Quý soeurs Dòng Phaolo Hàng Bột, Hà Nội đang bị khủng bố tinh thần

Quý soeurs Dòng Phaolo Hàng Bột, Hà Nội đang bị khủng bố tinh thần

Nhà thờ Thái Hà

29-9-2016

Những thanh niên mặc thường phục, họ có liên quan gì đến lợi ích khi muốn chiếm đất đai các nữ tu Dòng Phaolô? Ảnh: Nhà thờ TH

Thái Hà – Soeurs Nguyễn Thị Vi, Bề trên Tu viện cho biết, ông Phương, giới thiệu là Giám đốc Công ty dược tuyên bố: “Tôi thuê lại đất của nhà nước. Tôi đóng thuế cho nhà nước. Tôi không biết các soeurs là ai. Vụ việc này xảy ra, các soeurs đừng cho giáo dân đến. Nếu không sẽ có đổ máu’.

Ông Phương nói với soeur Bề Trên khi 40-50 thanh niên ‘côn đồ’ chĩa máy quay, một số nhảy vào khu vực đất của Tu viện đòi đo đất.

Những người trong nhóm ‘côn đồ’ đe dọa: Tối nay sẽ cắt điện Tu viện, cài đặt thêm 2 camera thông dụng không dây để theo dõi (hiện đang đặt 1 camera)

Vụ việc chiều này, như sau:

15 giờ, 29.09, khoảng 10 người mặc thường phục và một số người cầm máy đứng quay khu vực đất phía sau Tu viện.

Khoảng 17 giờ có ông Khương, công an Quận Đống Đa (có lúc ông nói an ninh tôn giáo) có mặt tại khu vực nhà của quý soeurs đang cho Công Ty Dược thuê.

Khi ông Khương rút đi có khoảng 40-50 thanh niên chĩa máy quay, xông vào khu đất của Tu viện đo đạc.

Cùng lúc này, một người giới thiệu tên là Phương Giám đốc Công ty dược vào gặp soeur Bề Trên Tu viện. Ông nói với soeur: “Tôi thuê lại đất của nhà nước. Tôi đóng thuế cho nhà nước. Tôi không biết các soeurs là ai. Vụ việc này xảy ra, các soeurs đừng cho giáo dân đến. Nếu không sẽ có đổ máu’.

Trong khi ông Phương có lời như đang đe dọa, quý soeurs thấy những thanh niên ngang nhiên vào khu vực Tu viện hoành hành nên đứng lên phản đối. Những người này xô đẩy quý soeurs,quyết đo đất.

Lúc này chuông nhà thờ đổ, kêu gọi bà con đến trợ giúp. Những người này rút dần, tụ tập về Công ty dược.

Quý soeurs cho biết, khu vực Công ty dược vốn trước là Trại Tế Bần của Dòng. Xí Nghiệp Xưởng Bào Chế Trung Ương Nước Việt Nam đã thuê lại của quý soeurs.

Hợp đồng thuê từ những năm 1955 đến nay quý soeurs vẫn còn giữ. Từ những năm 1993, phía công ty nhà nước vẫn còn trả tiền thuê đất thuê nhà.

Sau năm 1993, Công ty Dược không trả tiền thuê đất, thuê nhà, nhưng cũng không trả đất, trả cơ sở cho quý soeurs.

Quý soeurs cho biết, Công Ty Dược Phẩm Hà Nội đang dần chuyển đi và đang cho tư nhân thuê lại.

Tối 27.09, một số người những người bên Công ty Dược cho người đưa thép gai bít cửa sổ, cửa từ Tu viện ra khu đất sau Tu viện.

Quý soeurs và bà con giáo dân đã phản đối hành động phi pháp này.

Sáng 28.09, quý soeurs và bà con giáo dân đã đưa đơn khiếu nại khẩn cấp đến UBND Tp. Hà Nội, UBND Quận Đống Đa và Phường Hàng Bột cũng như Công an Phường Hàng Bột và Công an Quận Đống Đa.

Khi các cơ quan công quyền chưa trả lời thì vụ việc như chúng tôi nói đã diễn ra.

h1

h1

h1

Truyền Thông Thái Hà

‘Bộ tham nhũng, quyền lực’ đầu độc môi trường Việt Nam

‘Bộ tham nhũng, quyền lực’ đầu độc môi trường Việt Nam

Nguoi-viet.com

Người dân Hà Tĩnh biểu tình chống Formosa. (Hình: An Thanh Linh Giang)

Trần Tiến Dũng/Người Việt

SÀI GÒN (NV) – Sau sự kiện Formosa đầu độc biển, dạo gần đây người ta thấy hệ thống tuyên truyền của nhà cầm quyền Việt Nam khuếch tán nhiều diễn văn, câu nói về quyết tâm bảo vệ mội trường của chóp bu chế độ. Ai nghi ngờ, ai cả tin u mê thì đó là quyền cá nhân nhưng chỉ cần tay tư sản đỏ Lê Phước Vũ, chủ tập đoàn Tôn Hoa Sen, lên giọng vài câu nói về dự án thép Cà Ná là phơi trần sự thật về quyền lực ngầm ở Việt Nam.

Ông ta nói: “Chúng ta chỉ mới có mỗi vụ Formosa mà đã lớn chuyện! Tại sao chúng ta lại quá sợ sệt như thế?” Rồi ông ta hăng máu tuyên bố tiếp: “Ngu gì mà không làm thép.” Từ lâu dư luận Việt Nam đã hiểu: Yếu tố quyết định sự sinh tồn của môi trường sống Việt Nam hiện nay và tương lai không phải là các lãnh tụ Hà Nội, hay các tay tư sản trong và ngoài nước ăn theo chế độ mà chính quyền lực ghê tởm của đồng tiền tham nhũng.

Dưới chế độ hiện hành, ai dám nói có quyền lực lớn hơn quyền lực của đồng tiền tham nhũng. Thật vô ích khi chối bỏ thực tế đó! Ngay cả các ông được gọi là cộng sản tốt cũng phải cay đắng thừa nhận tham nhũng là số một. Dưới chế độ này, câu khẩu hiệu duy nhất được coi là đúng đã thuộc về hệ thống tham nhũng lũng đoạn: “Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền.”

Hôm coi TV thời sự về Hội Nghị Cấp Cao Khối Đông Nam Á, 2016 ở Lào. Ông H, người xe ôm la lớn trong quán cà phê. “Tao thấy có thằng Vũ -Tôn Hoa Sen ngồi sau lưng ông thủ tướng mới, có thằng nào cá với tao chầu nhậu không? Tao đố ai cản được vụ siêu nhà máy thép Ninh Thuận của thằng Vũ, nó sẽ ăn trùm?” Cả quán cà phê bình dân im phăng phắc.

Nhưng vụ Lê Phước Vũ đang âm mưu hốt nuốt cả vùng biển Nam Trung Phần chỉ là bề nổi của thảm trạng hủy hoại môi trường sống của cả dân tộc. Dự án nhà máy giấy Lee & Man đang chực chờ như lưỡi dao tẩm độc hạ sát sông Hậu, dư luận được biết thêm trên sông Tiền cũng sẽ có siêu nhà máy giấy của Trung Quốc, dự án siêu nhà máy giấy Đại Dương với 100% vốn đầu tư Trung Quốc. Đã được tỉnh Tiền Giang cấp phép. Sông Cửu Long đang chờ chết!

Lê Phước Vũ và dự án sản xuất thép Cà Ná bị dư luận tại Việt Nam chỉ trích. (Hình: Báo Lao Động)

Lê Phước Vũ và dự án sản xuất thép Cà Ná bị dư luận tại Việt Nam chỉ trích. (Hình: Báo Lao Động)

Từ khi có các cuộc biểu tình chống Formosa đầu độc biển Bắc Trung Phần bị chế độ đàn áp, nhưng các công dân ý thức thuộc các vùng miền khác của Việt Nam vẫn tin rằng chỉ cần không ăn cá và tắm biển Hà Tĩnh là có thể tạm thời tự vệ được trước các độc tố của tập đoàn tội phạm Formosa và bọn tham nhũng. Nhưng thời gian tới đây dân Việt cả Bắc Trung Nam sẽ chạy đâu cho thoát trước sự đầu độc có hệ thống này.

Một số nhà khoa học có lương tri lên tiếng rằng: Dù cho nước thảy công nghiệp có xử lý đúng tiêu chuẩn an toàn cũng sẽ không bao giờ bằng nguồn nước tự nhiên vốn có. Hơn thế nữa, thực trạng chế độ hiện hành cho thấy, dù hệ thống xử lý nước thải có hiện đại cỡ nào cũng chỉ là hệ thống bình phong mị dân, che cho các đường ống được lắp đặt với sự gật đầu của quyền lực tham nhũng xả thẳng chất độc ra môi trường.

Sau sự việc chế độ Hà Nội nhận tiền đền bù rồi ngó lơ không truy tố tập đoàn Formosa – Hà Tĩnh, dư luận cho rằng, ở Việt Nam, dưới chế độ hiện hành, ai cũng biết hệ thống chóp bu cầm quyền sống trên pháp luật của chính họ; nay lại có thêm một thành phần mới sống và làm ăn trên pháp luật, đó là các băng lợi ích sân sau của cán bộ cấp cao và các tập đoàn tư sản đỏ đa quốc tịch, mà nhiều nhất là quốc tịch Trung Quốc và các vùng lãnh thổ khác thuộc Trung Quốc.

Như vậy từ hạt cơm, cọng rau, con cá… cho đến các dự án công nghiệp đang được quyền lực tham nhũng cò con đến cấp cao bảo kê thì lấy đâu ra một tòa án nghiêm khắc dám xử lý.

Có người nói rằng đã lác đác vài vụ tịch thu, bỏ tù các thương buôn bán chất cấm trong nông nghiệp, thực phẩm… Nhưng người công bằng thì cho rằng chưa hề có vụ án đóng cửa khu công nghiệp, siêu nhà máy nào dù họ đã có bằng chứng phạm tội hủy hoại môi trường, đơn cử là Formosa hay trước đây là Vedan…

Thế nên, dư luận rành “luật chơi” của quyền lực tham nhũng nói với nhau rằng: Càng có nhiều con buôn hủy hoại môi trường thì cán bộ tham nhũng lớn ăn kiểu cá mập, cán bộ nhỏ ăn kiểu cá chốt, bọn nào cũng no nê cả.”

Không lạ khi dư luận khắp cả nước đều chung một nhận định về hệ thống cầm quyền Hà Nội hiện hành rất chính xác như sau: “Ở Việt Nam chỉ có một bộ duy nhất và bộ ấy có quyền lực bao trùm tất cả đấy là: Bộ tham nhũng!”

Những người yêu thích nhạc vàng ở Hà Nội xưa và nay

Những người yêu thích nhạc vàng ở Hà Nội xưa và nay

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-09-29
loc-vang-622.jpg

Ông Nguyễn Văn Lộc hát tình ca tại quán Cà Phê Lộc Vàng.

Hình do Ông Lộc Vàng cung cấp

Nhạc phẩm Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay của Đoàn Chuẩn Từ Linh, với tiếng hát của Nguyễn Văn Lộc hay Lộc Vàng, người một đời đam mê gắn bó với nhạc vàng từng bị cấm bị liệt vào dạng văn hóa đồi trụy ở miền Bắc và suốt hai thập niên sau 1975 ở miền Nam:

Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bạn bè gọi tôi là Lộc Vàng vì ngày xưa tôi mê nhạc vàng, tôi hay hát nhạc vàng.

Nhạc vàng là dòng nhạc từ trước 1954, khi đất nước Việt Nam là một nước, thì những nhạc sĩ sáng tác những nốt nhạc những lời văn quí như vàng cho nên người ta gọi đó là nhạc vàng . Đấy là dòng nhạc trữ tình của Việt Nam, thí dụ như những tác phẩm của Văn Cao, Đoàn Chuẩn Từ Linh, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Tý, Đặng Thế Phong, Châu Kỳ, và cả Phạm Duy nữa… mà người ta gọi là nền tân nhạc cũng là đúng.

Tù tội vì trót yêu nhạc vàng

Năm 1965, ba cậu thanh niên cùng mê nhạc vàng là Thành, Toán Xồm và Lộc Vàng gặp nhau:

Anh Toán nhiều tuổi hơn tôi, sinh năm 1932, còn anh Thành sinh năm 1944, hơn tôi một tuổi. Ba anh em đều thích đàn thích hát, tập trung với nhau thành một tốp 3 người đóng cửa hát ở trong nhà. Toàn hát nhạc tiền chiến ngày xưa thôi, bạn bè ai thích nghe thì đến. Cứ đóng của hát với bnhau, hát dấm hát dúi, hát không cho hàng xóm nghe. Bọn tôi thậm chí một bao thuốc lá một ấm trà có thể ngồi hát thâu đêm suốt sáng được.

Họ bảo bọn tôi phản động, tuyên truyền văn hóa trụy lạc của chủ nghĩa đế quốc, chống lại chính sách của nhà nước, phá hoại nền văn hóa của chủ nghĩa xã hội.
-Nghệ sĩ Lộc Vàng

Bởi duyên nợ ba sinh với nhạc vàng, ông Lộc Vàng kể tiếp, năm 1968 cả 3 anh em Toán Xồm, Thành, Lộc Vàng bị bắt và bị nhốt tại Hòa Lò. Cho đến năm 1971 mới được mang ra xét xử tại tòa án thành phố Hà Nội:

Họ bảo bọn tôi phản động, tuyên truyền văn hóa trụy lạc của chủ nghĩa đế quốc, chống lại chính sách của nhà nước, phá hoại nền văn hóa của chủ nghĩa xã hội.

Ngưởi ta cũng nghi là bọn tôi ăn lương ở trong miền Nam, tung tiền cho bọn tôi ăn chơi.

Kết quả, ông Toán Xồm bị kêu án 15 năm tù cộng 5 năm mất quyền công dân, ông Lộc Vàng 10 năm tù cộng 4 năm mất quyền công dân, ông Thành 5 năm tù và 3 năm mất quyền công dân. Năm 1973, sau khi Hà Nội ký kết Hiệp Định Paris thì cả 3 được giảm án:

Người ta giảm cho anh Toán Xồm 3 năm, tôi thì họ giảm 2 năm, anh Thành được giảm một năm rưỡi. Tức là trong văn bản Hiệp Định Paris 73 là Ủy Ban Quốc Tế có trách nhiệm giám sát đáp ứng tù nhân giữa hài miền nhưng miền Nam họ làm mà miền Bắc họ không làm, họ giảm án cho bọn tôi thôi chứ không cho Ủy Ban Quốc Tế giám sát. Cuối cùng tôi ở 8 năm tôi về, anh Toán Xồm 12 năm còn anh Thành ở 3 năm 6 tháng.

Buồn nhất và đau nhất không chỉ là những năm dài tù tội đối với những thanh niên trót yêu nhạc vàng mà còn là cái chết thương tâm của ông Toán Xồm, tên thật là Phan Thắng Toán

Anh Toán Xồm thì cuộc đời bi thảm nhất, sau khi về thì mất hết nhà cửa thề là anh ngủ vĩa hè và cuối cùng chết ở vĩa hè. Tấm ảnh chụp tôi châm thuốc lá cho anh tôi treo ở quán cà phê của tôi được nhiều người chụp đưa lên mạng. Sáng 30 tháng Tư 1994 anh Toán Xồm chết còng queo ở vĩa hè ngoài đường, anh được 62 tuổi.

Từ Paris, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả tập truyện Đêm Giữa Ban Ngày, cho Thanh Trúc biết ông Lộc Vàng là bạn tù của ông ở trại Phong Quang ngày trước.

Cái này thì nó buồn cười, nó phải xuất phát từ những cái đầu cực kỳ ngu xuẩn thì mới làm như vậy. Những người như anh Toán Xồm hay anh Lộc Vàng mà bị bắt lên và ở tù cùng với chúng tôi thì chúng tôi chỉ lấy làm lạ tại sao họ có thể làm một việc phi lý đến như vậy được mà lại có cả tòa án xử. Chứ còn như chúng tôi thì không có tòa án xử nà người ta cứ bỏ vào tù và khi nào hỏi là các anh đinh giam chúng tôi đến bao giờ thì họ chỉ tay lên trời nếu lúc đó đứng ở ngoài trời, còn nếu ở trong nhà thì họ chỉ tay lên trần, họ nói cái này là ở trên chứ chúng tôi không biết.

nguyen-van-loc-phan-thang-toan-400.jpg
Nghệ sĩ Lộc Vàng và người bạn cùng hát nhạc vàng Phan Thắng Toán ( đã chết).

Chuyện yêu và hát nhạc vàng đến phải đi tù như những người mang trọng án đã gây chấn động một thời ở Hà Nội. Nhạc sĩ tài danh Tô Hải, hiện đang sống ở Pháp, từng ghi lại chuyện nàytrong tác phẩm Hồi Ký Một Thàng Hèn của ông. Một nhà báo độc lập là ông Trần Ngọc Quang, từ Hà Nội vào sống ở Nha Trang, cho biết:

Nhạc vàng nó đi vào lòng người Việt Nam. Bọn tôi lúc trẻ bắt đầu vào đại học thì vụ của anh Lộc Vàng đã ầm ĩ cả lên rồi. Suy ra thì một chế độ mà cứ theo cái quan niệm tuyên truyền rằng những bài hát đi vào lòng người như vậy thì nó ảnh hưởng đến ý chí chiến đấu của những người cộng sản thì đấy là quan điểm phiến diện của họ, không thể nào hội nhập với ý thức của nhân loại.

Cuốn Hồi Ký Một Thằng Hèn của anh Tô Hải nhắc lại vụ án như vậy bởi nó hằn sâu trong ký ức của mỗi người Việt. Cho nên lịch sử Việt Nam hiện đại là một lịch sử đau thương nhục nhã bởi cái lề thói nắm quyền của một chế độ mà người ta coi đấy là quyền năng vô hạn.

Cà phê Lộc Vàng ra đời

Thế rồi, từ những qui định ngặt nghèo và những cấm đoán khắc khe như tận diệt văn hóa đồi trụy, tiêu hủy tàn du đế quốc, giữa thập niên 90 trở về sau nhạc vàng gần như được cởi trói, và giữa lòng Hà Nội, bên cạnh một số quán cà phê hiếm hoi mang dư vị nhạc tiền chiến, quán Lộc Vàng ven Hồ Tây cũng góp mặt một cách khiêm tốn nhưng bền bỉ.

Tại đây, mỗi tối thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy, người từng bị tù 46 năm xưa, nay là nghệ sĩ Lộc Vàng với mái tóc ngã màu năm tháng, đêm đêm say đắm mà trang trọng thả hồn và trải từng lời ca đẹp như thơ như mơ vào lòng người thưởng ngoạn. Những bài ca ngày xưa, những tiếng hát bây giờ ở Cà Phê Lộc Vàng gợi nhớ một thời thanh xuân lãng mạn trước chiến tranh, khiến người thưởng thức suy gẫm về giá trị của dòng nhạc mà ông Lộc Vàng cho là đã ngấm vào máu của ông và bằng hữu:

Sau 75 thì tất cả những băng đĩa miền Nam tràn ngập ra ngoài Bắc và mãi đến năm 97 nhà nước Việt Nam này mới khôi phục, ca ngợi, tôn vinh dòng nhạc đó. Cho đến ngày hôm nay chính bản thân dòng nhạc vàng đó nhà nước người ta gọi là nhạc tiền chiến và người ta còn bảo là di sản văn hóa của dân tộc.

Tất cả những thứ đó nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng tình cảm, nuôi dưỡng trí tuệ, nuôi dưỡng tình người của bọn tôi mà tôi có được như ngày hôm nay.

Nhưng đó là sau nhiều lần mở quán cà phê hát nhạc vàng mà bị cấm cản thì cuối cùng Cà Phê Lộc Vàng mới ra đời và trụ được tám năm ở một Hà Nội đang phát triển một cách hối hả. Nghệ sĩ Lộc Vàng chia sẻ:

Sau 75 thì tất cả những băng đĩa miền Nam tràn ngập ra ngoài Bắc và mãi đến năm 97 nhà nước Việt Nam này mới khôi phục, ca ngợi, tôn vinh dòng nhạc đó. Cho đến ngày hôm nay chính bản thân dòng nhạc vàng đó nhà nước người ta gọi là nhạc tiền chiến và người ta còn bảo là di sản văn hóa của dân tộc.
-Nghệ sĩ Lộc Vàng

Tôi mở quán cà phê không phải lần thứ nhất mà lần này là lần thứ tư. Năm 91 tôi mở một quán, 94 mở một quán, 97 mở một quán, ba lần đều mất trắng hết, không có giấy phép của nhà nước. Cuối cùng, đến 2008, tôi quyết tâm gây dựng lên một quán cà phê đẹp ở Hồ Tây. Thời điểm này nhà nước bung ra, nhạc tiền chiến được ca ngợi, tôi mới tồn tại được 8 năm trời.

Nhưng trong 8 năm này tôi lỗ vốn hàng mấy tỷ đồng, tôi bán sạch hết nhà cửa, tôi chấp nhận bù lỗ để mở một quán cà phê. Tôi gây dựng lại nền tân nhạc Việt Nam cũng chỉ vì mê hát, tôi mở quán ra để tôi được hát cho những người yêu thích dòng nhạc xưa đến quán tôi thưởng thức. Tôi hát và tôi bảo vệ đúng gốc của những bản nhạc đó.

Sức cuốn hút của quán Cà Phê Lộc Vàng như thế nào được chủ nhân của nó trình bày như sau:

Dòng nhạc này là dòng nhạc trí thức của người Việt Nam. Người già bản thân đã có tâm hồn và trí tuệ và yêu thích dòng nhạc này thì không nói làm gì thì không nói làm gì. Còn lớp trẻ, tôi bảo những người trẻ đã đến quan tôi, đã tìm và đã hiểu được những lời văn sâu sắc, những nét nhạc mượt mà và những tình cảm chứa đọng của con người… Những lớp trẻ đó tôi đánh giá là có trí thức,có ý thức, có tâm hồn. Bây giờ các cháu đến tìm hiểu nhiều lắm.

Còn trẻ mà thấm thía và say mê nhạc vàng để rồi trở thành người chuyên hát nhạc vàng thì không ai hơn được Hồng Hải, hiện là ca sĩ thường trực của Cà Phê Lộc Vàng:

Hồng Hải sinh năm 78, sinh ra thì đã hết chiến tranh rồi. Hồng Hải đi hát từ lúc nhỏ, sinh hoạt ở Khu Văn Hóa. Năm 17 tuổi thì hình như nghe và hát dòng nhạc vàng trữ tình này thì tự nhiên nghe thấm thía lắm, nó cứ ngấm vào trong máu của mình thôi, và cứ thế là theo đuổi là hát dòng nhạc này thôi. Cộng theo với cả biết chú Lộc, biết về cuộc đời của chú, cùng hát với chú ở trên quán thì cũng ảnh hưởng những ca khúc mà ở lứa tuổi Hồng Hải thì không thể biết được.

Tất cả những ca khúc mà ngày xưa bị cấm thì bây giờ đang hát trên truyền hình. Những ca khúc này đi vào tình yêu đời sống của từng người một. đời sống, Theo như cá nhân Hồng Hải nghĩ thì chắc là do thời cuộc, do vì đất nước hai miền chia cách rồi là chiến tranh cho nên có thể hát những ca khúc này thì nó làm chùng lòng xuống. Thời bây giờ thì không đúng rồi, đấy là theo như những người trẻ như Hồng Hải cảm nhận như thế.

Theo nhận xét của Hồng Hải, khách đến Cà Phê Lộc Vàng khá là đa dạng, người lớn tuổi đương nhiên là đông mà người trẻ cũng không thiếu, đặc biệt có cả những người xa xứ về thăm quê hương và kể cả người ngoại quốc. Điều này được ông Lộc Vàng xác nhận:

Có những người khách quốc tế tôi hỏi người ta thì người ta bảo người ta không biết tiếng nhưng mà nghe giai điệu người ta thích. Thì cũng giống như tôi nghe nhạc Mỹ, tôi có biết tiếng Mỹ đâu, thế nhưng nghe giai điệu, nghe ca sĩ hát hay là tôi vẫn mê.

Ông Lê Đắc Long, khách quen thuộc của quàn Cà Phê Lộc Vàng, nói rằng ông thích không khí văn nghệ đầm ấm và thân mật của quán cà phê cũng như đồng cảm với tình yêu mà ông Lộc Vàng dành cho nhạc vàng:

Dòng nhạc này tôi thích từ xưa chứ không phải vì tôi là người Hà Nội mà tôi thích. Cùng một ý cùng sở thích là thích chứ không phải cứ người Hà Nội mới thích đâu.

Quán của anh Lộc là môt quán bình thường ở Hà Nội, chúng tôi đến quán vì chúng tôi thích nghe lời những bài hát. Bọn tôi trong xã hội chủ nghĩa thì được đào tạo như nhau nhưng mà con người vẫn là con người. Tôi may mắn là vợ cũng thích nghe những dòng nhạc này, mình cảm tưởng có mình trong đó, có vợ mình ngày xưa yêu đương như thế nào. Chứ còn nói xin lỗi nhạc cộng sản tôi không bao giờ nghe. Chúng tôi thích những cái về tâm hồn, về những vui buồn sướng khổ đúng tâm hồn của mình. Cứ rỗi tối nào thì vợ chồng tôi lên đây, uống cà phê là phụ nhưng gặp bạn bè, gặp anh em rồi nghe nhạc là chính.

Quí vị có đồng ý với Thanh Trúc là có những người, dẫu ít ỏi như ông Lộc Vàng hôm nay, không chỉ nhờ giọng ca để có thể say sưa hát ngày nay qua ngày khác những nhạc phẩm lừng danh của những Đoàn Chuẩn Từ Linh, Văn Cao, Nguyễn Thế Phong, Nguyễn Văn Khánh, Phạm Duy, mà còn làm cho những ca từ tuyệt vời của các nhạc sĩ lừng danh đó bay cao, bay xa và thăng hoa trong cảm xúc rất đổi chân thật và rất đời.

Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị thứ Năm tuần tới.

Sự thật: Nhiều quan chức VN đang lên kế hoạch đi ‘tị nạn’ ở nước ngoài?

Sự thật: Nhiều quan chức VN đang lên kế hoạch đi ‘tị nạn’ ở nước ngoài?

Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người hiện nay hoài nghi về mức độ chân thật của nó.

Từ Hồ sơ Panama đến đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường

Mặc dù từ lâu đã có nhiều dư luận về hiện tượng một số quan chức Việt âm thầm tẩu tán tài sản ra nước ngoài, nhưng chỉ đến năm 2016 lần đầu tiên mới bật ra thông tin theo một cách “chẳng giống ai”: sự rò rỉ bất ngờ và sau đó là tiết lộ của vụ Hồ sơ Panama đã lôi ra ánh sáng việc Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế”. Tổng cộng có đến 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài trong những năm qua.

Người Việt âm thầm ra nước ngoài
Người Việt âm thầm ra nước ngoài

Nhưng sau vụ Hồ sơ Panama, mọi chuyện lại trở về khoảng lặng êm đềm trong quá khứ của nó. Không một cơ quan và quan chức nào của Việt Nam muốn tự vạch áo cho người xem lưng. Vì thế đã chẳng có một cuộc điều tra nào, dù chỉ cho có, đối với “Hậu Hồ sơ Panama”.

Người Việt âm thầm ra nước ngoài

Chỉ đến tháng 7/2016, ngay trước thời điểm thông qua lần cuối tư cách của gần 500 đại biểu Quốc hội, Việt Nam mới “bỗng dưng” phát hiện một chuyện cười ra nước mắt: nữ đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở… Cộng hòa Malta – một quốc gia chỉ rộng có 300 cây số vuông, nằm ở một xó của châu Âu, tạo ấn tượng nổi bật nhất nhờ vào hai việc: trở thành rổ đựng bóng trong các trận cầu quốc tế, và dễ tránh thuế đánh vào tài sản cá nhân.

Hẳn nhiên với lý do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã vi phạm điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam về việc công dân Việt Nam không được có hai quốc tịch, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã phải họp đột xuất để bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu của bà Hường.

Tuy nhiên, vấn đề có lẽ không chỉ nằm ở chỗ tư cách đại biểu quốc hội xen kẽ tư cách “công dân Malta” của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, mà từ vụ việc của bà Hường, người dân đã có hẳn một bằng chứng xác thực về chuyện đến cả đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng chuẩn bị “ra đi tìm đường cứu nước” như thế nào, thay vì trước đây chỉ nghe đồn đoán về “một bộ phận không nhỏ” đã chuẩn bị nhảy lên máy bay chuồn ra nước ngoài nếu Tổ quốc “có biến”.

‘Đặt vé chưa?’ và nhìn từ Trung Quốc

Thật thế, trong những năm gần đây, một số đại gia và quan chức khi gặp nhau trên bàn nhậu thường nháy mắt đầy ngụ ý “Đặt vé chưa?”. Trước đó là một câu hỏi khác “Có thẻ xanh chưa?”.

Cũng đã từ lâu, trong giới đại gia và quan chức, đặc biệt ở khu vực Hà Nội, khá phổ biến kinh nghiệm cần một khoản chi phí 500.000 đô la để được nhập tịch Canada. Ngay trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, một đơn thư gửi đến Bộ Chính trị đã tố cáo bà Nguyễn Thị Thanh Phượng, con gái thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng, có quốc tịch Mỹ…

Người Việt âm thầm ra nước ngoài
Người Việt âm thầm ra nước ngoài

Dù chẳng ai dám nói trắng ra, nhưng nhiều quan chức và thương gia đều ngầm hiểu với nhau là việc có thêm một quốc tịch nước ngoài mà do đó vi phạm luật Việt Nam là “chẳng có gì xấu trong tình hình hiện nay”.

Tuy không có số liệu thống kê nào, nhưng bầu không khí ở Việt Nam là khá gần gũi với Trung Quốc.

Theo số liệu của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc, riêng trong năm 2011, các chính phủ nước ngoài đã giúp bắt giữ 1.631 người Trung Quốc chạy trốn vì “các hành động tội phạm liên quan đến công việc” và thu hồi 7,8 tỉ nhân dân tệ (1,2 tỉ USD) tài sản nhà nước bị đánh cắp. Phần lớn đối tượng phạm tội đều là quan chức và nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước.

Hiện tượng các quan tham Trung Quốc chuyển tài sản cho các thành viên trong gia đình mang ra nước ngoài và họ không giữ gì trong tay, sau khi gia đình định cư an toàn ở nước ngoài những quan tham này mới lên kế hoạch thoát thân, đang trở thành phổ biến ở Trung Quốc.

Điểm đến hàng đầu cho các dòng tiền Trung Quốc chảy ra nước ngoài phi pháp là Mỹ, Châu Âu, Australia, Canada… Tại Mỹ, Los Angeles là điểm đến ưa thích nhất của các quan tham Trung Quốc.

Vụ bê bối chính trị của gia đình Bạc Hy Lai – Cốc Khai Lai bị phanh phui khiến dư luận kinh ngạc về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền kiếm được từ tham nhũng của các ông quan tham Trung Quốc. “Xách tay” hàng nghìn tỷ USD ra khỏi đất nước, mua bất động sản cao cấp ở nước ngoài, tiêu tiền cho gái, đánh bạc… là những cách thức tẩu tán tiền ra nước ngoài phổ biến của các quan tham Trung Quốc.

Một bản báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chỉ ra những cách mà các tham quan Trung Quốc thường sử dụng để chuyển tiền ra nước ngoài:

Sự thật: Nhiều quan chức VN đang lên kế hoạch đi ‘tị nạn’ ở nước ngoài?
Sự thật: Nhiều quan chức VN đang lên kế hoạch đi ‘tị nạn’ ở nước ngoài?

– Một vài người dùng cách đơn giản là tự mình hoặc cho người xách những vali lớn đựng đầy tiền qua biên giới.

– Một số khác sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hiệu với khối lượng lớn ở nước ngoài, sau đó dùng tiền biển thủ công quỹ hoặc tiền hối lộ để bù vào thẻ tín dụng.

– Trong một số trường hợp, tham quan nhận tiền hối lộ ở nước ngoài và dùng tiền đó mua bất động sản cũng ở nước ngoài, hoặc chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản ở nước ngoài.

– Ly dị giả cũng là một cách để các quan tham Trung Quốc tẩu tán tài sản ra nước ngoài.

– Nếu tinh vi hơn, tham quan sẽ thành lập công ty ở những nơi như British Virgin Islands song song với một công ty trong nước. Kế đó, họ cho công ty trong nước mua nguyên vật liệu từ công ty ở nước ngoài với mức giá “trên trời” rồi để công ty trong nước bán hàng cho công ty nước ngoài với giá dưới mức giá thị trường. Công ty ở trong nước sau đó sẽ phá sản theo một kịch bản có sẵn, rồi công ty ở nước ngoài sẽ thâu tóm công ty phá sản này.

– Một kênh rửa tiền phổ biến khác là các sòng bạc ở “thiên đường casino” Macao. Do quy định kiểm soát chuyển tiền ra nước ngoài, các sòng bạc Macau cho phép khách hàng từ đại lục để Nhân dân tệ trong nhà băng ở đại lục rồi chuyển bằng thẻ tín dụng tới Macao, thường là với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng tiền gửi ban đầu tại ngân hàng. Người thắng bạc có thể được trả bằng đô la Hồng Kông và chuyển số tiền này đến một địa chỉ khác, nhưng cũng có lúc tham quan thắng bạc cầm thẳng số tiền này mang đi…

Thế giới thu hồi tài sản tham nhũng ra sao?

Chỉ đến gần đây mới xuất hiện vài số liệu cho biết số ngoại tệ được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài có năm đã lên đến 19 tỷ USD. Con số này cho thấy rất nhiều quan chức và thương gia đã âm thầm chuyển tiền bạc ra các nước, bất chấp kỷ luật đảng. Nếu quan chức Trung Quốc “thích” những nước như Canada, Mỹ, Anh, Pháp…, thì quan tham Việt Nam có lẽ cũng như vậy.

Không khó để hình dung rằng số tiền từ 500.000 đến 1 triệu bảng Anh mà đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường bỏ ra để nhập quốc tịch Malta có thể chẳng là gì so với những quan tham giàu có ở Việt Nam.

Nhưng cho tới nay, cơ sở pháp lý của Việt Nam, công cụ phòng chống tham nhũng và nhất là thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán vẫn hoàn toàn chưa có biện pháp chế tài. Việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài vẫn rất dễ thực hiện thông qua các giao dịch điện tử ngầm hoặc đội lốt hợp tác đầu tư thông qua các công ty bình phong ở nước ngoài.

Năm 2014, trong một bài viết cho đài VOA, Bùi Tín – một người tỵ nạn chính trị, đã cung cấp một số thông tin đáng chú ý về cơ chế nhằm thu hồi tài sản tham nhũng từ các chế độ cũ. Một kinh nghiệm từng có là khi cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các chế độ mới đã không kịp thời xử lý nghiêm những tài sản phi pháp của hệ thống cầm quyền cũ, nên tài sản chung đã bị tẩu tán, phân tán, lọt lưới pháp luật, tạo nên một số “tỷ phú mafia đỏ ” những phe nhóm lợi ích thuộc gia tộc các quan chức cầm quyền cũ; nhờ thế số người này vẫn chế ngự và lũng đoạn nền kinh tế và tài chính quốc gia, mặc dù lịch sử đã sang trang.

Tháng 3 năm 2007, cuộc họp liên tịch giữa Tổ chức chống buôn lậu và tội ác của LHQ (UNODC) và một nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã lập ra một cơ chế mang tên Stolen Asset Recovery Initiative (StAR– Chương trình thu hồi tài sản phi pháp) nhằm hướng dẫn và giúp đỡ các nước thực hiện việc thu hồi các tài sản phi pháp bị mất bởi nạn hối lộ, tham nhũng, buôn lậu cấp quốc gia và nộp các tài sản được thu hồi đó vào ngân sách nhà nước hoặc vào các quỹ từ thiện quốc tế nhằm giúp các nước đói nghèo trên thế giới.

Trước đó ở châu Âu đã có tổ chức Serious Organized Crime Agency (SOCA – Cơ quan chống tội ác có tổ chức nghiêm trọng) mang tính chất nghiệp vụ pháp lý chuyên giúp đỡ việc truy tìm những người phạm tội ác nghiêm trọng trong đó có tội tham nhũng ở mọi nơi, mọi nước, cũng như tổ chức Financial Crimes Enforcement Network (FICEN – Mạng luới chống tội ác về tài chính), hay tổ chức Agence Gestion et Recourement des Avoirs Confisqués (AGRAC – Cơ quan quản lý và giải quyết tài sản bị tịch thu). Chính những tổ chức này đã tham gia có hiệu quả vào việc giúp cho Indonesia và Philippines thu hồi một số tài sản phi pháp khá lớn của 2 cựu Tổng thống Suharto và Ferdinand Marcos sau khi 2 ông này bị lật đổ và truy tố. Riêng tài sản phi pháp của vợ chồng Marcos đã được thu về cho ngân sách nhà nước là 4 tỷ USD trong tổng số 10 tỷ họ đã tước đoạt của công quỹ và nhân dân.

Các tổ chức trên đã giúp cho chính quyền mới ở Libya thu về hơn 1 tỷ USD của nhà độc tài Gaddafi để trao cho Hội đồng Chuyển tiếp sung vào ngân sách quốc gia; ngoài ra các ngân hàng ở Thụy Sỹ cũng đã tự nguyện trao trả cho chính quyền mới ở Tunisia 60 triệu Francs Thụy Sỹ, cho chính quyền mới ở Ai Cập 410 triệu Francs Thụy Sỹ và cho chính quyền mới ở Libya 650 triệu Francs Thụy Sỹ là tiền ký gửi của các nhà độc tài tham ô Ben Bella, Mubarak và Gaddafi…

Còn với trường hợp Việt Nam thì sao?

Nếu không gấp rút có được một cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng, hệ lụy chắc chắn sẽ xảy ra là sau khi đã có “vé”, đến một thời điểm nào đó lớp quan tham “ăn của dân không chừa thứ gì” sẽ nhảy lên máy bay để “chuồn”, bỏ lại một đất Việt cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng chính trị và xã hội tan hoang.

Jessica N – theo VOA

Tân Sơn Nhất ngập do đâu?

Tân Sơn Nhất ngập do đâu?

  • 28 tháng 9 2016

BBC

Image copyrightGOOGLE 
“Từ sau 1975, sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm diện tích méo mó”

Trận lụt lịch sử 26/9 lại làm nổi trở lại câu hỏi về tình trạng ách tắc xe cộ, thoát nước ở một số địa điểm thuộc TP Hồ Chí Minh và một trong các chủ đề mạng xã hội nêu ra là có phải thiết kết, xây dựng xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất là một tác nhân.

Một nhân chứng từ TP Hồ Chí Minh cho BBC Tiếng Việt biết, “lụt nặng chỉ ở khu sân bay và các khu mới xây”.

Các báo Việt Nam hôm 27/9 đồng loạt đưa tin, “Tân Sơn Nhất ngập nặng” khiến nhiều chuyến bay phải hủy hoặc đổi hướng.

Trước đó, hôm 13/9, trang Dân Trí đã đặt câu hỏi, “Vì sao sân bay Tân Sơn Nhất hễ mưa là ngập?” và cho rằng hệ thống thoát nước tại đây có vấn đề.

Sau trận mưa hôm 26/08 “sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những địa điểm bị ảnh hưởng vì nước dâng cao gây ngập khu vực sân đỗ cũng như các tuyến phố xung quanh và đến đêm, nước trong sân bay vẫn chưa rút hết”, theo trang Zing.

‘Không phải vì sân golf’

Nhưng như trang VietnamNet hôm 12/8 vừa qua trích lời một vị tướng của Bộ Quốc phòng Việt Nam thì việc sân golf ngay cạnh phi cảng hàng không và sân bay quân sự Tân Sơn Nhất ‘không làm ách tắc’ giao thông.

“Liên quan đến việc làm rõ nguyên nhân tình trạng ách tắc tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, Trung tướng Trần Đơn cho biết: “1-2 năm nay râm ran tại Quốc hội, rồi dân hay phản ánh chỗ sân golf trong sân bay. Tôi nghĩ cái này Bộ Quốc phòng đã có trả lời rất nhiều lần rồi.

“Thực ra cái lõm 127 ha trong sân bay, là sân golf bây giờ, báo cáo Phó Thủ tướng là chung quanh đấy đã bố trí các đơn vị phòng không để bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất”.

Image copyrightGETTY

“Không phải vì cái cái sân golf ấy làm ách tắc Tân Sơn Nhất. Báo cáo Phó Thủ tướng là Bộ Quốc phòng được Thủ tướng cho phép làm sân golf là để cho sạch sẽ thôi.

“Đất đó vẫn là đất dự trữ quốc gia, của quốc phòng, của nhà nước, khi cần thiết thì có thể thu hồi bất cứ lúc nào. Hiện nay có hội nghị ở đây thì tôi nói cho chúng ta hiểu vấn đề cho nó đúng”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định.”

Nhà báo Phạm Chí Dũng vừa có bài trên trang Người Việt ra ở Hoa Kỳ hôm 25/9/2016 mô tả chuyện này:

“Năm 2016, sân bay này đã chính thức được dân gian đặt tên ‘sân bơi Tân Sơn Nhất’. Nếu những năm trước sân bay này còn chưa bị ngập sau những trận mưa lớn, thì vào năm nay chỉ sau một trận mưa khoảng 150mm, Tân Sơn Nhất đã biến thành một biển nước mênh mông.”

“Nếu không có sân golf quân đội thì Tân Sơn Nhất sẽ có được 80 vị trí đỗ và thêm một đường băng nữa.

Image copyright
Image captionMột lần ngập lụt năm nay tại sân bay Tân Sơn Nhất – hình tư liệu

“Từ sau 1975, sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm diện tích méo mó. Hàng loạt đại gia nhóm lợi ích quân đội đã thẳng tay chiếm đoạt một phần Tân Sơn Nhất để làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư.”

Trang golfasian.com giới thiệu về sân golf Tân Sơn Nhất như sau:

“Sân golf Tân Sơn Nhất có vị trí thuận lợi ngay cạnh sân bay bận rộn nhất Việt Nam (adjacent to Vietnam’s busiest airport)”.

“Đây là sân có 156 hectares, 36 lỗ, do hãng Nelson & Haworth Golf Course Architects thiết kết.”

Cũng trang này cho biết sau khi được hoàn tất năm 2015, sân golf Tân Sơn Nhất, “chỉ cách Quận 1 có 30 phút, và nằm ngay sát đường băng phi trường” và có tòa nhà câu lạc bộ chơi golf “thuộc loại lớn nhất châu Á”, đủ sức chứa tới 5.000 người.

ĐỪNG IM LẶNG ! PHẢI HỎI CHO RA 20 NGÀN TỶ CHỐNG NGẬP ĐI ĐÂU?

ĐỪNG IM LẶNG ! PHẢI HỎI CHO RA 20 NGÀN TỶ CHỐNG NGẬP ĐI ĐÂU?

Đừng im lặng: Họ đã làm gì với 20.000 tỷ chống ngập của chúng tôi, thưa ông Trời!
Hà Phan
Lao Động 27/09/2016
“Tiên đoán” của bà Phạm Phương Thảo là TP HCM sẽ chỉ còn một điểm ngập: Toàn TP sắp trở thành hiện thực các bạn ạ! Tối qua, Sài Gòn hỗn loạn trong biển nước và dân chúng chỉ còn biết ngửa mặt cầu Trời ngưng mưa. Và người ta nhìn trời, rồi lại nhìn nhau ngơ ngác hỏi hơn 20.000 tỷ đã giải ngân chống ngập đi đâu rồi?
 
Sân bay thành “sân bơi”, biệt thự 60 tỷ của Mr Đàm ngập chìm và đồ đạc trôi lung tung, từ anh xe ôm cho đến đại gia ngồi Mẹc cũng bì bõm trong nước…
Nhưng bi hài hơn cả là Bitexco, biểu tượng TP nước vào xối xả và clip thác nước đường phố cuốn trôi xe máy đang là một video được like nhiều nhất!
Người ta nói đó là trận mưa lịch sử, 5 năm qua mới có.. Họ còn bảo rằng nước trút xuống cộng triều cường đã nhận chìm đường phố và nhà cửa. Ai đó biện hộ rằng mưa to thế thì chỉ bó tay, chỉ có Trời cứu! Có lẽ hôm nay sẽ lại thêm rất nhiều lý do abcd nào đó. Nhưng chưa thấy ai nói đến trách nhiệm cá nhân và hiệu quả của các chương trình chống ngập đã tiêu tốn 20.000 tỷ đồng !
Nhưng tôi thì phải hỏi, bởi trong đó có tiền thuế của mình cùng hàng triệu công dân khác. Nếu 20.000 tỷ ấy không giúp TP bớt ngập thì cũng đừng tồi tệ thêm chứ? Chẳng có lý lẽ nào để biện minh tại sao tiền đổ xuống nước cứ dâng lên.
Trận mưa to nào cũng lịch sử, chiều ngập nào TP cũng rối loạn, dân tình điêu đứng. Hãy ra xem những bà mẹ chở con ngã dúi dụi trong biển nước, biết bao người hoặc chôn chân chờ bớt ngập hoặc vừa đi vừa hoảng sợ không biết mình nhào xuống hố hay trôi theo nước… Nếu không cứ nhìn và đọc thật nhiều những tin tức sáng nay rồi trả lời cho rạch ròi và minh bạch hàng chục ngàn tỷ ấy đã sử dụng ra sao? Hiệu quả và hậu quả như thế nào? Đừng im lặng và đừng đổ tại ông Trời.
Tôi còn nhớ rất rõ Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong nói rằng: “Tôi có cảm tưởng chủ đầu tư chỉ làm cho được dự án” khi ông chứng kiến hàng trăm nhà dân biến thành hầm, bị chủ đầu tư dự án chống ngập đường Kinh Dương Vương xây tường cao chắn lối đi! Tôi không thể quên những giải pháp “đang” và “ sẽ” tràn ngập trên các báo sau trận mưa lịch sử cuối tháng 8 vừa qua. Rồi hàng chục dự án với những kinh phí cao ngất ngưởng để TP sau mỗi trặn mưa gọi là lịch sử lại ngập sâu thế này đây.
Một lời xin lỗi chưa hề thấy, một lần nhận trách nhiệm không có, ít ra dân chúng cũng phải biết tiền của mình họ chi tiêu thế nào chứ nhỉ? Không ai có lỗi, chẳng ai sai thì chẳng lẽ chúng tôi, những người giao tiền cho họ sai sao?
TP vừa triển khai “siêu dự án” chống ngập 10.000 tỷ cách đây 3 tháng, tôi chỉ biết cầu trời cho 10.000 tỷ này không giống 20.000 tỷ trước. Còn bây giờ, cần những tiếng nói để những ngàn tỉ trước đây sẽ “hiện rõ” và cả nhiều ngàn tỉ sau này bớt “chìm” trong nước.
Phải có câu trả lời rõ ràng nhanh chóng và minh bạch các vị ạ!
—-
Đừng im lặng! Hãy cùng Lao Động bình luận về vấn đề này, cũng như các vấn đề bạn đọc quan tâm khác. Mời bạn đọc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục “Làm báo cùng Lao Động” hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.

 


Sài Gòn hỗn loạn trong biển nước

 

Những điều nên biết về hành nghề Y ở Mỹ

From:  Kimtrong Lam
Những điều nên biết về hành nghề Y ở Mỹ

(Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh)

Qua nhiều bài viết về y khoa, nhiều người nhận xét là, tôi rất tự nhiên, “tâm tình” với bệnh nhân cũng như với bạn đọc, và được cho rằng, đây là một ưu điểm. Bài viết sau đây, là một “tâm tình”, để trả lời các thắc mắc của nhiều bệnh nhân, và để cho bạn đọc hiểu được những gì mà bác sĩ của bạn phải trải qua, khi chọn ngành y là nghề và còn là nghiệp. Bài viết cũng nhằm giúp đỡ cho quý vị có con em muốn theo đuổi ngành Y Khoa ở Mỹ để hướng dẫn con em mình hữu hiệu hơn.

Mỗi nước có một khuôn mẫu giáo dục khác nhau để đào tạo “thầy thuốc”, gọi là “bác sĩ”. Tôi chỉ biết về hệ thống, quy trình huấn luyện một bác sĩ ở Mỹ, và xin trình bày dưới đây.

Khác với nhiều nước, như ở Việt Nam hay ở bên Pháp chẳng hạn, sau khi tốt nghiệp trung học, sinh viên ở Mỹ không phải thi vào trường Y Khoa ngay, mà có thể theo học bất cứ một ngành nghề nào mà mình ưa thích, thí dụ như Kỹ Sư (Engineering), Giáo Dục (Education), Tin Học (Computer Science), Văn Chương (Literature)… hoặc thậm chí nghề nấu nướng. Tuyển sinh vào trường Y cũng không hạn chế tuổi tác. Tuy nhiên, điều bắt buộc là các tuyển sinh phải học đủ các môn học cơ bản gọi là Basic Science như Hoá Học Hữu Cơ (Organic Chemistry), Sinh Vật Học (Biology), Sinh Hoá (Biochemistry) … học trình tạm gọi là Dự Bị Y Khoa (Pre-Med). Sớm nhất là sau 3 năm đại học, tuyển sinh phải đi thi một kỳ thi chuẩn cho toàn quốc (standard test) gọi là MCAT (Medical College Admission Test). Dựa trên số điểm trung bình của các lớp học (GPA), điểm MCAT, các hoạt động xã hội, thể thao, và thư giới thiệu của các giáo sư, tuyển sinh sẽ được mời đi phỏng vấn, và hy vọng được cho nhận vào trường Y. Điểm càng cao, thư giới thiệu càng tốt sẽ được nhận vào những trường danh tiếng. Một học sinh xuất sắc có thể được nhận vào trường Y sau 3 năm mà không cần phải tốt nghiệp văn bằng cử Nhân. Tuy nhiên, trường y khoa vẫn thích nhận những thí sinh đã “dày dặn”, có kinh nghiệm đời, và có sự phát triển toàn diện về mọi mặt chứ không phải là… “con mọt sách”.

Thí dụ, trong lớp của tôi, khi vào y khoa năm đầu, độ tuổi từ 19 đến 39. Có người đã có văn bằng tiến sĩ, luật sư, hay nha sĩ, hoặc đại úy Thuỷ Quân Lục Chiến đã từng tham chiến tại Việt Nam… Có người đã đi hành nghề thầu khoán xây cất nhà cửa được 5 năm, và cũng có người là ngư phủ đánh cá vùng Pensacola, Florida, trước khi quyết định đi học lại. Tôi có một người bạn học về ngành Nhân Chủng Học và Khảo Cổ đã từng phơi nắng ở những sa mạc bên Phi Châu hay tắm mưa ở rừng già Amazon, Nam Mỹ. Vì sự đa dạng của lớp học, có thể nhà trường nhận thêm tôi, một thuyền nhân (boat people) chân ướt chân ráo mới tới Mỹ, năm 1979, cho đủ bộ sưu tập!

Kế đến, học trình Y Khoa gồm 4 năm, hai năm đầu học về lý thuyết và 2 năm sau đi thực tập lâm sàng trong bệnh viện, với năm cuối bắt đầu đóng vai trò một tân bác sĩ. Ngoài những bài thi, trước khi tốt nghiệp sinh viên phải trải qua hai kỳ thi chuẩn toàn quốc khác gọi là National Board và FLEX. Năm cuối cùng, một lần nữa, sinh viên lại nộp đơn và đi phỏng vấn để tiếp tục học Nội Trú chuyên ngành thêm từ 3 đến 5 năm sau khi tốt nghiệp văn bằng Bác Sĩ Tổng Quát. Trong trường hợp của tôi, chọn đi học ngành Sản Phụ Khoa thêm 4 năm.

Sau khi học xong chuyên khoa thì bác sĩ có thể đi hành nghề. Thường thường sau 2 năm hành nghề, bác sĩ lại phải trải qua một kỳ thi khác gọi là Specialty Board bao gồm hai phần: thi viết, và thi vấn đáp. Bác sĩ không nhất thiết phải đậu bằng “Board Certified” để hành nghề, nhưng nếu có bằng thì danh chính ngôn thuận hơn. Tùy theo chuyên ngành, cứ mỗi 3 năm đến 6 năm thì phải đi thi lại một lần. Riêng ngành Sản Phụ Khoa, mỗi năm các bác sĩ phải đọc một số nghiên cứu mỗi tháng để trả lời các câu hỏi, và cứ 6 năm thì phải “khăn gói” đi thi viết một lần.

Trong ngành Sản Phụ Khoa, nếu muốn học thêm “chuyên sâu” gọi là “Sub-Specialty” thì có 4 sự lựa chọn: High-Risk OB (Perinatology) chuyên trị những ca có thai khó như mang thai nhiều em bé chẳng hạn; Hiếm Muộn Thụ Thai Trong Ống Nghiệm (Reproductive Endocrinology and Infertility); Ung Thư Phụ Nữ (Gynecology Oncology) và Chuyên Mổ những ca khó của phụ nữ ( Uro-Gyn, Pelvic Reconstructive Surgery). Học trình sẽ tốn thêm từ 2 đến 4 năm và cũng trải qua thêm những chế độ thi cử như thi viết, thi vấn đáp, thi Board. Riêng ngành Hiếm Muộn mà tôi theo đuổi, sau 2 hoặc 3 năm học, các “môn sinh” phải đi làm nghiên cứu khoa học thêm một năm và phải bảo vệ luận án (thesis) trước một hội đồng giám định trước khi cho cấp bằng “Board Certified”.

Bây giờ xin nói đến vấn đề không kém quan trọng: tài chánh.

Qua một học trình dài như trình bày trên đây, hầu hết, các tân bác sĩ ra trường sẽ mắc nợ đầy đầu. Cũng may là nước Mỹ đã tạo điều kiện cho sinh viên có thể mượn tiền đi học. Tuy nhiên, hiện nay trung bình một bác sĩ mới ra trường mắc nợ khoảng $250,000.

Trong khi đó, chế độ lương bổng ngày càng khó khăn. Trước năm 1975, tại Mỹ, các hãng bảo hiểm trả tiền cho bác sĩ khá dễ dàng, không giới hạn mức tối đa hay tối thiểu. Thí dụ, bác sĩ A tính bảo hiểm $100 cho mỗi lần khám, trong khi bác sĩ B tính $50, vì sự “kính trọng giá trị trí thức” các hãng bảo hiểm sẽ trả 80% cho mỗi bác sĩ.

Khoảng năm 1982, các hãng bảo hiểm đưa ra chế độ trả tiền tùy theo công việc chữa trị (job, procedure) và tùy theo căn bệnh(diagnosis) nhưng vẫn còn tương đối rộng rãi, tức là cho một khoảng bao dung tối thiểu và tối đa cho mỗi “job”, thí dụ như từ $25 đến $75 cho mỗi lần khám bệnh. Dần dà, hiện nay, chỉ có một giá cho mỗi “job” và trong 10 năm qua, đi ngược với lạm phát, tiền hoàn trả càng ngày càng giảm. Thí dụ trái với sự tưởng tượng của bệnh nhân, bảo hiểm trả cho việc chăm sóc thai kỳ 9 tháng 10 ngày luôn cả đỡ đẻ, “trọn gói” từ $1,200 đến $1,400, và nếu sanh mổ thì được trả thêm từ $100 đến $200. (Để so sánh, một người thợ chữa ống nước từ một hãng của Mỹ, trung bình tính tiền thù lao từ $50 đến $75 cho mỗi giờ!). Như thế khi bác quyết định mổ không phải vì tiền mà vì sự an toàn của mẹ và em bé.

Chiều hướng hiện nay về sau, các hãng bảo hiểm sẽ không trả tiền tực tiếp cho bác sĩ, mà trả qua một tập đoàn hay tổ hợp y tế. Vì thế, các bác sĩ ra trường trong tương lai gần hầu như sẽ đi làm thuê cho các tập đoàn y tế như hệ thống Kaiser Permante tại Cali, và được trả lương như một công nhân. Bác sĩ được gọi là “providers” có nghĩa là người cung cấp dịch vụ! Hiện nay lương của một tân bác sĩ chuyên khoa chỉ xấp xỉ lương của một kỹ sư với 5 năm kinh nghiệm. Tôi biết có nhiều cháu đi học về tin học, làm cho các hãng lớn như Google, Microsoft, lương bổng nhiều hơn cả bác sĩ. Bác sĩ hôm nay tuy có an toàn nghề nghiệp, ít bị thất nghiệp, bị “mất job”, nhưng mai sau, nếu là “công nhân phục vụ sức khoẻ”, vẫn có thể bị đuổi việc, nếu không thi hành tốt công việc.

Như thế, chọn theo đuổi ngành Y là vì sở thích, vì đam mê, chọn sự hy sinh và phụng sự cho nhân loại. Phần thưởng lớn nhất cho người thầy thuốc là khi được thấy bệnh nhân khỏe hơn, chứ không phải vì tiền bạc.

Tôi hy vọng bạn đọc, lần tới đi khám bác sĩ, nên có cái nhìn thông cảm và nói với bác sĩ lời “Cám ơn”. Làm như thế là bạn đã tặng cho bác sĩ của mình một món quà quý nhất trong một ngày làm việc cực nhọc. Bạn nhé!

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

(Theo nguoi-viet.com)

bac-si

Sài Gòn ngập nặng, kỷ luật ai?

Sài Gòn ngập nặng, kỷ luật ai?

RFA
nguoi-sai-gon-cang-minh-chong-choi-voi-nuoc-ngap.jpg

Sài Gòn ngập nặng sau cơn mưa lớn hôm 26/9/2016.

 Photo courtesy kenh14.vn

Sự kiện các đường phố ở Saigon và Phi trường Tân Sơn Nhất bị ngập nặng, nước chảy như sông chỉ sau một trận mưa lớn, khiến Ủy ban Nhân dân TP.HCM răn đe sẽ kỷ luật lãnh đạo các quận huyện phường xã nào để xảy ra lấn chiếm kênh rạch làm cản đường thoát nước.

Khảo sát các điểm lấn chiếm kênh rạch tại Quận 9 sáng 28/9/2016, ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM nói với báo chí là chính việc quản lý lỏng lẻo ở địa phương nên mới xảy ra tình trạng chiếm đất, chiếm rạch làm thu hẹp dòng chảy.

Hai trận mưa được cho là lớn kỷ lục trong vòng 40 năm ở Saigon chiều 26 và 27 đã làm cho hệ thống thoát nước ở thành phố 5 triệu dân này bị tê liệt hoàn toàn, mưa chỉ kéo dài hơn 1 giờ nhưng đã biến TP.HCM thành một cái hồ khổng lồ.

Giới chuyên môn cho rằng, thiết kế tổng thể hệ thống thoát nước của TP.HCM cho đến năm 2020, là một thiết kế thiếu kiến thức chuyên môn, khiến khi có mưa vũ lượng cao, hệ thống thoát nước bị quá tải.

PHẢI PHẠT THẬT NẶNG, THẬM CHÍ ĐÌNH CHỈ… MƯA

PHẢI PHẠT THẬT NẶNG, THẬM CHÍ ĐÌNH CHỈ… MƯA

#GNsP – Một bài viết hay, đăng trên báo Lao Động nhưng sau đó đã bị gỡ xuống. Và sau đây là nội dung bài báo còn lưu lại trên Google:

Cơn mưa chiều rơi rơi thành phố không nhỏ đã khiến người ta bật khóc khi nhớ lại khung cảnh lẫm liệt và bi tráng trong phim Titanic. Và trong cái khung cảnh đậm mùi đại hồng thủy ấy, người ta chợt thấy trong mình, và đồng bào đang co ro quanh mình đức tính nhẫn nại quý báu. Đức tính đã khiến nhiều năm qua, chúng ta luôn luôn chiến thắng hết cơn mưa này đến cơn mưa khác, mặc cho nó lịch sử đến đâu, cuốn theo bao nhiêu ngàn tỉ chống ngập!

Thưa các bạn, ngay cả Cảnh sát PCCC cũng được huy động, không phải bơm nước dập lửa mà để hút nước cứu ngập.

Hàng ngàn chiếc xe máy ở Nguyễn Siêu trở thành tàu ngầm.

Biệt thự triệu dollar của Mr Đàm ngập trong nước khiến anh, quần tới gối, khuôn mặt thẫn thờ như mặt bức tượng sáp 12 tỉ vnd.

Tòa “tháp” Bitexco ngập từ trong ngập ra, ngập từ ngoài ngập vào. Một khung cảnh dữ dội và lãng mạn như trong đại sảnh con tàu Titanic gãy đôi. Các nàng Rose ống thấp ống cao tay xách nách mang trong tòa tháp cao nhất Sài Thành.

Một clip quay cảnh anh soái ca lao mình giữa dòng nước “cứu” chiếc xe máy trôi như bao diêm, à như chiếc lá – thu hút đến ngót 100k like, 35k lượt bình luận và hàng vạn share.

Sân bay Tân Sơn Nhất trở thành sân bơi, bãi đáp của Thủy phi cơ. Bến xe Chợ Lớn biến thành bãi canoing.

À còn nữa, các nữ y tá hò dô ta bắt lươn trong hành lang bệnh viện.
Toàn dân sặc nước với những vận động viên bất đắc dĩ điện thoại dắt trên lưỡi trai nón bảo hiểm.

Những chiếc bus thủy phi cơ “mất điện” giữa dòng thác. 20 chuyến bay trong nước và quốc tế phải bay vòng vòng.

Facebook tràn ngập 2 chữ thất thủ. Có người, trí tưởng tượng thật là phong phú, nhắc đến một cơn “đại hồng thủy”.

Đâu đó vang lên bản nhạc “Sài Gòn ngập quá Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi”.

Một con chuột cố bám víu vào hàng rào B40 ở một nơi nào đó trong sự kiện “Sài Gòn thất thủ” tối qua. Đúng là một khoảnh khắc lịch sử! Một chi tiết câm lặng nhưng đầy biểu cảm mà bạn có thể chú thích với bất cứ caption nào.

GS Ngô Bảo Châu viết một status mấy chữ “Có thêm tàu điện ngầm có khi TPHCM thoát nước tốt hơn nhỉ?”.

24 ngàn tỉ, hoặc hơn đã được ném xuống nước. 75 ngàn tỉ chuẩn bị được nói đến. 1.200 tỉ được đề xuất cho “xe chống ngập”. Nhưng hôm qua, Sài Gòn “thất thủ” thật rồi với Chợ Nổi Bến Thành, con kinh Nguyễn Hữu Cảnh, bến cảng Tân Sơn Nhất.

Bạn sẽ hỏi giải pháp là gì?

Trước khi nói đến giải pháp, chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân.

Tôi phải khẳng định, thủ phạm đã gây ra sự cố, scandal, hay thảm họa ngày hôm qua chính là ông giời. Và, không khó để đoán nguyên nhân sẽ lại là “mưa quá to”, mưa lịch sử… như tuần trước, như tháng trước, như sắp tới… khi mùa mưa mới chỉ bắt đầu.

Nhưng nếu đó là nguyên nhân, chỉ có một giải pháp duy nhất là phạt. Phạt thật nặng, thậm chí đình chỉ mưa nếu lượng mưa vẫn đổ xuống TP to như ngày hôm qua.

Đào Tuấn
(Hình ảnh sưu tầm từ internet)

Tin Mừng Cho Người Nghèo's photo.
Tin Mừng Cho Người Nghèo's photo.
Tin Mừng Cho Người Nghèo's photo.
Tin Mừng Cho Người Nghèo's photo.

Vì sao Thành phố Hồ Chí Minh luôn ngập?

Quế Tâm and 2 others shared Huy Phan‘s post.
Huy Phan's photo.
Huy Phan's photo.

Huy Phan added 2 new photos.Follow

QUA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT ĐỂ QUY HOACH & XÂY DỰNG SÀI GÒN, CÁC KIẾN TRÚC SƯ TÀI BA NGƯỜI PHÁP ĐÃ XÉP KHU QUẬN 7 (PHÚ MỸ HƯNG BÂY GIỜ) VÀO “VÙNG CẤM”. HỌ ĐỂ HOANG VÙNG SINH QUYỂN NÀY VỚI DỤNG Ý LÀ “TÚI CHƯA NƯỚC TỰ NHIÊN” CHO TOÀN TP MỖI KHI CÓ MƯA LŨ, TRIỀU CƯỜNG. NHƯNG KHI CHIẾM LẤY SÀI GÒN (1975 – NAY) NGƯỜI CỘNG SẢN HỌ KHÔNG NGHĨ THẾ !
__________________
Hiện đại và giàu có bậc nhất Sài Gòn: Khu Phú Mỹ Hưng – Quận 7.

Nhưng nếu mình cho các bạn biết hình ảnh tráng lệ này là nguyên nhân trực tiếp cho việc các bạn chịu cảnh ngập hôm nay, thì sao?

Tôi luôn tự an ủi rằng, đó là sự lựa chọn, và rằng ta chọn phát triển khu này, bất chấp nó sẽ đẩy đến việc ngập. Giống như chuyện bỏ cái nhỏ, được cái lớn vậy.

Nhưng càng làm lâu trong ngành xây dựng, càng đọc nhiều về thành phố, tôi chỉ có thể cảm khái: Ngày đó sai rồi.

Bây giờ đi từ gốc đến ngọn:

– Vì sao Phú Mỹ Hưng là lý do cho thành phố bị ngập. Để biết điều này. Các bạn cần nắm địa hình của thành phố. Thành phố này thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. .Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam – Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét.

– Vậy Đông – Tây – Nam – Bắc là ở đâu?

+ Khu đô thị Đông (thành phố Đông) gồm quận 2, 9 và Thủ Đức. Trước mặt khu Đông chính là 1, 3, 5 …

+ Khu đô thị Nam (thành phố Nam) gồm toàn bộ quận 7, huyện Nhà Bè và một phần diện tích của quận 8 (phần phía nam kênh Tẻ) và huyện Bình Chánh.

+ Khu đô thị Bắc (hay thành phố Bắc) sẽ gồm quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn… Đồng minh là khu vực Gò Vấp, Tân Bình.

+ Cuối cùng là khu đô thị Tây gồm quận Bình Tân hiện nay, một phần quận 8 và một phần huyện Bình Chánh.

Bây giờ quay lại địa hình: thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Chúng ta có 1 nguyên tắc vật lý: nước chảy chỗ trùng. Nước cứ chảy từ cao về thấp.

Có nghĩa vùng phía Nam là vùng thoát nước của thành phố. Mà vùng phía Nam chính là Phú Mỹ Hưng hiện tại. Khi chúng ta nâng Phú Mỹ Hưng lên, đồng nghĩa với việc nước không thoát được và cứ lang thang đi tìm các hố ga, ao hồ để thoát.

Hố ga, cống, ao hồ (sông Sài Gòn) của TP là không kịp cho nước thoát đi. Đấy là lý do các quận 1, 3, 5…bị ngập. Chính vì chỗ đáng lẽ phải thoát nước đã được nâng nền thành khu đô thị rồi.

Tiếp tục: thành phố thấp từ Tây sang Đông.

Bạn biết khi thành phố ngập chỗ nào tội nhất không? Bình Tân mới tội nhất. Đặc biệt là khu bến xe miền Tây. Nó vừa ngập, vừa bẩn, vừa đang làm đường và đặc biệt kẹt xe kín đặc. Dân ở đó đúng quá thảm.

Nhưng phía thấp để khu Tây thoát nước là khu Đông với quận 1, 3, 5 lại nâng nền rồi. Dẫn đến khu Bình Tân gặp đúng tình trạng như khu trung tâm. Nước không về được phía thấp để thoát, thành ra cứ lơ lửng đợi hố ga.

Phía Đông có lợi thế đấy chính là sông Sài Gòn. Và các con kênh dọc quanh nó. Nhưng vì sông Sài Gòn và các con kênh giờ phải hứng một lượng nước ko thoát được do Phú Mỹ Hưng nâng. Sao còn đủ sức chứa thêm nước từ Bình Tân đưa xuống.

Một vòng luẩn quẩn của nước. Đấy là lý do vì sao không chống ngập được. Và mùa mưa nào báo chí cũng có bài để tác nghiệp.

***

Đọc đến đây chắc các bạn đã hiểu vì sao Thành phố Hồ Chí Minh luôn ngập rồi chứ.

Và cũng hiểu luôn vì sao không khắc phục được: đấy chính là vì quy hoạch đã lầm lỡ rồi.

Lúc này bạn không thể bứng cái Phú Mỹ Hưng đi được.

Thành phố đã sai ngay từ đầu ở 3 điểm:

1/ Không đánh giá hết được Thủ Thiêm. Chính Thủ Thiêm mới là điểm cần đầu tư để phát triển trước

2/ Thủ Thiêm xong rồi mới hẵng chuyển hướng qua quận 7. Ở đây, ta làm ngược lại.

3/ Trong quá trình làm Phú Mỹ Hưng. Lại không tính đến phương án thoát nước. Cứ xây cho sướng.

Kết luận:

Khắc phục đương nhiên có. Hà Lan thấp hơn mực nước biển còn làm được, nói gì Sài Gòn. Thoát được nước hay không, là ở kênh rạch, hồ, đập đủ lớn để làm chỗ thoát nước cho thành phố.

Vấn đề là chúng ta ai cũng tham lam đầu tư, nâng nền, bán đất, ai cũng giành nhau từng mét vuông đất để bỏ túi cho mình. Ai cũng thích san lấp.

Khi không ai hy sinh, khi pháp quyền chưa đủ nặng với doanh nghiệp bất động sản, khi chính phủ cũng thoải mái với những dự án mà doanh nghiệp sẵn sàng lót tay. Khi ấy, thành phố sẽ còn những cơn mưa như hôm nay.

Năm sau, năm sau nữa, hay 5 năm nữa, stt này sẽ vẫn luôn đúng, cho đến một ngày đẹp trời nào đó…
(Dũng Phan)

Hải quân Mỹ Việt luyện tập chung ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông (RFI)

Hải quân Mỹ Việt luyện tập chung ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông

mediaHải quân Việt – Mỹ giao lưu. Trong ảnh, hạm trưởng USS Blue Ridge gặp các sĩ quan hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng, 07/11/2009.Ảnh : Wikipedia

Hôm nay, 28/09/2016, hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu các hoạt động chung, trong đó có cuộc tập luyện chung nhằm ngăn ngừa những va chạm giữa các tàu trên vùng Biển Đông. Tham gia cuộc diễn tập chung có khu trục hạm USS John S. McCain. Khu trục hạm này, chở theo 280 sĩ quan, thủy thủ, sẽ thăm hữu nghị Đà Nẵng từ ngày 28/09 đến 01/10.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm nay, đại tá Lê Bá Hùng, Chỉ huy biên đội tàu khu trục số 7, Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, cho biết là cuộc luyện tập chung giữa hải quân hai nước lần này sẽ tập trung vào việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử về các vụ chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES, viết tắt của Code for unplanned encounters at sea).

Bộ quy tắc không mang tính ràng buộc pháp lý này đã được 21 quốc gia ký kết vào năm 2014 tại một hội nghị ở Trung Quốc và đã giúp giảm bớt nguy cơ đụng độ giữa hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc ở châu Á.

