ĐANG NHẬU BỊ MỜI VỀ PHƯỜNG VÌ NGHI…VIỆT TÂN (!)

From facebook:  Linh Võ and 3 others shared Lê Nguyễn Hương Trà‘s post.
Image may contain: 1 person

Image may contain: 2 people, people smiling, people sitting and indoor
Lê Nguyễn Hương Trà added 2 photos and 2 videos.Follow

8 hrs ·

ĐANG NHẬU BỊ MỜI VỀ PHƯỜNG VÌ NGHI…VIỆT TÂN (!)

Chuyện là vầy. Khoảng 23g30 đêm ngày 12.6, bạn Đỗ Tuấn phóng viên báo Bóng Đá đang ngồi uống bia với ba đồng nghiệp ở quán 138 Võ Văn Tần, P.6 Quận 3; thì xuất hiện CAP đi kiểm tra lấn chiếm vỉa hè.

Tuấn đưa phone lên bấm bấm, thì bất ngờ các anh xấn tới hỏi.
– CA P6Q3: Mày là thằng nào? Ai cho mày chụp ảnh ở đây?.
– Tuấn: Ở đây không có bảng cấm chụp hình nên tôi chụp, còn là ai không quan trọng, tôi chỉ một công dân bình thường.
– CA P6Q3 : Ai cho mày chụp, mày chụp để làm gì, mày đưa máy điện thoại đây cho tao.
– Tuấn: Các anh là công an nên nói chuyện với người dân cho đàng hoàng. Tôi là nhà báo và thấy các anh dọn lề đường thì tôi chụp, các anh đừng có hàm hồ với người dân như thế, không tốt!

Theo Đỗ Tuấn, thì trong 3-4 công an trên có trưởng CA phường 6 Quận 3 và anh này có hơi men, ảnh la to: “Mày nhà báo thì đưa thẻ đây cho tao coi!”. Tuấn kể, vừa cầm cái bóp định lấy thẻ ra thì đồng chí trưởng công an nhào đến giựt nhưng Tuấn nhanh tay cất vô và bảo “Các anh có muốn kiểm tra thì phải làm việc và hành xử cho đàng hoàng, nếu làm việc kiểu này thì chẳng lý do gì tôi phải đưa thẻ cho các anh”.

Và anh công an này đã ra lệnh: “Cưỡng chế nó về phường!”. và Tuấn bị CAP và dân phòng túm cổ lôi lên xe. Một đồng nghiệp báo Pháp Luật Tp.HCM đang ngồi gần đó đã quay lại được (Coi clip).

Theo Tuấn tường thuật, trên xe công an Đinh Chí Dũng liên tục quay phim lại, trong lúc anh trưởng công an phường thì chửi thề và xưng hô mày tao với Tuấn.

“Về phường, gặp những đồng chí công an khác tỉnh táo hơn, lúc ấy tôi mới chấp nhận đưa thẻ nhà báo và máy điện thoại cho kiểm tra. Khi này, đồng chí trưởng công an phường và dân phòng vẫn hung hổ ghê lắm, thậm chí đòi hành hung tôi. Một dân phòng nói: “Mày là phóng viên báo Bóng Đá, mắc gì mày chụp hình dẹp lề đường, mày ngon quá ha, mày chết mẹ mày!”. Tôi quay qua bảo: “Anh không có tư cách nói chuyện ở đây, đừng có manh động!”. Người này giận dữ …đấm bể cái kiếng lót trên bàn làm việc.

Sau đó, các đồng chí mời tôi vào một phòng máy lạnh nghỉ ngơi, khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ. Trong thời gian ấy họ hoạch hoẹ lý lẽ, nhưng tôi đều phản biện lại. Sau đó, các đồng chí công an đã phân bua rằng: “Đây là chuyện rất nhỏ, nhưng do không biết anh quay và chụp với ý đồ gì nên phải đưa về phường kiểm tra. Vì gần đây bọn Việt Tân chuyên quay phim chụp ảnh lực lượng công an làm nhiệm vụ đề bới móc, bêu xấu”

Tôi bảo: “Nếu các anh làm đúng chức năng và nhiệm vụ thì mắc gì phải sợ người khác quay phim, chụp ảnh. Vả lại các anh đâu có mời tui về phường một cách đàng hoàng”.
—–

Đỗ Tuấn ra khỏi phường lúc 2g30 sáng, sự việc có mấy nhà báo Thanh Niên và 24H chứng kiến. Và ngoài ra còn có các phóng viên VTV, Pháp Luật Đời sống, Bóng Đá… đứng trước cổng CAP6Q3 hỗ trợ đồng nghiệp nhưng không được cho vào 😉

Theo luật sư Nguyễn Thành Công, “Các CAP và dân phòng sai rồi. Quy định về quay phim chụp hình chỉ bị cấm khi có bảng cấm, khu vực cấm. Hoạt động của các cơ quan chức năng như công tác trật tự XH, dọn dẹp vỉa hè… không thuộc loại công việc bị cấm quay film, chụp hình..vv. Còn chưa nói, các CA đang thi hành công vụ mà có mùi bia rượu là sai điều lệ ngành, lẫn qui định hoạt động của cán bộ, công chức.”

Một vụ ồn ào xảy ra tại Hồ Con Rùa, cũng của mấy anh CAP6Q3. @https://www.facebook.com/cogaidolongvn/posts/10206027419759256.

– Đỗ Tuấn là gương mặt khá quen thuộc trên truyền hình, với các chương trình bình luận bóng đá thú vị. Clip bạn Hoàng Mạnh Hà 😉.

Khiêm nhường như Chúa Kitô là nhân đức của những người bé nhỏ

Khiêm nhường là đầu mối của hạnh phúc đời này và đời sau. Biết thì dễ nhưng làm rất khó. 

Phụng

Khiêm nhường như Chúa Kitô là nhân đức của những người bé nhỏ

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 29.11.2016 – OSS_ROM

 

Thiên Chúa đã mặc khải Mầu nhiệm Cứu độ cho những người bé nhỏ, chứ không cho các bậc khôn ngoan thông thái. Đức Thánh Cha nhấn mạnh điểm này trong bài giảng lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Đức Thánh Cha nói về nhân đức của những người bé nhỏ, đó là kính sợ Thiên Chúa chứ không sợ hãi Ngài, và đó là người khiêm nhường.

Trong bài Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay, Chúa Giêsu ngợi khen Chúa Cha vì “Ngài đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời, mầu nhiệm về chính Ngài, cho những người bé mọn.”

Thiên Chúa tỏ cho người đơn sơ

Về mầu nhiệm Thiên Chúa và chính Thiên Chúa, con người không thể hiểu được bằng sự học thức và khôn ngoan, mà bằng tâm hồn của những người bé nhỏ. Trong bài đọc trích sách ngôn sứ Isaia, cũng có đầy những chi tiết về sự bé nhỏ và kèm theo lời mời gọi đi theo con đường bé nhỏ ấy. Để mang lại sự giải thoát, ngôn sứ Isaia nói về “một chồi nhỏ từ gốc Giêsê” chứ không nói về “một đội quân”. Những con người bé nhỏ là các nhân vật chính trong dịp Giáng Sinh.

Trong lễ Giáng Sinh, chúng ta sẽ thấy có một sự bé nhỏ, rất nhỏ: một trẻ sơ sinh, một máng cỏ, một người mẹ, một người cha… Đây là những người rất bé nhỏ nhưng với tâm hồn lớn. Trên chồi non này, Thần Khí Thiên Chúa sẽ ngự xuống và làm cho Người biết kính sợ Thiên Chúa. Người sẽ bước đi trong sự kính sợ Thiên Chúa. Kính sợ không có nghĩa là sợ hãi. Người sẽ thực thi những lệnh truyền mà Thiên Chúa đã ban cho tổ phụ Abraham. Người bước đi dưới ánh mắt Thiên Chúa và không ai chê trách được điều gì. Khiêm nhường. Đây là sự khiêm nhường. Kính sợ Thiên Chúa chính là khiêm nhường.

Chỉ những người bé nhỏ mới hiểu được ý nghĩa của khiêm nhường, ý nghĩa của lòng kính sợ Chúa, bởi vì họ tiến gần đến Thiên Chúa, vì họ thấy Ngài dõi theo họ và bảo vệ họ, vì họ cảm nhận được sức mạnh Thiên Chúa ban để họ tiến bước. Đó chính là khiêm nhường.

Tiến lại gần Thiên Chúa

Sống khiêm nhường, nhân đức khiêm nhường Kitô giáo, là có lòng kính sợ Thiên Chúa và không sợ hãi Ngài. Ngài là Thiên Chúa, tôi là một con người, tôi bước đi trong cuộc sống với những điều bé nhỏ, bước đi dưới ánh mắt của Ngài và cố gắng không có gì đáng trách. Khiêm nhường là nhân đức của sự bé nhỏ, nhưng không phải theo nghĩa là tự hào rằng mình bé nhỏ, theo kiểu có người nói: “Tôi khiêm nhường và tôi tự hào về điều ấy”. Nếu làm như thế thì không còn là khiêm nhường nữa. Khiêm nhường đích thực, là bước đi trong sự hiện diện của Chúa, không khoe khoang với người khác, mà chỉ chú tâm phục vụ, cảm thấy mình thực sự bé nhỏ… và đó là sức mạnh.

Xin ơn khiêm nhường

Khiêm nhường, rất khiêm nhường. Chúng ta hãy nhìn vào cảnh Giáng Sinh, nhìn vào người thiếu nữ mà Thiên Chúa đoái thương nhìn đến và sai Con của Ngài đến. Người thiếu nữ ấy đã chẳng nói gì ngoài câu xin vâng: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói!” Khiêm nhường là thế, là bước đi trong sự hiện diện của Thiên Chúa với đầy hạnh phúc và niềm vui, vì được Thiên Chúa đoái nhìn. Khi ấy mừng rỡ hân hoan bởi vì khiêm nhường, cũng giống như điều Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay.

Hãy nhìn Chúa Giêsu đầy hoan lạc mà chúc tụng Thiên Chúa vì Ngài đã tỏ mầu nhiệm Nước Trời cho những kẻ khiêm nhường. Chúng ta có thể xin ơn khiêm nhường, ơn kính sợ Chúa, để bước đi trong sự hiện diện của Ngài và không có gì đáng trách. Với lòng khiêm nhường ấy, chúng ta có thể tỉnh thức cầu nguyện, hăng say thực thi đức ái và tràn đầy niềm vui ca khen.

Tứ Quyết SJ

Biểu tình lớn chống chính phủ ở Đài Bắc

Biểu tình lớn chống chính phủ ở Đài Bắc

2017-06-15
Những người biểu tình cầm ảnh chân dung Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen bên ngoài Quốc hội ở Đài Bắc vào ngày 15 tháng 6 năm 2017.
Những người biểu tình cầm ảnh chân dung Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen bên ngoài Quốc hội ở Đài Bắc vào ngày 15 tháng 6 năm 2017.

AFP photo
  

Tại Đài Bắc vào ngày 15 tháng 6, hàng chục ngàn cử tri Đài Loan đã tổ chức cuộc biểu tình ngay tại trụ sở Quốc Hội, đòi hỏi Tổng Thống Thái Anh Văn phải từ chức.

Những người biểu tình nói rằng trong năm vừa qua, Bà Thái Anh Văn đã không làm tròn trách nhiệm, không lắng nghe tiếng nói của cử tri, đưa ra những chính sách không được người dân ủng hộ.

Cuộc biểu tình diễn ra trong lúc những cuộc thăm dò chính trị cho thấy uy thế của bà tổng thống Đài Loan đang xuống thấp, đặc biệt sau ngày bà đề nghị giảm tiền hưu trí.

Một việc khác cũng khiến chính phủ của Bà Thái Anh Văn gặp khó khăn là ý kiến công nhận hôn nhân đồng tính, trong khi các cử tri thuộc cánh bảo thủ chống đối.

Thiếu tá công an chiếm đất, lấp kênh xây nhà không phép

Thiếu tá công an chiếm đất, lấp kênh xây nhà không phép

Một phần công trình xây dựng kiên cố của ông Hà nằm trọn trên kênh Sóc Mồ Côi. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

SÓC TRĂNG, Việt Nam (NV) – Gia đình ông thiếu tá công an ở thị trấn Trần Đề ngang nhiên lấp kênh, chiếm đất rồi xây nhà không phép, gây ngập nước cho các gia đình xung quanh.

Ông Hồ Thanh Hóa, ngụ ấp Cảng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, cho biết ông sinh sống ở đây trên 30 năm, chưa bao giờ chịu cảnh nhà cửa bị ngập nước mỗi khi có mưa như hiện nay.

Theo ông, dãy nhà ông nằm đâu lưng với một dãy nhà khác, có đường thoát nước chảy ra kênh Sóc Mồ Côi rồi dẫn ra kênh Kinh Ba. Tuy nhiên, cách đây khoảng hai tháng, vợ chồng ông Trần Quang Hà, thiếu tá, đội phó Đội Cảnh Sát Giao Thông, công an huyện Trần Đề, đổ cát san lấp kênh Sóc Mồ Côi để xây dựng kiên cố, bít đường thoát nước. Do vậy, mỗi khi có mưa lớn, nhà của ông và một số nhà khác bị ngập.

Chân dung 7 thủ khoa gốc Việt Học Khu Garden Grove năm 2017

Chân dung 7 thủ khoa gốc Việt Học Khu Garden Grove năm 2017

Đằng – Giao/Người Việt

Năm nay, học khu Garden Grove có hơn 3,400 em học sinh tốt nghiệp lớp 12. (Hình: Garden Grove Unified School District)

GARDEN GROVE, California (NV) – Trong số 3,464 học sinh tốt nghiệp tại 8 trường trung học của Học Khu Garden Grove niên khóa 2016-2017, có 10 thủ khoa, trong đó, 7 thủ khoa là gốc Việt.

Thủ khoa (Valedicrtorian) tại mỗi trường là học sinh có điểm trung bình cao nhất và thường được chọn đọc diễn văn ra trường tại các buổi lễ ra trường.

Hầu hết các em trong danh sách này đều chọn vào các đại học hàng đầu của hệ thống University of California như UC Berkley, UCLA, UCSD, UCI,…

Học Khu Garden Grove (Garden Grove Unified School District) bao gồm toàn bộ thành phố Garden Grove, và một phần các thành phố Westminster, Fountain Valley, Santa Ana, Anaheim, Stanton…. Đây là một trong những học khu lớn nhất của Orange County, miền Nam California, nơi có đông đảo người Việt sinh sống.

Tám trường trung học này gồm: Bolsa Grande High School, La Quinta High School, Los Amigos High School, Pacifica High School, Rancho Alamitos, Santiago High School, Garden Grove High School và Hare High School.

Lễ tốt nghiệp của các trường trung học Học Khu Garden Grove năm nay sẽ diễn ra vào ngày 19 và 20 Tháng Sáu, 2017.

Chân dung 7 thủ khoa gốc Việt Học Khu Garden Grove năm 20171. Alex Nguyễn (Bolsa Grande High School)

Dù sắp tốt nghiệp trung học nhưng Alex đã là sinh viên đại học UCLA (University of California, Los Angeles), ngành toán học thực dụng. Em được giải National Merit Finalist, được hai học bổng UCLA Stamps Scholarship và Edison Scholarship.

Cha mẹ em là Luật Nguyễn và Trúc-Lê Nguyễn, cư dân Westminster.

Em thích sinh hoạt trong đội trống, làm niên giám, và chơi nhạc cụ cho dàn nhạc giao hưởng. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em là lần đội trống của trường vào vòng đầu và được tham dự giải quán quân.

2. Kaycee Phạm (Bolsa Grande High School)Chân dung 7 thủ khoa gốc Việt Học Khu Garden Grove năm 2017

Kaycee Phạm sẽ theo học tại University of California, Berkeley, ngành kỹ sư điện tử và vi tính. Em hy vọng sẽ thành programmer cho một hãng lớn. Em được học bổng National Merit Special Scholarship và là hội viên của ASB và National Honor Society. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em là đoạt giải nhì năm lớp 10 trong kỳ thi nhép môi (lip sync) vì sự phối hợp chặt chẽ với bạn đồng đội.

Phụ huynh của em là Yến Thị Phạm và Hương Huyên, cư dân Garden Grove.

Chân dung 7 thủ khoa gốc Việt Học Khu Garden Grove năm 20173. Caroline Nguyễn (La Quinta High School)

Caroline Nguyễn sẽ vào đại học UCI (University of California, Irvine), ngành sinh vật học. Em rất hãnh diện khi được học bổng Regent’s Scholarship cho ba trường UC. Mặc dù em không chọn hai trường kia, nhưng em vẫn thấy vinh dự. Em thích tình nguyện làm việc tại bệnh viện.

Kỷ niệm trung học đáng nhớ nhất của em khi cha mẹ em sững sờ lúc biết em được nhận vào đại học UCLA.

Cha mẹ em là Paul Nguyễn và Huyền Nguyễn, cư dân Westminster.

4. Kim Hoàng Nguyễn (Los Amigos High School)Chân dung 7 thủ khoa gốc Việt Học Khu Garden Grove năm 2017

Kim Hoàng Nguyễn hoàn tất 10 lớp AP và được bằng khen AP Scholar with Distinction award. Em sẽ vào đại học UCLA (University of California, Los Angeles), ngành hóa sinh.

Kim Hoàng hy vọng sẽ thành chuyên viên quang tuyến hay chuyên viên gây mê.

Em hãnh diện vì đã vượt qua mọi trở ngại khi dọn nhà về California từ Hawaii, khi bắt đầu trung học và được sáu đại học UC nhận.

Em có chân trong đội quần vợt và ban nhạc gia hưởng của trường trong hai năm.

Kỷ niệm đáng nhớ của em là lấy năm lớp AP, nộp đơn vào đại học, làm thêm, viết lời tuyên bố của thủ khoa.

Cha mẹ em là Triết Nguyễn và Linh Phạm, cư dân Santa Ana.

Chân dung 7 thủ khoa gốc Việt Học Khu Garden Grove năm 20175. Margaret Gallagher (Pacifica High School) 

Margaret Gallagher sẽ học đại học Loyola Marymount University, ngành Anh văn. Em hy vọng sẽ trở thành giáo sư đại học.

Em là một vận động viên cho đội tuyển bóng rổ của trường và vẫn giữ điểm trung bình 4.0.

Em được bằng khen TOPPS Academic Achievement về tâm lý học, bằng khen AP National Scholar Award, bằng khen Mariner of Excellence Award.

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của em là dạ hội mùa Ðông và những giây phút bên bạn bè và thầy cô trong suốt bốn năm trung học.

Cha mẹ em là Thomas Gallagher và Hương-Lan Trần.

6. Cynthia Vũ (Rancho Alamitos) Chân dung 7 thủ khoa gốc Việt Học Khu Garden Grove năm 2017

Cynthia Vũ có chân trong Questbridge Scholar, một nhóm học sinh có điểm cao trên toàn quốc, là chủ tịch hội Red Cross Club, có nhiều bằng khen về Anh văn.

Em sẽ theo học tại đại học Princeton University, sẽ chọn Anh văn hay kinh tế học.

Em muốn trở thành luật sư.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em là khi lấy giấy chứng nhận làm kỹ thuật viên hô hấp CPR của hội Red Cross.

Cha mẹ em là Hiếu Vũ và Huê Vũ, cư dân Garden Grove.

Chân dung 7 thủ khoa gốc Việt Học Khu Garden Grove năm 20177. Sarah Phùng (Santiago High School)

Sarah Phùng sẽ vào đại học University of California, Berkeley, ngành hóa sinh. Em mong sẽ trở thành bác sĩ giải phẫu tim, óc.

Kỷ niệm đáng nhớ của em là tình đồng đội em có với bạn bè khi tất cả đang cùng trưởng thành.

Phụ huynh em là Milly Phùng và Thu Hằng.

May mắn hay tài năng quyết định để bạn giàu nhanh?

May mắn hay tài năng quyết định để bạn giàu nhanh?

Con cháu của người giàu ít nhất cũng biết rằng họ đã không làm nên sự giàu có này?
Bản quyền hình ảnh      GETTY IMAGES
Con cháu của người giàu ít nhất cũng biết rằng họ đã không làm nên sự giàu có này?

Người ta, đặc biệt là những người giàu có, thích nghĩ rằng việc giàu lên là do khéo léo và bền bỉ. Nhưng không một ai tạo nên sự giàu có từ hư vô, nhà địa lý xã hội học Danny Dorling nói.

Nước Anh bị sự bất bình đẳng cao nhất châu Âu về thu nhập, một phần là do những ảo tưởng sai về sự giàu có ở đây. Ở những quốc gia mà có ít người giàu hơn thì họ có khuynh hướng ít ảo tưởng hơn, về bản thân họ, về những người khác, về những gì là có thể và về lý do tại sao một số người trở nên giàu.

Tại Anh, không có gì đáng ngạc nhiên khi đọc thấy một chủ ngân hàng đầu tư cho rằng 100 triệu bảng là rất nhiều tiền nhưng “không phải là một khoản tiền vô lý”. Trong một báo cáo trên tờ The Guardian hồi đầu tháng này, chúng ta cũng nghe nói rằng một chủ ngân hàng đặc biệt đã “tin khá chắc chắn” rằng một cá nhân tích cực và đam mê có thể “bắt đầu từ số không và kiếm tới 100 triệu bảng trong vòng 20 năm”.

Tuy nhiên, cũng có hy vọng. Trong báo cáo nghiên cứu mà nó khởi đầu cho một loạt câu chuyện mới, Katharina Hecht ở Trường Kinh Tế và Khoa Học Chính Trị London đã phát hiện ra rằng 1/3 mẫu của bà về những người hết sức giàu làm việc ở London đồng ý rằng “chính phủ nên giảm sự khác biệt về thu nhập”.

Mẫu này là cực kỳ nhỏ và tập hợp thứ cấp của những người rất giàu này đến nay chưa từng được hỏi những câu hỏi tương tự, nhưng những gì họ nói phù hợp với các báo cáo của Mỹ vào năm ngoái mà nó thể hiện thái độ của những người cực giàu đang bắt đầu thay đổi.

Mặc dù
Bản quyền hình ảnh  GETTY IMAGES
Mặc dù “không phải là một khoản tiền vô lý”, với 100 triệu bảng bạn có thể chắc chắn mua một siêu du thuyền

Năm 2016 ở New York, 50 triệu phú đã viết cho thống đốc bang, ông Andrew Cuomo, đề nghị ông tăng thuế của họ lên vì họ cho rằng những bất bình đẳng kinh tế đã phát triển quá cao. Nhóm này bao gồm Abigail Disney, cháu gái của Walt Disney, và Steven Rockefeller, một thành viên thuộc thế hệ thứ tư của gia đình giàu có này. Con cháu của người giàu ít nhất cũng biết rằng họ đã không làm nên sự giàu có này, nói chi đến tạo ra sự giàu có từ hư vô.

Thật ra, không ai tạo ra sự giàu có từ hư vô như cụm từ thần thoại “người tạo ra giàu có” cho thấy. Hầu hết sự giàu có là được lấy của những người khác thành của mình, không phải được làm ra. Sự giàu có có thể phát triển nhưng chỉ khi nó được chia sẻ tốt, không bị chiếm hữu vào tay một số ít người. Tỷ lệ tăng trưởng giàu có là cao nhất ở các nước có sự công bằng hơn so với các nước láng giềng.

Bốn năm sau sự sụp đổ tài chính, Michael Lewis, một trong những người thành công nhất từng viết về ngành công nghiệp tài chính đã cố gắng giải thích cho một nhóm sinh viên tốt nghiệp Đại học Princeton, lý do tại sao phần lớn thành công của ông và của khán giả là do may mắn. Tác giả cuốn The Big Short và cuốn Moneyball nói với họ rằng may mắn sẽ nghiêng một chút về phía họ nếu họ được sinh ra trong gia đình giàu có:

Gặp may

Sự giàu có phát triển mạnh nhất ở các quốc gia có nhiều công bằng hơn
Bản quyền hình ảnh   GETTY IMAGES
Sự giàu có phát triển mạnh nhất ở các quốc gia có nhiều công bằng hơn

Thế giới mà Lewis nói đến không phải là toàn bộ thế giới, mà là thế giới quan niệm bởi các tầng lớp tinh hoa ở các quốc gia không công bằng. Nói “thế giới” là ông muốn nói “Mỹ”, và đặc biệt ông muốn nói về “Giấc Mơ Mỹ”, tức ý tưởng rằng bất cứ ai cũng có thể thực hiện được giấc mơ này nếu họ đủ cố gắng và đủ tài năng, cho dù họ cạnh tranh trong xã hội không công bằng đến mức nào về kinh tế .

Giấc mơ Mỹ là một huyền thoại, cũng giống như sự tưởng tượng của ông chủ ngân hàng đầu tư London. Những người kiếm được tiền thường hoàn toàn không phải là rất có tài. Họ chỉ là may mắn vào đúng thời điểm nào đó trong cuộc đời. Họ có thể đã làm việc vất vả và thường xuyên phấn đấu và đầy ham muốn, nhưng hàng ngàn người khác cũng làm việc vất vả như họ, cũng đầy ham muốn như họ, và không luôn gặp may. Thông thường nhất, những người làm ra tiền là có tiền được cho từ đầu, thông qua thừa kế làm tăng cơ hội may cho họ; nhưng luôn luôn là sự may mắn. Đừng tin vào huyền thoại doanh nhân tự tạo, tốt, tử tế và đầy năng khiếu.

Giàu sang hay phải làm việc vất vả hay là do mau rủi?
Bản quyền hình ảnh   GETTY IMAGES
Giàu sang hay phải làm việc vất vả hay là do mau rủi?

Chúng ta sống trong một thế giới trong đó những người đã lên đến đỉnh cao không phải do phẩm chất lớn lao, mà vì họ thường có một vài lợi thế không công bằng khi bắt đầu, chẳng hạn như sinh ra là nam giới, da trắng và giàu có, bởi vì họ có nhiều cơ hội may trên đường đi lên, và thường vì họ đã sẵn sàng để lấy cơ hội của người khác khi họ tiến lên. Thế giới loài người không chỉ bao gồm một vài người thượng cấp đủ khả năng để làm những điều then chốt cần thiết phải làm và một khối người thấp kém mà không bao giờ có thể làm được những điều đó và do đó phải bị phạt một cách thích ứng.

Tình Cha & Lời Ru Của Cha.

Mừng Ngày Lễ của Cha.

Xin chia sẻ Video: Tình Cha & Lời Ru Của Cha.

Kính,

Phạm Trung

httpv://www.youtube.com/watch?v=JHa5HKhP5hk&feature=youtu.be

Mừng Lễ Cha – Diễm Trang ANTV

“Linh hồn em vội vã, vẽ chân dung”

Suy Tư Tin Mừng sau lễ Mình Chúa ngày 18/6/201

 Tin Mừng (Ga 6: 51-58)

Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”

Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói:

“Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?

Đức Giêsu nói với họ:

“Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.”

&   &   &

“Linh hồn em vội vã, vẽ chân dung”

“bay vội vã, vào trong hồn mở cửa.”

