Chân Tín: Luồng gió mới – Giáo hội của con người (2)

Chân Tín: Luồng gió mới – Giáo hội của con người (2)

Đăng bởi lúc 2:35 Sáng 8/01/13

nguồn: Chuacuuthe.com

VRNs (08.01.2013) – Sài Gòn

Giáo hội của con người

Giáo hội là Nước Trời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga,18,36). Quả quyết rõ rệt ấy của Chúa Cứu Thế có thể kể là một trong những chân lý căn bản của Giáo hội. Nó lật đổ lập trường của những kẻ muốn chỉ kể Giáo hội như một thứ màu mỡ để bón ruộng trần gian: muốn vào Giáo hội, chỉ cốt để có một uy thế chính trị, để có một đường lối cách mạng lợi hại, là chưa hiểu gì về Giáo hội; muốn vào đạo Công giáo để kiếm đất thí nghiệm cho một hệ thống, để tìm hứng cho một ngòi bút, đường sơn, phím đàn, là đã lầm đường; muốn Giáo hội phải đặt tất cả tâm lực vào việc sửa sang nhà cửa, đường sá cho con cháu loài người, xây dựng một xã hội, một trật tự vật
chất đầy đủ hơn trê mặt đất như chủ nghĩa Mác chủ trương cũng là lạc lối.

Giáo hội là Nước Trời. Nhưng có phải  vì thế mà chúng ta lại bước qua một thái cực lố lăng khác? Nước Chúa không thuộc về thế gian có phải là bắt buộc không liên lạc gì với trần gian? Giáo hội  bị buộc phải giam mình trong nhà thờ, nhà xứ, không thiết gì đến cái cảnh phức tạp, gay cấn xung quanh mình? Thái độ này cũng là một sự sai lầm nguy hại mà chính Đức Giáo hoàng Piô XII đã lên án: “Giáo hội không thể tự đóng kín bất động sau những bức tường kín của các thánh đường thoái thác khỏi sứ mệnh Thiên Chúa an bài, đã giao phó và đào luyện con người toàn diện và bởi đó luôn mãi
góp phần vào việc đặt một nền móng vững chãi cho xã hội. Sứ mệnh đó rất thiết
yếu cho Giáo hội” (Diễn văn đọc trước Hội đồng các hồng y ngày 20/2/46).

Sứ mạng đào luyện con người toàn diện ấy, Giáo hội đã thực hiện trên mọi lãnh vực, cách riêng trên lãnh vực xã hội. Để chứng minh điều đó, chúng ta chỉ đưa mắt về 70 năm qua, thì đủ thấy Giáo hội đã hoạt độngmạnh mẽ để đem lại cho con người, cách riêng cho giới lao động, một cuộc đời xứng đáng hơn.

Năm 1891, Đức Lêô XIII được gọi là “Giáo hoàng của giới lao động” đã ra bức thông điệp Rerum novarum, đề cập đến vấn đề thợ thuyền và những bổn phận của mọi người đối với giới lao động. Thông điệp này đã có tiếng dội lớn lao trên thế giới.

Qua năm 1931, để kỷ niệm tứ thập niên thông điệp Rerum novarum, Đức Piô XI ra thông điệp Quadragesino anno, nhắc lại cho thế giới biết Giáo hội có quyền và bổn phận tìm một giải pháp cho vấn đề xã hội hiện đang đe dọa thế giới. Ngài nhấn mạnh những nguyên tắc căn bản và những chỉ thị của Đức Liô XIII. Ngài lên án những chế độ tư bản và chế độ xã hội chủ nghĩa vô nhân đạo không đếm xỉa gì đến con người.

Năm nay, giáp 70 năm thông điệp Rerum novarum ra đời, Đức Giáo hoàng đương kim gioan XXIII cũng đã ban bố một thông điệp liên can đến đời sống kinh tế của thời đại. Cũng như các Giáo hoàng trước, Ngài nhấn mạnh sự tôn trọng nhân phẩm. Con người phải là trung tâm của nền kinh tế. Đức Giáo hoàng nói: “Con người thực sự và phải là nền tảng, cứu cánh và tác nhân của mọi tổ chức có tính cách xã hội”. Ngài còn nói tiếp: “Đảm bảo cho mọi người trong đoàn thể làm phát triển bản thân… đó là cứu cánh chính đáng của kinh tế quốcgia”. Đức Giáo hoàng không ngừng ngại lên án những chế độ kinh tế, tuy có thể tăng gia sản xuất và phân phối đồng đều, nhưng lại chà đạp nhân phẩm phá hủy tinh thần trách nhiệm và sáng kiến cá nhân, nhưng lại chà đạp nhân phẩm phá hủy tinh thần trách nhiệm và sáng kiến cá nhân, để biến con người thành một chiếc máy sản xuất.

Trước huấn lệnh của các Đức Giáo hoàng, cách riêng của Đức Gioan XXIII, ai còn dám trách giáo hội chỉ lo đến đời sau, không màng gì đến cuộc sống của con người trần gian. Trái lại, Giáo đã luôn cố gắng làm tròn sứ mệnh Thiên Chúa đã giao phó lá “đào luyện con người toàn diện”

Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

Số 150-11/1961

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay