Cùng chiến đấu với Chúa Giê-su

 Cùng chiến đấu với Chúa Giê-su

(Suy niệm thứ tư lễ tro)

 Con người vốn mang xác thịt nặng nề, là mục tiêu cho ma quỷ và dục vọng tấn công và xâu xé. Chỉ một phút yếu lòng, thiếu canh phòng là con người bị sa ngã, bị hư hỏng và ươn thối.

Vua Đa-vít vốn là một vị vua khôn ngoan, sáng suốt, tài năng đức độ được liệt vào hàng thánh vương, thế mà chỉ vì hình ảnh của một phụ nữ xinh đẹp là Bát-sê-ba lọt vào tâm trí cũng đủ làm nhà vua chao đảo, rồi sa ngã, phạm tội cướp vợ người khác và giết luôn cả người chồng là U-ri-gia, đang khi anh ta đang anh dũng chiến đấu ngoài chiến trường để bảo vệ ngai vàng của vua! (II Samuen 11)

THU TU LE TRO

Ngay cả Sa-lô-môn, một vị vua có tiếng là khôn ngoan vô tiền khoáng hậu, nhưng cũng vì chiều chuộng các người vợ ngoại giáo nên đã xiêu lòng theo các tà thần của dân ngoại, xây đền thờ cho họ đối diện với núi thánh Giê-su-sa-lem và đã làm sự dữ trước mắt Gia-vê (I Vua 11, 1-13).

Nói chung, dù ở bất cứ địa vị nào, đẳng cấp nào trong xã hội và tôn giáo cũng có những con người danh giá cao trọng đã phải ngã gục thảm thương và hư thối: hư thối vì lòng tham, hư thối vì những bê bối tình dục, hư thối vì lạm quyền, độc đoán…

Thân phận giòn mỏng của con người

Triết gia Platon diễn tả thân phận con người “như cỗ xe có hai ngựa kéo.” Một con ngựa trắng kéo ta về đường lành, đang khi con ngựa đen luôn lôi kéo ta về điều dữ. Thế là con người luôn bị giằng co xâu xé bởi hai thế lực đối kháng nhau.

Ngay cả thánh Phao-lô là vị tông đồ rất nhiệt thành và thánh thiện cũng cảm thấy những dục vọng đen tối làm xáo trộn tâm hồn của ngài. Ngài than thở: “Điều lành tôi muốn, tôi lại không làm; trong khi tôi lại làm những điều tôi gớm ghét …thật khốn thân tôi!” (Roma 7,16)

Thân phận con người cũng như những viên bi tròn được đặt trên những mặt phẳng nghiêng. Sức nặng của viên bi lôi kéo nó lăn xuống thế nào thì cũng chính sức nặng của xác thịt và bản năng hư hèn cũng thường xuyên lôi kéo chúng ta xuống bùn như thế.

Thân phận con người cũng như thân phận chiếc thuyền bơi ngược dòng nước, nếu không vững tay lái, không mạnh tay chèo thì vô vàn đam mê, dục vọng và tham muốn thấp hèn như những dòng nước ngược chảy xiết sẽ dìm chúng ta vào trong dòng xoáy của chúng và xô đẩy chúng ta xuống vực thẳm.

Hãy cùng chiến đấu với Chúa Giê-su 

Sống là tranh đấu. Bao lâu còn chiến đấu, con người mới có thể tồn tại như một con người. Khi ngừng chiến đấu, con người sẽ bị suy thoái và không còn giữ được phẩm chất cao đẹp của mình.

Khi làm người, Chúa Giê-su cũng mang thân phận con người có xác thịt hoàn toàn y như chúng ta. Ngài cũng từng bị cám dỗ y như ta. Những cơn cám dỗ mà hôm nay chúng ta đang phải chịu thì Ngài cũng đã từng chịu, có khác là Ngài đã chiến đấu rất anh dũng, rất kiên cường, không bao giờ lùi bước trước mọi cám dỗ và thử thách. Nhờ đó Ngài luôn luôn chiến thắng và chiến thắng rất vinh quang. Thư Do-thái viết: “Ngài đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4, 15).

Lạy Chúa Giê-su,

Ý chí chúng con bạc nhược; xác thịt thì ươn hèn; trong khi đó, các đam mê tội lỗi thì mạnh như vũ bão cuồng phong… nên tự sức mình, chúng con không thể nào vượt thắng các thách thức và cám dỗ.

Vì thế, trong mùa chay nầy, xin cho chúng con tìm đến với Chúa nhiều hơn, gặp gỡ Chúa thường xuyên hơn qua việc cầu nguyện và siêng năng lãnh nhận bí tích Sám hối và Thánh thể, để nhờ Chúa ban ơn trợ lực, chúng con khỏi bị ngã gục thảm thương nhưng được vững mạnh chống trả ác thần.

Linh mục Inhaxiô Trần  Ngà 

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

BƯỚC VÀO MÙA TẬP LUYỆN CHIẾN ĐẤU THIÊNG LIÊNG

BƯỚC VÀO MÙA TẬP LUYỆN CHIẾN ĐẤU THIÊNG LIÊNG

Lễ Tro, khai mạc Mùa Chay Thánh, bằng nghi thức làm phép tro và mỗi người nhận tro trên đầu, cùng lúc đó sẽ nghe được một trong hai câu Lời Chúa: Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng, hoặc: Ta là thân cát bụi sẽ trở về cát bụi (SLRM).

Mỗi khi Mùa Chay về, chúng ta nghe văng vẳng bên tai lời Chúa mời gọi: “Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van” (Joel 2,12).

LE TRO

Như thế, hai ý tưởng trong Mùa Chay Thánh luôn song hành với nhau, thứ nhất: chúng ta là những con người yếu đuối, tội lỗi; thứ hai: Thiên Chúa là Người Cha giàu lòng thương xót, Ngài luôn yêu thương chúng ta, Ngài sẵn sàng tha thứ và ban cho chúng ta sức mạnh với tình thương.  Vì yếu đuối nên cần đến ơn Chúa, vì tội lỗi nên muốn được Chúa thứ tha, nhưng để lãnh nhận được ơn tha thứ thì cẩn phải trở về với Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong chay tịnh và nước mắt, hướng tới tha nhân.  Đó là ba việc phải làm trong Mùa Chay Thánh:

Ăn chay

Cầu nguyện

Và bố thí

Là ba việc cần phải làm trong Mùa Chay, vì nó diễn tả ba chiều kích, ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em.  Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay.  Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người kitô hữu.

Để ba tương quan này gắn kết với nhau, điều kiện đã được Chúa Giêsu nói rõ đó là: nội tâm.  Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay xuất phát từ sâu thẳm của tâm hồn hướng lên Thiên Chúa và hướng đến anh em, chứ không phải là hình thức bên ngoài.  Vì thế, ăn chay, cầu nguyện cũng như bố thì là những việc được làm vì đẹp lòng Chúa, chứ không phải cho người ta thấy.

Trước hết phải khiêm nhường

Ăn chay, tiếng La tinh là jejunium, nghĩa là: “tự nhịn bất kỳ thức ăn nào.”  Khi nhịn chay, con người nhận ra mình lệ thuộc vào Thiên Chúa, “hạ mình” trước mặt Chúa, vì cảm thấy mình mỏng giòn, yếu đuối  như tác giả Thánh vịnh nói: “Phần tôi, những ngày chúng đau yếu, tôi đã từng khoác áo nhặm vào thân, lại ăn chay để hãm mình phạt xác, lòng tôi ấp ủ câu kinh lời nguyện” (Tv 34, 13).

Khiêm nhường khi ăn chay còn để Chúa thấy rằng chúng ta chẳng là gì nếu không có Chúa và thiết tha kêu cầu Chúa: “Bấy giờ tất cả con cái Ít-ra-en và toàn dân đã lên Bết Ên; họ ngồi khóc tại đây trước nhan Ðức Chúa.  Hôm ấy họ ăn chay cho đến chiều.  Rồi họ dâng lễ toàn thiêu và lễ kỳ an lên trước nhan Ðức Chúa” (x. Tl 20, 26); “Vua Ða-vít cầu khẩn Thiên Chúa cho đứa trẻ, vua ăn chay nhiệm nhặt, và khi về nhà ngủ đêm thì nằm dưới đất; Vua trả lời: “Bao lâu đứa bé còn sống, ta ăn chay và khóc lóc vì ta tự bảo: “Biết đâu Ðức Chúa sẽ thương xót ta và đứa bé sẽ sống!” (2 S 12, 16.22), nhất là nhận biết mình là tội lỗi, là hư vô và cầu xin ơn Chúa thứ tha: “Tôi ăn chay, mặc áo vải thô và rắc tro lên đầu rồi ngẩng mặt lên Chúa Thượng là Thiên Chúa, để dâng lời khẩn nguyện nài van” (Dn 9, 3).  Việc giữ chay thể xác chỉ có ý nghĩa khi nhịn ăn đi kèm với việc trách xa tội lỗi: “Chúng nói: “Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy, chúng tôi hãm mình, sao Ngài chẳng hay?”…  Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế?  Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Ðức Chúa?  Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc,trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? ” (x. Is 58, 1-12), nếu không nó chỉ là phô trương.

Đừng phô trương

Chính Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Các người hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để cho thiên hạ trông thấy… khi các người bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng…  Các ngươi có bố thì, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc ngươi bố thí được giữ kín.  Và Cha ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho người” (Mt 6, 1-6).

Trong Kinh Thánh, Chúa tố cáo mạnh nhất cái vẻ bề ngoài, hay là giả hình.  Vi khi giả hình, con người giáng cấp Thiên Chúa, họ đặt Ngài xuống hàng thứ hai, đặt tạo vật, công chúng lên chỗ nhất: “Người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thí thấy tận đáy lòng” (1 Sm 16, 7).  Trau dồi dáng vẻ bên ngoài của chúng ta hơn tâm hồn chúng ta có nghĩa là coi người phàm trọng hơn Thiên Chúa.

Như vậy, vẻ bề ngoài hay sự giả hình tự bản chất là một sự thiếu đức tin: nhưng đó cũng là một sự thiếu đức bác ái đối với tha nhân theo nghĩa nó có xu hướng qui những con người thành những kẻ say mê.  Sự giả hình không công nhận phẩm giá thích đáng của họ, nhưng thấy họ tùy thuộc hình ảnh của chính mình.  Thiếu đức tin và thiếu đức bác ái, việc làm sẽ trở nên vô ích, nên không có được công phúc gì.

Sống cậy trông vào Chúa

Sai lầm lớn nhất của nền văn hóa hiện nay là tin rằng con người có thể có hạnh phúc mà không cần Thiên Chúa.  Như thế khi loại bỏ điều sâu thẳm trong con người, người ta chối bỏ điều liên kết con người với Thiên Chúa là Đấng ban sự sống… theo Đức Thánh Cha Phanxicô, đó là một tội ác, vì tước mất của người nghèo sự hiện diện của Thiên Chúa, mà cũng vì xem rằng con người có thể sống như thể không có Thiên Chúa, phủ nhận chiều kích thụ tạo và sự lệ thuộc của con người vào Thiên Chúa, không cậy dựa vào Chúa (x. Sứ điệp Mùa Chay 2014).

Người nghèo bị tước mất Thiên Chúa, và người giầu không cần đến Thiên Chúa, cả hai hạng người này đều được Giáo hội quan tâm.  Giáo hội nhìn đến những ai đang thiếu thốn, không chỉ do nỗi khốn khổ về tâm linh, vốn thường ẩn chứa trong lòng mọi người và làm cho họ day dứt, dù họ có nhiều của cải…  Khốn khổ vật chất là sống trong điều kiện không xứng với phẩm giá con người.  Khốn khổ luân lý là nô lệ cho thói xấu và tội lỗi, có thể dẫn đến khốn khổ vật chất, và luôn đi đến chỗ khốn khổ tâm linh, đó là khi người ta xa rời Thiên Chúa, khước từ tình yêu của Ngài.

Đó là lý do mùa chay năm nay Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi chúng ta suy tư lời của thánh Phaolô : “Thực vậy, anh chị em biết lòng quảng đại của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta: Ngài giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo vì anh chị em, để anh chị em trở nên giàu sang nhờ cái nghèo của Ngài” (2 Cr 8,9).  Sự giàu có đích thực của Chúa Giêsu là phận làm Con Thiên Chúa, đã nên người nghèo khó để chúng ta được làm con Thiên Chúa, trở nên giàu có nhờ sự khó nghèo của Ngài.  Con người giầu vì được làm con Thiên Chúa theo bản tính.  Con Thiên Chúa thấy cái nghèo của chúng ta, nên đã thi hành ý Chúa Cha, hạ mình nhập thể, chịu chết, sống lại để cứu chuộc chúng ta.  Chúng ta cũng thế, làm sao để cái nghèo của anh em chạm đến con tim chúng ta, hầu chúng ta có thế giúp người anh em ta đang khao khát ơn cứu độ (x. Sứ điệp Mùa Chay 2014).

Xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ những quyết tâm của chúng ta trong suốt hành trình của Mùa Chay Thánh này cho nên.  Amen.

Antôn Nguyễn Văn Độ

Langthangchieutim gởi

Ánh Sáng Hồi Phục

Ánh Sáng Hồi Phục

Mới đây tại trường đại học y khoa Stanford bên Hoa Kỳ đã sáng chế ra một loại cửa sổ nhân tạo đặt trong các phòng hồi sức, nhằm giúp cho bệnh nhân chóng được hồi phục. Người vẽ kiểu cho loại cửa sổ nhân tạo này là một phó nhòm thuộc tiểu bang California. Ông đã chứng kiến cái cảnh thoi thóp thở của cha mình, khi nhìn lên trần bảng của phòng hồi sức chỉ thấy toàn một màu trắng với những lỗ đen. Các bác sĩ cho biết, vì phải nằm lâu ngày trong căn phòng thiếu cửa sổ, thiếu ánh sáng tự nhiên, cho nên không những bệnh nhân khó hồi phục mà còn để lộ những triệu chứng của bệnh tâm thần.

Với cánh cửa sổ nhân tạo nói trên, nhờ một hệ thống điện toán tinh vi, bệnh nhân có thể cảm thấy như đang tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài. Trong 24 giờ đồng hồ, ánh sáng trên khung cửa nhân tạo thay đổi 650 lần. Bệnh nhân có thể nhìn thấy ánh mặt trời lên cũng như những áng mây bay qua khung cửa. Tất cả đều nhằm để giúp cho bệnh nhân cảm thấy mình gần gũi với thiên nhiên và nhờ đó cảm thấy bớt cô đơn.

Trong tương lai gần đây, người ta cũng có thể tạo ra cảnh trăng lên cũng như các vì lấp lánh trên khung cửa.

Con người cũng như vạn vật cần có ánh sáng để sống. Riêng với con người, ánh sáng không những cần cho sự sống của thân xác, mà còn giúp cho con người khỏi cô đơn. Bóng tối dễ làm cho con người cô đơn và sợ hãi…

Có nhiều thứ bóng tối trong cuộc sống chúng ta. Bóng tối của ích kỷ, của ganh ghét, của hận thù, của đam mê… Càng giam mình trong bóng tối ấy, chúng ta càng cảm thấy cô đơn và càng trở nên bệnh hoạn. Người càng sống ích kỷ, người càng nghiền ngẫm đắng cay, hận thù, người đó càng hạ giảm nhân tính của mình…

Chúng ta cần có ánh sáng để sống, để lớn lên trong tình người cũng như để chữa trị những băng hoại trong tâm hồn. Có ánh sáng của Lời Chúa để soi sáng dẫn từng đường đi nước bước của chúng ta. Có những ánh sáng của những nghĩa cử hằng ngày. Không có một nghĩa cử nào qua đi mà không thêm một chút ánh sáng để giúp chúng ta hồi phục vì những vết thương đau trong cuộc sống. Một hành động bác ái, một biểu lộ tin yêu dù nhỏ mọn đến đâu cũng là một tia sáng mang hy vọng đến cho tăm tối cô đơn trong tâm hồn chúng ta.

    Trích sách Lẽ Sống

Bốn Lời Khuyên Về Giấc Ngủ…

  Bốn Lời Khuyên Về Giấc Ngủ…

 

 

Hoa Đà vốn là một vị lương y nổi tiếng thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa, được xem như thần y, cũng là một trong những ông tổ của Đông y, do đó cách trị bệnh của ông từ xưa đến nay luôn được nhiều người coi trọng.

 

Từ xưa đến nay, các chuyên gia sức khỏe bao giờ cũng khuyên con người phải ăn, ngủ và làm việc điều độ, hợp lý. Nhưng đa số chúng ta lại thiếu quan tâm đến lợi ích của giấc ngủ vì cho đó là hoạt động sinh lý bình thường.

 

Danh y Hoa Đà trong suốt quá trình chăm sóc bệnh nhân, ông đã đúc kết ra 4 lời khuyên về giấc ngủ để giữ gìn sức khỏe.

 

  1. Điều thứ nhất: Phải đi ngủ trước giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng)

 

Theo quan niệm dưỡng sinh tại Thiếu Lâm tự, giấc ngủ là một phần vô cùng quan trọng trong đời người. Nếu trước giờ Tý mỗi ngày không ngủ được, thì khi đi khám bệnh, rất nhiều lão tăng y sẽ nói: “Không chữa cho bạn”. Kỳ thực không phải là không chịu chữa trị, mà là… chữa không hết được.

 

Tại sao nói như thế?

 

Người mất ngủ thâm niên, bất luận là nam hay nữ thì gan đều đã trực tiếp bị tổn thương, lâu ngày sẽ tổn thương thận, dần dần tạo thành khí huyết của thân thể bị thiếu hụt, mỗi ngày khi soi gương sẽ cảm thấy sắc mặt xám xịt, không tốt.

Đến lúc đó cho dù bạn mỗi ngày dùng sản phẩm chăm sóc da, các loại chất bổ, rèn luyện thân thể, cũng không thể bù đắp lại những tổn thương do ngủ chưa đủ hoặc là giấc ngủ không tốt.

 

Vì vậy, dậy sớm thì không sao nhưng tuyệt đối không được ngủ trễ. Rất nhiều người tinh thần không phấn chấn, phần nhiều là do có thói quen ngủ muộn, thường dễ bị tổn thương gan, tổn thương mật, thiếu tinh lực.

 

Người như vậy con mắt thường không tốt, tâm trạng thường bị ức chế, thời gian vui vẻ ít đi (khí trong phổi cũng chịu ảnh hưởng, là nguyên nhân của việc nhịp thở không ổn định liên tục trong khoảng thời gian dài). Có nhiều người cho rằng buổi tối ngủ trễ, ban ngày có thể ngủ bù, thực ra là không bù lại được, nếu như ngủ không được, ngủ không đủ thì còn tồi tệ hơn nữa, khí huyết thân thể sẽ bị hao tổn hơn phân nửa.

 

  1. Điều thứ hai:Khi ngủ không được suy nghĩ

“Xem như mình không có thân thể, hoặc như là người đang ở trong nước, hòa tan ngón chân cái trước, rồi đến các ngón chân khác, tiếp theo là bàn chân, bắp chân, đùi,… từng bước hòa tan, cuối cùng như không tồn tại, tự nhiên thiếp đi”.

Đây chính là trạng thái tinh thần tốt khi thiền định đi vào giấc ngủ: Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau.

 

Nhiều lúc, nguyên nhân của mất ngủ là do lúc đi ngủ trong đầu có nhiều tạp niệm, những lúc như thế này không nên nằm trằn trọc trên giường, để tránh hao tâm tổn sức, lại khó chìm vào giấc ngủ, biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một hồi rồi ngủ tiếp.

 

Trên thực tế, con người ngày nay nếu muốn đi ngủ trước 11 giờ tối, thì chuyện bình ổn cảm xúc trước khi lên giường cũng rất quan trọng, tâm trạng cần có một khoảng thời gian từ từ trầm tĩnh lại. “Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”, chính là đạo lý này.

 

Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau, là cách tốt nhất để đi vào giấc ngủ.

 

Nếu như vẫn chưa ngủ được thì trước khi ngủ bạn có thể thử thực hiện động tác gập bụng đơn giản, rồi ngồi xếp bằng tự nhiên hoặc ngồi kiết già trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau đặt lên trên chân, hô hấp tự nhiên, cảm giác lỗ chân lông toàn thân nở ra khép lại theo nhịp thở, nếu có ngáp chảy nước mắt thì sẽ có hiệu quả tốt nhất, đến khi muốn ngủ liền ngã xuống ngủ.

 

  1. Điều thứ ba:Buổi trưa nên ngủ một chút hoặc là ngồi im thư giãn dưỡng thần

 

Vào buổi trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều), nếu không có đủ điều kiện để ngủ, bạn có thể ngồi im tĩnh lặng, nhắm mắt dưỡng thần 15 phút. Những Hòa thượng đều có thói quen chợp mắt vào buổi trưa bằng cách ngồi thiền tại phòng thiền.

 

Kỳ thực, giữa trưa chỉ cần nhắm mắt thực sự ngủ 3 phút là bằng ngủ 2 giờ, quan trọng là thời gian ngủ phải thích hợp là giữa trưa. Ban đêm nếu ngủ đúng giờ Tý thì 5 phút ngủ tương đương với 6 giờ.

 

Dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người.

 

  1. Điều thứ tư:Nhất định phải dậy sớm

 

Một ngày của nhà sư bắt đầu từ tiếng chuông đánh thức vào sáng sớm, cho dù vào mùa đông, cũng sẽ không thức dậy trễ hơn 6 giờ, vào 3 mùa xuân, hạ, thu thức dậy trước 5 giờ. Theo dưỡng sinh, dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người.

 

Chỗ tốt của dậy sớm là có thể loại bỏ một số chất bẩn ra khỏi cơ thể, nếu thức dậy quá muộn, đại tràng (ruột già) không được hoạt động, không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết.

 

Ngoài ra, chức năng tiêu hóa của cơ thể con người hoạt động tốt nhất là vào buổi sáng từ 7 cho đến 9 giờ, là “khoảng thời gian hoàng kim” cho hấp thụ dinh dưỡng. Cho nên, rất không nên ngủ nướng, nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng, mỏi mệt đa phần là do tham ngủ.

 

Những đúc kết của Hoa Đà cũng là những điều nổi bật trong phép tắc trị bệnh của Đông y: Trị bệnh trị tận gốc, chú trọng dưỡng sinh để nâng cao đề kháng cơ thế chống ngoại tà xâm nhập. Bảo tồn được tam bảo của cơ thể Tinh-Khí-Thần là yếu tố để cơ thể hoạt bát, thần thái tươi tỉnh.

  S.T.

 

Tiếng ngáy làm tôi yên tâm

Tiếng ngáy làm tôi yên tâm

Trần Mỹ Duyệt

Video  NẾU CÓ YÊU TÔI

(Thơ: Ngô Tịnh Yên-Nhạc: Trần Duy Đức)  – Khánh Ly

httpv://www.youtube.com/watch?v=_DQbxDXkCuQ

Tháng này tôi phải tiễn chân 4 người bạn về bên kia thế giới. Những người bạn thân thiết đã một thời quen biết già có, trẻ có cứ lần lượt bỏ tôi đi khiến dù muốn hay dù không tôi cũng phải suy nghĩ về thân phận của mình.

Nghĩ đến lúc mình phải từ giã cõi đời cũng thấy nao nao và có cái gì xao xuyến. Nhưng nếu là số phận thì biết làm sao, chi bằng nhìn vào cuộc đời để rút ra một vài điều bổ ích cho cuộc sống. Sống tốt để sau khi nằm xuống khỏi hối hận.

Suy nghĩ vẩn vơ, tôi chợt nhớ ra câu truyện được kể trong một Khóa Nazareth. Thuyết trình viên kể rằng, trước đây bà thường dành 1 hoặc 2 tháng xa nhà để trông nom cho các con bà sau khi sinh nở. Nhưng gần đây bà chỉ dành 1 hoặc 2 tuần cho các con trong những trường hợp như vậy. Các con bà có hỏi tại sao, thì bà trả lời: “Má nghĩ đã đến lúc má cần dành nhiều thời gian cho ba các con. Ba các con lúc này mới thật sự cần má. Miếng cơm manh áo của ba, giấc ngủ và sức khỏe của ba luôn luôn là điều mà má phải quan tâm. Ba má nay đã cao tuổi, thời gian còn ở với nhau được bao lâu, nên má thấy cần ba, và ba cũng cần má.”

Đúng vậy, câu trả lời của bà rất ý nghĩa và đánh động tôi rất nhiều. Và nghĩ đến điều này tôi càng thấy thương cho các cặp vợ chồng trẻ mà không hiểu sao họ lại coi nhau như cỏ rác, như kẻ thù, và như những tạo vật đáng ghét. Cãi vã, chửi rủa, và làm cho nhau đau lòng là những chuyện thường ngày xảy ra mà họ không hề để ý quan tâm tới. Nhưng sẽ có một ngày mà nếu không nghĩ lại, họ sẽ hối hận rất nhiều.

Cũng một câu truyện trong nhiều câu truyện mà tôi vẫn nghe về đời sống hôn nhân, về những khó chịu, về những hiểu lầm, về những xích mích giữa vợ chồng. Nhưng trong những cái làm cho nhau khó chịu ấy, lần này tôi được nghe một nhận xét tích cực, và xây dựng. Truyện do một người vợ trẻ kể lại:

“Tôi thường ngày rất khó chịu và hay cằn nhằn chồng tôi vì anh có cái tật ngủ ngáy to. Bình thường thì cũng không đến nỗi nào, nhưng những đêm mất ngủ thì tiếng gáy của anh là một tra tấn dã man đối với người mất ngủ như tôi. Những đêm như vậy tôi khó chịu và ghét anh vô cùng. Nhưng gần đây thì tôi không còn thù ghét tiếng ngáy đó nữa, mà ngược lại, bất cứ lúc nào thức giấc ban đêm mà tôi không nghe tiếng gáy đó là tim tôi đập thình thịch, và ngớ ngẩn suy nghĩ không biết chuyện gì xẩy ra cho anh.

Thời gian gần đây tôi thường bị lo lắng, hốt hoảng, và sợ hãi. Chuyện lớn, chuyện nhỏ, chuyện quan trọng, chuyện tầm thường, chuyện trong nhà, chuyện ngoài ngõ hễ cái gì đập vào mắt tôi, lọt vào lỗ tai tôi đều làm cho tôi suy nghĩ và lo lắng. Tôi trở thành mất ăn, mất ngủ, và mất hết nghị lực để sống.

Nhưng người mà phải gánh chịu mọi dằn vặt, kêu ca, cằn nhằn, khó chịu từ tôi đó chính là chồng tôi.

Tôi đã được khuyến khích đi gặp những bác sỹ chuyên môn và uống những thứ thuốc đắt tiền, nhưng cũng chẳng giúp gì

ngoại trừ tôi phải trút đổ trên đầu chồng tôi hết mọi thứ lo lắng, bực bội trong tôi, họa may tôi mới được nhẹ nhõm một chút.

Thì ra, chồng tôi chính là cái thùng rác để tôi trút bỏ mọi thứ ngổn ngang trong cuộc sốngvào đó.

Cho đến một ngày tôi bừng nhận ra tôi đã gây đau khổ cho chồng tôi quá nhiều. Tôi hối hận, và tôi cảm thấy hết sức lo lắng.

Tôi lo lắng cho sức khỏe của anh cũng như tôi đang lo lắng cho chính mình. Tôi sợ rằng điều mà tôi gây ra cho anh sẽ làm anh sớm bỏ tôi hơn là do căn bệnh quái ác của tôi khiến cho tôi phải bỏ lại anh. Tôi vẫn thường nghe nói, những người chăm sóc cho người bệnh thường lại chết trước người bệnh. Và điều này khiến tôi chợt tỉnh. Nó giúp tôi từ từ bình phục cùng với sự giúp đỡ, thương yêu và lo lắng của người chồng rất mực yêu thương tôi.

Cũng từ đó, mỗi đêm tôi đều ôm sát lấy anh dù là trong giấc ngủ vì sợ rằng anh sẽ vuột mất. Nhất là mỗi đêm tôi phải để ý, nghe ngóng từng hơi thở, tiếng ngáy của anh. Tiếng gáy của anh lúc này đối với tôi có một ý nghĩa rất tuyệt vời. Nó bảo tôi rằng anh hãy còn khỏe mạnh, đang ngủ say bên tôi, và vẫn còn đang sống với tôi. Tiếng gáy làm tôi yên tâm. Làm tôi thấy hạnh phúc”.

Có những mối tình già mà người này không thể quên săn sóc cho người kia. Có những mối tình trẻ mà tiếng gáy đã có lần làm khó chịu nhưng bỗng trở nên âm thanh mang lại hạnh phúc cho nhau.

Cái đó gọi là tình yêu. Là quan tâm và lo lắng cho nhau.

Là vợ chồng, và là một xương một thịt. Còn gì trên đời đáng yêu, đáng quí, và đáng gìn giữ hơn người chồng, người vợ. Nhưng cũng không biết trên đời có bao nhiêu người đã khám phá, tiếp tục khám phá và trân quí món quà thiêng liêng nhưng cũng rất vật chất này? Hay phải chăng phải đợi đến khi không còn thấy mặt nhau, nghe tiếng nhau, nghe tiếng gáy của nhau mới hốt hoảng, mới đau khổ đi tìm.

Có tốt với tôi thì tốt với tôi bây giờ
Đừng đợi ng
ày mai đến lúc tôi xa người
Đừng đợi ng
ày mai đến khi tôi phải ra đi
Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn

Nếu có bao dung thì hãy bao dung bây giờ
Đừng đợi ng
ày mai đến lúc tôi xa đời
Đừng đợi ng
ày mai biết đâu tôi nằm im hơi
T
ôi chẳng làm sao tạ lỗi cùng người

Có nhớ thương tôi thì đến với tôi bây giờ
Đừng đợi ng
ày mai lúc mắt tôi khép lại
Đừng đợi ng
ày mai có khi tôi đành xuôi tay
Trôi d
ạt về đâu, chốn nào tựa nương

Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ
Đừng đợi ng
ày mai đến lúc tôi qua đời
Đừng đợi ng
ày mai đến khi tôi thành mây khói
Cát b
ụi làm sao mà biết lụy người.”

Tiếng hát của ai đó qua nhạc phẩm “Nếu Có Yêu Tôi” của Trần Duy Đức vang vọng trong đêm khuya như âm vang tiếng gáy của người chồng trẻ. Tiếng gáy mà theo vợ anh là “Tiếng ngáy làm tôi yên tâm. Làm tôi thấy hạnh phúc”.

Cũng như thức tỉnh cái nhìn của những cặp vợ chồng sau những năm dài chung sống:

“Ba má nay đã cao tuổi, thời gian còn ở với nhau được bao lâu,

nên má thấy cần ba, và ba cũng cần má.”

Đúng vậy, hạnh phúc luôn ở bên ta, quanh quẩn bên ta trong người chồng, người vợ mà hàng ngày gặp gỡ, chỉ cần ta

thay đổi thái độ,

thay đổi cái nhìn,

và thay đổi lại phán đoán về người đó.

Bốn người Bắc Hàn bị truy nã ‘là điệp viên

Bốn người Bắc Hàn bị truy nã ‘là điệp viên’

Handout pictures released by the Royal Malaysian Police in Kuala Lumpur on February 19, 2017 showing CCTV images and passport style photos of suspects Hong Song Hac, Ri Ji Hyon.
Bản quyền hình ảnhAFP
Hai trong số các đối tượng bị cảnh sát Malaysia truy nã là Hong Song Hac, 34 tuổi, (phía trên) và Ri Ji Hyon, 33 tuổi

Cơ quan tình báo Nam Hàn tin rằng bốn người đàn ông Bắc Hàn bị nghi là có liên quan tới cái chết của ông Kim Jong-nam là điệp viên.

Người anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn bị đầu độc tại sân bay Kuala Lumpur, cảnh sát Malaysia nói.

Bốn trong số bảy nghi phạm mà Malaysia nêu tên làm viêc cho Bộ An ninh Quốc gia của Bắc Hàn, các quan chức tình báo tại Seoul nói với các dân biểu.

 

Ông Kim tử vong hồi hai tuần trước, sau khi bị hai người phụ nữ áp sát tại sảnh làm thủ tục bay.

Hai người này nói họ tưởng họ đang tham dự vào một chương trình truyền hình thực tế.

Ông Kim bị bôi một lượng lớn chất độc thần kinh VX và đã tử vong một cách đau đớn trong vòng 15-20 phút, Bộ trưởng Y tế Malaysia nói hôm Chủ Nhật.

Cảnh sát Malaysia đã bắt giữ một người đàn ông Bắc Hàn tên là Ri Jong Chol vài ngày sau vụ sát hại.

VX nerve agent, molecular model.
Bản quyền hình ảnhSCIENCE PHOTO LIBRARY
Cấu trúc phân tử chất độc thần kinh VX cho thấy các nguyên tử được thể hiện ở dạng hình cầu, gồm: Carbon (xám), hydro (trắng), ni-tơ (xanh), oxi (đỏ), phôt-pho (cam) và sulphur (vàng)

Sáu người Bắc Hàn khác đã bị nêu danh là nghi phạm hoặc bị truy nã liên quan tới cái chết của ông Kim.

Bốn người trong số họ đã bay khỏi Kuala Lumpur ngay sau vụ tấn công ông Kim, trở về Bình Nhưỡng bằng ngả đi lắt léo không qua Trung Quốc.

Hai người Bắc Hàn khác bị giới chức Malaysia nêu danh, gồm một quan chức cao cấp tại Đại sứ quán Bắc Hàn ở Kuala Lumpur và một nhân viên hãng hàng không quốc gia Bắc Hàn, Air Koryo.

Hôm 19/2, Nam Hàn nói họ tin rằng chế độ Bắc Hàn đứng sau cái chết của ông Kim, nhưng giới chức Malaysia không cáo buộc Bình Nhưỡng đã thực hiện vụ giết người này.

Bắc Hàn nói Malaysia phải chịu trách nhiệm về cái chết của một trong các công dân Bắc Hàn, và đang tìm cách chính trị hóa chuyện gửi trả thi thể nạn nhân.

Người Việt bị bắt ở trại cần sa ‘khổng lồ’ tại Anh

Người Việt bị bắt ở trại cần sa ‘khổng lồ’ tại Anh

Cảnh sát phát hiện trang trại gồm hàng ngàn cây cần sa trị giá khoảng 1 triệu bảng khi họ đột kích vào hầm hạt nhân Chilmark.
Bản quyền hình ảnhWILTSHIRE POLICE
Cảnh sát phát hiện trang trại gồm hàng ngàn cây cần sa trị giá khoảng 1 triệu bảng Anh khi họ đột kích vào hầm hạt nhân Chilmark.

Bảy người đàn ông trong đó có năm người Việt bị cảnh sát Anh bắt hôm 22 tháng Hai khi họ bố ráp một trại trồng cần sa quy mô lớn ở hạt Wiltshire, vùng Tây Nam nước Anh.

Tổng giá trị của hàng ngàn cây cần sa được phát hiện ở trại này, từng là hầm trú ẩn hạt nhân do chính phủ Anh xây, lên tới hơn 1 triệu bảng Anh.

Plamen Nguyen, 27 tuổi, Martin Fillery, 45 tuổi, và Ross Winter, 30 tuổi bị đưa ra tòa ở Swindon, Anh và buộc tội bắt người khác làm nô lệ (slavery) và khai thác, hưởng dụng khổ sai (servitude).

Bốn người đàn ông Việt Nam khác, đều trên 18 tuổi, là những người chăm sóc cần sa, bị bắt tại hầm khi cảnh sát bố ráp địa điểm này. Họ được thả và chưa bị buộc tội trong khi cảnh sát tiếp tục xử lý vụ việc, Cảnh sát Wiltshire cho BBC hay hôm 27/2.

Nguyen và Winter, từ Bristol, và Fillery từ Bridgewater, Somerset, còn bị buộc tội thông đồng sản xuất thuốc gây nghiện Loại B và câu trộm điện.

Cảnh sát Wiltshire nói ba người đàn ông này trước đây đã bị bắt nhưng được thả mà không bị kết án. Lần này, họ sẽ bị giam đến ngày ra tòa Salisbury hôm 29 tháng Ba.

Điều kiện làm việc dưới hầm này là rất tồi tệ, Thanh tra Cảnh sát Paul Franklin nói với tờ Guardian.

“Đây là lao động nô lệ. Không có ánh sáng trời, không có nước máy, họ phải mang nước từ ngoài vào. Đây là lao động chân tay cực khổ – không đơn giản là xách bình tưới nước đi tưới cây. Tôi rất sốc vì phạm vi của trại này. Không có không khí , chỉ có mùi nồng nồng, ẩm ướt của cây cần sa tỏa ra khắp nơi.”, ông Paul cho biết.

Hàng ngàn cây cần sa bị phát hiện khi cảnh sát bố ráp hầm trú ẩn Chilmark
Bản quyền hình ảnhWILTSHIRE POLICE
Hàng ngàn cây cần sa bị phát hiện khi cảnh sát bố ráp hầm trú ẩn Chilmark

Trại cần sa khổng lồ

Trang trại cần sa này được phát hiện ở nằm ở một hầm tránh bom cũ của Bộ Quốc phòng Anh, được xây dựng trong những năm 80 để bảo vệ các quan chức chính phủ trong trường hợp có cuộc tấn công hạt nhân.

Cảnh sát cho biết trang trại này “gần như là không vào được”, và họ phải đợi các nghi phạm ra khỏi hầm rồi mới tiếp cận được.

Thanh tra Cảnh sát Paul Franklin, nói chỉ tới khi cảnh sát bước qua cánh cửa chống bom hạt nhân, họ mới thấy rõ quy mô “khổng lồ” của trại này.

“Có khoảng 20 phòng trên hai tầng trong hầm này, mỗi phòng có chiều dài trên 60 mét, rộng trên 21 mét.”.

“Gần như mỗi phòng được biến thành nơi trồng cần sa để bán buôn, và có một lượng cần sa lớn từ vụ trước vẫn còn trong hầm.”

Ông nói thêm ông tin rằng đây là “một trong những trang trại lớn nhất đã từng được phát hiện” ở hạt Wiltshire.

Ngư dân Quảng Bình biểu tình đòi đền bù thiệt hại do Formosa gây ra

Ngư dân Quảng Bình biểu tình đòi đền bù thiệt hại do Formosa gây ra

RFA
2017-02-27
Ngư dân Quảng Bình biểu tình chặn xe sáng 27/2/2017.

Ngư dân Quảng Bình biểu tình chặn xe sáng 27/2/2017.

Photo: FB nguyenhuuvinh
Sáng 27/2/2017, hơn một ngàn ngư dân tại xã Quảng Đông, và hàng trăm ngư dân xã Cảnh Dương, Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình bất ngờ quăng lưới chặn Quốc lộ 1A để biểu tình đòi đền bù thiệt hại do nhà máy thép Formosa gây ra.

Một người dân ở xã Quảng Đông, gần khu vực xảy ra biểu tình cho Đài Á Châu Tự Do biết:

“Sáng nay có diễn ra 2 điểm biểu tình là ở Quảng Đông bà con kéo lên giăng lưới chặn xe lại, cảnh sát công an người ta định dẹp. Rồi ở chỗ Cảnh Dương cũng có một tổ nữa biểu tình ở đó. Công an người ta chia ra mấy nhóm để mà ra dẹp. Mấy chỗ đó không phải của công giáo đâu, mà là bên lương. Họ giăng lưới, lấy lốp xe chặn họ lại, khoảng đến 12h hơn. Ngoài Quảng Đông thì hơi lâu hơn.”

“Không thỏa đáng về vấn đề đền bù, những cái làng mà ngư nghiệp toàn phần rồi thì nên phát cho người ta hết cả, nhưng lại chia ra nhóm, có một nhóm không làm gì cũng nhận rồi. Không công bằng được, vì cơ sở ở dưới đưa lên không rõ ràng, rất là lộn xộn. Tình hình này mà không giải quyết cho tận gốc rõ ràng là còn lộn kéo dài nữa”.

Nhà máy thép Hưng Nghiệp Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh thừa nhận xả thải ra biển làm cá chết hàng loạt dọc ven biển 4 tỉnh Bắc Trung bộ là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế vào tháng 4 năm ngoái, khiến người dân mất sinh kế. Sau đó nhà máy này giao cho Chính phủ Việt Nam 500 triệu USD để bồi thường cho nạn nhân chịu thiệt hại. Tuy nhiên, đến nay một số người dân trong diện được chính phủ Hà Nội qui định được bồi thường vẫn chưa nhận được số tiền đó và nhiều cuộc biểu tình đòi hỏi quyền lợi đã xảy ra.

NHỮNG NỖI ĐAU CÙNG CỰC

NHỮNG NỖI ĐAU CÙNG CỰC

FB Luân Lê

27-2-2017

Nguyễn Thị Ái

Hai bà mẹ quê mùa và khổ hạnh, hai đứa con trai bị chết oan nghiệt và tàn khốc.

Bà Nguyễn Thị Ái, có đứa con trai duy nhất sinh năm 1991, khi bị bắt vào trụ sở công an phường Cầu Ông Lãnh, TP.HCM, đã bị chết ít lâu sau đó với khoảng 9 vết thương tụ máu bầm tím trên cơ thể, gãy quai hàm, gãy một xương sườn phải. Sau gần 3 tháng đi đòi công lý cho con trai, bà Ái đã ngất xỉu sáng nay trước cổng Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM vì xác con chưa được mang về, vụ án chưa được khởi tố. Quả thực, bà đã quá đau đớn và tuyệt vọng trước cái chết của con trai mình khi đang bị tạm giữ tại đồn công an mà chưa được giải quyết và làm rõ. Một cái chết nghiệt ngã.

Bà Nguyễn Thị Mai, có đứa con trai 17 tuổi, bị bắt tạm giam chỉ vì ăn trộm 2 triệu đồng. Trong thời gian bị tạm giam, chưa đầy 2 tháng, bị chết trong buồng giam với nhiều vết bầm tím, tụ máu trên cơ thể và một vết thương lõm gây tử vong in hằn trên trán phải. Mặc dù đã kết luận do bị ngã nhiều lần trước đó khi đi vệ sinh và ngày bị chết là do bị bạn tù đánh, nhưng tôi biết, với những vết thương như thế thì khó lòng nào chỉ một cái nện gót của một đứa trẻ ở tư thế với chân có thể giết được người, mà hơn thế là hàng loạt vết thương ở khắp nơi trên cơ thể cháu Dư làm sao để giải thích cho phù hợp. Một cái chết đau thương và oan nghiệt.

Chỉ những ai có con, khi phải tiễn đưa con mình về nơi cõi chết trong sự hành xác đau đớn, nhất là khi những con người trẻ đó hoàn toàn không đáng phải nhận những kết cục bi thương và phẫn uất đến thế, thì họ mới có thể thấm thía hết được những nỗi đau đớn tột cùng của những bậc làm cha, làm mẹ khi đứng trước những cái xác lạnh lẽo, phải mổ đi mổ lại, đến mức nát cả thi thể, với những thương tích chí mạng và bầm dập được trút xuống.

Thật đau đớn, khi đứa trẻ vị thành niên mắc sai lầm nhỏ nhặt nhưng đã bị tước bỏ mạng sống một cách tức tưởi; một thanh niên chưa tròn 26 tuổi đời đã ra đi vĩnh viễn trong nỗi oan khuất và phẫn uất đến cùng cực của người mẹ đơn thân.

Tất cả đều trở nên quá đỗi rẻ mạt, đặc biệt là mạng sống con người, có thể bị tước đoạt một cách dễ dàng đến mức khó lòng nào có thể tưởng tượng được.

Trong khi đó, một cựu bí thư huyện say rượu lái xe đâm chết 3 người thì được hưởng án treo. Một nguyên phó giám đốc sở tông xe làm chết một người và khiến một người bị thương tích nặng thì được miễn trách nhiệm hình sự. Một nhóm 5 công an xã bắt người trái pháp luật rồi dùng nhục hình đánh chết một em học sinh lớp 9 thì 3 người được hưởng án treo và hai người chịu án tù khá thấp và không phải với tội danh giết người. Hai điều tra viên ép cung và đánh đập làm oan ông Chấn được hưởng án treo khi xét xử.

Thật quá đau đớn cho số phận con người trên bàn cân luật pháp.

h1Bà Nguyễn Thị Mai, mẹ của Đỗ Đăng Dư, nạn nhân trong một vụ bạo hành của công an. Nguồn: internet.

Tin Fatima: ”Chị Lucia” sắp được phong Chân Phước?

Tin Fatima: ”Chị Lucia” sắp được phong Chân Phước?

CHI LUCIA

Năm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima sắp tới, liệu nhân vật lừng danh nhất và sống lâu nhất trong “3 đứa trẻ,” là Sơ Lucia dos Santos, còn được gọi một cách thân ái là “Chị Lucia”, sẽ có thểđược phong Chân Phước chăng?

Đó rõ ràng là mục đích cuả các giới chức Công Giáo Bồ Đào Nha, Giáo Hội Bồ Đào Nha vừa công bố vào hôm thứ 2 rằng hàng ngàn văn bản đã được thu thập để làm chứng cho sự thánh thiện của SơLucia.

Các tài liệu bao gồm hơn 15.000 bức thư, lời khai, và các tài liệu khác, sẽ được dùng để cổ động cho việc phong chân phước. Đức Giám Mục Virgilio Antunes cuả giaó phận Coimbra ghi nhận rằng, đểkiếm chứng số tài liệu này, họ đã phải mất hơn tám năm , vì chúng bao gồm nhiều thư từ cá nhân và chứng từ cuả hơn 60 người.

Hồ sơ đã được trình bày trong một buổi lễ tại tu viện cuả Sơ Lucia ởCoimbra và sẽ được gửi đến Toà Thánh để xin chấp thuận cho việc tiến hành bước tiếp theo của tiến trình phong thánh. Vụ việc này sẽđược Đức Thánh Cha Phanxicô xem xét.

Nhắc lại vào ngày 13 tháng 5 năm 1917, 2 anh em là Francisco và Jacinta Marto – 9 và 7 tuối – và người chị họ của mình là Lucia dos Santos, 10 tuổi, đã thả đàn cừu gặm cỏ ở gần làng Fatima cuả BồĐào Nha thì họ nhìn thấy cảnh tượng một người phụ nữ ăn mặc áo trắng tinh và cầm một chuỗi tràng hạt.

Sau cuộc xuất hiện đầu tiên đó, Đức Trinh Nữ Maria còn hiện ra với các trẻ vào những ngày 13 mỗi tháng từ tháng 5 cho đến tháng 10. Thông điệp cuả Đức Mẹ được tóm tắt là những lời kêu gọi hãy ăn năn, đền tạ và cầu nguyện.

Năm 1930, Giáo Hội Công Giáo tuyên bố sự siêu nhiên của các cuộc hiện ra và một ngôi đền thờ đã được dựng lên tại Fatima. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã đến viếng thăm ngày 13-5-1967, và sau đó làcác Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Benedictô XVI.

Thánh Gioan Phaolô II đã có một lòng sùng kính đặc biệt mạnh mẽvới Đức Mẹ Fatima. Sau vụ ám sát năm 1981, Ngài tuyên bố sự sống của mình đã được cứu thoát nhờ sự can thiệp kỳ diệu của Đức Mẹ. Như là một dấu hiệu của lòng biết ơn, Ngài đã đặt viên đạn cuả vụ ám sát vào vương miện của Đức Mẹ. Trong dịp đó Ngài nói:

“Xin hãy cầu nguyện cho người anh em đã bắn tôi, người mà tôi đã chân thành tha thứ. Hiệp thông với Chúa Kitô, là một linh mục và cũng là nạn nhân, tôi xin dâng những đau khổ của tôi cho Giáo Hội và thế giới.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã có kế hoạch đến thăm Fatima trong tháng 5 để kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra.

Hai người em họ cuả Sơ Lucia, Francisco và Jacinta Marto, đã qua đời khi còn trẻ vì chứng viêm phổi và được phong chân phước vào năm 2000.

Sơ Lucia qua đời năm 2005 lúc được 97 tuổi tại tu viện kín ở Coimbra.

Giang sơn gấm vóc: CON ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT.

From facebook: Phan Thị Hồng added 26 new photos

Giang sơn gấm vóc: CON ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT.

Họa sĩ Nguyễn Bảo Châu, Đà Lạt

AI ĐÃ HỦY HOẠI CON ĐƯỜNG SẮT HUYỀN THOẠI KHÔNG CHỈ CỦA VIỆT NAM MÀ LÀ CỦA CHÂU Á VÀ CỦA THẾ GIỚI: CON ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT?

Gọi là con đường huyền thoại vì đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi của thế giới: một của Việt Nam và một của Thụy sĩ.

Con đường sắt răng cưa của Việt Nam kỳ vĩ hơn vì nó vừa dài lại có độ độ dốc lớn hơn con đường của Thụy Sĩ. Đường sắt răng cưa Việt Nam dài 84 km, trong đó có tới 43 km đường răng cưa; trong khi Thụy sĩ chỉ có gần 25 km ở đoạn vượt qua đèo Furka trên dãy Alpes.

Con đường sắt răng cưa nối liền Phan Rang – Đà Lạt được bắt đầu thi công vào năm 1908 (có tài liệu nói sớm hơn vài năm) theo lệnh của Toàn quyền Paul Doumer. Sau nhiều năm gian khổ xây dựng, đến năm 1932 chính thức hoạt động.

Con đường sắt này một thời là cầu nối hữu ích và thơ mộng giữ miền biển Nam Trung bộ với thành phố du lịch Đà Lạt trên cao nguyên Lâm viên.

Nhưng vì “chiến sự ác liệt” nên đến năm 1972 con đường sắt huyền thoại này phải ngừng hoạt động!

Sau khi “giải phóng miền nam”, lẽ ra người ta phải khôi phục lại con đường sắt đặc biệt quý giá này, thì vào năm 1986 Liên hiệp Đường sắt Việt nam đã cho tháo ray và tà vẹt để phục vụ cho việc sửa chữa đường sắt Thống nhất.

Những đoạn đường ray răng cưa hiếm hoi và giá trị, cùng những cái gì gọi là sắt đều bị người ta bán làm sắt vụn dần dần từ năm 1980- 2004 thì hết sạch (cả cây cầu đường sắt thị trấn Đ’ran đẹp như trong tranh cũng bị tháo ra bán nốt!?).

Cứ vậy mà từ một con đường sắt dài gần 100km, nay chỉ còn lại một phần ngắn ngủn là hoạt động, đó là đoạn từ Dalat đi Trại Mát.

Câu chuyện đau buồn này chưa dừng lại ở đây. Sau khi tuyến đường sắt gần như bị khai tử, thì ngay sau đó Cục Đường sắt VN đã hạ bút ký bán lại cho công ty DFB của Thụy Sĩ 7 đầu máy hơi nước, sườn xe và một số toa hạng nhất với cái giá rẻ mạt là 650 000 USD !!!?

Người ta gọi đây là chiến dịch “Back To Switzerland”. Chiến dịch kết thúc, những người Thụy Sĩ khôn ngoan đã mang món hàng quá hời này về nước tu sửa lại. Rồi từ đó những đầu máy hơi nước độc đáo và hiếm hoi này ngày ngày rong ruổi vuợt dãy Alpes, hốt bạc đổ vào túi các ông chủ của công ty DFB!? (60 USD/vé).

Trong khi đó ở Việt Nam, tại ga Đà Lạt, chì còn lại một đầu máy hơi nước được chế tao ở Nhật Bản để phơi nắng mưa cùng tháng năm và là chỗ để cho thiên hạ thoải mái leo trèo lên để chụp hình kỷ niệm? Mấy toa tàu hạng bình dân (mới được phục chế lại) được kéo bằng đầu máy diezen, ngày ngày lọc xọc đưa khách du lịch chạy đi chạy lại từ Dalat đi Trại Mát!.

Hỡi những ai ngày ngày đến tham quan ga Đà Lạt, leo lên cái đầu máy hơi nước duy nhất, nhưng lại được chế tạo tại Nhật Bản để chụp hình kỷ niệm, hãy nên biết câu chuyện tiếc nuối về một con đường sắt răng cưa huyền thoại của Việt Nam, của châu Á, của thế giới đã bị người ta hủy hoại một cách lục lâm như thế đấy!?

Họa sĩ @Nguyễn Bảo Châu, Đà Lạt

Image may contain: train and outdoor
Image may contain: tree, plant, sky, road, outdoor and nature
Image may contain: outdoor and nature
Image may contain: 1 person, standing

Câu chuyện buổi viếng thăm Thầy Thu tại tư gia vào sáng ngày 15/02/2017

Anh em đừng quên xem luôn clip trong phần cuối !

TƯỢNG “THƯƠNG TIẾC”

NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA

(1966 – 1975)

TUONG THUONG TIEC

 

 

 

 

 

 

TÁC GIẢ

Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu (1934)

Nguyên Thiếu Tá Cục Quân Nhu QLVNCH

Tac gia NGUYEN THANH THU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Tôi làm tôi chịu. Tàu chìm tôi chìm theo,

máy bay rớt tôi rớt theo, tượng chết tôi chết theo.

Chứ tôi không thể đổ cho người khác được…”

—–***—–

Câu chuyện buổi viếng thăm Thầy Thu tại tư gia vào sáng ngày 15/02/2017

 Một buổi sáng đẹp trời vào những ngày cuối xuân, ba anh em – Anh Nghĩa, anh Phúc & tôi – chúng tôi cùng hẹn nhau đến thăm thầy Thu (Tác giả bức tượng “Thương Tiếc” đặt tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa 1966 – 1975). Đây cũng là một dịp tốt giúp tôi có cơ hội tìm hiểu thêm những chi tiết lịch sử về bức tượng của một người lính mà lâu nay có nhiều tin đồn rất ly kỳ và huyền bí này khi được tiếp xúc với chính người đã tạo ra nó.

NHA TAC GIA

 

 

 

 

 

 

 

Khi đến nơi thì tôi mới biết nhà của thầy Thu là một quán cà phê sân vườn có tên là “Tượng Đá” nằm trong khuôn viên rộng lớn tọa lạc trong khu vực quận Bình Thạnh. Vì không có hẹn trước, nên sau một lúc ngồi nhâm nhi cà phê hơn ba mươi phút chúng tôi mới thấy bóng dáng thầy Thu xuất hiện trong bộ đồ ngắn – áo thun, quần đùi. Trông dáng người ông còn khỏe mạnh, hình như ông đang chuẩn bị làm một công việc gì đó. Anh em chúng tôi dõi mắt nhìn theo ông chứ chưa tiện bước ra chào hỏi. Tiếp sau đó, ông kéo một chiếc xe đất nhỏ đem đến bón vào chậu cây mai đã tàn hoa sau những ngày tết, cạnh một bức tượng cô gái cầm bó lúa thật cao đặt trước sân vườn nhà ông.
VUON NHA ONG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đợi thầy Thu làm sắp xong anh Nghĩa mới đến bên cạnh giơ tay chào và kề vào tai ông nói lớn: “Em là Nghĩa nè, Nghĩa lính ruột của Tướng Lê Văn Hưng hồi ở An Lộc và Vùng IV Chiến Thuật ngày xưa đó. Vừa rồi em có tới thăm anh hồi trong năm đó, anh có nhớ không? Anh làm xong chưa, mời anh vào uống cà phê với tụi em nghen”. Anh Nghĩa phải lập đi lập lại câu nói này hai ba lần, phân làm từng đoạn khi ông chưa nghe được mà chỉ “hả hả, cái gì..?”. Thầy Thu nhìn anh Nghĩa đăm đăm một hồi như để nhớ ra rồi gật gật đầu, nhưng rồi ông vẫn khom người cắm cúi làm việc tiếp tục.
VUON 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một lúc sau ông mới đi rửa tay, thay chiếc quần sọt và đội lên đầu cái mũ Beret màu đen đã cũ kỹ rồi đi đến bàn ngồi vào uống cà phê với anh em chúng tôi. Lúc đó tôi với anh Phúc ngồi nhìn theo anh Nghĩa mà cũng hơi hồi hộp, không biết thầy Thu có nhận lời hoặc sẽ cáu gắt gì không đây. Vì được anh Nghĩa cho biết trong lúc ngồi chờ, thời gian sau này thầy Thu đã thay đổi nhiều, thầy khó tính hơn trước vì đã lớn tuổi (84t) và do bịnh lãng tai nặng nên làm cho ông không còn muốn tiếp xúc với ai nữa, nhất là người lạ mặt – mà đặc biệt là ông rất ghét những ai đến có ý muốn tò mò về ông.
THAM HOI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau những lời thăm hỏi, anh Nghĩa mới giới thiệu anh Phúc và tôi cho thầy Thu biết. Chờ cho ông nhấm nháp hết ly sữa đá để tinh thần được sảng khoái, chúng tôi mới kiêng dè hỏi thăm ông từng câu về câu chuyện của bức tượng “Thương Tiếc” cũng như cuộc đời binh nghiệp mà ông đã trải qua và cuộc sống của ông hiện tại. Sau khi trở lại trạng thái thoải mái dễ chịu, thầy Thu bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời của ông.

Câu chuyện thầy Thu kể lại theo từng đoạn như sau:

–         Hồi đó (1966), thật sự là tôi chưa từng được dịp quen biết hay tiếp xúc với Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, mặc dù lúc đó tôi là Đại Úy ở Cục Quân Nhu. Nhưng không hiểu vì sao Tổng Thống lại biết đến tôi và cho gọi tôi đến trình diện để bàn về việc thành lập Nghĩa Trang Quân Đội QLVNCH, tôi hết sức bất ngờ. Thì sau đó, như các anh đã biết rồi đó, tôi đã tiến hành công việc phải thực hiện hoàn thành bức tượng “Thương Tiếc” đặt tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

Hình ảnh bệ đài tượng “Thương Tiếc” tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Trước & Sau 1975

TUONG THUONG TIEC 1Tượng thương tiếc 2
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi làm xong bản mẫu của bức tượng thì tôi có một đề nghị hết sức táo bạo và cũng hơi run khi trình lên Tổng Thống là xin được đúc bức tượng này bằng đồng. T.T Thiệu hỏi lại tôi: “Tại sao anh có ý này mà không nói trước, bây giờ đang chiến tranh gay gắt mình không có dư tiền và lấy đồng đâu ra để đúc một bức tượng to lớn như vậy”. Tôi trả lời: “Dạ thưa Tổng Thống, do ý tưởng mới nảy sinh, là công trình Quốc Gia nên tôi nghĩ mình nên đúc bức tượng này bằng đồng để được tồn tại vĩnh viễn muôn đời. Xin phép Tổng Thống cho tôi xin được vào khu căn cứ Long Bình tìm vỏ đạn đồng của đại bác đã được thu gom lại có thề là đang để trong đó rất nhiều”. Tổng Thống nghe có lý, ông vui vẻ chấp thuận và cho đúc luôn bức tượng bằng đồng theo nguyên bản (nặng 10 tấn, cao 6,5m). Sau khi hoàn thành xong bức tượng “Thương Tiếc” được đặt tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Tổng Thống Thiệu đã ban thưởng thăng cấp Thiếu Tá cho tôi ngay lúc đó. Tôi rất biết ơn ông.

–         Nhưng cũng vì bức tượng quá nổi tiếng mà cuộc đời của tôi sau đó cũng gần như muốn chết theo bức tượng này trong những ngày tháng tù cải tạo. Tôi bị đánh đập rất nhiều và quá hiểm nên lỗ tai bên trái của tôi bị điếc hẳn luôn từ đó đến bây giờ. Chỉ còn lại tai bên phải, khó khăn lắm mới nghe được. Tôi bị đi cải tạo hết 8 năm, sau đó sang định cư tại Mỹ được 15 năm (1989 – 2004) thì tôi trở về VN ở luôn cho đến bây giờ.

–         Nơi đây là miếng đất hương quả của cha mẹ tôi qua đời để lại rộng hơn 2.800.m2 và tôi đã ở đây từ nhỏ. Tôi có cả thảy 6 đứa con – 5 trai, một gái. Bà xã tôi và mấy đứa con cùng ở chung quanh trên mảnh đất này. Quán cà phê này là của đứa con gái út buôn bán sống đắp đổi qua ngày thôi.

–         Gốc cây đa (đường kính hơn 5m) giữa sân này là do tôi trồng từ lúc còn là cái nhánh nhỏ nay đã được 55 tuổi rồi (1962). Còn những tảng đá lớn đặt kế bên gốc cây đa làm hòn non bộ là của ông Tướng Trần Văn Đôn cho Công binh chở đến tặng tôi sau khi làm xong bức tượng “Thương Tiếc” để sau này tôi sử dụng tiếp tục tạc tượng cho Quốc Gia.

Hai bức tượng mẫu chuẩn bị cho công trình Quốc Gia tại Mỹ Tho

“Được Mùa”    

                                          DUOC MUA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Chín Đầu Rồng”

CHIN DAU RONG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời điểm 1973, có lần Tổng Thống Thiệu đến nhà tôi chơi, ông nhìn thấy bức tượng hình cô gái cầm bó lúa mà tôi đã làm hồi mấy năm trước, ông hỏi bức tượng này tên là gì?. Tôi trả lời là “Được Mùa”. Ông ngắm nghía, tấm tắc khen và bảo: “Nếu tôi muốn làm nó cao 15m, đúc bằng đồng để đặt trong sân ngay bồn phun nước trước Dinh Độc Lập làm biểu tượng cho nông nghiệp hùng mạnh của miền Nam. Nếu làm được thì anh tính xem rồi cho tôi biết kinh phí khoảng bao nhiêu?”. Sau thời gian tính toán kỹ lưỡng tôi mới trả lời cho Tổng Thống biết tổng kinh phí là khoảng 45 triệu đồng VNCH. Tổng Thống đồng ý và bảo tôi sau này sang gặp Đại Tá Cầm để nhận tiền về làm. Sau đó trong lòng tôi mãi ngẫm nghĩ, nếu đặt bức tượng “Được Mùa” này trước Dinh thì thật sự là không hay lắm về ý nghĩa của nó. Nhưng khổ nỗi là tôi lại không dám trình với ngài về ý này vì sợ phật lòng ông, cho nên tôi cứ lần lựa lãng tránh để tìm cách nào đó thưa lại với Tổng Thống chuyện này. Lúc đó Đại Tá Cầm cho người gọi tôi lên bảo: “Có tiền rồi sao anh Thu không đến nhận để tiến hành làm tượng cho Dinh đi”. Tôi trả lời là vì lý do sức khỏe và công việc bận rộn quá, từ từ tôi sẽ làm. Cuối cùng tôi cũng nhờ được ông Tỉnh (Tổng trưởng Bộ Giáo Dục) trong dịp về dự hội nghị tại trường Võ Trường Toản, nơi tôi đang dạy lúc bấy giờ. Ông Tỉnh đã giúp tôi có dịp trình bày lại với Tổng Thống. Sau khi nghe tôi thuyết trình, tuy không đồng tình lắm nhưng Tổng Thống cũng hỏi lại tôi: “Vậy, nếu tôi muốn đặt nó tại Mỹ Tho làm biểu tượng cho vùng lúa gạo trù phú của đồng bằng sông Cửu Long, mà nếu đặt tại đó thì anh phải làm cho bức tượng này lớn gấp 10 lần nữa, tức cao 150m, để mọi người ở khu vực miền Tây ai cũng đều nhìn thấy được nó. Anh tính xem có làm nổi không và cho tôi biết kinh phí khoản bao nhiêu?”. Tôi trằn trọc cả tháng trời ngày đêm suy nghĩ, tính toán. Và sau đó tôi mới trình với Tổng Thống: “Dạ thưa Tổng Thống, nếu đặt bức tượng “Được Mùa” ở đó thì rất phù hợp nhưng có thể tôi sẽ làm thêm tượng “Chín Đầu Rồng” bao quanh để tượng trưng cho Cửu Long Giang thì sẽ đầy đủ ý nghĩa hơn và đặt tên là: “Cửu Long Được Mùa”. Công trình này tổng kinh phí phải tốn hơn cả tỷ đồng mới làm được ạ!”. Tổng Thống trả lời: “Tôi cũng biết nó phải tốn kém lớn cở như vậy rồi, nhưng bây giờ thì ngân sách quốc gia chưa có đủ tiền. Thôi thì ta tạm gác lại kế hoạch này, đợi lúc thuận tiện mình sẽ tính tiếp”. Tuy ngài nói vậy, nhưng tôi biết trong lòng ông rất nôn nao để thực hiện công trình đặc biệt này cho Quốc Gia.
NHA THAY THU 1

–         Thầy Thu chỉ tay về phía bên kia hòn non bộ, còn đây là phần đầu của bức tượng người lính Thủy Quân Lục Chiến với tư thế quỳ chân trước chân sau chồm lên ném lựu đạn, toàn thân tượng cao 4,5m. Tôi rất tâm đắc với tác phẩm này, và bức tượng đó cũng được Tướng Nguyễn Chánh Thi khen ngợi. Nguyên vào năm 1974,  Tổng Thống Thiệu có yêu cầu tôi nên tạc một mẫu tượng nào cho nó có vẻ hùng hồn hơn để thay cho bức tượng “Hai Người Lính Thủy Quân Lục Chiến Xung Phong” đang đặt trước tòa nhà Quốc Hội. Ngài bảo tôi phải làm gấp rút. Nhưng đến khi bức tượng này hoàn thành thì Tổng Thống do dự chần chừ, ông chưa muốn thay đổi vì ngại có sự hiểu lầm nhau trong nội bộ. Do tác giả của bức tượng “Hai Người Lính Thủy Quân Lục Chiến Xung Phong” này là Điêu khắc gia – Thiếu Tá Huỳnh Huyền Đỏ thuộc Bộ Tổng Tham Mưu.

Toàn bộ chi phí để làm ra bức tượng người lính mới này lúc đó trên ba trăm ngàn đồng. Vì lý do đó mà sau khi làm xong rồi tôi vẫn chưa nhận được tiền gì cả. Thôi thì tôi cũng cam lòng chấp nhận chia sẻ với hoàn cảnh khó xử của Tổng Thống trong tình hình đất nươc lúc bấy giờ. Sau ngày 30/4/75, tôi bị đi cải tạo thì cách mạng vào cho giật sập đổ bức tượng này trong sân nhà tôi, chỉ còn lại cái phần đầu là nguyên vẹn. Khi cải tạo về, tôi đem đặt nó vào tảng đá này để làm kỷ niệm đến bây giờ. Mỗi lần nhìn vào những bức tượng trên tôi buồn nhớ đến một thời làm việc của mình và nhớ đến Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ông rất tốt với tôi. Hơn nữa, tôi rất kính phục ông vì lúc nào ông cũng rất quan tâm đến chuyện đất nước đang bị chiến tranh và đời sống của đồng bào.

–         Lúc qua định cư ở Mỹ, tôi được người bạn cũ đang ở bên Pháp cho hay là Tổng Thống Thiệu sẽ có buổi diễn thuyết với đồng bào VN mình tại California. Ông bạn kêu tôi chuẩn bị thời gian đến đó để có dịp gặp lại Tổng Thống, mọi việc bạn tôi sẽ sắp xếp cho. Tôi rất mừng vì bao năm xa cách bây giờ có dịp gặp lại nhau, thật là một diễm phúc đối với tôi. Sau buổi nói chuyện với đồng bào tị nạn, bạn tôi đưa Tổng Tống đến tận nơi tôi ngồi, ông bắt tay tôi thăm hỏi thật vồn vã thân tình và cảm ơn tôi đã từng giúp ông trong thời kỳ ông còn làm Tổng Thống ở VN.

​  ​
TUONG DEP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

–         Còn những bức tượng còn lại xung quanh đây thì có nhiều chủ đề khác nhau, trong đó có bức tượng “Ngày Về” cũng là một kỷ niệm lớn với Tổng Thống vì chưa kịp thực hiện trước tháng 4/75, là điều nằm ngoài ý muốn mà thôi. Có nhiều người đến hỏi mua lại nhưng tôi nhất quyết là không bán, vì nó là kỷ niệm một thời của tôi từ “Đỉnh Danh Vọng đến Đáy Địa Ngục” (như lời của học trò nói về cuộc đời tôi trải qua). Và cũng trong số những tác phẩm nghệ thuật còn lại này là có sự kết hợp ý tưởng gợi ý của Tổng Thống để làm nên thì làm sao tôi rời xa nó được. Chính vì vậy mà tôi đã trở lại VN để sống nốt cuộc đời còn lại tại nơi đây.

TUONG 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

–         Sức khỏe của tôi bây giờ đã yếu lắm vì vừa mới qua cơn bạo bệnh. Không hiểu sao tôi bị cảm sốt liên tục kéo dài mấy tháng trời tưởng đâu tôi “tiêu” luôn rồi, hôm nay như vậy cũng đỡ lắm rồi đó. Nhờ trước đây tôi thường xuyên tập tạ suốt mấy chục năm từ lúc còn trẻ nên mới có sức chịu đựng biết bao sóng gió, nghiệt ngã cho tới bây giờ. Nhưng cũng không sao, nếu ăn ngủ tốt thì vài tuần tôi sẽ lấy lại sức thôi. Coi vậy chứ cơ bắp tôi cũng còn chắc lắm không đến nỗi gì, chỉ có buồn cái là sức khỏe không còn tốt để tạc tượng nữa. Nhiều năm qua tôi rất ít khi đi lại bên ngoài và cũng không thích gần gũi tiếp xúc với ai vì trong người lúc nào cũng mang một nỗi buồn man mác, lại khó chịu vì cái bệnh lãng tai nặng của mình. Bạn bè thì thỉnh thoảng có tới thăm nhưng ít lắm. Còn học trò của tôi thì rất nhiều, ở khắp nơi trên thế giới và ở SG mà liên lạc hay lui tới thì chẳng được bao nhiêu.  Tôi biết, con người ai cũng có số phận cả, mình cũng phải chấp nhận vậy thôi. (Nói tới đây Thầy Thu nhếch miệng cười cùng cái lắc đầu trong giọng buồn trầm lắng).

TUONG 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

–         Ước mong của tôi bây giờ là muốn có dịp đi Mỹ một chuyến để thăm lại các bạn bè, chiến hữu ngày xưa lúc cuối đời nhưng lại không có tiền đâu để mà đi, thôi đành sống ẩn dật thế này cho đến ngày theo ông bà vậy. Các anh cho tôi gửi lời thăm chúc sức khỏe đến các anh em chiến hữu, tôi luôn nhớ đến các anh em. Cảm ơn các anh em đã còn nghĩ đến tôi.

——***——
Video Clip phỏng vẩn ĐKG Nguyễn Thanh Thu

Anh Nguyễn Thành gởi