Lễ Các Đẳng:Một Hành Trình, Một Chuyến Tàu Đi -Tận Dụng Cho Tốt Không Thì Ăn Năn – Cha Phạm Quang Hồng
httpv://www.youtube.com/watch?v=H1LrQwaorPo
Lễ Các Đẳng:Một Hành Trình, Một Chuyến Tàu Đi -Tận Dụng Cho Tốt Không Thì Ăn Năn – Cha Phạm Quang Hồng
Chu Mộng Long: CHUYỆN VUI: LỢI BẤT CẬP HẠI
Chu Mộng Long: CHUYỆN VUI: LỢI BẤT CẬP HẠI
Ông bạn vong niên, huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, đã nghỉ hưu, vừa gọi điện trao đổi với tôi về điều luật đưa “thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng vào diện bí mật quốc gia” mà Quốc hội đang bàn luận. Ông hỏi rất chân thật:
– Theo ông thì nên ủng hộ hay không?
Tôi trả lời ngay:
– Nếu Quốc hội thông qua thì tôi phải ủng hộ, vì Quốc hội là đại biểu của tôi. Nếu không ủng hộ thì tôi đã không đi bầu. Vả lại, hàng năm tự kiểm điểm, tôi đều hứa chấp hành tuyệt đối chủ trương, đường lối…
Ông bạn có vẻ bực doc, mắng thẳng thừng:
– Thế mày là con cừu à? Mày có thấy lợi bất cập hại không?
Tôi thẳng thắn:
– Không có gì mà không có hai mặt của nó. Nếu lợi lớn hơn hại thì nên làm.
Ông ta văng tục:
– Lợi đéo gì, mày nói tao xem?
Tôi trả lời:
– Ít nhất có 7 điều lợi. 1) Gửi con du học, mua đất, mua nhà, buôn ma túy, rửa tiền, gửi tiền ra nước ngoài mà không bị lộ danh tính. 2) Thôn tính, cướp đoạt đất như vụ Thủ Thiêm, sau 20 năm cũng chẳng biết đồng chí nào là thủ phạm. Gọi tên bằng bí danh Út Trọc, Vũ Nhôm thì bố ai biết chúng thuộc băng đảng nào. 3) Nếu bị lộ về hối lộ như các đồng chí ở Bộ Truyền thông hay lộ về đánh bạc như vụ các tướng ở Bộ Công an thì cứ đánh tráo cho đảng địch. 4) Cài cắm cả họ vào bộ máy quyền lực với những tên họ khác nhau thì khó mà bị lộ. Chẳng hạn như họ nhà Mèo thì đổi thành họ nhà Chó, nhà Gà, nhà Vịt thì bố thằng nào lần ra được tung tích. 5) Không gửi con đi du học được thì nâng, chữa điểm thi vào đại học top cao cho con em mình mà không bị phát hiện đó là con em đồng chí nào. 6) Nếu lãnh đạo rững mỡ có chịch lộn con em của chính các đồng chí ấy thì chỉ mắc tội ấu dâm, cưỡng dâm mà không mắc tội loạn luân vì khác họ, thổ dân gọi là khác Totem. 7) Bọn thù địch và dân muốn chửi thì không biết tôn ti họ hàng lãnh đạo ở đâu ra mà chửi. Chúng chỉ có thể chửi loạn xạ như Lú, Đần, Ngọng, Mít, Lon, Lu… gì đó thì cũng chẳng chết ai. Còn nếu chúng biết mà nêu đích danh tên họ, tổ tiên ra mà chửi thì bắt bỏ tù vì tội “tiết lộ bí mật quốc gia”.
Nghe đến đó thì ông bạn im lặng mấy giây. Chắc là đang trầm tư. Ông hỏi:
– Nghe cũng có lý. Nhưng ông có thấy cái hại nào không?
Tôi nói nhanh, dứt khoát, vì khắc phục bão hồi sáng giờ chưa xong:
– Tôi não bò. Chỉ thấy điều lợi. Hại chăng là bọn thù địch, phản động sẽ rêu rao, rằng đảng ta quang minh, đang đường đường chính chính lãnh đạo đất nước mà tại sao phải rút vào hoạt dộng bí mật chứ gì? Kệ mẹ chúng nó!
Ông bạn gầm lên:
– Tao, đảng viên huy hiệu 40 năm tuổi đảng, cực lực phản đối cái điều luật đứa não bò nào đó đưa ra. Tao hỏi mày câu cuối cùng. Rằng, nếu khi tao chết đi, người ta muốn đọc điếu văn ngợi ca tao, lấy tao làm tấm gương cho con cháu học tập và làm theo, thì phần thân thế và sự nghiệp của tao phải viết thế nào?
Nghe đến đó, tôi cười sằng sặc:
– Tôi, với tư cách là bạn vong niên, không đồng chí nhưng cũng là bạn chiến đấu của ông, tôi sẽ nhận viết điếu văn, thậm chí viết sách ca ngợi ông. Tôi sẽ gọi tên họ của ông bằng một bí danh nào đó, và hiển nhiên, thân thế của ông tôi sẽ viết thành một thân thế đặc biệt. Chẳng hạn, bố của ông thì tôi dùng tên họ ông hàng xóm…
Nói xong, tôi lo cúp máy. Lúc cúp máy, tôi còn nghe văng vẳng tiếng chửi trong loa: “Địt mẹ mày!” Nghe hơi tức, vì tôi không phải là con của ông ta!
Vụ 39 người chết: Truyền thông trong nước nói trách nhiệm thuộc về nước Anh, không phải Nhà nước Việt Nam
Liên quan đến vụ việc 39 người chết trên chiếc xe container đông lạnh vào Anh, hai báo lớn ở Việt Nam là Tuổi Trẻ và Nhân Dân đã có bài phân tích cho rằng trách nhiệm thuộc về chính sách của nước Anh, trong khi chính phủ Việt Nam đã làm hết sức mình.

Vụ 39 người chết: Truyền thông trong nước nói trách nhiệm thuộc về nước Anh, không phải Nhà nước Việt Nam
RFA
2019-11-02
Hình minh họa. Hai người mất tích ở Anh và chiếc xe tải chở xác 39 người
Courtesy of Reuters, RFA edit
Liên quan đến vụ việc 39 người chết trên chiếc xe container đông lạnh vào Anh, hai báo lớn ở Việt Nam là Tuổi Trẻ và Nhân Dân đã có bài phân tích cho rằng trách nhiệm thuộc về chính sách của nước Anh, trong khi chính phủ Việt Nam đã làm hết sức mình.
Hôm 1/11, Cảnh sát Essex, Anh, cho báo chí biết họ tin rằng tất cả 39 nạn nhân trên chiếc xe được tìm thấy hôm 23/10 vừa qua đều là người mang quốc tịch Việt Nam.
Nhân Dân online, trang tin vốn là tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 1/11 viết: “Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam”. Báo Nhân Dân viết:
“Tuy nhiên, trong khi các nạn nhân chưa được nhận dạng chính thức, chính quyền nước Anh và cộng đồng quốc tế đang nỗ lực để xác thực về danh tính các nạn nhân, nhiều người Việt ở trong và ngoài nước đón nhận thông tin một cách thận trọng, có lý có tình, thì một số tổ chức, cá nhân lại tìm cách lợi dụng sự hoang mang, lo lắng, thậm chí là nỗi đau để cố đẩy vấn đề theo hướng tiêu cực, coi đó như là cơ hội để vu cáo Nhà nước Việt Nam.”
Báo Nhân Dân cũng đưa ra dẫn chứng rằng ngay sau khi sự việc xảy ra, Thủ tướng chính phủ đã giao Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, và UBND các tỉnh Nghệ An Hà Tĩnh, và các địa phương liên quan khẩn trường làm rõ vụ việc để có biện pháp xử lý phù hợp với phá luật Việt Nam và quốc tế.
Theo bài báo, các thế lực thù địch, các tổ chức như Việt Tân, hay bài giảng của linh mục Ngô Văn Khả tại Thánh lễ tổ chức ngày 27-10-2019 ở nhà thờ Thái Hà (Hà Nội) cầu nguyện cho 39 nạn nhân đã tuyên truyền những luận điểm không đúng nhằm phê phán nhà nước
Bài báo cũng cho biết nước có người di cư nhiều nhất thế giới không phải là Việt Nam. Trích một ý kiến trên Facebook để làm kết luận, báo Nhân Dân viết:
“Nước có tỷ lệ người di cư trên dân số cao nhất ở châu Á không phải Việt Nam, không phải Trung Quốc, thậm chí không phải Ấn Độ hay Phi-líp-pin, mà là một nước phát triển có thu nhập bình quân theo đầu người trên 30 nghìn USD. Lý do vì đâu? Vì áp lực cạnh tranh cao, vì phải làm việc 70 giờ/tuần, vì thực phẩm, dịch vụ đắt như vàng cốm, và hỡi ôi, vì chật… Nên lý do di cư là cực kỳ đa dạng, nhiều khi rất trời ơi, phụ thuộc vào nhu cầu kinh tế, mưu sinh của từng hoàn cảnh người, chẳng liên quan gì đến đất nước. Tranh thủ sự vụ để bôi xấu nước mình như là địa ngục trần gian thì chỉ thể hiện sự yếm thế, thiếu hiểu biết mà thôi”.
Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ hôm 2/11 có bài viết nhận định thảm kịch 39 người nhập cư trái phép chết ở Anh không phải là trách nhiệm của “chính phủ mà từ đó công dân di cư lậu xuất phát, cũng không phải những nạn nhân đó và gia đình họ và thậm chí không phải của bọn buôn người.”
“Vấn đề chính là một chính sách nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu”.
Theo bài báo, việc người dân di cư từ nước này sang nước khác vốn là điều bình thường vẫn xảy ra ở các nước, dù giàu hay nghèo. Thậm chí nước Đức hiện cũng có khoảng 4 triệu người hiện sống ở bên ngoài nước Đức, còn Việt Nam hiện cũng có 4 triệu người sống ngoài Việt Nam.
“Chính việc ngăn trở mong muốn đó một cách bất hợp lý là gốc rễ của những bi kịch như ở Essex. Khi người ta không thể ra đi theo dòng chảy tự nhiên của nhu cầu lao động và thị trường một cách hợp pháp, đó sẽ là nơi các băng đảng buôn người lấp vào chỗ trống.”, bài báo viết.
Dẫn chứng một bài báo viết từ nước Anh và Washington Post, và những thay đổi trong tình hình chính trị hiện nay tại Anh, bài báo nhận định: “Những cái chết ở Essex không phải là tai nạn hay chỉ diễn ra một lần. Chúng là sản phẩm trước hết của một nền chính trị và chính sách nhập cư phi nhân tính hóa, và đối xử với con người và việc họ di cư (một quyền cơ bản) như những trục trặc xã hội.”
Ngay sau khi hai bai báo này được đăng tải, nhiều người Việt Nam đã đồng loạt post lại hình ảnh các bài báo trên mạng facebook và chỉ trích chính phủ Việt Nam đang muốn rũ bỏ trách nhiệm về thảm họa này và đổ lỗi cho các thế lực thù địch, thậm chí chính sách của nước Anh.
Gia cảnh cháu Trà My
Hoang Le Thanh
Vào trang cá nhân của Trà My, tôi thấy Facebook cho biết giữa tôi và My có một “bạn chung”. Người này, tên Ng., đang sống ở Hà Nội, hóa ra, lại nằm trong friend list của mình. Tôi liên lạc. Không phải do tò mò. Chỉ vì muốn tìm hiểu thấu đáo câu chuyện. Ng. đã đồng ý thuật lại, dựa vào lời kể của bố mình, vốn sống cách nhà My không đến một kilomet. Đây là những gì Ng. viết (tôi giữ nguyên văn câu chuyện được gửi, chỉ sửa vài chỗ chính tả)…
Gửi anh Mạnh Kim,
Em là N.T.H. Ng., họ hàng xa của chị Phạm Thị Trà My, về vai vế thì em gọi chị là o (cô) nhưng về tuổi tác chỉ kém chị một tuổi nên xin phép được gọi là chị My.
Về gia đình chị My:
Bố chị My là ông Phạm Thìn, quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sinh năm 1964. Hồi trẻ làm chủ lò gạch nên kinh tế khá giả. Mẹ chị My là bà Nguyễn Thị Phong, quê quán thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh, sinh năm 1958, là công nhân nghỉ chế độ 176. Bố Phạm Thìn gây tai nạn giao thông cho mẹ Nguyễn Thị Phong, sau đó vào viện chăm sóc rồi thương nhau. Trước năm 2000, kinh tế gia đình khá giả, đã có vài miếng đất đẹp ở thị trấn Nghi Xuân (do ông Thìn tạo dựng).
Sau năm 2000, kinh tế sa sút, kinh doanh gạch ngói thất bại. Ông Thìn bà Phong rất chịu khó lại tốt bụng nhưng do ông Thìn không học hành, lại sa vào bài bạc nên mất hết tài sản. Hiện tại gia đình sống trong một căn nhà tập thể cũ gần bờ sông Nghèn do ông bà chắt bóp mua được. Bà Phong có một sạp bán hàng khô ngoài chợ Nghèn, thỉnh thoảng có người đến nướng nhờ con cá, cái bánh đa kiếm thêm 5-10 nghìn. Ông Thìn bị đau cột sống, vận động khó khăn lại vừa bị tai nạn chấn thương đầu cách đây không lâu nên phải nghỉ làm bảo vệ. Kinh tế gia đình bấp bênh.
Vì là họ hàng xa, và em cũng cực kỳ ít ở nhà nên em chỉ mới gặp ông Thìn bà Phong một lần, tầm năm 2010 gì đó, lúc ông bà được anh em họ cho mượn đất. Khi ấy bà mở quán phở, ông thì đi buôn rau. Sáng sáng cứ 3g ông lại đi Vinh nhập rau củ, về cung cấp cho một số nhà hàng ăn và buôn bán ở chợ Nghèn. Đợt đó tuy cũng dư giả nhưng quá vất vả, chắc vì lý do sức khỏe nên ông bà nghỉ làm.
Theo quan sát của em, nhiều người dân ở quê em chứ không riêng gia đình chị My, có thể nhịn ăn nhịn mặc để mua được chiếc iPhone hoặc đi du lịch check-in sang chảnh. Vì vậy nhìn anh em nhà My rất giống “con nhà giàu”. Mà cũng theo phỏng đoán của em, gia đình có một thời gian chắc cũng khá giả nên mấy anh em quen với cuộc sống được nuông chiều, ăn trắng mặc trơn không chịu lao động.
Gia đình có ba người con:
Con trai cả tên Tuấn: học hết cấp ba nhưng lêu lổng phá phách, không lo làm ăn. Bố vay tiền mua xe để cho chạy taxi thì cầm mất. Sau khi chuộc lại, bố tức giận bán rẻ xe, không cho chạy taxi nữa, thế là lỗ vài trăm triệu. Hiện tại anh này đã có gia đình.
Con gái thứ hai là Trà My (sinh năm 1993): Trà My từ nhỏ ngoan ngoãn, thương yêu bố mẹ, sống có tình nghĩa với làng xóm, được hàng xóm đánh giá: “Ngoan, biết điều”, lại xinh đẹp có tiếng. Tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế Hà Tĩnh, về không xin được việc làm nên đi Nhật ba năm, kiếm được khoảng 150 triệu về phụ bố mẹ trả nợ, sau đó gánh nặng kinh tế đè lên vai, chị lại đi Anh…
Con trai út là Mạnh Cường (còn gọi là Tặc): Cường cũng thuộc dạng “con nhà lính tính nhà quan”, “ăn chơi không sợ mưa rơi”. Bố mẹ tiếp tục vay tiền mua xe cho chạy taxi nhưng hồi tháng 9 vừa rồi bị cháy xe. Anh ta may mắn được một người đi đường kéo ra cứu thoát chết. Hiện tại bây giờ không có nghề nghiệp gì, chỉ có nợ.
Bản thân chị My và bố mẹ chị đều là người lương thiện, rất tốt bụng và hay giúp người, đi xa về đều thăm hỏi quà cáp, sống có tình có nghĩa, không giống với anh trai và em trai. Do nhiều biến cố mà hiện tại gia đình không còn đất đai hay tài sản gì ngoại trừ một đống nợ.
Chuyến đi định mệnh:
Chính vì ngoan ngoãn hiếu thảo mà đứa con gái duy nhất của gia đình đã quyết định đi nước ngoài với mong muốn kiếm tiền về cho bố mẹ trả nợ và đổi đời. Mà có lẽ, một phần do anh con trai lười biếng, một phần do gia đình cũng không dám giao cho anh, sợ anh phá hết, mà cô gái bé nhỏ đang độ tuổi lấy chồng quyết tâm đến “miền đất hứa” “làm vài năm rồi về”. Trước khi đi chị nói: “Con phải liều đi để cứu bố mẹ, con thương bố quá…” – Mẹ chị kể.
Tổng chi phí khổng lồ cho chuyến đi này là khoảng 950 triệu đồng. Ở đâu ra mà nhà chị My lại có số tiền lớn như vậy? Đầu tiên, bọn buôn người yêu cầu trả 500 triệu để My được đặt chân đến nước Pháp (bao gồm chặng sang Trung Quốc, làm hộ chiếu giả 16 tuổi rồi bay sang Pháp). Tiếp theo, khi sang đến Anh, chúng sẽ thu nốt 450 triệu còn lại. Gia đình ở nhà vay mượn anh em họ hàng được 500 triệu. Ở bên Anh sẽ có sẵn người nhà (cũng nhập cư bất hợp pháp) đón, cho My vay nốt 450 triệu, sau đó My lao động trả nợ dần. Tiếc thay, 500 triệu cũng mất mà người cũng chẳng còn.
Bố chị nói: “Biết rứa không cho con đi”. Có nghĩa là gia đình cũng không hiểu được mối nguy hiểm lớn như thế nào.
Người đã đi về kể lại:
Chú L, ở thị trấn Nghèn, kể về ba chuyến đi Anh của chú từ những năm 2005. Ngày đó chú đi “cỏ” chứ không phải “VIP” như My, có nghĩa là phải bám gầm xe qua cảng vào nước Anh mà lái xe không hay biết.
Sang Anh, 99% người Việt mình đều trồng cần sa, vì thu hồi vốn cực nhanh, đã “chui thì chui từ đầu đến cuối”. Nó đơn giản hơn nhiều so với làm nail – công việc hợp pháp đòi hỏi nhiều thủ tục chặt chẽ. Vì thế, mặc dầu có mối nguy hiểm là bị cướp, nếu không thương vong thì cũng phải đền một số tiền lớn cho chủ trang trại, nhưng cũng vô cùng thu hút người Việt, điển hình như những người như chị My: không có bằng cấp, không có tay nghề, ở quê thiếu thốn việc làm, lại gánh một khoản nợ lớn, vô cùng túng quẫn, lại nhẹ dạ cả tin, nghe đồn “nhà anh A anh B chị C đều đi Anh về xây được nhà tầng, mua ôtô rồi”, thế là liền liều mạng ra đi…
………..
Những gì thể hiện trên Facebook, qua một thời gian đủ dài, có thể giúp người khác không chỉ thấy được suy nghĩ riêng tư mà còn tính cách, tâm tính hoặc thậm chí phần nào bản chất của mình. Trà My cũng vậy. My post những tấm ảnh cá nhân hoặc chụp với bạn. Thỉnh thoảng My dẫn lại câu triết lý sống nào đó như thể muốn nói hộ suy nghĩ của cô. My trong sáng và còn rất trẻ con. Ít nhất đó là cảm nghĩ khi tôi xem từ status cuối cùng trước khi sự kiện kinh khủng xảy ra cho đến status cuối năm 2018 – một thời gian đủ dài để phác họa lại Trà My từ những gì cô tự phác họa về mình. Không thể diễn tả được cảm giác như thế nào khi xem trang cá nhân một người giờ không còn nữa mà lại là một người đáng được có một cuộc đời đẹp và đáng được nhận nhiều điều đẹp đẽ hơn là chỉ sự bất hạnh và cả tính mạng mình. Cũng không thể diễn tả nổi cảm giác khi thấy một số người đang nói về My những ngày qua. My đáng được sống hơn những người này nhiều lần.
Nguồn: Manh Kim
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10158616573724796&id=568139795

Bảy tấn chăn gối nệm Trung Quốc giả xuất xứ Việt Nam

Nhật Bản ngưng chấp nhận đơn xin visa từ 90 cơ sở tư vấn du học Việt Nam
Rõ là thận phận con người

Lm Trần Chính Trực is with Trần Chính Trực at Lm Jos Trần Chính Trực.
Phận người như sợi chỉ mành
Mong manh trước gió thôi đành thế thôi !
Phận người rõ phận tôi vôi
Mới vừa thấy đó, ôi thôi mất rồi!
Rõ là thận phận con người
Nay còn mai mất, thân rồi rữa tan
Dù cho lắm lối, đa mang
Phận người giòn mỏng, trong gang tấc nầy
Nhưng hồn bất tử là đây
Thanh thoát, siêu thế hồn đầy linh thiêng
Linh hồn sống mãi triền miên
Đến tòa phán xét phận riêng trả lời
Việc lành, việc dữ ở đời
Lành thời được thưởng, dữ thời phạt ngay
Công bằng lẽ thật là đây
Làm lành, lánh dữ thật rày mới an
Phúc Thật Lời dạy chứa chan
Vững tâm tiến bước, hiên ngang trọn đời
Mến Chúa, yêu người chẳng vơi
Thật tâm theo Chúa trọn đời chẳng thôi !
Dù là mạng sống hết rồi
Hồn thiêng vĩnh cửu ta thời chẳng nao
Thật tình theo “Chúa Tình yêu”
Muôn đời hạnh phúc ta theo Chúa Trời.
(st)
Một câu nói ác ý có thể làm hao tổn phúc báo cả đời người
Công nhận nó triệt…để nguyên
Nhà nước VN đã làm gì để dân VN chết thảm như thế?
Nhà nước VN đã làm gì để dân VN chết thảm như thế?
Bởi AdminTD
2-11-2019
Ảnh: internet
Cảnh sát Anh cho biết “39 nạn nhân là người Việt Nam”. Câu hỏi “chúng ta đã làm những gì để đồng bào chúng ta chết thảm như thế” đã là một câu hỏi chính đáng. Nhà nước VN cần sớm có câu trả lời nghiêm túc và thỏa đáng.
“Trách nhiệm tối thượng” của thảm kịch này không phải là các chính sách “nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu” như báo Tuổi Trẻ đã nói. Trách nhiệm này thuộc về Việt Nam.
Trên quan điểm “công pháp quốc tế”, giữa “chủ quyền quốc gia” và các Tuyên bố quốc tế về quyền con người, hay các công ước quốc tế về di dân và lao động… Nước Anh không có trách nhiệm nào về người di dân, mặc dầu chính sách về di dân của Anh “có nhiều trục trặc” đối với các quốc gia Châu Âu (nhất là đối với Pháp), khiến khuynh hướng áp đảo là lựa chọn nước Anh là điểm đến cuối cùng (chứ không phải là các nước khác).
Nước Anh với chủ trương “ultra-liberal” về lao động lại không có vụ “thẻ căn cước” phiền phức như các quốc gia khác. Ai “nhập” vô được xứ Anh thì có thể đi làm “lậu” dễ dàng. Các quốc gia khác như Pháp, Đức… mặc dầu tiền trợ cấp xã hội nhiều hơn Anh, nhưng thủ tục lao động rất nhiêu khê. Người chủ không dám mướn lao đông “lậu” vì tiền phạt rất nặng và dễ dàng bị bắt vì kiểm soát thường xuyên.
Nước Mỹ thời ông Trump chủ trương xây một bức tường biên giới với Mexico nhằm ngăn chặn di dân lậu. Cảnh sát biên phòng bắt bớ rồi trục xuất người di dân… Tất cả các hành vi này đều “đúng luật” Mỹ và không trái ngược với công pháp quốc tế. Đơn giản vì các hành vi có mục đích bảo vệ lãnh thổ và an ninh quốc gia. Người ta chỉ trích nước Mỹ việc xây tường, hay các việc tách trẻ em rời khỏi cha mẹ… vì vấn đề “đạo đức” và về vấn đề “nhân quyền”.
Nước Mỹ, nước Anh, hay bất kỳ quốc gia nào khác… đều có “quyền tối thượng” bất khả xâm phạm “chủ quyền về lãnh thổ”. Lãnh thổ này được bảo vệ bằng “đường biên giới”. Bất kỳ người nào vượt qua biên giới một nước mà không được sự chuẩn nhận của sở di trú nước này (thủ tục passeport và visa) người này phạm tội.
Từ khi khái niệm “quốc gia” được thành hình, đồng thời với các khái niệm về “lãnh thổ”, “biên giới”, “quốc tịch”, “chính phủ” v.v… thì khuynh hướng “di dân tự nhiên” (xuyên biên giới), tức “di dân lậu” đã chấm dứt. Nó không hề là “quá trình tự nhiên đã diễn ra từ ngàn xưa và sẽ còn tiếp diễn trong tương lai” như Tuổi Trẻ đã viết.
Các việc “di dân” do nhu cầu lao động đều được thực hiện “theo luật”, đúng như tinh thần các kết ước mà hai quốc gia (xuất khẩu và tiếp nhận lao động) đã ký.
Hiện tượng di dân (lậu) chỉ thấy ở các quốc gia có chiến tranh. Hiện nay Châu Âu đã và đang bị khủng hoảng do di dân (hàng loạt và quá đông đảo đến vài triệu người) đến từ các quốc gia như Irak, Afghanistan, Soudan, Syrie… Trên phương diện công pháp quốc tế, những người này có thể được hưởng qui chế vì “tị nạn”, quốc gia tiếp nhận không có quyền xô đuổi. Mặt khác, nếu thành phần di dân này đi bằng phương tiện “vượt biên”, luật quốc tế áp dụng (trên biển) cũng sẽ khác hơn (không được quyền từ chối cứu nạn).
“Nhà nước việt Nam đã làm những gì khiến dân chúng chết thảm như thế”? VN là một quốc gia đang giải thể hay là một đất nước hòa bình từ 50 năm, phát triển (khoạn mục), GDP năm nào cũng tăng 6, 7 phần trăm?
Vụ 39 người Việt chết: Người Việt hải ngoại nói ‘trách nhiệm hoàn toàn ở chính quyền’
Vụ 39 người Việt chết: Người Việt hải ngoại nói ‘trách nhiệm hoàn toàn ở chính quyền’
Dù đã chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất, tuyên bố của cảnh sát hạt Essex ngày 1/11 rằng họ nay tin 39 nạn nhân chết trong xe tải là công dân Việt Nam vẫn làm dư luận Việt Nam bàng hoàng.
Những gia đình Việt Nam có con em mất tích trước đó còn nuôi chút hy vọng, giờ đã phải đối diện với thực tế nghiệt ngã nhất.
Người Việt di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành
Lời kể của phụ nữ Việt ‘mua vé xe tải’ vào Anh
Tử thi của 39 nạn nhân bị khám phá chết ngạt trong thùng xe tải ở Essex trên đường nhập lậu vào Anh làm rúng động thế giới suốt hơn một tuần qua.
Ngay cả lúc chưa có thông báo chính thức hôm 1/11, nhiều gia đình người Việt ở vùng Nghệ An đã cả quyết là người thân mình chắc chắn nằm trong danh sách những nạn nhân xấu số, thậm chí lo cả tang lễ cho thân nhân.
Báo chí, nhất là mạng xã hội, ngay từ những ngày đầu tiên, tràn ngập hình ảnh những khuôn mặt trẻ được gia đình cho biết là đã biệt vô âm tín sau khi gọi điện thông báo với thân nhân là đang trên đường vào Anh.
Biến cố này ảnh hưởng đến cộng đồng người Việt trong và ngoài nước một cách sâu sắc. BBC News Tiếng Việt tiếp xúc với một số người Việt hải ngoại để tìm hiểu cảm nhận và suy nghĩ của họ.
Bản quyền hình ảnh Getty Images
Một gia đình ở Nghệ An lo lắng con cháu họ đã tử nạn trên chuyến xe định mệnh
Sửng sốt, đau xót, cảm thương, và bị ám ảnh là cảm nhận chung của nhiều người trả lời phỏng vấn.
Nhưng bên cạnh những cảm xúc trĩu nặng này người được phỏng vấn bày tỏ sự trách móc, thậm chí phẫn nộ về bối cảnh xã hội mà họ cho là đã thúc đẩy những người trẻ tuổi phải liều mạng ra đi.
Họ cũng quy trách nhiệm của tình trạng hàng loạt người trẻ Việt Nam ùn ùn kéo nhau ra nước ngoài tìm cơ hội bằng mọi giá cho chính quyền Hà Nội.
Chuyên gia địa ốc An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên, một cựu ký giả hiện cư ngụ tại Garden Grove, California, cho biết hết sức xúc động khi nghe tin:
”Họ vì miếng cơm manh áo mà phải mạo hiểm ra đi rồi bỏ xác nơi xứ người, còn gì thê thảm bằng?”
Bản quyền hình ảnh An Nguyễn
An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên: ”Tôi phẫn uất vì không hiểu chính quyền đâu tại sao không trừng trị những kẻ buôn người?”
Bà cựu ký giả thời VNCH đặt câu hỏi:
”Chính quyền phải lo cho dân, sao để cho dân đói? Dân không đói thì đâu có mạo hiểm mạng sống của mình để tha hương cầu thực?”
Ông Peter-Lê Ngọc, nhà ở Waterlooville, cách London gần hai tiếng lái xe, sống tại Anh đã hơn 40 năm, nhận định:
”Sự kiện đau buồn này làm cho thế giới đặt câu hỏi về khả năng quản lý đất nước, lo cho dân của nhà cầm quyền Việt Nam cũng như việc kiểm soát biên giới của các nước Âu châu lục địa và Vương quốc Anh.”
Từ Irvine, Luật sư Trần Thái Văn, một cựu dân biểu tiểu bang California, chia sẻ:
”Thật kinh hoàng và tội nghiệp, họ hầu hết là những người rất trẻ đầy sức sống và ý chí tạo dựng một cuộc đời mới, nhiều nạn nhân đã lập gia đình, để lại vợ con nhỏ và thân nhân trong hoàn cảnh thật ngã nghiệt.”
Ông nói thêm:
”Nhưng về mặt xã hội, cái chết bi thảm của những người trẻ này phản ảnh phần nào tình hình kinh tế và xã hội tại Việt Nam.”
Bản quyền hình ảnh Peter Le-Ngoc
Peter-Lê Ngọc: ”Đằng sau những con số tăng trưởng GDP lành mạnh là một xã hội trống rỗng trong đó cả người giầu lẫn kẻ nghèo, có học thức và ít học, tất cả đều tìm cách đi khỏi.”
Nghèo chỉ là một phần câu chuyện
Trong khi nhiều người kết luận đơn giản là sở dĩ một số người trẻ phải liều chết ra đi là vì họ quá đói nghèo không thể kiếm sống ở quê nhà.
Câu trả lời, với Luật sư Nguyễn Quốc Lân, có phức tạp hơn . Ông nói:
”Khó có thể biết được họ ra đi vì lý do kinh tế hay chính trị trừ khi người ta có cơ hội phỏng vấn hay tìm hiểu rõ mỗi trường hợp khác nhau. Việc người dân bỏ quê hương ra đi, đến làm ăn tại một quốc gia khác giàu có hơn là một hiện tượng thông thường tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên hiện tượng này có phần cao hơn nhiều tại Việt Nam.”
Bản quyền hình ảnh Trần Thái Văn
LS Trần Thái Văn: ”Về mặt xã hội, cái chết bi thảm của những người trẻ này phản ảnh phần nào tình hình kinh tế và xã hội tại Việt Nam.”
Bà Nancy Bùi, đại diện “Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa”, cư ngụ ở Texas, cho rằng ngoài việc tìm kế mưu sinh, thậm chí tạo dựng sự nghiệp, giới trẻ Việt Nam còn ra đi vì cảm thấy ở quê nhà không có cơ hội tiến thân:
”Chẳng có gì sai khi một người muốn mưu cầu một đời sống tốt đẹp hơn cho họ và cho gia đình bằng chính sức lực của họ. Nhưng các em bỏ đi còn vì mất niềm tin vào cái xã hội bất công, khi mà mọi cơ hội đều dành cho các con ông, cháu cha, những đảng viên đang nắm quyền. Người dân thường muốn ngoi lên hầu như không còn cách nào hơn là phải liều thân.”
Will Nguyễn biểu đồng tình với nhận xét này:
”Tôi nghĩ lý do kinh tế và mất niềm tin là hai mặt của cùng một đồng tiền: thiếu niềm tin và không muốn đầu tư vào quê hương của mình. Và khi người dân cảm thấy nước ngoài có nhiều cơ hội tiến thân hơn là trong nước thì còn ai khác hoàn toàn phải nhận trách nhiệm ngoài chính phủ và chính sách của chính phủ?”
Will Nguyễn, người tốt nghiệp đại học ngành chính sách công, từng bị Việt Nam bỏ tù vì tham dự cuộc biểu tình chống hai Luật Đặc khu và An ninh Mạng vào tháng 6/2018, còn vạch ra rằng ngay cả những người giàu có, thế lực cũng tìm cách bỏ đi:
”Năm nay đã có nhiều câu chuyện về những công dân Việt Nam ra nước ngoài và bỏ trốn. Các nhóm du lịch đến Đài Loan, những người theo phái đoàn của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Hàn Quốc rồi trốn ở lại. Và bây giờ thì sự kiện này tại Anh Quốc, tôi sẽ trích Shakespeare trong vở Hamlet: ”Có cái gì đó bị thối rữa ở…Việt Nam.”
Bản quyền hình ảnh Nancy Bùi
Nancy Bùi: ”Khi mà mọi cơ hội đều dành cho các con ông, cháu cha, những đảng viên đang nắm quyền, thì người dân thường muốn ngoi lên hầu như không còn cách nào hơn là phải liều thân.”
Bà Nancy Bùi kể lại tâm trạng những người trẻ Việt Nam sống ở Đài Loan mà bà có dịp tiếp xúc. Họ là những cô dâu qua Đài Loan lấy chồng, hoặc đi xuất khẩu lao động, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp:
”Các em nói rằng dù ở đây mình có bị thiệt thòi so với người bản xứ, nhưng còn tốt gấp nhiều chục lần so với ở Việt Nam và ở đây không khí tự do nó khiến các em như được hồi sinh, không phải lấm la lấp lét vì sợ công an hoặc những kẻ chỉ điểm báo cáo.”
”Ở Việt Nam, bất công thì nhiều, nhưng mình làm gì nói gì cũng có thể ghép vào tội chống phá nhà nước rồi bị bắt bớ, đánh đập, vào tù và nếu đã vào tù thì coi như tàn cuộc đời. Do đó, dù có bị Đài Loan bắt bớ hay bị trả về các em vẫn sẽ tiếp tục tìm đường đi. Có chết cũng phải đi!”
Nghệ An, Hà Tĩnh giờ đã khác xưa
Được hỏi về việc đa số những người được cho là nạn nhân đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh, bà Lâm Kiều Lam, hiện sống ở New York, bình luận:
”Nhiều người cho rằng vụ xả thải của Formosa khiến cho cá chết hàng loạt, đã dẫn đến hậu quả ngư dân không thể tiếp tục sống bằng nghề chài lưới.”
”Tình trạng thất nghiệp nghèo túng kéo dài khiến họ phải tha phương cầu thực. Trước đây tôi nghe kể về chuyện nhiều thanh niên ngoài đó vào Sài Gòn tìm việc và khó tìm, bị từ chối, vì hồ sơ khám sức khỏe ghi họ bị nhiễm chì. Tôi đoán còn một nguyên nhân khác nữa là ở các miền ngoài đó hầu hết nghèo và nông thôn, người dân ít học với khát vọng thoát nghèo dễ bị bọn đưa người đi lậu mồi chài dụ dỗ sa vào đường dây của họ.’
Will Nguyễn phân tích:
”Vì Nghệ An là một trong những tỉnh nghèo ở Việt Nam, nền tảng kinh tế tương đối yếu. Một hệ thống giáo dục không đủ tiêu chuẩn, và thiếu đào tạo kỹ năng sẽ tạo ra tình trạng người dân không thể tìm thấy, cũng như không được trang bị để làm việc trong các công việc tốt hơn. Với những người này, chuyển đến các thành phố lớn hơn chỉ có nghĩa là họ phải đối mặt với nhiều cạnh tranh hơn cho các công việc lương cao hơn. Cửa ngỏ kinh tế dành cho những người này thường đưa vào ngõ cụt. Với rất ít cơ hội để cải thiện đời sống. Không có gì ngạc nhiên khi họ thấy hay mơ một tương lai tươi sáng hơn ở nước ngoài.”
Bà Nancy Bùi tâm sự:
”Với những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của thảm họa môi trường Formosa ở Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng và miền Trung nói chung, thì nhu cầu phải đi ra nước ngoài để tìm con đường sống hầu như là sinh lộ duy nhất của họ.”
”Trước khi thảm họa Formosa xảy ra, cũng có một số đi lao động nước ngoài nhưng con số không nhiều như bây giờ. Đời sống ở vùng biển dù cực khổ nhưng biển đã nuôi sống họ và gia đình họ từ bao nhiêu thế hệ. Không khí của những làng chài lưới lúc ấy vui tươi tràn đầy sinh khí.”
”Nhưng sau thảm họa, nhiều người dân ở đây mất trắng cơ nghiệp. Họ phải bán tàu với giá rẻ mạt, nếu là chủ cửa tiệm buôn bán hải sản, cửa hàng bán các vật dụng làm biển thì họ phải đóng cửa tiệm, đi tìm công ăn việc làm tại các tỉnh miền Nam, có nhiều người phải lưu lạc sang tận Lào, Kampuchia, hoặc khá hơn tìm cách đi lao động nước ngoài.”
”Những đồng tiền của người lao động nước ngoài gửi về có thể đã giúp một số gia đình xây được nhà cửa khang trang hay sang trọng, nhưng giờ đây đến vùng Nghệ An Hà Tĩnh không còn thấy khung cảnh đầm ấm ngày xưa.” Bà Nancy Bùi nói thêm.
Trách nhiệm trên vai chính quyền
Dù không cùng đồng ý rằng nghèo đói là lý duy nhất khiến nhiều người trẻ Việt Nam phải bất chấp nguy hiểm kéo nhau ra nước ngoài, người trả lời phỏng vấn đều cho rằng chính quyền Việt Nam phải nhận trách nhiệm về cái chết bi thảm của 39 người Việt, được cho là hầu hết đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh.
Kiều Mỹ Duyên đặt vấn đề:
”Tôi phẫn uất vì không hiểu chính quyền đâu tại sao không trừng trị những kẻ buôn người? Nếu không có tổ chức buôn người thì làm sao có người phải chết trong container? Việc này đã xảy ra lâu rồi, sao chính quyền không trừng trị nặng nề những tổ chức này, chính quyền bất lực hay ngó lơ để cho những tổ chức này lộng hành trục lợi, xem mạng sống con người như cỏ rác?”
Luật sư Nguyễn Quốc Lân, hành nghề luật tại Garden Grove, có cùng suy nghĩ:
Bản quyền hình ảnh LS Nguyễn Quốc Lân
LS Nguyễn Quốc Lân: ”Ngày nào chính phủ còn không biết lo cho dân, ngày đó sẽ còn có nhiều người bỏ nước ra đi.”
”Ngày nào chính phủ còn không biết lo cho dân, ngày đó sẽ còn có nhiều người bỏ nước ra đi. Bỏ đi ít hay nhiều hay liều lĩnh thế nào tùy thuộc ở mức độ bi đát tại quê hương mình. Sự việc rất có thể có nhiều người Việt Nam trong số 39 nạn nhân này là điều rất đáng thương tâm, nhưng điều đó cũng phản ảnh mức độ liều lĩnh và hoàn cảnh bi đát của những nạn nhân.”
Ông Peter Le-Ngoc phát biểu:
‘Nếu có điều lạc quan nào trong biến cố này, thì đó là cả thế giới giờ phải thức tỉnh trước thực tế chính phủ Việt Nam đang không phục vụ người dân một cách hữu hiệu. Đằng sau những con số tăng trưởng GDP trông lành mạnh là một xã hội trống rỗng trong đó cả người giầu lẫn kẻ nghèo, có học thức và ít học, tất cả đều tìm cách rời khỏi Việt Nam.”
Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2018 là 7.1%, với tổng số GDP 241 tỷ đôla. Trong số này, kiều hối gửi về Việt Nam cùng năm là 16 tỷ đôla, tức 6.6%, một con số không nhỏ.
Vấn đề nan giải
Nạn buôn người hay đưa lậu người qua biên giới các nước là vấn nạn thế giới, và chắc chắn là một vấn nạn không dễ giải quyết.
Theo nghiên cứu được công bố tháng 6/2018 của Văn phòng Ma túy và Tội phạm của Liên Hiệp Quốc, khoảng 2,5 triệu người đã đưa lậu buôn lậu qua biên giới trong năm 2016, trong hoạt động trị giá khoảng 5,5 tỷ đến 7 tỷ đôla trong năm 2016.
Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất nằm gần các khu vực xung đột tạo ra làn sóng người tị nạn, hoặc những nơi người dân không có công ăn việc làm tạo được cho họ mức sống tối thiểu hay điều kiện tiến thân.
Sau thảm trạng Formosa năm 2016, chính quyền Việt Nam đã tìm cách giải quyết nạn thất nghiệp lan tràn tại các tỉnh miền Trung bằng cách đẩy mạnh hơn những chương trình xuất khẩu lao động để giúp người dân ra nước ngoài tìm việc.
