CHUYỆN ĐỜI Ở HÀNH LANG BỆNH VIỆN…- Tác giả : Trần Linh

Công Tú NguyễnChuyện tuổi Xế Chiều 

Tác giả : Trần Linh

Khi mẹ nằm truyền, mình đi ra ngoài và hỏi thăm người đàn bà mà mình thấy đã ngồi đó rất lâu:

– Trễ rồi sao cô chưa về?

– Cô chưa có tiền đóng để mua dây, mua…vì mai tới ngày chạy thận.

– Cô đóng nhiêu ạ?

– 260 đồng. Sáng nay cô lấy 100 tờ vé số, bán được 50 tờ, còn 50 tờ nhờ bà kia bán mà chắc chưa hết nên chưa đưa tiền qua….

…Cô ở một mình, tối trải ghế bố ngủ ngoài kia, cả ngày đi bán vé số kiếm tiền trị bệnh.

– Để con đi đóng cho cô nha.

– Con giỡn chơi hà.

Mình vào phòng tìm y tá hỏi thăm. Bạn í ngạc nhiên:

– Ủa, cô Hường không có người thân mà. Chị quen gì với cô?

– Chị không quen, nhưng chị muốn đóng cho cô ấy. Một tháng cô hết bao nhiêu em hén?

– Dạ, một tháng 2,5 triệu. Chị đóng một tháng luôn hay mấy trăm ngàn thôi?

…..

Mình suy nghĩ, vì mình chỉ đưa mấy triệu để lo cho mẹ, nếu đóng cho cô mà lỡ Bs nói đóng thêm gì cho mẹ thì không đủ. Thế là, mình đi hỏi xem mẹ còn gì phải đóng tiền,  bạn nói không…Mà mình còn thẻ nữa.

– Em ơi, chị đóng luôn cho cô ấy 2 tháng. 5 triệu nha.

Bạn y tá ngạc nhiên nhìn mình, hỏi lại có đúng không. Mình gật đầu. Bạn cho tờ giấy đóng tiền, thế là mình vội chạy đi đóng ở dãy nhà khác – kịp để về chăm mẹ.

Ôi trời, mình không tưởng tượng được khi đưa biên lai cho cô ấy. Cổ đâu tin, đọc đi đọc lại tên mình xem có đúng không, rồi đọc số tiền…Là thiệt rồi, cổ thốt lên vậy…

…Rồi cổ khóc, khóc ngon ơ như có gì chất chứa trong lòng, nay được tuôn ra ngoài – người đàn bà bán vé số mang bệnh mà không có người thân – 2 tháng tới đây, chắc vơi đi khó nhọc nhiều lắm!

Rồi cũng trên dãy hành lang ấy, có cô kia đã níu tay mình:

– Cô ơi, đỡ tui dậy đi vệ sinh được không? Bị mệt và choáng nên tui không ngồi lên được.

– Cô không có ai đi cùng à?

– Con tui nó bận hết rồi, tui đi một mình.

Thế là mình đỡ cô dậy, dìu cô đi. Vào nhà vệ sinh, ngay cả quần cô cũng không kéo nổi. Mình lại loay hoay giúp cô, đứng đó cho cô nắm vào tay vì ngồi không vững.

Cô đi xong, mình chùi rửa sạch sẽ cho cô rồi dìu ra ngoài. Cô nói, sáng giờ chưa ăn gì, muốn đi mua mà không bước được.

Thế rồi mình lại chạy đi, mua 2 hộp sữa Ensure mang về cho cô 1 hộp, cô vé số 1 hộp. Mình nói, cô đưa số điện thoại con của cô, con gọi.

Cô đọc số, mình gọi và nghe giọng con trai.

– Em ơi, mẹ em yếu lắm, em vào lo cho mẹ.

Giọng bên kia gắt lên:

– Đã vào đó là có bác sĩ, y tá, không ai lo hay sao mà đưa số cho chị gọi.

– Ủa em, dù có ai đi nữa thì mẹ em cũng phải có người nhà chứ.

– Chiều tối xong việc mới vào được, chị chuyển máy cho mẹ tôi đi.

Mình muốn chửi ghê trời, nghe cái giọng điên hết cả người, nhưng rồi sợ cổ buồn, nên thôi.

– Tui có 2 đứa con, một trai, một gái. Trai có vợ rồi, còn gái thì chưa lập gia đình. Tụi nó bận lắm, muốn nhờ cũng khó.

…Rồi cô lại nói mình dìu nằm xuống ghế, đợi khỏe tí rồi tui ra phòng cấp cứu.

Lòng mình xót xa quá đỗi, chạy vội vào canh chừng mẹ:

– Cha mi, đi đâu nãy chừ để mẹ trông.

…Mình ỏn ẻn, nói con đi nhiều chuyện ở ngoài kia. Mẹ mệt, nhưng mẹ cười rất tươi…Mình nhìn mẹ – rồi lại nghĩ đến những người đàn bà nơi góc hành lang bệnh viện…

     Có vào viện mới hiểu lòng con cái …

Tác giả : Trần Linh


 

ĐỀ TÀI VỀ ĐÀ NẴNG CUỐI THÁNG 3,1975 – BS PHÙNG VĂN HẠNH

 BS PHÙNG VĂN HẠNH

Đề tài về Đà Nẵng cuối tháng 3, 1975 được nhiều người viết. Tác giả bài viết dưới đây, Bác Sĩ Phùng Văn Hạnh, một đàn anh thân thương và tài giỏi, từng hướng dẫn các SV Nội Trú năm thứ Sáu của ĐH YKH thực tập môn chỉnh hình tại Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Đà Nẵng. Bs. Phùng Văn Hạnh tốt nghiệp YK Saigon năm 1961, cùng năm với quý thầy Phùng Hữu Chí, Vũ Công Thưởng, Nguyễn Văn Tự, và với Bs. Vĩnh Toàn (anh đầu của Vĩnh Chánh).

Bs. Phùng Văn Hạnh bị CS bắt vào tù 12 năm vì chỉ trích chế độ CS. Sau khi được về nhà năm 1988, Bs. Hạnh vượt biên liền trong cùng năm, và được tàu Pháp của nhóm Médecins Sans Frontières (trên tàu có sẵn Bs. Lê Trang Châu đi cứu người vượt biển) vớt ngoài Biển Đông, định cư tại Montreal năm 1989. Tại cộng đồng này, Bs. Phùng Văn Hạnh là một khuôn mặt hoạt động tốt đẹp trong Văn Bút Hải Ngoại và trong các hội đoàn chống cộng. Dưới văn danh Khánh Giao, Bs, Phùng là tác giả của nhiều sách và thơ, như Tình Yêu Hiện Sinh, Một Kiếp Người, Một Hạt Đậu Hai người Khiêng, Quê Hương, Nhật Ký Một Bạn Tù…

Bs. Phùng Văn Hạnh từng hiện diện 2 lần tại Đại Hội YKH HN. BBT chọn đăng “Đà Nẵng Những Ngày Cuối Tháng 3 1975”, như một tưởng nhớ đến một người Thầy kính mến, một Đàn Anh tận tụy truyền dạy y khoa cho các thế hệ đàn em và một chiến sĩ chống Cộng nặng tình với quê hương. Bs. Phùng Văn Hạnh tạ thế tháng 11, năm 2021, tại Montreal.

                           ***

Đà Nẵng những ngày cuối tháng Ba 1975

 Sau khi thỏa hiệp Paris ký kết, Mỹ xuống thang chiến tranh. Dân sự bị thương cũng giảm. Các bác sĩ AMA giảm dần. Ban mê Thuột rồi Pleiku mất. Cao nguyên di tản. Quảng trị, Thừa thiên mất. Những ngày cuối tháng ba, 1975, Đà- nẵng đầy người chạy giặc. Cộng sản có biết tại sao mà lắm người sợ họ thế? Ông bác tôi đã từng nếm mùi trại giam cộng sản, đã đứng tim chết khi nghe cộng sản trở lại. Cha tôi cũng thế. Lính khắp nơi ùn về đầy đường. Tôi gặp một tiểu đội Địa phương quân. Họ vẫn còn kỷ luật lắm. Anh tiểu đội trưởng đi đầu, súng mang trên vai. Các đội viên đi hàng một, mũi súng chúc xuống đất. Chắc họ từ một đồn nhỏ ở ngoại ô vào thành phố. Mắt họ buồn và sợ sệt. Họ đi mất hút ở cuối đường. Có súng nổ lẻ tẻ. Xe tăng, súng ca-nông bỏ lại trên đường phố. Dân sự di tản từ Quảng Trị, Huế, Quảng Tín, Quảng Ngãi, ngủ trên lề đường

 Một thiếu phụ gia tài chỉ là đôi thúng gánh trên vai. Trong mỗi thúng là một em bé 2 đến 4 tuổi. Rất nhiều gia đình đã đi bộ vượt đèo Hải vân 20 km đường dốc núi. Bên Sơn Chà xe nhà binh nghẹt đường. Ngoài bờ biển, bến cảng mọi người ùn ra tìm ghe để có thể ra tàu lớn đậu ngoài khơi. Gia đình tôi lên phi trường. Lúc gần đến, gặp cả đoàn xe cộ của một ông tướng sư đoàn cũng chạy giặc, phải tránh ra bên đường, nhường cho họ qua. Ngay cổng phi trường, xe dân sự sắp hàng dài hai bên đường. Chỉ đi bộ vào cổng. Một ký giả ngoại quốc chận tôi lại phỏng vấn. Tôi đã nói gì, bây giờ chẳng nhớ. Song một người bạn ở Thụy sĩ lúc đó có thấy tôi xuất hiện trên truyền hình. Máy bay hàng không dân sự đã ngừng bay. Một nhóm người thiện chí đứng ra liên lạc với Saigon. Họ tổ chức ra máy bay trong trật tự. Có hai chuyến cất cánh suông sẻ. Song Việt cộng bắt đầu pháo kích vào phi trường. Mọi người tìm chỗ núp, rồi ùn ùn rời phi trường vì Saigon cho biết là máy bay không ra nữa. 

Chúng tôi đi bộ về nhà. Nửa đường gặp xe của một nha sĩ bạn. Anh ta chở gia đình tôi về đến nhà. Súng lính vất lại, nghẹt cả đường cống sâu trước nhà. Vào nhà, vợ tôi chia cho mỗi đứa con một xách áo quần và một ít tiền. Tất cả quì xuống trước bàn thờ Chúa. Nhà tôi dặn: “đang loạn lạc như thế nầy, chúng ta có thể bị ly tán. Nếu may ra các con đi chung với nhau, nhớ đứa lớn che chở đứa bé. Anh em nhớ yêu thương nhau”. Thấy cảnh đau lòng, tôi rời nhà lên bệnh viện, định phi tang những bài viết chống cộng mà tôi bỏ lại ở văn phòng, trong ấy có một bài đả kích Hồ chí Minh. Vào hành lang, thấy người ta nằm la liệt. Kẻ thủng bụng, ruột lòng thòng. Người bể đầu, gãy tay chân, băng quấn sơ sài, đẫm máu. Một bạn giáo sư trung học, ôm chầm lấy năn nỉ:

“vợ tôi bị bắn thủng ruột đã 6 giờ rồi, chưa được ai chăm sóc”. Lúc ấy nhà thương không còn một bác sĩ nào cả. Tôi ghé văn phòng làm việc trống trơn, huỷ diệt bức thư điều trần, đưa kế sách cứu miền Nam, và những bài báo chống Cộng do tôi viết. Tôi xé nhỏ, bỏ vào nhà cầu và dội nước. Xong tôi vào khu giải phẫu. May sao nhân viên còn tại chỗ một nửa. Tôi cho mang vợ người bạn vào mổ. Sau đó các ca khác lại tuần tự mang vào. Chiều hôm đó BS Phạm văn Lương vào phòng mổ thăm tôi. Tôi hỏi sao không lo trên BV Duy Tân mà xuống đây. Ông y tá trưởng nói nhỏ vào tai tôi là BS Lương nay làm thị trưởng, đi thị sát BV toàn khoa đó. Sau nầy tôi mới biết là BS Lương được tỉnh hội Phật Giáo đưa lên làm thị trưởng Đà-Nẵng trong những ngày cuối tháng ba, 1975(đài BBC có loan tin).

Một mình mổ đến chiều hôm sau thì ông y tá trưởng gõ cửa phòng mổ và nói: “có ông sĩ quan cách mạng nói bác sĩ hãy ngừng mổ cho dân sự, và mổ cho các chiến sĩ cách mạng bị thương”. Hỡi ôi, thế là cộng sản đã vào thành phố! Tôi nói với ông y tá trưởng là cứ ca nào nặng thì đem vào trước, không phân biệt dân sự, cách mạng. Đó là va chạm đầu tiên mà sau này tôi bị kiểm điểm là có lập trường nhân đạo chung chung, không có quan điểm cách mạng. Chừng 10 ngày sau, thì các bác sĩ cách mạng ở trên núi xuống tiếp thu bệnh viện. Lúc đó các ca cấp cứu đã giải quyết xong. Cả khu giải phẩu nhận giấy khen của Ủy ban quân quản Đà-nẵng là đã có công trong sự ổn định y tế thành phố.

Các bác sĩ bị kẹt lại dần dà đến nhận việc và được gọi là lưu dung. Xưa kia đi làm hơi tùy tiện vì đôi khi phòng mạch tư nhiều khách. Nay ai đến cũng đúng giờ. Bắt đầu là giao ban, toàn thể bác sĩ họp lại với bác sĩ giám đốc để trình bày phiên trực ngày hôm trước, nghe chỉ thị mới và phê bình những thiếu sót nếu có. Cách làm việc nặng phần trình diễn, phí phạm thì giờ. Sau giao ban, đi khám bệnh phòng rồi đi mổ những ca lên chương trình từ cuối tuần trước. Có điều đặc biệt là bác sĩ cách mạng chuồn đâu mất lúc 10 giờ sáng. Tìm không ra. Sau này hỏi ra mới biết đó là thói quen đã có tự ngoài Bắc. Vì sáng không ăn, hoặc ăn ít nên 10 giờ đói, phải tìm chỗ kín nằm nghĩ. Có một bác sĩ thuốc mê đã được đào luyện ở Tiệp khắc, được nhân viên phòng mổ cho ăn xoài. Anh ta trầm trồ khen ngon hết lời vì chưa bao giờ nếm thử trái cây ngon như thế. Một anh khác kể là ngày Tết được chia bồi dưỡng một gói tiêu nhỏ. Về nhà rủi làm đổ. Phải thắp đèn lên kiếm từng hạt. Họ nói ở ngoài Bắc nghe tuyên truyền là trong Nam cực khổ lắm. Bây giờ mới tỉnh ngộ. Vào Saigon chơi về, họ khoe là như ra ngoại quốc. Nói là phồn vinh giả tạo, song toàn là đồ thiệt đẹp và tốt.

Những ngày đầu tháng tư, 1975, các bác sĩ VC trên núi về, tiếp thu TTYTDK Đà-Nẵng và Bệnh viện Đức. Họ chỉ lo về hành chánh, chứ chuyên môn thì đợi các bác sĩ Hà-Nội vào. Về giải phẫu thì họ chỉ đứng xem Vài người tỏ ra hiếu học, vào phụ mổ với các bác sĩ lưu dung. Tôi nhớ có Bác sĩ cấp bực Đại úy, vào phụ tôi để tái tạo một ống chân vỡ nát vì mìn. (Hắn ta là bác sĩ riêng cho thầy cũ Tám Trinh, nay đổi tên Nguyễn xuân Hữu, Phó bí thư đảng bộ Liên khu V. Phải mất ba giờ và nhiều cố gắng mới giữ được cái chân. Cuối ca mổ, đáng lý nói: ca này khó ác liệt, tôi tự nhiên buông câu nói theo thói quen: ca này khó ác ôn côn đồ Việt Cộng. Anh ta nhìn tôi không nói gì. Các y tá quanh tôi đều sửng sốt. Không biết anh ta có báo cáo gì không. Song sau này không thấy ai nhắc đến chuyện đó.

Trong suốt hơn một năm làm việc với CS, tháng ngày cũng qua nhanh, vì rất bận rộn. Những ngày đầu, mổ liên miên để giải quyết xong nhiều ca cấp cứu, Những tháng kế tiếp là mổ cho dân quê trở về làng khai khẩn nhưng đồng ruộng bỏ hoang trong chiến tranh, vướng phải mìn hay đạn ca- nông chôn dưới đất. Giải phẫu tái tạo tiếp theo cho những tật nguyền do vết thương chiến tranh gây ra. Ngoài ra nào giao ban, nào học chính trị mỗ tuần vài lần. Làm việc trong không khí u uất, vì nghe lắm lời phi lý, ngu xuẩn của bọn cán bộ, lắm chế độ hà khắc, kiểm soát tư tưởng, việc làm, những tranh cải lý thuyết v.v..

Bất hạnh thường không đến một mình. Đã buồn bực vì phải kẹt ở lại với CS, lại càng buồn thêm vì sự ra đi của người cha thân yêu. Ngày tôi chở vợ con lên phi trường để di tản, tôi đã năn nỉ cha mẹ tôi cùng đi, nhưng cha tôi một mực từ chối vì ông đã bị bại hai chân từ ba năm nay, hậu chứng xuất huyết não, và phải di chuyển trên xe lăn. Ông không muốn là gánh nặng cho tôi. Mẹ tôi thì chỉ chịu đi khi cha tôi cùng đi, vì bà phải săn sóc cha tôi tật nguyền. Khi chúng tôi không di tản được, từ phi trường trở về, hai ông bà đã khóc sướt, và lo cho tương lai chúng tôi. Hai ngày sau cha tôi chết êm thắm. Ông đã bị đứng tim trong giấc ngủ. Buổi sáng mẹ tôi mang sửa lại cho ông uống, thì thấy ông nằm bất động, tay chân lạnh ngắt. Cũng như bác tôi, cha tôi vì sợ quá, tim già đã ngưng đập khi nghĩ đến những hình phạt khủng khiếp trong tù CS. Mặc dù mới trải qua một cuộc đổi đời chưa hết bàng hoàng, tôi vẫn tổ chức ma tang thật chu đáo, với rất nhiều bà con thân thuộc theo linh cữu ra nghĩa địa. Tôi phải mướn nhiều xe ca, trong khó khăn hiện tại. Cha ơi, xin yên nghỉ bằng an trong nước Chúa.

Lúc say sưa làm việc những năm chiến tranh, theo lời khuyên của một bác sĩ Mỹ, tôi gom góp hồ sơ các ca chữa thương với đầy đủ phim, ảnh, ghi chú theo dõi. Ông cho tôi một máy ảnh, và tôi thuê một thợ chụp ảnh phụ tá cho tôi chụp hình bệnh nhân trước và sau khi mổ, diễn tiến bệnh khi nằm tại nhà thương và tái khám. Hồ sơ được lưu trữ trong một căn phòng lớn của bệnh viện. Tôi định khi nào rảnh rổi sẽ viết bài, dựa trên nhận xét lâm sàng để rút ra những kết luận hữu ích. Hai tháng sau khi cộng sản vào, thấy rảnh, tôi xuống phòng lưu trữ hồ sơ thì thấy các hộc trống trơn. Hỏi ra mới biết là tổ nhà bếp trên núi xuống nấu cơm cho bệnh nhân, vì thiếu củi đun, nên lấy hồ sơ nhóm lửa. Bao nhiêu tâm huyết đổ sông. Xưa kia nhà thầu cung cấp cơm nước cho bệnh nhân. Họ đâu có nấu nướng trong bệnh viện.

Tôi có nhiều giấc mơ đơn giản. Song đều thất bại. Lúc còn hoạt động trong đoàn Sinh viên công giáo, có đọc thuyết “Kinh tế và nhân bản” ( economie et humanisme) của cha Lebret, có dự định cùng các bạn đồng chí hướng lập những đoàn thiện chí gồm nhiều chuyên viên về thôn quê chia sẻ đời sống của nông dân. Bác sĩ lo chữa bệnh, truyền bá vệ sinh. Kỹ sư nông nghiệp, cơ khí, chăn nuôi, tìm cách nâng cao sản xuất. Tổ chức hợp tác xã, tiếp xúc với công ty ngoại quốc, tìm thị trường, vốn đầu tư..mong cho dân giàu, nước mạnh. Song khi ra trường, thì chiến tranh tràn lan, thôn quê không còn an ninh. 

Cuối năm 1974, thấy tình hình miền Nam sắp có nguy cơ rơi vào tay Việt cộng, mà trí thức thì chơi mạt chược và trùm chăn quá nhiều, định đi khắp các tỉnh, diễn thuyết, kết hợp những người thiện chí, cố nổ lực tối đa để trong sạch hoá bộ máy chính quyền, tất cả mọi người có thể cầm súng được phải chia phiên nhau ra trận. Không có nạn con ông cháu cha. Trí thức phải xuống xã ấp, phá vòng vây nông thôn bao vây thành thị. Chính phủ tuyên bố tình trạng quốc gia lâm nguy, đóng cửa Trung học và Đại học. Đưa người qua Mỹ diễn thuyết hầu giành hậu thuẫn dân Mỹ. Nếu cần cầu viện Tây âu. Sắp xếp các ý tưởng, trình bày trong một bức thư điều trần gửi quốc hội và tổng thống với đề tài “Tổ Quốc lâm nguy, đề nghị biện pháp giải cứu”. Giáng sinh 1974, tôi vào Sài-gòn, đưa thư điều trần cho bạn bè xem, song không ai hưởng ứng, vì họ đoan chắc với tôi là Mỹ sẽ không bỏ miền Nam. Sau đó tình hình Miền Nam suy sụp quá nhanh. Tuy thế lúc Việt cộng vào, đã có người muốn lập công, đưa cho chúng tài liệu, nên bị hạch hỏi. Phải làm kiểm điểm vài lần, nhận có nêu lên vấn đề, song chưa phổ biến sâu rộng. Cuối cùng muốn viết vài bài về chuyên môn mình cũng không được, vì tài liệu đã bị đốt cháy ra tro.

Khi sang Canada, đi Mỹ chơi gặp một đồng nghiệp cũ ở Bệnh viện Đà-nẵng, nay hành nghề ở Westminster, Cali. Anh ta nói với tôi: “người chống cộng có hệ thống như anh, thì lại kẹt ở lại. Còn lè phè như chúng tôi, thì lại thoát. Oái ăm thiệt!”

Kể ra cũng tại số mình long đong, chạy trời không khỏi nắng. Tôi đã bỏ lỡ nhiều dịp may: năm 1973, cộng đồng người Hoa ở Đà-Nẵng muốn có một nhà thương riêng cho họ, nên dạm hỏi tôi có muốn bán dưỡng đường của tôi với giá 20 triệu. Vì đang làm ăn phát đạt tôi từ chối. Nếu tôi chịu bán, tôi sẽ trích ra độ một triệu, mua thông hành cho cả gia đình, lấy cớ đi Mỹ học rồi ở lại luôn. Một bác sĩ bạn tôi đã ra đi như thế.

Cuối 1974, nhân có người cháu, Đại uý lái phi cơ trực thăng, đóng ở Cần thơ, chuyển về không đoàn I. Anh ta nhờ tôi xin về xưởng sửa chữa trực thăng, vì thấy đi bay, có nhiều hiểm nguy. Nhờ quen biết tôi đã thoả mãn cho anh ta. Nhận thấy miền Nam sắp mất, tôi bảo anh ta sửa chữa thật tốt một trực thăng, đổ đầy nhiên liệu, sẵn sàng chở gia đình anh ta với gia đình tôi đi Sài gòn hoặc Thái Lan, khi Đà- Nẵng có nguy cơ mất. Hôm 27-03-75, vì quen biết với gia đình Giám đốc Hàng không Việt Nam Đà-Nẵng, chúng tôi được họ mời chia xẻ một chuyến bay chót đặc biệt dành riêng cho gia đình họ. Trong khi chờ đợi máy bay từ Sài-gòn ra, tôi đến thăm người cháu gần đó, để xin ít nước uống cho các con tôi, vì đêm qua ra đi vội vã quên mang nước theo. Vào nhà tôi thấy gia đình nó chuẩn bị lên trực thăng mà tôi đã dặn để dành cho việc tẩu thoát, nếu Đà-Nẵng mất. Nó nói: “con có điện thoại lại nhà dượng, kêu dượng lên đi, nhưng không ai trả lời. Thế bây giờ dượng đi với chúng con?”. Tôi từ chối vì cho rằng đi máy bay tiện lợi hơn là trực thăng. Tôi trở lại với gia đình và ra sân bay, vì máy bay đã đáp xuống ở một chỗ hẹn trước. Nhưng chuyến bay ấy bị quân nhân phi trường tước đoạt. Cảnh súng bắn đì đoàng, người đạp lên người, chen lấn lên máy bay, làm cả hai gia đình chúng tôi đứng xa mà ngó. Cuối cùng máy bay cất cánh có cả người đeo tòn teng vào bánh xe, rụng rơi dần. Cùng lúc ấy, đạn pháo Việt cộng nổ gần phi đạo chúng tôi hoảng hốt dắt díu nhau chạy. Sau này gặp lại ở Mỹ, nó tiếc hùi hụi là hôm đó trực thăng nó trực chỉ Sài-gòn mà không có gia đình ông dượng ân nhân, có sáng kiến hay.

Cơ hội chót là ngày 29-03-75 vẫn còn một bác sĩ Mỹ, môn đồ Quaker, sang Đà-Nẵng làm từ lâu, với tư cách cá nhân, và anh ta không chịu di tản, chỉ ưng ở lại làm việc truyền đạo, chia ngọt bùi với bệnh nhân khu bài lao. Máy bay từ hạm đội Mỹ không ngại hiểm nguy đáp xuống trên nóc bệnh viện Việt Đức. Hai lính Mỹ vào mời bác sĩ ấy ra đi, nhưng anh ta một mực từ chối. Khi thấy tôi đi ngang qua, anh ta kéo tôi vào và năn nỉ tôi đi theo trực thăng ra tàu hạm đội Mỹ. Nhưng lúc ấy gia đình tôi không có mặt ở đó và tôi không muốn ra đi một mình, nên cũng từ chối. Nếu ngày ấy tôi ra đi. Sang Mỹ trở lại nghề và phát đạt, sẽ có phương tiện bảo lãnh cho gia đình qua sau, chậm lắm là vài năm sau và thoát đi tù cải tạo 12 năm. Nhưng đó chỉ là nếu, thực tế thì bi thảm vô kể.

 Bác sĩ Phùng Văn Hạnh


 

Chính quyền Trump cắt $2 tỷ tài trợ đại học Harvard vì bất tuân các yêu cầu

Ba’o Nguoi-Viet

April 15, 2025

CAMBRIDGE, Massachusetts (NV) – Tối Thứ Hai, 14 Tháng Tư, chính quyền liên bang loan báo quyết định đóng băng hơn $2 tỷ ngân sách tài trợ cho đại học Harvard University sau khi nhà trường tuyên bố không chấp nhận các yêu cầu do chính quyền Tổng Thống Donald Trump đưa ra, kể cả việc kiểm tra quan điểm của sinh viên, NBC đưa tin.

Lực Lượng Đặc Nhiệm Hỗn Hợp Chống Chủ Nghĩa Bài Do Thái thuộc chính quyền Trump công bố các quyết định cắt ngân sách trong một tuyên bố nêu rõ “các trường đại học danh giá nhất Hoa Kỳ đang có những suy nghĩ quyền hành độc lập đáng lo ngại.”

Trường đại học thuộc khối Ivy League sẽ bị chính quyền Trump cắt nguồn tài trợ $2.2 tỷ cũng như “hợp đồng trị giá $60 triệu kéo dài nhiều năm.”

Bức tượng John Harvard trong sân trường đại học Harvard University ngày 17 Tháng Ba, 2025 ở Cambridge, Massachusetts. (Hình: Scott Eisen/Getty Images)

Cũng trong Thứ Hai, Harvard University bác bỏ các yêu cầu do chính quyền Trump đưa ra.

“Harvard University sẽ không từ bỏ quyền độc lập hoặc các quyền hiến định,” nhà trường cho biết trong một tuyên bố trên X hôm Thứ Hai. “Harvard, cũng như các trường đại học tư thục, sẽ không để chính quyền liên bang thao túng.”

Tòa Bạch Ốc gửi cho các viên chức nhà trường một “danh sách gồm có các yêu cầu đã cập nhật và mở rộng,” cảnh cáo nhà trường phải tuân thủ nếu muốn “chính quyền liên bang tiếp tục tài trợ,” Viện Trưởng Alan M. Garber cho biết trong một bức điện thư gửi cho cộng đồng Harvard.

Chính quyền Trump đề ra 10 yêu cầu nhằm giải quyết tình trạng bài Do Thái trong nhà trường, trong đó không cho sinh viên quốc tế nhập học nếu có tư tưởng “thù địch với các giá trị và thể chế tại Hoa Kỳ.” Chính quyền cũng muốn một đơn vị thứ ba thanh tra các chương trình liên quan tới “vấn nạn bài Do Thái hoặc thể hiện hành động thao túng ý thức hệ.”

Chính quyền cũng yêu cầu lập tức dẹp bỏ tất cả các chương trình và sáng kiến dính dáng tới đa dạng, công bằng và hòa nhập DEI, kể cả trong chính sách tuyển mộ và chiêu sinh. Chính quyền còn yêu cầu Harvard thực hiện các chính sách “dựa trên năng lực” nhằm thế chỗ DEI.

Garber cho biết đây là các yêu cầu “chưa từng xảy ra,” đồng thời lên án dã tâm “kiểm soát cộng đồng Harvard” bằng cách dò xét quan điểm của sinh viên, giáo sư và viên chức.

Trong một bức thư gửi cho chính quyền Trump, các luật sư cho biết Harvard University “cam kết chống lại chủ nghĩa bài Do Thái và các hành động cố chấp trong cộng đồng nhà trường” nhưng cũng nói rằng các yêu cầu do chính quyền đưa ra “là hành vi xâm phạm quyền tự do của trường đại học vốn được Tối Cao Pháp Viện công nhận từ lâu.”

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Harrison Fields công kích Harvard trong một tuyên bố và không có dấu hiệu cho thấy chính quyền sẽ nhân nhượng.

“Tổng Thống Trump đang nỗ lực Gầy Dựng Giáo Dục Đại Học Vĩ Đại Trở Lại bằng cách chấm dứt tình trạng bài Do Thái tràn lan và bảo đảm tiền thuế của người đóng thuế liên bang không góp phần tiếp tay cho nạn kỳ thị chủng tộc nguy hiểm hoặc bạo lực dính dáng tới kỳ thị chủng tộc tại Harvard,” Fields cho biết.

Chính quyền Trump cũng đưa ra những yêu cầu tương tự dành cho các trường đại học khác theo kế hoạch chống vấn nạn bài Do Thái cũng như các lối suy nghĩ mà chính quyền không đồng tình.

Tháng Ba vừa qua, đại học Columbia University đồng thuận với một danh sách có chín yêu cầu từ chính quyền Trump, gồm có lệnh cấm sinh viên đeo khẩu trang tại các cuộc biểu tình, tuyển mộ 36 viên chức an ninh mới cho nhà trường có năng lực bắt giữ sinh viên và bổ nhiệm một viên chức cao cấp đứng đầu lãnh vực học thuật (provost) mới nhằm giám sát khoa Nghiên Cứu Trung Đông, Nam Á và Phi Châu.

Chính quyền Trump còn cắt $400 triệu nguồn tài trợ liên bang dành cho nhà trường, cáo buộc Columbia University “dửng dưng trước tình trạng quấy rối dai dẳng nhắm vào sinh viên Do Thái.” (TTHN)


 

ĐỈNH CAO CỦA MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ LÀ TÌNH YÊU – Jos. Vinc. Ngọc Biển 

 Jos. Vinc. Ngọc Biển 

Trong cuộc sống, nơi các gia đình, nhất là văn phong của Việt Nam, chúng ta rất coi trọng bữa ăn.  Nơi bữa ăn, niềm vui, nỗi buồn, thành công hay thất bại, thường hay được giải quyết.  Có những bữa ăn để chia tay; có những bữa ăn để lên đường.  Chia tay hoặc lên đường thường hay để lại nhiều kỷ niệm nơi người đi và kẻ ở!

Hôm nay, Đức Giêsu quy tụ các Tông đồ là những người thân tín với Ngài trong suốt chặng đường rong ruổi loan báo Tin Mừng.  Ngài quy tụ họ, để trao lại cho họ một tặng phẩm thần linh là Bí tích Thánh Thể và truyền cho các ông hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Ngài.  Qua đó, như một sự hiện hữu sau khi chết, để khi còn sống, Đức Giêsu ở cùng với các ông thế nào, thì ít ngày nữa thôi, Ngài cũng hiện diện và ở lại với các ông cách vô hình nhưng trọn vẹn nơi Bí tích cao trọng là chính Thánh Thể Ngài.  Mặt khác, qua bữa tiệc này, phần cuối cùng của bữa tiệc, Đức Giêsu hành động và  trăng trối những lời tâm huyết để xây dựng cộng đoàn Giáo Hội đó là: “Luật yêu thương.” 

  1. Một tặng phẩm cao quý được trao tặng 

Nếu trong cuộc sống, hai người yêu nhau, họ thường có những lời lẽ chân tình, ấm áp để thể hiện tình yêu của mình cho người mình yêu.  Khi đi xa, người ta hay trao tặng cho nhau những kỷ vật trân quý, để dù xa mặt chứ lòng thì không.  Qua món quà đó, với người đón nhận thì tặng vật đó không chỉ đơn thuần là một kỷ niệm, nhưng nó còn là sự hiện hữu của chính người tặng quà. 

Cũng vậy, khi Đức Giêsu biết “giờ” của mình sắp trở về với Thiên Chúa Cha, nên Ngài đã yêu thương họ đến cùng khi trao ban chính thân mình làm của nuôi sống môn sinh. 

Chiều hôm nay, chúng ta kỷ niệm việc Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể.  Đây là Bí tích cao trọng nhất trong 7 Bí tích.  Cao trọng bởi vì qua Bí tích này, Đức Giêsu hiến dâng thân mình làm của  ăn của uống để nuôi sống nhân loại và ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.  Ngài yêu thương và yêu hết mình.  Yêu đến nỗi bằng lòng chịu chết để miễn sao người mình yêu được hạnh phúc. 

Thật vậy, Ngài đã trao ban chính Thân Mình làm bảo vật, để mỗi khi các Tông đồ cũng như những người tin, cử hành và tưởng nhớ, thì Ngài hiện diện cách trực tiếp nơi mầu nhiệm cử hành.  Khi đó, Đức Giêsu trở nên đồng hình đồng dạng với người đón nhận, để từ đây, trong ta có Chúa và trong Chúa có ta.  Ôi, còn gì cao quý và hạnh phúc cho bằng ta được thông phần vào bản tính Thiên Chúa với Đấng là Thiên Chúa nhưng lại chia sẻ thân phận con người với chúng ta! 

Lời cầu nguyện của Đức Giêsu với Chúa Cha làm toát lên đặc tính kỳ diệu này:“ … như, lạy Cha, Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta.  Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17,21).  Giáo Hội tiếp diễn ý nghĩa hiệp thông với mọi thành phần khi đã liên kết với Đức Giêsu, qua Kinh Tiền Tụng Thánh Thể: “Chúng con nài xin Chúa cho chúng con khi thông phần Mình và Máu Đức Kitô, được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần.” 

Qua Bí tích này, mỗi người được hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa thông qua bản thể Đức Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, đồng thời cũng được liên kết chặt chẽ với nhau trong cùng một thân thể. 

2. Một dấu tích sống động được tiếp diễn 

Sau khi Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể, ngài đã thiết lập Bí tích Truyền Chức liền sau đó như một sự liên hệ, liền mạch và mật thiết với nhau.  Đúng thế, không thể có Thánh Thể nếu không có người cử hành Thánh Thể.  Vì thế, Đức Giêsu đã trao ban thừa tác vụ đặc biệt cho các Tông đồ, để sau này, các ông sẽ đảm trách những việc làm như Đức Giêsu vừa làm cho đến ngày tận thế. 

Thoạt mới nghe, chúng ta dễ tưởng lầm là Bí tích này chỉ có liên hệ hay dành riêng cho các linh mục?  Nhưng không!  Bí tích này liên hệ chặt chẽ với cộng đoàn, bởi vì Bí tích này thuộc về nhóm Bí tích xây dựng cộng đoàn. 

Thật thế, chức vụ linh mục không phải cho bản thân mình, vì các ngài không thể tha tội cho mình, các ngài cũng không thể ban phát các Bí tích cho mình.  Vì thế, linh mục là của mọi người, cho mọi người và vì mọi người. 

Nếu Đức Giêsu trước kia đã đến để cho con chiên được sống dồi dào, thì ngày nay các linh mục cũng được trao ban trách vụ như thế.  Ôi huyền nhiệm và cao quý vô lường!  Qua Bí tích Truyền Chức, Đức Giêsu hiện diện cách trực tiếp khi các linh mục cử hành phụng vụ trong vai trò đại diện cho Đức Giêsu là Đầu của thân thể.  Và, như thế, mỗi người chúng ta luôn được các ngài chăm sóc, nên không bị rơi vào tình cảnh bơ vơ, mồ côi vì không người chăn dắt.  Các ngài sẽ thay mặt Chúa, thi hành việc của Chúa trong vai trò lãnh đạo, phục vụ và thánh hóa vì tình yêu. 

3. Một lời trăng trối tâm huyết muôn đời nhớ mãi 

Cũng chiều hôm nay, mỗi chúng ta quây quần nơi đây, để nghe đọc lại di ngôn và lệnh truyền của Đức Giêsu về tình yêu.  Lệnh truyền này mang tính khẩn trọng, người môn đệ phải có thái độ mau mắn thi hành.  Vì thế, đòi hỏi một sự bất khả từ, bởi lẽ đây là điểm sáng, là cốt lõi, là bản chất thiết yếu của người mang danh Đức Kitô trong mình. 

Thật vậy, Đức Giêsu không chỉ trao ban chính Thân Mình để nuôi sống nhân loại, mà Ngài còn dạy cho các Tông đồ bài học về tình yêu, để đưa các ông vào qũy đạo của chính Ngài là “yêu và yêu đến cùng.” 

Ngài nói: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34).  Yêu như Thầy là yêu như thế nào?  Thưa yêu như Thầy chính là trở thành người tôi tớ phục vụ, là chấp nhận chết cho người khác được sống.  Không những dạy các ông bằng lời, mà Ngài còn làm gương cho các ông noi theo.  Vì thế, ngay lập tức, Ngài đứng lên, cởi áo choàng, thắt lưng, lấy nước rửa chân cho từng Tông đồ trước sự ngỡ ngàng của các ông.  Ngỡ ngàng là phải, vì hành vi rửa chân là việc làm của người nô lệ dành cho ông chủ.  Nhưng hôm nay, Đức Giêsu đã làm đảo lộn vai trò và vị trí khi tự làm những việc dành cho người hầu hạ, và các Tông đồ trở nên những ông chủ. 

Sau khi đã rửa chân cho các ông, Đức Giêsu nói tiếp: “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.  Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 14-15).  Qua hành động rửa chân cho các Tông đồ, Đức Giêsu để lại cho các ông bài học về đức khiêm nhường và phục vụ.  Tuy nhiên, để thực hiện được hai nhân đức này thì cần phải có tình yêu làm động lực. 

Tình yêu thương được hiện lên như một ngọn hải đăng giữa biển khơi tăm tối, giúp cho mọi người nhận ra đường để đi và đi đến nơi an toàn.  Vì thế Đức Giêsu đã dạy cho các ông biết trước viễn cảnh trong tương lai khi nói: “… mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35). 

4. Sống linh đạo Thánh Thể và thực hiện lời trăng trối của Đức Giêsu 

Thánh Phaolô nói: “Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết”  (1 Cr 11, 26). 

Là người kitô hữu, chúng ta tin Chúa, yêu Chúa và đều mong muốn được ơn cứu độ, thì không có lẽ gì chúng ta không sống linh đạo Bí tích này. 

Nếu muôn ngàn hạt lúa kết thành tấm bánh, bao trái nho ép thành chén rượu, tượng trưng cho sự hiệp nhất của con cái Chúa, thì mỗi người chúng ta cũng phải hiệp nhất với nhau như vậy. 

Muốn được như thế, tinh thần sống mầu nhiệm tự hủy của hạt lúa, trái nho luôn mời gọi và thôi thúc chúng ta thi hành. 

Trong đời sống gia đình, người chồng phải là người chồng mẫu mực, sẵn sàng hy sinh gánh vác vì tình yêu với vợ và các con.  Người vợ hãy hết lòng lo cho con cái, chăm lo cho chồng và con tử tế.  Con cái biết ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ…  Làm được như thế, ấy là chúng ta đang thực hiện di ngôn của Đức Giêsu trong tinh thần hy sinh và phục vụ. 

Nếu không yêu thương nhau, thì chẳng khác chi hạt lúa mì trơ trọi một mình, không sinh hoa trái.  Nhưng yêu thương những người lân cận với mình thôi thì chưa đủ, mà phải yêu thương hết mọi người như Đức Giêsu đã yêu.  Ngài đã không loại trừ Giuđa là kẻ rồi đây sẽ bán mình; không bỏ lại Phêrô là người sẽ thề sống thề chết không biết mình; không lên án và trách móc những người hại mình, mà: “Lạy Chúa, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34) 

Mong sao sứ điệp Lời Chúa hôm nay luôn ở bên tai, qua hành động và trong trái tim của chúng ta, để chúng ta yêu và yêu không giới hạn như Đức Giêsu.  

Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin tạ ơn Chúa đã để lại cho chúng con Bí tích kỳ diệu là chính Thánh Thể Chúa làm của ăn của uống cho mỗi chúng con.  Xin cho chúng con biết yêu mến, tin tưởng và mau mắn loan truyền cho tới khi Chúa đến trong vinh quang.  Xin cũng cho mọi suy nghĩ và hành động của chúng con được tình yêu làm căn cốt và thúc đẩy, để như Chúa, chúng con yêu rồi mới làm.  Amen! 

Jos. Vinc. Ngọc Biển

From: Langthangchieutim


 

CŨNG MỘT KIẾP NGƯỜI – VỀ VỚI BỤI TRO, NÊN HÃY SỐNG MỘT ĐỜI YÊU THƯƠNG – Anmai CSsR

Anmai CSsR

 Lm.  Anmai CSsR

 Có những buổi chiều tôi đứng lặng trong sân lò hỏa táng, giữa tiếng kinh trầm buồn và làn khói mong manh bốc lên từ ống khói cao. Mỗi lần như thế, tôi lại bất giác rùng mình. Không phải vì sợ, mà vì lòng chợt lắng lại. Bên trong tôi vang lên một câu hỏi quen thuộc mà chưa bao giờ cũ: “Rồi một ngày nào đó, đến lượt mình thì sao?” Rồi tôi nghĩ đến phận người – cũng một kiếp người thôi – sao ta mãi mê bon chen, tranh giành, hận thù, để cuối cùng cũng chỉ là một nắm tro tàn trở về với đất bụi.”

Tôi đã tiễn nhiều người thân yêu đi như thế. Mỗi lần là một đau xót. Nhưng kỳ lạ thay, mỗi lần ấy, tôi lại thấy tâm mình được rửa sạch một chút – sạch khỏi những tham vọng mệt mỏi, sạch khỏi những vướng bận không tên. Đứng trước cái chết, mọi danh xưng, địa vị, tài sản… đều trở nên nhẹ bẫng. Người ra đi không mang theo gì cả – chỉ mang theo tình yêu họ đã sống, những điều tốt lành họ đã gieo.

Và tôi tự hỏi: “Nếu ngày mai là ngày cuối cùng của đời mình, tôi sẽ tiếc nuối điều gì nhất?”

Không phải là việc chưa mua được căn nhà lớn, chưa có xe sang, chưa lên được chức cao… mà là: “Tôi đã yêu thương đủ chưa?”

Tôi từng nghĩ rằng sống là phải đạt được “cái gì đó”. Phải có thành tựu, phải hơn người, phải được nể trọng. Nhưng thời gian, và nhất là những giờ phút đứng trước quan tài thân nhân, đã dạy tôi rằng: sống không phải là để sở hữu, mà là để buông bỏ. Không phải để chiếm lấy, mà là để trao ban. Không phải để vơ vào, mà là để đi qua – với một tâm hồn càng nhẹ càng tốt.

Bởi lẽ, đời người như cánh hoa sớm nở tối tàn. Mới đó thôi còn khỏe mạnh cười nói, bỗng chốc nằm yên trong một chiếc hòm gỗ nhỏ. Cũng chẳng phân biệt giàu hay nghèo, sang hay hèn. Đến cuối cùng, tất cả đều chung một điểm đến: trở về với bụi tro.

Nếu đã biết trước điều đó, thì tại sao ta còn chấp nhặt nhau từng câu nói, từng lỗi lầm? Tại sao ta còn phân bì nhau từng món đồ, từng miếng ăn, từng ánh nhìn hơn thua? Tại sao ta không sống với nhau nhẹ nhàng hơn, rộng lượng hơn, yêu thương nhau nhiều hơn?

Tôi đã nhìn thấy những người giàu có ra đi trong cô đơn. Và tôi cũng từng nhìn thấy những người nghèo khó được tiễn đưa bởi cả xóm làng đầy nước mắt và lời tiếc thương. Tôi nghiệm ra: sự thành công thật sự không nằm ở bảng lương, mà nằm ở số người sẽ nhớ đến bạn khi bạn không còn nữa.

Tình người là của cải quý giá nhất. Và chỉ có tình thương mới có thể theo người chết về bên kia thế giới.

Cho nên, tôi chọn sống để yêu. Không phải vì tôi tốt hơn ai, mà vì tôi hiểu: nếu hôm nay là ngày cuối cùng, thì tôi không muốn lãng phí một phút nào trong oán giận, ích kỷ, hay vô cảm.

Tôi học cách tha thứ – không phải vì người kia xứng đáng – mà vì tôi không muốn mang theo gánh nặng trong lòng.

Tôi học cách cảm thông – không phải vì ai cũng tốt – mà vì ai cũng đau, ai cũng có những cuộc chiến bên trong mà tôi không biết.

Tôi học cách dừng lại – để lắng nghe, để mỉm cười, để nhìn vào mắt người khác và nói “tôi quý bạn”, trước khi quá muộn.

Tôi học cách sống chậm lại – để không đánh mất những điều nhỏ bé nhưng là hạnh phúc thật sự: bữa cơm với gia đình, cuộc gọi cho cha mẹ, một cái ôm, một lời hỏi thăm.

Người ta thường nói: “Người chết là hết.” Nhưng tôi không tin thế. Tôi tin rằng mỗi đời người là một hành trình – và cái chết không phải là dấu chấm hết, mà là ngưỡng cửa sang một miền khác. Miền mà ở đó, chỉ còn lại những gì là thật, là yêu thương, là thiêng liêng. Còn tất cả những giả tạo, tô vẽ, hào nhoáng… đều tan như khói hương trước cổng vĩnh hằng.

Và nếu đó là sự thật – thì tại sao ta không sống ngay từ bây giờ bằng những giá trị ấy?

Sống để không sợ hãi cái chết.

Sống để khi nhắm mắt xuôi tay, lòng ta nhẹ như mây.

Sống để khi ai đó nhắc đến tên ta, họ mỉm cười và nói: “Người ấy đã sống một đời tử tế.”

Sống để yêu – thật sự yêu – những người còn hiện diện bên mình hôm nay.

Đã đến lúc ta nên bớt sống vì “sở hữu” mà sống vì “hiện hữu”.

Bớt sống để gây ấn tượng mà sống để gây cảm động.

Bớt sống để được nhớ đến trong bảng vàng, mà sống để được nhớ đến trong tim người.

Bởi lẽ, cái còn lại sau tất cả, không phải là nhà bao nhiêu tầng, tiền bao nhiêu số, thành tích bao nhiêu dòng… mà là: “Bạn đã yêu thương được bao nhiêu?”

Và tôi tin: Chúa không hỏi bạn có bao nhiêu bằng cấp, nhưng Ngài sẽ hỏi bạn có bao nhiêu lòng nhân.

Ngài không hỏi bạn đã đi được bao xa, mà hỏi: “Con có dừng lại bên người đau khổ nào không?”

Ngài không hỏi: “Con đã sống bao năm?” mà hỏi: “Con đã yêu như thế nào?”

Cuối cùng, một kiếp người – dẫu dài hay ngắn – cũng sẽ khép lại trong một chiếc hũ sành hay một nấm mồ nhỏ. Cái quyết định giá trị không phải là độ dài, mà là độ sâu của yêu thương mà ta để lại.

Tôi chọn sống buông bỏ – để lòng nhẹ.

Tôi chọn sống yêu thương – để khi từ giã cõi đời, tôi không hối tiếc.

Vì tôi biết: một đời người không đo bằng năm tháng, mà bằng lượng yêu thương ta đã sống mỗi ngày.

Có những buổi chiều tôi đứng lặng trong sân lò hỏa táng, giữa tiếng kinh trầm buồn và làn khói mong manh bốc lên từ ống khói cao. Mỗi lần như thế, tôi lại bất giác rùng mình. Không phải vì sợ, mà vì lòng chợt lắng lại. Bên trong tôi vang lên một câu hỏi quen thuộc mà chưa bao giờ cũ: “Rồi một ngày nào đó, đến lượt mình thì sao?” Rồi tôi nghĩ đến phận người – cũng một kiếp người thôi – sao ta mãi mê bon chen, tranh giành, hận thù, để cuối cùng cũng chỉ là một nắm tro tàn trở về với đất bụi.”

Tôi đã tiễn nhiều người thân yêu đi như thế. Mỗi lần là một đau xót. Nhưng kỳ lạ thay, mỗi lần ấy, tôi lại thấy tâm mình được rửa sạch một chút – sạch khỏi những tham vọng mệt mỏi, sạch khỏi những vướng bận không tên. Đứng trước cái chết, mọi danh xưng, địa vị, tài sản… đều trở nên nhẹ bẫng. Người ra đi không mang theo gì cả – chỉ mang theo tình yêu họ đã sống, những điều tốt lành họ đã gieo.

Và tôi tự hỏi: “Nếu ngày mai là ngày cuối cùng của đời mình, tôi sẽ tiếc nuối điều gì nhất?”

Không phải là việc chưa mua được căn nhà lớn, chưa có xe sang, chưa lên được chức cao… mà là: “Tôi đã yêu thương đủ chưa?”

Tôi từng nghĩ rằng sống là phải đạt được “cái gì đó”. Phải có thành tựu, phải hơn người, phải được nể trọng. Nhưng thời gian, và nhất là những giờ phút đứng trước quan tài thân nhân, đã dạy tôi rằng: sống không phải là để sở hữu, mà là để buông bỏ. Không phải để chiếm lấy, mà là để trao ban. Không phải để vơ vào, mà là để đi qua – với một tâm hồn càng nhẹ càng tốt.

Bởi lẽ, đời người như cánh hoa sớm nở tối tàn. Mới đó thôi còn khỏe mạnh cười nói, bỗng chốc nằm yên trong một chiếc hòm gỗ nhỏ. Cũng chẳng phân biệt giàu hay nghèo, sang hay hèn. Đến cuối cùng, tất cả đều chung một điểm đến: trở về với bụi tro.

Nếu đã biết trước điều đó, thì tại sao ta còn chấp nhặt nhau từng câu nói, từng lỗi lầm? Tại sao ta còn phân bì nhau từng món đồ, từng miếng ăn, từng ánh nhìn hơn thua? Tại sao ta không sống với nhau nhẹ nhàng hơn, rộng lượng hơn, yêu thương nhau nhiều hơn?

Tôi đã nhìn thấy những người giàu có ra đi trong cô đơn. Và tôi cũng từng nhìn thấy những người nghèo khó được tiễn đưa bởi cả xóm làng đầy nước mắt và lời tiếc thương. Tôi nghiệm ra: sự thành công thật sự không nằm ở bảng lương, mà nằm ở số người sẽ nhớ đến bạn khi bạn không còn nữa.

Tình người là của cải quý giá nhất. Và chỉ có tình thương mới có thể theo người chết về bên kia thế giới.

Cho nên, tôi chọn sống để yêu. Không phải vì tôi tốt hơn ai, mà vì tôi hiểu: nếu hôm nay là ngày cuối cùng, thì tôi không muốn lãng phí một phút nào trong oán giận, ích kỷ, hay vô cảm.

Tôi học cách tha thứ – không phải vì người kia xứng đáng – mà vì tôi không muốn mang theo gánh nặng trong lòng.

Tôi học cách cảm thông – không phải vì ai cũng tốt – mà vì ai cũng đau, ai cũng có những cuộc chiến bên trong mà tôi không biết.

Tôi học cách dừng lại – để lắng nghe, để mỉm cười, để nhìn vào mắt người khác và nói “tôi quý bạn”, trước khi quá muộn.

Tôi học cách sống chậm lại – để không đánh mất những điều nhỏ bé nhưng là hạnh phúc thật sự: bữa cơm với gia đình, cuộc gọi cho cha mẹ, một cái ôm, một lời hỏi thăm.

Người ta thường nói: “Người chết là hết.” Nhưng tôi không tin thế. Tôi tin rằng mỗi đời người là một hành trình – và cái chết không phải là dấu chấm hết, mà là ngưỡng cửa sang một miền khác. Miền mà ở đó, chỉ còn lại những gì là thật, là yêu thương, là thiêng liêng. Còn tất cả những giả tạo, tô vẽ, hào nhoáng… đều tan như khói hương trước cổng vĩnh hằng.

Và nếu đó là sự thật – thì tại sao ta không sống ngay từ bây giờ bằng những giá trị ấy?

Sống để không sợ hãi cái chết.

Sống để khi nhắm mắt xuôi tay, lòng ta nhẹ như mây.

Sống để khi ai đó nhắc đến tên ta, họ mỉm cười và nói: “Người ấy đã sống một đời tử tế.”

Sống để yêu – thật sự yêu – những người còn hiện diện bên mình hôm nay.

Đã đến lúc ta nên bớt sống vì “sở hữu” mà sống vì “hiện hữu”.

Bớt sống để gây ấn tượng mà sống để gây cảm động.

Bớt sống để được nhớ đến trong bảng vàng, mà sống để được nhớ đến trong tim người.

Bởi lẽ, cái còn lại sau tất cả, không phải là nhà bao nhiêu tầng, tiền bao nhiêu số, thành tích bao nhiêu dòng… mà là: “Bạn đã yêu thương được bao nhiêu?”

Và tôi tin: Chúa không hỏi bạn có bao nhiêu bằng cấp, nhưng Ngài sẽ hỏi bạn có bao nhiêu lòng nhân.

Ngài không hỏi bạn đã đi được bao xa, mà hỏi: “Con có dừng lại bên người đau khổ nào không?”

Ngài không hỏi: “Con đã sống bao năm?” mà hỏi: “Con đã yêu như thế nào?”

Cuối cùng, một kiếp người – dẫu dài hay ngắn – cũng sẽ khép lại trong một chiếc hũ sành hay một nấm mồ nhỏ. Cái quyết định giá trị không phải là độ dài, mà là độ sâu của yêu thương mà ta để lại.

Tôi chọn sống buông bỏ – để lòng nhẹ.

Tôi chọn sống yêu thương – để khi từ giã cõi đời, tôi không hối tiếc.

Vì tôi biết: một đời người không đo bằng năm tháng, mà bằng lượng yêu thương ta đã sống mỗi ngày.

Lm. Anmai, CSsR


 

TỐI NAY: NGƯỜI PHỤ NỮ MỸ GỐC VIỆT ĐẦU TIÊN BAY VÀO VŨ TRỤ

BBC News Tiếng Việt 

Amanda Nguyễn, người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ, sẽ chính thức bắt đầu hành trình vào lúc 8 giờ 30 tối nay 14/4 theo giờ Việt Nam gian trên tên lửa du lịch vũ trụ của tỷ phú Jeff Bezos.

Bà Amanda Nguyễn, 33 tuổi, là con của hai người tị nạn Chiến tranh Việt Nam.

Bà là một nhà khoa học nghiên cứu về du hành vũ trụ sinh học, từng tốt nghiệp Đại học Harvard và từng nghiên cứu tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), NASA và Viện Khoa học Du hành Vũ trụ Quốc tế (IIAS).

Ngoài bà Amanda Nguyễn, phi hành đoàn có thêm 5 người phụ nữ khác tham gia sứ mệnh NS-31 – dự án bay lên rìa vũ trụ thứ 11 của đơn vị bằng tên lửa New Shepard.

Họ là cựu nhà khoa học tên lửa NASA – Aisha Bowe, nhà sản xuất phim Kerianne Flynn, nhà báo nổi tiếng Gayle King, ca sĩ Katy Perry và Lauren Sánchez – vị hôn thê của tỷ phú Jeff Bezos.

NEW YORK, NEW YORK – SEPTEMBER 11: Amanda Nguyen speaks at Forbes Power Women’s Summit 2024 on September 11, 2024 in New York City. (Photo by Steven Ferdman/Getty Images)

Getty Images/BBC

#BBCNewsTiengViet #AmandaNguyen #hangkhongvutru #nguoiMygocViet


 

PHẢN BỘI – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối!”.

Luôn luôn là đêm khi chúng ta rời xa Đấng là “Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật!” – Kinh Tin Kính.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay nhấn mạnh hồi kết đầy cảm xúc – cả yêu thương lẫn ‘phản bội’ – ngay tại phòng Tiệc Ly và sẽ kết thúc bằng cảnh Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thứ Sáu Tuần Thánh; “Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối!”.

Chính trong cuộc khổ nạn, khi lòng thương xót của Chúa Kitô sắp chế ngự nó, thì tội lỗi biểu lộ rõ ràng nhất ‘sự dữ dội’ và nhiều hình thức của nó: vô tín, xa lánh và chế giễu. Tuy nhiên, vào đúng giờ đen tối, giờ của hoàng tử thế gian này, sự hy sinh âm thầm của Chúa Kitô trở nên nguồn mạch mà ơn tha thứ tội lỗi của chúng ta sẽ tuôn đổ vô tận. Kẻ tội lỗi – ‘phản bội’ – là kẻ quay lưng lại với Chúa để xoay quanh những tạo vật mà lẽ ra chúng phải được quy chiếu về Ngài; “Tội lỗi là lòng yêu bản thân đến mức khinh miệt Thiên Chúa!” – Augustinô.

‘Phản bội!’ – một sự quanh co – kết quả của “sự kiêu ngạo khiến chúng ta muốn được giải thoát khỏi Thiên Chúa và bị bỏ lại một mình; nó khiến chúng ta nghĩ rằng, tôi không cần tình yêu vĩnh cửu của Ngài nhưng có thể làm chủ cuộc sống của chính mình!” – Bênêđictô XVI. Chúng ta có thể hiểu tại sao Chúa Giêsu cảm thấy rất “xao xuyến” tối hôm đó. Ngài xao xuyến vì Ngài bất lực! Dẫu đã thành công với con chiên lạc Giakêu, Matthêu, Mađalêna… nhưng Ngài lại thất bại với người môn đệ cận thân – Giuđa!

“Con chiên lạc hoàn hảo nhất trong Phúc Âm là Giuđa. Thật vậy, ông luôn có một chút cay đắng trong lòng, một chút chỉ trích người khác; ông luôn ở xa: một người không biết đến sự ngọt ngào của ân sủng khi sống với người khác. Vì không “thỏa mãn”, con chiên này đã “trốn thoát”. Giuđa “trốn thoát” vì ông là một tên trộm; những người khác “trốn thoát” vì bóng tối trong lòng họ khiến họ xa rời đàn chiên. Chúng ta – với nỗi đau – phải đối mặt với cuộc sống hai mặt tồn tại trong nhiều Kitô hữu – thậm chí – trong các Linh mục, Giám mục. Giuđa là một trong các Giám mục đầu tiên, một “chiên lạc” hoàn hảo. Tội nghiệp thay! Cả chúng ta, cũng có thể hiểu được con chiên lạc. Thật vậy, mỗi chúng ta luôn có một chút gì đó – dù ít hay không quá ít – của con chiên lạc!” – Phanxicô.

Anh Chị em,

“Giuđa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối!”. May mắn thay, bóng tối, tội lỗi – ‘phản bội’ – không phải là tiếng nói cuối cùng; lời cuối cùng là lòng thương xót của Thiên Chúa! Tuy nhiên, điều này có nghĩa là một “sự thay đổi” về phía chúng ta; một sự đảo ngược tình huống bao gồm việc tách khỏi các thụ tạo để gắn bó với Thiên Chúa và tìm lại tự do đích thực. Và để thay đổi, chúng ta không nên đợi đến khi phát ốm vì sự tự do giả tạo mà chúng ta đã sử dụng. “Chúng ta muốn quay về khi chúng ta chán ngán thế giới hoặc đúng hơn, khi thế giới chán ngán chúng ta!” – Louis Bourdaloue. Tuy nhiên, chúng ta nên biết rõ hơn thế. Hãy quyết định ngay bây giờ. Tuần Thánh là thời gian thích hợp nhất.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, mọi tên trộm ăn năn đều có chỗ của mình trên thiên đàng. Giúp con thôi bước đi trong bóng tối nhưng trổi dậy, bước ra trong ánh sáng Giêsu!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

*********************************************************

Thứ Ba Tuần Thánh

Một người trong anh em sẽ nộp Thầy … Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.       Ga 13,21-33.36-38

21 Khi ấy, đang dùng bữa với các môn đệ, Đức Giê-su cảm thấy tâm thần xao xuyến. Người tuyên bố : “Thật, Thầy bảo thật anh em : có một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” 22 Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai. 23 Trong số các môn đệ, có một người được Đức Giê-su thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Đức Giê-su. 24 Ông Si-môn Phê-rô làm hiệu cho ông ấy và bảo : “Hỏi xem Thầy muốn nói về ai ?” 25 Ông này liền nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su và hỏi : “Thưa Thầy, ai vậy ?” 26 Đức Giê-su trả lời : “Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy.” Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt. 27 Y vừa ăn xong miếng bánh, Xa-tan liền nhập vào y. Đức Giê-su bảo y : “Anh làm gì thì làm mau đi !” 28 Nhưng trong số các người đang dùng bữa, không ai hiểu tại sao Người nói với y như thế. 29 Vì Giu-đa giữ túi tiền, nên có vài người tưởng rằng Đức Giê-su nói với y : “Hãy mua những món cần dùng trong dịp lễ”, hoặc bảo y bố thí cho người nghèo. 30 Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối.

31 Khi Giu-đa đi rồi, Đức Giê-su nói : “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. 32 Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.

33 “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy ; nhưng như Thầy đã nói với người Do-thái : ‘Nơi tôi đi, các người không thể đến được’, bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy.”

36 Ông Si-môn Phê-rô nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy ?” Đức Giê-su trả lời : “Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được ; nhưng sau này anh sẽ đi theo.” 37 Ông Phê-rô thưa : “Thưa Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được ? Con sẽ thí mạng con vì Thầy !” 38 Đức Giê-su đáp : “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư ? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết : gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.”


 

LƯƠNG THIỆN –  Cang Huỳnh -Truyện ngắn HAY

Nhung Nguyen

Cô gái người Mỹ Liz Woodward là nhân viên một cửa hàng thức ăn nhanh phục vụ 24/24h tại New Jersey. Vào 4 giờ sáng mỗi ngày, trong lúc hầu hết mọi người vẫn còn đang say giấc, thì Liz vẫn phải kìm nén sự buồn ngủ để làm việc.

Một ngày nọ, khi trời mới tờ mờ sáng, hai nhân viên cứu hộ với gương mặt xám tro tiến vào cửa hàng nơi Liz đang làm việc, một trong hai người họ xuất hiện với vẻ mặt mệt mỏi, khàn giọng nói:

– “Cô gái, cho chúng tôi hai tách cà phê espresso.”

Thì ra là cả hai vừa mới tham gia vào một vụ chữa cháy. Ngọn lửa trong nhà kho vô cùng dữ dội, họ không hề chợp mắt suốt đêm và dành 12 giờ để chiến đấu với ngọn lửa. Tại thời điểm này, họ đang kiệt sức, rất cần một ly cà phê để tỉnh táo lại.

Trong quá trình pha cà phê, Liz cẩn thận lắng nghe cuộc trò chuyện giữa hai người và biết rằng hai lính cứu hỏa Tim và Paul đã cứu hỏa thành công. Cô gái lương thiện này đã trả tiền cho 2 ly cà phê và còn tỉ mỉ chuẩn bị một bữa sáng ngon miệng cho họ.

Trên mặt sau của hóa đơn, cô gái viết:

– “Tôi đã trả tiền cho bữa ăn sáng ngày hôm nay. Cảm ơn sự đóng góp của các anh. Khi tất cả mọi người đều tìm cách thoát thân, các anh lại không màng tính mạng lao vào ngọn lửa. Bất kể trách nhiệm là gì, các anh là người dũng cảm, mạnh mẽ nhất, cũng là tấm gương tốt nhất cho tất cả mọi người, cám ơn vì mọi việc các anh đã làm, hãy nghỉ ngơi thật tốt. “

Hai người đàn ông cảm nhận được sự ấm áp qua từng câu từng chữ trên tờ hóa đơn, nó thực sự đã chạm tới nơi mềm yếu nhất trong trái tim họ, sau khi xem xong, họ bất giác khóc.

Cảm giác đau thương sau một vụ hỏa hoạn, chỉ có những người đã từng trải qua mới thấu hiểu. Liz nhìn họ, hai người họ cũng nhìn Liz, họ dành cho nhau ánh nhìn ấm áp và nở nụ cười, cuối cùng vẫy tay tạm biệt.

Sau khi trở về nhà, nhân viên cứu hỏa Tim càng nghĩ càng cảm thấy cảm động, anh đã đem câu chuyện này kể lại một cách chân thật trên mạng xã hội, đồng thời còn nhắn gửi tới bạn bè: Hãy tới cửa hàng đầy ấm áp đó, nếu như gặp được cô gái lương thiện này, hãy trả thêm một ít tiền.

Không ngờ rằng, lời nhắn nhủ đơn thuần của Tim chỉ trong một đêm đã khiến cư dân mạng vô cùng ủng hộ, tấm lòng lương thiện của Liz được truyền đi khắp nơi, đâu đâu cũng ngập tràn lời khen, rất nhiều người đã đích thân tới cửa hàng để thể hiện sự ngợi khen, ủng hộ với cô gái.

Tuy nhiên, khi bài viết của Tim được hơn 30.000 người bình luận, anh đã nhìn thấy một khía cạnh khác của câu chuyện:

Trên thực tế, gia đình của Liz không giàu có, và thậm chí có thể được mô tả là khá túng thiếu. Đầu năm 2010, cha cô bị liệt do tổn thương não. Vì cô không đủ khả năng mua một chiếc xe ô tô có hệ thống đưa xe lăn lên xuống, nên người cha bị ốm của cô quanh năm phải nằm trên giường. Còn Liz, cô phải cáng đáng toàn bộ gia đình, để có thể nhanh chóng mua một chiếc xe, cô đã làm 3 công việc bán thời gian suốt ngày đêm.

Sau khi biết được hoàn cảnh của cô gái, chàng nhân viên cứu hỏa không thể diễn tả được tâm trạng của mình, anh đã bàn bạc với một số đồng nghiệp, phải làm việc gì đó giúp cô gái lương thiện này. Chẳng mấy chốc họ đã tạo ra một trang gây quỹ cộng đồng để mua một chiếc ô tô cho cha của Liz. Mục tiêu ban đầu của họ là 17.000 đô la Mỹ, không ngờ rằng số lượng người tham gia rất cao, 10.000, 20.000, 50.000, lên đến 86.000 đô la.

Ngay sau đó, một số nhân viên cứu hỏa đã mang toàn bộ số tiền tới thăm cha của Liz và trao nó cho cô. Liz đã ôm lấy người lính cứu hỏa Tim và bật khóc. Cảnh tượng này cũng khiến cho anh chàng cứu hỏa đi cùng rơi nước mắt.

Liz nói: “Bữa sáng hôm đó tôi mua cho họ chỉ đơn thuần là lòng biết ơn tôi muốn gửi tới họ, hoàn toàn không hề nghĩ tới kết quả ngày hôm nay, tôi cảm động tới mức không biết nên nói gì nữa.”

Chỉ là một hành động nhỏ, không ngờ lại được báo đáp đầy thiện ý to lớn như vậy. Liz chưa từng nghĩ tới, cũng không dám nghĩ tới.

Lòng tốt sẽ luôn được báo đáp. Trước khi cha của Liz bị liệt, ông đã làm “nhân viên khắc phục thảm họa” trong suốt mấy chục năm liền, sau mỗi thảm họa lớn nhỏ, ông đều không màng tính mạng của bản thân lao vào hiện trường để hoàn thành công việc khắc phục thảm họa của mình. Lòng tốt của ông ấy đã truyền cho con gái mình, và rồi lại quay trở về bên cạnh ông ấy.

Lòng người đổi thay, thói đời bạc bẽo – vậy tại sao chúng ta phải chọn cách sống lương thiện?

Khi làm việc thiện, ngay cả khi bạn không nhận được hồi báo trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng nhất định sẽ có một ngày thiện lương cùng sự ấm áp sẽ đến với bạn.

Cang Huỳnh lược dịch từ Histoire de vie.


 

 Si-môn Phê-rô nói: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” – Cha Vương

Chúc bạn Tuần Thánh tràn đầy tình yêu và sức mạnh của Chúa. Cầu nguyện cho nhau nhé.

Cha Vương

Thứ 2, TT: 14/4/2025

TIN MỪNG: Vậy Chúa Giêsu nói: “Hãy để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày táng xác Ta. (Ga 12:7)

SUY NIỆM: Trong Kinh Thánh có những việc làm thật là khó hiểu theo con mắt người đời, điển hình như hành động rửa chân của Chúa Giê-su trong Phúc Âm Thánh Gioan. Khi ông Si-môn Phê-rô nói: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” 

Đức Giê-su trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu.” (Ga 13:6-7) 

Rồi hôm nay bạn thấy hành động thân tình của  Ma-ri-a lấy dầu thơm xức chân Chúa Giê-su, được chính Ngài công nhận là một hành động mang tính ngôn sứ: “Dầu thơm này có ý dành cho ngày mai táng Thầy.”

Dù trước mặt mọi người, hành động của Ma-ri-a có vẻ khó hiểu, nhưng đối với Ma-ria điều đó không quan trọng, bởi vì bà đã hành động theo sự thúc đẩy của tình yêu dành cho Chúa. Chính tình yêu giúp Ma-ria đồng cảm sâu xa với Ngài; và ngay từ lúc này, bà đã cùng Đức Ki-tô đi vào cuộc khổ nạn với Ngài.

LẮNG NGHE: Tôi vững vàng tin tưởng sẽ được thấy ân lộc CHÚA ban trong cõi đất dành cho kẻ sống. / Hãy cậy trông vào CHÚA, mạnh bạo lên, can đảm lên nào! Hãy cậy trông vào CHÚA. (Tv 27:13,14)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin cho mọi việc làm của con trong ngày hôm nay bắt đầu bằng sự thúc đẩy của tình yêu dành cho Chúa và kết thúc trong tình yêu mến Chúa và anh em.

THỰC HÀNH: Xin ơn được đồng cảm với Chúa để biết hành động sao cho đẹp lòng Chúa.

From: Do Dzung

************************

Sống một đời cho Chúa – Lm. Văn Chi

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Tuân Nguyễn

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến 

09/04/2025

“Việc xảy đến với Tuân… thật đột ngột và bất ngờ. Nó cứ như tai họa từ đâu bỗng giáng xuống gia đình Vương Thúy Kiều vào năm Gia Tĩnh triều Minh… Trong một khoảng thời gian ngắn, tai họa đến với ba người bạn tôi: Tuân Nguyễn, Bùi Ngọc Tấn, Vũ Huy Cương.”

Hà Nhật tâm sự như trên, trong bài viết có tựa là : “Tuân Nguyễn, Kẻ Mộng Mơ”. Tôi không quen nhưng biết cả ba nhân vật này, cùng với những tai hoạ “đính kèm” trong cuộc đời (lao đao) của họ. Câu chuyện hôm nay xin (chỉ) đề cập đến ông Tuân Nguyễn, như một nén hương lòng – gửi người đã khuất!

Trong một bài viết khác (“Người Bạn Lính Cùng Tiểu Đội”) Phùng Quán kể:

Hòa bình lập lại, Tuân ra khỏi quân ngũ, đi học tiếp và tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, làm thầy giáo. Sau đó được điều về Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam…Còn tôi, lâm vào cảnh khổ nạn văn chương Nhân văn Giai phẩm phải về tá túc bên bờ hồ Tây, nhập phường câu cá trộm…

Trong khi bạn bè thân thích, kể cả máu mủ ruột thịt, người yêu, đều xa lánh tôi, thì Tuân Nguyễn vẫn gắn bó, cưu mang tôi. Mặc dầu lúc này anh là người có chức danh của một cơ quan quan trọng, bắt đầu có tiếng tăm trên thi đàn. Tuân mò tìm được nơi tôi tá túc, thường xuyên mang cho tôi áo quần, tem gạo, phiếu thịt, kẹo, thuốc lá căng tin…

Một lần, tôi hỏi Tuân:

– Cậu hay gặp mình, thế nào cơ quan họ cũng biết. Cậu không ngại à…?

– Có ngại cái con cặc. Đù mạ …! (Phùng Quán, “Người Bạn Lính Cùng Tiểu Đội.” Ba Phút Sự Thực. NXB Văn Nghệ: Sài Gòn 2007, 180-181)

Ở Việt Nam mà quan hệ và nói năng “linh tinh” như thế thì (e) sẽ lắm chuyện lôi thôi. Và rồi Tuân Nguyễn bị lôi thôi thật, lôi thôi lâu, lôi thôi lắm, và lôi thôi lớn. Ông bị bắt vào ngày 21 tháng 10 năm 1964, và được thả … mười năm sau đó! Sau đó, vẫn theo lời Phùng Quán:

“Một buổi vào giữa trưa, tôi đang ngồi đun bếp, thì cửa liếp xịch mở. Tôi ngẩng lên, ngồi lặng đi một lúc khá lâu. Tôi bật gọi, cổ nghẹn tắc:

– Trời… Tuân!

Phải, người đang đứng trước mặt tôi là Tuân Nguyễn. Da mặt vàng úa và hơi phù nề. Cặp kính cận vành đồng rỉ xanh và hai gọng được thay bằng hai vòng dây gai xe. Cái miệng vẫn rộng nhưng không còn tươi nữa. Cặp môi nhợt nhạt vì thiếu máu. Như bừng tỉnh, tôi loạng choạng đứng dậy. Và hai chúng tôi ôm chặt lấy nhau lúc nào không biết. Phút chốc hai gương mặt dãi dầu, bầm dập khổ nạn trần gian, đẫm lệ. Tôi thì thầm qua nước mắt:

– Thế mà đã gần mười năm rồi… Mười năm tốt đẹp nhất của một đời người…

Tuân cười buồn:

– Chắc cậu không tin mình còn có ngày trở về?

– Cậu gầy yếu quá… Người của sách vở, của mộng mơ… Cậu đâu được chuẩn bị để nhận một đòn chí mạng như vậy…

Tuân ngồi xuống cạnh bếp lửa, hơ hơ hai bàn tay gầy guộc, nói:

– Sức thích nghi vô tận cũng là một điều bí ẩn của con người, cậu ạ.

Tôi thổi cơm, rán cá, nấu canh chua. Hai đứa ngồi ăn ngay bên bếp.

– Nghĩ cho cùng, không có cái rủi nào lại không chứa sẵn ít nhiều cái may. Có lẽ nhờ vậy mà con người mới có thể tồn tại trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất.

– Cậu thử nói cái may cậu tìm thấy trong mười năm qua xem nào, tôi hỏi.

– Trước hết, mình có dịp suy gẫm thêm về cuốn tiểu thuyết mình định
viết, vì đã viết được hai chương đầu… Nhưng điều may mắn này mới là quan trọng hơn cả: trong mười năm qua, mình đã sống giữa những con người vô cùng phong phú và phức tạp, chất liệu sống vàng ròng cho các nhà văn. (P. Quán, sđd, tr. 152-153)

Số “vàng ròng” quí báu này, tiếc thay, Tuân Nguyễn không bao giờ có dịp dùng đến. Ông đột ngột qua đời vì một tai nạn lưu thông. Hà Nhật bùi ngùi kể lại :

“Vào bệnh viện Chợ Rẫy thăm Tuân rồi đưa Tuân đến nghĩa địa Gò Dưa bên Thủ Đức, cúng ‘mở cửa mả’ cho Tuân, những chuyện ấy dồn dập xảy ra cứ như là không có thật. Buổi chiều ấy, ngồi nói chuyện với Cao Xuân Hạo về Tuân Nguyễn, Hạo buông một câu nghe mà lạnh người :

– Tuân Nguyễn sinh ra ở đời là để đóng cái vai trò này : khi có ai đó muốn kêu lên ‘Trời ơi, sao mà tôi khổ thế?’, thì nhìn vào Tuân Nguyễn, sẽ thấy mình chưa phải là người khổ.”

Có lẽ vì “xót” bạn nên nhà ngữ học Cao Xuân Hạo đã nói (hơi) quá ra như thế. Chứ những mảnh đời te tua bầm dập, với chung cuộc thê thảm và lãng xẹt (cỡ) như Tuân Nguyễn – hay chỉ hơn thua chút đỉnh – đâu có nhằm nhò hay hiếm hoi gì, ở Việt Nam. Nơi mà Phùng Quán mô tả là “chín người – mười cuộc đời rạn vỡ. Bị ruồng bỏ, và bị lưu đầy.”

Và những kẻ đã bị lưu đầy, theo lời Nguyễn Chí Thiện, không mấy ai trở lại :

Trại lính, trại tù người đi không ngớt…
Người về thưa thớt, dăm ba!

Nghe mà thấy ghê!

Ông Tuân Nguyễn chỉ là một đại diện tiêu biểu – cho hàng chục triệu người “đi không ngớt” vào những “trại lính, trại tù,” và cả chục triệu những “cuộc đời rạn vỡ” khác – ở Việt Nam, thế thôi! Hy vọng là giáo sư Cao Xuân Hạo đủ bao dung, cho phép kẻ hậu sinh này đổi lại vài chữ trong câu nói (“lạnh người”) của ông – thế này :

“Người Việt sinh ra ở đời để đóng vai trò này : khi có ai đó muốn kêu lên ‘Trời ơi sao dân tộc tôi khổ thế này,’ khi nhìn vào Việt Nam sẽ thấy nỗi khổ của dân tộc mình … cũng chưa đến nỗi nào!”

Khổ như thế, đã đành. Chuyện không đành là ở đất nước này khi đề cập đến những chuyện khốn nạn, tàn ác, bất nhân, vô luân … (đại loại như những chuyện nát lòng đã xẩy ra cho Tuân Nguyễn) thì mọi người bỗng dưng nhỏ giọng, thì thào; nếu không, cũng phải vội vàng rào đón hay che chắn trước sau.

Nghe mà phát mệt!

Thử đọc một đoạn trong bài “Tuân Nguyễn Phận Mỏng Cánh Cò” (của nhà thơ Vũ Từ Trang) trên tờ Việt Báo :

“Giá như anh không va vấp, không gục ngã, thì anh đã thành đạt như bao bạn bè trang lứa mê văn chương chữ nghĩa một thời… Cái chết của anh như một định mệnh. Một tai nạn giao thông với một con người lầm lũi sống và yêu cuộc sống. Một cái chết của một cánh cò trắng đang bay…”

– Ủa, chớ ông Tuân Nguyễn “va vấp” vào ccc gì vậy – hả Trời?

Giúp đỡ bạn bè trong cơn hoạn nạn, thẳng thắn trình bầy quan niệm sống của mình trước mọi người là cách hành xử bị coi là “va vấp” và đáng bị bỏ tù sao? Ra tù, với “da mặt vàng úa hơi phù nề và cặp môi nhợt nhạt vì thiếu máu,” lúc phải ở nhờ, lúc thì sống chui rúc trong một căn phòng chỉ rộng bằng … chiếc chiếu. Xin đi làm việc thì bị khước từ vì có “thành tích là một tên phản động.” Vậy mà khi lìa đời thì được ông thi sĩ đồng nghiệp mô tả đó là “cái chết của một con cò trắng đang bay.”

– Đụ mạ, “bay” kiểu chi mà kỳ cục rứa hè?

Nếu không “đãi bôi” như vậy thì mọi người cũng chỉ dám buồn rầu, khe khẽ thở dài, ái ngại đổ thừa cho “số phận” (không may) của Tuân Nguyễn mà thôi. Ông Hà Nhật đã nhắc lại điệp khúc “mất mùa vì tại thiên tai” – theo cung cách đó – để kết luận cho bài viết (thuợng dẫn) như sau :

“Tên thật của Tuân Nguyễn là Nguyễn Tuân, ngẫu nhiên mà trùng tên với
nhà văn tài hoa bậc nhất nước ta. Có lẽ khi đặt tên cho con, các vị thân sinh của anh không hề nghĩ gì đến chuyện này, vì phải rất lâu sau khi con trai họ ra đời thì Nguyễn Tuân mới có Vang bóng một thời cho người đời ca tụng. Tránh việc trùng tên cho người ta khỏi ngộ nhận, hóa ra Tuân Nguyễn đã tự nhận mình như một sự đảo ngược của số phận: một người thì có đủ thứ vinh quang, một người thì gặp toàn nghiệt ngã.”

Cái được mệnh danh là “đủ thứ vinh quang” này, theo như chính Nguyễn Tuân xác nhận, ông gìn giữ được suốt đời là nhờ biết … sợ! Mà sợ hãi tới cỡ đó, vào thời buổi đó, nghĩ cho cùng, cũng phải (giá) thôi. Thời phải thế, thế thời phải thế.

Bỉ nhất thời dã.
Thử nhất thời dã.

Hồi đó là một thời. Bây giờ là thời thế khác. Người Việt hôm nay ăn nói và hành xử (đã) khác xưa chăng? Đ…mẹ, không dám (khác) đâu. Đọc thử poster giới thiệu Hoàng Hưng, cách đây chưa lâu, của một “nhà thơ đương đại” là biết liền chớ gì :

“Tên thật Hoàng Thụy Hưng, con một gia đình trí thức Hà Nội, có thơ đăng báo từ năm 11 tuổi… Mười tám thi đỗ vào Khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội… ông đã bỏ học, tình nguyện lên Tây Bắc…Hai mươi ba tuổi, ông về dậy văn cấp ba tại Hải Phòng… Về Hà Nội … Hoàng Hưng rẽ sang một hướng khác: ông không nhìn đời toàn mầu hồng nữa, ông kết bạn với những thành phần ‘phức tạp’, và đến năm 1982, vì một lý do ‘đáng tiếc’, ông phải bước vào trại cải tạo.”

Nghe cứ y như thể Hoàng Hưng đang là một thanh niên trí thức, lý tưởng, tràn đầy nhiệt huyết (bỗng) đâm ra đổ đốn, giao du toàn với bọn đầu trộm đuôi cướp, rồi đến năm 1982 vì “một lý do đáng tiếc” không tiện nói (kiểu như móc túi hay giựt đồ và bị bắt gặp quả tang) ông phải bước vào trại cải tạo vậy!

Cái được mô tả là “thành phần phức tạp,” và “lý do đáng tiếc” – khiến Hoàng Hưng phải vào tù – được chính ông tường thuật như sau, qua RFA :

“Cái lý do trực tiếp của nó là khi tôi cầm trong tay bản thảo tập thơ Về Kinh Bắc của nhà thơ Hoàng Cầm vào năm 1982 khi tôi từ Thành Phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội nhà thơ Hoàng Cầm có tặng tôi bản thảo chép tay Về Kinh Bắc…Tôi không nghĩ là nó có vấn đề gì nhưng không ngờ họ lại bắt tôi và họ bảo tôi lưu truyền văn hóa phẩm phản động…”

Chữ “họ” trong đoạn văn thượng dẫn là một đại danh tự, dùng để chỉ (hay ám chỉ) cái tập đoàn cộng sản – những kẻ đã hành xử quyền lực một cách bất nhân và bạo ngược hơn nửa thế kỷ qua – ở Việt Nam. Bao giờ mà người dân Việt còn “kiêng”, chưa chỉ thẳng vào mặt, và đặt thẳng tên cho chúng nó (rõ ràng) như vậy thì “họ” vẫn tưởng mình là những người của “Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Muôn Năm,” và vẫn còn có thể tiếp tục tác yêu tác quái, trên đầu muôn dân trăm họ.


 

CHO PHÉP LINH HỒN QUỲ GỐI -Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Hãy để cô ấy yên!”.

“Bất kể trạng thái tâm thần bạn làm sao, hãy luôn cho phép linh hồn quỳ gối! Bởi lẽ, thờ phượng và yêu mến luôn cần cho sự thánh thiện và hạnh phúc của bạn!” – Anon.

Kính thưa Anh Chị em,

Maria trong Tin Mừng hôm nay là kiểu mẫu của một người luôn ‘cho phép linh hồn quỳ gối!’. Cô cho thấy Chúa Giêsu đáng giá hơn bình dầu trị giá 300 ngày công. Và còn hơn thế! Ngài đáng để mỗi người đánh đổi mọi sự, ngay cả phẩm giá. Bởi lẽ, Ngài là nguồn thánh đức, sự sống và niềm vui; Đấng cần cho sự thánh thiện và hạnh phúc của bạn!

Vậy mà Giêsu đó đã để Maria, một phụ nữ, quỳ gối ‘tỏ tình’ giữa phòng tiệc – thậm chí – để cô ấy lấy một cân dầu thơm hảo hạng đổ lên chân mình và lau nó bằng tóc. Với những gì kín đáo và quý báu nhất của một phụ nữ, cô ‘tỏ tình’ với người cô yêu. Điều lý thú là, Giuđa bất bình; nhưng lý thú hơn, Chúa Giêsu trách Giuđa và nói, “Hãy để cô ấy yên!”.

Với Chúa Giêsu, đây là một hành động yêu thương, cao quý và khiêm nhường! Dầu này rất đắt. Đúng! Nhưng nếu ai khác nói điều này, người ấy có vẻ tự tôn; đàng này, chính Chúa Giêsu; với Ngài, hoàn toàn vô vị lợi! Vậy, hành vi này nói lên điều gì? Nó nói lên cái nhu cầu thiết thực nhất mà Maria cần, cũng là điều bạn và tôi đang rất cần! Như Maria, chúng ta cần tôn thờ Ngài, tôn vinh Ngài, để Ngài trở nên trung tâm đời mình. Không phải vì Ngài cần điều đó, nhưng bởi ‘chính chúng ta’ cần tôn kính Ngài ‘theo cách đó!’. Tôn kính, yêu mến Chúa Giêsu là điều bạn và tôi cần cho sự thánh thiện và hạnh phúc! Ngài biết điều này; vì vậy, Ngài thầm khen, tán thành, nếu không nói là ‘tôn vinh’ Maria. Và tất nhiên, Ngài không ngần ngại bênh vực, “Hãy để cô ấy yên!”.

Kể lại câu chuyện này, Gioan mời chúng ta làm như Maria, sẵn sàng “đổ” hết cho Chúa Giêsu! Không gì là quá đắt đối với Ngài. Không gì đáng giá hơn việc thờ phượng! Thờ phượng và yêu mến sẽ biến bạn thành con người mà bạn phải trở thành, để tôn vinh Thiên Chúa và yêu mến Ngài “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực”. Thật ý nghĩa với xác tín của Thánh Vịnh đáp ca, “Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi!”. Ngài là Ánh Sáng ban ánh sáng; Sự Sống ban nguồn sống, cũng là “Đấng sáng tạo và căng vòm trời; Đấng ban hơi thở cho dân trên mặt đất” – bài đọc một.

Anh Chị em,

“Hãy để cô ấy yên!”. Chúa Giêsu chấp nhận sự “quỳ gối” bên ngoài lẫn bên trong trái tim của Maria; vì lẽ, đang khi các môn đệ dường như không mảy may thấu cảm, không một lời ủi an, không một chút băn khoăn trong những ngày cuối đời của Thầy, thì Maria lại thực hiện một hành vi yêu thương sâu sắc nhất. Bằng chứng là Ngài đã đi xa hơn và bóc trần sự thật về mình, “Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy!”. Trong những ngày hôm nay, Giáo Hội mời chúng ta học nơi Maria, luôn ‘cho phép linh hồn quỳ gối’, yêu mến Đấng Cứu Độ. Ngài đáng cho chúng ta “đập vỡ” không chỉ bình dầu, hy sinh mái tóc nhưng cả con người hồn xác trí tri, “đập vỡ” ý định tăm tối, vạy vò, tội lỗi… để chỉ yêu mến và phụng thờ duy một mình Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, những ngày Tuần Thánh còn lại, dạy con biết quỳ gối nhiều hơn. Cho con hiểu được ‘con đầy tội, Chúa đầy tình!’”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

************************************************************

Thứ Hai Tuần Thánh

Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.       Ga 12,1-11

1 Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su đến làng Bê-ta-ni-a, nơi anh La-da-rô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cõi chết. 2 Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giê-su ; cô Mác-ta lo hầu bàn, còn anh La-da-rô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người. 3 Cô Ma-ri-a lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm. 4 Một trong các môn đệ của Đức Giê-su là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói : 5 “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo ?” 6 Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp : y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung. 7 Đức Giê-su nói : “Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy. 8 Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có ; còn Thầy, anh em không có mãi đâu.” 9 Một đám đông người

Do-thái biết Đức Giê-su đang ở đó. Họ tuôn đến, không phải chỉ vì Đức Giê-su, nhưng còn để nhìn thấy anh La-da-rô, kẻ đã được Người cho sống lại từ cõi chết. 10 Các thượng tế mới quyết định giết cả anh La-da-rô nữa, 11 vì tại anh mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giê-su.