Quy luật ‘3,5%’: Làm sao một thiểu số nhỏ có thể thay đổi thế giới

Quy luật ‘3,5%’: Làm sao một thiểu số nhỏ có thể thay đổi thế giới

Các cuộc biểu tình bất bạo động có khả năng thành công cao gấp đôi so với các cuộc xung đột vũ trang – và những người tham gia ở ngưỡng 3,5% dân số chưa bao giờ thất bại trong việc mang lại sự thay đổi.

Năm 1986, hàng triệu người Philippines đã xuống đường ở Manila phản đối trong ôn hòa và cầu nguyện của phong trào Sức Mạnh Nhân Dân. Chế độ Marcos đã kết thúc sau 4 ngày.

Năm 2003, người dân Georgia đã lật đổ ông Eduard Shevardnadze thông qua cuộc Cách Mạng Hoa Hồng không đổ máu, trong đó những người biểu tình đã xông vào tòa nhà quốc hội, cầm hoa trên tay.

Đầu năm nay, cả hai tổng thống Sudan và Algeria đều tuyên bố sẽ nhường quyền sau nhiều thập kỷ tại vị, nhờ các chiến dịch kháng cự trong hòa bình.

Trong mỗi trường hợp, sự phản kháng dân sự của công chúng đã thắng giới chóp bu chính trị để đạt được sự thay đổi căn bản.

Tất nhiên, có nhiều lý do đạo đức để sử dụng các chiến lược bất bạo động. Nhưng nghiên cứu thuyết phục của Erica Chenoweth, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Harvard, xác nhận sự bất tuân dân sự không chỉ là lựa chọn đạo đức; nó cũng là cách mạnh mẽ nhất để định hình chính trị thế giới – một cách lâu dài.

Khi nhìn vào hàng trăm chiến dịch trong thế kỷ qua, Chenoweth nhận thấy các chiến dịch bất bạo độngcó khả năng lớn gấp đôi để đạt được mục tiêu so với các chiến dịch bạo động. Và mặc dù các động lực chính xác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bà đã cho thấy phải cần khoảng 3,5% dân số tham gia tích cực vào các cuộc biểu tình để đảm bảo thay đổi quan trọng về chính trị.

 

BBC.COM
Các cuộc biểu tình bất bạo động có khả năng thành công cao gấp đôi so với các cuộc xung đột vũ trang ?
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay