Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về bệnh tiểu đường

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về bệnh tiểu đường

Theo thống kê, số người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đã tăng hơn 200% trong thập niên qua.

Theo thống kê, số người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đã tăng hơn 200% trong thập niên qua.

17.11.2014

Việt Nam hiện đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ bệnh tiểu đường với 3,7% dân số mắc bệnh này, theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế IDF đưa ra hôm qua.

Báo Tuổi Trẻ trích khuyến cáo của IDF nói trong số khoảng 3,3 triệu người Việt đang bị bệnh tiểu đường có sự góp mặt ngày càng đông của giới trẻ và số ca tiểu đường gia tăng nhanh chóng không chỉ ở thành thị hay các khu công nghiệp mà cả ở các vùng núi.

Cứ 5 ca tiểu đường trên thế giới thì có 4 ca xuất phát từ các nước đang phát triển, và Việt Nam, một trong những quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, đang dẫn đầu khu vực về số bệnh nhân tiểu đường.

Giới chuyên môn trong nước nói các yếu tố phát sinh từ lối sống như tình trạng thừa cân, béo phì, rối loạn trao đổi chất, và thiếu tập thể dục đã khiến số người bị tiểu đường loại 2 gia tăng.

Truyền thông trong nước cho hay theo một thống kê hồi tháng trước, số người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đã tăng hơn 200% trong thập niên qua.

TPHCM là khu vực có nhiều người bị tiểu đường nhất. Trong 10 năm qua, số ca bị tiểu đường trong thành phố gia tăng ở mức báo động là 300%.

Theo Tân Hoa xã, 65% bệnh nhân tiểu đường tại Việt Nam không được chẩn đoán chính thức trong khi đa phần những người đã được chẩn đoán chưa được điều trị đúng mức.

Tiểu đường là nguyên nhân gây chết người hàng thứ tư trên thế giới, làm giảm tuổi thọ con người từ 5 tới 10 năm.

Trên toàn cầu, cứ 6 giây có 1 người tử vong vì tiểu đường và cứ 20 giây lại có một người bị cắt cụt chân-tay vì biến chứng phức tạp của căn bệnh chết người này.

Tiểu đường làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như mù mắt hay suy thận, suy tim.

Giới chuyên môn nói tiểu đường có thể được ngăn chặn bằng cách điều trị sớm, ăn uống lành mạnh, và rèn luyện thể chất.

Medicare 2015 Có Gì Mới? Chi Trả Những Gì?

Medicare 2015 Có Gì Mới? Chi Trả Những Gì?
Bảo Hiểm Thuốc Part D – So Sánh Các Loại Medicare – Extra Help

* HÀ NGỌC CƯ

Medicare 2015

Năm nay, vào đầu tháng 10, tất cả những người có Medicare đều nhận được cuốn “Medicare and You – 2015 do trung tâm CMMS (Center for Medicare & Medicaid Services) ấn hành, sớm hơn mọi năm vì thời hạn ghi danh được đôn lên sớm hơn, bắt đầu từ ngày 15 tháng 10 cho đến 07 tháng 12, 2014. Đây là tài liệu chính thức của chính phủ Mỹ. Tài liệu 154 trang này  gồm nhiều chi tiết phức tạp. Chúng tôi sẽ cố gắng thu gọn và chỉ trích dịch những đọan có liên quan đến đại đa số người Việt để độc gỉa dễ theo dõi. Nhưng xin độc gỉa giữ tài liệu này để tham khảo mỗi khi cần đến một dịch vụ y tế. Chúng tôi cũng sẽ không chuyển ngữ các danh từ chuyên môn về y khoa hoặc các từ Anh ngữ quá thông dụng như “plan”, “premium”  “deductible”, “co-payment”, “coinsurance”….vì để nguyên Anh ngữ lại dễ hiểu hơn. Chúng tôi cũng không theo thứ tự của tài liệu mà sắp xếp sao cho độc giả dễ theo dõi. Để có thể tìm kiếm nhanh chóng các thông tin cho mỗi nhu cầu ta nên dùng một mẩu giấy nhỏ đánh dấu từng danh mục của cuốn “Medicare and You- 2015” .
Medicare 2015 có một số thay đổi về quyền lợi,  kể cả một số dịch vụ miễn phí, đáng kể nhất là dịch vụ “Yearly Wellness” trong khuôn khổ “preventive services” (y tế phòng ngừa), cho phép ta khám bệnh , chủng ngừa, thử nghiệm, tham vấn….miễn phí . Để tiện dụng xin copy trang “Preventive Services Checklist” (trang 61 ) và mang theo khi đi chích ngừa hoặc khám bệnh để được bác sĩ theo dõi giùm, giúp ta “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.  Những dịch vụ có hình trái táo bên cạnh là miễn phí.
Thời hạn ghi danh, thay đổi “plan” cho năm 2015 cũng được dời lên sớm hơn như sau:
Muốn thay đổi Medicare y tế hay Medicare Prescription Drug thì phải quyết định trong khỏang  thời gian từ 15 tháng 10 năm 2014 và  7 tháng 12 năm 2014, để được Medicare bắt đầu chi trả từ ngày 1 tháng Giêng năm 2015. Muốn thay đổi “plan” cũng phải quyết định trong thời gian này.
Nếu bạn đã lĩnh tiền hưu tức trợ cấp Social Security Benefit thì bạn tự động nhận được thẻ Medicare có hiệu lực kể từ ngày đầu tiên của tháng sinh năm bạn đủ 65 tuổi.  Nếu còn bảo hiểm của nơi làm việc thì không cầm xin Part B (vì phải đóng premium). Khi hết bảo hiểm của nơi làm việc hãy xin Part B. Nếu chưa lĩnh tiền hưu thì bạn nên nộp đơn tại sở Social Security Administration (SSA),  3 tháng trước khi đủ 65 tuổi. Số điện thọai liên lạc với SSA là 1-800-772-1213. Muốn có các thông tin khái quát về Medicare thì ta có thể vào website: www. medicare.gov.

1.MEDICARE LÀ GÌ?

Medicare là bảo hiểm y tế của chính phủ dành cho:
*công dân Hoa Kỳ  hoặc thường trú nhân (đã làm việc và đóng thuế từ 40 quarters trở lên)  từ 65 tuổi trở lên
*người ít tuổi hơn nếu bị khuyết tật
*người mang bệnh thận phải lọc máu thường trực hoặc đã thay thận (End-Stage Renal Disease)

2.KHI NÀO GHI DANH

Thời hạn dành cho nhũng người ghi danh Medicare Part B lần đầu tiên là 7 tháng kể cả tháng bạn tới 65 tuổi  và chấm dứt 3 tháng sau khi bạn 65 tuổi.
Bạn phải ghi danh 3 tháng trước khi tới 65 tuổi để khỏi thiệt thòi.
Nếu bạn KHÔNG sinh vào ngày mồng Một của tháng sinh của mình thì Medicare của bạn sẽ có hiệu lực kế từ ngày mồng một của tháng sinh của bạn. Thí dụ ngày  sinh nhật thứ 65 của bạn là 20/7/2012 và bạn ghi danh vào tháng Tư, hoặc tháng Năm hay tháng Sáu thì Medicare của bạn có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
Nhưng nếu bạn sinh vào ngày mồng Một của tháng sinh thì Medicare có hiệu lực từ ngày mồng một của tháng trước tháng sinh của bạn. Trong thí dụ trên thay vì sinh vào ngày 20 mà bạn sinh vào ngày 1 tháng 7 thì Medicare của bạn có hiệu lực từ ngày 1/6/2014
Nếu bạn ghi danh vào tháng bạn 65 tuổi hay 3 tháng sau khi bạn 65 tuổi thì Part B của bạn sẽ bị chậm trễ như dưới đây nếu bạn 65 tuổi vào tháng 7 mà bạn
Ghi danh vào tháng 7 thì Part B có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8
Tháng 8……………………………………..   ngày 1 tháng 10
Tháng 9…………………………………….   Ngày  1 tháng 12
Tháng 10…………………………………..  ngày 1 tháng Giêng
Nếu bạn không ghi danh Part A và Part B (mà bạn phải trả premium tức lệ phí hàng tháng cho part B) khi bạn đủ điều kiện thì bạn có thể ghi danh trong thời gian từ ngày 1 tháng Giêng tới ngày 31 tháng 3 mỗi năm và Medicare của bạn sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7,  nhưng bạn có thể phải trả một premium cao hơn –  có khi tới 10%. Nhưng nếu:
– Bạn hay người phối ngẫu còn làm việc và được bảo hiểm bởi nơi làm việc thì có thể ghi danh bất kỳ lúc nào
– Hoặc  ghi danh trong vòng 8 tháng sau khi mất việc hoặc bảo hiểm chấm dứt, tính theo lúc sự việc nào tới trước
Xin lưu ý: Nếu nếu bạn được hưởng Part A miễn phí mà bạn không xin khi mình hội đủ điều kiện lần đầu thì sau này premium của bạn sẽ tăng 10%. Hơn nữa nếu bạn trễ 1 năm thì premium tăng trong 2 năm
Và cứ thế nhân lên.
Medicare gồm 3 phần. Dưới đây là những nét chính về Medicare. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết ở phần sau.

Part A (Hospital)
–           Bảo hiểm cho bệnh nhân khi điều trị ở bệnh viện
–           Viện Dưỡng Lão có y tá (Skilled nursing facility),
–           Dịch vụ săn sóc tại gia (home health care gồm các dịch vụ cần y tá hay vật lý trị liệu (physical therapy), bán thời gian (part-time hoặc không liên tục). Xin dừng lầm lẫn Home Health Care với Custodial Care (còn gọi là Long-term Care) là dịch vụ săn sóc tại gia không thuộc phạm vi y tế (non-medical care). Medicare, Medigap và Medicare Part C  không trả dịch vụ này. Muốn có Long-term care thì phải mua từ các hãng bảo hiểm tư.
–           Hospice
Xin xem thêm chi tiết ở  trang 63

Part B (Medical)
Part B chi trả chi phí cho các nhu cầu y tế như khám bệnh và thử nghiệm (test), săn sóc người bệnh ngọai chẩn (outpatient), săn sóc cho người bệnh tại gia (home health care), dụng cụ y khoa dài hạn và một số dịch vụ y tế khác. Part B cũng chi trả y tế phòng ngừa. Xem các chi tiết ở các trang 35-54. Dịch vụ nào thuộc lọai y tế phòng ngừa thì có in hình trái táo ở bên cạnh (nghĩa là được Part B trả hết).
Xin ghi nhớ kể từ ngày 1-1-2013 bạn không phải trả Một Xu cho các dịch vụ y tế phòng ngừa khi bạn đi bác sĩ (nhận Medicare) ngòai tiền co-payment trả cho tiền khám bệnh (chứ không phải phí tổn về y tế phòng ngừa).
Part D (Prescription Drug)
Là bảo hiểm thuốc theo toa bác sĩ được điều hành bởi các hãng bảo hiểm tư nhân  được Medicare chấp thuận. Part D trả giúp ta một phần tiền thuốc theo toa và có khả năng giúp ta chống lại tiền thuốc leo thang trong tương lai.
3. So Sánh Giữa Original Medicare và  Medicare Advantage
– Original Original do chính phủ Liên Bang quản trị và điều hành
– Medicare Advantage (còn gọi là Medcare Part C) do hãng bảo hiểm tư (được chính phủ chấp thuận ) điều hành.
Sau khi đã có Medicare Part A và Part B, mà ta không chọn hãng bảo hiểm tư nhân nào thì đương nhiên  ta đã ở trong Original Medicare  nhưng vì  Original Medicare không có Part D nên để có Medicare Part D thì ta phải chọn một hãng bảo hiểm tư.
Vì Medicare chỉ trả tối đa 80% y phí. Nếu  không muốn trả 20% còn lại thì bạn phải mua thêm một bảo hiểm phụ (Medicare Supplement Insurance còn gọi là Medigap) từ một hãng bảo hiểm tư nhân (dĩ nhiên tốn thêm tiền lệ phí hàng tháng) để hãng bảo hiểm này trả 20% còn lại cho mình.
Nếu bạn chọn Medicare Advantage (như HMO hay PPO) nghĩa là bạn sử dụng Medicare qua một hãng bảo hiểm tư nhân thì hãng bảo hiểm đó sẽ cung cấp Part A, Part B và nhiều hãng còn bao thầu luôn Part D.  Nếu hãng này không cung cấp Part D thi bạn phải chọn một hãng bảo hiểm khác lo Part D cho mình.
Original Medicare
Nếu chọn Original Medicare thi hơn thiệt  như thế nào?
–           Part A hòan tòan miễn phí nghĩa là không phải đóng premium (trừ một vài trường hơp)
–           Tiền premium hàng tháng cho Part B của năm 2015: chưa có thông tin chính thức (Premium của Part B năm 2014 là $104.90).
–           Home Health care: bạn không phải trả đồng nào cho home health care service. Nhưng phải trả 20% cho các dụng cụ y khoa sử dụng lâu dài.
–           Hospice Care: Bạn không phải trả dịch vụ hospice care. Nhưng phả trả copayment $5 cho mỗi toa thuốc giảm đau. Medicare KHÔNG TRẢ TIỀN ĂN Ở nếu sử dụng hospice care tại nhà hoặc nơi khác ngòai trung tâm hospice (như Viện Dưỡng Lão chẳng hạn)
–           Bệnh Viện Phí:
•           Bạn phải trả  deductible nhưng không phải trả copayment cho 60 ngày đầu tại bệnh viện  nhưng sau đó không phải trả Copayment (từ ngày 61 đến ngày 90)
•           Bạn trả $275 mỗi ngày cho  thời kỳ thứ hai kể từ ngày thứ 61 đến ngày thứ 90  ở bênh viện (gía biểu của năm 2012)
•           Bạn trả $550 cho mỗi ngày của thời kỳ thứ 3 tức  “lifetime reserve day” nếu ở bệnh viện trên 90 ngày. Lifetime reserve day chỉ có 60 ngày (gía biểu của năm 2012)
•           Sau thời kỳ 60 ngày của “lifetime reserve day” bạn phải trả 100%
–           Skilled Nursing Facilitiy: Bạn không phải trả đồng nào cho 20 ngày của thời kỳ “benefit period”
Bạn phải trả $137.50 cho mỗi ngày kể từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 100 (gía biểu của năm 2012) . Sau ngày thứ 100 bạn phải trả 100%.
Part B :
Năm 2011 bạn phải trả $155 deductible trước (của mỗi năm, deductible của năm 2014 chưa công bố) sau đó Medicare mới chi trả cho các dịch vụ được Part B bao cấp
Clinical Laboratory Services (Thử nghiệm tại phòng Lab ở bệnh viện): Không phải trả đồng nào nếu các thử nghiệm đó được Medicare chấp thuận
Home Health Services (Săn sóc cho bệnh nhân tại nhà): Không phải trả đồng nào. Nhưng phải trả 20% cho các dụng cụ y khoa dùng lâu dài.
Medical and other Services (khám bác sĩ và các dịch vụ y tế khác). Phải trả 20% tiền bác sĩ, (kể cả tiền bác sĩ tại bệnh vịên, ngọai chẩn (outpatient), vật lý trị liệu (số lần khám bị giới hạn) và dụng cụ y khoa dùng lâu dài
Outpatient Hospital Services (Dịch vụ ngọai chẩn): Phải trả coinsurance (cho tiền bác sĩ) hoặc copayment cho các dịch vụ ở ngòai bệnh viện.

NHỮNG THUẬN LỢI CỦA ORIGINAL MEDICARE :

Không cần phải chọn một bác sĩ chính (primary doctor) do đó ta có tòan quyền muốn đi bác sĩ nào cũng được kể cả các bác sĩ chuyên khoa miễn là các bác sĩ này nhận Medicare. Sau khi đã trả xong deductible thì Medicare trả 80% cho mình, mình chỉ trả 20% còn lại (tức coinsurance hay copayment). Không có giới hạn hàng năm cho số tiền túi mình phải bỏ ra nghĩa là mình không phải lo việc Medicare sẽ ngưng trả (vì Medicare đã phải trả nhiều quá). Cũng không phải điền các “Medicare Claim” vì luật pháp ấn định các nơi cung cấp dịch vụ y tế như bác sĩ, bệnh viện…phải lo phần việc đó.
–           Lưu ý: Nếu bạn đi một bác sĩ không qua hệ thống  Medicare (nghĩa là họ không nhận bảo hiểm Medicare ) thì Medicare sẽ không trả bất cứ chi phí nào. Trong trường hợp này họ sẽ yêu cầu bạn ký một Private Contract (Hợp Đồng Tư), nếu bạn ký hợp đồng này là coi như tình nguyện tự trả chi phí.
Medigap (Medicare Supplement Insurance)

Vì Original Medicare chỉ trả 80% cho các dịch vụ y tế. Nhiều hãng bảo hiểm tư nhân sẽ giúp ta trả phần sai biệt (gap) 20% mà Original Medicare không trả. Medigap của nhiều hãng còn trả những cái mà Original Medicare không chi trả như copayment, coinsurance và deductible; có nhiều plan của Medigap còn trả cả y phí khi ra nước ngòai. Dĩ nhiên để được trả các khỏan này thì  bạn trả premium cao hơn.
Xin nhớ Original Medicare là bảo hiểm chính (primary ) nên sau khi Original Medicare trả xong phần của nó thì Medigap mới nhẩy vào trả phần của họ.  Tất cả các hãng bảo hiểm bán Medigap cho khách hàng đều phải tuân thủ luật lệ của Liên bang và tiểu bang và phải nói rõ với khách hàng đó là “Medicare Supplement Insurance”(để tránh lẫn lộn với các lọai bảo hiểm khác) và chỉ được bán “plan” (chương trình)  tiêu chuẩn (standardized policy) . Luật lệ cũng ấn định các quyền lợi căn bản mà mọi hãng bảo hiểm phải cung cấp cho khách hàng. Nhiều hãng bảo hiểm còn cung cấp thêm một số quyền lợi khác để khách hàng lựa chọn theo nhu cầu của họ. Riêng các tiểu bang Massachusetts, Minnesota và Wisconsin các hợp đồng Medigap đươc tiêu chuẩn khác với các tiểu bang khác.
Kể từ ngày 1 tháng 6 năm 2010, các plan của Medigap sẽ được thay đổi như sau:
–           Thêm hai “plan” mới: Plan M và N
–           Bỏ các “plan” E, H , I và J nhưng nếu đã mua các “plan” này trước ngày 1 tháng 6 năm 2010  thì vẫn có thể giữ các “plan” này.
–           Trước khi chọn plan (A, B, C….) của Medigap xin đọc kỹ các quyền lợi (benefits) của mỗi plan như “coinsurance, phi tổn tại bệnh viện, hospice care, deductible….) , trang 93
Các hãng bảo hiểm tính tiền premium khác nhau và premium cho mỗi plan cũng khác nhau, mặc dầu các quyền lợi cung cấp cho khách hàng hòan tòan giống nhau. Do đó khi chọn một hãng bảo hiểm ta phải so sánh:
–           Tiền premium
–           Các “plan” của mỗi hãng bảo hiểm. Thí dụ plan A của hãng này với plan A của hãng khác.
–           Lựa plan nào thích hợp với nhu cầu và túi tiền của mình. Vì mỗi plan cung cấp lợi ích khác nhau và dĩ nhiên càng nhiều lợi ích thì tiền premium càng cao. Bạn hãy chọn plan nào đáp ứng vừa đủ các nhu cầu của mình mà không phải trả premium nhiều.
Để được mua Medigap bạn phải có cả Part A và Part B của Medicare. Hai vợ chồng không thể dùng chung một Medigap mà mỗi người phải mua riêng. Tiền premium có thể tăng theo số tuổi. Thời gian tốt nhất để ghi danh Medigap là giai đọan 6 tháng kể từ ngày mồng một của tháng sinh của mình khi đủ 65 tuổi tức lúc mình ghi danh Part B. Nếu ghi danh trễ hơn thì có thể phải trả premium cao hơn. Thí dụ: Nếu bạn 65 tuổi vào tháng 6 và ghi danh Part B vào tháng 6 thì thời gian tốt nhất để mua Medigap là khỏang thời gian từ tháng 6 tới tháng 11. Nếu bạn ở chương trình Medicare Advantage thì không cần và không được mua Medigap. Mặt khác , các hãng bảo hiểm không được phép bán Medigap cho những người đã có Medicare Advantage.

MEDICARE ADVANTAGE (Medicare Part C)

Medicare Advantage (như HMO hay PPO) còn được gọi là Medicare Part C hay “MA Plans” là Medicare do các hãng bảo hiểm tư nhân “ thầu” lại của Liên Bang. Nghĩa là họ điều hành Medicare thay Liên Bang mặc dầu vẫn phải chịu sự quản lý của Liên Bang.  Nếu bạn ở trong Medicare Advantage (từ đây xin gọi tắt là MA) thì hãng bảo hiểm bán MA cho bạn buộc phải cung cấp tất các quyền lợi của Part A và Part B. Mọi MA của các hãng bảo hiểm phải chi trả y khoa cấp cứu và khẩn cấp (emergency and urgent care) cho mình. MA cũng phải cung cấp tất cả những gì Original Medicare cung cấp ngọai trừ “hospice care” . Vì Original Medicare sẽ chịu trách nhiệm về hospice care cho dù bạn ở MA.
Xin lưu ý Medicare Advantage không phải là Medigap. Nhiều plan của MA còn trả cho khách hàng cả tiền khám mắt, răng, hoặc những dịch vụ khác. Cũng có hãng bao thầu luôn cả Part D (bảo hiểm thuốc). Ngòai tiền premium part B mà ta phải đóng, nhiều  hãng bảo hiểm bắt ta đóng thêm  tiền premium của họ. Mỗi hãng bảo hiểm có một chính sách  khác nhau. Có hãng buộc ta phải khám bệnh trong hệ thống bác sĩ (In-Network) của họ, hoặc muốn đi bác sĩ chuyên khoa thì phải được bác sĩ chính (primary doctor) của mình giới thiệu (referral) hoặc phải sử dụng các phương tiện, nơi cung cấp dịch vụ y tế do họ chỉ định ngọai trừ trường hợp khẩn cấp (nghĩa là trong trường hợp emergency ta có quyền đến nhà thương nào  cũng được)
Có bốn lọai MA plan chính:
–           Health Maintenance Organization (HMO) . Xin xem chi tiết ở trang 82
–           Preferred Provider Organization (PPO). (trang83)
–           Private Fee-for-Service (PFFS) (trang 84)
–           Special Needs Plans (SNP) (trang 85)
–           Ngòai ra còn có hai ba MA ít thông dụng khác như HMOPOS, MSA…
Trước khi chọn môt hãng bảo hiểm để mua MA thì ta phải so sánh các plan để khỏi “ân hận”. Hãy so sánh các khỏan:
–           Tiền premium
–           Giới hạn tiền ta phải trả (Out-of-Pocket Limits)
–           Primary Care Visit (Tiền khám bác sĩ chính)
–           Tiền khám bác sĩ chuyên khoa (Specialist visit)
–           Part B Chemo/và các thuốc khác
–           Home Health Care
–           Tiền deductible của Part D
–           Tiền copayment hoặc coinsurance cho mỗi lọai thuốc trong Part D
–           Nếu không đi bác sĩ thuộc hệ thống của hãng (In-Network) thì ta phải trả như thế nào…..
Ở cuối cuốn “Medicare 2015 and You” có liệt kê các hãng bảo hiểm phục vụ trong tiểu bang mình.
Nếu muốn tìm hiểu thêm vế các hãng bảo hiểm tham dự Medicare Advantage thì xin vào website MyMedicare.gov
THAM GIA, THAY ĐỔI HAY BỎ MEDICARE
Ta có thể tham gia, thay đổi hay bỏ Medicare Advantage trong các khỏang thời gian sau:
-Lần đầu tiên đủ điều kiện để xin Medicare tức 7 tháng (gồm 3 tháng trước khi đủ 65 tuổi và 3 tháng sau khi 65 tuổi)
-Nếu Xin Medicare vì lý do phế tật thì 3 tháng trước và 3 tháng sau tính từ tháng thứ 25  bị phế tật
– Trong khỏang từ 15 tháng 10 đến 8 tháng 12 năm 2011. Medicare có hiệu lực từ 1-1-2012 nếu ghi danh trước 08-12-2011

ĐIỀU LỆ MỚI: THỜI HẠN THAY ĐỔI MEDICARE

Trong khỏang thời gian từ 15  tháng 10 đến 7 tháng 12  năm 2014, bạn có thể tham gia, thay đổi hay bỏ Medicare Advantage
Trong khỏang thời gian từ 1 tháng Giêng đến 14 tháng 2 năm 2014 nếu bạn ở trong chương trình Medicare Advanatage bạn có thể bỏ chương trình này và sang Original Medicare. Nếu bạn muốn chuyển từ Medicare Advantage sang Original Medicare thì bạn phải thực hiện trước ngày 14 tháng 2 để có thể gia nhập chương trình Medicare Prescription Drug (Part D). Bảo hiểm của bạn sẽ có hiệu lực từ ngày đầu tháng sau khi bạn gia nhập.
Trong thời gian này bạn KHÔNG được:
–           Đổi từ Original Medicare qua Medicare Advantage
–           Đổi từ Medicare Advantage này sang Medicare Advantage khác.
–           Đổi từ chương trình (MPD)Medicare Prescription Drug này sang MPD khác.
–           Tham gia, thay đổi hay bỏ chương trình Medicare Medical Savings Account Plan.
Nếu bạn di chuyển sang một nơi mà bảo hiểm của bạn không có ở nơi bạn tới hoặc bạn đủ điều kiện được Extra Help hoặc đi đến một viện y tế như Viện Dưỡng Lão chẳng hạn thì bạn có thay đổi Medicare.
Muốn tham gia Medicare Advantage thì có thể lấy đơn trên website: www.medicare.gov hoặc gọi cho số điện thọai 1-800-633-4227 (1-800-MEDICARE). Cá hãng bảo hiểm không được phép gọi bạn để “quảng cáo”
Muốn đổi chương trình Medicare thì phải làm thế nào?
1/Nếu bạn đang ở trong chương trình Medicare Advantage và muốn:
–           Đổi  sang một Medicare Advantage khác thì bạn chỉ cần gọi cho hãng bảo hiểm mới trong thời hạn đã nói ở trên là hãng cũ tự động bị chấm dứt để bạn  được chuyển sang hãng mới.
–           Nếu bạn xin chuyển từ Medicare Advantage sang Original Medicare thì hãy gọi cho số điện thọai 1-800-MEDICARE nhưng xin nhớ chọn Part D vì Original Medicare không cung cấp Part D.
Muốn biết thêm chi tiết xin gọi cho 1-800-MEDICARE
Xin nhớ không ai được phép gọi điện thọai hay đến nhà mình (nếu mình không mời) để bán Medicare.

MEDICARE PRESCRIPTION DRUG (PART D)

Muốn tham gia chương trình Part D thì bạn có hể gọi cho số điện thọai 1-800-MEDICARE hoặc vào website: www.medicare.gov để lấy đơn và chọn một hãng bảo hiểm.
Muốn thay đổi chương trình Part D thì chỉ cần gọi cho hãng bảo hiểm mới mà mình chọn, bạn không cần phải gọi cho hãng bảo hiểm cũ. Nếu bạn đã thay đổi hãng bảo hiểm cho chương trình Medicare Advantage có cả Part D mà bạn lại ghi danh một chương trình Part D khác thì người ta coi như bạn đã tự động bỏ Medicare Advantage của hãng cũ và tự động trở về Original Medicare.
Phí tổn của Part D như thế nào?
Tiền premium, tiền deductible mỗi năm và tiền thuốc (theo toa bác sĩ) mà bạn phả trả khác nhau tùy theo hãng bảo hiểm mà mình chọn. Nếu tham gia Part D trễ tiền premium sẽ cao hơn.
Bạn có thể trả tiền premium bằng cách yêu cầu hãng bảo hiểm trừ thẳng vào tiền hưu (Social Security payment) của mình.
Điều lệ mới: Kể từ ngày 1-1-2011, tiền premium hàng tháng có thể cao hơn căn cứ theo lợi tức của mình.
Khi chọn hãng bảo hiểm cho Part D bạn phải so sánh:
-tiền premium hàng tháng
– tiền deductible mỗi năm
– tiền mình phải trả tức copayment hay coinsurance cho từng lọai thuốc.

COVERAGE GAP TỨC DONUT HOLE (KHỎANG TRỐNG BẢO HIỂM THUỐC)

Medicare Part D gồm 4 giai đọan:
Giai đọan 1: Yearly Deductible.
Bạn phải trả hết tiền thuốc cho đến khi số tiền túi xuất ra qua tiền deductible thì hãng bảo hiểm mới nhập cuộc. Có plan miễn deductible cho mình.
Giai đọan 2: Copayment hay coinsurance
Hãng bảo hiểm trả phần của họ, bạn trả copayment hay coinsurance. Tiền copayment hay coinsurance tùy thuộc từng lọai thuốc và tùy từng hãng bảo hiểm và còn tùy theo tiểu bang nữa. Thuốc theo toa trong danh mục thuốc được Medicare chấp thuận chia ra làm 4 lọai, gọi là “Tier”. Muốn biết thuốc mình dùng thuộc tier nào thì đọc cuốn Formulary do hãng bảo hiểm mình chọn cung cấp.
Tier 1 gốm các lọai thuốc “generic” rẻ – Tier 2 gốm các lọai thuốc “brand name” hoặc generic đắt tiền…Thuốc nằm trong Tier 4 rất đắt và hãng bảo hiểm chỉ trả cho mình 33%
Bạn nên tham khảo Formulary để xin bác sĩ kê đơn theo lọai thuốc tương đương với giá rẻ.
Giai đọan 3: Coverage Gap (Donut Hole)
Sau khi bạn đả trả (tiền túi của mình) gồm: Tiền Deductible  +  Tiền hãng bảo hiểm đã trả cho mình và tiền copayment mình trả cho tiệm thuốc đạt ngưỡng $2.960 thì bạn  rơi vào donut hole tức khỏang trống bảo hiểm. Trước khi ban hành luật bảo hiểm mới thì hầu như bạn phải trả trọn tiền thuốc khi ở trong donut hole. Kể từ năm 2011 khi luật bảo hiểm y tế “Obamacare” có hiệu lục thì khi ở trong giai đọan donut hole tiền thuốc của bạn đuợc discount 47,5% (cho các lọai thuốc nằm trong danh mục được hãng bảo hiểm chi trả) và 72% cho các lọai thuốc generic
Giai đọan 4: Catastrophic Coverage
Khi nào thì được ra khỏi donut hole? Khi tổng số tiền túi bạn đã xuất ra lên tới $4.700 thì bạn được ra khỏi donut hole nghĩa là ra khỏi giai đọan trống bảo hiểm để bước vào giai đọan gọi là “Catastrophic coverage”. Khi vào giai đọan “catastrophic coverage”, nghĩa là đã thóat ra khỏi donut hole thì hầu như bạn không phải trả tiền thuốc nữa.

EXTRA HELP

Người có lợi tức thấp và nguồn tài chính (resource) không đáng kể có thể xin được trợ cấp chính phủ kể cả trợ cấp về tiền thuốc. Trợ cấp thuốc gọi là Extra Help, (còn được gọi là low-income subsidy, việt tắt là LIS) do Medicare điều hành. Để được Extra Help phải ở trong các trường hợp sau:
–           Cá nhân: Lợi tức hàng năm dưới $17.505 và nguồn tài chính dưới $13.440
–           Vợ-chồng: lợi tức dưới $23.595 và nguồn tài chính dưới $26.860
–           Trên đây là các thông tin của năm 2014, năm 2015 chưa có.
Nguồn tài chính bao gồm tiền trong chương mục, cổ phiếu, trái phiếu nhưng KHÔNG kể nhà ở, xe, vật dụng trong nhà, đất hậu sự, quỹ mai táng (tới $1.500 cho một đầu người) hoặc bảo hiểm nhân thọ.
Nếu được Extra Help thì bạn sẽ không phải trả những phần sau đây:
–           Premium , deductible, copayment hoặc coinsurance
–           Không bị rơi vào Donut Hole
–           Không bị phạt vì tham gia chương trình trễ.
Nếu bạn có Medicare và thuộc một trong các  trường hợp sau thì tự động được Extra Help (automatic Extra Help)
–           Có Medicaid tòan phần
–           Được chương trình Medicaid của tiểu bang trả premium của Part B (trong chương trình Medicare Savings Program)
–           Được trợ cấp SSI (Supplemental Security Income)
Nếu bạn thuộc trường hợp tự động được Extra Help thì Medicare báo cho bạn biết bằng một lá thư mầu vàng hoặc màu xanh, vì thuộc diện “tự động” nên bạn không cần nộp đơn. Xin hãy giữ kỹ bức thư này. Bạn khỏi cần nộp đơn xin.
Lưu ý:
Nếu bạn đã có Part D rồi thì phải nộp đơn xin Extra Help
Nếu chưa có Part D thì bạn nên nhờ Medicare giúp tham gia Part D và nếu bạn được Extra Help thì Medicare sẽ gửi  thư  báo cho bạn.
Nếu có Extra Help thì bạn có quyền thay đổi hãng bảo hiểm cung cấp Part D bất cứ lúc nào.
Nếu có Medicaid và đang ở trong một viện y tế như Viện Dưỡng Lão thì bạn không phải trả đồng nào cho tất cả các thuốc theo toa (được chấp thuận).
Nếu không ở trong trường hợp tự động được Extra Help thì bạn có thể nộp đơn xin bằng cách gọi cho số điện thọai 1-800-772-1213 hoặc vào website : www.socialsecurity.gov để nộp đơn online. Nếu không thông thạo Anh ngữ thì nhờ người thông dịch dẫn tới văn phòng State Medical Assistance (Medicaid).
Tiền trợ cấp thuốc của năm 2014 cho hầu hết người được hưởng Extra Help tối đa là $2,65 cho mỗi lọai thuốc “generic” và $6,60 cho mỗi lọai thuốc “brand name”. Trong thư gửi cho bạn có ghi rõ bạn phải trả bao nhiêu. (Các thông tin này cho Năm 2015 chưa có)
MEDICAID
Medicaid là chương trình bảo hiểm y tế hỗn hợp giữa Liên bang và tiểu bang nhằm trợ cấp y tế cho người có lợi tức thấp và nguồn tài chính eo hẹp và hội đủ một số điều kiện. Nhiều người có cả Medicare lẫn Medicaid, tức những người thuộc diện “dual eligibles”
–           Nếu có cả Medicare và Medicaid (tòan phần) thì hầu như được miễn phí hết về y tế và muốn chọn Original Medicare hay Medicare Advantage tùy ý. Trong trường hợp này Medicare sẽ trả tiền thuốc và Medicaid sẽ trả những gì Medicare không trả.
–           Medicaid có thể trả những gì Medicare không trả như nursing home và home health care
–           Medicaid thay đổi theo từng tiểu bang và có khi có tên gọi khác như “Medical Assistance” hay “Medi-Cal”. Mỗi tiểu bang quy định điều kiện thụ hưởng một khác. Có tiểu bang buộc phải có Medicare mới cấp Medicaid.
Xin lưu giữ số điện thọai và địa chỉ website dưới đây:
–           Điện thọai: 1-800-MEDICARE
–           Website: www.medicare.gov
–           Social Security Office (Văn phòng An Sinh Xã Hội)
1-800-772-1213   website: www.socialsecurity.gov

Tổ tiên đã lưu lại cho chúng ta 27 bí quyết, thực sự rất hữu ích

Tổ tiên đã lưu lại cho chúng ta 27 bí quyết, thực sự rất hữu ích

Bạn có biết tổ tiên chúng ta đời xưa lưu lại bảo bối dưỡng sinh gì không?

1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng  tắm nước lạnh.  Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.

5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.

6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.

7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

8, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở;

9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.

10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;

11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;

12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.

13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;

14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;

15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối tọa thiền, lựa chọn sở thích tự do chơi;

16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;

17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.

18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.

19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.

20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.

21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.

22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.

23, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.

24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.

25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.

26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.

27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông

Anh chị Thụ Mai gởi

CÁCH CHỮA CHẢY MŨI, NGHẸT MŨI, HO HẾT NHANH KHÔNG CẦN THUỐC

CÁCH CHỮA CHẢY MŨI, NGHẸT MŨI, HO HẾT NHANH KHÔNG CẦN THUỐC

Mưa nắng là chuyện thường tình của trời đất, cũng như cảm mạo, ho, sổ mũi là chuyện thường tình của con người. Nhất là vào mùa mưa sắp đến này, sự thay đổi bất thường của thời tiết chắc hẳn sẽ gây khó dễ cho rất nhiều bạn vì nắng không ưa mưa không chịu. Đôi khi vài viên thuốc tây không thể cắt đứt cơn ho ngay, hay mũi nghẹt, mũi chảy nước cũng không chịu dừng hẳn dù chúng ta đã dùng thuốc cả ngày.

Bạn nghĩ gì khi cái khó chịu của cơn ho, hay nghẹt mũi, sổ mũi không thể nhập vào bạn quá 10 phút. Ở trang này Cherry xin giới thiệu với các bạn vài động tác đơn giản có thể giúp các bạn cắt đứt nhanh cơn ho, sổ mũi, chãy mũi do cảm lạnh bất thường.

CHỮA HO:

CÁCH CHỮA CHẢY MŨI, NGHẸT MŨI, HO HẾT NHANH KHÔNG CẦN THUỐC

Hai cổ tay giống như hai hầu họng. Bạn cố gắng dùng ngón cái của bàn tay phải xoa mạnh vào cổ tay trái trong 3 phút, rồi chuyển qua dùng ngón cái tay trái xoa mạnh vào cổ tay phải 3 phút cho nóng lên, sau đó  thoa chút dầu nóng, có người chỉ cần thế là đã hết ho.  (Xem hình 1)

CÁCH CHỮA CHẢY MŨI, NGHẸT MŨI, HO HẾT NHANH KHÔNG CẦN THUỐC

Nhưng cũng có người ho còn vướng đàm, hoặc đau họng khi ho, nên cần thêm chút động tác sau đây:

Ma sát vùng phản chiếu của họng, vùng này nằm trong phạm vi vòng tròn màu hồng (xem hình 2). Bạn có thể dùng cây lăn, dò huyệt của thầy Bùi Quốc Châu (có bán ở các tiệm dụng cụ y tế), dùng đầu sừng lăn nhiều vào vùng màu hồng này, tuy nhiên nếu không có dụng cụ lăn thì với cán muỗng càfé, hay cái chìa khóa xe của bạn cũng có thể cào vào chổ màu hồng cho đến khi đàm hết vướng víu và hết đau họng. Càng tác động vào vùng này nó sẽ làm thông cổ cho bạn.

CHỮA NGHẸT MŨI:

Bạn dùng 2 ngón tay, ngón giữa và ngón trỏ để song song đặt từ đầu chân tóc kéo chạm mạnh vào da trán thẳng xuống hai đầu mày. Nhớ chỉ kéo theo chiều mũi tên như trong hình, kéo khoảng 40 lần cho trán nóng lên là mũi thông ngay.

(xem hình 3) Nếu vài giờ sau có bị lại bạn cũng làm như vậy nhé!!

CÁCH CHỮA CHẢY MŨI, NGHẸT MŨI, HO HẾT NHANH KHÔNG CẦN THUỐC

Bạn cũng có thể dùng cách 2 như sau:

Dùng ngón cái tay mặt ấn mạnh vào huyệt hợp cốc trên bàn tay trái, ấn và đẩy khoảng 2 phút sau đó chuyển sang tay trái cũng làm như vậy là mũi thông ngay, hết nghẽn nghẹt (xem hình 4 và 5)

CÁCH CHỮA CHẢY MŨI, NGHẸT MŨI, HO HẾT NHANH KHÔNG CẦN THUỐC

CHỮA CHẢY MŨI

Cũng giống như cách chữa nghẹt mũi tuy nhiên lần này bạn dùng 2 ngón giữa và trỏ kéo ngược từ đầu mày lên chân tóc. Nhớ kéo theo chiều mũi tên như trong hình. Kéo khoảng  40 lần, kéo ma sát vào da trán cho nóng là nước mũi ngưng chảy ngay (xem hình 6) Nếu vài giờ sau có bị lại bạn cũng làm như vậy nhé!!

CÁCH CHỮA CHẢY MŨI, NGHẸT MŨI, HO HẾT NHANH KHÔNG CẦN THUỐC

Bạn cũng có thể dùng cách hai:

Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt Ấn đường giữa hai đầu mày, ấn và đẩy mạnh khoảng 3 phút. Sau đó thoa chút dầu vào huyệt này. Tiếp tục dùng 2 ngón trỏ ấn mạnh vào hai huyệt Nghinh Hương ở hai bên cánh mũi, ấn và đẩy mạnh 2 huyệt này cũng 3 phút rồi thoa dầu vào hai huyệt này, nước mũi sẽ ngưng chảy ngay. (xem hình 7)

CÁCH CHỮA CHẢY MŨI, NGHẸT MŨI, HO HẾT NHANH KHÔNG CẦN THUỐC

Cherry chúc các bạn thành công khi có thể tự chữa cho mình mà không dùng thuốc.

Sống khỏe, sống trường thọ

Sống khỏe, sống trường thọ

Lê Trọng Diệp

Vấn đề làm thế nào để có thể sống thọ và luôn khỏe mạnh vẫn là điều mà mọi người đều quan tâm, nhất là những người trên 60 tuổi.

Sau khi tham khảo một số bài viết của nhiều bác sĩ, chuyên viên liên quan đến vấn đề này, đặc biệt  là bài nói chuyện của Bác sĩ Hồng Chiêu Quang vể bệnh tim mạch đối với người cao tuổi, tôi nảy ra ý kiến đúc kết tóm gọn lại thật ngắn, không cần giải thích dài dòng, thật dễ hiểu và dễ thực hành dành cho những ai không có cơ duyên đọc được những tài liệu quí báu đó.

Theo bác sĩ Hồng Chiêu Quan : tuổi thọ của con người ít nhất là 100, dài nhất là 175 tuổi, tuổi thọ được thừa nhận là 120 tuổi.

Vậy ta phải sống như thế nào để đến 90 tuổi hoặc 100 vẫn khỏe mạnh?

Đáng sống được 120 tuổi mà chỉ sống đến 70 tuổi, như vậy là chết sớm 50 năm.

Thậm chí có người chưa đến tuổi 60 mà đã mang bệnh nầy bệnh nọ phải chửa trị tốn hao nhiều tiền bạc thời gian nhưng rồi vẫn chết sớm . . .

Theo Bác sĩ Đào trọng Hằng : Rất nhiều người chết không phải vì bệnh nặng mà chết vì sự thiếu hiểu biết về giữ gìn sức khỏe . . .

Hiểu biết phương pháp dưởng sinh và thực hành thường xuyên chắc chắn sẽ giúp con người sống khỏe mạnh và sống thọ

Những điều cơ bản cần ghi nhớ:

Người cao tuổi cần coi việc phòng bệnh là chính.

Hảy luôn tự nhủ rằng:  “ Bác sĩ tốt nhất cho ta là chính bản thân ta “

– Nên quên đi những quá khứ không vui   –  Hưởng thụ hết ngày hôm nay

– Hướng vọng về ngày mai tươi đẹp          –  Sống đạm bạc, yên tĩnh

1- Buổi sáng:

–  Thức dậy sớm (trước 6 giờ), khi bỏ chân xuống giường, cần ngồi thêm 1/2 phút mới từ từ đứng dậy đi vệ sinh. –  Uống ngay 1/2 lít nước

–  Đi bộ, tập thái cực quyền dưỡng sinh hoặc tập bài thể dục buổi sáng  1/2 giờ.

– Ăn sáng

2-  Buổi trưa :  – Ăn trưa. –  Ngủ 1/2 giờ

3-  Buổi chiều: – Ăn chiều –  Uống 1 ly sửa tươi 200 ml

– Đi bộ thư giản 1/2 giờ

– Hít sâu, thở mạnh càng nhiều càng tốt

– Nên ngủ sớm

Ghi nhớ 16 chử : -Thức ăn phù hợp    –  Vận động vừa sức

– Bỏ thuốc bớt rượu  –  Cân bằng tâm trạng

A-Thức ăn phù hợp:

Ít ngọt, ít mặn, ít béo, ít cay và thay đổi thường xuyên

Hạn chế:   thịt mở, trứng, các loại chất béo, tinh bột, muối, đường, gia vị, các loại thức ăn có hóa chất.

Nên dùng thường : cá, gạo lức, bắp bung, khoai lang luộc, bí đỏ, cà rốt, trái cây chín, đậu nành, đậu đen, táo đen, mè đen, rau cần, lá dứa, các loại rau cải, củ, quả, đậu và đặc biệt là nấm mèo (có tác dụng làm tan mở trong máu)

Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần ăn vừa từ  70% đến  80% ( không ăn no 100% )

Nên thêm từ 1 đến 2 bửa ăn phụ trong ngày.

Chỉ nên ăn tối đa 200g chất bột mỗi ngày

Mỗi tuần ăn 1 hoặc 2 bửa cháo loảng

Nhu cầu tối thiểu nên có trong 1 ngày:

2 lít nước – 200 ml sửa tươi – 1 quả cà chua chín đỏ ( ăn sống ) – 400 gr rau xanh và 100 gr quả chín . . .

B- Vận động vừa sức:

Không khuân vác nặng hoặc vận động quá sức. Tuyệt đối không ráng sức.

Đi bộ hoặc tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5lần mỗi tuần

Đi đứng ngồi cẩn thận không để bị té ngã

C- Bỏ thuốc bớt rượu :

Không hút thuốc và chỉ nên uống rượu vang, rượu nếp than (50 đến 100 ml ngày)

Nên thường dùng nước ép trái cây

D- Cân bằng tâm trạng : Luôn giữ gìn tâm trạng vui vẽ

1- Lấy việc giúpđở người khác làm vui

2- Lấy việc nâng cao kiến thức qua sách, báo đài . . .  làm vui

3- Hài lòng với điều kiện sống hiện có

Nên duy trì tinh thần cởi mỡ, khoan dung và có thái độ sống thoải mái, tự nhiên đối với mọi người mọi việc.

Tùy theo thể trạng, điều kiện, môi trường sống và sở thích của từng người mà chọn lựa thức ăn, bài tập thể dục và thời biểu thích hợp cho mình.

Kính chúc quý vị thành công.

Lê Trọng Diệp

NHỮNG CHẤT PHỤ GIA TRONG THỰC PHẨM ĐẦU ĐỘC TRONG THẦM LẶNG

NHỮNG CHẤT PHỤ GIA TRONG THỰC PHẨM
ĐẦU ĐỘC TRONG THẦM LẶNG

Đọc bài phỏng vấn có lợi cho sức khoẻ bạn:

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng, cựu giáo sư bộ môn Lý-Hoá nhiều năm giảng dạy tại Việt Nam, nay đang định cư tại Mỹ. Ông là người thường xuyên nghiên cứu và có nhiều bài viết về đề tài an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng:
Chất phụ gia là những chất được người ta thêm vào trong thục phẩm với mục đích tạo ra màu sắc, hoặc tạo ra mùi thơm, hoặc bảo quản những thực phẩm chế biến sẵn cho lâu hư.

Từ lâu đời rồi người ta đã biết dùng các chất phụ gia như giấm để ngâm rau cải, củ kiệu, như muối ăn dùng muối thịt, cá, hoặc chất tạo ra màu là lá dứa để tạo ra mùi thơm và màu xanh, hay trái gấc tạo ra màu đỏ cho xôi gấc, hoặc hoa lài, hoa sen được dùng để ướp trà. Tất cả những chất đó có thể được coi như là chất phụ gia.

Nhưng lúc sau này người ta dùng những chất hoá học trong kỹ nghệ làm chất phụ gia cho thực phẩm. Bây giờ những chất hoá học lọt vào tay những người không chuyên môn quá nhiều. Thí dụ chuyện dùng phân ure để ướp cá cho tươi lâu là chuyện chắc chắn không nên làm.

Trà Mi: Có hai nguồn gốc, một là chất phụ gia từ thiên nhiên, hai là chất phụ gia từ các hoá chất, vậy chắc có lẽ không phải tất cả các loại phụ gia đều không an toàn, không có lợi cho sức khoẻ?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Chất phụ gia cũng cần thiết. Nếu không có chất phụ gia thì mình gần như là không thể nào có kỹ nghệ đồ hộp hoặc là những thực phẩm chế biến sẵn. Hiện bây giờ ở tất cả mọi quốc gia chúng ta không thể nào tìm được một món thực phẩm chế sẵn mà không có chút xíu chất phụ gia trong đó.

Chất phụ gia tự bản thân nó nếu được dùng đúng thì là cần thiết. Nhưng hiện giờ trong các quốc gia kỹ nghệ thực phẩm mới vừa phát triển (Trung Quốc, Việt Nam chẳng hạn) người ta dùng những hoá chất rất là nguy hiểm.

Tác hại của chất formol

Trà Mi: Những chất phụ gia nào được dùng một cách phổ biến, thông dụng, nhiều nhất, và nên đặc biệt cần chú ý, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Danh sách này thì gần như là vô tận. Nhưng bây giờ sự kiểm soát những chất phụ gia ở những quốc gia đã có kinh nghiệm, như tại Mỹ, Canada, nhà nước lập ra danh sách những hoá chất nào được dùng trong thực phẩm, những chất nào được dùng khá lâu rồi và người ta thấy chúng không gây ra bất cứ một hiệu quả nào hết, thì người ta đặt tên chúng là “những chất được biết là an toàn”.

Thí dụ nhà nước Mỹ lập ra một danh sách rất là dài, trong đó chất nào được bỏ vào thực phẩm với phân lượng bao nhiêu, không được nhiều quá.  Nhưng ở Việt Nam hiện bây giờ người ta dùng chất phụ gia mà tôi thấy rất là nguy hiểm. Thứ nhất phải kể tới là hàn the. Hàn the là borax. Chất này không phải là chất dùng để ăn được mà là chất dùng trong kỹ nghệ. Lâu nay người Việt Nam mình dùng hàn the trong bánh đúc, giò chả, hoặc trong hoa quả rau cải ngâm giấm với mục đích làm cho nó giòn. Hàn the nếu mình ăn ít thì nó có hại cho gan, cho thận và cho cơ quan sinh dục

Một chất khác cũng được người Việt Nam dùng rất phổ biến, đó là muối diêm. Muối diêm nói chung là tất cả những chất của nhóm nitric. Ở Hoa Kỳ người ta cấm hẳn, không được dùng muối diêm trong thực phẩm. Nhưng tại Việt Nam thì muối diêm được dùng rất là phổ thông để tạo ra màu đỏ của thịt heo. Người ta bỏ muối diêm vào trong lạp xưởng, nem.

Trà Mi: Và tác hại của muối diêm trước mắt và lâu dài ra sao, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Muối diêm có tác hại nguy hiểm nhất mà người ta biết được là gây ra bệnh ung thư. Dĩ nhiên không phải thỉnh thoảng mình ăn một vài chiếc nem hay một đôi lạp xưởng mà bị. Điều quan trọng là chúng ta ăn lâu dài, chất này sẽ tích luỹ và tạo ra những bệnh về lâu về dài.

Hiện giờ người ta dùng formol để giữ cho thực phẩm không hư. Formol là khí formoldehyde tan trong nước. Formol được dùng trong phòng thí nghiệm để ngâm xác sinh vật, cũng như trong ngành y khoa là dùng formol để ướp xác người cho sinh viên thực tập. Chất đó nguy hiểm lắm. Theo tôi được biết, trong 20 mẩu bánh phở được đem đi phân chất ở thành phố Hồ Chí Minh thì có tới 16 mẩu có formol với hàm lượng khá cao.

Trà Mi: Chúng tôi còn nghe nói là ngay cả bây giờ bánh tráng được phát hiện cũng có formol.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Vâng, đúng vậy. Đó là một điều tôi rất quan tâm.

Trà Mi: Họ dùng formol với công dụng gì, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Formol được sử dụng để cho bánh tráng không bị meo mốc. Ngoài formol được dùng trong bánh tráng, người ta còn dùng chất tẩy trắng trong đó nữa. Bản thân bánh tráng không trắng, không trong đẹp. Nhưng không riêng gì bánh tráng, ngay cả bún tàu (miến) cũng rất trong vì có chất tẩy màu.

Người ta dùng chất tẩy màu trong kỹ nghệ để tẩy sạch màu sắc của những sản phẩm mà người thấy không đẹp. Nhưng tại Việt Nam mình người ta dùng chất đó trong thực phẩm, mà dùng một cách rất là liều lĩnh.

Trà Mi:
Xin được hỏi ông kỹ một chút là khi người ta tiêu thụ phải những thức ăn có chứa formol thì gặp phải tai hại như thế nào?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Formol gây ra bệnh ung thư. Điều đó người ta biết chắc. Theo Tiến sĩ Nguyễn Bá Đức ở Bệnh Viện Ung Bướu Trung Ương, mỗi năm tại Việt Nam có thêm 150.000 người măc bệnh ung thư, trong đó ước lượng có 50.000 người mắc bệnh vì ăn uống.

Trà Mi: Tức là một phần ba.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Vâng, một phần ba. Trong đó người ta phải kể formol là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ung thư tại Việt Nam.

Phân ure

Trà Mi: Ngoài formol, hàn the, chất tẩy trắng như ông vừa trình bày thì báo chí Việt Nam dạo gần đây cũng có lên tiếng về việc người ta cho phân ure vào nước mắm.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Ngư dân đánh cá ngoài biển muốn cho cá trữ trên nghe nhiều ngày mà trông vẫn còn tươi, đem về nhà còn bán được, thì người ta ướp cá này bằng phân ure, tức là phân đạm. Khi chất này thấm vào cá thì nó giữ cho cá được cứng và tươi lâu. Khi về đất liền người ta bán cá đó lại cho các hãng làm nước mắm. Những hãng nước mắm này không đủ nước để rửa cá mà dù có rửa cho sạch đi nữa thì cùng không làm sách hết ure vì nó đã thấm vào cá. Cho nên khi làm nước mắm thì vẫn còn hàm lượng ure trong nước mắm. Đó là một lý do.

Ngoài ra tôi được biết người ta dùng “pin” có chứa những chất chứa kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, cadmium, thạch tín. Những chất này nằm trong cái người ta gọi là “pin” đó có mục đích là làm cho lá bánh chưng được xanh tươi, hoặc một số thực phẩm có màu xanh tươi.
Những chất này rất là nguy hiểm, nhất là chì. Chì là chất ảnh hưởng lên trí óc, nhất là trí óc trẻ con. Kế đó là thuỷ ngân. Cadmium cũng là chất độc và thạch tín là một chất rất là độc được dùng để đầu độc giết người từ xưa nay.

Vừa rồi ở nước Mỹ có hàng triệu đồ chơi trẻ con bị thu hồi, lý do là nước sơn bên ngoài có chứa chì. Sơn pha chì được dùng từ xưa, có tên là sơn bạch diêm. Thế giới cấm dùng từ năm bảy chục năm nay rồi, nhưng mà đồ chơi do Trung Hoa sản xuất thì lại vẫn còn sơn chì.

Thuỷ ngân cũng là một kim loại mà người ta e ngại lắm. Những người mẹ mang thai được khuyên là nên ăn ít cá biển càng tốt.

Trà Mi: Những cá biển càng to càng có nhiều thuỷ ngân phải không, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Đúng vậy. Thuỷ ngân có trong thiên nhiên. Lý do cá chứa nhiều thuỷ ngân là do các nhà máy hoá học từ nhiều năm nay đã đổ ra biển, cho nên cá ven biển chứa nhiều thuỷ ngân hơn cá ngoài khơi.

Thường thường những hoá chất trên đây có hại cho các bộ phận bên trong cơ thể, nhất là óc (do kim loại nặng), kế đó là thận, rồi gan, và dĩ nhiên chúng làm thay đổi các tế bào trong cơ thể và đưa tới hậu quả sau cùng là bệnh ung thư.

Trà Mi: Tai hại như vậy, nhưng như ông vừa trình bày thì nếu dùng chất phụ gia đó lâu ngày với số lượng nhiều thì mới gây nguy hại đáng kể cho sức khoẻ, chứ còn lâu lâu mới dùng một lần thì không đáng ngại, vậy xin hỏi dùng bao nhiêu được xem là nhiều và thòi gian bao lâu gọi là lâu dài, thì mới đáng lo?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Tình trạng thay đổi tuỳ theo chất. Thí dụ hàn the (borax) chúng ta dùng rất là lâu dài thì số lượng gây chết người là 15 gam dùng cho một lần. Tức là với số lượng 15 gam thì người lớn có thể chết. Với trẻ con là 3 gam. Nhưng không bao giờ chúng ta ăn nhiều như vậy vì hàn the không ngon chút nào hết.

Thứ hai nữa là khi bỏ vào bánh tráng thì người ta cũng chỉ cho một số lượng rất ít, cho nên khi ta ăn vào cơ thể thì nó tích luỹ dần và lâu dài và nó gây bệnh về lâu dài. Điều này rất là nguy hiểm, những chất nào ăn vào chết liền thì người ta sợ nên người ta tránh. Còn những chất mới ăn vào người ta không cảm thấy gì cả, rồi tới khi nó phát ra bệnh thì lúc đó đã trễ rồi.

Trà Mi: Đúng là kẻ giết người thầm lặng, phải không ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Vâng. Thành thử những chất nào người ta biết được là chất độc thì ở các quốc gia Tây Phương ngưòi ta cấm hẳn, không được có chút xíu nào trong thực phẩm hết.

Thí dụ kẹo sản xuất từ bên Mexico không phải người ta bỏ chì vào trong đó, nhưng các máy móc sản xuất người ta hàn bằng chì. Những vết hàn bằng chì tan rất ít vào trong đường, trong kẹo. Đem qua Mỹ bán, chính phủ Mỹ phân chất thấy có chút xíu lượng chì trong đó và ra lệnh thu hồi liền

Bột ngọt

Trà Mi: Lâu nay vẫn có nhiều người bán tín bán nghi về tính lợi hại của bột ngọt. Nhiều người không dám dùng bột ngọt trong nêm nếm thức ăn vì nghe nói là độc hại cho sức khoẻ. Bột ngọt có tác hại thực sự ra sao? Có độc hay không, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Huyền thoại về bột ngọt đã có từ lâu lắm, từ khoảng hai ba mươi năm nay. Chính nó là chất mà tôi theo dõi nhiều nhất, thành thử nếu nói về bột ngọt thì tôi rành nó lắm. Nó chỉ là một huyền thoại thôi.

Thực sự bột ngọt là một chất phụ gia gần như vô hại. Tôi nói là gần như vô hại nếu chúng ta không ăn với số lượng quá lớn. Bột ngọt là chất đã có tự nhiên ở trong thịt cá, dầu chúng ta có thêm vào hay không thêm vào thì nó vẫn có bột ngọt. Thí dụ như chúng ta lên men nước tương theo lối cổ truyền thì ở trong đó nó đã có bột ngọt rồi.

Bột ngọt là gì?
Đó là acid glutamic mà cộng với sút, mà acid glutamic là một chất có trong thịt cá, có trong protein. Nó là một amino acid, tức là nó có trong tự nhiên.

Ở những nhà máy sản xuất bột ngọt người ta dùng phương pháp lên men khoai mì hoặc hiện bây giờ người ta còn lên men một vài thứ củ khác.

Các bà nội trợ có nhiều người tránh bột ngọt, nhưng thực sự chúng ta vào quán ăn chúng ta không thể nào mà không ăn bột ngọt hết. Tôi có một người quen làm trong tiệm phở. Người này cho biết một thùng nước lèo to của tiệm phở, người ta bỏ vào đó 2 bịch bột ngọt, hoặc có khi 3 bịch. Một bịch bột ngọt là nửa ký lô. Thành ra khi chúng ta vào một tiệm phở, ăn phở về, những người nhạy cảm một lúc sau họ thấy khô miệng, họ thấy đầu hơi choáng váng một chút, tê lưỡi. Có người bị ngứa ngoài da nữa. Những người đó được biết là những người dị ứng với bột ngọt.Theo thống kê, cứ 100 người thì có 1 người bị dị ứng. “Hội chứng quán ăn Tàu” .

Trà Mi: Chính những phản ứng tức thì làm cho người ta lo sợ?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Đúng vậy. Và triệu chứng đó, người Mỹ gọi là “hội chứng quán ăn Tàu”, tại vì trong tất cả quán ăn Á Đông nói chung thì người ta luôn luôn dùng bột ngọt bởi lý do cạnh tranh. Nếu không gia thêm bột ngọt (vào thức ăn) thì thực khách ăn không thấy ngon. Nhưng có điều là những chủ quán ăn lẫn người đầu bếp không rõ là bột ngọt gây thêm hương vị, nó làm cho vị ngọt thịt cá tăng lên. Nhưng bỏ càng nhiều thì hương vị tăng lên không nhiều. Nó chỉ đên một giới hạn nào đó thôi, rồi nó không tăng lên nữa. Cho nên số lượng bột ngọt dùng trong nấu ăn không nên bỏ nhiều, chỉ đến một giới hạn nào đó rồi thôi. Ngoài giới hạn đó thì nó không có lợi ích gì hết.

Nếu mình nói vô hại hoàn toàn thì không đúng, nhưng nó là chất phụ gia an toàn và được biết là không gây bệnh về lâu về dài.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có khuyên hẳn hoi là những bà mẹ đang mang thai và trẻ sơ sinh còn quá nhỏ thì không nên cho ăn những thực phẩm mà trong đó có bột ngọt.

Chính bản thân bột ngọt, tôi biết lúc xưa người Pháp dùng nó để làm thuốc bổ óc. Mà ngay như chúng tôi lúc còn đi học ở trung học thì vẫn mua những viên thuốc bổ óc để uống. Những viên này là acid glutamic. Và người Pháp còn chế dưới dạng nước, dạng ống, đó là acid glutamic dưới dạng nước mà người ta gọi tên là glutaminol. Nếu nó là chất gây bệnh hay là chất có hại về lâu về dài thì người Pháp họ đã biết và họ không dùng như vậy đâu.

Trà Mi: Có những tin đồn rằng bột ngọt được chế biến bằng khoai mì công nghiệp có nhựa độc thành ra người ta sợ bột ngọt không bảo đảm chất lượng.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Thưa cô, khoai mì nó độc. Nó độc không phải là ăn khoai mì độc hay gì đâu. Khoai mì, nhất là lá khoai mì, bông khoai mì có chứa một loại acid gọi là acid cyanhydric. Đó là loại acid mà ngày xưa Đức Quốc Xã dùng để giết người Do Thái. Hiện bây giờ vẫn còn những nơi người ta dùng chất đó để xử những tội nhân bị tử hình.

Trong khoai mì có một hàm lượng nhỏ acid cyanhydric, cũng giống như là trong măng tre. Măng tre cũng có một hàm lượng nhỏ acid cyanhydric.

Nếu khoai mì được luộc ít nước hoặc chúng ta ăn đọt khoai mì thì có khi bị ngộ độc vì chất acid đó. Nhưng nếu khoai mì được luộc nhiều nước hoặc chúng ta lấy bột khoai mì để cho lên men thành bột ngọt thì không còn có dính dáng gì tới acid cyanhydric.

Bột ngọt là chính do những con men sinh sống bằng khoai mì tạo ra, chứ không phải ngay từ bản thân khoai mì.

Nếu người ta luộc đọt khoai mì để ăn thì có thể bị ngộ độc. Hoặc là măng tre mà không được luộc hai ba nước và cứ để như vậy mà ăn thì cũng có thể bị ngộ độc.

Món mắm các loại

Trà Mi: Xin được hỏi thêm là một món ăn cổ truyền rất phổ biến tại Viẹt Nam, rất quen thuộc với mọi người, đó là mắm các loại. Đối với nhiều người Việt Nam, thưỏng thức các loại mắm cũng không khác gì các món sơn hào hải vị. Nhưng bây giờ người ta nghi ngờ trong các loại mắm cũng có chứa những chất phụ gia độc hại. Thưa, có phải như vậy không?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Cảm ơn cô đã hỏi câu này. Vâng, tôi xin nói một chút xíu về mắm. Mắm theo ông bà chúng ta làm ngày xưa đó thì tự bản thân nó cũng là chất rất là độc. Thậm chí đến nỗi cơ quan USDA của Hoa Kỳ khuyên người dân khi đi du lịch ở Trung Hoa hay ở các nước Á Châu thì đừng ăn những chất protein ngâm muối. Tức là chính phủ Mỹ có ý muốn nói rằng đừng ăn thịt muối hay là cá muối, là mắm, là khô, là những loại rau cải được ngâm muối.

Nếu tôi nhớ không lầm thì chính phủ Trung Hoa cũng đã khuyến cáo dân chúng là đừng ăn quá nhiều rau cải ngâm muối.  Rau cải được ướp muối, được ngâm chua, được ngâm muối là món ăn truyền thống của người Trung Hoa. Và chính phủ Trung Hoa biết rằng nó gây ra bệnh ung thư.

Tôi trở lại với món mắm. Mắm tự bản thân nó là protein được ngâm muối, trong đó có nhiều chất độc được coi như chất tạo ra bệnh ung thư về lâu về dài. Thứ hai, lượng muối quá nhiều. Theo các nhà chuyên môn, hiện giờ mỗi ngày một người lớn chỉ được ăn chừng 1 tới 5 gam muối mà thôi. Đó là một số lượng rất ít, so với số lượng mà người Việt Nam tiêu thụ hiện giờ.

Ngay người Âu Châu, người Pháp làm thống kê, ngưòi ta thấy số lượng muối ăn vào đã gấp 5-6 lần số lượng 1-5 gam. Và người ta biết rằng khi ăn muối nhiều như vậy thì bệnh sẽ xảy ra về tim mạch.

Thành thử nếu chúng ta ăn mắm, ăn nước mắm quá nhiều thì đã là không tốt rồi. Nhưng hiện bây giờ người ta bỏ thêm vào mắm nhiều chất phụ gia khác nữa, mà các chất phụ gia đó thì chúng ta không kiểm soát được. Nó do sáng kiến từ nơi sản xuất: người ta muốn làm thế nào thì làm miễn là trông tươi, trông ngon, trông đẹp thì người ta ăn.

Tôi được biết khô cá, như khô cá thiều, theo một phóng sự mà tôi đọc được từ báo trong nước, thì người ta dùng một loại cá biển không ngon đem về xay ra, xong rồi trộn chất phụ gia nào đó rất là nhiều. Xong người ta ép lại cho giống như miếng khô cá thiều rồi đem phơi nắng. Theo phóng viên tờ báo, khi đem phơi như vậy chính ruồi nhặng cũng không dám bám vào miếng khô đó nữa. Điều đó cho chúng ta thấy là đáng ngại lắm.

Tôi được biết tôm khô được người ta xịt thuốc trừ kiến vào trong đó để không bị kiến và bị mốc, màu được tươi. Tôi không biết thuốc trừ kiến đó là chất gì, mà con kiến đã sợ chất đó thì dĩ nhiên là con người cũng phải sợ.

Khô mực và các loại cá khô

Trà Mi: Thế còn khô mực, cá loại cá khô khác có nên quan ngại không, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Khô mực tới bây giờ tôi không được biết người ta đã bỏ chất gì vào trong đó, nhưng chính con khô mực có thành phần cholesterol rất cao. Khô mực là một trong những thực phẩm có cholesterol cao nhất. Kế đó là óc heo, óc bò.

Trà Mi: Mặc dù là không có chất phụ gia thực phẩm?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng:
Mặc dù không có, nhưng khô mực ăn nhiều không tốt đâu, tại vì cholesterol trong đó cao lắm. Nó cao hơn cả tròng đỏ trứng gà nữa.

Trà Mi: Dạ. Cholesterol ngày nay cũng là một cái đáng sợ.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Đó là một cái mà người ta khuyến khích không nên đem vào cơ thể nhiều. Số lượng mà cơ quan USDA của Mỹ khuyên người dân là một người lớn trung bình mỗi ngày chỉ nên đem vào cơ thể chừng 300 miligam trở lại. Một trong đỏ hột gà chứa từ 250 tới 300 milgam. Còn nếu trứng vịt thì hàm lượng cholesterol còn cao hơn nhiều./.

Người Việt toàn thế giới:Viêm Gan và Ung Thư Gan

Người Việt toàn thế giới:Viêm Gan và Ung Thư Gan

Bác sĩ Nguyễn Bích Liên

Một trong những bệnh ung thư làm tôi quan tâm nhất là bệnh ung thư gan. Đây là bệnh gây ra cái chết vì ung thư đứng hàng thứ hai cho nam giới người Việt nói riêng và người Đông Nam Á nói chung, chỉ sau ung thư phổi.

Là một bác sĩ chuyên về ung thư, tôi phải đối diện và chiến đấu với sự chết hằng ngày. Có nhiều khi thắng trận, nhưng phải thành thật mà nói là rất nhiều khi thua. Có những trường hợp thua mà tôi không buồn gì lắm vì tuy cuối cùng thua trận nhưng mình đã kéo dài thêm sự sống cho bệnh nhân một cách có ý nghĩa. Chuyện làm tôi buồn khổ nhất là mình đành bó tay vì khi bệnh nhân đến gặp, bệnh đã đến thời kỳ “hết thuốc chữa”. Lại càng đau đớn hơn khi bệnh nhân là một em bé, một thanh niên hay thiếu nữ, hay một ngưòi trung niên còn đang tràn trề nhựa sống. Vì tôi biết rằng những bệnh có thể ngừa được, hay ít ra có thể truy tầm ra sớm và chữa lành được. Thế mà…
Một trong những bệnh ung thư làm tôi quan tâm nhất là bệnh ung thư gan. Đây là bệnh gây ra cái chết vì ung thư đứng hàng thứ hai cho nam giới người Việt nói riêng và người Đông Nam Á nói chung, chỉ sau ung thư phổi. Hơn nữa, người bệnh thường là những thanh niên hay trung niên đang ở vào giai đoạn sung mãn và thường đang, hay sẽ là rường cột cuả gia đình, xã hội và đất nước. Năm ngoái, một thanh niên người Việt vào bệnh viện vì tự nhiên bị đau bụng bất thình lình. Các bác sĩ khám phá ra là gan cuả anh đã bị nhiễm siêu vi viêm gan B và anh đã bị ung thư gan ở thời kỳ cuối cùng. Anh đã không hề biết là anh đã bị siêu vi viêm gan B. Thanh niên này mới có 27 tuổi, vừa học xong đại học và đang nghĩ đến chuyện kết hôn. Anh đã chết không đầy ba tháng sau khi tìm ra bệnh. Đây không phải là một chuyện hiếm hoi, mà là điều rất thường thấy ở cộng đồng Á Châu. Bệnh thường được phát hiện một cách bất thình lình, không có dấu hiệu gì báo trước. Và khi tìm ra thì đã quá trễ.
Một bác sĩ người gốc Trung Hoa tên Mark Lim ở San Francisco mới 30 tuổi, vừa ra trường, chưa kịp nghĩ đến gia đình vợ con, bị đau bụng dữ dội, tưởng là mình bị loét bao tử vì làm việc quá độ. Nhưng không, anh đã bị ung thư gan khắp cả hai bên lá gan và anh đã mất không lâu sau đó. Bốn năm trước, anh đã được cho biết là anh bị viêm gan B, nhưng các bác sĩ điều trị nơi anh đang học y khoa bảo anh đừng lo vì viêm gan còn ở trạng thái “carrier” (nôm na là “ngủ”), và anh không cần phải truy tầm ung thư gan cho đến khi anh ở tuổi 50 hay 60. Những lời khuyên này có thể đúng cho người da trắng bị bệnh gan vì uống rượu hay mới bị viêm gan C, nhưng không đúng cho người Á Châu. Các bác sĩ cuả bác sĩ Mark Lim, và ngay Mark, chính mình là một bác sĩ, đã không biết là đang có một trận dịch ung thư gan gây ra bởi siêu vi B trong những thanh niên gốc Á. Và họ cũng không biết là người gốc Á có cơ hội bị chết vì ung thư gan cao hơn người da trắng gấp 10 lần.
Taị sao như vậy? Tại sao bác sĩ Mark Lim, người đã học ra bác sĩ từ một trường đại học y khoa nổi tiếng, và các ông thầy của anh, đã không biết gì về những dữ kiện này? Bác sĩ Samuel So, giám đốc Trung Tâm Bệnh Gan Á Châu taị đại học Stanford, giải thích như sau: “Chỉ trong một thế giới y khoa hoàn toàn lệ thuộc vào khuôn thuớc cuả người da trắng trong việc chẩn bệnh và chữa bệnh, mới có thể có sự sai biệt về sức khoẻ nhiều như vậy”. Nói một cách rõ ràng hơn, những nghiên cứu và quan tâm về các vấn đề y tế cuả người Á Châu có rất ít. Các cơ quan chính quyền cũng như dư luận toàn quốc không quan tâm đến, vì những cuộc nghiên cứu y khoa tại Mỹ hay Âu Châu thường chỉ có sự tham dự của người da trắng. Vì người da trắng ít bị viêm gan và ung thư gan, đây không phải là quan tâm hàng đầu của họ. Người Á Châu thì hoặc không biết hay không quan tâm đến và thờ ơ không muốn biết, nếu chính họ chưa bị mắc phải. Người Á Châu còn có khuynh hướng sợ sệt hay bảo thủ, không muốn tham gia vào các cuộc nghiên cứu để tìm thêm về bệnh, hay các phương pháp chẩn bệnh, trị liệu mới. Do đó, nếu người da trắng không tìm hiểu hay nghiên cứu thì chúng ta cũng đành thúc thủ vậy. Những cách suy nghĩ và thái độ tiêu cực này cần được thay đổi, càng sớm càng tốt.

Ta có thể làm được gì?

Những điều cần biết về bệnh viêm gan B và ung thư gan.

1. Tỉ lệ bị viêm gan B và C ở người Việt và Á châu rất cao. Tỉ lệ cuả B là 16% và cuả C là 10%. Có thể cao hơn vì nhiều người không thử.

2. Đàn ông Việt Nam có tỉ lệ bị ung thư gan cao nhất ở Hoa Kỳ, gấp 13 lần người Mỹ trắng. (Người gốc Đại Hàn gấp 8 lần và người gốc Hoa gấp 6 lần)

3. Nguyên nhân chính gây ra ung thư gan ở người Á Châu là viêm gan B. Với viêm gan B, người bệnh có thể bị ung thư gan khi gan chưa bị chai, và ngay cả khi thử máu không thấy có dấu hiệu siêu vi B đang hoạt động.

4. Viêm gan B cũng gây ra cái chết vì chai gan hay viêm gan cấp tính.

5. Những người bị nhiễm viêm gan B khi còn thơ ấu hay lúc lọt lòng mẹ, có tỷ lệ bị ung thư gan rất cao, đến 40% và có thể ở tuổi rất trẻ như hai trường hợp kể trên.

6. Hiện thời có thuốc để chữa viêm gan B. Tuy nhiên hiệu quả chữa lành cuả các thuốc này còn thấp, chỉ dưới 20%. Do đó, nhiều thuốc mới đang được thí nghiệm.

7. Chích ngừa viêm gan B nếu chưa bị mắc bệnh là cách tốt nhất để ngừa chứng hư gan vì siêu vi B và ung thư gan.

8. Các trẻ em sinh ở Mỹ trong vòng 20 năm qua đều đã được chích ngừa viêm gan B. Ngoài ra trẻ em vào lớp Bảy cũng phải được chích ngừa cho siêu vi B. Tuy nhiên, còn rất nhiều trẻ em chưa được chích ngừa.

9. Viêm gan C thường có tính cách mãn tính và thường 20 đến 30 năm sau mới gây ra bệnh nặng như chai gan, ung thư hay hư gan.

10. Ngưòi bị viêm gan C cũng dễ bị ung thư gan, nhưng thường thì phải bị chai gan trước khi trở thành ung thư gan.

11. Cũng có thuốc chữa bệnh viêm gan C, phải dùng cả thuốc uống và thuốc chích và cơ hội chữa bệnh khoảng 50%.

12. Chưa có thuốc chích ngưà cho viêm gan C

13. Cả viêm gan B và C đều truyền đi qua sự đụng chạm về máu như truyền máu, sử dụng kim chích, dùng dao cạo râu, bàn chải đánh răng, v.v cuả ngưòi bệnh. Sự giao hợp cũng có thể làm lây bệnh viêm gan B và C từ người này qua người khác. Truyền máu ở nước Mỹ rất an toàn trong vấn đề này vì tất cả máu đều đã được thử siêu vi viêm gan B, C và HIV

14. Ăn cùng mâm cùng dĩa không bị lây viêm gan B hay C, nhưng có thể làm lây viêm gan A là một loại viêm gan thường nhẹ và thường không gây những hậu quả tai hại về sau. Tuy nhiên, nếu bị lây bệnh này sau khi đã bị viêm gan B hay C thì gan có thể sẽ bị yếu đi nhiều và gây thêm thương tích cho gan.

15. Uống rượu khi đã bị viêm gan B hay C có thể làm gan yếu hơn, gia tăng cơ hội bị chai gan hơn, và gia tăng cơ hội bị ung thư gan hơn. Vì vậy, nếu muốn uống rượu, xin chỉ uống vừa phải nếu gan cuả quý vị tốt và không bị nhiễm siêu vi B hoặc C hay một bệnh gan nào khác. Nếu bị bệnh gan, nhất là nếu bị siêu vi B hay C, xin tuyệt đối đừng uống rượu. Quý vị nên biết là nguyên nhân gây chai gan và ung thư gan nhiều nhất cho những người không bị siêu vi gan B hay C là rượu.

Những điều nên làm:

16. Tất cả mọi người Á châu nên được thử máu để xem có bị viêm gan B hay C không. Ngoài ra cũng nên thử xem đã được miễn nhiễm viêm gan A và B hay chưa. Xin hỏi bác sĩ cuả quý vị để thử ngay nếu chưa thử bao giờ.

17. Nếu kết quả thử máu có Hepatitis B surface antigen HBsAg (dương tính) (positive), quý vị cần thử lại sáu tháng sau. Nếu vẫn dương tính, quý vị đã bị viêm gan B.

18. Trong trường hợp này, quý vị cần được theo dõi chức năng gan, lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu mỗi sáu tháng, và siêu âm gan mỗi một năm để truy tầm ung thư gan. Quý vị cũng nên gặp bác sĩ chuyên môn về gan để xem có cần chữa bệnh viêm gan B hay chưa.

19. Nếu không có HBsAg (âm tính), tức là chưa mắc bệnh, thì phải xem Hepatitis B antibody tức HbsAb xem có đủ cao hay không. Nếu trên 10, có nghiã là bạn đã được miễn nhiễm. Nếu âm tính hay thấp hơn 10, bạn cần được chích ngừa viêm gan B.

20. Với viêm gan C, nếu có Hepatitis C antibody tức HCV Ab dương tính, quý vị có lẽ đã bị viêm gan C, chứ không có nghiã là quý vị đã được miễn nhiễm đâu. Nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa gan ngay để thử nghiệm xem lượng vi khuẩn có cao không, chức năng gan còn tốt không và quý vị có phải chữa trị hay không vào lúc này.

21. Nếu đã bị chai gan vì bất cứ lý do nào, qúy vị cần được theo dõi kỹ và được truy tầm ung thư gan với lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu mỗi sáu tháng, và siêu âm gan mỗi năm một lần dù cho quý vị không có triệu chứng gì cả.

22. Nếu máu không có lượng kháng thể IGG hay Total Antibody cuả viêm gan A, thì quý vị chưa được miễn nhiễm viêm gan A và nên nghĩ đến chuyện chích ngưà, nhất là nếu quý vị đã bị viêm gan B hay C, để bảo vệ gan không bị hư haị thêm trong trường hợp nhiễm thêm viêm gan A. Cũng nên chích ngừa nếu qúy vị đi đến vùng có dịch như Việt Nam hay Mexico chẳng hạn.

23. Nên nhớ: chưa có thuốc chích ngưà viêm gan C. Do đó, nếu quý vị đã miễn nhiễm siêu vi A va B, quý vị vẫn có thể bị nhiễm siêu vi C. Xin tránh những hành động có thể gây ra sự truyền nhiễm qua đường máu từ người này qua người khác như dùng kim chích, bàn chải đánh răng, dao cạo chung. Hãy dùng kim mới khi đi xâm mình, châm cứu, hay lễ giác, và dùng đồng xu mới và riêng cho từng người để cạo gió.

24. Hãy xử dụng bao cao su khi giao hợp hay các biện pháp an toàn khác như tránh quan hệ tình dục với nhiều người.

25. Tránh uống rượu. Nếu đã bị viêm gan B hay C rồi thì tuyệt đối không uống rượu.

26. Hãy nhắc nhở con em về những điều trên và loan truyền những tin tức này cho những người khác.

27. Hãy hăng hái tham gia vào những công trình nghiên cứu y khoa nếu hội đủ điều kiện.

Mọi chi tiết về các hoạt động của Hội Ung Thư Việt Mỹ xin liên lạc  tại số (714) 751-5805) hoặc trang web http://www.ungthu.org/

10.000 người ‘nhiễm virus Ebola’

10.000 người ‘nhiễm virus Ebola’

Số ca nhiễm virus Ebola đã vượt quá 10.000 người, với 4.922 ca tử vong, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Chỉ có 27 ca xảy ra bên ngoài ba nước bị ảnh hưởng nặng nhất: Sierra Leone, Liberia và Guinea.

Ngoài 10 trường hợp, số tử vong còn lại đều xảy ra ở ba nước này.

Mali là nước mới nhất có người chết, một bé gái hai tuổi.

Theo WHO, Liberia vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất, với 2.705 người đã chết.

Trong khi đó tại Hoa Kỳ, hai y tá bị nhiễm virus trong lúc chăm sóc bệnh nhân Thomas Eric Duncan đã được tuyên bố chữa khỏi.

Cô Nina Phạm, 26 tuổi, đã gặp Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng, vài giờ sau khi ra viện.

Y tá Nina Phạm khỏi Ebola, gặp tổng thống Obama trước khi về nhà

Y tá Nina Phạm khỏi Ebola, gặp tổng thống Obama trước khi về nhà

Ông Obama trao cho cô Nina một cái ôm tại Tòa Bạch Ốc không lâu sau khi cô rời khỏi bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia (NIH) bên ngoài thủ đô Washington.

Ông Obama trao cho cô Nina một cái ôm tại Tòa Bạch Ốc không lâu sau khi cô rời khỏi bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia (NIH) bên ngoài thủ đô Washington.

Y tá Mỹ gốc Việt Nina Phạm đã xuất viện sau khi được chữa khỏi virus Ebola và đã gặp gỡ Tổng thống Barack Obama.

Ông Obama trao cho cô một cái ôm tại Tòa Bạch Ốc không lâu sau khi cô rời khỏi bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia (NIH) bên ngoài thủ đô Washington.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói rằng Tổng thống không hề lo lắng về bất cứ nguy cơ nào khi ôm nữ y tá.

Nina Phạm là y tá tại một bệnh viện ở thành phố Dallas bang Texas, nơi điều trị bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán nhiễm Ebola ở Mỹ. Cô nói với báo giới và những người ủng hộ trong sáng thứ Sáu rằng cô biết ơn về sự phục hồi của mình.

Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm, ôm cô Nina Pham khi cô chuẩn bị rời khỏi NIH.

Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm, ôm cô Nina Pham khi cô chuẩn bị rời khỏi NIH.

Bác sĩ Anthony Fauci thuộc NIH hôm thứ Sáu khẳng định nữ y tá gốc Việt đã được chữa khỏi Ebola. Ông cho biết cô không được cấp bất kỳ loại thuốc thử nghiệm nào trong khi điều trị tại NIH và nói chưa rõ vì sao một bệnh nhân Ebola lại hồi phục còn bệnh nhân kia thì chưa. Ông cho biết tuổi trẻ và sức khỏe tốt của cô có thể đã giúp cô đánh bại virus.

Giới chức y tế cho biết nữ y tá Amber Vinson, đồng nghiệp của Nina Phạm đang được điều trị Ebola, không còn virus ở mức có thể nhận biết được. Nhưng họ chưa định ngày để Vinson xuất viện ở Đại học Emory thành phố Atlanta.

Cũng trong ngày thứ Sáu, giới chức y tế thành phố New York cho hay nạn nhân Ebola thứ ba, bác sĩ Craig Spencer, đang trong tình trạng ổn định. Bác sĩ Spencer, vừa trở về Mỹ sau khi chữa trị bệnh nhân Ebola ở Guinea, trở thành người đầu tiên được chẩn đoán nhiễm virus ở thành phố New York vào hôm thứ Năm.

Trong một diễn biến khác hôm thứ Sáu, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ca nhiễm Ebola đầu tiên của Mali, được xác nhận vào ngày thứ Năm, đã tiếp xúc với nhiều người khi du hành khắp đất nước bằng xe buýt.

Trước đó trong ngày thứ Sáu, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ có kế hoạch bào chế hàng trăm ngàn liều vắc-xin Ebola để có sẵn đến nửa đầu năm 2015.

Thêm bác sỹ Mỹ nhiễm Ebola

Thêm bác sỹ Mỹ nhiễm Ebola

Bác sỹ Spencer đã được lập tức cách ly

Một bác sỹ Mỹ vừa trở về New York từ Guinea, Tây Phi, bị chẩn đoán dương tính với Ebola.

Ông Craig Spencer, người điều trị cho các bệnh nhân Ebola trong lúc làm việc cho Tổ chức Bác sỹ Không biên giới (MSF), đã lên cơn sốt hôm 23/10, các nhà chức trách cho biết.

Đây là trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên tại New York và là trường hợp thứ tư tại Hoa Kỳ.

Hơn 4.800 người đã tử vong vì Ebola kể từ tháng Ba, chủ yếu tại ba quốc gia Liberia, Guinea và Sierra Leone.

‘Không nên hoảng hốt’

Tối 23/10, trong nỗ lực nhằm trấn an dư luận, giới chức New York cho biết các cơ quan y tế đã sẵn sàng cho Ebola từ nhiều tuần nay.

“Người dân New York không có lý do để hoảng hốt,” Thị trưởng Bill de Blasio nói.

“Ebola rất khó để lây lan, miễn là không tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể từ người nhiễm bệnh.”

Thống đốc bang New York Andrew Cuomo nhận định: “chúng ta không thể nói rằng đây là trường hợp nằm ngoài dự đoán”.

Ông Cuomo cho biết giới chức y tế đã xác định 4 cá nhân mà họ cho là có thể đã tiếp xúc với bác sỹ Spencer trong thời gian ông này phát bệnh.

Hôn thê của ông Spencer và hai người bạn khác đã bị cách ly, bác sỹ Mary Basset, ủy viên y tế của New York, cho biết.

Bác sỹ Spencer, 33 tuổi, rời khỏi Guinea hôm 14/10 để sang châu Âu và trở về Thành phố New York hôm 17/10, bà Bassett cho biết.

Hôm 21/10, ông bắt đầu cảm thấy mệt trong người và lên cơn sốt ngày 23/10.

Ông Spencer sau đó đã lập tức liên lạc với các giới chức y tế và sau đó được đưa vào Bệnh viện Bellevue tại Thành phố New York, nơi ông được đưa vào phòng điều trị cách ly.

Cảnh sát New York được triển khai trước căn hộ của ông Spencer

Nghiên cứu vaccine

Bác sỹ Spencer là người thứ tư bị chẩn đoán nhiễm Ebola tại Hoa Kỳ.

Trường hợp đầu tiên nhiễm Ebola tại Liberia trước khi bay đến Dallas, Texas. Bệnh nhân này đã qua đời hôm 8/10.

Hai y tá chăm sóc cho người này tại Dallas cũng đã nhiễm bệnh và đang được điều trị tại bệnh viện.

Trong khi đó, hôm 23/10, trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên tại Mali đã được xác nhận. Bệnh nhân là một bé 2 tuổi vừa trở về từ Guinea.

Mẹ của bé gái này đã qua đời tại Guinea vài tuần trước và đứa bé sau đó được người thân đưa về Mali, hãng thông tấn Reuters dẫn lời một quan chức y tế cho biết.

Mali đã trở thành quốc gia Tây Phi thứ sáu bị ảnh hưởng bởi Ebola. Tuy nhiên Senegal và Nigeria đã được Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố là an toàn.

Trong một diễn biến riêng lẻ, WHO nói đã xác định được hai loại vaccine trong giai đoạn thử nghiệm mà tổ chức này tin rằng là có nhiều triển vọng.

Trong một cuộc họp tại Geneva, WHO cho biết tổ chức này đã đặt mục tiêu hoàn tất việc thử nghiệm vaccine trong tháng 12 năm nay.

WHO nói 443 nhân viên y tế đã nhiễm Ebola, 244 người trong số này đã qua đời.

10 NGUYÊN TẮC ĐỂ SỐNG TRÊN 100 TUỔI.

10 NGUYÊN TẮC ĐỂ SỐNG TRÊN 100 TUỔI.

BS Trường Xuân. MD.

Các nhà khảo cứu tại Anh Quốc vừa trình bày những khám phá mới nhất của ngành lão khoa (Geriatrics) và di truyền học (Genetics) và tiên đóan là những thế hệ trẻ trong tương lai sẽ có thể sống được trên 100 tuổi dễ dàng.
Một khảo cứu khác trên 20000 người dân Anh đăng trên tờ báo Y học British Medical Journal thì cho biết là có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch như đau tim, tai biến mạch máu não bằng 4 biện pháp sau đây : đi bộ 30 phút mỗi ngày, ăn nhiều rau cỏ và trái cây, không hút thuốc lá và giảm bớt uống rượu. Những nguyên tắc kể trên cũng được Y học Mỹ xác nhận từ lâu nhưng gần đây BS Thomas Perls của Đại Học Boston University cho biết là dựa trên kinh nghiệm của những người đã sống trên 100 tuổi thì ông đã rút ra được những kinh nghiệm như sau.

1/ Hưu trí.

Các khảo cứu về tử vong đều xác nhận là khoảng thời gian 1 năm sau khi hưu trí là nguy hiểm nhất ở những người về hưu rồi không hoạt động gì cả vì tình trạng mập phì gia tăng, tâm thần suy nhược, cholesterol xấu LDL lên cao còn cholesterol tốt HDL giảm, huyết áp gia tăng..
BS Luigi Ferruci tại Baltimore sau khi khảo sát tình trạng sức khỏe của vùng Chianti bên Ý là nơi có rất nhiều người sống trên 100 tuổi thì thấy rằng những người sau khi hưu trí thì vẫn tiếp tục hoạt động thể chất và tinh thần như trồng rau, trồng hoa, thăm viếng bạn bè, chăm đi lễ nhà thờ.
Tại Mỹ có nhiều chương trình hoạt động thiện nguyện như Expericence corps, Masters Gardeners giúp cho những người cao niên đem kiến thức truyền lại cho giới trẻ, đem lại hứng khởI cho tất cả mọi người..và kéo dài tuổi thọ.

2/ Vệ sinh răng miệng.

Phần này hết sức quan trọng nhưng ít khi được chú ý đúng mức. Một khảo cứu của Đại học Minnesota cho thấy là những người bị viêm nướu răng (gum disease) dễ bị tai biến mạch máu não và đau tim vì trong miệng có những vi khuẩn tiết ra những độc chất làm cho máu bị đông và các mạch máu bị viêm. Cần dùng chỉ đánh răng (dental floss) và chữa trị bệnh răng miệng thật sớm dể tránh bệnh đau tim và cả chứng.. Hôi miệng (halitosis) như vua Câu Tiễn đã được mô tả thời xưa !

3/ Hoạt động thể chất, đi bộ.

BS Jay Olshansky thuộc Đại Học Chicago nói ’’ đi bộ là môn thuốc trường sinh tốt nhất và không tốn tiền ‘’. Tất cả những khảo cứu về tuổi thọ đều xác nhận là đi bộ giúp cho tinh thần thoải mái, sáng suốt (tăng chất endorphins) , tránh té ngã, tăng sức cơ bắp, xương cứng tránh bị gãy xương hông, một trong những nguyên nhân tử vong ở Mỹ. Không cần phải tập luyện khó khăn như chạy marathon mà chỉ cần đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Nếu tập thêm những phương pháp giữ gìn gân cốt như yoga, tai chi thì càng tốt.

4/ Ăn ngũ cốc high fiber mỗi buổi sáng.

Các nhà khảo cứu đều xác nhận là 90 %  các chứng bệnh mãn tính ở Mỹ như bệnh tim mạch, ung thư đường ruột đều có thể tránh được nếu biết dinh dưỡng đúng phép. Cần ăn sáng bằng những loại ngũ cốc có nhiều xớ như oat meal, quinoa và gần đây loại hạt Chia seed (Salvia Hispaniola) giống như hạt é ( basil ) vì có nhiều dàu omega 3 và giúp cho no lâu, có nhiều năng lực. Hạt Chia giúp tránh được bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch hết sức phổ biến ở Mỹ. Hiện nay ở Mỹ có khoảng 22 triệu người bị bệnh tiểu đường làm cho ngân sách Y tế tốn trên 200 tỷ USD mỗi năm. Bữa ăn sáng rất quan trọng giúp cho cơ thể có đủ năng lực hoạt động trong ngày và đường trong máu được ổn định.

5/ Vệ sinh giấc ngủ.

Cần điều độ trong giấc ngủ, ít nhất từ 5 đến 6 tiếng mỗi tối. Không nên thức khuya xem phim bộ, phim chưởng vì theo lời BS Ferruci thì trong khi ngủ thì cơ thể phục hồi lại các chức năng bị hao mòn trong ngày. Não bộ rất cần giấc ngủ được yên và nhất là giấc ngủ REM giúp cho các tế bào não bộ thu xếp lại các dữ kiện ban ngày giống như các máy điện toán hoạt động off line processing. Những người sống trên 100 tuổi đều hết sức coi trọng giấc ngủ được bình yên.

6/ Thực phẩm hoàn toàn.

Một số sinh tố, enzyms và chất muối khoáng hết sức cần thiết cho tuổI thọ và chỉ có trong những thực phẩm tươi tốt mà các dược thảo (dietary supplements) không thể thay thế được. Những hoá chất như carotenoids, flavonoids  thường có trong các loại hoa quả có màu như cà chua, cà rốt, rau xanh, mè đen nên cần được tiêu thụ mỗI ngày. Có thể đem pha lẫn với sữa đậu nành hay hạt Chia, hạt é. Nên tránh hay giảm bớt các loại gạo trắng, tinh bột vì thiếu những hóa chất kể trên và dể làm cho mập phì, tiểu đường làm cho cơ thể mau bị lão hóa, nói chung mau già.
Một vài khảo cứu trên những người sống trên 100 tuổi cho thấy là họ ăn rất ít vào buổI tối hoặc như trường hợp của ông Breuning, người sống lâu nhất ở Mỹ 113 tuổi là đã bỏ hẳn bữa ăn tối từ 35 năm qua.

7/ Tâm thần bình an.

Tất cả những người sống trên 100 tuổi đều có đầu óc lạc quan, yêu đời, ít bon chen, ganh đua , nóng giận, tham sân si. Họ có sức chịu đựng stress rất giỏi và trải qua những khó khăn dễ dàng. Tất cả những phương pháp tĩnh tâm như yoga,tai chi, cầu nguyện, khí công đều tốt cả . Không nên tìm cách giải trí bằng xem TV, uống rượu, cờ bạc, xem soap opera, ăn junk food, gây căng thẳng trí não..

8/ Nếp sống tinh thần.

Một khảo cứu trên Giáo phái Seventh day Adventist tại Loma Linda cho biết là tuổI thọ trung bình là 89 trên mức trung bình chỉ có 82. Ngoài việc tránh ăn thịt, người Adventist không hút thuốc, không uống rượu và ăn nhiều trái cây rau cỏ. Đời sống gia đình ổn đình, thể chất lành mạnh. Một BS người Adventist 94 tuổi vẫn làm việc giải phẫu tim mạch như thường lệ.
Người Adventist có chủ trương rằng thân thể là một món quà do Thượng Đế ’’ cho vay ‘’ (on loan) nên cần phải được bảo vệ kỹ càng.

9/ Thói quen điều độ.

Những người cao niên có thói quen rất chừng mực, ăn uống điều độ, sáng dậy và tối đi ngủ hết sức mực thước, ít khi ra ngoài thông lệ.
BS Ferruci cho biết là những thay đổI bất thường trong đời sống dễ làm cho hệ thống miễn dịch (immune system) bị xáo trộn,
lệch lạc mất quân bình khiến dễ đưa đến những trường hợp nhiễm trùng, cảm cúm.

10/ Quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè.

Kinh nghiệm của người Adventist và Okinawa cho thấy là những liên hệ mật thiết với gia đình, bạn bè hết sức quan trọng trong việc tránh chứng bệnh buồn chán. Suy nhược thần kinh và tổn thọ. Liên hệ thường xuyên với thân sẽ giúp cho người cao niên có được sự tự tin, có nơi nương tựa nếu chẳng may hữu sự.
Nói chung là trong khi chờ đợi những phát minh mới nhất giúp cho con người sống được trên 100 tuổi thì chúng ta đã có ngày trong tầm tay những phương pháp giản dị nhất để thực hiện điều này qua kinh nghiệm những người đã trải qua cuộc đời .. trên một thế kỷ !

BS Trường Xuân. MD.

Nhân viên y tế thứ hai ở Texas bị nhiễm Ebola

Nhân viên y tế thứ hai ở Texas bị nhiễm Ebola

Chuyên gia tới khử trùng căn hộ của nhân viên y tế thứ hai bị phát hiện nhiễm virus Ebola tại Dallas, Texas.

Chuyên gia tới khử trùng căn hộ của nhân viên y tế thứ hai bị phát hiện nhiễm virus Ebola tại Dallas, Texas.

15.10.2014

Thị trưởng thành phố Dallas thuộc tiểu bang Texas (Hoa Kỳ) khuyến cáo tình hình có thể tệ đi trước khi được cải thiện sau khi có thêm một nhân viên y tế thứ hai xét nghiệm dương tính với virus Ebola.

Thị trưởng Mayor Mike Rawlings hôm nay cho truyền thông biết giới hữu trách thành phố Dallas đang thông báo cho láng giềng của nạn nhân, người hôm qua được đặt vào vòng cách ly sau khi phát hiện bị sốt.

Thị trưởng Rawlings nói tư gia của nhân viên y tế vừa kể đang được khử trùng. Người này sống độc thân không nuôi chó mèo trong nhà.

Nhân viên y tế của Bệnh viện Presbyterian ở Dallas, Texas, chưa được xác định danh tính bị nhiễm virus trong quá trình điều trị cho ông Thomas Eric Duncan. Ông Duncan mang quốc tịch Liberia là người đầu tiên ở Mỹ chết vì virus Ebola hồi tuần trước.

Y tá 26 tuổi Nina Phạm là một trong khoảng 70 nhân viên chăm sóc ông Thomas Duncan, công dân Liberia. Ông Duncan qua đời thứ Tư tuần trước vì virus này.

Hôm qua, cô Nina đã gửi lời cảm ơn mọi người đã cầu nguyện và chúc lành cho cô và cho biết tình trạng sức khỏe của mình tốt.