Để biết đâu mới là Thiên Đường…

Để biết đâu mới là Thiên Đường…

Phan Huy, một thi nhân nổi tiếng ở miền Bắc: Phan Huy đã viết môt bài thơ có tựa đề là “Cảm Tạ miền Nam” rất cảm động. Ngay trong phần mở đầu ông viết:
“Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.”
Sau cái gọi giải phóng và thống nhất, ông Huy đã có dịp vào miền Nam và ông đã nhận ra miền Nam không tồi tệ như bác và đảng đã tuyên truyền và nhồi nhét vào đầu ông và khi đã nhận ra một sự thật phũ phàng, ông Huy đã bật khóc:
VC01
Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động
“Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ, tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng, giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”
30thang475
Phan Huy cũng không quên mô tả cuộc sống ở miền Bắc cs, nơi ông đã sinh ra và lớn lên, vô cùng tồi tệ. Đời sống của nhân dân miền Bắc nghèo khó đến nỗi phải kéo cầy thay trâu và nhân phẩm của nhân dân miền Bắc bị xô đẩy xuống tới mức ngang hàng với bèo dâu:
010 Hanoi1954Xedap

Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều

“Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng “kính yêu”
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.
Mở miệng ra là: “Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh, tiến mạnh lên thiên đường vô sản.
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.” 

Trong phần cuối bài thơ, ông Huy kết luận rằng, ngày 30-04-1975 thật sự không phải là ngày cộng sản miền Bắc “giải phóng” miền Nam thoát khỏi sự kìm kẹp của Mỹ Ngụy, mà ngược lại là ngày miền Nam đã phá màn u tối, đã khai đường chỉ lối, đã khai sáng cho nhân dân miền Bắc thấy được bộ mặt gian trá và độc ác của bè lũ cộng sản, thật sự chúng chỉ là một bầy ác quỷ và ông đã không tiếc lời cảm tạ nhân dân miền Nam:

VC04

Giải phóng tháng tư đen

“Cảm tạ miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.

Cảm tạ miền Nam khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc.

Cảm tạ miền nam mở lòng khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung cộng và Liên sô đại vĩ

Cảm tạ miền Nam đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành công cũng đã thành danh.”

Trong một bài thơ khác có nhan đề là “Tâm sự một đảng viên” ông Phan Huy đắng cay bộc lộ rằng, sở dĩ ông theo đảng cộng sản là vì ông quá tin nghe theo lời hồ già dạy bảo:
VC05

“Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh
Đường ta đi, chủ nghĩa Mac Lê nin
Là nhân phẩm, là lương tri thời đại.” 

Và sở dĩ ông đã xung phong đi cứu miền Nam ruột thịt là vì ông tin vào lời tuyên truyền của hồ già và đảng cs: 

Giaiphong4

Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn

“Rằng tại miền Nam, ngụy quyền bách hại
Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
Đang rên siết kêu than cần giải phóng” 

Khi dự tính vào miền Nam thăm viếng một người bà con họ hàng, vì tin vào lời tuyên truyền của bác và đảng là người dân miền Nam đói khổ, nên ông đã chẳng quản đường xa diệu vợi mang theo một mớ gạo mà ông đã phải, dành dụm trong nhiều ngày mới có được, để biếu người bà con đói khổ:

“Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong nầy túng thiếu”
“Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu ngoa, dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.”

Khi đến và đứng trước nhà người bà con, ông Phan Huy mới nhận ra rằng, mớ gạo mà ông nâng niu mang từ miền Bắc thiên đường cộng sản, với hảo ý để biếu người bà con miền Nam bị Mỹ Ngụy kìm kẹp đói khó là một điều điều “lăng mạ” người bà con này:

 Mộng miền Nam

“Tôi tìm đến người bà con trong xóm
Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi
Ký gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.
Anh bà con tôi- một người công chức ngụy
Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.
Rồi anh nói: “Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ.”

Sau khi đã nhận ra đời sống thật sự của toàn dân miền Nam và sự gian trá, phỉnh gạt của hồ già và đảng cs, ông Huy cảm thấy hổ thẹn với lương tâm nên đã than khóc:

V07PhanHuy
Tác giả Phan Huy

“Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước”

Bơi trong lý thuyết kinh tế mù mờ

Bơi trong lý thuyết kinh tế mù mờ

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-07-17

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 24/03/2014.

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 24/03/2014.

AFP PHOTO
 Sau gần ba mươi năm đổi mới đi theo điều gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lần đầu tiên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hàm ý nhận thức về lý thuyết này còn quá mù mờ. Câu hỏi đặt ra là có thể tiếp tục phát triển đất nước khi nền kinh tế phải bơi trong hỏa mù lý thuyết hay không.

Sự vớt vát từ quá khứ?

Mặc dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từng nói: “…Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Nhưng Việt Nam vẫn đang bươn chải với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhận định:

“Cho tới giờ tôi chưa nghe ông lãnh đạo nào, hay chuyên gia nào định nghĩa định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ thời kỳ 1985 ra chính sách đổi mới Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến bây giờ cũng chẳng ai biết được cái định hướng xã hội chủ nghĩa nó là cái gì. Cho nên sắp tới đây các vị lãnh đạo đảng và nhà nước nên nói rõ hơn nữa định hướng xã hội chủ nghĩa là làm sao. Vừa rồi Thủ tướng Chính phủ có nói sơ sơ định hướng xã hội chủ nghĩa là phục vụ cho những công ích xã hội. Nhưng như thế cũng không đủ vì nền kinh tế đâu phải chỉ là để phục vụ công ích xã hội.”

Cho đến bây giờ cũng chẳng ai biết được cái định hướng xã hội chủ nghĩa nó là cái gì. Cho nên sắp tới đây các vị lãnh đạo đảng và nhà nước nên nói rõ hơn.
-Bùi Kiến Thành

Tại Hà Nội ngày 14/7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò Trưởng ban Chỉ đạo đã chủ trì cuộc họp triển khai công tác sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa 10 về “tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.” Cổng thông tin Chính phủ đưa tin về việc này cho thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ sẽ có bản báo cáo lên Bộ Chính Trị với những vấn đề rất nhạy cảm. Thí dụ như: “ Nhận thức về phạm trù, nội hàm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đủ rõ; chưa có đột phá lớn trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội theo cơ chế thị trường; môi trường kinh doanh, vẫn chưa thực sự đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa doanh nghiệp, thành phần kinh tế…”

000_Hkg8239642-250.jpg
Một người bán hàng rong đi qua một tấm áp phích đánh dấu kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội hôm 03/2/2013 AFP photo

Những trích dẫn vừa nêu cho thấy lý thuyết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một áp đặt khác thường do đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, một sự cứu chữa nửa vời trước sự phá sản của nền kinh tế tập trung theo mô hình cộng sản Liên Xô cũ.

Cố Giáo sư Đặng Phong (1939-2010) một chuyên gia kinh tế đồng thời là nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế có uy tín của một số trường Đại học ở Hà Nội, từng nhận định về vấn đề này với Đài ACTD:

“Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nó nữa, nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giã từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mà mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu. Cái nội dung thật của nó là cái gì thì không tìm thấy đâu. Nó là một món nợ của lịch sử. Người Việt Nam chưa bao giờ xây dựng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, nhưng Việt Nam đã đi theo con đường đó mà ngày nay chưa ai dám thẳng thắn tuyên bố rằng con đường đó là sai lầm. Bởi vì tuyên bố như thế rất nguy hiểm về mặt tâm lý xã hội.”

Doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo

Tại cuộc họp ngày 14/7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thể hiện thái độ cầu thị, khi ông mạnh dạn lập lại những ý kiến của chuyên gia, nhân sĩ, trí thức của hàng loạt các cuộc hội thảo kinh tế trong ba năm vừa qua. Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng đã lưu ý việc tổng kết Nghị quyết cũng cần phải làm rõ thêm một bước về vấn đề Nhà nước và thị trường; Nhà nước làm tới đâu, làm những gì; cái nào là thị trường phải theo quy chế kinh tế thị trường, đồng thời cũng phải làm rõ vấn đề dân chủ trong kinh tế; vấn đề hội nhập quốc tế và độc lập tự chủ.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định về vấn đề liên quan:

Vấn đề này tư duy chưa rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì làm gì có nền kinh tế thị trường được.
-Bùi Kiến Thành

“Vừa rồi Thủ tướng nói rất rõ, Nhà nước không có quyền đi ra kinh doanh mà cạnh tranh với nhân dân. Nhà nước tạo ra mọi điều kiện, cơ chế chính sách môi trường để cho dân doanh phát triển làm cho nền kinh tế phát triển. Thủ tướng nói rất rõ nhưng Thủ tướng một mình không quyết định được phải trình lên Bộ Chính trị, tại vì mọi chuyện trên đất nước Việt Nam này phải được Bộ Chính trị quyết định. Thủ tướng có một tư duy rõ ràng về vai trò của Chính phủ trong vấn đề phát triển kinh tế nhưng Thủ tướng không thể một mình quyết định được.”

Theo ông Bùi Kiến Thành Đảng và Nhà nước Việt Nam cần thay đổi tư duy một cách tích cực, nếu không muốn đất nước tụt hậu so với khu vực và thế giới. Ông nói:

“Các vị lãnh đạo đi ra nước ngoài cũng vẫn nói  Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, yêu cầu Mỹ yêu cầu Châu Âu và khắp mọi nơi mà các vị đến, yêu cầu công nhận chúng tôi là nền kinh tế thị trường. Như vậy rõ ràng chúng ta muốn hội nhập vào nền kinh tế thị trường của thế giới. Nhưng mà nó có sự không ăn khớp tức là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Vấn đề này tư duy chưa rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì làm gì có nền kinh tế thị trường được. Mong rằng trong những tháng, năm tới các lãnh đạo nhà nước có một tư duy rõ ràng hơn nữa thì nền kinh tế mới phát triển được.”

30 năm mở cửa, áp dụng kinh tế thị trường nửa vời với cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa đã giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng của giai đoạn ngăn sông cấm chợ, lạm phát 800%. Đất nước đã tự túc lương thực và dư thừa để xuất khẩu, nhưng một nền kinh tế thị trường nửa vời đã chỉ có thể giúp Việt Nam thoát nghèo chứ không thể giàu lên được. Việt Nam đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình, trong khi kinh tế các nước trong khu vực vốn dĩ đã cách biệt khá xa với Việt Nam sẽ tiếp tục tiến lên đẩy lùi Việt Nam về phía sau.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành nói với chúng tôi, sẽ là thảm họa cho Việt Nam nếu đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam không sớm thay đổi tư duy, chấp nhận cải tổ dân chủ và áp dụng nền kinh tế thị trường thực sự.

Vì sao từ bỏ Chủ nghĩa Xã hội?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2017-01-19
Những tấm bảng tuyên truyền cho đảng, cho chủ nghĩa xã hội tại Tp Hồ Chí Minh.

Những tấm bảng tuyên truyền cho đảng, cho chủ nghĩa xã hội tại Tp Hồ Chí Minh.

AFP photo
Dư luận mấy ngày vừa qua bàn cãi, tranh luận lẫn cười cợt một cách ầm ĩ xoay chung quanh bài viết đăng trên tờ Quân Đội Nhân Dân của tác giả Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, có tựa đề: “Đòi từ bỏ Chủ nghĩa xã hội là sai lầm lớn”. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Tiến Trung, một người hoạt động đấu tranh dân chủ để làm sáng tỏ chủ đề này.

Mô hình mù mờ

Mặc Lâm: Trong bài viết này ông Hà Đăng cho là: “Sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không phải sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội nói chung”, Anh có ý kiến gì về nhận định này?

Nguyễn Tiến Trung: Vậy cho tôi hỏi lại ông Hà Đăng là theo ông, mô hình Chủ nghĩa xã hội nào là đúng? Cuba, Venezuela, Trung Quốc, Triều Tiên, hay Việt Nam đúng?

Ông Bùi Quang Vinh – nguyên  bộ trưởng bộ kế hoạch – đầu tư, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khi được hỏi về mô hình kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đã nói thẳng: Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm?”

Nghị quyết Trung ương khoá 12: nhiều vấn đề mới, phức tạp phát sinh từ thực tiễn nhưng chưa được lý giải và xử lý kịp thời, hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Bình đã phát biểu: Từ lâu, các đồng chí lãnh đạo cũng đã nêu ra phương thức của Đảng là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nhưng đến nay chưa được thể chế hóa, chưa có một văn bản nào quy định rõ ràng về phương thức lãnh đạo nói trên.

Như vậy có thể thấy là bản thân Đảng Cộng sản hiện tại không hề có bất cứ mô hình nào mà chỉ là sự chắp vá giữa kinh tế tư bản hoang dã không theo luật pháp và chính trị thì độc quyền.

Như vậy có thể thấy là bản thân Đảng Cộng sản hiện tại không hề có bất cứ mô hình nào mà chỉ là sự chắp vá giữa kinh tế tư bản hoang dã không theo luật pháp và chính trị thì độc quyền.
– Nguyễn Tiến Trung

Sở dĩ Đảng Cộng sản Việt am không dám nói rõ về mô hình “dân làm chủ, Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhà nước quản lý” vì bản thân câu đó mâu thuẫn nhau. Dân làm chủ là dân có quyền bầu lãnh đạo, nhưng việc Đảng Cộng sản tự nhận là lãnh đạo đã khiến quyền làm chủ bầu lãnh đạo quốc gia của người dân bị tước bỏ. Do đó sẽ không bao giờ có mô hình nào thoả mãn hai chuyện mâu thuẫn như vậy.

Nếu ông Hà Đăng cho rằng mô hình Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam là ưu việt thì tại sao lúc nào Đảng Cộng sản cũng nơm nớp lo sợ bị “diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ”, nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại vừa tuyên bố “Không đổi mới là chết”. Vậy nếu anh đúng và ưu việt sao còn phải sợ chết?

Mặc Lâm: Như anh vừa nói thì trong bài viết cũng khẳng định rằng nguyên nhân làm cho Chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô sụp đổ vì âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đế quốc chủ nghĩa” Anh có đồng ý không?

Nguyễn Tiến Trung: Đảng cộng sản Liên bang Nga vẫn hoạt động ở Nga và vẫn theo đuổi chủ nghĩa xã hội thì tại sao dân Nga không bầu cho Đảng Cộng sản Liên bang Nga lên nắm quyền? Chẳng lẽ chính người dân Nga lại là thế lực thù địch của Đảng Cộng sản Nga? Tại sao khi Gorbachov tuyên bố giải tán ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng nghĩa với việc giải tán Đảng Cộng sản LX thì gần 20 triệu đảng viên Đảng Cộng sản LX hầu như không có phản ứng gì?

Rõ ràng chế độ một đảng độc quyền nhà nước, đứng trên pháp luật gây bất công xã hội gây ra sự chán ghét chế độ ngay trong hàng ngũ Đảng viên Cộng sản. Và điều đó cũng đúng ở Việt Nam khi lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam liên tục lo sợ đảng viên “tự diễn biến, tự chuyển hoá”, thể hiện ngay ở nghị quyết hội nghị Trung ương 4, khoá 12 vừa qua. Và bài viết của ông Hà Đăng cũng nằm trong loạt bài chống tự diễn biến, tự chuyển hoá đó.

Cái cớ để độc quyền cai trị

034_2372211-400.jpg
Những pano tuyên truyền cho đảng cộng sản ở Việt Nam. AFP photo

Mặc Lâm: Tác giả Hà Đăng khẳng định Việt Nam học tập kinh nghiệm của Liên Xô nhưng hoàn toàn không có sự sao chép trong xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Theo anh điều này đúng hay sai?

Nguyễn Tiến Trung: Trước năm 86 thì Đảng Cộng sản VN hoàn toàn sao chép mô hình của Liên Xô thể hiện ở những điểm sau: về pháp luật thì điều 4 hiến pháp sao chép điều 6 hiến pháp liên xô để xác lập mô hình độc đảng toàn trị, coi nhà nước là công cụ chuyên chính vô sản để trấn áp các giai cấp và các thành phần khác trong xã hội; về sở hữu tài sản thì chỉ có 2 hình thức là sở hữu toàn dân và tập thể, về kinh tế thì chỉ có hai thành phần kinh tế là nhà nước và tập thể; chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng…

Chính do sao chép Liên Xô một cách mù quáng nên đã dẫn đến khủng hoảng toàn diện, sụp đổ kinh tế nên Đại hội 4 năm 86 bắt buộc phải sửa sai khi cởi trói quyền tự do kinh doanh cho người dân sau đó. Tuy nhiên, việc sửa sai này vẫn còn nửa vời khi vẫn còn cái đuôi xã hội chủ nghĩa, vẫn lấy kinh tế quốc doanh là chủ đạo, sở hữu đất đai toàn dân, chính trị thì vẫn độc quyền nhà nước nghĩa là chế độ đảng trị, hiến pháp áp đặt… dẫn đến tham nhũng tràn lan, nợ công thì như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói là gây nguy cơ sụp đổ nền tài khoá quốc gia, dân oan mất đất khiếu kiện khắp nới, quyền làm chủ – quyền công dân – quyền con người của dân vẫn bị tước đoạt như quyền tự do báo chí – ngôn luận, lập hội – lập đảng, ứng cử – bầu cử.

Mặc Lâm: Nhưng ông Hà Đăng lại cho là “87 năm qua, những chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã chứng minh sự đứng đắn của đường lối này, cớ sao vì sự sụp đổ củ Liên Xô và Đông Âu mà phải từ bỏ nó?” Nghe có hợp lý và thuyết phục không?

Bản thân Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng cũng mù mờ về Chủ nghĩa Xã hội khi thừa nhận không biết đến cuối thế kỷ này đã có Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam hay chưa?
– Nguyễn Tiến Trung

Nguyễn Tiến Trung: Trong các nước Đông Nam Á thì Việt Nam chỉ được xếp cùng nhóm với Lào, Campuchia, dưới rất xa các nước ASEAN khác như Singapore, Malaysia, Indonesia. Theo bảng xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2014 thì thậm chí Lào, Campuchia đã vượt mặt Việt Nam ở nhiều lãnh vực.

Nhiệm vụ cực kỳ quan trọng khi đảng cộng sản tự cho mình độc quyền chính trị là để tập trung nguồn lực quốc gia vào công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá quốc gia vào năm 2020. Tuy nhiên, các chuyên gia và kể cả các quan chức đã công khai thừa nhận chuyện này là không thể.

Nguyên bộ trưởng bộ công thương Vũ Huy Hoàng đã thừa nhận doanh nghiệp Việt Nam không đủ khả năng sản xuất con ốc vít cho Samsung. Ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Sinh Hùng đều cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ dẫn đến sụp đổ chế độ.

Bản thân Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng cũng mù mờ về Chủ nghĩa Xã hội khi thừa nhận không biết đến cuối thế kỷ này đã có Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam hay chưa? Dân Việt Nam không phải là chuột bạch để các lãnh đạo Đảng Cộng sản có thể thử nghiệm những lý thuyết của họ.

Đảng Cộng sản lãnh đạo với lý thuyết Chủ nghĩa Xã hội cũng không bảo vệ được chủ quyền quốc gia khi để mất đảo Gạc Ma vào tay Trung Quốc năm 1988.

Điểm sơ qua vài nét để thấy đất nước ngày càng lụn bại chứ không hề có những thành tích gì có ý nghĩa lịch sử.

Lý thuyết Chủ nghĩa Xã hội cuối cùng thực ra chỉ là cái cớ để lãnh đạo Đảng Cộng sản tiếp tục độc quyền chính trị. Đảng Cộng sản theo chủ nghĩa xã hội không đem lại quyền làm chủ cho người dân khi dân mất quyền tự do ngôn luận, lập hội, ứng cử – bầu cử… Đảng Cộng sản không đem lại được nền tảng quốc gia là pháp luật chuẩn mực, bắt đầu từ bản hiến pháp do toàn dân phúc quyết. Đảng Cộng sản cũng gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc khi liên tục nhìn dân như “thế lực thù địch”. Từ việc dân tộc bị chia rẽ dẫn đến nước yếu, Trung Cộng lăm le xâm lược và chiếm biển Đông.

Không ai yêu cầu Đảng Cộng sản phải từ bỏ Chủ nghĩa Xã hội. Các lãnh đạo Đảng Cộng sản thích Chủ nghĩa Xã hội thì cứ thích và không ai có quyền áp đặt họ. Tương tự, Đảng Cộng sản không có quyền áp đặt bất kỳ chủ nghĩa hay ý thức hệ nào lên đầu dân tộc Việt Nam, họ cũng không có quyền áp đặt hiến pháp và bắt cả dân tộc phải tuân theo, và họ phải cầm quyền một cách chính danh, qua bầu cử tự do và công bằng, với sự tham gia của nhiều thành phần, đảng phái trong xã hội.

Mặc Lâm: Xin cám ơn anh.

Điều quan trọng

Điều quan trọng

Dù đã sẵn sàng hay còn chưa chuẩn bị, nhưng rồi một ngày kia, chúng ta cũng phải chia tay thế giới này.
Sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chang chào đón, sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu bằng giọt nắng trong vắt của buổi bình minh. Sẽ không còn nữa những ngày xuân hiền hòa, ấm áp.
Tiền bạc, danh vọng, quyền lực,… tất cả với ta, cuối cùng, cũng sẽ trở thành vô nghĩa. Còn ý nghĩa chăng là những gì ta tạo ra đối với thế giới này.
Vậy điều gì là thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của ta trong cuộc sống?

DIEU KY DIEU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình, mà là những gì bạn đã chân thành đóng góp cho tha nhân.
Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được, mà là những gì bạn đã cho đi.
Quan trọng không phải là những thành công bạn đã có được trong cuộc đời, mà là ý nghĩa thanh cao của chúng.
Quan trọng không phải là những thứ bạn học được, mà là những gì bạn đã truyền lại cho người khác.
Quan trọng không còn là năng lực của bạn, mà chính là tính cách – là những gì mà bạn đã cư xử với mọi người xung quanh.
Quan trọng là những khoảnh khắc cử chỉ, thái độ mà bạn đã vô tình hay cố ý khắc ghi trong lòng người khác, khi cùng chia sẻ với họ những lo âu, phiền muộn, khi bạn an ủi và làm yên lòng họ bằng cách riêng nào đó của mình, hay chỉ đơn giản là một nụ cười hoan hỉ hay một cái nắm tay, đỡ cho một người khỏi ngã.
Quan trọng không chỉ là những ký ức, mà phải là ký ức về những người đã yêu thương bạn.
Quan trọng đâu chỉ là bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu, mà là họ nhớ GÌ về bạn (tốt hay xấu).
Quan trọng không phải là bạn quen biết thật nhiều người, mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn trong đời

Pink bleeding-heart flower macro against green background

Vậy thì, bạn ơi! Hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết! Bởi vì chỉ có tình yêu thương, sự hiểu biết mới đem lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống, bạn ạ!

.Tâm Hoa chuyển bài từ The Old Cottage

ĐỪNG NGỦ MÊ TRONG TỘI

ĐỪNG NGỦ MÊ TRONG TỘI

LM Giuse Tạ Duy Tuyền

 Sam Hoi

Tiếng bà vợ dịu ngọt nói chồng: Anh ơi đi xưng tội đi.  Lâu rồi không thấy anh xưng tội.

Anh chồng đáp: Xưng xong có chừa được đâu mà xưng.

Cô vợ: Thế thì hôm nay anh đừng ăn nhé

Anh chồng: Không ăn mà chết đói à!

Cô vợ: Vì ăn xong rồi cũng đói, thế thì ăn làm gì cho mệt.

Anh chồng!

 Con người thường ít muốn thay đổi.  Cho dù cuộc sống của họ đang chìm ngập trong tội lỗi.  Họ vẫn ngại đến với tòa giải tội.  Họ sợ phải đối diện với sự thật.  Vì sự thật sẽ phơi bầy toàn bộ hành vi bất chính, tội lỗi của họ.  Họ sống chai lỳ trong điều gian ác mà vẫn không áy náy lương tâm.  Chính vì lối sống mất ý thức về tội, lại không dám đối diện với sự thật, khiến họ lao mình vào cuộc sống với những đam mê hưởng thụ bất chấp luân thường đạo lý, hay lao vào tìm kiếm danh lợi thú, bất chấp thủ đoạn tàn bạo.  Điều này đã làm cho xã hội tội lỗi tràn lan đến mức độ chưa bao giờ tội phạm nhiều như ngày nay.

 Ngày 03.01.2014 một phiên tòa lưu động có số bị cáo đông nhất Việt Nam từ trước đến nay đã diễn ra tại sân trại giam của công an tỉnh Quảng Ninh tổng cộng đến 89 bị cáo dính đến 4 đường dây mua-bán, vận chuyển trên 4,400 bánh heroin, phiên tòa dự tính kéo dài ba tuần lễ.

 Theo báo Tiền Phong, phiên tòa nói trên cũng quy tụ số luật sư biện hộ đông nhất từ trước đến nay: 41 người.  An ninh phiên tòa lưu động được xiết chặt, vì người ta dự đoán có thể tới 66 bản án tử hình sẽ được tuyên án.

Án tử hình rất nhiều nhưng xem ra con người không ý thức về tội, không có lòng sám hối nên tội phạm vẫn gia tăng.  Ngay cả các tội nhân tại tòa cũng thường ít nói lời xin lỗi vì mình đã gây nên những đau khổ cho xã hội bởi hành vi bất chính của mình.  Thậm chí cả người nhà tội nhân còn bênh vực cho hành vi tội lỗi của con cái mình.

Mới đây trong một phiên tòa khi tòa tuyên án kẻ cầm đầu bọn cướp chuyên nghề chặt tay cướp xe thì tiếng la hét đanh đảnh của một người mẹ đã hét lên không chấp nhận sự thật ấy.  Bà quát to rằng: “Con tôi không giết người sao lại tử hình con tôi?”  Bà còn quay lại chỗ những người bị hại mà con bà chặt tay để cướp của nói rằng: “Biết con tao tử hình thì tao đã cho người giết chết chúng mày!”  Xen lẫn tiếng bà là tiếng người chị gái bảo rằng: “Ai bảo chúng này đi xe đẹp đeo nhẫn vàng làm gì?”

Hóa ra đi xe đẹp, đeo nhẫn vàng cũng có tội?  Có phải tình yêu thì chẳng cần quan tâm đến đạo đức.  Người ta nhân danh tình yêu để hại người, để vào hùa và bênh đỡ nhau như gia đình bị can “chặt tay cướp xe SH” chăng?

Là người đều có những lầm lỗi hay có những lần vấp ngã, điều quan yếu là biết nhận lỗi và đứng lên làm lại cuộc đời.  Không nhận ra sai lỗi.  Không cảm nhận sự vấp ngã.  Con người cũng mất ý thức về tội.  Con người càng mất lòng sám hối ăn năn.  Thực ra, nhân vô thập toàn.  Con người cần biết giới hạn của mình để sám hối từng ngày, để canh tân từng phút.  Có sám hối, có canh tân con người mới thăng tiến từ tinh thần đến vật chất.

Lời rao giảng đầu tiên của Chúa Giêsu không kêu gọi chống bất công hay đòi quyền lợi mà là kêu gọi sám hối canh tân.  Chúa kêu gọi con người phải sám hối vì cội rễ của bất công, của sa đọa, tội lỗi là con người mất ý thức về giá trị cuộc sống.  Con người không tuân theo luân thường đạo lý thì làm sao có một xã hội văn minh tình thương.  Con người cần phải sám hối để nhận ra những lỗi lầm của mình đã gây nên thiệt hại tinh thần lẫn vật chất cho tha nhân.  Chính hành vi tội lỗi mình đã làm cho sự dữ lan tran, xã hội loạn lạc lầm than.

Nhưng đáng tiếc nhân loại ngày hôm nay không ý thức việc mình làm đã gây nên đau khổ cho tha nhân.  Con người vẫn nhân danh tự do cá nhân để hành xử thiếu văn hóa, thiếu trách nhiệm với tha nhân.  Con người vẫn nhân danh hạnh phúc cá nhân để loại trừ hạnh phúc của tập thể, của xã hội.  Nếu ai cũng biết sống mình vì mọi người thì sẽ không có những vụ tham nhũng lớn như Dương Chí Dũng, Bầu Kiên hay Huyền Như…  Tất cả vì lợi ích cá nhân mà gây nên biết bao hậu quả tai hại cho xã hội và đất nước.

Ước gì là người Kitô hữu chúng ta hãy biết xét mình hằng ngày, hãy ăn năn từng giờ để đừng ngủ mê trong tội lỗi, nhưng biết thay đổi đời sống cho phù hợi với tin mừng.  Xin đừng vì quyền lợi cá nhân mà gây thiệt hại cho xã hội.  Xin đừng đề cao tự do cá nhân để làm mất trật tự cho xã hội và cộng đồng.  Xin Chúa giúp chúng ta luôn biết khiêm tốn nhìn nhận sự yếu đuối của bản thân để nhờ ơn Chúa mà canh tân đời sống mỗi ngày một tốt hơn.  Amen!

LM Giuse Tạ Duy Tuyền

Cách thức quỵt nợ của “đảng ta”: cộng sản tự phá sản

Cách thức quỵt nợ của “đảng ta”: cộng sản tự phá sản

Tư nghèo (Danlambao) – Dưới sự luôn luôn được lãnh đạo toàn diện bởi đảng, Bộ Tài chính đã mở đường cho các đồng chí (hướng làm giàu) trong các doanh nghiệp nhà nước cách thức chạy làng, chạy nợ, chạy được bảo kê.

Theo Bộ Tài chính, doanh nghiệp Nhà nước nếu không trả được nợ có thể thực hiện phá sảnNợ của doanh nghiệp quốc doanh sẽ không tính vào khoản nợ công. (1)

Trước hết nợ công là gì?

Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Gồm:

– Nợ trong nước (vay từ người trong nước) và nợ nước ngoài (vay từ người ngoài nước).

  • Nợ ngắn hạn (dưới 1 năm), nợ trung hạn (1-10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm). (2)

Kế đến Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Đây là những tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (3)

Do đó các quan chức của đảng đang nắm giữ các ghế trong chính phủ tha hồ tự mở các doanh nghiệp nhà nước. Khi mở thì tiền đâu?

Thì cũng chính các quan lấy ngân sách quốc gia và tự cho mình mượn. Ngân sách này bao gồm tiền thuế của nhân dân và tiền các quan nhân danh chính phủ của nước Việt Nam đi mượn.

Sau khi tự mở, tự cho vay thì các quan trở thành người đại diện sở hữu chủ công ty.

Lấy thí dụ ngân sách quốc gia gồm tiền dân cộng tiền mượn là 100.

Các quan lấy ra 50 để làm ăn và làm giàu.

Làm được 10 các quan bỏ túi, làm không được các quan tìm cách thanh toán cái vốn 50 và bỏ vào túi 30.

Tổng cộng các quan bỏ túi 40.

Sau đó khai phá sản.

Con số 50 không cánh mà bay và quốc gia vẫn phải nợ 100.

Sau đó các quan về hưu, hạ cánh an toàn, tên của các quan không phải là “nhà nước” nên vô can với món “nợ công” – chỉ “liên quan” như 90 triệu dân đen khác.

Các quan cộng sản khác chui vào nhà nước với con số nợ cũ 100 thuộc quyền… sở hữu của nhân dân phải trả và lại mượn tiếp 100, tự cho vay tiếp và mở doanh nghiệp nhà nước, tự hốt liền hốt hết và sau đó tự phá sản.

17.01.2017

Tư nghèo

danlambaovn.blogspot.com

MÙ CÓ PHẢI LÀ BẤT HẠNH KHÔNG?

MÙ CÓ PHẢI LÀ BẤT HẠNH KHÔNG?

Khi nghĩ đến người mù, nhất là những người bị mù bẩm sinh, ta thường nghĩ đến hai chữ “tội nghiệp”, “đáng thương”, hay “bất hạnh”.  Dĩ nhiên có khi chính bản thân người mù cảm thấy bất hạnh thật vì họ không được nhìn thấy ánh sáng, không được nhìn thấy vẻ đẹp thiên nhiên, nhất là không được nhìn thấy những người thân yêu của mình.  Và ngay cả khái niệm về màu sắc, họ cũng không biết đến.

Tuy nhiên, giữa người mù và người sáng, chưa chắc ai bất hạnh hơn ai.  Có khi vì mắt sáng tỏ, nên người ta bất hạnh hơn là bị mù loà.  Bằng chứng là trong các vụ án trộm cắp, lường gạt, đâm chém, hiếp đáp, ngoại tình…, ta có thấy thủ phạm nào là người mù không, ngoại trừ những người sáng mắt?  Trong số những dân chơi cuồng quay nơi các vũ trường ngập ngụa ma tuý, thuốc lắc, hàng “đá”, ta có bắt gặp bóng dáng người khiếm thị nào bên cạnh những người mắt sáng ở đó không?  Trước vành móng ngựa xét xử các quan tham vô lại, có lẽ ta cũng khó mà tìm được một bị cáo nào là kẻ mù loà ở đấy; có chăng chỉ toàn là những người cả hai mắt đều tỏ đều tường!!!  Và nếu ta cất công thắp đuốc đi tìm các tù nhân là người mù trong các trại giam, chắc chắn ta sẽ thất vọng vì nơi đó chỉ thấy toàn những người có đủ cả hai mắt.  Vậy thì ai “bất hạnh” hơn ai?  Người mù hay người sáng?  Bởi thế, khi nhìn thấy một người mù, khoan đã cho rằng người đó tội nghiệp, người đó bất hạnh.  Hạnh phúc hay bất hạnh không hệ tại ở việc sáng hay mù cặp mắt thể lý,

nhưng là hệ tại ở việc sáng hay mù cặp mắt tâm hồn, cặp mắt đức tin.

Trong câu chuyện Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, ta thấy Bartimê là một người mù loà, hành khất bên vệ đường ngoại thành Giêricô.  Không biết anh có thuộc “Hội Người Mù” nào hay không!  Song thiết tưởng anh là một người lương thiện. Anh sống bằng những gì kiếm được từ lòng hảo tâm của người khác.  Mặc dù nghèo, nghèo nên phải đi ăn xin, nhưng cuộc đời anh thanh thoát.  Anh sống vô tư giản dị, không bon chen giành giật, không tính toán hơn thua, không đua đòi ăn diện.  Anh cũng không vợ nọ con kia, không rượu bia các thứ.  Có lẽ anh cũng chưa bao giờ phạm vào những tội “đội sổ” của con người thời đại hôm nay: buôn gian bán lận, lậu thuế trốn thuế, tham ô, móc ngoặc, hối lộ, hay rút ruột các công trình xây dựng…  Suốt cả cuộc đời, chắc hẳn anh cũng chưa hề lường gạt, bóc lột hay hãm hại ai.  Tắt một lời, anh sống hoàn toàn ngay chính.

Hơn thế nữa, trong khi rất nhiều người sáng đôi mắt thể lý, lại mù loà trước ánh sáng vô hình, không thể nhận ra Chúa Giêsu là ai, thì anh mù Bartimê này lại “thấy tỏ tường” chính Đức Giêsu là ai.  Anh không van xin Chúa bằng danh xưng “Giêsu Nazareth”, mà dùng danh xưng “Con Vua Đavít” – một danh xưng ám chỉ tước hiệu Đấng Mêsia.  Tiếng kêu lớn tiếng của anh khi bị mọi người ngăn cản: “Lạy Con Vua Đavít”, đồng thời cũng là một lời tuyên xưng niềm tin vào chính Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, Đấng mà anh tin là sẽ phục hồi sự sáng cho anh.  Bởi đó, khi được Chúa Giêsu hỏi anh muốn xin gì, anh không xin Chúa Giêsu mua cho anh mấy tờ vé số, cũng không xin Chúa Giêsu cho anh ít đồng bạc cắc bố thí, như anh đã từng nói với những người qua lại, mà anh chỉ xin Chúa Giêsu cho anh được thấy, tức là được sáng mắt.  Nếu không tin Chúa Giêsu là Đấng có thể mở được mắt cho nguời mù bẩm sinh, anh đã không xin Ngài điều này.

Đồng ý “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, nhưng không phải một khi “cửa sổ” ấy bị đóng vĩnh viễn do mù loà là đương nhiên tâm hồn trở nên tối tăm băng giá như vùng bắc cực đâu.  Ngược lại nữa là khác.  Khi đôi mắt của họ không còn khả năng thấy được những thực tại hữu hình, thì tâm hồn họ lại rất bén nhạy với những thực tại vô hình.  Bởi đó người ta bảo rằng người mù thường cảm nhận rất sâu xa về những thực tại siêu linh, và họ cũng rất nhạy bén trước những nỗi thống khổ của anh em đồng loại.  Nói cách khác, người mù thường có cặp mắt đức tin sáng tỏ, như trường hợp anh mù Bartimê hôm nay.

Dẫu chưa một lần được gặp gỡ hay diện kiến Đức Kitô; chưa một lần được trực tiếp nghe những lời Ngài giảng dạy, cũng chưa một lần được phúc chứng kiến các phép lạ Ngài đã làm; anh chỉ mới được nghe người ta nói về con người của Đức Giêsu; thế mà anh đã tin.  Anh tin một cách mãnh liệt.  Và nhờ niềm tin đó, anh đã gặp được hiện thân lòng nhân hậu của Thiên Chúa, hiện thân của những mối phúc thật là Đức Giêsu Kitô.  Anh được Chúa phục hồi sự sáng, sự sáng của cặp mắt thể lý, và quan trọng hơn là cặp mắt đức tin nơi anh vốn đã sáng nay sáng tỏ hơn.  Từ đây đời anh hoàn toàn đổi mới. Còn hạnh phúc nào bằng?  Anh đã tự nguyện dấn bước theo Chúa trong niềm vui trào tràn.

Sẽ thật hạnh phúc cho tôi, nếu tôi có đôi mắt thể lý lẫn đôi mắt tâm linh sáng ngời.  Ngược lại, sẽ thật bất hạnh biết bao nếu tôi có đôi mắt thân xác sáng tỏ nhưng đôi mắt tâm hồn lại mù tối như đêm ba mươi.  Hãy tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban cho tôi có đôi mắt thể lý chưa một lần phải đến bác sĩ nhãn khoa Xin Ngài gìn giữ tôi, để đôi mắt đức tin của tôi cũng luôn được tinh tường sáng suốt.  Đặc biệt xin Chúa cho những người mù luôn giữ được cái tâm trong sáng để cuộc đời của họ không bao giờ là “bất hạnh”, là “đáng thương” như người ta vẫn nghĩ.  Amen.

LM Giuse Nguyễn Thành Long

  From: ngocnga_12  và Anh chị Thụ & Mai gởi

HỊCH TƯỚNG SĨ thế kỷ 21.

From facebook :  Hoàng Vũ‘s post.

Image may contain: 1 person, text

Hoàng Vũ with Nguyễn Công Lý and 43 other

 HỊCH TƯỚNG SĨ thế kỷ 21.

Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.
Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Scôtlen dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.
Thật khác nào:
Đem cổ tích mà biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.
Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.
Thật là so với:
Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép,
Ta nào có kém gì?
Thế mà, nay các ngươi:
Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.
Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.
Cho nên:
“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua
“Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu
Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản
Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm?
Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ?
Thật là:
“Dân gần trăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!
Nay nước ta:
Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!
Chỉ e:
Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.
Hỡi ôi,
Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.
Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê mi na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chắc cả trung đoàn
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu cũng dăm đại đội
Được thế thì:
Kiếm giải “Phiu” cũng chẳng khó gì
Đoạt Nô ben không là chuyện lạ
Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi
Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.
Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,
Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?
Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.
Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.
Vì:
Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
Nếu vậy rồi đây khi nước Việt hóa hổ, hóa rồng, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?
Cho nên mới thảo hịch này
Xa gần nghiên cứu
Trên dưới đều theo!

Fb Nguyễn Đình Đức

Nghịch lý trong bài Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Trung

From facebook:  Phan Thị Hồng with Hoang Le Thanh.
Nghịch lý trong bài Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Trung

GS. Nguyễn Khắc Mai
Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam

Bài này, Tuổi Trẻ đăng lại của đặc phái viên VNTTX, tháp tùng Anh Trọng, đưa tin.

Nghịch lý thứ nhất,

“…đưa quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Trung phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”. Ai cũng biết, vành ngoài 16 chữ, vành trong 4 tốt là gì trong những năm qua.

Nếu không phải là sự bịp bợm vĩ đại do Trung quốc đưa ra làm hỏa mù cho những hành động kẻ cướp trên biển và cả trên đất liền của họ đối với Việt Nam, thì là một thứ thòng lọng mềm mại và khá lợi hại để quàng vào cổ, trước hết là của ban lãnh đạo Việt Nam, để biến ban lãnh đạo Việt Nam như một con ngựa chạy lẻo đẻo bên cổ xe “bá quyền đại Hán” của Trung Hoa.

Nhiều năm qua người Việt Nam đã từng phỉ nhổ, vạch trần cái phương châm mà ông Lê Khả Phiêu từng gọi là vàng ấy. Tưởng nó phải được quên đi. Ai ngờ tổng bí thư Trọng lại “trân trọng “nó đến thế.

Đây là một nghịch lý kép. Nó vừa là sự bịp bợm Trung Hoa vừa là thái độ chư hầu không thể chấp nhận.

Nghịch lý thứ hai

Ngay trong bài này, ”phía Việt Nam bày tỏ ủng hộ Trung quốc tổ chức thành công Diễn đàn thượng đỉnh hợp tác quốc tế về “Một vành đai, một con đường””. Ủng hộ Trung quốc thành công “Một vành đai, một con đường” là gì? Nếu không phải là ủng hộ Trung quốc tung tiền dự trữ ra để mua chuộc các quốc gia trên vành đai và con đường thực dân hóa của Trung quốc? Vấn đề là không thể ủng hộ một cách ngờ nghệch, khờ khạo những chủ trương lợi dụng sự nghèo túng của các nước để mưu lợi cho Trung quốc theo “màu sắc” bá quyền đại Hán, thực dân của Trung quốc.

Trong quyển sách “Chết dưới tay Trung quốc”, tác giả cũng giành những ý tình muốn cổ vũ cho Trung quốc hưng phát, giàu mạnh lên, nhưng phải theo tinh thần văn minh, tiến bộ của nhân loại là minh bạch, công bằng và dân chủ. Việt Nam phải biết “ăn kẹo mút” tức là biết ngậm kẹo và vứt cái que đi!

Thứ ba là về Biển Đông.

Cái nghịch lý là “lập trường nhất quán” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ là ”vũ như cẩn”, không có gì khác. Những lập luận cũ rích, nhàm chán, và họ Tập không mong gì hơn thế. Nó ru ngủ nhân dân và để mặc cho phía Trung quốc một mình một chợ, tung hoành, hết 981, thì bồi đắp các bãi đá cướp được ở Trường Sa của Việt Nam thành căn cứ hải quân và không quân uy hiếp ngay con đường hàng hải và hàng không của Việt Nam, mặc sức cho dân quân đội lốt ngư dân để làm hải tặc cướp bóc và xua đuổi ngư dân Việt Nam bám biển làm ăn sinh sống trong vùng biển chủ quyền của mình!

Nguyễn Phú Trọng không phân biệt được tư tưởng của giải pháp là hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế. Còn giải pháp thì phải cụ thể, kể cả giải pháp tranh luận tay đôi với Trung quốc, chưa nói đến việc đưa ra nhờ các thiết chế khu vực và quốc tế phân xử. Điều mà Trung quốc sợ là Việt Nam tìm ra những giải pháp cụ thể để vận dụng cái phương châm hợp lý kia. Phải nói rõ với Trung quốc, nếu không tiến tới đươc giải pháp thỏa đáng, song phương, nhất định phải tiến hành giải pháp đa phương để phân xử. Dẫu có soạn được COC, thì Việt Nam và từng nước trong ASEAN cũng không thể chỉ song phương với Trung quốc, mà nhất thiết phải vận dụng cho đặng sự tham gia của cộng đồng quốc tế, nhất là với những cường quốc khu vực và thế giới.

Trung quốc và họ Tập cũng không mong gì hơn là những người lãnh đạo Việt nam hiện nay cứ nói phương châm cho hay ho. Chúng mở cờ trong bụng.

“Việt Nam cứ lú lấp thế này, không phân biệt nỗi phương châm và giải pháp, xua nó vào rọ Thành Đô là cái chắc!”

Nguyễn Khắc Mai
trích trong bài: Những nghịch lý trong một số báo
http://www.boxitvn.net/bai/46513

Ảnh: GS. Nguyễn Khắc Mai, người đã từng viết thư kiến nghị bắt giam ông Nguyễn Phú Trọng, thư đề ngày 21-1-2016.

Image may contain: 1 person, eyeglasses

“Ai đó”

“Ai đó”

tuankhanh

Bằng một giọng buồn rầu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nói rằng “ai đó” đã đọc cuốn sách viết về Trương Vĩnh Ký (1837-1898) của ông chưa kỹ, nên ra lệnh ách lại. Tuy vậy, ông vẫn nuôi hy vọng rồi mọi thứ sẽ trở lại bình thường khi cuốn sách nhận được lệnh cần phải sửa đổi gì đó, và được tái phát hành.

Cuốn sách “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chủ biên, một công trình tập hợp các bài viết của nhiều tác giả và dù đã được Cục Xuất bản cấp giấy phép, cho phát hành khoảng hơn một tháng, đột nhiên bị lệnh miệng của “ai đó”, khiến mọi thứ ách tắc vào đầu tháng 1/2017. Chương trình ra mắt vào ngày 8/1 tại Sài Gòn bị gọi hủy một cách gấp rút.

Ông Nguyễn Đình Đầu nói về “ai đó”. Người mà ông cũng thật sự không biết là ai, nhưng có đủ quyền lực để rút lại quyền được lưu hành hợp pháp công trình nghiên cứu của các nhà trí thức.  “Ai đó” cũng là một lối nói ám chỉ khá phổ biến của người dân Việt Nam trong xã hội từ nhiều năm nay. Cách nói chừng như rất mập mờ, nhưng hầu như mọi người đều hiểu “ai đó” nghĩa là gì.

Đây không phải là lần đầu những mệnh lệnh giấu mặt kỳ quặc như vậy, chen ngang vào đời sống Việt Nam. Giới nghệ sĩ âm nhạc, văn chương hay kịch nghệ, điện ảnh… từ Bắc chí Nam, hầu như đều đã có kinh nghiệm về các loại lệnh miệng của “ai đó”. Lối can thiệp bất thường, mà hầu hết lý do đưa ra đều ngớ ngẩn, nhưng lại luôn tỏ vẻ hết sức quan trọng để phục vụ cho các kiểu tư tưởng-chính trị.

Sự kiện của sách “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” nhắc cho người ta nhớ lại vấn nạn quen thuộc trong xã hội Việt Nam từ nhiều năm nay, kể từ sau năm 1975. Trong một xã hội đói khát sự minh bạch, những chỉ thị thập thò từ bóng tối vẫn khiến xã hội nơm nớp và trở thành u ám hơn. “Ai đó” có nhiều loại, nhưngdễ tìm thấy là hạng người thích phô trương tư tưởng, quyền lực hoặc cả đời xuẩn động theo chủ nghĩa nô bộc trung thành.Cả hai loại đó thường hành động mà bất cần dân tộc hay tổ quốc.

Trong nhiều lời bàn về việc thu hồi sách “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ”, hầu hết đều cho rằng do ông Trương Vĩnh Ký dính líu nhiều đến người Pháp, nhà Nguyễn, Phan Thanh Giản… Không biết từ khi nào, những người cầm quyền đã dựng nên nên các phiên tòa với các nhân vật lịch sử Việt Nam, không khác các cuộc đấu tố. Vua Gia Long (1762-1820) bị phủ nhận, thậm chí xóa luôn công lao thống nhất đất nước và mở mang bờ cõi của ông. Suốt trong nhiều năm, báo chí và và văn nô hằn học tấn công Phan Thanh Giản (1796–1867), bất chấp các nghiên cứu nhận định lại cuộc đời và sự nghiệp của ông. Và cũng như Phạm Quỳnh (1892-1945), Trương Vĩnh Ký… bị gọi tên là tay sai của thực dân, xóa bỏ các giá trị xây dựng ngôn ngữ Việt và đời sống xã hội mà các ông đã dựng nên.

Nhiều năm trước, khi cùng với nhà thơ Trần Tiến Dũng và họa sĩ Trịnh Cung về Bến Tre để tìm thăm mộ cụ Phan Thanh Giản, chúng tôi đã rất khó khăn mới đến nơi. Thậm chí khi tôi hỏi thăm, có một quan chức ở Sở văn hóa còn mang ra một tập photo và cắt từ báo, các bài tấn công, miệt thị ông Phan Thanh Giản, đồng thời hỏi rằng “Phan Thanh Giản là nhân vật có vấn đề, anh tới thăm làm gì?”.

Rồi chúng tôi cũng tìm đến được ngôi trường hiếm hoi mang tên Phan Thanh Giản, có bức tượng bán thân của ông. Nhưng khi hỏi các học sinh về tên của trường và ý nghĩa của bức tượng, không ít em đã lắc đầu. Nền văn minh cộng sản đã bao vây và tiêu diệt lịch sử Việt Nam như vậy đó. Thậm chí nền văn minh đó đã rượt đuổi và hăm dọa những ai quan tâm điều họ không muốn, như cách mà chúng tôi sau đó bị người bảo vệ của trường xông tới với dáng vẻ hung hăng khi ông Trịnh Cung đang chụp lại bức tượng, khiến cả nhóm phải lên xe chạy đi lập tức.

“Ai đó” đã xóa từng phần lịch sử Việt Nam chống giặc phương Bắc ra khỏi trí nhớ các thế hệ một cách rất hệ thống, âm mưu bỏ phần giáo dục lịch sử của quê hương, ghép vào môn Công dân. Và “ai đó” cũng cổ vũ việc in sách ca ngợi các kẻ xâm lược khát máu Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình… cho các thế hệ mới. “Ai đó” cũng dựng nên các câu chuyện dối trá như Lê Văn Tám nhưng không quên trừng mắt chà đạp các nhân vật có thật như Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký. Lê Văn Duyệt, Bá Đa Lộc…

“Ai đó” nghe chừng rất nặc danh, nhưng có lẽ nhân dân nghe qua đều hiểu. Trong tác phẩm Sống và chết ở Thượng Hải của nữ sĩ Niệm Niệm, bà cũng có nói đến hiện trạng kiểu “ai đó” trong xã hội cộng sản tại Trung Quốc. Hiện trạng có tên là open secret, tức chuyện tưởng chừng vô cùng bí mật, nhưng thật ra nhân dân, ai cũng biết và ai cũng hiểu. Dân chúng trước mặt thì luôn vâng dạ, kính cẩn, nhưng khi quay lưng thì văng tục và nguyền rủa trong sự khinh bỉ về “ai đó”.

