LÒNG TÔN SÙNG THÁNH GIUSE TRONG HỘI THÁNH

LÒNG TÔN SÙNG THÁNH GIUSE TRONG HỘI THÁNH

Dù lòng tôn sùng thánh Giuse trong Hội Thánh khá trễ. Tuy nhiên, như một dòng thác từ lâu bị ngăn chặn, một khi được khai thông, nó bất chấp mọi trở ngại, nhưng cuốn phăng tất cả theo nó dữ dội…

Cũng vậy, một khi tấm gương của thánh Giuse đã được đề cao, thì mọi tâm hồn, mọi suy tư đều đổ dồn về. Thánh Giuse trở nên vị thánh chiếm vị trí quan trọng trong lòng tín hữu Công giáo.

Những thế kỷ đầu.

Lòng tôn kính thánh Giuse hầu như không được đề cập đến. Lúc đó, Hội Thánh thờ kính đặc biệt Ngôi Hai Thiên Chúa. Bên cạnh, Hội Thánh nhắc đến Đức Trinh Nữ Maria, vì Người là Mẹ của Đấng Thiên Chúa làm người. Trong thời bắt đạo bởi các hoàng đế Lamã, Hội Thánh còn tôn kính đặc biệt các thánh Tử đạo.

Thật ra, những việc tôn kính như trên không có gì khó hiểu. Bởi thời kỳ đầu, phải đối diện với quá nhiều thách đố mang tính hộ giáo, đồng thời phải luôn luôn củng cố Thiên tính đi liền với nhân tính của Chúa Giêsu, mà Hội Thánh luôn đề cao vai trò của Ngôi Hai Thiên Chúa, đề cao sự đồng trinh nhiệm mầu của Đức Maria. Và vì cơn bắt đạo ngày càng dữ dội, điều quan trọng lúc này là củng cố đức tin cho các Kitô hữu mà Hội Thánh đề cao việc tôn kính các anh hùng Tử đạo. Vai trò của thánh Giuse hầu như bị bỏ quên.

Tuy nhiên, một vài thế kỷ tiếp theo, có nhiều Giáo Phụ như Gioan Kim Khẩu, Giêrônimô, Augutinô hết lời ca ngợi thánh Giuse và ơn gọi nhiệm lạ một cách đặc biệt mà Chúa dành cho thánh Giuse trong các bài giảng hoặc trong vài tác phẩm.

Lòng mến thánh Giuse bắt đầu.

Thế kỷ XII là thế kỷ đánh dấu sự thăng tiến về lòng yêu mến thánh Giuse trong Hội Thánh. Từ 1153, thánh Bênađô, đã có những bài giảng về thánh Giuse. Có những bài giảng rất hùng hồn, ngài đề cao vai trò của thánh Giuse trong thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Ngoài ra, thánh Bênađô không tiếc lời tuyên dương những vinh hiển và nhân đức của thánh Giuse. Bên cạnh đó, dòng Ðaminh với thánh Tôma tiến sĩ (1274), dòng Phanxicô cũng góp phần lớn, gây ảnh hưởng và cổ võ phong trào sùng kính thánh Giuse.

Thế kỷ XV, và năm 1416, tại Công Đồng Constantinô, Gerson, linh mục và thần học gia đã có bài tham luận thật sâu sắc ca ngợi và nêu gương thánh Giuse cho mọi người. Ngay tại Công Đồng, ông còn đề nghị lập lễ kính thánh Giuse, để xin ơn bình an cho Hội Thánh, bởi lúc đó, Hội Thánh đang khủng hoảng và chia rẻ trầm trọng.

Cùng thời điểm này, Hồng y Phêrô Ailly xuất bản cuốn sách “Những vinh hiển và đặc ân của Thánh Giuse” để tôn vinh những kỳ công mà Chúa đã thực hiện trên con người và đời sống của thánh Giuse. Kể từ đó, lễ thánh Giuse bắt đầu thịnh hành trong khắp Âu Châu. Người ta bắt đầu xây nhiều nhà thờ dâng kính thánh Giuse.

Thế kỷ XVI, vào khoảng năm 1528, thánh Têrêsa Giêsu, tiến sĩ Hội Thánh, trong khi cải tổ dòng Cát Minh, đã kêu gọi các đan sĩ hãy nhiệt tình tôn kính thánh Giuse. Thánh nữ đã dâng kính thánh Giuse hầu hết các đan viện do chính thánh nữ sáng lập. Ngoài sự kêu gọi, qua việc giảng dạy bằng lời, thánh Têrêsa còn viết sách cổ võ sự sùng kính thánh Giuse. Với tất cả những việc làm và lòng tin tưởng, lòng yêu mến dành cho thánh Giuse, thánh nữ Têrêsa xứng đáng được gọi là tông đồ số một của thánh Giuse.

Thế Kỷ XVII, việc tôn kính thánh Giuse đã phổ biến, và càng ngày càng tiến xa. Nhất là tại Áo quốc, năm 1677, vua Leopolđô I (1640-1705) đặt thánh Giuse làm Đấng bảo trợ quốc gia và xin phép Ðức Giáo hoàng cho lập lễ Hôn phối thánh Giuse và Ðức Mẹ, vì ông muốn cảm tạ thánh Giuse đã cứu thủ đô Vienna khỏi quân Thổ nhĩ kỳ đánh phá.

Hơn nữa, ông còn tin rằng, thánh Giuse đã cho ông sinh được một người con nối dòng là vua Giuse I. Bởi lúc đó, thượng vị Lêôpolđô I lên làm vua nước Áo, đã 40 tuổi mà chưa có con. Trong nhiều năm, nhà vua đặt hết tin tưởng vào thánh Giuse. Ông sốt sắng cầu khẩn thánh Giuse ban cho ông có con.

Ðể chứng tỏ lòng trông cậy, vua ra chiếu chỉ tôn thánh Giuse làm Ðấng bảo trợ các vua nước Áo. Ông truyền đúc tượng thánh Giuse bằng bạc. Ông xin các linh mục dâng thánh lễ và tổ chức rước kiệu kính thánh Giuse đủ tám ngày.

Sau chín tháng, hoàng hậu sinh hạ một con trai, nhà vua rất đỗi vui mừng. Ðể nhớ ơn thánh Giuse, nhà vua truyền đặt tên thái tử là Giuse và hứa đúc một tượng thánh Giuse bằng bạc lớn hơn lần trước, đặt tại quảng trường thành phố Vienna, để mọi người qua lại đều có thể tôn kính thánh Giuse.

Tuy nhiên, Leopolđô I băng hà khi chưa kịp thi hành lời hứa cùng thánh Giuse. Con trai duy nhất của ông là vua Giuse I (1678-1711) ý thức lời cha dặn, nhất là biết mình được sinh hạ nhờ ơn thánh Giuse, hơn nữa bản thân cũng chọn thánh Giuse làm bổn mạng, đã thay cha, truyền đúc tượng thánh Giuse rất lớn bằng bạc, xây bệ cao và cử hành nghi lễ đặt tượng giữa kinh đô ngay chính ngày lễ thánh Giuse năm 1709.

Tại pháp năm 1704, Giám mục Bossuet đọc một bài diễn văn thời danh tán dương thánh Giuse, gây ảnh hưởng lớn đến nỗi Ðức Urbanô VIII đã nâng lễ thánh Giuse lên bậc lễ buộc trong nước Pháp.

Đến thế kỷ XIX, lòng yêu mến thánh Giuse trong cả Hội Thánh lên đến đỉnh điểm. Năm 1870, Ðức Piô IX, thể theo đề nghị của hàng giám mục thế giới, trong lúc họp Công Ðồng Vatican I, long trọng tôn phong thánh Giuse làm Ðấng bảo trợ toàn thể Hội Thánh và truyền mừng lễ kính thánh Giuse vào ngày 19.3 hàng năm ở bậc trọng thể.

Năm 1889, Ðức Lêo XIII ban hành thông điệp “Thánh Cả Giuse, bạn trăm năm Ðức Mẹ và Cha Chúa Giêsu” đã trở thành thông điệp thời danh, đáng gọi là Hiến chương thần học tuyên dương sự vinh hiển của Thánh Giuse. Trong thông điệp, Đức Thánh Cha ra lệnh, phải tôn kính thánh Giuse vào mỗi tháng 3 hàng năm.

Từ đó tới nay, lòng sùng kính thánh Giuse lan tràn khắp nơi. Ngài trở thành vị thánh thứ hai, sau ÐứcTrinh Nữ Maria, được cả Hội Thánh và từng con cái Hội Thánh yêu mến, kính tôn và khẩn cầu. 

Tại Việt Nam.

Ngay từ thời gian đầu, khi Tin Mừng mới được rao giảng, Hội Thánh Việt Nam đã sớm tỏ lòng tôn kính thánh Giuse. Rất nhiều người, trong đó, đại đa số nam giới chọn thánh Giuse làm bổn mạng. Nhiều nhà thờ, nhà dòng được đặt dưới sự bảo trợ của thánh Giuse. Hầu như trong tất cả các nhà thờ đều có bàn thờ thánh Giuse. Nhiều nhà thờ còn xây đài kính thánh Giuse trong khuôn viên nhà thờ để giáo dân tiện việc tôn kính và cầu nguyện cùng thánh Giuse.

Ngay từ thế kỷ thứ XVII, năm 1678, Ðức Inôxentiô XI, theo đề nghị của các Giám mục truyền giáo phương Ðông, đã phong thánh Giuse làm thánh bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính cha Đắc Lộ, người tiên phong trong việc chọn thánh Giuse làm bổn mạng Hội Thánh Việt Nam.

Cha Ðắc Lộ thuật lại một câu chuyện về thánh Giuse như sau: “Ngày 12.3.1627, lễ Thánh Gregoriô, tôi và thầy Antôn Marques xuống tàu tại Áomôn để sang Ðàng Ngoài. Chúng tôi vượt biển, thuận buồm xuôi gió cho tới chiều ngày thứ bảy. Khi chuẩn bị vào cửa biển ở Thanh Hóa, bỗng dưng bão nổi lên với nhiều hình quái dị khiến mọi người kinh hãi. Nhưng qua hôm sau là lễ thánh Giuse thì biển yên sóng lặng, hình quái gở đã biến đi, nên chúng tôi vào cửa biển bình an. Cửa ấy, dân địa phương gọi là cửa Bạng (Thanh Hóa), nhưng chúng tôi đặt tên là Cửa thánh Giuse, hầu kính nhớ ơn ngài đã phù hộ chúng tôi tới đó bình an”. 

“Hãy đến cùng Giuse”, đến cùng Cha chúng ta.

Tuy không rõ ràng, nhưng nhiều người đồng ý, thánh Giuse của Tân Ước đã được báo trước ngay từ những trang đầu của Cựu Ước (sách Sáng thế), qua hình tượng tổ phụ Giuse con của tổ phụ Giacob.

Có thể nói, tổ phụ Giuse là hình bóng của thánh Giuse, trước hết là tên gọi:

– Người con áp út của tổ phụ Giacob và người bạn trăm năm của Ðức Maria, có cùng một tên gọi: GIUSE.

– Tổ phụ Giuse, sau khi bị bán sang Aicập, nhờ ơn Chúa, đã nhanh chóng được đẹp lòng vua Putiphar. Nhà vua đã tín cẩn, trao cho tổ phụ coi sóc, lo liệu mọi việc cần thiết. Sau đó, chính nhà vua đã cất nhắc tổ phụ làm quan tể tướng triều đình của mình. Vua ban cho tổ phụ mọi quyền hành phù hợp để lo việc thu trữ lúa thóc và phân phát cho toàn dân Aicập và các vùng lân cận. Sau cùng, nhà vua còn ban danh hiệu quý giá cho tổ phụ, đó là danh hiệu: Vị Cứu tinh của nhân dân (x.St 41, 1tt).

Chức vụ và quyền hành mà vua Aicập ban cho tổ phụ Giuse ảnh hưởng trên toàn quốc gia Aicập, là hình bóng chỉ quyền cao, chức trọng Thiên Chúa đã ban cho Thánh Giuse để ngài giữ gìn, chở che Hội Thánh, đoàn dân mới của Chúa trên khắp hoàn cầu.

– Tổ phụ Giuse còn là hình bóng của thánh Giuse, vì ông còn là con người khéo léo, biết lo liệu mọi việc. Sự khôn ngoan khéo léo này thể hiện qua việc ông vừa sinh nhiều lợi ích cho chủ mình, vừa cứu dân thoát chết.

Cũng vậy, thánh Giuse được Chúa tuyển chọn để gìn giữ Nguồn Sống của cả nhân loại là chính Chúa Giêsu. Thánh Giuse còn được chọn làm Bổn mạng bênh vực Hội Thánh, hướng dẫn và lèo lái con thuyền Hội Thánh, nhất là trong những lúc Hội Thánh đối diện với thử thách.

– Một lệnh truyền nổi tiếng mà vua Aicập ban ra để dạy dân Aicập, được Hội Thánh sử dụng để dạy con cái mình: “Hãy đến cùng Giuse” (St 41, 55) là một bằng chứng hùng hồn, cho thấy, Hội Thánh nhìn nhận tổ phụ Giuse là hình ảnh tiên báo thánh Giuse.

Với lệnh truyền này, Pharaô Putiphar đã đặt mọi quyền lực vào tay tổ phụ, thì khi dạy con cái mình hãy đến cùng thánh Giuse, Hội Thánh muốn khẳng định rằng: thánh Giuse có thế giá trong quyền lực bàu chữa cho chúng ta.

Thánh Giuse bồng Chúa Giêsu, vì người là cha của Chúa. Thánh Giuse cũng muốn chúng ta, một khi là con của người, hãy sà vào lòng người để được người săn sóc, băng bó, vỗi về, bảo vệ…

Hãy chạy đến thánh Giuse. Hãy đến cùng thánh Giuse. Hãy gắn mình vào lời cầu nguyện cả đời của chúng ta để nài xin thánh Giuse che chở, khẩn cầu.

Trong kinh Khấn thánh Giuse bảo trợ, tuy nói quá đáng về vai trò của thánh Giuse: “Cha có thần thế trước mặt Đức Chúa Trời đến nổi người ta có thể nói rằng: ‘Trên trời Thánh Giuse truyền lệnh hơn là van xin’”, dễ làm chúng ta lầm tưởng, thánh Giuse có quyền lực tối thượng nơi thiên đàng.

Tuy nhiên, lời kinh vẫn phản ánh một thực tế: Hiệu lực trong lời chuyển cầu của thánh Giuse dành cho đoàn con trần thế của mình là vô song.

Hãy cậy vào công nghiệp của thánh Giuse trước mặt Chúa. Hãy cậy vào nhân đức của thánh Giuse. Hãy cậy vào lời chuyển cầu thế lực mà thánh Giuse được Chúa ban. Chúng ta hãy đến cùng thánh Giuse. Hãy nguyện xin thánh Giuse đồng hành với chúng ta trọn cuộc đời, để từng nhịp sống của chúng ta, luôn có thánh Giuse yểm trợ, lèo lái, đỡ nâng.

Mỗi khi chạm phải những thách đố cho cuộc đời hay cho đức tin của mình, chúng ta hãy “trao phó nơi Cha vụ khó khăn này… Xin Cha giải gở giúp chúng con, để thêm một vinh quang mới vào bao nhiêu vinh quang sẵn có của Cha” (kinh Khấn thánh Giuse bảo trợ).

Xin thánh Giuse hãy thương nhận lấy chúng ta như đã bao dung nhận lấy trách nhiệm làm cha của Chúa Giêsu.

Chúng ta đừng bao giờ ngần ngại, nhưng hãy đến cùng thánh Giuse.

CÙNG VỚI CHÚA GIÊSU, THÁNH GIUSE LÀ CHA CHÚNG TA

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông huấn Đấng trông nom Chúa Cứu Thế dạy: “Chúng ta hãy phó thác chính mình để được Thánh Giuse chăm sóc, người mà Thiên Chúa tin tưởng phó thác những kho tàng vĩ đại và quí báu nhất, đồng thời hãy học hỏi nơi Người cách làm đầy tớ phục vụ trong nhiệm cục cứu rỗi. Mong Thánh Giuse trở thành người thầy đặc biệt dạy chúng ta phục vụ sứ mạng cứu rỗi của Chúa Kitô, một sứ mạng mà mỗi người chúng ta và mỗi thành viên của Giáo Hội đều có trách nhiệm: vợ, chồng, cha mẹ, những người sinh sống bằng lao động chân tay hay bất cứ công việc gì, những người được gọi vào đời sống chiêm niệm và những ai làm việc tông đồ” (số 32).

Vâng lời vị Cha chung, chúng ta tìm những lý lẽ thích hợp nhất, giúp chúng ta noi gương đời sống thánh Giuse mà sống đẹp lòng Chúa, xứng danh là người được Chúa Kitô cứu chuộc.

Chúa Giêsu gọi thánh Giuse là Cha.

Một trong các lời kinh dâng kính thánh Giuse được Hội Thánh tuyên xưng: “Dưới dòng họ của Ngài (thánh Giuse), Con Thiên Chúa làm người thuộc hoàng tộc Đavit đã âu yếm gọi Ngài là Cha”.

Ngay trang đầu tiên của Tin Mừng, “Gia phả của Chúa Giêsu”, thánh Mathêô khéo léo cho thấy Chúa Giêsu là “con” của thánh Giuse: “Giacob sinh Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô” (Mt 1, 16).

Bởi thánh Giuse chỉ là người được chỉ định dưỡng nuôi Chúa Giêsu, thánh Mathêô “đành” phải “rẽ ngang” gia phả để nhắc đến Đức Mẹ và gọi Đức Mẹ là “mẹ Đức Giêsu”. Sự khéo léo này như ám chỉ: Chúa Giêsu không được sinh ra từ thánh Giuse, nhưng vẫn là dưỡng tử của thánh Giuse, mang danh dòng họ thánh Giuse. Ngay từ thuở thiếu thời, Chúa Giêsu đã được thánh Giuse thương yêu như người con của mình.

Ngay cách đặt tên cho phần đầu tiên của Tin Mừng theo thánh Mathêô: “Gia phả Đức Giêsu Kitô”, Hội Thánh cũng đã kín đáo nhìn nhận Chúa Giêsu chọn cho mình một dòng tộc, một người cha, một mái gia đình để sinh ra làm người.

Kể từ đó, Tin Mừng không ngừng nhắc đi nhắc lại vai trò làm con của thánh Giuse, thuộc dòng tộc Đavit, mà Chúa Giêsu đảm nhận: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?” (Mt 13,55; Lc 3,23; 4, 22). “Con vua David” (Mt 9, 27; 21, 9; Mc 12, 35).Chúa Giêsu đã không bao giờ hổ thẹn vì những lời mà người đương thời của Chúa gán cho: Con của bác thợ mộc Giuse.

Truyền thống Hội Thánh vẫn tin rằng, thánh Giuse được Chúa thánh hóa trước khi sinh ra, vì Chúa đã chọn thánh nhân làm cha nuôi của Con Chúa. Bởi: “Khi Thiên Chúa muốn tuyển chọn ai, để nhận lãnh một ơn gọi đặc biệt, hoặc một chức phận cao sang, Chúa luôn ban những ân sủng cần thiết cho người được tuyển chọn để thi hành ơn gọi hay sống chức vụ của mình. Ân sủng của Chúa sẽ tô điểm rất đầy đủ cho người được tuyển chọn ấy” (thánh Bênađô thành Siêna, sách đã dẫn trang 124).

Hội Thánh tin như thế, vì điều đó không đi ngược những gì Thánh Kinh đã cho biết về thánh Giuse. Bởi địa vị của thánh Giuse quá cao trọng: Người được coi là cha của Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. Người là bạn của Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu. Từ đời đời, Thiên Chúa đã tuyển chọn thánh Giuse làm dưỡng phụ của Chúa Giêsu. Người là Đấng gìn giữ Con Thiên Chúa và gìn giữ gia đình thánh tại Nagiareth. Chúa Giêsu là cả kho tàng ơn cứu độ loài người, vì thế, hiểu một nghĩa hạn hẹp nào đó, khi gìn giữ Chúa Giêsu, thánh Giuse cũng là Đấng bảo hộ kho tàng ơn cứu rỗi của chúng ta.

Dù quyền cao chức trọng là thế, nhưng thánh Giuse lại sống âm thầm, giản dị, không khoe khoang, nhưng khiêm nhường rất mực. Đặc biệt, thánh nhân đề cao đức vâng lời trong suốt đời mình. Một lòng vâng theo thánh ý Chúa đến cùng.

Qua tất cả những lần Thánh Kinh đề cập như: đón nhận Đức Trinh Nữ làm bạn trăm năm của mình (x.Mt 1, 18-25); đưa con trốn sang Aicập và lại đưa con trở về sau khi nguy hiểm đi qua (x.Mt 2, 13-23); khi con cử hành nghi lễ cắt bì (x.Lc 2, 21); dâng con trong đền thờ (x.Lc 2, 22-38); tìm và gặp trong đền thờ (x.Lc 2, 41-49)… cho thấy đức vâng lời của thánh Giuse là một nhân đức tuyệt hảo, đáng là chuẩn mực cho sự vâng lời của chúng ta.

Chúng ta không biết ngày qua đời của thánh Giuse. Có lẽ thánh nhân qua đời trước cuộc thương khó của Chúa Giêsu, vì nếu không, thánh Giuse, một người cha đầy từ tâm, lân tuất, chắc chắn đã hiện diện, đã được Tin Mừng nhắc đến trong biến cố đau thương này. Và nếu có thánh Giuse bên cạnh, có lẽ Chúa không trối Đức Maria cho thánh Gioan (?).

 

TRONG CHÚA GIÊSU CHÚNG TA LÀ CON THÁNH GIUSE

Nếu Chúa Giêsu là con của thánh Giuse, thì trong Chúa Giêsu, Đấng đã nhận chúng ta như đàn em của Người, chúng ta cũng danh dự được làm con của thánh Giuse.

Không phải vô cớ mà nhiều vùng đất, nhiều cơ sở, nhiều giáo phận, cả Hội Thánh hoàn vũ, nhiều nhà thờ, nhiều cộng đoàn, nhiều cá nhân… chọn thánh Giuse là bổn mạng. Bởi thánh Giuse đúng thật là người cha đầy tinh thần trách nhiệm, không chỉ vì những công trình trần thế mà thánh nhân luôn gìn giữ, nhưng còn vì lời chuyển cầu hiệu quả mà thánh nhân dâng lên trước tòa Chúa đêm ngày, để đoàn con của mình luôn sống trong tình yêu cứu độ của Chúa.

Thánh nhân làm tròn trách nhiệm một người cha, luôn ân cần, tận tụy bảo vệ, chăm sóc đoàn con của mình. Chúng ta, không chỉ tin, mà còn cảm nhận mạnh mẽ, sâu sắc tình yêu của thánh Giuse dành cho từng người, không sót một ai, là tình yêu đại lượng của người cha thánh thiện, luôn dành mọi tâm huyết cho từng người con, miễn là những đứa con ấy, cuối cùng đạt đến bến bờ hạnh phúc.

Trong sách “100 Tích lạ về thánh Giuse” (Lm. Châu Vị Thủy), càng là bằng chứng cho thấy sự bảo trợ của thánh Giuse thật hiệu quả, đến nỗi đoàn con trần thế không ngần ngại đặt vào tay thánh Giuse mọi công trình, cuộc đời mình cách tin tưởng, tín nhiệm.

Một trong 100 tích ấy là truyện “28. Cái mốc đầu tiên”, tác giả kể lại chính kinh nghiệm của mình: “Tháng 6 năm 1954, trên đường vào Nam, tôi qua Quảng-yên đến thăm nhà bác Phạm Thanh Ngạc, người bạn thân cùng làng. Thấy gia đình có vẻ buồn bã, vì đã có năm con gái mà chưa có con trai, nhất là Bác lại còn là trưởng tộc. Tôi bèn khuyên cả nhà cầu khẩn Thánh Giuse, và hôm sau là thứ Tư, tôi làm lễ khấn Ngài tại nhà thờ Quảng yên.

Rồi gia đình đi vào Nam. Chín tháng sau, ngày 7 tháng 3 năm 1955, bà vợ sinh ra một bé trai, đưa đến để tôi rửa tội tại Chí hòa, đặt tên là Giuse Phạm Thanh Nghị. Em này khỏe mạnh, thông minh, học giỏi, nết na, hiện làm kỹ sư tại Toronto, Canada.

Đó là cái mốc đầu tiên trên đường đi lên của tôi đối với Thánh Cả. Từ đó đến nay, những vợ chồng hiếm muộn không con, hoặc có gái không trai, hoặc có trai không gái, đến xin khấn, phần nhiều đã được toại nguyện. Có đến bốn trăm trường hợp được ơn”…

Nhờ công nghiệp và sự chuyển cầu hiệu quả, thánh Giuse đã làm cho gia nghiệp của Chúa Giêsu, là cả Hội Thánh nói chung, và mỗi chúng ta nói riêng, ngày càng trở nên xinh tươi, trổ sinh hoa trái thánh thiện, dày sự bền đổ trong ơn gọi mà Chúa trao cho từng người chúng ta.

Chiêm ngắm cuộc đời và gương sống của thánh Giuse, người cha dấu ái của chúng ta, chúng ta rút ra nhiều bài học quý giá:

– Thánh Giuse dạy ta sống trọn niềm tin tưởng và phó thác cho Chúa bằng một tình yêu toàn vẹn, không gợn chút nghi nan.

– Thánh Giuse dạy ta biết khiêm nhường, biết yêu đời sống thanh vắng để tìm khám phá thánh ý Chúa.

– Thánh Giuse dạy ta tìm sống thinh lặng, sống ẩn mình, sống thanh bần trong niềm bình an nhằm đón nhận tất cả mọi biến cố, mọi cảnh huống rơi vào giữa đời mình, gia đình mình.

– Thánh Giuse còn dạy ta yêu mến Chúa bằng hiến dâng trái tim, linh hồn, cuộc đời để sống lòng yêu mến dành cho Chúa từng phút giây, trọn kiếp sống của mình…

Thánh Giuse còn dạy ta nhiều bài học. Mỗi một người, khi chân thành chiêm ngắm thánh Giuse, đều có thể rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm sống với Chúa và sống với con người.

 

Thánh Giuse Yêu Chúng Ta, Vì Chúng Ta Là Con Của Người …

Trong một chia sẻ của mình, Đức Cha Bùi Tuần chia sẻ cảm nghiệm với thánh Giuse đơn sơ, gần gũi, mang đấy chất yêu của một người con biết cha yêu mình. Đức Cha viết:

“… Tôi nhớ tới một lời cầu, mà những năm trước đây, tôi hay nói với Thánh Giuse. Tôi cầu xin thế này: “Tháng Ba là thánh kính Thánh Giuse. Con hơi sợ tháng đó. Bởi vì kinh nghiệm cho con thấy: trong nhiều tháng Ba của đời con, đã có những biến cố xảy ra khiến phải mất người mất của. Con hiểu là những gì đã xảy ra đó đều có mục đích dạy con về sự từ bỏ cần có trong tình yêu cứu độ. Con hiểu, nhưng con sợ. Xin Thánh Giuse thương giúp con”.

Hôm nay, tôi cũng nói lại với Thánh Giuse lời cầu trên đây.

Tôi tin Thánh Giuse là người được Chúa sai vào lịch sử, để làm chứng cho tình yêu Chúa. Ngài đã là một chứng nhân đích thực, ngay chính ở sự Ngài đã rất âm thầm khiêm tốn và từ bỏ mình, hết mình vâng phục thánh ý Chúa.

Xin Thánh Giuse thương cầu xin cho tôi cũng được là nhân chứng như Ngài. Tôi rất yếu đuối hèn mọn, mỗi ngày như bắt đầu lại hướng đi tình yêu. Bắt đầu, rồi lại bắt đầu lại. Chỉ vì yếu đuối. Nhưng trong sự yếu đuối ấy tôi đã gặp được Chúa là tình yêu thương xót. Thánh Giuse đã dạy tôi từng bước nhỏ. Xin cảm tạ Ngài. Trong tay Ngài, tôi phục vụ Hội Thánh và Quê Hương yêu dấu của tôi…”.

Chúng ta hãy đơn sơ như Đức Cha Bùi Tuần, đặt vào tay thánh Giuse muôn ngàn chìm nổi hằng diễn ra trong hành trình đời mình. Chúng ta ngã mình vào tình yêu của thánh Giuse như đứa con trong tay cha nó.

Cuộc đời chúng ta có nhiều gánh nặng, nhiều đổ vỡ. Ngước nhìn tình yêu của thánh Giuse dành cho chúng ta, người nhìn sức chịu đựng mà một đời dâu bể, thánh Giuse đã trải qua, ngước nhìn lòng trung thành yêu mến Chúa dẫu đầy những gập ghềnh chắn lối, chúng ta biết thánh Giuse hiểu mọi vui-buồn-sướng-khổ trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta biết thánh Giuse luôn âm thầm lo lắng quan tâm bằng sự chuyển cầu hiệu quả để chúng ta vượt thắng như chính thánh Giuse đã vượt thắng.

Có người cha nào vui khi con bất hạnh? Có người cha nào không hạnh phúc khi con hạnh phúc? Cuộc đời của chúng ta là một chuỗi dài những vui buồn cộng lại. Chúng ta yên tâm. Chắc chắn thánh Giuse thông chia không sót một nỗi niềm nào. Lòng cha bao giờ mà chẳng ngút ngàn ví như biển, sánh như trời! Hai tiếng “lòng cha”, đủ cho chúng ta niềm ấm áp. Bởi người là cha, chúng ta là con. Người vô cùng đau, khi chúng ta đau. Người vỡ òa hạnh phúc khi chúng ta hạnh phúc.

Tất cả những chịu đựng mà một đời trần thế, thánh Giuse đã đi qua là để thánh nhân gần chúng ta. Càng hiểu cuộc đời, càng nếm trải đau khổ, càng thấu biết niềm vui, thánh nhân càng chia sẻ, và chuyển cầu cho con mình thật nhiều, thật hiệu quả, thật bền bỉ.

Trên hết, tất cả những trải nghiệm trong cuộc đời, là để thánh Giuse ngày càng tỏ ra là người cha đối với những đứa con hằng mong sự ấp ủ, vỗ về. Thánh Giuse là cha của niềm an ủi. Thánh Giuse là cha của nguồn cậy trông. Thánh Giuse là cha của lòng nhân hậu. Thánh Giuse là cha của lòng yêu thương lặng lẽ nhưng hiệu quả.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

 From: jeromenoi & NguyenNThu

Thánh Perpetua và Thánh Felicity

Hạnh Các Thánh

Ngày 7 Tháng 3

Thánh Perpetua và Thánh Felicity
(c. 203?)

Trong những truyền thuyết mù mờ về đời sống các vị tử đạo tiên khởi, may mắn chúng ta vẫn còn được tài liệu về sự can đảm của Thánh Perpetua và Felicity từ chính nhật ký của Thánh Perpetua, của giáo lý viên Saturus, và các chứng nhân. Văn bản này, thường được gọi là “Sự Tử Ðạo của Perpetua và Felicity,” được nổi tiếng trong các thế kỷ đầu tiên đến nỗi văn bản ấy đã được đọc trong phụng vụ.

Vào năm 203, Vibia Perpetua quyết định trở nên một Kitô Hữu, mặc dù ngài biết điều đó có thể dẫn đến cái chết trong thời kỳ bách hại của Septimus. Một người em trai của ngài cũng noi gương và trở nên người dự tòng. Cha của ngài cuống cuồng lo âu và ông cố gắng thay đổi ý định của ngài. Sự lo âu của ông thì dễ hiểu, vì một phụ nữ 22 tuổi, hăng say và có học thức như Perpetua thì không có lý do gì lại muốn chết — chưa kể ngài còn có một đứa con mới sinh.

Nhưng thái độ của Perpetua thì rất rõ ràng. Ngài chỉ tay vào một bình đựng nước, và hỏi cha ngài, “Cha có thấy cái bình đó không? Cha có thể gọi nó một cái tên nào khác với bản chất của nó không?” Người cha trả lời, “Dĩ nhiên là không.” Và Perpetua thản nhiên tiếp lời, “Con cũng không thể gọi con bằng một cái tên nào khác hơn là bản chất của con — một Kitô Hữu.” Câu trả lời đã làm người cha bực mình và ông đã tấn công chính con mình. Nhật ký Perpetua kể cho chúng ta biết, sau biến cố ấy ngài phải sống tách biệt với cha ngài trong vài ngày, và sự tách biệt ấy đã đưa đến sự bắt bớ và tù đầy của chính ngài.

Perpetua bị bắt với bốn người dự tòng khác, kể cả hai người nô lệ là Felicity và Revocatus. Người dạy giáo lý cho các ngài là Saturus đã bị bắt trước đó.

Nhà tù đầy chật người đến nỗi họ ngộp thở vì nóng nực và không có một chút ánh sáng. Quân lính thì xô đẩy họ không một chút xót thương. Perpetua thật khiếp sợ, nhưng trong tất cả những sự ghê rợn ấy, điều đau khổ lớn lao nhất của ngài là phải xa cách đứa con thơ.

Người nô lệ trẻ tuổi là Felicity lại càng đáng thương hơn nữa, vì ngài đang mang thai tám tháng và phải sống trong cái nóng nực, chen chúc, và thô bạo ấy.

Hai phó tế phục vụ tù nhân đã đút lót lính canh để các ngài được ở chỗ tốt nhất trong nhà tù. Ở đó, mẹ và em của Perpetua đã đến thăm và đưa con đến cho ngài. Khi được phép giữ con trong tù, ngài cảm thấy “nhà tù trở nên như cung điện”. Cha ngài lại nài nỉ ngài thay đổi ý định, ông hôn tay ngài và ngay cả quỳ dưới chân ngài. Perpetua nói với ông, “Chúng ta không thể dựa vào quyền thế của chúng ta, nhưng quyền thế của Thiên Chúa.”

Trong khi ngài bị đưa ra xét xử, cha ngài cũng đi theo, nài nỉ quan tòa. Vì thương hại, quan tòa cũng cố thay đổi ý định của Perpetua, nhưng ngài vẫn cương quyết, và cùng với các người khác, ngài bị kết án tử hình bằng cách ném cho thú dữ ăn thịt trong đấu trường.

Trong khi đó Felicity cũng rất đau khổ. Theo luật lệ, giết người phụ nữ mang thai là điều trái phép. Giết hài nhi trong bụng mẹ là đổ máu người vô tội và linh thiêng. Trong khi đó, Felicity lại lo rằng ngài không kịp sinh con trước ngày tử đạo, và các bạn ngài sẽ bước vào vinh quang ấy mà không có ngài.

Hai ngày trước khi bị hành quyết, Felicity đau đớn chuyển bụng. Bọn lính canh chế diễu, nhục mạ ngài và nói, “Nếu đau đớn bây giờ mà còn chịu không nổi, thì làm sao đương đầu với thú dữ?” Felicity điềm tĩnh trả lời, “Bây giờ tôi là người phải chịu đau khổ, nhưng trong đấu trường, một Ðấng khác sẽ ở trong tôi, chịu đau khổ dùm tôi vì tôi đã chịu đau khổ vì Ngài.” Felicity sinh hạ một bé gái kháu khỉnh và được một Kitô Hữu ở Carthage nhận làm con nuôi.

Vào ngày hành quyết, bốn bổn đạo mới và giáo lý viên bước vào đấu trường với niềm vui và sự bình thản. Khi dân chúng đòi hỏi Perpetua và các bạn ngài phải mặc y phục dành cho việc thờ cúng tà thần, Perpetua đã đối chất với các lý hình. “Chúng tôi tự ý chịu chết để được tự do thờ phượng Thiên Chúa của chúng tôi. Chúng tôi đã trao mạng sống cho các ông thì không có lý do gì chúng tôi phải thờ lạy thần thánh của các ông.” Và các ngài đã được phép mặc quần áo của mình.

Những người đàn ông thì bị tấn công bởi gấu, beo và heo rừng. Các phụ nữ thì bị bò dại tấn công. Perpetua, dù bị tan nát và rối bời, ngài vẫn nghĩ đến các bạn và chạy đến giúp Felicity đứng dậy. Cả hai đã đứng cạnh nhau khi bọn lính cắt cổ tất cả năm vị tử đạo.

Lời Bàn

Không chỉ những Kitô Hữu thời xa xưa mới bị bách hại vì đức tin. Hãy nhìn đến trường hợp của cô Anne Frank, một thiếu nữ Do Thái, đã cùng với gia đình trốn tránh và sau cùng phải chết trong trại tử thần của Hitler thời Thế Chiến II. Cô Anne, cũng như Thánh Perpetua và Filicity, đã chịu thử thách và đau khổ, và sau cùng chịu chết vì tận hiến cho Thiên Chúa. Trong nhật ký, cô Anne viết, “Ðối với những người trẻ như chúng tôi, đó là sự khó khăn gấp bội khi phải giữ vững vị thế và lập trường của mình trong quãng thời gian mà mọi lý tưởng đều rạn vỡ và tiêu tan, khi con người lộ ra bộ mặt xấu xa nhất, và không biết có nên tin vào chân lý, sự chính trực và Thiên Chúa hay không.”

Lời Trích

Lời sau cùng Perpetua nói với em mình là: “Hãy giữ vững đức tin và yêu thương tha nhân.”

From: hnkimnga & NguyenNThu

LỜI HỨA 9 NGÀY THỨ SÁU ĐẦU THÁNG

LỜI HỨA 9 NGÀY THỨ SÁU ĐẦU THÁNG

Thánh nữ Marguerite-Marie Alacoque (1647-1690)

Là vị tông đồ nhiệt thành truyền bá lòng sùng kính Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Nói đúng hơn, Đức Chúa GIÊSU chọn thánh nữ để tỏ bày Trái Tim Chí Thánh Từ Bi của Ngài cho toàn thể loài người. Đức Chúa GIÊSU chọn thánh nữ làm sứ giả loan báo đặc ân Ngài dành cho những ai yêu mến và đền tạ Thánh Tâm Ngài. Trong lần hiện ra vào một ngày thứ 6 năm 1688, Đức Chúa GIÊSU long trọng nói với thánh nữ:
   – Trong mức độ tột cùng lòng từ bi Trái Tim Cha, Cha hứa với con rằng: Tình Yêu toàn năng Cha sẽ ban ơn hoán cải sau cùng cho những ai rước lễ 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp. Những người này sẽ không chết khi còn mắc tội trọng nhưng sẽ được lãnh nhận các Bí Tích và trong giờ sau hết, Trái Tim Cha sẽ là nơi nương náu vững vàng nhất.
   Lời Đức Chúa GIÊSU hứa đã thực hiện trải qua bao thế hệ và còn tiếp tục cho đến tận thế. Sau đây là trường hợp điển hình.
   Khi sống trong nội trú, Matteo – thiếu niên Ý – sốt sắng thi hành thói quen đạo đức là tham dự Thánh Lễ và rước lễ trong 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp. Nhưng khi rời ghế nhà trường, lăn lộn với đời, Matteo sống cuộc đời ăn chơi buông thả.
   Chàng xin một chỗ làm trong ngân hàng, nhưng không bao lâu sau thì bị đuổi khỏi sở vì tính tình phóng túng. Chán nản, chàng rời Ý và sang sống bên Anh quốc. Nơi đây, chàng làm nghề hầu bàn, quét dọn phòng cho khách trọ. Không đầy một năm sau, thân tàn ma dại khi mới 23 tuổi, Matteo thất thểu trở về quê sinh.
   Sức khoẻ hao mòn và thần chết thập thò trước cửa, nhưng tâm hồn Matteo chai cứng. Chàng giả điếc làm ngơ trước mọi lời nhắn nhủ của người thân và bạn bè quen thuộc, khuyên lơn chàng trở về với Chúa, dọn mình xưng tội rước lễ lần cuối cùng.
   Nhưng Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU hằng dõi bước chăm sóc người con tội lỗi, từng yêu mến Trái Tim Ngài. Chúa soi sáng cho vị Linh Mục đạo đức, bạn học của Matteo khi hai người còn là học sinh nội trú, đến thăm người bệnh nặng. Matteo vui mừng tiếp chuyện vị Linh Mục trong tư cách ngài là bạn, thế thôi. Vì thế, vừa khi vị Linh Mục trẻ tìm lời khuyên bạn dọn mình xưng tội, Matteo nói ngay:
   – Nếu anh không còn gì để nói thì hãy đi đi! Tôi tiếp anh vì anh là bạn chứ không phải vì anh là Linh Mục. Vậy xin anh hãy ra khỏi nhà .. tôi không muốn nói chuyện với Linh Mục!
   Vị Linh Mục vẫn nhẫn nhục kiên trì, không thối lui. Ngài tìm lời khuyên bạn. Nhưng Matteo nổi giận, nói lớn tiếng:
   – Anh hãy im đi. Tôi đã nói là tôi không muốn tiếp chuyện Linh Mục mà! Anh có chịu ra khỏi nhà này hay không?

Vị Linh Mục đành nói:
   – Nếu quả thật bạn đuổi tôi, tôi xin chào vĩnh biệt bạn.
   Nói xong, Cha đứng lên bước ra khỏi phòng. Nơi ngưỡng cửa, Cha còn quay lại nhìn người bạn thân yêu lần cuối và buột miệng thốt lên:
   – Đây quả là lần đầu tiên không thực hiện lời Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã hứa!
   Người bệnh ngạc nhiên hỏi:
   – Anh lẩm bẩm thế?
   Vị Linh Mục tức khắc trở vào phòng, bước lại gần giường người bệnh và lập lại:
   – Tôi nói rằng, đây có lẽ là lần đầu tiên không thực hiện lời Trái Tim Đức Chúa GIÊSU hứa ban ơn chết lành cho những ai rước lễ 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp.
   Người bệnh còn đủ sức hỏi vặn lại:
– Điều đó có liên quan gì tới tôi mà anh phải nói thế?
  Vị Linh Mục nói nhanh:
   – Có, chứ sao lại không! Bạn không nhớ hồi chúng mình ở nội trú, chúng ta từng rước lễ 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp, hay sao? Bạn thi hành thói quen đạo đức với trọn lòng kính mến Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU, như lời Chúa mời gọi. Vậy mà giờ đây, bạn chống cưỡng lại ơn thánh, không muốn trở về với lượng từ bi bao la của Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU!
   Người bệnh lặng lẽ nghe và hai hàng nước mắt chảy dài trên má. Rồi vừa nức nở khóc, Matteo vừa nói với người bạn Linh Mục:
  – Bạn hãy mau mau giúp tôi, đừng bỏ rơi người bạn khốn cùng này, tội nghiệp! Xin bạn mời vị Linh Mục dòng Cappuccino ở giáo xứ gần đây, đến ngay giúp tôi dọn mình chết lành.
   Chàng thanh niên Matteo lãnh nhận đủ các Bí Tích sau cùng và êm ái trút hơi thở trong ơn nghĩa Chúa, đúng như lời Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ hứa cho những ai sốt sắng rước lễ 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp.
… ”Hỡi anh em thân mến, hãy xây dựng đời mình trên nền tảng Đức Tin rất thánh của anh em, hãy cầu nguyện nhờ Thánh Thần, hãy cố gắng sống mãi trong Tình Yêu THIÊN CHÚA, hãy chờ đợi lòng thương xót của Đức GIÊSU KITÔ, Chúa chúng ta, để được sống đời đời .. Xin kính dâng Đấng có quyền phép gìn giữ anh em khỏi sa ngã và cho anh em đứng vững, tinh tuyền, trước vinh quang của Người, trong niềm hoan lạc, xin kính dâng THIÊN CHÚA duy nhất, Đấng Cứu Độ chúng ta, nhờ Đức GIÊSU KITÔ, Chúa chúng ta, kính dâng Người vinh quang, oai phong, sức mạnh và quyền năng, trước mọi thời, bây giờ và cho đến muôn đời! Amen” (Thư thánh Giuđa 20-25).
(”Sembra impossibile .. Eppure è così”, Editrice Comunità, 1992, trang 51-53)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

From: KittyThiênKim & KimBang Nguyen

THÁNH TÊRÊSA AVILA

THÁNH TÊRÊSA AVILA

Thánh nữ Têrêsa sinh ngày 28 tháng Ba năm 1515 tại thành Avila, nước Tây Ban Nha.  Từ khi còn là cô gái nhỏ trong gia đình giàu có, Têrêsa và người anh trai là Rôđrigô đã ham thích đọc truyện các thánh và các đấng tử đạo.  Dường như đối với hai trẻ, các vị thánh tử đạo vào nước trời thật là dễ dàng!  Rồi hai trẻ bí mật trẩy tới một miền đất xa lạ, hy vọng ở đây ó thể được chết cho Đức Chúa Giêsu.

Nhưng may thay, chưa đi được bao xa thì hai trẻ đã gặp người cậu!  Lập tức, ông đem các trẻ về cho bà mẹ đang lo lắng của chúng.  Rồi hai trẻ lại quyết định làm hai vị ẩn sĩ trong khu vườn của mình, nhưng việc này cũng chẳng thành công.  Các trẻ không có đủ đá để xây các túp lều cho mình.

Chính Thánh nữ Têrêsa Avila đã viết lại các mẩu chuyện vui này khi kể về cuộc đời thơ ấu của ngài.  Và sự việc là khi bước vào tuổi hoa niên, Têrêsa đã thay đổi hoàn toàn!  Têrêsa Avila ham thích đọc quá nhiều truyện tiểu thuyết và các truyện lãng mạn ngốc nghếch đến nỗi ngài đã giảm lòng ham ước cầu nguyện.  Têrêsa bắt đầu để ý nhiều về cách trang điểm để làm đẹp.  Nhưng sau khi trải qua một cơn bạo bệnh, Têrêsa Avila đọc truyện thánh Giêrônimô.  Và lập tức, Têrêsa Avila quyết định sẽ trở nên hiền thê của Đức Chúa Giêsu.  Têrêsa Avila gia nhập dòng Cátminh năm 1536.

Cả khi đã khấn dòng, Têrêsa Avila vẫn thường cảm thấy khó cầu nguyện.  Thêm vào đó, sức khỏe của Thánh nữ rất yếu kém.  Mỗi ngày, Têrêsa phung phí thời giờ vào những cuộc trò chuyện vô bổ.  Thế rồi một ngày kia, khi đứng trước bức ảnh của Đức Chúa Giêsu, Têrêsa cảm thấy hết sức đau buồn vì đã chưa yêu mến Người cho đủ.  Và thánh nữ bắt đầu tập sống cho riêng một mình Đức Chúa Giêsu dù phải hy sinh khó nhọc đến mức độ nào.  Đáp lại tình yêu của Têrêsa, Chúa Giêsu đã ban cho Thánh nữ đặc ân được nghe tiếng Chúa nói trong tâm hồn.  Têrêsa Avila cũng học biết cầu nguyện cách tuyệt diệu.  Thánh nữ nổi danh vì đã thiết lập thêm mười sáu tu viện Cátminh mới.  Các tu viện này chứa đầy các nữ tu ham ước sống cuộc đời thánh thiện.  Họ làm nhiều việc hy sinh vì lòng yêu mến Đức Chúa Giêsu.  Chính Têrêsa Avila đã nêu gương sáng cho các nữ tu này.  Thánh nữ cầu nguyện với rất nhiều tình yêu và thi hành các nhiệm vụ hằng ngày cách chăm chỉ.

Thánh nữ Têrêsa Avila là nhà lãnh đạo đại tài cũng như là một người rất mực yêu mến Đức Chúa Giêsu và Giáo hội.  Têrêsa Avila về trời năm 1582 và được Đức Thánh Cha Grêgôriô XV phong thánh năm 1622.  Đến năm 1970, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã tôn nhận Têrêsa Avila làm nữ Tiến sĩ Hội Thánh đầu tiên của Giáo hội Công giáo.

Bất cứ khi nào cần một chút “sức đẩy tinh thần” để cầu nguyện cách tập trung và yêu mến hơn, chúng ta có thể cầu xin với thánh Têrêsa Avila.  Chúng ta hãy nài xin thánh nữ giúp chúng ta biết tìm những phương thế thực tiễn để có thể trung thành cầu nguyện mỗi ngày. 

********************************** 

CÁC CÂU CHÂM NGÔN THÁNH TÊRÊSA AVILA 

–          “Tất cả tội lỗi đều do thiếu đức tin mà ra.”

–          “Khi ta chỉ có một tham vọng làm đẹp lòng Chúa, thì chính Chúa sẽ ban cho ta sức mạnh để thắng mọi tình cảm khoe khoang.”

–          “Cái gì ngăn cản chúng ta dùng con mắt của tâm hồn để nhìn về Chúa?  Ngài chỉ chờ đợi cái nhìn của chúng ta mà thôi.

–          “Đừng để gì làm bạn xao động, và làm bạn sợ hãi.  Mọi sự đều đang qua đi; Thiên Chúa không bao giờ thay đổi.  Sự nhẫn nại chịu đựng đem lại tất cả.  Ai có Thiên Chúa thì không thiếu thốn gì.  Một mình Thiên Chúa đã đủ.”

 –          “Kẻ kiên nhẫn sẽ đạt được tất cả.” 

–          “Cho dù đang mắc tội trọng đi nữa, anh em cũng cứ cầu nguyện.  Tôi xin đảm bảo với anh em rằng anh em sẽ đạt đến bến cảng phần rỗi.” 

–          “Trong quãng thời gian hai mươi tám năm, tôi đã mất hơn mười tám năm trời trong cuộc chiến giằng co vì tôi đã cố sức dung hoà Thiên Chúa với thế gian.”

–          “Đừng bao giờ ngoan cố, nhất là trong những điều quan trọng.  Chúa Kitô không cưỡng ép ý chí chúng ta, Người chỉ nhận những gì chúng ta dâng hiến cho Người mà thôi.  Nhưng Chúa cũng không ban mình hoàn toàn cho chúng ta cho đến khi nào Người thấy chúng ta phó mình trọn vẹn cho Người.”

–          Thánh Têrêsa Avila, một hôm chịu quá nhiều đau khổ nên trách với Chúa rằng, “Tại sao Chúa lại để cho con nhiều thánh giá thế này.”  Chúa liền hiện ra với chị Thánh và nói, “Vì Cha yêu thương con, nên Cha mới gửi đến cho con nhiều đau khổ, thánh giá, ngõ hầu con làm vinh danh Cha và cứu các linh hồn.”

–          Trên đường đi thành lập một đan viện Carmelite, thánh nữ Têrêsa Avila đã bị lật xe và người ta nghe ngài kêu lên: “Thảo nào Chúa chẳng có bao nhiêu bạn hữu, vì Chúa đối xử với họ như thế này đây.”

 From Langthangchieutim

THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG VÀ CON ĐƯỜNG THƠ ẤU THIÊNG LIÊNG

THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG VÀ CON ĐƯỜNG THƠ ẤU THIÊNG LIÊNG

Thánh Nữ Têrêxa sinh tại Alencon bên Pháp năm 1873.  Cha mẹ ngài là ông bà Louis Martin và Zélie Guérin rất đạo đức, đã được Bộ Phong Thánh nhìn nhận các nhân đức anh hùng, và Bộ cứu xét phép lạ để hoàn tất tiến trình điều tra phong chân phước.  Ông bà có 9 người con nhưng 4 người chết sớm.  Trong 5 người con gái còn lại, Têrêxa là con út: 4 người vào dòng kín Camêlô và Léonine đi tu dòng Thăm Viếng.

Têrêxa mồ côi mẹ năm lên 4 tuổi, và gia đình dọn về thành Lisieux.  Têrêxa có ý định đi vào dòng kín tại đây mặc dù tuổi còn nhỏ.  Nhưng gia đình cũng như Đức cha Hugonin đều chống lại dự án này nên Têrêxa quyết định xin phép thẳng với ĐGH.  Năm 1887, cùng với cha và chị Céline, Têrêxa đi hành hương Roma và trong buổi tiếp kiến ngày 20 tháng 11 năm 1887, Têrêxa xin ĐGH Leo XIII cho phép vào dòng kín mặc dù lúc đó mới được 14 tuổi.  Nhưng cô chỉ nhận được một câu trở lời mơ hồ và được dẫn ra ngoài, nước mắt dàn dụa.

Trở về Lisieux, Têrêxa được phép ĐGM cho vào dòng kín vào ngày 9-4-1888, lúc đó chị mới được 15 tuổi và 3 tháng.  24 nữ tu tiếp đón Têrêxa.  Cuộc sống trong đan viện có nhiều cam go về mặt vật chất cũng như về kỷ luật.  Chị Têrêxa ngày càng tiến triển trên con đường yêu mến Chúa.  Ước muốn cứu rỗi các linh hồn thúc đẩy Têrêxa định xin tới dòng kín Camêlô ở Sàigon, nhưng vì bệnh lao phổi, nên chị Têrêxa phải bỏ ý định này, và từ tháng 4 năm 1897, Têrêxa không thể tham dự đời sống cộng đoàn nữa.  Chị qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897 lúc mới được 24 tuổi đời.  Chỉ 27 năm sau đó, Đức Pio XI đã tôn phong Têrêxa Hài Đồng Giêsu lên bậc hiển thánh và 2 năm sau ngài tôn thánh nữ làm bổn mạng các xứ truyền giáo, giống như thánh Phanxicô Xavie, Tông đồ miền Viễn Đông.

Các tác phẩm của Thánh Têrêsa

Ngày 30 tháng 9 năm 1898, tức là đúng một năm sau khi Chị Têrêxa qua đời, Mẹ Agnès Chúa Giêsu và Mẹ Marie Gonzague đã cho ấn hành theo thông lệ một thư luân lưu về nữ tu quá cố và gửi tới tất cả các đan viện kín Camêlô.  Chỉ khác một điều là bức thư này dày tới 476 trang.  Tác phẩm đó mang tựa đề “Truyện một tâm hồn” và trở thành cuốn sách bán chạy nhất.  Cuốn sách này được Mẹ Agnès soạn lại dựa trên 3 thủ bản A, B, C.  Mãi tới năm 1956, cha Francois de Sante Marie mới trình bày bản phê bình, gồm các nguyên bản với phần dẫn nhập và chú thích.

+ Thủ bản A là tác phẩm được Têrêxa viết ra theo lời yêu cầu của Mẹ Agnès để kể lại những năm đầu tiên trong cuộc đời thánh nữ.  “Truyện mùa xuân của một bông hoa trắng nhỏ”, do Têrêxa dùng những giờ phút rảnh rỗi giữa công việc và kinh nguyện để viết lại.

+ Thủ bản B được Thánh Nữ Têrêxa kết thúc vào trung tuần tháng 9 năm 1896: Trong một cuộc tĩnh tâm trong cô tịch, Têrêxa nhận được lá thư của chị Marie Thánh Tâm xin Têrêxa chia sẻ những ánh sáng thiêng liêng đã nhận được trong cuộc tĩnh tâm ấy.  Ngay ngày hôm ấy, 13-9-1896, Têrêxa trả lời cho chị Marie, thông báo cho chị kinh nguyện dài mà Têrêxa đã viết ngày 8-9-1896 trước đó để kỷ niệm ngày khấn dòng, đồng thời kèm theo một thư dài.  Thư này cùng với kinh nguyện vừa nói họp thành điều mà người ta gọi là “Thủ Bản B”.  Trong thủ bản này Têrêxa cũng kể lại một giấc mơ và mô tả các mong ước, các ơn gọi mà Têrêxa ước mong được sống.

+ Thủ bản C do Têrêxa viết ra trong những tháng trước khi qua đời và lần này chị cũng viết vì đức vâng lời.  Sứ mạng huynh đệ mà Têrêxa mô tả chính là một chứng tá sâu xa về đặc sủng Camêlô do Thánh Nữ Têrêxa Avila đã đề xướng khi cải tổ dòng Camêlo.

Ngoài ra, còn có các Thư của Têrêxa được công bố toàn bộ vào năm 1948, gồm 266 thư và miếng giấy nhỏ để ghi.

Các thư này được gửi cho những người thân yêu trong gia đình, 7 giáo sĩ, 3 tu huynh và hai bạn gái.  Còn thiếu khoảng 60 thư Thánh Nữ Têrêxa viết cho cha giải tội và một số thư viết cho các “người anh thừa sai.”  Tất cả các thư cho thấy, mặc dù còn trẻ tuổi, nhưng Têrêxa đã thi hành nhiệm vụ hướng dẫn các linh hồn qua các thư từ đó.

Tập vở vàng gọi là Những Lời Sau Cùng, là tập hợp các lời cuối cùng của Têrêxa ghi lại trên cuốn vở của Mẹ Agnès.  Tập này được chính Mẹ Agnès soạn lại, qua đó người ta thấy được chân dung của Thánh Nữ Têrêxa như một phụ nữ bị đóng đinh và chịu đau khổ khôn lường.

Năm 1952, cuốn Huấn dụ và Ghi niệm được công bố, rút từ những tuyên bố mà các nữ tập sinh dòng kín Camêlô ở Lisieux đã cung khai trong cuộc điều tra phong chân phước cho Têrêxa.

Thánh nữ Têrêxa cũng viết 54 bài thơ, được thu thập lại và trình bày trong ấn bản phê bình vào năm 1979.  Ngày nay, sau 20 năm trời nghiên cứu, toàn bộ các tác phẩm của Thánh nữ Têrêxa đã được xuất bản theo nguyên tắc phê bình khoa học và được dịch ra các thứ tiếng. 

Lm Trần Đức Anh, OP

From Langthangchieutim

THÁNH MATTHÊU, TÔNG ĐỒ, THÁNH SỬ

THÁNH MATTHÊU, TÔNG ĐỒ, THÁNH SỬ

    Ít có ai chuộng người thu thuế.  Vào thế kỷ I tại Palestine điều này còn rõ hơn nữa, khi mà họ thủ lợi được nhờ dọa dẫm và gian dối.  Nhưng dù có lương thiện đi nữa nhân viên thu thuế cũng không được cấp lãnh đạo Do Thái chấp nhận vì họ làm việc cho lương dân.  Họ là người nhơ uế theo luật pháp và bị loại khỏi xã hội.  Khi nhận một người thu thuế vào môn đồ của Người, Chúa Giêsu quả đã khinh thường tiên kiến của dân chúng.

Điều cần ghi nhận là Matthêu không phải đi từ cửa nhà này tới cửa nhà khác để thu thuế.  Ông có một văn phòng tại Capharnaum, thành phố quê hương của Phêrô và đại bản doanh của Chúa Giêsu khi thi hành sứ vụ tại Galilê.

Đi ngang qua, Chúa Giêsu thấy Lêvi con của Alphê ngồi nơi  sở thu thuế và Người nói: “Hãy theo Ta” và ông đứng dậy đi theo Người” (Mc 2,14).

Đó là lời mời gọi làm tông đồ, rất giống lời gọi dành cho Simon và Anrê (x. Mc 1,16t).  Dầu vậy, Lêvi không có tên trong danh sách nhóm mười hai (x. Mc 3,16; Mt 10,3; Lc 6,14t; Cv 113).  Ơn gọi người thu thuế được ghi lại trong Tin Mừng thứ nhất, trong đó ông được gọi là Matthêu (x. Mt 9,9tt).  Như vậy, tông đồ đồng hoá mình với Mathêu có trong danh sách các tông đồ.  Lời giải thích tự nhiên được tiếp nhận rộng rãi là Matthêu với Lêvi chỉ là một người với hai tên gọi khác nhau.  (Chẳng hạn anh em Macabê, 1 Mcb 2,2-5).  Cũng có thể chính Chúa Giêsu đã đặt tên cho Matthêu như đã đặt tên Phêrô cho Simon (Mattai theo tiếng Aramêô có nghĩa là ấn bản của Thiên Chúa).

Từ đó Matthêu bỏ sổ sách và học theo hoa đồng và chim trời, những thứ không thể tính toán cho đời sống mình (x. Mt 6,25tt).  Chủ nhân của ông không còn là Antipas, con cáo gian xảo (x. Lc 13,32) mà là một Đấng khác hẳn loài cáo, lại chẳng có lấy một căn nhà (x. Mt 8,20).  Sự thay đổi đã hủy diệt trọn tương lai trần gian của Matthêu.  Simon và Andrê còn có thể trở lại với nghề chài lưới, còn Matthêu bị tống khứ khỏi nghề cũ và không thể trở lại được nữa.  Trong cộng đoàn tông đồ không phải ông mà là Giuda giữ quỹ của nhóm (x. Ga 13,29).

Sau khi được gọi, Matthêu biến dạng khỏi Tân ước và chỉ còn để lại tên trong danh sách các vị Tông đồ.  Ngài đã ra thế nào?  Chúng ta có được một câu văn của Giám mục Papias trong cuốn giải thích Lời Chúa (khoảng năm 125): “Matthêu viết một tường thuật có thứ tự về Lời Chúa, theo năng khiếu của ngài” (Eusebiô, Lịch sử Giáo Hội III, 39).  Cuốn Tin Mừng Matthêu viết bằng tiếng Aramêô cho người Do Thái trở lại.  Khi thời thế đòi hỏi, con người Matthêu bị xã hội loại bỏ ấy đã cầm lấy viết để trước tác cuốn “Tin Mừng theo Thánh Matthêu.”

Theo bản văn tiếng Hy Lạp còn lại, chúng ta thấy tính khí theo toán học với những con số rõ rệt: 7 dụ ngôn về nước trời, 7 lời nguyền rủa bọn biệt phái, 7 lời cầu trong kinh Lạy Cha, và có lẽ 7 mối phúc thật.  Cả con số 5 nữa: 5 cuộc tranh luận với biệt phái, 5 chiếc bánh, 5 lượng vàng, nhất là 5 phần của cuốn sách.  Sau cùng như chúng ta mong đợi có dấu chỉ về sự hiểu biết tinh tường về phương diện tài chính như đồng bạc nộp thuế thay vì đồng “denarius” trong Mác-cô và Luca hay như thuế đền thờ, với những loại thuế gián thu, thuế phân…

Như vậy, Matthêu đã chuyển nghề nghiệp cũ vào một việc phụng sự mới, từ người kế toán thành người viết Tin Mừng.  Thật không ngạc nhiên gì khi một mình ngài ghi lại lời này của Chúa: “Phàm ký lục nào đã được thụ giáo về Nước Trời thì cũng giống như gia chủ biết rút từ trong kho của ông ra điều mới và điều cũ” (Mt 13,52).

Không có khí cụ hèn hạ nào của chúng ta mà lại không được dùng một cách hoàn hảo và xứng đáng vào việc phụng sự Chúa.

Cuốn Tin Mừng thứ nhất là một kỷ vật của Thánh Matthêô được Giáo Hội ưa chuộng.  Nhưng công cuộc tông đồ sau này của ngài lại bị mai một.  Ngài đã rao giảng Tin Mừng cho người Do Thái tại Palestina có lẽ trong 15 năm (Eusebiô, Lịch sử Giáo Hội III, 24,265) nhưng sự lầm lẫn giữa tên ngài với thánh Matthias (x. Cv 1,26) làm chúng ta lưỡng lự giữa những truyền thống khác nhau.  Ethiopia, Parthia, Macedonia và cả những xứ của những kẻ ăn thịt người đều được ghi nhận là nơi thánh nhân đã làm việc tông đồ.

Thường người ta cho rằng: ngài chịu tử đạo, nhưng ý kiến cũng không được đồng nhất.  Điều chắc chắn là ngài đã sống đời của một vị tử đạo và thế là đủ.  Đối với chúng ta, ngài luôn luôn là một người đã biết được tiền của là gì, lẫn việc không có tiền của là gì.

 Trích trong Theo Vết Chân Người (Chân dung các thánh nhân)

 From: KittyThiênKim & KimBang Nguyen

TIỂU SỬ CHÍNH THỨC CỦA MẸ TÊRÊSA THÀNH CALCUTTA

TIỂU SỬ CHÍNH THỨC CỦA MẸ TÊRÊSA THÀNH CALCUTTA

Lúc 11 giờ 30 sáng thứ Sáu 2 tháng Chín, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã có cuộc họp báo giới thiệu với các ký giả những chi tiết liên quan đến Lễ Tuyên Thánh cho Mẹ Têrêsa vào ngày Chúa Nhật 4 tháng Chín, 2016.

Dưới đây là tiểu sử chính thức của Mẹ Têrêsa thành Calcutta sẽ được Đức Hồng Y Angelo Amato, là Tổng trưởng bộ Tuyên Thánh, đọc trước Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ tại quảng trường Thánh Phêrô lúc 10h25 sáng Chúa Nhật.

Têrêsa Calcutta, nhủ danh Gonxha Bojaxhiu Agnes, sinh tại Skopje, Albania, ngày 26 Tháng Tám năm 1910, là người con thứ năm và cũng là con út của ông bà Nikola và Drane Bojaxhiu.  Cô đã được rửa tội vào ngày hôm sau và được rước lễ lần đầu khi lên năm tuổi rưỡi.  Từ thời điểm đó trở đi, tâm hồn cô tràn ngập tình yêu dành cho các linh hồn. 

Năm 1928, với mong muốn được phục vụ như là một nhà truyền giáo, cô bước vào Tu hội Chị em Loreto ở Ireland.  Năm 1929, cô đến Ấn Độ, và khấn lần đầu vào tháng 5 năm 1931 và khấn trọn vào tháng Năm năm 1937.  Trong suốt hai mươi năm sau đó, cô đã giảng dạy ở Ấn Độ, và được nhiều người biết đến vì lòng bác ái, lòng nhiệt thành, sự tận tâm và sự vui tươi. 

Ngày 10 tháng 9 năm 1946, cô nhận được từ Chúa Giêsu lời mời gọi “để lại tất cả mọi thứ phía sau và phục vụ Ngài nơi những người nghèo nhất trong số những người nghèo.”  Năm 1948, cô nhận được sự cho phép của Giáo Hội để bắt đầu sứ vụ tông đồ của mình trong các khu ổ chuột của thành phố Calcutta.  Dòng Thừa Sai Bác Ái đã trở thành một Tu Hội của giáo phận vào ngày 07 tháng 10 năm 1950, và đã được nâng lên thành một Tu Hội giáo hoàng vào ngày 1 tháng 2 năm 1965.  Đặc sủng riêng của Tu Hội là để thỏa mãn cơn khát vô hạn của Chúa Giêsu đối với tình yêu và đối với các linh hồn bằng cách hoạt động cho sự cứu rỗi và sự thánh thiện của những người nghèo nhất trong những người nghèo. 

Để mở rộng sứ mệnh tình yêu này, Mẹ Têrêsa đã mở thêm các nhánh khác bao gồm dòng các Tu huynh Thừa Sai Bác Ái, vào năm 1963, dòng các nữ tu sĩ chiêm niệm vào năm 1976, dòng các Tu huynh chiêm niệm (1979), và dòng các Cha Thừa Sai Bác Ái vào năm 1984, cũng như các Hiệp hội các cộng tác viên, Hiệp hội các cộng sự viên đồng lao cộng khổ, và phong trào Corpus Christi cho các linh mục. 

Tại thời điểm Mẹ Têrêsa qua đời vào ngày 05 tháng Chín năm 1997, dòng có đến 3,842 chị em làm việc tại 594 nhà ở tại 120 quốc gia.  Mặc dù, phải chịu đựng một kinh nghiệm đau đớn của bóng tối nội tâm, Mẹ Têrêsa đã đi khắp mọi nơi, có liên quan, như Đức Maria trong trình thuật Thăm Viếng [bà Elizabeth], để truyền bá tình yêu của Chúa Giêsu trên khắp thế giới.  Do đó, Mẹ đã trở thành một biểu tượng của dịu dàng và tình yêu thương xót của Thiên Chúa cho mọi người, đặc biệt là đối với những người không được yêu thương, bị khước từ và bỏ rơi.  Từ trên Thiên Đàng, Mẹ tiếp tục “thắp lên một ánh sáng cho những người sống trong bóng tối trên trái đất này.”

Phụ lục: Dưới đây là bản tiểu sử của Mẹ Têrêsa, dài hơn, đã được Đức Hồng Y José Saraiva Martins, Tổng Trưởng Bộ Tuyên Thánh (1998-2008) đọc trước Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong lễ tuyên phong Chân Phước ngày 19 tháng 10 năm 2003.

“Về huyết thống thì tôi là người Albany.  Theo tính cách công dân thì tôi là một người Ấn Độ.  Về phương diện đức tin thì tôi là một nữ tu Công Giáo.  Theo ơn gọi của mình thì tôi thuộc về thế giới. Với tâm hồn của mình thì tôi hoàn toàn thuộc về Trái Tim Chúa Giêsu”. 

Với một thân mình nhỏ con, và một đức tin sắt đá, Mẹ Têrêsa Calcutta được ủy thác cho sứ mạng truyền bá tình yêu khát khao của Thiên Chúa cho nhân loại, nhất là cho thành phần nghèo nhất trong các thành phần nghèo khổ. “Thiên Chúa vẫn yêu thương thế gian và Ngài gửi các chị em và tôi đến với người nghèo như là tình yêu Ngài và lòng xót thương của Ngài”. Mẹ là một tâm hồn đầy tràn ánh sáng Chúa Kitô, cháy lửa mến yêu Người và bừng bừng một ước mong duy nhất đó là “làm giảm bớt cơn khát yêu thương các linh hồn của Người”.

Vị sứ giả sáng láng này của tình yêu Thiên Chúa chào đời ngày 26/8/1910 ở Skopje, Albania, một thành phố tọa lạc ở giao điểm lịch sử Balkan. Mẹ là con út của ông bà Nikola và Drane Bojaxhiu, được rửa tội với tên là Gonxha Agnes, được Rước Lễ Lần Đầu lúc 5 tuổi rưỡi và chịu phép Thêm Sức vào tháng 11/1916.  Từ ngày Rước Lễ Lần Đầu, tình yêu các linh hồn đã triển nở trong tâm hồn bé.  Bé mất cha bất ngờ khi mới lên tám.  Bà mẹ góa kiên cường nuôi con cái, và đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính nết và ơn gọi của bé.  Ngoài ra, đời sống đạo của bé cũng được nâng đỡ bởi vị linh mục Dòng Tên coi xứ Thánh Tâm là nơi bé sinh hoạt nữa.

Vào năm 18 tuổi, được thúc đẩy bởi ý định trở thành một nhà truyền giáo, cô Gonxha đã từ giã gia đình vào tháng 9/1928 để dâng mình cho Chúa trong Dòng Trinh Nữ Maria, tức tu hội Nữ Tu Loreto ở Ái Nhĩ Lan.  Tại đây chị được đặt tên là Nữ Tu Maria Têrêsa theo Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Vào tháng 12 cùng năm, chị lên đường đi Ấn Độ, tới Calcutta ngày 6 tháng Giêng năm 1929.  Sau khi khấn lần đầu vào tháng 5/1931, Nữ Tư Têrêsa được chỉ định đến cộng đồng Loreto Entally ở Calcutta và dạy học ở Trường Thánh Maria phái nữ.  Vào ngày 24/5/1937 chị khấn trọn, để trở thành, như chị nói, “hôn thê của Chúa Giêsu” cho “đến muôn đời bất tận.”  Từ đó trở đi, chị được gọi là Mẹ Têrêsa.  Mẹ tiếp tục dạy học ở Trường Thánh Maria và làm hiệu trưởng của trường này vào năm 1944.  Là một con người chìm đắm trong cầu nguyện và hết sức yêu thương chị em dòng cũng như học sinh của mình, 20 năm sống trong dòng Loreto, Mẹ cảm thấy thật là hạnh phúc.  Nổi tiếng là bác ái, vị tha và can đảm, chịu khó và có óc tổ chức, Mẹ đã sống trọn cuộc sống tận hiến của mình cho Chúa Giêsu, giữa chị em đồng tu, một cách trung thành và vui vẻ.

Vào ngày 10/9/1946, trên chuyến xe lửa từ Calcutta tới Darjeeling để dự tuần cấm phòng hằng năm, Mẹ Têrêsa đã được “ơn linh hứng”, một “ơn gọi trong ơn gọi” của Mẹ.  Hôm ấy, Mẹ đã ở trong một trạng thái mà Mẹ không bao giờ giải thích được, là cơn khát yêu thương các linh hồn của Chúa Giêsu chiếm đoạt tâm hồn Mẹ, và ước muốn làm nguôi cơn khát của Người trở thành mãnh lực chi phối cuộc sống của Mẹ.  Những tháng ngày sau đó, qua những thị kiến nội tâm, Chúa Giêsu đã tỏ cho Mẹ biết ý của Trái Tim Người muốn có “những chứng nhân tình yêu”, là những người “chiếu tỏa tình yêu của Người trên các linh hồn.”  Người đã nài xin Mẹ: “Hãy đến để làm ánh sáng của Cha.  Cha không thể đi một mình”.

Người đã tỏ cho Mẹ biết cái đau đớn của Người nơi thành phần nghèo khổ bị bỏ rơi, niềm sầu thương của Người ở chỗ vô tri của họ và niềm khát vọng được họ yêu mến.  Người đã xin Mẹ Têrêsa hãy thành lập một cộng đoàn tu trì, Dòng Thừa Sai Bác Ái, dấn thân phục vụ thành phần nghèo nhất trong các người nghèo.  Mẹ mất gần hai năm trời để trắc nghiệm và phân định trước khi bắt đầu khởi sự.  Vào ngày 17/8/1948, lần đầu tiên Mẹ mặc bộ sari trắng viền xanh dương và bước qua cổng tu viện Loreto thân yêu để tiến vào thế giới người nghèo.

Sau một khóa huấn luyện ngắn với Các Nữ Tu Thừa Sai Y Khoa ở Patna, Mẹ Têrêsa trở về Calcutta và tìm một nơi cư trú tạm thời với Các Sư Tỷ Nghèo.  Vào ngày 21/12 lần đầu tiên Mẹ đi đến những khu nhà ổ chuột.  Mẹ đã viếng thăm các gia đình, rửa các vết ghẻ lở cho một số trẻ em, chăm sóc cho một người già nằm bệnh trên đường phố, và thuốc men cho một người đàn bà đang chết đói và bị lao phổi. Mẹ bắt đầu mỗi ngày bằng việc rước lấy Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể và rồi lên đường, tay cầm tràng hạt, để tìm kiếm và phục vụ Ngài nơi “thành phần không được chú ý tới, không được yêu thương, không được chăm sóc.”  Sau mấy tháng, Mẹ được những học sinh của Mẹ trước đó, từng người một, đến tham gia cộng tác với Mẹ.

Ngày 7/10/1950, hội dòng mới các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái đã được chính thức thành lập tại tổng giáo phận Calcutta.  Vào đầu thập niên 1960, Mẹ Têrêsa bắt đầu gửi các Nữ Tu của dòng đến các vùng khác ở Ấn Độ.  Sắc Lệnh Ca Ngợi do Đức Thánh Cha Phaolô VI ban gửi cho hội dòng của Mẹ đã khuyến khích Mẹ mở một nhà ở Venezuela.  Chẳng bao lâu sau những nhà khác được thành hình ở Rôma và Tanzania, rồi dần dần ở hết mọi lục địa.  Bắt đầu từ năm1980 và liên tục qua thập niên 1990, Mẹ Têrêsa đã mở những nhà ở hầu hết mọi quốc gia cộng sản, bao gồm cả ở Khối Sô Viết trước đây, Albania và Cuba.

Để đáp ứng hơn nữa cho cả nhu cầu về thể lý cũng như thiêng liêng, năm 1963 Mẹ Têrêsa đã lập hội dòng Các Tu Huynh Thừa Sai Bác Ái, năm 1976 ngành chiêm niệm cho các Nữ Tu, năm 1979 ngành Các Tu Huynh Chiêm Niệm, và năm 1984 Các Cha Thừa Sai Bác Ái.  Tuy nhiên, ơn linh hứng của Mẹ không giới hạn vào những ai theo đuổi ơn gọi tu trì mà thôi.  Mẹ đã thành lập tổ chức Đồng Cộng Tác Viên của Mẹ Têrêsa cũng như Đồng Cộng Tác Viên Phục Vụ Bệnh Nhân và Đau Khổ, những người thuộc nhiều tín ngưỡng và quốc tịch được Mẹ chia sẻ tinh thần cầu nguyện của Mẹ, tinh thần giản dị đơn sơ của Mẹ, tinh thần hy sinh của Mẹ và tinh thần tông đồ thực hiện những việc làm yêu thương khiêm tốn của Mẹ.  Tinh thần này sau đó đã tác động nên Các Giáo Dân Thừa Sai Bác Ái.  Để đáp lại những lời yêu cầu của nhiều linh mục, vào năm 1981, Mẹ Têrêsa cũng đã bắt đầu Phong Trào Chúa Kitô cho Các Linh Mục như là một “đường lối thánh thiện nhỏ bé” cho những vị muốn tham dự vào đặc sủng và tinh thần của Mẹ.

Trong những năm phát triển nhanh này, thế giới bắt đầu chú ý tới Mẹ Têrêsa và công việc Mẹ đã khởi công thực hiện.  Nhiều bằng tưởng thưởng, bắt đầu là Bằng Tưởng Thưởng Padmashiri của Ấn Độ vào năm 1962, rồi Giải Nobel Hòa Bình năm 1979, đã tôn vinh công cuộc của Mẹ, khiến cho giới truyền thông lưu ý và bắt đầu theo dõi các sinh hoạt của Mẹ.  Mẹ đã lãnh nhận cả các thứ giải thưởng và sự chú ý của thế giới “vì vinh quang Thiên Chúa và nhân danh kẻ nghèo”.

Cuộc đời lao nhọc của Mẹ Têrêsa chứng tỏ cho thấy niềm vui của yêu thương, sự cao cả và phẩm giá của hết mọi con người, giá trị của những điều nhỏ mọn được trung thành thực hiện vì yêu mến, và giá trị siêu việt của tình bằng hữu với Thiên Chúa.  Thế nhưng còn một phương diện anh hùng khác của người nữ cao cả này đã được tỏ lộ chỉ sau khi người nữ ấy qua đời.  Khuất kín trước mắt của tất cả mọi người, ngay cả với những người thân cận nhất với Mẹ, đó là đời sống nội tâm của Mẹ, đầy những cảm nghiệm đau thương sâu đậm liên lỉ của tình trạng bị xa lìa Thiên Chúa, thậm chí bị Ngài loại bỏ, mà lại cứ càng khát vọng tình yêu của Ngài.  Mẹ đã gọi cảm nghiệm nội tâm này là “bóng tối tăm.”  “Đêm tối đau thương” của linh hồn Mẹ, bắt đầu vào khoảng thời gian Mẹ khởi sự hoạt động cho người nghèo và đã tiếp tục cho đến hết đời của Mẹ, đã khiến Mẹ tiến đến chỗ được hiệp nhất sâu xa với Thiên Chúa hơn bao giờ hết.  Nhờ bóng tối tăm Mẹ đã tham dự một cách lạ lùng vào cơn khát của Chúa Giêsu, vào khát vọng đau thương bừng cháy yêu thương của Người, và Mẹ đã tham dự vào nỗi cô đơn hiu quạnh nội tâm của thành phần nghèo khổ.

Trong những năm cuối đời của mình, mặc dù có những vấn đề trầm trọng về sức khỏe, Mẹ Têrêsa vẫn tiếp tục coi sóc Hội Dòng của Mẹ và đáp ứng các nhu cầu của người nghèo cũng như của Giáo Hội.  Vào năm 1997, con số nữ tu dòng của Mẹ đã gần 4 ngàn và đã thiết lập được 610 nhà ở 123 quốc gia trên thế giới.  Vào 3/1997, Mẹ đã chúc lành cho vị thừa kế mới được tuyển bầu của mình làm Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Thừa Sai Bác Ái, để rồi thực hiện nhiều chuyến xuất ngoại hơn.  Sau khi gặp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lần cuối cùng, Mẹ đã trở về Calcutta và sống những tuần lễ cuối cùng của mình tiếp đón các khách viếng thăm và chỉ dẫn cho các Nữ Tu của Mẹ.  Vào ngày 5/9, Mẹ đã chấm dứt cuộc sống trần gian.  Mẹ đã được vinh dự chôn cất theo quốc táng do chính quyền Ấn Độ thực hiện, và thi thể của Mẹ được an táng tại Nhà Mẹ Dòng Thừa Sai Bác Ái.  Mộ của Mẹ trở thành một địa điểm hành hương mau chóng và là nơi cầu nguyện cho dân chúng thuộc đủ mọi tín ngưỡng, giầu cũng như nghèo.  Mẹ Têrêsa đã để lại chứng từ của một đức tin không lay chuyển, một niềm hy vọng bất khuất và một đức ái phi thường.  Việc Mẹ đáp lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu “hãy đến làm ánh sáng của Cha,” làm Mẹ trở thành một vị Thừa Sai Bác Ái, thành “mẹ của người nghèo,” làm biểu hiện của lòng xót thương trước thế giới, và là một chứng từ sống động cho tình yêu khát khao của Thiên Chúa.

Không đầy hai năm sau khi qua đời, căn cứ vào tiếng tăm thánh thiện lẫy lừng của Mẹ cùng với những thuận lợi xẩy ra, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã cho phép tiến hành việc phong thánh cho Mẹ. Ngày 20/12/2002, Ngài đã chuẩn nhận sắc lệnh về các nhân đức anh hùng và phép lạ của Mẹ.

J.B. Đặng Minh An dịch, VCN 02.09.2016

From: suyniemhangngay1 & NguyenNThu

HÌNH TƯỢNG MẸ TÊRÊSA CALCUTTA

HÌNH TƯỢNG MẸ TÊRÊSA CALCUTTA

Một con người

Mẹ Têrêsa sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công giáo Albani, vùng Skopje, Macedonie.  Phần lớn cộng đồng Albani tại đây theo Hồi giáo.

Gia đình cầu nguyện mỗi tối, đi nhà thờ hằng ngày, lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày trong suốt tháng Năm, chuyên cần tham dự các lễ kính Đức Mẹ và quan tâm giúp đỡ những người nghèo khổ và túng thiếu.  Trong các kỳ nghỉ, cả nhà có thói quen đến tĩnh tâm tại Letnice – một nơi hành hương kính Đức Mẹ.

Khi còn niên thiếu, Mẹ rất thích đi nhà thờ, đọc sách, cầu nguyện và ca hát.  Thân mẫu Mẹ tình nguyện chăm sóc một phụ nữ nghiện rượu ở gần đấy.  Mỗi ngày hai lần, bà đến giặt rửa và cho người phụ nữ ấy ăn, đồng thời bà cũng chăm sóc một bà góa có 6 con.  Những ngày bà không đi được, Mẹ Têrêsa thay bà đi làm các việc bác ái đó.  Khi bà góa qua đời, những người con của bà ta đến sống với gia đình Mẹ như con ruột trong nhà.

Những năm trung học, Mẹ Têrêsa dùng phần lớn thời gian để hoạt động trong hội Legio Mariae.  Vì giỏi ngoại ngữ, Mẹ phụ giúp một linh mục gặp khó khăn trong ngôn ngữ, dạy giáo lý và đọc rất nhiều sách về các nhà thừa sai Slovenia và Croatia ở Ấn Độ.  Khi lên 12, Mẹ mong muốn hiến trọn đời mình cho Chúa.

Sống trong một gia đình đạo hạnh, Mẹ Têrêsa đã thể hiện hình tượng một người con ngoan, liên đới với thân mẫu, siêng năng trong các việc đạo đức và có chí hướng đi tu như mọi người được ơn gọi sống đời thánh hiến.  Cuộc đời niên thiếu thật bình thường, giản dị, không hề có dấu hiệu của một thiên tài!

Hình tượng một người giống như mọi người là bản tính của Mẹ kể cả sau này khi trở thành người nổi tiếng thế giới.  Khi được giải Nobel Hòa Bình, có người đặt câu hỏi: “Mẹ đang điều khiển một nhà dòng có ảnh hưởng khắp thế giới, vậy có bao giờ Mẹ nghĩ Mẹ sẽ về hưu không?  Khi về hưu Mẹ sẽ làm gì?”  Mẹ đã thẳng thắn trả lời: “Tôi sẵn sàng về hưu lắm chứ.  Việc của Chúa đã có Chúa lo.  Còn tôi sẽ làm gì ấy à?  Tôi có thể ở với các chị em của tôi tại Washington này để dọn dẹp nhà vệ sinh cho các chị, để các chị có thời giờ đi giúp đỡ những người nghèo ở thủ đô của một nước giàu nhất thế giới.”  Khó thể ngờ đây là câu trả lời đơn sơ, hồn hậu của một vị đương nhiệm bề trên một hội dòng quốc tế!

Một nữ tu

Trong 87 năm trần thế, Mẹ Têrêsa trải qua 69 năm (1928-1997) đời tu hành đạo một cách thiết thực và sống động.  Cuộc sống thánh hiến của Mẹ chỉ nhằm phục vụ người nghèo, không chỉ là những người đói khát, thiếu áo quần, không nhà ở, mà còn là những người bị bỏ rơi, không ai chăm sóc, không được hưởng sự yêu thương.  Mẹ từng nói: “Tôi chỉ là cây bút chì của Chúa, để Ngài gởi bức thư tình yêu của Ngài cho thế giới.”

Mẹ Têrêsa đã hội nhập vào nền văn hóa Ấn Độ trong tu phục với tấm khăn choàng sari (trang phục của phụ nữ Ấn) xõa xuống vai và lưng.  Hằng ngày, người nữ tu nhỏ bé như hóa thân thành người bản địa, len lỏi trong những khu ổ chuột nơi thành Calcutta chăm sóc bệnh nhân và người cùng khổ, bất hạnh.  Do vậy, tên Têrêsa của Mẹ đã gắn liền với thành Calcutta.

Các tu sĩ của hội dòng cũng theo gương mẫu Mẹ.  Hội dòng quy định người đầu tiên khi mới đến, muốn gia nhập cộng đoàn đều được mời sang nhà hấp hối, tức là nhà đón tiếp những người sắp chết.  Có một thiếu nữ tìm đến xin gia nhập hội dòng và Mẹ nói với cô: “Con đã nhìn thấy vị linh mục dâng thánh lễ, con đã thấy ngài cầm Thánh Thể trong tay cách cung kính và mến yêu chừng nào, con cũng hãy đi và làm như thế nơi nhà hấp hối, bởi vì con tìm gặp được Chúa Giêsu trong thân thể của người anh em khốn khổ đó.”  Lúc sau, cô trở lại và nói với Mẹ: “Thưa Mẹ, con đã sờ đến thân thể Chúa Kitô suốt ba tiếng đồng hồ.”  Cảm nhận của cô chính là điều Mẹ Têrêsa đã từng thâm tín: “Mỗi người trong số họ, chính là Chúa Giêsu cải trang.”

Hai nét đặc trưng trong đời tu của Mẹ là cầu nguyện – sứ mạng bắt đầu mỗi ngày, trước lúc rạng đông, trước Bí Tích Thánh Thể – và trong ngày là chăm sóc người nghèo nơi các vùng ngoại biên, đã hình thành một chứng từ lôi cuốn biết bao người đồng cảm.  Chỉ riêng các nữ tu với tấm khăn choàng sari ngày nay đã lên tới con số hàng ngàn và hiện diện ở hơn 130 quốc gia.  Việt Nam đã từng là nơi Mẹ 5 lần ghé thăm và hiện cũng đã có đông đảo tu sĩ thuộc hội dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô theo linh đạo của Mẹ.

Thật đáng ngưỡng mộ một nữ tu nhỏ bé đã sáng lập một trong những hội dòng lớn nhất trong Giáo hội hiện thời, nhất là với đường hướng tu trì làm rung động biết bao trái tim con người bất kể màu da, tôn giáo!

Một vị thánh

Mẹ Têrêsa đã sống một cuộc đời thánh thiện và sau khi từ trần đã sớm được Giáo hội tôn vinh là THÁNH.  Ngày 19.10.2003, trong một nghi thức của Giáo hội, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố Mẹ Têrêsa là Chân phước trước 300.000 khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô.  Trong bài giảng, ngài đã gọi Mẹ Têrêsa là “một trong những nhân cách xứng đáng của thời đại chúng ta” và là “hình ảnh của người Samari nhân hậu.”  Ngài nói rằng cuộc đời của Mẹ Têrêsa là “bản tuyên ngôn can đảm của Phúc Âm”.

Ngày 4.9.2016, Mẹ chính thức được tuyên THÁNH.  Mẹ còn tỏ lộ hình ảnh của một vị thánh qua hai phép lạ đã được Giáo hội công nhận.  Phép lạ thứ nhất xảy ra với bà Monica Besra, một phụ nữ bộ tộc Bengali, được chữa khỏi khối u ở bụng nhờ đặt một bức ảnh của Mẹ lên bụng.  Phép lạ thứ hai đến với một kỹ sư người Braxin được chữa khỏi ung thư não bộ khi vợ ông khẩn cầu sự chuyển cầu của Mẹ lên Thiên Chúa.

Một cuộc sống nên thánh đối với Mẹ là một điều bình dị và ai cũng có thể nên thánh.  Mẹ nói: “Thánh không phải là chuyện xa hoa, nghĩa là chỉ dành cho một ít người.  Thánh là bổn phận đơn giản của mỗi chúng ta.  Thánh là nhận bất cứ cái gì Chúa Giêsu ban cho ta và cho Chúa Giêsu bất cứ cái gì Người đòi nơi ta với một nụ cười thật tươi.”

Mẹ cũng phân biệt rạch ròi ơn gọi và công việc: “Nhiều người lầm lẫn công việc và ơn gọi.  Ơn gọi của chúng ta là yêu mến Chúa Giêsu.”  Đắm chìm trong tình yêu Chúa, Mẹ lắng nghe tiếng Chúa dạy và thể hiện những công việc Chúa muốn, như trong thư của Thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi.  Hiện nay tôi sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2,20).

Hình tượng Mẹ Têrêsa Calcutta nơi trần thế đã được khắc họa đúng như Mẹ đã từng thổ lộ: “Theo huyết thống, tôi là người Anbani.  Theo quốc tịch, tôi là người Ấn Độ.  Theo đức tin, tôi là một nữ tu Công giáo.  Theo ơn gọi, tôi thuộc về thế gian.  Theo con tim, tôi hoàn toàn thuộc về Trái Tim Chúa Giêsu.”

Phạm Ngọc

From: Langthangchieutim

THÁNH GIOAN TẨY GIẢ BỊ TRẢM QUYẾT

THÁNH GIOAN TẨY GIẢ BỊ TRẢM QUYẾT

Có những cái chết để lại cho đời niềm thương nhớ khôn nguôi.  Có những sự ra đi làm cho con người thương nhớ, nhắc nhở tên người chết mãi mãi không ngơi.  Có những cái chết khiến người khác trề môi, phỉ nhổ.  Chết là trở về nơi cũ.  Chết là ra đi.  Chết là trở về với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng và tác sinh.  Cái chết của thánh Gioan tẩy Giả mà Giáo Hội mừng kính hôm nay khiến nhân loại phải ghi nhớ, khiến nhiều người thương tiếc, nhưng cũng không khỏi nguyền rủa sự điên rồ, ngạo nghễ và dại gái, khôn nhà dại chợ của Hêrôđê, một vị vua tàn ác và thiếu tư cách làm người.

MỘT CÁI ĐẦU, MỘT SỰ TRẢ GIÁ VÔ BIÊN

Hêrôđê đã đi vào con đường tội lỗi.  Sự dại gái, khôn nhà dại chợ của Hêrôđê đã khiến vị vua này trở nên ngông cuồng điên dại.  Sống trong tội lỗi, tâm hồn của Hêrôđê đã trở nên mù quáng, tối tăm.  Ở trong bóng tối, Hêrôđê đã không còn biết phân biệt đâu là phải, đâu là trái.  Ông đã hành động tùy tiện việc nước, đã ăn chơi, chè chén trác táng.  Ông không còn biết nhận ra sự thật.  Hêrôđê đã cướp vợ của người em mình.  Sự loạn luân không thể tha thứ, đã làm cho Gioan Tẩy Giả phải lên tiếng quở trách nặng lời hành động vô luân của Hêrôđê và Hêrodias, vợ loạn luân của Hêrođê.  Đúng như lời Kinh Thánh nói: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan.  Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng…” ( Ga 1, 6-7 ).

Gioan không phải là ánh sáng, nhưng Gioan tới để minh chứng về ánh sáng.  Vì chứng minh cho Chúa Giêsu là sự thật, là ánh sáng, Gioan đã không bao giờ chịu khuất phục trước những việc chướng tai gai mắt của con người, của xã hội đương thời và của nhân loại.  Gioan đã có lần nói: “Có Đấng đến sau tôi và tôi không xứng đáng cởi giây dép của Ngài.”  Gioan quả thực đã tới trần gian để dọn đường cho Chúa cứu thế.  Làm công tác dọn đường, Gioan đã sống đích thực sứ mạng của vị tiên tri.  Ngôn sứ phải nói lên sự thật và không bao giờ sợ nguy hiểm cho dù công tác của vị ngôn sứ luôn gặp hiểm nguy.  Để làm chứng cho Đấng cứu thế, Ngài đã nói công khai với mọi người khi họ lầm tưởng Gioan là Đức Kitô: “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại.”  Gioan đã lớn lên trong sự minh chứng cho sự thật.  Chống lại hành động loạn luân và dâm dật của đôi dâm phụ Hêrôđê và Hêrodias.  Gioan Tẩy Giả đã phải chấp nhận cái bi đát nhất của cuộc đời ngôn sứ của mình: cái chết.  Hêrôdias vì không chấp nhận sự thật, không chịu nổi lời quở trách của vị tiên tri.  Nên đã căm thù tìm cơ hội khử trừ vị ngôn sứ đầy uy tín.  Với sự nhảy múa cuồng nhiệt nhân ngày sinh nhật, Hêrodiađê đã làm ngây ngất vua Cha.  Cái đầu, là kết quả sự căm tức ngông cuồng của Hêrôdias.  Đầu của vị ngôn sứ Gioan Tẩy Giả đã nằm gọn trong chiếc dĩa trước mặt Hêrôđê.

LỜI CHỨNG ĐÁNG GIÁ NHẤT CỦA NGÔN SỨ GIOAN TẨY GIẢ

Dù biết rằng mình sẽ phải chấp nhận cái bi đát nhất của cuộc đời, Gioan Tẩy Giả vẫn nói lên tiếng nói bất khuất của vị ngôn sứ.  Mọi tiên tri đều phải trả giá cho lời chứng của mình.  Gioan Tẩy  Giả đã sống anh dũng, can trường với lời nói của mình.  Cái đầu phải trả là giá nặng nề và đáng nguyền rủa nhất của vị ngôn sứ sau cái chết chịu đóng đinh nơi thập giá đối với người Do Thái lúc đó.  Gioan Tẩy Giả đã tự xóa nhòa mình để cho Đấng cứu độ lớn lên trong lịch sử nhân loại.  Lời chứng và cái chết của Ngài, đã nói lên sự thật muôn đời là Gioan đã hoàn toàn đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa: “Ngài không sợ hãi, lớn tiếng trước mặt các vua chúa.  Ngài đã hiến mạng sống cho công bình và chân lý.”

Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả xin ban cho chúng con lòng can đảm để chỉ biết nói lên sự thật và làm chứng cho sự thật.  Xin ban cho chúng con biết nhỏ lại với con người yếu hèn, tội lỗi của mình và luôn để Chúa lớn lên trong chúng con.  Xin ban cho chúng con tâm hồn và sức sống của các vị ngôn sứ của Chúa.

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT

THÁNH NỮ MONICA

THÁNH NỮ MONICA

(332-387)

Quan Thầy các bà mẹ Công Giáo)

Lễ Kính ngày 27 tháng 8 hàng năm

 Trần Mỹ Duyệt

Sinh năm 332, tại Thagaste, Numidia thuộc Đế Quốc Roma nay là Souk AhrasAlgeria. Qua đời năm 387 tại Ostia, Ý, Đế Quốc Roma. Thánh nhân được tôn kính trong Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống Tây Phương, Giáo Hội Chính Thống, Cộng Đồng Anh Giáo, và Tin Lành.

Monica cũng được biết tới như vị thánh nữ thành Hippo bởi vì ngài là mẹ của Thánh Augustine, Giám Mục Hippo. Thánh nữ được tôn kính vì nhân đức cao siêu Công Giáo, đặc biệt sự chịu đựng, hy sinh và trung thành với ơn gọi hôn nhân, gia đình.

Năm 22 tuổi, Monica đã kết hôn với Patricius Aurelius lớn hơn Monica 20 tuổi, và là người Roma ngoại đạo lúc bấy giờ nắm giữ một chức vụ hành chính tại Tagaste. Patricus được mô tả là người nóng nảy, có những hành vi ngang tàng, vô đạo, phản ảnh những gì của mẹ ông. ChínhAugustine cũng đã thuật lại rằng Patricius từng hành hung mẹ mình. Thêm vào đó, bà mẹ chồng không ưa gì Monica và thường gây cho thánh nữ không ít rắc rối. Mẹ chồng Monica là người thiếu nhân đức, luôn luôn làm đau khổ và thử thách đức nhẫn nhịn của Monica. Tuy nhiên, Monica vẫn ngày đêm cầu nguyện cho chồng, cho mẹ chồng. Những việc làm phúc, bố thí, cầu nguyện của thánh nữ tuy có làm chồng khó chịu, nhưng ông vẫn giữ được sự kính phục thánh nữ..

Nhờ sự hy sinh, hãm mình và cầu nguyện của thánh nữ, một năm trước khi qua đời, ông Patricius đã được ơn ăn năn trở lại. Qua kinh nghiệm của chính mình, Monica vẫn thường nói với  những phụ nữ không may mắn trong hôn nhân rằng, “Nếu có thể cầm giữ miệng lưỡi mình, chị em không chỉ tránh cho mình khỏi bị bạo hành, mà có thể, một ngày nào đó, hoán cải chồng mình trở nên một người tốt.

Monica có 3 người con, hai con trai là Augustine, Navigius, và một con gái là Perpetua. Khi còn bé, Augustine bệnh nặng, thập tử nhất sinh nên Monica đã xin chồng cho Augustine được rửa tội, nhưng khi Augustine khỏe lại, ông đã rút lại sự cho phép này. 

Niềm vui mừng và sự nhẹ nhàng của bà khi thấy con được khỏe lại, nhưng nó lại là điều khiến bà buồn vì sự lười biếng, bê tha của con mình. Còn nhỏ Augustine được gửi tới trường tại Madauros. Khi lên 17 tuổi, Augustine bắt đầu học về khoa tu từ học tại Carthage. Trong thời gian này, Augutine còn tin theo dị giáo Mani theo thuyết Nhị Nguyên (Macichaenism) và tằng tịu với một cô nhân tình. Biết điều này, Monica đã đuổi con ra khỏi nhà, tuy nhiên vẫn nghĩ đến tương lai con và hằng cầu cho con được trở lại và làm hòa với thánh nữ.   

Sau này Augustine đã trở nên một học giả và giáo sư, nhưng cuộc sống phóng đãng của ông mang đến cho người mẹ không ít tủi nhục. Một lần bà đã đến gặp một vị giám mục, và vị này đã khuyên bà: “Người con của những giọt nước mắt của mẹ sẽ không bị hư mất”. Trong suốt mười năm, Augustine sống với một cô nhân tình, Augustine đã trốn bà đến Roma, nghe vậy thánh nữ cũng đã đến Roma tìm con, nhưng khi đến nơi thì Augustine đã rời đi Milan. Không bỏ cuộc, thánh nữ lại tìm đến Milan. Trong thời gian dạy học tại Milan, Augustine đã gặp được Tổng Giám Mục Ambrosio, và với lới giảng khuyên của ngài, Augustine đã trở về với Giáo Hội sau 17 năm liên lỷ được mẹ luôn cầu cho mình. Lễ Phục sinh năm 387, Augustine cùng với con mình là Adeolatus được rửa tội tại thánh đường thánh Gioan tại Milan, lúc ấy Augustine được 33 tuổi.

Hai mẹ con vui mừng được 6 tháng tại Rus Cassiciacum (nay là Cassago Brianza). Sau ngày Augustine trở lại với niềm tin Phúa Âm và trở thành tín hữu Công Giáo, hai mẹ con đã lên đường về tại Phi Châu. Khi hai người dừng lại ở Civitavecchia và Ostia, thánh nhân đã qua đời tại Ostia hưởng dương 55 tuổi. Trước khi nhắm mắt, Monica đã nói với con là Augustine: “Hỡi con. Giờ đây không có gì trên thế gian có thể làm mẹ sung sướng. Mẹ không biết còn gì mẹ phải làm, hoặc tại sao mẹ vẫn còn ở đây, vì tất cả mọi điều hy vọng của mẹ giờ đây đã được thực hiện.”

Thánh nữ được an táng tại Ostia. Xác thánh của bà ở thế kỷ thế 6 đã được giữ kín tại thánh đường Santa Aurea ở Osta gần bên một thánh Aurea thành Ostia. Năm 1430, Giáo Hoàng Martin V ra lệnh đem hài cốt của Thánh nữ về Roma, và từ đó rất nhiều phép lạ do lời cầu bầu của thánh nhân.

Kinh cầu Thánh Monica

Lạy Thánh Monica,

Con cần lời cầu xin của người.

Con đang đau khổ, bị dày vò, và vô vọng.

Con rất ước mong con của con được trở về với Giáo Hội, được ơn ăn năn sửa mình, nhưng con biết con không thể làm được việc ấy một mình.

Con cần sự trợ giúp của Thiên Chúa.

Xin cùng với con cầu xin sức mạnh của Chúa ban tràn trên đời sống con của con.

Xin Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn con của con, chuẩn bị một con đường trở về, và xin hoạt động của Chúa Thánh Thần tác động trong đời sống của con con.

Amen.   

From: Vuisongtrendoi gởi

Thánh nữ Mô-ni-ca

Thánh nữ Mô-ni-ca

Lễ nhớ bắt buộc

Tiểu sử 
Thánh nữ sinh năm 331 tại Ta-gát, Châu Phi, trong một gia đình theo Ki-tô giáo. Lúc còn thanh xuân, thánh nữ đã kết hôn với anh Pa-tri-xi-ô và sinh được những người con, trong đó có thánh Âu-tinh. Khi Âu-tinh mất đức tin, thánh nữ đã dâng những dòng lệ tựa những lời cầu nguyện âm thầm lên Thiên Chúa. Khi thấy Âu-tinh trở lại, thánh nữ đã tràn ngập vui mừng. Người không còn gì để chờ đợi ở trần gian này nữa, Thiên Chúa đã gọi người về ở Ốt-ti-a, năm 387, khi người đang sửa soạn trở về Châu Phi, quê hương của người. Thánh nữ là tấm gương sáng chói cho những người làm mẹ : nuôi dưỡng lòng tin bằng lời cầu nguyện và chiếu toả ra bên ngoài bằng các nhân đức.

Thầy Bạch gởi