Nước Mỹ hoang mang – Việt Nam bối rối

 Nước Mỹ hoang mang – Việt Nam bối rối

Phạm Trần (Danlambao) – Nếu nước Mỹ hoang mang thì cả thế giới cũng hồi hộp chờ xem chuyện gì sẽ xẩy đến cho Tổng thống đắc cử Cộng hòa Donald Trump vào ngày 19/12/2016.

Riêng Việt Nam, kết quả trong ngày này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và quan hệ với Hoa Kỳ trước rắp tâm muốn chiếm đóng Việt Nam của Trung Quốc.
Tại sao? Vì như đã quy định, sau 41 ngày có kết quả bầu phiếu ngày 8/11/2016, Cử Tri Đoàn gồm 538 người của 50 Tiểu bang và Quân hạt Columbia (District of Columbia, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn) phải họp tại Thủ đô của mỗi nơi để chính thức bỏ phiếu bầu Tổng thống và Phó Tổng thống. Do đó cuộc bỏ phiếu năm 2016 của “cử tri đoàn” rơi vào ngày Thứ Hai 19/12/2016.

Cuộc bỏ phiếu bầu 2 chức danh Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ riêng biệt. Ứng cử viên Tổng thống phải được đa số, tức 270 phiếu, trong tổng số 538 “cử tri đoàn” mới được coi là đắc cử.

Vậy “Cử tri đoàn” là ai, ở đâu ra?

Họ là số người được đảng của họ, hiện nay là Dân chủ và Cộng hòa, chọn tại mỗi Tiểu bang, tương đương với tổng số Dân biểu và Nghị sĩ của Tiểu bang ấy. Như vậy, tổng số 538 “cử tri đoàn” cũng bằng với 3 số cộng lại gồm 100 Nghị sĩ, 435 Dân biểu và 3 “Cử tri đoàn” đặc biệt dành cho Thủ đô Hoa Thịnh Đốn được một tu chính Hiến pháp cho phép.

Nhưng tại sao phải bầu lại khi ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đã thắng 306 phiếu, hơn số phiếu 270 cần thiết, trong cuộc bầu cử của cử tri Mỹ ngày 8/11/2016?

Lý do:

Bởi vì thủ tục bầu chọn Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ đã liên tục dành quyết định sau cùng cho “Cử tri đoàn” từ ngày lập quốc năm 1776 nên trong suốt chiều dài lịch sử 44 đời Tổng thống của nước này (Geroge Washington-Barack Obama), cơ chế “cử tri đoàn bầu Tổng thống và Phó Tổng thống” vẫn tồn tại.

Việc làm này của “cử tri đoàn” được các Chuyên gia Bầu cử và Học giả Hiến pháp Mỹ coi như “một lớp vỏ bọc thứ hai” (extra layer) để bảo đảm sự trung thực, trong sáng và công bằng của lá phiếu cử tri đã quyết định trong ngày bầu cử Tổng thống.

Mặt khác, lối dùng “cử tri đoàn” còn được coi như để ngăn chặn phe “đa số” cử tri do toa rập, kết cánh dồn phiếu cho một người phe mình trong cuộc bầu cử để nhân danh dân chủ mà thao túng, chèn ép các nhóm dân khác trong xã hội.

Do đó, khi người dân Mỹ đi bỏ phiếu bầu ngày 8/11/2016 thật ra là họ không bầu trực tiếp Tổng thống và Phó Tổng thống như ở các nước khác mà đã bầu cho những “cử tri đoàn tại Tiểu bang mình” để những người này sau đó “chính thức” bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, thay cho mình.

Vì vậy, khi tranh cử, hai ứng cử viên Donald Trump của Cộng hòa và bà Hillary Clinton của Dân chủ đã tập trung vận động tại các Tiểu bang có nhiều “cử tri đoàn” và cạnh tranh bất phân thắng bại giữa 2 đảng. Báo chí Mỹ gọi những nơi này là “Battle ground”, tạm gọi là “vùng chiến địa”. Ai thắng ở đó coi như đắc cử Tổng thống.

Việc này giải thích tại sao các ứng cử viên Tổng thống đã không vận động tranh cử tại tất cả 50 Tiểu bang.

Trong cuộc bầu cử ngày 8/11/2016, các Tiểu bang quan trọng như Florida, Pensylvania, Ohio, North Carolina và Michigan đã giúp ông Trump thắng cử.

Trái ngang

Tuy nhiên, sau khi kiểm phiếu thì thấy bà Clinton đã được hơn ông Trump trên 2 triệu phiếu của cử tri, hay “phiếu của đại chúng” mà người Mỹ gọi là Popular vote.

Cho đến cuối tháng 11/2016, thống kê bầu cử cho thấy số phiếu bà Clinton đạt được là 64,223,986 (48.1%), ông Trump được 62,206,395 phiếu (46.4%). Khoảng cách biệt là 2,357,260 phiếu (ngót 2%).

Nhưng bà Clinton không phải là người đầu tiên dù có số phiếu cử tri hơn đối thủ mà vẫn không đắc cử Tổng thống. Trong lịch sử Mỹ đã có 4 trường hợp như thế.

Trường hợp gần nhất là năm 2000, khi Phó Tổng thống Al Gore, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, tuy hơn ứng cử viên Cộng hòa George W. Bush khoảng 540,000 phiếu mà vẫn thua ông Bush, người được 271 phiếu Cử tri đoàn. Ông Gore chỉ thu được 266 phiếu “cử tri đoàn” nên thất cử.

Lịch sử Mỹ cũng chứng minh ông Anrew Jackson, thắng phiếu đại chúng năm 1824 mà thua cho John Quincy Adams. Năm 1876, ông Sanuel Tilden hơn phiếu Rutherford B. Hayes nhưng thua phiêu “cử tri đoàn”. Sau cùng là Grover Cleveland thua Benjamin Harrison năm 1888, dù có nhiều phiếu đại chúng nhiều hơn.

Bất tín nhiệm Trump

Vì có những trường hợp trái khoáy như thế nên cử tri bất bình. Nhiều đề nghị tu chính Hiến pháp để thay thế “cử tri đoàn” bằng số phiếu của đại chúng (popular vote) nhưng không thành công vì thủ tục tu chính Hiến pháp rất rườm rà và lâu dài.

Từ năm 1948, viện trưng cầu ý kiến Gallup cho biết có tới 53% người Mỹ muốn hủy bỏ “electoral college” (cử tri đoàn). Đến năm 2013, số người muốn hủy bỏ tăng lên 63%. Và mặc dù đã có ít nhất 17 cuộc điều trần và 700 lần vận động thảo luận tại Quốc hội về đề nghị bỏ “cử tri đoàn” mà vẫn chưa có lần nào được đem ra thảo luận trước các phiên khoáng đại.

Nhưng dù có được Quốc hội đồng ý chăng nữa thì quyết định bỏ “cử tri đoàn” còn phải được 3/4 tổng số 50 Tiểu bang đồng ý là điếu rất khó đạt được.

Vì vậy, cuộc bỏ phiếu ngày 19/12 năm 2016 được đặc biệt quan tâm của nhiều người Mỹ và nhiều nước khác vì người được chọn làm Tổng thống Mỹ trong 4 năm tới (2016-2020) sẽ là ông Donald Trump, nếu ông ta bảo vệ được được ít nhất 270 trên tổng số 538 phiếu “cử tri đoàn”. Kết quả bầu cử ngày 8/11/2016 đã dành cho ông Trump tới 306 phiếu “cử tri đoàn”, nhưng kết quả bỏ phiếu sau cùng ngày 19/12/2016 mới thật sự có giá trị đối với Hiến pháp và lịch sử Mỹ.

Hơn nữa riêng với năm nay (2016), nhân vật Donald Trump đã bị nhiều giới chống đối vì tư cách, lời ăn tiếng nói làm phật lòng nhiều giới, nhất là phụ nữ, người thiểu số, người Hồi giáo và người di dân, đặc biệt người gốc Nam Mỹ. Vì vậy, mặc dù thắng cử nhưng ông ta vẫn bị nhiều người Mỹ coi là “unfit to be president”, hay “không đủ tư cách làm Tổng thống”.

Do đó hiện nay ở Mỹ đã có 2 cuộc vận động “cử tri đoàn” không bỏ phiếu cho Donald Trump vào ngày 19/12/2016.

Cuộc vận động thứ nhất, tuy âm thầm nhưng tích cực trong hàng ngũ “cử tri đoàn” do ít nhất 8 “cử tri đoàn Dân chủ”, đứng đầu bởi P. Bret Chiafalo, Tiểu bang Washington và Michasel Baca thuộc bang Colorado.

Ông Chiafalo nói với hãng thông tấn AP (Associated Press) sẽ không bỏ phiếu cho Bà Clinton, nhưng đã cùng với ông Baca tung ra chiến dịch “Moral Electors” (tạm gọi là “Những cử tri đoàn có lương tâm”) để vận động 37 Cử tri đoàn Cộng hòa không bỏ phiếu cho Donald Trump, trong tổng số 306 phiếu ông Trump thu được trong ngày bầu cử 8/11/2016. Nếu họ thành công thì số phiếu còn lại của ông Trump là 169 “cử tri đoàn”, tức ít hơn 1 phiếu để thành Tổng thống.

Mục đích của hai “cử tri đoàn” này là tìm đủ phiếu để phủ nhận Trump rồi trao cho Hạ viện Mỹ quyết định tìm người khác của Cộng hòa làm Tổng thống. Cả hai cho biết họ đang vận động “cử tri đoàn” Cộng hòa để cử cựu ứng viên Tổng thống năm 2012 Mit Romney hay đương kim Thống đốc Cộng hòa John Ksich của Tiểu bang Ohio, thay cho Donald Trump.

Theo AP ông Chiafalo nói: “This is a longshot. It’s a Hail Mary,” Chiafalo said in a phone interview. “However, I do see situations where – when we’ve already had two or three [Republican] electors state publicly they didn’t want to vote for Trump. How many of them have real issues with Donald Trump in private?” (Tạm dịch: “Đây là một chặng đường dài, ngoài tầm tay với. Nhưng tình thế của chúng tôi hiện nay là chúng tôi đã có hai hay ba “cử tri đoàn” Cộng hòa cho biết là họ không muốn bỏ phiếu cho Trump. Vậy còn bao nhiêu người khác đã có vấn đề với Donald Trump mà không nói ra?”)

Hai vận động viên này nhìn nhận họ khó thành công vì qua kinh nghiệm của lịch sử, rất ít khi xảy ra chuyện các “cử tri đoàn” bỏ hàng ngũ chống lại ứng cử viên của đảng mình.

Cho đến nay có 24 Tiểu bang ràng buộc các “cử tri đoàn” phải giữ lời hứa trung thành với đảng mình, nhưng không có quyền cấm họ bỏ hàng ngũ để bỏ phiếu cho người khác. Cử tri đoàn nào làm như thế thì chỉ bị phạt từ 500 đến 1,000.00 Dollars.

Những người ủng hộ bà Hillary Clinton nói họ rất vui mừng và sẵn sàng đóng tiền phạt cho “cử tri đoàn Cộng hòa” quay đầu lại với Donald Trump.

Cuộc vận động chống Trump thứ hai do nhóm Change.org petition phát động kêu gọi “cử tri đoàn” bỏ phiếu cho bà Clinton vì bà thu được nhiều phiếu hơn Donald Trump.

Tin của nhóm này cho hay họ đã thu được trên 4 triệu chữ ký ủng hộ cuộc vận động, bao gồm nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới nghệ sĩ, tài tử. Một trong số ca sĩ nổi tiếng ủng hộ phong trào là Lady Gaga, nhưng không thấy có lãnh tụ nổi tiếng nào của đảng Dân chủ công khai tham gia.

Tuy viễn ảnh “hạ bệ Donald Trump” bình thường đã khó, nhưng dù có thành công ở ngày bỏ phiếu 19/12 thì chức Tổng thống, cuối cùng, vẫn thuộc về đảng Cộng hòa vì Hạ nghị viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số có quyền quyết định tối hậu. Họ sẽ bầu cho một người của Cộng Hòa chứ chẳng bao giờ lại bỏ phiếu cho bà Hillatry Clinton của đảng Dân chủ.

Nhưng nếu trong số những “cử tri đoàn” bỏ phiếu phủ nhận Donald Trump có một ít người của đảng Cộng hòa thì sự kiện lịch sử này sẽ deo đuổi ông ta suốt đời, chứ không phải là chuyện bình thường trong nền chính trị Hoa Kỳ.

Việt Nam và 19/12/2016

Vậy kết quả bỏ phiếu của “cử tri đoàn” ngày 19/12/2016 có ảnh hương đến Việt Nam ra sao?

Tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến TPP và quan hệ “đối tác toàn diện” giữa Mỹ và Việt Nam. Ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ dứt khoát “từ giã” TPP ngay sau ngày nhận chức 20/1/2017. Như vậy, nếu ông thắng ngày 19/12/2016 thì con đường mậu dịch của Việt Nam trong tương lai sẽ chông gai.

Điều này đã được nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Hà Nội, ông Vũ Khoan nói với báo Công an Nhân dân (đăng ngày 27/11/2016) như thế này: “Trước hết, phải nói TPP là một mắt xích quan trọng của quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu. Với việc ông Trump đã chính thức tuyên bố sẽ rút khỏi TPP, quá trình tự do hóa toàn cầu ấy chịu một sức ép không nhỏ.

Tình hình sẽ diễn biến ra sao thì chúng ta phải chờ đợi. Mỹ sẽ rút khỏi TPP theo tuyên bố của ông Trump, nhưng quy trình diễn ra như thế nào vẫn còn rất nhiều dấu hỏi, như những quy định của nội luật Mỹ, hay những phản ứng của các thế lực khác nhau trong lòng nước Mỹ cũng chưa thể nói trước.”

Tuy nhiên, ông Vũ Khoan lưu ý: “Bất luận thế nào, chắc chắn 2017 sẽ chưa có TPP, và nếu giả dụ có trong tương lai, nó cũng sẽ khác TPP đã ký. Việt Nam, trước tình hình bất định như vậy, cần theo dõi rất kỹ lưỡng chiều hướng và chủ động có những bước đi để đối mặt.

Một số người nói có hay không có TPP cũng không vấn đề gì. Nếu nói như vậy, ta sẽ đặt câu hỏi: Vậy thì anh vào TPP làm gì, cố công đàm phán bao nhiêu năm trời, thậm chí có rất nhiều kỳ vọng, nhiều dự đoán lạc quan. Có người còn nói không có thì càng tốt, là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế. Cách nói như thế không chuẩn xác.”

Ông Vũ Khoan là một chuyên gia kinh tế, từng tham gia nhiều cuộc đàm phán với Mỹ và các nước khác để đạt được các thỏa hiệp giúp Việt Nam phát triển và cải cách nền kinh tế lạc hậu, sau 1975.

Ông cũng là người không ngại phê bình, đôi khi chỉ trích những lời nói và hành động “phi kinh tế” và “bốc đồng”của một số viên chức lãnh đạo nhà nước.

Do đó, ông mới nhìn TPP bằng con mắt thận trọng, và nói: “Theo tôi, nên đặt vấn đề thế này: TPP là một mắt xích quan trọng trong quá trình nước ta hội nhập với thế giới. Bây giờ nó không có nữa, hay nó thay đổi đi, thì ta phải tính toán, thích nghi với tình hình đó.”

Ông cũng đã có vai trò không nhỏ trong quá trình đàm phán để đạt được thỏa hiệp thương mại Mỹ – Việt có tên là “US-Vietnam Bilateral Trade Agreement (BTA)” và Free Trade Agreement (FTA) với các nước khác trên thế giới.

Vì vậy, trong cuộc phỏng vấn của báo Công an Nhân dân, ông Vũ Khoan đã cảnh giác: “Nếu không đổi mới các DNNN (Doanh nghiệp Nhà nước), không xóa bỏ những rắc rối trong thủ tục, nếu còn có cơ chế xin-cho, thì chẳng có FTA nào cứu được đâu.”

Tại sao phải đổi mới DNNN? Bởi vì các Doanh nghiệp này làm ăn lời ít, lỗ nhiều và lỗ liên liên mà vẫn được nhà nước gánh nợ thay từ năm này qua năm khác. Bởi vì tham nhũng, lợi ích nhóm, ăn chia và nợ nước ngoài, nợ công, tiêu hao tài sản của nhân dân cũng từ những ổ này mà ra cả.

Đảng và nhà nước thì cứ nói “đổi mới” và “tái cơ cấu” mãi, nhưng càng đổi, càng tái lại càng cũ đi và xám xịt tương lai.

Bà Phạm Chi Lan và Lê Doãn Hợp

Một chuyên gia kinh tế khác, bà Phạm Chi Lan còn cảnh báo về chuyện TPP không còn đối với Việt Nam. Bà viết trên Vietnam Forbes, số ra tháng 12-2016: “Trước tình hình mới này, Việt Nam cần suy nghĩ nghiêm túc về các khả năng trong tương lai, và đặc biệt là về việc mình phải làm gì để thích ứng với bối cảnh kinh tế chính trị trên thế giới chắc chắn sẽ khác trước.

Thứ nhất, về cải cách kinh tế. TPP với những chuẩn mực cao được kỳ vọng sẽ tạo động lực và áp lực cho VN trong việc cải cách mạnh thể chế kinh tế. Tuy nhiên, cải cách thể chế trước hết là yêu cầu tự thân của nền kinh tế Việt Nam. Các nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI, XII, Chiến lược phát triển của VN cho thời kỳ 2011-2020 đều coi cải cách thể chế là một trong ba đột phá chiến lược. Do vậy, có hay không có TPP thì người VN vẫn phải tự mình chủ động tiến hành công cuộc cải cách này.”

Nhưng “cải cách thể chế” là gì? Cơ bản là phải cải thiện, tổ chức lại của guồng máy nhà nước sao cho tinh gọn, nhẹ nhàng, bén nhạy, tổ chức nhân sự phải lấy đức và tài là chính thay vì chỉ biết lấy con ông cháu cha, bạn bè, đồng chí dù tốt ít xấu nhiều làm gốc như đang diễn ra.

Đảng và nhà nước đã nói rất nhiều về cải cách hành chính và giảm biên chế, nhưng càng nói cải thì lại hành dân là chính. Thủ tục, giấy tờ bảo giảm nhiều hay chỉ một cửa thì càng rườm rà rắc rối. Ra nghị quyết bớt số nhân viên, cán bộ và công chức thì khối nhân sự ăn lương của các cơ quan lại càng phình to ra.

Hãy nghe nguyên Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Lê Doãn Hợp, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nói với báo VietTimes (Dân Trí đăng lại 16/6/2016).

Nhà báo (hỏi): “Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội VII của Đảng (1/1994), đã đưa ra 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của dân tộc: tụt hâu, chệch hướng, tham nhũng và diễn biến hòa bình. Hơn 22 năm qua, vấn đề này vẫn còn nguyên tính thời sự, nó không còn là nguy cơ nữa mà đã trở thành những thách thức hiển hiện trong thực tế và càng ngày càng trở nên bức thiết đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Nhưng theo ông, đâu là nguy cơ nguy hại nhất?”

LDH: “Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra thì nguy cơ nào cũng nguy hại. Tuy nhiên, tụt hậu về kinh tế ngày càng xa hơn, thực sự đang đe dọa đất nước và tác động đến 3 nguy cơ còn lại theo chiều hướng xấu nhanh hơn.

Mặc dù có những thành tựu đáng tự hào trong suốt 3 thập kỷ vừa qua, nhưng rõ ràng là chúng ta vẫn đang bị các nước phát triển hơn bỏ lại phía sau và ngày càng nới rộng khoảng cách. Việt Nam cũng đang bị bỏ lại phía sau các bảng xếp hạng toàn cầu trong phần lớn các tiêu chí phát triển. Năm 1990, khoảng cách Việt Nam so với trung bình thế giới khoảng 4.000USD, thì sau hơn 20 năm, khi GDP bình quân của Việt Nam đạt 2.000 USD thì GDP bình quân thế giới đã vượt 10.000 USD, khoảng cách phát triển đã lên gấp 2 lần. Về giáo dục: theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Về y tế: theo chỉ số y tế, sức khỏe, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia. Trong khi đó, theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc nhóm 1/4 quốc gia cuối bảng.”

Bà Phạm Chi Lan cũng bổ túc trong bài viết: “Tình trạng sụt giảm tốc độ tăng năng suất lao động, sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và những vấn đề nổi cộm trong mấy năm gần đây đều có nguồn gốc từ thể chế. Để gỡ những nút thắt tăng trưởng và tránh bị tụt hậu xa hơn, người VN biết rõ cần cải cách càng sớm, càng triệt để càng tốt. Động lực, áp lực từ bên trong đối với cải cách đang tăng cao hơn bao giờ hết. VN thấy rõ, qua những cam kết trong TPP, cần cải cách như thế nào để xây dựng một hệ thống thể chế hiện đại, nhằm khắc phục những vấn đề hiện tại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tương lai.”

Nhưng nay thì ông Trump đã nói sẽ rút khỏi TPP. Và khi ông tồn tại sau cuộc bỏ phiếu ngày 19/12/2016 thì nền kinh tế của VN sẽ phải chịu thêm nhiều nút thắt từ nền kinh tế của Trung Quốc.

Việt Nam từng hy vọng TPP sẽ giúp thoát dần lệ thuộc kinh tế đơn độc vào Trung Hoa, vì theo bà Phạm Chi Lan: “TPP được kỳ vọng sẽ bổ sung cho nền kinh tế còn tương đối nhỏ và thiếu thốn nhiều bề của VN những nguồn lực cần thiết để có thể phát triển mạnh hơn, bền vững hơn. Đó là thị trường hàng hóa và dịch vụ, là dòng vốn đầu tư, là công nghệ, kỹ năng và tri thức, là sự kết nối trong các chuỗi giá trị toàn cầu… TPP tạo nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn lực đó, nên không có TPP, khả năng tiếp cận các nguồn lực này, đặc biệt từ Mỹ, sẽ khó khăn hơn. VN sẽ phải điều chỉnh những dự định, chiến lược phát triển các sản phẩm của mình cho phù hợp với bối cảnh thay đổi cả về cấu trúc thị trường và điều kiện, phương thức tiếp cận các nguồn lực.”

Như vậy, cho dù Donald Trump có ở lại hay ra đi sau cuộc bỏ phiếu của 538 “cử tri đoàn” ngày 19/12/2016 thì Việt Nam cũng sẽ phải đối phó với một chính sách “kinh tế bảo thủ” mới của nước Mỹ thời đảng Cộng hòa cầm quyền. Khẩu hiệu “America first” của ông Trump được cử tri ủng hộ không phải là viên kẹo ngọt mà là viên thuốc đắng cho các nền kinh tế nhỏ như Việt Nam.

01.12.2016

Phạm Trần

danlambaovn.blogspot.com

Hơn 1,500 tiểu thương chợ Hà Tĩnh bãi thị thành công

Hơn 1,500 tiểu thương chợ Hà Tĩnh bãi thị thành công

Nguoi-viet.com

Tiểu thương đã mở nhạc cùng nhau hò reo nhảy múa vì được kinh doanh lâu dài. (Hình: VNExpress)

HÀ TĨNH (NV) – Chiều 29 tháng 11, tiểu thương ở chợ trung tâm thành phố Hà Tĩnh đã mở nhạc cùng nhau hò reo nhảy múa, mở cửa kinh doanh trở lại sau nhiều ngày kéo nhau đi phản đối việc ban quản lý bán ngôi chợ này.

VNExpress dẫn lời bà Hoàng Thị Bích Lan, kinh doanh hàng vải, cho biết, các tiểu thương mở nhạc, reo hò, nhảy múa là vì sáng cùng ngày tiểu thương Hà Tĩnh có cuộc đối thoại thành công với ông Ðặng Quốc Khánh, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh về chủ trương bán chợ Hà Tĩnh cho doanh nghiệp.

Trước đó, từ ngày 26 đến 29 tháng 11, hơn 1,500 tiểu thương chợ Hà Tĩnh đóng cửa sạp để biểu tình phản đối việc ép tiểu thương ký hợp đồng tạm thời 3 tháng để chờ chuyển đổi mô hình quản lý chợ.

Chợ Hà Tĩnh đồng loạt ngừng kinh doanh từ ngày 26 tháng 11. (Hình: VNExpress)

Chợ Hà Tĩnh đồng loạt ngừng kinh doanh từ ngày 26 tháng 11. (Hình: VNExpress)

Tại cuộc họp này, đại diện của Sở Công Thương Hà Tĩnh và ban quản lý chợ yêu cầu người dân giao lại hợp đồng mua ki-ốt trước đây, để ký hợp đồng mới với thời hạn 3 tháng, hết thời hạn này sẽ tính tiếp, mà theo ông Nguyễn Duy Hòa, trưởng ban quản lý chợ Hà Tĩnh cho biết “việc ký hợp đồng 3 tháng là thực hiện theo chỉ đạo của Sở Công Thương Hà Tĩnh nhằm thực hiện lộ trình chuyển đổi ban quản lý chợ thành doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý chợ.”

Các tiểu thương không đồng tình thời hạn trên, họ muốn ký hợp đồng thuê ki-ốt dài hạn như trước kia. Trước áp lực của tiểu thương và dư luận, sáng 29 tháng 11, ông Ðặng Quốc Khánh buộc phải đối thoại với hơn 1,500 hộ tiểu thương.

Tại cuộc đối thoại, ông Khánh hứa chính quyền tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu thương ở chợ Hà Tĩnh được kinh doanh lâu dài, không phải kinh doanh 3 tháng mà trước đó ban quản lý chợ đã thông báo. (Tr.N)

Phản ứng về Quốc tang cho Chủ tịch Fidel Castro tại Việt Nam

Phản ứng về Quốc tang cho Chủ tịch Fidel Castro tại Việt Nam

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-11-29

Ảnh chụp bên ngoài Tòa Đại sứ Cuba tại Hà Nội hôm 28/11/2016.

Ảnh chụp bên ngoài Tòa Đại sứ Cuba tại Hà Nội hôm 28/11/2016.

AFP
Dư luận xã hội đang tranh luận về việc Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có quyết định để tang Chủ tịch Fidel Castro của Cuba với hình thức Quốc tang.

Chúng tôi có đồng minh?

Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không có điều khoản nào quy định tổ chức một Quốc tang cho bất cứ ai. Tuy nhiên theo một nghị định của chính phủ ban hành vào năm 2012 thì một lễ Quốc tang cho cá nhân sẽ được áp dụng trong những trường hợp như sau: thứ nhất bốn vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội dù đang tại chức hay mãn nhiệm khi chết đều được cử hành Quốc tang. Trong trường hợp đặc biệt một cán bộ cao cấp nào đó có công lao to lớn với quốc gia hay quốc tế sẽ được xét và tổ chức Quốc tang. Tuy nhiên theo luật cán bộ ban hành năm 2008 thì người này phải là công dân Việt Nam.

Cái Đảng Việt Nam này tổ chức Quốc tang coi như là một cách nói với thế giới cũng như với người dân trong nước rằng chúng tôi có đồng minh đây!
-Nguyễn Huệ Chi

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cho biết:

“Trong Hiến pháp Việt Nam không có quy định gì về lễ Quốc tang còn trong nghị định của chính phủ cũng như quy định nội bộ thì có quy định Quốc tang. Còn về trong văn bản nhà nước thì có một nghị đỉnh của chính phủ rất cụ thể trong trường hợp đó. Cũng có một nghị quyết của Bộ chính trị, một nghị quyết của Thường vụ Quốc hội quy định về các lễ tang của Việt Nam gồm có Quốc tang, lễ tang nhà nước, lễ tang cấp cao còn cái chuyện làm lễ Quốc tang cho một người nước ngoài thì nếu 4 cơ quan đó họ hè nhau họ làm thì coi như họ quyết định rồi.”

Đối với trường hợp Chủ tịch Fidel Castro Việt Nam quyết định để tang cho ông với nghi thức Quốc tang vào ngày 04 tháng 12 năm 2016. Trong thời gian này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang như quy định, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.

Về việc này Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi nhận định:

“Cái Đảng Việt Nam này tổ chức Quốc tang coi như là một cách nói với thế giới cũng như với người dân trong nước rằng chúng tôi có đồng minh đây! Đồng minh ở nơi xa xôi ấy và đã từng là hai nước chống Mỹ thì đồng minh ấy đối với chúng tôi rất quan trọng, nghĩa là họ vẫn muốn sống lại những ngày quá khứ chứ họ không nhìn đến tương lai gì cả.”

000_MVD2004030634023.jpg
Chủ tịch Fidel Castro (phải) tiếp Nguyên Tổng bí thư Đảng CSVN Nông Đức Mạnh tại Havana, Cu Ba hôm 6/3/2004. AFP

Chủ tịch Fidel Castro được công bố Quốc tang tại Việt Nam khiến rất nhiều người bức xúc. Câu hỏi đặt ra là ông Fidel không có công trạng cụ thể nào đối với đất nước nhưng lại hưởng vinh dự to lớn đối với nhân dân Việt Nam là một sai lầm mang tính trình diễn.

Trong thông cáo đặc biệt quyết định về việc này có loan đầy đủ tiểu sử của Chủ tịch Fidel Castro từ những hoạt động đầu tiên cho tới khi mất. Trong khoảng thời gian ấy ông sang thăm Việt Nam ba lần, ông vô cùng gần gũi với Đảng và nhà nước Việt Nam bằng những sự ủng hộ, lên tiếng cũng như luôn đứng về phía Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ. Ông là nguyên thủ đầu tiên tới thăm Việt Nam sau khi Quảng Trị được giải phóng đầu tiên vào năm 1973.

Bản thông cáo cũng ghi nhận trên phương diện quốc tế, Fidel Castro là nhà hoạt động Nhà nước và Lãnh đạo xuất sắc trong Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế, có đóng góp to lớn và tích cực cho Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Không thể nâng lên thành hàng Quốc tang?

Nhìn tổng quát nội dung bản thông cáo dân chúng không tìm ra được một việc làm cụ thể nào của Chủ tịch Fidel đối với cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam ngoài các cử chỉ đầy tính ngoại giao giống như các nước cộng sản với nhau.

Những quan hệ được gọi là đặc biệt dù sao cũng không thể nâng lên thành hàng Quốc tang, vốn dành riêng cho người có công với tổ quốc.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi phân tích việc Hà Nội tổ chức Quốc tang cho Fidel như sau:

Bây giờ làm Quốc tang cũng là cách bày tỏ sự tương liên đối với người bạn xưa, tức là tưởng niệm quá khứ. Tức là họ nhìn về quá khứ, còn nếu nhìn về tương lai thì mọi chuyện đều vô nghĩa rối…
-GS Nguyễn Huệ Chi

“Fidel Castro thực lòng khâm phục Việt Nam bởi vì ông ấy là biểu tượng cho một đội quân đã lật đổ một chế độ độc tài nhưng mà lại dựng lên một chế độ độc tài khác. Có lẽ trên phương diện nào đó còn kinh khủng hơn chế độ độc tài cũ vì độc tài cũ chỉ là một cá nhân còn độc tài này là cả một đảng. Đứng về phương diện ấy ông Fidel Castro không phải là người để đất nước này làm Quốc tang mà chính Đảng Cộng sản Việt Nam làm Quốc tang cho một ông thủ lĩnh đảng Cộng sản Cuba như thế đúng hơn. Fidel Castro chỉ vì ý thức hệ mà quy phục Việt Nam, còn ông Việt Nam thì thấy có một ông từ xa xôi quy phục mình thì đồng bệnh tương liên cho nên quy phục lại!

Bây giờ làm Quốc tang cũng là cách bày tỏ sự tương liên đối với người bạn xưa, tức là tưởng niệm quá khứ. Tức là họ nhìn về quá khứ, còn nếu nhìn về tương lai thì mọi chuyện đều vô nghĩa rối bởi vì chúng ta đang phải đi theo quy luật là đi theo con dường dân chủ tự do.”

Người dân tự hỏi, nếu những quan hệ mang tính rất đặc biệt cho một người bạn cùng ý thức hệ được áp dụng vào Trung Quốc thì biết bao nhiêu cán bộ cao cấp của họ sẽ đương nhiên được hưởng vinh dự này vì trong chiến tranh Trung Quốc đã bỏ rất nhiều của cải lẫn xương máu để Việt Nam chống Mỹ.

Người dân Việt Nam theo dõi cái chết của Fidel Castro với những góc nhìn khác nhau. Nếu hàng trăm người xếp hàng trước Tòa đại sứ Cuba tại Hà Nội để khóc lóc, tỏ bày sự thương tiếc thì cũng có hàng ngàn người khác bày tỏ sự hả hê của mình trên hệ thống mạng xã hội. Sự mâu thuẩn ấy đã làm cho Quốc tang của Fidel tại Việt Nam nếu có sẽ đào thêm hố sâu chia rẽ vì ngăn cách.

Từ khi Việt Nam thống nhất, Hà Nội đã nhiều lần giúp cho Cuba thoát khỏi khó khăn về lương thực bằng hàng ngàn tấn gạo viện trợ, đây cũng đủ trả mối thân tình mà Fidel dành cho Việt Nam.

Nếu vì mục đích trả lễ cho cá nhân ông Fidel Castro thì Quốc hội Việt Nam đã có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, trong tư cách Chủ tịch đã dẫn phái đoàn sang Cuba vào ngày 28 tháng 11 để dự lễ tang đã trả đủ lễ đối với một nước cộng sản anh em nằm bên kia bán cầu có cùng ý thức hệ cũng như giữ vững lập trường tiến lên Chủ nghĩa xã hội như Việt Nam đang theo đuổi.

Cùng lúc với cái chết của Fidel, báo chí Việt Nam loan tải Tư lệnh hải quân Trung Quốc là tướng Ngô Thắng Lợi hôm 25 tháng 11 đã tới tham dự lễ tưởng niệm 18 tử sỹ Trung Quốc trong trận đánh vào tháng 1 năm 1974 với hải quân Việt Nam Cộng hòa để chiếm Hoàng Sa. Nếu ngay lúc này Việt Nam làm Quốc tang cho 74 người lính đã đổ máu cho tổ quốc ấy thì ý nghĩa biết bao nhiêu thay vì đem Fidel Castro vào vòng tranh cãi.

Fidel Castro để lại Cuba trong tình trạng khốn cùng

Fidel Castro để lại Cuba trong tình trạng khốn cùng

Thụy My

28-11-2016

Trẻ em chơi đùa trên đường phố luôn thiếu điện ban đêm. Ảnh: internet

(Le Figaro 28/11/2016) Một thời kỳ vô cùng bất định mở ra tại hòn đảo trên vịnh Caribê, sau khi nhà độc tài già nua qua đời.

« Chẳng có gì thực sự thay đổi tại Cuba một khi Fidel còn sống » – một nhà kinh tế phương Tây làm việc tại La Habana gần đây đã thổ lộ. Một thanh niên gia đình khá giả ở La Habana nói thêm: « Trước cách mạng, chúng tôi có các trang trại và nhà cửa, tất cả đều bị Fidel tịch biên. Nhiều người trong gia đình không thể chịu đựng nổi. Họ đã chết ». Những phát biểu như thế cách đây một thập niên là không thể hình dung nổi.

Fidel đã trút linh hồn, nhưng phần lớn di sản của ông đã mất đi từ khi nhường quyền lại cho người em trai năm 2006. Giáo dục vẫn là miễn phí cũng như y tế, nhưng để thực sự được thụ hưởng hệ thống y tế tuyệt vời của Cuba, nay phải biết tặng một regalito (món quà) cho các y bác sĩ. Tại các bệnh viện đa khoa, những áp-phích ghi rõ « Dù y tế là miễn phí, nhưng vẫn tốn kém ». Chế độ lương bổng bình đẳng và chủ nghĩa xã hội biến mất, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản theo kiểu Cuba, dù không nói ra.

Cuba đã thay đổi rất nhiều từ một thập niên qua. Raul Castro, một con người thực dụng, đã dần dà tiến hành nhiều biện pháp cải cách kinh tế từ khi lên cầm quyền, đặc biệt từ năm 2010, cho đến ngày 08/11/2016 vừa qua. Một dấu mốc thời điểm.

h1Fidel Castro vẫn là thần tượng. Ảnh: internet

Việc Donald Trump đắc cử hiện là một dấu hỏi rất lớn đối với dân Cuba. Tổng thống tân cử Mỹ sẽ tăng cường cấm vận Cuba? Hay khi thấy Fidel Castro đã chết, ông ta sẽ dỡ bỏ? Doanh nhân Donald Trump sẽ ưu tiên cho xu hướng chống chủ nghĩa Castro? Có lẽ chỉ có thần Orula chuyên tiên tri của đạo Santeria ở Cuba mới biết được.

Mới cách đây mấy tuần ở La Habana, tất cả các nhà quan sát đều đồng tình rằng Hoa Kỳ đã đi quá xa trong việc xích gần lại với Cuba, để có thể thối lui. Ở giai đoạn này, không ai có khả năng xác định được chính sách mới của Nhà Trắng về hòn đảo lớn nhất vịnh Caribê sẽ như thế nào. Dù vậy vẫn còn những điều căn bản, nhất là trong chính sách đối nội và kinh tế.

« Raul Castro có tầm nhìn rất rõ ràng về tương lai kinh tế của Cuba, nhưng không có bất kỳ kế hoạch nào cho tương lai chính trị của đảo quốc, hoặc là ông ấy giấu rất kỹ ». Một nhà kinh tế phương Tây nhận định như trên và nói thêm: « Không thể có mở cửa chính trị, bởi vì các lãnh đạo Cuba lo sợ sẽ phải ra trước một tòa án quốc tế. Và nếu xem xét kỹ Cuba, tôi không chắc rằng đó là đúng đắn. Tất cả không thể đổ cho chế độ, đó mới là vấn đề ».

Việc chuyển đổi ban đầu sẽ thông qua Raul Castro, 85 tuổi, và bởi ê-kíp lãnh đạo. Ngược với những lời đồn đãi, giới lãnh đạo Cuba không phải là những người già lão, ngoại trừ vài vị lão thành quân sự. Một thế hệ các bộ trưởng tuổi bốn mươi hay năm mươi đang điều hành công việc. Tuy vậy không có ai nổi tiếng trong dân chúng, hay có được tính chính danh nhờ từng tham gia cách mạng.

Ngoài các con của Raul là đại tá Alejandro Castro và người chị Mariela ngày càng tiến gần trung tâm quyền lực, còn phải kể đến quân đội vốn sở hữu nhiều công ty quốc doanh béo bở nhất, đặc biệt trong lãnh vực du lịch.

h1Raul liệu có thoát được chiếc bóng của người anh Fidel? Ảnh: internet

Sự cô đơn của Raul Castro

Hai anh em nhà Castro biết cách khôn khéo làm giảm nhẹ sự bất bình của quần chúng. Những năm gần đây, lãnh tụ tối cao đóng vai cha già dân tộc, đứng ngoài những đấu đá và không dính vào công việc hiện tại. Ngược với ông em, Fidel được dân chúng yêu mến. Raul Castro từ nay sẽ phải đơn độc trên tuyến đầu.

Trừ phi để mặc cho Cuba đi đến cái chết, Raul sẽ phải nghiêm túc chuẩn bị việc kế thừa, cho dù ông Miguel Diaz-Canel Bermudez, 56 tuổi, đã được chỉ định làm nhân vật số hai của chế độ từ năm 2013. « Diaz-Canel? Đó là một con rối. Raul sẽ tống khứ đi » – Pedro, cựu quan chức bộ Nội vụ khẳng định. Còn giới đối lập thì hoàn toàn vô tổ chức và không được dân chúng biết đến.

h1Đa số người dân Cuba sống trong cảnh nghèo khó, tạm bợ. Ảnh: internet

Tình hình kinh tế sau một thời gian ngắn khởi sắc, hiện vô cùng thảm hại. Nhiều chuyên gia ở Florida nghĩ rằng tổng sản phẩm nội địa Cuba sẽ giảm sút 1% trong năm 2016. Cuộc khủng hoảng kinh tế của Venezuela, đối tác thương mại quan trọng nhất của Cuba và là nhà cung cấp dầu lửa với giá hầu như cho không, là nguyên nhân chủ yếu của sự sa sút này.

Đứng xa khỏi chủ nghĩa giáo điều của người anh, Raul Castro có thể cố gắng tăng tốc chuyển đổi sang tư bản… nếu Donald Trump không chống đối.

(Chú thích của người dịch: Hôm nay 28/11/2016 Donald Trump vừa đe dọa sẽ ngưng lại tiến trình bình thường hóa với Cuba nếu La Habana không chỉnh đốn về nhân quyền, hoặc không mở cửa kinh tế). 

CSVN tuyên truyền dối trá về bội chi ngân sách

CSVN tuyên truyền dối trá về bội chi ngân sách

Nguoi-viet.com

Một phụ nữ gánh ít nông sản bán rong trên hè phố Hà Nội. Thâm thủng ngân sách CSVN ngày càng nặng, theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê CSVN. (Hình: Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Nhà cầm quyền CSVN đưa ra những con số về thâm hụt ngân sách trước sau không giống nhau, cho thấy sự tuyên truyền dối trá về thực tế kinh tế tài chính của chế độ.

Hôm Thứ Hai, 27 tháng 11, tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam (TBKTVN) đưa tin “Mức bội chi ngân sách 11 tháng” của nhà nước “đã lên tới 176,900 tỷ đồng, tương ứng gần $7.6 tỷ.”

Trong bản tin này, tờ TBKTVN dựa vào “báo cáo tình hình kinh tế-xã hội vừa công bố của Tổng Cục Thống Kê, tổng thu ngân sách nhà nước tính đến ngày 15 tháng 11 ước đạt khoảng 851,800 tỷ đồng, bằng 84.1% dự toán cả năm 2016. Trong đó, thu nội địa đạt 683,500 tỷ đồng, bằng 87.1% dự toán năm, thu từ dầu thô chỉ đạt 34,500 tỷ đồng, đạt 63.4% dự toán. Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 131,300 tỷ đồng, bằng 76.3% dự toán năm.”

Trong đó cho thấy thất thu khá nặng về dầu thô và cũng thất thu trong cả hoạt động xuất nhập khẩu.

Cũng tồi tệ không kém là các xí nghiệp quốc doanh chỉ nộp cho ngân sách nhà nước được 176,600 tỷ đồng, tức là chỉ được 68.9% dự toán năm khi chỉ còn có một tháng nữa là sang năm 2017. Ðiều này chứng tỏ hệ thống quốc doanh “lãi giả, lộ thật” đang là gánh nặng.

Trong khi đó, theo tờ TBKTVN thuật theo Tổng Cục Thống Kê (trực thuộc Bộ Công Thương) thì “tổng chi ngân sách tính đến ngày 15 tháng 11 ước tính đạt 1,024,700 tỷ đồng, bằng 80.5% dự toán năm. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 167,700 tỷ đồng, bằng 65.8%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 713,900 tỷ đồng, bằng 86.6%; chi trả nợ và viện trợ đạt 136,000 tỷ đồng, bằng 87.7%.”

Làm con tính trừ giữa chi và thu, TBKTVN nói “sau 11 tháng, ngân sách quốc gia bội chi khoảng 172,900 tỷ đồng, tương ứng gần 7.6 tỷ USD. Theo kế hoạch thu chi ngân sách năm 2016 đã được phê duyệt, mục tiêu thu ngân sách cả năm là 1,050,400 tỷ đồng, chi ngân sách là 1,273,200 tỷ đồng.”

Tuy nhiên, chỉ hơn một tuần lễ trước đây, ngày 17 tháng 11, 2016, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn (TBKTSG) cũng đã dựa vào các con số từ Tổng Cục Thống Kê, đưa ra con số bội chi của ngân sách CSVN lớn hơn nhiều, chỉ tính tới cuối tháng 10.

TBKTSG viết rằng, “Số thu đang đứng trước nguy cơ không đạt kế hoạch năm, nhưng bội chi ngân sách 10 tháng qua lại lên đến 188,000 tỉ đồng (khoảng $8.084 tỉ), tương đương 6.2% GDP của chín tháng đầu năm.”

Hệ quả của sự khiếm hụt ngân sách vì thất thu, TBKTSG nói nhà cầm quyền “chỉ còn cách gia tăng vay nợ và hệ quả là phát hành trái phiếu năm nay đã được nâng lên 281,000 tỉ đồng, tăng 53% so với tổng lượng phát hành của năm ngoái. Mức trần nợ chính phủ 50% đã bị phá vỡ do phát hành trái phiếu chạy quá nhanh trong khi tăng trưởng GDP chậm lại. Ðiều này đã buộc Quốc Hội cho phép nâng trần nợ chính phủ lên 54%.”

Vẫn theo tờ TBKTSG, “Giả sử con số tuyệt đối bội chi ngân sách năm nay giữ nguyên so với năm ngoái, tức khoảng 10 tỉ đô la Mỹ, thì ngay cả trong trường hợp đó tấm đệm bội chi vẫn tiếp tục ngày một dày thêm. Những biện pháp ‘giật gấu vá vai’ đang được thực hiện ngày càng nhiều từ gia tăng thu tiền sử dụng đất đến thoái vốn nhà nước khỏi các doanh nghiệp quy mô. Tuy nhiên dư địa cho những nguồn thu ‘giật gấu vá vai’ cũng không nhiều nhặn gì.”

Theo các con số mà TBKTSG đưa ra, “Phát hành trái phiếu năm nay đã được nâng lên 281,000 tỉ đồng, tăng 53% so với tổng lượng phát hành của năm ngoái. Mức trần nợ chính phủ 50% đã bị phá vỡ do phát hành trái phiếu chạy quá nhanh trong khi tăng trưởng GDP chậm lại. Ðiều này đã buộc Quốc Hội cho phép nâng trần nợ chính phủ lên 54%.”

Ngân Hàng Nhà Nước CSVN cũng từng tiền hậu bất nhất về tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam khi nhiều khi ít nhưng tất cả đều rất thấp so với các ước lượng của giới tài chính quốc tế. Ngày 16 tháng 8, 2016 tờ TBKTSG đưa tin, chính ông Vương Ðình Huệ, phó thủ tướng của chế độ thừa nhận “số liệu thống kê không xác thực nhiều lúc đã làm chính phủ rất lúng túng trong điều hành kinh tế.”

Trong buổi “làm việc” với Tổng Cục Thống Kê và các bộ, ngành sáng ngày 16 tháng 8 tại Hà Nội, ông Huệ trích dẫn số liệu thịt heo xuất khẩu là 200,000 tấn, theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, trong khi con số này lên tới 300,000 tấn, theo Bộ Công Thương, rồi nói: “Chúng tôi không biết tin vào số nào để điều hành kinh tế vĩ mô,” tờ TBKTSG kể. (TN)

Cháy nhà ở Sài Gòn, 2 người chết, 1 nguy kịch

Cháy nhà ở Sài Gòn, 2 người chết, 1 nguy kịch

November 28, 2016

Khói lửa bốc cao dữ dội do gặp nhiều vật liệu dễ cháy trong căn nhà. (Hình: báo Pháp Luật Sài Gòn)

SÀI GÒN (NV) – Ðám cháy bùng lên dữ dội tại căn nhà sản xuất mút, đối diện chùa Diệu Tràng, quận 9, khiến 2 phụ nữ chết và một cô gái bị bỏng nặng.

Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn tin từ Cảnh Sát Phòng Cháy Chữa Cháy quận 9 cho biết, đám cháy bùng phát trong ngôi nhà ở phường Phước Long A, quận 9, được hai doanh nghiệp là công ty Viet Poam, kinh doanh nệm trẻ em và văn phòng đại diện công ty dược hóa chất Hoàng An thuê lại.

Vụ hỏa hoạn khiến bà Trần Ngọc Bích (47 tuổi) và bà Thái Hiếu Sinh, ngụ quận Thủ Ðức chết. Riêng bà Phạm Thị Thùy (29 tuổi), ngụ quận 9, nhập viện cấp cứu do bị phỏng nặng.

Theo người dân, vào trước thời điểm xảy ra vụ cháy, có một xe tải chở nệm mút đến giao hàng. Sau đó thì khói lửa bùng lên dữ dội. “Một người phụ nữ chạy ra nhưng người này bị vấp té, khuôn mặt ám khói cháy sém,” một nhân chứng nói.

Ðám cháy xảy ra khoảng 16 giờ 45 ngày 28 tháng 11, nhanh chóng lan ra dữ dội. Ba người phụ nữ đang làm việc bên trong không kịp thoát ra ngoài. Tại hiện trường, ngôi nhà rộng khoảng 500 mét vuông cùng nhiều hàng hóa, tài sản đã bị lửa thiêu rụi. Vụ cháy làm nhiều nhà dân xung quanh phải hoảng hốt di chuyển đồ đạc, tài sản.

Nhận tin báo, lính cứu hỏa Sài Gòn đã điều động 130 người cùng nhiều phương tiện chữa cháy chuyên dụng đến hiện trường, cứu được bà Thùy ra ngoài, riêng bà Bích và bà Sinh bị mắc kẹt bên trong không cứu kịp. Ðến khoảng 17 giờ 35 phút đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn. (Tr.N)

Tấn công bằng dao trong Đại học Ohio, 8 người bị thương

Tấn công bằng dao trong Đại học Ohio, 8 người bị thương

VOA

Cảnh sát được điều động đến khuôn viên trường Đại học bang Ohio, ở Columbus, Ohio, 28/11/2016.

Cảnh sát được điều động đến khuôn viên trường Đại học bang Ohio, ở Columbus, Ohio, 28/11/2016.

Giới hữu trách cho biết kẻ tình nghi tấn công bằng dao trong trường Đại học bang Ohio hôm sáng thứ Hai 28/11 đã bị bắn hạ. Có ít nhất 8 người bị thương phải nhập viện, trong đó có một nạn nhân nguy kịch.

Trong lúc hoảng loạn, những người trong trường học có nghe tiếng súng nổ, có thể là tiếng súng của cảnh sát truy chặn nghi can.

Các nhà điều tra cho hay, kẻ tình nghi lúc ban đầu có sử dụng một chiếc  ôtô làm phương tiện tấn công.

Sinh viên Jacob Bower nói với đài truyền hình CNN rằng kẻ tấn công “rút ra một con dao lớn và bắt đầu rượt đuổi những người chung quanh và tấn công họ.” Kẻ tấn công hoàn toàn im lặng cho đến khi bị cảnh sát bắn hạ bằng ba phát đạn. Hiện chưa rõ động cơ của vụ tấn công này.

Trung Quốc làm lễ tưởng niệm tử sỹ Hoàng Sa

 Trung Quốc làm lễ tưởng niệm tử sỹ Hoàng Sa

Lễ tưởng niệm tổ chức cuối tuần trước

PEOPLE’S DAILYI

Lễ tưởng niệm tổ chức cuối tuần trước

Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi hôm 25/11 vừa tới tham dự lễ tưởng niệm tử sỹ trận đánh tháng 1/1974 với hải quân Việt Nam Cộng hòa để chiếm Hoàng Sa mà nước này gọi là Tây Sa.

Nhân dân Nhật báo đăng video clip chiếu hình Tư lệnh Ngô mặc quân phục tới đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm 18 lính Trung Quốc đã thiệt mạng trong trận hải chiến.

Lễ tưởng niệm hôm 25/11 cũng diễn ra với nhiều nghi thức trang nghiêm, theo báo Trung Quốc.

Đài tưởng niệm này đặt trên đảo Quang Hòa thuộc Hoàng Sa, mà sau trận đánh năm 1974 Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn.

Trong trận hải chiến tàn khốc, Việt Nam Cộng hòa mất 74 chiến sỹ.

Hiện ở Việt Nam bắt đầu có kêu gọi vinh danh các tử sỹ VNCH cùng những liệt sỹ khác đã “hy sinh vì Tổ quốc” tuy nhiên vẫn là hoạt động tự phát.

Hôm 17/1/2016 ở đảo Lý Sơn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chính quyền địa phương đã tổ chức lễ đặt viên đá khởi công Khu tưởng niệm Nghĩa sỹ Hoàng Sa, trong đó có các chiến sỹ VNCH.

‘Sư đoàn Tây Sa’

Sư đoàn Tây Sa

TA KUNG PAO

Binh lính Trung Quốc tuần tra ở Tây Sa (Hoàng Sa)

Các phương tiện tuyên truyền của Trung Quốc cho tới nay vẫn nói rằng trận hải chiến Tây Sa (Hoàng Sa) là nhằm đánh đuổi hải quân VNCH “chiếm đóng trái phép” đảo của Trung Quốc.

Nhân dân Nhật báo hôm 25/11 viết hải quân Trung Quốc đã “giành chiến thắng, đánh chìm một tàu và phá hỏng ba tàu chiến của quân đội miền Nam Việt Nam”.

Nhân dịp này, các báo Trung Quốc đăng nhiều thông tin về ‘sư đoàn Tây Sa’, đã được hình thành từ tháng 6/2012 trên quần đảo này.

Sau một thời gian im ắng, sư đoàn này được nói đã hoạt động mạnh, trong bốn năm qua đã đánh đuổi hàng trăm “tàu bè nước ngoài vi phạm vùng biển chủ quyền của Trung Quốc”.

Cái chết của Fidel Castro gợi lại ký ức về những ngày tháng xa xưa đói khổ ở miền Bắc

Cái chết của Fidel Castro gợi lại ký ức về những ngày tháng xa xưa đói khổ ở miền Bắc

FB Nguyễn Thị Oanh

27-11-2016

Nguồn: Esteban Felix AP/Press Association Images

Đọc thông tin và những bình luận về cái chết của Fidel Castro. Thấy có người thì ngợi ca, thương tiếc. Có người thì mừng vui, hả dạ.

Đối với mình thì chẳng vui chẳng buồn. Cái chết của Fidel chỉ gợi lại cho mình ký ức về những ngày tháng xa xưa đói khổ ở miền Bắc. Hồi đó, bọn trẻ chúng mình say sưa với những hình ảnh thần tượng của các lãnh tụ XHCN là bác Mao, bác Fidel và bác Stalin. Đọc thơ của Tố Hữu, thấy hình ảnh các bác ấy, và Trung Hoa, Liên Xô với Cuba sao mà vĩ đại thế! Điều kỳ lạ là hồi đó chẳng ai nghĩ mình khổ! Ai cũng thấy tự hào được sống ở một đất nước thuộc phe XHCN, ai cũng một lòng bừng bừng niềm tin đánh thắng đế quốc để mình sẽ lên CNCS, sẽ được “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”…

Suốt cả tuổi thơ, từ năm 7 tuổi mình đã quen với những buổi thức dậy từ mờ sương, mắt nhắm mắt mở xếp hàng mua gạo, thịt, mắm, muối… ở các cửa hàng mậu dịch. Quen với những bìa tem phiếu và sổ mua lương thực quyết định chuyện đói, no cho cả nhà. Quen với những lúc phải ăn gạo mốc, gạo mọt. Quen với cảnh mẹ xúm xít cùng các cô chia nhau từng gam mì chính (bột ngọt). Quen với những khi bố phải lấy kẹo bột nấu chè thay đường để có chút ngọt cho cả nhà đỡ thèm… Và mơ ước cháy bỏng của mình về nghề nghiệp suốt thời thơ trẻ là mong sau này sẽ được trở thành cô mậu dịch viên oai phong, ngồi sau quầy kính đầy quyền uy để ban phát cái ăn cho mọi người 😦.

Nhiều bạn nói rằng thấy Cuba vẫn hơn VN nhiều thứ, đặc biệt về dịch vụ y tế và sự ổn định cuộc sống cho người dân của họ. Và rằng Cuba cũng giúp đỡ VN rất hào phóng trong suốt cuộc chiến chống Mỹ. Để từ đó cho rằng Fidel thật sự có công với Cuba và ông quả đúng là người bạn tốt của nhân dân VN.

Mình nhớ, năm 1975, mình nhận được một con “búp bê miền Nam” bằng nhựa do anh họ đi bộ đội trở về mang cho. Mình đã ngây ngất ngắm nó và nghĩ không hiểu sao “bọn đế quốc trong Nam” lại có thể làm được một vật đẹp đẽ như thế! Cũng trong năm đó, lần đầu tiên mình có được một cái áo hoa do bà nội mua cho, khi bà vào Sài Gòn thăm người em ruột và họ hàng di cư từ năm 54 chưa hề gặp lại. Con bé 9 tuổi hồi nào giờ chỉ biết mặc áo một màu trắng, xanh, nâu hoặc xám, lúc ấy ngượng nghịu sung sướng với tấm áo hoa đầu tiên trong đời nên nâng niu cất để dành đến Tết mới dám mặc…

Mình chưa từng tới Cuba nên không biết người dân ở đó thực sự sống thế nào và nghĩ gì về những điều mà Fidel đã mang lại cho đất nước của họ. Mình chỉ suy ra từ mình – một đứa trẻ đã từng thần tượng Fidel cũng như nhiều nhà lãnh đạo khác của khối XHCN. Nhưng rồi một ngày nào đó nó chợt tỉnh và vỡ ra rằng bấy lâu nay nó khổ mà không biết mình khổ. Nó hài lòng với những gì có được mà không biết rằng nó chỉ đang được sống ở mức tối thiểu. Nó cứ tưởng nó sung sướng mà không biết rằng người ta đang thương hại nó thế nào…

Nên hôm nay, với Fidel, mình cúi đầu chia buồn khi nghe tin về cái chết của ông như nghe tin một người quen cũ vừa qua đời. Nhưng nếu bảo tiếc thương, mình không thể tiếc thương một quá khứ nông nổi, ấu trĩ và đau buồn. Vĩnh biệt ông mà cũng mong nhân dân Cuba sẽ vĩnh biệt luôn một thời kỳ u mê, mông muội quá lâu, quá dài trong suốt chiều dài lịch sử của họ!

FIDEL: SỐNG ‘HIẾN DÂNG MÁU’, CHẾT ĐỂ LẠI GÌ CHO VIỆT NAM?

FIDEL: SỐNG ‘HIẾN DÂNG MÁU’, CHẾT ĐỂ LẠI GÌ CHO VIỆT NAM?

FB Nguyễn Anh Tuấn

27-11-2016

Ảnh tư liệu, Fidel Castro và Phạm Văn Đồng. Nguồn: internet

2003, Fidel thăm Việt Nam, người Việt, vì chỉ có báo đài Nhà nước, chỉ thấy một Fidel anh hùng giải phóng dân tộc, hào hoa lãng tử, và nặng tình nặng nghĩa với Việt Nam.

2016, Fidel chết, người Việt, nhờ có Internet và mạng xã hội, lại thấy thêm nhiều Fidel khác.

Một Fidel tham quyền cố vị, nắm quyền suốt 47 năm, và trong thời gian đó đã bắt bớ đối lập, ràng buộc dư luận, khống chế các quyền tự do cơ bản của người dân, đi ngược lại các nguyên tắc nhân quyền phổ quát được cộng đồng quốc tế công nhận.

Một Fidel xa hoa phóng đãng, sống giàu sang phú quý trên cảnh thiếu thốn của phần đông dân chúng, Fidel đó cũng thất bại trong tư cách một lãnh đạo quốc gia trong việc đem đến sự thịnh vượng cho đất nước.

Một Fidel ủng hộ quyết liệt chủ nghĩa cộng sản, do đó, phát ngôn ‘Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình’ nên được hiểu là thế lực cộng sản Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình để giúp đỡ thế lực cộng sản Việt Nam nắm quyền trên toàn bộ quốc gia, trong tình hữu ái mác-xít dựa trên ý thức hệ không hơn không kém.

Chọn Fidel nào tùy vào góc nhìn, và đôi khi còn là vào niềm tin của mỗi người.

Riêng tôi, tôi chọn cái không gian tự do đã mang tới rất nhiều cách nhìn khác nhau về Fidel (và nhiều người khác nữa) – điều đang khiến người Việt trở nên rất khác so với chính họ hơn 10 năm về trước trong những sinh hoạt tâm tưởng, theo một chiều hướng rõ ràng là tích cực hơn.

Từ lúc này, người Việt, hay ít nhất là một tỷ lệ tuyệt đối đa số của họ, chẳng thể nào còn suy nghĩ chỉ theo một lối, vì bị dắt đi bởi chỉ một nguồn phát tin được nữa. Những thần tượng chính trị cũng vì đó mà sụp đổ theo, từng phần từng phần một.

Nhìn từ đó, cái chết của Fidel mang ý nghĩa kiểm chứng, cho một câu hỏi không kém phần quan trọng:

“Liệu người Việt còn có thể sùng bái cá nhân chính trị, như họ đã từng, nữa hay không?”

– Không. Đến như Fidel chết đi mà còn bị đánh giá thế kia cơ mà, huống gì lãnh đạo kiểu đồng chí X nhà ta.

Câu hỏi trên quan trong bởi lẽ một khi những tượng đài vỡ toạc sẽ mở ra một chương mới lành mạnh hơn trong mối quan hệ giữa người dân với quyền lực chính trị, trong đó quyền lực chính trị không còn là ông chủ của nhân dân được nữa, mà phải trở về đúng với vai trò công cụ của nó.

Tán tận lương tâm.

Tán tận lương tâm.
– Chúng là loài quỷ dữ, làm gì có lương tâm.
– Chúng là lũ bán nước!
– Một chính phủ khốn nạn.

CÁC ANH, MỘT CHÍNH PHỦ KHỐN NẠN! –
Nancy Nguyễn

– “…KHỐN NẠN CÁI LŨ CÁC ANH! Các anh không phải chỉ đang buôn bán cái mảnh đất này, cái dải nước này, nhưng là các anh đang buôn bán sinh mạng của mấy trăm ngàn nóc nhà, mấy triệu con người, thậm chí là mấy chục triệu con người.“

CÁC ANH, MỘT CHÍNH PHỦ KHỐN NẠN!

Nancy Nguyễn

Khi thông tin cá chết xuất hiện các anh đã trả lời dân thế nào?

“KHÔNG CÓ THẨM QUYỀN KIỂM TRA FORMOSA!”

Xin lỗi các anh, đất này của người VN hay của Đài Loan, Trung Quốc mà họ có quyền cấm các anh vào kiểm tra? Giả sử Formosa không sản xuất thép, mà chế bom nguyên tử, hay đem quân đội vào đóng ngay huyết mạch bắc nam thì cái đất nước này sẽ khốn nạn thế nào? Các anh là con người hay là con chó mà chỉ 1 doanh nghiệp tư nhân cũng có thể khiến cả 1 chính phủ nghe lời?

Rồi 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày rồi từ ngày đổi sang tuần, rồi từ tuần đổi sang tháng.

Các anh ưu việt đến nỗi TỚI TẬN BÂY GIỜ VẪN CHƯA PHÁT HIỆN ĐƯỢC NGUYÊN NHÂN CÁ CHẾT.

Trong trường hợp này, các anh không phải đang khoe dốt, nhưng là đang khoe ÁC! Ác với đồng bào, ác với đồng loại.

Bởi các anh đâu phải không biết nguyên nhân, và thằng dân cũng vậy, nhưng các anh dùng mọi thủ đoạn để lách luồn, để chống chế, để nguỵ biện.

Tôi không biết các anh ăn gì để sống, nhưng biết các anh đã bán cái gì đi để mua thực phẩm cho cái lũ các anh. CÁC ANH BÁN NƯỚC!

Tôi không biết các anh đã họp kín gì với Formosa, với cả đống ban bệ của các anh, nhưng tôi biết một điều, bước ra khỏi hội nghị, Formosa thẳng thừng tuyên bố: CHỌN CÁ HAY CHỌN NHÀ MÁY THÉP.

Sự trơ trẽn này của Formosa chứng tỏ họ hiểu các anh, bọn thằng dân chúng tôi, và bọn Tầu, Đài ĐỀU BIẾT RÕ đâu là nguyên nhân cá chết,và tất nhiên, Tầu, Đài đã được bảo kê an toàn.

CÁC ANH CÒN NÓI MÌNH KHÔNG BÁN NƯỚC HẠI DÂN?

Màn kịch thuỷ triều đỏ là cực điểm của vở bi hài kịch Vũng Áng.

Khi mà AI-CŨNG-BIẾT-VÌ-SAO thì các anh trơ trẽn, trâng tráo đổ cho tảo đỏ.

Xin lỗi nói thẳng với anh, biển không phải là phụ nữ, mà cá chết 27 ngày không đỏ,đến ngày thứ 28 thì … hành kinh. Nhưng tột cùng khốn nạn của các anh có lẽ là chính lúc này.

Khi các anh đã chỉ FORMOSA khoá dưới mức nguy hiểm, các anh đồng loạt hô “ĐÃ AN TOÀN” và nhiệt tình quảng bá hình ảnh quan chức ăn cá, tắm biển, vui chơi DÙ VẪN CHƯA DÁM XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN NHIỄM ĐỘC. Tình trạng tái nhiễm độc có thể diễn ra bất cứ lúc nào,chỉ khi có cá chết, người chết, thì dân mới lại ngã ngửa ra lần nữa.

Cho phép tôi chửi KHỐN NẠN CÁI LŨ CÁC ANH! Các anh không phải chỉ đang buôn bán cái mảnh đất này, cái dải nước này, nhưng là các anh đang buôn bán sinh mạng của mấy trăm ngàn nóc nhà, mấy triệu con người, thậm chí là mấy chục triệu con người. Các anh không dám nhìn nhận người dân xuống đường biểu tình vì chính cái khốn nạn của các anh, cái vô liêm sỉ, cái mất nhân tính của các anh, nhưng đốn mạt hơn,các anh đổ tất thảy những cái đê tiện đó cho con ông kẹ “thế lực thù địch” rồi đem 2 thằng ký giả quèn chỉ làm được mỗi việc phỏng vấn, lấy tin, và cứu trợ nhân đạo ra tế thần. Cả VTV, VTC nữa, các anh cũng đốn mạt, hèn hạ vô cùng!

Còn Tiền Phong nữa, lương tri con người, lương tâm báo chí các anh để đâu mà bảo “Nước biển 4 tỉnh miền trung đã an toàn!” Các anh đã bao giờ làm phóng sự điều tra độc lập,cử người xâm nhập vào Formosa để tìm ra nguyên nhân,và tự mình xác định được là vấn đề đã được hoàn toàn khắc phục hay chưa, hay chỉ nghe đảng hô sao thì viết vậy?Tôi hỏi thật các anh truyền thông, câu này tôi hỏi thật lòng: Các anh là phóng viên, nhà báo,hay là đĩ điếm? Mà Đảng bảo hùng hục là hùng hục, bảo nằm im là răm rắp nằm im?

Bảo cười là cười, bảo câm phải câm, cho nói gì mới được nói ấy! Nếu phải làm báo như thế, tôi thật không bao giờ dám tự xưng mình là phóng viên, nhà báo, vì có khác gì phò đâu! Một số người bảo toàn bộ sự việc chỉ là chiêu trò của TQ, để hất cẳng Đài Loan, để đuổi dân khỏi Hà Tĩnh, để nhân cơ hội cả nước lên đồng mà âm thầm gom thêm vài cục đảo,rằng thằng dân Vệ đang bị thằng Hán lợi dụng.

Là gì đi chăng nữa thì cũng chỉ chứng tỏ 1 điều:
BỌN NÓ ĐÁNH CỜ CÒN CÁC ANH HẦU QUẠT.
Bọn nó luôn nằm trên còn các anh nằm dưới. Phò thì có thắt cà vạt, mặc áo vét lên ti vi vẫn là phò.

Lời  cuối, tôi bảo thật, ở trên kia TRỜI XANH CÓ MẮT.

Các anh xếp tôi vào loại xách động biểu tình,thì đây:
ALL ZOMBIES: LET’S RAPE THE STREETS!!!!

Nancy Nguyễn

Nancy Nguyễn

Phan Thị Hồng's photo.
Phan Thị Hồng's photo.

Hòa giải và bức tường than khóc

Hòa giải và bức tường than khóc

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-11-27
Ông Hùng Cửu Long (giữa) ở Washington DC.

Ông Hùng Cửu Long (giữa) ở Washington DC.

Courtesy photo

Bị phản đối dữ dội

Một người đàn ông mặc áo mang cờ đỏ sao vàng xuất hiện tại trung tâm người Việt tại miền Nam California. Ông ta bị phản đối dữ dội. Người đàn ông đó tên là Lê Đình Hùng từ Việt Nam sang. Ông ta nói rằng hành động của ông là để góp phần vào công cuộc hòa giải dân tộc.

Một cuộc họp được tổ chức tại Sài Gòn kêu gọi Việt kiều góp phần xây dựng đất nước.

Ông Lê Minh Nguyên, thành viên một tổ chức đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, có trụ sở ở California viết rằng:

Cho đến nay, chưa bao giờ, người viết xin nhắc lại là “chưa bao giờ” Cộng Sản Việt Nam có chủ trương hoà giải, họ chỉ chủ trương đại đoàn kết hay hoà hợp, tức là muốn nạn nhân của họ phải thần phục họ, phải “bó thân về với triều đình”, phải chấp nhận là thần dân của họ, chung vào rọ của họ, nằm dưới sự lãnh đạo của họ.

Theo thông tin từ truyền thông nhà nước Việt Nam thì có khoảng 500 Việt kiều có mặt tại Sài gòn trong buổi họp do nhà nước Việt Nam tổ chức. Blogger Dân Nguyễn so sánh con số đó với những trí thức, những người cựu cộng sản trong nước bị đàn áp, và tác giả cho rằng buổi họp chỉ là một sự mỵ dân:

Chưa bao giờ” Cộng Sản Việt Nam có chủ trương hoà giải, họ chỉ chủ trương đại đoàn kết hay hoà hợp, tức là muốn nạn nhân của họ phải thần phục họ, phải “bó thân về với triều đình”, phải chấp nhận là thần dân của họ.
-Ông Lê Minh Nguyên

Các ông còn bày đặt việc “tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào tham gia góp ý xây dựng…”!? Mỵ dân như rứa là xưa lắm rồi. Biết bao “trí thức xã hội chủ nghĩa”, và cả trí thức (không xã hội chủ nghĩa), những con người tâm huyết với xã tắc, ngày đêm góp ý với các ông, bằng miệng có, văn bản có, các ông còn không thèm nghe, thậm chí còn đe nẹt, hăm dọa và cả tống vào tù. Nhiều “Lão thành cách mạng”, những người đáng bậc cha chú các ông về tuổi đời, tiền bối các ông về tuổi đảng và cả sự cống hiến…góp ý, các ông còn khinh lờn bỏ ngoài tai… “Việt kiều yêu nước” là cái thá gì?

Hơn 4 triệu kiều bào, liệu có được 500 “Việt kiều yêu nước”? Và trong 500 Việt kiều hôm rồi hiện diện tại cái thành phố từng là Hòn ngọc Viễn Đông xưa, liệu có mấy người “yêu nước” theo quan niệm “Yêu” của các ông?

Từ trong nước, blogger Nguyễn Lân Thắng cho rằng nếu nhà nước cộng sản Việt Nam thực tâm mong muốn hòa giải thì họ phải có những hành động khác:

Tôi nghĩ cách để hoà giải tốt nhất là những người cộng sản hãy tự khép lại thời đại độc tài đảng trị, tuyên bố bầu cử tự do, sửa đổi hiến pháp… những nạn nhân của chế độ này có lẽ hầu hết không cần lời xin lỗi, không cần đền bù những gì đã mất trong quá khứ… Tất cả chúng ta cần một nước Việt Nam trong tương lai không còn tồn tại một chế độ độc tài đè lên đầu lên cổ nhân dân..

Về hành động mang cờ đỏ sao vàng của ông Lê Đình Hùng, nhiều blogger hỏi ông rằng khi làm việc đó ông có nghĩ rằng nếu mang cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa đứng tại Sài Gòn thì sẽ bị như thế nào hay không?

Tuy vậy, Luật sư Lê Công Định cũng cho rằng ý của ông Hùng là có thực tâm:

Khi tranh cử Quốc hội khoá 14 vừa rồi anh Lê Đình Hùng (Hùng Cửu Long) tuyên bố trong chương trình tranh cử của mình ý định trùng tu nghĩa trang Biên Hoà của các binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà.

Đó là hành động cụ thể để hoà giải đôi bên tham chiến trong quá khứ mà anh chủ xướng. Chưa thấy ứng cử viên đại biểu quốc hội nào dám làm vậy. Cũng chưa thấy những người luyến tiếc chế độ Sài Gòn ở đây lên tiếng ủng hộ ý định đó của anh.

hung-cuu-long-622.jpg
Ông Hùng Cửu Long ở khu Phước Lộc Thọ, California. Photo by Nguyen Van Ly

Mang cờ cộng sản sang thủ đô người Việt tị nạn cộng sản có khác nào chuyện đại náo thiên cung của Tề Thiên trong Tây Du Ký. Hoà giải đâu không thấy chỉ thấy chọc giận cộng đồng. Lẽ ra anh nên suy xét khía cạnh này trước khi nhập vai Tề Thiên.

Giữa muôn vàn lời công kích anh lúc này, tôi nghĩ bà con Việt Nam tị nạn cộng sản cũng nên xét đến kế hoạch trùng tu nghĩa trang Biên Hoà của các binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà để thấy ý tưởng tốt đẹp và thành thật của anh Hùng.

Tôi đoan chắc rằng nhiều vị đòi đuổi cổ anh hôm qua có người thân đang yên nghỉ tại nghĩa trang đó. Nếu kế hoạch của anh được thực thi, có phải anh sẽ thay mặt nhiều bà con không thể hồi hương góp công sức hương khói cho thân nhân của mình không? Tuy chưa làm được, nhưng tấm lòng của anh Hùng rất đáng ghi nhận.

Bức tường than khóc và dân oan

Trong lúc ấy thì Quốc hội Việt Nam họp.

Lấy điển tích lịch sử bức tường than khóc tại Do Thái, blogger Cánh Cò viết:

Ở Việt Nam cũng có một bức tường than khóc như thế.

Mỗi năm một lần bức tường than khóc xuất hiện tại Quốc hội qua hình ảnh của 500 ông bà đại biểu như những viên gạch được người dân gửi tới nằm chồng lên nhau. Những viên gạch lằng nghe sự than khóc của những ông Bộ trưởng qua các báo cáo, chất vấn và những câu trả lời “nhận khuyết điểm” như tiếng than khóc của những đứa bé chưa trưởng thành được giao cho vai trò ngồi trên đầu thiên hạ.

Bức tường ấy đôi khi cũng giận dữ hay phê phán với một chừng mực nhất định để rồi cuối cùng nhận tấm giấy “hứa” nhét vào khe hở vốn toang hoác vì trơ trẽn.

Bức tường than khóc năm nay bị quá tải. Quá tải bởi sự than khóc của các Bộ trường trở nên đông đúc và khôi hài hơn.

Mỗi năm một lần bức tường than khóc xuất hiện tại Quốc hội qua hình ảnh của 500 ông bà đại biểu như những viên gạch được người dân gửi tới nằm chồng lên nhau.
-Blogger Cánh Cò

Nói theo cách của blogger Cánh Cò, thì năm nay, những lời than khóc đáng được chú ý hơn cả là của các ông Bộ trưởng Công thương, Giáo dục. Ông Bộ trưởng Công thương phải giải trình việc cựu nhân viên của Bộ này bị truy tố tham nhũng và trốn ra nước ngoài mất tích. Vị Bộ trưởng Giáo dục lại gây giận dữ cho cả truyền thông tự do lẫn truyền thông nhà nước, khi bảo vệ cho một số quan chức ngành giáo dục trong vụ bê bối điều giáo viên nữ tiếp quan chức cấp trên.

Bên ngoài Việt Nam, các tổ chức nhân quyền trao giải thưởng cho hai nông dân bị mất đất vì sự hy sinh của họ trong việc mưu tìm công lý.

Một số người lên tiếng chỉ trích rằng những người nông dân này chỉ hành động cho riêng lợi ích bản thân của họ, không phải là công việc dân chủ hóa nói chung.

Nhiều blogger không đồng tình với những chỉ trích này.

Lin mục Phan Văn Lợi, một người đấu tranh cho tự do tôn giáo viết:

Dân oan khi tranh đấu đòi lại đất chính là đánh vào nguyên tắc mang tính chất và hậu quả chính trị: “Nhà nước sở hữu đất đai” hết sức vô lý và phi pháp, khiến mọi người ý thức rằng đó là một nguyên tắc không thể chấp nhận.

Giải Nhân quyền Việt Nam trao cho bà Cấn Thị Thêu và bà Trần Ngọc Anh năm nay là lời công nhận phong trào dân oan đấu tranh đòi đất chính là đòi nhân quyền, và qua nhiều hành động khác, họ là một lực lượng đấu tranh nhân quyền rất đáng khâm phục và rất đáng được hỗ trợ. Đừng cho rằng đó là lợi dụng họ, là xúi bẫy họ kiểu “xịt chó vô gai”, là đẩy họ vào trò chính trị nguy hiểm! Không có những lực lượng quần chúng như nông dân, công nhân, ngư dân, tín đồ, thì những “bộ óc dân chủ” thông minh cũng chẳng làm gì được.

Một người tên là Nguyễn Thị Bích Nga viết trên mạng xã hội:

Các vị bảo, “Dân oan chỉ đấu tranh cho quyền lợi của chính mình.” Vâng, rất đúng. Và đó là cách đấu tranh đúng. Con người có các nhu cầu chính đáng và các nhu cầu đó cần được tôn trọng như: quyền được sống, được tự do thể hiện chính kiến, tự do tín ngưỡng, có quyền tư hữu, quyền bất khả xâm phạm thân thể… Khi một trong các nhu cầu này bị xâm phạm bởi tập đoàn độc tài, họ lên tiếng đấu tranh cho chính mình thì có gì sai? Các vị cho rằng phải đấu tranh cho người khác thì mới cao cả còn đấu tranh cho chính mình là thấp kém? Đó là một nhận định hết sức sai lầm và vô hình trung làm chia rẽ lực lượng đấu tranh ra làm hai thành phần.

Nhiều blogger cũng như những gương mặt đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cho rằng sự chia rẽ đó là có thật.

Blogger Viết từ Sài Gòn so sánh lực lượng những người hoạt động cho dân chủ với những người cộng sản đang cai trị đất nước:

Hiện tại đã có hơn 60 tổ chức và đảng phái hoạt động công khai, bán công khai và manh nha hình thành. Nhưng có một thực tế: Không có đảng nào hội tụ được chừng 5 triệu đảng viên. Rất khó tìm ra một đảng phái có đủ ma lực để thu hút hàng trăm triệu người dân. Mặc dù người dân vẫn nhìn thấy cái sai của đảng Cộng sản, vẫn nhìn thấy sự gian ác, tham lam và dối trả của họ. Nhưng ma lực của họ vẫn mạnh nhất. Đây là sự thật không thể chối bỏ. Không phải vì nhân dân ngu ngốc, mà vì ma lực của các đảng phái, tổ chức chưa đủ mạnh, phải nhìn thẳng vào sự thật này.

Đây là một thực tế. Đảng Cộng sản, qua 41 năm nắm quyền bính và dày vò đất nước này, họ có trong tay một hệ thống quân đội, nhà nước, công an, ngân hàng, bệnh viện, phương tiện tuyên truyền và đặc biệt là tài nguyên con người và tài nguyên đất đai, họ đã dùng chính sách mị dân “sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý” để nắm toàn bộ.

Luật sư Lê Công Định, người từng bị chính quyền cộng sản bỏ tù vì những tư tưởng cải cách chính trị của ông cũng kêu gọi mọi người phải nhìn nhận một thực tế là vai trò của đảng cộng sản vẫn rất mạnh trong xã hội Việt Nam hiện tại:

Dù bị mọi người chỉ trích vì các chính sách trong quá khứ và hiện tại, thú thật Đảng Cộng sản vẫn là tổ chức hùng mạnh nhất. Do đó, để giải quyết các vấn nạn của xã hội ngày nay, vai trò của họ vẫn còn rất quan trọng. Đây là sự thật không thể bác bỏ.

Viết về sự không đồng nhất trong những người đối kháng tại Việt Nam, blogger Đoan Trang cho rằng:

Viết những dòng này, tôi chỉ mong những người Việt Nam trong và ngoài nước, nếu quan tâm đến công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, xin đừng ảo tưởng rằng cứ hễ là nhà hoạt động thì là người tốt, đáng tin cậy.

Cũng xin đừng thất vọng tổng kết, khái quát chung rằng toàn bộ phong trào dân chủ chỉ gồm những người coi “đấu tranh này là trận kiếm tiền”.

Và nhất là, hãy cứ tin dân chủ, tự do là những giá trị tốt đẹp phổ quát, mà hàng chục, hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn cá nhân xấu cũng không đại diện cho chúng được.

Những giá trị phổ quát mà blogger Đoan Trang đề cập, ngày càng thấm sâu vào xã hội Việt Nam hiện đại hơn, khi những người dân bình thường nhất đã xuống đường bảo vệ môi trường, và gần đây nhất là nhiều công dân trẻ tại Sài Gòn thể hiện sự phản kháng của mình bằng cách kéo những con cá bằng giấy trên đường phố, một hành động mà blogger Điền Phương Thảo viết trên trang Tin mừng cho người nghèo rằng người dân đã hiểu những việc làm chính đáng và đã vượt qua nổi sợ bị chụp mũ là làm chính trị. Vì chỉ có làm chính trị như thế, blogger Điền Phương Thảo viết tiếp, mới kéo đất nước này ra khỏi những vũng lầy, mà thảm họa Formosa chỉ là một.