Phân biệt triệu chứng Cúm Corona và các loại cảm cúm khác

 Phân biệt triệu chứng Cúm Corona và các loại cảm cúm khác

 Covid symptoms: Is it a cold, flu or coronavirus

Con số kỷ lục của các trường hợp Covid-19 đang được xác nhận trên khắp thế giới. Nhưng vì đây cũng là mùa cúm, làm thế nào bạn có thể biết chắc mình bị nhiễm coronavirus, cảm lạnh hay cúm?

Tất cả chúng đều do các loại virus khác nhau gây ra, nhưng có thể có các triệu chứng giống nhau.

Hầu hết những người cảm thấy bị bệnh do coronavirus sẽ có ít nhất một trong ba triệu chứng chính sau:

 nhiệt độ cao, một cơn ho mới, liên tục,mất hoặc thay đổi khứu giác hoặc vị giác

Vậy bạn cần biết gì về những điều khác mà bạn có thể bắt gặp trong những tháng tới?

Sốt có nghĩa là tôi bị nhiễm coronavirus?

Một cảm lạnh, cúm hoặc coronavirus – tôi mắc bệnh nào?

Nhiệt độ cao là 37,8 ° C trở lên. Sốt như vậy có thể xảy ra khi cơ thể đang chống lại bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào – không chỉ coronavirus.

Tốt nhất nên dùng nhiệt kế để đo. Nhưng nếu bạn không có, hãy kiểm tra xem bạn hoặc người bạn đang lo lắng có cảm thấy nóng khi chạm vào ngực hoặc lưng hay không.

Mặc dù sốt là một triệu chứng chính của coronavirus, nó có thể là bệnh cúm hoặc một bệnh nhiễm trùng khác.

Nhiệt độ cao không chắc khi bị cảm lạnh.

Nếu bạn bị sốt, hãy sắp xếp một cuộc kiểm tra coronavirus – bạn có thể sử dụng dịch vụ NHS 111 coronavirus trực tuyến

Còn ho thì sao?

Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, bạn có thể bị ho cùng với các triệu chứng khác.

Bệnh cúm thường đến đột ngột và người bệnh thường bị đau nhức cơ, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng và chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, kèm theo ho. Cảm giác còn tệ hơn cả cảm nặng.

Cảm lạnh có xu hướng phát triển dần dần và ít nghiêm trọng hơn, mặc dù chúng vẫn khiến bạn cảm thấy không khỏe. Cùng với ho, có thể có hắt hơi, đau họng và chảy nước mũi. Sốt, ớn lạnh, đau cơ và đau đầu là rất hiếm.

Ho do coronavirus có nghĩa là ho nhiều trong hơn một giờ, hoặc ba cơn ho trở lên hoặc “từng cơn” trong 24 giờ.

Nếu bạn thường bị ho do một bệnh lý lâu năm như COPD, nó có thể nặng hơn bình thường.

Bạn nên đi xét nghiệm coronavirus nếu xuất hiện một cơn ho mới, liên tục.

Mất hoặc thay đổi mùi hoặc vị nghĩa là gì?

Đây là những triệu chứng chính của coronavirus và bạn nên đi xét nghiệm.

Nó vẫn có thể là bạn bị cảm lạnh đơn giản. Nhưng bạn cần phải kiểm tra, ngay cả khi cảm thấy không khỏe, để tránh nguy cơ lây lan vi rút.

 Coronavirus mất khứu giác ‘khác với cảm lạnh hoặc cúm’

Coronavirus mất mùi: Thịt có vị như xăng

Hình ảnh hiển thị cách đo nhiệt độ của bạn bằng các loại nhiệt kế khác nhau

CHÚNG TA CÓ NÊN QUÁ LO SỢ VỚI DỊCH CÚM ĐỂ CÓ THÊM… BỊNH CĂNG THẲNG! (By Michelle Roberts Health editor, BBC News online)

40 LỜI KHUYÊN CHO CUỘC SỐNG TỐT LÀNH

 

40 LỜI KHUYÊN CHO CUỘC SỐNG TỐT LÀNH

  1. Uống nhiều nước
  2. Ăn sáng như Vua, anh trưa như Ông hoàng và ăn tối như Kẻ ăn xin (ăn ít)
  3. Ăn nhiều thức ăn mọc trên cây và ăn ít thức ăn được chế tạo trong nhà máy.
  4. Sống với 3 chữ N: Năng lực –Nhiệt thành- Nhân ái
  5. Tìm ra thời gian để cầu nguyện
  6. Chơi trò chơi nhiều hơn
  7. Đọc sách nhiều hơn so với năm trước
  8. Mỗi ngày dành 10 phút ngồi yên lặng
  9. Ngủ tối thiểu 7 giờ
  10. Vừa đi bộ vừa mỉm cười 10-30 phút mỗi ngày
  11. Đừng so sánh cuộc đời của mình với cuộc đời của những người khác. Không biết hành trình của họ như thế nào đâu.
  12. Đừng có những suy nghĩ tiêu cực hoặc nghĩ những điều mà mình không thể làm chủ. Thay vào đó, hãy đầu tư năng lực của mình vào ngay thời điểm hiện tại.
  13. Đừng làm gì quá sức. Phải giữ một giới hạn cho bản thân.
  14. Đừng coi mình quá nghiêm trọng, coi như không ai sánh nổi.
  15. Đừng phí năng lực quý báu vào những chuyện ngồi lê đôi mách.
  16. Hãy biết mơ nhiều hơn ngay khi còn đang thức
  17. Ghen tỵ là phí thì giờ. Mình đã có tất cả những gì mình cần rồi.
  18. Hãy quên đi những chuyện đã qua. Đừng nhắc người thân nhớ lại những lỗi lầm trong quá khứ. Điều đó sẽ làm tan vỡ hạnh phúc đang có.
  19. Cuộc sống quá ngắn để tốn thời gian căm ghét bất cứ ai. Chớ ghét bỏ ai
  20. Hãy dàn hòa với quá khứ của mình đẻ tránh làm hỏng cái hiện có
  21. Không ai nuôi dưỡng hạnh phúc của mình, ngoài chính mình
  22. Hãy coi cuộc đời là một trường học và bạn đang ở đó để học. Những điều khó hiểu chỉ là một phần của chương trình học, chúng xuất hiện rồi biến dần giống như môn Đại số. Nhưng những bài học mình thu nhận được sẽ kéo dài suốt đời
  23. Hãy mỉm cười và cười nhiều hơn nữa
  24. Không buộc phải thắng trong mọi cuộc tranh cãi. Hãy bằng lòng với sự bất đồng
  25. Hãy thăm hỏi thường xuyên gia đình mình
  26. Mỗi ngày hãy đưa lại vài điều tốt cho người khác
  27. Hãy tha thứ cho mọi người về mọi chuyện
  28. Hãy dành thời gian cho các cụ ngoài 70 và các cháu dưới 6 tuổi
  29. Cố gắng làm được cho 3 người mỉm cười mỗi ngày
  30. Không cần biết những điều người khác nghĩ về mình
  31. Công việc không chăm sóc được khi mình đau ốm. Bạn mình mới làm được. Hãy luôn liên lạc với nhau
  32. Hãy luôn làm những chuyện đúng đắn
  33. Hãy gạt bỏ mọi chuyện bất lợi, không đẹp hoặc không vui
  34. Trời sẽ chữa lành mọi chuyện
  35. Dù cho mọi hoàn cảnh tốt hay xấu cũng sẽ thay đổi
  36. Mặc dù cảm thấy thế nào cũng hãy đứng dậy, trưng diện lên và khoe với mọi người
  37. Điều tốt nhất rồi sẽ đến
  38. Thức dậy thấy vẫn sống, hãy cảm ơn Thượng đế
  39. Trong lòng luôn thấy hạnh phúc. Đó chính là hạnh phúc
  40. Hãy có những ngày cuối tuần thật tuyệt vời.
Image may contain: people sitting

Bí quyết sống trường thọ đơn giản

Bí quyết sống trường thọ đơn giản

Những cụ trường thọ ăn loại “thuốc tiên” gì mà qua bao năm tháng tay chân vẫn nhanh nhẹn, tai mắt vẫn minh mẫn tinh anh? Người đoạt giải Nobel sinh lý học đã tiết lộ bí mật này, vốn dĩ chúng ta đã hiểu lầm về bí quyết trường thọ như thế lâu nay.

Những người trường thọ ở các quốc gia khác nhau, khí hậu, thực vật, tập tục đều không giống nhau, thậm chí lối sống cũng tương phản nhau. Ví như có cụ thì vẫn thường uống rượu, có cụ lại thích đồ béo… Nhưng có một điểm giống nhau, đó là người trường thọ đều lạc quan vui vẻ, tâm thiện lương, là người sống chan hòa với mọi người xung quanh.

Elizabeth Helen Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh lý học đã tổng kết rằng: “Người muốn sống trăm tuổi, ăn uống phù hợp chiếm 25%, các thứ khác chiếm 25%, nhưng tác dụng của tâm lý cân bằng chiếm tới 50%”.

“Hoàng Đế Nội Kinh” ghi: “Bách bệnh sinh vu khí dã. Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí kết, kinh tắc khí loạn, lao tắc khí háo…”. Ý là: Trăm bệnh sinh tại khí. Giận thì khí tăng, vui thì khí trở lại bình thường, buồn thì tạo khí, kinh sợ thì khí loạn, lo lắng thì khí bị hao tổn.

Y học hiện nay phát hiện: Ung thư, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, loét dạ dày, kinh nguyệt không đều… 65-90% bệnh tật là có quan hệ với áp lực tâm lý, vì vậy, những bệnh này, được xem là bệnh do tâm và thân. Như vậy, trong cuộc sống sinh hoạt, chúng ta nên nên làm gì để có thể giảm bớt áp lực? 

Có 4 điều cần nhớ sau đây: 

  1. Có mục tiêu sống rõ ràng

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, “mục tiêu tạo ra cảm xúc mạnh mẽ”, rất hữu ích với sức khỏe. Bởi vì có mục tiêu theo đuổi trong cuộc sống hay không, nó quyết định tâm tính của một người, theo đó quyết định tâm sinh lý của người đó. Nhà khoa học người Anh đã khảo sát những người trong độ tuổi 40-90 trong 7 năm. Kết quả phát hiện, sống không có mục tiêu rõ ràng thì số người tử vong do bệnh tật hoặc tự sát cao hơn gấp đôi so với nhóm người sống có mục tiêu rõ ràng.

Mặt khác, y học sớm đã phát hiện, sau khi về hưu, bởi vì mục tiêu sống bỗng nhiên biến mất, khiến tinh thần và sức khỏe đồng thời suy giảm mạnh. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là, nếu một người sống không có mục tiêu, “chết” sẽ là mục tiêu duy nhất. Như vậy, cơ chế tự hủy trong tiềm thức sẽ lặng lẽ khởi động, khiến thân thể bạn ngày càng sa sút. Học ca hát, nhảy múa, đánh cờ… đều có thể trở thành mục tiêu, hơn nữa đều rất có khả năng thực hiện.

  1. Lấy việc giúp người làm niềm vui

Doanh nhân Thiệu Dật Phu Hồng Kong qua đời ở tuổi 107; vui vẻ giúp đỡ người khác là một nguyên nhân giúp ông thọ lâu. Ông là người sáng lập “Giải thưởng Thiệu Dật Phu”, quỹ ngân sách lên đến 5 tỷ đô la Hồng Kong. Các nhà nghiên cứu phát hiện, trợ giúp vật chất cho người khác, có thể làm giảm tỷ lệ tử vong xuống 42%; ủng hộ tinh thần có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống còn 30%.

Một nhà nghiên cứu y học người Mỹ muốn hiểu rõ vấn đề này, ông đã làm một nghiên cứu: Lấy 106 học sinh khoảng 20 tuổi chia làm 2 nhóm; một nhóm tình nguyện làm việc thiện, một nhóm dự bị. Sau 10 tuần, nhóm tình nguyện so với nhóm dự bị, thì các chứng viêm, tỷ lệ cholesterol và cân nặng đều thấp hơn.

Giúp người, vì sao có tác dụng chữa bệnh? Bởi vì, làm điều tốt giúp người, thường làm chuyện tốt, trong nội tâm thường sinh ra một cảm giác tự hào và vui vẻ khó diễn đạt thành lời, theo đó làm giảm hoóc-môn stress, kích thích “hoóc-môn có lợi” sinh ra. Một chuyên gia bệnh tâm thần và truyền nhiễm còn nói: Dưỡng thành thói quen vui vẻ giúp người, là cách tốt nhất để dự phòng chứng u buồn.

  1. Sự hòa thuận trong gia đình là bí quyết hàng đầu

Tiểu bang Georgia nước Mỹ có một cụ bà làm nông sống 132 tuổi 91 ngày. Lúc cụ được 130 tuổi, có phóng viên hỏi bí quyết trường thọ của cụ là gì, cụ trả lời: Trước hết là sự hòa thuận trong gia đình.

Đại học Harvard có một khảo sát trên 268 người nam cũng phát hiện: Điều thật sự quan trọng trong cuộc sống một người chính là mối quan hệ với người khác, khuyết thiếu sự ủng hộ của gia đình, thì ảnh hưởng đến sức khỏe cũng tương đồng với hút thuốc và không vận động.

  1. Cho đi và nhận lại

Một chuyên gia tâm lý học người Mỹ có một nghiên cứu “Quan hệ giữa tính cách và trái tim” trong 25 năm đã phát hiện: Người có lòng dạ hẹp hòi, nặng danh lợi, nặng thù hằn thì tỷ lệ tử vong lên đến 14%; còn người có lòng dạ rộng rãi, vui vẻ giúp người, tính cách hiền hòa thì tỷ lệ tử vong chỉ có 2.5%. Tỷ lệ bệnh tim thì người trước cao hơn người sau gấp 5 lần.

Một nhà tâm lý học người Mỹ có kể câu chuyện của một bệnh nhân nữ như sau: Vài năm trước, Alice vì thất tình nên bị chứng uất hận, sau khi rời quê hương, di cư đến nơi khác sinh sống. Cuộc sống ở đây chậm rãi, người với người quan hệ rất ôn hòa.

Nhiều lần, cho dù làn xe phải xếp hàng rất đông, nhưng vẫn luôn có người nhường đường cho cô. Sự nho nhã tự nguyện, người trước mình sau này khiến Alice rất cảm động. Dần dần, Alice cũng được dưỡng thành thói quen nhường đường ở bãi đỗ xe, cô thích làm điều này, mỗi một lần nho nhỏ “ban cho”, đều mang đến cho cô niềm vui và cảm xúc không thể nói thành lời. Một năm sau, chứng uất hận của Alice không trị mà hết.

“Ban cho sự thân mật”, dẫu chỉ là một nụ người hay là một biểu lộ hài hước, thì nồng độ protein miễn dịch trong nước bọt sẽ gia tăng, loại kháng thể này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.

Một vị giáo sư luân lý học về sinh mệnh đã phát hiện bản chất của “tiếng vang”:

“Ban cho và hồi báo có tồn tại quá trình chuyển đổi năng lượng bí mật thần kỳ. Tức là khi một người ban cho, năng lượng hồi báo sẽ thông qua đủ loại hình thức hướng người này trả lại. Chỉ có điều đa số tình huống là chúng ta hồn nhiên không hay biết…”.

Những hành động có lợi cho sự hài hòa giữa các mối quan hệ bao gồm: Ca ngợi, hài hước, mỉm cười, tôn trọng, nhường nhịn, hiền hòa, bao dung, tha thứ, thông cảm, đồng cảm, trung thành, lắng nghe… Kỳ thực, quyết định một người sống lâu dài ngắn ra sao, không chỉ là do ăn uống vận động, mà tâm tình vui vẻ và tích cực cũng vô cùng trọng yếu! 

 S.T.

From: TU-PHUNG

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống nước

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống nước  ngay khi vừa thức dậy?

Phụ nữ Nhật Bản nổi tiếng với vóc người thon thả, khỏe mạnh và săn chắc.

Phụ nữ Nhật Bản nổi tiếng với vóc người thon thả, khỏe mạnh và săn chắc. Trong đó, yếu tố di truyền học chắc chắn đóng vai trò quan trọng, nhưng bên cạnh đó, thói quen uống nước vào buổi sáng cũng giúp họ khỏe mạnh hơn. Đó chính là một cách đơn giản mà hầu hết phụ nữ Nhật Bản đều uống nước ngay khi thức dậy.

Nên uống nước sau khi thức dậy

Hiện nay, thói quen uống nước ngay khi vừa thức dậy đã “ăn sâu” vào trong văn hóa Nhật Bản. Trên thực tế, thói quen này chỉ là một hình thức xử lý nước được khoa học chứng minh là giúp khắc phục một số rối loạn cơ thể. Khác với Hoa Kỳ và các nước phương Tây, dân số ở Nhật Bản không bị mắc nhiều các bệnh về rối loạn như bệnh béo phì và bệnh tiểu đường. Vì vậy, đây chính là lý do mà chúng ta nên học hỏi lối sống lành mạnh của họ.

Tại sao việc uống nước lại quan trọng đến vậy?

70% cơ thể chúng ta được tạo ra từ nước, vì vậy, nước thực sự rất cần thiết để giúp cho cơ thể luôn tỉnh táo, khỏe mạnh và hoạt động đúng các chức năng của nó. Khi nhu cầu nước của cơ thể không được đáp ứng đầy đủ có thể gây ra những hậu quả sức khỏe tiêu cực ngay trước mắt và lâu dài.

Tình trạng mất nước kéo dài có thể dẫn tới viêm khớp dạng thấp, đau nửa đầu, đau thắt ngực, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao, béo phì, bệnh trĩ, ung thư vú, bệnh lao phổi, sỏi thận, viêm xoang và ung thư tử cung.

Hãy giúp cơ thể phòng tránh mắc phải những tình trạng này bằng cách uống nước ngay sau khi thức dậy và bao đảm cơ thể của bạn cung cấp đủ nước cả ngày.

Uống nước thế nào cho hợp lý?

Đây là một phương pháp đã được chứng minh là giúp đối phó với các rối loạn cơ thể, rối loạn kinh nguyệt và các bệnh liên quan tới mắt. Ngoài ra, bạn cũng sẽ cảm thấy như được tiếp thêm “sinh lực” cho cả ngày dài sau khi tuân thủ việc uống nước theo phương pháp này.

Uống gấp khoảng 4 lần 160ml nước ngay sau khi thức giấc, trước khi đánh răng và khi bụng vẫn còn đói. Không ăn bất cứ thứ gì trong vòng 45 phút sau đó.

Uống nước trước khi ăn ít nhất 30 phút, nhưng không uống vào 2 giờ sau bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.

Nếu bạn chưa quen với việc uống 4 cốc nước khi dạ dày còn đang rỗng, thì bạn có thể bắt đầu uống một cốc nước hoặc uống nhiều nhất có thể. Sau đó, có thể tăng dần lượng nước nạp vào cơ thể cho tới khi đạt đến mức độ mong muốn là 640ml.

Khi nào có kết quả mong đợi:

– Đối với bệnh nhân mắc tiểu đường hoặc huyết áp cao: có kết quả sau 30 ngày.

– Đối với người bị táo bón và viêm dạ dày: có kết quả sau 10 ngày.

– Đối với bệnh nhân lao: có kết quả sau 90 ngày.

8 lợi ích chính của việc uống nước khi đói:

  1. Giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể

Khi uống nước, nước sẽ tự động thúc đẩy nhu động ruột. Vào ban đêm, cơ thể của bạn sẽ tự động điều chỉnh và loại bỏ tất cả độc tố ra khỏi cơ thể. Khi uống nước vào buổi sáng lúc vừa ngủ dậy, sẽ giúp loại bỏ tất cả những độc tố trong cơ thể, giúp cơ thể sảng khoái và khỏe mạnh. Uống nhiều nước giúp cơ thể tăng cường sản xuất các tế bào cơ và tế bào máu mới.

 Tăng cường trao đổi chất

Uống nước lúc dạ dày trống rỗng có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên ít nhất là 24%. Điều này rất quan trọng đối với những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng một cách nghiêm ngặt. Tăng cường tỷ lệ trao đổi chất nghĩa là cải thiện hệ thống tiêu hóa. Bạn có thể duy trì thói quen ăn uống hàng ngày đơn giản hơn, nếu bạn tiêu hóa nhanh hơn. Uống nước ngay sau khi vừa thức giấc giúp thanh lọc đại tràng, làm cho nó hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.

  1. Giúp giảm cân lành mạnhUống nước khoa học cũng co thể giảm cân

Uống nước vào buổi sáng ngay khi vừa thức dậy, cơ thể sẽ loại bỏ tất cả các độc tố và giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Bạn sẽ cảm thấy ít đói hơn và giảm cảm giác thèm ăn. Điều này giúp phòng ngừa việc tăng cân do ăn quá nhiều.

  1. Giảm bớt chứng ợ nóng và khó tiêu

Khó tiêu là do hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao. Bạn bị ợ nóng là khi axit trào ngược lên trong thực quản. Uống nước lúc đói khiến axit này bị đẩy xuống và loãng đi, do đó chứng rối loạn này cũng sẽ được giải quyết. Ngoài ra, cách này còn cung cấp sự khởi đầu tuyệt vời cho dạ dày để chuẩn bị cho bữa sáng sắp tới.

  1. Cải thiện làn da

Mất nước gây ra việc xuất hiện những nếp nhăn sớm và lỗ chân lông sâu trên da. Trong một nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra rằng uống 500ml nước khi đói làm tăng lưu thông máu trên da và làm sáng da. Ngoài ra, việc uống nhiều nước trong ngày giúp cơ thể giải phóng được độc tố, điều này sẽ giúp làn da của bạn rạng rỡ hơn.

  1. Giúp tóc mượt mà và bóng khỏe

Mất nước có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của tóc. Uống nhiều nước giúp nuôi dưỡng mái tóc của bạn từ trong ra ngoài. Bởi vì nước chiếm gần ¼ trọng lượng của một sợi tóc, nếu cơ thể hấp thu không đủ nước có thể khiến sợi tóc giòn và mảnh hơn. Bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt uống nước khi đói có thể cải thiện chất lượng tóc một cách hiệu quả nhất.

  1. Ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng bàng quang

Uống nước ngay sau khi thức dậy có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa sỏi thận  nhiễm trùng bàng quang. Có một sự thật rằng uống nước khi đói làm loãng axit có trong dạ dày, do đó giúp ngăn ngừa việc hình thành sỏi trong thận. Bạn càng uống nhiều nước (tới giới hạn khỏe mạnh), sẽ càng tránh được các nhiễm trùng bàng quang gây ra bởi độc tố.

 Tăng cường hệ miễn dịch

Uống nước khi đói giúp loại bỏ và cân bằng hệ bạch huyết, dẫn đến tăng cường hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp bạn an toàn trước nhiều bệnh khác nhau và phòng ngừa việc ốm thường xuyên. 

From: Phi Phuong Nguyen

Đột quỵ ngăn ngừa được không?

Đột quỵ ngăn ngừa được không?

Mấy hôm nay, tôi bàng hoàng nghe tin một người tôi quen qua đời vì đột quỵ.

Tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi về làm sao ngăn ngừa hay tầm soát đột quỵ. Để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ phân tích lại bệnh đột quỵ, đặc biệt loại đột quỵ nguy hiểm do vỡ túi phình, các khuyến cáo ngăn ngừa, các xét nghiệm có thể giúp ngăn ngừa và cách tầm soát đột quỵ.

# Đột quỵ là gì?

– Đột quỵ là do một vùng não bị mất oxygen đột ngột do mạch máu bị ngưng tuần hoàn. Có 2 loại đột quỵ chính là đột quỵ do nghẽn mạch máu (ischemic stroke), chiếm phần lớn (85-90%) và đột quỵ do vỡ mạch máu (hemorrhagic stroke), chiếm ít hơn (dưới 10%). Loại đột quỵ khác là TIA (cơn thiếu máu thoáng qua) cũng có thể coi là một dạng đột quỵ cho nghẽn mạch máu, nhưng cục máu đông sau đó lọt qua được khe hẹp và dòng máu lưu thông trở lại (nên gọi là cơn thiếu máu thoáng qua)

– Đột quỵ là một quá trình phát triển bệnh từ từ, không có triệu chứng, đến một giai đoạn nhất định thì bùng phát như giọt nước tràn ly. Với đột quỵ do nghẽn mạch máu (ischemic stroke) thì quá trình này bắt đầu từ cao huyết áp không kiểm soát, cao mỡ, tiểu đường, và các yếu tố viêm như hút thuốc lá khiến mạch máu dần dần bị nghẹt. Với trường hợp vỡ mạch máu (hemorrhagic stroke) cũng vậy, thường bắt đầu bằng cao huyết áp không kiểm soát, dẫn đến xơ vữa cứng động mạch làm dễ vỡ khi áp lực trong mạch máu quá lớn.

Đột quỵ do vỡ túi phình mạch máu não (brain aneurysm rupture)

– Loại đột quỵ vỡ mạch máu do túi phình (Aneurysm) là loại nguy hiểm hơn do vỡ mạch máu dạng này thường lớn, tổn thương nhiều hay toàn bộ vùng não, và khó can thiệp. Vỡ túi phình thường dẫn đến xuất huyết dưới màng nhện (subarachnoid hemorrhage) khiến cho phần không gian dưới nhện, là nơi dịch não tủy lưu thông, bị nghẽn, khiến cho bệnh nhân bị liệt, hôn mê, thậm chí tử vong rất nhanh.

– Túi phình là giãn nở một đoạn của động mạch khiến cho thành mạch vùng này mỏng hơn so với chỗ khác (tương tự như phù ruột xe đạp). Thường túi phình phát triển chỗ nhánh rẽ của động mạch do thành mạch nơi này thường mỏng hơn so với chỗ khác.

– Túi phình trong não có nhiều kích cỡ khác nhau, từ vài milimet đến vài cm. Khoảng 6.5 triệu người Mỹ có túi phình trong não (1 trong 50 người), nữ có nhiều hơn nam, và túi phình thường xuất hiện trong khoảng tuổi 35 đến 60, phần lớn túi phình phát triển sau 40 tuổi. Phụ nữ, nhất là sau 55 tuổi, có rủi ro vỡ túi phình gấp 1.5 lần so với nam. Ước tính khoảng 50-80% túi phình cỡ nhỏ không bị vỡ (1). Kích cỡ túi phình trên 2.5 cm (khoảng 1 inch) là nguy hiểm do khả năng vỡ cao và khó chữa.

Triệu chứng vỡ túi phình: ngoài các triệu chứng thường gặp của đột quỵ như liệt yếu, thay đổi giọng nói, ..bệnh nhân bị vỡ túi phình còn có những triệu chứng sau

– Mờ mắt hay mất thị lực, mí mắt sụp một bên, giãn đồng tử

– Nhức đầu kinh khủng, nhất là bên trong mắt

– Tê liệt và yếu

– Ói mửa và buồn nôn

– Cứng cổ, co giật, động kinh

Lưu ý là bệnh nhân có thể có những triệu chứng khác ngoài những triệu chứng trên.

# Cách ngăn ngừa đột quỵ theo khuyến cáo của hội đột quỵ Hoa Kỳ và hội tim mạch hoa kỳ

– Ai cũng có rủi ro bị đột quỵ, càng lớn tuổi thì các rủi ro càng cao. Các khuyến cáo ngăn ngừa hiện nay nhằm vào kiểm soát các bệnh mãn tính (lâu dài), thay đổi lối sống, và cùng chủ động chăm sóc sức khỏe với BS.

– Hội đột quỵ Hoa Kỳ đưa ra 8 điều nhằm giảm rủi ro đột quỵ (2)

+ Tìm ra rủi ro đột quỵ của mình dựa mình các yếu tố như huyết áp, các lab, và chỉ số khác. Hội đột quỵ Hoa Kỳ khuyên bệnh nhân nên thử tính toán rủi ro đột quỵ của mình tại https://ccccalculator.ccctracker.com/

Khi bệnh nhân biết rủi ro đột quỵ của mình, ví dụ như cao hay thấp, thì bệnh nhân sẽ hiểu hơn tầm quan trọng của việc kiểm soát các bệnh mãn tính khác, tập thể dục, hay đổi lối sống.

+ Ăn uống khỏe mạnh với chế độ cân bằng, gồm có rau củ quả tươi, fiber, đạm và chất béo vừa phải. Quý vị có thể xem các video về dinh dưỡng ăn uống của tôi.

+ Giữ cơ thể vận động thường xuyên (physical active) như tập thể dục đều đặn. Tập thể dục được tính là 150 phút tập nhẹ mỗi tuần (hay gần 1g tập 3 lần mỗi tuần) hoặc 75 phút tập nặng (25 phút một lần và 3 lần mỗi tuần). Quý vị xem lại video tập thể dục sao cho đúng của tôi (video # 122 )

+ Theo dõi cân thường xuyên. Cân nặng, đặc biệt là thừa cân và béo phì là những rủi ro rất nguy hiểm cho đột quỵ

+ Không hút thuốc vì đây là một rủi ro cao có thể dẫn đến đột quỵ. Lưu ý là hút thuốc thụ động (ở chung nhà với người hút thuốc) cũng tăng rủi ro đột quỵ

+ Kiểm soát các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, hay cao mỡ. Các bệnh này đều làm mạch máu dần dần nhỏ hẹp, xơ cứng, dẫn đến đột quỵ

+ Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của BS, ngay cả khi các bệnh đã kiểm soát hoàn toàn. Một số bệnh nhân khi thấy huyết áp đã ổn định thì ngưng thuốc. Quý vị xem lại có nên uống Aspirin để ngăn ngừa đột quỵ (video #261)

+ Chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của mình cùng với BS, hỏi các câu hỏi liên quan và tìm ra cách chăm sóc thích hợp nhất cho quý vị

# Có nên tầm soát đột quỵ bằng siêu âm động mạch cảnh?

– Tầm soát là cách tìm bệnh sớm mà chưa có triệu chứng. Hiện nay ngăn ngừa đột quỵ chủ yếu dựa vào các khuyến cáo nói trên. Trường Y khoa Harvard có phân tích một bài về siêu âm động mạch cảnh (3), là cách mà quý vị có thể nghe nói trong việc tầm soát đột quỵ.

– Động mạch cảnh là động mạch chính cung cấp máu lên não từ tim. Chúng ta có 2 động mạch cảnh ở hai bên cổ. Khi BS kiểm tra mạch đập ở cổ là kiểm tra mạch này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đột qụy có liên quan đến hẹp động mạch cảnh, vì vậy, siêu âm động mạch cảnh được xem là một cách có thể tầm soát đột quỵ sớm.

– Thực tế thì đột quỵ phức tạp hơn nhiều so với việc siêu âm động mạch cảnh. Các nghiên cứu chỉ ra phần lớn đôt quỵ xảy ra ở bệnh nhân không bị hẹp động mạch cảnh. Và quan trọng hơn, việc đo lường chính xác độ hẹp của động mạch cảnh lại tùy thuộc vào kinh nghiệm của chuyên viên siêu âm. Vì vậy, trường Harvard và tổ chức chuyên khoa như Hội Đột Quỵ Hoa Kỳ không khuyến cáo dùng siêu âm để tầm soát đột quỵ.

# Xét nghiệm tìm túi phình trong não (brain aneurysm)

– Hiện nay, các BS không khuyến cáo bệnh nhân làm xét nghiệm tìm túi phình trong não nếu không có các điều kiện sau

+ có bệnh sử về túi phình trong não

+ bị đột quỵ xuất huyết dưới nhện

+ có người thân bị túi phình trong não

+ có các bệnh di truyền như Marfan Syndrome, Ehlers-Danlos syndrome IV, hoặc đa nang thận (Polycystic kidney disease)

# Tóm lại

– Đột quỵ là bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Có 2 loại đột quỵ là nghẽn mạch máu và vỡ mạch máu, đều do quá trình tích lũy dần dần của bệnh lý.

– Đột quỵ do vỡ túi phình trong não là loại cực kỳ nguy hiểm.

– Cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ là tập thể dục, thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá, ăn uống cân bằng.

P/S: Bài viết này kính tặng người bạn vừa mất, chúc chị yên nghỉ.

BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ

Inline image

Bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên do một yếu tố tâm lý nào nào tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi tác phong.

Số lượng phụ nữ thường gặp bệnh trầm cảm nhiều gấp đôi nam giới (2 nữ/ 1 nam) xảy ra ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là độ tuổi trưởng thành. Tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày một gia tăng, theo tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 850000 chết do hành vi tự sát do bệnh trầm cảm, là một bệnh phổ biến ở trên toàn cầu. Tuy nhiên trong số đó những người được chẩn đoán và điều trị kịp thời còn rất thấp chiếm khoảng 25%.

Trầm cảm do các nguyên nhân sau gây nên:

– Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân: có nhiều giả thuyết cho rằng do di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống, xã hội nhưng chưa thực sự rõ ràng.

– Trầm cảm do căng thẳng: do áp lực từ nhiều phía như công việc, gia đình, con cái, phá sản hay do những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất tiền của…

– Trầm cảm có thể xuất hiện các bệnh lý hay chấn thương tác động trực tiếp đến não bộ

Triệu chứng trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại rất khó ngủ hoặc có người thi ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường xuất hiện như:

– Không thể tập trung

– Cảm thấy vô cùng mệt mỏi

– Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng

– Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi

– Mất hứng thú với việc quan hệ tình dục

– Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa

– Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử

Những thói quen sinh hoạt dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh trầm cảm:

– Đừng tự cô lập mình

– Đơn giản hóa cuộc sống

– Tập thể dục thường xuyên

– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

– Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng

– Không nên đưa ra các quyết định quan trọng khi đang cảm thấy chán nản

Nếu bạn cảm thấy bị trầm cảm với các dấu hiệu và triệu chứng kể trên, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn có thể bị trầm cảm nặng nếu không được chữa trị. Trầm cảm không được chữa dẫn đến các vấn đề về thần kinh và thể chất, hay các rắc rối trong các mặt khác của cuộc sống, thậm chí dẫn đến tự tử.

An An (Dịch từ Naver, tổng hợp)

From: TU PHUNG

Tôi Đi Mổ Tim – Lý Trung Tín

Kimtrong Lam

Tôi Đi Mổ Tim – Lý Trung Tín

Lời phi lộ: Đoản văn này do yêu cầu của các bạn hữu khắp nơi sau khi nghe tin tôi phải mổ tim và còn sống, viết lại để anh chị em gần xa chung vui với gia đình tôi.

Bài viết chỉ nhằm chia sẻ một kinh nghiệm để đời khó quên, và thân tặng những ai cùng hoàn cảnh, các cụ thường nói “đồng bệnh tương lân”, nên được ghi lại để những ai có “vấn đề” về trái tim cùng đọc.

————————–

Ngày đi mổ 24.10.2012, giờ hẹn là 7 giờ sáng. Bác sĩ (BS) mổ tim của bệnh viện Bergmannsheil, Tỉnh Bochum, Germany, đã nói rõ việc giải phẫu, kể cả những việc xấu có thể xảy ra, dặn dò cẩn thận mọi chuyện với vợ và con gái tôi, người nhà an tâm trong ca mổ, cũng như hiểu rõ mọi giai đoạn từ các chứng bệnh về tim, việc chữa trị, thời gian bình phục, thực đơn nên theo sau khi mổ, xác suất khỏi bệnh, xác suất tử vong, v.v… Tôi thì không biết gì cả vì lúc BS nói chuyện, thì tôi nằm ở phòng khác, có lẽ BS cũng không muốn bệnh nhân nghe chăng?

Bệnh viện yêu cầu có ít nhất một thân nhân đi theo để nếu có gì còn quyết định thay cho bệnh nhân. Phần tôi có vợ và cô con gái thứ 2, chồng là BS Giám Đốc Bệnh Viện Alfried Krupp Krankenhaus, tỉnh Essen, đi theo. Tôi không lo lắng với kết quả vụ mổ vì đã chấp nhận, vợ tôi chắc chắn là lo đến mất ăn mất ngủ cả tháng qua, vì tôi từ chối không chịu đi mổ sau 3 lần thông tim đến lần thứ tư, BS thông tim cho biết, lại nghẹt lại, nên các con gái, con rể tôi cùng họp lại đưa ra lời khuyên, bây giờ tôi còn sức khoẻ nên mổ để làm Bypass thì 10 năm sau cũng không sợ bị nghẹt lại. Đến đây tôi kể rõ, tháng 9.2010, tôi thấy đau ran lồng ngực khi vừa ra bưu điện gởi xong số báo Tạp Chí Dân Văn cho các độc giả khắp thế giới nên tôi vội lái xe về phòng mạch BS gia đình, cách bưu điện chừng 1 cây số. Bà BS liền tiến hành khám và bảo tôi ngồi chờ xe cứu cấp đưa vào nhà thương, tôi xin vào nhà thương do con rể làm GĐ, cách phòng mạch hơn 6 cây số, trong lúc chờ xe tôi gọi về nhà báo cho vợ tôi biết tình trạng của tôi, con gái tôi gọi cho chồng đang trong bệnh viện kể sơ qua bệnh trạng, khi xe chở tôi đến, thì các BS chuyên về tim đã túc trực để xét nghiệm ngay, tôi được cho ngủ và thông tim ngay. Nằm nghỉ trong bệnh viện (BV) sáng hôm sau thì được cho về nhà, từ đó đến ngày mổ là hơn 2 năm, vào ra BV để thông tim 4 lần.

Khi tôi đồng ý theo lời khuyên của vợ con, thì con rể tôi đã nhờ Prof. Dr. med. Jutus Strauch, Direktor Klinik für Herz- und Thoraxchirurgie của BV Bergmannsheil, khám và lên chương trình mổ. Ngày khám là 21.09.2012 lúc 9:00 giờ. Ông Prof. Dr. med. Jutus Strauch khám rất kỹ, xong, bảo về nhà chờ.

Sau khi làm các thủ tục giấy tờ xác định tôi đúng là bệnh nhân của ca mổ tim, tôi được cho vào ngồi trong phòng chờ để y tá cân đo và hỏi đủ mọi chuyện liên quan đến sức khỏe. Các bác sĩ, y tá trong nhóm mổ lần lượt xuất hiện và đến bắt tay cùng tự giới thiệu. Bác sĩ trưởng nhóm mổ thông báo cho biết là với các hình chụp quang tuyến mới nhất, cho thấy hai mạch máu bị nghẹt.

Tôi chỉ nhớ đến đây với câu chuyện chờ đợi mổ vào buổi sáng. Khi mở mắt ra thì thấy vợ, con gái đang đứng trước mặt và quơ tay qua lại hỏi tôi có biết ai đây không. Tôi tức cười quá bảo là “người đẹp” chứ ai. Như vậy là mình còn sống, đây là một ân thưởng của Trời Đất dành cho tôi. Sau đó y tá xuất hiện cho biết là ca mổ của tôi đã xong với kết quả rất tốt, cho biết là tôi đang ở phòng hồi sinh (ICU), rồi hỏi tên tôi với ngày sinh, và có biết là tôi đang ở đâu không. Đây là họ muốn kiểm lại là trí nhớ của tôi có bị ảnh hưởng chi không với thuốc mê trong vụ mổ. Thấy tôi trả lời rõ ràng mọi câu hỏi, họ an tâm cho tôi nước uống, đắp thêm mền ấm như tôi yêu cầu. Họ cho biết là nếu tình trạng tiến triển khả quan, tôi sẽ được chuyển ra phòng bình thường nhưng rộng hơn vào tối nay. Phòng ICU thì một y tá trông nom cho một bệnh nhân 24/24, ngoài phòng thường thì một y tá trung bình trông 6 bệnh nhân hay hơn. Để theo dõi tình trạng bệnh nhân mới mổ, tôi sẽ phải nhịn ăn cho đến sáng mai, uống nước thì được. Tôi bị bệnh Diabetiker từ năm 1986, đến năm 1989 là phải chích Insulin đến bây giờ. Nếu còn ở VN, có lẽ tôi đã theo “ông bà” từ lâu lắm rồi. Vì thấy tôi đã tỉnh, không có quờ quạng chi, nên hai bàn tay của tôi được tự do, không bị buộc chặt xuống giường như vài bệnh nhân khác. Họ chỉ yêu cầu tôi nằm yên tại chổ, cần chi thì bấm nút gọi y tá, ngay cả chuyện tiêu tiểu.

Cô y tá cho biết là tôi được đưa vào phòng mổ lúc 8 giờ hơn chút, và đến 15 giờ 00 thì cô y tá trong phòng mổ gọi ra cho biết là ca mổ thành công, tổng cộng hơn bảy tiếng đồng hồ, đây là ca “đại giải phẫu”. Họ sẽ đưa tôi ra phòng ICU (hồi sức), sau khi đóng lại vết mổ và lau chùi sạch sẽ. Hỏi tôi cảm thấy thế nào, tôi cho biết là ngực thì hơi đau nhưng không đến nỗi phải la làng, chỉ có hơi khó chịu vì thấy ống cắm đầy người cùng các vết băng. Cô y tá cười và cho biết là tôi phải chịu như vậy trong những ngày ở bệnh viện chờ hồi phục. Nhưng sẽ được tháo bỏ ra từ từ trong vài ngày sắp tới. BS cắt 3 đoạn gân chân làm 3 cái Bypass cho quả tim của tôi. Có lẽ cũng nhờ BS làm sạch trái tim nên bây giờ tôi thấy yêu “bà xã” nhiều hơn, không còn “bóng hình” nào trong quả tim yêu đời nữa. Trong cuộc chiến xâm lăng tại VN, tôi đã 2 lần phải vào Tổng Y Viện Cộng Hoà, để giải phẫu vì bị thương ngoài chiến trường, nên rất quen thuộc với “tiếng động” của “dao kéo” trong phòng mổ.

Nhân dịp cô y tá rảnh rang và trông cô vui vẻ trả lời các câu hỏi, tôi bèn hỏi thăm về từng vết băng trên người cùng những giây ống hiện đang nối đầy người. Nhờ vậy tôi mới liên kết được việc mổ tim của tôi. Khi một mạch máu của tim bị nghẹt, nếu chỉ nghẹt từ 40 đến 60% thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc loảng máu và trợ tim, cùng khuyến cáo cải thiện việc ăn uống như ăn ít đi, bớt lượng thịt đỏ, dầu mở, v.v… Nếu nghẹt từ 60% đến 80%, thì khi làm soi tim thử nghiệm, bác sĩ sẽ bơm bong bóng làm thông nơi bị nghẹt và sau đó đật vào một vòng xoắn (stent) hầu giúp mạch máu nơi đó vững chắc hơn. Còn nếu mạch máu bị nghẹt từ 80% đến 100% thì phương pháp chữa trị duy nhất hiện nay được hiệp hội y khoa chấp nhận là dùng 1 tĩnh mạch khác trong người để câu dẫn cho máu đi vòng qua chổ bị nghẹt (by-pass surgery).

Xin mở ngoặc ở đây để nói về một phương pháp mới làm thông mạch tim dù đã bị nghẹt 100%. Phương pháp mới này do trường đại học y khoa Boston đề xướng. Họ chuyền vào máu một loại thuốc làm mềm phần bị nghẹt, kế tiếp dùng các dụng cụ thông tim đi đến nơi bị nghẹt và dùng một mũi khoan xuyên qua, rồi rút các chất dơ làm nghẹt ra khỏi mạch máu. Sau đó chỉ việc đặt vòng xoắn (stent) vào đó là xong. Một bệnh viện vùng Florida đã thử nghiệm và thành công với 6 bệnh nhân, nhưng khổ cái là phương pháp này vẫn chưa được chuẩn nhận với hội y khoa Hoa Kỳ. Khi có sự chuẩn nhận của hội y khoa Hoa Kỳ, thì các nước mới theo đó áp dụng được. Từ Đức mà bay qua Mỹ xin được làm vật thí nghiệm với phương pháp này cũng quá khó khăn cho một người ở xa, nên tôi chào thua.

Nếu nơi bị nghẹt nằm ở trên một mạch không quan trọng, ví dụ như chỉ một hoặc hai nơi ở mạch bên phải, bác sĩ giải phẩu có thế áp dụng phương pháp giải phẩu vi tiểu để câu thông mạch máu bằng những dụng cụ thật nhỏ đi kèm với thâu hình. Trong trường hợp này, bác sĩ không cần cắt mở lồng ngực bệnh nhân, không cần cho tim phổi ngừng đập, mà chỉ cần soi ba hay bốn lổ nhỏ chung quanh khu vực tim bị nghẹt mà thôi. Như vậy thời gian vết mổ được lành và sức khỏe phục hồi sẽ thật nhanh.

Trường hợp của tôi vì hai nơi bị nghẹt đều nằm trên mạch chính, một bên phải và một bên trái, bác sĩ cho biết là không thể nào áp dụng giải phẩu vi tiểu được mà phải áp dụng phương pháp thông thường là họ sẽ cưa xương giữa hai lồng ngực, rồi banh ra (giống như chúng ta đội chiếc xe lên lúc thay bánh xe vậy), để có thể thấy quả tim rõ ràng. Sau đó, máu sẽ được rút hết ra cho vào một bình chứa, cùng lúc các mạch máu trong người sẽ được nối vào một cái máy “Tim-Phổi”, máy này sẽ bơm một dung dịch thay thế máu và khí oxy nuôi dưỡng các bộ phận khác trong người như bộ óc, thận, gan, v.v… Còn quả tim và phổi thì được cho nằm yên để bác sĩ dùng một tĩnh mạch cắt dưới chân đem lên để câu thông qua nơi bị kẹt. Nhờ có cái máy “Herz-Lungen-Maschine” này, cùng việc để quả tim và phổi bất động, việc câu thông mạch máu của quả tim trở nên dễ dàng, ít có tai nạn xảy ra bất ngờ đưa đến chuyện xuất huyết, kích tim, đứt mạch máu não, v.v… và đưa đến tử vong. Đó là chưa kể việc gây mê đã được dùng một liều nhẹ hơn và liên tục thẳng vào máu, thay vì một lần thật nhiều khi bắt đâu mổ rôi thôi, đã khiến nhiều bệnh nhân yếu trong người đã ngủ luôn không dậy nữa. Mặc dù bác sĩ mổ cho biết xác suất tử vong là 1%, nhưng theo thống kê thì con số đó thấp hơn nhiều. Có thể còn thấp hơn một phần ngàn.

Sau khi đã làm xong việc câu dẫn mạch máu, dung dịch nước biển cùng các ống nối trên người bệnh nhân sẽ được rút ra. Máu sẽ cho chạy vào trở lại. Tim và phổi sẽ được kích thích cho đập trở lại từ từ như bình thường. Khung xương lồng ngực được cho về lại vị trí cũ, bác sĩ sẽ dùng một sợi dây kim loại để nối sát hai khung xương lại với nhau, cùng dùng một loại keo đặc biệt giữ chặt hai khung xương và kích thích xương tăng trưởng cho mau lành. Sợi dây kim loại này không có phản ứng với máy báo động nơi kiểm soát an ninh ở phi trường, vậy các bạn đừng lo nha. Đúng như thế, BS đã cho phép tôi bay đường xa, tháng 01.2014, bay cùng gia đình cô con gái lớn về Thái Lan để đi tour bằng tàu thuỷ, đúng y chang con đường vượt biển tìm tự do mà tôi đã mua thuyền tổ chức đem được 45 người đi từ sông Saigon ra cửa biển Vũng Tàu, được Cap Anamur vớt trên biển Đông hồi 10 giờ 47 phút ngày quốc tế lao động 01.05.1980. Tháng 07.2014, bay cùng gia đình cô con gái thứ hai qua Florida, nghỉ hè 2 tuần lễ, thăm gia đình người bạn thân cùng khoá SQ Thủ Đức tại Orlando. Cả 2 lần bay, qua các trạm kiểm soát, máy báo động không “kêu”, đi đứng như người bình thường.

Nhìn vết mổ nơi ngực dài chừng 20cm, tôi thấy cũng hơi ớn, nhưng lạ là không thấy vết may hay băng lại gì hết. Cô y tá cho biết vết may nằm ở bên trong nên không tạo thành vết sẹo lớn như trước. Ngoài ra, nhờ môi trường trong bệnh viện trong sạch, vết thương không cần băng lại và như vậy sẽ mau lành hơn. Bên dưới vết mổ, tôi thấy có ba cái ống đường kính chừng 15mm đi vào trong người, cô y tá cho biết đó là ba ống hút giúp đưa ra ngoài những huyết dịch, huyết tương chảy ra từ các vết mổ, cắt vá bên trong người. Ba cái ống này thật làm phiền tôi, vì vướng chúng bệnh nhân không thể nào hít vào cho đầy phổi, hoặc thở bụng nếu muốn. Nhìn thấy ống câu thông nước tiểu, cô y tá cho biết đó là thủ tục bình thường để tránh bệnh nhân đái văng tung tóe trong phòng mổ, trong lúc ai nấy đều bận không có thời giờ lau chùi. Ống thông nước tiểu này sẽ được rút ra vào hôm sau, bệnh nhân cần uống nước cho thật nhiều để có thể đi tiểu trở lại như bình thường trong vòng 6 tiếng, vì nếu không họ sẽ gắn trở lại và uống thuốc thông tiểu thêm vài ngày nữa.

Ngày thứ nhất sau khi mổ, tôi chỉ nằm trên giường và không được ăn gì. Qua ngày thứ hai, họ bắt đầu cho ăn nhẹ, và bắt tôi phải ra ghế ngồi, cùng khuyến khích đi bộ chung quanh tầng lầu. Ngày thứ ba, họ chỉ cách leo thang lầu sao cho an toàn, và gia tăng số vòng đi bộ, cùng lúc ăn uống nhiều hơn. Chiều tối ngày thứ tư, y tá làm thủ tục cho tôi về lại nhà, nhưng cậu con rể cho đón qua bệnh viện của cháu, nằm dưỡng bệnh tại một phòng đặc biệt, và được ông Giáo Sư Bác Sĩ săn sóc tận tình chu đáo, nên sau 2 tuần tôi thấy sức khỏe hồi phục mau chóng. Tôi phải tắm và lau chùi các vết thương mỗi ngày một lần. Các khăn lau và quần áo đều phải thay mới hàng ngày. Hôm cuối, có nhân viên thể dục (physical therapist) vào chỉ dẫn tôi cách tập thể dục giới hạn khi phải nằm trên giường.

Xin viết tóm tắt để chia sẻ kinh nghiệm qua thời gian hồi phục.

Sau khi mổ tim, chắc chắn là ai cũng được khuyến cáo là cần phải theo cách ăn uống cho một quả tim tốt lành (Healthy Heart Diet), và phải uống kèm vài thứ thuốc như thuốc loãng máu (Aspirin ASS 100 1A Phama TAH chẳng hạn), thuốc điều hòa máu, thuốc tan mỡ, v.v… Cá nhân tôi mỗi sáng uống 6 thứ thuốc, buổi tối 2 loại do BS qui định. Sau một thời gian, tùy theo tình trạng tiến triển của bệnh nhân, các loại thuốc này được giảm hoặc bỏ hẳn.

Tuân lễ đâu tiên về nhà, chắc chắn rất là khó khăn cho bệnh nhân vì cử động gì cũng đều làm đau ngực, mặc quần áo cũng khó, làm bếp cũng không xong, khiêng vật gì nặng hơn 3 pounds cũng không cho, v.v… Cho nên việc cần người thân, hay thuê người phụ giúp, hay vào ở trong Reha Center là điều cần thiết. Tôi đã được hãng bảo hiểm cho vào tập trong Reha 3 tuần lễ, sáng Taxi đưa đi, chiều đón về.

Từ tuần thứ hai trở đi là đỡ hơn vì đã quen dần, nhưng bệnh nhân cũng cần tránh việc khiêng nặng, các hoạt động nặng nề như cắt cỏ, làm vườn, v.v… Vợ con tôi không cho làm các việc hơi nặng một tí và bắt phải đi dạo mỗi ngày.

Sau khi mổ tim, việc tập thể dục cũng bị giới hạn, các bác sĩ tim cũng như các chuyên viên thể dục đều khuyến cáo bệnh nhân nên đi bộ càng nhiều càng tốt. Dĩ nhiên đi dưới trời nắng ấm thì càng tốt hơn nữa.

Đối với cá nhân tôi, việc ăn uống kiêng khem, làm việc và tập thể dục bị giới hạn cũng không có chi khó khăn vì từ ngày bị bệnh Diabetiker từ năm 1986, việc ăn uống của tôi đã do BS hướng dẫn việc kiêng khem rất kỹ càng. Việc duy nhất làm tôi mệt và khó chịu nhất là chuyện chỉ được nằm ngửa mà ngủ để chờ xương ngực lành hẳn. Bác sĩ khuyến cáo là không nên nằm nghiêng, lý do là cần chờ cho hai khung xương sườn lành lặn trở lại. Việc trở mình, khiêng nặng có thể sẽ làm cho hai khung xương bị lệch, cần phai điều chỉnh, và làm thời gian phục hồi lâu hơn. Mà thời gian cần thiết cho hai khung xương nối liền trở lại là từ 6 đến 12 tuần. Mỗi tối nhiều khi tôi chỉ ngủ được hai hay ba tiếng rồi thức luôn, vì nằm nhiều quá nóng lưng còn khổ hơn. Để qua thời giờ, tôi quay ra tập xoa mặt theo chỉ dẫn do tôi sưu tầm, cũng như tôi đã tìm tòi tài liệu nói về bệnh Diabetiker nên mới biết được triệu chứng của bệnh tim do hậu quả của Diabetiker mà ra. Thật khổ cho ai phải ngủ cùng phòng, may là vợ tôi dễ ngủ, sống với nhau tính đến ngày mổ tim là hơn 34 năm, tôi ngáy to thế nào, thì nàng vẫn say giấc điệp. Ngoài ra, thuốc gây mê Anesthesia đôi khi làm cho bệnh nhân cảm thấy lạnh hay nóng bất thường, ngược lại với thời tiết, và việc này có thế kéo dài từ một đến hai tháng. Tôi đã không bị phản ứng phụ về thuốc gây mê.

Do việc khung xương sườn cần ít nhất là từ 6 đến 12 tuần mới lành lặn, bác sĩ mổ tìm khuyên bệnh nhân không nên lái xe trong vòng 6 tuần. Mỗi khi đi đâu thì chỉ nên ngồi ở băng ghế sau. Lý do là khung xương ngực còn yếu, mà lỡ có tai nạn xe cộ xảy ra cái túi hơi (airbag) bung ra có thể đập mạnh vào ngực làm cho khung xương bị lệch dễ dàng, cũng vì lời khuyên của BS mà nay tôi trở thành “Đại Gia” đi đâu cũng có tài xế lái xe, mà là nữ tài xế còn trẻ đẹp nữa chứ, bạn bè thân thiết có ai “bằng” tôi chưa?

Việc xuống cân chắc chắn là không tránh khỏi đối với những người hơi nặng cân. Nhất là khi áp dụng cách ăn theo đề nghị Healthy Heart Diet, cùng lúc uống thuốc tiêu mỡ. Tôi đã cảm thấy khỏe hơn thật nhiều không còn đau tức ngực nữa, yêu đời hơn, nhất là nhìn con cháu thành đạt đúng theo ý mình khi tôi đã “liều chết” mua ghe đem cả gia đình “ra đi” ngay trên sông Saigon, cộng thêm 40 người đi chung, trong khi tôi không có một chút kinh nghiệm gì về “biển cả”, tôi chỉ là một Sĩ Quan Bộ Binh thuần túy, nếu bị bọn vẹm “vồ” thì cũng không có ngày ra khỏi tù, tóc tôi bạc trắng từ lúc quyết định mua ghe để tìm đường sống, lúc nào “đầu óc” cũng phải “tính toán” làm sao qua mặt được tụi công an Phường, Khóm, khoảng thời gian này, đầu năm 1980, bọn chúng còn kiểm soát rất gắt gao, công an khu vực luôn luôn dòm ngó theo dõi nhà dân. Nhiều người đã yêu cầu tôi viết lại câu chuyện vượt biển tìm tự do ngay tại Thủ Đô Saigon, lúc đầu mới đến Đức tôi không nói với bất cứ ai, dù là bạn bè thân thiết, vì viết và kể lại sợ ảnh hưởng đến những người cũng định làm như tôi, phỉ quyền biết được sẽ dễ dàng “tóm” trọn ổ, nay “phong trào” vượt biển không còn nữa, có dịp tôi sẽ kể chi tiết, nhất là cách qua mặt bọn công an cú vọ từ lúc mua chiếc ghe, ráp máy, cho đến lúc rời Saigon, Đặc biệt, như đã nói ở trên, tôi chẳng có một chút “kinh nghiệm” gì về “biển cả” nên đã ra khỏi Vũng Tàu lại phải quay về 2 lần vì “sóng to gió lớn”.

Đến bây giờ đã 36 năm, tôi nằm chiêm nghiệm, việc tôi đưa được 45 người đến bến bờ tự do là do hồng phúc mà tôi được thừa hưởng từ người mẹ hiền hậu, đạo đức, nhất là có phép lạ trong 2 lần quay về, trời đã sáng trưng khi từ Vũng Tàu chạy về Saigon, 7 giờ sáng, trên ghe còn đầy đủ lương thực vì chưa ăn uống gì cả, khẩu K54 và 2 băng đạn cùng 3 trái Xi-nhan cũng để kín đáo trên ghe, cả 2 lần không một ai bị làm “khó dễ” khi đổ người xuống để chờ đi lần thứ 3, phải có người “che mắt” bọn công an mới không thấy chiếc ghe chở đầy người tắp vào chân cầu Calmet cho người xuống, có lẽ tôi làm chuyện “bất ngờ” nên không ai nghĩ rằng đó là ghe vượt biên quay về. Tôi tin tưởng một sự huyền bí đã xảy ra mà khoa học không thể nào giải thích được, quay về lần thứ 2, ngày 08.02.1980, đúng ngày giỗ đầu Mẹ tôi, trở về lần thứ nhật, tôi đã quyết định “bỏ” căn nhà trong khu cư xá Công Ty Cấp Nước (tên cũ là Saigon Thủy Cục) sợ công an khu vực “để ý”, cả gia đình qua bên mẹ vợ tôi “ở nhờ” vì nhà này nằm ngay mặt đường Xa Lộ Biên Hoà, ít ai “để ý”, lúc quay về lần thứ 2, vì quá mệt mỏi, tôi đã ngủ thiếp đi, rồi như có tiếng gọi bên tai, dậy đi, hôm nay là giỗ đầu Từ Mẫu, tôi choàng tỉnh dậy và lấy Honda chở hết vợ con về bên Hoà Hưng, nhà của Bố tôi, đường Tô Hiến Thành, Q10, chỉ cách BCH/BĐQTƯ/QLVNCH không tới 100 mét. Tôi cũng nói rõ, trong tâm thức tôi, hoàn toàn không nhớ ngày giỗ của mẹ tôi, mới đây mà đã đúng một năm, người mẹ mà tôi yêu qúy nhất trở về với cát bụi, tôi đã quỳ trước di ảnh của từ mẫu, khấn nguyện mẹ hiền phù hộ cho gia đình nhỏ của tôi đến được bến bờ tự do. Con gái lớn của tôi có một bút ký ghi lại tổng thể cuộc vượt biển tìm tự do của gia đình tôi, vì cháu không biết gì về việc tổ chức ra đi do tôi thực hiện. Quý bạn nào muốn có bút ký này, tôi sẽ gởi đến các bạn tường.

