Người lớn ơi, xin một lần lắng nghe trẻ em nói…

Người lớn ơi, xin một lần lắng nghe trẻ em nói…

Tác giả: KHƯƠNG DUY
nguồn: tuanvietnam.net

Người lớn luôn muốn trẻ em có tâm hồn rộng mở, luôn muốn ngắm nhìn nét hồn nhiên trên gương mặt ngây thơ. Nhưng người lớn đang đánh cắp tuổi thơ của trẻ em theo cách chúng ta tưởng rằng tốt đẹp.

Suốt bao nhiêu năm nay, việc chăm lo cho trẻ em luôn được coi là ưu tiên hàng đầu bởi ai cũng thuộc lòng khẩu hiệu “Trẻ em là tương lai của đất nước”. Ở bất cứ nơi đâu chúng ta đều nghe thấy lời khẳng định: xã hội phải dành những gì tốt nhất cho trẻ em. Nhưng thực sự, sau những ngôn từ hoa mĩ ấy, chúng ta đã dành cho trẻ em những gì?

Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi năm nay, cùng những bài diễn văn ca ngợi thành tích chăm sóc, bảo vệ trẻ em đang vang khắp các hội trường, xin được góp vài lời để phần nào giải đáp câu hỏi này.

Đầu tiên, xin thưa rằng người lớn chúng ta ảo tưởng nhiều lắm về sự sung sướng của
trẻ em. Khi những đứa trẻ đòi hỏi điều này hay điều kia, người lớn chúng ta thường mắng chúng vòi vĩnh và đem sự nghèo khổ của ông bà, bố mẹ xưa kia ra so sánh. Xét về nhiều mặt, trẻ em hôm nay sung sướng hơn thế hệ đi trước rất nhiều với hàng trăm hàng ngàn loại trò chơi, đồ ăn thức uống mà chúng ta ngày trước có mơ cũng không bao giờ dám nghĩ tới.

Nhưng trẻ em có sung sướng không khi bị đe dọa từng miếng ăn, giấc ngủ vì từ rau, đậu, thịt, cá đến món đồ chơi ưa thích, thứ gì cũng có nguy cơ nhiễm độc? Trẻ em hạnh phúc không khi ra đường, muốn bỏ khẩu trang ra để thở cũng không được vì khói bụi, muốn tung tăng bay nhảy trên phố cũng phải lấm lét canh chừng những “anh hùng xa lộ” sẵn sàng cán người rồi bỏ chạy?

Khi còn nhỏ, ai trong số những người lớn chúng ta phải sống trong những nỗi sợ hãi giống như trẻ em hôm nay?

Người lớn luôn tự khen mình đã dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ em. Nhưng có một thứ trẻ em còn rất thiếu: người lớn không cho các em quyền được tin.
Chúng ta muốn trẻ em tin những điều tốt đẹp, nhưng chúng ta chỉ cho chúng thấy những điều nham nhở, xấu xí.


Trẻ em Hà Giang, Ảnh: Đoàn Bảo Châu

Làm sao trẻ em có thể tin rằng xã hội đang chung tay bảo vệ môi trường khi có những quan chức vào tù vì rút tiền ngân sách dành cho môi trường để tư lợi?
Làm sao trẻ em có thể tin vào lời khuyên “cây ngay không sợ chết đứng” khi những người dám nói thẳng, nói thật như thầy Đỗ Việt Khoa trở thành “cây ngay” cô độc giữa rừng cây xiêu vẹo, cực chẳng đã đành phải bỏ nghề?

Làm sao trẻ em có có thể tin mình được xã hội nâng niu khi chứng kiến những đứa trẻ cùng trang lứa như bé Hào Anh bị người lớn đánh đập dã man trước sự thờ
ơ của chính quyền sở tại? Những đứa trẻ lớn lên thiếu hành trang niềm tin vào cuộc sống, vào lẽ phải hoàn toàn do lỗi của người lớn chúng ta.

Người lớn luôn muốn trẻ em có tâm hồn rộng mở, luôn muốn ngắm nhìn nét hồn nhiên trên gương mặt ngây thơ. Nhưng người lớn đang đánh cắp tuổi thơ của trẻ em
theo cách chúng ta tưởng rằng tốt đẹp. Trẻ em còn lúc nào để bay bổng và ước mơ khi lịch học chính, học phụ dày đặc đã chiếm hết thời gian từ lúc các em bước vào lớp một?

Trẻ em sao có thể mở rộng tâm hồn với thế giới bên ngoài khi bị người lớn khóa kín trong những căn nhà kín cổng cao tường hoặc phải sống chen chúc trong những
ngõ sâu chật hẹp, “chỉ chính ngọ mới thấy mặt trời”.

Vài chục năm nữa, liệu trẻ em có còn được chiêm ngưỡng cảnh làng quê yên bình với cánh đồng xanh mướt, đàn cò bay thẳng cánh, đàn trâu nhẩn nha gặm cỏ – những cảnh trí đã dung dưỡng tâm hồn bao thế hệ người Việt Nam – khi  những dự án sân golf, biệt thự, bãi đào vàng đang được người lớn bật đèn xanh không ngơi tay?

Người lớn chẳng những không cho trẻ em cuộc sống an toàn, không cho chúng niềm tin, không cho trẻ em một tuổi thơ theo đúng nghĩa mà còn “ăn vèn” cả vào tương lai của trẻ em. Khi những đứa trẻ lớn lên, chúng ta sẽ trả lời các em ra sao về hàng triệu, hàng tỷ tấn khoáng sản đã bị thế hệ trước khai thác, sử dụng hoang phí và bán với giá rẻ mạt cho nước ngoài để thỏa mãn những nhu cầu không đáy?

Cuốn sách địa lý của thế hệ tương lai sẽ viết về nguồn tài nguyên của đất nước ra sao
khi những mỏ vàng, bạc, dầu thô, than đá chẳng còn gì ngoài những hố sâu thăm thẳm và môi trường sinh thái bị tàn phá nặng nề?

Hãy tự hỏi chúng ta chia cho trẻ thơ được bao nhiêu từ món tiền thu được từ việc bán tống bán tháo tài nguyên, khoáng sản hôm nay. Phần chúng ta dành cho các em
có phải là những ngôi trường dột nát ở vùng cao? Hay đó là những sợi cáp mắc qua sông như ở Đắk Nông để các em trượt từ bờ bên này qua bờ bên kia tới trường ngay trên đầu sóng dữ?

Chúng ta kỳ vọng trẻ em sẽ biến đất nước thành rồng, thành hổ nhưng đã vô tình đeo đá vào đôi cánh mỏng manh của các em… Ảnh Đoàn Bảo Châu

Và chao ôi, những gì chúng ta dành cho chúng liệu có xứng đáng với những món nợ hàng trăm tỷ đô-la chúng ta đang vay nợ nước ngoài để đầu tư cho những dự
án trên trời dưới biển. Chúng ta hỉ hả khi năm sau vay được nhiều hơn  năm trước, chúng ta giận lẫy vài hôm khi có vị quan chức nọ xà xẻo vốn ODA nhưng rồi cũng tặc lưỡi bỏ qua. Chúng ta an ủi nhau rằng trẻ em ngày sau sẽ tài giỏi hơn thế hệ hôm nay và sẽ trả hết những gì chúng ta đang vay mượn để vung tay quá trán và thả sức cho rơi rớt dọc đường.

Vâng, tôi tin lắm vào tài năng, trí tuệ của trẻ em Việt Nam. Chúng ta có những thần đồng toán học, âm nhạc, thể thao ngang tầm quốc tế; chúng ta có những đôi
bàn tay tài hoa ngay ở tuổi thiếu thời. Nhưng có tủi cho trẻ em không khi cha ông chúng trông vào những bàn tay khối óc ấy để trả những món nợ xuyên thế kỷ?

Chúng ta kỳ vọng trẻ em sẽ biến đất nước thành rồng, thành hổ nhưng đã vô tình đeo đá vào đôi cánh mỏng manh của các em bằng một thứ tội tổ tông truyền.

Vậy đấy, hành trang cho trẻ em vào tương lai tưởng như rất đầy mà thực ra lại rất vơi.
Chúng ta chẳng cho trẻ em được bao nhiêu so với những gì chúng ta lấy đi của trẻ em. Những người lớn ích kỷ chỉ biết nhắm mắt và tưởng tượng ra những điều vĩ đại đã làm cho con trẻ, nhưng nếu mở mắt ra chúng ta sẽ bàng hoàng khi trẻ em đang trở thành nạn nhân của thói tham lam, mù quáng và ích kỷ của chúng ta.

Xin được mượn câu hát của Trịnh Công Sơn để gọi tên nỗi niềm tôi dành cho những đứa trẻ trong ngày trọng đại này:

Trẻ thơ ơi, trẻ thơ ơi

Tin buồn từ ngày mẹ
cho mang nặng kiếp người.

Anh chị Thụ & Mai gởi

 

THÔNG ĐIỆP CỦA NGÀY LỄ TRO

THÔNG ĐIỆP CỦA NGÀY LỄ TRO

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

Đừng chỉ chăm sóc thân xác mà lãng quên linh hồn.

Nhà kia có hai đứa con. Một đứa thì được cha mẹ chăm só…c tối đa: cho ăn cho mặc, cho tiêu xài, cung cấp cho đủ thứ, không từ chối nó bất cứ điều gì nó muốn, thậm chí nó đòi hỏi những điều trái luân thường đạo lý thì cũng cho luôn.

Còn đứa con thứ hai thì không được cha mẹ đoái hoài: không cho ăn, không cho mặc, không cho thuốc men, không cho bất cứ gì nó cần.

Làm cha mẹ như thế có công bằng không? Có xứng đáng làm cha mẹ nữa không? Làm cha mẹ như thế có đáng bị lên án không?

Hai đứa con nói trên tượng trưng cho hai thành phần của tôi : linh hồn và thân xác. Con người tôi có xác nhưng cũng có linh hồn. Vậy mà tôi chỉ biết chăm lo cho thân xác mà quên mất linh hồn. Châm ngôn sống của tôi là: Tất cả cho thân xác, tất cả cho cuộc sống đời nầy.

24 giờ của một ngày, tôi đều dành trọn cho thân xác.

168 giờ của một tuần, tôi cũng đều dành trọn cho thân xác.

720 giờ của một tháng cũng đều dành trọn cho thân xác.

Và cứ thế, từ ngày nầy trải qua ngày khác, hết tháng nầy đến tháng kia, tôi chỉ biết chăm lo cho thân xác mà thôi.

Còn linh hồn thì bị bỏ rơi, không được đoái hoài. Suốt 24 giờ của mỗi ngày, 168 giờ của mỗi tuần, 720 giờ của một tháng… tôi chẳng dành cho linh hồn một phút nào.

Thế rồi mai đây thân xác tôi sẽ ra sao ?

Lời Chúa vang lên trong nghi thức xức tro nhắc nhở tôi nhớ đến số phận mình:

“Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro, mai sau người sẽ trở về với bụi tro.

Những hạt bụi tro li ti rắc trên đầu trong ngày lễ tro hôm nay nhắc nhở chúng ta nhớ rằng mai đây, sớm muộn gì thân xác ta cũng sẽ hóa thành bụi tro như thế. Bụi tro là chung cuộc của thân xác con người. Sống thêm một năm là nhích lại gần nấm mồ hơn một chút. Tăng thêm một tuổi là rút ngắn thêm một chặng nữa tiến trình hóa thành tro bụi của thân xác mình.

Thế là cuối cùng, thân xác tôi chỉ còn là một nắm tro bụi li ti.

Không lẽ hôm nay tôi đầu tư hết tất cả thời gian, công sức, trí tuệ, tài năng, nghị lực, tiền bạc của mình cho thân xác nầy để rồi cuối cùng chỉ thu hoạch được một nắm tro!

Như thế có khác chi những con dã tràng cố công xây những lâu đài trên cát để rồi chốc lát sau sóng biển ập đến và xóa sạch không để lại vết tích gì.

Nói như thế không phải để bi quan chán sống, nhưng để tìm cách sống sao cho kiếp người có một kết cục tươi sáng vẻ vang hơn.

Biết như thế để từ nay, ta không mê muội đầu tư tất cả cho thân xác, không để cho những đam mê xác thịt nhận chìm hồn thiêng của ta trong địa ngục muôn đời, nhưng biết chăm lo xây dựng đời sống thiêng liêng, quyết tâm vun đắp đời sống tâm linh để cho hồn thiêng của mình mãi mãi trường tồn trong vinh quang thiên quốc.

Biết thế thì ta phải công bằng với linh hồn ta. Thân xác nầy nay còn mai mất thì ta chăm sóc vừa đủ, còn linh hồn ta sống mãi muôn đời thì phải được chăm lo chu đáo hơn.

 

 

Vatican sáng lòa tia chớp

Vatican sáng lòa tia chớp

Chỉ vài giờ sau khi Đức Giáo hoàng Benedict bất ngờ tuyên bố sẽ từ chức, một tia chớp đã lóe lên trên đỉnh mái vòm thánh đường St Peter.

Tia chớp lóe lên vào lúc trước 6 giờ chiều, giờ địa phương. St Peter, nằm trong Vatican City, được xem là một trong những địa điểm Thiên chúa giáo thiêng liêng nhất.

httpv://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/02/130212_pope_lightening.shtml

Starbucks khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam

Starbucks khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam

Cửa hàng Starbucks đầu tiên ở Việt Nam (Ảnh: Lan Vy)
06.02.2013
Công ty cà phê Starbucks nổi tiếng của Mỹ đã mở một cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam, một thách thức đối với công ty tại quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới trong năm 2012, một đất nước đã có nhiều thương hiệu cà phê, nhưng cũng có nhiều khách tiêu thụ thức loại nước uống này.
Hàng trăm người hôm 1/2 đã xếp hàng trước cửa hàng Starbucks đầu tiên ở thành
phố HCM để chờ đến lượt thưởng thức thương hiệu cà phê nổi tiếng của Mỹ.
Một khách hàng trẻ của Starbucks tại Sài Gòn, chị Lan Vy, cho biết:
“Rất là đông vì ai cũng háo hức được vô uống. Phải xếp hàng từ ngoài vào
trong để được tới cầm cái ly Starbucks. Rất là hay khi được uống Starbucks tại
Việt Nam.”
Chị Vy nói dù phải xếp hàng rất lâu để mua được một ly cà phê Starbucks nhưng
cũng đáng công vì hương vị thơm ngon của sản phẩm, cung cách phục vụ ân cần và
tác phong kinh doanh chuyên nghiệp của nhãn hiệu này:
“Có người bảo không biết có đáng đến nỗi trưa nắng mà phải xếp hàng để uống
cà phê Starbucks hay không. Nhưng mình thấy OK vì được uống món mình thích mà
phải xếp hàng thì cũng OK thôi, đâu có gì. Người Việt Nam hầu như uống cà phê
dạng phin đậm đặc. Cho nên, những người không hợp với cà phê đậm đặc như Vy sẽ
thích uống loại pha chế như của Starbucks. Ở Việt Nam, những quán cà phê sân
vườn một ly cà phê đã hơn 2 đô la rồi. Một ly Starbucks hiện giờ có giá từ
75.000 đến 100.000, tức từ 3,5 đến 5 đôla. Nhiều người nói rằng không phù hợp
với túi tiền của người dân Việt Nam. Nhưng mà đâu phải ngày nào mình cũng uống
cà phê 2, 3 lần. Mình sẽ giới thiệu với bạn bè mình thứ nhất về cung cách phục
vụ, thứ hai về nước uống của Starbucks. Những cái gì mới và ngon thì ai cũng
muốn thử cả.”
Starbucks cho biết công ty sẽ “duy trì truyền thống đặc biệt và khẩu vị uống cà
phê của người Việt Nam.”
Trong vòng mấy năm qua, Starbucks cố gắng mở rộng thị trường ở Trung Quốc và
các nước châu Á Thái Bình Dương.
Công ty có kế hoạch mở gần 4.000 cửa hàng cà phê trước cuối năm  2013.

CÁT BỤI

CÁT BỤI
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
Mặt trời soi một kiếp rong chơi.
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi mệt nhoài
Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi.
Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày.
Mặt trời nào soi sáng tim tôi
Để tình yêu xay mòn thành đá cuội
Xin úp mặt bùi ngùi
Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui.
Cụm rừng nào lá xác xơ cây
Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay…

Trịnh Công Sơn
*********************************
Hàng năm Giáo Hội dành ra ngày thứ tư Lễ Tro để nhắc nhở con cái về thân phận con người.  Một ít tro được rắc lên đầu bôi lên trán, hai ngày giữ chay, bốn mươi ngày sống tinh thần Mùa Chay.  Lời mời gọi xám hối hãy xé lòng, đừng xé áo.  Lời nhắc nhở bố thí, cầu nguyện, cảnh giác những cơn cám dỗ trong cuộc sống….. một vài điều gọi là nhắc nhở phận người chóng nhớ mau quên.  Có là ai, có là gì… cũng phải tuân theo định luật tự nhiên!  Có bao nhiêu, có thế nào… rồi cũng xuôi tay chẳng mang được chi!
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng ưu tư khắc khoải về thân phận con người:  Là ai? Từ đâu đến?  Đi về đâu?  “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi?” ông nhận ra phận người đến từ bụi đất, mang kiếp sống mong manh vắn vỏi.  Hạt bụi nhỏ bé trong vũ trụ bao la, bất lực trước định luật tự nhiên của tạo hoá, bị lôi cuốn theo con tạo xoay vần cuộc sống.  Sau“một mai vươn hình hài lớn dậy” để sống kiếp cát bụi phù du tạm bợ, dù muốn hay không, chấp nhận hay chống đối, hạt bụi lại rũ áo ra đi về với thân phận bụi đất của mình.  “Để một mai tôi về làm cát bụi”, thế là hết, là xong một kiếp người.
Vẫn biết bụi đất một mai sẽ trở về với cát bụi.  Vẫn biết nơi đến, chốn về như nhau: tất cả chỉ là phù du, vô nghĩa.  Nhưng trong lòng ông, “từ vực sâu nghe lời mời đã dậy” đang mong chờ một điều gì đó thâm sâu hơn, cao qúy hơn những gì tầm thường, đang cuốn hút hạt bụi xoay vòng trong cơn lốc đảo điên.  Hình như đôi tai tâm hồn ông đã nghe được lời mời gọi thiêng liêng nào đó.  À, thì ra cát bụi mệt nhoài sau những chuỗi ngày “mặt trời soi một kiếp rong chơi”, sau những tháng năm hòa mình vào những “tiếng động gõ nhịp không nguôi” của cuộc đời, sau “bao nhiêu năm làm kiếp con người”, bỗng chợt nhận ra thiếu vắng một cái gì đó trong cuộc sống.  Hạt bụi nhỏ bé như pha lê được mặt trời soi sáng để rồi trái tim khát khao tin yêu thổn thức “xin úp mặt bùi ngùi, từng ngày qua mỏi ngóng tin vui.”
Là tin vui gì?  Ai có thể mang cho đến cho đất trời tin vui bất diệt?  Mỗi hạt bụi trong vũ trụ bao la đang chờ đợi một tin vui khác nhau.
Có hạt mong được chiếu sáng lấp lánh dù là hư ảo chớp nhoáng.  Hạt mong được tích lũy thêm những lớp đất cát phù du, dù bụi sẽ chẳng mang được chi khi “một mai về làm cát bụi”.  Hạt khác thích cả đời rong chơi dưới ánh mặt trời.  Hạt lại thích hưởng thụ cho bõ kiếp phù sinh vắn vỏi.  Có hạt mong được nâng đỡ những hạt bụi khác mảnh mai yếu kém hơn.  Hạt lại mong cho đi chính mình để làm mem, làm muối ướp mặn cho đời.  Tin vui mà nhạc sĩ họ Trịnh, bạn và tôi đang mong chờ là tin vui gì?
Con Một Thiên Chúa đã từ bỏ vương quyền trên chốn trời cao, nhập thể làm người chỉ với một khát vọng duy nhất, là mang Tin Vui đến cho con người, cho những hạt bụi bé nhỏ dấu yêu.  Trong Ngài, bụi đất trở thành vô giá.  Với Ngài, đất bụi trở thành bất tử.  Nhờ Ngài, bụi đất nếm mùi thiên thu vĩnh cửu.  Nhưng, phũ phàng thay không phải tất cả hạt bụi đều chấp nhận Ngài!
Tin Vui dù muộn nhưng không bao giờ trễ.  Chẳng phải ai cũng được phúc đón
nhận Tin Vui từ thưở bình minh.  Dòng đời ngược xuôi tuy vất vả nhưng hào nhoáng, tuy tạm bợ nhưng đầy hấp dẫn, tuy nhiều đau khổ nhưng không thiếu niềm vui giả tạo.  Không dễ gì mà cát bụi chấp nhận phận mình từ thưở mới “vươn hình hài lớn
dậy”
.  Nhạc sĩ tài ba họ Trịnh đã đi sâu vào cuộc sống, khi ông kinh nghiệm bản thân từ từ đi qua ba giai đoạn của đời người:   Với thời trai trẻ hăng say yêu đời, dù biết phận mình là cát bụi, nhưng đó là tiếng hò reo mừng vui: “Ôi cát bụi tuyệt vời!”. Cuộc sống dần trôi, với bao đắng cay chất đầy lên đôi vai gầy, mà ý nghĩa cuộc đời vẫn biệt tăm, ông buông một tiếng thở dài chán chường “Ôi cát bụi mệt nhoài!”. Tiếp tục cuộc hành trình vô định của con người, sắp đến đích mà không biết nơi đến là đâu, kết thúc bài nhạc là một lời chua chát xuôi tay tuyệt vọng: “Ôi cát bụi phận này!”

Con người, chỉ khi “chợt một chiều tóc trắng như vôi” mới giật mình nhìn lại mình, vội vàng đi tìm ý nghĩa cuộc sống.  Khi nhìn “lá úa trên cao rụng đầy” với “cụm rừng nào lá xác xơ cây” lòng người mới chùng xuống, băn khoăn lòng hỏi lòng, chiếc lá vàng kia đi về đâu?  Phận người có gì hơn một chiếc lá vàng, một hạt bụi không?  “Trăm năm vào chết một ngày”, đời người ky cóp, một ngày xuôi tay!
Mùa Chay gợi lại hình ảnh người Cha nhân lành trong ngụ ngôn đứa con hoang đàng, lúc nào cũng thấp thỏm trước ngõ, chờ mong đứa con đi xa trở về!  Muộn nhưng không bao giờ trễ!  Đừng để đến khi “vết mực nào xóa bỏ không hay…..” thì  buồn thay cho một kiếp người!  Sống vô duyên, chết phận bạc!
Lạy Chúa, trong Mùa Chay thánh này xin cho con cất bước trở về với Chúa khi còn có thời gian chuẩn bị.  Bốn mươi ngày Mùa Chay nhắc con nhớ đến những từ ngữ xa lạ:  ăn chay, bố thí, cầu nguyện.  Xin cho con biết cho đi một phần những gì con đang có, để giúp những hạt bụi khác cảm nếm hương vị tình yêu trong cuộc sống.  Xin giúp con một lần ăn chay với cả tâm hồn yêu thương, để nhìn ra được tình yêu của Thiên Chúa với thân phận bụi đất nghèo hèn.  Xin cho con biết tỉnh thức cầu nguyện để đừng bám vào những hạt bụi bọt bèo khác  mà chỉ bám vào Đấng đã tạo thành con người từ cát bụi, Đấng đã truyền hơi thở mình vào bụi đất vô tri, để trở thành con người mang hình ảnh Ngài.  Hạt bụi bám vào Ngài chắc chắn sẽ không bị “vết mực nào xóa bỏ không hay…..” vào chốn hư không đời đời.
Lạy Đấng Vĩnh Cửu, cuộc sống lúc bấy giờ sẽ không còn là phù du vô nghĩa, không còn là những tiếng kêu tuyệt vọng từ đáy vực sâu, mà là những tiếng kêu ngạc nhiên hoan lạc, những bản tình ca bất tận ca ngợi tình yêu Thiên Chúa bao la.  Ôi cát bụi tuyệt vời!  Ôi con người tuyệt vời!
Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến,

phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm? (Tv 8:5)

Lang Thang Chiều Tím  &
Anh chị Thụ & Mai gởi

Lm. Chân Tín: Luồng gió mới – Chân dung Đức Mẹ (37)

Lm. Chân Tín: Luồng gió mới – Chân dung Đức Mẹ (37)

Đăng bởi lúc 2:05 Sáng 12/02/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (12.02.2013) – Sàigòn

Chân dung Đức Mẹ

Cách đây mấy tháng, một anh bạn tinh nghịch hỏi tôi: “Có phải Cha thích ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp phải không?”. Tôi vui vẻ đáp: “Lẽ dĩ nhiên rồi”.  Và đón được ý nghĩ của ông bạn, tôi nói tiếp: “Nhưng xin ông bạn chớ nên cho rằng tôi thích ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hơn cả chỉ vì tôi là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và là chủ nhiệm một tờ nguyệt san mang tên Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đâu nhé”.

Trên phương diện lịch sử và mỹ thuật, thì ảnh Đức Mẹ hằng Cứu Giúp
đứng vào bậc nhất, vì ảnh ấy họa lại bức ảnh Đức Mẹ chỉ đường (Hodegetria), tức
là ảnh cổ kính nhất trong Giáo hội đã được tôn kính ở Constantinople, như bạn
Thanh Dũng sẽ nói trong số báo này. Mặc dầu chúng ta không biết được khuôn mặt
Đức Mẹ ra sao, như lời thánh Augustin đã nói về thế kỷ thứ tư: “Chúng tôi không
được biết gì về khuôn mặt của Nữ Trinh Maria” (De Trin. VIII,5,7), nhưng khuôn
mặt hình trái xoan của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có những nét rất Á Đông và tuyệt
đẹp, khiến nhiều nhà nghệ sĩ lừng danh đã không hết lời ca ngợi.

Nhưng trên phương diện đức tin và thần học, bức ảnh ấy là một tuyệt tác diễn tả chân dung tinh thần của maria cách trung thành hơn hết. Mỗi nét đều nói lên sứ mạng cao cả của Maria.

Trước tiên bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nêu cao chức làm Mẹ Thiên
Chúa. Trên nền vàng tượng trưng vinh quang thiên đàng, nổi lên hình bán thân
của Đức Mẹ. Nhưng Mẹ Maria không đứng một mình. Với Mẹ có cả Chúa Giêsu. Ở phía trên có mấy chữ Hy Lạp: “Mẹ Thiên Chúa”. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và tất cả vinh
quang, tất cả những đặc ân khác của Mẹ đều bắt nguồn từ Chúa Kitô. Nơi Mẹ, tất
cả đều hướng về Chúa Kitô. Chúa Kitô là trung tâm của Mẹ. Vì thế lòng sùng kính
của ta đối với Mẹ Maria cũng nhằm một mục đích: Đức Kitô, Vị Cứu tinh và Trung
gian độc nhất giữa Thiên Chúa và loài người.

Là Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria còn là Mẹ của chúng ta, Mẹ của đoàn người được  cứu rỗi, Mẹ của Giáo hội, đúng với tước hiệu mà Đức Phaolô VI đã tuyên bố trong Công đồng Vatican II: Trước hình cụ tử nạn do hai thiên thần dâng lên, Chúa Giêsu run sợ, như ngài sẽ run sợ một ngày kia trong vườn cây dầu. Phần Đức Mẹ, tâm hồn Mẹ tràn ngập đau thương đến trào ra nơi đôi khóe mắt đầy u buồn. Nhưng Mẹ không có một cử động nào để ngăn cản cuộc tử nạn của Con. Mẹ chấp nhận mọi khổ đau, Mẹ cùng chịu tử nạn trong tâm hồn với Chúa Giêsu để chúng ta được cứu rỗi.

Là Mẹ giáo hội, Mẹ Maria luôn chăm nom đến Giáo hội, chăm nom đến
mỗi con người, để đưa tất cả về với Chúa Kitô. Vì thế Mẹ xứng đáng mang tước
hiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp: Đôi mắt dịu hiền của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp không nhìn về Chúa Giêsu, nhưng nhìn về chúng ta, an ủi, nâng đỡ ta. Cái nhìn âu yếm và
đau buồn của Mẹ đã sưởi ấm bao tâm hồn, đã lay tỉnh bao đứa con hoang đàng. Mắt
Mẹ hướng về chúng ta, nhưng tay Mẹ nắm chặt lấy hai tay của Chúa Kitô. Nắm
chặt, không phải để cản ngăn Chúa trừng phạt loài người, nhưng là để đón nhận
tất cả ân huệ của Chúa Cứu Thế. Đón nhận cho Mẹ một cách dồi dào và đón nhận
cho con cái của Mẹ.

Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo hội, Mẹ Hằng Cứu Giúp, đó là ba điểm son của bức chân dung mà Thiên Chúa đã dùng để đưa mọi người về với Đức Maria và sau cùng, về với Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc của Đức Mẹ và của chúng ta.

 

Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp


Số 203-4/1966

Phản ứng của thế giới tôn giáo và chính trị về sự kiện ĐGH Bênêđictô XVI từ chức

Phản ứng của thế giới tôn giáo và chính trị về sự kiện ĐGH Bênêđictô XVI từ chức

Đăng bởi lúc 7:37 Sáng 12/02/13

nguồn: chuacuuthe.com

VRNs (12.02.2013) – Roma, Italia – Ngay sau khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đích thân loan báo ngài sẽ từ chức, thì các cơ quan truyền thông nhanh chóng đăng tải sự kiện này. Riêng truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV không đưa tin. Dưới đây là một vài lời phát biểu của các quan chức tôn giáo và chính trị Tây phương.

Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh nói, “ĐTC làm tất cả chúng ta ngạc nhiên”.

Đức Hồng y Angelo Sondano, Niên trưởng Hồng y Đoàn nói: “Đây thực sự là một tiếng sét giữa bầu trời thanh quang”.

Đức cha Wojciech Polakl, Thư ký HĐGM Ba Lan: “Sự từ chức của ĐTC làm tất cả chúng ta hết sức ngạc nhiên. Nhưng ĐGH đã suy nghĩ kỹ xem ngài có còn đủ sức khỏe để chu toàn sứ vụ của  người kế vị thánh Phê rô khi tuổi đã cao”.

Rabbi Yona Metzger, Giáo trưởng Do Thái giáo, phát biểu: “Dưới triều đại của ngài (ĐGH Bênêđictô XVI), quan hệ giữa Giáo hội và giáo trưởng Do Thái đã cải thiện rất nhiều. Tôi hy vọng xu hướng này sẽ được tiếp tục”.

Đức Tổng Giám Mục Léonard, HĐGM Bỉ: “Trước hết tôi muốn diễn tả lòng biết ơn đối với một trong những vị giáo hoàng sáng chói nhất trên phương diện tri thức và thần học trong 150 năm vừa qua. Đó là một trí tuệ mẫn tiệp, một tấm lòng khiêm
nhường, đặc biệt là khả năng hiểu biết, tinh thần tổng hợp nhưng cũng hài hước.
Bênêđictô XVI là mẫu người khác hẳn vị tiền nhiệm Gioan Phaolo II, chắc chắn
ngài không cảm thấy thoải mái trong đám đông, nhưng với ngài chúng ta có thể có
những cuộc trò chuyện riêng tư rất thú vị. Ngài là bạn tôi hồi xa xưa nhưng
chúng tôi rất hiểu nhau và tôi rất ngạc nhiên và vui mừng khi ngài được bầu làm
giáo hoàng năm 2005, mặc dù trước đó có những lời đồn đại bất công của một vài
người đối với ngài”.

Đức Tổng Giám mục Justin Welby, Giáo chủ Anh giáo, phát biểu: “Với tấm lòng trĩu nặng và với sự thông cảm hoàn toàn, chúng tôi hiểu quyết định từ chức giám mục Roma sáng nay của ĐGH Bênêđictô XVI, chức vụ mà ngài đã chu toàn bằng phẩm giá, bằng sự hiểu biết và bằng lòng can đảm lớn lao. Trong chuyến viếc thăm vương quốc Anh, ĐGH đã cho mọi người thấy một phần trong ơn gọi của sứ vụ giám mục Roma trên phương diện thực tiễn là làm chứng cho tầm ảnh hưởng hoàn vũ của Tin mừng và trở thành sứ giả mang niềm hy vọng trong lúc niềm tin Kitô giáo đang bị đặt vấn đề. Chúng tôi cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho ĐGH trong khi về hưu, để ngài lòng trí ngài được bình an và chúng tôi phó thác cho Chúa Thánh thánh những ai có trách nhiệm bầu chọn người kế vị ngài”.

Ông Romana Prodi, cựu Thủ tướng Ý và cũng là cựu Chủ tịch Ủy Ban châu Âu nói: “Tôi cảm thấy vô cùng gần gũi với Đức Thánh Cha trong quyết định nghiêm trọng và khó khăn này. Trong lúc này tôi thấy cần thiết phải có bổn phận diễn tả lòng biết ơn của chúng ta, vì sự quyết định mới mẻ và bất ngờ của Đức Thánh Cha, góp phần mang lại một sự đổi thay sâu xa trong Giáo Hội”.

Mario Monti, đương kim Thủ tướng Ý nói: “Tôi hết sức bàng hoàng vì tin này. Tôi mới biết cách đây vài phút. Đấy là một tin “tuyệt đối”. Trả lời câu hỏi của các nhà báo về mối quan hệ của nước Ý với Vaticano, ông thủ tướng nói: “Tôi thực sự không muốn bình luận về một đề tài quan trọng và sâu sắc thế này trước khi hiểu biết các sự kiện”.

Giorgio Napolitano, Tổng thống Cộng hòa Ý: “Như thực tế chứng tỏ và như chúng
ta đã nhận biết là ĐTC đã rất mệt mỏi và khó có thể đảm đương chức vụ. Tôi tin
quyết định của ngài là một hành động cực kỳ can đảm và được thực hiện trong
tinh thần trách nhiệm. Gánh vác trên vai một nhiệm vụ đòi phải dân thân một
cách phi thường như chức vụ giáo hoàng cần phải cân nhắc, trường thọ nhưng
nhưng không phải luôn luôn trong điều kiện tương ứng với việc chu toàn được
nhiệm vụ”. ĐGH Bênêđictô đã có một hành động can đảm lớn lao và một sự quảng
đại lớn lao. Bản thân tôi hết sức kính trọng ngài”.

Pier Luigi Bersani, Tổng Thư ký của Đảng Dân chủ Ý phát biểu trên Radio
Montecarlo: “Đấy là một quyết định có tầm mức lịch sử. ĐGH Bênêđictô là một nhà
thần học lớn, đã dùng thần học để phục vụ Giáo hội. Quyết định từ chức của ngài
là một hành động độc đáo, đặt cơ sở cho tương lai”.

Ông Angelino Alfano, Thư ký Đảng Nhân dân vì Tự do Ý, phát biểu: “Tôi diễn tả lòng biết ơn sâu xa đối với những gì ĐGH đã thực hiện với quyền giáo huấn của ngài và đối với những gì ngài sẽ tiếp tục thực hiện trong tương lai”.

Bà Merkel, Thủ tướng Đức bày tỏ: “Lòng kính trọng sâu nhất đối với quyết định từ nhiệm của ĐGH vì lý do tuổi cao”. Bà cũng nói rằng “ĐGH là một trong những nhà tư tưởng tôn giáo quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Ngài đã đưa ra quyết định từ chức là vì lợi ích của Giáo Hội và của các tín hữu trong Giáo Hội”.

Ông Francois Hollande, Tổng thống Pháp: “Đấy là một quyết định
đáng được kính trọng cách tuyệt đối. Tổng thống Cộng hòa Pháp đón chào quyết
định này của Đức Thánh Cha nhưng không có bình luận nào thêm về sự kiện trước
nhất thuộc về Giáo Hội. Đó là một quyết định nhân bản và là một quyết định gắn
kết với một ý chí cần phải được tôn trọng”.

Ông Barack Obama, Tổng thống Hoa Kỳ: “Nhân danh nhân dân Hoa Kỳ trên thế giới, Michelle và bản thân tôi muốn diễn tả lòng biết ơn và lời cầu nguyện của chúng ta dành cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Tôi đánh giá cao công việc mà chúng ta đã cùng nhau thực hiện 4 năm vừa qua, mà trong đó có một số chính sách, nhất là trong lãnh vực ngừa thai, đã tạo nên những va chạm với các tổ chức công giáo Hoa Kỳ. Giáo hội Công giáo đóng một vai trò chủ chốt tại Hoa Kỳ và trên thế giới và tôi muốn gửi những lời cầu chúc của tôi đối với những ai sắp tham dự bầu chọn người kế vị
ĐGH”

Ông Cameron, Thủ tướng Anh: “Tôi xin gửi lời chúc mừng đến ĐGH Bênêđictô XVI. Ngài đã làm việc không ngừng để củng cố mối quan hệ giữa Vatican với Vương quốc Anh. Chuyến viếng thăm Vương quốc Anh của ngài năm 2010 được ghi nhớ với lòng kính trọng và yêu mến”.

Ông Kris Peeters, Thủ tướng kiêm Tổng thống Bỉ diễn tả lòng “kính trọng
đối với quyết định của ĐGH Bênêđictô XVI”, muốn chuyển giao chức vụ cho người
kế vị “ngược với truyền thống”. Thời đại chuyển biến nhanh chóng này đòi hỏi
rất nhiều trên bình diện kinh tế, xã hội và “điều này cũng có giá trị đối với
những nhà lãnh đạo tinh thần”. Kris nhấn mạnh rằng “họ phải tìm được sự quân
bình chính đáng giữa đòi buộc chính thức và sự thích nghi, giữa truyền thống
của quá khứ và những thách thức của thời đại và những con người ấy phải có khả
năng hành động với niềm tin lớn lao, dựa trên một sức khỏe khả quan”.

Thăng Long, VRNs

Tổng hợp từ báo chí Tây phương

 

Video: Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tuyên bố thoái vị sáng Thứ Hai 11/2/2013

Video: Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tuyên bố thoái vị sáng Thứ Hai 11/2/2013

2/11/2013

Sáng nay thứ Hai 11/2/2013, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tuyên bố thoái vị vì lý do sức khoẻ.

Dưới đây là lời tuyên bố của Đức Thánh Cha trong công nghị Hồng Y đặc biệt
diễn ra sáng thứ Hai 11/2/2013. Ngài nói bằng tiếng La Tinh
Các Hiền Huynh thân mến,
Tôi đã triệu tập các Hiền Huynh đến Công Nghị này, không chỉ để bàn về ba án phong Thánh nhưng còn là để trao đổi với các Hiền Huynh một quyết định rất quan trọng đối với đời sống của Giáo Hội. Sau nhiều lần tự vấn lương tâm trước mặt Chúa, tôi đã đi đến sự xác tín rằng năng lực của tôi, do tuổi cao, không còn phù hợp để cáng đáng đầy đủ sứ vụ Giáo Hoàng. Tôi biết rằng sứ vụ này, do bản tính siêu nhiên của nó, phải được thực hiện không chỉ bằng lời nói và việc làm, nhưng phải đi kèm với không ít những lời cầu nguyện và đau khổ. Tuy nhiên, trước một thế giới với quá nhiều những thay đổi nhanh chóng và đang rúng động bởi những vấn nạn liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin; để có thể lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô và rao giảng Tin Mừng, cả năng lực của trí óc lẫn thể xác đều là cần thiết. Năng lực của tôi trong vài tháng qua, đã xấu đi đến mức mà tôi phải thừa nhận sự bất lực của tôi không thể đáp ứng đầy đủ sứ vụ được giao phó cho mình. Vì lý do này, và cũng nhận thức được mức độ
nghiêm trọng của hành động này, với hoàn toàn tự do, tôi tuyên bố thoái vị
khỏi sứ vụ của Giám Mục Roma, Người kế vị Thánh Phêrô, đã được giao phó cho tôi bởi các Hồng Y ngày 19 Tháng Tư năm 2005. Như thế, kể từ 20 giờ ngày 28 Tháng Hai năm 2013, Ngai Tòa Thánh Phêrô, sẽ được bỏ trống và một Mật Nghị Hồng Y s được triệu tập để bầu vị Giáo Hoàng bởi những vị có thẩm quyền.
Các Hiền Huynh thân mến,
Tôi chân thành cảm ơn tất cả anh em vì tình yêu và những công việc mà anh em đã ủng hộ tôi trong sứ vụ của mình và xin tha thứ cho tất cả các khiếm khuyết của tôi. Và bây giờ, chúng ta hãy ủy thác Giáo Hội cho sự chăm sóc của vị Mục Tử tối cao của chúng ta, là Chúa Giêsu Kitô, và khẩn cầu Mẹ Maria chí thánh của Ngài trợ giúp các Hồng Y Giáo Phụ với lòng ưu ái từ mẫu của Mẹ trong việc bầu Đức Tân Giáo Hoàng. Liên quan đến bản thân mình, tôi cũng muốn tận tụy phục vụ Giáo Hội Thánh của Thiên Chúa trong tương lai thông qua một cuộc sống tận hiến cho việc chuyên tâm cầu nguyện.
Từ Vatican, ngày 10 tháng 2 năm 2013
+ BENEDICTUS PP XVI
Bản Anh Ngữ từ Phòng Báo Chí Tòa Thánh
Dear Brothers,
I have convoked you to this Consistory, not only for the three canonizations,
but also to communicate to you a decision of great importance for the life of
the Church. After having repeatedly examined my conscience before God, I have come to the certainty that my strengths, due to an advanced age, are no
longer suited to an adequate exercise of the Petrine ministry. I am well
aware that this ministry, due to its essential spiritual nature, must be
carried out not only with words and deeds, but no less with prayer and
suffering. However, in today’s world, subject to so many rapid changes and
shaken by questions of deep relevance for the life of faith, in order to
govern the bark of Saint Peter and proclaim the Gospel, both strength of mind
and body are necessary, strength which in the last few months, has
deteriorated in me to the extent that I have had to recognize my incapacity
to adequately fulfill the ministry entrusted to me. For this reason, and well
aware of the seriousness of this act, with full freedom I declare that I
renounce the ministry of Bishop of Rome, Successor of Saint Peter, entrusted
to me by the Cardinals on 19 April 2005, in such a way, that as from 28
February 2013, at 20:00 hours, the See of Rome, the See of Saint Peter, will
be vacant and a Conclave to elect the new Supreme Pontiff will have to be
convoked by those whose competence it is.
Dear Brothers,
I thank you most sincerely for all the love and work with which you have
supported me in my ministry and I ask pardon for all my defects. And now, let us entrust the Holy Church to the care of Our Supreme Pastor, Our Lord Jesus Christ, and implore his holy Mother Mary, so that she may assist the Cardinal Fathers with her maternal solicitude, in electing a new Supreme Pontiff. With regard to myself, I wish to also devotedly serve the Holy Church of God in the future through a life dedicated to prayer.
From the Vatican, 10 February 2013
BENEDICTUS PP XVI

Giáo Hoàng bất ngờ tuyên bố từ chức

Giáo Hoàng bất ngờ tuyên bố từ chức

thứ hai, 11 tháng 2, 2013

nguồn: BBC

Đức Giáo hoàng sẽ từ chức sau bảy năm cầm quyền

Đức Giáo hoàng sẽ từ chức vào cuối tháng này trong một diễn biến hoàn toàn bất ngờ, Vatican vừa xác nhận.

Dự kiến ngày Ngài từ nhiệm sẽ là 28 tháng 2, vào lúc 20:00.

Vatican tuyên bố việc chuyển giao chức vụ sẽ êm ả nhưng hiện chưa rõ việc bầu chọn tân giáo hoàng sẽ được tổ chức ra sao.

Lý do sức khoẻ

Vị Hồng y 85 tuổi chuyên về thần học trở thành Giáo Hoàng Benedict XVI hồi tháng Tư 2005, sau khi Giáo hoàng John Paul II qua đời.

Khi đó, Đức Hồng y Joseph Ratzinger, vị giáo sư biết chơi đàn piano, đang định nghỉ hưu. Ngài nói Ngài chưa bao giờ muốn trở thành Giáo hoàng.

Lý do đằng sau việc từ chức đầy bất ngờ của Ngài vẫn chưa được nêu ra.

Ở tuổi 78, cựu Hồng y Joseph Ratzinger là một trong những vị tân giáo hoàng cao tuổi nhất trong lịch sử, khi được bầu chọn.

Từ mấy năm nay sức khoẻ của Đức Giáo hoàng người Đức đã sút giảm.

Vatican nói quyết định của Giáo hoàng thể hiện ‘lòng dũng cảm’

Hồi lễ Phục Sinh năm ngoái, báo chí đã đưa tin trông Ngài mỏi mệt, chắc là vì chuyến công du kéo dài tới Mexico và Cuba.

Anh trai Ngài từng nói Giáo hoàng Benedict, khi đó có dự định giảm công du nước ngoài vì lý do sức khỏe.

Hôm nay, 11/2, Vatican trích lời Giáo hoàng nói Ngài không còn đủ sức khoẻ để “hoàn toàn thực hiện sứ mệnh được ủy thác”.

Cũng vào Lễ Phục Sinh năm 2012, Ngài lên tiếng cảnh báo rằng loài người đang ‘mò mẫm trong bóng tối’.

Tuyên bố từ chức được Đức Giáo hoàng đưa ra bằng tiếng Latin, trong buổi họp các hồng y tại Vatican.

Tòa Thánh nói quyết định từ chức sẽ khiến vị trí Giáo hoàng bị bỏ trống cho tới khi một vị tân giáo hoàng được bầu chọn, dự kiến vào tháng 3, theo Reuters từ Rome.

 

Từ anh hùng đến bạo chúa

Từ anh hùng đến bạo chúa
07.02.2013
Ở Việt Nam, đảng Cộng sản thường hay nói: Họ là những người
có công trong việc giành độc lập cho đất nước từ tay thực dân Pháp vào năm
1945, bởi vậy, chỉ có họ mới xứng đáng giữ vai trò lãnh đạo đất nước, hơn nữa,
độc quyền lãnh đạo đất nước. Mỗi lần nghe những câu nói như vậy, tôi lại nhớ
đến các nhà độc tài ở châu Phi và châu Á: Hầu hết đều bắt đầu “sự nghiệp” tàn
phá đất nước của họ như những anh hùng!
Thì Pol Pot (1925-1998) cũng là một “anh hùng” của Campuchia đấy chứ? Ông đã
lãnh đạo đảng Cộng sản Campuchia lật đổ Norodom Sihanouk, “giải phóng” đất nước
của ông và có “công” biến Campuchia thành một nước “xã hội chủ nghĩa thực sự”.
Kết quả, ai cũng biết: thứ nhất, ông đã giết khoảng từ một triệu đến ba triệu
người, tức khoảng 25% dân số Campuchia; thứ hai, biến Campuchia suýt trở lại
thời kỳ đồ đá trong vòng ba năm; và cuối cùng, biến Campuchia thành thuộc địa
của Việt Nam, ít nhất trong vòng hơn 10 năm, từ 1978 đến 1989.
Muammar Muhammad Abu Minyar al-Gaddafi (1942-2011) cũng là một “anh hùng” của Libya, hơn nữa, có lúc, còn được xem là “anh hùng” của cả châu Phi đấy chứ? Ông
đã lật đổ được vua Idris, giải thể chế độ quân chủ, thành lập Cộng hòa Ả Rập
Libya với “định hướng” xã hội chủ nghĩa, tiến hành các cuộc “cách mạng bình
dân” và hỗ trợ các phong trào đấu tranh độc lập ở một số nước châu Phi. Kết
quả? Với Libya, kinh tế thì kiệt quệ, đối ngoại thì bị cô lập, đời sống dân
chúng thì vô cùng điêu đứng. Với bản thân ông thì bị thế giới nhìn như một con
chó điên, và cuối cùng, con chó điên ấy bị kéo lên từ ống cống để đền tội.
Dù sao Pol Pot lẫn Gaddafi cũng đều đã chết. Ở châu Phi hiện nay vẫn còn một số
“anh hùng” khác chưa bị đền tội. Trong số đó, “nổi tiếng” hơn cả là Robert
Mugabe ở Zimbabwe.
Sinh năm 1924, lúc Zimbabwe còn là một thuộc địa của Anh, Mugabe, cũng giống
như nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam, tham gia cách mạng từ nhỏ và cũng chịu đựng
cảnh bắt bớ và tù tội liên miên. Nhưng khác với giới lãnh đạo Việt Nam, ông rất
chịu khó học tập. Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm, trở thành thầy giáo, ông
còn học, chủ yếu bằng cách hàm thụ, ở một số đại học ở Nam Phi và Anh, để lấy
thêm sáu cái bằng nữa, gồm: bằng Cử nhân về Quản trị và Cử nhân Giáo dục (từ
Đại học Nam Phi), Cử nhân Khoa học, Cử nhân Luật, Thạc sĩ Khoa học và Thạc sĩ
Luật (tất cả đều từ trường Đại học Mở rộng London). Trong số các bằng ấy, hai
bằng về luật được ông học trong thời gian ông còn ngồi trong nhà tù, từ 1964
đến 1974.
Từ thập niên 1960, Mugabe nổi lên như một anh hùng trong phong trào du kích
chống chính quyền da trắng của Ian Smith để giành độc lập cho nước ông. Những
án tù đày càng làm tăng uy tín của ông trong dân chúng. Ra khỏi nhà tù năm
1974, ông được bầu làm lãnh tụ Liên hiệp Quốc gia Phi châu Zimbabwe (ZANU),
cuối cùng, năm 1980, ông trở thành thủ tướng đầu tiên của Zimbabwe độc lập. Sau
đó, năm 1987, ông trở thành tổng thống. Từ đó đến nay, ông liên tục tái đắc cử
tổng thống: 1990, 1996, 2002 và 2008.
Nhưng dưới sự lãnh đạo của ông, đất nước Zimbabwe ra sao?
Sau 30 năm chịu sự lãnh đạo “thiên tài” của Mugabe, Zimbabwe, từ một quốc gia
được xem là giàu có ở châu Phi đã biến thành một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới.  Tổng sản phẩm nội địa của Zimbabwe vào năm 2012 là khoảng 500 đô la trên đầu người; tỉ lệ thất nghiệp vào năm 2009 là 95%; trị giá một Mỹ kim vào năm 2008 là 430.000 (gần nửa triệu) đồng bạc Zimbabwe. Không có nước nào trên thế giới có đồng tiền bị mất giá nhanh như đồng bạc Zimbabwe. Ngay trước khi độc lập, một đồng Rhodesia (tên cũ của Zimbabwe) trị giá một nửa bảng Anh. Năm 1987, Zimbabwe in tiền riêng, thoạt đầu, một đồng Zimbabwe cao hơn một đô la Mỹ. Sau đó, đồng tiền cứ mất giá liên tục; mỗi lần quá mất giá, chính phủ lại in tiền mới; khi
tiền mới lại mất giá, họ lại in loại tiền khác. Cứ thế, liên tục.
Lạm phát ở Zimbabwe không được gọi là lạm phát. Mà là siêu lạm phát
(superinflation). Ở những nơi khác, lạm phát vài trăm, hay thậm chí, chỉ vài
chục phần trăm là đã thấy khủng khiếp. Ở Zimbabwe, ví dụ vào năm 2008, lạm phát lên đến hàng tỉ tỉ phần trăm! (Con số lạm phát chính xác vào tháng 11 năm 2008 là 79.600.000.000% (bảy mươi chín ngàn sáu trăm tỉ!) Có lúc cả tỉ đồng Zimbabwe không đủ để mua một ổ bánh mì. Để cứu vãn tình hình kinh tế, vì không ai còn tin tưởng vào đồng tiền Zimbabwe nữa, từ năm 2009, chính phủ chấp nhận đồng Mỹ kim là đồng tiền chính thức để mua bán khắp nơi. Đến lúc ấy lại nảy sinh một vấn đề khác: Vì vật giá ở Zimbabwe quá rẻ, mua cái gì cũng chỉ có mấy xu, do đó, nếu bạn cầm một tờ 5 đô la, chẳng hạn, người bán hàng sẽ không có tiền để thối lại. Đưa tờ một đồng, người ta cũng không có tiền cắc để thối lại.
Để thấy “công lao” của Mugabe, chúng ta có thể nhìn vào bản đồ biểu tổng sản phẩm  nội địa  của Zimbabwe từ năm 1980 đến năm 2005 dưới đây:

​​
Về phương diện y tế, tuy Zimbabwe có giảm tử suất của trẻ sơ sinh nhưng tuổi
thọ trung bình của người dân thì càng ngày càng giảm, từ 59.1 tuổi vào năm 1980
xuống còn 45.1 tuổi vào năm 2008.
Năm nay, Mugabe đã gần 90 tuổi. Báo chí tường thuật trong nhiều cuộc họp hay
hội nghị kể cả với các chính khách thế giới, ông ngồi ngủ gục ngon lành! Gần
đây, ông bị bệnh, phải sang Singapore chữa trị. Thế nhưng ông vẫn không có ý
định từ chức. Ông vẫn cho chỉ có ông mới xứng đáng để lãnh đạo đất nước. Rất
nhiều người đối lập bị ông giết chết; vô số người khác bị ông bỏ tù. Với bàn
tay sắt, ông chà đạp lên cả dân chủ lẫn nhân quyền, bất chấp sự phê phán và lên
án của quốc tế.
Tin mới nhất liên quan đến Zimbabwe: Đầu năm 2013, Bộ trưởng Tài chính Zimbabwe tuyên bố, sau khi trả tiền lương cho các công chức, trong quỹ của họ chỉ còn lại có hai trăm mười bảy đô la (217 dollars). Họ định sẽ tổ chức bầu cử trong
năm nay. Chi phí cho cuộc bầu cử dự định là khoảng 104 triệu. Bây giờ với cái ngân khố trống rỗng như vậy, họ lo là sẽ không thể tổ chức bầu cử được!
A! Ít ra Zimbabwe cũng còn nghĩ đến chuyện bầu cử!