Không bom rơi, không đạn nổ nhưng chúng tôi đang gục ngã…- Tân Nguyễn

Kimtrong Lam

Tân Nguyễn

 26 tháng 6, 2025

Không chiến tranh. Không tiếng còi báo động. Không camera nào ghi lại. Nhưng giữa lòng đất nước này, một cuộc chiến âm thầm đang diễn ra, nơi máu không chảy, nhưng nước mắt rơi nhiều đến không đếm xuể.

Tôi là một người làm doanh nghiệp. Tôi đã từng tin vào những điều rất giản đơn: cứ chăm chỉ là sẽ có kết quả, cứ tử tế là sẽ có người tin, cứ nỗ lực là sẽ vượt qua.

Nhưng rồi thực tế cho tôi một cái tát rất đau. Bởi không phải cứ cố gắng là đủ. Không phải ai cũng bơi được qua một cơn lũ, nhất là khi dòng nước quá xiết và đôi khi…không ai chịu ném cho bạn một sợi dây.

5 tháng đầu năm 2025, hơn 111.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Nghĩa là mỗi ngày, có gần 900 doanh chủ ngã xuống…âm thầm, lặng lẽ, không tiếng than van.

Tôi nhìn quanh, bạn tôi đóng tiệm. Anh tôi giải thể công ty. Còn tôi, sáng mở mắt ra là thấy mình như một kẻ chạy trốn, trốn hoá đơn, trốn ngân hàng, trốn cả ánh mắt của nhân viên khi lương chưa trả đúng hẹn.

Không viral. Không lên báo. Không một hashtag nào lan truyền. Chỉ là những câu thở dài rơi giữa đêm khuya:

“Tôi mất hết rồi.”

“Tôi đang nợ 5 tỷ, vợ chồng gần như không còn nói chuyện.”

“Em đóng quán rồi chị ơi, bán đồ cũ được bao nhiêu thì trả lương tụi nhỏ.”

Người ta gọi đó là “thanh lọc thị trường”. Nhưng chỉ người trong cuộc mới hiểu: mỗi cái tên biến mất là một giấc mơ bị nghiền nát. Là một gia đình rơi vào bấp bênh. Là một người chủ từng đứng hiên ngang, giờ phải cúi đầu…Cúi để xin lỗi. Cúi để buông tay.

Chúng tôi không chết vì thiếu năng lực. Chúng tôi gục vì đơn hàng không còn, vì chi phí tăng vọt, vì người tiêu dùng phải chọn tiết kiệm thay vì hy vọng. Gục vì phải đối mặt với những chính sách quá lạnh lùng trong một thời đại quá khắc nghiệt.

Và đau nhất là gục trong im lặng, khi chẳng ai nghe, chẳng ai thấy.

Nếu bạn còn đang may mắn giữ được công việc, còn tiêu dùng được chút gì, xin hãy nhìn chúng tôi một cách thấu cảm.

Nếu bạn đang định mua xe, mua nhà, mở quán, đầu tư…

Hãy gặp người bán, trò chuyện, hỏi han dù chỉ để lắng nghe.

Có thể bạn chưa mua hôm nay, nhưng cái gật đầu, ánh nhìn hay một cuộc hẹn, có khi là cứu cánh để một người chủ tiếp tục bước tiếp.

Vì hơn ai hết, chúng tôi không chỉ đang bán hàng, chúng tôi đang bám víu vào hy vọng, vào lòng tin, rằng nếu còn tử tế, nếu còn cố gắng, thì sẽ còn một con đường để đi tiếp.

“Không bom rơi, không đạn nổ…

Nhưng ở đâu đó, có những doanh nhân đang khóc thầm trong bóng tối, vì giấc mơ họ từng ôm chặt…đã không còn kịp giữ lại.”


 

Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su – Cha Vương

Hôm nay Giáo Hội mừng kính trọng thể Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúc bạn và gia đình tràn đầy tình yêu dịu ngọt của Chúa nhé.

Cha Vương

Thứ 6: 27/6/2025

TIN MỪNG: Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.” (Lc 15:7)

SUY NIỆM: Lễ Thánh Tâm Chúa nhấn mạnh đến tình yêu bao la dịu ngọt của Thiên Chúa: “Thánh Tâm đã thương yêu loài người quá bội”.  Người luôn luôn ao ước tìm kiếm những con chiên lạc và đưa chúng trở về đàn chiên của Người.

Thiên Chúa đang tích cực tìm kiếm những người, vì một lý do nào đó đang bị tách ra khỏi đàn chiên của Người và vui mừng đón nhận họ trở về. Hôm nay mời bạn hãy suy ngẫm về tình yêu ngọn ngào và êm dịu mà Chúa dành cho bạn. Ngài đang chờ bạn và mở rộng vòng tay để ôm chặt lấy con người tầm thường yếu đuối mỏng dòn của bạn đó. Hãy đến với Ngài đi!

LẮNG NGHE: Đời nọ tới đời kia, Thánh Tâm CHÚA vẫn hằng nuôi dưỡng ý định cứu dân Người khỏi tay thần chết và nuôi sống trong buổi cơ hàn. (Tv 33:11,19)

CẦU NGUYỆN: Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, nguồn êm ái dịu dàng, con thành tâm xin lỗi Ngài vì con đã thường xuyên quên Ngài, xin giúp con nhận biết Chúa và nhận biết chính con, nhờ đó con có thể yêu mến Ngài trọn vẹn. Xin tha thứ cho những thiếu sót của con.

THỰC HÀNH: Làm một hy sinh nho nhỏ để cầu nguyện cho người tội lỗi trở về với Chúa. 

From: Do Dzung

************************

Chờ Con Chúa Nhé Karaoke

SỤP ĐỔ TAN TÀNH 

Kimtrong Lam

SỤP ĐỔ TAN TÀNH 

Hiện nay, hầu như ngày nào chúng ta cũng được biết thông tin về những cú ngã chấn động – từ các hoa hậu nổi tiếng, những doanh nhân quyền lực, các quan chức cấp cao, cho đến những người từng được tung hô như hình mẫu lý tưởng… Giữa ánh hào quang sáng chói mà bao người mơ ước và tưởng như không bao giờ tắt, họ lần lượt đổ sập vì làm và buôn bán hàng giả, thuốc giả, sữa giả, thực phẩm giả; hoặc lừa đảo, lợi dụng quyền lực, tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản người khác… Tất cả vì họ đã đặt nền tảng đời mình trên một thứ có sức hấp dẫn vô cùng: TIỀN, nhưng đồng thời cũng là thứ dễ làm cho mọi thứ sụp đổ tan tành nhất.

Tiền bạc, danh vọng, quyền lực là những thứ tưởng chừng như là đá tảng để xây nên cuộc sống chúng ta, nhưng khi mọi thứ bỗng chốc sụp đổ, ta mới thấy chúng chỉ là “cát lỏng”.

Giữa thời đại mà sự giả dối được che đậy bằng lớp sơn bóng bẩy của mạng xã hội và danh tiếng, Lời Chúa lại vang lên như một hồi chuông tỉnh thức: “Khi cuồng phong thổi qua, ác nhân sẽ biến mất, còn người ngay chính thì đứng vững muôn đời” (Cn 10,25).

Chúng ta có thể qua mặt người đời, lừa dối dư luận, giấu mình sau vỏ bọc hoàn hảo, nhưng chúng ta không thể lừa dối Thiên Chúa.

Bởi vì, Ngài biết chúng ta được dựng nên bằng gì và Ngài thấy rõ mọi điều từ trong lòng, trong suy nghĩ của chúng ta – từ ý định nhỏ nhất đến lựa chọn lớn nhất.

Khi nhìn vào cuộc đời của các “tội nhân” và các Thánh nhân, chúng ta nghiệm ra được một điều là người nào xây ngôi nhà của đời mình trên “cát” sẽ sớm thấy nó sụp đổ tan tành khi cơn bão đến – dù đó là bão đời hay bão lòng. Chỉ có ai xây cuộc đời mình trên đá tảng là chính Đức Kitô, mới có thể đứng vững giữa những cám dỗ, chao đảo, mất mát và thử thách. Đó là người chọn sống thật, chọn sự ngay thẳng, chọn thi hành Lời Chúa – không phải để đẹp lòng người, mà để sống đúng với lương tâm và lẽ thật.

Vậy thì bạn ơi, đừng đợi đến khi bão nổi mới bắt đầu tìm vật liệu xây dựng nền móng cho ngôi nhà của mình. Hãy bắt đầu từ hôm nay – từ chính Lời Chúa – và bạn sẽ không bao giờ lung lay.

Sr. Tiểu An, OP

* Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

PHẢI ĐƯỢC TÌM LẠI – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó!”.

Con chiên lạc là một con chiên trưởng thành, không thể là con cừu non, vì cừu non thường quấn quýt bên mẹ! Bởi đó, người chăn chiên quyết tâm đi tìm nó; bất cứ giá nào, nó phải được tìm lại. Tại sao? Vì nếu nó đi lạc, những con khác sẽ lạc theo! Bạn còn nhớ câu chuyện “Con Cừu của Panurge”; nó lao xuống biển, cả đàn lao theo!

Kính thưa Anh Chị em,

Cũng thế – một linh hồn – đối với Chúa Giêsu, “Bất cứ giá nào, nó phải được tìm lại!”. Lời Chúa lễ Thánh Tâm cho thấy trái tim nhân từ của Mục Tử Giêsu còn là một trái tim đầy quyết tâm! Với Ngài, không con chiên nào mất, chỉ có con chiên ‘phải được tìm lại!’.

Trong tầm nhìn của Thiên Chúa, không linh hồn nào hư mất. Cần hiểu rõ điều này! Với Chúa, Giêsu không ai dứt khoát hư mất dù họ tội lỗi đến đâu. Không bao giờ. Đến phút cuối, Ngài vẫn tìm kiếm mỗi người. Hãy nghĩ về anh trộm lành! Ngài đeo đuổi, tìm kiếm, chờ đợi; và phút cuối, anh được tìm thấy. Trái tim mục tử luôn thôi thúc Chúa Giêsu tìm kiếm, cứu thoát và đem về. Không khoảng cách nào có thể giữ chân Ngài; cũng không con chiên, đàn chiên nào lại có thể từ chối một người bạn, một người anh em. “Ngài đi tìm tôi, không vì tôi xứng đáng, mà vì tôi đang đau khổ bởi xa Ngài. Mỗi bước tôi đi lạc, Ngài bước hai lần để đến gần hơn!” – Michel Quoist.

Tình yêu trong trái tim Chúa Giêsu lớn hơn sự nhọc mệt, sức khoẻ và thời giờ; “Ngài không đếm bước đường xa, không nhìn đồng hồ. Với Ngài, một linh hồn lạc mất luôn là khẩn cấp!” – J. Ratzinger. Ngài coi mạng sống chiên trọng hơn mạng sống Ngài; hy sinh nó trên thập giá. Không đoàn chiên nào, dù lớn hay giá trị đến đâu, lại có thể đáng giá hơn một người chăn chiên; vậy mà, Ngài không ngại cắm lều giữa sa mạc trần gian để tìm kiếm và giải cứu từng linh hồn. “Thiên Chúa chạy nhanh hơn tội lỗi chúng ta. Trái tim mục tử của Ngài không biết mỏi mệt khi yêu thương!” – JM. Vianney. Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu là lễ kỷ niệm sự gần gũi của Chúa Con, một mục tử vừa là người thật, cũng là Thiên Chúa thật!

Anh Chị em,

“Tôi đã tìm được con chiên của tôi!”. Tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu vô ngần vô lượng, đến nỗi Ngài ‘không có khả năng rời xa’ chúng ta. Nếu một ai đó trốn thoát Ngài, thì “Trái tim Ta thổn thức trong Ta, ruột gan Ta bồi hồi”. Không ai trong chúng ta dù tội lỗi, khốn cùng, bất xứng đến đâu mà không gặp thấy hình ảnh Con Thiên Chúa ‘làm người ngay tại hoàn cảnh của mình!’. Mục tiêu của Ngài không phải để luận phạt nhưng là để tìm, để cứu; và Ngài thật kiên định, bất chấp mọi gian nguy. “Có những con đường chỉ một mình Thiên Chúa đi được – những con đường u tối, bùn lầy – vì Ngài đang đi tìm những kẻ không còn tin rằng họ đáng được ai tìm kiếm!” – Madeleine Delbrêl. Như vậy, nơi Chúa Giêsu Mục Tử, chúng ta tìm gặp được một sứ giả, một người bạn, một mục tử; đúng hơn, một dấu chỉ tình yêu và lòng thương xót vô biên bền bỉ của Thiên Chúa.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin đừng để con vui thoả giữa những lối mòn lầm lạc; cho con biết la lên, ‘con ở đây’ để Ngài kíp ra tay cứu thoát!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)   

********************************************************

LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU, NĂM C

Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.   Lc 15,3-7

3 Khi ấy, Đức Giê-su kể cho những người Pha-ri-sêu và các kinh sư dụ ngôn này : 4 “Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất ? 5 Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. 6 Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói : ‘Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.’ 7 Vậy, tôi nói cho các ông hay : trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.”


 

Ai thắng, ai thua? – Ngân Bình- Truyen ngan HAY

Ngân Bình

Nàng mở cửa bước ra vườn, mắt lướt nhẹ trên từng vạt nắng đang trải dài trên tàn lá sum suê, trên những cánh hoa sắc màu óng ả giữa âm thanh leng keng, rộn rã từ chiếc phong linh đang treo trên chiếc thang cong cong dựa lưng vào hàng rào cho các dây hoa leo vươn mình tìm sự sống. Tất cả những thứ ấy là niềm vui, là sự bình an mà Nàng vẫn hằng thưởng thức mỗi khi được đặt chân đến ngôi nhà tráng lệ của chị Ngân. Thế nhưng sáng hôm nay, với tâm trạng hoang mang, buồn bã Nàng thả người xuống chiếc ghế đá lạnh lẽo khi bật điện thoại lên để tìm một tin nhắn mà Nàng đang trông ngóng nhưng không có. Nỗi buồn đang nặng trĩu trong lòng như chợt bừng lên. Nàng tự trấn tĩnh bằng cách lang thang trên trang mạng và rồi một hàng chữ đập vào mắt.

“Sau cuộc cãi vã, vợ bỏ nhà đi hơn một tháng. Tôi quyết định Ly hôn.

Việc này đã xảy ra rất nhiều lần, nhưng thật sự lần này quá sức chịu đựng của tôi. Cô ấy là vợ nhưng muốn nắm hết mọi chuyện trong gia đình, muốn tôi lúc nào cũng phải phục tùng và khi không đạt được mục đích thì đùng đùng nổi giận, bỏ nhà đi. Sau hàng chục lần chịu đựng, năn nỉ, ỉ ôi lần này tôi cảm thấy chán nản, bực bội và tự nhủ mình không cần đón cô ấy về nhà nữa mà sẽ làm đơn ly hôn.

Với quyết định mới này tôi cảm thấy tâm hồn vô cùng thoải mái với ý nghĩ mình sẽ lập ra một kế hoạch mới để cuộc sống được tự do, vui vẻ và có ý nghĩa hơn. Tôi sẽ không mất nhiều thời gian, tâm trí vì những lục đục không đáng có trong gia đình mà sẽ siêng năng rèn luyện sức khỏe, trau dồi thêm kiến thức để tiến bộ và có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Tôi đúng hay tôi sai? Khó có thể có câu trả lời ngay lúc này nhưng điều tôi cảm nhận được là sự nhẹ nhõm, thư thái. Cái cảm giác mà rất lâu rồi tôi chưa bao giờ có được. Chỉ vài tháng đầu của cuộc hôn nhân là tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc qua không khí đầm ấm, vui vẻ trong gia đình nhưng sau đó thì hầu như lúc nào cũng phải đối đầu với những mâu thuẫn, những bất đồng khiến tôi cảm thấy ngột ngạt…”.

Những dòng tâm sự của người đàn ông này khiến Nàng cảm thấy lòng mình như có chút rúng động nhưng những lời bình luận của cộng đồng mạng làm Nàng cảm thấy lo lắng hơn.

Anh Bá Xóm Đạo: Hễ cãi nhau là bỏ đi vài tháng, rồi lại trở về. Vợ anh coi cái nhà là quán trọ chắc. Vợ chồng nào cũng vậy, dù hạnh phúc thế mấy cũng không tránh được có lúc mâu thuẫn, có lúc cãi nhau. Nhưng tốt nhất là nên ngồi lại tìm cách giải quyết chứ bỏ nhà đi không phải cách. Tôi ủng hộ quyết định của anh. Hãy mạnh mẽ, dũng cảm để tiễn “người ấy” lên đường. Chúc anh luôn an bình, vui vẻ.

T.N.N: Vợ chồng tôi cưới nhau hơn 10 năm. Có một lần cãi nhau, vợ lớn tiếng mắng mỏ tôi. Không dằn được tức giận, tôi tát vợ. Ngay tức thì vợ tôi ra ngoài, định lấy xe nhưng tôi khóa cổng rào không cho cô ấy đi. Đêm đó, tôi trăn trở với bao suy nghĩ trong đầu. Sáng sớm hôm sau, tôi mở cửa sẵn và nói, nếu em đi thì hãy tự trở về, anh sẽ không tìm và đón em. Tôi ngồi chờ suốt ngày nhưng chờ mãi vợ tôi vẫn không ra khỏi phòng. Từ đó, vợ tôi không lặp lại hành động đó và tôi cũng không bao giờ dùng vũ lực với vợ. Sau sự xung đột này vợ chồng tôi hiểu nhau và hòa thuận với nhau hơn. Tôi nghĩ, nếu ngày ấy vợ tôi quyết định bỏ đi thì chắc gì chúng tôi được vui vẻ, hạnh phúc bên nhau như bây giờ. Tôi xin có lời khuyên, bà nào cô nào có ý định bỏ đi khi vợ chồng cãi nhau hãy nghĩ đến hậu quả trước khi rời khỏi nhà. Bởi vì không phải ông chồng nào cũng hiền lành và có đủ kiên nhẫn để chịu “lép vế” mãi đâu.

Cúc Đỗ: Là phụ nữ nhưng tôi cũng phải nhìn nhận một người vợ cứ cãi nhau là bỏ đi là không đúng. Cãi nhau là để hiểu nhau hơn và xây dựng gia đình tốt hơn chứ không phải để thắng, để thua…

Có tiếng gõ cửa dồn dập, Nàng xỏ chân vào dép, chưa kịp đứng lên thì cánh cửa đã bật mở, chị Ngân bước vào nhăn mặt hỏi:

– Em viết cái gì trên “facebook” đây. Em bao nhiêu tuổi rồi mà hành xử như một đứa con nít lên 3 vậy?

Nàng còn đang lúng túng thì chị thảy chiếc điện thoại lên bàn:

– Thiệt tình… chuyện vợ chồng bất hòa mà đem ra kể lể cho bàn dân thiên hạ biết hết. Đã vậy, nhỏ bạn nào của em còn xúi giục “buông tay đi rồi thưởng thức cuộc sống độc thân cho thoải mái, có chồng như đeo gông vào cổ, chồng của tao mà như thế thì tao cho lên đường lâu rồi”. Hãy nghĩ xem, nếu Thắng đọc những dòng chữ này thì hậu quả sẽ ra sao? Em có biết, chuyện em giãi bày tâm sự một cách chủ quan và công khai như thế có khác nào đổ dầu vào lửa, chẳng những không thể hàn gắn mà tệ hại hơn là sẽ đưa đến chuyện ly hôn. Em có muốn điều đó xảy ra không?

Hai bàn tay xoắn vào nhau, Nàng nói như muốn khóc:

– Không, chưa bao giờ em có ý định đó. Chỉ là…

– Chỉ là em muốn làm mình, làm mẩy với Thắng à? rồi kết quả thế nào? Thắng đã gọi, năn nỉ em mấy lần rồi?

Nàng lắc đầu, giọng ngập ngừng:

– Mấy ngày trước anh ấy gọi mà em không bắt máy. Nhưng cả tuần nay anh ấy không ….

– Vậy nếu Thắng không năn nỉ, không đến đây chầu chực để đón em về thì em tính sao?

Chị Ngân lắc đầu trong tiếng thở:

– Từ lúc chị em mình chưa lập gia đình, mẹ vẫn luôn dạy bảo, sau này có chồng dù giận hờn cách mấy cũng đừng nên bỏ nhà đi, mà nếu đã đi rồi cũng đừng bao giờ tự vác mặt trở về nhà để tự đánh mất giá trị của mình và bị chồng coi thường.

Nước mắt Nàng bắt đầu tuôn khi câu nói của chị Ngân vừa chạm vào nỗi lo âu đang chất chứa trong lòng. Nàng đã bắt đầu nhớ Thắng. Nhớ những giờ phút êm đềm, nhớ những bữa cơm vui vẻ, nhớ những buổi tối đắm mình trong tiếng đàn guitar réo rắt và giọng hát trầm ấm của chồng. Nàng nôn nóng, mong chờ tiếng chuông điện thoại, và câu nói dịu dàng “Em hết giận anh chưa?” để được trở về nhà, nằm trên chiếc giường quen thuộc với chăn gối ấm áp và vòng tay yêu thương của chồng. Thật sự Nàng chỉ muốn hù dọa, muốn thử thách tình yêu của Thắng, muốn chồng xuống nước để thỏa giận, chứ trong thâm tâm Nàng nào dám nghĩ đến việc ly hôn.

– Chuyện em bỏ đi mỗi khi giận chồng làm chị ớn tận cổ huống chi là Thắng. Em quá trớn rồi thì không ai cứu nổi em đâu. Thắng tuy hiền lành nhưng không phải là người nhu nhược, em đừng tưởng…

Ngay lúc ấy anh Hưng xô cửa bước vào:

– Thôi đi Ngân. Oanh đã buồn em không an ủi thì thôi lại còn la rày, tội nó.

– Em nói sai à?

Anh Hưng chưa kịp lên tiếng chị đã tiếp lời:

– Là một người đàn ông, một người đang làm chồng anh thử nói một lời công đạo xem.

– Ừ thì… khi bị vợ “bêu xấu” người chồng sẽ giận, sẽ buồn vì cảm thấy xấu hổ và mất mặt.

– Bởi thế, em muốn Oanh sáng mắt ra. Có chồng tốt mà không biết giữ, mai mốt mất đừng tiếc. Anh thấy không, mấy lần trước chỉ một ngày sau là Thắng đã sang đây năn nỉ, ỉ ôi để con bé này mặc sức vặn mình, vặn mẩy làm cao. Còn kỳ này thì sao? Một tuần rồi… Thắng chẳng thèm gọi hỏi thăm chứ đừng nói là sang đây đón về.

– Thì từ từ… biết đâu vài hôm nữa.

Liếc sang Nàng, chị Ngân cao giọng:

– Đừng mơ, thái độ của Thắng cho thấy nó đã chán ngấy cái cảnh này rồi.

Em liệu mà tự xách gói về nhà đi nếu không muốn dẫn nhau ra tòa ly hôn.

Anh Hưng nạt ngang:

– Đừng có nói bậy.

– Bậy mà có khi xảy ra thật đó.

Tiếng khóc của Nàng bật ra làm chị thấy nao lòng nhưng lại nghĩ “phải có thuốc đắng thì mới đã tật” nên giữ nguyên vẻ hậm hực. Anh Hưng lắc đầu, khoát tay ra dấu chị hãy ra ngoài.

Chị Ngân xuống phòng ăn, bấm điện thoại. Bên kia đầu dây Thắng nôn nóng:

– Vợ em đã chịu về nhà chưa chị?

– Muốn lắm rồi nhưng còn tự ái, sợ quê. Cô nàng đang khóc hu hu trong phòng kìa.

– Thôi để em qua đón…

Chị Ngân vội vàng ngăn lại:

– Không, phải làm đúng những gì chị em mình đã bàn tính với nhau. Chị cám ơn em đã rất thương Oanh và rất bao dung, nhưng em cần phải phải cứng rắn, quyết liệt để Oanh tự trở về thì lần sau nó không dám bỏ đi nữa.

– Nhưng lỡ… vợ em không về thì sao?

Chị Ngân suýt bật cười. Thương người em rể hiền lành, nhẫn nhịn nhưng chị quyết phải làm cho cô em gái nhận ra cách xử sự của mình là sai và sẽ đem đến hậu quả nghiêm trọng nếu không sửa đổi.

o O o

Chị Ngân đạp thắng xe rồi quay sang Nàng:

– Em tự vào nhà đi.

Bằng ánh mắt van lơn Nàng nói như muốn khóc:

– Chị vào với em nha.

– Ủa! lúc bỏ đi hùng hổ lắm sao bây giờ lại ỉu xìu thế kia.

Nhìn những giọt nước mắt rơm rớm trên đôi mắt buồn xo chị Ngân thấy nao lòng nên đưa tay vuốt tóc Nàng, cười hiền lành rồi kéo chiếc vali bước lên thềm nhà, đưa tay bấm chuông. Cánh cửa bật mở, Thắng hiện ra với nụ cười hớn hở. Chị lùi lại nhìn Thắng với cái nhíu mày, Thắng cười bẽn lẽn khi chợt nhớ mình đã quên mất lời căn dặn của chị Ngân “phải xuất hiện trước mặt Oanh với khuôn mặt lạnh lùng, càng ngầu càng tốt”. Thắng mím môi, gãi đầu cười bẽn lẽn. Chị nhìn Nàng rồi nói như ra lệnh:

– Em nghĩ… mình nên nói gì với Thắng không?

Nàng cúi đầu, ngượng ngùng trong câu xin lỗi vừa thoát ra cửa miệng một cách khó khăn. Thắng đón chiếc vali từ tay chị Ngân, vui vẻ:

– Không sao, em về là anh mừng rồi.

Chị Ngân lắc đầu chịu thua cậu em rể quá tử tế, quá dễ thương. Trước khi trở ra xe, chị nắm tay Thắng và Nàng nhẹ nhàng nhắc nhở:

– Chị nhớ, một nhà văn đã viết rằng “Mọi sự hơn thua trong tình yêu đều không mang lại bền vững nào hết. Chúng ta hơn nhau cái này hay cái kia sao bằng chúng ta để tình yêu của mình hôm nay hơn tình yêu của mình hôm qua (*). Cám ơn Thắng đã mở rộng vòng tay và chị tin rằng Oanh sẽ chín chắn hơn trong suy nghĩ và cách hành xử để gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc.

Ngân Bình

(*) Hoàng Anh Tú

From: Tu-Phung

Ngày 25 tháng  6 năm 1975, NGÀY CUỐI ĐI TRÌNH DIỆN Học Tập Cải Tạo-Tran Kim Sa

 Tran Kim Sa

Ngày 25 tháng  6 năm 1975, NGÀY CUỐI ĐI TRÌNH DIỆN Học Tập Cải Tạo

Sau ngày 26/04/1975, Thị Xã Phước Lễ, Bà Rịa, Tỉnh Phước Tuy, thuộc về Tỉnh Bà Rịa Long Khánh trực thuộc Ủy Ban  Quân Quản do Ông Năm Đường, một Thầy Giáo gốc người Xã Long Phước làm Chủ Tịch. Thành Phố  Vũng Tàu lúc nầy trực thuộc Tỉnh Bà Rịa- Long Khánh.

Theo lịnh của Ông Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản Tỉnh Bà Rịa Long Khánh, tất cả công chức, gồm cả các Thầy Cô Giáo các Trường Trung Tiểu Học  Công Lập, Bán Công, Tư Thục,… trong đó có các Hiệu Trưởng, Trưởng Giáo, Giám Học, Tổng Giám Thị, và các Giám Thị Trường Học, các Thanh Tra Trung Học, Thanh Tra Tiểu Học ; những giáo chức đã bị động viên, và được “biệt phái” về dạy học tại các Trường Trung Tiểu Học,… cả Tỉnh Phước Tuy cũ và cả Thị Xã Vũng Tàu cũ,…đều được tập trung cải tao để trở thành người tốt Xã Hội Chủ Nghĩa. 

Ngày25/06/1975, tất cả những người vừa nói trên thuộc Tỉnh Phước Tuy cũ,  phải tập trung taị Rạp Hát Thành Thái, tại Ngã Ba Lê Thành Sơn, mang theo đồ ăn trong ngày và mang theo mùng mền chiếu gối, dụng cụ cá nhân,  và một số tiền mặt để đóng tiền ăn trong… nửa tháng hay …  một tháng,, tùy theo  cấp bậc, chức vụ, mà học tập nhiều ngày hay ít ngày,….

Ngày nầy trở nên quan trọng, vì tất cả xe đò lớn đi Saìgòn, đi Vũng Tàu đều được trưng dụng, ..; hơn một chục chiếc đậu dọc theo các con đường  trước Rạp Thanh Thái, chờ tới giờ chuyên chở  người đi học tập cải tạo, mà chưa ai biết mình sẽ được đưa đi về đâu,…..

Theo đoàn người đi ‘”học tập cải tạo”, tôi sắp xếp đồ đạc vào một cái xách tay du lịch, kèm theo vài vật dụng cá nhân,  cái lon không trước đây đựng sữa bột hiệu Guigoz cho con nít dùng,  nhập cảng từ  Thụy Sĩ,…để dùng đựng cơm , đồ ăn cho ngày hôm nay,…

Những Quân Nhâni thuộc Quân Lực VNCH, ( thời đó gọi là Quân Đội Ngụy) có qui chế riêng, trình diện học tập ở một chỗ khác.

Tất cả những người thuộc diện phải  đi học,… phải tới ghi danh, lúc đó gọi là … “đăng ký” …; xong, ngồi chờ,… giờ đi,…

Tới 1 giờ trưa, mọi người được điểm danh và lần lượt theo mấy em du kích  ra xe đò đậu trước cửa rạp.  Tôi theo Thẩy Nguyễn Văn Kiêm, một Thầy giáo có công với cách mạng, một trí thức ở Long Xuyên ra Bà Rịa Lập nghiệp, có nông trại lớn trong Vùng Long Tân, có người con trai lớn đi theo cách mạng và hi sinh tại Long Tân,…Thầy được gọi đi “học tập cải tạo”  vì chức vụ Giám Học Trung Học Tư Thục Sĩ Tải,…Tôi theo Thầy Kiêm đi ra xe, và được ngồi sau lưng tài xế,… những gì chưa biết, đoán không ra, …thì hỏi Thầy,…Khi mọi người được sắp xếp  lên xe  xong, ngồi đủ hết các chỗ,… thì hai anh du kích, một người cửa trước, một người cửa sau,…Anh du kích đứng cửa trước, đóng cửa lại, rồi lớn tiếng  nói  cho cả xe nghe …”Tất cả mọi người nghe đây,…”kể từ giờ nầy, ai bước xuống xe  chúng tôi bắn bỏ,…”

Tôi ghe bên Thầy Kiêm hỏi nhỏ về cái lý do tại sao anh ta nói như vậy, Thầy nói nhỏ, “ em nầy không biết gì cả, chúng ta đi học mà, đâu phải đi tù,…

Trong nắng chói chang của buổi trưa hè nơi Bà Rịa nhiệt đới, chúng tôi ngồi trên xe, nóng nực,… chở đợi,…chờ lịnh,…

Mãi cho tới hơn một giờ sau, đoàn xe đò chạy đường SàiGòn Vũng Tàu, cả chục chiếc lớn, từ phía Cầu Rạch Hào chay  vô  đậu trên Đường Thanh Thái,.. chờ  lịnh,… rồi cả đoàn xe  theo con đường Tỉnh lộ đi qua Hoà Long, Suối Nghệ, Ngãi Giao,… và qua Đèo Con Rắn, lên Long Khánh,…

Xe vô sân trước Ty Cảnh Sát Long Khánh cũ, và dừng lại,…mọi ngườ xuống xe thì mặt trời đã lăn,… Xe nào xếp hàng theo xe nấy và có người đẫn đi,…

Trước năm 1975, các Ty Cảnh Sát Quốc Gia  các Tỉnh có sơ đồ xây cất  theo mẫu giống nhau,.. ngoài khu văn phòng, có Khu Tạm Giam xây cất đầy đủ tiện nghi, để tam giam người khi điều tr tội phạm,…, …

Xe chúng tôi được gọi đi trước, đi hai hàng, tôi xách hành lý,… đi hàng đầu với Thầy Kim, theo anh du kích mang súng K54, hướng dẫn,…Qua đoạn đường, có hàng rào kẽm gai,  dưới ánh sáng đèn pin của ai đó rọi lên, tôi  thấy máy dải nhà, có tấm bảng ghi “Khu Tạm Giam.”.. . tôi rùng mình, va đi tiếp,…Qua khung cửa rào kẽm gai nhỏ, tôi thấy mấy dải nhà,…Anh du kích mở cửa cái nhà đầu,… Tôi nhìn  bên cánh cửa có tấm bảng nhõ ghi” Nam Thường Phạm,… 80 người “.Anh du kích  chỉ Thầy Kiêm la to, “ đếm số”, .. Thầy Kiêm bước qua ngạch cửa, vô nhà và đếm “một”…., tôi bước theo vô và đếm…”hai”,… mọi người tiếp tục đếm, và đi vô,…

Tôi bước vô,, tìm một chỗ đặt túi hành lý  và ngồi xuống,…Tôi nhìn mọi người đi vô bên trong nhà, và nghe tiếng đếm ở bên ngoài,…Sau khi nghe tiếng đếm ‘tám mươi”, thôi nghe tiếng hô to, “ ngưng”, sau đó  tôi nghe tiếng  cửa đóng mạnh, và tiếng rít kho khan của cái then cài  nghe áo não,…Thế là đúng rồi, “Nam Thường Phạm, ́đúng … 80 người … rồi.

 Người du kích đưa miệng nọ́i qua cái cửa sổ tò vò  nhỏ có lưới trên cửa trại giam, nói ta,…” lưu ý tất cả mọi người… kể từ giờ phút nầy,…  ai tìm cách thoát ra ngoài sẽ bị bắn bỏ,.”  Sau tiếng nói đó, là sự im lặng,…tôi nghe những tiếng bước chân ngoài đường, và tiếng đếm số từ dải nhà kế bên,…Bóng tối kéo tới ập xuống ….. màu đem bao phủ cả không gian, tiếng ếch nhái kều lên trong đêm dài,…Hôm đó là ngày 25/06/ 1975….Ngày đầu tiên của kiếp tội tù …

TRẦN KIM SA


 

LÝ THUYẾT MÁC-LÊ XUẤT PHÁT TỪ NHỮNG NHẦM LẪN, PHẢN TIẾN HÓA-   HÀ SĨ PHU

Hà Sĩ Phu

  LÝ THUYẾT MÁC-LÊ XUẤT PHÁT TỪ NHỮNG NHẦM LẪN, PHẢN TIẾN HÓA (Bài dài, để tra cứu khi cần thiết)

                              HÀ SĨ PHU

 MỤC LỤC :

1/ Mác-Lênin hiểu nhầm về thời đại mà các ông đang sống

2/ Mác-Lênin hiểu nhầm Lịch sử, tưởng Lịch sử chỉ là một chuỗi đấu tranh giai cấp, và coi đấu tranh giai cấp là động lực của Tiến hóa

3/ Mác-Lênin tưởng nhầm vai trò lịch sử của mình, nên đoạn tuyệt với các giá trị truyền thống, không đi tiếp con đường văn minh của nhân loại

4/ Mác-Lênin ảo tưởng vì không hiểu bản tính Con người

5/ Mác-Lênin hiểu nhầm về nguyên nhân khổ ải và bất công, và do đó sai lầm về các biện pháp giải quyết

   Xin không bàn về những lý thuyết thuần túy Triết học của Marx, mặc dù Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử Mác-xít cũng có những điều rất cần phải tranh luận về mặt Triết học. Điều có ý nghĩa thực tế cần thiết cho xã hội ở đây là chỉ xét những “lý sự” gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin được dùng làm kim chỉ nam chỉ đạo mọi chủ trương của Đảng Cộng sản, những điều đã thành nhận thức phổ thông, tuyên truyền phổ cập ai cũng biết. Hiện nay về lý thuyết cũng như thực tiễn Cộng sản tuy có những biến đổi để hòng thích nghi nhưng bản chất chủ thuyết căn bản vẫn không có gì thay đổi.

Trong bài Từ Nguyễn Phú Trọng đến Lê Hiền Đức (2012, đăng trên trang mạng của nhà văn Phạm Thị Hoài) tôi đã kể qua 9 điều “nhầm lẫn nhỏ” (mà các Cụ nhà ta thường dùng chữ rất hay là “bé cái nhầm”) của Mác-Lênin khi dựng một học thuyết cao siêu và vĩ đại. Ở đây chỉ xin nhắc lại năm điều nhầm lẫn quan trọng nhất.

1/ Mác-Lênin hiểu nhầm về thời đại mà các ông đang sống

    Tại sao có thể nói các nhà Mác-xít kinh điển đã “đọc nhầm” thông điệp của Thời đại?

Thế kỷ 18-19 và đầu thế kỷ 20 là thời kỳ phôi thai bột phát của nền văn minh Công nghiệp, vừa đem lại những thành quả nhảy vọt nhưng đồng thời cũng tạo ra những tai họa nhất thời mà lúc đầu chưa có phương án chế ngự, đó là sự áp chế của một số chủ Tư bản đối với Công nhân và sự áp chế của các nước đại công nghiệp đối với các nước còn lạc hậu cổ hủ, sự áp chế được gọi là Chủ nghĩa Đế quốc và Chủ nghĩa Thực dân.

  Chủ nghĩa Đế quốc-Thực dân ấy thực ra chỉ là bước chập chững, loạng choạng, hăm hở chào đời của một “đứa hài nhi” sẽ thành khổng lồ, nhưng Mác-Lê tưởng “Chủ nghĩa Đế quốc là giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa Tư bản”! Đã là “giai đoạn tột cùng” rồi thì tất nhiên là già nua sắp chết, nên phải nghĩ ngay ra một Chủ nghĩa mới để thay thế, trước mắt là huy động “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại” để đào mồ chôn nó đi! Nhưng rồi theo thời gian đứa hài nhi có gien khổng lồ ấy “cứ giãy mãi mà không chết”, ngày càng trưởng thành và sửa chữa những điều ấu trĩ của mình, còn cái chủ nghĩa với đội quân đi “đào mồ chôn” nó thì cứ huênh hoang vô địch nhưng bỗng lăn ra chết ngay tại quê hương của mình, mà chẳng thấy giãy giụa gì.

2/ Mác-Lênin hiểu nhầm Lịch sử, tưởng Lịch sử chỉ là một chuỗi đấu tranh giai cấp, và coi đấu tranh giai cấp là động lực của Tiến hóa

   Theo Mác, Lịch sử là một chuỗi những cuộc đấu tranh giai cấp, với tư cách là động lực của Tiến hóa (trích: Giai cấp bị trị và giai cấp thống trị luôn đối kháng nhau về quyền lợi nên sinh ra đấu tranh giai cấp. Nô lệ chống chủ nô làm chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã. Nông dân chống địa chủ phong kiến làm chế độ phong kiến tan rã. Giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản làm chủ nghĩa tư bản sụp đổ…

… Kết quả cuối cùng của những cuộc đấu tranh đó đều dẫn tới sự ra đời của phương thức sản xuất mới thông qua đỉnh cao của nó là những cuộc cách mạng xã hội).

Mác nhìn lịch sử Tiến hóa của nhân loại như một chuỗi những đoạn đứt khúc do các cuộc Cách mạng, dùng bạo lực lật đổ nhau để tạo ra thể chế mới và mỗi lần như thế làm cho xã hội tiến hóa lên một bước mới. Đó là quan điểm Chính trị Mác-xít xuất phát từ Chủ nghĩa Kinh tế (khi hạ tầng Kinh tế thay đổi thì thượng tầng Chính trị cũng thay đổi theo).

Nhưng trên quan điểm khoa học thì phải hiểu sự Tiến hóa như thế nào?

Trước hết, trong thế giới động vật, Tiến hóa là sự chọn lọc tự nhiên trong đấu tranh sinh tồn, đấu tranh giữa sống và chết, do đó cơ thể phải biến đổi để thích nghi. Động vật thích nghi với điều kiện sống chỉ bằng chính cơ thể của nó, loại cơ thể nào không biến đổi được để thích nghi thì bị tiêu diệt. Tiến hóa để lại dấu ấn trên cấu tạo cơ thể và do đó cũng thay đổi các tập tính.

   Nhưng sự Tiến hóa của con người, sống thành xã hội, thì khác hẳn:

Do có TRÍ TUỆ, là sự phát triển cao nhất của Sinh giới, nên hình thành tiếng nói và chữ viết để ghi lại những thành quả của thế hệ trước để thế hệ sau tiếp tục “ngồi lên vai” mà tiến cao hơn. Sự tích lũy và gia tăng của Trí tuệ để lại dấu ấn trong sách vở, trong công cụ lao động và cả trong phương thức quản lý-điều hành xã hội. Con người thích nghi với môi trường bằng những công cụ và những phương tiện do Trí tuệ và lao động của mình tạo ra, nên cấu tạo cơ thể không cần thay đổi mà cả xã hội vẫn tiến hóa ngày một cao hơn.

   Như vậy, sự tích lũy và gia tăng Trí tuệ, tức động lực của Tiến hóa, xảy ra có tính liên tục, và có sự cộng tác, hiệp lực với nhau trong xã hội, cho dù vẫn còn mâu thuẫn với nhau về quyền lợi. Còn sự Đấu tranh giai cấp cũng chỉ là một mặt trong sinh hoạt xã hội, đấu tranh giai cấp bằng các cuộc Cách mạng như thế là những bước gián đoạn, có thể thúc đẩy sự Tiến hóa nhưng cũng có khi làm hại cho Tiến hóa (cuộc đấu tranh giai cấp, một mất một còn trong Cải cách ruộng đất và trong Cải tạo Tư bản tư doanh của xã hội Việt Nam do Đảng Cộng sản chỉ huy là một ví dụ làm hại cho Tiến hóa, biến Việt Nam từ một xã hội có đoàn kết nhân ái và có tiềm năng phát triển biến thành một xã hội đầy thù hận và “không chịu phát triển” như bấy lâu nay).

3/ Mác-Lênin tưởng nhầm vai trò lịch sử của mình, nên đoạn tuyệt với các giá trị truyền thống, không đi tiếp con đường văn minh của nhân loại

    Do tiếp nhận được tinh thần “vạch đường cho nhân loại, cải tạo cả nhân loại” của chủ nghĩa Mác-Lê cực đoan và ngạo mạn, nhà thơ mê tín Cộng sản Tố Hữu đã có những câu thơ để đời ca ngợi Cách mạng vô sản Tháng Mười Nga như sau:

      Thuở Anh [Cách mạng tháng Mười] chưa ra đời,

       Trái đất còn nức nở,

        Nhân loại chửa thành người.

Người Cộng sản coi cả nhân loại này không đáng là người khi chưa được Mác-Lê dẫn lối. Họ muốn xóa sạch loài người cũ không đáng là người, để nhận trách nhiệm lịch sử dựng một loài người mới cho xứng đáng là người ư? Ngông cuồng đáng khôi hài đến thế là cùng!

    Về quản lý xã hội thì Mác-Lê coi mọi Nhà nước xưa nay chẳng qua là công cụ để bóc lột người lao động, nên phải tiến tới làm cho nhà nước tiêu vong đi để cho giới lao động trực tiếp làm lấy việc quản lý. Thế là không thèm hiểu về sự phân công xã hội. Cũng do không thèm hiểu về sự phân công xã hội nên mới coi giai cấp công nhân, giai cấp lao động, chính là “giai cấp tiền phong, giai cấp lãnh đạo, giai cấp tiêu biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất”!

  Mặc dù có nhà lý luận cố bênh vực Mác rằng “Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản không phải là “ý muốn nhân tạo”, hoặc “lựa đặt ngông cuồng” của C. Mác mà do địa vị kinh tế – xã hội khách quan quy định”, nhưng thực tế thì một giới lao động nào đó cũng chỉ là sản phẩm của một nền văn minh tương ứng sinh ra, chứ tiêu biểu và dẫn dắt cho nền văn minh đó phải ở giới chuyên viên và trí thức tinh hoa, có đủ Trí tuệ, đủ trình độ điều hành, vì đó là sự phân công tự nhiên trong xã hội.

   Thực ra đến thời các ông Mác và Lê ra đời, tức thời kỳ Văn minh Công nghiệp Nhân loại đã tiến được những bước khá xa, đã có ý thức nâng đỡ sự phát triển cá nhân để tạo ra mọi giá trị, đồng thời biết quản lý xã hội theo nguyên tắc Dân chủ và Pháp trị: DÂN CHỦ để cá nhân có điều kiện phát triển nhưng đồng thời cần PHÁP TRỊ để khống chế sự phát triển Tự do cá nhân sao cho không thể ảnh hưởng xấu đến người khác và đến cả cộng đồng.

   Trong xã hội Pháp trị, Đạo đức “phải trở thành thừa”, không cần anh đạo đức, anh cứ làm đúng Pháp luật là đúng đạo đức rồi. Giáo dục đạo đức chỉ là biện pháp hỗ trợ, rất cần cho tuổi thanh thiếu niên. Khi trưởng thành, sống trong xã hội thì “Trường đời” mới là trường học tự nhiên hun đúc con người. Xã hội có Pháp trị lành mạnh thì hun đúc ra những con người tử tế, xã hội vô pháp thì hun đúc ra những con người lưu manh. Khi bộ máy cầm quyền còn hư hỏng thì làm sao các công dân lại có thể sống cho tử tế được, dù có giáo dục đạo đức bao nhiêu cũng bằng thừa, vì “Trường đời” đã giáo dục tất cả.

  Khi Mác (1818-1883) và Lê (1870-1924) ra đời thì đã có những nhà tư tưởng về Dân chủ và Pháp trị như John Locke (1632–1704), Montesquieu (1689-1775), Jean-Jacques Rousseau (1712–1778), Voltaire (1694-1778)…, họ đã tạo ra cả một thời đại Khai sáng, với lý thuyết về Khế ước xã hội, chống chủ nghĩa chuyên chế và xây dựng Chủ nghĩa tự do, đặc biệt là hình thành lý thuyết về Tam quyền phân lập để điều hành xã hội. Lịch sử loài người hàng nghìn năm mới đạt đến trình độ như vậy, nền văn minh ấy đã đạt được rất nhiều thành quả nhưng lại tạo ra những mâu thuẫn mới mà xã hội cần tìm cách khắc phục, chứ không thể nói nhân loại lúc ấy “chưa thành người”!

   Chính Mác-Lê “đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với các giá trị truyền thống” mới là người mắc bệnh “phủ nhận quá khứ”, mà “phủ định sạch trơn” một cách vô lý nhất, chứ những người dân chủ ngày nay có phủ định con đường Mác-Lê cũng chỉ là “phủ định sự phủ định” đúng phép biện chứng để trả lại cân bằng cho thế gian, đem lại bình yên cho cuộc sống mà thôi!

    Nếu trào lưu Cộng sản chỉ như một làn sóng phản biện, chỉ vạch trần, phê phán những yếu kém, những bất công do xã hội Công nghiệp lúc ấy tạo ra thì quá tốt, để giúp xã hội buộc phải thanh toán những khuyết tật của mình. Cộng sản muốn tranh giành quyền bính cũng tốt thôi, nhưng phải giành bằng cách cạnh tranh công khai-dân chủ, chứ không thể “cướp” chính quyền, và giành được chính quyền rồi thì đi tiếp con đường tiến bộ của nhân loại tức con đường Dân chủ đa nguyên Pháp trị như các nước Bắc Âu bây giờ (đó là nền Dân chủ Xã hội bắt nguồn từ Quốc tế 2), rồi cũng thực hiện đường lối Lao-Tư lưỡng lợi như cụ Phan Châu Trinh đã nghĩ đến (tạo điều kiện để các nhà Tư bản kinh doanh chân chính và thu lãi nhiều để có tiền góp cho các quỹ phúc lợi xã hội, trợ cấp người lao động, người nghèo, người già yếu tàn tật…).

Con đường Dân chủ Xã hội (đừng dịch nhầm là Xã hội chủ nghĩa) của Bắc Âu tuy có tiếp nhận Mục đích tốt đẹp mà Mác-Lê gợi ý, nhưng Phương tiện tiến hành hành thì hoàn toàn khác nên thành công rực rỡ, dù bị các nhà lý luận Mác-xít ghét bỏ như kẻ thù, nhất là lý luận gia Nguyễn Đức Bình, bởi đó là đối chứng hùng hồn nhất, chứng minh Mác-Lê muốn làm điều tốt song cách làm hoàn toàn sai lầm nên gây hiệu quả ngược với mục đích.

   Lối thoát danh dự cho Cộng sản Việt Nam hiện nay là từ bỏ con đường cực đoan ảo tưởng Mác-Lê của Quốc tế 3, để theo con đường Bắc Âu (tức con đường từ Quốc tế 2 mà Thụy Điển là tiêu biểu), cũng là con đường Phan Châu Trinh chủ trương (con đường bị Hồ Chí Minh phê phán là hữu khuynh thân Pháp). Thực chất cái gọi là “chủ nghĩa Tư bản” chẳng qua là một giai đoạn khá cao trong tiến trình Tiến hóa tự nhiên của xã hội loài người, giai đoạn văn minh Công nghiệp và Đại Công nghiệp, gọi là “chủ nghĩa” nhưng không ai nghĩ ra trước, không có tác giả như trường hợp “chủ nghĩa Cộng sản”.

Nhưng sai lầm chết người ở chỗ phong trào Cộng sản tưởng nhầm là lịch sử giao cho mình nhiệm vụ phải làm lại thế giới, cướp lấy chính quyền để xây dựng một chế độ Mác-xít, theo một chủ nghĩa do một vài tác giả cụ thể bốc đồng nghĩ ra trong một thời gian ngắn, một Thiên đường hết sức chủ quan, thiếu hiểu biết, rất phản khoa học, phản quy luật. Cái chủ nghĩa Cộng sản mới toanh ấy tuyên bố “đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với các giá trị truyền thống đã có”, nên gạt bỏ hết mọi giá trị mà nhân loại phải hàng nghìn năm mới đạt được là nền Dân chủ đa nguyên Pháp trị với thiết chế Tam quyền phân lập.

   Mục đích Cộng sản thì cao siêu nhưng phương cách thực hiện là bạo lực cách mạng, là độc đảng toàn trị nên thực tế đã đạp đổ tất cả nền Dân chủ Pháp trị vừa mới manh nha. Người Cộng sản coi các giá trị đó là sản phẩm của chủ nghĩa Tư bản nên quyết tâm đào mồ chôn nó đi. Chính từ sự kiêu ngạo vô lối này, chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lê đã tự đào mồ chôn chính mình trước lịch sử tiến hóa Nhân loại.

4/ Mác-Lênin ảo tưởng vì không hiểu bản tính Con người

– Mác-Lê dám tưởng tượng sẽ có ngày “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” vì tin rằng khi được chế độ Cộng sản giáo dục thì “con người mới” sẽ rất thánh thiện chứ không ai tham lam, muốn làm ít mà đòi hưởng nhiều!

– Tuy Mác vẫn nhắc một danh ngôn cổ điển “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi” nhưng có lẽ Mác vẫn không hiểu, không chấp nhận bản tính tự nhiên của con người. Nếu Mác-Lê biết bản tính con người vốn tham lam và lợi dụng khi không bị luật pháp kiềm chế thì Mác-Lê đã không cho phép Đảng Cộng sản được độc quyền lãnh đạo. Không có đa nguyên kiềm chế, khiến cho các Đảng Cộng sản cầm quyền đều mặc sức lạm quyền, mặc sức tham nhũng quyền lực như ở các nước Cộng sản ngày nay (ví dụ: đã làm Tổng Bí thư lại muốn kiêm luôn Chủ tịch nước để nắm gọn toàn bộ quyền lực trong tay như Tập Cận Bình và những người tương tự)! Nếu hiểu bản tính tham lam của con người, sao lại trao toàn bộ khối Công hữu khổng lồ của đất nước cho cơ quan nhà nước “thống nhất quản lý” để nó biến hết của công thành của tư? Chính luật pháp Tư bản hiểu rõ con người nên mới không cho tập trung quyền lực mà phải “Tam quyền phân lập” hẳn hoi, chứ không lừa dối bằng kiểu “tam quyền phân công” từ một đầu mối là sự chỉ huy thâu tóm của một đảng duy nhất.

5/ Mác-Lênin hiểu nhầm về nguyên nhân khổ ải và bất công, và do đó sai lầm về các biện pháp giải quyết

   Đi vào những việc cụ thể Mác-Lê cũng mắc những nhầm lẫn. Mác-Lê quy nguyên nhân mọi tai họa là do tính Tự do cá nhân và tính Tư hữu nên tìm mọi cách để “chống chủ nghĩa cá nhân” và diệt Tư hữu để công hữu hóa hết thảy, và để nhà nước Cộng sản duy nhất quản lý. Kết quả là không có gì phát triển được và chính cái nhà nước Vô sản độc quyền quản lý tài sản Công hữu thì nó biến mọi Công hữu thành Tư hữu của họ. Để tránh tệ nạn tham nhũng và cậy quyền thì Đảng Cộng sản lại dùng biện pháp “phê và tự phê, tu dưỡng đạo đức, theo đạo đức Bác Hồ”, kết quả là những kẻ càng ca tụng đạo đức bao nhiêu thì sự tham lam lại ngày càng phát triển bấy nhiêu. Nền Kinh tế chỉ huy (với các kế hoạch 5 năm) và Kinh tế quốc doanh làm cho nhà nước và nhân dân đều kiệt quệ nhưng cái túi riêng của những “học trò xuất sắc của đạo đức Bác Hồ” thì căng đầy tiền tỷ đô la để gửi ngân hàng Thụy Sĩ! Về sau, tuy biết sai lầm nên đã chuyển sang Kinh tế thị trường và ca ngợi Kinh tế tư nhân, nhưng tất cả vẫn nằm trong tay một đảng độc quyền và một “nền Pháp trị xã hội chủ nghĩa” thì tất cả vẫn chỉ là sự “đánh bùn sang ao”, kể cả việc “đốt lò” rùm beng cũng vậy.

   Công hữu hay Tư hữu, đó là một mấu chốt của tình hình diễn biến. Thuở ban đầu thì những người Cộng sản thật sự chân thành tin vào con đường Công hữu như lời Mác dạy. Nhưng khi bước vào thực hiện thì chút liêm khiết lúc đầu bị cái máu tham trong lòng tấn công. Máu tham tự nhiên cứ như một kẻ gian truyền kiếp ẩn nấp sẵn trong lòng những tín đồ Cộng sản, cứ đêm ngày xui họ biến những của Công trong tay thảnh của Tư, một sự “cướp ngày” có giấy tờ rất đúng quy trình! Và cứ thế tình hình mỗi ngày một xấu. Cái máu tham phục sẵn trong mỗi con người hỏi Mác có biết không, có “xa lạ” với Mác không?

   Đã từ lâu, miệng nói Công hữu nhưng tay làm Tư hữu, nhưng không phải thứ Tư hữu lành mạnh công minh mà là Tư hữu gian manh. Cờ thì giương cao Búa và Liềm nhưng hành động thì cướp đất của Nông dân và không cho Công nhân tự lập hội để bảo vệ quyền lợi. Công và Nông là những người khổ nhất hiện nay, trong khi trên truyền hình toàn thấy những ông bà Nông dân (phần đông có gốc Bộ đội) có hàng chục héc-ta đất, thu lợi hàng chục tỷ mỗi năm, quá đẹp!

   Trước tình trạng Cộng sản nói một đằng làm một nẻo như vậy thì tôi biết tranh luận những điều lý thuyết là hoàn toàn vô ích, vì người ta nói như vậy nhưng có làm như vậy đâu nên tranh luận về lời nói làm gì? Song, tôi vẫn muốn chốt lại một vài điều về lý thuyết chỉ để thấy cái gọi là học thuyết Mác-Lê và Chủ nghĩa Xã hội khoa học ngay từ đầu đã chỉ là một tà thuyết, phản khoa học, một ảo tưởng xuất phát từ khát khao đẹp đẽ muốn giải phóng con người.

  Tà thuyết đã phản lại Thiện tâm, nó sẽ bị cuộc đời vứt bỏ, Nghị quyết 1481 của Quốc hội 46 nước châu Âu đã khẳng định Chủ nghĩa Cộng sản là một chủ nghĩa chống Nhân loại.

   Nhưng trong xã hội Việt Nam hiện nay, đừng vội tưởng Ý thức hệ Cộng sản đã hết tầm quan trọng để không cần quan tâm đến nữa. Trái lại Đảng Cộng sản vẫn còn giữ chặt và đẩy mạnh giáo điều Mác-Lê và xiết chặt bộ máy Chuyên chính hơn bao giờ hết, bởi đó là chất xi măng gắn kết của hệ thống và là cái áo giáp sắt giữ an ninh chế độ. Đảng Cộng sản mỗi khi mở cửa một chút thông ra thế giới thường khiến cho nhiều người vui mừng, vì nghĩ cứ mỗi ngày một chút, một tí chút thôi thì lâu dần, tích tiểu thành đại, cũng sẽ ngày một khá lên. Xin thưa, đấy là kiểu tư duy đơn giản thuận chiều của con nít. Mỗi lần mở ra cũng kèm theo một kế hoạch xiết lại, chặt hơn. Phía trước chờ ta luôn có một dấu hỏi, ngay bên cạnh một niềm hy vọng.


 

Người vợ Ukraine 20 năm ở Việt Nam chăm chồng đột quỵ

Thầy Lê Văn Thông

Giữa trưa tháng 6, trời Hà Nội như đổ lửa. Trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện, Svetlana Nguyen rướn mình, dùng hết sức xốc người chồng liệt toàn thân lên vai, di chuyển từng đoạn nhỏ ra xe đẩy.

“Mình chuyển viện Papa nhé”, vuốt vội mồ hôi trên trán, người phụ nữ Ukraine với mái tóc vàng thủ thỉ và xoa nhẹ tay người đàn ông ngồi trước mặt. Ông Thắng – chồng bà – dù không nói được cũng cố đánh ánh mắt sang nhìn vợ, miệng ú ớ. Khoảnh khắc đó khiến Svetlana mừng rỡ bởi bà hiểu chồng mình đang dần bình phục. Đã gần 20 năm, kể từ ngày ông Thắng lâm bệnh, không thể tự chăm sóc bản thân, Svetlana dường đã quen với cảnh hai vợ chồng “ở viện nhiều hơn ở nhà”.

“Có những lúc cuộc sống bế tắc tưởng không thể tiếp tục, nhưng rồi nhìn chồng và các con, tôi lại có thêm động lực để cố gắng”, Svetlana Nguyen nói.

Tình yêu của họ bắt đầu từ năm 1988 khi hai người lần đầu gặp nhau tại căng-tin Cục hải quan thành phố Kiev trong một lần anh Thắng đến gửi hàng. Hai năm sau, họ kết hôn. Chàng trai Việt Nam quyết định ở lại Ukraine, thay vì về nước như kế hoạch trước đó. Năm 2000, anh bàn với vợ, mình và con gái 9 tuổi về Việt Nam tìm cơ hội làm ăn, hứa công việc ổn định sẽ đón cả chị và cậu con trai sang đoàn tụ.

Chồng về nước được một năm thì Svetlana nghe tin anh đột quỵ, giữ được tính mạng nhưng liệt toàn thân. “Tôi khóc như chưa bao giờ được khóc, thấy bế tắc cùng cực. Nhưng rồi lại tự dặn lòng phải cố gắng, biết đâu có phép màu xảy ra”, người phụ nữ 55 tuổi hồi tưởng cú sốc 20 năm trước. “Dù khó khăn thế nào cũng phải cố gắng. Chúng tôi đến với nhau bằng tình yêu khi khỏe mạnh thì cũng đối xử với nhau bằng tình yêu khi ốm đau”, chị khẳng định rồi mua vé bay sang quê chồng.

Có lẽ 30 năm trước, khi lần đầu tiên nắm tay người đàn ông Việt, Svetlana không ngờ chặng sau của cuộc đời mình lại nhiều chông gai đến vậy.

Sang Việt Nam chăm chồng, hàng ngày Svetlana dậy rất sớm nấu ăn cho cả nhà rồi ngồi xoa bóp chân tay để chồng đỡ đau nhức. Anh Thắng bị liệt, nằm lâu nên các cơ xương co cứng. Để đưa chồng xuống ghế ngồi, người vợ phải dùng hết sức xốc lên vai rồi di chuyển từng bước nhỏ. Mỗi lần như thế chị phải xoay xở hàng chục phút, người đẫm mồ hôi. Svetlana nói, nếu không làm vậy, chồng nằm lâu trên giường lưng hông dễ lở loét.

Ngày khỏe mạnh không sao, có lúc chồng con cùng lúc ốm, bản thân mệt mỏi không dậy nổi, nằm trên giường mà nước mắt chị chảy ướt gối. Thế nhưng, khóc xong chị lại ngồi dậy làm việc vì cả gia đình chỉ dựa vào mỗi mình. Hai mươi năm ở Hà Nội, người phụ nữ Ukraine chỉ về nước một lần để bán hết nhà cửa, đồ đạc, xe cộ và cả nhẫn đính hôn… mang tiền sang chữa bệnh cho chồng.

Không biết tiếng Việt, vừa chăm chồng lại nuôi 3 con nhỏ, Svetlana nhiều lúc thấy ông trời quá bất công với mình. Thấy chị vất vả, bạn bè có người khuyên nên về nước tự giải thoát cho bản thân, nhưng Svetlana chỉ im lặng quay đi. Chị bảo: “Vợ chồng sống với nhau còn vì tình nghĩa. Nếu tôi bỏ đi, ai là người chăm lo cho anh mỗi ngày”. Nhờ sự chăm sóc của vợ, sức khỏe của anh Thắng dần được cải thiện, sau hai năm có thể đi lại và tự chủ được một số việc.

Hơn hai năm chồng ốm, tiền tiết kiệm cũng cạn kiệt. Svetlana quyết định kiếm việc làm. Nhà chồng cho một căn hộ tập thể ở phố Ngọc Khánh, họ chia đôi một nửa để ở, một nửa mở quán bán cà phê. Cả nhà gom góp được vài trăm nghìn mua chiếc tủ lạnh cũ, đường và cà phê cũng được bạn bè giúp đỡ. Không có tiền thuê nhân viên, hai con lớn đang học cấp hai phải dành nửa buổi phụ giúp mẹ bán hàng.

Quán cà phê nhỏ của bà chủ người Ukraine mở năm 2004 thỉnh thoảng đón tiếp đồng hương và những người học tập tại Liên Xô cũ ghé qua. Vài lần Svetlana mời họ những món ăn tự tay nấu, được khen ngon, họ gợi ý nên bán thêm những món ăn của quê hương. Thực đơn của quán dần được hình thành và thêm thắt theo nhu cầu của khách.

Từ khi quán ăn được mở rộng, cuộc sống gia đình 5 người cũng bớt khó khăn. Ba người con không còn phải mặc lại quần áo cũ người khác cho, tiền viện phí của anh Thắng không phải vay ngoài nữa. Thu nhập từ quán cũng giúp Svetlana nuôi ba con trưởng thành, đều học đại học. Hai con lớn hiện mở quán ăn Nga tại Sài Gòn, còn cậu út theo học tại Canada.

Natalia, một người bạn của hai vợ chồng nói, cô phục Svetlana ở tinh thần lạc quan, chưa bao giờ nản chí. “Để có tiền đóng viện phí cho chồng, chị ấy làm việc không ngừng. Lễ Phục sinh vừa rồi, có những ngày Svetlana làm việc đến 2h sáng để hoàn thành đơn hàng cho khách, sáng lại vào viện mà chẳng tỏ ra mệt mỏi bao giờ”, cô gái Nga nói về người bạn của mình.

Cuộc sống được cải thiện nhưng thử thách cuộc đời lại không chịu buông tha người phụ nữ Ukraine. Hai mươi năm qua, ông Thắng đã có hàng chục lần nhập viện, vài lần thập tử nhất sinh và 4 lần bị đột quỵ, hai lần liệt toàn thân nhưng sau tập luyện lại đi đứng được. Lần gần nhất vào tháng 2/2021, ông bị suy tim, tụ máu não, chuẩn bị phẫu thuật lại bị tai biến ngay tại viện. Dịch Covid-19 bùng phát tại Hà Nội cuối tháng 4, người nhà không được vào phòng bệnh chăm sóc. Nằm liệt nhiều ngày, ông bị viêm loét lưng, tiếp tục phải chuyển viện để chữa vết thương trước khi ca mổ chính diễn ra.

Ở lần đột quỵ này, có thời điểm ông hôn mê nhiều ngày, bác sĩ thông báo trả về lo hậu sự. Nghe tin, Svetlana suy sụp, mọi cố gắng và hy vọng của cô dần như tan biến. Người vợ vào phòng bệnh, ngày ngày nắm tay chồng, nói về tình yêu ngày xưa của họ, về những đứa con đã trưởng thành, mong ngóng bố ra viện. Một lần, ông có phản ứng, nắm tay vợ rất chặt, Svetlana quyết xin cho chồng ở lại điều trị tiếp. “Tôi luôn tin sẽ có ngày anh ấy sẽ khỏe lại”, cô thuyết phục bác sĩ.

Con cái đều đang ở xa, những ngày chồng nằm viện, Svetlana phải cáng đáng mọi việc. Mỗi ngày cô dậy từ 5h sáng, sang thăm chồng rồi về quán chuẩn bị đồ ăn phục vụ khách. Khi rảnh lại qua viện, rồi lại trở về quán làm việc, tất bật cho đến 12h đêm. Hơn một tháng Hà Nội tạm dừng hoạt động quán ăn phục vụ tại chỗ do Covid-19, doanh thu của quán gần như không có. Để lo tiền viện phí cho chồng, Svetlana nhờ con cái giúp đỡ và vay mượn thêm mới đủ. Tuy vậy, cô chưa bao giờ nghĩ đến hai từ “bỏ cuộc”.

Hai mươi năm đủ để thay đổi diện mạo của một thành phố, cũng có thể thay đổi số phận một con người, nhưng với người phụ nữ này, điều không thay đổi là tình yêu dành cho người chồng Việt. “Tôi chỉ muốn cùng anh ấy già đi và trải qua quãng đời còn lại cùng nhau”, Svetlana nói.

Người phụ nữ Ukraine luôn hy vọng sẽ có ngày chồng khỏe lại, hai người cùng quay lại thăm thành phố Kiev – nơi nhiều năm trước họ đã gặp và yêu nhau.

Hải Hiền


 

ÔNG TRỊNH VĂN QUYẾT ĐƯỢC GIẢM 14 NĂM TÙ, EM GÁI ĐƯỢC TRẢ TỰ DO

BBC News Tiếng Việt 

 ÔNG TRỊNH VĂN QUYẾT ĐƯỢC GIẢM 14 NĂM TÙ, EM GÁI ĐƯỢC TRẢ TỰ DO

Sáng ngày 26/6, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã công bố bản án phúc thẩm đối với cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái và 23 bị cáo khác – những người đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Theo phán quyết của tòa phúc thẩm, ông Trịnh Văn Quyết bị tuyên phạt 7 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (so với 18 năm ở phiên sơ thẩm) và 4 tỷ đồng tiền phạt cho tội Thao túng thị trường chứng khoán (so với 3 năm tù ở phiên sơ thẩm).

Tổng cộng, ông Quyết được giảm tới 14 năm tù so với bản án sơ thẩm (từ 21 năm xuống còn 7 năm).

Hội đồng xét xử cho hay các tình tiết giảm nhẹ bao gồm tình trạng sức khỏe yếu, đang phải điều trị tại bệnh viện với “nguy cơ tử vong rất cao”.

Ông Quyết cũng khắc phục vượt quá số tiền hậu quả của vụ án, khi riêng ông nộp tổng cộng 1.886 tỷ đồng đã nộp, vượt hơn 20 tỷ đồng so với mức thiệt hại. (Trước đó, vợ ông Quyết cũng đã nộp khắc phục hậu quả hơn 2.470 tỉ đồng.)

Ngoài ra, hơn 100 bị hại và các tổ chức, cá nhân cũng đã gửi hơn 5.000 đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Quyết.

Mặc dù vắng mặt trong suốt phiên phúc thẩm, tòa đánh giá ông Quyết đã thể hiện thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và có nhiều bằng khen. Tất cả những yếu tố này đã khiến tòa chấp nhận một phần kháng cáo của ông.

Ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và bắt tạm giam vào tháng 3/2022 để điều tra các hành vi sai phạm. Tính tới nay, ông đã bị giam khoảng 3 năm 3 tháng.

Tòa phúc thẩm cũng chấp nhận kháng cáo của hai em gái ông Quyết, chuyển hình phạt tù sang phạt tiền đối với tội Thao túng thị trường chứng khoán và giảm án tù cho tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cũng do có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

Theo đó, bà Trịnh Thị Minh Huế bị phạt 3,5 tỷ đồng và 4 năm 6 tháng tù. Án sơ thẩm tuyên 14 năm tù.

Bà Trịnh Thị Thúy Nga, cựu phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS, bị phạt 3 tỷ đồng và phạt bằng thời gian tạm giam (38 tháng 21 ngày) với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tòa tuyên trả tự do cho bà Nga ngay tại tòa, với điều kiện bà không bị khởi tố, bắt giam trong vụ án khác.

Trước đó, bà Nga bị tòa sơ thẩm tuyên 8 năm tù.

#BBCTiengViet

#TrinhVanQuyet

#FLC 

This picture taken on July 30, 2018 shows Vietnam propery tycoon Trinh Van Quyet posing during an interview at his office in Hanoi.

 

Ai được lãnh bí tích Thêm sức? – Cha Vương

 Ước mong bạn cảm nhận được Chúa là nguồn nước mát lòng giữa trời nắng nóng. Đừng quên cầu nguyện cho nhau nhé.

Cha Vương

Thứ 5: 26/6/2025 -22/23

GIÁO LÝ: Ai được lãnh bí tích Thêm sức? Họ phải chuẩn bị thế nào? Những ai là Kitô hữu (đã lãnh bí tích Rửa tội), có ơn nghĩa Chúa, đều được nhận lãnh bí tích Thêm sức. (YouCat, số 206)

SUY NIỆM: “Có ơn nghĩa Chúa” là không phạm tội nặng. Phạm tội nặng là rời khỏi Chúa, và chỉ có thể làm hòa với Chúa nhờ bí tích Giao hòa. Một bạn trẻ Kitô hữu sửa soạn lãnh bí tích Thêm sức là bước vào một giai đoạn trong những giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời mình. Bạn sẽ phải làm mọi sự để hiểu đức tin bằng cả tâm hồn và trí lực mình, bạn phải cầu nguyện Chúa Thánh thần, một mình và với người khác, phải làm hòa với bản thân, với người thân cận, và với Chúa, nhờ việc xưng tội cũng giúp bạn gần gũi với Chúa khi bạn không phạm tội nặng. (YouCat, số 206 t.t.)

❦  Điều quan trọng đó là bắt đầu một cách quyết tâm.—Thánh Têrêsa Avila

LẮNG NGHE: Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được. (Mt 6:24)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Thánh Thần, mỗi ngày trôi qua sẽ mãi mãi không quay trở lại, vì vậy ngay từ bây giờ, xin giúp con làm hòa với bản thân, với người thân cận, và với Chúa để sống vui vẻ trong ơn nghĩa Chúa mỗi ngày.

THỰC HÀNH: Ngày hôm nay tôi sẽ quyết tâm sống bác ái yêu thương hơn. 

From: Do Dzung

**************************

HỒNG ÂN CHÚA NHƯ MƯA