Chắc các bạn cũng hiếu kỳ muốn biết phí tổn của việc mổ tim này là bao nhiêu? Tôi sống ở Đức, mọi chi phí về dịch vụ y tế đều do hãng bảo hiểm sức khỏe trả hết, bệnh nhân không phải bỏ ra một cent nào, tôi chỉ biết 4 lần thông tim, nhà thương cậu con rể nhận của hãng bảo hiểm khoảng mấy chục ngàn Euro. So với vài người quen cũng mổ tim ở Cali, phí tổn đã gần gấp ba và bệnh nhân phải tự trả. Dĩ nhiên phí tổn cho việc cấp cứu một người bị kích tim (heart attack) cần xe cứu cấp chở vào bệnh viện, rồi phải làm soi tim, rồi tìm một nhóm bác sĩ tim làm ca mổ khẩn cấp, tổng số tiền chắc chắn là vượt qua con số $100,000 dễ dàng và bảo hiểm sức khỏe có nhiệm vụ thanh toán tổng số tiền chi phí này, không một bệnh nhân nào phải chi trả một cent cho cuộc phẫu thuật dù „tiểu hay đại giải phẫu“ như trường hợp mổ tim của tôi.

Vài dòng chia sẻ tin tức về vụ mổ tim cùng các bạn, cầu mong mọi người đều dồi dào sức khỏe, không phải trải qua một cuộc giải phấu tim như tôi. Mà nếu có, thì cũng không có chi quá lo vì y khoa đã tiến bộ vượt bực.

LÊ THANH TÙNG, Khoá 25 SQTĐ.

Bút Hiệu: LÝ TRUNG TÍN,

– Điều Hợp Viên Diễn Đàn Ngôn Ngữ Việt,

– Chủ Nhiệm Tạp Chí Dân Văn.

Bochum, Germany.

Email: [email protected]

Image may contain: one or more people

Không . . . nhưng nên làm

  1. Không có chuyện vui cũng tươi cười

Nụ cười ngày càng được các chuyên gia sức khỏe coi trọng bởi nó được coi là một phương pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả và là một trong những bí quyết sống lâu.

Image Hosted by ImageShack.us

  1. Không đau ốm cũng kiểm tra

Một số căn bệnh trong giai đoạn đầu không có những triệu chứng rõ ràng, phải thông qua kiểm tra mới có thể phát hiện. Nên kiểm tra sức khỏe một năm 1 lần để sớm phát hiện và điều trị bệnh.

Image Hosted by ImageShack.us

  1. Không khát cũng uống nước

Nước là thành phần cơ bản duy trì hoạt động sống của cơ thể, thiếu nước dẫn đến suy gan, thận, nồng độ đông trong máu tăng cao, gây tắc động mạch ở tim và não. Khi cảm thấy khát nước chính là lúc cơ thể bạn đã thiếu nước một cách trầm trọng. Nên chủ động uống nước, không nên để khát mới uống.

Image Hosted by ImageShack.us

  1. Không bệnh tật cũng bồi bổ

Căn cứ từng mùa, thể chất, độ tuổi và loại bệnh khác nhau để bổ sung chất dinh dưỡng. Ví dụ người già dễ bị gãy xương hay nặng tai nên sớm bổ sung chất sắt và canxi.

Nên phân biệt các loại bệnh khác nhau để bổ sung dinh dưỡng hợp lý như bệnh nhân thiếu máu nên ăn táo tàu, người khí nhược nên dùng thêm nhân sâm…

Image Hosted by ImageShack.us

  1. Không buồn ngủ cũng ngủ nghỉ

Buồn ngủ là hiện tượng xuất hiện khi đại não làm việc quá mức, không nên đợi đến khi thực sự buồn ngủ mới đi ngủ. Nên hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ bảo vệ đại não và nâng cao phẩm chất giấc ngủ và giảm mất ngủ.

Image Hosted by ImageShack.us

  1. Không mệt mỏi cũng nghỉ ngơi

Sau khi làm việc, học tập, lao động hay vận động, dù không cảm thấy mệt mỏi cũng nên nghỉ ngơi. Bởi khi vận động, các chất độc và cặn bã trong cơ thể đã được bài tiết ra ngoài theo tuyến mồ hôi, nghỉ ngơi giúp tinh thần sảng khoái, diệt trừ các mầm bệnh trong cơ thể và phòng ngừa lao lực.

Image Hosted by ImageShack.us

  1. Không đói cũng ăn

Thói quen thích ăn lúc nào thì ăn, chỉ khi đói mới ăn sẽ dễ gây viêm dạ dày hay các bệnh về tiêu hóa vì khi cảm thấy đó i tức là dạ dày đã bị rỗng, dịch vị dạ dày đang không có gì để “ăn”.

Image Hosted by ImageShack.us

  1. Không muốn cũng cần đi vệ sinh

Đại, tiểu tiện đúng thời gian giúp kịp thời thải các chất độc trong cơ thể, làm sạch nội tạng có lợi cho khả năng tiêu hóa và hấp thụ.  Người trung niên và người già thường mắc bệnh đi ngoài do đó nếu hàng ngày đi vệ sinh đúng giờ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, rất tốt cho đại tràng. Nếu lâu ngày không đại, tiểu tiện sẽ khiến độc tố trong phân và nước tiểu không ngừng bị cơ thể hấp thụ lại dẫn đến tự thân trúng độc.

ST.

Mỹ: Chồng Việt xin cộng đồng cầu nguyện cho vợ nhiễm COVID nặng trở về với 3 con

 

 

Cuối cuộc trò chuyện liên tục bị ngắt quãng vì bận lo cho ba đứa trẻ và nhận điện thoại từ bác sĩ, anh Phúc Đinh đã không kềm được nước mắt, bật khóc nói với phóng viên VOA, xin cộng đồng người Việt cầu nguyện cho người vợ đang trở bệnh nặng vì nhiễm virus corona có thể trở về với gia đình.

“Bà xã em đi nhà thương 7, 8 ngày rồi, bây giờ đang nằm trong ICU (phòng chăm sóc đặc biệt)”, anh Phúc cho VOA biết.

Vợ anh, chị Lương Thị Phương Mai, 38 tuổi, đã phải nhập viện từ thứ Ba tuần trước sau khi thấy khó thở. Anh Phúc cho biết do ảnh hưởng của đại dịch, cả hai vợ chồng đều không thể đi làm nên chỉ quanh quẩn ở nhà và đi chợ khi cần, với khẩu trang che mặt đầy đủ, nhưng vẫn bị nhiễm virus corona.

“Bây giờ tụi em không biết là bà xã bị lây ở đâu nữa. Em cũng vừa mới biết là cả nhà đã bị lây, gồm cả ba đứa con, 13, 5, và 4 tuổi. Con gái em hai ba ngày trước hơn bị sốt, bây giờ ổn rồi”.

Hiện cả bốn cha con anh Phúc Đinh đều bị cách ly tại nhà. Ngoài công việc bận rộn hàng ngày chăm sóc cho 3 đứa trẻ, người đàn ông này phải liên tục túc trực bên chiếc điện thoại để cập nhật thông tin của vợ và những hướng dẫn từ nhân viên y tế trong việc cách ly, theo dõi và chăm sóc các con.

Suốt 8 ngày vợ nằm trong bệnh viện, anh Phúc cho biết anh chỉ ngủ tổng cộng chưa đầy 5 tiếng. Cũng may, anh có những người bạn thân. “Họ đi mua quá trời đồ ăn họ để trước cửa nhà”, anh Phúc cho biết thêm.

Kể từ sáng 1/12, tình trạng bệnh của chị Phương Mai bắt đầu trở nặng.

“Bác sĩ nói có 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là thở oxy”, anh Phúc nói và cho biết chị Mai hiện đã chuyển sang giai đoạn thứ hai. Lượng oxy trong phổi xuống rất thấp khiến chị liên tục bị khó thở.

“Bây giờ lý trí của vợ em cần phải mạnh, còn không thì…”

“Em không dám cho vợ biết tụi em bị COVID. Cả ngày hôm nay tụi em cầu nguyện. Bây giờ cô ấy đang phải đeo cái mặt nạ (thiết bị trợ thở). Cái đó là cái khủng hoảng cho gia đình. Em bắt đầu sợ chị ơi…”

Trên trang mạng xã hội, anh Phúc liên tục cập nhật tình hình và kêu gọi mọi người cầu nguyện, gửi những lời động viên tới cho vợ.

“Xin chào mọi người. Con tên là Đinh Phụng Hạo Nhiên, hay Phoenix. Con đã hơn 7 ngày rồi chưa được ôm mẹ, hôn mẹ, ngủ với mẹ, bị mẹ la đánh đít rồi. Phoenix nhớ mẹ nhiều lắm, tối ngủ là khóc 1- 2 lần, giật mình dậy hỏi ‘Daddy call mommy’ (Ba ơi, gọi cho mẹ đi). Xin người lớn hãy giúp chúng con cầu nguyện cho mẹ về nhà với con và 2 chị của con nha”, anh Phúc và con trai tìm kiếm sự ủng hộ tinh thần từ mạng xã hội.

“Em rất lo cho bà xã trong đó. Hiện tại mình không làm gì được cả ngoài việc cầu nguyện. Lòng tin, em cần lòng tin, hỗ trợ (cầu nguyện) từ cộng đồng”.

“COVID thực sự là con virus của thế kỷ. Nó có thể khiến cho con của mình không có mẹ hoặc không có cha”, anh Phúc đưa ra cảnh báo trước tình trạng nhiều người tại Mỹ, trong đó có cả người Việt, vẫn tỏ ra chủ quan trước loại virus corona mới này.

“Chị nói với cộng đồng Việt Nam mình làm ơn đừng đi ra đường, đợi chừng nào có vaccine đã. Cái này là cái giết người. Vợ em bây giờ chỉ cầu xin ơn trên. Mọi người trong cộng đồng Việt Nam xin cầu nguyện cho vợ em một câu thôi, xin cho vợ em qua khỏi bệnh này. Một câu thôi, một câu thôi…”, anh Phúc bật khóc và “Xin lỗi vì đã không cầm lòng nổi”…

Cuộc trò chuyện của chúng tôi lại tiếp tục bị ngắt quãng khi anh Phúc phát hiện thân nhiệt của con gái đột ngột tăng lên, cùng lúc có điện thoại từ bác sĩ gọi đến…

VOATIENGVIET.COM

Mỹ: Chồng Việt xin cộng đồng cầu nguyện cho vợ nhiễm COVID nặng trở về với 3 con

Mỹ: Chồng Việt xin cộng đồng cầu nguyện cho vợ nhiễm COVID nặng trở về với 3 con

VOATIENGVIET.COM
Mỹ: Chồng Việt xin cộng đồng cầu nguyện cho vợ nhiễm COVID nặng trở về với 3 con
Anh Phúc đã không kềm được nước mắt, bật khóc xin cộng đồng người Việt cầu nguyện cho người vợ đang trở bệnh nặng vì virus corona có thể trở về với gia đình  

 Những triệu chứng báo trước khả năng tim ngừng đập

 Những triệu chứng báo trước khả năng tim ngừng đập

Trước khi tim ngừng đập thường có những triệu chứng báo trước và hiện tượng này hay xảy ra ở những người có tiền sử bệnh tim hoặc những người đã có nguy cơ bị bệnh tim mạch. Đây là kết luận của một nhóm nhà nghiên cứu Đức mới công bố trên tạp chí Tuần hoàn của Mỹ số tháng 9. 

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tổng hợp Berlin (Đức) đã tiến hành nghiên cứu đối với 406 bệnh nhân đã trải qua hiện tượng tim ngừng đập bất ngờ và có tiền sử bệnh tim và thời gian diễn ra những dấu hiệu báo trước hiện tượng này. 

Kết quả, có 22% số bệnh nhân thấy bị đau ngực trong vòng 120 phút, 15% bị khó thở trong 30 phút, 7% bị buồn nôn hoặc nôn mửa trong 120 phút, 5% bị hoa mắt chóng mặt hoặc bị ngất trong 10 phút và 8% có những triệu chứng khác kéo dài trong 60 phút. 

Khoảng 90% bệnh nhân có những triệu chứng báo trước kéo dài trong ít nhất 5 phút trước khi họ ngã quị xuống và trong một số trường hợp, những triệu chứng này có thể kéo dài lâu hơn. 

Nghiên cứu cho thấy chỉ có 25% bệnh nhân hoàn toàn không có dấu hiệu báo trước một cơn tim ngừng đập. Hơn một nửa số người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch hoặc mắc một số bệnh như tiểu đường và bệnh phổi mãn tính do hút thuốc lá. 

Nghiên cứu trên mang tính thực tiễn cao vì nó có thể giúp bệnh nhân và người nhà của họ có biện pháp cấp cứu kịp thời khi phát hiện những triệu chứng báo trước đã nêu.

From: TU-PHUNG

Arthritis: Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là Phong thấp.

 

 

Arthritis: Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là Phong thấp.

Có hai loại Đau nhức: Osteoarthristis, tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis mà ta tạm gọi là loại Hai.

Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu… Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày…. Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.

Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động. Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột.

Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy “khốn khổ, khốn nạn” khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai…

Thường thì có ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ.

Phương pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách: châm cứu, vật lý trị liệu, và tập luyện (exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất “đã”, nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.

Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần …gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng… Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai… Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.

Nguyên lý:

Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân… Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu “xui”chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).

A-CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY:

1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.

2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.

3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.

4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.

B-CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY:

1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.

2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may…. phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.

3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.

C-CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:

1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.

2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.

3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.

D-CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:

1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.

2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.

Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.

Lưu ý:

-Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không.

-Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.

-Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.

-Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn./.

Không phải bệnh tật, đây mới là yếu tố quyết định độ dài của tuổi thọ

Không phải bệnh tật, đây mới là yếu tố quyết định độ dài của tuổi thọ

  • Thanh Xuân
  • Có nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi thọ tự nhiên của con người có thể rất dài, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa số mọi người đều sống không đến độ tuổi đó.

Cơ thể khỏe mạnh cần 5 yếu tố quyết định: môi trường tự nhiên chiếm 7%, điều kiện y tế chiếm 8%, hoàn cảnh xã hội chiếm 10%, di truyền từ bố mẹ chiếm 15%, còn lối sống chiếm đến 60% – đây chính là điều tác động chủ yếu.

(Ảnh: shutterstock.com)

Sức khỏe có tốt hay không phụ thuộc chủ yếu vào lối sống

  1. Làm việc và nghỉ ngơi

Không thức khuya, đi ngủ trước 11 giờ đêm. Thức dậy sớm, trễ nhất là 7h sáng. Buổi trưa ngủ khoảng nửa giờ đồng hồ. Người có lối sống như này sẽ có tuổi thọ trung bình dài hơn.

  1. Quy luật ăn uống

“Sáng ăn cho mình, trưa ăn cho bạn, tối ăn cho kẻ thù”.

Theo nhiều lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe: Ăn sáng no, ăn trưa ngon miệng và ăn tối ít. Nhưng trên thực tế thì có rất nhiều người lại không ăn sáng, ăn trưa qua loa và ăn no vào buổi tối. Lâu ngày không ăn sáng dễ gây viêm túi mật, không ăn trưa đúng giờ dễ mắc bệnh dạ dày, ăn tối nhiều dễ gây tăng cân và béo phì. Mỗi bữa ăn nên ăn nhiều rau xanh.

(Ảnh: pxhere.com)

  1. Không hút thuốc, uống rượu

Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra 6 cách sống không lành mạnh nhất, hai vị trí dẫn đầu trong số đó là hút thuốc và uống rượu. Uống rượu là một thói quen sống rất không tốt, mỗi lần uống say là bằng một lần viêm gan cấp tính.

Người hút thuốc dễ mắc các bệnh như viêm khí quản, sưng phổi hoặc bệnh tim mạch, cuối cùng dẫn đến ung thư phổi, đây là những nguyên nhân dẫn đến tử vong. Không hút thuốc và uống rượu, tuổi thọ sẽ kéo dài hơn.

Người hút thuốc dễ mắc các bệnh như viêm khí quản, sưng phổi hoặc bệnh tim mạch, cuối cùng dẫn đến ung thư phổi, đây là những nguyên nhân dẫn đến tử vong. (Ảnh: Pixabay)

  1. Con người chết vì tức giận

Một nửa nguyên nhân quyết định sức khỏe là do tâm lý. Vì vậy chúng ta không được để bị giam cầm bởi cảm xúc, mà hãy làm chủ nó, đừng để nó điều khiển. Cần nhớ rằng cảm xúc là chiếc “gậy chỉ huy” vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Thường ngày cần kịp thời giải tỏa áp lực, giữ một tâm trạng không tức giận, vui vẻ thoải mái.

Rèn luyện sức khỏe như thế nào cho phù hợp?

Cần kiên trì rèn luyện sức khỏe từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ mỗi ngày, có thể dùng cách cách đơn giản nhất, tiết kiệm và hữu hiệu nhất đó là: Đi bộ.

Trong giai đoạn phát triển thể chất (từ 10-28 tuổi): Chơi các môn thể thao rèn luyện sức khỏe như cầu lông, bóng bàn, marathon, bơi lội…

Trong giai đoạn thể chất suy giảm (từ 28-49 tuổi): Lúc này đừng chơi những môn thể thao dạng thi đấu.

Trong giai đoạn thể chất lão hóa khi tuổi già (sau 49 tuổi): Cần rèn luyện các chức năng cơ thể, giữ cho chúng ở trạng thái bình thường. Môn thể thao được khuyến khích nhất là đi bộ nhanh và bơi lội. Người lớn tuổi thích hợp luyện khí công, thiền định.

(Ảnh: Internet)

6 điều cần ghi nhớ để sống khỏe mạnh lâu dài

  1. Ăn đủ bữa, nhiều rau xanh
  2. Ngủ đủ giấc
  3. Mỗi ngày kiên trì tập thể dục 30 phút
  4. Mỗi ngày đều mỉm cười, tinh thần và thể chất đều khỏe mạnh
  5. Không hút thuốc, không uống rượu
  6. Gia đình hòa hợp

Thanh Xuân

Thanh Xuân
Không phải bệnh tật, đây mới là yếu tố quyết định độ dài của tuổi thọ - Trí Thức VN
M.TRITHUCVN.ORG
Không phải bệnh tật, đây mới là yếu tố quyết định độ dài của tuổi thọ – Trí Thức VN
Có nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi thọ tự nhiên của con người có thể rất dài, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa số mọi người đều sống…