Bản quyền hình ảnh Will Nguyễn
Will Nguyễn: ”Khi người dân cảm thấy nước ngoài có nhiều cơ hội tiến thân hơn là trong nước thì còn ai khác hoàn toàn phải nhận trách nhiệm ngoài chính phủ và chính sách của chính phủ?”
Theo trang dangcongsan.vn, trong năm 2017, Hà Tĩnh có 8.567 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài (cao nhất từ trước tới nay, và đứng thứ 4 cả nước, sau Nghệ An, Hải Dương, Thanh Hóa).
Tuy nhiên, theo bà Nancy Bùi, đa số những người đi lao động nước ngoài thực sự không tận dụng được cơ hội này, vì họ bị bóc lột thậm tệ với chi phí môi giới rất nặng, trong khi đó công việc được giới thiệu chưa chắc đã ổn định, hoặc phải làm việc với điều kiện không thể chịu nổi.
”Họ phải trả trung bình $7,500 đô la để được giới thiệu một họp đồng lao động 3 năm. Số tiền này hầu hết là tiền vay mượn ngân hàng và phải thế chấp nhà cửa, ruộng vườn. Nếu không may, bị mất việc vì hãng đóng cửa, không có tiền trả cho ngân hàng, nhiều gia đình phải bị mất nhà cửa nên các em phải tìm cách ở lại làm bất kỳ việc gì để tìm cách cứu gia đình. Trong trường hợp may mắn nhất khi công việc ổn định (điều có thể hiếm), họ sẽ phải làm việc, dành dụm trung bình khoảng một năm rưỡi mới trả hết nợ. Còn lại một năm rưỡi ký cóp để gửi tiền về gia đình làm vốn.” Bà Nancy Bùi nói.
Thực tế luôn luôn khắc nghiệt hơn những gì được ký kết trên giấy tờ, và tình trạng bị môi giới bóc lột dẫn đến việc nhiều người quyết định ở lại làm việc lậu và ở lậu sau khi hết hợp đồng, hoặc mạo hiểm hơn, tìm đường qua những nước tốt hơn, chẳng hạn như Anh.
Được hỏi về phản ứng của chính phủ Việt Nam trước sự kiện bi thảm này, bà Lâm Kiều Lam bình luận:
”Việc nhà nước Việt Nam nhanh chóng lên tiếng yêu cầu điều tra vụ đưa lậu người, là việc đương nhiên phải làm. Nhưng điều tra, bắt bớ xong thì sao, bởi có ngăn chặn mãi hay dứt được nạn này không? Giúp người dân phương tiện mưu sinh, cho họ học nghề, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống, thì, họ sẽ trở thành lớp người hữu ích đóng góp cho sự phát triển của quê hương. Đó mới là giải pháp đường dài.”
LS Nguyễn Quốc Lân nói:
”Ở những quốc gia quan tâm đến việc này, chính phủ thường chú tâm đến những khía cạnh như ban hành và thi hành luật phạt nặng những tổ chức đưa người xuất ngoại trái phép, cảnh báo để ngăn ngừa những trường hợp liều lĩnh, hoặc có thể cung cấp những thông tin hay phương tiện cần thiết để giúp giảm thiểu những rủi ro nếu có. Tại Việt Nam hiện nay hầu như không có những nỗ lực này.”
Và Will Nguyễn nhận định:
”Hiện tượng người người kéo nhau ra nước ngoài để tìm kế mưu sinh là biểu hiện của một vấn đề lớn hơn cần phải giải quyết: Tại sao người dân Việt Nam thiếu niềm tin và không muốn đầu tư vào quê hương đất nước của mình. Ông Phúc và chính quyền của ông phải suy gẫm thật kỹ, soi mình trong gương để xem lại những chính sách công đã được ban hành. Tôi cũng muốn thuyết phục họ nên cải tổ chính trị, nhưng sẽ không nín thở để chờ đợi. Cô Phạm Thị Trà My cũng đã không nín thở được.”
Việt Nam, qua lời phát biểu của người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng:
”Lên án mạnh mẽ các hành vi mua, bán người, coi đây là tội phạm nghiêm trọng và phải bị trừng trị đích đáng. Việt Nam kêu gọi các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm mua, bán người, không để tái diễn những thảm kịch đau lòng tương tự.”
BBC tiếp tục tường thuật câu chuyện và phản ánh các ý kiến khác nhau về chủ đề người nhập cư vào Anh và vụ án 39 người chết trong xe tải ở Essex.
*********
HÌNH:
– Chân dung Bùi Thị Nhung trên bàn thờ gia đình tại Nghệ An hôm 27/10/2019. Thân nhân cho rằng Nhung là một trong 39 người đã tử nạn trong container lạnh trên đường vào Anh.
– Một gia đình ở Nghệ An lo lắng con cháu họ đã tử nạn trên chuyến xe định mệnh
– An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên: ”Tôi phẫn uất vì không hiểu chính quyền đâu tại sao không trừng trị những kẻ buôn người?”
– Peter-Lê Ngọc: ”Đằng sau những con số tăng trưởng GDP lành mạnh là một xã hội trống rỗng trong đó cả người giầu lẫn kẻ nghèo, có học thức và ít học, tất cả đều tìm cách đi khỏi.”
– LS Trần Thái Văn: ”Về mặt xã hội, cái chết bi thảm của những người trẻ này phản ảnh phần nào tình hình kinh tế và xã hội tại Việt Nam.”
– Nancy Bùi: ”Khi mà mọi cơ hội đều dành cho các con ông, cháu cha, những đảng viên đang nắm quyền, thì người dân thường muốn ngoi lên hầu như không còn cách nào hơn là phải liều thân.”
– LS Nguyễn Quốc Lân: ”Ngày nào chính phủ còn không biết lo cho dân, ngày đó sẽ còn có nhiều người bỏ nước ra đi.”
– Will Nguyễn: ”Khi người dân cảm thấy nước ngoài có nhiều cơ hội tiến thân hơn là trong nước thì còn ai khác hoàn toàn phải nhận trách nhiệm ngoài chính phủ và chính sách của chính phủ?”
– Bàn thờ cô Phạm Thị Trà My tại nhà ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh – ảnh chụp ngày 27/10.