những lần đề nghị tình dục với phụ nữ bị tiết lộ.

Ông ngắc ngứ trong ba vòng tranh luận tranh cử tổng thống với các màn trình diễn ít có sự chuẩn bị.

Tất cả những điều đó không quan trọng. Dù ông bị mất điểm trong các cuộc thăm dò sau mấy sự cố trên, sự ủng hộ của ông như là lò xo – cuối cùng đã bật lại.

Có lẽ những vụ tai tiếng của Trump diễn ra nhiều quá và nhanh quá nên đối thủ chưa kịp trở tay. Có lẽ tính cách và sức lôi cuốn của ông Trump là quá mạnh, nên các vụ xì căng đan đã chóng qua. Vì lý do gì đi nữa, không gì hạ được ông.

Người ngoài cuộc

Người ngoài cuộcI
 AP
 Người ngoài cuộc

Ông Trump tranh cử chống lại đảng Dân chủ. Ông còn chống lại quyền lực ngay trong đảng của mình.

Ông đã thắng tất cả.

Ông Trump lên ngôi nhờ đã hạ gục nhiều đối thủ thứ cấp của đảng Cộng hòa . Một số người, kể cả Marco Rubio, Ted Cruz, Chris Christie và Ben Carson, cuối cùng cũng phải chùn. Một số người cố chống chọi với Trump, như Jeb Bush và Thống đốc bang Ohio John Kasich, bây giờ chỉ là người ngoài đảng nhìn vào.

Còn những người còn lại trong đảng, từ người phát ngôn của Thượng Nghị Viện Paul Ryan trở xuống thì sao? Ông Trump không cần đến sự giúp đỡ của họ – và có thể ông đã thắng vì ông đã không ngần ngại phản đối họ.

Thái độ không cần ai hết của ông Trump đã thể hiện sự độc lập và vị trí người ngoài cuộc của ông tại thời điểm mà nhiều người dân Mỹ bất mãn với Washington (dù họ không đủ bất mãn để đến mức không bầu lại các hạ nghị sĩ đang giữ ghế).

Các chính trị gia đã cảm nhận được tinh thần này của dân chúng – chẳng hạn đại biểu Bernie Sanders của đảng Dân chủ, cũng như ông Cruz. Tuy nhiên, không ai đã nắm bắt được tinh thần này bằng Trump, và ông đã vào được nhà Nhà Trắng nhờ điều đó.

Nhân tố Comey

Nhân tố ComeyImage copyright Reuters
Nhân tố Comey

Các cuộc thăm dò rõ ràng là đã sai khi dự đoán thành phần và lựa chọn của các vùng bầu cử, nhất là ở các bang miền Trung Tây Mỹ. Tuy nhiên, trong những ngày cuối cùng của chiến dịch, sự thật là các kết quả thăm dò cho thấy hai đối thủ sát nút và Trump có thể có đường thắng cử.

Con đường này không hề rõ cách đây hai tuần, khi mà giám đốc FBI James Comey đưa ra lá thư thông báo cơ quan này sẽ mở lại cuộc điều tra về việc sử dụng email cá nhân của bà Clinton.

Đúng là thời điểm đó, các kết quả thăm dò cho thấy khoảng cách đang thu hẹp, nhưng ông Trump được nhiều điểm nhất trong mấy tuần từ khi ông Comey đưa ra lá thư đầu tiên thông báo mở lại cuộc điều tra, cho đến khi ông có lá thư thứ hai nói FBI sẽ ngừng điều tra bà Clinton.

Dường như trong thời gian này, ông Trump đã củng cố đại bản doanh của mình thành công, đưa những người có quan điểm bảo thủ lâu năm về phe mình và làm tan vỡ hy vọng đưa ra thông điệp cuối chiến dịch ấn tượng với các cử tri Mỹ của bà Clinton.

Tất nhiên, các động thái của ông Comey sẽ không bao giờ là yếu tố quan trọng nếu bà Clinton luôn nghiêm chỉnh gửi tất cả các email công việc của mình qua các máy chủ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Điều này sẽ còn làm bà phải suy ngẫm lâu.

Tin vào bản năng

Tin vào bản năngImage copyright AP
 Tin vào bản năng

Cuộc tranh cử của ông Trump là không truyền thống nhất từ trước tới nay, nhưng cuối cùng ông lại thạo hơn tất cả các chuyên gia.

Ông chi nhiều tiền để mua mũ hơn là để thuê những người dự đoán phiếu bầu. Ông đến vận động ở các bang như Wisconsin và Michigan nơi mọi người nói ông không có khả năng thắng.

Ông tổ chức các cuộc gặp mặt cử tri lớn thay vì tập trung gõ cửa từng nhà và vận động dân đi bầu.

Ông có cuộc đại hội chính trị quốc gia bất đồng và có lúc hỗn loạn, và một bài phát biểu nhận chức ứng viên đen tối nhất trong các bài phát biểu cùng loại trong lịch sử chính trị đương thời Mỹ.

Ông chi tiêu ít hơn rất nhiều so với chiến dịch tranh cử của bà Clinton, cũng như ở vòng bầu cử đảng Cộng hòa thứ cấp. Ông lật ngược các tôn chỉ làm thế nào để thắng cử tổng thống.

Tất cả các quyết định này của ông Trump – và nhiều quyết định nữa – bị chế nhạo trong giới “hiểu biết”.

Tuy nhiên, cuối cùng thì các quyết định của ông Trump đã mang lại kết quả. Ông Trump và những người thân cận nhất của ông – con cái ông và một số ít cố vấn – sẽ là người cười sau. Và họ sẽ làm điều đó từ Nhà Trắng.

Đả ng bối rối khi kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng

Đảng bối rối khi kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng

Mặc Lâm, RFA
2016-11-08
np-trong

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trước phiên họp cuối cùng của Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 21/3/2016.

AFP photo

Lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam một Bộ trưởng sau khi về hưu đã bị kỷ luật vì các sai phạm khi còn tại chức. Điều này cho thấy không còn chuyện hạ cánh an toàn khi về hưu như trước đây nữa.

Tuy nhiên qua vụ kỷ luật nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ Chính Trị đã khá bối rối vì chưa tìm ra giải pháp tối ưu bởi quá nhiều nguyên tắc Đảng và pháp luật chồng chéo lên nhau khiến biện pháp kỷ luật giống như đánh vào chiếc áo chứ không phải nhân thân của người bị kỷ luật.

Đài Á Châu Tự Do tìm hiểu thêm qua ý kiến các đảng viên cao cấp và cái nhìn của họ trước sự việc này.

Từ việc ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn

Vấn đề trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng được đặt ra sau khi Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn do bị cáo giác đã làm thất thoát ngân sách hơn 3.000 tỷ trong khi còn làm việc dưới trướng của ông ta.

Ông Vũ Huy Hoàng buộc phải chịu trách nhiệm chính về những sai phạm, khuyết điểm của tổ chức đảng mà ông là người đứng đầu. Cá nhân ông Hoàng còn bị cho là thiếu gương mẫu, vụ lợi khi bổ nhiệm con trai của ông ta làm kiểm soát viên Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, rồi đề cử tham gia Hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn.

ho_so_trinh_xuan_thanh1.jpg
Ông Trịnh Xuân Thanh khi ở PVC – MT Photo courtesy of doisongphapluat.com

Tuy nhiên quan trọng nhất là thất thoát ngân sách lên tới hàng chục ngàn tỷ khi bao che cho Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) sau đó cơ cấu làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang cũng như đối với Vũ Đình Duy, cựu giám đốc của PVTex, thành viên Hội đồng Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng do Bộ trưởng Huy Hoàng nâng đỡ, bao che và có dấu hiệu thông đồng để cho Vũ Đình Duy thao túng mặc dù thua lỗ từ dự án này sang công trình khác.

Tuy nhiên, Vũ Đình Duy vẫn theo gót của Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài một cách suôn sẻ an toàn để lại cho người dân một câu hỏi rất lớn về vai trò của cơ quan điều tra và Bộ Công an.

Tôi thấy ông Nguyễn Phú Trọng ông ấy xử lý cái vụ này nó lúng túng như thế nào ấy. Gần đây nhất ông khiến người ta chê cười khi bảo rằng đánh tham nhũng là tự ta đánh vào ta.
TS Nguyễn Thanh Giang

Sáng ngày 4/11, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho hay sau vụ việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài cần phải hết sức chú ý tới công tác quản lý cán bộ. Tuy nhiên cũng chính ông Vương cho rằng do chưa có bản án của tòa nên ông Vũ Đình Duy có thể tự do đi lại.

Nhưng tự do đi lại không đồng nghĩa với tự do xuất cảnh khi đã có dấu hiệu phạm tội mặc dù chưa chính thức bị khởi tố.

Câu hỏi đặt ra về sự thiếu năng động của cơ quan điều tra khi biết chắc Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy là hai đối tượng có chung một vấn đề trong thời gian ông Vũ Huy Hoàng làm Bộ trưởng.

Đại biểu Quốc hội liên tiếp hết người này tới người khác đều cho rằng sự bỏ trốn của Vũ Đình Duy là chạy tội và vì vậy ông Vũ Huy Hoàng khó bị kết án vì hai nhân vật Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy đã cao chạy xa bay.

Đại Biểu Quốc hội Dương Trung Quốc lo lắng khi cho rằng nếu nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng là người duy nhất bị kỷ luật rồi sau đó vẫn trở lại tình trạng “hạ cánh an toàn” như cũ thì rất nguy hiểm. Tuyên bố của ông được dư luận cho rằng ông muốn ám chỉ tới vấn đề thanh toán phe cánh chứ không phải triệt hạ thành phần tham nhũng trong đảng.

Đến cách chức người không còn chức!

Bộ Chính trị Ban Bí thư tỏ ra bối rối khi cách chức một người không còn giữ chức, dư luận cho rằng đây là hành động “đánh chiếc áo để răn người mặc áo”.

Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng Basam

TS Nguyễn Thanh Giang, một cựu đảng viên, một nhà bất đồng chính kiến cho biết nhận định của ông về vai trò chính của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc này:

“Tôi thấy ông Nguyễn Phú Trọng ông ấy xử lý cái vụ này nó lúng túng như thế nào ấy. Ví dụ như vụ Trịnh Xuân Thanh thì sai trái quá rõ ràng lắm chịu trách nhiệm chính trong việc thua lỗ 3300 tỷ. Rồi bây giờ Vũ Huy Hoàng cũng như vậy nếu có thể quy kết liên đới trách nhiệm đối với Trịnh Xuân Thanh. Vũ Huy Hoàng đã làm thiệt thòi cho nhà nước, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng và lòng tin của nhân dân.

Khi mà giao cho ông Nguyễn Phú Trọng cái nhiệm vụ làm trưởng ban chống tham nhũng thì ông ta lại thanh minh cho tham nhũng ông ấy bảo Đường Tăng cũng phải hối lộ. Rồi ông bảo nếu mà đánh tham nhũng thì không khéo sẽ vỡ đảng, đánh chuột khéo vỡ bình. Cái câu gần đây nhất hết sức dở khiến người ta chê cười khi ông bảo rằng đánh tham nhũng là tự ta đánh vào ta. Đấy là những lời nói, chứ còn việc làm thì tôi thấy hoàn toàn vô tích sự, không làm được việc gì cả”.

Bây giờ cách chức người đã về hưu. Cái trò người ta làm hiện nay tào lao cho vui vậy thôi chứ không ăn thua gì đâu.
Ô. Nguyễn Khắc Mai

Cũng có ý kiến cho rằng ông Vũ Huy Hoàng bị kỷ luật qua cách chức là hình phạt cụ thể khiến ông mất tất cả, từ quá trình hoạt động cho tới những ưu đãi vật chất sau này.

Nhưng không ít người nghi ngờ cho rằng việc kỷ luật này chỉ là hình thức vì cơ sở vật chất thì ông Hoàng đã quá thừa thãi còn tinh thần phục vụ thì chưa chắc ông ta cần tới sau khi đã về hưu.

Cũng có nhận định phải cách chức ông Hoàng trước rồi mới áp dụng luật hình sự trong các sai phạm của ông. Nhận định này không nhận được đồng tình vì việc khởi tố ông Hoàng sẽ liên quan đến rất nhiều nhân vật khác.

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương cho biết cái nhìn của ông về những động thái này:

“Bây giờ cách chức người đã về hưu, cách chức thời gian nó đang làm. Vấn đề là hiện nay nếu có luật pháp thì đưa ra đàng hoàng tội nó đến đâu xử đến đấy. Nó xà xẻo bao nhiêu tiền của, tước đoạt lấy lại nộp cho công quỹ. Cái trò người ta làm hiện nay tào lao cho vui vậy thôi chứ không ăn thua gì đâu. Những anh có chức có quyền đều nhà cao cửa rộng. Hãy hỏi nhà tiền đâu ra với đồng lương như thế. Tước đoạt lại tất cả bọn lưu manh ăn cướp của dân của nước không từ ai hết cả. Từ Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng đến Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Phú Trọng rồi Đại Quang, Xuân Phúc… phải xem xét lại cho rành mạch chứ còn hiện nay là phe nọ đánh phe kia vậy thôi”

Mặc cho dư luận thế nào, ông Vũ Huy Hoàng xem ra vẫn tin vào vào vị trí mà ông từng có trong Bộ Chính trị. Không bị khai trừ đảng là lý do ông Hoàng vẫn có thể yên tâm rằng ông không thể bị khởi tố hình sự bất kể ông Tổng bí thư có nỗ lực thế nào nhằm triệt hạ ông.

RẤT HAY!

Facebook  Thảo Tâm shared Hung Lee‘s post.

Image may contain: 1 person , text
Hung Lee

RẤT HAY!

“…Mỗi vụ bắt người như với các blogger Ba Sàm, Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm, Hồ Hải, Lưu Văn Vịnh… sẽ đều có những cá nhân, những đơn vị an ninh, cảnh sát được thêm công ăn việc làm, được khen thưởng, được “kinh phí hỗ trợ”, hay ít nhất cũng là được cấp trên chú ý, ghi nhận thành tích và bản lĩnh. Nhất là khi blogger đó là nhà hoạt động nổi tiếng, có ảnh hưởng nào đó tới cộng đồng, có uy tín với quốc tế, và là người mà lực lượng an ninh đã dày công theo sát, lập chuyên án, lên kế hoạch bắt giữ từ lâu, tóm lại là đã bỏ nhiều công sức “đầu tư”.

Vậy, các bạn dũng cảm, điều đó tạo cảm hứng cho xã hội và đáng quý lắm. Nhưng xin đừng để việc các bạn đi tù trở thành cơ hội cho những kẻ bất lương kia giải ngân dự án, lên lương, lên chức…”

Pham Doan Trang

Vì quyền lực không thuộc về nhân dân

Vì quyền lực không thuộc về nhân dân

Luật sư Ngô Ngọc Trai

8-11-2016

Báo chí trong nước mới cho biết Sở lao động thương binh và xã hội thuộc tỉnh Hải Dương có tới 44 ghế lãnh đạo trong khi chỉ có 2 nhân viên.

Đây thực sự là một sự tha hóa của bộ máy công quyền.

Nếu không ngăn chặn thì tình trạng tha hóa sẽ đi đến thối nát.

Khi bị chất vấn trách nhiệm, vị quan chức nguyên là Giám đốc sở này phát biểu ‘Do khối lượng công việc quá lớn nên tôi phải bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo. Tôi làm việc đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì cán bộ, vì nhân dân’.

Những lời ngụy biện đã được đưa ra để bao biện cho việc làm sai trái.

Điều này không lạ, vì lớp cán bộ quản lý lâu nay luôn ngụy biện để lấp liếm sai trái yếu kém. Đạo đức công vụ yếu kém, dân biết hết nhưng không làm gì được.

Ở Việt Nam người ta không còn lạ gì việc phải chạy tiền mới được vào công chức nhà nước.

Và người ta cũng chẳng lạ gì việc phải hối lộ để được thăng chức cán bộ.

Vậy việc một sở mà có tới 44 ghế lãnh đạo, liệu có việc mua quan bán chức không? Có tham nhũng không? Việc này phải khởi tố hình sự để điều tra làm rõ vì nó có dấu hiệu của tội phạm về chức vụ.

Nhưng khả năng là người ta sẽ chẳng điều tra, vì lâu nay pháp luật vốn không nghiêm.

Đây là sự việc ở tỉnh Hải Dương, song nhiều người nghi ngờ tình trạng này còn tồn tại ở nhiều nơi khác.

Vì bộ máy công quyền được thiết lập vận hành giống nhau ở mọi nơi cho nên ‘tật bệnh lây nhiễm’ của các nơi này khó tránh khỏi là như nhau.

Vậy làm sao để phanh phui ngăn chặn?

Một lần nữa lại phải đặt câu hỏi về năng lực hoạt động của các thiết chế giám sát là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các địa phương.

Đây là thiết chế đại diện cho dân, được cho là nắm quyền lực, có chức năng giám sát bộ máy hành pháp tức Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Vậy các đại biểu Quốc hội của tỉnh Hải Dương ở đâu, làm việc thế nào?

Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương đã làm ăn ra sao mà để tồn tại một Sở có tới 44 ghế lãnh đạo và chỉ 02 nhân viên?

Nói từng Đại biểu hội đồng nhân dân nơi này, là những kẻ ăn hại đái nát thì có gì oan ức không?

Dẫn đến cơ sự này, có khi chính ông Giám đốc Sở lại là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

Tình trạng kiêm nhiệm giữa người giám sát và người bị giám sát như thế, chính là nguyên nhân dẫn đến sự mất tác dụng của thiết chế giám sát. Tạo ra khoảng không gian u tối khiến cho những tha hóa của công quyền có môi trường dung dưỡng tồn tại.

Sự kiêm nhiệm vô lý, trái ngược với những nguyên tắc của khoa học chính trị xã hội, trái ngược với nhận thức duy lý nơi con người.

Vì tất cả chúng ta đều tuân theo mẫu số chung là chủ nghĩa duy lý, tính duy lý là phần mềm định sẵn cho mọi hành động của tổ chức, cá nhân. Cho nên những điều phi lý trái lẽ đều được nhận ra và phải bị bác bỏ.

Tuy vậy sự vô lý vẫn tồn tại đầy rẫy trong đời sống xã hội Việt Nam.

Sự kiêm nhiệm giữa người giám sát và người bị giám sát là một sự vô lý.

Một cơ quan mà có tới 44 ghế lãnh đạo trong khi chỉ có 2 nhân viên là vô lý.

Mất hàng 700 tỷ đồng một năm để cắt cây tỉa cỏ là vô lý.

Có tiền cắt cây tỉa cỏ nhưng không có tiền làm việc cấp thiết hơn là cung cấp hệ thống nước sạch cho dân là vô lý.

Một tỉnh miền núi xin tiền xây dựng tượng đài hàng nghìn tỷ, trong khi trường lớp cho học sinh xập xệ, bệnh viện đường xá không xây, không chăm lo đầu tư phát triển kinh tế địa phương, đó là vô lý.

Mấy chục tỉnh năm nào cũng phải xin trợ cấp ngân sách từ trung ương, thu không đủ chi nhưng vẫn lập ra đủ ban bệ hội đoàn nào là Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, hội này ban nọ ở đủ mọi cấp ngành, làm tiêu ngốn ngân sách khiến cho bộ máy công quyền nặng nề đè nặng lên cơ thể xã hội, đó là điều vô lý.

Để cho cơ quan gây ra vụ án kêu oan, được quyền giải quyết xem có oan hay không là điều vô lý. Tử tù kêu oan 11 năm, nhưng nay không được gặp luật sư riêng để trao đổi, luật sư không được sao chụp hồ sơ vụ án để nghiên cứu, đó là một sự thách thức chà đạp lên pháp luật.

Phản ánh những tệ trạng xã hội, những tha hóa thối nát nhưng lại bị quy chụp ám hại là trái đạo lý.

Quản lý yếu kém, khiến mọi mặt đời sống xã hội đều có vấn đề, nhưng chỉ muốn khen, không muốn chê, đó là trái đạo lý.

Còn nhiều điều vô lý trái đạo nữa, ai cũng biết nhưng không làm gì được, vì một nguyên nhân bản chất đó là quyền lực không thuộc về nhân dân.

Quyền lực không thuộc nhân dân

Phải thừa nhận rằng lâu nay báo chí cũng đã phản ánh được nhiều sai phạm tiêu cực, nhiều vị lãnh đạo cũng cố công làm sạch bộ máy, nhưng những sai trái bất công vẫn tồn tại, và ngày càng thấy bộc lộ nhiều hơn.

Lý do là mặc dù bị phanh phui, nhưng khâu xử lý trách nhiệm lại quá yếu kém nên không có tác dụng răn đe.

Hình phạt nghiêm khắc có tác dụng răn đe.

Khi xảy ra sai phạm, thay vì thu thập tài liệu bằng chứng để xử lý thì người ta lại yêu cầu cấp dưới báo cáo.

Vì lối xử lý trách nhiệm nặng về báo cáo như vậy cho nên người ta luôn tìm cách ngụy biện cho bất cứ sai phạm nào.

Thay vì xử lý nghiêm làm gương người ta lại dây dưa kéo dài cái thời hạn giải quyết để nhân dân quên đi, và rồi ‘để lâu cứt trâu hóa bùn’.

Vì thế mà sai phạm không bị răn đe phòng ngừa, lại còn nảy nòi ra ở nhiều nơi khác.

Ở các nước theo thể chế đa đảng, các đảng phái đối lập cung cấp một nguồn lực giám sát mạnh đối với công quyền. Ngoài ra là giám sát từ xã hội dân sự, đó là những hội đoàn nhỏ của người dân, những bậc trí thức, những doanh nhân có uy tín, khi họ lên tiếng phản ánh vấn đề của công quyền thì đều có tính chất giám sát.

Ở Việt Nam chỉ có một đảng nên mức độ tính chất giám sát vốn đã ít, nhưng ngay các thiết chế bộ máy nhà nước có chức năng giám sát lại cũng yếu kém mất tác dụng, trong khi xã hội dân sự chưa phát triển.

Tựu chung lại những điều đó đã tạo ra môi trường màu mỡ cho lạm quyền, lộng quyền.

Và tồn tại điều đó là do bởi quyền lực đã không thuộc về nhân dân.

Bầu cử Mỹ: Hillary hay Trump sẽ là người thắng?

Bầu cử Mỹ: Hillary hay Trump sẽ là người thắng?

BBC

Anthony Zurcher

Phóng viên chuyên về Bắc Mỹ

8-11-2016

Ảnh: AFP

Trong hôm trước kỳ bầu cử tổng thống, bà Hillary Clinton có vẻ như đã nới rộng được khoảng cách giữa bà và ông Donald Trump trong các cuộc thăm dò dư luận cuối cùng trên toàn quốc.

Điều này không gây quá nhiều ngạc nhiên, khi mà nhìn thoáng kết quả các cuộc thăm dò được thực hiện trong sáu tháng qua, dễ nhận thấy mỗi khi ông Trump vượt lên đối thủ phe Dân chủ thì xu hướng đó sẽ lại nhanh chóng đảo chiều.

Người dân Mỹ có lẽ chưa quen được với viễn cảnh ông Trump lên làm tổng thống, và luôn có những lực lượng đối trọng lại mỗi khi điều này tỏ ra có khả năng trở thành hiện thực.

Điều gì sẽ xảy ra với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ?

Bầu cử Mỹ và xung đột Biển Đông

Nếu quả thực vậy, thì đây có lẽ sẽ là thời điểm thích hợp để bà Clinton dễ dàng giành chiến thắng.

Tất nhiên, không cuộc thăm dò nào tính đến chuyện cử tri phản ứng ra sao về việc Cục Điều tra Liên bang (FBI) tuyên bố bà Clinton không phạm tội hình sự trong vụ sử dụng email mới được nêu ra.

Dưới đây là những dự đoán mới nhất do một số tờ báo Mỹ đưa ra:

New York Times Upshot: Bà Clinton có 84% cơ hội chiến thắng

FiveThirtyEight: Bà Clinton có 65% cơ hội

HuffPost: Bà Clinton có 98% cơ hội

Tất nhiên, bầu cử Mỹ không phải là kỳ bỏ phiếu với chiến thắng được tính theo tỷ lệ ủng hộ trên toàn quốc. Đây là cuộc đua từ bang này qua bang khác nhằm giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri. Vòng thăm dò dư luận mới nhất tại các bang chiến địa cho thấy vẫn còn có những bang có thể giúp ông Trump giành ghế tổng thống.

Để thắng, ứng viên Cộng hòa sẽ hoặc phải thắng ở những bang này, hoặc bất ngờ thắng ở những nơi như Pennsylvania, Michigan hay Virginia, nơi các cuộc thăm dò cho thấy bà Clinton đang dẫn trước.

Khả năng đó tuy xa vời nhưng vẫn có thể xảy ra, và nó có thể được hỗ trợ bởi kết quả thăm dò có thể đã tính rằng lượng cử tri da trắng đi bỏ phiếu là thấp, hoặc tính lượng ủng hộ viên của bà Clinton, gồm người da màu và giới trẻ, nhiều hơn thực tế tại các khu vực bầu cử then chốt.

Tuy nhiên, để khả năng này trở thành hiện thực, ông Trump sẽ phải tỏ ra hoàn hảo, hoặc việc thăm dò dư luận đã không được thực hiện tại những tiểu bang có nhiều khác biệt so với nhau, là các bang có lượng đại cử tri đóng vai trò quyết định trong kết quả thành-bại.

Chẳng hạn như một lỗi ở cuộc thăm do dư luận tại New Hampshire sẽ không có nghĩa là kết quả thăm dò dư luận tại Florida nhiều khả năng cũng sai. Tính toán sai tại Michigan sẽ không mấy ảnh hưởng tới kết quả tại Colorado.

Ông Trump cũng có thể tính tới việc lượng cử tri gốc Mỹ La-tin vốn đông đảo trong việc bỏ phiếu sớm sẽ không đi bỏ phiếu trước khi phòng phiếu đóng cửa vào tối thứ Ba.

Trước ngày bầu cử, nhóm của bà Clinton có những lý do để có thể lạc quan một cách thận trọng. Còn nếu ông Trump chiến thắng, tại thời điểm này đó có thể coi là bất ngờ khiêm tốn (nhưng không phải là chưa từng xảy ra).

Cuộc chiến giữa đảng và chính phủ

Cuộc chiến giữa đảng và chính phủ

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-11-07

Tổng bí thư đảng công sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội Đảng lần thứ 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016.

Tổng bí thư đảng công sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội Đảng lần thứ 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016.

 AFP

Cuộc chiến giữa đảng và chính phủ

 04:40/07:24

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Trong liên tục hai năm qua các viên chức cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động đối ngoại, vốn là vai trò của ngành ngoại giao hay người đứng đầu chính phủ.

Các viên chức này là những người thuần túy hoạt động đảng chứ không giữ chức vụ gì trong chính phủ.

Điều gì đang xảy ra đằng sau những hoạt động này?

Sau đây là ý kiến một số nhà quan sát trong và ngoài nước về sự thay đổi này.

Thay đổi mô hình

Ông Đặng Xương Hùng, một cán bộ ngoại giao Việt Nam, từng là đảng viên cộng sản, nay bỏ đảng và tị nạn tại Thụy Sĩ nhận định về sự xuất hiện liên tục của các cán bộ đảng cộng sản cao cấp trong hoạt động đối ngoại:

Đảng cộng sản Việt Nam họ muốn chứng tỏ cho mọi người rằng là các chính phủ trên thế giới, kể cả Mỹ, đều công nhận sự khác biệt về thể chế, tức là công nhận một chế độ do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.”

Giáo sư Vũ Tường, giảng dạy tại khoa chính trị, Đại học Oregon ở Mỹ phân tích thêm về sự lãnh đạo của đảng cộng sản trong những hoạt động của nhà nước Việt Nam trong thời gian gần đây:

Trong quá trình chuyển qua kính tế thị trường, thì vai trò của đảng lu mờ rất nhiều so với chính phủ.
– Giáo sư Vũ Tường

 “Từ 2010, 2012 khi ông Trọng lên đã có cái xu hướng tăng cường sự quản lý của đảng trong những hoạt động của nhà nước. Từ lãnh vực ngoại giao đến kinh tế, đến nội chính… Theo tôi đọc các tài liệu của đảng thì sự tăng cường quan hệ đối ngoại của đảng này mục đích của nó là để các nước tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam là do đảng lãnh đạo. Trong quá trình chuyển qua kính tế thị trường, thì vai trò của đảng lu mờ rất nhiều so với chính phủ. So sánh ông Nguyễn Phú Trọng với ông Nguyễn Tấn Dũng thì sẽ thấy là nước ngoài người ta đều biết Nguyễn Tấn Dũng mà không biết Nguyễn Phú Trọng là ai cả, hay Nông Đức Mạnh trước đó.”

Giáo sư Tường cũng nói thêm là hoạt động đối ngoại của đảng là cũng nhằm để giải quyết những bất đồng với các nước có thể chế tương tự với Việt Nam như Trung quốc. Theo quan sát của ông thì ông Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện đến 17 chuyến viếng thăm ra nước ngoài.

Một nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Pháp là ông Nguyễn Gia Kiểng, người thành lập tổ chức Tập hợp dân chủ đa nguyên, tranh đấu cho chính trị đa đảng tại Việt Nam, bình luận rằng mô hình phân biệt đảng và nhà nước ở Việt Nam đang bị thay đổi:

“Chính sách phân biệt đảng và nhà nước đã đưa tới tình trạng ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng và bất chấp Bộ chính trị. Cho nên khuynh hướng hiện nay đã được công khai hóa là nhất thể hóa chính trị, chính sách cầm quyền tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là họ trở lại với mô hình mà đảng cộng sản đã bỏ đi hồi năm 1986, khi mở cửa là phân biệt đảng và nhà nước.”

Nhưng riêng trong lĩnh vực ngoại giao, ông Đặng Xương Hùng cho rằng thực ra không có thay đổi gì. Khi được hỏi rằng liệu tới đây vai trò của các viên chức bộ ngoại giao có bị lép đi so với các viên chức đảng phụ trách đối ngoại hay không, ông Đặng Xương Hùng không cho là như thế:

30446966202_809651b78c_k.jpg

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (phải) và ông Đinh Thế Huynh, thường trực Ban bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tại Washington DC ngày 25/10/2016. State photo

Theo quan sát của tôi thì tôi thấy những chuyến đi như của ông Trọng, ông Huynh, cũng là sự sắp xếp của ngoại giao Việt Nam với phía Mỹ, chứ không phải là của Ban đối ngoại, trong cái quan hệ, trong cái tình huống mà ngoại giao Việt Nam lợi dụng được việc người Mỹ chiều chuộng Việt Nam hơn trong bối cảnh người Mỹ thấy nguy cơ lấn át của Trung quốc ở châu Á Thái Bình Dương.

Sự quản lý đối ngoại của Việt Nam lâu nay vẫn như thế thôi, tức là mọi hoạt động đối ngoại đều thông qua ban bí thư và bộ chính trị hết. Các đề án quan trọng và các bước đi về đối ngoại cần thiết đều phải có các đề án được thông qua ở ban bí thư và bộ chính trị hết, chứ không hẳn ở một vai trò như ông Bộ trưởng Bộ ngoại giao.”

Trở lại việc thay đổi mô hình tách biệt hoạt động nhà nước và đảng cộng sản, ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng còn có một lý do nữa là sự lúng túng trong phương hướng điều hành, lãnh đạo đất nước của đảng cộng sản:

“Họ thấy rằng chủ nghĩa Mác lê Nin bị chối bỏ, rồi cái định hướng xã hội chủ nghĩa không còn hợp thời nữa, họ lại cố thủ trên cái mô hình đó, nên họ thấy rằng phải trở lại mô hình cũ. Hiện nay họ phải làm những việc mà họ không muốn làm. Những ai mà đọc nghị quyết của hội nghị trung ương bốn, và bài diễn văn bế mạc của ông Tổng bí thư thì đều thấy rằng họ phải làm những việc không muốn làm, ví dụ như họ nói nguyên nhân gây ra những khó khăn của kinh tế hiện nay là đầu tư công quá nhiều. Nhưng mà cuối cái bản phúc trình đó họ lại nói rằng muốn kinh tế giữ mức tăng trưởng thì phải tăng thêm đầu tư công.”

Đảng, nhà nước, và tranh chấp nội bộ

Sự xuất hiện của các viên chức cao cấp của đảng trên trường ngoại giao quốc tế cũng được ông Đặng Xương Hùng cho là có một lý do thứ hai là thể hiện sức mạnh của các nhân vật ấy trong cuộc đấu tranh nội bộ của đảng:

Cái đó nó thể hiện sự đấu đá nội bộ giữa các lãnh đạo Việt Nam trong việc quản lý chính quyền cũng như là cai trị đất nước. Vừa rồi các nhân vật như Phạm Quang Nghị, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Phú Trọng, tham gia vào các hoạt động ngoại giao có tính chất nổi bật để thể hiện mình.”

Có những viên chức, sau khi thực hiện một chuyến đi quan trọng tại nước ngoài như ông Phạm Quang Nghị lại bị thất bại khi trở về Việt Nam.

Từ khi Việt Nam mở cửa về kinh tế vào năm 1986, nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước cho rằng vai trò của chính phủ Việt Nam ngày càng lên cao. Trước những diễn biến mới khi đảng cộng sản đang muốn tăng cường sự quả lý của họ lên mọi hoạt động của nhà nước, Giáo sư Vũ Tường nhận định:

“Đương nhiên đó là chuyện ông Trọng và các ban đảng của ông ấy muốn, nhưng có làm được hay không lại là chuyện khác. Tôi nghĩ là ông ta đã vung tay quá trán, ông ta không có quyền lực cá nhân để tạo ra thay đổi, dù có thể tạo ra hay đổi trong nhất thời. Nhưng không đủ lực cá nhân để tạo ra thay đổi.”

Rồi sau này cũng sẽ có những nhân vật trốn đi nữa. Nó cho thấy rằng sự áp đặt khống chế hoàn toàn của ông Nguyễn Phú Trọng không hẳn là có hiệu quả.
– Ông Đặng Xương Hùng

 Ngay sau khi đại hội đảng cộng sản lần thứ 12 kết thúc hồi đầu năm nay, người ta thấy ông Nguyễn Tấn Dũng không còn giữ một cương vị nào nữa trong đảng cộng sản cũng như trong chính phủ. Ngay sau đó xảy ra một loạt vụ án kinh tế liên quan đến những người điều hành của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, nằm dưới quyền của ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây. Đó là vụ ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, ông Vũ Huy Hoàng nguyên Bộ trưởng Bộ công thương bị cách chức.

Trong khi đó thì ông Đinh La Thăng, đương kim ủy viên Bộ chính trị, cơ quan quyền lực nhất nước, cũng bị chỉ trích, dù không chính thức, là phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những chuyện tham nhũng ở tập đoàn dầu khí. Giáo sư Vũ Tường, dù cho biết là ông không có nhiều thông tin, nhưng cho rằng ông Thăng là một người thuộc nhóm của chính phủ ông Dũng, mà nhóm viên chức đảng muốn loại trừ.

Về quan hệ giữa đảng và chính phủ, gần đây trên tạp chí chuyên về lý luận của đảng cộng sản Việt Nam là Tạp chí cộng sản có đề cập một cách không chính thức chuyện nhất thể hóa bộ máy đảng và nhà nước. Theo Giáo sư Vũ Tường thì chuyện đó khó có thể xảy ra vì hiện không có một gương mặt nào đủ mạnh của nhóm cán bộ đảng có thể làm được điều đó. Giáo sư Tường nói thêm là chuyện như vậy có thể xảy ra do một nhân vật nào đó có nhiều quyền lực trong ngành công an hay quân đội, hay phải có nhiều tiềm lực kinh tế như ông Đinh La Thăng.

Khi chúng tôi thực hiện bài viết này, chúng tôi đã phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng vào ngày 3 tháng 10, Ông Đặng Xương Hùng cho biết nhận định của ông về cuộc tranh chấp giữa nhóm đảng và chính phủ:

“Rồi sau này cũng sẽ có những nhân vật trốn đi nữa. Nó cho thấy rằng sự áp đặt khống chế hoàn toàn của ông Nguyễn Phú Trọng không hẳn là có hiệu quả. Vụ Trịnh Xuân Thanh, rồi Vũ Huy Hoàng cho ta thấy phản ứng của phe chính phủ không hẳn lép vế hoàn toàn, phe của ông Trọng không hẳn là áp đảo.”

Ngày 5 tháng 11, báo chí Việt Nam loan tin rằng ông Vũ Đình Duy, một cán bộ quản lý cao cấp của tập đoàn dầu khí Việt Nam là người chịu trách nhiệm trong vụ bê bối tài chính ở một nhà máy do tập đoàn này quản lý. Bài báo trên báo thanh niên viết rằng cơ quan chủ quản của ông Duy là Bộ công thương cho biết ông không có mặt ở Việt Nam, nhưng không biết ông đi đâu.

Cảnh báo lũ lần thứ 3 tại các tỉnh miền Trung

Cảnh báo lũ lần thứ 3 tại các tỉnh miền Trung

2016-11-08

Trong lúc còn đang cố gắng khác phục những hậu quả của trận lũ thứ 2, người dân miền Trung lại phải lo đối phó với cơn lũ thứ 3.

Trong lúc còn đang cố gắng khác phục những hậu quả của trận lũ thứ 2, người dân miền Trung lại phải lo đối phó với cơn lũ thứ 3.

Courtesy of thanhnienonline

Vào sáng hôm nay 8/11, Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn trung ương dự báo đợt không khí lạnh đang bao trùm các tỉnh biên giới phía Bắc có nguy cơ gây nên đợt lũ thứ 3 cho các tỉnh miền Trung, từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế.

Vào chiều cùng ngày, báo giới trong nước cũng loan tin mực nước ở sông Gianh, ở Quảng Bình đang dâng cao và đã có 1 người rơi xuống sông mất tích.

Tại Hà Tĩnh, thủy điện Hố Hô, hồ Kẻ Gỗ và các hồ chứa gia tăng lưu lượng xã nước. Hiện khu vực huyện Hương Khê đã bị ngập trở lại và nước lũ ở sông Ngàn Sâu vượt mức báo động 1.

Theo báo cáo của Chi cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung-Tây Nguyên, nước ở sông Srêpốk, Đắk Lắk đang lên theo điều tiết của hồ thủy điện. Tình trạng ngập lụt tại các vùng trũng và ven sông thuộc địa bàn tỉnh này vẫn đang tiếp diễn.

Lũ chồng lũ

Trong khi đó, tổng kết thiệt hại do mưa lũ tuần qua tại miền Trung cho biết, có 15 người chết, 6 người mất tích, 20 người bị thương cùng gần 300 ngôi nhà bị ngập và hư hại hoàn toàn.

Tổng thiệt hại ước tính lên đến hơn 1.000 tỉ đồng tại 6 tỉnh bị ảnh hưởng do lũ, bao gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum và Đắk Nông.

Hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên chính thức đề nghị Chính phủ hỗ trợ xấp xỉ 350 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của đợt lũ thứ hai này.

Lũ lớn nhất trong 5 năm qua, dân Nha Trang chèo thuyền trên phố

Lũ lớn nhất trong 5 năm qua, dân Nha Trang chèo thuyền trên phố

Nha trang LỤT 2016 


LỤT KHẮP ĐẤT NƯỚC, TỪ HANOI ĐẾN SAIGON . DÂN KHỔ TRIỀN MIÊN !!!!!

Dân trí Lũ được cho là lớn nhất trong hơn nửa thập kỷ qua đã nhấn chìm nhiều làng mạc vùng ven của TP Nha Trang (Khánh Hòa). Người dân Nha Trang đang phải chèo thuyền trên phố để đi lại – một cảnh tượng hiếm thấy ở thành phố du lịch này.

Ông Lê Văn Mỹ, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang, Khánh Hòa), cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ, nước dâng cao khiến hàng nghìn hộ dân của của xã này đang bị cô lập.

Hiện các tuyến đường dẫn vào xã Vĩnh Ngọc đều bị nước lũ dâng cao bủa vây, có những đoạn dâng cao hơn 0,6m khiến giao thông bị tê liệt.

Theo Chủ tịch xã Vĩnh Ngọc, toàn xã này có 10 thôn thì có 7 thôn bị ngập nặng, với hơn 4.000 dân bị ảnh hưởng .“Kể từ năm 2010 đến nay, đây là trận lụt lớn nhất khiến xã bị ngập nặng, giờ xã thành như đảo rồi”, ông Mỹ nói.

Hình ảnh toàn cảnh về trận lụt ở TP Nha Trang, Khánh Hòa:

Lũ lên cao, người dân xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang) phải chèo thuyền di chuyển
Lũ lên cao, người dân xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang) phải chèo thuyền di chuyển
 Một em bé Nha Trang tập sống chung với lũ

Một em bé Nha Trang tập “sống chung với lũ”

Trường học ở TP Nha Trang bị nước lũ cô lập, học sinh phải nghỉ học
Trường học ở TP Nha Trang bị nước lũ cô lập, học sinh phải nghỉ học
Người dân Nha Trang chèo thuyền để vận chuyển hàng hóa
Người dân Nha Trang chèo thuyền để vận chuyển hàng hóa