Phòng Bệnh Mất Dần Trí Nhớ.

Phòng Bệnh Mất Dần Trí Nhớ.

Sáu Bước Đơn Giản Để Giữ Đầu Óc Minh Mẫn

Phúc trình mới nhất của chính phủ cho biết rằng thuốc bổ (supplements), hay thuốc chữa bệnh không giúp gì được cả trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer, tức là bệnh mất dần trí nhớ, bệnh lú lẫn.

Đây là căn bệnh nhiều người già bị vướng phải, giống như trường hợp của cựu Tổng thống Ronald Reagan.
Nhưng nếu chúng ta đọc thật kỹ phúc trình của chính phủ, để ý đến những dòng chữ nhỏ, chúng ta sẽ tìm thấy được nhiều thông tín hữu ích trong việc gìn giữ những tế bào chất xám trong đầu không bị lão hoá.
Sự thực được báo cáo này đưa ra cho chúng ta thấy là không có hồ sơ chứng liệu nào cho biết thuốc chữa bệnh, hay thuốc bổ đem lại ích lợi cho việc chống lại căn bệnh quái ác này.

Nhưng ngược lại, phúc trình đó lại đưa ra những bằng chứng rõ ràng là nếu chúng ta chịu khó tập thể dục, tỏ ra năng động, ăn uống lành mạnh, giữ cho áp huyết thấp để máu có thể đưa lên não dễ dàng, chúng ta sẽ ngăn ngừa được bệnh mất trí nhớ.
Bản phúc trình không gỉải thích vì sao.

Nhưng chúng tôi sẽ phân tích cho độc giả biết rõ:

Không phải mọi hiện tượng mất dần trí nhớ- dementia- đều trở thành bệnh Alzheimer.

Nhưng đầu óc của chúng ta trở nên cùn lụt khi lớn tuổi là do ảnh hưởng gộp của nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố chính là óc của chúng ta không nhận đủ máu đưa lên đầu, vì mạch máu bị tắc nghẽn, hay bị hở, gọi chung là vascular dementia..

Trong cả hai trường hợp đều khiến cho trí nhớ của chúng ta trở nên yếu kém, sự suy nghĩ của chúng ta trở nên loạng quạng (fuzzy), hậu quả bởi việc óc của chúng ta không nhận đủ dưỡng khí (oxygen) và đường (blood sugar).
Nhiều bệnh nhân của căn bệnh Alzheimer không ít thì nhiều đều vướng phải tình trạng vascular dementia. Những trở ngại khi suy nghĩ mà các cụ già gặp phải phần lớn vì máu không đưa lên đầu dễ dàng.

Chúng ta có thể ngăn ngừa những rắc rối này, hay sửa chữa những trục trặc đó bằng cách giữ cho mạchmáu dẫn máu lưu thông lên não bộ đuợc thông tuông dễ dàng.
Phòng bệnh là biện pháp chúng ta nên làm sớm.

Điều này có nghĩa là chúng ta cần làm những gì để giúp máu bơm lên đầu dễ dàng.

1- Mỗi ngày đi bộ, ít nhất 10,000 bước đi:

Hoạt động thể lực giúp máu chạy đều lên óc. Phân bón tự nhiên cho não bộ chính là máu đưa lên đầu.

Mỗi ngày ráng bước đi khoảng 10,000 buớc chân, bằng cách này hay cách khác để máu từ tim đi lên đầu.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy các cụ già trên 65 tuổi chịu khó tập thể dục ít nhất ba lần một tuần tránh được một phần ba rủi ro vướng bệnh Alzheimer . Bạn có thể làm một trong những hoạt động sau đây tùy theo sở thích của mình: Đi bộ, Làm Vườn, hay Khiêu vũ.

3- Hay ăn thực đơn của dân Địa Trung Hải:

Ăn uống hàng ngày giống thực đơn của người Ý và người Hy Lạp, gồm có rau tươi, hạt đậu (grain), dầu olive, cá, và các loại hạt (nuts) sẽ giúp áp huyết giữ ở mức tốt.
Ăn theo kiểu dân Điạ Trung Hải sẽ giúp đầu óc minh mẫn sáng suốt tránh được bệnh Alzheimer khoảng 48%.
Cương quyết từ bỏ những thói hư, tật xấu như hút thuốc lá, và nghiện rượu. Thuốc lá chứa độc tố rất hại cho não bộ, vì thế người hút thuốc lá có nhiều rủi ro bị Alzheimer hơn người không hút thuốc đến 80%.

4- Đừng uống rượu mạnh quá độ:

Đa số những người nghiện rượu đều vướng vào bệnh Alzheimer.

Đàn bà chỉ nên uống rượu tối đa mỗi ngày một ly thôi.

Đàn ông được uống tới hai ly. Uống một chút rượu có lợi cho việc gìn giữ tế bào chất xám. Nhưng uống nhiều quá lại gây nguy hại cho đầu óc, 25% người bị bệnh mất trí nhớ dính líu đến nghiện rượu.

5- Ráng duy trì huyết áp ổn định ở mức thấp:

Huyết áp cao có thể làm cho mạch máu trên đầu bị hở hay đứt.

Chính vì vậy, các chuyên gia y tế nói rằng huyết áp cao là nguyên nhân của 50% trường hợp gây ra lú lẫn, hư trí nhớ.

Chúng ta hãy ráng duy trì huyết áp ở mức thấp – lý tưởng là 115/75

– bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, giữ trọng lượng thân thể thấp, đừng để lên cân, béo mập. Nên theo dõi mức đường trong máu.

Bệnh tiểu đường, hay thậm chí sắp sửa bị tiểu đường cũng là dấu hiệu báo trước có thể bị hở mạch máu đầu, gây ra bệnh lú lẫn.

Bệnh tiểu đường dễ làm các mạch máu nhỏ bị hở, và chảy máu trong não.

6- Tránh đừng để bụng phệ:

Vòng bụng ở tuổi trung niên to báo hiệu trước có thể bị vướng bệnh lú lẫn khi về già. Cuộc nghiên cứu theo dõi 6,000 người đưa ra kết quả cho thấy cái bụng phệ rất hại cho động mạch chính dẫn máu về tim, và máu lên đầu.

Vì thế cho nên chúng ta nên cố gắng duy trì vòng bụng dưới 35 inches cho các bà, và dưới 40 inches cho các ông.

Chỉ có một bộ phận nên gìn giữ cho to lớn. Đó chính là não bộ của bạn..

Nguyễn Minh Tâm dịch theo S.F Examiner


TRÍ NHỚ GIẢM SÚT PHẢI LÀM SAO?

Đôi lúc, bạn có cảm giác mất trí nhớ tạm thời nên chẳng biết mình đang và cần làm gì? Càng lớn tuổi, con người càng hay quên.
Đó là lý do bạn nên quan tâm, chăm sóc cho “bộ nhớ” của mình từ bây giờ.
Trí nhớ và hoạt động trí tuệ nói chung là chức năng thần kinh cao cấp của con người. Ở mỗi người, trí nhớ lại có những phương thức hoạt động phù hợp với hoàn cảnh nghề nghiệp, gia đình, vị thế xã hội của họ.
Trí nhớ ngắn hay dài hạn đều phụ thuộc vào não bộ.
Người ta phân biệt hai loại trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu giữ những thông tin mới tiếp nhận trong vài giây, trước khi nó được củng cố để giữ lại lâu dài. Trí nhớ dài hạn là quá trình lưu giữ các thông tin tiếp nhận được và con người có thể nhớ tới chúng sau một thời gian.
Dù ngắn hay dài hạn, việc hình thành và duy trì trí nhớ đều trông cậy vào một khu vực nằm sâu trong não bộ, gọi là vùng hippocampus. Bên cạnh nó là vùng hạnh nhân (amygdala), tạo cảm xúc, in dấu những ký ức của mỗi người. Lớp ngoài của võ não lưu giữ trí nhớ dài hạn ở những khu vực khác nhau nhờ những loại hình thông tin đa dạng như ngôn ngữ, cử chỉ, cảm giác…
Để những vùng nói trên hoạt động hiệu quả, các động mạch nuôi não phải thông suốt để não có đủ ô-xy, năng lượng, các chất dẫn truyền thần kinh không thiếu hụt và các “khớp thần kinh” (synase) được bảo tồn.
Tuy nhiên, trong thực tế, những điều kiện đó dễ bị xâm hại do tác động của nhiều yếu tố, khiến chúng ta sa sút trí tuệ, mất trí nhớ, bị bệnh Alzheimer, Parkinson…

Những phương pháp cải thiện trí nhớ hiệu quả:

Kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ là stress. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mọi người đều chịu nhiều áp lực. Không ít người bị stress trầm trọng khiến cơ thể phóng thích nhiều cortisol (hormone stress), làm tổn thương vùng hippocampus.
Mặt khác, stress còn làm giảm, thậm chí mất tập trung. Ngoài ra, cortisol còn thúc đẩy việc sản xuất insulin, ngăn không cho vùng hippocampus sử dụng đủ đường huyết để não có năng lượng cho việc ghi nhớ. Hơn thế stress còn gây khó khăn cho việc “truy cập” ký ức đã được lưu giữ.

Dưới đây là các cách giúp cải thiện trí nhớ.

1.Hóa giải stress bằng phương pháp thiền hay yoga. Đây là cách gỡ bỏ các áp lực, làm trùng giãn tâm thần, tăng khả năng tập trung… Ngoài ra, bạn có thể luyện tập thể lực ngoài trời như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập aerobic… Hoạt động thể lực chính là biện pháp đốt cháy stress, vì chúng cho tim tăng cung lượng máu tới não và các phủ tạng, khiến tinh thần phấn chấn, sảng khoái.

2.Tập thể dục cho não bằng cách đọc sách, báo, lướt các trang web lành mạnh và bổ ích. Đồng thời, bạn nên chơi các trò chơi trí tuệ như ô chữ, cờ tướng (hoặc cờ vua), học ngoại ngữ hay chơi một loại nhạc cụ nào đó… Cách này làm tăng lượng ô-xy tới não, thúc đẩy quá trình dịch chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang dài hạn.

3.Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, nhiều rau, trái cây, giúp tăng cường các chất dinh dưỡng như lecithin (có trong dầu đậu nành, trứng, lạc, mầm lúa mạch, gan), vitamin C (trong cam, chanh, rau, quả) và các vitamin nhóm B (trong gan, thận, thịt nạc, sữa, yoghurt). Tất cả các chất này hỗ trợ cho việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylchline.

Các a-xít béo omega-3 như DHA được coi là “thức ăn của não”.. Chúng có nhiều trong các loài cá biển vùng nước lạnh như cá hồi, các trích… giúp bù đắp một lượng đáng kể chất xám của não. Chất béo trong não làm thành các màng tế bào và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sống còn của tế bào não. Các nơ-ron thần kinh cũng rất giàu a-xít béo omega-3 còn giúp cân bằng xảm xúc lành mạnh và tâm trạng tích cực ở người cao tuổi. DHA cũng là thành phần chính của các “khớp thần kinh”.

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, các chất chống ô-xy hóa từ rau, trái cây, các quả mọng (mâm xôi), khoai lang, cà chua, bông cải xanh, củ cải đường, cam, nho, quả cherry, kiwi, gấc… làm giảm đáng kể nguy cơ suy giảm trí nhớ di chứng trung hòa hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do. Ngoài ra, các chất chống ô-xy hóa còn cải thiện dòng chảy ô-xy qua cơ thể và não.
Với những người cao tuổi, chế độ ăn hạn chế năng lượng xem ra rất hữu ích. Họ sẽ tránh được các nguy cơ thừa cân, béo phì, dẫn tới những bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch… Chúng không những đe dọa khả năng ghi nhớ mà cả sinh mạng người cao tuổi.

Não có chừng 50% nước cho nên bạn phải uống đủ nước (1.500-2.000ml mỗi ngày) để thủy hợp (hydrate hóa) não dễ dàng. Thiếu nước hoặc mất nước nhẹ có thể làm gia tăng hormone stress, khiến não bị tổn thương, giảm thiểu trí nhứ. Bạn có thể uống nước sôi để nguội hoặc nước trà. Trong trà có nhiều chất tăng thư giãn tâm thần, tăng sự lanh lợi, hoạt bát… Thế nhưng, bạn cần tránh uống trà đặc vào buổi tối vì có thể dẫn đến mất ngủ.

Mỗi ngày, bạn nên uống một đến hay ly rượu vang đỏ. Chúng có tác dụng làm giãn nở mạch máu. Các chất chống ô-xy hóa trong rượu còn bảo vệ tế bào não, qua đó cải thiện trí nhớ của bạn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng rượu vì uống nhiều làm tăng cholesterol, nguy cơ xơ vữa động mạch và cản trở dòng máu tới não. Các nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, đã chứng minh, người lạm dụng rượu thường kém tập trung. Khi tham gia những thử nghiệm về nhận thức, họ kém hơn hẳn những người uống rượu vang có chừng mực.

4.Phải tạo được giấc ngủ tốt để giúp não củng cố trí nhớ ngắn hạn cũng như dài hạn. Nghiên cứ của Đại học Lubeck, Đức, đã cho thấy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề có liên quan mật thiết đến giấc ngủ đầy đủ của mỗi người. Chứng mất ngủ hay chứng ngừng thở khi ngủ làm cho người ta mệt mỏi nên không thể tập trung.

5.Kiểm soát tốt những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường… cũng là một giải pháp hữu hiệu để tăng cường trí nhớ.

6.Lối sống tích cực, lạc quan, cởi mở có tác động rất lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ trầm cảm, nhất là đối với phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và những người lớn tuổi. Đồng thời, cách này còn cải thiện đáng kể trí nhớ và các hoạt động trí tuệ nói chung.

Bài viết của hai bác sĩ Mehmet Oz và Michael Roizen
Nguyễn Minh Tâm dịch

Vì sao mau hư “bộ nhớ”

Vì sao mau hư “bộ nhớ”

Nếu tưởng người già mới lẫn thì chưa đủ. Tình trạng sa sút trí nhớ đến độ “vừa nghe đã quên” của người trẻ từ lâu đã vượt xa mức báo động.

Ai chưa tin xin thử xem có bao nhiêu người nhớ nổi số… driver license ! Nhiều người quên tuốt luốt, quên giờ vào sở, quên luôn công việc, quên cả vợ con, đến độ sau giờ làm việc phải ngồi hàng giờ ở bàn nhậu để cố nhớ nẻo về nhà, thậm chí quên hết đến độ chỉ còn nhớ có mỗi ngày… lãnh lương!

Chuyện gì cũng có lý do. Bộ nhớ mau hư thường vì nạn nhân chính là thủ phạm do thiếu nhiều thứ cùng lúc lại thừa vài món trong cuộc sống thường ngày. Đó là:

* Thiếu ngủ: Không kể người lỡ chọn nghề trực đêm, thiếu ngủ vì thức quá khuya dường như là “mốt” của nhiều cư dân trong các thành phố. Kẹt một điểm là chất lượng của trí nhớ gắn liền với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Schleiweg-Holstein. Nhưng nếu tưởng như thế chỉ cần dùng thuốc ngủ để ngủ cho được nhằm tăng cường trí nhớ thì lầm. Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo khiến bộ nhớ quên luôn công việc.

* Thiếu nước: Não lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơ thể riêng cho chức năng tư duy. Não vì thế rất cần nước và chất đường sinh năng. Theo chuyên gia ở Đại học Erlangen, uống không đủ nước trong ngày lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt là một trong các lý do khiến tín hiệu thần kinh vừa nhập vào lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt.

* Thiếu dầu mỡ: Chất béo loại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh như 3-Omega, Acid Linoleic… là món ăn chính của não bộ. Đừng tưởng kiêng cử là béo tốt cho não. Trái lại là khác. Tất nhiên đừng để tăng chất mỡ máu vì đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ não. Nhưng thiếu mỡ cũng tai hại tương tự.

* Thiếu dưỡng khí: Thêm vào đó, não không thể dán tín hiệu thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh vào bộ nhớ nếu tế bào thiếu dưỡng khí vì thiếu máu. Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ ngay cả cho người chưa phát hiện triệu chứng “đụng đâu quên đó”.

* Thiếu vận động: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người cao tuổi nếu vận động thể dục thể thao trong ngày thì ít quên hơn người không vận động. Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động trong ngày là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm. Cũng không cần hình thức thái quá, nhẹ nhàng thôi, như đi bộ, bơi, chạy xe, khí công…, miễn là ngày nào cũng có.

* Thiếu tập luyện: Muốn não “bén nhọn” như xưa mà không tập luyện chẳng khác nào chưa học bài. Chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ tranh…, kiểu nào cũng tốt, càng nhiều cách giải trí càng hay, miễn là đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước máy truyền hình vì đó là hình thức tai hại cho bộ não.

* Thừa Stress: Bôi sạch bộ nhớ là một trong các phản ứng phụ của nội tiết tố nẩy sinh trong tình huống Stress. Biết vậy nên tìm cách pha loãng Stress bằng thể dục thể thao, thiền định, kiểu nào cũng được, miễn vui là chính. Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ… Với bộ não “ngập rác” thì quên là cái chắc vì đâu còn chỗ nào để nhớ!

* Thừa chất oxy-hóa: Hàm lượng chất gây rỉ sét tế bào sản sinh từ rối loạn biến dưỡng, độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, độ cồn, phụ gia trong thực phẩm công nghệ, hóa chất trong dược phẩm… càng cao, tế bào não càng mau già trước tuổi. Cầm chân chất oxy-hóa bằng hoạt chất kháng oxy-hóa vì thế là biện pháp chủ động để bộ nhớ đừng mau “hết đát”.
Hãy đừng “đem não bỏ chợ” qua lối sống chẳng khác nào có thù sâu với não bộ. Nếu đối xử với não bạc bẻo thì đừng trách có lúc “có vay có trả”!

BS. LƯƠNG LỄ HOÀNG

Ngủ không đủ, dễ bị chìm trong giấc ngủ ngàn thu!!

Ngủ không đủ, dễ bị chìm trong giấc ngủ ngàn thu!!

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

“Thiếu ngủ có thể gây ra sự đóng vôi vào lòng động mạch, một trong nhiều rủi ro đua tới bệnh tim mạch”.

Đó là kết quả nghiên cứu do Tiến si Diane S. Lauderdale và các cộng sự viên tại Đại Học Chicago thực hiện và đuợc Tập San của American Medical Asssociation phổ biến vào ngày 24 tháng 12, 2008.
Các tác giả cho hay, họ chua đọc đuợc kết quả nghiên cứu nào về sự liên quan giữa thiếu ngủ với sự vôi hóa động mạch. Tuy nhiên, với nghiên cứu này, họ đa có một khám phá vững chắc và mới lạ về sự liên hệ giữa thời gian ngủ và sự vôi hóa động mạch vành. Rằng cứ một giờ ngủ thêm giảm đuợc khoảng 33% rủi ro hóa vôi và huyết áp tâm thu cung giảm từ 136 xuống mức bình thuờng 120.
Nghiên cứu đuợc thực hiện trong 5 năm trên 495 tình nguyện nam nữ khỏe mạnh tuổi từ 35-45. Họ đuợc yêu cầu ghi lại lịch trình ngủ, mang một thiết bị để theo dõi thời gian ngủ, thức. Máy CT scan đuợc sử dụng để uớc luợng mức độ vôi hóa động mạch vào hai thời điểm cách nhau 5 năm. Lần thứ nhất, không ai bị vôi hóa. Năm năm sau, 61 nguời có dấu hiệu hóa vôi.
Truớc đây, đa có nhiều nghiên cứu cho hay sự đóng vôi vào lòng động mạch vành (coronary artery) là dấu hiệu báo truớc của bệnh tim trong tuong lai. Những rủi ro đua tới đóng vôi đa đuợc chứng minh gồm có nam giới, tuổi cao, bất dung gluocose, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, mập phì, bất dung với đuờng glucose (glucose intolerance), viêm lòng động mạch và trình độ học vấn thấp. Phẩm chất và số luợng thời gian ngủ cung đa đuợc chứng minh là có liên quan tới các rủi ro này.

Với sự dè dặt thuờng lệ, các tác giả giải thích là có một yếu tố nào đó đa vừa giảm thời gian ngủ và gây ra sự hóa vôi. Hoặc huyết áp cao cung là rủi ro của vôi hóa, mà khi ngủ thì huyết áp xuống thấp. Hoặc hormon cortisol lên cao khi thiếu ngủ và gây ra sự hóa vôi.
Họ hy vọng là sẽ có nghiên cứu khác đuợc thực hiện để xác định điều mà họ tìm ra, nhung cung đua ra đề nghị là mọi nguời nên ngủ ít nhất 6 giờ mỗi đêm để tránh hậu quả hóa vôi này.
Nói về hậu quả của thiếu ngủ với sức khỏe thì đa có nhiều kinh nghiệm cá nhân cung nhu nghiên cứu khoa học nêu ra.

Các cụ ta vẫn thuờng nói: “Ăn đuợc ngủ đuợc là tiên”. Với các cụ, đời sống của các vị Tiên trên Trời đều thoải mái, khỏe mạnh, nhờ ăn ngủ bình thuờng.
Dân gian nhiều noi cung vẫn nói, giấc ngủ ngon là liều thuốc bổ tốt, ngủ đuợc giúp xuong cốt mạnh mẽ, trí óc minh mẫn, da dẻ mịn màng…
Vì ngủ là thời gian tạm ngung tự nhiên, theo định kỳ của con nguời trong đó ý thức ngoại cảnh giảm thiểu và sức mạnh đuợc phục hồi. Trong khoảnh khắc này, có biết bao những diễn tiến sinh hóa âm thầm xảy ra trong co thể để tồn trữ nhiên liệu, bảo trì tế bào hu hao, thay thế mô bào già nua.

Nhu cầu ngủ nhiều hay ít thay đổi tùy theo với tuổi tác.
Trẻ so sinh ngủ tới 17 giờ một ngày, nếu bé sanh non lại ngủ nhiều hon. Tới 6 tháng tuổi, ngủ 14 giờ, 16 tháng ngủ 10 giờ. Kể từ khi buớc chân vào đại học tới tuổi truởng thành thì cần từ 7-8 tiếng mỗi ngày.
Nhu vậy thì nếu thọ tới tuổi 75, con nguời đa dành cho sự ngủ một khoảng thời gian khá dài: một phần tu thế kỷ, vị chi là 25 năm.

Cho nên thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, nhiều lần thức giấc nửa đem, ngủ với ác mộng, trằn trọc, suy tu… đều có tác dụng không tốt cho sức khỏe.
Sau đây là kết quả của một số nghiên cứu về sự việc này.

1. Với trẻ em
Thiếu ngủ khiến cho nhiều em có những rối loạn về hành vi, khả năng nhận thức, học hỏi, tập trung trong lớp học. Đó là kết quả nghiên cứu của bác si Jacques Montplaisir, Trung Tâm Rối Loạn Giấc Ngủ, bệnh viện Sacre-Coeur, Montreal- Canada.
Theo vị bác si này, thiếu ngủ dù chỉ một giờ mỗi đem nhung liên tục đều ảnh huởng lên sự học hỏi của các em. Ông cung cho biết không có sự bù trừ qua lại, bổ sung cho thiếu ngủ trong tuần với ngủ thêm vào cuối tuần, nhu nhiều nguời tin tuởng. Kết quả nghiên cứu này đuợc phổ biến trong tạp san SLEEP, ngày 1-9-2007.
Một nghiên cứu khác phổ biến trên Archives of Pediatric and Adolescent Medicine vào tháng 4 năm 2008 cho hay, trẻ em dễ dàng bị chứng quá năng động, kém tập trung (Attention Deficit Hyperactive Disorder) nếu bị mất ngủ, ngủ ít giờ hoặc gặp khó khăn hô hấp trong khi ngủ, nhu là quá mập phì.

2. Với sự mập phì
Theo một báo cáo của Institute of Medicine vào năm 2006, những nguời ngủ duới 7 giờ mỗi đem đều có rủi ro trở nên mập phì.
Lý do đuợc nêu ra là, thiếu ngủ kích thích một số hormon liên quan tới sự ăn ngon miệng: hormon giảm khẩu vị leptin bớt đi trong khi đó hormon kích thích khẩu vị ghrelin lại tăng lên. Hậu quả là con nguời ăn nhiều hon nhu cầu của co thể và đua tới quá nhiều dự trữ năng luợng, phì mập.

3. Với huyết áp
Báo cáo năm 2006 của Office of Internal Medicine gợi ý rằng, thiếu ngủ vì chứng ngung-thở-tạm-thời khi-ngủ (sleep apnea) có thể đua tới tình trạng cao huyết áp mãn tính vào ban ngày cung nhu bệnh cao huyết áp.
Bác si Alexandros Vgontzas và các đồng nghiệp tại Đại Học Y khoa Penn State, Hershey- Pennsylvania cung có nhận xét là sự kết hợp giữa mất ngủ, ngủ thiếu giờ đều có liên hệ chặt chẽ với bệnh cao huyết áp. Theo họ, những nguời chỉ ngủ duới 5 giờ mỗi đem đều tăng rủi ro bị cao huyết áp tới 5 lần, trong khi nguời ngủ đầy đủ, không bị bệnh này. Kết quả nghiên cứu đuợc phổ biến trên tạp san SLEEP ngày 21 tháng 6 năm 2008.

4. Với bệnh tim

Chuyên gia về giấc ngủ, bác si David White, Đại học Y khoa Harvard cho hay, nguời ngủ duới 5 giờ mỗi đem sẽ tăng rủi ro bị con suy tim (heart attack) tới 40% so với nguời ngủ 8 giờ. Theo ông, có hai lý do để giải thích: khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm (sympathetic nervous system) hoạt động nhiều hon, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Ngoài ra khi thiếu ngủ, co thể cần nhiều insulin hon để duy trì mức độ đuờng huyết bình thuờng do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim.
Sau nhiều nghiên cứu, bác si Kazuo Eguchi và đồng nghiệp tại Đại Học Jichi, Nhật Bản, kết luận là ngủ ít thời gian có liên hệ mật thiết với rủi ro bệnh tim mạch (Arch Intern Med. 2008;168(20):2225-2231).
Bác si S. Schwatz và đồng nghiệp tại Đại Học Y Tế Công Cộng Nam Florida cung nêu ra giả thuyết là thiếu ngủ đua tới rủi ro bệnh tật cho trái tim.
Một nghiên cứu riêng của Schwartz cho hay thiếu ngủ cung có thể gây ra nhồi máu co tim ở nguời cao tuổi (Annals of Epidemiology, Volume 8 , Issue 6 , trang 384 – 392 S).

5. Với bệnh trầm cảm
Mất ngủ thuờng là một dấu hiệu của trầm cảm, nhung trong nhiều truờng hợp mất ngủ cung có thể đua tới bệnh trầm buồn này. Đó là kết luận của các nhà chuyên môn về giấc ngủ tại National Sleep Foundation (NSF).
Mất ngủ ảnh huởng tới đời sống, tới sự sản xuất, sự an toàn của con nguời. Nguời mất ngủ sẽ vắng mặt nhiều lần tại sở, ít đuợc thăng thuởng, cảm thấy vô dụng rồi trở nên tiêu cực, buông suôi, buồn chán.
Theo tiến si Joyce Walsleben, giáo su tại Đại học Y khoa New York, giấc ngủ và tâm trạng đuợc hóa chất serotonin trong não bộ điều khiển. Khi hóa chất này mất thăng bằng, trầm cảm và mất ngủ xuất hiện. Serotonin giúp giấc ngủ bình yên. Nếu serotonin thấp, giấc ngủ sẽ bị gián đoạn.
Vì trầm cảm và mất ngủ thuờng đi đôi, một con mất ngủ có thể là chỉ dấu của trầm cảm sẽ xảy ra.

6. Với bệnh tiểu đuờng
Nghiên cứu công bố trong Archives of Internal Medicine năm 2005 cho hay, nguời ngủ duới 5 giờ mỗi đem tăng rủi ro tiểu đuờng tới 2,5 lần, so với nguời ngủ 6 giờ, với rủi ro 1.7 lần.
Kết quả nghiên cứu do Tiến si James Gangwisch, đại học Columbia, Nữu Uớc vào năm 2007 có cùng kết luận.
Cung năm 2007, bác si Esra Tasali, Đại học Chicago, và đồng nghiệp đa thực hiện một thử nghiệm “lạ đời”. Trong 3 đem liên tiếp, họ không cho 9 thanh niên roi vào giấc ngủ sâu đậm nhất bằng cách gõ mạnh vào cánh cửa hoặc lay mình các thanh niên. Kết quả là những thanh niên này giảm 25% khả năng đáp ứng với insulin, một dấu hiệu của bệnh tiểu đuờng loại 2. Có giải thích cho là, mất ngủ kinh niên dễ dàng đua tới viêm cứng lòng mạch máu vì gia tăng hormon gây stress và tăng glucose huyết.
Theo bác si Ronald Kramer, Giám đốc Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ tại Trung tâm Rối Loạn Ngủ, thành phố Englewood, tiểu bang Colorado, mất ngủ cung gây ra cao huyết áp và mập phì, hai rủi ro đua tới bệnh tiểu đuờng.

7. Với sự mất thăng bằng co thể
Quý vị cao niên thiếu ngủ, thức dậy giữa khuya hoặc cảm thấy ngất ngây vào ban ngày, có thể tăng rủi ro té ngã từ 2 tới 4,5 lần. Đó là kết quả nghiên cứu do Tạp San Gerontology công bố năm 2007.
8. Với tai nạn xe cộ
Hàng năm, tại Hoa kỳ có tới 200,000 tai nạn xe cộ trong đó có 1500 tử vong gây ra do sự ngái ngủ. Quan sát cho thấy, sự ngây ngất trong khi lái xe cung nguy hiểm nhu lái xe mà say ruợu.
Nghiên cứu công bố trong New England Journal of Medicine năm 2007 cho hay, 20% các tai nạn xe cộ trầm trọng đều do nguời lái xe buồn ngủ gây ra.

9. Với nữ giới
Bác si Thần Kinh Tâm Trí Edward Suarez, đại học Duke, North Carolina đa say mê với các nghiên cứu về hậu quả của thiếu ngủ từ nhiều thập niên. Theo ông, kém ngủ có nhiều hình thức. Có nguời than phiền khó đi vào giấc ngủ, ngủ không đầy giấc, thức giấc vào giữa đem, không ngủ trở lại đuợc hoặc ngây ngất buồn ngủ ban ngày.
Kết quả nghiên cứu của ông cho hay nguời thiếu ngủ thuờng có nhiều vấn đề khó khăn về sức khỏe, đặc biệt là ở nữ giới, nhất là khi quý bà quý cô than phiền “nằm mãi mới ngủ đuợc”. Ở các vị này, đuờng huyết lên cao, chất đạm nhiều, chất fibrinogen gây đóng cục máu liên hệ tới đột quỵ stroke cung cao. Họ cung hay roi vào tình trạng trầm cảm, dễ giận hờn, khó tính. Bác si Suarez nói là các hiện tuợng này chỉ thấy ở nữ giới mà thôi. Ông giải thích sự khác biệt giới tính là do một số hóa chất hiện diện tự nhiên trong co thể, nhu là amino acid tryptophan, chất dẫn truyền thần kinh serotonin and và hormon melatonin. Bản thân ông ta cung cảm thấy ngạc nhiên với kết quả nghiên cứu này. Kết quả đuợc công bố trong tạp san Brain, Behavior and Immunity.
Làm sao biết mình thiếu ngủ
Theo các nhà chuyên môn, sau đây là một số dấu hiệu thuờng thấy khi thiếu ngủ:
– Cảm thấy ngây ngất, buồn ngủ vào ban ngày;
– Mới ngả lung dăm ba phút mà đa ngáy nhu sấm;
– Ngủ gà ngủ vịt ban ngày.
Để ngủ ngon, tự nhiên
Ngày xua, còn bé, học lớp tu, lớp năm, có môn học Vệ Sinh Thuờng Thức. Ta phải học thuộc lòng những bài học nhu đừng để móng tay dài, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày. Đây là môn học mà tự điển giải nghia là những nguyên tắc phải giữ để có sức khoẻ.
Các cụ ta xua chắc áp dụng điều mình học tới noi tới chốn lắm, nên bệnh tật cung ít, ngủ nghê chẳng cần Dalmane, Xanax. Đen điện chua có, mà TV, phim bộ cung không, cho nên tối đến, khi gà lên chuồng là các cụ cung rủ nhau lên giuờng. Sáng mới hừng đông, gà gáy giấc đầu, là các cụ đa thức dậy, pha trà uống, làm bát com nguội hay củ khoai luộc, rồi ra đồng làm việc, rất đều đặn mỗi ngày.
Nay bài học Vệ Sinh không có, nhung có những tài liệu về y tế công cộng, y khoa phòng ngừa, ta cung lấy đuợc những lời chỉ dẫn về giữ gìn sức khoẻ tự nhiên, không thuốc men.

Sau đây, xin cùng quý vị sắp xếp một bài học Vệ Sinh về giấc ngủ.

1. Đi ngủ có giờ giấc.
Ngủ cùng giờ và thức dậy cung cùng giờ, tạo thành một thói quen để cái đồng hồ sinh học và nhịp sinh học trong nguời không bị rối loạn. Nếu cần du di thì thay đổi giờ đi ngủ, nhung đừng lên giuờng trễ quá nửa đem. Ngủ nuớng cuối tuần coi bộ hấp dẫn và nghe đuợc đó, nhung không lành mạnh vì nhịp sinh học lại phải điều chỉnh lại giờ giấc mồi tuần.

2. Tập luyện co thể quá sức truớc khi đi ngủ làm tâm thần bị kích thích và ta khó đi vào giấc ngủ. Có nguời khuyên nên tập nhẹ 3 giờ truớc khi đi ngủ.

3. Tránh ăn quá no truớc giờ ngủ. Ăn no, nặng bụng rồi vào giuờng ngủ ngay, thức ăn nó cứ nhấp nhỏm trong bao tử hàng giờ, đoi đuợc tiêu hoá, thì làm sao mà ngủ yên cho đuợc. Nhất là lại ăn nhiều gia vị chua, cay. Một chút trái cây, một ly sữa ấm thì tốt hon cho giấc ngủ ngon .Sữa có chất giúp ngủ tryptophan.

4. Tránh những chất kích thích thần kinh nhu cà phê, thuốc lá, ruợu mạnh.
Cà phê có tính cách gây phấn khởi khiến khó ngủ. Ruợu uống truớc khi đi ngủ có thể làm ta ngủ đấy, nhung kinh nghiệm cho hay, ruợu làm ta hay đái đem, khó thở lại tạo ra những con ác mộng.

5. Phòng ngủ phải yên tinh, thoáng khí, nhiệt độ vừa phải, nệm không cứng quá hoặc mềm quá. Một điểm quan trọng là: chỉ dùng phòng ngủ để Ngủ và Ngủ với nhau. Không coi TV nhất là những phim về tội ác, hoặc quá mủi lòng, gây vấn vuong tâm trí; không ăn vặt trong phòng ngủ; không thảo luận chuyện làm ăn, chuyện khó khăn trong ngày, để tránh sáo trộn giấc ngủ.

6. Đừng mang suy tu, buồn bực vào giuờng. Nếu có những việc phải làm cho ngày hôm sau hoặc có những uu tu, thì ra bàn làm việc, ngồi viết hết những điều đó ra, đặt uu tiên giải quyết cho ngày hôm sau rồi đi ngủ.

7. Thức giấc nửa đem, không ngủ lại đuợc rồi nằm trằn trọc: Hãy dậy, đi làm bất cứ một việc nhỏ nào đó, tới khi thấy mệt và buồn ngủ thì đi ngủ. Đừng nằm trên giuờng, ngó đồng đồng hồ và đếm thời gian đi qua.

8. Kết quả cuả nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trong lúc ái ân, co thể tiết ra một vài kích thích tố khiến nhiều nguời ngủ ngon hon. Cho nên đa có lời khuyên: nếu không ngủ đuợc thì thử kiếm một bạn đồng sàng.

Kết luận

Nói về giấc ngủ, khoa học gia kiêm nhà ngoại giao Hoa Kỳ Benjamin Franklin, (1706-1790), có nhận xét: “Ngủ sớm, dạy sớm làm con nguời khỏe mạnh, giàu có và khôn ngoan.”
Trong khi đó, bác si phân tâm học Georg Groddeck của Đức (1886-1934) lại nói: “Nên nhớ là sự hồi phục không phải do bác si tạo ra mà từ chính bệnh nhân. Bệnh nhân tự chữa lành bằng sức mạnh của họ, chẳng khác chi khi họ đi lại, ăn uống, suy nghi, hít thở không khí hoặc ngủ”.

Ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và đứng hàng thứ nhì trong tứ khoái. Vậy thì cung nên thêm tiết mục “duy trì giấc ngủ lành mạnh “vào danh sách các điều Quyết Tâm Đầu Năm (New Year Resolutions) cho năm 2012 và các năm kế tiếp. Cho tới khi trái tim giã từ cuộc đời một cách thoải mái, bình an trong “Giấc Ngủ Ngàn Thu”.

Lợi ích của chuối thật chín

Lợi ích của chuối thật chín



Ông cha chúng ta từ bao thế kỷ nay đã biết những lợi ích này nên chỉ ăn những quả “chuối trứng cuốc” (chuối thật chín – fully ripe banana – vỏ quả chuối có những đốm nâu đen giống như vỏ trứng của chim cuốc). Cho đến tận ngày nay, dân Mỹ mới bắt đầu ăn loại “chuối trứng cuốc” này…
Chuối thật chín (fully ripe banana) có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor), chất này có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường.  Khi trái chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen(dark patches). Các vết này càng đen chừng nào thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao.
Theo một nghiên cứu tại Nhật, trái chuối chứa chất TNF có những tính chất chống ung thư. Mức độ chống ung thư này tương xứng với độ chín của trái chuối, tức là trái chuối càng chín thì tính chất chống ung thư của nó càng cao. Trong một cuộc khảo cứu trên loài vật, một giáo sư tại Đại học Tokyo đã so sánh phúc lợi đối với sức khoẻ của nhiều loại trái cây khác nhau (chuối, nho, táo, dưa hấu, dứa, lê, hồng ) và đã phát hiện là chuối cho kết quả tốt nhất.
Chuối làm tăng số lượng tế bào máu trắng, đẩy mạnh sức miễn dịch của cơ thể và sản xuất ra chất chống ung thư TNF. Vị giáo sư Nhật khuyên mỗi ngày chúng ta nên ăn 1 tới 2 trái chuối đễ tăng sức miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh như cảm lanh, cúm và những bệnh khác.Theo ông ta thì vỏ chuối có đốm đen có tác dụng tăng cường tính chất của các tế bào máu trắng lên gấp 8 lần so với vỏ chuoi xanh.
Chất TNF tiêu diệt các tế bào ung thư ra sao?
Các chất TNF (hay họ TNF) bao gồm một nhóm những  chất thuộc họ cytokine có thể gây tử vong cho các tế bào.
TNF hành động qua “thụ thể TNF” (TNF Receptor gọi tắt làTNF-R) và là một phần của tíến trình bên ngoài dẫn đến việc khởi động vụ “ tế bào tự sát” (apoptosis). TNF-R liên hợp với các procaspases nhờ vào các protein nối tiếp (FADD,TRADD, v,v…), các protein nối tiếp này (adaptor proteins) có thể phân cắt (cleave)  những procaspases không có hoạt tính (inactive procaspases) khác và tạo nên một “thác đổ” procaspase đẩy các tế bào đi đến chỗ tự sát ( apoptosis) không thB B tránh được.
TNF tương tác với các tế bào khối u để khơi động sự tiêu (hay chết) của tế bào (cytolisis). TNF tượng tác với các thụ thể (receptor) trên các tế bào nội mô (endothelial cells) ,làm tăng tính thẩm thấu của mạch máu giúp cho các bạch cầu (leukocyte) xâm nhập vào được vùng bị nhiễm khuẩn. Đây là một dạng đáp ứng khu trú viêm (localized inflammatory response), mặc dầu một sự phóng thích toàn thân (systemic release) có thể dẫn đến  “sốc nhiễm khuẩn” (septic shock) và tử vong.
Ripe Bananas and Anti-Cancer Quality
1- Tumor Necrosis Factor or TNF là một  cytokine có liên quan với tiến trình viêm. Các cytokine là những hóa chất truyền thông điệp giữa các tế bào trong cơ thể.

2 Tế bào tự sát (Apoptosis)  Đây là một dạng chết của tế bào trong đó một trình tự sự cố đã được chương trình hóa dẫn đến việc loại bỏ các tế bào mà không phóng thích những chất độc có hại cho vùng chung quanh. Viêc tế bào tự sát đóng một vai trò chủ yếu trong sự phát triển và duy trì sức khoẻ bằng cách loại bỏ những tế bào già, không cần thiết hoặc không lành mạnh. Cơ thể con người loại bỏ có lẽ tới một triệu tế bào mỗi giây. Các tế bào “tự sát” ít quá hoặc nhiểu quá đều là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật. Khi mà sự chết chương trình hóa của tế bào (programmed cell death) bị trục trặc thì những tế bào đáng lẽ bị loại bỏ lại vẫn “luẩn quất đâu đó” và trở thành “bất diệt “ tỉ như trong trường hợp bệnh ung thư hay bạch cầu (leukemia).. Nhưng khi mà sự chết này quá mức thì quá nhiều tế bào sẽ bị chết làm tổn thương nghiêm trọng tới các mô. Điều này dẫn đến đột qụy hay những bệnh suy thoái thẩn kinh như Alzheimer, Huntington và Parkinson.
3- Sốc nhiễm khuẩn ( septic shock) gây ra bởi sự giảm huyết áp do sự hiện diện của vi khuần trong máu. Tình trạng này ngăn chặn sự chuyển vận máu tới các bộ phận cơ thể và có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong .
Mỗi ngày một trái chuối….khỏi cần gặp bác sĩ
Chuối có tên khoa học là Musa Paradisiaca L. thuộc họ chuối (Musacae)Theo Đông Y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Theo phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng potassium rất cao và cả 10 loại acid amin thiết yếu của cơ thể.. Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già.
Thành phần dinh dưỡng của chuối

100 gram thịt chuối cung cấp: 92 kcal – 1,03g protein – 396 mg K. – 1 mg NA – 6 mg Calcium – 0,31 mg Fe – 29 mg Mg – 20 mg P. – 0,16 mg ZN – 0,104 mg Cu – 0,152 mg Mn – 1,1 mcg Se – 9,1 mg Vit. C – 0,045 mg Thiamin – 0,1 mg Riboflavin – 0,54 mg Niacin – 0,26 mg Pantothenic Acid – 0,578 mg Pyridoxin – 19 mcg Folate – 0,012 g Tryptophan – 0,034 g Threonine – 0,033 g Isoleucine – 0,071 g Leucine – 0,048 g Lysine – 0,011 g Methionine – 0,038 g Phenylalanine – 0,047 g Valine – 0,047 g Arginine – 0,081 g Histidine
Thân chuối non xắt mỏng là một món rau ghém quen thuộc ở vùng quê. Bắp chuối có thể làm rau sống, ngâm giấm hoặc làm gỏi trộn. Chuối chát là một món ăn kèm với thịt luộc hoặc cá nướng chấm mắm nêm rất hấp dẫn. Y học dân gian dùng chuối hột để trị sạn thận và sạn mật.
Sau đây là một vài công dụng khác của chuối, quý giá và dễ áp dụng nhưng còn ít được quan tâm.

1- Bổ sung năng lượng
Theo Tiến sĩ Douglas N… Graham, chuối là nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho những vận động viên và những người làm việc nặng nhọc. Một tài liệu nghiên cứu cho thấy chỉ hai quả chuối là đủ cho một lần tập luyện 90 phút.
Trong chuối có gồm đủ vừa carbohydrate hấp thụ nhanh và carbohydrate hấp thu chậm. Trong những hoạt động thể lực kéo đôi khi năng lượng bị hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho cơ bắp. Vào những trường hợp này, đường glucoz trong chuối được hấp thụ nhanh vào máu có thể bổ sung tức thời lượng đường bị hao hụt, giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi. Đường fructoz trong chuối được hấp thụ chậm hơn. Ngoài ra chuối còn những carbohydrate =2 0 khác được chuyển hoá chậm và phóng thích đường vào máu từ từ và như vậy có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó…
Đặc biệt tỷ lệ potassium cao trong chuối còn liên quan đến trương lực cơ có khả năng làm giảm nguy cơ vọp bẻ ở vận động viên. Do đó, người ta khuyên chuối nên được chọn trong số những thức ăn nhanh cho vận động viên trước, trong và sau những buổi tập.
2-Bệnh trẩm cảm (depression)
Theo một nghiên cứu gần đây của hội MIND ( Association for Mental Health) thì  nhiều người bị bệnh trẩm cảm  thấy dễ chiụ hơn sau khi ăn một trái chuối. Đó là  vì trong chuối có chất trytophan, một loại protein mà cơ thể chuyển hoá thành   chất serotonin có tính chất làm thư giãn, tăng cường hưng phấn, và  làm cho con người ta cảm thấy hạnh phúc hơn.
3-Hội chứng trước kỳ kinh nguyệt (premenstrual syndromes- PMS)
Bạn quên uống thuốc ư? Hãy ăn một trái chuối. Vitamin B6 trong chuối giúp điều hoà mức glucoz- huyết (đường trong máu), làm bạn cảm thấy khoan khoái dễ chịu hơn.
4-Bệnh thiếu máu (anemia)
Chuối chứa nhiều chất sắt nên có thể kích thích sự sản xuất  huyết cầu tố trong máu và do đó giúp trị bệnh thiếu máu.
5- Bệnh cao huyết áp:
Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng chuối để làm hạ áp huyết cao. Gần đây, nhiều cuộc thí nghiệm khác nhau ở trường đại học Kasturba, Ấn Độ, cũng như trường đại học John Hopskin, Hoa Kỳ, cũng đã xác nhận kết qủa này. Ăn chuối chín có thể làm hạ cao huyết  áp  mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày, trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp.
Người ta cho rằng việc hạ huyết áp của chuối đối với những người có huyết áp cao có liên quan đến hàm lượng potassium có trong chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng potassium cao nhất trong số những loại rau quả thông dụng. Trong một 100gram thịt chuối có đến 396 mg khoáng chất potassium trong khi chỉ có 1mg Sodium… Sự tương quan giữa muBi sodium và potassium có liên quan đến việc duy trì độ pH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi sodium – thành phần quan trọng của muối ăn và những thức ăn mặn hàng ngày – có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất định tạo gánh nặng cho hệ tim mạch thì potassium lại có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt sodium ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cả hai loại muối này còn liên quan đến việc làm thư giãn cơ bắp. Sự thiếu hụt muối potassium có thể làm gia tăng trương lực cơ và tương tác xấu đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng áp huyết.
Cơ quan Quản trị Thực Phẩm va Dươc phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép kỹ nghệ chuối được chính thức loan báo tiềm năng chống cao huyết áp và đột quỵ của chuối.
6-Sức mạnh trí óc:
200 học sinh tại trường Twickenham (Middlesex) đã được thử nghiệm cho ăn chuối vào buổi sáng, buổi nghỉ giữa lớp và buổi trưa để kích thích hoạt động của não  Kết quả cho thấy chuối đã giúp học sinh tỉnh táo linh hoạt hơn.
7-Bệnh táo bón
Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất sợi không hoà tan. Chất sợi không được tiêu hoá tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt. Mặt khác, việc kích thích nhu động ruột sẽ thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc cả các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chất sợi còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già .
8-Váng uất sau khi uống quá nhiều rượu
Một trong những phương pháp trị nhanh chóng cơn váng uất vì ruợu là làm một ly sữa lạnh đánh sốp lên với chuối và mật ong. Chuối sẽ làm cho dịu dạ dày, và với sự trợ giúp của mật ong sẽ nâng mức  đường giảm trong máu, trong khi sữa vừa làm bớt cơn đau vừa tái tạo nước cho cơ thể.
9- Chứng ợ nóng (heartburn)
Chuối có tác dụng chống acít  tự nhiên trong cơ thể, nên nếu bạn bị lên cơn ợ nóng thì bạn hãy cố ăn một trái chuối để dịu đau.
10- Chứng nôn nghén (morning sickness)
Ăn chuối giữa các bữa ăn giúp  đường trong máu ở mức cao và tránh được chứng nôn nghén (vào buổi sáng)
11-Muỗi cắn (mosquito bites)
Trước khi dùng kem bôi chống muỗi cắn, hãy thử chà nhẹ phần trong của vỏ chuối vào chỗ muỗi cắn bạn sẽ thấy da bớt sưng và bớt ngứa
12-Suy yếu thần kinh
Chuối có nhiều vitamin B nên có thể giúp làm dịu hệ thần kinh.
13-Bệnh mập phì vì áp lực công việc
Nghiên cứu tại Viện Tâm Lý học Úc cho thấy là áp lực của công việc thường làm cho người ta ăn quá nhiều xô-cô-la và  khoai tây chiên giòn. Theo dõi hơn 5000 bệnh nhân ở bệnh viện, các chuyên gia thấy rằng đa số người bị bệnh mập phì là vì sức ép của công việc. Báo cáo kết luận rằng để tránh việc ăn quá nhiều vì lo lắng công việc người ta phải giữ cho mức đường trong máu đều đều bằng cách ăn những thức ăn có nhiều chất carbohydrate (như chuối chẳng hạn)mỗi hai giờ
14-Loét dạ dày, tá tràng
Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn Độ đã đưa đến kết luận giống nhau về tác động của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng. Người ta đã sử dụng những loại chuối khác nhau, chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối. Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp (phơi trong bóng râm) có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày ở thành trong của dạ dày. Những tế bào sản xuất chất nhầy được tăng sinh, lớp màng nhầy dầy lên để bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và còn hàn gắn nhanh chóng những chỗ loét đã hình thành trước đó.. Những thí nghiệm này cũng xác định những loại chuối được phơi khô ở nhiệt độ cao, hoặc chuối chín không có tính  năng này.
15-Kiểm soát thân nhiệt
Nhiều nền văn hóa cho rằng chuối là một loại trái cây có thể làm giảm bớt thân nhiệt và sự căng thẳng của phụ nữ đang mang thai. Chẳng hạn như ở Thái Lan, người ta cho người mang thai ăn chuối để lúc sanh người đứa bé mát mẻ
16–Những căn bệnh do thời tiết thay đổi (seasonal affective disorder-SAD)
Chuối có thể hỗ trợ các người bị SAD vì có chứa chất tryptophan là chất gia tăng khí sắc  thien nhiên.
17- Cai thuốc lá
Chuối có thể giúp những người cai thuốc lá. Các vitamin B6, B12 cũng như  các  chất potassium và magnesium có trong chuối giúp cho cơ thể hồi phục sau những phản ứng của sự thiếu nicotine.
18-Căng thẳng tâm thẩn (stress):
Potassium là một chất khoáng giúp điều hòa nhịp tim, đưa oxygen lên óc và điều chỉnh sự quân bình của nước trong cơ thể. Khi chúng ta bị căng thẳng mức độ chuyển hóa (metabolism) tăng  làm cho lượng potassium giảm.  Chất potassium trong chuối sẽ giúp lập lại  quân bình.
19- Đột quỵ (stroke)
Theo nghiên cứu đăng trên tập san The New England Journal of Medicine, một chế độ ăn uống có thêm chuối giảm tỉ lệ  tử vong vì đột quỵ xuống 40 phẩn trăm
20–Mụn cóc (warts)
Đắp mặt trong vỏ chuối lên chỗ mụn cóc, rồi dùng băng keo dán lại , sau một thời gian  mụn cóc sẽ mất!

KẾT LUẬN
Tóm lại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá ,lại dễ tìm, dễ ăn, xứng đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì sức ăn của mỗi người có hạn, để khỏi can thiệp vào bữa ăn chính cần bao gồm những nhóm thức ăn chủ lực khác, nên dùng chuối theo chế độ ăn dặm, mỗi lần một hoặc hai trái, cách xa bữa ăn. Ngoài ra chuối đươc sắp vào loai thực phẩm có hàm lương đường cao, nên người bị bệnh tiểu đường nên tham khảo bác sĩ
So sánh với táo, chuối có 4 lần protein nhiều hơn, 2 lần carbohydrate, 3 lần phospho, 5 lần vitamin A và sắt, 2 lần các vitamin và khoáng chất khác.. Chuối cũng giầu potassium và là một trong những trái cây tốt nhất cho con người. Vì vậy có lẽ đã tới lúc ta phải thay câu châm ngôn “An apple a day, keeps the doctor away” bằng câu “ A banana a day, keeps the doctor away!”

Sống Thọ vui vẻ

Sống Thọ vui vẻ

Người ta có thể sống khoẻ ở lứa tuổi 90 và vẫn hạnh phúc?


Tháng 2 vừa qua ở Riverside, bang Connecticut của Hoa Kỳ, Đức ông Alan Detscher, Cha sở Nhà thờ Thánh Catherine thành Siena, giáo xứ của tôi, bước đến micro vào cuối Thánh lễ để rao vài thông báo. Thông báo cuối cùng của ngài là mời bà cụ Caroline Dulcibella, đang ngồi hàng ghế khoảng giữa nhà thờ, đứng lên để nhận tràng pháo tay của cộng đoàn: Cụ Dulcibella được 97 tuổi ngày hôm đó. Cụ tươi cười và chờ đợi. Chúng tôi vỗ tay và rất ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì nhìn thấy bà cụ với dáng người nhỏ nhắn nhưng mạnh mẽ, thực tế là chúng ta đang sống thọ hơn, một số ở lứa tuổi 100.

Năm 1900, tuổi thọ trung bình chỉ là 46-48 năm. Từ năm 1980 đến 2010, tuổi thọ trung bình ở Hoa Kỳ tăng từ 70 tới 76 năm đối với nam và từ 77 tới 81 năm đối với nữ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).

Được chứ, Dan Buettner, tác giả có số sách bán chạy nhất của New York Times và là người sáng lập và giám đốc điều hành của Khu vực Xanh (Blue Zones) cho biết.

Trong suốt 10 năm, Buettner đã nghiên cứu và viết về những người đã sống cuộc sống lâu dài trong hạnh phúc đo được ở “Khu vực Xanh”.

Buettner phối hợp với Nguyệt san National Geographic để tìm kiếm và nghiên cứu những người sống thọ nhất thế giới. Với sự hỗ trợ của các nhà nhân khẩu học, ông đã tìm thấy những nhóm người trên toàn thế giới với tuổi thọ cao nhất hoặc hầu hết những người sống đến 100 tuổi. 5 địa điểm phù hợp với tiêu chí: Barbagia thuộc vùng Sardinia; Ikaria của Hy Lạp; bán đảo Nicoya của Costa Rica; tín hữu Tin Lành Seventh Day Adventist quanh vùng Loma Linda của California; và Okinawa của Nhật Bản.

Với sự hỗ trợ của một nhóm chuyên gia, Buettner xác định 9 đặc điểm thường được tìm thấy ở những người có tuổi thọ cao nhất . Buettner khám phá ra rằng những người sống thọ như thế có một ý thức mạnh mẽ về mục đích, hoạt động, ăn uống lành mạnh và thực hành một truyền thống đức tin, trong số những đặc điểm quan trọng khác. Nó chỉ ra rằng cụ Dulcibella kết hợp nhiều thuộc tính vào cuộc sống hằng ngày của mình phù hợp với những khám phá của Buettner.

Sinh năm 1916 ở Danbury, bang Connecticut, Cụ Dulcibella, một y tá sức khoẻ công cộng đã về hưu, luôn cho rằng tuổi thọ của cụ là nhờ gen tốt từ bố mẹ. Trong số 7 anh chị em, chỉ có em gái Lucy, 88 tuổi, ở Georgetown, Texas, và em trai Peter 92 tuổi của cụ ở Silver Spring, Maryland, là còn sống.

Cụ theo học Trường Điều dưỡng Thánh Phanxicô ở Hartford, bang Connecticut. Ngay sau đó, cụ trở thành một y tá quân đội và đi đến châu Âu trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, cụ nhận được văn bằng y tế công cộng tại Đại học New York do chương trình GI tài trợ.

Dù chưa từng kết hôn, cụ Dulcibella đã luôn luôn kết nối với mọi người trong vai trò một y tá công cộng và y tá ở Norwalk và Greenwich, bang Connecticut. Cụ nghỉ hưu vào năm 1978.

“Toàn bộ nhân viên điều dưỡng rất mến Carrie (tên thân mật của cụ Caroline Dulcibella) và học chuyên môn của cụ trong nhiều vấn đề”, ông Barbara Ward Bilek, nguyên là y tá và giám đốc điều dưỡng y tế công cộng của Phòng Y tế Gia đình ở Greenwich của bang Connecticut, cho biết. “Là một y tá thâm niên, Carrie là công cụ định hướng cho các nhân viên mới, trong đó có tôi. Cụ là cố vấn cho nhiều y tá”, ông nói.

“Ơn gọi làm y tá vẫn mạnh mẽ trong Caroline cũng như đức tin Công giáo của cụ”, Detscher nói. “Trong thực tế, người này nuôi dưỡng người khác. Vào lứa tuổi trung tuần 90, cụ vẫn quan tâm đến các cư dân của Hill House (cộng đồng hưu trí nơi cụ sống) và thậm chí còn đưa Mình Thánh Chúa cho những ai không thể tham dự Thánh lễ. Đối với Caroline, thể chất và tinh thần được liên kết mật thiết với nhau.”

Hiện nay, Cụ Dulcibella sống trong một nhà dưỡng lão chỉ cách nhà thờ 50 mét và cụ thường dùng khung đi bộ đến nhà thờ tham dự Thánh lễ. Là một người chịu lễ hằng ngày, Cụ Dulcibella tham gia ca đoàn giáo xứ và là một giáo lý viên.

“Tôi không thích uống thuốc, vì vậy tôi cố gắng chữa lành cho mình. Tôi dùng 6 viên vitamin mỗi ngày và một viên vitamin tổng hợp”, cụ nói. Vận động cơ thể rất quan trọng đối với cụ. “Tôi thường chơi bowling và có mặt trong một đội bowling. Tôi cũng cố gắng làm nhân viên cấp cứu càng nhiều càng tốt khi tôi có thể”, cụ chia sẻ.

Một chìa khoá khác cho cuộc sống hạnh phúc lâu dài là tăng trưởng đời sống tâm linh của mình.

“Thiên Chúa có tiếng nói cuối cùng”, cụ nói, “tôi tin tưởng mạnh mẽ trong lời cầu nguyện riêng, đặc biệt là Kinh Mân Côi. Tôi cố gắng lần chuỗi hằng ngày. Tôi nghĩ nó đã giúp cho tôi rất nhiều sức mạnh để đi tham dự Thánh lễ”.

“Tôi cầu nguyện cho những người trong gia đình tôi để họ được ra đi trong hạnh phúc. Tôi cầu nguyện cho hoà bình trên thế giới, trong các ngôi nhà và trong gia đình chúng tôi. Ở tuổi 97, mỗi ngày là một ân huệ”, Cụ Dulcibella nói.

“9 lời khuyên tuyệt vời” để sống lâu hơn

Với sự trợ giúp của các nhà nghiên cứu y tế, nhân chủng học, nhân khẩu học và dịch tễ học, Dan Buettner xác định 9 đặc điểm thường thấy trong số những người sống lâu nhất thế giới. Điều ông gọi là “9 lời khuyên tuyệt vời” bao gồm:

1. Vận động một cách tự nhiên: Sống lâu nhất thế giới là sống trong môi trường liên tục vận động mà không cần suy nghĩ về nó. Chẳng hạn, người ta làm vườn và không có phương tiện cơ khí cho công việc.

2. Có mục đích: Biết “lý do tại sao tôi thức dậy vào buổi sáng” và điều này giúp tăng thêm 7 năm tuổi thọ.

3. Trút bỏ: Những người sống trong “Khu vực Xanh” trải qua căng thẳng như chúng ta, nhưng có thói quen trút bỏ căng thẳng đó. Dân chúng Okinawa dùng vài phút mỗi ngày để nhớ đến tổ tiên của họ, tín hữu cầu nguyện, người Ikarians chợp mắt một chút và người Sardinia làm giờ hạnh phúc.

4. Quy tắc 80: Họ ngừng ăn khi dạ dày no đủ 80%.

5. Thiên về thực vật: Người sống lâu có chế độ ăn tập trung vào các loại đậu và ăn thịt chỉ 5 lần mỗi tháng.

6. Uống rượu vừa phải: Dân cư Khu xanh uống rượu vừa phải và thường xuyên. Người uống quân bình sống lâu hơn người không uống.

7. Thuộc về: Tất cả ngoại trừ 5 trong số 263 người sống trăm tuổi do Buettner phỏng vấn đều thuộc về một cộng đồng tôn giáo. Thuộc tôn giáo nào dường như không thành vấn đề. Nghiên cứu cho thấy việc tham dự các buổi phụng vụ đức tin 4 lần mỗi tháng sẽ tăng thêm từ 4 đến 14 năm tuổi thọ.

8. Ưu tiên những người thân: Những người sống trăm tuổi thành công tại Khu đất xanh đặt gia đình làm ưu tiên. Điều này có nghĩa là giữ cha mẹ già và ông bà cận kề hoặc trong nhà (nó làm giảm bệnh tật và tỷ lệ tử vong của trẻ em ở nhà). Họ cam kết với một người bạn đời (có thể tăng thêm 3 năm tuổi thọ) và đầu tư cho con cái bằng thời gian và tình yêu thương.

9. Môi trường tốt: Người sống lâu nhất thế giới đã chọn – hoặc được sinh ra – trong môi trường xã hội hỗ trợ những hành vi lành mạnh. Những thói quen tốt hoặc xấu thường dễ lây nhiễm. Vì vậy, các phúc lợi xã hội đã hình thành những hành vi lành mạnh khiến người dân được sống lâu.

Những tương đồng khác về văn hoá ở Khu vực Xanh bao gồm việc giữ mình năng đông, giao tiếp xã hội thường xuyên và có một “thói quen thiêng liêng hằng ngày”, dành thời gian để cầu nguyện, thiền định hoặc ngủ trưa – Buettner nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây trong chương trình Sức khoẻ hằng ngày.

Hùng Nguyễn

TÁC HẠI NGHIÊM TRỌNG CỦA VIỆC ĐI NGỦ MUỘN

TÁC HẠI NGHIÊM TRỌNG CỦA VIỆC ĐI NGỦ MUỘN

Buổi tối


_Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này trạng thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn.


_Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.
_Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say

Ngủ muộn có nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật.


_Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi.

Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.

_Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này.


– Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9, 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn.
Nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.

Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút…

NGUYÊN NHÂN KHIẾM THỊ MÙ LÒA

NGUYÊN NHÂN KHIẾM THỊ MÙ LÒA

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

Trích Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam số 204

Ta có câu nói, “Hai mắt là ngọc, hai tay là vàng”.

Về giá trị thị trường, vàng là kim loại trang sức cũng như trao đổi thương mại quý giá, nhưng ngọc lại quý giá gấp bội. Vì hiếm, vì vẻ đẹp thanh cao. Bàn tay giúp con người làm cả trăm thứ việc nhưng chẳng may khiếm khuyết thì còn có thể nhờ vả, triết ghép bộ phận nhân tạo. Chứ hai mắt mà khiếm thị thì nhiều người coi cuộc đời ảm đạm tối tăm, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, vì không sao thay ghép ngoại trừ ghép giác mạc. Nhưng, có nhiều người nghĩ rằng, “Bị mù chưa đến nỗi khốn khổ, không thích nghi với sự mù lòa mới bất hạnh”. Vì vô số người mù lòa, vẫn thành danh, vẫn làm được những việc có ích cho nhân quần xã hội. Như người khiếm thị Louis Braille đã sáng chế cách “đọc” chữ viết bằng ngón tay cho cả triệu người cùng cảnh ngộ; như cha đẻ của khoa học hiện đại  người Ý Galileo Galilei; như Master Chef Christine Hà Việt Nam; như Joseph Pulitzer sáng lập Pulitzer Price về văn chương, âm nhạc, báo chí…

Mắt được coi như một bộ phận nối dài của não và ánh sáng vào mắt đã được những tế bào đặc biệt chuyển thành những tín hiệu thần kinh đưa lên não bộ. Nơi đây, não phân tích những tín hiệu đó thành hình ảnh của sự vật mà mắt ta nhìn thấy được. Thị giác là một trong những chức năng tối cần thiết của con người. Nhờ thị giác mà con người mới phấn đấu để sống sót cũng như nhờ có thị giác mà con người mới thích nghi hòa hợp được với môi trường và đồng loại xung quanh. Cho nên mọi người nên bảo vệ cái khả năng quý giá này. Mà muốn bảo vệ, cần biết những nguyên nhân gây ra mù lòa, khiếm thị.

Xin cùng tìm hiểu.

Mù là mất khả năng nhìn ra sự vật. Có 4 mức độ của thị giác:

Thị lực bình thường, khiếm khuyết nhẹ, khiếm khuyết trầm trọng và mù.

Hiện nay có khoảng 285 triệu người có rối loạn thị lực ở trên thế giới, với 39 triệu người mù hợp pháp và 246 triệu người giảm thị lực. Đa số những người này là cư dân của các quốc gia đang trên đường phát triển về kinh tế, xã hội. Người trên 50 tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi là nhóm dễ dàng bị khiếm khuyết thị giác. Về nguyên nhân gây ra khiếm khuyết thị lực, thì, theo Cơ quan Y tế Thế giới, 43% do không điều chỉnh sai lầm về khúc xạ ánh sáng như trong bệnh đục thủy tinh thể, mờ giác mạc; 33% do đục thủy tinh thể, 2% do cao áp suất trong mắt.

1- Bệnh đục thủy tinh thể, Cataract.

Bệnh thường thấy ở lớp người tuổi cao do sự hóa già hoặc do thương tích của thủy tinh thể, viêm nhiễm  và một số bệnh khác như tiểu đường, giảm calcium trong máu, tác dụng lâu dài của tia hồng ngoại. Đôi khi trẻ em mới sanh ra cũng bị bệnh.

Khi cườm còn ở mức độ nhẹ thì chưa làm suy yếu thị lực. Khi đã đục thì giải phẫu lấy cườm ra và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo, có độ bền lâu dài. Thủy tinh thể nhân tạo được làm với các chất không gây phản ứng và có mức độ phản xạ ánh sáng như thủy tinh thể thiên nhiên cho nên có thể chữa cả cận thị lẫn viễn thị. Có hai loại: Monofocal lenses chỉ xa hoặc gần chứ không cả hai và multifocal lenses cung cấp nhìn rõ cả xa lẫn gần. Với monofocal lense, có thể ghép một bên mắt lense để nhìn xa và bên kia với lense để đọc sách, coi computer.

Đục thủy tinh thể có thể phòng ngừa với giảm hút thuốc lá, chưa bệnh tiểu đường, tránh mắt tiếp xúc với tia cực tím quá lâu…

2- Bệnh đau mắt hột, trachoma.

Đây là bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra.Vi khuẩn có nhiều trong dử mắt bệnh nhân và lây lan do dùng chung khan rửa mặt, thicu61 nức sạch tắm rửa, kém vệ sinh cá nhân và ở chung đông đúc. Khi bị nhiễm lâu, mặt trong mi mắt bị tổn thương, thành sẹo, mi  mắt lộn ngược cọ vào giác mạc thành sẹo rồi đưa tới mù lòa. Bệnh thừng thấy ở trẻ em, tuổi trước khi đi học. Mẹ hay lây vì chăm sóc con. Phòng ngừa bằng cải thiện vệ sinh cá nhân, môi trường, loại bỏ loại ruồi mang mầm bệnh từ người bệnh sang người lành.

3- Bệnh do ký sinh trùng Onchocerciasis

Ký sinh trùng này có nhiều ở một số địa phương nhiệt đới bên châu Phi, gần sông rạch cho nên còn được gọi là River Blind. Một loại ruồi đen truyền ký sinh trùng sang da của người. Ấu trùng di chuyển lên mắt, gây mù.

4- Bệnh mù trẻ thơ

Bệnh mù trẻ thơ gây ra do một số bệnh ở trẻ em mà không được điều trị, đưa tới mù lòa.

Với các quốc gia phát triển, thương tích của dây thần kinh mắt optic nerve là nguyên nhân chính. Tại các quốc gia đang phát triển thì giác mạc tổn thương thành sẹo vì bệnh bệnh sởi, thiếu vitamin A, nhỏ mắt với thuốc gia truyền có hại là nguyên nhân chính. Ngoài ra còn bệnh mắt bẩm sinh như đục thủy tinh thể, cao áp nhãn, bệnh võng mạc cũng gây ra mù ở lớp trẻ thơ này.

5- Bệnh rối loạn khúc xạ

Như cận thị, viễn thị, loạn thị

Trong cận thị, tia sáng từ sự vật hiện ở trước võng mạc vì thủy tinh thể lớn ra, vật mờ đi, nhìn không rõ, và phải điều chỉnh bằng mang kính lõm.

Viễn thị khi tia sáng từ sự vật hội tụ phía sau võng mạc và điều chỉnh được bằng mang kính lồi.

Loạn thị trong đó hình ảnh của sự vật bị méo đi, một vài phần mờ, một vài phần rõ cho nên hình ảnh bị biến dạng. Điều chỉnh bằng kính hình trụ. Kính gây ra độ méo ngược lại, như vậy hủy bỏ được độ méo do mắt gây ra.

6- Bệnh võng mạc do tiểu đường

Đây là biến chứng của bệnh tiểu đường lên mắt, gây tổn thương cho võng mạc, nơi tiếp nhận ánh sáng của sự vật bên ngoài. Bệnh xảy ra ở cả hai loại tiểu đường 1 và 2. Tiểu đường càng lâu mà không được kiểm soát thì võng mạc càng bị tổn thương, gây ra mù lòa.

Để tránh bệnh này, hãy điều trị bệnh tiểu đường tới nơi tới chốn và khám mắt hàng năm.

7- Cao áp suất mắt Glaucoma

Cao áp suất trong mắt đưa tới thương tích cho dây thần kinh mắt optic nerve. Đây là dây thần kinh đưa các tín hiệu ánh sáng về sự vật lên não để đươc nhận diện ra hình ảnh sự vật.

Cao áp suất mắt là do trở ngại lưu thông dung dịch chất lỏng trong ổ mắt. Bình thường, dung dịch này do mắt tạo ra được đưa ra ngoài qua một lổ nhỏ trên nhãn cầu. Chất lỏng có thể ứ đọng trong mắt, gây ra cáo áp nhãn, ép vào dây thần kinh mắt, đưa tới mù lòa.

Chưa có cách phòng ngừa bệnh nhưng bệnh có thể điều trị được với thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc giải phẫu để khai thông ống tắc hoặc đặt ống thoát chất lỏng.

Nên khám mắt mỗi 3 năm khi ở tuổi tứ tuần. Trên lục tuần, khám mắt mỗi năm để sớm tìm ra bệnh và điều trị.

8. Thoái hóa võng mạc do hóa già

Đây là trường hợp điểm vàng macula trên võng mạc bị thoái hóa, tổn thương. Điểm vàng cho ta hình ảnh tinh tế của sự vật, còn phần còn lại của võng mạc cho hình ảnh một cách tổng quát. Nhờ điểm vàng, ta có thể xỏ một sợi chỉ qua lỗ kim khâu, đọc những hàng chữ nhỏ, phân biệt dấu hiệu chỉ đường…Khi điểm vàng thoái hóa, ta chỉ nhìn được phần ngoài của mặt đồng hồ chứ không nhìn được ở giữa nơi có các kim đồng hồ chỉ giờ… Nhiều người không biết là mình có bệnh cho tới khi thấy thị lực giảm hoặc khi được bác sĩ khám mắt.

Thoái hóa võng mạc thường là do rối loạn tuần hoàn máu. Hiện nay, chưa có điều trị hữu hiệu nào cho bệnh này. Một số phương thức có tính cách hỗ trợ được áp dụng như dùng các chất chống oxy hóa, tia laser hoặc giải phẫu. Kỹ thuật ghép tế bào mầm võng mạc đang được thử nghiệm với kết quả rất khích lệ.

9. Giác mạc mờ đục

Vì giác mạc mờ đục, ánh sáng không vào trong mắt được, và gây ra mù.

Nguyên nhân gây ra bệnh của giác mạc khá nhiều, như là: nhiễm trùng, viêm mắt, chấn thương giác mạc, thiếu vitamin A, hậu quả của sởi measle, vật lạ đáo vào mắt, mang contact lense ngày đêm…

Điều trị hữu hiệu nhất là ghép giác mạc do người mãn phần tặng nhưng tốn kém và chưa được phổ biến vì hiếm người cho giác mạc.

Kết luận

Tại các quốc gia phát triển, có nền y tế cao, nguyên nhân gây mù lòa thường thấy nhất thứ tự là bệnh võng mạc do tiểu đường, bệnh cao áp nhãn và thoái hóa võng mạc do hóa già.  Rủi ro khiếm thị đang có chiều hướng nhiều hơn ở các quốc gia này là khiếm thị do bệnh khúc xạ mắt mà không được điều trị. Riêng tại các quốc gia đang phát triển, các bệnh đau mắt hột và Mù Mắt Dòng Sông River Blind do ký sinh trùng gây ra vẫn còn hoành hành.

Cơ quan Y tế Thế giới đang cùng giới chức y tế mỗi quốc gia đang sát cánh cùng nhau giảm thiểu các nạn mù lòa khiếm thị này.

Mong rằng họ sẽ thành công.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

www.bsnguyenyduc.com

ĂN SAO CHO ĐÚNG !

ĂN SAO CHO ĐÚNG !

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.

Có thực mới vực được đạo. Ăn thì ai cũng phải ăn. Nhưng lắm khi sinh bệnh không vì miếng ăn mà vì cách ăn. Nói có sách mách có chứng, ở CHLB Đức rõ ràng không thiếu bệnh viện chuyên khoa với công nghệ tiên tiến, cũng không thiếu thuốc đặc hiệu. Ấy vậy mà hàng năm vẫn có cả chục ngàn người tìm các tu viện cổ kính ở tiểu bang Badem-Wurtemberg để học cách… ăn!

Sở dĩ như thế không dưới 60% bệnh nhân bên đó quyết liệt đòi hỏi được điều trị bằng liệu pháp sinh học thay vì với thuốc hóa chất tổng hợp. Thêm vào đó, hơn 70% thầy thuốc ở Đức trước sau vẫn trân trọng kinh nghiệm của y học dân gian. Đó là lý do tại sao hàng trăm ngàn bệnh nhân ở Đức thường xuyên tham gia chương trình nghỉ dưỡng trong các tu viện để được chăm sóc sức khỏe với nước khoáng, dược thảo, món ăn… theo kinh nghiệm của các thầy thuốc đồng thời là thầy tu. Nhiều bệnh nhân, kể cả không ít thầy thuốc bên đó, đều nằm lòng nhiều bài thuốc dược thảo gia truyền của nữ tu Hildegard von Bingen, thay vì chuộng lối dùng thuốc theo kiểu đau đâu chữa đó để rồi trả giá bằng phản ứng phụ khó lường. Bên mình thì phản ứng phụ của thuốc dường như vẫn còn là chuyện trà dư tữu hậu!

Nếu tưởng thầy dòng ở xứ làm xe BMW chữa bệnh mát tay nhờ biết cách “tiếp thị” đặc sản nào đó theo kiểu độc quyền “made by thầy tu” thì sai. Cái hay của thầy thuốc mặc áo dòng bên Đức chính là biện pháp hướng dẫn cho “khách hàng” về cách ăn uống sao cho đừng mang bệnh vào thân. Theo các thầy tu trên quê hương của Goethe, nhiều trường hợp mắc bệnh một cách oan uổng, dù tính cho cùng chẳng oan chút nào, là vì gia chủ:
1.    Ăn quá nhanh đến độ mỗi miếng ăn không được nhai tối thiểu 10 lần. Thức ăn vì thế xuống đến bao tử ở dạng khó được hấp thu. Hậu quả là ăn có thể nhiều nhưng hưởng chẳng bao nhiêu!
2.    Ăn trong trạng thái quá căng thằng vì mang theo công việc lên bàn ăn nên tuyến yên không trung hòa nổi lượng nội tiết tố thặng dư do stress. Hậu quả là lượng nước chua trong dạ dày được bài tiết quá sớm trước bữa rồi sau đó quá trễ sau bữa ăn, nghĩa là lúc bao tử còn trống. Dạ dày vì thế dễ bị viêm loét. Đã vậy nếu gia chủ ăn khi đang bực bội hay buồn rầu thì không cần học bói dịch cũng biết sớm muộn cũng gặp hạn “quan lang”!
3.    Quên uống ly nước lớn trước bữa ăn ít phút, hay chọn món canh khai vị, để nhờ nước vừa pha loãng dịch vị, vừa giúp bao tử xay nhuyễn thức ăn, thay vì lúc nào cũng phải rồ ga vì gặp hàng cứng rồi mau cháy máy!
4.    Ăn một lần quá no khiến trái tim sau đó phải gồng mình bơm thêm máu đến trục tiêu hóa rồi đành bỏ quên nơi khác như não bộ, thành tim, đáy mắt… Chính vì thế phải ăn chầm chậm, ăn vừa đủ no nếu đã thiếu máu cơ tim, đã bị bệnh võng mạc. Với người ăn quá nhanh, đến khi có được cảm giác no thì lượng thức ăn đã quá tải trong dạ dày.
5.    Dùng nhiều thực phẩm sống trong bữa cơm chiều để rồi suốt đêm khó ngủ vì hiện tượng lên men trong khung ruột. Đó là chưa kể hậu quả lâu dài trên trục thần kinh – nội tiết – biến dưỡng vì các cơ quan nội tiết như tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng… ngày nào cũng phải tăng năng suất.
6.    Không lưu ý về quân bình giữa thực phẩm gốc động vật và rau quả tươi theo tỷ lệ món đỏ đừng hơn phân nửa món xanh, thậm chí chỉ 1/3 càng tốt, để độ pH trong máu đừng quá chua rồi kéo theo rối loạn biến dưỡng.
7.    Hay tráng miệng bằng món quá ngọt ngay sau bữa ăn khiến tụy tạng mau mệt nhoài vì đã bù đầu với việc điều chỉnh lượng đường huyết ngày nào cũng bội tăng mấy chục lần.
8.    Không cho cơ quan cơ quan trọng yếu giữ nhiệm vụ giải độc như lá gan, trái thận, khung ruột có dịp nghỉ xã hơi nhờ không phải đối đầu với độc chất ngoại lai hay phế phẩm nội sinh từ tiến trình biến dưỡng. Đáng tiếc vì biện pháp tương đối đơn giản. Đó là nhịn đói ít ngày trong tháng, hay một ngày trong tuần, hay vài ngày trong tuần chỉ ăn một bữa.
9.    Ăn nhậu là tiếng kép. Đừng uống rượu mà không ăn. Nên nhớ là lượng thức ăn khi “vô” giữ vai trò chất độn để nhờ đó giảm độ hấp thu của rượu vào máu.
10.    Nhậu nhẹt cũng là tiếng kép. Thầy tu bên Đức không cấm nhậu, miễn là đừng nhậu đến… nhẹt! Trong chương trình dinh dưỡng của các nhà dòng bao giờ cũng hoan nghênh ly rượu vang đỏ hay cốc bia đen sau mỗi bữa ăn. Kẹt một nổi là ở xứ mình nhiều người vẫn chưa phân biệt được giữa một ly với một chai rượu mạnh hay một két bia!

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) ắt hẳn đã có cơ sở vững chắc khi quả quyết sai lầm trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân của tối thiểu 70% bệnh chứng nghiêm trọng. Không cần dông dài, khỏi cần thống kê cũng hiểu tại sao nhiều bệnh chứng nghiêm trọng như ung thư, cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp, dị ứng… lại có tỷ lệ cao đến thế ở nước ta! Không cần dông dài cũng hiểu tại sao doanh nhân là miếng mồi ngon của nhiều bệnh chứng chỉ vì mấy ai tránh khỏi ăn uống thất thường, ăn quá nhanh, uống nước không đủ… Đáng tiếc vì ăn thì ai cũng phải ăn nhưng do cách ăn mà sinh bệnh thì đúng là vụng về đến độ đáng trách.


Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.

10 Bài học sức khỏe từ người Nhật

10 Bài học sức khỏe từ người Nhật

1-Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau

2-Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua

3-Bớt ăn ðường, ăn nhiều hoa quả



4-Bớt ăn chất bột, uống nhiều sữa

5-Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần

6-Bớt ði xe, năng ði bộ

7-Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn



8-Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

9-Bớt nói, làm nhiều hơn

10-Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn

Những bài học trên có tác dụng rất lớn ðối với những người bị tăng huyết áp,

bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…

UNG THƯ RUỘT GIÀ

UNG THƯ RUỘT GIÀ (Colon cancer)

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Mỗi năm, có 11 triệu trường hợp ung thư ruột già mới xảy ra trên toàn thế giới. Riêng tại Mỹ, ung thư ruột già nhiều chỉ sau ung thư phổi, mỗi năm có thêm 150.000 trường hợp, làm thiệt mạng khoảng 50.000 người. Đây rồi chúng ta ngày sẽ sống lâu hơn, người già nhiều hơn, và số người bị ung thư ruột già sẽ tăng lên. Ung thư ruột già đến với phụ nữ hơi nhiều hơn đàn ông một chút.

Hầu hết các bướu độc ung thư ruột già phát sinh từ những bướu thịt lành tính có tên “adenomatous polyps”. Trong lòng ruột già, hay có những chỗ lồi lên, tạo thành những bướu thịt dư ra gọi là “polyp”. Tùy theo cấu trúc của các bướu thịt dư này, người ta chia chúng làm 3 loại: juvenile polyp (nonneoplastic hamartoma), hyperplastic polyp (hyperplastic mucosal proliferation) và adenomatous polyp. Theo thời gian, chỉ có loại bướu thịt dư adenomatous polyp là có thể biến thành ung thư. Đến 30% người lớn tuổi chúng ta có bướu thịt adenomatous polyps trong ruột già, và thường thì chúng im lặng, chẳng gây triệu chứng gì cả để ta biết. Thế mới lo, tuy không phải bướu thịt adenomatous polyp nào sau cũng biến thành ung thư.

Ai dễ bị ung thư ruột già?

Một số yếu tố được xem dễ đưa đến ung thư ruột già:

– Tuổi tác: 90% các trường hợp ung thư ruột già xảy ra ở người 50 tuổi trở lên.

– Di truyền:

25% số người bị ung thư ruột già có người thân trong gia đình cũng bị ung thư ruột già. Như vậy, trong nhiều trường hợp, tính di truyền của loại ung thư này rất mạnh. Đi khám bác sĩ, nếu người thân trong gia đình bị ung thư ruột già, bạn nhớ cho bác sĩ biết.

– Người trước bị ung thư ruột già dễ có ung thư ruột già nữa. Người có bướu thịt adenomatous polyp trong ruột già dễ bị ung thư ruột già hơn người khác.

– Thực phẩm:

Tuy nguyên nhân gây ung thư ruột già chưa được biết rõ, nhưng có lẽ ung thư ruột già là bệnh của những người thích ăn thịt.

Người ta thấy ung thư ruột già xảy ra thường hơn ở người thuộc tầng lớp khá, sinh sống nơi phồn hoa đô hội. Những khảo cứu làm tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới cho thấy càng ăn nhiều chất đạm từ thịt (meat protein), càng tiêu thụ nhiều dầu mỡ (dietary fat and oil), càng dễ tử vì ung thư ruột già. Di dân từ những nơi ít có ung thư ruột già, khi đến một quốc gia mới có thói quen ăn thịt, cũng sẽ dễ bị ung thư ruột già giống như người bản xứ ở quốc gia mới đến cư ngụ. Người theo đạo Mormons ít ăn thịt ít bị ung thư ruột già hơn những ông bà bạn hàng xóm của họ không theo đạo Mormons, ăn thịt nhiều hơn; và người Nhật, trước ít có ung thư ruột già, bây giờ nhiều hơn, vì nay họ có thói quen ăn uống giống với người phương Tây.

– Bệnh viêm ruột (inflammatory bowel disease):

Nhiều người không may mang bệnh viêm ruột “inflammatory bowel disease” (gồm hai bệnh “ulcerative colitis” và “granulomatous colitis”), cứ hay đi cầu ra máu, đau bụng, lâu lâu lại tắc ruột.

Sau 25 năm mang bệnh với các triệu chứng tái phát như vậy, triển vọng bị ung thư ruột già rất cao (8-30%). Sau 15 năm mang bệnh viêm ruột, căn bệnh vẫn hay hành, cắt bỏ hẳn ruột già sẽ làm giảm nguy cơ ung thư, đồng thời cũng giúp người bệnh đỡ khổ vì các triệu chứng.

– Thuốc lá: hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột già.

– Thiếu vận động: đời sống thiếu vận động cũng khiến ung thư ruột già dễ xảy ra.

Ngược lại, theo vài khảo cứu, calcium (ít nhất 1000 mg mỗi ngày, từ thực phẩm hoặc thuốc uống) có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ruột già, thuốc aspirin và các thuốc chống viêm không chứa steroid (nonsteroidal antiinflammary drugs) như ibuprofen, napoxen, … cũng vậy.

Triệu chứng

Như bạn thấy, ruột già của ta dài, gồm nhiều khúc. Triệu chứng của ung thư ruột già tùy vào chỗ ruột già có ung thư.

Khi mới từ ruột non vào ruột già phía bên phải của bụng, phân tương đối còn lỏng nên ung thư nằm ở đoạn ruột già bên phải bụng (gọi là ruột già lên, ascending colon, vì nó đi từ bụng dưới bên phải lên phía bụng trên bên phải), cả đến khi nó đã rất to, thường không gây triệu chứng gì cả. Bướu ung thư tại nơi đây hay gây loét, khiến chỗ loét cứ âm thầm chảy máu tí một, tí một, mắt ta không nhìn thấy, và phân trông vẫn bình thường. Nhưng chảy máu rỉ rả như vậy, về lâu về dài sẽ đưa đến thiếu máu, loại thiếu máu do thiếu chất sắt (iron deficiency anemia). Người có ung thư ruột già bên phải, vì thiếu máu, hay thấy mệt mỏi, hồi hộp, có khi đau ngực do tim không đủ máu nuôi (angina), thử máu thấy các tế bào hồng huyết cầu vừa thiếu, vừa nhỏ, vừa tái, không đỏ như bình thường, làm ta nghĩ đến loại thiếu máu do thiếu chất sắt. Vì thế, ở người lớn chúng ta, nhất là sau 50 tuổi, ai thiếu máu do thiếu chất sắt nhưng không có lý do nào rõ rệt có thể giải thích việc này (như phụ nữ đã mãn kinh, đâu còn ra kinh mỗi tháng, mà sao vẫn thiếu máu), cần được tìm hiểu xem có ung thư ruột già hay không.

Khi đến đoạn ruột già ngang (transverse colon, chạy từ bụng trên bên phải sang bụng trên bên trái) và ruột già xuống (descending colon) bên trái bụng, phân của ta đã trở thành cứng hơn, nên ung thư ở những phần ruột già này cản phân, khiến phân khó di chuyển, gây đau bụng. Ruột có thể tắc, có khi thủng.

Ung thư vùng trực tràng (rectosigmoid area) gần về phía hậu môn hay làm đi cầu ra máu, đi cầu khó phải rặn cho dữ (tenesmus), phân ra bé hơn bình thường. Có điều, thiếu máu lại ít khi xảy ra. Quả những triệu chứng này hay khiến chúng ta nghĩ đến bệnh trĩ, nhưng bất cứ khi nào đi cầu ra máu, và thói quen đi cầu của chúng ta tự dưng thay đổi, ta nên nghĩ đến ung thư ruột già, nhờ bác sĩ dùng ngón tay khám trực tràng cho ta, hoặc soi vùng trực tràng bằng phương pháp soi proctosigmoidoscopy.

Định bệnh

Nghĩ đến ung thư ruột già, nhất là ở những vị 50 tuổi trở lên, là ta đã đặt được bước chân đầu tiên trên con đường định bệnh.

Chúng ta biết rồi, thiếu máu do thiếu chất sắt ở đàn ông hoặc phụ nữ đã mãn kinh mà không có lý do rõ rệt, ta nghĩ đến ung thư ruột già. Đau bụng, thói quen đi cầu thay đổi (mới bón hoặc tiêu chảy thời gian gần đây thôi), đi tiêu ra máu, đi cầu phải rặn dữ quá, phân ra bé tẹo, …, cũng vậy.

Những phương pháp hiện được dùng để khám phá ung thư ruột già: thử phân hầu tìm xem trong phân có máu không (fecal occult blood test), khám trực tràng bằng ngón tay (digital rectal examination), chụp phim ruột già (barium enema), soi đoạn cuối của ruột già gần về phía hậu môn (sigmoidoscopy), và soi toàn ruột già (colonoscopy).

Soi toàn ruột già được xem là phương pháp khám phá ung thư ruột già chính xác nhất. Sau khi ruột già của bạn được xúc rửa sạch sẽ, bác sĩ đặt một ống soi mềm vào hậu môn bạn và đi ngược lên phía trực tràng, rồi từ từ đi lên cao hơn nữa, quẹo phải trên đoạn ruột cong hình chữ S sigmoid, xong, ngược lên đoạn ruột già xuống bên trái bụng, quẹo trái khi gặp đoạn ruột già ngang, đi hết đoạn ruột già ngang, lại quẹo trái nữa, xuống đoạn ruột già lên bên phải bụng. Với ống soi, vừa đi như vậy, bác sĩ vừa xem xét kỹ lòng ruột già của bạn, và nếu gặp bất cứ chỗ nào khả nghi, sẽ cắt lấy một miếng thịt để đem thử.

Phương pháp soi toàn ruột già tốt, khám phá ung thư rất chính xác, song có thể gây biến chứng chảy máu, thủng ruột già, vì việc đi xa trên cả một cái ruột già dài và vòng vèo như thế, thỉnh thoảng cũng gặp bất trắc. Tuy vậy, những biến chứng này ít khi xảy ra, và nếu cần phải soi toàn ruột già để khám phá hoặc truy tìm ung thư, ta chẳng nên ngần ngại.

Chữa trị

Việc chữa trị ung thư ruột già tùy vào việc ta khám phá được ung thư sớm hay trễ, nó còn tại chỗ hay đã ăn sâu xuống, lan đi xa. Ung thư tiến triển qua 5 giai đoạn (Dukes staging system):

– A: khi ung thư còn ở nông trên lớp niêm mạc lòng ruột già hoặc dưới đó một chút (cancer limited to mucosa and submucosa).

– B1: ung thư xuống đến vùng bắp thịt của lòng ruột già (cancer extends into muscularis).

– B2: ung thư xuống sâu đến lớp bao phủ mặt ngoài ruột già (cancer extends into or through serosa).

– C: ung thư đã ra ngoài ruột già, lan đến các hạch bạch huyết quanh đấy (cancer involves regional lymph nodes).

– D: ung thư lan xa đến các cơ quan khác như gan, phổi, … (distant metastases).

Trước khi chữa, để biết ung thư đã lan đến đâu, chúng ta cần soi toàn ruột già (nếu chưa soi), chụp phim ngực (chest x-ray), phim Cat scan bụng và vùng chậu (abdominal and pelvic CT scan).

Khám phá sớm trong giai đoạn A, khi ung thư mới còn trên lớp niêm mạc, chưa ăn sâu xuống lòng của ruột già, sự chữa trị giản dị, ta mổ cắt béng bướu ung thư là xong, và tỉ lệ sống sót được 5 năm (5-year survival rate) của người bệnh rất cao, trên 90%. Dù vậy, ta vẫn cần theo dõi sát trong vòng 5 năm đầu sau khi mổ cắt bướu ung thư thành công, bằng cách đo chất CEA trong máu (carcinoembryonic antigen, một chất tăng cao trong máu khi có ung thư ruột già) mỗi 3 tháng, khám bệnh đều mỗi 6 tháng, và soi lại hoặc chụp phim ruột già mỗi 3 năm.

Ở các giai đoạn B và C, sau khi giải phẫu cắt bỏ ung thư, thường ta phải trị liệu thêm bằng tia phóng xạ (radiation therapy) và các chất hóa học (chemotherapy), với hy vọng tiêu diệt hết những tế bào ung thư chưa cắt hết được.

Còn để quá trễ, khi ung thư đã sang giai đoạn D, lan xa đến cả các cơ quan khác, sự chữa trị chính là hóa học trị liệu (chemotherapy), dùng những thuốc có tác dụng diệt ung thư, nhờ thuốc đến mọi nơi trong cơ thể có tế bào ung thư để giết chúng hộ ta. Việc này không thành công nhiều, và tỉ lệ sống sót 5 năm của người ung thư chỉ khoảng 5%.

Bài kỳ sau, chúng ta sẽ bàn đến các cách phòng ngừa ung thư ruột già.

Thương tâm cho Nghề “NEO” của người Việt ở Mỹ

Thương tâm cho Nghề “NEO” của người Việt ở Mỹ

NGƯỜI VIỆT HÀNH NGHỀ NAILS ở MỸ CẦN LƯU Ý

BS Vũ văn Dzi, MD., Chuyên Khoa Nội Thương

Đa số người Việt sang định cư, du lịch làm bán thời gian kiếm tiền ở Mỹ họ hái ra tiền bằng nghề “NEO”, nhưng có mấy ai thấu được nghiệp chướng này. Chỉ có các bác sĩ là người Việt  ở Mỹ mới thấy hết vấn đề nguy hại về sau cho những anh chị em sinh nhai bằng cái nghề mà dân bản xứ ở Mỹ ít ai chịu làm.

Những nguy hiểm của nghề sơn sửa móng tay

Một thống kê của Bộ Lao Động cho biết là cộng đồng Việt Nam ở Mỹ và tại một số quốc gia khác như Canada, Úc, Tây Âu.. đã gần như chiếm độc quyền một nghề mới có gần đây là nghề sơn, sửa móng tay, tạm gọi là nghề làm “nails”.

Từ các thành phố lớn cho đến nhỏ nhất đâu đâu cũng có một tiệm sơn/ sửa móng tay do người Việt làm chủ nhân và sau đó mở trường dạy nghề khiến mỗi ngày lan rộng đi khắp nơi. Một phóng sự của Đài truyền hình CNN cho biết là nghề làm móng tay đã phát triển ở Mỹ là nhờ một sáng kiến của nữ tài tử Tippi Hedren (đóng phim The Birds) khi bảo trợ giúp 19 gia đình Việt Nam sang định cư tại California thì sau đó đã hướng dẫn một số phụ nữ Việt Nam học cách sơn sửa móng tay do người thợ riêng của bà chỉ dẫn và sau đó theo học tại những trường dạy làm móng tay.

Nhờ tài khéo léo, chăm chỉ và kiên nhẫn nên sau đó những người này thành công mau chóng và từ đó giúp đỡ thân nhân sang sau và những thế hệ kế tiếp đi theo con đường làm “nghề nails“ và cho đến nay thì người Việt gần như chiếm độc quyền trên cả nước và cùng một lúc giúp cho người dân Mỹ trung lưu có dịp được hưởng một dịch vụ mà trước đây chỉ dành riêng cho những người thật giàu có như các tài tử Hollywood..

Những hóa chất độc hại..


Nhưng nghề làm móng tay, móng chân cũng có những nguy hiểm vì trong các loại thuốc sơn móng tay hay rửa móng tay có những hóa chất sau khi hít phải hay thấm phải vào trong cơ thể thì
có thể gây ra một chứng bệnh như ung thư máu, viêm phổ mãn tính hoặc nguy hiểm hơn cả tại những phụ nữ mang thai thì có thể gây ra những dị tật bẩm sinh hoặc bệnh tự kỷ (autism) ảnh hưởng lên các bào thai nhất là trong thời gian 3 tháng đầu tiên khi mà cơ thể của bào thai có những tăng trưởng mau lẹ khiến các dị tật dễ xảy ra..

Trong các hóa chất sơn móng tay thì gần đây có chất Dibutyl Phthalate tức DBT được nghiên cứu nhiều hơn cả được pha vào trong các chất nhựa dẻo và sơn móng tay. Chất DBT đã được thí nghiệm trên loài chuột và gây ra ung thư gan và có thể gây ra bệnh suyễn ở những người thường xuyên hít phải hơi độc của DBT. Hiện nay DBT đã bị các nước Âu châu cấm dùng trong lãnh vực chế tạo các mỹ phẩm.
Ngoài ra còn chất toluene và formaldehyde (được dùng để ướp xác hoặc tại VN, TQ dùng để bảo quản bánh phở và mì gói..). Một số công ty chế tạo mỹ phẩm như Elizabeth Arden, Avon đã không còn dùng hai chất này nữa vì gây ra ung thư gan và ung thứ máu (leukemia).

Acetone tức 2 propanone được dùng để rửa sơn móng tay và là một hóa chất dễ cháy và bốc hơi nên người dùng dễ hít phải rồi bị nhiễm độc bởi khói và bị suyễn hoặc viêm phỗi mãn tính. Nhưng cho đến nay chưa có bằng chứng gây ra ung thư phổi hay không vì chưa đủ thời gian để kiểm chứng.

Những người dùng acetone để rửa móng tay trong một thời gian ngắn thì không nguy hiểm nhưng đối với những người phải thường xuyên tiếp xúc với hơi của acetone như trong các tiệm sơn/sửa móng tay thì sau một thời gian thì có thể bị những chứng bệnh kinh niên đường phổi (chronic bronchitis). Riêng chất benzene thì Y học đã chứng minh từ lâu là gây ra bệnh ung thư máu (leukemia) và ngày nay vẫn còn được dùng trong công nghiệp hóa chất, nhựa dẻo..

Chất toluene cũng được dùng để rửa móng tay và có thể thấm vào trong cơ thể và có những tác hại lâu dài gọi là systemic effects ví dụ như lên các cơ quan sản xuất ra các tế bào máu trong tủy xương (bone marrow) và lâu ngày dẫn đến ung thư máu (leukemia) rất nguy hiểm và khó chữa và đôi khi cần phải được ghép tủy xương (bone marrow transplant).

Hiện nay có một số thuốc rửa móng tay được quảng cáo là thiên nhiên (natural products) hoặc non–acetone nail remover nhưng sự an toàn của những loại hóa chất này cũng chưa được kiểm chứng rõ ràng..

Nói chung thì hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc rửa móng tay thật an toàn và tốt nhất vẫn là áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường và cá nhân.
Nếu rửa móng tay ở nhà thì nên làm ở chỗ thoáng khí và tránh hít phải hơi độc. Các tiệm chuyên sơn/ sửa móng tay thì cần có hệ thống hút hơi làm thoáng khí thật an toàn và đúng tiêu chuẩn của EPA. Đây là điểm quan trọng nhất vì không những bảo vệ sự an toàn cho khách hàng mà cho cả người hành nghề nhất là khi phải tiếp xúc với hơi độc mỗi ngày nhiều tiếng đồng hồ hoặc vì ham lợi nhuận làm “overtime”..

Những chai lọ đựng thuốc sau khi dùng xong cần được bỏ vào những thùng chứa được đóng kín và đem đi phế thải an toàn (air tight container) do những công ty chuyên môn (waste removal). Cần kiểm chứng các loại mỹ phẩm có chứa những chất độc kể trên hay không hoặc tham khảo chủ nhân dùng những loại mỹ phẩm có an toàn hay không..

Những người chuyên nghiệp thì cần bảo vệ cho bản thân và nhất là những bà mẹ đang mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu) thì tuyệt đối nên tránh bị nhiễm phải những hơi độc của những hóa chất vì những chất độc này có thể nhiễm vào bên trong cơ thể rồi qua đường máu huyết truyền sang cho bào thai đang trong thời kỳ phát triển mau lẹ khiến dễ bị những dị tật bẩm sinh và nhất là bệnh tự kỷ (autism) mà ở Mỹ ngày nay rất được quan tâm và điều trị hết sức tốn kém. Một thống kê cho biết là trên 150 trẻ sơ sinh thì trung bình có 1 em bị chứng bệnh này mà việc điều trị có thể kéo dài cả đời..mà không có gì có thể thay thế được..

Hội chứng Sick building syndrome..


Gần đây Y học có mô tả một hội chứng gọi là Sick building syndrome nghĩa là có những căn nhà, căn phòng mà khi bước vào thì bị ho hen suyễn, khó thở. Nguyên nhân là lối thiết kế nhà cửa ở Mỹ hiện nay thường được kín gió hòng tiết kiệm năng lượng (energy efficient, well insulated) nên các hơi độc không được thoát ra bên ngoài nếu không có một hệ thống thoát hơi an toàn. Hiện nay cơ quan bảo vệ môi sinh EPA coi việc ô nhiễm không khí là 1 trong 5 nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ và những người làm nghề sơn sửa móng tay là một trong những nghề hay bị nhất. Ngoài những hóa chất bay hơi (volatile organic chemicals) thì còn có thêm những chất mốc meo (molds), khói thuốc lá.. cũng gây ra ô nhiễm cho những người làm việc lâu dài và hàng ngày phải tiếp xúc với chất độc.

Ngay cả một số đồ vật trang trí nội thất như cây cỏ, hoa lá bằng nhựa dẻo, màn cửa, thảm lót nhà, gỗ sơn bóng cũng có thể thải ra những hóa chất gây bệnh..nói chung là đời sống công nghiệp ở Mỹ không thể tránh khỏi sự ô nhiễm hóa chất gây ra..

Gần đây có một khảo cứu dựa trên các cuộc thí nghiệm trên các phi thuyền không gian dùng một số cây cỏ trồng trong nhà gọi là houseplants để khử độc những hóa chất trong không khí. Một số cây cảnh trồng trong nhà có khả năng hút những chất độc như acetone, toluene, benzene rồi sau đó truyền xuống hệ thống rễ cây gọi là rhizosphere mà ở trong có một số vi khuẩn có khả năng tẩy uế và phân hóa những hóa chất này trở nên vô hại.

Càng ngày càng có nhiều bằng chứng là các cây cỏ trong thiên nhiên từ những khu rừng nhiệt đới cho tới những đám rừng rong biển cho tới những khu vực sinh thái bờ biển, đầm lày đã có những vai trò tối quan trọng giữ cho các môi trường không bị hủy hoại rồi một ngày kia dẫn đến ngày Tận Thế khi mà không còn sinh vật nào tồn tại nữa. Một vị trưởng lão da đỏ bộ lạc Snoquamish tên Chief Seattle (tên được đặt cho một thành phố lớn vùng Tây Bắc) đã có lần khuyên các di dân Mỹ đến định cư khi thấy họ phá hủy các khu rừng quý tại đây là “nếu các ông tiếp tục phá hoại môi sinh và thải ra những chất độc hại thì một ngày kia các ông và con cháu các ông sẽ chết ngộp trong những đống rác do các ông tạo nên..”