Theo nhận định của tờ Stars and Stripes hôm qua, Việt Nam rất muốn bộ quy tắc CUES được tuân thủ nghiêm chỉnh, vì nước này phải đối phó với các tàu Trung Quốc lớn hơn và trang bị vũ khí mạnh hơn. Nhưng vấn đề là các tàu tuần duyên và tàu cá Trung Quốc, mà nay cũng được trang bị vũ khí, vẫn không tuân thủ CUES, bất chấp những lời kêu gọi của các quan chức chính quyền Mỹ và hải quân Mỹ.

Cũng theo tờ báo nói trên một số nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ, đặc biệt là thượng nghị sĩ John McCain, muốn Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ giữa hai quân hai nước.

Theo thông báo của Sở Thông tin- Truyền thông Đà Nẵng, ngoài cuộc tập huấn chung nói trên, hải quân Mỹ và Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân còn mở các hội thảo về luật Biển, chuyên môn y tế, kiểm soát thiệt hại trên tàu. Trong thời gian ở Đà Nẵng, sĩ quan, thủy thủ Mỹ cũng sẽ tham gia một số hoạt động từ thiện xã hội, giao lưu văn hóa, thể thao với học sinh, sinh viên và biểu diễn âm nhạc đường phố.

Hãy chuẩn bị cho trận chiến cuối cùng!

Hãy chuẩn bị cho trận chiến cuối cùng!

Chế độ CSVN sẽ tìm cách câu giờ, cù cưa đàm phán, kéo dài thời gian, không trả lời vụ kiện rõ ràng, dứt khoát, mục đích để làm cho ngư dân bỏ cuộc vì tốn thời gian, công sức, tiền bạc trở nên mệt mỏi, chán nản buông xuôi. Do đó cần phải gia tăng áp lực thật mạnh mẽ để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, yêu cầu Formosa phải đóng cửa, rời khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất.

 hinh-kien
Đoàn xe đưa ngư dân đi nộp đơn kiện ở Tòa án Kỳ Anh. Ảnh: Facebook

Ngày 26.09.2016, khoảng 600 ngư dân Quỳnh Lưu, Nghệ An đã tập trung, di chuyển bằng nhiều xe buýt về thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để khởi kiện tập thể khu công nghiệp Formosa, tác nhân gây ra vụ ô nhiễm môi trường khủng khiếp ở VN khiến cá chết hàng loạt, kéo dài hơn 240 km ở 4 tỉnh miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế – để đòi bồi thường thiệt hại, đồng thời yêu cầu công ty Formosa, đóng cửa khu công nghiệp ở thị xã Kỳ Anh, rời khỏi Việt Nam.

Đây cũng là lần đầu tiên CSVN phải đối mặt với một nguy cơ, chế độ bị đe dọa sụp đổ, trong lịch sử thành lập đảng 71 năm. Bên cạnh ngân sách rỗng tuếch, nợ công đã vượt qua mức an toàn, sự đấu đá kịch liệt trong nội bộ đảng đã đến mức lộ liễu, công khai, Formosa cũng là một tử huyệt kết liễu sự tồn tại của chế độ phi nhân, gian ác, hiểm độc nhất trong lịch sử nhân loại.

Việc chính quyền Hà Tĩnh cho công an tìm cách ngăn chận, không cho đồng bào tập trung, kéo về tòa án thị xã Kỳ Anh bằng cách đe dọa, ngăn cản các công ty cho thuê mướn xe buýt cho thấy, chế độ CS Hà Nội bắt đầu sợ hãi khi tử huyệt bị đe dọa.

Tại sao Formosa lại là tử huyệt của đảng CSVN? Độc giả chắc còn nhớ, ngày 22.04.2016 Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CS vẫn thản nhiên đẫn đoàn tùy tùng đến thăm khu công nghiệp này sau khi tin tức về thảm họa đã lan truyền khắp nơi trên mạng, báo chí lề phải cũng như lề trái, trong và ngoài nước. Chắc chắn Nguyễn Phú Trọng đã được thuộc hạ báo cáo tường tận về tình hình thảm họa, nhưng thay vì đến tận nơi bị ô nhiễm để tìm hiểu, ước lượng thiệt hại, tầm mức ảnh hưởng của môi trường đến đời sống ngư dân… Trọng lại vui vẻ đến thăm kẻ gây ra thảm họa. Cuộc thăm viếng, làm việc với lãnh đạo Formosa và Ủy ban ND Hà Tĩnh, phải chăng là một lời cam kết: Không có chuyện gì phải lo lắng, đã có chúng tôi bảo vệ các anh.

Sau khi tin tức thảm họa Formosa lan truyền làm rúng động cả nước lẫn hải ngoại, ngày 08.05.2016 tôi đã viết một bài, đăng trên ABS với tựa đề: “Làm cách nào để kiện Formosa ra tòa về tội làm ô nhiễm môi trường?”. Khi viết bài lúc đó, tôi đánh giá khả năng kiện Formosa gần như bằng không, nhưng nay xác suất để vụ kiện trở thành hiện thực đã dần dần lộ rõ qua việc 600 người dân huyện Kỳ Anh kéo về Hà Tĩnh khởi kiện tập thể.

Nếu việc khiếu kiện tiến triển tốt đẹp, lôi kéo thêm tất cả ngư dân các nơi bị thảm họa tham gia, vụ kiện sẽ tạo thành một cơn địa chấn, một trận đại hồng thủy cuốn trôi đảng CSVN ra biển. Tất nhiên ĐCSVN sẽ chống trả đến cùng, bằng mọi phương tiện, thủ đoạn gian ác, đê tiện, hèn hạ để giữ vững chế độ.

Để cho vụ kiện Formosa thành công, đòi hỏi ngư dân phải có kế hoạch, chuẩn bị từng bước thật kỹ càng, chi tiết. Đây là một cuộc chiến đấu sinh tử, liên hệ tới vận mệnh quốc gia, dân tộc, đòi hỏi sự hi sinh lớn lao, một ý chí kiên quyết, một sức chịu đựng bền bỉ. Dưới đây là một số trong những bước cần thiết, nên được thực hiện gấp:

1. Thành lập ngay môt quỹ pháp lý cho vụ kiện. Kêu gọi mọi thành phần trong xã hội, những người có khả năng trong và ngoài nước, đóng góp tài chánh.

2. In, phát tờ rơi cho mọi tầng lớp dân chúng trong xã hội, nói rõ về lý do, nguyên nhân vụ kiện. Thông báo trên mạng internet, báo online, Facebook, Twitter… mọi diễn tiến.

3. Liên lạc chặt chẽ, trao đổi thông tin, phối hợp làm việc với chính phủ các nước, các hội đoàn, tổ chức… quan tâm đến môi trường bờ biển, đến thảm họa do Formosa gây ra như chính phủ Đài Loan…

4. Những luật sư đại diện cho ngư dân trong vụ kiện nên tham khảo ý kiến với các chuyên viên luật pháp, các tổ hợp luật sư đặc trách về môi trường, rành rẽ về công pháp quốc tế nổi tiếng thế giới ở New York, London, Paris…

5. Phải tính đến việc chế độ CS thẳng tay đàn áp, bắt giữ, tra tấn, khủng bố những người tham gia ký tên vào đơn khởi kiện. Nên đề phòng việc những người lãnh đạo, các luật sư trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia cố vấn pháp luật cho ngư dân bị hăm dọa, hành hung, bôi nhọ, vu khống, bắt cóc…

6. Trường hợp cá nhân cầm đơn tập trung khiếu kiện như ngư dân Kỳ Anh vào ngày 26.09.2016 nên đề phòng bị đàn áp bằng vũ khí sát thương dẫn đến đổ máu, bị thương tích… cần chuẩn bị phương tiện cấp cứu, băng bó, nước uống, lương thực, dụng cụ chống hơi ngạt…

Việc xã hội có thêm vài trăm ngàn người dân thất nghiệp, vài triệu người đói khổ… không phải là mối lo của ĐCSVN. Đảng CSVN chỉ lo sợ mất quyền lãnh đạo, do đó khi cần, để bảo vệ chế độ họ sẽ dùng công an, quân đội bắn giết người dân như Đặng Tiểu Bình đã làm với người dân Trung Hoa năm 1989 ở Thiên An Môn.  Chế độ CSVN sẽ không bao giờ nhượng bộ trong việc bảo vệ Formosa, vì thế không nên tin tưởng bất cứ lời hứa nào của lãnh đạo CS, từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc đến Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân…

Chế độ CSVN sẽ tìm cách câu giờ, cù cưa đàm phán, kéo dài thời gian, không trả lời vụ kiện rõ ràng, dứt khoát, mục đích để làm cho ngư dân bỏ cuộc vì tốn thời gian, công sức, tiền bạc trở nên mệt mỏi, chán nản buông xuôi. Do đó cần phải gia tăng áp lực thật mạnh mẽ để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, yêu cầu Formosa phải đóng cửa, rời khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất – Điều chỉ có thể xẩy ra khi đảng CSVN sụp đổ. Do đó vụ kiện này không thể buông ngang mà phải được thực hiện cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng.

Ngư dân ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế hãy chuẩn bị tinh thần cho vụ kiện thế kỷ 21, vụ kiện này sẽ là trận chiến cuối cùng giữa người dân với đảng, chế độ CSVN. Các tổ chức, hội đoàn, các mảng xã hội dân sự cũng như toàn dân trong nước nên sẵn sàng tiếp tay, chung sức với ngư dân trong cuộc chiến này. Tuy nhiên ngư dân , các vị lãnh đạo phong trào khiếu kiện cũng nên cảnh giác, không vì quá năng nổ, bức xúc mà để cho các đảng phái, tổ chức vốn đã có quá khứ lường gạt, bịp bợm gian dối giật dây, điều khiển… dẫn đến hậu quả tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa.

Nếu ngư dân thắng lợi, được bồi thường thỏa đáng, Formosa phải rời khỏi Việt Nam, đảng CSVN có thể sẽ tự động tan rã, trả lại tự do, dân chủ cho người dân. Còn nếu thất bại, đất nước VN sẽ bị tàn phá không thương tiếc, sau Formosa sẽ đến nhà máy thép Hoa Sen, Cà Ná và nhiều dự án phá hoại môi trường khủng khiếp khác sẽ được thực hiện. Tương lai Việt Nam trở thành một tỉnh tự trị của Tầu là điều không thể tránh khỏi.

Thạch Đạt Lang  

(Ba sàm)