(dẫn từ thơ Nguyên Sa)

Vội hay không, thì anh và em nào vẽ được những chân dung, của hồn mình. Chí ít, là khi vẽ xong, em cũng vội bay vào trong hồn mở cửa. Phải chăng, đó là tâm trạng của người đời? Còn nhà Đạo, nay vẽ gì khi mừng kính Mình Máu Chúa, rất Kitô?

Trình thuật hôm nay thánh Gioan cũng có ghi nhưng không vẽ. Thánh nhân ghi, là ghi về Thánh Thể, để kể về cuộc đời Chúa có tình yêu, sự sống, rất văn chương.

Cứ sự thường, người người bảo: ở văn chương thi tứ, bốn thể loại thấy rất rõ để diễn tả đời người và người đời, là: kịch tính, mỉa mai, hài hước, lãng mạn. Tình tiết này, ăn khớp với bốn mùa: thu, đông, xuân, hạ, rất nghe quen.

Xét về kịch tính của cuộc đời, người người sẽ thấy thời khắc/tháng năm luôn thăng trầm, khó lẩn tránh. Chỉ có tình yêu, mới kiên định được nổi khó khăn, cần hy sinh. Tính mai mỉa ở người đời, ai cũng thấy mặt ngoài có vẻ dễ chịu, nhưng bản chất thật khó chịu. Trường hợp này, tình yêu là những ngày dài đầy khổ đau. Nhưng, với các vị tử đạo dù bị bức bách, vẫn không chịu đầu hàng.

Tính hài hước của cuộc đời, người người kỳ vọng sẽ thấy ngạc nhiên xảy đến, dù rất khó. Nhưng khi đó, tình yêu sẽ là những tháng ngày hoà lẫn giữa thích thú và chán buồn. Chỉ mong có được kết hậu, để vui hơn. Tính lãng mạn của cuộc đời, người người sẽ quên mất thực tại, chỉ giữ lại những mộng mơ, vào ngày cuối. Và khi ấy, tình yêu là thế giới tư riêng, không như ý. Xem như thế, đời người vẫn trải nghiệm những phấn đấu, xúc cảm, rồi buồn bã, và thức tỉnh.

Xét văn chương, ta thường bảo mọi chuyện đời đều chất chứa tính “cổ điển”. Và, một trong các đặc trưng của “cổ điển”, là sự chan hoà giữa kịch tính, mỉa mai, hài hước và lãng mạn. Từ đó, người người sẽ hiểu: đời mình là sự hoà tan rất nhiều thứ, cũng giống như tình yêu vốn đượm nhiều sắc thái nên vẫn khiến người từng trải rày sẽ bảo: đời là thế. Nào có khác tình yêu đâu! Đến đây, ta sẽ bảo: chuyện tình đời gia đình mình cũng mang tính cách cổ điển, hệt như thế.

Phúc âm ta đọc từ mùa Phục Sinh cho đến Lễ Ngũ Tuần, cũng đều mang tính cách “cổ điển”, như cuộc đời. Tức, cũng hoà trộn một cách nhuần nhuyễn giữa kịch tính, mỉa mai, hài hước và lãng mạn. Chương 11-12 Tin Mừng thánh Gioan là một ví dụ cụ thể về kịch tính, từ cái chết của Ladarô, đến các phản ứng Đức Kitô cho đến sự việc Ngài lên đường đi Giêrusalem, cũng thế.

Chương 5-10, là thể loại trào phúng, rất mai mỉa. Trong đó, thánh sử ghi rõ Chúa là Vị Thẩm Phán rất đích thực. Ngài là Bánh Hằng Sống. Là Nước. Là, Ánh Sáng. Là, Đấng Chữa Lành và là Vị Mục Tử Chân Chính, rất đích thực. Chương 2, hiện rõ văn phong lãng mạn, trữ tình. Có, thánh Gioan Tẩy Giả nói đến niềm vui của lang quân. Có truyện Đức Giêsu đối thoại với nữ phụ người Samari. Nói tóm lại, với Tin Mừng thánh Gioan, cuộc đời Chúa là sự chan hoà giữa bản chất đích thực của tình yêu và sự sống.

Cách đây ít năm, ở Úc, có trình chiếu bộ phim mang tên “Người vẫn cứ đi”. Phim, do tác giả người Nhật từng viết “Chẳng ai biết rõ” nay xây dựng trên kịch bản làm nền cho phim, để bàn về quan hệ của các thành viên trong gia đình. Trước nhất, là nhân vật chính thủ vai mẹ già rất truyền thống sống trong nhà. Cụ Bà luôn chuẩn bị của ăn thức uống, phụ giúp con gái ruột của mình, tức nhân vật thứ hai trong cốt truyện.

Ở đoạn khác trong phim, lại có thêm nhân vật thứ ba, là gia chủ đang năn nỉ vợ (tức nhân vật thứ tư) nên về xin lỗi mẹ già, để rồi cùng hẹn sẽ đến thăm cụ dù chỉ trong thoáng chốc. Trên đường về, ông mải bận tâm lo lắng về chuyện họp mặt gia đình để bắt vợ mình phải đeo mang quà cáp, đồ đạc cũng rất nặng. Và rồi, cả hai cũng gặp mẹ. Hôm đó, có mặt cả người cha (tức nhân vật thứ 5), một bác sĩ về hưu, tai hơi lãng.

Nhân vật thứ sáu là người chị cả, cũng đã đến. Đi theo sau, là ông anh rể vui tính (nhân vật thứ 7) cùng với hai con. Thoạt xem phim, khán giả thấy đó như cuộc liên hoan đoàn tụ, của gia đình. Nhưng vẫn thiếu một thành viên nữa, tức nhân vật số 8, là người anh lớn đã tử nạn, cách đó đến 15 năm. Và, mẹ già hôm ấy lại vẫn muốn mời một người trong làng mà cụ cho là thủ phạm lỡ gây ra cái chết của con cụ (nhân vật số 9). Cụ nghĩ thế, nên anh ấy cũng chẳng thể nào quên được chuyện đau buồn từng xảy ra. Và cuối cùng, người con út còn nhỏ tuổi cũng đã đến. Tổng cộng, là 10 người. Mỗi người mỗi vẻ, làm nên tính chất rất đặc thù của đời người.

Chuyện đời người nói ở đây, cũng “bình thường”. Nhưng, khá phức tạp và tế nhị. Tế nhị nhất, là đoạn nói về năm tháng vẫn trôi qua, không ngần ngại/do dự. Có im lặng là vàng. Có một chút đắng cay. Một chút hy vọng sẽ không bị kềm toả, bởi vật chất. Có cảm xúc rất bất chợt. Có người vắng mặt. Cũng có tình yêu tuy biểu lộ không nhiều. Có, niềm vui chung tuy gượng ép. Nhưng, tất cả đều đã chói sáng bằng lớp vỏ bọc ngoài. Và, sáng hơn cả vỏ bọc nữa. Đó chính để tỏ lòng hiếu đễ với bậc tổ tiên, cao niên.

Bối cảnh của phim trông tựa như khu vườn còn khép kín. Có, cửa đóng then cài. Có, cuộc sống nghịch thường. Có, đủ mọi tình tự lẫn đặc thù tưởng chừng như giả vờ làm thân cho đẹp lòng người mẹ rất cao niên. Nhưng bên dưới lớp vỏ bọc lịch sự/lễ phép ở bên ngoài, vẫn là những tâm tính chua cay, hận thù. Khuất tất.

Nhân vật chính, là cụ bà cao niên ra như vẫn hằn in tâm trạng độc đoán. Cứng ngắc. Bởi, thực tế cuộc đời, là người ai mà chẳng độc đoán. Khó tính khó nết. Cái tính rất khó của cụ bà trong phim, là sự độc đoán/khó chịu ngày một gia tăng. Và, vẫn cứ bộc phát vào ngày con cháu tụ họp hằng năm, Để đến nỗi, người con út vốn tính thẳng thắn, bộc trực vẫn không chịu tham dự.

Tất cả mọi nhân vật trong phim đều như đang đối đầu với một chuyện. Đó là, sự thiếu vắng. Như hồn ma cứ ám ảnh người nhà. Tức, mọi người vẫn cứ phải sống mà không được phép lựa chọn hoặc trắng hoặc đen, chỉ một mầu. Hoặc ngọt ngào hoặc cay đắng, một cuộc đời.

Tuy nhiên, tựa đề của phim truyện vẫn còn ghi dấu “Người vẫn cứ đi”. Đi mãi không ngừng. Phải chăng là đi về với hòa giải, hoà hợp. Chừng như có thứ gì đó không thể lẩn tránh. Thứ gì đó, rất bi ai.

Hôm nay, Hội thánh mừng kính Lễ Mình Máu Chúa Kitô, rất Thánh Thể. Lễ hội này, các gia đình đều đến nhà thờ để tham dự, và rước Mình Thánh Chúa. Cuộc sống hài hoà của các thành viên Hội thánh hoà lẫn với sự sống tràn đầy của Đức Kitô. Cuộc sống Ngài nuôi dưỡng thành viên, như gia đình. Có thăng, có trầm. Có hy vọng, có hạn chế. Nhưng Ngài vẫn trao ban quà tặng như mọi người trông ngóng trong quá khứ. Và, tương lai. Có, thứ gì đó đánh động mọi người, từ bên ngoài. Chính đó là ơn huệ. Để, ta cảm tạ.

Đón rước Mình Thánh Chúa vào buổi Tiệc Thánh Thể cũng là một chữa lành. Trên thế gian, không phải gia đình nào cũng rách nát như phim truyện. Nhưng, mỗi người vẫn duy trì những bí ẩn của đời mình, không thể hàn gắn. Không thể chữa lành. Thế nên, hôm nay, mọi thành viên Hội thánh cùng với gia đình khác mình không quen cũng đến dự Tiệc Thánh để được chữa lành, từ Thánh Thể. Thánh Thể, chuyển biến tất cả thành người phàm có quan hệ mật thiết, với nhau. Có, hạnh phúc từ những phúc hạnh mà chính mình không tạo được cho mình. Hoặc, cho người nhà mình.

Tất cả đều trở về nhà mình và “vẫn cứ đi”, nhưng không biết. Biết rằng, chính mình là thành phần của Thân Mình rất Thánh, Đức Kitô.

Trong hân hoan cảm nhận, cũng nên về với lời thơ còn để ngỏ, ở bên trên, mà ngâm rằng:

“Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa.

Gặp hai hôm, thành nhị hỷ của tâm hồn.

Thơ học trò, anh chất lại thành non,

và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu.”

(Nguyên Sa – Áo Lụa Hà Đông)

Chất rượu nơi “đôi mắt ngất ngây”, vẫn là thần linh của Thân Mình rất Thánh, nay mừng Chúa. Vẫn mong rằng, chất rượu ấy sẽ luôn thành “nhị hỷ” của tâm hồn người anh, người chị trong Hội thánh. Hôm nay. Và mãi mãi.

 Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –

 Mai Tá lược dịch.

“Tình chết, không đợi chờ!”

Tình Khúc Chiều Mưa

httpv://www.youtube.com/watch?v=SYdCqjhAy44 

Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần sau lễ Mình Máu Chúa năm A 18/6/2017

“Tình chết, không đợi chờ!”
Tình xa, ai nào ngờ!
Tình đã phai nhạt màu, còn đâu?
Tình trót, trao về người
Thì dẫu, lỡ làng rồi
Người hỡi, xin trọn đời lẻ loi!

(Nguyễn Ánh 9 – Tình Khúc Chiều Mưa)

(Lc 2: 51b)

Trần Ngọc Mười Hai

Với nghệ-sĩ, thì: Mưa, thường đem lại cho nhiều một thứ tình nào đó rất sướt mướt gọi là Tình Khúc Chiều Mưa. Mưa buổi chiều, chứ không phải sáng sớm hoặc nửa đêm. Bởi lẽ, chiều xâm xẩm rồi mà lại mưa xuống, thế mới thấm.

Mưa gì thì mưa. Mưa, đến độ khiến người tình đã thấy những là: “tình chết”, rồi “tình xa” và “tình phai nhạt”, thế mới khiếp. Khiếp đến độ, mới “chiều mưa ngày nào”, đã thấy tình yêu dạt-dào, rồi lại “mộng ước mai sau”, thôi thì “tình đầu đừng có thương đau” như ca-từ diễn tả ở câu tiếp:

“Chiều mưa ngày nào . . . sánh bước bên nhau
Tin yêu dạt dào . . . mộng ước mai sau
Cho ân tình đầu . . . mãi mãi dài lâu
Cho duyên tình đầu đừng có thương đau !
Chiều nay một mình . . . chiếc bóng đơn côi
Mưa rơi giọt buồn . . . giá buốt tim tôi
Mưa rơi lạnh lùng . . . xóa dấu chân xưa
Tin yêu bây giờ . . . trả lại người xưa
(Nguyễn Ánh 9 – bđd)

Thế đó, là mối tình đầu hay tình cuối cũng không biết, ở ngoài đời. Còn, ở nhà Đạo, lại cũng có một thứ tình không khó diễn tả hoặc bộc-lộ, nhưng lại là thứ tình “mông-lung” hướng về các “tượng đất”, rất nguy-hiểm như nhận-định của Đức Giáo Tông Phanxicô trong buổi kỷ-niệm 100 năm ngày Mẹ hiện ra với 3 trẻ ở nước Bồ, như sau:

“Phải chăng, anh chị em vẫn vinh-danh “Người Nữ được chúc phúc” ở đây là vì Bà luôn tin-tưởng vào lời Chúa ở khắp nơi? Hoặc, Anh chị em ngỏ lời với “Tượng Mẹ bằng thạch-cao” chỉ để xin xỏ đôi điều với giá rẻ mạt chứ? Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công-khai đặt những câu hỏi như thế với cả ngàn người hành hương Fatima hôm kỷ-niệm 100 năm ngày Lễ Hội.

Mẫu-gương Đức Maria luôn tin-tưởng và dấn thân theo Đức Giêsu, là điều ta cần trân-trọng hơn cả. Đức Maria không thể trở-thành mẫu-mã/hình-hài mà các tín-hữu Đạo Chúa đã tạo cho Mẹ do bởi lòng xót thương, trìu mến mà ra.”

Vào trước hôm mừng kỷ-niệm 100 năm ngày Đức Maria hiện ra tại Fatima, Đức Giáo-Hoàng đã đề ra một câu hỏi, chuyển đến cả ngàn người hành hương hôm 12/5/2017, là để họ suy-nghĩ về “Đức Maria nào” mà họ chọn mừng kính. Phải chăng đó là “Đức Nữ-trinh Maria của Tin Mừng”? Hoặc, “Đức Maria là Đấng từng ngăn-chặn cánh tay giận-dữ của Thiên-Chúa, để Ngài không trừng-phạt con người”?  

  Hôm ấy, Đức Giáo-hoàng đã đưa ra câu hỏi gay gắt như thế với hơn chục ngàn người hành-hương dự lễ. Những người hành-hương hôm ấy, tay cầm nến trắng thắp sáng cả một quảng trường đầy người, trước khi được Đức Giáo Hoàng Phanxicô hướng-dẫn nguyện-cầu bằng kinh Mân Côi.

Đức Giáo Hoàng, đã đến viếng khu di-tích lịch-sử ở Fatima vào buổi chiều trước đó, bằng trực-thăng. Đoàn người đông-đảo hứng-chí cầm cờ và khăn tay trắng vẫy chào Đức Giáo Hoàng trong chiếc xe đặc-biệt dành cho các vị Giáo-hoàng. Sau đó, ngài thả bộ đi vào Nguyện-đường là nơi Đức Mẹ từng hiện ra khi trước với ba trẻ nhỏ hôm 13/5/1917. Toàn thể Giáo-hội Công giáo lại sẽ tiếp-tục mừng kính như thế mỗi tháng cho đến ngày 13 tháng 10 sắp tới…

Sau vài phút thinh-lặng, Đức Giáo Hoàng lại đã nguyện-cầu Đức Mẹ hãy đổ tràn nước mắt xuống các tường/thành chung quanh, và vượt mọi lằn ranh chia cách đến khắp nơi mà tỏ-lộ công-lý và hoà-bình của Thiên-Chúa.

Đức Giáo-Hoàng lại cầu nguyện tiếp bằng những ý/từ như sau: Ở phần sâu thẳm nơi tâm can vô nhiễm của Mẹ, xin Mẹ giữ lấy mọi nỗi lo-âu/sầu-buồn của gia-đình nhân-loại; bởi lẽ, họ đang khóc lóc nài van nguyện cầu cùng Mẹ trong thung lũng đầy nước mắt này…”

Đức Giáo Hoàng lại cũng nhắc nhở người hành-hương hôm ấy hãy cùng nhau nguyện-cầu Đức Mẹ như Mẹ từng dạy các trẻ ở Fatima xin Chúa nhân-từ xót thương “những người cần Ngài hơn ai hết.” Đức Giáo Hoàng đã đề-cao Đức Maria như “mẫu gương rao truyền Lời Chúa”, cách đặc-biệt; bởi, tín-hữu nam/nữ nào hướng về Mẹ đều thấy được nơi Mẹ một điều rõ-ràng là: khiêm-nhu/hiền-từ không là đặc-trưng của những kẻ yếu-đuối nhưng là của người mạnh-mẽ.”

Đức Giáo-Hoàng còn nói thêm: “Ai đặt nặng chuyện Thiên-Chúa chuyên trừng-phạt kẻ có tội, sẽ là người phạm lỗi bất-công cùng tột với Ngài; bởi họ đâu biết rằng: người có tội đã được Thiên-Chúa thứ tha ngang qua tấm lòng đầy thương xót của Ngài. Lòng Chúa xót thương con người phải đặt trước mọi trừng-phạt. Và trong mọi trường-hợp, sự trừng-phạt của Thiên-Chúa luôn luôn phải được đặt dưới ánh sáng của tình Ngài xót thương, hết mọi người.”

Và, Đức Giáo-hoàng lại đã kết-luận: “Cùng với Đức Maria, mỗi người chúng ta sẽ trở nên dấu-chỉ và là bí-tích của lòng Chúa xót thương, luôn tha-thứ mọi người, hết mọi sự.” (X. Junno Arocho Esteves, Pope Francis tells Fatima pilgrims: Follow the Mary of the Gospel”, Catholic Herald ngày 13/5/2017)

Nói về Đức Maria với dấu chỉ của lòng Chúa xót thương muôn người, còn là nhớ lại lời tác-giả Luca viết về Mẹ, lúc ban đầu, như sau:

“Riêng mẹ Ngài

thì Mẹ hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy

ở trong lòng”.

(Lc 2: 51b)

Nói về lòng Chúa xót thương chứ không trừng-phạt mọi người, vào mọi lúc, bạn và tôi hẳn còn  nhớ câu truyện kể của tác giả Song Lam từng nói về tấm lòng của người trẻ nọ, như sau:

“Chúng tôi không thể ở lại San Diego để mừng sinh nhật Chúc Minh tuần tới vì đã hết ngày phép. Con nhỏ có vẻ không vui. Tôi nói với nó mai mốt về hưu có thể chúng tôi về Cali ở với chúng nó. Nó mừng rơn, gặn hỏi tôi: Thiệt hông dì? Thế rồi nó nói dì dượng xuống đây, con chừa cái Master bedroom cho hai ông bà, bao ăn ở chỉ charge $500 thôi. Tôi nói ô kê với điều kiện là sáng ăn tôm hùm chiều cháo bào ngư tối đi coi văn nghệ, vợ chồng nó cười ha hả.

 Đến phi trường L.A. chân tôi tê cứng không bước xuống xe được, ông xã mới vịn tay tôi đỡ xuống xe. Vợ chồng Chúc Minh được dịp la bài hãi:

 – Trời ơi hai ông bà già tình tứ quá!

Tôi cười:

– Già thì có tình già chứ, gừng càng già càng cay, mấy đứa bay không nghe người đời nói vậy sao?

 Suốt 6 giờ đồng hồ từ L. A về đến N. J tôi cứ nghĩ ngợi về chữ “tình già”, tựa đề bài thơ mới đầu tiên của Phan Khôi xuất hiện trên báo năm 1932:

 Hai mươi bốn năm xưa

Một đêm vừa gió lại vừa mưa…

… Ôi tình nghĩa đôi ta thì rất nặng

Mà lấy nhau ắt là không đặng…

Lời thơ ngây ngô như lời nói, đầy đủ “thì, là, mà” nhưng gây sóng gió không nhỏ trong buổi đầu hình thành thơ mới. Người đời thường cho rằng vợ chồng về già chữ tình không còn, sống với nhau về nghĩa. Tôi không biết đúng sai, có điều tôi nhận thấy vợ chồng già tình cảm không còn sôi nổi, bộp chộp như hồi trẻ mà thấm đẫm hơn, sâu lắng hơn. Chắc vì lý do đó ca dao có câu:

Con cá làm ra con mắm

Vợ chồng già thương lắm mình ơi

 Người xưa không sai chút nào khi dùng chữ “thương lắm”. Ủa, vậy người trẻ không “thương lắm” hay sao? Không hẳn là vậy, vợ chồng trẻ yêu nhau đắm đuối say mê nữa là đằng khác, nửa bước không rời. Nhưng chữ “thương lắm” dùng cho vợ chồng già mang một ý nghĩa dài lâu hơn, nghĩa là họ đã trải qua mấy chục năm dài lận đận với nhau, xẻ ngọt chia bùi. Theo tôi, câu hát trên nói về tình nghĩa vợ chồng lúc về già còn mang ý nghĩa cần thiết nữa. Qua rồi tuổi thanh xuân khi con cái đã đủ lông đủ cánh bay khỏi tổ ấm gia đình, chúng nó có vợ có chồng, có con cái, có nhà riêng, thì chỉ còn lại hai vợ chồng già trong cái mà người Mỹ gọi là “Empty nest”.

Bây giờ ông nhìn bà, bà nhìn ông, cả hai mái đầu đều bạc, nay nóng lạnh, mai nhức đầu… Nếu không dựa vào nhau thì còn biết trông cậy vào ai?

Trong tháng 7/2014, bài viết của tác giả Philato “70, chán mớ đời” khiến tôi đọc đến mấy lần vì thấy mình trong đó. Thực là chán quá chừng ở cái tuổi trên dưới 70, nghĩa là tuổi già lãng đãng khi nhớ khi quên, bước cao bước thấp, bệnh hoạn hà rầm…” (X. Song Lam, Tình…Tiền…trong tuổi già, ở trên mạng)

Nghe kể rồi, mới thấy người viết nhạc cứ kể một thôi/một hồi các thứ tình-tiết nghe đến sầu/buồn. Thôi thì, sầu sao thì sầu, bạn và tôi, ta cứ nghe thêm một lần nữa, những câu hát cũng khá buồn…tình, như sau:

“Tình lỡ, nên tình buồn,
Tình xa,nên tình sầu !
Tình yêu, phai nhạt màu, tình đau!
Lời cuối, cho cuộc tình
Dù đã, bao muộn phiền
Lòng vẫn, yêu trọn đời … người yêu ơi!”

(Nguyễn Ánh 9 – bđd)

Thế đấy, là câu kết cũng rất đẹp. Đẹp như một bài thơ “thiên-thần” cũng không tả được như thế. Còn đây, lại là câu truyện kể khác để minh-hoạ và cũng để kết-luận câu chuyện dài mọi người bàn:

“Trong cuộc sống, có những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt, nhưng bạn đừng quên…

1.  Cho mọi người nhiều hơn là họ mong chờ và hãy làm điều đó thật nhiệt tình.

2 . Đôi lúc cũng phải yêu và nấu ăn một cách liều lĩnh(Những điều không thể quên do Sưu tầm).

3.  Ghi nhớ những bài thơ bạn yêu thích.

4.  Đừng vội tin những gì bạn nghe.

5.   Khi bạn nói yêu ai đó, hãy hiểu hết nghĩa của những từ ngữ ấy.

6.   Khi bạn nói xin lỗi, hãy nhìn vào mắt người bạn đang xin lỗi.

7.  Hãy đính hôn ít nhất là 6 tháng trước khi bạn kết hôn.

8.   Tin vào tình yêu từ cái nhìn đầu tiên.

9.    Đừng bao giờ cười vào những ước mơ của người khác.

10.   Hãy yêu một cách sâu sắc và đam mê. Có thể bạn sẽ bị tổn thương, nhưng đó là cách  duy nhất bạn học sống một cách hoàn hảo. 

11.    Khi không đồng ý điều gì, hãy đấu tranh một cách công bằng.

12.   Đừng phán xét ai qua thân nhân hay hoàn cảnh xuất thân của họ.

13.    Hãy bắt chính mình nói chậm nhưng suy nghĩ nhanh.

14.    Khi ai đó hỏi bạn những câu hỏi mà bạn không muốn trả lời, hãy mỉm cười và hỏi lại “Tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”

15.   Một tình yêu lớn và những khám phá vĩ đại cũng bao gồm những rủi ro to lớn.

16.    Hãy liên lạc với mẹ bạn thường xuyên nếu bạn sống xa nhà.

17.  Theo đuổi 3 điều: tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và có trách nhiệm với những việc mình làm.

18.  Đừng để 1 cuộc đấu khẩu nhỏ làm tổn thương 1 tình bạn lớn.

19.   Khi bạn nhận ra bạn vừa gây ra lỗi lầm, hãy nhanh chóng sửa sai.

20.  Mỉm cười khi nhấc điện thoại lên, người gọi sẽ nghe được điều đó trong giọng nói của bạn.

21.  Tranh thủ thời gian ở một mình.

22.   Hãy mở rộng đôi cánh tay bạn để thay đổi, nhưng đừng để mất đi giá trị của chính mình.

23.    Hãy nhớ sự im lặng thỉnh thoảng là câu trả lời tốt nhất.

24.  Đọc nhiều sách. Tivi không thay thế được điều này.

25.  Sống một cuộc sống tốt và đức hạnh, để sau này về già nghĩ lại, bạn sẽ muốn sống một cuộc đời như thế lần thứ hai.

26.    Mức độ tình yêu trong gia đình bạn luôn là nền tảng cuộc sống của bạn. Tất cả những gì bạn làm là tạo một mái nhà thanh bình và hoà thuận.

27.   Khi bạn bất đồng với người yêu, hãy chỉ đề cập đến vấn đề hiện tại, đừng đụng chạm đến quá khứ.

28.  Đừng chỉ nghe những gì người ta nói, hãy nghe tại sao họ nói như vậy.

29.   Chia sẻ kiến thức của bạn. Đó là cách để khám phá ra sự bất tử.

30.   Hãy đối xử tử tế với thiên nhiên.

31.  Đừng bao giờ làm gián đoạn khi bạn đang được khen ngợi.

32.  Ý thức được công việc của mình.

33.   Đừng tin ai đó khi người ấy không nhắm mắt trong lúc bạn hôn người ấy!

