QUÂN ĐỘI MYANMA BẮT GIỮ BÀ AUNG SAN SUU KYI- CHUYỆN KHÔNG LẠ.
Việc quân đội Myanma bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi có lẻ chẳng có gì ngạc nhiên lắm trong một nền dân chủ khiếm khuyết như Myanma. Giả sử nước Mỹ là Miến Điện thì Biden cũng sẽ bị quân đội bắt giữ như Aung San Suu Kyi bởi những cáo buộc gian lận bầu cử.Cho nên chúng ta không lạ gì khi phe “cuồng Trump” luôn tung những tin như “thiết quân luật” hay “tát cạn đầm lầy” với hoài vọng Trump sẽ dùng quân đội để bắt giữ toàn bộ đám “thổ tả” và sau đó làm tổng thống trọn đời bởi dân cuồng bao giờ cũng khá đông.
Điều này có lẻ sẽ diễn ra và kéo dài hàng chục năm một khi Việt Nam “lỡ may” giành được dân chủ. Bởi với người Việt Nam một khi có phe nào giành chiến thắng thì phe kia sẽ cáo buộc là thắng do gian lận dù chẳng đưa ra bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào. Và ngành tư pháp độc lập sẽ luôn bị các dân tộc chậm tiến bỏ vào sọt rác.
Đối với các nước như Myanma, Thái Lan và Việt Nam quân đội luôn thể hiện sức mạnh. Ai nắm được quân đội xem như nắm được chính quyền.
Chỉ có nước Mỹ mới có chuyện quân đội đứng ngoài chính trị để bảo vệ hiến pháp thật sự
Nhà Trắng cảnh cáo Myanmar chớ cố gắng thay đổi kết quả bầu cử và sẽ hành động nếu quá trình chuyển đổi dân chủ bị cản trở sau khi có tin quân đội đảo chính.
“Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả các cuộc bầu cử gần đây hoặc cản trở quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar, và sẽ thực hiện hành động chống lại những người chịu trách nhiệm nếu những bước đi này bị đảo ngược”, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki tuyên bố.
Bà nói thêm Tổng thống Mỹ Joe Biden đã được thông báo ngắn gọn về tình hình. Mỹ là quốc gia thứ hai lên tiếng về tình hình Myanmar sau Australia. Australia yêu cầu quân đội Myanmar lập tức thả Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều lãnh đạo khác bị bắt trong cuộc đột kích sáng nay của quân đội.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sau đó cũng ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc và kêu gọi quân đội Myanmar thả toàn bộ quan chức bị bắt.
“Chúng tôi kêu gọi các lãnh đạo quân đội Myanmar phóng thích toàn bộ quan chức chính phủ và lãnh đạo xã hội dân sự, tôn trọng ý nguyện của người dân được thể hiện qua cuộc bầu cử dân chủ hôm 8/11”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết. “Mỹ sát cánh cùng người dân Myanmar trong khát vọng của họ về dân chủ, tự do, hòa bình và phát triển. Quân đội Myanmar phải đảo ngược những hành động này ngay lập tức”.
Cuộc đột kích diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ dân sự và lực lượng quân đội Myanmar, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra đảo chính sau một cuộc bầu cử bị quân đội nước này cáo buộc “gian lận”.
Đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tuần trước từ chối loại trừ khả năng lên nắm quyền của bà để giải quyết những cáo buộc bất thường trong cuộc bỏ phiếu, tuyên bố đã phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri. Quân đội đã yêu cầu uỷ ban bầu cử của chính quyền công bố danh sách cử tri để kiểm tra chéo nhưng uỷ ban không đồng ý.
Bà Suu Kyi từng được xem là ngọn hải đăng cho nhân quyền – một nhà hoạt động có nguyên tắc, đã hy sinh tự do của mình để thách thức các tướng lĩnh quân đội tàn nhẫn cai trị Myanmar trong nhiều thập niên.
Năm 1991, bà được trao giải Nobel Hòa bình, trong khi vẫn bị quản thúc tại gia, và được ca ngợi là “tấm gương xuất sắc về sức mạnh của kẻ bất lực”.
Bà Suu Kyi bị giam giữ gần 15 năm từ 1989 đến 2010.
Vào tháng 11 năm 2015, bà lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử công khai đầu tiên của Myanmar trong vòng 25 năm.
Hiến pháp Myanmar cấm bà trở thành tổng thống vì bà có con là công dân nước ngoài. Nhưng bà Suu Kyi, hiện 75 tuổi, được nhiều người coi là nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar.
Nhưng kể từ khi trở thành cố vấn nhà nước của Myanmar, sự lãnh đạo của bà được định hình bằng cách bà đối xử với người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi của nước này.
Năm 2017, hàng trăm nghìn người Rohingya đã chạy sang nước láng giềng Bangladesh vì cuộc đàn áp của quân đội, bùng lên bởi các cuộc tấn công chết người vào các đồn cảnh sát ở bang Rakhine trước đó.
Giới ủng hộ bà Suu Kyi trên thế giới cáo buộc bà đã không ngăn chặn việc người thiểu số Rohingya bị hãm hiếp, giết và khả năng bị diệt chủng, bằng cách từ chối lên án quân đội vẫn còn nắm nhiều quyền lực, hoặc thừa nhận đó là các hành vi tàn bạo.
Một số người ban đầu cho rằng bà làm thế vì là một chính trị gia thực dụng, đang tìm cách điều hành một quốc gia đa sắc tộc với một lịch sử phức tạp.
Nhưng việc Suu Kyi lên tiếng bào chữa cho các hành động của quân đội tại phiên điều trần Tòa án Công lý Quốc tế năm 2019 được coi là một bước ngoặt mới, làm mất đi những gì ít ỏi còn rớt lại về danh tiếng quốc tế của bà.
Tuy nhiên, ở quê nhà, bà Suu Kyi vẫn rất được đa số tín đồ Phật giáo, những người không mấy có thiện cảm với người Rohingya, ủng hộ.