Hôm nay là Hồ Duy Hải ngày mai sẽ đến lượt bạn. Nếu đời bạn có tránh được thì chưa chắc đời con, đời cháu bạn có thể tránh được.
Hoai Linh Ngoc Duong
CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CỦA NÔ LỆ.
Ở Mỹ cũng như ở các nước pháp trị khác nếu nhân viên chấp pháp tiến hành điều tra sai trình tự luật pháp thì luật sư của bị cáo có thể kiện ra tòa và cho dù có bằng chứng thực sự thì bị cáo vẫn được tuyên vô tội và được phóng thích.
Do quy định nghiêm ngặt như thế nên các nhân viên chấp pháp phải hết sức tuân thủ tiến trình này nếu không muốn bị cáo thoát tội. Và các luật sư bị cáo đêm về ngồi vắt óc suy nghĩ xem bên cảnh sát, công tố có làm sai bước nào hay không.
Thế nhưng với nền tư pháp Việt Nam thì lại có chuyện “Kỷ luật công an sai. Nhưng không thay đổi bản chất vụ án”.
Đây là lập luận của xứ luật rừng. Khi ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp ở chung một nhà.
Trong tiến trình điều tra nếu công an ngụy tạo chứng cớ thì đó không còn là chứng cớ, nếu xác định sự ngoại phạm về thời gian của bị cáo sai thì bị cáo không thể có mặt tại hiện trường vào thời điểm gây án. Và như thế nghi phạm không thể là thủ phạm. Còn thủ phạm thật sự là ai thì phải tiến hành điều tra lại từ đầu.
Không thể vì không tìm ra thủ phạm thực sự mà có quyền dùng kẻ chết thế.
Tuy nhiên đây là cái giá phải trả của người dân Việt Nam.
Khi họ không xuống đường bất tuân dân sự để tạo ra đối lập, tam quyền phân lập ,tư pháp độc lập thì họ sẽ bị xem là những kẻ chết thế cho con cái của những kẻ có quyền có chức.
Trong chiến tranh họ sẽ là những con tốt bị nướng đầu tiên, con cái quan chức sẽ đi du học chờ ngày về tiếp quản quyền lực sau khi chốt đã nướng xong.
Trong hòa bình, nếu có một vụ án mạng do con quan là thủ phạm, họ sẽ hình nhân thế mạng để dẹp yên dư luận.
Hôm nay là Hồ Duy Hải ngày mai sẽ đến lượt bạn. Nếu đời bạn có tránh được thì chưa chắc đời con, đời cháu bạn có thể tránh được.