CHUYỆN BẦU CỬ ĐÔNG – TÂY

 CHUYỆN BẦU CỬ ĐÔNG – TÂY

Đỗ Ngà

Để cho người ta bầu cho mình thì ứng viên hoặc lấy lòng cử tri, hoặc mua chuộc cử tri, hoặc ép buộc cử tri. Đối với cử tri toàn dân thì ứng viên chỉ có thể dùng cách lấy lòng họ chứ không thể mua chuộc hay ép buộc được. Ví dụ, kì bầu cử Mỹ vừa rồi cho thấy Joe Biden không thể mua chuộc hay ép buộc 80 triệu cử tri được mà ông ta chỉ có thể lấy lòng họ bằng những hứa hẹn về chính sách trong các chiến dịch vận động. Tương tự vậy, tổng thống Donald Trump dù đang là tỷ phú và trong tay có quyền lực mạnh nhất thế giới thì ông cũng chỉ có thể kiếm phiếu bằng cách lấy lòng 73 triệu cử tri chứ không thể mua chuộc hay ép buộc ngần ấy người được.

Như vậy qua bức tranh bầu cử tự do của nước Mỹ, nó cho thấy sức mạnh lá phiếu người dân. Dù anh có núi tiền và trong tay có quyền lực vô song thì anh vẫn thất cử như thường. Đối với người yêu dân chủ, yêu tự do thì nó là ưu điểm. Tuy nhiên, với những nhà độc tài thì họ không bao giờ thích cái “ưu điểm đó” cả, vì sao? Bởi đơn giản, đó là cái ưu điểm có lợi cho dân cho nước chứ chẳng có ích gì cho tham vọng quyền lực của họ, chính vì vậy mà tổng thống nào có máu độc tài dù là họ đang được hưởng quyền lực từ nền dân chủ mang lại thì họ vẫn luôn tìm mọi cách phá vỡ giá trị dân chủ lâu đời ấy để thỏa mãn cơn say quyền lực. Tuy nhiên, với nền dân chủ càng lâu đời thì càng vững nên dù cho có quyền lớn bao nhiêu và tiền nhiều cỡ nào đi nữa thì cũng chịu thua mà thôi. Khi đó tổng thống đó dù có cố phá nền dân chủ thì cũng vô ích, chẳng khác nào húc đầu vào đá.

Như đã nói, nếu để dân chủ bám rễ càng lâu thì càng khó lật. Vậy nên cách đây hơn một thế kỷ Lenin đã nhìn ra điều đó và loại bỏ ngay mô hình dân chủ toàn dân như Mỹ và Phương Tây theo đuổi. Ông ta cho lập một thứ “dân chủ” khác được gọi với cái tên là “nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nguyên tắc này là, không để toàn dân bầu người đứng đầu nhà nước mà thay vào quyền bầu bán chỉ tập trung vào cho những ủy viên trung ương đảng thôi. Quyền bầu bán tập trung vào một nhóm người thuộc trung tâm quyền lực thì đó gọi là “tập trung dân chủ”. Tuy nhiên, “tập trung dân chủ” nó không giới hạn ở việc bầu bán mà nó còn là đặc quyền đặc lợi khác được khoanh vùng trong một nhóm người ít ỏi có quyền lực trên tay.

Vì sao Lenin sáng tạo ra hình thức bầu cử giành cho một nhóm nhỏ như vậy? Có lợi gì? Có lợi cho đất nước thì không, có lợi cho nhân dân cũng không, nhưng nó rất có lợi cho nhà độc tài. Vì sao? Vì đơn giản, khi gom việc bầu bán lại thành một nhóm nhỏ thì ứng viên rất dễ kiếm phiếu bằng cách mua chuộc và cũng rất dễ đe dọa để buộc họ phải bầu cho mình. Người nào càng độc tài, càng gian ác, càng thủ đoạn thì càng làm cho các cử tri đó sợ và nhờ đó khi tổ chức bầu cử, kẻ độc tài sẽ chiếm được tỷ lệ phiếu bầu cao. Ở Việt Nam, chuyện bầu bán đạt tỷ lệ 100% là chuyện bình thường. Và kết quả là, Lenin, Stalin, Mao, Cha – con – cháu nhà họ Kim ở Bắc Hàn đều cầm quyền suốt đời.

Có thể nói “nguyên tắc tập trung dân chủ” nó phản ánh rất đúng bản chất Trại Súc Vật của George Orwell. Ở Trại Súc Vật có quy tắc “Tất cả các loài vật điều bình đẳng, nhưng có một loài bình đẳng hơn”. Tương tự như vậy tại Việt Nam hiện nay “nguyên tắc tập trung dân chủ” của CS được diễn giải cụ thể phải là: “Tất cả mọi người trong đất nước này đều có dân chủ, nhưng có một loài được dân chủ hơn”. Cái “dân chủ hơn” ấy chính là quyền bầu bán người đứng đầu bộ máy chính quyền, hiện nay nó được trao trong tay một “loài” với 200 con mà thôi. Đấy chính là sự xấc láo, xem dân là thứ ngoài lề của trò chơi có liên quan đến số phận của mình. “Mâm quyền lực, chỉ có bọn tao tự bày tiệc và đánh chén, không có phần cho bọn dân đen chúng mầy”, đó chính là thông điệp của ĐCS gởi tới người dân Việt Nam.

-Đỗ Ngà-

Image may contain: 1 person, text that says 'I WON! ECI CHINA Choose New Leader BALLOT Xi Xi Xi Jinping Jinping Jinping Jinping Xi Xi Jinping DAVE GRANLUND � www.davegranlund.com'
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay