Trái Tim Mặn Nồng

Trái Tim Mặn Nồng

(Hạnh Phúc Gia Đình)

 

Tuyết Mai

 

Sáng nay vì con gái lớn của chúng tôi bệnh sốt nên bị nghỉ ở nhà thêm một ngày nữa, thay vì cháu phải làm việc đến 12 tiếng đồng hồ nơi viện dưỡng lão.   Khi tôi nói cháu bị nghỉ có nghĩa là cháu rất khổ tâm để không được đi làm vì cháu không được tiếp xúc các ông bà mà họ quyến luyến và rất quý mến cháu, trong công việc cháu làm là giúp các ông bà sinh hoạt và chơi các trò chơi do cháu đề xướng ra.   Tôi là người mừng nhất vì được gần cháu, trò chuyện, dậy dỗ cháu thêm cách đối xử với người.

 

Lạ lùng nhất là trong gia đình chúng tôi hình như từ bố mẹ cho đến các em của cháu, ai cũng rất cần được gần gũi với cháu, tuy cháu không được mấy bình thường vì cháu có bệnh chậm phát triển loại nhẹ nhất.   Được gần cháu tôi bảo đảm ai cũng cảm thấy nhẹ nhõm trong tinh thần.   Sự vui vẻ yêu đời của cháu, nó như món quà bình an mà nó có thể trao cho bất cứ ai có cơ hội gặp cháu.   Cháu chẳng biết giận là gì mà luôn cười tươi như hoa bông bưởi.   Thật cháu chẳng biết làm gì có hữu ích ngoài tìm thời giờ cho mọi người.   Bạn cháu cần gặp cháu cũng ok., rủ cháu đi chơi cháu cũng ok., hỏi nhờ cháu làm việc thêm giờ cháu cũng ok., và một điều đặc biệt là không ai có thể giận cháu cho được.

 

Thì quý anh chị em hiểu cho rằng vợ chồng chúng tôi được có cháu đi cùng buổi sáng nay, chúng tôi rất hạnh phúc.   Thành thật mà nói vợ chồng chúng tôi bây giờ thì lúc nào cũng thấy mặt nhau, nên ông nhà tôi thường làm cho tôi bị dị ứng, bởi ông dưạ vào tôi đủ mọi điều.   Có cháu thì chúng tôi đỡ gây nhau, hay nói đúng hơn là để cho tôi bớt bẵn gắt với ông nhà tôi.   Cũng tội cho ông hiện giờ là những lúc ông cần đến tôi nhất thì tôi lại đẩy ổng ra xa.   Xa chừng nào thì tốt cho tôi chừng nấy.   Vì nói cho ngay tánh chịu đựng của tôi trong suốt 25 năm trời cũng gọi là quá đủ, tôi mà chịu đựng thêm nữa chắc đầu tôi sẽ bị đứt giây mà nằm liệt một chỗ thì chẳng những khổ cho chính tôi, mà khổ cho cả nhà nữa!.   Nên enough is enough!.

 

Về đến nhà tôi nghe tiếng mấy chị em chúng nó có vẻ ồn ào, song tôi nghe tiếng thằng con trai út của tôi, có vẻ nhùng nhằng và nói với chị lớn không được đàng hoàng.   Chẳng là vì cháu Bảo Hạnh (chị cả) nó để dành tóc cho thật dài đủ 12 inches để cho những chị em gái bị ung thư (cancer) trong nhà thương.   Để các chị em có bệnh ung thư này sẽ nhận được tóc rất thật của người cho.   Anh chị em cũng hiểu rằng các chị em gái này bị ung thư thì thường đầu bị trọc lóc không có tóc.   Mà để có nhận được một bộ tóc đẹp đẽ mượt mà này thường là phải ở danh sách chờ đợi và một bộ tóc ấy cần đến 8 lọn tóc; có nghĩa phải có được 8 người đem cho tóc của mình, thì mới làm thành được một cái đầu tóc cho các em nó đội.   Vì phải qua cái process tuyển chọn tóc, nên số tóc cũng bị bỏ đi rất nhiều.   Và vì tóc của cháu Bảo Hạnh không được dài lắm, cộng cháu bị dị ứng bởi tóc.   Hễ cọng tóc lỡ đụng vào mắt thì mắt cháu bị đỏ au ngay, mà bây giờ là vào hè, cháu chịu không nổi với tóc luôn bị cột.   Cột tóc thì cháu bị nhức đầu vì như tóc luôn bị túm.   Nên cháu quyết định đi cho ngay, sau khi cháu đã đo tóc và biết là sẽ đủ nếu cắt tóc thật sát.

 

Sau khi cắt tóc cháu đã xin phép bố mẹ cho được đi chơi với bạn và khi cháu về đến nhà thì chúng tôi đã đi ngủ nên chưa thấy tóc cháu ngắn ra làm sao, cho đến sáng ngày hôm nay.   Tóc cháu ngắn như gần sát với da đầu và như tóc của lính vậy!.   Sở dĩ thằng em của cháu có vẻ bất mãn với chị là vì chắc nó nghĩ rằng nó sẽ xấu hổ với chúng bạn nếu nó đứng gần chị nó khi có bạn bè của nó đến chơi nhà chăng?.   Tôi đã liền cắt đứt giòng tư tưởng không được tốt đẹp đó ngay trong trứng nước và tôi muốn thằng con trai tôi phải biết hãnh diện và nể trọng chị nó, khi chị hay bất cứ ai có Tấm Lòng Tốt và Bác Ái.

 

Mà quan trọng nhất là khi một con người có Trái Tim Tốt và có Lòng Bác Ái thì diện mạo của con người ấy, không còn là quan trọng nữa!.   Vì tất cả chỉ là bề ngoài và chỉ là cái vỏ với cái lớp sơn được tô điểm để che đậy cho sự xấu xa mối một bên trong cái miếng gỗ xấu mục ấy mà thôi!.   Tôi dậy con trai tôi cái Lòng Bác Ái mới là thiết yếu và quan trọng trong cuộc sống.   Cháu trả lời lại tôi rằng sự việc chị làm nó giống như con là trai mà đi mặc quần áo của phụ nữ để cổ võ cho nhóm người bị ung thư Vú vậy!.

 

Tôi cắt nghĩa cho thằng cháu trai tôi hiểu là hai sự việc nó có khác nhau nhiều lắm!.   Vì gái thời nay có thể mặc quần áo con trai và giống như con trai nhưng không phải là con trai, như chị chỉ là vì có tánh mạnh mẽ tom boy mà thôi!.   Còn con trai thì trái ngược không thể làm như vậy được! Nhưng tôi thiết nghĩ nếu để làm một việc thiện nguyện Tốt Lành thì điều mình muốn làm cho lý tưởng thì không có gì là sai trái cả!.   Vì ai cũng biết ý định và việc làm tốt của mình, không cần phải cắt nghĩa hay phân bua.  Cũng giống như vài trường tiểu học mà thỉnh thoảng chúng ta thấy mấy ông hiệu trưởng trường tổ chức gây quỹ cho trường, khi thành công thì các ông hứa mặc quần áo giả gái để chụp hình chung với chúng học trò.

 

Cháu tỏ lộ vẻ bất bình với tôi, ngồi thừ lừ một cục chẳng thưa chẳng thốt một lời.   Tôi không muốn cháu khinh dể chị của nó khi cả nhà đều thán phục việc làm tốt lành của chị cháu.   Tôi bảo thằng con dầu sao ý kiến của con cũng vẫn chỉ là một ý kiến chứ không nói dùm cho tất cả! Nên ý kiến của con đối với mẹ nó cũng không có giá trị.   Bố cháu thấy cái mặt xụ một đống của nó liền hỏi tôi, tôi ra dấu cho ông đừng hỏi thêm nữa!.   Một lát sau tôi cũng giả lả với cháu vì thấy sự im lặng của cháu hơi quá trớn và quá lâu.   Tuổi của cháu sợ là ở lứa tuổi rất khó dậy, như cái cây đã cứng, cần phải mềm dẻo để sự dậy dỗ mới có kết quả tốt đẹp.   Không nên sửa trị cứng rắn với chúng vì thường sẽ nhận kết quả ngược.   Đó là lý do tại sao chúng ta có chữ đôi Dậy Dỗ là vậy, có nghĩa vừa dậy vừa dỗ dành.

 

Sau khi tôi la cháu là không được nói chuyện với mẹ bằng cái giọng lớn tiếng như vậy! Cháu có vẻ cũng biết lỗi nhưng chờ mẹ lên tiếng mở lời trước, rồi sau đó nó đem bộ mặt biết lỗi ấy đến để làm hòa cùng mẹ.   Làm cha mẹ tôi chỉ muốn dậy dỗ các con đem trái tim và tình người để đối xử với mọi người.   Dẫu rằng đồng tiền cũng rất quan trọng trong cuộc sống, nhưng đi đâu chúng ta cũng nên đem trái tim của chúng ta ra trước thì sẽ bảo đảm nhận lại được những trái tim tốt lành tương tự.   Chứ đi đâu chúng ta cũng đem đồng tiền ra trước thì sợ rằng người có nhiều tiền hơn, sẽ khinh dể và làm nhục chúng ta đó!?.

 

Kế đến chúng tôi dậy các cháu là phải học hành để có bằng cấp mà sống với đời.   Trở thành người tốt, hữu dụng, và hữu ích cho chính mình và cho đời.   Không sống bám vào ai.   Không là gánh nặng cho gia đình và cho xã hội.   Vì chính mình không là gì thì đâu là khả năng để có thể lo và giúp đỡ cho ai khác???.

 

Có phải bài học Chúa dậy chúng ta là phải có Lòng Bác Ái thì Phép Lạ của Chúa mới thành Hiện Thực.   Như cậu bé có Lòng Bác Ái thì từ 5 chiếc bánh và 2 con cá, Chúa mới có thể làm Phép Lạ để nuôi được trên 5000 người ăn no nê, dư đầy, và thỏa thích mà còn thừa dư được 12 thúng đầy bánh vụn.   Amen.

 

 

** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

http://www.youtube.com/watch?v=snojFs7TkRg

(Nào Cùng Lên Đường)

Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

07-31-12

 

 

Chúa Ban Cho Chúng Con Hằng Ngày Dùng Đủ

Chúa Ban Cho Chúng Con Hằng Ngày Dùng Đủ
(CN 17 TN B)

 
Một trong các môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người”. Chúa Giêsu nói: “Cứ bảo người ta ngồi xuống”. Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. (Ga 6, 1-15).

Trong thời buổi càng văn minh càng tân tiến, con người ta hiện tại đã có thể phóng những phi thuyền lên mãi tận những hành tinh mãi tít xa, xa có thể mang về lại trái đất cho chúng ta những hình ảnh thật ngoạn mục, thật thích thú, thật khó mà tưởng tượng nổi khối óc của con người bây giờ.   Ấy thế mà có phải chúng ta càng lên được bao xa, thì chúng ta lại cảm thấy càng mất hút trong một vũ trụ bao la không có biên giới ấy!.   Cũng y như khi chúng ta có dịp xem được những phim ảnh phóng sự về chiều sâu của biển cả, của cả một đại dương thật sâu thẳm, mà cho đến ngày hôm nay, phương tiện cũng chưa cho chúng ta có quyền khai thác chiều sâu không có biên giới ấy của biển cả!.   Thế mới cho chúng ta biết quyền năng tác tạo vĩ đại của một Thiên Chúa vô cùng kỳ diệu của chúng ta.

Các nhà khoa học của mọi thời đại, dù có thông minh đến tận đâu, cũng chỉ mới có dùng chưa đến 10% chất xám của cả một khối óc mà Thiên Chúa đã ban cho họ, còn chúng ta thì sao?.    Như tôi đây, không biết có dùng được hết 5% chất xám hay không nữa! Nhưng tôi biết khả năng của tôi, thà thế mà tôi phải luôn cần đến sức mạnh của Thiên Chúa.   Thà thế mà tôi luôn bám và trụ trì trong nhà của Chúa tôi, để tôi có được nơi tựa nương thật vững vàng và vững chắc.   Tôi chỉ cầu Chúa ban cho tôi và gia đình hằng ngày dùng đủ, vì cơm bánh nuôi bụng tôi sao sánh ví cho bằng cơm bánh nuôi linh hồn và tâm linh của tôi là Lời Chúa, và Mình Máu Thánh Chúa chứ!?.

 

Vì cái bụng Chúa ban cho ta hễ biết đói thì nó đòi phải được ăn, là để nuôi sống thân xác hằng ngày của chúng ta, thì là cái lẽ đương nhiên Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta tất cả!.   Thật đầy đủ thật dư đầy những thực phẩm thiên nhiên, trong trời đất, chung quanh chúng ta, những gì là cần thiết Chúa đã ban cho nhưng không.   Như những con gia súc chúng ta nuôi được trong nhà, ngoài sân nhà, hay ngoài đồng ruộng.   Trái cây thì oằn nặng đầy dẫy ngoài sau vườn.   Cây cải cùng mọi thứ rau tươi cũng thật xanh um Chúa ban cho bốn mùa không mùa nào mà thiếu những cây, rau, trái, và cá thịt.   Nếu quả cuộc đời của chúng ta chỉ cần có bấy nhiêu, và chỉ có bấy nhiêu thôi! Thì thiết tưởng trên thế giới không có cái cảnh chết đói đến độ dẫn đưa anh chị em của chúng ta đến sự chết chóc, bệnh tật, và khổ nghèo.

Một trong các môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người”.   Ở đây tôi thực sự cảm phục và cảm mến tấm lòng của đứa bé trai.   Trong tay bé có được năm chiếc bánh lúa và hai con cá.   Ở đâu mà đứa bé trai này có được một tấm lòng như thế??.    Có phải vì đứa bé trai này xuất thân từ một gia đình mà gương mẫu của bé là cha mẹ của bé hay không?.

 

Chứ một đứa bé được lớn lên không người dậy dỗ, sống một cuộc sống bon chen, đua đòi, ngoài chợ đời, tranh dành và phải ăn cắp để nuôi thân, thì tôi không tin là có được tấm lòng như thế đâu!.    Nói thế không phải để tôi trách móc gì những đứa trẻ phải lớn lên ở chợ đời từ cái thuở được lọt lòng mẹ.   Nhưng tôi nói lên đây là để nhắc nhở những anh chị em trẻ, phải biết có trách nhiệm trên những gì mình làm, mà kết quả thì không cho ta một điều gì gọi là hữu ích, là lành mạnh, là thánh thiện, là an bình cả! Thưa có đúng không anh chị em?.    Ngay cả những bậc cha mẹ có được chứng dám rõ ràng trước mặt Thiên Chúa, linh mục, và toàn thể gia đình hai họ hai bên, cùng tất cả anh chị em bằng hữu nữa!.

Cuộc đời đã khó khăn bởi sự đòi hỏi của chúng ta nhiều, làm cho chúng ta lãng phí thật nhiều thời giờ mà tìm kiếm những sự vô bổ vô ích, đổ lên gia đình của chúng ta.   Vì mải mê tìm kiếm những vật chất để cung phụng trên thân thể lười biếng, thiếu trách nhiệm, yếu đuối, và tội lỗi của chúng ta.   Chúng ta đã vô tình xa lánh Chúa vì đến với Chúa chúng ta kiếm cớ là không có thời giờ dành cho Chúa.   Rồi thì chúng ta cố tình làm thêm giờ, chạy theo những xa hoa vật chất, mà bỏ bê gia đình của mình trong khi người chồng, con, mang tiếng là có vợ có mẹ đó chứ, nhưng sự thật chồng, con, chẳng mấy thấy mặt để mà lo cho được một miếng ăn đàng hoàng.   Mà không phải là hằng ngày đưa tiền cho chồng, con, để đến bữa ăn thì tự động mà đi kiếm gì ăn, cho nó khoẻ, vì vợ vì mẹ phải bôn ba đi kiếm tiền.

 

Tiền mà chúng ta để chúng làm chủ, thì bao nhiêu gọi là cho vừa, và rồi một ngày nào đó tất cả người thân của chúng ta lần lượt bỏ chúng ta ra đi không một lời từ giã, thưa có phải?.   Vì thế vô hình chung, chúng ta đã làm gương xấu cho con cái của chúng ta.   Nói láo với mọi người trước mặt chúng.   Làm chứng gian ngay trước mặt chúng.   Ăn lời ăn lãi, làm cân gian xảo, đồ giả bán giá thật.   Ăn gian nói dối và chửi lộn không ngớt trên chóp miệng của chúng ta.   Cho nên bài học của cậu bé có tấm lòng quảng đại không phải dễ tìm thấy ở thời buổi của ngày nay đâu!.   Không phải là không có nhưng thưa rất hiếm có thấy.

Thật là một điều phũ phàng thay! khi chúng ta có một cách sống chạy đua với dòng đời, khi mà điều kiện của một người cần phải có để mà có thể lập gia đình, để mà có thể có được bộ mặt với xã hội, để mà không bị khi dể, v.v…… Đàn ông con trai ở tuổi kiếm vợ thì cũng ít nhất phải có được cái bằng cấp kỹ sư, phải có công ăn việc làm vững chắc, phải có xe xịn, phải có khả năng mua được nhà, và còn phải có khả năng ở nhiều lãnh vực khác nữa!.    Còn những gì gọi là luân thường đạo lý thì thời nay coi như là cổ hũ lắm vậy!.

 

Nhà Thờ ngày nay cũng vắng bóng con cái Chúa nhiều lắm lắm!.   Một số trước đây đã làm biếng không thích đi nhà thờ nay kiếm cớ đổ lỗi cho kinh tế tuột dốc phải đi làm thêm giờ để kiếm thêm tiền.    Một số khác đã lấy lý do đổ lỗi cho các linh mục đã làm gương mù gương xấu cho Giáo Hội, vốn dĩ đàn chiên đã sẵn thiếu linh mục; những người giáo dân này chắc trước đây đi nhà thờ là để tìm đến những ông cha này chứ không phải là để đến với Chúa?.

Một số giới trẻ ngày nay đã thiếu đi rất nhiều những người lớn sống một cuộc đời gương mẫu ngay lành từ trong gia đình, ngoài xã hội, trong giáo hội, để hướng dẫn chúng đi ngay đường thẳng lối!.   Nhưng điều chính yếu nhất vẫn là sự sống mẫu mực sống gương mẫu trong một mái ấm gia đình, mà thời buổi ngày nay rất hiếm thấy.   Phần nhiều gia đình trên toàn thế giới đã có mức độ ly dị báo động đến thật đáng sợ.   Rồi thì những người đồng tình luyến ái, cũng đã sống một cách công khai với nhau.   Chẳng những thế mà có một vài tiểu bang bên Mỹ này đã đồng ý cho họ lấy nhau, và lại còn cho họ cái quyền được xin con nít về làm cha mẹ nuôi của chúng nữa chứ!.  Chúng ta thử tưởng tượng xem một gia đình như thế sao gọi là một gia đình Thánh Gia được chứ?.   Ôi thôi!  Thời buổi ngày nay vàng thau lẫn lộn …. hay được gọi là thời buổi của quỷ ma ra đời …. hay tận thế đang sắp sửa đến trên thế gian này mà không một ai tưởng và ngờ được hay sao?.

Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: “Thật ông này là Đấng tiên tri phải đến trong thế gian”. Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình.   Lại nữa, sao chúng ta không bắt chước đức tánh khiêm nhường của Thầy chí ái Giêsu của mình nhỉ?.    Sau khi Ngài làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi tất cả con cái của Ngài đang đói lả và không có chỗ có nơi để cho họ có thể tự túc mà lo cho họ miếng ăn được.    Ngài hiểu được rằng phép lạ Ngài đã làm, đã được chứng kiến, và đã nuôi ăn tất cả là 5000 người đàn ông, chưa kể đàn bà và con nít, lại còn hốt lại được bao nhiêu thùng bánh dư nữa!.

 

Những gì con người trần thế chúng ta tìm kiếm thì lẽ đương nhiên không thể nào giống được với những những gì cao cả của Thiên Chúa chúng ta.   Bởi đấy không phải là giá trị đích thực của Nước Trời.   Ai muốn làm lớn trên Nước Trời thì phải làm chức phận nhỏ bé nhất trên trần gian.  Ai đi theo tiền bạc và để chúng làm chủ thì sẽ mất linh hồn.    Chúa Giêsu là con một duy nhất của Thiên Chúa Cha trên Trời, mà Ngài đã còn không cần, thì bả phù hoa trên trần gian này có là gì cho Ngài chứ?.    Chúng ta thử suy nghĩ mà xem!.

Chúng ta thử tưởng tượng mà xem bản tánh rất là tầm thường của chúng ta là luôn ham thích tìm kiếm sự phô trương, được khoe khoang xem chừng như rất trơ trẽn, tục trần, ham hố, và thái quá của chúng ta hay không?.     Ai đời lại có thể từ bỏ cho được khi mà mọi người đang coi chúng ta là ngôi sao rực sáng, đang là được mọi người cung kính, nể trọng, và nể vì ….???.     Bài học của Thầy chí ái về đức tính khiêm nhường luôn rành rành ra đó! Nhưng chẳng mấy khi chúng ta bắt chước cho được.   Thành thử cho nên cuộc đời của chúng ta ngày lại ngày, hoàn toàn luôn tất bật và vất vả!.

 

Bởi chúng ta luôn tìm kiếm những của phù du mau tàn, chóng qua, chóng rỉ sét, và luôn bội bạc.    Còn Ba Ngôi Thiên Chúa là Đấng có một tình yêu vô cùng luôn ban phát nhưng không cho con cái của Ngài, thì chúng ta chẳng một mảy may nghĩ đến.   Để cảm tạ, tri ân, và suy tôn Ngài.   Có phải Ngài hằng ngày vẫn ban ơn cho chúng ta hơn cả những gì chúng ta tìm kiếm và cầu xin, ngay trên trần gian này và cả sự sống đời sau không?.    Nhưng không, tội lỗi và hiểm họa cho chúng ta thay!  vì chúng ta sống quá mù quáng đã để cho quỷ ma, chúng đang lừa dối, và lấy mất linh hồn đời đời của chúng ta, mà nào chúng ta có hay biết?  Nhưng dù có biết chúng ta cũng giống như cái Thằng Người Gỗ, thích chọn cuộc sống vui chơi, hơn là được đi học để được Trở Thành Người thật.

Mong Phép Lạ của Chúa biến bánh và cá ra nhiều trước mắt chúng con, đã nuôi chúng con ăn thật no nê, nhờ vào lòng hảo tâm của một cậu bé có trái tim độ lượng giống Chúa, nên chúng con mới có bánh và cá mà ăn; cậu bé đã dậy chúng con sống thật, biết chia sẻ, với lòng quảng đại của cậu mà phép lạ của Chúa Giêsu mới có được.   Amen.

 

 

** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

http://www.youtube.com/watch?v=DD0f9YUBi2Y

(Làm Con Thiên Chúa)

Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

 

Thật Vui Thay Ngày Thánh Mẫu

Thật Vui Thay Ngày Thánh Mẫu

(Lần thứ XXXV)

Tuyết Mai

 

 

Dòng Đồng Công lần thứ 35 của mùa hè năm nay được tổ chức vào đầu tháng 8 của năm 2012, trong một không khí thật nhộn nhịp, tưng bừng, và rất vui vẻ.   Tôi lên trên FaceBook của Ngày Thánh Mẫu thì nhìn xem thấy số người hứa sẽ đi dự làm tôi cũng cảm thấy vui thêm và vui lây.   Không vui sao được thưa anh chị em, thay vì mùa hè chúng ta rủ nhau đến những nơi ăn chơi không lành mạnh và tốn kém tiền bạc, không gì bằng chúng ta gia đình, cùng rủ nhau để đi đến với Mẹ, tại Dòng Đồng Công Cứu Chuộc tại Carthage tiểu bang Missouri, USA.

Là dịp để tất cả mọi người tuy không quen biết, nhưng trong không khí thánh thiện và trong lành, thì thưa trước lạ sau quen, là cá tánh rất thân thiện của người VN chúng ta.   Năm nay tôi được biết có rất nhiều người chẳng những trong nước Mỹ mà thôi, nhưng còn có những anh chị em nước ngoài cũng đến để tham dự, như nước VN và Âu Châu.   Về với Mẹ thì có phải chúng ta ai ai cũng muốn nhận nhau làm anh chị em? Về với Mẹ thì có phải tất cả chúng ta ai ai cũng muốn bỏ quên những tháng ngày vất vả tất bật làm ăn, để cùng đến để dâng cho Mẹ tất cả tấm chân tình, của những người con luôn luôn bất toàn và bất xứng của Mẹ.   Được đến cùng Mẹ để chúng con tỏ cho Mẹ biết là chúng con chưa đến nỗi tệ mà quên Chúa Mẹ trong những ngày hè và chúng con biết Mẹ rất đỗi vui trong những ngày này!

Đến với Mẹ để chúng con còn nghe được những lời nhắc nhở và dậy dỗ của quý cha linh mục, là những Mục Tử tốt lành của Chúa.   Các ngài cũng hy sinh bỏ thời giờ để tìm đến với Chúa Mẹ, và tìm đến với tất cả anh chị em.  Trước nhất các ngài có nơi chỗ để cùng nhau tìm về mà cảm tạ Mẹ, dâng tâm tình của các ngài lên cho Mẹ, để xin Mẹ tăng cho các ngài thêm Đức Tin vào Chúa cách mạnh mẽ và nhiệt huyết hơn.   Để nhờ Mẹ mà các ngài được cảm thấy bớt sợ và bớt lo lắng.   Vì các ngài có những sự yếu đuối mà không tìm được nguồn an ủi từ nơi ai khác trừ các ngài chạy đến cùng với Mẹ và được Mẹ ban bình an cho các ngài.

Các ngài đến tụ họp bên nhau, để cùng được thay phiên dâng những Thánh Lễ không ngừng nghỉ.   Các ngài đến để cùng tìm đến nhau trong những giờ tĩnh tâm, kinh nguyện, sinh hoạt chung, ngủ nghỉ chung, và chung vui với nhau.   Các ngài có dịp để củng cố cho nhau niềm tin và con đường nhất tâm theo chân Chúa Giêsu đến cùng.   Các ngài tìm đến với nhau để hưởng được tình yêu Thiên Chúa và tình yêu Mục Tử với đàn chiên.   Các ngài đến để còn nhận thấy rằng chức vụ của các ngài rất là quan trọng cho đàn chiên chưa được hiệp nhất, một số còn sống xa Chúa, một số còn sống tản mác của các ngài.   Đến để các ngài còn nhận được sự thương cảm của con người với con người.   Đến để các ngài học hỏi tìm cách hướng dẫn đàn chiên của các ngài sao cho thích hợp và hấp dẫn hơn, trong vai trò là người Mục Tử muốn đem đàn chiên của mình vào thành một Đàn.   Không con chiên nào còn bị ở ngoài vòng nguy hiểm mà mắt các ngài không dõi tới được.

Còn giáo dân là những con chiên chưa thuần thảo, chưa được trưởng thành, chưa thấm nhuần giáo lý của Chúa, cũng tìm đến với nhau để nhận thêm sức mạnh của Lời Chúa qua tất cả các cha linh mục.   Thật là một không khí lành mạnh, thánh thiện, và thân thiện làm sao, cho tất cả giáo dân là những chiên non rất cần đến sự dậy dỗ về Lời Chúa.   Đến nhà Mẹ để nghe tiếng kinh kệ ở khắp cùng trong khuôn viên và những bài hát rân ran trên máy phóng thanh.

Từ sáng sớm cho đến tối trời, sinh hoạt được thay phiên nhau, không còn chút giờ để không khí được yên tĩnh.   Vì đến Nhà Mẹ ai lại muốn nghỉ ngơi và ngủ nghỉ bao giờ?.   Đến đêm tối dù tất cả đã mệt mỏi, nhưng tiếng nói cười vẫn không ngơi trong những túp lều bạt được giăng lên.   Nhà của Mẹ hình như để dành cho tất cả con cái của Mẹ khắp nơi mong tìm đến.   Dù họ là những người dân ngoại, cũng theo bạn bè đến để tìm thấy niềm vui thật trọn vẹn trên bờ môi của tất cả mọi người là anh chị em có tấm lòng vàraất muốn được có nhau.   Đâu phải nhà của Mẹ chỉ cho phép những ai là Kitô hữu mới được vào thôi đâu!.

Trong tâm tình thân thiện của người đối với người, thì hình như ai đã đến Nhà Thánh Mẫu một lần, thì như bị ghiền và không thể không có mặt hằng năm.   Người có mặt trong năm nay thì lại hẹn gặp nhau trong năm tới.   Càng ngày thì Ngày Thánh Mẫu càng tăng thêm số người đến tham dự.   Đó là một điều đáng mừng vui thưa anh chị em.   Khung cảnh Nhà Mẹ đã thu hút biết bao nhiêu con người vì ở đâu có đông người thì bảo đảm nơi đó có Phép Lạ của Chúa.   Vì đếm số đông của tất cả mọi người hiện diện trong một tâm tình Yêu Thương mà chữ nghĩa khó có thể diễn đạt cho đủ, thì đó là Phép Lạ của Thiên Chúa, thưa có phải?.

Lậy Mẹ Maria Đồng Công cứu chuộc! Xin Mẹ ban cho tất cả con Mẹ hiện diện trong Ngày Thánh Mẫu, được tăng thêm Đức Tin, thêm Đức Bác Ái, Đức Cậy Mến, lòng Trung Kiên Bền Bỉ, để chống trả ba thù luôn rình rập trong đời sống mà tiền bạc là trên hết.   Trong một thế giới mà ảo ảnh làm mờ mắt chúng con, không biết đâu là Con Đường Chính Lộ để mà vững bước.   Chỉ có Mẹ là Ánh Sao dẫn bước chúng con trong đêm tăm tối, để giúp chúng con thấy được Sự Sống Muôn Đời là Thánh Giá Chúa được giăng cao luôn trong tầm mắt Đức Tin của chúng con.   Amen.

** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:
http://www.youtube.com/watch?v=dYhH7HMzaJU

(Chào Đức Nữ Đồng Trinh Maria)

 

 

Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

07-30-12

Đơn giản và phức tạp

Đơn giản và phức tạp

http://25.media.tumblr.com/tumblr_m54h8cBrLR1qaordwo1_1280.jpg

Khi còn nhỏ thì đơn giản, lớn lên trở nên phức tạp. 
Khi nghèo khó thì đơn giản, lúc giàu có trở nên phức tạp.
Khi thất thế thì đơn giản, lúc có địa vị thì trở nên phức tạp.
Tự nhận bản thân đơn giản, đánh giá người khác phức tạp.

Thật ra, thế giới này rất đơn gỉan chỉ có lòng người là phức tạp. 

Mà suy cho cùng thì lòng người cũng đơn giản, 

chỉ có lợi ích chi phối nên con người mới trở nên phức tạp. 

Đời người, đơn giản thì vui vẻ. Nhưng người vui vẻ được mấy người.
Đời người, phức tạp thì phiền não. Nhưng người phiền não thì quá nhiều.  

http://24.media.tumblr.com/tumblr_m4v7tvfapt1qaordwo1_1280.jpg

Trong cuộc đời mỗi người đều không thể tránh khỏi những lúc buồn phiền, lo lắng thậm chí là đau khổ. Người vui vẻ, không phải là người không có buồn phiền, mà là người không để cho những nỗi buồn và niềm đau ấy khống chế. Thật ra, đau khổ không hề đáng sợ, đáng sợ là ngay cả trái tim cũng phản bội bản thân mà đứng về phía đau khổ. 

Muốn quản lý tốt tâm trạng của bản thân thì cần phải quên đi những điều làm mình không vui, đừng coi trọng những mâu thuẫn, hiểu lầm phát sinh trong cuộc sống, mà hãy xem đó như là một yếu tố giúp chúng ta mài dũa đời sống tâm linh của mình vững chắc hơn. Chỉ có như thế thì nỗi đau khổ của mình như gió thoảng mây trôi mà thôi.

nguồn: Từ chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Tấm Lòng Bác Ái Mới Cao Cả Làm Sao!

Tấm Lòng Bác Ái Mới Cao Cả Làm Sao!

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

Tuyết Mai


Một trong các môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người”. Chúa Giêsu nói: “Cứ bảo người ta ngồi xuống”. Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. (Ga 6, 1-15).

Con người trần gian của chúng ta quả thật ít khi tin vào Đấng Toàn Năng hoặc Đấng được gọi chung là Ông Trời.   Ông Trời ở đây rất có nhiều người không tin Ổng đâu vì cho rằng Ổng ở trên cao sao Ổng nghe cho được, những con người li ti nhỏ bé, giống như đàn ong thì Ổng biết con nào kêu Ổng chớ??.   Hoặc dẫu có tin thì họ cũng chỉ để Chúa hay ông Phật ở trên bàn thờ lâu lâu đốt nén hương cho Ổng ngạt khói chơi; hoặc xem Ông Trời như là một ông Thần Đèn.   Cần xin gì thì mới chạy đến mà cọ cọ vào cây đèn hay, vái tứ phương, hay mới nhớ mà chạy tới gọi đến Ổng.   Mà buồn cười nhất là Ổng luôn bị mấy người mê cờ bạc, cá độ, kêu réo!.

Tôi nói cho vui vậy thôi, chứ ở thời buổi nào đi chăng nữa con người của chúng ta, tốt hay xấu luôn sống chung với nhau, như lúa và cỏ lùng ấy mà!.  Nhưng có phải Chúa bảo hãy để cho cả hai cùng mọc chung và sống với nhau, đợi cho đến khi cả hai đến mùa gặt.   Về việc vụ mùa, chúng ta xin để việc ấy cho Chúa quyết định khi Giờ Ấy Đến.

Trần gian thì từ muôn thuở chúng ta chứng kiến bao nhiêu người đói khổ.   Đói khổ vì biết bao nhiêu lý do.   Đói khổ vì thiên tai: động đất, cháy nhà, lũ lụt, hạn hát, dịch tả, v……   Đói khổ vì chiến tranh loạn lạc.   Đói khổ vì người dân bị sống trong chế độ Cộng Sản, luôn bị kềm kẹp theo dõi, không có tự do, không có công lý, và không có hòa bình.   Đói khổ vì bị dân giầu ức hiếp đè bẹp.   V.v……Nhưng nói thế không có nghĩa là trái đất này thiếu tình người đâu!.   Vì Chúa để cho chúng ta được sống trong tự do, nên Chúa cũng để cho chúng ta sống cách tự do.   Có nghĩa Chúa thương yêu nhân loại nên Người đã tác tạo mọi loài trên mặt đất, rồi tự chúng ta phải ra tay cầy cấy, trồng trọt, và tự kiếm sống tùy theo tài năng và công sức của chúng ta.

Tôi vẫn tin tưởng rằng Thiên Chúa luôn yêu thương loài người, vì trí khôn của chúng ta thì có giới hạn, nên việc Thiên Chúa làm thì không ai hiểu cách tỏ tường.   Người chỉ dậy chúng ta cách dễ nhất là bắt chước gương sống của Ngài là hãy yêu thương anh chị em chúng ta qua cách “Hãy cho họ ăn”.   Hình ảnh tượng trưng cho thực phẩm nuôi sống con người là 5 chiếc bánh và 2 con cá.   Có phải “cá” Chúa ban cho đầy dẫy trên ao hồ và biển cả!?.   Và có phải bánh là từ lúa mạch Chúa ban cho chúng ta nhưng không, chúng mọc đầy trên cánh đồng lúa, bát ngát bao la?.   Và hình ảnh cậu bé có 5 chiếc bánh và 2 con cá, tượng trưng cho tấm lòng thiện hảo của mỗi người chúng ta.   Để phân tách thì chúng ta hiểu rằng, chỉ cần con người có tấm lòng Bác Ái, thì sự việc gì có khó khăn cũng có thể “thành” được.   Nhất là Chúa không để cho ai bị đói, nếu chung quanh có nhiều tấm lòng như cậu bé trên.

Có phải chúng ta luôn thấy rằng, Chúa hiện diện khi có những tấm lòng Bác Ái, biết xả thân, hy sinh, bỏ công của và thời giờ của mình để giúp anh chị em khốn khổ đói nghèo, thì nơi ấy luôn luôn có Phép Lạ của Chúa.   Ngoài Chúa làm Phép Lạ Nuôi Ăn, Chúa lại còn ban cho chúng ta Bình An của Ngài.   Và khi Chúa Làm Phép Lạ Nuôi Ăn, thì Chúa giảng dậy cho chúng ta hiểu về Nước Trời của Ngài.

Ai cũng hiểu rằng cùng đích Chúa muốn dậy chúng ta cùng là con người thì phải thương yêu đùm bọc lấy nhau và vì Lẽ Sống Căn Bản ấy, sẽ giúp tất cả con người cùng Tìm Về Nước Chúa, cách dễ dàng hay không?.   Ai sống ích kỷ sẽ giống như Cỏ Lùng, sẽ bị gạt ra khỏi Cổng Thiên Đàng.   Còn ai biết sống vì người và cho người thì sẽ được vào Lẫm Lúa của Chúa ấy là Nước Trời, thưa anh chị em!.

Để tóm tắt nếu cậu bé không có lòng Bác Ái, thì Chúa Giêsu không thể làm Phép Lạ được.   Vì có phải tiền của, rất nhiều khi chỉ giống như đống giấy lộn, không đổi được miếng ăn.   Như cái năm 75 chạy loạn, bao nhiêu con người ta đem theo tiền VN hằng vali vali chất đầy những tờ giấy 1000 đồng, nhưng khi qua được đến Mỹ, thì những vali ấy chỉ đáng vào thùng rác hay vào thùng giấy recycle mà thôi!.

Đường Về Trời dễ lắm bạn lòng ơi!.    “Hãy quẳng gánh lo đi để mà sống”, vì trần gian chỉ là cõi tạm.   Hy vọng Lời của Chúa là đèn soi dõi bước cho chúng con đi và để nhắc nhở chúng con hằng ngày hiểu đâu là Thánh Ý Chúa, để chấp nhận, và để Yêu Thương như Chúa hằng Yêu Thương chúng ta cách vô điều kiện.

** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

http://www.youtube.com/watch?v=YVmuJaPdSrk

(Xin Như Tông Đồ Ngài)

Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

07-26-12

Khát khao công lý sẽ gặp Chúa

Khát khao công lý sẽ gặp Chúa

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

25/07/12 Maria Tạ Ph. T.

nguồn: chuacuuthe.com

VRNs (24.07.2012) – Sài Gòn – Ngục tù không làm chị nản lòng, khổ đau không làm các em chậm chân bước. Sức mạnh của chúng ta là sự thật, là tình thương, là công lý. Chưa bao giờ chị hoảng sợ khi đối diện với sự gian tà và giả dối, chị luôn nhìn thấy Chúa mỉm cười gọi chị bước đi. Chúng ta cùng nhau cám ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ, cám ơn Giáo Hội đã cho chúng ta niềm tin và sự sống, đặc biệt chị muốn cám ơn các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã làm cầu nối để chúng ta đến được với Chúa. Bất cứ ai tha thiết với công lý, sự thật và tình thương đều có thể gặp được Chúa, qua kinh nghiệm của chúng ta, chị tin như thế.

Các em Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vi và Trịnh Kim Tiến thương mến.

Chị xin được xưng là “chị” và gọi các em là “em” vì: Các em “sinh ra làm con của Chúa” sau chị. Các em có biết được là chị mừng như thế nào khi được tin các em chịu phép thanh tẩy để theo Chúa không? Trong ngục tối mà lòng chị sáng rực, trong hoàn cảnh con người lạnh lùng với nhau mà lòng chị ấm áp, trong nỗi cô đơn buồn phiền mà tâm chị hân hoan.

Huỳnh Thục Vy

Chị tưởng tượng ra niềm vui và hạnh phúc mà các em vừa được tận hưởng, nghĩ mà chị trào nước mắt. Thục Vy thật diễm kiều rạng rỡ trong ngôi nhà thờ quê hương của em, từ nay em có tên trong danh sách những người con của Tam Kỳ có Đức Tin, tràn đầy sự sống. Hoàng Vi sung sướng bên người mẹ đỡ đầu nhân hậu, chị biết bà và quí mến bà từ lâu, một phụ nữ trung trinh, kiên cường, đơn sơ và quảng đại, em thật có phước, chị “ghen”với em đó. Chúa Nhật tới này đến lượt Kim Tiến, em đi hết một dọc đất nước để tìm kiếm Chúa, em đi loanh quanh bao nhiêu vòng thủ đô bất hạnh của chúng mình để cuối cùng gặp được Chúa trong nỗi đau cao ngất đời em, rồi em sẽ tiếp tục theo Chúa trong hành trình đi tìm sự công bằng cho bố em, chị nghe nói người vú đỡ đầu cho em là một phụ nữ hiểu biết và can trường của Đức Tin, chúc mừng em.

Bốn chị em mình mỗi người được gặp Chúa theo nhiều kiểu khác nhau. Chị khác các em, chị bước ra từ vũng lầy của tuổi trẻ sai định hướng, chị đến với Chúa trong một cuộc gặp gỡ tình cờ, tuổi xuân của chị có quá nhiều sai lầm mà ngày ấy chị ngỡ tưởng mình đúng hướng. Hăng say cuồng nhiệt trong công việc, chị như con ngựa bị bịt hết các hướng nhìn, tự hào một cách lố bịch ngu ngốc, tưởng mình có lý tưởng, tưởng mình có lập trường đúng đắn, chị đã sai lầm. Ngày bước chân vào trường luật, chị ngu xuẩn nghe người ta nhồi sọ, chị hời hợt theo chúng bạn nhạo báng tôn giáo, ngôi trường chị học là ngôi nhà thờ Công giáo, các phòng chức năng dành cho việc lễ nghi tôn giáo, các tượng ảnh của nhà thờ dùng trong việc thờ phượng, người ta tước đoạt một cách thô bạo, báng bổ niềm tin của người khác, đánh lừa tuổi trẻ tụi chị theo sự báng bổ họ tuyên truyền. Chị thật xấu hổ khi nghĩ đến những hành vi dại khờ ngày ấy, đùa nghịch một cách vô ý thức trên các tượng ảnh. Lạy Chúa rất nhân từ, lạy Mẹ Maria giàu xót thương, tha thứ cho con, tha thứ cho tuổi xuân dại khờ ngu ngốc của con.

Nguyễn Hoàng Vi

Rồi một ngày vì nghề nghiệp, chị có dịp nghiên cứu hồ sơ của “vụ án Thái Hà”, chị có dịp gặp gỡ những người Công giáo xưa nay là rẻ mạt đáng khinh dưới con mắt của chị, chị còn có dịp gặp cả “bọn cha cố cần phải loại bỏ” của đạo Công giáo, chị gặp được cả cái “đạo thuốc phiện lừa bịp nhân loại”. Mắt chị bừng mở, chị như người mù vừa được sáng mắt, chị thấy được cả hai mặt thiện ác của cuộc đời và chị nhận thức rõ đâu thiện đâu ác, đâu tà đâu chánh, đâu sai đâu đúng. Chị bị choáng ngợp và bắt đầu thay đổi cuộc đời.

Các em cũng như chị, mỗi người trong chúng ta được gặp Chúa bằng nhiều cách khác nhau, nhưng hình như có cùng một quá trình cuộc sống. Tất cả chúng ta đều được gặp Chúa trong hành trình tìm kiếm chân lý, sự thật và công bằng. Thục Vy chỉ đơn giản trình bày quan điểm của mình trên trang blog, nhưng người ta vây đánh em vì người ta không cho phép ai được quyền nói khác cái người ta nói, thô bạo và hèn nhát khi bạo lực với một người con gái chân yếu tay mềm như em. Hoàng Vi chạm mặt với thực tế, với sự bất công và gian dối, không chấp nhận hèn mạt, em bị người ta đày đọa. Kim Tiến mong manh như trang giấy trắng vào đời, ngờ đâu sự độc ác xô đẩy em đứng dậy chỉ thẳng vào mặt bọn giả dối cường quyền, thét lên tiếng kêu gào yêu nước thương nòi Việt Nam. Trước sự thất vọng lớn lao của bọn mình, Chúa xuất hiện mang lại niềm vui cho dù chúng ta đã và sẽ còn phải đánh đổi rất nhiều thứ để có niềm vui đó. Chúa củng cố niềm tin của chị em mình, Chúa ban cho chúng mình sức mạnh để đi tới.

Trịnh Kim Tiến

Các em thân mến, ngục tù không làm chị nản lòng, khổ đau không làm các em chậm chân bước. Sức mạnh của chúng ta là sự thật, là tình thương, là công lý. Chưa bao giờ chị hoảng sợ khi đối diện với sự gian tà và giả dối, chị luôn nhìn thấy Chúa mỉm cười gọi chị bước đi. Chúng ta cùng nhau cám ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ, cám ơn Giáo Hội đã cho chúng ta niềm tin và sự sống, đặc biệt chị muốn cám ơn các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã làm cầu nối để chúng ta đến được với Chúa. Bất cứ ai tha thiết với công lý, sự thật và tình thương đều có thể gặp được Chúa, qua kinh nghiệm của chúng ta, chị tin như thế.

Hiệp thông với các em, cầu nguyện cho chị.

24 tháng 7 năm 2012

Những ngày trong ngục tối,

Maria Tạ Ph. T.

LINH MỤC THIÊN PHONG BỬU DƯỠNG (1907-1987)

LINH MỤC THIÊN PHONG BỬU DƯỠNG (1907-1987)

 

                                                                        Tác giả Đỗ Tân Hưng

                                                                           nguồn: DungLac.org

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

Thuở nhỏ, tôi ở gần cầu Bến Ngự, bên kênh đào Phú Cam. Đối diện bên kia sông là nhà cụ Ưng Trình, thân sinh của linh mục Bửu Dưỡng. Tuy nhiên, tôi chưa lần nào được diện kiến cha Bửu Dưỡng vì vào thời điểm đó, cha ở Đà Lạt.
Người em út cùng cha khác mẹ của linh mục Bửu Dưỡng là Bửu Tôn, học chung với tôi lớp “septième” ở Trường Providence Huế, do các linh mục Thừa Sai Paris đảm trách. Xét về tuổi tác, Bửu Tôn rất cách xa cha Bửu Dưỡng vì hồi đó, Bửu Tôn chỉ trên mười tuổi, nhưng cha Bửu Dưỡng đã ngoại tứ tuần. Bửu Tôn không theo đạo Công giáo.
Tôi còn nhớ hồi đó, một bạn học của tôi đã hỏi Bửu Tôn: «Tại sao cha Bửu Dưỡng có đạo, còn mầy thì không». Bửu Tôn chỉ cười và nói: «Cũng không biết nữa». Sự « không biết» đó – hay nói theo ngôn ngữ nhà Phật là sự «vô minh» – đã đưa đẩy Bửu Tôn đi vào một ngã rẽ cuộc đời mang nhiều hệ lụy với cơn «biển động » ở miền Trung sau nầy. Kể từ năm 1963 trở đi, Bửu Tôn là một bộ mặt năng động trong phong trào đấu tranh Phật giáo của sinh viên Đại Học Huế.
Trong quyển “Từ Ánh sáng Mặt Trời Tình Yêu” Tập II, Lê Ngọc Bích và Nữ tu Mai Thành, đã sưu tập tài liệu để viết về cuộc đời cha BỬU DƯỠNG, dưới nhan đề “Từ Ác Cảm Đến Hiến Thân”, được lược tóm như dưới đây. 

TIẾT MỘT
THỜI NIÊN THIẾU
Dòng dõi hoàng tộc

Cậu ấm Bửu Dưỡng thuộc dòng dõi hoàng gia triều Nguyễn, là cháu trực hệ đời thứ năm của vua Minh Mạng. Thân phụ là cụ Ưng Trình, đại thần Cơ Mật viện và đại thần Tôn Nhơn Phủ (1936) và Thượng Thư. Thân mẫu là cụ bà Trần Thị Như Uyển, cũng dòng dõi quan lại cấp Thượng Thư..
Cậu Bửu Dưỡng là con trai thứ năm, sinh ngày 19/3/1907. Thiếu thời, cậu học trường Quốc Học Huế, rồi trường Cao Đẳng Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, cậu trở về Huế làm thông phán sở Bưu Chính cho đến lúc “duyên Trời” ấn định.
Ác cảm với Đạo Công Giáo
Sinh trưởng trong gia đình hoàng tộc, tôn sùng đạo Phật, linh mục Bửu Dưỡng viết trong “Cuộc hành trình của đời tôi” như sau:
“Trước kia tôi rất ghét Kitô giáo và không muốn có một liên hệ nào dù xa dù gần với các linh mục hay người có đạo. Tôi không bao giờ đọc một cuốn sách báo nào dính dáng đến đạo Công giáo. Cái ấn tượng ghét đạo đã khiến tôi trở thành cực đoan một cách vô lý, đến độ mỗi khi nhìn thấy chữ ‘Thiên Chúa’, tôi cảm thấy khó chịu và nếu có thể, tôi sửa thành chữ ‘Trời’. Khi dạy học cho các trẻ em, tôi chống lại việc dùng chữ Thiên Chúa. Lòng ác cảm đã khiến tôi trở thành điên rồ.
Có những thời gian tôi cảm thấy bất an trong đời sống, dường như tôi đang trải qua những cơn khủng hoảng của đời sống, cái tâm trạng nầy kéo dài trong suốt ba năm liền…Những lần tôi không giải trí với các bạn trong giờ giải trí, những đêm dài mất ngủ, những buổi chiều trống rỗng, sau khi nghe vài bản nhạc buồn…
Tất cả những tâm trạng ấy đưa tôi đến việc tự hỏi: ‘Có phải Kitô giáo là một tôn giáo thật và tôi phải theo hay không?’ Tôi phải theo? Thật là một điều ngoài trí tưởng tượng! Không bao giờ! Dù nó đúng nó trật, nó hay…nhưng ‘ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn’”.
Ác cảm do thành kiến
Nhưng dần dần thanh niên Bửu Dưỡng nhận thấy mình bất công đối với Kitô giáo và phải chăng Phật giáo có gốc Ấn Độ và Khổng Tử là người Trung Hoa, còn Chúa Giêsu đâu phải là gốc Âu châu mà là gốc Do Thái. Ác cảm của “Mệ Bửu Dưỡng” chẳng qua do thành kiến của người công tử hoàng gia của một nước bị Pháp đô hộ mà các nhà truyền giáo thời đó phần đông là người Pháp, còn rất xa lạ với phong tục và văn hóa Việt Nam.

TIẾT HAI
THỜI GIAN TÌM HIỂU
Người bạn thân tên S.

Trong bản tường thuật “Cuộc hành trình của dời tôi”, linh mục Bửu Dưỡng nhắc nhiều đến một người bạn thân tên S. trọ tại nhà mình vào năm cuối cùng bậc trung học. Hai người cùng học một lớp nhưng khác trường: cậu Bửu Dưỡng là học sinh trường Quốc Học còn anh S. thì học trường Pellerin của các thầy dòng Lasan, hiểu biết về đạo Công giáo, nhưng không phải là tín hữu Công giáo:
“Chúng tôi nói chuyện với nhau rất hợp qua các đề tài học hành và giải trí, nhưng khi vô tình đề cập đến vấn đề đức tin, chúng tôi không tránh được việc cãi cọ, nói là cãi cọ không đúng lắm, thường tôi hay đáp trả bằng những lời lẽ khá nặng nề…Một buổi tối, chúng tôi như những thanh thiếu niên nói chuyện trong lúc nhàn rỗi…Rồi chẳng biết từ đâu, vấn đề tôn giáo xen vào, bắt nguồn từ những người coi tử vi và bói toán mà chúng tôi đã tìm gặp để nhờ xem về kết quả kỳ thi cuối năm.”
Tôi mở đầu:
“Mặc dù nhà Phật được quảng bá sâu rộng, nhưng Đức Phật không phải là Đấng Sáng Tạo. Chúng ta tin rằng Trời đã dựng nên và nuôi dưỡng chúng ta, nhưng chúng ta lại không thờ Trời. Chúng ta chỉ dâng lễ vật lên bàn thờ Phật và rồi sống theo ý riêng mình. Chúng ta cũng kính thờ Khổng Tử và tin tưởng vào tử vi và bói toán. Con người thật lạ lùng.”
Anh S. phản ứng ngay:
“Người Kitô hữu không giống vậy. Họ tin Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng và Đấng Sáng Tạo. Họ không tin và thờ Thiên Chúa một cách vô lý như chúng ta. Giống như người Do Thái, nhưng người Do Thái vì giải thích Cựu Ước theo ý riêng của họ nên vẫn đang mong đợi Đấng Cứu Thế, trong khi người Kitô hữu tin Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Thế đã đến.
“Thật ra nhiều thế kỷ trước khi Chúa Giêsu giáng sinh, các tiên tri trong thời Cựu Ước đã loan báo về thời gian và nơi chốn Ngài sẽ được sinh ra. Họ còn nói chi tiết hơn cả về đời sống khó nghèo, sự đau khổ và cái chết bi thảm của Ngài. Người Do Thái tin những lời tiên tri nầy, nhưng từ chối không tin vào con người Giêsu”.
Những lời lẽ nầy khiến tôi suy nghĩ nhiều.
Tiếp cận sách vở báo chí
Ngoài anh S., cậu Bửu Dưỡng còn được biết Kitô giáo qua một số bạn bè khác và qua những cuộc tiếp cận đây đó hoặc qua sách vở báo chí…đã vô tình gợi lên nơi cậu ước muốn tìm hiểu Chúa Kitô.
Nhân một ngày đẹp trời, sau khi đậu trung học, cậu thư sinh Bửu Dưỡng thích thú đến một tiệm sách mua hai cuốn “Le genie du Christianisme” (“Ưu tính của Kitô giáo”) của Chateaubriand và “Pensées” (“Tư Tưởng”) của Pascal. Cậu thư sinh mua không phải vì nội dung tư tưởng mà vì thích lối hành văn của hai tác giả nổi tiếng trong nền văn học Pháp.
Mua rồi quên lãng cho đến một hôm khi chuẩn bị hành trang ra Hà Nội học Cao Đẳng, cậu Bửu Dưỡng mới mở ra đọc cuốn “Pensées” của Pascal: “Tôi chú ý vì đoạn văn có nhiều ý nghĩa. Đồng thời, cùng lúc ấy có một sức mạnh lạ thường nào đó chen vào tâm hồn tôi, thế là tôi quyết định đem hai cuốn sách đó đi theo”.
Đọc những trang sách “Pensées” của Pascal, cậu Bửu Dưỡng không thể nào không khám phá ra chiều kích siêu việt và linh diệu của Kitô giáo…Tác phẩm nổi tiếng nầy là một tổng thể đồ sộ gồm những chủ đề cốt lõi, siêu linh, sâu sắc về tầm vóc vô biên của con người, về Thiên Chúa nhập thể, về bác ái và mầu nhiệm Thiên Chúa, mầu nhiệm Tình Yêu, về Chân Lý của trái tim, với lời bất hủ của Pascal: “Trái tim có những lý lẽ mà lý trí không biết đến”…
Hẳn là qua những trang sách nầy, tâm hồn cậu Bửu Dưỡng đã cảm nghiệm đưọc một “sức mạnh lạ thường” thúc đầy cậu tiến xa hơn trên con đường tìm hiểu Kitô giáo….
“Càng ngày tôi càng tin tưởng hơn vào chân lý nơi Giáo Hội Công giáo, nhưng tôi không nghĩ đến việc sẽ rửa tội. Mỗi lần ý nghĩ rửa tội xuất hiện là tôi vội xua đuổi nó ngay. Mỗi lần tôi nhìn những người Công giáo Việt Nam, tôi có cảm tưởng họ đang theo một tôn giáo ngoại bang, nó xa lạ khác thường với phong tục tập quán dân tộc nhiều quá, nó có vẻ ‘Tây’ quá”.
Nhưng Ơn Chúa đã giúp cậu Bửu Dưỡng vượt qua những trở ngại bên ngoài đó để chạm đến cốt lõi Tình Yêu Thiên Chúa qua một cuộc gặp gỡ bất ngờ, đặc biệt là qua chứng từ của một nhà sư Phật giáo.

TIẾT BA
KHÚC RẼ CUỘC ĐỜI
Lên núi Phước Sơn

“Một ngày nọ, khi đến thăm ông nội tôi, tôi gặp một tu sĩ Phật giáo đang ở nhà ông tôi. Vị tu sĩ không ngớt lời ca ngợi những thầy tu dòng khổ hạnh truyền giáo Xitô (Cistercians) tại một ngôi nhà mới lập ở núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Trị. Sự tìm hiểu của tôi về đời sống của họ đưa tôi đến sự khâm phục và cuối cùng dẫn tôi đến quyết định gia nhập Giáo Hội Công giáo.”
Thượng tuần tháng 5/1928, cậu Bửu Dưỡng lên đường ra Quảng Trị, tìm lên vùng núi Phước Sơn, xin học giáo lý để nhận bí tích Rửa tội và…gia nhập dòng Xitô. Linh mục Bề Trên là Henri Denis (Cố Thuận) trực tiếp dạy giáo lý.
Lễ Rửa tội được cử hành ngày lễ Đức Mẹ lên trời, 15/8/1928. Tân tòng Bửu Dưỡng nhận thánh danh Bonifacius, có nghĩa là “Bộ mặt đẹp”. Bề Trên Dòng chủ lễ, bên cạnh là thầy phó tế Tađêô Lê Hữu Từ – một vị giám mục tương lai. Quan khách dự lễ rất đông vì hôm đó cũng là ngày kỷ niệm 10 năm dòng Xitô được thành lập ở Phước Sơn. Trong các vị quan khách có sự hiện diện của cụ Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài.
Sau lễ Rửa tội, linh mục Bề Trên Dòng cử hành nghi thức mặc áo thỉnh sinh để tân tòng Bonifacius nhập dòng Xitô với tên Théophane mà chính thầy Bửu Dưỡng dịch là Thiên Phong. Đây là tên thánh của một linh mục truyền giáo người Pháp Theophane Vénard bị xử trảm ngày 2/2/1861 thời vua Minh Mạng. Thầy Bửu Dưỡng rất mộ mến vị thừa sai trẻ tuổi dũng cảm chịu tử hình vì trung thành với Thiên Chúa.
Dòng Đa Minh chi nhánh Lyon
Sau một năm ở tập viện Xitô Phước Sơn, tu sinh Bửu Dưỡng vì sức khỏe yếu, đau bao tử, bị chứng tê thấp, lại bị mụt nhọt ở chân, được Bề Trên cho về nhà nghỉ dưỡng bệnh tại gia đình ở Huế. Trong thời gian nầy, thầy Bửu Dưỡng có nhiều quan hệ với Dòng Chúa Cứu Thế, với ý muốn nhập dòng nầy, nhưng không thành…
Trong khi dịch giùm cho các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế một số bài giảng, thầy được đọc sách của Thánh Tôma Aquinô, thầy say mê triết lý và thần học của vị tiến sĩ nổi tiếng thuộc Dòng Đa Minh và có ý muốn theo chân ngài trong một dòng tu chuyên nghiên cứu và thuyết giảng đạo lý Kitô giáo.
Linh mục Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế giới thiệu thầy với Dòng Đa Minh mới đến Hà Nội lập dòng và thầy được chấp nhận để thử một thời gian. Mọi sự đều êm xuôi. Thầy Bửu Dưỡng cảm thấy mình đi đúng hướng và được gởi đi du học tại Pháp ở Dòng Đa Minh chi nhánh Lyon.
Sau một năm tập viện, ngày 26/11/1936, tu sinh Bửu Dưỡng là người Việt Nam đầu tiên của tỉnh Dòng Đa Minh Lyon được tuyên khấn dòng. Mặc dù mụt nhọt ở chân trở nên trầm trọng, thầy Bửu Dưỡng phải chịu giải phẩu cưa một chân, gắn chân giả. Bề Trên Dòng vẫn nhận phong chức linh mục cho thầy vì khả năng trí tuệ đặc biệt của thầy.
Lễ phong chức được cử hành ngày 2/2/1940. Từ nay linh mục con dòng cháu giống của vua chúa triều Nguyễn không còn gì trăn trở băn khoăn mà thẳng đường trực chỉ dấn thân rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu cho đến trọn đời.
Để vừa tạ ơn vừa tạ tội với vị tử đạo kiệt xuất Théophane Vénard – thánh quan thầy của mình – tân linh mục Bửu Dưỡng đã tìm về cái nôi sinh trưởng của ngài ở Saint Loup sur Thouet nước Pháp, dâng Thánh Lễ tạ ơn đất quê hương đã sinh ra thánh nhân và ngỏ lời xin lỗi cộng đoàn Công giáo nơi đây vì vua nước Việt Nam đã hành quyết một vị thánh trẻ tuổi hiến thân cho Thiên Chúa đến giọt máu cuối cùng.
Linh mục Bửu Dưỡng tiếp tục học thần học ở Pháp và năm 1945 lấy bằng tiến sĩ thần học. Năm 1947, cha hồi hương về Việt Nam và vào tháng 2/1951, nhậm chức Bề Trên Tu Viện Đa Minh Hà Nội.

TIẾT BỐN
NHỮNG NĂM THÁNG PHỤC VỤ
Hội cấp tế nạn nhân

Đã từng mục kích những đau thương do chiến tranh thế giới thứ hai gây ra ở Âu châu, linh mục Bửu Dưỡng về Việt Nam giữa lúc khói lửa chiến tranh ác liệt. Giáo dân người Nùng, Thái, Tài, Mường từ giáo phận Lạng Sơn chạy về Hà Nội tị nạn khá đông.
Linh mục Bửu Dưỡng tập họp những người thiện chí Công giáo cùng các tôn giáo bạn thành lập “Hội Cấp Tế Nạn Nhân Chiến Tranh” ra đời ngày 25/9/1949… Hội chỉ nhằm mục tiêu hỗ trợ cấp tốc nạn nhân chiến tranh, thăm viếng tù nhân ở các trại giam, can thiệp trả tự do và trợ cấp những gì cần thiết cho họ: giúp nhắn tin, chuyển thư từ, chuyển đồ tiếp tế của thân nhân gửi, thăm viếng, cấp thuốc cho bệnh nhân nghèo, lập khu tạm trú cho đồng bào tản cư, lập nhà cho cô nhi quả phụ…
Những hoạt động của Hội vang dội ra nước ngoài. Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế sang Hà Nội thăm viếng. Đức cố Giáo Hoàng Piô XII mấy lần gởi tiền giúp Hội. Năm 1951, linh mục Bửu Dưỡng sang Roma, được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến và lắng nghe các hoạt động của Hội.
Giáo xứ Du Sinh
Sau hiệp định Genève, linh mục Bửu Dưỡng dẫn ba thầy trợ sĩ và ba sinh viên thỉnh tu vào Nam, tạm trú tại đường Pasteur Đà Lạt. Ngài lập một trại nhập cư mang tên là Du Sinh trên một vùng đồi diện tích rộng, gần thác Cam Ly, quy tụ những gia đình di cư ngày càng đông: 1000 người năm 1955 và 2500 người năm 1963…
Linh mục Bửu Dưỡng giúp họ ổn định cuộc sống, rồi khởi công xây cất nhà thờ, khánh thành vào lễ Giáng Sinh 1957. Cha có nhiều sáng kiến trong việc thiết kế tháp chuông và tường thành với những hoa văn theo kiến trúc Á Đông. Tên “Du Sinh” cũng do chính ngài phiên âm Việt hóa tên Thánh “Giuse”, vừa diễn tả nguồn gốc “du hành” của những giáo hữu di tản từ Bắc vào Nam.
Công tác mục vụ và giáo dục
Không chỉ có nhà thờ, cha Bửu Dưỡng còn mở trường tư thục Mai Khôi, một trường dạy nữ công gia chánh, một nhà nuôi trẻ mồ côi, xây bệnh xá, đặt hệ thống dẫn nước. Tiếc thay những công trình giáo dục và xã hội trên đây không còn tồn tại. Vừa đảm trách giáo xứ, cha vừa nhận dạy học tại Đại Học Đà Lạt, Saigon, Huế.
Ngày 27/8/1959, linh mục Bửu Dưỡng đi Roma yết kiến Đức Thánh Cha, qua Paris nghiên cứu các phương pháp giáo dục của Pháp rồi đi Mỹ tìm hiểu các dự án định cư người tị nạn chiến tranh, phát triển canh nông, các cơ sở văn hóa, xã hội để về quê hương xây dựng trại định cư mẫu mực hơn. Quả ngài là một mục tử vừa trí tuệ, vừa tận tụy lo lắng cho đoàn chiên cùng ngài “du hành” từ đất Bắc đến vùng cao nguyên Dalat.
Năm 1964, ngài được chuyển về xứ đạo An Hòa (Đức Trọng) thay cho linh mục Henri Nerdeux đổi về Cần Thơ. Linh mục Bửu Dưỡng vừa là chánh xứ An Hòa, vừa dạy triết ở trường trung học Adran của các sư huynh Lasan Dalat.
Đến năm 1969, ngài nhận phụ trách giáo xứ Tùng Nghĩa cũng là một xứ đạo nhập cư quy tụ các giáo dân người Thái, Nùng, Mán…Tại đây ngài hoàn chỉnh công trình của linh mục tiền nhiệm và triển khai một kiến trúc mới, gồm có tháp chuông, thành tường kiên cố, mua thêm đất nới rộng khuôn nhà thờ.
Năm 1970, chuyển về Saigon, cha Bửu Dưỡng hợp tác với hội Minh Trí thành lập Đại Học Minh Đức, với năm phân khoa: Triết Lý, Y Tế, Kinh tế, Thương Mại, Khoa Học Kỹ Thuật, Kỹ Thuật Canh Nông. Không có môn nào mà ngài không quan tâm.
Năm 1974, linh mục chịu đại tang cụ thân sinh Ưng Trình tạ thế. Mặc dù là linh mục, trong tang lễ, ngài vận khăn tang và mặc áo tang như mọi thành viên trong gia đình, với tinh thần tôn trọng nghi lễ phụng tự của truyền thống gia đình.

TIẾT NĂM
LÁ RỤNG VỀ CỘI
Nước Trời vĩnh cửu

Sau năm 1975, linh mục Bửu Dưỡng sống với cộng đoàn học viện Đa Minh ở Thủ Đức. Sức khỏe yếu dần, chân đi lại rất khó khăn nên ngài đến nghỉ tại “Gia Đình Na Gia” rồi chuyển đến một ngôi nhà giữa cánh đồng thoáng mát gần Bình Triệu. Mặc dù yếu mệt, ngài không ngừng tiếp khách, bàn luận, giảng giải với nhiều người đến thăm.
Ngày 1/5/1987, sau khi tiếp chuyện hơn một giờ với một linh mục, trao đổi về vấn đề Giáo Hội, ngài trở về phòng và chết gục trên bàn giấy. Ngài quả là linh mục trung kiên bàn luận và diễn giảng cho đến hơi thở cuối cùng. Ngài hưởng thọ 80 tuổi.
Thánh Lễ an táng được cử hành trọng thể tại nhà thờ Đức Mẹ Fatima Bình Triệu, với sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, cha Nguyễn Văn Lập chánh xứ Bình Triệu, cha Ánh giám tỉnh Dòng Đa Minh là linh mục chủ tang, cha Lịch giảng, với sự hiện diện của Đức Cha Lãng, địa phận Xuân Lộc cùng với 80 linh mục, xung quanh rất nhiều cựu môn sinh, sinh viên, bạn bè thân hữu…Ngài được an nghỉ giữa anh em Đa Minh của ngài tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa, có khoảnh đất dành cho Dòng Đa Minh.
Di sản thiêng liêng và văn hóa
Ngoài công trình đa dạng của cố linh mục về mục vụ, nghệ thuật kiến trúc, nhất là về mặt giáo dục và giảng dạy, ngài còn để lại một di sản thiêng liêng và văn hóa khá dồi dào gồm nhiều tác phẩm:
–     Tôn giáo: Chúa Cứu thế: “Ngài là ai?” Ngài muốn gì? Ngài ở đâu?
–     Triết học quan: Các triết lý Đông, Tây, Kim, Cổ, gồm ba cuốn: Quan niệm triết học (Triết học nhập môn). Quan niệm người đời (siêu hình, tâm lý, luân lý). Quan niệm đời người (đạo đức, xã hội, chính trị).
–    Vấn đề đau khổ (đối chiếu các tư tưởng tôn giáo, triết học, văn nghệ và khoa học).
–    Tứ Thư Giải Luận (phiên âm, dịch nghĩa, giải thích và bình luận Tứ Thư: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử.
–    Tùng Thiện Vương (tiểu sử và thi văn): viết chung với thân phụ là cụ Ưng Trình.
–    Sưu tập, giải thích ca dao, tục ngữ Việt Nam, sắp theo thứ tự A,B,C. Sưu tập nầy được thực hiện vào những năm cuối đời của ngài, nhưng còn dở dang…
Nhận định
Linh mục Bửu Dưỡng là một học giả hàn lâm của văn hóa Việt Nho và của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đi từ ác cảm đến hiến thân trọn vẹn cho Chân Lý Tin Mừng của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thế.
Theo linh mục Hoàng Đắc Anh, cựu Bề Trên Dòng Đa Minh nhánh Lyon ở Việt Nam, linh mục Bửu Dưỡng đã sống trọn vẹn đến tận cùng đặc sủng của Dòng Đa Minh thuyết giáo, đã say mê chiêm niệm, nghiên cứu, chấp bút và giảng dạy để loan báo Tin Mừng trọn đời, không ngừng nghỉ.
Phải chăng linh mục Bửu Dưỡng là một tổng hợp Đức Tin và triết lý nhân bản, văn hoá Đông và Tây, Triết Lý nhân sinh và Thần Học siêu linh, khoa học và nghệ thuật, lý thuyết và thực hành…Suốt đời linh mục luôn hướng về thế giới siêu linh của Tin Mừng cứu độ phổ quát cho tất cả nhân loại mà không hề mất gốc Á Đông và Việt Nam mang dòng máu con Hồng cháu Lạc. Ngài vừa là một “Du Sinh” miệt mài rảo bước xây dựng Nước Trời ở trần thế, vừa là “Thiên Phong”, ngọn gió cao hướng về Nưóc Trời vĩnh cửu.

Tác giả Đỗ Tân Hưng

Niềm tin vượt thắng bất an xã hội

Niềm tin vượt thắng bất an xã hội

                                                              An Thanh, CSsR

nguồn: dongchuacuuthe

              nuvuongcongly.net

 

Posted on Tháng Bảy 23, 2012

VRNs (23.07.2012) – Sài Gòn – Đây là kinh nghiệm của bảy học viên lớp giáo lý Dự Tòng đặc biệt do chúng tôi phụ trách. Một người đã rửa tội từ cuối tháng 6 vừa qua (Maria Lê Diễm Mi), một người vừa được cha Giuse Đinh Hữu Thoại rửa tội tại Tam Kỳ, Quảng Nam (Mary Huỳnh Thục Vy). Sáng hôm qua, chúng tôi rửa tội cho bốn người (Matthew Rchơm Sơ, Maria Đỗ Thị Mỹ Hạnh, Geradina Lê Thị Bích Vân và Maria Nguyễn Hoàng Vi). Rồi tuần sau, nếu không có gì thay đổi, chúng tôi sẽ rửa tội cho Monica Trịnh Kim Tiến.

Đối với Maria Diễm Mi, việc rửa tội là đương nhiên, vì nhiều năm nay cô đã đi lễ đều đặn hàng tuần. Việc gặp gỡ Chúa đã làm cho cô được giải thoát trước biết bao nhiêu nguy nan trong cuộc sống. Còn đối với Monica Kim Tiến thì chúng tôi muốn giữ bí mật để kể chuyện vào kỳ sau.

Kỳ này, chúng tôi chỉ kể về năm người kia.

Lý do theo đạo?

Trước khi lãnh nhận bí tích rửa tội hai tuần, Huỳnh Thục Vy viết cho chúng tôi: “Con tin rằng cuộc đời con người không phải do con người quyết định mà được. Lúc con bị bắt, con tự nhiên thấy mình luôn được chở che. Con chưa hiểu vì sao con lại có cảm giác ấy. Nhưng con hy vọng nếu có một Đấng cao vời mà con chưa từng biết thì con mong các cha giúp cho con một cơ hội để bước vào con đường nhận biết Ngài. Đó là những lời con nói thật lòng mình”.

Còn Nguyễn Hoàng Vi thì cho biết muốn theo đạo là muốn chu toàn đạo hiếu với ba: “Lúc đầu, con tìm về với Chúa chỉ vì muốn hoàn thành tâm nguyện của ba con ngày còn sống (vì ba con là người có đạo, mẹ thì không và con cũng không có đạo) chứ không hề có một cảm nhận gì về Chúa. Con chỉ nhớ ngày còn sống mỗi sáng mùng Một Tết hàng năm, ba vẫn thường một mình lặng lẽ dẫn con đi nhà thờ và có đôi lần ba đã nhắc nhở gia đình rằng: ‘Chỉ có con người bỏ Chúa chứ không bao giờ Chúa bỏ con người’. Lúc ba hấp hối, tâm nguyện của ba là mong các con mình tìm về với Chúa. Một ngày, khi đã mệt mỏi với những bon chen của cuộc sống, con dừng lại và mong muốn tìm về với Chúa để hoàn thành tâm nguyện của ba nhen nhóm lên trong suy nghĩ con một cách rất tự nhiên”.

Mỗi người mỗi cảnh, anh Rchơm Sơ thì cả gia đình đã theo đạo từ lâu, đến giờ học đại học ở Sài Gòn mới thấy mình phải tìm Chúa, thế là xin học đạo.

Cô dược sĩ Lê Thị Bích Vân là mẫu người khát khao tìm lẽ sống mãnh liệt. Cô nhận xét cuộc sống của mình: “Mâu thuẫn. Đấu tranh. Dục vọng và Lí trí. Đúng và sai. Nên và không nên. Luôn gồng mình lên để sống, đôi lúc tôi tưởng chừng như người điên. Và tôi luôn tìm, tìm kiếm hạnh phúc, sự bình yên trong tâm hồn. Hy vọng một nơi nào đó, một ai đó hoặc thậm chí là bất kì một thứ gì mở lối thoát cho tôi. Vì tôi muốn sống như đúng nghĩa là một cuộc sống”.

Chị Đỗ Thị Mỹ Hạnh là mẹ của hai người con, một đã đi làm, một đang học công nghệ thông tin. Chị là con của gia đình theo đạo Cao Đài, rồi khi lấy chồng thì về gia đình theo truyền thống Phật giáo. Đạo Cao Đài cũng tôn kính Đức Mẹ Maria, nên ngay từ bé chị đã thường cầu nguyện với Đức Mẹ. Đến khi có chồng có con, lúc hạnh phúc lúc buồn tủi, chị tìm đến với Đức Mẹ và mong muốn mình theo đạo nào mà có Đức Mẹ. Người em út của chị giới thiệu cho chị làm quen với những người Công giáo.

Động lực theo đạo nơi năm người này không ai giống ai, nhất là bốn trong năm trường hợp theo đạo không vì bổn phận của hôn nhân, mà thực sự muốn tìm một giá trị sống.

Niềm xác tín

Maria Nguyễn Hoàng Vi viết: “Một ngày, con bỏ ngang việc học giáo lý để xuất cảnh, kiếm kế mưu sinh cho gia đình thì con lại bị chính quyền cấm con xuất cảnh với lý do hết sức vớ vẩn. Ngay khi ấy, con tin rằng đó là ý định của Chúa muốn con trở về với tình yêu thương của Ngài. Những lúc lòng con cảm thấy bất an, bối rối nếu là trước đây con sẽ rơi vào tình trạng không lối thoát nhưng bây giờ qua lời dạy của cha, con cảm nhận được sự dạy bảo, chở che, ủi an của Chúa mà lòng lại cảm thấy bình an”.

Hoàng Vi, từ hơn một năm qua đã bị công an mật vụ vô cớ tấn công ba lần. Họ đẩy cô từ một người không quan tâm gì đến xã hội, đến truyền thông phải nhập cuộc để bảo vệ chính mình. Maria Nguyễn Hoàng Vi viết: “Mỗi khi đứng trước thế lực ma quỷ, con cảm nhận được nguồn sức mạnh vô cùng to lớn mà Chúa đã ban tặng cho con, giúp con vượt qua một cách an vui, không sợ hãi. Với những thủ đoạn và việc làm xấu xa mà chính quyền cộng sản làm với con chỉ vì con đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền. Trước khi đến với Chúa, con luôn sống trong lo sợ. Nhưng giờ đây mỗi khi họ làm việc xấu với con, làm cho con mất tất cả, cuộc sống bấp bênh, tính mạng luôn trong tình trạng nguy hiểm, họ tưởng rằng họ đã chiến thắng. Nhưng không! Đứng trước những gì họ đối xử với con, con lại cảm thấy bình an một cách lạ thường”.

Đối với Geradina Lê Thị Bích Vân, một dược sĩ, thì việc theo đạo đối với cô không phải lần đầu. Trước đây cô đã học, những sau đó không cảm thấy gì khá hơn, nên bỏ. Một thời gian sau, nhờ người chị, cô lại đến với lớp giáo lý đặc biệt của chúng tôi. Cô kể: “Những buổi học đầu tiên tôi không thỏa mãn về những điều mình được học. Hai tuần, tôi vẫn chưa có cái gì vào đầu”.

Phải hướng dẫn những người như thế này đối với chúng tôi thật là thú vị, chẳng phải nhờ họ mà chúng tôi đào sâu thêm hiểu biết của mình đâu, nhưng với kinh nghiệm, chúng tôi biết thế nào Chúa cũng làm một điều bất ngờ cho họ và đó là cách Chúa dạy chúng tôi về đức tin. Bích vân nói: “Ngày 16.05.2012, có một thứ đã làm tôi thay đổi – “Chúa YÊSU của con, con đã hiểu…” – tôi hiểu vì sao Người lại yêu thương chúng ta đến vậy, vì sao Người lại lấy thân mình để cứu chuộc chúng ta… Chúa của tôi, tôi yêu Người, yêu vô cùng. Nhìn Người trên thập giá tôi thấy lòng mình đau nhói”.

Đến giờ phút này, chúng tôi không thể nhớ đã nói gì, để rồi cái giây phút đó khiến Vân phải nhớ cả ngày tháng, như là cột mốc không thể quên trong cuộc đời, vì đã nhận ra Chúa Yêsu.

Chị Maria Đỗ Thị Mỹ Hạnh có kinh nghiệm khác hẳn các cô Vi và Vân. Chị kể: “Con chiêm bao thấy hình Mẹ có ánh hào quang. Con kể cho người em út nghe, và em con lại đem kể cho một chị có đạo, đó là chị Dung, hiện giờ chị trong lớp Kinh Thánh ở Mai Khôi và chị ấy đã dẫn con vào giờ sống nhóm ở nhà thờ Mai Khôi và con được chị Thu nhóm trưởng cho học giáo lý ở nhà thờ Chợ Quán. Học xong sắp rửa tội, thì con bị chồng mình cản trở, thế là con không được rửa tội vào đạo, lúc đó con buồn lắm nhưng nhờ các chị khuyên, cầu nguyện phó thác, chương trình của Chúa cứ dâng lên và xin một ngày đẹp lòng Chúa sẽ cho và con cũng làm theo”.

Riêng đối với Matthew Rchơm Sơ, anh này chọn ngay câu Lời Chúa của Chúa Yêsu nói trong vườn cây dầu, lúc sắp chịu nạn làm hướng sống: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái; nhưng xác thịt lại yếu đuối” (Mt 26, 41). Rồi anh nói: “Tôi vẫn âm thầm cầu nguyện và ở đó ánh hào quang xuất hiện trong tôi mà tôi không hề hay. Chúa luôn mời gọi tôi, Ngài luôn chỉ đường và khuyên bảo trong bước đường tôi đi, những lúc gian nan nguy khó hay ốm đau thì Ngài luôn ở bên cạnh để bảo vệ tôi như thể tôi thấy được tiếng nói của Ngài. Từ đó tôi nhận ra rằng tôi phải đến với Ngài, đến với Hội thánh Chúa, đến cảm nghiệm cuộc sống trong Ngài”.

Đức tin lớn lên

Trong thánh lễ cử hành tại Tam Kỳ, cha Giuse Đinh Hữu Thoại đã chia sẻ với cộng đoàn và chính Mary Huỳnh Thục Vy như sau:

“Đây là thời điểm khó khăn cho đời sống cá nhân cũng như đời sống quốc gia, chúng ta phải biết cậy dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa để chiến thắng ác thần (x. Ep 6, 12).

Với nước rửa tội, chúng ta chết cho tội lỗi, mặc cảm và những vướng bận với sự huỷ hoại trong cái chết của Người Công Chính – Yêsu Kitô, và tức khắc mang lấy sự sống mới của Thụ Tạo Mới – Yêsu Kitô. Đau đớn, khổ nhục và sự chết chỉ có thể đe doạ những ai còn quyến luyến với tội lỗi và còn muốn quy phục sự ác. Còn những ai tin vào sự sống mới – sự sống ấy đã đến rồi, mà hôm nay chúng ta chứng kiến trong người chị em sẽ được thanh tẩy – thì sẽ không còn sợ hãi, nhất là sợ những đe doạ của thế lực ác thần, dù núp dưới bất cứ danh hiệu nào.

Lời cầu nguyện và chúc lành của Kitô hữu không chỉ hữu hiệu cho những người đã tin, mà còn cho mọi người mà mình muốn hướng đến. Đó là ông bà, là mẹ, là những người thân yêu đã tạ thế lâu ngày tháng, và cả những người đang sống đang yêu thương mình. Người Kitô hữu có trách nhiệm hàng ngày dâng của lễ cầu nguyện và chúc lành cho mọi người và cho thế giới”.

Còn trong thánh lễ tại Sài Gòn sáng hôm qua, chúng tôi mời gọi mọi người nhìn lại hạt giống đức tin tiềm ẩn trong cuộc đời mỗi người trong nhân loại này. Hạt đức tin được gieo lúc thuận tiện cũng như khi không thuận tiện. Hạt đức tin lớn lên không ai hay biết cho đến lúc bừng sáng thì ai cũng ngạc nhiên. Bốn anh chị em đón nhận các bí tích gia nhập Kitô giáo hôm nay đều có kinh nghiệm đó.

An Thanh, CSsR

Ảnh:  Vũ Sỹ Hoàng

TRƯỚC THIÊN CHÚA

TRƯỚC THIÊN CHÚA

                                                tác giả:  CHU TẤT TIẾN

 

Trước Thiên Chúa,

Giá trị Con Người không bằng hạt cát biển kia

Cho dù có thiên tài hay vua chúa, đội mão, đi hia

Chỉ một cơn sóng lên, đã không còn hiển hiện

Dù là Roosevelt, Churchill,  Stalin, Hitler, các thiên tài hùng biện

Hay  Goebbels,  Mussolini, hoặc Francisco Franco

Những triết gia lừng danh Marx, Nietzsche, Socrates, Plato

Những khoa học gia Einstein, Pascal, Von Braun, Pasteur

Người chế bom Nguyên Tử: Robert Oppenheimer

Những anh hùng lẫm liệt Bonapart, Charlemagne, Afred the Great,

Hay Henri V, Joan of Arc, Tào Tháo, Justinian the Great

Và những người khai phá Darwin, Rousseau, Columbus..

Tất cả, tất cả đã đi vào một chỗ “MUST”

Đó là HƯ VÔ, ẢO ẢNH, VÔ THƯỜNG

Dáng dấp xưa được ca ngợi, nay chỉ còn xương

Hay đã thành bụi, chờ một cơn gió thổi qua, tan biến.

Trước Thiên Chúa,

Núi lửa cũng chỉ là một ánh đèn điện

Sóng thần cao ngút là sóng hồ bơi

Động đất 8 độ Richter: một lần Ngài thở hơi

Vì tất cả vũ trụ là đồ chơi của Thượng Đế.

Trước Thiên Chúa,

Hạnh phúc, khổ đau, vinh quang, khoe mẽ

Trống trận, kèn vang, các Tu Sĩ với lọng vàng

Từng đoàn hùng binh, tiếng hát vang vang

Cũng chỉ là một cơn mưa sa mạc

Ầm ĩ đấy, rồi phút sau tan tác

Xác người chồng lên như cỏ rạc đêm sương

Bao mộng mơ, ân oán, yêu thương

Một giây phút bỗng trở thành mộng ảo

Đã biết bao công trình kiêu ngạo

Vút tận trời rồi chốc lát thành tro

Titanic kiêu hùng hơn triệu giấc mơ

Tưởng vĩnh viễn, ai ngờ chìm đáy biển

Tòa tháp đôi, biểu trưng của thành công hiện diện

Nay còn đâu? Một khoảng trống thiên thu…

Trước Thiên Chúa,

Mắt nhân loại như đui mù

Không nhìn thấy tương lai toàn thế giới

Không nhìn thấy đời mình trong bước tới

Sẽ hụt chân? Vấp ngã? Chết như chơi…

Biết bao triệu người, khi chết vẫn mỉm cười

Vì phút trước, đang hân hoan, vui sướng

Mới mua xe, vừa cưới vợ, vinh thăng Tướng

Vừa đậu xong, mới trúng số, trúng đề

Bao tuổi xuân mà nhựa sống tràn trề

Cũng nhắm mắt cùng trưởng huynh lọm khọm

Trước Thiên Chúa,

Nếu con người không tự mình bé mọn

Không khiêm nhường, sống giản dị, tránh bon chen

Không biết chìa tay với kẻ đứng bên

Không chia xẻ với người già, yếu đuối

Không hiếu thảo, yêu thương, sám hối

Thì bất ngờ…. đời sẽ biết về đâu?

Một hôm nào, tóc bạc, yếu đau

Chân run rẩy, mong một nụ cười bên cạnh

Sẽ thấy… ôi! Cuộc đời sao ghẻ lạnh!

Chẳng ai thương, cho ly nước cầm hơi

Rồi lúc trái tim cảm thấy rã rời

Lo sợ, hãi hùng, thì… chao! Đã trễ..

Những kẻ ác tâm sẽ kinh hoàng muôn vẻ

Vì khi xưa từng nhạo báng loài người

Giờ thấy lừng lững Thần Chết đến nơi..

Muốn cúi lạy cũng không còn kịp giấc…

Vậy, trước Thiên Chúa

Xin chân thành lột xác

Chỉ biết Yêu Người, giúp đỡ tha nhân

Giúp người bần hàn, dù chẳng thiết thân

Những người đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ

Giúp quê hương được an vui ngày cũ

Để mai sau, thanh thản chốn quê nhà

Và yên vui những ngày cuối an hòa

Bên những nụ cười, đầy tình yêu chất ngất…

CHU TẤT TIẾN

Tháng 6, 2012

 

KIẾP NGHÈO & NGHĨ VỀ bài thơ KIẾP NGHÈO

 KIẾP NGHÈO,
                                      Song Như.

 
Không biết ngày mai sẽ ra sao?
Quê hương tôi đó như thế nào?
Bao nhiêu em bé nghèo lam lũ,
Bao kẻ đói hèn sống lao đao…

Sáng nơi phố chợ người mua bán,
Nhiều trẻ ăn xin bước lang thang,
Củ khoai lượm được mừng lót dạ,
Trưa đói hoành hành biết sao kham…

Chiều ra thùng rác kiếm bánh rơi,
Rau trái, cơm thừa chẳng gọi mời,
Tối ôm hốc cây nhìn sao sáng,
Mộng mị quay về giấc chơi vơi…

Đến trước bao người ngửa tay xin,
Người ngoảnh mặt đi không chút tình,
Kiếp nghèo chuyên chở đời gian khổ,
Sáng tối đêm ngày… bị người khinh…

Liverpool.19/7/2012.
Song Như.

 
NGHĨ VỀ bài thơ KIẾP NGHÈO của Song Như .

                                                           Machanvi ( Nguyễn Tấn Ich)

Song Như là bút danh của nhà thơ Kim Trọng cư ngụ tại Liver Pool , anh
là một doanh nhân nhưng có máu yêu thơ từ trong lòng mẹ . Quê hương
Việt Nam thân yêu của anh là vùng đất nhiều danh lam thắng cảnh hữu
tình , nên đã in sâu trong lòng anh từ thuở bé thơ . Giờ đây làm
người dân của một nước nhược tiểu nên luôn phụ thuộc vào các cường
quốc về nhiều lãnh vực . Bởi thế mà người dân luôn bị các thế lực bành
trướng chiếm đóng lâu đời nhất là bốn nghìn năm lệ thuộc quân Tàu , mà
dân Tàu thì họ rất nham hiểm và thủ đoạn lúc nào cũng muốn Việt Nam
là lệ thuộc họ .
Cho đến bây giờ Trường Sa, Hoàng Sa cũng như miền cao nguyên rừng
vàng biển bạc ấy họ đã ngấm ngầm chiếm đóng . Người nông dân và ngư
dân giờ phải lao đao vì mưu ma chước quỹ của họ .
Xót đau trước hoàn cảnh đất nước và nỗi đau tột cùng của dân Việt anh
chỉ biết nói lên tiếng lòng mình với đồng bào đang tột cùng khổ cực ở
quê nhà và bài thơ KIẾP NGHÈO đã ra đời đúng vào thời điểm đó ngày
19/7/2012 .
Ta hãy đi sâu vào cảm nghĩ của song Như .
Bài thơ KIẾP NGHÈO được chia làm bốn đoạn mỗi đoạn 4 câu
Đoạn mở đầu anh viết :
Không biết ngày mai sẽ ra sao?
Quê hương tôi đó như thế nào?
Bao nhiêu em bé nghèo lam lũ,
Bao kẻ đói hèn sống lao đao….
Hằng ngày anh luôn theo dõi trên báo đài nên rất ưu tư về vận mạng của
đất nước quê hương , nhất là những người dân nghèo và các trẻ thơ
luôn phải đối diện với cảnh đói cơm rách áo . Người dân miền núi thì
rừng chúng mua và lũ quan bất nhân ấy đã đẩy họ vào cuộc sống bần
cùng không nơi nương tựa. Ngoài khơi thì ngư dân luôn bị cướp lưới
cướp tàu phải nợ nần thiếu thốn . Cuộc sống của họ như thế thì làm sao
con cái họ được mỗi ngày cắp sách đến trường đành phải lang thang
kiếm sống giang hồ phiêu bạt .

Sáng nơi phố chợ người mua bán,
Nhiều trẻ ăn xin bước lang thang,
Củ khoai lượm được mừng lót dạ,
Trưa đói hoành hành biết sao kham…

Viết đến đoạn thơ này tôi lại nhớ về thi sĩ Hữu Loan , một nhà thơ nổi
tiếng trong làng văn học thế kỷ 20 -21 này. Người đã từng bỏ cả sự
nghiệp công danh khi biết được con đường mình đang đi là phản lại dân
tộc quê hương . Cũng chính vì thế ông đã bị trù dập phải đi thồ đá để
kiếm sống nuôi vợ con mà còn không yên với bọn gian manh thủ đoạn .
Mà người vợ sau này đã sống lượm từng củ khoai sống ăn đỡ đói qua ngày
khi cha mẹ mình bị đấu tố không còn ai nương tựa . Cũng chính người
con gái ấy đã cùng ông đi trọn cuộc hành trình gian khổ để nuôi các
con trưởng thành trong cảnh sống dỡ chết dỡ này .
Song Như đã xót xa vô cùng cho thế hệ nối tiếp cha anh đã bị bọn
người bành trướng ngu dân muốn các em cháu mình sau này phải lệ thuộc
vào chúng . Đây cũng là cảnh báo cho những ai vẫn còn mê ngủ trong hồn mình khi
vẫn coi ông bạn láng giềng là 4 tốt 16 chữ vàng

Chiều ra thùng rác kiếm bánh rơi,
Rau trái,cơm thừa chẳng gọi mời,
Tối ôm hốc cây nhìn sao sáng,
Mộng mị quay về giấc chơi vơi….
Trong đoạn này dù chưa được nhuần nhuyễn trong nghệ thuật diễn đạt về
vần điệu , tiết tấu , nhạc và âm thanh , song anh đã nói lên rất chân
tình với quê hương về đồng bào ruột thịt nhất là những đứa bé mồ côi
cách này hay cách khác đã phải sống trong cảnh tột cùng trong cảnh
bất hạnh này

Đến trước bao người ngửa tay xin,
Người ngoảnh mặt đi không chút tình,
Kiếp nghèo chuyên chở đời gian khổ,
Sáng tối đêm ngày… bị người khinh…..
Nếu đã sống trong những ngày khổ đau này mà con người còn có tình
thương yêu đùm bọc nhau thì nỗi đau ấy cũng phần nào được an ủi mà vơi
bớt nỗi sầu sầu . Nhưng không xã hội hôm nay con người phần đông đã
dường như vô cảm. Họ sẳn sàng quay mặt đi khi đồng loại mình đang cần cứu giúp .

Do đâu đã gây ra cảnh này. Qua diễn đạt của tác giả tôi nghĩ rằng tác giả đã
thấy được phần nào nguyên nhân sâu xa đó là sai lầm của một học thuyết
vật chất sinh ý thức .

Tóm lại sở dĩ có điều này là do văn chương bị lưu đày , người ta
đã đầu độc để văn chương không còn gióng lên tiếng chuông thức tỉnh
những ai đã mê say với danh vọng và tiền tài vì sợ họ quay về với
tình yêu thiêng liêng cao quý mà ngàn đời tổ tiên họ để lại .
Viết đến đây tôi lại nhớ đến lời nói của một danh nhân : Thời mạc của
thi ca 1939 của B.Brecht và cảm ơn tấm lòng cao quý của Song Như với
tổ quốc quê hương và đồng bào ruột thịt chúng ta .,.
Machanvi ( Nguyễn Tấn Ich)

Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: chứng nhân tình yêu và hi vọng

 

 Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: chứng nhân tình yêu và hi vọng

 July 20, 2012

                                                                                            Thiên Triệu giới thiệu

 

WHĐ (19.07.2012) – Hãng thông tấn Zenit đã có cuộc trò chuyện với tiến sĩ Waldery Hilgeman, cáo thỉnh viên trong tiến trình phong chân phước cho Đức Cố hồng y Phanxicô Xaviê. Khi được hỏi về điều gì gây chú ý nhất trong cuộc đời của ngài, ông nói: “Điều đánh động tôi trong linh đạo của ngài là tình yêu liên lỉ đối với tha nhân. Ngài bị cầm tù và khi ở trong tù, ngài vẫn không ngừng yêu thương những người bách hại ngài, từ những viên chức cao nhất của chế độ đến anh lính canh thấp bé nhất”.

Đức hồng y Văn Thuận là Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Sài Gòn khi thành phố này bị cộng sản kiểm soát năm 1975. Không lâu sau đó, ngài bị giam giữ trong trại cải tạo suốt 13 năm. Theo tiến sĩ Hilgeman, ngài là một tù nhân phải chịu sự bất công, “theo nghĩa là đã không có sự tố cáo thực sự, cũng không có xử án, kể cả bản án. Do đó có thể nói rằng đối với chúng tôi, ngay cả việc ngài bị tố cáo về tội gì cũng là một vấn đề. Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, có nhiều khía cạnh dẫn đến việc coi vị giám mục này là người nguy hiểm cho chế độ, một chế độ trống rỗng như chế độ cộng sản. Tuy nhiên đã không có sự tố cáo chính thức nào.”

Trong thời gian bị giam cầm, ngài đã bí mật viết những sứ điệp cho các tín hữu, nhiều năm sau này được gom góp lại và xuất bản. Trong những sứ điệp này, Đức hồng y Văn Thuận nhận ra ngay từ đầu rằng “Thiên Chúa đòi hỏi ngài hiến dâng tất cả cho Chúa, từ bỏ mọi sự và sống cho Chúa”. Hilgeman nói: “Vì Đức hồng y đã hiểu được rất mạnh mẽ điều này – đặc biệt trong giai đoạn bị cầm tù – là: công việc của Chúa là chính Chúa. Là tổng giám mục phó, ngài đã sống cho những công việc của Chúa. Và ngài nhận ra rằng khi bị cầm tù, Chúa đòi hỏi ngài rời bỏ công việc để chỉ sống cho Chúa mà thôi”.

Về những giai thoại trong thời gian Đức hồng y bị cầm tù, tiến sĩ Hilgeman nhắc lại sự hoán cải của nhiều lính cai tù. Ông nói: “Bằng tình yêu hoàn toàn cho họ, Đức hồng y đã cho thấy thế nào là tình yêu của Đức Kitô. Không được giảng, không thể trực tiếp nói với những người này về Đức Kitô, nhưng bằng mẫu gương của Đức Kitô nhập thể, ngài đã có thể hoán cải họ, đây là điều rất độc đáo”. Do bối cảnh chính trị của Việt Nam, thật khó để phỏng vấn những người lính canh này, nhưng vị cáo thỉnh viên cho biết chứng từ của những người này có thể được đưa vào tiến trình điều tra.

Đức hồng y Nguyễn Văn Thuận được ra khỏi trại giam năm 1988 mặc dù vẫn bị quản thúc tại gia. Ngài được phép đi Rôma năm 1991 nhưng không được trở lại Việt Nam cho đến năm 2001 khi ngài được vinh thăng hồng y. Nói về những đóng góp của Đức hồng y trong tư cách là Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, tiến sĩ Hilgeman cho rằng Chúa đã chuẩn bị cho Đức hồng y vào tác vụ của ngài tại giáo triều Rôma. “Có thể nói rằng với việc ngài đến Rôma, chúng ta hiểu rõ hơn những biến cố trong đời ngài. Vai trò của Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình là vai trò cực kỳ nhạy cảm, vì phải quan tâm nhiều đến kinh tế, công lý, nạn đói trên thế giới, hòa bình, tình liên đới và những điều tương tự; nghĩa là bao hàm toàn bộ giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Do đó, một giám mục đến từ một xã hội rất nghèo như Việt Nam lúc đó, và là người đã từng bị cầm tù, đã trải nghiệm nơi chính bản thân sự bất công của thế gian chỉ vì mình là người công giáo. Chắc chắn là Chúa Giêsu đã chuẩn bị cho Đức hồng y rất tốt để ngài làm nhiệm vụ tại Rôma”.

Đức hồng y Nguyễn Văn Thuận đã qua đời tại Rôma vào tháng 9 năm 2002 vì bệnh ung thư. Nói về tiến trình phong chân phước, tiến sĩ Hilgeman cho biết đã phỏng vấn trên 130 nhân chứng, từ các hồng y và giám mục cho đến tu sĩ và giáo dân. Theo ông, tiến trình đang diễn ra rất tốt.

Về việc nhiều tín hữu đạo đức hi vọng Đức hồng y Nguyễn Văn Thuận sẽ được phong thánh, vị cáo thỉnh viên suy nghĩ những lời Đức hồng y nói về hi vọng: “Trong các tác phẩm và bài viết của ngài, có một từ mà ngài thường xuyên nhắc đến, và xem ra những chứng nhân cũng nói như thế khi đến trước Tòa án Rôma, đó là Hi Vọng, đừng đánh mất hi vọng vào Chúa. Và có lẽ ngài sẽ được gọi là vị thánh của hi vọng

nguồn: Từ Maria Thanh Mai gởi

Sự Bình Yên

Sự Bình Yên

 

Một vị vua treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công.. Nhà vua ngắm tất cả những bức tranh, nhưng ông chỉ thích có hai bức, và phải chọn lấy một.

 

Trong hai bức tranh đó, một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ với những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, trôi lững lờ. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng là những ngọn núi trần trụi và lởm chởm đá. Bên trên, bầu trời giận dữ đổ mưa như trút, kèm theo sấm chớp ầm ầm. Bên vách núi là dòng thác cuồn cuộn nổi bọt trắng xóa. Thật chẳng bình yên chút nào! Nhưng sau khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Nơi đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, có con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình, bên cạnh đàn chim con ríu rít… Bình yên thật sự… “Ta chấm bức tranh này!” – nhà vua công bố. “Sự bình yên không có nghĩa là không ồn ào, không giận dữ. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp, ta vẫn cảm thấy còn có sự yên tĩnh hiện diện trong trái tim mình. Đó mới là ý nghĩa thực sự của sự bình yên”.

                                                                      *   *   *

…Có khi nào bạn cảm thấy thật cô đơn, mặc dù xung quanh bạn vô cùng ồn ào, náo nhiệt? Bởi vì bạn chẳng nhận được chút thân thiện nào từ đám đông ấy cả… …Nhưng cũng có lúc bạn cảm thấy vô cùng ấm áp, hạnh phúc, dù bên cạnh bạn chỉ có một người? Đó là khi trái tim bạn vừa nhận được một tín hiệu thân thương từ người ấy – một người mà bạn vô cùng yêu mến…

Mh