Lê Tuấn Nghĩa to PHẢN BIỆN ĐỂ ĐẤT NƯỚC TIẾN BỘ, PHẢN BIỆN LÀM CHO XÃ HỘI CÔNG BẰNG,DÂN CHỦ V
BỨC TRANH ĐÀN LỢN TRANH ĂN
Đỗ Ngà
Kể từ sau hội nghị Thành Đô năm 1990, vào tháng 6 năm 1991, ông Đỗ Mười lên làm tổng bí thư thì vào tháng 11 cùng năm ông ta sang Tàu chầu Giang Trạch dân 6 ngày. Lúc đó Giang Trạch Dân chỉ mới giữ chức Tổng Bí Thư, chưa giữ chức Chủ Tịch nước.
Vào tháng 3 năm 1993, Giang Trạch Dân thâu tóm thêm ghế Chủ Tịch nước từ tay Dương Thượng Côn thì tháng 11 cùng năm, Lê Đức Anh sang chầu Giang 7 ngày.
Tháng 11 năm 1995, Đỗ Mười lại một lần nữa sang chầu Giang Trạch Dân 7 ngày và sau đó, năm 1996 khi đại hội đảng lần thứ 8, ông Mười ngồi lại ghế tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ nữa.
Đến tháng 12 năm 1997, Đỗ Mười nhường ngôi lại cho Lê Khả Phiêu thì 2 tháng sau, Lê Khả Phiêu sang Tàu chầu Giang Trạch Dân 5 ngày.
Đầu tháng 4 năm 2001, Nông Đức Mạnh sang chầu Giang Trạch Dân 7 ngày và về nhà, 12 ngày sau là ông ta được “trúng cử” vào chức tổng bí thư. Khi lên được tổng thí thư, thì cuối tháng 11, đầu tháng 12 cùng năm, ông Mạnh sang Bắc Kinh chầu Giang Trạch Dân 5 ngày.
Tháng 11 năm 2002, Hồ Cẩm Đào lên nắm chức tổng bí thư Tàu, và tháng 3 năm 2003, Hồ tiếp quản luôn chức chủ tịch nước từ người tiền nhiệm Giang Trạch Dân, thì ngay đầu tháng 5 năm 2003, Nông Đức Mạnh lên đường sang Bắc Kinh diện kiến Hồ Cẩm Đào. Và sau đó 2 năm, đến tháng 7 năm 2005, Trần Đức Lương cũng phải mang áo mão sang chầu Hồ Cẩm Đào 5 ngày.
Vào tháng 2 năm 2006, Nông đức Mạnh tái đắc cử chức tổng bí thư thì vào tháng 8 năm này, ông ta lại sang Tàu chầu Hồ Cẩm Đào năm ngày nữa. Trong ngiệm kỳ 2, Nông Đức Mạnh còn có thêm một lần nữa sau Bắc Kinh chầu, đó là vào năm 2008. Chuyến này ông Mạnh chầu đến 7 ngày mới về. Ngoài ra, năm 2006, Nguyễn Minh Triết khi đắc cử chức chủ tịch nước thì năm 2007 ông ta cũng phải mang áo mão sang Tàu chầu Hồ Cẩm Đào 4 ngày.
Tháng 1 năm 2011, Nguyễn Phú Trọng lên làm tổng bí thư thì tháng 10 cùng năm, ông lên đường sang chầu Hồ Cẩm Đào 5 ngày. Đến tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình lên thay Hồ Cẩm Đào làm Tổng Bí thư, đến tháng 3 năm 2013 ông Tập thâu tóm luôn chức chủ tịch nước. Thì tháng 6 năm 2013, Trương Tấn Sang sang chầu Tập Cận Bình 3 ngày. Sau đó 2 năm, đến tháng 4 năm 2015, Nguyễn Phú Trọng sang chầu Tập Cận Bình 4 ngày.
Đầu năm 2016, Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức tổng bí thư, thì đầu năm 2017 ông ta sang chầu Tập Cận Bình 4 ngày. Tiếp sau Nguyễn Phú Trọng thì tháng 5 năm 2017, Trần Đại Quang cũng sang chầu Tập.
Xâu chuỗi lại, chúng ta thấy rất rõ rằng, từ sau Hội Nghị Thành Đô, các tổng bí thư và chủ tịch nước Việt Nam khi lên ngôi đều phải có nhiệm vụ sang Tàu trình diện. Và khi vua Tàu mới lên ngôi, thì tổng bí thư và chủ tịch nước Việt Nam phải sang Tàu trình diện. Đó là thực tế. Từ hình ảnh đó cho thấy, Bắc Kinh đã kiểm soát hoàn toàn ĐCS Việt Nam.
Thủ đoạn của Tàu đối với Việt Nam là rất rõ ràng. Về mặt chính trị, họ đã tạo thành một mối quan hệ chủ tớ xuyên suốt từ năm 1990 đến nay. Không biết họ đã kiểm soát kẻ đứng đầu đảng và nhà nước CS Việt Nam thế nào mà thực tế là, những người này vẫn cứ đều đều sang Tàu trình diện. Đấy là về nhính trị, còn về kinh tế thì rõ ràng, với vai trò nắm gần như toàn bộ thị trường nguyên liệu của nền kinh tế Việt Nam, thì chúng ta thấy rõ ràng làTàu đã biến nền kinh tế Việt Nam thành một cây sống bám vào nó. Bắc kinh cho chết là chết, cho sống là sống.
Trong tình cảnh bị Mỹ gây chiến tranh công nghệ và chiến tranh thương mại nhằm cô lập, thì rõ ràng Tàu Cộng ngày càng cô đơn. Trong tình cảnh đó, Tàu sẽ càng siết người anh em cùng ý thức hệ dính chặt vào nó. Sát Tàu Cộng hiện có 2 nước cùng ý thức hệ với nó, đó là Việt Nam và Bắc Hàn. Bắc Hàn thì dù nghèo nhưng trong tay có hạt nhân là át chủ bài nên nó có thể bướng bỉnh với Bắc Kinh được. Còn Việt Nam? Trong tay không nắm được con bài chủ nào nên chỉ có thuần phục để tồn tại. ĐCS không có sự chọn lựa. Thực tế, ĐCS Tàu đã nhốt được ĐCS Việt Nam như nhốt đàn lợn vào một cái chuồng kiên cố. Đàn lợn này không thể nào thoát ra được.
Đầu năm 2021 ĐCS Việt Nam sẽ tổ chức một đại hội ăn chia. Trước thềm đại hội, các phe cánh đánh nhau loạn xạ để giành ăn. Bắc Kinh như chủ chuồng, dù cho đám heo trong chuồng có đánh nhau thế nào thì cuối cùng chúng cũng ở trong chuồng mà gã chủ đã dựng lên mà không thể thoát ra được. Thậm chí, cắn nhau càng dữ, Bắc Kinh càng mừng. Vì rõ ràng với đàn heo càng ưa cắn xé nhau thì chúng càng không thể đủ sức mạnh xé bỏ cái chuồng để giải thoát cho mình. Vậy nên, dù đánh nhau khốc liệt thế nào thì cuối cùng, con heo chiến thắng vẫn mang áo mão sang Bắc Kinh chầu thiên triều mà thôi, không khác được. Vì heo trong chuồng mà dám cứng đầu với chủ thì sẽ bị thịt không thương tiếc.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
http://baochinhphu.vn/…/Chuyen-tham-Trung-Quoc-cua…/8715.vgp
https://zingnews.vn/nhung-chuyen-tham-cap-cao-viet-trung-ga…