34.    Mỗi năm 1 lần, hãy đi đến nơi nào mà bạn chưa từng đến.

35.    Nếu bạn làm ra nhiều tiền, hãy giúp đỡ mọi người. Đó là tài sản giá trị nhất.

36.   Hãy nhớ, 1 mối quan hệ tốt nhất là khi tình cảm của bạn dành cho người đó vượt lên trên những gì bạn cần ở họ.

37.   Hãy chiêm nghiệm thành công của bạn dựa trên những gì bạn phải từ bỏ để có được nó.

38.  Sống với sự hiểu biết và kiến thức.  

Quên, thì cũng chẳng quên đâu! Có chăng, là ngại hoặc lười. Có khi, là cả hai, vừa lười lại vừa ngại, thế mới chết. Thôi thì, chẳng chết thằng Tây đen Tây trắng nào hết, nếu bạn và tôi, ta cứ ca và hát những lời ca trích ở trên, nghêu-ngao rằng:

“Tình lỡ, nên tình buồn,
Tình xa,nên tình sầu !
Tình yêu, phai nhạt màu, tình đau!
Lời cuối, cho cuộc tình
Dù đã, bao muộn phiền
Lòng vẫn, yêu trọn đời … người yêu ơi!”

(Nguyễn Ánh 9 – bđd)

Trần Ngọc Mười Hai

Đôi lúc cũng muốn

Nghêu ngao những lời

Không được vui

Rất như thế.

Khúc Ruột Gần – S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Khúc Ruột Gần – S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

 RFA

Tôi quá khổ rồi, bên Miên quá khổ rồi nên mới về tới đây, không có gạo mà ăn. Mà cũng không có chỗ để ở nữa, không có giấy tờ gì cả.

Nguyễn Thị Thô  (VOA 25/05/2017)

Cũng như người Thái, người Lào, người Miến, người Miên không biết … uống cà phê. Cà phê đen họ pha rất dở, cà phê sữa còn dở hơn nữa. Và nếu lỡ miệng mà “xúi” cho thêm vài cục đá lạnh nữa là … kể như rồi. Không uống thì tiếc (tiền) đứt ruột mà uống vào thì ruột rà cũng gần muốn đứt ra từng khúc!

Biết vậy nhưng bữa nào ở Phnom Penh tôi cũng tà tà vào quán kêu một ly xây chừng (cho có) rồi châm điếu thuốc – dù không nhớ nhà, và cũng chả nhớ cái con bà gì ráo. Chậm lắm, qua tới điếu thuốc thứ hai thì thế nào mấy cậu nhỏ bán báo cũng rà tới nài nỉ mua dùm một tờ mở hàng – sáng sớm – lấy hên.

Có bữa – xui – tôi vừa ngậm trong miệng một ngụm cà phê (dở ẹt) vừa liếc mắt vào bản tin của tờ Cambodia Daily, và mém sặc vì không nín được cười:

“Nước Cam Bốt và nước Trung Hoa cùng uống nước chung một dòng sông nên chúng ta có cảm giác như người cùng một gia đình vậy,” Ông Triệu Tấn –  đại biểu của ban tuyên huấn thuộc tỉnh đảng bộ Vân Nam nói vậy đó. (“Cambodia and China have drunk the water from the same river. Our sensations are like one fa­mil­y,” said Zhao Jin, delegate of the Yunnan Provincial Party Com­mittee’s publicity department).

Thiệt nghe mà cảm động muốn ứa nước mắt luôn!

Chỉ tiếc là mối “hảo cảm” này không kéo dài lâu. Chỉ vài tháng sau, trang Freshnewsasia buồn rầu cho biết: “Thủ Tướng Chính Phủ Cambodia đã ký một bức thư hủy bỏ lễ nước năm nay vì mức nước cạn queo và Cambodia đang phải đối diện với nạn hạn hán.” (According to Freshnewsasia, HE, the prime minister of Cambodia signed on a letter to cancel the celebration of this year water festival due to the low level of water and for the fact that Cambodia is facing with drought).

Uống chung một dòng sông với người Tầu hồi hộp thấy mẹ. Họ ở thượng nguồn, và xây đập tùm lum ở trển. Chỉ cần chận nước lại là mấy thằng khác đều khô mỏ ráo, nhứt là hai thằng (Miên/Việt) ở tuốt luốt phía dưới.

“Cư dân sống hai bên bờ sông Mekong luôn luôn bị chi phối bởi khí hậu Gió Mùa Tây-Nam thổi vào từ Vịnh Thái Lan. Mùa mưa bắt đầu từ tháng Năm đến tháng Chín, kết hợp với mùa tuyết tan từ rặng núi Hy Mã Lạp Sơn, nước sông Mekong dâng cao từ 2 tới 8 mét mênh mông tràn bờ làm ngập lụt một phần ba diện tích đất đai, phủ lớp phù sa màu mỡ mỗi năm lên khắp ruộng đồng.

Đó cũng là thời gian con sông Tonlé Sap đổi chiều chảy ngược vào Biển Hồ, tăng diện tích mặt hồ tới 10 ngàn cây số vuông, gấp bốn lần so với mùa khô và làm ngập hết các khu rừng lũ (flooded forest). Đây là Hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Các đàn cá từ sông Mekong cũng lội ngược dòng sông Tonlé Sap tới các khu rừng lũ chọn nơi trú ngụ an toàn để sinh đẻ và tăng trưởng. Rồi mùa mưa qua đi để bước sang mùa khô từ tháng 1 tới tháng 5. Đây là thời gian mực nước bắt đầu ổn định và con sông Tonlé Sap lại chảy xuôi dòng với vô số tôm cá từ Biển Hồ đổ vào các nhánh sông Mekong và diện tích Biển Hồ bắt đầu co lại. (Ngô Thế Vinh. Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. 2nd ed. Văn Nghệ: USA, 2002).

Vì bị vô số những con đập chận ở thượng nguồn, những năm gần đây, con sông Tôn Lê Sáp không còn đủ sức “đổi chiều chảy ngược vào Biển Hồ” như trước nữa. Không có nước thì dân Xứ Chùa Tháp miễn có Water Festival, đã đành; họ buộc phải treo niêu kho cá luôn mới là chuyện khó.

Theo Wikipedia: “Ngư nghiệp trên hồ nuôi sống 3 triệu người và cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt cùng 60% lượng chất đạm cho dân Campuchia.” Trong số ba triệu người này, tôi ước đoán, có ít nhất khoảng 10 phần trăm, nghĩa là khoảng 300 ngàn dân Việt!

Theo tường trình (“The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia”) của MIRO – Minority Rights Organization – có khoảng năm phần trăm, hay 750.000 người gốc Việt, đang sinh sống ở đất Miên. Đây là số dân thiểu số đông nhất ở đất nước này.

Hầu hết họ đều là dân ngụ cư, không khai sinh, không căn cước, không được quyền tiếp cận với bất cứ dịch vụ xã hội nào, và (tất nhiên) không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai gì ráo trọi. Bởi vậy, phần lớn kiều bào ở Miên (theo như cách gọi rất lịch sự của Đại Sứ Quán Việt Nam ở Phnom Penh) đều sống lêu bêu – rầy đây mai đó – trên những túp lều nổi xung quanh Biển Hồ, hoặc dọc theo những nhánh sông phụ thuộc.

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh: NgyThanh

Họ sống làm sao?

Cũng giản dị thôi. Chỉ cần một chiếc thuyền con, cùng một mái chèo, và hai ba người miệt mài quăng chài hay thả lưới suốt ngày – bất kể nắng mưa, bất chấp lệnh cấm – là có cá ăn, phần dư dôi cũng đủ để đổi lại một hai ký gạo, ít mắm muối, và vài ba xị đế.

Y tế, giáo dục, thể thao, giải trí … đều là những khái niệm mơ hồ – nếu chưa muốn nói là xa xỉ – và chả ai có bao giờ nghĩ đến. Đời sống giản dị, và giản lược, từ tay đến miệng thôi.

Cho đến khi mà Cửu Long Cạn Dòng thì cuộc sống giản dị và giản lược, từ tay đến miệng, cũng trở nên bất khả:

  • Khmer Times: “Vietnamese Families Leave the Tonle Sap.”
  • Người Lao Động: “Biển Hồ cạn cá, hàng ngàn Việt kiều hồi hương trong nghèo túng.”
  • BBC: “Biển hồ Tonle Sap … một thế giới bất ổn.”
  • VOA: “Dưới những túp lều rách nát chen chúc rất nhiều số phận không căn cước, không có lấy mảnh đất cắm dùi. Họ từng bơ vơ, lạc lỏng trên Biển Hồ, Campuchia.”
  • RFA: “Người Việt ở Biển Hồ sẽ về đâu?”

Theo báo Dân Trí : “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cơ quan chức năng có giải pháp cụ thể chăm lo cho những Việt kiều nghèo từ Campuchia về nước, sống ở đầu sông Sài Gòn, đoạn nằm giữa 2 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh…”

Chỉ cần một cái “chỉ đạo” cũng đủ thấy cái tầm, chưa nói đến cái tâm, của người đứng đầu chính phủ hiện hành ở Việt Nam. Việt kiều về từ Campuchia đâu phải chỉ có một nhóm nhỏ ở đầu sông Sài Gòn – cha nội! Họ đang sống vất vưởng tại rất nhiều nơi khác nữa: Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Đồng Nai, An Giang, và Kiên Giang. Cỡ Thủ Tướng mà bạ đâu nói đó, nói cho đã miệng (và cho qua chuyện) vậy sao?

Tình trạng Biển Hồ cạn nước, và tình hữu nghị Việt/Miên cũng đang đang từng bước cạn theo thì số lượng người Việt buộc phải hồi hương sẽ mỗi lúc một tăng. Đây là một vấn đề lớn. Ở tầm mức quốc gia, có thể ảnh hưởng cả đến những thế hệ sau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không quốc tịch, không chứng minh thư, Việt kiều Nguyễn Văn Tửng không đi làm được nên ở nhà nuôi con. Ảnh & chú thích: Đoàn Như Phú (08/2016).

Tuy hiện tại nhà nước VN có một ông Trợ Lý Bộ Trưởng, Chánh Văn Phòng Bộ Ngoại Giao, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao – Chủ Nhiệm Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài (cùng ba vị Phó Chủ Nhiệm Thường Trực nữa) nhưng họ chỉ “chuyên trách” về những khúc ruột xa ngàn dặm và có “tiềm năng kiều hối” mà thôi. Chớ khúc ruột gần thì xin lỗi nha, tụi tui không rảnh.

Đời vẫn vốn không nương người thất thế!

Chỉ cần nhìn vào những xóm liều, và những túp lều của dân oan – giữa lòng Hà Nội – cũng có thể đoán biết được hoàn cảnh và số phận của những khúc ruột gần (những kẻ khốn cùng) đang rẫy chết giữa lòng một quê hương vừa khốn khổ vừa khốn nạn!

Ông Nguyễn Đức Chung là người bội ước”

Ông Nguyễn Đức Chung là người bội ước”

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-06-14
 
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Courtesy of Zing News
 

Dư luận phản ứng mạnh mẽ đối với quyết định vừa ban hành vào hôm 13/6 của Cơ quan Cảnh sát Điều Tra thuộc Công an Hà Nội khởi tố vụ án hình sự “bắt giữ người trái pháp luật và hủy hoại tài sản” ở xã Đồng Tâm.

Ông Nguyễn Đức Chung: “Phản trắc và lật lọng”

Hình ảnh người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chọn giải pháp cuối cùng buộc phải bắt giữ 38 cán bộ, công an và cảnh sát cơ động hồi trung tuần tháng 4 để yêu cầu được đối thoại với chính quyền thành phố Hà Nội về những khuất tất trong vụ tranh chấp đất đai giữa giữa họ với chính quyền địa phương còn chưa phai nhòa.

Bút tích cam kết của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, với người dân xã Đồng Tâm sẽ thanh tra khu đất tranh chấp trong vòng 45 ngày và sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người dân ở đây vẫn chưa ráo mực…Thế nhưng, ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung là người bội ước.

Những lời lập luận và lý luận ông đưa ra để bào chữa cho việc ông tiếp tục khởi tố là chuyện rất vô lý, mình dùng từ ngữ nặng nề là ‘phản trắc và lật lọng với người dân’.
-Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung

Đó là ý kiến của rất nhiều cư dân mạng chia sẻ khi Công an Hà Nội vào ngày 13 tháng 6 ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ bắt giữ người trái pháp luật và hủy hoại tài sản ở xã Đồng Tâm.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận không ít cư dân mạng lên tiếng họ đã lường trước được viễn ảnh số phận của người dân Đồng Tâm sẽ bị truy tố trước pháp luật mặc cho ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung hứa hẹn và ký vào giấy cam kết. Họ khẳng định lời hứa của ông Chủ tịch thành phố Hà Nội chỉ là lời hứa suông và theo kế hoạch được chuẩn bị của chính quyền.

Trong khi đó, số đông cư dân mạng là những người có thiện chí trông đợi vào lời hứa hẹn của ông Nguyễn Đức Chung trong việc giải quyết vụ Đồng Tâm tỏ ra phẫn nộ và bất bình vì theo họ vụ việc này được giải quyết một cách công khai và minh bạch như cam kết của ông Chung thì chắc hẳn tình trạng xung đột đất đai giữa người dân và chính quyền địa phương khắp các tỉnh, thành đất nước Việt Nam tồn tại hàng chục năm qua sẽ lần lượt được gỡ nút thắt. Tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng tờ giấy cam kết của ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm chỉ là tờ giấy lộn. Luật sư Lê Công Định viết: “Thành tâm ký mà không thực hiện, là lật lọng. Không thành tâm muốn mà vẫn ký, là lừa đảo”.

Vào tối ngày 14 tháng 6, từ Sài Gòn, tù nhân lương tâm-Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung cho biết quan điểm cá nhân về tư cách và trách nhiệm của ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung trong việc giải quyết vụ Đồng Tâm:

000_NR37J.jpg
Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung (áo trắng) xuống xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017. AFP photo

“Tôi phải khẳng định là việc ông Chung ký kết với người dân không phải tư cách là một chủ tịch bên cơ quan hành pháp, mà với tư cách là ‘Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội’ và có cuộc họp của Thành ủy Hà Nội đã giao cho ông Chung nhiệm vụ giải quyết vụ Đồng Tâm với tư cách “Phó Bí thư Thành ủy”, nghĩa là ông đại diện cho Đảng. Và ai cũng biết ở Việt Nam thì Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện cả Hành pháp-Lập pháp-Tư pháp. Do đó, ông không thể nào nói là ông không có tư cách để ký hay không đại diện cho bên tư pháp để có thể cam kết không khởi tố. Vì rõ ràng cả hệ thống đều chấp hành chỉ đạo của Đảng Cộng sản hết. Cho nên, những lời lập luận và lý luận ông đưa ra để bào chữa cho việc ông tiếp tục khởi tố là chuyện rất vô lý, mình dùng từ ngữ nặng nề là ‘phản trắc và lật lọng với người dân’.”

Cũng trong tâm trạng thất vọng và bất mãn đối với ông Nguyễn Đức Chung, một số cư dân mạng tỏ ra xót xa cho người dân Đồng Tâm trong những ngày sắp tới. Nhưng vì lo lắng bao nhiêu thì họ lại trách cứ người dân Đồng Tâm bấy nhiêu, rằng sao lại ngây thơ mà tin cậy vào lời hứa của ông Chủ tịch thành phố Hà Nội bởi thực tiễn của thể chế qua các vụ tranh chấp đất đai như Văn Giang, Dương Nội…

Người dân Đồng Tâm được bênh vực

Tuy nhiên, Blogger Nguyen Anh Tuan, một người tuyên bố đứng cùng người dân Đồng Tâm với chia sẻ:

“Đừng trách dân làng Đồng Tâm, dù họ đã cười tươi như trẻ thơ khi được tin Chủ tịch Chung cam kết không khởi tố. Không ai đáng trách chỉ vì giữ lòng tin vào sự tử tế còn sót lại của người nắm quyền-trong tư cách đồng loại và đồng bào.”

Và Luật sư Ngô Ngọc Trai cũng cho rằng người dân Đồng Tâm không có lỗi qua lập luận về mặt pháp lý rằng:

“Không có pháp luật nào, không có nhà nước nào chấp nhận một việc làm sai pháp luật là công vụ nhân danh nhà nước. Kết quả của việc làm đó sẽ không có lợi cho nhà nước, không có lợi cho người dân, đó là hành vi xâm hại, đó không phải công vụ.”

Không có pháp luật nào, không có nhà nước nào chấp nhận một việc làm sai pháp luật là công vụ nhân danh nhà nước.
-LS Ngô Ngọc Trai

Với những trưng dẫn về quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, Luật sư Ngô Ngọc Trai khẳng định người dân không có nghĩa vụ phải chấp hành hợp tác với một việc làm sai và họ có quyền phòng vệ chính đáng.

Mặc dù cư dân mạng vài ngày qua bày tỏ chính kiến đa chiều trong vụ Đồng Tâm, thế nhưng nhiều người kêu gọi ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung hãy thực hiện theo bản cam kết đã ký với người dân Đồng Tâm hôm 22 tháng 4, như ông Mạc Văn Trang soạn thư bằng văn bản, gửi đến ông Nguyễn Đức Chung đề nghị ông Chung đừng “phản bội’ bản cam kết mà phải biết đứng về phía nhân dân với tư cách của một người trọng danh dự và có trách nhiệm.

Chúng tôi xin kết thúc bài ghi nhận này với câu hỏi dành cho những dân oan ở Thủ Thiêm, Sài Gòn, có thể được xem là đồng cảnh ngộ với người dân Đồng Tâm, rằng nếu lời hứa hẹn của Trung ương sẽ giải quyết khiếu nại cho các dân oan Thủ Thiêm khi họ ra Hà Nội biểu tình hồi cuối tháng 10 năm ngoái không được thực hiện thì việc gì sẽ xảy ra?

“Nếu trường hợp đó xảy ra tại Thủ Thiêm thì tôi nghĩ rằng vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn. Tại vì dân bây giờ bị dồn vào con đường cùng rồi, người ta không còn con đường nào để sống nữa. Thành ra vấn đề dồn người dân vào chân tường giống như một cái lò xo bị dồn vào thế cùng thì tự nhiên sức bật của nó bung ra rất mạnh và rất khốc liệt.”