Hội chứng Sick Building syndrome chỉ là một trong những “chứng bệnh” do ô nhiễm môi sinh trong đó có những cửa tiệm sơn sửa móng tay. Ngoài hệ thống thoát hơi thì có thể trồng một số cây cỏ có khả năng tẩy độc như loại cây pothos, English ivy, peace lily, philodendron, diffenbachia.. là những loại cây trang trí để lọc không khí và có thể sống lâu trong nhà dễ dàng thay vì dùng những loại cây bằng nhựa dẻo nhân tạo vừa giữ bụi và vừa có thể gây bệnh cho căn phòng của hội chứng “sick building syndrome”.

BS Vũ văn Dzi, MD., Chuyên Khoa Nội Thương

Những triệu chứng cần lưu ý cho tuổi già

Những triệu chứng cần lưu ý cho tuổi già

1- Khi không (bỗng nhiên) thấy tức thở

Lý do: có thể là do nghẽn mạch phổi(pulmonary embolus). Nhận xét: Cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục hay đang ngồi có thể là do vận động hay do ưu tư lo lắng. Nhưng nếu đột nhiên bị khó thở có thể là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẹt mạch máu trong phổi. Bệnh này có thể nguy hiểm tới tính mạng. Một lý do khác là tim lên cơn đau hoặc trụy tim. Cả hai tình huống trên đều làm cho bệnh nhân thở gấp hay khó chịu hoặc cảm thấy thiếu không khí . Cẩn đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

2- Tim đập rộn trong khi đang ngồi yên

Lý do: có thể là do lên cơn đau tim (heart attack). Nhận xét: Đánh trống ngực (palpitations) có thể chỉ là vì ưu tư lo lắng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hay chứng loạn nhịp tim (arrhythmia) .Nên liên lạc với bác sĩ ngay.

3- Choáng váng chóng mặt khi ra khỏi giường

Lý do: có thể là do huyết áp thấp. Nhận xét: Chóng mặt vào buổi sáng được gọi là “huyết áp thế đứng thấp” (orthostatic hypotension) gây ra bởi sự loại nước (dehydration) , bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh trụy tim, hay thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Một lý do khác có thể là chứng “chóng mặt tư thế nhẹ ” (benign positional vertigo) gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán.

4- Nước tiểu rò rỉ

Lý do: có thể là do chứng són đái (urinary incontinence) mà nguyên nhân không phải vì lão hoá, nhiểm khuẩn đường tiểu (urinary tract infection-UTI) , bệnh tiền liệt tuyến, dây thẩn kinh bị ép. hoặc tiểu đường Nhận xét: đi gặp bác sĩ để chẩn đóan

5- Đầu đau như búa bổ

Lý do: có thể là do xuất huyết não Nhận xét: Trong phần lớn trường hợp đó là triệu chứng của chứng nhức nửa đầu (migraine) chỉ cần uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi là hết. Nhưng một vài trường hợp hiếm xẩy ra là chứng nhức đầu có thể là dấu hiệu có khối u hay xuất huyết trong não. Cẩn đặc biệt chú ý là khi bị đau nhiều nửa bên đầu một cách đột ngột và kéo dài mà lại kèm theo buồn nôn, ói mửa, và chảy nước mắt. Trong trường hợp sau này phải đi bệnh viện gấp.

6- Mắt bị sưng vù

Lý do: có thể là do viêm dây thần kinh mắt (optic neuritis). Nhận xét: Dây thần kinh mắt có thể bị nhiễm khuẩn hay bị dị ứng. Nếu chữa sớm thì không hại gì cho mắt vì vậy cần đi bác sĩ khẩn cấp.

7- Tai đau và mắt nhìn thấy hai hình (song thị)

Lý do: có thể do tai giữa bị nhiễm khuẩ Nhận xét: Bệnh có thể trở thành nghiêm trọng bất ngờ vì vậy cần đi bác sĩ cấp thời nếu chứng đau không dứt và/hoặc có bị thêm chóng mặt lảo đảo, nhức đầu, ói mửa, song thị, nửa ngủ nửa thức, cổ cứng đơ, sưng ở sau tai, sốt nhiều và liệt mặt.

8- Tự nhiên giảm sút ký

Lý do: có thể là do ung thư. Nhận xét: Nếu ăn uống vẫn bình thường như cũ mà đột nhiên bị sút cân thì có thể là bị bệnh ác tính. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết (endocrinic abnormality) như bệnh tuyến giáp trạng (thyroid disorder), trầm cảm hay tiểu đường. Nên đi gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán.

9- Đột nhiên đau háng

Lý do: có thể là do tinh hoàn bị xoắn Nhận xét: Đây là một khuyết tật bẩm sinh khá thông thường. Ống dẫn tinh trùng bị xoắn làm máu không chạy tới tinh hoàn. Cơn đau cũng giống như bị đá vào háng. Đôi khi ngoài cơn đau còn thấy bị sưng nữa. Trong vòng 4 hay 6 tiếng thì còn cứu đươc, chứ trễ từ 12 đến 24 tiếng thì coi như phải cắt bỏ. Một nguyên nhân khác có thể là nhiểm khuẩn mào tinh hoàn (epididymis) tức là bộ phận trữ tinh trùng. Trong trường hợp này có thể dùng trụ sinh để chữa trị.

10 – Đau nhói gan bàn chân

Lý do: có thể là do bệnh thần kinh (neuropathy) . Nhận xét: Đau nhói cứ tái phát ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể có thể là do sự nén ép dây thần kinh, tăng thông khí phổi (hyperventilation) hoặc bệnh thần kinh. Liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt.

11- Vết thâm tím mãi không tan Điều gì xẩy ra:

Lý do: bệnh tiểu đường. Nhận xét: Vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (dấu hiệu khác gồm có da bị ngứa hoặc đau nhói bàn tay hay bàn chân). Nên tìm cách giảm cân (giảm 10 phẩn trăm trọng lượng ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập thể dục và coi chừng thói quen ăn uống.

12 – Răng đau buốt khi ăn Sô-cô-la Điều gì sẽ xẩy ra:

Lý do: viêm lợi. Nhận xét: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng là nhạy cảm với đồ ngọt. Dấu hiệu đầu tiên khác là răng mất mầu và có mùi khi cà răng. Kỹ thuật laser có thể phát hiện sớm các ổ răng sâu và tiêu diệt các vi khuẩn trước khi làm sâu răng.

13 – Vòng eo rộng 42 inch Điều gì sẽ xẩy ra:

Lý do: bất lực. Nhận xét: Có thể bây giờ chưa có vấn đề nhưng trong tương lai bạn có thể bị loạn năng cường dương (erectile disfunction) . Nguyên do là vì khi đàn ông quá mập các động mạch thường hay bị nghẹt nên dòng máu không đủ làm cho cương. Hãy tập thể dục đều cho đến khi eo thon lại, thắt vừa dây lưng 34 inch.

14 – Mắt thoáng không thấy gì – chỉ trong một giây

Lý do: có thể là do đột quỵ (stroke). Nhận xét: Các yếu tố rủi ro chính của đột quỵ là cao huyết áp (trên 140/90) và cholesterol toàn phần cao hơn 200. Bị tê một bên người và tạm thời hai mắt không nhìn thấy gì là những dấu hiệu đáng chú ý nhất. Đột nhiên bị tê, nói liú lưỡi, hay mất thăng bằng có thể là bẳng chứng của một cơn đột quỵ nhẹ gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ đoản kỳ (transient ischemic attack- TIA). Đột quỵ nhẹ này thường báo trước một đột quỵ thật sự nên khi có triệu chứng của TIA thì phải gặp bác sĩ ngay.

15 – Có cảm giác như bị ợ nóng (heartburn)

Lý do: có thể là do chứng đau thắt (angina). Nhận xét: Đau ngực cả hàng giờ, lúc có lúc không, được bác sĩ gọi là “hội chứng mạch vành không ổn định” (unstable coronary syndrome). Nguyên nhân là vì các cục đông máu đươc tạo thành bên trong thành động mạch vành ngay tại chỗ mảng (plaque) bị bể vỡ. Khoảng 50 phẩn trăm những người có hội chứng trên đây sẽ bị lên cơn đau tim trong vòng 6 tháng sau. Mỗi khi thấy đau thắt ngực, cần phải đi bệnh viện.

16 – Đau lưng nhiều

Lý do: có thể là do chứng phình mạch (aneurysm). Nhận xét: Đau cũng tương tự như vừa dọn dep xong tủ quẩn áo bề bộn. Thế nhưng chườm nóng, nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau thông thường lại không khỏi. Nếu không phải vì tập thể dục thì đau lưng bất chợt như vậy có thể là dấu hiệu của chứng phình mạch. Chứng đau này chỉ hết khi động mạch chủ bị bể. Một nguyên nhân khác của chứng đau lưng này – kém phần nguy hiểm hơn – là sạn thận. Bác sĩ cho chụp CT scan để xác định vị trí và hình dạng của chỗ mạch phình, sau đó cho uống thuốc huyết áp hay giải phẫu ghép nối nhân tạo.

17- Ngồi lâu trên ghế không yên

Lý do : có thể do các cơ lưng bị căng thẳng. Nhận xét : Nếu cứ phải thay đổi vị thế ngồi luôn tức là có dấu hiệu các cơ lưng bị căng thẳng và điều này có thể dẫn đến đau lưng dưới. Cẩn phải lựa chọn ghế ngồi cho thoải mái, sao cho đầu ở vị trí ngay đối với cột sống để giảm tối thiểu sức căng thẳng trên cổ, vai và lưng dưới.

18 – Bạn mới biết thân phụ bị cao huyết áp

Điều gì sẽ xẩy ra: bạn cũng sẽ bị cao huyết áp luôn. Nhận xét: Vì bệnh cao huyết áp vừa phải không có dấu hiệu bên ngoài nên cẩn phải đo huyếp áp mỗi năm một lần, nhất là nếu trong gia đình có tiền sử bị cao huyết áp. Nghiên cứu cho thấy là những người bị căng thẳng tinh thần vì cha mẹ mắc bệnh cao huyết áp cũng có nhiểu rủi ro bị bệnh này luôn. Nếu số đo huyết áp cao hơn 140/90, bạn nên tập thể dục nhiều hơn, tìm cách sụt cân, giảm sodium trong chế độ ăn uống, ăn loại cá tốt cho tim, uống nhiều vitamin C.

19 – Tay bị run khi tập thể dục

Lý do: có thể là do cơ bắp bị mỏi mệt. Nhận xét: Nếu bạn đã bỏ tập cả nhiều tháng thì cơ bắp bị run có thể là vì mệt mỏi. Vì vậy khi mới tập trở lại bạn nên tập vừa phải, đừng tập quá mệt. Bạn hãy ngưng tập khi cảm thấy các cơ bắp bắt đầu run.

20 – Trong bàn tiệc bạn thấy mọi thứ đều quay cuồng

Lý do: do bạn đã quá chén. Nhận xét: Rượu làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. Vì vậy nếu bạn uống quá nhiều, tất cả những gì trong cơ thể có liên quan tới hệ này sẽ đều bị suy yếu: trí phán đoán, khí sắc, khả năng phối hợp và quân bình, sự nhạy cảm với đau đớn, khả năng sinh dục… Bạn nên tránh đừng uống rươu nhiều. Bạn nên nhớ là nếu nồng độ rượu trong máu hơn 0.06 phần trăm là trên pháp lý bạn đã bị coi như là say rượu.

21- Đau dai dẳng ở bàn chân và cẳng chân

Lý do: nhiều triển vọng là do gẫy xương vì sức nén (stress fracture). Nhận xét: Cũng giống như các mô khác trong cơ thể, xương tự tái tạo. Nhưng nếu bạn tập thể dục quá mạnh, xương không có cơ hội để lành trở lại nên một vết gẫy vì sức nén (stress fracture) sẽ có thể xuất hiện. Vì thế mu bàn chân và phiá trước cẳng chân sẽ đau dai dẳng. Bạn càng tập thể dục thì càng đau và ngay cả khi ngưng nghỉ cũng đau. Uống thuốc ibuprofen hay paracetamol không ăn thua gì. Thuốc mầu phóng xạ cho thấy chỗ xương gẫy qua hình chụp tia X, và bác sĩ sẽ bắt bạn phải nghỉ tập cho đến khi xương lành. Trường hợp xấu nhất là bạn phải bó bột vài tuần.

22 – Đau như cắt ở bụng

Lý do: Vì vùng giữa xương sườn và háng có kẹt đầy các bộ phận nên đau có thể là triệu chứng hoặc của viêm ruột thừa, viêm tụy tạng hoặc của túi mật bị sưng. Cả ba trường hợp đểu có cùng một nguyên nhân : vì một lý do nào đó các bộ phận này đã bị nhiễm khuẩn nguy hại đến tính mạng. Nhận xét : Nếu để bộ phận nói trên bể vỡ ra thì bệnh nhân có thể bị chết, vì vậy cẩn đi bệnh viện cấp thời.

23- Cẳng chân bị đau và sưng to

Lý do: có thể là do chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis –DVT). Nhận xét: Chỉ cẩn ngổi một chỗ liền chừng 6 tiếng hay hơn là máu sẽ tụ ở cẳng chân dưới tạo thành cục đông máu (gọi là chứng huyết khối tĩnh mach sâu). Cục đông máu đủ lớn sẽ làm nghẹt tĩnh mạch bắp chân gây đau và sưng. Xoa cẳng chân là điểu đầu tiên bạn sẽ làm nhưng cũng là điều tệ hại nhất vì cục đông máu lớn có thể chạy ngược lên phổi, điều nầy gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Muốn chụp hình tia X để định bệnh DVT bác sĩ phải chích chất mẩu vào tĩnh mach. Bác sĩ sẽ cho thuốc làm tan cục đông máu hoặc đặt cái lọc vào tĩnh mạch để chặn cục đông máu không cho chạy lên phổi.

24 – Tiểu tiện bị đau

Lý do: có thể là do ung thư bàng quang (bọng đái). Nhận xét: Rặn tiểu là cả một cực hình và nước tiểu lại có màu rỉ sắt. Đau và máu trong nước tiểu là hai triệu chứng của ung thư bàng quang. Hút thuốc là yếu tố rủi ro bị bệnh lớn nhất. Nếu khám phá sớm bệnh có 90 phẩn trăm triển vọng được chữa khỏi. Nhiễm khuẩn bàng quang cũng có cùng các triệu chứng như trên (Theo “24 warning signs you cannot afford to ignore”).

BK Nguyễn Hữu Thắng sưu tầm