KHÔNG AI CÓ KHẢ NĂNG TỰ CẮT ĐẦU MÌNH ĐẾN GẦN ĐỨT LÌA RA NHƯ THẾ.

Linh Võ shared Le Anh‘s post

lũ dốt nát mà đi mị dân, tác dụng ngược

 
Image may contain: 1 person, text

Le Anh  

Đại tá Phạm Văn Ngân: “Theo camera quay lại, lúc điều tra viên ra khỏi phòng thẩm vấn, đối tượng Tấn đã lục tìm con dao rọc giấy cất trong tập riêng của cán bộ điều tra. Sau đó đối tượng này dùng tay trái nắm lấy dao rọc giấy cắt cổ mình 3 lần, sau đó chuyển con dao sang tay phải cắt thêm nhiều lần cho đến khi kiệt sức và tử vong”.
———————–
* FBer Thach Vu:

“Vô cùng đơn giản. Công an có đoạn phim trong tay, hãy trình ra công luận hoặc tối thiểu hãy để cho gia đình cùng với luật sư đại diện coi.

Còn nếu không dám trưng ra thì chỉ là chuyện cố gắng lấp liếm bàn tay SÁT NHÂN trắng trợn của công an, VÌ KHÔNG AI CÓ KHẢ NĂNG TỰ CẮT ĐẦU MÌNH ĐẾN GẦN ĐỨT LÌA RA NHƯ THẾ”.

*FBer Chinh Minh:

“Nguyên tắc / qui định là khi hỏi cung bị can bao giờ cũng phải có 2 điều tra viên:

1. Đặt câu hỏi đối với bị can ( theo dõi diễn biến tâm lý bị can ).

2. Người nghi biên bản hỏi cung ( đã có mẫu sẵn biên bản – nên không cần có dao rọc giấy mang theo ).

Hiện nay hỏi cung án an ninh quốc gia buộc phải có thêm bộ phận kỹ thuật ghi hình ảnh và âm thanh trong buổi cung.

Vậy điều tra viên đi lấy nước và thuốc cho anh Tấn thì sẽ còn nhiều người khác còn lại buồng cung.

Vì lẽ đó tôi không chấp nhận cách giải thích để trốn tránh hành vi giết người này.

Lời giải thích này chỉ cho những người không hiểu luật và chưa bao giờ bị điều tra , còn những người đã đi qua rồi thì thấy nó dối trá”.

Tin từ huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

From faceboook: Trần Bang
Theo thông tin nhận được từ các em học sinh: Sáng nay 7-5-2017, các trường học ở khu vực huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã thông báo cho các em học sinh tập trung tại sân vận động Quỳnh Bá để “mít tinh”. Học sinh nào không tham gia, nạp phạt 50.000 ₫.

 

Xuyên suốt buổi mít tinh chỉ tuyên truyền nội dung biểu tình và đòi bắt giữ Linh mục Đặng Hữu Nam vì tội tuyên truyền chống phá Đảng cộng sản và xúc phạm, xuyên tạc lịch sử tổ quốc.

( Nhưng sự thật : Lm Đặng Hữu Nam là người nói lên sự thật, công lý, và giúp nạn nhân của Formosa đi kiện Formosa đòi quyền lợi chính đáng của họ)

Tuy nhiên, sau khi nghe thông báo, học sinh Công Giáo đã bỏ về hết…và tiếp đó các học sinh khác cũng bỏ về dần dần. Như vậy, hành động của chính quyền huyện Quỳnh Lưu đã không đạt được như ý muốn.

Phải chăng họ đang giãy dụa…..nên làm những việc điên rồ?

(FB Hồ Huy Khang )

 

HAI LINH MỤC VÀO “HANG CỌP” ĐÒI QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO

From facebook:  Cat Bui shared Tin Mừng Cho Người Nghèo‘s video.
 

 
 
64,785 Views
 
Tin Mừng Cho Người Nghèo

HAI LINH MỤC VÀO “HANG CỌP” ĐÒI QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO

#GNsP – Sáng ngày 06.04.2017 Linh mục Anton Đặng Hữu Nam và JB Nguyễn Đình Thục vào trụ sở huyện Quỳnh Lưu để nạp đơn của tất cả các linh mục trên địa bàn phản đối công văn 333. Tất cả lực lượng công quyền được huy động chỉ nhằm đối phó với vài con người can đảm.

Người dân đã không cho hai cha đi vì chẳng khác nào “vô hang cọp”. Nhưng cha Nam đã nói: “không vào hang cọp sao bắt được cọp con”

Kẻ nào phỉ báng, triệt hạ tôn giáo thì . . .

From facebook:  Trần Bang added 5 new photos — with Ha Thanh and Hoang Anh Tuan.

Nghe người ta đồn “kẻ nào phỉ báng, triệt hạ tôn giáo thì bị giáng chức còn là may, mới chỉ là chức đi thay người.

Như ông Bá lấy đất Giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng đó, khó mà bảo toàn tính mệnh được quá nửa giáp (12:2).

# vào thành Hồ được mấy tháng đã cho cấp dưới phá chùa, lấy đất chùa Liên Trì, Q2 vào tháng 7 năm 2016… nay chưa được năm biết liền.

Cự ở Hà Tĩnh cũng lấy đất của Giáo dân, nhà thờ như ở khu vực Giáo xứ Đông Yên… cho Formosa đó, nay cả mấy tỉnh miền Trung vạ lây ôm của nợ Formosa sự cố xả hóa chất cực độc ra môi trường, ra biển không biết lúc nào, bản thân Cự thì thân bại danh liệt, không thầy nào đỡ nổi…”

Sau khi xem xét toàn diện, khách quan, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII với tỉ lệ phiếu biểu quyết rất cao (trên 90%).

Ảnh 3, chùa Liên Trì Q2, SG …

Image may contain: 2 people, suit
Image may contain: 1 person
Image may contain: sky and outdoor
Image may contain: beach and outdoor
Image may contain: tree, outdoor and nature
 

Thắng Thua ?

From facebook:  Honolulu Nguyen
Thắng Thua ?

Tranh cãi với bất kỳ ai, bạn cũng sẽ bị thua lỗ thôi!

– Tranh cãi với khách hàng?
Bạn thắng rồi, Khách mất đi.

– Tranh cãi với đồng nghiệp?
Bạn thắng rồi, Đoàn đội tiêu tan.

– Tranh cãi với người nhà?
Bạn thắng rồi, Tình thân biến mất.

– Tranh cãi với bạn hữu?
Bạn thắng rồi, Bạn hữu dần xa.

– Tranh cãi với vợ / chồng?
Bạn thắng rồi, Tình cảm nhạt phai.

–> Tranh cãi với bất kỳ ai.
Bạn thắng rồi thì sao???

Thắng có nghĩa là bạn THUA???

Lúc về già mình sẽ… không làm những điều này …

From facebook:   Kimtrong Lam‘s post. 

Lúc về già mình sẽ… không làm những điều này  …

1- Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên.
Lúc về già mình sẽ không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền. Không phải mình thiếu trách nhiệm, chỉ đơn giản vì thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, tụi trẻ nó làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với một đứa nó làm tốt hơn mình là sao?

2- Lúc về già mình sẽ không bao giờ đến cơ quan cũ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt…
Nếu đến mình cũng chỉ cúi đầu lễ phép chào lớp trẻ rồi chuyện phiếm với đồng niên, đồng nghiệp. Mình phải tự dặn mình rằng có nói gì chúng cũng chẳng nghe, vì mọi điều mình nói đã lỗi thời, cho dù bên dưới chúng chăm chú nhìn, đầu gật gật, rồi vỗ tay rất dài. Và dĩ nhiên chúng nó có báo cáo báo cò mình cũng chẳng nên quan tâm, tò mò tìm hiểu, vì đã lâu mình không cập nhật hay update, đâu còn hiểu được thời thế.

3- Lúc về già mình sẽ không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với…vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.

4- Lúc về già… rất già, mình sẽ phải đặt chỗ ở một trung tâm dưỡng lão nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm. Chọn Trung tâm có chăm sóc y tế tốt để không bắt con cháu phục dịch lúc yếu đau. Chúng nó còn phải đi làm. Lúc đi về phía bên kia mặt trời cũng tại Trung Tâm luôn. Con cháu chỉ cần đến nhà tang lễ làm thủ tục theo nghi thức, không khóc cũng không sao, vui càng tốt. Chẳng có lý do gì để khóc. Đó là quy luật của tạo hoá. Bất cứ cái gì tồn tại nguyên vẹn lâu quá chỉ tổ làm cho xã hội trì trệ.

5- Lúc về già mình sẽ chỉ nói hai chữ “ngày xưa” (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với bạn đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói “ngày mai” và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Kinh nghiệm và vốn sống (mà nhiều người cho là báu vật) đối với mình khi đó chỉ để chiêm nghiệm. Cùng lắm là biến nó thành những câu chuyện trào phúng để tự cười cợt mình, cũng chẳng làm ai bực mình.

6-Lúc về già, mình sẽ cố không nghĩ khác những điều mình đã nghĩ như ở trên. Chẳng biết có làm được không?

Càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra:
Mang một chiếc đồng hồ $30 hay $300 cũng cùng chỉ một giờ
Mang một chiếc túi/bóp $30 hay $300 cũng cùng đựng bấy nhiêu tiền
Uống một chai rượu $15 hay $300 cũng say giống nhau
Ở trong căn nhà 100 mét vuông hay 1000 mét vuông nỗi cô đơn cũng giống nhau
Lái chiếc xe $8000 hay $80,000 cũng phục vụ ta cùng mục đích chuyên chở
Hạnh phúc nội tâm không đến từ vật chất trong thế gian này
Có những bạn bè, anh chị em, những người nói chuyện, cười đùa, hát xướng tán gẫu với ta đó mới là hạnh phúc …

6 vị Bác sĩ tốt nhất trong đời:
Ánh nắng mặt trời
Nghỉ ngơi
Thể dục / Tennis !!!
Ăn uống điều độ
Tự tin
Bạn bè
Hãy giữ 6 vị này cho mọi thời điểm trong đời để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh

Càng có tuổi chúng ta càng thấy ít đi những điều đáng phải sắp hàng chờ đợi …

CON ĐƯỜNG XƯA EM ĐI

CON ĐƯỜNG XƯA EM ĐI

Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê
Anh làm thơ vu quy, khách qua đường lắng nghe chuyện tình ta đã ghi
Những mùa trăng vu quy, vì mưa gió không về
Chiến trường anh bước đi
Có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe …Hỏi còn ai cố tri

Em ơi! nhìn gió lên khơi, lòng có trông vời một người xa cuối trời?
Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài

Em ơi! màu áo phong sương, mình ước huy hoàng được bàn tay chính nàng dâng hoa, dâng hết ân tình
Tình đến bao giờ
Hỏi đường xưa mà nhớ con đường xưa em đi
thời gian có quên gì
Đá mòn kia vẫn ghi, ghi một đêm trăng thanh
quán bên đường vắng tênh
Chỉ còn em với anh.

Châu Kỳ

****************************

Anh lính chiến của nhạc sĩ Châu Kỳ nơi “canh gác phiên dài” trong tiếng súng đại bác đì đùng mập mù khói súng, đang thả hồn về “đường xưa mà nhớ, con đường xưa em đi.” Mắt ngắm ánh trăng của giây phút hiện tại, mà hồn anh tản mạn về “một đêm trăng thanh” quá khứ, ngày đó “quán bên đường vắng tênh, chỉ còn em với anh.”  Nếu không có khoảnh khắc nhìn lại “con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê” thì làm sao anh có thể “làm thơ vu quy, khách qua đường lắng nghe chuyện tình ta đã ghi?”

Là bước chân mạnh mẽ của tuổi trẻ cuồng nhiệt, hay bước chân vững chãi của tuổi trung niên chín chắn nhiều suy tư, hoặc bước chân run rẩy của tuổi già mệt mỏi thương về quá khứ…. ít nhiều ai cũng có những con đường đã đi qua trong đời.  Ai cũng có một thời để yêu, một thời để nhớ, những kỷ niệm đẹp, những ký ức buồn, những bóng hình yêu ghét khắc ghi trong tim.  Một giây phút rung động trước ai đó, một khoảnh khắc bàng hoàng sững sờ trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, một tích tắc thanh bình ru mình trong tiếng chim hót…. tất cả đã trôi theo dòng thời gian, và nay đã chìm vào dĩ vãng. “Thời gian có quên gì, đá mòn kia vẫn ghi,” vầng trăng vẫn chờ, quán bên đường vẫn đợi, chỉ hỏi anh có thời giờ để nhìn lại quãng đường đã qua?  Có chăng những người như nhạc sĩ Châu Kỳ biết dành ra trong đời một khoảnh khắc để nhìn lại giây phút đã qua, để hỏi đường xưa mà nhớ, hỏi lòng mình còn thương, hỏi còn ai cố tri…. mới có thể dệt nên bài thơ vu quy dâng tặng cho đời.

Thánh I-nhã Loyola mời gọi mỗi người dành một vài giây phút lắng đọng trong ngày để nhìn lại “con đường xưa ta đi,” mà thánh nhân gọi là Phút Hồi Tâm.  Con đường xưa đó có thể là một đời, một thời, một ngày, hoặc một vài tiếng đã trôi qua kể từ Phút Hồi Tâm trước.  Nhìn lại con đường đã qua, giờ thành quá khứ để xem đường xưa lối cũ với những bước chân đi như thế nào, tâm tình vui buồn ra sao? Những bước chân nào đang cùng đồng hành với tôi trong cuộc sống hôm nay?  Tôi có vô tình đạp lên chân ai đó để lại cho họ vết thương khó quên trong đời?  Tôi có thể tha thứ cho những bước chân dù vô tình hay hữu ý dẫm nát chân tôi?  Khúc quanh nào đã làm tôi vấp té?  Đâu là những niềm vui chợt đến, những nỗi buồn khó quên?  Thái độ đáp trả của tôi với cuộc đời, với tha nhân ra sao?  Chúa ở đâu, tôi ở đâu trên đường xưa lối cũ đó?

Nhìn lại “con đường xưa ta đi” để không thấy mình độc hành lẻ loi trên đời, mà còn thấy những bước đi trong ân sủng.  Để thấy Chúa đang cùng tôi sánh bước mà đôi lúc tôi không cảm nghiệm được sự hiện diện thánh thiêng đó.  Nhìn lại quãng thời gian đã qua để nhận định những khúc quanh đã làm bước chân kẻ lữ hành vấp ngã, những lầm lỡ trong lựa chọn, những dang dở trong quyết định.  Nhớ rồi cái ổ gà ẩn mình dưới xác lá thu vàng tại góc quanh cuối đường, biết rồi những cám dỗ êm dịu ngất ngây làm tôi xa Chúa.  Những phút giây nhìn lại đó sẽ giúp bước chân ngày mai kiên định hơn, tránh xa những vấp ngã hôm qua, tỉnh thức hơn trước những cơn cám dỗ.  Trái tim sẽ dễ dàng rung động hơn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trước nỗi đau của tha nhân, và linh hồn sẽ nhạy cảm hơn với sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời.  Tôi sẽ dễ dàng nhìn ra những thiếu sót của mình trong cuộc sống, những đáp trả chưa trọn vẹn với Thiên Chúa và với tha nhân trong những tháng ngày qua.

Cái giây phút tích tắc nơi chiến trường khói lửa nhớ về người con gái “hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe” của người lính, làm cho anh cảm thấy gần gũi hơn với người yêu phương xa, tuy còn “e ấp đôi lời” nhưng thấy lòng “mình còn nhớ thương hoài,” thì một vài giây Phút Hồi Tâm cũng sẽ giúp tôi cảm thấy tuy xa mặt, nhưng không cách lòng với một Thiên Chúa huyền bí vô hình, sẽ làm cho hai lòng nên một, và vấn vương nhớ thương hoài.  Qua Phút Hồi Tâm, một Thiên Chúa xa vời vợi sẽ trở nên sống động gần gũi hơn trong đời sống hiện tại, sẽ giúp cuộc sống tôi luôn quy hướng về một đích điểm duy nhất, nơi tôi đã khởi đầu sự sống.  Anh lính thả hồn thoát ra cái hiện tại nghiệt ngã, một cuộc sống kề bên cái chết để hồn mộng mơ nhớ về “con đường xưa em đi” để ước mơ anh được chắp cánh bay xa, một mơ “ước huy hoàng, được bàn tay chính nàng dâng hoa, dâng hết ân tình…” thì giây Phút Hồi Tâm cũng giúp hồn tôi thoát ra khỏi thực trạng khó khăn của giây phút hiện tại để chắp cánh bay xa… bay cao mãi đến tận trời xanh…. để những lo lắng vất vả trần tục không kéo ghì hồn tôi xuống đất đen.  Như ước mơ của anh lính chiến khi mọi sự đã qua “chỉ còn em với anh” thì tôi cũng mơ về ngày đoàn viên, khi những khốn khó lao đao vất vả của đời này qua đi, ngày đó chỉ còn Cha với Con.

Nhớ về “con đường xưa em đi,” nơi “có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe…”anh chợt nhận ra mình là một người hạnh phúc vì đang yêu và được yêu.  Cuộc sống dù cam go hiểm nguy nơi chiến trường gian khổ, với những “phiên gác canh dài,” ngày tháng buồn phương xa với “những mùa trăng vu quy, vì mưa gió không về” nhưng anh nhận ra cuộc sống có giá trị, cuộc đời vẫn đáng yêu và đáng sống.  Phút Hồi Tâm là nhìn lại “con đường xưa ta đi” để nhận dạng tình yêu trong cuộc sống, để thấy tôi đang được yêu và đáng được yêu mến.  Chính vì tình yêu đó, có Đấng đã từ bỏ ngôi vị Thiên Chúa chết cho tôi được sống.  Còn bao nhiêu khuôn mặt tình yêu khác trong cuộc sống này, bao nhịp đập trái tim đang hướng về tôi: chồng, vợ, con cái, cha mẹ, người yêu, anh em, bạn hữu…. tha nhân.  Tôi có đáp trả lại tình yêu đó hay không, tôi có đang yêu mến họ như họ mến yêu tôi hay không, giây phút Hồi Tâm sẽ giúp tôi trả lời câu hỏi đó.  Đời chỉ đẹp khi có tình yêu, cuộc sống chỉ có giá trị khi tôi tìm thấy giá trị của mình trong trái tim người khác, đặc biệt là trong trái tim của Chúa Tể muôn loài muôn vật.  Nếu không dừng lại vài phút mỗi ngày trong cuộc sống, thì làm sao tôi có thể nhận diện được ân sủng từ trời cao tuôn đổ xuống trên cuộc đời tôi từ những con đường xưa cũ đó, cho đến con đường hôm nay?

Phút Hồi Tâm không chỉ dành riêng cho các linh mục tu sĩ dòng Tên hay những ai đang theo linh đạo I-Nhã mà dành cho tất cả mọi người, mọi giới, mọi nơi… những người đang mong mỏi có Chúa đi bên đời với mình.  Chỉ vài phút mỗi ngày nhìn lại con đường đã qua để giúp tôi ý thức sự hiện diện của Chúa qua những biến cố lớn nhỏ buồn vui trong cuộc sống, để lòng với lòng gắn bó gần gũi với nhau hơn.  Nhẹ nhàng là thế, quyến rũ là thế sao tôi không liều mình vài phút để thử???

****************************

Lạy Chúa, trong cuộc sống tốc độ của thế kỷ 21 này, người ta thà nhắm mắt chạy liều về tương lai mà không biết chạy đi đâu, còn hơn mất một vài giây phút để ngồi nhìn lại quãng đường đã qua.  Xin cho con biết dành ra vài phút mỗi ngày làm Phút Hồi Tâm để bước chân ngày mai bớt lầm lạc, để biết tạ ơn Trời, cám ơn tha nhân đã cùng đồng hành với con.  Chúa ơi, xin chữa lành những vết thương, những dang dở thiếu sót của tháng ngày qua, xin nhận lấy những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống chưa trọn vẹn hôm nay.  Hôm nay đã xong, mọi sự đã thành quá khứ, con không thể thay đổi được gì nữa nhưng ngày mai… tương lai… thời gian trước mặt… xin Chúa thánh hoá và giúp con sống trọn vẹn hơn, thánh thiện hơn như Cha trên trời là Đấng Thánh.

 Lang Thang Chiều Tím

CHỦ CHĂN

CHỦ CHĂN

Trong một cuộc giao tranh đạo quân của đại tướng Monmouth bị thua chạy một cách thê thảm.  Riêng ông cũng phải lẩn trốn.  Ban ngày ông đến náu trong những hang núi, đến đêm mới dám ra đi.  Sau cùng, địch quân cũng đuổi kịp.  Ông bí quá, chạy vào căn lều của người chăn chiên.

 Thay vì đóng cửa không cho ông vào, người chăn chiên đã làm một nghĩa cử cao đẹp.  Anh đã đổi áo của mình cho ông mặc trá hình, rồi thân chinh ra gặp địch quân của đại tướng.

 Người chăn chiên đã chiến đấu rất anh dũng và cố ý kéo dài cuộc giao tranh để Monmouth có giờ tẩu thoát.  Với thanh kiếm, anh đã cầm chân địch quân trong vòng ba tiếng đồng hồ, cho đến khi mệt lả, không còn đủ sức chiến đấu nữa thì bị địch quân giết chết.  Lúc đó đại tướng Monmouth đã đi xa rồi.

 Trong trận chiến chống trả tội lỗi, chúng ta luôn bị ma quỉ đuổi bắt, nhưng Chúa Giêsu đã xuống thế làm người.  Ngài đã chiến đấu thay cho chúng ta suốt ba tiếng đồng hồ trên thập giá, cho đến lúc chính Ngài đã phải chết.  Trong khi Ngài chiến đấu với ma quỉ, con người tội lỗi chúng ta được thoát khỏi quyền lực của ma quỉ.  Chính vì thế, Chúa Giêsu đã có lý khi tự xưng mình là chủ chiên nhân lành, đã hiến mạng sống vì con chiên.

Ngài nói đi nói lại với chúng ta, Ngài là chủ chăn nhân lành có nhiệm vụ dẫn dắt linh hồn chúng ta:

– Nếu một người có một trăm con chiên chẳng may lạc mất một con, người ấy lại không bỏ 99 con lại mà đi tìm con chiên bị lạc mất hay sao.  Ta còn nhiều chiên khác chưa thuộc về đàn này, cả chúng nữa ta cũng phải đem chúng về.

Linh hồn của chúng ta đáng giá chừng nào, vì Chúa Giêsu đã sẵn sàng hiến mạng sống để cứu lấy nó.

Chúng ta phải luôn ghi lòng tạc dạ điều này: Trong chúng ta có một cái gì rất giá trị, một cái gì chúng ta phải chăm sóc và bảo tồn.  Để chăn dắt chúng ta, Chúa Giêsu đã phải giáng trần.

Nếu chúng ta cần gì thì hãy đến với Ngài.

Cần đồ ăn ư?  Ngài đã ban chính mình Ngài trong Bí tích Thánh Thể để làm của ăn nuôi sống linh hồn chúng ta.

Cần nước uống ư?  Ngài đã ban cho chúng ta dòng nước trong lành của Bí tích Rửa tội.

Cần băng bó ư?  Ngài sẽ chữa lành những vết thương do tội lỗi gây nên bằng Bí tích Giải tội.

Cần hướng dẫn ư?  Ngài sẽ đưa chúng ta trở về với Ngài như người chủ chăn đưa con chiên lạc trở về đàn của mình.

Cần che chở ư?  Ngài hiến mạng sống để bảo vệ chúng ta và cho đến ngày hôm nay Ngài còn thực hiện biết bao việc lạ lùng để nâng đỡ chúng ta.

Linh hồn chúng ta thực là quí giá biết bao, chính vì thế, chúng ta phải gìn giữ nó, đừng làm những gì khiến nó mất đi vẻ đẹp tuyệt vời, khiến Chúa Giêsu phải đau lòng.

Người chăn chiên đã chết để cứu mạng sống cho vị đại tướng.  Chúa Giêsu đã chết trên thập giá để cứu rỗi linh hồn chúng ta, bởi vì Ngài chính là chủ chăn nhân lành đã hiến mạng vì đoàn chiên.

Sưu tầm

****************************** ********

Lạy Chúa Giêsu, Chúa nhận mình là Tấm Bánh, vì Chúa muốn nuôi tâm linh chúng con.

Chúa nhận mình là Cây Nho, vì Chúa muốn trao cho chúng con dòng nhựa sống.

Chúa nhận mình là Mục tử nhân lành, vì Chúa muốn dẫn chúng con đến nơi đồng cỏ.

Chúa nhận mình là Cửa, vì Chúa mở cho chúng con sự phong phú của Nước Trời.

Chúa nhận mình là Con Đường, vì Chúa là Đấng duy nhất dẫn chúng con đến với Chúa Cha.

Chúa nhận mình là Ánh sáng, vì Chúa có khả năng khuất phục bóng tối trong thế gian này.

Chúa nhận mình là Sự Thật, vì Chúa vén mở cho chúng con khuôn mặt của Thiên Chúa.

Chúa nhận mình là Sự Sống và là Sự Sống Lại, vì Chúa không để cho chúng con bị cái chết chôn vùi.

Lạy Chúa Giêsu, tạ ơn Chúa vì mọi điều Chúa định nghĩa về mình đều hướng đến hạnh phúc cho chúng con, và đều cho chúng con sự sống thâm sâu của Chúa.  Xin cho chúng con chấp nhận Chúa là Anpha và Ômêga, là Khởi Nguyên và là Tận Cùng của cuộc đời mỗi người chúng con. Amen.

Langthangchieutim gởi

Dân tộc không có ăn mày.

  Dân tộc không có ăn mày.
Vì sao người Do Thái dù phiêu bạt khắp nơi nhưng không có một người ăn mày?

Trong hơn 2000 năm, người Do Thái ly biệt quê hương và tản mạn đi khắp mọi khu vực của trái đất. Mãi đến năm 1947, khi chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, người Do Thái mới trở về đất nước của mình. Nhưng mà, là một dân tộc dù phải lang bạt hơn 2000 năm, nhưng Do Thái lại là dân tộc “độc nhất vô nhị” không có người ăn mày.

Người Do Thái cho rằng: Giáo viên vĩ đại hơn cả quốc vương. Họ vô cùng kính trọng giáo viên. Dựa vào học tập, tri thức và sách, người Do Thái dù lang thang ở bất kể nơi đâu họ cũng đều có thể sinh tồn, hơn nữa còn phát triển mạnh mẽ.

Người Do Thái là một dân tộc có tín ngưỡng tôn giáo mạnh mẽ. Họ coi học tập là một phần của tín ngưỡng, học tập là một hình thức thể hiện sự tôn kính của mình đối với Thượng đế. Mỗi người Do Thái đều cần phải đọc sách.

Talmud chính là nguồn gốc trí tuệ của người Do Thái. Talmud có nghĩa là “nghiên cứu” hoặc “nghiên cứu và học tập”. Talmud cho rằng: “Học tập là thứ giúp hành vi hướng thiện, là nguồn gốc của đức hạnh. Sự thành kính, lương thiện, ôn hòa, ưu nhã của một người đều là dựa vào kết quả của giáo dục.”

Người Do Thái coi sách là bảo bối của cả đời. Giá sách không được đặt ở đầu giường hay cuối giường nếu không sẽ bị coi là bất kính với sách.

“Trí tuệ quan trọng hơn tri thức”. Như thế nào là tri thức? Tri thức chính là thực tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật. Còn trí tuệ là đem thực tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật tiến hành tổng hợp ra một phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Đối với con người, quan trọng nhất là cái gì? Là đến từ trí tuệ, mà trí tuệ lại đến từ tri thức.

Mục đích của đọc sách là để mở rộng tri thức, sau khi đã chuẩn bị được nguồn tri thức phong phú, bạn sẽ học được cách suy xét. Bạn sẽ minh bạch được đạo lý làm người hoặc là sẽ tìm được cách thức giải quyết vấn đề. Đây chính là trí tuệ! Vì vậy, trí tuệ đến từ tri thức và quan trọng hơn tri thức!

Người Do Thái ủng hộ sáng tạo cái mới. Họ cho rằng, việc sáng tạo ra cái mới chính là trí tuệ, phải dám hoài nghi, dám đặt câu hỏi bất cứ lúc nào, bởi vì tri thức càng nhiều sẽ càng sản sinh ra sự hoài nghi.

Người Trung Quốc thường hỏi con cái khi chúng tan trường là: “Hôm nay con làm bài thế nào?” Còn người Do Thái sẽ hỏi con: “Hôm nay con có đưa ra câu hỏi nào không? Hôm nay con có gì khác hôm qua không?”

Người Do Thái cho rằng, thông qua học tập mọi người có thể nhận thức chính mình và siêu việt chính mình.

Cách giáo dục của người Do Thái bao gồm cả đóng và mở. Đối với nội bộ người Do Thái là cởi mở, còn đối với bên ngoài là đóng kín, để duy trì sự cạnh tranh sinh tồn của người Do Thái. Talmud là kinh thánh chuẩn, trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 6 công nguyên, người Do Thái đã vận dụng nó 500 năm. Hơn 2000 giáo sĩ Do Thái và các nhà khoa học đã biên soạn ra cuốn sách quý này. Nó là bảo bối sinh tồn của người Do Thái.

Trên thế giới, dân tộc Do Thái là dân tộc hiểu nhất về nghệ thuật của giáo dục. Có thể nói, người Do Thái là dân tộc thành công nhất về giáo dục.

Người Do Thái cho rằng giáo dục có thể cải biến đời người, số mệnh, cải biến hết thảy. Vì vậy, trong hơn 2000 năm lang bạt trong lịch sử, hết thảy mọi thứ của họ đều bị cướp đoạt hết chỉ có sách và tri thức là không thể bị cướp mất.

Người Do Thái vô cùng coi trọng giáo dục, tri thức và sách. Chỉ có tri thức là tài phú quan trọng nhất, là tài sản có thể mang theo bên mình và còn cả đời có thể hưởng dụng.

Vì thế, người Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới xóa mù chữ. Từ trước năm 1947, ngay cả một mảnh đất lãnh thổ cũng không có. Thế nhưng, trong thời kỳ trung cổ, người Do Thái đã xóa mù chữ, vì vậy tố chất chỉnh thể của dân tộc này cao hơn của các dân tộc khác một bậc.

Dù với dân số ít ỏi, nhưng Do Thái là dân tộc đã giành được rất nhiều giải thưởng Nobel, với 169 người, chiếm 17.7% tổng số người giành được giải thưởng này của cả thế giới.

Chính những yếu tố này đã khiến cho người dân Do Thái dù phải phiêu bạt khắp thế giới hơn 2000 năm, nhưng lại là một nước duy nhất trên thế giới không có ăn mày.

Theo NTDTV

Mai Trà biên dịch ( ĐKN )

TUYÊN BỐ CHUNG

Nguồn facebook: Trần Bang
TUYÊN BỐ CHUNG

V/v: Phản đối việc đàn áp người dân lên tiếng ôn hoà, nhân vụ hành hung chị Lê Thị Mỹ Hạnh

Kính thưa bà con,

Trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ côn đồ tấn công những người lên tiếng ôn hoà như:

* Chị Đỗ Thanh Vân và anh Nguyễn Viết Dũng ngày 14/3/2017, sau khi đi tưởng niệm Thảm sát Gạc Ma, tại Hà Nội.
* Chị Lê Thị Mỹ Hạnh và anh Trịnh Đình Hoà ngày 5/4/2017, khi đang đi bộ tại Hà Nội.
* Anh Trần Hoàng Phúc & Huỳnh Thành Phát bị đánh ngày 13/4/2017 tại Quảng Bình.
* Chị Nguyễn Hương ngày 22/4/2017, khi đang đi làm từ thiện tại Đakrong, Quảng Trị.
* Anh Trương Văn Dũng bị côn đồ – nhưng sau phát hiện là công an – tấn công ngày 30/4/2017 khi đang quay phim người dân giương biểu ngữ phản đối Formosa, tại Hà Nội.
* Anh Nguyễn Peng ngày 1/5/2017, tại Sài Gòn.

Đỉnh điểm của sự việc xảy ra ngày 2/5/2107, côn đồ xông vào nhà riêng chị Nguyễn Hương tấn công ba người phụ nữ là chị Nguyễn Hương, chị Lê Thị Mỹ Hạnh và một người bạn. Bọn chúng sau đó còn trắng trợn công khai clip đánh người này lên Facebook ở tài khoản Phan Sơn Hùng: https://www.facebook.com/phansonhung.phanhung/posts/1652523578098882.

Vì vậy, chúng tôi, những tổ chức XHDS và công dân Việt Nam kí tên dưới đây tuyên bố:

1. Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều thảm hoạ và nguy cơ cho đất nước như mất đất, mất biển vào tay chính quyền Trung Quốc, thảm hoạ môi trường Formosa, nạn tham nhũng, sự suy thoái kinh tế và gia tăng các thuế phí đã gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Người dân lên tiếng phản đối là điều hiển nhiên, đó là quyền cơ bản của công dân được ghi trong Hiến pháp và được pháp luật bảo vệ. Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho những công dân được nói lên ý kiến của mình.

2. Việc để xảy ra những vụ tấn công nhằm vào công dân Việt Nam chỉ vì họ lên tiếng ôn hoà là trách nhiệm của công an Việt Nam. Công an Việt Nam đã không hoàn thành trách nhiệm bảo vệ công dân; thậm chí đã có nhiều bằng chứng chứng tỏ công an bao che, dung túng và đứng đằng sau những vụ việc này.

3. Chúng tôi, những tổ chức XHDS và cá nhân kí tên dưới đây luôn vận động người dân lên tiếng trong ôn hoà nhằm tạo sự thay đổi tốt đẹp cho đất nước nhưng chính quyền thường xuyên tuyên truyền quy chụp họ phản động, vô hình dung kích động bạo lực, đe doạ, trấn áp và vu khống họ. Chính điều này làm xuất hiện những nhóm dư luận viên, những nhóm côn đồ ngày càng trắng trợn công khai sử dụng bạo lực. Chính những hành động đó tạo ra những bất ổn xã hội mà hậu quả của nó là không lường trước được.

4. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi chính quyền chấm dứt hành động tuyên truyền gây kích động bạo lực và nhanh chóng xử lý những tổ chức và cá nhân công khai kích động bạo lực, trấn áp và vu khống người dân Việt Nam như trên các trang facebook Tô Lâm, Trần Đại Quang và Phan Sơn Hùng trên đây.

Trong vòng 48h khi ra tuyên bố này, nếu chính quyền không có biện pháp xử lý thích hợp, chúng tôi sẽ kêu gọi biểu tình toàn quốc để phản đối lên án những hành động bạo lực đàn áp người dân.
Trân trọng!

Các tổ chức XHDS và cá nhân đồng đứng tên:
1. Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng Đồng. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.
2. Diễn đàn XHDS. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
3. Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Thầy giáo Vũ Mạnh Hùng.
4. Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.
5. Nhóm Văn Lang (Cộng Hòa Séc). Đại diện: Ông Nguyễn Cường.
6. Diễn Đàn Dân Chủ Đuốc Việt. Đại diện: Ông Lưu Hoàn Phố.
7. Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders). Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ
8. Hội Anh em Dân Chủ. Đại diện: Ông Nguyễn Trung Tôn.
9. Giáo Hội Liên Hữu LuTheran VN-HK. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa
10. Mạng Lưới Blogger Việt Nam. Đại diện: Bà Phạm Thanh Nghiên.
11. Con Đường Việt Nam. Đại diện: Ông Hoàng Văn Dũng.
12. Hội bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện: Bà Hà Thị Vân
13. Hội Ái hữu Tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển
14. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Bà Ngô Thị Kim Hoa (Sương Quỳnh)
15. Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
16. Phong trào Lao Động Việt. Đại diện: Bà Đỗ Thị Minh Hạnh.
17. Nhóm Vì Môi Trường. Đại diện: Bà Nguyễn Thị Bích Ngà
18. No-U FC. Đại diện: Ông Lã Việt Dũng
19. Nhóm Green Trees. Đại diện: Ông Đặng Vũ Lượng
20. Hội Cựu TNLT, BS Nguyễn Đan Quế và LM Phan Văn Lợi, đồng Chủ tịch, đại diện
21. Trang tin Dân Luận. Đại diện: Ông Nguyễn Công Huân
22. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải và Linh mục Nguyễn Văn Lý
23. Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải và Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
24. Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần Túy. Đại diện: Ông Lê Quang Hiển & Ông Lê Văn Sóc
25. Diễn đàn XHDS. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
26.

Các cá nhân:
1. Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình. Hà Nội.
2. PGSTS Hoàng Dũng, TPHCM
3. CTNLT Huỳnh Anh Tú. SG
4. CTNLT Phạm Thanh Nghiên. SG
5. Nhà báo độc lập Lê Anh Hùng. Hà Nội.
6. Ông Nguyễn Khắc Mai. Hà Nội.
7. CTNLT Lê Thăng Long. SG
8. Kha Lương Ngãi – Nguyên PTBT báo SGGP, thành viên CLB LHĐ. Sài Gòn
9. Nghệ sĩ Lại Thị Ánh Hồng – thành viên CLB LHĐ. Sài Gòn
10. Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy. Hà Nội.
11. Lê Thân – Cựu tù Côn Đảo. Thành viên CLB LHĐ. Sài Gòn.
12. Nhà báo Võ Văn Tạo. Nha Trang
13. Diễn viên, đạo diễn, NSUT Nguyễn Thị Kim Chi. Sài Gòn
14. Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. CLB Nhà báo tự do. Hoa Kỳ.
15. Nhà giáo Pháp – Việt André Menras
16. Nhà thơ Hoàng Hưng. Sài Gòn.
17. Thương binh Phan Khang. Hà Nội
18. Nguyên PGĐ Cty XNK Lâm sản 21 Vũ Minh Thoa. Khánh Hòa.
19. Blogger Phạm Hải. Khánh Hòa.
20. Kỹ sư Khổng Hy Thiêm. Khánh Hòa.
21. Kỹ sư Bùi Quang Vơm. Pháp
22. Luật sư, CTNLT Lê Công Định. Sài Gòn.
23. Mục sư Đoàn Văn Diên.
24. Paulus Lê Sơn, Phóng viên tự do, TNLT
25. Giáo viên Đào Thu. Hà Nội.
26. Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Đức Long. Sài Gòn.
27.

Chúng tôi tiếp tục đón nhận sự ủng hộ của các tổ chức XHDS và cá nhân. Nếu sẵn sàng đồng hành, xin quý vị gửi ký tên về e-mail: chongbaoluc@gmail.com.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

No automatic alt text available.
 
 

Chính thống hay nguỵ quyền

Chính thống hay nguỵ quyền

(Trình bày tại Montreal ngày 30-4-2017)

Trần Gia Phụng (Danlambao) – Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa về phần mình, gọi Quốc Gia Việt Nam (QGVN) rồi Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là “ngụy quân”, “ngụy quyền”… Bài nói chuyện nầy xin dựa vào lịch sử để xác định rõ ràng ai là chính thống và ai là ngụy quyền?

  1. Định nghĩa 

Trong chữ “chính thống”, thì “chính” là “ngay thẳng”, “đích xác”; còn “thống” là “mối tơ”, giềng mối nối tiếp nhau. Nói chung, “chính thống” là dòng chính từ trước ra sau, từ trên xuống dưới. Ví dụ dòng chính của một dòng họ, một môn phái, một học thuyết. Trong chính trị, chính thống là sự tiếp nối chính thức từ đời trước qua đời sau, đúng theo luật định, tập quán, phong tục…

Trái với “chính” trong chữ “chính thống”, là “ngụy”. “Ngụy” có nghĩa là giả, không thật, không chính thống. Các nhà cầm quyền thường tự cho mình là chính và dùng chữ “ngụy” để chỉ những đối thủ chính trị, như ngụy triều, ngụy quyền, ngụy quân. Ví dụ gần nhứt trong lịch sử là nhà Nguyễn (vua Gia Long) gọi nhà Nguyễn (vua Quang Trung) là “ngụy triều”, “ngụy Tây”, “ngụy Tây Sơn” … 

Nhân viết về nhà Tây Sơn, sử gia Trần Trọng Kim bàn rằng: “Những người làm quốc sử nước Tàu và nước ta thường cứ chia những nhà làm vua ra chính thống và ngụy triều. Nhà nào, một là đánh giặc mở nước, sáng tạo ra cơ nghiệp, hai là được kế truyền phân minh, thần dân đều phục, ba là dẹp loạn yên dân, dựng nghiệp ở đất trung nguyên, thì cho là chính thống. Nhà nào, một là làm tôi cướp ngôi vua, làm sự thoán đoạt không thành, hai là xưng đế, xưng vương ở chỗ rừng núi, hay là ở đất biên địa, ba là những người ngoại chủng vào chiếm nước làm vua, thì cho là ngụy triều.” (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Sài Gòn, Nxb. Tân Việt, in lần thứ bảy, 1964, tr. 367, chương “Nhà Nguyễn Tây Sơn”.) 

Tuy vậy, có triều đại cầm quyền do đảo chánh, cướp ngôi, lúc đầu bị xem là ngụy triều, nhưng nhờ có công chống ngoại xâm hay xây dựng đất nước hợp lòng dân, nên được gọi là chính thống. Trái lại, có triều đại chính thống, nhưng về sau trở nên tàn bạo hoặc cầu viện ngoại bang, thì lại bị xem là ngụy triều.

Ngoài những tiêu chuẩn trên đây, ngày nay trên toàn thế giới, một chế độ được xem là chính thống khi được dân chúng chọn lựa qua một cuộc phổ thông đấu phiếu minh bạch, tự do dân chủ, xây dựng đất nước, tôn trọng dân quyền và nhân quyền, bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm. Nói ngắn gọn, một chế độ chính thống là một chế độ “của dân, do dân và vì dân”.

  1. Quan điểm của cộng sản

Trong cuộc chiến 1946-1954, lúc đầu CSVN gọi các đối thủ chính trị là “Việt gian”, “phản động”, “bù nhìn”, “tay sai thực dân Pháp”. Sau hiệp định E1ysée (8-3-1949), cựu hoàng Bảo Đại thành lập chính thể QGVN và thành lập Quân đội QGVN, thì CSVN gọi quân đội QGVN là “ngụy binh” và sau đó gọi quân đội VNCH là “ngụy quân”, chính thể VNCH là “ngụy quyền”.

Hồ Chí Minh (HCM) bắt đầu dùng chữ “ngụy binh” trong các bài báo từ năm 1951, đăng lại trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6 (in lần thứ hai, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000). 1) “Vận động ngụy binh”, ký tên Đ.X, báo Cứu Quốc số 1851, 30-6-1951. (Tập 6, tr. 234.) 2) “Thư gửi các ngụy binh”, ký tên Hồ Chí Minh, báo Cứu Quốc, số 1915, 28-9-1951. (Tập 6 tr. 305.) 3) “Lời kêu gọi ngụy binh quay về với tổ quốc”, ký tên Hồ Chí Minh, báo Nhân Dân, số 32, 15-11-1951. (Tập 6 tt. 332-333.) …

Trong suốt cuộc chiến 1960-1975, và nhứt là sau 30-4-1975, ngày nào đài phát thanh và đài truyền hình CS cũng ra rả rêu rao và lên án “ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn”. Tuy nhiên, không phải CS tự tiện gọi đối thủ là “ngụy”, thì CS tự nhiên trở thành chính thống. Vấn đề là sự đánh giá của quần chúng, sự phán xét của lịch sử, dựa trên thành quả của nhà nước CS trong lúc nắm quyền lực.

Muốn đánh giá thật đúng thì phải qua thời gian thử thách. Nay đã hơn 40 năm sau ngày 30-4-1975, có lẽ là thời gian đã quá đủ để người Việt hiểu CS thấu tận “ngọn nguồn lạch sông”, để đánh giá chế độ CS. 

  1. Trước năm 1975 

Xin bắt đầu khi chế độ CS mới thành lập. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh ngày 14-8-1945, chính phủ Trần Trong Kim sụp đổ. Hồ Chí Minh (HCM) cùng mặt trận Việt Minh (VM) nổi lên cướp chính quyền ở Hà Nội, gởi điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị. (Nhóm chữ “cướp chính quyền” do VM đưa ra.) 

Lúc đó, đại sứ Nhật ở Huế đề nghị giúp vua Bảo Đại dẹp VM, vì lực lượng Nhật ở Việt Nam còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, vì lòng yêu nước thương dân, vì muốn tránh nội chiến, vua Bảo Đại từ chối đề nghị của đại sứ Nhật, và tuyên chiếu thoái vị ngày 25-8, rồi làm lễ thoái vị ngày 30-8-1945, trao quyền cho VM, tạo thời cơ lịch sử rất thuận lợi, giúp HCM và VM thế kế tục chính thống hợp pháp trước quốc dân Việt Nam và cả chính trường quốc tế. 

Lúc đó, ít ai biết HCM và VM là cộng sản (CS), kể cả vua Bảo Đại. Trong “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2-9-1945, HCM nói: “Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa…” Như thế là HCM tự hào rằng VM cướp chính quyền, chứ không phải do vua Bảo Đại trao lại, phủ nhận thiện chí của vua Bảo Đại, và phủ nhận luôn sự truyền thừa chính thức từ triều đình Huế mà vua Bảo Đại tượng trưng. 

Dù mới cầm quyền, HCM và VM để lộ ngay bản chất độc tài đảng trị. Vì vậy, khi thoát qua được Hồng Kông, và gặp lại Trần Trọng Kim vào tháng 8-1947, cựu hoàng Bảo Đại nói với Trần Trọng Kim: “Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn.” (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tr. 146.) Ý kiến của Bảo Đại có thể xem là lời tuyên bố phủ nhận tất cả những gì mà trước đây vua Bảo Đại đã lầm khi tin tưởng giao quyền cho HCM. Đây là trường hợp mà trong dân gian thường nói là “trao duyên lầm tướng cướp”.

Qua việc HCM tự hào đã cướp chính quyền và việc cựu hoàng Bảo Đại nhận ra sai lầm vì đã trao quyền cho bọn du côn, thì VNDCCH chắc chắn không phải là chính thể kế truyền chính thống của nhà Nguyễn, hay của chính phủ Trần Trọng Kim.

Khi Pháp trở lui Việt Nam, HCM nhượng bộ Pháp để duy trì quyền lực, ký liên tiếp hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), công nhận sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam. Dần dần, bị Pháp áp lực mạnh mẽ, HCM họp Trung ương đảng CS tại Vạn Phúc (gần Hà Nội) ngày 18 và 19-12-1946, quyết định tấn công Pháp, nhằm trốn chạy khỏi Hà Nội, và đổ gánh nặng chiến tranh lên vai dân tộc Việt.

Việt Minh thua chạy cho đến năm 1949. Khi Trung Cộng thành công ở Trung Hoa năm 1949, thì đầu năm 1950, HCM qua Tàu rồi qua Liên Xô cầu viện. Hồ Chí Minh qua Tàu cầu viện năm 1950 thì có khác gì bà thái hậu nhà Lê qua Tàu cầu viện năm 1788? 

Trong Đại hội 2 đảng CSĐD vào tháng 2-1951 tại Tuyên Quang, để đưa đảng Cộng Sản (CS) hoạt động công khai trở lại với danh xưng mới là đảng Lao Động (LĐ) do Stalin đặt, HCM phát biểu: “Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin…lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.”. (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ & Quốc hội, Nxb. Văn Nghệ [tái bản], California, 1995, tt. 150-152.) 

Chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Mao Trạch Đông hoàn toàn xa lạ đối với người Việt Nam, không nằm trong dòng văn hóa dân tộc cổ truyền chính thống. Ai cũng biết đây là loại chủ nghĩa không tưởng, không thể thực hiện được. Ngay cả những người hầu như đồng thời với NAQ, như hai nhà cách mạng Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và nhà văn Phan Khôi đều chỉ trích chủ nghĩa Mác-Lê. 

Khi khởi chiến năm 1946, VM rất cần giới trí thức tiểu tư sản để lôi cuốn quần chúng. Thời nào cũng vậy, trí thức tiểu tư sản là lớp người trung gian giữa nhà cầm quyền với quần chúng và là thành phần nòng cốt thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, khi được Trung Cộng viện trợ, VM khá vững, HCM theo chủ trương của Mao Trạch Đông, tiêu diệt giới trí thức tiểu tư sản bằng những phong trào rèn cán chỉnh quân, vì HCM và CS sợ giới nầy sẽ hướng dẫn quần chúng chống lại độc tài đảng trị CS, nên ra tay trước. 

Hồ Chí Minh còn học theo Mao Trạch Đông tổ chức những cuộc Cải cách ruộng đất kinh thiên động địa, gây chia rẽ dân chúng, gây căm thù giai cấp và làm cho bàn tay nông dân nhuốm máu đồng bào, không còn con đường rút lui, mà chỉ còn con đường duy nhất là phải nhắm mắt vâng phục CS.

Khi Trung Cộng gởi viện trợ qua giúp và nhất là gởi cố vấn qua điều khiển chiến tranh, thì VM tuân phục tuyệt đối sự lãnh đạo của cố vấn Trung Cộng. Cố vấn Trung Cộng chỉ đông thì đánh đông, chỉ tây bắc thì lên tây bắc, chỉ ngừng đánh để họp Genève thì lo họp, chỉ chia hai đất nước ở vĩ tuyến 17, thì tuân lệnh ngay lập tức. Tất cả những trận đánh lớn nhỏ của bộ đội VM, từ Đông Khê đến Điện Biên Phủ, đều nhờ khí tài và cố vấn Trung Cộng, do quân ủy Bắc Kinh chỉ huy. Võ Nguyên Giáp chẳng qua là đốc công chiến trường, còn Hồ Chí Minh là thư ký chiến trường cho đoàn cố vấn và quân ủy Bắc Kinh mà thôi.

Sau khi đất nước bị chia hai, Bắc Việt Nam cử người qua Bắc Kinh năm 1956 xin viện trợ nhằm đánh Nam Việt Nam. Lúc đó, Trung Cộng ra tuyên bố tự ý xác định hải phận của Trung Cộng là 12 hải lý, và khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vốn của Việt Nam) thuộc chủ quyền của Trung Cộng. Để trả ơn Trung Cộng, Phạm Văn Đồng ký công hàm ngày 14-9-1958, với sự chuẩn thuận của HCM và đảng Lao Động, theo đó CSVN “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc”. Như thế có nghĩa là CSVN nhượng hai quần đảo nầy cho Trung Cộng.

Chưa hết, trong cuộc chiến 1960-1975, Lê Duẩn còn khẳng định: “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô.” (Nguyễn Mạnh Cầm (ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000) trả lời phỏng vấn BBC ngày 24-1-2013.) 

  1. Thực tế đời sống

Một kinh nghiệm thực tế rất dễ nhận thấy trong chiến tranh, là khi CS tiến đánh đến đâu, thì dân chúng bỏ phiếu bằng chân ngay tức khắc, chạy khỏi đó, và trốn về phía Quốc Gia hay Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1954, sau hiệp định Genève (20-7-1954), khoảng một triệu người bỏ nhà cửa, ruộng vườn di cư vào Nam. Ngày 30-4-1975, CS chiếm Nam Việt Nam, thì dân chúng tìm tất cả các cách trốn chạy ra khỏi nước.

Tuy chiến thắng ngày 30-4-1975, thống nhất lãnh thổ, nhưng CS không thống nhất được lòng dân và chủ nghĩa CS không chiến thắng được văn hóa miền Nam. Nói cách khác, do hoàn cảnh quốc tế, CS đã chiến thắng Việt Nam Cộng Hòa, nhưng CS không thể tiêu diệt được tinh thần Việt Nam Cộng Hòa. Bằng chứng là sau năm 1975, người Bắc vào Nam học theo văn hóa miền Nam, đọc sách miền Nam, nghe nhạc miền Nam, ăn bận theo kiểu người Nam, chở hàng từ Nam ra Bắc, nghĩa là miền Bắc được Nam hóa. Cách đây 10 ngày, một trung niên người Sài Gòn sinh trong thập niên 90 (dưới 30 tuổi), lớn lên dưới chế độ CS, đã trả lời đài RFA rằng: “Gọi là giải phóng miền Nam thì không hợp lý vì không thể nào một thằng nghèo đi giải phóng một thằng giàu.” (RFA, ngày 20-7-2017)

Sau năm 1975, CS đổi quốc hiệu là “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Đây là một cuộc áp đặt trắng trợn vì đại đa số dân chúng Việt Nam không theo CS. Số đảng viên CS từ trước đến nay luôn luôn dưới 10% tổng dân số Việt Nam.

Cho đến nay, tức hơn bốn mươi năm sau ngày 30-4-1975, đảng CS vẫn không thay đổi bản chất độc tài, đảng trị, toàn trị. Ngày nay, nguyên tắc nầy được đảng CS thể hiện công khai bằng điều 4 hiến pháp rất nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết.

Để có thể đứng vững, sau năm 1975, CSVN dựa vào Liên Xô cho đến năm 1990. Khi Liên Xô sụp đổ, CSVN thần phục Trung Cộng. Cho đến nay, chưa ai biết nội dung hội nghị Thành Đô (Trung Hoa), trong hai ngày 3 và 4-9-1990 giữa CSVN với Trung Cộng. Chỉ biết sau hội nghị nầy, CSVN nhục nhã ký hai hiệp ước liên tiếp: 1) Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc ngày 30-12-1999, nhượng cho Trung Cộng ải Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc, một số diện tích đất biên giới. 2) Hiệp ước phân định lãnh hải ngày 25-12-2000, mất vào tay Trung Cộng 10,000 km2 mặt biển Vịnh Bắc Việt. 

Về kinh tế, cũng sau ngày 30-4-1975, do chính sách kinh tế chỉ huy, Việt Nam càng ngày càng suy sụp. Sợ nội loạn xảy ra, tuy vẫn cương quyết giữ vững nguyên tắc độc quyền chính trị, nhưng từ năm 1985, CS bắt đầu thay đổi về kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Do CS mới ứng dụng kinh tế thị trường, cơ chế lỏng lẻo, các doanh nghiệp nhà nước (công ty quốc doanh) được ưu đãi, vay vốn ngân hàng nhà nước dễ dàng, tài sản chung không ai quý. Nạn tham nhũng bùng nổ mạnh mẽ. Cán bộ CS cấu kết với nhau thành những nhóm lợi ích trong chính quyền, liên hệ đến các thế lực chính trị. Những nhóm lợi ích nầy va chạm nhau, tranh ăn hối lộ, tranh chấp quyền lợi, đưa đến chia rẽ trong nội bộ CSVN.

Tham nhũng tràn lan từ lớn đến nhỏ, từ trên xuống dưới, trong tất cả các ngành của nhà nước, nặng nhứt là ngành công an, nhà đất, hải quan. Tham nhũng chẳng những cướp nhà, cướp đất, mà còn bán đất cho ngoại bang, tạo ra những tệ nạn khủng khiếp như vụ bauxite ở Cao nguyên Trung phần, và nhất là vụ Formosa gây ô nhiễm độc hại về lâu về dài, làm cho dân chúng điêu đứng. 

Cộng sản thường tự hào là đã mở các cuộc cải cách ruộng đất để chia đất cho người nghèo. Ngày nay, CS cướp đất của người nghèo, bán cho công ty nước ngoài hay cho công ty nước ngoài thuê dài hạn, dài hơn cả thời hạn cho nông dân thuê đất. Dân chúng bị cướp nhà, cướp đất, mất hết đất đai mưu sinh, nên liều chết tranh đấu bảo vệ đất, khiếu nại, kiện tụng hằng ngày, tạo thành phong trào dân oan trên toàn quốc.

Tiếp xúc với cử tri quận 4 TpHCM (tức Sài Gòn cũ) ngày 3-12-2014, Trương Tấn Sang (chủ tịch nhà nước CS 2011-2016) phát biểu: “Hiện tham nhũng không còn đứng riêng lẻ, mà trở thành bè cánh bao che cho nhau.” 

Nguyễn Phú Trọng (tổng bí thử đảng CS từ 2011) ví von tham nhũng là giặc nội xâm, và đã phát biểu như sau khi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hà Nội ngày 17-10-2016: “Chống ngoại xâm đã khó, chống nội xâm càng khó hơn vì là ta đánh vào ta.” (BBC tiếng Việt ngày 17-10-2016.) Ta đánh vào ta thì lấy ai phục vụ chế độ? Đảng CS bèn thả lỏng tham nhũng để cùng nhau bảo vệ chế độ CS. 

Đặc biệt, khi nhìn lại chế độ CS hiện nay, Nguyễn Phú Trọng đã thốt lên ngày 23-10-2013 tại quốc hội Hà Nội, nhân thảo luận về việc sửa đổi hiến pháp năm 1992: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam chưa?” (Các báo Internet ngày 24-10-2013.) Sao ngụy vậy? Không hoàn thiện được, sao buộc dân Việt phải theo? 

Trong khi đó, nhờ internet, nhờ thông tin, sách vở từ nước ngoài tràn vào, dân chúng càng ngày càng thấy rõ bản chất gian tham của CS. Từ đó dân chúng khinh thường cán bộ CS, không còn sợ sệt CS như trước nữa. Cách đây hơn 40 năm, không ai có thể tưởng tượng nổi là có những cuộc biểu tình hàng chục ngàn người chống đối CS. Cũng không ai có thể tưởng tượng hàng ngày, người dân công khai nguyền rủa chế độ, cán bộ, công an khắp nước, được đưa lên Internet hoặc face book, You tube…

  1. Quan điểm của dân chúng

Sau những kinh nghiệm lịch sử và sau những kinh nhiệm bản thân, dân chúng Việt Nam ngày nay đã nhận định rõ ràng ai là chính thống, ai là ngụy quyền. Nhận định nầy gồm hai phần:

  1. a) Thứ nhứt, dân chúng bất mãn đối với chế độ CS: Hiện nay, ngày nào cũng có những cuộc biểu tình, kiện tụng, phản đối từ thành phố đến nông thôn trên toàn quốc. Các biểu ngữ trong các cuộc biểu tình thật đầy đủ ý nghĩa: “Đảng CSVN 1 tập đoàn tội đồ có tổ chức. Mục đích chỉ là để áp bức bóc lột hút máu dân Việt.”Hoặc “Đảng Cộng sản, còn chế độ công an trị dân ta còn mất hết quyền làm người.”

Sinh viên Lê Trung Thành đã viết: “Các anh ơi! Các chị ơi! Các mẹ ơi! Còn cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập, tự do, hạnh phúc.” (đăng trên các web site13-03-2009.) Càng ngày, các cuộc biểu tình càng mạnh mẽ, như vụ Fomosa ở Ha Tĩnh, vụ xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức ở Hà Nội.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ đơn sơ về việc đánh giá của quần chúng đối với chế độ CS. Còn một kho tài liệu lớn lao chưa được đề cập đến trong bài nầy. Đó là sách báo, hồi ký của những nhà văn, những cán bộ hưu trí, từng một thời theo CS, mà “Đến già mới chợt tỉnh”. (Tên tác phẩm của Tống Văn Công). Ví dụ Dương Thu Hương, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên … 

  1. b) Thứ hai, phản ứng tâm lý tự nhiên của người dân là càng chống đối CS thì càng nhớ lại chế độ trước CS, tức Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Những người lớn tuổi đã từng sống dưới thời VNCH thì tiếc nuối một thời tự do dân chủ đã qua. Dân chúng Bắc Việt Nam và giới trẻ trên toàn quốc sinh sau năm 1975, chưa biết về VNCH, nhưng nhờ Internet, nên có cơ hội tìm hiểu VNCH, so sánh với chế độ CS, thì họ mới nhận chân được giá trị của VNCH. Thế là VNCH bắt đầu sống lại trong lòng dân chúng. 

Từ đó, khắp nước Việt Nam, kể cả Hà Nội và các tỉnh Bắc Việt Nam, xuất hiện lá Cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của Việt Nam Cộng Hòa, tung bay trong các buổi lễ tưởng niệm, trong các cuộc biểu tình. Cả những bản hùng ca, những bản nhạc vàng VNCH, được hát vang trong các cuộc tập họp đông người, ngay cả trên đường phố Hà Nội. Đây chính là biểu hiện ước mơ thầm kín của dân chúng trong nước, mong đất nước được sống như thời VNCH thuở trước. Tự do, dân chủ, tự hào dân tộc, cương quyết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Ước mơ nầy chính là ý dân, lòng dân.

Một người dân Hà Nội đã viết: “Người ta gọi các anh là “quân ngụy”,/ Bởi các anh là lính Việt Nam Cộng Hòa./ Nhưng tôi gọi các anh là liệt sĩ,/ Bởi các anh ngả xuống vì Hoàng Sa.” (http://phanduykha.wordpress.com, Phan Duy Kha, “Sẽ có một ngày lấy lại Hoàng Sa”, 14-1-2014.) 

Sinh viên Nguyễn Viết Dũng, người Nghệ An, học đại học Hà Nội, bị bắt trong cuộc biểu tình ở hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) vì anh bận áo quần quân nhân VNCH. Sau 15 tháng tù giam, ngay khi bước ra khỏi nhà tù, Dũng bận áo trắng, trên ngực mang cờ Việt Nam Cộng Hòa, trên tay xăm hai chữ SÁT CỘNG. 

Kết luận

Nếu muốn viết đầy đủ vấn đề chính thống hay ngụy quyền ở Việt Nam trong cuộc chiến vừa qua, thì có thể cả một quyển sách cũng chưa đủ, nhưng ở đây thời gian không cho phép, nên bài nầy chỉ phác thảo sơ lược những nét chính của vấn đề. 

Vấn đề chính thống hay ngụy quyền không phải tự biên tự diễn như CS mà được. Cộng sản chỉ giỏi to miệng tự đề cao và to miệng vu khống người khác. Việc thẩm định chính thống và ngụy quyền sẽ do lịch sử phán xét, dựa trên nền tảng dân ý. “Trăm năm bia đá thì mòn,/Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.” Bia miệng chính là dân ý lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử. 

Dân ý ở trong nước hiện nay như thế nào thì mọi người đều đã biết, khi các cuộc biểu tình đòi quyền sống, đòi tự do dân chủ, đòi dân quyền và nhân quyền, chống Trung Cộng, phản đối chế độ CS, hằng ngày được phổ biến lan tràn trên Internet. 

Những biểu ngữ, những khẩu hiệu của dân chúng cho thấy cộng sản chỉ là một chế độ hành dân, hại dân và phản dân. Điều nầy không có gì là lạ, vì chế độ CS dựa trên chủ thuyết Mác-Lê, mà ngày nay, ai cũng biết chủ thuyết Mác-Lê chỉ là một ngụy thuyết. Ngụy thuyết Mác-Lê sinh ra ngụy đảng CS và ngụy quyền CS. 

Ngược lại, cũng trong các cuộc biểu tình, các lễ tưởng niệm, các cuộc tụ họp của dân chúng, ý dân, lòng dân được thể hiện qua sự xuất hiện của lá Cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang bị CS cấm đoán. Cấm đoán thì cấm đoán, nhưng làm sao cấm được ý dân, ngăn được lòng dân.

Vì nhiều lý do phức tạp, Việt Nam Cộng Hòa đã thất bại trong cuộc chiến vừa qua, nhưng sau cơn gió bụi trong thời chiến làm mờ mịt thức mây, ngày nay mọi người đều sáng mắt ra, mới hiểu ra vấn đề, và ước mơ Việt Nam Cộng Hòa trở lại. Việt Nam Cộng Hòa tuy chưa hoàn hảo, nhưng nhân bản, dân chủ, tam quyền phân lập rõ ràng, cương quyết bảo vệ lãnh thổ, chống ngoại xâm. (Ở Việt Nam có chuyện tiếu lâm là mấy ông thầy bói mù cũng sáng mắt ra sau năm 1975.) 

Ý dân, lòng dân là nền tảng để lịch sử phán xét. Với nền tảng ý dân và lòng dân hiện nay như thế, rõ ràng Việt Nam Cộng Hòa mới đúng là chế độ chính thống trong cuộc chiến vừa qua. Lòng dân ước mơ, lòng dân mong đợi, thì trước sau gì Việt Nam Cộng Hòa cũng sẽ có ngày trở lại. Hiện tình rối loạn trong nước cho thấy ngày đó sẽ không xa.

(Montreal, 30-4-2017)

Trần Gia Phụng

danlambaovn.blogspot.com

Vụ Lê Mỹ Hạnh: Chính quyền có tôn trọng luật?

Vụ Lê Mỹ Hạnh: Chính quyền có tôn trọng luật?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2017-05-03
 
Cảnh sát mặc thường phục đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 02 tháng 6 năm 2013.

Cảnh sát mặc thường phục đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 02 tháng 6 năm 2013.

AFP photo
 
 Ngày 2 tháng 5 một video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội với nhiều lời bình luận và tức giận. Một nạn nhân trong video được xác định là nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh và hai người bạn bị một nhóm người không quen biết hành hung.

Phạm tội công khai vẫn chưa bị khởi tố

Âm thanh và hình ảnh của video được công khai trên trang facebook của chủ tài khoản có tên Phan Hùng.

Sau gần một ngày im lặng, hai tờ báo của nhà nước Việt Nam lần lượt đưa tin về video hành hung hai người phụ nữ được chia sẻ trên mạng xã hội. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh trích lời trung tá Trần Văn Hiếu, trưởng công an quận 2, rằng đang điều tra vụ việc.

Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh thì trích lời đại tá Nguyễn Sỹ Quang, người phát ngôn của cơ quan công an thành phố Hồ Chí Minh cũng nói rằng đang điều tra và đây là trường hợp có dấu hiệu phạm tội hình sự.

Tôi nghĩ là họ được bảo kê của một thế lực nào đó, hoặc chính những người an ninh mà tôi trải qua sau một năm tôi tham gia hoạt động.
– Bà Lê Mỹ Hạnh

Tuy nhiên theo ý kiến của luật sư Lê Công Định thì vụ việc cần phải được khởi tố ngay vì tính chất nghiêm trọng của nó. Ông cho biết:

“Về phương diện pháp lý thì vụ tấn công vừa rồi rất nghiêm trọng bởi vì có nhiều dấu hiệu tội phạm ở đây. Thứ nhất là xâm phạm chỗ ở của người khác, thứ hai là cố ý gây thương tích, và cái yếu tố tăng nặng của nó là thách thức dư luận và xem thường pháp luật. Ở đây cũng là dùng số đông để tấn công tức là tội phạm có tổ chức. Tôi cho là sự việc lần này phải được khởi tố và làm một cách nghiêm túc và đầy đủ theo đúng thủ tục pháp lý.”

Chúng tôi tìm cách liên lạc với chủ trang facebook Phan Hùng để tìm hiểu lý do tại sao anh ta lại công khai những hành động mang tính chất phạm tội rõ ràng như vậy, nhưng không liên lạc được, mặc dù trang facebook của anh ta vẫn còn hoạt động với những video hành hung người khác mà anh ta là người thực hiện.

Nạn nhân Lê Mỹ Hạnh nói với chúng tôi về cảm giác của bà sau khi bị hành hung:

“Đến lúc này cái cảm giác mình bị ám ảnh khi bước chân ra ngoài đường, mình cảm thấy sự nguy hiểm luôn luôn ở bên cạnh mình, với một sự tấn công mà họ dám ngang nhiên đến tận phòng của một công dân bình thường, mà tôi lại không hề có mâu thuẫn gì với các đối tượng đó.”

Bà Hạnh được biết cũng tham gia những hoạt động xã hội vì mục đích dân chủ hóa Việt Nam. Đây không phải là lần đầu tiên bà Hạnh bị hành hung. Vào đầu tháng tư vừa qua bà cũng bị một số người hành hung tại Hà Nội.

Quan niệm về sử dụng bạo lực và pháp luật

Chuyện những người hoạt động xã hội bị các nhóm mặc thường phục bị hành hung là chuyện được nhiều người nói đến trên các trang mạng xã hội trong mấy năm qua. Người ta cũng nói đến những nhóm này trong các cuộc biểu tình của ngư dân và giáo dân miền Trung chống Formosa. Tuy nhiên những việc này ít khi xuất hiện trên báo chí nhà nước. Những người hoạt động có nghi ngờ rằng những người mặc thường phục đôi khi có tính chất côn đồ chính là lực lượng an ninh giả dạng để đàn áp. Bà Lê Mỹ Hạnh nói với chúng tôi:

“Tôi nghĩ là họ được bảo kê của một thế lực nào đó, hoặc chính những người an ninh mà tôi trải qua sau một năm tôi tham gia hoạt động. Tôi cũng thấy là những người an ninh cũng mặc thường phục giả danh, đánh những người đấu tranh như tôi. Nhưng nhóm này tôi không nhận diện được họ là ai, tôi gọi đó là côn đồ, phải được bảo kê thì mới dám ngang nhiên giữa ban ngày sau khi quay clip đánh tôi lại dám tung lên thách thức dư luận, thách thức cộng đồng.”

000_Hkg5241415-400.jpg
Người dân biểu tình chống Trung Quốc bị công an mặc thường phục dồn lên xe bus hôm 21/8/2011. AFP photo

Sự tham gia của các nhóm mặc thường phục trong việc kiểm soát đám đông, hay cá nhân bất đồng chính kiến không phải là mới lạ trong lịch sử cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam. Đôi khi họ cũng được báo chí chính thống đề cập đến với danh từ quần chúng tự phát.

Từ ngữ này đã từng được dùng sau các sự kiện tôn giáo như Thái Hà mới cách đây vài năm, và xa hơn nữa là vào thời cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm khi những người cộng sản mới cầm quyền cách đây hơn nửa thế kỷ. Và trên mặt chính thức, lực lượng an ninh, chính quyền không đứng ra nhận lãnh trách nhiệm vì những kẻ thủ ác không mang đồng phục của họ.

Cách đây hơn hai năm trong một dịp kỷ niệm các liệt sĩ Hoàng Sa và Trường Sa ở Hà Nội, một nhóm những người trẻ tuổi mang theo cờ của đảng cộng sản đến phá buổi tưởng niệm và xung đột bạo lực suýt nữa đã xảy ra.

Lần này trong vụ Lê Mỹ Hạnh, người ta nghe trong đoạn video người hành hung mắng nạn nhân là phản động, từ hay được cơ quan tuyên truyền Việt Nam gán cho những người bất đồng chính kiến.

Luật sư Lê Công Định tiếp lời:

“Tôi không kết luận rằng nhà cầm quyền đứng sau lưng một việc như vậy, nhưng việc dung túng nó, khiến cho trong nhiều năm qua tình trạng bạo lực leo thang. Và nghiêm trọng hơn là lần tấn công chị Lê Mỹ Hạnh lần này, thủ phạm không những không giấu diếm hành vi tội phạm của mình mà lại còn công khai nó, đưa lên mạng xã hội để thách thức dư luận.”

Tôi không kết luận rằng nhà cầm quyền đứng sau lưng một việc như vậy, nhưng việc dung túng nó, khiến cho trong nhiều năm qua tình trạng bạo lực leo thang.
– Luật sư Lê Công Định

Sự dung túng bạo lực và sử dụng bạo lực cũng là điều nhà văn Phạm Đình Trọng nói với chúng tôi sau khi có sự việc dân chúng một làng ở tỉnh Hòa Bình bắt giam 5 nhân viên công an cách đây vài năm, ông nói rằng chính sự dung túng và sử dụng bạo lực đã tạo nên một xã hội bạo lực, vì người dân sẽ sử dụng bạo lực để đối phó với nhà cầm quyền và với nhau thay vì dùng luật pháp.

Kết thúc buổi nói chuyện với chúng tôi, luật sư Lê Công Định nói:

“Tôi rất là ngạc nhiên tại sao giữa một xã hội được gọi là dựa trên pháp luật như thế này, mà thủ phạm có thể nhởn nhơ và ngang nhiên có những hành động coi thường pháp luật như vậy mà nhà cầm quyền vẫn bình chân như vại. Lẽ ra trong những sự việc như vậy thì nhà cầm quyền phải ngay lập tức khởi tố vụ án, còn việc khởi tố bị can hay không thì cần phải tiến hành điều tra thêm. Nhưng khởi tố vụ án là phải dứt khoát làm ngay lập tức. Tôi ngạc nhiên là cho đến giờ sau hơn 24 tiếng đồng hồ rồi mà vẫn không có một động thái nào từ nhà cầm quyền, ngoài cái việc họ kêu nạn nhân lên để làm việc. Thật sự mà nói tôi thấy thất vọng về một xã hội được nói là có pháp luật như thế này.”

Xây dựng một xã hội dựa trên luật pháp là điều được các quan chức cao cấp của Việt Nam thường xuyên tuyên bố trong thời gian gần đây. Những tuyên bố này ngược với những ý tưởng sơ khai của những người cộng sản khi mới cầm quyền là nghĩ rằng pháp luật sẽ trói tay họ, không để họ thực hiện được điều mà họ cho là lý tưởng xã hội, theo như tiết lộ của luật sư Nguyễn Mạnh Tường sau năm 1954.

Từ đó đến nay cái nhìn của những người cộng sản Việt Nam về luật pháp có thể đã đổi khác nhưng có lẽ họ chưa cho rằng luật pháp là trên hết khi cách đây không lâu, chính người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng Hiến pháp quốc gia, bộ luật gốc của đất nước đứng sau cương lĩnh đảng cộng sản.