‘Khủng hoảng bắt cóc’ phát sinh hậu quả gì?

‘Khủng hoảng bắt cóc’ phát sinh hậu quả gì?

Phạm Chí Dũng

Một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối hành động mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 3/8/2017 ở Hà Nội đã lộ diện phản ứng đầu tiên của Việt Nam. Tuy “lấy làm tiếc”, nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không có lấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Dấu chấm hết

Vẫn còn khá sớm, nhưng có lẽ không quá muộn để nói: “Xin vĩnh biệt Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA)”.

Bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức phản đối hành động bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của mật vụ Việt Nam đã gần như đóng dấu chấm hết đối với nguyện ước chưa bao giờ khẩn thiết đến thế của Hà Nội về EVFTA.

Câu chuyện đầu tiên thuộc về EVFTA – chủ đề mà giới cai trị Việt Nam quan tâm nhất, sau sự đổ vỡ của Hiệp định TPP mà đã khiến Hà Nội thất thần vào mùa xuân năm nay. Nhưng Merkel đã không có bất kỳ một hứa hẹn nào cho tương lai của EVFTA, cho dù hiệp định này đã được ký chính thức từ tháng 12 năm 2015 và chỉ còn chờ Quốc hội của 27 nước trong khối Liên minh châu Âu thông qua.

Cũng không phát ra một sự bảo đảm nào từ bà Merkel về “hiệp định dẫn độ” mà ông Phúc gần như cầu cạnh. Chỉ sau vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin và khi Bộ Ngoại giao Đức phải lên tiếng phản đối chính thức, giới quan chức ngoại giao Đức mới tiết lộ rằng chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu yêu cầu “dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam” với Thủ tướng Angela Merkel. Sau đó, báo chí Việt Nam ồn ào đưa tin “hai bên sẽ xem xét khả năng đàm phán hiệp định dẫn độ”.

Nhưng cũng như EVFTA, hiệp định dẫn độ giữa Đức và Việt Nam, nếu có, cũng phải mất ít ra từ một đến một năm rưỡi nữa. Nếu EVFTA còn phải trải qua rất nhiều thủ tục đồng thuận của các quốc hội trong EU, mà chỉ một nước không đồng ý cũng không thể thông qua, hiệp định dẫn độ cũng phải trải qua không ít lần đàm phán, thẩm định, dự thảo, thông qua các cấp… trước khi Việt Nam có thể đón nhận Trịnh Xuân Thanh ở sân bay Nội Bài.

Một khía cạnh Việt Nam học

Song vụ bắt cóc đầy manh động trên đất Đức – cứ như thể thoải mái bắt cóc người bất đồng chính kiến ở Việt Nam – đã phá hỏng toàn bộ viễn cảnh “Thanh về Nội Bài”.

Người Đức chưa bao giờ giận dữ đến thế trong suốt chiều dài quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Với Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, đó còn là từ ngữ “bội tín”. Cái từ thiên về bản chất dưới đáy của chính trị này lại càng khiến công luận xã hội ở Việt Nam không thể nào quên được nhân vật ủy viên trung ương đảng, Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối xử với người dân Đồng Tâm ra sao – ký sống, lăn tay điềm chỉ nhưng sau đó sổ toẹt tất cả.

Cho tới vụ “khủng hoảng bắt cóc”, có lẽ giới chính khách Đức mới nhận ra một Việt Nam của tráo trở chính trị rõ đến như thế. Bấy lâu nay, một Hà Nội nên thơ vẫn được giới quan chức văn hóa Việt lồng vào những vần thơ của Goethe và Heine – từ những dự án dĩ nhiên được viện trợ bởi Chính phủ Đức. Nhiều năm qua, người Đức cũng chỉ biết về Việt Nam thời hậu chiến lúc nhúc tham nhũng và không thiếu cảnh vi phạm nhân quyền. Nhưng chỉ vài năm gần đây, có những nghị sĩ Đức mới bắt đầu thấm thía và cám cảnh thân phận quyền làm người của mình khi họ bị công an Việt Nam cấm nhập cảnh vào đất nước này.

“Khủng hoảng bắt cóc” rất có ích cho những người Đức nghiên cứu về Việt Nam học. Họ sẽ càng hiểu rõ hơn rằng tại sao mật vụ Việt Nam – vốn mang thói quen bắt cóc, hành hung hay bắt giam người bất đồng chính kiến trong nước theo “luật rừng” như cơm bữa – lại dám sang tận Berlin làm cái nhiệm vụ đày dọa và bất chấp cả danh thể quốc gia đó.

Không thể ngủ được

Về bản chất, “khủng hoảng bắt cóc” không chỉ là thất bại đau không thể ngủ được của giới mật vụ Việt Nam, không chỉ là hậu quả viên chức đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức bị tuyên bố là người không được hoan nghênh (persona non grata) – một cấp độ phản ứng mạnh mẽ trên phương diện ngoại giao quốc tế – và bị trục xuất khỏi Đức trong vòng 48 tiếng đồng hồ, mà còn để lại những dư chấn không thể lường trước khi phía Đức kết thúc bản tuyên bố phản đối bằng “Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển”.

Hãy nhìn lại. Đức lại là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khối EU. Đức cũng là quốc gia nhập khẩu 1/5 các sản phẩm của Việt Nam xuất qua châu Âu. Giá trị thương mại song phương Đức – Việt Nam lên đến 9 tỷ đô la, giúp cho số xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào thị trường EU lên tới 25 tỷ USD, hoàn toàn trái ngược với số nhập siêu – cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch – của Việt Nam từ “bạn vàng” Bắc Kinh gấp đôi như thế – hơn 50 tỷ USD mỗi năm.

Cái cách bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà theo một người bình luận phải ví von “không xin được thì ăn cắp” đã khiến nước Đức đầu tàu chính trị của châu Âu phải đe dọa sẽ trả đũa.

Hậu quả ngay trước mắt là kể từ nay, trong con mắt nhiều nước châu Âu: “việc này cũng phá vỡ lòng tin một cách nghiêm trọng” – như một nội dung trong tuyên bố phản đối của Bộ Ngoại giao Đức. Quang cảnh này là ngược ngạo kinh khủng với cụm từ “lòng tin chiến lược” để kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mà ông Nguyễn Tấn Dũng rất sính dùng khi ông còn là Thủ tướng, vào năm 2014 khi giới chóp bu Việt Nam vừa bị giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc chơi cho một vố điếng người. Kể từ nay, không khó để hình dung rằng Liên minh châu Âu sẽ không còn mấy quan tâm đến cảnh nạn Việt Nam bị Trung Quốc hiếp đáp ngoài Biển Đông.

Còn những hậu quả khó lường trong tương lai hẳn không ngoài tình trạng viện trợ không hoàn lại, tín dụng cho vay, đầu tư nước ngoài của châu Âu vào Việt Nam có thể sụt giảm đáng kể. Những ưu đãi về hàng rào thuế quan trong nhập khẩu hàng Việt Nam cũng bởi thế sẽ được thả nổi theo mặt bằng thị trường chung. Thậm chí khách du lịch châu Âu – khi đã được báo chí lục địa này dồn dập cảnh báo về “nhà nước bắt cóc”, sẽ chẳng còn mấy tha thiết đi dã ngoại ở một Việt Nam đầy rủi ro rình rập.

“Lấy làm tiếc”

Một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối hành động mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 3/8/2017 ở Hà Nội đã lộ diện phản ứng đầu tiên của Việt Nam

Đối diện với nhiều câu hỏi liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh và về tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2/8, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết bà “rất tiếc về phát ngôn này” và nói thêm: “Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức”.

Chi tiết đáng chú ý là tuy “lấy làm tiếc”, nhưng cái cách phản ứng đầu tiên của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không cho thấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Phản ứng yếu ớt.

Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối phương. Công luận đang chờ đợi hành động trả đũa của chính quyền Việt Nam. Liệu họ có đủ can đảm để trục xuất một nhân viên ngoại giao người Đức?

Hay sau nhiều cuộc họp khẩn từ ngày 1/8 – thời điểm Đại sứ Việt Nam tại Đức bị triệu tập đến Bộ Ngoại giao nước này về vụ Trịnh Xuân Thanh – đến nay, Việt Nam đã gián tiếp thừa nhận hành vi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và cố gắng “nuốt nhục” cho qua cơn khủng hoảng?

P.C.D.

“Mưa bay! Mưa bay! Ấm cúng trong này.”

Suy Tư Tin Mừng trong tuần thứ 18 thường niên năm A 06/8/2017

Tin Mừng (Mt 14: 13-21)

Khi được tin ông Gioan Tẩy Giả chết, Đức Giêsu xuống thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đông đảo dân chúng từ các thành đi bộ mà theo Người. Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.

Chiều đến, các môn đệ lại gần thưa với Người: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn.” Đức Giêsu bảo: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn.” Các ông đáp: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá!” Người bảo: “Đem lại đây cho Thầy!” Sau đó, Người truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông. Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. Số người ăn khoảng chừng năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.

                                                                    **  **  *  *

“Mưa bay! Mưa bay! Ấm cúng trong này.”

“Một hôm trời bão, Em vào chơi đây.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mai Tá lược dịch.

Mưa bão hôm ấy, cộng đoàn dân Chúa cũng đã hay tin về cái chết của thánh Gioan Tẩy Giả, rất nghiệt ngã. Ấm cúng nơi này, lòng người cũng đã được Chúa sưởi ấm bằng phép lạ nhân rộng bánh/ cá cho mọi người, rất lạ thường. Lạ, như trình thuật thánh Mátthêu ghi lại, rất hôm nay.

Trình thuật hôm nay, thánh Mátthêu ghi về sự kiện rất đặc biệt trong đời Chúa. Nhưng không dễ, để diễn tả xem đó là sự kiện gì. Và không dễ, để áp dụng vào đời sống của ta hôm nay.

Sự kiện hôm ấy, có Đấng Mêsia ra ngoài trời rảo bộ đã thấy cả ngàn người Do thái đi theo Ngài. Chạnh lòng thương, Chúa đã nuôi ăn cả ngàn người chỉ với 5 tấm bánh và hai con cá. Vẫn hiểu rằng, đây là phép lạ do Chúa làm. Phép lạ duy nhất trong cả bốn sách Tin Mừng. Nhưng được nhắc đến những 6 lần: riêng thánh Máccô và Mátthêu mỗi vị ghi chú đến 2 lần; thánh Luca và thánh Gioan mỗi vị chỉ một lần. Các thánh đều coi đó như biến cố lớn trong đời hoạt động công khai, của Chúa.

Nhờ thánh Mátthêu, ta được biết Hêrôđê cũng đã tổ chức một bữa tiệc cho người giàu có và trong đó có cả người nghèo nhưng không hèn, là thánh Gioan Tẩy Giả vừa trả giá rất đắt, bằng đầu mình cho bữa tiệc. Trái nghịch lại buổi tiệc đầy tai tiếng ấy, là tiệc ngoài trời do Chúa khoản đãi những kẻ đói/nghèo, thôi. Người giàu khi ấy, đâu biết rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội đến tham dự.

Thế rồi, điều thực sự xảy đến cũng đã đến, đó là buổi tiệc Chúa dọn, lại diễn ra ở nơi hiu quạnh chỉ có cỏ xanh làm chiếu đất cho dân ngồi. Có thể là, tiệc Chúa dọn xảy đến vào mùa Xuân. Tức, mùa Vượt qua của người Do thái. Có thể, cũng không xa là mấy chốn biển hồ Galilê, khiến Chúa phải lên đò như Ngài vẫn thường làm, hầu tránh con mắt dòm ngó của vua quan thời đó vẫn chực rình những ai qui tụ đám đông quần chúng quyết đi theo.

Đám đông quần chúng, vẫn có thói quen tụ tập quanh Ngài, ở gần hồ. Họ lắng nghe Lời Ngài diễn giải, suốt cả ngày. Và, còn được Ngài chữa lành. Ngài chạnh lòng thương và xử thế rất nhanh chóng kẻo rồi tình thế trở nên xấu xa, không kịp cho dân chúng thoát nạn. Sự thể là: dân chúng hôm ấy chẳng có gì để ăn. Làng mạc lại ở xa. Thấy vậy, đồ đệ Chúa mới xin Ngài ra tay làm động tác ngoại lệ, để giúp họ. Nhưng Ngài nói rõ: Các ngươi hãy giúp họ…” Điều cần nhấn mạnh ở đây, là cụm từ “các ngươi” được thánh sử dùng đến. Cứ sự thường, mỗi lần có khó khăn, người người đều yêu cầu Chúa giải quyết. Hoặc, họ chỉ xin, chứ không tự mình tìm cách giải quyết.

Đồ đệ thấy thế, bèn kể Chúa nghe: “Ở đây, chúng tôi cũng chẳng có gì, chỉ một vài thứ…” không đủ cho vài người làm sao phân phát cho quảng đại quần chúng. Nói thế, có nghĩa: đồ đệ Chúa ở vào tình cảnh hãn hữu đành bó tay tuyệt vọng, chẳng làm gì được, hoặc có làm thì cũng không ra hồn. Đó, chính là vấn đề đặt ra cho dân con đồ đệ: luôn thấy mình bất tài, vô vọng thì làm sao giúp ích nhiêu người được. Đó sự thường, mọi chuyện đều giống thế.

Và, đó là lúc Chúa ra tay làm thay cho đồ đệ. Ngài truyền cho đồ đệ bảo dân chúng ngồi xuống. Rồi Ngài cầm lấy thức ăn ngẩng mặt lên mà chúc tụng, rồi Ngài bẻ bánh và truyền lệnh phân phát cho dân chúng ăn. Trong hầu hết các sách Tin Mừng, ở đề mục, người đọc vẫn chỉ thấy những cụm từ, nào là: nhân rộng, hoá bánh thành nhiều. Nhưng chỉ mỗi bản Bẩy Mươi gốc Hy Lạp, là không thấy những chữ như thế. Trái lại, chỉ gồm mỗi động từ “phân phối”. Tức san sẻ những gì mình có cho mọi người.

Có thể là, chính Chúa gia tăng lượng thực phẩm, như ta nghĩ. Cũng có thể, phép lạ này, không chỉ là sự lạ của người trần, do người trần làm ra, để người phàm trần biết mà san sẻ những gì mình có. Làm được như thế, thì của cải trên thế giới mới đủ cho mọi người, quanh ta. Thật ra, người phàm trần vẫn đói cả kiến thức lẫn hiểu biết về quyền lợi đồng đều hơn là điều mình cần có như cơm/bánh hằng ngày.

Và, một khi ta đã biết sẻ san của cải thiêng liêng, như: tình yêu, lòng kính trọng và nhận biết những người sống chung quanh, thì khi đó ta sẽ không mất đi điều gì. Bởi khi ấy, ta càng được yêu, càng được kính trọng và nhận biết từ những người được ta san sẻ, ta tặng họ những thứ họ cần, như tình yêu. Nói cách khác, sẻ san cơm/bánh rồi cũng sẽ cạn dần thức ăn. Bởi, ai cũng đều có phần. Còn, san sẻ tình yêu, thì khác.

Ngoại trừ ngày hôm ấy, xảy ra phép lạ vật chất, rất có thật; và chắc rằng ai trong chúng ta cũng đều tin như thế-thì điều này cũng không quan trọng bằng những điều hệ trọng ở đây, chính là việc sẻ san, phân phối. Như vậy, việc sản sinh cơm/bánh mới rất cần, mà là sự sẻ san sự cho đi.

Đó, là điều mọi người trông đợi nơi người Do thái nơi dân con Đạo Chúa vẫn được coi là tốt đẹp, lành thánh. Trông đợi mọi người sẻ san những gì mình đang có, đặc biệt ở bữa tiệc, là thức ăn. Trình thuật hôm nay, không thấy ghi về nỗi ngạc nhiên trước sự “lạ” nhận thấy được nơi quần chúng, hoặc đồ đệ, về việc Chúa làm. Bởi, dưới nhãn quan của họ, đó là những việc cần phải làm. Và nên làm, dù họ không thấy nhiều người thường vẫn làm như thế. Những gì xảy đến là việc phải đến. Xem thế thì, sẻ san/phân phối mới là ý chính của trình thuật.

Nay lại hỏi, trình thuật truyện kể hôm nay áp dụng cho ai đây? Điều gì cần áp dụng?

Nếu chỉ nhìn một phía, hẳn ta sẽ thấy trình thuật vẫn gói trọn tín thư rất khích lệ. Tín thư đây, đề nghị mọi người hãy ra ngoài trời mà tổ chức những buổi sinh hoạt, nhưng đừng mang nhiều, cho mọi người. Nhưng cứ cầu xin thật nhiều, tự khắc Chúa sẽ làm phép lạ lớn lao, để thuận ban cho ta. Có phải đó là việc Chúa vẫn làm vào các buổi tụ tập, rất đông người? Ai là người khả dĩ lập lại cùng một phép lạ khi con dân Ngài hết của ăn/thức uống, mà trời thì tối và xa phố chợ?

Nhìn vào thế giới, nếu người người biết sẻ san những gì mình hiện có cho người khác, nhất là những người thiếu thốn hoặc chẳng có gì để sống còn, thì thực chất của vấn đề thực ra không phải chỉ là việc “nhân rộng” hoặc “hoá bánh thành nhiều”, cho mọi người. Mà là, thế giới hôm nay đã có quá nhiều thứ, cho mình dùng. Mình có nhiều hơn tình trạng bình thường mình vẫn có. Trong khi đó, có những thứ mình có thì lại ít hơn phải có, đó là: lòng lân tuất, chính trực. Và, nhớ rằng: người khác cần nhiều hơn mình.

Quyết sẻ san, là: nhất quyết giảm đi những gì ta đang có. Giảm, niềm vui vì có của dư của để, và sự thoải mái cho bản thân. Như thế, mới gia tăng của cải và sự thoải mái cho người còn thiếu thốn được. Phải chăng, đó là điều Chúa muốn ta làm ngay, lúc này? Thánh Phaolô có lần nói:

“Quả thật, anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có.” (2Cr 8: 9-10)

Quả có thế. Khi ta có rất ít để có thể sống sót, thì lúc đó ta sẽ tìm cách trở nên người khác, không phải để có được sự thoải mái mình vẫn sống trước đây, nhưng còn phải hơn trước, rất nhiều. Phải chăng đó là điều Chúa dạy ta phải như thế, qua phép lạ “sẻ san”, cho đi này?

Ngày nay, ta không thể sửa đổi cái nghèo của thế giới bằng cách tổ chức những bữa ăn ngoài trời, cho nhiều người. Mà là, đổi thay cơ cấu kinh tế/chính trị của thế giới, tận thâm căn. Ngày nay, phải chăng cơm áo gạo tiền, là những gì ăn sâu nơi kinh tế thế giới? Của ăn và thức uống có là khó khăn của những người bị mất việc, những kẻ sống vô gia cư, lang thang ngoài phố chợ?

Và cứ thế, các vấn đề khúc mắc cứ mãi đặt ra như: có là điều khó đối với người không điện thoại di động? Không thẻ tín dụng. Không an sinh? Những người không có, là không có gì? Phải chăng cơm áo, gạo tiền là vấn đề bức bách nhất? Tại sao người nghèo đói lại là người dễ bị SIĐA nhất?

Tại sao ta vẫn được bảo cho biết: phân nửa dân số thế giới hôm nay vẫn cứ than phiền là mình không đủ ăn? Tại sao phân nửa số người còn lại, chỉ phàn nàn về tham vọng, dục vọng và, khát vọng? Có lẽ, đã đến lúc ta nên ngồi lại mà tái thẩm định hệ thống giá trị, để rồi sẽ làm được điều gì đó, cho mọi người. Chí ít, là những người còn thiếu thốn, nghèo hèn, khá bức bách.

Phải chăng trình thuật hôm nay chỉ kể đến bẩy thứ, như cá và bánh Chúa ban cho những người theo chân Ngài, mà nghe giảng? Không. Tám thứ mới đúng. Bởi, ở buổi Tiệc Ly, chính Chúa cũng ban cho ta Thân Mình Ngài, để ta nhận lấy mà ăn. Giả như, ta thực sự nuôi sống bằng sự hiện diện của Ngài. Bằng, hệ thống giá trị Ngài ban cho, có lẽ thế giới mình đang sống sẽ khác và khi ấy, ta mới thực sự có được bữa tiệc ngoài trời, Chúa tổ chức. Theo kiểu của Ngài, mới đúng.

 Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –

Mai Tá lược dịch.

Thiên đường là đây

  httpv://www.youtube.com/watch?v=csmkTn353nQ

Thiên đường là đây – Thúy An

Chuyện Phiếm Đọc trong tuần thứ 18 thường niên năm A 06/8/2017

“Thiên đường là đây

là ngày được thấy thế gian bình yên”
Thiên đường là đây

loài người chẳng biết dối gian hờn ghen.”

(Lê Xuân Trường – Thiên Đường là đây)

(Rôma 8: 29-30)

 Trần Ngọc Mười Hai

Bằng những giòng chữ ở đầu bài như thế, bần đạo bầy tôi đây phải thú thật là: mình không hề biết nghệ sĩ viết nhạc họ/tên Lê Xuân Trường là ai? Con trai hay con gái? Đang sống ở trời Tây hay Phương Đông? Nhất nhất một điều là, bần đạo đều chẳng rõ…

Thế nhưng, có một điều tuy nhỏ, nhưng bần đạo lại biết rõ, đó là ý/lời nhạc bản này là những tâm tình cũng rất thật. Thật, như ca-từ lẳng lặng đi vào lòng người, rồi lại tiếp tục hát như sau:

 Sáng trong màn đêm ngàn sao lấp lánh giữa khung trời êm,
Giấc mơ thần tiên là niềm hạnh phúc thiên đường lãng quên.
Những chua xót của bao ngày qua,
Đã tan biến vào chân trời xa.
Hãy cho hết tình yêu đêm nay, người hỡi!
Sống vui hồn nhiên dù bao sóng gió phá tan bình yên.
Lỡ cho ngày mai dù là muôn kiếp muôn đời cách xa.
Vẫn yêu mãi tình không đổi thay.

Vẫn thương nhớ dù xa tầm tay,
Thế mới biết đời không cần chi ngoài hạnh phúc.
Thiên đường là đây là ngày được thấy thế gian bình yên.
Thiên đường là đây loài người chẳng biết dối gian hờn ghen.”

(Lê Xuân Trường – bđd)

Quả có thế! Nghệ sĩ ngoài đời lại nói những điều nghe rất đúng: “Thiên đường là đây!” “Loài người chẳng biết dối gian, hờn ghen…” 

Quả thật như vậy. Đấng bậc nhà Đạo bao giờ cũng giảng và nói, nhiều điều rất không sai. Đức ngài nói, cả vào khi ông vừa đáp trả câu hỏi của người đi Đạo, những điều ở bên dưới:

“Thưa Cha. Mới đây, con có dịp đọc thư thánh Phaolô gửi tín-hữu Rôma có nói đến vấn-đề tiền-định. Đọc xong, con lại có thắc mắc muốn cứ hỏi rằng: Phải chăng Thiên-Chúa thực-sự định-đoạt thân-phận con người? Định và đoạt, ở chỗ: khi thì Ngài cho phép linh-hồn này được đạt chốn thiên-đường; lúc thì Ngài lại tống kẻ khác vào nơi lửa bỏng, rất hoả hào. Làm thế, sao ta lại cứ bảo: con người hoàn-toàn có tự-do định-đoạt thân phận mình, được cơ chứ? Con nay thấy lẫn-lộn, không biết đâu là sự thật đúng/sai. Nay chạy đến nhờ cha giúp đỡ”

 Bàn chuyện thiên-đường/địa-ngục bằng các lý và lẽ đạo-hạnh, Đức thày giòng họ John Flader của tờ The Catholic Weekly Sydney đã có lời chỉ-giáo, như sau:

“Đoạn viết ở Tân Ước mà anh/chị nhắc đến, có những lời lẽ như sau:

 “Vì những ai Người đã biết từ trước,

thì Người đã tiền định cho họ

nên đồng hình đồng dạng với Con của Ngài,

để Con của Ngài làm trưởng tử

giữa một đàn em đông đúc.

(Rôma 8: 29)

Thành thử ra, thánh Phaolô quả có nói hai chữ “tiền định”. Nhưng, vấn đề là hỏi rằng: điều đó tác-động thế nào lên con người có tự do, đây? Phải chăng, nhiều vị được Thiên Chúa định sẵn cho mình đạt chốn Thiên đường ngay từ trước, nên họ sẽ đi thẳng vào chốn ấy, mà chẳng cần biết là họ có vướng mắc biết bao nhiêu là lỗi/tội vào thời trước; và cả vào khi họ chẳng biết sám-hối vào lúc chết, nữa thì sao?     

Và, có chăng người nào khác cứ nghĩ rằng: Thiên Chúa đã định trước là họ sẽ phải lưu lạc chốn địa-ngục/hoả-hào để rồi chẳng làm sao cứu vãn linh hồn họ nữa đây? Nếu diễn-tả sự việc như thế, thì nội ý-nghĩ về sự việc tiền-định thôi, cũng đủ khiến mọi người hãi sợ rồi. 

Nói thế, khác nào chế-riễu tính tự-do của con người, lại cũng coi thường công-lênh của mỗi người, khi họ và ta đều hành-xử đúng phép tắc lẫn luật-lệ, và về hình phạt nặng/nhẹ do lỗi/tội ta phạm phải. Hiểu như thế, cũng tựa hồ nhạo báng lòng nhân-từ và sự công-minh của Thiên Chúa, nữa.

 Nói cho ngay, đó không là hiểu/biết đúng-đắn, thì sao lại bảo là: Chúa định-đoạt trước sự việc liên quan đến thân phận con người. Quả thật, Tự điển Bách-khoa Công giáo đã từng viết: Duyên tiền-định, theo nghĩa rộng, là những nghị-định Chúa ban, vốn thấy trước tương-lai một cách không thể sai-sót, nên Ngài đạ đặt-định và ra lệnh từ cõi miên-trường, tất cả mọi sự-kiện xảy đến với thời-gian, đặc-biệt cho những gì diễn-tiến cách trực-tiếp từ, hoặc ít ra chịu ảnh-hưởng từ ý-chí tự-do của con người.

 Nói cách khác, thì kế-hoạch của Thiên-Chúa về duyên tiền-định lại có liên quan đến các hành-xử đầy tự-do của con người, là những việc Ngài thấy trước từ cõi đời đời.

 Muốn hiểu được sự việc tiền-định qui về tự-do của con người, ta cần định-vị nói trong 4 lập-luận hoặc giả-định nền-tảng. Trước hết, là: Chúa muốn hết mọi người đều được cứu rỗi, cả các Kitô-hữu cũng như những người ngoài Đạo. Thánh Phaolô, trong thư đầu gửi đồ đệ ông là Timôthê từng nói rõ: “Ngài là Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1Ti 2: 4)

 Thánh Phêrô, trong một tình-huống tương-tự, lại cũng viết: “Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải.” (2P 3: 9) Thành thử ra, Chúa không định-đoạt trước bất cứ ai phải chịu cảnh địa-ngục mãi mãi suốt cõi đời.

Lập-luận thứ hai, là: Chúa phú ban cho mỗi người và mọi người đủ mọi ân-huệ để họ được cứu rỗi. Lập-luận này theo sau những điều nói ở trên. Lại nữa, lập-luận này từng dẫn đưa thánh Âu-gus-ti-nô quả quyết rằng: “Mọi người chúng ta không được phép tuyệt-vọng dù có lỗi phạm ghê-gớm đến thế nào đi nữa, bao lâu con người còn sống trên thế-gian.” (X. Lời xưng thú 1 câu 19, 7)

 Lập-luận thứ ba, là: mọi hành-vi của ta và các công-lao xuất từ đó, đều là hoa trái của ân-huệ Chúa ban đặt-định trước cho ta, suốt nhiều thời. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo có viết: “Công-lao của con người trước mặt Chúa trong cuộc sống người tín-hữu nảy sinh từ sự-kiện cho thấy Chúa đã chọn lựa cách tự do để kết-hợp họ vào với công-việc tạo ban ân-sủng của Ngài. Hành-vi đầy tính nhân-hậu của người cha, đều là sáng-kiến ban đầu của, và kéo theo sau đó là hành-động tự-do của con người ngang qua sự cộng-tác của họ. Có như thế, công-lao có từ công-việc tốt lành được áp-đặt cho họ vào ân-sủng của Chúa ngay từ đầu và sau đó, cho các kẻ tin.” (X. GLHTCG đoạn 2008)

Lập-luận cuối, là: Thiên-Chúa ban cho ta ân-huệ thấy trước rằng ta sẽ sống tương-hợp với nó. Sách Giáo lý lại cũng nói rằng: Khi Thiên Chúa thiết-lập kế-hoạch ‘định trước’ cách vĩnh-viễn, Ngài bao gộp trong đó sự đáp trả cho ân huệ của mỗi người một cách tự-do.” (X. GLHTCG đoạn 600). Nói như thế, sách Giáo Lý có ý bảo rằng: Thiên Chúa phú ban cho ta mọi ân-huệ của Ngài cả khi Ngài biết rằng ta sẽ sử-dụng chúng để làm điều thiên khả dĩ có được sự sống vĩnh cửu.”

 Vấn-đề tiền-định vừa đề-cập, dù ta chiếu-cố đủ cả bốn lập-luận ở trên, vẫn còn nhiều bí-nhiệm hơn nữa. Nhưng cuối cùng thì, Chúa vẫn có tự-do ban tặng cho ta ân-huệ và tình-yêu cao cả của Ngài trên những ai Ngài chọn-lựa. Và, Ngài cũng phú ban cho mọi người đầy đủ ân-sủng của Ngài để ta được cứu rỗi.” (X. Lm John Flader, Does God predestine anyone to suffer forever in hell? No, The Catholic Weekly 02/7/2017, tr. 28)                 

Minh-định theo chiều-hướng của nhà Đạo như thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta cứ hát lên những ca-từ rất “thiên đường” như ở dưới:

“Thiên đường là đây là cuộc tình mãi thiết tha ngàn thu
Là lời nồng ấm trái tim thủy chung muôn kiếp
Thiên đường là đây là ngày chẳng biết nỗi đau buồn chi
Thiên đường là đây là nụ cười mãi thắm trên bờ môi
Thiên đường là đây từ ngày được thấy chúng ta gần nhau.
Bao đắm say, thiên đường là đây…”

(Lê Xuân Trường – bđd)

 Nói về thiên-đường theo ngôn ngữ ngoài đời, là còn nói bằng truyện kể, mới hấp-dẫn. Bởi, truyện kể đều là những chuyện cà-kê-dê-ngỗng đi sát với quần chúng, khiến họ nhớ dai, nhớ dài, nhớ mãi, rất khó quên.

Ở ngoài đời, lại cũng thấy nhiều người/nhiều vị đề-cập đến thiên-đường/hoả-ngục ở đây đó, theo cung cách khác hẳn. Trong số các vị này, lại đã thấy tay viết trẻ có bút danh là Hải Triều Ý Tâm với những tình-tự gọi là: “Thiên-đường trong quả bóng bayGió trần gian thổi vuột tay ngẩng nhìn”, như sau:

“Tôi đặt chân lên đất Ấn để thăm xứ Rajasthan kiều diễm như người đẹp ngủ trong rừng vào những ngày đầu đông rực nắng năm 2010, khi nhân loại đang chuẩn bị đón mừng Tết dương lịch trong bầu không khí hân hoan, háo hức đợi chờ. Cùng đi với tôi là gia đình người cô, em ruột mẹ tôi gồm cô chú và con gái. Trong suốt cuộc hành trình dài đăng đẳng đó, cả 4 người chúng tôi không thật sự nghĩ là mình sẽ thực hiện được nổi chuyến đi đầy gian lao thử thách này ngay từ lúc khăn gói lên đường.

 Đã gần 1 tháng xa quê, xa nhà, xa bà con, xa bè bạn thân thương, v.v…Con đường dài hun hút của những tháng ngày lang thang, phiêu bạt qua nhiều vùng trời mơ ước, nhiều học hỏi, lắm đam mê, lắm khám phá. Nhưng lắm khi cũng buồn dâng tê tái, vì những mâu thuẫn thật khó hiểu trong xã hội Ấn, cùng mức chênh lệch giàu nghèo ở đây thật quá xa. Nơi mà mọi người chúng ta cần nên đến trong đời, để cảm nhận được khoảng cách giữa thiên đường hạ giới và địa ngục trần gian, nó mong manh như một sợi tóc. Thoắt ẩn, thoắt hiện, tất cả dường như chỉ lướt qua trong nháy mắt.

 Nói đến cõi thiên đường và chín tầng hỏa ngục làm tôi sực nhớ đến một câu chuyện dụ ngôn ngụ ý cao thâm mà tôi đã từng đọc ở đâu đó, đến bây giờ vẫn mãi chưa quên. Truyện kể về một cụ già hơn trăm tuổi được một nhà báo phng vấn hỏi bí quyết sống trường thọ,lạc quan yêu đời của cụCó gì đâu, cụ cười, sáng nào tôi cũng hỏi mình hôm nay nên ở thiên đàng hay ở địa ngục, vậy thôi. Lưỡng lự một chút rồi tôi chọn thiên đàng. Nó đơn giản như một cái công tắc, chỉ cần bật qua bật lại là đã vụt biến mất. Và tôi lại không khỏi nhớ đến trò chơi rồng rắn mà lũ trẻ con trong xóm tôi vẫn thường nghêu ngao hát khi còn ấu thơ:

 “Thiên đàng địa ngục hai bên,

Ai khôn thì nhờ, ai dại thì xa.

Đêm nằm nhớ Chúa nhớ Cha,

Đọc kinh cầu nguyện kẻo xa linh hồn.

Linh hồn giữ đạo cho tròn,

Đến khi gần thác được lên thiên đàng.”

 Ấn tượng ngày đầu của tôi về một Ấn Độ diệu kỳ luôn là thế. Mà đã đến rồi thì sẽ không bao giờ quên được. Ở miền đất thánh thiêng này, quê hương của Đức Phật, người dân nơi đây có thể bỏ hết tất cả, không quan tâm tới của cải vật chất vì tín ngưỡng, thì cũng có không ít những con người sống lây lất bên lề xã hội. Họ không thể khổ hơn nữa, để mà quan tâm tới vật chất.

 Từ ánh mắt cam phận của 2 ông cháu gầy còm trong nhóm biểu diễn múa lửa, nhảy vòng khi họ được gọi đến diễn cho chúng tôi xem trong một buổi tối tại khách sạn. Dáng điệu họ thật khốn khổ, ánh mắt họ thật nhẫn nhục, và chỉ lâu lâu mới len lén liếc nhìn lên những thực khách béo tốt đang ngồi xem trên kia. Không phải là bị ám ảnh, nhưng sao tôi vẫn nhớ đến ánh mắt u hoài đó.  

 Rồi còn những đoàn tàu xe lửa lúc nào cũng đông đặc kẻ đứng người ngồi, đu bám trên nóc, trên thành, bên cửa toa xe. Tiếp nữa là ấn tượng về những con quạ to lớn thật đáng ghét suốt ngày cứ quang quác, quàng quạc ầm ĩ từ sáng sớm cho đến tối mịt, dù nơi tôi ở là một khách sạn 5 sao hạng sang ở thành phố Agra.

 Theo thời gian, tôi lớn khôn thêm chút đỉnh, và học hỏi được nhiều qua cuộc sống với những va chạm trong đời thường, qua những lần vấp ngã, những lúc thất bại, qua những chuyến đi du lịch bụi, để đi sâu vào thượng tầng văn hóa Ấn Độ. Để biết rằng nếu như bạn muốn tìm một nơi có những hình ảnh hoàn toàn trái ngược nhau, thì sẽ không có nơi nào hơn xứ Ấn Độ.  

 Bên cạnh những căn nhà ổ chuột bẩn thỉu, đói nghèo là các lâu đài tráng lệ của những tay tỷ phú giàu sang nhất thế giới. Bên cạnh những mảnh đời hẩm hiu chỉ biết lo kiếm miếng cơm manh áo cho ngày mai, là những công trình to lớn, vĩ đại đến nghẹn thở. Nếu đến Ấn Độ để thăm thánh tích Phật giáo, bạn sẽ rất thỏa mãn và còn muốn quay lại đây thêm nhiều lần. Nhưng nếu chỉ đến để hưởng thụ cuộc sống không thôi, thì bạn sẽ phải khóc thét lên, và chạy khỏi Ấn Độ ngay từ khi bước chân xuống phi trường. 

 Thế nhưng, nếu biết kiên nhẫn chấp nhận vượt qua cảnh đói nghèo, bẩn thỉu, hôi hám, bạn sẽ ngất ngây trước cái đẹp vô song của rặng Tuyết Sơn (Himalayas) hùng vĩ, và của các thắng cảnh thần tiên khác trên đất nước này.  Đó là lý do tại sao mà tôi vẫn ao ước được quay lại thăm xứ Ấn thêm một lần nữa trong quãng đời còn lại của mình, nếu điều kiện cho phép.

 Thật vậy, Ấn Độ hiện đang là một thiên đường chứa đầy tiềm năng phát triển du lịch. Mặc dù đường xá kém mở mang, điều kiện vệ sinh hạn chế, nhưng nhờ sở hữu một nền văn minh lâu đời, một nền văn hóa thâm hậu và những công trình kiến trúc xuất sắc mà Ấn Độ bao giờ cũng thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm xứ sở mỗi năm. Miễn là họ biết chấp nhận cái thực tế phũ phàng: đây là một thế giới hoàn toàn khác lạ với xã hội Âu Mỹ mà họ đang sống, vì tự nó đã là một thế giới rực rỡ muôn màu.

 Ngay như tại Thủ đô Tân Delhi kia, nơi được xem là Paris của Ấn Độ, có vô số những con người sống trong cảnh lầm than bên những túp lều bạt rách tươm, không có chút vệ sinh hay tiện nghi tối thiểu. Có người còn cho rằng muốn biết tầng đầu địa ngục hình dáng thế nào dưỡi cõi trần thì xin hãy dừng chân ghé thăm Thủ đô Delhi hay bất kỳ thành phố nào đó trên đất Ấn Độ nghèo khổ này.

 Thế mà phần lớn khách du lịch đến đây lại quay mặt dửng dưng, dường như không muốn biết đến cảnh địa ngục trần gian đó. Họ xếp hàng nối đuôi nhau đi tham quan những lăng tẩm cổ kính, những cung điện huy hoàng, những thành quách vĩ đại của vua chúa xây trên xương máu người dân trong các thế kỷ trước. 

Ấn Độ của quá khứ không hề thiếu các vua chúa bạo phát bạo tàn ấy. Đó là xứ sở của các tiểu vương cai trị nhiều khi không quá ‘vài vạn nóc nhà’, như cách đếm dân ngày xưa hay nói. Vua chúa Ấn Độ cũng không hề dè sẻn trong các công trình xây dựng.  Họ cần lâu đài cho mùa hè lẫn mùa đông, cho chính hậu cũng như thứ phi, cho hoàng tử và công chúa.

 Dân Ấn Độ thì đông và sẵn sàng è cổ ra chịu đựng, cát đá thì nhiều và dễ khai thác, nhất là loại đá cẩm thạch trắng muốt, trong suốt như pha lê lừng danh thế giới. Nghệ nhân Ấn Độ rất khéo tay, thông minh, giàu tưởng tượng và sẵn sàng quên mình cho các vị thần linh của Ấn giáo. Vì những lẽ đó mà các công trình xây dựng to lớn của Ấn Độ ở đâu cũng có, ở đâu cũng là những kỳ quan, thu hút rất đông du khách, mùa hè cũng như mùa đông. (X. Hải Triều Ý Tâm, Ấn Độ – thiên-đường và địa ngục?! nxb Hồng Đức 2017)

Hôm nay, bần đạo bầy tôi đây, xin đề nghị một truyện kể tuy không “dễ nể” cho lắm, nhưng cũng gọi là để minh-hoạ cho vấn đề mình nêu ra. Vậy, xin mời bạn/mời tôi, ta hãy cứ vểnh tai ra mà nghe kể những câu truyện như sau:

 “Có nông dân nọ đang vội vàng trên đường cùng con ngựa và con chó của mình. Thình lình sét đánh giết chết tất cả họ. Như nhiều linh hồn mới chết khác, họ chẳng biết mình đã chết và cứ tiếp tục đi.

 Họ tiếp tục đi dưới mặt trời thiêu đốt. Họ ướt đẫm mồ hôi và khát không chịu nổi. Họ sau đó nhìn thấy một cánh cổng đẹp đẽ dẫn đến một quảng trường chiếu sáng rực rỡ. Có một dòng suối trong vắt ở giữa quảng trường đó. Ông vội vã chạy đến và chào người giữ cửa: “Nơi đẹp đẽ này là nơi nào vậy?”

 -Thiên đàng. Người gác cổng nói một cách thân thiện. Thật là tốt quá. Chúng tôi đều đang rất khát nước. Chúng tôi có thể đi vào trong và uống một chút nước không?

-Ông có thể vào, nhưng con ngựa và con chó của ông thì không được. Chúng tôi không cho phép động vật vào trong.

-Ồ, thế thì quên chuyện đó đi vậy”.

 Người nông dân không đành bỏ lại con ngựa và con chó. Họ vì thế tiếp tục đi tìm nước uống. Sau khi đi khá lâu, ông tìm thấy một nơi có nguồn nước. Cũng lại có một người đang canh giữ cánh cổng.

-Xin chào, tôi và con ngựa, con chó của tôi có thể uống nước ở đây được không?

-Cứ việc”, người gác cổng nói.

 Sau khi họ uống thỏa thích, người nông dân nói cảm ơn người gác cổng và hỏi anh ta:

-Nơi này là nơi nào thế?

-Thiên đàng. Người nông dân bối rối:

-Lẽ nào lại thế! Chúng tôi vừa đi ngang qua một cánh cổng đẹp đẽ và người gác cổng ở đó bảo rằng nơi ấy là thiên đường mà.

-Đó là địa ngục, người gác cổng trả lời.

-Chúa ơi, anh nên ngăn cấm họ làm người khác lầm lẫn như thế. Người ta sẽ bị lừa.

-Không chắc nữa, người gác cổng nói. Chúng tôi nên cảm ơn sự giúp đỡ của họ, bởi họ sẽ giữ những kẻ bỏ rơi bạn bè ở lại đó.

Kể thế xong, nay thiết nghĩ cũng nên mời bạn và mời tôi, ta trích-dẫn tiếp lời đấng thánh-hiền từng khẳng-định rằng:

“Những ai Thiên Chúa đã tiền định,

thì Ngài cũng kêu gọi;

những ai Ngài đã kêu gọi,

thì Ngài cũng làm cho nên công chính;

những ai Ngài đã làm cho nên công chính,

thì Ngài cũng cho hưởng phúc vinh quang.”

(Rôma 8: 30)

Cùng với đấng bậc hiển-thánh, khẳng-định về một sự thật để đời rồi, nay tưởng cũng nên hiên ngang hướng về phía trước mà hát những lời ca rất sáng mà kết thúc câu chuyện thiên-đường/địa ngục, rất nên duyên:

 “Thiên đường là đây là cuộc tình mãi thiết tha ngàn thu
Là lời nồng ấm trái tim thủy chung muôn kiếp
Thiên đường là đây là ngày chẳng biết nỗi đau buồn chi
Thiên đường là đây là nụ cười mãi thắm trên bờ môi
Thiên đường là đây từ ngày được thấy chúng ta gần nhau.
Bao đắm say, thiên đường là đây…”

(Lê Xuân Trường – bđd)

Trần Ngọc Mười Hai

Nay nhất quyết hiểu như thế

và làm thế,

mãi về sau. 

Luật sư của Trịnh Xuân Thanh tiết lộ những tình tiết mới RFA

Luật sư của Trịnh Xuân Thanh tiết lộ những tình tiết mới

RFA
2017-08-03

 
Hình minh họa ông Trịnh Xuân Thanh trên trang nguyentandung.org

Hình minh họa ông Trịnh Xuân Thanh trên trang nguyentandung.org

Courtesy of nguyentandung.org
 
 

Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, ông Victor Pfaff nói rằng vào ngày 24 tháng bảy vừa qua, ông Thanh đã không đến cơ quan chức năng của Đức để trình bày vấn đề xin tị nạn như đã hẹn trước.

Tin mới nhất do hãng thông tấn Reuters loan đi vào tối ngày 3 tháng 8.

Theo những ghi nhận từ Reuters, một số nhân chứng đã nói với ông Pfaff rằng hôm 23 tháng bảy, tại công viên trong khu Tiergarten của thủ đô Berlin, một nhóm người có vũ khí đã ép một người đàn ông lên một chiếc xe hơi mang bản số Cộng hòa Séc. Công viên này nằm sát khách sạn Sheraton nơi ông Thanh cư ngụ. Ông Pfaff tin rằng người bị bắt cóc đó chính là ông Thanh.

Từ đó trở đi ông Thanh bặt vô âm tín cho đến khi ông xuất hiện trên đài truyền hình Việt Nam ngày 3 tháng tám, nói rằng ông tự nguyện trở về Việt Nam để đầu thú.

Hãng tin Reuters cũng trích dẫn đoạn video được truyền hình Việt Nam loan tải  nói rằng ông Thanh lo sợ cuộc sống bấp bênh ở Đức. Nhưng theo ông Pfaff, ông Thanh không bao giờ nghĩ như thế, và ông Thanh rất lo ngại về những hậu quả khó lường nếu ông trở về Việt Nam, thậm chí đến có thể bị án tử hình. Ngoài ra, ông Thanh còn có một cuộc sống khá thoãi mái từ khi ông đến Đức từ tháng tám năm 2016, và ông muốn sống tại Đức và làm việc như là một doanh nhân.

Theo thông tin của ông Pfaff mà Reuters ghi nhận, sau khi truyền thông Việt Nam bắt đầu đưa ra những cáo buộc tham nhũng của ông Thanh ở Tập đoàn dầu khí, ông đã bỏ trốn khỏi Việt Nam, và đến Đức bằng một hành trình khá vất vả qua ngả Lào, Thái Lan, và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nghi vấn ông Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc về Việt Nam đã gây nên căng thẳng ngoại giao giữa hai nước. Bộ ngoại giao Đức đã ra thông cáo cáo giác Việt Nam vi phạm nghiêm trọng luật pháp của Đức, và trục xuất một viên chức của tòa Đại sứ Việt Nam làm công tác tình báo. Phía Việt Nam trả lời rằng rất lấy làm tiếc về thông cáo của Bộ ngoại giao Đức, nhưng không xác nhận lẫn phủ nhận rằng việc bắt cóc có xảy ra hay không.

Truyền thông Đức so sánh vụ việc với những vụ bắt cóc do cơ quan mật vụ Liên Xô tổ chức ở Tây Đức trước khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989. Tuy nhiên các quan chức Đức cũng nói là họ khó kiểm tra các chứng cớ một cách độc lập, nhưng họ tin rằng chuyện bắt cóc đã xảy ra.

Người VN chúng ta đang bị “đánh thuế vô cùng tàn bạo”

From facebook: Hào Thắng shared 강혜나‘s post.

 
No automatic alt text available.

강혜나

 

– Một chiếc Lexus nhập từ Nhật chỉ 38.000 USD và thuế sau khi đặt tại showroom thì nó lên tới 140.000 USD.
– Ranger nhập từ Thái Lan 18.000 USD và bán ra gần 35.000 USD
– Camry nhập về 25.000 USD bán ra 60.000-70.000 USD.
– Nhiên liệu xăng để vận hành xe hơi nhập từ Singapore chỉ khoảng 7000 VNĐ/lít bán ra 16.000-17.0000 VNĐ/lít.
– Một kg thịt lợn ở VN giá từ 60.000 (thịt mông) VNĐ trong khi đó ở Mỹ nó chỉ có giá 80-90 cent/kg (khoảng 16.000 VNĐ).
– Gạo ngon đem xuất khẩu chỉ khoảng 7000 VNĐ/kg, trong khi đó người dân phải mua tại siêu thị tới 13.000-15.000 cho 1 kg gạo loại thường.
– Một con gà khi được đưa lên bàn ăn thì nó bị thu tới gần 20 loại phí
– Bên cạnh giá thuốc, sữa vào loại cao nhất thế giới
– Viện phí tăng 50%

Người VN chúng ta đang bị “đánh thuế vô cùng tàn bạo” từ cái ăn, cái mặc, cái dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tới cái phương tiện đi lại.

P/S: Theo thống kê thì gộp tất cả công chức, viên chức, công an, quân đội, ban bệ, các đoàn thể… thì có gần 12 triệu người ăn lương từ ngân sách Nhà nước…. và chén khoảng 50 tỷ USD tức 1/3 tổng thu nhập quốc dân , đó là lương, chưa tính LẬU !

Bảo vệ Tổ quốc: phạt nặng hơn tội giết người?!

Bảo vệ Tổ quốc: phạt nặng hơn tội giết người?!

RFA

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tại Washington (CPJ) thì nói “cách đối xử tàn nhẫn của Việt Nam với những nhà báo như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một nỗi xấu hổ cho các nhà cầm quyền.”

Quỳnh đáng ra không phải chịu một ngày nào sau song sắt. Tuyên án 10 năm tù chỉ vì những bài viết của cô là sự bất công đáng kinh tởm…”( http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40453463)

  • Xử nặng hơn tội giết người vì dám đụng đến Formosa và TQ?!

Tội giết người –tội ác ở mức độ tàn bạo nhất, tại  Điều 93 Bộ luật Hình sự VN quy định, nếu không thuộc trường hợp đặc biệt thì  chỉ bị phạt 7 năm tù.

Trên thực tế, những kẻ giết người tại VN, kể cả kẻ giết người hàng loạt, những kẻ tham nhũng gây tổn hại cho cả nền kinh tế… vẫn được quyền tiếp xúc, thăm nuôi bởi người thân. Họ được quyền xét xử và tranh tụng trong những phiên tòa công khai. Gia đình, bạn bè cùng những người quan tâm vẫn  được quyền tham dự phiên tòa theo quy định của pháp luật.

Nhưng trong hai phiên tòa vào 29 tháng  6 và 25 tháng 7 năm 2017,  VN đã xử hai nữ blogger hoàn toàn vô tội ở mức hình phạt còn cao hơn cả tội giết người!

Đó là ngón đòn thù tàn nhẫn giáng xuống bloger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh(bị tuyên án 10 năm tù giam). Sau đó chưa đầy một tháng, bloger Trần Thúy Nga cũng bị tuyên ở mức án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế.  

Hai phiên tòa này đã vi phạm Hiến pháp và pháp luật VN cũng như những cam kết quốc tế, khi nhà cầm quyền  đã để cho các lực lượng công an công khai và công an trá hình côn đồ bao vây, hành hung, ngăn cấm, không cho ngay cả người ruột thịt, các phóng viên báo chí cũng như các nhà quan sát quốc tế tới tham dự và quan sát phiên tòa.

Hai bloger đó đã làm gì mà khiến cho nhà cầm quyền VN nổi giận tới mức bất chấp cả pháp luật để trả thù họ như vậy?

Theo các luật sư, cũng như đối chiếu với quy định trong các bộ luật VN, thì dù hai công dân này đã bị xử phạt theo quy định của điều 88 Bộ luật Hình sự, về tội “tuyên truyền chống nhà nước” . Sự kết tội này hoàn toàn bất công vì họ thực sự không phạm tội.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thúy Nga đã được các luật sư chứng minh là chỉ dùng những bài viết, biểu ngữ và phát ngôn ôn hòa. Nguyện vọng mà họ thể hiện chỉ là  để bảo vệ môi trường, sự toàn vẹn chủ quyền của Tổ quốc… Họ bảo vệ quyền làm người chính đáng của công dân.

Khi nhà cầm quyền không thể kiểm soát nổi những tham nhũng tiêu cực tràn lan trên khắp mọi lĩnh vực, đặc  biệt là hành pháp và tư pháp, hai phụ nữ ấy đã đứng lên bảo vệ dân oan bằng những biện pháp hợp lý hợp tình, thông qua con đường khiếu kiện, yêu cầu đối thoại để những cá nhân và cơ quan có trách nhiệm xem xét lại, sửa sai, ổn định trật tự xã hội.

Không chỉ vô tội,  họ còn là người có công lớn với đất nước khi trong nhiều năm nay đã dành tâm sức của mình cất lên tiếng nói để bảo vệ Tổ quốc, chống Trung quốc xâm lược và chống lại sự hủy diệt môi trường của Formosa, công ty được biết là dù dưới danh nghĩa Đài loan nhưng khoảng 90% vốn là của TQ…

Lý do nào khiến nhóm “quyền lực đen” đang thao túng nhà càm quyền VN ấy đã giáng đòn thù  lên hai nữ bloger đang nuôi con thơ, nhẫn tâm cướp đoạt tương lai của những trẻ em vô tội? Ai mà chẳng thấy cần phải cảm ơn, ủng hộ, ngợi khen hai blogger này khi khẩu hiệu của họ  là “Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”, “Đả đảo Trung quốc xâm lược”, “Formosa cút khỏi VN”…?

Nhận xét về mức án nói trên, luật sư Nguyễn Khả Thành nói: “Thông thường về tội 258 hoặc 88 người ta gọi là tội nhạy cảm, nên ai mà bị tội này thì bản án cao lắm là 5 năm tù thôi. Vụ án này với chị Quỳnh thì lại gấp đôi, tức là 10 năm , thì cao hơn cả tội phạm giết người nữa”…  (Theo https://www.voatiengviet.com/a/toa-tuyen-10-nam-tu-cho-blogger-me-nam/3920938.ht).

Hóa ra, sự căm thù của  nhóm “quyền lực đen” trong nhà cầm quyền VN đối với những người dám phát ngôn bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng của TQ lại bùng nổ tới mức không kiềm chế nổi, đến mức họ bất chấp cả luật pháp và thể diện tối thiểu.

Hành động ấy của nhà cầm quyền VN, đương nhiên lại làm dấy lên những làn sóng phản đối dữ dội từ các công dân, các tổ chức xã hội dân sự trong nước, Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

Phải trả tự do ngay và vô điều kiện cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thúy Nga và những tù nhân lương tâm khác. Đó là yêu cầu nghiêm khắc của người VN và cộng đồng quốc tế!

Nhưng nhà cầm quyền VN, như mọi khi, vẫn không chịu trả lời hoặc tìm đủ mọi cách bôi nhọ nạn nhân, bao biện cho tội lỗi vi phạm nhân quyền của họ, tới mức bất chấp công lý và danh dự.

Nhiều người nhận định rằng  nhóm “quyền lực đen” mà quyền lợi của họ đồng nhất với quyền lợi của TQ xâm lược và của nhà đầu tư hủy diệt môi trường thì mới có thể hành xử hận thù như vậy với những công dân đang bảo vệ đất nước của mình.

Nhưng điều đáng ngạc nhiên là cả hệ thống tư pháp và lập pháp VN, đặc biệt là Quốc hội, các Liên đoàn luật sư, Hội Nhà báo, Hội Nhà văn, Hội Phụ nữ…cùng những cá nhân và tổ chức khác, vì sao thấy những phiên tòa trái luật pháp, nguy cơ đe dọa bất ổn xã hội diễn ra lâu nay, đặc biệt trong hai phiên tòa nói trên mà vẫn im lặng?

Thật hổ nhục cho thứ quyền lực đen ấy, khi công dân VN bày tỏ tiếng nói lương tâm của mình thì trở thành nạn nhân của đòn thù tàn bạo với những bản án còn nặng hơn cả nhiều kẻ giết người.

Vì sao tập đoàn tội phạm khổng lồ đã cấp phép cho Formosa, đã che giấu và tiếp tay cho chúng từ trung ương tới địa phương,  lại được dung dưỡng, bao che một cách bất chấp luật pháp và danh dự quốc gia?

Những thủ phạm đầu độc hủy diệt môi trường gây thảm họa lớn chưa từng có trên thế giới lại được chính nhà cầm quyền của đất nước nạn nhân bảo vệ tới mức ai dám nhắc đến tội lỗi của chúng là bị đàn áp, thậm chí còn kết án nặng hơn tội giết người!

Vì sao phản đối sự hủy diệt môi trường của Formosa – một công ty trên danh nghĩa là đầu tư kinh tế, cũng ở vị trí bình đẳng như muôn vàn công ty khác, lại là điều cấm kỵ và bị đàn áp tàn nhẫn đến thế ở ngay trên đất nước VN?

Tập đoàn hận thù những công dân bảo vệ Tổ quốc ấy, theo lệnh quan thầy, họ sẽ còn tàn hại dân VN đến mức nào đây?

  • Anh hùng thời bảo vệ nhân quyền:

Những phiên tòa phi pháp mang tính khủng bố ngày càng tăng đối với các tù nhân lương tâm VN, nhất là với hai bloger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thúy Nga vừa qua sẽ mãi mãi để lại trong  lịch sử như một vết nhục nhã không thể nào tẩy rửa của nhóm “quyền lực đen” trong số những nhà cầm quyền độc tài VN. Nhưng ngược lại, trong khắc nghiệt của độc tài, những phẩm chất dũng cảm của hai phụ nữ ấy đã càng tỏa sáng.

Sự đàn áp tàn nhẫn ngày càng tập trung vào phụ nữ và đặc biệt là những người trẻ tuổi. Nhưng sự điều đó thậm chí còn phản tác dụng, thậm chí như “lửa thử vàng” và qua gian nan càng làm rạng rỡ những hành vi cao đẹp.  

Thực sự anh hùng trong chiến tranh đã khó, nhưng anh hùng trong đời thường, anh hùng để chiến đấu dài lâu trong cuộc chiến chống lại sự vi phạm nhân quyền và tự do ngôn luận đòi hỏi sự hy sinh bền bỉ, trường kỳ và rất lớn, trong có  cả việc phải thường xuyên chống lại những cám dỗ bỏ cuộc hoặc phản bội để được hưởng lợi từ phía kẻ đàn áp.

Chúng ta đã chứng kiến, trước những bản án nặng nề, hai blogger Như Quỳnh và Trần Thị Nga đã không run sợ và từ bỏ lý tưởng chính nghĩa của mình. Cho đến nay, sự bạo tàn không khuất phục được họ, mà còn làm cho họ thêm bền chí trên con đường tranh đấu vì lợi ích cộng đồng.

Dù bị muôn vàn cấm đoán và nguy hiểm, nhưng tiếng nói phẫn nộ của nhiều công dân trên mạng xã hội và những nhà tranh đấu ôn hòa cho dân chủ và nhân quyền vẫn dám công khai đối diện với sự khủng bố,  đến tận nơi để ủng hộ hai blogger.

Dù bị o ép đủ bề, lại thêm quy định bất lương về việc luật sư phải có trách nhiệm tố cáo thân chủ nhưng các luật sư bảo vệ cho hai bloger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga vẫn  dũng cảm đưa ra những chứng cứ chắc chắn, không thể chối cãi về sự vô tội của hai bloger và yêu cầu họ phải được trả tự do ngay tại phiên tòa như quy định của pháp luật.

Trước sự bưng bít và cấm đoán của phiên tòa xử Trần Thị Nga, chúng ta đã không được nghe tiếng nói của chị, nhưng theo các luật sư thì chị đã rất bình tĩnh và dù bị đe dọa vẫn không nhận bất kỳ bản kết tội sai sự thật nào mà tòa đưa ra để được “khoan hồng do khai báo thành khẩn”. Thái độ hiên ngang đó là phẩm chất của một anh hùng, cũng như phẩm chất của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại phiên tòa trước đó.

Phiên tòa đã kết thúc nhưng lời cuối của Quỳnh ngay sau khi chị vừa phải nhận bản án tàn bạo từ phía nhà cầm quyền:vẫn lay động tâm can và khiến cho người VN khâm phục và tự hào về chị:

” Con xin cảm ơn mẹ và các con, các luật sư đã cố gắng bảo vệ cho tôi. Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng dù được làm lại con vẫn sẽ làm như vậy và con tin mẹ và các con sẽ không bao giờ phải hối hận mà sẽ tự hào vì con.

Tôi mong muốn xây dựng một xã hội và đất nước tốt đẹp. Một quốc gia chỉ tự cường khi nó luôn gắn liền với nền tảng một xã hội mà người dân có tự do và hạnh phúc. Người dân chỉ có tự do và hạnh phúc khi có tự do ngôn luận và quyền tự do biểu đạt những điều mình mong muốn. Tôi mong rằng mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn”.

Nhóm “quyền lực đen” những tưởng sự đàn áp tàn bạo sẽ giết chết sự phản khảng và lương tâm VN, cho VN tuyệt giống anh hùng để họ tha hồ cưỡng đoạt.

Nhưng VN không thể tuyệt giống anh hùng!/.

Những Kẻ Mở Đường- S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

 Những Kẻ Mở Đường- S.T.T.D Tưởng Năng Tiến 

RFA

Ảnh của tuongnangtien

Tôi biết là các anh Trội, Đài, Truyển, Đức, Tôn, em Hà và nhiều anh chị em cựu tù khác đều đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận tù đày thêm lần nữa. Bởi đó là con đường để đi đến tự do.

Phạm Thanh Nghiên      

Tôi nghe nhà văn Phạm Thị Hoài luận về cách ăn mặc, và ăn nói, của qúi vị lãnh đạo chính phủ hiện hành mà không khỏi sinh lòng ái ngại:

“Song vấn đề của phần lớn các quan chức trong một chính quyền kiểu Việt Nam là họ không có một diện mạo riêng nào hết. Họ nhuộm tóc và rẽ ngôi giống nhau, phụ nữ thì đều uốn tóc.

Thân hình họ phát triển mạnh ở những an toàn khu như nhau. Họ đoàn kết trong những chiếc áo sơ mi trắng giắt trong quần màu đen và cả trong những chiếc quần tắm nhiều màu trên bãi biển, phụ nữ thì trong những chiếc áo dài râm ran hoa và kim tuyến…

Họ đọc những bài diễn văn trùng nhau và ra những chỉ đạo giống hệt nhau, cả tốc độ nói và cách ngắt câu của họ cũng y chang nhau.”

Nghe (thử) chơi thì quả nhiên là hoàn toàn không trật:

  • Nguyễn Minh Triết : “Ngày nay, chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc…”
  • Trương Tấn Sang :“Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.”
  • Nguyễn Thị Kim Ngân: “Đất nước này được như thế này, ngẩng mặt lên nhìn với bạn bè năm châu bốn biển như thế này, vai trò vị thế như thế này đó là do chúng ta duy trì được sự ổn định chính trị và trật tự an toàn trong cả nước.”

Sau lời của bà Ngân, blogger Kỳ Lâm liền góp ý:

“Hãy nhớ một điều, những người lãnh đạo mang danh Cộng sản bây giờ thường hay kể về những điều không có thực, hoặc mang tính trái ngược với thực tế xã hội…!”

Thế “thực tế xã hội” ra sao?

Blogger Hải Nguyễn tường thuật:

“Chưa đầy một tháng, kể từ ngày 29/6/2017, là ngày mà tòa án bất nhân Khánh hòa đã xử Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù, giờ lại đến Trần Thị Nga ở Phủ Lý- Hà Nam cũng bất nhân tương tự với mức án 9 năm mà tòa đã tuyên vào ngày 25/7/2017.”

Cũng vào ngày này, báo Giao Thông cho biết: “Công an tỉnh Nghệ An đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Lê Đình Lượng (SN 1965, trú tại xã Hợp Thành, huyện Yên Thành) về hành vi Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Năm ngày sau, BBC loan tin:

“Hôm 30/7, Bộ Công An Việt Nam loan báo việc bắt tạm giam thêm bốn người trong vụ án ‘Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Trong số những người bị bắt có ba người trong ban điều hành của Hội Anh Em Dân Chủ: mục sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức. Ngoài ra là ông Nguyễn Bắc Truyển tại TP. Hồ Chí Minh.”

Ban biên tập Bauxite Việt Nam bèn có lời bàn: “Nếu đúng người, đúng tội thì ‘tiên trách kỷ hậu trách nhân’, ‘ chính quyền nhân dân’ cần tìm hiểu tại sao có lắm nhân dân muốn lật đổ mình đến thế.”

Chả “cần tìm hiểu” lâu la (hay sâu xa) gì ráo “vì không dấu đi đâu được” cả, theo như cách nói của T.S Nguyễn Đình Cống:

“Khi nhìn xã hội hiện tại nhiều người thấy rõ (vì không giấu đi đâu được) những tội ác như hủy hoại môi trường, nạn bạo hành, dân oan, hàng giả, hàng lậu, thực phẩm bẩn v.v.., những quốc nạn như tham nhũng, lãng phí, mua quan bán tước, giáo dục xuống cấp v.v…Đó chỉ là những thể hiện bề ngoài.

Tôi cho rằng tội ác lớn nhất nằm ở bên trong, phần nào bị che giấu, mang sắc thái vô hình. Đó là sự phá nát truyền thống đạo lý và văn hóa của dân tộc, là để cho việc gian dối trở thành phương châm xử thế từ quan đến dân, là sự hủy hoại thành phần tinh hoa của dân tộc để phải chấp nhận những kẻ vừa thiếu trí tuệ vừa kém đạo đức giữ những cương vị lãnh đạo và quản lý đất nước.”

Nếu thực sự đúng là “Nguyễn Văn Đài và cùng đồng bọn” có “âm mưu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” chăng nữa thì đây là việc rất thuận lòng người và hợp ý trời. Chứ không lẽ dân tộc Việt cứ cúi đầu “chấp nhận những kẻ vừa thiếu trí tuệ vừa kém đạo đức giữ những cương vị lãnh đạo và quản lý đất nước” mãi sao?

13 bị cáo lĩnh án tù “vụ gây rối” chống giàn khoan Trung Quốc.

From facebook: Hoang Le Thanh added 3 new photos — with Phan Thị Hồng.
13 bị cáo lĩnh án tù “vụ gây rối” chống giàn khoan Trung Quốc.

*

Khi Chính phủ Việt nam ra lệnh cho hãng Repsol ngừng việc khoan dầu ở vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt nam.

Trong khi Hãng Repsol đã bỏ ra hàng trăm triệu đô-la để khoan tìm khí ở địa điểm đó.

Ai sẽ trả cho những khoản chi phí đó?

Luận điểm đã thuyết phục tất cả mọi người (thành viên Bộ Chính trị, đảng cộng sản) là không thể tin cậy vào Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump trong việc giúp Việt Nam trong tình hình này.

Do đó, Việt nam phải sớm… dâng biển đảo, đầu hàng Tàu cộng.

*

Trở lại vụ phản đối dàn khoan Hải Dương 981 năm 2014.

13 Án tù vì chống đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển đặc quyền của Việt nam.

Tòa phúc thẩm nhận định: Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quang Phi cho rằng, tại phiên tòa phúc thẩm hôm qua (11.11), các bị cáo đều thừa nhận phạm tội, do các bị cáo bức xúc tình hình Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển đặc quyền của VN, nên gây ra vụ gây rối …

Nguồn: http://m.laodong.com.vn/…/xu-phuc-tham-vu-gay-roi-chong-gia…

Image may contain: one or more people, people sitting and text
Image may contain: outdoor
Image may contain: 1 person, sitting
 
 

Cựu chủ tịch PVN có thể sẽ lãnh án tử hình

From facebook: Trần Bang
Cựu chủ tịch PVN có thể sẽ lãnh án tử hình

VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Hà Văn Thắm và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Đáng chú ý, Nguyễn Xuân Sơn, cựu tổng giám đốc OceanBank, cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), sẽ phải đối mặt với khung hình phạt đến chung thân, tử hình khi bị truy tố về tội tham ô tài sản và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 246 tỉ đồng.
Tham ô 49 tỉ, lạm dụng chiếm đoạt 197 tỉ

Cáo trạng kết luận lời khai của các bị can khác và những người có liên quan cùng với các chứng từ kế toán cho thấy Nguyễn Xuân Sơn đã nhận số tiền hơn 246 tỉ đồng từ OceanBank.

Cụ thể, PVN góp vốn 800 tỉ đồng vào OceanBank (tương đương 20% vốn điều lệ), do đó trong số tiền hơn 246 tỉ đồng mà Sơn đã chiếm đoạt từ OceanBank có 20% là tiền của Nhà nước do PVN góp vốn, tương ứng hơn 49 tỉ đồng. Nguyễn Xuân Sơn với chức vụ phó tổng giám đốc PVN đã nhận và sử dụng số tiền này. hành vi chiếm đoạt 49 tỉ đồng của Sơn đã cấu thành tội tham ô tài sản theo quy định tại Điều 278 BLHS 1999. Hà Văn Thắm được xác định là đồng phạm giúp sức cho Sơn chiếm đoạt số tiền này.

Cạnh đó, Sơn cũng bị cáo buộc đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 197 tỉ đồng. Hà Văn Thắm được xác định là đồng phạm giúp sức cho Sơn.

Cựu chủ tịch PVN có thể sẽ lãnh án tử hình – ảnh 1
Nguyễn Xuân Sơn (trái) và Hà Văn Thắm tại phiên tòa hồi tháng 3-2017.Ảnh: TTXVN

Nhận hàng trăm tỉ tiền mặt mà không cần ký
Theo cáo trạng, số tiền 246 tỉ đồng nói trên đã được OceanBank chi cho Nguyễn Xuân Sơn, phó tổng giám đốc PVN, trong thời gian từ tháng 1-2011 đến tháng 6-2014 để chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi của PVN theo yêu cầu của Sơn. Số tiền này được chuyển qua Nguyễn Xuân Thắng, phó giám đốc khối khách hàng lớn và đối tác chiến lược OceanBank, nhận hơn 226 tỉ đồng và Võ Việt Trung, phó tổng giám đốc OceanBank, nhận hơn 20 tỉ đồng.

Thắng là em con chú ruột của Sơn, sau khi Sơn về PVN giữ chức phó tổng giám đốc đã nhiều lần nhờ Thắng nhận tiền giúp tại OceanBank. Mỗi lần Sơn nhờ Thắng lấy tiền thường gặp trực tiếp ở văn phòng Sơn tại tầng 18 tòa nhà Láng Hạ (trụ sở PVN) hoặc ở nhà riêng. Sau đó Thắng sẽ sang gặp Hà Văn Thắm để truyền đạt lại ý kiến của Sơn. Thông thường Thắng nhận tiền tại quầy giao dịch OceanBank vào cuối giờ làm việc.

Khi nhận tiền tại quầy giao dịch, Thắng không phải ký bất cứ giấy tờ gì. Vì thời gian đã lâu, Thắng không ghi chép theo dõi nên không nhớ số lần và số tiền Thắng đã nhận từng lần. Bình quân Thắng nhận 5 tỉ đồng/tháng…

Sau khi được CQĐT cho xem chứng từ và bảng kê do kế toán theo dõi, lập, Thắng xác nhận đã nhận tổng số tiền hơn 226 tỉ đồng từ nguồn tiền tạm ứng và chi phí của OceanBank. Sau khi nhận được tiền, Thắng liên hệ với Sơn để đưa lại tiền cho Sơn, chỉ có một lần Sơn nhờ Thắng cầm 10 tỉ đồng nhận được để làm thủ tục mua đất tại dự án Geleximco.

Thực chất tiền vào túi ai?

Tại CQĐT, Nguyễn Xuân Sơn thừa nhận đã nhờ Thắng đến OceanBank để lấy tiền; các lần nhờ Sơn đều nói rõ cho Thắng là tiền VND hay USD… Đến nay, Sơn mới chỉ xác định được từ đầu năm 2009 đến tháng 6-2014, tổng số tiền mà Sơn đã nhận từ OceanBank khoảng 200 tỉ đồng.

Số tiền này Sơn khai chuyển cho Ninh Văn Quỳnh, kế toán trưởng PVN (hiện giữ chức phó tổng giám đốc PVN), 60%, tương đương khoảng 120 tỉ đồng. Trong đó có vài lần Thắng trực tiếp mang tiền vào phòng làm việc của ông Quỳnh để giao. Tuy nhiên, ông Quỳnh không thừa nhận việc này.

Còn 40% (khoảng 80 tỉ đồng), Sơn nhờ Nguyễn Thị Minh Phương (nguyên phó tổng giám đốc OceanBank) giữ hộ (gửi tiết kiệm) khoảng 31 tỉ đồng và 900.000 USD. Khi nào Sơn cần, Phương rút ra và đưa lại cho Sơn. Đến đầu năm 2015, Phương đã đưa lại hết cho Sơn và Sơn đã sử dụng vào mục đích cá nhân.

Sơn có đưa cho Thắng khoảng 15 tỉ đồng, trong đó có 10,5 tỉ đồng Sơn nhờ trả cho cha mẹ Thắng, còn lại nhờ Thắng quản lý, bao gồm cổ phiếu, tiền nhưng Sơn không nhớ cụ thể.

Đối với khoản tiền 10 tỉ đồng ngày 9-2-2012 từ tài khoản tạm ứng của OceanBank chi qua Nguyễn Xuân Thắng, Sơn khai nhận là người chỉ đạo đến lấy 10 tỉ đồng của OceanBank để đi mua đất cho Đỗ Văn Hậu, nguyên tổng giám đốc PVN, sau đó Hậu không nhận và Đỗ Văn Chiểu (em Hậu) đã mua lại đất và chuyển tiền vào tài khoản do Sơn chỉ định để Phương quản lý hộ. Số tiền này Phương gửi trong hai năm (từ tháng 5-2012 đến tháng 5-2014), sau đó đã tất toán, gửi lại toàn bộ cho Sơn. Tuy nhiên, Sơn không thừa nhận chiếm hưởng số tiền này mà khai đưa lại toàn bộ cho Ninh Văn Quỳnh. Tuy nhiên, ông Quỳnh khai không nhận tiền từ Sơn và Thắng.

Sau đó Sơn đã thay đổi lời khai, phủ nhận hoàn toàn các nội dung đã khai nhận trên, rằng Sơn không nhận khoản tiền 200 tỉ đồng từ Thắng và Phương. Tuy nhiên, cáo trạng của VKSND Tối cao khẳng định có đủ chứng cứ để kết luận Sơn đã chiếm đoạt số tiền này. ( PLO http://plo.vn/…/cuu-chu-tich-pvn-co-the-se-lanh-an-tu-hinh-… )

Image may contain: 7 people

Gánh nặng bệnh tật do nhiệt điện than

From facebook: Trần Bang added 2 photos and a video.
Motthegioi: Báo cáo của nhóm nghiên cứu Đại học Harvard về gánh nặng bệnh tật do nhiệt điện than đã ước tính rằng số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca (năm 2011) lên 15.700 ca vào năm 2030 (sẽ là 25.000 ca người chết/ năm nếu xây dựng đúng quy hoạch dự án nhiệt điện than theo sơ đồ quy hoạch điện VII ).

Đây là những thông tin được đưa ra tại buổi hội thảo “Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ cộng đồng” do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) – Tổ chức điều phối liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) và Trung tâm Sáng tạo Xanh (GreenID) – Tổ chức điều phối Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam (VSEA) phối hợp tổ chức sáng 28.7, tại Hà Nội.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người trong đó trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất về sức khoẻ. Các nguồn ô nhiễm không khí liên tục tăng trong thời gian qua. Ô nhiễm có thể xuất phát từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng, phương tiện giao thông và đặc biệt là nguồn ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện chạy than. Hiện nay, vẫn chưa có số liệu chính xác xác định được đâu là nguyên nhân hàng đầu.

Tuy nhiên, trong một dự án thí điểm ở Hà Nam (8.2016 – 7.2017), nhóm khảo sát đã tiến hành khám lâm sàng cho 54 trẻ em dưới 5 tuổi và 69 người trên 65 tuổi ở xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Địa điểm này được biết nằm cách Nhà máy Nhiệt điện than Ninh Bình 14km về phía Tây Nam, có nhiều nhà máy sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng khác.

Qua kết quả khám lâm sàng cho thấy 70% số người trên 65 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi mắc các bệnh hô hấp hoặc tim mạch. Tỷ lệ bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em tương đương nhóm trẻ em bị phơi nhiễm ở khu vực ô nhiễm nặng trong các nghiên cứu quốc tế khác.

Thậm chí, ThS.BS Nguyễn Trọng An – Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng, chuyên gia về Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em chia sẻ: “Một xã đô thị hạng 5 ở tỉnh Hà Nam 1 năm có tới 79 người chết, từ già đến trẻ, mà có tới 39 người chết vì ung thư, chủ yếu là ung thư phổi”.

Năm 2011, ở Việt Nam có thêm 4.300 người chết do ô nhiệm nhiệt điện than (Báo cáo của nhóm nghiên cứu Đại học Harvard). Có thể thấy, lượng khói thải ra từ các nhà máy nhiệt điện than có liên quan đến hàng ngàn cái chết ở Việt Nam, chưa kể những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng đất, mùa màng. Nhưng điều đáng nói là hiện nay, số lượng các nhà máy nhiệt điện lại đang tăng lên rất nhanh.

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 41 nhà máy nhiệt điện than. Nếu các dự án nhiệt điện này đều được đưa vào vận hành thì số người “chết yểu” ở Việt Nam có thể tăng lên đến 25.000 người mỗi năm, chưa kể kèm theo đó là chi phí y tế khổng lồ do sự suy giảm sức khoẻ của người dân.

http://motthegioi.vn/…/hang-chuc-nghin-nguoi-viet-se-chet-v…

http://tuoitre.vn/…/bat-an-ben-bai-tro-xi-o-vi…/1361170.html

Ảnh và clip Nhóm VMT và ACE từ SG ra nhiệt điện than ( NĐT) Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận phản đối xả thải ra MT và biển của dự án NĐT Vĩnh Tân.

Image may contain: 5 people, people standing and outdoor

 
Image may contain: 6 people, people smiling, people standing and outdoor 
 

Bắt cóc hay đầu thú?

From facebook:Trần Bang
Bắt cóc hay đầu thú?

Sáng Chủ nhật, ngày 23.7.2017 tại Berlin, lúc 10 Giờ 30 trong lúc đang đi dạo ở công viên Tiergarten (vườn thú) ở Berlin, ông Trịnh Xuận Thanh cùng 1 nữ cán bộ Bộ Công thương đã bị nhóm đối tượng người Việt Nam có trang bị vũ khí xông tới, dùng vũ lực khống chế bắt cóc đưa lên một chiếc xe đợi sẵn để chở thẳng sang một nước châu Âu có chung đường biên giới với Đức.

Nhận được tin, An Ninh Đức lập tức vào cuộc để điều tra nhóm người gốc Việt có vũ trang này và các hoạt động của họ trong thời gian vào Đức và châu Âu.
Nhân chứng người Đức có mặt tại thời điểm đó cũng cho chúng tôi biết thêm về diễn biến khi ông Trịnh Xuân Thanh và người nữ cán bộ nữ bị bắt cóc .
Được biết, ông Trịnh Xuân Thanh đang được Chính quyền Đức bảo hộ lưu trú hợp pháp và đã có lịch hẹn sáng 24.7 làm các thủ tục pháp lý tiếp theo ở Sở lưu trú Berlin, CHLB Đức.

Phía Đức thông báo, chỉ ít giờ nữa họ sẽ ra thông cáo báo chí về vụ này. Việc cho người mang theo vũ khí xâm nhập trái phép lãnh thổ Đức để bắt cóc cá nhân đang sống hợp pháp tại đây sẽ ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và CHLB Đức cùng liên minh châu Âu.

Nhiều báo lớn của Đức và châu Âu đang chuẩn bị lên bản tin đặc biệt về vụ việc bắt cóc người ngay tại Thủ đô Berlin, nơi đặt cơ quan đầu não của Chính phủ Đức và đại diện của hàng trăm nước cùng các tổ chức khác nhau trên thế giới.

Đức và Việt Nam cho đến thời điểm này chưa hề có Hiệp định dẫn độ song phương, đồng thời Đức đang là một thành viên chủ chốt trong khối NATO sẽ có hành động thích hợp về vụ việc nghiêm trọng này.

Công viên Tiergarten ( vườn thú) ở Berlin, nơi ông Trịnh Xuân Thanh và nữ cán bộ Bộ Công thương Việt Nam bị bắt cóc lúc 10 Giờ 30 sáng Chủ nhật, ngày 23.07.2017.
Trung Khoa – Thoibao.de

Vụ việc đang trong quá trình điều tra của An Ninh Đức cùng INTERPOL quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp ngay các tài liệu từ phía Luật sư và cảnh sát Đức khi được phép.

Thời báo là trang web của cộng đồng người Việt tại Châu Âu, cung cấp thường xuyên và tức thì các tin tức nóng hổi từ quê hương Việt Nam cùng các hoạt động của cộng đồng người Việt tại khắp nơi trên thế giới.
THOIBAO.DE