“Có người hỏi tôi tại sao”

Lẻ bóng – Anh Bằng -Thanh Thúy

httpv://www.youtube.com/watch?v=6WrnYpKSjBo

Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 23 thường niên năm A 10/9/2017

 “Có người hỏi tôi tại sao”
Ưa ca bài ca sầu nhớ

Ưa ngắm trăng mờ hoàng hôn

Ưa đi lặng lẽ trong những đêm gió mưa u buồn
Mà nghe cô đơn.”

(Anh Bằng – Lẻ Bóng)

(Mt 5: 8)

 Trần Ngọc Mười Hai

Nhạc bản “Lẻ Bóng” của nhạc sĩ Anh Bằng, vẫn cứ hỏi mình/hỏi người khá nhiều thứ. Có những thứ và những sự nghe xong, cũng khó mà trả lời cho ra nhẽ. Khó nhất hạng, là cứ phải đọc báo lá cải hoặc rau diếp rau dền sao đó, rồi lại hỏi chuyện đó có thật hay không, thì có ma nào biết được sự thật, mà giải-đáp.

Trước khi giải-mã câu hỏi về sự việc này, nay mời bạn và tôi, ta thử đọc một tin khá “lạ kỳ” trên tuần báo “Văn Nghệ” ở Úc hôm 03/8/2017, có những điều rất ư là kỳ khú, như sau:

“Kỳ quái ở Sàigòn, nghề ngủ thuê trong quan tài lấy may.

Có lẽ bất cứ ai khi nhìn thấy những cỗ quan tài sơn màu đỏ đều cảm thấy lạnh sống lưng, không muốn đến gần chứ đừng nói là chui vào đó…nằm ngủ. Thế nhưng, ở những trại hòm Sài gòn lại có cái nghề kỳ quái: Vào nằm trong quan tài.

 Công việc này khá đơn giản, chỉ cần nằm im trong quan tài gỗ đã đóng kín, sau một tuần nhang sẽ được các chủ trại hòm trả từ 400.000-500.000đồng. Anh Vạn (44 tuổi, quê gốc Chợ Gạo, Tiền Giang) làm nghề ngủ trong quan tài, cho biết, khoảng 4-5 năm trở lại đây, nghề này khá phát triển…

 Cũng theo anh Vạn, các chủ trại hòm cho rằng, nếu buôn bán ế ẩm, các quan tài không có “chủ nhân” chỉ cần có người chịu vào đó nằm, giả chết sau một tuần nhang thì sẽ có chủ nhân thật sự. Nói nôm na, ngủ trong quan tài để mang lại may mắn làm ăn, buôn bán cho họ. Chẳng biết thực/hư thế nào, nhưng cái nghề ngủ quan tài là có thật 100%” (X. Văn Nghệ Tuần Báo ngày 3 tháng 8 năm 2017, tr. 44)

Thế nhưng, bỏ qua một bên những chuyện tưởng-như-là dị-đoan/mê-tín thần-thoại này, nay ta cũng nên để mắt đọc thử một bài viết khác có câu hỏi, rằng: “tại sao có người lại cứ tin vào chuyện Đức Mẹ hiện ra ở đây đó, có mê-tín/dị-đoan hay không, như bài viết phổ biến trên Tuần Báo Công Giáo Sydney hôm 26/3/2017, như sau:

“Hoa trái tốt tươi cũng có thể xuất từ sự-kiện Medjogorje. Thiên-Chúa sẽ tỏ-bày thân mình Ngài ở bất cứ nơi nào Ngài được đón tiếp, ngay cả khi khách hành hương cảm thấy thất vọng, vì nhiều lẽ…” (Xem thêm lập trường của tác-giả Simcha Fisher qua nhận-định này ở bài: The low-down on Medjugorje, trên tuần báo The Catholic Weekly 26/3/2017 tr. 13)

Hỏi và đáp thế rồi, nay mời bạn và mời tôi ta quay về nhạc bản trích-dẫn ở trên mà nghêu ngao đôi ca-từ để rồi lại sẽ bàn những chuyện đáng bàn mãi về sau. Nghêu-ngao hát, là hát những ca-từ được viết như sau:

 “Đừng chắt tình riêng tôi
Đời mấy người chẳng
Ưa nhìn tơ liểu rũ

Ưa chìm trong giấc ngủ
Ngày còn ấu thơ lòng chưa biết chi mộng mơ.

Nói nhiều để cho sầu vơi
Tôi ưa tìm lên đồi vắng
Ưa lắng chuông chùa vọng khơi

Trông chim bạt gió
Nghe tiếng tiêu thiết tha xa vời lòng thêm chơi vơi

Thường viết dòng tâm tư
Vào những chiều úa
Thương cành khô lá đổ

Thương mùa đông nức nở
Thương cung ve rền trong nắng hè gọi bơ vơ.

 Còn thương còn nhớ
Đường xa ai gian khổ phong trần
Tạm quên vui khi tuổi thanh xuân
Năm tháng giữa non ngàn

Mộng lòng ra đi là giữ yên bờ cõi
Một đời nguyền hy sinh hạnh phúc riêng người ơi
Biết bao giờ nguôi (thôi).


Nói sao cạn lời
Tình tôi mến người.

Vẫn là niềm thương đầy vơi
Khi ca bài ca sầu nhớ
Khi ngắm trăng mờ hoàng hôn

Khi đi lặng lẽ trong những đêm gió mưa u buồn
Mà nghe cô đơn

Hẹn ước về tương lai
Chờ đón ngày tới
Đôi lòng không cắt trở
Như bày chim ấm tổ

Tôi xin dâng người ca khúc trọn một niềm vui … !!!

(Anh Bằng – Lẻ Bóng)

Hát cho qua nỗi buồn hỏi han xong, nay mời bạn và mời tôi, ta quá bộ đi vào vườn hoa truyện kể có những lời bàn về “nhân sinh vô thường”, nó thế này:

Nhân sinh vốn vô thường, đời người tựa đóa hoa, sớm nở tối tàn, mấy ai có thể sống một cách nhẹ nhàng thoải mái cho được. Hãy biết trân quý, cảm thông cho bản thân và người khác, để mỗi ngày trôi qua là một ngày ý nghĩa.

 Nhân sinh khó hay không là dựa vào nỗ lực của chính mình, ngày qua ngày có khổ hay không là do tâm tình của mình, không cần đánh mất niềm tin, không cần oán hận ghen tị, con đường phía trước không phải lúc nào cũng gập ghềnh, người bên cạnh tất cả đều cố gắng nỗ lực, mệt mỏi cũng không buông bỏ bản thân, đừng tùy hứng trước mặt người khác, khiến cho người khác đối với mình có thành kiến.

 Nên hiểu biết một chút, đừng quá coi trọng bản thân, ở trên đời này không ai cần phải theo ý mình, nước mắt, khổ sở nên để trong lòng, đừng vì tính tình của mình mà làm hỏng tâm tình của người khác. Ai cũng đều sống không dễ dàng, hãy cảm thông thấu hiểu lẫn nhau mới có thể có được bạn bè, mới có thể làm cho chân tình bền vững.

 Thời gian sẽ vạch trần những lời dối trá, sẽ làm xa cách nhau, sẽ thấy được tâm của bao người. Không thể không thừa nhận rằng, thời gian là một loại thần dược nhiệm màu, đồng thời cũng là một loại độc dược.

 Quan hệ giữa người với người, không nên dùng sự thông minh để lợi dụng sự thiện lương của người khác, thời gian sẽ cho chúng ta thấy rõ, đơn giản chính là sự quen biết lâu dài nhất, bình thường là tình bạn yên tâm nhất.

 Có một ngày ta sẽ hiểu được, thiện lương so với thông minh thật khó khăn, thông minh là một loại khả năng do trời ban cho, còn thiện lương là một loại lựa chọn, cảm kích khi có được, chờ mong vào tương lai. Cái gọi là cuộc sống chính là ta cần phải quen với những thay đổi của người đời, cũng cần phải có thái độ xem nhẹ với những người dần dần xa cách.

 Khi tâm tình không tốt cần phải học cách thay đổi, khi có việc khiến ta không thoải mái, thì không cần hết sức chạy theo sau để hỏi vì sao. Con người khi còn sống thì sẽ càng gặp những việc phiền lòng, để nhìn xem đối diện với những sự việc đó bạn sẽ thay đổi ra sao.

 Xem nhẹ một chút thì tâm sẽ nhẹ một chút. Có một số việc chính là không có kết quả, nếu tính toán thì ngược lại sẽ tăng thêm phiền não, cho nên thà không tính toán. Danh – lợi, được – mất, tính toán nhiều tâm can tất sẽ mệt mỏi.

 Chúng ta vốn là khách trọ qua đường, tựa hạt bụi phiêu lạc nơi trần thế. Không oán trời oán người, cũng không oán trách mình, cứ tích cực vui vẻ, vận số có thế mới canh tân, đường đi như vậy mới thông suốt, tâm mới vui vẻ, thanh nhàn, sảng khoái.

 Giữ vững tiêu chuẩn làm người, bảo vệ cho ranh giới thiện lương. Nhân sinh có mức độ, quá mức sẽ gặp tai vạ, làm người không nên quá để ý, làm việc không cầu hoàn mỹ. Lòng người quý ở chỗ khoáng đạt, khoan dung, hòa nhã. Không giận không vội, mới đủ rộng lượng; không nóng vội, mới đủ thong dong; không lo lắng ưu sầu mới đủ kiên cường.

 Không buồn bã sầu lo mới đủ xán lạn; không ghen ghét đố kị mới đủ ưu tú, không bám víu so đo mới đủ hạnh phúc; không tính không toán mới đủ vui vẻ. Làm người ở trên đời cần một chữ “Cười”.

 Cười đối với danh dự, không tranh giành; cười đối với của cải bất nghĩa, không nhận; cười đối với đời, không cầu; cười đối với khó khăn, không buồn phiền; cười đối với quyền quý, không cúi đầu; cười đối với nhân sinh, không gò bó, cười đối với được mất, không lo buồn.

 Trên khán đài cuộc sống, chúng ta gặp được càng nhiều người thì sẽ gặp được càng nhiều sự tình. Bất luận có vui vẻ hay không, chúng ta cũng phải hiểu được có tụ họp có ly tán; bất kể có thâm tình hay không chúng ta đều phải tươi cười mà đón chào. Con người khi còn sống, ai cũng không nhất định là sẽ vững vàng, phồn hoa như gấm lụa.

 Khi đắc ý nên lưu tình với người khác, khi thất ý còn có người giúp đỡ. Làm người sống ở đời phải hiểu được khoan dung thỏa mãn, chân tình mới có thể đổi lấy chân tình. Cho dù là đắc ý hay không như ý, chúng ta đều phải cảm tạ cuộc sống. Chính cuộc sống làm cho chúng ta hiểu được rất nhiều, càng biết rõ ràng hơn nhiều.”(Đức Hạnh biên dịch)

Thắc mắc trên, từng là câu hỏi đặt ra cho nhiều người, trong đó có bầy tôi đây. Thật cũng may, là: đang trong lúc kiếm tìm câu trả lời cho thoả-đáng, thì bần đạo bầy tôi đây lại “chộp” được ý tưởng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô như sau:

“Trên chuyến bay trở về từ Fatima, nước Bồ Đào Nha, phóng-viên Joshua McElwee của tờ The National Catholic Reporter có hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tính-chất rất thực nơi sự việc Đức Maria hiện ra ở Medjugorje, nước Bosnia-Herzegovia, Đức Giáo Hoàng trả lời:

 “Bản Tường Trình, cũng đã có chút ngờ vực rồi; nhưng cá nhân tôi còn nghi-ngờ tệ hơn thế. Tôi thích chọn Đức Bà của ta như con người chứ không là Đức Bà Thủ Trưởng ngành Bưu điện chuyên gửi tin nhắn vào thời điểm nào đó, rất nhất-định.

 Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Truyện ở đây, không biểu-tỏ đó là Thân-mẫu Đức Giêsu và các sự việc gọi là “hiện ra” như thế không có giá-trị là bao nhiêu. Tôi nói, đây là ý-kiến cá nhân của tôi, nhưng ý-kiến này thật rõ nét. Những ai nghĩ rằng: Đức Bà của chúng ta vẫn bảo rằng: Con hãy đến, vào ngày mai cũng giờ này Ta sẽ gửi tin nhắn cho người nào nhìn thấy, như vậy ư? Không đâu! Không phải thế. 

Ba trong số 6 trẻ nhỏ lúc đầu bảo: đã nhìn thấy Đức Bà ở Medjugorje vào tháng 6/1981 có nói: Bà sẽ tiếp-tục hiện ra như thế cho chúng nhìn thấy mỗi ngày; còn 3 cháu kia, lại nói: Đức Bà hiện ra với chúng có một lần một, cách nay một năm…

 Một uỷ-ban thuộc giáo-phận đã nghiên-cứu học hỏi về các sự việc gọi là “hiện ra” từ năm 1982-1984; và một lần khác vào các năm từ 1984-1986 với nhiều thành-viên hơn; và lúc ấy, Hội đồng Giám mục ở Nam tư đã điều-tra các sự việc ấy từ năm 1987 đến 1990, cả 3 uỷ-ban này đều kết-luận rằng: họ không thể khẳng-định được là có sự-kiện siêu-nhiên xảy ra ở thị-trấn này, trong thời-gian ấy hay không…

 Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn thêm: Ta không thể chối bỏ các yếu-tố linh-đạo và mục-vụ ở đây, bởi dân chúng đã tới đó và đã hồi hướng trở lại, họ là những người gặp thấy Chúa là Đấng hoán-cải cuộc sống của họ. Đó, không có gì là xảo-thuật hết.” (Xem Junno Arocho Esteves, Pope Francis: I personally doubt authenticity of current alleged Medjugorje visions, Catholic Herald 14/5/2017)

Hỏi han nhiều, tìm kiếm câu trả lời cho siêu, cũng là kiếm tìm một cung-cách sống trong đời. Sống phúc hạnh, lành thánh dù đơn sơ nhưng có chủ-đích như truyện kể nhẹ về “Hạnh phúc đơn sơ” ở bên dưới:

“Có một tỷ-phú sống trong căn biệt thư xa-hoa. Nhưng một ngày kia mắc bệnh hiểm nghèo, ông chợt nhận ra rằng tất cả những gì là danh-vọng, tiền tài, vật chất, thật ra đều hư-vô như mấy khói. Vì lo sợ sẽ không sống được bao lâu nữa, ông bèn tìm đến một danh-y để xin lời khuyên nhủ. Sau khi bắt mạch, danh-ý nói với ông rằng:

 -Bệnh của ông, ngoài cách này ra thì không thuốc nào có thể chữa khỏi. Tôi sẽ kê cho ông ba đơn thuốc, ông cứ theo đó mà làm, hết đơn thứ nhất thì chuyển sang đơn tiếp theo.

 Nhà tỷ-phú đi về, trong lòng phấp-phỏng hy-vọng. Ông lấy đơn đầu tiên ra và đọc:

 

  1. Hãy đến một bãi biển và nằm đó khoảng 30 phú, làm liên-tục như vậy trong 21 ngày.

Mặc dù thấy khó hiểu, nhưng ông vẫn quyết định đi ra bờ biển. Ông lang thang một vòng rồi ngả lưng nằm dài trên bãi cát. Bất chợt một cảm-giác nhẹ-nhàng và khoan-khoái bao trùm cơ thể ông. Vì trước đây, công việc bận rộn nên ông không có cơ-hội nghỉ ngơi. Nay, ông có thể bình tâm lại để lắng nghe gió thổi vi vu, song biển rì-rào hoà lẫn với tiếng kêu thánh thót của đàn hải âu gọi bầy… Trái tim ông bỗng thổn-thức, chưa bao giờ ông có được cảm-giác thoải-mái như bây giờ.

 

Ngày thứ 22, ông mở đơn thuốc thứ hai, trong đó viết:

 

  1. Hãy tìm 5 con cá hoặc tôm rồi thả chúng xuống biển, liên-tục như vậy trong 21 ngày.

Lòng ông đầy rẫy những băn-khoăn, nhưng ông vẫn căm-cụi đi mua tôm cá, rồi thả chúng ra biển. Ngắm nhìn từng con vật bé nhỏ được trở về với biển khơi, trong lòng ông không nén nổi xúc-động. Ngày thứ 43, ông đọc đơn thuốc thứ ba:

 

  1. Tìm một cành cây và viết những điều khiến ông cảm thấy hài lòng lên bãi cát.

 

Nhưng khi ông vừa viết xong, thuỷ-triều lại cuốn tất cả xuống biển. Ông lại viết, sóng lại cuốn đi, rồi lại viết, lại cuốn đi rồi lại viết và lại cuốn đi… ông bật khóc nức-nở vì chợt hiểu ra tất cả. Về nhà, ông cảm thấy toàn thân nhẹ-nhàng, tinh-thần chưa bao giờ thoải-mái và tự-tại đến thế, thậm chí ông cũng không còn sợ cái chết nữa.

 

Thì ra, con người ta chỉ cần học được 3 điều ở trên, ắt sẽ vui vẻ, hạnh-phúc: thứ nhất: Nghỉ ngơi; thứ hai: Cho đi; và thứ ba: buông xuống.” (Truyện kể trích từ trên mạng)    

 

Truyện kể rồi, nay bần đạo bầy tôi đây lại cũng đề-nghị bạn/đề-nghị tôi, ta đi vào vùng trời Lời của Chúa, với những khẳng-định như sau:

 

Phúc thay ai có lòng ngay,

vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa.”

(Mt 5: 8)

Thế mới biết, người có lòng ngay sẽ thấy hạnh-phúc biết mấy, vì “sẽ được thấy Thiên-Chúa”. Nay, ở chốn Nước Trời Hội thánh ta đang sống, vẫn tràn đầy nhiều hạnh-phúc. Vấn-đề, còn tuỳ ta có nhận ra được nó hay không, mà thôi.

Nhắc bạn và nhắc tôi những điều như thế, nay lại mời bạn và mời tôi, ta cất tiếng hát lại những ca-từ đầy hỏi han, mà rằng:

“Nói nhiều để cho sầu vơi
Tôi ưa tìm lên đồi vắng
Ưa lắng chuông chùa vọng khơi

Trông chim bạt gió
Nghe tiếng tiêu thiết tha xa vời lòng thêm chơi vơi

Thường viết dòng tâm tư
Vào những chiều úa
Thương cành khô lá đổ

Thương mùa đông nức nở
Thương cung ve rền trong nắng hè gọi bơ vơ.

 Còn thương còn nhớ
Đường xa ai gian khổ phong trần
Tạm quên vui khi tuổi thanh xuân
Năm tháng giữa non ngàn

Mộng lòng ra đi là giữ yên bờ cõi
Một đời nguyền hy sinh hạnh phúc riêng người ơi
Biết bao giờ nguôi (thôi)
Nói sao cạn lời
Tình tôi mến người.

Vẫn là niềm thương đầy vơi…”

(Anh Bằng – bđd)

Cuối cùng thì, tất cả là “Tình tôi mến người, vẫn là niềm thương đầy vơi”, trong đời; và ở Nước Trời Hội thánh, rất thân và rất thương ở đây, hôm nay.

 Trần Ngọc Mười Hai

Và những lời lẽ

đầy thương yêu

rất như thế.

VÌ SAO CẦN BẦU CỬ CHÍNH TRỊ TỰ DO?

From facebook: Lê Việt Kỳ Nhi shared Thức Followers‘s photo.
Năm ấy, 2009 – mưa lất phất một ngày đầu xuân tôi được biết về người luật sư tên Lê Công Định qua lời giới thiệu của anh Trần Huỳnh Duy Thức: “nhi search ls Lê Công Định và cho nhận xét về người này giúp anh”. Từ đó tôi biết thêm, có một trí thức yêu nước.

Và với tôi …anh ứng với một câu Sấm liên quan với việc xem anh Thức là thủ lĩnh và rất làm nên việc.

Không phải ai cũng nhận ra tử huyệt của thể chế hiện tại của Việt Nam. Hay bất cứ thể chế độc tài nào và bất kể nơi đâu. Những chính trị gia thực sự nhìn ra cách tranh đấu trực diện, hiệu quả, không đi đường vòng. Họ theo quy tắc căn bản của dân chủ là quyền công dân. Martin Luther King hay Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi v.v… bất cứ nhà hoạt động dân chủ nào đã thành công cũng tranh đấu dân chủ qua sự quyết liệt đòi quyền công dân. Vì đó là chính nghĩa duy nhất tạo sức mạnh.

Ngoài anh Thức, tôi thấy ở anh Định cũng là một chính trị gia thực sự nhưng vì sự kiềm tỏa đã vùi dập tài năng. Tôi không nằm trong sự kiềm tỏa đó, và đang nhận trách nhiệm thay anh Thức thực hiện ý muốn yêu cầu trưng cầu dân ý cùng với nhóm Thức followers.

Xin giới thiệu bài viết của ls Lê Công Định, cùng với trang www.civilrightvn.org, nơi bạn có thể ký tên đòi trưng cầu dân ý về quyền tự quyết, tạo cơ sở pháp lý thay đổi thể chế.

Không những tôi tiếp tục tranh đấu cho nền dân chủ Việt Nam mà hậu độc tài tôi còn muốn góp phần xây dựng lại đất nước theo như đã từng chia sẻ với anh Trần Huỳnh Duy Thức cũng như trong “ước mơ của Thủy”.

 
Image may contain: 1 person, indoor
Thức Followers is with Hoa Kim Ngo and 13 others.

 

VÌ SAO CẦN BẦU CỬ CHÍNH TRỊ TỰ DO?
(Ls. Lê Công Định)

Sơ lược về bầu cử

Bầu cử chính trị là một thể thức dân chủ giúp người dân quyết định chọn người nắm giữ các chức vụ chính quyền trong bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bầu cử cũng là một đối tượng nghiên cứu của ngành Luật Hiến pháp.

Bầu cử chính là nền tảng pháp lý thể hiện ý dân trong việc trao quyền lực nhà nước cho các cơ quan công quyền, bởi lẽ đối với một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ hình thành từ ý nguyện của nhân dân, do đó phải được tổ chức một cách công bằng và tự do.

Ở các quốc gia dân chủ, bầu cử quốc hội và bầu cử tổng thống là hai sinh hoạt chính trị quan trọng bậc nhất. Tuy nhiên, ngoài những cuộc bầu cử mang tính chất chính trị, bầu cử còn được tổ chức trong phạm vi một số tổ chức xã hội, như nghiệp đoàn và các đoàn thể nghề nghiệp, để chọn ra những người đứng đầu tổ chức một cách minh bạch.

Bầu cử chính trị luôn là hoạt động chính trị-xã hội quan trọng của toàn dân bởi sự tham gia đông đảo của cử tri đại diện cho các giai tầng xã hội, tôn giáo, đảng phái, tổ chức xã hội, v.v…. Vì vậy mọi cuộc bầu cử đều diễn ra theo trình tự và thủ tục luật định chặt chẽ.

Thực trạng Việt Nam

Trên toàn cõi Việt Nam từ năm 1975 đến nay, dưới sự cai trị độc đoán và bất tài của những người cộng sản, nền kinh tế đất nước không ngừng tụt hậu, các nhóm lợi ích lũng đoạn cả về kinh tế lẫn chính trị, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường bị hủy hoại, đời sống người dân ngày càng khó khăn. Thiểu số đảng viên cộng sản nắm quyền thống trị hà khắc trên đại đa số dân chúng và cả phần đông những người cộng sản kém thế.

Từ lâu, quyền tự quyết lựa chọn thể chế chính trị của người dân Việt Nam đã được bảo hộ bởi các hiệp định quốc tế về nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm Hiệp định Geneva năm 1954 và Hiệp định Paris năm 1973. Tuy nhiên, sau khi giành được chính quyền bằng xương máu của nhân dân, giới lãnh đạo cộng sản đã hoàn toàn phớt lờ ý nguyện chính đáng của toàn dân.

Suốt hơn 40 năm qua, nhiều thế hệ người Việt, bao gồm các nhân sĩ trí thức, tổ chức tôn giáo, đảng phái chính trị và tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam, đã tranh đấu không mệt mỏi vì công bằng và thịnh vượng, kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc và thực hiện trưng cầu dân ý để cùng nhau chọn lựa một hướng đi tốt đẹp chung cho cả dân tộc. Tuy nhiên, trong môi trường xã hội mà thành phần phi cộng sản bị kỳ thị và quyền công dân không được bảo vệ đầy đủ, hàng triệu người Việt đã bỏ nước ra đi kể từ năm 1975 nhằm mưu tìm một thể chế chính trị đối xử bình đẳng và bảo vệ nhân phẩm của mình.

Điều đáng tiếc là, trong hơn 40 năm toàn trị trên toàn lãnh thổ quốc gia, về đối ngoại, nhà cầm quyền ngày càng tỏ ra ươn hèn trước sự xâm lấn biển đảo và lãnh thổ của tập đoàn bành trướng Bắc Kinh, bỏ mặt ngư dân bị tàu Trung Quốc đánh đập, cướp phá, bắn giết và đâm chìm ngoài khơi Biển Đông; về đối nội, quyền chính trị của công dân trong việc tham gia bình đẳng vào công cuộc xây dựng đất nước đã bị hệ thống độc đảng mặc nhiên loại bỏ, trong khi nhân dân vẫn nai lưng đóng thuế nuôi bộ máy cai trị chính mình.

Thủ tục bầu cử tuy cũng được luật hóa với hàng loạt bản văn pháp lý, bao gồm Hiến pháp, Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân và các bản văn pháp lý dưới luật như Nghị định của Chính phủ hướng dẫn chi tiết các văn bản nêu trên, nhưng bầu cử vẫn mãi là cuộc chơi riêng do đảng cộng sản cầm quyền thao túng. Luật bầu cử chỉ hiện hữu trên danh nghĩa, còn diễn biến của cái gọi là “bầu cử” mới là thực tế mà ai cũng nhìn rõ thực chất của nó; đó là hai điều hoàn toàn tách biệt và khác xa nhau.

Dù các cuộc bầu cử tốn kém vẫn luôn diễn ra theo định kỳ, nhưng vì đảng cầm quyền thao túng mọi thủ tục và tiến trình thực hiện, nên bộ máy nhà nước chỉ dung nạp và dung dưỡng những kẻ bất tài, vô liêm sỉ, tham nhũng, tham quyền cố vị, thậm chí được Bắc Kinh cài vào hoặc ủng hộ để duy trì sự lệ thuộc toàn diện của Việt Nam vào Trung Quốc.

Đáng buồn thay, khi lương tâm và lương tri của nhân dân thức tỉnh trước thực trạng ngày càng tệ hại của đất nước, thì thay vì bảo vệ luật pháp, bảo hộ quyền công dân và lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, nhà cầm quyền lại công khai tấn công và dập tắt tiếng nói đối lập từ những người hoạt động xã hội dân sự và các nhà tranh đấu vì quyền con người, đồng thời giam cầm hàng trăm tù nhân chính trị và tôn giáo. Công an và quân đội hợp tác với bọn côn đồ lại trở thành đội quân vũ trang hung hãn nhất tấn công bất cứ ai cất tiếng phản kháng nạn toàn trị cộng sản.

Bầu cử tự do: giải pháp duy nhất

Sự bất lực và thất bại của đảng cộng sản cầm quyền trong công việc quản lý và điều hành quốc gia từ lâu có nguyên nhân từ hệ thống chính trị độc đảng, nhưng được ngụy trang dưới chiếc áo dân chủ bằng các cuộc bầu cử chính trị giả hiệu.

Do vậy, thực trạng nêu trên chỉ có thể được giải quyết và thay đổi bằng bầu cử tự do để lựa chọn nhân tài cho bộ máy công quyền của quốc gia. Đó chính là quyền tự quyết của công dân trong việc lựa chọn thể chế chính trị cai quản đất nước của chính mình.

Những ai tin tưởng vào sức mạnh dân tộc trong công cuộc phục hưng nước nhà, mong muốn đất nước hòa nhập vào thế giới văn minh trên cơ sở tôn trọng đầy đủ quyền con người và quyền công dân, cần sớm ủng hộ bầu cử tự do, bởi đó là giải pháp duy nhất vào lúc này. Tương lai dân tộc tùy thuộc vào thái độ và quyết định của chúng ta ngày hôm nay.

 
 

Đừng tưới nước lên gốc cây rã mục (phản biện bài viết của GS Tương Lai)

Đừng tưới nước lên gốc cây rã mục (phản biện bài viết của GS Tương Lai)

 Trần Trung Đạo

clip_image001

Giáo sư Tương Lai, trong bài viết Vietnam’s Overdue Alliance With America đăng trong mục Ý Kiến của Nytimes.com và bản tiếng Việt Những Cơ Hội Bị Bỏ Lỡ cho Một Liên Minh Việt Mỹ do Liêm Nguyễn dịch đăng trên nhiều trang web tiếng Việt, đã lấy làm tiếc khi nhiều cơ hội đã bị bỏ qua cho một liên minh Việt Mỹ.

Lần đầu do cơ quan tình báo chiến lược Mỹ OSS (tiền thân của CIA) “giúp huấn luyện và thành lập đơn vị du kích Mỹ-Việt đầu tiên vào cuối năm 1944”. Và cơ hội khác khi TT Truman không phúc đáp các lá thư của Hồ Chí Minh bày tỏ lòng ngưỡng mộ của người Việt Nam” đối với “dân tộc Mỹ vì sự đấu tranh cho những lý tưởng cao đẹp của Công lý và Nhân đạo quốc tế, vì những thành tựu kỹ thuật hiện đại mà người Việt Nam cảm thấy bị lôi cuốn”.

Tôi không dám phê bình trình độ chính trị học của giáo sư Tương Lai nhưng sẽ ngạc nhiên nếu ông thật sự tin rằng nếu lúc đó TT Truman đáp ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh và quân đội Mỹ, giống như OSS từng làm, yểm trợ Việt Nam để phục hồi nền độc lập, xây dựng đất nước thì Việt Nam đã là một quốc gia dân chủ, tự do chứ đâu phải bị nô lệ trong ý thức hệ cộng sản (CS) và bị Trung Cộng đè đầu cưỡi cổ như hiện nay.

Giáo sư Tương Lai bỏ qua mối quan hệ “tuy hai mà một” giữa Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Trung Quốc (CSTQ) như vô số tài liệu cho thấy và cũng không nhắc đến những khả năng gì sẽ xảy ra với liên minh Mỹ Việt sau khi CSTQ đã chiếm hết lục địa Trung Hoa năm 1949.

Quan điểm của giáo sư Tương Lai cũng có thể gây cho người đọc hiểu lầm rằng Hồ Chí Minh không hẳn là người CS và chỉ trở thành người CS khi không có chỗ dựa nào khác trong cuộc chiến chống thực dân Pháp mà quên đi sự kiện chính Hồ Chí Minh từ tháng 2 năm 1920 đã “vui mừng đến phát khóc” khi đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin.

Lý do TT Truman không đáp ứng thư của Hồ Chí Minh

Theo tài liệu lưu trữ trong văn khố Hoa Kỳ, tổng số gồm 11 lá thư Hồ Chí Minh gởi TT Truman, Ngoại trưởng James Byrnes và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Lá thư thứ nhất ký ngày 17 tháng 10 năm 1945 và lá cuối cùng vào ngày 28 tháng Hai năm 1946.

Ngày 12 tháng 9 năm 1946, George M. Abbott, lúc đó là Đệ nhất Tham Vụ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Paris, đã điện đàm với Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ vẫn là gốc gác của họ Hồ. Theo báo cáo của George M. Abbott cho đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp, Hồ Chí Minh không thừa nhận ông ta là CS.

Không những thế, ông Hồ còn chỉ ra cho George M. Abbott thấy “không một người nào trong nội các của ông ta là CS”.

Trong thực tế, các chức vụ then chốt gồm Chủ tịch (Hồ Chí Minh), Bộ trưởng Quốc phòng (Võ Nguyên Giáp), Bộ trưởng Tài Chánh (Lê Văn Hiến), Bộ trưởng Tư Pháp (Vũ Đình Hòe) trong nội các liên hiệp kháng chiến đều do các đảng viên đảng CS hay đảng Dân chủ nắm giữ.

Khi George M. Abbott hỏi có hay không có một đảng CS tại Việt Nam, Hồ Chí Minh thừa nhận là trước đây có nhưng đã giải tán mấy tháng trước rồi. Dĩ nhiên, như viết trong báo cáo, George M. Abbott cũng biết những câu trả lời của Hồ Chí Minh chỉ là những câu nói dối.

Ngày 12 tháng Ba năm 1947, TT Harry Truman xin quốc hội chuẩn chi ngân sách 400 triệu Mỹ kim để viện trợ vũ khi cho chính phủ Cộng hòa Hy Lạp để đánh bại phiến loạn CS và để giúp hiện đại hóa quân đội Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đối phó với đe dọa quân sự của Liên Xô.

Ngăn chận làn sóng CS trên phạm vi thế giới là trọng tâm của Chủ thuyết Truman (Truman Doctrine). Lẽ ra, những lá thư của Hồ Chí Minh là cơ hội hiếm hoi để Truman đóng nút sự bành trướng của chủ nghĩa CS ở Đông Nam Á qua ngả Trung Quốc. Nhưng không. TT Truman không đáp ứng vì chính phủ Mỹ biết rõ rằng Hồ Chí Minh và đảng CS Việt Nam là một bộ phận Đông Dương của đệ tam quốc tế CS chứ chẳng quốc gia dân tộc gì.

Với đảng CS, việc thay tên đổi họ, từ một người hay thậm chí cả đảng, theo nhu cầu chiến lược mỗi thời kỳ là chuyện bình thường.

Đảng CS tổ chức tinh vi và chặt chẽ đến mức dù dùng tên gì vẫn hoạt động thống nhất và tuân chỉ triệt để một cương lĩnh. Vào thời điểm 1946, trước khi CSTQ chiếm toàn lục địa Trung Hoa, nếu Mỹ viện trợ, Hồ Chí Minh sẽ nhận và nếu Mỹ lên tiếng phản đối Pháp, Hồ Chí Minh sẽ cám ơn nhưng chắc chắn không bao giờ có chuyện “giải tán đảng CS” hay thành thật từ bỏ đảng CS.

Niềm tin tuyệt đối vào chủ nghĩa CS đã đóng đinh vào nhận thức của các tầng lớp lãnh đạo CSVN. Cộng sản hóa Việt Nam là canh bạc của đời họ. Dòng lịch sử đầy tang thương của đất nước diễn ra từ đó đến nay qua các đợt khủng bố tiêu diệt các đảng phái quốc gia, Cải Cách Ruộng Đất, đày ải nhiều trăm ngàn công nhân viên chức VNCH, đưa đất nước vào ngõ tối độc tài lạc hậu đã cho thấy nhận định của chính phủ Truman về Hồ Chí Minh và đảng CSVN là đúng.

Năm 1954, vừa chiếm được nửa nước, chưa có một ngày ổn định và đời sống người dân miền Bắc còn quá sức nghèo, trung ương đảng CSVN đã nghĩ đến việc chiếm nửa nước còn lại. Có tổng tuyển cử? Tốt, đảng sẽ chiếm miền Nam mà không tốn nhiều xương máu. Không có tổng tuyển cử? Không sao, đảng vẫn chiếm miền Nam nhưng bằng súng đạn Nga, Tàu. Dù qua phương cách gian lận bầu cử, khủng bố cử tri hay phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” mục tiêu toàn trị vẫn không thay đổi. Sinh mạng của nhiều triệu người Việt, tương lai bao nhiêu thế hệ Việt Nam, viễn ảnh một Việt Nam nghèo nàn thua sút phần lớn nhân loại không nằm trên bàn tính của Bộ Chính trị Trung ương Đảng CSVN.

Trung Cộng muốn gì?

Hôm nay, hoàn cảnh chính trị thế giới đã thay đổi. Việt Nam đang đứng trước một đế quốc thực dân mới và lần này là chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng. Như người viết đã phân tích trong các bài trước, Trung Cộng muốn Việt Nam:

– Hoàn toàn lệ thuộc về cơ chế chính trị và tư tưởng.

– [Là] Một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Cộng.

– Trung Cộng độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng Biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.

Nội dung của mật ước Thành Đô không được công bố, tuy nhiên, các diễn biến kinh tế, chính trị và quốc phòng cho thấy ba điểm nêu trên là ba yêu sách chính mà Trung Cộng đã đưa ra trong các phiên họp vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.

Về mặt kinh tế chính trị: Khi thỏa hiệp bán nước Thành Đô vừa ký kết xong, ngày 25 tháng 2 năm 1992, Quốc vụ viện Trung Cộng thông qua “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” quy định lãnh hải rộng 12 hải lý, áp dụng cho cả bốn quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Ba tháng sau đó, Trung Cộng ký hợp đồng khai thác dầu khí với công ty năng lượng Crestone, cho phép công ty này thăm dò khai thác dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam và hứa sẽ bảo vệ công ty Creston bằng võ lực. Ngoài ra, Trung Cộng còn ra lịnh cấm đánh cá, thành lập các đơn vị hành chánh cấp huyện tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Về mặt quốc phòng: Việt Nam theo đuổi một chính sách quốc phòng “ba không”: (1) không tham gia các liên minh quân sự(2) không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào(3) không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kiaĐây là một chính sách quốc phòng tự sát vì chỉ có lợi cho Trung Cộng. Việt Nam là một nước nhỏ, và cũng chính vì là một nước nhỏ, những người lãnh đạo lẽ ra phải biết từng bước hội nhập vào cộng đồng nhân loại, biết nâng cao vị thế quốc gia trong bang giao quốc tế, biết linh động trong việc mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương, gần và xa để tạo thế đứng thuận lợi trong hòa bình và chiến lược trong chiến tranh.

Trong Thế chiến thứ Hai, trong số 20 quốc gia châu Âu tuyên bố trung lập chỉ có 6 quốc gia là không bị lôi kéo vào chiến tranh. Sáu quốc gia này may mắn không phải nhờ Hitler tôn trọng lời tuyên bố mà chỉ vì không nằm trên trục tiến quân của các sư đoàn Panzer Đức, rất tốn kém để chinh phục như trường hợp Thụy Điển, hay vì vị thế chính trị có lợi cho khối trục mà không cần đánh chiếm như trường hợp Tây Ban Nha dưới chế độ độc tài Francisco Franco.

Để làm nhẹ áp lực Trung Cộng, Việt Nam cần có liên minh. Vâng, nhưng liên minh được với Mỹ trong vị trí tương xứng với Nam Hàn, Nhật Bản chỉ là giấc mơ ngày. Mỹ có quyền lợi ở vùng Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương? Có. Mỹ có xung đột với Trung Cộng về ảnh hưởng kinh tế chính trị và cả quân sự trong vùng Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương? Có. Mỹ có phê bình, lên án chính sách bá quyền Trung Cộng đối với các nước nhỏ trong vùng Nam Thái Bình Dương? Có. Tuy nhiên, với quan hệ kinh tế tài chánh quá lớn và vô cùng phức tạp giữa hai cường quốc này như hiện nay, ngoại trừ xung đột sâu sắc, trầm trọng và trực tiếp về quyền lợi của Mỹ trong khu vực, Mỹ sẽ không can thiệp vào các tranh chấp song phương giữa Trung Cộng và Việt Nam hay Trung Cộng và một quốc gia nào đó của ASEAN. Trung Cộng hiểu được điều đó nên theo đuổi chính sách gặm nhấm từng mảnh nhỏ tài nguyên của Việt Nam, bao vây kinh tế Việt Nam, và tránh né việc quốc tế hóa các xung đột với Việt Nam và các nước trong vùng.

Nỗi sợ lớn nhất của Trung Cộng

Như người viết đã phân tích trong bài Để thắng được Trung Cộngchính sách tuyên truyền thâm độc và bưng bít thông tin tuyệt đối tại Trung Cộng cho thấy mối lo sợ lớn nhất của lãnh đạo CSTQ là ánh sáng dân chủ. Trung Cộng không ngại mấy chiếc tàu ngầm kilo mà rất lo “sân sau” CSVN trở thành một nước dân chủ. Việt Nam có dân chủ trước Trung Cộng là cách tốt nhất để vô hiệu hóa sự lệ thuộc vào Trung Cộng về mặt cơ chế chính trị và tư tưởng. Độc lập chính trị là tiền đề dẫn đến độc lập chủ quyền lãnh thổ.

Với Trung Cộng, việc giải quyết xung đột lãnh thổ gắn liền với nhu cầu ổn định nội bộ. Theo nghiên cứu của M. Taylor Fravel trong tác phẩm Strong borders, Secure Nation: Cooperation and Conflict in China‘s Territorial Disputes, trong thập niên 1960, lãnh đạo Trung Cộng nhân nhượng lãnh thổ với hàng loạt quốc gia nhỏ như Burma, Nepal, Mongolia, Bắc Hàn, Pakistan và Afghanistan chỉ vì họ cần tập trung vào việc ổn định vùng biên giới phía Bắc sau cuộc xâm lăng Tây Tạng và giải quyết nạn đói sau chính sách Bước tiến nhảy vọt đầy thảm họa của Mao.

Con đường giành lại được Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa là con đường dài, đầy kiên nhẫn, khai thác mọi khó khăn, mọi nhược điểm của Trung Cộng, nhưng dù làm gì cũng phải bắt đầu từ độc lập về cơ chế chính trị. Không có con đường nào khác. Như người viết đã nhấn mạnh nhiều lần, một Việt Nam văn minh dân chủ với một nền kinh tế cường thịnh, một hệ thống khoa học kỹ thuật hiện đại là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn chận không những Trung Cộng mà bất cứ một thế lực xâm lăng nào muốn thách thức đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Đừng hoài công tưới nước lên gốc cây rã mục

Ba mươi chín năm qua, không chỉ đất nước đứng trước ngã ba mà nhiều người Việt quan tâm cho đất nước cũng đang đứng trước ngã ba. Không ít người, ngoài miệng lớn tiếng phê bình đảng nhưng trong đáy lòng vẫn nghĩ chỉ có đảng CS mới thay đổi được hướng đi của đất nước. Vì thế họ mãi loay hoay, hy vọng, chờ đợi trong mỏi mòn một bình minh không bao giờ đến.

Thay vì tìm cách cứu đảng hãy chung lưng góp sức để đẩy mạnh cuộc cách mạng dân chủ được diễn ra và thành công trong hòa bình, thuận lợi, ít lãng phí tài nguyên dân tộc. Con đường dân chủ có thể làm cho một số người chưa quen cảm thấy bỡ ngỡ lúc ban đầu hay ngay cả gây ít nhiều đau nhức nhưng đó là con đường của thời đại. Hãy đi cùng dân tộc và thời đại. Ý thức hệ CS chưa bao giờ lỗi thời và lạc hậu hơn hôm nay. Đừng hoài công tưới nước vào một gốc cây đang rã mục mà hãy dành để tưới lên những mầm xanh hy vọng của tương lai đất nước.

T.T.Đ.

Nguồn: https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-trung-%C4%91%E1%BA%A1o/b%C3%A0i-50-%C4%91%E1%BB%ABng-t%C6%B0%E1%BB%9Bi-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-l%C3%AAn-g%E1%BB%91c-c%C3%A2y-r%C3%A3-m%E1%BB%A5c-ph%E1%BA%A3n-bi%E1%BB%87n-b%C3%A0i-vi%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-gs-t%C6%B0%C6%A1ng-lai/1669672683056711/

Facebook bán quảng cáo ‘tin giả’ chính trị của Nga hồi bầu cử 2016

 Facebook bán quảng cáo ‘tin giả’ chính trị của Nga hồi bầu cử 2016

(Hình minh họa: Kimihiro Hoshino/AFP/Getty Images)

WASHINGTON, DC (NV) – Facebook khai với các điều tra viên Quốc Hội hôm Thứ Tư, rằng họ từng thu tiền quảng cáo chính trị trong thời gian bầu cử tổng thống năm 2016, từ một tổ chức ngầm của Nga, mà đối tượng là cử tri Hoa Kỳ.

Đài truyền hình CNN trích lời ông Alex Stamos, người phụ trách an ninh của Facebook, cho hay rằng, qua sự duyệt lại các quảng cáo, “chúng tôi khám phá thấy số tiền chi cho quảng cáo khoảng $100,000 trong thời gian từ Tháng Sáu, 2015 đến Tháng Năm, 2017, liên hệ đến chừng 3,000 quảng cáo, liên quan đến khoảng 470 trương mục không xác thực, coi như vi phạm chủ trương của chúng tôi.”

Ông Stamos tiếp: “Phân tích của chúng tôi cho thấy những trương mục này có liên kết lẫn nhau và có vẻ xuất xứ từ Nga.”

Tiết lộ này từng được báo The Washington Post tường thuật đầu tiên, trong bối cảnh cuộc điều tra về việc Nga xen vào cuộc bầu cử của Hoa Kỳ đang diễn tiến, gồm việc sử dụng truyền thông xã hội để loan truyền tin thất thiệt và để tuyên truyền.

Các quảng cáo nhằm mục đích gieo rắc bất đồng giữa cử tri Mỹ với nhau bằng cách phóng đại thêm “những thông điệp chính trị và xã hội gây chia rẽ, từ vấn đề đồng tính LGBT đến chủng tộc, di dân và quyền sử dụng súng.”

Theo ông Ramos, mục tiêu của khoảng một phần tư các quảng cáo có tính cách địa dư nhưng không nói rõ chỗ nào các quảng cáo nhắm tới.

Có thể còn có thêm những quảng cáo đen tối khác mà Facebook chưa nhận diện được.

Facebook nói, họ bán quảng cáo qua dịch vụ tự động, qua đó người mua tự chọn vùng địa dư, khu vực dân số. Do số lượng quảng cáo quá nhiều, Facebook không thể nhận diện được hết tính chất thiếu xác thực của các quảng cáo. (TP)

Lời phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược Phim The Vietnam War

Lời phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược Phim The Vietnam War

TS.Nguyễn Ngọc Sẵng 


– Tôi may mắn được đại diện đài truyền hình PBS và Thư Viện địa phương mời vào Ban Điều Hành Thảo Luận (discussing panel) về phim The Vietnam War do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra mười năm thu thập tài liệu để làm ra cuốn phim 18 tập nầy. Phim sẽ được trình chiếu vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên Đài Truyền Hình PBS của Mỹ.

Trước lượng khán giả khoảng hơn 200 người, toàn là người Mỹ (trừ cô phụ tá tôi là một bác sĩ trẻ, Quyên Huỳnh). Tôi rất áy náy, nhưng quyết định nhận lời vì nghĩ rằng đây là cơ hội để nói lên quan điểm của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà về Chiến Tranh Việt Nam. Tôi lên đường vì ý niệm đó dù biết sẽ không dễ dàng, nhất là ngôn ngữ.

Sau phần trình chiếu, họ hỏi mỗi người trong Ban Điều Hành Thảo Luận một câu. Trong phim có một cựu chiến binh Bắc Việt, tên Bảo Ninh được phỏng vấn, và ông nói rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam KHÔNG có người thắng (no vinners). Người điều khiển chương trình hỏi tôi nghĩ gì về ý kiến nầy?

Trước khi trả lời, tôi trình bày nhận định rằng muốn biết ai thắng, ai thua phải biết ít nhất ba (3) điều căn bản: (1) mục tiêu tham chiến của các bên, (2) Sự tổn thất mà họ trả giá. (3) và đánh giá trên tổng thể do cuộc chiến gây ra. 

                                                     A) Mục Tiêu Tham Chiến

  1. Mỹ tham gia cuộc chiến vì muốn KỀM CHẾ Trung Cộng, theo tài liệu Pantagon Papers, một nghiên cứu chính thức của Bộ Quốc Phòng Mỹ về sự tham dự của Mỹ tại Việt Nam từ 1945 đến 1967 do ông Daniel Ellsberg thực hiện và được công khai trên tờ The New York Times năm 1971, chủ yếu không nhằm bảo vệ sự độc lập của Miền Nam. Bảo vệ Miền Nam là chiến thuật trong chiến lược ngăn chận Tàu. Tài liệu nầy dài khoảng 4000 trang và được liệt kê là Tối Mật và được giải mã ngày 4 tháng 5 năm 2011 tại  thư viện của Tổng Thống Richard Nixon tại California.
  2. Mục tiêu của Bắc Việt là Giải Phóng Miền Nam bằng vũ lực để Làm Bàn Đạp cho cuộc bành trướng của cộng sản quốc tế xuống vùng Đông Nam Á. Việc nầy do Hồ Chí Minh thực hiện với sứ mạng là người lãnh đạo cộng sản Đông Dương từ năm 1932. Và điều nầy hoàn toàn phù hợp với lời tuyên bố của Tổng Bí Thư Lê Duẩn “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, Trung Quốc”, nếu câu nói nầy đúng sự thật. Đây là sứ mạng của những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
  3. .Mục tiêu của những nhà lãnh đạo Miền Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền Miền Nam chống lại sự xâm lăng của cộng sản Miền Bắc với sự viện trợ tối đa của Nga, Tàu và khối cộng sản Đông Âu, kể cả Cuba. Nhưng vì thế yếu họ chấp nhận và yêu cầu Mỹ và khối tư bản viện trợ để họ bảo vệ lãnh thổ, và dân chúng theo họ.                                                                                                                                                                                                                                                                                                    B) Những Tổn Thất Của Các Bên
  1. Phía Mỹ có 58.307 binh sĩ tử trận, chi tiêu 168 tỷ Mỹ kim (có tài liệu nói 1020 tỷ), 303.604 binh sĩ bị thương, 1948 binh sĩ mất tích và lúc cao điểm của chiến tranh có 543.000 binh sĩ tham chiến. Khi chiến binh Mỹ từ chiến trường Việt Nam về bị dân chúng khinh thị, không đón tiếp trọng thể như những binh sĩ tham gia trong những cuộc chiến ngoại biên khác. Và vết thương chiến tranh chưa hoàn toàn hàn gắn được.
  2. Phía Bắc Việt có 950.765 binh sĩ tử trận, gần 600.000 bị thương, số mất tích không có con số rõ ràng, ước tính khoảng 300 ngàn người... Trong chiến cuộc, Miền Bắc được xếp vào hạng 1 trong 5 quốc gia nghèo nhất thế giới. Và cuộc chiến do Miền Bắc gây ra làm thiệt mạng 2 triệu thường dân.
  3. Phía Việt Nam Cộng Hoà có 275 ngàn chiến sĩ thiệt mạng, khoảng 1.170.000 người bị thương, không có con số mất tích được liệt kê và ngày 30 tháng 4 năm 1975 họ đầu hàng vô điều kiện.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         C) Ai Thắng? Ai Thua?                                                                      1.Từ những phân tích trên, tôi trình bày quan điểm riêng rằng Mỹ đã đạt được mục tiêu Kềm Chế Trung Cộng, vậy Mỹ là người THẮNG.                                                                                     2.cũng từ phân tách nầy, tôi trình bày cho thính giả rằng Bắc Việt hy sinh gần 1 triệu binh sĩ, gần 6 trăm ngàn người thương tật, 300 ngàn người mất tích, làm 2 triệu thường dân bị chết oan và biến đất nước thành 1 trong 5 nước nghèo nhất thế giới, vậy Bắc Việt là người THUA vì phải trả giá quá đắt mà Trung Cộng vẫn không nhuộm đỏ được vùng Đông Nam Á. Họ THUA vì không đạt được mục tiêu.                                                                                                                 3.Việt Nam Cộng Hoà đầu hàng vô điều kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 là người THUA. Theo bài phỏng vấn của Tướng Frederick C. Weyand ngày 12 tháng 6 năm 2006 thì cuộc chiến bị thua không phải do quân đội kém cỏi mà do những người lãnh đạo chính trị ở Washington. Họ thắng trên chiến trường, nhưng thua vì sự bội ước của đồng minh. Nhưng theo thiển nghĩ thì sau khi Hoa Kỳ đã hoàn thành mục tiêu kiềm chế Trung Cộng, họ rút lui bằng sự trả giá của nhiều bên, trong đó có cả binh sĩ của họ.

Kết luận sau cùng của tôi với cử toạ là cả hai phía người Việt đều là kẻ thua, nhất là dân tộc Việt Nam là người thua trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm của người cộng sản do Hồ Chí Minh, người cộng sản quốc tế, thực hiện sứ mạng trên sự đau xót vô vàn của dân tộc, làm kiệt quệ đất nước và tạo vết thương lịch sử dù 42 năm rồi vẫn chưa lành và không biết có cơ hội nào để lành vết thương dân tộc nầy.

Một cử toạ hỏi tôi về hậu quả tâm lý hiện tại của cuộc chiến, tôi chỉ đơn giản trả lời “bên thắng cuộc vẫn coi bên thua cuộc là kẻ thù cho dù chiến tranh đã chấn dứt 42 năm rồi”.

Cuốn phim vẫn trình bày những sự kiện mang tính cách tuyên truyền cũ rích dù họ bỏ ra 10 năm sưu tập tài liệu, phỏng vấn một số người trong và ngoài nước. Vẫn trưng tấm hình Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên Việt Cộng Bảy Lốp trên đường phố Sài Gòn, vẫn bản cũ kết tội tên Trung úy William Calley sát hại 128 thường dân, vẫn chuyện thả bom napalm vào một số làng mạc gây thương tích cho thường dân v.v…, nhưng tôi nói thẳng với họ rằng Việt Cộng pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy ngày 9 tháng 3 năm 1974 làm thiệt mạng gần 200 em học sinh tiểu học sao đoàn làm phim không biết? Trong  trận Tết Mậu Thân, người cộng sản sát hại gần 6 ngàn đồng bào vô tội tại Huế, sự kiện chấn động cả thế giới mà đài truyền hình PBS không hay? Phim vẫn cho rằng công ty hoá chất Dow Chemical sản xuất bom Napalm để dội vào làng giết hại dân lành, tôi thẳng thắn nói với họ rằng bom Napalm không chế tạo để giết dân lành và vụ cô Kim Phúc là một trong những nhầm lẫn trong chiến trường như Mỹ đã từng nhầm lẫn ném bom trúng tòa đại sứ Trung Cộng tại Kosovo 1999, thỉnh thoảng ném bom nhầm tại Iraq, Afghanistan, Syria v.v…, Thậm chí họ còn ném bom nhầm vào những đơn vị quân đội của Hoa Kỳ, bắn nhầm binh sĩ Hoa Kỳ v.v…, trong chiến tranh không thế nào tránh nhầm lẫn được. Thế mà bọn truyền thông dòng chính vẫn cố tình vu khống một cách lố bịch, không chút liêm sỉ những sai lầm mà ai cũng có thể nhận thấy. Thảo nào Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump miệt thị họ không oan chút nào.

Sau buổi hội thảo, một sử gia Mỹ tên Bill Laurie gặp tôi và ông nói Bảy Lốp là tên khủng bố đã sát hại 6 người thân của viên chức VNCH, nên bắn Lốp là không vi phạm công ước Geneve.

Có thể đáng lẽ người Mỹ đã rút quân trước 1969, nếu người tư lệnh chiến trường Việt Nam của họ có chiến thuật đúng đắn, khác với chiến thuật “Truy tầm, tiêu diệt” mà Tướng Westmoreland, người được báo chí gọi là vị Tướng bại trận tại Việt Nam (The General Who Lost Vietnam) áp dụng trong nhiều năm. Những nhà bình luận quân sự chỉ trích chiến thuật dùng lực lượng hùng hậu để truy lùng giặc của Westmoreland  là không đúng. Chiến thuật nầy chỉ có kết quả khi đối phương chấp nhận đương đầu, nhưng quân Bắc Việt vào thời điểm đó, họ tránh né trong những cuộc hành quân lớn, họ rút sâu vào rừng hoặc vượt qua biên giới Cao Miên, Lào để bảo toàn lực lượng.

Nếu họ sử dụng những vị Tướng tài như Tướng Harold K. Johnson, Frederick C. Weyand, v,v,. thì có lẽ người lính Mỹ đã hồi hương sớm, ít thiệt hại sau khi đã hoàn thành mục đích Kềm Chế Trung Cộng. Và mức độ thiệt hại mà quân đội hai phía Việt Nam sẽ ít hơn, nhất là con số thiệt hại nhân mạng dân lành sẽ thấp hơn, mức độ nghèo nàn, đói rách, lạc hậu của người dân Việt Nam sẽ ít hơn, và trên hết, hận thù không dai dẳng như ngày hôm nay.

Vấn đề viện trợ quân sự cho Miền Nam cũng góp phần trong chánh sách “phủi tay” của Hoa Kỳ. Từ con số 2..8 tỉ năm 1973, còn 1 tỉ năm 1974 và 300 Triệu cho năm 1975. Và cuối cùng, tháng 12 năm 1974 quốc hội Hoa Kỳ quyết định cắt hết viện trợ quân sự, chỉ 55 ngày sau là Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Không có quân đội nào đánh giặc mà không có vũ khí, hoặc viện trợ vũ khí, chỉ trừ “truyền thuyết” Quân Giải Phóng với tay không bắt được máy bay Mỹ.

Không ai kéo lịch sử lùi lại được. Người gây ra cuộc chiến vì nhiệm vụ quốc tế cộng sản phải thành khẩn thú nhận trách nhiệm lịch sử. Không chấp nhận hôm nay, trong tương lai lịch sử cũng sẽ ghi lại bởi chính con cháu chúng ta, họ đọc lịch sử từ hai phía, họ đọc lịch sử thế giới, họ sẽ viết lại sự thật mà thế hệ cha ông họ đã trải qua. Đó là chính sử chứ không phải tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật mà người cộng sản dùng bạo lực để bóp méo và gọi là lịch sử.

Họ phải thành tâm Hoà Giải Hoà Hợp với những nạn nhân của họ, với đồng bào trong nước để xây dựng lại sức mạnh dân tộc để chống lại giặc Tàu. Làm chậm trễ sẽ mất nước và tội của họ sẽ chồng chất thêm với đất nước và dân tộc.

Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem. Điều nầy tôi đã viết trên Yahoo, nhưng 15 phút sau bị gỡ xuống. Hy vọng Burns và Novick sẽ đọc và nhìn lại vấn đề, nếu họ muốn trình bày một số khía cạnh thật về chiến tranh Việt Nam./.

TS.Nguyễn Ngọc Sẵng

 Anh chị Thụ & Mai gởi

Từ Nguyễn Chí Thiện đến Vũ Thành An…!!!

  Từ Nguyễn Chí Thiện đến Vũ Thành An…!!!

  bài của GS Nguyễn Lý Tưởng

 Tôi đã từng ở tù với Vũ Thánh An nên biết nhiều chuyện. Khi những tố cáo Vũ Thánh An được đưa lên báo, tôi rất ngạc nhiên. Nghị sĩ Trần Tấn Toán cùng ở tù chung với tôi và Vũ Thánh An, đã viết một tài phản bác với những phản chứng rất vũng chắc đăng trên báo Saigon Nhỏ, chẳng thấy ai nói gì. 

       Tôi xin chuyển dưới đây bài của Nguyễn Lý Tưởng nói về chuyện Vũ Thành An để quý vị biết thêm.

    LG

Tuỳ nghi.

Người chuyển không có ý kiến,  chỉ yêu cầu:  

Xin mọi người hãy cẩn thận, chuyện gì liên quan đến danh dự người khác mà ta không thấy không nghe thì chớ vội tin lời ai mà xúm nhau kết án hoặc chụp mũ người khác. 

TM

Từ Nguyễn Chí Thiện đến Vũ Thành An…!!!

GS Nguyễn Lý-Tưởng

Trong mấy tháng gần đây, trên “Tin Paris” chuyển đi những tài liệu (viết từ 1995) về Vũ Thành An mà một số báo, diễn đàn đã tiếp tay phổ biến như là một bản cáo trạng về những tội lỗi mà Vũ Thành An đã phạm phải trong thời gian còn ở trong trại tù cải tạo của CS…Sự việc bùng nổ ra trong thời gian có cuộc vận động tổ chức ngày họp mặt tù nhân chính trị tại Dallas vào các ngày 3,4 và 5 tháng 10/2008 vừa rồi. Vũ Thành An hiện  nay là một Phó Tế của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ, một người đã tìm được  niềm tin và con đường cho cuộc đời mình vào lứa tuổi ngoài 60…So với những ngừơi khác, Vũ Thành An không phải là hạng ngừơi bỏ đi và cũng không phải là hạng ngừơi đáng bị nguyền rũa với những lời lẽ thậm tệ như “Antena, Sâu bọ làm ngừơi”…Phải chăng đây là một chiến dịch có ác ý?

Chúng tôi cũng vừa nhận được tờ báo “Góp Gió” từ Seattle gửi đến với những luận điệu như trên…Có lẽ “người gửi” chưa từng đọc bài của chúng tôi lên tiếng trả lời ông Trần Trung Chính về trường hợp Vũ Thành An ?…Vì thế chúng tôi xin được đăng lại bài đã viết  đề ngày 12/12/1995 gửi đăng trên các báo. Ứơc mong được làm sáng tỏ một vài điều về Vũ Thành An…

Kính mong các cơ quan ngôn luận vui lòng đăng tải giúp. Xin cám ơn.

Vài Góp Ý Với Ông Trần Trung Chính

qua bài của Ông viết về Vũ Thành An đề ngày 1/11/1995 đăng trên SàiGòn Nhỏ  số 233 xuất bản tại Orange County ngày 10/11/1995

Nhân đọc bài của ông Trần Trung Chính viết về Vũ Thành An, đăng trên báo Sài Gòn Nhỏ, số 233, xuất bản tại Orange County ngày  10/11/1995, chúng tôi xin được góp một vài ý kiến với ông như sau:

  1. Năm 1975 – 1976, Vũ Thành An ở trại Long Thành với chúng tôi. An không  hề có mặt tại trại Long Giao như ông Trần Trung Chính nói. Năm 1975 có khoảng 3500 ngừơi bị giam giữ tại Trại tù cải tạo Long Thành, trong đó có chúng tôi. Trại trưởng lúc đó là tên Trung Tá Công An Việt Cộng Đặng Côn và cán bộ phụ trách giáo dục là tên Bào. Hồi đó, mỗi bùông cử ra một ngừơi gọi là “Uỷ viên Văn Thể Mỹ”. Vũ Thành An được bầu vào chức đó. Vũ Thành An phụ trách tập cho những quản ca hát những bài hát do cán bộ giáo dục của trại phổ biến. Quản ca đem về buồng tập lại cho anh em hát. Cán bộ còn gợi ý cho Vũ Thành An làm những bài hát đề cao sự lao động và học tập cải tạo, các quản ca góp ý sửa chữa…

Vì là một nhạc sĩ có tên tuổi nên Vũ Thành An bị bắt buộc phải làm, không thể từ chối được. Giai đoạn nầy, đa số anh em thất vọng, mất niềm tin, cảm thấy bị bạn bè và Đồng Minh Hoa Kỳ phản bội, bỏ rơi…sợ bị trả thù, nhiều ngừơi đâm ra nghi kỵ lẫn nhau…nên ai cũng có thái độ vâng dạ cho qua…Không riêng gì Vũ Thành An mà có biết bao nhiêu Dân Biểu, Nghị Sĩ, Tướng lãnh, Tổng Bộ Trưởng, các lãnh tụ chính trị, tôn giáo,v.v…cũng đã phải chấp nhận hoàn cảnh như vậy. Ở đây, chúng tôi không múôn nêu lên những ngừơi đã công khai làm những điều tai tiếng và tên tuổi của họ đã đi vào những hồi ký, sách vở…tiếng xấu để đời. Một điều đáng chú ý là Vũ Thành An chưa bao giờ ở trại Long Giao với ông Trần Trung Chính như ông Trần Trung Chính đã nói. Do đó những chuyện xẩy ra ở Long Giao  hoàn toàn không liên hệ gì đến Vũ Thành An. Trong thời điểm 1975 – 1976, ở trại Long Thành chưa có vấn đề phạt kỷ luật, chưa có một anh em nào bị biệt giam, cùm một chân như ở các trại miền Bắc sau nầy. Có ngừơi chết, nhưng lý do vì bị bệnh không phải do Vũ Thành An báo cáo mà chết. Trong anh em cũng có ngừơi không ưa Vũ Thành An vì thái độ ngoan ngoản, vâng lời của anh ta đối với cán bộ, đặt một số bài hát,v.v…Tiếng đồn về Vũ Thành An từ đó mà ra. (Nguyễn Vạn Hùng đã một lần viết về vấn đề nầy trên Nguyệt san Dân Tộc Việt số 1 tháng 6, 1991).

  1. Ngừơi làm “Văn Hoá Thi Đua” ở trại Phú Sơn tên là Thu chứ không phải Vũ Thành An như ông Trần Trung Chính nói. Vũ Thành An chỉ là đội trưởng của đội Nông Nghiệp, đi lao động như anh em khác, không phải là trật tự hay văn hoá thi đua. Cựu Dân Biểu Trương Vỹ Trí không hề bị cùm tại trại Phú Sơn vì bị Vũ Thành An báo cáo.

Khi đọc đến đoạn nầy trên báo, tôi rất ngạc nhiên. Tôi có hỏi nhiều người và tối 11 tháng 12, 1995, tôi có điện thoại cho Cựu Dân Biểu Trương Vỹ Trí ở Florida. Chính anh Trương Vỹ Trí xác nhận với tôi anh không bị cùm tại trại Phú Sơn. Nhưng anh cho biết anh có bị cùm tại Thanh Hoá, lúc đó Vũ Thành An đã đi trại khác rồi. Hồi đó, có ngừơi trốn trại, không trở về. Công an tìm không ra, có lẽ mất tích luôn…nên anh Trương Vỹ Trí bị nghi là có dự mưu và bị cùm một chân trong nhà kỷ luật. Việc nầy không phải do Vũ Thành An báo cáo.

3.Vụ Đại Tá Sơn Thương chết , xảy ra trong đội của Nguyễn Minh Đăng, lúc đó, Vũ Thành An ở đội khác, buồng khác không liên hệ gì đến chuyện đó.

Điều nầy tôi có hỏi nhiều ngừơi ở chung một đội, một buồng với Vũ Thành An và ngay cả anh Trương Vỹ Trí cũng xác nhận như vậy. Trong bài báo, ông Trần Trung Chính khẳng định Sơn Thương chết là do Vũ Thành An báo cáo. Xin ông hỏi lại anh em cho chính xác.

  1. Trong bài báo, ông Trần Trung Chính có nêu lên một biến cố xảy ra vào đêm 30 tháng 12/1980 tại trại Phú Sơn: Vũ Thành An đã lên sân khấu…Tôi không có mặt tại trại Phú Sơn lúc đó, nhưng cũng chính vào ngày 30/12/1980 Vũ Thành An đang có mặt tại buồng I trại Hà Tây …Vũ Thành An chuyển từ trại Thanh Hoá về trại Hà Tây vào cuối năm 1979 trứơc biến cố nói trên một năm. Có cả ngàn anh em ở trại Hà Tây biết rõ điều nầy. Xin ông xem lại, có điều gì lầm lẫn không?
  2. Vấn đề báo cáo Trung Tá Nguyễn Văn Cử, cựu Dân Biểu là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng…Theo chúng tôi nghĩ, điều đó cũng bằng thừa vì Việt Cộng biết rất rõ  ông Nguyễn Văn Cử là con của Cụ Nguyễn Văn Lực (một trong những lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng). Chúng cũng biết rõ ông Nguyễn Văn Cử là ngừơi ném bom dinh Độc Lập thời TT Ngô Đình Diệm cùng với Phạm Phú Quốc và có biết bao nhiêu anh em VNQDĐ đã khai về ông Nguyễn Văn Cử…Và chính ông Nguyễn Văn Cử cũng được tha về trứơc nhiều anh em khác, có thể trứơc cả Vũ Thành An, trứơc chúng tôi.v.v… Vậy thì lời báo cáo của Vũ Thành An có giá trị gì?
  3. Từ cúôi năm 1979 đến tháng 3/1983, Vũ Thành An ở buồng I trại Hà Tây cùng buồng với chúng tôi, có Cụ Nguyễn Văn Mân (cựu Nghị Sĩ), Cụ Hoàng Văn Úy (hiện là Chủ Tịch Việt Nam Quốc dân Đảng) Cụ Phan Như Toản, Cụ Chu Tử Kỳ, anh Nguyễn Vạn Hùng (tác giả Vùng Đất Ngục Tù hiện ở Los Angeles), anh Bữu Uy, Cựu DB Trần Cảnh Chung,v.v…Từ đó về sau, chúng tôi không thấy Vũ Thành An làm điều gì có hại cho anh em. Vũ Thành An cũng không làm tổ trưởng, đội trưởng, buổng trưởng hay trật tự, văn hoá thi đua ở trại Hà tây cũng như ở Nam hà. Từ 1980, anh đọc Kinh Thánh, tìm hiểu đạo Công Giáo và đã trở lại đạo vào đêm 19 tháng 3 năm 1981. Những ngừơi được mời tham gia hôm đó có: Cụ Nguyễn Văn Mân (cựu Nghị Sĩ, ngừơi đỡ đầu cho Vũ Thành An theo đạo), anh Nguyễn Thành Tiên (ngừơi thực hiện nghi thức dội nước trên đầu Vũ Thành An), anh Nguyễn Văn Độ, bác Vũ Công Định (Phật Giáo), anh Ca Văn Dương (Hoà Hảo), anh Nguyễn Trung Tín (Tin Lành), cùng các anh Nguyễn Vạn Hùng, Huỳnh Văn Trứ (Cựu Dân Biểu), Nguyễn Văn Ngà, Phạm Ngọc Lâm và tôi, Nguyễn Lý-Tưởng (Cựu Dân Biểu). Chúng tôi cũng thông báo cho các cụ Hoàng Văn Úy, Phan Như Toản, Trương Đình Nam, Ngô Quốc Tượng (tức Chu Tử Kỳ),v.v. nằm cạnh đó biết và nhờ họ canh chừng…Các Đại Tá Hồ Ngọc Tâm, Nguyễn Quang Thông, Đoàn Công Hậu, Võ Hữu Hạnh,v.v…cũng được thông báo trứơc để hiệp ý cầu nguyện…Chúng tôi nêu sự kiện nầy để xác nhận rằng Vũ Thành An đã tìm được niềm tin và đã thực sự thay đổi. Đó là điều đáng mừng!

Vũ Thành An cũng đã âm thầm sáng tác một số “tù ca” trong thời điểm đó, nói lên cảnh tù đày của anh em trong trại Phú Sơn và Hà Tây, v.v…Những bài nầy đã được chuyển cho một số anh em hát. Ở Texas có Trung Tá Nguyễn Thế đã thuộc một số tù ca của Vũ Thành An. Cúôi 1980, Vũ Thành An được thăm nuôi, ngừơi nhà hát cho anh nghe mấy bài hát được sáng tác ở Hải Ngoại sau 30/4/1975. Anh đã học thuộc lòng, vào trại chép ra cho anh em hát…Tết năm 1981, Vũ Thành An lén đến khu vực cấm (khu F) nơi giam các tứơng và đại tá và hát cho họ nghe những bài nầy…Có hàng ngàn anh em ở trại Hà Tây và Nam Hà (từ tháng 3/1983 đến 1985) sống chung với Vũ Thành An, hiện số anh em đó có mặt khắp nơi trên đất Mỹ…nếu anh em cho rằng lời chúng tôi  nói đây là không đúng sự thật, xin cứ lên tiếng theo lương tâm của anh em.

Kính thưa hai ông Trần Trung Chính và Trần Văn Chính (ở 4223 Colgate LN, Garland, Texas 75042), kính thưa tất cả anh em.

Tôi cũng là nạn nhân của những tên antena trong trại tù cải tạo, ba lần bị cùm chân trong nhà kỷ luật, 7 tháng biệt giam tại Hoả Lò, Hà Nội, được tự do vào năm 1988 (13 năm tù) rồi bị bắt lại năm 1992, bị 13 tháng biệt giam ở 3 C Tôn Đức Thắng (bến Bạch Đằng Saigon), 4 Phan Đăng Lưu (Gia Định) và khu Kiên Giam, lao xá Chí Hoà (Saigon) cho đến tháng 7/1993 mới được tự do…Tôi sống giữa anh em ở trại Long Thành, Hà Tây, Nam Hà…Anh em biết tôi. Cha tôi cũng chết trong nhà tù CS, anh tôi bị CS giết, họ hàng bị VC cầm tù, sát hại, nhà cửa ruộng vừơn bị chúng tịch thu hết…Chúng tôi phải bỏ quê hương, bỏ mồ mả tổ tiên chạy vào Sài Gòn từ 1972. Do đó chúng tôi rất căm thù CS. Vì bọn Antena trong tù mà tôi phải trải qua nhiều lần bị biệt giam, bị cùm chân trong nhà kỷ luật. Tôi cũng căm thù bọn chúng như hai ông họ Trần căm thù. Trên nguyên tắc, tôi hoàn toàn ủng hộ lập trừơng của hai ông khi lên án bọn chúng.

Chúng tôi tôn trọng quyền tự do ngôn luận của anh em. Anh em có quyền lên án, có quyền buộc tội. Nhưng phải chính xác, phải vô tư. Những điều mà chúng tôi vừa nêu trên, không riêng gì một mình tôi mà nhiều ngừơi cũng nhận thấy có sự nhầm lẫn việc nầy với việc khác, thời điểm nầy qua thời điểm nọ…Có những ngừơi trứơc đây đã làm tay sai, làm chó săn cho CS cho đến thời điểm 1987, 1988 vẫn còn tiếp tục. Nhưng Vũ Thành An, từ 1980 đã tìm về với Chúa trong niềm tin Công Giáo và anh đã sống với niềm tin của mình.

Ai cũng mong muốn  được làm lại cuộc đời sau những biến cố đau thương: gia đình tan nát, quê hương điêu tàn, chúng ta đã trở thành kẻ vong quốc, nương thân nơi xứ ngừơi.

Chúng tôi xin gửi đến hai ông Trần và tất cả anh em cựu tù nhân chính trị và đồng hương một vài nhận xét như trên. Xin tuỳ sự suy nghĩ của mỗi ngừơi.

Xin thành thật cám ơn qúy vị.

Nam Cali ngày 12/12/1995 

Nguyễn Lý-Tưởng  

From: Do Tan Hung & Nguyễn Kim Bằng

Lại một lần nữa cái gì xấu xa là cứ lôi hai chữ Sài Gòn ra chịu trận.

From facebook:  Christina Le
 

Lại bán dâm, và lại một lần nữa cái gì xấu xa là cứ lôi hai chữ Sài Gòn ra chịu trận.

Tội cho SG quá, quý vị cướp nó đã 42 năm, đổi tên thành tp HCM, thế mà cứ cướp, giết, hiếp, xì ke, đĩ điếm là quý vị vu cho SG; còn cái gì tốt đẹp là lại HCM.

Tôi ví dụ, giờ mình có cái nhà thôi chẳng hạn, mình bán nó lại cho thằng chủ mới, đã sang tên đổi chủ. Thằng chủ mới dọn vào ở thì giờ cái nhà ấy lỡ chó mèo vào nó ỉa, hay xảy ra cướp bóc, giết hiếp, xì ke ma tuý gì thì người ta lôi cái tên nó ra chứ chẳng lẽ đổ cho thằng chủ cũ.

Còn nói vì quen miệng, hay vì hoài niệm này kia thì phải nói cho công bằng, tốt xấu gì cũng nói tuốt, chứ đừng kiểu xấu xa là đổ cho SG, tốt đẹp thì HCM, chơi vậy chơi với dế.

Còn nữa, sợ ghép những cái xấu xa vào tên gọi hiện tại nó phạm huý thì trả lại cái tên SG nguyên bản cho người ta đi, rồi muốn gán cho người ta thế nào cũng được, có ai bắt ép phải đổi tên đâu. Đây đã đổi rồi thì có xì ke, đĩ điếm hay cướp hiếp chi cũng lo mà gọi cho đúng tên, đừng có lôi SG vào.

(Nhân Thế Hoàng)

Image may contain: one or more people and people sitting
 
 
 

NHỮNG CÂU NÓI ĐÓNG ĐINH CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

From facebook : Tran Dat shared Nguyen Hoang Phuc‘s post — with Huỳnh Quốc Huy.
 
 
Image may contain: text
Nguyen Hoang Phuc is with Huỳnh Quốc Huy.

 

NHỮNG CÂU NÓI ĐÓNG ĐINH CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Câu nói nổi tiếng của Milovan Djilas – Tổng Bí Thư Đảng CS Nam Tư có lẽ chỉ còn đúng với thời đại của ông. Thời đại này nó cần phải sửa lại đôi chút:

“20 Tuổi mà theo cộng sản, là không có cái đầu.
40 Tuổi mà không từ bỏ cộng sản, là không có cả trái tim.”

1. Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà thú nhận rằng, cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá. (Gorbachev – Tổng bí thư đảng CS Liên Xô)

2. Làm thế nào để bạn biết người đó là một người cộng sản? Đó là những người đọc Marx và Lenin. Và làm thế nào để bạn biết được người đó là người chống cộng sản? Đó là những người hiểu Marx và Lenin. – Cố tổng thống Mỹ Ronald W. Reagan

3. Cộng Sản sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực, chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của toàn thể nhân loại. – Unknow

4. Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng đôc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời. – Đức Dalai Lama

5. Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối. – Thủ tướng Đức Angela Merkel

6. Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó. – Tổng thống Nga Boris Yeltsin

7. Chủ Nghĩa Cộng Sản một chủ nghĩa có những chính sách chống lại con người! – Quốc Hội Châu Âu

8. Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm. – Cố Tổng thống Nguyễn văn Thiệu

9. Khi bạn thấy một người mập đứng kế một người ốm, không có nghĩa là người mập lấy bớt phần ăn của người ốm. Nhưng đây lại là cách suy nghĩ của chủ nghĩa xã hội. – Khuyết danh

10. Chủ nghĩa tư bản không chia đều sự thịnh vượng, nhưng chủ nghĩa xã hội lại chia đều sự nghèo khổ. – Winston Churchill cựu thủ tướng Anh

11. Ở xứ tư bản, mọi người đều giàu nghèo một cách bất công, nhưng ở xứ chủ nghĩa xã hội mọi người đều nghèo một cách công bằng. – Khuyết danh

12. Chủ nghĩ xã hội nói chung đã thất bại rõ tới độ chỉ những nhà trí thức mù mới có thể không nhìn thấy. – Thomas Sowell

13. Dân chủ và chủ nghĩ xã hội chỉ có chung một quan điểm, sự công bằng. Nhưng hãy nhìn về sự khác biệt: dân chủ tìm sự công bằng trong tự do, chủ nghĩa xã hội tìm sự công bằng trong sự gò bó và nô lệ. – Alexis de Tocqueville phó Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Ngoại giao Pháp

14. Vấn đề với chủ nghĩa xã hội là tới lúc nào đó nó sẽ dùng hết tiền của người khác. – Margaret Thatcher

15. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thành công ở 2 nơi: thiên đường, nơi mà không cần nó; và địa ngục, nơi mà đã có nó. – Ronald Reagan

16. Nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội không thể hoạt động được vì nó không có những thứ mà nền kinh tế tư bản không thể không có, đó là: giá cả thị trường để phân phối tài nguyên, tự do và chất xám của con người, quyền sở hữu để các doanh nhân yên tâm làm việc và lòng tham để con người không ngừng tham vọng. – Ludwig von Mises

17. Nền kinh tế chủ nghĩa xã hội hoạt động dựa trên tư tưởng rằng sự hiểu biết của một nhóm người cao rộng hơn sự hiểu biết của hàng trăm triệu người. Đây là một suy nghĩ kiêu ngạo. – FA Hayek Nobel Kinh tế

18. Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đã giết nhiều người hơn tất cả những cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20 cộng lại. – Khuyết danh

19. Chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại nếu không có tự do, trong khi chủ nghĩa xã hội không thể nào tồn tại nếu cho phép tự do. – Milton Friedman

20. Vũ khí đã giết người nhiều nhất trong lịch sử nhân loại là chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. – Khuyết Danh

21. Hãy nhìn bao nhiêu người từ xứ cộng sản bất chấp cái chết để vượt biên qua xứ tư bản, nhiêu đó cũng cho chúng ta nhân loại đã bình chọn ra sao. – Milton Friedman

22. Chủ nghĩa tư bản không hoàn hảo, nhưng nó là hệ thống tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại. – Milton Friedman Nobel Kinh tế

24. Phải mất một thời gian tôi mới nhận ra được rằng chủ nghĩa xã hội không hơn gì một giấc mơ đẹp; rằng tự do quan trọng hơn bình đẳng; rằng nỗ lực đạt được bình đẳng sẽ làm nguy hại tới tự do; và rằng, nếu tự do bị mất, bình đẳng thậm chí là cũng sẽ không còn cho những kẻ mất tự do.” ― Karl Popper

25. Chấm dứt chiến tranh Việt Nam không đơn thuần rút quân về nhà là xong, vì lẽ cái giá phải trả cho loại Hoà Bình đó là ngàn năm tăm tối cho thế hệ sinh ra tại Việt Nam về sau. – Cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan

26. Đơn giản là không có một sự lựa chọn nào khác ngoài hai điều này: một là không nhúng tay can thiệp vào sự tự do của thị trường, hai là giao phó cho chính quyền quản lý sản xuất và phân phối. Hoặc là chủ nghĩa tư bản, hoặc là chủ nghĩa xã hội, không tồn tại một con đường nước đôi. — Ludwig von Mises

27. Đừng mong cái triều đại cộng sản gian tà ấy có cơ hội sống lại trên đất nước này khi dân tộc Nga còn tồn tại. — Vladimia Putin

28. Học thuyết của Chủ nghĩa cộng sản có thể tóm tắt trong một câu: Loại bỏ tất cả sở hữu tư nhân. (Karl Mark) => Chủ nghĩa cộng sản không thành công được vì mọi người ai cũng muốn quyền tư hữu. — Frank Zappa

29. Chủ nghĩa cộng sản là giấc mơ của vài người nhưng là cơn ác mộng của nhân loại. — Victor Hugo

30. Chủ nghĩa cộng sản là logic cuối cùng khi nhân loại không còn tồn tại. — Fulton J. Sheen

Thủ tướng đề nghị thanh tra việc nhập thuốc của VN Pharma

Thủ tướng đề nghị thanh tra việc nhập thuốc của VN Pharma

RFA
2017-09-07
Công ty cồ phần VN-Pharma

Công ty cồ phần VN-Pharma

Courtesy of thanhniennews.vn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng cần phải thanh tra việc cấp giấp phép nhập thuốc từ nước ngoài của công ty VN Pharma. Đó là nội dung của một công văn do Thủ tướng Phúc ký, trong đó ông yêu cầu cơ quan Thanh tra chính phủ thanh tra việc cấp giấy phép nhập khẩu thuốc trị bệnh từ công ty Helix Pharmaceutical của Canada sản xuất do công ty VN Pharma tiến hành, cũng như thanh tra việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc của công ty Pharma cho các bệnh viện Việt Nam. Thủ tướng Việt Nam cũng đề ra hạn chót mà cơ quan thanh tra phải làm rõ vụ việc là ngày 31 tháng 12 năm nay, 2017.

Xin được nhắc lại là trong thời gian qua, một vụ cung cấp thuốc trị bệnh ung thư của công ty Pharma đã bùng nổ với nghi vấn công ty này đã cung cấp thuốc giả cho các bệnh viện. Qua các phiên xét xử sơ thẩm, các lãnh đạo của công ty VN Pharma đã phải lãnh án buôn lậu thuốc.

Ngoài ra báo chí Việt Nam cũng đặt nhiều nghi vấn về việc một người em chồng của đương kim Bộ trưởng Y tế , bà Nguyễn Thị Kim Tiến, lại là một nhân vật trong ban lãnh đạo của VN Pharma, việc này có thể dẫn đến việc ưu ái cho VN Pharma trong các hợp đồng cung cấp thuốc.

Lễ khai giảng năm học mới ở vùng cao

 Lễ khai giảng năm học mới ở vùng cao

 
 
Nhìn lên ghế ngai vàng Nông Đức Mạnh
Cựu tổng bí thư của đảng cướp Ba Đình
Rồi nhìn xuống “ngôi trường” ngày khai giảng
Dân tộc Tày, quá lộng lẫy xa hoa
Trông hậu cảnh, rõ ngôi trường miền núi
Một dãy phòng chừng 4, 5 lớp âm u
Cạnh hiên cửa có “Cô” áo hồng chăm chú
Chắc nhờ cô mới có tấm hình nàyTrên sân đất, đẩm nước mưa tù đọng
Đám học trò ngồi chồm hỗm đáng thương
Dương 4 chiếc ô, lạc lõng giữa sân trường
Không che hết bầy trẻ thơ khốn khổ

Đứng trước mặt dưới ngọn cờ ủ rũ
Bên tấm phông xanh có nền đỏ chữ vàng
2 thầy giáo chắc đang mừng khai giảng
Chẳng biết nói gì, chẳng thấy vỗ tay

Chắc có lẽ các thầy đang than thở
Ước mong sao có tượng đài nghìn tỉ
Đỡ thiệt thòi cho đám trẻ vùng cao!
Cũng có thể các thầy cùng mơ ước

Cái chân bàn Nông Đức Mạnh cưa đi
Thì dư sức xây ngôi trường… “hoành tráng”
Nhưng mơ ước làm sao thành hiệm thực
Khi đảng Ba Đình là bọn cướp lưu manh.

7/9/2017

Nguyễn Mai Trung Tuấn: Hình ảnh thế hệ dân oan tiếp nối

Nguyễn Mai Trung Tuấn: Hình ảnh thế hệ dân oan tiếp nối

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-09-06
 
Tù nhân lương tâm Nguyễn Mai Trung Tuấn. Hình chụp năm 2015.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Mai Trung Tuấn. Hình chụp năm 2015.

 Photo: RFA
 

Nguyễn Mai Trung Tuấn, thành viên trẻ tuổi nhất trong nhóm tám thành viên của một gia đình chống cưỡng chế đất tại Thạnh Hóa, tỉnh Long An bị kết án tù vừa được cho về nhà trước thời hạn 6 tháng, chia sẻ về thời gian hơn 2 năm tù đày khi em tròn 15 tuổi.

Đi tù ở tuổi vị thành niên

“Họ nhốt em từ 9 giờ sáng cho tới 11 giờ đêm và không cho em ăn uống gì hết. Họ nói ‘Bây giờ mày khai không? Mày không khai là tao giết mày’. Em nói “Tôi không có gì để khai. Gia đình tôi hoàn toàn bị mất tất cả rồi’. Lúc đó họ còng tay chân em lại. Đến chiều, họ đánh vào ngực em, đá vào hông em. Em thì có tiền sử bị hen suyễn và bị bệnh tim, cho nên em rất mệt. Em có nói ‘Sức khỏe của tôi bây giờ bị kiệt sức. Cần được cấp cứu’. Em nêu ra vậy nhưng họ bỏ mặc em trong phòng và đóng cửa lại. Một lúc sau là em ngất luôn.”

Lời bộc bạch vừa rồi là của em Nguyễn Mai Trung Tuấn, có thể được xem như một dân oan trẻ tuổi nhất tại Việt Nam phải chịu án tù vì đã cùng gia đình phản đối chính quyền địa phương “cướp đất” hồi trung tuần tháng 4 năm 2015.

Sau khi về đến nhà vào tối ngày 31 tháng 8 từ Trại giam Long Hòa, Bến Lức, tỉnh Long An, sáng sớm hôm sau, em Nguyễn Mai Trung Tuấn mở đầu cuộc trò chuyện cùng Hòa Ái với những hồi ức mà em bị tổn thương nặng nề về thể chất lẫn tinh thần.

Những phạm nhân đó biết gia đình em bị mất đất mất nhà và vì em chống đối nên em bị bắt bỏ tù. Họ cũng đồng cảm với em và có nói rằng ‘Nếu như là anh, chị thì anh, chị cũng sẽ chống đối như thế tại vì gia đình chỉ còn một phần đất mà cha mẹ bị bắt nữa
-Nguyễn Mai Trung Tuấn

Em Nguyễn Mai Trung Tuấn cho biết bản thân và gia đình đón nhận thông tin nhà cửa bị di dời từ năm 2009. Vụ việc kéo dài cho đến ngày 14 tháng 4 năm 2015, gia đình chọn cách đốt nhà, ném bom xăng và tạt axit lực lượng cưỡng chế để phản đối chính quyền đã đẩy họ vào con đường cùng do đền bù với mức giá rẻ mạt, không đủ cho việc tái định cư.

Cơ quan chức năng bắt giữ 13 thành viên của gia đình, trong đó có ba mẹ và cả em Nguyễn Mai Trung Tuấn vì đã làm cho 20 người của lực lượng cưỡng chế bị thương.

Biến cố của gia đình xảy ra vào ngày 14 tháng 4 năm 2015, khi em Nguyễn Mai Trung Tuấn được 15 tuổi. Và những gì diễn ra tại buổi hỏi cung trong cùng ngày 14 tháng 4 là ký ức hằn sâu trong tâm trí của một cậu bé tuổi vị thành niên, theo như lời em vừa thuật lại. Không chỉ thế, phiên tòa sơ thẩm tuyên bản án tù về tội danh ‘cố ý gây thương tích’ theo Khoản 3 Điều 104 Bộ Luật Hình sự Việt Nam dành cho bị can Nguyễn Mai Trung Tuấn cũng sẽ không bao giờ phai nhòa đối với em. Nguyễn Mai Trung Tuấn nhớ rõ từng chi tiết tại phiên tòa sơ thẩm, diễn ra vào ngày 22 tháng 11 năm 2015:

“Khi tuyên án em 4 năm 6 tháng ở tòa sơ thẩm thì em có hô là ‘Đả đảo Cộng Sản Việt Nam-Đả đảo bản án bất công-Đả đảo phiên tòa xét xử không công khai’. Em bị khống chế lên xe. Em vẫn la lên như thế khi lên xe thì có 3 người trấn áp em, đánh vào mặt em, đá vào ngực em.”

Bước vào tuổi đời vừa mới lớn, cậu bé Nguyễn Mai Trung Tuấn đối diện với những năm tháng tù đày đầy bạo lực và sự nhẫn tâm của nhân viên trại giam. Em cho biết trong suốt 2 năm 24 ngày ở tù, em phải làm công việc dọn dẹp vệ sinh, bị chích điện 2 lần, liên tục bị nhân viên trại giam đe dọa, như lấy dao mổ bụng và em cũng từng tuyệt thực 5 ngày để phản đối tình trạng phạm nhân bị đánh đập.

Tiếp tục đấu tranh

17309106_753357671489436_3391460189066972103_n.jpg
Anh Trịnh Bá Phương và bà con dân oan Dương Nội. Courtesy: Facebook Trịnh Bá Phương

Trả lời câu hỏi của RFA rằng bên cạnh những ký ức buồn, có điều gì khiến em lưu luyến trong thời gian hơn 2 năm tù tại Trại giam Long Hòa hay không, Nguyễn Mai Trung Tuấn nói rằng em được gặp gỡ và sống cùng các phạm nhân mà sự đồng cảm của những hoàn cảnh cùng khổ đã giúp cho em vững vàng hơn:

“Những phạm nhân đó biết gia đình em bị mất đất mất nhà và vì em chống đối nên em bị bắt bỏ tù. Họ cũng đồng cảm với em và có nói rằng ‘Nếu như là anh, chị thì anh, chị cũng sẽ chống đối như thế tại vì gia đình chỉ còn một phần đất mà cha mẹ bị bắt nữa’.”

Từ sự đồng cảm, cậu bé tuổi vị thành niên Nguyễn Mai Trung Tuấn còn có lòng thương cảm dành cho các phạm nhân lớn tuổi hơn mình. Cậu kể về trường hợp của một phạm nhân là người bán hàng rong, bị đi tù vì đã đốt chiếc xe là phương kế sinh nhai duy nhất của gia đình, khi lực lượng trật tự đô thị mang chiếc xe bán hàng đi. Hành trang sau khi ra tù của cậu thanh niên 17 tuổi Nguyễn Mai Trung Tuấn là lời nhắn gửi của các phạm nhân đến cộng đồng nhờ giúp đỡ lên tiếng đấu tranh cho những tù nhân bị tra tấn và bị đối xử một cách vô nhân đạo:

“Em rất thương các anh, chị phạm nhân. Họ bị ép cung trong lúc hỏi cung và họ bị đánh đập rất dã man, rất tàn bạo. Thậm chí, họ không được cho gia đình thăm gặp. Nếu họ phản đối thì bị bắt làm những công việc nặng không phù hợp với sức khỏe của họ và những người Cộng Sản của trại giam cho là họ chống đối, kỷ luật các anh, chị và đánh anh, chị đến nỗi họ đập đầu vào tường tự giận.”

Ra tù với tình trạng sức khỏe không tốt, nhưng tinh thần của Nguyễn Mai Trung Tuấn thật rắn rỏi với lời khẳng định:

Khi bước chân đến Sài Gòn, lúc đầu tiên bắt chiếc xe Uber thì anh lái xe đã nhận ra em và anh ấy đã chở đi qua nhiều tuyến phố. Sau đó anh ấy không lấy tiền và nói muốn chia sẻ cùng với em
-Trịnh Bá Phương

“Em vẫn tiếp tục đấu tranh để đòi lại công lý, đòi lại dân chủ nhân quyền cho gia đình em và cho cả những người dân Việt Nam bị đán áp, áp bức, bị bắt bỏ tù.”

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận cộng đồng cư dân mạng xã hội bày tỏ sự vui mừng trước thông tin Nguyễn Mai Trung Tuấn cùng 7 thành viên của gia đình được ra tù. Họ chào đón và ủng hộ em với ý chí chọn lựa tiếp tục con đường không bị khuất phục trước những bất công của xã hội.

Anh Trịnh Bá Phương, một cư dân mạng và cũng là con trai của tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu từng hai lần bị tuyên án tù vì đấu tranh giữ đất và chống tham nhũng, chia sẻ rằng những người con của các dân oan như chính anh hay Nguyễn Mai Trung Tuấn và nhiều người khác nữa sẽ không đơn độc trong những ngày tháng của cuộc đấu tranh vì xã hội tốt đẹp hơn, tương lai đất nước tươi sáng hơn với cuộc sống của dân chúng bình đẳng và nhân bản hơn. Anh Trịnh Bá Phương cho biết rất xúc động trước tấm lòng của nhiều người dành cho tù nhân lương tâm trẻ tuổi nhất Nguyễn Mai Trung Tuấn, dành cho những đứa bé là con của 2 nữ tù nhân lương tâm Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga, cũng như dành cho 3 anh em của gia đình mình. Anh Trịnh Bá Phương kể lại một vài kỷ niệm của riêng anh:

“Khi bước chân đến Sài Gòn, lúc đầu tiên bắt chiếc xe Uber thì anh lái xe đã nhận ra em và anh ấy đã chở đi qua nhiều tuyến phố. Sau đó anh ấy không lấy tiền và nói muốn chia sẻ cùng với em. Trong lần mới gần nhất em thăm mẹ em vào ngày 6 tháng 7. Khi em đến Pleiku thì bạn bè và các anh em trong đó dành cho gia đình em tình cảm rất lớn. Khi em vừa vào đến nơi thì có bạn đã chuẩn bị một chiếc xe ô tô, dự định đưa em đến trại giam Gia Trung luôn ngay chiều khi em vừa đến Pleiku. Tuy nhiên, em cũng lo sợ vì muộn giờ. Đến sáng hôm sau, có một bạn khác mà em được biết anh ấy là một giang hồ, anh ấy đã chuẩn bị một chiếc xe 4 chỗ để đưa em, bạn em cùng 1 người dân Dương Nội đến thẳng trại giam Gia Trung.”

Cậu thanh niên Nguyễn Mai Trung Tuấn hay anh Trịnh Bá Phương đều nói với RFA rằng niềm tin của họ về sự dấn thân, tiếp bước thế hệ ông bà, cha mẹ mình chắc chắn sẽ gặt hái kết quả vì có sự đồng lòng của những người với tên gọi “dân oan”.