Bãi Tư Chính: Tàu Trung Quốc “tiếp tục quần đảo”
HAI SỐ PHẬN CỦA LỊCH SỬ



Tuan Vu Dinh to TÔI YÊU SÀI GÒN XƯA TRƯỚC 1975
HAI SỐ PHẬN CỦA LỊCH SỬ
Phó đề đốc Hải quân Hoa Kỳ Huan T. Nguyen và tù nhân Bảy Lốp trong sự kiện Mậu Thân dường như là một sự trớ trêu của lịch sử.
Ngay khi có tin đại tá Huan T. Nguyen (Nguyễn Từ Huấn) được tổng thống Hoa Kỳ đề nghị Quốc hội tấn phong Phó Đề Đốc – Rear Admiral, tương đương Chuẩn tướng – Brigadier General, đã xuất hiện một câu chuyện li kỳ về thân thế của ông. Thông tin nói rằng Đại tá Huấn là người sống sót duy nhất của gia đình trung tá pháo binh VNCH Nguyễn Văn Tuấn trong sự kiện Mậu Thân. Thông tin này cũng khẳng định gia đình trung tá Tuấn bị người biệt động Bảy Lốp sát hại, ông Huấn khi ấy 10 tuổi thoát chết nhờ đêm đó ngủ ở nhà người quen.
Nhà báo Manh Kim đã xác minh thông tin nói trên và chứng thực tướng Huấn chính là người con trai sống sót của trung tá Tuấn. Theo nhà báo Mạnh Kim, đại tá Huấn luôn tránh né đề cập đến câu chuyện bi thảm của gia đình. Dù vậy, câu chuyện này đã được cộng đồng sĩ quan hải quân Mỹ gốc Việt truyền tụng lâu nay.
Tuy nhiên, để tìm ra thủ phạm giết chết gia đình trung tá Tuấn có lẽ là điều bất khả.
Số phận ông Bảy Lốp, cho đến giờ này vẫn vô danh, kết thúc ngay tại sự kiện Mậu Thân khi ông bị các cảnh sát dã chiến giải đến trước mặt tướng Nguyễn Ngọc Loan. Tấm ảnh nổi tiếng năm nào của nhà báo Eddie Adams khiến dư luận phẫn nộ lẫn buồn đau. Sau khi tướng Loan mất đi, Eddie Adams đã viết những dòng đầy ray rứt về bức ảnh để đời của mình. Ông tự hỏi “nếu là ông tướng bạn sẽ làm gì khi tóm được một kẻ bị coi là xấu xa sau khi làm banh xác một , hai hoặc ba người Mỹ”.
Ông Bảy Lốp có thể không phải là kẻ trực tiếp sát hại gia đình tướng Huấn nhưng số phận cả hai gắn liền với sự kiện Mậu Thân.
Thân phận của ông Bảy Lốp, mãi mãi dừng lại ở tấm ảnh năm nào. Không hơn không kém. Không danh tính. Không cấp bậc. Không gia đình. Không tưởng niệm. Mãi mãi vô danh.
Người con trai của trung tá Tuấn năm nào nay bước vào tầng lớp ưu tú của một xã hội phát triển nhất trái đất. Ông là tướng lĩnh của một quân đội chuyên nghiệp và hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại.
Lịch sử, lạ thay, có những câu trả lời mà cho dù ở vị trí hay góc nhìn nào bạn cũng không thể chối bỏ được.
Trung Bảo
#baosach
#rearadmiralHuanTNguyen
#Baylopvodanh
#Mauthan
#lichsutraloi
Mẹ gửi con, những người con của mẹ



Vi Nguyen to Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng Kông
Hôm nay… xác tìm thấy vô danh trên bụi đất, giữa dòng
Chúng ta đã đau đáu tìm con, luôn khấn nguyện trong lòng
Giờ tìm được lại thầm mong con chỉ là mất tích,
Tia hi vọng dẫu sợ là vô ích,
còn hơn…nhận xác con… đau đớn gấp vạn lần
Con đã hứa chỉ ra ngoài cùng mấy đứa bạn thân
Mẹ đã chờ, đã tin & hi vọng…
Mẹ đã cầu nguyện mỗi ngày trong vô vọng
Mái ấm chúng ta giờ không phút bình yên
Nhận xác con mẹ không dám gọi tên
Không thở được. Mẹ không còn sống nữa.
Quặn thắt ruột gan, bừng bừng ngọn lửa
Nỗi đau này mẹ tưởng mình đã chuẩn bị sẵn sàng từ ngày con bước ra tuyến trước
Nào ngờ… mẹ đau chết linh hồn đau cháy núi sông
Mười mấy tuổi đầu, tại vì sao phải lo cả chuyện công?
Chuyện đất nước vì sao con phải gánh?
Đến chết cũng không thể yên mà phải chết đâu đó vô danh
hoặc cứ thế loã lồ giữa dòng nước lạnh
Đứa con của tôi sinh ra, lớn lên trước mắt tôi, mùi thơm vẫn còn bên tôi đây mà…
Mới ngày nào con vẫn còn khoẻ mạnh…
Con yêu ơi, trước khi chết chắc đã hết sức đớn đau
Mẹ nguyện cầu cho đêm tối này hãy qua mau
Để những đứa trẻ đầu xanh không phải đốt thân mình thắp lên lửa sáng
Để những đứa con không còn bị tàn sát trước mắt người đầu bạc
Để chúng ta chỉ phải tiễn chân các con đi tới cổng trường
Và hết ngày, lại chờ các con về cùng với những yêu thương
Cơm canh nóng và chuyện trường, chuyện lớp
Con sẽ lại vô tư bước tới tự do và nhân văn phía trước
Chứ không phải mỗi bước đi là di chúc đã phải viết rõ từng dòng
Hỡi ông trời, cần máu bao nhiêu đứa trẻ mới sáng đỏ được hừng đông?!!!
(Mai mình vào laptop mới dịch sang tiếng Anh một cách văn thơ được nhưng uất nghẹn trong lòng nên giờ cứ phải viết ra tiếng Việt trước đã.
Cả thế giới chúng ta ai dậy hoặc trước khi ngủ cũng nói “Wish you die soon, Tập súc sinh & Chinazi” chắc có khi ông trời sẽ ứng sớm. Mk!!!)
Thiến
Thiến
Lời giới thiệu
Nhà văn Khuất Đẩu hiện sống ở miền Trung Việt Nam. Với một cái nhìn sâu sắc, hài hước và trầm tĩnh, ông viết nhiều về cuộc sống thực rất cay đắng ở Việt Nam dưới chế độ cộng sản mà ông mô tả là “Ô hô, cả nước bị thiến! Đúng là còn đau như hoạn!” Và “Đó là nỗi nhục!”
TRẦN VĂN GIANG .
Khi tôi còn bé, những buổi trưa ở thôn quê thật buồn. Chỉ có nắng ngùn ngụt bốc khói. Và gió, những cơn gió hừng hực rượt đuổi nhau khiến lũ rơm rạ phải cuống quít chạy trốn trên đường làng. Cái tiếng gà trưa lúc này nghe ra đúng là thật não nùng. Mà cái tiếng của một ông thợ hoạn lại càng não nùng bi thiết hơn!
“He…o thiến hông?”
Âm “he…o” kéo dài tưởng chừng lê lết bỗng đột ngột vút lên cái âm thiến sắc nhọn như lưỡi dao của ông.
Thế rồi đâu đó có tiếng chủ nhà: Ông thiến ơi, vào đây!
Những con heo bị thiến độ chừng hơn một tháng tuổi. Heo đực, chỉ một nhát là xong ngay. Nhưng heo cái, người thợ hoạn phải treo ngược lên cô ả lên, rạch một đường lên bụng, đưa mấy ngón tay mò mẫm lôi ra một chút thịt sống đẫm máu gọi là hoa sung. Sau đó là may và bôi lọ nghẹ trộn với lá dâm bụt. Thế là xong.
Anh, ả được thả vào chuồng, được chăm chút, chỉ ăn rồi ngủ, để rồi sáu tháng sau hoặc hơn, lại được treo ngược lên một lần nữa, lần này không phải ông thợ hoạn mà là anh đồ tể.
Cái tiếng ụt ịt nũng nịu thầm thì bấy lâu bỗng đổi thành cái tiếng éc chói tai như con tàu kéo hồi còi vĩnh biệt.
Gà, chỉ có gà trống mới thiến. Một khi hai hòn dái giấu kín trong bụng được lấy ra, anh không thèm gáy, không thèm đá lộn, đương nhiên không thèm túc túc cù rủ và nhường con trùn hay con dế cho các chị gà mái nữa, chỉ ăn toàn bắp ngâm nước cho mềm ra để tạo mỡ. Cuối tháng chạp, anh được nhốt trong một chiếc lồng hình con vịt, được các chàng trai khúm núm đem đi tết cha mẹ vợ sắp cưới. Để rồi sau đó anh nằm bảnh chọe trên một chiếc dĩa to kềnh tươm mỡ vàng ai thấy cũng thèm!
Chó bị thiến cũng là chó đực. Thiến để anh không đi tơ, đêm ngày nằm gác mõm trên thềm nhà canh giữ sự an nguy cho chủ. Vì sợ hai hàm răng trắng nhởn có thể ngoặm vào bất cứ ai trong cơn hốt hoảng, nên người ta vuốt ve cho anh ngúc ngoắc đuôi ngoan ngoãn rồi bất ngờ úp một cái cối giã gạo lên đầu anh. Thế là hai hòn dái quý báu của anh cứ việc phơi ra cho người ta xẻo một nhát đi đứt. Khi được thả ra, anh chạy biến, trốn vào một bụi rậm, nằm liếm mãi cái vết thương cho đến khi khô máu mới dám thập thò trở về nhà. Anh được chủ yêu hơn, cưng chiều hơn, trở thành một thành viên tận tụy của gia đình, đến lúc già chết được đeo mấy đồng tiền vào cổ để đi đò qua sông Mịch La.
***
Với con người, ba tiếng “đau như hoạn” nhất định là thống thiết hơn cái tiếng éc hay tiếng ẳng. Đó là nỗi đau không được làm đàn ông, không được truyền giống, đau vì “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ…”
Còn hơn đau, đó là nỗi nhục.
Vậy mà có nhiều kẻ sẵn sàng chịu đau chịu nhục để được trở thành hoạn quan.
Carter Stent miêu tả về việc “cát thể” (hoạn) ở Trung Hoa cuối đời Mãn Thanh như sau:
“Trước khi cát thể, người có ý định trở thành thái giám được đặt nằm nghiêng trên một cái giường thấp và được hỏi lần cuối cùng có hối hận gì khi bị thiến hay không. Nếu người đó trả lời không thì một người sẽ giữ chặt bụng người đó, hai người khác banh hai chân ra giữ cho khỏi cục cựa. Băng vải được quấn chặt ở bụng dưới và hai đùi, và bệnh nhân được cho uống một thang thuốc mê (ma phế thang), bộ phận sinh dục của y được chà xát bằng nước ngâm ớt. Cả dương vật lẫn dịch hoàn được cắt xoẹt bằng một nhát dao sát tận đáy, một nút bằng kim loại cắm ngay vào lỗ sinh thực khí và vết thương được băng chặt bằng giấy bản, bên ngoài quấn vải thật chặt.
Người thái giám lập tức được những “đao tử tượng” dìu đi quanh phòng trong hai ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ. Người đó vừa đau đớn, vừa khát nước nhưng không được ăn uống và tiểu tiện trong ba ngày. Sau ba ngày, vải băng được cởi ra và cái nút được rút ra và nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay thì vụ giải phẫu thành công và qua được thời kỳ nguy hiểm. Nếu người thái giám không tiểu tiện được có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín và chỉ còn đường chờ chết.
Có gia đình chuẩn bị việc cho con mình tương lai sẽ làm thái giám tử khi còn nhỏ. Một bà vú (bảo mẫu) được thuê để đặc biệt chăm sóc cho đứa trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi. Bà vú này có một thủ thuật riêng, mỗi ngày ba lần nắn bóp dịch hoàn đứa trẻ khiến đứa bé đau đến khóc thét lên. Lực bóp cũng tăng thêm và cơ quan sinh dục của đứa bé dần dần bị hủy hoại. Khi lớn lên không những mất khả năng sinh dục mà dương vật còn teo dần khiến đứa trẻ có nhiều nữ tính, không có yết hầu, hai vú nhô cao, mông nở, giọng nói lanh lảnh, dáng điệu ẻo lả và trở thành “ái nam, ái nữ.”
Kinh hoàng như thế nhưng nhiều người vẫn xăm mình chịu trận, đủ biết cái bả vinh hoa nó có một hấp lực còn mạnh hơn cái bản năng gốc đã được tạo hóa cài đặt từ trong bụng mẹ.
Từ khi có chế độ cộng sản thì cái nước Tàu mênh mông không còn tiếp diễn ra cảnh man rợ đó nữa. Nhưng để được đứng dưới ngọn cờ của đảng, có biết bao người đã tự hoạn. Hai tiếng “đồng chí” hết sức trung thành đã thay cho hai tiếng “hoạn quan.” Họ không chỉ phục dịch mỗi hoàng đế Mao Trạch Đông mà cả trăm cả ngàn ông hoàng bà chúa ở Trung Nam Hải.
Nước Nga đâu khác gì.
Bắc Triều Tiên cũng vậy.
Thì thôi, đành một lẽ. Dẫu sao họ cũng tự thiến chứ không phải bị đè ra thiến.
Ở xứ ta, từ khi thì cả nước bỗng ngớ ra bởi vì có người gọi đích danh “tự do” là cái “con c…,” sao trông nó buồn thiu ỉu xìu đến như vậy. Hóa ra nó đã bị thiến tự bao giờ! Cho dù không bị treo ngược lên như heo hay úp một cái cối giã gạo lên đầu, nhưng hơn nửa thế kỷ nay, từ khi vào mẫu giáo, nó đã bị bóp cho nát bét cái tư tưởng tự do như với cái dịch hoàn, thì còn đâu khí thế mà vùng lên được.
Cho nên dẫu có muốn “ngồi nhìn hòn dái đâm đinh” như nghệ sĩ Pyotr Pavlensky trình diễn Fixation bằng cách đóng đinh bìu dái mình trên Quảng trường Đỏ (xin xem thêm phần phụ lục ở bên dưới) cũng không còn dái đâu mà đóng.
Ô hô, cả nước bị thiến! Đúng là đau như hoạn!
Khuất Đẩu
Không biết đọc cho biết, đừng xem thường.
Le Tu Ngoc
Trong Tọa đàm vùng biển bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế diễn ra ngày 6/10/2019, tại Hà Nội, tướng Lê Văn Cương có nói:
“Sau khi Tòa án trọng tài quốc tế tuyên Trung Quốc thua kiện Philippines (phán quyết PCA 2016), Trung Quốc cử cán bộ sang làm việc với lãnh đạo Việt Nam, yêu cầu thực hiện “5 không”:
Thứ nhất: không được ủng hộ phán quyết tòa trọng tài.
Thứ hai: Không được đưa ra Asean bàn thảo về vấn đề biển Đông.
Thứ ba: không đưa phán quyết ra đa phương quốc tế.
Thứ tư: Trong đàm phán Việt-Trung, Trung-Việt không được đưa vấn đề này.
Thứ năm: Việt Nam không được kiện Trung Quốc.”
Trong khi các vị lãnh Việt Nam đạo đang loay hoay chưa biết phải làm gì, thì:
Hôm nay, ngày 9/10/2019, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã bắt đầu đường khảo sát thứ 7. Đường khảo sát này vào biển Việt Nam còn sâu hơn so với những đường trước đó. Những đường khảo sát trước đó, trung bình chỉ vào sâu thêm từ 4.2 – 4.7 hải lý. Nhưng hiện giờ tàu đã vào sâu thêm 21 hải lý (tính đến 16 giờ chiều nay). Nếu là vậy thì khi tới Cam Ranh, tàu này sẽ chỉ còn cách cảng Cam Ranh chưa tới 75 hải lý.
Theo nhận định của tôi. Trung Quốc sẽ không dừng lại cho đến khi Việt Nam chịu khuất phục hoàn toàn (Trừ khi hai đảng anh em đang cố tình diễn kịch). Vì vậy, nguy cơ chiến tranh là hiện hữu và tất yếu nếu như không chịu mất biển, mất đảo…
Winston Churchill đã từng nói: “Một dân tộc tìm cách né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục thì rồi dân tộc ấy sẽ lãnh đủ cả hai thứ: cả chiến tranh và sự nhục nhã!”.
share FB Lê Thiên Nhã.

Lẩm cẩm Sàigòn thiên hạ sự
Lẩm cẩm Sàigòn thiên hạ sự
Văn Quang
Sài Gòn có kiểu mưa mới: mưa cực đoan
Đây là cảnh “Mưa buồn chung cư” tôi đã chụp ngay hôm đó gửi cho bạn bè |
Thật nực cười mỗi khi các quan gặp “vấn đề” hay việc quá tầm tay, vượt quá sự hiểu biết của mình trở nên khó ăn khó nói, khó giải thích với người dân bèn nghĩ ra một kiểu chơi chữ mới. Cơn mưa quá lớn ngày 26/9 vượt xa thiết kế hệ thống thoát nước của TP Sài Gòn (nay gọi là TP HCM). Theo Trung tâm Chống ngập nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập lụt như trên là do trận mưa chiều ngày 26/9 là trận “mưa cực đoan”.
Lần đầu tôi mới được nghe cái kiểu mưa ấy. Ngồi nghĩ mãi không ra mưa cực đoan là thế nào. Chữ nghĩa VN đâu có thiếu. Nào mưa rào, mưa xuân, mưa thu, mưa phùn, mưa bụi, mưa ngâu, mưa đền cây, mưa lâm râm, mưa rả rích, mưa tí tách… không biết rồi đây cứ mỗi mùa mưa Sài Gòn sẽ còn có bao nhiêu kiểu mưa nữa. Có thể là mưa lang thang, mưa đột xuất, mưa đầu đường, mưa xó chợ cho đến khi làm sập mấy cái chung cư như chung cư tôi đang ở sẽ có thứ mưa đổ chung cư.
Mưa mù trời tại Sài Gòn
Bữa đó vào buổi chiều, tôi đang nằm dài coi phim trên TV. Bỗng thấy lạnh và nghe gió rít mạnh tôi mới bật dậy nhìn qua cửa sổ. Mưa gió làm tôi nổi hứng lấy cái Iphone chụp hình cái chung cư của tôi gửi cho bạn bè, tôi gọi là “tác phẩm mưa buồn chung cư”. Ôi, cái đầu óc của tôi vẫn chỉ là anh ngồi gõ bàn phím tưởng chuyện gì cũng nên thơ. Tôi ở lầu 1 nên cứ thản nhiên nhìn mưa tơi tả chẳng ảnh hưởng gì tới tôi và nhà hàng xóm. Nhưng chỉ một lát sau xem báo qua internet mới thấy cảnh hãi hùng của những người dân đang lặn lội ngoài đường cách nhà tôi không quá 100m.
Chuyện càng trở nên gay cấn thêm khi tất cả các phương tiện thông tin ở VN đều đưa tin chi tiết và hàng ngàn hình ảnh vể nỗi khốn khổ của người dân Sài Gòn và Hà Nội trong cơn mưa này. Điều đáng nói là người ta đi tìm nguyên nhân tại sao năm nào cũng lụt từ năm này qua năm khác… Chính quyền ở đâu? Con số mấy chục ngàn tỉ của các dự án chống ngập đi đâu rồi mà sao ngập vẫn hoàn ngập?
Vậy 20.000 tỷ đã giải ngân chống ngập đi đâu? Chả nhẽ nó cũng bị cuốn trôi theo dòng nước hay vào túi các quan?
Đi tìm nguyên nhân mới biết các quan ngày nay thua các cụ thời xa xưa.
Từ trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội, ông Lê Doãn Hợp – Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam – nêu một thực tế “ngược đời”: Phố cũ, phố cổ không ngập; trong khi hầu hết các khu phố mới đều ngập và ngập dài ngày…
Trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội, chúng ta nên rút ra 3 bài học:
Một là: Phố cổ không ngập, chứng minh cha ông mình tuyệt vời.
Hai là: Phố cũ không ngập chứng tỏ người Pháp cũng đáng để ta học tập.
Ba là: Hầu hết các khu phố mới đều ngập và ngập dài ngày, khi các cơ quan chuyên môn của chúng ta hiện nay đông hơn, bằng cấp cao hơn so với cha ông, là một thực tế đáng suy ngẫm.
Đó mới chỉ là ba điều ông Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam tìm ra. Cái “thực tế đáng suy ngẫm” chỉ là cách nói “né đòn” của ông này thôi. Ông không dám nói thẳng ra là các quan nhà ta ngày nay dốt, bằng cấp đi mua, làm quan do bè cánh họ hàng kéo nhau vào làm đủ thứ dù mù tịt về chuyên môn. Cụ thể như thông tin ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, có vợ, em trai, em gái và một số người thân được cất nhắc, nắm giữ một số vị trí lãnh đạo cơ quan, ban – ngành tại tỉnh Hà Giang.
Bà Phạm Thị Hà, vợ ông Vinh, đang giữ chức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang.
Ba em trai ông Vinh cũng được bố trí làm lãnh đạo gồm: ông Triệu Tài Phong, Bí thư huyện ủy Quang Bình; ông Triệu Sơn An, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì; ông Triệu Tài Tân, Phó Giám đốc Sở Bưu chính – Viễn thông.
Em gái ông Vinh là bà Triệu Thị Giang cũng đang giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Ông Mạc Văn Cường, em rể ông Vinh, làm Phó Giám đốc Công an TP Hà Giang…
Ngoài ra, còn một số chức danh lãnh đạo khác là anh em họ hàng với ông Vinh.
Ngày 17-9, trao đổi với báo chí, ông Triệu Tài Vinh thừa nhận một số mối quan hệ của ông với lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của tỉnh là chính xác. Tuy nhiên, ông Vinh khẳng định việc bổ nhiệm các chức vụ nêu trên đều tuân thủ đúng quy định của Đảng, nhà nước.
Lại cái bùa “đúng quy trình” được mang ra làm bình phong. Nếu ông không là Bí thư Tỉnh ủy thì cái sự “đúng quy trình” ném vào sọt rác. Ông là Bí thư nên chỉ cần một cái gật là đàn em giơ tay đồng ý hết. Thằng nào không giơ tay thì biết tay ông ngay.
Đó chính là nguyên nhân gây ra mọi thứ “tiêu cực”, ngu dốt, bất lực của các cơ quan nhà nước làm “tê liệt”, “rối loạn”, tắc nghẽn”, “bất lực”… trong các trận mưa “lịch sử” của Hà Nội và TP. HCM trong bao nhiêu năm qua..
Một địa danh mới
Năm nay lại vừa xuất hiện một địa danh mới đang lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội: Sông Hà Lội, biển Sài Ùm.
Cái tên Hà Lội đã có lâu rồi. Những bài ca thật và ca tếu Hà Nội, nơi “chưa mưa đã ngập” từng được gọi là Hà “Lội”, cái miền đất nhiều lần đi vào thơ ca, nhạc họa với bài ca dao đời mới :
“Ai về Hà Nội mùa mưa – Nhớ rằng không được quên mua bản đồ – Bản đồ chỗ lội, chỗ khô – Chỗ nào dùng đến ca nô, tàu thuyền – Chỗ nào nước cống duềnh lên – Chỗ nào rác rưởi phủ trên mặt đường…”.
Hà “Lội” trong nhạc phẩm “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” của nhạc sĩ Trương Quý Hải được biến tấu “Hà Lội mùa này phố cũng như sông”… đã chính thức mất ngôi vào chiều 26-9, khi một cơn mưa “khủng” trút xuống làm người dân cả thành phố nhao nhác. Thế nên Sài Gòn được gọi là “Sài Gòn ùm” có nghĩa là dân Sài Gòn nhảy “ùm” xuống đường tắm và bắt cá. Thậm chí nhạc sĩ dạy bơi ở phòng khách và y tá bắt lươn trong bệnh viện.
Nhạc sĩ Đông Duy dạy bơi ở Phòng Khách
Tối 26/9, cơn mưa lớn đã làm nước tràn vào nhà nhạc sĩ Đông Duy (quận Thủ Đức, TP HCM). Nhân dịp này anh tự quay một đoạn video vui, dạy mọi người các kiểu bơi ếch, bơi bướm, bơi sải… ngay trong phòng khách.
Nước tràn vào phòng khách, nhạc sĩ Đông Duy cởi áo dạy bơi.
Sau hai ngày đoạn video được nhạc sĩ chia sẻ lên Facebook cá nhân đã thu hút gần 2 triệu lượt xem, hơn 37.000 người thích và 25.000 lượt chia sẻ.
Y tá bắt lươn trong bệnh viện Trưng Vương
Các y tá bệnh viện vui cười khi bắt được một con lươn. |
Tại bệnh viện Trưng Vương (quận 10) nước ngập qua mắt cá chân người lớn, các nhân viên y tá đã cầm túi, vui cười đi bắt lươn bơi vào khu nhà. Sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội, video này lập tức đã gây chú ý cộng đồng. (Chuyện hoàn toàn có thật (mời bạn xem ảnh ).
Khôi hài hơn, anh NQC cho biết: Tôi chỉ còn 2 bộ đồ nhưng cũng đã ướt và phải ở truồng!
Khôi hài hơn là anh N.Q.C (36 tuổi, làm nghề thợ hồ) trùm chiếc mền màu đỏ cho biết, trận mưa vào chiều 26/9 gây ngập, gần như toàn bộ quần áo của anh bị nước cuốn trôi. “Tôi chỉ còn 2 bộ đồ nhưng cũng đã ướt và phải ở truồng. Khi có người vào nhà phải lấy mền trùm lên người cho đỡ ngại”.
8 nguyên nhân khác khiến cả nước lụt
Thật ra gần như cả nước từ Cần Thơ cho đến Đà Lạt, Huế, Vinh, mưa to đều thành sông, thành biển, nguyên nhân do đâu? Tôi xin tóm tắt 8 những nguyên nhân căn bản đó:
- Thoát nước tự nhiên: Xem bản đồ Hà Nội xưa và Sài Gòn xưa, các bạn có thấy gì không? Thành Hà Nội xưa hồ là hồ, hồ ở khắp mọi nơi.
Thành Sài Gòn thì hệ thống kênh rạch chằng chịt, đó chính là nơi điều tiết nước mưa, là nơi chứa nước khi mưa, làm mát không khí thành phố dịu mát và thoát nước khi mưa lớn.
Bây giờ quay về Hà Nội mà tìm được hồ mới lạ: hồ lớn thì còn tí xíu, hồ nhỏ thì sau một thời gian đổ rác lấp, nay nhà đã mọc san sát.
Kênh rạch ở Sài Gòn cũng vậy, dân sống ở trên, xả rác xuống, lại lấn chiếm nữa, thế là hết, thế thì phải ngập thôi. Sài Gòn xây Khu đô thị ở quận 7 cũng lấp bao nhiêu kênh rạch, thay bằng ống cống nhỏ xíu.
- Đô thị hóa:Sân bay Tân Sơn Nhất trước 1975 diện tích 3.600 hecta, gấp 3 lần sân bay Changi ngày nay.
Bên trong khu đỗ sân bay Tân Sơn Nhất mênh mông nước
Nay toàn bộ vùng đất dự phòng mở rộng xung quanh sân bay đã bị đô thị hóa: đường Hồ Văn Huê, Bạch Đằng, Trường Sơn, Phổ Quang, Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám v.v… trước kia đều là doanh trại quân đội nay nhà cửa mọc lên, hệ thống thoát nước bị bóp cổ, sân bay phải ngập thôi, còn xây sân golf trong sân, nay chỉ còn 1.500 ha, thế thì sao không ngập.
- Bê tông hóa: thành phố không còn chỗ nào thoát nước nữa, nhà bê tông, đường bê tông, vỉa hè bê tông, vỉa hè đá hoa cương.
- Cây xanh:Hà Nội, Sài Gòn xưa đi trên máy bay nhìn xuống cứ tưởng công viên, không thấy nhà cửa đường xá đâu (toàn cây). Bản thân cây xanh giữ nước, rễ cây cũng giữ nước, đất dưới cây xanh thoát nước; chặt hết cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi để thay vào đó là những cây bằng cái que thì phải chịu thôi.
- Mưa:Sài Gòn diện tích 2.000 km2, tôi chỉ lấy khu trung tâm 225 km2 thôi, nếu mưa 10 cm xuống diện tích đó, thì tức là đã có 225.000.000 (vâng 225 triệu) mét khối nước đổ xuống, tức là 225 triệu tấn nước đổ xuống (tương đương thủy điện Sông Bung vừa rồi vỡ cửa đập!!!), mà mưa hôm 26/9 là 20 cm – gấp đôi số trên.
- Cao độ công trình:Các thành phố lớn chưa quyết được cao độ là bao nhiêu thì chịu được bão và triều cường cấp 3, mạnh ai nấy làm, công trình sau cao hơn công trình trước thì sẽ đổ về nơi thấp hơn.
- Nước ngầm: Các nhà máy bia, nước ngọt, nước khoáng, sắt thép, dệt may, da giày tiêu thụ hàng tỷ mét khối nước ngầm, thế thì mỗi năm Hà Nội Sài Gòn phải lún. Mỗi năm lún 2 cm, một nhiệm kỳ 10 cm, nhưng vài nhiệm kỳ là sải tay rồi!
- Một vấn đề cũng nóng bỏng:Đó là thủy điện, mỗi khi khánh thành thủy điện ta thường nói, đã trị thủy được sông…, từ nay vùng… sẽ không còn thiếu nước, vì mưa lũ thì sẽ giữ nước lại ở thủy điện, mùa khô sẽ cấp nước. Trong khi thực tế, thủy điện mưa là xả lũ, vỡ đập, mùa khô hồ chứa nước dưới mức nước chết, đó là chưa kể đôi lúc còn thay đổi dòng chảy của nước.
Đó là 8 lý do các quan chức VN “tài tình, sáng tạo” đã làm nên Hà Lội và Sài Gòn thành sông khi mùa mưa tới. Biết đến bao giờ hay không bao giờ thay đổi được đây. Chắc chắn không thể thay đổi trừ khi xóa sổ hết nhà cửa lập một thành phố khác.
Lúc đó Sài Gòn chết và Hà Nội cũng tiêu luôn. Tội của các quan lớn lắm còn lưu tuyền mãi trong lịch sử dân tộc.
Văn Quang
Nhận ra ân huệ Chúa ban
Nhận ra ân huệ Chúa ban
Tác giả: Lm Trần Ngà
(Suy niệm Tin mừng Luca (17, 11-19) trích đọc vào Chúa nhật 28 thường niên năm C)
Vào thời Chúa Giê-su rao giảng Tin mừng tại Do-thái, bệnh phong hủi là căn bệnh khủng khiếp vô phương chữa trị. Người bệnh bị cách ly khỏi gia đình, làng mạc nên phải sống trong những nơi vắng vẻ, cô tịch. Cuộc sống còn tệ hơn cái chết.
May thay, có mười người phong tốt số được gặp Chúa Giê-su và được Ngài cứu chữa lành bệnh. Họ chỉ cần đến gặp các tư tế để kiểm tra trước khi được phép về đoàn tụ với gia đình, họ hàng, làng xóm.
Khi được chữa lành khỏi chứng bệnh khủng khiếp như thế và được phép về đoàn tụ với những người thân yêu… họ vui mừng hân hoan như kẻ chết sống lại. Ấy vậy mà trong mười người được chữa lành, chỉ có một người ngoại bang biết quay lại cám ơn Chúa Giê-su đã cứu chữa mình, còn chín người kia thì không!
Nhận được hồng ân lớn lao như thế mà không biết tạ ơn thì thật là những người vô ơn, bạc nghĩa rất đáng trách.
Tuy nhiên, chúng ta hãy nhìn lại mình, xem chúng ta thuộc thành phần nào trong hai thành phần trên đây? Là người biết tạ ơn vì những hồng ân mình lãnh nhận hay là vô ơn như chín người phong được chữa lành.
Tôi thuộc hạng người nào?
Một chén cơm ta ăn hằng ngày là thành quả của bao nhiêu lao công vất vả của rất nhiều người: Người nông dân phải bỏ công để chọn giống lúa tốt, phải thận trọng ủ giống mất một hai ngày, phải cày, bừa, trục, trạc… cho mặt ruộng sẵn sàng đón nhận những hạt giống gieo… Một khi đã gieo hạt xuống rồi, phải ngăn ngừa chim trời hay chuột đồng phá hại những hạt lúa mới nhú mầm, tiếp theo là cung cấp đầy đủ phân và nước cho lúa lớn lên, lo diệt côn trùng bảo vệ lúa… đến mùa thì lo thu hoạch, phơi phóng rồi nhập lúa vào kho.
Khi muốn chế biến lúa thành gạo thì phải lo xay xát, sàng sảy, rồi mới có thể đưa sản phẩm ra thị trường.
Để cho những hạt gạo đó biến thành cơm ngon thì người nội trợ lại phải tốn công nấu dọn cho người nhà ăn.
Như thế, mỗi chén cơm là một ân huệ Chúa ban, được kết tinh bởi vô vàn mồ hôi, lao nhọc, công sức của bao người. Vậy mà khi hưởng dùng chén cơm đó, có bao giờ chúng ta biết tạ ơn Chúa, tạ ơn những người đã chịu cực nhọc vất vả để cung ứng cho ta chén cơm đó chưa? Nếu ai chưa tạ ơn thì thuộc về nhóm chín người vô ơn trên đây rồi.
Người mẹ cưu mang con 9 tháng 10 ngày với bao ưu tư, khắc khoải. Khi đủ ngày đầy tháng, mẹ sinh con trong đau đớn và âu lo. Khi con chào đời, mẹ ấp ủ con với tất cả tấm lòng thương mến, canh chừng con khi con ngủ cũng như con chơi, bồn chồn lo âu khi con gặp hoạn nạn, thức trắng đêm bên giường khi con đau ốm, lo cho con từng miếng ăn, từng tấm áo, lao động gian lao vất vả đêm ngày để liệu cho con học thành tài… Đến khi con trưởng thành thì lo gầy dựng gia đình cho con…
Kể sao xiết công ơn của cha mẹ đối với con cái mình. Nhưng thử hỏi được bao nhiêu người nhận biết công ơn cha mẹ để đền ơn đáp nghĩa cho cân? Nếu ai quên thì thuộc về thành phần chín người phong hủi vong ân.
Bước sang lĩnh vực tâm linh, Chúa Giê-su tuy là Ngôi hai Thiên Chúa cao cả vô song, đã chấp nhận hạ mình xuống thế làm người phàm, gánh lấy tội lỗi muôn dân và hy sinh chịu khổ nạn, chịu chết đau thương để đền tội thay cho muôn người, chết thay cho nhân loại và nhờ đó, Ngài cứu muôn dân khỏi chết và mở cửa cho họ vào cõi trời vinh hiển. Vậy mà có được bao nhiêu người nhận biết hồng ân vô cùng cao quý đó đó để cảm tạ, tri ân? Nếu ai chưa cảm tạ hồng ân thì thuộc vào hàng ngũ chín người phong vô ân bạc nghĩa.
Khi chúng ta trợ giúp ai đó vài ba lần liên tiếp mà lần nào người nhận cũng quay đi không một tiếng cám ơn, thì chắc chắn lần sau, chúng ta không tiếp tục trợ giúp hạng người đó nữa, vì người vô ơn như thế thì không đáng được trợ giúp.
Vậy thì khi chúng ta nhận được vô vàn ơn phúc Thiên Chúa ban trong từng phút, từng giây mỗi ngày, mà không biết tạ ơn Thiên Chúa thì chúng ta cũng chẳng xứng đáng để được Ngài ban ơn thêm.
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa ban cho chúng con vô vàn hồng ân không thể nào kể xiết. Xin giúp mỗi người chúng con nhận ra hồng ân vô giá Chúa ban và không ngớt dâng lời tạ ơn Chúa với tất cả tấm lòng yêu mến.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Tin mừng Luca 17, 11-19
11 Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê.12 Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa13 và kêu lớn tiếng: “Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi! “14 Thấy vậy, Đức Giê-su bảo họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế.” Đang khi đi thì họ được sạch.15 Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa.16 Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri.17 Đức Giê-su mới nói: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu?18 Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này? “.19 Rồi Người nói với anh ta: “Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.”
Tác giả: Lm Trần Ngà
Kinh hoàng SÀI GÒN CHÌM TRONG BIỂN NƯỚC
httpv://www.youtube.com/watch?v=8fwx8NwFNfc&feature=youtu.be
Kinh hoàng SÀI GÒN CHÌM TRONG BIỂN NƯỚC | Bến Bình Đông, Bến Mễ Cốc, Bến Phú Định Quận 8 Sài Gòn
Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển
Phan Thị Hồng
Tác giả: Du Tử Lê
Tập Thơ Du Tử Lê
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Đời lưu vong không cả một ngôi mồ
Vùi đất lạ thịt xương e khó rã
Hồn không đi sao trở lại quê nhà
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
Bên kia biển là quê hương tôi đó
Rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
Cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
Biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
Những năm trước bao người ngon miệng cá
Thì sá gì thêm một xác cong queo
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Cho tôi về gặp lại các con tôi
Cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
Từ những mắt đã buồn hơn bóng tối
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
Ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)
Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
Đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn.
Du Tử Lê
12-77
