Say Merry Christmas – Vocal Carrie Rinderer and the American Christian Life United (ACLU) choir…
Sưu tầm – Bình Luận-Sự Kiện
Say Merry Christmas – Vocal Carrie Rinderer and the American Christian Life United (ACLU) choir…
Tay Trái của Chúa (La Main Gauche de Dieu)
Vũ Huy Thiện
11/30/2012
Nhân đọc bài “La Main Gauche De Dieu” của bạn Huyền trong Đặc San Hè ATN 2011, bất giác bao nhiêu kỷ niệm đều thức dậy trong tâm tư, mà bấy lâu vẫn ấp ủ trong lòng:
Buổi trưa hôm ấy, một ngày trời âm u ảm đạm, đứng trước cảnh núi rừng trùng
trùng điệp điệp của vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn, và sau khi hoàn thành xong
chỉ tiêu ấn định của cán bộ cai tù, tôi ngồi xuống nghỉ chân vài phút. Vừa ngồi
xuống, thì kìa, phía dưới trước mặt, một cái nón lá cũ tả tơi, cùng với mấy
miếng quần áo cũ rách mà ai đó đã để lại, Bất thần trong tôi, bùng lên cái ký
ức về anh chàng phi công Mỹ trong phim nói tiếng Pháp với tựa đề: “La Main
Gauche de Dieu”, được trình chiếu tại rạp Rex Sài gòn khoảng năm 1969 hay 1970
(không nhớ rõ lắm): trong mơ tưởng, tôi như thấy rõ anh ta đang lượm lên cái áo
chùng thâm của vị linh mục xấu số, anh mặc vào người để giả làm một Linh Mục,
rồi ung dung tới một giáo xứ nhỏ bé nơi vùng rừng núi này. Tôi mỉm cười thấy
anh đã hoàn thành tốt tác vụ của một linh mục chủ chăn, đã biến giáo xứ này
thành một nơi sầm uất thờ phượng Chúa.
Tự so sánh anh chàng Phi công với chính mình: anh chàng phi công này giống tôi
ở chỗ, là người công giáo, là một quân nhân, đã từng là chú bé giúp lễ, còn
tôi, tôi cũng là người công giáo, cũng là một quân nhân, đã từng là chú bé giúp
lễ; nhưng tôi hơn anh ta nhiều vì tôi đã từng được Giáo Hội Công giáo nuôi
dưỡng và dậy dỗ để trở thành linh mục, và nếu không tura (danh từ để chỉ những
người tu xuất), thì chắc chắn giờ này đây tôi đã là linh mục thứ thiệt rồi. Anh
trong hoàn cảnh giáo xứ không có linh mục, tức là không có cánh tay Mặt của
Thiên Chúa, vì thế, bất đắc dĩ anh trở thành cánh tay trái của Thiên Chúa, anh
đã thành công. Bây giờ đến lượt tôi, cũng trong hoàn cảnh không có linh mục,
không có cánh tay phải của Chúa nơi trại giam này. Phải làm gì bây giờ? Tôi có
thể thành công như anh ta không?
Tôi thầm thĩ cầu xin: “Lạy Chúa, xin cho con biết ý Chúa, biết mình phải làm
gì?” tôi liền thề hứa với Chúa: “Lạy Chúa, con xin hứa cố gắng hết sức sống đẹp
lòng Chúa và làm những gì Chúa muốn”. từ trong tận đáy lòng tôi có tiếng:
“ngươi có còn “chối” Ta nữa không? Ngươi có “hứa Lèo” không đây?”
Chả là vì vào năm 1948, khi quân Pháp tấn công miền Bắc, mọi người phải tản cư,
nhà xứ Yên Mỹ trong đó có tôi cũng tản cư. Trên đường khi đang cùng đi với một
nữ tu để tới “lán” (danh từ chỉ những căn lều nơi tản cư), tôi bị một tên công
an bắt giữ, họ dẫn đi suốt buổi chiều và đêm hôm đó tới một nhà tù có lẽ từ
thời Pháp để lại, nó kín cổng cao tường và xây kiên cố.
Vừa bước vào cánh cửa nhỏ bên hông, tên công an đứng sẵn, nắm ngực tôi, ấn vào
cánh cổng lớn bằng gỗ, tôi vội vàng kêu lên: “Giêsu…Ma…”
“Mày kêu Giêsu hả?” tên công an nạt to.
Tôi vội chối ngay: “thưa không ạ.” Đấy là lần chối Chúa mà suốt đời không bao
giờ tôi có thể quên được. Và đấy cũng là kinh nghiệm đau thương của cả cuộc đời
tôi.
Được dẫn vào một căn phòng nhỏ tường cao, không có cửa sổ, không có gì khác
trong phòng ngoài tấm phên đan bằng nứa vuông vít chứng 2 mét mỗi bề, được nằm
chung với một thanh niên, mà mãi tới sáng tôi mới biết anh ta là một thanh niên
công giáo thuộc giáo xứ Nội Bài.
Đêm ấy tôi không thể chợp mắt vì sợ hãi, lo âu… Ngồi dậy đọc kinh, sau khi đọc
hết năm chục kinh mùa thương, tôi cầu khấn Mẹ Hằng Cứu Giúp và hứa với Mẹ khi
được tha về,hằng ngày sẽ đọc ít là năm chục kinh…
Hai ngày sau được tha về, giữ lời hứa được ít ngày, rồi ba bảy hai mốt ngày,
lời hứa ấy đã thành lời “Hứa Lèo”. Đó là lý do mà tiếng lương tâm vừa cảnh giác
tôi.
Giật mình trở lại với thực tại, tôi đứng dậy đi về trại giam với quyết tâm lần
này không hứa lèo nữa.
Thế rồi từ hôm ấy, cùng với một nhóm anh em công giáo trong trại tù Hà Tây,
chúng tôi thường chia sẽ với nhau câu chuyện người phi công Mỹ này và về vai
trò của mình, bàn tay trái của Chúa. Còn phần mình, ước ao được trở thành ngón
tay út của “La Main Gauche De Dieu”. Nhờ đó, chúng tôi gặt hái được những thành
quả đáng mừng, nhiều người chưa biét Chúa bây giờ họ đã học đạo và đã chịu Phép
Rửa để trở thành Kitô hữu, nhất là trường hợp đặc biệt sau đây:
LỄ ÐỒNG TẾ RỬA TỘI TRONG TRẠI TÙ CỘNG SẢN Hà Tây.
Câu Chuyện khó tin, nhưng có thật. Chắc ai cũng biết rằng trong chế độ vô thần
cộng sản, họ không công khai tuyên bố cấm đạo, nhưng trên thực tế, họ làm đủ
mọi cách, và dùng đủ mọi phương tiện có thể, để hủy diệt hay cấm cản các hoạt
động của đạo Công giáo. Đấy là nói về xã hội bên ngoài. Vâng, còn trong các
trại tù thì hoàn toàn không thể có các hoạt động tôn giáo với họ được. Thế
nhưng, nó đã xẩy ra ngay trong trại tù Hà Tây gần Hà Nội. Rất nhiều lần và
nhiều anh em Tân tòng đã được rửa tội. Thường là kín đáo và bởi những giáo dân
chúng tôi thực hiện.
Hôm ấy đúng ngày lễ nghỉ, tất cả các tù nhân được nghỉ lao động. Trong không
khí vui vẻ, mọi người đang tu tập từng nhóm nhỏ để chuyện trò, uống nước trà,
hút thuốc “lào” thứ thuốc thông dụng nhất trong tù. Thì trong góc của căn buồng
phụ, một nghi lễ Rửa Tội đã diễn ra. Ðây là một nghi thức Rửa Tội đặc biệt
trong trại tù Hà Tây, một buổi lễ vô tiền khoáng hậu. Vâng , nó quá đặc biệt vì
:
– Tôi chưa hề nghe ai nói đến một thánh lễ đồng tế trong nhà tù cộng sản,
– hơn nữa đây lại là một thánh lễ đồng tế do 3 linh mục và có kèm theo nghi lễ
rửa tội.
Nhóm tổ chức chúng tôi đã liên lạc được với 3 Linh mục tuyên úy mới được đưa về
đây, xin các ngài tới cử hành các nghi thức Thánh lễ và ban Bí tích rửa tội cho
một tù nhân.
– Chủ Tế: Cha Nguyễn Văn Bỉnh (gốc Giáo phận Bắc Ninh),
– Ðồng tế: Cha Phan Quốc Túy (gốc điạ phận Phát Diệm, đội trưởng đội Tuyên Úy)
và Cha Hưởng
-Tín hữu tham dự khoảng mươi người gồm các bạn bè của anh Lý, trong đó có Anh
Nguyễn Hữu Thế (hiện ở Atlanta), Anh Hà Lý Luận hiện đang ở Kansas và tôi…,
người được Anh Lý chọn làm Bõ Đỡ Đầu…
Sau khi nguyện kinh, nghi lễ rửa tội cho anh Võ Minh Lý bắt đầu.
Cha Bỉnh chủ tế đã đổ nước trên đầu anh Vicentê đệ Phao Lô Võ Minh Lý với nghi
thức thật đơn giản, vì sợ công an họ biết, sẽ gặp rắc rối, tuy nhiên, chúng tôi
ai nấy đều cảm thấy rất sốt sắng, và cảm động.
Tiếp theo sau Bí Tích Rửa tội là Thánh lễ đồng tế.
Thánh lễ đã cử hành khá trang nghiêm và đơn giản.
Thánh lễ vừa chấm dứt, nước trà, bánh keo được dọn ra để mừng cho Anh Lý, anh
nguyên là Giám Ðốc phòng tình báo đường dây Bắc Việt thuộc Phủ Tổng Thống Việt
Nam Cộng Hoà, hiện nay anh và vợ con đang ở Sarcramento California.
Kể từ hôm ấy, anh đã là một Kitô hữu, một chứng nhân nhiệt thành của Chúa Giêsu
Kitô.
Cảm ơn Chúa, thánh lễ chấm dứt một cách suông sẻ, không một rắc rối nào xẩy ra.
Nhưng trong khi chúng tôi đang vui vẻ uống trà và thưởng thức bánh kẹo thì được
tin báo cho biết, một viên công an trực trại đang đi vào, (trước thánh lễ chúng
tôi bố trí 2 trạm gác: 1 tại cổng khu vực, và một tại ngay trước cửa sổ của căn
phòng này), y đi từ cổng khu vực, rảo bước nhanh qua một sân rộng, không nói năng
hay hỏi han ai điều gì mà vào thẳng cửa buồng lớn bên ngoài rồi vào tới chỗ
chúng tôi đang ngồi. Mọi người đều im lặng khi viên công an xuất hiện.
Y hỏi: “Các anh lày đang nàm gì ở đây”.
Anh Hà Lý Luận (có biệt danh là Nhái) đáp: “Hôm nay ngày nghỉ chúng tôi gặp
nhau uống nước trà, hút thuốc!”
Viên công an ra lệnh: “giải tán ngay, còn Anh Túy , Anh Hưởng và anh Bỉnh (ba
cha tuyên úy) về ngay buồng của các anh…cứ ninh tinh…nàm thì nười… ninh tinh
thì giỏi”.
Cha Túy đáp: “Chúng tôi uống nước xong về ngay”
Viên công an: “Không được, phải về ngay nập tức.”
Thế là mọi người giải tán trong niềm tri ân Thiên Chúa vì – công an đã được tin
trễ, nên khi mọi nghi lễ chấm dứt và đã sang tới phần mừng vui, tiệc trà thì họ
mới tới .
Cảm tạ Chúa nhiều hơn nữa vì khi được tha về, anh Lý đã kiên trì giữ vững đức
tin và anh còn đưa cả vợ anh và hai con cùng chịu phép rửa tội tại một xứ đạo
tại California. Mùa hè năm 2007 có dịp sang California , tôi đã ghé thăm Anh
tại Sacramento, ở chơi với Anh hai ngày. Những ngày này, tôi thật vui mừng vì
thấy hạt giống đức tin của Anh đã truyền đạt cho các con Anh, vì cứ mỗi tối
trước khi đi ngủ, tôi thấy các con Anh đều chạy đến trước bàn thờ đọc vài ba
kinh gì đó rồi mới đi ngủ. Thấy thế lòng tôi hân hoan một nỗi vui mừng không thể
tả nổi… Nỗi vui mừng càng tăng khi tôi cũng được gặp lại Anh Triệu Huỳnh Võ
cũng ở gần đó, Anh nguyên là Thứ Trưởng Thông Tin Chiêu Hồi của Chế độ Việt Nam
Cộng Hoà, và Anh Võ cũng đã là một người theo Chúa trong tù, Anh và vợ con cũng
Anh theo Chúa. Cảm tạ ơn Chúa muôn ngàn lần…..
Bây giờ đây chúng tôi Nhóm bạn hữu luôn cầu nguyện cho Anh Lý và thành thật
chúc mừng anh. Ðặc biệt nguyện xin Thiên Chúa đổ tràn muôn ơn lành hồn xác
xuống cho anh và gia đình để luôn xứng đáng là Con Dân Chúa trong mọi hoàn cảnh
của cuộc sống.
(Hồi ký của người tù cải tạo Vũ Huy Thiện)
Khoa học và Đức tin, hai phân tử sơ đẳng trong cuộc sống con người
Đăng bởi pleikly lúc 1:23 Sáng 1/12/12
VRNs (01.12.2012) – Avvenire – Phỏng vấn giáo sư Ugo Amaldi, vật lý gia thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Năng Lượng Nguyên Tử Âu châu ở Genève bên Thụy Sĩ
Ngày 16-11-2012 giáo sư Ugo Amaldi, chuyên viên vật lý thuộc Trung tâm nghiên
cứu năng lượng nguyên tử Âu châu ở Genève bên Thụy Sĩ, đã nhận Giải thưởng quốc
tế về nền văn minh công giáo tại Viện bảo tàng công dân Bassano del Grappa tỉnh
Vicenza, bắc Italia. Lý do giải thưởng là vì ”tình yêu đối với khoa học và tình
yêu đối với đức tin”.
Giáo sư Ugo Amaldi sinh năm 1934, đậu tiến sĩ Vật lý năm 1957 tại đại học Roma và chuyên nghiên cứu trong lãnh vực gia tốc các phân tử. Từ năm 1960 giáo sư thuộc nhóm các khoa học gia của Trung tâm nghiên cứu năng lượng nguyên tử Âu châu tại Genève bên Thụy Sĩ. Từ năm 1982 giáo sư cũng dậy môn vật lý nguyên tử tại đại học Milano bắc Italia. Giáo sư cũng là tác giả của nhiều sách và các bài khảo luận liên quan tới khoa học và đức tin, và trong các năm qua đã tham dự nhiều hội nghị và các cuộc thảo luận về đề tài khoa học và đức tin. Sự kiên trì của giáo sư đã giúp hoàn thành việc xây dựng Trung tâm quốc gia xạ trị ung thư (CNAO) khánh thành ngày 15
tháng 2 năm 2010 tại Pavia.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn giáo sư về tương quan giữa khoa học và đức tin.
Hỏi: Thưa giáo sư Amaldi, khoa học có gì để dậy cho đức tin không?
Đáp: Các khoa học nghiên cứu các hiện tượng thiên nhiên, và trong
các sự kiện chúng không có gì để nói với đức tin. Tuy nhiên, các khoa học gia
có đức tin và những người đặt câu hỏi liên quan tới đức tin cảm thấy sự cần
thiết phải sát nhập đức tin vào quan điểm vật lý về thế giới một cách mạch lạc.
Mà khi làm như vậy họ phải đương đầu với các câu hỏi trong lãnh vực biên giới
giữa vài khẳng định của Kitô giáo và những gì họ biết liên quan tới thế giới
thiên nhiên. Đây là các khó khăn mà đôi khi những người không phải là các nhà
khoa học cũng có thể được soi sáng.
Hỏi: Giáo sư có thể đơn cử một thí
dụ cụ thể không?
Đáp: Vâng. Điểm trước hết liên quan tới vấn đề cái chết và sự khổ
đau. Theo đức tin kitô chúng là hậu qủa của tội lỗi. Nhưng một khoa học gia thì
coi cái chết và sự khổ đau là một điều cần thiết. Bởi vì nếu không có chúng,
thì cũng sẽ không có sự tiến triển, và hậu qủa là cũng sẽ không có tiến triển
của con người khôn ngoan với trí thông minh của nó. Đó là hai điều xem ra không
đồng ý với nhau. Đàng khác, người ta không thể không ngạc nhiên đối với sự phức
tạp và cái luận lý nằm ở bên dưới đa số các hiện tượng tự nhiên này, và điều
này là một rộng mở cho sự siêu việt đối với một khoa học gia có đức tin.
Hỏi: Tại sao trong cuộc tranh luận giữa khoa học và đức tin đã hầu như không có gương mặt của Đức Kitô, thưa giáo sư?
Đáp: Thật vậy và rất tiếc là trong các cuộc tranh luận ấy Đức Giêsu đã hầu như không bao giờ xuất hiện. Người ta thích nói tới Thiên Chúa Tạo Hóa hơn, là Đấng đã duy trì vũ trụ hiện hữu. Người ta không bao giờ gắn liền gương mặt của Chúa Kitô với các hiểu biết của các khoa học gia, và người ta cũng không bao giờ gắn liền các sự hiểu biết với Chúa Thánh Thần, mà như là khoa học và sự khôn ngoan thì thật là đúng đề tài. Nhưng tôi nghĩ lý do là nơi sự kiện tương quan cá nhân mà tín hữu có đối với Chúa Kitô koàn toàn khác hẳn với tương quan vô bản vị mà nhà khoa học có với các hiện tượng thiên nhiên, mà ông nghiên cứu. Họ di chuyển trên các bình diện khác nhau. Trái lại, Thiên Chúa Tạo Hóa gắn liền chặt chẽ với thiên nhiên, là đối tượng nghiên cứu học hỏi của khoa học gia.
Hỏi: Thưa giáo sư Amaldi, các cuộc thảo luận ngày càng thường xuyên về tương quan giữa khoa học và đức tin có khiến cho một tâm thức bén nhậy mới được chín mùi trong thế giới khoa hoc không?
Đáp: Kinh nghiệm riêng cho tôi biết rằng cuộc thảo luận này chỉ được coi là hay bởi những người đặt vấn đề đức tin, cả khi họ là những người không tin. Các người bất khả ngộ, và các người vô thần tiếp tục khó chịu coi tương quan giữa khoa học và đức tin là vô ích.
Hỏi: Trong cuốn sách cuối cùng tựa đề ”Ngày càng gần nhau hơn” giáo sư giải thích các lý do, qua đó các nhà vật lý học làm cho các phân tử gia tốc, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, một cách nòng cốt có ba lý do. Thứ nhất để ngày càng
nghiên cứu trong chi tiết thế giới hạ nguyên tử; thứ hai, để tạo ra trong các
va chạm giữa các phân tử, các phân tử mới không hiện hữu trong thế giới bao
quanh chúng ta, nhưng chúng hiện hữu trong một phần tỷ giây sau vu nổ khai
nguyên vũ trụ, hầu nghiên cứu các tương quan gắn liền với các phân tử làm thành
vật chất. Và lý do thứ ba có lẽ là lý do hấp dẫn nhất được chỉ huy bởi ước muốn
tái dựng lại sự tiến triển của vũ trụ bắt đầu từ một phần tỷ giây ấy, hầu minh
giải sự hình thành các vì sao và các dải ngân hà đã xảy ra bao tỷ năm sau đó.
Hỏi: Thưa giáo sư, ngày mùng 4 tháng 7 năm nay 2012 Trung tâm nghiên cứu năng lượng nguyên tử Âu châu ở Genève bên Thụy Sĩ đã loan báo một khám phá ngoan mục. Đó là khám phá gì vậy?
Đáp: Người ta đã chứng minh được sự hiện hữu của một lãnh vực, một phương thế vô vật chất làm đầy toàn không gian, tác động trên nhau với các phân tử đi qua nó bằng cách làm cho vài phân tử chậm lại hơn các phân tử khác, và vì thế cung cấp cho chúng khối lượng lớn hơn hay nhỏ hơn.
Sự hiện hữu của lãnh vực này đã được minh chứng khi quan sát các dao động được định vị trí của nó, được tạo ra trong sự va chạm của các phân tử Higgs. Vì thế đối với các nhà vật lý các phân tử này gọi là Bossone Higgs, là một phương tiện, chứ không phải là mục đích nghiên cứu của họ. Một phương tiện cho phép khẳng định rằng không gian được hoàn toàn làm đầy bởi một môi trường, mà chúng tôi gọi là môi trường Higgs, nghĩa là cái gì trao ban khối lượng cho các phân tử.
Hỏi: Nói một cách cụ thể, đó là điều trao ban khối lượng cho thân thể của tôi và thân thể của giáo sư, có phải thế không?
Đáp: Vâng. Nếu các điện tử electron xoay quanh các hạt nhân của
thân thể tôi có một khối lượng và không bao giờ ngừng xoay, thì là bởi vì có
môi trường Higgs. Nếu thân xác tôi bị hủy bỏ, thì nó sẽ vỡ tan tành.
Hỏi: Vào năm 1992 giáo sư đã thành lập tổ chức Tera để chữa trị bằng các phản xạ adronic. Nó có nghĩa là gì thưa giáo sư?
Đáp: Mỗi năm có 120.000 người Ý được xạ trị với các tia hồng ngoại
tuyến X, nghĩa là được xạ trị chống lại các bệnh ung thư. Cùng với giải phẫu và
hóa trị, xạ trị là phương pháp chữa các bệnh ung thư. Tuy nhiên, các điện tử
proton và ion Carbon có khả năng chính xác hơn các tia hồng ngoại X, và vì thế
chúng cứu các tế bào và các cơ phận lành mạnh ở rất gần các tế bào ung thư. Đây
là điều xảy ra trong 10% các trường hợp. Năm 2003 Tổ chức Tera đã hoàn thành
tại Pavia dự án một máy tăng tốc các proton và ion Carbon. Được chế tạo bởi
”Trung tâm quốc gia xạ trị ung thư Italia” (CNAO) và ”Học viện quốc gia vật lý
nguyên tử Pavia” (INFN), máy này đã trị liệu cho một bệnh nhân ung thư đầu tiên
hồi tháng 9 năm 2011, và dự trù sẽ trị bệnh cho khoảng 1.000 bệnh nhân mỗi năm.
Hiện nay còn qúa sớm để có các số liệu kiểm chứng hiệu qủa của nó. Nhưng đây là
một lãnh vực trong đó người Nhật đã đi tiên phong, và trên toàn thế giới hiện
nay chỉ có một trung tâm khác như trung tâm tại Pavia đó là trung tâm
Heidelberg bên Đức.
Linh Tiến Khải
Radio Vatican – Tiếng Việt
7 thói quen của người tin vào Chúa
TRẦM THIÊN THU
Tiểu sử các thánh cho thấy các ngài luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Có những câu chuyện về hành trình trong đời sống Kitô giáo: Nam và nữ, trẻ và già, giaó sĩ và giáo dân,… Nhưng tất cả đều có điểm tương đồng trong việc sống kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Đây là vài điểm nổi bật:
1. Chấp nhận đau khổ
Một trong những điểm nổi bật trong chuyện đời Tu sĩ Yun là người bị bách hại ở Trung quốc, được thuật lại trong cuốn “The Heavenly Man” (Người Đàn Ông Trên Trời). Sau khi bị hành hạ nhiều tuần bằng đủ kiểu: Bị điện giật, bị bỏ đói, bị đánh đập, bị kim xỏ vào móng tay, rồi bị căng chân tay ra treo trên cao, nhưng ngài vẫn không nao núng. Ngày hôm sau, ngài bị bỏ vào xà lim, nhưng ngài xin cho ngài cuốn Kinh thánh – một ý tưởng kỳ lạ. Ngài nài xin mãi, người ta cũng ném cho ngài cuốn Kinh thánh.
Ngài viết: “Tôi quỳ xuống và khóc, tạ ơn Chúa ban cho món quà đó. Tôi không thể tin được là mơ ước của tôi lại thành hiện thực! Không tù nhân nào được phép giữ Kinh thánh hoặc bất kỳ thứ gì liên quan Kitô giáo, nhưng thật lạ, Thiên Chúa đã ban cho tôi cuốn Kinh thánh! Quá đó, Thiên Chúa cho tôi biết rằng dù kế hoạch độc ác của loài người dành cho tôi, nhưng Ngài vẫn không quên tôi và vẫn kiểm soát cuộc đời tôi”.
Những người tin vào Chúa như Tu sĩ Yun vẫn có cách nhìn trong suốt về sự đau khổ. Họ cho đau khổ không là điều tồi tệ nhất. Họ tập trung vào việc KHÔNG PHẠM TỘI chứ không phải KHÔNG ĐAU KHỔ. Họ muốn chính mình và người khác cùng vào Nước Trời.
2. Chấp nhận cái chết
Những người tin vào Chúa luôn có cái nhìn tập-trung-vào-Nước-Trời. Họ nghĩ tới sự vĩnh hằng chứ không chú ý ngày tháng theo lịch. Mục đích của họ không là kéo dài thời gian trên thế gian, mà muốn mình và người khác càng mau về trời càng tốt. Nếu Thiên Chúa rút ngắn cuộc đời họ ở thế gian thì họ chấp nhận ngay.
Câu chuyện về sự thoát chết kỳ lạ của Lm Goldmann trong Thế chiến II có một câu hỏi: “Nếu người ta không thoát chết thì sao?”. Lm Goldmann đã chỉ có thể trả lời bằng cách nói rằng Thiên Chúa cứu ngài thoát chết. Mà nghĩ cho cùng thì rồi ai cũng một lần chết. Phúc lành đã cứu ngài thoát chết để ngài cóthể tiếp tục sứ vụ là đem Tin Mừng tới cho những người Đức quốc xã. Cuối cùng ngài qua đời khi đang hoạt động ở Nhật, và chấp nhận rằng Thiên Chúa đem đến điều tốt lành khi ngài qua đời, mặc dù ngài chưa hoàn thành công việc.
3. Hằng ngày hẹn hò với Chúa
Chưa có ai tin vào Chúa mà lại không dành thời gian cầu nguyện hằng ngày. Họ thích cầu nguyện hằng ngày bất kỳ khi nào có thể, có khi hằng giờ. Hằng ngày họ tập trung vào việc cầu nguyện ngay cả khi nói chuyện với người khác hoặc làm việc, và đó
là cầu nguyện liên lỉ. Nhất là mỗi sáng thức dậy, họ tập trung dành cho Chúa
những giây phút đầu ngày trước khi làm bổn phận hằng ngày.
4. Khi cầu nguyện, lắng nghe nhiều hơn nói
Chúa Giêsu nhắc nhở khi cầu nguyện: “Khi cầunguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời” (Mt 6:7). Ngài là người ít nói nên không muốn ai nói nhiều. Mẹ Angelica “bị” một người đàn ông đặt chiếc đĩa trước cửa xin 600.000 USD, khi ông ta trở lại mà không có thì sẽ rắc rối. Mẹ chạy vào nhà nguyện để cầu nguyện, và người đàn ông kia không bao giờ trở lại nữa. Mẹ cầu nguyện không vì ý muốn riêng, mà vì Mẹ nhận biết kế hoạch của Thiên Chúa.
5. Hạn chế chia trí
Trong những câu chuyện về “Người Buôn Lậu Của Chúa” (God’s Smuggler),
tác giả muốn nói về cách mà công việc của Tu sĩ Anrê vẫn tiếp tục trong thế kỷ
21 này: “Tôi chẳng coi việc chờ đợi là sự kỳ cục, dù điều đó làm gián đoạn cuộc điện đàm với người khác. Kỹ thuật làm chúng ta không thể tiếp cận nhu cầu và áp lực. Chúng ta phải im lặng và ưu tiên lắng nghe tiếng Chúa”. Thời gian im lặng là lúc chúng ta có thể khai hóa sự tĩnh lặng nội tâm và chờ gợi ý của Chúa Thánh Thần.
6. Xin cầu nguyện
Người ta có những câu chuyện dài về cách Thiên Chúa hành động trong cuộc đời họ là thường nói qua những người bạn đạo đức, gia đình tốt lành và các giáo sĩ thánh thiện. Nếu họ nhận biết Thiên Chúa kêu gọi họ, nhất là nếu điều đó quan trọng, họ sẽ xin các
Kitô hữu uy tín cầu nguyện cho họ về vấn đề đó để nhận biết Ý Chúa.
7. Hoàn toàn mau mắn vâng lời Chúa
Những người tin vào Chúa luôn lắng nghe trong thinh lặng. Khi xác định được Ý Chúa, họ hoàn toàn mau mắn vâng lời. Chính Đức Mẹ cũng đã ngại khi biết mình sẽ thụ thai trong khi mới đính hôn, nhưng khi nghe sứ thần Gabriel giải thích và biết được Ý Chúa, Đức Mẹ xin vâng ngay: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1:38). Kinh thánh đã xác định: “Vâng lời trọng hơn của lễ” (1 Sm 15:22 và Tv 50:8-9). Đó là Ý Chúa thể hiện qua con người vậy.
Lạy Chúa Trời, chúng con đang cùng cả Giáo hội sống trong Năm Đức Tin, xin thêm đức tin cho chúng con, xin dạy chúng con biết lắng nghe Tiếng Chúa và mau mắn thi hành Ý Chúa.
Lạy Chúa Trời, xin đến cứu con, muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ! (Tv 70:2), vì chúng con luôn khát khao Ngài.
Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
(Biên soạn từ Conversion Diary)
nguồn: Maria Thanh Mai gởi
CON CHỒN và VƯỜN NHO
Tác giả: Thanh Thanh
Chuyện ngụ ngôn kể rằng: Một con chồn muốn vào một vườn nho, nhưng vườn
nho lại được rào dậu cẩn thận. Tìm được một chỗ trống, nó muốn chui vào nhưng
không thể được. Nó mới nghĩ ra một cách: nhịn đói để gầy bớt đi.
Sau mấy ngày nhịn ăn, con chồn chui qua
lỗ hổng một cách dễ dàng. Nó vào được trong vườn nho. Sau khi ăn uống no nê,
con chồn mới khám phá rằng nó đã trở nên quá mập để có thể chui qua lỗ hổng trở
lại. Thế là nó phải tuyệt thực một lần nữa.
Thoát ra khỏi vườn nho, nó nhìn và suy nghĩ: “Hỡi vườn nho, vào trong nhà ngươi
để được gì?Bởi vì ta đã đi vào với hai bàn tay không, ta cũng trở ra với hai
bàn tay trắng”.
Khi bước vào trong trần thế này, con người muốn mở rộng bàn tay để chiếm trọn mọi sự. Khi nhắm mắt xuôi tay cũng đành phải ra đi với hai bàn tay trắng mà thôi.
………….
Một nhà vua kia trước khi chết dặn rằng: “Lúc chết, khi đặt vào quan tài, thì
nhớ khoét hai lỗ và để hai bàn tay của Trẫm ra bên ngoài nhé, để cho mọi người
thấy là ta không đem theo được thứ gì cả”.
Ai chẳng biết thế, nhưng không hiểu sao mọi người cứ tích góp thật nhiều. Đến
độ phải dành dật, mất cả tình nghĩa, đến cả sát hại lẫn nhau nữa.
Cuộc sống con người đáng lẽ phải hưởng được thật nhiều hạnh phúc, thì lại bận
tâm cho sự đời. Lòng trí trở nên rối bời, khắc khoải, chờ đợi, tìm kiếm, nắm
giữ, mất đi, buồn khổ, thất vọng, chán đời, trách Chúa.
Thiên Chúa không dựng nên con người để hành hạ, đoạ đày, nhưng là để hưởng, như
Ađam Eva xưa. Thế mà con người đâu có hài lòng, lại muốn hơn muốn nữa, cuối
cùng chính họ tự làm khổ mình. Và “cái đang có cũng bị lấy đi”. Chúa dạy
là:“Hãy làm giàu kho tàng ở trên trời, nơi mối mọt không làm gì được”.
Dường như cái tâm lý chiều sâu cũng là định luật bù trừ thì phải. Xưa nguyên tổ
đánh mất, thì nay ta tìm cách lấy lại. Lấy lại bằng bất cứ giá nào. Nên càng cố
ra sức tích tích trữ thật nhiều. Và coi đó như một bảo đảm cho đời mình. Và khi
con người vất vả gom góp, thì lúc phải chia sẻ, lìa bỏ càng khó và đau xót hơn
nhiều.
Thánh Phaolô tông đồ nói: “Thưa anh em, thời gian chẳng còn bao lâu nữa. Vậy từ
nay ai có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc hãy làm như không khóc; ai vui
mừng như chẳng vui mừng; ai mua sắm hãy làm như không có gì cả; kẻ hưởng dùng
của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi”
(1Cr 7,29-30).
Về đạo đức, ta được động viên là hãy làm thật nhiều việc thiện, lập nhiều công
đức để được Chúa thưởng công.
Nhưng về mặt tu đức, ta lại được nghe rằng hãy gỡ bỏ mọi thứ hành trang, để
mình trở về số không. Số không nguyên tuyền tốt lành thuở ban đầu khi Thiên
Chúa dựng nên. Chính lúc này ta thực sự nhận lãnh mọi sự tốt lành Chúa đã sắm
sẵn.
Như Đức Giêsu, Ngài có tất cả, nhưng rồi lại tháo gỡ tất cả. Từ là Chúa, quyền
uy, oai phong, hoàn hảo, tốt lành, giàu có, đến sức sức khoẻ, thời gian, tài
đức, và cuối cùng là sự sống. Ngài đã thực sự trở nên số không khi bị treo trên
thập giá. Và chính lúc này, Thiên Chúa Cha tỏ cho biết thế nào là vinh quang,
thế nào là tất cả.
Nếu con người biết cái thực thực ảo ảo của thế gian, mà can đảm đi ngang qua
tất cả, thì sẽ gặp được Thiên Chúa, Đấng là tất cả.
Thanh Thanh
=====
BÀN TAY PHẢI CỦA CHÚA GIÊSU
Tại một nhà thờ bên Tây ban nha, có một tượng thánh giá cổ rất đặc biệt. Cánh
tay trái của Chúa Giêsu vẫn còn đóng vào gỗ, nhưng cánh tay phải thì rời ra và
đưa đến phía trước trong tư thế ban phép lành.
Người Tây ban nha kể về nguồn gốc của tượng thánh giá này như sau: Có một tội
nhân đến xưng tội với cha xứ ngay dưới cây thánh giá. Như thường lệ, mỗi khi
giải tội cho tội nhân có quá nhiều tội nặng, Linh mục này tỏ ra rất nghiêm
khắc. Ngài ra việc đền tội nặng cũng như ngăm đe nhiều điều.
Tội nhân ra về, lòng cảm thấy nhẹ nhàng. Nhưng tính nào tật ấy, không bao lâu,
người đó sa ngã lại. Lần này, sau khi anh xưng thú tội, vị Linh mục lại đe dọa
như sau: “Đây là lần cuối cùng tôi giải tội cho ông”.
Nhiều tháng qua đi, tội nhân lại đến quì dưới chân Linh mục cũng bên dưới cây
thánh giá và lại xin ơn tha thứ một lần nữa. Nhưng lần này, vị Linh mục đã dứt
khoát, và trả lời: “Ông đừng có đùa với Chúa. Tôi không thể ban phép giải tội
cho ông nữa”.
Nhưng lạ lùng thay, khi vị Linh mục vừa khước từ tội nhân, thì bỗng ông nghe
một tiếng thì thầm từ bên thánh giá. Bàn tay phải của Chúa Giêsu bỗng được rút
ra khỏi thánh giá và ban phép lành cho hối nhân. Vị Linh mục nghe được tiếng
thì thầm như sau: “Chính Ta là người đã đổ máu ra cho người này, chứ không phải
ngươi”.
Từ đó, bàn tay phải của Chúa Giêsu cứ ở mãi trong tư thế ấy, như không ngừng
mời gọi con người đến để ban ơn tha thứ.
(Trích trong sách Lẽ sống)
Nhìn vào thập giá, con thấy tội trần gian. Nhìn vào thập giá, con thấy tội của
con. Chối từ hồng ân, tuôn tràn từ Thiên Chúa, sống trong đam mê, chống lại
tình yêu. Đan tâm phản nghịch, đóng đinh Chúa từ nhân (lời bài hát Tình yêu
Thập giá).
Nhìn vào thập giá, ta biết Thiên Chúa đã chứng tình yêu vĩ đại thế nào.
Nhìn vào thập giá, ta biết rõ tình yêu lớn lao vô cùng của Chúa và biết rõ cái
phũ phàng của nhân loại.
Nhìn vào thập giá, ta biết được Thiên Chúa không bỏ rơi con người, mà còn mở
đường và cho ta cơ hội trở về. Vì thế, ta đừng sợ hãi, mà hãy can đảm nhìn lên
Chúa Giêsu, không phải để than phiền, trách móc hay thất vọng, nhưng là hối lỗi
ăn năn, và đừng đóng đinh Chúa lần nữa.
Nhìn vào thập giá, với cánh tay dang rộng, thì biết rằng dù con người có giết
Ngài, Ngài vẫn không khép kín từ tâm, đóng cửa bịt lối, mà tiếp tục dang rộng vòng
tay yêu thương để ôm lấy nhân loại.
Nhìn vào thập giá, ta sẽ cảm nếm được thế nào là ơn tha thứ của Ngài.
Nhìn vào thập giá, lời mời gọi khẩn thiết của Chúa là các con hãy tha thứ cho
nhau. Càng tha thứ nhiều, ta càng cảm nếm được ơn tha thứ của Chúa nhiều.
Nhìn vào thập giá, ta biết rằng chính Ngài là Đấng đổ máu ra vì con người, Đấng
duy nhất có quyền kết án hay tha bổng, chứ không phải do bác ái của con người.
Nhìn vào thập giá con thấy được tình yêu. Nhìn vào thập giá con người thấy được
hồng ân. Chúa từ trời cao, quên mình là Thiên Chúa. xuống nơi dương gian sống
vì tình yêu. Hy sinh thân mình chứng minh Chúa tình yêu. (lời bài hát Tình yêu
Thập giá)
Nhìn vào thập giá, ta biết đường đi lối về của mình trong hành trình tìm kiếm
Tình Yêu.
Nhìn vào thập giá, ta biết được sức mạnh của tình yêu. Đàng sau thập giá là
hình bóng của vinh quang. Muốn có vinh quang phải đi xuyên qua thập giá.
Nhìn vào thập giá, ta thấy bầu trời tình yêu được mở ra cho mọi người chiêm
ngắm và đi vào.
Nhìn vào thập giá, con đường tuyệt vọng biến thành hy vọng, sự chết biến thành
sự sống, thất bại trở nên thành công, khờ dại trở thành khôn ngoan, tương đối
biến thành tuyệt đối, bất hạnh biến thành hạnh phúc, lo sợ trở thành vững tin,
nhút nhát trở thành can đảm, khép kín trở nên cởi mở, ích kỷ thay bằng vị tha,
cố chấp thay bằng bao dung, lười biếng thay bằng hăng say, và sẵn sàng chiến
đấu vì chân lý và sự thật, nhờ sức mạnh của cây thập giá.
Nhìn vào thập giá, ta biết được sức mạnh của sự dữ đã bị bẻ gẫy tan tành.
Nhìn vào thập giá, ta biết trời cũ đất cũ thay bằng trời mới đất mới. Nơi toàn
là ánh sáng vinh quang. Nơi không còn bất cứ áp lực nào có thể đe doạ ta được.
Nơi không còn phải lo miếng cơm manh áo hay nhà cửa, tiền bạc hay nghề nghiệp,
bệnh tật hay chết chóc… Vì mọi thứ tốt lành vĩnh cửu đã được dành sẵn cho ai
bước vào.
Nhìn vào thập giá, ta biết cửa hoả ngục bị đập tung, và cửa thiên đàng đã mở
toang.
Thì này con đây khấn xin khấn xin nơi Ngài. Xin Ngài dủ thương tha thứ muôn tội
khiên, và dìu đưa con vào suối nguồn hồng ân.
Vì thế, nói đến thập giá là nói đến Chúa Giêsu. Nói đến Chúa Giêsu là nói đến
thập giá.
Nếu ta đi tìm một Giêsu không thập giá, ta sẽ gặp toàn thập giá, mà không thấy Giêsu.
nguồn: Maria Thanh Mai gởi
Kiên Nhẫn – Kiên Cường: Cậu Bé Glen Cunningham
Br. Huynhquảng
Hôm nay, mục Sống Đẹp xin được nêu tấm gương của cậu bé Glen Cunningham nhằm
giới thiệu chủ đề mới: Kiên Nhẫn – Kiên Cường. Qua bốn chủ đề mà chúng ta đã
cùng nhau học hỏi: Tha Thứ Hòa Giải, Xây Dựng Hiệp Nhất, Sống Hiện Tại, và Đơn
Sơ Chân Thật, thì đây là lúc chúng ta cùng nhau trao đổi về chủ đề Kiên Nhẫn –
Kiên Cường. Vì thực ra, để có thể tha thứ, xây dựng hiệp nhất, sống hiện tại,
sống chân thật, tất cả đều đòi hỏi một sự kiên nhẫn không ngơi nghỉ.
Cậu Bé Glen Cunningham
Khi mới bảy tuổi, đôi chân của Glen Cunningham bị phỏng nặng do một vụ thảm
họa. Theo nhận xét của bác sĩ, cậu bé Glen sẽ không bao giờ đi lại bình thường
được. Các bác sĩ đề nghị cưa chân cậu bé nếu muốn cậu được sống sót. Như thế,
vấn đề bây giờ không còn là chuyện khi nào đôi chân của Glen được bình phục,
nhưng là sự sống của cậu bé. Những ngón chân trái dần dần bị hao mòn đi; chân
phải dần dần ngắn hơn chân trái. Với kinh nghiệm đau đớn trong bản thân và
chứng kiến cơ thể mình tàn lụi dần, Glen quyết tâm với lòng mình là không đầu
hàng với số phận. Hằng ngày cậu tập những động tác theo hướng dẫn của bác sĩ
chỉ nhằm với ý chí rằng: Cần làm những gì cần phải làm trước khi mình không bao
giờ còn cơ hội để làm. Với ý chí tích cực kiên cường ấy, ba năm sau, cậu tự đi
mà không cần dùng nạng. Xa hơn, cậu đã tập chạy và không ngừng chạy khi có thể.
Năm 1938, Glen làm cho cả thế giới kinh ngạc khi phá kỷ lục thế giới với 4 phút
4.4 giây trong đường chạy một dặm.
Ca dạo tục ngữ Việt Nam truyền dạy rằng: “Nước chảy đá mòn; có công mài
sắt có ngày nên kim.” Và đúng là như vậy, Glen Cunningham như mẫu gương để
khơi niềm hy vọng cho chúng ta, dù trong hoàn cảnh nào, nếu chúng ta quyết chí
vươn lên, một ngày nào đó, thành quả sẽ đến với chúng ta. Nhìn vào những người
như Glen Cunningham, phần nào ta tìm thêm nghị lực để tiếp tục tiến tới và tiếp
tục hoàn thiện chính mình, và để tiếp tục đi đến cùng đích của đời mình.
Kiên cường, can đảm (fortitude, fortitudo) là một đức tính rất được đề cao
trong nền triết lý văn minh Hy Lạp. Theo triết gia Aristotle (A-ris-tot),
“Kiên cường là đức tính của những người không tỏ lộ sự sợ hãi khi họ dám
chết cho lý tưởng cao thượng.” Nhưng đức tính (virtue, arete) này cần phải
có quá trình tập luyện bền bỉ. Mẫu gương cho những cái chết cao thượng là những
người chiến sĩ anh dũng hy sinh cho quê hương, cho dân tộc. Nhưng theo triết
gia Plato, kiên cường không chỉ được hiểu là can đảm chết cho những lý tưởng
cao đẹp, nhưng còn là “sự chiến đấu với những khát vọng thú vui.” Tức
là phải chiến đấu với chính con người của mình. Còn theo triết gia Cicero (45
B.C), “Kiên cường không gì khác hơn chính là thái độ tinh thần có khả năng
chịu đựng mọi nguy hiểm dù phải chịu cực nhọc đau đớn, nhưng đồng thời không để
cho sự sợ hãi tiếp cận gần ta.” Tóm lại, sự can đảm kiên cường không chỉ
là hành động anh hùng, nhưng còn là sự kiên nhẫn tập luyện chịu đựng gian khổ
để làm chủ con người mình để dám chết, nếu khi cần, cho lý tưởng cao đẹp, và
dám sống mỗi ngày nhằm nâng cao giá trị con người của mình.
Jean-Jacques Rousseau phát biểu rằng, “Kiên nhẫn thì cay đắng, nhưng trái
của nó lại ngọt ngào.” Và quả đúng như vậy, hạt giống chỉ có thể nảy mầm
khi nó liên tục âm thầm tự lột lớp vỏ của mình ra. Như thế, kiên nhẫn đòi hỏi
sự kiên cường và can đảm. Kiên cường ở đây không chỉ là thực hiện những việc
lớn lao, nhưng quan trọng hơn chính là làm những việc nhỏ bình thường hằng ngày
với ý chí hoàn thiện chính mình. Dù làm những việc nhỏ, nhưng sự kiên trì hành
động từng ngày cũng đủ làm ta phải trả giá cho sự đau đớn, mất mát và từ bỏ
những điều thân thiết.
Thưa bạn, trong bài đầu tiên về chủ đề Kiên Nhẫn – Kiên Cường, tôi mời bạn ví đời
mình như là một người thợ xây. Mỗi ngày chúng ta dù làm việc gì (học hành, rèn
luyện nhân đức, thao luyện, cầu nguyện), chúng ta hãy coi như chúng ta đang đặt
một viên gạch lên bức tường của đời mình. Bức tường ấy có chắc chắn hay không,
có thẳng hàng hay không, có đẹp hay không đều lệ thuộc vào từng viên gạch chúng
ta đặt vào nó. Nếu mỗi một ngày chúng ta chỉ được quyền xây một viên gạch, thì
chúng ta cũng nên cẩn thận và kiên nhẫn cho từng viên gạch ấy. Và cũng nếu hôm
nay mình không thể đặt viên gạch vào bức tường của mình, thì mãi mãi chỗ ấy sẽ
là chỗ trống. Nếu một bức tường có nhiều lỗ hổng, càng xây lên cao, nguy cơ sụp
đổ của nó càng lớn. Và cũng vậy, nếu hôm nay tôi không kiên nhẫn và kiên cường
thi hành phận vụ của tôi, thì lỗ hổng vẫn còn đó, không ai giúp cho tôi được.
Vâng, kiên nhẫn thì cay đắng, nhưng trái của nó lại ngọt ngào!
TRẦM THIÊN THU
VRNs (29.11.2012) – Sài Gòn – Đến hẹn lại lên như một chu kỳ tất yếu, Mùa Vọng lại về. Đó là khoảng thời gian thế gian mong đợi Đấng Cứu Thế giáng sinh làm người. Đấng ấy là “Ngôi Lời trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1:14), là Đấng
Thiên Sai mang tôn danh Giêsu Kitô.
Con người như đất khô cằn vì “hạn bà chằn” lâu ngày, thế nên luôn khao khát Cơn-Mưa-Giêsu. Và chỉ có Mưa Giêsu mới khả dĩ làm chúng ta “đã” cơn khát.
Trong kiệt tác “Cung Oán Ngâm Khúc” (chữ Hán: 宮怨吟曲) của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), câu 103 và 104 có nói tới kiếp người:
Trăm năm nào có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì
Còn Thiên Chúa nói với mỗi chúng ta: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (St 3:19). Thân phận phàm nhân chỉ là cát bụi mà thôi. Xét ra chẳng có giá trị gì. Đồ càng cũ càng có giá trị, gọi là đồ cổ; người càng cũ càng bị người ta xa tránh, chẳng ai
muốn quan tâm “người cổ”, thậm chí còn bị chê là lỗi thời và lạc hậu.
Nói vậy nghe chừng bi quan quá. Nhưng không phải thế, người ta cần biết vậy để mà bớt tham-sân-si, để cố gắng ngày càng sống tốt hơn, ích lợi hơn không chỉ cho chính mình mà còn cho tha nhân.
Thân phận quá nhỏ nhoi, con người quá yếu đuối, quá bất túc và bất trác, vì vậy mà người ta càng khát vọng, có những khát vọng vô cùng cháy bỏng, tưởng chừng có thể “chết” đi nếu không đạt được. Ước mơ nhiều mà chẳng được bao nhiêu. Nhưng chính nhờ vậy mà người ta giảm bớt kiêu ngạo, chứ muốn gì được nấy thì người ta sẽ chẳng coi ai ra gì, và chắc hẳn người ta không còn tin vào bất cứ thần linh nào nữa. Cuộc đời không là vườn hồng, bước đời không đi trên thảm lụa, có vậy mới thành nhân.
Càng sống lâu người ta càng thấy mình kém cỏi về đủ mọi lĩnh vực, thế nên người ta phải kêu cầu Thiên Chúa: “Thân phận con khốn khổ nghèo hèn, xin mau đến cùng con, lạy Thiên Chúa! Ngài là Đấng phù trợ, là Đấng giải thoát con, muôn lạy Chúa, xin đừng trì hoãn” (Tv 70:6). Hằng ngày, người ta vẫn không ngừng sáng nguyện, trưa cầu, tối khấn: “Xin dủ lòng thương mau đến giúp, vì chúng con đã khổ quá nhiều” (Tv 79:8).
Có thể có người nghĩ rằng Chúa không nghe hoặc làm ngơ, vì họ cầu xin quá nhiều mà chẳng thấy động tĩnh gì, cũng có thể có người sẽ thối chí nản lòng. Thực ra Chúa biết hết, Ngài muốn chúng ta “đừng lải nhải” (Mt 6:7), mà Ngài tập cho chúng ta đức kiên trì. Thánh Thomas Tiến sĩ nói: “Công hiệu của năng lực cầu nguyện là do đức ái, nhưng năng lực để cầu nguyện cho được hiệu quả vẫn là do đức tin và đức cậy của mình”. Thánh Sibyllina giải thích: “Mong đợi, giống như một đồ
đựng, đồ đựng càng lớn thì chứa được càng nhiều, đồ đựng càng nhỏ thì chứa được càng ít. Mong đợi lớn thì được ân điển nhiều, mong đợi nhỏ thì được ân điển ít”.
Quả thật, khi cầu nguyện mà không thấy động tĩnh gì, không thấy cảm giác gì, đó mới là cách cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa. Người ta có thể rưng rưng mắt lệ hoặc bật khóc khi cầu nguyện, nhưng có thể đó chỉ là cảm giác nhất thời, vì “bức xúc” cá nhân điều gì đó, chứ chưa hẳn là vì say Men Tình Giêsu.
Cuộc sống có biết bao thứ để chờ đợi, ước mong, hoài vọng, nhưng điều cần là phải biết lắng nghe. Nghe cũng phải có phương pháp, lắng nghe chứ không nghe bình thường, lắng nghe cả những điều trái ý mình chứ không chỉ lắng nghe điều hợp ý mình với cả tấm lòng. Khó lắm! Vả lại, Thiên Chúa chỉ thì thầm với chúng ta khi chúng ta vui mừng, nhưng Ngài nói to trong lương tâm của chúng ta khi chúng ta giãy giụa trong bể khổ trần ai. Chính lúc chúng ta “đầu hàng vô điều kiện” thì Ngài sẽ kịp thời ra tay: “Đức Chúa là Đấng cầm quyền sinh tử, đẩy xuống âm phủ rồi lại kéo lên” (1 S 2:6).
Lắng nghe mà chưa hiểu thì lắng nghe tiếp, và tâm sự với Chúa: “Xin Ngài lắng nghe con rên rỉ: có ai thèm an ủi con đâu! Mọi kẻ thù con vui mừng hớn hở khi biết chính Ngài gây khổ cực cho con. Ngày Ngài hứa, xin cho mau đến để chúng cùng số phận với con” (Ac 1:21). Mà thật đấy: “Ngài có đó khi con tưởng mình đơn côi, Ngài nghe con khi chẳng ai thèm đáp lại, Ngài thương con khi tất cả đều hững hờ” (Thánh
Augustinô).
Chúng ta thực sự cần Chúa, vì chỉ có Ngài mới là Cứu Cánh: “Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến con bởi lòng thương dân Ngài, xin ngự đến viếng thăm mà ban ơn cứu độ” (Tv 106:4). Có yêu Chúa mới cần Chúa, mong Chúa: “Lạy Chúa, con kêu lên cùng Chúa, xin Ngài mau đến phù trợ con. Xin lắng nghe lời con, khi con kêu lên Ngài” (Tv
141:1). Khoảng mong chờ nào cũng là khoảng thời gian dài nhất, dù chỉ phải chờ
5 phút cũng thấy thời gian sao quá lâu!
Chờ mong, nhưng có thành khẩn? Nếu thật lòng mong chờ thì Thiên Chúa không nỡ để chúng ta phải chờ lâu, vì Đấng làm chứng về những điều đó phán: “Phải, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến” (Kh 22:20a). Chắc chắn như vậy, nhưng bổn phận của mỗi chúng ta vẫn phải cầu nguyện liên lỉ: “Amen, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến” (Kh 22:20b).
Mùa Vọng cứ đến rồi qua, càng lớn tuổi càng trải qua nhiều Mùa Vọng, nhưng vấn đề không phải sống qua nhiều mùa Vọng mà là còn “đọng” lại chút gì ý nghĩa thánh đức hay không. Đó mới là điều Chúa muốn!
Chúa Giêsu đã đến thế gian lần thứ nhất để trao ban Ơn Cứu Độ cho nhân loại. Đó là “lần đầu”. Ngài sẽ đến thế gian lần thứ hai để hoàn tất công cuộc cứu độ, gọi là Tận Thế hoặc Cánh Chung. Đó là “lần cuối”. Nhưng còn một lần Ngài đến riêng với từng người: Lúc chúng ta chết. Đó là “lần giữa”.
Lần nào cũng quan trọng, nhưng “lần giữa” là lần tối quan trọng với từng người, vì chúng ta không được chứng kiến Chúa Giêsu đến “lần đầu” trong nghèo hèn và đau khổ, và không biết chúng ta có diễm phúc chứng kiến Ngài đến “lần cuối” trong vinh quang hay không, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến Ngài đến “lần giữa”.
Lạy Chúa, xin đổ xuống Sương-Giêsu và Mưa-Giêsu để giải khát chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Mùa Vọng – 2012
KITÔ HỮU – TỬ VÌ ĐẠO
Suy niệm Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Ngày nay, những người đã được rửa tội để gia nhập Hội Thánh Công Giáo được gọi là “Kitô Hữu”, hoặc rõ nghĩa hơn là “Kitô Hữu Công Giáo”, thay cho từ vẫn thường gọi cách chung chung ngày xưa (mà bây giờ vẫn còn dùng đây đó): “người có đạo”.
Vâng, tôi còn nhớ câu giáo lý đã học thời tuổi nhỏ của tôi: “Chỉ có một đạo chánh, đạo thật, ấy là đạo thánh Đức Chúa Trời” (sách Giáo Lý cũ, Địa Phận Qui Nhơn).
Thiết nghĩ, việc thay đổi danh xưng này muốn thiết lập một ý nghĩa chính xác hơn trong cuộc đời người đã được rửa tội trong Hôi Thánh Công Giáo: Theo Chúa Kitô, có Chúa Kitô và sống như Chúa Kitô đã sống.
Đã có nhiều “Kitô Hữu”, cụ thể như Cha Ông chúng ta, với đức tin đơn sơ, học thức ít ỏi,
không phải là nhà thần học hay giảng thuyết, chưa thấu đạt ý nghĩa mà Giáo Hội
muốn thiết lập qua việc thay đổi danh xưng, chưa thấu đạt ý nghĩa theo Giáo Lý
Công Giáo, nhưng nhờ ơn Chúa, nhờ Lời Chúa tác động, họ có kinh nghiệm đơn sơ
thánh thiện khi đi qua gần hết một đời Kitô Hữu trên trần gian này rằng “theo
đạo công giáo là phải tử vì đạo”, “tử vì đạo mọi lúc mọi nơi” hoặc “tử vì đạo
âm thầm lặng lẽ trong đời sống hằng ngày”….
Và quả thật như vậy, một ngày sống của một Kitô Hữu Công Giáo là một ngày tử vì đạo.
-Đơn giản nhất như việc ưu tiên “nhớ đến Chúa ngay khi vừa thức giấc và dâng ngày cho Chúa” cũng đã đòi hỏi nơi mỗi người phải chiến đấu và chiến thắng những quyến rủ “nhớ ngay việc phải làm hôm nay”, hoặc những quan tâm trần thế khác.
-Việc sống Lời và giữ lề luật Chúa dạy, một cách tích cực là vì yêu mến Chúa, yêu cầu mỗi tín hữu phải từ bỏ biết bao ý riêng mình, để đẹp ý Chúa, từ bỏ biết bao cơ hội làm giàu bất chính, biết bao cơ hội thoải mái cuộc đời này.
-Trong cuộc sống gia đình, làng xóm, giáo xứ, đôi khi những người bắt đạo, những người bắt mình phải bước qua thập giá, những tên lý hình thời đại, không ai khác lại là chồng là vợ là người thân, là láng giềng, đôi khi lại là người đáng kính trọng trong giáo xứ, giáo hội đáng ra phải nêu gương đời sống đạo đức, phải dắt dẫn mình sống thánh thiện hơn.
Không thể không tử vì đạo trong đời sống các Kitô Hữu, bởi vì, chính chúng ta đã chấp nhận mặc lấy Chúa Kitô để cùng Ngài chết đi cho con người cũ, và sống con người mới. Con người mới là người đang tập sống giữa những cái chết, tập sống nhờ sự chết.
Như vậy, là Kitô Hữu, nơi nào, lúc nào cũng có thể thấy Máu Chúa Kitô đang đổ ra cho chính mình và cho mọi người. Và cùng với Chúa Kitô, chúng ta cũng đang
-chết dần những danh dự vinh quang của mình để chỉ một mình Thiên Chúa được vinh danh
-chết dần những khát khao để chỉ còn một khát khao duy nhất là khát khao Thiên Chúa.
-chết dần những đam mê khoái lạc trần gian chóng qua để chỉ còn một niềm vui thánh thiện và vĩnh cửu là niềm vui giữ luật Chúa hôm nay và trong lòng Thiên Chúa mai sau.
Là Kitô Hữu Công Giáo Việt Nam, nơi nào, lúc nào chúng ta cũng có thể thấy Máu Các Thánh Tử Đạo đang nhuộm khắp dọc dài đất nước, không chỉ những Đồng Mơ, Trí Bưu, Định Tường….mà là khắp cả đất nước. Vì nơi nào có Kitô Hữu Công Giáo, ấy là nơi có những giọt máu các Thánh Tử Đạo Việt Nam đươm bông kết trái. Và hoa trái của Đức Tin Anh Hùng ấy, không cho phép chúng ta chỉ ngợi ca, chỉ tri ân, chỉ tổ chức lễ hội hoành tráng, mà còn phải thực sống tinh thần Tử Vì Đạo cách anh dũng như Chúa Giêsu Kitô, như các thánh Tử Đạo Việt Nam.
Thiết tưởng, còn Đạo Công Giáo, còn Kitô Hữu, là không bao giờ hết cảnh bắt bớ, tù đày, tra tấn, ngược đãi, đàn áp đến mức dã man…. là mãi còn tử vì đạo. Nhất là, trong một xã hội mà chính quyền là những người không những “không tin” vào Thiên Chúa mà còn cả gan “hạ bệ” uy tín của Thiên Chúa trong lòng con dân mình, mà cả gan chống lại Thiên Chúa, để con dân mình phải chỉ tin vào một quyền bính thế gian tàn bạo mà yếu đuối, tưởng bền vững mà mong manh.
Tôi không nghĩ là họ ngu muội hay không biết việc họ làm. Tôi hiểu là họ cũng tin có Ông Trời, có Đấng Trên Đầu Trên Cổ, có thể họ cũng biết họ cũng là con cái của Thiên Chúa nhưng vì Satan đã giáo dục họ ‘không chấp nhận sống cuộc sống của Đức Kitô là chết để sống’, không chấp nhận cuộc sống mất hưởng thụ ở trần gian này, nên họ đã khước từ Cha mình là Thiên Chúa và tìm cách tấn công vào Thiên Chúa. Họ đang giơ chân đạp mũi nhọn. Họ cũng đang giơ chân đạp vào những Kitô hữu trên khắp cả nước, không kể thành phần
nào, bằng đủ mọi thủ đoạn của Satan.
Là tín hữu của Chúa Kitô, chúng ta tin vững chắc vào chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô. Là Kitô Hữu Công Giáo Việt Nam, chúng ta tin vững chắc vào chiến thắng của các Thánh Tử Đạo.
Chúa Kitô và các Thánh Tử Đạo đang là mẫu gương, là niềm hy vọng, là niềm vui lớn lao cho mọi người chúng ta tử đạo hằng ngày trong cuộc sống tín hữu, và làm chứng cho Thiên Chúa trong bất kỳ cuộc tàn sát dã man nào rằng: Kitô hữu là Tử Vì Đạo.
Xin mời bạn cùng tôi dừng lại một phút hướng về những nơi và những anh chị em đang bị bức bách.
Lạy Chúa, vì công nghiệp Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã Tử Vì “Đạo Yêu Con Người Tội Lỗi”, và nhờ lời nguyện giúp cầu thay của các Thánh Tử Đạo Việt Nam Thân Yêu, chúng con nguyện xin Chúa ban thêm sức mạnh và niềm vui hy sinh cho các Kitô hữu kiên cường bảo vệ Đức Tin và Công Lý.
Amen
PM. Cao Huy Hoàng
11-11-2011
LỜI CẦU NGUYỆN TẠ ƠN
Lạy Chúa Giêsu, Chúa thường dâng lời tạ ơn với Đức Chúa Cha trước khi làm việc gì: khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều (Mt 15:36), trong bữa tiệc ly (Mt 26:27), cho La-da-rô sống lại từ cõi chết (Ga 11:41)… Nhân Mùa Tạ Ơn đến, con cũng muốn bắt chước Chúa để bập bẹ những lời tạ ơn, những lời tạ ơn khó nói nhất của kiếp nhân sinh! Có những lời
tạ ơn thật dễ để nói với nhau và với Chúa. Nhưng cũng có những lời tạ ơn không thể thốt thành lời nếu không có ơn Chúa. Phải đợi khi linh hồn con được nuôi dưỡng bằng bao nhiêu ân sủng từ trời cao, đợi khi con đi gần đến hoàng hôn của đời người, thì con mới đủ can đảm nói lên những lời tạ ơn muộn màng này. Tạ ơn ai? Tạ ơn hay hờn giận? Cám ơn hay trách móc? Tạ ơn Chúa trong nghịch cảnh cuộc đời và những người một thời đã làm
con đau khổ. Khó quá Chúa ơi! Đôi khi lời được thốt ra trong dòng nước mắt không biết của hờn giận hay của tha thứ. Đôi khi lời được bập bẹ ở đầu môi, những nghẹn ngào tức tưởi ngăn cho lời không tròn chữ. Đôi khi lời được bật lên qua con tim rướm máu của vết thương năm xưa chưa lành hẳn. Dù thật khó để nói, dù ê a tập tành từng chữ như trẻ nhỏ học nói, nhưng Chúa ơi, con sẽ cố gắng để nói…
Cám ơn những người bạn đã phản bội tôi năm nào. Đau khi bị phản bội! Nhưng Người đã dạy cho tôi hiểu bài học về tình bạn chân thật là “tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15:13)
Cám ơn người yêu đã phụ tình tôi năm xưa. Hận khi bị phụ rẫy! Nhưng Người đã dạy tôi biết trân quý tình yêu của Người đã dám “yêu thương đến cùng!” (Ga 13:1)
Cám ơn kẻ thù, những người đã bắn gục tôi trên chiến trường năm nào, đã đẩy tôi lao đao khốn khó trong chốn lao tù năm xưa. Người đã vô tình tạo cơ hội cho gia đình tôi giờ đây được bình an định cư nơi thiên đường của trần thế, đã cho tôi cơ hội để sống câu: “hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” (Mt 5:44)
Cám ơn những đứa con hoang đã làm cõi lòng mẹ cha tan nát. Thất vọng, buồn tủi ngập tràn con ơi! Nhưng con đã cho cha mẹ cơ hội để nên thánh.
Cám ơn những bậc cha mẹ bất hảo đã không yêu thương và dạy dỗ con cái mình như bổn phận đáng phải làm. Cay đắng khi bị hất hủi mẹ cha ơi! Nhưng Người đã làm cho trái tim con luôn khát khao tìm kiếm tình yêu nơi Thiên Chúa Tình Yêu.
Cám ơn những vấp ngã của tuổi thanh xuân. Ngươi đã làm cho ta biết khiêm nhường hơn.
Cám ơn những tội lỗi mà phận người yếu đuối vấp đi phạm lại nhiều lần trong đời. Ngươi đã cho ta cơ hội cảm nếm lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa. Ôi, tội hồng phúc!
Cám ơn những quyết định sai lầm thưở nào đưa đến hoàn cảnh ngang trái hôm nay. Ngươi đã dạy ta biết phấn đấu vươn lên trong nghịch cảnh cuộc đời.
Cám ơn hai chữ “kiếp nghèo” gắn liền với số phận hẩm hiu. Đôi lúc ta ghét ngươi nhưng ngươi đã làm cho ta dễ dàng tiến vào Nước Trời hơn. “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ.” (Mt 5:3)
Cám ơn những lần thất nghiệp cay đắng, những lần phá sản, bị lừa gạt, mất nhà, thua stock trắng tay. Ngươi đã dạy cho ta hiểu nghĩa của cải phù du ở đời này. “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân!” (Gv 1:2).
Cám ơn những lần thất bại ê chề nhục nhã. Biết bao bài học ta đã học được từ nơi ngươi.
Cám ơn căn bịnh hiểm nghèo mà ta đang mang. Nhờ ngươi mà linh hồn ta thức tỉnh phận người mỏng dòn chóng qua. Ngươi đã giúp ta biết yêu quý những giây phút ít ỏi còn sót lại trên cõi đời tạm này.
Tạ ơn Chúa vì những gì Ngài đã lấy đi!
Tạ ơn Chúa vì những trái đắng Ngài đã trao ban, dù con không muốn nhận.
Tạ ơn Chúa vì số vốn quá ít ỏi Ngài cho con khi gởi con đến trong cuộc đời này! Vì “ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều.” (Lc 12:48)
Tạ ơn Chúa vì những lần Ngài đã thẳng tay thanh tẩy, gọt dũa linh hồn con mặc cho con dẫy dụa đau đớn.
Tạ ơn Chúa vì tấm thân mệt mỏi bịnh hoạn, những lo toan vất vả trong cuộc sống khiến con không còn sức để bon chen hận thù ghen ghét.
Tạ ơn Chúa vì những lần Ngài đã cương quyết không cho con những cái mà con xin, những thứ con cần, những gì con đang mong đợi, vì chỉ có Ngài mới biết những gì là cần thiết cho linh hồn và ơn cứu rỗi của con
Tạ ơn Chúa vì những cái chết oan nghiệt, sự ra đi vội vàng của người thân khi tuổi đời còn quá trẻ. Con biết Ngài muốn nhắc con nhớ rằng“đời sống con chung cuộc thế nào, ngày tháng con đếm đuợc mấy mươi, để hiểu rằng kiếp phù du là thế!” (Tv 39:5).
Tạ ơn Chúa vì những bài học cay đắng mà Ngài đang dạy dỗ con. Có những bài học con không hiểu hết ý nghĩa. Có những lúc con muốn thét lên “tại sao là con?”, “tại sao lúc nào cũng lại là con?”. Nhưng con biết rằng chỉ những ai được Người thương yêu thì Người mới sửa phạt vì “Đức Chúa khiển trách kẻ người thương, như người cha xử với con yêu qúy.” (Cn 3:12)
Lạy Chúa, đường đời trước mắt còn giăng đầy chông gai, có bao nhiêu nghịch cảnh thì có bấy nhiêu “Lời Tạ Ơn Khó Nói”. Có những cái con chưa nhìn ra hết, có những điều con chưa cảm nhận được và có những lời chưa thể thốt nên lúc này. Xin ban cho con sức mạnh của Ngôi Lời Nhập Thể để con có thể tiếp tục cám ơn anh em mình – dù là kẻ thù – và dâng
lời tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh – dù là ngang trái. Tạ ơn không chỉ trong ngày lễ Tạ Ơn mà là tạ ơn Chúa mọi ngày trong suốt cuộc đời con. Amen!
Lang Thang Chìều Tím
Maria Thanh Mai gởi
LÒNG ĐẠO ĐỨC CAO SANG CỦA MỘT CẬU BÉ MỒ CÔI
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Với cái quần hai ống ngắn cũn cỡn, một chiếc áo thô sơ mất nút hở ngực, đôi chân không mang tất, đó là hình dáng thảm thương của một cậu bé mồ côi sống vào đầu thế kỷ thứ XI tại thành phố Ravenna ở miền Bắc nước Ý. Không một ai thèm quan tâm săn sóc cậu. Cậu bé phải tự kiếm chút lương thực ít ỏi sống qua ngày bằng việc chăn heo.
Tuy nhiên, dầu ăn mặc nghèo nàn khốn khổ tột cùng như thế, cậu bé vẫn giữ nguyên nét tươi mát và vẻ đẹp hồn nhiên trong trắng tuyệt vời. Đầu cậu bé có mái tóc rậm và óng ả có thể dùng làm mẫu cho nhà họa sĩ muốn vẽ một thiên thần. Đôi mắt có màu trong xanh lóng lánh một trí thông minh xuất chúng đi kèm một lòng tốt vô bờ. Đơn sơ, dễ thương, hiền
dịu là những nét nổi bật toát ra từ con người cậu bé mồ côi. Chưa hết. Cậu bé còn có giọng nói thanh tao nghe như một nốt nhạc của chiếc đàn vĩ cầm! Với tất cả những ưu điểm vừa thể xác vừa tinh thần như thế, cậu bé thật sự lôi cuốn sự chú ý và lòng thương mến của mọi người. Ai ai cũng khen ngợi tính tình ngoan hiền của cậu bé.
Cậu bé là con út trong một gia đình đông con. Mồ côi cả cha lẫn mẹ ngay khi mở mắt chào đời, cậu bé lớn lên trong đói khổ. Giờ đây cậu bé sống nương nhờ nơi gia đình người anh cả. Anh cả đã lập gia đình lại có đông con cái và cũng nghèo mạt rệp nên sự hiện diện của đứa em mồ côi trong gia đình khiến anh cảm thấy khó chịu. Anh cho đây là một gánh nặng
phải vác, một cái miệng phải cho ăn. Anh sai em đi chăn đàn heo.
Một ngày, đang lúc lùa heo đi ăn, cậu bé bỗng trông thấy dưới đất một đồng tiền bằng bạc. Mân mê đồng tiền trong tay, cậu bé mồ côi bỗng nghĩ đến chuyện có thể mua vài vật dụng cần thiết nào đó cho hoàn cảnh thiếu thốn của mình. Còn đang đắn đo suy tính thì cậu bé trông thấy một Linh Mục tiến đến, vừa đi vừa đọc Kinh Thần Vụ. Hình ảnh vị Linh Mục
khiến cậu bé nhớ đến Cha Mẹ quá cố. Và như được ơn trên soi sáng, cậu bé liền tiến về phía vị Linh Mục. Cậu hôn tay Cha, trao cho Cha đồng tiền bằng bạc và xin Cha dâng Thánh Lễ cầu cho linh hồn Ba Má đã qua đời.
Vị Linh Mục trông thấy nơi cử chỉ tất cả tấm lòng quảng đại và nét cao cả của một con tim trong trắng của cậu bé nghèo. Cha hiền từ nói với cậu:
– Ngày mai Cha sẽ dâng Thánh Lễ cầu cho Ba Má quá cố của con!
Rồi Cha nói thêm vài lời ưu ái trước khi bước đi và đọc tiếp Kinh Thần Vụ.
Chỉ vài ngày sau biến cố trên đây, cậu bé mồ côi bị anh cả đuổi ra khỏi nhà. Trời đã tối lại vừa mưa vừa lạnh, cậu bé đáng thương lang thang không biết đi về đâu. Từ sáng đến giờ chưa có chút gì bỏ bụng. Nước mắt đầm đìa, cậu tìm đến gõ cửa nơi nhà một người anh khác. Ngườianh này, khi trông thấy một đứa bé ăn mặc tồi tàn, run lẩy bẩy vì đói và vì
lạnh, đã nhận ra đứa em trai út của mình. Anh cảm thấy con tim đau nhói. Trong phút chốc, anh tự hứa với lòng mình là phải trở thành người cha săn sóc em và sẽ lo lắng mọi sự cho em, không để em còn thiếu thốn một thứ gì nữa.
Ít lâu sau đó người anh trao phó đứa em trai út cho một Linh Mục và xin ngài dạy em học. Cậu bé mồ côi tỏ ra thật thông minh và hấp thụ nhanh chóng mọi điều. Vị Linh Mục nhận ra nơi đứa trẻ các dấu hiệu tích cực của một ơn gọi. Cha nghĩ đến chuyện cho cậu bé gia nhập tiểu chủng viện.
Thời gian trôi qua, chương trình học kết thúc, cậu bé mồ côi đến tuổi thụ phong linh mục. Trở thành Linh Mục, rồi làm Giám Mục, rồi được vinh thăng Hồng Y. Vị Hồng Y đồng thời cũng là một thần học gia lỗi lạc. Ngài qua đời trong hương thơm thánh thiện nên chẳng bao lâu được tôn phong hiển thánh. Chưa hết. Vì các tác phẩm nổi tiếng, ngài lại được
Đức Thánh Cha Lêô XIII (1878-1903) ban tặng tước hiệu Tiến Sĩ Hội Thánh vào năm
1828!
Vị hiển thánh xuất thân từ đứa bé mồ côi mà chúng ta giới thiệu và nói đến chính là thánh Pier Damiani (1007-1072) chào đời năm 1007 tại Ravenna và qua đời năm 1072 tại Faenza, miền Bắc nước Ý. Trên mộ ngài có khắc mấy câu do chính ngài viết:
– Tôi từng là người như bạn hôm nay; bạn sẽ là người như tôi hôm nay. Xin làm
ơn nhớ đến tôi. Xin thương cảm nhìn tro tàn của Pietro. Cầu nguyện, than khóc
và lập lại: Xin Chúa miễn cho con điều ấy!
… ”Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng. Ta cho thần khí Ta ngự trên nó; nó sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân. Nó sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường. Cây lau bị giập, nó không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi. Nó sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý.
Nó không yếu hèn, không chịu phục, cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu. Dân các hải đảo xa xăm đều mong được nó chỉ bảo. Đây là lời THIÊN CHÚA, Đấng sáng tạo và căng vòm trời, Đấng trải rộng mặt đất với hoa màu tràn lan, Đấng ban hơi thở cho dân trên mặt đất, ban sinh khí cho toàn thể cư dân” (Isaia 42,1-5).
(”La Mia Messa”, 1 Ottobre 2012 – 31 Dicembre 2012, Anno VI, vol.IV, Casa Mariana Editrice, trang 221-223)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
nguồn: Anh chị Thụ & Mai gởi
Bẩn !
TRẦM THIÊN THU
Bẩn là dơ, là không sạch. Bẩn có nhiều dạng và nhiều mức độ: Ô nhiễm môi trường
là bẩn, ô nhiễm không khí là bẩn, ô nhiễm thực phẩm là bẩn, ô nhiễm nguồn nước
là bẩn, ô nhiễm quản lý là bẩn, ô nhiễm tư tưởng là bẩn, ô nhiễm ánh mắt là
bẩn, ô nhiễm lương tâm là bẩn, ô nhiễm giáo dục là bẩn, ô nhiễm âm nhạc là bẩn,
ô nhiễm văn chương là bẩn,… Ô nhiễm nào cũng bẩn, cũng xấu, cũng có hại!
Các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày đưa tin về các loại bẩn. Nào là
thịt thối, heo siêu nạc; nào là thuốc tăng trọng, cà-phê là đậu nành trộn với
hàng chục loại hóa chất; nào là giá làm bằng đậu bẩn, trái cây được kích thích
bằng hóa chất; nào là phở chứa phoóc-môn, nước tương (xì dầu) chứa chất 3-MCPD,
sữa chứa melamine,… Cơ man nào mà kể. Đó là dạng bẩn thực phẩm gây hại cho cơ
thể, có thể sinh ung thư!
Chỉ nói riêng về thực phẩm thôi cũng đã thấy có nhiều mối nguy hiểm đe dọa tính
mạng con người hằng ngày, tính đến mức từng giây. Dạng bẩn nào cũng nguy hiểm,
nhưng dạng bẩn nguy hiểm và độc hại nhất là “lòng người bẩn”, là “lương tâm
bẩn”. Tất cả sẽ không bẩn nếu lòng người không nhiễm bẩn, nếu lương tâm trong
sạch. Có thể nói rằng mọi thứ bẩn đều bắt nguồn từ “lương tâm bẩn”, vì từ đó
dẫn tới nhiều hệ lụy khác!
Phàm cái gì từ con người xuất ra mới là cái làm cho người ta ra ô uế. Có thể
hiểu “cái từ con người xuất ra” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Chính Chúa
Giêsu xác định: “Những cái gì từ miệng xuất ra, là phát xuất tự lòng, chính
những cái ấy mới làm cho con người ra ô uế. Vì tự lòng phát xuất những ý định
gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và
vu khống. Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế; còn ăn mà không rửa
tay thì không làm cho con người ra ô uế” (Mt 20:18-20).
Hãy cẩn trọng, vì có thể Chúa Giêsu đang lên án chính mỗi chúng ta: “Các người
giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương
người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công
chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác!” (Mt
23:27-28).
Ngoại tại và nội tại đều cần thiết một môi trường trong sạch, không bị ô uế!
TRẦM THIÊN THU