Tìm đâu ra minh bạch?

Tìm đâu ra minh bạch?

Trần Trung Đạo

12-5-2016

Khẩu hiệu “Cá cần nước sạch, Dân cần minh bạch” có lẽ là khẩu hiêu nổi bật nhất trong những biểu ngữ được giương cao trong các cuộc biểu tình vừa qua. Người dân đòi hỏi nhà nước CSVN phải minh bạch.

Minh bạch của chính phủ (Governmental transparency) là gì?

Người viết sẽ chọn hai trong số nhiều định nghĩa về minh bạch.

Theo wikipedia: “Trong chính trị, minh bạch được dùng như là một phương tiện để quy trách nhiệm của các viên chức phục vụ người dân và trong việc chống tham nhũng. Khi những phiên họp của một chính phủ được mở rộng cho báo chí và công chúng, ngân sách của chính phủ có thể được bất cứ người dân nào xem xét, và luật pháp cũng như quyết định của chính phủ mở rộng để thảo luận, chính phủ đó được xem như là minh bạch, và có ít cơ hội để các viên chức chính phủ lạm dụng hệ thống vì lợi ích riêng tư của họ”. 

(In politics, transparency is used as a means of holding public officials accountable and fighting corruption. When a government’s meetings are open to the press and the public, its budgets may be reviewed by anyone, and its laws and decisions are open to discussion, it is seen as transparent, and there is less opportunity for the authorities to abuse the system for their own interests.)

Theo The Encyclopedia of American Politics: “Công khai, trách nhiệm, và thành thật xác định tính minh bạch của chính phủ. Trong một xã hội tự do, minh bạch là trách nhiệm của chính phủ để chia sẻ thông tin với người dân. Minh bạch là phần quan trọng nhất để qua đó người dân quy trách nhiệm cho các viên chức chính quyền.”  (Openness, accountability, and honesty define government transparency. In a free society, transparency is government’s obligation to share information with citizens. It is at the heart of how citizens hold their public officials accountable.)

Theo các định nghĩa đó, ba đặc điểm của minh bạch cần phải có gồm (1) thành thật, (2) công khai và (3) trách nhiệm. Đồng thời, ba hậu quả của không minh bạch trong chính phủ gồm (1) thông tin bị bưng bít, (2) lạm dụng quyền hành và (3) tham nhũng.

Dưới chế độ CSVN hiện nay, nếu chỉ phải trả lời theo lối trắc nghiệm, một người có nhận thức chính trị căn bản nào cũng có thể dễ dàng chọn “không” cho ba đặc điểm và “có” cho ba hậu quả.

Không minh bạch trong chính phủ không chỉ là vấn đề riêng của CSVN mà là của cả phong trào CS quốc tế.

Gorbachev và minh bạch 

Sau khi phong trào CS Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhiều nhà nghiên cứu đổ xô đi tìm lý do. Mỗi người nhìn sự sụp đổ của phong trào CS quốc tế từ một góc cạnh khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu của mình nhưng đều cùng nêu ra một lý do chung: Chính quyền CS không minh bạch.

Là lãnh đạo CS cao cấp nhất của đảng và nhà nước Liên Xô, hơn ai hết, Mikhail Gorbachev biết rất rõ lý do. Ông ý thức rằng hệ thống Soviet dựa vào tuyên truyền dối trá và nhà tù, hơn 70 năm đã kìm hãm sự phát triển tự do của nhận thức con người, đi ngược lại sự chuyển động tự nhiên của xã hội.

Vào cuối thập niên 1980, văn minh nhân loại đã phát triển đến mức những câu chuyện tuyên truyền hoang đường về một thiên đường CS đã thành những chuyện cười trong các quán rượu ở Nga, và nhà tù không thể nhốt hết 300 triệu người dân trong 15 nước thuộc liên bang Sô Viết.

Muốn Liên Xô tồn tại, đảng CS phải thực hiện những thay đổi tận gốc rễ của chế độ, trước hết là minh bạch.  Chính từ lý do đó, một trong những trọng điểm của chương trình Glasnost (Cởi mở) mà Gorbachev phát động vào năm 1986 là để gia tăng mức độ minh bạch trong chính phủ.

Gorbachev chủ trương tạo một không khí tranh luận giữa chính phủ và người dân về tất cả các vấn đề của đất nước, và điều này cũng có nghĩa giới hạn quyền kiểm soát của trung ương Sô Viết như đã có trước đây.  Nhưng những cố gắng của Gorbachev đến quá trễ và trở thành con dao hai lưỡi, chặt đứt chế độ mà ông ta nỗ lực để cứu vãn.

Từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình và minh bạch

Học bài học Liên Xô, Đặng Tiểu Bình và các thế hệ lãnh đạo Trung Cộng sau y thay vì mở rộng đã chọn lựa ban cho người dân cơm áo nhưng siết chặt xã hội Trung Quốc bằng một chế độ hà khắc về đời sống tinh thần không khác gì Tần Thủy Hoàng hai ngàn hai trăm năm trước.

Lãnh đạo Trung Cộng ngăn cấm sử dụng internet ngoài giới hạn cho phép. Các mạng thông tin xã hội quen thuộc với phần lớn nhân loại như Facebook, Twitter hay Youtube bị chặn. Mọi đường thông tin ra ngoài Trung Quốc đều do Đề án Lá chắn Vàng (Golden Shield Project) thuộc Bộ An ninh Quốc Gia kiểm soát. Để trấn áp dân chúng trong lãnh vực thông tin, Bộ An ninh Quốc Gia Trung Cộng tuyển dụng một lực lượng an ninh mạng khoảng 2 triệu nhân viên.

Trong một bài bình luận gởi riêng cho báo New York Times ngày 15 tháng 6, 2015, Bào Đồng (Bao Tong), cựu Trưởng Ban Cải cách Chính trị Trung Ương đảng CSTQ và là Thư ký riêng của cố Thủ tướng Triệu Tử Dương, nhận xét rằng chính sách “làm giàu trước đã” của Đặng đã biến xã hội Trung Quốc thành một xã hội tham nhũng từ địa phương đến trung ương, lãng phí tài nguyên, tàn phá môi trường thiên nhiên và di họa cho các thế hệ mai sau.

Họ Đặng là làm mọi cách để gia tăng tổng sản lượng bất chấp những tai họa do các chính sách đó gây ra.

Đầu năm 2015, trước áp lực quốc tế và sức phản kháng của người dân như mạch nước ngầm đang chuyển động, lãnh đạo Trung Cộng lo sợ và tuyên bố sẽ minh bạch hơn trong các chính sách kinh tế, quốc phòng và đẩy mạnh chính sách chống tham nhũng. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, hành động của họ Tập chỉ nhằm mục đích thanh trừng các phần tử chống đối và củng cố quyền lực cá nhân hơn là gia tăng minh bạch trong chính phủ.

Trung Cộng tồn tại được bao lâu hiện đang là một chủ đề được các nhà nghiên cứu kinh tế chính trị tập trung. Không ai biết chắc về thời điểm hay cách thức nhưng đều đồng ý Trung Cộng sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian. Lần nữa, một trong những lý do là không minh bạch trong chính phủ.

CSVN và minh bạch

Việt Nam, về bên ngoài, đang đối diện với con quái vật Trung Cộng đang ăn tươi nuốt sống từng phần thân thể, và bên trong, là một chế độ  toàn trị tồn tại bằng tuyên truyền lừa bịp, bằng nhà tù và sân bắn.

Nhìn cách lãnh đạo CSVN giải quyết vụ cá chết hiện nay để thấy truyền thống bịa đặt, bao che, giả dối, đổ thừa vẫn chưa thay đổi.

Mỗi khi có một biến cố ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo, trước hết họ im lặng mong cho biến cố tự động qua đi. Nếu không im lặng được, không lấp liếm được, họ nặn ra một nguyên nhân chỉ để đổ thừa mặc cho hàng triệu ngư dân đang đói khát, tài nguyên đất nước tiêu hao và những kẻ thật sự gây ra tai họa có thêm thời gian để xóa đi bằng chứng.

Người viết đã bàn khá nhiều về chính sách tẩy não, tuyên truyền lừa bịp và chế độ công an trị, ở đây chỉ nêu ra những thống kê quốc tế về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam.

H1

Theo Index Corruption Perceptions do tổ chức Transparency International công bố, năm 2015, về chỉ số tham nhũng, Việt Nam bị xếp vào hạng 112 trong số 176 quốc gia được phân tích. Thoạt nhìn, hạng 112 trên 176 không hẳn là quá thấp nhưng thât ra chỉ đứng trên Bắc Hàn đội sổ 18 hạng (nhiều nước cùng một hạng). Nhìn vào bảng thống kê, một người Việt có chút nhận thức không khỏi lấy làm hổ thẹn là người Việt. Các quốc gia cùng nhóm tham nhũng nặng với Việt Nam là những nước nghèo nàn, độc tài Phi Châu.

Mặc dù lãnh đạo CS gào thét chống tham nhũng trong không biết bao nhiêu nghị quyết, chỉ số tham nhũng của Việt Nam đã rớt từ hạng 76 năm 2000 xuống hạng 112 năm 2012, và ba năm qua vẫn không cải thiện được một điểm nào. Sau 41 năm “độc lập, tự do, hạnh phúc”, xã hội Việt Nam hư thối hơn những nước cách đây không lâu còn chìm đắm trong chiến tranh.

Khẩu hiệu “Cá cần nước sạch, Dân cần minh bạch” không phải là một đòi hỏi mà là một khẳng định. Người dân cần được lãnh đạo bởi một chính quyền minh bạch. Nhưng tìm đâu ra minh bạch tại Việt Nam? Không tìm đâu ra bởi vì đơn giản minh bạch không tồn tại dưới chế độ CS và do đó, cách duy nhất để có minh bạch là người dân phải đứng lên tạo dựng cho mình một cơ chế mới thành thật, công khai, trách nhiệm, một chính phủ thật sự do dân và vì dân.

Tôi từ chối làm việc! – Phần III

Tôi từ chối làm việc! – Phần III

nguyenhuuvinh's picture

– Tôi từ chối làm việc! – Phần I

– Tôi từ chối làm việc! – Phần II

RFA

Tôi quay lại nói với viên đội phó An ninh Quận:

– Còn anh, những cách nghĩ của anh và sự việc hôm nay, tôi sẽ ghi lại đầy đủ để người khác xem thử cách nghĩ của anh đúng hay sai.

– Anh cứ viết.

Rồi anh ta đi ra khỏi phòng. Và để thực hiện lời hứa đó, tôi viết lại chi tiết cuộc nói chuyện đó, dù ít khi tôi viết về những buổi làm việc với an ninh.

Cậu cảnh sát mặc cảnh phục nói khi anh ta đã ra khỏi phòng:

– Thôi anh, giờ ta làm việc của ta đi anh. Anh cho rằng như vậy là không phải mời, nhưng người ta cho rằng như vậy là mời.

– Anh đã nói với chú về chuyện mời, chưa thấy ở đâu có cách mời kỳ lạ như của Công an. Ngay cả cái Giấy mời.

– Giấy mời sao anh?

– Chú thử lấy cái Giấy mời của Công an ra xem đi. Trên Giấy mời thì “Kính mời ông, bà…” nhưng cuối thì đưa một câu “Yêu cầu ông, bà… có mặt đúng thời gian và địa điểm trên” thì là cách mời của đám lục lâm thảo khấu, lấy thịt đè người. Chú có thấy ai đi mời người khác là: “Mời cụ chiều mai 5 giờ về nhà cháu ăn giỗ bố cháu, nhưng yêu cầu cụ có mặt đúng thời gian và địa điểm” thì có bị ăn cái tát vào mặt không?

– À, cái mẫu này lâu lắm rồi mà.

– Thì lâu hay nhanh tôi không rõ. Dù lâu hay mới, nhưng đã thấy sai là phải sửa, đã không phù hợp là phải bỏ, thế thôi. Tôi không nghĩ là lâu hay nhanh, mà đó là thứ văn hóa tao là cha thiên hạ, tao đã nói là mày phải nghe dù mày là ai.

– Hôm nay, Công an Thành phố yêu cầu bọn em lên nhận anh về làm việc.

– Làm việc về vấn đề gì? Tại sao tôi lại phải làm việc hôm nay?

– Thì đấy, Công an Thành phố, cấp trên giao thì phải làm.

– Tôi thấy đó chẳng phải là lý do để tôi phải làm việc với chú. Lẽ ra cấp nào thì cấp, kể cả Thủ tướng có giao chú thì chú phải hỏi ngay: Làm việc gì? tại sao phải làm việc? Chứng cứ, cơ cở pháp luật nào để tôi làm việc. Chú đã nhận, thì nó phải giao lại cho chú chứ. Còn trường hợp nó bắt mà không chứng cứ, vi phạm pháp luật, chú phải từ chối ngay chứ. Chẳng lẽ giờ chú cũng chẳng có cơ sở nào để làm việc thì chiều chú lại giao về cấp phường là cấp dưới, thế là chúng nó lại cứ “làm việc vì cấp trên giao” à?

– Nhưng, đấy là nhiệm vụ, bọn em chỉ thi hành nhiệm vụ thôi.

– À, cứ nhiệm vụ thì có nghĩa là bất chấp luật pháp và lương tâm à? Tôi nói chú rõ nhé: Con người ta khác với con vật, khác với cái robot, nghĩa là cứ theo lệnh chủ, bấm nút là cắt, dù là rau, thịt hay là cắt đầu người.

Bởi vì sao chú biết không? Vì chúng ta là con người. Mà con người thì có một trái tim và một khối óc để nhận biết điều gì sai, điều gì đúng. Nếu đúng ta làm, nếu sai thì ta có quyền từ chối. Pháp luật không buộc được ai phải làm điều sai trái, ngay cả với lương tâm mình. Do vậy, chú đừng nại ra lý do là”nhiệm vụ”, nếu còn là con người. Người công nhân, khi được giao nhiệm vụ làm việc gì mà họ thấy không đúng, không an toàn, họ có quyền từ chối, luật lao động cũng quy định như vậy. Giờ bọn Thành phố thấy việc này không đúng, giao cho chú, chú làm thì có phải là nguy hiểm cho chú không? Vì chú sẽ vi phạm luật pháp. Còn thằng trên, thì chú làm được việc, nó hưởng thành công, chú làm sai, khi có hậu quả gì thì chú chịu.

Về lương tâm, thì thằng Ninh, cũng ở Quận này, dù nó là công an nên chỉ bị xử tù có 4 năm khi giết ông Tùng, giờ đã về. Nhưng thử hỏi cả đời nó có được thanh thản không? Con cháu nó sẽ được hưởng điều gì khi có một ông bố giết người?

Phần tôi, tôi không chấp nhận bất cứ sự vi hiến và phi pháp nào. Do vậy mà tôi không chấp nhận cách làm này. Còn nếu chú muốn, hôm sau chú cứ đưa giấy mời hẳn hoi, tôi sẽ xem xét và nếu thấy hợp lý, tôi sẽ lên đây làm việc với chú thoải mái. Còn hôm nay thì không.

– Thôi, nhưng đã về đây thì chúng ta cũng làm việc chút, nhanh hay chậm là do anh. Đề nghị anh tắt điện thoại đi để ta làm việc cho nhanh.

– Này chú. Tôi nói thật nhé. Khi đã bị bắt về công an, thì tôi đã xác định rồi, nên nhanh hay chậm đâu có mấy ý nghĩa. Với lại, tại sao tôi phải tắt điện thoại? Tôi bị bắt vào công an, mọi người và gia đình ở ngoài không biết khi nào thì tôi lại được giáo dục rồi ân hận mà tự tử bằng dây xỏ giày, hoặc treo cổ ngồi, hoặc bị đánh chết vì rửa bát không sạch… nên tôi phải có điện thoại để họ nắm được thông tin. Sau này gia đình còn biết giờ chết, ngày giỗ mà thông báo và làm giỗ cho tôi, sao tôi lại phải tắt khi anh là một công dân có đầy đủ quyền của mình?

Chú thử xem, chú bảo làm việc là việc gì? Tôi chẳng có kế hoạch làm việc với công an hôm nay, cũng chẳng có hợp đồng hay nghĩa vụ gì. Chú xem cái tờ giấy chú đang định viết đó là gì? Biên bản ghi lời khai? Vậy tôi là gì mà phải biên bản ghi lời khai hôm nay? Tội phạm à?

– Vậy là anh nhất định không làm việc?

– Không. Tôi từ chối làm việc theo cách này và tôi phản đối cách hành xử ép buộc công dân kiểu xã hội đen như hôm nay của Công an. Thôi, giờ cũng trưa rồi, tôi về.

– Không được anh ạ. Anh ngồi chờ chút.

Rồi cậu cảnh sát mặc cảnh phục đi ra khỏi phòng, lần lượt các chú an ninh mà bao năm nay lượn lờ, canh gác rình mò  quanh nhà tôi xuất hiện. Một chú nói:

– Em biết anh từ lâu, các cuộc biểu tình trước đây cũng vậy. Thôi anh ạ. Mọi việc thì đã có đảng và nhà nước lo.

– Chú nói thế đã hiểu đảng và nhà nước lo như thế nào chưa? Chú có học hành không, có biết lịch sử đất nước này bao đời nay không hề lấy một tấc đất giao cho giặc, vì cha ông đã nói: Lấy một tấc đất làm mồi cho giặc thì phải tru di. Vậy mà chỉ có khi Cộng sản chiếm đất nước này 70 năm nay, đất nước này lần lượt mất từng phần vào tay giặc phương Bắc, bạn vàng của đảng. Bắt đầu là Hoàng Sa, giờ là Trường Sa, rồi hiệp định, hiệp ước của đảng với giặc về biên giới, lãnh thổ… mất dần. Vậy theo chú, đảng và nhà nước lo được cái gì? Lo giao cho giặc hay lo bảo vệ thì chú biết rồi đấy.

Thế nên, đừng khi nào cũng cứ đã có đảng và nhà nước lo nhé. Sao đảng và nhà nước không lo mẹ nó luôn cả các thứ thuế đi, lại bắt dân đóng cho đảng tiêu?

– Anh thấy đấy, đi biểu tình phản đối như vậy đâu giải quyết được gì?

– Làm sao  mà giải quyết được gì khi người ta đang đi bộ trên phố thì công an đã xông vào như đám trộm cướp rồi bắt về làm việc như hôm nay. Làm sao làm được gì khi đảng sử dụng tiền thuế người dân để nuôi công an, mua sắm các thiết bị, vũ khí đàn áp người dân tay không tấc sắt mà chỉ có đóng thuế và lòng yêu nước.

Nhưng, dù làm được gì hay không, thì đó cũng là một thái độ cần có khi mất nước, khi môi trường sống bị hủy hoại, con cháu ta sẽ lãnh hậu quả, trong đó có gia đình các chú, con cháu các chú. Cũng như con chó thôi, khi bị đá một cái, dù nó không cắn lại được, thì nó vẫn ẳng lên mấy cái để phản đối chứ nó không chui vào gậm giường chấp nhận đá nó vô lý. Chú hiểu chứ.

– Nhưng làm gì thì cũng cần có thế và lực anh ạ. Đất nước chúng ta bé so với Trung Quốc, thế và lực chúng ta không đủ đánh nó.

– Vì sao ra nông nỗi thế chú biết không?

– Không, theo anh là vì sao?

– Vì “sự lãnh đạo tài tình và tuyệt đối của đảng”. Vì tham nhũng, ăn cắp, ăn cướp đã là quốc nạn, đục khoét ngân khố, bán tài nguyên khoáng sản tiêu không cần biết đến tương lai con cháu. Vì tiêu diệt lòng yêu nước của người dân bằng công an rình rập như các chú, bằng trấn áp, bắt bớ, bằng giữ mối quan hệ bạn vàng với kẻ thù của dân tộc… Thử hỏi đất nước này đã có bao giờ là to và lớn so với Trung Quốc chưa? Vậy mà cha ông ta sao lại không bán mẹ nó đi cho Tàu vì “thế và lực” như chú nói? Chú thử xem, so với Mỹ, thì Cuba có to không? Và còn nhiều quốc gia nhỏ hơn nữa, yếu hơn nữa. Sao vẫn tồn tại hiên ngang được mà không hèn như Việt Nam?

Cậu cảnh sát mặc cảnh phục quay lại – cứ một lúc, cậu ấy lại đi hội ý- ngồi vào ghế:

– Vậy nếu là anh, trong vai trò lãnh đạo có quyền quyết định, thì anh sẽ làm gì?

– Làm gì ư? Trước hết, là xóa bỏ chế độ độc tài. Bởi bất cứ sự độc tài nào cũng dẫn đến tha hóa và lạm dụng quyền lực. Đơn giản thế thôi, giờ cả thế giới chỉ còn mấy cái ổ độc tài và nó là nguyên nhân đói khổ, tụt hậu và là địa ngục của người dân như Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam.

– Chẳng hạn như vụ cá chết này, anh sẽ làm gì?

– Nếu là tôi, trước hết, cần ngay lập tức khoanh vùng lại, kiểm tra phonng tỏa ngay nguồn nghi gây ô nhiễm. Huy động các cơ quan để xác định xem vùng nào đã bị nhiễm độc, loài hải sản nào đã bị nhiễm đến đâu, khu vực nào sử dụng được, loại nào ăn được loại nào không và nhất là thông báo rộng rãi, công khai, minh bạch để dân biết mà còn liệu cho mình. Chứ đếch phải là mấy thằng lãnh đạo kêu dân cứ ăn cá nhiễm độc, cứ tắm biển nhiễm độc mà không cần biết nó nhiễm đến đâu, nguy hiểm như thế nào. Thậm chí là còn đi quảng cáo cho thần chết bằng trò thi nhau tắm và ăn hải sản khi mà dân chưa hiểu chỗ nào nguy hiểm, chỗ nào an toàn.

Nhưng, vấn đề ở đây lại khác, sự loanh quanh của nhà nước – loanh quanh chứ không phải là bất lực trong việc này – đã đưa đến cho người dân suy nghĩ đến điều gì đằng sau nó. Và họ không tin, và họ phát biểu ý kiến, và họ xuống đường, và công an bắt, và công an lộng hành.

Nhưng, tớ nói thật việc đàn áp, bắt bớ như vậy, chỉ phản tác dụng mà thôi. Điều này nó thể hiện được một câu trả lời cốt lõi: Đảng, nhà nước đang đứng về phía nào trong thảm họa này: Thủ phạm hay nạn nhân.

Và kẻ nào đứng về phía chống lại nạn nhân, thì hoặc đó là đồng lõa, hoặc chính đó là thủ phạm mà thôi.

(Còn nữa)

Hà Nội, ngày 11/5/2016

  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

SÀI GÒN, HÒN NGỌC BỊ ĐẬP NÁT

SÀI GÒN, HÒN NGỌC BỊ ĐẬP NÁT

FB Ngô Thị Kim Cúc

11-5-2016

Sáng chủ nhật 8 tháng 5…

Một người biểu tình ở Sài Gòn hôm 8/5/2015 bị công an đánh. Nguồn: FB Ngô Thị Kim Cúc.

Sài Gòn trung tâm giống như thiết quân luật. Từ khu vực quảng trường Quách Thị Trang đã dày đặc đồng phục các loại. Góc đường nào cũng có một toán người nhà nước đứng cạnh những rào cản sắt gắn kẽm gai, sẵn sàng để bao vây, bịt kín… Không khí căng thẳng này chứa đựng điều gì đó rất không bình thường trong một ngày lẽ ra bình thường.

Đoạn Lê Lợi từ chợ Bến Thành đến nhà hát Thành Phố khá vắng. Đường Pasteur một chiều qua các ngả tư cũng tràn ngập đồng phục. Những chiếc gậy trên tay họ chỉ ra một hướng di chuyển duy nhứt. Rất đông người ngồi trên xe bốn bánh và xe hai bánh nhìn quanh quất, để chỉ thấy hai bên đường toàn những bộ đồng phục các màu, các kiểu giống nhau… Có một số người không mặc đồng phục nhưng rõ ràng họ không phải là dân.

Từ ngả tư Pasteur- Nguyễn Du tới ngả tư Nguyễn Du- Trương Định vẫn chỉ một chiều di chuyển. Sang Nguyễn Thị Minh Khai đã hai chiều nhưng không khí vẫn chẳng giống ngày thường. Từ phía đường Hai Bà Trưng nhìn vào Đường Sách thấy vắng tanh. Tất cả hàng quán trên khu vực bị phong tỏa đều không hoạt động.

Sài Gòn trung tâm thiết quân luật vào sáng chủ nhật. Thiết quân luật dành cho người biểu tình.

Công viên 30 tháng tư đã bị cắt khỏi tầm nhìn và mọi liên kết với phần còn lại của thành phố. Nghĩa là, sẽ không có nhà báo, không có đông người dân chứng kiến những gì xảy ra ở công viên 30 tháng Tư sáng nay. Không ai thấy được cả người biểu tình lẫn người nhà nước đối mặt nhau thế nào trong buổi sáng 8 tháng 5 nắng nóng nứt cả da đầu này…

NẾU KHÔNG CÓ FACEBOOK…

Nếu không có facebook thì mọi chuyện có thể sẽ xảy ra như vậy.

Nhưng từ những tường thuật bằng hình ảnh và clip tự quay của người biểu tình, sự ngăn cắt của nhà nước đã không còn tác dụng. Những người Sài Gòn ngoài công viên 30 tháng Tư vẫn nhìn thấy những gì xảy ra. Và tất cả người Việt trên khắp hành tinh đang nối kết qua mạng internet đế ngóng về Việt Nam cũng đã thấy…

Sáng 8 tháng 5, những cảnh đánh/bắt người tàn khốc hơn hẳn lần biểu tình ngày 1 tháng 5. Hơn 200 người biểu tình đã bị bắt/hốt về sân vận động Hoa Lư quận I. Nhiều người đã bị đánh với thương tích nặng nề. Nhưng chạm vào trái tim người xem khiến nó đau đớn nhứt chính là hình ảnh hai mẹ con Hoàng Mỹ Uyên: người mẹ trẻ với gương mặt bầm dập đang hoảng hốt ôm chặt con gái trong đôi tay gầy, với sự che đỡ của những người biểu tình khác chung quanh.

Hoàng Mỹ Uyên sau đó đã kể lại sự việc trong một clip. Chị cho biết khi việc đàn áp xảy ra, những người biểu tình đã ngồi xuống để khẳng định thái độ bất bạo động. Thế nhưng nhân viên an ninh thường phục đã chen vào giữa đoàn biểu tình, chỉ vài người biểu tình đã có một an ninh. Chị đã bị xô đẩy về phía trước và bị ngã, bị những người mặc đồng phục xanh đạp vào đầu vào mặt, cố dứt chị ra khỏi con gái. Nhờ người biểu tình dồn đến và lập thành một vòng rào che chở nên mẹ con chị đã thoát được. Tuy nhiên, những vết thương ở mặt và tay chân cho thấy chị đã bị đánh khá đau. Hoàng Mỹ Uyên cũng cho biết con gái chị đã tự mình đọc tin tức về vụ Formosa trên điện thoại và từng hỏi mẹ, nếu ở trường (bữa ăn) có cá, mực… thì nên làm thế nào. Cô con gái nhỏ đã muốn được đi cùng với mẹ, và hẳn cả hai mẹ con đều nghĩ rằng, việc tuần hành ôn hòa với mong muốn bảo vệ môi trường chẳng có lý do gì để bị đàn áp, đánh đập thô bạo.

Một khác biệt nữa trong đàn áp biểu tình ngày 8 tháng 5: xịt hơi cay vào mắt. Nạn nhân có hình ảnh đưa lên FB là một học sinh mười sáu tuổi: Đào Nguyên Anh, cháu nội Phó Giáo sư Đào Công Tiến (người đã có các bài viết về dân chủ). Nguyên Anh đã được những người biểu tình khác chăm sóc, rửa mắt bằng những chai nước uống mang theo. Sau đó em đã bị công an bắt đi khiến gia đình phải đi tìm để bảo lãnh.

Lúc trở về nhà, cậu học trò mười sáu tuổi đã viết một status ngắn gọn nhưng cũng đủ để nói lên tất cả những gì cậu đã suy nghĩ và gởi gắm cho mọi người:

Chào mẹ, gia đình và bạn bè gần xa đã lo lắng cho con (mình).

Nghe tiếng mẹ khóc, con thấy mình khốn nạn quá, con cũng trách mình k ở bên mẹ nhiều hơn, k làm mẹ vui hơn, trước mẹ con yếu đuối và bé nhỏ.

Giờ con đã hiểu cảm giác đó, cảm giác của A Lầu bị bắt rồi bị đánh. Con hiểu cảm giác của anh Trương Minh Tam, của bác Điếu Cày, và những người đã sẵn sàng hy sinh, Chúa ơi, quá nhiều thứ vì mong muốn.

Ngày hôm nay, con thấy họ lôi đồng bào ra, 10 người đánh một, con thành người Việt Nam.

Ngày hôm nay, con thấy nước mắt mẹ chảy và lòng gia đình bạn bè con lo, cũng thành kẻ có tội.

Ngày hôm nay, con thấy những gương mặt đau đớn, và vẻ mặt hả hê của đầy tớ nhân dân, và tiếng xúc phạm danh dự nhân phẩm của các anh trị an, con thành người Việt Nam.

Con tự hào biết bao, và cũng đớn đau biết bao khi biết cái giá con phải trả không chỉ là mạng sống và tương lai con, mà còn là trái tim mẹ và gia đình.

Một bên con bất hiếu không chăm lo cho mẹ được hết, một bên con khao khát hòa chung với ước ao của dân tộc, lạy Chúa, là chúng con được nhìn nhau cười vui, quên đi những cú đánh căm hận đó.

Sáng danh Chúa, những lúc bần cùng, là lúc tỏ mọi sự, con, một thân phận yếu hèn hòa chung vào bản hòa ca của đời này, cho những gì đáng để tin và đáng để hy sinh, có phải đó là hy sinh?

Con đang cố gắng đánh đổi, vi một xã hội yên ấm hơn, con cũng nghĩ tới mọi người gia đình, bạn bè anh chị em, mà cũng như con đang mất tất cả.

Con đã không đổ một giọt nước mắt trước những cây gậy, trước những người vô cảm sẵn sàng làm đủ thứ, nhưng con sẽ đau khổ vì những gì con phải trả giá”.

Những người đã xịt hơi cay vào mắt cậu học trò chỉ bằng tuổi con em mình, hẳn họ đã nghĩ rằng sẽ khiến cậu phải đau đớn và khiếp sợ. Nhưng thực tế đã trả lời. Hành động độc ác phi nhân văn của họ chỉ tạo ra tác dụng ngược.

SÀI GÒN, HÒN NGỌC BỊ ĐẬP NÁT

Bí thư Đinh La Thăng từng nói rằng ông mong sẽ sống lại một Sài Gòn-Hòn Ngọc Viễn Đông ở thành phố mà ông chịu trách nhiệm. Nhưng thật ra ông Thăng vẫn chỉ chú trọng đến hoạt động kinh tế, về phần trăm đóng góp cho trung ương của thành phố Sài Gòn.

Ông quên mất phần quan trọng mà nhờ đó Sài Gòn ngày trước đã được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông: Văn hóa.

Để có thể là một đại đô thị thứ thiệt, ngoài những công trình xây dựng lớn, những hoạt động kinh tế quy mô lớn, còn rất cần một thứ tạo nên hồn vía thật sự cho một nơi để sống của con người: Văn hóa- tinh thần. Sài Gòn ngày xưa được mặc nhiên thừa nhận là đại đô thị, bởi trong phần hồn của Sài Gòn đã sẵn có một tinh thần dung nạp rộng mở. Sài Gòn cho phép những người có tài năng sử dụng, phát triển và hưởng thụ thành quả từ tài năng của chính mình. Sài Gòn khuyến khích những con người sống cạnh nhau biết thể tất, dung hòa, biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của nhau.

Tôi từng nghe chủ nhiệm- chủ bút tạp chí Bách Khoa, bác Lê Ngộ Châu vui vẻ kề rằng, hai nhà văn Võ Phiến và Vũ Hạnh ngược nhau như nước với lửa trong thái độ chính trị, nhưng khi bước vào tòa soạn Bách Khoa thì hai ông vẫn xử sự hòa nhã như với tất cả đồng nghiệp khác. Khi bị chủ bút buộc phải ngồi tại chỗ viết bài cho kịp lịch xếp chữ, hai ông lại mỗi người một ghế ngồi cạnh nhau trong cái tòa soạn chật cứng để hí hoáy viết những bài mà có thể nội dung hoàn toàn trái ngược nhau.

Sau tháng tư năm 1975, rất nhiều các thầy tôi ở Đại học Khoa Học Sài Gòn, những giáo sư- tiến sĩ được đào tạo ở Âu Mỹ, đã chọn việc ở lại, với hy vọng là làm khoa học tự nhiên, họ sẽ được tiếp tục dạy học và cống hiến cho đất nước- dân tộc trong hòa bình như họ từng mơ ước suốt mấy chục năm chiến tranh. Nhưng sự thật phũ phàng sau đó đã cho thấy họ không được tin cậy, không được sử dụng chuyên môn đúng như mong muốn, và cuối cùng nhiều người đã phải ra đi…

Sài Gòn cho đến nay vẫn là lựa chọn ngay cả của những người dân Hà Nội đã không còn muốn tiếp tục sống ở thủ đô. Còn với dân các tỉnh nhỏ cả nước thì, Sài Gòn đúng là miền đất hứa. Rất nhiều sinh viên tỉnh nhỏ tốt nghiệp đại học đã không về quê mà ở lại Sài Gòn, chấp nhận những công việc lương thấp không đúng với chuyên môn được học, chỉ bởi hy vọng một ngày nào đó, Sài Gòn sẽ cho mình một cơ hội.

Sài Gòn đủ rộng và đủ cả sự độ lượng cho những khác biệt về mọi mặt. có đủ chỗ cho cả người giàu hưởng thụ lẫn người nghèo nhặt nhạnh. Thành phần nghèo đói nhứt, những người buôn gánh bán bưng mỗi ngày bỏ ra 20.000 đồng cho một chỗ ngả lưng ban đêm vẫn thấy Sài Gòn đã mở rộng vòng tay với họ, cho họ một thu nhập dù tối thiểu nhưng vẫn có cái để họ gởi về quê nghèo nuôi cha mẹ, vợ/chồng con.

Nhưng Sài Gòn trong các cuộc biểu tình ngày 1 và ngày 8 tháng 5 đã thật sự bị chà đạp, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Khi nhìn thấy hình ảnh cô gái trẻ Lê Vi đầu tóc dã dượi gương mặt uất ức đang khóc một cách đau đớn trong chiếc áo dài trắng lấm lem nhàu nát sau khi bị đánh, người xem FB cảm thấy nghẹt thở, như chính mình bị đánh. Càng không thể chịu đựng khi biết cô đã bị những gã đàn ông đá đạp vào bụng, cho đến khi những người biểu tình khác phải (nghĩ ra cách để) la lên là cô đang có mang thì những kẻ kia mới chịu buông tha cô.

Cũng như vậy, gương mặt thất thần kinh hoảng của Hoàng Mỹ Uyên và những vết thương cho thấy những người đàn ông mặc đồng phục đã hành hung chị bằng tất cả sự thù hận có thật. Sự thù hận đó tới từ đâu? Nếu người đàn ông đạp vào đầu vào mặt Mỹ Uyên biết chị là người đầu tiên đã cho đặt trước nhà mình thùng bánh mì miễn phí dành cho những người nghèo đỡ bữa, anh ta có đánh chị như đánh kẻ tử thù? Khi đánh một người phụ nữ với sự tàn bạo như vậy, anh ta đã nghĩ gì? Thù hận trong đầu anh ta bắt nguồn từ cái gì?

Sài Gòn sáng ngày 8 tháng 5 thật sự là một hòn ngọc bị đập nát. Sự đàn áp thô bạo dành cho người biểu tình là điều mà những con người bình thường còn đủ lương tri không bao giờ hiểu nổi, không bao giờ chấp nhận.

Vì sao người dân lại bị đối xử như vậy? Việc bày tỏ ý muốn được sống trong một môi trường trong lành với thực phẩm sạch có gì sai trái? Đó là một cái tội đáng bị trừng phạt thật sao?

BIỂN CHẾT NĂM 2016- BỐ ĐÃ LÀM GÌ?

Tôi yêu những khẩu hiệu rất phong phú mà người biểu tình đã cầm nó trên tay, chúng là những phát biểu cực kỳ sát sườn và hiểu biết. “Biển chết năm 2016- Bố đã làm gì?”. Đó là câu cật vấn mà năm, mười năm nữa, những đứa con hôm nay còn bé bỏng sẽ buộc người cha thờ ơ vô trách nhiệm của chúng phải trả lời. Nếu anh ta không có được giải đáp hợp lý, anh ta sẽ mất những đứa con. Tôi nghĩ đây là một trong những khẩu hiệu hay nhứt trong cuộc biểu tình của người Sài Gòn sáng 8 tháng 5.

“Minh bạch thông tin- Bảo vệ môi trường- Cứu dân miền Trung”. Người dân Sài Gòn đã không vô cảm trước hoạn nạn của ngư dân miền trung, mà thật ra cũng là của chính mình, của tất cả những người Việt Nam có lương tri khác. “Con tôi cần nước Sạch- Không khí Sạch- Thực phẩm Sạch- Chính quyền Sạch”. Đó là lời giải thích cho việc có mặt trong đoàn biểu tình của một trong hàng ngàn hàng triệu những người mẹ yêu con một cách có trách nhiệm…

“Stand up for our survival”. “Biển chết thì con người cũng chết”. “Stop Formosa- Stop killing nature”. “SOS, Our sea has died”. “Việt Nam khủng hoảng môi trường sống”. “Polluters are Criminals”. “Save Our Seas”.. “Vì môi trường trong sạch cho Việt Nam”. “Môi trường là lẽ sống”. “Bảo vệ biển và ngư dân”. “Biển sẽ xanh khi chúng ta sạch”. “Bảo vệ môi trường- Bảo vệ sự sống”…

Ai đã cam tâm đui điếc để tung tin người dân đi biểu tình là do được thuê tiền? Đó là một sự xúc phạm sâu sắc và vô liêm sỉ.

Ai dám nói là người dân không am hiểu điều họ đang làm, không biết vì sao họ phải ra đường để đối đầu với các hiểm nguy đang chờ chực. Họ thông thái hơn rất nhiều những “nhà khoa học” hư danh, những chức danh bằng cấp hợm hĩnh in đầy trên carte visit để tự sướng, những chức vị dài thượt bắt dân nghe đến nhàm tai những khi có các loại lễ lạc dông dài đến vô tận…

Sao có thể thẳng tay đàn áp những công dân ưu tú như vậy? Chính quyền phải tự giáo dục lại nhân viên của mình chớ không phải cứ quen miệng đòi “giáo dục nhân dân” một cách hết sức vô nghĩa và hỗn xược.

Các nhà chính trị hãy cố thực thi tài kinh bang tế thế của mình nhưng hãy để yên nhân dân sống bên nhau không bị lừa dối và đầu độc. Hãy bắt những kẻ hủy diệt môi trường phải trả giá bằng pháp luật, bằng bản án kinh tế để không chỉ một Formosa Vũng Áng mà những Formosa dự bị của tương lai, trước khi hành động phi nhân vì lòng tham, sẽ e ngại sự trừng phạt mà kịp thời ngưng lại.

Hãy để Sài Gòn và những thành phố, làng xã khác khắp cả nước không tái diễn cảnh đánh đập, xúc phạm những trái tim đầy yêu thương người dân dành cho nhau… Hãy trả lại cho Sài Gòn sức mạnh mà Hòn Ngọc Viễn Đông từng có được.

Đó là lòng tin vào điều lành, cái tốt, có được nhờ những giá trị tâm linh sâu sắc, khiến người dân luôn làm việc lành một cách bản năng chớ không phải làm việc ác một cách mù quáng như những gì đang thấy.

Đó là, tinh thần dung nạp rộng mở, để những người có tài năng được sử dụng, phát triển và hưởng thụ thành quả từ tài năng của chính mình, khuyến khích những con người sống cạnh nhau biết thể tất, dung hòa, biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của nhau.

Đó là, để người dân được nói đúng tiếng nói của mình, được tôn trọng và tin cậy dù điều họ nghĩ và nói khác với những gì nhà cầm quyền mong muốn. Hãy biết lắng nghe dân, để tạo nên những thay đổi không chỉ tốt cho người dân mà chính là tốt hơn cho cho những người đang có trách nhiệm cầm quyền.

Chỉ như thế thì Hòn Ngọc Viễn Đông mới có hy vọng tái sinh…

H1Mẹ con Hoàng Mỹ uyên trước khi bị đàn áp. Nguồn: FB Ngô Thị Kim Cúc

H1Và sau khi bị đàn áp

H1Một biểu tình viên (áo sơ mi ca rô) trước khi bị đàn áp…

H1Và sau khi bị đàn áp

H1Đào Nguyên Anh đang được những người biểu tình khác giúp rửa mắt sau khi bị xịt hơi cay

H1Một biểu tình viên khác bị đánh chảy máu mắt đang bị bắt trên xe buýt

H1Mấy nhân viên sắc phục to béo đang “ưu ái” với một biểu tình viên ốm nhom

H1Mấy nhân viên an ninh mặc thường phục đang “khiêng” một biểu tình viên

H1Rào chắn và kẽm gai quây kín người biểu tình

H1Những khẩu hiệu rất hay của người dân Sài Gòn sáng 8 tháng 5

H1Rất đông và ôn hòa

H1Tiếng hát vang lên trong cuộc biểu tình

H1Một công dân Sài Gòn xinh đẹp

H1Trẻ và rất kiên quyết

H1Vui vẻ như đi hội

H1Trẻ quá và rất thư sinh

H1Dân Sài Gòn nói theo cách người Sài Gòn

H1Thế hệ những người cha

H1Già sát cánh bên trẻ

H1Rất đông và rất vui

H1Hiến pháp trả lời rằng dân có quyền biểu tình

H1Đối đầu với dàn đồng phục nhưng vẫn rất trật tự

H1Tiến tới phía trước

H1 Một rừng người một rừng tim

H1Sao có thể đánh đập những người chỉ ngồi yên thế này?

H1Đối mặt với những người mặc đồng phục

H1Người dân tiếp trà đá cho người biểu tình

Bài thơ Đất nước mình ngộ quá: Tiếng gọi của hồn thiêng sông núi, của lương tri

Bài thơ Đất nước mình ngộ quá: Tiếng gọi của hồn thiêng sông núi, của lương tri

Ngày trước thần phục TQ để được Bắc Kinh viện trợ, giúp CSVN thực hiện hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ để tăng cường phe xã hội chủ nghĩa. Còn ngày nay CSVN thần phục TQ, Bắc Kinh sẽ thu lại cả vốn lẫn lời, và tiến tới mục tiêu cuối cùng: thu hồi đất An Nam trở về Đại Hán. Biển Đông thì CSVN đã thừa nhận thuộc chủ quyền của TQ. Giờ đây đất nước chỉ còn một dãy đất khô cằn, kéo dài từ Móng Cái đến mũi Cà Mau, hợp tác toàn diện và lâu dài với TQ theo phương châm 16 chữ và tinh thần “bốn tốt”. VN tên vẫn còn nhưng chủ quyền đã mất. Do lãnh đạo cuồng tín, lưu manh khiến vận mạng dân tộc ngày nay tùy thuộc vào TQ.

____

Lê Quế Lâm

11-5-2016

Bài thơ 20 câu, vỏn vẹn 176 chữ  mộc mạc, chân thành của cô giáo Trần Thị Lam đã gây xúc động mạnh đối với những người luôn ưu tư đến tiền đồ dân tộc.  Đầu tiên cô giáo đặt câu hỏi với người anh, có thể là người yêu hay giới thanh niên mà cô đặt lòng tin tưởng, cũng có thể là những cán bộ cộng sản… về sự ngộ ngĩnh tức cười của một dân tộc 4000 tuổi mà còn như một đứa bé sơ sinh. Vì non nớt, vô cảm nên có những việc làm kỳ lạ, khác thường. Từ cảm nghĩ vui, lạ của dân tộc, cô giáo bày tỏ nỗi đau buồn về thảm trạng đất nước hiện nay và niềm cảm thương về tương lai đen tối của giới trẻ hậu sinh, trong số đó có các học trò thân yêu của cô…

Nhưng cái sâu sắc nhất của bài thơ đối với người đọc, đặc biệt là giới Nam nhi là bốn câu cuối cùng:

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh.

Anh không biết em làm sao biết được.

Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước.

Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu  

Mười sáu câu đầu, cô giáo Lam đặt câu hỏi với người anh về những cảm nghĩ “ngộ, lạ, buồn thương” đối với dân tộc, đất nước, đồng bào …R ồi cô em gái kết luận “Anh không biết thì sao em biết được”. Câu nói vừa thân thương vừa trách móc vừa đau lòng. Em không biết là  nhi nữ thường tình. Còn anh và các anh, chúng em luôn tin tưởng là những anh hùng hào kiệt. Cụ Nguyễn Công Trứ đã đề cao cái Chí của người trai: “Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong. Chí những toan xẻ núi lấp sông. Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ…”…Nhưng ngày nay, các anh là hậu duệ của cụ, là rường cột của nước nhà, các anh lại thụ động, vô cảm không biết gì về thảm họa của dân tộc thì đất nước này còn trông cậy vào ai?

Với 43 tuổi đời, cô Trần Thị Lam đứng trên bục giảng ít nhất cũng hơn 20 năm. Thời gian đó tương đương một thế hệ, có lẽ cô cũng thường tâm sự với đám học trò thân yêu về thảm họa của đất nước: “Các em là tương lai của dân tộc, các em không biết thì làm sao một cô giáo môn văn như cô biết được. Chỉ còn trời xanh, người sau, người trước, may ra mới giải quyết được vấn nạn của đất nước”.

Cá nhân người viết cũng là nhà giáo, ra đời trước cô 32 năm, xin mạn phép được góp ý với người đồng nghiệp đi sau nặng lòng với quốc gia dân tộc, về các “Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, ngưòi trước. Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu”.

Gửi người trước, người sau tức hỏi những người đã tạo nên lịch sử và đang gánh chịu hậu quả của lịch sử. Một lịch sử đau thương!!! Đó là những người thắng cuộc đang lãnh đạo đất nước. Thảm họa của đất nước xuất phát từ chủ nghĩa Cộng sản. Nhà báo Lê Phú Khải tự nhận: “Mỗi khi họ Lê Phú nhà tôi giỗ tết, tập hợp đông đủ nội ngoại, dâu rể thì nhìn đâu cũng thấy Đảng viên. Có lẽ, chỉ có mấy cái cột nhà và tôi là không phải Đảng viên mà thôi”. Người duy nhất trong một gia đình “cộng sản nòi” này, nhưng không phải là đảng viên, nên có nhận xét trung thực về cộng sản: “Nghĩ ra một chủ nghĩa bao giờ cũng là các bậc thiên tài. Thực hiện cái chủ nghĩa đó bao giờ cũng là những người cuồng tín và hưởng thành quả của chủ nghĩa đó thì bao giờ cũng là bọn lưu manh”.

Nhận xét trên được trích trong sách hồi ký Lời Ai Điếu (một chế độ) của nhà báo Lê Phú Khải sẽ được xuất bản tại California Hoa Kỳ trong tháng 5 này. Cuối hồi ký, nhà báo viết: “Sáng sớm ngày 14/09/1985 tôi đang ở bến đò Cà mau chờ đi Năm Căn thì nghe tin đổi tiền. Mới tối hôm trước Đài Tiếng nói Việt Nam – cơ quan tôi làm việc, còn nói ‘không có chuyện đổi tiền, đồng bào đừng nghe kẻ xấu tung tin đổi tiền’, vậy mà sang hôm sau 14/09/1985 chính cái đài ấy lại hô hào nhân dân đến các trạm đổi tiền để đổi tiển. Một bà già lớn tuổi ngồi cùng ghe đã chỉ tay lên cái loa đang loan tin đổi tiền ở trên bờ chửi, “cái đài này nó nói dóc còn hơn con điếm”. Ông Lê Phú Khải chấm dứt cuốn sách bằng câu: “Tôi đã phải sống với ‘con điếm’ ấy cả đời người”. Năm nay ông LPK đã 72 tuổi.

Trong hồi ký Lời Ai Điếu, tác giả có đề cập đến bà Nguyễn Thị Bình, một thời lãnh đạo tổ chức bù nhìn của Hà Nội là MTGPMN. Sau 1975 có thời làm Phó chủ tịch nước. Một hôm bà Bình “triệu tập” một nhóm trí thức hơn 10 người, đặt câu hỏi, chúng ta sai từ bao giờ? Mọi người đều nói, sai từ năm 1951, khi đại hội lần thứ hai của Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam cho mọi đường lối chính sách của mình. Riêng Lê Phú Khải nói: “Sai từ đại hội Tour” (1920) Bà Bình không đồng ý. Vậy mà sáng ngày hôm sau bà nói: “chị đã suy nghĩ suốt đêm qua. Khải nói đúng đấy”.

Ngoài bản chất của chế độ “nói dóc còn hơn con điếm”, nhà báo Lê Phú Khải còn nói đến sự cuồng tín của những người thực hiện chủ nghĩa cộng sản và sự lưu manh của bọn thừa kế lãnh đạo đất nước. Người viết vốn là nhà giáo, chỉ phục vụ 3 năm rồi gia nhập quân ngũ, được giao phó công việc nghiên cứu cuộc chiến Việt Nam. Người viết ghi nhận thảm họa của đất nước vì sự cuồng tín và lưu manh của giới lãnh đạo bắt đầu từ khi người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành ít học nhưng nhiều tham vọng, xuất ngoại để tìm đường cứu nước.

Trong đại hội Tour năm 1920 ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tán thành Đệ Tam Quốc tế và có dịp nghiên cứu bản Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đọc xong tác phẩm này ông mừng rỡ thét lên “Đây là cái cần thiết cho ta! Đây là con đường của ta”. Ông gia nhập Quốc tế 3 vì tổ chức này coi phong trào cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới mà giai cấp vô sản quốc tế có nhiệm vụ phải giúp đỡ và ủng hộ để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc. Từ đó lãnh tụ cách mạng VN cố áp đặt lòng yêu nước của nhân dân gắn liền với chủ nghĩa cộng sản của ông. Còn các tên trùm đỏ khát máu Lenin, Stalin đã chiêu dụ được một đệ tử nhiệt tình để bành trướng thế giới cộng sản. bằng chiến tranh huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt, hận thù trong lòng dân tộc Việt.

Sau Thế chiến II, các cường quốc thắng trận đã có kế hoạch giải trừ chế độ thực dân bằng con đường thương thảo hòa bình. Anh Quốc trở lại Ấn Độ, Miến Điện. Hà Lan trở lại Nam Dương. Pháp trở lại Đông Dương ký với Hồ Chí Minh Hiệp ước Sơ bộ 6/3/1946, thừa nhận VNDCCH là một nước Cộng hòa tự do trong Liên bang Động Dương thuộc khối Liên Hiệp Pháp. Trong thời gian tối đa 5 năm hai bên sẽ thương thảo để hoàn thiện nền độc lập của VN. Ấn và Miến độc lập cuối năm 1947. Nam Dương độc lập năm 1949. Trong khi đó, ông HCM chỉ thương thảo với Pháp vỏn vẹn chưa đầy 6 tháng thì phát động Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), chủ trương giành độc lập bằng con đường chiến tranh do Lenin và Stalin đề ra từ 25 năm trước, khi Quốc tế 3 ra đời.

Ông HCM không hành xử phương châm khôn khéo của tiền nhân “Gặp thời thế thế thời phải thế”. Vì tham vọng quyền lực, ông phải dựa vào ngoại bang, tôn sùng những tên đồ tể khát máu, những tên này cũng chỉ vì tham vọng muốn thống trị toàn thế giới. Từ đó HCM trở nên cuồng tín, khiến đất nước lâm vào cảnh chiến tranh triền miên.

Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất có nguy cơ bùng nổ lớn, các cường quốc họp nhau tại Genève năm 1954 để chia cắt ảnh hưởng 3 nước Đông Dương để duy trì hòa bình thế giới. Sau chiến tranh, mối bang giao giữa các cường quốc bước vào giai đoạn hòa hoãn. Đất nước đã độc lập. Trong khi chờ đợi cơ hội thuận tiện để thống nhất đất nước theo tinh thần HĐ Genève 1954, hai miền Nam Bắc sẽ xây dựng lại đất nước sau chiến tranh theo hai mô hình đều được tuyên truyền là toàn hảo. Trong khi MN xây dựng thể chế dân chủ tự do, còn MB xây dựng XHCN để tranh thủ các nước CS ủng hộ họ phát động chiến tranh giải phóng miền Nam. Để o bé, lấy lòng Trung Cộng ủng hộ cuộc chiến mới này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gởi Công hàm năm 1958 thừa nhận bản Tuyên cáo Lãnh hải 12 hải lý của TC, trong đó Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông.

Năm 1954 các cường quốc đã thỏa thuận ở hội nghị Genève: miền Bắc VN theo khuynh hướng XHCN, miền Nam đứng về phía Thế giới Tự do. Nay ông HCM dựa vào LX phát động chiến tranh giải phóng Miền Nam, lấn chiếm phần đất của Thế giới Tự do, bắt buộc HK phải trực tiếp can thiệp. Họ áp lực ông HCM đến bàn đàm phán để giải quyết chiến tranh VN lần thứ hai bằng con đường thương thảo hòa bình dựa trên cơ sở: công việc miền Nam VN do nhân dân ở đây quyết định, không có sự can thiệp từ bên ngoài. HK đã giúp kết thúc chiến tranh VN và rút lui khỏi Đông Nam Á. HK chủ trương miền Nam VN sẽ theo thể chế trung lập tương tự như Cam Bốt và Lào đã được các cường quốc thỏa thuận trong hội nghị Genève 1954 và 1962.

HK đã thiết lập mối bang giao tốt đẹp với hai cường quốc CS Nga – Hoa và chấm dứt chiến tranh VN trong danh dự cho tất cả các bên tham chiến. Sau 30/4/1975 đất nước đã thống nhất, mở ra một thời kỳ vô cùng thuận lợi để VN hàn gắn vết thương chiến tranh. Ngoài số tiền đóng góp của HK gần 5 tỷ đô la giúp BV xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. VN còn đón nhận viện trợ của LX, TQ và nhiều nước khác để phát triển đất nước thời hậu chiến.

Đáng lý ra là phải như thế… Nhưng rất tiếc cơ hội “gặp thời thế” đã đến, TBT Lê Duẩn đã không hành xử “thế thời phải thế”. Thôn tính MN xong, ông thực hiện ngay “giai cấp đấu tranh” triệt hạ thành phần tư sản MN, tù đày hàng trăm ngàn viên chức quân nhân chế độ cũ. Đồng thời tiếp tục nghĩa vụ quốc tế. Hà Nội không nghe lời khuyến cáo của TT Chu Ân Lai chấp nhận để Campuchia được hòa bình trung lập, mà có mưu đồ thôn tính nước này để thành lập Liên bang Đông Dương Cộng sản. Từ đó tạo cuộc chiến ở biên giới Tây Nam giữa CSVN và Khmer Đỏ. Trong khi cuộc xung đột này diễn ra, TBT Lê Duẩn ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với  LX. Sau đó ông ra lịnh đưa quân sang Nam Vang lật đổ chế độ Pol Pot được TC hậu thuẫn. Đặng Tiểu Bình lên án CSVN là tên tiểu bá quyền khu vực và ra lịnh tấn công VN.

Cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba kéo dài 10 năm từ 1979 đến 1989. Cuộc chiến này sắp kết thúc thì các nước XHCN Đông Âu lần lượt tan rã, cuối cùng Liên Xô sụp đổ cuối năm 1991, kết thúc chiến tranh lạnh. Khi hệ thống XHCN tan rã, các nước Đông Âu kể cả một số nước trong Liên bang Sô Viết đều tuyên bố độc lập, xây dựng thể chế dân chủ tự do. Chỉ trừ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quay về hợp tác với Bắc Kinh. TBT Lê Duẩn đã tuyên bố: “VN đánh Mỹ là đánh cho LX, TQ và các nước xã hội chủ nghĩa anh em”. Nay LX không còn thì còn TQ lãnh đạo XHCN, CSVN phải đứng về phía TQ, tiếp tục chống Mỹ và xây dựng XHCN. Đó là quyết định của TBT Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười, sau đó trở thành tổng bí thư. Cuồng tín đến thế là cùng! Nhận xét về thỏa ước Thành Đô tháng 9/1990, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Cộng hòa XHCN Việt Nam nói rằng: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”

Ngày trước thần phục TQ để được Bắc Kinh viện trợ, giúp CSVN thực hiện hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ để tăng cường phe xã hội chủ nghĩa. Còn ngày nay CSVN thần phục TQ, Bắc Kinh sẽ thu lại cả vốn lẫn lời, và tiến tới mục tiêu cuối cùng: thu hồi đất An Nam trở về Đại Hán. Biển Đông thì CSVN đã thừa nhận thuộc chủ quyền của TQ. Giờ đây đất nước chỉ còn một dãy đất khô cằn, kéo dài từ Móng Cái đến mũi Cà Mau, hợp tác toàn diện và lâu dài với TQ theo phương châm 16 chữ và tinh thần “bốn tốt”. VN tên vẫn còn nhưng chủ quyền đã mất. Do lãnh đạo cuồng tín, lưu manh khiến vận mạng dân tộc ngày nay tùy thuộc vào TQ. Muốn sống van xin TQ mở đập xả nước ở thượng nguồn giúp đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước khỏi khô cằn và nhiễm mặn. Muốn VN chết thì thải chất độc, hủy hoại môi trường sinh thái ở vùng duyên hải. Cá chết trước, người chết sau.

Người viết xin mượn câu nói “Dân chủ đến thế là cùng” của TBT Nguyễn Phú Trọng để nói rằng: người trước (những người tiền nhiệm của ông) “cuồng tín đến thế là cùng”. Sách xưa có câu “Cùng tắc biến-Biến tắc thông” đến chỗ cùng quẩn sẽ có biến đổi để vượt qua bế tắc. Còn người sau, dù lưu manh đến đâu, trước thảm trạng của đất nước cũng phải thức tỉnh, “cố gắng làm người tử tế” (lời của nguyên TT Nguyễn Tấn Dũng) hòa mình với dân tộc, sống chết với đất nước.

Nhân vụ Formosa, người ta nghe câu trịch thượng: “Việt Nam cần thép hay cần cá?” Vấn đề trọng đại hơn khi HK chuyển trục về Châu Á, bang giao của VN với TQ sẽ ra sao? Bắc Kinh sẽ hỏi: VN cần nhân quyền hay cần xã hội chủ nghĩa, cần Trung Quốc? Với bản chất cuồng tín và lưu manh, người trước sẽ ngoan ngoản trả lời: cần TQ, cần xã hội chủ nghĩa. Người sau đã thức tỉnh, bình thản trả lời: Chúng tôi cần cuộc sống tự do, “Thà làm quỷ nước nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc”.

Câu nói khẳng khái của dũng tướng anh hùng Trần Bình Trọng và bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” của lão tướng anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đã giúp đất nước sống còn và sẽ lưu truyền muôn đời với sự trường tồn của dân tộc Việt.

Hỏi người sau, người trước, sự tình đà tỏ rõ. Nay xin hỏi cao xanh. Cao xanh là ai? Đó có phải là Trời? Nếu vấn ý Trời, sẽ có câu trả lời ngắn gọn: “Thuận thiên dã tồn. Nghịch thiên dã vong”. Trời ở cỏi cao xanh xa quá, vậy có ai “Thế thiên hành đạo” hay không? Xin thưa Có. Đó là nơi mà nhân vật cực kỳ cuồng tín đã mượn những ý tưởng cao đẹp để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.:

“Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Cũng trong thời điểm lịch sử này “Khi Thế chiến II kết thúc, nước Mỹ có nền công nghiệp không bị tổn hại duy nhất trên thế giới. Sức mạnh quân sự đạt tới đỉnh cao và riêng mình chúng tôi có thứ vũ khí mạnh nhất, bom nguyên tử, cùng khả năng không cần phải bàn cãi là có thể đưa nó tới bất kỳ nước nào trên thế giới. Nếu chúng tôi muốn làm bá chủ thế giới, ai có thể chống lại chúng tôi? Nhưng nước Mỹ đã đi theo một con đường khác – con đường độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Chúng tôi sử dụng sức mạnh và sự phồn vinh của mình để xây dựng lại những nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, bao gồm cả những nước đã từng là kẻ thù của chúng tôi…”

Trên đây là một đoạn trong lá thư của TT Reagan gởi TBT Brezhnev năm 1982. HK can thiệp trực tiếp vào chiến tranh VN năm 1965 cũng để thực hiện các mục tiêu trên. Kết thúc chiến tranh VN, TS Kissinger Cố vấn An ninh Quốc gia của TT Nixon đã vạch ra mối quan hệ Việt Mỹ sẽ trải qua ba giai đoạn: chấm dứt thù địch, bình thường hóa bang giao và hợp tác. Năm 1975 HK đã chấm dứt thù địch. Năm 1995 bình thường hóa bang giao và năm 2015 bước vào giai đoạn hợp tác. Vào thời điểm này, VN đã có chuyển hướng rõ rệt, khi nghe những phát biểu công kích đế quốc Mỹ nặng nề của TT Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/4/2015 và những tuyên bố của TBT Nguyễn Phú Trọng tại HK hai tháng sau đó. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bang giao HK và CSVN, một lãnh tụ tối cao của CSVN đến gặp tổng thống Mỹ, bày tỏ mối quan hệ bền vững lâu dài với HK và sẽ đi đến đối tác chiến lược.

Trong cuộc hội đàm tại phòng Bầu Dục/Tòa Bạch Ốc ngày 7/7/2015, TT Obama nói rằng HK hết sức coi trọng mối quan hệ với VN và đề cao vai trò của VN ở khu vực Châu Á/Thái bình Dương. Đáp lại TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định: coi trọng việc phát triển quan hệ với HK là chủ trương nhất quán lâu dài của VN. Sau cuộc hội đàm, hai bên đã ra “Tuyên bố tầm nhìn chung” khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi mối quan hệ “sâu sắc, lâu bền và thực chất” dựa trên cơ sở “tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”. Về thương mại, hai nước cam kết sẽ cùng các bên đàm phán khác nhanh chóng hoàn tất hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Đặc biệt, VN cam kết “thực hiện bất kỳ cải cách nào cần thiết” để đạt tiêu chụẩn cao của hiệp định TPP, trong đó có cam kết về các quyền của người lao độngHai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của TPP đối với sự phát triển của khu vực, góp phần tăng trưởng và ổn định toàn cầu. Từ đó tạo xung lực mới, quan trọng cho việc thúc đẩy hợp tác giữa HK với khu vực Á châu/Thái Bình Dương. Về quan hệ HK/ASEAN, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết VN ủng hộ việc nâng cấp quan hệ HK-ASEAN lên đối tác chiến lược.

Trong bản tuyên bố Tầm nhìn chung, HK và VN đều cho rằng những hành động của TQ nhằm xác quyết chủ quyền của họ trên biển Đông, đặc biệt là các công trình xây đảo nhân tạo ở Trường Sa “đã gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, và đe dọa phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định”. Hai nước công nhận “sự cấp bách” của việc duy trì các quyền tự do hàng hải và hàng không bên trên vùng biển được quốc tế công nhận, yêu cầu mọi hành động trên biển Đông phải được tiến hành “tuân thủ luật pháp quốc tế”. Cả hai nước ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật quốc tế, như Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và công nhận tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông DOC cũng như các nổ lực hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông COC.

Sau cuộc hội đàm với TT Obama, TBT Nguyễn Phú Trọng đã dự tiệc do Phó TT Biden khoản đãi tại Bộ Ngoại giao. Ông Biden đã đọc hai câu trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du: “Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”để bày tỏ niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng của mối quan hệ song phương Việt Mỹ sau một giai đoạn lịch sử khó khan.

Giới phân tích chính trị nhận xét Hiệp ước TPP ví như HĐ Paris 1973 sẽ giúp HK thực hiện các cam kết khi kết thúc cuộc chiến VN như Điều 1: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam”. Và điều khoản áp chót 22: “Thiết lập quan hệ mới, bình đẳng…sẽ bảo đảm hòa bình vững chắc ở VN và góp phần giữ gìn hòa bình lâu dài ở Đông Dương và Đông Nam Á”. Sự chào đón nồng nhiệt của đông đảo đồng bào khi TT Obama viếng thăm VN vào cuối tháng Năm này sẽ góp phần đắc lực đưa mối quan hệ đối tác giữa VN và HK lên tầm chiến lược, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Cuối cùng người viết xin có đôi lời với cô giáo Trần Thị Lam. Sau khi thay cô tìm hiểu, hỏi trời xanh, người sau, người trước, “Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh”. Anh xin trả lời: “Đất mình sẽ tiến tới bờ bến vinh quang. Không còn bị đè nén áp bức, dân tộc mình sẽ không còn bú mớm nữa, mà thay da đổi thịt, chỉ trong khoảnh khắc, vươn vai thành thiên thần đi phá giặc như Phù Đổng trong truyền thuyết của dân tộc”

Bài thơ của cô là lời tiếng gọi của hồn thiêng sông núi, tiếng gọi của lương tri sẽ có tác động mạnh làm thay đổi lịch sử dân tộc, đã vang dội khắp bốn phương trời. Nay xin đề nghị cô Lam đổi tựa bài thơ bằng câu chót “Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu”. Sẽ có triệu triệu trái tim, triệu triệu khối óc, triệu triệu người yêu nước như cô sẽ trả lời: Đất nước mình sẽ hồi sinh, độc lập phú cường, dân tộc tự do hạnh phúc. 

Formosa và bản lĩnh của Ban lãnh đạo Cộng sản Việt Nam

Formosa và bản lĩnh của Ban lãnh đạo Cộng sản Việt Nam

Biển, bị đầu độc. Bao nhiêu người, đổ dồn tội cho Formosa. Trường hợp ấy, nếu có, thì vô cùng tồi tệ. Nhưng, hoàn toàn, có thể ngăn chặn và khắc phục được. Cho dù, phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Sợ nhất, là kịch bản: Đã có, 1 cuộc tấn công toàn diện, bằng Sinh học và Hóa học, nhằm vào Đất nước của chúng ta. Ai tiến hành và với mục đích gì, chẳng quá khó, để nhận ra. Có phải, các ngài, đã lờ mờ nhận ra, 1 cái điều gì đó. Và, các ngài, đã không dám công bố sự thật. Bởi, sợ rằng, sự thật đó, sẽ làm ra 1 cơn địa chấn và hệ quả tất yếu, là 1 cơn sóng thần của lòng dân.

_____

Nguyễn Tiến Dân

12-5-2016

1- Từ những kinh nghiệm của Lịch sử, người Trung hoa, đã tổng kết: 尧舜帅天下以仁,而民从之。桀纣帅天下以暴,而民从之. Nghiêu – Thuấn, soái thiên hạ dĩ Nhân, nhi dân tòng chi. Kiệt – Trụ, soái thiên hạ dĩ bạo, nhi dân tòng chi (sách Đại học). Tạm dịch: Cùng trên mảnh đất Trung hoa, các đời vua Nghiêu – Thuấn, họ dùng Nhân – Nghĩa, để lãnh đạo. Bá tánh, cũng cung kính dùng Nhân – Nghĩa, để đối xử với nhau. Thiên hạ, thái bình – thịnh trị. Đến đời Kiệt – Trụ, chúng dùng bạo lực, để cai trị. Cái ác, ngang nhiên hoành hành. Xã hội, loạn lạc – Dân chúng, lầm than.

Nghiệm vào nước Nam mình, đúng vậy. “Đã hơn bảy chục năm trời/ Làm thân trâu ngựa cho loài khuyển dương”. Đảng CS, tàn ác. Chúng dùng tà thuyết “chuyên chính vô sản”, để cai trị nước mình. Dân mình, nhiễm tính ấy. Người với người, sống với nhau, độc ác. Chẳng khác gì, những con thú, ở giữa 1 cái chuồng súc vật. Cộng sản, “làm thì láo – báo cáo thì hay”. Dân mình, nhiễm tính ấy. Dối trá, như Cuội – phét lác, thành Thần. Bằng giả – tước đểu, đầy. Ngót ba vạn Tiến sĩ, đến con cá chết, sau cả tháng trời, cũng không tìm ra được nguyên nhân.

Hậu quả, nhãn tiền: Nước mình, xác xơ – Dân mình, cùng cực. Cộng sản, đã dùng bạo lực, để cướp đi mọi thứ của Dân tộc mình. Từ của cải, cho đến cái quyền tối thiểu của 1 con người.

2- Trong 1 tác phẩm khác, đức Khổng tử, cũng nhấn mạnh: 为政以德, 譬如北辰. 居其所,而众星共之.Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần, cư kỳ sở nhi chúng tinh củng chi. Tạm dịch: Lấy Đức, để trị lí Quốc gia, sẽ được dân chúng, cảm phục. Giống như, sao Bắc đẩu. Tuy nằm ở chỗ của nó, mà các sao khác, đều hướng cả về.

Xem thế để thấy, người xưa, trọng Nguyên thủ. Họ cho rằng, Nguyên thủ, nắm vận mệnh của Quốc gia và có ảnh hưởng cực lớn đến Xã hội. “Thượng bất chính – hạ tắc loạn”. Vì thế, tự cổ – chí kim, người ta chọn Đế vương kĩ lắm. Lú lẫn, không bao giờ, được chọn làm Vua. Tiều phu thất học, chẳng nơi đâu, lập làm Chúa. Cho dù, mả bố nhà chúng nó, có được táng vô Hàm Rồng, thì cũng vẫn vậy. Dễ hiểu thôi. Một khi, những cái loại đê tiện ấy lên cầm quyền, cả nước “kiếm củi 3 năm”, chắc gì đã đủ, để cho chúng, “thiêu 1 giờ”.

Cùng bất đắc dĩ, người ta vẫn phải thận trọng, “so bó đũa, chọn cột cờ”. Ngay cả cái “bó đũa” ấy, cũng phải được tuyển chọn và dạy dỗ, hết sức kĩ lưỡng.

Bài vỡ lòng của phép trị Nước – an Dân, dành cho họ: 民为贵,社稷次之,君为轻. Dân vi quý, Xã tắc thứ chi, Quân vi khinh (Mạnh Tử). Hiểu nôm na: Trong trường hợp, không có nhiều sự lựa chọn: Phải đặt quyền lợi và ý chí của Nhân dân, lên trên hết. Sau đó, đến sơn hà – xã tắc. Cuối cùng, mới xét đến Vua chúa và thể chế Chính trị.

Sinh ra và lớn lên, trong lòng chế độ CS, Gorbachev hiểu rằng: Chủ nghĩa CS đã lỗi thời. Nó chỉ có bạo lực và dối trá. Làn sóng đỏ, chính là thảm họa, cho cả nước Nga, lẫn cái hành tinh này. Do đó, ông phải đau đớn, mà giải tán cái ung nhọt CS chết tiệt của mình. Trước mắt, để cứu Dân – sau đó, tạo tiền đề, để nước Nga cất cánh. Mất đi độc quyền và đặc lợi, nhưng tiếng thơm của ông, để mãi ngàn đời. Thật là, 1 con người vĩ đại.

Tổng thống Thein Sein của Myanmar, cũng làm như thế. Mọi thể chế Dân chủ, cũng đều làm như thế. Trừ, Việt nam.

Đảng CS Việt nam, biết rất rõ rằng: Chính họ, đã dẫn dắt Dân tộc Việt, đến chỗ nghèo – hèn và lạc hậu. Với tài – sức của mình, họ “vô kế khả thi”, để lèo lái Đất nước, ra khỏi vũng lầy khủng hoảng. Đứng trước ngã 3 của Lịch sử, họ không chọn Dân – họ không chọn Nước. Họ ích kỉ, chọn sự tồn tại của chính mình, bằng mọi giá. Muốn thế, phải chơi trò khủng bố. Họ dùng súng đạn và nhà tù, bắt Nhân dân Việt nam và Đất nước Việt nam, phải phục tùng và phục vụ Đảng CS, vô điều kiện. Đảng CS, là ông chủ nô. Làm bất cứ việc gì, cũng không cần hỏi và không phải chịu trách nhiệm, trước Nhân dân.

Đến lượt họ, “dân chủ đến thế là cùng”: Đấu đá nhau tàn nhẫn, để bầu ra và đặt vào ngôi Giáo chủ, 1 ông già mõ đít, chuyên nghề tầm chương – trích cú. Ông này, tài cao – trí nhớn. Bởi thế, cố sống – cố chết, tìm cách hạ bệ và, ơn Chúa, đã cho được Ba X, về vườn. Tiếc thay, “cố đấm ăn xôi”, cuối cùng, phải ngậm ngùi. Vì, vớ phải, “miếng xôi hẩm”. Ngồi chưa nóng đít – chưa được sờ tay vào người ông Obama, thì cuộc khủng hoảng, có tên “thảm họa môi trường ở miền Trung”, ập đến. Tứ trụ, như gà mắc tóc. Trống, đánh xuôi – kèn, thổi ngược. Chứng tỏ, nguyên 1 bộ sậu, toàn những tay phét lác và không có kĩ năng, đối phó với khủng hoảng. Trong khi đó, Ba X, thoát hiểm trong gang tấc. Ông, ung dung ngồi bờ, ôm eo – sờ lườn và đánh mắt đưa quả tình với Đàm Vĩnh Hưng. Họ, cười tủm và vẫy tay, hát tặng đồng bọn cũ của mình, bằng nguyên cả series ca khúc “Thành phố buồn”, lẫn “Tình đời”. Toàn những ca khúc, nói đến sự chia li và buồn đến não lòng.

Rồi từ đó, vì cách xa, duyên tình thêm nhạt nhòa,

Rồi từ đó, chốn phong ba, em làm dâu nhà người

Âm thầm, anh tiếc thương đời, đau buồn em khóc chia phôi

Anh về, gom góp kỷ niệm, tìm vui

….

Em nhớ rằng, đời là gian dối

Nhưng đôi ta, mãi còn nhau.

Thôi, kệ họ. Hãy quay lại, với miền Trung thân thương.

3- Biển miền Trung, bị đầu độc. Cá chết, trắng bờ. Dân chúng, không dám ăn cá và đi tắm biển. Ngư dân, đành phải phơi lưới – gác thuyền. Bao gia đình, lâm vào bước đường cùng: Phá sản và chết đói. Tiếng khóc – than dậy đất của họ, đã thấu đến Cửu trùng. Nước mình, chấn động. Lòng dân, hoang mang. Riêng tứ trụ, im hơi – lặng tiếng, một cách đáng sợ. Của đáng tội, nếu nói, tứ trụ rúc đầu vào cát, như những con đà điểu, thì hơi oan cho các vị ấy. Sự thực là:

Trong thời gian xảy ra khủng hoảng, Cả Trọng, có vào Hà tĩnh. Ông ta, có ngỏ lời và được mời vào, thăm khu Công nghiệp Formosa. Ông ta, có đi thăm, 1 cái mảnh đất cát cỏn con nào đó, chuyên trồng rau sạch. Để, bán cho, bà con buôn thúng – bán bưng. Những người, cơm ăn, còn chẳng đủ no. Sau đó, ngài biểu dương: “Hà tĩnh, đi đúng hướng” của Đảng. Cái hướng, đánh đổi Môi trường của Đất nước Việt nam và cuộc sống của hàng triệu, hàng triệu người dân Việt nam, chỉ để cho ai đó, có được vài đồng tiền còm của cái bọn ti hí mắt lươn. Cả chuyến đi, có thế và chỉ có thế.

Ngài, chẳng thèm, tới thăm ngư dân. Những người, đang lấy chài lưới, để làm kế mưu sinh. Những người, đang bị dồn vào con đường chết, theo cái định hướng của ngài và của Đảng CS. Cũng phải thôi. Xuống đó, chẳng có nhẽ, không lội xuống biển. Để, trấn an dân cả nước: Biển Hà tĩnh, vẫn an toàn. Xuống đó, thế nào cũng được ngư dân, mời ăn loại cá, vừa được đánh bắt lên. Chẳng có nhẽ, chối từ. Thôi thì, đành giả câm – giả điếc, nhận cái tiếng xấu. Còn hơn, ăn xong – tắm xong, lại trương phềnh cái bụng lên. Như, những con cá biển kia.

Dẫu sao, Cả Trọng, cũng còn đi thực địa. Xếp theo thứ tự: Ông, là người dũng cảm nhất, so với cái đám còn lại. Phúc Tể tướng, được xếp thứ nhì. Tuy không vào tận nơi, nhưng ông còn nổ tung trời. Gì chứ, “kiên quyết” và “triệt để”, ông có hàng rổ. Vẫn biết, nói xong để đấy, đếch có làm. Nhưng, “méo mó, có còn hơn không”. Không như, 2 vị còn lại. Vô tiếng và tàng hình luôn. Lặn một hơi, không sủi tăm.

Các ông Nghị – bà Nghị, đại biểu của Dân, nào có hơn gì. Không một ai trong số họ (kể cả Đại biểu của Hà tĩnh), xuống tận nơi khủng hoảng. Để, kiểm tra tình hình – thăm hỏi bà con và lắng nghe tâm tư – nguyện vọng của họ. Ôi, Đại biểu của Dân. Bầu họ ra, làm gì. Nuôi tốn cơm, mà không được việc.

Các cơ quan truyền thông, cũng thế. Chỉ 1 cái lệnh miệng của ai đó, tất cả, như có phép màu: Không 1 bài báo nào, được phép đưa tin về cá chết và biển bị nhiễm độc. Y như là, chẳng có vụ Formosa. Hoặc giả, cả biển lẫn cá của ta, đã cực kì an toàn. Này tứ trụ. lão Dân già, nhắc các ngài: Đối phó với thảm họa, mà người dân, không biết gì về nó: thảm họa ấy, sẽ được nhân đôi. Giống như, vụ sập cầu Ghềnh. Giữa 2 phương án: Nói rõ sự thật, để đoàn tàu đang đi đến đó, dừng lại. Và, căng lên trên đường ray, một tấm vải, ngay chỗ đầu cầu. Các ngài, liệu có muốn chọn phương án 2, hay không?

Thượng, vô trách nhiệm – Hạ, tất chểnh mảng. Hàng tháng trời, đã lần lượt trôi qua. Không một nguyên nhân khả tín nào, được công bố. Những biện pháp khắc phục, hoàn toàn không thực chất. Chúng, chỉ mang tính chất mị dân và đánh lừa dư luận. Sự lì lợm của Chính quyền, là không thể chấp nhận. Cùng bất đắc dĩ, người dân, phải gây sức ép lên Chính quyền, bằng nhiều cách. Tiêu cực có, mà tích cực cũng có:

– Ngư dân, đổ cá thối và căng lều, chặn đứng giao thông, trên Quốc lộ 1A. Chính quyền, bưng bít và tìm mọi cách, để ngăn chặn thông tin. Hai nhà báo trẻ của lề dân, là Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn, uống thuốc liều. Họ, vào Quảng Bình lấy tin. Thương nhà báo nghèo, Chính quyền, “mời” họ vào đồn Công an. Ở đó, họ được ăn nghỉ miễn phí và được phục vụ chu đáo, suốt mấy ngày trời. Muốn từ chối thịnh tình của họ, cũng chẳng được. Không những thế, họ còn làm truyền thông ngược: Bêu xấu các anh, trên VTV của Nhà nước. Cuối cùng, xét thấy, “thúng, sao có thể, úp được voi”. Chính quyền, trở lại nguyên hình: Chúng, đá đít các anh, ra khỏi đồn Công an và, tất nhiên, không 1 lời xin lỗi.

– Một phần, cảm thông với nỗi thống khổ của ngư dân – Phần khác, vì quyền lợi và trách nhiệm của chính mình: Cộng đồng dân cư ở Hà nội – ở Sài gòn… đã xuống đường. Họ, tuần hành trong ôn hòa. Họ, muốn thức tỉnh, những công dân khác: Hiểm họa Môi trường, đã – đang và sẽ giết chết cả Dân tộc chúng ta. Họ, chỉ đòi có chút xíu thôi: “Cá, cần nước sạch – Dân, cần Chính quyền trong sạch”.

Dân chúng, thật quá đáng. Những điều họ đòi hỏi, hết sức xa xỉ. Môi trường sạch cho người dân ư? Từ xưa đến nay, Nhà nước CS, không quan tâm đến thứ đó. Nếu ai không tin, xin ra sông Tô lịch. Dân, có vì ung thư và bệnh tật, mà chết vãn đi, cũng chẳng sao. Người Hán, thiếu chó gì. Họ, sẽ bù vào chỗ đó.

Mặt khác, một Nhà nước, nếu trong sạch, nó còn đâu tính Cộng sản. Bởi thế, đòi hỏi Chính quyền trong sạch, quá bằng: công khai, muốn lật đổ, nền Chuyên chính vô sản. Toàn, những tội danh tày đình. Và, đàn áp – bắt bớ, là hệ quả tất yếu. Dân mình, đâu có ngạc nhiên, về chuyện đó. Chỉ băn khoăn, đôi điều:

Một đám ô hợp, mặc áo dân sự. Trên tay chúng, chỉ có độc chiếc băng đỏ, thêu 2 chữ BẢO VỆ, màu vàng. Thế mà, chúng vẫn có toàn quyền, bắt người và đánh người. Tất nhiên, giữa thanh thiên – bạch nhật và có sự chứng kiến của công luận. Ôi, phải chăng: Bóng ma của Cách mạng Văn hóa ở Trung quốc, đang hiện về, trên Quê hương của chúng tôi. Khác chăng, đàn em của lũ Hồng vệ binh này, nhiều đứa, phải bịt mặt. Chúng, còn biết ngượng. Vì biết rằng: đang bị bắt buộc, phải làm những công việc, trái với lương tâm của mình.

Đặc biệt, tại Sài gòn, “Chính ủy” Đinh La Thăng, đã liều lĩnh, bước qua “ranh giới đỏ”. Ông ta, đã huy động cả Quân đội, vào việc nội trị. Bằng chứng, trong cái đám đầu trâu – mặt ngựa, tham gia đàn áp biểu tình vì Môi trường, có cả những quân nhân. Với hình ảnh và lí lịch trích ngang, hết sức rõ ràng.

4- Thưa, cái gọi là “tứ trụ”. Đành rằng, Đảng CS, tự ý đưa các ngài, ngồi vào vị trí đó. Nhưng, cơm các ngài ăn – bổng lộc các ngài lĩnh: Tất thảy, đều lấy từ tiền thuế của người dân và các khoản thu khác của Đất nước. Bởi vậy, người dân chúng tôi có quyền, buộc các ngài, phải nhanh chóng và công khai, trả lời vài câu hỏi sau:

– PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, cho rằng: “chỉ cần một ngày, là đủ tìm ra nguyên nhân cá chết”. Tôi, hết sức, tin tưởng vào điều đó. Còn các ngài, có điểm gì khuất tất, để không công bố nguyên nhân cá chết?

– Biển, bị đầu độc. Bao nhiêu người, đổ dồn tội cho Formosa. Trường hợp ấy, nếu có, thì vô cùng tồi tệ. Nhưng, hoàn toàn, có thể ngăn chặn và khắc phục được. Cho dù, phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Sợ nhất, là kịch bản: Đã có, 1 cuộc tấn công toàn diện, bằng Sinh học và Hóa học, nhằm vào Đất nước của chúng ta. Ai tiến hành và với mục đích gì, chẳng quá khó, để nhận ra. Có phải, các ngài, đã lờ mờ nhận ra, 1 cái điều gì đó. Và, các ngài, đã không dám công bố sự thật. Bởi, sợ rằng, sự thật đó, sẽ làm ra 1 cơn địa chấn và hệ quả tất yếu, là 1 cơn sóng thần của lòng dân. Cơn sóng này, thừa sức, quét sạch cái Đảng CS của các ngài, ra khỏi nước Việt thân thương của chúng tôi. Có phải như thế, hay không?

– Cuộc khủng hoảng lần này, hết sức nghiêm trọng. Qua cách xử lí của các ngài, chẳng quá khó, để nhận ra: Các ngài, không có kĩ năng, giải quyết khủng hoảng.

Với cái loại khủng hoảng, đến 1 cách từ từ, mà còn làm ăn, như kiểu “xẩm sờ .ồn”. Không biết, nếu chiến tranh xảy ra, những gã xẩm này, sẽ mân mó ra sao? Bà con – cô bác, chúng ta, liệu có nên, “gửi trứng cho ác” – liệu có nên phó măc tính mệnh của mình – liệu có nên, phó mặc Tương lai của Dân tộc Việt, cho “Đảng CS lo”, được hay không?

5- Xưa, chàng trai Đanko, đề xướng và thuyết phục dân chúng đi theo mình. Để, tìm nơi Hạnh phúc. Trong cái hành trình đó, chàng luôn đi đầu. Trên đường đi, vực sâu – rừng thẳm. Khó khăn, chất chồng. Đường, mỗi lúc một rậm rạp và tối tăm hơn. Mọi người, nghi ngờ và nản chí. Đanko, tự xé toang lồng ngực và móc trái tim sáng lòa của mình ra, hiến dâng cho đoàn người. Chàng, gục ngã. Nhưng, ánh sáng từ trái tim của chàng, đã dẫn dắt dân chúng, đi tiếp được, đến bến bờ của Hạnh phúc.

Đảng CS, cũng đề xướng và muốn dẫn dắt Dân tộc Việt, tới “Thiên đường”. Mấy chục năm, lẽo đẽo theo Đảng: Thiên đường đâu, chẳng thấy. Chỉ thấy, tăm tối và khổ đau. Niềm tin, mỗi ngày thêm cạn kiệt. Chẳng biết, Đảng CS có dám học Đanko: Lấy cái chết, để chứng minh cho sự trong sạch của mình – Lấy cái chết, để thắp sáng niềm tin cho Dân tộc Việt – Lấy cái chết, để Dân tộc Việt cất cánh, bay bổng vào Tương lai.

Nguyễn Tiến Dân

Tạm trú tại: 544 đường Láng – quận Đống đa – Hà nội

Điện thoại: 0168-50-56-430

Chính quyền Việt Nam đang kích động nổi loạn

Chính quyền Việt Nam đang kích động nổi loạn

Người Việt

9-5-2016

Ðòi được sống sạch, ăn sạch. (Hình: Facebook)

SÀI GÒN (NV)Cá chết trắng biển đã đẩy tâm trạng bất an do môi trường sống bị đầu độc thành bất bình và việc đàn áp phản kháng ô nhiễm khiến bất bình chuyển thành căm giận.

Ví dụ về vượt ngưỡng…

Dân chúng Việt Nam vẫn tiếp tục loay hoay trong việc làm sao để được sống an toàn. Lối hành xử vô trách nhiệm trong quản trị xã hội khiến trộm cướp, đâm chém trở thành một loại “giặc” mà hệ thống công quyền bó tay. Ðồng hành với thứ “giặc” ấy là tai nạn giao thông, an toàn thực phẩm – những vấn nạn trầm kha của Việt Nam.

Giữa tuần vừa qua, có một sự kiện có thể dùng như ví dụ minh họa cho sự ngột ngạt vì bất an về môi trường sống tồi tệ ở Việt Nam đã đến mức vượt ngoài sự tưởng tượng của nhiều người: Ðài truyền hình Việt Nam công bố một video clip cho thấy, do người tiêu dùng tại Việt Nam sợ rau non, đẹp nên nông dân phải dùng chổi tre phá rau mà họ trồng để có thể bán được rau.

Video clip này ghi lại cảnh nông dân dùng chổi tre quét lên các luống rau nhằm làm cho rau mà họ trồng bị rách lá, thủng lỗ. Tâm sự của những nông dân trồng rau khiến nhiều người dở khóc, dở cười. Theo họ, bởi tất cả mọi người cùng bị ám ảnh rằng, rau mơn mởn, bắt mắt là nhờ hóa chất trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng, nguy hại cho sức khỏe nên lúc này, người tiêu dùng ở Việt Nam chỉ mua những loại rau bị sâu ăn thủng lá hay già, héo…

Khi nhiều người đinh ninh, rau bị sâu ăn hoặc già, héo mới là rau… sạch vì không dính hóa chất trừ sâu hay thuốc kích thích tăng trưởng thì người trồng rau chỉ còn một cách là… hủy hoại rau họ trồng cho hợp với… thị hiếu của người mua.

Video clip vừa kể chỉ ra rằng, vấn nạn an toàn thực phẩm đã hủy hoại cả sức khỏe lẫn niềm tin của con người vào sự thiện lương của đồng loại. Việt Nam đang trong giai đoạn mà dân chúng phải tự gạt bỏ những điều tưởng như đương nhiên: Ðược ăn ngon (rau non, xanh) để chọn những thứ vốn dành cho heo (rau bị sâu ăn, già héo), với hy vọng sẽ không chết dần, chết mòn.

Tại sao vậy? Tại vì chính quyền dung dưỡng chuyện đầu độc con người. Dân chỉ là công cụ, không phải là đối tượng phải phục vụ hay bảo vệ.

Ai cũng muốn được sống an toàn

Bối cảnh xã hội như đã kể khiến nhiều người cảm thấy phải bày tỏ thái độ. Họ xuống đường tham gia các cuộc biểu tình phản kháng ô nhiễm, đe dọa quyền được sống an toàn của chính mình và thân nhân của mình. Thảm họa môi trường: Cá chết trắng một đoạn bờ biển dài tới 250 cây số ở phía Bắc miền Trung thật ra chỉ là giọt nước làm tràn ly.

Ðược sống an toàn là lợi ích chính đáng nhưng lợi ích đó không được bảo vệ. Bày tỏ thái độ là quyền hợp pháp, song quyền đó không được nhìn nhận.

Biểu tình không chỉ bị ngăn chặn mà còn bị trấn áp thô bạo. Internet đã bày ra cho mọi người “tận mục sở thị” sự thô bạo đó đến mức độ nào. Nhiều người không gọi đó là thô bạo nữa, họ gọi cách mà chính quyền Việt Nam ứng xử với những người bày tỏ khát vọng được sống an toàn là tàn bạo.

Thông qua đàn áp, chính quyền Việt Nam tiếp tục chứng minh họ khinh dân.

Khác nhiều cuộc biểu tình trước, lần này, tâm sự của những người biểu tình bị bắt, bị đánh, cho thấy mầm loạn đã rất lớn.

Yếu tố đầu tiên là lai lịch của những người biểu tình. Tham gia đòi quyền được sống an toàn hôm Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016, có những người vốn gắn bó mật thiết với chính quyền hiện tại. Sự ngột ngạt về môi trường sống hiện tại, tâm trạng bất an khi nhìn đến tương lai đã đẩy họ ra đường, đồng hành cùng những người khác.

Một facebooker với nickname là “Chuối Chín Cây” viết status “Ơn Trời tôi đã bị bắt.” “Chuối Chín Cây” khẳng định, những người biểu tình đã hành xử hết sức ôn hòa nhưng đủ loại lực lượng mặc đồng phục và những kẻ mặc thường phục (mà ai cũng biết là ai) vẫn xông vào đánh họ bằng tay chân, dùi cui, thậm chí đánh vào hạ bộ… rồi túm họ đẩy lên bus. Trong đó có cả những người bị tách khỏi con và những đứa trẻ chỉ mới hai tuổi, bốn tuổi, không có cha mẹ, ngơ ngác dưới lòng đường.

Hàng trăm người bị bắt đã bị đưa về sân Hoa Lư ở đường Ðinh Tiên Hoàng, quận 1, đói, khát vì bị giữ cho đến chiều để phân loại và lập biên bản cảnh cáo vì “gây rối trật tự công cộng.”

Theo lời “Chuối Chín Cây” thì khi phải làm việc với công an, bà đã khẳng định sẽ tiếp tục cùng mọi người biểu tình chống Trung Quốc và yêu cầu chính quyền phải có biện pháp tích cực hơn trong việc bảo vệ môi trường.

Thật ra, so với chuyện mà nhiều người đã kể thì cả tường thuật lẫn thái độ của “Chuối Chín Cây” chẳng có gì khác, trừ… điểm xuất phát của bà. “Chuối Chín Cây” là một nhà báo kỳ cựu của tờ Phụ Nữ TP.HCM, chồng là cựu tổng biên tập tờ Pháp Luật TP.HCM. “Chuối Chín Cây” đã nói với những sĩ quan “an ninh” làm việc với bà rằng: “Cô tin với trái tim của người Việt chân chính, các con cũng sẽ làm như cô nếu các con không mặc đồng phục!”

Giống như “Chuối Chín Cây” và hàng trăm người khác đã bị bắt sáng 8 tháng 5 tại Sài Gòn, một facebooker tên “Hương Tô” bị tống lên bus sau khi bảo với những người tham gia vây bắt, đánh đập những người biểu tình rằng, hãy nghĩ cho gia đình của họ, điều họ đang chống lại chính là thứ đang cố giúp họ, còn thứ mà họ đang phục tùng sẽ không mang lại thứ gì sạch để ăn.

Hương Tô “bị xô ngã xuống đất, đá vào đầu, đạp vào bụng, kéo lê trên mặt đất” song cô khẳng định vẫn “không là gì so với những anh chị, cô chú đáng tuổi cha mẹ chúng mà đầu vẫn tuôn máu ướt vai áo.” “Hương Tô” nhấn mạnh “Có đi, có trải.”

“Hương Tô” là một họa sĩ thiết kế. Cha cô từng là tổng biên tập tờ Sài Gòn Giải Phóng. Mẹ cô từng là sĩ quan công an.

Yếu tố thứ hai về mầm loạn đang lớn là tường thuật của những người nhập cuộc như “Chuối Chín Cây,” “Hương Tô” cho thấy một điều quan trọng khác.

“Chuối Chín Cây” nhận định: “Nói cho công bằng thì cũng có một số khá đông anh em thanh niên xung phong, cảnh sát cơ động, công an và an ninh cư xử nhũn nhặn khi bị chúng tôi từ chối thẳng thừng và phản ứng gay gắt về việc lăn tay, chụp hình. Hoặc khi thấy một số người quật dân biểu tình bằng dùi cui, họ hò hét che chắn cho những người già như tôi. Một số khác dù không nói ra nhưng nhìn ánh mắt của họ, tôi hiểu họ bắt giữ chúng tôi chỉ vì công vụ thôi.”
“Hương Tô” cũng đề cập đến những người “thực thi công vụ” cúi mặt khi người biểu tình bảo với họ rằng, biểu tình là cách đòi quyền lợi cho chính họ – những kẻ đã ngăn chặn biểu tình.

Khi những người như “Chuối Chín Cây,” “Hương Tô” bị chính quyền mà họ hoặc cha mẹ họ từng phục vụ đẩy đến chỗ phải nhập cuộc thì thời điểm mà “cha mẹ, vợ con, anh em, bạn bè” của các thành viên “thực thi công vụ” cũng nhập cuộc chắc chẳng còn xa.

Tiếp tục nhẫn nhục – chuyện khó tin

Báo chí Việt Nam không có dòng nào về hai cuộc biểu tình phản kháng ô nhiễm, diễn ra vào Chủ Nhật, 1 tháng 5, và Chủ Nhật, 8 tháng 5. Một facebooker hiện là biên tập viên của tờ Tuổi Trẻ đã viết như thế này trên trang facebook của ông ta – nguyên văn:

Câm nín và đối thoại

(Chuyện nghe được ở quán cà phê Ðu Ðủ Xanh)

– Này, mấy ông làm báo cái kiểu con c… gì thế?

– Thế ông muốn hỏi cái con c… gì?

– Tại sao vụ cá chết người ta biểu tình rầm trời ở cả hai đầu đất nước mà tôi thấy báo chí mấy ông đ… đăng lấy một dòng?

– À, thì đ… đăng lấy một dòng chứ sao!

– Mấy ông điếc à, hay mù?

– Không điếc, cũng không mù mà là không được phép đăng.

– Mấy ông không thấy nhục khi bán báo à?

– Thấy chứ. Nhục cũng có mà không nhục cũng có.

– Lại ăn nói lòng vòng đ… hiểu cái con c… gì?

– Nhục là vì chúng tôi lỡ bước chân vào cái nghề này nên phải chịu… nhục. Còn không nhục là vì chúng tôi đã cố gắng đăng nhưng cái kiểu làm báo xứ Việt ta là thế, họ đ… muốn anh đăng thì anh đ… được đăng, hiểu chưa, đồ ngu?

– Vậy chẳng lẽ mấy ông cứ im lặng chịu nhục ngày này sang ngày khác à?

– Ðúng vậy. Bọn trẻ thì phải cắn răng tiếp tục chịu… nhục, bọn già thì mong đến ngày về hưu để hết… nhục. Vậy thôi!

– Vậy thôi?

– Buồn nhỉ?

– Ừ, buồn lắm. Bỏ nghề thì không đành vì đeo theo nó nhiều năm, nó thành máu rồi. Mà bỏ nghề thì biết làm gì? Chẳng lẽ đi bán bánh canh như thằng Ðủ? Thôi thì tìm đọc “Ðể Gió Cuốn Ði” của Ái Vân cho đỡ buồn vậy!

Chỉ trong vài tiếng, status mới trích dẫn nhận được khoảng 150 likes, kèm nhiều bình luận. Khoảng hai phần ba những người thích status này đã từng hoặc đang làm cho nhiều tờ báo ở Việt Nam. Có người khẳng định, về hưu rồi thì vẫn nhục, nhục từ trong máu nhục ra!

Người ta sẽ cắn răng chịu nhục để cả mình lẫn con cháu chết dần, chết mòn? Dường như chính quyền Việt Nam vẫn còn tin là có thể làm được như vậy.

Tội nghiệp! (G.Ð)

Biên bản áp đặt chúng tôi gây rối trật tự công cộng

Facebook Huu Thi Hue NguyenFollow

 Mình sẽ không viết quá dài. Bởi quá mệt sau 10 tiếng đấu tranh không kí biên bản ở sân vận động Hoa Lư ngày hôm nay. Biên bản áp đặt chúng tôi gây rối trật tự công cộng. Thay vì ghi rằng chúng tôi đi biểu tình ôn hoà bảo vệ môi trường. Hàng trăm người đã không kí…

Tôi có thể dùng tất cả danh dự của tôi mà bảo đảm rằng, chính mắt tôi đã thấy, tất cả phụ nữ đàn ông và mẹ con chị Hoàng Mỹ Uyên đã tuần hành ôn hoà bất bạo động trong ngày hôm nay. Nhưng chính những hình nhân mặc áo xanh kia và nhiều tên côn đồ mặc thường phục đeo nhẫn nhựa xanh làm dấu hiệu dùng thân thể lấn ép, cô lập từng nhóm nhỏ, sau đó dồn sát người biểu tình vào góc tường hoặc bất cứ góc nào. Chỉ cần dân khó thở, đòi ra, ngay lập tức chúng sẽ tạo ra bạo động và dân sẽ bị đánh đập ngay lập tức. Và chính những bộ mặt mặc áo xanh tráo trở nhăn răng cười trong clip kia, chính là thủ phạm tàn độc đã ra tay với phụ nữ và trẻ em trong buổi tuần hành vì môi trường. Vì chính môi trường mà tất cả gia đình của chúng đang sống.

Tôi đau đớn và bất lực cho tri thức của hàng ngàn người đang chửi những người đang đấu tranh và xuống đường yêu cầu minh bạch thông tin, bảo vệ môi trường biển ngày hôm nay và cả những ngày trước.

Không sao. Họ khá là khôn. Nếu chúng tôi thất bại, họ sẽ hả hê và chửi chúng tôi ngu, và vẫn nằm nhà phủ phê mát rượi. Nếu chúng tôi thành công, họ cũng vẫn được hưởng một môi trường trong lành hơn, được cứu vãn hơn thay vì cả vùng biển Việt Nam sẽ nhiễm độc.

KHÔNG SAO. Mấy trăm người bị bắt đến sân vận động Hoa Lư ngày hôm nay. Tôi KHÔNG THẤY MỘT ÁNH MẮT NÀO SỢ HÃI. Từ cô bé sinh viên mới 18 tuổi. Đến cụ già bị bệnh đau tim, hay nhiều vị lão thành khác nữa. Tôi còn nhìn thấy một cặp tình nhân tuổi đã tứ tuần. Ngừoi đàn ông ôm cô vào lòng xin lỗi ” anh thương quá, mới đi lần đầu đã bị hốt ”
Cô trả lời ” lần sau đi biểu tình vì môi trường nữa, em VẪN sẽ đi cùng anh ”
Và tôi đã thấy họ, nhất nhất lên lấy thông tin hay bị ép viết biên bản, HỌ phải đi cùng nhau.
Như anh đã viết cho tôi ngày hôm nay khi nghe tin tôi bị bắt.
“Có những sự việc chỉ một số người ý thức được. Trong số những người ý thức được có những người đủ không hèn nhát mà hành động. Cuộc sống vốn tươi đẹp, hãy tin rằng số người muốn phá huỷ nó luôn ít hơn số người muốn giữ gìn.”

Và cuối cùng. TẠI SAO TÔI QUAY PHIM ? Thưa quí vị , quay lại làm bằng chứng .
Rất nhiều điện thoại , máy quay lớn đã bị đập vỡ nát, nhiều điện thoại bị giật, và cướp trắng trợn không được trả lại .
Tôi hy vọng , các bạn ngừng sợ hãi. Hãy cùng nhau đứng lên đấu tranh cho môi trường của chính con cháu mình , của chính mình. Nếu cả nước đứng lên, chúng ta sẽ thành công. CHÚNG TA SẼ CỨU ĐƯỢC BIỂN SỐNG .

Đọc cho biết mà … rùng mình !

Đọc cho biết mà … rùng mình !

Nhân loại đến lúc tự diệt rồi, không đợi đến ngày tận-thế đâu mà lo cho mệt !

Dưới đây là một lá thư của một người bạn từ VN gởi sang kể chuyện bọn Tàu thi nhau huỷ hoại môi trường sống đất Việt trong 30 năm qua như thế nào.

Công ty Vedan sản xuất bột ngọt của Ðài Loan tại vùng Nhơn Trạch có cơ sở sản xuất bên bờ sông Thị Vãi, được nhắc dưới đây, là một khách hàng lớn của công ty do tôi chịu trách nhiệm cung cấp cho họ sản phẩm hạt nhựa để xử lý nước (Ion Exchanger-làm cho bột ngọt trắng và không còn chất độc) nên tôi biết chuyện này rất rõ. 

Từ những năm 95, khi phát hiện họ làm ăn dối trá, vì không thiết kế hệ thống làm sạch nước thải, tôi đã làm báo cáo và viết thư gởi lên chính quyền nhà nước và Bà Rịa-Vũng Tàu, về việc làm ô nhiễm môi trường trầm trọng của công ty này, nhưng chính quyền VC ém nhẹm và lờ đi. Cho đến năm 2008, dân nổi lên tố cáo và biểu tình, Vedan bị buộc tội làm ô nhiễm nặng con sông Thị Vãi, giết sạch cá tôm con sông dài chảy ra Vũng Tàu này. Vedan chỉ phải trả một số tiền phạt nhỏ tượng trưng và mọi chuyện lại bị ém nhẹm.

Từ đó, Vedan không dám cho nước thải chảy ra sông nữa mà chứa vào bồn các tàu chở dầu lớn (như tố cáo của bài viết dưới đây) chở thẳng ra biển đổ. Không phải tốn tiền xử lý nước thải nên lợi nhuận của Vedan rất cao. Họ dùng tiền lời đó mua chuộc tham quan. Cả hai đám người “Tàu gian ác” và người “Việt tham ô” hợp nhau huỷ hoại mảnh đất quê hương ta.

Vừa rồi chuyện Vũng Án của Hà Tĩnh chỉ là một chuyện nhỏ trong trăm ngàn chuyện lớn đang chờ xảy ra. Ðến khi biết hết sự thật thì đã qúa muộn.

Xin phổ biến thư này rộng rãi cho nhiều người trong ngoài nước biết để tố cáo với toàn thế giới nạn xâm lăng và diệt chủng của bọn Tàu lên đất Việt.

NL

* * * * *

Gởi Anh,

Thằng bạn mình ngày xưa học cùng khoá , nó học rất giỏi . Ra Hà nôi nó lúc nào cũng dẫn đầutrường nên ra trường là nó xin được ở lại Hà nội làm viêc . Tính nó ngang tàng nên chỉ làm anh nhân viên quèn trong mấy cái viện nghiên cứu , trầy trật mãi rồi cũng sang Liên Xô làm quả Phó tiến sỹ rồi về lại Hà nôi . Những năm cuối 80 đầu 90 bon mình đều bỏ nhà nước ra làm ngoài hoặc đi ra nước ngoài thì nó vẫn cứ lang thang mấy cái viện rồi về bộ tài nguyên môi trường rồi lại về viện này viện kia  . Khi nước ngoài đầu tư , bọn cán bộ trong đó thằng nào cũng kiếm tiền tỷ nhờ mánh mung thì nó cũng chỉ ăn lương , ai giao cái  gì thì làm cái ấy mà chẳng chạy chọt gì cả và đặc biệt là cái gì mà sai là nó dứt khoát không làm nên nó rất nghèo . Đến khi về hưu nó  sang Nga phụ giúp con nó bán hàng quần áo và cha con nhà nó làm ăn cũng khá , cả nhà nó bây giờ vẫn ở bên Nga

Nhân chuyện cá chết ở quê mình hỏi nó , nó buồn lắm cứ thở dài suốt rồi nó nói :

Không phải các quan mình ngu mà vì đồng tiền nó che mắt rồi . Mỗi dự án đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường . Nhưng cái thằng có hiểu biết có học thức thì không được làm mà lại đưa cho cái thằng không biết gì làm thế là chúng nó chỉ copy . Ví dụ nhà máy xi măng thì mấy chục cái nhà máy xi măng đều dùng chung một báo cáo chỉ sửa tên , địa điểm …. Có lần chúng nó quên sửa một vài chỗ  đến lúc trong báo cáo làm cho nhà máy xi măng  Ninh Bình thì vài chỗ còn tên nhà máy xi măng Hà tiên .

Đến khi xây dựng thì phần xử lý nước thải , khí thải các doanh nghiệp muốn chắc ăn thì phải nhường suất này cho các sân sau của các quan . Làm đúng thiết kế thì tốn kém nên các quan thường gợi ý ví dụ hệ thống xử lý này hết 1 tỷ USD thì anh làm sao chỉ  hết 200 triệu đô  thôi còn 800 triệu đô thì chia đôi anh 400 tôi 400 như vậy là cả doanh nghiệp và các quan đều có lợi . còn đến lúc kiểm tra  ,nghiệm thu thì quân ta chả có ai mà phải lo vả lại có vua chúa trên gửi gắm rồi nên anh cứ yên tâm. Hầu như các nhà máy đều chọn cách xử lý là làm từ từ . Ví dụ như chất thải độc hại đó anh cứ gom lại một chỗ , nếu là chất thải rắn thì tìm xem có thằng nào đang san lấp mặt bằng  thì gửi vào đó mấy xe chúng nó chở đi lấp cho thế là xong , mỗi xe cho chúng nó vài trăm thế là chúng nó mừng húm lên rồi . 

Còn chất thải lỏng như của Vedan thì cứ xả trực tiếp ra nhưng nhằm lúc thuỷ triều lên , đêm hôm 1, 2 giờ sáng là mở van cho nó chảy tự do . Nếu mà còn không hết thì thuê xe bồn chở đi đổ , bọn Vedan nó đổ hàng trăm xe bồn vào các rừng cao su hồi đó hôi thối quá bị dân chửi quá nên chính quyền bảo nó ngưng đổ rừng cao su và nó  thuê tàu mang đi đổ ngoài biển . Thằng Vedan nó có hẳn 1 con tàu 1500 tấn chở hàng lỏng  chuyên chạy đi đổ ngoài biển , có lúc sản xuất nhiều nó còn phải thuê tàu của bọn Nga , chỉ bọn Nga nó liều mới dám làm chuyện này . Mình hỏi nó tàu ra vào có cảng vụ , giấy phép hết làm sao mà làm được nó nói cứ tiền là xong hết . Ví dụ như mày  chở 1 tàu 4000 tấn thì mày  khai trong đó là phân bón lỏng chở về Đài Loan và trong giấy phép rời cảng của cảng vụ VN chúng nó sẽ cấp cho mày là xuất hàng đi Đài Loan . Đúng ra là tàu mày phải đến Đài Loan và phải trình giấy phép rời cảng ở VN thì mày mới được vào cảng bên đó và sau khi trả hàng xong mày  muốn chạy sang VN lại thì Đài Loan cũng phải cấp cho mày giấy phép rời cảng bên đó và khi đến VN mày phải xuất trình giấy phép đó thì cảng vụ VN nó mới cho mày đưa tàu vào còn không có cái giấy đó thì tàu mày không được vào VN . Thế nhưng chúng nó ranh ma lắm ví dụ như đi Đài Loan chả đi  , trả hàng và chạy về đây hết 1 tuần thì chúng nó gửi sẵn giấy phép rời cảng của Đài Loan sang đây trước bằng máy bay chưa điền ngày . Khi tàu xuất bến tại VN thì thuyền trưởng đã có sẵn trong tay giấy phép rời bến tại Đài Loan rồi . Tàu chạy ra biển cứ từ từ đợi đêm xuống là bơm chất thải  đổ ra biển xong cứ vòng vòng  ngoài đó cho hết 1 tuần rồi quay lại VN điền ngày tháng vào giấy phép rời cảng Đài loan trình cho cảng vụ VN là ung dung đi vào thôi

Ai cũng biết chuyện này cả nhưng chúng nó đút từ trên xuống dưới nên chẳng ai nói gì hết

Còn cái bọn nhiệt điện như Formosa Hà Tĩnh thì nó cứ thải thẳng ra biển thôi . Ví dụ 3 tháng này súc rửa đường ống 1 lần hết 900  khối hoá chất lỏng thì nó gom cái đó lại vào 1 cái bể rồi nó bơm vào đường ống xả nước làm mát là mỗi ngày 10 khối thôi . Sau 3 tháng 90 ngày thì mày đã xả hết 900 khối chất thải độc hại đó rồi và nó cứ làm tiếp lần sau như thế . Chỉ có 10 khối 1 ngày lại pha loãng vào biển thì cá tôm không thể chết được nhưng sẽ bị nhiễm độc và người ăn vào thì mới bị từ từ rồi thì ung thư luôn .

Tất cả các nhà máy nhiệt điện của VN mà dùng công nghệ của Trung quốc đều như thế , từ Quảng Ninh đến Vĩnh Tân – Phan Thiết chúng  nó đều xả như thế đã bao nhiêu năm nay rồi . Chỉ trừ mấy cái nhà máy của Nhật và Châu Âu thì không làm như thế thôi còn thì tất tần tật ….

Nói thật với mày tao không cho con cháu về VN đã hơn 10 năm nay rồi . Mình già rồi có bị ung thư thì cũng coi như là xong đi còn chúng nó còn trẻ mà nhiễm thì thương lắm . Tao nhiều lúc cũng muốn về chơi nhưng nghĩ là cứ rùng mình không dám về.”

Cứ thế, từ ngày mở cửa đến nay (1986-2016), 30 năm hơn, bọn Tàu đã tàn phá toàn thể nước Việt. Ðau đớn qúa.

Chào anh

Bỗng dưng yêu đời!

“Bỗng dưng yêu đời!”

Bỗng dưng yêu đời!”

Nhìn mây trắng bay trên nền trời!

Nhìn mây trắng bay ra ngoài khơi!

Bỗng dưng yêu đời!”

(Phạm Duy – Tuổi Xuân)

 Trần Ngọc Mười Hai

(1 Phêrô 2: 16-17)

Ấy đấy! Hát câu “Bỗng dưng yêu đời” những hai lần, là có ý gì? Chắc, đó không chỉ là lời ca hoặc câu hát rất “thất-thanh” của nghệ sĩ họ Phạm đâu đấy nhé! Hát như thế, chắc: cũng là lời khẳng-định của môt số đấng bậc ở nhà Đạo, lẫn ngoài đời.

Thôi thì, của ai thì của, nay bạn và tôi, ta cứ nghe thêm đôi lời nữa, rồi sẽ rõ với lời rằng:

“Bỗng dưng yêu đời!

Bỗng dưng yêu đời!

            Tình yêu thứ nhất quê hương đẹp ngời!

Rồi yêu kế tiếp, năm châu mọi nơi.

 Bỗng dưng yêu người!

Bỗng dưng yêu người!

Từ trong xóm vắng hay trên lộ đầy!

Từ nơi phố đó hay trong làng đây!

 Bỗng dưng yêu người!

Bỗng dưng yêu người!

Ở trong thương xá hay trên vỉa hè!

Ngồi xe “lam” lắc rung rinh đường quê!…”

(Phạm Duy – bđd)

Hát gì thì hát. Nói gì thì nói, có hát và nói về nghệ-sĩ già nhà ta cứ lung linh hoặc gì gì đi nữa, cũng mặc kệ. Hễ đã nghe ông hát câu trên rồi, nào ai dám bảo: ông khác xa người nhà Đạo mình? Bần đạo đây, vốn dĩ không biết nhiều về lối sống ở đời của nghệ-sĩ “già” được bao lăm. Duy, chỉ một điều, là: ông đây từng gây nhiều cảm-hứng cho bần đạo để viết phiếm, cũng vẫn đều. Bởi, có những bài phiếm do bần đạo viết, không ngoài ý-định “đem Đạo vào đời” để sống, thế thôi.

Hôm nay đây, nhân bàn về lối sống của nhà Đạo giữa đời, bần đạo bắt gặp được tư-tưởng và đường lối của đấng bậc nọ vẫn từng bảo:

“Suy tư nhiều về Tin Mừng hẳn có người sẽ nghi ngờ, là bài Thương khó thánh Máccô ghi, có thể đã nhấn mạnh nhiều vào tính miễn cưỡng của Chúa, khi Ngài chấp nhận khổ ải chăng? Quả là, thánh-nhân có nhắc lại việc Ngài ngồi cùng bàn với phường giá áo, túi cơm, làm bạn với bọn phản phé. Làm thầy những người chối bỏ sự thật, bỏ của chạy lấy người. Nhưng có lẽ ta cũng không nên hiểu thế mãi.

Chớ nên hiểu lối này. Bằng không, sẽ có người ngờ rằng: thánh Máccô ám chỉ Chúa đã hoảng sợ trước cái chết ô-nhục gần kề. Và, trong chiều-hướng ấy, lại có người cũng sẽ nghĩ rằng: khi Ngài cất tiếng dạy ta đọc kinh “Lạy Cha”, là Ngài kêu lên lời ai-oán để cứu mình khỏi cơn buồn phiền, đến thế sao?

Cuối cùng, hiểu theo chiều hướng này, sẽ có người lại cũng nghĩ rằng: Đức Kitô đã chuẩn-nhận “làm theo ý Cha”, nhưng vào phút cuối, Ngài vẫn thấy mình như bị bỏ rơi trên thập giá, phải thế không? Không. Đó không là thần học chín-chắn, rất chính-qui.

Suy cho kỹ, hiểu theo chiều hướng này, chắc chắn có sai sót. Bởi, đọc kỹ đoạn Chúa chấp-nhận thánh ý Cha tại Vườn Dầu, không nên hiểu theo hướng xấu, tức: đổ riệt mọi lỗi cho Chúa Cha;  nhưng, nên coi đây như một khẳng-định, rất chắc-nịch. Khẳng định rằng: Đức Kitô một lòng chung thủy đi theo đường lối Ngài đã chấp-nhận, khi thi-hành ý-định của Cha.

Với con người, Ngài vẫn một mực tuân-phục Cha. Tuân phục cho đến chết. Vẫn thương yêu con người, và yêu thương họ đến hơi thở cuối cùng.

Có như thế, Ngài mới trấn-át giới-chức đạo/đời, thời bấy giờ. Ngài qui-chiếu về khẳng-định nòng cốt này, đến độ họ thấy họ không làm gì được, ngoài chuyện ra tay ám-hại Ngài. Xem thế thì, bằng việc chấp-nhận cái chết trong tuân-phục, Ngài hy sinh đến phút cuối. Ngõ hầu chứng tỏ cho mọi người thấy: Ngài thương yêu loài người đến cùng.

Điều này cho thấy: Chúa đã sống thực. Sống tư cách rất “người”. Vì trung thực với cuộc sống thủy chung, Ngài bị quyền-lực đen tối sự dữ/ác dẫn đến nỗi chết về thể xác, chết rất nhục.

Hôm nay, có kinh qua thống-khổ của thập giá; và chết cho chính mình, ta mới nhận ra được cái giá phải trả, khi giáp mặt thực-trạng của người phạm lỗi, trái luật. Và có như thế, mới sống đúng yêu cầu của Vương Quốc Nước Trời. Vương Quốc bình an và công chính.

Trong cử-hành Tiệc thánh, ta tuyên-xưng mầu-nhiệm sống xứng-hợp Đạo, bằng việc tưởng-niệm sự sống, nỗi chết và sự sống lại của Chúa, cầu mong được chuyển thể từ tâm trạng sai lầm -nghĩ mình là nạn-nhân do Chúa muốn ta hy-sinh, đau-khổ- để tiến tới trở-thành kẻ có ý-thức chọn-lựa lối sống mẫu-mực yêu-thương của Chúa, Đấng suốt đời trung thành, thuỷ chung trong thuần phục. Thuỷ chung trong thương mến.

Cầu mong cho ta biết trân-quý sự sống, vì có trân-quý ta mới thực-sự từ-bỏ thái-độ tiêu-cực của những người luôn nghi-kỵ, chống-đối lại Vương Quốc Nước trời, ở trần gian.

Cầu và mong, ta dõi bước theo chân Chúa biết rập-khuôn bắt-chước lối sống thuỷ-chung, trong hành-xử giữa Cha và Con dù sự việc có xảy ra thế nào và đường đời có gian-nan đến độ nào đi nữa, Đức Kitô vẫn là mẫu mực cho sự thủy chung/tuân phục, dù Ngài gặp muôn vàn khổ ải đến cùng cực, vẫn làm gương cho ta cứ đầu cao mắt sáng, hiên ngang chúc tụng.

Chúc tụng Ngài, cả vào lúc cộng đoàn đang sầu buồn, than khóc ngày Chúa chịu khổ nạn. Bởi, với người dõi bước theo Chúa, sẽ chẳng có gì là tang tóc, đáng để ta than khóc cả. Mà, tất cả vẫn là yêu thương và đồng cảm. Đạo Chúa là Đường dẫn ta đi vào đời, lắm gian nan nhưng không là tang chế, với ta.” (X. Lm Richard Leonard sj, Dáng Em Thu Nhỏ Trong Lời Nguyện, Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá năm C 20/3/2016, www.suyniemloingai.blogspot.com 13/3/16)

Vâng. Theo ý của người viết ở trên, hỏi rằng: có đúng là tinh-thần Đạo của ta không nếu cứ ngồi đó mà hát những lời ca ủy-mỵ hoặc than/khóc, ủ-rũ? Rồi còn tạo ra những nghi-thức này/khác trong sống Đạo thực-tế ở đời, vào mùa lễ?

Suy cho cùng, người suy lẫn người dạy lại vẫn nghĩ, rằng: sống Đạo trong đời là sống thực những lời dạy của Thầy mình có giòng chảy y hệt lời người đời vẫn hay hát, như sau:

“Bỗng dưng vui nhiều!

Bỗng dưng vui nhiều!

Niềm vui thứ nhất Ba nuông Mẹ chiều

Và vui thêm nữa Anh yêu Chị yêu!

 Bỗng dưng yêu nhiều!

Bỗng dưng vui nhiều!

Niềm vui kế tiếp không chê giàu nghèo

Và vui chót hết em luôn được yêu…”

(Phạm Duy – bđd)

Vâng. Đúng ra phải là như thế, chứ đâu cứ phải rên-rỉ cả trong các bài hát lễ ở nhà thờ! Sống đạo, là sống vui với người/kẻ buồn ở mọi nơi. Sống Đạo, còn là “niềm vui kế tiếp, không chê giàu nghèo, và vui chót hết: em luôn được yêu!”

Vâng. Chính là như thế. Vui sống Đạo/đời là câu hát để đời người nghệ sĩ vui vẻ, vẫn hát rằng:

“Yêu biết bao cuộc sống

Yêu biết bao cuộc đời

Yêu từ ngày hôm nay

Yêu, sẽ yêu còn dài.”

(Phạm Duy – bđd)

Về yêu và sống như người đang yêu và còn yêu, bần đạo lại nhớ đến ý/lời trong câu truyện kể về việc sống ở đời, không hối tiếc, như sau:

Khi nhìn lại cuộc đời mình bạn hối tiếc điều gì nhất? 

Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao. Thù hận hay yêu thương, hạnh phúc hay thảm hại đều chỉ là những sự lựa chọn. 

Theo Business Insider, đây là câu hỏi mà Karl Pillemer, giáo sư về phát triển con người tại trường Đại học Cornell (Mỹ), tác giả của tập sách “30 bài học của cuộc sống: Lời khuyên từ những người thông thái nhất nước Mỹ”, đã hỏi hàng trăm người cao tuổi trên 65 tuổi trong chương trình nghiên cứu Legacy Project (Dự án di sản) của Đại học Cornell. 

Tình yêu, sự nghiệp, con cái, v.v…, không phải là câu trả lời mà giáo sư Pillemer được nghe thấy thường xuyên nhất, mà thay vào đó lại là câu: 

 “TÔI ƯỚC RẰNG TÔI ĐÃ KHÔNG DÀNH QUÁ NHIỀU THỜI GIAN CỦA CUỘC ĐỜI MÌNH CHỈ ĐỂ LO LẮNG”. 

 Nhiều năm trước, khi giáo sư Pillemer, một chuyên gia lão khoa nổi tiếng thế giới gặp bà June Driscoll, một người phụ nữ đặc biệt. Bà Driscoll lúc nào cũng vui vẻ khi ở tuổi 90 và đang sống tại một nhà dưỡng lão. Bà Driscoll nói với giáo sư: “Sống vui vẻ, hạnh phúc nhất có thể chính là trách nhiệm của tôi, ngay tại đây, ngay hôm nay”. 

Câu nói đó đã truyền cảm hứng cho Pillemer đi tìm câu trả lời cho việc làm sao một thế hệ trải qua nhiều mất mát đau thương, qua các sự kiện lịch sử thảm khốc và đau ốm lại có thể là những người hạnh phúc nhất. Ông muốn truyền đạt trí tuệ này lại cho thế hệ trẻ, những người dường như quá mong manh, khi chỉ một sự việc không vừa ý nhỏ nhoi cũng khiến họ mất phương hướng đến nỗi tự kết thúc cuộc đời mình. 

Năm 2004, giáo sư Pillemer khởi động dự án Legacy Project và đã hỏi hơn 1.500 người Mỹ trên 65 tuổi về những bài học quan trọng nhất mà họ học được trong suốt cuộc đời mình.

Trong cuốn “30 bài học cuộc sống”, ông gọi những người mình phỏng vấn là “chuyên gia của cuộc đời” vì chính họ, qua những hạnh phúc và khổ đau, thành công và thất bại đã nắm giữ những bài học trí tuệ nhiều hơn bất cứ nội dung của cuốn sách dạy kỹ năng sống nào.  

Giáo sư Pillemer đã cho rằng những câu trả lời như “ngoại tình, công việc kinh doanh tồi tệ hoặc nghiện ngập” là những điều hối tiếc nhất trong cuộc đời của những người cao tuổi này.

Do đó, ông đã sửng sốt khi nghe đi nghe lại một câu trả lời: “Tôi ước rằng mình đừng lo lắng nhiều quá” và “Tôi hối tiếc vì đã lo sợ quá mức về tất cả mọi thứ”. 

Trong cuốn “30 bài học cuộc sống”, Pillemer nói rằng ông không thể không ngạc nhiên về bài học này. “Những người này đều trải qua các thời kỳ khó khăn trong lịch sử và các bi kịch của cuộc đời, tôi tưởng rằng họ được phép lo lắng ở mức độ nào đó”. 

 NHỮNG NGƯỜI HẦU NHƯ ĐÃ ĐI ĐẾN CUỐI CUỘC ĐỜI NÀY GIẢI THÍCH RẰNG THỜI GIAN LÀ TÀI SẢN QUÝ GIÁ NHẤT CỦA CON NGƯỜI. VIỆC LO LẮNG VỀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ KHÔNG BAO GIỜ XẢY RA, HOẶC LO SỢ VỀ NHỮNG THỨ CHÚNG TA KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC LÀ MỘT LÃNG PHÍ TÀI SẢN NÀY MỘT CÁCH XUẨN NGỐC. 

 Hành trình trên trái đất này của mỗi chúng ta là hữu hạn. Nếu lo lắng quá nhiều, bạn không còn mấy thời gian để tận hưởng, trải nghiệm và hạnh phúc. Vậy làm thế nào để giảm bớt thời gian lo lắng trong cuộc sống này? “Những người thông thái nhất nước Mỹ” nói với giáo sư Pillemer một số cách như sau: 

Hãy sống từng ngày, đừng luôn nghĩ tới tương lai quá xa

Khi bạn sống và thấy mình lo lắng quá nhiều, hãy dừng lại và tự nhẩm “Điều gì rồi cũng sẽ qua”.

Sự việc bạn đang phải đối mặt, dù khó khăn, đau khổ đến đâu rồi cũng sẽ trôi đi. Bạn không thể hủy hoại cuộc sống của mình bằng những suy nghĩ lo sợ được. 

Tuy nhiên, chắc chắn có những ngày u tối mà bạn cảm thấy lo lắng khủng khiếp, không cách nào ngừng lại. Lúc đó hãy cố nghĩ rằng: lo sợ không có tác dụng gì tốt cả. Nó giống như việc tự mình uống thuốc độc mà hy vọng tên hàng xóm đáng ghét sẽ chết vì đau bụng. Hãy gạt nó ra khỏi suy nghĩ hết mức có thể. 

 SỐNG VUI VẺ TỪNG NGÀY, ĐỪNG NGHĨ ĐẾN TƯƠNG LAI XA XÔI ẢM ĐẠM. VIỆC LẬP KẾ HOẠCH LÀ TỐT NHƯNG KHÔNG PHẢI LÚC NÀO MỌI VIỆC CŨNG XẢY RA THEO Ý MUỐN CỦA CHÚNG TA. DO ĐÓ, ĐIỀU QUAN TRONG NHẤT LÀ HÃY SỐNG TRON VẸN TỪNG NGÀY. THAY VÌ LO SỢ VÔ CỚ, HÃY HÀNH ĐỘNG 

 Nếu bạn thấy mình hay có những nỗi băn khoăn lo sợ, hãy tìm hiểu về nó. Ít nhất tìm hiểu nguyên do mà bạn lo lắng là gì, xác định nó rõ ràng. Chỉ việc ngồi lại và phân tích suy nghĩ tiêu cực của bản thân cũng giúp bạn gạt bớt được những muộn phiền vô lý. Tất nhiên, có những lo lắng hoàn toàn hợp lý. Khi đã xác định được chúng, hãy hành động, bắt tay vào làm cái gì đó thay vì ngồi yên và lo sợ. 

 HỌC CÁCH CHẤP NHẬN 1 CÁCH TÍCH CỰC 

 Bất chợt có điều gì đó xảy ra với bạn. Ai đó làm bạn tổn thương. Bạn thấy tức giận, bạn muốn trả thù. “Cô ấy không nên làm như thế với tôi, tôi sẽ nói cho cô ta như thế này, như thế này…”. Quan hệ nhân duyên của con người vô cùng phức tạp. Bạn chẳng thể nào biết được nguyên nhân chính xác tại sao tự dưng một người lại rời bỏ bạn, làm bạn bực mình hay bẽ mặt. Trong trường hợp này, những người cao tuổi từ nhà dưỡng lão sẽ mỉm cười và nói rằng: “Không biết bao nhiêu lần tôi đã tự cảm ơn bản thân vì đã không nói lời nào”. 

 ÍT NHẤT HÃY DỪNG LẠI VÀ ĐỪNG LÀM GÌ KHI TỨC GIẬN. -> BẠN CÓ THỂ NÓI NHỮNG LỜI NẶNG NỀ, GÂY THƯƠNG TỔN ĐỐI PHƯƠNG, NHƯNG SAU ĐÓ THÌ SAO? HÃY NHỚ RẰNG BẠN CHỈ CÓ THỂ ĐIỀU KHIỂN SUY NGHĨ CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ THAO TÚNG TÌNH CẢM, TƯ DUY HAY CUỘC ĐỜI CỦA NGƯỜI KHÁC ĐƯỢC. 

 Hãy chấp nhận những thực tế mà chúng ta không có thẩm quyền thay đổi, gạt đi những suy nghĩ tiêu cực, nhanh chóng lấy lại cân bằng và tiếp tục trải nghiệm cuộc sống. 

Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao. Thù hận hay yêu thương, hạnh phúc hay thảm hại đều chỉ là những sự lựa chọn.

             Suy cho cùng, hoặc suy thế nào đi nữa, vẫn là: suy về cuốc sống làm người và đi Đạo. Suy cho cùng là cũng suy và cũng nghĩ, nhưng chưa hẳn là cùng tận, cùng cực hoặc cùng với nhau. Mà, suy cho cùng là cứ suy cho rốt ráo, cho nhuần nhuyễn những điều mình được học và được suy, bấy lâu nay.

Suy cho cùng, là vẫn suy và cứ nghĩ mãi đến giây phút cuối cùng cuộc đời mình về cuộc sống đi Đạo, rất thương yêu.

Suy cho cùng, còn là và vẫn là suy về tình thương-yêu là cùng tột, cốt lõi của Đạo mình vẫn dạy dỗ.

Suy cho cùng, là vẫn cứ suy để rồi quyết thực-hiện những quyết-định đề ra trong đời mình. Quyết định đó, là quyết sống cho xứng-hợp một đời đi Đạo và sống Đạo của tình thương-yêu đùm bọc, rất tuyệt-vời.

Suy cho cùng, còn là: suy thêm đôi điều để mình và người sẽ không quên những điều cần-thiết rất quyết-tâm lâu nay. Tức, vẫn cứ bảo với mình và với người những điều được bậc thánh nhân hiền lành thường nhắc nhở, như sau:

“Anh chị em hãy hành động

như những người tự do,

không phải như những người lấy sự tự do

làm màn che sự gian ác,

nhưng như những tôi tớ của Thiên Chúa.

Hãy tôn trọng mọi người,

hãy yêu thương anh chị em,

hãy kính sợ Thiên Chúa…”

(1 Phêrô 2: 16-17)

Xem như thế, thì: tất cả nên đặt nặng vào sự tự-do mà “tôn-trọng mọi người”, và yêu thương lẫn nhau và kính sợ Thiên Chúa!” Kính và sợ Thiên-Chúa-là-Tình-yêu, còn có nghĩa kính và trong tình thương-yêu lẫn nhau trong thực-hiện lời huấn-dụ rất vàng ngọc.

Sống tự-do/yêu-thương còn là sống giùm giúp/đùm bọc lẫn nhau cả lúc vui cũng như lúc buồn. Cả, thời vàng son cũng như lúc bĩ-cực, rất đời người.

Sống rất tự-do trong yêu-thương còn là sống cùng và sống với nhau trong Đạo, ngoài đời. Dù, người đời có là người trong Đạo hay ngoài Đạo, vẫn cứ yêu-thương/đùm bọc, giùm giúp. Giùm và giúp để cùng nhau sống có lời hát vui tươi, như mọi người vẫn hát ca-từ của nghệ-sĩ ngoài đời, sau đây:

“Bỗng dưng yêu nhiều!

Bỗng dưng vui nhiều!

Niềm vui kế tiếp không chê giàu nghèo

Và vui chót hết em luôn được yêu…”

 Yêu biết bao cuộc sống

Yêu biết bao cuộc đời

Yêu từ ngày hôm nay

Yêu, sẽ yêu còn dài.”

(Phạm Duy – bđd)

Sống vui và yêu nhiều, còn là sống với mọi người trong vui tươi, hoà hoãn, có kèm những truyện kể rất vui, để nhắc nhau sống cuộc đời mãi như thế.

Sống thực-tế vui tươi, “yêu nhiều” còn là sống rất hãnh-tiến như truyện kể thêm ở dưới để minh-hoạ cho một đời đáng yêu và đáng sống, như sau:

“Ngày xưa, có ông lão cứ vui cười ca hát suốt ngày.
Thấy lạ, có người hỏi:
– Tại sao ông vui tươi mãi như thế?
Ông lão đáp:
-Trời sinh ra muôn loài muôn vật, trâu chó dê ngựa… Người là sinh vật cao nhất, “Tối linh ư vạn vật”. Ta được làm người. Ấy là điều sướng thứ nhất.
-Trời sinh có người tàn tật, đui què. Ta được lành lặn, ấy là điều sướng thứ hai
-Người đời thường vì sự giàu có, danh vọng mà phải gian khổ. Ta có ăn đủ một ngày ba bữa, không lo lắng gì cả. Ấy là điều sướng thứ ba
-Còn như sinh lão bệnh tử là điều không ai tránh được. Ta cũng như mọi người, việc gì phải buồn.
-Nghĩ tới ba điều sướng ta có được, ta vui ca cũng là chuyện thường tình, mắc mớ chi phải hỏi. (
trích từ Cổ Học Tinh Hoa thời xưa cổ)

 Cũng có thể: đó là những điều “sướng nhất” trong đời. Cũng có thể, còn nhiều điều “sướng hơn thế” nhưng tác giả chưa kể hết. Cũng có thể, cuộc đời người không chỉ như thế với nỗi vui và điều “sướng nhất” rất đáng để kể. Và, cũng có thể, còn rất nhiều điều bạn và tôi, ta chưa thể và không thể kể ra hết được.

Thế nhưng, gì gì đi nữa, cũng hãy cùng tôi/cùng bạn, ta cứ hát lên những điều vui sướng rất “bỗng dưng” trong đời để còn yêu đời rất “đáng yêu” như ca-từ được tôi và bạn hát mãi trong đời mình, đời người như sau:

“Bỗng dưng yêu người!

Bỗng dưng yêu người!

Từ trong xóm vắng hay trên lộ đầy!

Từ nơi phố đó hay trong làng đây!

 Bỗng dưng yêu người!

Bỗng dưng yêu người!

Ở trong thương xá hay trên vỉa hè!

Ngồi xe “lam” lắc rung rinh đường quê!…

 “Bỗng dưng yêu nhiều!

Bỗng dưng vui nhiều!

Niềm vui kế tiếp không chê giàu nghèo

Và vui chót hết em luôn được yêu…”

 Yêu biết bao cuộc sống

Yêu biết bao cuộc đời

Yêu từ ngày hôm nay

Yêu, sẽ yêu còn dài.”

(Phạm Duy – bđd)

 Vâng. Cứ yêu và cứ hát lên những điều đáng yêu và đáng sống trong đời mình và đời, ở khắp nơi. Vào mọi lúc.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn thường có quyết tâm như thê

Nhưng lại hay quên

Vì đời, vì người

Và vì người đời trong đời.

Ngoảnh lại, nàng Thơ đã ở bên,

“Ngoảnh lại, nàng Thơ đã ở bên,”

“Mỉm cười, ôi khoé miệng trăm duyên.

Lời nào tả được tình lưu-luyến,

Buổi mới cân-cần với bạn hiền.”

(Dẫn từ thơ Thế Lữ)

 Mai Tá lược dịch.

Với dân-gian thi-giới, Người là Nàng Thơ. Và, khi thi-nhân ngoảnh lại, Nàng Thơ đã ở gần.

Với dân con nhà Đạo, Người là Bạn Tiên Đấng Thánh. Và, khi Đấng Tháng hiện đến, Người ân-cần vẫn mỉm nụ cười có khoé miệng trăm duyên thổi hơi. Làn hơi Chúa thổi, thân-thương đầy tình lưu-luyến, rất Thánh Thần-Bạn Tiên. Và cũng ân-cần vào buổi mới, như trình-thuật diễn-tả, rất hôm nay.

Trình thuật miêu tả buổi mới rất sớm lúc Chúa Phục Sinh. Chính vào ngày Phục Sinh lúc ấy, Thánh Thần Chúa hiện đến với môn đệ bằng hơi của Thầy Chí Thánh (Yn 20: 22). Nhưng ở sách Công vụ, lại thấy ghi: Thánh Thần Chúa xuất hiện vào ngày Ngũ Tuần mang hình lưỡi lửa tản xuống, với từng người (Cv 2: 3).

Hai bản văn, hai phong cách đối chọi hơi khác biệt. Nhưng, cùng nói lên cũng một hiện trạng, rất thực tế. Thực tế, là thời gian – nơi chốn và biểu tượng không là điều quan-trọng với Đức Chúa. Quan trọng, là: hôm nay xuất hiện một trời mới đất mới Chúa đã sáng tạo. Và, buổi mới hôm nay ngập đầy Bình an và Nỗi vui của trời mới đất mới, Ngài mang đến.

Bình an và nỗi vui đến từ “hơi thở”, một thực thể rất chân thật không cần phải thắc mắc hoặc ngỡ ngàng. Bởi, theo ngôn ngữ người Hy Lạp, “hơi thở” và “thần khí”, chỉ là một. “Hơi thở” gợi nhớ làn hơi Chúa hà vào bụi đất, đem sự sống đến với người đầu tiên, trên trái đất (Kn 2: 7).

Ở đây cũng thế, “Thần khí” được hà hơi vào môn đệ, để các ngài trở thành người mới; người, mà thánh Phaolô nói đến trong thư gửi giáo đoàn Côrinthô (1Cr 12: 7).

Rõ hơn, đây chính là hình ảnh mà thánh Luca sử-dụng để đưa vào sách Công vụ, với các yếu tố nổi bật làm nền. Ở thánh Luca, “hơi thở” hay “thần khí” là làn gió vẫn thổi đi (Cv 2: 2). Và, để miêu tả rõ hơn về gió vẫn thổi, thánh nhân còn sử dụng hình ảnh “lưỡi lửa” để gợi nhớ những tháng ngày dân con Đức Chúa lưu lạc nơi quê người.

Tại xứ sở đầy sa mạc. “Lửa”, đối với Môsê và cuộc xuất hành qua sa mạc, là hình ảnh về sức mạnh và sự hiện diện của Chúa luôn bên cạnh con dân.

Trên thực tế, khi nói “gió” và “lửa” là nói về trạng huống dân Ngài chọn đã có Chúa ở cùng. Cũng vậy, khi nói nhângian thi-giới tức: có “Nàng Thơ đã ở bên” với thi sĩ, còn con dân nhà đạo thì: Người là Đấng Bạn Tiên. Đấng ân-cần vào buổi mới. Vào buổi, Thần Khí Chúa lưu lại ở mãi với các kẻ tin vào Ngài. Ngài lưu lại không lúc nào nghỉ ngơi. Lưu lại như thế, Ngài đã sáng tạo chất sống mới cho con người, mà ta luôn gọi là Trời mới, đất mới.

Và, mỗi khi có Thần Khí Bạn Tiên “hà hơi” – “lưu lại”, là có bình an và hiệp nhất. Một bình an, Đức chúa từng khẳng định: “Anh em tha lỗi cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” (Yn 20: 23). Thành thử, khi Thần Khí đến với ai, hiển nhiên là có hòa giải với người ấy. Những hòa-giải và bình-an đã giải thóat mọi kẻ lâu nay bị cầm giữ.

Hòa-giải đây, còn là sự hài-hòa kết-hợp con dân thế trần với Đức Chúa. Kết nối và hòa hợp mọi người với nhau như người anh, người chị một nhà. Hòa và giải, còn là động tác chữa lành mọi lầm lỗi và thương tật. Hòa và giải, là kết nối trở lại những gì đã phân rẽ.

Vấn đề hôm nay, là: việc Thần Khí Chúa hiện đến có ảnh-hưởng gì trên cuộc sống của mỗi người, và mọi người? Trả lời vấn nạn rất căng này, thánh Phaolô kịp can thiệp để xác minh, như sau: “Không ai có thể nói Đức Giê-su là Chúa, nếu người ấy không ở trong Thần Khí.” (1Cr 12: 3b).

Nói rộng hơn, gọi Đức Giê-su là “Chúa”, và là “Thầy”, ta không chỉ “mỉm cười như môn-đệ thuở trước. Nhưng, ta đặt trọn vẹn niềm tin nơi Người là Bạn Tiên, rất ân cần. Và, để chứng tỏ niềm tin-yêu rất riêng với Người, ta chỉ có thể làm được như thế bằng vào cuộc sống thực tế, ở đời. Sống thực-tế ở đời, là sống Đạo giữa người đời, với người đời.

Mặt khác, với Thần Khí Chúa hiện đến, Bạn Tiên rất Nhân Hiền còn là đặc sủng Chúa gửi để hòa giải những ai tiếp nhận tha nhân – anh em vào chung sống với ta trong cùng cộng đoàn. Tuy nhiên, ân sủng đặc biệt mà Thần Khí Chúa tặng ban nay mang sắc mầu rất khác biệt. Khác biệt chứ không riêng biệt.

Bởi, đặc sủng Chúa ban, là ban cho hết mọi người. Không trừ một ai. Không dành cho riêng ai. Cũng chẳng gửi về địa chỉ của cá nhân nào, riêng lẻ.

Do đó, bổn phận người nhận đặc sủng là sử dụng quà đặc biệt ấy để dựng xây cộng đoàn, mình đang sống. Như thế, dù với số đông, ta vẫn trở nên cùng một Thân Mình Đức Kitô. Như thánh Phaolô từng quả quyết: “Dầu là Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể.” (1Cr 12: 13).

Cuối cùng, Thần Khí Chúa hiện đến, còn để giải thóat mỗi người chúng ta. Ngài giải thoát con người phàm khỏi vòng cương tỏa của thân làm tôi/mọi cơn nghiện-ngập ở một số người, hà tiện bủn xỉn, nơi nhiều người. Và, cả đến hãi sợ cũng được Ngài giải thoát, cho nữa.

Có Thần Khí Chúa hiện đến, chắc chắn ta có được tương quan nồng thắm được gần gũi tin-tưởng nơi Chúa. Có thế, ta dám gọi Ngài là “Cha”. Có Thần Khí Chúa tràn đầy, ta mới đương nhiên trở thành con cái Chúa, theo nghĩa trọn vẹn và đích thật.

Và, khi đã là con cái Chúa theo nghĩa thật, Thần Khí sẽ giúp chúng ta kế thừa Đức Kitô để rồi, ta sẽ cùng đau khổ với Ngài và cũng vùng dậy, từ các hạn chế cản ngăn không cho ta hành xử theo tư thế tự do con cái Chúa.

Và, khi đã quyết tâm với sự thật, với tin-yêu, tự do đích thật và có phẩm giá cao quý của con người, ta sẵn sàng trả bất cứ giá nào, nếu cần, để có thể dâng trọn chính cuộc đời ta đang sống, rất vinh quang.

Có Thần Khí-Bạn Tiên ở với ta, nay là lúc ta san sẻ “Nàng Thơ” ấy với mọi người, bạn và thù. Sẻ và san, để mọi người sẽ có kinh-nghiệm sống như ta. Kinh-nghiệm, dẫn ta cũng như bạn bè/người thân về với Nước Trời đầy yêu-thương, đang giải-thoát.

Trong sẻ-san Thần Khi Chúa với vui-tươi/hoà-đồng, ta cùng với người nghệ-sĩ hôm trước cất tiếng líu-lo, hát rằng:

Hỡi nắng, hãy sáng lên, để ngàn hoa tươi-thắm hơn!

Hỡi Gió hãy cuốn lên, để đồng xanh tươi-mát hơn.

Thôn quê hân hoan mừng ngày mùa sang,
Người người hò vang, đàn hòa tình tang
Nhịp nhàng vẳng xa.”

(Văn Phụng – Bức Hoạ Đồng Quê)

Đúng thế. Hỡi nắng và gió, hỡi Nàng Thơ/Bạn-Tiên hãy sáng lên, hãy cuốn lên, để người người hân-hoan mừng ngày Thần-Khí Chúa hiện đến. Chúa hiện đến, đem Tin Vui An Bình Hoà Hoãn đến với đồng xanh, thôn quê, với thị-thành. Để rồi, người người tung-hô lời ngợi-ca Thần Khí Chúa. Thần-Khí của Tình Yêu trọn vẹn, tình hân-hoan với phúc-hạnh.

Lm Richard Leonard sj

Mai Tá lược dịch.

Lời Chúa để suy ngẫm

  Tin Mừng: (Ga 14: 15-16, 23b-26)

 

“Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “ Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến với anh em luôn mãi.

 

Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đò sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.”