Lời Chứng Tôi Đã Trở Về Giáo Hội Công Giáo Như Thế Nào

Lời Chứng Tôi Đã Trở Về Giáo Hội Công Giáo Như Thế Nào

27/03/2013

nguồn:thanhlinh.net

Hai Giấc Mơ Kỳ Lạ Của Gió Lang Thang.

Trước khi kể về hai giấc mơ kỳ lạ, tôi (Gió Lang Thang) xin nói về mình một chút, đó là, tôi sinh ra trong một gia đình truyền thống Công Giáo, lớn lên khi học đại học tôi có theo một số giáo phái Tin Lành trong khoảng thời gian 6 năm, sau những biến cố cuộc đời, với những trăn trở, suy tư và cầu nguyện… tôi đã thực sự quy đạo và trở về với giáo hội Công Giáo Rô-ma. Có nhiều lý do khiến tôi trở về giáo hội Công Giáo, trong đó có cả những giấc mơ, tuy không phải là lý do chính nhưng cũng ảnh hưởng tới tôi, và tôi xin kể ra sau đây:

1-Giấc Mơ Thứ Nhất

Tôi nằm mơ thấy một người cầm gươm đâm xuyên qua bụng tôi, tôi thấy mình rỉ máu và thực sự cảm thấy đau đớn về thể xác (mặc dù trong mơ). Khi đó, tôi thấy bố tôi đang ở trên một chiếc thuyền vác một cây thánh giá rất nặng nề tiến đến kẻ dùng gươm đâm vào bụng tôi, tên này thấy thế sợ hãi liền bỏ chạy. Và ngay lập tức tôi thấy có một luồng ánh  sáng chiếu vào bố tôi, tôi thấy kỳ lạ chạy đến thì vết thương nơi bụng tôi được chữa lành.

Lời bàn: Bố tôi là một tín hữu Công Giáo tin kính Chúa và rất sùng đạo, ông đã cầu nguyện cho tôi rất nhiều khi tôi đi xa khỏi giáo hội Công Giáo.

2-Giấc Mơ Thứ Hai

Tôi nằm mơ thấy mình đi đến một ngôi nhà thờ nọ, bên ngoài nhà thờ có rất nhiều linh hồn bơ vơ và có một đám đông ma quỷ với hình thù kỳ lạ xấu xí bao quanh.
Tôi tự nhiên đọc kinh Kính Mừng (Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ / Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.). Khi tôi đọc đến đâu ma quỷ hoảng sợ bỏ chạy tán loạn đến đó… và tôi thấy rất nhiều linh hồn đến nắm tay và đi theo tôi. Tình cờ tôi gặp một người thanh niên vẻ mặt buồn thảm, tôi hỏi, “Sao anh không đọc kinh Kính Mừng”- Anh ta trả lời, “Tôi không đoc được!”. Và tiếp theo tôi đi dọc hành lang nhà thờ, tôi thấy một người thanh niên nọ chặn đường và nói với tôi, “Anh phải đến Quảng Trị”. Vừa nghe câu nói này tôi giật mình thức dậy.
Lời Bàn: Ngày hôm xảy ra giấc mơ thứ hai này, tôi có viết một bài viết xin lỗi Đức Mẹ Maria vì tôi thấy áy náy do trước đây khi tôi theo đạo Tin Lành có viết một bài đại ý là, “Chúng ta chỉ nên cầu nguyện với Chúa Jesus, không nên cầu nguyện với Đức Mẹ Maria và các thánh”, sau đó tôi thấy ân hận vì cảm thấy mình đã phát ngôn liều lĩnh, không đúng đắn,… nên tôi đã công khai xin lỗi Đức Mẹ và các thánh. Và đêm hôm đó xảy ra giấc mơ thứ hai như tôi kể trên.

Có một điều lạ là tôi không hiểu trong giấc mơ thứ hai, người thanh niên nói với tôi, “Anh phải đến Quảng Trị” là có ý gì? Tôi kể với mẹ tôi, mẹ tôi liền bảo, “Quảng Trị là nơi có linh địa đền thánh Đức Mẹ La-vang, Đức Mẹ đã hiện ra ở đây vào năm 1798” Tôi suy nghĩ có lẽ mình sẽ phải đến đây hành hương xin lỗi tạ tội chăng…

Trên đây là những điều tự thuật của tôi về hai giấc mơ kỳ lạ không thừa một từ, không thiếu một từ. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, nhưng xin phép không giải thích gì thêm, phần cảm nhận xin dành cho anh chị em và các bạn. Trong tình yêu thương của Chúa Giê-su Ki-tô và Mẹ Maria. Thân ái.

Gió Lang Thang (Vũ Thắng)

Facebook:   http://www.facebook.com/giolangthang123

MỘT NỀN TẢNG CHO NIỀM TIN VÀO CHÚA PHỤC SINH

MỘT NỀN TẢNG CHO NIỀM TIN VÀO CHÚA PHỤC SINH

(Suy niệm Tin Mừng thánh Gioan (Ga 20, 19-31)

Tác giả: Lm Inhatio Trần Ngà

nguồn:conggiaovietnam.net

Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, sau biến cố tử nạn đau thương, Chúa Giê-su phục sinh bất thần hiện ra giữa các môn đệ đang họp nhau trong phòng đóng kín khiến các ông ngạc nhiên đến sững sờ.

Thấy các môn đệ hoang mang vì tưởng mình là hồn ma hiện về, Chúa Giê-su cho các ông xem tay và cạnh sườn, để chứng thật đây chính là Giê-su có thân xác chứ chẳng phải là hồn ma. Bấy giờ các môn đệ vui mừng khôn xiết vì Thầy Giê-su đã thực sự sống lại.

Thế nhưng hôm ấy ông Tô-ma vắng mặt nên không thể chứng kiến biến cố trọng đại nầy. Khi được các môn đệ khác thuật lại cho hay sự kiện đó, Tô-ma tỏ ra ngờ vực và đòi kiểm chứng: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” (Ga 20,25)

Hôm nay, để vững tin vào biến cố Chúa Giê-su phục sinh, chúng ta không thể đòi cho được “thấy dấu đinh ở tay Người” hoặc “xỏ ngón tay vào lỗ đinh và đặt bàn tay vào cạnh sườn Người” như ông Tô-ma ngày xưa, vì Chúa Giê-su không còn hiện diện cách hữu hình giữa chúng ta, nhưng chúng ta có thể nhận biết Chúa Giê-su đã thật sự sống lại dựa vào sự kiện các tông đồ của Người đã hiến cả mạng sống và đổ máu mình ra mà minh chứng.

Nếu Chúa Giê-su chết đi mà không sống lại như lời Người báo trước, thì các tông đồ sẽ có những phản ứng sau đây:

* Các ông sẽ ngộ ra rằng Thầy Giê-su mà họ đem lòng tin tưởng, yêu mến và ngưỡng mộ bấy lâu không phải là Con Thiên Chúa như lời Người nói mà chỉ là người phàm lại tự xưng mình là con Thiên Chúa. Như thế, Người là một tên lừa bịp và tất nhiên các ông sẽ oán ghét Người, phế bỏ Người.

* Các ông sẽ không bịa đặt chuyện Chúa Giê-su phục sinh rồi đi rao truyền khắp nơi để lừa bịp người khác; vì khi làm như thế, các ông chẳng những chẳng được lợi lộc gì mà còn mất tất cả, kể cả mạng sống mình.

* Các ông sẽ không điên rồ đến nỗi từ bỏ gia đình, cha mẹ, vợ con, lại phải chịu đòn vọt, xiềng xích, tù đầy và chịu chết để đi loan truyền một điều láo khoét là Chúa Giê-su sống lại.

Trong thực tế, các phản ứng kể trên không hề xảy ra. Trái lại, các tông đồ đã hy sinh tất cả, từ bỏ gia đình, cha mẹ, vợ con, chấp nhận đòn vọt, tù đày và chấp nhận chịu chết để tôn vinh Đức Giê-su là Chúa, để loan truyền cho mọi người biết Chúa Giê-su đã thực sự sống lại từ cõi chết.

Chỉ khi tận mắt chứng kiến Đức Giê-su thực sự sống lại thì các tông đồ mới tin Đức Giê-su là Con Thiên Chúa và sẵn sàng vâng lệnh Chúa Giê-su để loan báo cho mọi người nhận biết Người là Đấng Cứu Độ muôn dân, cho dù phải hy sinh tất cả, kể cả mạng sống mình.

Vậy, ta có thể kết luận rằng:

Sự kiện các tông đồ của Chúa Giê-su tiếp tục từ bỏ gia đình, cha mẹ, vợ con và nhất là từ bỏ cả mạng sống để làm chứng rằng Đức Giê-su sống lại, thì đó là một lời chứng hoàn toàn đáng tin. Không ai liều chết và đánh mất tất cả chỉ vì một điều bịa đặt bao giờ.

Khi người làm chứng dám chịu chết để minh chứng mình nói thật, thì lời chứng của người đó là chân thật. Các tông đồ của Chúa Giê-su đã chấp nhận lãnh lấy án chết để minh chứng rằng Chúa Giê-su đã thực sự sống lại, vậy sự kiện Đức Giê-su sống lại là hoàn toàn chắc chắn.

Lạy Chúa Giê-su,

Nhờ các tông đồ hy sinh mạng sống để làm chứng Chúa đã phục sinh nên chúng con mới được vững tin vào Chúa là Đấng cứu độ và được hạnh phúc làm môn đồ của Chúa. Xin cho chúng con biết noi gương các ngài, hy sinh thời gian, công sức, khả năng và trí tuệ của mình để làm cho nhiều người được tin Chúa là Đấng đã sống lại và là Đấng cứu độ trần gian.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

TIN LÀ HỒNG ÂN

TIN LÀ HỒNG ÂN

Tác giả: Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh

nguồn: conggiaovietnam.net

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH

Một giáo lý viên đã lớn tuổi thật thà chia sẻ: Trước kia, khi mới dạy giáo lý dự tòng, cầm cuốn giáo lý là ông dạy từ đầu đến cuối. Nhưng sau này, ông lại làm ngược lại: dạy phần cuối cùng trước, rồi đi lên dần. Có nghĩa là ông bắt đầu dạy các dự tòng cầu nguyện trước tiên, sau đó dạy về luân lý, cuối cùng mới là phần tín lý.

Ông cho biết lý do vì sao ông lại làm chuyện xem ra ngược đời ấy: “Vì tôi nghĩ, một người mới bắt đầu theo Chúa, họ phải được gặp Chúa trước, để từ đó họ sống với anh em. Vì nghĩ như thế, tôi giúp họ cầu nguyện trước”.

Từ đời sống cầu nguyện bắt đầu chớm nở đó, ông nói với họ về lòng Thiên Chúa yêu thương, về sự hiến thân của Đấng là Thiên Chúa làm người, lòng tha thứ Thiên Chúa dành cho con người…

Khi họ đã có thể hiểu một cách tương đối, ông nói với họ về Điều răn của Thiên Chúa, về tám Mối phúc của Chúa Giêsu.

Sau khi đã bắt đầu hình thành một đời sống Kitô hữu như thế, ông đưa họ vào các chân lý đức tin, qua việc giúp họ hiểu giáo lý, trong đó có niềm tin vào Chúa Phục sinh. Đó là những chân lý rất khó, sẽ càng khó đón nhận hơn, nếu không được chuẩn bị, ít là những điều cần thiết một cách cơ bản.

Ông bảo rằng, Thiên Chúa đã trợ lực cho ông. Chính Người dùng miệng lưỡi của ông mà nói với dân của Người. và cũng chính ơn của Chúa đã đồng hành với anh chị em, để những gì xuất phát từ môi miệng ông, anh chị em có thể hiểu được và tin.

Kể chuyện về người giáo lý viên nói trên để thấy rằng, chúng ta không phải là những kẻ dễ tin. Nhất là thời đại khoa học phát triển đến mức chóng mặt như hiện nay, người ta vịn vào khoa học để giải đáp mọi vấn đề, thì những chân lý đức tin, như vấn đề thân xác sống lại chẳng hạn, càng không dễ dàng chấp nhận.

Anh chị em dự tòng đi học giáo lý, chắc Thiên Chúa phải ban ơn cho họ, để họ tin. Vì một người đã lớn khôn, đã có sự hiểu biết, rất bình thường về năng lực lý trí, bây giờ được nói tới những chân lý đức tin xem ra khá xa xôi, vậy mà họ có thể chấp nhận. Ít là có thiện chí để chấp nhận. Tôi nghĩ, Thiên Chúa phải chuẩn bị cho họ nhiều lắm.

Hôm nay suy niệm Tin Mừng về việc Chúa Phục sinh hiện ra với tông đồ Tôma, tôi thấy cả tôi cũng được Chúa chuẩn bị bằng ơn thánh của người.

Cũng giống như sự chuẩn bị cho các dự tòng và tân tòng, hoặc cũng giống như bản thân thánh Tôma, Chúa đã chuẩn bị cho thánh nhân đón nhận đức tin cách hoàn hảo khi đáp ứng yêu cầu “được xỏ vào lổ đinh, được thọc tay vào cạnh sườn” của Chúa. Để qua cuộc khám phá diện đối diện với Chúa Phục sinh của thánh Tôma, Chúa Phục sinh ban cho tôi một bằng chứng xác thực. Đó là sự chuẩn bị đức tin, Người dành cho tôi, để bây giờ tôi tin Người .

Có người trách thánh Tôma là cứng lòng tin. nhưng riêng tôi, tôi thầm cám ơn thánh Tôma. Cám ơn, vì nơi thánh nhân, tôi thấy chính mình. Bởi không dễ dàng gì, một sớm một chiều tôi tin Chúa sống lại. Tôi cám ơn thánh Tôma do hai lý do:

Lý do thứ nhất: để có được đức tin, chắc chắn tôi cũng sẽ đòi bằng chứng. Chúa Giêsu đã trả lời bằng một bằng chứng mạnh mẽ nhất: cho xem chính thân xác của Người. “Tôma, hãy xỏ ngón tay con vào lỗ đinh trên tay Thầy, hãy thọc bàn tay vào cạnh sườn Thầy”.

Ngày xưa, với một bằng chứng xác thực, Chúa bảo đảm cho đức tin của thánh Tôma đã vậy, ngày nay đó cũng là một bảo đảm cho chính đức tin của tôi. Vì Chúa của tôi đã sống lại thật. Người trả lời cho tôi không phải bằng lời, nhưng bằng thân xác Phục Sinh đích thật của Người.

Lý do thứ hai: Nhờ sự đòi hỏi bằng chứng xác thực của thánh Tôma, tôi biết mình có phúc. Vì Chúa Phục Sinh đã nói: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con tin, phúc cho những ai không thấy mà tin”.

Từ lời của Chúa Phục sinh, chúng ta vui mừng mà chúc phúc cho nhau: Phúc cho ông, phúc cho bà, phúc cho anh chị em, phúc cho các bạn là những người trẻ, phúc cho các bé thiếu nhi, phúc cho tôi, phúc cho tất cả chúng ta…, vì chúng ta không hề thấy nhưng lòng tin tưởng thì rất lớn lao.

Đặc biệt, trong những ngày này, chúng ta không thể quên các anh chị em tân tòng. Phúc thật, phúc lớn cho những anh chị em tân tòng, những người vừa mới đón nhận đức tin, đặt biệt những anh chị em mới đón nhận đức tin trong dịp lễ Phục Sinh. Họ cũng là những người giống như bạn, như tôi: đã không thấy mà tin.

Các bạn tân, dự tòng thân mến, Giáo Hội đã trao cho chúng tôi kho tàng đức tin. Giáo Hội cũng đã hoặc sẽ trao cho các bạn đức tin ấy. Nếu chúng tôi đã lãnh nhận kho tàng đức tin, đã sống và gìn giữ kho tàng quý giá đó suốt cả cuộc đời chúng tôi. Nếu chúng tôi đã tuyên xưng đức tin và hãnh diện nhận mình là người Công giáo, chúng tôi cũng mong muốn, và cả ước ao tha thiết nữa, các bạn sẽ bền tâm giữ đạo đến giây phút cuối cuộc đời. Vì đức tin mà các bạn vừa có được là do sự chọn lựa của chính các bạn. Chính các bạn quyết định lãnh nhận bí tích rửa tội để vào đạo, chứ không do bất kỳ ai thúc ép.

Tất cả chúng ta, dù là người đã đi đạo từ lâu, hay chỉ mới đi đạo, thậm chí mới được rửa tội đúng một tuần, hay đang là dự tòng, chúng ta mang trong lòng mình một niềm xác tín lớn lao về Chúa Kitô Phục sinh. Bởi đó, chúng ta cũng cưu mang niềm hy vọng phục sinh như  Chúa của mình đã phục sinh.

Đức tin vào ơn Phục sinh là niềm xác tín của cả Giáo Hội nói chung. Nhưng rất đặc biệt, vì đức tin ấy cũng đã trở thành niềm xác tín của riêng từng người là con cái của Giáo Hội.

Chúng ta xác tín mạnh mẽ rằng, tin vào ơn Phục sinh là một đức tin đã được chính Chúa chuẩn bị để ta có thể cưu mang và sống suốt cuộc đời của mình. Đức tin vào ơn Phục sinh cũng chính là lời chúc phúc trọng đại dành cho từng người, cho bạn cho tôi.

Bạn ạ, tin bao giờ cũng đòi một bước nhảy vọt, ra ngoài cái có thể thấy hay cảm nhận được. Chúng ta không được phúc thấy Chúa theo kiểu của thánh Tôma. Nhưng chúng ta, rõ ràng nhất là các tân, dự tòng, lại được thấy Chúa qua đức tin của thánh Tôma, của Giáo Hội và của biết bao chứng nhân trong Giáo Hội.

Thông thường, ta vẫn nghĩ thánh Tôma thật là diễm phúc vì được Chúa trả lời cho sự chất vấn về đức tin của thánh nhân.  Thánh Tôma cũng như nhiều môn đệ khác, thật diễm phúc vì nhìn thấy Chúa Giêsu Phục sinh cách nhãn tiền.

Nhưng Nói cho cùng, tin mà vẫn không thấy, chúng ta vẫn là người có phúc, phúc lớn. Tin mà vẫn không thấy, đó là đức tin mạnh, mạnh vô cùng. Tin mà vẫn không đòi bằng chứng, chỉ cần lời giáo huấn của Giáo Hội, chúng ta đáng hãnh diện về mình, một niềm kiêu hãnh thuộc về một giá trị tuyệt đối.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH

TA CẦN LÀM GÌ SAU NGÀY CHÚA PHỤC SINH

TA CẦN LÀM GÌ SAU NGÀY CHÚA PHỤC SINH

Tuyết Mai
Sự Chúa Giêsu Phục Sinh hẳn giúp hết thảy con người chúng ta thật nhiều trong cuộc sống ngày qua ngày này!.   Sự Phục Sinh của Chúa không khác nào Ngài chuyền vào người chúng ta luồng điện lực cực mạnh, giòng máu tinh trong không còn chút dính bợn nhơ hay virus; y như người bệnh ung thư sắp chết được chuyền máu tốt tươi vào người để được cứu sống.   Rồi thì sau khi Chúa Giêsu Sống Lại ta sẽ thay đổi gì ít hay nhiều trong những năm tháng kế tiếp? Chắc “vũ như cẩn”?.

Thường trên đời, hết thảy những ai trải qua kinh nghiệm sắp chết, họ rất quý cuộc sống của họ từng phút giây nếu sau đó họ được Chúa cứu cho họ sống lại (dù chỉ là thời gian ngắn); họ thấy quý lắm thời giờ và cơ hội Chúa ban!.   Họ cảm thấy rằng nếu chia thời giờ thật đúng thì họ sẽ sống thời gian còn lại cách ích lợi và hữu ích hơn cho chính linh hồn của họ, cho gia đình, và cho mọi người ai đang gần gũi với họ.   Còn lại là những con người bình thường như chúng ta đây phải công nhận rằng hầu hết chúng ta sống rất lãng phí thời giờ vào những nơi ăn chơi, nhậu nhẹt, cờ bạc, party, v.v….. vào những chuyện vô bổ và làm tai hại trên cuộc đời và chính linh hồn của mình.

Có rất nhiều lúc trong cuộc đời mà ta chẳng biết hay tha thiết để làm việc gì hữu ích cho ai mà luôn miệng than thở cùng nhau rằng sao chẳng có việc gì làm, đi đâu chơi, hay với ai để cho qua thời giờ nhàm chán và có thể để làm cho ta vui?.   Ừ, vì có phải chúng ta chỉ quan trọng là muốn chìu theo cái thân xác hay chết của chúng ta mà thôi? Mà không biết làm gì khác để giúp ích cho gia đình, tha nhân, và giúp đời cho tươi đẹp hơn hay cho có ý nghĩa sống ở trên đời này là để làm gì?.

Chứ nếu sống cách hữu ích thì thật tình không ai trong chúng ta lại có thời giờ ngồi cùng nhau than thở thế đâu!.   Chẳng lẽ trong chúng ta ai cũng phải chờ cho có sự nhắc nhở cực mạnh từ đâu đó xẩy ra trên chúng ta (mà ta gọi là sự xui xẻo ập đến) thì lúc bấy giờ chúng ta mới biết sống sao để cho linh hồn chúng ta có thể lên được Nước Trời hay sao?.   Vâng, chúng tôi muốn ám chỉ cho tất cả mọi người, không trừ một ai! Bởi hễ mang thân xác của con người thì rất dễ dàng để bị cám dỗ, nhất là những người đi theo Chúa.

Có phải qua sự Chúa Phục Sinh ta thấy rằng 12 Tông Đồ của Chúa không ai mà tránh khỏi được ma quỷ khi bị chúng cám dỗ cách nặng nề?.   Giuđa thì bán Chúa.   Còn Tông Đồ Phêrô thì chối Chúa đến cả 3 lần và tất cả tông đồ Chúa không ai có thể thức nổi với Chúa dù chỉ 1 giờ??.

Nhưng sau khi Chúa Giêsu Phục Sinh ta thấy các Tông Đồ Chúa nhanh nhẹn, mạnh dạn ra sao khi tất cả tin rằng Chúa của họ đã thật sự Sống Lại.   Có phải họ đã như tỉnh hẳn và ra khỏi cơn mê của mọi sự cám dỗ? Và thưa họ đã làm gì sau đó? Thưa rằng họ đã mạnh dạn Rao Truyền sự Sống Lại của Chúa cho hết thảy mọi người.   Họ đã liền có một niềm tin, cậy, mến, phó thác tuyệt đối hơn và xác tín hơn.   Với Thần khí Chúa tác động trong họ mạnh mẽ đến độ họ không thể ngồi yên một chỗ, hay im miệng cho được, mà phải trở thành những ống loa có sức mạnh gào trong gió để báo cho mọi người trên khắp bờ cõi hay biết rằng ông Giêsu người đã chết ở Giêrusalem nay đã Sống Lại thật vì các ngài đã chứng kiến tận mắt của sự Sống Lại ấy!.

Ôi lạy Chúa Kitô Phục Sinh! Xin thương ban cho hết thảy chúng con trên thế giới cũng được nhảy mừng, hoan hỉ.   Để cùng bắt chước tông đồ của Ngài là được loan truyền rằng Chúa của chúng con đã Sống Lại thật; cùng sự vui mừng khôn tả ấy, xin ban cho chúng con có sức mạnh bật dậy trong con người luôn yếu hèn, sống như sắp chết, để tìm được lý tưởng trong sự Phục Sinh của Ngài vì Ngài đã tái tạo lại sự sống mới trong chúng con.

Xin cho hết thảy chúng con lấy lại được sự can đảm giống như các tông đồ tiên khởi của Chúa.   Là từ sự sợ hãi, trốn tránh những người Do Thái, sợ bị bách hại vì có liên hệ với Chúa, như rắn mất đầu; đến sự tin tưởng tuyệt đối vào sự Sống Lại của Chúa Giêsu khi họ được thực sự gặp lại Thầy của mình ở Galêlia.

Xin cho hết thảy chúng con ý thức được rõ ràng, mạch lạc hơn là Chúa đã Sống Lại cách mạnh mẽ trong tâm hồn, trong trái tim nguội lạnh, và trong cái thân xác như chết từng ngày của chúng con.   Xin đừng để cho chúng con chết luôn trong cuộc đời vô vọng ở nơi thế trần này mãi Chúa ơi!.   Amen.

** Xin bấm vào mã số để nghe và để hát:

http://www.youtube.com/watch?v=mt32q3L2M04

(Chúa Đã Sống Lại Rồi!)

*** Để cảm tạ, ngợi khen, và tôn vinh Thiên Chúa là Cha chung của tất cả chúng ta, tôi chân thành mời anh chị em hãy dùng những bài hát của tôi để hát, đem đến tận phương trời xa, để làm Sáng Danh Thiên Chúa.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(04-01-13)

Tôi yêu linh mục

Tôi yêu linh mục

Thiên Ân

Gần đây, khi theo dõi tin tức Giáo hội toàn cầu, nơi vài giáo hội ở một phương trời xa xôi, có một số linh mục bị tố cáo “lạm dụng tình dục” trẻ em, bạn có thấy đau xót không? Và bạn có buột miệng kêu thầm: “Cha ơi! vì đâu nên nỗi này???”. Phần mình, tôi cảm thấy tim mình bị đâm thâu và chảy máu…

Tôi sinh ra trong một gia đình không phải toàn tòng. Ba tôi theo đạo ông bà, mẹ tôi theo đạo Chúa. Nhưng từ khi có trí khôn, tôi thấy ba mẹ, ông bà ngoại mình yêu kính các linh mục rất đặc biệt. Cả khi cha xứ đã đánh oan tôi, khiến bàn tay tôi bị bầm dập sưng húp, cha mẹ tôi cũng không hé răng nói một lời trách cứ! Và có lẽ do kế thừa truyền thống đó, tôi cũng tập tành yêu kính các linh mục…

Bạn đã bao giờ nhìn ngắm một chiếc bình pha lê thật đẹp, thật đắt tiền chưa? Hay một chiếc bình cổ lâu đời, được thiết kế tinh xảo, hài hòa từ hoa văn đến dáng dấp. Khi ngắm nhìn những chiếc bình ấy tôi thường liên tưởng đến thiên chức linh mục.

Cái bình thật đẹp, dù bạn nhìn ngắm từ bất cứ góc cạnh nào, nó cũng đẹp. Bạn nhìn từ phía bên trái, bên phải, nhìn từ dưới lên, từ trên xuống, dưới ánh đèn, trong bóng tối, trong ánh nắng, trong khung cảnh sang trọng tráng lệ, trong khung cảnh đồng quê mộc mạc, bất kỳ đặt ở chỗ nào, ở đâu, trong tay ai, nó cũng đẹp. Nó như “có hồn”, có một đời sống, một lịch sử…

Tương tự như thế… khi chiêm ngắm thiên chức linh mục, tôi “xúc động”, “ngỡ ngàng”. Lòng tôi “xao xuyến”, “tương tư”, “mê mẩn”… Tôi “thổn thức” về chức thánh. Tôi không khỏi ngạc nhiên về Thiên Chúa!!! Ngài đã quá tin tưởng con người! Ngài quá tin tưởng con người đến “điên dại”, khi trao thánh chức linh mục cho phàm nhân. Vì Ngài muốn luôn ở lại bên cạnh tôi, nên Ngài đã nghĩ ra phương cách “nhiều rủi ro” đến như thế! Thật quá sức tưởng tượng! Tôi chỉ còn có một cách “tạm” lý giải, một cách hiểu, đối với việc “liều lĩnh” này là: “Có như vậy, mới “đúng” là Chúa!”.

Mong bạn hãy cùng tôi xác định điều này: linh mục là một con người; một con người với đầy đủ những yếu tố như bao thân phận nhân trần khác: yếu đuối, mong manh, có thể sai lầm, vấp ngã trước mọi cạm bẫy, mọi sóng gió cuộc đời. Một con người có bầu máu nóng luôn tuôn chảy trong huyết quản, nên cũng có nhiều đòi hỏi, đam mê… Vậy mà Chúa mời gọi họ thông dự vào các bí tích thần thiêng, trở nên người trợ thủ đắc lực của Chúa. Có thể nói linh mục là công dân “đặc biệt” có “nửa bước chân” ở ngưỡng cửa thiên đàng, ngay khi còn ở thế gian này. Chúa ơi! Để chỉ qua “lời”, qua tay của linh mục, chiếc bánh trắng nho nhỏ, xinh xinh; ly rượu nho be bé, lại trở thành MÌNH MÁU CHÚA! Thật không thể tưởng tượng nổi! Thực khó chấp nhận được đối với những ai không có đức tin!

Tôi trộm nghĩ về cuộc sống của các ngài, khi ở giữa đời sống thần thiêng và nếp sống “vào đời” trần tục, chắc các ngài… mệt lắm, khi lui tới thường xuyên hai chốn xem ra “đối kháng” này… Đã vậy, lúc nào cũng phải sẵn sàng tiếp đón, giải quyết bao việc hồn-xác cho anh chị em giáo dân khi hữu sự. Rồi còn phải ngồi hàng giờ để làm “thùng chứa rác”, để thiên hạ “trút bầu tâm sự”, chắc các ngài bị “mất sức” lắm! Nghĩ đến đến đây, tôi chợt hiểu lý do vì sao ông bà, cha mẹ tôi yêu quý các linh mục. Và tôi cũng xác tín rằng: không có ơn Chúa, không có người linh mục nào có thể làm tốt sứ mạng được giao phó. Cũng chính vì thế, tôi và bạn, chúng ta có nên thường xuyên cầu nguyện cho các linh mục không? Tôi đã cầu nguyện cho các linh mục, một ngày bao nhiêu phút? Vì thực ra, khi cầu nguyện cho các linh mục, tôi cũng đang cầu nguyện cho chính mình.

Tôi yêu thiên chức linh mục, yêu “cái bình xinh đẹp dễ vỡ” nhưng bên trong chất chứa bao ơn thánh. Xin cám ơn các ngài đã “dũng cảm” đáp lời mời gọi của Chúa để vào vị trí “dễ chết”, vị trí “cảm tử”. Nhờ các linh mục, tôi được củng cố đức tin, đón nhận ơn thánh Chúa và được tiếp sức trên đường về quê trời.

Chúc tụng Thiên Chúa, vì Người đã thiết lập Bí tích Thánh Thể và Bí tích truyền chức thánh. Xin Người ban xuống nhiều ơn lành trên các linh mục.

Thứ Năm Tuần Thánh 2013

chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Từ Rosa Parks đến Nguyễn Đắc Kiên

Từ Rosa Parks đến Nguyễn Đắc Kiên

Đinh Từ Thức-pro&contra

Rosa-Parks

Cùng ngày 27 tháng 2, 2013, có hai nguồn tin phát xuất từ hai nơi cách nhau nửa quả địa cầu, nhưng xem chừng rất gần nhau:

– Tại Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, Tổng thống Obama làm lễ cống hiến Tượng Vinh danh Rosa Parks.

– Tại Hà Nội, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên nhận quyết định “không còn tư cách là phóng viên báo Gia đình & Xã hội”.

Từ năm 1776, nước Mỹ đã có bản Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng thế giới mở đầu bằng câu thừa nhận mọi người sinh ra đều bình đẳng, tiếp theo là bản Hiến pháp năm 1791 kèm 10 tu chính được coi là đạo luật nhân quyền căn bản vẫn còn giá trị đến ngày nay. Nhưng một tuyên ngôn hùng hồn chứa đựng tinh thần cao cả với một hiến pháp bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của con người không đương nhiên thể hiện một chế độ tốt đẹp và một xã hội công bằng. Tuy có những văn kiện đẹp như vậy, nhưng gần một thế kỷ sau khi lập quốc, Tổng thống Lincoln đã phải chịu đựng cuộc nội chiến thiệt hại hơn sáu trăm ngàn người để giải phóng nô lệ, và thêm gần một thế kỷ nữa, học sinh da đen vẫn không được học cùng trường với học sinh da trắng, và người da đen vẫn không được ăn chung trong tiệm, hay ngồi chung với người da trắng trên xe bus.

Rosa Parks là một phụ nữ da đen làm nghề khâu vá. Vào tháng 12 năm 1955, bà Parks bị tài xế xe bus bắt đứng lên nhường chỗ cho người da trắng. Bà nhất định không chịu, ngồi chờ bị bắt. Và bà đã bị bắt đúng như chờ đợi. Thái độ can đảm của bà đã gây một phong trào phản kháng sâu rộng, không những trong hàng ngũ người da đen, mà được cả sự ủng hộ của những người da trắng yêu tự do và trọng sự công bằng. Phong trào đi đến thắng lợi, và cuối cùng, tượng bà Rosa Parks đã đứng chung với tượng George Washington tại Quốc hội Hoa Kỳ, vào ngày 27 tháng 2, 2013 – cùng ngày tại Việt Nam, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mất việc, vì đã can đảm lên tiếng chống lại người có địa vị cao nhất trong Đảng nắm độc quyền cai trị, là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Để biết thêm sự nghiệp của bà Rosa Parks, xin trích sau đây ít lời của ông Obama trong diễn từ cống hiến Tượng:

Sáng nay, chúng ta mừng một người thợ may, yếu về dáng vóc nhưng mạnh về can đảm. Bà đã thách thức những sai trái, và thách thức bất công. Bà đã sống một cuộc đời hoạt động và một cuộc đời có nhân phẩm. Và chỉ trong một lúc, với những cử chỉ giản dị nhất, bà đã giúp làm thay đổi cả Hoa Kỳ – và thay đổi cả thế giới.

Rosa Parks không giữ một chức vụ dân cử nào. Bà không làm chủ cơ nghiệp nào; đã sống một cuộc đời xa những địa vị quyền lực cao cả. Thế mà hôm nay, bà đã có chỗ đứng xứng đáng cùng với những người đã kiến tạo đất nước này.

Vào một buổi chiều mùa Đông năm 1955, Rosa Parks đã không để người ta đẩy bà ra khỏi chỗ ngồi của mình. Khi người lái xe đứng dậy bắt bà nhường chỗ, bà đã không nhường. Khi ông ta doạ gọi người tới bắt, bà nói giản dị “ông có thể làm như thế”. Và ông ta đã làm đúng như lời đe doạ.

Mấy ngày sau, Rosa Parks thách thức vụ bắt bà. Một mục sư trẻ 26 tuổi mới đến thành phố, ít ai biết tới, đã hỗ trợ bà – người đó mang tên Martin Luther King Jr. Hàng ngàn người ở Montgomery, Alabama, cũng làm như vậy. Họ bắt đầu một vụ tẩy chay – giáo viên và công nhân, tu sĩ và người giúp việc, dưới trời mưa lạnh cóng và nóng như thiêu, ngày nọ sang ngày kia, tuần này qua tuần khác, tháng trước đến tháng sau, họ đi bộ hàng dặm đường nếu cần phải đi, xếp đặt đi chung xe nếu có thể, không màng tới chuyện đôi chân nứt nẻ, hay mệt nhọc sau cả ngày làm việc – đi bộ cho nể trọng, đi bộ cho tự do, tiến bước bởi quyết tâm khẳng định phẩm giá của mình đã được Chúa ban cho.

Ba trăm tám mươi lăm ngày sau khi Rosa Parks từ chối nhường chỗ của mình, vụ tẩy chay chấm dứt. Những người da đen đàn ông đàn bà và trẻ em lại lên xe bus ở Montgomery, mới bỏ lệnh kỳ thị, và ngồi tại bất cứ nơi nào còn chỗ trống. Và với thắng lợi đó, cả một thành trì kỳ thị, giống như những bức tường ở cổ thành Jericho [1], bắt đầu từ từ sụp đổ.

… Chỉ một mình bà Parks ngồi lì trên chiếc ghế đó, tay ôm ví, mắt nhìn qua cửa sổ, đợi bị bắt. Giây phút đó cho chúng ta biết sự việc đã thay đổi như thế nào, hay không thay đổi; chọn lựa chúng ta đã làm, hay không làm. Như Kinh Thánh đã nói đúng, “bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương” [2]. Hoặc vì bất động hay ích kỷ, hoặc vì sợ hãi hay chỉ giản dị vì thiếu ý hướng về đạo đức, chúng ta thường sống như trong sương mù, chấp nhận bất công, hợp lý hoá sự bất công và bỏ qua những chuyện không thể tha thứ.

Giống như người lái xe bus, nhưng cũng giống như những hành khách trên xe bus, chúng ta nhìn sự việc như chúng xảy ra – trẻ con đói khát trong một đất nước phong phú, cả một khu phố bị tàn phá vì bạo động, gia đình nghiêng ngửa vì mất việc hay bệnh hoạn – và chúng ta bào chữa vì sao không hành động, và chúng ta tự nói với mình, cái đó không thuộc trách nhiệm của tôi, tôi chẳng có thể làm gì được.

Rosa Parks cho biết luôn luôn có vài thứ chúng ta có thể làm. Bà ấy nói rằng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm, với chúng ta và giữa người này với người khác. Bà ấy nhắc nhở chúng ta rằng sự thay đổi đã diễn ra như thế nào – không phải chủ yếu bởi sự khai sơn phá thạch của những người nổi tiếng và quyền lực, mà bởi vô số những hành động can đảm thường là của những người vô danh và tử tế và những người mẫn cảm và trách nhiệm đã cứng đầu, tiếp tục phổ biến quan niệm của chúng ta về công lý – quan niệm của chúng ta về những gì có thể.

Chỉ một hành động bất tuân lệnh riêng lẻ của Rosa Parks đã phát động một phong trào. Những bước chân mệt mỏi của những người đi bộ trên những con đường bụi bặm của Montgomery đã giúp cho cả nước nhìn thấy những gì trước đây họ như mù loà. Chính nhờ những người đàn ông và đàn bà đó mà tôi đứng đây ngày hôm nay. Chính nhờ họ mà con cháu chúng ta lớn lên trong một đất nước tự do hơn và công bằng hơn, một đất nước trung thực hơn với tín điều của các nhà lập quốc [3].
130226131543_nguyen_dac_kien_304x171_bbc_nocredit

Bà Rosa Parks đã bị mất việc sau hành động cứng đầu của mình, và ông Obama đã nói về bà Parks đúng vào ngày Nguyễn Đắc Kiên mất việc vì thái độ không chịu khuất phục của mình. Sự trùng hợp về thời gian và hoàn cảnh cho người ta cảm tưởng vụ Rosa Parks và Nguyễn Đắc Kiên tuy xa nhau về thời gian và không gian, nhưng quá gần nhau về nguyên do xuất phát. Ngày kết thúc hành động của bà Parks cũng là ngày mở đầu hành động của Nguyễn Đắc Kiên.

Thái độ không sợ hãi của Nguyễn Đắc Kiên khá giống thái độ can đảm của bà Parks, nhưng trong khi nhìn thấy phần kết thúc vẻ vang hành động của bà Parks, người ta chưa thể tiên đoán việc làm của anh Kiên sẽ ra sao. Bà Parks đã đánh động được lương tâm của một số đông. Những người có cơ hội thức tỉnh này, sau đó đã làm những gì cần phải làm, theo lương tâm và nhận thức của mình, không phải vì bà Parks, hay theo chân bà. Việc làm của anh Kiên cũng đã gây được xúc động trong số đông, “Lời Tuyên bố của các công dân tự do” là một bằng chứng. Nhưng nếu chỉ có thế, việc làm của anh sẽ chẳng đi đến đâu, và sẽ sớm vào quên lãng.

Bà Parks đã được ghi nhớ và vinh danh, không phải vì bà là anh hùng hay siêu nhân, mà chính vì hành động đơn lẻ của bà đã được số đông ủng hộ, đưa đến thành công. Đó là thành công của quần chúng, bắt nguồn từ một hành vi can đảm cá nhân.

Thái độ can đảm của anh Kiên bắt nguồn từ cuộc thảo luận về dự án sửa đổi Hiến pháp. Nhưng dù Hiến pháp được sửa đổi không còn điều 4, nó sẽ không là chiếc đũa thần biến một xã hội tự do dân chủ và công bằng thành hiện thực. Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, Hiến pháp Hoa kỳ là những văn kiện tuyệt vời, nhưng tám năm sau khi bà Parks đã nổi tiếng về hành vi can đảm của mình, vẫn có ông George Wallace, Thống đốc Alabama, chính tiểu bang nơi bà Parks sinh sống, lớn tiếng tuyên bố trong diễn văn nhậm chức của mình trước toà nhà lập pháp tiểu bang vào năm 1963: “Kỳ thị bây giờ! kỳ thị ngày mai! kỳ thị mãi mãi!” (Segregation now!, segregation tomorrow!, segregation forever!). Không phải chỉ tuyên bố suông, ngày 11 tháng 6, 1963, Thống đốc George Wallace đã thể hiện lời hứa qua hành động. Ông đứng chặn trước cửa University of Alabama ngăn không cho hai sinh viên da đen vào trường. Tổng thống John Kennedy phải gửi Vệ binh Quốc gia tới hộ tống cho các sinh viên này nhập học.

Cho nên, chẳng lấy làm lạ, khi gần 70 năm trước Việt Nam cũng đã có bản Tuyên ngôn Độc lập với những lời lẽ tuyệt vời chép lại từ Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, với tên nước Việt Nam kèm theo chế độ “Dân chủ Cộng hoà”, với khẩu hiệu “Độc lập Tự do Hạnh phúc”, nhưng ngày nay vẫn có một Tổng Bí thư Đảng lớn tiếng tuyên bố những ai đòi tam quyền phân lập, đa nguyên đa đảng, và không chấp nhận độc quyền lãnh đạo của Đảng là bọn “suy thoái’, cần “xử lý”. Trước đó cả năm, ngày 27 tháng 2, 2012, tại Hội nghị cán bộ toàn quốc về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, ông Trọng đã tuyên bố về sự lãnh đạo của Đảng “Trước đây đã như vậy, hiện nay đang như vậy, và sau này cũng sẽ vẫn như vậy”. Ông Trọng nói như đinh đóng cột, kém gì George Wallace!

Nhưng Hoa Kỳ được như ngày nay, nhờ họ đã thay đổi không ngừng, kể cả George Wallace. Hai mươi năm sau khi nêu cao quyết tâm sống chết với chủ trương kỳ thị, vào năm 1982, George Wallace công khai thừa nhận trước những người da đen, và trước dư luận rằng ông đã hoàn toàn sai lầm về chủ trương kỳ thị. “I have regretted it all my life.” (Tôi hối tiếc về điều đó đến mãn đời).

Để không cản đường tiến của Hoa Kỳ, những người như George Wallace đã phải thay đổi, và hối tiếc việc làm của mình. Họ không tự ý thay đổi đâu. Chính những người như Rosa Parks, những người tuy thấp cổ bé miệng, nhưng cùng hành động, đã tạo thành một khối “cao cổ lớn miệng”, đủ sức bắt những kẻ như Wallace phải thay đổi. Và may thay, ngay cả với những người như Wallace, thay đổi không phải là chết — như nỗi sợ của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết “bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát” – thay đổi còn là mở đường sống. Sau khi thay đổi 180 độ, từ chủ trương kỳ thị tới chống kỳ thị, George Wallace đã đắc cử Thống đốc Alabama lần thứ tư, với sự ủng hộ của đa số cử tri da đen.

Ai sẽ làm những người như Nguyễn Phú Trọng và Đảng của ông ta phải thay đổi, để Việt Nam có thể tiến lên? Không cần phải đợi có những người như Gorbachev hay Yeltsin. Một người như Nguyễn Đắc Kiên, trong một khoảnh khắc được thôi thúc bởi ý thức trách nhiệm, đã bất chấp sợ hãi, đương đầu với cường quyền, tạo được sự chú ý trong quần chúng. Như Rosa Parks, Nguyễn Đắc Kiên đã làm bổn phận của mình, trước hết là bổn phận đối với mình, không tiếp tục chấp nhận sống nhục, sau là bổn phận đối với xã hội, và đất nước. Rosa Parks đã tạo được một phong trào, đi đến thành công. Nguyễn Đắc Kiên có may mắn như Rosa Parks không, điều đó còn tuỳ thuộc vào thái độ của những người khác. Nếu đa số những người cùng thời với anh chịu tiếp tục cúi đầu sống nhục dưới quyền tự tung tự tác của một đảng cầm quyền như hiện nay, thì may lắm, anh sẽ còn là một chú thích nhỏ trong một trang sách báo lịch sử nào đó.

Phải cần bao nhiêu người, bao nhiêu hành động cụ thể mới đủ để làm bùng lên ngọn lửa Nguyễn Đắc Kiên đã nhóm? Trách nhiệm với đất nước và tình yêu tổ quốc không phải là thứ có thể cân đo đong đếm để có thể trả lời bằng những con số chính xác. Chỉ cần một vụ tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức để đốt cháy cả chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm nửa thế kỷ trước. Cũng chỉ cần một anh Bouazizi tự thiêu đã đủ làm sụp đổ cả chế độ độc tài của Tổng thống Ben Ali ở Tunisia hai năm trước. Nhưng với trên một trăm vụ tự thiêu của người Tây Tạng trong hai năm qua vẫn chưa đủ để tạo chú ý của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Chỉ cần một Giải Nobel, Aung San Suu Kyi đã đủ để thay đổi cục diện Miến Điện, trong khi chủ nhân Giải Nobel Đạt Lai Lạt Ma vẫn lui tới Bạch Ốc nhưng chưa thể đặt chân trên quê hương mình, và chủ nhân Giải Nobel Lưu Hiểu Ba chỉ làm chật thêm nhà tù Trung Quốc. Chừng nào độc tài còn ngự trị, chừng đó người dân chưa làm đủ bổn phận đối với dân tộc mình, đất nước mình.

Cũng cần nói thêm, không phải Tổng thống Obama mang mầu da đen, rồi có quyền tự ý ra lệnh làm tượng bà Parks đem vào đặt ở Quốc hội. Theo đạo luật quy định về việc đặt tượng tại United States Capitol National Statuary Hall ở Quốc hội Hoa Kỳ, có hiệu lực từ ngày 2 tháng 7, 1864, mỗi tiểu bang được quyền đề nghị hai pho tượng. Chính tiểu bang Alabama từng bốn lần bầu cho “vua kỳ thị” George Wallace làm thống đốc, đã chi tiền đúc tượng Rosa Parks. Trong khi tượng Rosa Parks, người phụ nữ da đen đầu tiên, đứng chung với tượng George Washington, thì George Wallace, dưới mồ với nỗi hối tiếc cả đời.

Để phù hợp với đà tiến của xã hội, chỉ trong 58 năm, Hoa Kỳ đã “đổi trắng thay đen”. Trong khi ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam cương quyết: “Trước đây đã như vậy, hiện nay đang như vậy, và sau này cũng sẽ vẫn như vậy”.

[1]Jericho, địa danh được nhắc tới nhiều trong Kinh Thánh, nằm phía Tây sông Jodan, được coi là thành phố cổ nhất, xuất hiện từ 11 ngàn năm trước, đã trải qua nhiều phế hưng.

[2] “For now we see through a glass, darkly” trích thư Thánh Phao Lồ gửi tín hữu Cô-Rin-Tô, chương 13, đoạn 12, lời dịch trong Kinh Thánh trọn bộ, Cựu Ước và Tân Ước. Bản dịch của 22 dịch giả do Toà Tổng Giám mục TPHCM thực hiện 1998.

[3] Dịch theo Remarks by the President at Dedication of Statue Honoring Rosa Parks – US Capitol

nguồn:từ Nguyễn công Quí gởi

Cà phê tối: Vụ án Đoàn Văn Vươn – Hình sự hóa và tống tiền

Cà phê tối: Vụ án Đoàn Văn Vươn – Hình sự hóa và tống tiền

Đăng bởi lúc 6:44 Chiều 3/04/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (03.04.2013) – Sài Gòn – Tín mới nhận lúc 14:15 do Vnexpress công bố: “Em ông Vươn khai thấy lực lượng cưỡng chế cầm súng, sau tiếng đạn vang lên mới bắn chống đối. Phía công an phủ nhận, nói chỉ nổ súng thị uy khi bị nã đạn trước. Chiều 3/4, chủ tọa bất ngờ tuyên tạm dừng phiên xử”.

Chính ông Đoàn Văn Vươn đã chủ động hình sự hóa vụ án thuộc về dân sự và hành chánh của minh. Đó là nội dung trả lời trước tòa, ngày 02.04 vừa qua tại Hải Phòng, đã được VTV1 truyền đi tối cùng ngày và phát lại sáng hôm nay. Vụ án, cũng theo lời khai tại tòa, có chuyện điều tra viên tống tiền.

Khi những cố gắng nỗ lực của ông đã hoàn toàn rơi vào cảnh tuyệt vọng

Sáng nay ngày 03.04.2013, chương trình chào Buổi sáng của đài VTV1 có đưa tin về phiên tòa xét xử ông Đoàn Văn Vươn. Trong phút thứ 38 Ông Vươn nói: “Nếu như người ta cố tình không giải quyết và bất chấp thì buộc phải chuyển vụ án hành chính sang vụ án hình sự”.

Lời phát biểu của Ông Vươn có thể làm cho nhiều người thắc mắc tại sao ông Vươn lại quyết định giải quyết vụ đất đai nhà ông từ vụ án hành chính sang vụ án hình sự.

Sau đây Cà Phê Tối có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Đài, sống tại Hà Nội, về khúc mắc trên.

Cà Phê Tối: Thưa Luật sư, Luật sư bình luận như thế nào về lời khai của ông Vươn trước tòa sáng hôm qua?

Ls Đài: Lời khai của ông Vươn phản ánh rất trung thực tính chất của vụ án này từ đầu cho đến cuối. Bởi vì, trước đó, ông Vươn cũng đã nỗ lực để tiến hành các bước khiếu nại rồi, sau đó ông khiếu kiện ra hành chính các cấp của Tp. Hải Phòng, nhưng cuối cùng thì quyền quản lý hợp pháp của ông cũng bị phủ nhận bởi chính quyền cũng như tòa án các cấp của Tp. Hải Phòng. Đứng trước cái nguy cơ công lao của ông và gia đình gây dựng trong suốt hàng chục năm trời, kể cả trong đó người con gái yêu quý của ông cũng hy sinh do trong khi họ tham gia cải tạo những khu vực đầm nuôi cá. Rõ ràng với công lao và mồ hôi nước mắt của ông và gia đình như vậy, thì ông không thể nào có thể bỏ qua được. Cho nên, ông đã phải suy nghĩ đến một giải pháp nào đó, để cho vụ án của ông có thể cho công luận trên khắp cả nước, thậm chí cả quốc tế biết đến.

Cà Phê Tối: Thưa Luật sư, tại sao Ông Vươn không chọn cái nhẹ là vụ án hành chính mà lại chọn cái nặng hơn là vụ án hình sự?

Ls Đài: Như tôi đã trả lời ở câu trước, khi ban đầu có chuyện tranh chấp đất đai xảy ra giữa gia đình ông và chính quyền huyện Tiên Lãng thì ông tiến hành các bước khiếu nại ban đầu, nhưng khiếu nại của ông đã bị chính quyền UBND cấp huyện cấp tỉnh bác bỏ. Sau đó, ông tiến hành theo thủ tục kiện ra tòa án hành chính, thì cả hai cấp sơ thẩm lẫn phúc thẩm ông đều bị tòa án các cấp bác khiếu nại của ông và ra phán xét giao cho UBND huyện Tiên Lãng được phép thu hồi cái mảnh đất, mà gia đình ông đã biết bao công lao khai phá. Cho nên là tất cả những cố gắng nỗ lực của ông đã hoàn toàn rơi vào cảnh tuyệt vọng và những đơn thư của ông gửi đi các cấp thì hoàn toàn không có được hồi âm. Vì vậy, giải pháp cuối cùng không còn sự lựa chọn nào khác là ông buộc phải cùng với gia đình mua sắm các loại vũ khí thô sơ, để chống lại những hành vi vi phạm pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng cũng như các cơ quan quân đội, cảnh sát khi mà họ tiến hành cưỡng chế trái phép tài sản của gia đình ông.

Cà Phê Tối: Xin cám ơn Luật sư Đài?

Điều tra viên tống tiền

Luật sư Trần Đình Triển, một trong những luật sư tham gia bào chữa cho Gia đình Ông Đoàn Văn Vươn, có bài viết ngắn phần hai trên facebook về diễn biến phiên tòa xét xử Ông Vươn.

Luật sư Triển cho biểt: “Phần mở đầu phiên tòa: Luật sư Hùng (bào chữa cho anh Vươn) đề nghị thay đổi toàn bộ Hội đồng xét xử với lý do: thẩm quyền điều tra truy tố và xét xử thuộc thẩm quyền của Tòa án Quân sự. Hội đồng xét xử vào nghị án và ra quyết định bác đề nghị của luật sư Hùng vơi lý do đã được Tòa án Thành phố Hải Phòng và Tòa án nhân dân tối cao trả lời khiếu nại của luật sư Hùng và khẳng định thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử.

Đa số các bị cáo đều tố cáo trong giai đoạn điều tra bị đánh đập, bức cung, mớm cung, dụ cung. Có nhiều trường hợp đưa giấy trắng ép bị cáo ký khống vào.

Cả Hội trường giật mình khi anh Đoàn Văn Vệ khai trong quá trình điều tra có một điều tra viên đưa điện thoại cho anh Vệ gọi về cho vợ đã đưa cho điều tra viên hai lần. Một lần 20 triệu và một lần 10 triệu. Điều tra viên hứa sẽ lo cho anh Vệ không có tội; nhưng sau đó không thấy kết quả vì vậy anh Vệ đề nghị thay đổi điều tra viên nhưng không được đáp ứng…”

Sau đó, bạn đọc phản hồi trên facebook như sau:

Tu Nghiem : “Điều tra viên tống tiền và lừa đảo nghi-can và gia-đình, đủ phơi bầy bộ mặt đẹp của cái gọi là ‘Hệ-thống tư pháp’ của đảng cướp ngày phản quốc trước toàn thể nhân-loại !”

JB Nguyễn Hữu Vinh: “Đây là nội vụ Phiên tòa Hải Phòng xử Đoàn Văn Vươn, hèn chi không cho dân vào dự”.

Nguyễn Nga: “Tại sao thông tin động trời như này mà tất cả báo chí cũng như đài phát thanh truyền hình Hải Phòng im lặng mà chỉ khăng khăng đổ hết tội cũng như khẳng định lời khai của Vươn đồng tình với mọi tội ?”

Trung Ngôn Võ: “Chưa có phán quyết cuối cùng nên chưa khẳng định được điều gì, nhưng ở trường hợp này nếu làm như lời ông Lê Khả Phiêu trong vụ nông dân Thái Bình năm xưa là “Nếu đảng thua dân thắng là đảng thắng, ngược lại là đảng thua”. Xem xét một cách toàn diện, chính xác, khách quan thì anh Vươn, một người có công khai hoang lấn biển góp phần phát triển nông nghiệp ở một địa phương nghèo như Tiên Lãng và, cũng là người dám cương quyết chống tham nhũng tiêu cực ở một thành phố chồng chất nạn cơ hội tham nhũng trục lợi và làm méo mó luật pháp…thì phải có công chứ. Nếu kết tội anh Vươn thì đây rõ ràng là hành động trả thù của “nhóm lợi ích”. Một người bị xử oan sẽ làm cho lòng căm phẫn bị dồn nén trong hàng vạn, hàng triệu người có lương tri. Phải chăng sẽ rất bất lợi cho đảng trong lúc niềm tin của dân vào đảng (thông qua các quan chức địa phương) đã xuống tới mức chưa từng có. Hãy xem liên bang Xô Viết, thiên đường của CNXH, thành trì bất khả xâm phạm của cả phe XHCN vì đâu mà sụp đổ trong chớp mắt? Ấy là lòng dân đó. Đơn giản vậy thôi!”

Nhà báo Osin HuyDuc: “Luật sư khai thác chi tiết này như con dao hai lưỡi, bởi nếu tòa công nhận lời khai đó, người nhà anh Vươn có thể bị khởi tố bổ sung tội đưa hối lộ. Nếu không công nhận thì những lời khai khác của anh Vươn về ép cung cũng có thể bị phủ nhận.

Tungle Pham phản hồi lại ý kiến nhà báo Osin HuyDuc: “nếu tòa công nhận thì tội danh ‘tống tiền’ của bên kia sẽ được truy tố chứ không phải tội hối lộ từ phía gia đình anh Vươn thưa anh.”

HT, VRNs

Điều Chúa Giêsu nói

Điều Chúa Giêsu nói

TRẦM THIÊN THU

Đăng bởi lúc 12:51 Sáng 3/04/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (03.04.2013) – beliefnetKhi còn tại thế, Chúa Giêsu đã đã có viễn cảnh lạ lùng về cuộc sống, các giá trị và những gì thực sự cần thiết đối với chúng ta. Đây là một số lời lạ lùng mà Chúa Giêsu đã nói:

Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.7 Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người (Ga 14:6-7).

Chắc chắn chúng ta phải đến với Chúa Cha qua Chúa Giêsu.

Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho (Mt 6:33).

Hãy ưu tiên Nước Trời, Thiên Chúa sẽ lo liệu những phần còn lại cho cuộc sống của chúng ta.

Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho (Lc 11:9).

Thiên Chúa luôn rộng lòng ban cho chúng ta những thứ cần thiết, chỉ cần chúng ta tin tưởng và cầu xin.

Muối quả là một cái gì tốt. Nhưng chính muối mà nhạt đi, thì lấy gì ướp nó cho mặn lại? (Lc 14:34).

Không có những thứ khác có thể thay thế cho sự thánh thiện.

Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không” (Mt 5:34-37).

Đôi khi chúng ta dùng lời lẽ “ngọt ngào” để lấy lòng người khác. Tuy nhiên, an toàn nhất vẫn là nói thật, dù biết rằng “thuận ngôn” sẽ gây “nghịch nhĩ”.

Nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông (Mt 12:28).

Chúa Giêsu làm cho Nước Thiên Chúa thâm nhập vào thế gian và chiến thắng ma quỷ.

Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong (Lc 6:29).

Nếu chúng ta hạ mình, Thiên Chúa sẽ nâng chúng ta lên. Hãy thành tâm tín thác vào Ngài!

Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em (Mt 5:44).

Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước, vậy chúng ta cũng phải noi gương Ngài mà yêu thương nhau, không ngoại trừ bất kỳ ai.

Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất? Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó” (Lc 15:4-6).

Trái tim của Thiên Chúa mòn mỏi vì Ngài không ngừng đi tìm kiếm chúng ta.

Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha (Lc 6:37).

Không ai lại không cần Hồng Ân và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta phải thể hiện điều đó!

Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu (Mc 10:31).

Phục vụ là điều tốt hơn là được phục vụ, vì phục vụ là chứng tỏ khiêm nhường.

Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy (Mt 10:38).

Đường thập giá đầy gian nan và nguy hiểm, nhưng đó là con đường đáng để chúng ta bước đi.

Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời (Ga 12:25).

Trao cho người khác chính cuộc đời mình mới là sống thực sự.

Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười (Lc 6:21).

Trưởng thành tâm linh có thể bị đau khổ, nhưng sẽ có niềm vui vĩnh cửu.

Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ (Mt 10:29-31).

Đừng quá lo lắng, Thiên Chúa quan phòng sẽ chăm sóc mọi thứ cho chúng ta.

Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy (Mt 13:44).

Việc tìm kiếm Nước Trời phải là ưu tiên số một trong cuộc đời chúng ta.

Được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì? (Mc 8:36).

Thế gian không là mục đích của cuộc đời, đó chỉ là tạm bợ: Sinh ký, tử quy.

Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế (Mc 7:15).

Điều gì có lâu trong đầu óc sẽ dẫn tới hành động. Vì thế phải tỉnh táo: Cẩn tắc, vô ưu!

Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người (Mc 10:45).

Phục vụ là một phần trong nhiệm vụ của những người muốn mãi mãi trở thành công dân Nước Trời.

Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố? Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi. Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới? (Lc 6:39-41).

Hãy bám chặt vào Chúa Giêsu và bước theo những người đi theo Ngài!

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ beliefnet.com)

Vẫn Còn Niềm Tin Trong Cuộc Sống

Vẫn Còn Niềm Tin Trong Cuộc Sống

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

machsong.org

Buổi sáng của ngày đầu tiên đến Trại Cải Tạo do công an quản lý, toán tù mới nhập, được phân công đi phá rừng trồng sắn.

Tù nhân toàn trại tập trung trước sân hội trường chờ giờ lên đường lao động. Một tù chính trị đứng trong hàng của đội 3, giơ tay báo cáo bị bệnh xin được nghỉ ở nhà.

Cán bộ quản giáo đội nhìn người tù một hồi lâu, rồi hỏi:

– Anh tên gì?

– Lê Quý Thiên

– Bị bệnh gì?

– Suyễn, anh tù trả lời trong hơi thở khò khè.

Quản giáo lắc đầu bảo:

– Suyễn, chẳng phải bệnh nhiễm trùng, nhiệt độ trong cơ thể không tăng là không có tiêu chuẩn được nghỉ nằm nhà. Bệnh suyễn sẽ có công việc dành cho bệnh suyễn.

Khuôn mặt người tù đanh lại. Chẳng cần thêm một tiếng năn nỉ, ông già bước theo toán tù đang trên đường ra cổng.

Ðến nơi lao động, ông Thiên ngồi ỳ một chỗ để thở. Quản giáo ra lệnh:

– Anh kia, đứng dậy đi làm ngay.

Ông già tỉnh bơ, ngồi như một pho tượng.

Quản giáo đến khỏ cây gậy vào ống chân khẳng khiu chỉ còn da bọc xương của người tù, hắn quát to:

– Anh ù lì đấy hả, chống đối cách mạng phải không? – Tôi ra lệnh anh đứng lên đi làm.

Ông già trợn mắt, lớn tiếng:

–  Tôi xin hỏi, bố của ông bị một căn bệnh thở không đủ hơi, phải đánh vật với khí trời lấy cho phổi mình chút dưỡng khí, thử hỏi, ông có buộc bố ông phải làm việc để nuôi ông hay không?

Chẳng đợi cán bộ trả lời, ông nói tiếp:

– Khi còn ở trại tập trung do bộ đội quản lý, tôi được miễn lao động, ở đây ông có buộc tôi làm tôi cũng không làm nổi. Bệnh suyễn của tôi thà chết đi còn hơn sống, tôi không hề chịu khuất phục một ai đâu!

Cán bộ quản giáo giận tím mặt nhưng chẳng làm gì được, đành ra lệnh cho vệ binh áp giải ông về trại. Những ngày sau đó, ông Thiên trở thành “quản gia” của đội 3 phụ trách dọn vệ sinh trong phòng.

Hành động ngang tàng đầy can đảm của già Thiên chống lại lệnh của công an đã khiến cho anh em trong đội tù mến phục. Bạn tù thi nhau chỉ cho ông các loại thuốc nam để trị bệnh suyễn.

Mỗi lần đào đất đắp đập, Trần Toàn, người tù nằm cạnh già Thiên cố tìm loại ổ của con bọ hung nằm sâu trong lòng đất đem về nướng đỏ, sắc nước cho ông già uống. Gặp con tắc kè là bằng mọi cách Toàn bắt cho kỳ được đem về đốt cháy ra than, nghiền thành bột để dành cho già sử dụng. Anh em tù chung phòng bắt được con thằn lằn nào là khuyên già Thiên nuốt sống tại chỗ. Cứ như thế, ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng khác, ai chỉ cho món thuốc nào “đặc trị” suyễn là Toàn và anh em tù tìm cho kỳ được, hy vọng chữa lành bệnh suyễn cho ông bạn “già gân” không sợ thần chết.

Môt buổi sáng mùa Đông trời lạnh căm căm, cơn suyễn của già Thiên bất chợt lên cơn trầm trọng. Mắt ông trợn trừng, miệng há hốc cố hít lấy không khí cho từng hơi thở.

Rất may, trúng vào sáng Chủ Nhật trời lại mưa nặng hạt, cả trại đều được nghỉ lao động. Toàn vội vã chạy xuống nhà bếp nấu một gô nước sôi, xin bạn tù vài giọt dầu khuynh diệp nhỏ vào gô rồi bắt ông già nằm sấp chúc đầu xuống xông hơi. Hơi nước nóng có mùi dầu khuynh diệp ngấm vào phổi làm cho cuống phổi mở rộng. Ðờm lỏng tuôn ra khiến cho cơn suyễn giảm nhẹ dần. Khi lấy lại được hơi thở bình thường, già Thiên tâm sự:

– Trước kia, mình chỉ mang bệnh dị ứng, gặp thức ăn không hợp như cá ươn, hay ngửi phải lông súc vật hay mùi hoa thì nổi ngứa khắp người, nước mắt, nước mũi tuôn ra. Đến khi vào tù, với khí độc rừng già lạnh giá thường xuyên thêm việc ăn uống thiếu thốn và áo quần không đủ ấm nên bệnh dị ứng biến thành bệnh suyễn hồi nào không hay.

Cái bệnh quái ác hành xác mình suốt bốn mùa. Xuân thì hoa dại nở đầy rừng, mình hít phải phấn hoa là suyễn lên cơn đến nghẹt thở. Cái nóng hừng hực của mùa hạ trong thung lũng, phổi mình như thiếu không khí để hô hấp. Mùa thu khí trời nơi vùng cao của rừng già này thì luôn luôn ẩm ướt hít không khí ẩm là bị cơn ho dai dẳng vì sưng phổi. Còn mùa đông thì khỏi phải nói, cái rét gần không độ C khiến mình khó thở triền miên.

Đến hôm nay thì bệnh suyễn của mình quá trầm trọng rồi. Không biết mình còn đủ thời gian sống đến lúc được về với vợ con nữa không. Mình biết bệnh suyễn rất khó trị. Ông bà ta liệt bệnh suyễn đứng sau hàng “Tứ chứng nan y: Phong Lao Cổ Lại”. Những loại thuốc Nam mà bao lâu nay được bạn tù giúp đỡ, mình uống vào chẳng thấy thấm vào đâu…

*  *  *

Thời gian sau đó, Già Thiên bị chuyển đi trại khác, Trần Toàn bặt tăm tin tức về ông cho đến ngày được định cư ở Hoa Kỳ theo diện HO.

Đại hội Cựu Tù Nhân Chính Trị các trại tù An Điềm, Tiên Lãnh, Kỳ Sơn và Bình Điền được tổ chức tại Nam California. Bất ngờ Toàn gặp Già Thiên tại đây. Ban đầu Toàn không tin vào mắt mình nữa, một ông Thiên râu tóc bạc trắng, da hồng hào, mập mạp, dáng người rất “tiên ông đạo cốt” khá phong độ. Toàn liền hỏi thăm căn bệnh suyễn của ông như thế nào, già Thiên tâm sự:

Mình ra tù vào cuối năm 1983, gỡ đúng tám cuốn lịch. Về nhà trông thấy cảnh vợ con nghèo đói thiếu thốn đủ điều trên vùng Kinh Tế Mới Cát Tiên lòng mình đau xót vô cùng. Nơi đây cũng là rừng thiêng nước độc chẳng khác gì cảnh tù đày lại bị chính quyền địa phương quản chế nghiêm ngặt không thoát đi đâu được, thêm mang trong người căn bệnh bất trị không đủ sức lao động nhiều lúc không còn ham sống, chỉ muốn uống gói thuốc chuột cho xong đời.

Một hôm, cậu học trò cũ thời trung học nhân chuyến công tác thanh sát tình hình y tế tại vùng KTM, nghe tin mình mới ra tù đến thăm. Hắn cho biết, hắn đã đậu bằng Y Khoa từ vài năm nay và hiện giờ đang giữ chức Phó Phòng Nội Khoa tại bệnh viện tỉnh. Thấy mình thở khò khè, hắn liền mở túi dết lấy ống nghe khám tại chỗ. Kết quả là: “Thầy bị suyễn nặng”, hắn khẳng định, rồi hứa sẽ gởi cho thầy ít thuốc để làm hạ cơn suyễn.

Nhờ thuốc hắn cung cấp mà mình mới chịu đựng nỗi trong mỗi lần suyễn lên cơn, đủ thời gian đợi chờ qua Mỹ.

Già Thiên gục gặc đầu kể tiếp: Mình qua Mỹ định cư ở thành phố San Jose được mệnh danh là “Thung Lũng Hoa Vàng”. Đến mùa hoa dại nơi đây nở nôm như những tấm thảm hoa vàng trông rất đẹp mắt nhưng đối với người có bệnh dị ứng là một cực hình. Riêng với mình thì cơn suyễn nỗi lên triền miên, sợ nhất là nó hành hạ mình về đêm không ngủ được.

Một hôm tình cờ mình gặp một người bạn đồng hương hồi còn ở Việt Nam. Thấy mình thở khò khè mệt nhọc, anh bạn hỏi sao không đi bác sĩ điều trị suyễn. Mình bảo đã có ông bác sĩ gia đình chăm sóc, nhưng chẳng thấy đâu vào đâu.

Bạn tôi liền giới thiệu cho tôi một bác sĩ gia đình nổi tiếng chuyên khoa về phổi, có phòng mạch ở San Jose mà ông chú hắn đang điều trị. Đó là DR. NICOLE THÁI có tên Việt thường gọi là BS THÁI HỒNG PHƯƠNG.

Vị lương y này vừa có bằng Y ở Pháp Chuyên Khoa Nội Thương và cả bằng M.D. FCCP ở Mỹ đã hành nghề chuyên môn bệnh phổi và Chuyên Khoa Bệnh Cấp Cứu.

Mấy ngày sau, mình lấy điện thoại của phòng mạch bác sĩ xin được ngày giờ hẹn.

Lần đầu tiên đối diện với vị bác sĩ này là mình có cảm tình ngay. Bà ân cần thăm hỏi triệu chứng của từng căn bệnh. Giải thích từng chi tiết cho bệnh nhân hiểu rõ bệnh của mình đang mắc phải, tận tụy theo dõi bệnh tình và chân tình khuyên bảo bệnh nhân giữ đúng liều lượng thuốc uống hàng ngày. Những thức ăn cần kiêng cử như thuốc hút, uống rượu, bớt ăn dầu mỡ và cách ngăn ngừa không để suyễn lên cơn đúng với phương châm “Lương y như từ mẫu”.

Bà cho mình thổi vào dụng cụ đo độ giản nở của buồng phổi, sau đó mới biên toa cho thuốc trị suyễn và thuốc bôm làm hạ cơn suyễn. Bà viết giấy giới thiệu đi chụp hình phổi, thử máu tổng quát và cho toa cung cấp một bình thở oxy đặt tại nhà để thở trong đêm…

Bệnh suyễn gây tử vong cho rất nhiều người ở Việt Nam. Ngay trên đất Mỹ này mà nhà báo Chữ Bá Anh mới sáu mươi tuổi cũng chết vì lên cơn suyễn do chở đi bệnh viện không kịp. Nghe đâu nhà giáo Trần Bích Lan tức Thi sĩ Nguyên Sa cũng mất vì suyễn.

Như bạn biết đó, mình ở tù đến năm thứ ba là bệnh hen suyễn của mình đã bắt đầu khởi phát, đến hôm nay là đã ba mươi bốn năm rồi được BS Thái Hồng Phương giàu kinh nghiệm và tận tâm chăm sóc nên bệnh suyễn của mình đã thuyên giảm một phần lớn. Bà đã vực dậy cho mình sức mạnh niềm tin trong cuộc sống!

Một bạn tù khác nói chen vào:

– Khi làm lễ tốt nghiệp ra trường Y Khoa, bác sĩ nào cũng có lời tuyên thệ trước vị Thánh Tổ Y Khoa Hippocrate: Đem hết khả năng chạy chữa cho bệnh nhân, đặt quyền lợi của bệnh nhân lên trên hết, hành nghề trong vô tư và trong sạch.

Ra ngoài đời, các đệ tử của ông tổ nền Y có còn giữ được lời tuyên thệ hay không còn tuỳ vào lương tâm từng người.

Đất nước Việt Nam mình hiện giờ, các bác sĩ, y tá hành nghề đặt đồng tiền lên trên lời tuyên thệ, họ đánh mất cả lương tâm của thiên chức ngành Y.

Già Thiên tiếp lời:

– Bệnh nhân nào được BS Nicole Thái nhận làm bác sĩ gia đình đều đặt niềm tin vững chắc vào bà ấy mỗi khi được giới thiệu đến bệnh viện để chữa trị căn bệnh của mình. Bà nắm vững bệnh viện nào xuất sắc về chuyên khoa của căn bệnh cần điều trị mới giới thiệu bệnh nhân của bà đến bệnh viện đó.

Mình còn nhớ, cách đây hai năm, một hôm mình vừa mở cửa xe bước ra ngoài, bỗng nhiên cơn xây xẩm mặt mày xảy ra, bị mất nhận thức khoảng vài ba giây. Sau đó, mình gọi điện thoại hỏi BS Thái về triệu chứng xảy ra vừa rồi, bà bảo phải đến phòng mạch gấp để lấy giấy giới thiệu emegency đi bệnh viện ngay.

Tại đây, họ đưa vào hệ thống MRI chụp đầu, cổ, và chạy điện tâm đồ. Kết quả bị nghẽn mạch máu ở vein bên trái cổ và phát hiện đốt thứ hai xương cổ mình bị thoái hóa gây chứng ép dây thần kinh làm tê cánh tay mặt.

Nhận được kết quả, bà cấp giấy giới thiệu đến một bệnh viện cách khu mình ở khá xa để trị bệnh. Vì sợ trở ngại cho gia đình nên mình xin đến một bệnh viện gần hơn. Bà ấy phàn nàn: “Tôi cho ông đến bệnh viện nầy là nơi điều trị tốt nhất cho căn bệnh của ông, sao lại từ chối.”

Thi sĩ Hà Thượng Nhân thuở còn sinh tiền, trong một buổi sinh hoạt của nhóm “Thi Văn Đàn Bốn Phương”, các Thi Văn hữu đàm luận về tiêu chuẩn chọn cho mình bác sĩ gia đình. Cụ Hà kể cho anh em nghe về bác sĩ gia đình của cụ. Cụ nói Cụ quen thân với gia đình song thân của bà BS Thái Hồng Phương từ khi còn ở Hà Nội. Gia đình này sinh toàn con gái học hành xuất sắc, có tới bốn cô đậu bằng Bác Sĩ. Cô Hồng Phương tốt nghiệp Y Khoa ở Pháp, sau qua Mỹ lấy thêm ba bằng nữa gồm có: Chuyên khoa bệnh Nội thương, Chuyên khoa bệnh Phổi và Chuyên khoa bệnh Cấp cứu. Đặc biệt là cô này tính cương trực và ăn nói thẳng thắn lắm. Cụ kể:

“Tôi bị bệnh tiểu đường, áp huyết cao và cholesteral. Cô chăm sóc thuốc men rất kỹ, nhưng phần tôi thì lơ là uống thuốc không thường xuyên. Một hôm đường huyết lên đến 350, cô bác sĩ này complained tôi, tôi bực mình bảo:

“Tôi quên uống thuốc thì hại tôi chứ có ảnh hưởng tới cô đâu”.

Cô BS nầy đang khám phổi của tôi, liền lấy ống nghe ra, hỏi tôi:

“Cụ nói như thế thì lương tâm BS của cháu để đâu? Trách nhiệm của người thầy thuốc ở chỗ nào? Cụ đặt niềm tin ở cháu theo dõi bệnh tình, nếu Cụ có mệnh hệ nào thì lương tâm cháu nào có yên. Gia đình của Cụ liệu không đau khổ sao?

Giờ đây, nếu Cụ hứa với cháu sẽ giữ đúng quy tắc của một bệnh nhân tuân thủ lời dặn của bác sĩ điều trị một cách tuyệt đối, thì cháu mới tiếp tục khám bệnh cho Cụ.”

Cuối cùng tôi phải làm hòa và hứa nghiêm túc với cô BS Gia đình thẳng tính này.

* * *

Nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ Mồng 8 tháng 3, người viết kể lại những câu chuyện trên với mục đích bày tỏ lòng ngưỡng mộ và vinh danh người Phụ Nữ Mỹ gốc Việt của Cộng Đồng Tỵ Nạn ở Hải Ngoại có tài năng và đức độ đã hành nghề Y với cái tâm bác ái của mình để cứu người giúp đời: Xin tri ân Bác sĩ NICOLE HỒNG PHƯƠNG THÁI

Thái Hồng Phương, vị lương y
Tấm gương Từ mẫu sống vì nghĩa nhân
Tài năng Đức độ góp phần
Cứu Nhân độ thế hiến dâng cho đời.

San Jose, ngày 8 tháng 3 năm 2013
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Món Quà Cưới Đẹp Nhất

Món Quà Cưới Đẹp Nhất

Mẹ Têrêxa thuật lại một câu chuyện như sau: “Một hôm kia, có một cặp vợ chồng trẻ đến thăm tu viện và trao tặng cho chúng tôi một khoản tiền lớn, bảo là để đóng góp vào việc chi phí mua thức ăn cho những người nghèo”.

Ở Calcutta, mọi người đều biết là: mỗi ngày, tất cả các cơ sở của dòng Nữ Tử Bác Ái truyền giáo chúng tôi phải cung cấp thực phẩm cho khoảng 9 ngàn người. Bởi lẽ đó, không lạ gì hai bạn trẻ này muốn dùng khoản tiền họ trao tặng vào mục tiêu trên.

Sau khi giải thích, Mẹ Têrêxa kể tiếp: thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi: “Hai con có thể cho Mẹ biết tiền đâu mà hai con có nhiều thế?”. Họ trả lời: “Chúng con vừa cưới nhau hai ngày. Trước ngày cưới, chúng con đã suy nghĩ nhiều và quyết định không may quần áo cưới, cũng không tổ chức yến tiệc linh đình. Thay vào đó, chúng con muốn dùng khoản tiền chi phí đám cưới đó để trao tặng cho những người không được may mắn như chúng con”.

Mẹ Têrêxa cắt nghĩa: “Ở Ấn Độ, đối với một người Hindu thuộc giai cấp thượng lưu khá giả, đám cưới mà không có quần áo cưới và tiệc cưới là điều nhục nhã. Vì thế chắc chắn mọi người, nhất là những kẻ có họ hàng với cặp vợ chồng trẻ đó đã rất lấy làm lạ và cho quyết định của họ là một việc tủi hổ cho cả hai gia đình đàng trai cũng như đàng gái”.
Để biết rõ thêm, Mẹ Têrêxa hỏi: “Tại sao chúng con lại quyết định táo bạo như thế, làm phật lòng cha mẹ, họ hàng?”. Hai bạn trẻ đó trả lời: “Chúng con yêu nhau tha thiết, vì thế chúng con muốn tặng nhau một quà cưới đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống của chúng con bằng một hy sinh mà cả hai đều đóng góp vào”.

Trong sứ điệp Mùa Chay gửi toàn thể giáo hội, công bố vào ngày 09/02/1988, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy đặc biệt quan tâm đến tình trạng mỗi ngày có hàng chục ngàn trẻ em trên thế giới bị chết yểu.

Đức Thánh Cha nói: “Có những trẻ em chét trước khi chào đời. Nhiều em khác chỉ sống một thời gian ngắn vì bệnh tật, vì thiếu dinh dưỡng và nhiều khi thiếu cả tình thương nữa… Các em là nạn nhân của nghèo đói, của những bất công xã hội làm cho gia đình các em không đủ phương tiện cần thiết để nuôi dưỡng con cái”.

Ngoài ra, sứ điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha còn nhắc lại tình thương đặc biệt của Chúa Giêsu đối với các trẻ em và Ngài mời gọi mọi tín hữu trong Mùa Chay hãy bẻ gãy xiềng xích của tính ích kỷ và tội lỗi, đồng thời thực thi tình liên đới, bằng cách chia sẻ với những người túng thiếu. Hãy cho người nghèo không phải những thứ mình dư thừa, nhưng cả những gì mình cần thiết nữa.

Tu Đâu Cho Bằng Tu Nhà
Thờ Cha Kính Mẹ Mới Là Đạo Con

Dương Phủ sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhưng ông để hết tâm phụng dưỡng song thân.

Một hôm, ông nghe nói bên đất Thục có ông Vô Tế đại sĩ. Dương Phủ bèn xin từ biệt song thân để đến thụ giáo bậc hiền triết.

Đi được nửa đường, ông gặp một vị lão tăng. vị lão tăng khuyên Dương Phủ: “Gặp được bậc Vô Tế chẳng bằng gặp được Phật”.

Dương Phủ hỏi vặn lại: “Phật ở đâu?”. Vị lão tăng giải thích: “Nhà ngươi cứ quay trở về, gặp người nào mặc cái áo sắc như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này thì chính là Phật đấy”.

Dương Phủ nghe lời quay về nhà. Đi dọc đường, ông chẳng gặp ai như thế cả. Về đến nhà thì đã khuya, Dương Phủ gõ cửa gọi mẹ. Người mẹ mừng rỡ, khoác chăn, đi dép ra mở cửa. Bấy giờ, Dương phủ mới chợt nhận ra nơi mẹ mình hình dáng của Đức Phật mà vị lão tăng đã mô tả.
Từ đấy, Dương Phủ mới nhận ra rằng cha mẹ trong nhà chính là Phật.

Thứ nhất thì tu tại gia

Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.

Tu đâu cho bằng tu nhà

Thờ cha kính mẹ mới là đạo con.

Để yêu thương con người một cách trọn vẹn, Chúa đã trở thành một con người. Chúa có cha, có mẹ. Chúa sinh ra trong một gia đình… Con người không chỉ được cứu rỗi một cách lẻ loi, nhưng trong một gia đình. Con người cần có một gia đình để sinh ra, để lớn lên và thành toàn… Tại Nagiaréth, Chúa đã lớn lên trong ân sủng và dáng vóc. Chúa đã vâng phục Thánh Giuse và Mẹ Maria. Chúa đã học đọc, học viết và ngâm nga từng câu kinh thánh với Mẹ Maria. Chúa cũng học cách sử dụng từng dụng cụ trong xưởng mộc của Thánh Giuse.

Trong ba năm sống đời công khai, ngôn ngữ vàcách suy nghĩ của Chúa phản ánh phần nào sự giáo dục mà Chúa đã thụ hưởng nơi cha mẹ.

Xin Chúa thánh hóa tất cả mọi gia đình Việt Nam. Xin Chúa ban cho bậc cha mẹ ý thức được trách nhiệm giáo dục của họ. Xin Chúa ban cho con cái lòng hiếu thảo để biết vâng phục, kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ, nhất là trong lúc tuổi già của các ngài… Và xin cho mọi gia đình Việt Nam luôn biết tranh đấu để bảo vệ sự hiệp nhất trong gia đình và biến gia đình thành Giáo Hội nhỏ của Chúa.

Sờ Được Đức Kitô

Mẹ Têrêxa thành Calcutta đã có lần kể lại như sau:

Một hôm, có một cô thiếu nữ đã tìm đến Ấn Độ để xin gia nhập dòng Thừa Sai Bác Ái của chúng tôi.

Chúng tôi có một quy luật, theo đó, ngày đầu tiên khi mới đến, tất cả những ai muốn sống với chúng tôi, cũng đều được mời sang nhà hấp hối, tức là nhà đón tiếp những người sắp chết. Do đó, tôi đã nói với thiếu nữ đó như sau:

“Con đã nhìn thấy vị linh mục dâng Thánh lễ. Con đã thấy Ngài sờ đến Thánh Thể với chăm chú và yêu thương là dường nào. Con cũng hãy đi và làm như thế tại nhà Hấp Hối, bởi vì con sẽ thấy Chúa Giêsu trong suốt ba tiếng đồng hồ”. Tôi mới hỏi lại sự thể đã diễn ra như thế nào, cô ta đáp như sau: “Con vừa đến nhà Hấp Hối thì người ta mang đến một người vừa té xuống một hố sâu. Mình mẩy của người đó đầy những vết thương và bùn nhơ hôi thối… Con đã đến và đã tắm rửa cho anh ta. Con biết rằng làm như thế là chạm đến Thân Thể của Đức Kitô”.

Có lẽ chúng ta nên tự vấn: chúng ta có tin rằng, tất cả mọi cuộc gặp gỡ với tha nhân đều là một cuộc gặp gỡ với Chúa không? Đức tin của chúng ta có được diễn đạt qua cuộc sống hằng ngày không? Thánh lễ mà chúng ta tham dự mỗi ngày có được tiếp tục trong cuộc sống hằng ngày không?
Thánh Thể là trung tâm của đời sống Kitô, bởi vì Kitô giáo thiết yếu là một sức sống. Người Kitô đến bàn tiệc Thánh Thể để tiếp nhận sự sống và năng lực cho mọi hoạt động của mình.

Là trung tâm của cuộc sống, Thánh Thể được cử hành với đầy đủ ý nghĩa nếu việc cử hành đó gắn liền với cuộc sống. Cắt đứt liên lạc với cuộc sống, tất cả mọi cử hành chỉ còn là những động tác lãng mạn, viển vông.

Do đó, người Kitô sẽ mang đến bàn thờ tất cả cuộc sống của mình và múc lấy từ bàn thờ sức sống mới cho cuộc sống của họ. Hay nói cách khác, Thánh thể là một thu gọn của cuộc sống hằng ngày và cuộc sống hằng ngày là một tiếp nối của Thánh Thể. Đức Kitô không những chỉ muốn chúng ta gặp gỡ nhau trong Thánh Thể và gặp gỡ Ngài trong lúc cử hành, Ngài còn muốn chúng ta gặp gỡ với Ngài qua tất cả mọi sinh hoạt và gặp gỡ khác trong cuộc sống.

Bàn thờ trong giáo đường và bàn thờ của cuộc sống phải là một. Đức tin của chúng ta không chỉ thể hiện trong nhà thờ, nhưng còn phải được tuyên xưng giữa phố chợ. Từng giây từng phút của chúng ta phải trở thành một cuộc gặp gỡ với Chúa. Từng cuộc gặp gỡ với tha nhân, nhất là những người hèn kém nhất, phải là một gặp gỡ với Đức Kitô.

Anh chị Thụ Mai gởi

Thoát Khỏi Ách Thống Trị Của Sự Chết

Thoát Khỏi Ách Thống Trị

Của Sự Chết

Nếu chúng ta không thuộc về Thiên Chúa như các chứng nhân và các môn đệ của Đức Kitô, thì chúng ta sẽ hoàn toàn thuộc về thế giới đã sa ngã này. Toàn bộ cuộc sống của chúng ta sẽ dẫn đến sự chết. Qua cái chết, thế giới vật chất sẽ khống chế hoàn toàn phẩm giá của chúng ta trong tư cách là những con người, làm cho chúng ta trở thành ‘bụi đất’ không hơn không kém. Nếu không có đức tin vào Chúa Kitô, thì đấy sẽ là viễn tượng duy nhất của cuộc sống con người. Sự hiện hữu của con người sẽ thật là ảm đạm.

Cuộc Phục Sinh của Đức Kitô giải thoát chúng ta khỏi một viễn tượng tối tăm như thế. Cuộc Phục Sinh ấy giải thoát chúng ta khỏi ách thống trị của sự chết. Đó là lý do tại sao niềm vui Phục Sinh của chúng ta tiên vàn là một niềm vui bật ra từ mầu nhiệm sáng tạo. Bởi đó, chúng ta vui mừng, vì Chúa là Thiên Chúa, vì Ngài đã dựng nên chúng ta, vì chúng ta thuộc về Ngài.

Chúng ta vui niềm vui Phục Sinh vì chúng ta là dân của Thiên Chúa, là đàn chiên do Ngài dẫn dắt. Trong Mùa Phục Sinh, hình ảnh Đức Kitô là Chúa Chiên Lành hiện lên rõ ràng. Người nói về chính mình: “Ta là mục tử tốt lành. Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta.” (Ga 10,14)

“Hãy Nhận Lãnh Thánh Thần”

Trong Mùa Phục Sinh, chúng ta có dịp trở lại căn gác thượng. Chúng ta nhớ lại những biến cố của ngày đầu tuần, của Chúa Nhật Phục Sinh.

Đức Giêsu xuất hiện, dù cửa đóng kín. Người đứng giữa các môn đệ và nói với các ông: “Bình an cho anh em. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Và sau khi Người nói những lời ấy, Người thổi hơi trên các ông và nói: “Anh em hãy nhận lãnh Thánh Thần” (Ga 20,22).

Đây là cuộc hiện ra đầu tiên của Đức Giêsu sau khi Phục Sinh. Đức Giêsu xuất hiện. Người vẫn như thế; nhưng Người cũng đã thay đổi. Người vẫn là con người đã chịu khổ nạn, vì Người đã cho các môn đệ thấy các lỗ đinh nơi tay Người và vết thương nơi cạnh sườn Người. Nhưng Người đã thay đổi. Cửa đóng không thể cản trở thân xác vinh quang của Người!

Người đã được thay đổi bởi cuộc Phục Sinh. Giờ đây, Người biểu hiện quyền năng của Thánh Thần trao ban sự sống nơi thân xác Người. Người xuất hiện trong quyền năng của Thánh Thần, và Người trao ban Thánh Thần cho các Tông Đồ. Chúa chúng ta trao ban Thánh Thần, Ôi! Hồng phúc biết bao, các vết thương trong cuộc khổ nạn của Chúa.

Anh chị Thụ & Mai gởi

Mối Tình Đẹp Quá Trong Cơn Ngặt Nghèo

Mối Tình Đẹp Quá Trong Cơn Ngặt Nghèo
Đoàn Dự , C/N 2013/03/24

nguồn: maybien.net

Con người có số

Tên hắn là Khải . Hắn học với tôi năm lớp 11 tại trường Tân Phương , Gò Vấp . Nhà hắn ở trại định cư Cái Sắn nằm giữa hai tỉnh Long Xuyên và Rạch Giá . Hình như bố mẹ hắn có quen với một ông trùm họ đạo ngày trước cũng ở Cái Sắn , sau lên Sài Gòn , trông coi giúp Cha Sở ở nhà thờ Ngã Năm Bình Hoà , Gia Định .

Rồi hắn lên Sài Gòn , nhờ ông trùm đó xin với Cha cho ở nhờ ngoài hành lang nhà thờ , làm người kéo chuông , trông coi , quét dọn … để có chỗ ăn ở , đi học . Cha thấy hắn ngoan ngoãn , lễ phép, nhất là trước đây lại cùng họ đạo với ông trùm nên rất vui lòng .

Lúc ấy, tại Xóm Gà Gia Định có trường Tân Phương của ông Phan Ngô mới mở, dạy tới lớp Đệ Nhị ( tức lớp 11 bây giờ ). Cha nói với ông Phan Ngô xin cho hắn học miễn phí để chuẩn bị đi thi Tú tài I. Phần vì trường mới mở đang cần học sinh, phần vì nể lời Cha nên ông Phan Ngô cũng đồng ý. Ngoài ra , Cha thấy hắn ham học ngoại ngữ , giỏi tiếng Anh nên mỗi tháng cho tiền hắn học thêm Anh văn cao cấp ở Hội Việt-Mỹ đường Mạc Đĩnh Chi, Tân Định .

Như vậy , ngoài việc học ở trường Tân Phương vào các buổi sáng, cứ đến buổi chiều, mỗi tuần ba lần, hắn cuốc bộ từ Gia Định lên Tân Định để học tại Hội Việt-Mỹ. Cha cũng thích ngoại ngữ, buổi tối hắn thường chỉ dẫn thêm tiếng Anh cho Cha .

Trường hợp tôi thì lại khác. Nhà tôi cũng nghèo, mẹ tôi làm thợ dệt nhưng tôi thi đậu hạng nhì vào lớp Đệ Thất ( lớp 6 bây giờ ) trường Nguyễn Trãi nên được học bổng, mỗi tháng 300 đồng, tương đương với một chỉ vàng lúc bấy giờ, việc sách vở, học hành đỡ phải lo lắng.

Ba năm sau, khi bắt đầu lên đến lớp Đệ Ngũ ( lớp 8 ), tôi và hai bạn khác trong lớp rủ nhau « học nhảy » : Trường Nguyễn Trãi lúc đó chưa có cơ sở nên phải học nhờ tại trường Tiểu học Đa Kao ở số 94 đường Phan Đình Phùng (bây giờ là đường Nguyễn Đình Chiểu). Tất cả các lớp đều học buổi chiều, còn buổi sáng thì học sinh trường Đa Kao học.

Buổi sáng được nghỉ, ba đứa chúng tôi đóng học phí học lớp Đệ Tứ ( lớp 9 ) trường Cộng Hoà của giáo sư Phạm Văn Vận ở đường Pasteur để thi Trung học Phổ thông , nếu đậu sẽ sớm được một năm, cái đó kêu là « học nhảy » . Nhà nghèo, nên dù học thêm lớp Đệ Tứ trường tư nhưng tôi vẫn tiếp tục học lớp Đệ Ngũ trường công để được học bổng và đề phòng nếu rớt Trung học thì vẫn có chân trong trường công .

Cuối năm ấy , cả ba đứa chúng tôi đều đậu Trung học , rồi thi vào lớp Đệ Tam ( lớp 10 ) trường Hồ Ngọc Cẩn , tức lại trở lại trường công . Tôi đậu hạng 5 trong số 52 học sinh thi đậu , hơi thấp, không được học bổng vì Bộ Quốc gia Giáo dục chỉ cho mỗi lớp có 3 người, từ hạng 1 tới hạng 3 .

Hai anh bạn yên tâm học lớp Đệ Tam tại Hồ Ngọc Cẩn , còn tôi , nhảy được một năm nhưng mất học bổng , tôi ân hận lắm .

Đúng lúc ấy ông Phan Ngô mở trường Tân Phương có tới lớp Đệ Nhị ( lớp 11 bây giờ – thời đó trường tư chưa trường nào có lớp Đệ Nhất , học xong lớp Đệ Nhị, đậu xong Tú tài I được quyền xin vào Đệ Nhất trường công , bắt buộc trường công phải nhận , thời ông Diệm là như thế , rất ưu tiên cho học sinh ) .

Ông Phan Ngô là hiệu trưởng trường Tân Thịnh ở đường Đinh Công Tráng , Tân Định . Người em con chú con bác với ông là ông Phan Thuyết làm giám đốc . Trường dạy giỏi , nổi tiếng nên rất đông học sinh . Nhưng không hiểu hai anh em có chuyện xích mích gì đó nên bán trường , ông Phan Thuyết về mở trường Đạt Đức ở Phú Nhuận , còn ông Phan Ngô mở trường Tân Phương ở Gò Vấp .

Ông cho người phát quảng cáo , mời học sinh thi cũng gọi là học bổng vào lớp Đệ Nhị nhưng khác với học bổng của Bộ Quốc Gia Giáo Dục là lấy 3 người , người hạng nhất và hạng nhì được miễn học phí , người hạng ba được giảm 50 % , còn những người khác thì được cứu xét , nếu nghèo sẽ được giảm ( « Học bổng » của nhà nước Việt Nam hiện nay cũng vậy , chỉ được miễn hay giảm học phí chứ không có tiền . Sinh viên học giỏi mà nghèo thì có thể vay , tối đa mỗi tam cá nguyệt được 400 ngàn đồng tức khoảng 20 đô-la Mỹ , một năm được 1,6 triệu , tức 80 đô-la , sau khi tốt nghiệp , đi làm sẽ phải trả lại ) .

Học sinh thi khá đông . Tôi lại đậu hạng nhì nên được miễn học phí .

Vào học lớp Đệ Nhị trường Tân Phương , tôi quen với hắn rồi dần dần hai đứa trở thành thân thiết với nhau .

Tôi chưa từng thấy một người bạn nào nghèo như vậy . Ngày nào đi học hắn cũng mặc một bộ đồ duy nhất : chiếc áo sơ mi cũ màu cháo lòng có hai miếng vá , một miếng ở lưng , một miếng ở vai ; chiếc quần ka ki cũng cũ , vá một miếng lớn ở mông . Có lẽ hắn tự vá lấy bằng chỉ đen , đường chỉ vụng về trông thô kệch chẳng ra sao cả . Chân hắn đi đôi dép Nhật mòn vẹt , sứt mẻ , một quai màu xanh , một quai màu đỏ , cột bằng dây kẽm . Có lần tôi hỏi sao hai quai dép lại bên xanh bên đỏ ? Hắn cười , hơi mắc cỡ : « Tại mình nhặt được trong thùng rác ấy mà . Nó bị đứt , họ vứt đi , mình kiếm được hai cái quai cột vô đi tạm chứ chẳng lẽ đi học lại đi chân không » .

Hắn nghèo , cả lớp ai cũng biết nhưng ai cũng thông cảm , chẳng ai chê cười . Nhất là các chị , nhiều khi giấm giúi cho hắn tiền uống nước . Ngày tết , trường tổ chức cắm trại , thi đấu bóng chuyền và văn nghệ ở trong sân , mỗi lớp có một cái quầy nho nhỏ cung cấp bánh mì , kẹo bánh và nước ngọt cho lớp của mình . Mỗi bạn trong lớp đóng mỗi người 10 đồng , hắn không có tiền , định không tham dự , các chị bàn nhau không bắt hắn đóng .

Cuối năm ấy , lớp chúng tôi có 51 người , thi đậu ngay trong khoá 1 là 13 người , trong đó có tôi và hắn . Tỉ lệ như vậy là khá cao , bởi vì thi tú tài thời đó rất khó , trường tư giỏi lắm cũng chỉ đậu khoảng 10 % là cùng , đằng này đậu tới hơn 25 % . Thầy Phan Ngô mừng lắm , thầy nói : « Trường Tân Phương là nhứt , không khác gì trường Tân Thịnh ngày trước » .

Sau khi đậu xong Tú tài phần I , các bạn người Nam thì đa số nộp đơn vào học lớp Đệ Nhất ( lớp 12 ) trường Petrus Ký , còn tôi và hắn là người Bắc nên nộp đơn vào trường Chu Văn An . Tôi từ trường công lại trở lại trường công , « nhảy » được hai năm . Còn hắn , có sự tiến bộ : ông trùm nhà thờ Ngã năm Bình Hoà cho hắn mượn một chiếc xe đạp cũ . Hội Phụ huynh học sinh Chu Văn An cứu xét , thấy hắn nghèo , cho hai kỳ học bổng , mỗi kỳ 500 đồng và một bộ quần áo may sẵn , hơi ngắn .

Cuối năm ấy , đậu xong Tú tài phần II , tôi thi vào Đại học Sư Phạm còn hắn thì thi vào trường Kỹ sư Phú Thọ nhưng rớt . « Cậu ngốc lắm , giá thi Sư Phạm với tớ có lẽ đã đậu , thi Kỹ sư Phú Thọ khó muốn chết , tớ không dám nghĩ đến » . « Tại tớ thi ngành Điện nên mới rớt chứ giá thi Công chánh hay Công nghệ thì đỡ hơn » .

Hắn rớt , đáng lẽ bị kêu đi sĩ quan Thủ Đức nhưng có người anh cũng đã ở trong quân đội nên được hoãn . « Tớ phải về Cái Sắn làm giấy tờ nộp hồ sơ hoãn dịch cậu ạ » . « Hoãn thì được rồi nhưng làm sao có tiền đi xe ? » . « Cha có cho . Cha dặn làm giấy tờ xong , nhớ lên xem người ta có cho thi vào ngành nào thì thi chứ không lại lỡ mất một năm học » .

Hôm lên , hắn đến nhà tôi chơi và hỏi những ngày hắn về Cái Sắn , ở Sài Gòn họ có cho thi gì không . Tôi nói Tổng nha Cảnh sát ra thông cáo cho thi lấy 50 người vào học khoá Biên Tập Viên Cảnh Sát , học bổng mỗi tháng cũng 1 ,500 đồng giống như Đại học Sư phạm và Quốc gia Hành chánh . « Biên Tập Viên Cảnh Sát là làm gì ? » . « Tớ không rõ , họ nói cũng học 3 năm , ra làm Phó Quận Cảnh Sát » .

« Được đấy , có lẽ tớ sẽ nộp đơn thi Biên Tập Viên Cảnh Sát » . Thời chúng tôi , con nhà nghèo , thi vào ngành nào thì phải nhắm có học bổng chứ nếu học những trường không có học bổng như Y khoa , Dược khoa , Luật , Văn Khoa , Khoa Học … tuy không phải thi tuyển nhưng không có tiền ăn học suốt bao nhiêu năm .

Giữa lúc hắn đang lo làm đơn thi Biên Tập Viên Cảnh Sát thì có tin Bộ Quốc gia Giáo dục ra thông cáo , Cơ quan Văn hoá Liên Hiệp Quốc UNESCO cho hai học bổng , một thi tiếng Anh , du học tại Mỹ , một thi tiếng Pháp , du học tại Pháp hay Thuỵ Sĩ gì đó , tất cả mọi khoản đều do Liên Hiệp Quốc đài thọ , học tiến sĩ kinh tế , sau này sẽ ra làm cho Liên Hiệp Quốc , giúp đỡ các nước nghèo . « Cậu đã biết tin đó chưa ? » . « Chưa , tớ không biết gì hết , nhà thờ đâu có radio mà nghe . Cậu có nộp đơn không ? » . « Không , Tú tài II tớ đậu Bình Thứ chứ đâu phải hạng Bình như cậu .

Họ bắt phải từ hạng Bình trở lên mới được thi » .

Thời chúng tôi , thi tú tài I hay tú tài II , kết quả thi đậu có 5 hạng gọi theo tiếng Pháp : đậu thường gọi là hạng Thứ ( Passable ) ; trên Thứ là Bình Thứ ( Assez Bien ) ; trên Bình Thứ là Bình ( Bien ) ; trên Bình là Ưu ( Honorable ) ; rồi đến Tối Ưu ( Très Honorable ) là hết mức , môn nào cũng phải đạt tối đa khoảng 20 điểm . Hắn đậu Bình , cao hơn tôi một bậc .

« Nộp thì nộp vậy thôi chứ cả Anh văn lẫn Pháp văn mới lấy có hai người , khó lắm , chắc tớ không đậu được đâu » . « Biết đâu đấy , cứ nộp đơn đi , may mà giờ vinh quang đã điểm thì bọn cắc ké nghèo mạt rệp như tụi mình cũng ngon lành ra phết » . « Vậy tớ nộp đơn cả bên UNESCO lẫn bên Biên tập viên cho chắc ăn » .

Hắn nộp đơn xong , khoảng hai tháng sau thì dự cuộc thi của UNESCO . Hắn kể rằng , đợt thứ nhất , hơn 200 người cả Anh văn lẫn Pháp văn , thi viết , loại bớt còn 50 người . Đợt thứ nhì , 50 người lại loại lần nữa , còn lại 10 ngườitrong đó có hắn . Rồi 5 người trong nhóm Anh văn bọn hắn vào « sát hạch » tại toà đại sứ Mỹ , còn 5 người nhóm Pháp văn thì sát hạch tại toà đại sứ Pháp hay Thuỵ Sĩ , hắn không để ý .

Hắn kể , giám khảo nhóm Anh văn của hắn gồm ba giáo sư , một ông người Mỹ , một ông người Canada , một ông người Úc hay Tân Tây Lan gì đó hắn không biết rõ , tất cả đều nói tiếng Anh .

Họ thay đổi nhau quay hắn về tình hình kinh tế các nước trên thế giới , về vai trò của một nhà kinh tế học đối với các nước nghèo như ở châu Phi chẳng hạn .

Cuối cùng , vị giáo sư người Úc hay Tân Tây Lan hỏi hắn quê ở đâu , cha mẹ làm nghề gì , từ nhỏ tới lớn sống như thế nào … , hắn nói thật rằng quê hắn ở Nam Định , di cư vào Nam năm 1954 , ở trại định cư Cái Sắn thuộc tỉnh Long Xuyên , bố mẹ hắn rất nghèo , làm nghề trồng cói và dệt chiếu ở Cái Sắn , còn hắn thì kéo chuông và hầu hạ trong Nhà thờ Bình Hoà để có chỗ ăn học .

Tất cả ba vị giám khảo đều trợn tròn mắt , không ngờ một học sinh được vào chung kết của một cuộc thi quan trọng như vậy mà gia đình lại nghèo đến thế .

« Dám cậu thắng mấy người kia nhờ cái nghèo của cậu lắm ạ ! Người Tây phương họ có cái nhìn khác lắm , sẵn sàng ưu tiên cho người nghèo nếu thấy thực sự đó là người giỏi chứ không khinh bỉ người nghèo như bên Việt Nam mình » .

« Tớ cũng hy vọng như vậy . Trông nét mặt ba vị giám khảo thấy họ có vẻ có cảm tình với tớ lắm . Nhưng thôi , kệ , muốn đến đâu thì đến . Tớ cam đoan với cậu thi Biên Tập Viên Cảnh Sát tớ đậu là cái chắc . Làm phó quận trưởng cảnh sát cũng bảnh ra phết ! » .

Trong khi tâm sự , hắn kể với tôi rằng bữa đi mua giấy tờ lập hồ sơ thi du học , hắn mua ở tiệm sách Thanh Trúc gần Ngã tư Phú Nhuận . Cô con gái bà chủ cỡ chừng 15 – 16 tuổi , xinh lắm và rất tốt bụng .

Thấy hắn vét túi mà vẫn không đủ tiền trả , cô ta cười rồi cho luôn , không tính một đồng nào cả .

« Cô bé cỡ 15 – 16 tuổi , vậy là cô em . Cô chị lớn hơn , khoảng 17 – 18 tuổi , mặt tròn , cũng đẹp nhưng không xinh bằng cô em » .

« Ủa , thế cậu cũng biết tiệm đó ? » .
« Biết chứ , tớ là dân Phú Nhuận mà , vẫn mua sách ở tiệm đó » .

Tôi kể cho hắn nghe bà mẹ còn tốt hơn nữa . Hồi tôi được phần thưởng cuối năm ở trường Tân Phương , trong số các cuốn sách lãnh thưởng có cuốn Triết Học Nhập Môn của tác giả gì tôi quên mất tên .

Cuốn sách đó nghiên cứu về triết học nói chung chứ không phải sách lớp Đệ Nhất dạy về triết học để đi thi tú tài II . Tôi đem đến tiệm Thanh Trúc nhờ bà chủ đổi cho cuốn Luận Lý Học của tác giả Trần Bích Lan tức nhà thơ Nguyên Sa , giáo sư triết trường Chu Văn An .

Bà coi qua cuốn sách của tôi rồi cười : « Sách người ta tặng cho các trường để phát phần thưởng thường là sách khó bán nên họ mới tặng . Tiệm tôi không bán loại này . Nhưng thôi , cậu được phần thưởng như vậy là quý , muốn đổi thì tôi cũng đổi để cậu may mắn , năm tới thi đậu . Một vài cuốn sách chẳng đáng bao nhiêu … » .

Cuốn Luận Lý Học của giáo sư Trần Bích Lan đắt hơn cuốn Triết Học Nhập Môn một chút nhưng bà chủ tiệm cũng cho luôn , không bắt trả tiền chênh lệch .

Tôi kết luận rằng bà mẹ tốt bụng như thế nên các cô con gái cũng tốt là một chuyện thường .

Hắn thở dài , nét mặt hơi buồn : « Nhà họ giàu , tiệm sách có tới mấy tầng lầu ở ngoài mặt đường , còn mình thì nghèo rớt mồng tơi không đáng xách dép cho họ . Tớ nói thật , nếu tớ được học bổng đi du học bên Mỹ kỳ này , đậu xong tiến sĩ tớ sẽ trở về , quỳ xuống dưới chân cô ấy , nói với cô ấy rằng nhờ cô cho giấy tờ lập hồ sơ nên tôi mới được du học , không bao giờ tôi dám quên ơn cô … » .

Tôi bật cười : « Cậu ngốc thấy mẹ , nếu đậu thì đến báo tin từ trước khi đi cho người ta còn chờ đợi chứ đậu xong tiến sĩ , hàng chục năm trời , họ lấy chồng mất tiêu rồi thì lúc ấy có ngồi mà khóc ! » .

« Ừ há , mình cũng ngu thật . Nhưng biết họ có đợi hay không ? » .

« Tại sao lại không ? Vấn đề là cậu có thắng được mấy người kia hay không chứ nhà giàu thì họ khôn lắm , họ dư biết giá trị của một thằng học sinh nghèo được học bổng du học bên Mỹ » .

Và tôi nói thêm : « Ngoài ra , sang đấy ăn ở ra sao , học hành thế nào cậu luôn luôn viết thư về cho em chứ đâu phải như Kinh Kha sang Tần , một đi là không trở lại » . « Ờ há , vậy mà tớ không nghĩ ra , tớ phải ghi địa chỉ tiệm sách nhà em mới được » .

Thế rồi hắn đậu thật , hơn 200 người , lấy có 2 người , khó chứ không phải dễ . Tội nghiệp , trước khi đi hắn vẫn còn nghèo bởi vì sang bên ấy , vào học trường nào rồi người ta mới trả lại tiền vé máy bay và bắt đầu cho lãnh học bổng chứ không phải họ đưa trước .

Mọi thứ chi phí như mua sắm va-li , giày dép , quần áo mặc trong mùa lạnh , kể cả tiền vé máy bay v .v … đều là của Cha ( LM ) cho . Cha còn nói hôm hắn đi , Cha bận không đưa tiễn được nhưng sẽ cho tài xế chở hắn ra phi trường .

« Rồi ông cụ bà cụ cậu ở dưới Cái Sắn có lên không ? » .

Hắn lắc đầu , vẻ mặt buồn buồn :

« Không , gia đình tớ nghèo lắm , không có bà con anh em gì ở trên này . Bố mẹ tớ nói lên đây vừa tốn tiền lại vừa làm phiền Cha , không có chỗ ở chẳng lẽ lại ở nhờ Cha trong nhà thờ » .

Tôi tưởng tượng ra cảnh hôm hắn đi , chắc chỉ có mình tôi và người tài xế của Cha đưa hắn ra phi trường . Nhưng ra đến đấy người tài xế sẽ quay trở lại chứ đâu có tiễn làm gì , chung quy chỉ có mình tôi mà thôi .

Cậu đã đến từ biệt cô bé chưa ? » .

Có , tớ có đến nhưng cô ấy mắc đi học , chỉ gặp bà mẹ . Tớ kể cho bà ấy nghe chuyện cô bé cho giấy tờ làm đơn , nhờ đó tớ mới được du học , tớ đến chào từ biệt và gửi lời nhờ bà cám ơn cô bé giùm » . « Bà ấy có nói gì không ? » . « Có , bà ấy xuýt xoa , thế ạ , quý hoá quá nhỉ , tôi không biết gì hết chứ nếu biết tôi đã mời cậu đến nhà dùng bữa cơm thân mật .

– Bao giờ cậu đi ?

– Dạ , thưa sáng mai .

– Sáng mai , sớm vậy sao ? Vậy là không kịp rồi , cậu không đến đây từ trước .

Bà ấy tiếc lắm . Tớ cám ơn bà ấy rồi đi … » . « Đó , cậu thấy chưa , tớ đã nói nhà giàu , nhất là một tiệm sách quen với chữ nghĩa , họ không dại gì mà không biết giá trị của con người » , và tôi giục :

« Cậu đến nữa đi , phải gặp cô bé bằng được và dặn cô ấy chờ đợi , học xong cậu sẽ trở về » . Hắn lắc đầu :

« Không dám đâu , đến sợ lại gặp bà ấy nữa tớ mắc cỡ lắm . Dù sao cô ấy cũng hãy còn nhỏ … » .

« Trời đất ơi , 15-16 tuổi mà nhỏ cái gì ! Sang đấy cậu phải học cử nhân , cao học , tiến sĩ , ít nhất cũng 8 năm nữa . Lúc ấy cậu khoảng 28 , cô bé 24 , chả nhỏ một tí nào cả » . Hắn khẽ thở dài :

« Nói thật với cậu , từ bé tới lớn tớ khổ sở quá nên không dám nghĩ tới chuyện cao xa . Trước khi ra đi , tớ chỉ mong được nhìn thấy cô ấy một lần , được nghe thấy cô ấy nói một tiếng là sung sướng lắm rồi . Sang đấy tớ sẽ cố gắng học hành để đền đáp ơn nghĩa cô ấy … » .