“Ai đó” đang kiểm duyệt, chận, bỏ, xóa và phán xét mọi thứ trên đất nước Việt Nam, dựa trên những tiêu chí không mang giá trị phụng sự thuần túy cho tổ quốc, dân tộc. Cũng như việc “ai đó” đã thu hồi, đình bản sách “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ”  để chận lại việc sách làm rõ câu chuyện lịch sử, con người lịch sử, để minh bạch và cân nhắc lại mọi phán xét.

Và hôm nay, đã đến lúc chúng ta cũng nên đặt lại vấn đề, minh định lại sự tồn tại của chính chúng ta bằng câu hỏi: Rằng những “ai đó”- các ông bà – có tư cách gì để thay đổi và phán xét tổ tiên và lịch sử người Việt của chúng tôi?

Nguyễn Phú Trọng và 15 văn kiện ký kết khiến Việt Nam phải hoàn toàn thần phục Bắc Kinh

Nguyễn Phú Trọng và 15 văn kiện ký kết khiến Việt Nam phải hoàn toàn thần phục Bắc Kinh

Dân Làm Báo – Một cá nhân Nguyễn Phú Trọng, trong cương vị tổng bí thư của đảng độc tài toàn trị đã ký 15 “văn kiện hợp tác” giữa 2 quốc gia Việt Nam với Trung cộng. Hơn 90 triệu dân Việt Nam không biết nguyên văn nội dung của 15 “văn kiện hợp tác”, nhưng qua tóm tắt của nó chúng ta thấy rõ đây đúng nghĩa phải là 15 cam kết buộc Việt Nam phải thần phục Bắc Kinh mà Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Tập Cận Bình.

Vào chiều 12/01/2017, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Nguyễn Phú Trọng đã “bút sa… Việt Nam chết” những điều như sau:

– Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sẽ không bao giờ có chuyện “hợp tác” theo nghĩa song phương – cán bộ cấp cao CSVN đào tạo CSTQ và ngược lại. Chỉ có “hợp tác” một chiều, theo quan hệ thầy Bắc Kinh và học trò Hà  Nội. đó là: các quan thầy Bắc Kinh sẽ đào tạo một thành phần “thái thú bản xứ” làm tay sai cho thiên triều phương bắc.

– Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế Trung ương với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc.

Có nghĩa là Việt Nam phải ghi nhớ mọi hoạch định kinh tế của đảng CSVN áp đặt lên đất nước Việt Nam sẽ phải hoàn toàn đi theo và là một phần của toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế của Trung cộng. Điều này được bổ túc thêm bởi sức mạnh khống chế của Mao tệ với:

– Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc về việc hợp tác tài trợ dự án và cho vay song phương trung, dài hạn giai đoạn 2017-2019.

“Hợp tác” này cho thấy Việt cộng đã quy đầu hoàn toàn sống nhờ vào tiền của Tàu cộng.

– Công thư trao đổi về việc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Khi một dự án nằm trong lãnh thổ Việt Nam được đưa vào “văn kiện hợp tác” thì trong bối cảnh thần phục Bắc Kinh, chúng ta có thể hiểu rằng đường sắt LC-HN-HP đã hoàn toàn do Trung cộng làm chủ. Điều này cũng đáp ứng kế hoạch của Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc mà Nguyễn Phú Trọng cũng đã ký kết như trên.

– Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến năm 2025.

Với chiến lược xâm lấn Việt Nam, trong bối cảnh Bắc Kinh xâm chiếm biển đảo, văn kiện “hợp tác” quốc phòng giữa thành phần xâm lược và bị xâm lược cho thấy Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt toàn thể quân đội ký bản đầu hàng đối với Bắc Kinh.

– Hiệp định khung hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Điều này đã thêm một lần nữa đóng dấu và củng cố những thoả thuận dâng bán đất của đảng CSVN đối với Trung cộng. Mọi ký kết hợp tác vùng cửa khẩu là một tái xác quyết công nhận những vùng đất của Việt Nam đã bị lọt vào tay Trung cộng là của Trung cộng.

– Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật thương mại.

Điều này có nghĩa là chất lượng an toàn của mọi sản phẩm tuôn vào Việt Nam sẽ không được kiểm soát bởi Việt Nam là quốc gia tiêu thụ. Ngược lại đó được “kiểm soát” và phê chuẩn “an toàn” bởi quốc gia sản xuất ra những sản phẩm độc hại.

– Thỏa thuận hợp tác thả giống nuôi trồng nguồn lợi thủy sinh khu vực Vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc.

Thỏa thuận này là cam kết của Nguyễn Phú Trọng để Trung cộng làm chủ, khai thác, có mặt và hoạt động trên toàn Vịnh Bắc Bộ dưới danh nghĩa “thả giống nuôi trồng nguồn lợi thủy sinh”.

– Kế hoạch hợp tác Du lịch Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2017-2019.

Khi Tập Cận Bình lấy du lịch để là 1 trong 15 cam kết và gọi nó là một “kế hoạch” thì đây phải là một ý đồ chính trị. Qua cái gọi là “kế hoạch” này, chúng ta sẽ thấy không những hàng ngàn đoàn du lịch Tàu “đổ bộ” Việt Nam nhưng những trình bày về địa danh, lịch sử, nguồn gốc… của các danh lam thắng cảnh tại Việt Nam sẽ được “hợp tác” để được thuyết minh theo hướng “xâm lược mềm” của Bắc Kinh.

– Thỏa thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật và Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2017-2021.

Đây là một nâng cấp để “sự thật” sẽ được xuất bản theo những điều láo lếu của Bắc Kinh. Toàn bộ diễn giải về chính trị theo ý hướng của Trung cộng sẽ được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tại Việt Nam tuân phục theo điều ký kết này. Lãnh vực xuất bản không thôi cũng chưa đủ để có được sự khống chế toàn diện về tư tưởng. Bên cạnh lãnh vực “đọc”, Nguyễn Phú Trọng đã mở rộng chu vi thần phục bằng 2 văn kiện khác cho lãnh vực “xem” và “nghe”:

– Bản ghi nhớ về việc hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề “Sức lôi cuốn của Việt Nam – sức lôi cuốn của Trung Quốc” giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.

– Thỏa thuận hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc.

Để mở rộng sự thần phục của đảng con đối với đảng cha ra đến nhân dân, Nguyễn Phú Trọng đã ký:

– Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2017-2021 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc.

Bên cạnh đó là 2 ký kết có tính nhân đạo là:

– Bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam và Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Trung Quốc.

– Bản ghi nhớ về hợp tác triển khai viện trợ không hoàn lại chuyên về lĩnh vực y tế công cộng giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc.

Tuy nhiên, tưởng là nhân đạo nhưng văn kiện này cho phép Bắc Kinh có mặt, kiểm soát và “giải quyết” những đại nạn về y tế, môi trường xảy ra ở mức vĩ mô / công cộng mà nguyên nhân đến từ các nhà máy xây dựng bởi Trung cộng, những sản phẩm tiêu dùng sản xuất bởi Trung cộng.

Trong khi Hoa Kỳ với tân tổng thống Donald Trump đang hé lộ chính sách thân Nga chống Tàu và viễn ảnh đảng và các quan chức sẽ bị… bớt giàu vì TPP bị khai tử, Nguyễn Phú Trọng đã tức tốc sang Tàu và giao hẳn Việt Nam vào tay Bắc Kinh bằng 15 văn kiện ký kết trước sự chứng kiến của vua cha là Tập Cận Bình.

12.01.2017