NGẠO MẠN VÀ LỲ LỢM

No photo description available.
Image may contain: 1 person, selfie, closeup and text
Image may contain: one or more people, people standing, shoes, child and outdoor
Van Pham

Thơ THÁI BÁ TÂN

NGẠO MẠN VÀ LỲ LỢM

Nếu chính quyền tử tế,
Vĩ đại và vinh quang,
Thì phải gạt nước mắt
Mà xin lỗi đàng hoàng.

Xin lỗi trước thế giới
Rằng công dân nước mình
Chết thảm, làm chấn động
Cả nhân loại văn minh.

Rồi tự nhận trách nhiệm
Để xẩy ra việc này.
Rồi, lại gạt nước mắt,
Để quốc tang mấy ngày.

Thủ tướng Anh lên tiếng:
“Tôi tan nát cõi lòng”.
Đức Giáo Hoàng lên tiếng.
Lãnh đạo ta thì không.

Vì sao? Thì đã nói,
Cộng sản là bậc thầy
Ngạo mạn và lỳ lợm
Cả xưa và cả nay.

Làm việc thiện

Làm việc thiện

Hẳn nhiều người sẽ nghĩ, làm việc thiện thì có liên quan gì đến việc chữa lành vết thương lòng? Tôi đang đau khổ vì mất người thân, tôi đang đau khổ vì thất bại trong công việc, tôi đau khổ vì gia đình ly tán, làm sao có tâm trạng để làm từ thiện chứ? Chỉ muốn vùi đầu vào nỗi đau và biến mất trong cõi đời này để đừng phải chịu sự dằn vặt đau đớn trong tâm

Có một câu chuyện thế này. Một làng nọ ai cũng có nhiều nỗi bất hạnh. Một ngày, Phật bảo mọi người hãy ghi nỗi bất hạnh của mình vào 1 tờ giấy và bỏ chúng vào một cái thùng. Sau đó, Phật bảo toàn dân làng hãy trộn cái thùng lên và mỗi người hãy lấy từ trong đó ra một nỗi bất hạnh. Nghĩa là giờ đây, người này cầm lấy nỗi bất hạnh của người khác và Phật hỏi họ có cam tâm đổi bất hạnh của mình lấy bất hạnh của người khác hay không. Cả làng hầu như chết lặng và ai cũng cảm thấy rằng nỗi bất hạnh của mình thực sự không bằng nỗi bất hạnh của người khác. Làm thế nào để đổi lấy nỗi đau mất cái chân với nỗi đau mù đôi mắt? Làm thế nào để đổi lấy nỗi đau nghèo khổ với việc phải gồng gánh nuôi cả một gia đình đang bệnh tật đói nghèo? Làm thế nào để đổi lấy nỗi đau mất con với nỗi đau cả đời không sinh đẻ được?

Nỗi đau của mình mình tưởng là tột cùng đau khổ, nhưng thực ra nó vẫn chưa là gì so với người khác. Chính vì vậy, hãy thực hành làm việc thiện, để mang nỗi đau chan hòa, chia sẻ nỗi đau với những người khác và tìm thấy niềm vui an lạc trong cuộc sống của mình. Lấy niềm vui khắc chế nỗi đau, ấy cũng là cách chữa lành vết thương nhiệm màu nhất vậy

Bích Nguyện

From: TU-PHUNG

‘Rừng Calais’ – trại người nhập cư chờ cơ hội vào Anh

Kimtrong Lam shared a link.

INS.TAPCHIHOAKY.COM
Tại các trại tạm trú ngoại ô thành phố Calais, di dân sẵn sàng chi hàng nghìn euro cho kẻ buôn người hoặc tự mạo hiểm vượt biển sang Anh. Khi thời hạn của thỏa thuận Brexit ngày càng gần, nhiều di dân càng bất chấp mạo hiểm bởi họ …

TỪ CÁI CHẾT CỦA 39 “THÙNG NHÂN”

BÙI CHÍ VINH

TỪ CÁI CHẾT CỦA 39 “THÙNG NHÂN”

Việt Nam bắt đầu trả luật nhân quả từng ngày
Sự im lặng của bầy cừu bất hạnh
39 “thùng nhân” Hà Tĩnh, Nghệ An chết trong xe container đông lạnh
Cô bé Trà My không thở được nữa rồi

Không phải trại tập trung người Do Thái ở Thế chiến thứ 2 nhưng cái cách lìa đời
Đều cùng mẫu số chung là trong phòng hơi ngạt
Cũng không phải bây giờ mới vàng tan ngọc nát
Mà ngay từ sau biến cố 1975 người đã biến thành cừu

Thủ tướng Anh đau lòng trước 39 người xấu số muốn nhập cư
Rằng “đây là thảm trạng không thể hình dung khiến tim tôi tan nát”
Vậy mà ngay chính quê hương các nạn nhân, có kẻ cầm quyền gào như hát:
“Việt Nam là một quốc gia đáng sống tuyệt vời”

Đáng sống nên người miền Nam “oversea” chết trên biển ngậm ngùi
Hôm nay tiếp tục người miền Bắc không ngừng vượt biên mất tích
Tội nghiệp 39 oan hồn chết lưu vong vì khai man quốc tịch
Quốc tịch China thay quốc tịch Tiên Rồng

Vậy mà bọn tay sai bán nước nỡ gào lên “Việt Nam đáng sống”
Đáng sống cái gì khi bán rẻ đất cha ông !

26-10-2019
BCV

Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: night and fire
Image may contain: 2 people, people sitting, night and fire

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thế Quỳ

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thế Quỳ

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

Riêng tôi, tôi không ngớt ngạc nhiên: Sao tự dưng họ lại đâm hèn đến vậy?

Nguyễn Hưng Quốc

Sức khoẻ tinh thần của tôi tương đối bình thường và ổn định. Chỉ “tương đối” thế thôi vì đôi khi tôi hay bị buồn ngang, nhất là sau những giấc ngủ muộn màng, chợt mở mắt và thấy mình đang trơ trọi ở một nơi hoàn toàn xa lạ. Chán viết, lười đọc, bạn không, rượu cạn nhưng thay vì khoác áo đi kiếm thêm vài chai thì tôi chỉ nằm lắng nghe đám học sinh (ở ngôi trường tiểu học kề bên nhà trọ) hò hát – dù chả hiểu chi. Hoá ra trẻ con của nước Cambodia cũng hay được dậy dỗ hát hò y như mình, lúc còn thơ ấu.

Những bài hát mà chúng tôi được học, cách đây hơn nửa thế kỷ, không hề có trong chương trình của Bộ Quốc Gia Giáo Dục ở miền Nam. Tất cả đều hoàn toàn do ngẫu hứng của thầy cô. Do đó, ca từ không có lời nào nhắc đến râu (dài) tóc (bạc) của bất cứ vị lãnh tụ nào ráo trọi mà thường thì chỉ liên quan đến những con vật ngây ngô (và quen thuộc) trong đời sống hằng ngày:

  • Em có nuôi một con chó, trông nó to như con bò. Sáng nó kêu gấu, gấu, gấu…
  • Kìa đàn vịt bơi dưới ao hồ. Thằng bờm xờm vác cây đuổi đánh. A ha ha nó kêu quác quạc quác quạc …
  • Hai chú gà con đi chơi với nhau. Chú che cái dù, chú đội mũ trên đầu …

Thảng hoặc, cũng có những bản hùng ca:

  • Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng, giống Lạc Hồng, giống anh hùng Nam Bắc Trung …

Hay:

  • Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!
    Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển…

Chúng tôi thích ca bè. Nửa lớp bên này:

  • Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?

Nửa lớp còn lại hét lên:

  • Quyết chiến!

Rồi đổi bên:

  • Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?

Bên kia lại gào lên:

  • Hy sinh!

Chúng tôi thích hò hét và gào thét (“quyết chiến” – “hy sinh”) chơi cho vui, chứ chả đứa nào hiểu rõ nghĩa của những cụm từ (“sơn hà nguy biến” – “biên thùy rung chuyển”) nghiêm trọng đến thế. Thế mà hơn nửa thế kỷ đã qua. Thằng nhỏ năm xưa (nay) đã thành một ông già sắp bước vào tuổi thất tuần. Nhiều chiều nó nằm cô quạnh trong một căn nhà trọ – ở một góc trời buồn – hát nho nhỏ (“Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? Quyết chiến”) chỉ cho chính mình nghe, rồi không dưng mà muốn trào nước mắt!

Lấy cái con bà gì ra để chiến?

Hơn 10 năm trước, vào ngày 24 tháng 7 năm 2009, trong buổi tọa đàm Biển Đông & Hải Đảo Việt Nam nhà văn Nguyên Ngọc đã nói đến “sức mạnh của nhân dân” như là yếu tố quan trọng nhất trước hiểm hoạ ngoại xâm. Hai hôm sau, ông Hà Sĩ Phu cũng long trọng khẳng định: “Chân lý muôn đời là chỉ có Dân mới cứu được nước.”

Nay, qúi vị thức giả trong và ngoài nước, cũng vẫn đang loanh quanh với chuyện lòng dân và thế nước. Lòng dân hiện tại ra sao?

Xin hãy nghe đôi lời tâm sự của một người dân vừa rời bỏ quê hương, và nhất quyết sẽ không ngoảnh đầu nhìn lại:

Tôi đi vì tương lai của con trai tôi, thằng Tí Hớn.

Khi Tí Hớn sinh ra trong bệnh viện, tôi phải trải qua cảnh hối lộ cho bác sĩ tiền, người ta nói rất thẳng phải bồi dưỡng ca này, kíp kia ngần này, ngần kia.

Là dân giang hồ, tôi từng hối lộ cho công an nhiều lần. Khi sinh con ra, tôi phải hối lộ cho bác sĩ. Như một thói quen, chuyện hối lộ trở thành bình thường trong xã hội Việt Nam, nó bình thường đến nỗi tôi thấy nó là việc tự nhiên không có gì đáng phải nghĩ về nó cả. Những người nhận hối lộ ấy, họ cũng phải hối lộ cấp trên của họ để làm việc được chỗ ấy. Để cho họ yên tâm làm việc phục vụ mình, đóng góp cùng với họ để họ có vị trí ấy yên ổn thì có gì đâu.

Nhưng rồi một ngày không lâu sau khi Tí Hớn ra đời, tôi nhận ra rằng, nếu con tôi lớn lên trong một xã hội mà những nghề cao quý như công an, nhà giáo, bác sĩ lại thản nhiên đòi tiền hối lộ như thế , con tôi sẽ sống thế nào. Tôi có phải dạy nó rằng chuyện hối lộ như vậy là điều bình thường không ? Bạn nghĩ xem, một đất nước mà đầy rẫy những kẻ dối trá từ y tế, hành pháp, giáo dục và cả tôn giáo nữa, tôi có nên để cho con mình ở đó không ? (Người Buôn Gió. “Đầu Không Ngoảnh Lại.” Dân Luận – 07/10/2019).

Ảnh: internet

Quan niệm cá nhân của một blogger (vốn là một thị dân) về đất nước, tất nhiên, không thể tiêu biểu cho cả một dân tộc mà đại đa số sống ở nông thôn. Những nông phu (đội sương nắng bên bờ ruộng sâu/vài ngàn năm đứng trên đất nghèo) không mấy ai có ý nghĩ rời bỏ quê cha đất tổ. Họ sống ra sao?

54 năm qua, những người nông dân không một ngày ngừng cày cuốc, gieo trồng với tất cả những đức tính cần cù trên cánh đồng của họ. Họ đã lao động không hề than thở, họ đã hy sinh không hề than thở. Nhưng sau 54 năm, họ ngẩng đầu lên nhìn lại con đường của họ đã đi. Và họ kinh hãi nhận ra: họ đã đang đi theo một vòng tròn. Họ đang có nguy cơ trở lại điểm xuất phát… Tôi mang cảm giác người nông dân bị bỏ mặc và trở nên bơ vơ trên cánh đồng đầy nắng mưa, bão gió. (Nguyễn Quang Thiều. “Thư Của Đứa Con Những Người Nông Dân.” Vietnamnet – 26/06/2009).

Má ơi, nếu họ được “bỏ mặc trên những cánh đồng đầy nắng mưa” để “cần cù cầy cuốc gieo trồng” thì may mắn và quí hoá biết chừng nào. Từ thưở lập quốc đến nay, nông dân Việt Nam có bao giờ dám than thở hay mong mỏi điều gì khác nữa đâu. Chỉ sợ họ lại bị bắt xỉa xói đấu đá lẫn nhau cho đến chết, rồi vào hợp tác xã (thay trời làm mưa, nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài) nay buộc trồng lúa thần kỳ, mai buộc trồng cây cao lương … – những nông phẩm mà sản lượng chỉ thu hoạch được … trên đài và báo!

Chưa hết:

Chiều 18-1-2011, khi điều khiển phiên họp toàn thể của Đại hội Đảng lần thứ XI biểu quyết lựa chọn giữa “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” và “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”, ông Nguyễn Phú Trọng hứa với Đại hội “thiểu số sẽ phục tùng đa số”. Nhưng, tháng 5-2012, Ban Chấp hành Trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư vẫn quyết định duy trì “chế độ công hữu” với đất đai, “tư liệu sản xuất” quan trọng nhất.” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

Từ đó, Việt Nam trở nên một “cường quốc của dân oan.” Giới người này vật vạ, la lết, lang thang, vất vưởng trên khắp mọi nẻo đường đất nước hoặc “co dúm thút thít” trong mảnh đất (còn lại) mà diện tích chỉ đủ dựng một túp lều, kỳ dư đã bị thu hồi với giá đền bù “mỗi m2 bằng giá một… cốc bia” – theo như ghi nhận của blogger Đào Tuấn.

Ảnh: internet

Sẽ có bao nhiêu người dân ở Lộc Hưng, Văn Giang, Dương Nội, Long An, Cần Thơ, Đồng Nai, Dak Nong … sẵn sàng “hy sinh” mạng sống khi “sơn hà nguy biến” hay “biên thùy rung chuyển”?

Lòng dân đã vậy. Thế nước thì sao ?

G.S Tương Lai buông thõng, vỏn vẹn, chỉ có hai từ ngắn gọn nhưng hoàn toàn chính xác:

– Chông chênh!

Chủ trương, đường lối, chính sách nhất quán và xuyên suốt là “đi dây” mà không “chông chênh” thì mới là chuyện lạ. Thế nước thì chông chênh, quốc khố thì trống rỗng, dù “mỗi quả trứng gà phải cõng đến 14 loại thuế phí.” Giới lãnh đạo bất tài, phân hoá, ngu dốt và tham lam vô độ … nên phải quỳ xuống cắt biển và dâng đất để giữ lấy thân (cùng của cải) là hệ quả tất yếu. Dân Việt làm sao thoát Trung, nếu không tiên quyết (và cương quyết) thoát khỏi cái đám Cộng Sản gian tà này.

Tha thứ cho người khác là bạn đang giải thoát cho chính mình

 

Anh ta bơi tiếp, cố hết sức hướng về phía bờ. Rồi anh ta nhìn thấy một người khác bơi thuyền lại gần. Ðó là cô em gái. Cô em gái quăng một chiếc phao về phía anh ta và bảo: “Anh dùng phao đi!”. Nhưng nhớ lại rất nhiều lần cô em gái hỗn hào ương bướng cãi lời mình, anh ta lắc đầu và xua tay.

tha thứ, bài học cuộc sống
(Ảnh minh họa/Shutterstock)

Sau những nỗ lực lớn lao, cuối cùng anh ta cũng vào được đến bờ. Anh ta nằm vật ra trên bãi cát ướt, sự mệt mỏi làm đầu óc trở nên lơ mơ, còn chân tay thì không cử động nổi. Một đám đông người tụ tập quanh anh ta. Khuôn mặt nào anh ta cũng thấy quen. Ðó là gia đình, họ hàng, bè bạn của anh. Người thì muốn đưa anh vào bệnh viện, người thì muốn đốt lửa, người thì muốn lấy bộ quần áo khô và khăn cho anh lau… Nhưng cứ khi mỗi người định làm gì, anh ta lại nhớ lại những khi con người đó đối xử không tốt với mình. Và “Không, cảm ơn” – Anh ta lại nói – “Cứ kệ tôi”. Anh gượng đứng dậy, quần áo ướt sũng, dính đầy cát, chân tay rã rời, mệt mỏi đi xa đám đông.

Sau khi liên tục nằm mơ thấy giấc mơ đó trong vòng vài đêm, anh ta liền đi hỏi bà, người duy nhất chưa bao giờ làm gì không tốt với anh, và người mà anh tin tưởng sẽ không bao giờ làm gì không tốt với anh cả.

– Bà không phải là người biết ý nghĩa của những giấc mơ – bà anh nói – Nhưng bà nghĩ cháu đang giữ trong đầu quá nhiều bực bội và hằn học.

– Bực bội ư? Hằn học ư? Không thể thế được! – Anh ta kêu lên – Nếu có thì cháu phải cảm thấy chứ!

Bà của anh ngồi yên và bình tĩnh đáp :

– Những cố gắng của cháu và hồ nước trong giấc mơ chính là những gì cháu đang phải cố gắng trong tâm trí cháu. Cháu cần sự giúp đỡ, cháu muốn được quan tâm, nhưng cháu thấy không ai đủ tốt cho cháu tin tưởng. Cháu đã bơi được tới bờ một lần, nhưng còn những lần khác thì sao? Sự tha thứ không phải là những điều mà chúng ta làm cho người khác, mà chúng ta làm cho chính chúng ta đấy thôi. Vì khi chúng ta không tha thứ, có phải là chúng ta đã xây dựng trong tâm trí mình những bực bội và tức giận ngày càng lớn đó không?

Có một câu nói: “Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn”.

(Sưu tầm)

 Ghi thêm của người đọc:Thánh Phero hỏi Chúa Giêsu: Con có phải tha thứ 7 lần không? Chúa bảo: Phải tha thứ 70 lần 7. Nghĩa là tha thứ mãi mãi. Xin tha nợ chúng con cũng như chúng con tha kẻ có nợ chúng con.

M.TRITHUCVN.NET

Tha thứ: 1 người cứ luôn luôn bị tỉnh dậy vào buổi đêm, vì 1 giấc mơ cứ lặp đi lặp lại. Anh thấy mình bơi trong một cái hồ, bơi giỏi như một vận động viên

VÌ SAO EM TÔI CHẾT?…

Image may contain: 1 person, smiling, text

Lm Trần Chính Trực is with Trần Chính Trực at Lm Jos Trần Chính Trực.

VÌ SAO EM TÔI CHẾT?…

(Bài viết rất giá trị, nên đọc)

 

(Cao Gia An, SJ – CTV Vatican News)

Tôi viết cho em những dòng tâm sự này bằng đôi tay hãy còn run rẩy vì xúc động. Tôi không biết em là ai. Nhưng lòng tôi quặn đau và thổn thức. Như những cảnh sát của quận Essex khi mở cửa thùng xe đông lạnh và chứng kiến đến 39 xác người. Họ gục xuống trong tiếng nấc khi còn chưa kịp xác định những người bị nạn là ai. Như những công dân vô danh của thành phố Luân Đôn lặng lẽ đốt lên ngọn nến tưởng niệm. Họ thật lòng bày tỏ sự tiếc thương và đau xót cho những nạn nhân còn chưa xác định được căn tính và quốc tịch.

Văn hoá Châu Âu là vậy đó em. Họ thật sự còn có những trái tim biết rung trước. Rồi sau đó cái đầu mới bắt đầu đặt ra những câu hỏi hay-dở, khôn-dại, đúng-sai…

Em là ai?

Suốt mấy ngày nay tấm hình và bức ảnh chụp tin nhắn của em liên tục xuất hiện trên trang nhất của những tờ báo lớn nhất nước Anh và cả Châu Âu. Em có một ánh mắt biết nói, một gương mặt dễ nhìn. Vành tai em cài một bông hoa sứ trắng. Người Châu Âu bàn luận: em có một gương mặt thiên thần, nhưng sao lại phải gánh chịu một số phận khắc nghiệt đến vậy?
Tôi sợ rằng sự khắc nghiệt ấy không chỉ là số phận của riêng em.

Tôi sợ rằng những thiên thần phải gánh chịu đoạ đày đã trở thành số phận khắc nghiệt của rất nhiều người trẻ Việt ngày nay.

Tôi không biết em là ai, nhưng trong câu chuyện của em tôi gặp lại câu chuyện của nhiều bạn trẻ mà tôi đã từng gặp gỡ. Gặp nhau trên xứ lạ. Chúng tôi đều là những kẻ tha hương. Có những người mới gặp tôi, chưa kịp nói gì thì đã khóc. Lý do chỉ đơn giản thế này thôi: lâu lắm rồi con mới được nghe lại tiếng Việt!

Có lần tôi giảng tĩnh tâm cho một nhóm người Việt. Nhóm tĩnh tâm ấy có nhiều bạn trẻ. Nhờ họ mà cuộc tĩnh tâm của tôi có màu sắc rộn ràng và vui tươi hơn. Đêm cuối của cuộc tĩnh tâm, chúng tôi ngồi lại bên nhau ôm đàn guitar và hát say sưa. Tự nhiên một bạn lên tiếng: mai là phải chia tay rồi… Vậy là cả nhóm lặng ngắt. Chẳng còn ai hát nổi. Họ tiếc những giây phút thanh thản và bình an của cuộc tĩnh tâm. Nhưng quan trọng hơn, tôi biết, họ sợ cuộc sống phía trước. Tĩnh tâm kết thúc nghĩa là họ lại phải trở lại đối diện với cuộc sống thực tế của họ. Họ sợ ngày mai…

Nhiều người trong số họ đang sống cuộc sống của người nhập cư bất hợp pháp. Chẳng giấy tờ tuỳ thân. Chẳng một ai thân thích. Chẳng được hưởng một quyền lợi gì. Ai cũng có thể bắt nạt và chèn ép họ được. Bất cứ lúc nào họ cũng có thể bị bắt và bị trục xuất.

Ngày mai họ lại đi cày. Người nào có nghề một chút, may mắn một chút, thì được làm đầu bếp. Một ngày quần quật hơn mười tiếng đồng hồ với củi lửa và dầu mỡ. Người nào chưa có tay nghề, mà may mắn, thì vẫn tìm được việc dọn dẹp bếp núc rửa chén rửa bát. Có người làm việc lúc nhà hàng đã đóng cửa tắt đèn. Một mình họ dưới tầng hầm làm việc từ khuya đến sáng sớm, chuẩn bị cắt gọt rau quả và mọi thứ sẵn sàng cho đầu bếp nấu nướng trong ngày mới. Cũng có những người chấp nhận chui xuống hầm sâu hơn nữa, ở đó cả vài tháng không trồi lên mặt đất. Để chong đèn trồng cây thuốc phiện. Những người khác, ít may mắn hơn, thì sẵn sàng làm đủ thứ nghề… Nghề nào cũng có nguy cơ bị bóc lột. Bởi có ai bảo vệ họ đâu! Họ có tư cách gì để mà lên tiếng hay đòi hỏi đâu!

Không phải không có những người đã vẽ ra trong đầu hành trình tự đóng mình vào container, buông mình theo một chuyến xe hàng nào đó, để tìm một cơ hội tốt hơn ở một đất nước khác hơn. Nhưng liệu có nơi nào tốt hơn cho những người như họ?

Dù sao thì họ vẫn phải tiếp tục cuộc sống của mình. Một cuộc sống không có gì cả. Miễn sao có thể có tiền. Miễn sao cuối tháng có chút gì đó gởi về cho gia đình.

Có lúc họ mở lòng tâm sự: cuộc sống nơi này khó khăn quá, không như con tưởng…

Tôi biết nói sao với họ đây, về cuộc sống mà họ đang sống? Tôi có thể làm gì cho họ đây, ở nơi mà họ từng ngỡ là đất hứa? Là đất hứa hay là vùng đất chết?

Tìm về miền đất chết

Em và 38 người khác chấp nhận chui vào containers. Để người ta đóng gói mình như đóng những kiện hàng và gởi đi. Những “kiện hàng đông lạnh” được phát hiện trên đất Anh, tại công viên thuộc khu công nghiệp Waterglade, Thị Trấn Grays, cách thành phố Luân Đôn 40km về hướng Đông Bắc. Cảnh sát Anh cho rằng những “kiện hàng” này đỗ bến sau khuya ngày 22 và đầu ngày 23 tháng 10. Hầu chắc những “kiện hàng” này đến đất Anh theo chuyến phà Clementine đi từ cảng Zeebrugge của Vương Quốc Bỉ, băng qua vùng Kênh Anh Quốc, và đỗ vào bến cảng Purfleet trên sông Thames. Tên của chuyến phà nghe như một sự châm biếm đau lòng: Clementine là một từ gốc Latinh, có nghĩa là khoan dung, độ lượng, nhân từ. Tên ấy lại được đặt cho một chuyến phà tàn khốc.

Trong số 39 xác người, có 31 người nam và 8 người nữ. Không ai muốn nhận mình có dính dáng đến họ. Em chết trong cơn lạnh. Nhưng sau cái chết của em vẫn còn những cơn lạnh khác, xuất phát tự lòng người, khiến cho những con người có trái tim không thể không thổn thức.

Đã có những nhận xét nhẫn tâm thế này: “Ai biểu chê nước mình nghèo, ham tiền, vượt biên, chết cũng đáng!”, “nhập cư lậu đi trồng cần, cho đáng”, “nhà có nghèo gì đâu, có ô tô đàng hoàng, còn xài hàng hiệu chek-in đủ nơi…”. Người mình với nhau còn như vậy, thì đâu lạ gì trước phản ứng phủi tay của những người khác.

Khi chiếc xe tải chở hàng được xác định có xuất xứ từ Bungary, chính phủ Bungary vội vàng đính chính: từ khi xuất xưởng đến giờ, chiếc xe này chưa bao giờ quay lại nơi sản xuất một lần nào!

Tài xế xe tải được xác định là một cậu trai trẻ người Bắc Ai-len. Hai ngày sau, thêm 3 người Bắc Ai-len nữa bị tình nghi có liên can đến vụ việc buôn người. Trước tin họ bị bắt giữ để thẩm vấn, chính phủ Bắc Ai-len từ chối lên tiếng.

Chiếc xe chở hàng được xác định thuộc về công ty vận tải GTR. Sau khi thông tin cho cảnh sát về hành trình của chuyến xe, luật sư của công ty tranh thủ nhắn nhủ thêm: đây là xe cho thuê, công ty chúng tôi chẳng liên quan gì đến chuyện này!

Khi thông tin ban đầu tiết lộ rằng 39 người bị nạn có thể là người Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc lập tức lớn tiếng phản đối: còn quá sớm để có thể xác định về quốc tịch và nguồn gốc của các nạn nhân! Lãnh sự quán của Trung Quốc ở Anh còn mạnh miệng: cần phải tìm cho rõ thông tin đích thực về quốc tịch của những người này! Họ phát biểu như thể họ đã biết chắc mọi chuyện…

Ai cũng sợ dính trách nhiệm vào những “kiện hàng đông lạnh” này.

Tệ hơn, người ta còn sợ mất mặt và xấu hổ nếu nạn nhân trong những kiện hàng ấy là công dân thuộc nước mình. Những “kiện hàng đông lạnh” ấy chừng như đã trở thành mối hoạ oan nghiệt mà ai cũng muốn xa lánh.

Cho đến khi trên mạng xã hội của Việt Nam xuất hiện tin về một người bố đi tìm con gái. Mọi người xót xa chia sẻ đoạn tin nhắn tuyệt mệnh của em. Tin nhắn được gởi đi vào lúc 4:28 đầu ngày 23 theo giờ Việt Nam, nghĩa là lúc 10:28 cuối ngày 22 theo giờ Anh. Hình như chuyến phà Clementine chưa kịp đỗ bến thì em đã không còn cầm cự được. Tin nhắn của em khởi đầu và kết thúc bằng lời xin lỗi bố mẹ. Em nhận ra con đường đi nước ngoài đã không thành. Em thấy trước cái chết của mình vì không thở được. Xen kẽ trong đoạn tin nhắn là dòng địa chỉ của gia đình, như thông điệp em muốn lưu lại để người ta còn biết em là ai…

Con xin lỗi bố mẹ

Không muốn khoét sâu vào nỗi đau, nhưng tôi sợ rằng em đã chết không nhắm mắt. Trước khi ra đi, em để lại lời xin lỗi. Báo chí Châu Âu không hiểu em xin lỗi chuyện gì. Nhưng trái tim của một người Châu Á đọc là hiểu liền em ạ. Chữ hiếu đạo đã bám rễ sâu trong lòng em. Em ra đi không phải chỉ để tìm cuộc sống cho riêng mình, nhưng còn để làm điều gì đó cho gia đình của mình nữa. Tôi đã gặp rất nhiều bạn trẻ chọn lựa như em. Họ là những người được sinh ra, lớn lên, khắc sâu trong lòng mình chữ đạo chữ hiếu. Họ đi làm ăn xa, bán đi cái quê hương xứ ở trong lòng mình, bán đi cả tuổi xuân của mình, bán luôn bao nhiêu là ước vọng của riêng mình. Họ tìm cách ra đi, đau đáu với khát vọng đổi đời và ước mơ mang về phồn vinh no ấm cho gia đình. Họ thấy có lỗi khi để gia đình mình thua thiệt và không bằng người.
Em xin lỗi vì thấy mình thất bại. Em xin lỗi vì món nợ mình để lại cho gia đình. Có người nào ra đi như em mà không mắc nợ đâu, phải không? Phải cầm cố nhà cửa, vườn tược, đất đai. Phải vay nợ trả lãi. Phải vét cạn những gì mình có… Em như một khoảng đầu tư của cả gia đình em. Vậy nên một khi đã ra đi, ít người nào dám nghĩ chuyện quay đầu trở lại. Quay trở lại là thất bại. Thất bại bao giờ cũng đi liền với mặc cảm có lỗi.

Lời xin lỗi của em được lặp đi lặp lại cùng với lời yêu thương dành cho bố mẹ. Em xin lỗi, nhưng tôi vẫn tin rằng nói cho cùng đó đâu phải là lỗi của em. Nói cho cùng, trong thảm trạng xảy ra cho em, và cho nhiều người trẻ khác nữa, có thật sự em là người có lỗi không? Ai mới thật sự là người cần phải xin lỗi?
Con đường đi nước ngoài không thành
Cụm từ “đi nước ngoài” hình như chưa bao giờ đánh mất sức hấp dẫn với người Việt mình, nhất là những người trẻ ngày nay. Người mình nhìn “nước ngoài”, dù là Âu hay Mỹ, hay ở cả một số nước phát triển của Châu Á, như là biểu tượng của giàu có và văn minh. Nói ra hay không nói ra, “nước ngoài” vẫn cứ lung linh như một vùng đất hứa.

Có thể đúng em ạ. Nếu em là người chí thú học hành và có khả năng thật sự, em có thể mở ra được nhiều cánh cửa ở “nước ngoài” lắm. Có thể có nhiều đảm bảo cho tương lai và sự nghiệp của em lắm.

Nhưng có mấy người trong giới trẻ hiện nay muốn đi một con đường dài? Có mấy người trẻ ra đi và cưu mang một mục đích gì đó khác hơn là việc kiếm tiền?

Những người đi “nước ngoài” về thường bóng loáng và sang chảnh với cái danh Việt Kiều. Họ được nhìn như biểu tượng của thành công. Có mấy ai trong số họ kể lại cho em nghe những khổ cực mà họ thật sự đã trải qua? Có mấy ai dám thật lòng khơi lại những kỳ thị và phân biệt, những ấm ức và tủi hổ, những kém cỏi và thất bại… mà nhiều người Châu Á da vàng phải hứng chịu trên đất “nước ngoài”?

Muốn đường tắt và làm giàu theo kiểu “mì ăn liền” thì “nước ngoài” khổ lắm em ạ! Lại hàm chứa bao nhiêu là nguy cơ nữa. “Nước ngoài” đâu phải là một mỏ vàng có sẵn để ai cũng có thể đến và muốn đào bao nhiêu thì đào. Những người “nước ngoài” cũng đâu có ngu đến độ để cho người khác tự do vào nhà họ và lấy đi cơ hội của họ. Càng ngày an ninh của họ càng xiết chặt. Những thủ tục giấy tờ càng phức tạp. Càng ngày họ càng phát huy kỹ năng từ chối tiếp nhận người nhập cư cách đầy lịch sự nhưng cũng đầy dứt khoát và lạnh lùng.

Đã có nhiều người đi nước ngoài không thành.
Đã có nhiều thảm cảnh đau lòng.
Đã có vô số những chuyện thương tâm xảy ra.
Nhưng ánh hào quang của “nước ngoài” chừng như chưa bao giờ tắt trong lòng rất nhiều người.

Không phải tôi đang phán xét đâu em ạ. Vì biết đâu tôi sai. Biết đâu em, cũng như nhiều người trẻ khác, bị hút bởi “nước ngoài” đơn giản chỉ vì ở “nước trong” không còn đường nào khác để đi.

Biết đâu vì em không còn tương lai nào khác để mà hy vọng…
Con chết vì không thở được
Đọc đoạn tin nhắn của em, có người đau quá, đã thốt lên thế này:
“Mẹ ơi, con khó thở
Con đang chết… mẹ ơi…
Tổ Quốc ơi, người Việt
Đang chết ở xứ người.
Tổ Quốc ơi, hãy hỏi
Vì sao nhiều đồng bào
Phải mất tiền để chết
Xin hãy hỏi: vì sao?
(Thơ TBT)

Không chỉ mất tiền để chết, những nạn nhân như em đã chết trong căn tính của một quốc tịch khác. Không phải tự nhiên mà ngay từ đầu cảnh sát Anh loan tin rằng toàn bộ nạn nhân là người Trung Quốc. Để đặt chân vào Châu Âu, nhóm của em đã theo đường dây môi giới từ phía Trung Quốc. Mọi người đều được cấp cho giấy tờ giả là người Trung Quốc… Họ sẵn sàng mang em đi. Họ gói em lại như một gói hàng. Họ cấp cho em một chút không khí vừa đủ để thở và một chút nhiệt vừa đủ để sinh tồn. Đó là trong trường hợp mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Còn nếu không? Đố ai lần ra được họ là ai!…
Báo chí Châu Âu không hiểu được tại sao em và những người bạn của em lại chấp nhận chui vào container. Sao mà thở được! – họ nói. Chẳng lẽ hoàn cảnh sống của người Việt nghèo đến độ phải liều lĩnh vậy sao? – họ thắc mắc. Họ còn bình phẩm: em ra đi như chơi một canh bạc, và thua bằng chính mạng sống của mình. Còn một câu hỏi nữa, có lẽ vì lịch sự họ không thốt ra thôi, nhưng tôi đọc thấy trong mắt họ và trong những ám chỉ của họ: Chẳng lẽ sinh mạng của người Việt lại rẻ đến vậy sao?
Hình như mọi người đều muốn hỏi em câu này: này em hỡi, con đường em đi đó đúng hay sao em? Tôi biết, họ sẽ chẳng tìm được câu trả lời đâu. Vì có đúng hay sai, với em bây giờ chẳng còn ích gì nữa. Câu trả lời cần thiết phải nằm ở nơi những người còn đang sống, nhất là những người trẻ đã, đang, và, biết đâu, sẽ còn chọn lựa như em.

Em ra đi để tìm một hơi thở mới cho mình và cho gia đình. Em và những người bạn của em đã chấp nhận nín nhịn một thời gian, trong một container chật hẹp và lạnh lẽo, với hy vọng rằng một ngày nào đó mình thật sự được tự do hít thở. Nhưng em lại không nghĩ ra được rằng nín thở lâu quá sẽ làm người ta chết. Container chật hẹp quá sẽ làm người ta chết. Lạnh quá sẽ làm người ta chết…

Tôi hãi sợ khi mường tượng ra hình ảnh còn nhiều người, rất nhiều người, đang sống thu mình trong những container chật hẹp và lạnh cóng, ngoi ngóp với lượng nhiệt và không khí ít ỏi, mà không nhận ra mình đang chết.
Tôi sợ rằng cái chết đầy bi kịch của em chỉ là biểu thị hữu hình của nhiều cái chết vô hình mòn mỏi khác. Tôi sợ rằng trong cơn khó thở của em, có bóng dáng của cả một thế hệ và một dân tộc đang sống qua những tháng ngày rất khó thở.

ĐỌC THÊM

Thảm kịch 39 người chết trên đường di cư và những dấu chấm hỏi

27/10/2019

Quê nhà yêu dấu

Xen kẽ trong tin nhắn của em là những dòng địa chỉ quê nhà. Tôi tin rằng đó không chỉ đơn giản là những dòng tin em muốn nhắn cho bố mẹ mình. Đó là những dòng địa chỉ trong tim em, một con người đang thấy cái chết ngay trước mắt. Đó là dòng sứ điệp em để lại để người ta còn biết em là ai. Em đã ra đi như một người khác: nhập cư bất hợp pháp và phải mang lấy quốc tịch khác. Nhưng em muốn được trở về là em, khi đã thất bại và tuyệt vọng. Dòng địa chỉ của em bao hàm tất cả: một quê hương xứ sở, một gốc gác cội nguồn, một gia đình yêu thương, và tất cả những gì quý giá nhất trong cuộc đời làm người của em.

Em ạ,

Em không phải là người đầu tiên, và có lẽ cũng không phải là người cuối cùng, trong số những người con phải lìa bỏ quê hương mình để đi tìm đường sống. Em không phải là người duy nhất mang trong lòng mình món nợ quê hương và gia đình. Món nợ ấy quý lắm, vì có thể trở thành động lực, thành nguồn sống, và nguồn sức mạnh cho người ta đi tới. Đã có những người thành công. Họ xây dựng cuộc sống trên chính khả năng và nhân phẩm của mình. Họ chấp nhận đi một con đường dài, để những cam go và cực khổ của cuộc sống làm nên giá trị của đời họ. Họ đã đứng thẳng ngẩng đầu mà đi. Họ đường đường chính chính dương danh người Việt trên xứ lạ quê người.

Sai lầm là khi món nợ ấy bị biến thành gánh nặng và áp lực, khiến người ta phải chấp nhận trả bằng mọi giá. Sai lầm nằm ở cả một hệ thống chỉ dạy người ta kiếm tiền bằng mọi cách, nhưng không dạy được người ta sống với những giá trị và nhân phẩm con người. Sai lầm nằm trong ý thức hệ rằng con người chỉ là vật chất và thuần là phương tiện sản xuất, đến độ sinh mạng của con người bị đánh đồng và có thể đem đi đánh đổi với những lợi ích được tính bằng của cải vật chất. Chính những người ủng hộ và quảng bá ý thức hệ sai lầm ấy, chính những người ra sức xây dựng và củng cố hệ thống phi nhân ấy, mới là những kẻ cần phải cúi đầu xin lỗi trước em và trước quê hương đất nước này.

Tôi thắp lên một nén hương, cầu nguyện cho linh hồn em và những người thọ nạn.
Tôi cầu mong những bạn trẻ của tôi học được từ thất bại của em nhiều bài học quý giá. Để lời xin lỗi và tấm lòng của em với gia đình và quê hương sẽ không ra vô ích.

Tôi cầu nguyện, để cái chết của em là một cú tát làm thức tỉnh lương tâm nhiều người.

Dublin, 27.10.2019

27 tháng mười 2019, 14:11

Người Việt Nam chạy trốn

Người Việt Nam chạy trốn
Từ khi nào, vì đâu?
Vì cộng sản Nga Tàu
Như một bày quỷ đỏ
Lúc vô hình như gió
Lúc hiện hình ác nhân

Sau 1 9 7 5
Người Việt phải vượt biên
Như người tù vượt ngục
Thoát nanh vuốt búa liềm

Vượt biển, thuyền mong mong
Dù bão tố, hải tặc
“Dù làm mồi nuôi cá
Hay má phải nuôi con”
Dù ngồi tù nhiều lần…
Dù bỏ nhà mặt phố…
Vẫn nhất quyết phải đi

Nay con đường lao nô
Thêm một con đường thoát
Và con đường du học
Đào thoát nhẹ nhàng hơn
Rồi con đường hôn nhân
Thoát mau mau kẻo trễ

Nhiều kẻ tụng Mác Lê
Cướp được do thể chế
Cũng sợ búa, sợ liềm
Thoát nhờ đông hồ tệ

Có lối thoát sang chảnh
Đi nhờ hẳn chuyên cơ

Nhiều người Việt bí kế
Thoát theo đường buôn người
Bao hiểm nguy rình rập
Mất mạng, tiền cũng tiêu
….
Trăm ngàn lối chạy trốn
Đi khỏi xứ thiên đường
“Xứ dân chủ vận lần
Đang thời kỳ rực rỡ”

Vì sao lại như thế?
Như cái tát thẳng tay
Vào mặt lũ cuồng cộng
Chỉ lừa dối là hay…

Ba mươi chín mạng người
Trong cái “công” giá lạnh
“Chết vì không thở được”
Chết vì phải chạy trốn
Trốn vì mất tự do…
Như Ba Chín linh hồn
Cất tiếng nói trong mơ
Tự do hay là chết?

TB, SG 28/10/2019

Image may contain: 2 people, text
Image may contain: 1 person, night
Image may contain: 4 people, outdoor
Image may contain: 4 people

THẢM KỊCH 39 NGƯỜI CHẾT TRÊN ĐƯỜNG DI CƯ VÀ NHỮNG DẤU CHẤM HỎI

Image may contain: 2 people, people smiling, flower and plant

Lm Trần Chính Trực is with Trần Chính Trực at Lm Jos Trần Chính Trực.

THẢM KỊCH 39 NGƯỜI CHẾT TRÊN ĐƯỜNG DI CƯ VÀ NHỮNG DẤU CHẤM HỎI

– Khắc Bá, SJ

Dù chưa có kết luận chính thức của cơ quan điều tra, nhưng diễn tiến và các thông tin đang cho thấy rằng các nạn nhân của thảm hoạ 39 di dân chết trong container hầu chắc là người Việt Nam.

Trước mỗi biến cố đau thương, có lẽ điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm là thinh lặng để cảm nhận sự mất mát, cầu nguyện cho nạn nhân, và nhất là hiệp thông với nỗi đau của những thân nhân họ. Tuy nhiên, những thảm kịch thư thế này luôn chứa đựng một tiếng kêu gào mạnh mẽ đối với bất cứ ai còn nhạy bén với lương tâm của mình, thúc đẩy ta truy vấn về trách nhiệm liên đới, và đặt ra những câu hỏi cho toàn xã hội. Vì thế, dù biết việc viết lách phân tích lúc này chưa hẳn là điều nên làm, vì nhiều khi con chữ không thích hợp trước một nỗi đau, nhưng người viết vẫn mạo muội chia sẻ những suy nghĩ mình trong tư cách là một người đồng loại và đặc biệt là đồng bào.

Các em mang những gì khi ra đi?

Các nạn nhân, những người còn rất trẻ, ra đi từ miền đất Miền Trung khắc nghiệt về điều kiện tự nhiên, nơi đất đá khô cằn, và thiên tai ghé thăm thường kỳ. Cái nghèo của mảnh đất này đã nung nấu những ý chí vượt khó và cả những giấc mộng đổi đời, không phải chỉ từ thế hệ của các em, mà đã truyền đời từ tinh thần của ông bà cha mẹ để lại. Vì thế, các em đã phải mang vác trên những đôi vai còn nhỏ bé những ước mơ cùng sự trăn trở của cha mẹ, của anh chị em mình. Có những mong ước rất giản dị như để cải thiện tài chính cho gia đình, có tiền cho các em ăn học. Có những mong ước tự nhiên theo tư duy của người thôn quê chân chất, như ‘xây căn nhà lớn lớn cho bằng người ta’. Và cũng có những dự tính đường xa như tìm cách định cư ở một đất nước đảm bảo tương lai tươi sáng hơn.

Hành trang của các em chứa nhiều ước mơ và khao khát, nhưng lại thiếu hụt vốn liếng giáo dục và tầm nhìn cuộc sống. Ba từ ‘đi nước ngoài’ đã phủ sóng môi trường lớn lên nơi miền quê các em. Ở đó, nếu được hỏi ‘ước mong của con là gì?’, một em bé sẽ trả lời: ‘con mong được lớn nhanh để đi nước ngoài như các anh chị trong xóm!’ Nếu hỏi phụ huynh: ‘tại sao để con cái nghỉ học sớm?’, nhiều người sẽ trả lời: ‘học nhiều có được ích gì đâu; rồi cũng có kiếm được việc đâu! Dành tiền cho tụi nó đi nước ngoài làm còn hơn!’.

Các em mang nơi tâm trí mình những hình ảnh lung linh về một cuộc sống giàu sang nơi đất khách quê người, và một viễn tượng làm công dân của một đất nước tươi đẹp, dân chủ và hiện đại. Nét oai vệ của những vị Việt Kiều về thăm quê đã hút hồn các em; và các hình ảnh xinh đẹp, khoẻ mạnh từ những bạn bè đã qua được ngoại quốc khiến các em trầm trồ mỗi khi lên mạng xã hội. Nó thật sự quá đối nghịch với hình ảnh hiện tại của quê nhà và viễn tượng tương lai của đất nước này.

Ai đã xếp ‘hành trang’ của các em?

Nói cho cùng, di cư là một hiện tượng rất tự nhiên của con người, theo quy luật ‘đất lành chim đậu’. Vì thế, rất khó trách móc hay đổ hết tội lỗi cho những đường dây đưa người đi, vì có cầu ắt có cung. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là có những vùng đất đang không lành, hoặc được nhìn là không lành. Vì thế, điều chúng ta cần trăn trở là về ‘cầu’: tại sao các em bất chấp hiểm nguy để ra đi? Ai đó có thể trách móc rằng tính vọng ngoại và sự thiếu hụt tri thức đã làm hại các em. Nhưng ai đã xếp vào hành trang các em những điều đó?

Xét trên thực tế, những miền quê nghèo chưa khi nào thực sự trở thành trọng tâm của các chính sách kinh tế và phúc lợi xã hội. Chữ ‘lợi nhuận’ đã đẩy mọi ưu tiên trong các chính sách và chương trình phát triển kinh tế dành cho những vùng có sẵn các ưu thế vốn có, như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực có trình độ, vv. Vì thế, người dân ở quê nghèo không thể thấy một khả năng cạnh tranh khả quan nào dành cho con em của mình ở thị trường việc làm trong nước; và sự bất bình đẳng cơ hội này có khả năng ngày một tăng cao. Vì vậy, di cư ra nước ngoài, nơi sức lao động phổ thông được trả xứng đáng, dường như là hướng đi duy nhất mà họ có thể nhìn thấy.

Vốn hành trang của các em cũng chỉ ra rằng hệ thống giáo dục của chúng ta đang thất bại trong sứ mạng căn bản của nó. Nếu một nền giáo dục khiến cho người dân chỉ nhìn thấy ích lợi của nó ở khía cạnh kinh tế, thì rõ ràng nền giáo dục đó đã trở nên lệch lạc! Thiết tưởng, điểm căn bản của giáo dục phải nằm ở khả năng khai sáng của nó, tức giúp con người có khả năng biện phân những giá trị mang tính nhân văn của cuộc sống, và đưa ra những lựa chọn phù hợp với các giá trị đó.

Hơn nữa, cũng đừng vội kết luận rằng vấn đề là do các em và gia đình đã có những tầm nhìn ảo tưởng và lệch lạc về đời sống ở ngoại quốc. Vấn đề căn bản không phải ở chỗ ảo ảnh của họ về đời sống ngoại quốc, dù điều này là có thật, mà là cảm nhận của họ về sự bấp bênh cho đời sống tương lai nếu họ ở lại trong nước. Nếu chân thành với nhau, chúng ta không thể chối bỏ thực tế này: hiện nay, suy nghĩ và cảm nhận của người dân nói chung về đất nước đang ở mức rất ảm đạm. Tất cả những yếu tố tiêu cực như mức độ ô nhiễm (khiến cho bệnh tật gia tăng, nhất là ung thư), giáo dục yếu kém, nợ công tăng cao, tham nhũng tràn lan, vv., đang làm cho dân chúng cảm giác về một tương lai bếp bênh. Vấn đề nghiêm trọng tới mức người dân không còn cảm thấy mình phải có trách nhiệm xây dựng, cải tạo đất nước nữa, vì họ không cảm giác về khả thể thay đổi của nó. Vì thế, nhiều người hiện nay đã không còn coi đất nước này là “mẹ”; và khi không còn cảm thức thuộc về người mẹ, họ chẳng còn tâm tình gắn bó cách sống chết với quê hương nữa. Chúng ta có thể gọi đó là hiện tượng bi quan tập thể, nhưng không phải là thứ bi quan phi lý. Vì thế, khi diễn ra tâm lý ‘chạy trốn’ quê nhà, tìm về vùng đất mới – dù chưa hẳn nơi mới thật sự tốt lành hơn – thì trách nhiệm chính không phải ở phía những người dân thôn dã này, mà là của xã hội, vì đã không tạo được một môi trường tin cậy cho công chúng. Người dân có sự khôn ngoan của họ! Nếu tầng lớp khá giả còn cảm nhận được tính không an toàn cho tương lai, mà bằng chứng là đa phần đều cho con định cư ở ngoại quốc nếu có điều kiện, thì tầng lớp dân nghèo càng có cảm thức này mạnh hơn khi họ ý thức về những thiệt thòi và cơ hội cạnh tranh nhỏ bé của con cái mình.

Như một lời tưởng niệm

Hẳn tất cả mọi người dân Việt Nam đều đang xót xa và đau đớn trước biến cố đau thương này. Chẳng ai muốn một điều như vậy diễn ra. Chúng ta cũng chẳng thể trách móc hay đổ lỗi cho một nhóm hay một cá nhân cụ thể nào. Tuy nhiên, để những người trẻ ra đi với hành trang như nói trên là điều mà cả xã hội này phải chịu trách nhiệm. Có thể chúng ta chưa tìm ra những giải đáp tức thì cho những băn khoăn mà tiếng nói lương tâm mình thúc đẩy trước thảm kịch này, nhưng chúng ta phải khắc ghi và trăn trở với những nhắc nhở đó. Phía sau mỗi thân phận di dân là cả một câu chuyện dài; và chúng ta phải lắng nghe, tìm hiểu và suy nghĩ về chúng, nhất là khi những người chết đã không còn cơ hội kể ra câu chuyện đời mình.

Những lời cuối mà cô gái trẻ Phạm Thị Trà My nhắn tin là, “con xin lỗi bố mẹ nhiều. Con đường đi nước ngoài không thành. Con chết vì không thở được.” Có thể nói, em là đại diện tiêu biểu cho những bạn trẻ đang bất chấp tính mạng để vượt biên vào vùng đất hứa. Cho tận những giây phút cuối cùng của cuộc đời, em vẫn là một con người rất Việt Nam, mang nơi mình đặc tính hiếu thảo đặc trưng của dân tộc. Em xin lỗi bố mẹ, còn đất nước này nợ em một lời xin lỗi!

Khắc Bá, SJ – TNV Vatican News

Nguồn: https://www.vaticannews.va/…/tham-kich-39-nguoi-chet-tren-d…

MỘT TRÁI TIM BẰNG THỊT

MỘT TRÁI TIM BẰNG THỊT

 Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương, OP

Lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu đã biến đổi trái tim tê liệt của tôi trong một nhà nguyện của bệnh viện.

Một bảng hiệu đơn sơ với tên gọi là “Nhà thờ Thánh Thể” được dán trên một cánh cửa gỗ ngay hành lang bệnh viện nơi tôi làm việc như là trợ lý bác sĩ.  Mặc dù tôi là một người Công giáo chính thống, nhưng tôi không hề chú ý tới nó trong nhiều tháng trời.

Tôi làm việc ở Khoa Cấp cứu, và tôi có thói quen đi làm sớm, uống một ly cà phê trước khi bắt đầu công việc.  Tôi không cố tình tránh bước vào nhà nguyện, nhưng sâu bên trong tôi sợ bị người khác nhìn thấy tôi đang cầu nguyện trong một nơi không thánh thiêng.  Tôi sợ phải giải thích và có thể phải bảo vệ niềm tin tôn giáo của mình.  Tôi đã không quan tâm đến việc làm chứng cho Chúa Kitô, và với lý do đó cho phép tôi phớt lờ bước vào nhà nguyện, thay vào đó đi thẳng tới nơi uống cà phê.

Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian, tôi cảm thấy khó chịu về sự tê liệt ngày càng tăng mà tôi cảm thấy.  Bệnh nhân của tôi đã trải qua những thảm kịch như ung thư, sẩy thai hoặc lạm dụng thể chất, nhưng tôi không thể khiến bản thân cảm thấy phiền muộn cho họ.  Một ngày nọ, tôi đi xưng tội và nói với vị linh mục về việc này.  Nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, ngài nói với tôi rằng có lẽ tôi đã được gọi là Chúa Kitô cho các bệnh nhân của tôi theo một cách âm thầm nào đó.  Tôi tự nghĩ: Chắc chắn, Chúa Kitô sẽ cảm nhận nỗi đau của mỗi người và cố gắng làm giảm bớt nỗi đau ấy – về mặt thể lý cũng như cảm xúc.

Chúa Giêsu với Người Bệnh.  Trong vài tuần kế tiếp, tôi cầu nguyện về cách Chúa Giêsu đáp ứng với bệnh tật, sự buồn bã và bạo lực.  Trong mắt tôi, tôi thấy Người đang đi trên đường phố với những đám đông đang quây quần xung quanh Người.  Người biết những gì đang xảy ra trong lòng mỗi người, tốt và xấu.  Người biết tội lỗi của họ và Người biết rằng chính Người một ngày nào đó sẽ vượt qua họ.  Cách tôi hình dung ra điều đó, có một biển vô tận của bệnh tật và thương tích tất cả xung quanh Chúa Giêsu.  Vô số người bệnh gọi Người.  Chúa Giêsu biết không có cách nào tốt hơn là đi vào trái tim của ai đó hơn là qua sự chữa lành thể xác.  Vì vậy, Người đã đặt tay trên họ, cầu nguyện cho họ, chữa lành thể xác họ và tha thứ tội lỗi cho họ.  Người ban cho họ được cảm nếm trước sự phục sinh thể xác của họ và cho họ thấy rằng Người muốn họ được bình an và được chữa lành trong mọi chiều kích của cuộc đời họ.

Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói, “Tôi thấy Giáo Hội như một bệnh viện dã chiến sau trận chiến.  Thật vô dụng khi hỏi một người bị thương nặng không biết anh ta có bị cholesterol cao…  Bạn phải chữa lành vết thương của anh ta.  Sau đó chúng ta có thể nói về mọi thứ khác”.

Ngay cả khi tôi thực hiện những kết nối này trong lời cầu nguyện, tôi vẫn không cảm thấy có nhiều thay đổi trong công việc.  Sự hỗn loạn của “trận chiến” hàng ngày tại bệnh viện khiến tôi khó tập trung vào những vết thương của bất kỳ cá nhân nào.  Tất cả những gì tôi có thể thấy là sự chiến đấu xung quanh tôi.

Phía Sau Cánh Cửa Gỗ.  Rồi một ngày, tôi đến nhận ca sớm và không có gì để làm.  Khi tôi đi qua cánh cửa gỗ ở hành lang, dấu hiệu nhà nguyện thu hút sự chú ý của tôi.  Có lẽ do Chúa Thánh Thần thúc đẩy, tôi quyết định đi vào bên trong.  Tôi mở cửa và thấy một nhà tạm vàng trên một chiếc bàn nhỏ.  Bên cạnh đó là bức ảnh Chúa Thương Xót với những lời “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa” và một tấm ảnh của Đức Mẹ.  Một cây nến điện chạy bằng pin cho thấy sự hiện diện của Chúa chúng ta vì ngọn lửa thật bị cấm trong bệnh viện.

Khi tôi ngồi và bắt đầu cầu nguyện với Kinh Mân Côi, tôi nghĩ về việc căn phòng nhỏ này đã được biến thành một nhà nguyện.  Bị che khuất trong một hành lang bệnh viện, nó biểu lộ sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô, Vua của các vị vua, Chúa trời và đất.  Và tôi là người duy nhất ở trong phòng với Người!

Trước khi tôi đến đó, Chúa Giêsu ở trong phòng một mình – một vị Vua cầm quyền trên một ngai vàng mà không có ai trong tòa.  Bên ngoài cửa tôi nghe mọi người thảo luận về kế hoạch cuối tuần và những rắc rối với đồng nghiệp.  Tôi nghe tiếng còi xe cứu thương và tiếng rít của xe lăn điện.  Hành lang rất bận rộn, và những người trong đó bận rộn với cuộc sống của chính họ.

Vị “Vua bị Quên lãng”.  Tôi bắt đầu dừng lại trong nhà nguyện để cầu nguyện trước và sau mỗi ca làm việc.  Một lần, một người đàn ông mở cửa, thấy mình lầm phòng, anh ta nhanh chóng rời đi.  Tôi không thấy ai khác cố tình vào.  Tôi bắt đầu tự hỏi tại sao.  Trong một bệnh viện đầy bệnh tật thể xác và tâm thần, nghiện ngập, những ảnh hưởng lâu dài của chiến tranh và bạo lực, vô gia cư và bị bỏ rơi, tại sao tôi — hoặc bất kỳ ai khác — không đến thăm Chúa chúng ta?  Cứ như thể Chúa là một vị Vua bị lãng quên, cầm quyền trên một ngai vàng bị bỏ qua.

Hôm nay, cũng giống như khi đi vòng quanh Galilee, Chúa Giêsu đang được người ta cần đến rất nhiều.  Hai nghìn năm trước, mọi người đã xô đẩy Chúa trên đường phố với hy vọng Chúa ban cho phép lạ.  Tôi thường nghĩ về người phụ nữ bị bệnh xuất huyết chỉ muốn chạm vào Chúa.  Bà biết bằng cách nào đó Người sẽ chữa lành cho bà.  Bà đã mất niềm tin vào y học hiện đại trong thời của bà, nhưng bà vẫn tin vào sự chữa lành thần thánh.  Ở đây trong bệnh viện này, nó không khác nhiều lắm.  Có rất nhiều phiền não mà y học hiện đại tốt nhất không thể chữa lành được.  Nhưng Đức Kitô vẫn còn ở đây, sẵn sàng tặng ban nhưng không lòng thương xót có sức chữa lành.  Người chỉ đang đợi chúng ta đến với Người.

Trở Nên Giống Chúa Giêsu.  Khi tôi đến với Chúa Giêsu trong nhà nguyện, Người bắt đầu chữa lành trái tim tôi khỏi sự tê liệt đã bọc nó lâu nay.  Thời gian của tôi ở đó đã bắt đầu thay đổi cách tôi nhìn vai trò của mình như một nhà cung cấp dịch vụ y tế.  Thay vì chỉ làm giảm bớt các đau đớn về thể lý, tôi muốn cho bệnh nhân cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Kitô.

Điều này xảy ra theo những cách đơn giản: đặt ra cho một bức ảnh với một cậu bé có vết mổ mà tôi đã khâu và nghe những từ “cháu rất vui vì bác ở đây”; vui mừng với một người phụ nữ biết rằng cô đang mang thai – không chỉ bệnh tật – sau mười năm cố gắng thụ thai; nói với một người đàn ông lớn tuổi rằng chứng ho của bác ấy thực sự là do một khối u phổi ác tính, nhưng làm như vậy với lòng tốt dịu dàng.

Tôi đã nhận ra rằng cách tốt nhất để trở thành một sự hiện diện giống như Chúa Kitô là phải dành thời gian với Chúa Kitô trong việc cầu nguyện và trong sự Tôn Thờ.  Một khi tôi thực sự biết Chúa Giêsu, tôi thấy dễ dàng hơn để cho tình yêu của Người tỏa sáng qua tôi.

Alexander Lee, Washington DC.

Theo the Word Among us – The Issue June 2018
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương, OP

From: Langthangchieutim