Đức Giêsu, Ngài là ai?

Đức Giêsu, Ngài là ai?

Một vị võ sư Vovinam Việt Võ Đạo, Một Phật Tử thuần thành có thắc mắc và hỏi Lạc Việt hai câu hỏi:

1– Ông Giêsu là Ai? Ông có phải là người chống bất công, bênh vực lẽ công đạo không?

2– Tại sao Ông Giêsu bị đóng đinh và chết trên cây Thập Tự?

Để việc chia sẻ hai câu hỏi, Lạc Việt cần duyệt qua bối cảnh của nhiều sự kiện liên quan đến 2 câu hỏi trên để việc trả lời dễ hiểu và dễ cảm thông hơn.

1– Sách Cựu Ước và Sách Tân Ước

Cựu Ước là bộ Lịch Sử quan trọng của Người Do Thái (Jews) liên tục ghi lại chiều dài lịch sử suốt hơn 5000 năm từ thời tạo thiên lập địa cho đến thế kỷ thứ I thời Chúa Giêsu.

Tân Ước từ thời Chúa Giêsu cho đến hết thời của các Tông Đồ.

Trong suốt 20 thế kỷ vừa qua, Cựu Ước và Tân Ước chính là bộ sách Lịch Sử Ơn Cứu Độ Cho Nhân Loại. Cũng nhờ bộ sách lịch sử này mà 2000 năm bị lưu lạc trên toàn cầu do bại trận trong các cuộc chinh phạt của các đế quốc, người Do Thái vẫn không quên nguồn cội của mình cho đến năm 1947 Israel tái lập quốc trên chính Quê Hương cũ của mình.

2– Dân Do Thái (Jews-Israel) là dân tộc đặc biệt

Thượng Đế chọn để Chúa Giêsu ra đời Cứu Nhân Độ Thế – đem lại giao hòa giữa Đất Trời và đem lại quyền “Làm Con Thượng Đế” trở lại cho Nhân Loại.

3– Chúa Giêsu là nhân vật, là người thật trong lịch sử.

Nhân thân của Ngài là con Ông Giuse và bà Maria dòng dõi 14 đời của vua David, một vị vua nổi tiếng của người Do Thái. Chúa Giêsu sinh ra tại một chuồng chiên bò tại thị trấn Bethlehem ngoại ô thủ đô Jeruselem thời vua Herode của Do Thái, và nước Do Thái lúc bấy giờ đang bị cai trị bởi Đế Quốc Roma (La Mã).

Gia đình thực sự sinh sống tại làng Nazareth gần biển hồ Galile thuộc miền Bắc nước Do Thái (Israel) hiện nay. Năm 30 tuổi Ngài bắt đầu đi giảng đạo và quy tụ 12 môn đồ.  3 năm sau, Ngài bị kết án tử hình và bị đóng đinh trên cây thập tự đau đớn cho đến chết. Đây là hình phạt hết sức dã man và ô nhục dành cho các “tội nhân” không có quốc tịch Roma.

Sau này, để có cái nhìn tổng quan về lịch sử nhân loại, một thầy dòng có lẽ vào thế kỷ 6 sau công nguyên dày công nghiên cứu lịch sử thế giới đã định năm Chúa Giesu sinh ra làm mốc thời gian là 0 khởi đầu Đệ I Công Nguyên. Trước Chúa Giêsu sinh ra gọi là Trước Công Nguyên (BC-Before Christ). Sau Chúa Giesu sinh ra là Sau Công Nguyên (AD-Anio Domini-Năm của Chúa).

Vậy theo cách tính này, Chúa Giêsu chịu chết vào năm 33 AD hay +33. Trưng Đại Đế (Trưng Nữ Vương) lên ngôi năm 40 AD giải phóng toàn bộ Đất Bách Việt khỏi sự cai trị tàn bạo của nhà Đông Hán. Chúa Giêsu sinh ra tại vùng Cận Đông và Trưng Đại Đế sinh ra tại vùng Viễn Đông thuộc thế kỷ thứ I sau Công Nguyên. Chúa Giesu chịu án tử hình năm +33 tại vùng Cận Đông, sau đó 10 năm, Trưng Đại Đế tuẫn tiết năm +43 tại vùng Viễn Đông.  Như vậy Chúa Giêsu và Trưng Đại Đế (Trưng Nữ Vương) sinh cùng thời và cùng tại vùng Đông Á.

4– Chúa Giesu dạy dỗ nhân loại điều gì ?

Dõi theo 2 bộ lịch sử Cựu Ước và Tân Ước chúng ta rút được 2 điều

Điều thứ nhất: Đối nhân xử thế trong Cựu Ước là Công Bằng, thể hiện trong 10 Giới Răn. Tổng quan của Luật là Công Bằng cũng có nghĩa là Mắt thế Mắt, Răng thế Răng. Nó đánh Anh, Anh có quyền đánh lại.

Điều thứ hai: Đối nhân xử thế trong Tân Ước là Bác Ái vì Chúa Giêsu-Con Thượng Đế đã dùng cái chết của mình đề giao hòa Đất Trời, đã dùng cái chết của mình để trả lại Công Bình cho Thiên Chúa Cha, làm của Lễ Giao Hòa giữa Thiên Chúa và Con Người. Con người đã được trả lại quyền Làm Con Thượng Đế, nên Con Người với Con Người trở thành Anh Em cùng Một Cha. Vậy Anh Em với nhau không chỉ giữ lẽ Công Bình mà còn phải giữ Bác Ái với mọi người và yêu thương nhau như Anh Em cùng một Cha trên Trời.

Công Bình và Bác Ái đã thấm nhuần trong mọi ngóc ngách của Luật Pháp trong các hiến pháp của các nước Văn Minh – Cộng Hòa Dân Chủ Pháp Trị trên toàn cầu. Nói vắn tắt các quốc gia ấy đã thấm nhuần nền Văn Minh Kitô Giáo. (chế độ welfare, chế độ săn sóc người gìa, chế độ săn sóc người dị tật, Các Trại Cô Nhi, Các Trại Cùi, Rất nhiều Nhà Trương miễn phí … điển hình của Công Bình Bác Ái là một ví dụ).

Trả Lời 2 Câu Hỏi

1– Đức Giêsu có chống Bất Công và Bảo Vệ lẽ Công Đạo không?

Công  Bằng Bác Ái là những Lời Giảng Dạy Nhất Quán của Ngài nên mỗi sự kiện xảy ra chung quanh, Ngài luôn dùng chúng để dạy dỗ mọi người:

* Chuyện bà Góa nghèo khổ vào đền thờ cúng dường 1 xu, và ông Đại Gia nghênh ngang tự mãn cúng dường 10% Income. Chúa bảo môn đồ: bà Góa này được Chúa nhận của Lễ còn Ông Đại Gia thì không vì bà ta có Lòng Thành mà cúng dường tất cả những gì bà ấy có…

** Chuyện Người Cùng Khổ: Một người kia đi đường xa bị quân cướp cướp ngựa, lấy hết tài sản và đánh cho bầm dập rồi bỏ đi. Có vị quan rất giầu làm việc cho chính quyền bảo hộ Rome đi ngang qua, thấy vậy ngó qua rồi bỏ đi. Sau đó lại có vị chức cao trong Giáo Quyền Do Thái, thấy vậy cũng ngó qua rồi bỏ đi.

Sau cùng có một người dân thường đi ngang qua, thấy nạn nhân trong tình cảnh đáng thương bèn cúi xuống giúp đỡ, đỡ nạn nhân lên lưng lừa, đưa nạn nhân đến hàng quán gần nhất để chữa trị. Chúa Giesu hỏi các môn đồ, Ai là “anh em” của nạn nhân, Ai là người thực hiện Lẽ Công Đạo?

*** Chuyện đứa con hoang đàng đòi người Cha chia tài sản rồi ra đi xài cạn túi với bọn đĩ điếm, nhưng khi nó biết hối cải trở về thì Người Cha lại mừng rỡ tiếp nhận nó: “Vì nó chết nay nó đã sống lại…”

**** Chúa Giesu bị gài vào chuyện “phản loạn”: Có một vị quan chức trong giáo quyền Do Thái hỏi gài Chúa Giêsu: “Chúng ta có phải đóng thuế cho Roma không?”

Rome đang cai trị Israel, nếu Chúa Giesu trả lời Yes thì họ sẽ kết án Ngài là theo chân Đế Quốc, trả  lời No thì chúng sẽ tâu với quan quyền Roma: Ông Giesu này phản loạn chủ trương không nôp thuế cho Sesar. Biết vậy  Chúa bảo ông Thầy Do Thái: “hãy đưa ta xem đồng tiền”. Chúa hỏi ông ta: “Tiền này mang hình ai?” – Hình Cesar. Chúa bảo: “của Cesar trả cho Cesar, của Chúa trả cho Chúa”.

Ngày nay ta hiểu rộng hơn: Quyền Dân trả cho Dân, các quyền sống căn bản của Dân do Thượng Đế ban hãy trả lại cho Dân và đây chính là Nội Dung căn bản của Hiến Chương Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và cũng là nền tảng Hiến Pháp của các nước Tự Do Cộng Hòa trên Thế Giới.

***Chúa Giêsu mắng bọn Quan Quyền Giả Hình

Thời Chúa Giêsu, Quan Quyền Do Thái cả Đạo lẫn Đời đều rất thích khoe khoang, tự mãn và cho mình cái quyền “Ra Luật” và “Giải Thích Luật”. Coi mình là giai cấp Thượng Lưu khinh thường Dân Đen Bần Hàn.

Chúa đã dùng những lời “Mắng” nặng nề đối với những kẻ quyền uy hợm hĩnh, bọn Quan Quyền luôn muốn chất lên lưng người bần hàn hàng triệu luật lắt nhắt, sẵn sàng kết án người khác nhưng chính bọn họ không phải mang.

Chúa bảo họ, bọn quan quyền hợm hĩnh: “các ngươi  nhìn thấy cả cọng rác nhỏ trong mắt người khác, còn cái xà trong con mắt các ngươi thì lại  không nhìn thấy!”

Lúc khác ngài lại “mắng” bọn họ: “Các ngươi như những mồ mả, bên ngoài sơn vôi rất đẹp, nhưng bên trong toàn dòi bọ…”

Có lúc nhìn bọn họ khoe khoang giả hình khi dậy dỗ thiên hạ, Chúa “ngứa tai” (bức xúc) nói với mọi người: “Đừng nghe những gì chúng nói mà hãy nhìn kỹ việc chúng làm”. Câu này TT Nguyễn văn Thiệu lập lại lời của Chúa trong thánh kinh và áp dụng cho bọn Cộng Sản.

2–Tại Sao Chúa Giêsu phải bị chết treo trên cây Thập Tự

Có một số điều cần biết trước khi trả lời câu hỏi này:

* Đóng đinh và chết trên cây Thập Tự

Đây là hình phạt tội Tử Hình tàn ác nhất của Đế Quốc Roma thời đó. Tất cả những nạn nhân không phải là công dân của Đế Quốc Roma, án tử hình đều phải chịu như vậy, nạn nhân bị đóng đinh trên cây Thập Tự dãy dụa đau đớn cho đến khi tắt thở.  Riêng nạn nhân có quyền công dân Roma, thì án tử hình là chém đầu, chết nhanh chóng và bớt đau đớn hơn.

Tông đồ trưởng Phêrô người Do Thái không có quyền công dân Rome nên đã bị tử hình như chúa Giesu ngay tại thủ đô Roma (Công Trường Thánh Phero tại Roma – Ý  hiện nay). Phaolô, người Do Thái có quốc tịch Rome, là Giáo Sư Đại Học Trường Luật của Đế Quốc Roma,  người bạn đồng hành truyền đạo với Phero cũng chịu án tử hình và bị chém  đầu tại Roma (Đền Thờ Phaolô nằm ở Ngoại Thành Roma-Ý hiện nay).

** Án tử hình lúc đó không do vua Herode-Do Thái quyết định vì Ông chỉ  là Vua bù nhìn bản địa. Quyền kết án tử hình phải do Philato-quan Tổng Trấn xứ Judea của Đế Quốc Roma ra lệnh (Judea bao gồm Israel và Syria ngày nay).

*** Chúa Giesu chịu chết vì sự ganh tỵ của Quan Quyền người Do Thái

Chúa Giesu xuất hiện rao giảng một cách công khai trong ba năm. Lời Rao Giảng của Ngài như đã nói trong phần Thánh Kinh là Ngài công bố Tin Mừng Ơn Cứu Độ để Nhân Loại được trở về làm Con Thiên Chúa – Đấng Từ Bi và Nhân Hậu.

Ngài nói: “Ta đến không phải để phá bỏ Luật Moisen (luật Công Bình) mà là để hoàn thiện nó (luật Bác Ái)”. “Các ngươi hãy thương yêu nhau như Cha trên trời đã yêu mến các ngươi”.

Trước những đau khổ của Con Người thấp cổ bé miệng mà Ngài đã gặp trong 3 năm Rao Giảng Tin Mừng Ơn Cứu Độ, Chúa Giesu đã chữa lành bao nhiêu kẻ tàn tật: mù được thấy, què được đi, chết được sống lại, Kẻ có tội được tha.

Danh tiếng Ngài lồng lộng làm cho các quan chức thế quyền và giáo quyền đâm ra ganh tỵ. Họ kháo nhau:”Kìa xem chúng nó đang đi theo tên Giesu cả rồi” và tìm cách gài bẫy hãm hại Ngài.

(Ngày nay, nhiều vị trong Giáo Quyền và Công Quyền cũng thường kháo nhau: “Kìa xem, dân chúng theo tên …cả rồi!” và dè bỉu dèm pha dựng chuyện vì ai đó dám hơn mình).

*** Gài bẫy giết Chúa Giêsu (nhiều bẫy, nhưng chỉ nêu vài bẫy điển hình)

Bẫy 1: Có nên trả thuế cho Sesar không? một câu hỏi gài bẫy chính trị, Chúa thoát khi trả lời khôn ngoan và cũng vì Giờ chết của Ngài chưa đến – “Của Sesar trả cho Sesar”

Bẫy 2: Ông có phải là Vua Dân Do Thái không? Quan Tổng Trấn Philato hỏi Chúa trên công đường. Lúc đó Chúa đã bị quan quyền người Do Thái giao nộp cho quan Tổng Trấn với lý do họ tố cáo: “Ông Giesu tự xưng là vua Dân Do Thái”. Quan hỏi, Chúa Giesu không trả lời – Quan Philato có ý muốn tha Chúa Giesu vì biết Ông Giesu chẳng có tội gì, họ vu cáo gian chỉ vì ganh tỵ.

Gạn hỏi mãi, Chúa Giesu mới trả lời quan Philato: “Đúng như Ngài nói, Ta là Vua, nhưng nước ta không thuộc thế gian này… Ta đến để làm chứng cho “Sư Thật”. Philato liền hỏi: “Sự Thật” là gì ? Không đợi Chúa Giesu trả lời mà Ông quày quả đi vào trong. Có lẽ Bà Philato muốn rỉ tai Ông điều gì. Vì sự kiện này nên cho tới tận ngày nay các nhà triết học hoàn vũ vẫn còn loay hoay tìm câu trả lời cho câu hỏi của Philato: “Sự Thật Là Gì ? ”

 

Philato  trở ra với thông tin do vợ ông rỉ tai, Ông nói ý mình muốn tha Giesu trước Công Đường, Ông liền bị quan quyền Do Thái xách động quần chúng la ó: “Tên Giesu tự xưng làm vua, nếu quan tha sẽ đắc tội với Cesar”. Philato nghe điều này đổ mồ hôi hột…nghĩ rằng vì Công đạo mà tha thì mạng mình cũng dễ mất như chơi.

(Đây là vụ án điển hình Công Lý bị trù dập thành “Công Lý Mù Lòa” như hình biểu tượng của Trường Luật, hoặc một loại “Tòa Án Nhân Dân” trong “Cải Cách Ruộng Đất” của HCM).

Và Chúa Giesu đã bị Philato miễn cưỡng kết án tử hình bằng cách đóng đinh và treo trên cây Thập Tự cho vừa lòng quan quyền Do Thái… và các sinh viên trường Luật Toàn Cầu phải học qua vụ án do Philato xét xử này.

Và Chúa Giesu đã chịu chết ô nhục trên cây Thập Tự trên ngọn đồi Golgotha, ngoại ô nhưng khá gần thành thánh Gierusalem hiện nay. 

Ngài đã được chôn vội vã (vì hôm sau là ngày Sabbath lễ nghỉ) trong một Mộ Đá của một ông thuộc Giáo Quyền Do Thái tặng.

(Ông này ngấm ngầm tin theo Chúa Giêsu do vì sợ người Do Thái tẩy chay mình. 

Sau 3 ngày, Ngài đã sống lại vào ngày Lễ kỷ niệm biến cố Vượt Qua Biển Đỏ của Người Do Thái)

Chúa chịu chết có 2 nguyên nhân hay nói đúng hơn là hai ý nghĩa

1– Ý nghĩa siêu nhiên và thần học: Chúa chết là theo Thiên Ý của Thượng Đế

Vì Yêu Thương Con Người nên Chúa đã dựng nên hai Ông Bà Nguyên Tổ Adam và Eve và đưa vào sinh sống trong Vườn Địa Đàng đầy Bình An và Hạnh Phúc. (location Đia Đàng hiện nay thuộc vùng Iran Iraq, lúc đó không hoang mạc như bây giờ) và truyền lệnh hãy sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất và được quyền làm chủ vũ trụ…

Hai Ông Bà sau đó bị quỷ cám dỗ ăn trái cấm phản bội Thượng Đế “Bất tuân Thượng cấp”.

Hai Ông Bà bị đẩy ra khỏi vườn địa đàng, chịu hậu quả khắc nghiệt. Nam: phải bới đất kiếm sống. Nữ: mang nặng đẻ đau. Quan trọng nhất: mất quyền làm Con Thiên Chúa tức mất quyền “Thừa Tự”.

Thượng Đế không muốn bỏ rơi Con Người, mặc dù bị Con Người phản bội. Đức Giesu Con Thiên Chúa đã giáng trần làm người – chịu mọi sự tủi nhục và khổ đau của Con Người – cuối cùng chịu chết ô nhục trên thập tự để trả lẽ “Công Bằng” cho Thượng Đế và lấy lại quyền Thừa Kế cho Con Người và ngày nay Nhân Loại đã có cơ hội để giao hòa cùng Thiên Chúa và quyền làm Con Thiên Chúa như Đức Giêsu.

(Thiên Chúa của Kitô Giáo khác hẳn với Thượng Đế của Hồi Giáo – Đức Allah không ban quyền làm Con Thượng Đế cho bất cứ ai)

2– Ý nghĩa trần thế

Suốt cuộc sống, Đức Giesu đã đề cao Đạo Yêu Thương – sống Công Bình Bác Ái.

Thiên duyên tiền định, Ông Pherô và Ông Phaolô

Ông Phero nhà quê làm nghề đánh cá ở Biển Hồ Galile – Bắc Do Thái. Ông Phaolo giáo sư Đại Học Luật Khoa Roma (một ông nhà quê, một ông trí thức) sánh vai nhau truyền đạo tại Roma, trung tâm đế quốc Roma lúc bấy giờ.

Khi rao giảng, hẳn nhiên 2 ông phải đề cập đến Cựu Ước, về việc Thiên Chúa là Cha Nhân Từ đã sáng tạo nên Vũ Trụ cho Con Người và vì Con Người: Bầu Trời có ngọn đèn to là Mặt Trời để soi ban ngày và ngọn đèn nhỏ là Mặt Trăng để soi ban đêm.

Điều giảng dậy này được xem là khích bác và coi thường niềm tin và văn hóa của Đế Quốc Roma lúc bất giờ khi Đế Quốc đang thờ các thần của Vũ Trụ như thần Sun (Mặt Trời), thần Moon  (Mặt Trăng), thần Venus (Sao Kim), thần Mars (Sao Hỏa) etc… (Tên ngày tháng mà chúng ta đang xử dụng hiện nay đều là tên các vị Thần của nền văn minh và văn hóa La Hy (La Mã – Hi Lạp) Và hai Ông đã bị đế quốc Roma kết án tử hình vì dám so sánh hai vị thần của đế quốc là hai ngọn đèn – tội đáng trảm.

Tuy vậy một số năm lúc chưa bị cầm tù, hai vị tiên phong đã rao giảng được cho nhiều người đa số thuộc dân nô lệ (tức dân tứ xứ bị bắt làm nô lệ sau các cuộc chinh phạt mở rộng đế quốc) và các người nữ (nữ ít bị ràng buộc trong guồng máy chính quyền).

Sau khi hai vị tiên phong tử đạo, các người theo đạo cũng bị ruồng bắt và nhiều người cũng bị giết trong đó đa số là Nữ. Trong suốt 300 năm bách đạo sau đó, họ phải sống trong các hang được đào sâu dưới các nghĩa địa – họ sống giữa các kẻ chết. Hang này gọi là hang “Toại Đạo” rất sâu dưới lòng đất và chằng chịt dài khoảng 25 km (nay đã được mở cửa cho khách hành hương đến Roma tham quan).

Đến thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, sau 300 năm Đế Quốc Roma cấm đạo, lúc đó Bà Mẹ của vua Constantin đã âm thầm theo Đạo từ trước mới mạnh dạn nói với Vua là nên ra sắc chỉ “giải tỏa việc cấm đạo Kito Giáo”.

Vua nghe lời Mẹ ra sắc chỉ “Tự Do Tôn Giáo” trên toàn lãnh thổ Đế Quốc Roma. Đây là “Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo” đầu tiên của Nhân Loại. Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo chung như vậy vì đế quốc Roma lúc đó bao gồm nhiều chủng tộc và tôn giáo khác nhau, ông không muốn mang tiếng thiên vị Kito Giáo. (Hoa Kỳ có Tu Chính Án “Tự  Do Tôn Giáo và Niềm Tin).

Chính từ Đạo Luật này đã tạo cơ hội bằng vàng cho Kito Giáo, và từ trung tâm Đế Quốc Roma đầy quyền lực này, các nhà Truyền Giáo đã “trỗi dậy” từ “cõi chết” từ trong hang Toại Đạo đã tỏa ra Toàn Đế Quốc Roma, gần như “Toàn Cầu” lúc đó để truyền đạo.

Các nhà Truyền Giáo rất khôn ngoan, biết nắm bắt được thứ “Quyền Lực Mềm – Soft Power” của Đế Quốc Roma là Luật Lệ, Hiến Pháp, Ý Niệm Cộng Hòa và Quản Trị Công Quyền để phát triển các Giáo Đoàn và Giáo Phận trên Toàn Cầu.

(Cứ theo dõi cuộc tuyển chọn Giáo Hoàng Roma và cách tổ chức các Giáo Đoàn toàn cầu để thấy khái niệm “Cộng Hòa – Kết Tinh của nền Văn Minh và Văn Hóa La Hy đã được triển khai “tuyệt đỉnh” như thế nào).

Ngày nay, các nước Dân Chủ, Tự Do, Cộng Hòa trên thế giới, song song với cơ chế Chính Quyền thì đều có cơ chế Giáo Quyền. Có lẽ chữ Công Giáo để gọi Kito Giáo Roma có nguồn cội sâu xa từ yếu tố này.

Giám Mục bản chất là một trách vụ, nhưng để tương đương với Công Quyền thì đó là một chức vụ như Giám Mục Phát Diệm, Giám Mục Bùi Chu…mỗi giáo phận của Giám Mục tương đương với một Nước Nhỏ, hay một Thành Phố trong nền Cộng Hòa của Đế Quốc Roma xưa hay như địa bàn của một vài tỉnh của Việt Nam hiện nay.

(Địa Phận của một vị Giám Mục tương đương với một State của Hoa Kỳ hay một Tỉnh Bang của Canada. Ngài Giám Mục Địa Phận tương đương như một Governor).

Điển hình nước Mỹ, các nhà Lập Quốc Mỹ đã tiếp thu khá đầy đủ “Hệ Thống Quyền Lực Mềm” của thời Ông Moisen trong Cựu Ước, Quyền lực mềm của Đế Quốc Rome, Quyền lực mềm của nền văn minh Kito Giáo để xây dựng nên Hiến Pháp Hoa Kỳ và nền Quản Trị Công Quyền Hoa Kỳ. Ngay cả các loại Quyền Lực Mềm đó cũng đã là nền tảng cho Hiến Chương Nhân Quyền và các quyền chính trị của Liên Hiệp Quốc.

Đôi Điều Đúc Kết

1–Bọn Giả Hình Do Thái mà Chúa Giesu “mắng “  họ thậm tệ ngày xưa, thì ngày nay lại đông hơn nhiều và đa dạng hơn nhiều. Chúng luôn hợm mình là người “công chính” để mạt sát người khác và dìm họ xuống bùn bằng những vu chụp vu vơ không cần kiểm chứng.

Giả hình muôn hình vạn trạng đã làm cho “Thủ Đô Tỵ Nạn, Thủ Đô Chính Trị Vỡ Trận”. Giả hình muôn hình vạn trạng đã làm cho “Liên Hội Người Việt Canada vỡ trận”.

2– VC thì hơn hẳn một bực khi ngay câu đầu  của Hiến Pháp, VC tuyên ngôn rằng: Nhà Nước tôn trọng quyền tự do và bình đẳng của mọi người công dân. 70 năm qua mọi người Dân đã hiểu và biết chúng tôn trọng ra sao.

3– VC công bố trong Hiến Pháp: Đất đai thuộc sở hữu Toàn Dân, nhà Nước quản lý. 70 năm sau thì đất đai thuộc về ai mọi người đã rõ.

4- VC công bố rỉ rả trên loa suốt 70 năm qua: Đảng CS là đội ngũ tiên phong do dân và vì dân. Luôn tâm niệm Yêu Tổ Quốc Yêu Đồng Bào. Thực tế là đảng CS rất độc ác đang nắm quyền toàn trị trên mọi người Dân bằng súng đạn và nhà tù; đang tâm đưa dân tộc VN vào tròng Nô Lệ ngàn năm Bắc Thuộc như Mãn Hồi Mông Tạng hiện nay.

“Đừng nghe những gì chúng nói, mà hãy nhìn kỹ việc chúng làm” Chúa Giêsu phán trong Tân Ước.

“Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ việc CS làm” TT Thiệu lập lại.

Đừng nghe Đảng CS Tàu nói: Virus COVID-19 do “Lính Mỹ” phát tán, mà hãy nhìn kỹ “China Virus” xuất phát từ Vũ Hán China, TT Trump nói.

Lạc Việt

Mùa Chay & Mùa Phục Sinh

March & April 2021

From: Nguyen TThuy & KimBang Nguyen

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay