Nỗi Buồn Cuối Năm, Nỗi Buồn Cuối Đời – Huy Phương

Van Pham is feeling sad.

GÓC SUY TƯ

Giáng sinh hay cuối năm là dịp đoàn tụ gia đình cũng là dịp để san sẻ tình cảm cho nhau… Chúng ta dể dàng cảm thông và mủi lòng trước những hoàn cảnh thương tâm ở chung quanh. Nhưng đôi khi chúng ta lại hững hờ với chính người thân của mình, nhất là cha mẹ già….

***

Nỗi Buồn Cuối Năm, Nỗi Buồn Cuối Đời

Tạp Ghi Huy Phương

Câu chuyện đi thăm Tướng Đỗ Kế Giai tại một nhà dưỡng lão ở Garland, Texas, đã ám ảnh tôi suốt một đêm khó ngủ. Đó là một buổi chiều Chủ Nhật vào cuối Tháng Mười Hai Dương Lịch, trời đã bắt đầu se lạnh, bãi đậu xe trống vắng bóng xe, gần như không có một người khách đến thăm viếng.

Những ông bà cụ già, ngồi trên xe lăn, dồn ra phòng khách, trên lối đi vào, với đôi mắt đờ đẫn không nhìn ai, hay gục mặt nhìn xuống thân mình, trong thói quen chờ đợi, hy vọng có một người thân của mình hiện ra trên ngưỡng cửa với một nụ cười, bó hoa hay món quà trên tay.

Tôi biết trên thế giới Tây phương có nhiều đứa con không dám đi du lịch xa, vì sợ con mèo, con chó hay bầy cá ở nhà không ai cho chúng ăn hay săn sóc, nhưng cha mẹ già thì đã có những nhà dưỡng lão. Thậm chí trong tình vợ chồng, người vợ còn mạnh khỏe, siêng đi lễ hay lên chùa, nhưng chồng thì cô đơn, trên chiếc xe lăn trong một nhà già quạnh hiu nào đó.

Chúng ta có bao nhiêu lý do để bào chữa, biện minh cho việc bỏ bê cha mẹ già trong một cơ quan y tế. Được cho ăn mỗi bữa, áo quần có người giặt, vài ba ngày được đẩy xe vào phòng tắm, trần truồng và được cô y tá hay một nam nhân viên dội nước, xát xà phòng, vo đầu. Những việc săn sóc này dù có mang chút tình người đi nữa thì cũng là những công việc hằng ngày bắt buộc, thương ghét hay xúc động chỉ là những cảm tính vô ích.

Có những đứa con nại cớ bù đầu với công việc ở sở, và việc con cái bếp núc ở nhà nên không có thời gian dành cho cha mẹ già, đành phải đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão.

Gần đây người ta lên tiếng hoan nghênh những người phụ nữ hy sinh lợi tức để ở nhà toàn thời gian chăm nom, săn sóc con cái, nhưng nào có ai nghe chuyện có những đứa con bỏ việc làm vì còn cha mẹ cần sự giúp đỡ lúc về già!

Người ta thường kêu than không có thời giờ, “đầu tắt, mặt tối” nhưng còn có thời gian mua sắm trong các cửa hàng thời trang, mất một hai tiếng đồng hồ trong gym mỗi ngày, năm giờ cho một chương trình ca nhạc ở sòng bài, không tính thời giờ đi về. Đó là chưa kể thời gian “bắt buộc” phải ngồi trước máy điện toán, vào Facebook, hay trao đổi tin nhắn với bạn bè.

Người ta có thể mỗi năm tổ chức những chuyến du lịch bắt buộc, ra ngoài để mở tầm mắt trước thế giới, nhưng “nhắm mắt” làm ngơ về một lần sắp xếp thời gian đi thăm cha mẹ già.

Ngày xưa một người mẹ nuôi được năm mười đứa con, ngày nay cả năm mười đứa con không nuôi nổi được một mẹ. Phải chăng vì vậy mà phải đẩy mẹ vào nhà dưỡng lão, để cho những người xa lạ trông coi. Ở đây có khi mẹ thiếu ăn, cơ thể mất nước, dơ bẩn trong mớ phân và nước tiểu, bị đối xử tàn tệ, cũng chẳng hề ai biết đến.

Ngày xưa “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,” không có bậc cha mẹ nào có thể ngoảnh mặt trước cảnh con đói khát hay bị lăng nhục bởi một người khác.

Con biết giờ đây, “một ông già bằng ba đứa trẻ” cha “lẩm cẩm” bước đi, và mẹ phải nương lưng nhờ gậy chống.

Xưa kia khi các con còn thơ ấu, thân xác chưa trưởng thành và tâm hồn con yếu đuối, điều một điều hai vẫn là mẹ. Một đứa trẻ có thể biết lạnh, biết nóng, biết đói, biết khát, biết đau, nên khóc la, nhưng chóng quên, khóc đó rồi cười đó.

Trái lại, một ông già còn biết buồn, biết tủi thân, biết xót xa mà chỉ biết gậm nhấm mang lấy nỗi buồn của riêng của mình, nên tuổi già cũng cần chăm sóc, gần gũi, ân cần như là một đứa trẻ, có khi còn hơn thế nữa!

Thói quen của người đời, người ta thường hỏi nhau có được mấy con, mấy ai quan tâm xem song thân còn hay mất! Đối với cha mẹ, con là tất cả, nhưng đối với con, cha mẹ là một thứ quá khứ cần xếp lại.

Ngày xưa, niềm vui của cha mẹ là nghe tiếng đứa con chập chững bi bô, hay toét miệng cười, ngày nay cha mẹ về già, các con ở xa, chỉ mong nghe tiếng điện thoại reo vui vào những ngày lễ, Tết, và đầu điện thoại bên kia có tiếng nói: “Mẹ ơi!” hay “Mẹ đó hả?”

Trong cái tổ ấm cúng ngày xưa, và là cái tổ trống hoác ngày nay, khi các con đã đi xa, những cái phòng của các con vẫn để trống, biết đâu có ngày con về thăm bố mẹ. Con búp bê bằng nhựa, con gấu nhồi bông vẫn còn trên chiếc dương cầm phủ bụi của con gái, tủ sách, nhiều giải thưởng và những lá cờ kỷ niệm của trường đại học vẫn còn gắn trên bức tường trong phòng đứa con trai.

Và ngôi vườn kia, đã đầy lớp lá vàng vào Thu hay phủ tuyết mùa Đông, cái ghế xích đu ngoài vườn ngày trước con thích ngồi, vẫn rung khẽ cùng cơn gió nhẹ thổi qua.

Nhiều lúc cha mẹ muốn bán ngôi nhà cũ đầy ắp kỷ niệm, nhiều phòng, để đi tìm một cái condo, nhưng cứ nghĩ khi con về, và còn những đứa cháu nữa, sẽ ở đâu?

Cha mẹ Việt Nam tự an ủi, ru mình bằng bốn tiếng “nước mắt chảy xuôi” là mọi chuyện đều cho qua, nhận thức đời sống một phần cũng cho là duyên, là phước. Phải chi cha mẹ như cha mẹ nơi quê người Mỹ – Úc…. không hề lưu luyến, bịn rịn, ngay từ lúc đứa con đã trưởng thành rời mái ấm ra đi.

Nhưng có lẽ mọi điều không phải như vậy, dù bên trời Tây hay bên phương Đông.

Chúng tôi vừa được xem một đoạn phim rất ngắn kể chuyện một người già cô đơn ở phương Tây.

Những ngày lễ lớn năm nay, cô con gái tin cho biết là cô không về thăm cha được vì bận việc. Ông cụ lủi thủi một mình, cô đơn trong căn nhà nhỏ với những bữa cơm lặng lẽ hàng ngày. Nhưng rồi, cô con gái nhận được tin cha mình qua đời đột ngột, cô thu xếp cùng chồng trở về nhà.

Trên bậc cửa, cô thấy người cha thân yêu của cô hiện ra với tấm lưng còng và mái tóc bạc phơ. Cô bật khóc. Phải chăng vì nghe tin cha chết, cô mới trở về, trong khi còn sống, người cha cần có con, thì không có cô bên cạnh.

Nhưng cũng còn may. Cách đây mười mấy năm ở Paris, vào mùa Hè, có một trận nóng kinh khủng giết hàng trăm cụ già trong nhà dưỡng lão.

Nhà nước thông báo cho những đứa con trở về lo chôn cất. Nhưng chúng, nhiều đứa đành xin lỗi, vì đang kẹt trong chuyến du lịch dài ngày ở xa!

NỖI BUỒN CUỐI NĂM, NỖI BUỒN CUỐI ĐỜI

NỖI BUỒN CUỐI NĂM, NỖI BUỒN CUỐI ĐỜI

Huy Phương

“Câu chuyện đi thăm Tướng Đỗ Kế Giai tại một nhà dưỡng lão ở Garland, Texas, đã ám ảnh tôi suốt một đêm khó ngủ. Đó là một buổi chiều Chủ Nhật vào cuối Tháng Mười Hai Dương Lịch, trời đã bắt đầu se lạnh, bãi đậu xe trống vắng bóng xe, gần như không có một người khách thăm viếng. Nhưng ông bà cụ già, ngồi trên xe lăn, dồn ra phòng khách, trên lối đi vào, với đôi mắt đờ đẫn không nhìn ai, hay gục mặt nhìn xuống thân mình, trong thói quen chờ đợi, hy vọng có một người thân của mình hiện ra trên ngưỡng cửa với một nụ cười, bó hoa hay món quà trên tay.

Tôi biết trên thế giới Tây phương có nhiều đứa con không dám đi du lịch xa, vì sợ con mèo, con chó hay bầy cá ở nhà không ai cho chúng ăn hay săn sóc, nhưng cha mẹ già thì đã có những nhà dưỡng lão. Thậm chí trong tình vợ chồng, người vợ còn mạnh khỏe, siêng đi lễ hay lên chùa, nhưng chồng thì cô đơn, trên chiếc xe lăn trong một nhà già quạnh hiu nào đó.

Chúng ta có bao nhiêu lý do để bào chữa, biện minh cho việc bỏ bê cha mẹ già trong một cơ quan y tế, được cho ăn mỗi bữa, áo quần có người giặt, vài ba ngày được đẩy xe vào phòng tắm, trần truồng và được cô y tá hay một nam nhân viên dội nước, xát xà phòng, vo đầu. Những việc săn sóc này dù có mang chút tình người đi nữa thì cũng là những công việc hằng ngày bắt buộc, thương ghét hay xúc động chỉ là những cảm tính vô ích.

Có những đứa con nại cớ bù đầu với công việc ở sở, và việc con cái bếp núc ở nhà nên không có thời gian dành cho cha mẹ già, đành phải đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão. Gần đây người ta lên tiếng hoan nghênh những người phụ nữ hy sinh lợi tức để ở nhà toàn thời gian chăm nom, săn sóc con cái, nhưng nào có ai nghe chuyện có những đứa con bỏ việc làm vì còn cha mẹ cần sự giúp đỡ lúc về già!

Người ta thường kêu than không có thời giờ, “đầu tắt, mặt tối” nhưng còn có thời gian mua sắm trong các cửa hàng thời trang, mất một hai tiếng đồng hồ trong gym mỗi ngày, năm giờ cho một chương trình ca nhạc ở sòng bài, không tính thời giờ đi về. Đó là chưa kể thời gian “bắt buộc” phải ngồi trước máy điện toán, vào Facebook, hay trao đổi tin nhắn với bạn bè.

Người ta có thể mỗi năm tổ chức những chuyến du lịch bắt buộc, ra ngoài để mở tầm mắt trước thế giới, nhưng “nhắm mắt” làm ngơ về một lần sắp xếp thời gian đi thăm cha mẹ già.

Ngày xưa một người mẹ nuôi được năm mười đứa con, ngày nay cả năm mười đứa con không nuôi nổi được một mẹ, phải chăng vì vậy mà phải đẩy mẹ vào nhà dưỡng lão, để cho những người xa lạ trông coi. Ở đây có khi mẹ thiếu ăn, cơ thể mất nước, dơ bẩn trong mớ phân và nước tiểu, bị đối xử tàn tệ, cũng chẳng hề ai biết đến. Ngày xưa “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”, không có bậc cha mẹ nào có thể ngoảnh mặt trước cảnh con đói khát hay bị lăng nhục bởi một người khác.

Con biết giờ đây, “một ông già bằng ba đứa trẻ” cha “lẩm cẩm” bước đi, và mẹ phải nương lưng nhờ gậy chống.

Xưa kia khi các con còn thơ ấu, thân xác chưa trưởng thành và tâm hồn con yếu đuối, điều một điều hai vẫn là mẹ. Một đứa trẻ có thể biết lạnh, biết nóng, biết đói, biết khát, biết đau, nên khóc la, nhưng chóng quên, khóc đó rồi cười đó. Trái lại, một ông già còn biết buồn, biết tủi thân, biết xót xa mà chỉ biết gậm nhấm mang lấy nỗi buồn của riêng của mình, nên tuổi già cũng cần chăm sóc, gần gũi, ân cần như là một đứa trẻ, có khi còn hơn thế nữa!

Thói quen của người đời, người ta thường hỏi nhau có được mấy con, mấy ai quan tâm xem song thân còn hay mất! Đối với cha mẹ, con là tất cả, nhưng đối với con, cha mẹ là một thứ quá khứ cần xếp lại.

Ngày xưa, niềm vui của cha mẹ là nghe tiếng đứa con chập chững bi bô, hay toét miệng cười, ngày nay cha mẹ về già, các con ở xa, chỉ mong nghe tiếng điện thoại reo vui vào những ngày lễ, Tết, và đầu điện thoại bên kia có tiếng nói: “Mẹ ơi!” hay “Mẹ đó hả?”

Trong cái tổ ấm cúng ngày xưa, và là cái tổ trống hoác ngày nay, khi các con đã đi xa, những cái phòng của các con vẫn để trống, biết đâu có ngày con về thăm bố mẹ. Con búp bê bằng nhựa, con gấu nhồi bông vẫn còn trên chiếc dương cầm phủ bụi của con gái, tủ sách, nhiều giải thưởng và những lá cờ kỷ niệm của trường đại học vẫn còn gắn trên bức tường trong phòng đứa con trai. Và ngôi vườn kia, đã đầy lớp lá vàng vào Thu hay phủ tuyết mùa Đông, cái ghế xích đu ngoài vườn ngày trước con thích ngồi, vẫn rung khẽ cùng cơn gió nhẹ.

Nhiều lúc cha mẹ muốn bán ngôi nhà cũ đầy ắp kỷ niệm, nhiều phòng, để đi tìm một cái condo, nhưng cứ nghĩ khi con về, và còn những đứa cháu nữa, sẽ ở đâu ?

Cha mẹ Việt Nam tự an ủi, ru mình bằng bốn tiếng “nước mắt chảy xuôi” là mọi chuyện đều cho qua, nhận thức đời sống một phần cũng cho là duyên, là phước. Phải chi cha mẹ như cha mẹ nơi quê người, không hề lưu luyến, bịn rịn, ngay từ lúc đứa con đã trưởng thành rời mái ấm ra đi.

Nhưng có lẽ mọi điều không phải như vậy, dù bên trời Tây hay bên phương Đông.

Chúng tôi vừa được xem một đoạn phim rất ngắn kể chuyện một người già cô đơn ở phương Tây.

Những ngày lễ lớn năm nay, cô con gái tin cho biết là cô không về thăm cha được vì bận việc. Ông cụ lủi thủi một mình, cô đơn trong căn nhà nhỏ với những bữa cơm lặng lẽ hàng ngày. Nhưng rồi, cô con gái nhận được tin cha mình qua đời đột ngột, cô thu xếp cùng chồng trở về nhà.

Trên bậc cửa, cô thấy người cha thân yêu của cô hiện ra với tấm lưng còng và mái tóc bạc phơ. Cô bật khóc. Phải chăng vì nghe tin cha chết, cô mới trở về, trong khi còn sống, người cha cần có con, thì không có cô bên cạnh.

Nhưng cũng còn may. Cách đây mười mấy năm ở Paris, vào mùa Hè, có một trận nóng kinh khủng giết hàng trăm cụ già trong nhà dưỡng lão. Nhà nước thông báo cho những đứa con trở về lo chôn cất. Nhưng chúng, nhiều đứa đành xin lỗi, vì đang kẹt trong chuyến du lịch dài ngày ở xa!”

HUY PHƯƠNG

Món Khế Chua

 Tạp Ghi Huy Phương

Món Khế Chua

Những người xa quê hương như chúng ta, mỗi lần nghe một tiếng đàn bầu nỉ non, một giọng hò khoan nhặt hay một câu vọng cổ thiết tha, không khỏi bùi ngùi, có khi rơi lệ thổn thức nhớ đến quê hương.

Người lớn lên sống suốt đời với quê hương, ít khi nhìn thấy quê hương đẹp đẽ, chỉ những người đi xa trở lại như câu chuyện “chốn quê hương đẹp hơn cả” trong sách giáo khoa thư với câu nói quen thuộc “tôi đã đi du lịch ở nhiều nơi, nhưng không nơi nào đẹp bằng quê hương!” mới thấy quý thương quê hương.

Chúng ta, những người đã bỏ quê hương ra đi trong nhiều năm, có người thề không bao giờ trở lại quê hương khi ở đó còn chế độ Cộng Sản còn chế ngự lên đầu lên cổ nhân dân, thì lại thương nhớ quê hương biết chừng nào, vì đây không phải là “xa quê hương” mà là “mất quê hương”.

Đối với những người đang bước tới tuổi xế chiều, thì tiếng gọi quê hương còn thúc giục mãnh liệt hơn nữa, nung nấu tấm lòng, trăn trở qua những đêm không ngủ, khi gặp phải những cảnh trái ngang không vừa lòng, khó hoà nhập ví cuộc sống mới, bất mãn vì những việc riêng tư, buồn việc gia đình, hay vì cách đối xử của con cái.

Chúng ta thử tưởng tượng hình ảnh một chiều mùa đông giá buốt ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ, một người già ngồi trong cửa sổ nhìn tuyết rơi mà lòng nhớ đến quê hương xót xa biết chừng nào. Mà không phải chỉ nơi đó, ngày nay ở Nga Xô, Trung Quốc, Úc Đại Lợi, Âu Châu và cả những miền nắng cháy Phi Châu, đâu cũng có người Việt xa xứ thương nhớ quê hương.

Ngày xưa thuở thanh bình, một người ở ngay trên quê hương của mình, trưa nghe “một tiếng gà trưa gáy não nùng” đã thấy buồn, gợi nhớ đến dĩ vãng. Bạch Cư Dị mới bị đày đi Giang Châu cùng trong một nước Trung Quốc, một đêm nghe tiếng đàn tỳ trên sông, nghe lời tâm sự của một nàng ca kỷ lưu lạc mà đã

“lệ ai chan chứa hơn người,

Giang Châu Tư Mã đượm màu áo xanh”.

Huống gì ta, nơi chân trời góc bể, xa quê hương nghìn dặm đường mà với những khoảng cách không bao giờ làm ngắn lại được, sẽ đau lòng biết bao nhiêu? Người về lại với quê hương thì cũng chừng ấy người với những lượt đi về thường trực tiếp nối, người không muốn về với quê hương thì chưa về. Người sống xa quê hương như cây trồng trong chậu, có lẽ dù tưới bón tới đâu thì gốc rễ vẫn không nằm sâu trong đất.

Chúng ta có bao nhiêu điều xót xa vì tình cảnh ly hương như thế mà phải cam chịu, nhưng lòng ta không bao giờ là không nghĩ, nhớ đến quê hương. Như vậy quê hương phải chăng là tiếng gọi sâu kín nhất trong lòng mỗi người, để những lúc yếu lòng vì ngoại cảnh, một đám mây “hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa”, hay một làn khói trên sông “trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” mà nhớ nhà, nhớ nước.

Quê hương và quá khứ đã gắn liền với nhau, vì chúng ta đã có đoạn thời gian quá dài gắn bó với quê hương, dù nghèo đói, chiến tranh. Bỏ quê hương bao giờ cũng là điều bất đắc dĩ. Phải chăng quê hương là chỗ yếu lòng người ly hương, chỗ “gót d’ Achille” của mỗi một chúng ta nên chế độ ở trong nước luôn luôn tìm cách đánh vào chỗ yếu ấy, chỗ tình cảm sâu khuất nhất trong lòng mỗi người.

Lâu nay chúng ta thấy bao nhiêu lời mời gọi từ trong nước, quanh quẩn trong hai chữ “quê hương”. Nhẹ nhàng thì phong cảnh quê hương, ca nhạc dân tộc, thực tế và đôi khi thô thiển hơn thì Saigon ăn chơi, Vũng Tàu du hí, Hà Nội hoa hậu, tinh tế mời gọi hơn thì “duyên dáng Việt Nam”, “Festival Huế”. Ai lại không muốn về với quê hương, nghe giọng thổ âm thân quen, ăn món ngon quê hương quen miệng từ ngày thơ ấu, đi lại trên con đường làng quen thuộc sau suốt một cuộc đi dài, nhất là khi mái tóc đã hoa râm, tấm thân đã mệt mỏi. Có bao nhiêu người đã trở về, mỗi năm một đôi lần, khi chúng ta đã muốn đi thì có biết bao động lực và lý do: – xây lại nấm mồ cha mẹ, làm lại ngôi nhà thờ, làm lễ mãn tang, chúc thọ người thân v.v……

Việt Nam hiện nay rẻ của, rẻ người, đồng đô la có thể làm biến dạng một ông già thành người trai trẻ, một người sống trong lãng quên thành một hoàng tử giữa một cung đình.

Người ta nói rằng “Duyên Dáng Việt Nam” là một chương trình nghệ thuật hoàn toàn không mang một sự tuyên truyền chính trị nào, nó không có cờ đỏ, không có hình ảnh lãnh tụ hay khẩu hiệu tuyên truyền. Nhưng chúng ta cũng nên hiểu rằng nó đã được nhà nước công phu tuyển chọn những giai nhân tuyệt sắc, những y phục đẹp nhất, những kỹ thuật mới mẻ nhất, công phu dàn dựng và một ngân khoản lớn không tiếc tiền trong khi dân tình còn đói khổ, chế độ còn bất công và áp bức còn đầy rẫy. Họ đến đây hẳn không vì lý do thương mãi hay để mua vui cho “núm ruột thân thương nghìn dặm”? Quả là viên thuốc “quê hương” bọc đường ngọt ngào như những dòng thơ của Nguyễn Trung Quân.

Trên thế giới này có hằng trăm triệu con người có tự do để chọn một nơi khác làm quê hương của mình. Sau ngày 20 tháng 7-1954, một triệu người miền Bắc đã đến miền Nam “xin nhận nơi này làm quê hương”.

Sau ngày 30 tháng 4-1975, gần ba triệu người Việt đi tìm một quê hương khác trên khắp quả địa cầu. Dù ai cũng biết “quê hương là chùm khế ngọt”, biết rằng “quê hương mỗi người chỉ một” người ta vẫn đi tìm một quê hương khác để khỏi nếm phải chất chua của chế độ. Bây giờ hầu hết xem quê nhà như một nơi du lịch, đến và ra đi như một người khách lạ.

Ở những quê hương thứ hai này, con người rõ ràng đã “lớn nổi thành người”, thứ con người tử tế, có nhân cách, không biết xảo trá hay chiều chuộng ai. Quả đất tròn, nên đi hết biển có thể trở lại nơi khởi hành, tuy vậy con cá hồi, con chim én còn chọn mùa, chọn vùng biển, vùng trời, huống gì con người.

Tuy vậy rồi tất cả, đều trở lại nơi không phải là quê hương của mình mà cảm thấy bình yên như chính ở quê hương. Nghe mà xót xa thay khi bà con chúng ta đi Việt Nam lúc trở về nơi “ăn nhờ ở đậu” lại có cảm tưởng như được “trở về nhà”.

“Dù ai nói ngọt nói ngon”, dù ai đem “núm ruột ngàn dặm” chiêu dụ thì quê hương vẫn là quê hương, nhưng xin hẹn một ngày về chưa phải là hôm nay, và hy vọng của chúng ta sẽ không bao giờ tàn lụi.

Sài Gòn và Hà Nội hay “Singapore & Paris Việt Nam”…

 Tạp Ghi Huy Phương

Sài Gòn và Hà Nội hay “Singapore & Paris Việt Nam”….

(Văn hóa của kẻ “thắng cuộc với văn hóa của người “thua cuộc”!!!)

Sau khi đi tù về vài năm, khoảng 1985, tôi có mở một tiệm làm hình và tráng phim gia công trên đường Lý Thái Tổ, Sài Gòn. Nhờ vậy, ở đây tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người đủ mọi tầng lớp xã hội và ở khắp mọi miền, nhất là dân miền Bắc, sau Tháng Tư, 1975, đổ xô vào Nam kiếm ăn rất nhiều. Vì dù miền Nam sau ngày “giải phóng” đã xuống cấp tột cùng, trông cũng còn khá giả, tươm tất hơn ở miền Bắc sau 20 năm dưới chế độ cộng sản.

Một ngày nọ, tôi gặp một người trung niên miền Bắc, trông mặt mày cũng khôi ngô, nhưng áo quần nhàu nát, làn da xanh mét như người thiếu ăn, anh vào tiệm, ngửa tay ra, nói mấy câu. Nghe giọng nói tôi biết ngay là người này ở ngoài Bắc mới vào, đang hành nghề xin ăn.

Tôi hỏi anh:

– “Tận ngoài Bắc, sao anh vào đây đi ăn xin?”

Không hề ngượng nghịu, anh nói rõ:

– “Vào đây xin 10 người cũng có được 6 người móc túi cho, lại chẳng bao giờ bị chửi bới. Ngoài Bắc, nhất là Hà Nội, thì đừng hòng! Có mà chết đói.”

Ðó là điều tôi nhận ra, như vậy là có sự khác biệt nhau giữa Sài Gòn và Hà Nội. Hà Nội đại diện cho miền Bắc và Sài Gòn phản ánh cho những đặc tính của miền Nam.

Cộng Sản vào không phải làm điện khí hóa cho nông thôn trở thành thành thị, nhưng thật tình đã “nông thôn hóa” thành thị, nên dân Sài Gòn thường trực bị cúp điện, nhiều nơi tìm cách đào giếng để kiếm nước và sẵn sàng bới sân gạch lên để trồng khoai lang cải thiện, hay như ông bạn tôi ở chung cư Thanh Ða, bớt chỗ sinh hoạt để nuôi hai con heo nái trên sân thượng.

Sài Gòn sau thời gian đổi tên, nguyên do chỉ vì cái bến Nhà Rồng chết tiệt, chẳng mấy chốc xuống gần bằng Hà Nội. Bằng Hà Nội hơn, nhất là sau khi họ ồ ạt “vào thành phố” như một câu hát của Trịnh Công Sơn, với những “cửa hàng thịt phụ nữ,” “cửa hàng chất đốt thanh niên” mọc ra. Cái cảnh phơi áo quần trên cửa sổ, treo khăn lông trong “xe con,” nuôi heo, trồng rau ngay trong sân nhà, hay hai anh bộ đội lái xe khác chiều dừng xe ngay giữa lộ để nói chuyện với nhau, bất cần tiếng chửi của thiên hạ.

Mới thoạt nhìn, Sài Gòn bỏ ngỏ và bắt đầu nhếch nhác giống Hà Nội, nhưng sự thật trong gan ruột, hai thành phố đối cực, đối đầu này đang có những điều khác biệt, một bên là “nơi hang ổ cuối cùng và đâu cũng thấy tàn dư Mỹ Ngụy,” và Hà Nội, “thủ đô của lương tri, phẩm giá con người!” Vì vậy mà ngày nay, sau gần 40 năm “thống nhất” người ta còn đi tìm và thấy ra có quá nhiều khác biệt giữa Sài Gòn, Hà Nội.

Cách biệt vì cách đối xử chính trị như vậy, trách sao Sài Gòn và Hà Nội không cách biệt về văn hóa, mặc dầu lúc nào hai bên cũng cho bên kia là “quê hương tù dày!” Tuy vậy, Hà Nội thắt lưng, buộc bụng, tẩy não, “dốc hết hạt gạo, cục muối cho miền Nam đánh Mỹ,” làm sao so được với Sài Gòn “bơ thừa sữa cặn!”

Nói về giáo dục, sau Tháng Tư, 1975, đồng bào và thầy cô giáo miền Nam hẳn đã biết loại văn hóa ăn nói vô lễ, thô tục của lũ trẻ miền Bắc mới vào Nam, vì miền Bắc không có khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” treo trong các lớp tiểu học. Ngày ra Bắc, lên tận Hoàng Liên Sơn, tôi đã trông thấy những nét văn hóa tiêu biểu, được viết bậy lên vách tường nhà trường tiểu học, chưa kịp xóa sạch, nói đến sự quan hệ của ngành công an và giáo dục: “Công An (đ.) Cô Giáo!”

Trên đường làng Cẩm Nhân, Yên Bái, chúng tôi đi ngang một nhà giữ trẻ của hợp tác xã, nghe tiếng trẻ khóc la và tiếng quát của một phụ nữ: “Bố mẹ chúng mày đéo cho lắm vào, để chúng mày làm khổ thân bà!” “Bà” đây là người giữ trẻ của hợp tác xã nông nghiệp, bà có nhiệm vụ giữ trẻ thì khỏi ra đồng như các hợp tác xã viên khác. Liệu lũ trẻ này lớn lên dưới sự chăm sóc của những người này này, ngôn ngữ của chúng sẽ ra sao?

Trên các blog và báo chí trong nước, đề tài “những sự khác biệt giữ Sài Gòn và Hà Nội” tương đối là một đề tài hấp dẫn.

Tôi dẫn một vài ví dụ:

Giao tiếp:

– Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô bán hàng cúi gập người chào bạn.

– Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.

Hàng quán:

– Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa.

– Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê!

Ca ve:

– Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…

Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về.”

Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha!”

Nhà sách:

– Hà Nội: Nhân viên hách dịch.

– Sài Gòn: Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi!

Trong quán ăn:

– Sài Gòn: “Vâng em làm ngay đây.”

– Hà Nội: “Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh thì xéo sang hàng khác!”

Bạn bè:

– Hà Nội: Hay để bụng, ghét mà trước mặt vẫn chơi, về nhà nói xấu.

– Sài Gòn: Mau huề, ghét là biến, không chạm mặt!

Nhưng liệu những sự khác biệt này kéo dài được bao lâu nữa? Bây giờ, Sài Gòn và Hà Nội đã bắt đầu đầu giống nhau, ảnh hưởng và bị đồng hóa, vì người Nam ra Bắc thì ít mà người Bắc vô Nam càng ngày càng đông, như một người tên Jor Dan viết trên blog: “Mỗi người có một cách suy nghĩ riêng. Nhưng đa phần chỉ nói yêu Hà Nội, nhưng lại thích được sống ở Sài Gòn. Ca sĩ Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp nhiều quá còn gì!”

Sau 42 năm bây giờ hai thành phố này đã có những chuyện giống nhau. Ở đâu cũng kẹt xe kinh khủng, và sau một trận mưa, không chỉ ở thành phố “Singapore của bác” mà ở Hà… Paris… cũng lội!

Vô kỷ luật:

Sinh viên:

– Hà Nội: Nhiều em cave trông như sinh viên.

– Sài Gòn: Nhiều em sinh viên trông như cave.

Giao thông:

– Sài Gòn: Bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái.

– Hà Nội: Bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi.

Chúng ta không hy vọng gì Hà Nội Paris và Sài Gòn Sing sẽ mãi mãi khác nhau vì chúng ngày càng gân hơn. Sự đồng hóa và việc di dân ồ ạt sẽ làm cho Sài Gòn càng ngày càng gần với Hà Nội. Ðiều rõ nhất là Hà Nội trước năm 1954 và Hà Nội bây giờ hoàn toàn khác nhau. Năm 1954, sau Hiệp Ðịnh Geneva, một số người đã mang sự thanh lịch của Hà Thành năm xưa đi xa, để “Hà Lội Paris” ngày nay cho những người mới vào tiếp thu, từ giọng nói đến văn hóa cư xử đã hoàn toàn khác biệt.

Người Sài Gòn hôm nay sẽ không còn là người Sài Gòn của những ngày tháng cũ, tất cả chỉ còn là chuyện thời gian. Chỉ sợ sau ngày Sài Gòn trở lại tên cũ, chất Sài Gòn sẽ không còn nữa.

Chúng ta yêu Sài Gòn chính là yêu chính chúng ta, cái bóng của dĩ vãng. Muốn Sài Gòn không đổi thay, chính lòng mình phải không thay đổi.

Hình minh họa: – Một xã hội đè lên nhau để chụp giựt…

May be an image of one or more people, people walking, people sitting, people standing, motorcycle, crowd and outdoors

Tháng Tư… Ngu! – TẠP GHI HUY PHƯƠNG…

 

 

RẤT NHIỀU NGƯỜI TRONG CHÚNG TA THƯỜNG MỞ MIỆNG CHỈ TRÍCH VIỆT CỘNG LÀ NGU – CHÚNG TA KHÔN HƠN.

ĐÃ 46 NĂM, CHÚNG TA VẪN CHƯA LÀM LUNG LAY ĐƯỢC CHẾ ĐỘ… CHÚNG VẪN NGỒI ĐẤY VÀ NẮM QUYỀN?! AI KHÔN & AI NGU ĐÂY?

***

TẠP GHI HUY PHƯƠNG…

Tháng Tư… Ngu!

Trước hết, tôi xin tự kiểm điểm cái ngu của bản thân mình trước, trong hàng nghìn cái ngu của thiên hạ, vì ngu mà phải mất nước, “lỗi tại tôi mọi đàng” hay “tôi làm tôi mất nước.”

Là một cán bộ chiến tranh chính trị trung cấp, hết làm tâm lý chiến, rồi chính huấn, tức là huấn luyện chính trị cho hàng nghìn tân binh tại một trung tâm huấn luyện lớn nhất nước, mà khi nghe Cộng Sản vào đến Sài Gòn, không chịu tìm đường chạy, vì cứ nghĩ mình gốc nhà giáo, hòa bình rồi, đi ‘học” mấy ngày rồi về dạy học lại!

Tôi ngu vì đã suy diễn hay hiểu sai thời gian đi “học tập,” nên chỉ đem theo 10 gói mì ăn liền Vifon, để ăn sáng trong 10 ngày, ngày thứ 11 đã ăn cơm nhà rồi!

Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn-Gia Định ra thông cáo tất cả các quân nhân cấp úy phải trình diện đi “học tập cải tạo,” mang theo tiền ăn trong 10 ngày, cấp tá mang theo tiền ăn cho một tháng. Sau này có người đi tù 17 năm ròng rã, chúng ta “chửi” Cộng Sản lừa dối, nhưng xem kỹ lại các văn bản, không thấy đoạn nào nói, cấp úy chỉ đi tù 10 ngày, cấp tá một tháng, mà chỉ nói “đóng tiền ăn.”

Chẳng qua, vì chúng ta hay suy luận, và ngây thơ, khờ dại nên mắc mưu sự khôn lanh, xảo quyệt của kẻ thù, đó chính là vì chúng ta ngu!

Sau này, ra Bắc, chính tai tôi đã nghe một quản giáo cai tù nói rằng: “Đưa các anh ra biển thì cũng từ từ, trước hết là gần bờ, sau mới dần dần đưa các anh ra xa hơn, nếu không các anh chóng mặt, say sóng, chịu làm sao nổi!”

Tôi đoan chắc anh em chúng ta, nhất là quý vị tướng lãnh, nếu biết được những ngày tù không bản án, mà có người ra đi biền biệt 17 năm trời, chịu bao nhiêu khổ ải, nhọc nhằn, nhục nhã, thì một nửa trong chúng ta đã tự sát tại nhà mà chết, hoặc chạy vào rừng để rồi cũng chết vì súng đạn của Việt Cộng. May hay rủi, vì ngu mà chúng ta mới sống đến ngày hôm nay.

Khi đến các địa điểm trình diện, không ai nghĩ “đi tù” mà chỉ nghĩ “đi học.” Tại trường Trưng Vương, là nơi trình diện từ cấp phó giám đốc trở lên, hai vị, một từng là phó thủ tướng VNCH, dân biểu, một vị đã là thượng nghị sĩ, đi học còn mang theo gối ôm, và khi xếp hàng vào cổng, có vị đã giành đi trước, vì có giấy giới thiệu của Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn-Gia Định. Sau đó, bộ đội Cộng Sản mới ra lệnh: “Ai có giấy giới thiệu thì đứng qua một bên!” Giấy giới thiệu đây là giấy gọi “trình diện” cho các viên chức cấp cao, còn đối với cấp nhỏ thì chỉ có thông cáo chung trên báo chí, đài phát thanh.

Những ai còn đứng lấp ló ngoài cửa chưa chịu vào, còn nghi ngại dò la thì những chiếc xe mang tên nhà hàng Soái Kình Lâm, Đồng Khánh… mang thức ăn vào quý vị dùng bữa tối, hẳn đã đánh tan mối hoài nghi về thiện ý của người thắng trận.

Đến khi lên xe Molotova, phủ bạt kín rồi, chúng tôi vẫn còn lạc quan tin lời Cộng Sản được đưa đến chỗ đầy “đủ tiện nghi,” (chắc là có đủ điện nước, máy lạnh, sân bóng chuyền…) để học tập và khi biết đoàn xe ra đến xa lộ Biên Hòa, thì việc di chuyển lên Đà Lạt như cầm chắc trong tay. Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, trường Chỉ Huy Tham Mưu, trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị là những nơi lý tưởng nhất để “học tập.”

Khi đến nơi ở tù rồi, Cộng Sản đưa tù vào một cái nhà kho, một trại gia binh hay một cánh rừng thì vẫn tin tưởng vào số ngày trong thông cáo, chờ ngày ra sân vận động Cộng Hòa làm lễ mãn khóa: “Quỳ xuống hỡi những cải tạo viên – Đứng lên hỡi những công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam!”

Câu chuyện những người trên con tàu Việt Nam Thương Tín, Tháng Năm, 1975, sang đến đảo Guam rồi, lại đốt “barrack,” tuyệt thực để đòi “về với tổ quốc,” là một bài học xót xa cho những người trong cuộc, có người phải trả giá bằng 17 năm tù. Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh kể chuyện, anh em “tù cải tạo” tại trại tù K2, Nghệ Tĩnh, gọi những người này bằng biệt danh “đội q…!”

Tại trại 15 NV. Long Thành, một nhạc sĩ đã hồ hởi sáng tác những bản nhạc được cai tù bắt cả trại hát: “Trồng rau, trồng đậu, trồng tình thương trong tâm hồn người…” Ra tới Bắc Thái lại thêm một bài “Ngày vui đã tới!” nhưng mà “ngày về” thì xa lắc xa lơ!

Thậm chí khi lên con tàu chở súc vật Sông Hương lưu đày ra Việt Bắc rồi, có người vẫn lạc quan “biết đâu nó chở tù miền Nam ra Đệ Thất Hạm Đội Hoa kỳ hay đi thẳng qua Guam để giao cho Mỹ!” Tàu chạy hơn một ngày một đêm rồi mà vẫn nghĩ là cập bến Đà Nẵng chứ không ai nghĩ là lên cảng Hải Phòng.

Ở trong nhà tù vẫn còn người tin tưởng “học tập, lao động” tốt thì được “Cách Mạng” cứu xét cho về với gia đình sớm, nên làm trối chết, kiệt sức, đấu tố anh em… để lấy điểm với cán bộ, cũng như đau xót cho quý bà ở nhà, dắt díu con cái đi vùng “kinh tế mới” cho chồng sớm được tha! Sau 10 “bài học tập,” tới buổi “thu hoạch” thì cứ nghĩ là viết hay thì được tha về, viết dở thì ở lại “học” tiếp.

Trước ngày 29 Tháng Ba, 1975, khi Cộng Quân chưa vào Đà Nẵng, một số người thuộc phe hòa hợp hòa giải tin tưởng thời cơ đã đến nên đã sắp đặt đưa Bác Sĩ Phạm Văn Lương lên làm thị trưởng Đà Nẵng, tin sau đó được đài BBC loan báo. Trong lần phỏng vấn bà quả phụ Phạm Văn Lương tại Nam California, bà xác nhận với chúng tôi Bác Sĩ Phạm Văn Lương chưa bao giờ là thị trưởng Đà Nẵng, nhưng có chuyện là khi có nguồn tin này, một vị trung tá đã đến gặp ông xin làm tài xế cho ông, để nhờ ông che chở, lánh nạn. Sao có người “ngu” đến mức như thế!

Ngày 5 Tháng Tư, 1975, Bác Sĩ Phạm Văn Lương cùng nhiều y sĩ khác bị đưa vào nhà tù Kỳ Sơn, và một năm vào ngày 3 Tháng Tư, 1976, Bác Sĩ Lương đã uống thuốc ngủ cùng 10 viên cloroquine để tự tử.

Trong những ngày cuối cùng của miền Nam, Tướng Dương Văn Minh vẫn còn tin tưởng Thượng Tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người “phía bên kia” đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Nhưng cuối cùng, tiếng than cuối cùng tuyệt vọng của “Tổng Thống” Dương Văn Minh là: “Thầy giết tôi rồi!”

Có những người làm lớn hoặc từng “làm rung rinh nước Mỹ” mà còn ngây thơ như vậy, thì đừng trách chi một thằng lính như tôi tin tưởng vào lời của “cách mạng” đem đủ 10 gói mì ăn liền, là… ngu!

Quân tử, ngay thẳng, ngây thơ mà đối đầu với tiểu nhân, xảo trá, độc ác thì không chết cũng bị thương.

Tôi đâm ra nghi ngờ những lời kêu gọi chúng ta rằng, hãy “đem đại nghĩa để thắng hung tàn,” để rồi từ đó cho đến ngày hôm nay mọi người đều biết và thấy nhan nhản chuyện “cường bạo áp đảo cả chí nhân!” !!!

Mỹ nhân và danh tướng

Tạp ghi Huy Phương

***

Mỹ nhân và danh tướng

Người xưa có câu thơ về cái chết trẻ của những người đẹp và tướng giỏi: “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng. Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu!” Dịch sát nghĩa là: “Người đẹp từ xưa như tướng giỏi. Chẳng hẹn chờ ai thấy bạc đầu!”

Chúng ta xem đây là một lời than tiếc hay chính là định mệnh của con người, tướng giỏi thường chết sớm ngoài trận địa và người đẹp ít khi sống đến già.

Những câu thơ này phát xuất từ Trung Hoa không phải là sai. Cả “tứ đại mỹ nhân” nổi tiếng nhan sắc khuynh thành của Trung Hoa đều chết yểu, không những chết sớm mà còn bị chết “bất đắc kỳ tử!”

Tây Thi sau khi nhà Ngô bị diệt, bị phu nhân Câu Tiễn cột đá dìm sông; Vương Chiêu Quân uống thuốc độc tự tử; Điêu Thuyền bị Quan Võ chém; Dương Quý Phi được Đường Huyền Tông “ban” cho một giải lụa trắng để kết liễu cuộc đời. Đúng là “hồng nhan bạc mệnh!”

Sáu danh tướng trong Tam Quốc Chí thì chỉ có Tào Thực sống đến 40, còn thì Tôn Sách, Quách Gia, Bàng Thống, Chu Du… không ai được “hưởng thọ” mà chỉ được đến… “hưởng dương.”

Ngày trước, thuở thiếu niên, tôi mê tướng Hạng Võ thời Đông Chu, có tài “bạt sơn cử đỉnh,” một người đánh thắng vạn người,” cuối cùng tận đường, không qua Ô Giang để về Giang Đông, phải tự sát trong khi mới có 31 tuổi. Lãng mạn, bi hùng biết mấy với những màn kịch “Hạng Vũ biệt Ngu Cơ” hay “Tiếng dịch sông Ô,” “Hận Ô Giang.” Tướng tài phải chết trẻ.

Napoleon Bonaparte sống được 51 tuổi nhưng phải chết trong cảnh tù Ðày. Alxandre Đại Đế chỉ sống được 31 năm. Quang Trung lẫy lừng chiến tích, cũng mất khi mới 39 tuổi.

Ngày nay, tướng lãnh không còn phi ngựa ra trước hàng quân, giữa trận tiền, trước lằn tên mũi đạn như trong các cuộc chiến ngày xưa, nhưng miền Nam chúng ta có những vị tướng lãnh lỗi lạc, cũng phải chết vì trận mạc, vì tai nạn trực thăng, tất cà đều còn rất trẻ, chưa qua được tuổi 50. Đó là Tướng Đỗ Cao Trí tử nạn năm 42 tuổi, Tướng Nguyễn Viết Thanh năm 39 tuổi, và Tướng Trương Quang Ân, khi còn rất trẻ, chỉ mới 36 tuổi. Phải chăng danh tướng từ xưa đến nay, không qua được định mệnh “bất hứa nhân gian kiến bạc đầu!”

Bài này lấy ý từ những cái chết gần đây của Tướng Lê Minh Đảo và các ca sĩ Quỳnh Giao, Thái Thanh, Mai Hương, Lệ Thu…

Ông Lê Minh Đảo không phải là những vị tướng còn trẻ, Thái Thanh, Lệ Thu…cũng đã bước vào tuổi già. Ca sĩ cũng được xem như mỹ nhân, vì trong nghiệp ca cầm, ít nhất phải có chút nhan sắc mới thành được ca sĩ.

Ca sĩ là người của công chúng, tướng lãnh là người của lịch sử. Họ được người đời hâm mộ và yêu mến, nên khi chết đi, đã để lại cho đám đông những ngậm ngùi thương tiếc.

Xót xa biết bao khi chúng ta có dịp được gặp lại những ca nghệ sĩ lừng danh một thời, hiện nay đáng sống ẩn khuất, cô đơn lặng lẽ, bị bỏ rơi, quên lãng trong một nhà già lập nên cho giới nghệ sĩ sân khấu nào đó. Nhưng hơn hết, khi các bạn có dịp đi thăm để gặp lại một vị tướng lãnh oanh liệt một thời, nay phải thúc thủ với số mệnh, trên chiếc xe lăn, sống cô quạnh ở trong một ngôi nhà dưỡng lão, ảm đạm buồn nản thiếu một không khí ấm cúng của một mái ấm gia đình.

Tướng lãnh, phải chăng nơi nằm xuống của họ là chiến trường, không phải như sự ví von “da ngựa bọc thây,” thì cũng phải với một lá cờ tổ quốc, và chung quanh là chiến hữu, đồng đội. Buồn thay là những vị tướng lãnh về già, sống trong sự quên lãng của mọi người, âm thầm chịu đựng những cơn đau của thể xác và nỗi đau cô đơn của tinh thần.

Võ Nguyên Giáp, viên tướng Cộng Sản vẫn thường được đề cao trên sách vở bên kia, “hết nửa đời sau,” đã phải sống trong sự coi thường, khinh miệt của đồng đảng, mang danh là đại tướng “cầm quần chị em” thay vì cầm quân….. khi bị giao cho nhiệm vụ làm phó thủ tướng vô quyền, phụ trách Ủy Ban Dân Số Kế Hoạch Hóa Gia Đình (tức là cai đẻ). Thọ như ông Giáp (102 tuổi) là thọ nhục.

Nhìn lại cuộc chiến Quốc Cộng vừa qua, chỉ là một tên lính vô danh, trước nỗi thất trận, bất lực đành chịu nhục nhã trong cảnh đầu hàng, phải bị bắt làm tên tù binh biệt xứ, tôi đành cam chịu, nhưng khi nhìn thấy những vi tướng lãnh của mình, bị chính sách trả thù tàn độc của Cộng Sản Bắc Việt cầm tù, đưa ra Bắc, phải lao động vất vả, gánh phân, cấy lúa mổi ngày, lễ phép dở nón chào những tên lính Bắc Việt, mặt còn non choẹt ngồi trên chòi canh, lòng tôi cảm thấy bất nhẫn và thương cảm cho những người anh niên trưởng của mình.

Nói ra chỉ thêm đau đớn, nhưng thà làm một tướng chết trẻ ngoài trận mạc, hay kết thúc đời mình bằng một viên đạn trong ngày thất trận 30 Tháng Tư, để cho đời sau thương tiếc khóc than còn hơn!

Theo tôi, đoạn kết buồn của một tướng lãnh khi phải sống lưu vong xứ người, chết bệnh tật, già nua trong nhà dưỡng lão, đoạn kết buồn của một mỹ nhân là sống đến tuổi già, mà không dám nhìn khuôn mặt mình trong tấm kính soi.

Nhưng nhiều người muốn sống thêm mà không được sống, nhiều người muốn chết mà số mệnh chẳng cho, đành phải trôi nổi theo số phận an bài.

******

– Những tấm thẻ bài tượng trưng cho các quân nhân Hoa Kỳ hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam tại cuộc triển lãm ở National Vietnam Veterans Art Museum ở Chicago, Illinois, hồi năm 2005. (Hình minh họa: Tim Boyle/Getty Images)

No photo description available.

TÌNH GIÀ

Van Pham

CHUYỆN PHIẾM CUỐI TUẦN…

Gửi mấy ông bà bạn già của tui… ở trỏng cũng như ở ni… đọc cho thoải mái cái đầu và để thấy… “hy vọng đã vươn lên trong màn đêm, bao u buồn…”

********

TÌNH GIÀ

Huy Phương

Tuần qua, giữa những tin buồn, tôi đã đọc được một tin vui. Trong hai chuyên tang, hôn, “hôn” chẳng vui là gì. Ðó là chuyện ông cụ Ebemezer Rose 93 tuổi vừa kết hôn với bà Monica Hayden, 89 tuổi ở West Palm Beach, Florida. Lý do đơn giản họ đưa ra là, “Chúng tôi đều cô đơn, tại sao không nghĩ đến việc lấy nhau?”

Người qua đường nghe chuyện này có người nói, “Già hết xí- quách rồi, lấy nhau làm chi nữa?” hay về phía cô dâu chú rể, người ta cũng có thể bình luận, “lấy nhau về để đổ bô cho ông (hay bà) ấy hay sao?” Mỗi lần mở đài phát thanh nghe các nhà thuốc Tây quảng cáo bán nào ống dẫn tiểu, túi dựng phân, tã lót, xe lăn, gậy chống… nghe đã lạnh người, cứ tưởng tượng ra đem một ông già hay bà lão về để phục vụ, rồi lo “hậu sự” đã đủ khiếp. Ở đây hai ông bà già, chỉ mới biết nhau hai mươi năm về trước, không tình mà cũng chưa đủ nghĩa, lấy nhau tất nhiên phải có lý do. Ðó là hai tâm hồn cô đơn tìm đến với nhau trong những ngày cuối đời, cũng có lý lắm chứ!

Hình như tình yêu của người Tây phương kéo dài lâu hơn tình yêu của người Á Ðông. Chúng ta thấy những ông bà cụ già cầm tay nhau đi trong công viên, thủ thỉ bên nhau, hôn nhau dịu dàng là chuyện thường tình, trong khi các ông bà cụ của chúng ta, thường già trước tuổi, bà cụ mới vừa tắt kinh đã đỏ mặt khi đụng chạm với ông cụ, cứ giẫy nẩy lên, sợ lũ trẻ nó cười, sợ già mà “không nên nết.” Vì vậy, chúng ta lại cũng thường khắt khe đối với những người lớn tuổi chết vợ, mất chồng mà còn “bước qua dư luận” tục huyền hay tái giá. Văn chương bình dân thì mỉa mai chuyện “bà già đã tám mươi tư, ngồi trong cửa sổ viết thư tìm chồng”, hay kể chuyện “bà già ra chợ Cầu Ðông, xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!” thật là “kỳ thị” hết chỗ nói.

Các cụ xưa thường đùa rằng, “Càng già càng dẻo càng dai, càng gãy chân chõng càng sai chân giường.” Nhưng theo các nhà y học, thì nói như vậy là trái với khoa học, có lẽ các cụ tiếc của trời, nói cho sướng miệng thế thôi. Nhưng bao nhiêu tuổi mới gọi là già, chưa nghe ai ấn định cho rõ ràng. Vả lại vợ chồng lấy nhau lúc trẻ, sống với nhau vì tình, về già nếu không còn tình, thì sống với nhau vì nghĩa, đâu phải cần đến chuyện chăn gối mà hạnh phúc vẫn vững bền, miễn là đừng bao giờ dập tắt sự chiều chuộng thương yêu.

Cuộc hôn nhân lâu bền nhất trên trái đất này thuộc về ông bà Arrowsmith ở Hereford, Anh Quốc. Ông cụ Percy Arrowsmith vừa mất hồi Tháng Sáu 2005 khi ông được 105 tuổi, và vợ ông 100 tuổi sau khi họ tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm hôn nhân hai tuần lễ trước đó. Bí quyết của đôi vợ chồng già kỷ lục này họ không bao giờ cãi nhau lúc lên giường và thường hôn hay cầm tay nhau trước khi đi ngủ. Mới đây nhất thì hồi Tháng Năm 2009, cũng tại Anh Quốc, ông cụ Frank Milford 100 tuổi và bà Anita 99, vừa ăn mừng hôn lễ thứ 80. Họ cũng tiết lộ là họ luôn luôn hôn nhau trước khi đi ngủ (không nghe nói trước hay sau khi tháo răng giả).

Vậy thì những ông già chết vợ, những bà lão góa chồng, nếu cảm thấy trống lạnh trên cõi đời này, chẳng có ai hôn mình trước khi đi ngủ, sao lại không có quyền bước thêm bước nữa.

Ở nước ngoài này hay trong nước, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe dư luận chê trách những cái đám cưới mà ông cũng “thất thập cổ lai hy”, bà cũng “lục thập đắc nhĩ thuận” và cho đó là chuyện bất thường, nhưng nếu không là người trong cuộc, làm sao hiểu nỗi chuyện của họ. Lúc về già, vợ hay chồng mất sớm, con cái đều lập gia đình, ra ở riêng, ông hay bà thui thủi cô đơn, “lúc tỉnh rượu, lúc tàn canh” cũng buồn lắm chứ, sao không kiếm về một nửa bên kia của ai đã bỏ lại trên đời này, để ráp nối lại chiếc phi thuyền cuối đời bay về… cõi chết.

Nếu không rồi đây “khi rượu sớm, khi trà trưa, khi xem hoa nở khi chờ trăng lên” lấy ai mà đối ẩm, lấy ai mà tri kỷ. Bạn thử nghĩ rồi đây, sáng thức dậy, bên ly cà phê nhỏ những giọt cô đơn, đọc một câu chuyện vui cũng chỉ biết cười một mình như thằng điên, buồn nỗi thế sự cũng không biết chia xẻ với ai, nghe một chuyện bất bình không có trái cam mà bóp nát trong tay, lấy ai làm người tri kỷ để chuyện trò, tâm sự.

Gần đây, hải ngoại quả thật có nhiều cụ, để trả thù những ngày cơ cực, tù đày, áp bức đã qua, làm những cuộc hôn nhân bước thêm bước nữa với những cô con gái còn quá trẻ, nhưng không biết lượng sức mình, đến nỗi “tinh khô, lực kiệt”, trở về trên chiếc xe lăn để người đời dè bỉu, châm biếm, mà con cháu cũng xấu hổ chê cười.

Những mối tình này được kết hợp một bên là thèm khát dục vọng, một bên là đồng đô la, không thể gọi là tình yêu được. Vì vậy, người đời hay khắt khe châm biếm những ông già mà lấy vợ trẻ, lại mỉa mai “trâu già mà thích gặm cỏ non” trong lúc chính các cụ răng yếu, vẫn thường lựa thức ăn mềm mà ăn thì chẳng ai nói gì.

Thầy Mạnh Tử cho rằng đại trượng phu là phải “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.”

Trong ba thứ “bất năng” này, thứ bất năng đầu tiên coi bộ khó giữ, vì thấy ở phương Tây này, các ông tỷ phú già thì lại hay lấy vợ sexy như người mẫu hay là vũ nữ thoát y. Tỷ phú Joe Hardy 84 lấy người mẫu Kristin Georgi 23, tỷ phú J. Howard Marshall 89 còn lấy cô vũ nữ playboy Anna Nicole Smith 26 tuổi, chỉ 14 tháng sau là “đứt bóng”, gây nên một vụ án chia gia tài khá ồn ào.

Nhạc sĩ Trần Văn Trạch đã hát rằng, “Khi người ta yêu nhau , yêu trong lúc hai mươi tuổi đầu, thì không phải vì tiền đâu, nhưng mà chẳng được bao lâu…”, “Khi người ta yêu nhau, yêu trong lúc bẩy mươi tuổi đầu, thì không phải vì tiền đâu, nhưng mà chẳng còn bao lâu….”

Cho nên, bây giờ nếu các bạn nghe tin một ông cụ 90 mà lấy một bà lão 85, mặc dầu “chẳng còn bao lâu”, nhưng chắc chắn là không phải vì tiền rồi. Không phải vì tiền thì chỉ có một đường là vì tình, tình này bạn muốn hiểu là “tình cao thượng”, “tình trong sáng”, hay “tình cuối”, “tình già” sao cũng được.

Khi người ta lập gia đình năm hai mươi hay hai mươi lăm tuổi, có thể vì tình yêu xốc nổi, vì bồng bột, nhưng ở tuổi bảy mươi, sau khi đã qua tuổi “tri thiên mệnh” đã hai mươi năm, việc cưới một người về chung sống phải là việc suy nghĩ, chín chắn không ai có thể chê trách hay nghi ngờ vào đâu được.

Chưa ai biết ai đổ bô cho ai, chứ đêm nay trời trở lạnh, có hơi người cũng ấm, sống một mình, có người gãi lưng giùm cũng đỡ khổ. Trên giường có hai người bạn già nương tựa vào nhau, thì trong cái ly nước trên bàn ngủ, hai hàm răng giả cũng đang ngụp lặn bên nhau. Nói theo kiểu người Huế “Ðời còn vui không có răng mô!” (Ðời còn vui, không có sao đâu!)

Xin chúc mừng và nhớ “giúp nhau” nhé!!! kakakaaaa

Image may contain: text that says 'Love is... Supporting each other in old age.'

‘Nghĩa đời trong ba tiếng’ (*)

Image may contain: one or more people, people sleeping, baby and closeup

 

TẠP GHI HUY PHƯƠNG….

*******

‘Nghĩa đời trong ba tiếng’ (*)

Nhân loại, ai khi mới sinh ra cũng cất tiếng khóc. Theo y học, sau khi ra đời, cuống nhau thai nhi cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng bị cắt bỏ, đứa bé buộc phải tự hô hấp. Tiếng khóc làm phổi mở rộng và đứa trẻ bắt đầu thở. Tiếng khóc của em bé giúp đẩy ra và hít không khí vào phổi liên tục với tốc độ nhanh, giúp phổi nhanh chóng thích ứng với việc hô hấp. Tiếng khóc còn giúp trẻ sơ sinh loại bỏ được những chất dịch còn đọng lại trong phổi, mũi hoặc miệng.

Nghe tiếng khóc, bác sĩ còn có thể biết được tình trạng sức khoẻ của đứa trẻ.

Trẻ không khóc là không thở được, người ta sẽ dốc ngược thân em bé xuống và vỗ mạnh vào mông đứa trẻ.

Tiếng khóc đầu đời của một bé sơ sinh cũng là nỗi vui cả người cha đang ngồi ở phòng chờ và người mẹ vừa mới qua cơn sống chết để sinh con. Tiếng khóc cũng là âm thanh khởi đầu cho một đời người, mà theo triết lý bi quan, có buồn nhiều hơn vui, vì “đời là một thung lũng nước mắt,” hay “đời là bể khổ.”

Chính Nguyễn Công Trứ cũng đã có lần hỏi: “Trần có vui, sao chẳng cười khì?”

Dù thế nào đi nữa, tiếng khóc cũng là biểu hiện cho sự sống. Đó chính là niềm hạnh phúc cho mỗi gia đình.

Lớn lên, ai cũng phải vất vả mới có miếng ăn. Dù là “cổ xanh” hay “cổ trắng,” ai cũng phải chạy theo thời gian, dính líu đến chiếc đồng hồ chỉ giờ.

Ngày còn đi làm, tôi ghét nhất là cái đồng hồ báo thức, lúc sáng sớm, bỗng reo lên, phá tan cơn mộng mị và giấc ngủ đang ngon lành, vì cứ đi trễ vài lần là chắc chắn mất việc, mà mất việc sẽ dẫn đến chuyện mất nhà, và mất… vợ!

Qua thời gian đi làm việc mưu sinh trên xứ này, nếu có người hỏi tôi, cái gì làm cho tôi chịu đựng nhiều nhất, đó là gặp một ông boss khó tính hay bạn đồng nghiệp thiếu thân thiện, kỳ thị, thì tôi trả lời ngay đó là cái đồng hồ báo thức khi phát kêu lên những tiếng kêu khó thương mỗi buổi sáng, những buổi sáng mùa Đông lạnh lẽo, nhất là những ngày ở miền Đông, vén màn nhìn ra ngoài trời, thấy tuyết đang rơi mù mịt.

Dù là cái đồng hồ hay chiếc radio phát ra những nốt nhạc trầm bổng, hay tiếng kêu lích kích thì cũng chẳng ai ưa, nhưng nếu cái vật biết kêu này, một sáng nào đó, nhức đầu sổ mũi, ngủ quên, làm chính chủ nhân nó cũng ngủ quên theo, thì lại là một đại họa.

Đó là “nhân vật” gần gũi khó chịu nhất, mà tối trước khi đi ngủ, chúng ta phải sờ đến nó, trừ tối Thứ Bảy và những ngày nghỉ lớn trong năm. Có lẽ đến tuổi về hưu, chúng ta nên “làm lễ” tống khứ cái đồng hồ báo thức, hay lấy búa đập nó thành mớ sắt vụn, cho hả dạ.

Thời gian làm lụng vất vả, ai cũng mong cho đến một này “rửa tay, gác kiếm,” thong dong bước vào tuổi già, mắc võng giữa hai cây lớn, đầy bóng im trong vườn nhà, đong đưa cho quên hết việc đời. Nhưng khổ nỗi, chữ “hưu” gần với chữ “già,’ mà già, bệnh, và chết là ba giai đoạn cuối cùng của cuộc đời. Ít ai được chết như ngọn đèn hết dầu tắt phụt hay như chiếc xe hết nhiên liệu, đột ngột tắt máy, dừng lại giữa đường. Không ít thì nhiều, khi ta về già, ai cũng trải qua nhiều thứ bệnh tật, vào ra bệnh viện, trước khi xuôi tay.

Nhìn quanh bạn bè, chẳng ai khá hơn ai. Người thì bị troke bán thân bất toại, người thì suy thận, phải vào bệnh biện ba lần mỗi tuần để lọc thận, người phải mang bình tiểu quanh năm, người mắc bệnh ung thư, sau nhiều năm chữa bệnh, tóc rụng, thân gầy nằm chờ chết. Mà không ai biết ngày mai, mình sẽ ra sao? Không biết đêm nay có phải là một đêm yên lành, để sáng mai thức giấc, còn được nhìn thấy ánh mặt trời qua khung cửa hay không. Chuyện gì sẽ đến trong đêm hôm nay?

Nhiều đêm, chúng ta chợt thức giấc nửa khuya, nghe tiếng còi cấp cứu vang rền trong đêm vắng, để đưa một ai đó vào bệnh viện. Chúng ta đã có lúc, hay rồi ra sẽ có khi là nhân vật nằm trên chiếc cáng, trong chiếc xe màu trắng, loang loáng ánh đèn đỏ, chớp tắt liên hồi ấy, hối hả trên đường đến bệnh viện.

Tiếng còi xe cứu thương đã trở thành một âm thanh ghê sợ, hãi hùng, có khi đem một người đi mãi không về, nếu không thì cũng bệnh viện với màu trắng của giường nệm, y phục của những người y tá, dây nhợ chuyền thuốc men, nước biển… Những đoạn thời gian hôn mê trong phòng mổ, những cơn đau vật vã, những mũi thuốc vội vàng từ người y tá và một nỗi buồn tê dại mỗi chiều, mỗi đêm, cô quạnh với những giọt thuốc nhỏ giọt thấm vào cơ thể, tiếng nói cười của những người xa lạ, trần nhà trước mắt và những ánh đèn chong sáng suốt đêm.

Con đường từ nhà ra nghĩa địa hay lò thiêu mà không đi qua bệnh viện là con đường đẹp nhất! Phúc cho ai chưa bao giờ phải nằm trên chiếc cáng trong xe cứu thương hay chưa trải qua một ngày nào trong bệnh viện.

Đêm nay, một đêm cuối năm lạnh lẽo, trời trở gió, văng vẳng đâu đây một tiếng còi xe cấp cứu, nghe khi gần khi xa.

Xin cầu nguyện cho chúng ta được một đêm yên lành, và không bao giờ chiếc xe đó, dù chỉ một lần, trực chỉ đến địa chỉ căn nhà của chúng ta đang sống!

Phải chăng,“Nghĩa đời trong ba tiếng”: Tiếng khóc của trẻ thơ. Chuông buổi sáng báo giờ. Hồi còi xe cấp cứu!

– Em bé chào đời. (Hình: PHILIPPE HUGUEN/AFP via Getty Images)

Chiếc Lon Guigoz…

 

TẠP GHI HUY PHƯƠNG

Chiếc Lon Guigoz…

Tôi đã lang thang trên “net” chiều nay nhưng không thể nào tìm ra hình ảnh của chiếc lon “gô”, người bạn ngày nào của tôi.

Bao bì của các món hàng sản xuất mỗi ngày mỗi tân tiến, mới lạ, đẹp đẽ và gọn nhẹ. Bây giờ người ta đựng sữa bột trong những bao bằng giấy dày hoặc bằng thứ kim loại mỏng, không như bằng chiếc hộp nhôm không rỉ sét, dày dặn như cái thời xa xưa đó. Người vẽ kiểu của chiếc lon “gô” ngày nào chắc cũng đã ra người thiên cổ, không còn để cái đám tù tập trung trong các trại tù Cộng Sản sau này gặp gỡ để nói một lời cám ơn về một thứ đồ dùng, một bao bì mà sau khi dùng sản phẩm, có thể vứt bỏ, nó lại được dùng như một vật tiện dụng và hữu ích qua nhiều năm tháng.

Loại sữa Guigoz của Hòa Lan được nhập cảng vào Việt Nam nhiều nhất là sau khi người Pháp trở lại Việt Nam vào khoảng năm 1956. Vào thời ấy lon sữa bột Guigoz không lấy gì làm đắt. Một công chức trung bình ở miền Nam cũng có thể nuôi con bằng loại sữa bột này. Có hai loại sữa Guigoz, loại trắng cho trẻ sơ sinh, và loại màu vàng cho tuổi từ một năm trở đi. Loại sữa bột này phổ biến đến nỗi hầu như gia đình trung lưu nào cũng nuôi con bằng sữa Guigoz, và những chiếc lon nhôm, dày dặn, với dung tích 0.75 lít, có chiều cao 18cm, đường kính 8cm, không rỉ sét này thường được các bà nội trợ cất giữ để đựng thực phẩm ở trong bếp, trừ muối, nó có thể đựng đường, ớt, tiêu hành hay các thức ăn khô.

Tuy chiếc lon Guigoz tiện dụng nhưng thật ra nó không có giá trị gì, nó có thể ra nằm ngoài đống rác. Từ năm 1965 trở về sau, miền Nam đã nhập cảng nhiều loại sữa bột khác dành cho trẻ em; nhưng chiếc lon sữa Guigoz vẫn còn tồn tại trong hầu hết gia đình vì nó bền, chắc, khó móp méo hay hư hỏng. Thế mà chiếc lon Guigoz đó lại trở thành người bạn thân thiết từ Mùa Hè năm 1975 khi tôi phải giã từ quân đội, bỏ lại vợ con và thành phố yêu đấu để trình diện đi tù, làm cái công việc của một người lính thất trận.

Thoạt đầu chiếc lon chỉ mang theo mớ thức ăn khô dùng tạm cho vài ngày, nhưng về sau khi thức ăn đã hết, chiếc lon kia đã đổi chức năng để từ đây gánh vác một phần tháng ngày gian khổ cho tôi. Về sau khi thấy tôi không còn hy vọng gì quay trở lại với gia đình trong một thời gian ngắn, chiếc lon sữa Guigoz kia đã không rời tôi nửa bước như một người bạn tri kỷ có thể chia ngọt xẻ bùi với nhau, khi với một nắm rau bên vệ đường, khi với một con nhái bén, có khi với một mẫu sắn thừa sau ngày thu hoạch còn sót lại trong đám đất bị cày xới.

Có khi chiếc lon ấy trở thành một bình trà với những đọt chè xanh, đậm đà hơn một tuần Thiết Quan Âm thời phong lưu hay mở ra một ngụm cà phê sảng khoái đánh lừa khứu giác với những hạt bo bo cùng với mấy hạt ngô rang cháy. Nó cũng trở thành người bạn mỗi sáng với những công việc vệ sinh thường nhật bên “lán” tù, và cũng tội nghiệp cho chúng tôi trong một miền Bắc không có thừa lấy một manh giấy báo hay một mẫu giẻ rách, nó đã theo những người tù mỗi lần vì nhu cầu phải đi thăm… “lăng Bác”.

Ngày xưa chiếc lon kia mang một cái tên ngoại quốc khá đẹp từ xứ Hòa Lan có nhiều nhà máy xay gió, những cánh đồng cỏ bất tận và những đàn bò bình yên, đến miền Nam với hình dáng tròn trịa, mới mẻ; nay nó mang một cái tên xấu xí trần tục trong một xã hội đói nghèo, lạc hậu. Nó là “gô”, là “cống” hay có người gọi nó là “hăng gô”(?) những cái tên rất khó bề giải thích. Nó dần dần trở thành đen điu, xấu xí, hèn mọn, móp méo qua những lần bị nung nóng trên bếp lửa của trại tù hay trên đám cỏ khô giữa cánh rừng bạt ngàn hay bên dòng suối nhỏ trong những buổi trưa, để thêm một chút “cải thiện” với nắm rau “tàu bay” hay một mẫu khoai mài.

Những ngày có thăm nuôi, nó cũng chắt chiu nắm mì gói hay chút ruốc thịt mang cho “sang cả” thêm cho bữa ăn khốn khổ của người tù. Những lúc chẳng có gì, một “gô” nước lã cũng đầy bụng. Chiếc lon “gô” ngày nay đã đen điu hình dáng nhưng chưa bao giờ chịu để mình bẩn thỉu, nó đã nhiêu lần được kỳ cọ như chủ nhân đã kỳ cọ cái thân thể gầy còm khốn khổ của người tù dưới suối sau một ngày kiệt sức, vắt mồ hôi.

Đêm về, chiếc lon kia cũng lặng lẽ ở trên đầu nằm cùng với mớ chăn chiếu lẫn lộn với những mảnh nhung y sờn rách, bạc màu, để sáng mai thức dậy trong tiếng kẻng tù gắt gỏng. Chưa có một vật dụng nào thiết thân với người tù như cái lon “gô” đen điu ấy. Bộ áo quần tù có thể thay đổi, đôi dép có thể mòn vẹt, nhưng chiếc lon “gô” đã bền bỉ với thể chất cũng như tấm lòng với người tù qua những đoạn đường gian khổ, những ngày lên nương xuống rẫy, những sáng Mùa Đông giá buốt cũng như những trưa Hè đổ lửa. Nó gần gũi, khắng khít không rời người tù đi đâu nửa bước. Thế mà…

Như những ông già H.O. trên đất Mỹ, tôi thường đẩy xe cho vợ đi chợ mua thức ăn. Những hàng hóa, thực phẩm bày biện trong những ngôi chợ to lớn, chỉ gây ngạc nhiên cho tôi lúc đầu tiên mới đặt chân đến Mỹ cách đây hàng chục năm, bây giờ trở nên quen thuộc và thường tình đến nhàm chán. Những kệ hàng bán đầy khoai lang đủ loại hay những đống khoai mì đầy ắp, những mớ cải xanh, những bó rau muống tươi tắn, những củ su hào mập mạp… không hề nhắc nhở hay cho tôi một suy nghĩ nào về những tháng ngày tù tội, thiếu thốn mà những củ khoai, những nắm rau xanh đó như một nỗi mơ ước thèm thuồng thường nhật của một người tù.

Nhưng có một buổi nọ, khi đẩy chiếc xe đi chợ đến bên kệ hàng bày bán khoai mì, không hiểu sao lần này tôi dừng lại, cổ họng như nghẹn ngào, những giọt nước mắt như muốn trào ra. Trong một thoáng tôi bỗng nhớ lại hình ảnh của nồi sắn luộc không bóc vỏ với những mẫu sắn rơi vãi nhuộm một màu tím sẫm, hình ảnh của người bạn tù say sắn, té từ chỗ ngủ ở tầng trên xuống nền gạch và những tiếng la cầu cứu trong đêm. Những củ sắn nằm trên kệ hàng ở đây, là một món ăn chơi của những người no đủ, không hề có một giá trị gì với đời sống của một con người bình thường này trên mảnh đất giàu có như nước Mỹ.

Chúng ta thật đã nhàm chán với những bữa tiệc tùng sang trọng, mỗi tuần không dám ăn tới ba quả trứng gà, bắt đầu thấy sợ thịt, không bao giờ đụng đến bơ, sữa hay phó mát. Phần tôi, đã nhiều lần đi qua những ngôi chợ khác nhau mà lòng thấy dửng dưng trước những món thực phẩm tầm thường như nhìn một vật xa lạ chưa lần nào gặp gỡ hay gắn bó trong cuộc đời mình.

Phải chăng những vật hèn mọn này, những củ khoai lang, những miếng sắn luộc này đã từng ám ảnh chúng ta trong giấc ngủ ngày nào? Và tôi nhớ ra một điều, khi được ra khỏi nhà tù, tôi đã quên hẳn và vất bỏ ở xó xỉnh nào đó cái lon “gô” đen đúa, người bạn thân thiết của những tháng ngày tù tội của tôi.

Tôi đã đi một vòng khá xa, từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, qua bao nhiêu cánh rừng, qua bao nhiêu eo biển, bỏ lại sau lưng quê hương và quá khứ của tôi. Đôi khi tôi cũng đã quên tôi, nói gì đến những vật tầm thường hèn mọn như thế!

“Khéo Dư Nước Mắt…”

GÓC SUY TƯ…

“Khéo Dư Nước Mắt…”

Huy Phương,

Mới năm trước đây thôi, vào lúc nửa đêm, tại một tiệm bánh pizza Papa John ‘s ở thành phố Helena, Montana, một người đàn ông bịt mặt vào tiệm, tiến đến quầy thu ngân, đưa ra một mảnh giấy đòi nộp tiền.

Công nhân của cửa tiệm vội vã mở hộc, hốt hết tiền đưa cho “kẻ cướp,” nhưng không, người đàn ông bịt mặt, ngần ngừ rồi bỗng bật khóc và nói rằng, ông ta chỉ cần ít thức ăn cho các con ông ở nhà đang đói, chứ ông không phải là tên ăn cướp chuyên nghiệp.

Người đàn ông, sau đó rời khỏi tiệm với một hộp pizza và một ít cánh gà, cho gia đình của ông, đang không có gì ăn tối nay. Chủ tiệm đã báo cảnh sát ngay sau đó, nhưng chắc là không có ai nỡ bỏ tù một người khốn khổ như vậy.

********

Người ta thường lên án nạn cướp bóc, trấn lột, nhưng nghĩ sao trong trường hợp này, liệu nhân viên cửa tiệm có thể rộng lượng cho đi một ít thức ăn, nếu có một người đàn ông đói khát bất ngờ, thay vì bỏ tiền ra mua thức ăn, lại ngữa tay xin một vài cái cánh gà, hay một miếng bánh cho gia đình và chính ông ta không?

Trong tám tiếng đồng hồ chạy theo công việc, tám tiếng đồng hồ sống với gia đình và tám tiếng nghỉ ngơi hay đắm mình vào giấc ngủ, có thời gian nào chúng ta nghĩ đến những đồng loại bất hạnh đang ở gần với chúng ta đây thôi, trong nước Mỹ giàu có, hạnh phúc và cả ở trên quê hương khốn khổ đã xa bên kia của mình.

Chúng ta lên án người khác thì dễ nhưng mở lòng bao dung thì khó! Ở gần chỗ đèn xanh, đèn đỏ đầu đường phố, chúng ta thường miệt thị những kẻ không nhà đang đứng hàng giờ để ngữa bàn tay xin lòng đoái thương của kẻ qua đường. Chúng là kẻ chây lười, hút xách, nghiện ngập, lười biếng, bỏ tù chúng đi là vừa, chúng chỉ làm mất đi vẻ mỹ quan của thành phố.

Trưng bảng xin tiền ra giữa đường là phạm luật, làm tiền là thương mại, phải có giấy phép của chính quyền địa phương, nhưng rồi cảnh sát cũng phải làm ngơ.

Ngoài phố Bolsa, trong những ông sư cùng mặc áo vàng đứng “khất thực” nơi đây, ai giả, ai thật, vậy tốt hơn là tôi ngoảnh mặt làm ngơ đi cho đỡ suy nghĩ. Trước một ngôi chợ ở khu Việt, vào những ngày giáp Tết, giữa dòng người tấp nập, vội vàng, tôi trông thấy một người đàn ông cầm một cái hộp quyên tiền có ghi dòng chữ: “Giúp trẻ em khuyết tật và mồ côi.” Người ta thấy ông nhưng không ai nhìn ông. Với sự nghi ngờ cố hữu, có lẽ mọi người đều có câu hỏi, “ông này thuộc cơ quan, tổ chức nào, quyên góp cho ai” hơn là đặt vào tay ông một đồng bạc lẻ.

Ai cũng cho rằng cách đây vài chục năm, ở Mỹ chúng ta có thể dừng xe lại để cho một người xin quá giang, hay là khi chúng ta gặp hoạn nạn, có thể ra dấu chặn một chiếc xe đang chạy trên đường để xin giúp đỡ. Nhưng ngày nay thì không! Thà làm ngơ đi, lương tâm nếu có cắn rứt đôi chút cũng chẳng sao, trái lại những việc qua đường có khi mang đến tai hoạ cho bản thân mình, mà còn bị mang tiếng là dại dột.

Bây giờ trên đất Mỹ, nơi vùng đất có nhiều sắc dân cư ngụ, thường xẩy ra cướp bóc, ít khi bạn có thể hỏi một người Mỹ qua đường, chỗ ty bưu điện gần đây nhất hoặc đi đến đường Beach còn bao xa. Thường thì chúng ta được nhận một cái khoát ta hay một cái lắc đầu. Ở thời buổi này, thà làm người bất lịch sự còn hơn phải dây dưa vào những chuyện qua đường rắc rối!

Năm 1955, từ Huế vào Saigon, cậu thanh niên tỉnh lẻ mới lớn, là tôi, đang đi với một người bạn học trên đường Bonard, thì một người đàn ông, ăn mặc khá tươm tất, tiến lại phía tôi, – mà không phải là bạn tôi -, mở lời:

– “Tôi đói quá! Cậu cho tôi xin một đồng để mua một nắm xôi!”

Tôi không chút ngần ngại, móc túi trao cho ông kia một đồng. Có lẽ thấy kiếm một dồng bạc đầu tiên không khó khăn gì, người đàn ông chưa cất tiền vào túi vội, nài nĩ, nói thêm:

– “Cậu cho tôi xin thêm một đồng để mua tờ báo, tối lót lưng ngủ qua đêm!”

Tôi lại cho tay lên túi áo, nhưng lần này thì thằng bạn Saigon, vội giật cánh tay tôi kéo đi, và chửi thẳng vào mặt tôi là “đồ ngu!” Tôi quả là ngu, vì quá tin người, giữa một Saigon hỗn tạp, tập trung đủ hạng người tứ xứ!

Ở các thành phố, thỉnh thoảng chúng ta nhẹ dạ giúp đỡ, khi gặp một người than thở, là mới ở bệnh viện ra không có tiền xe về Cần Thơ. Nhưng cũng hôm sau, ở một địa điểm khác, chúng ta lại gặp người này, “mới ở bệnh viện ra,” không có tiền xe về Rạch Giá! Vậy thì chắc chắc chúng ta không bao giờ bị mắc lừa nữa, nhưng những người thật sự “mới ở bệnh viện ra, không có tiền xe” cần sự giúp đỡ của người khác, sẽ phải chịu thiệt thòi.

Thế giới động lòng, giang tay đón tiếp những người vượt biển tị nạn vào những năm 80, nhưng sau đó, ngày càng đông người ra đi, phương tiện cứu giúp có hạn, nhất là sau khi biết “nhà nước cộng sản” chủ trương đóng tàu bán vé, lấy vàng, thì chủ trương cứu vớt của nhiều quốc gia cũng phải xét lại. Cho đến hôm nay, “độc lập-tự do-hạnh phúc” đã 45 năm, người Việt vẫn còn đóng tàu để trực chỉ nước Úc, họ nghĩ là nơi đây, lòng trắc ẩn của người địa phương vẫn còn cao. Liệu chúng ta có sẵn lòng cứu vớt, giúp đỡ những người như thế hôm nay không?

Phải chăng, gian trá, bạo lực đã tàn phá hết tình nhân ái trong lòng chúng ta, tình thương người hầu như đã nguội lạnh qua thời gian, và hình như xã hội càng văn minh chừng nào, lòng người càng trở nên chai đá chừng ấy.

Liệu hôm nay, lỡ đường, như trong những tích truyện xa xưa, chúng ta có thể gõ cửa một ngôi chùa hay một nhà thờ để xin tá túc qua một đêm giá lạnh hay không. Chúng ta đã nghe câu chuyện cách đây gần hai mươi năm, một thi sĩ lang thang không nhà đã chết trong chiếc xe của ông đậu trước cửa chùa, phải chi cánh cửa chùa đêm ấy rộng mở!

Phải chăng đến lúc, lòng người đã nguội lạnh, con người đã chai đá, con tim đã trở thành vô cảm, không còn nước mắt để khóc thương cho những mảnh đời khổ, hoàn cảnh éo le của từng mỗi cá nhân hay cả mệnh nước khốn cùng nữa.

Tôi nghĩ rằng không!

Mỗi đêm trên đất Mỹ này, có bao nhiêu phụ nữ Việt Nam, già có, trẻ có, đã sụt sùi khóc cho Tổng thống Trump bị thất cử “bất công vì gian lận”. Hay rướm lệ cho những số phận bất hạnh của những nhân vật trong những cuốn phim bộ Hàn quốc hay Hongkong?.

Có điều nước mắt ấy chẩy ra không đúng chỗ, đúng lúc thôi! Cái tin hằng trăm phụ nữ, đồng bào ruột thịt của mình sang Nam Dương làm nghề “khui bia,” vụ 15 phụ nữ bị lừa sang Nga đi bán quán, để sau đó buộc phải bán dâm, một cô gái 14 tuổi bị bắt làm nghề mãi dâm khi đang có thai bốn tháng. Vụ 26 người phụ nữ Việt Nam bị bắt khi đang làm việc tại các tụ điểm Karaoke đèn mờ ở Hàn quốc. Hay người dân thứ ba bị công an cộng sản đánh chết trong năm nay, không đáng cho chúng ta nhỏ được một giọt nước mắt hay sao?

Người cộng sản chỉ biết tập trung khóc tập thể ở ngoài công trường khi lãnh tụ qua đời để “biểu diễn” lòng trung thành của họ.

Nhưng hình như họ không còn chút mảy may xót xa, động lòng với những gì khốn khổ đang xẩy ra chung quanh mình, ngay trong cuộc sống mỗi ngày bởi áp bức, bất công!

Hình như người Việt ngày hôm nay cũng đang lên đồng tập thể vì một con người cách xa nửa vòng trái đất. Nhưng chẳng mấy xót thương cho những nạn nhân của chế độ trải dài suốt, ít nhất là 45 năm qua!!!

Quên là không còn nhớ?! HUY PHƯƠNG

Image may contain: one or more people, people sitting, ocean, sky, beach, outdoor, water and nature

TẠP GHI HUY PHƯƠNG….

Quên là không còn nhớ?!

Bây giờ chúng ta không còn lấy lý do vì tuổi già mà quên nữa, bằng chứng là một thanh niên chỉ mới 19 tuổi, Connor Spear, ở Anh Quốc, đi dự một lễ hội âm nhạc, đậu cái xe của mình ở đâu, mà mãi một tuần sau vẫn chưa nhớ ra.

Cái quên vớ vẩn thì ai cũng có lần quên, cái chìa khóa xe, cái kính lão. Đi ra khỏi nhà quên cái điện thoại, cái ví đựng tiền và bằng lái xe cũng là việc thường tình. Nếu không ghi vào tờ lịch treo tường, thì ngày đi dự đám cưới, tang lễ bạn bè cũng có khi quên. Có người quên cả tên người bạn cũ, quên cái tên đường, quên tên cái quán ăn.

Nhưng cái quên đau đớn nhất của con người là quên trẻ nhỏ trên xe giữa trời nóng mà không nhớ ra. Chỉ trong năm 2018, trên nước Mỹ đã có hơn 50 em bé thiệt mạng vì cha mẹ không nhớ ra, là trước khi xuống xe, khóa cửa mà đứa con mình còn ngồi trong cái car-seat. Có những bà mẹ “đoảng” ham hú hí với bạn trai mà bỏ con trên xe, nhưng cũng có nhà thông thái là giáo sư đại học, thay vì trước khi đến trường, phải ghé qua gửi con ở nhà trẻ, lại quên mất là con mình đang ở trên xe, đến chiều ra parking lấy xe về nhà mới phát hiện con mình đã chết.

Có những bà mẹ trẻ để con bị chết nóng trên xe bị kết án 20 năm tù, nhưng cũng có tòa kết luận tha bổng vì tòa án cho đây là một việc làm không có chủ đích, mà chỉ vì quên, nhưng chính bản án lương tâm sẽ làm ray rứt bậc cha mẹ suốt đời, nếu vì quên mà để xẩy ra những thảm kịch mất con như thế!

Đôi khi chúng ta tự nghĩ: “Làm sao để không quên!”

Và cũng ngược lại, có nhiều điều chúng ta muốn quên đi mà không quên được!

Trong đời sống hiện tại, có rất nhiều điều cần nhớ, mà cũng có rất nhiều cái cần quên đi. Chỉ tiếc là chúng ta đôi khi phải nặng lòng nhớ những điều không đáng nhớ, và đã quên đi những điều không đáng quên! Nhà thơ Trạch Gầm, thay vì những điều không đáng nhớ, ông phải chôn vào huyệt quên, thì trớ trêu thay, ông đã chôn lầm vào huyệt nhớ nên phải nhớ suốt đời!

Người xưa khuyên người đời nên quên đi những oán thù và những điều gì người khác làm tổn hại mình, nhưng phải nhớ kỹ những điều người khác đã ra ơn, làm tốt cho mình.

Chuyện có hai người thương buôn thân thiết cùng đi qua sa mạc. Trong cuộc hành trình, họ cũng có những chuyện va chạm. Một lần hai người cãi nhau, một người bị đánh đến đổ máu. Sau đó, không nói một lời, trước khi tiếp tục ra đi, nạn nhân bình tĩnh viết lên đồng cát ven đường: “Hôm nay bạn tôi đã đánh và chửi tôi…” Một lần khác, cũng nạn nhân này bị trượt chân sa xuống suối, được người bạn đồng hành nỗ lực cứu sống. Lần này, người được cứu, dùng dao khắc trên đá: “Hôm nay bạn tôi đã cứu sống tôi…”

Ngạc nhiên trước hành động của bạn mình, người kia hỏi: “Sao chuyện lần trước, anh viết lên cát, và lần này, anh lại khắc lên đá?” Người kia trả lời: “Những gì bạn làm tổn thương tôi, tôi muốn quên, nên viết lên cát cho gió thổi bay đi, nhưng những gì bạn đã làm tốt cho tôi, tôi nguyện không quên, nên đã phải khắc vào đá!”

Tâm lý người đời, người ta thường quên ơn nhưng hay nhớ hận.

Câu ngạn ngữ “Người quân tử mười năm trả thù chưa muộn!” nói về nhân vật Câu Tiễn mang mối hận mất nước, phải lưu vong. Sau khi thua trận Cối Kê, Vua Ngô Phù Sai bắt hai vợ chồng Câu Tiễn về nước, cho ở trong một ngôi nhà đá, hằng ngày phải đi chăn ngựa, quần áo lam lũ, ăn toàn cám và rau dại (một lối tù “cải tạo” dành cho người thua trận!).

Nuốt hận, sau khi bị bắt làm “tù binh” từ nước Ngô trở về, không bao giờ quên mối nhục mất nước, Câu Tiễn ngày đêm un đúc ý chí phục thù. Vị vua mất nước cố sức chăm chỉ làm việc suốt ngày đêm, khi buồn ngủ thì lấy cỏ lục xoa vào mắt cho cay làm mắt phải mở, chân lạnh muốn co thì dầm vào nước lạnh, mùa Ðông lạnh thì ôm băng tuyết. Mùa Hè nóng nực thì ngồi bên lửa, lấy gai, lấy củi lót làm giường mà nằm. Một quả mật luôn luôn được treo trước mắt, thỉnh thoảng lại nếm mật đắng để đừng quên những nỗi tủi nhục, khổ đau, đêm nào cũng sùi sụt khóc.

Nhờ ý chí “không quên,” về sau Câu Tiễn đã đánh bại được nước Ngô, báo thù cho nước Việt.

Trong Cổ Học Tinh Hoa có chuyện, “một chiếc đò sang sông. Có chiếc thuyền không có người lái ở đâu trôi đến, đâm phải. Người lái đò tuy hẹp bụng đến đâu cũng không lấy làm giận. Giả sử trên thuyền có người ngồi, thì người lái đò tất đã tru tréo, rồi đến buông lời chửi rủa thậm tệ!” Có điều khi chúng ta ra ơn cho ai đó, một người xa lạ, không biết tên biết tuổi thì chúng ta không nhớ, nhưng những ai đó, quen thân đã chịu ơn mình, thì khó mà quên được, nhất là lúc họ không biết điều! Nhất là khi kẻ hàm ơn chúng ta ngày nay đã trở nên thành đạt giàu có mà ngoảnh mặt làm ngơ ơn nghĩa cũ, hẳn chúng ta sẽ nguyền rủa không tiếc lời.

Và cũng có nhiều điều chúng ta có thể tha thứ, nhưng không bao giờ quên!

Những người quên hẳn hạnh phúc hơn người nhớ. Bệnh lãng quên hay lú lẫn không làm hại ai, nhưng bệnh nhớ chất chồng trong lòng có thể làm cho người ta điên loạn. Khi đời sống nhọc nhằn chúng ta muốn quên, nhưng vì sao chúng ta thường có khuynh hướng trăn trở nhớ đến những khổ đau trong đời, mà ít khi nhớ đến những hạnh phúc chúng ta đã có.

Rồi một ngày nào đó, chúng ta cũng vậy, trí óc trống không, không biết “tiết” còn “trực” không, nhưng “tâm” hoàn toàn “hư.” Chẳng nhớ gì, chẳng biết thương ai, ghét ai, mọi sự như để ngoài cửa, ta như người sống trong mộng, đi trên mây. Rồi cầm tay người vợ hiền, ngọt bùi năm mươi năm mà hỏi: “Ai đây!”

Thánh nhân thì cũng vậy thôi.

Nhưng trước khi đi vào thế giới quên hãy ráng nhớ một vài điều.

Chuyện đại sự thì phải hỏi: “Tôi là ai, từ đâu đến và vì sao mà ta đến đây?”

Thật ra, trên đời này, có những điều không nhớ, thì không lớn nổi thành người!

Chuyện tiểu tiết thì nhớ trả bills kẻo trễ, kéo thùng rác ra đường, cuối tuần này nhớ ghé qua Peek Family viếng bạn già mới ra đi. Buổi sáng sợ ngủ quên thì để đồng hồ báo thức, chuyện khác thì ghi vào tấm giấy để trước mặt. Tuổi này không ai trách móc, lên án những chuyện quên, nhưng chớ bao giờ “giả vờ quên!”

Bây giờ bạn già gặp nhau thường than thở bệnh quên, quên nhiều thứ.

Được nhớ cũng là tốt, nhưng quên được cũng là vui, nhiều khi đó là thứ hạnh phúc mà chúng ta không bao giờ nghĩ đến!

Nhớ như Xuân Diệu: “Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!” thì thôi xin hãy quên đi, cho đời bớt khổ!

Image may contain: one or more people, people sitting, ocean, sky, beach, outdoor, water and nature

MUÔN DẶM TÌM CHỒNG (của HUY PHƯƠNG)

Image may contain: 2 people, text
Image may contain: 1 person, text
Image may contain: 2 people, text
Image may contain: 2 people, people standing and text
+2

baotreonline.com – TRE Magazine

Một quả phụ VNCH miệt mài tìm di cốt của người chồng trong suốt 50 năm… và cuối cùng, bà đã được toại nguyện..

Tro cốt của sĩ quan phi công VNCH tử nạn tại Hạ Lào năm 1971 được cất giữ cùng với 4 phóng viên báo chí Mỹ tại Newseum, Hoa Thịnh Đốn.

MUÔN DẶM TÌM CHỒNG (của HUY PHƯƠNG)

Vào ngày thứ ba của cuộc hành quân 719 Lam Sơn (10 tháng 2, 1971) có một trực thăng UH-1 Huey của VNCH bị bắn rơi tại Hạ Lào. Tất cả những người có mặt trên chuyến bay này đều bị tử nạn, đó là Ðại Tá Cao Khắc Nhật trưởng phòng 3, Trung Tá Phạm Vi, trưởng phòng 4 thuộc Bộ Tư Lệnh QÐ 1, hai phi công là Trung Úy Nguyễn Diếu, Trung Úy Tạ Hòa và hai nhân viên phi hành đoàn là TS Cơ Khí Nguyễn Hoàng Anh, HS Xạ Thủ Trần Công Minh thuộc Không Ðoàn 41-Phi Ðoàn 213- SÐ1KQ đóng tại Ðà Nẵng. Trên chuyến bay này còn có 4 phóng viên Mỹ là Larry Burrows của tờ Life, Henri Huet của AP, Kent Potter của UPI và phóng viên người Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek.

Vào năm 2008 Trưởng phòng Thông tấn AP tại Saigon ngày xưa là Richard Pyle đã đến Hạ Lào tìm xác các phóng viên tử nạn. Sau nhiều ngày cùng dân địa phương đào xới nơi máy bay bị bắn rơi, Richard Pyle đã tìm thấy hài cốt của tất cả những người tử nạn, nhưng qua thời gian 37 năm, tất cả di hài đã tan nát trộn lẫn với nhau, và sau đó tro cốt này đã được đem về để tại Newseum ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Vào tháng 4 năm 2008, Newseum đã cử hành một lễ tưởng niệm cho bốn phóng viên Mỹ tử nạn trong chuyến bay này, nhưng về phía Việt Nam không có một bảng tên nào được ghi dấu.

Tin tức này đã đến với bà quả phụ cố Trung úy phi công Nguyễn Diếu là bà Trương Thị Sen, hiện ở An Cựu, Huế từ năm 2008, nhưng vì không có phương tiện để sang Mỹ viếng nơi để tro cốt của chồng, nên mãi đến 4 ăm sau, bà quả phụ này mới có cơ hội đến Mỹ và đi thăm nơi để di cốt của chồng.
Nhờ sự giúp đỡ của Bảo Tàng Viện Việt Nam ở San José, các thân hữu trong các binh chủng, bạn bè và họ hàng thân quyến, tháng 5 năm 2012, bà quả phụ Nguyễn Diếu, đã từ Huế, vào Saigon, đến San Jose, Illinois, North Carolina và cuối cùng đã được đến thăm nơi lưu giữ tro cốt của chồng tại Hoa Thịnh Ðốn. Chúng tôi đã được gặp gỡ bà Trương thị Sen trong một cuộc họp mặt của nhóm cựu nữ sinh Bồ Ðề, Huế tại Little Saigon, tại đây bà Sen đã không giấu được giọt lệ trong khóe mắt, khi đã hơn 50 năm qua, bạn bè, có người nhớ kẻ không, nhưng ai cũng đối với bà trong tình thân ái, nhất là khi được biết bà Sen là một quả phụ của VNCH, đã ở vậy nuôi con trong suốt 41 năm dài, qua bao nhiêu biến cố của đất nước.

Bà Trương Thị Sen năm nay đã trên 78 tuổi. Bà kết hôn với Thiếu Úy Nguyễn Diếu năm 1968 tại Huế và hai ông bà sinh hạ được một trai một gái, hiện nay cô con gái là công nhân hãng dệt và con trai làm nghề thợ may, sống tại An Cựu, thành phố Huế. Sau khi có tin trực thăng của chồng rơi tại Hạ Lào, và trên máy bay không còn ai sống sót, bà được Phi Ðoàn 213 bố trí cho một công việc dọn dẹp trong phi trường để có sinh kế nuôi con. Sau khi Ðà Nẵng mất vào tháng 3 năm 1975, bà Sen bắt đầu bươn chải, buôn bán ngoài chợ trời, cho mãi đến năm 1978, bà mới trở về Huế nương nhờ cha mẹ của mình.

Cộng đồng người Việt hải ngoại mở rộng vòng tay đón người quả phụ VNCH

Một người bạn của cố Trung Úy Nguyễn Diếu, hiện cư ngụ tại San José, đã đem câu chuyện này kể với cựu Ðại Tá Vũ Văn Lộc, bút hiệu Giao Chỉ, giám đốc IRCC để nhờ ông tìm cách vận động bạn bè và chiến hữu của cố Trung Úy Nguyễn Diếu giúp cho người vợ chờ chồng 40 năm có phương tiện để sang Mỹ thăm nơi để chút tro cốt của chồng, cũng như liên lạc với ban giám đốc Newseum xem có thể giúp đỡ gì được cho bà Sen hay không?

Cuối cùng vào tháng 4 năm 2012, nhờ sự bảo trợ của anh Nguyễn Hữu Thanh Lam và các cháu ở Illinois, chị Trương Thị Sen bắt đầu lên đường đi Mỹ. Ðể được yên tâm hơn trên đoạn đường dài, khi 41 năm nay chị Sen chỉ quanh quẩn ở xóm làng và không biết tiếng Anh, chị đã đến San José trước và từ đây đi Illinois, trong khi chờ đợi ngày đi thăm Bảo Tàng Viện Truyền Thông. Tại San José, chị Sen đã được anh Trần Thạnh mở trương mục để quyên góp và ông Vũ Văn Lộc tổ chức cuộc họp cho những người quan tâm gặp gỡ chị.
Mãi đến tháng 11 năm nay (2012) chị Trương Thị Sen được anh Trương Ðình Thiện, nguyên là một sĩ quan nhảy toán, đại diện cộng đồng Việt Nam tại Raleigh, North Carolina mời chị sang thăm và đưa chị viếng Newseum. Tại Hoa Thịnh Ðốn. Chị Sen đã được cộng đồng người Việt và các bạn trong “Bản Tin Hoa Thịnh Ðốn – SBTN” cũng như nhân viên viện bảo tàng đón tiếp.

Tại nơi để tro cốt của 4 ký giả và phi hành đoàn của chuyến bay định mệnh, chị Sen đã xúc động quỳ xuống bên phiến đá cẩm thạch nói với người đã khuất: “Sau 41 năm, không hề có một tin tức về anh. Giờ đây em đã yên tâm. Xin anh hãy yên nghỉ.”

Trên đường đi thăm tro cốt của chồng, từ Nam hay Bắc Cali, Illinois, North Carolina, Washington D.C., ở đâu những chiến hữu của chồng và đồng bào cũng tiếp đón, giúp đỡ chị Trương Thị Sen tận tình. Sau Giáng Sinh năm nay, bà quả phụ cố Trung úy Nguyễn Diếu sẽ trở về Huế, Việt Nam, nơi bà hiện đang sống với hai con và bốn cháu nội ngoại.

Qua chúng tôi, bà Trương Thị Sen xin chân thành gửi lời cám ơn đến các ân nhân, bằng hữu đã tạo phương tiện cho bà muôn dặm xa xôi được đi thăm nơi để tro cốt của chồng, người phi công đã gãy cánh tại Hạ Lào 41 năm xưa.
Chúng tôi xin ghi lại địa chỉ và điện thoại của bà Trương Thị Sen sau đây, để bạn đọc có quan tâm, tiện liên lạc:

Trương Thị Sen: 33/209 Phan Đình Phùng, Huế, Việt Nam – Điện thoại: 84-935-376-228

HP (Orange County, CA)