TÀU CỘNG ĐÃ CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ BỨC PHÁ?

Image may contain: outdoor
Lê Vi

TÀU CỘNG ĐÃ CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ BỨC PHÁ?

Trung Quốc có xuất phát điểm là một nước đông dân, nghèo. Chính điều đó mà khi Trung Quốc mở cửa thì các cường quốc thi nhau đầu tư vào quốc gia này để tận dụng sức lao động rẻ và khai thác thị trường rộng lớn này. Qua nhiều năm mở cửa và nhờ sống cộng sinh với những nền kinh tế tiến bộ, Trung Quốc cũng giàu có lên như là một lẽ đương nhiên. Và với dân số gấp đôi Âu Châu, Trung Quốc dễ dàng vượt qua Nhật Bản và chiếm lấy vị trí nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Đời người bao giờ cũng có lúc thịnh lúc suy. Lúc thịnh thịnh thì cơ hội tới tấp đổ về và anh trở nên giàu có. Sự giàu có ấy nó có bền lâu hay không nó còn phụ thuộc rất nhiều vào trí tuệ của anh nữa. Khi thịnh anh có nhiều tiền, nhưng đồng tiền đó được anh đầu tư một cách thông minh thì cái thịnh đó nó sẽ là bàn đạp đưa anh lên một tầm cao mới, tầm cao đấy chính là sự bền vững. Còn nếu anh vô minh, thì khi qua thời thịnh vượng ấy, anh lại trở về với nghèo khó vốn có của anh. Nói tóm lại, thời thế là điều kiện khách quan, nó đến được với ta thì cũng có lúc nó bỏ ta mà đi. Trí tuệ là điều kiện chủ quan, chỉ có trí tuệ mới ở với ta mãi mãi, và cũng chỉ có trí tuệ mới nâng tầm được đẳng cấp của ta lên. Thời thế mang đến cho ta tiền bạc nhưng trí tuệ giúp ta giữ tiền được bền lâu. Những gì được xây dựng trên nền tảng trí tuệ thì đều bền lâu.

Tương tự như cuộc đời con người, thì lịch sử một quốc gia cũng vậy. Quốc gia nào cũng đều có lúc thịnh lúc suy. Lúc thịnh quốc gia trở giàu có, nhưng khi thịnh mà lãnh đạo đất nước và nhân dân (quan trọng nhất là tầng lớp lãnh đạo đất nước) đất nước đó không thay đổi tư duy để theo kịp với thế giới văn minh, thì ắt cái sự thịnh vượng đó không bền vững. Venezuela là một ví dụ, nhờ dầu mỏ tăng giá, đất nước này đã có sự phồn vinh bậc nhất Nam Mỹ. Nhưng khi đã phồn vinh mà chính quyền Hugo Chavez lại mang trí tuệ ăn lông ở lỗ thì kết quả là, hết thời hưng thịnh đất nước liền chìm trong tối tăm của đói nghèo và bất ổn. Hàn Quốc là một ví dụ cho trường hợp khác. Khi thời kỳ thịnh vượng đến, đất nước này trở nên giàu có. Và điều đáng nói ở đây là khi đang thịnh như vậy, quốc gia này đã chuyển mình sang dân chủ thành công. Chính vì thế mà năm 1997 khi bão khủng hoảng tài chính ập đến, hàn Quốc đã trụ vững và nay họ được đứng trong hàng ngũ G20 của thế giới.

Venezuela và Hàn Quốc là 2 mẫu đất nước có được thịnh vượng, nhưng cách mà mỗi nước giữ lấy sự thịnh vượng đó lại hoàn toàn khác nhau. Đây là một bài học cho Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đang đi đến hồi kết của chu kỳ thịnh vượng nhưng xem ra sự thay đổi tư duy trên thượng tầng chính trị của đất đất nước này không thể như Hàn Quốc được. Đã vậy tư duy của người Trung Quốc Đại lục cũng chẳng gì khả quan. Cái đầu của anh thấp hơn đống tiền thì làm sao anh giữ được đống tiền ấy nguyên vẹn? Vậy nên, để nâng tầm quốc gia không chỉ đơn giản là anh giàu lên mà cần phải có thêm điều kiện đủ nữa. Điều kiện đủ đó là đầu anh phải đủ cao.

Hôm nay trên mạng có xuất hiện hình ảnh một cổng chào bằng hơi được dựng lên trước nhà hàng bán cháo nổi tiếng ở đường Thái Nguyên, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Trên cổng chào đó có treo một khẩu hiệu có nội dung rằng: “Nhiệt liệt chào mừng đại dịch ở Mỹ quốc. Chúc dịch bệnh ở tiểu Nhật Bản thuận buồm xuôi gió trong một thời gian dài”. Đây là một thái độ hả hê khi họ khi nước Mỹ và Nhật Bản đang vật lộn với dịch cúm. Khẩu hiệu không biết là xuất phát từ phía chính quyền hay người dân, có vẻ như phía chính quyền. Nhưng dù xuất phát từ phía nào thì hình ảnh này nó nói lên 2 ý nghĩa: Thứ nhất, nó tố cáo lên rằng, người Trung Quốc có tâm thức hằn học, hiếu thắng, lòng chứa đầy đố kỵ và có ác tâm khi hả hê khi đại họa ập xuống kẻ khác; Thứ nhì, khẩu hiệu này nó đã tố cáo tầm hiểu biết rất lùn của nhưng người chủ trương dựng nó lên.

Vì sao câu khẩu hiệu này lại thể hiện tầm trí tuệ thấp? Là như đã nói bài trước “Sự “sáng suốt” của vị quan thầy ĐCS Việt Nam” rằng, Trung Quốc đang ở vị trí trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu. Họ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Nghĩa là nền kinh tế của họ rất cần Mỹ, EU, Nhật Bản và nhiều nước khác tiêu thụ hết những gì họ làm ra. Như vậy, họ hả hê khi Mỹ và Nhật bị dịch bệnh thì có khác nào họ hả hê khi nền kinh tế của họ bị siết cổ? Mà như ta biết, nền kinh tế toàn cầu hiện nay là một mạng lưới chằn chịt, trong đó các chuỗi cung ứng như là những sợi chỉ dệt nên tấm lưới ấy. Tấm lưới này trải dài từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ châu lục này đến châu lục khác. Chính vì thế mà khi kinh nền tế Mỹ hắc hơi thì kinh tế Trung Quốc cũng chao đảo. Như vậy khi thấy Mỹ và Nhật Bản gặp họa dịch bệnh mà hả hê thì có thể nói, những người này chẳng hiểu biết gì cả.

Sự thịnh vượng của Trung Cộng rồi cũng sẽ đến hồi kết thúc. Tư duy lãnh đạo CS Tàu Cộng vốn đã ấu trĩ vì mải nhốt trong 2 cái rọ với chủ nghĩa Đại Hán ở trong và chủ nghĩa Mác-Lê-Mao bên ngoài, thêm vào đó là dân trí của dân Tàu tầm như thế thì liệu Trung Cộng có vững bước vượt qua bẫy thu nhập Trung Bình và gia nhập vào hàng ngũ quốc gia tiến bộ không? Thực tế cho thấy Tàu Cộng vẫn chưa chuẩn bị đủ trí tuệ để có thể đứng vào hàng ngũ giành cho các quốc gia tiến bộ được. Vì sao? Bởi đơn giản, họ vẫn chưa muốn gọt bỏ chất mọi rợ bên trong họ được.

-Đỗ Ngà-

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay