CoronaVirus: Chúng tôi không còn sợ nó- Cuối mùa dịch

CoronaVirus: Chúng tôi không còn sợ nó

Thân chào Quý anh chị,

Ngày mai Thứ Năm 05-21-2020, tiểu bang Texas  được mở cửa sinh hoạt trở lại đến 50%, đã mừng! Nay anh bạn vừa chuyển cho bài viết của BS Minh Ngọc đang làm viec tậi NYU  Winthrop. Hospital, đã dầy dạn với kinh nghiệm điều tri con Víucovid19 thời. gian qua. Qua bài viết của BS làm chúng ta có the reo vui tạ ơn Chúa và đày hy vọng vào tương lai. Mời Quy anh chị đọc nha! Có thể chuyển tiếp cho thân hữu đr cùng chung vui hy vọng

Thân chúc bình an

Đức Nguyễn

Mời đọc bài viết của BS Minh Ngọc về tình hình khả quan ở New York

. . . Một điều tôi biết chắc, khi dịch tái phát, đội ngũ y tế nay đã dày dạn kinh nghiệm, sẵn sàng đương đầu với con virus ghê gớm, các trang bị bảo hộ tích trữ đủ dùng nhiều tháng, máy thở và thiết bị hô hấp được cung cấp quá số lượng cần dùng nằm trong kho chờ sẵn. Chúng tôi không còn sợ nó. . .

 Xin chia sẻ một bài viết hay, với nhiều hy vọng cho những ngày tươi sáng sắp tới…

 CUỐI MÙA DỊCH

 BS Minh Ngọc – NYU Winthrop Hospital

Có vẻ như bọn Coronavirus tạm hưu chiến ở NY, những con số tuột xuống mỗi ngày. Thống đốc Cuomo và các thống đốc Đông Bắc cho phép mở bãi biển trở lại cùng một số hoạt động kinh doanh, dĩ nhiên vẫn theo đúng luật cách 6 feet và mang khẩu trang, rửa tay sát trùng…

 Hai tuần nay, các khoa phòng bệnh viện không còn bệnh nhân COVID-19, dọn dẹp tẩy rửa, trở về trật tự cũ: khoa nội soi, cath lab, các khoa Nội Ngoại. Suốt hai tháng chống dịch, toàn bệnh viện biến thành trại COVID-19, trước mỗi khoa, cánh cửa đóng kín có người gác, những ngăn kệ chất đầy các bao đựng đồ bảo hộ của nhân viên đề tên từng người, chiếc bàn dài sắp ngăn nắp những hộp khẩu trang đủ loại, găng tay, áo choàng, kính che mặt, nhân viên ra vào rộn ràng, che trùm kín mít. Bây giờ đi ngang hành lang trống trải, không khí thanh bình quang đãng như chưa từng có mấy tuần xáo động, tự nhiên lòng thấy bâng khuâng.

 Số bệnh nhân COVID-19 nặng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, đủ nằm trong ICU, không cần mượn thêm khoa khác, bệnh nhẹ đủ nằm trong một khoa. Khu phòng mổ và hậu phẫu trước đây là COVID-19 ICU giờ trống trơn, cả tuần nay không có bệnh nhân COVID-19 nào cần lên bàn mổ, toàn khu dọn dẹp tẩy trùng, sắp đặt lại thiết bị phẫu thuật để tuần sau mở lại mổ chương trình. Theo đúng chỉ thị của Thống đốc, phòng mổ và các khoa chỉ được hoạt động 70-75%, để dành giường và phòng trống chuẩn bị dịch tái phát đợt hai. Các nhân viên tình nguyện đã rời NY từ hai tuần trước.

  Còn nhớ, lúc dịch mới phát, nhân viên xôn xao căng thẳng, chỉ biết là con virus có thể gây chết người nhưng chưa biết sẽ phải đối phó ra sao, cứ nhào vô cấp cứu chủ yếu về hô hấp, xin tiểu bang viện trợ máy thở liên tục, may mà đủ dùng. Bệnh nhân mới đầu bị suy hô hấp, đặt máy thở vẫn không cứu được hết – bệnh nhân nào hồi phục cũng mất 3-4 tuần, nhiều bệnh nhân tử vong, ECMO cũng không hiệu quả, khi phổi đã đông cứng thì không sao trở lại bình thường được nữa. Về sau, phát hiện thêm rối loạn đông máu gây suy đa cơ quan, nhiều người có bệnh cảnh DIC (disseminated intravascular coagulation) vốn chỉ thấy trong những trường hợp nhiễm trùng huyết nặng. Nhiều bệnh nhân suy thận, một số suy gan và suy tim. Chữa bệnh này chủ yếu vừa làm vừa rút kinh nghiệm lâm sàng để chữa tiếp, vì như đã nói, Trung Quốc có kinh nghiệm chống dịch 3 tháng nhưng chẳng tiết lộ thông tin gì giúp ích thế giới, giữ kín như bưng, để mặc mọi người loay hoay tự tìm hiểu. Hậu quả là bệnh nhân nhập viện hồi tháng 3 tử vong ào ào vì toàn mày mò chữa triệu chứng. Từ cuối tháng 3, các bác sĩ bắt đầu hình thành kế hoạch cụ thể hơn căn cứ vào những kinh nghiệm bước đầu – không chữa theo phác đồ ARDS nữa mà hỗ trợ hô hấp bằng BiPAP hay CPAP, chỉ đặt nội khí quản khi bệnh nhân thực sự suy hô hấp nặng cần thở máy, cho xét nghiệm chức năng đông máu thường xuyên để phát hiện sớm và chữa kịp thời bằng thuốc kháng đông alteplase (tPA). Các thuốc thử nghiệm hydroxychloroquine, remdesivir, leronlimab được áp dụng, có còn hơn không. Chưa bao giờ thấy FDA duyệt nhanh và nhiều như vậy, phê chuẩn ào ào đủ loại thuốc và xét nghiệm. Nhiều chương trình nghiên cứu thử luôn thuốc kẽm, pepcid, sinh tố D… nói chung nghĩ ra được món gì khả dĩ chống được con virus này là thử hết. Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân được đề nghị thử thuốc gì cũng gật đầu, biết đâu công hiệu thì sao! Rốt cuộc chẳng biết nhờ các biện pháp phòng ngừa, nhờ thay đổi cách điều trị hay nhờ các thứ thuốc chữa bá bệnh mà các bệnh nhân tháng 4 hồi phục nhanh chóng, xuất viện ào ào, tinh thần làm việc của bác sĩ, điều dưỡng phấn chấn hẳn, thừa thắng xông lên. Trên tường bệnh viện xuất hiện tấm bảng đen ghi bằng phấn, mỗi ngày thay đổi con số xuất viện, lên tới trên con số ngàn. Hai trại cấp cứu dã chiến trong sân bệnh viện đã dỡ bỏ bớt một, còn giữ một trại tuy trống nhưng để phòng đợt dịch thứ hai. Đội cấp cứu đường thở đâm ra “thất nghiệp”, nhiều ngày ngồi ngáp ruồi chẳng ai gọi, bèn phân vào phòng mổ. Phòng mổ “sạch” (COVID-19 âm tính) ngày càng bận rộn, làm việc toàn thời gian.

 Tuần qua là tuần đầu tiên phòng mổ “sạch” đạt 75% số phòng hoạt động. Các anh chị BS Ngoại khoa và điều dưỡng phòng mổ chính thức không còn làm việc ở Cấp cứu và ICU nữa, trở lại với áo mũ dao kéo, BS Gây mê thôi không còn chạy đi cấp cứu đường thở, trở lại với máy móc thuốc men. Mọi người gặp lại nhau trong phòng mổ, mừng mừng tủi tủi nhưng không ôm nhau được (vì còn phải cách 6 feet), điểm danh ai còn ai mất. Trong phòng mổ robotic, tuy tránh không nhắc tới, nhưng ai nấy đều ngậm ngùi cảm thấy sự thiếu vắng. Ken Whitney, anh phụ tá phẫu thuật robotic còn trẻ, khoẻ mạnh, thường xuyên chơi thể thao và chạy bộ mỗi ngày, lại nhiễm bệnh nặng vì con Corona chỉ sau 1 tuần chống dịch. Anh bị khó thở, đau ngực, nhập viện đặt ống thở không hiệu quả, chuyển sang ECMO 3 tuần nhưng cứ nặng dần, suy gan thận, trụy mạch. Lúc bệnh viện có huyết tương, đem chữa cho anh đầu tiên nhưng anh vẫn không qua khỏi. Trong bệnh viện, đồng nghiệp đều yêu mến anh vì tính tình vui vẻ, hào hiệp, dễ dãi. Hôm anh mất, nhân viên túm tụm ngồi khóc với nhau. Không có tang lễ, họ hẹn nhau trưa thứ bảy tuần đó đến khu nhà anh diễu hành bằng xe.

 Một trường hợp kỳ diệu đã cứu bệnh viện khỏi một cái tang nữa, là BS. Shubach. Ngoại lồng ngực. Ông lớn tuổi, nhỏ người, ốm yếu, nhiễm COVID-19 nặng nằm ICU. Tuy bị suy hô hấp, ông từ chối không cho đặt ống thở mà nhất định dùng BiPAP thôi vì kinh nghiệm chống dịch ông thấy bệnh nhân không cải thiện với máy thở. Cuối cùng ông cũng bình phục, xuất viện, đi làm trở lại ngay lập tức mặc dù được cho nghỉ thêm đến khi khoẻ hẳn, nghĩa là tiếp tục trực ICU chống dịch vì Ngoại lồng ngực không được mổ thường quy trong mùa dịch. Buổi sáng hôm đó tôi đi thang bộ lên lầu 4 (lầu mổ) để vào locker thay đồng phục, gặp ông đi trở xuống (ông già gân không thèm đi thang máy!), mừng quá reo lên “Ôi, ông trở lại rồi!”, ông cười hiền không nói chi cả.

 Trở lại với hoạt động bình thường trong bệnh viện, là điều vẫn ao ước hàng ngày khi đang vất vả đối phó với bệnh nhân la liệt khắp nơi, vậy mà lại bùi ngùi tiếc nuối! Nhớ không khí căng thẳng, mọi người tất bật làm việc trong trang phục kín mít, những ánh mắt trao đổi thầm lặng qua kính bảo hộ – lo lắng, hy vọng – khi các chỉ số nhảy lên xuống trên màn hình, gương mặt thất thần của bệnh nhân dán mắt vào các nhân viên như cầu cứu. Từ chỗ hoang mang lo sợ những ngày đầu, mọi người trở nên thuần thục, hăng hái, quên cả nguy hiểm dốc sức cứu chữa từng sinh mạng, tự nhiên cảm thấy những ngày giờ làm việc của mình có một ý nghĩa nào đó, không chỉ là một công việc lãnh lương hai tuần một lần. Có những cô điều dưỡng phòng mổ nhỏ nhắn mảnh mai mà xung phong vào đội “proning” (xoay bệnh nhân nằm sấp nhiều lần một ngày vì tư thế này giúp phổi hồi phục nhanh hơn) trực cả thứ bảy chủ nhật, mặc dù hầu hết bệnh nhân nặng đều to béo quá khổ.

 Một điều tôi biết chắc, khi dịch tái phát, đội ngũ y tế nay đã dày dạn kinh nghiệm, sẵn sàng đương đầu với con virus ghê gớm, các trang bị bảo hộ tích trữ đủ dùng nhiều tháng, máy thở và thiết bị hô hấp được cung cấp quá số lượng cần dùng nằm trong kho chờ sẵn. Chúng tôi không còn sợ nó.

 Xông pha như vậy mà xét nghiệm tôi vẫn âm tính mới hay! Bệnh viện có chương trình thử kháng thể cho toàn bộ nhân viên, ngày mai đi thử coi sao nè!

 Tháng 5/2020

Nếu đợt dịch thứ 2 bùng phát, rất có khả năng sẽ dẫn đến sự chấm dứt của nhân loại.

https://www.facebook.com/ntdvncom/videos/243663426975501/?t=15

NTD Việt Nam

Hiện tại, số ca được chẩn đoán nhiễm virus Corona Vũ Hán đã hơn 4 triệu người và các ca ‘tái nhiễm’ liên tiếp lan rộng. Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã cảnh báo, nếu đợt dịch thứ 2 bùng phát, rất có khả năng sẽ dẫn đến sự chấm dứt của nhân loại.

122 nước giục điều tra nguồn gốc virus, ông Tập rải 2 tỷ USD né trách nhiệm?

 

M.TRITHUCVN.NET

122 nước giục điều tra nguồn gốc virus, ông Tập rải 2 tỷ USD né trách nhiệm?

Tại lễ hội nghị truyền hình của Đại hội Y tế Thế giới (WHA) ngày 18/5, ông Tập Cận Bình nói sẽ cung cấp 2 tỷ USD viện trợ quốc tế trong hai năm

122 nước giục điều tra nguồn gốc virus, ông Tập rải 2 tỷ USD né trách nhiệm?

  • Trí Đạt
  • Thứ Ba, 19/05/2020 
  • Tại lễ khai mạc hội nghị truyền hình của Đại hội Y tế Thế giới (WHA) ngày 18/5, ông Tập Cận Bình khi phát biểu đã nói Trung Quốc sẽ cung cấp 2 tỷ USD viện trợ quốc tế trong hai năm, đồng thời còn nói Trung Quốc công khai minh bạch về dịch bệnh, phát biểu này của ông Tập đã thu hút được sự bàn tán sôi nổi trên mạng. Lần đại hội này, toàn cầu có 122 quốc gia yêu cầu tiến hành điều tra độc lập về khởi nguồn và sự lây lan của đại dịch, vì thế mà áp lực của Bắc Kinh cũng tương đối lớn. Gần đây, chính quyền Đại Lục liên tiếp có hành vi nhận sai, điều này được cho là cố ý giúp cao tầng của ĐCSTQ đẩy trách nhiệm ra ngoài. 

Tối ngày 18/5, ông Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Y tế Thế giới (WHA) qua hình thức truyền hình

Ông Tập cam kết chi 2 tỷ USD trong lúc quốc tế muốn truy cứu trách nhiệm

Ngày 18/5, Đại hội Y tế Thế giới lần thứ 73 năm nay được khai mạng bằng hình thức qua truyền hình, đại hội đã mời nhiều nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Pháp Macron, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đọc diễn văn. Ông Tập Cận Bình tham dự theo mời của Giám đốc WHO Tedros Adhanom, và có bài phát biểu dài khoảng 10 phút. 

Ông Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc vẫn luôn giữ thái độ công khai minh bạch và có trách nhiệm, kịp thời thông báo thông tin cho WHO. Trung Quốc ủng hộ đánh giá toàn diện công tác ứng phó dịch bệnh sau khi dịch bệnh được kiểm soát, tổng kết kinh nghiệm và bù đắp thiếu sót. Ông Tập Cận Bình đề xuất 5 biện pháp thúc đẩy toàn cầu kháng dịch, bao gồm cam kết trong 2 năm sẽ cung cấp viện trợ 2 tỷ USD, để hỗ trợ các quốc gia ảnh hưởng bởi dịch bệnh; xây dựng cơ chế hợp tác của 30 bệnh viện đối tác Trung – Phi; tạm hoãn trả nợ đối với các nước nghèo nhất, v.v. Sau khi nghiên cứu thành công vắc-xin, sẽ coi vắc-xin như sản phẩm cung ứng toàn cầu. 

Ngoài ra, trong lúc phát biểu ông Tập còn không quên khen ngợi WHO, nói rằng WHO dưới sự lãnh đạo của ông Tedros Adhanom đã có cống hiến to lớn trong phòng chống dịch, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường ủng hộ chính trị và đầu tư tiền đối với WHO.

Về vấn đề này, truyền thông Hồng Kông trích dẫn lời của học giả độc lập Ngô Cường chỉ ra, một số biện pháp mà ông Tập Cận Bình nhắc đến cơ bản là phiên bản ứng phó nhu cầu bức thiết của “Một vành đai, Một con đường”, là bước tiếp theo sau “Một vành đai, Một con đường” và chính sách ngoại giao khẩu trang mà trong mấy tháng qua đã sử dụng, tức là phương thức chuộc lại kinh tế, để né tránh sự truy cứu trách nhiệm của quốc tế về xử lý không thỏa đáng dịch bệnh. 

Một điểm chú ý khác tại WHA năm nay là Liên minh châu Âu và Úc thúc đẩy dự thảo nghị quyết cần điều tra độc lập về nguồn gốc dịch bệnh. Hiện đã được 122 quốc gia trong đó có Anh, Hàn, Nhật ủng hộ, hầu như đã đạt ngưỡng cần thiết là 2/3 nước thông qua. 

Về kế hoạch “Trung Quốc trong 2 năm sẽ cung cấp 2 tỷ USD viện trợ quốc tế” mà ông Tập Cận Bình nhắc đến trong phát biểu, bên dưới bản tin liên quan của CCTV đăng trên Weibo, đã nhanh chóng cho có hơn 10.000 bình luận, nhưng ngoài mấy chục bình luận “ủng hộ” ra, hơn 10.000 bình luận đều bị xóa. Weibo của Nhân dân Nhật báo có hơn 500 bình luận nhưng cũng chỉ hiển thị mấy chục bình luận. 

Một dòng bình luận còn sót lại của cư dân mạng phê bình: “Người Trung Quốc đáng thương đều không khám nổi bệnh, họ (ĐCSTQ) còn viện trợ nhiều như thế cho cộng đồng quốc tế. Càng đáng giận hơn là còn có một số Ngũ mao, hò hét cổ động cho họ.”

Bên ngoài Trung Quốc, các bình luận trên Twitter vô cùng sôi nổi:

“Vì sao ông ta không quyên tiền của chính mình chứ?! 2 tỷ? Ông ta đã được nhân dân đồng ý chưa? Ông ta dựa vào đâu mà hào phóng thế?”

“Đều để nuôi dưỡng những tổ chức như thế này”. 

“Có tiền giải quyết vấn đề của người khác, không tiền thì giải quyết vấn đề của người của mình”.

“Bộ Y tế quốc tế Trung Cộng?”

Học giả Ngô Tộ Lai sống tại Mỹ bình luận: “Lấy quyên góp để làm bồi thường? Bồi thường cho các quốc gia bị hại chăng? Kéo một danh sách dài hóa đơn?”

Còn có người nghi ngờ: “Tập Cận Bình muốn dùng kim tiền để mua chuộc không điều tra nguồn gốc virus?”

Ông Tập Cận bình nói ĐCSTQ công khai minh bạch trong phòng chống dịch bệnh

Tại WHA, ông Tập Cận Bình công khai nói, “Ngay từ đầu Trung Quốc công bố trình tự gen virus”, ĐCSTQ “trước sau vẫn dựa vào thái độ công khai, minh bạch, có trách nhiệm” khi đối mặt với dịch bệnh.”

Ông Tập Cận Bình nói, ĐCSTQ đã công bố trình tự gen virus đầu tiên, điều này hiển nhiên không phải là sự thực. Liên quan đến trình tự gen virus, sau khi dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán hồi cuối năm ngoái, Viện virus Vũ Hán đã nhận được thông tin từ ngày 30/12. Ngày 2/1 năm nay, Viện virus Vũ Hán đã thông báo về trình tự gen virus cho Trung tâm phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc. Nhưng đến ngày 12/1, ĐCSTQ mới báo cáo việc này cho WHO. 

Còn nguyên nhân ĐCSTQ thông báo cho WHO là vì họ không thể giữ được thông tin nữa, bởi vì ông Trương Vĩnh Chấn thuộc phòng nghiên cứu ở Thượng Hải đã “tự ý” tiết lộ trình tự gen ra bên ngoài vào ngày 11/1.

Theo truyền thông Đại Lục đưa tin, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Trương Vĩnh Chấn dẫn đầu thuộc Trung tâm lâm sàng Y tế cộng đồng Thượng Hải và Học viện Y tế Cộng đồng – Đại học Phúc Đán, vào ngày 5/1 đã hoàn thành phân tách toàn bộ trình tự gen của virus, trong cùng ngày cũng đã báo cáo cho cơ quan chủ quản như Ủy ban Y tế Sức khỏe Thượng Hải và Ủy ban Y tế Quốc gia, nhắc nhở họ về virus corona mới (virus Trung Cộng) tương tự như virus SARS, kiến nghị nên áp dụng biện pháp thích đáng để phòng ngừa dịch bệnh lây lan, bởi vì mẫu virus thu thập được là lấy từ bệnh nhân, triệu chứng bệnh đều vô cùng nghiêm trọng. 

Ngày 6/1, Trung tâm Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc khởi động hưởng ứng ứng phó nhu cầu cấp thiết cấp hai. Nhưng đến ngày 11/1, đội ngũ nghiên cứu vẫn chưa thấy chính quyền hồi đáp, vì thế họ đã công bố trình tự gen virus Trung Cộng đầu tiên trên thế giới trên trang web virologic.org. Một ngày sau, Chính phủ ĐCSTQ mới buộc phải thông báo cho WHO. Tuy nhiên, phòng thí nghiệm an toàn cấp 3 của đội ngũ của ông Trương Vĩnh Chấn trong cùng ngày cũng bị chính quyền đóng cửa với lý do “điều chỉnh và cải cách”, nhiều lần nộp yêu cầu được mở lại nhưng không được. 

Ngày 15/5, tại cuộc họp báo của Văn phòng tin tức Quốc vụ viện Trung Quốc, quan chức Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia cuối cùng đã thừa nhận vào ngày 3/1 năm nay đã ra lệnh cho phòng thí nghiệm tiêu hủy mẫu virus. Nhưng lại bao biện rằng việc ra lệnh tiêu hủy là vì để phòng ngừa rủi ro an toàn sinh học. 

Do đó, ĐCSTQ không những trì hoãn kéo dài thời gian công bố trình tự gen, mà còn tiêu hủy mẫu virus từ thời kỳ đầu, việc này tạo thành khó khăn to lớn cho toàn cầu phòng chống dịch và nghiên cứu vắc xin. 

Ngoài ra, có dấu hiệu cho thấy, để ứng phó với chỉ trích từ quốc tế, nội bộ ĐCSTQ còn tiếp tục bắt đầu cuộc chiến đẩy trách nhiệm.

Ngày 16/5, quan chức cấp cao nhất của Ủy ban Y tế Sức khỏe Trung Quốc là ông Chung Nam Sơn, đã trả lời phỏng vấn của Đài CNN (Mỹ) và cho biết, chính quyền địa phương Vũ Hán đã che giấu công chúng thông tin dịch bệnh quan trọng, báo cáo ít số người lây nhiễm so với thực tế, ông còn nói, sau khi chính quyền Trung ương tiếp quản công tác phòng dịch toàn quốc hồi tháng Một, tình trạng báo cáo ít so với thực tế không còn xuất hiện nữa. 

Có phân tích chỉ ra, ông Chung Nam Sơn biểu đạt thái độ như thế này có thể là đã được chính quyền cho phép, hiện tại là chuyển trách nhiệm cho chính quyền địa phương từ đó giúp chính quyền Trung ương giảm áp lực. Bởi vì trước đó, các thông tin công khai đều cho thấy cao tầng của ĐCSTQ vẫn luôn nắm bắt tình hình tại Vũ Hán. 

Ngày 27/1, sau khi Vũ Hán phong tỏa thành phố không lâu, Thị trưởng thành phố Vũ Hán Chu Tiên Vượng khi trả lời phỏng vấn đã công khai đẩy trách nhiệm về việc che giấu dịch bệnh cho “Trung ương”. Ông Chu Tiên Vượng nói thẳng, “Là chính quyền địa phương, sau khi nắm bắt được thông tin và được trao quyền thì mới có thể tiết lộ”, “Quốc vụ viện triệu tập hội nghị thường vụ … yêu cầu địa phương chịu trách nhiệm, sau đó, công việc của chúng tôi chủ động hơn nhiều”.

Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) xuất bản bài bình luận nói, ông Chu Tiên Vượng “to gan” như thế, có thể đã biết bản thân giống như con vịt bị luộc chín, tội không thể thoát, ngoan ngoãn làm con dê thế tội chi bằng đem sự kiện dịch bệnh mà Trung Nam Hải đã biết trước đó nói ra. Ít nhất, khi Trung ương miễn nhiệm ông ta, có lẽ khi vẫn còn muốn hỏi tội ông ta, thì ông đã nói cho thế giới biết, việc ông làm đều là chấp hành theo chỉ thị của Trung ương. Bài viết nói, “chiêu” này của ông Chu Tiên Vượng tương đối lợi hại. 

Còn đương nhiệm Phó Bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc, Bí thư Thị ủy Vũ Hán Mã Quốc Cường, tối ngày 31/1 đã phát biểu trong chương trình “Tin tức 1+1” của CCTV rằng, năm ngoái khi Vũ Hán mới bắt đầu xuất hiện một số người bệnh, cơ quan y tế đã báo cáo tình hình lên trên; sau đó nhiều bệnh viện vào ngày 30 – 31/12 cũng phát hiện người bệnh tương tự, do đó đã báo cáo bệnh tình lên Ủy ban Y tế Quốc gia. 

Ngày 20/1, ông Tập Cận Bình lần đầu tiên công khai đưa ra “chỉ thị quan trọng” về dịch bệnh, tuy nhiên tạp chí “Cầu Thị” của ĐCSTQ ngày 15/2 lại tiết lộ, ông Tập Cận Bình nói trong hội nghị cấp cao rằng từ ngày 7/1 đã đưa ra đề xuất yêu cầu quan trọng cho công tác phòng dịch. Hành động này được cho là ám thị cấp dưới “không nghe theo chỉ huy”. Sau đó, Minh Báo tại Hồng Kông dẫn “thông tin từ Bắc Kinh” cho biết, ngày 6/1, Trung tâm Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc đã báo cáo tình hình dịch bệnh lên Trung Nam Hải, nhưng ngày 7/1, ông Tập Cận Bình tại cuộc họp công khai đã yêu cầu “không được ảnh hưởng đến không khí mừng xuân”, vì thế mà làm lỡ thời cơ phòng ngừa dịch. 

Nguồn tin còn nói, viêm phổi Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) bùng phát từ cuối tháng 12 năm ngoái. Khi đó, Trung tâm Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc lập tức bắt tay vào tìm hiểu tình hình, và đầu tháng Một đã đưa ra cảnh báo cho các cơ quan trung ương như Ủy ban Y tế Sức khỏe quốc gia, và lãnh đạo trung ương rằng cần lập tức có hành động, bao gồm cả phòng ngừa các nơi công cộng. Ngày 6/1, Chủ nhiệm Trung tâm Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc Cao Phúc yêu cầu khởi động hưởng ứng ứng phó nhu cầu cấp thiết cấp hai của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Trung Quốc. 

Trang tin và bình luận châu Á Asialyst tại Pháp, mới đây xuất bản một bài viết của Tiến sĩ Chính trị học Alex Payette đang công tác tại Đại học Toronto Canada. Bài viết chỉ ra, “Lưỡng hội” Trung Quốc sắp khai mạc, một trong những điểm chú ý là truy cứu trách nhiệm liên quan đến viêm phổi Vũ Hán hoặc biến động nhân sự. Bài viết nói, trong cuộc truy cứu trách nhiệm trong nội bộ Bắc Kinh, Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng vì công khai đẩy trách nhiệm che giấu dịch chính quyền Bắc Kinh một cách rõ ràng, có thể nói là đã phạm đại kỵ “chuyện xấu trong nhà không được truyền ra ngoài” của ĐCSTQ. Nguyên Bí thư Vũ Hán Mã Quốc Cường có thể gặp chuyện không hay, còn Bí thư Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương thì có thể tránh được kiếp nạn. Ngoài ra, các quan chức cấp cao của Ủy ban Y tế Sức khỏe Trung Quốc như Mã Hiểu Vĩ và Cao Phúc, rất có thể đều khó thoái thác được sai lầm gây ra.

(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)

Trí Đạt

Thật là đáng sợ, từ nay bữa tối không dám ăn thật no nữa! 

Thật là đáng sợ, từ nay bữa tối không dám ăn tht no nữa! 

 Nhất định phải chia sẻ cho những người bạn bên cạnh cùng biết.

  1. Bữa tối và béo phì

90% Người béo phì là do ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, hơn nữa buổi tối hoạt động ít, tiêu thụ lượng calo ít, lượng calo dư thừa dưới tác dụng của insulin trong cơ thể tổng hợp thành chất béo, mỡ tự nhiên hình thành.

  1. Bữa tối với bệnh tiểu đường
    Ăn bữa tối quá no suốt một thời gian dài, thường kích thích tiết tố insulin, có thể dễ dàng làm tăng chất tăng trọng insulin, đẩy nhanh quá trình lão hóa,và dẫn đến nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Bữa tối ăn quá nhiều, ăn quá bổ, hình thành béo phì mặt khác cũng dẫn đến bệnh tiểu đường.
  2. Bữa tối và ung thư ruột kết
    Bữa tối, nếu bạn ăn quá đầy đủ, các thực phẩm chứa protein không thể tiêu hóa hoàn toàn, dưới tác dụng của các vi khuẩn bên trong đường ruột sẽ sản sinh ra một số chất độc hại,cộng với việc hoạt động ít khi chìm vào trạng thái ngủ, làm cho nhu động ruột chậm lại, kéo dài thời gian kết tủa của các chất độc hại trong ruột, tăng tỷ lệ mắc ung thư đại tràng.
  3. Bữa tối và sỏi thận
    Canxi trong cơ thể người sẽ tăng cao nhất sau bữa ăn 45 giờ,nếu ăn tối quá muộn, khi lượng canxi tăng lên cao điểm, thường là lúc cơ thế đang chìm vào giấc ngủ, đồng thời nước tiểu trong niệu quản, bàng quang, niệu đạo và đường tiết niệu khác không thể bài tiết, dẫn đến tăng canxi niệu, dễ dàng tạo thành các tinh thể nhỏ,về lâu dài sẽ mở rộng và hình thành sỏi.
  4. Bữa tối và mức độ tăng lipid máu
    Bữa tối nếu nạp lượng protein, chất béo, calo cao, sẽ kích thích gan sản sinh các lipoprotein ở  mật độ cực thấp, triglycerides cũng có xu hướng tăng lên, dẫn đến tăng lipid trong máu.
  5. Bữa tối và tăng huyết áp
    Nếu thực đơn trong bữa tối là thịt, cá, cộng với tốc độ lưu thông máu chậm lại trong khi ngủ, một lượng lớn các chất béo sẽ tích tụ trong mạch, khiến động mạch co lại hẹp hơn, hỗ trợ  tăng trưởng mạch máu ngoại vi, làm cho huyết áp dễ dàng đột ngột tăng cao, hơn nữa còn tăng tốc xơ cứng hệ thống tiểu mạch.
  6. Bữa tối với xơ vữa động mạch và bệnh tim
    Chế độ dinh dưỡng bữa tối với hàm lượng chất béo quá cao, nhiệt lượng cao có thể sinh ra cholesterol rồi tích tụ trong thành động mạch gây xơ vữa động mạch và nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tim. Ngoài ra, còn một lý do dẫn đến sự hình thành xơ vữa động mạch là sự lắng đọng canxi trong huyết quản, vì dinh dưỡng quá nhiều vào bữa tối và ăn tối quá muộn là những lý do dẫn đến bệnh tim mạch.
  7. Bữa tối và gan nhiễm mỡ
    Nếu bạn ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, nồng độ của các axit béo và glucose sẽ đẩy nhanh quá trình tổng hợp chất béo, cộng thêm việc ít hoạt động vào ban đêm, cũng đẩy nhanh việc chuyển hóa chất béo, hính thành gan nhiễm mỡ.
  8. Bữa tối và viêm tụy cấp tính
    Bữa tối nếu ăn uống quá nhiều, còn xử dụng rượu, dễ dàng gây ra viêm tụy cấp tính, thậm chí khiến bạn sốc trong khi ngủ, đột tử.
  9. Bữa tối và thoái hóa não
    Nếu duy trì thói quen ăn quá nhiều bữa ăn tối, khi ngủ, dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy và các cơ quan khác gần đó vẫn đang hoạt động, khiến cho não bộ không thể nghỉ ngơi, máu lưu thông lên não không đủ, do đó ảnh hưởng đến các tế bào bình thường của não chuyển hóa, tăng tốc lão hóa não. Những thanh niên thường ăn tối như một ông hoàng sẽ dẫn đến một trong năm nguy cơ chính gây mất trí nhớ lúc về già.
  10. Bữa tối và chất lượng giấc ngủ

Dùng bữa tối quá thịnh soạn và ăn quá no, chắc chắn sẽ dẫn đến dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy tiếp tục làm việc trong khi ngủ, thông qua đó gửi thông điệp lên não, não ở trạng thái kích thích, dẫn đến ngủ mơ, mất ngủ, theo thời gian sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh và các bệnh khác.

From: KimBang Nguyen

Triệu chứng lạ thường nguy hiểm của Bệnh Covid 19 (Coronavirus)

Triệu chứng lạ thường nguy hiểm của Bệnh Covid 19 (Coronavirus)

Đây là chia sẻ của Cha Việt chánh xứ Thánh Andre Dũng Lạc tại OKC sau khi khỏi bệnh

Triệu chứng lạ thường nguy hiểm của Bệnh Covid 19 (Coronavirus)

Khoảng 6 tuần trước đây tôi bị nhiễm bệnh Covid 19 (Coronavirus). Đến hôm nay tạ ơn Chúa tôi đã hoàn toàn bình phục. Một số người nói tôi nên chia sẻ lại những triệu chứng của bệnh này như nếu có ai bi nhiễm thì biết. Vậy hôm nay tôi xin chia sẻ vắn tắt những chứng lạ thường của bệnh Covid 19 này như thế nào theo cảm nghiệm của riêng tôi.

Mấy ngày đầu tôi cảm thấy người khó chịu, sổ mũi, hắt hơi, ớn lạnh, và mệt mỏi, không sốt. Tôi uống 3 vỉ Cold + Flu Tylenol nhưng bệnh không giảm. Một tuần sau tôi cảm thấy người rất là mệt không muốn ăn uống gì cả, ngủ cả ngày, bước xuống gường đi nhà vệ sinh cũng không nổi, nhức đầu và bắt đầu ho. Hơi thở dồn dập. mỗi lần hít xâu xuống là ho. Mỗi lần họ là không thở được. Ngực đau và nặng. Người ớn lạnh nhưng không bị sốt. Lúc này tôi mới liên lạc với Bác Sĩ gia đình. Ông cho tôi đi chụp hình phổ và thử Covid 19. Kết quả là tôi bị Pneumonia viêm phổi và dương tính Covid 19.

Triệu Chứng lạ thường của bệnh Covid 19 này là nó làm cho người rất mệt hầu như không còn chút sức gì nữa. Áp huyết tụt xuống dưới 100 có lúc xuống tới 80/50. Sợ nhất là mỗi lần ho, thường thì ho vào ban đêm và sáng khi ngổi dậy. Mối lần ho là không thở được, tôi cảm thấy y như đang bị bóp cổ. Thở ra cũng không được mà hít vào cũng không được. Lúc này chỉ có phó linh hồn xin Chúa và Đức Mẹ cứu giúp thôi. Nhưng tạ ơn Chúa tôi học được một kinh nghiệm là mỗi lần ho không thở được thì ngửa đầu lên thì lại thở được. Nhưng nếu cứ gục đầu xuống thì ho còn dữ dội hơn và không thở được. Nên khi bi ho không thở được là tôi ngồi ngửa đầu lên là lại thở được.

Một điều nữa tôi học được là ngoài những thuốc tây các Bác Sĩ cho, Người Việt Nam chúng ta có bài thuốc xông rất hay. Mỗi lần xông hơi là tôi cảm thấy rất dễ chịu và thở cũng dễ hơn. Mỗi ngày xông 2 lần sáng và tối. Quan trọng là phải đập một củ tỏi bỏ vào nồi nước xông. Khi xông nhớ hít hơi vào trong phổi. Qua cảm nghiệm của cơn bệnh này, tôi khuyên quý vị khi cảm thấy người khó chịu, nên nấu nồi nước xông, nếu có thang thuốc xông thì tốt, nếu không có thì bỏ vào mấy nhánh xả, lá bạc hà, và một củ tỏi, xông ngay thì chắc chắn sẽ đỡ nhiều lắm.

Nếu tôi làm như vậy ngay từ ngày đầu thì chắc bệnh của tôi không bị nặng như vậy.

Mấy lời vắn tắt tôi xin chia sẻ về những triệu chứng kỳ lạ nguy hiểm của bệnh Covid 19 này và hy vọng không ai bị nhiễm.

Xin Chúa và Mẹ Maria luôn gìn giữ mọi người chúng ta luôn được bình an.

Amen.
Cha Việt

NHỮNG TRƯỜNG HỢP VIRUS CÚM TÀU ĐẦU TIÊN

NHỮNG TRƯỜNG HỢP VIRUS CÚM TÀU ĐẦU TIÊN

1/- Thái Lan: Phát hiện ca đầu tiên là 1 nữ du khách 61 tuổi đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 13/1.

2/- Nhật Bản: Phát hiện ca đầu tiên là 1 nam du khách 30 tuổi đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 16/1.

3/- Hàn Quốc: Phát hiện ca đầu tiên là 1 nữ du khách 35 tuổi đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 20/1.

4/- Hoa Kỳ: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người đàn ông 30 tuổi trở về tiểu bang Washington từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 21/1.

5/- Đài Loan: Phát hiện ca đầu tiên là 1 nữ doanh nhân 55 tuổi trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 21/1.

6/- Ma Cao: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người Vũ Hán đến Ma Cao đánh bạc. Công bố bệnh ngày 21/1.

7/- Hồng Kông: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người đàn ông Trung Quốc đến Hồng Kông bằng tàu cao tốc qua ngõ Thâm Quyến. Công bố bệnh ngày 22/1.

8/- Singapore: Phát hiện ca đầu tiên là 1 du khách Vũ Hán 66 tuổi. Công bố bệnh ngày 23/1.

9/- Việt Nam: Phát hiện ca đầu tiên là 1 du khách Vũ Hán (thăm con trai & người con này cũng bị lây). Công bố bệnh ngày 23/1.

10/- Pháp: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người Pháp gốc Hoa về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 24/1.

11/- Nepal: Phát hiện ca đầu tiên là 1 du học sinh trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 24/1.

12/- Australia: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người đàn ông Trung Quốc khoảng 50 tuổi, đến Australia theo chuyến bay Quảng Châu – Vũ Hán – Melbourne. Công bố bệnh ngày 25/1.

13/- Canada: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người đàn ông khoảng 50 tuổi, trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 25/1.

14/- Malaysia: Phát hiện 4 ca đầu tiên (cùng 1 gia đình) là du khách đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 25/1.

15/- Campuchia: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người đàn ông Trung Quốc đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 27/1.

16/- Đức: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người Đức có họp chung với 1 người đến từ Thượng Hải. Trước khi cô này sang Đức họp có tiếp xúc gia đình đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 27/1.

17/- Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất: Phát hiện ca đầu tiên là 1 gia đình du khách 4 người đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 29/1.

18/- Phần Lan: Phát hiện ca đầu tiên là 1 nữ du khách Trung Quốc 32 tuổi. Công bố bệnh ngày 30/1.

19/- Ấn Độ: Phát hiện ca đầu tiên là 1 du học sinh trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 30/1.

20/- Philippines: Phát hiện ca đầu tiên là 1 nữ du khách 38 tuổi đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 30/1.

21/- Italia: Phát hiện ca đầu tiên là đôi vợ chồng du khách đến từ Vũ Hán. Vợ 65 tuổi, đã từng giảng dạy Văn tại Đại học Sư phạm Trung ương Trung Quốc đặt ở Vũ Hán. Chồng 66 tuổi, kỹ sư hóa sinh cao cấp trước khi nghỉ hưu. Công bố bệnh ngày 31/1.

22/- Thụy Điển: Phát hiện ca đầu tiên là 1 phụ nữ trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 31/1.

23/- Bỉ: Phát hiện ca đầu tiên là 1 trong 9 người Bỉ sơ tán khỏi Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 4/2.

24/- SriLanca: Phát hiện ca đầu tiên là 1 phụ nữ 43 tuổi đến từ tỉnh Hồ Bắc. Công bố bệnh ngày 27/1.

25/- Nga: Phát hiện 2 ca đầu tiên là 2 người mang quốc tịch Trung Quốc. Công bố bệnh ngày 31/1.

Và cứ thế virus từ Vũ Hán đã lan truyền đi khắp nơi, nhanh nhất theo đường hàng không.

Nhưng có điều rất lạ là thời điểm mới có dịch ở Trung Quốc, người Vũ Hán không được đến Bắc Kinh, nhưng được đến khắp nơi trên thế giới.

Có tới 1,6 tỷ người lao động trên toàn cầu có thể mất việc do đại dịch virus Vũ Hán, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

(Nguồn: Tôi Yêu Sài Gòn)

No photo description available.

FDA cho dùng Remdesivir làm thuốc điều trị khẩn cấp COVID-19

 FDA cho dùng Remdesivir làm thuốc điều trị khẩn cấp COVID-19

Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ cho phép công ty dược Gilead Sciences được dùng trong trường hợp khẩn cấp thuốc thử nghiệm chống virus tên là Remdesivir để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Trong cuộc họp tại Phòng Bầu Dục Toà Bạch Ốc với Tổng thống Donald Trump, tổng giám đốc công ty Gilead, Daniel O’Day, gọi động thái này là bước đầu quan trọng và cho biết công ty hiến tặng 1 triệu lọ thuốc giúp cứu chữa bệnh nhân.

Gilead cho biết thuốc này giúp cải thiện kết quả bình phục cho bệnh nhân COVID-19 và cung cấp dữ liệu cho thấy thuốc có tác dụng tốt hơn khi được dùng trong giai đoạn sớm khi mới nhiễm bệnh.

Phó Tổng thống Mike Pence cho hay 1 triệu lọ thuốc sẽ bắt đầu được phân phối cho các bệnh viện vào thứ Hai đầu tuần sau.

Nga: Số ca nhiễm hàng ngày tăng vọt, Thủ tướng bị dính COVID ……

Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ cho phép công ty dược Gilead Sciences được dùng trong trường hợp khẩn cấp thuốc thử nghiệm chống virus tên là Remdesivir để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

 

VOATIENGVIET.COM
Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ cho phép công ty dược Gilead Sciences được dùng trong trường hợp khẩn cấp thuốc thử nghiệm chống virus tên là Remdesivir để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Sức Khỏe là Tất Cả

Sức Khỏe là Tất Cả

      Chiếc giường đắt nhất thế giới này chính là giường bệnh: Sức khỏe là tất cả, lúc có không giữ, mất đừng tìm.   

      Một đại gia kia không may mất sớm, vợ anh đem 19 tỷ thừa kế đi lấy chính người lái xe của đại gia. Anh lái xe trong lúc hân hoan đã nói: “Trước kia, tôi cứ nghĩ mình làm thuê cho ông chủ, bây giờ mới biết ông chủ mới là người làm thuê cho tôi”.

    Trong cuộc sống bộn bề, quay cuồng cùng công việc, tiền tài, danh vọng, có một sự thật đắt giá mà nhiều người không nhận ra: Sinh mệnh đời người quan trọng hơn tất cả!

 Bạn có công nhận những điều này:

  • Một chiếc máy smartphone cao cấp, 70% chức năng là dư thừa.
  • Một căn biệt thự sang trọng, 70% diện tích là trống trải.
  • Một căn phòng chứa đầy quần áo, mỹ phẩm, 70% là không mấy khi dùng đến.
  • Một đời người, dù kiếm được bao nhiêu tiền, 70% là không tiêu xài.

   Cuộc đời như một cuộc đua…

          Nửa hiệp đầu chạy đua với bằng cấp, quyền lực, địa vị, thành tích, lương bổng. Nửa hiệp còn lại chạy đua với huyết áp, mỡ máu, đường huyết, acid uric, men gan.

    Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình. Nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi.

      Cả một đời tranh đấu vì lợi ích bản thân, thể lực, tâm lực bỏ ra để phấn đấu cho một tương lai xán lạn, không thua kém bè bạn, để gia đình được nở mày nở mặt.

     Nhưng bao nhiêu thời gian tiêu tốn cho công việc, quay cuồng trong tiền tài sự nghiệp là bấy nhiêu thời gian sức khỏe hao mòn, giống như một chiếc giẻ lau bị vắt kiệt, khô khốc, nhàu nhĩ, xơ xác.

 So với cả cuộc đời thì tuổi trẻ chỉ chiếm ¼

    Sung sức nhất là những ngày tuổi trẻ, nhưng so với cả cuộc đời thì tuổi trẻ chỉ chiếm ¼. Phải nói, tuổi trẻ thật ngắn ngủi, quay đi quay lại cũng chỉ bằng một cái chớp mắt. Vậy nhưng nhiều người lại quan niệm còn trẻ còn khỏe, phải tranh thủ tận dụng cái tuổi trẻ ấy để làm việc mà quên rằng 3/4 quãng thời gian sau, mình lại cần nhiều sức khỏe hơn cả để làm những việc lớn hơn. Một gia đình hạnh phúc, những đứa con thông minh, những ngày tuổi cao thảnh thơi khỏe mạnh, đó là những việc lớn của đời người mà khi còn trẻ chúng ta thường không nghĩ ra được.

 Một đời người rốt cục đáng giá bao nhiêu tiền?

  • Một chiếc áo giá 2 triệu, giá niêm yết có thể chứng minh.
  • Một chiếc xe 1 tỷ, hoá đơn xuất kho có thể chứng minh.
  • Một căn hộ 5 tỷ, hợp đồng mua bán cũng có thể chứng minh.

 Vậy theo bạn, một đời người đáng giá bao nhiêu?

 Bạn đã bao giờ tính toán xem cuộc đời của bạn đáng giá bao nhiêu?

 Duy chỉ có sức khỏe mới chứng minh được điều đó, bởi chiếc giường ĐẮT NHẤT thế giới này là giường bệnh.

      Steve Jobs, người hùng của giới công nghệ, trong những khoảnh khắc cuối đời đã để lại những lời trăn trối như sau: “Tôi đạt đến đỉnh cao của sự thành công trong thế giới kinh doanh. Trong mắt của người khác, cuộc sống của tôi là một mẫu mực của sự thành công. Tuy nhiên, ngoài công việc, tôi có rất ít niềm vui. Cuối cùng, sự giàu có chỉ là một thực tế của cuộc sng mà tôi phải làm quen với nó. Tại thời điểm này, nằm trên giường bệnh và nhớ lại toàn bộ cuộc sống của tôi, tôi nhận ra rằng tất cả các công nhận và sự giàu có mà tôi mất rất nhiều nhiều năm tháng tuổi trẻ để có niềm tự hào đó, đã dần và trở nên vô nghĩa khi đối mặt với cái chết sắp xảy ra.

  Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy trân trọng những người khác

      Bạn có thể thuê ai đó làm người lái xe cho bạn, kiếm tiền cho bạn, nhưng bạn không thể có một người nào đó phải chịu bệnh tật cho bạn. Vật chất bị mất có thể được tìm thấy. Nhưng có một điều mà không bao giờ có thể được tìm thấy khi nó bị mất,“cuộc đời bạn”. Khi một người đi vào phòng mổ, anh sẽ nhận ra rằng có một cuốn sách mà anh ta vẫn chưa hoàn thành việc đọc, “cuốn sách sức khỏe mà cuộc sống ban cho bạn”. Cho dù giai đoạn trong cuộc đời chúng ta đang ở có huy hoàng tới mức nào, với sự tàn phá của thời gian, chúng ta sẽ phải đối mặt với những ngày đi xuống trầm trọng. Hãy trân trọng tình yêu cho gia đình bạn, tình yêu dành cho người bạn đời của bạn, tình yêu cho bạn bè… Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy trân trọng những người khác”.

     Quả thực, nếu hiểu và trân trọng chính mình, bạn sẽ nhận ra sức khỏe là bất động sản lớn nhất của đời người, là bộ quần áo bảo vệ bạn khỏi nắng mưa, gió rét, là hợp đồng bảo hiểm tốt nhất bạn có thể ký. Do vậy, đừng lôi máy tính ra tính toán bạn tiêu bao nhiêu tiền cho SỨC KHOẺ. 

 Bởi vì trên đời này, có một món tiền bạn nhất định phải tiêu, hoặc là để chăm sóc sức khỏe trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau. Lựa chọn món nào là quyền của bạn.

 Nên nhớ, một khi mất đi sức khỏe là mất tất cả. Sức khỏe mất, không giống như khi bát cơm hết lại đầy, cũng chẳng giống như cốc nước vơi lại tràn. Đúng là trên thế giới này có thể có người lái xe thay bạn, có thể có người kiếm tiền thay bạn, nhưng không có ai mắc bệnh thay bạn được.

 Hãy trân quý chính mình, bạn nhé!

  Người có sức khỏe thì có cả trăm ngàn ước mơ, người không có sức khỏe thì chỉ có một ước mơ duy nhất là sức khỏe.

 Thời hạn của cuộc đời tùy thuộc sức khỏe, còn sức khỏe thì do cách sống quyết định. Tiền bạc rất quan trọng nhưng sức khỏe còn QUAN TRỌNG HƠN, mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa nếu sức khoẻ KHÔNG CÒN.

 Bởi vậy mới có câu:  Sức khỏe là tất cả, lúc có không giữ, mất đừng tìm.

 Vậy nên hãy trân quý sức khỏe của mình, trân quý chính mình bạn nhé!

 From: KittyThiênKim & KimBang Nguyen

Cập nhật tình hình Virus Corona

       Ngày 10 tháng 04 năm 2020

Quốc gia

Worldwide

Số lây nhiễm

1,617,204

Số tử vong

97,039

United States 469,218 16,693
Spain 157,022 15,483
Italy 143,626 18,279
Germany 119,042 2,567
France 86,334 12,210

Nguồn: https://google.com/covid19-map/

Ngừa Covid-19

Ngừa Covid-19

Một bài nói chuyện rất hay của BS David Price về cách ngừa Covid 19.

BS Price hiện đang làm trong ICU của bệnh viện ở New York và đây là chia sẻ của ông sau khi chuyên điều trị toàn bệnh nhân covid 19 trong những tuần qua.

“Tôi là bác sĩ trong phòng ICU (khoa cấp cứu đặc biệt) ở bệnh viện ở New York.  Bệnh viên chúng tôi có 1200 giương bệnh.  Trước đây bệnh viện có điều trị và mổ nhiều căn bệnh khác nhau nhưng nay chỉ điều trị 100% là bệnh nhân nhiễm Covid.  Hiện bệnh viện đang lãnh 20% của số bệnh nhân Covid tại New York.

Bổn phận của tôi là chăm sóc những ca bịnh nặng đã được đưa vào ICU.  Tôi là người quyết định bịnh nhân nào được dùng máy thở và nằm với máy thở bao lâu. Vì vậy tôi nghĩ tôi có thẩm quyền để nói về những gì đang xảy ra.  Trong ba tháng vừa rồi chúng tôi đã học hỏi thêm được rất nhiều về con virus này.  Hiện giờ bạn nghe giọng tôi hơi nghẹn ngào không phải vì tôi sợ mà lần đầu tiên trong rất lâu, TÔI THẤY HẾT SỢ!! Tôi muốn chia sẻ với quý vị để làm quý vị bớt hoang mang và biết các bảo về bản thân và gia đình.

TRIỆU CHỨNG NHIỄM COVID

-Nóng
-Sốt
-Đau cổ

Virus vào người sẽ đi khắm nơi nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là phổi. 80% bịnh nhân chỉ nói là họ “Không cảm thấy khỏe trong người… ho nhẹ… nhức đầu”.  Bệnh thường kéo dài 5, 7 đến 14 ngày.  Bị nhẹ thì bắt đầu ngày thứ 5 sẽ thấy khỏe lại.

Bịnh nặng hơn trong 3 tới 5 ngày sẽ thấy khó thở (bạn chỉ nên vào nhà thương khi thấy khó thở chứ nóng sốt thì không cần đến bịnh viện).  Tới ngày thứ 7 sẽ bắt đầu thấy khỏe lại.

COVID NHIỄM CÁCH NÀO

1) Covid nhiễm qua “SUSTAINED CONTACT” (đụng chạm lâu) với một người bịnh hoặc với người sắp phát triệu chứng  bịnh trong một, hai ngày sắp tới.  “Sustained contact”- “đụng chạm lâu” có nghĩa là đứng gần (dưới 6 feet) và tiếp súc từ 15 đến 30 phút ở một nơi bít bùng, đóng kín, và  không có đồ bảo vệ, chẳn hạn như khi không đeo khẩu trang.  Nên các bạn khỏi phải sợ là con virus còn nằm trong không khí rồi mình vô tình đi qua rồi bị lây.

Gần như CÁCH DUY NHẤT để lây bịnh là khi virus dính vào tay mình rồi mình đưa tay lên sờ mặt.  Như vậy virus có thể vào mắt, mũi, hoặc miệng mình.

Xin tóm lại một cách đơn giản là phần đông những người bị nhiễm là do họ chạm tay vào một người bịnh rồi đưa tay lên sờ  vào mặt mình.  Khi hiểu được nguyên lý này thì mấy hôm nay tôi bắt đầu cười lại được vì tôi biết tôi sẽ không bị nhiễm.  Tôi muốn nhắc nhở các bạn những điều quan trọng sau đây:
Mời xem . TLVinThoTha
thk

—————————–

1) Covid hiện đang ở trong cộng đồng của quý vị dù quý vị ở đâu.

2). Rửa tay thường xuyên.  Để ý tay mình vừa chạm vào đâu, đụng vào cái gì và nhớ lúc nào cũng tẩy bằng hand sanitizer hoặc rửa tay cho sạch.  Bản thân tôi đi đâu cũng cầm theo lọ Purell (nước tẩy tay).  Ví dụ tôi đi từ nhà trọ ra thang máy tôi vẫn có thể bấm nút thang nhưng sau đó liền đổ một vài giọt Purell vào tay.  Ra đến cưa cũng vậy có thể dùng tay mở cửa nhưng sau đó lại Purell.  Nếu GIỮ TAY SẠCH SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM COVID.

3). Đây không phải là căn bịnh mà một người bịnh chạm vào thứ gì rồi cả cộng đồng lây theo khi đụng vào thứ đó.  Chúng ta chỉ lây khi gặp và đụng chạm nhau lâu “sustained contact”.  Muốn kỹ hơn thì rửa hoặc tẩy trùng tay sau khi chạm vào bất cứ vật gì.

4). Bạn cần phải để ý và sửa cái tật ưa chạm vào mặt (dụi mắt, ngoáy mũi, cậy mụn… v.v).  TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHẠM TAY VÀO MẶT.  Bạn đi ăn tiệc.  Bắt tay một người bịnh, rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình.  Đó là cách lây Covid.  Đơn giản chỉ có vậy.

5). Tôi khuyên mọi người nên đeo mask khẩu trang không phải vì nó sẽ bảo vệ hay ngăn ngừa được Covid nhưng nó sẽ tập cho bạn thói quen tốt là không sờ vào mặt.  CHỈ CẦN TAY SẠCH VÀ KHÔNG RỜ VÀO MẶT LÀ 99% CHÚNG TA SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM.

6). Bạn không cần “medical mask” như loại N95.  Ngay cả tôi trong nhà thương gặp toàn bịnh nhân Covid cũng chỉ đeo N95 trong những trường hợp đặc biệt.

7) Đứng xa mọi người giữ khoảng cách 6ft, rửa tay, thì các bạn không phải lo gì cả”

From: TU-PHUNG