Thật kỳ cục , có đáng gì đâu mấy tờ sơ yếu lý lịch , mấy tờ mẫu đơn tiếng Việt phải dịch sang tiếng Anh để nộp cho cơ quan UNESCO mà tên bạn tôi lại đặt nặng vấn đề đến thế ?

Nếu cô bé không xinh xắn , tính tình không vui vẻ và không có lòng thương người thì hắn có mê cô ta đến mức đó hay không ?

Tưởng tượng tới cảnh hắn lên máy bay chẳng có ai đưa tiễn , tôi nghĩ ra cách là ngay buổi chiều hôm đó đến tiệm sách kể hết mọi chuyện với bà mẹ . Có cả cô bé cũng có ở đấy . Nghe tôi kể , cô chỉ cúi mặt mỉm cười , hai gò má ửng hồng còn bà mẹ thì rất chú ý .
Cuối cùng , bà cười dễ dãi : « Hồi sáng cậu ấy có đến đây , tôi có biết mọi chuyện . Ý cậu là muốn nhờ em Trúc đi tiễn cậu ấy giùm phải không ? » .
« Vâng ạ » .
« Mấy giờ thì cậu ấy lên máy bay ? » .
« Dạ thưa 11 giờ 30 , nhưng phải đến sớm ít nhất 2 tiếng đồng hồ để nó còn vào làm thủ tục » .
« Có , tôi biết . Sáng mai Chủ Nhật em Trúc đi được . Vậy khoảng 8 giờ 30 cậu đến đây đi cả với em cho vui . Chắc có em Thanh cũng đi nữa » .
Tôi đoán Thanh là tên người con gái lớn của bà .

« Dạ , vâng ạ » .

Cô bé vẫn cúi mặt cười , tay cầm cây bút Bic không mở nắp vẽ vẽ bâng quơ trên mặt tủ kính quầy hàng cho đỡ mắc cỡ , chắc cô cũng quên không nhớ mặt hắn .

Sáng hôm sau , tôi đến . Hai cô con gái mặc juýp theo kiểu đơn giản thời đó , cô lớn juýp trắng , cô bé juýp hồng nhưng cũng rất đẹp .

Nhất là cô chị , cô có thoa chút phấn hồng nên lại càng đẹp , tôi nghe đâu đây thoang thoảng mùi thơm của phấn son hay của hương trinh nữ ?

Ôi chao , đời đẹp quá , tôi , một thằng sinh viên bắt đầu học năm thứ nhất ĐHSP , nhà nghèo , mẹ làm thợ dệt nhưng đứng bên cô , ngửi mùi hương ngan ngát đó tôi vẫn thấy đời đẹp như thường .

Chắc cô cũng có cảm tình với tôi , thấy trong lúc đợi xe taxi , cô đứng sát bên cạnh tôi . Bà mẹ tiễn ra tận vỉa hè . Bà đưa tiền cho cô lớn : « Đây , tiền đây , nhớ trả tiền cho anh , đừng để anh trả nghe con ! » . Cô không cầm , giọng con gái Bắc ngọt như mía lùi : « Con có rồi mẹ ! » .

Chúng tôi đến . Hắn đang đứng một mình bên cạnh chiếc va-li hơi cũ , có lẽ của Cha cho mượn và một chiếc túi xách để trên mặt chiếc va-li đó .

Thấy chúng tôi tới , hắn cứ ngớ ra coi bộ hết sức ngạc nhiên . Tôi cười , giới thiệu :

« Đây là cô Thanh , chị của cô Trúc . Còn đây là cô Trúc , người bạn vẫn nhớ ơn đó . Các cô thân hành ra đây tiễn bạn … » . Hắn không ngờ mình được hân hạnh đó nên lúng túng như gà mắc giay thun , mỉm cười khẽ gật đầu chào . Các cô chào lại . Cô chị nói :

« Chúng em đến tiễn anh , chúc anh lên đường mạnh giỏi . Thỉnh thoảng anh nhớ viết thư về cho Trúc » .

« Vâng , cám ơn các cô , thế nào tôi cũng phải viết » . Tôi cười :

« Được viết thư cho người đẹp sướng thấy bố rồi lại còn phải viết với không phải viết . Sao nào , nếu học xong tiến sĩ kinh tế , có trở lại thăm cô Trúc không nào ? » .

Hắn cười , mặt đỏ bừng , bây giờ tôi mới thấy hắn nói được một câu có thể coi là thông minh :

– « Có chứ , đó là mơ ước lớn nhất trong đời mình , nếu hai cụ nhà cho phép và cô Trúc sẵn sàng chờ đợi » . Cô chị hỏi : « Học tiến sĩ thì mất chừng bao lâu hả anh ? » .

Hắn nói : « Khoảng chừng 8 năm , sớm nhất cũng phải 6 năm . Bên Mỹ nếu cố gắng vẫn có cách học vượt thời gian như vậy . Bên mình thường thường là phải 10 năm … » . Cô chị nói :

« Lúc ấy Trúc mới 22 hay 24 tuổi , còn sớm chán » . Tôi cười , nói đùa :

« Sao , ‘ cô bé đẹp ’ , có đợi được không thì cho biết ý kiến ? » . Cô bé chỉ cúi mặt cười , không nói gì cả . Tôi hỏi gặng quá bắt buộc cô phải trả lời :

« Dạ được » . « Được thì ngoéo tay đi , hắn là dân Công Giáo , đã nói là sẽ giữ lời , có tôi làm chứng ! » . Cô chị cười :

« Em cũng làm chứng luôn » . Mọi người cùng cười , hắn đã bạo dạn nên đưa tay ra ngoéo tay cô bé khiến cô đỏ mặt nhưng cũng ngoéo lại . Trời đất ơi , phải chi tôi được ngoéo tay cô chị nữa thì đỡ quá ! Nhưng nhà tôi nghèo , mẹ tôi làm thợ dệt , tôi 20 tuổi , còn cô thì khoảng 18 tuổi , kém tôi 2 tuổi , làm sao tôi có điều kiện lấy vợ trong lúc còn đang đi học mặc dầu cô cũng có vẻ quý mến tôi , luôn luôn đứng sát cạnh tôi .

Cuộc tiễn đưa chỉ có thế . Ba năm sau , tôi tốt nghiệp , đi dạy . Thời đó chúng tôi học Đại Học Sư Phạm theo régime 3 năm , các ban khoa học đều phải học bằng tiếng Pháp , thi cử cũng bằng tiếng Pháp . Sau khoá của tôi thì được đổi sang régime 4 năm và đã được chuyển ngữ , học bằng tiếng Việt . Ngoài ra , thời đó các trường trung học đệ nhị cấp dạy tới lớp 12 rất ít , ở các tỉnh lớn mới có , nên tôi đậu hạng 5 mà phải đi xa , Bac Lieu cách Sài Gòn gần 300 cây số , vài tháng lễ , tết mới về nhà một lần .

Có lẽ cũng đến 5-6 năm , một lần tôi về , thấy trên mặt bàn có tấm thiệp của hắn làm đám cưới với Thanh Trúc . Hai chị em nhà đó có cái lạ là cô em tên Thanh Trúc , cô chị tên Trúc Thanh , ngược lại với nhau .

Phong bì bên ngoài đã có vẻ cũ , bám bụi . Tấm thiệp bên trong đề ngày cưới cách đấy đã hơn hai tháng . « Thằng Khải nó về rồi hở mẹ ? » . « Ừ , cậu ấy về , nghe đâu đã đậu tiến sĩ , về làm đám cưới với cô con gái tiệm sách ở gần ngã tư Phú Nhuận .

Cả hai cô cậu ấy đến chơi , đem thiệp cưới đến mời anh nhưng tôi nói anh dạy học ở mãi Bạc Liêu , chắc không về kịp .

Cậu ấy nói cưới xong sẽ đưa cô ấy sang Mỹ , bao giờ có dịp về sẽ gặp anh sau » . Thời chúng tôi , người Việt ở bên Mỹ rất ít , nên hoạ hoằn lắm , hễ có ai về Việt Nam cưới vợ thì sau khi cưới xong , đem đi rất dễ chứ không khó khăn , phải làm đủ thứ giấy tờ bảo lãnh mới được đi như bây giờ . Cái thằng đó giỏi thật , lúc nó ra đi thì tôi bắt đầu vào Sư Phạm , học xong 3 năm , đi dạy 6 năm , tức mới 9 năm mà nó đã đậu đạt , đi làm , để dành được tiền về cưới vợ , giỏi thật . Tôi rất phục nó .

Thế rồi tôi được đổi về trường Trung học Dĩ An , Biên Hoà , cách Thủ Đức khoảng 10 cây số .

Năm năm sau , 1975 , miền Nam sụp đổ , các giáo viên – giáo sư trung học bây giờ gọi là giáo viên – của 7 trường thuộc hai huyện Dĩ An và Lái Thiêu chúng tôi phải đi cải tạo tại K4 Long Khánh . Người cán bộ giáo dục về tiếp thu các trường thuộc hai huyện đó thấy người ta cách ly các sĩ quan và hạ sĩ quan cảnh sát thuộc hai tỉnh Bình Dương và Biên Hoà tại hai trường An Mỹ và Trịnh Hoài Đức , có du kích gác , rồi sẽ đưa đi học tập cải tạo thì bắt các nam giáo viên chúng tôi đi học tập cho … có tinh thần yêu nước vậy thôi . Hơn sáu tháng trời cải tạo tại K4 Long Khánh , tôi suýt bỏ mạng tại đấy . Bởi vì cơ thể tôi ưa lạnh chứ không ưa nóng . Cứ hễ trời nóng là tôi ho rũ rượi , ở nhà thường uống Terpin-Codein , một thứ thuốc rất rẻ do Việt Nam chế tạo . Đi học tập , trong trại không có thuốc men , lại ăn uống kham khổ nên tôi ho liên tục , ban đêm không ngủ được , thân hình gầy xác như con cá mắm .

Sáu tháng sau , các giáo viên được thả về . Sài Gòn buồn thê thảm và nghèo không thể tưởng tượng nổi . Mẹ và em gái tôi nói chuyện người ta đánh tư sản mại bản ( nghĩa là tư sản mất gốc ) , các tiệm lớn ở Phú Nhuận bị tịch thu nhà cửa , hàng hoá , gia đình bị đuổi đi kinh tế mới , tiếng khóc như di .

Còn ở Chợ Lớn , các tiệm người Tàu sợ quá , ném những cây vải còn nguyên cả xấp và các đồ đạc xuống đường , kệ ai muốn nhặt thì nhặt nhưng chẳng ai dám nhặt .

Em tôi kể thêm : « May hồi trước anh Khải về làm đám cưới với cô con gái thứ hai tiệm sách Thanh Trúc rồi đưa cô ấy sang Mỹ chứ không thì bây giờ bị kẹt , tiệm đó bị đánh , muốn cưới cũng chẳng được » . Tôi ngạc nhiên :

« Sao , tiệm sách Thanh Trúc cũng bị đánh ? Người ta bán sách chứ có làm gì đâu mà đánh ? » . « Có , cả nhà may Bảo Toàn cũng bị đánh , tiệm bị tịch thu , nghe đâu người ta đuổi ông bà ấy lên cái gác xép nhỏ tí mãi tuốt tầng ba trên lầu , bây giờ nghèo lắm » .

Bảo Toàn là nhà may lớn nhất Phú Nhuận , trước đây tôi thường may quần áo ở đấy nên cũng khá quen , ông bà Bảo Toàn rất tốt , đối đãi với khách hàng rất niềm nở , ân cần .

« Tiệm sách Thanh Trúc còn một cô con gái lớn nữa tên là Thanh . Cô có nghe nói gì về cô con gái lớn đó không ? » .

« Họ nói cô ấy lấy chồng , có bầu , nhà chồng là một tiệm vàng cũng ở gần đấy .

Hôm đánh tư sản , cả hai tiệm bị tịch thâu , cô ấy buồn quá định tự tử nhưng người ta cứu được … » . Miệng tôi đắng ngắt . Tôi nhớ đến hôm tiễn Khải ra phi trường , có cả cô chị cùng đi , cô thường đứng sát bên cạnh tôi , cái mùi son phấn thơm thơm sang trọng tôi không thể nào quên được .

Rồi chúng tôi được Ty Giáo dục Sông Bé – Dĩ An trước thuộc Biên Hoà , bây giờ thuộc tỉnh Sông Bé – cho đi học tập chính trị hè sau đó cho đi dạy lại . Nghèo lắm . Lương tôi trước 63 ngàn , bây giờ chỉ còn 41 đồng , nghèo không chịu nổi .

Rồi tôi lấy vợ . Nhà tôi cũng dạy cùng trường nhưng môn Anh văn , tốt nghiệp ĐHSP sau tôi 6 năm . Năm ấy tôi 32 tuổi .

Lương của hai vợ chồng cộng lại chưa đầy 80 đồng . Nhà tôi dạy thêm Anh văn buổi tối cho các học sinh gia đình sắp đi vượt biên hoặc được bảo lãnh . Còn tôi , lúc rảnh tôi dịch truyện bán cho các nhà xuất bản ở trên Sài Gòn , buổi tối giữ con cho vợ dạy học . Giáo viên chúng tôi anh nào cũng gầy như cò bợ , quần áo ngày trước mặc vừa , bây giờ rộng thùng thình , áo thì mặc được còn quần cài dây nịt dúm dím , mặc không được .

Một hôm tôi nghĩ ra cách là khi về nhà ở Phú Nhuận , Sài Gòn thì đem hai chiếc quần tây đến tiệm Bảo Toàn , leo lên cái gác xép tận trên lầu ba theo cái cầu thang bên cạnh , nhờ ông Bảo Toàn sửa lại giùm . Ông đo người tôi , xem kỹ hai chiếc quần tây rồi nói : « Sửa không được đâu . Bây giờ phải tháo hết các đường chỉ ra , ủi cho thẳng rồi cắt lại như cắt quần mới chứ sửa đâu có được » . Tôi hỏi giá cả , ông nói : « Ông là người quen , tôi tính ông mỗi chiếc ba đồng gọi là có thôi » .

Tôi mừng quá , cám ơn rối rít . Ông nói : « Ông thấy tôi khổ như vậy đó . Ngày trước tiệm tôi lớn nhất Phú Nhuận , ngay cả may đồ cho khách tôi cũng chỉ trông nom chứ đã có thợ , đâu phải nhúng tay vào . Bây giờ thì đi may lại chiếc quần , kiếm ba đồng bạc … »

. « Hình như tiệm sách Thanh Trúc bên kia cũng bị đánh tư sản như bên tiệm bác ? » . « Có chứ , tiệm nào hơi có máu mặt một chút mà chả bị đánh . Họ bảo bán sách là toàn các thứ phản động , đáng lẽ họ đuổi đi kinh tế mới nhưng cô Thanh cô ấy tự tử , họ cho cả nhà ở tạm cái bếp ở phía đằng sau » . Rồi ông nói thêm :

« Nhà bà ấy cũng bị tịch thu hết , nghèo lắm . May nhờ có vợ chồng cô Trúc ở bên Mỹ gửi quà về nên mới sống được » . Tưởng tôi không biết gì về vợ chồng Khải , ông kể :

« Nghe nói người chồng cô Trúc đậu tiến sĩ kinh tế , trước làm trong cơ quan Liên Hiệp Quốc , sau làm giáo sư dạy đại học tại California » . Rồi ông kết luận :

« Con người ta có số cả . Lúc lấy chồng , cô Trúc mới hăm mấy tuổi , gia đình lại khá giả nhưng vẫn quyết định đi , bây giờ đang bảo lãnh cho cả nhà sang bên ấy đấy . Tôi thấy họ đi được là đúng , gia đình bà ấy đối xử với ai cũng tốt lắm » .

Con người có số hay không tôi không biết , nhưng theo tôi nghĩ , câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua , nay khó có nữa .

Chuyện Kể Của Đoàn Dự