Đức Cha Nguyễn Thái Hợp: “Công ty Formosa, một tổ chức ma mãnh”

Đức Cha Nguyễn Thái Hợp: “Công ty Formosa, một tổ chức ma mãnh”

Thanh Trúc

RFA


  Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp tại đại bản doanh của Formosa ở Đài Loan để bày tỏ thái độ thay mặt cho hơn 90 triệu dân Việt.

 Courtesy of Pham Quang Long FB

Hơn một năm sau khi thảm họa môi trường biển, do công ty gang thép Formosa gây ra tại 4 tỉnh bắc  miền Trung, cũng là địa phương có Giáo phân Vinh do Đức Giám Mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp phụ trách. Đại diên cho những giáo dân cũng là ngư dân bị tác động bởi thảm họa, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã dẫn đầu phái đoàn đến tại Đài Loan nơi có trụ sở chính của công ty Formosa để đòi công lý cho người bị tác động.

Trở về từ Đài Loan, Đức Giám Mục đã dành cho Thanh Trúc cuộc nói chuyện về chuyến làm việc. Trước hết ông cho biết:

Đức GM Nguyễn Thái Hợp: Với tính cách là Ủy Ban Hỗ Trợ Các Nạn Nhân Của Thảm Họa Môi Trường Biển, nhóm chúng tôi có  ba bốn người, rồi cũng có một số trong nhóm hiện ở Đài Loan như Cha Hùng. Đặc biệt tại Đài Loan chúng tôi được gặp một số luật sư, giáo sư, những thành viên của xã hội dân sự cũng đang trong tiến trình khiếu kiện chống lại thảm họa môi trường mà công ty Formosa gây ra trên chính quê hương của mình trong những năm qua. Tôi  rất vui mừng về chuyến đi đó.

Tôi thấy hồ sơ đó mặc dù họ  làm rất kỹ, nhưng Formosa cũng là một tổ chức ma mãnh, không  phải vô lý mà một cơ quan của Đức đã tặng họ danh hiệu “Hành Tinh Đen”.
-Đức GM Nguyễn Thái Hợp

Tôi cũng được đi thăm một số làng, thấy những nơi đó coi như hoang tàn bỏ trống, có lúc làng này có lúc làng kia  trực tiếp hưởng khói  của công ty Formosa tùy theo chiều hướng gió. Đến đó mới thấy cái thảm trạng.

Có những người dân Đài Loan, có lẽ bị công ty Formosa tuyên truyền như thể là chính phủ Việt Nam ép buộc họ phải trả 500 triệu USD cho người dân ở Kỳ Anh, Vũng Áng. Họ biến họ thành một thứ nạn nhân thì chúng tôi cũng có giải thích là chính phủ Việt Nam đang bắt tay với Formosa để làm  giảm nhẹ thảm họa môi trường, hơn nữa rất nhiều lần đàn áp những người ủng hộ các nạn nhân của thảm họa môi trường.

Thanh Trúc: Thưa Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, nhiều người dân ở các tỉnh miền Trung nói rằng họ chưa  nhận được tiền bồi thường. Lúc qua Đài Loan chắc Đức Cha cũng có nêu điều đó ?

Đức GM Nguyễn Thái Hợp: Nói đa số chưa nhận được đồng nào thì cũng không đúng, có nhiều nạn nhân đã nhận được rồi nhưng mà có những nạn nhân vẫn chưa nhận được, con số đó thì ít hơn con số đã nhận. Vấn đề đặt ra là Nhà Nước với công ty Formosa tiên thiên xác định được nhận đền bù là 4 tỉnh  Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, nhưng Nghệ An là tỉnh thiệt hại cũng nhiều mà lại không được vào danh sách. Thành thử ra ai đưa ra  danh sách đó, dựa trên cái gì, tại sao Nhà Nước với công ty Formosa lại có thể tiên thiên xác định số tiền đền bù là bao nhiêu, ai được đền bù. Vấn đề công bằng và công lý thì chúng tôi cũng đã đặt ra với chính quyền tỉnh Nghệ An. Rất may nhà cầm quyền Nghệ An đã công nhận chuyện còn nợ của dân nhưng mà chưa có tiền để đền bù.Vấn đề  là đòi hỏi Formosa cũng như nhà cầm quyền trả lại cho dân  số tiền dựa trên phân tích cụ thể số thiệt hại của dân.

Hơn nữa tiền đền bù đó trên nguyên tắc cho đến cuối 2016  thì từ đó đến đây, từ rày về saunhư thế nào là  vấn để đặt ra.

Thanh Trúc: Thưa khi Đức Cha trình bày những vấn đề này với những người Đức Cha gặp bên Đài Loan thì họ có đóng góp ý kiến gì không?

Đức GM Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi đã học được khá nhiều kinh nghiệm của tổ hợp luật sư bên đó, học được kinh nghiệm của các giáo sư, nhất là Đại Học Đài Loan họ đã bỏ ra hàng năm trời cùng với các sinh viên để nghiên cứu về nước biển, về khói, để đưa ra một hồ sơ mang tính khoa học.

Trong một xã hội mà quyền ngôn luận quyền con người chưa được công nhận thì vấn đề khiếu kiện một công ty được nhà nước bảo trợ là chuyện rất khó, chúng tôi đang ở trong hoàn cảnh rất là bất thuận lợi.
-Đức GM Nguyễn Thái Hợp

Tôi thấy hồ sơ đó mặc dù họ  làm rất kỹ, nhưng Formosa cũng là một tổ chức ma mãnh, không  phải vô lý mà một cơ quan của Đức đã tặng họ danh hiệu “Hành Tinh Đen”. Họ cũng mượn luật sư và những luật sư đó cũng dùng những mưu mẹo để đặt những câu hỏi, nêu nghi vấn về những bằng chứng mà các nhà khoa học Đài Loan đưa ra để tiếp tục tranh kiện. Nhìn vậy để thấy  rằng có nhiều cái chúng tôi không thể đi vào con đường khiếu kiện vì Nhà Nước ở Việt Nam không cho phép, không tạo điều  kiện để có những nghiên cứu khoa học chính thức. Ngay cả đến bây giờ Nhà Nước chỉ tuyên bố là nước sạch hay nước không sạch dựa trên lời nói, tuyên truyền, nhu cầu chính trị chứ không dựa trên một phân tích khoa học nào.

Trong một xã hội mà quyền ngôn luận quyền con người chưa được công nhận thì vấn đề khiếu kiện một công ty được nhà nước bảo trợ là chuyện rất khó, chúng tôi đang ở trong hoàn cảnh rất là bất thuận lợi.

Thanh Trúc: Thưa Đức Giám Mục, lên đường đi tìm công lý cho nạn nhân Formosa ở Việt Nam, lệnh của bề trên hay lý do nào thúc đẩy ông đứng ra gánh vác việc này?

Đức GM Nguyễn Thái Hợp: Không có lệnh nào cả, nhưng mà luôn luôn có tiếng gọi giáo huấn của  xã hội Công Giáo, nhất là của Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô. Ngài mời gọi chúng ta đồng hành với các nạn nhân, đồng hành với người nghèo.

Hơn nữa  thuộc thành phần lãnh đạo của Giáo phận Vinh thì chúng tôi không thể khoanh tay trước những thiệt thòi của người dân ở đấy. Chính vì vậy chúng tôi lên đường  nói lên tiếng nói, làm được cái gì. Hơn nữa  Formosa là một ty ma mãnh, nhiều tiền nhiều thế lực, vấn đề không  phải ta  thành công hay không mà từ đó ta thành nhân, ta nói lên tiếng nói của công lý, và ít ra các nạn nhân cũng thấy có người đang đứng về  phía họ, đang muốn làm cái gì cho họ.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp về bài  nói chuyện này.

Phải chăng thất bại của TBT Nguyễn Phú Trọng và sự đổ vỡ đã cận kề?

Phải chăng thất bại của TBT Nguyễn Phú Trọng và sự đổ vỡ đã cận kề?

Kami
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) bắt tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại một cuộc họp của Quốc hội tại Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2016.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) bắt tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại một cuộc họp của Quốc hội tại Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2016.

 AFP
  

Không thể chối bỏ việc nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đàn em thân tín đã cố ý làm trái để trục lợi cho phe cánh, nhóm lợi ích cũng như bản thân đã để lại những hậu quả vô cùng lớn trong việc tàn phá nền kinh tế quốc gia.

Chắc hẳn việc ông Trọng muốn tiêu diệt ông Dũng hoàn toàn không phải xuất phát từ lý do vì việc chống tham nhũng, làm trong sạch đảng hay quyền lợi của quốc gia mà hoàn toàn chỉ là việc tư thù cá nhân. Vì nếu không như thế thì làm gì có chuyện có lúc ông Trọng đã phải than thở rằng là “đánh chuột sợ vỡ bình”?

Việc Trịnh Xuân Thanh được bộ tham mưu của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng chọn làm ngòi nổ để khởi động cuộc chiến, nhằm hủy diệt thế lực chính trị của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là điều có thật. Từ cái mắt xích Trịnh Xuân Thanh  chia thành 2 hướng, một hướng nhắm tới Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, còn hướng kia là tới Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng. Song 2 hướng cũng tìm về một cái đích chung là ông Ba Dũng. Cho đến thời điểm này, hai cứ điểm Vũ Huy Hoàng và Đinh La Thăng đã coi như bị ông Trọng xóa sổ và sẽ có thêm nữa khi cái “lò tôn” của Tổng Bí thư Trọng nóng lên. Khi đó ông Nguyễn Phú Trọng có thể xử lý hình sự các đối tượng vừa kể. Nhưng cho đến lúc này cái đích cuối cùng vẫn là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Và vào lúc này họ – phe ông Trọng đã và đang rờ tới đại gia Trầm Bê, một kẻ thân tín và kẻ tay hòm chìa khóa và đang xục xạo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ một trong những cứ điểm quan trọng tiến tới xử lý ông Ba Dũng là việc làm cần thiết.

Nếu với tốc độ thừa thắng tiến tới, khi mà “Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công.”, như phát biểu của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo PCTN ngày 31/7/2017. Như thế thì chả mấy chốc nguyên Thủ tướng Dũng cũng sẽ trở thành một Bạc Hy Lai của Trung Quốc, một nạn nhân của chiến dịch đả Hổ diệt Ruồi của ông Tập Cận Bình. Với kết cục là Bạc Hy Lai bị tù chung thân, tịch thu hết tài sản và bị tước vĩnh viễn quyền tham gia các hoạt động chính trị. Điều này không chỉ riêng ông Nguyễn Phú Trọng muốn mà cả ban lãnh đạo Bắc Kinh cũng muốn điều như thế.

Nhìn sang Trung Quốc, Chủ tịch Tập cận Bình làm được điều đó vì ông Tập nắm quyền lực hầu như tuyệt đối, quyền lực của họ Tập bao trùm cả công an và quân đội Trung Quốc. Có khả năng “nhất hô, bá ứng”. Còn ở Việt Nam muốn biết ông Trọng có khả năng làm được hay không thì cứ điểm xem quyền lực trong tay của ông Trọng hiện nay có được những gì?

Trong Bộ Quốc phòng uy tín của ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ lớn, song việc tay chân của ông Trọng chỉ là một lũ quan văn xuất thân từ sĩ quan chính trị “văn dốt, vũ dát” như Ngô Xuân Lịch, Lương Cường… được tin tưởng cho nắm giữ quyền bính, trong lúc các tướng lĩnh giỏi trận mạc thì bị vô hiệu hóa và bị lũ quan văn đè đầu cưỡi cổ. Bức thư của Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương tố cáo Đại tướng Ngô Xuân Lịch (http://bit.ly/2ufrGsy) gần đây xuất hiện trên mạng đã phần nào cho thấy điều đó. Việc Nguyễn Phú Trọng và Ngô Xuân Lịch là 2 trong 19 UV Bộ Chính trị bỏ phiếu thuận (2/19) quyết định việc Việt Nam rút việc thăm dò dầu khí khỏi lô 136 -03, bãi Tư Chính đã khiến các tướng lĩnh quân đội phe chủ chiến vô cùng phẫn nộ. Nhất là Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng người giữ trọng trách điều binh khiển tướng vào lúc này.

Còn bên Bộ Công an thì Tổng BT Nguyễn Phú Trọng dẫu cố gắng tham gia đảng ủy Công an Trung ương để nắm quyền lực, song tiếng nói của ông Trọng hầu như không có trọng lượng, vì lãnh đạo Bộ Công An hiện nay gồm 8 Thứ trưởng và kể cả Bộ Trưởng Tô Lâm là 9 đều là những người được nguyễn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cất nhắc. Chưa kể đến 4/8 thứ trưởng toàn là đồng hương Ninh Bình của ông Trần Đại Quang. Việc thời gian vừa qua Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không dám rời thủ đô Hà Nội để đi đến các tỉnh khác, nhất là các tỉnh xa biên giới Việt Trung, từ Hà Nam trở vào phía trong, vì lý do sợ không an toàn và vì sợ nhỡ xảy ra việc gì bất thường thì đặc nhiệm của Bắc Kinh không ứng cứu được.

Nói như thế để thấy việc ông Nguyễn Phú Trọng muốn hủy diệt ông Ba Dũng cũng chẳng dễ như nhiều người tưởng.

Quan trọng hơn, với 2 nhiệm kỳ nắm giữ chức thủ tướng ông Ba Dũng đã xây dựng một hệ thống chân rết ở mọi ngóc ngách trong bộ máy nhà nước từ trung ương tới các địa phương, ông Trọng có muốn nhổ hết thì không thể làm được trong một thời gian ngắn chưa đến 2 năm. Chưa kể đến việc ông Nguyễn Tấn Dũng nhận được sự ủng hộ của các đại thần trong đảng như Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh và Đỗ Mười khi uy tín còn bao trùm.

Trong lúc Ủy Ban Kiểm tra TW đang xục xạo ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ – cơ quan lãnh đạo toàn bộ vùng đồng băng sông Cửu Long để xử lý các sai phạm ở cơ quan này, thì có thông tin đáng chú ý cho rằng, gần đây nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gia đình đã chuyển về ở tại nhà khách Bộ Tư lệnh Quân khu 9.

Có người không ít người đặt câu hỏi rằng, không lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng và các đàn em của ông ta ngồi im chịu chết và tại sao họ không có bất kỳ động thái phản ứng nào?

Có lẽ câu trả lời sẽ là, không dễ gì “con rắn độc” Nguyễn Phú Trọng nuốt nổi “con ếch” Nguyễn Tấn Dũng, vì tương quan bàn cờ chính trị Việt Nam không cho ông Tổng BT Trọng làm được như họ Tập ở Bắc Kinh. Nhất là khi thế và lực của phe Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang vẫn còn không hề nhỏ, việc họ đã đón Đinh Thế Huynh về an dưỡng tại Phú Quốc sau hơn 2 tháng điều trị nhiễm độc phóng xạ tại Nhật bản đã cho thấy điều đó. Hiện tượng hàng loạt các lãnh đạo Việt Nam gần đây mắc chứng bệnh giống như ông Đinh Thế Huynh đã khiến nhiều người buộc phải tránh xa ông Trọng nếu họ không muốn chết sớm.

000_Hkg10247972-400.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và TBT Nguyễn Phú Trọng tại lễ khai mạc Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 21 tháng 01 năm 2016. AFP

Theo một bản tin của VOV mới đây, trong mục hoạt động của Nguyên Thủ tướng dưới nhan đề “Họp mặt Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu 9 các thời kỳ” (http://bit.ly/2vBY3kR) cho biết, sáng 25/7, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tổ chức họp mặt các Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu qua các thời kỳ.

Tham dự buổi lễ có các vị nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước: nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; cùng các vị lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Quân khu 9 qua các thời kỳ.

Tại buổi lễ, Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy, Tư lệnh Quân khu 9 nhấn mạnh: việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân khu đối với lực lượng vũ trang là một nguyên tắc, là nhân tố cơ bản quyết định đến sự lớn mạnh, trưởng thành và chiến thắng của lực lượng vũ trang Quân khu. Đồng thời khẳng định Quân khu 9 sẽ trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm trước mọi kẻ thù.

Tại buổi họp mặt, còn có sự có mặt của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, tại đây bà Phó CTN nhấn mạnh: Sẽ sát cánh cùng Đảng bộ và lực lượng vũ trang Quân khu 9 để xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Lực lượng vũ trang Quân khu 9 cần chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và cấp ủy, chính quyền các địa phương trong khu vực ĐBSCL, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn…

Theo các chuyên gia phân tích chính trị về Việt Nam thấy rằng, việc xuất hiện của các đại thần như nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh… tại trụ sở Bộ Tư lệnh Quân khu 9 dưới danh nghĩa họp mặt là một động thái bất thường của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đó được coi là một hành động có tính toán nhằm gửi đi một thông điệp đến Tổng BT Nguyễn Phú Trọng rằng họ sẽ không chịu ngồi im để chờ chết, vì ai cũng biết Quân khu 9 vốn là thánh địa và là nơi họp bàn những việc cơ mật của nguyên TT Nguyễn Tấn Dũng.

Hiện nay truyền thông Đức cho biết, vụ việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc bởi tình báo Việt Nam đã có nhiều hệ lụy trên nhiều bình diện khác nhau cho các quan hệ Đức-Việt. Việc trục xuất tùy viên quân sự làm việc cho tình báo đã làm cho tình hình càng tăng thêm căng thẳng. Bây giờ thì việc hợp tác của hai nước cũng đang đứng trước một thời kỳ khó khăn. Theo đó, Chính phủ CHLB Đức đang xem xét bảo lưu việc ngưng chi trả các khoản tiền viện trợ cho Việt Nam.

Một cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu cho biết, không chỉ sự kiện Bãi Tư Chính mà việc khủng hoảng ngoại giao của Việt Nam đối với phương Tây sau vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, sẽ tiếp tục lan rộng với các biện pháp trả đũa thẳng thừng từ CHLB Đức nói riêng đến EU nói chung. Điều này sẽ tạo ra các tình huống phức tạp có khả năng xoay chuyển tình thế trên bàn cờ chính trị Việt Nam vào lúc này. Và nhiều khả năng phía Việt Nam sẽ chấp nhận trả lại nghi can Trịnh Xuân Thanh và chờ đợi các thủ tục hợp pháp từ phía Đức để tiến hành thủ tục dẫn độ nhằm hạ nhiệt.

Một nguồn tin chưa được kiểm chứng cho biết, theo cảnh sát Berlin đã có một nhân vật thứ 3 người Á Châu lạ mặt đã sử dụng điện thoại Iphone của Trịnh Xuân Thanh để quay lại cảnh bắt cóc, rồi sau đó cầm điện thoại (đã mở khóa sẵn) chuyển lại cho an ninh Đức và nói là ông đã vô tình nhặt được tại nơi bắt cóc trong ngày 23/7/2017. Khi cảnh sát Berlin nghi ngờ và đã tra hỏi người đàn ông đưa điện thoại cho an ninh, thì ông này đã khai thật rằng, một người đã trả ông 50 EURO để nhờ ông giao chiếc iPhone cho Cảnh sát và chuyển lại lời là iPhone này nằm ở hiện trường bắt cóc. Vẫn theo Cảnh sát Berlin, điều này đã càng khẳng định rằng mật vụ Việt Nam đã cố gắng dàn dựng một màn kịch bắt cóc để thực hiện cho một kế hoạch có động cơ chính trị.

Có nghĩa là, việc Bộ Công An “bố trí” đưa Trịnh Xuân Thanh sang Đức rồi cũng Bộ Công An chủ động “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh về Hà Nội, để khai thác và giam giữ theo một chế độ nghiêm ngặt đặc biệt thì Tổng cục 2 và Tổng Bí thư Trọng đâu biết Trịnh Xuân Thanh đã khai những gì? Và nếu như trả lại họ Trịnh cho CHLB Đức thì khả năng CHLB Đức cho phép phía Việt Nam dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước chỉ là con số không. Vậy rõ ràng là, họ tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn chỉ nhằm mục đích gây tai tiếng, hay nói cách khác nếu không muốn nói là họ chỉ muốn diễn kịch trong cuộc chiến tranh chấp quyền lực.

Không chỉ thế nhiều tin đồn đoán cho rằng ông Dũng có nhiều khả năng lật ngược được thế cờ ở phút thứ 89, nếu như ông Dũng biết khơi dậy lòng yêu nước, chống Trung Quốc từ các số đông các tướng lĩnh trận mạc, vốn làm nhiều nhưng ăn ít và có thừa sự bất mãn.

Hơn bao giờ hết ban lãnh đạo Hà Nội đang phải ở trong tình cảnh không chỉ tứ bề thọ địch, mà trong nội bộ lãnh đạo đảng cũng càng ngày càng bung bét hơn bao giờ hết, kể cả vấn đề sức khỏe của các lãnh đạo cao cấp. Tới nước bọn họ đã dùng cả danh dự cũng như quyền lợi đất nước như trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, để triệt hạ lẫn nhau, thì khó có thể dự báo một viễn cảnh tăm tối nhất, kể cả sự đổ vỡ cũng là điều rất có thể.

Ngày 08 tháng 08 năm 2017

© Kami

Thế Nào Là Lỗi Đức Bác Ái Kitô Giáo?

Thế Nào Là Lỗi Đức Bác Ái Kitô Giáo?

  • Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

 Thánh Phaolô, trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, viết: “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cr 13:13).

Sở dĩ ngài nhấn mạnh về Đức ái như vậy, vì căn cứ vào lời Giêsu đã truyền cho các môn đệ và mọi người chúng ta phải tuân giữ và thực hành hai giới răn quan trong nhất là mến Chúa “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi” và “yêu người thân cận như chính mình” (Mc 12:30-31).

Thật vậy, yêu người khác như yêu chính mình, đó là đức ái Công giáo. Đó là đức mến mà Thánh Phaolô đề cao hơn cả đức tin và đức cậy. Điều này thật chí lý vì nếu chúng ta tin có Chúa, yêu mến Chúa và hy vọng có ngày được gặp Chúa nhãn tiền thì chúng ta phải thể hiện niềm tin và cậy trông đó bằng đức ái nồng nàn. Nói khác đi, đức ái là thước đo đức tin và đức cậy. Nhưng làm thế nào để chứng tỏ chúng ta thực sự tin và yêu mến Chúa?

Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta bí quyết: “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy” (Jn 14:21).

“Có và giữ” nghĩa là biết những giới răn của Chúa và thực hành những giới luật đó để minh chứng niềm tin và lòng mến Chúa thực sự.

Như vậy, thực hành tốt hai điều răn quan trọng nhất của Chúa về yêu mến Người và yêu tha nhân là cách biểu lộ hùng hồn nhất về niềm tin và yêu mến Chúa thực sự.

Trong giới hạn bài này, tôi xin được trình bày đại cương về giới luật yêu mến tha nhân như yêu chính mình và những lỗi phạm đến điều răn quan trọng này.

Yêu mến người khác như yêu chính mình trước hết có nghĩa là mình ước muốn những gì tốt đẹp, hữu ích cho mình thì mình cũng phải mong muốn và làm những việc ấy cho người khác. Mình muốn được cơm no áo ấm, có những phương tiện vất chất tối thiểu cần thiết để sống xứng đáng cương vị làm người thì cũng phải mong muốn và giúp người khác có được những nhu cầu cần thiết đó. Mình muốn danh dự, tiếng tốt cho mình thì cũng có bổn phận phải tôn trong danh dự và tiếng tốt của người khác như vậy. Nói khác đi, nếu mình không muốn bị hiểu lầm bị vu cáo những điều xấu thì cũng không bao giờ được phép gây ngộ nhận cho ai hoặc vô tình hay cố y bêu xấu ai vì bất cứ lý do gì. Sau hết, mình muốn được thăng tiến về mặt trí thức và siêu nhiên, thì cũng phải quan tâm đúng mức đến lợi ích tinh thần và thiêng liêng của người khác. Có như vậy mới thực sự là yêu người như Chúa dạy.

Nói tóm lại, dùng thước bác ái để đo mình thế nào thì cũng phải dùng chính thước đó mà áp dụng cho người khác như vậy. Nhưng trong thực tế, có rất nhiều người đã không sống bác ái hoặc tệ hơn nữa là đã lỗi phạm nhân đức này cách nặng nề.

Cái tội lớn nhất của con người ngày nay ở khắp mọi nơi trên thế giới là tội dửng dưng (indifference) trước sự đau khổ của người khác. Đau khổ về thể lý như đói nghèo, tù đày, bị đánh đập, hành hạ thân xác… Đau khổ về tinh thần như bị khinh chê, kỳ thị, lăng mạ, sỉ nhục, bị bêu xấu trong công luận.Gây cho người khác những đau khổ này hoặc dửng dưng khi thấy người khác phải chịu những đau khổ đó đều lỗi phạm đức ái mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta phải tuân giữ để được vào Nước Trời, là Vương Quốc của công bình, thánh thiện, và yêu thương. Có người đã nại lý do muốn sửa lỗi của anh chị em để giúp họ cải tiến. Thiện chí này rất tốt và phù hợp với Phúc Âm nhưng phải thi hành đúng với tinh thần mà Chúa Giêsu đã dạy trong Phúc Âm Thánh Matthêu như sau:

Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi.

Nếu nó chịu nghe anh,thì anh đã được món lợi là người anh em mình. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào hai hoặc ba chứng nhân.Nếu nó không nghe họ thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế” (Mt 18:15- ).

Như vậy, chỉ vì động cơ bác ái thúc đầy mà ta muốn sửa lỗi người khác để giúp họ trở nên tốt hơn, chứ không vì một lý do nào khác.

Nghĩa là, phải đoan chắc rằng vì bác ái của Phúc Âm, vì thiện chí muốn giúp cho anh chị em mình nên hoàn thiện mà phải khôn ngoan sửa lỗi cho người khác để họ biết sống đẹp lòng Chúa.

Việc này hoàn toàn khác với mọi ý đồ muốn bêu xấu ai vì lầm lỗi nào đó. Người Việt Nam hay mắc một tội thông thường là tội “nói hành nói tỏi người khác”. Chuyện gì không hay không tốt về người khác thường được loan truyền mau lẹ trong cộng đồng, giữa những người quen biết nhau. Chi tiết của câu chuyện được rỉ tai cứ gia tăng thêm từ người này sang người khác. Cuối cùng chỉ có nạn nhận chịu mọi thiệt thòi, tai tiếng bất công. Như thế, loan truyền tin cho người khác biết chuyện không tốt của ai mà hậu quả làm mất danh dự, tiếng tốt của người ấy là chắc chắn lỗi đức bác ái Công giáo.

Lại nữa, công khai bêu xấu ai, hoặc lợi dụng truyền thông, báo chí để cố ý diễn dịch sai ý kiến của người khác hầu dành thắng lợi cho phe nhóm của mình cũng là lỗi đức ái Kitô Giáo. Nghĩa là, Không phải trách nhiệm của mình, nhưng chỉ vì muốn bêu xấu ai đó để thủ lợi cho phe nhóm mình nên đã tìm mọi cách để loan tin cho người khác biết chuyện kín hay xuyên tạc lời nói hoặc tư tưởng của người thứ ba là phạm tội cả về mặt pháp lý lẫn đạo đức Kitô Giáo. Tuyệt đối không có cơ sở luân lý, Kinh Thánh hay tín lý nào cho hành vi bêu xấu làm nhục người khác ở trong và ngoài Giáo Hội. Không ai có quyền tự dành cho mình trách nhiệm tố cáo để bôi nhọ người khác trước công luận xã hội dù núp dưới với bất cứ danh nghĩa nào. Phải tôn trọng danh dự, đời tư, tính mạng và tài sản của người khác như chính của mình. Đây là giới luật bác ái và công lý đòi buộc mọi công dân và giáo dân phải tuân giữ khi sống trong xã hội và Giáo Hội.

Tóm lại, bác ái không chỉ giới hạn trong việc cho người đói ăn, cho kẻ khát uống, kẻ rách rưới áo quần. Hơn thế nữa, Bác ái đòi hỏi phải yêu mến và tôn trọng người khác như chính mình, vì mọi người đều là hình ảnh của Chúa và là anh chị em với nhau.

Vậy nếu không yêu thương, tôn trọng được người anh em mà chúng ta trông thấy, gặp gỡ thường ngày trong cuộc sống thì làm sao chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa là Đấng chúng ta không nhìn thấy được trong cuộc sống ở đời này?

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Anh chị Thụ Mai gởi

Hoạt động an ninh trong các cơ quan ngoại giao Việt Nam

Hoạt động an ninh trong các cơ quan ngoại giao Việt Nam

Kính Hòa RFA
2017-08-10
 
Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh được đưa lên truyền hình Việt Nam, nói rằng ông đầu thú.

Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh được đưa lên truyền hình Việt Nam, nói rằng ông đầu thú.

 AFP
 
 Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức đã dẫn đến việc trục xuất một nhân viên của sứ quán Việt Nam tại Đức, được cho là nhân viên của cơ quan an ninh Việt Nam.

Hoạt động của cơ quan an ninh Việt Nam trong các phái bộ ngoại giao ở nước ngoài như thế nào?

Nhân viên an ninh trong vỏ bọc ngoại giao

Ông Đặng Xương Hùng, một cựu viên chức Bộ ngoại giao Việt Nam từng làm việc trong các cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ, nói với chúng tôi về vị trí của nhân viên an ninh Việt Nam bên trong các tòa đại sứ:

Thông thường thì các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài bao giờ cũng có một nhân viên an ninh của Bộ Công an chuyển sang, núp dưới danh nghĩa có hàm ngoại giao, thường giữ chức Bí thư thứ nhất, thường làm nhiệm vụ báo chí, cũng như là làm cái nhiệm vụ quản lý cộng đồng người Việt, tức là cái gọi là “người Việt yêu nước”, hay là những tổ chức mà Việt Nam gọi là phản động chống lại chính quyền. Ở các sứ quán đều có một suất như vậy, và lần lượt người phía an ninh đưa người sang Bộ ngoại giao, làm thủ tục như một cán bộ ngoại giao, đi như một cán bộ ngoại giao.

Ông Hùng cho rằng việc có mặt một nhân viên an ninh trong sứ quán cũng là một thông lệ trong ngành ngoại giao trên thế giới, miễn là nhân viên đó hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nước sở tại.

Vào năm 2014, ông Đặng Xương Hùng nộp đơn cho chính phủ Thụy sĩ xin tị nạn chính trị, và ông sống ở đất nước này cho đến nay.

Cũng có thể đó là một chuyên án đặc biệt chỉ có Bộ Công an biết, hoặc là một cái chuỗi thông tin chỉ đi qua một số người thôi, đi thẳng đến nơi hành động.
-Ông Đặng Xương Hùng.

Ông Hùng cho biết là các nhân viên an ninh có hai nguồn thu nhập, thứ nhất là từ các chi phí visa của các cơ quan lãnh sự Việt Nam, vì những người này thường phụ trách cả việc cấp phát visa vào Việt Nam, và nguồn thu nhập thứ hai của họ là từ Bộ Công an:

Họ có một khoản tài chính do chính phía Bộ Công an cấp cho những nghiệp vụ của họ, và tiền đó không phải là của Bộ ngoại giao, của Bộ Tài chính cấp cho Bộ Ngoại giao, mà đó là tiền của phía Bộ Công an gọi là chi phí nghiệp vụ. Tôi cũng thường nghe họ nói đó là một chi phí đặc biệt dùng cho những hoạt động ví dụ như mua chuộc, cho những người nào có thông tin tốt cho phía an ninh Việt Nam.”

Sau khi vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức được tiết lộ, một viên chức của sứ quan Việt Nam phụ trách báo chí là ông Nguyễn Đức Thoa bị phía Đức yêu cầu rời khỏi đất Đức, vì được cho rằng dinh líu tới vụ bắt cóc. Theo ông Hùng thì ông Thoa có hàm Đại tá công an.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi là liệu các viên chức ngoại giao cao cấp của Việt Nam có biết tới kế hoạch bắt cóc hay không, ông Hùng nói:

“Theo tôi thì 50/50, cũng không loại trừ khả năng là các ông ấy không biết. Cũng có thể đó là một chuyên án đặc biệt chỉ có Bộ Công an biết, hoặc là một cái chuỗi thông tin chỉ đi qua một số người thôi, đi thẳng đến nơi hành động.”

An ninh Việt Nam và cộng đồng người Việt hải ngoại

Theo ông Đặng Xương Hùng thì ảnh hưởng của các hoạt động của an ninh Việt Nam trong các cộng đồng người Việt tại hải ngoại mạnh nhất là tại các quốc gia Đông Âu theo cộng sản trước năm 1989, nơi có một cộng đồng đông đảo những du học sinh, hay người xuất khẩu lao động ra đi từ nước Việt Nam cộng sản, còn ở các quốc gia phương Tây như Mỹ, Canada, Tây Âu,… thì yếu hơn nhiều. Chính vì lý do đó, theo ông Hùng, việc chuyển ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam đã được thực hiện qua ngã Cộng hòa Séc, một nước cộng sản Đông Âu trước kia. Thông tin ông Thanh được đưa qua Cộng hòa Séc để mang về Việt Nam được luật sư của ông Thanh là ông Victor Pfaff nói với hãng tin Reuters vào hôm 3 tháng Tám, 2017.

Sáng 10 tháng Tám, giờ châu Âu, tờ báo Spiegel của Đức loan tải rằng có một nhân viên người Việt của sở di trú Đức bị tình nghi có liên quan đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Nhà báo Lê Trung Khoa của tờ Thoibao, bằng Việt ngữ tại thủ đô Berlin cho chúng tôi biết:

Thông tin trên tờ Spiegel đã tiết lộ rằng có một người tên là T. hiện làm nhân viên cho Sở Di trú Đức, có điều kiện vào các ngân hàng dữ liệu, xem dữ liệu của toàn bộ những người tị nạn, kể cả người Việt Nam. Họ nghi ngờ rằng phải chăng những thông tin đó được ông này đưa ra ngoài và có thể là để cho người ta biết địa chỉ lưu trú của ông Trịnh Xuân Thanh đăng ký ở Đức, để mật vụ Việt Nam có thể ập đến bắt.”

Cũng ông Lê Trung Khoa cho chúng tôi biết rằng Sở Di trú Đức cho ông biết rằng người đàn ông tên T. mà tờ Spiegel nêu tên, vừa bị cho nghỉ việc trong ngày 10 tháng Tám, vì nghi vấn tiết lộ bí mật.

Chúng tôi chưa có một nguồn tin khác để xác định việc này. Khi gọi điện tới tòa Đại sứ Việt Nam tại Đức thì được trả lời rằng tòa Đại sứ không có thông tin gì cả.

Rất nhiều hội đoàn ở đây có liên quan đến Sở Di trú ngạc nhiên là tại sao nhiều người Việt Nam ở đây biết thông tin nội bộ của họ.
-Nhà báo Lê Trung Khoa.

Theo ông Lê Trung Khoa, sự việc này sẽ có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người Việt tại Đức:

Rất nhiều hội đoàn ở đây có liên quan đến Sở Di trú ngạc nhiên là tại sao nhiều người Việt Nam ở đây biết thông tin nội bộ của họ. Qua việc này có lẽ họ lờ mờ hiểu ra rằng có một bàn tay ở bên trong, đưa thông tin ra, làm bất lợi cho những hội đoàn có đăng ký ở Đức.”

Trở lại quan hệ giữa Bộ ngoại giao Việt Nam và các nhân viên an ninh Việt Nam, ông Đặng Xương Hùng cho rằng vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Đức, chứng tỏ rằng Bộ Ngoại giao đã không có tiếng nói mạnh như cơ quan an ninh của Việt Nam. Nhưng mặt khác ông Hùng cũng cho rằng ảnh hưởng của cơ quan an ninh Việt Nam trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại nói chung ngày càng giảm, vì hình ảnh cai trị của đảng cộng sản trong nước đã sụt giảm.

Cho đến giờ này thì trước cáo buộc bắt giữ người bất hợp pháp của chính phủ Đức, Việt Nam chỉ có ra tuyên bố lấy làm tiếc, nói rằng ông Thanh đã về nước đầu thú, nhưng không công nhận cũng như phủ nhận hành động bắt cóc.

Tin cuối cùng chúng tôi nhận được từ báo Spiegel là cơ quan Công tố của Đức tình nghi rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã bị cầm giữ trong Sứ quán Việt Nam trước khi được đưa đi.

“Chiều nội trú bâng khuâng”

Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 19 thường niên năm A 13/8/2017

“Chiều nội trú bâng khuâng”
như đôi mắt ai ngày nào tao ngộ
Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai vời vợi tha thiết.”

(Nguyễn Trung Cang/Hoài Mỹ – Bâng khuâng chiều nội trú)

(Mt 19: 12)

Trần Ngọc Mười Hai

Phải nói thẳng ra đây rằng, bần đạo bầy tôi đây cũng từng là sinh viên trường nội trú rất nhiều năm, thế nhưng có năm nào lại thấy bâng khuâng hoặc bâng quơ cái nỗi niềm nào đâu chứ?

Và, cũng phải nói thẳng/nói thật ra rằng: tuy bần đạo bầy tôi đây thuộc loại “văn dzốt vũ dzát” không có tâm hồn thi-tứ nhưng đôi lúc cũng thấy nhiều yêu thương qua ánh mắt êm đềm, như ca-từ rộn ràng ở dưới:.

“Ánh mắt thật gần mà cũng thật xa
Ôi yêu thương quá ánh mắt êm đềm
Mong tình yêu cho hồn trở lớn khôn thêm
Là một thoáng mây bay trong đôi mắt ai một ngày nắng đẹp
Là một thoáng giăng mây trong đôi mắt ai một ngày u ám
Ánh mắt mơ hồ phủ kín hồn tôi
Nghe sao chới với có thế quên người
Mưa chiều nay cho hồn tôi luống bâng khuâng
Mưa đầu mùa hạt nhỏ long lanh
Mưa quấn quít giọt dài giọt vắn
Mưa hỡi mưa ơi có bao giờ nhớ nắng
Sao ta buồn lại nhớ thương nhau
Mưa tình đầu nghe rất mong manh
Mưa tí tách thì thầm trên ngói
Em có nghe mưa tưởng chăng lời anh nói
Rất nồng nàn ngọt tiếng: YÊU EM”.

(Nguyễn Trung Cang/Hoài Mỹ – bđd)

Cứ hát hoài và hát mãi những câu như “Rất nồng-nàn ngọt tiếng “Yêu Em”vào những “chiều nội trú bâng khuâng”  cũng là điều ít thấy những không phải là không có xảy ra. Có những điều cả trong đạo, lẫn ngoài đời dù ít thấy nhưng vẫn xẩy ra rất “hết xẩy” như chuyện bà con mình sẽ bàn ở dưới.

Thế nhưng, trước khi bàn chuyện khô khan, đứng đắn, xin mời bạn/mời ta ta nghe tiếng ca-từ 

“Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai ngày nào tao ngộ
Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai vời vợi tha thiết
Ánh mắt thật gần mà cũng thật xa
Ôi yêu thương quá ánh mắt êm đềm
Mong tình yêu cho hồn trở lớn khôn thêm
Là một thoáng mây bay trong đôi mắt ai một ngày nắng đẹp
Là một thoáng giăng mây trong đôi mắt ai một ngày u ám
Ánh mắt mơ hồ phủ kín hồn tôi
Nghe sao chới với có thế quên người
Mưa chiều nay cho hồn tôi luống bâng khuâng.”

(Nguyễn Trung Cang/Hoài Mỹ – bđd)

Và, hôm nay đây, lại xin mạn phép quí bạn đọc để bạn và tôi ta lại bàn thêm về những chuyện đã từng bàn và tán, nhưng chưa hết, là chuyện các “mục tử rất linh” là linh-mục và hôn-nhân, như sau:

“Mới đây, trong khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ ý-kiến của ngài về vấn đề các linh mục có gia đình được đưa lên làm đầu đề các bài viết phổ biến rộng khắp trên thế giới, thì câu đáp trả của ngài rõ ràng là không đồng giọng với lối suy-nghĩ của các vị tiền-nhiệm.

 Trong cuộc phỏng vấn với nhật-báo “Die Zeit” ở Đức được đăng tải vào đầu tháng Ba năm 2017, Đức Phanxicô được hỏi là: nếu các ứng viên linh mục lại phải lòng đi yêu và lấy người mình yêu làm vợ như yếu tố giải quyết ơn kêu gọi làm linh mục đang giảm dần, thì sao?

 Ngài cũng được hỏi là: nếu các vị gọi là “viri probati” (tức nam-nhân đạo đức)được phép trở thành linh mục, thì sao? Đức Phanxicô hôm ấy trả lời rằng: “Khi ấy, ta phải nghiên-cứu xem chuyện “viri probati” có thể thành hiện thực được hay không. Sau đó, ta cũng cần định-vị xem các vị ấy có thể lãnh-nhận công-tác nào cho xứng, như thể ở các cộng đoàn miền sâu miền xa chẳng hạn.

 Diễn tả tâm tình quyết nghiên-cứu vấn-đề cho phép những người đã có gia đình được phép trở-thành linh-mục cũng đã là một đáp trả khá đột biến cho đề tài từng được bàn cãi suốt hai Thượng Hội Đồng Giám Mục do Đức Bênêđíchtô 16 lẫn Đức Gioan Phaolô đệ Nhị góp ý rồi.

 Trong kỳ họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục vào năm 2005 về đề tài Tiệc Thánh, khi ấy có bàn đến chuyện phong chức cho các nam-nhân vốn có đặc trưng về đạo đức/chức năng theo cách Giáo hội có thể cung cấp linh mục cho các khu vực mà người Công giáo bị hạn chế tham-dự thánh lễ và các Bí tích vì đường xá xa xôi hiểm trở, chẳng hạn.

 Đức Bênêđíchtô 16 có lần nói rằng: “Sống bậc linh-mục độc-thân là chuyện khó hiểu ngày hôm nay, bởi vì sự việc lập gia đình và luật buộc phải sinh con đẻ cái lâu nay thay đổi rất rõ.” Đức Giáo Hoàng giải thích tiếp: “Từ lâu, việc lập gia đình là phải sinh con từng được coi như chuyện con người trở thành bất tử ngang qua sự việc có con cháu nối dõi tông đường, mà thôi.

 Việc từ bỏ/dứt-đoạn hôn nhân và gia đình vì thế được người đời hiểu theo nghĩa này: tôi từ bỏ những gì mà người đời thường nói, không phải chỉ là chuyện bình thường nhưng còn là việc quan trọng nhất. Luật độc-thân là kỷ-luật ở Giáo-hội, nhưng cội rễ của nó được tìm thấy trong Phúc Âm khi Đức Giêsu nói với các đồ đệ của Ngài về khả năng sống đời độc-thân là vì Vương Quốc Nước Trời.

 Phúc Âm thánh Mátthêu đoạn 19 câu 12 từng quả quyết:

 “Quả vậy, có những người không kết hôn

vì từ khi lọt lòng mẹ,

họ đã không có khả năng;

có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn;

lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời.

Ai hiểu được thì hiểu”…     

Về phần Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài cũng trả lời cho câu hỏi có nên cho phép các người trẻ tuổi suy nghĩ về đời linh mục được phép lấy vợ như một “động cơ” đi theo cùng một giòng tư tưởng như thế. Trả lời cho phóng viên báo Die Zeit, ngài có nói: Tình nguyện sống đời độc-thân, vẫn được bàn luận theo bối-cảnh này, đặc biệt là ở nơi nào có vấn đề thiếu linh-mục. Tuy nhiên, sống độc-thân tự-nguyện không là giải pháp tìm đến…

 Trong sách ngài viết bằng tiếng Tây Ban Nha vào năm 2010 khi còn là Hồng-y Jorge Mario Bergoglio, Đức Phanxicô công-nhận rằng ngài ủng hộ khuynh-hướng duy-trì đời linh-mục độc thân vì “đó là vấn đề kỷ-luật, chứ không phải niềm tin.”

 Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ Nhị cũng từng tỏ bày hệt như thế. Trong cuộc hội-kiến tổng-thể ngày 17 tháng 7 năm 1993, ngài có nói: trong khi bậc độc-thân “không thuộc bản-chất của đời sống linh-mục”, chính Đức Giêsu đã coi đây là lý-tưởng của sự sống.

 Cũng hệt thế, hồi còn là Hồng y Ratzinger, Đức Bênêđíchtô từng bảo rằng: luật buộc sống độc-thân “không là tín-điều”, mà chỉ là “hình-thức sống” có dính dự đến niềm tin của các linh mục và không là lĩnh vực đặt trên chính bản chất của các vị ấy.

 Theo tôi, thì: sở dĩ chuyện này kích động con người hôm nay tìm cách chống lại đời sống độc thân, là vì họ thấy nhiều linh mục trong lòng không thực sự đồng ý thuận với nó và có thể họ sống đời độc thân một cách giả hình, tồi tệ, không hoàn toàn đúng nghĩa của nó, hoặc chỉ sống độc thân theo cách vặn vẹo, khổ sở. Đó là điều mà mọi người đều thấy thế và nói như thế.”

 Khi tất cả đều được nói ra và thực hiện rồi, theo Đức Phanxicô thì việc còn lại ta nên mở ra mà cứu xét khả năng trải rộng cho các linh mục đã lấy vợ chẳng phải là chuyện cách mạng gì hết, nhưng là tiếp tục bàn những chuyện đã kéo dài nhiều thập niên qua và ra như thể nhiều người vẫn còn làm như thế, mãi về sau.” (Xem Junno Arocho Estevez, Priests and marriage: Pope’s response not so new, The Catholic Weekly.com.au 

 Chuyện linh mục Công giáo Đạo mình có nên lập gia đình không, vẫn là chuyện dài không bao giờ cạn ý. Thế nên, nay ta chuyển qua đề-tài khác cũng nổi cộm không ít. Đó, là chuyện liên quan đến phụ-nữ, vai trò của nữ-phụ trong Giáo-hội, tinh-thần phục vụ thấy rõ nơi phụ-nữ, chuyện “tập-thể-tính” trong Giáo-hội, là những chuyện không thể không chú ý tới.

Nhưng trước hết, tưởng cũng nên đưa ra một vài tin tức ở nhà Đạo, như sau:

“Cần tăng cường vai trò tư vấn của phụ nữ tại giáo triều Vatican –

Hồng y Anders Arborelius nói: “Chúng ta đã có một hội đồng hồng y, thế thì tại sao lại không có một hội đồng phụ nữ tư vấn cho Đức Thánh Cha.

 Hồng y Anders Arborelius – hồng y đầu tiên tại Bắc Âu – sau khi được ĐGH Phanxicô tấn phong vào ngày 28 tháng sáu 2017, đã công khai cổ xúy vai trò tư vấn của phụ nữ trong giáo hội cũng như tại Vatican.  

Báo Osservatore Romano bằng tiếng Ý đưa tin là giám mục Stockholm mong muốn phụ nữ cần phải có thêm vai trò trong guồng máy giáo hội. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho cơ sở National Catholic Register (NCR), hồng y Arborelius tuyên bố: “Vai trò của phụ nữ hết sức quan trọng trong xã hội, trong sinh hoạt kinh tế, thế nhưng đôi khi chúng ta khá tụt hậu”. 

Được khuyến khích với những tấm gương như của Mẹ Teresa Thành Calcutta hay của bà Chiara Lubich, hồng y Arborelius nghĩ rằng vai trò tư vấn này cần phải được công khai hóa. Ngài nói : “Chúng ta đã có một hội đồng hồng y, thế thì tại sao lại không có một hội đồng phụ nữ tư vấn cho Đức Thánh Cha”.  

Hồng y Arborelius nhắc lại là vào tháng 8 năm 2016, một ủy ban được ĐGH thành lập để nghiên cứu việc cho phép phụ nữ được làm phó tế. Hồng y nói thêm rằng điều cần thiết là tìm ra những cách thức mà qua đó phụ nữ có thể truyền rao Tin mừng ở những cấp bậc khác nhau – có thể trong vai trò phó tế hay qua những công tác đặc sủng nào đó.” (Nguồn: Zenit, Vũ Nhuận chuyển ngữ)

Thế đó là chuyện về phụ nữ nói chung và chuyện nữ-phụ trong Đạo. Tiếp đến, cũng nên nói thêm về những chuyện hơi tế-nhị như chuyện “tập-thể-tính” trong Giáo-hội từng được các nghị-phụ Công Đồng Vatican 2 bàn nhiều. Trong các đề-tài về “tập-thể-tính” trong Giáo hội được đề cập ở nhiều bài viết. Có bài khá độc-đáo, tỏ bày ý-kiến biệt-lập như bài của đấng bậc vị vọng ở Hoà Lan hôm trước, cũng từng viết:

Trong lúc Công Đồng Triđentinô có qui-chiếu về vấn-đề này, thì tài-liệu Công Đồng Vatican 2 chứng-minh cho thấy Công Đồng không đả-động gì đến công-cuộc thừa tác vốn là thể-chế đích-thực, do Đức Kitô lập. Chính Công Đồng Triđentinô từng sử-dụng thành-ngữ “sự việc do thần-thiêng sắp xếp”, hay nói khác đi, thì: các vị đã tiến-hoá theo cung-cách lịch-sử, do hành-xử của Thiên-Chúa mà ra.

 Công Đồng Triđentinô đã chỉnh-sửa thành-ngữ “do thể-chế thần-thiêng mà có”, và chỉ thích chọn cụm-từ “do bậc thần-thánh sắp xếp”. Trong khi đó, Công Đồng Vatican 2 lại chọn thành-ngữ thứ ba, là: “ab antique”, tức: có tự thời xưa/cũ, là bởi vì hệ-cấp Giáo-hội phát-âm rõ-ràng như thế, cốt ăn khớp với luật-lệ ngoài đời mang tính xã-hội-học, mà thôi.

 Không còn nghi-ngờ gì, xem như thế: đã có nối-kết với Đức Kitô lịch-sử, rồi. Nhà chú-giải Tin Mừng nổi tiếng là ông Descamps đã biện-bạch rằng: khái-niệm về Nhóm Mười Hai đã nối kết với Đức Kitô từ thời trước. Giáo-hội của ta là Israel mới. Thành ra, trong Tập-đoàn Mười Hai vị đây, đã thấy thừa-tác-vụ của ông Phêrô trong nhóm. Và, sự-thể xảy ra ở Tân-Ước, cốt ý bảo rằng: thủ-lãnh Giáo-hội của ta là vị Trưởng Tràng của Nhóm này.

 Nhưng, làm sao thừa-tác-vụ của ông Phêrô lại trở nên hiện-thực? Phải chăng, đấy là một loại Tam-đầu-chế, như đã xảy ra thời sau này? Hoặc, Nhóm của ông là một tập-đoàn? Hoặc, Thượng Hội-đồng Giám mục chăng? Đấy, chính là vấn-đề lịch-sử, dễ đổi thay.

 Công Đồng Vatican 2 nói nhiều về “tập-thể-tính” của Tập-đoàn các đấng-bậc, như: Ông Phêrô và Mười Một vị còn lại đã cùng nhau quản-cai Giáo-hội, vào thời đó. Hệt như tác-giả Botte từng xác-chứng, “tập-thể-tính” là khái-niệm thuộc thời các Giáo-phụ. Tỉ như, văn-bản mang tên là “Nota esplicativa previa” của Vatican 2 đã tìm cách làm giảm-thiểu thẩm-quyền “tập-thể-tính” của các đấng bậc, khi quyết rằng: Đức Giáo Hoàng cũng có thể hành-xử mà không cần đến ý-kiến của tập-đoàn Hồng-y, Giám-mục.

 Thời quân-chủ tuyệt-đối, mọi người đều am-hiểu chuyện này. Nhưng hôm nay, thời dân-chủ/đa-nguyên này, ta không thể làm như thế được. Quyền-lực rất ư là cần-thiết, nhưng ta không thể chấp-nhận chủ-nghĩa độc-đoán, được. Ta có thể thực-thi quyền-bính theo cách của dân-chủ/nghị-sự, nhưng không được phép chống lại kẻ tin. Ta cũng nên nghe ý-kiến của dân đen mọi người, ở dưới trướng.           

 Cả khi Đức Kitô thực sự không trực-tiếp cắt đặt Giáo-hội cách nào đi nữa, bởi Ngài tin rằng tận-thế đã gần kề, nên khi ấy Ngài không tin vào chuỗi dài lịch-sử xảy ra đúng thời/đúng lúc, thật chính-xác. Thật ra thì, sau khi Ngài quá vãng, người người mới tuyên-xưng ý-nghĩa tổng-thể và dứt-khoát của thông-điệp và cách sống của Đức Giêsu như thế thôi.  

 Loại hình-ảnh mà Giáo-hội tiên-khởi có về chính mình ngay từ đầu, là có ý bảo: làm dân con của Chúa vào thời cuối, khi mọi người ở Do-thái cuối cùng rồi cũng đoàn-kết/hiệp-nhất cùng một niềm tin vào Đức Giêsu và vào tín-thư của Tin Mừng.

 Thành ra, Đức Giêsu đơn-giản là Ngài để lại một cao-trào cộng-đoàn kẻ tin vốn biết mình là dân con của Chúa, tức: nếu có tập-họp theo tính cánh-chung, trước nhất là do Thiên-Chúa của Israel lập ra; và từ đó, mới lan sang hết mọi người.

 Nói cách khác, Giáo-hội là cao-trào giải-thoát mang tính cánh-chung, có mục-tiêu cưu-mang tất cả mọi người, nam cũng như nữ, đưa họ vào với hiệp-thông duy-nhất, trong hài-hoà/giản-đơn, có sự bình-an ở lại với họ, chen lẫn mọi người, một thứ an-bình/hài-hoà được tỏ bày cả với môi-trường sinh-thái, nữa.

 Thế nên, Giáo-hội-luận là môn-học xuất tự tầm nhìn cánh-chung hoặc từ thông-điệp cánh-chung của Đức Giêsu, mà ra.

 Toàn-bộ thể-chế lịch-sử, là thừa-tác-vụ cốt bảo-quản sự tự-do con cái Chúa. Hệ-cấp Giáo-hội, chỉ để phục-vụ dân con Chúa, mà thôi. Hệ-cấp Giáo-hội gồm các Giám-mục, linh-mục và phó-tế có nhiệm-vụ thấy được rằng thông-điệp Đức Giêsu ban truyền, vẫn duy-trì tính vẹn-toàn của Tập-đoàn Giáo-hội, nhưng tuyệt nhiên không gây hại cho toàn-thể tín-hữu của Ngài.

 Ta cần tôn-trọng luật-lệ của Giáo-hội, tức: luật Hội-thánh, nhưng khi có ai đó chứng-tỏ rằng tiêu-chuẩn luật-lệ đây không được kẻ tin chấp-nhận, vì họ bị coi là những kẻ vô-tâm/vô tính, thì khi đó luật-lệ phải đổi thay. Ngược lại, nếu họ quyết sống vì sự tốt lành của kẻ tin, thì họ cũng sẽ được chấp-nhận, thôi.

 Cấu-trúc của thể-chế Giáo-hội đang làm mất đi tính thần-bí/kín-mật, cả khi thể-chế lịch-sử là cần thiết, có như thế mới mong duy-trì được sự tự-do của Giáo-hội, tự-do bên trong Giáo-hội. Và, khi Giáo-hội tự nguyện phục-vụ người khác, thì Giáo-hội rất đáng tin-cậy và rất được hoan-nghênh, thật thiện-cảm…” (X. Lm Edward Schillebeeckx, Công cuộc thừa tác trong Giáo hội, Thần-học-gia toại-nguyện Chương 8, nxb Hồng Đức 2017)           

Kể chuyện “Linh mục và hôn nhân”, chuyện “vai trò phụ nữ” và rồi “công-cuộc thừa tác trong Giáo hội”, là những chuyện cần nhiều giấy bút để kể cho hết và cho nhiều, rất khôn nguôi. Thay vào đó, thiết tưởng ta cũng nên để mắt đến các truyện kể đây đó khá súc tích, để nhớ đến người và đến mình, rồi sẽ sống cho mãn nguyện.

Truyện kể hôm nay, mỗi thế này:

“Truyện rằng:

Mới đây, tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) có một sự việc gây tranh cãi rất nhiều trong cộng đồng đất nước này, khiến nhiều người cảm thấy vô cùng bất bình. Một người phụ nữ ăn mặc sang trọng như một quý bà đã ngang nhiên xúc phạm một người ăn xin nghèo khổ bằng một trò đùa vô văn hóa.

 Khi người ăn xin nghèo lại gần xin bà ta chút tiền lẻ, bà ta ngay lập tức thách thức. Người phụ nữ này đưa ra yêu cầu bắt người ăn xin gọi chú chó cưng trên tay bà ta bằng cha 10 lần thì bà ta sẽ cho anh ta 100 đồng (tương đương với hơn 300 nghìn). Người dân xung quanh tỏ ra vô cùng bất bình với yêu cầu vô nhân tính và đầy sự xúc phạm con người của quý bà sang trọng này, nhưng không ai dám lên tiếng mà chỉ xôn xao bàn tán.

 Nhưng ngoài dự đoán, người ăn xin liền lập tức tạo dáng giống một con chó và liên tục gọi “cha” đúng 10 lần. Không còn cách nào khác, quý bà bèn phải rút tiền đưa cho người ăn xin trong sự tức tối, hậm hực. Có ai ngờ, vừa cầm những đồng tiền này, người ăn xin bèn cúi lạy người đàn bà này và liên tục nói: “cảm ơn mẹ! Cảm ơn mẹ”.

 Mọi người xung quanh cảm thấy vô cùng hả dạ, thích thú với sự thông minh của người ăn xin này. Còn về phía người đàn bà sang trọng vì quá bẽ mặt ngay lập tức rời đi. Việc cố tình hạ thấp người khác để nâng mình lên của quý bà sang trọng đã bị người đàn ông ăn xin trừng trị bằng cách “gậy ông đập lưng ông”.

 Truyện kể ở đây, hôm nay, không phải để minh-hoạ cho vấn đề bạn và tôi, ta đang đặt ra cho mình và cho người, rất nhiêu khê, lề mề kéo dài suốt. Nhưng chỉ để chứng tỏ một điều rằng: trong đời người, có rất nhiều nhuyện cứ thế kéo dài mãi, khôn nguôi. Bạn và tôi, ta gọi đó là chuyện dài ở huyện như chuyện linh mục có vợ hoặc phụ nữ làm cha, cũng ta bà rất nhiều thứ chẳng thứ nào ra ngô ra khoai, để chấm dứt.

Nay, để tạm thời kết thúc câu chuyện còn lở dở, nay mời bạn mời tôi ta cứ hát lên những ca từ “bâng khuâng” rất “chiều nội trú” ở trên mà rằng:

“Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai ngày nào tao ngộ
Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai vời vợi tha thiết
Ánh mắt thật gần mà cũng thật xa
Ôi yêu thương quá ánh mắt êm đềm
Mong tình yêu cho hồn trở lớn khôn thêm
Là một thoáng mây bay trong đôi mắt ai một ngày nắng đẹp
Là một thoáng giăng mây trong đôi mắt ai một ngày u ám
Ánh mắt mơ hồ phủ kín hồn tôi
Nghe sao chới với có thế quên người
Mưa chiều nay cho hồn tôi luống bâng khuâng.”

(Nguyễn Trung Cang/Hoài Mỹ – bđd)

  Trần Ngọc Mười Hai

Thật tình mình chẳng dám nói  

mình có “bâng khuâng” hay không

suốt những tháng ngày có các “chiều nội trú”?

Nhưng vẫn tự cho rằng:

Đấy chỉ là những chiều

Có gió giăng mây, rất trú nội

Của các linh mục khi nghĩ

Về đời linh mục độc thân

Cũng bâng khuâng không ít?…  

KHI BẠN CÔ ĐƠN, CHÚA Ở VỚI BẠN

KHI BẠN CÔ ĐƠN, CHÚA Ở VỚI BẠN

 Rick Warren

“Khi ta binh vực mình lần thứ nhứt, chẳng có ai giúp đỡ; hết thảy đều lìa bỏ ta. Nguyền xin điều đó đừng đổ tội về họ! Nhưng Chúa đã giúp đỡ ta và thêm sức cho ta, hầu cho tin lành bởi ta được rao truyền đầy dẫy, để hết thảy dân ngoại đều nghe; ta lại đã được cứu khỏi hàm sư tử.” (II Ti-mô-thê 4:16-17).

Khi bạn cô đơn, Chúa ở đâu? Chúa vẫn ở nơi Ngài luôn ở: ngay bên cạnh bạn. Chúa đang ở cùng bạn ngay cả khi bạn không cảm nhận được. Kinh Thánh lập đi lập lại rằng nếu bạn có quan hệ Chua, thì Đức Chúa Trời luôn luôn ở cùng bạn. Chúa phán, “Ta ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28:20). Chúa luôn ở cùng bạn. Bạn không bao giờ thật sự cô đơn.

Vài năm trước đây, Kay và tôi đi máy bay qua Hồng Kông để tổ chức một buổi huấn luyện cho các giáo sĩ của chúng tôi. Khoảng giữa chừng chuyến bay 17 tiếng đồng hồ, chúng tôi đi qua một cơn bão khủng khiếp. Chúng tôi bị ném lên nhồi xuống. Máy bay bị nghiêng đi, và mọi người bắt đầu lo lắng. Họ rõ ràng bị hoàn cảnh làm cho bối rối. Một phi hành đoàn hỏi qua hệ thống phóng thanh, “Có mục sư nào trên máy bay này không?” Tôi giơ tay lên. Họ đến với tôi và nói, “Mọi người đều khá lo ngại vì chuyến bay. Ông có thể làm một điều thuộc linh gì không?” Tôi bèn lấy tiềng dâng!

Không, không thật như vậy đâu. Nhưng những người trong chuyến bay đó cần biết rằng Chúa đang ở cùng chúng ta. Là tín đồ, đó là một lời hứa chúng ta có thể bám víu vào trong những lúc sợ hãi và cô đơn. Điều đó không những là một niềm an ủi, nó còn cho chúng ta cơ hội để biết Chúa thêm.

Cô đơn là lúc để biết Chúa càng hơn. Trong mùa cô đơn của mình, bạn cần nhận biết sự hiện diện của Chúa.

Amy Grant đã thường hát một bài có lời như thế này, “Tôi yêu thích một ngày cô đơn, nó đuổi con đến với Ngài.” Cầu nguyện là một thuốc giải rất công hiệu cho cô đơn. Chúa có 24 giờ phục vụ thường trực. Bạn có thể nói chuyện với Chúa bất cứ lúc nào, ở đâu, nơi nào, và Ngài hiểu được cảm xúc của bạn khi bạn nói, “Chúa ơi, con cô đơn, nó đau lắm! Tim con đang nứt ra. Con khổ sở. Con thấy trống vắng. Chúa ơi, giúp con.” Bạn có thể nói chuyện với Chúa bất cứ lúc nào.

Đa-vít nói trong Thi-Thiên, “Con có thể bay đi đâu xa khỏi sự hiện diện của Chúa?” Không có nơi nào. Bạn sẽ không bao giờ ở một nơi mà Chúa không có ở đó. Nếu bạn đã tin nhận Chúa, Ngài ở với bạn trong lòng bạn. Hãy chọn tập trung lại vào điều đó khi bạn cảm thấy cô đơn.

Suy Gẫm/Thảo Luận:

– Bạn đã kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa trong quá khứ như thế nào? Điều đó ảnh hưởng trên bạn như thế nào?

– Làm thế nào để bạn biết Chúa nhiều hơn?

– Bạn phải tin điều gì để sự cầu nguyện có tác dụng cho sự cô đơn của bạn?

 Rick Warren

CON TƯỞNG

 CON TƯỞNG

 Lm. Gioan B. Phan Kế Sự

Bài hát “Con tưởng rằng con vững tin…” của linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy quả là suy niệm thật thích hợp cho chủ đề Lời Chúa của tuần 19 thường niên năm A.  Câu chuyện “Chúa đi trên mặt biển” và sự kiện “chìm nghỉm” của Phêrô đã nói lên thực tại thân phận con người khi phải đối diện với những sức ép của mãnh lực thiên nhiên, thế lực trần gian và cả chính sự yếu đuối tự thân của mỗi người.  “Con tưởng rằng con vững tin, khi đời sống toàn những hoa hồng.”  Nhiều khi, chúng ta tưởng rằng mình đã đủ lớn, lớn cả thể xác, lớn cả chức vị nhưng thực ra chúng ta cũng chỉ là một tạo vật thật tầm thường, bé nhỏ và yếu đuối giữa biển đời mênh mông, đầy bão tố.

Sức ép của những cơn gió ngược đến từ thiên nhiên.  Những đợt sóng dữ, dồn dập vỗ tứ bề, con thuyền thì chòng chành sắp chìm, bầu trời phủ một màu đen tối, chẳng thấy đâu là bến bờ.  Tất cả làm nên sức mạnh của thiên nhiên khiến cho con người phải hoảng sợ và mất hết phương hướng, mặc cho những kinh nghiệm từng trải của đời ngư phủ.  Sức ép về tâm lý đã làm cho các môn đệ cảm thấy chới với, mệt mỏi và buông xuôi, hoảng hốt bảo nhau “Ma đấy!”  Mất hết niềm tin!

Sức ép của những cơn gió ngược đến từ con người.  Những cơn bão tố đến từ quyền lực, trù dập, phe cánh xem ra thời nào cũng tràn ngập xã hội và cả ngay trong lòng giáo hội, làm mất “lửa tông đồ” và gây tác hại mất cả niềm tin.  Biết đâu là chân lý, còn đâu là tình anh em huynh đệ hay chỉ là chập chùng thử thách và đêm tối.  Chẳng còn ai có nhuệ khí mà chống chèo, chẳng còn ai nhiệt tâm phục vụ, trước những cơn bão quyền lực, hay cái tôi nội bộ làm thui chột tính chiến đấu.  Hoảng hốt và sợ hãi là tâm trạng chung của các tông đồ ngày xưa và cả ngày nay trước sức ép ngược gió đến từ con người!  Mất hết niềm tin!

Sức ép của những cơn gió ngược đến từ chính bản thân:  Bệnh tật, yếu đuối và cả những cơn “cám dỗ ngọt ngào” của xác thịt, quyền lực, tình cảm đang làm cho mọi người ngày càng mất hết phương hướng giữa chợ đời đầy dẫy những cạm bẫy.  Giá trị của con người đang bị đảo lộn bởi những thách thức của nếp sống văn minh hưởng thụ, bởi trào lưu chạy theo thành tích bề ngoài, “yêu cuồng sống vội, đầy thác loạn.”  Con người cứ luôn phải đối diện với những “cơn sóng ngược” khi sống niềm tin của mình. Mất hết niềm tin!

Không có Chúa trên thuyền cùng đồng hành, các môn đệ một mình đương đầu với những cơn sóng dữ.  Cảm giác bị bỏ rơi và cô độc, lẻ loi sẽ mãi là những cơ hội làm cho các tông đồ cảm thấy hoảng hốt, sợ hãi và đánh mất hết phương hướng.  Con người đang dần dần tự đánh mất hết niềm tin vào những giá trị tôn giáo và chỉ cần những thử thách nho nhỏ, những khó khăn hay những đòi hỏi hy sinh, con người sẽ bị chao đảo, và chìm nghỉm trong vực thẳm của đam mê dục vọng.

“Sao con lại hoài nghi.”  Chúa đang tra hỏi từng người chúng ta về sự tín thác, tin cậy vào Ngài.  Trong mọi nơi mọi lúc, Thiên Chúa, Ngài vẫn luôn ở bên cạnh, đồng hành với kiếp người, bởi Ngài hiểu rất rõ thân phận con người thật mong manh và yếu hèn của chúng ta.  Chúa đã từng trấn an Phêrô “cứ yên tâm, Thầy đây, đừng sợ” nhưng rồi “ông vẫn sợ.”

“Sao con lại hoài nghi.”  Đó chính là thực tại của con người chúng ta hôm nay khi mà trước mắt bầy ra biết bao cơn “cám dỗ ngọt ngào” khiến chúng ta không còn vững tin vào Chúa.  Tiền bạc, dục vọng, quyền lực đang ngày càng làm lu mờ con mắt đức tin của chúng ta.

“Lạy Chúa, xin cứu chúng con kẻo chết mất.”  Mang thân phận con người với sự giới hạn vì “gió ngược”, niềm tin của chúng con dễ tròng trành giữa biển đời với biết bao thử thách.  Xin Chúa hãy là “núi đá” là “điểm tựa” để chúng con cậy trông và tín thác. “Thưa Thầy, xin cứu con với” …..“Vì lạy Chúa, Chúa biết con yếu đuối và đổi thay.

 Con đang cần đến Chúa từng phút giây, khi an vui cũng như khi sầu đầy….”  Amen!

Lm. Gioan B. Phan Kế Sự

From Langthangchieutim

Hà Nội ‘chống tham nhũng’: Cựu Thống đốc Ngân hàng là mục tiêu mới

Hà Nội ‘chống tham nhũng’: Cựu Thống đốc Ngân hàng là mục tiêu mới

Ông Nguyễn Văn Bình. (Hình: Tuổi Trẻ)

VIỆT NAM (NV) – Dường như đèn xanh đã sáng và cuộc tấn công đã bắt đầu nhắm vào ông Nguyễn Văn Bình, cựu Thống đốc Ngân hàng (2011 – 2016), giờ là Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng CSVN.

Trong hai ngày 7 và 8, tờ Tuổi Trẻ liên tục giới thiệu ý kiến của hàng loạt cá nhân, đại diện cho nhiều giới, kể cả công an, phân tích và đề nghị phải truy cứu trách nhiệm những cá nhân đã gây ra hàng loạt vụ đổ vỡ trong lĩnh vực tín dụng – ngân hàng.

Việc tập hợp, giới thiệu ý kiến đó diễn ra sau khi ông Trầm Bê bị bắt.

Trầm Bê? Có nhiều “Trầm Bê”!

Trầm Bê, 58 tuổi, một doanh nhân người Việt gốc Hoa, vẫn được xem như ông trùm trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Ông ta là một trong ba người sáng lập bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam hồi đầu thập niên 2000. Là chủ công ty độc quyền cung cấp dịch vụ chiếu xạ cho nông sản xuất cảng ở Việt Nam từ 2002 đến 2009. Tuy nhiên điểm nổi bật, khiến ông Bê trở thành một nhân vật đặc biệt là khả năng lũng đoạn hệ thống ngân hàng.

Năm 2004, ông Trầm Bê đột nhiên trở thành người kiểm soát Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) vì nắm trong tay một lượng lớn cổ phiếu của ngân hàng này. Vào thời điểm đó, Southern Bank là một ngân hàng thương mại nhỏ nhưng triển vọng phát triển rất lớn, lợi nhuận hàng năm hàng trăm tỉ.

Năm 2012, song song với thông tin từ Kiểm toán Nhà nước loan báo là Southern Bank lâm nguy vì tỉ lệ nợ xấu (nợ khó thu hồi cả vốn lẫn lãi) lên tới 45,6% là sự kiện ông Trầm Bê và ba thành viên khác của Southern Bank trở thành thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank). Ngoài việc nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của Sacombank, lý do ông Bê và ba thành viên của Southern Bank có thể bước vào Sacombank là vì sự ủng hộ của một số cổ đông lớn. Đến nay, nhân dạng, danh tính của những cổ đông này vẫn chỉ là phỏng đoán.

Bởi Southern Bank nằm trong nhóm ngân hàng yếu kém phải “tái cơ cấu”, năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức cho phép Southern Bank “sáp nhập” với Sacombank. Lúc đó, Southern Bank đang ôm khối nợ xấu gần 24.000 tỉ. Sacombank thì là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất và hiệu quả hoạt động thuộc loại tốt nhất Việt Nam nhưng lại bị Southern Bank nuốt gọn vì ông Trầm Bê và nhóm ủng hộ ông nắm lượng cổ phần đủ khả năng chi phối Sacombank.

Quyết định cho phép sáp nhập khiến Sacombank phải ôm toàn bộ nợ xấu của Southern Bank. Nuốt xong Sacombank, Southern Bank tự xóa tên. Sacombank “mới” bắt đầu tuột dốc…

Ông Trầm Bê không phải là hiện tượng cá biệt. Đầu thập niên 2010, trong lĩnh vực tín dụng – ngân hàng ở Việt Nam đột nhiên xuất hiện một số “đại gia” – những cá nhân đột nhiên có trong tay hàng ngàn tỉ đồng, vừa khuynh loát lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, vừa chi phối lĩnh vực bất động sản. Vài năm sau, các “đại án ngân hàng” rộ lên giống như thập niên 1990 nhưng qui mô của thiệt hại kinh khủng hơn. Nếu năm 2012, hệ thống tư pháp Việt Nam xác định thiệt hại do ông Nguyễn Đức Kiên (một trong những người sáng lập Ngân hàng Á châu – ACB) gây ra khoảng 950 tỉ thì đến 2016, hệ thống này loan báo thiệt hại do ông Hà Văn Thắm (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đại Dương – Ocean Bank) gây ra là 2.000 tỉ đồng, thiệt hại do ông Phạm Công Danh (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB) gây ra là 9.500 tỉ đồng. Khi bắt ông Trầm Bê, công an Việt Nam giải thích là vì ông Bê phải chịu trách nhiệm về việc cho ông Danh vay 1.800 tỉ sai qui định, còn Sacombank cho biết, ông này đang nợ Sacombank 43.000 tỉ kèm lời trấn an là trong ba năm sẽ thu hồi hết số nợ ấy…

Một điểm đáng chú ý khác là trong các “đại án” liên quan tới lĩnh vực tín dụng – ngân hàng, rất nhiều người, kể cả báo giới tỏ ra không “tâm phục, khẩu phục”. Chuyện bất phục không phải do các “đại gia” vô tội mà vì các tình tiết cho thấy, họ trở thành “đại gia” vì có thể vận dụng rất nhuần nhuyễn các qui định hết sức khó hiểu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi điều hành thị trường vàng, thị trường tín dụng.

Những qui định đó khiến năm 2012, tạp chí Global Finance đưa ông Bình vào danh sách những thống đốc ngân hàng quốc gia kém nhất thế giới. Nó cũng là cơ sở để trườc Tòa, ông Kiên, ông Thắm, ông Danh,… và nhiều viên chức, nhân viên ngân hàng khác cũng như các luật sư của họ khăng khăng khẳng định tất cả bị oan!

Năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam loan báo, tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2,46% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay.

Đến tháng 6 vừa qua, một năm sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng thôi làm Thủ tướng, ông Nguyễn Văn Bình thôi làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chính phủ Việt Nam thú thật, tỉ lệ nợ xấu hiện là… 17,21% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay. Tổng nợ xấu chừng… 600.000 tỉ đồng và 90% là tiền của dân! Đó cũng là lý do chính phủ Việt Nam đề nghị Quốc hội Việt Nam thông qua “Nghị quyết về xử lý nợ xấu” (ấn định các giải pháp hỗ trợ hệ thống ngân hàng, kể cả sử dụng công quỹ để bù đắp những khoản từng cho vay, giờ gần như không thể thu hồi).

Chưa hài tên nhưng bắt đầu chỉ mặt

Nhiều tờ báo đã bắt đầu cuộc tấn công vào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua hàng loạt các thắc mắc về trách nhiệm trong việc ban hành những qui định mà về bản chất là hỗ trợ một số cá nhân lũng đoạn thị trường vàng, thị trường tín dụng và làm thị trường bất động sản đóng băng, khiến kinh tế Việt Nam suy thoái chưa có điểm dừng.

Trong cuộc tấn công vừa kể, tờ Tuổi Trẻ tỏ ra rõ ràng và kiên trì nhất. Tờ báo này đã thu thập, giới thiệu ý kiến của nhiều người nhằm lý giải tại sao “đại gia” và “lao lý” lại song hành với nhau. Chẳng hạn một thượng tá tên là Vũ Như Hà, Trưởng phòng Điều tra tội phạm tham nhũng và kinh tế của công an Sài Gòn khẳng định: Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến việc phát sinh tội phạm ngân hàng chính là chính sách chế độ quản lý hoạt động ngân hàng còn thiếu, một số văn bản chưa phù hợp với thực tiễn, thiếu chặt chẽ tạo ra kẽ hở cho hoạt động tội phạm. Theo viên thượng tá này, đó là lý do, nếu muốn, một số cổ đông, nhóm cổ đông có cổ phần trong nhiều ngân hàng dễ dàng thao túng thị trường tài chính và thao túng ngân hàng.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam thì nhận định, không thể đổ hết lỗi cho doanh nhân mà phải xem lại hệ thống hiện nay. Theo ông Dũng, hệ thống pháp luật, thể chế bất cập sẽ đẻ ra tình trạng “hợp lý nhưng không hợp pháp” và ngược lại. Ông Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nêu ra một ý khác, hàng loạt những sự kiện gần đây cho thấy “tinh thần quyết liệt” từ lãnh đạo cao nhất của Đảng, chính phủ, vì thế “cần tiếp tục quyết liệt, truy tận gốc các vụ án, chống thân hữu”. Tuổi Trẻ còn dẫn ý kiến một doanh nhân yêu cầu ẩn danh, bảo rằng, “nếu không truy đến cùng, sự méo mó và vòng lao lý có thể đến với nhiều doanh nhân khác”.

Có lẽ cần nhắc lại rằng, Ngân hàng Nhà nước từng là một trong những lĩnh vực bất khả xâm phạm.

Tháng 4 năm 2013, tờ Thanh Niên công bố bài điều tra, tố cáo, cách thức điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước rõ ràng đã giúp một số cá nhân “rửa” vàng có nguồn gốc bất minh, lũng đoạn thị trường vàng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả nền kinh tế lẫn người tiêu dùng. Dẫu “Rửa vàng bằng cơ chế” (thu thập số liệu những thương vụ mua bán vàng của Việt Nam trong các tài liệu của ngoại quốc, đối chiếu với chính sách quản lý thị trường vàng, nêu thắc mắc, có phải Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chính sách để hợp thức hóa vàng buôn lậu, hỗ trợ độc quyền kinh doanh vàng hay không) đăng tải ngày 24 tháng 4 năm 2013 được công chúng tán thưởng và đề nghị điều tra thêm. Ngay trong ngày hôm đó, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản cho Bộ Công an Việt Nam, yêu cầu khởi tố tác giả, đồng thời yêu cầu Bộ Thông tin – Truyền thông, “xử lý nghiêm khắc Ban Biên tập tờ Thanh Niên. Ngày hôm sau, Ban Biên tập tờ Thanh Niên đục bỏ “Rửa vàng bằng cơ chế”, xin lỗi Ngân hàng Nhà nước, thề sẽ kỷ luật tác giả do “dịch và hiểu chưa đúng về các thuật ngữ” thành ra “nhầm lẫn, sai sót khi phân tích về giao dịch vàng trong nước”!

Gió dường như đã đổi chiều. Khi truyền thông chính thống có xu hướng đó, khó có thể loại trừ tình huống, vào một ngày xấu trời nào đó, công an Việt Nam chính thức xác nhận, nội dung những thư tố cáo ông Bình là… “có cơ sở”. Ông Bình – nhân vật mà theo tin đồn đã được ông Nguyễn Tấn Dũng gửi vào Bộ Chính trị Đảng CSVN sẽ sớm bước ra khỏi đó giống như ông Đinh La Thăng. (G.Đ)

LỪA ĐẢO

From facebook:   Trần Jos‘s post.

LỪA ĐẢO

Ông Đinh Thế Huynh bị bệnh nặng phải qua Nhật chữa. Trước đó ông Phùng Quang Thanh thì đi Pháp, ông Nguyễn Bá Thanh thì bỏ cả tiền triệu đô la qua tận nước Mỹ để nhờ họ cứu mạng. Nghe nói hai ông Chung và Thưởng vừa rồi lâm bệnh cũng đi Nhật và Pháp điều trị.
Trước đó nữa, ông Võ Văn Kiệt thì đi Singapore, ông Nguyễn Minh Triết đi Pháp rồi đi Sing chữa bệnh.

Đó là hàng lãnh đạo đảng cao cấp được biết đến nhiều. Còn hàng cán bộ đảng trung trung khi bị bệnh, len lén đi các nước tư bản chữa trị nhiều lắm, nên ít ai biết đến.
Trong khi đó các bác tuyên bố hoặc cho báo chí tuyên truyền Trung cộng là bạn tốt 4 chữ vàng, Cuba vừa là bạn tốt vừa có nền y tế phát triển tột bậc, Nga hết cộng sản rồi nhưng vẫn còn là đối tác tin cậy.

Toàn chỗ bạn tốt, tin cậy, ưu việt, nhưng gặp lúc đau ốm hiểm nghèo các bác lại không dám qua mấy chỗ đó gởi thân mà vác xác qua trao vào tay cho bọn tư bản chăm sóc dù tốn đến tiền triệu đô la. Có bác được chi bằng tiền ngân sách, có bác tự bỏ tiền túi ra chi. Không biết tiền đâu mà các bác có lắm thế?

Nhưng điều đáng nói ở đây là các bác trắng trợn lừa người dân. các bác biết mấy nước cộng sản hoặc đã từng kinh qua cộng sản thân thiết ấy cũng giống như Việt Nam, trình độ y tế chẳng ra gì, dịch vụ tệ hại, lương tâm nghề nghiệp yếu kém, tình người thiếu vắng, nhưng các bác cứ hô lên là tốt đẹp để tuyên truyền cái định hướng XHCN là ưu việt. Các bác biết tỏng do cái gì làm ra sự tệ hại đó vì các bác đang nằm trong chăn cùng với các nước ấy. Cái gì làm cho nền y tế của Nga, của Trung cộng vĩ đại lại thua kém xa lắc nền y tế của một nước bé tí xíu là Singapore, đừng nói là so với Mỹ, Nhật, Châu Âu, các bác biết hết.

Biết nhưng vẫn cố tình duy trì một nền y tế XHCN cho dân đen chịu đựng còn các bác và con cháu các bác thì thụ hưởng các dịch vụ y tế đỉnh cao của nhân loại không cộng sản.
Tương tự như vậy, các bác xây dựng nên một nền giáo dục gọi là XHCN ưu việt cho con cháu dân đen thụ hưởng, còn phần lớn con cháu các bác thì đẩy hết qua các nước tư bản thù địch để bị nhồi sọ.

Lừa đảo!

FB : Huỳnh Ngọc Chênh .

Gian dối mụ mị không bao giờ là nền tảng của xã hội tốt

Gian dối mụ mị không bao giờ là nền tảng của xã hội tốt

 
Nguyên Thạch (Danlambao)  Một thể chế lấy sự gian xảo làm nền tảng cho xã hội là một thể chế không bao giờ được tồn tại lâu bền, đó là một trong những nguyên tắc căn bản nhất để vận hành đất nước. Sự trí trá, lừa dối của thể chế chính trị chỉ lừa được một số người vào một thời gian nhất định chứ không lừa được toàn dân trong dòng thời gian mãi được.
Bối cảnh lịch sử của Việt Nam vào thời kỳ thực dân Pháp, đế quốc Nhật là những giai đoạn thuận lợi cho bất cứ cuộc cách mạng nào đứng lên giành Độc lập và chủ quyền cho dân tộc, điều đó có nghĩa là không nhất thiết phải là đảng cộng sản Việt Nam mới làm được. Đơn cử những thí dụ điển hình như Mã Lai, Indonesia, Brunei, Mayanmar, Ấn độ… đều hưởng độc lập mà không phải gây chiến với thực dân. Riêng dân tộc Việt Nam, 6 năm trước đó, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ và đảng cộng sản đã hy sinh hơn 800 ngàn sinh mạng (có hồ sơ ghi hơn 3 triệu) để đánh Pháp giành độc lập. Có lẽ mình không biết kiên nhẫn như Mã Lai hay Indonesia?. Lý do khiến các đế quốc thực dân xưa phải trả lại sự độc lập cho các nước thuộc địa là nhờ vào Tuyên bố về trao trả Độc Lập cho các nước và dân tộc thuộc địa, 1960. Được thông qua theo Nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1/4/1960 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. (1) Ấn Độ cũng đã được Anh trả lại độc lập cho tiểu lục địa này vào năm 1947. Riêng ở Bắc Mỹ thì căn cứ theo Hòa ước Véc-xai (9 – 1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. (2). Tất cả những quốc gia thuộc địa nêu trên đã giành lại được nền độc lập mà không phải cần đến đảng cộng sản.
Đảng Cướp sạch Vẹm Nô luôn tự đề cao và lấy đó làm hào quang cho mình bằng cách kể công rằng “nhờ ĐCS mà dân tộc Việt Nam mới giành lại được độc lập”, họ không chịu nghĩ rằng “Không mợ thì chợ vẫn đông, vắng mợ thì chợ cũng chẳng ở không buổi nào”.
Họ cứ khăng khăng rằng chỉ có ĐCS mới đủ lực, đủ tài mà không chịu nhìn nhận ra rằng không có họ thì các đảng phái quốc gia khác cũng vẫn có thể đánh Pháp, đuổi Nhật và mang lại cho đất nước nền Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ, Nhân Bản, phát triển và hưng thịnh.
 
Trước đây tại sao TPHCM được gọi là Hòn ngọc Viễn Đông. Nói Singapore là số 1 của khu vực. Hơn 50 năm trước, ông Lý Quang Diệu đã nhìn về Sài Gòn và mơ ước liệu sau này Singapore có được như Sài Gòn không? Thực chất là khi tách ra khỏi Malaysia thì Singapore mới chỉ là một cái làng chài. Do đó, tôi cho rằng khi đã là số 1 thì phải là toàn diện, tổng thể.“(3)
Bằng chứng hiển nhiên là dưới 2 nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa đã tự lực cánh sinh, một mặt phải đối đầu với kẻ thù xâm lăng từ phương Bắc, một mặt phải lo vận hành cho xã hội được tự do, bảo đảm được Dân Chủ Nhân Quyền song hành với phát triển kỹ nghệ mà ngay cả Thủ tướng Lý Quang Diệu vào thời đó từng mơ ước Singapore cũng được như Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông. Thế mà chỉ hơn 5 thập kỷ sau Singapore đã vượt xa CSVN đến những 197 năm!. Nam Hàn cũng mong ước được như VNCH trong kỹ nghệ sản xuất xe hơi mà La Dalat là công nghệ điển hình. Thế mà hiện nay Đại Hàn là một trong những quốc gia với nền kỹ nghệ tiên tiến, xe hơi, công nghệ điện tử của họ đã chiếm lĩnh được thị trường của cả thế giới và có uy tín, họ đã bỏ xa VN, và CSVN muốn được như Nam Hàn hôm nay thì cũng phải mất cả trăm năm. Thậm tệ hơn nữa, ngay cả Lào và Campuchia là những xứ không thể nào so được với VNCH mà nay CSVN cũng phải chạy theo đít ngửi khói.
 
Ô tô 5.000 USD khiến dân Việt phát thèm
Đảng Cướp Sạch Vẹm Nô hãy thôi láo lếu huyênh hoang tự sướng cho rằng “Đảng CSVN đã tài tình đánh đuổi được thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng đám Ngụy quyền tay sai, đem lại Độc lập, hạnh phúc cho cả dân tộc”. Dân Việt khẳng khái rằng: Nếu ĐCS không giành lại nền Độc Lập thì các đảng phái chính trị khác cũng vẫn làm được và chắc chắn sẽ làm tốt hơn lũ VẸM Nô là sẽ đưa dân tộc đến bến bờ Tự Do, Dân Chủ, phát triển và hưng thịnh với đầy đủ Tam Quyền Phân Lập cùng Tự Do Ngôn Luận và khác biệt hơn cả là không bao giờ chịu đầu hàng bọn Trung cộng. Bằng chứng là trước đây, vào năm 1974, mặc dù dưới sự phản bội, bán đứng VNCH của đồng minh Hoa Kỳ, mặc dầu Đệ Thất hạm đội lúc bấy giờ đang có mặt ở Thái Bình Dương quay lưng làm ngơ nhưng Hải quân VNCH vẫn anh dũng nã đạn vào mặt của kẻ thù dẫu dư biết mình sẽ thua cuộc vì vũ khí yếu kém. Ngụy Văn Thà cùng 74 chiến sĩ HQ/VNCH đã hiên ngang ngã xuống cho Tổ Quốc, họ mới thật sự là những đứa con sẵn sàng xả thân hy sinh cho đất nước, chứ không như QĐ/CSVN cúi mặt đầu hàng giặc dưới sự chỉ đạo của đảng Vẹm Nô như vụ 64 chiến sĩ công binh đã bị Trung cộng sát hại ở Gạc Ma một cách tức tưởi.
Đã đến lúc dân tôi phải nói thẳng, nói thật… Thời gian hơn 70 năm ròng rã, dân miền Bắc đã bị dụ, bị lừa, hơn 42 năm miền Nam bị cướp giật và trấn lột, cả nước đã bị mắc đại nạn trần ai. Ngày hôm nay chúng tôi chả ngại ngùng gì mà nói rằng: ĐCSVN chỉ là một Đảng Cướp Sạch Vẹm Nô mà Hồ Chí Minh là tên dẫn đầu đã mang lại một thứ chủ nghĩa xui tận mạng, khiến dân tình khổ sở tang thương trong cuộc chiến đẫm máu huynh đệ tương tàn, hòa bình trong chia lìa đau đớn, hàng triệu người phải bỏ xứ ra đi, hàng trăm ngàn sanh linh phải bị chôn vùi dưới lòng sâu của biển cả, hàng chục triệu người phải sống trong tủi hổ, trai lao nô, gái đĩ xứ người cho thiên hạ khinh khi, đất nước phải lâm vào cảnh nô lệ ngoại bang Tàu cộng. Giá mà từ trước không có sự xuất hiện của đám đầu trâu, mặt ngựa, óc bò này thì đất nước và dân tộc Việt Nam đâu đến nỗi phải sống chung với lũ đầu trộm đuôi cướp gian manh điếm đàng, phải khổ sở ô nhục như thế này. Hỡi các cụ Phan, cụ Ngô, sự vắng bóng của các bậc anh minh để rồi đất nước phải bị chìm ngập trong màn đen dầy đặc. Hỡi trời cao có thấu!.
 
Ơi Thượng Đế
Bước vào thế kỷ của văn minh
Nhân loại an vui hưởng thanh bình
Chung vai xây dựng nền dân chủ
Xã hội công minh lý lẫn tình.
Tan tác Quê Hương
Đất nước ta
Bốn hai năm trôi vẫn cứ là
Tiến lên xã hội theo cộng sản
Siêu việt, thiên tài!
Một đảng ma!.
Mây đen năm ấy, phủ núi sông
Nước mắt hòa theo ngọn cờ hồng
Bốn hai năm dài, đời nghiệt ngã
Dân tộc hận đau… ngập nỗi lòng.
Đất nước nghiêng chao, chào thống nhất
qui về một mối, cảnh tang thương
Một lũ ma vương bầy quỉ dữ
Khối dân chung gánh chuỗi đoạn trường.
Đường đi mò mẫm trong u ám
Mây mù che khuất nẻo tương lai
Lũ về cuốn cả niềm hy vọng
Tiếng nấc Quê Hương suốt canh dài…
Người hỡi về đâu?
Ta về đâu?
Con nước dòng trôi vẫn đục mầu
Về đâu cũng chỉ dòng nghiệt ngã!
Thượng đế nghe chăng?
Tiếng kinh cầu.
*
Ơi Thượng Đế!
Tôi ở bên này, trông ngóng Quê Hương
Quê Hương tang thương muôn ngàn tuyệt vọng
Đâu một lối đi?
Đâu nẻo trở về?
Chập chùng ngàn khơi bên kia bạc trắng
Trĩu áng mây đen
Vạt nắng lạc loài
Chiều trông biển Thái trùng dương mù thẳm
Em ở bên nhà còn nắng ấm không
Nghe xót xa lòng, môi trầm muối mặn
Vọng ngóng chờ nhau nối một nhịp cầu
Đường trần bể dâu
Tìm đâu một hướng
Mẹ đã già nua
Sức yếu hơi tàn
Sáng ra biển, lời xa mẹ hát
Một đảng vong nô
Một lũ bội tình
Cúi gục đầu nhận chữ nhục vinh
Thân run khóc, khóc tình đất mẹ…
Quê hương ơi, hôm nay tôi sẽ
Bước chung đường dẫu đường buồn tẻ cô đơn
Nung nấu con tim
Nuôi chí căm hờn
Noi gương Quốc Tổ giang sơn gìn giữ
Không là con hoang
Quay lưng lìa xứ
Bỏ mặc Quê Hương nhục nhã ê chề
Bao nhiêu năm dài
Một lũ u mê
Ảo vọng thênh thang
Lạc cõi đi về.
Một đám kền kền, một bầy quạ đỏ
Chúng biến quê hương, thành xó điêu tàn
Xương gầy bọc da, một đàn em bé
Mười bốn bán dâm thành kẻ không hồn
Đời đầy hố chôn oan khiên nghiệt ngã
Lê bóng ma trơi, vất vưởng không nhà
Còn mãi nơi đâu? Ơi ngài Thượng Đế!
Cứu giúp dân tôi trong cuộc sống này
Mau cứu quê tôi thoát cảnh đọa đày…

7/8/2017

_____________________________________
Ghi chú:

Đừng để phải chết chùm!

Viết từ Sài Gòn

 
Các kho chứa dầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất phía sau khu nhà ổ chuột của người dân Quảng Ngãi.

Các kho chứa dầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất phía sau khu nhà ổ chuột của người dân Quảng Ngãi.

 AFP photo
 

Ông Nguyễn Phú Trọng từng nói “Nhìn tổng quan, đất nước có bao giờ được như hôm nay?”. Và nếu mang câu nói này ra mổ xẻ, có vẻ như nó chính xác 100% với hiện tình đất nước. Và cái chữ “được”, chữ then chốt trong câu nói này cũng chính xác 100%.

Được nhìn thấy sự thật, được hiểu biết chính trị, được lo lắng, được cõng nợ, được nổi giận, được im lặng nhìn hàng loạt vấn đề sai trái của nhà cầm quyền, được ăn cá nhiễm độc, được lội bùn đỏ bì bõm, được biểu tình và gào khản cổ kêu đòi công lý trước khi công an gô cổ đánh đập, được đi xe buýt hiện đại trong cách hành xử của người thô lỗ mông muội, được chứng kiến cảnh xe container và cảnh sát giao thông rượt đổi nhau như phim hành động… Có cả hàng ngàn cái được, trong đó, được nhất vẫn là nhìn đồng hồ nợ công nhích dần từ 700 Mỹ kim, rồi 800, 900, và gần đây là 1000 Mỹ kim/đầu người, con số này biến thiên nhanh chóng trong vòng chưa đầy 5 năm!

Rồi thêm chuyện cấm người ta chơi đàn ngoài bờ hồ Hoàn Kiếm, bắt chẹt người đi làm giấy khai tử để nhận tiền phong bì. Quan chức, từ thời ông Nông Đức Mạnh phơi bày đời sống như một ông hoàng đến nay có thêm hàng trăm quan chức cấp tỉnh, cấp huyện chẳng cần giấu diếm sự giàu có xa hoa, sống chễm chệ, phè phỡn, sung túc trên nỗi khổ, trên nợ công, trên cái đói vì thiên tai, nhân họa do chính các ông gây ra…

Và gần đây nhất, có lẽ, cái được lớn nhất của người dân là được mở ,mắt nhìn giới lãnh đạo Cộng sản ra lệnh cho công an, quân đội chuẩn bị vào cuộc để chiến đấu với dân nếu như nhân dân biểu tình yêu cầu nhà nước phải có thái độ rõ ràng, minh bạch và dứt khoát trước sự lấn lướt của Trung Cộng trong khu vực thuộc quyền khai thác tài nguyên biển Việt Nam, cụ thể là lô 136 – 03, nơi công ty Repsol đang khai thác dầu theo hợp đồng với Việt Nam mà nếu Việt Nam chịu lùi bước trước Trung Quốc, đơn phương rút hợp đồng thì không những mất hàng núi tiền đền bù mà còn mất cả chủ quyền quốc gia.

Điều này khiến cho người ta đặt ra một câu hỏi và một giả định: Liệu đây có phải là nước cờ của kẻ bán nước? Và đây có phải là thương vụ xông ống cháo cho đảng Cộng sản Việt Nam, một thương vụ mà ít nhất trong lúc này là giữ được cái túi mang tên “ngân sách nhà nước” không bị trống rỗng? Liệu có khi nào các ông, các bà chấp nhận bán đứng chủ quyền quốc gia cho Trung Quốc với giá hàng trăm tỉ Mỹ kim để rồi chấp nhận đền bù cho Repsol vài tỉ Mỹ kim, số tiền còn lại tha hồ bỏ túi, tha hồ phân bổ ngân sách nhà nước để rồi sau đó tính tiếp?

Bởi hơn bao giờ hết, đảng Cộng sản Việt Nam đang ngồi trên lưng cọp, tuy bên ngoài vẫn giao du, quan hệ với các nước, thậm chí vẫn bỏ ra vài chục triệu Mỹ kim để hỗ trợ cho Lào, Campuchia (mà mới nhìn thì có vẻ như đây là cách để giữ chân các quốc gia này bớt lún sâu vào vũng lầy Trung Cộng. Nhưng thực tế, khi đặt câu hỏi liệu với tình hình nợ nần, ngân khố báo động như đang thấy thì lấy đâu ra tiền để hỗ trợ cho quốc gia khác?) nhưng thực tế bên trong thì đã mọt ruỗng, hoại thư giai đoạn cuối bởi các chính sách vĩ mô lựa chọn từ đầu.

Thử đặt câu hỏi: Liệu đảng Cộng sản tồn tại được bao nhiêu ngày nếu như họ liên tục trong hai tháng không có tiền để trả lương cho bộ máy cồng kềnh gồm hơn hàng chục triệu con người lãnh lương nhà nước, từ đương chức, đương nhiệm cho đến về hưu và những gia đình chính sách, đó là chưa muốn kể đến các hội đoàn, trực thuộc đảng? Sở dĩ xảy ra chuyện này là do chính sách tuyển dụng mập mờ, đưa những con người thừa gian manh từ bằng cấp cho đến biển thủ nhưng lại thiếu năng lực để tạo ra lợi tức trong công việc. Và bên cạnh đó, chính sách tuyển dụng vô tội vạ, dựa trên lý lịch đỏ là chính đã dẫn đến cả một hệ thống nhà nước từ trung ương xuống địa phương giống hệt như một bầy giun bâu bám đông đúc trong một cơ thể ốm yếu có cái tên là Việt Nam. Cái con vật mang tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam này chỉ cần thiếu ăn vài giờ thì phải lăn ra chết vì giun hút sạch máu.

Bán lãnh thổ, lãnh hải theo kiểu cho thuê lâu dài để rồi người Trung Quốc được quyền xây riêng những biệt khu của họ với mọi quyền lợi, quyền hạn chẳng khác nào một lãnh sự quán của họ trên đất Việt Nam, để rồi sau cùng là bán lãnh hải bằng một kịch bản nhún nhường, lép vế nhưng thực tế là bán để cứu ngân sách, để cứu đảng. Đó có phải là giải pháp cấp thời của đảng Cộng sản Việt Nam?

000_Hkg10091119-400.jpg
Một vựa thu mua ve chai của người dân nghèo Hà Nội. AFP photo

Bởi hiện tại, mối nguy lớn nhất ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng là những tướng lĩnh quân đội có tài thì hoặc là họ đã bị loại ra khỏi vòng quyền lực, hoặc là họ không coi đảng ra gì, đứng riêng một cõi để làm kinh tế, để tạo lập vương quốc quyền lực và tiền bạc. Và không chừng, họ là những kẻ đảo chính đầu tiên khi thấy cần thiết có sự thay đổi. Còn những kẻ bất tài trong hệ thống quân đội thì rất trung thành với đảng nhưng thực ra, sự trung thành này là kiểu trung thành của một phép ăn chia, còn lợi nhuận thì còn trung thành, hết lợi nhuận, hết trung thành, quay ra đối nghịch.

Thử hỏi, với một cơ thể chứa toàn mối nguy như vậy, liệu đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tồn tại như thế nào nếu như ngân sách trống rỗng? Và các động thái huy động vốn từ người dân, huy động vàng trong dân hoặc bán trái phiếu đều xoay quanh vấn đề ngân sách chop thấy điều gì? Bây giờ, đùng một cái Nguyễn Phú trọng mang số tiền hàng triệu Mỹ kim sang tài trợ cho Campuchia, rồi sắp tới đây lại bỏ ra hàng tỉ Mỹ kim đền bù hợp đồng cho Repsol. Đó là chưa muốn nhắc đến hàng chục tỉ Mỹ kim mà ông Phúc đã dắt các doanh nhân Việt Nam sang ký hợp đồng với Mỹ trong vài tháng trước.

Trong khi đó, Việt Nam không có bất kì thứ gì để bán kiếm tiền ngoài đất đai và tài nguyên. Các doanh nhân sừng sỏ xứ Việt, nói cho sang vậy thôi chứ thực lực của họ cũng chỉ xoay quanh đất đai, tài nguyên  và quyền lực nhóm, họ không có đù khả năng sáng tạo hay sáng chế một con ốc cho ra hồn. Điều này khác xa với doanh nhân tư bản có thể không có những thương vụ hàng trăm tỉ sau một chữ kí nhưng họ lại bán được những phần mềm, những con ốc, những cái ca nhựa, hay những vỏ lon với giá vài xu, và bán hàng triệu cái, hàng tỉ cái trên thế giới. Sự giàu có của phương Tây dựa trên tính sáng tạo và thiết thực, sự giàu có của Việt Nam dựa trên mánh khóe và hoang tưởng, đó là sự khác biệt rất rõ.

Với tiềm lực kinh tế như vậy, với năng lực quản lý và làm kinh tế như đã thấy suốt nửa thế kỉ qua, Việt Nam chỉ có bán và bán, và khi không còn thứ gì để bán nữa, người ta xoay sang bán nước, đó là hệ quả tất yếu của những kẻ chỉ biết bán để ăn. Điều này chẳng khác nào một chủ nhà có nhiều của cải ông bà để lại, đến thời anh ta chỉ có bán và ăn. Bán mãi rồi cũng hết, bán nốt căn nhà, không còn nhà để bán ăn nữa thì chuyển sang bán vợ đợ con. Cái mô hình BDA (bán ăn dần) có vẻ như người Cộng sản đã đến lúc xoay sang bán căn nhà của họ. Bởi nếu không bán thì chết đói, anh em nồi da xáo thịt.

Nhưng thiết nghĩ, tại sao ngay lúc đói nhất, lúc sắp bán căn nhà, người ta không vùng dậy và lao động như một con người để kiếm hạt gạo mà sống, mà thay đổi cuộc sống? Chuyện này đâu có khó. Nó cũng giống như người Cộng sản lúc này, lẽ ra họ phải bình tĩnh hơn và bỏ thói quen làm liều để tránh tình trạng chết chùm. Mà muốn tránh tình trạng hiện tại hoàn toàn không khó. Muốn biết nó không khó như thế nào thì hãy quay lại với nhân dân và hãy để chính những trí thức đích thực họ chỉ cho cách tồn tại. Bởi chó chết thì mèo cũng nhăng răng, họ cũng chẳng dại gì để đất nước bị mất dần vào tay kẻ khác để rồi cùng cảnh chết chùm!

* Bài viết không thể hiện quan điểm của đài Á Châu Tự Do

XIN LỖI

XIN LỖI

Một trong những ngôn từ đẹp và uy lực nhất trong cuộc sống, đó là lời “xin lỗi.”  Chúng ta biết rằng ai cũng có lỗi lầm và sai phạm ít hay nhiều, vì vô tình hoặc hữu ý.  Là người công giáo, mỗi khi tham dự thánh lễ, trong phần sám hối, chúng ta đọc Kinh Cáo Mình xưng thú tội lỗi: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.”  Lỗi tại tôi, nên tôi xin Thiên Chúa Toàn Năng và anh chị em tha lỗi.  Lời Kinh rất đẹp và ấn tượng, nhưng điều quan trọng là tâm hồn của chúng ta có thật sự hối lỗi hay không?

Lời “xin lỗi” trong mọi hoàn cảnh đều rất quan trọng.  Xin lỗi là bước đầu của sự hòa giải, là cầu nối của sự cảm thông, và là nền tảng của sự bình an trong tâm hồn.  Xin lỗi là khai mở một chân trời mới trong tình người.  Làm lỗi thi hãy mau xin lỗi.  Lời “xin lỗi,” xem ra rất đơn giản, nhưng rất khó thực hiện.  Nó đòi hỏi một thái độ khiêm nhu, hạ mình, thành thật và chạnh lòng.  Người ta thường nói: “Đánh kẻ chạy đi, chứ không ai đánh kẻ chạy lại.”

Thiên Chúa thưởng phạt công minh.  Dân Do-thái, dọc theo lịch sử Ơn Cứu Độ, đã nhiều lần dân chúng phạm tội bất tuân và phản nghịch, nhưng khi họ biết hối lỗi quay về, Thiên Chúa đã thứ tha.  Như câu truyện của Vua Đavid đã phạm tội ngoại tình và giết người, sau khi được cảnh tỉnh, Đavid đã cúi mình nhận tội hối lỗi và xin lỗi Chúa.  Chúa đã thứ tha.  Có rất nhiều gương sám hối của các vị thánh nhân như Phêrô, Phaolô, Augustinô…. các ngài đã tỉnh thức nhận lỗi, sửa lỗi và xin lỗi.  Các ngài đã trở nên những vị thánh vĩ đại.

Nhiều khi chúng ta đã làm điều sai trái và phạm lỗi lầm, nhưng nếu bị người khác hạch hỏi hay chất vấn, chúng ta thường giận dữ, biện hộ, chối quanh, đổ lỗi hoặc tránh né.  Chối tội như kiểu ông bà nguyên tổ Ađam và Evà.  Sau khi phạm tội trái lệnh Thiên Chúa, Chúa hỏi tội: Ông Ađam đã đổ lỗi cho bà Evà và Evà đổ lỗi cho con rắn.  Để tìm sự công bằng thưởng phạt, các tổ chức xã hội đã lập ra các nhà giam, nhà tù, nhà cải huấn, rồi có các luật sư và trạng sư…. để điều tra phân xử.  Có nhiều người đã phạm tội, nhưng vì sợ, đã không đủ can đảm để khai báo sự thật.  Họ tìm cách giấu diếm phi tang lỗi phạm.  Tâm hồn họ chưa tìm sự bình an đích thực.  Họ chưa thể thắng vượt mình.  Thật vậy, thắng mình không luôn dễ.

Sống chung với nhau trong gia đình hay ngoài xã hội, qua cách ứng xử hằng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi mọi sự va chạm, hiểu lầm và gây gỗ.  Dù sống bên nhau và gần nhau lâu, nhưng chưa hẳn đã cảm thông và hiểu nhau.  Có nhiều điều rất nhỏ như một câu nói gắt gỏng, một lời diễu cợt, một câu viết mơ hồ hoặc một thái độ hờ hững có thể làm phật lòng nhau.  Cách chữa lành hiệu qủa và nhanh nhất, đó là lời “xin lỗi.”  Vậy thì: Ai là người phải xin lỗi trước?  Ai là người phải làm hòa trước?  Vấn đề căn cốt là cái “tôi.”  Tự vấn: Tôi không làm gì sai.  Tôi không phải xin lỗi ai cả.  Cái “tôi” tự ái thổi phồng.  Thánh Luca nhắc nhở: “Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới?” (Lc 6, 41).

Các bạn ạ, ai trong chúng ta cũng có lầm lỗi.  Điều quan trọng là chúng ta có dám nhận lỗi và xin lỗi hay không.  Thánh Gioan khẳng định: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta” (1Jn. 1, 8).  Biết mình là đầu mối sự khôn ngoan.  Ai biết nhận lỗi và xin lỗi là người khôn và cao thượng.  Lời “xin lỗi” sẽ giúp phá vỡ tất cả các bức tường ngăn cách, ghen ghét, thù hận và hiểu lầm.  Người dám nói lời xin lỗi là người thắng cuộc.  Thắng mình và thắng người.  Lời “Xin Lỗi” cần có đối với tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh, không phân biệt cấp bậc và vị thế, từ các nhà lãnh đạo cao nhất của xã hội, cũng như giáo hội, tới mọi thành phần dân chúng.

Đẹp biết bao khi bề trên biết xin lỗi kẻ dưới, thầy xin lỗi trò, trò xin lỗi thầy, chồng xin lỗi vợ, vợ xin lỗi chồng, con cái xin lỗi cha mẹ, cha mẹ xin lỗi con cái, anh chị em xin lỗi nhau và bạn bè xin lỗi lẫn nhau.  Gia đình sẽ sống trong bầu khí an vui, cộng đoàn sẽ lạc an và thế giới sẽ hòa bình.  Nhận lỗi về mình là một cung cách cao đẹp.  Biết rằng đôi khi sự gây lỗi có thể do hiểu lầm, thiếu hiểu biết, nông cạn, tự ái hay thiển cận trong vấn đề.  Gây lỗi, chúng ta hãy xin lỗi.  Chiếc bóng đầy hơi sẽ xẹp.  Giây cung căng sẽ chùn.  Cơn nóng giận sẽ nguôi.  Sự háo thắng sẽ hạ.  Cầu thông cảm sẽ nối và tình người sẽ hòa.

Biết xin lỗi, chúng ta sẽ được lợi nhiều điều.  Chúng ta sẽ tránh được biết bao đổ vỡ và nghi kỵ.  Chúng ta sẽ thắng mình và thắng bạn.  Cuộc sống sẽ an vui.  Tâm hồn được thanh thản và an lạc.  Quan trọng nhất là chúng ta được giao hòa cùng Thiên Chúa: “Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính” (1Jn. 1, 9).

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York

From: Langthangchieutim