LỜI CHÀO HUYỀN DIỆU

LỜI CHÀO HUYỀN DIỆU 

Chào hỏi là cử chỉ đầu tiên khi hai người gặp gỡ nhau.  Tùy theo cách thức chào hỏi mà người ta nhận ra mối tương quan giữa hai người, cũng như địa vị của họ.  “Ave Maria – Kính chào Bà Maria” là lời chào của Sứ thần Gabrien trong ngày truyền tin.  Lời chào ấy, vừa thể hiện sự kính trọng, vừa là lời tôn vinh các nhân đức của Đức Trinh nữ.  Lời chào thân thương ấy đã trở thành lời kinh quen thuộc của người Công giáo chúng ta.

Thánh Luca là tác giả duy nhất ghi lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Sứ thần Gabrien và Đức Trinh nữ thành Nagiarét.  Sự kiện này được chính Đức Maria kể lại cho tác giả như một dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời mình.  Gabrien là vị sứ thần được Chúa sai từ trời xuống chào kính Đức Trinh nữ và loan báo mầu nhiệm Nhập Thể.  Đây thật là lời chào huyền diệu, hàm chứa những ý nghĩa sâu xa.  Lời chào này không chỉ khởi đầu cho cuộc gặp gỡ giữa cá nhân, mà còn là khởi đầu của công cuộc Nhập thể cứu độ trần gian.

Trong Cựu Uớc, nhiều cuộc gặp gỡ giữa các thiên sứ (hay người của Thiên Chúa) với người phàm được ghi lại, như trường hợp của ông Abraham hay các ngôn sứ.  Tuy vậy, không có một cuộc gặp gỡ nào được diễn tả với thể thức chào hỏi kính trọng, như lời chào của Sứ thần Gabrien.  Lời chào của Sứ thần là lời chào của chính Thiên Chúa, Đấng sai Sứ thần đến gặp Đức Trinh nữ Maria.  Sứ thần có sứ mạng chuyển tải một thông điệp, với nội dung như Đấng sai mình đã truyền dạy.

“Ave Maria”, đây là lời chào của Đấng sáng tạo ngỏ với thụ tạo của mình.  Lời chào diễn tả sự khiêm nhường của Thiên Chúa.  Vào thời ban đầu của lịch sử, Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ, trời đất và muôn vật muôn loài.  Trong các loài thụ tạo, Chúa dựng nên con người và trao cho họ thay mặt Ngài làm chủ đất đai, canh tác vũ trụ.  Một tác giả đã viết: “Khi sáng tạo, Thiên Chúa giống như nước thủy triều, khiêm nhường thu mình lại để nhường chỗ đất khô cho con người và các loài thụ tạo.”  Nay, Ngài lại có sáng kiến cứu độ con người.  Để thực hiện chương trình ấy, Thiên Chúa mời gọi sự cộng tác của một người phụ nữ đơn sơ khiêm hạ.  Dường như Ngài chờ đợi sự đồng ý của Trinh nữ.  Nếu Thiên Chúa hạ mình chào một thụ tạo, thì Trinh nữ thành Nagiarét cũng diễn tả sự khiêm nhường qua câu trả lời: “Này tôi là tôi tớ Chúa.”  Đức Maria khiêm tốn ý thức mình chỉ là tôi tớ thấp hèn trước sự cao cả thánh thiện của Chúa.  Nếu Mẹ nhận được những đặc ân cao cả, là do lòng thương xót của Chúa.  Mẹ đã phó thác hoàn toàn theo ý Chúa, vì Mẹ xác tín rằng, những gì Chúa muốn đều tốt cho nhân loại và tốt cho những ai có liên quan.  Khi suy ngắm mầu nhiệm thứ nhất của Mùa Vui, chúng ta xin cho được sự khiêm nhường, như sự khiêm nhường của Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu độ trần gian.  Chúng ta cũng cầu xin cho được noi gương Đức Trinh nữ, khiêm hạ trước mặt Chúa và sẵn sàng cộng tác với Ngài.

“Ave Maria”, lời chào đi liền với lời ca tụng nhân đức của Đức Trinh nữ Maria.  Sứ thần đã ca tụng Mẹ là “Đấng đầy ơn phúc.”  Đây không phải là một lời khen xã giao theo kiểu người đời.  Đây cũng không phải là một lời khen tặng mà con người dành cho nhau, nhưng đây chính là lời của Thiên Chúa tôn vinh Đức Mẹ.  “Đầy ơn phúc” là cách diễn tả một người toàn vẹn, thánh thiện, hoàn hảo, đầy đủ mọi đức tính tốt đẹp.  Đức Mẹ có vẻ đẹp thể xác lẫn tâm hồn, vừa đẹp lòng Thiên Chúa vừa đẹp lòng con người.  Vì Đức Mẹ không mắc tội tổ tông, nên Đức Mẹ tinh tuyền, như bà Evà trước khi phạm tội. Tâm hồn và thể xác Đức Mẹ phản ánh sự thánh thiện vẹn toàn của Thiên Chúa, nhờ vậy mà Mẹ được tôn vinh hơn hết mọi phụ nữ trên trần gian.  Lời chào của Sứ thần cũng thường được dịch là “Hãy vui lên!”  Một người đầy ơn sủng sẽ luôn hân hoan vui mừng vì cảm nhận sâu sắc sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời.  Thiên sứ mời gọi Đức Mẹ hãy vui lên, như tâm tình hân hoan vui mừng của nữ ngôn sứ Sophonia trong Cựu ước, bởi lẽ Thiên Chúa sẽ thực hiện những việc kỳ diệu trong lịch sử, để thể hiện quyền năng và tình thương của Ngài.  Niềm vui tràn đầy của Đức Mẹ đã thể hiện qua kinh Magnificat sau đó.  Niềm vui của Đức Trinh nữ là niềm vui toàn diện, cả linh hồn và thần trí.

“Ave Maria”, lời chào đánh dấu một giai đoạn mới trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.  Tác giả thư Do Thái đã viết: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã nói với chúng ta qua các Tổ phụ và các ngôn sứ.  Đến thời sau hết này, Ngài nói với chúng ta qua người Con” (Dt 1,1).  Với lời thưa “Xin vâng” của Đức Trinh nữ, Ngôi Lời đã hóa thành xác thịt và cư ngụ giữa chúng ta.  Đấng từ trời cao đã giáng thế.  Thiên Chúa với con người đã nên một.  Từ nay, Thiên Chúa không còn là Đấng cao xa vời vợi, nhưng Ngài đã mang lấy bản tính nhân loại và chọn trái đất là quê hương.  Ngài cũng chọn con người là anh chị em, để cùng chia ngọt sẻ bùi trong cuộc đời dương thế.

Người tín hữu Công giáo lặp lại lời chào “Ave Maria” mỗi khi lần hạt Mân Côi.  Lời chào này đã trở thành lời cầu nguyện thân thuộc, đi liền với tình suy niệm những biến cố quan trọng của cuộc đời Chúa Cứu Thế.  Kinh Mân Côi giúp chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Giêsu và mở lòng đón nhận giáo huấn của Người.  Hai mươi mầu nhiệm Mân Côi phác họa chân dung Đấng Cứu Thế, đồng thời giúp ta nhận ra chính thân phận và cuộc đời mình giữa những biến cố Vui, Sáng, Thương, Mừng đan xen với nhau.

“Ave Maria”, ước chi lời chào này luôn vang lên nơi môi miệng và tâm hồn chúng ta, lúc vui cũng như lúc buồn, khi hạnh phúc cũng như khi đau khổ, tuổi thanh xuân cũng như khi xế bóng, để xin Đức Mẹ đồng hành với chúng ta mọi giây phút của cuộc đời.  Khi đọc kinh “Kính Mừng”, người tín hữu Công giáo thể hiện tâm tình phó thác cậy trông nơi lời cầu bầu của Đức Mẹ và kêu xin: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử.”  Đây là lời cầu nguyện của Công đồng Êphêsô vào năm 431, sau khi đã tuyên bố tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa” như một tín điều.

“Ave Maria”, lời ca tụng hôm nay nơi trần thế, cũng là lời ca tụng giữa triều thần thánh trên thiên đàng, để rồi cùng với Đức Mẹ, chúng ta sẽ được hân hoan ca tụng Chúa muôn đời.

Gm Giuse Vũ Văn Thiên

CẦU NGUYỆN VỚI CHÚA THEO TINH THẦN MẸ FATIMA

CẦU NGUYỆN VỚI CHÚA THEO TINH THẦN MẸ FATIMA

 

1. Dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, tôi cầu nguyện rất nhiều.

Lời kinh tôi dùng nhiều nhất để cầu nguyện là kinh sau đây được phổ biến từ Fatima:

“Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con. Xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đưa các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn”.

2. Khi đọc kinh trên đây, Đức Mẹ dạy tôi ba tâm tình này:

Một là phải rất khiêm nhường.

Hai là phải rất khó nghèo.

Ba là phải tín thác vào lòng Chúa xót thương.

3. Tâm tình khiêm tốn được Mẹ dạy tôi, khi Mẹ dắt tôi đứng vào hàng ngũ những kẻ tội lỗi. Đứng trong hàng ngũ những kẻ tội lỗi, tôi cảm thấy mình có liên đới với tất cả những ai tội lỗi, để cùng với họ, tôi nài xin Chúa: Xin tha tội chúng con. Xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục”.

Thái độ khiêm nhường đó phát xuất từ thẳm sâu con người của tôi.Lạy Chúa, này con đây, con là kẻ tội lỗi, như bao nhiêu kẻ tội lỗi khác, có khi còn tội lỗi hơn những kẻ tội lỗi trên đời này. Tâm tình khiêm tốn đem lại cho tôi sự bình an.

4. Tâm tình khiêm tốn đó được tăng cường hơn bằng tâm tình nghèo khó.

Khi Đức Mẹ dắt tôi đứng vào hàng ngũ những kẻ có tội, Đức Mẹ lại dạy tôi là đừng dại tự hào với những công việc mình sẽ làm để đền tội. Trái lại, Mẹ dạy tôi là hãy cứ làm những việc đền tội, nhưng căn bản là không được coi đó là những của cải để làm giàu một cách thiêng liêng, mà căn bản là phải cậy tin vào lòng thương xót Chúa.

Tinh thần nghèo khó  rất cần trong cầu nguyện. Cầu nguyện mà kể công phúc của mình, thì sẽ bị Chúa từ bỏ, như trường hợp người Pharisêu xưa, trong dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế cùng cầu nguyện trong đền thờ (x. Lc 18,9-14).

5. Phải tín thác vào lòng thương xót Chúa.

Khi Mẹ dắt tôi đứng vào hàng ngũ những kẻ tội lỗi, thì Mẹ cũng dạy tôi làhãy coi mình là kẻ cần đến lòng thương xót Chúa hơn hết mọi người tội lỗi khác.

Từ đó, tôi nhìn mọi ơn Chúa ban cho tôi đều là ơn ban nhưng không, chỉ vì Chúa đoái nhìn đến phận hèn kẻ tội lỗi này mà thôi (Lc 1,48).

6. Với ba tâm tình trên đây, tôi cảm thấy mình hiện diện trước Chúa như người con bé nhỏ yếu đuối, để luôn sẵn sàng vâng phục thánh ý Chúa với tâm tình cảm tạ. Tôi rất ý thức tôi là kẻ tội lỗi, nhưng được Chúa đoái thương.

7. Do những gì tôi vừa chia sẻ trên đây, tôi được Đức Mẹ dạy tôi là kỷ niệm 100 năm Mẹ hiện ra ở Fatima đang là một biến cố Chúa dùng,để đánh thức lương tâm chúng ta. Chúng ta nên coi đây là một sự đánh thức lương tâm rất hữu ích, rất cần thiết.

Bởi vì lương tâm nhiều người chúng ta đã và đang bị chi phối rất nhiều bởi những tinh thần sai Phúc Âm.

8. Thực vậy, thay vì nói: “Xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục” thì nhiều khi chúng ta nói: “Xin tha tội cho họ, xin cứu họ khỏi lửa hỏa ngục”. Còn bản thân mình chúng ta thì xem ra không cần được tha tội, không cần phải cứu khỏi lửa hỏa ngục. Xin ý tứ kẻo kiêu ngạo.

9. Hơn nữa, chúng ta tự coi mình là những kẻ giàu có nhiều nhân đức, để tự hào là kẻ phân phát nhân đức cho kẻ khác. Chúng ta tự đeo vào mình nhiều thứ hào quang. Xin ý tứ, kẻo mất sự khó nghèo.

10. Lại nữa, chúng ta đôi khi chủ trương phải cứng rắn đối với những kẻ tội lỗi, không nên xót thương họ. Vô tình thái độ đó của chúng ta lại bị Chúa áp dụng cho chính chúng ta. “Anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng bị Chúa xét đoán như vậy. Anh em đong đấu nào cho kẻ khác, thì Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em” (Mt 7,2). Xin ý tứ, kẻo xúc phạm đến lòng thương xót của Chúa.

11. Mấy ngày nay, Chúa đánh thức lương tâm tôi một cách mạnh mẽ, qua những gì Đức Mẹ dạy ở Fatima.

Lương tâm được đánh thức không phải chỉ cho mấy ngày này, mà cho một chuyến đi dài trước mắt.

Trước mắt là một tình hình rất bất ổn. Cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa Satan và Thiên Chúa, đang trở thành cam go, phức tạp.

12. Chúng ta hãy dứt khoát thuộc về Chúa. Thuộc về Chúa qua những gì Đức Mẹ dạy ở Fatima.

Ở Fatima, Đức Mẹ nhấn mạnh đến việc sám hối, ăn năn. Tôi thấy sám hối ăn năn là việc cần thực hiện hằng ngày.

Sống khiêm nhường, sống khó nghèo, sống tín thác vào lòng thương xót của Chúa, tất cả đều đòi phải tỉnh thức và chiến đấu nội tâm.

Dù vậy, tôi thấy rất vui và đầy hy vọng. Bởi vì tôi tin chắc chắn: Tôi là kẻ tội lỗi, nhưng được Chúa thương nhờ Mẹ Maria, Mẹ rất nhân ái, dịu hiền.

 

Long Xuyên, ngày 14.5.2017

 

+ Gm. Gioan B Bùi Tuần

 

Vongtaysongnguyen gởi

Khóc thương một bác sỹ, linh mục Sida

Khóc thương một bác sỹ, linh mục Sida

Chủ nhật – 14/05/2017

Thật không thể tin vào tai mình khi nghe cha Phao Lô Nguyễn Kim Sơn báo tin Chúa đã gọi Bác sỹ, Linh mục Augustino Nguyễn Viết Chung, tu sĩ Tu Hội Truyền giáo thánh Vinh Sơn, Nazarit (Vincent De Paul), một linh mục của người nghèo, bệnh nhân sida, và bệnh nhân phong cùi. Tin đến như sét đánh, làm cho tim này nhói đau, lòng hụt hẫng, sau vài phút mọi sự mới hoàn hồn và như cuộn film tua lại những ký ức về cuộc đời một vị thánh sống. Một Phật Tử đã và tin theo Chúa Giêsu, cống hiến cả sự nghiệp bác sỹ đầy danh vọng quyền quý, hy sinh cả cuộc đời sống với và cho các anh em dân tộc nghèo khó. 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khóc thương một bác sỹ, linh mục Sida

Khó có thể kể hết nhân đức anh hùng mà vị linh mục sida. Mọi người gọi cha với cái tên nghe lạ tai mà rất thân thương. Cũng chẳng có gì lạ với cái tên yêu này, bởi vì cả cuộc đời bác sỹ, cha chỉ phục vụ một đối tượng với nhiều loại người: cùi, sida, bệnh nhân nghèo.

Cuộc đời cha với nhiều giai thoại của người tôi tớ phục vụ quên thân mà làm cho nhiều người thương mến, nhiều người trách. Thương vì cách cha làm, trách vì sợ cha phục vụ người nghèo quên ăn, uống, và sờ cha lây bệnh chết sớm.

  1. Khi còn là sinh viên y khoa, mỗi ngày anh sinh viên Nguyễn Viết Chung phải đạp xích lô rong ruổi trên các con phố của Sài thành kiếm tiền ăn học. Một buổi sáng đẹp trời, anh đạp xích lô ra khỏi nhà và may mắn có một vị khách trung niên bắt xích lô đi. Sau khi chở vị khách đến nơi, thì cả buổi sáng hôm đó không có một khách nào bắt xích lô nữa. Anh sinh viên y buồn bã mong ngóng vớt vát một khách nào rồi về lên học đường. Lán thêm mà cũng chẳng có ai. Chán nản, anh cầm tờ báo mà vị khách hồi sáng bỏ lại trên xich lô. Anh say mê một bài báo viết về Cha Jean Cassaigne, người Pháp sang Việt Nam truyền giáo, ngài được phong làm Giám mục giám quản địa phận Sài Gòn dến năm 60 tuổi ngài xin về hưu sống ở trại cùi và phục vụ bệnh nhân cùi tại Di Linh. Ngẫm nghĩ về một ông tây bỏ quê hương xứ sở, gia đình đi phục vụ người cùi tại Việt Nam và anh thầm mong ước: học xong bác sỹ sẽ lên Trại Cùi Di Linh phục vụ anh em cùi. Giữ lời hứa với lòng, anh cầm cả quyết định phân về làm bác sỹ tại bệnh viện Bình Dân, một bệnh viện lớn tại Sài Gòn. Ban Giám đốc Trại cùi Di Linh họp và quyết định từ chối, không nhận  Bác sỹ trẻ này với ly do khá ngộ nghĩnh: Bác sỹ này giỏi và có việc làm ở bệnh viện có tiếng nên để bác sỹ ở Thành phố để phục vụ bà con.
  2. Buồn bã lê bước trở về thành phố với tấm lòng đầy thất vọng, đau buồn làm cho bác sỹ ít nói. Ở đây, chăm sóc chữa trị bệnh nhân với tấm lòng từ mẫu. Cũng như bao vị bác sỹ khác, bác sỹ Chung cũng mở cửa một phòng khám tư tại Tân Bình, từ 1600-2100 mỗi ngày. Bệnh nhân sắp hàng rồng rắn làm bác sỹ khám đến 2 giờ sáng. Nhiều người thắc mắc cứ đúng 21 giờ đóng cửa, ai khám mai đến. Bác sỹ nhẹ nhàng nói thương người ta từ xa, mãi miền Tây đến để về thì tội, nên anh khám cho họ. Bác sỹ cho biết, anh mua 1 viên Panadol 300 đồng, anh cũng lấy của bệnh nhân 300 đồng. Nhiều nhiều bệnh nhân nghèo kéo đến với phòng khám của bác sỹ Chung làm cho các phòng khám quanh đấy vắng khách. Chính vì lẽ đó mà bác sỹ bị kiện, tố cáo vì ghen tỵ. Cũng vì lý do sức khoẻ, không đủ sở hội trả tiền thuê nhà và nhường bộ để các bác sỹ khác và bác sỹ đã đóng cửa phòng khám này. Nói thế khôg có nghĩa phòng khám của anh chỉ có bệnh nhân nghèo. Anh vẫn thương hay nhắc đến một doanh nhân giàu có nức tiêng Sài Gòn, Tăng Minh Phụng. Anh cho biết, trong mắt anh, Tăng Minh Phụng đẹp lắm. Những chuyện gì anh Phụng phạm anh không quan tâm. Nhưng khi đến khám bệnh thì anh vẫn thu tiền bằng với các bệnh nhân khác. Biết vậy nên mỗi lần truyền nước Minh Phụng hay mua 10 chai và 9 chai tặng người nghèo. Sau khi đóng cửa, anh chỉ thao thức với cái ước mơ ngày nào đi phục những bệnh nhân cùi làm cho anh không còn tâm trí làm trong bệnh viện lớn mà bao sinh viên y khoa khát khao. Anh kể, một em bệnh nhân người Hoa tại Chợ Lớn, tại thời điểm đó thuốc men thiếu, lại thêm kiến thức y khoa mình chưa đủ để cứu em đó. Chính vì lý do đó mà anh cứ dằn vặt lòng mình mãi. Và anh quyết tâm đóng góp cuộc đời cho những bệnh nhận ít người chăm sóc. Dù bận rộn với công việc của một trưởng khoa, ấy thế mà, cứ mỗi chiều tan ca, anh lại chạy thẳng về trại Phong Bến sắn Binh Dương (Sông Bé) để chăm sóc bệnh nhân phong cùi.
  3. Anh cứ miệt mài chiều đi Bến Sắn, sáng về Bình Dân. Thấy anh không còn thời gian và chỉ sợ anh đổ bệnh mà khuyên anh bỏ Bến Sắn. Anh nhẹ nhàng nói anh có kế hoạch rồi. Bẵng đi thời gian anh khoác trên vai chiếc áo thâm chùng của Dòng thánh Vinh Sơn  sống khó nghèo. Anh kể, cái ngày anh chăm sóc bệnh nhân phong tại Bến Sắn khi Dì Hai nằm hấp hối thì anh ghé thăm. Anh cứ cố gắng cấp cứu cho Sơ, dù biết không thể. Sơ nói với anh: Bác sỹ cứ đi còn nhiều người đang đợi. Khi anh vừa xách túi nghề y đứng lên thì Sơ nghẻo đầu chết ngay.
  4. Cả ngày đó, cứ lảng vảng trong đầu anh câu “còn những người khác đang đợi” là ai? Và anh quyết định đi tu. Rất ngây thơ, anh khăng khăng anh đi tu trước khi theo đạo. Thật là con người đơn sơ, chất phát. Đúng là anh quyết định đi tu trước khi được các cha Dòng tên dạy giáo lý tân tòng. Anh gia nhập đệ tử làm tu sĩ Tu Hội Truyền giáo thánh Binh Sơn và làm linh mục.
  5. Những ngày ở nhà Nguyễn Kiệm, thứ 2 nào, cha cũng tự đi xe máy 45km đến trại Sida Mai Hoà ở Củ Chi phục vụ những bệnh nhân giai đoạn chót. Thấy cha chăm sóc các bệnh nhân dễ lây nhiễm mà có thể lấy đi mạnh sống cha mà lòng ích kỷ đã ngăn cản cha. Cha chỉ chia sẻ, anh biết cách để tự bảo vệ. Nói hay lắm! Ai có dịp chứng kiến cha khám chữa bệnh cho tại Mai Hoà hoắc nhà thờ Phú Trung thì càng lo sợ cho Cha vì cha gần gũi với từng bệnh nhân lở loét làm cho không còn khoảng cách. Tức rất dễ lây! Nhưng cha chỉ nói, anh sống là để phục vụ trong danh Đức Kitô. Trong trại sida Mai Hoà có 8 cháu nhỏ đi học về giẫm kim tiêm lây sida. Cứ thấy cha là 8 em nhỏ, chạy ùa đến ôm trầm lấy cha. Cha cho biết, các em không có cha mẹ bên cạnh nên chạy đến với anh. Nhưng cha sẽ bị lây bệnh và chết sớm thì ai lo các các bệnh nhân khác, vì còn nhiều người đang chờ cha, mà. Thú thật với em, từ ngày anh chọn theo Đức Ktiô thì anh sống là chết với Đức Kitô. Lạ lắm! Cha có khuân mặt rất kham khổ và không có nụ cười, nhưng khi tiếp xúc với các bệnh nhân sida thì khuân mặt anh tươi sáng rạng ngời. Các cha hay đùa, ai cho cha Chung một bệnh nhân cùi thì cha Chung cho 500 ngàn. Không, không, anh không có tiền. Ai cho anh thì anh cám ơn thôi, cha Chung nhanh nhẩu phân trần. Một lần tại nhà thờ Phú Trung, cha bắt nữ bệnh nhân viết cam kết không được lây bệnh cho người khác vì chúng tôi tình nguyện đến đây chữa cho cô thì không sớm thì muộn chúng tôi cũng lây nhưng nhiều người khác còn gia đình và Cô nhận thuốc và đi về. Cha tâm sự, cô này cứ khoẻ là đi lây bệnh cho người khác. Cha nói,  anh bắt viết để nhắc cô thôi, chứ cô khoẻ lên lại đi lây hết người này người kya để trả thù. Vài bữa lại quay về xin viết cam kết và cha lại chữa. Sự thánh thiện là vậy.
  6. Cả cuộc đời cha chỉ nghĩ đến những bệnh nhân nghèo. Mà đối tượng sida và cùi là nguy cơ lây lan rất lớn làm cho bao người ngăn cản cha. Mọi người chỉ sợ cha lây bệnh và chết sớm rồi không còn ai chăm lo cho biết bao bệnh nhân nghèo đang rất cần cha. Chứ mấy loại sida, chết sớm cho rồi. Không em! Họ cũng là con người. Anh biết anh không chữa sida được nhưng anh muốn cho họ cái chết lành. Là sao? Anh chỉ chữa bệnh xã hội để giảm bớt đau khổ phần xác và an ủi họ để họ có thể nhắm mắt ra đi mà không uất hận đời. Và có rất nhiều em, anh đã rửa tội gia nhập đạo.
  7. Anh kể về một cô gái người Việt bị bán sang nhà chứa Campuchia. Cô bị lây bệnh sida và ước nguyện được chôn cất tại Việt Nam. Cha cứ thường đến bên hài cốt cô thầm đọc kinh cầu nguyện cho cô bé vô tội được hưởng nước trời. Những ngày phục vụ tại trại Sida Mai Hoà, cha không cho tiếp xúc với bệnh nhân vì cha giải thich sẽ có ngày bị lây. Cha cũng thế? Nhưng cha chỉ mỉm cười. Nhớ mỗi lần đi Mai Hoà cha đều ghé quán bún bò rất ngon gần Củ Chi nhưng không bao giờ ăn mà nói sáng anh ăn ở nhà Dòng rồi. Thực ra cha chỉ ăn chén cơm nguội thôi.
  8. Những ngày cha làm bề trên nhà Nguyễn Kiệm, cha luôn quan tâm lo lắng từng anh em nhưng không bao giờ bỏ rơi các bệnh nhân nghèo. Một ngày đến giờ ăn trưa, cha không ăn và mặt mày buồn buồn, đi qua đi lại suy nghĩ gì. Bỗng cha lấy xe đi và 45 phút quay về với khuân mặt vui tươi, rạng ngời. Cha cho biết, sáng có Việt Kiều cho 5,000USD. Anh suy nghĩ xem cho ai và anh đem cho một em bé đang cần mổ tim và 2 bệnh nhân nữa. Tưởng gì. Chỉ suy nghĩ bệnh nhân nào đang cần tiền mà mất ăn mất ngủ.
  9. Khi cha làm bề trên nhà Thánh Tâm Đà Lạt, dâng lên xong cha gọi một em đệ tử lên gặp. Nghe cha gọi em lo lắng, suy nghĩ việc gì? Cha đưa em cái áo lạnh của Cha và nói: em lấy áo lạnh của anh mặc cho ấm và đưa áo của em cho anh. Vì áo của anh dày hơn áo em. Thế là ngày nào cha cũng mặc chiếc áo gió mỏng tanh.
  10. Khi mục vục trên Tây Nguyên đường xá đi lại khó khăn và xa xôi, cha bề trên mua lại chiếc xe hơi với giá khoảng 60 triệu. Chắc xe tàn lắm rồi. Cha Chung chửi cho một trận. Giận dỗi thế nhưng khi đi mục vụ, đi lên toà Giám mục hợp cha vẫn vui vẻ leo lên xe hơi đó. Thánh là vậy! Chửi nhưng không giận. Ngày cuối năm cha bề trên giết mấy con gà ăn chia tay các thầy về quê. Cha cũng mắng: Các em sống trong Dòng khó nghèo, các em không được sống hơn người nghèo. Ôi mấy con gà là gì. Nhưng cha chỉ thể hiện cuộc sống vì người nghèo mà làm cho anh em buồn bực. Ấy thế mà chẳng ai ghét cha.
  11. Lạ lắm, cha làm bề trên nhà nào thì luôn có thầy xin về không đi tu nữa. Đó là điều làm cha luôn đấm ngực dằn vặt bản thân. Cha không hiểu tại sao cứ nghĩ tại mình. Mọi người giải thích có lẽ sự thật thà, ngay thẳng của cha làm cho anh em can đảm nhìn nhận ra ơn gọi của họ.
  12. Khi cha được chuyển về Kon Tum, cha bôn ba khắp nơi phục vụ người dân tộc nghèo. Cha cho họ bò nuôi đẻ ra con cha cho họ giữ con nuôi. Cha bắt bò mẹ cho nhà lhasc nuôi lấy bò con. Có gia đình nó bán luôn bò mẹ, làm cha buồn lắm. Cha kể có anh chị ở Sài Gòn làm thợ xây giúp cha cả 20 con bò để cho các gia dinh dân tộc. Khi anh mất, cha lặn lội về dâng lễ tiễn anh ấy. Qua đó chúng ta thấy cha không bao giờ quên ơn những vị ân nhân. Cha kể, ngày cha từ Sài Gòn lên giúp trại cùi ở tây nguyên thì bị chính quyền cản trở. Anh buồn bã lắm làm đơn từ giải trình và cuối cùng anh lên ngọn núi xung quanh bảo vệ rất kỹ. Cha hỏi quý ông bà, anh chị có biết Chúa không? Họ nói Chúa là ai? Chúng tôi chưa nghe bao giờ. Thế Giàng của ông bà anh chị là ai? Tất cả họ đồng thanh trả lời bác Hồ. Từ đó cha tìm cách đến với họ nhiều hơn để nói cho họ về Chúa.
  13. Đúng là cuộc đời cha nhiều câu chuyện lý thú nhưng không ít những sầu não. Cha đi tu, Ông Cố Cha không vui nên thường hay đến nhà Dòng Nguyễn Kiệm chửi vì bao nhiêu bác sỹ bạn cha giờ nhà lầu xe hơi còn cha cứ chiếc xe đạp cũ hoặc chiếc xe máy 82. Có vài lần, cha đạp xe đi mua thuốc, mải mê mua thuốc quay ra xe biến mất. Lủi thủi đi bộ về. Rất nhiều lần cha đi xe máy hết xăng và cầm chứng minh vì trong túi không còn xu nào. Có một anh ba gác lỡ bán xe giờ không còn gì làm nuôi vợ con đến xin cha 300 ngàn mua xe ba gác. Anh ta còn dắt đến nơi mua. Cha cẩn thận nhờ một thầy đi mua và trả tiền chứ không đưa tiền mặt. Ngày mai hắn bán luôn xe. Gặp hắn ngoài đường cha chửi quân lừa đảo. Thế mà vẫn tìm công ăn việc làm cho hắn để nuôi vợ con.

Cha luôn yêu thương chăm lo cho người nghèo, bệnh nhân. Vất vả đem họ đi chữa trị tại các bệnh viện Sài Gòn dù trong cha cũng đang bệnh cần nghỉ ngơi. Nhưng cha làm việc đên khi không còn sức thì mới đành chịu. Những ngày bệnh tật, cha âm thầm đi chữa không muốn phiền ai. Anh em trong Tu Hội Truyền giáo thánh Vinh Sơn ai cũng thương mến cha, luôn tạo điều kiện để cha tự do làm việc tông đồ bác ái theo ơn đoàn sủng của cha. Chắc chắn cũng có những khó chịu với cha vì cha hay nhường phần mình cho người khác. Cũng như người ta thấy cha mặc áo may ô vị rách thì mua cho cha mấy áo thun đẹp. Nhưng ngày mai cha cho các thầy hết. Cha cứ nói anh mặc thế này là đẹp lắm rồi. Các thầy cần mặc đẹp để đi học.

Đúng là con người cha luôn sống như lời cha nói: mình sống hơn người nghèo, mimhf xấu hổ lắm. Nay chắc chắn cha được dự phần thưởng nước trời dành cho những người Chúa chọn, người mà Chúa đã nói trong hiến chương nước trời: Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì nước trời là của họ. Chỉ cần có tinh thần thôi thì nước trời đã là của họ. Như vậy với cha sống nghèo hèn thì chắc chắn phần thưởng nước trời là của cha.

Xin cha cầu cho chúng con là những người khi sống cha luôn yêu thương, quan tâm để chúng con can đảm sống chứng nhân cho Chúa nơi anh em ngoại đạo.

Thiên Ân

“Vậy, các con đừng sợ chúng,

From facebook:    Thang Chu shared Sơn Văn Lê‘s post.
“Vậy, các con đừng sợ chúng, vì không gì che giấu mà không bị phô bày ra, không gì bí mật mà không bị tiết lộ. Những gì Ta bảo các con trong bóng tối, hãy nói ra giữa ban ngày; những gì các con nghe được, hãy công bố trên sân thượng. Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn. Thà sợ Đấng có thể hủy diệt cả linh hồn lẫn thân thể nơi hỏa ngục. Có phải hai con chim sẻ chỉ bán được một đồng? Thế nhưng không một con nào rơi xuống đất ngoài ý Cha các con. Ngay cả tóc trên đầu các con cũng đã đếm rồi. Thế thì đừng sợ. Các con quý hơn nhiều con chim sẻ.”

Mat 10:26‭-‬31 NVB
http://bible.com/449/mat.10.26-31.NVB

BÀI THƠ TẶNG MẸ

 BÀI THƠ TẶNG MẸ

Mẹ từ muôn dặm xa xăm,
Tuổi già sức yếu qua thăm bên nầỵ
Bài thơ con tặng Mẹ đây,
Làm sao kể hết ân dầy tình sâu ?
Dù con tóc đã phai màu,
Công ơn trời bể dễ đâu đáp đền !
Con hằng mong được kề bên,
Sớm hôm chăm sóc Mẹ hiền yêu thương.
“Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau”.
Vì con, Mẹ đã khổ đau,
Vì con, Mẹ đã âu sầu lắm phen !
Thành tài, con chẳng hề quên,
Mẹ Cha nuôi dạy lớn lên, nên ngườị
Bao năm phấn đấu với đời,
Bên tai luôn nhớ những lời khuyên răn.
Mẹ ơi, thương Mẹ vô ngần,
Con mong sao được ở gần Mẹ luôn.
Đầm đìa giọt lệ trào tuôn,
Trời cao đất rộng con còn Mẹ đâỵ
Làm thơ tặng Mẹ hôm nay,
Con như sống lại những ngày còn thơ.
Cuộc đời còn đẹp như mơ…

(Tâm sự của một người có mẹ già ở VN qua Mỹ thăm con)

__._,_.___

Posted by: Thien Tam  

“ANH DẶM TRƯỜNG MÊ MẢI…”

 
 
From facebook:  Trần Bang
“ANH DẶM TRƯỜNG MÊ MẢI…”

#GNsP (14.05.2017) – Trong những ngày này có quá nhiều chuyện xảy ra gây xôn xao dư luận, bầu khí xã hội hoàn toàn bất ổn, có lẽ tôi dùng chữ hoàn toàn bất ổn không sai, vì kèm theo những hậu quả khốc liệt của môi trường sinh sống bị hủy hoại, những cái chết trong đồn CA, những vụ án khó hiểu cứ liên tiếp xảy ra trên khắp cả nước. Có những vấn đề sôi động liên quan đến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đến các vị Giám Mục là người lãnh đạo tinh thần tín hữu Công Giáo và đụng chạm cả đến các Linh Mục, thành phần ưu tuyển của Giáo Hội Công Giáo đang trực tiếp lãnh đạo các Giáo Đoàn.

Với các vấn đề liên quan trực tiếp đến các Giám Mục và Linh Mục, theo Giáo Luật và cả theo tâm lý người tín hữu Việt Nam, chạm đến các vị là chạm đến niềm tin và chạm đến một phạm trù mà những người liên quan cần phải có trình độ và sự hiểu biết cần thiết trong ứng xử. Lý do đơn giản là khi đề cập đến thái độ và lập trường của giới lãnh đạo tinh thần Công Giáo thì không thể đơn giản hành xử theo những suy nghĩ và suy diễn đơn thuần vật chất, bởi điều thôi thúc các vị chức sắc Công Giáo bày tỏ quan điểm và lập trường là niềm tin chứ không đơn thuần là ứng xử xã hội, và yếu tố dấn thân tuyệt đối và toàn diện chứ không chỉ nhất thời hay chỉ trong một lãnh vực nào của cuộc sống mà thôi.

Một trong các vấn đề nổi cộm là sự hủy hoại môi trường và thái độ của nhà cầm quyền trước sự thiệt hại của người dân các tỉnh Miền Trung đang gánh chịu. Hai Linh Mục Antôn Đặng Hữu Nam và GB. Nguyễn Đình Thục thuộc Giáo Phận Vinh cùng nhiều anh em Linh Mục khác trên khắp cả nước, đặc biệt là các Linh Mục Giáo Phận Vinh, lên tiếng phản đối sự hiện diện của nhà máy có tên là Formosa đang trú đóng tại Vũng Áng, thị xã Ký Anh, tỉnh Hà Tĩnh, đã thừa nhận xả thải làm hư hoại biển và gây ô nhiễm môi trường. Những người dân, cách riêng những người dân thuộc 4 tỉnh miền này trực tiếp gánh chịu hậu quả nặng nề đã không nhận được sự đền bù và nâng đỡ tối cần thiết cho cuộc sống gia đình của họ, sự kiện đã kéo dài đến nay trên một năm (tháng 4 năm 2016 – tháng 5 năm 2017).

“Động cơ nào” đã đẩy các vị Giám Mục và Linh Mục lên tiếng ? Xin đừng vội vàng lấp liếm để quy chụp các động cơ xã hội trần thế như tiền bạc, bị xúi giục, phản động… Đối với người Linh Mục, dưới chế độ nào cũng vậy, chế độ và hệ thống cầm quyền chẳng phải là vấn đề mà anh em Linh Mục quan tâm, tiền bạc hay phú quý thế gian không hề là mục tiêu để họ hiến cả cuộc đời, hy sinh những hạnh phúc cá nhân để dấn thân vào. Vội vàng quy chụp bằng các lý do theo kiểu thế gian là đặt sai vấn đề, từ đó bài toán phải giải sẽ dẫn đến những kết luận, những ứng xử cần thiết sẽ hoàn toàn sai !

Hãy đọc trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium) của Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt là Chương 4 sẽ rõ. Xin trích một số trong Chương 4 để giải thích vấn đề.

Tuyên xưng Đức Tin và dấn thân xã hội

Số 178. Tin vào một người Cha yêu thương mọi người với một tình yêu vô biên có nghĩa là nhận ra rằng “qua đó Người ban cho họ một phẩm giá vô hạn”.

Tin rằng Con Thiên Chúa mặc lấy xác thịt nhân loại có nghĩa là mỗi con người đã được đưa vào chính trái tim của Thiên Chúa. Tin rằng Đức Giêsu đã đổ máu mình ra vì chúng ta có nghĩa là loại bỏ mọi nghi ngờ về tình yêu vô biên làm cho mỗi một người trở nên cao quý.

Ơn cứu chuộc chúng ta có một chiều kích xã hội bởi vì “Thiên Chúa, trong Đức Kitô, không chỉ cứu chuộc từng cá nhân, nhưng còn cứu chuộc các mối tương quan xã hội giữa con người với nhau”.

Tin rằng Chúa Thánh Thần hoạt động trong mỗi người có nghĩa là nhận ra rằng Người tìm cách thâm nhập mọi tình huống của con người và mọi mối liên kết xã hội: “Có thể nói, Chúa Thánh Thần có một sự sáng tạo vô biên, thuộc tính riêng của thần trí, nó biết cách tháo gỡ mọi khúc mắc của thế sự, cả những khúc mắc phức tạp và khó lường nhất”.

Loan báo Tin Mừng có nghĩa là hợp tác với hoạt động giải thoát này của Chúa Thánh Thần. Chính mầu nhiệm Ba Ngôi nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta đã được dựng nên theo hình ảnh sự hiệp thông thần linh ấy, vì vậy chúng ta không thể hoàn thành bản thân hay được cứu độ mà chỉ dựa vào cố gắng của riêng mình.
Từ tâm điểm của Tin Mừng, chúng ta thấy mối liên kết sâu xa giữa loan báo Tin Mừng và thăng tiến con người, sự thăng tiến này bắt buộc phải được biểu hiện và phát triển trong mọi hoạt động loan báo Tin Mừng.

Chấp nhận lời rao giảng cơ bản này – lời rao giảng mời gọi chúng ta đón nhận tình yêu của Thiên Chúa và đáp lại tình yêu ấy bằng chính tình yêu là quà tặng của Người – sẽ tạo ra trong đời sống và hành động của chúng ta một lời đáp trước tiên và cơ bản: ước muốn, tìm kiếm, và bảo vệ lợi ích của người khác.

Đoạn trích hơi dài nhưng thiết tưởng diễn tả thông suốt quan điểm của người Linh Mục trước hiện tình xã hội. Vấn đề là phẩm giá con người, kể cả sự sống xác thịt của con người dưới cái nhìn được cứu chuộc bằng chính cái chết và phục sinh của Chúa Kitô.

Và chúng tôi, các Linh Mục Công Giáo hiệp thông với các vi Giám Mục, các Linh Mục Công Giáo anh em của chúng tôi bởi chính mục tiêu “ước muốn, tìm kiếm, và bảo vệ lợi ích của người khác.” Vì chúng tôi sống hiệp thông với nhau “mầu nhiệm Ba Ngôi nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta đã được dựng nên theo hình ảnh sự hiệp thông thần linh ấy”.

Cuộc đời của chúng tôi là sự tìm kiếm “thăng tiến con người, sự thăng tiến này bắt buộc phải được biểu hiện và phát triển trong mọi hoạt động loan báo Tin Mừng”.

Xin được bộc bạch như vậy cho những ai chân thành lưu tâm đến con người.

Lm. VĨNH SANG, DCCT

*“Anh dặm trường mê mải…” – Lời trong bài hát “Chuyện tình buồn” thơ Phạm Văn Bình, Phạm Duy phổ nhạc.
Copy FB Tin Mừng Cho Người Nghèo

Image may contain: 2 people, people standing
 

100 NĂM FATIMA: CÂU CHUYỆN ĐỨC MẸ HIỆN RA VẪN RẤT CUỐN HÚT

 100 NĂM FATIMA: CÂU CHUYỆN ĐỨC MẸ HIỆN RA VẪN RẤT CUỐN HÚT

Các cuộc hiện ra của Đức Mẹ ở Fatima một thế kỷ trước, vẫn tiếp tục thu hút các tín hữu và cả những người không cùng niềm tin.

 

Trong khi trọng tâm của thông điệp Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Bồ Đào Nha cách đây 100 năm đó là “hoán cải” và “cầu nguyện”, thì những phép lạ và hiện tượng không thể giải thích được đi kèm sự kiện ấy vẫn tiếp tục kích thích sự tò mò đối với đông đảo các tín hữu cũng như những người không cùng niềm tin Kitô giáo.
Các cuộc hiện ra của Đức Maria tại Fatima năm 1917, không phải là sự kiện siêu nhiên đầu tiên được biết đến tại Fatima – bởi hai năm trước khi Mẹ hiện ra với ba trẻ chăn cừu là Lucia dos Santo và hai người em họ Jacinta và Francisco Marto, thì các em đã thấy một cảnh tượng kỳ lạ khi lần chuỗi Mân Côi ở đồng cỏ.  Điều này ghi lại trong nhật ký của nữ tu Lucia, người sau này trở thành nữ tu dòng Carmen.

“Thật khó để bắt đầu [lần chuỗi] khi chúng tôi nhìn thấy trước mắt mình, một cái gì đó giống người đứng lơ lửng trên không khí phía trên trên những cái cây.  Nó trông giống một bức tượng tuyết, gần như trong suốt trước những tia nắng mặt trời.”  Nữ tu Lucia miêu tả những gì họ đã thấy vào năm 1915.

Năm 1916, Francisco và Jacinta được phép chăn đàn gia súc trên cánh đồng của gia đình, và Lucia cũng tham gia công việc này với hai người em họ của mình.  Vào chính năm này, nhân vật bí ẩn xuất hiện một lần nữa và gần hơn.  Nên các em thấy được rõ hơn.

“Đừng sợ! Ta là Sứ Thần Hòa Bình.  Hãy cùng ta cầu nguyện.” – Nữ tu Lucia nhớ lại lời thiên thần nói.
Ba em không nói với ai về cuộc viếng thăm của thiên thần, và các em cũng không thấy hiện tượng lạ nào nữa cho đến ngày 13 tháng 5 năm 1917.  Khi ấy các em đang chăn cừu và vui đùa cùng nhau, thì bị giật mình bởi hai lần sét đánh.

Khi xuống dốc, các em nhìn thấy một “phụ nữ mặc áo trắng” đứng trên trên ngọn cây nhỏ.

Đây là lần đầu tiên trong sáu lần Đức Mẹ hiện ra với các em.  Và mỗi lần hiện ra, Đức Mẹ đều ban thông điệp và những mạc khải.  Sau đây là lịch sử các cuộc hiện ra của của Đức Mẹ như sau:

– Ngày 13 tháng 5 năm 1917: Khi được hỏi: Bà là ai và bà từ đâu đến?  Người phụ nữ trả lời bà đến “từ trời” và sau này bà sẽ tiết lộ danh tính của mình.  Bà dặn các em trở lại Cova da Iria vào ngày 13 mỗi tháng, trong sáu tháng tiếp theo.  Bà cũng xin các em cầu nguyện mỗi ngày với chuỗi Mân Côi, đ ể “thế giới có được hòa bình” và Chiến tranh thế giới lần I được kết thúc.

– Ngày 13 tháng 6 năm 1917: Người phụ nữ nói bà sẽ đưa Francisco và Jacinta về thiên đàng sớm, còn Lucia sẽ ở lại thế gian một thời gian để truyền bá việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội.

– Ngày 13 tháng 7 năm 1917: Người phụ nữ nói sẽ tiết lộ danh tính của mình vào tháng Mười và sẽ “thực hiện một phép lạ để mọi người nhìn thấy và tin tưởng.”  Sau khi phán bảo các em hãy hãm mình hy sinh để cầu nguyện cho kẻ có tội, bà tiết lộ ba bí mật.  Hai trong ba bí mật này đã không được công khai cho đến năm 1941, và bí mật thứ ba do nữ tu Lucia viết và gửi tới Tòa thánh Vatican, đến tận năm 2000 mới được công bố.
Bí mật đầu tiên là thị kiến về Hỏa ngục.  Ở thị kiến này, các em nhìn thấy “biển lửa” với ma quỷ và linh hồn con người đang hét lên “đầy đau đớn và thất vọng.”  Trong hồi ký, nữ tu Lucia kể lại những người đứng gần đó – người dân khi ấy đã bắt đầu tụ tập xung quanh ba trẻ vào ngày 13 hàng tháng – đã nghe thấy những “tiếng khóc” của Lucia trong thị kiến đáng sợ này.

Bí mật thứ hai là Chiến tranh thế giới thứ lần I sẽ kết thúc, nhưng sẽ “có một cuộc chiến tệ hại hơn nổ ra” nếu con người tiếp tục xúc phạm đến Thiên Chúa.  Tuy nhiên tai ương sẽ được ngăn chặn, nếu nước Nga được dâng hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội.  Mặc dù nữ tu Lucia xác nhận rằng, Đức Giáo hoàng Piô XII vào năm 1942 và Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1984, đã thực thi việc dâng hiến nước Nga, nhưng nhiều người sùng mộ Fatima vẫn cho rằng yêu cầu đó của Đức Mẹ chưa được thực hiện.

Bí mật thứ ba và cũng là bí mật cuối cùng: Bí mật này được công b ố 83 năm sau khi Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.  Bí mật này là thị kiến về một “vị giám mục mặc áo trắng” bị bắn giữa đống gạch đá của một thành phố đổ nát.  Vatican đã đưa ra cách giải thích chính thức, và đã thảo luận với nữ tu Lucia trước khi công bố cách giải thích này.  Vatican nói bí mật thứ ba đề cập đến cuộc bức hại các Kitô hữu vào thế kỷ 20, và cụ thể là vụ ám sát Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bất thành vào năm 1981.

Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, khi ấy là Tổng trưởng của Bộ Giáo Lý Đức Tin khi bí mật thứ ba được công bố vào năm 2000.  Khi công bố và giải nghĩa bí mật cho báo chí, ngài nói mục đích của thị kiến, không ph ải để cho thấy một “tương lai không thể thay đổi”, nhưng là để “huy động các nguồn lực giúp thế giới thay đổi theo đúng hướng.”

– Ngày 13 tháng 8 năm 1917: Một lần nữa, người phụ nữ nói bà sẽ thực hiện một phép lạ vào tháng Mười và yêu cầu tiền quyên góp của những người hành hương sẽ được sử dụng để xây dựng một nhà nguyện trên địa điểm hiện ra.

– Ngày 13 tháng 9 năm 1917: Người phụ nữ yêu cầu các em tiếp tục cầu nguyện với chuỗi Mân Côi để “thế giới chấm dứt chiến tranh.”  Bà nói rằng Chúa Giêsu, Thánh Giuse, Đức Mẹ Sầu Bi và Đức Mẹ núi Camêlô sẽ xuất hiện trong phép lạ vào tháng Mười tới.

– Ngày 13 tháng 10 năm 2017: Mặc dù trời đổ mưa, hàng chục ngàn người đã đến Cova da Iria để chứng kiến phép lạ được chờ đợi từ lâu.

Người phụ nữ đã công bố mình là Đức Mẹ Mân Côi.  Mẹ cũng cho biết, chiến tranh sẽ kết thúc và những người lính sẽ trở về nhà.  Sau khi yêu cầu mọi người ngừng xúc phạm Thiên Chúa, Đức Mẹ mở tay ra và làm phản chiếu ánh sáng về phía mặt trời.

Nữ tu Lucia reo lên: “Hãy nhìn mặt trời!”  Khi đám đông nhìn lên, mặt trời dường như nhảy múa và thay đổi màu sắc.  Các em cũng thấy Chúa Giêsu, Thánh Giuse và Mẹ Maria như Đức Mẹ đã hứa.  Nỗi ngạc nhiên trước cảnh tượng “mặt trời nhảy múa” biến thành hoảng sợ khi mặt trời dường như lao mạnh về phía trái đất.  Nhiều người lo sợ tận thế đến, nên đã la hét và chạy toán loạn, một số người tìm chỗ trốn trong khi số còn lại vẫn quỳ gối, và cầu xin Chúa thương xót.  Sau đó, mặt trời trở về như bình thường.

Mười ba năm sau khi Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, giám mục giáo phận Leiria đã tuyên bố việc ba trẻ chăn cừu thấy Đức Mẹ hiện ra là “đáng tin” và cho phép tôn kính Đức Mẹ Fatima.  Tuy nhiên, vị giám mục không công nhận hiện tượng mặt trời nhảy múa là phép lạ.

Anna Huê (theo Catholic Herald)

Nguồn: nhathothaiha

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

TÔI VẪN LUÔN NGUYỆN ƯỚC…..

TÔI VẪN LUÔN NGUYỆN ƯỚC…..

Ước mơ bình thường.

Cô bạn tôi bị té xe hồi chiều, ban đầu trông có vẻ bình thường. Một lúc sau thì choáng váng. Khi được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy thì bác sĩ cho biết là bị xuất huyết não, phải giải phẫu ngay tức khắc.

Giải phẫu xong, cô được đưa vào nằm ở tầng thứ hai. Nghe nói đến tầng lầu này ở bệnh viện Chợ Rẫy thì phần đông đều nghĩ đến những chuyện ít may mắn, có vào, khó ra. Lúc tôi bước vào căn phòng này, cái cảm giác đầu tiên là khó thở, với hai dãy giường bệnh vừa được làm phẫu thuật xong. Hầu hết đều không được lành lặn bình thường và nằm bất động.

Cô bạn của tôi là một trong những cái xác không hồn đó. Ðầu cạo trọc,trên người được đắp một chiếc áo bệnh viện màu xanh. Thân thể gần như lõa lồ và nếu không biết trước thì chắc cũng khó nhận ra đươc đó là một người đàn bà giàu có, xinh đẹp ở Mỹ về, xài tiền như nước.

Tôi chỉ biết đứng yên nhìn cô ta, và trong lòng hoang mang cảm khái. Cô vẫn mê man, chưa biết sống chết thế nào. Bác sĩ cho biết là có thể hôn mê trong nhiều ngày.

Năm ngày sau thì cô tỉnh dậy. Vậy là cô đã thoát chết. Mấy hôm sau thì cô được chồng đem về Mỹ. Hai tháng sau, tôi có việc qua Mỹ và ghé thăm cô tại nhà. Bây giờ thì tóc đã mọc lại khá dài, che hết phần sọ bị cưa. Nhan sắc đã được phục hồi, trở lại một người đàn bà duyên dáng hoạt bát. Cô kể lại cho mọi người nghe về chuyện tai nạn và cô nói:

“Trước khi lên bàn mổ, mình nghĩ chỉ cần được sống là đủ và sẽ không bao giờ đòi hỏi bất cứ một điều gì khác.”

Hôm sau, tôi theo cô bạn đến phòng khám bệnh của một bác sĩ đươc giới thiệu để cô tái khám. Cô bạn bước vào phòng, tươi cười chào hỏi và để tập hồ sơ bệnh lý của cô lên bàn. Vị bác sĩ đọc qua hồ sơ và hỏi cô:

“Thế bây giờ bệnh nhân bàn mổ ở đầu đang ở đâu?”. Cô bạn có hơi ngạc nhiên, nhưng sau đó hiểu ra, cô trả lời ”Chính là tôi.”

Vị bác sĩ trợn mắt nhìn cô, chỉ nói được một câu: ”Không thể tưởng tượng được, nếu thế thì quả là một phép lạ.”

Sau khi khám lại vết thương, hỏi cô nhiều điều, bác sĩ cho biết tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường và bảo cô ký vào một giấy tờ gì đó. Cô cầm bút, nhưng thay vì ký vào chỗ đã có đánh dấu sẵn, thì cô ký lệch mấy phân vào phía dưới.

Bác sĩ cười bảo: ”Ðấy là điều duy nhất còn sót lại mà cô cần phải chữa” và cho cô một cái hẹn khác.

Cô bạn tôi ra về với những nét băn khoăn hiện ra trên mặt. Tôi an ủi và nhắc lại lời cô nói sau khi tỉnh dậy, miễn được sống mà thôi.

Cô trả lời: ”Lúc đó thì nghĩ như thế thật, nhưng khi được sống rồi thì muốn những điều tốt hơn, mình nghĩ con người chắc ai cũng thế.”

Ðúng. Con người ai cũng thế. Nhưng cái mơ ước của cô bây giờ chỉ là mong nhận được một cái cô đã có từ trước và đã đánh mất. Cô chỉ mong được ký đúng vào chỗ có đánh dấu không bị lệch ra ngoài do thần kinh không kiểm soát được mà thôi. Ðấy là một tai nạn ngoài ý muốn đã làm cô bị một hậu quả nhỏ như thế, nhưng cũng có những trường hợp mình tự ý quẳng một vật sở hữu của mình đi, cuối cùng lại ao ước được có lại như cũ.

Ở đời có nhiều cái mơ ước rất bình thường. Bị một vết xước trên thân thể cũng đã làm mình khó chịu và chỉ mong lành lặn lại như cũ. Lúc sở hữu một cái tầm thường thì không quan tâm, quý trọng, đến khi mất thì tiếc nuối và chỉ muốn được lại cái mình đã có từ trước.

Nhiều cặp vợ chồng cũng mất hạnh phúc vì cứ nghĩ là mình phải được hơn như thế, vợ đòi hỏi chồng phải hơn như thế và ngược lại, cho đến khi tan vỡ, ân hận thì đã quá muộn màng.

Mơ ước cái mình chưa có cũng là chuyện bình thường, nhưng nếu ước mơ không đạt được thì cũng không sao.

Mơ ước được giàu sang phú quý, cũng không hình dung được giàu sang phú quý đến như thế nào.

Một người con gái mơ có tiền để sửa sắc đẹp, chưa biết sẽ đẹp như thế nào, và nếu không thực hiện được ước mơ thì cũng đành quên đi. Nhưng nếu một hôm cô ta bị gẫy một chân, thì mơ ước của cô chỉ là làm sao có được đôi chân lành lặn như cũ mà thôi.

Tôi có một người bạn khác, một hôm phải vào bệnh viện và kết quả cho biết là anh ta bị sưng túi mật rất nghiêm trọng phải giải phẫu gấp mới an toàn tính mệnh. Lúc chúng

Anh nói thì thế, nhưng khi lành bệnh, trở lại làm việc một thời gian thì anh ta vẫn chẳng khác gì ngày xưa, không có chút nào đổi thay.

Ngài Ðạt Lai Lạt ma có một câu nói rất hay và đơn giản: ”Có nhiều người sống mà không nghĩ là mình sẽ chết. Ðến khi sắp chết, mới chợt nhận ra là mình chưa sống!”

Nói là đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu sâu xa ý nghĩa của câu nói đó.

Người ta không bao giờ mơ ước bình thường.

Hãy sống với cái mình đang có

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Tẩy chay, vũ khí của chúng ta

Tẩy chay, vũ khí của chúng ta

Tạp ghi Huy Phương

Nguoi-viet.com

(Hình minh họa: NOAH SEELAM/AFP/Getty Images)

Ở Hoa Kỳ, chúng ta chỉ có một cộng đồng tị nạn người Việt ở hải ngoại, không có quân đội, không có chính phủ, không có ngân khoản khổng lồ trong ngân hàng, nhưng thật sự là chúng ta có vũ khí trong tay. Đó là quyền sử dụng đồng đô la và quyền tẩy chay!

Dư luận tố cáo một tiệm bún bò Huế ở Bolsa còn lưu luyến chơi nhạc VC “Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây” trong quán ăn này, chúng ta có quyền tẩy chay không đến quán này nữa. Mở quán ăn, chủ nhân cần có khách, nhưng khách có thể chọn quán bún bò khác hay nghỉ ăn bún bò vì không muốn chịu nhục.

Chúng ta có quyền tẩy chay các ca sĩ, các đoàn văn công, các cuộc trao đổi văn hóa từ trong nước gửi ra với mục đích giao lưu hay trao đổi, mà không cần phải biểu tình, treo cờ, giăng biểu ngữ, la ó, chửi bới. Cách tốt nhất là xa lánh, không mua vé, không tham dự dù có giấy mời, không thèm đăng quảng cáo lấy tiền, thì đương nhiên sân khấu sẽ tắt đèn và ca sĩ, văn công sẽ cuốn gói về nước. Còn nói hô hào chống Cộng, chồng đã bị cầm tù, con chết vượt biên, mà còn trang điểm, ra tiệm làm tóc, mua vé danh dự để được ngồi hàng đầu, mỗi khi có gánh hát, có văn công, “soái ca” đẹp mã sang đây trình diễn, thì nên về nhà đóng cửa, soi kính, xem lại chân dung và bản sắc của mình.

Chúng ta có quyền tẩy chay các ca sĩ có gốc gác tị nạn, bây giờ kêu gào danh nghĩa quê hương, đồng bào, hòa giải, về quê hương “hát trên những xác người” vì những thương nữ này không muốn nghe, muốn thấy, bịt tai, nhắm mắt trước những sự thật đau lòng. Vì sao khi họ trở lại đây, chúng ta lại tiếp đón họ, chấp nhận cho họ đứng trên sân khấu hải ngoại, miễn họ biết đổi màu da cho thích hợp với phông cảnh sân khấu của mỗi nơi.

Chúng ta có quyền tắt TV, không đi xem ca nhạc, không bỏ một đồng bạc để mua vé, đi xem những ca, kịch sĩ, những tên hề hai mặt, đi đi, về về, sẵn sàng cười vào sự vô cảm, ngu ngơ của hải ngoại.

Nếu có quán ăn, dịch vụ sống nhờ trên đất tị nạn mà có lối văn hóa “bún mắng, cháo chửi” kiểu Hà Nội thì cho chúng trở về nơi hang ổ của chúng.

Cộng đồng tị nạn Cộng Sản ở hải ngoại khi nghe tình cảnh của đồng bào trong nước hiện nay, mà nỗi oan khiên không kể hết, nên tẩy chay không gửi tiền, không du lịch Việt Nam, chứ không phải nuôi sống Cộng Sản mỗi năm lên hơn $10 tỷ, cuối năm “về quê ăn Tết,” với câu nhật tụng: “Việt Nam bây giờ đẹp lắm, vui lắm!”

Nói chung, chúng ta có vũ khí trong tay mà chưa biết dùng hay không muốn dùng.

Ở Việt Nam, vụ công ty nước ngọt Tân Hiệp Phát, sau khi tòa án tuyên phạt bảy năm tù đối với bị cáo Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang), sau khi bị gài bẫy nhận 500 triệu đồng từ đại diện của Tân Hiệp Phát tại một quán giải khát, khi ông này tố cáo chai nước ngọt có ruồi chết. Bênh vực người cô thế, Tân Hiệp Phát đã bị làn sóng tẩy chay của dân chúng, không mua, không dùng sản phẩm của công ty này gồm tất cả 12 món hàng. Sơ khởi, Tân Hiệp Phát đã chịu thiệt hại nặng nề lên tới trên $90 triệu, và nếu dân chúng muốn chiến dịch tẩy chay này đi đến tận cùng thì Tân Hiệp Phát sẽ phải phá sản!

Tẩy chay được xem như là một thái độ bất hợp tác, không liên quan, không giao dịch nhằm đưa đối phương đến những khó khăn, gây thiệt hại cho bên bị tẩy chay. Phải nói là tẩy chay là một sức mạnh có thể làm kiệt quệ đối phương, gây ảnh hưởng không nhỏ, một cuộc chiến tranh không cần dùng đến vũ khí. Đối tượng của việc tẩy chay không chỉ là công ty kinh doanh tư nhân mà còn có thể một chính quyền thành phố hay tiểu bang.

Ở tầm mức lớn giữa một quốc gia với một quốc gia, đó là cấm vận.

Cấm vận là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, viện trợ, buôn bán, đi lại, vận chuyển hàng hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật… với một nước nào đó, được sử dụng như một sự trừng phạt chính trị do sự bất đồng về chính sách và hành động của quốc gia ấy.

Chúng ta thường nghĩ việc tẩy chay công ty kinh doanh tư nhân có ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa bán ra, hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng bị sút giảm, nhưng thực tế gây thiệt hại rất nhiều, vì ảnh hưởng gián tiếp từ việc giảm giá cổ phần của công ty. Chúng ta chưa quên Target đã mất $10 tỷ cổ phần trong năm vừa qua vì bị thành phần bảo thủ tẩy chay chính sách cho người đổi giới (transgender) tự chọn nhà vệ sinh trong các cửa tiệm của họ, và mới đây, chỉ vì vụ kéo lê một khách hành, ông David Đào vừa qua trên sàn máy bay của United Airline, hãng máy bay này đã mất $1 tỷ chứng khoán. Việc mất giá cổ phiếu là do ảnh hưởng hình ảnh công cộng (public image) của công ty này trước công chúng.

Người Mỹ gốc Phi Châu đã tẩy chay việc đi xe buýt tại Montgomery, Alabama, để khởi động một cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn quốc nhằm xóa bỏ nạn kỳ thị chủng tộc; người Ấn Độ tẩy chay hàng hóa của Anh do Thánh Gandhi khởi xướng; người Do Thái thành công khi tổ chức tẩy chay Henry Ford ở Mỹ, vào những năm 1920; người Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm của Nhật sau phong trào Ngũ Tứ; người Do Thái tẩy chay hàng hóa của Đức Quốc Xã ở Lithuania, Mỹ, Anh và Ba Lan trong năm 1933; Mỹ dẫn đầu cuộc tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Hè 1980 tại Liên Xô, và cuộc tẩy chay chống lại chính quyền phân biệt chủng tộc apartheid tại Nam Phi…

Ngay tại Mỹ, trong năm qua, “đạo luật phòng vệ sinh,” HB 2 của North Carolina, chỉ cho học sinh sử dụng theo giới tính lúc mới sinh ra, chứ không theo giới tính sau khi đã thay đổi, đã bị “tẩy chay” làm cho tài chánh tiểu bang bị thiệt hại lớn, từ việc công ty tài chính PayPal ngưng đặt một cơ sở khiến tiểu bang mất $2.66 tỷ cho ngân sách, đến việc ca sĩ người Anh Ringo Starr hủy bỏ cuộc trình diễn, làm cho nhà hát của một thành phố bị thất thu $33,000 và tiểu bang này có thể mất thêm hàng trăm triệu đô la vì Hiệp Hội Thể Thao Đại Học (NCAA) không tổ chức các cuộc thi đấu tại đây, nơi thường đứng ra đăng cai các sự kiện này. NCAA dự trù tẩy chay dài lâu khi loan báo địa điểm các trận thi đấu các giải vô địch từ nay cho đến năm 2022, sẽ không dành cho North Carolina. Thiệt hại vụ này lên đến $87.7 triệu.

Ngày nay Trung Quốc đầu độc cả thế giới với thực phẩm bẩn, hàng hóa thô sơ cẩu thả, cứ kiểm soát ngay các vật dụng trong gia đình mình, những gì đã phát xuất từ Trung Quốc, đều có thể đưa đến chuyện giết người. Từ cái xe nôi kẹp cổ trẻ em, đến món đồ chơi nhiễm nặng chất chì, sữa và sữa bột trẻ em đã bị lẫn hóa chất melamine, và chúng ta phải biết rằng tất cả thứ hàng hóa sản xuất từ quốc gia này đều dính máu của các công nhân nô lệ vị thành niên, mọi tù nhân khổ sai, gái mãi dâm, dân nghiền ma túy và học viên Pháp Luân Công trong cái nhà tù đau đớn, mạt hạng vĩ đại này.

Chỉ riêng năm 2013, Walmart đã nhập cảng hàng hóa Trung Quốc lên đến $49,1 tỷ, điều này cũng có nghĩa là Walmart đã làm mất 400,000 việc làm của dân Mỹ trong thời gian đó.

Ngay việc Trung Quốc hiện nay đang trở thành một loại thực dân mới, gieo hiểm họa cho cả thế giới, lấy đi hàng triệu việc làm, vơ vét tài nguyên, bắt đi các dân tộc này, giết họ, triệt sản họ hay pha giống với người Hán, cũng đủ cho cả thế giới tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, du lịch Trung Quốc. Những con buôn trong các siêu thị Á Châu tại Hoa kỷ sẵn sàng vì lợi nhuận với những món hàng rẻ, độc hại nhưng chúng ta quyết không đầu độc gia đình, con cháu chúng ta bằng thực phẩm Trung Quốc. Việc làm đó là tẩy chay!

Người Việt ở hải ngoại là những người mau quên. Sau Tháng Tư, 1975, không có gia đình nào không có người đi tù, không có người vượt biển, không có người khốn đốn vì chuyện đánh tư sản, đổi tiền, đuổi người đi vùng kinh tế mới, dãi dầu chốn chợ trời. Thế gian kêu gọi mọi người sẵn lòng tha thứ nhưng đừng quên, vậy mà người ta lại hay quên, đến nỗi trong tay có vũ khí mà chưa hề động thủ, thường than vãn mà không biết hành động, cuối cùng vì cái lợi của riêng mình, cái vui của gia đình mình mà quên hết cái đau của cộng đồng, cái khốn khổ của cả một dân tộc!

Nói như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện: “Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối!” và: “Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả. Mấy ai người đem hết tâm can?”

Chuyện Hậu Lê Mỹ Hạnh & Nguyễn Hữu Tấn- S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Chuyện Hậu Lê Mỹ Hạnh & Nguyễn Hữu Tấn- S.T.T.D Tưởng Năng Tiến 

Ảnh của tuongnangtien

RFA

Chính quyền nên biết xấu hổ khi có loại người du côn vô học hành xử lưu manh vi phạm luật pháp để ra vẻ bảo vệ chính quyền!

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu

Trong tác phẩm Đèn Cù, tập II, Trần Đĩnh nhắc đi nhắc lại đôi ba lần đến mối âu lo ra mặt (và ra miệng) của Nguyễn Văn Linh:  “Có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi.”

Có lẽ cũng vì nỗi lo sợ này nên ông TBT bèn dẫn đầu phái đoàn VN đi dự Hội Nghị Thành Đô, rồi hớn hở mang về Mười Sáu Chữ Vàng (“ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện”) và soạn lại hiến pháp để …  biến thù thành bạn!

Tuy có “sự hợp tác toàn diện” của “láng giềng hữu hảo” nhưng Việt Nam – tiếc thay – đã không hề  tìm được chút “ổn định lâu dài” nào để “hướng tới tương lai” cả. Thù trong, giặc ngoài. Tương lai, cũng như hiện tại, của Đảng CSVN đều rất bấp bênh. Nỗi lo sợ và ám ảnh của ông Nguyễn Văn Linh (“có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi”) vẫn còn nguyên vẹn:

  • Ngày 2 tháng 5 năm 2017, một công dân Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Tấn đã bị lực lượng an ninh tỉnh Vĩnh Long đến lục nhà bắt giữ vì tình nghi có lưu giữ cờ Vàng. Qua ngày sau, cơ quan công quyền đã chở xác nạn nhân về trao trả lại cho gia đình cùng lời giải thích là đương sự “đã dùng dao cắt liên tiếp vào cổ để tự sát” tại đồn công an.
  • Cũng trong 2 tháng 5 năm 2017, một công dân Việt Nam khác, bà Lê Mỹ Hạnh đã bị “đánh dã man” tại nhà vì thuộc thành phần “phản động” và là “thành viên cờ vàng ba sọc đỏ.”

Trước sự kiện này, dư luận có nhiều phản ánh hơi (bị) bất thường:

 Ngô Nhật Đăng:  “Tôi xin ủng hộ một số tiền cho bất kỳ ai ra tay trừng trị tên Hùng người đã hành hung phụ nữ và đang thách thức xã hội, vì tôi không thấy bóng dáng công lý trong vụ này … ”

 Song Tran: “Nếu pháp luật không nghiêm chúng tôi sẵn sàng ủng hộ tiền bằng mọi giá thuê mướn sát thủ để tiêu diệt những kẻ hung tàn này.”

Phạm Văn Thành cũng cho hay rằng ông nhận được rất nhiều lời gợi ý của mọi giới người, trong cũng như ngoài nước, sẵn sàng đóng góp tài chính (và “sức lực”) vào việc “lấy đầu” kẻ đã hành hung bà Lê Mỹ Hạnh.

May mắn là cùng lúc cũng có những đề nghị ôn hoà và … “hợp pháp” hơn:

Trương Huy San:

“Chị Lê Mỹ Hạnh đã chính thức trình báo công an. Báo chí nhà nước không thể bỏ qua sự kiện này. Đừng đợi tới ngày bọn côn đồ xông vào nhà các bạn. Công an nên ngay lập tức khởi tố vụ án và các bị can về hành vi “xâm phạm chỗ ở của người khác” theo Điều 158 Bộ luật hình sự.

Lê Công Định:

“Rất mong các cơ quan tiến hành tố tụng theo luật định lắng nghe ý kiến của nhân dân, thực hiện một công việc cần thiết nhằm ngăn chặn sự leo thang của tội ác và, quan trọng hơn, để chứng minh rằng xã hội Việt Nam là một xã hội có luật pháp.

Chúng ta hãy chờ xem nhà chức trách sẽ hành xử ra sao.

Trân trọng,”

Chưa biết “nhà chức trách sẽ hành xử ra sao” nhưng cách nhận định vấn đề của họ thì đã rõ:

–  Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng Phòng Tham Mưu, Công An TP.HCM, cho biết nguyên nhân ban đầu của vụ việc là mâu thuẫn cá nhân.

Trung Tướng Lê Đông Phong, Giám Đốc Công An TP HCM, cho biết : “Đây chỉ là một vụ tố giác tội phạm. Qua lời khai của bảo vệ chung cư ở quận 2, TP HCM, thời điểm lúc đó có một người phụ nữ trong nhóm chạy ra hô “nó giật chồng em.”

Tôi không coi thường cấp bực cũng như chức vụ (khiêm tốn) của ông Nguyễn Sỹ Quan. Tôi cũng đã nghe quen tai nên không phiền hà gì lắm về những lời lẽ (“đầu đường xó chợ”) của ông  Lê Đông Phong. Tuy thế, vì vấn đề không chỉ giới hạn ở một địa phương nên những giòng chữ còn lại (của trang sổ tay hôm nay) xin được dành cho ông Thượng Tướng Tô Lâm, Tiến Sỹ Luật Khoa, đương kim Bộ Trưởng Bộ Công An Việt Nam.

Hơn ai hết ông Lâm biết rất rõ rằng đã có hằng trăm vụ “tự sát trong đồn công an” và hằng trăm vụ “côn đồ” ném gạch đá, mắm tôm, cứt đái, rác rưởi vào nhà những người bất đồng chính kiến (hay hoạt động xã hội dân sự) mà không hề có bất cứ một cuộc điều tra minh bạch nào của nhà nước Việt Nam. Những người lãnh đạo chính phủ hiện nay, rõ ràng, đang chủ trương xử dụng, bảo trợ, và bao che cho những hành vi bạo lực và phi pháp!

Bọn côn đồ, vì thế, mỗi lúc một tiến thêm xa. Cho đến ngày 25 tháng 4 năm 2014 thì chúng đi hơi xa quá. Hôm đó, bà Trần Thị Nga đã bị những kẻ bịt dùng cây sắt đánh vỡ xương.

Mặc dù hung thủ đã bị nhận diện, và bà Nga cũng đã gửi đơn trình báo đến văn phòng công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) nhưng chung cuộc thì người vào tù chính là nạn nhân thay vì thủ phạm!

Sự kiện này lý giải được nỗi hoang mang của nhà báo Huy Đức (“Tôi không làm sao tin được một hành động như thế lại có thể xảy ra trong một thành phố có chính quyền”) về sự lộng hành của Phan Hùng và đồng bọn – những kẻ đã ngang nhiên vào nhà bà Lê Mỹ Hạnh vừa đánh đâp nạn nhân, vừa thản nhiên thu hình rồi cho phổ biến trên mạng, cùng những lời lẽ thách thức hỗn xược khiến nhiều người công phẫn.

Nguồn tranh biếm họa: phairzios.blogspot

Thách thức công luận là một cách hành sử rất thiếu khôn ngoan, nếu không muốn nói là ngu xuẩn, nhất là trong hoản cảnh (“thập tử nhất sinh”) hiện nay của nhà nước CSVN. Về tuổi đời, học vấn, cũng như địa vị xã hội thì ông Tô Lâm đều vượt xa ông Phan Hùng. Hy vọng tầm nhìn của ông Thượng Tướng cũng sẽ cao hơn (và xa hơn) của một tên côn đồ vô học.

Luật sư Lê Công Định bầy tỏ sự quan ngại rằng: “Ngày mai sẽ đến lượt chúng ta là nạn nhân nếu hôm nay chúng ta im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế. ” Tôi thì có mối quan ngại khác: “Ngày mai sẽ đến lượt các ông là nạn nhân nếu hôm nay các ông im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế.”

Mà cái “ngày mai” này (xem ra) cũng không còn xa lắm – theo lời cảnh báo của nhà văn Phạm Thành, từ Hà Nội:

“Các chú an ninh hãy biết rằng, 90 triệu người Việt Nam đã căm thù cộng sản cầm quyền đến ngút trời ngập đất; ngân khố nhà nước rỗng không, nợ nước ngoài ngập đầu, tới 410 tỷ đô la, bằng 210 % GDP thì chế độ cộng sản cầm quyền sụp đổ, thời gian chỉ còn tính trên đầu ngón tay … Các chú an ninh, khôn hồn thì hãy tỉnh ngộ. .. muộn còn hơn không. ”

Cũng có thể vẫn còn “vài chú an ninh” chưa “tỉnh ngộ” nhưng ông Bộ Trưởng Công An thì chắc chắn là không đến nỗi ngù ngờ như thế. Cũng hơn ai hết, ông biết rõ rằng mối lo sợ của Nguyễn Văn Linh (“có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi”) không không phải là hoàn toàn vô cớ.

Muốn hay không muốn, sớm hay muộn, đất nước rồi sẽ phải trải qua một giai đoạn giao thời với ít nhiều xáo trộn thôi. Tuy nhiên, dù ở tình thế nào, dưới lá cờ nào chăng nữa thì an ninh và trật tự quốc gia vẫn phải được duy trì và bảo đảm bởi luật pháp.

Không riêng chi cá nhân tôi mà mọi người đang cổ súy (hay đấu tranh) cho một đất nước Việt Nam tự do và dân chủ, chắc chắn, sẽ phản đối đến cùng – nếu mai hậu có kẻ nào ngang nhiên xâm phạm gia cư, bắt bớ, đánh đập, sát hại tha nhân chỉ vì họ lưu giữ những lá cờ đỏ sao vàng của chế độ hiện hành. Tương tự, chúng tôi cũng sẽ cương quyết không để cho bất cứ ai bị sách nhiễu chỉ vì họ (hay thân nhân) đã từng là công an, cảnh sát, hay viên chức … của chính phủ hiện nay. Mọi người dân Việt Nam – bất kể tuổi tác, giới tính, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, hay quá khứ – đều bình đẳng trước pháp luật, và luật pháp không phải là công cụ dùng cho mục đích oán thù.

Cách hành sử của Thượng Tướng Tô Lâm hôm nay, trước vụ án Nguyễn Hữu Tấn và Lê Mỹ Hạnh, sẽ có ảnh hưởng không ít đến sự an toàn của chính ông và thân nhân (cùng vô số thuộc cấp) trong tương lai rất gần. Như tất cả những người dân yêu chuộng hoà bình và công lý khác, tôi hy vọng ông Bộ Trưởng Công An cũng nhận thức được như thế để đất nước mai sau có thể tránh được những đổ vỡ, hay đổ máu, không cần thiết. Việt Nam đã tang thương, và tan hoang, đến tận cùng rồi!