BI KỊCH THẬT SỰ CỦA TỘI LỖI

BI KỊCH THẬT SỰ CỦA TỘI LỖI

Bi kịch thật sự của tội lỗi thường là người bị tội lỗi chống lại, cuối cùng lại trở thành tội nhân, họ giáng xuống người khác điều mà họ từng phải gánh chịu.  Có những điều nghịch lý trong chúng ta, bằng cách nào đó khi chúng ta bị tội lỗi chống lại, chúng ta thường có khuynh hướng tiếp nhận tội lỗi, cùng với sự yếu đuối nơi tội lỗi phát ra, sau đó là cuộc chiến đấu để không hành động cùng một cách thức sai phạm như vậy.  Thắng lợi chủ yếu nhất của tội lỗi là lần đầu tiên bị tội lỗi chống lại, chúng ta thường trở thành những tội nhân.

Chúng ta hiểu điều này, ở dạng sơ đẳng nhất, họ bị ảnh hưởng từ những “nghi thức chào đón” tàn bạo nào đó (chào đón thành viên mới, sinh viên mới) mà họ đã trải qua.  Từ đội bóng trường cấp ba, liên đoàn trường cao đẳng đến một số trường huấn luyện quân sự nào đó, chúng ta thấy nghi thức chào đón tàn bạo được dùng như nghi lễ khởi đầu.  Điều thú vị là những người đã trải qua điều đó thường không thể chờ đến lúc họ giáng xuống người khác điều đó.  Đã chịu đựng những điều tàn bạo, bạo tàn sẽ nảy sinh trong họ.

Có một chân lý trong các trường tâm lý học cho rằng, mọi kẻ ngược đãi đều từng bị lạm dụng trước đó.  Hầu hết đều đúng vậy.  Những kẻ bắt nạt là những người đã bị bắt nạt, người tàn bạo đều đã từng là những nạn nhân, người ngoài cuộc gay gắt xa lánh (trong sự kiêu ngạo, chúng ta gọi họ là “kẻ thua cuộc”) chính là người đã bị loại trừ một cách cách bất công.  Điều gì tạo ra một người ngoài cuộc?  Việc gì làm nên một kẻ hung tàn?  Thực tế, điều gì tạo thành một kẻ giết người hàng loạt?  Phải có điều gì đó đã xảy ra với trái tim họ, khiến họ trở thành một chiến binh mệt mỏi cầm lấy khẩu súng tấn công, và bắt đầu bắn vào những đứa trẻ không nơi nương tựa?

Bệnh tâm thần thường là một yếu tố, không nghi ngờ gì, nhưng có nhiều yếu tố khác mà phần lớn trong đó, chúng ta không đủ can đảm để thành thật đối diện.  Sự phán xét tức thời của chúng ta về thủ phạm của cuộc bắn phá hàng loạt, hay vụ khủng bố bom cách tự nhiên nhất thường thể hiện theo cách này: “Tôi hi vọng hắn bị thiêu trong địa ngục!”  Điều sai với phản ứng đó, là không hiểu rằng người ấy đã bị thiêu trong những địa ngục cá nhân, và hành động khủng khiếp này là một nỗ lực để thoát khỏi địa ngục hoặc ít nhất là đẩy nhiều người như ông cùng vào địa ngục.  Cái mà phần lớn các thủ phạm của bạo lực muốn làm là phá hủy thiên đường đối với những người khác, kể từ khi họ cảm thấy mình đã bị tước mất thiên đường một cách không công bằng.  Dĩ nhiên không phải lúc nào điều đó cũng đúng, vì bệnh tâm thần và mầu nhiệm tự do của con người cũng được sử dụng, nhưng nó đúng đủ để thách thức chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết rõ ràng hơn về lý do tại sao có những người lại mang một trái tim gay gắt, bạo lực trong khi những người khác lại nhã nhặn, yêu thương.  Điều gì nắn đúc nên một trái tim?  Điều gì làm con người ta nên gay gắt hay nhã nhặn?

Tội lỗi và ân sủng hình thành nên tâm can con người, trước hết làm biến dạng và sau đó lại chữa lành.  Tội lỗi, những điều riêng của chúng ta không ít hơn những người khác, gây tổn thương người khác và bảo vệ chính mình khỏi những bệnh hoạn bên trong bởi vì chúng ta đã đổ lên người khác bệnh tật của chúng ta, làm người đó trở nên yếu đuối.  Ân sủng thì ngược lại.  Nó giải phóng người khác khỏi những đau yếu mà họ phải chịu đựng cách bất công, giúp họ từ gay gắt trở nên hiền hòa, xoa dịu tận gốc rễ những tổn thương của họ.

Vì vậy, chúng ta cần ngưng hành động phân cấp mọi người là “người chiến thắng” hay “người thua cuộc” như thể họ phải chịu trách nhiệm một mình về sự thành công hay thất bại của họ.  Không có nhiều Mẹ Têrêxa, tôi nghi ngờ đã bị lạm dụng cách tổn thương khi còn trẻ.  Không có nhiều Thánh Phanxicô đã chịu đựng sự nhạo báng làm suy nhược như những đứa trẻ nhỏ đã bị “ném đá” trên Facebook hay nhạo cười vì sự xuất hiện của chúng.  Sự tàn ác hay ân sủng như Leonard Cohen đưa ra, cả hai đều đến với chúng ta cách không xứng đáng.  Và sau đó chúng in dấu vào tâm lý và thậm chí cả cơ thể chúng ta nữa.  Làm thế nào chúng ta tự mang mình, hình dáng cơ thể chúng ta.  Làm thế nào chúng ta lan tỏa tinh thần, sự tự tin, nỗi xấu hổ, lòng quảng đại hay tính nhỏ nhen, khả năng thể hiện yêu thương hay sự kháng cự tình yêu, bao nhiêu lời chúc phúc, bao nhiêu điều chúc dữ của chúng ta… phụ thuộc rất nhiều vào ơn lành bất xứng hay sự nguyền rủa chúng ta đã lãnh nhận.  Điều đó thể hiện những ân sủng bất xứng hay những bạo tàn mà chúng ta đã trải qua.

Phải thú nhận rằng, điều này vẫn mang màu sắc của mầu nhiệm sự tự do của con người.  Một vài việc Mẹ Têrêxa làm xuất phát từ nền tảng việc lạm dụng, và một số điều Thánh Phanxicô đã chịu đựng tính bạo lực và bị bắt nạt khi còn là một đứa trẻ và chưa trở thành một trong hàng triệu người chữa lành thương tích, đã biến những tội lỗi của chính họ thành ân sủng chữa lành mạnh mẽ.  Đáng tiếc thay, họ là ngoại lệ chứ không phải thường lệ, và sự vĩ đại của họ, hơn bất kỳ điều gì khác, nằm trong những thành tựu đúng đắn đó.

Có nhiều thách thức đối với chúng ta trong vấn đề này: Trước hết, chúng ta không được để cảm xúc lôi kéo chúng ta vào việc xét đoán điều mà chúng ta mong muốn thấy ai đó bị “thiêu trong ngục.”  Thứ hai, chúng ta nên giảm bớt sự tự mãn, tính kiêu căng của mình đối với những người mà chúng ta gọi là “kẻ thua cuộc.”  Tiếp đến, chúng ta cần phải học biết rằng thử thách căn bản của nhân tính và tinh thần là không để người khác vì chúng ta mà phải chịu đựng những gì chúng ta đã trải qua do lỗi lầm và bạo lực mà một vài người nào đó đã gây ra cho chúng ta.  Cuối cùng, hiểu một cách sâu xa về những gì trong cuộc sống không dẫn chúng ta đến việc biết ơn một cách sâu sắc hơn đối với Chúa và với tất cả mọi người, những người xứng đáng cũng như không xứng đáng có tình yêu và khả năng thiên bẩm của chúng ta.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

From: Langthangchieutim

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay