Người thành công không bao giờ bỏ qua những điều nhỏ nhặt này

Người thành công không bao giờ bỏ qua những điều nhỏ nhặt này
Muốn thành việc lớn, đừng quên tiểu tiết. Người thành công không bao giờ bỏ qua những điều nhỏ nhặt này

Người có học thức rộng, văn hóa cao không bao giờ quên tiểu tiết. Chính ở những tình huống nhỏ nhặt, khí chất và phong thái của một người mới được thể hiện ra rõ ràng nhất. Dưới đây là câu chuyện trải nghiệm của một vị giảng viên đại học.

***

Tôi là một giảng viên đại học có tiếng, về học thức, bằng cấp lẫn kinh nghiệm… tôi đều được đồng nghiệp và các em sinh viên nhìn bằng ánh mắt ngưỡng mộ. Tôi cũng khá tự hào về bản thân, cũng có một chút đắc ý về sự thành công trong sự nghiệp của mình.

Tuy nhiên, những trải nghiệm khó quên trong một chuyến đi gần đây đã khiến tôi phải giật mình hổ thẹn…

 Kẻ khiếm nhã giữa thành La Mã

Khi tới La Mã du lịch, tôi đã tìm đến hai con phố chuyên bán đồ cổ. Tôi vào xem từng cửa hàng một. Sau khi chọn được một cửa hàng nhỏ xinh xắn, tôi bèn vùi đầu xem những đồ điêu khắc và văn vật nhỏ nhắn. Rồi tôi hỏi giá ông chủ. Đó là một ông lão lớn tuổi tóc bạc trắng. Nhưng khi tôi đụng đến món đồ nào ông lão cũng đều lắc đầu quầy quậy, nói rằng không bán.

Tôi thắc mắc: “Sao lại không bán ạ?”. Ông bèn nghiêm nghị nói: “Đây là cửa hàng của tôi. Cậu bước chân vào mà không thèm chào hỏi tôi lấy một câu nào, cứ tự tiện nhìn ngó, sờ mó hết thứ này tới thứ khác. Một lúc sau cậu mới hỏi tôi có bán hay không, thì tôi nói rằng tôi không muốn bán. Đơn giản là thế!”.

Tôi rất ít khi xấu hổ nhưng lúc đó mặt tôi đỏ như mặt trời, cả tai cả cổ cũng đỏ gay gắt. Tôi lúng túng như con gà mắc tóc. 

Hồi nhỏ tôi hay bị người lớn mắng mỏ. Lý do là tôi ngang bướng, ương ngạnh, khó ưa, thích trèo tường, đập đồ, lại không lễ phép. Không hẳn là tôi không tốt, thực ra là tôi thiếu hiểu biết. Đến tuổi thanh niên choai choai, tôi cũng không biết đến khái niệm lễ phép là gì. Tính cách khá ngang ngạnh, thậm chí là thô lỗ, lại còn ngông cuồng, ngạo mạn.

Nhưng sau khi ngụp lặn giữa dòng đời, qua nhiều thăng trầm, tôi đã dần học được cách khiêm nhường và tôn trọng người khác. Vậy mà một người đàn ông từng trải đã 54 tuổi như tôi, ở La Mã, một đất nước thấm nhuần văn hóa phục hưng này, vô tình lại trở thành một kẻ vô cùng khiếm nhã. Ông chủ cửa hàng đã khiến tôi bừng tỉnh. 

 Chuyện dở khóc dở cười trong nhà vệ sinh

Một lần khi tôi vừa bước vào cửa nhà vệ sinh thì bắt gặp một thanh niên mặt mũi sáng sủa, còn khá trẻ, chừng 22 tuổi. Cậu bất chợt chạy tới đứng trước mặt tôi, mắt sáng rõ, vẻ mặt hân hoan, hét lên: “Thầy có phải thầy Khiêm không ạ? Em nghe danh thầy đã lâu giờ mới được gặp mặt. Em muốn một chụp bức hình kỷ niệm với thầy ạ .” 

Tôi rất lúng túng. Bởi lúc ấy tôi quả thực không thể kìm nén nổi ‘nhu cầu thiết yếu’ của mình nên chỉ cười trừ, bước vội vào phòng vệ sinh. Tôi mở cửa bước ra, vặn vòi nước rửa tay, bất chợt quay sang vẫn thấy cậu ấy đứng nguyên tại đó. Thật chẳng lịch sự chút nào, lẽ ra cậu ấy nên đợi tôi ở ngoài mới đúng!

Tay cậu lăm lăm chiếc chiếc máy ảnh, sớm đã chuẩn bị lên hình. Đôi tay chắc khỏe của cậu như hai gọng kìm kéo tôi ra một góc, giữ tôi như khúc gỗ, rồi toét miệng cười, chụp tách một tiếng. Mặt tôi méo xệch, tôi trở tay không kịp thì cậu ấy đã chụp xong rồi. Cảnh dở khóc dở cười như vậy xảy ra với tôi không chỉ một lần. Mấy cô cậu thanh niên hễ gặp mặt tôi là giữ chặt lại, chụp xong kiểu ảnh là bỏ đi. Sau đó lại rất mãn nguyện khoe với bạn bè rằng: “Xem này! Tôi chụp ảnh với thầy Khiêm rồi đấy nhé!” 

Hồi nhỏ, người lớn không cho phép chúng tôi đối xử với họ như vậy. Nhưng bây giờ nó lại trở thành chuyện cơm bữa trong các trường đại học. Những thói quen của lớp trẻ có lẽ cần phải nhìn lại lại một chút. Nói nặng nề hơn thì việc này chính là thể hiện sự thiếu tu dưỡng của con người.

Kỳ thực sự tu dưỡng không phải là thấu hiểu những đạo lý thâm sâu, to tát, mà được thể hiện ngay trong những thói quen sinh hoạt thường ngày, cũng là những tiểu tiết mà rất nhiều người chúng ta xem nhẹ.

Sự tu dưỡng không phải là thấu hiểu những đạo lý thâm sâu, to tát, mà được thể hiện ngay trong những thói quen sinh hoạt thường ngày. (Ảnh dẫn theo Toplist.vn)

Dưới đây, xin mạn phép được viết ra là những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày, hy vọng rằng chúng ta đừng xem nhẹ chúng. Bởi tuy nhỏ nhặt thôi nhưng có thể toát lên sự tu dưỡng của một người.

  1. Khi nhận truyền đơn trên phố, nếu không thể nhận được thì hãy đáp lại họ bằng nụ cười, và tỏ lòng cảm ơn.
  2. Khi nhân viên phục vụ bê đồ ăn ra bàn hoặc khi trả tiền tại quầy thu ngân hãy nói lời cảm ơn với họ.
  3. Khi ra vào khu chung cư hay những nơi công cộng hãy giữ cửa giúp người khác để tiện cho họ ra vào, đặc biệt là những người có dắt theo trẻ nhỏ hoặc tay cầm đồ. 
  4. Giữ thang máy để người khác ra trước. 
  5. Khi đi qua đường hãy nghiêm túc chấp hành tín hiệu đèn xanh đèn đỏ. Nếu tắc đường thì hãy nhường lối cho người đi bộ. Ăn cơm không nên chép miệng, gõ mâm, gõ bát, không lật giở đồ ăn, không chọn đồ ăn, không bỏ mứa.  
  6. Lịch sự với bảo vệ, lễ tân và nhân viên phục vụ. Khi nhận được sự hỗ trợ của họ tối thiểu cũng phải gật đầu, mỉm cười với họ. Bởi lẽ họ thường là những người dễ bị coi thường nhất. 
  7. Không nói tục. 
  8. Ở nơi công cộng, hãy để ý âm lượng, giọng nói và hành động của mình có ảnh hưởng tới người khác hay không. 
  9. Không dò la chuyện riêng tư của người khác. Không truy hỏi người khác nguyên nhân vì sao. Khi nói chuyện nơi công cộng, cố gắng tránh những chủ đề tế nhị như tình hình gia đình, phương thức sống, thu nhập. 
  10. Khống chế cảm xúc của mình, khi xảy ra chuyện không lập tức đáp lại bằng những lời hằn học, hãy bình tĩnh, nhẫn nại.
  11. Khi uống canh đừng để phát ra tiếng, dù là canh nóng.
  12. Khi lái xe dưới trời mưa cần giảm tốc độ, hoặc đi chậm lại nếu thấy có người già, trẻ con, thú cưng ở phía trước.
  13. Khi rời khỏi thư viện hay nơi công cộng hãy nhẹ nhàng xếp ghế trở lại vị trí ban đầu.
  14. Khi đưa dao, kéo, hay những đồ vật có đầu sắc nhọn, hãy để mũi dao, mũi kéo hướng về phía mình.
  15. Con gái khi đứng ngồi ở nơi công cộng cần khép hai chân lại, hoặc xếp sang một bên. Nếu mặc váy thì khi ngồi xuống cần để ý đến váy, tránh lộ liễu.
  16. Khi đi bộ thì đi sang lề đường, nhường phần đường bên trong cho người khác. Đặc biệt là con trai, khi đi qua đường nên để con gái đi bên trong để bảo vệ họ.
  17. Khi đeo tai nghe thì không nói chuyện với người khác. Nếu muốn nói chuyện thì hãy tháo tai nghe ra.
  18. Dù là con trai hay con gái cũng luôn mang khăn giấy theo mình.
  19. Khi đỗ xe hãy chừa lại lối đi cho xe cộ và người khác.
  20. Khi nói hãy nhìn vào mắt người khác và mỉm cười.
  21. Nếu ho hay hắt hơi thì hãy che miệng lại.
  22. Không tùy tiện bình luận người khác. Hãy tôn trọng sự khác biệt của họ dù có những điều khiến bạn cảm thấy khó hiểu. Rốt cuộc thì bạn không biết được người khác đã phải trải qua những gì.
  23. Ở ga tàu, bến xe đông người hãy bỏ ba lô xuống. Hãy giúp người khác cất hành lý trên máy bay hay tàu hỏa.
  24. Không tự ý sờ vào đồ của người khác, hãy tôn trọng sự riêng tư của họ, đùa vui một cách vừa phải.
  25. Khi gặp phiền toái hãy nghĩ cách giải quyết, đừng oán trách hết người nọ tới người kia.
  26. Khi người khác đang nói chuyện đừng tùy tiện ngắt lời.
  27. Khi nghe nhạc tại nơi công cộng không mở loa ngoài.
  28. Khi bên cạnh có người quen, đừng cúi đầu chơi di động. Khi ăn cơm không nghịch điện thoại.
  29. Không vứt rác bừa bãi, khạc nhổ lung tung.
  30. Khi nhận quà của người khác hãy thể hiện sự trân trọng và biết ơn.
  31. Muốn vào nhà vệ sinh công cộng hãy gõ cửa trước. Nếu không thấy ai trả lời thì mới được đẩy cửa vào. Có một vài nhà vệ sinh bị hỏng khóa, nếu đẩy cửa vào luôn đôi khi bạn sẽ rất bối rối. Có một vài nhà vệ sinh có không gian khá hẹp, chỉ cần đẩy cửa là sẽ đập vào người đang ngồi bên trong.
  32. Không nhìn chằm chằm vào người tàn tật.
  33. Khi họp mặt gọi đồ ăn hãy suy nghĩ tới khẩu vị của mọi người, hỏi xem có ai bị dị ứng thứ gì không, có ăn được đồ lạnh, đồ sống không.
  34. Khi người khác đang lúng túng hãy giải vây cho họ một cách phù hợp.
  35. Khi từ chối, hãy nói thẳng một chút, nhưng cần lịch sự, có hòa khí, không làm người khác tổn thương. Đừng ám hiệu gì không tốt, hãy mang tới hy vọng có thể thành công cho người khác.

Kỳ thực, từ xưa đến nay, có rất nhiều người vì “quên tiểu tiết” mà hỏng việc lớn, nhưng cũng có người vì một ý tưởng nhỏ mà trở thành vĩ nhân. Đời người chính là một dãy các việc nhỏ xếp lại cùng nhau, nếu kịp thời tích lũy, nắm vững kinh nghiệm thì những việc nhỏ tưởng chừng “vụn vặt” ấy lại có thể giúp ta hoàn thành đại nghiệp.

Vậy nên, chúng ta hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, từ những điều xung quanh mình, làm đến nơi đến chốn, thể hiện sự tu dưỡng của mình bạn nhé!

Theo Moneyaaa
Hiểu Mai biên dịch

Anh chị Thụ & Mai gởi

An Sinh Hay Ăn Xin Xã Hội

An Sinh Hay Ăn Xin Xã Hội

Bửu Đồng

 – Anh chị ở đâu?

– Chúng tôi ở tiểu bang X.

– Sao anh chị không về đây ở? Ở chi trên đó lạnh quá!

– Cũng muốn lắm, nhưng nhà cửa ở đây mắc, mua không nổi.

 – Anh chị bao nhiêu tuổi rồi? Còn đi làm chứ?

– Chúng tôi đã trên 65 cả và vẫn còn đi làm.

 – Về đây đi. Trên 65 tuổi được quyền ăn tiền già, ở housing. Xin rất dễ.

– Chúng tôi đi làm, chắc không hưởng được các thứ đó đâu.

 – Được mà. Cứ về đây đi. Bao nhiêu người có tài sản, chủ nhà hàng, tiệm buôn, tiệm vàng… đến 65 tuổi họ xin hưởng tiền già, housing, phiếu y tế, phiếu thực phẩm… và bao nhiêu thứ tiện nghi khác. Trước đây tôi làm ở văn phòng luật sư nên tôi biết rành lắm.

– Chúng tôi sẽ hưởng hưu bổng, chắc không xin được các quyền lợi chị nói…

 – Cứ xuống đây tôi sẽ chỉ cách cho. Tôi đã giúp nhiều người rồi. Mình là người Việt Nam phải giúp nhau. Hơi nào mà lo.Ai cũng vậy cả. Đâu phải một mình mình đâu…?

Đó là câu chuyện tôi nghe được trong dịp đi dự đám tang một người bạn ở Cali mới đây. Ba người trong câu chuyện cũng đi dự đám tang và gặp nhau trong dịp này. Tôi tò mò lắng nghe thêm một chút nữa thì được biết bà mời gọi về Cali có 5 người con, trong đó có người là bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư và một người làm nghề mua bán nhà…

– Các con chị đều thành công hết mà không giúp chị được gì sao?

– Tôi đang hưởng tiền già 800 đô một tháng, ở housing. Trước đây tôi có đi làm lãnh tiền mặt… Bây giờ cuộc sống ổn định. Mọi việc có weo-phe chánh phủ lo.Cuối tuần các cháu thay nhau rước về nhà chơi. Tôi đâu cần con cái giúp đỡ tiền bạc gì… Chúng nó có gia đình riêng phải lo chứ!

– Chị thật là có phước…

 – Vâng, nhiều người nói tôi được Chúa thương!  &  thưởng  ????

                                        *****

Nghe câu chuyện trên, tôi liên nghĩ đến cuộc sống của nhiều người tị nạn Việt Nam ở Hoa Kỳ, nhớ đến mấy câu thơ mà có lần tôi đọc được ở đâu đó:

Bạn dù thức khuya hay dậy sớm

Khó nhọc làm hai jobs cũng hoài công

Người được Chúa thương dù chỉ ngủ (  vo+`)

Chúa cũng cho đầy đủ tiêu dùng!

Tôi nghĩ đến hàng triệu người sinh quán tại đất nước này, lao động đầu tắt mặt tối mà không đủ ăn, không có bảo hiểm sức khoẻ, không hưởng được những tiện ích mà chế độ An Sinh Xã Hội cố tạo ra cho họ. Tôi hiểu được phần nào, lý do tại sao Hoa Kỳ là đất nước có nhiều sức hút đối với các dân tộc khác trên thế giới: Cơ hội! Opportunity! Vâng, “cơ hội” hiểu theo nghĩa rộng, là thời cơ biết chụp lấy, dành hưởng cho mình theo nghĩa “khôn ngoan biết sống” như lời bà cụ trên đã nói “Hơi nào mà lo. Ai cũng vậy cả. Đâu phải một mình mình đâu.” Đó là lối sống mà nhiều người hiểu là “phó thác” và nhờ đó, “được Chúa thương!” ( Where is  Buddha ????)

Tôi nhớ đến lời nói của một người cha với ba đứa con, “Ba hy sinh để các con được hưởng học bổng toàn phần khi lên đại học.” Cái mà ông gọi là “học bổng” chẳng qua là trợ giúp tài chánh (financial aid) dành cho sinh viên thuộc gia đình có lợi tức thấp. Và cái mà ông gọi “hy sinh” chẳng qua là tìm cách… ăn xin xã hội và làm chui lãnh tiền mặt!

Hai mươi tám năm trước, một mệnh phụ phu nhân, chồng là Phó Thủ Tướng một tháng của nội các NBC, đã giảng cho tôi biết triết lý weo-phe như sau: “Mỹ nó bỏ rơi mình. Bây giờ mình chạy sang đây nó phải nuôi. Cứ ăn weo-phe… Chẳng có gì phải thắc mắc…” Bà nói một cách hãnh diện. Nhìn tay bà, tôi thấy hai vòng ngọc thạch xinh đẹp và nhẫn xoàn to chiếu sáng…

Sau 1975, trong những năm đầu ở Hoa Kỳ, đa số người Việt tị nạn ủng hộ đảng Cộng Hòa vì đảng này có đường lối chống Cộng manh. Nhưng từ thời Tổng Thống Reagan, đảng Cộng Hòa có chương trình cắt giảm an sinh xã hội. Nhiều người gốc Việt ủng hộ đảng Cộng Hòa trước đây, quay sang ủng hộ đảng Dân Chủ vì đảng này “rộng tay” trong các vấn đề an sinh xã hội.

An sinh xã hội đối với nhiều người đã trở thành thuốc phiện, hưởng rồi khó buông, từ đó sinh ra những lạm dụng, cấu kết giữa các ngành nghề như y tế, bảo hiểm, luật sư… tức các thành phần trí thức trong cộng đồng. Cứ vài năm ở Cali và những nơi có nhiều người tị nạn Việt Nam cư ngụ, gian lận phiếu y tế medicaid, mediCal, bảo hiểm… lên đến hàng chục triệu đô la bị khám phá.

Nhiều người có lối sống theo cách đất nước này, xã hội này “mắc nợ” họ nên có trách nhiệm phải cưu mang, chăm sóc thật đầy đủ mà không nghĩ tới việc đóng góp, bảo vệ và gìn giữ… Họ nghĩ mìnhkhôn ngoan, thông minh, tài giỏi hơnngười dân bản xứ nên có cuộc sống thảnh thơi. Có người con đem cả Chúa, Phật ra làm “đồng minh” với mình!

Thời nay người ta thích nói về bác ái mà quên đi hành động công bằng , quên rằng công bằng chính là nền tảng của bác ái! Đi nhà thờ thật họa hiếm mới được nghe linh mục giảng điều này. Nhiều người hiểu kiếm tiền cách nào cũng được miễn là để có tiền… làm việc bác ái. Nhiều cụ ông cụ bà lãnh tiền già SSI cứ vài tuần “nhét túi cha”( túi Sư nưã chứ) vài chục đô xin lễ…Thế là tội lỗi được tha hết…

Hoa Kỳ là một quốc gia hào hiệp. Nhờ đó nhiều người tị nạn đã biến đổi chế độ an sinh xã hội thành… ăn xin xã hội. Rồi hãnh diện khoe khoang…

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Hậu quả mà chủ nghĩa cộng sản mang lại …

From facebook: Christina Le
Tôi thường bắt gặp trên face của mình các câu cmt với nội dung: mày chỉ trích nhà nước, chỉ trích cán bộ vậy chứ giờ cho mày làm thì mày có ăn như họ không?

Tôi xin trả lời ngay và luôn: Tôi cũng ăn, thậm chí là còn ăn bạo hơn cả mấy ông lãnh đạo hiện giờ nếu tôi có quyền lực trong tay mà không bị ai kiểm soát.

Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện: Ông kia đi du lịch đến một vùng đất mà người dân ở đó sống hiền lành, không bao giờ xảy ra trộm cướp. Tuy vậy ông ấy thấy các tường rào của những ngôi nhà ở đây vẫn được xây cao và rào chắn cẩn thận.
Đem thắc mắc ấy hỏi một người dân thì được trả lời rằng: Ở đây không có trộm cắp không có nghĩa là người ta không có lòng tham. Mình làm vậy để kiềm lại cái lòng tham trong họ, ví như họ có muốn trộm cướp đi nữa thì sẽ thấy khó mà không làm.

Thể chế cũng vậy, độc tài thì thường sinh ra tham nhũng và bảo thủ, bởi độc tài cai trị dân chúng bằng súng ống và bạo lực chứ không phải là bằng cái tâm hay cái tầm của người làm chính trị. Không ngẫu nhiên mà người ta bảo chủ nghĩa cộng sản là cái lò xay đạo đức của nhân loại, ai dính vào nó thì chỉ có xấu nhiều hoặc xấu ít chứ không bao giờ vào đó mà tốt lên. Một người cộng sản tốt chỉ có thể là một người cộng sản…đã chết.

Nếu chủ nghĩa cộng sản thực sự tốt thì thế giới này đã không khinh bỉ và vứt nó vào sọt rác từ lâu. Sống trong chế độ cộng sản, người dân dần sẽ trở nên ích kỷ, tham lam và dối trá.

Cứ nhìn dân Việt Nam bây giờ thì chúng ta sẽ hiểu hậu quả mà chủ nghĩa cộng sản mang lại nó tai hại như thế nào. Để hoà nhập vào thế giới văn minh, hậu cộng sản, đất nước này ít ra cũng phải mất thêm vài thập niên nữa. Giờ thì nó nát và bét nhè lắm rồi!

(Nhân Thế Hoàng)

Ý nghĩa của việc thừa nhận chính thể Việt Nam Cộng hòa

Nguyễn Tường Thụy

 
Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, Thủ tướng Nguyễn cao Kỳ, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong Hội nghị Honolulu tại Camp Smith, Hawaii ngày 08 tháng 2 năm 1966.

Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, Thủ tướng Nguyễn cao Kỳ, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong Hội nghị Honolulu tại Camp Smith, Hawaii ngày 08 tháng 2 năm 1966.

 AFP photo
 

Bộ Lịch sử Việt Nam vừa xuất bản đang được công luận quan tâm. Nội dung có những thay đổi về cách nhìn nhận một số sự kiện lịch sử, trong đó, điều mà công luận quan tâm nhất là trả lại tên gọi cho chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm và tế nhị vì vậy bộ sử nhận được rất nhiều hoan nghênh nhưng còn có cả những ý kiến phản đối dữ dội.

Thực ra, không phải bây giờ mà từ 6,7 năm nay, trong hệ thống chính trị đã đề cập về vấn đề này.

Đại đoàn kết có lẽ là tờ báo đầu tiên đưa ra luận điểm này với bài “Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” (20/07/2011)

“Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.”

Nhưng phải 3 năm sau, vào thời điểm Trung Cộng đem giàn khoan HD 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN (tháng 5/2014), báo chí VN mới phản công rầm rộ. Nhiều tờ báo dẫn lại đọan trích trên của Đại Đoàn Kết hoặc dựa theo luận điểm này để bác bỏ sự luận điểm của Trung Cộng cho rằng Công hàm 1958 do ông Phạm Văn Đồng ký đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ.

Còn báo điện tử của Chính phủ viết:

“Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974”.

Ông Trần Công Trục nguyên trưởng ban Biên giới của Chính phủ, tức là một quan chức cao cấp có trách nhiệm trực tiếp đến chủ quyền của đất nước, trong chương trình thời sự 19 giờ ngày 22/5/2014 của đài VTV1 còn nói toạc ra là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nếu có tuyên bố này nọ về Hoàng Sa, Trường Sa thì cũng chẳng có giá trị pháp lý gì:

“Các bạn hãy nhớ rằng tuyên bố của chúng ta vào thời kỳ 1958 nghĩa là cái lúc mà hai miền Bắc, Nam được hiệp định Genève ký kết năm 1954 phân chia quyền quản lý cho 2 nhà nước với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế là Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Quần đảo Hoàng Sa của chúng ta nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của VNCH với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế theo hiệp định Genève, Và vì vậy, mọi tuyên bố, mọi hành vi của VNCH có giá trị pháp lý thay mặt Nhà nước VN quản lý vùng đất ấy còn VNDCCH chúng ta không trực tiếp quản lý. Vì vậy cho dù tuyên bố đó như thế nào thì giá trị pháp lý trong quan hệ quốc tế không có. Cho nên TQ họ muốn dùng tất cả mọi lý lẽ để nói rằng chúng ta thừa nhận thì đấy hoàn toàn là sự bịa đặt”.

Đấy là báo chí, còn bây giờ là chính sử. Vấn đề xoay quanh thể chế chính trị ở Miền Nam Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào là ngụy quyền hay Việt Nam Cộng hòa. Câu hỏi dễ trả lời, đó là Việt Nam Cộng hòa vì đấy là sự thật lịch sử.

Xuyên tạc VNCH là ngụy quyền, Quân lực VNCH là ngụy quân là cách gọi nhằm phục vụ ý đồ tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là miệt thị đối phương. Sau khi VNCH thua trận, cách gọi này vẫn được duy trì, thể hiện tính hẹp hòi, bần tiện, không sạch sẽ của kẻ thắng trận.

Trả lại tên gọi VNCH và chính thức đưa vào chính sử thì vấn đề ảnh hưởng sâu và rộng hơn so với báo chí. Nhưng dù báo chí hay sử sách thì về nguyên tắc, nó không phản ánh quan điểm của thể chế chính trị đương thời mà trong trường hợp này là Nhà nước Việt Nam hiện nay. Cần phải có sự khẳng định, thừa nhận bằng văn bản hay bằng tuyên bố hoặc lồng vào nội dung nào cũng được của Nhà nước Việt Nam hay Bộ ngoại giao Việt Nam.

Tuy nhiên, do đặc thù của hệ thống chính trị ở Việt Nam thì việc báo chí, đặc biệt là sử sách viết như thế nào cũng do đảng CSVN và Nhà nước VN chi phối, vì vậy nó vẫn phản ánh quan điểm, thái độ của Nhà nước Việt Nam.

Có ý kiến cho rằng thừa nhận VNCH là bước tiến quan trọng. Tôi không cho đây là bước tiến. Bản chất của vấn đề là gọi lại cho đúng tên, thế thôi. Điều này có thể ghi nhận, chứ không có gì đáng khen. Liên hệ đến công cuộc gọi là đổi mới năm 1986. Từ chỗ nền kinh tế bị bóp nghẹt, đảng CSVN nới lỏng ra một phần nên thoát ra được cuộc khủng hoảng kinh tế. Như vậy, cái gọi là “đổi mới” ở đây thực chất là sửa sai, từ chỗ cấm rồi buông, trói rồi cởi. Tuy nhiên, ông Đỗ Mười đã vơ công ấy là công của đảng CSVN: “Không có Đảng thì không có đổi mới”. Chỉ cần đặt ra câu hỏi ai cấm, ai trói và tự trả lời thì sẽ hiểu, công của Đảng CSVN có hay không.

Vấn đề Việt Nam Cộng hòa cũng vậy, gọi chính thể này đúng tên cũng là việc sửa sai, có gì đáng khen. Lịch sử phải ghi lại những sự kiện một cách khách quan trung thực như nó đã xảy ra. Đó là thiên chức của người viết sử. Lịch sử không xu nịnh ai. Trả lại sự thật cho lịch sử là tất yếu.

Nhiều người còn nghi ngờ sự thực tâm khi gọi đúng tên của chính thể ở miền Nam giai đoạn 1954-1975, cho rằng việc này nhằm vào nhiều mục đích chính trị. Có chăng, việc thừa nhận này nên ghi nhận và khuyến khích ở sự can đảm.

Dẫu đơn giản chỉ là gọi lại cho đúng tên, thế mà nhiều người đã giãy nảy lên, ra sức phản đối. Với họ, cứ phải gọi VNCH là ngụy quân ngụy quyền mới được. Họ cho rằng, Giáo sư Phan Huy Lê  “đánh tráo sự thật lịch sử”. Điển hình cho nhóm người này là ông Nguyễn Thanh Tuấn, trung tướng – nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục chính trị, Bộ Quốc phòng. Ông ta tỏ ra hậm hực và rất cay cú về bộ Lịch sử mới xuất bản, đòi xử lý nhóm biên soạn.

Đây là kết quả của sự nhồi nhét, tuyên truyền một chiều. Sự nhồi nhét ấy đã tạo ra một lớp người còn bảo thủ hơn cả Đảng. Đã có lời cảnh báo rằng rô bốt là sản phẩm của con người nhưng coi chừng có ngày con người không kiểm soát nổi nó.

Nhưng ý nghĩa của việc thừa nhận Việt Nam Cộng hòa không đơn thuần chỉ là tên gọi. Điều quan trọng ở chỗ, khi đã công nhận VNCH là một thực thể, có giá trị pháp lý theo Hiệp định Genève tương tự VNDCCH ở Miền Bắc thì vấn đề nảy sinh từ đó là:

– Bản chất của cuộc chiến tranh 1954 – 1975 là gì? Đó có phải cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước như trước nay vẫn tuyên truyền không?

– Sự có mặt của Mỹ và đồng minh của VNCH ở Miền Nam (Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines) có khác gì về bản chất so với sự có mặt của đồng minh của VNDCCH ở Miền Bắc (Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên) ở miền Bắc không khi cả 2 nhóm đồng minh này đều tham chiến? v.v…

– Và vấn đề lquan trọng nhất là tại sao quân đội VNDCCH lại có mặt trên lãnh thổ VNCH và lật đổ nó?

Ở đây, tôi chỉ gợi mở vấn đề, chứ không có tham vọng lý giải nó trong phạm vi một bài viết.

Dù sao thì, việc thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa cũng đáng hoan nghênh và là một sự can đảm cần khuyến khích. Thế hệ lãnh đạo Việt Nam hiện nay, vào năm 1975 họ chưa có vai trò gì. Họ không phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh. Cái khó nhất của họ là cuộc chiến tranh do thế hệ lãnh đạo trước tiến hành đã cho họ thừa hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi mặc dù với dân tộc và với đất nước thì không. Vì vậy, nếu họ dám thừa nhận sai lầm của thế hệ lãnh đạo trước và dám sửa cũng là một sự can đảm. Họ hoàn toàn nhận thức được bản chất của cuộc chiến tranh 1954-1975 chứ không đến mức bảo thủ như ông trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn vừa nêu trên. Điều quan trọng là họ có thực tâm hay không và thực tâm đến đâu Nếu biết đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên hết thì những vấn đề tưởng như là phức tạp sẽ giải quyết được. Đó là chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc, là sự hòa giải dân tộc, là khai thác và phát triển giá trị của Việt Nam Cộng hòa và cao hơn là đưa đất nước tiến cùng thời đại chứ không phải hổ thẹn với quốc dân và thế giới như hiện nay.

Nữ TGĐ gốc Việt điều hành đóng hàng không mẫu hạm hiện đại nhất thế giới

From facebook: Phan Thị Hồng‘s post.
 
Image may contain: 1 person, smiling, standing
Image may contain: ocean, outdoor and water
Image may contain: one or more people and indoor

Phan Thị Hồng added 3 new photos — with Hoang Le Thanh.

 

Nữ TGĐ gốc Việt điều hành đóng hàng không mẫu hạm hiện đại nhất thế giới.

Ảnh 1: Bà Giao Phan, Tổng Giám đốc Điều hành, Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm, Hải quân Hoa Kỳ.

Ảnh 2: Tàu USS Gerald R. Ford đã được Hải quân Mỹ chính thức đưa vào sử dụng (ảnh do Hải quân công bố tháng 4/2017).

Ảnh 3: Tượng Tổng thống Ford (1913-2006) trong khoang chứa máy bay trên hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford.

Ngày 24/8, tại hãng đóng tàu Newport News Shipbuilding đặt ở bang Virginia, Mỹ, dự kiến diễn ra lễ khởi công đóng tàu sân bay USS Enterprise, còn gọi là CVN-80. Trước đó, hôm 21/7, Tổng thống Trump đã thực hiện nghi lễ chính thức đưa vào sử dụng tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Đồng thời, đến cuối tháng 8, quá trình đóng tàu sân bay USS Kennedy đã đạt hơn 30%.

Cả ba con tàu kể trên đều là hàng không mẫu hạm lớp Ford, lớp tàu hiện đại nhất của Mỹ và trên thế giới hiện nay.

Đáng chú ý, vị tổng giám đốc điều hành chương trình đóng tàu sân bay mới của Mỹ là một phụ nữ gốc Việt, bà Giao Phan. An Tôn của Ban Việt ngữ VOA phỏng vấn bà về chương trình này và vai trò của bà. Xin mời quý vị theo dõi.

VOA: Xin bà cho biết hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford có những đặc điểm gì nhờ đó tàu này tiên tiến hơn và mạnh hơn so với các lớp hàng không mẫu hạm trước đây?

Bà Giao Phan: Có thể nói tàu Gerald Ford, còn gọi là CVN-78, là hàng không mẫu hạm tối tân nhất trên thế giới hiện nay.

Tôi chỉ đề cập đến 5 thứ quan trọng nhất làm cho chiếc Ford này nổi bật mà chưa một quốc gia nào khác trên thế giới có thể làm được.

Thứ nhất, ngoại trừ Hoa Kỳ, chưa có một quốc gia nào trên thế giới có loại hàng không mẫu hạm có hệ thống giúp máy bay cất cánh bằng điện từ – electro-magnetic aircraft launch system, gọi tắt là EMALS; và một hệ thống hãm đà tối tân khi máy bay đáp lại – advanced arresting gears, gọi tắt là AAG.

Cả hai hệ thống này thay cho hệ thống cũ chạy bằng hơi nước, nên giúp cho việc cất cánh cũng như hạ cánh được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Thứ hai là tàu được xây dựng theo thiết kế mới nhất chưa từng có trong vòng 40 năm qua. Chiếc Ford là hàng không mẫu hạm đầu tiên có hệ thống phát năng lượng tối cao nhất, tối tân nhất, có khả năng sản xuất một nguồn lực điện gấp 3 lần so với loại Nimitz.

Vì lý do này, các chuyên viên xây dựng chiến hạm mới có thể loại bỏ được hệ thống phát điện bằng hơi nước thường được sử dụng trong quá khứ và có chi phí bảo trì cao.

Thứ ba, để giúp tàu Ford có thể hoàn thành nhiều phi vụ trong một ngày hơn loại hàng không mẫu hạm Nimitz, hay nói cách khác là có khả năng chiến đấu vũ bão hơn các chiến hạm khác, chúng tôi có một số sáng kiến về phi đạo.

Thí dụ như thay đổi kích thước và vị trí của những khu vực trên phi đạo bằng cách cắt bớt số thang máy di chuyển máy bay, từ 4 xuống 3. Hoặc là có thang máy chuyển vận khí giới để có thể di chuyển vũ khí từ nhà kho đến khu máy bay đậu và phi đạo. Điều đó, cách di chuyển cũng làm cho nhanh hơn.

Một điều nữa chúng tôi học ở phương pháp áp dụng trong những cuộc đua xe drift car, thì tập trung mọi hoạt động tiếp vận và hỗ trợ máy bay ở ngoài phi đạo để làm sao cho máy bay được di chuyển nhanh hơn.

Thứ tư là intergrated warfare system – hệ thống tác chiến hợp nhất – bao gồm những kỹ thuật tối tân nhất. Có radar 3 chiều, 3-dimension, rồi hệ thống thông tin, rồi kiểm soát và chỉ huy để có thể nâng cao khả năng chiến đấu được hữu hiệu hơn.

Cuối cùng, một cái rất quan trọng nữa là chúng tôi không quên chăm sóc cho hàng ngàn thủy thủ làm việc ngày đêm trên chiến hạm. Nên hệ thống máy lạnh cũng tối tân được trang bị trên chiếc Ford để thủy thủ có thể có một nơi ăn ở cho thoải mái, có thể hít thở không khí trong lành mà không bị hại môi trường.

Với tất cả sự thay đổi mới mẻ này, chiến hạm Ford có thể hoạt động hữu hiệu hơn, với ít nhân lực hơn.

So với chiếc Nimitz, chúng tôi tiết kiệm được 600 người vì bảo trì và sửa chữa cũng giảm. Điều này giúp cho ngân quỹ quốc gia của Mỹ có thể tiết kiệm được khoảng 4 tỷ đôla trong vòng 50 năm là thời gian hoạt động của chiếc Ford.

Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm gồm:
Cơ quan lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng những hàng không mẫu hạm mới (hiện là các tàu lớp Ford)
Cơ quan chuyên trách bảo trì, sửa chữa những hàng không mẫu hạm đang hoạt động
Cơ quan về lập kế hoạch, điều hành việc bảo trì và sửa chữa khi chiến hạm đạt 25 tuổi (Theo thiết kế, hàng không mẫu hạm hoạt động 50 năm. Nhưng đạt 25 năm hoạt động, tàu được đưa vào ụ khô để thay nhiên liệu nguyên tử, sửa chữa, hiện đại tất cả máy móc và hệ thống, để tàu hoạt động thêm 25 đến 50 năm nữa)
​VOA: Xin hỏi bà tổng nhân lực dự kiến trên tàu Ford là bao nhiêu nghìn người so với tàu lớp Nimitz?

Bà Giao Phan: Khoảng 4.600, tổng cộng là vừa thủy thủ lẫn air wing [đội ngũ nhân lực của các hoạt động bay].

Như chiếc Nimitz thì có khoảng 3.290 người [là thủy thủ], thì chiếc Ford chỉ có 2.600 thôi.

Rồi cái air wing, chiếc Nimitz có khoảng 2.270 người, thì chiếc Ford khoảng 1.758.

VOA: Hiện nay, không có nước nào trên thế giới có thể sánh ngang Hải quân Mỹ, và có thể trong 1 thập kỷ nữa cũng không có nước nào sánh bằng được, ngay cả khi nước Mỹ chỉ dùng các hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Vậy, tại sao nước Mỹ lại cần phải xây dựng lớp hàng không mẫu hạm mới?

Bà Giao Phan: Câu hỏi này hay lắm. Hàng không mẫu hạm là trọng tâm của việc tăng cường sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ trong thế kỷ tới.

Tàu Gerald Ford được xây dựng thật tối tân để đối phó những thử thách hiện nay, hay những thử thách mà chúng ta không biết trước.

Tôi cũng muốn nhắc lại Nimitz là loại được chế tạo trong thập niên 50 hay 60 [của thế kỷ trước]. Loại đó đã phục vụ tốt và có khả năng điều khiển máy bay kiểu xưa lẫn hiện nay.

Nhưng Hải quân Hoa Kỳ nhận thấy Nimitz sẽ không được cải tiến để đối phó với những thử thách đòi hỏi trong tương lai.

Có một thí dụ là mình đi mua một chiếc xe hơi cách đây 20 năm. Mình có săn sóc, bảo trì rất tốt, có hư gì thì mình sửa, nhưng mà cái xe của mình cũng là chiếc xe nghe cassette, rồi dùng loa để nghe âm thanh stereo thường thôi.

Bây giờ ai cũng muốn nghe CD, rồi dùng bluetooth để nói chuyện không cầm điện thoại xách tay, rồi muốn có máy navigation [chỉ đường trên bản đồ điện tử] thẳng trên xe mà không phải cầm bản đồ giấy như xưa.

Thì dù xe mà tốt cách mấy mình cũng phải đổi qua xe hoàn toàn mới để có những tiện nghi như vậy. Thì tàu lớp Ford cái concept [khái niệm] cũng giống như vậy.

Tổng Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, ông John Richardson, đã tuyên bố rằng “Những lợi thế Hải quân Hoa Kỳ đang có hiện nay từ Thế chiến II sẽ nhanh chóng biến mất nếu chúng ta không quyết tâm tận dụng triệt để các tiến bộ tuyệt đỉnh về kỹ thuật. Chúng ta không thể chờ 10 năm hay 15 năm sau, mà phải bắt đầu áp dụng các sáng kiến ngay từ bây giờ. Chúng ta phải có chiến hạm có nhiều khả năng về tác chiến, cần phải có hệ thống thám thính tối tân hơn, đạn dược phải bắn xa hơn, có các vũ khí, năng lượng để Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục giữ vị trí hàng đầu thế giới”.

VOA: Lớp hàng không mẫu hạm mới này sẽ có vai trò như thế nào trong việc thể hiện sức mạnh của Mỹ trên thế giới?

Bà Giao Phan: Hàng không mẫu hạm như một thành phố riêng ở ngoài biển cả. Mỗi hàng không mẫu hạm ra đi mang theo không chỉ những phản lực cơ, trực thăng, mà còn mang theo cả các bộ phận phòng bị với nó. Tàu có thể hoạt động độc lập từ hải phận quốc tế.

Hàng không mẫu hạm có thể giúp các vị tư lệnh tối cao của Hoa Kỳ có một vũ khí tuyệt đỉnh. Họ có thể ra lệnh cho nhiều phi vụ. Máy bay sẽ được phóng ra liên tục, như Hoa Kỳ đã từng làm trong cuộc chiến Iraq, khi mà chiếc CVN-75 Carl Vinson thả bom xuống Iraq.

Lúc đó, Hoa Kỳ không có nhiều căn cứ không quân ở Trung Đông, nhưng nhờ có hàng không mẫu hạm, không quân Hoa Kỳ vẫn có thể tung ra những vụ tấn công đáng kể từ những hàng không mẫu hạm.

Để biểu dương sức mạnh không quân trên thế giới mà không cần phải xin phép một quốc gia nào khác cả, không cần xin phép để hạ cánh trên lãnh thổ, hay là sử dụng không phận của quốc gia đó. Nói tóm lại, đây là một cách để phô trương quyền lực của Hoa Kỳ.

Nhưng còn một điểm nữa mà tôi muốn nói là ngoài tác chiến, còn có một nhiệm vụ khác là hỗ trợ các việc cứu nạn nhân đạo.

Chúng ta thấy gần đây các hàng không mẫu hạm đã có mặt trong việc cứu dân Haiti lênh đênh trên biển, hay cứu giúp các vùng đất bị tai họa khác.

VOA: Là Tổng Giám đốc Điều hành chương trình về hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ, xin bà cho biết trong công việc giám sát việc đóng con tàu rất vĩ đại này, có những thử thách gì lớn nhất mà bà đã trải qua? Và với thành tựu là con tàu này đã ra khơi, đã được bàn giao cho Hải quân Mỹ, bà thấy có điều gì bà hãnh diện nhất trong dự án này?

Bà Giao Phan: Tôi làm cho Program Executive Office-Aircraft Carrier, tạm dịch là Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm. Đây là một cơ quan ở trong Hải quân Hoa Kỳ.

Cơ quan của tôi đảm nhiệm tất cả các việc liên quan đến hàng không mẫu hạm, từ A tới Z. Từ lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì, sửa chữa, tóm lại, từ đầu chí cuối.

Người lãnh đạo cơ quan của tôi là một vị tướng 2 sao của Hải quân là Đề đốc Brian Antonio. Tôi là vị phó của vị này, đứng vị trí thứ hai, là quan chức dân sự cao cấp nhất trong tổ chức, với chức vụ tạm dịch là Tổng Giám đốc Điều hành. Chúng tôi có ngân sách 40 tỷ đôla để điều hành.

Thử thách khó khăn nhất đối với tôi trên đoạn đường dài mấy năm qua là làm sao có thể xây được một chiến hạm tối tân nhất trên thế giới với những hệ thống công nghệ và máy móc mà vẫn giữ được trong ngân quỹ được ấn định, mà phải bàn giao cho quân đội Hoa Kỳ đúng kỳ hạn.

Hàng ngàn người làm việc với nhau trong một thời gian lâu, áp dụng các kỹ nghệ tối tân nhất để thành hình một chiếc tàu, chúng tôi phải đem ra khơi chạy thử coi máy móc chạy có đúng như mình thiết kế không. Chúng tôi rất là mừng là tàu thành công trên mọi khía cạnh.

Máy chạy tốt. Mới đây, máy bay được phóng ra và đáp lại trên tàu với dàn phóng điện từ EMALS và AAG, đem lại kết quả rất là mỹ mãn như được mong đợi.

Cho nên tôi rất hãnh diện với sự chăm chỉ, tận tụy, kiên nhẫn và bền bỉ của các nhân viên trong quân đội lẫn dân sự, từ kỹ sư cho đến người thợ xây tàu trong mấy năm qua.

Tất cả hi sinh rất nhiều về đời sống gia đình để có kết quả mỹ mãn như ngày hôm nay.

Còn riêng bản thân tôi, tôi cảm thấy rất hãnh diện và được vinh dự tham gia trong việc xây dựng hàng không mẫu hạm Gerald Ford.

Đây là một cơ hội cho tôi trả ơn Hoa Kỳ, nhất là Tổng thống Ford, vì tổng thống này đã tạo cơ hội cho gia đình chúng tôi được vào Mỹ hơn 40 năm trước đây, năm 1975 đó.

Hàng không mẫu hạm đại diện cho Hoa Kỳ, là nơi cung cấp niềm hy vọng và tạo cơ hội cho những người thiếu thốn, không có điều kiện.

Gia đình tôi qua Mỹ khi đó chỉ có vài trăm đôla trong túi. Cha mẹ tôi phải làm mọi công việc lao động để nuôi 9 người con để học hành thành tài.

Cơ duyên lại đưa đẩy cho tôi phục vụ quân đội Mỹ, lại được làm trong ngành chế tạo hàng không mẫu hạm.

Cách đây 40 năm, cha tôi và bác tôi được hàng không mẫu hạm Midway cứu qua đây.

Ngày nay cách trả ơn quý báu nhất là chiếc tàu Ford này tôi giúp để thành hình, sẽ tiếp tục tác chiến hay làm việc cứu trợ nhân đạo như ngày xưa giúp gia đình tôi. I’m very proud of that [Tôi rất tự hào về điều đó].

VOA: Xin cảm ơn bà đã dành thời gian trả lời đài chúng tôi!

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/tgd-goc-viet-di…/3997200.html

 

VỤ KIỆN CỦA TRỊNH VĨNH BÌNH: NHƯ MỘT CHUYỆN THẦN THOẠI

From facebook:  Huynh Ngoc Chenh is with Nguyễn Thúy Hạnh.

 

Huỳnh Ngọc Chênh

Như một câu chuyện thần thoại, bụt đã hiện ra lôi một nhà cầm quyền đầy quyền lực, nắm quyền sinh sát 90 triệu con người trong tay, qua tận Paris xa xôi để hầu tòa bình đẳng với một cá nhân bé nhỏ mà trước đây suýt bị họ giày chết như giày một con kiến nếu muốn.

Nếu ông Trịnh Vĩnh Bình không phải là người có quốc tịch nước ngoài và nếu không có thế giới bên ngoài tự do văn minh thì không hề có phiên tòa xét xử vụ kiện của một cá nhân bé nhỏ đối với một nhà nước có bộ máy cầm quyền khổng lồ.

Bụt ở đây là quan tòa của thế giới văn minh dân chủ tôn trọng nhân quyền và công lý.
Bụt đã cho nhà cầm quyền VN thấy rằng một nhà nước quyền lực với hàng trăm ngàn binh lính, hàng vạn công an mật vụ trong tay cũng bình đẳng với một cá nhân đơn lẻ trước phiên tòa của lẽ phải.

Không còn được sự hỗ trợ của súng đạn, của an ninh mật vụ, của hội thẩm nhân nhân và của chánh án tay sai, nên ra hầu tòa hôm nay ở Paris, phía nhà cầm quyền Việt Nam đành phải bỏ tiền ra thuê hãng luật rất nổi tiếng và cực đắt tiền của Mỹ để dùng vũ khí là sự thật và lý lẽ công bằng chống lại đối thủ là hãng luật cũng rất nổi tiếng ở nước Anh mà bên nguyên đơn Trịnh Vĩnh Bình thuê bảo vệ quyền lợi của mình.

Hai giàn đại pháo số một này sẽ chĩa nòng trực diện vào nhau mà bấm nút. Cuộc đại chiến trị giá trên 1 tỷ đô la hẳn sẽ long trời lở đất và vô cùng thú vị.

Mỉa mai đến cay nghiệt, nhà cấm quyền VN vốn quen hành xử theo Mao, lẽ phải nằm trước mũi súng, luật lệ là phán quyết của đảng, đã giải thể các trường dạy luật, hắt hủi luật sư, rồi sau này vội vã đào tạo gấp rút trở lại cho có, cũng chỉ để làm cảnh, làm tay sai, nên sau 40 năm vẫn không có được một luật sư tài năng nào đủ sức ra đương đầu với những cuộc đụng độ luật pháp quốc tế như thế này.

Cũng giống như khi phải đối diện với sự an nguy một mất một còn của tính mạng, những kẻ đứng đầu cao nhất của hệ thống không ngần ngại lột truồng ra, vất bỏ đi mọi sự giả dối, để tuyệt đối gởi thân vào nền y tế mà họ rêu rao là thù địch hầu cứu vớt tính mạng mình, thì bây giờ đứng trước nguy cơ mất mặt và mất mát bạc tỷ họ lại cầu cứu đến hệ thống tư pháp thù địch.

Không biết trong những ngày này, những người đại diện cho nhà cầm quyền VN đang ngồi tại phiên tòa hoặc đang ngồi tại nhà có can đảm đối diện vào sự thật để rút ra chút hiểu biết gì đó từ thế giới văn minh hay không? Có thấy rằng quyền lực của mình hoàn toàn vô nghĩa trước sự công minh của nhân loại văn minh. Bởi quyền lực đó chẳng tác động gì được đến kết quả phiên tòa Paris, không như nó đã tác động trong hàng vạn phiên tòa xét xử trong nước, trong đó có phiên tòa xét xử công dân Hà Lan Trịnh Vĩnh Bình để đưa đến hậu quả ngày hôm nay nhà cầm quyền phải ra trước phiên tòa do nạn nhân của họ đứng đơn.

Bao nhiêu công dân VN bị xét xử sai trái, đặc biệt là những công dân hoạt động XHDS, đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền.

Một doanh nhân trẻ tài năng như Trần Huỳnh Duy Thức bị tù đến 16 năm chỉ vì đưa ra những kế hoạch chấn hưng kinh tế đất nước, một luật sư tài năng tầm quốc tề như Lê Công Định bị tù nhiều năm chỉ vì muốn xây dựng hệ thống tư pháp hiện đại và một đề án hiến pháp mới. Một nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải bị đi tù chỉ vì biểu tình chống Trung cộng thành lập thành phố Tam Sa. Một Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một Trận Thị Nga bị đày ải đến 10 năm tù chỉ vì muốn đấu tranh cho nhân quyền. Một Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị đi tù chỉ vì muốn đấu tranh cho một nền báo chí tự do. Những Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Lê Thu Hà, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Vịnh Lưu, Đức Độ, Hoàng Bình, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Trung Trực, Lê Đình Quyền…vừa bị bắt hàng loạt vì hoạt động XHDS ôn hòa.

Rồi hàng trăm công dân khác vì tham gia biểu tình, vì phổ biến kiến thức dân chủ, vì đấu tranh nhân quyền, vì lên tiếng phản biện…đã bị cấm xuất cảnh, bị bao vây tại nhà, bị đánh đập vô cớ, bị trục xuất ra khỏi chỗ ở, bị xử phạt sai trái…

Hầu như không có ai kiện lại nhà cầm quyền hay kiện những cá nhân trong bộ máy cầm quyền gây ra sai trái.

Ngay cả việc chỉ kiện hành chánh một phó công an quận mà đã rất khó khăn rồi. Đó là vụ kiện của công dân Đặng Bích Phượng với viên trung tá phó công an quận Hoàn Kiếm về quyết định xử phạt hành chánh quá thời hạn. Ấy thế mà bà Phượng phải vượt qua hàng núi thủ tục, vô số lần lên tòa, kéo dài nhiều tháng mới lôi được viên trung tá ấy ra hầu tòa. Một phiên tòa hy hữu mà ngay cả ông chánh án cũng phải thừa nhận là phiên tòa hành chánh đầu tiên diễn ra tại tòa ông. Dĩ nhiên bà Phượng đã thua kiện vì cả tòa đứng về một phe dưới quyền lãnh đạo của đảng ủy quận.

Hôm nay, nạn nhân Trịnh Vĩnh Bình đã dạy cho họ một bài học đích đáng.

Buộc nhà cầm quyền này ra tòa đã là thắng lợi rồi dù phiên tòa chưa biết kết thúc như thế nào. Nhà cầm quyền VN hiểu điều đó nên lén lút đến dự tòa và ra lệnh cho 800 cơ quan ngôn luận trong nước phải câm như hến.

Nhưng làm sao bịt miệng được cả thế gian.

 
blog ghi lại cảm xúc buồn vui, huỳnh ngọc chênh
HUYNHNGOCCHENH

Lại là bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến!

Lại là bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến!

Song Chi

 
Bộ trưởng Y tế Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Tiến.

Bộ trưởng Y tế Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Tiến.

 AFP photo
 

Hóa ra trong xã hội này ác nhất chưa chắc đã là đám công an, mặc dù bọn này chuyên bóp nặn, xách nhiễu dân lành và sẵn sàng bạo hành dân tới chết chỉ vì những lỗi vi phạm giao thông nhỏ nhặt hay những vụ việc mà bằng chứng chưa rõ ràng, ngay trong lúc mới tạm giữ để điều tra. “Thành tích” của bọn này còn thua xa một mình chị Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế nước nhà. Dưới thời của chị, đã từng xảy ra bao nhiêu scandal rúng động về nghiệp vụ lẫn y đức của ngành y, bao nhiêu cái chết oan do sai sót về chuyên môn hoặc do cẩu thả, tắc trách của bác sĩ, nhân viên y tế…

Thời điểm “nóng” nhất là năm 2013. Thử đọc lại: “Những bê bối y tế rúng động dư luận 2013”, (Báo Mới) với những vụ nổi cộm như bệnh nhân phong bị ăn bớt thuốc điều trị và bị “ép” ăn thịt sống, Trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin, Nhân bản xét nghiệm ở bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức, Sản phụ liên tục tử vong, Nhân viên y tế bị “tố” ăn bớt vắc xin, Vụ tráo thủy tinh thể tại BV Mắt…cho tới vụ Bác sĩ thẩm mỹ ném xác bệnh nhân; “Những khối u đang hoành hành trong cơ thể ngành y?” (Đời sống và Pháp luật), “Ngành Y nhà Sản thời mạt” (blog RFA), “Duyệt lại “Thành tích chết người” của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến” (Dân làm báo) trong đó “Năm 2014, dưới cái “ngai bằng vàng” của bà Tiến đã liên tục xảy ra ít nhất 203 ca tử vong, trong đó nhiều nhất là 142 ca liên quan tới Sởi và 34 ca liên quan tới mẹ, con sản phụ tử vong sau khi sinh…”

Người dân phẫn nộ nhất là cách xử lý của bà Bộ trưởng và các quan chức ngành Y trong những vụ như dịch “tay chân miệng” tràn lan tại 63 địa phương trên cả nước vào năm 2011, 20 tỉnh, thành có ca bệnh tử vong với con số 119 người, nhưng tại buổi gặp mặt giữa Bộ Y tế và báo chí, bà Bộ trưởng vẫn tuyên bố “chưa đến mức phải công bố dịch”; hay hàng loạt sản phụ tử vong rồi trẻ em tử vong vì tiêm vaccine nhưng bà Bộ trưởng với trách nhiệm của người đứng đầu ngành không hề có một lời chia sẻ với gia đình các bệnh nhân, hoặc ngỏ lời xin lỗi…

Đáng nói hơn, báo chí đã lên tiếng nhiều lần về vụ hàng loạt trẻ em chết vì tiêm vaccine, nhất là vaccine Quinvaxem 5 trong 1, nhưng cho đến nay loại vaccine này vẫn tiếp tục được sử dụng, đến tận đầu năm nay vẫn có những cái chết do tiêm vaccine: “Bình Định: Trẻ 19 ngày tuổi tử vong bất thường sau tiêm vắc xin phòng lao”, Dân Trí, tháng 2.2017), Sóc Trăng “Bé trai tử vong sau một ngày tiêm vắc xin”, (Zing.vn, tháng 2.2017). Hà Nội “Bé gái 14 tháng tử vong sau tiêm vắc xin viêm não” (VietnamNet, tháng 3.2017)…

Từng có hẳn một Fanpage có tên “Bộ trưởng y tế hãy từ chức” với trên 112, 000 like, nhiều bài viết, sự lên tiếng của một số nhân vật như nhạc sĩ Tuấn Khanh, người dẫn chương trình Phan Anh, đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết…; rồi chính tờ Petro Times, báo nhà nước cũng có bài “Bộ trưởng Bộ Y tế nên từ chức”, năm 2013. Trong lịch sử báo chí cộng sản Việt Nam, có lẽ đây là lần đầu tiên một tờ báo lên tiếng kêu gọi bộ trưởng từ chức. Thế nhưng, bà Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn nhất định ngồi lì “Tôi không nghĩ đến từ chức ngay”. Không những thế, bà Tiến còn tiếp tục được đảng cử ngồi lại thêm một nhiệm kỳ nữa (2011-2016, 2016-2021), là thành viên Chính phủ duy nhất tiếp tục tại vị khi không phải là uỷ viên Trung ương Đảng.

Bẵng đi một thời gian, cái tên của bà Bộ trưởng và những sai sót của ngành Y tạm lắng xuống, không phải vì tình hình đã có diễn biến gì khá hơn mà vì quá nhiều chuyện bê bối khác khiến dư luận quan tâm!

Nay vụ án nhập và bán thuốc ung thư giả, nguyên Giám đốc VN Pharma và hàng loạt cán bộ ra tòa, cái tên Nguyễn Thị Kim Tiến lại được nhắc tới khi báo chí “lề dân” khui ra gia đình bà Tiến là em trai và con trai có đứng tên cổ phần trong Công ty Dược VN Pharma, có nhận lương bổng hàng tháng, “ông Hùng (Tổng giám đốc VN Pharma) còn đứng ra trả tiền mua cho gia đình bà Nguyễn Thị Kim Tiến một căn biệt thự rộng 500m2 trị giá gần 60 tỉ đồng tại khu biệt thự Thảo Điền, Quận 2 (đây là ngôi biệt thự liền kề ngay sau biệt thự của nhà Bà Bộ trưởng tại số 177 Nguyễn Văn Hưởng) (Có ảnh kèm theo).” (Bài 1: “Đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế liên quan đến VN Pharma”, Tiếng Dân). Chả trách công ty VN Pharma đã trúng thầu hàng loạt tại các BV trung ương và địa phương năm 2014 với những số tiền cao khủng khiếp (Bài 2: “Công ty VN Pharma trúng thầu khủng ở các bệnh viện như thế nào?”, Tiếng Dân). Nhưng ăn khủng như vậy chưa đủ, họ lại còn nhẫn tâm bán thuốc chữa ung thư giả cho bệnh nhân!

Con đường đi lên và tồn tại của bà Bộ trưởng Bộ Y tế cũng giống như hầu hết các quan chức cộng sản VN lâu nay: không hề có lý tưởng cũng không hề có khái niệm vì nước vì dân, chỉ biết vơ vét làm giàu bằng mọi giá, dùng tiền đó để mua chức, giữ ghế, tạo dựng cơ sở để khi về hưu tha hồ ung dung hưởng nhàn. Không một ai trong số họ khi đã leo cao đến thế lại còn giữ được lương tâm, đạo đức, vì tiền họ sẵn sàng làm tất cả mọi điều tàn ác, bẩn thỉu nhất. Chỉ có điều đây lại là ngành Y, một cái ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe, mạng sống của người dân, nên một khi kẻ đứng đầu vô lương tâm thì con số người dân phải trả giá không chỉ một vài mà hàng chục, hàng trăm người hoặc hơn nữa, bằng chính sinh mạng của mình!

Liệu lần này lửa trong cái lò chống tham nhũng của ông Tổng Trọng có bén được đến áo bà Tiến?

TRẬN CHIẾN TAY BA

From facebook:  Hoa Kim Ngo

TRẬN CHIẾN TAY BA

Bùi Quang Vơm

Gọi là cuộc chiến tay ba, vì nếu đúng là ông Đinh Thế Huynh đã bị tước tuột hết mọi chức vụ, thì tay thứ nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, tay thứ hai là ông Nguyễn Tấn Dũng và tay thứ ba là ông Nguyễn Xuân Phúc…

Sáng 31/07/2017, tại phiên họp 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, ông Trọng nói:
“Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không còn là lẻ tẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, không ai có thể đứng ngoài cuộc và cá nhân nào muốn không làm cũng không được, lò đã nóng, thì cả củi khô lẫn củi còn tươi đều cháy”.

Đây là một nhận định theo góc nhìn chủ quan và có phần “lạc quan tếu” của riêng ông Trọng.

Tuy vậy, nhìn toàn cảnh sân khấu chính trị, có lẽ cũng dễ dàng đồng ý với ông.
Trong số 12 vụ đại án được đặt mục tiêu xét xử trong năm 2017, 2/6 vụ thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi đã được xét xử sơ thẩm, 10/12 vụ còn lại đã được tiến hành hoàn thành kết thúc điều tra, đủ điều kiện đưa ra xét xử.

Các vụ án trọng điểm như vụ Phạm Công Danh, vụ Hà Văn Thắm, vụ Vũ Quốc Hảo đã xử tới giai đoạn II.

Ở các vụ án này, đã có hàng trăm can phạm được đưa ra trước vành móng ngựa.
Đặc biệt, vụ án Tập đoàn Dầu khí PVN cùng với vụ PVC sẽ có thể hoàn thành cùng với việc bắt và đưa được Trịnh Xuân Thanh về nước đối chứng và hoàn chỉnh bản cung khai của Vũ Đức Thuận và đồng bọn. Việc hoàn thiện hồ sơ hình sự đối với Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng và Nguyễn Tấn Dũng có thể được khai thông.

Trầm Bê bị bắt cùng với các hồ sơ thâu tóm Sacombank, hồ sơ BIDV và các vụ mua 5 ngân hàng với giá zero đồng, vụ Mobifone mua cổ phần AVG, sẽ trực tiếp hoàn chỉnh hồ sơ hình sự của Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Tấn Dũng.

Riêng hồ sơ Formosa, ngày hôm qua, 15/08/2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, xoá chức nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh của ông Vũ Kim Cự và xoá nguyên chức của hai thứ trưởng Tài nguyên Môi trường. Như vậy, ở hồ sơ này, có thể ông Hoàng Trung Hải và ông Nguyễn Tấn Dũng được để lại cho các chiến dịch tiếp sau. Ông Hải có thể được nương nhẹ vì một lý do nào đấy, nhưng chắc cũng sẽ phải ra khỏi Bộ Chính trị.

Tại thời điểm này, đã có tới hàng nghìn đối tượng bị đưa ra xét xử và sẽ chịu án. Liên quan và có thể dính tội với các đối tượng này sẽ là hàng nghìn người khác. Tất cả đều thuộc bộ máy dưới quyền ông Nguyễn Tấn Dũng, đặc biệt có những thân tín của ông như Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình và Trầm Bê, Hoàng Trung Hải, Trần Đại Quang. Mạng lưới này có thể chằng chịt mọi nơi trên khắp cả nước, từ trung ương xuống địa phương và đều gắn với các trung tâm quyền lực.

Một đặc điểm nữa là tất cả những tội phạm này đều là những kẻ hiện rất giàu và vẫn còn rất nhiều quyền lực ngầm nhờ những liên hệ gắn kết kiểu xã hội đen từ rất nhiều năm trước.

Như vậy, chiến dịch chống tham nhũng nhiều tham vọng của ông Trọng chứa đựng nhiều nguy cơ xung đột.

Mỗi một nhân vật trong số những người đang bị đe doạ đều có thể trở thành một ngòi nổ, bởi vì mỗi phần tử này đều có đủ cả năng lực tài chính lẫn năng lực tổ chức, và đều đối diện với một lựa chọn giữa sống và “chết”.

Trong trường hợp đạt được sự liên kết quy tụ dưới tay ông Dũng, thì một kết cục giống như một vụ đảo chính không phải không thể xảy ra. Nhưng với toàn trộm cắp, có đảo chính, ông Dũng cũng không lập được Chính phủ.

Một nguy cơ khác có nhiều xác suất hơn là việc tổ chức ám sát đối thủ. Ông Trọng, ông Tô Lâm, ông Ngô Xuân Lịch và ông Trần Quốc Vượng sẽ là những người đứng đầu danh sách. Và có thể tay trùm đầu độc đeo lon trung tướng công an Trần Quốc Liêm lại tái xuất!?

Đó là cuộc chiến giữa ông Trọng, với có thể toàn bộ chính phủ cũ của ông Dũng. Ông Trọng đang giữ thế thượng phong. Nhưng nếu thiếu thận trọng, ông sẽ “lĩnh đủ”, không những cái “bình” chế độ của ông sẽ vỡ, mà ngay cái mạng sống của ông cũng không phải không có khả năng biến mất.

Nếu diệt được ông Dũng, đưa được ông Dũng ra tòa và tịch thu toàn bộ tài sản tham nhũng đang nằm trong tay cô con cái đầu Nguyễn Thanh Phượng, ông Trọng trả được món nợ phải khóc trong Hội nghị Trung ương 6 tháng 10 năm 2012. Dù sao, dù cho rằng ông Trọng chỉ nhân danh chống tham nhũng để thoả mãn hận thù cá nhân, thì việc bắt được những tên ăn cắp phải đền tội và thu lại được ít nhiều tiền của của dân, vẫn tốt! Nhưng ông Trọng không phải chỉ làm một chuyện là rửa hận.

Người ta nói, ông Trọng còn âm mưu ngồi tiếp trên chiếc ghế Tổng Bí thư cho đến hết nhiệm kỳ. Lâu hơn càng tốt.

Hai người được xem là có khả năng nhất thay thế ông Trọng vào ghế Tổng Bí thư là ông Quang Chủ tịch nước và ông Đinh Thường trực Ban Bí thư. Nhưng người chiếm ưu thế là ông Chủ tịch nước, Đại tướng công an Trần Đại Quang. Ông này nhiều tội, nhưng vốn có công dẹp cuộc đảo chính hụt của ông Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, và cái chính là ông ta còn rất nhiều tay chân trong bộ công an.

Tuy nhiên, ông có một cái “phốt” chết người.

Ngày 17/08/2016, ông Đinh Thế Huynh ký quyết định 13-BBT/TU: “kể từ 18/08/2016, chỉ xét tuổi đảng viên theo hồ sơ gốc cho các công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ đảng”. Ông Quang bị gạt ra ngoài ứng viên Tổng Bí thư, vì theo hồ sơ gốc, sang năm 2018, ông 68 tuổi, quá 3 tuổi.

Ông Đinh Ban Bí thư đã “chơi” ông?

Chín tháng sau khi ký Quyết định 13-BBT/TU, thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh ngấm bệnh, phải đi chữa tại Nhật, rồi về điều dưỡng tại Phú Quốc. Người ta nói ông Đinh bị ung thư. Trước đây, từng có chuyện ông Nguyễn Bá Thanh và ông Phạm Quý Ngọ đều đột nhiên nhiễm phóng xạ, và cả hai ông này đều “đi” rất nhanh. Nghĩ tới ông Quang, người yếu bóng vía đã thấy lạnh sống lưng.

Nhưng chỉ sau 2 ngày khi có tin Trịnh Xuân Thanh bị bắt giải về nước, đột nhiên ông Quang biến mất khỏi sân khấu. Có vẻ như ông biết trước việc Trịnh bị bắt và lên kế hoạch “biến”. Ngày 23/07 Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Đức thì chính trong ngày 24/07, ông đọc diễn văn kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, sớm trước 3 ngày, ông đi thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sĩ và biến mất vào ngày 26/07, không dự bất kỳ một lễ kỷ niệm nào do Đảng và Nhà nước tổ chức vào đúng ngày 27/07.

Tiếp đến, ông không xuất hiện nữa, và chỉ từ một chỗ kín nào đấy, gửi điện mừng quốc khách các nước. Sau 10 ngày, bắt đầu rộ lên tin đồn ông bị bệnh. Nếu ông biết trước ngày phải “biến mất” thì có nghĩa ông bị bệnh theo “kế hoạch” cùng một lúc với tin đồn ông và ông Đinh La Thăng bị quản thúc tại gia.

Như vậy, phía trước ông Trọng, con đường dẫn đến chiếc ghế Tổng Bí thư hết nhiệm kỳ, chỉ còn duy nhất ông Nguyễn Xuân Phúc. Từ khi lên Thủ tướng, người ta chỉ thấy ông Phúc loay hoay với nợ xấu ngân hàng, nợ công Chính phủ, tất bật dọn những đống vỏ ốc mà ông Dũng bỏ lại. Ông được cho là không còn thời gian để tham vọng chạy đua vào vị trí thay ông Trọng.

Nhưng bây giờ, không còn ai. Nếu ông Trọng thật là muốn rút về, thì ông Phúc là ứng viên độc nhất.

Nhưng đó là “nếu” và luôn là “nếu”. Bởi vì, hình như ngay cả phương án ông Phúc, cũng đã được ông Trọng tính đến. Người ta nhớ lại cái quyết định kiểm tra tài sản của 1000 cán bộ cao cấp mà Bộ Chính trị thông báo ngày 28/05/2017, ngay sau khi thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng.

Nếu Nghị quyết số 344/NQ-UBTVQH14 về việc xử lý kỷ luật các chức vụ trong quá khứ có mục tiêu hướng tới Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Nguyễn Tấn Dũng và các đối tượng cao cấp đã không còn đương quyền, thì quyết định kiểm tra tài sản của 1000 cán bộ cao cấp lần này có mục đích hướng tới các cá nhân có siêu tài sản nằm trong chính phủ hiện tại, trong đó không loại trừ ông Phúc, vì dư luận đồn ông Phúc có cả nhà ở bên Mỹ.

Nghị quyết này, được giải thích rằng sẽ không có vùng cấm với cả 18 Ủy viên Bộ Chính trị và 200 Ủy viên Trung ương.

Theo bà Lê Thị Thủy, Phó chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra TƯ, “không cần phải hội đủ cả 3 căn cứ, chỉ cần 1 căn cứ là đã có thể kiểm tra. Ví dụ, khi có kế hoạch, yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền thì sẽ kiểm tra; hoặc có đơn thư tố cáo thì kiểm tra; hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản… thì sẽ kiểm tra”.
Ai cũng biết, có một thực tế là, số cán bộ cao cấp nằm trong chính phủ hiện tại của ông Phúc, 100% có tài sản không có nguồn gốc từ thu nhập chính thống, tức là từ lương. Những tài sản này sẽ bị kiểm tra nếu rơi vào một trong 3 căn cứ nêu trên, có nghĩa là nếu Ban Kiểm tra TƯ muốn, mọi tài sản đều có thể bị kiểm tra, bất kể người đó là ai. Và chỉ cần Ban Kiểm tra kết luận tài sản không rõ nguồn gốc, đủ để chủ nhân của nó nằm ngoài mọi quy hoạch đề bạt và bổ nhiệm.

Với những vị trí nhạy cảm như chức Tổng Bí thư, chỉ cần có thông báo kiểm tra, thì kể cả kết luận “không có gì”, ứng viên ấy vẫn bị loại.

Bởi vì, cùng với kết luận “không có gì”, thường có đơn tố cáo nặc danh, từ trên trời rơi xuống, trưng ra đủ bằng chứng, nhưng chẳng cơ quan có trách nhiệm nào chịu công khai xác minh.

Đấy là sự hiểm độc của các loại quyết định mà Tổng Bí thư ký ban hành.
Như vậy, nhìn bao quát, cuộc chiến thứ nhất là cuộc tổng công kích công khai và quyết liệt giữa lực lượng trong tay ông Tổng Bí thư chống lại tập đoàn tham nhũng của chính phủ cũ, đứng đầu là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Bên cạnh cuộc chiến này, cuộc chiến thứ hai là một cuộc chém giết bí ẩn không rõ người chủ mưu, nhưng đã có hai đối thủ nặng ký cùng ngã ngựa. Một là thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã bị tuột mọi chức vụ và đang dưỡng bệnh. Người thứ hai là đương kim Chủ tịch nước Trần Đại Quang, biến mất khỏi sân khấu không rõ nguyên nhân, dù thỉnh thoảng vẫn “gửi điện mừng”. Giống như ông Phùng Quang Thanh, bị nhốt trong khuôn viên Bộ tổng Tham mưu suốt 5 tháng không được về nhà, nhưng lại ngồi trên Chủ tịch đoàn Đại hội XII.

Cuộc chiến thứ ba được cho là đánh vào chính phủ hiện tại, đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Mặt trận này chỉ như một trận mai phục, tiến hay thoái tuỳ tình huống diễn biến tham vọng của ông Phúc. Nếu ông Phúc bộc lộ tham vọng Tổng Bí thư, quyết định kiểm tra tài sản sẽ được xúc tiến, ngược lại, nếu ông Phúc ngoan ngoãn chịu dừng ở vị trí Thủ tướng, chấp nhận hay ủng hộ phương án toàn nhiệm kỳ của đương kim Tổng Bí thư, thì ông Phúc sẽ có được sự “hỗ trợ hết mình” của Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, cuộc vận động cho một cuộc cải cách triệt để thể chế phục vụ nền kinh tế thị trường không chấp nhận định hướng chính trị do ông Phúc và các cộng sự rất tích cực trong chính phủ của ông thực hiện đang một mặt thu được rất nhiều ủng hộ của giới doanh nghiệp cả tư nhân lẫn quốc doanh, cả của giới quản trị lẫn đông đảo dân chúng, một mặt bộc lộ thái độ chống đối ngày càng gay gắt của số đông đối với lối tư duy giáo điều và bảo thủ, đang được khẳng định là nguyên nhân chính của trì trệ và tắc nghẽn phát triển.

Ông Trọng mặc dù đang chiếm được cảm tình trên khía cạnh chống tham nhũng, lại không được chấp nhận trên vai trò đứng đầu Đảng và dẫn dắt chế độ.
Cuộc chiến trên mặt trận thứ ba, thực chất là cuộc chiến giữa “định hướng xã hội chủ nghĩa” của phe Đảng và “không định hướng chính trị” của những người ủng hộ ông Phúc.
Như vậy, nhìn toàn cảnh chiến trường, có thể giả định mấy kịch bản thế này:

1- Ông Dũng đầu hàng, thì toàn bộ hệ thống chính phủ cũ của ông sẽ ra đoạn đầu đài. Sẽ có hàng ngàn cái án, trong đó có án cho ông Dũng, ông Thăng, ông Bình, ông Hoàng Trung Hải, Vũ Huy Hoàng và ông Nguyễn Minh Quang.

2- Ông Dũng hay phe ông Dũng đảo chính, quân đội can thiệp, chính phủ quân sự với Ngô Xuân Lịch làm Thủ tướng. Đất nước chìm trong khủng hoảng.

3- Ông Trọng thắng thế, khoảng giữa năm 2018, Đại hội giữa nhiệm kỳ sẽ bỏ phiếu tín nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư. Sẽ bầu bổ sung 5 Ủy viên Bộ Chính trị thay cho các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải, Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang. Ông Phúc vẫn làm Thủ tướng, nhưng ông Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Thành Phong làm Bí thư Sài Gòn. Vũ Đức Đam làm Bí thư Hà Nội. Dân chủ tiếp tục bị đàn áp. Kinh tế tiếp tục trì trệ.

4- Phe cải cách của ông Phúc thắng thế. Ông Phúc trúng Tổng Bí thư tại Đại hội 13. Bầu Quốc hội lập hiến, soạn thảo và phê chuẩn hiến pháp mới, bỏ Điều 4, chấp nhận cạnh tranh chính trị, ban hành luật Hội, tự do đảng phái. Việt Nam thoát khỏi chế độ độc đảng độc tài.

Gọi là cuộc chiến tay ba, vì nếu đúng là ông Đinh Thế Huynh đã bị tước tuột hết mọi chức vụ, thì tay thứ nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, tay thứ hai là ông Nguyễn Tấn Dũng và tay thứ ba là ông Nguyễn Xuân Phúc. Thử xem con số 13 có “linh” thật không?!

16/08/2017

B.Q.V.

Tác giả gửi BVN.

Cái lò ông Trọng

Cái lò ông Trọng

Trương Duy Nhất
 
Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Hà Nội Ngày 28 tháng 01 năm 2016.

Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Hà Nội Ngày 28 tháng 01 năm 2016.

 AFP
 
 

Một lão làng nhen củi nhóm lò

Ông Trọng miệt mài nhen củi nhóm lò 5 năm rồi, từ bận rút khăn sụt sùi bất lực không kỷ luật được “đồng chí X”. Khái niệm “nhóm lò”, được ông nhắc lần đầu, sau hội nghị trung ương 6 (2012).

Lặng lẽ, âm thầm, nín chịu. Đến đầu 2016 mới loại được Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, cái lò ấy vẫn không nghe nhắc lại dù chỉ một lần. Nó chỉ được nhắc đến, và lửa lò chỉ thật sự bùng cháy mới đây, khi bắt Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, và kỷ luật tước hàm Bộ chính trị Đinh La Thăng.

5 năm nhen củi. Cái lò ông Trọng đang vào độ nóng hơn lúc nào hết, như thể sẵn sàng thiêu đốt bất cứ “đồng chí” nào. Trước, ông sụt sùi, giờ ông hả hê, lời ông như lửa: củi khô củi ướt rồi sẽ chun hết, cháy hết!

Hẳn dễ hiểu, những thanh củi khác ông Trọng nhắm đến không chỉ dừng ở Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, mà cái đích, mồi lửa đang lan gần, rất gần đến cánh cửa tư gia cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Diệt trừ tham nhũng, không ai không ủng hộ. Thậm chí, nếu tước được hàm cựu Thủ tướng và trước khi lôi X ra toà, tôi muốn được tận tay đấm vào giữa mặt thằng X ăn tàn vét tận ấy một phát mới hả dạ.

Nhóm lò thiêu X, tôi ủng hộ. Nhưng, để triệt tiêu những mầm mống hậu X, cần tiến tới xây dựng một cơ chế quản trị quốc gia thật sự minh bạch, dân chủ. Hay nói phớ ra là cải cách chính trị, thay đổi thể chế, nhen một cái “lò” thiêu đốt mớ “lý luận hồng” chết tiệt ấy đi.

Đấy mới là cái “lò” quốc gia này, dân tộc này cần.

Chổng mông thổi lửa

Quản trị quốc gia, không phải túc tắc ê a nhóm củi như cái cách một lão làng đốt lò vậy.

Nhân loại đã tiến đến mức chỉ một nút ấn, trong tích tắc có thể thiêu vùi một lãnh thổ/quốc gia. Ông Trọng nhà ta lại vẫn miệt mài nhóm củi đốt lò. Cái lò than củi mông muội chết tiệt, với tư duy chổng mông thổi lửa ấy sẽ kéo dân tộc thụt lùi tới đâu?

Với thứ tư duy lò liếc ấy, thì diệt xong X, sẽ đến phiên chính các “đồng chí” đang nhóm củi bây giờ biến thành những thế hệ hậu X nay mai. Những cái lò, rồi sẽ chỉ trở thành công cụ để thiêu đốt các thế lực đối thủ của các “đồng chí” Cộng sản với nhau, chứ không vì mục tiêu cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

Ông Trọng, dường như mới chỉ nhìn ra nguy cơ cho đảng, cho chính ông và các “đồng chí” của mình, chứ chưa nhìn ra nguy cơ cho quốc gia, dân tộc. Trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ, Hà Nội hôm 6/8, sau khi ví von lại chuyện cái “lò”, ông bảo: “tham nhũng đã bức xúc đến mức thành nguy cơ mất chế độ, mất đảng”.
Nhìn trong cái lò diệt thiêu các “đồng chí” của ông thì đúng. Nhưng trên bình diện lợi ích quốc gia, dân tộc thì ông vẫn chưa vượt qua tư duy một giáo viên trường đảng.

Mất đảng (Cộng sản), sẽ có nhiều đảng khác. Mất chế độ này, sẽ có một chế độ khác dân chủ, tiến bộ hơn. Vì thế, nguy cơ của đảng lại chính là cơ hội cho quốc gia, dân tộc.

Cái “lò” cần nhen lúc này là để cứu nước, chứ không phải cứu đảng.

Tôi biết, ông Trọng muốn làm sạch đảng. Cái lò ông muốn nhen lên, cũng vì mục tiêu này. Trong khi chưa mất đảng, cái đảng của ông chưa chết, thì thiêu đốt những rác rưởi cho đảng sạch hơn là đúng. Nhưng đấy chỉ là cho đảng, vì đảng. Nếu thật sự biết nhìn, dám nhìn ra lợi ích và sự sống còn của quốc gia, dân tộc lớn hơn lợi ích và sự sống còn của đảng, thì có thể phải chấp nhận mất đảng để cứu nước – tại sao không?

6 Nguyên Tắc Xử Thế của Cổ Nhân

  6 Nguyên Tắc Xử Thế của Cổ Nhân

 Thuật xử thế của người xưa – Chìa khóa của sự khôn ngoan

Thuật xử thế – cánh cửa dẫn tới sự khôn ngoan và thành công trong quan hệ con người. Dưới đây là 6 nguyên tắc xử thế của cổ nhân được đúc kết qua một thời gian rất dài.

Những chủ đề bàn luận về thuật xử thế có lẽ không còn xa lạ và mới mẻ. Khi quan hệ giữa người và người càng mở rộng thì nghệ thuật xử thế càng cần kíp hơn bao giờ hết. 

Dưới đây là 6 nguyên tắc xử thế của cổ nhân được đúc kết qua một thời gian rất dài.

Khi kiên trì ứng dụng những nguyên tắc này, bạn có thể trở nên một người khéo léo, thành công, đáng quí trọng hoặc ít nhất cũng tránh cho mình khỏi những oái oăm không ngờ đến trong giao tế hằng ngày.

  1. Kiềm chế lòng tự ái cá nhân

Giữa chốn ba quân có thể đoạt được soái ấn nhưng không thể đạt được chí kẻ thất phu.

Con người dù tầm thường đến đâu thì bao giờ cũng có suy nghĩ bản thân mình quan trọng. Đó chính là  cái tôi trong mỗi người. Lòng tự ái là nguồn gốc cho rất nhiều chuyện đắng cay đáng tiếc. Trong các cái khổ, cái khổ do lòng tự ái gây ra là khó chịu uất ức hơn hết.

Khuất Nguyên người nước Sở luôn nghĩ rằng: “Đời đục cả, một mình ta trong; người say cả, một mình ta tỉnh… Bởi vậy, ta phải bị bỏ đi…”

Đó không riêng là tâm sự của Khuất Nguyên mà là tâm sự chung của con người. Khi mà mình luôn muốn cho người ta phải nghe theo ý mình mới chịu. Tại sao ta không để cho người ta theo ý họ? Cho họ cái họ muốn một cách thật tế nhị, và bạn sẽ thu phục được lòng họ.

Đừng công kích, đừng nói mỉa, đừng mạt sát ai, … đừng chạm vào tự ái của người khác nếu bạn muốn họ nghe theo ý bạn. Hơn nữa, thiện cảm đầu tiên bạn tạo được với người khác cũng chính là chìa khóa thành công sau này.

Đúng sai là một lẽ tương quan. Họ nghĩ họ đúng, mình cũng vậy, nếu cứ tiếp tục cãi thì khó được ổn thỏa. Chi bằng ta im lặng và để hành động cùng thời gian chứng minh tất cả.

  1. Chữ Lễ

Ẩn ác dương thiện. Cái gì không muốn làm cho mình thì đừng làm cho người khác.

“Tuy làm cho người ta đuối lý ngậm miệng, đỏ mặt tía tai, mình hả dạ thật, nhưng đó là người nông nổi, khắt khe…” – Lữ Khôn

Lễ là nhún nhường, đặt cái tôi của mình sau người khác. Như thế không phải là giả dối làm lợi cá nhân. Lễ là tránh đau khổ cho người khác bằng cách hi sinh mình. Không chạm tự ái của ai. Che đi cái xấu, cái dở và tuyên dương cái hay cái đẹp của người khác. Một người rộng lượng không ích kỉ sẽ làm được như thế, một cách vô tư.

Đối với người thấp kém hơn mình người khác dễ sinh lòng tự phụ, kiêu căng. Nhưng họ không ngờ chính sự kiêu căng, tự phụ ấy đã làm hại tới chính mình. Gieo rắc vào lòng người sự căm ghét và thù hận. Một số người còn lãnh nhận hậu quả tàn khốc bởi bị trả thù.

Vậy mới biết mình đừng bao giờ để ngạo khí trấn át. Những thói kiêu căng, biếm lẽ thường chỉ xuất hiện ở loại người không đạt chí. Người ta càng thấp kém càng có tâm cảm tự ti, đó là nguồn gốc sinh ra thù hận với người hơn mình. Đừng để điều đó hủy hoại bạn. 

Đối với người trên mình phải kính trọng, đối với người dưới càng phải khiêm nhường là vậy.

  1. Đừng cậy tài

Khôn mà làm như ngu ngốc, đó mới thật là khôn.

Dương Tu bị Tào Tháo giết bỏ chính vì thói làm khôn, tỏ ra của mình. Dương Tu là người thông minh tài trí, luôn đoán biết được ý định của Tào Tháo. Lần nào Tào ra ẩn ý ông cũng đều giải quyết được. Điều này làm Tào Tháo vô cùng căm ghét, cho là thói ngạo mạn, làm khôn. Cuối cùng không kìm được mà xử tử.

Người thông minh tỏ ra thông minh đó là thường. Người thông minh có tài mà luôn tỏ ra bình thường, ẩn lặng là một người vô cùng khôn khéo. Đó chính là bí quyết tránh cho mình khỏi tai vạ. Họ không bao giờ làm cao, nhưng luôn nhún nhường. Âm thầm đem tài năng ra cống hiến, âm thầm sống không màn uy danh. Đó là cốt cách của kẻ hơn người.

  1. Chuyện ơn nghĩa

Ân càng thâm oán càng sâu

Hàn Tín khi xưa bị Hán Vương bêu đầu cũng vì thói vòi vĩnh, nhắc ơn. Hàn Tín là một tướng giỏi, lập được nhiều công trạng cho triều Hán. Nhưng thói xử thế của ông rất ngây thơ, nghĩ rằng mình lập được nhiều chiến tích nên hết lần này đến lần khác đòi hỏi phong vương, bổng lộc, làm cao, chạm tới tự ái đế vương của vua Hán. Hán Vương nhiều lần nhịn nhục, Hàn Tín không hay vẫn làm cao, nghĩ rằng Hán không phụ mình vì mình tài giỏi, lập nhiều chiến công.

Chính sự ngây thơ đó đã đoạt mạng Hàn Tín.

Trong giao thiệp, người ta quí trọng nhất bao giờ cũng là người thật thà, dễ thương, gần họ bạn thấy mình cao trọng hơn hẳn.

Người ta lấy oán báo ân chính là muốn rũ bỏ cái ơn sâu của người làm ơn. Không muốn mắc nợ nên cuối cùng bội phản. Nghịch lý nhưng đúng như vậy.

Nếu được hãy làm ơn, rồi quên hẳn nó đi. Đừng nhắc lại.

  1. Đạo cương nhu

Nhu thắng cương, nhược thắng cường

Tô Đông Pha có câu: “Những bậc đại dũng trong trời đất thình lình gặp những việc phi thường không kinh, vô cố bị những điều ngang trái cũng không giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão họ rất lớn và chỗ lập chí họ rất xa.”

Nhịn được điều người khác không thể nhịn, tha thứ được điều người khác không thể tha, phải là một người bao dung hơn người, hiểu biết hơn người, điềm tĩnh hơn người mới làm được.

Người ở trong thế yếu nuôi ý chí lật ngược thế cờ mà không có đủ dũng lực chịu những điều mạt sát, khinh thị thì không thể làm nên chuyện lớn.

Điềm tĩnh, nhịn nhục không phải là nhu nhược. Mà thực sự đó chính là sự oai dũng đệ nhất. Dùng “Nhu” thắng “Cương” chỉ có người điềm tĩnh lắm mới làm được. Và thành quả mà nó mang lại cũng ngoài sức tưởng tượng như thế.

Trong thuật xử thế, cái hàng đầu là phải Biết mình.

  1. Biết là sống

Khôn, chết. Dại, chết. Biết…sống

Người thông minh, hiểu biết sâu sắc nhất luôn biết tỏ ra giản dị, thường thường. Không phải nói rằng mình trở thành người ngu ngốc, thờ ơ thế sự, mà nói rằng mình biết tiết chế điều hiểu biết của mình vì chỉ có người thật thông minh mới biết lúc nào nên làm như người ngây thơ mà thôi.

Biết lúc khôn, biết lúc dại, biết thời biết thế. Nói chung là biết rõ thời.

Biết ở đây là biết tùy lúc mà ứng biến cho hợp tình huống. Nếu chỉ khư khư một mực thì rất dễ hỏng việc.

Con cọp muốn làm khác loài, bỏ rừng ra đồng bằng thì chết. Người ta đều khờ dại mà mình muốn tỏ ra khôn lanh để khác biệt thì biết đâu lại mang họa tới.

Enstein từng nói: “Dấu hiệu nhận biết thiên tài là tất cả những đứa ngu đều đứng lên chống báng.” Câu nói hài hước, nhưng đúng.

Tóm lại: Đây là 6 nguyên tắc đơn giản mà không hề giản đơn người xưa đã đúc rút ra được để biến mình trở thành người toàn năng trong giao thiệp. Tuy khó làm, nhưng nếu thành công, thì kết quả đem lại không hề nhỏ. Nếu bạn bắt gặp mình phạm phải những nguyên tắc trên, thì giờ là lúc bạn thay đổi.

From: hnkimnga & Anh chị  Thụ + Mai gởi

Lại sử dụng luật rừng để giải quyết khủng hoảng với Đức

From facebook: Christina Le
Lại sử dụng luật rừng để giải quyết khủng hoảng với Đức

Việt Nam đã “hội nhập” 3 thập niên nhưng xem ra một bộ phận lớn lãnh đạo cao cấp trong đảng, hay những “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”, vẫn như còn đang sống trong rừng. Vụ Trịnh Xuân Thanh đổ bể, quan hệ hai bên Việt Nam và Đức căng thẳng, quyền lợi của đất nước và dân tộc Việt Nam bị de dọa.

Phía Việt Nam khư khư với lập luận Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam “đầu thú”. Trong khi phía Đức, kết quả điều tra ngày càng xác quyết: Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam “bắt cóc” tại Đức.

Đây là một khủng hoảng lớn. Việt Nam có thể bị các nước Âu Mỹ cô lập. Hành vi đưa mật thám có vũ trang vào một quốc gia khác bắt người được luật quốc tế xếp vào thể loại “khủng bố”. Việt Nam xâm phạm chủ quyền của nước Đức đồng thời vi phạm luật quốc tế.

Nếu Việt Nam không “bình tĩnh”, giải quyết một cách khôn ngoan, tác hại của nó có thể xem như là “bom nguyên tử”, so với vụ “pháo tép” Trịnh Vĩnh Bình.

Nhưng vì “lò đang nóng”, chiến dịch “củi ướt củi khô” của ông Trọng đang được “cổ vũ bằng một lực lượng chính trị nhân dân đông đảo”. Không biết mục đích là để loại các đối thủ chính trị, củng cố quyền lực bản thân, hay là để chống tham nhũng. Cả nước “hừng hực” đốt lò, dẫn đầu là những bài viết “mở đường” của các “chiến sĩ văn hóa”.

Cả bộ phận “chiến sĩ văn hóa” đang như “lên đồng”. Không khí hôm nay không khác thời “bước tiến nhảy vọt” của Mao Trạch Đông bên Tàu.

Bài viết “Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?” trên Tuần báo Văn nghệ TP HCM là điển hình cho sự “sắc cạnh” của “chiến tranh tâm lý”.

Đã là “chiến tranh”, cho dầu là “tâm lý”, thì người ta xài “luật rừng”, cứu cánh biện minh cho phương tiện, chớ không xài luật quốc gia hay quốc tế.

Trong bài viết này “người chiến sĩ văn hóa” đã phỉ báng những chính trị gia, những công chức người Đức có trách nhiệm trong vụ Trịnh Xuân Thanh là “hồ đồ”, là “thần kinh” là “mua phiếu”. Một cách nặng nề, họ đã ví nhà nước Đức là “lũ kền kền vô trách nhiệm” (sic!).

Hội nhập 3 thập niên nhưng bản chất “rừng rú” vẫn chưa cởi bỏ. Quan niệm “địch ta” thời chiến tranh lạnh vẫn đầy ắp trong đầu óc.

Họ tìm mọi cách để bảo vệ danh tiếng của ông Trọng. Đó cũng là “lợi ích của đảng”.

Rõ ràng phe ông Trong đã và đang sử dụng “luật rừng” để giải quyết khủng hoảng với phía Đức. Quyền lợi của đất nước, của dân tộc bị tổn thuơng, bị thiệt hại ra rao, họ bất cần.

Bài viết trên tuần báo Văn Nghệ, nếu được dịch sang tiếng Đức, sẽ là một “xì căng đan” ngoại giao.

Trên bình diện quốc gia, việc sỉ nhục như vậy là điều cấm kị.

(Trương Nhân Tuấn)