SỐNG ẨN KÍN THEO GƯƠNG CHÚA GIÊSU VÀ MẸ MARIA

SỐNG ẨN KÍN THEO GƯƠNG CHÚA GIÊSU VÀ MẸ MARIA

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Thánh nữ Bernadette Soubirous (1844-1879) được diễm phúc trông thấy Đức Mẹ MARIA hiện ra 18 lần trong vòng 5 tháng tại Lộ Đức, từ
ngày 11 tháng 2 đến ngày 16 tháng 7 năm 1858.

9 năm sau những ngày hồng phúc ấy, Chị Bernadette tuyên khấn lần đầu trong dòng
các Nữ Tu Bác Ái thành Nevers (Trung Pháp). Hôm đó là ngày 30-10-1867. Chị
Bernadette – tên dòng là Marie Bernarde – tròn 23 tuổi.

Theo tục lệ trong dòng, vào buổi chiều ngày tuyên khấn, các nữ tu khấn tạm tập
họp lại để nhận bài-sai từ Mẹ Bề Trên và Đức Giám Mục bản quyền. Chiều hôm ấy,
Chị Bernadette cũng có mặt cùng với 44 khấn sinh khác. Đến lượt mình, Chị đến
quỳ trước mặt Đức Cha Laurence Fourcade và đợi bài-sai.

Đức Giám Mục quay sang hỏi Mẹ Bề Trên:

– Bà chỉ định cho Chị này làm công việc gì?

Thoáng điểm nụ cười trên môi Mẹ Bề Trên Joséphine Imbert trả lời:

– Thưa Đức Cha, con trẻ này không biết làm một cái gì hết! Chị đi đến đâu sẽ
trở thành gánh nặng cho nơi đó!

Mọi người im lặng như tờ. Đức Cha chăm chú nhìn Chị nữ tu trẻ tuổi, đang khiêm
tốn quỳ dưới chân ngài. Rồi như được ơn trên soi sáng, Đức Giám Mục ứng khẩu
ban bài-sai:

– Cha chỉ định cho con nhiệm vụ cầu nguyện!

Cùng lúc đó, Đức Cha sực nhớ Chị Bernadette đang ở trong Dòng hoạt động chứ
không phải Dòng chiêm niệm. Vì thế Đức Giám Mục hỏi lại:

– Con quả thật không biết làm một cái gì hết sao?

Chị Bernadette khiêm tốn đáp:

– Thưa Đức Cha, Mẹ Bề Trên thật không sai lầm! Quả đúng như vậy!

Đức Giám Mục tiếp lời:

– Vậy thì, thật tội nghiệp cho con! Phải làm gì với con bây giờ? Mà tại sao con
lại vào Dòng?

Chị Bernadette đơn sơ thưa:

– Hồi còn ở Lộ Đức, con đã trình bày điều đó với Đức Cha và Đức Cha bảo không
sao hết!

Vị Giám Mục hơi lúng túng, không biết giải quyết ra sao. Sau cùng, Đức Cha hỏi:

– Nhưng ít ra là con cũng biết mang thức ăn, lặt rau chứ?

Chị Bernadette đáp:

– Con sẽ cố gắng!

Quay sang Mẹ Bề Trên, Đức Cha nói:

– Chúng ta sẽ giữ Chị này ở lại đây ít lâu. Sau đó, nếu thấy là Chị hữu dụng
trong một số công việc nhỏ nhặt nào đó, thì sẽ gửi Chị đi giúp xứ!

Hẳn Chị Bernadette phải thật khiêm tốn để chấp nhận lời nhận xét của Mẹ Bề Trên
và của Đức Giám Mục! Nhưng đó là chuyện không thành vấn đề đối với Chị! Người
ta đọc trong sổ tay tĩnh tâm của Chị hàng chữ:

– Ơn chính phải xin: sống thật ẩn kín theo gương Đức Chúa GIÊSU KITÔ và Đức Mẹ
MARIA.

Chị Bernadette đã xin và đã sống ơn ẩn kín này. Trong Thánh Lễ an táng Chị,
trước linh cữu Chị, Đức Cha Lelong lớn tiếng tung hô nhân đức khiêm nhường của
Chị Bernadette:

– Hỡi các nữ tu, các Chị là những người biết rõ rằng không phải người ta tìm
cách dấu kín Chị, nhưng chính Chị tự ẩn mình đi, và Chị càng ẩn mình bao nhiêu
thì càng tốt bấy nhiêu.. Chị không thích gợi lại quá khứ, nhưng tìm cách quên
đi, hay ít là, làm cho người khác quên đi!

Một nữ tu cùng dòng, 40 năm sau, đã nói về nhân đức khiêm nhường của Chị
Bernadette:

– Người ta dạy con khiêm nhường là quên mình đi. Vậy thì nơi Chị, khiêm nhường
quả là như thế đó. Chị không bao giờ nói về mình, lo lắng chăm sóc cho mình.
Khiêm nhường là nhân đức thật cao cả nơi Chị. Con nghĩ, chính Đức Mẹ MARIA đã
thông truyền nhân đức này cho Chị khi Đức Mẹ hiện ra với Chị.

Một ngày, một nữ tu hỏi Chị Bernadette xem Chị có cảm thấy bị hạ thấp trong
cuộc sống ẩn kín nơi tu viện, sau khi được mọi người biết đến vì những cuộc
hiện ra của Đức Mẹ MARIA tại Lộ Đức không, Chị trả lời:

– Sao Chị hỏi thế, Chị nghĩ gì về em? Chị không biết là em hiểu rõ rằng nếu Đức
Mẹ chọn em, chính vì em là người dốt nát nhất. Nếu Đức Mẹ tìm được người nào
khác dốt nát hơn, hẳn là Đức Mẹ sẽ chọn người ấy!

Một ngày, hai thanh nữ từ Lộ Đức đến nhập dòng. Hai cô đưa cho Chị Bernadette
xem tấm hình chụp hang đá Lộ Đức, với ước mơ thầm kín sẽ nghe Chị nói về các
cuộc hiện ra. Chăm chú nhìn tấm hình chụp hang đá Lộ Đức thân yêu, Chị buông
câu nói bâng quơ:

– Chà, mấy cây bạch-dương bữa nay cao ghê!

Một lần khác, một nữ tu cũng đưa cho Chị xem tấm hình chụp hang đá Lộ Đức với
dụng ý dò xem phản ứng của Chị. Đang chăm chú nhìn tấm hình, Chị Bernadette
bỗng ngước mắt hỏi Chị kia:

– Chổi dùng để làm gì?

– Để quét dọn!

– Rồi sau đó?

– Sau đó thì người ta dựng nó vào xó cửa!

Chị Bernadette điềm nhiên nói:

– Đó cũng là câu chuyện cuộc đời em. Đức Mẹ MARIA đã dùng em. Giờ đây xong công
việc, người ta đặt em lại chỗ cũ của em. Em thật sung sướng và cứ ở nguyên
trong tình trạng ẩn kín này!

… Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động, Đức Chúa GIÊSU hớn hở vui mừng và nói: “Lạy CHA là Chúa Tể trời đất, Con ngợi khen CHA, vì CHA đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Nhưng lạy CHA, vì đó là điều đẹp ý CHA .. CHA Thầy đã giao phó mọi sự cho Thầy. Và không ai biết Người Con là Ai, trừ CHÚA CHA, cũng như không ai biết CHÚA CHA là Ai, trừ Người Con, và kẻ mà Người Con muốn mặc khải cho” (Luca 10,21-22).

(Mgr.Francis Trochu, ”SAINTE BERNADETTE, LA VOYANTE DE LOURDES”, Emmanuel Vitte, 1954, trang 420 + 471-477)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

CÁT BỤI

CÁT BỤI
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
Mặt trời soi một kiếp rong chơi.
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi mệt nhoài
Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi.
Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày.
Mặt trời nào soi sáng tim tôi
Để tình yêu xay mòn thành đá cuội
Xin úp mặt bùi ngùi
Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui.
Cụm rừng nào lá xác xơ cây
Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay…

Trịnh Công Sơn
*********************************
Hàng năm Giáo Hội dành ra ngày thứ tư Lễ Tro để nhắc nhở con cái về thân phận con người.  Một ít tro được rắc lên đầu bôi lên trán, hai ngày giữ chay, bốn mươi ngày sống tinh thần Mùa Chay.  Lời mời gọi xám hối hãy xé lòng, đừng xé áo.  Lời nhắc nhở bố thí, cầu nguyện, cảnh giác những cơn cám dỗ trong cuộc sống….. một vài điều gọi là nhắc nhở phận người chóng nhớ mau quên.  Có là ai, có là gì… cũng phải tuân theo định luật tự nhiên!  Có bao nhiêu, có thế nào… rồi cũng xuôi tay chẳng mang được chi!
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng ưu tư khắc khoải về thân phận con người:  Là ai? Từ đâu đến?  Đi về đâu?  “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi?” ông nhận ra phận người đến từ bụi đất, mang kiếp sống mong manh vắn vỏi.  Hạt bụi nhỏ bé trong vũ trụ bao la, bất lực trước định luật tự nhiên của tạo hoá, bị lôi cuốn theo con tạo xoay vần cuộc sống.  Sau“một mai vươn hình hài lớn dậy” để sống kiếp cát bụi phù du tạm bợ, dù muốn hay không, chấp nhận hay chống đối, hạt bụi lại rũ áo ra đi về với thân phận bụi đất của mình.  “Để một mai tôi về làm cát bụi”, thế là hết, là xong một kiếp người.
Vẫn biết bụi đất một mai sẽ trở về với cát bụi.  Vẫn biết nơi đến, chốn về như nhau: tất cả chỉ là phù du, vô nghĩa.  Nhưng trong lòng ông, “từ vực sâu nghe lời mời đã dậy” đang mong chờ một điều gì đó thâm sâu hơn, cao qúy hơn những gì tầm thường, đang cuốn hút hạt bụi xoay vòng trong cơn lốc đảo điên.  Hình như đôi tai tâm hồn ông đã nghe được lời mời gọi thiêng liêng nào đó.  À, thì ra cát bụi mệt nhoài sau những chuỗi ngày “mặt trời soi một kiếp rong chơi”, sau những tháng năm hòa mình vào những “tiếng động gõ nhịp không nguôi” của cuộc đời, sau “bao nhiêu năm làm kiếp con người”, bỗng chợt nhận ra thiếu vắng một cái gì đó trong cuộc sống.  Hạt bụi nhỏ bé như pha lê được mặt trời soi sáng để rồi trái tim khát khao tin yêu thổn thức “xin úp mặt bùi ngùi, từng ngày qua mỏi ngóng tin vui.”
Là tin vui gì?  Ai có thể mang cho đến cho đất trời tin vui bất diệt?  Mỗi hạt bụi trong vũ trụ bao la đang chờ đợi một tin vui khác nhau.
Có hạt mong được chiếu sáng lấp lánh dù là hư ảo chớp nhoáng.  Hạt mong được tích lũy thêm những lớp đất cát phù du, dù bụi sẽ chẳng mang được chi khi “một mai về làm cát bụi”.  Hạt khác thích cả đời rong chơi dưới ánh mặt trời.  Hạt lại thích hưởng thụ cho bõ kiếp phù sinh vắn vỏi.  Có hạt mong được nâng đỡ những hạt bụi khác mảnh mai yếu kém hơn.  Hạt lại mong cho đi chính mình để làm mem, làm muối ướp mặn cho đời.  Tin vui mà nhạc sĩ họ Trịnh, bạn và tôi đang mong chờ là tin vui gì?
Con Một Thiên Chúa đã từ bỏ vương quyền trên chốn trời cao, nhập thể làm người chỉ với một khát vọng duy nhất, là mang Tin Vui đến cho con người, cho những hạt bụi bé nhỏ dấu yêu.  Trong Ngài, bụi đất trở thành vô giá.  Với Ngài, đất bụi trở thành bất tử.  Nhờ Ngài, bụi đất nếm mùi thiên thu vĩnh cửu.  Nhưng, phũ phàng thay không phải tất cả hạt bụi đều chấp nhận Ngài!
Tin Vui dù muộn nhưng không bao giờ trễ.  Chẳng phải ai cũng được phúc đón
nhận Tin Vui từ thưở bình minh.  Dòng đời ngược xuôi tuy vất vả nhưng hào nhoáng, tuy tạm bợ nhưng đầy hấp dẫn, tuy nhiều đau khổ nhưng không thiếu niềm vui giả tạo.  Không dễ gì mà cát bụi chấp nhận phận mình từ thưở mới “vươn hình hài lớn
dậy”
.  Nhạc sĩ tài ba họ Trịnh đã đi sâu vào cuộc sống, khi ông kinh nghiệm bản thân từ từ đi qua ba giai đoạn của đời người:   Với thời trai trẻ hăng say yêu đời, dù biết phận mình là cát bụi, nhưng đó là tiếng hò reo mừng vui: “Ôi cát bụi tuyệt vời!”. Cuộc sống dần trôi, với bao đắng cay chất đầy lên đôi vai gầy, mà ý nghĩa cuộc đời vẫn biệt tăm, ông buông một tiếng thở dài chán chường “Ôi cát bụi mệt nhoài!”. Tiếp tục cuộc hành trình vô định của con người, sắp đến đích mà không biết nơi đến là đâu, kết thúc bài nhạc là một lời chua chát xuôi tay tuyệt vọng: “Ôi cát bụi phận này!”

Con người, chỉ khi “chợt một chiều tóc trắng như vôi” mới giật mình nhìn lại mình, vội vàng đi tìm ý nghĩa cuộc sống.  Khi nhìn “lá úa trên cao rụng đầy” với “cụm rừng nào lá xác xơ cây” lòng người mới chùng xuống, băn khoăn lòng hỏi lòng, chiếc lá vàng kia đi về đâu?  Phận người có gì hơn một chiếc lá vàng, một hạt bụi không?  “Trăm năm vào chết một ngày”, đời người ky cóp, một ngày xuôi tay!
Mùa Chay gợi lại hình ảnh người Cha nhân lành trong ngụ ngôn đứa con hoang đàng, lúc nào cũng thấp thỏm trước ngõ, chờ mong đứa con đi xa trở về!  Muộn nhưng không bao giờ trễ!  Đừng để đến khi “vết mực nào xóa bỏ không hay…..” thì  buồn thay cho một kiếp người!  Sống vô duyên, chết phận bạc!
Lạy Chúa, trong Mùa Chay thánh này xin cho con cất bước trở về với Chúa khi còn có thời gian chuẩn bị.  Bốn mươi ngày Mùa Chay nhắc con nhớ đến những từ ngữ xa lạ:  ăn chay, bố thí, cầu nguyện.  Xin cho con biết cho đi một phần những gì con đang có, để giúp những hạt bụi khác cảm nếm hương vị tình yêu trong cuộc sống.  Xin giúp con một lần ăn chay với cả tâm hồn yêu thương, để nhìn ra được tình yêu của Thiên Chúa với thân phận bụi đất nghèo hèn.  Xin cho con biết tỉnh thức cầu nguyện để đừng bám vào những hạt bụi bọt bèo khác  mà chỉ bám vào Đấng đã tạo thành con người từ cát bụi, Đấng đã truyền hơi thở mình vào bụi đất vô tri, để trở thành con người mang hình ảnh Ngài.  Hạt bụi bám vào Ngài chắc chắn sẽ không bị “vết mực nào xóa bỏ không hay…..” vào chốn hư không đời đời.
Lạy Đấng Vĩnh Cửu, cuộc sống lúc bấy giờ sẽ không còn là phù du vô nghĩa, không còn là những tiếng kêu tuyệt vọng từ đáy vực sâu, mà là những tiếng kêu ngạc nhiên hoan lạc, những bản tình ca bất tận ca ngợi tình yêu Thiên Chúa bao la.  Ôi cát bụi tuyệt vời!  Ôi con người tuyệt vời!
Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến,

phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm? (Tv 8:5)

Lang Thang Chiều Tím  &
Anh chị Thụ & Mai gởi

Từ anh hùng đến bạo chúa

Từ anh hùng đến bạo chúa
07.02.2013
Ở Việt Nam, đảng Cộng sản thường hay nói: Họ là những người
có công trong việc giành độc lập cho đất nước từ tay thực dân Pháp vào năm
1945, bởi vậy, chỉ có họ mới xứng đáng giữ vai trò lãnh đạo đất nước, hơn nữa,
độc quyền lãnh đạo đất nước. Mỗi lần nghe những câu nói như vậy, tôi lại nhớ
đến các nhà độc tài ở châu Phi và châu Á: Hầu hết đều bắt đầu “sự nghiệp” tàn
phá đất nước của họ như những anh hùng!
Thì Pol Pot (1925-1998) cũng là một “anh hùng” của Campuchia đấy chứ? Ông đã
lãnh đạo đảng Cộng sản Campuchia lật đổ Norodom Sihanouk, “giải phóng” đất nước
của ông và có “công” biến Campuchia thành một nước “xã hội chủ nghĩa thực sự”.
Kết quả, ai cũng biết: thứ nhất, ông đã giết khoảng từ một triệu đến ba triệu
người, tức khoảng 25% dân số Campuchia; thứ hai, biến Campuchia suýt trở lại
thời kỳ đồ đá trong vòng ba năm; và cuối cùng, biến Campuchia thành thuộc địa
của Việt Nam, ít nhất trong vòng hơn 10 năm, từ 1978 đến 1989.
Muammar Muhammad Abu Minyar al-Gaddafi (1942-2011) cũng là một “anh hùng” của Libya, hơn nữa, có lúc, còn được xem là “anh hùng” của cả châu Phi đấy chứ? Ông
đã lật đổ được vua Idris, giải thể chế độ quân chủ, thành lập Cộng hòa Ả Rập
Libya với “định hướng” xã hội chủ nghĩa, tiến hành các cuộc “cách mạng bình
dân” và hỗ trợ các phong trào đấu tranh độc lập ở một số nước châu Phi. Kết
quả? Với Libya, kinh tế thì kiệt quệ, đối ngoại thì bị cô lập, đời sống dân
chúng thì vô cùng điêu đứng. Với bản thân ông thì bị thế giới nhìn như một con
chó điên, và cuối cùng, con chó điên ấy bị kéo lên từ ống cống để đền tội.
Dù sao Pol Pot lẫn Gaddafi cũng đều đã chết. Ở châu Phi hiện nay vẫn còn một số
“anh hùng” khác chưa bị đền tội. Trong số đó, “nổi tiếng” hơn cả là Robert
Mugabe ở Zimbabwe.
Sinh năm 1924, lúc Zimbabwe còn là một thuộc địa của Anh, Mugabe, cũng giống
như nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam, tham gia cách mạng từ nhỏ và cũng chịu đựng
cảnh bắt bớ và tù tội liên miên. Nhưng khác với giới lãnh đạo Việt Nam, ông rất
chịu khó học tập. Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm, trở thành thầy giáo, ông
còn học, chủ yếu bằng cách hàm thụ, ở một số đại học ở Nam Phi và Anh, để lấy
thêm sáu cái bằng nữa, gồm: bằng Cử nhân về Quản trị và Cử nhân Giáo dục (từ
Đại học Nam Phi), Cử nhân Khoa học, Cử nhân Luật, Thạc sĩ Khoa học và Thạc sĩ
Luật (tất cả đều từ trường Đại học Mở rộng London). Trong số các bằng ấy, hai
bằng về luật được ông học trong thời gian ông còn ngồi trong nhà tù, từ 1964
đến 1974.
Từ thập niên 1960, Mugabe nổi lên như một anh hùng trong phong trào du kích
chống chính quyền da trắng của Ian Smith để giành độc lập cho nước ông. Những
án tù đày càng làm tăng uy tín của ông trong dân chúng. Ra khỏi nhà tù năm
1974, ông được bầu làm lãnh tụ Liên hiệp Quốc gia Phi châu Zimbabwe (ZANU),
cuối cùng, năm 1980, ông trở thành thủ tướng đầu tiên của Zimbabwe độc lập. Sau
đó, năm 1987, ông trở thành tổng thống. Từ đó đến nay, ông liên tục tái đắc cử
tổng thống: 1990, 1996, 2002 và 2008.
Nhưng dưới sự lãnh đạo của ông, đất nước Zimbabwe ra sao?
Sau 30 năm chịu sự lãnh đạo “thiên tài” của Mugabe, Zimbabwe, từ một quốc gia
được xem là giàu có ở châu Phi đã biến thành một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới.  Tổng sản phẩm nội địa của Zimbabwe vào năm 2012 là khoảng 500 đô la trên đầu người; tỉ lệ thất nghiệp vào năm 2009 là 95%; trị giá một Mỹ kim vào năm 2008 là 430.000 (gần nửa triệu) đồng bạc Zimbabwe. Không có nước nào trên thế giới có đồng tiền bị mất giá nhanh như đồng bạc Zimbabwe. Ngay trước khi độc lập, một đồng Rhodesia (tên cũ của Zimbabwe) trị giá một nửa bảng Anh. Năm 1987, Zimbabwe in tiền riêng, thoạt đầu, một đồng Zimbabwe cao hơn một đô la Mỹ. Sau đó, đồng tiền cứ mất giá liên tục; mỗi lần quá mất giá, chính phủ lại in tiền mới; khi
tiền mới lại mất giá, họ lại in loại tiền khác. Cứ thế, liên tục.
Lạm phát ở Zimbabwe không được gọi là lạm phát. Mà là siêu lạm phát
(superinflation). Ở những nơi khác, lạm phát vài trăm, hay thậm chí, chỉ vài
chục phần trăm là đã thấy khủng khiếp. Ở Zimbabwe, ví dụ vào năm 2008, lạm phát lên đến hàng tỉ tỉ phần trăm! (Con số lạm phát chính xác vào tháng 11 năm 2008 là 79.600.000.000% (bảy mươi chín ngàn sáu trăm tỉ!) Có lúc cả tỉ đồng Zimbabwe không đủ để mua một ổ bánh mì. Để cứu vãn tình hình kinh tế, vì không ai còn tin tưởng vào đồng tiền Zimbabwe nữa, từ năm 2009, chính phủ chấp nhận đồng Mỹ kim là đồng tiền chính thức để mua bán khắp nơi. Đến lúc ấy lại nảy sinh một vấn đề khác: Vì vật giá ở Zimbabwe quá rẻ, mua cái gì cũng chỉ có mấy xu, do đó, nếu bạn cầm một tờ 5 đô la, chẳng hạn, người bán hàng sẽ không có tiền để thối lại. Đưa tờ một đồng, người ta cũng không có tiền cắc để thối lại.
Để thấy “công lao” của Mugabe, chúng ta có thể nhìn vào bản đồ biểu tổng sản phẩm  nội địa  của Zimbabwe từ năm 1980 đến năm 2005 dưới đây:

​​
Về phương diện y tế, tuy Zimbabwe có giảm tử suất của trẻ sơ sinh nhưng tuổi
thọ trung bình của người dân thì càng ngày càng giảm, từ 59.1 tuổi vào năm 1980
xuống còn 45.1 tuổi vào năm 2008.
Năm nay, Mugabe đã gần 90 tuổi. Báo chí tường thuật trong nhiều cuộc họp hay
hội nghị kể cả với các chính khách thế giới, ông ngồi ngủ gục ngon lành! Gần
đây, ông bị bệnh, phải sang Singapore chữa trị. Thế nhưng ông vẫn không có ý
định từ chức. Ông vẫn cho chỉ có ông mới xứng đáng để lãnh đạo đất nước. Rất
nhiều người đối lập bị ông giết chết; vô số người khác bị ông bỏ tù. Với bàn
tay sắt, ông chà đạp lên cả dân chủ lẫn nhân quyền, bất chấp sự phê phán và lên
án của quốc tế.
Tin mới nhất liên quan đến Zimbabwe: Đầu năm 2013, Bộ trưởng Tài chính Zimbabwe tuyên bố, sau khi trả tiền lương cho các công chức, trong quỹ của họ chỉ còn lại có hai trăm mười bảy đô la (217 dollars). Họ định sẽ tổ chức bầu cử trong
năm nay. Chi phí cho cuộc bầu cử dự định là khoảng 104 triệu. Bây giờ với cái ngân khố trống rỗng như vậy, họ lo là sẽ không thể tổ chức bầu cử được!
A! Ít ra Zimbabwe cũng còn nghĩ đến chuyện bầu cử!

Ngày đầu Xuân đọc Đường hy vọng

Ngày đầu Xuân đọc Đường hy vọng

Đăng bởi lúc 6:01 Sáng 10/02/13

nguồn: chuacuuthe.com

VRNs (10.02.2013) – Sài Gòn – Đức cố hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
(Fx.Thuận) viết cho các đồ đệ của mình: “Ân sủng và bình an Chúa ở với con trên
đường hy vọng”, ngay cuối lời nói đầu của tác phẩm Đường Hy Vọng (ĐHV). Một tác
phẩm được viết trên các tờ giấy lịch, ngắn gọn, trọn niềm tin, trọn tình người,
trong nơi lao tù ở Việt Nam.

Tuy ngắn gọn, nhưng cũng có tới 1001 câu. Mỗi câu diễn lại một kinh nghiệm cụ thể của quá khứ oai hùng, và hiện tại lao tù; của một con người có nhiều ước vọng và khả năng, cùng với một con người không được quyền đi đâu, không được quyền làm bất cứ gì mình muốn; của con người muốn phụng sự Thiên Chúa và tha nhân, cùng con người bừng sang khi nhận ra chỉ có Chúa làm gì đó được cho mình chứ mình không thể làm gì cho Chúa.

Khi 16 hay 17 tuổi gì
đó, một anh bạn trao cho tôi quyền ĐHV của Fx. Thuận rồi bảo đọc đi. Đọc đến
câu 56b, tôi ném quyển sách vào góc nhà rồi nghĩ về dư luận. Mọi người xem Fx.
Thuận là vĩ đại, vì ngài sinh ngày 17 tháng 4 năm 1928 tại Phủ Cam, Huế, và đến
ngày 13 tháng 4 năm 1967, đã được bổ nhiệm làm giám mục chính tòa Giáo phận Nha
Trang, khi chưa tròn 39 tuổi đời. Và nhiều thành tích khác. Còn tôi, lúc ấy,
xem ngài chẳng biết gì về tâm lý khi viết: “Mỗi ngày [con] hãy bớt tự tin mà
thêm tin Chúa” (c. 56b). Một người sống hạnh phúc có thể không tự tin sao? Một
người thành công lại có thể kém tự tin à? Một người lãnh đạo không tự tin thì
dẫn những người thuộc về mình đi đâu về đâu?… ?

Những khi tuổi đời của
tôi đã lớn hơn tuổi của Fx. Thuận, lúc ngài làm giám mục, đã có kinh nhgiệm
chút ít về thành công và thất bại từ thể xác đến tâm linh, tối mới bắt đầu hiểu
và thấm thía điều ngài đã viết ra: “Mỗi ngày [con] hãy bớt tự tin mà thêm tin
Chúa” (c. 56b).

Ngày 15 tháng 8 năm
1975, chính quyền cách mạng bắt Fx. Thuận và giam giữ ngài tại nhiều nơi khác
nhau: nhà tù Nha Trang (từ ngày 19 tháng 3 năm 1976), biệt giam ở Miền Bắc,
quản chế tại Giang Xá (Sơn Tây), Phùng Khoang (Hà Đông) mà không qua một phiên
tòa xét xử về tội danh nào. Đến ngày 23 tháng 11 năm 1988 thì được thả tự do và
bị quản chế tại tòa giám mục Hà Nội. Tổng cộng Fx. Thuận bị ngục tù 13 năm, 3
tháng, 8 ngày.

Với bốn bức tường, tài
hùng biện của ngài dùng vào việc gì? Khả năng nói được nhiều ngôn ngữ có ích gì
cho ngài khi chung quanh chỉ là bốn vách tường? Những dự án, những ý định và
tâm huyết phát triển Giáo hội, gầy dựng thanh niên Việt Nam ai cho áp dụng mà
áp dụng? Chung quanh ngài chỉ là vách đá. Khi ấy mọi tài năng, khả năng thủ đắc
được của con người trở nên rác cả. Nhiều người tài giỏi trong hoàn cảnh đó đã
trở nên tâm thần.

Trong bối cảnh như thể
mọi cái “có” trở nên “không” một cách bất đắc dĩ, chứ không phải là kết quả của
thiền định hay tình trạng đón nhận để đi vào mầu nhiệm tự hủy (x. Pl 2, 6-11).
Nó như thể bị tước đoạt tất cả, bị cướp trắng mọi sự.

Lúc ấy có vẻ tài năng và
bất tài không hơn gì nhau, ngu dốt hay thông minh cũng vậy cả. Tất cả chỉ còn
là ân huệ của Thiên Chúa, mà cái này chỉ có thể đón nhận bằng niềm tin. Lời
khuyên “Mỗi ngày [con] hãy bớt tự tin mà thêm tin Chúa” (c. 56b) của Fx. Thuận
rất thật và rất chính xác.

Con rắn lừa lọc, gian
xảo và gian ác luôn sẵn sàng đưa con người vào bẫy để bị hủy diệt (x. St 3).
Ngày đầu năm, đối diện với con rắn, và sẽ sống trong suốt năm nay với nó, tôi
lo lo. Vô tình đọc lại chương 3 của ĐHV: “Bền Chí”, tôi an tâm.

“Bạo dạn không phải là
phiêu lưu, bất khôn. Muốn đi đến cùng đường hy vọng con phải bạo dạn. Có mấy
người đứng bên Chúa dưới thánh giá?” (c. 39). Theo Chúa để được ăn ngon và no
nê thì có tới năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ (x. Mt 14,
21), tức rất đông những người có địa vị có thế giá, không kể những người ăn
theo, nhưng khi Chúa bị đóng đinh trên thánh giá, chỉ có Gioan, một tông đồ có
vẻ yếu đuối nhất (x. Ga 19).

Trong cuộc họp của linh
mục đoàn cuối năm vừa rồi ở Sài Gòn, một vị có trách nhiệm quan trọng của Tổng
giáo phận đã nói rằng, đất nước Việt Nam phải đa đảng, không thể độc đảng mãi.
Ngài cho biết, đã có tham gia kiến nghị gởi đến nhà cầm quyền về vấn đề nay.
Niềm hy vọng bị giấu kín bắt đầu được hé mở làm cho con đường hy vọng đầy nhọc
nhằn khiến nhiều người sợ hãi và khiếp nhược đã trở nên đông vui hơn, vì có
Giáo hội cùng bước. Đến hôm nay chỉ mới hơn 50 giáo sĩ ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992,
có bàn đến việc đa đảng, nhưng sau công bố của ngày họp cuối năm vừa qua, chắc
chắn sẽ có nhiều vị khác chính thức lên tiếng, để đất nước Việt Nam sớm vươn
lên đỉnh hy vọng. Mặc dù có thể sau đó họ sẽ phải đối diện với việc “đứng dưới
chân thánh giá Chúa”, nhưng không chỉ có mình Gioan, mà còn có cả các tông đồ
khác và đoàn dân đông đúc.

An Thanh, CSsR

Quà Tết

Quà Tết

Hãy lao công đừng vì lương thực hư nát, nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống đời đời, mà Con Người sẽ ban cho các con(Ga 6, 27)


Trong nh
ng ngày này, ai ny đu bn rn lo thu xếp công vic đ đón mng năm mi. Nào là mua sm, dn dp nhà ca, mua hoa trang trí trong nhà, ln ngoài
sân, may qu
n áo mi đ sa son bước vào năm mi.

Ly Chúa Giêsu, chc Chúa cũng thy lòng nhn nhp phn nào khi thy con cái Chúa vui vy. Nhìn người ta hăm h, con nghĩ đến Tết nơi quê nhà, nht là được lì xì. Cha m trao cho con cái nhng bao lì xì, người ln lì xì người nh. Con bng nghĩ đến quà thưởng hay là quà Tết, mà Cha Trên Tri s ban cho chúng con.

Không ph
i ch nhm vào ngày Tết, mà là mi gi, mi ngày, mi tháng, mi năm, Chúa luôn ban cho chúng con, đó là ân sng Chúa. Còn lương thc mà Chúa ban cho, chúng con chng cn phi lao công mi có được, đó là chính Mình Máu Chúa trong mi Thánh L dâng lên Chúa Cha trên bàn th.  Món quà “Tết Vĩnh Cu’’ này được ban cho nhưng không, bt c khi nào chúng con mun nhn lãnh.
Con còn nh mi ln gn Tết, thì ba má con ha s lì xì cho con nhiu, nếu trong năm con ngoan ngoãn nghe li cha m, hc gii, hiếu đ, d bo… Đó cũng là mt li khuyến khích và cũng có th nói là mt điu kin đ được quà. Còn Chúa, vì yêu thương nhân loi mà Chúa đã ban cho món quà vô giá, Chúa li chng đòi hi gì t chúng con. Chúa ch mong sao chúng con chp nhn Món Quà ca Chúa, đó là chính Mình Chúa.  Vy mà phn đông Chúa li b chi t!

Quà này s
không hư nát như tt c nhng gì chúng con có được thế gian này, đó là Bánh Hng Sng t tri xung, là chính Chúa.

M
i ngày con được rước Chúa vào lòng con, và nhng gì ca Chúa đu là ca con. Ước gì con biết sng hip nht vi Chúa đ Chúa biến đi con thành chính con người ca Chúa. Thánh Phaolô  nói rng: “Không phi tôi sng, mà chính Chúa
Giêsu s
ng trong tôi”.

Được Chúa sng trong con là con được lãnh phn thưởng không bao gi hư nát, đó là cuc sng vĩnh cu trên Thiên đàng.

Nh
ưng tht bun thay Chúa ơi, trn gian này vi nhng quyến rũ ca nó, đã làm cho con không coi trng món quà quý giá này, mà Chúa sn sàng ban cho con. Ngày Tết,  hình như con ch lo cho thân xác này được đp hơn, nhà ca khang trang hơn, đ đón tiếp người nhà và bn bè tp np.
Con đã quên lo cho linh hn con, và cũng chng nh mi người khách quan trng nht, đó là Chúa Giêsu tt lành, hôm nay, ngày mai và mãi mãi.

Phi, hôm nay, ngày mai và mãi mãi, Chúa vn luôn tt lành nhưng cũng vn là người b chi t, b lãng quên. My ai nh đến Chúa trong nhng ngày đi l này h Chúa?  Có chăng là theo l, đu năm thì dâng l, đi nhà th, đ xin ơn Chúa ban cho năm ti.  Còn tình yêu và tm lòng tri ân đi vi Chúa, thì hình như con đã quên, vì mt năm qua đi, con vn sng trong bình an và sung túc, tưởng chng như đó là chuyn t nhiên mà thôi.

Ly Chúa Giêsu, ngày đu năm, con s ôn li nhng gì đã xy ra cho con trong năm
qua, nh
ng gì con lãnh nhn được t Chúa, và c nhng gì con đã t chi Chúa.

T
chi ban phát yêu thương, t chi sng bác ái vi tha nhân, t chi tha th, t chi sng đi cu nguyn, đ kết hip vi Chúa và M Maria, t chi thường xuyên rước Chúa vào linh hn con qua Bí Tích Thánh Th.

Ôi, l
y Chúa Giêsu, xin Chúa đng đếm nhng gì con chi t Chúa, s làm Chúa đau bun lm!  Xin Chúa mãi luôn rng lượng th tha cho con nhé Chúa, và ban ơn cho con trong năm ti này, mt ơn rt trng, đó là ơn “không t chi Chúa điu gì, và cũng có nghĩa là luôn vâng theo Thánh ý nhim mu ca Chúa.

Cm t Chúa vì bao ơn lành Chúa đã thương ban cho con và nhng người thân yêu, cùng nhng người con cu nguyn cho.

Cm t M Maria đã ban cho chúng con, người Anh C tt lành này bng hai tiếng Xin Vâng ca M ngày nào, nơi ngôi làng nh bé Nazareth. Xin M tiếp tc phù trì, dn dt nhân loi đi theo con đường mà Anh C Giêsu đã vch sn cho chúng con. Amen.
MenYeuGiêsu!
Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

HỌ ĐÃ SỐNG NHƯ THẾ

HỌ ĐÃ SỐNG NHƯ THẾ

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.
nguon:Conggiaovietnam.net

Sau nhiều năm vì hoàn cảnh, hôm nay tôi được diễm phúc trở lại vùng đất Tây Nguyên – vùng đất tập trung khá nhiều anh em đang dõi bước cha anh phục vụ công cuộc truyền giáo cho anh chị em dân tộc thiểu số.

Đến Gia Lai, màn đêm buông xuống, hình ảnh thành phố thân thương ngày nào đang hiện dần trước mắt. Thay đổi khá nhiều bởi lẽ cuộc sống ngày càng đổi thay. Người anh tôi thăm viếng không ở gần thành phố cho lắm, chạy từ thành phố vào non đủ 50 cây số. Sau hơn một giờ, xe đưa hai anh em tôi vào đến buôn làng nơi anh đang phục vụ. Cảnh cũng quen quen nhưng phần nào đã đổi bởi lẽ sau nhiều năm người anh tiền nhiệm đã gầy dựng từ con số không trên mảnh đất thân thương làng Khop này. Khá mệt, tôi chìm vào giấc ngủ đêm với khí trời se lạnh.

Tờ mờ sáng, tiếng các em dân tộc được
người anh cưu mang ríu rít với nhau cạnh bên chiếc nhà sàn cổ nhất. Cổ nhất
không phải là xa xưa lắm nhưng cổ ở đây chính vì đây là căn nhà sàn đầu tiên mà
người khởi xướng gầy dựng ở nơi đây. Sau khi hoàn thành việc khởi xướng, người
anh này rời bỏ nơi đây để phục vụ một nơi khác cũng trên mảnh đất Tây Nguyên. Giờ
đây anh lại bỏ nơi xưa đi xa hơn nữa để giúp làm trung tâm hành hương Đức Mẹ
tận Kontum.

Khởi đầu ngày mới là vài gói mì tôm.
Hỏi cô bé Boai là người phục vụ mới biết đây là món chính của cha con người dân
tộc ở cái nhà thờ làng Khop này. Cha chưa nuôi đủ bản thân mình lại cưu mang
thêm gần chục đứa nhỏ nên chuyện mì gói muôn năm cũng chẳng có gì là lạ. Những
gói mì tuy đạm bạc nhưng đã bắn bó tình nghĩa cha con nơi vùng đất giáp ranh
biên giới nghèo này.



Mì gói xong, tôi cùng anh và bà con dân
tộc cùng nhau lên chiếc xe có một không hai của vùng này, không dám quá lời, nó
cũng là chiếc xe có một không hai của nước Việt. Nó đặc biệt bởi lẽ đây là
chiếc xe 25 chỗ ngồi hiệu Asia được mua lại từ nguồn hàng phế liệu, nhờ người
giáo dân người Kinh tốt bụng ở Thị Trấn Đức Cơ chỉnh sửa để chở các em học sinh
đi học. Hay nhất là trên xe không còn hàng ghế nguyên thủy mà thay vào đó là
một chồng ghế nhựa cho tiện dụng. Chiếc xe vẫn vui vẻ đưa học sinh đi học mỗi
ngày hôm nay được tận dụng đi đám tang trong làng xa. Cầm lái chiếc xe cổ này
vẫn là người anh linh mục có lòng yêu thương dân tộc khá đặc biệt.

Phải dừng lại một tí để nói về chiếc xe
đặc biệt này. Nó chỉ “được phép” chạy vòng vòng ở trong cái huyện Đức
Cơ chứ đừng hòng béng mảng ra khỏi Thị. Chỉ “được phép” ở Đức Cơ bởi
lẽ nó không còn hạn kiểm định nữa và cũng chẳng còn cơ may đi kiểm định. Nhìn
chiếc xe chỉ còn cái xác bên ngoài chứ bên trong không còn là chiếc xe nữa.
Nghèo nên phải tận dụng những gì người ta phế thải để phục vụ những người
nghèo. Cha anh kể lại rằng có hôm anh bận việc, nhờ người dân tộc lái, công an
gọi lại nhắc nhở và hôm sau anh lái. Anh chủ động dừng lại gặp công an và công
an vui vẻ cho xe chạy cùng lời an ủi “phục vụ cộng đồng tốt lắm!”.

Qua chặng đường dài bụi bay mù mịt
chúng tôi đến với đám tang người dân tộc mới qua đời.

Cụ ông Giuse qua đời ở cái tuổi 87.

Mọi sự để chuẩn bị cho Thánh Lễ
đã sẵn sàng.

Đây là lần đầu tiên tôi được tham dự
nghi thức nhập quan cũng như Thánh Lễ an táng cho người dân tộc Jrai.

Hết chuyện lạ này sang chuyện lạ khác bởi nét văn hóa của người Jrai. Trong những chuyện lạ đó, nét văn hóa hay nói đúng hơn nền văn minh tình thương của người Jrai được thể hiện nhiều hơn cả. Mỗi người cầm theo phần của mình đi dự đám tang. Họ cùng chia sẻ của ăn, thức uống với nhau trong những ngày tang lễ. Nghèo nhưng họ yêu thương nhau quá !

Lễ xong, rời đám tang, chúng tôi lại cùng nhau lên xe chia sẻ chút quà tết cho làng sâu bên trong hơn nữa.

Lúc này, chúng tôi được ngồi trên chiếc xe cũng có một không hai của vùng này. Xe này nguyên thủy của Tòa Giám Mục Kontum. Cũng qua nhiều đời chủ nay nó không còn được sử dụng bởi ai cũng chê nó cũ kỹ. Thấy vậy, người anh thân thương thuê xe khác kéo xe này về và lại nhờ người giáo dân kia sửa lại để chở đồ cho người dân tộc ở trong vùng sâu. Sau khi thay cái máy khác, chiếc xe này đã trở thành “hàng chính chủ” của người anh linh mục phục vụ tại làng Khop này.

Đi vào tận trong sâu để gặp gỡ trực
tiếp những người có thân phận kém may mắn.

Tình thương người nghèo và đặc biệt
người dân tộc thiểu số đã làm cho cái đói, cái mệt đi vào quên lãng. Ở cái vùng
đất nghèo này thì chẳng có thời gian và cũng chẳng có không gian. Không biết có
quá lời không khi các làng dân tộc nghèo ở rải rác khắp nơi trong một diện tích
rộng và nếu tính thời gian thì không thể nào phục vụ cho những người nghèo ở
đây được.

Chiều về, dẫu mệt nhưng nhớ đến những
người nghèo ở trong các làng để rồi cái mệt chạy đi đâu mất.

Cơm nước đạm bạc xong, nghỉ ngơi một
chút thì bà con lại quy tụ với nhau trong ngôi nguyện đường thật khiêm tốn.
Ngôi nguyện được ngày được người anh tiên khởi đến đây thiết kế để phục vụ cho
người dân tộc J’rai ở đây khá phù hợp với cái vẻ đơn sơ và mộc mạc.

Tiếng kinh râm rang được cất lên thật nhịp nhàng.

19 g 20 phút, Thánh Lễ được cử hành.
Tham dự Thánh Lễ ở cái làng Khop này làm cho tôi liên tưởng rằng mình đang ở
đâu đó ở nước ngoài bởi lẽ tiếng J’rai làm sao tôi hiểu được. Cùng hiệp nguyện
với cộng đoàn phụng vụ trong lời kinh tiếng hát. Hiểu chút chút với phần nghi
thức sám hối, đặc biệt là “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi
đàng” bằng tiếng J’rai.

Lễ xong cộng đoàn ra về.

Chúng tôi được một đêm yên hàn sau một ngày mệt nhọc.

Tờ mờ sáng hôm sau, tiếng trống báo hiệu một ngày mới bắt đầu.

Thánh Lễ tạ ơn và cầu bình an cho ngày mới được cử hành trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Điều khá ngạc nhiên ở đây là Thánh Lễ tối qua cũng như sáng nay được khá nhiều người tham dự. Cũng là điều đáng mừng cho ngôi nhà nguyện khiêm tốn ở đây chứ không thì buồn lắm vì lẽ nhà nguyện sẵn có mà lại chẳng có ai. Ngôi nhà nguyện ở đây phù hợp với cái làng nghèo này. Nhiều nơi buồn lắm bởi lẽ nhà nguyện hay nhà thờ thì cao chót vót và thật hoành tráng nhưng số người dự lễ thật thưa thớt. Vẫn là điều nghịch lý bấy lâu nay cho những công trình xây dựng để đời ngay tại nhưng nơi mà bà con giáo dân còn phải chạy ăn từng bữa hay là bữa đói bữa no.

Lễ xong, cộng đoàn các sơ và các em được cha cưu mang cùng cha ở lại đọc kinh Phụng Vụ. Giữa cái vùng đất nghèo này vang lên lời kinh của Hội Thánh thật dễ thương.

Kinh xong, một ngày mới lại bắt đầu với những công việc không tên.

Được biết một cha kia ngày xưa đã từng
đến phục vụ ở vùng nghèo này khi còn làm thầy nay trở lại chia sẻ chút quà cho
bà con ở làng xa. Chiếc xe mới ngày hôm qua chở tôi đi vào làng nay lại nằm một
chỗ. Chẳng lạ gì vì nó là đồ phế thải mang về chạy tạm. Tội nghiệp cho người
thợ giáo dân thương mến cha đặc trách vào tận bên trong làng để sửa mang về.
Mãi đến chiều tối chiếc xe mới chịu nổ máy để đưa các em dân tộc tháp tùng về
lại nhà thờ.

Lấm lem bụi cộng với dầu nhớt làm cho hình ảnh nắng sương của các em làm cho các em thêm phần bụi bặm hơn. Tranh thủ rửa tay và vào dùng bữa bởi lẽ cả ngày chẳng có gì trong bụng với chiếc xe nằm đường.

Cha đặc trách lại phải ngược xuôi với
những công việc của ngày cuối năm. Chốc chốc lại chạy ra công trường để xem
nhân công đang làm bờ rào cho khuôn viên nhà thờ. Cũng chẳng nghĩ đến chuyện
rào chắn nhưng kẻ trộm đã không khước từ ngay cả nơi nhà Chúa nên Cha bấm bụng
làm cho xong chuyện. Ngại lắm mới có cái chuyện làm hàng rào hàng cửa chứ chẳng
ai nghĩ đến chuyện rào chắn nơi cái vùng đất nghèo này. Nhưng có lẽ đến lúc
cũng phải làm để chặn ngăn những kẻ không còn chút lương tri là vào tận nhà xứ
để rinh đồ.

Chiều tối, sau khi ăn vội chút cơm
chiều, cha anh lại đưa tôi ra ngoài phố để chuẩn bị cho cuộc trở về Sài Thành
trong những ngày giáp Tết.

Lại tạm xa cái làng Khop thân thương để trở về với những công việc thường nhật.

Ngồi trên xe trên hành trình về lại nhưng hình ảnh của những người dân tộc nghèo và hình ảnh của người anh linh mục đang phục vụ nơi đây vẫn còn trong tâm thức.

Họ nghèo, anh đến với họ và anh sống nghèo, sống lam lũ với họ trong ơn gọi tận hiến của Hội Dòng. Anh tôi đã đến đây và sống nghèo cùng họ.

Thật lòng ngưỡng mộ anh cũng như biết bao nhiêu cha anh khác đang âm thầm phục vụ cho người nghèo ở cái vùng hẻo lánh như vùng hẻo lánh nơi đây.

Vẫn còn bạt ngàn cho cánh đồng truyền giáo và vẫn cần những người thợ gặt tận tâm tận tình với những con người nhỏ bé ở nơi đây.

Giữa một thế giới văn minh, giữa một đất nước chuyển mình nhưng lại vẫn còn những người nghèo ở cái mảnh đất ven biên giới này. Họ nghèo cả tinh thần lẫn vật chất. Bao nhiêu năm nay họ vẫn chìm trong cảnh thiếu trước hụt sau, bữa đói bữa no.

Biết đâu được đây là bước dò đường cho cuộc đời tận hiến còn lại.

Có chăng cả cuộc đời còn lại sẽ được ở nơi những con người nghèo này.

Mệt nhoài cho thân xác bởi lẽ phải lo toan đủ thứ đủ điều nhưng đêm về ngon giấc không còn phải nghĩ suy.

Có thể Chúa lại rẽ hướng cho tôi đến với những con người nghèo nơi đây chẳng nên.

Tất cả là hồng ân ! Tất là là Thánh ý của Chúa trong cuộc đời.

Tạ ơn Chúa với biết bao nhiêu ơn lành Chúa đã tuôn đổ trên tôi trong suốt cả cuộc đời và gần nhất là trong năm cũ gần qua. Những ngày ngắn ngủi trên mảnh đất này đã để lại những hình ảnh của những người nghèo, của người anh linh mục đang dấn thân nơi đây.

Vẫn mong đâu đó có những tấm lòng sẻ chia phần nào đó về tinh thần và vật chất cho những người nghèo ở nơi đây.

Những ngày giáp Tết Quý Tỵ

Anmai, CSsR

“Anh ngâm nga, để mở rộng cửa lòng,”

Suy tư tuần thứ I mùa Chay, năm C, cũng có giòng chảy, cứ thường bảo:
“Anh ngâm nga để mở rộng cửa lòng”
Mở rộng rồi, cả anh và em, cả dân con Hội thánh lại nghĩ suy về câu hát:
“Đau! Từ đáy trái tim, ta buồn đau…”
Thế tức là, dù có “ngâm nga”, “mở rộng cửa lòng”, rồi lại thấy đau từ đáy lòng, cũng rất buồn.
Sự  thật thì, có đau hoặc có buồn, cũng đâu phải ý/lời của nhà Đạo mình ở
mùa Chay. Chay mùa tâm tịnh vẫn là dịp để tâm cho thật tịnh, dù rất đau
hoặc có mở rộng lòng, với ai đó.
Thế đó, là tâm tình xin được gửi đến người anh, người chị ở thánh hội, rất hôm nay. Một mùa Chay.
Mai Tá

“Anh ngâm nga, để mở rộng cửa lòng,”

“Cho trăng xuân tràn trề, say chới với.”

(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Lk 4: 1-13

Lời anh ngâm, chẳng là thi ca tràn trề, say chới với. Để mở rộng cửa lòng, của ai đây? Điều em học, vẫn là Lời Vàng Chúa nói ở trình thuật, để cửa lòng mở rộng đón Chúa hôm nay.

Lời vàng trình thuật, là Lời Kinh Sách được thánh sử dẫn giải về việc Chúa chịu thử thách những 3 lần. Thử thách Ngài chịu nơi sa mạc 40 đêm ngày, tưởng chừng dài. Nhưng thật ra, số 40 chỉ là biểu tượng rất đặc trưng thôi. Nói đúng hơn, thử thách ấy công khai kéo dài cả  một đời Ngài sinh hoạt, vì con người. Thử thách suốt một đời, vào mọi lúc, mãi đến ngày Ngài đầm mình những mồ hôi và máu trên thập giá ở Calvariô. Thử thách Ngài chịu, mang hình thức mê hoặc về những gì mình sống, hoặc như một khuyến dụ hãy làm những chuyện rất “rối” mà tự bản chất chuyện ấy cũng không tệ.

Thử thách lớn Chúa chịu, là: tỏ cho mọi người biết Ngài là Đấng Mêsia. Điều không chắc, là thử thách đề ra cho Ngài, có như chọn lựa thực tiễn không? Hay, vẫn chỉ là cung cách thánh sử kể với người đọc về những gì nói thay cho Đấng Mêsia thời buổi đó và như thế, sẽ đánh bóng cả một diễn biến hoàn toàn khác việc Chúa đã đảm nhiệm.

Là Đấng Mêsia, có ba thử thách để
thực hiện. Thứ nhất, tham gia cuộc chiến đấu giành quyền lực với đế quốc La Mã;
tức: thử thách chính với chúng dân thời buổi đó, do quyền uy thế lực rày trải
rộng khắp dân gian, loài người. Thử thách, là thách thức Đấng Mêsia thi đua với
La Mã để rồi chính mình sẽ trở thành Hoàng đế, toàn thế giới.

Thử thách tiếp, là giải quyết khó
khăn của người nghèo cùng những người vẫn cứ đói do đế quốc tạo ra. Thử thách
này, còn là sức cám dỗ/khuyến dụ người chịu đựng phải giải quyết kinh tế, tạo
cuộc sống lành mạnh cho mọi người. Và, thử thách cuối, là khuyến dụ bản thân
mỗi người và mọi người hãy cứ “mũ ni che tai” với mọi chuyện; chỉ nên lo việc
thiêng liêng, đọc kinh lần chuỗi để rồi Chúa sẽ giải quyết hết mọi sự từ trên
xuống dưới, trong ra ngoài. Đó là “thử thách” gặp ở Tin Mừng thánh Mátthêu.

Thử thách thứ ba ở Tin Mừng Mátthêu
và nơi đây là thức thách rất rõ về quyền lực. Rất rõ, là vì đế quốc La Mã ngày
đó đã có đủ quyền và lực sẵn trong tay. Rất rõ, là: đế quốc La Mã từng sử dụng
nó cách mạnh bạo khiến người dưới trướng bị khuynh loát đến độ khó sống và
không thể sống. Thử thách,  là hạ gục những người có quyền hành ở La Mã,
bằng chính trò chơi họ đề ra hầu có quyền sử dụng mà dựng xây dựng cuộc sống có
chất lượng cho mọi người, cả thế giới có văn hoá. Nói cách khác, đế quốc La Mã
sử dụng quyền lực theo cung cách quá tệ bạc nên ta phải giành quyền và làm thay
cho tốt hơn.

Người người đều muốn thế. Quyền và
lực, tự bản chất không dẫn đến sử dụng cho tốt vì lợi ích của mọi người. Đức
Giêsu từng từ chối coi Ngài như luật trừ, không tham ô/nhũng lạm như quyền và
lực ở đời thường vẫn làm. Chúa khước từ đường lối Quyền lực từng sử dụng. Ngài
chỉ trích, không chỉ mỗi đế quốc La Mã đã sử dụng quyền hành rất tệ lậu. Ngài
còn chỉ trích đích danh quyền lực của trần gian. Ngài chọn tư cách không có
quyền để ở với người chẳng có quyền gì, nơi thế giới.

Thử thách khác ở Tin Mừng Mátthêu, là thách thức giải quyết chuyện đói kém và người đói nghèo ở xã hội. Không còn nghi ngờ gì, là: người nghèo như thế đã có từ thời Chúa sống. Họ không đủ bánh ăn, vẫn bị bệnh tật hành hạ, lại chết sớm khi còn trẻ. Các vấn đề như thế, do Hêrôđê tạo ra. Ông từng có chương trình rất lớn quyết hoàn thành bằng dựng xây nhanh chóng, qua việc đổ thuế lên đầu thường dân có đời sống yên hàn, rất tử tế. Bởi cứ lo đẽo đá xây dựng đền, nên nào có bánh ăn.

Thử thách, là thách thức tiêu diệt  người chống lại Hêrôđê. Những ngưòi dám nổi lên phá vỡ các đá tảng ông lo chuyện dựng xây, để có được bánh ăn. Là thử thách, bởi ta vẫn cứ nói: thế thì sao? Phải chăng con người chỉ cần đủ bánh ăn là được? Phải chăng ta cũng muốn trở nên giống những người mà mình chống đối, và tệ hơn nữa? Chúa từ chối không coi chính Ngài là Đấng cung cấp chất liệu cho mọi người. Ngài tin rằng để được hạnh phúc cần có nhiều hơn thế nữa. Và, Ngài chọn cung cách khác để trở thành
Đấng Mêsia, theo nghĩa đích thực.

Thành thừ, hãy cứ xem thử thách cuối gồm những gì, ở Tin Mừng thánh Mátthêu, tức thử thách thứ ba trong ba thử thách, ta vừa bàn. Thử thách đây, không là quyền lực lấy được từ nhóm tuyển chọn. Cũng không phải là chuyện đáp ứng nhu cầu cho người bị bỏ rơi. Thế, còn chuyện linh thiêng, linh đạo, phụng vụ thì sao? Thế thì chuyện viện cớ làm điều thiện để rồi bắt buộc và thử thách Chúa phải can thiệp giải quyết các khó khăn của thế giới, thì sao? Và, phải ngay tức khắc. Hoặc, cứ dùng đền thờ, hội
đường, nhà nguyện nhà thờ Hồi giáo hoặc sống đời đạo đức rồi bắt Chúa phải
chỉnh sửa mọi thứ, sao? Những người sống vào thời của Chúa như người ở Qumran
và các vị theo thánh Gioan Tẩy Giả cũng đều sử dụng phương án này.

Với họ, thử thách là dám khống chế
quyền lực linh thiêng của Thiên Chúa và kiểm soát cả lòng xót thương của Ngài
nữa. Thử thách họ gặp, là dám thách thức coi lòng đạo linh thiêng của mình còn
hơn cả Chúa. Đức Giêsu lại bảo: nếu thế thì, Chúa đâu còn là Chúa nữa. Tức: nếu
Ngài làm thế, thì đâu còn là Thiên Chúa đích thực. Nên, Chúa không chọn con
đường thực hiện những chuyện đạo đức thêm vào niềm tin mà Ngài lại chọn đồng
hành với Thiên Chúa đích thực, theo cung cách của Thiên Chúa-là Cha, chứ không
theo ý riêng của Ngài. Chính đó là chọn lựa cũng rất khác.

Không hạ gục đối phương trong trò
chơi quyền lực. Không đáp ứng mọi nhu cầu trong hỗ trợ trò chơi. Không tìm lợi
nơi Thiên Chúa trong trò chơi đạo đức, thánh thiện. Như vậy là gì?

Là, sống trong tình trạng không
quyền bính. Sống hạn chế với những gì là căn bản để sống và sống có tương quan
mật thiết với nhau… chỉ mỗi thế mà thôi. Thế nhưng, phải bao gồm hết mọi người,
để không ai bị bỏ rơi hết, kể cả Thiên Chúa, để Thiên Chúa cũng ở trong
nhóm/hội của mình. Sống như thế, tức có mang theo niềm hy vọng. Có cả tình
thương yêu con người cùng với nhau, những người vẫn có tất cả mọi khó khăn,
nhưng vẫn có thể giải quyết xuyên suốt. Đó mới là đường lối Chúa thực hiện.

Chúa không bị thử thách bởi đường
lối nào khác. Ngài nhìn thấu tất cả, ngang qua cuộc sống của Ngài, nên Ngài vẫn
trở về với các điều căn bản ấy. Những điều ấy là những gì Chúa từng sống và
từng làm. Thật sự thì đó là lý do tại sao người nghèo đã quay lưng chống lại
Ngài. Tại sao đế quốc La Mã lại tìm cách giết hại Ngài. Và, cũng là lý do
Thiên-Chúa-là-Cha đã có thể can thiệp để đáp lại lời cầu nhưng lại chưa từng
nghe Ngài cầu nguyện.

Trình thuật hôm nay lại cũng mang
đến cho Hội thánh một thông điệp. Thông điệp ở đây, là: Hội thánh lâu nay vẫn
cứ ganh đua với việc trần tục hoá nên cứ tìm cách lấy lại quyền hành về chính
trị mình để mất và muốn có lại ảnh hưởng trên dân chúng. Thường thì, Hội thánh
vẫn cứ bon chen với các Hiệp hội trợ giúp. Cứ muốn chúng dân kính tôn mình vì
mình từng ban phát bố thí tiền bạc cho nhiều người. Hội thánh còn tìm đường
thiêng liêng linh đạo rồi bắt Chúa phải đồng hành men theo con đường mình đang
đi. Thật sự, thì Hội thánh đang gặp thử thách giống như Đức Giêsu vào thời trước.

Chúng ta cũng thế. Ta vẫn muốn trở
thành những người tốt lành giải quyết được tất cả mọi sự và lôi kéo Chúa về phe
để Ngài thực hiện những gì mình muốn Ngài làm. Cũng dễ cho ta để vứt bỏ những
thử thách ấy. Có những lúc, ta biết mình chỉ là những con người bé nhỏ. Biết
rằng mình vẫn phải sống với những khó khăn mình gặp mà không thể bỏ phế bỏ
chúng. Và, ta cũng biết mình không là nhà tư vấn của Chúa. Còn gì tuyệt vời
bằng ta đã nhận ra được chuyện ấy. Bởi, tuyệt vời một điểm là ta đã có Đức
Giêsu và Thiên Chúa đích thực.

Ta vẫn thuộc về quần chúng không tên
tuổi, nhưng được Chúa đoái hoài, thương yêu. Ta được Chúa phú ban cho những gì
để nhờ đó có thể sống hùng, sống mạnh và sống tốt lành. Dù, những thứ ấy không
là cơm, là bánh. Ta được dạy bảo: hãy cứ để Chúa sống đích thực là Thiên Chúa.
Rồi ra, ta sẽ khám phá ra rằng ta vẫn được Chúa thương yêu.

Hãy cứ cảm tạ Chúa vì Đức Giêsu đã
lướt thắng các thử thách Ngài từng gặp. Hãy cứ nguyện cầu cho Hội thánh cũng
được như thế. Và, hãy nguyện chúc cho nhau điều may mắn/tốt đẹp để mình có thể
lướt thắng được chính mình. Nguyện chúc rồi, ta cứ hiên ngang bước vào mùa
Chay, cũng rất thánh.

Trong nguyện cầu như thế, ta lại sẽ ngâm nga câu thờ còn bỏ dở ở trên rằng:

 

“Anh ngâm nga để mở rộng cửa lòng,


Cho trăng xuân tràn trề say chới với.


Cho nắng hường vấn vương muôn ngàn sợi;


Cho em buồn trời đất ứa sương khuya.”


(Hàn Mặc Tử ­ – Trường Tương Tư)

Trời đất ứa sương khuya, nhưng đừng buồn. Bởi, Chúa cũng từng gặp thử thách như thế giống mọi người. Và, Ngài lướt thắng tất cả, để mọi người sẽ thắng lướt như Ngài. Và khi đó, “nắng vườn (sẽ) vấn vương muôn ngàn sợi”, rất chới với, nhưng vẫn “mở rộng cửa lòng”. Cho Chúa. Cho mọi người.

 

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –

Mai Tá lược dịch

 

Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ Nhất Mùa Chay Năm C 17-02-2013

 

“Đau! Từ đáy trái tim, ta buồn đau!

“Đau! Suốt bấy lâu, ta vẫn đau

Vẫn mang u sầu, Nhìn nắng hắt hiu.

Ôi nắng yêu, theo nhau khoe mầu.

Bay trên trời cao nắng chiếu!..”

(Christophe: Mal – Lời Việt: Phạm Duy – Cơn Đau Tình Ái)

(Lc 4: 24)

“Bên Trên Trời Cao Nắng Chiếu!”Chao ôi. Lời nhạc sao hay quá là hay.
Vâng,. Hay là thế, nhưng giả như có bạn đạo nào đó lại cứ so với sánh rồi coi
“Trời Cao Nắng Chiếu” là Mặt Trời biểu hiện nơi quốc kỳ của nước Nhật hoặc như
Hội thánh/Nước Trời ở trần gian, vẫn chiếu sáng thì sao?

Sao, nghĩa là sao? Bần đạo đây, thật ra cũng chẳng biết, nhưng vẫn xin
bạn đọc với bạn đạo ở các nơi, ta nghe thử một vài cảm nghiệm về đất nước có cờ
hiệu “Trời Cao Nắng Chiếu” như sau:

“Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường, chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.

Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp khách sửa tư thế
của đôi chân tê mỏi. Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó
tính nhất. Không phải phẩm chất máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách
phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi
hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành
hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách. Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn
tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt
vời. Trung thực.

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các tài xế sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”. Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người
bán” tại Osaka. Hệ thống tự tính tiền tại siêu thị Nhật, người mua tự phục vụ,
tự “scan”mã vạch, tự trả tiền. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ
vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng
gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh cho người mua cứ theo giá niêm
yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng
tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở
Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào.

Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài. Không cần gửi giỏ xách khi đi siêu thị “No noise”,
tức: không ồn. Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật.
Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị
ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn một hòn
đảo nhân tạo để làm phi trường rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản
chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”. Phi trường
quốc tế Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo, cách xa khu dân cư. Tại các
cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa quảng cáo, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng
loa tay, quảng cáo với từng khách.

Tính nhân bản.Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn “để phần” 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
Về bình đẳng. Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi. Bình đẳng là điều đầu tiên các em học được ở trường. Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến
tất cả nhân viên, công chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những
ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như
những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung
ý chí, chung tinh thần lao động. Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt
hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên nào. Sẽ không có gì ngạc
nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ
tướng. Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của
chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được
hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc
đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng
tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề
cao, tôn trọng.

Ở đất nước mặt trời mọc, mọi người hiểu sâu sắc lý do khiến nước Nhật tan hoang sau chiến tranh thế giới thứ 2, bật dậy mạnh mẽ trở thành cường quốc khiến cả thế giới phải nghiêng mình.” (Bài viết trên mạng có tựa đề: “Nhật Bản, những
phẩm chất Trời cho, có lẽ muốn học cũng không được
)

Sở dĩ hôm nay bần đạo dài dòng g iới thiệu với bạn đạo và bạn đọc đôi giòng nói rất hay và rất đẹp về nước Nhật là, có ý bảo: bần đạo đây có dịp đi Nhật vào đầu năm 2013. Nhưng lại không nghĩ như tác giả thông tin ở trên, mà chỉ nghĩ về Nước Nhật và
người Nhật như thời bần đạo còn ở Nhà Trường, tức: nhà tu, mà thôi.

Quả thật, Nhật Bản không khác gì chốn tu trì là bao do bởi cái gì cũng ngăn
nắp. Đúng giờ. Mọi chuyện đâu vào đấy. Bần đạo thấy nước Nhật chỉ khác chốn tu
trì mỗi điểm này, là: cung cách sinh sống ở Nhật, của người Nhật thật sự ít hấp
dẫn, chứ không như nhà tu, ở nước mình. Không tin, bạn cứ thử nghĩ thế này:
nước Nhật dù có giống chốn tu trì/Hội thánh thế nào đi nữa, cũng không thể có ý
tưởng và nhận định về thánh hội của mình, đến độ ta so với câu hát sau đây:

 

“Ta vẫn thương ta, vì nhớ mãi một tên người xa.


Ta thương ta, vì xót xa Em trong áo hoa

đã khiến ta hững hờ, vì nhớ tiếng ca

Em ôm ấp ta đêm dạ hội ngọc ngà

Câu ca làm rung cõi nhớ. Đau!”

(Christophe: Mal – bđd)

 


“Ta vẫn thương ta
, nói thế có thể là vì: ta và Hội thánh cùng với con
dân, vẫn là một. Chứ cứ bảo: “Vì xót xa em trong áo hoa, đã khiến ta hững
hờ, vì nhớ tiếng ca…”
thì chỉ mỗi nghệ sĩ lão thành họ Phạm
nay-đã-ra-người-thiên-cổ, mới dịch lời hát ra như thế, mà thôi. 

Chí ít, là: nghệ sĩ lão gia nhà ta lại cứ mời ca sĩ Elvis Phương hát mãi câu ca cứ như là:

 

“Ta vẫn thương ta, vì nhớ mãi một tên người xa,


Ta thương ta, vì vì xót xa em

trong áo hoa khiến ta hững hờ..”


(Christophe: Mal – bđd)

Nhà Đạo của ta hẳn cũng thế chứ? Cũng thế, là cứ như thể hững hờ. Thờ ơ. Hết
biết. Bởi, nếu để ý một chút, bạn và tôi ta sẽ thấy nhiều bạn đạo hoặc người
đời cứ nói đến Hội-thánh-Nước-Trời, là xục xạo tìm đến câu nói hay luật rất Đạo
ra mà bênh vực hoặc chỉ trích, dễ thôi.

Về Hội thánh thời đương đại, lại vẫn có những câu ca/nhận định rất ư là
thực tế, như tác giả nọ từng viết những giòng chảy sau đây:

“Vẫn biết là: nói về Hội thánh mà lại so sánh như Bệnh viện chuyên lo cho bệnh nhân sắp sinh thì, cũng là điều ít ai chấp nhận được. Cũng như thế, nếu lại bảo: suy tư thần học theo nghĩa rộng, là loại hồi ký viết nhiều về tiểu sử cá nhân mình thôi, cũng ai nào chịu đựng được như thế. Do đó, khi sánh ví Hội thánh với Bệnh viện lại đã nảy sinh trong tôi một hình ảnh về kinh nghiệm bản thân sau những ngày chứng kiến thân mẫu tôi qua đời. Kinh nghiệm này khiến tôi đồng cảm với những người chống đối lại buổi nói chuyện về bệnh viện, trong đó có thân mẫu của tôi là vua chống đối những chuyện như thế kể cả chuyện ra đi về cõi chết. Bởi, bà cũng đã chiến đấu rất nhiều ngày trước khi Bà đành chấp nhận sự chết. Bà là người chuyên môn chối bỏ mọi sự và thương thảo mọi chuyện; luôn tìm kiếm thêm ý kiến của đệ tam nhân và có khi cả đến đệ tứ hoặc đệ ngũ nhân cũng không chừng. Bà vẫn cho là mình vẫn nghe lời bác sĩ riêng của bà đấy chứ. Nhưng, Bà chỉ nghe những điều bà thực sự muốn thế. Bà uốn éo một cách tài tình và chủ động trong mọi cuộc cãi vã/bàn thảo để đưa bà vào bệnh viện. Có lần bà từng nói: “Sở dĩ Mẹ làm thế là vì nghĩ rằng nếu Mẹ chào thua mọi sự tức có nghĩa rằng Chúa không thể làm được phép lạ, đâu!”

Thực sự, thì Chúa sẽ làm phép lạ,
nhưng không phải là phép lạ mà ta có thể trông ngóng, đợi chờ. Đó là loại hình
hy vọng mang tính ngôn sứ về Hội thánh và chức năng của linh mục mà tôi muốn
diễn tả ngang qua hình ảnh về “Bệnh viện”. Bởi lẽ kinh nghiệm giúp tôi nhớ lại
những ngày mà các công-nhân-viên ở bệnh viện nọ từng quây quần bên mẹ tôi và
gia đình tôi một cách rất chân tình và dễ thương. Với động thái vững chãi nhưng
dịu dàng, họ đã giúp chúng ta chuyển dịch vượt quá hành xử cứ bám vào cuộc sống
mong manh như ta vẫn biết nó chấm dứt cũng rất chóng. Nó giúp ta chấp nhận sự
thể là mình không tài nào thoát khỏi mọi mất mát và tái lập chuyện khép kín và
đóng khung một tiến trình và coi đó như kinh nghiệm sống trọn vẹn hiện tại ta
đang có, để nắm giữ hiện tại ấy cho thật chắc.

Chắc chắn là, Chúa sẽ để cho phép lạ
được xảy ra, nhưng không phải như ta trông đợi. Tôi không hoàn toàn thấy chắc
về những gì mang ý nghĩa cụ thể cho Hội thánh. Tôi cũng chẳng có được “thần học
về bệnh viện” được triển khai một cách hoàn toàn hoặc trọn vẹn. Tôi thấy thoải
mái khi nghĩ về sự thể trở thành ngôn sứ theo nghĩa tinh thần và ý thức hơn là
thực tại. Thế nhưng, tôi nghi ngờ rằng: cũng giống như các công-nhân-viên ở
bệnh viện, anh em linh mục chúng ta đang đứng với người sắp chết, tức với Hội
thánh và chính chúng ta là thành viên- trong hy vọng, đoàn kết và yêu thương để
giúp Hội thánh và giúp nhau mà sống theo cung cách trọn vẹn trong khi mình đang
chết dần mòn. Một ví dụ cụ thể, là như nhân viên nọ ở bệnh viện có nói với
chúng tôi là: mẹ tôi sẽ sống một số ngày rất vui vào những tuần lễ cuối trong
đời bà; và chúng ta phải biết vui hưởng những ngày ấy cách trọn vẹn, chứ! Cũng
thế, là thành viên hội thánh, hàng ngũ linh mục chúng ta có khả năng và phải
vui hưởng “những ngày vui” như thế, chẳng hạn: ngày chịu chức, tuyên thệ hoặc
quyết định chọn gia nhập đoàn ngũ các đấng bậc từng đáp ứng lời mời gọi của
Chúa và làm thế mà chẳng chối từ một kết thúc không tránh khỏi được. Với tâm
tình suy nghĩ về bệnh viện , ta cũng có thể đồng hành với Hội thánh vào những
ngày quá tệ quá xấu, cùng đứng cạnh với Hội thánh trong những ngày sôi nổi,
sáng tạo và trung thành triệt để mà không rơi vào tình trạng tuyệt vọng đến độ
không còn quyền uy sức mạnh gì nữa.”
(x. Lm Bryan N. Massingale, See,
I Am Doing Something New!! Prophetic Ministry for a Church in Transition, 20th
Annual Spring Assembly of Priests Archdiocese of Milwaukee , 16/12/2004)

Thế đó, là những lời lẽ chân tình của đấng bậc mục tử rất đáng để ta nghĩ suy.
Nhưng đây, là lời lẽ của nghệ sĩ lão gia từng dịch nhạc của Christophe, vẫn như
thế. Như thế và như thể, tình ái cuộc đời của thánh hội vẫn có cơn đau, rất như
sau:

“Đau! Bằng sóng biếc cao, nơi biển xanh.


Đau! Với áng mây bay vút mau


Khiến ta u sầu nhìn nắng hắt hiu, Ôi nắng yêu


Theo nhau khoe màu bay trên trời cao nắng chiếu…”


(Christophe: Mal – bđd)

“Theo nhau khoe màu bay trên trời cao..”, phải thế không? Phải chăng Hội
thánh của ta, nay vẫn thế? Vẫn cứ khoe màu, “với áng mây bay vút cao”. “Bằng
sóng biếc cao”, “Nơi biển xanh”
, lanh chanh một cõi. Cõi vô thường nhưng
rất thường mà vẫn cứ tranh cứ giành, dù chỉ một hão huyền, hoặc tiền bạc?

Phải thế không là Hội thánh trần gian vẫn mang nặng quá nhiều “tham, sân
si” của gian trần nhiều mầu mỡ? Phải thế không, Hội thánh/Nước Trời ở trần thế,
nhưng không còn đứng cạnh và đứng với những người trần, vẫn rất tục?

Hỏi là hỏi thế, có những câu hỏi được gửi các đấng bậc, để rồi lại sẽ có
câu đáp trả, vẫn rất hay như sau:

“Giả như Đạo Chúa -do Hội thánh truyền bá khá rộng- được coi là văn hoá rất riêng, hầu sống đời lý tưởng, thì đó cũng không chống đỡ được thế giới phàm tục. Đọc trình
thuật thánh Luca đoạn 4 câu 21-30 sẽ thấy thánh-nhân mô tả Hội thánh Chúa là
thức ăn bổ dưỡng hết mọi người. Thánh-nhân không mấy đặt nặng việc diễn tả Chúa
như Đấng Mêsia chịu nạn cho bằng Ngài là Đấng đã Phục Sinh quang vinh. Ngài đã
chiến thắng khổ đau và nỗi chết của chính Ngài và cả thân mình Ngài là thánh
hội nữa. Chết, theo nghĩa chia cách/tách rời và Phục Sinh với nghĩa rộng gồm
tóm mọi người bao gộp cùng sống trong yêu thương, chung đụng.


Điều mà thánh Luca vẫn làm, là: cho thấy mô hình chính yếu qua đó mọi cái
hay/cái đẹp không thể do Hội thánh và thế giới này mà ra. Đó chỉ là biểu tượng.
Biểu tượng rất đặc trưng dạy ta cách sống không theo cung cách đặc thù nào đó,
nhưng sống thực. Thánh Luca muốn chứng tỏ rằng những gì thuộc về quá khứ do từ
Hội thánh mà ra thôi đâu, nhưng thánh-nhân còn muốn hướng ta trở về với đặc
trưng “dân dã” khá cởi mở và chiêm nghiệm với thế giới có cuộc sống rất dân
gian hoà trộn các kẻ tin với những người còn ngờ vục sự thánh thiện của Hội
thánh, để rồi ta học cách sống có tự do, biết lắng nghe và hiểu thấu dấu chỉ
của thời đại mà tham gia cuộc sống ở bên ngoài. Chính đó là Hội thánh rất Nước
Trời, ở trần gian.”
(trích Lm Kevin O’Shea CSsR Suy niệm Chúa Nhật thứ 4
mùa thường niên năm C 03.02.2013)

Hiểu và thông cảm Hội-thánh-Nước-Trời ở trần gian như thế rồi, chắc hẳn bạn và tôi, ta cứ hiên ngang mà nghe lời hát của nghệ sĩ lão thành từng chiêm niệm về “Cơn đau
tình ái” ở đời mà có thêm câu hát, rất như sau:

 

“Ta vẫn thương ta,vì nhớ mãi một tên, người xa.


Ta thương ta, vì xót xa Em trong áo hoa


Đã khiến ta hững hờ


vì tiếng ca Em ôm ấp ta


Đêm dạ hội ngọc ngà, câu ca làm rung cõi nhớ…”


(Christophe: Mal – bđd)

Hiểu và thông cảm những lời của người đời rất “nghệ sĩ” như thế rồi ta lại sẽ cảm thông với đấng bậc vừa có lời ở trên lại nói thêm:

“Riêng tôi  vẫn nghĩ rằng Hội thánh-đã-đổi –mới nay đang đến. Có thể Hội thánh sẽ đen đủi hơn, nghèo hèn hơn, dễ có cảm xúc, bén nhạy và nữ tính hơn. Cũng có thể, Hội thánh tương lai ít bớt hàng giáo sĩ, nhưng lại mang tính tập thể/tập đoàn hơn.
Hội thánh ấy, có thể ít quan tâm hơn về chuyện bác ái hoặc bố thí, nhưng lại để
ý nhiều về công lý và hoà bình hơn, đa văn hoá đa ngôn ngữ, và cởi mở, bớt tập
trung vào một mối rất trung ương như khi trước. Nhưng Hội thánh ấy sẽ phản ánh
tốt hơn về tính đa dạng trong đời sống của Chúa Ba Ngôi, hơn. Nhưng có điều
chắc rằng: Hội thánh ấy sẽ mới mẻ… chỉ có thể trở thành hiện thực mà xuất hiện với
sự qua đi của Hội thánh hiện tại. Và tôi dám đề nghị mỗi vị thành viên trong
Hội thánh hiện tại phải làm sao để Hội thánh đương đại nhất định qua đi ngõ hầu
mới có thể giúp cho Hội thánh mới mẻ được nảy sinh. Nói theo cách nghịch
thường, thì: công-nhân-viên của bệnh-viện-là-Hội-thánh trong tương lai cũng
đồng thời là cô mụ/cô đỡ của sự sống mới, rất phục sinh.”
(x. Lm Bryan
N. Massingale, bđd)

Hiểu và cảm nghiệm những gì là “cơn đau tình ái” rất Hội thánh ở trần gian, vẫn có
lời bàn của đấng thánh ở trình thuật lời Chúa, vẫn nói rằng:

“Tôi bảo thật các ông:

không một ngôn sứ nào được chấp nhận

tại quê  hương mình.”

(Lc 4: 24)

Hiểu và thông cảm cho Quê-hương-Hội-thánh ở trần gian, cũng đều thế. Tức: chẳng
ngôn sứ nào của Hội-thánh-Nuớc-Trời hôm nay lại sẽ được chấp nhận. Chấp nhận,
theo cung cách của đấng bậc được sai đi mà giảng rao về Tình Ái “có cơn đau
mà nghệ sĩ nhà ta diễn nghĩa bằng câu: “Ta thương ta”, “vì xót xa”,
“Em trong áo hoa, khiến ta hững hờ.”

Hiểu và cảm thấy “Cơn đau tình ái” ấy, khi tác giả Christophe lại cứ
viết đôi câu tiếng Pháp rất như thể: “Ta nhớ tên Người Yêu, nhớ lời hát năm
xưa có những câu/những lời từ ngục tù…”
Dĩ nhiên, ca sĩ Christophe chẳng cố
ý bao hàm chữ “ngục từ” ở đây có nghĩa trần gian hay “Hội thánh”, đâu. Có thể,
ông cũng chẳng cảm nghiệm Nước Trời đến độ thế. Bởi, Nước-Trời-Hội thánh đâu tệ
bạc đến như thế. Như thế, tức: đâu là ngục tù có lời ta thán, vãn than, lan man
vẫn rất buồn.

Nghĩ thế rồi, hẳn bạn và tôi, ta lại sẽ ngâm nga lời ca của
Christophe, những hát rằng:

 

“Ta vẫn thương ta, vì nhớ mãi một tên nguời xa


Ta thương ta, vì xót xa Em trong áo hoa


khiến ta hững hờ…”


(Christophe: Mal – bđd)

 

Cũng có thể, hôm nay và mai ngày, lời người nghệ sĩ lại cũng ám chỉ
những Em và những Anh trong Hội-thánh-Nước-Trời vẫn có tâm trạng rất như
thế. 

Tâm trạng mình ra sao, tâm tư mình có thế nào đi nữa, hãy cứ nhớ Lời
vàng, Ngài vẫn bảo: “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận, ở quê mình.” Hãy
cứ hy vọng: điều đó sẽ không xảy đến ở Quê-Hương-Nước-Trời, là Hội thánh.

 

Trần Ngọc Mười Hai

Cứ nghĩ mãi về lời ca có cả lời vàng

ở Nước Trời Hội thánh

rất gian trần.

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ Năm Thường niên

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ Năm
Thường niên Năm C 10-02-2013

Trần Ngọc Mười Hai

nguồn:Vietcatholic.net

 

2/7/2013

“Em thường hay ước mơ”

“Mơ người yêu lý tưởng.

Với vẻ hào hoa lắm nét kiêu hùng,

điểm chút phong sương.”

(Y Vân – Tình Yêu Lý Tưởng)

(Mt 23: 11)

Ước mơ của bần đạo, hồi đó, rất lý tưởng. Lý tưởng, không chỉ vì Tình Yêu Thiên
Chúa rất trừu tượng, mà còn là tình yêu hiện rõ nơi mọi người. Chí ít, là người
ít tiền, ít của, ít cả tham vọng nữa. Tham vọng, mà làm gì khi các nhân vật mà
người Hoa bên Trung Quốc vẫn cứ ước và cứ mơ chỉ là Lưu Bang, Tần Thuỷ Hoàng,
Mao Trạch đông, vv… nay đi vào chốn quên lãng, rất chê bai.

Nhớ về “Tình Yêu Lý Tưởng” có ước và mơ, bần đạo lại nhớ về chuyến “tư du”
Trung Quốc đầu niên lịch 2013 có khá nhiều điều buồn/vui lẫn lộn. Điều vui buồn
đáng nhớ hôm ấy, là khi bần đạo được hai hướng dẫn viên du lịch trẻ một tên
Khương và một tên là Alison Wong dám nói lên điều mình nhận xét về nhân vật nổi
tiếng tàn bạo là Tần Thuỷ Hoàng và cả Mao Trạch Đông, khi xưa đốt sách giết
người có học. Anh Khương nói: “Về với lịch sử Trung Quốc, theo tôi bạo chúa họ
Tần là người đầu tiên từng đốt sách, hạ bệ và diệt trừ giới trí thức. Ngàn năm
sau, lại cũng có một đấng hậu duệ khác cũng rơi vào dấu mòn vết cũ, như tội
ác… Người đó là ‘Mao sếnh sáng’, tức Mao Trạch Đông. Ông này là vị đồ tể cuối
cùng của lịch sử của người Hán.”

Là ‘sếnh sáng’, đồng nghĩa với đấng chóp bu lịch sử mà nhất cử nhất động vị ấy
vẫn được người đời biết đến. Được biết đến, là biết về “tình lý tưởng” đeo mang
ý tưởng hơi khác người như một ước mơ cũng rất khác, như lời người nghệ sĩ sau
đây:

“Em thường hay ước mơ.

Mơ người yêu lý tưởng.

Với vẻ hào hoa lắm nét kiêu hùng

điểm chút phong sương.

Đây là chàng chiến binh,

Hay là chàng phi công hay là chàng thủy thủ..”

(Y Vân- bđd)

Nhân vật nào dù “lắm nét kiêu hùng” của bạo chúa, rồi ra cũng có ngày tan tành
tâm trí lẫn tâm tư và sẽ chìm lắng trong hôn hoàng, trời mây. Thế nhưng, nói
thế đâu có nghĩa bảo rằng vị nào vị nấy cứ tung hoành bạo tàn như hai đấng
‘chóp bu’ nọ của Trung Quốc/nước Tàu đều quẫn bức giới có học đâu. Nơi nhà Đạo
cũng thế, thủ lãnh nhà Đạo mình chẳng bao giờ tung hoành lập thành tích bất
ưng, nhưng vẫn được nhiều người nhớ và ước mơ, được như thế. Ước mơ, một lý
tưởng hoặc ước vọng tưởng là mơ, lại được đấng bậc chuyên chăm nhà Đạo biến
thành chuyện để kể, rất hôm nay. Truyện, do đấng bậc hôm nay kể lại chính là
đan viện phụ nọ ở Bỉ, cũng có ước và có mơ về một lý tưởng; nhưng “nửa đường
đứt…bóng’ rất như sau:

‘Nhất định. Nhất định rồi!

Tôi không thể trở thành đương kim Giáo Hoàng được nữa rồi! Bởi các đấng bậc của
tôi, nay lại bầu vị khác thay vì tôi. Thế nên, nay tôi xin bộc bạch dự
kiến/chương trình mà lâu nay tôi hoạch định để mọi người còn biết mà cảm thông.

Giả như tôi được bầu làm đấng bậc cao cả đến là thế, hẳn là đương nhiên tôi đã
trở thành vị giám quản giáo phận La Mã rất đương nhiệm, thôi! Và khi ấy, tôi sẽ
yêu cầu Hồng y giáo chủ Ratzinger, lên án các triết thuyết ngộ đạo này khác và
cáo buộc bất cứ lập trường/tư tưởng này khác của người đạo rối. Nhất thứ là
những vị cứ giả tảng/làm ngơ muốn biến vai trò của vị ‘giám quản giáo phận
Roma” thành đấng chủ quản toàn cầu hoặc trở thành vị chánh-trương/chánh-quản
toàn thế giới.

Và lúc đó, có lẽ tôi cũng gỡ bỏ mọi chất kích tác mọi ước vọng khỏi niềm mơ ước
của Cộng Đồng Vatican 2 chỉ muốn thiết lập một tập đoàn giám mục rất đoàn kết.
Và rồi, vào năm đầu triều đại giáo hoàng, tôi sẽ triệu tập một thượng-hội-đồng
giám mục gồm toàn các vị chủ quản giáo hội toàn cầu, quyết đề ra chương trình
hành động khả dĩ khiến mọi giám quản tham dự thượng hội đồng này được coi như
‘phụ mẫu chi dân’, rất trong Đạo.

Để chuẩn bị cho một thượng-hội-đồng giống như thế, có lẽ tôi sẽ phát tán toàn
bộ thư luân-lưu đến hội đồng giám mục các nơi trên thế giới; và nói với các
đấng một câu như: “chư huynh đừng sợ!’ Tôi sẽ khuyến khích các ngài nhận lãnh
trách nhiệm mới, để rồi còn truyền bá cho toàn hội-đồng, hầu các vị mới am
tường về nhu cầu của mọi người, nam cũng như nữ đang sống đạo ở giáo phận; cả
người Công giáo cũng như người ngoại Đạo. Và khi đó, có lẽ tôi sẽ yêu cầu Hồng
Y Ratzinger hoàn tất một số tài liệu mới về nền tảng thần học cho tập-đoàn giám
mục khắp nơi. Có thể, tôi cũng sẽ kêu mời các giám mục đia phương nhận lãnh
trọng trách mục vụ của các ngài, mà chẳng sợ gì đội ngũ ‘đức ông‘ vẫn có thói
quen điều hành cơ quan/sở bộ khác nhau, ở giáo triều.

Sau đó, có lẽ tôi cũng sẽ yêu cầu bãi bỏ các chuyến công du của chính tôi và
các vị giáo chủ kế-tục tôi, ta sẽ không còn xuất dương ra khỏi giáo phận La Mã,
cho đỡ tốn. Và, tôi sẽ thiết lập một thế hệ mới mẻ bao gồm mọi thành phần
giáo-dân có khả-năng truy cập mạng của giáo triều La Mã mình. Bằng vào tiền
tiết kiệm/dành dụm, thay vì xuất dương du ngoạn nước ngoài như thế, sẽ giúp tôi
thiết lập một dự án cho phép tất cả mọi công dân trên địa cầu này được tự do
vào mạng này cách dễ dàng, trước nhất ưu tiên cho người nghèo hoặc ít tiền.

Và, tôi sẽ chuẩn bị dư luận để cuối cùng lại cũng cho phép nữ-giới được tấn
phong làm linh mục đã chọn kỹ từ các vị nữ-lưu khôn ngoan, khéo léo, lành
thánh. Đương nhiên, tài liệu này sẽ khởi lên như một bản văn chính thức của
tông-toà trong đó ghi đôi câu như sau: “Hội thánh La Mã lúc nào cũng tin tưởng
và đặt nặng vào giáo huấn như thế.’

Còn nữa, tôi sẽ mời gọi hết thảy các thánh bộ trong giáo triều hãy cải-hối
chính mình thành cơ-quan chức-năng thực tế, chỉ phục vụ giáo hội và các cơ sở
tôn giáo địa phương thôi. Tôi sẽ cố gắng tin tưởng các hội-dòng chiêm-nghiệm
chuyên sống khắc kỷ và các tu hội này khác vẫn cứ tồn tại sau nhiều thế kỷ gặp
khủng hoảng. Đồng thời, tôi cam kết với họ rằng: các ngài sẽ không bị khuyến dụ
hoặc kêu mời làm thành-viên trong tổ chức Công-Trình Của Chúa (tức Opus Dei);
đồng thời nhắc nhở các ngài rằng: nhiều thế kỷ qua, các ngài vẫn thật sự là
‘chiến hữu’ Đức Kitô. Và, tôi cũng tự mình xem xét các phong trào mới – hoặc để
giải thoát/hiệp thông hoặc làm tân tòng của Chúa- nhưng vẫn tôn trọng quyền tự
trị và sức sống của hội thánh địa phương.

Bên cạnh các cơ sở tôn giáo mang tính cổ truyền, là cơ quan có mục tiêu chính
như tái sáng chế ra thứ nước nóng đang cần. Tôi cũng sẽ yêu cầu giáo triều La
Mã -trước khi tự biến cải chính mình – sẽ đồng thuận để trở thành hình-thái mới
khả dĩ phối-kết giáo hội, hầu đáp ứng những gì được coi như hơi thở của Thần
Khí cho nhiều thập niên mà không cần đến chỗ đứng trong giáo luật. Là, gia-đình
linh-đạo gồm cả nam lẫn nữ, có gia đình hoặc độc thân, giáo dân hay linh mục,
sống năng-động hay chỉ chiêm-nghiệm, nhất nhất đều kết hiệp quanh thị-kiến
linh-đạo cũng rất chung qua hiệp-thông phục-vụ Thiên Chúa, thế giới và Nước
Trời.

Tôi sẽ tiến đến giải-pháp đình chỉ việc phong chân phước và hiển thánh cho đến
khi tất cả tín-hữu tốt-lành hôm nay được biết đến cả danh tánh, sử hạnh và giáo
huấn của các bậc hiển thánh trong quá trình 25 năm qua. Tôi sẽ đề ra một luật
trừ cho vị nào được toàn thể dân Chúa coi là vẫn muốn phong làm thánh nhưng lại
bị thánh-bộ “phong thánh” quên tên như trường Đức Giám mục Oscar Romêrô chẳng
hạn.

Tôi sẽ hít vào buồng phổi lớp tro tàn của phong trào Linh thánh dấy lên ở Châu
Mỹ La-tinh vào năm tháng quẫn bách dưới chế-độ hà-khắc của đám quân-binh
độc-tài kiểu Pi-nô-chê để rồi tặng ban sự sống mới cho các phong trào bị xoá
tên vì sợ bị ảnh hưởng từ chủ-nghĩa xã-hội đích thực. Tôi sẽ tổ chức các buổi
hội-nghị chuyên đề thảo-luận và trình-bày cho thấy nền thần-học giải-phóng cũng
đem đến cho hội thánh hiện-tại các thần-học-gia sâu sắc của Châu Âu thời Công
đồng Vatican 2 nay tuyệt chủng; vì nền thần học này đang ngày càng thoái hoá,
suy sụp.

Tôi sẽ đề nghị các thần-học-gia nhà mình hãy sáng-tạo hơn nữa trong điều
nghiên, hầu dẫn-giải sứ-điệp Tin Mừng thành thứ gì đó cho mọi người cả nam lẫn
nữ đều có thể hiểu được, để rồi họ sẽ có vai trò không chỉ bó mình trong việc
bình giải văn bản của các Tổ phụ, thôi. Tôi sẽ khuyến khích các vị ấy biết
chỉnh-sửa lẫn nhau và biến đổi giáo-triều hầu bảo vệ niềm tin đi vào cơ sở
chuyên chăm nghiên cứu thần học.

Tôi cũng nói thêm một lần nữa, cho giới trẻ biết tương lai của Hội thánh và yêu
cầu họ giới hạn chuyện đi đây đó trong các năm sắp tới, dành tiền tiết kiệm cho
việc dựng-xây nơi-ăn-chốn-ở cho các vị cao niên –có khi cũng là ông bà của họ
tại nước họ đang sống. Tôi vẫn biết Đại Hội Giới Trẻ ở Cologne bị lỗ nặng về
tài chánh và bãi bỏ các Đại hội như thế bằng cách bán cơ sở/cao ốc hiện được dùng
làm văn phòng ở Vatican.

Tôi chỉ muốn bán các cơ sở ở Vatican đi, trừ Vương Cung Thánh Đường Phêrô thôi,
rồi sau đó, mua một căn hộ nho nhỏ để sống tại quận lỵ dân dã ở Rôma, và khi
muốn đi đây đó tới các ty/sở, tôi sử dụng xe chuyên-tu dành cho Giáo Hoàng,
thôi.

Và rồi, tôi quyết tâm sẽ về hưu sớm. Nhưng ở tuổi 75, xem ra tôi vẫn còn trẻ vì
tôi cũng sắp đi vào tuổi đó rồi. Tôi sẽ bớt việc của các hồng y xuống thành
những việc mang tính danh dự thôi, và sẽ tổ chức bầu cử Giáo Hoàng kế tục cho
dân La Mã, vì đó là giáo phận ngài chăm sóc.

Đấy! Quí vị thấy đấy. Họ có cho tôi cơ hội nào đâu dù chỉ một cơ hội duy nhất
để biến chương trình này thành hiện thực.” (xem Lm Armand Veilleux Trappist –
Abbot of Scourmont, Belgium- If I had been elected Pope…)

Là đấng bậc viện-phụ mà chỉ ước và mơ mỗi như thế, cũng không thành. Nghĩ cho
cùng, làm sao thành sự được khi đó chỉ là những mơ cùng ước. Ước mơ/mơ ước
thành sự ở thơ văn/âm nhạc, mà thôi. Bởi thế nên, người nghệ sĩ của ta vẫn hát
câu thơ khá mơ và ước như sau:

‘Tuổi mộng mơ,

tuổi mộng mơ ước mơ tiên.”

(Phạm Duy- Tuổi mười ba)

Tuổi mộng mơ, chưa chắc là tuổi của những mơ và ước. Ước và mơ, thật ra cũng
chẳng cần đợi tuổi tác hoặc năm tháng/ngày giờ, mới đạt được. Mơ và ước, hầu
như ai cũng có cơ hội và có quyền hạn để thực hiện. Tuy nhiên, cứ sự thường thì
người đời chỉ mơ và ước khi mình còn trẻ, tức thời gian còn dài để có thể đợi
mong nó thành hiện thực. Trường hợp đấng bậc trên, kể cũng lạ và hiếm có. Thế
nên, đức thày mình vẫn cứ mơ và cứ ước lại không nghĩ rằng những ước mơ của
ngài sẽ được thực hiện, cũng chóng thôi.

Tuy nhiên, người đời tuy biết thế nhưng vẫn ước và mơ. Mơ ước, nhưng không là
mơ mộng. Và, chắc chắn không là mộng ảo, mộng tưởng hoặc mộng mỵ. Mộng gì thì
mộng, tưởng gì thì tưởng hẳn cũng không là mộng ước của vua cha như truyện kể,
ở bên dưới.

Truyện rằng,

Vị vua tài đức nọ giàu đức hạnh, nhưng không có hoàng tử nối ngôi. Vua ta bèn
nghĩ tới việc chiêu mộ những người trẻ tài đức để có thể kế vị ông sau khi ông
qua đời.

Một ngày kia, vua cho mời tất cả các trẻ em từ 5 đến 12 tuổi vào hoàng cung. Vị
vua giải thích cho các em ý định của ông là muốn tìm người tài đức để thay ông
cai quản đất nước. Ông trao cho mỗi em một hạt giống và dặn các em rằng sau ba
năm, các em hãy mang mỗi cây mà mình sẽ trồng đến trình diện tại cung điện. Sau
khi nhận hạt giống, mỗi em đều nhiệt tình trồng hạt giống của mình và ngày đêm
chăm sóc chúng với hy vọng là cây của mình sẽ lớn nhanh và có thể sinh hoa kết
quả. Một số em nghĩ rằng, mình phải gây sự chú ý của nhà vua bằng cách làm cho
cây của mình thật lớn và có hoa quả.

Ðúng ngày đã hẹn, cả nước nhộn nhịp tiến vào cung điện để xem thử cây nào là
cây đẹp nhất, có nhiều trái nhất, và để xem ai sẽ là vị vua tương lai cho đất
nước. Quả đúng như dự tính, mỗi em đều mang đến cây mà mình đã trồng với nhiều
màu hoa hương sắc. Người ta cũng thấy có những cây đã kết trái thật xum xuê.
Nhà vua đi đến từng địa điểm để hỏi thăm các em, cách thức các em trồng cây. Sự
hồi hộp và im lặng của đám đông càng tăng lên khi nhà vua tiến đến những cây
tươi trái tốt; nơi mà nhiều người nghĩ rằng một trong số các em này sẽ được
chọn là hoàng tử.

Thế nhưng, nhà vua vẫn tiếp tục đi qua và bỗng dưng ông dừng lại trước một cậu
bé. Trên tay cậu bé là một chậu đất không cây. Thấy nhà vua đứng lại bên mình,
cậu biểu lộ sự thất bại bằng dòng nước mắt chảy dài trên má. Nhà vua hỏi,
“Tại sao con khóc?” Cậu bé thưa, “Con đã gieo hạt giống vào chậu
đất này, con đã bón phân cho nó, con đã tưới nước cho nó hằng ngày, con đã che
nắng cho nó và con đã làm nhiều cách để chăm sóc hạt giống của con, nhưng cuối
cùng không có cây nào.” Càng nói, cậu bé càng khóc lớn tiếng.

Nhà vua ôm cậu vào lòng và ra lệnh cho quân lính mời cậu lên chỗ cao danh dự.
Giờ đây, trước sự sửng sốt của bao nhiêu người, và kể cả cậu bé, nhà vua bắt
đầu lên tiếng. “Hôm nay, bệ hạ đã tìm được người mà bệ hạ mong đợi từ lâu.
Cậu bé đây đã chân thật khi nhận sự thất bại của mình. Và thực đúng là như vậy.
Vì tất cả hạt giống ta trao cho các con cách đây ba năm, chúng đã bị luộc chín
cả rồi.”

Nhà vua quay qua cậu bé và nói. “Con đã biết trung thành và trung tín
trong việc nhỏ; con đã không bị ngai vàng và danh lợi mê hoặc; con đã cần mẫn
chu toàn công việc của con với hết khả năng của mình. Ðó là điều ta mong
muốn.” Nhà vua nói tiếp, “Trên tay con là chiếc chậu đất không cây,
nhưng chính trong trái tim con, con đã gieo hạt giống sự thật vào lòng mọi
người hôm nay.”

Thật ra thì, vua cha mơ ước như thế, có thể là chuyện thực tế ở đời, cũng rất
thật. Khổ một điều, là: sự việc ở đời thường vẫn không như vua cha mơ ước. Thế
nên, thi ca/âm nhạc lại vẫn thấy có những câu ca rất mộng và rất mơ, như sau:

“Em ước mơ em là,

em được là tiên nữ

Ban phép tiên cho hoa

biết nói cả tiếng người

Ban phép tiên cho người

chắp cánh bay giữa trời.

Thật đẹp thay! Thật đẹp thay! Giấc mơ tiên!

Thật đẹp thay! Thật đẹp thay! Giấc mơ tiên!”

(Phạm Duy – Tuổi Mười Ba)

Ước và mơ của nghệ sĩ và của đan-viện-phụ nọ ở Scourmont, nước Bỉ vẫn là chuyện
thực tế, nhưng hơi mơ. Mơ và ước, cả những mệnh lệnh của Chúa sẽ thành hiện
thực, như Kinh sách nói:

“Các ngươi cũng chớ gọi mình

là lãnh đạo.

Vì lãnh đạo của các ngươi

chỉ có một: Đức Kitô.

Kẻ lớn hơn trong các ngươi

sẽ là tôi tớ của các ngươi.”

(Mt 23: 11)

Phải chăng mơ và ước đó, là của mọi người trong Đạo. Như Đạo Chúa vẫn dạy?

Mơ gì thì mơ. Ước gì thì ước, hãy cứ ước và mơ những chuyện nho nhỏ, nhè nhẹ
như truyện kể để suy nghĩ, rất như sau:

“Nhà nghèo, chạy vay mãi mới được xuất hợp tác lao động, Thanh coi đó như cách
duy nhất để giúp đỡ gia đình. Nhưng ảo mộng chóng tan. Xứ người chẳng phải là
thiên đường. Thanh chỉ còn biết làm quần quật và dành dụm từng đồng.

Để nhà khỏi buồn, trong thư Thanh tô vẽ về một cuộc sống chỉ có trong mơ. Ngày
về, mọi người mừng rỡ nhận quà, Thanh lại tiếp tục nói về cuộc sống trong mơ.

Đêm. Chỉ có Mẹ. Hết nắn tay, nắn chân Thanh rồi Mẹ lại sụt sùi. Thanh nghẹn
ngào khi nghe Mẹ nói:

-Dối Mẹ làm gì! Giơ xương thế kia thì làm sao mà sung sướng được hở con!” (x.
Kangtakhoa, Lòng Mẹ)

Trong mọi mơ ước, nhiều người vẫn cứ sống trong mơ mà chẳng giấu được ai hết,
chí ít là mẹ hiền. Vì, mẹ hiền hiểu biết lòng dạ của con cái, cũng rất nhiều.
Hệt như thế, nếu dân con nhà Đạo chạy đến hỏi han Mẹ hiền Hội thánh xem nay Mẹ
có mơ hay ước gì không? Phải chăng, Mẹ đang có nỗi mơ và ước về con cái và cho
các con của mình được hạnh phúc, hơn khi trước?

Hỏi, tức đã trả lời rồi, dù không rõ.

Trần Ngọc Mười Hai

Cũng ít khi hỏi người, hỏi mình

về những ước mơ

rất như thế.

Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Năm mùa thường niên năm C 10.02.2013

“Gót nhỏ lên thuyền một kiếp xưa,”

“Em về trăng mọc bến chân như.”

(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Lk 5: 1-11

Gót nhỏ lên thuyền, gót của em. Người em dân dã, vẫn cứ về. Em về trăng mọc,
bến chân anh. Người anh mộc mạc, xưa theo Chúa.

Trình thuật thánh Luca, nay ghi về chuyến lên thuyền để đánh bắt rất nhiều cá.
Cá ở đây, gồm truyện kể về quà tặng Chúa ban, không chỉ cho mỗi dân con được
chọn, mà cả con dân ngoài Đạo, cũng vẫn được. Trước nhất, là về Galilê, và sự
thể đánh bắt, vào thời đó.

Biển hồ Galilê, là hồ nhân tạo duy nhất ở Israel. Hồ này dài đến 55 cây số,
chạy vòng quanh bến bãi, ở nơi đây. Hồ này sâu từ 25m đến 45m, nhưng mực nước
lại thấp hơn mặt nước biển đến 200m. Hồ nhân tạo, nhưng đây là chốn lý tưởng để
đánh bắt đủ mọi loại cá. Với dân chài, thì Biển hồ Galilê là nơi tốt nhất để
bắt cá. Với khảo cổ, lại có khám phá tuyệt vời từng phát hiện một thuyền đánh
cá dài rộng cỡ 8m x 2.20m x 1.35m bộ, với niên đại có từ năm 40 trước Công
nguyên. Thuyền này được gọi là “Con Thuyền Của Chúa”, vì là đặc trưng tiêu biểu
thời Chúa sống.

Dân chài đây, có nhóm chuyên đánh bắt các loại cá có chất lượng để cung cấp
khắp nơi, cả người Ai Cập cũng là khách hàng thường xuyên mua về đem hun khói
thành đặc sẳn rất tuyệt vời. Các khai quật cho thấy thuyền đánh cá ở đây được
trang bị khá tốt để có thể đánh bắt suốt cả đêm. Sản phẩm đánh được lại đã tạo
nguồn lợi tức cho một số công ty chuyên ngành trong thời gian dài, chuyên
nghiệp.

Dân chài ở đây, có người còn có nghề tay trái không chỉ đánh cá đóng thuyền
thôi, nhưng còn kinh doanh và tránh thuế. Dân chài người Bét-sai-đa sống ở
Ca-pha-na-um quen tránh né đám thu thuế; nên, nghề cá là nghề ít bận tâm về
luật thuế nhất. Nói chung, dân chài ở đây biết nhiều thứ, chứ không chỉ sơ sơ
mỗi cá tôm.

Thế nên, cử toạ đầu tiên tìm đến Chúa để nghe Ngài giảng giải, lại là dân chài
Biển hồ Galilê. Chúa hoạt động công khai, Ngài cũng di chuyển loanh quanh các
vùng: Bét-sai-đa, Ca-pha-na-um, Ghê-nê-sa-rét, Mag-đa-la, hoặc Ghê-ra-sa cùng
các vùng chài lưới và thôn làng ở Biển hồ. Chúa giảng rao vùng cận duyên gồm
các làng chài trong đó có cả Tyrô và Siđôn nữa. Hôm ấy, bên vệ đường cạnh hồ
Galilê, Chúa gặp ông Phêrô (cùng nhạc mẫu) và các bạn chài là: An-rê, Giacôbê
và Gioan (có bà Zêbêđê) và cả anh Lêvi thu thuế, nhất nhất đều đến từ
Ca-Pha-Na-Um, ở quanh đó.

Chúa vẫn thường có thói quen di chuyển trên hồ bằng thuyền bè. Chính ở nơi này,
Ngài chỉ cho các thánh biết đánh bắt thật nhiều cá, như phép lạ. Và cũng ở
triền hồ, Ngài còn phân phát cho cả ngàn người được no nê, ăn thoả chí. Tin
Mừng thánh Luca (đoạn 24) cũng cho thấy Chúa đã trở lại hồ này ngay sau ngày
Ngài Phục sinh quang vinh.

Vấn đề hỏi là: làm sao thánh Luca lại biết rõ điều ấy. Bởi, ai cũng đều biết
thánh Luca đâu thuộc thành phần dân chài và cũng chẳng là tay thu thuế. Thế
nên, nguồn văn của trình thuật hôm nay, có lẽ đã được rút từ Tin Mừng thánh
Matthêu đoạn 4 câu 18. Đoạn này, thánh Matthêu ám chỉ một Xuất hành mới cốt để
tái lập Vương quyền của Đavít.

Thánh Luca không chỉ nhấn mạnh sự kiện Chúa gọi mời dân chài làm tông đồ, nhưng
nhấn mạnh lên câu Chúa nói với Phêrô, rằng: “Từ nay ngươi sẽ là kẻ chài lưới
người.” Có thể là, thánh Luca không có ý đó, nhưng thánh Mátthêu lại trích dẫn
lời ngôn sứ Giêrêmia đoạn 16 câu 16 và Êdêkiel đoạn 47 câu 9, trong đó Chúa
nói: “Này Ta sai ngư phủ đến, một số đông và họ sẽ vung lưới bắt chúng.” Tất cả
điều đó, chỉ muốn nói rằng: Chúa đến như thể cuộc đánh bắt rất nhiều cá chứ
không phải chỉ mỗi thứ cá, là người Do thái mà thôi.

Ở đây, thánh Luca lại nói lên lập trường của riêng thánh-nhân về ơn cứu độ Chúa
rộng ban, không chỉ gửi đến với dân được chọn là Do thái mà thôi, nhưng còn mở
ra với hết mọi người, mọi sắc tộc, giòng giống. Và cũng thế, các tông đồ của
Chúa được gửi đến với mọi người có giòng giống sắc tộc, rất khác nhau. Ngài sẽ
không phân biệt một ai để rồi đem tất về với Vương quốc của Ngài, cũng là vùng
đất có biển có hồ, mầu mỡ rất nhiều cá.

Truyện kể ở trình thuật thánh Luca hôm nay cũng rất đẹp, trong đó tác giả cho
thấy kết quả của công việc hợp tác giữa hai chiếc thuyền đánh cá mỏng manh đến
suýt chìm vì nặng chĩu những cá. Một trong thuyền đó, có Simôn Phêrô đã thành
công đánh bắt được rất nhiều cá. Một lần nữa, ở đây thánh Luca cũng không nhiều
kinh nghiệm về sông nước với đánh bắt. Nhưng tác giả đã để Chúa yêu cầu thánh
Phêrô chèo đò vào bờ, rồi theo Ngài.

Nhiều năm qua, có học giả người Do thái là Abraham Joshua Heschel đã nói về vai
trò của ngôn sứ ở Israel. Theo ông, ngôn sứ là người hiểu được những “xúc cảm”
của Thiên Chúa. Qua cụm từ “xúc cảm”, ông muốn nói: Thiên Chúa không xa với với
con người chúng ta, theo nghĩa khoảng cách thần linh, thánh thiêng; nhưng Ngài
là Đấng rất cần gần gũi với những khổ đau/sầu buồn, như con người. Ngài cũng có
cảm xúc như con người. Giữa Ngài và con người, luôn có sự tuỳ thuộc hỗ tương,
tức là: Chúa cần ra khỏi tính thánh thiêng để đến với chúng ta. Và chúng ta
cũng thế, cần ra khỏi hoàn cảnh của mình để ra đi mà đến với Chúa. Để sống với
những cảm xúc của chính Chúa.

Ý tưởng của diễn giả Heschel đem đến cho ta một mô hình mẫu mực để hiểu được tư
tưởng của thánh Luca viết ở đây. Thánh Luca tuy không là ngôn sứ, giống như
thế. Chúa của thánh sử cũng không là Thiên Chúa của tác giả Heschel. Nhưng theo
thánh Luca, thì Chúa cũng có cảm xúc muốn san sẻ sự vui mừng với chúng ta. Ngài
đã đi vào cuộc sống phàm trần theo cung cách cũng trần tục để niềm vui của Ngài
lấp đầy hết mọi người. Trong mọi người. Và niềm vui của ta cũng có kết quả
tương tự, đối cới Chúa.

Thật ra thì, cụm từ “xúc cảm” ở đây cũng không đúng nghĩa cho lắm khi ta diễn
tả điều mà thánh Luca muốn nói. Nhưng điều mà thánh sử Luca muốn nói chính là
niềm vui chung vẫn có giữa Đức Giêsu và các thánh tông đồ, rất thuyền chài. Đó
là niềm vui rất lớn không biên giới nhưng đã hoàn toàn rộng mở. Niềm vui ấy,
nay phát tán đi vào với thế giới gồm đầy khổ đau, âu sầu. Vui, là rung động với
những cảm xúc hân hoan của con người để đi vào tận tâm can con người vẫn thường
gặp nhiều klhổ đau/sầu buồn vào mọi lúc. Niềm vui ấy, như thể đàn cá tung tăng
nhẩy xổ vào lưới bắt của các vị tông đồ/thuyền chài. Đàn cá xem ra thích nhảy
vào lưới như thế. Và các tông đồ/thuyền chài cũng mỉm cười vui thích khi thấy
đàn cá cứ làm thế.

Và thánh Luca vẫn ghi lại những truyện kể ở trình thuật có Đức Giêsu mỗi lần
đến với ai, là người đó cũng sẽ vui mừng, nhảy chồm lên vì sung sướng. Và lòng
thương xót của Chúa lớn lao gồm đủ những cảm-xúc và niềm vui to lớn còn là kết
quả của sự việc nhảy ra khỏi làn da, thớ thịt mà Chúa từng làm và từng sống với
ta như thế. Đức Giêsu cũng đã làm như Chúa đã làm như thế với mọi người. Như thế,
thì Ngài đích thật là Người Con của Thiên Chúa.

Điều này dấy lên một vấn đề hỏi rằng: làm sao chủ đề “ơn cứu độ” lại có thể trở
nên chuyện chính yếu đối với tác giả Luca, là thế? Đôi khi, đó còn là trọng tâm
Tin Mừng của thánh-nhân nữa. Chuyện này kể cũng thực, nhưng không phải là tiên
quyết. Ít ra, tác giả cũng không đến nỗi ưu tư nhiều như thế. Ơn cứu độ, là cụm
từ ta dùng để chỉ về trạng huống ta trải nghiệm Niềm vui chung có Chúa đã từng
đảo ngược mọi chuyện tiêu cực thành cơ hội để ta suy tư về ân huệ trọng yếu
này.

Những điều kể trên, đôi khi làm người đọc lại nghĩ về truyện ông Noê ở Cựu Ước.
Truyện kể vẫn cứ kể về điều là những sinh vật được cứu sống, chỉ mỗi vài cặp
thú vật trên thuyền mà thôi. Cứ tin là như thế. Như thế, tức như thể không phải
tất cả mọi thú vật đều có mặt ở đó, hết. Thế thì, các thú khác và người khác
thì sao? Có được cứu rỗi không? Về cá heo và chúng bạn vẫn tung tăng bơi lội và
cười đùa vui vẻ ngoài con thuyền cách vô tội vạ thì sao? Chúng không được cứu
sao?

Nếu thế, cũng không phải là ý của tác giả, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Bởi Thiên
Chúa là Đấng thực sự rất Vui và rất đại độ. Có lúc Ngài cũng tung tăng vui vẻ,
ngoài con thuyền đấy chứ? Dù thuyền đó là thuyền đánh cá của Phêrô hay thuyền
cứu độ của Noê, cũng đều thế. Cả tác giả Luca cũng thế. Cũng đâu bao giờ có
được ý tưởng buồn cười về cuộc sống được cứu rỗi và về Thiên Chúa đến như thế.

Thế nên, đọc trình thuật thánh Luca, người đọc hẳn đôi lúc cũng nghĩ như nhà
thơ bên dưới:

“Gót nhỏ lên thuyền một kiếp xưa,

Em về trăng mọc bến chân như.

Người Em hơi thở say mùi huệ,

Mây trắng vương buồn mắt thái sơ.”

(Đinh Hùng – Trái Tim Hồng Ngọc)

Trái tim của Chúa, cũng “Hồng Ngọc”, tức: cũng mầu hồng và bằng ngọc, luôn
tưởng nhớ hết dân gian mọi người, dù là dân chài thợ mộc, Ngài vẫn mời theo
Ngài giảng rao ơn cứu độ thân thương, rất hồng ngọc. Để dân gian mọi người sẽ
trở thành ngọc hồng, ngọc bích vẫn cứ thương.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –

Mai Tá lược dịch

TỪ NAY ANH SẼ LÀ KẺ LƯỚI NGƯỜI

TỪ NAY ANH SẼ LÀ KẺ LƯỚI NGƯỜI

http://www.google.com.vn/url?sa=i&rct=j&q=luca+4,30&source=images&cd=&cad=rja&docid=dH7VzgVml2UysM&tbnid=7ZdbQwBxxZ5yOM:&ved=0CAUQjRw&url=http://menchuayeunguoi.com/index.php?option=com_content&view=article&id=5495:cn-4-tn-c-c-giesu-tht-bi-ti-nadaret&catid=135:suy-nim-suy-t-chia-s&Itemid=365&ei=_nQTUfSiPOiaiAey1YFo&bvm=bv.42080656,d.aGc&psig=AFQjCNEgznsugNf60S_oHCJ5uI1raj84Fg&ust=1360315988424091

Chẳng ai ngờ cuộc đời Simon có thể chuyển hướng. Ông đã có nghề nghiệp ổn định và đã lập gia đình. Thế giới của ông là hồ Ghênêxarét, là những con cá quẫy đuôi trong lưới, là gia đình cần phải chăm nom săn sóc.

Ông yêu vợ con, ông yêu biển cả. Chúa đã đặt ông vui sống trong thế giới ấy, nên chỉ có Ngài mới có thể kéo ông ra, và bất ngờ đưa ông vào một thế giới mới, một đại dương bao la hơn nhiều, một gia đình rộng lớn hơn vạn bội. Chỉ Chúa mới có thể làm trái tim ông say mê một Ai khác, yêu một Ai đó hơn những người ông đã từng yêu.

Đức Giêsu đã đến với Simon thật tự nhiên. Ngài chọn thuyền của ông làm nơi giảng dạy. Sau đó Ngài mời ông thả lưới bắt cá, Simon có nhiều lý do để khước từ. Ông có thể dùng kinh nghiệm của mình để nhận thấy tốt hơn nên chờ dịp khác, hay nại lý do mệt mỏi, sau một đêm ra khơi. Nhưng Simon đã vâng lời, chỉ vì tin Lời Thầy Giêsu, Lời đầy quyền uy, Lời trừ được quỷ (Lc 4,30). Lời mạnh mẽ đã chữa cho mẹ ông khỏi
bệnh (4,39).

Mẻ cá lạ lùng, mẻ cá chỉ có trong mơ. Mẻ cá làm Simon run rẩy nhận ra mình tội lỗi, và nhận ra Đấng ở gần bên. Mẻ cá bất ngờ mở đường cho một lời mời gọi mới: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ thành kẻ bắt người.”

Simon lại có nhiều lý do hơn để từ chối. Chuyện gia đình bề bộn, tương lai bấp bênh. Kẻ quen bắt cá đâu có khả năng bắt người. Kẻ tội lỗi đâu xứng với sứ mạng. Nhưng một lần nữa, Simon dám tin vào Lời Chúa, để cho Chúa tự do lôi kéo mình.

Ông đã bỏ lại bao điều ông yêu mến. Khi bỏ lại hai thuyền đầy cá, ông tin rằng những mẻ cá mới đang đợi ông. Và Simon cứ lớn dần lên sau mỗi bước của lòng tin.

Tin đòi vượt trên lối suy luận thông thường, vượt trên kinh nghiệm, vượt trên mệt mỏi của xác thân.

Tin đòi tôi ra khơi buông lưới thêm một lần nữa.

Tin đòi tôi bỏ lại tất cả để theo Chúa. Bỏ tất cả là đặt tất cả dưới Chúa và sử dụng tất cả trong Ngài.

Chúa vẫn gọi tôi ra khỏi lối mòn quen thuộc, khỏi những điều tưởng như không thể thay đổi. Tôi có sẵn sàng lên đường theo Ngài không?

***

Lạy Chúa, chúng con  không hiểu tại sao Chúa chọn Simon, một người đánh cá ít học và đã lập gia đình, để làm vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội.

Chúa xây dựng Giáo Hội trên một tảng đá mong manh, để ai nấy ngất ngây trước quyền năng của Chúa.

Hôm nay Chúa cũng gọi chúng con theo Chúa, sống cho Chúa, đặt Chúa lên trên mọi sự: gia đình, sự nghiệp, người yêu.

Chúng con chẳng thể nào từ chối viện cớ mình kém đức kém tài.

Chúa đưa chúng con đi xa hơn, đến những nơi bất ngờ, vì Chúa cần chúng con ở đó.

Xin cho chúng con một chút liều lĩnh của Simon, bỏ mái nhà êm ấm để lên đường, hạnh phúc vì biết mình đang đi sau Chúa. Amen.

Trích từ “Manna”

nguồn: ngocnga Và Anh chị Thụ & Mai gởi

Soi gương, soi lòng

Soi gương, soi lòng

Nhà văn Quyên Di

image

Ngày nọ, tôi gặp một vị linh mục trung niên, tính tình vui vẻ hòa đồng. Lâu ngày không gặp, tôi nhìn thấy nơi khuôn mặt vị linh mục những nét phong sương, nếp nhăn xuất hiện trên vừng trán và khóe mắt, nụ cười tuy vẫn tươi nhưng nét môi như chùng xuống. Tôi nói:

– Trông cha như già đi…

Vị linh mục xác nhận, ông nói:

– Soi gương thì thấy mình già…

Nhưng ông tiếp ngay:

– Soi lòng thì thấy vốn là thanh niên.

Rồi ông cười, giọng đầy hào sảng.

Cuộc gặp gở ngắn ngủi kết thúc. Buổi tối trở về nhà, tôi nhớ hoài đến câu thơ ”soi gương, soi lòng” ấy. Và rồi tôi soi gương, soi lòng chính tôi thật.

Tôi soi gương và thấy  khuôn mặt tôi trong đó. Tôi hôm nay khác hẳn tôi mấy chục năm về trước. Đã có một thời xa xưa nào đó, tôi là một khuôn mặt trẻ thơ, hiền lành, nhút nhát; có thể là một khuôn mặt ngây ngô, không lanh lợi cho lắm. Nhưng dù sao đó cũng là một khuôn mặt không mấy khó ưa. Thời đó, tóc tôi còn xanh, đôi mắt còn trong, dĩ nhiên là không phải đeo kính như bây giờ. Thời đó tuy là con trai nhưng da
mặt của tôi mịn (da trẻ em nào mà không mịn), cánh môi tôi cũng xinh; má tôi
không phính, nhưng nhiều người lớn thấy tôi cũng muốn ”véo má một cái”. Thời
đó, trán tôi chưa hề có nếp nhăn, lông măng phơn phớt, một vài đường gân xanh
nhỏ bên thái dương và những tia máu nhỏ chạy li ti trên đôi má, Thời đó khuôn
mặt tôi hiền hậu, dễ thương. Ít là tôi nghĩ như thế.

Rồi thời gian qua đi. Khuôn mặt tôi biến đổi cho phù hợp với tuổi thiếu niên tôi có. Tóc trở nên rậm và cứng hơn. Da không còn mịn nữa. Nó đã hơi ”gồ ghề” và nhiều nơi có mụn trứng cá. Đôi má không còn hấp dẫn để cho người lớn ”muốn véo một cái” nữa. Cặp mắt tôi sâu hơn, đen hơn và đôi lông mày rậm. Khuôn mặt tôi thuở ấy hình
như có những nét không cân đối và thiếu hòa hợp. Có lẽ không phải vì những
đường nét tự nhiên của khuôn mặt, nhưng do ảnh hưởng của thể lí và sinh lí tuổi
đang lớn.

Khuôn mặt tôi biến đổi một lần nữa khi tôi bước vào tuổi thanh niên. Tôi không phải là một người vạm vỡ, cao lớn. Nhưng dù sao ở tuổi ấy, khuôn mặt tôi cũng có góc cạnh hơn, tóc tai “đâu vào đấy” hơn. Tôi vốn không phải là người chú ý đến diện mạo bên
ngoài nên không nhớ mình có “đẹp trai” không. Những cô bạn gái của tôi
không ai chú ý đến khuôn mặt tôi cả, họ để tâm đến tính nết tôi hơn. Nhưng dù
sao tôi cũng không bị mang tiếng là người xấu xí.

Thế rồi thời gian cứ trôi, khuôn mặt tôi vẫn cứ biến đổi. Không biết bao nhiêu lớp da với những tế bào cằn cỗi đã bị đào thải, thay vào đó là những lớp da mới. Đã nhiều lần khuôn mặt tôi trầy xước, xây xát vì những vết thương; nhiều lần sưng phù, mọng đỏ,
mụn mằn vì những cơn bệnh; nhiều lúc hóp lại vì mệt nhọc, lo lắng, ưu tư. Cũng
đôi khi khuôn mặt ấy hồng hào vì khỏe mạnh, rạng rỡ vì niềm vui. Tất cả những
khuôn mặt ấy đều là ”TÔI” cả .

Cho đến ngày hôm nay, một buổi tối thinh lặng, tịch mịch, một mình tôi đối diện với tấm gương. Tôi thấy là lạ vì không có thói quen soi gương sửa soạn cho khuôn mặt. Tôi vốn có tính xấu: cẩu thả và luộm thuộm; phải đi đâu vớ được bộ quần áo nào là xỏ vào ngay, không chắc mặc nó ”hợp’ hay ”không hợp”. Tóc thì chỉ cần đưa tay lên
“cào” vài cái là xong. Chính vì vậy, hôm nay nhìn kĩ khuôn mặt mình trong
gương, tôi thấy nó kì kì. Tôi nhăn mũi, lè lưỡi chọc ghẹo cái khuôn mặt trong
gương ấy. Nhưng rồi tôi cũng quan sát nó thật kĩ. Tôi, trong gương, bây giờ là
một khuôn mặt trung niên; mái tóc đã có một vài sợi bạc; trán có kha khá nếp
nhăn; lông mày còn rậm, nhưng đuôi lông mày bên trái bị đứt một đoạn ngắn, hậu
quả của một lần mí mắt bị sưng và làm độc. Da tôi không đen nhưng sạm màu, làn
da cũng có những nếp nhăn và không còn phẳng phiu, mịn màng như ”ngày xưa còn
bé ”.

Tôi nhìn tôi trong gương, không thấy mình đáng ghét cho lắm, nhưng không còn chút nào vẻ thơ trẻ hồn nhiên. Thời gian và những biến thiên dời đổi của cuộc đời đã để lại trên khuôn mặt tôi nhiều vết tích không phai mờ. Tôi thử cười một cái, nụ cười làm
cho khuôn mặt tôi có nhiều nếp nhặn hơn. Nụ cười không làm cho tôi trẻ đi, tươi
hơn; trái lại, hình như trông già hơn, héo hơn một chút.

Trong khoảnh khắc, tất cả mọi khuôn mặt của tôi liên tiếp xuất hiện trong gương, rất nhanh nhưng cũng rất rõ. Tất cả đều là tôi, là “tôi-trong-cùng-một-lúc”; không có
”tôi” nào trước, ”tôi” nào sau. Bởi vậy, nếu hỏi rằng tôi thích “tôi” nào nhất thi tôi không trả lời được.

Bỏ tấm gương đấy, tôi muốn ”soi lòng”. Tôi tắt đèn đi, ngồi thu lu trên giường, đắm chìm trong bóng tối và sự tịch liêu. Lòng mình là cái rất khó nhìn vào và rất khó thấy rõ. Bởi vậy, tôi cần sự trợ giúp của bóng tối, che phủ tất cả những ngoại cảnh,
ngoại vật, để tôi không còn bị chi phối mà chú tâm vào lòng mình. Trong bóng
đêm thinh lặng, cõi lòng tôi mở ra, và tôi soi tôi trong cõi lòng ấy.

Tôi nhìn lại cõi lòng tôi, lúc thiếu thời mở cửa cho tuổi hoa niên. Khi ấy cõi lòng tôi phơi phới nở hoa. Bao nhiêu mơ mộng thần tiên với những hoa và bướm. Tôi lớn lên với những giấc mộng đẹp và lí tưởng cao trong đáy trái tim. Lòng tôi đã bao phen reo vui và  ngây ngất với những tâm tình hướng thượng. Tuổi trẻ nào cõi lòng cũng đẹp và lí tưởng nào cũng tuyệt vời. Nhưng nhiều người tuổi trẻ khi lớn lên đã thấy mình
lầm, vì bị lợi dụng để phục vu cho những mục tiêu cá nhân, vụ lợi:

“Nhân Ái, Công Bình, Yêu Thương, Bất Khuất,

Viết chữ hoa trong óc tuổi mười lăm.

Khi ba mươi biết được chuyện xưa lầm

Thì đau khổ đã hằn trên trán nhỏ,

Thì uất hận vạch trời nhưng chẳng tỏ,

Rồi cô đơn như một kẻ chăn cừu,

Trên đường về nhìn tinh tú luân lưu…”

Tạ Ký (Sầu Ở Lại)

image

Rất may cho riêng tôi  ! Qua tuổi mười lăm, mười bảy; đến tuổi hai mươi, hăm lăm; rồi tuổi ba mươi, rồi lớn hơn nữa… chưa bao giờ tôi thấy “chuyện xưa lầm” và cũng chưa bao giờ ”uất hận vạch trời nhưng chẳng tỏ. ”Lí tưởng và những giấc mơ đẹp có
khi bùng cao, chói sáng; có khi trầm lắng, giấu ẩn… nhưng lúc nào ước vọng
làm đẹp cho đời, cho người cũng vẫn còn đấy. Bao nhiêu người đã than thở: “Mộng
bền năm xưa chỉ là mơ qua”.
Tôi chưa hề một lần than thở, dù rằng đau
khổ không những “hằn trên trán nhỏ” mà đôi khi còn tạo nên
những lết thương làm tan nát cõi lòng.

Tôi soi lòng, và nhìn thấy trong đó những đam mê cuồng nhiệt của tình cảm; những nhớ nhung đằm thắm; những mong đợi thiết tha. Tôi soi lòng tôi và thấy cả những ”bối rối bồi hồi, ráo riết miệt mài” khi yêu lần cuối, những “bỡ ngỡ xôn xao, cuống quít dạt dào” khi yêu lần đậu (Phạm Duy, Giọt mưa trên lá). Tôi soi lòng, và cảm nhận những chao nghiêng, vùi lấp; nghe thấy những tiếng: sóng lúc rì rào, khi ào ạt. Những cơn sóng lòng đôi khi như bị nhân chìm tôi vào biển tình cảm.

Tôi soi lòng lôi, và may mắn không thấy hiện lên những hận thù, cũng không có cả những mưu mô gian ác, những tính toan bất chính, những lường gạt phi nhân. Nhưng tôi thấy trong lòng. đôi khi có những ghét ghen nhè nhẹ, những bực dọc âm thầm, những trách cứ nghiêm khắc và những đòi hỏi sự lưu tâm.

Tôi soi lòng tôi và tìm thấy ở nhiều lúc có những nỗi chán chường, những cơn buồn dày dặc; và những sự tủi thân, âm thầm, không muốn cho ai biết. Những cơn buồn và sự tủi thân gặm nhấm lòng tôi, làm cho đắng cay, đau đớn.

Tôi soi lòng tôi, và bắt gặp những thân thương, ấm áp của tình yêu, tình bạn, tình người. Những tình cảm nồng nàn và ân cần, làm cho tôi thấy cuộc đời tươi đẹp, hạnh phúc và đáng sống.’

Tôi soi lòng tôi và cũng thấy những nỗi cô đơn. Có những phút giây cõi lòng tôi hoang lạnh, tưởng chừng như không có ai và cũng chẳng biết đến ai.

Tôi soi lòng tôi, thấy hết trong cùng một lúc niềm vui nỗi buồn, khổ đau và hạnh phúc; tâm tình hướng thượng và tư tưởng thấp hèn; cô đơn và thân ái; chấp nhất và thứ tha; hăng say và buồn chán; bất ổn và bình an.

Và tôi thấy lòng tôi để rồi thấy trong đó một chú bé, chú bé ”tôi-ngày-xưa”. Chú bé thân quen và dễ thương. Vị linh mục tôi mới gặp ”soi lòng thì thấy vẫn là thanh niên”.
Tôi, tôi thấy mình không còn là thanh niên nữa. Tôi già giặn, chín chắn và trầm
tĩnh hơn tuổi thanh niên ngày trước rất nhiều, nhưng trong lòng tôi vẫn có một
chú bé, và tôi muốn chơi với chú. Tôi nhớ lại bạn tôi nói: ”Trong lòng mỗi
người chúng ta đều có một chú bé hay một cô bé , và rất nhiều khi chúng ta phải
mở cửa cho em bé ấy ra ngoài chơi. “Tuổi thơ đẹp, không phải chỉ ở trong
quá khứ. Tuổi thơ có thể được gọi về, bất cứ lúc nào; nếu chúng ta gọi với đúng
ngôn ngữ và tâm tình của tuổi thơ, những tín hiệu mà tuổi thơ có thể ”bắt’ được.

Hôm nay, một buổi tối cuối năm, tôi ngồi ”soi gương” và “soi lòng”. Chẳng mấy khi trong đời tôi làm được như thế. Soi gương, với tôi, có lẽ không cần thiết lắm. Nhưng soi lòng, tôi mong rằng tôi thực hiện mỗi ngày, vào những buổi tối trước khi tôi
thiếp vào giấc ngủ, để thấy những gì mình làm vui lòng Chúa và vui lòng người
khác; những gì mình làm buồn lòng Chúa và buồn lòng người khác. Nếu tôi thực
hiện được như vậy, chắc cuộc đời tôi sẽ dễ thương hơn, hữu ích hơn và đáng sống
hơn một chút.

Nhà văn Quyên Di

Anh Nguyễn v Thập gởi