ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI THẤP VÀ NGUYÊN NHÂN

ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI THẤP VÀ NGUYÊN NHÂN

Nếu bạn thay đồ, có kẻ ẩn mình nấp sẵn trong phòng kín ấy quan sát bạn, thì đạo đức kẻ ấy thế nào? Nếu vợ chồng bạn vào phòng ngủ, có kẻ nấp sẵn trong ấy rình mò từng động tác của vợ chồng bạn, thì đạo đức kẻ ấy thế nào? Chuyện kiểm soát những gì thuộc về riêng tư như thế, nó đã là hành động vô đạo đức. Đó là những quy định thuộc phạm trù đạo đức từ ngàn xưa chứ không phải mới.

Thói vô đạo đức bỗng trở nên phổ biến trong một xã hội, thì nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? Từ chính trị, chắc chắn là vậy. Một thể chế chính trị đang kiểm soát xã hội, nó có chủ trương kiểm soát tất cả mọi thứ của công dân. Từ phát ngôn, đến suy nghĩ chính quyền đều muốn kiểm soát. Nhất cử nhất động của công dân đều bị giám sát. Chính quyền muốn nạo hết những suy nghĩ mang tính riêng tư của bạn rồi rót vào đó những mẫu suy nghĩ theo form của nó. Mà suy nghĩ là những thứ riêng tư, chính quyền muốn tấn công vào đấy thì rõ ràng làm sao nó có đạo đức? Ở những nước tiên tiến nhất, chính quyền luôn luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư được bảo vệ và không kiểm soát tư tưởng. Ở xứ này, trong pháp luật có đạo đức, thượng tôn pháp luật thì cũng có nghĩa chính quyền ấy cũng rất đạo đức, rất nhân bản.

“Nhơn chi sơ tính bổn thiện” tức con người mới sinh ra đã mang tính thiện. Thế thì cái ác hình thành trong con người là bởi nguyên nhân nào? Câu trả lời là, cái ác được hình thành bởi ai đó cấy vào hoặc bởi môi trường đầy cái ác đã xâm nhập vào tâm hồn con người trong quá trình trưởng thành, nó không bản tính sẵn có trong con người như “tính bổn thiện”. Nền giáo dục nhân bản, nói cho cùng là nền giáo dục biết nuôi nấng mầm thiện trong con người từ nhỏ đến trưởng thành. Như vậy, đạo đức xã hội xuống cấp là bởi chính những kẻ quản lý xã hội đã chủ trương diệt mầm thiện cấy mầm ác.

Giáo dục XHCN là một nền giáo dục bị chính trị hoá rất nặng nề. Chính quyền dối trá, thì giáo dục cũng song hành cùng dối trá. Dối trá hiện diện trong các môn học, dối trá hiện điện trong bệnh thành tích. Chính quyền muốn kiểm soát mọi thứ, thì giáo dục cũng muốn kiểm soát mọi thứ, họ lập ra những đội sao đỏ để rình mò lớp khác. Chính quyền chủ trương đấu tố những đảng viên có tư tưởng khác biệt, thì giáo dục cũng thế, họ sẵn sàng đấu tố học sinh bằng cách bêu tên phụ huynh chỉ vì học sinh chậm đóng học phí. Nói chung, chính trị vô đạo đức thì giáo dục phi nhân bản.

Như ta biết, để ra ngoài xa hội, con người ai cũng trải qua một thời gian dài học hành dưới mái trường XHCN. Lối giáo dục XHCN như thế, thì được mấy người còn giữ được “tính bổn thiệt” ? Cho nên, để sống thiện trong đất nước XHCN này là thật không dễ. Chính vì thế, hiện tượng học sinh đánh nhau, học đánh thầy cô, thầy cô đánh học sinh, và thậm chí thầy cô đánh thầy cô là chuyện bình thường. Vậy, với những con người được giáo dục như thế, lấy đâu ra xã hội có đạo đức?

Khi con người bước từ học đường ra xã hội, mà xã hội lại không dung nạp “tính bổn thiện” thì những kẻ tâm thiện khó có đất sống. Xã hội gì mà hễ vẹt xe nhẹ cũng có thể rút dao đâm chết người. Nhìn mặt khó ưa cũng có thể gây án mạng. Trộm con chó thì bị đánh chết tại chỗ. Kẻ có quyền thì dễ dàng đạp trên đạo đức và luật pháp, kẻ có tiền thì có thể mua tất cả, có thể mua đạo đức có thể mua công lý. Quan chức sai vẫn bình an vô sự, công an giết người thì công lý bất lực. Giỏi và ngay thẳng thì bị ghét, bị cô lập hoặc bị hại. Biết quỳ gối nịnh bợ thì được leo cao và được cơ hội đè đầu thiên hạ. Nói chung với xã hội bên trong thể chế chính trị có tên XHCN này nhìn đâu cũng thấy vô đạo bủa vây. Như vậy cậu hỏi đặt ra là, còn chỗ nào cho “tính bổn thiện” có thể trụ lại trong người đây? Rất khó.

XHCN một cái tên đáng sợ, nó đã làm khiếp sợ xã hội loài người và nay nó đang hoành hành dân tộc Việt Nam. Chính nó tàn phá đạo đức xã hội khủng khiếp nhất, chính nó đã làm cho tính thiện không còn đường phát triển. Chính trị chính là nguyên nhân đạo đức xã hội thấp chứ không phải do xã hội nghèo mà đạo đức xã hội kém như kẻ nào đó trong Quốc hội CS đã nói. Bhutan là nước nghèo nhưng sao dân xứ này hiền hoà sống đạo đức? Gần Việt Nam như Lào – Miên cũng có giàu đâu mà sao dân họ không tham không trộm cướp như dân Việt? Đừng đổ vì nghèo mà thiếu đạo đức, đó là một phát biểu kiểu đổ thừa. Hãy nhìn các quan chức CS, họ giàu nức đố đổ vách mà có ai có đạo đức đâu? Đạo đức xã hội thấp là bởi chính trị, XHCN là cái gốc sinh ra cái vô đạo trong XH.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay